PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM
PHÁ ĐỊA NGỤC CHUYỂN NGHIỆP CHƯỚNG
XUẤT TAM GIỚI BÍ MẬT TAM THÂN PHẬT QUẢ
TAM CHỦNG TẤT ĐỊA CHÂN NGÔN NGHI QUỸ

KINH SỐ 906

Hán dịch: Nước Trung Thiên Trúc_ Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Cái trống vàng của Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói:

Mở miệng nâng lưỡi chấn cung điện Pháp Giới, các Như Lai của Thế Giới Liên Hoa Thai Tạng ra khỏi Định liền đem tồi phá Địa Ngục, diệt bảy lần tai ương, khởi dạy Bồ Tát nói bí mật của năm chữ.

Năm chữ đó là: A Tông Lãm Hàm Khiếm

_Chữ A (A) thuộc Kim Cương Bộ, chủ về gan

Chữ TÔNG (VAṂ) thuộc Liên Hoa Bộ, chủ về phổi

Chữ LÃM (RAṂ) thuộc Bảo Bộ, chủ về trái tim

Chữ HÀM (HAṂ) thuộc Yết Ma Bộ, chủ về dạ dày (?Thận)

Chữ KHIẾM (KHAṂ) thuộc Hư Không Bộ, chủ về lá lách

_Núi, biển, đại địa xuất ra từ chữ A (A)

Sông lớn, sông nhỏ, vạn giòng chảy xuất ra từ chữ Tông (VAṂ)

Vàng, ngọc, trân bảo, mặt trời, mặt trăng, các vì sao (Tinh Thần), quả cầu lửa (hỏa châu), ánh sáng theo chữ Lãm (RAṂ) mà thành

Năm loại lúa đậu (ngũ cốc), quả trái, mọi bông hoa hé nở đều nhân theo chữ Hàm (HAṂ) mà kết

Mùi thơm đẹp lạ, người Trời xinh đẹp, nuôi dưỡng nhan sắc, mùi vị ngon bổ, tướng mạo đoan chính, phước đức, phú quý đều từ chữ Khiếm (丈- KHAṂ) mà trang nghiêm.

_Chữ A (A ) là A Súc Như Lai (Akṣobhya Tathāgata) ở phương Đông.

Chữ TÔNG (VAṂ) là Đức A Di Đà (Amitābha Tathāgata) ở phương Tây.

Chữ LÃM (RAṂ) là Đức Bảo Sinh Như Lai (Ratna-saṃbhava Tathāgata) ở phương Nam.

Chữ HÀM (HAṂ) là Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathāgata ) ở phương Bắc .

Chữ KHIẾM (KHAṂ) là Đức Tỳ Lô Giá Na Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathāgata) ở phương trên

_Chữ A có ý rất sâu xa, là Thể của Không Tịch (vắng lặng trống rỗng), lấy mà chẳng thể lấy, bỏ mà chẳng thể bỏ. Mẫu của vạn Pháp, Đại Quán Đỉnh Vương là chữ A (狣) vậy. Chữ A (狣) là Pháp khó tin hiểu (nan tín) đặc biệt đừng cho hàng Luật

Sư Tiểu Thừa trông thấy

Năm Bộ của Bản này được trích ra từ 40 vạn câu của Bản Phạn. Kinh Tỳ Lô Giá Na, Kinh Kim Cương Đỉnh gom tập yếu diệu thì ruộng Phước tối thượng chỉ là Chân Ngôn năm Chữ này. Người tụng gặt hái được Công Đức chẳng thể so sánh, chẳng thể luận bàn, chẳng thể nói hết được.Quán chiếu Lý Tính khiến người được Phước, xương cốt bền chắc, thân thể vững vàng, vĩnh viễn không có tai chướng với các bệnh khổ, lại được nhiếp dưỡng trường thọ

Trên cái trống chép năm chữ đó. Đề chữ đánh trống, tiếng vang xa gần , lửa rực bày xa ngàn dặm thì lúa mạ tốt tươi, người không có tai dịch. Là Như Lai Thể Tính Vô Sinh Quán này

Chân Ngôn của năm Bộ bên trên là chất báu Đề Hồ thuộc Cam Lộ Vô Sinh của tất cả Như Lai, là thuốc màu nhiệm (Diệu Dược) của Phật Tính. Một chữ nhập vào Ngũ Tạng (Tim, gan, lá lách, phổi, thận) thì vạn bệnh chẳng sinh huống chi là tu Nhật Quán, Nguyệt Quán. Tức thời chứng được sự trống rống vắng lặng (Không Tịch) của Thân Phật

_Năm chữ A Tông Lãm Hàm Khiếm đó là Pháp Thân Chân Ngôn.

