NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ PHÁT NGUYỆN NHƯ THẾ NÀO?
(Thư Học Phật Số 62)
Btg Bảo Đăng

Thư học Phật kỳ 62 này bao gồm:

  1. Giảng giải về lời phát nguyện cầu sanh Cực Lạc trong 3 điều tín, hạnh, nguyện.
  2. Người chơn thật niệm Phật
  3. Tâm bồ đề
  4. Văn phát nguyện sau khi niệm Phật xong

* * *

(Tiếp theo THƯ số 61)

Phụ một đoạn “ngắn” nơi cuối bức “THƯ” số “61”.

….. “Cho nên phàm làm Người TU “TỊNH ÐỘ” (nhất là giới “Xuất gia”, phải có lời “NGUYỆN”:

“ÂM”:

“Nguyện” sanh “TÂY PHƯƠNG, TỊNH ÐỘ” trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến PHẬT, ngộ vô sanh.
Bất thối BỒ TÁT, vi bạn lữ” !!

(NGHĨA):

“NGUYỆN” sanh cõi “TỊNH” siêu phàm,
Hoa sen chín phẩm sẽ làm Mẹ Cha.
Hoa nở thấy PHẬT hiện ra,
Vô sanh chứng ngộ bạn ta thánh hiền”…

Ở đây TA thấy rõ rằng : Chữ “NGUYỆN” là một việc cực kỳ “QUAN TRỌNG” và “chánh yếu” vậy:

TẠI SAO?‌

Bởi vì trong 3 “ÐIỂM CHÁNH YẾU” (tức là yếu điểmnhất của “PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ” là : TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” mà bất cứ một người PHẬT TỬ nào tu học theo HẠNH “NIỆM PHẬT” của “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN” bắt buộccần phải “BIẾT” đến, và “NHỚ” nằm lòng cả.

Ðó là việc:

Muốn bước chân vào trong cửa mầu nhiệm của PHÁP MÔN “TỊNH ÐỘ” nầy, thì : Ðối với 3 “YẾU ÐIỂM” “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” trên đây:

Trước hết:

  1. Người “HÀNH GIẢ” bắt buộc phải phát lòng “TIN” trước nhất.
  2. Sau khi đã phát lòng “TIN” rồi, thì phải tha thiết:

“TRÌ NIỆM” SÁU CHỮ HỒNG DANH “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”

(Ðây tức là phần “HÀNH” (tức là “SỰ” tu)

Ðể:

CHỨNG TỎ SỰ QUYẾT TÂM “NIỆM PHẬT” của mình.

Sau đó là đến phần việc, phải phát tâm “chơn thiết”, cầu “THOÁT LY” ra khỏi cõi “TA BÀ” dẫy đầy khổ lụy, chướng duyên, và mong muốn được “sanh” về miền “TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC” an vui, thanh tịnh, trang nghiêm vô lượng để TIẾN TU, hầu có ngày hoàn thành được việc “TỰ ÐỘ, ÐỘ THA”, “TỰ GIÁC, GIÁC THA” của mình đối với “TA”, “NGƯỜI”…..Sự “MONG MUỐN” ấy chính gọi là : “NGUYỆN” vậy.

(Phụ luận:

Trong 3 “YẾU ÐIỂM” nầy, không thể nào thiếu “MỘT” được cả.

Ví như cái “ÐẢNH” có 3 chân, nếu thiếu một “CHÂN” là phải đổ ngay.

Còn người Tu “TỊNH ÐỘ” (Hành giả “TỊNH ÐỘ”) đối với 3 “YẾU ÐIỂM” “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” nầy cũng giống y như vậy.

Ðó là việc:

Phải dùng lòng “TIN” mà vào trong cửa “ÐẠO” (PHẬT) (nói chung)

Và:

Cửa mầu “TỊNH ÐỘ” (nói riêng)

Bởi vì:

Nếu thiếu lòng “TIN” thì:

Không thể nào phát lòng “THẬT HÀNH” (tức là phần “HÀNH” “SỰ TRÌ” câu NIỆM PHẬT được).

Nhưng phải “nhớ” một “điều” cho thật kỹ là:

Nếu như đã có đức “TIN” và đã “THỰC HÀNH” (HẠNH) rồi, mà thiếu đi phần “NGUYỆN”

Thì:

“SỰ THỰC HÀNH” đó bị mất “phương hướng” và “lạc lõng” đi (tức là không có “tiêu chuẩn” (Mục tiêu) để nhắm vào), đương nhiên là bị “lạc lối”, sai lầm (trong bước đường TU“TỊNH ÐỘ” ngay)

Cho nên:

Như trên vừa nói 3 phần “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” nầy song phương không thể nào rời xa nhau được, là như thế.

Cho nên, trong Kinh “HOA NGHIÊM” có lời “dạy” rằng: “BẤT PHÁT “ÐẠI NGUYỆN”, MA SỞ “NHIẾP TRÌ”.

Nghĩa là :

Nếu làm (HÀNH) đây ý nói là có phần “HÀNH TRÌ” câu NIỆM PHẬT mà không chịu PHÁT LÊN cái “ÐẠI NGUYỆN CHƠN CHÁNH” (CHƠN NGUYỆN) (tức là cầu sanh về cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ) thì trước sau gì cũng đều:

BỊ “LẠC” VÀO TRONG LƯỚI “MA” hết cả.

Tại sao vậy ?‌Thí dụ như có người suốt đời làm phước, hoặc là “BỐ THÍ”, làm các việc “THIỆN”, hoặc là “NIỆM PHẬT”, “TỤNG KINH” hoặc là “TU HÀNH” vv…..(nhưng mà cứ làm “khơi khơi” vậy thôi, chớ không có đem “kết quả” của các việc “thiện” đó để hồi hướng nơi quả vị vô-thượng Bồ đề hay là cầu sanh về “CỰC LẠC TỊNH ÐỘ” vv….chi cả).

Thì thử hỏi cái “kết quả” của các hành động “tốt”, đó kiếp sau “nó” sẽ “diễn tiến” như thế nào‌ ?Ðương nhiên là người ấy ở trong kiếp sau (thứ nhì) sẽ rất giàu sang, sung sướng, bạc tiền dư dả, xe ngựa nhà lầu, hoặc làm Vua, làm Chúa, làm QUAN, chức trọng, quyền cao, vinh sang tột đỉnh. Nhưng mà – bởi vì “y” ta (kiếp trước cùng với kiếp nầy) không biết đạo – cho nên kiếp nầy “TÂM” “y” ta bị say đắm vào nơi “phước báo” cao sang, ham mê danh vọng, của, tiền, rồi miệt mài và phóng “TÂM” làm “ÁC”, đến nỗi phải bị trôi lăn vào trong vòng “ngũ dục lạc”, rồi làm ra các chuyện “thất đức, ác ôn” (đây tức là đã bị Manó “nhiếp trì”sai sử… đó) đến chừng bỏ “kiếp hiện tại” ấy rồi, ắt (kiếp thứ ba) phải y theo các hành nghiệp bất thiện kia mà “đọa” vào tam đồ, ác đạo…..)

