KINH VĂN THÙ THƯA HỎI
_PHẨM MẪU TỰ THỨ MƯỜI BỐN_
Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn
BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Phục hồi Phạn Tự và Việt dịch: HUYỀN THANH
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Tất cả các Tự Mẫu. Làm thế nào mà tất cả các Pháp vào các chữ này với chữ của Đà La Ni?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Tất cả các Pháp nhập vào các Tự Mẫu này với chữ của Đà La Ni.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như:
Lúc xưng chữ A ( 𑖀_ A) thời là tiếng Vô Thường
Lúc xưng chữ A (𑖁_ Ā) thời là tiếng xa lìa Ngã
Lúc xưng chữ I (𑖂 _ I) thời là tiếng các căn rộng rãi
Lúc xưng chữ I (𑖃_ Ī) thời là tiếng Thế Gian tai hại
Lúc xưng chữ Ổ (𑖄_ U) thời là tiếng nhiều loại bức bách
Lúc xưng chữ Ô (𑖅_Ū) thời là tiếng tổn giảm phần lớn hữu tình của Thế Gian
Lúc xưng chữ Lữ (𑖆_Ṛ) thời là tiếng hữu tình chính trực mềm yếu nối tiếp nhau
Lúc xưng chữ Lữ (𑖇_ ṝ) thời là tiếng du hý cắt đứt nhiễm dính
Lúc xưng chữ Lực (𑖩𑗀𑖿_ Ḷ) thời là tiếng sinh Pháp Tướng
Lúc xưng chữ Lự (_ ḹ) thời là tiếng tướng nhiễm dính của ba Hữu
Lúc xưng chữ Ê (𑖊_ E) thời là tiếng khởi mong cầu
Lúc xưng chữ Ái (𑖋_ AI) thời là tiếng uy nghi thắng
Lúc xưng chữ Ô (𑖌_ O) thời là tiếng chọn lấy
Lúc xưng chữ Áo (𑖍_ AU) thời là tiếng của hóa sinh
Lúc xưng chữ Ám (𑖀𑖽_ AṂ) thời là tiếng không có Ngã Sở (cái của ta)
Lúc xưng chữ Ác (𑖀𑖾_ AḤ) thời là tiếng chìm mất
Lúc xưng chữ Ca (𑖎_ KA) thời là tiếng nhập vào Nghiệp Dị Thục
Lúc xưng chữ Khư (𑖏_ KHA) thời là tiếng xuất ra thất cả Pháp ngang bằng hư không
Lúc xưng chữ Nga (𑖐 _ GA) thời là tiếng Pháp thâm sâu
Lúc xưng chữ Già (𑖑_ GHA) thời là tiếng bẻ gãy sự rậm kín, Vô Minh, mờ tối
Lúc xưng chữ Ngưỡng (𑖒_ṄA) thời là tiếng năm nẻo thanh tịnh
Lúc xưng chữ Tả (𑖓_ CA) thời là tiếng bốn Thánh Đế
Lúc xưng chữ Tha (𑖔_ CHA) thời là tiếng dục chẳng che trùm
Lúc xưng chữ Nhạ (𑖕_ JA) thời là tiếng vượt qua già chết
Lúc xưng chữ Toản (𑖖_ JHA) thời là tiếng chế phục ngữ ngôn ác
Lúc xưng chữ Nương (𑖗_ ÑA) thời là tiếng chế phục Ma khác
Lúc xưng chữ Tra (𑖘_ ṬA) thời là tiếng chặt đứt lời nói
Lúc xưg chữ Tra (𑖙_ṬHA) thời là tiếng xuất ra Trí đáp lại
Lúc xưng chữ Noa (𑖚_ḌA) thời là tiếng xuất ra nhiếp phục sự khuyên can của Ma
Lúc xưng chữ Đồ (𑖛 _ḌHA)thời là tiếng diệt cảnh giới dơ bẩn
Lúc xưng chữ Noa (𑖜_ ṆA) thời là tiếng trừ các phiền não
Lúc xưng chữ Đa (𑖝_ TA) thời là tiếng Chân Như không có gián đoạn
Lúc xưng chữ Đà (𑖞_ THA) thời là tiếng thế lực tinh tiến không sợ hãi
Lúc xưng chữ Ná (𑖟_ DA) thời là tiếng điều phục Luật Nghi, an ổn vắng lặng
Lúc xưng chữ Đà (𑖠_ DHA) thời là tiếng bảy Thánh Tài
Lúc xưng chữ Nẵng (𑖡_ NA) thời là tiếng biết khắp Danh Sắc
Lúc xưng chữ Bả (𑖢_ PA) thời là tiếng Thắng Nghĩa
Lúc xưng chữ Phả (𑖣_ PHA) thời là tiếng đắc quả tác chứng
Lúc xưng chữ Ma (𑖤_ BA) thời là tiếng giải thoát sự trói buộc
Lúc xưng chữ Bà (𑖥_ BHA) thời là tiếng sinh ra ba Hữu
Lúc xưng chữ Mãng (𑖦_ MA) thời là tiếng ngưng dứt kiêu mạn
Lúc xưng chữ Dã (𑖧_ YA) thời là tiếng thông đạt của Phật
Lúc xưng chữ La (𑖨_ RA) thời là tiếng vui, chẳng vui Thắng Nghĩa
Lúc xưng chữ Lõa (𑖩_ LA) thời là tiếng cắt đứt Ái Dục
Lúc xưng chữ Phộc (𑖪_ VA) thời là tiếng Tối Thượng Thừa
Lúc xưng chữ Xả (𑖫_ ŚA) thời là tiếng phát ra Tín, Tiến, Niệm, Định, Tuệ
Lúc xưng chữ Sái (𑖬_ ṢA) thời là tiếng chế phục sáu Xứ, được Trí của sáu Thần Thông
Lúc xưng chữ Sa (𑖭_ SA) thời là tiếng hiện chứng Nhất Thiết Trí
Lúc xưng chữ Hạ (𑖮_ HA) thời là tiếng hại phiền não, lìa Dục
Lúc xưng chữ Khất-Sái (𑖎𑖿𑖬_KṢA) thời là tiếng tất cả văn tự rốt ráo không có lời nói
Này Văn Thù Sư Lợi! Đây là nghĩa của Tự Mẫu, tất cả các chữ nhập vào trong đấy
KINH VĂN THÙ THƯA HỎI
_PHẨM MẪU TỰ (Hết)_