Nếu một ngày tụng một biến hoặc 7 biến hoặc 21 biến hoặc 49 biến, rồi đem so sánh Công Đức thời Phước của một biến như chuyển Tạng Kinh 100 vạn biến, huống chi là ngồi Thiền Tịch nhập vào Định Môn. Từ chữ A quán chiếu chân thật rõ ràng rành rẽ như mặt trời chiếu sáng trên không tức là quán thấy rõ (Liễu quán) Phật Tính sẽ gặt được Phước không có gì sánh được.

Văn Cú của Tạng bí mật thật chẳng thể luận bàn chỉ sợ hàng Pháp Sư Thanh Văn, bậc Trì Luật của hàng Tiểu Thừa sinh nghi ngờ chẳng tin mà thêm tội cho người đó. Ví như Đức Vua có người con nhỏ nên rất thương yêu vỗ về thân cận, bao nhiêu châu báu trong kho tàng đều dốc cho hết cũng chẳng tiếc nhưng chẳng thể cho cây Kiếm Can Tương Mạt Tà vì sợ không biết vận dụng mà hại cho thân thể. Chính vì thế cho nên Đức Như Lai chỉ kín đáo truyền cho hàng Đại Bồ Tát mà chẳng truyền cho hàng Thanh Văn kém Tuệ

 

_A  là Kim Cương Địa Bộ thứ nhất (Chữ A làm Địa Quán, Kim  Cương Tòa Quán. Hình tứ giác, màu vàng. Là Đại Viên Kính Trí, lại gọi là Kim Cương Trí) Tông (圳_ VAṂ) là Kim Cương Thủy Bộ thứ hai (chữ Tông làm Thủy QuánLiên Hoa Quán. Hình như trăng đầy, màu trắng. Là Diệu Quán Sát Trí, lại gọi là Liên Hoa Trí, cũng là Pháp Luân Trí) Lãm là Kim Cương Hỏa Bộ thứ ba (chữ Lãm làm Nhật Quán.

Hình tam giác, màu đỏ. Là Bình Đẳng Tính Trí, cũng gọi là Quán Đỉnh Trí) Hàm là Kim Cương Phong Bộ thứ tư (chữ Hàm làm Nguyệt  Quán. Hình như nửa vành trăng, màu đen. Là Thành Sở Tác Trí, cũng gọi là Yết Ma Trí) Khiếm (KHAṂ) là Kim Cương Không Bộ thứ năm (chữ Khiếm làm Không Quán. Hình như trăng đầy, có sắc đủ mọi màu. Là Pháp Giới Tính Trí) _Chủng Tử của năm Luân: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không là năm chữ A , Tông, Lãm, Hàm, Khiếm . Có Địa Luân, trên Địa Luân có Thủy Luân, trên Thủy Luân có Hỏa Luân, trên Hỏa Luân có Phong Luân, trên Phong Luân có Không Luân

Trong Không Luân, tưởng chữ Hám như màu đen huyền, duỗi dần rộng thành. Trên Phong Luân, tưởng chữ Tông  biến thành Thủy Luân. Bên trên tưởng chữ Bát La  màu vàng ròng biến thành một con rùa vàng. Trên lưng rùa tưởng chữ Tố liền biến thành Diệu Cao Sơn Vương (núi Tu Di) do bảy báu hợp thành. Cũng có chữ Kiếm  biến thành núi vàng có bảy lớp vây quanh. Trong hư không từ lỗ chân lông trên thân của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật tuôn ra sữa thơm, tuôn mưa thấm ướt bảy núi vàng, dùng thành biển sửa nước thơm có tám Công Đức

Ngang trái tim, tưởng ở trên đỉnh núi Diệu Cao (Sumeru) có chữ Cát Tường Lợi biến thành hoa sen tám cánh tràn khắp Pháp Giới. Ở trên hoa sen có chữ A biến thành lầu gác báu có tám bông hoa tám cột trụ, cao rộng không có bờ mé ở giữa. Các ngọc báu rất vi diệu, mọi thứ trang nghiêm. Sáu mươi hằng hà sa câu chi Như Lai với tám Bộ Trời Rồng, các Bồ Tát Nội Ngoại Cúng Dường vây quanh.