Nương theo “Ý” và lời “DẠY” nầy, chư “BỒ TÁT”, “TỔ SƯ” có “dạy” thêm cho người TU (nói chung) và kẻ “HÀNH GIẢ” NIỆM PHẬT (nói riêng) lời rằng: “Phù, NGUYỆN dã, NHẠO dã, DỤC dã…..

“DỤC” sanh TÂY PHƯƠNG TỊNH ÐỘ,
Nhạo kiến “A DI ÐÀ PHẬT”,
Tất tu phát nguyện, phương đắc vãng sanh.
Nhược vô nguyện tâm, thiện căn trầm một”
(tức là căn lành bị “chìm mất” đi)…..

Nghĩa là:

Ôi ! (người) “phát nguyện” ấy tức là “ưa”, là “muốn” vậy.

Ưa, muốn, sanh về cỗi “TÂY PHƯƠNG TỊNH ÐỘ” để được thấy đức CHA hiền A DI ÐÀ PHẬT. Thì cái điều tất yếu là phải tu việc PHÁT NGUYỆN” trước cái đã.

Rồi sau đó mới được vãng sanh.

Bằng nếu như mà không có “TU” cái “TÂM PHÁT NGUYỆN” kia, tất MA “NÓ” phá cho “căn lành” đó tan tành đi, khiến cho TA phải bị chìm mất vào trong “ÁC ÐẠO, LUÂN HỒI” vv …..

Thành thật và đáng kính trọng thay cho lời dạy ấy.

Tại sao vậy?‌

NGÀI TỪ CHIẾU “TÔNG CHỦ” DẠY rằng : Hữu “hành” vô “nguyện”, kỳ “hành” tất cô… 

(Tức là: “Có “làm” mà không có “NGUYỆN”, thì việc làm ấy sẽ không có “mục đích”, “tôn chỉ” – (tức là chẳng có chỗ nào – (hoặc cõi PHẬT, cõi TRỜI, cõi NGƯỜI….) để “QUY HƯỚNG” về…. hết)Bởi vì, trước hết mình phải có một cái “mục đích”, một cái “chủ trương” cho thiệt là rõ ràng, phân minh, (tức là sự phát tâm ban đầu) đâu đó xong xuôi hết rồi (đây tức là lời “NGUYỆN” vậy), thì sau đó mới bắt tay vào “làm” công việc ấy được (Ðây tức là “HÀNH” đó). Bằng nếu mà không “NGUYỆN” theo như vậy, thì cái “làm” ấy “nó” chẳng có “nghĩa lý” gì cả.

Và như vậy thì đương nhiên là cái việc “HÀNH” đó nó vô vị, trống không.Thử hỏi làm việc mà vô vị, trống không như vậy, thì làm để mà chi ‌ Như có người ra sức để làm việc, bất kể đêm, ngày, tháng, năm vv…..làm hoài mà không buông bỏ, không nghỉ ngơi chi cả…, để làm gì ‌ Nếu không phải là “MUỐN” cho có nhà cao, cửa rộng, để tiền của lại nuôi Vợ, nuôi Con (sau nầy), lo lắng cho gia đình, thì y ta đâu có ngu dại gì mà chịu cực khổ, nhọc nhằn như vậy chớ !

Còn người tu “TỊNH ÐỘ” chúng ta đây cũng thế :Dậy sớm, thức khuya, tháng lại, ngày qua, năm nầy, năm khác….cho chí đến suốt cả cuộc đời, miệng niệm hoài một câu NAM MÔ “A DI ÐÀ PHẬT”, thân lạy hoài một Ông PHẬT “A DI ÐÀ” để làm gì ?‌ nếu không phải là MUỐN, là ƯA (tức là NGUYỆN đó), là cầu được vãng sanh về cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC ư?‌

Trong “QUY NGUYÊN” có dạy:

“Nhứt thiết PHẬT SỰ, tùng đại “nguyện” khởi. “DỤC” thành vô thượng đạo cố, tất tu đắc “NGUYỆN Ba la mật”.

Sở dĩ,

“PHỔ HIỀN” quảng phát vô biên nguyện hải.
“DI ÐÀ” hữu phát “LỤC BÁT NGUYỆN môn”.

Thị tri (phải biết):

“Thập phương chư PHẬT,
Thượng cổ Tiên hiền,
Giai “nhơn” nguyện lực,
Thành tựu Bồ đề.”

Vậy nghĩa là sao?‌

Nghĩa là:

Tất cả các việc “PHẬT SỰ” (mà mình đã làm, đang làm, và sẽ làm) đều căn cứ vào nơi “ÐẠI NGUYỆN” mà phát khởi ra cả. Còn như nếu (mà) muốn đạt cho được cái quả vị “VÔ-THƯỢNG BỒ ÐỀ”, của PHẬT tất nhiên cũng phải siêng tu theo lời “KINH” dạy, cho thành tựu cái “NGUYỆN BA LA MẬT” trước hết, (rồi sau) mới được vậy.

Và cũng bởi vì (có cái “ý”) như thế, cho nên:

– Ðức “PHỔ HIỀN” đại BỒ TÁT mới phát ra (10 ÐẠI “NGUYỆN VƯƠNG”) rộng rãi, vô lượng, vô biên, vô bờ, vô bến, (đến tột cùng thuở vị lai, khi nào “NGHIỆP” của chúng sanh cùng tận, “hư không” cùng tận mới chịu thôi nghỉ – có nói sơ qua ở trên rồi)

– Còn Ðức “A DI ÐÀ PHẬT”, (khi xưa lúc Ngài còn làm PHÁP TẠNG Tỳ kheo), đã có đối trước đức PHẬT “THẾ TỰ TẠI VƯƠNG NHƯ LAI” – (phát ra 6 lần cái 8 (tức là 48) lời “ÐẠI NGUYỆN” để trang nghiêm cõi “CỰC LẠC” và thành tựu PHẬT QUẢ nữa kìa !

Vậy cho nên :Chư “PHẬT” ở khắp 10 phương, (kể luôn cả 3 đời chư PHẬT (là PHẬTquá khứ, PHẬT hiện tại, PHẬT vị lai) cùng với các bậc “thánh” xưa, “hiền” trước, (thượng cổ, tiên hiền) – Sở dĩ thành “PHẬT” đều nhờ vào nơi ÐẠI “NGUYỆN (mà được) cả vậy.

Như trong phần trước đã có nói rằng:

YẾU CHỈ CỦA PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ là: “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN”

Vì vậy cho nên người TU TỊNH ÐỘ (tức là kẻ “Hành giả”) nhất định là phải:

1. TIN cõi “CỰC LẠC” là có thật(cũng như cõi “TA BÀ”nầy là hiện hữu, là có “THẬT”vậy. Và:

2. Ðức PHẬT “A DI ÐÀ” luôn luôn “HỘ NIỆM” cùng sẵn sàng tiếp dẫnbất cứ“chúng sanh” nào biết “QUY KÍNH” và “chuyên niệm đến sáu chữ HỒNG DANH”: NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”

kêu gọi đến “NGÀI” không buông bỏ và chẳng thối chuyển, lòng “TIN” sâu chắc như thế thì gọi là: “TÍN” vậy.

