般若波羅蜜多心經
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
罽賓國三藏般若共利言等譯
Kế Tân quốc tam tạng Bát Nhã cộng Lợi Ngôn Đẳng dịch
Hán dịch: Nước Kế Tân_ Tam Tạng BÁT NHÃ cùng với nhóm LỢI NGÔN dịch

Việt dịch: HUYỀN THANH

 

如是我聞。一時佛在王舍城耆闍崛山中。與大比丘眾及菩薩眾俱。

Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại vương xá thành kỳ xà quật sơn trung, dữ đại tỳ khưu chúng cập bồ tát chúng câu

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật tại thành Vương Xá cùng với Chúng Đại Tỳ Khưu và Chúng Bồ Tát đến dự

時佛世尊即入三昧。名廣大甚深。爾時眾中有菩薩摩訶薩。名觀自在。行深般 若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。離諸苦厄。

Thời Phật Thế Tôn tức nhập tam muội danh Quảng Đại Thậm Thâm. Nhĩ thời chúng trung hữu Bồ Tát Ma Ha Tát danh Quán Tự Tại hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không ly chư khổ ách.

Thời Đức Phật Thế Tôn liền nhập vào Tam Muội tên Quảng Đại Thậm Thâm (thâm sâu rộng lớn). Bấy giờ trong Chúng có vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Quán Tự Tại, khi  thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu thời soi thấy năm Uẩn đều trống rỗng, lìa các ách khổ đau

即時舍利弗承佛威力。合掌恭敬白觀自在菩薩摩訶薩言。善男子。若有欲學甚 深般若波羅蜜多行者。云何修行。

Tức thời Xá Lợi Phất thừa Phật uy lực, hợp chưởng cung kính bạch Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ngôn. Thiện nam tử nhược hữu dục học thậm thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Hạnh giả, vân hà tu hành

Ngay lúc ấy Xá Lợi Phất nương nhờ uy lực của Đức Phật, chắp tay cung kính bạch với Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng:“Thiện Nam Tử! Nếu có người muốn học Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu thì tu hành như thế nào?”

如是問已爾時觀自在菩薩摩訶薩告具壽舍利弗言。舍利子。若善男子善女人行 甚深般若波羅蜜多行時。應觀五蘊性空。

Như thị vấn dĩ. Nhĩ thời Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát cáo Cụ Thọ Xá Lợi Phất ngôn: Xá Lợi Tử nhược thiện nam tử thiện nữ nhân hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Hạnh thời ưng quán ngũ uẩn tính không

Như vậy hỏi xong. Lúc đó Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Cụ Thọ Xá Lợi Phất rằng:”Này Xá Lợi Tử! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện thực hành Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu thời nên quán Tính của năm Uẩn đều  trống rỗng

舍利子。色不異空空不異色。色即是空空即是色。受想行識亦復如是。

Xá Lợi Tử. Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị

Xá Lợi Tử! Hình chất chẳng khác trống rỗng, trống rỗng chẳng khác hình chất. Hình chất chính là trống rỗng, trống rỗng chính là hình chất. Cảm giác, tri giác, hoạt động tâm ý, nhận thức cũng đều như vậy.

舍利子。是諸法空相。不生不滅不垢不淨不增不減。是故空中無色。無受想行 識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界乃至無意識界。無無明亦無無明盡。乃至無老死亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。

Xá Lợi Tử. Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý. Vô sắc thanh hương vị xúc pháp. Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận. Vô khổ tập diệt đạo. Vô trí diệc vô đắc

Xá Lợi Tử! Tướng trống rỗng của các Pháp vốn chẳng sinh chẳng diệt, chẳng dơ bẩn chẳng trong sạch, chẳng tăng thêm chẳng giảm bớt. Chính vì thế cho nên trong Trống rỗng không có hình chất, không có:cảm giác, tri giác, hoạt động tâm ý, nhận thức. Không có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có: hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc va chạm, pháp cảnh. Không có giới của mắt cho đến không có giới nhận thức của ý. Không có Vô Minh cũng không có chấm dứt Vô Minh cho đến không có già chết cũng không có chấm dứt già chết. Không có: khổ não, nguyên nhân kết tạo khổ não, trạng thái xóa bỏ khổ não, đường lối thoát khỏi khổ não. Không có Trí cũng không có đắc

以無所得故。菩提薩埵依般若波羅蜜多故心無罣礙。無罣礙故無有恐怖。遠離 顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。

Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quải ngại, vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật y  bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Nhờ không có sở đắc cho nên bậc Giác Hữu Tình y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa mà tâm không có trở ngậi. Do không có trở ngại nên không có sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, rốt ráo đạt đến Niết Bàn. Chư Phật ba đời y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa nên đắc được Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác .

故知般若波羅蜜多是大神咒。是大明咒。是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛。故說般若波羅蜜多咒。

Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú

Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Thần Chú to lớn, là bài Chú sáng tỏ  to lớn, là bài Chú không có gì cao hơn, là bài Chú không có gì sánh bằng cho nên nói Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú

即說咒曰

Tức thuyết chú viết:

Liền nói Chú là:

羯諦 羯諦 波羅羯諦 波羅僧諦菩提娑(蘇紇反)婆訶

Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề sa (tô ngật phản) bà ha

Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề sa bà ha

GATE  GATE  PĀRAGATE  PĀRASAṂGATE  BODHI  SVĀHĀ

如是舍利弗。諸菩薩摩訶薩於甚深般若波羅蜜多行。應如是行。

Như thị Xá Lợi Phất. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát ư Thậm Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Hạnh, ưng như thị hành

Như vậy Xá Lợi Phất! Các Bồ Tát Ma Ha Tát đối với Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu nên hành như vậy

如是說已。即時世尊從廣大甚深三摩地起。讚觀自在菩薩摩訶薩言。善哉善哉。善男子。如是如是。如汝所說。甚深般若波羅蜜多行。應如是行。如是行時一切如來皆悉隨喜。

Như thị thuyết dĩ. Tức thời Thế Tôn tòng Quảng Đại Thậm Thâm tam ma địa khởi, tán Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ngôn Thiện tai thiện tai Thiện Nam Tử. Như thị như thị. Như nhữ sở thuyết Thậm Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Hạnh.Như thị hành thời nhất thiết Như Lai giai tất tùy hỷ.

Nói như vậy xong. Tức thời Đức Thế Tôn từ Tam Ma Địa Quảng Đại Thậm Thâm đứng dậy khen ngợi Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Như vậy! Như vậy! Như ông đã nói về Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu. Thực hành như vậy thời tất cả Như Lai thảy đều tùy vui.

爾時世尊說是語已。具壽舍利弗大喜充遍。觀自在菩薩摩訶薩亦大歡喜。時彼 眾會天人阿修羅乾闥婆等。聞佛所說皆大歡喜。信受奉行

Nhĩ thời Thế Tôn thuyết thị ngữ dĩ. Cụ Thọ Xá Lợi Phất đại hoan hỷ sung biến, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát diệc đại hoan hỷ. Thời bỉ chúng hội thiên nhân a tu la càn đạt bà đẳng văn Phật sở thuyết giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói lời này xong, Cụ Thọ Xá Lợi Phất rất vui vẻ khoan khoái, Bồ Tát Ma Ha Tát cũng rất vui vẻ. Thời hàng Trời, Người, A Tu La, Càn Đạt Bà… trong Chúng Hội nghe lời Phật dạy đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

般若波羅蜜¨多心經
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Hết)

02/12/1997