TẬP 20

QUYỂN NĂM MƯƠI LĂM

PHẨM LÌA THẾ GIAN THỨ BA MƯƠI TÁM PHẦN BA

 

Kinh văn: (chữ đậm là Kinh văn)

Phật tử ! Đại Bồ Tát phát mười thứ tâm không hạ liệt. Những gì là mười ? 

Phật tử ! Đại Bồ Tát nghĩ như vầy : Tôi sẽ hàng phục tất cả thiên ma và quyến thuộc của chúng. Đó là tâm không hạ liệt thứ nhất.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ phá tất cả ngoại đạo và tà pháp của họ. Đó là tâm không hạ liệt thứ hai.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ ở nơi tất cả chúng sinh khéo dùng lời khai thị ví dụ, đều khiến cho họ hoan hỉ. Đó là tâm không hạ liệt thứ ba.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ thành tựu viên mãn khắp pháp giới tất cả hạnh Ba la mật. Đó là tâm không hạ liệt thứ tư.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ tích tập tất cả phước đức tạng. Đó là tâm không hạ liệt thứ năm.

Lại nghĩ như vầy : Vô thượng bồ đề rộng lớn khó thành. Tôi sẽ tu hành, đều khiến cho viên mãn. Đó là tâm không hạ liệt thứ sáu.

Giảng giải: (chữ thường là giảng giải)

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát phát mười thứ tâm không hạ liệt. Những gì là mười ?

1. Đại Bồ Tát phải nghĩ như vầy : Tôi sẽ hàng phục tất cả thiên ma và quyến thuộc của chúng, khiến cho ma nam ma nữ cải ác hướng thiện, đừng có não hại người tu hành. Đó là tâm không hạ liệt thứ nhất.

2. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ phá tan tất cả ngoại đạo và tà thuyết của họ, tiêu diệt tà tri tà kiến dị luận của ngoại đạo. Đó là tâm không hạ liệt thứ hai.

3. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ đối với tất cả chúng sinh, khéo dùng lời để khai thị, dùng ví dụ để khiến cho họ thấu rõ đạo lý, đều khiến cho họ sinh tâm đại hoan hỉ. Đó là tâm không hạ liệt thứ ba.

4. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ thành tựu viên mãn khắp pháp giới tất cả hạnh Ba la mật. Đó là tâm không hạ liệt thứ tư.

5. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ tích tập tất cả phước đức tạng. Đó là tâm không hạ liệt thứ năm.

6. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Vô thượng bồ đề rộng lớn vô biên, không dễ gì thành tựu được, tôi sẽ tu hành, đều khiến cho viên mãn. Đó là tâm không hạ liệt thứ sáu.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ dùng vô thượng giáo hoá, vô thượng điều phục, để giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh. Đó là tâm không hạ liệt thứ bảy.

Lại nghĩ như vầy : Tất cả thế giới đủ thứ sự khác nhau, tôi sẽ dùng vô lượng thân, thành Đẳng Chánh Giác. Đó là tâm không hạ liệt thứ tám.

Lại nghĩ như vầy : Khi tôi tu hạnh Bồ Tát, nếu có chúng sinh đến chỗ tôi, xin tay chân tai mũi máu thịt xương cốt, vợ con voi ngựa, cho đến ngôi vua, tất cả như vậy, tôi đều xả được, không sinh một niệm tâm lo lắng hối tiếc, chỉ vì lợi ích tất cả chúng sinh, chẳng cầu quả báo. Dùng đại bi làm đầu, đại từ rốt ráo. Đó là tâm không hạ liệt thứ chín.

7. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ dùng vô thượng giáo hoá, để giáo hoá tất cả chúng sinh, dùng vô thượng điều phục, để điều phục tất cả chúng sinh. Đó là tâm không hạ liệt thứ bảy.

8. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Mười phương tất cả thế giới, có đủ thứ sự khác nhau. Tôi sẽ dùng vô lượng thân, thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Đó là tâm không hạ liệt thứ tám.

9. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Khi tôi tu hạnh Bồ Tát, nếu có chúng sinh đến chỗ tôi ở, xin tôi tay chân tai mũi máu thịt xương cốt, và vợ con, cùng voi ngựa, cho đến ngôi vua, tất cả nội tài và ngoại tài như vậy, tôi đều bố thí hết, tuyệt đối không sinh một niệm tâm lo lắng hối tiếc, chỉ biết vì lợi ích tất cả chúng sinh, chẳng cầu quả báo. Do đó có câu : « Thi ân bất cầu báo ». Dùng tâm đại bi làm đầu, dùng tâm đại từ rốt ráo. Đó là tâm không hạ liệt thứ chín.

Lại nghĩ như vầy : Ba đời hết thảy tất cả chư Phật, tất cả Phật pháp, tất cả chúng sinh, tất cả cõi nước, tất cả thế gian, tất cả ba đời, tất cả cõi hư không, tất cả pháp giới, tất cả cõi lời lẽ thi thiết, tất cả cõi Niết Bàn tịch diệt. Đủ thứ tất cả các pháp như vậy, tôi sẽ dùng một niệm huệ tương ưng, đều biết, đều giác, đều thấy, đều chứng, đều tu, đều dứt. Nhưng ở trong đó không có sự phân biệt, lìa phân biệt, không có đủ thứ sự khác biệt, không công đức, không cảnh giới, chẳng có, chẳng không, chẳng một, chẳng hai. Dùng trí không hai, biết tất cả hai. Dùng trí vô tướng, biết tất cả tướng. Dùng trí không phân biệt, biết tất cả sự phân biệt. Dùng trí không khác, biết tất cả khác nhau. Dùng trí không khác biệt, biết tất cả sự khác biệt. Dùng trí không thế gian, biết tất cả thế gian. Dùng trí không đời, biết tất cả đời. Dùng trí không chúng sinh, biết tất cả chúng sinh. Dùng trí không chấp trước, biết tất cả sự chấp trước. Dùng trí không trụ xứ, biết tất cả trụ xứ. Dùng trí không tạp nhiễm, biết tất cả tạp nhiễm. Dùng trí vô tận, biết tất cả tận. Dùng trí rốt ráo pháp giới, nơi tất cả thế giới thị hiện thân. Dùng trí lìa tiếng nói, thị hiện bất khả thuyết tiếng nói. Dùng trí một tự tánh, vào nơi không tự tánh. Dùng trí một cảnh giới, hiện đủ thứ cảnh giới. Biết tất cả pháp không thể nói, mà hiện đại tự tại lời nói. Chứng bậc nhất thiết trí, vì giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh, nơi tất cả thế gian, thị hiện đại thần thông biến hoá. Đó là tâm không hạ liệt thứ mười.

10. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Mười phương ba đời hết thảy tất cả chư Phật, tất cả Phật pháp, tất cả chúng sinh, tất cả cõi nước, tất cả thế gian, tất cả ba đời, tất cả cõi hư không, tất cả pháp giới, tất cả cõi lời lẽ thi thiết, tất cả cõi Niết Bàn tịch diệt. Đủ thứ tất cả các pháp như vậy, tôi sẽ dùng một niệm trí huệ tương ưng, đều biết được, đều giác ngộ được, đều thấy được thể của tất cả các pháp, đều chứng được lý của tất cả các pháp, đều tu hành tất cả pháp môn, đều dứt trừ tất cả phiền não. Nhưng ở trong đó không có sự phân biệt, lìa khỏi sự phân biệt. Không có đủ thứ sự khác biệt, không công đức, không cảnh giới, chẳng có, chẳng không, chẳng một, chẳng hai. Dùng trí không hai, biết tất cả hai. Dùng trí vô tướng, biết tất cả tướng. Dùng trí không phân biệt, biết tất cả sự phân biệt. Dùng trí không khác, biết tất cả khác nhau. Dùng trí không khác biệt, biết tất cả sự khác biệt. Dùng trí không thế gian, biết tất cả thế gian. Dùng trí không đời, biết tất cả đời. Dùng trí không chúng sinh, biết tất cả chúng sinh. Dùng trí không chấp trước, biết tất cả sự chấp trước. Dùng trí không trụ xứ, biết tất cả trụ xứ. Dùng trí không tạp nhiễm, biết tất cả tạp nhiễm. Dùng trí vô tận, biết tất cả tận. Dùng trí rốt ráo pháp giới, nơi tất cả thế giới thị hiện thân. Dùng trí lìa tiếng nói, thị hiện bất khả thuyết tiếng nói. Dùng trí một tự tánh, vào nơi không tự tánh. Dùng trí một cảnh giới, hiện đủ thứ cảnh giới. Biết tất cả pháp không thể nói, mà hiện đại tự tại lời nói. Chứng bậc nhất thiết trí, vì giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh, nơi tất cả thế gian, thị hiện đại thần thông biến hoá. Đó là tâm không hạ liệt thứ mười.