Sau khi đã có Ðức “TIN” rồi, thì kẻ “Hành giả” ấy phải:

“Thiết thực” và “chân thành” xưng niệm thánh hiệu “A DI ÐÀ” cho đến mức “TÂM” (mình) và “TÂM” của “PHẬT” (A DI ÐÀ) tương ưng với nhau để được “TIẾP DẪN”.

Ðây gọi là: “HẠNH” vậy.

Ðã có “TÍN” và “HẠNH” rồi, thì Hành giả ấy bắt buộc phải nên phát : “NGUYỆN”

Như trên vừa nói 3 phần “YẾU ÐIỂM” “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” nầy không thể nào “tách rời” nhau mà (muốn) được VÃNG SANH cả !!

“NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ” (Tổ thứ 9 của Tịnh TôngÐÔNG ÐỘ (TỊNH ÐỘ bên TRUNG-HOA, và VIỆT NAM) đã có lời dạy rằng:

1. Ðược “VÃNG SANH” CỰC LẠChay không toàn là do nơi : “TÍN” và “NGUYỆN”

Còn:

2. Phẩm “SEN” thấp hay cao là do nơi công phu:“HÀNH”(trì câu Hồng danh) “cạn” hay “sâu”, “nhiều” hay “ít”.

HỎI:

“Thưa Cô BẢO ÐĂNG, nếu nói chỉ cần “NIỆM NHIỀU” và “NIỆM” cho thật “SÂU” thì được phẩm “CAO”.

Vậy còn cái “TÂM” thì sao ‌ có cần phải “TRONG SÁNG” và “THANH TỊNH” hay không?‌

Với lại “KẺ” Hành giả ấy : Có cần thiết phải học hiểu “GIÁO LÝ” và “THÂM NHẬP” KINH TẠNG để có thể chuyển cái “TRÍ” PHÀM PHU (phân biệt) thành “THÁNH TRÍ” (vô phân biệt) mới bảo đảm được vào cảnh giới “GIẢI THOÁT”, trong 3 “PHẨM SEN” cao nhất (là 3 phẩm THƯỢNG) hay không ?‌

ÐÁP:

1. Ðương nhiên là phải luôn giữ “TÂM”mình “trong sáng”và “thanh tịnh” để cho hợp với “TÂM VÔ NHIỄM” của chư “PHẬT THÁNH”. Việc “GIỮ TÂM” nầy rất ư là cần thiết, vì nếu không như vậy thì sự “TRÌ NIỆM” ấy không thành hiệu quả chi hết.

Hoặc:

Nếu như có “THÀNH” đi chăng nữa thì cũng bị đọa lạc vào trong vòng “MA ÐẠO” làm thành các loài “MA THẦN” hoặc cao hơn nữa là (THÀNH) “MA VƯƠNG” nơi cõi “THẦN” hoặc là cõi “TRỜI”…..mà thôi, chớ không thể nào trở thành bậc “THÁNH” “GIẢI THOÁT” nơi cõi “cực lạc” của Ðức PHẬT A DI ÐÀ được.

2. Việc học hiểu giáo lý cũng “không cần thiết”lắm (cho người PHẬT TỬbình thường ở tại gia), bởi vì cứ việc giữ một lòng thành kính mà “HÀNH TRÌ” câu PHẬT HIỆU (đương nhiên là phải dứt sự “NGHI NGỜ”) suốt đời cũng được vãng sanh, như BÀ “BÁ BẤT QUẢN” hay là Thân mẫu của Cố Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM là Cụ BÀ “GIÁC ÂN TRẦN THỊ DUNG” vậy.(Cụ Bà “BÁ BẤT QUẢN” và “Cụ Bà GIÁC ÂN” thì không hiểu “Giáo lý” là gì hết, chỉ nghe theo lời dạy mà chí “TÂM” NIỆM PHẬT và cầu “PHẬT”rước con vềCỰC LẠCmà thôi, ấy vậy mà khi lâm chung cả hai CỤ đều được “vãng sanh” hết cả (nhưng chỉ được phẩm “HẠ HẠ mà thôi, chớ không thể nào cao hơn nữa).

(Lời phụ 1:

1. (Xem sự tích và việc “NIỆM PHẬT”của Cụ Bà “BÁ BẤT QUẢN” nơi quyển “MẤY ÐIỆU SEN THANH” số 2(trang 104) (tức là quyển “TỊNH ÐỘ THÁNH HIỀN LỤC”).

2. Sự tích và việc “NIỆM PHẬT”của Cụ BÀ “GIÁC ÂN” TRẦN THỊ DUNGnơi quyển “VÔ NHẤT ÐẠI SƯ – THÍCH THIỀN TÂM, MỘT CAO TĂNG CẬN ÐẠI” (nơi các trang từ 399 đến 403 sẽ rõ (và nhớ lại) hơn)

Còn việc cần phải “HỌC HIỂU GIÁO LÝ” (thì đương nhiên) cũng rất ư là “CẦN THIẾT”, “NẾU” BẬC “NIỆM PHẬT” ấy là một vị TĂNG (hoặc NI), hoặc tai gia cư sĩ (như BẢO ÐĂNG đây vậy) đang “đảm nhận” trọng trách của các chức vụ “TRỤ TRÌ” hay “HOẰNG DƯƠNG ÐẠO PHÁP” (và nhất là vị “TĂNG” hay “NI”, hoặc vị “CƯ SĨ” ấy… đang tích cực hoằng dương về “TỊNH ÐỘ” – thì rất cần phải biết rõ về “GIÁO LÝ” và “PHẬT PHÁP” để (khỏi bị cảnh làm một kẻ “TU MÙ” (tức là MANH SƯ, HẠT LUYỆN”), và có đủ khả năng dẫn dắt các người TU “TỊNH ÐỘ” thuộc đàn “HẬU TẤN” về sau một cách chính xác và khỏi lầm lạc mà thôi (tức ý là nói tránh cái cảnh : – Một người “ÐUI” mà dẫn lộ một đám người “MÙ”)Cho nên “TỔ SƯ” có lời dạy rằng:

Có HAI HẠNG “NGƯỜI” được gọi là “CHƠN THẬT NIỆM PHẬT” (tức là chơn chánh TU theo “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN”.

Ðó là:

1. Bậc thông suốt “TÔNG, GIÁO”(tức là hiểu rõ về PHẬT PHÁPvà các loại “KINH-ÐIỂN” lớn, nhỏ, Ðại Thừa, Tiều Thừa) vv….và: Do vì đã thông suốt “TÔNG GIÁO”,“KINH ÐIỂN, PHẬT PHÁP” và (hiểu rõ) các lời PHẬT, TỔ dạy về “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN” như vậy, cho nên “VỊ” ấy phát lòng chân thiết mà “NIỆM PHẬT” suốt đời không “buông bỏ” và chẳng có chút lòng “NGHI NGỜ” nào hết. (Vì thế, cho nên sẽ được “VÃNG SANH” về “CỰC LẠC” ở nơi “PHẨM”sen cao nhất (phẩm THƯỢNG), sau khi “thị TỊCH”).