Trong cung điện Pháp Giới này lại có Môn chữ Lợi biến thành cánh hoa sen lớn, bên trên có Mạn Trà La (Maṇḍala). Ở trên Mạn Trà La có Tòa Sư Tử. Ở trên Tòa Sư Tử có Liên Hoa Vương (hoa sen), bên trên có vành trăng trong sạch tròn đầy. Ở trên vành trăng đầy có chữ Cát Lợi biến thành hoa sen lớn trong vành trăng màu nhiệm (Diệu Nguyệt Đại Liên Hoa), bên trên có chữ Tông phóng ánh sáng lớn chiếu khắp Pháp Giới. Hết thảy bốn loài (noãn, thai, thấp, hóa) Hữu tình bị khổ tám nạn trong ba cõi sáu đường… gặp được ánh sáng chiếu chạm đến đều được giải thoát

Chữ Tông biến thành Suất Đổ Ba (Stūpa: Tháp nhiều tầng) có hình vuông, tròn, tam giác, nửa vành trăng, tròn trịa do năm Đại Địa, Thủy Hỏa, Phong, Không tạo thành

Suất Đổ Ba này biến thành Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai với thân sắc như mặt trăng, đầu đội mão Ngũ Phật, dùng lụa sa màu nhiệm, áo khoác ngoài, Anh Lạc trang nghiêm thân ấy. Ánh sáng chiếp khắp Thế Giới ở mười phương, đều dựa nơi vành trăng. Bốn Đức Phật, bốn vị Ba La Mật, mười sáu vị Bồ Tát, tám Cúng, bốn Nhiếp, ngàn vị Phật đời Hiền Kiếp, hai mươi Thiên, vô lượng vô biên Bồ Tát dùng làm quyến thuộc.

Bốn Đức Phật là: Kim Cương Kiên Cố Tự Tính Thân A Súc Phật, Phước Đức Trang Nghiêm Thân Bảo Sinh Phật, Thọ Dụng Trí Tuệ Thân A Di Đà Phật, Tác Biến Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bốn vị Bồ Tát là: Kim Cương Ba La Mật Bồ Tát, Bảo Ba La Mật Bồ Tát, Pháp Ba La Mật Bồ Tát, Yết Ma Ba La Mật Bồ Tát.

16 vị Bồ Tát là: Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát, Kim Cương Vương Bồ Tát,

Kim Cương Ái Bồ Tát, Kim Cương Hỷ Bồ Tát, Kim Cương Bảo Bồ Tát, Kim Cương Quang Bồ Tát, Kim Cương Tràng Bồ Tát, Kim Cương Tiếu Bồ Tát, Kim Cương Pháp Bồ Tát, Kim Cương Lợi Bồ Tát, Kim Cương Nhân Bồ Tát, Kim Cương Ngữ Bồ Tát, Kim Cương Nghiệp Bồ Tát, Kim Cương Hộ Bồ Tát, Kim Cương Nha Bồ Tát, Kim Cương Quyền Bồ Tát.

Tám vị Cúng Dường Bồ Tát là: Kim Cương Hy Hý Bồ Tát, Kim Cương Man Bồ Tát, Kim Cương Ca Bồ Tát, Kim Cương Vũ Bồ Tát, Kim Cương Phần Hương Bồ Tát, Kim Cương Hoa Bồ Tát, Kim Cương Đăng Bồ Tát, Kim Cương Đồ Hương Bồ Tát.

Bốn vị Nhiếp Bồ Tát là: Kim Cương Câu Bồ Tát, Kim Cương Sách Bồ Tát, Kim Cương Tỏa Bồ Tát, Kim Cương Linh Bồ Tát

Dùng Quyến Thuộc như vậy, quán như vậy xong dùng chứng sự thanh tịnh của Tâm, tự tâm là Phật, mọi Tướng đều viên mãn. Liền chứng Tát Bà Nhược (Sarva-jñā: Nhất Thiết Trí), đủ sự tròn đầy thuộc bậc Thánh của 37 Tôn.