Phật tử ! Đó là đại Bồ Tát phát mười thứ tâm không hạ liệt. Nếu các Bồ Tát an trụ tâm nầy, thì sẽ đắc được tất cả Phật pháp tối thượng không hạ liệt.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là đại Bồ Tát phát mười thứ tâm không hạ liệt. Nếu các Bồ Tát an trụ tâm nầy, thì sẽ đắc được tất cả Phật pháp tối thượng không hạ liệt.

Phật tử ! Đại Bồ Tát ở nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, có mười thứ tâm tăng thượng như núi. Những gì là mười ?

Phật tử ! Đại Bồ Tát thường tác ý siêng tu pháp nhất thiết trí. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ nhất.

Luôn quán tất cả pháp tánh vốn không, chẳng chỗ đắc. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ hai.
Nguyện ở trong vô lượng kiếp hành Bồ Tát hạnh. Tu tất cả pháp trắng tịnh. Nhờ trụ tất cả pháp trắng tịnh, nên thấy biết vô lượng trí huệ của Như Lai. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ ba.

Vì cầu tất cả Phật pháp, tâm bình đẳng kính thờ các thiện tri thức, không cầu mong gì khác, không có tâm trộm pháp, chỉ sinh tâm tôn trọng chưa từng có. Tất cả hết thảy đều xả bỏ được. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ tư.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát đối với A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, có mười thứ tâm tăng thượng như núi. Những gì là mười ?

1. Phật tử ! Đại Bồ Tát thường tác ý siêng tu tất cả pháp nhất thiết trí huệ. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ nhất.

2. Luôn luôn quán tất cả pháp tánh vốn không, chẳng chỗ đắc. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ hai.

3. Phát nguyện ở trong vô lượng kiếp tu hành Bồ Tát hạnh, tu hành tất cả pháp trắng tịnh. Nhờ trụ tất cả pháp trắng tịnh, nên thấy biết vô lượng trí huệ của Như Lai. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ ba.

4. Vì cầu tất cả Phật pháp, tâm bình đẳng kính thờ các thiện tri thức, không cầu mong gì khác, không có tâm trộm pháp, đến đâu cũng chân thật cầu pháp, chỉ sinh tâm tôn trọng Phật pháp, chưa từng có sinh tâm trộm pháp. Tất cả hết thảy nội tài và ngoại tài của mình, đều xả bỏ được cho tất cả chúng sinh, chẳng có tâm xẻn tiếc. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ tư.

Nếu có chúng sinh mắng nhục phỉ báng, đánh đập cắt chém, làm khổ thân hình Bồ Tát, cho đến mất mạng, những việc như vậy, thảy đều thọ được, trọn không vì đó mà sinh tâm động loạn, sinh tâm sân hại, cũng chẳng thối bỏ đại bi hoằng thệ, càng khiến cho tăng trưởng, không có ngừng nghỉ. Tại sao ? Vì Bồ Tát ở nơi tất cả pháp, như thật xuất ly, xả bỏ thành tựu. Chứng được tất cả pháp của các Như Lai, nhẫn nhục nhu hoà, đã được tự tại. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ năm.