2. Hai là hạng người “BÌNH DÂN”dốt nát, “NGU TỐI”(tức là “TU” mà ) không chút hiểu biết chi về KINH ÐIỂN, TÔNG GIÁO, hay “YẾU CHỈ” “TỊNH ÐỘ” PHÁP MÔN….là gì hết cả, mà chỉ: NGHE, BIẾT (Qua lời THẦY dạy) là cố gắng “NIỆM PHẬT” (cho nhiều đừng làm biếng), (để được PHẬT tới rước), rồi:

“THÀNH THẬT VÂNG LỜI, VÀ CHÍ TÂM NIỆM HOÀI” “KHÔNG QUÊN” hoặc “KHÔNG BUÔNG BỎ” ngày nào hết.

Hạng người nầy cũng “đáng được gọi” là loại: CHƠN THẬT NIỆM PHẬT

(Lời phụ 2:

Ngoài hai “Hạng” người nầy ra, thì có : “CHƠN THẬT NIỆM PHẬT” hay không đều phải do nơi:

SỰ “GẮNG SỨC” – (tức là “Tinh tấn”) CỦA RIÊNG MÌNH

Và phải:

TỰ XÉT KỸ LẠI XEM MÌNH CÓ “THIẾT THỰC” Và “TINH TẤN” TU HÀNH THEO ÐÚNG NHƯ “TÔNC CHỈ” CỦA “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN” hay “KHÔNG” (đúng) mà thôi.

(Như mấy THẦY TU “THIỀN”, “HỌ” cũng có ít nhiều NIỆM PHẬT nhưng theo lối “NIỆM”“LAI RAI” (theo “Thời trang”, chứ không mấy gì “TIN” cho lắm) – (Nên đương nhiên là “HỌ” không bao giờ biết phát “NGUYỆN” vãng sanh là gì hết !!!

Ngược lại đôi khi “HỌ” còn nói những lời “đã phá” TỊNH ÐỘ nữa)

Như trên vừa nói, thì : Cụ BÀ “BÁ BẤT QUẢN”

Và: Cụ BÀ “GIÁC ÂN TRẦN THỊ DUNG” (Thân mẫu của Cố Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM”) đây là:

“HẠNG” người “CHƠN THẬT NIỆM PHẬT” thuộc về loại BÌNH DÂN “DỐT NÁT GIÁO LÝ” thứ “HAI” vậy).

………..

NGÀI lại “DẠY” tiếp nữa rằng: “Nếu (bậc hành giả) TỊNH ÐỘ ấy không có : “TÍN” và “NGUYỆN”

(Ðây ý nói là: CÒN CÓ LÒNG “NGHI NGỜ” về “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN” vậy)

Thì:

Dầu cho trì niệm câu “HỒNG DANH”: “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”

đến mức:

– Gió thổi không vào,

– Mưa sa chẳng lọt,

– Vững chắc như tường đồng, vách sắt. đi chăng nữa, cũng QUYẾT ÐỊNH là : KHÔNG ÐƯỢC VÃNG SANH.

(Ðây “Ý” dạy là:

Vì người “Hành giả” kia còn “NGHI NGỜ” và không phát “NGUYỆN”, cho nên thành ra bị “CÁCH NGĂN CÙNG VỚI CÕI CỰC LẠC VÀ ÐỨC PHẬT A DI ÐÀ).

Cho nên, nếu như người NIỆM PHẬT tinh chuyên nào (Tinh tấn và chuyên cần) mà THIẾU “TÍN” cùng “NGUYỆN”, thì :

Tùy theo “công phu” (Tu) sâu hay cạn, kết quả cũng chỉ là hưởng được phần “NHƠN, THIÊN” phước báu mà thôi (như chuyện của VUA”THÁNH TỔ” KHANG HY) đời nhà “THANH” vậy.

Mà một khi đã bị lạc vào trong vòng “NHƠN, THIÊN phước báo” rồi thì đa phần đều bị “mê muội” hết cả (vì quá ham mê nơi hai phần “PHƯỚC” và “LẠC”) nên cũng khó thể nào tu hành được cả.

Như VUA THÁNH TỔ “KHANG HY tuy là đã biết “chắc chắn” rằng :

Kiếp trước mình là một Thầy Tu (sa môn) “Niệm PHẬT” ở Chùa QUANG MINH, nhưng vì đang ở trong ngôi vị của bậc ÐẾ VƯƠNG“phước lạc” quá nhiều, nên cũng không thể nào “tiếp tục phát tâm” tu hành để cầu vãng sanh “CỰC LẠC” lại được nữa.

Rốt lại rồi như thế nào?‌

Ðương nhiên là sau kiếp “LÀM VUA” ấy rồi, cũng bị chuyển sanh vào trong 6 nẻo “luân hồi” vô tậnmà mê muội “Túc căn” (tức là căn “LÀNH” trong kiếp trước) thôi.

Bởi vậy cho nên:

Có “NIỆM PHẬT” (tức là chỉ có phần “HÀNH” thôi), mà không có kiêm thêm 2 phần “TÍN” và “NGUYỆN”.

Thì:

Kết quả CHỈ LÀ ÐƯỢC “NHƯ THẾ” đó mà thôi !!!

Theo lời “dạy” của TỔ SƯ (NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ) thì TA biết chắc rằng:

Phẩm sen “CAO” hay “THẤP” không thành vấn đề:

Mà muốn được vãng sanh thì 2 phần: “TÍN”, “NGUYỆN” là điều cần thiết nhất, không được thiếu.

Mà trong đó điểm “yếu quyết” là tại nơi chữ: “nguyện”

Cho nên “TỔ SƯ” dạy rằng:

“Nếu TÍN, NGUYỆN, bền chắc, thì khi “lâm chung” chỉ cần xưng danh hiệu PHẬT A DI ÐÀ từ một “NIỆM” (10 câu) đến 10 “NIỆM” (100 câu, cũng được vãng sanh).

Ðây chính là trường hợp “VÃNG SANH” của hạng người:

“LÂM CHUNG ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” của các hạng người “NGHIỆP NHIỀU, CHƯỚNG NẶNG”, hay có công phu “NIỆM PHẬT” thuộc về loại chỉ NIỆM PHẬT LAI RAI mà thôi, nhưng mà “HỌ” có đủ hai phần : “TÍN” và “NGUYỆN” (bền chắc)(Tức là không có chút lòng “NGHI NGỜ” hay “CHÊ BAI” về TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN chi cả).

Trái lại:Tuy là công phu trì niệm vững chắc như “vách sắt, tường đồng”….đi chăng nữa, mà 2 phần “TÍN” và “NGUYỆN” kém yếu, thì “kết quả” cũng chỉ là giống như: -“Hòa Thượng HUYỀN CHÂN (Tiền thân của VUA “KHANG HY”)

Hoặc là: Thiền sư GIÁM KHÔNG

Cùng với: Vị Tăng chết dọc đường, dọc xá.

(Ông “TĂNG” chết dọc đường nầy, kiếp sau đầu thai lại làm “THÁI TỬ” và chắc chắn là sẽ được LÀM “VUA” nữa)

Hay là: -LÊ THỦ HÙNG, Sa môn (nơi Chùa ÐẠI GIÁC) Biên Hòa mà thôi.

(Xin xem lại các “sự tích” nầy trong THƯ GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT số # 61 kỳ rồi, sẽ nhớ lại)

Xem kỹ lại lời “TỔ SƯ” dạy trên đây thì TA biết chắc một “Ðiều” rằng:

“Thà “TÍN”, “NGUYỆN” bền chắc

(tức là giữ vững “TÍN”, “NGUYỆN” mãi mãi, y như thế “trọn đời”, thì dù cho : Phần “HẠNH” kém ít cũng được vãng sanh.