Liền quán ở Không Trung, chư Phật như hạt mè tràn khắp cõi hư không, tưởng thân chứng mười Địa. Chữ Tông (圳_VAṂ) biến thành nước Đại Bi (Đại Bi thủy), nghĩ rưới vảy Ta với tất cả hữu tình, Tâm Bồ Đề, Đại Địa. Rửa sạch hý luận dơ bẩn của 160 Tâm thảy đều chặt đứt tội dơ phiền não. Tức thân chẳng bỏ thân do cha mẹ sinh ra mà thân này chứng được địa vị của Đại Bồ Đề Phật Quả

Lại quán thân ở bên trong biển lớn, đáy biển có chữ Bát La  màu vàng ròng. Chữ ấy biến thành con rùa vàng là Phật Tính (Buddhatā). Trên con rùa ấy có chữ  biến thành Tu Di Sơn Vương (núi Tu Di). Trên núi ấy có chữ A biến thành Kim Cương Địa Luân với mọi màu sắc vi diệu.

Trên Luân có Đạo Trường rộng 38 khuỷu tay. Chữ Ám biến thành điện báu Ma Ni có ba vòng lớp tức Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới; dùng bảy báu trang nghiêm

Biên trong Diệu Cung ấy có Đàn Trường rộng 10 khuỷu tay tức là 10 Pháp Giới. Trong Trường ấy có Tòa Đại Giác Sư Tử, trong đó có chữ A biến thành cái bàn đá rộng bốn khuỷu tay tức vòng lớp Mạn Trà La. Vòng lớp đó là: Phát Tâm, Tu Hành, Bồ Đề, Niết Bàn. Trên đó có hoa sen trắng lớn, trên hoa đó có chữ A biến thành Pháp Thân, Thân Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói A Tông Lãm Hàm Khiếm

Năm chữ này biến thành thân của Ngũ Trí Như Lai, lại thành thân của chín Tôn trong đóa hoa tám cánh (Bát diệp cửu tôn). Lại thành thân của năm Đại Minh Vương.

Đại Nhật Như Lai biến thành chữ Hám chữ ấy biến thành cây kiếm, cây kiếm biến thành thân của Bất Động Minh Vương (Acala-vidya-rāja). Minh Vương biến thành Cồ Lợi Già La Đại Long (Kulika- Mahā-nāga) hiện tướng phẫn nộ quấn quanh cây kiếm bén. Long Vương biến thành hai vị Sứ Giả là: Căng Ca La Sứ Giả (Kiṅkara), Chế Tra Già La Sứ Giả (Ceṭaka)

Năm chữ đó có tên gọi là Bí Mật Tất Địa, cũng gọi là Thành Tựu Tất Địa, cũng gọi là Tô Tất Địa (Susiddhi)

Tô Tất Địa là: Khắp Pháp Giới thành tựu Phật Quả, chứng Đại Bồ Đề, ngôn ngữ bí mật của Pháp Giới, ánh sáng tràn khắp chỉ có Phật với Phật mới có thể vào Môn này, Duyên Giác Thanh Văn chẳng thể soi chiếu đến chỗ này. Cũng có tên gọi là Bí Mật Tất Địa. Nếu tụng một biến như chuyển tất cả Kinh một trăm vạn biến.

Bí Mật Tất Địa từ trái tim đến đỉnh đầu. Bí Mật Tất Địa tức Pháp Thân thành tựu, tức la ba loại Thường Thân Chính Pháp Tạng. Chính vì thế cho nên đỉnh lễ Vĩ Lỗ Già Na Phật (Vairocana-buddha)

Cúi lạy Tỳ Lô Giá Na Phật

Hé mở mắt tịnh như hoa sen

Thầy Trời Người điều ngự ba cõi

Bấc Đại Bồ Đề Tâm Cứu Thế

Chân Ngôn sâu mầu, gia trì Pháp

Chảy vào Vô Sinh, Môn chữ A

Chữ A như Thức A Ma La (Amala-vijñāna). A Ma La Thức là Thể, A Lê Gia Thức (Ālaya- vijñāna) là Dụng. Chữ A hàm chứa vạn Pháp giống như Tạng Thức chứa đựng các Pháp. Cho nên bốn chữ Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) chứa đựng nghĩa của bốn Giáo. Vành trăng có chín lớp biểu thị cho Bát Diệp Cửu Tôn

Văn Thù Chân Ngôn Hạ Phẩm Tất Địa:

A La Ba Già Na 

Một chữ Án Từ-lâm  thông dụng vạn sự

Đây gọi là Xuất Tất Địa hay sinh cọng rễ tràn khắp bốn phương, tụng một biến như chuyển Tạng Kinh một trăm biến.

