PHẬT NÓI KINH ĐẠI THỪA THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG NHƯ LAI ĐÀ LA NI

KINH SỐ 937

Hán dịch: Tây Thiên Trung Ấn Độ_ Nước Ma Già Đà (Magadha), chùa Na Lan Đà (Nālandā-saṃghārāma) Truyền Giáo Đại Sư Tam Tạng_ Sa Môn được ban áo tía (kẻ bầy tôi là) PHÁP THIÊN phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Thế Tôn ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá Vệ (Śrāvastya) cùng với Chúng Đại Bật Sô (Mahat-bhikṣu-saṃgha) gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự, đều là bậc Đại A La Hán mà mọi người đã biết, Lậu Tận Ý Giải (chặt đứt hết tất cả phiền não mà Tâm được giải thoát) không còn bị phiền não nữa, đạt được Tâm lợi cho mình, khéo giải thoát.

Lại có các Tôn đầy đủ uy nghi trang nghiêm, Trí Tuệ, Công Đức rộng lớn, Bồ Tát Ma Ha Tát… vì nghe Pháp cho nên thảy đều đến tập hội. Ở trong Chúng Hội có Đại Tuệ Diệu Cát Tường Bồ Tát Ma Ha Tát (Mahā-prajña-maṃjuśrī-bodhisatva-mahāsatva) là bậc Thượng Thủ (Pramukha)

Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) nghĩ thương tất cả chúng sinh bị đoản mệnh trong đời vị lai, khiến cho tăng thêm Thọ Mệnh được lợi ích lớn, nên vì họ nói Pháp thù thắng vi diệu thâm sâu bí mật chẳng thể nghĩ bàn.

Lúc đó Đức Thế Tôn bảo Đại Tuệ Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: “Các ông hãy nghe cho kỹ! Từ cõi Nam Diêm Phù Đề (Jampu-dvīpa) này hướng về phương Tây, vượt qua vô lượng cõi Phật, có Thế Giới tên là Vô Lượng Công Đức Tạng (Amitaguṇa-garbha), cõi nước trang nghiêm xinh đẹp, mọi báu xen kẽ nhau tô điểm, thanh tịnh thù thắng, an ổn khoái lạc, vi diệu bậc nhất, vượt hơn mười phương

Ở trong Thế Giới Vô Lượng Công Đức Tạng có Đức Phật tên là Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề

(Amitāyur-suvine-ścita-teja-rājāya-tathāgata-samyaksaṃbuddhi) ngày nay hiện trụ trong Thế Giới ấy, khởi Đại Từ Bi vì chúng sinh diễn nói Diệu Pháp (Saddharma) khiến cho được lợi ích an vui thù thắng”

_ Đức Phật lại bảo Diệu Cát Tường Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva) rằng: “Nay người trong Thế Giới Diêm Phù Đề này có thọ mệnh một trăm tuổi, trong đó phần lớn gây tạo các nghiệp ác nên lại bị chết yểu.

Này Diệu Cát Tường Bồ Tát ! Nếu có chúng sinh được thấy Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, Công Đức thù thắng với nghe danh hiệu. Nếu tự mình viết chép hoặc dạy người khác viết Kinh này xong, hoặc ở trong nhà cửa của mình, hoặc ở lầu cao, hoặc an trong Tịnh Xá, Điện Đường…thọ trì, đọc tụng, tuân phụng, lễ bái, đem mọi loại hương khí, hương đốt, bột hương, hương xoa bôi, vòng hoa…cúng dường Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni. Người bị đoản thọ như vậy nếu hay chí Tâm viết chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, lễ bái thì người như vậy lại tăng thêm Thọ Mệnh, sống đủ trăm năm.

Lại nữa Diệu Cát Tường Bồ Tát! Nếu có chúng sinh nghe danh hiệu của Đức Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai này, nếu hay chí Tâm xưng niệm 108 biến thì chúng sinh bị đoản mệnh này lại tăng thêm Thọ Mệnh.

Hoặc chỉ nghe Danh Hiệu ấy, chí Tâm tin nhận, tuân phụng, sùng kính thì người này cũng được tăng ích Thọ Mệnh.

Lại nữa Diệu Cát Tường Bồ Tát! Nếu có mọi Thời thì Tâm không có tạm buông bỏ, chí thành nghĩ cầu Diệu Pháp

Này các kẻ trai lành, người nữ thiện! Các ngươi hãy nghe cho kỹ! Nay Ta vì các ngươi nói Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Nhất Bách Bát Danh Đà La Ni là:

Nẵng mô bà nga phộc đế, a bá lý nhĩ đá, dũ nghê-dã nẵng, tố vĩ nĩnh, thất chỉ đát, đế tổ, la nhạ dã, đát tha nga đá dã, la hạ đế, tam ma dược cật-tam một đà dã.