Như thế cũng thấy rõ rằng:

Ðối với người “TU TỊNH ÐỘ”, TÂM “NGUYỆN” chơn thiết có tánh cách quan yếu biết là dường nào!

Cho nên:

Trong 3 điều “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” nầy, đương nhiên là người “TU TỊNH ÐỘ” cần phải “HỘI ÐỦ”, quyết định không thể thiếu một điều nào cả, nhưng phải biết rằng:

“NGUYỆN” là điều cần yếu đứng vào bậc nhất vậy….“TỔ SƯ” TỊNH ÐỘ (TỔ “TỈNH AM ÐẠI SƯ”, thứ 11) dạy:

(Trong con đường Tu “TỊNH ÐỘ” của người PHẬT TỬ (bất kỳ là “Tại gia” hay “Xuất gia”) thì thường thường có mấy điều “thiếu sót” đáng “lưu ý” như sau):

“HỌ”:

1. Có thể có “TÍN” và “HẠNH”.

Mà: Không có “NGUYỆN”

2. Chớ chưa từng thấy:

Có “NGUYỆN” mà không có “TÍN” và “HẠNH” bao giờ.

Cho nên vì thế mà:

Chữ “NGUYỆN” bao gồm luôn cả 2 phần “TÍN” và “HẠNH” vậy.

3. Lại nữa người TU theo “HẠNH” “TỊNH ÐỘ” cần phải phát tâm “BỒ ÐỀ” thì mới được “TƯƠNG ƯNG” với bổn nguyện của Ðức PHẬT A DI ÐÀ, qua câu “NGUYỆN” phát tâm “BỒ ÐỀ” sau đây: “Ngã kim phổ vị, Tứ ân Tam hữu, cập Pháp giới chúng sanh, cầu Ư chư PHẬT, nhứt thừa vô thượng, BỒ ÐỀ đạo cố, chuyện tâm trì niệm, A DI ÐÀ PHẬT, vạn đức hồng danh, cầu sanh CỰC LẠC, Duy nguyện “Từ phụ”, A DI ÐÀ PHẬT, từ bi gia hộ, ai lân nhiếp thọ.(chuông, 1 lạy)

(Nghĩa là: Con nay khắp vì, 4 ân ba cõi 1, và các chúng sanh trong pháp giới, cầu được thành tựu quả vị nhứt thừa “Vô thượng BỒ ÐỀ của PHẬT, mà “chuyên tâm” trì niệm câu VẠN ÐỨC HỒNG DANH “A DI ÐÀ PHẬT”, cầu được vãng sanh về nơi CỰC-LẠC.Xin nguyện ÐỨC cha lành A DI ÐÀ PHẬT, từ bi gia hộ, thương xót mà “Nhiếp thọ” cho. (Ðánh 1 tiếng chuông, lạy xuống 1 lạy)

* * *

SAO GỌI LÀ TÂM “BỒ ÐỀ”?‌

Tức là “TÂM”:

– Lợi mình

– Lợi người,

– Trên cầu thành “PHẬT QUẢ”.

– Dưới hóa độ tất cả chúng sanh.

Còn nếu như:

Vẫn có phát tâm BỒ ÐỀ, mà “không chịu” NIỆM PHẬT thì đó chỉ là “NGUYỆN” suông trên đầu môi, chót lưỡi không thôi, chớ cũng chẳng thể nào “VÃNG SANH” được nữa.

Cho nên người Tu TỊNH ÐỘ phải:

  1. Lấy sự phát tâm “BỒ ÐỀ” làm “CHÁNH NHƠN”. (tức là “ƯU TIÊN” trước hết)
  2. Sự “NIỆM PHẬT” làm “TRỢ” (phụ) NHƠN. Sau đó rồi mới:
  3. PHÁT “NGUYỆN” CẦU SANH CỰC LẠC.

Ðây là lời “DẠY” rất “CHƠN THẬT” của LIÊN TÔNG Thập nhứt TỔ (Tổ thứ 11) là ngài : TỈNH AM ÐẠI SƯ – (tức là Ngài THIỆT HIỀN ÐẠI SƯ)

Và:

Cũng bởi vì chữ : “NGUYỆN” có một tánh cách “TRỌNG YẾU” đứng vào hàng bậc nhất – (trong pháp môn “TỊNH ÐỘ”) –như vậy, cho nên nơi đoạn nầy, BẢO ÐĂNG dành phần “GIẢNG” (y theo lời PHẬT, “ý” TỔ mà) “LUẬN BÀN” về chữ “NGUYỆN” nầy mà thôi, theo y như lời “KỆ khải đề” sau đây :KHẢI ÐỀ:
……………………………

Chi bằng:
VỀ CÕI LIÊN BANG,
Hoa khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.
Trời giải thoát, cảnh thậm thâm,
An vui muôn kiếp, tuyệt lầm lỗi xưa.
CHỈ CÂU “NIỆM PHẬT” ÐỪNG THƯA 2
CHỈ BỀN:
“TÍN, NGUYỆN” 3

TAM THỪA BƯỚC LÊN.
Ðài vàng:
ÐÃ SẴN GHI TÊN 4

Cơ duyên chỉ đợi một “NỀN ÐẠO TÂM”.

VÔ NHẤT ÐẠI SƯ
THÍCH THIỀN TÂM (Hòa Thượng)

Như qua bài “KỆ” dẫn nhập trên đây, TA thấy “TỔ SƯ” (VÔ NHẤT ÐẠI SƯ) đã “nhấn mạnh” rằng:
……………Chỉ câu “NIỆM PHẬT” đừng thưa,
Chỉ bền : “TÍN”, “NGUYỆN” (là) Tam thừa bước lên.

Cho nên người “NIỆM PHẬT” chúng ta phải biết rõ rằng:

Về cái “ÐỘNG LỰC” hướng dẫn, tiếp độ của chữ : “NGUYỆN” rất ư là Quan trọng,

Nên chi trong Kinh “HOA NGHIÊM”, phẩm “PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN” Ðức “PHỔ HIỀN ÐẠI BỒ TÁT” (NGÀI là Bậc Thánh giả TỔ SƯ khải mở ra Tông môn “TỊNH ÐỘ”) có lời dạy rằng :“ÂM” :

“Hựu phục thị nhơn lâm mạng chung thời, tối hậu sát na, nhứt thiết chư căn tất giai tán hoạn, nhứt thiết thân thuộc tất giai xả ly, nhứt thiết oai thế tất giai thối thất, phụ tướng đại thần, cung thành nội ngoại, tượng mã xa thặng, trân bảo phục tàng, như thị nhất thiết, vô phục tương tùy….

Duy thử “NGUYỆN” vương, bất tương xả ly, ư nhứt thiết thời, dẫn đạo kỳ tiền, nhứt sát na trung, tức đắc vãng sanh, Cực Lạc thế giới.

Ðáo dĩ tức kiến, A DI ÐÀ PHẬT, VĂN THỪ SƯ LỢI BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT, QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT, DI LẶC BỒ TÁT”….