Xuất Tất Địa từ bàn chân đến eo lưng

A Vi La Hồng Khư là Chân Ngôn của Đại Nhật Như Lai, Trung Phẩm Tất Địa. Đây có tên gọi là Nhập Tất Địa hay sinh cành lá.

Lại Nhập Tất Địa từ rốn đến trái tim, tràn khắp bốn phương, ánh sáng rực rỡ màu nhiệm nhập vào Pháp Giới của Phật nên gọi là Nhập Tất Địa. Nếu tụng một biến như chuyển Tạng Kinh một ngàn biến.

A Tông Lãm Hàm Khiếm 

[Thượng Phẩm Tất Địa] là Chân Ngôn của Tỳ Lô Giá Na. Năm chữ đó có tên gọi là

Bí Mật Tất Địa, cũng gọi là Tô Tất Địa, cũng gọi là Thành Tựu Tất Địa Bí Mật Tất Địa từ trái tim đến đỉnh đầu.

Tô Tất Địa (Susiddhi) tức là Pháp Thân Thành Tựu

Lại Thành Tựu Tất Địa là thành tựu Phật Quả, chứng Đại Bồ Đề, ngôn ngữ bí mật của Pháp Giới, ánh sáng tràn khắp chỉ có Phật với Phật mới có thể vào Môn này, Duyên Giác Thanh Văn chẳng thể soi chiếu đến chỗ này. Tức có tên gọi là Bí Mật Tất Địa.Nếu tụng một biến sẽ như chuyển tất cả Kinh một trăm vạn biến.

Như vậy là ba loại Chân Ngôn Tất Địa.

Tuy Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Chân Ngôn đều là Chân Ngôn thuộc ba Thân của Đại Nhật Như Lai. Do đây sẽ biết Tôn Thắng Phật Đỉnh tức là thân của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, tức là Thân của Phật Đỉnh trong ba Bộ.

Ba Thức là: Thứ nhất là Ba Đà Na Thức tức Thức thứ sáu, thứ hai là A Đà Na Thức (Ādāna) tức Thức thứ bảy, thứ ba là A Lê Gia Thức (Ālaya) tức Thức thứ tám. Nay thêm Thức thứ tư là A Ma La (Amala) tức Vô Cấu Tịnh Thức dùng làm nghĩa của vành trăng có chín lớp ở trái tim.

Xuất Tất Địa (gốc rễ từ bàn chân đến eo lưng, là Hóa Thân). Nhập Tất Địa (cành lá từ rốn đến trái tim, là Báo Thân). Thành Tựu Tất Địa (từ trái tim đến đỉnh đầu, là Pháp Thân, Phật Quả) thảy đều nhập vào giòng chảy chữ A, dùng làm ba Phẩm Quán.

Thượng Phẩm là Thể tức đồng với Thân của cõi Đại Thiên. Tức đồng với Pháp Thân, thân của Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Tất cả chúng sinh bên trong vòng của cõi Đại Thiên nói Chính Giáo của tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng muốn cùng thời thành Phật.

Trung Phẩm Quán: Thể của Ta ngang bằng với thân của cõi Trung Thiên, tức đồng với Ứng Thân, thân của Đại Nhật Như Lai.Tất cả hữu tình bên trong vòng của cõi Trung Thiên nói Giáo Pháp của tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng muốn cùng thời thành Phật.

Hạ Phẩm Quán tức Thể của Ta ngang bằng với thân của cõi Tiểu Thiên, tức đồng với Hóa Thân, thân của Văn Thù Sư Lợi. Tất cả chúng sinh bên trong vòng của cõi Tiểu Thiên nói tám vạn bốn ngàn Tạng Kinh muốn cùng thời thành Phật.