5. Nếu có chúng sinh, hoặc nhục mạ Bồ Tát, hoặc phỉ báng Bồ Tát, hoặc dùng cây đánh đập Bồ Tát, hoặc dùng đao cắt chém Bồ Tát, khiến cho thân thể Bồ Tát đau đớn đến cùng cực, cho đến mất mạng. Những cảnh giới như vậy, nghịch đến thuận thọ, đều chịu đựng được hết. Trọn không vì những việc đó mà sinh tâm cuồng loạn, sinh tâm sân hận, cũng chẳng thối bỏ đại bi hoằng thệ, chẳng những không thối chuyển, mà càng khiến cho tăng trưởng, không có khi nào ngừng nghỉ. Tại sao ? Vì Bồ Tát đối với tất cả pháp, như thật xuất ly, tức cũng là xả bỏ được tất cả các pháp, thành tựu được tất cả các pháp. Chứng được tất cả pháp của các Như Lai, lại có thể nhẫn nhục nhu hoà, vì đã được tự tại. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ năm.

Đại Bồ Tát thành tựu tăng thượng đại công đức. Quyến thuộc tăng thượng công đức. Dục tăng thượng công đức. Ngôi vua tăng thượng công đức. Tự tại tăng thượng công đức. Phước đức tăng thượng công đức. Trí huệ tăng thượng công đức. Tuy lại thành tựu công đức như vậy, nhưng trọn không sinh tâm nhiễm trước đối với những công đức đó. Như là : Không nhiễm trước vị, không nhiễm trước dục, không nhiễm trước tài sản, không nhiễm trước quyến thuộc. Chỉ ưa pháp thâm sâu, đi theo pháp, trụ theo pháp, theo pháp hướng đến, theo pháp rốt ráo. Dùng pháp làm chỗ nương tựa, dùng pháp làm chỗ cứu giúp, dùng pháp làm chỗ quy y, dùng pháp làm nhà, giữ gìn pháp, ưa thích pháp, mong cầu pháp, tư duy pháp.  

Phật tử ! Đại Bồ Tát tuy lại thọ đủ thứ pháp lạc, mà thường xa lìa các cảnh giới ma. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát ở trong đời quá khứ, đã phát tâm như vầy : Tôi sẽ khiến cho tất cả chúng sinh, thảy đều vĩnh viễn xa lìa các cảnh giới ma, trụ cảnh giới Phật. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ sáu.

6. Đại Bồ Tát thành tựu tăng thượng đại công đức, tức là nói về tăng thượng căn lành công đức ở trên trời, tăng thượng căn lành công đức ở tại nhân gian, tăng thượng căn lành công đức sắc tướng, tăng thượng căn lành công đức sức lực. Quyến thuộc tăng thượng công đức. Dục tăng thượng công đức. Ngôi vua tăng thượng công đức. Tự tại tăng thượng công đức. Phước đức tăng thượng công đức. Trí huệ tăng thượng công đức. Tuy lại thành tựu công đức như vậy, nhưng trọn không sinh tâm nhiễm trước đối với những công đức đó. Như là : Không nhiễm trước vị thiền, không nhiễm trước dục lạc, không nhiễm trước tài sản, không nhiễm trước quyến thuộc. Chỉ ưa thích Phật pháp thâm sâu, pháp đi đến đâu thì theo pháp đến đó, pháp trụ ở đâu thì theo pháp trụ ở đó, pháp hướng về đâu thì theo hướng về đó, pháp rốt ráo ở đâu thì theo pháp rốt ráo ở đó. Dùng pháp làm chỗ nương tựa của mình, dùng pháp làm chỗ cứu tinh của mình, dùng pháp làm chỗ quy y của mình, dùng pháp làm nhà của mình, phải giữ gìn Phật pháp nầy, phải ưa thích Phật pháp nầy, phải mong cầu Phật pháp nầy, phải tư duy Phật pháp nầy.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tuy lại thọ đủ thứ pháp lạc, mà thường xa lìa các cảnh giới ma. Cảnh giới ma tức là hiện ra cảnh giới tốt, khiến cho bạn vui mừng mà quên tu hành. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát ở trong đời quá khứ, đã từng phát tâm nguyện như vầy : Tôi sẽ khiến cho tất cả chúng sinh, thảy đều vĩnh viễn xa lìa các cảnh giới ma, an ổn trụ nơi tất cả cảnh giới của chư Phật – Thường tịch quang tịnh độ. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ sáu.