(NGHĨA:

Lại nữa, người nầy lúc “lâm chung”, ở giây phút cuối cùng, tất cả “căn thân” đều bị hư hoại, tất cả “thân thuộc” đều phải bỏ lìa, tất cả “oai thế” đều thối thất, cho đến, các quan “phụ tướng đại thần”, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân bảo kho đụn….

Tất cả đều không đem một món nào theo được.

Chỉ có “MƯỜI” nguyện vương nầy là chẳng rời người mà thôi.

Trong tất cả thời gian “NÓ” đều ở trước dẫn đường. Trong khoảng khắc liền được sanh về Cõi CỰC LẠC.

Ðến cõi “CỰC LẠC” rồi, được thấy Ðức “PHẬT A DI ÐÀ”, cùng với các Ngài “VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT, QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, DI LẶC BỒ TÁT”….

Bởi vì thấy biết rõ về việc lợi ích “thiết thực” cùng với công dụng “cần yếu” của sự phát “NGUYỆN”, cho nên trong KINH PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ , Ðức THÍCH TÔN cứ “nhắc đi, nhắc lại” mãi về sự phát : “NGUYỆN” ấy, theo như ý của các đoạn “Kinh văn” dẫn chiếu dưới dây :

“ÂM”:

“XÁ LỢI PHẤT,

Cực lạc quốc độ, chúng sanh sanh giả, giai thị “A BỆ BẠT TRÍ”, kỳ trung đa hữu nhất sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng, vô biên, A tăng kỳ thuyết.

XÁ LỢI PHẤT,

Chúng sanh văn giả, ưng đương phát : “NGUYỆN”

“NGUYỆN” sanh bỉ quốc, Sở dĩ giả hà ‌ Ðắc dữ như thị, chư thượng thiện nhơn, câu hội nhứt xứ”.

(NGHĨA:

XÁ LỢI PHẤT,

Chúng sanh sanh được về cõi CỰC LẠC, đều là hàng “A BỆ BẠT TRÍ” (trí huệ siêu quần, bạt tụy). Trong ấy có nhiều bậc “NHẤT SANH BỔ XỨ” BỒ TÁT, số lượng rất đông, không thể dùng toán số mà tính biết được, chỉ có thể lấy chữ “VÔ LƯỢNG, VÔ BIÊN A TĂNG KỲ KIẾP” để nói được mà thôi.

ÂM:

XÁ LỢI PHẤT, ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn:

Nhược hữu chúng sanh, văn thị thuyết giả, ưng dương phát: “NGUYỆN” sanh bỉ quốc độ”.

(NGHĨA:

XÁ LỢI PHẤT, TA thấy sự lợi ích ấy, nên TA nói ra lời nầy:

Nếu có chúng sanh nào, nghe lời nói đây, phải nên phát: “NGUYỆN” cầu sanh về cõi nước (CỰC LẠC) đó.

ÂM:

“XÁ LỢI PHẤT,

Nhược hữu nhơn, dĩ phát “NGUYỆN”..
Kim phát “NGUYỆN”
Ðương phát “NGUYỆN”.

dục sanh “A DI ÐÀ PHẬT” quốc giả,

Thị chư nhơn đẳng, giai đắc BẤT THỐI CHUYỂN ư A NẬN ÐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ÐỀ, ư bỉ quốc độ nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh.

Thị cố XÁ LỢI PHẤT.

Chư Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, nhược hữu tín giả, ưng đương phát : “NGUYỆN” sanh bỉ quốc độ”……

(Nghĩa:

XÁ LỢI PHẤT,

Nếu có người đã phát “NGUYỆN”,
Ðang phát “NGUYỆN”,
Sẽ phát “NGUYỆN”.

Muốn sanh về cõi nước của PHẬT A DI ÐÀ,

Những người đó, hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, đều được “không thối chuyển” nơi quả A NẬU DA LA TAM MIỆU TAM BỒ ÐỀ ở cõi nước kia.

Cho nên, nầy “XÁ LỢI PHẤT”,

Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn nào, nghe được “KINH” nầy, nên phát : “NGUYỆN” sanh về cõi CỰC LẠC kia

Trong “TỊNH TÔNG” thì điều “cần yếu” nhất cho người “NIỆM PHẬT” để đạt được “mục tiêu” chánh yếu là : VÃNG SANH CỰC LẠC

Thì không gì hơn là lời “PHÁT “NGUYỆN” vậy,

Bởi lời “phát “NGUYỆN”…..Có một tánh cách vô cùng “TRỌNG YẾU”.

………………………(Phần PHỤ LỤC :(của người chú giải):

Trong “Tịnh Tông”, điều cần thiết nhất cho người niệm PHẬT – là để đạt được mục tiêu chánh yếu “vãng sanh Cực Lạc” không gì hơn là “lời phát nguyện”.

Bởi lời phát nguyện có một tánh cách “cực kỳ quan trọng”, đó là :

Dùng “TÂM NIỆM” để đem tất cả “CÔNG ÐỨC” mình đã tu tập mà :QUY HƯỚNG VỀ NƠI MONG MUỐN (là sẽ ÐƯỢC SANH VỀ CỰC LẠC).

Tại sao?‌

Bởi vì ví như có một chiếc ghe hay tàu chạy trên sông, tuy là có chèo, hoặc có máy móc đưa đi….nhưng sở dĩ nó đến đúng được nơi “BẾN GHÉ”, hoàn toàn là do ở nơi “NGƯỜI LÈO LÁI” mà ra cả.

Thì ở đây cũng thế.

Trong đường “Tu tập” (nói chung) và (riêng) cho pháp môn Tịnh độ, thì phần “PHÁT NGUYỆN” chính là một phương cách chánh yếu để :DÙNG “TÂM NIỆM” VÀ “TÂM LỰC” CỦA MÌNH LÁI CON THUYỀN NIỆM PHẬT HƯỚNG ÐÚNG VỀ NƠI BẾN GHÉ “TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC”. HẦU GẶP ÐƯỢC ÐỨC “TIẾP DẪN ÐẠO SƯ” A DI ÐÀ PHẬT.

Vì thế cho nên ở nơi phần “phụ lục” nầy, người chú giải xin được bổ túc thêm vào một bài văn “PHÁT NGUYỆN” có “đầy đủ ý nghĩa” nhất của NGÀI Bát tổ “LIÊN TRÌ ÐẠI SƯ”, để cho các “liên hữu” y theo lời văn nầy mà tích cực tiến tu và cầu nguyện, để dễ dàng đạt được đến nơi Bảo sở.Sau đây là lời “PHÁT NGUYỆN VĂN” trên và “phương thức” để áp dụng :

* * *

(Sau phần “Niệm Phật”, niệm danh hiệu“Bồ Tát”, chú BÁT NHÔ và “VÃNG SANH xong rồi.

Hành giả quỳ ngay thẳng, chắp tay cung kính, đọc lời phát nguyện sau đây :“Cúi lạy phương Tây cõi AN LẠC,
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư.
Nay con phát nguyện, nguyện vãng sanh,
Nhờ lượng từ bi thương nhiếp thọ”.