Có điều ba loại Chân Ngôn này là Mật trong Mật, Bí trong Bí, người Nhị Thừa, chúng Phá Giới chẳng có niềm tin thì khó vào Môn này. Chúng Bồ Tát có tâm tin thì có thể tụng niệm, đêm này cùng Định sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbhuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Trong vô lượng vô số kiếp có thể cứu độ tất cả chúng sinh bị khổ trong sáu nẻo thảy đều vào trong chữ A đó, cắt đứt các Phiền Não, Hoặc Nghiệp của vô lượng vô số kiếp khiến phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề thảy đều khiến chứng Phật Quả.

Nếu người có căn tối thượng, thường ngày đểm ba Thời trì niệm. Nếu thời thời khắc khắc ghi nhớ thì quyết định người này chẳng bỏ thân do cha mẹ sinh ra mà thân này sẹ được thân Phật khó được chẳng thể luận bàn.

Nếu có người đối với Thuyết này có tâm nghi ngờ chẳng định sẽ trải qua hằng ha sa A tăng kỳ đại kiếp chẳng thể luận bàn bị đọa lạc trong Địa Ngục A Tỳ. Nếu vừa mới dứt kiếp Địa Ngục ấy, thoát ra lại rơi vào trong 18 Địa Ngục với tám vạn bốn ngàn Địa Ngục. Như vậy luân chuyển đều trải qua tất cả Kiếp tận lại rơi vào trong nẻo Quỷ đói với súc sinh đều tận đến bờ mé của Kiếp ấy. Kiếp tận xong thì sinh vào chốn Nhân Gian chịu vô số bệnh lớn, ngày đêm không gián đoạn chịu bệnh khổ như vậy, chẳng tu một điều Thiện, sau khi mệnh chung cũng bị rơi vào trong Địa Ngục A Tỳ vì thế thường chịu khổ não lớn, chẳng được sinh vào chỗ an lành. Cho nên đối với người chẳng tin thì không thể nói thuốc tốt lành (lương dược) của ba Chân Ngôn, ba Thân, Phật Quả, ba Bồ Đề.

Nếu có người chỉ một lần được nghe Chân Ngôn đó thì vô lượng mầm giống căn lành đã gieo trồng trong đời đời ở quá khứ cũng quay trở lại y theo sức căn lành ở quá khứ, nay sẽ được nghe vậy. Người đó sau khi mệnh chung đều tùy theo Nguyện vãng sinh trong cõi Tịnh Độ ở mười phương. Vì chúng của cõi ấy với tất cả chúng sinh trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới nói Pháp đó. Lại nhổ bứt sự khổ đau, ban cho sự an vui khiến được chứng Quả Đại Bồ Đề. Nên biến người đó là Sở Hóa của Đức Như Lai, là Bồ Tát. Huống chi tự mình tụng, lại vì người khác truyền dạy thời Công Đức chẳng thể luận bàn

Đều dùng Tâm tin trong sạch mãn 50 vạn biến thì vô lượng tội nghiệp ác trong thân từ vô số ức kiếp vô thủy đến nay đều diệt trừ hết. Sau khi mệnh chung, tùy theo Nguyện sinh trong Thế Giới Liên Hoa Thai Tạng , thường vốn hiểu (bản giác) chữ A vốn là Phật, phụng kiến thân Diệu Thể của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, thường tự thọ niềm vui của Pháp (Pháp lạc) ở Thế Giới ấy. Là điều được nói từ kim khẩu của Tỳ Lô Giá Na Như Lai vậy.

Năm Trí Như Lai sinh ra trong chữ A, hóa vô lượng Thân

Xưa nghe chữ A, một lần nghe

Nay là Tỳ Lô Giá Na Như Lai

Bạch Hào Quang Tướng Chính Biến Tri

Viên mãn luôn chiếu như Nhật Nguyệt

A Súc (Akṣobhya), Bảo Sinh (Ratna-saṃbhava) Đấng Cứu Thế

Di Đà (Amitābha), Thành Tựu Bất Không Vương (Amogha-siddhi)

Đều ở Tất Địa Cát Tường Luân

Truyền ban Diệu Pháp, hóa các Hữu

Từ Tâm Tự Tại, Giáng Tam Thế (Trailokya-vijaya)

Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), Bất Động Tôn (Acala-nātha)

Thệ Nguyện Vô Vi ứng thời kỳ

Xong việc Du Già về Kim Cương

Ta y Tỳ Lô Giá Na Phật

Mở Tâm Trí Ấn, dựng Tiêu Nghi (nghi thức tiêu biểu)

Vô lượng công đức trang nghiêm khắp

Đồng vào Tổng Trì các Thiện Thệ (Sugata) Nguyện cùng người có duyên tu học An trụ biển vô thượng thanh tịnh.