Đại Bồ Tát vì cầu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đã ở trong vô lượng A tăng kỳ kiếp, hành Bồ Tát đạo, tinh tấn không giải đãi, cho rằng tôi nay mới phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, hành Bồ Tát hạnh, cũng chẳng kinh, cũng chẳng sợ, cũng chẳng hãi. Tuy có thể một niệm thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nhưng vì chúng sinh mà ở trong vô lượng kiếp, hành Bồ Tát hạnh, không có ngừng nghỉ. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ bảy.

Đại Bồ Tát biết tất cả chúng sinh tánh chẳng hoà thiện, khó điều khó độ, không thể báo ân. Cho nên vì họ mà phát đại thệ nguyện, muốn khiến cho đều được tâm ý tự tại, sở hành vô ngại, xả lìa niệm ác, chẳng ở chỗ người khác, sinh các phiền não. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ tám.

7. Đại Bồ Tát vì cầu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đã ở trong vô lượng A tăng kỳ kiếp, tu hành Bồ Tát đạo, rất tinh tấn không giải đãi, Bồ Tát nói rằng : Tôi hiện nay mới phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, kỳ thật Bồ Tát sớm đã phát tâm. Bồ Tát rất khiêm nhường nói : Tôi hiện tại mới hành Bồ Tát hạnh, cũng chẳng kinh tất cả pháp, cũng chẳng sợ tất cả pháp, cũng chẳng hãi tất cả pháp. Tuy có thể ở trong một niệm, liền thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nhưng vì muốn giáo hoá tất cả chúng sinh, mà ở trong vô lượng kiếp, vẫn tu hành Bồ Tát hạnh, không khi nào ngừng nghỉ. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ bảy.

8. Đại Bồ Tát biết tánh của tất cả chúng sinh, chẳng hoà khí và thân thiện, rất là cang cường, thật rất khó điều phục. Chúng sinh đó không thể biết ân, không thể báo ân. Bởi vậy cho nên Bồ Tát mới vì họ mà phát đại thệ nguyện, muốn khiến cho chúng sinh đó, đều được tâm ý tự tại, sở hành vô ngại, xả lìa hết những niệm ác, chẳng làm cho người khác sinh các phiền não. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ tám.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Chẳng phải người khác khiến cho tôi phát tâm bồ đề, cũng chẳng phải chờ người khác giúp tôi tu hành. Tôi tự phát tâm, tập các Phật pháp, thệ hứa tự cố gắng, hết kiếp thuở vị lai, hành Bồ Tát đạo, thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cho nên nay tôi tu Bồ Tát hạnh, sẽ tịnh tâm mình, cũng tịnh tâm người khác. Sẽ biết cảnh giới mình, cũng biết cảnh giới người khác. Tôi sẽ bình đẳng với cảnh giới của ba đời chư Phật. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ chín.

9. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi phát bồ đề tâm, là do từ trong chân tâm phát ra, chứ chẳng phải bị người khác bắt buộc khiến cho tôi phát tâm bồ đề, cũng chẳng phải chờ người khác giúp tôi tu hành, là do tôi tự phát tâm tu hành đủ thứ căn lành, tích tập pháp lành tất cả Phật pháp. Tôi phát thệ tự hứa với lòng mình cố gắng, hết kiếp thuở vị lai, hành Bồ Tát đạo, thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Bởi vậy cho nên nay tôi tu Bồ Tát hạnh, phải tịnh tâm ý mình, khiến cho trong tâm chẳng có vọng tưởng, cũng khiến cho người khác tâm thanh tịnh, cũng chẳng có tạp niệm. Tôi phải biết cảnh giới mình, cũng phải biết cảnh giới người khác. Tóm lại, biết mình là người như thế nào, cũng biết người khác ra sao. Tôi sẽ bình đẳng với cảnh giới của tất cả chư Phật mười phương ba đời. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ chín.