(Chuông và lạy xuống 1 lạy, vẫn quỳ, chắp tay, đọc tiếp) :Nay con khắp vì:
Bốn ân, ba cõi,
Pháp giới chúng sanh.
cầu đạo Bồ Ðề, nhất thừa của PHẬT, chuyên tâm trì niệm, A DI ÐÀ PHẬT, muôn đức hồng danh, cầu sanh CỰC LẠC.

Lại bởi đệ tử, nghiệp nặng phước khinh, chướng sâu huệ cạn, nhiễm tâm dễ động, tịnh đức khó thành.

Nay đối Từ tôn, kính gieo năm vóc, bày tỏ một lòng, chí thành sám hối:

Con và chúng sanh, vô thỉ đến nay, mê muội chơn tâm, buông tham sân si, nhiễm dơ ba nghiệp 5, vô lượng vô biên, tội cấu đã gây, vô lượng vô biên, nghiệp oan đã kết.

NGUYỆN” ÐỀU TIÊU DIỆT. (Chuông, 1 lạy)

Con xin “khấn nguyện”:

Kể từ hôm nay, lập thệ nguyện sâu, xa lìa pháp ác, thề không còn tạo, siêng tu đạo chánh, thề chẳng thối lui, thề thành chánh giác, thề độ chúng sanh.

Xin đức Từ tôn, dùng “nguyện” Từ bi, chứng biết lòng con, thương xót đến con, gia bị cho con.“Nguyện” khi Trì, Niệm, hoặc lúc mộng mơ, được thấy thân vàng, A DI ÐÀ PHẬT, được chơi cõi TỊNH, của đấng đạo sư, được nhờ Từ tôn, cam lộ rưới đầu, quang minh chiếu thân, tay xoa đảnh con, áo đắp thân con, khiến cho con được, chướng cũ tiêu trừ, căn lành thêm lớn, mau tiêu phiền não, chóng phá vô minh, viên giác tâm mầu, sáng bừng mở rộng.

Tịch quang cảnh thật, thường được hiện tiền.

Khi con lâm chung, biết trước ngày giờ, thân không tất cả, bịnh khổ ách nạn.

Tâm dứt tất cả, tham luyến mê hoặc, các căn vui đẹp, chánh niệm phân minh, xả báo an lành, như vào thiền định.Phật A DI ÐÀ, QUÁN ÂM, THẾ CHÍ, hai đại Bồ Tát, cùng chư hiền thánh, phóng quang tiếp dẫn, tay báu dắt dìu, lầu các tràng phang, nhạc trời hương lạ, Tây Phương cảnh Phật, bày hiện rõ ràng, khiến cho chúng sanh, kẻ thấy người nghe, mừng vui khen cảm, phát lòng Bồ Ðề. (Chuông, 1 lạy).

Bấy giờ thân con, ngồi đài kim cang, bay theo sau Phật, trong khoảng sát na, sanh vào sen báu, nơi ao thất bảo, ở cõi Tây Phương.

Rồi khi hoa nở, thấy Phật Bồ Tát, nghe tiếng pháp mầu, chứng vô sanh nhẫn. Giây phút đi khắp, mười phương quốc độ, thừa sự chư Phật, nhờ ơn thọ ký.

Ðược “thọ ký” xong, ba thân bốn trí 6năm nhãn sáu thông 7,vô lượng trăm ngàn, môn đà ra ni, tất cả công đức, thảy đều thành tựu.

Từ đó về sau, không rời AN DƯỠNG, trở lại TA BÀ, phân thân vô số, khắp cả mười phương, dùng sức thần thông, tự tại khó bàn, cùng các phương tiện, độ thoát chúng sanh, đều khiến lìa nhiễm, chứng được Tịnh tâm, lên ngôi bất thối.

Nguyện” lớn như vậy:

Thế giới không tận, chúng sanh không tận, nghiệp và phiền não, thảy đều không tận. Ðại nguyện của con, cũng không cùng tận 8.

Nay con lễ PHẬT.
Phát nguyện tu trì.
Xin đem công đức,
Hồi thí hữu tình.
Bốn ân khắp báo,
Ba cõi đều nhờ.
Pháp giới chúng sanh,
Ðồng thành chủng trí.
(Chuông lạy 3 lạy).

Như trên vừa bày tỏ thì:

TA thấy Ðức THÍCH TÔN cứ mãi nhắc đi, nhắc lại hai chữ : PHÁT “NGUYỆN”“lời” và “ý” thảy đều “khẩn thiết”, cho đến phần cuối văn kinh của quyển “Tiểu bổn A DI ÐÀ” Kinh, NGÀI cũng vẫn còn có đôi phen bảo phải: PHÁT “NGUYỆN” CẦU ÐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC

TẠI SAO VẬY?‌

Bởi vì nếu được sanh về cõi CỰC LẠC, thì được:

– Ở cảnh giới vô cùng mầu đẹp trang nghiêm,

– Ðược thân sắc huỳnh kim, đầy đủ 32 tướng tốt.

(Xem lại các thư “GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT” cũ có nói các lời “NGUYỆN” về việc nầy).

– Dứt hẳn các nỗi khổ : “SANH”, “GIÀ”, “BỆNH”, “CHẾT”

– Ðược gần gũi với PHẬT, và chư Ðại BỒ TÁT, Thượng Thiện Nhơn.

– Ðược đầy đủ Thần thông, Tam muội.

– Mãi mãi không còn thối chuyển nơi quả vị “VÔ THƯỢNG BỒ ÐỀ”.

Lại nữa, Ta phải nên biết rằng:

– “TRÍ HUỆ” và “PHẬT NHÃN” của PHẬT nhìn thấy vô lượng sự lợi ích của việc vãng sanh như thế, cho nên NGÀI mới:

– Vận lòng “TỪ BI” vì để cứu độ các loài hữu tình mà khuyên chúng ta nên : PHÁT “NGUYỆN” VÃNG SANH

Tấm lòng “BI MẪN” của Ðức THÍCH TÔN và PHẬT A DI ÐÀ thật là vô lượng, không sao kể xiết.

Trong quyển:

ÐẠI BỔN “A DI ÐÀ” KINH (tức là “VÔ LƯỢNG THỌ KINH”) đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN, có lược kể qua về số lượng của các bậc “Ðại BỒ TÁT” được vãng sanh về cõi CỰC LẠC trong 14 PHẬT quốc độ như sau:

1. Cõi “TA BÀ” (của chúng ta)có đến : 67 ức bậc “BẤT THỐI CHUYỂN” Ðại BỒ TÁT được sanh về CỰC LẠC.

(Ghi chú:

Ðây là chỉ nói đến hàng “BẤT THỐI CHUYỂN” Ðại BỒ TÁT được sanh thôi, còn nếu như nói đến các hàng : “TIỂU HẠNH” BỒ TÁT

Và:

Những hàng “chúng sanh” tu tập Hạnh “NIỆM PHẬT” được vãng sanh về 9 phẩm, thì nhiều đến mức độ không sao kể xiết được).