 

PHÁP PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG TÂM PHÁ ĐỊA NGỤC

_MỘT QUYỂN (Hết)_

Bản Áo Phê ghi rằng: “Diên Bảo Nhị Long Tập, Giáp Dần, mùa xuân, tháng hai, đầu hào (?ném sợi lông tơ trắng) ở chùa Tổng Trì Giáo tại Hà Bắc. Tăng Siêu Nhiên

Thiên Minh, năm thứ năm, Ất Tỵ, tháng 08, ngày 10_ dùng bản của Thầy Siêu Nhiên ghi chép xong_ Vũ Châu Thích Từ Nhẫn

Hưởng Hòa cải nguyên, Tân Dậu, Kỷ Hiệu, mùa thu tháng 07. tìm cầu bản đối chiếu nơi viện Trí Tích ở Lạc Đông. Nhóm Đại Tuyên ở viện Ai Nhiễm tại Đương Sơn ghi chép, so sánh, điểm lại theo Quốc tự (chữ nước nhà, quốc ngữ).

Dùng hai bản Tôn Thắng Phá Địa Ngục bên trên. Ấn Lục lúc trước, ngoài Tôn Thắng Phá Địa Ngục Tam Chủng Tất Địa Quỹ đồng việc khác bản. Nay lại so sánh cho ghi khắc, đợi chờ đối chiếu với bản tốt hơn

Phong Sơn, viện Tổng Trì_ Khoái Đạo ghi

Năm Tạng là:

Gan, hoa sen đỏ (Đông Phương A Súc Phật)

Phổi, hoa sen xanh (Tây Phương Vô Lượng Thọ Phật)

Trái tim, hoa sen vàng (Nam Phương Bảo Sinh Phật)

Thận, hoa sen hồng (Bắc Phương Thích Ca Mâu Ni Phật)

Lá lách, hoa sen trắng (Trung Ương Đại Nhật Như Lai)

Gan, chủng tử (HŪṂ), Ngũ Cổ Phộc Nhật-La [chày Kim Cương có năm chấu] (thành Đông Phương A Súc Tôn cúng dường)

Trái tim, chủng tử (TRāĀḤ), báu Như Ý (thành Nam Phương Bảo Sinh Tôn cúng dường)

Phổi, chủng tử (HRĪḤ) Kim Cương Chử Liên [hoa sen có chày Kim Cương] (thành Tây Phương Vô Lượng Thọ Tôn cúng dường)

Thận, chủng tử (AḤ), Thập Tự Phộc Nhật La [chày Kim Cương hình chữ Thập] (thành Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Tôn cúng dường)

Lá lách, chủng tử (VAM), cái tháp bằng vàng (thành Tự Thọ Pháp Lạc Suất Đô Ba cúng dường)

Trí của Lá Lách ở trung ương là Đại Viên Kính Trí (con mắt, chỗ trụ ở lỗ tai)

Trí của trái tim là Bình Đẳng Tính Trí (chỗ trụ ở vầng trán)

Trí của phổi là Diệu Quán Sát Trí (Chỗ trụ ở cổ họng)

Trí của Thận là Thành Sở Tác Trí (cái lưỡi)

Mật là Giáng Tam Thế (Trailokya-viyaya)

Ruột già (đại tràng) là Quân Trà Lợi (Kuṇḍali)

Màng bao bọc thai (bao) là Viêm Mạn Đức Ca (Yamāntaka)

Ruột non (tiểu tràng) là Kim Cương Dạ Xoa (Vajra-yakṣa)

Dạ dày là Bất Động Tôn (Acala-nātha)

Tam Tiêu là Phổ Hiền (Samanta-bhadra) [mười phương phóng ánh sáng chiếu Như Lai ở tất cả các quốc độ]

Sáu Phủ là: Mật, ruột già, ruột non, dạ dày, bàng quang (bong bóng), Tam Tiêu (ba màng nhầy)

04/10/2008