Đại Bồ Tát quán sát như vầy : Không có một pháp nào tu Bồ Tát hạnh, không có một pháp nào viên mãn Bồ Tát hạnh, không có một pháp nào giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh, không có một pháp nào cúng dường cung kính tất cả chư Phật. Không có một pháp nào ở nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đã thành, đang thành, sẽ thành. Không có một pháp nào đã nói, đang nói, sẽ nói. Người nói và pháp đều bất khả đắc, mà cũng không bỏ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tại sao ? Vì Bồ Tát cầu tất cả pháp, đều không chỗ đắc, như vậy sinh ra A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cho nên đối với pháp, tuy không chỗ đắc, mà siêng tu tập tăng thượng nghiệp lành, thanh tịnh đối trị, trí huệ viên mãn, niệm niệm tăng trưởng, đầy đủ tất cả. Tâm Bồ Tát đối với pháp nầy, không kinh không sợ, chẳng nghĩ rằng : Nếu tất cả pháp thảy đều tịch diệt, thì tôi cầu đạo vô thượng bồ đề còn có ý nghĩa gì ? Đó là tâm tăng thượng như núi thứ mười.

10. Đại Bồ Tát lại quán sát như vầy : Chẳng phải dùng một pháp để tu Bồ Tát hạnh, phải dùng rất nhiều thứ pháp để tu Bồ Tát hạnh, tức cũng là phải dùng pháp môn lục độ vạn hạnh để tu hành, mới có thể viên mãn thành tựu Bồ Tát hạnh. Chẳng có một pháp nào có thể viên mãn Bồ Tát hạnh, phải dùng đủ thứ pháp để viên mãn Bồ Tát hạnh. Chẳng có một pháp nào có thể giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh, phải dùng đủ thứ pháp môn phương tiện khéo léo, để giáo hoá điều phục. Tuy giáo hoá tất cả chúng sinh, điều phục tất cả chúng sinh, nhưng không chấp trước. Chẳng có một pháp nào có thể cúng dường cung kính tất cả chư Phật, phải dùng đủ thứ pháp để cúng dường cung kính tất cả chư Phật. Chẳng có một pháp nào có thể đối với A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu. Chẳng có một pháp nào đã nói, đang nói, sẽ nói. Người nói và pháp đều bất khả đắc, nhưng cũng không bỏ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát cầu tất cả pháp, đều không chỗ đắc, như vậy mới sinh ra A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Bởi vậy cho nên đối với tất cả pháp, tuy không chỗ đắc, mà Bồ Tát vẫn siêng tu tập tăng thượng nghiệp lành, thanh tịnh đối trị, trí huệ đã đến được cảnh giới viên mãn. Ở trong niệm niệm đều tăng trưởng, tất cả pháp đều đầy đủ chẳng thiếu. Tâm Bồ Tát đối với pháp nầy, không kinh hãi không sợ sệt. Bồ Tát tuyệt đối chẳng nghĩ rằng : Nếu tất cả pháp thảy đều tịch diệt, thì tôi cầu đạo vô thượng bồ đề còn có ý nghĩa gì. Đó là tâm tăng thượng như núi thứ mười.

Phật tử ! Đó là mười thứ tâm tăng thượng như núi của Bồ Tát nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nếu các Bồ Tát an trụ trong đó, thì sẽ đắc được tâm tăng thượng như núi đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười thứ tâm tăng thượng như núi của Bồ Tát nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp đó, thì sẽ đắc được tâm tăng thượng như núi đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ trí như biển vào A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Những gì là mười ? 

Đó là : Vào tất cả vô lượng cõi chúng sinh, đó là trí như biển thứ nhất. 

Vào tất cả thế giới mà chẳng khởi phân biệt, đó là trí như biển thứ hai. 

Biết tất cả cõi hư không vô lượng vô ngại, vào khắp mười phương tất cả lưới thế giới khác biệt, đó là trí như biển thứ ba. 