Đát nễ-dã tha: Án, tát phộc tăng tắc-ca la, ba lý thuấn đà, đạt lật ma đế, nga nga nẵng, tam mẫu nỗ nghiệt đế, sa-phộc bà phộc, vĩ thuấn đệ, ma hạ nẵng dã, bà lý phộc lê, sa-phộc hạ”

 

Này Diệu Cát Tường Bồ Tát! Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Nhất Bách Bát Danh Đà La Ni này, nếu có người tự mình viết chép, hoặc dạy người khác viết Đà La Ni này, an trí trên lầu cao, hoặc nơi thanh tịnh bên trong Điện Đường, như Pháp nhiêm sức mọi loại cúng dường thì người bị đoản mệnh lại được sống lâu, đầy đủ một trăm năm. Người như vậy, sau khi chết liền được vãng sinh trong Thế Giới Vô Lượng Công Đức Tạng ở cõi Phật của Đức Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai ấy”.

_ Ngay lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này thời có 99 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 84 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 77 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 66 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 55 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 44 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 36 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có 25 câu chi Phật, một lòng khác miệng đồng âm, cũng nói Kinh Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

Lúc đó lại có Hằng hà sa số câu chi Phật, mỗi mỗi Tâm đều không có sai biệt, khác miệng đồng âm, cũng đều nói Kinh Vo Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này

_ Kinh Đà La Ni này, nếu lại có người, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy sau này chẳng bị đọa vào Địa Ngục, chẳng bị đọa làm Quỷ đói, chẳng bị đọa làm súc sinh; chẳng bị đọa vào Nghiệp Đạo, Minh Quan ở cõi của Diêm La Vương, vĩnh viễn chẳng ở trong các đường ác này thọ nhận Ac Báo ấy.

Người như vậy do đây viết chép Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, vì sức Công Đức cho nên sau này tất cả nơi chốn sinh ra thì đời đời kiếp kiếp được Túc Mệnh Trí

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy liền đồng với sự viết chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng, Công Đức đạt được không có sai khác.

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy liền đồng với sự tu sửa dựng lập tám vạn bốn ngàn cái Tháp báu, Công Đức đạt được không có sai khác.

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy có Nghiệp Địa Ngục năm Vô Gián. Do sức Công Đức này cho nên Nghiệp ấy thảy đều được tiêu trừ.

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy chẳng bị đọa làm Ma Vương (Māra-rāja) với quyến thuộc của Ma, chẳng bị đọa trong đường Dược Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), chẳng bị chết bởi tai vạ bất trắc, vĩnh viễn chẳng thọ nhận các quả báo ác này.

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy lúc lâm chung thời có 99 câu chi phật hiện ra trước mặt nghênh đón người đó, vãnh sinh ở trong cõi nước của Đức Phật ấy. Các ngươi đừng sinh nghi hoặc!…

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy, đương lai vĩnh viễn chẳng thọ nhận thân người nữ.

Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, hoặc tự mình viết hoặc dạy người viết. Người như vậy thường được: Trì Quốc Thiên Vương (Dhṛta-rāṣṭra) là chủ của hàng Ngạn Đạt Phộc (Gandharva) ở phương Đông, Tăng Trưởng Thiên Vương (Virūḍhaka) là chủ của hàng Củ Bạn Noa (Kuṃbhaṇḍa) ở phương Nam, Quảng Mục Thiên Vương (Virūpākṣa) là chủ của hàng Rồng lớn (Mahā-nāga) ở phương Tây, Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa) là chủ của hàng Dược Xoa (Yakṣa) ở phương Bắc…kín đáo ẩn thân đi theo vệ hộ.

Nếu lại có người đối với Kinh này, hay đem chút phần tài bảo ra bố thí thì người này liền đồng với việc đem vàng, bạc, Lưu Ly, Xa Cừ, Mã Não, San Hô, Hổ Phách tràn đầy trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, cầm hết bảy báu như vậy đem bố thí.

Nếu lại có người cúng dường Kinh Điển này, liền đồng với việc cúng dường tất cả Pháp Tạng chân thật.

Nếu lại có người hay cầm bảy báu thượng diệu cúng dường các đấng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Tathāgatāya-arhate-samyaksaṃbuddhāya) là Tỳ Bà Thi (Vipaśyin), Thi Khí (Śikhi), Tỳ Xá Phù (Viśvabhū), Câu Lưu Tôn (Krakucchanda), Yết Nặc Yết Mâu Ni (Kanakamuṇi), Ca Thiết Ba (Kāśyapa), Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuṇi) thì Phước Đức đạt được chẳng thể đo lường để biết được số lượng ấy Nếu lại có người cúng dường Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, thì Phước Đức đạt được cũng lại chẳng thể đo lường để biết được số lượng ấy.

Lại như nước tràn đầy trong bốn biển lớn thì chẳng thể biết được số nước được gom chứa trong mỗi một biển ấy. Nếu lại có người viết chép, cúng dường, thọ trì, đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, thì Phước Đức đạt được cũng lại chẳng thể đo lường để biết được số lượng ấy.

Nếu lại có người viết chép Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, thì nơi chốn địa vị tức là thành tựu tháp báu Chân Thân Xá Lợi của chư Phật.