2. Ở 13 quốc độ kia là:

  1. Cõi nước của Ðức PHẬT “VIỄN CHIẾU NHƯ LAI”,
  2. Cõi nước của Ðức PHẬT “BẢO TẠNG NHƯ LAI”.
  3. Cõi nước của Ðức PHẬT “VÔ LƯỢNG ÂM NHƯ LAI”,
  4. Cõi nước của Ðức PHẬT “CAM LỒ VỊ NHƯ LAI”.
  5. Cõi nước của Ðức PHẬT “LONG THẮNG NHƯ LAI”,
  6. Cõi nước của Ðức PHẬT “THẮNG LỰC NHƯ LAI”.
  7. Cõi nước của Ðức PHẬT “SƯ TỬ NHƯ LAI”,
  8. Cõi nước của Ðức PHẬT “LY CẤU QUANG NHƯ LAI”.
  9. Cõi nước của Ðức PHẬT “ÐỨC THỦ NHƯ LAI”,
  10. Cõi nước của Ðức PHẬT “DIỆU ÐỨC SƠN NHƯ LAI”.
  11. Cõi nước của Ðức PHẬT “NHƠN VƯƠNG NHƯ LAI”,
  12. Cõi nước của Ðức PHẬT “VÔ THƯỢNG HOA NHƯ LAI”.
  13. Cõi nước của Ðức PHẬT “VÔ ÚY NHƯ LAI”,

Cứ mỗi một “quốc độ” như vậy thì từ: 10 ức cho đến vô số bậc ÐẠI BỒ TÁT vãng sanh về CỰC LẠC.

Ðó là chưa kể đến hàng:

“TIỂU HẠNH” BỒ TÁT

Và:

Các hàng phàm phu phát tâm “TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN” mà Tu hạnh NIỆM PHẬT….được vãng sanh về CỰC LẠC thì nhiều đến : KHÔNG SAO KỂ XIẾT ÐƯỢC vậy.

HỎI:

“Với số đông như vậy, thì cõi CỰC LẠC chỗ đâu “dung chứa” cho hết được” ‌

ÐÁP:

Theo như KINH dạy:

1/- Có Ðức PHẬT lấy 1 cõi Ðại Thiên Thế giới làm một “PHẬT ÐỘ” (như PHẬT THÍCH CA) lấy 1 cõi ÐẠI THIÊN làm một PHẬT ÐỘ (Tức là cõi “TA BÀ” nầy của chúng ta).

2/- Có Ðức PHẬT lấy “hằng hà sa số cõi “ÐẠI THIÊN” làm một PHẬT ÐỘ.

Lại như theo trong KINH “PHÁP HOA” nói:

Sau nầy NGÀI “PHÚ LẦU NA DI ÐA LA NI TỬ” là một Ðại đệ tử của PHẬT, có biện tài “thuyết pháp vô ngại” sẽ thành PHẬT, hiệu là “PHÁP MINH NHƯ LAI”.

Ðức PHẬT nầy lấy “HẰNG HÀ SA” cõi “ÐẠI THIÊN” thế giới làm “PHẬT ÐỘ”.

3/- Chẳng hạn như Ðức Bổn sư THÍCH CA NHƯ LAI làm giáo chủ cõi “TA BÀ” gồm có “MỘT TỶ” thế giới nhỏ khác. Ở tại một Tỷ thế giới nhỏ đó, NGÀI hóa hiện ra “MỘT TỶ” PHẬT THÍCH CA, thị hiện đầy đủ “TÁM TƯỚNG THÀNH ÐẠO” (từ lúc “ÐẢN SANH”)cho đến, lúc “NHẬP NIẾT BÀN” (gọi là “THIÊN BÁ ỨC HÓA THÂN THÍCH CA MÂU NI PHẬT).

Thế thì:

Cõi “CỰC LẠC” gồm có cả đến từ : “ỨC, TRIỆU (TỶ) đến “HẰNG HÀ SA cõi ÐẠI THIÊN THẾ GIỚI”

Thì:

LO GÌ KHÔNG ÐỦ CHỖ CHỨA Ư?‌

Vả lại:

“Y BÁO” tùy theo “CHÁNH BÁO” mà hiện thành, cho nên Người vãng sanh nhiều bao nhiêu, thì : “CẢNH GIỚI” (QUỐC ÐỘ CỰC LẠC) cũng theo đó mà hiện ra rộng rãi bấy nhiêu.

Nói tóm lại:

Người tu “TỊNH ÐỘ” chúng ta phải nhớ nằm lòng 3 điều “CẦN YẾU” của “TÔNG MÔN” là:

“TÍN”, “HẠNH”, “NGUYỆN”

nầy chớ nên quên mất, mà trong đó, thì phần:

“NGUYỆN” là quan yếu đứng vào hàng bậc nhất vậy.

Các bậc “BỒ TÁT’, “TỔ SƯ” xưa, vì lòng Từ bi thương tưởng đến chúng sanh chúng ta đời sau, không biết phát “NGUYỆN” như thế nào để cho “HỢP” được với “bi nguyện độ sanh” của PHẬT, nên có vì “chúng ta” mà “soạn sẵn” ra lời “NGUYỆN” như sau:

“NIỆM PHẬT” công đức “THÙ THẮNG” hạnh,
Vô biên thắng Phước giai hồi hướng.
Phổ “NGUYỆN” pháp giới chư chúng sanh,
Tốc vãng “VÔ LƯỢNG QUANG” 9 PHẬT sát.
“NGUYỆN” tiêu tam chướng, trừ phiền não,
“NGUYỆN” đắc trí huệ chơn minh liễu.
Phổ “NGUYỆN” tội chướng tất tiêu trừ,
Thế thế thường hành BỒ TÁT đạo.
“NGUYỆN” sanh TÂY PHƯƠNG TỊNH ÐỘ trung,
Cửu phẩm LIÊN HOA vi phụ mẫu.
Hoa khai kiến PHẬT ngộ vô sanh,
Bất thối BỒ TÁT vi bạn lữ.
“NGUYỆN”:
Dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhứt thiết.
Ngã đẳng dữ chúng sanh.
Giai cộng thành PHẬT đạo.
(Chuông, 1 lạy)

(Phụ chú:

Trong bài “HỒI HƯỚNG” nầy, Ta thấy có đến 6 chữ: “NGUYỆN”

Như vậy thì đủ thấy là lời : “NGUYỆN” quan trọng xiết bao.

(Tạm dịch (Xuất ý):

“NIỆM PHẬT” là hạnh tốt lành,
Bao nhiêu “phước đức” sẵn dành chúng sinh.
“NGUYỆN” cho tất cả hàm linh,
Sớm về cõi TỊNH, nghe Kinh diệu huyền.
“NGUYỆN” tiêu ba chướng não phiền,
Cầu chơn “TRÍ HUỆ” phá xiềng vô minh.
“NGUYỆN” trừ tội chướng điêu linh,
Hạnh lành BỒ TÁT thường tinh tấn làm.
“NGUYỆN” sanh cõi TỊNH siêu phàm,
Hoa sen chín phẩm sẽ làm MẸ, CHA.
Hoa nở thấy PHẬT hiện ra,
Vô sanh chứng ngộ bạn ta THÁNH HIỀN.
“NGUYỆN” đem công đức hiện tiền,
Hướng về khắp cả các miền gần xa.
Con và Cha Mẹ Ông, Bà,
Chúng sanh giác ngộ chan hòa Pháp thân. (Chuông 1 lạy)

“NGUYỆN” như thế nầy thì mới được gọi là “CHƠN NGUYỆN” của người TU “TỊNH ÐỘ” vậy.