Đại Bồ Tát khéo vào khắp pháp giới, đó là : Vào vô ngại, vào không dứt, vào chẳng thường, vào vô lượng, vào chẳng sinh, vào chẳng diệt, vào tất cả, vì đều biết rõ. Đó là trí như biển thứ tư. 

Đại Bồ Tát ở trong quá khứ, vị lai, hiện tại, chư Phật Bồ Tát pháp sư Thanh Văn Độc Giác, và tất cả phàm phu tích tập căn lành, đã tích tập, đang tích tập, sẽ tích tập. Ba đời chư Phật nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đã thành, đang thành, sẽ thành, hết thảy căn lành. Ba đời chư Phật thuyết pháp điều phục tất cả chúng sinh, đã nói, đang nói, sẽ nói, hết thảy căn lành. Nơi đó tất cả thảy đều biết rõ, đều tin tuỳ hỷ, nguyện thích tu tập, không có nhàm đủ. Đó là trí như biển thứ năm.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ trí như biển vào A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát vào tất cả vô lượng cõi chúng sinh, đó là trí huệ như biển thứ nhất.

2. Bồ Tát vào tất cả thế giới mà chẳng khởi phân biệt, đó là trí huệ như biển thứ hai.

3. Bồ Tát biết tất cả cõi hư không đều là vô lượng vô ngại, vào khắp mười phương tất cả lưới thế giới khác biệt, đó là trí huệ như biển thứ ba.

4. Đại Bồ Tát khéo vào khắp pháp giới, đó là : Vào tất cả pháp giới không chướng ngại, vào tất cả pháp giới không dứt, vào tất cả pháp giới chẳng thường, vào tất cả pháp giới không có số lượng. Lại vào chẳng sinh, lại vào chẳng diệt, vào tất cả, vì Bồ Tát đều biết rõ. Đó là trí huệ như biển thứ tư.

5. Đại Bồ Tát ở trong quá khứ, vị lai, hiện tại, nơi chư Phật Bồ Tát, pháp sư, Thanh Văn, Độc Giác, và tất cả phàm phu tích tập căn lành, đã tích tập, đang tích tập, sẽ tích tập. Mười phương ba đời tất cả chư Phật, nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu, hết thảy căn lành. Ba đời chư Phật thuyết pháp, điều phục tất cả chúng sinh, đã nói, đang nói, sẽ nói, hết thảy căn lành. Đối với tất cả hết thảy chư Phật, Bồ Tát thảy đều biết rõ, đều tin sâu tuỳ hỷ, nguyện thích tu tập, không khi nào nhàm đủ. Đó là trí huệ như biển thứ năm.

Đại Bồ Tát ở trong niệm niệm, vào đời quá khứ bất khả thuyết kiếp. Ở trong tất cả kiếp, hoặc trăm ức Phật ra đời, hoặc ngàn ức Phật ra đời, hoặc trăm ngàn ức Phật ra đời, hoặc vô số, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả số, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết, vượt qua toán số chư Phật Thế Tôn xuất hiện ra đời, và đạo tràng chúng hội Thanh Văn Bồ Tát của chư Phật đó, thuyết pháp điều phục tất cả chúng sinh, thọ mạng dài ngắn, pháp trụ lâu mau, tất cả như vậy, thảy đều thấy rõ. Như một kiếp, tất cả các kiếp, cũng đều như vậy. 

Hết thảy chúng sinh trong những kiếp không có Phật, có gieo trồng các căn lành nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cũng đều biết rõ. Nếu có chúng sinh căn lành đã thành thục, ở đời vị lai sẽ được thấy Phật, cũng đều biết rõ. Quán sát đời quá khứ bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp như vậy, tâm không nhàm đủ. Đó là trí như biển thứ sáu.