Nếu có chúng sinh, tai nghe Đà La Ni này thời chúng sinh đó vĩnh viễn chẳng thọ nhận thân của chim bay, bốn chân, nhiều chân, loài khác…ngày sau mau được thành tựu Bất Thoái Chuyển Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề

Nếu lại có người gom chứa vàng, bạc, Lưu Ly, Xa Cừ, Mã Não, San Hô, Hổ Phách…Đem hết bảy báu như vậy cao như Diệu Cao Sơn Vương (núi Tu Di) hay buông xả bố thí thì Phước Đức đạt được chẳng thể đo lường để biết được số lượng ấy.

Nếu lại có người vì Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, mà hay bố thí, thì Phước Đức đạt được cũng lại chẳng thể đo lường để biết được số lượng ấy.

Nếu lại có người viết chép Kinh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni này, lễ bái cúng dường. Người như vậy tức là lễ bái cúng dường tất cả Như Lai trong cõi nước của chư Phật khắp mười phương, mà không có sai khác.

Bấy giờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) là:

_ Tu hành thành tựu sức Bố Thí (Dāna)
Do sức Bố Thí được thành Phật
Nếu vào trong Tinh Thất Đại Bi
Tai tạm nghe Đà La Ni này
Giả sử Bố Thí chưa viên mãn
Người này mau chứng Thiên Nhân Sư (Śāstā-deva-manuṣyānāṃ: Thầy của hàng Trời Người)

_ Tu hành thành tựu sức Trì Giới (Śīla)
Do sức Trì Giới được thành Phật
Nếu vào trong Tinh Thất Đại Bi
Tai tạm nghe Đà La Ni này
Giả sử Trì Giới chưa viên mãn
Người này mau chứng Thiên Nhân Sư (‘Sàstà-deva-manusyànàm)

_ Tu hành thành tựu sức Nhẫn Nhục (Ksànti)
Do sức Nhẫn Nhục được thành Phật
Nếu vào trong Tinh Thất Đại Bi
Tai tạm nghe Đà La Ni này
Giả sử Nhẫn Nhục chưa viên mãn
Người này mau chứng Thiên Nhân Sư (Śāstā-deva-manuṣyānāṃ)

_ Tu hành thành tựu sức Tinh Tiến (Vīrya)
Do sức Tinh Tiến được thành Phật
Nếu vào trong Tinh Thất Đại Bi
Tai tạm nghe Đà La Ni này
Giả sử Tinh Tiến chưa viên mãn
Người này mau chứng Thiên Nhân Sư (Śāstā-deva-manuṣyānāṃ)

_ Tu hành thành tựu sức Thiền Định (Dhyāna)
Do sức Thiền Định được thành Phật
Nếu vào trong Tinh Thất Đại Bi
Tai tạm nghe Đà La Ni này
Giả sử Thiền Định chưa viên mãn
Người này mau chứng Thiên Nhân Sư (Śāstā-deva-manuṣyānāṃ)

_ Tu hành thành tựu sức Trí Tuệ (Prajñā)
Do sức Trí Tuệ được thành Phật
Nếu vào trong Tinh Thất Đại Bi
Tai tạm nghe Đà La Ni này
Giả sử Trí Tuệ chưa viên mãn
Người này mau chứng Thiên Nhân Sư (Śāstā-deva-manuṣyānāṃ)

Đức Phật nói Kinh này xong thời các Chúng Đại Bật Sô với các Bồ Tát, tất cả hàng Trời (Deva), Người (Manuṣya), A Tố La (Asura), Ngạn Thát Phộc (Gandharva)…nghe điều Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

 

PHẬT NÓI KINH ĐẠI THỪA THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ VƯƠNG

_Hết_

Ghi chú:

Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni

 

OṂ NAMO (Quy mệnh kính lễ) BHAGAVATE (Thế Tôn) APARAMITA AJURJÑĀNA (Vô Lượng Thọ Trí) SUVINE ŚCITA TEJA (Quyết Định Quang Minh) RĀJĀYA (Vương) TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng)

SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác) TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)

OṂ (Ba Thân quy mệnh )

SARVA SAṂSKĀRA (Tất cả hoạt động của Tâm Trí) PARIŚUDDHA (Tối thượng thanh tịnh) DHARMATE (bên trong Pháp Tính)

GAGANA (Hư không) SAMUDGATE (Thắng thượng) SVABHĀVA (Tự Tính)

VIŚUDDHE (Thanh tịnh)

MAHĀ-NAYA (Rộng lớn bao la) PARIVĀRE (Thắng Nguyện)

SVĀHĀ (Thành tựu Tự Tính an lạc của Đại Niết Bàn) Toàn bài Đà La Ni trên có thể diễn dịch là :

“Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.

Như vậy: OM! Tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh. Thanh Tịnh như tự tính thắng thượng của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự thanh tịnh an lạc của Đại Niết Bàn”

27/11/2011