6. Đại Bồ Tát ở trong niệm niệm, vào đời quá khứ bất khả thuyết kiếp. Ở trong tất cả kiếp, hoặc có trăm ức Phật ra đời, hoặc có ngàn ức Phật ra đời, hoặc có trăm ngàn ức Phật ra đời, hoặc có vô số, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả số, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết, vượt qua toán số chư Phật Thế Tôn xuất hiện ra đời, và đạo tràng chúng hội Thanh Văn Bồ Tát của chư Phật đó, thuyết pháp điều phục tất cả chúng sinh, thọ mạng dài, hoặc ngắn, pháp trụ lâu mau, tất cả tình hình như vậy, Bồ Tát thảy đều thấy rõ. Như một kiếp, tất cả các kiếp, cũng đều như vậy. Hết thảy chúng sinh trong những kiếp không có Phật, có gieo trồng các căn lành nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, Bồ Tát cũng đều biết rõ. Nếu có chúng sinh căn lành đã thành thục, ở đời vị lai sẽ được thấy Phật, Bồ Tát cũng đều biết rõ. Quán sát đời quá khứ bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp như vậy, tâm Bồ Tát không nhàm đủ. Đó là trí huệ như biển thứ sáu.

Đại Bồ Tát vào đời vị lai, quán sát phân biệt tất cả các kiếp, vô lượng vô biên. Biết kiếp nào có Phật, kiếp nào không có Phật, kiếp nào có bao nhiêu Như Lai ra đời. Mỗi đức Như Lai danh hiệu như thế nào ? Trụ ở thế giới nào ? Thế giới tên gì ? Độ bao nhiêu chúng sinh ? Thọ mạng bao lâu ? Quán sát như vậy, hết thuở vị lai, thảy đều biết rõ, không thể cùng tận, mà không nhàm đủ. Đó là trí như biển thứ bảy.

7. Đại Bồ Tát vào đời vị lai, quán sát phân biệt tất cả các kiếp, nhiều vô lượng vô biên. Bồ Tát biết kiếp nào có Phật, kiếp nào không có Phật, kiếp nào có bao nhiêu vị Phật ra đời. Mỗi vị Phật danh hiệu như thế nào ? Trụ ở thế giới nào ? Thế giới tên là gì ? Độ được bao nhiêu chúng sinh ? Thọ mạng dài bao lâu ? Bồ Tát quán sát như vậy, hết thuở vị lai, thảy đều biết rõ, không thể cùng tận, không khi nào nhàm đủ. Đó là trí huệ như biển thứ bảy.

Đại Bồ Tát vào đời hiện tại, quán sát tư duy. Ở trong niệm niệm, thấy khắp mười phương vô biên phẩm loại, bất khả thuyết thế giới, đều có chư Phật. Nơi vô thượng bồ đề, đã thành, đang thành, sẽ thành. Đi đến đạo tràng, dưới cội bồ đề, ngồi trên toà cỏ cát tường, hàng phục ma quân, thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Từ cội bồ đề đứng dậy, đi vào thành ấp, thăng lên cung điện trời, nói pháp vi diệu, chuyển bánh xe pháp lớn, thị hiện thần thông, điều phục chúng sinh, cho đến phó chúc pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, xả bỏ thọ mạng, vào Bát Niết Bàn. Vào Niết Bàn rồi, kết tập pháp tạng, khiến trụ lâu ở đời. Trang nghiêm tháp Phật, đủ thứ cúng dường. Cũng thấy hết thảy chúng sinh ở thế giới đó, gặp Phật nghe pháp, thọ trì đọc tụng, nghĩ nhớ tư duy, tăng trưởng huệ hiểu. Quán sát như vậy, khắp cùng mười phương, mà nơi Phật pháp không có sai lầm. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát đã biết chư Phật thảy đều như mộng, mà hay đi đến chỗ tất cả chư Phật, cung kính cúng dường. Lúc đó Bồ Tát chẳng chấp vào thân mình, chẳng chấp chư Phật, chẳng chấp thế giới, chẳng chấp chúng hội, chẳng chấp thuyết pháp, chẳng chấp kiếp số, mà thấy Phật nghe pháp, quán sát thế giới, vào các kiếp số, không có nhàm đủ. Đó là trí như biển thứ tám.

8. Đại Bồ Tát vào đời hiện tại, quán sát tư duy. Ở trong niệm niệm, thấy khắp mười phương vô biên phẩm loại, bất khả thuyết thế giới, đều có chư Phật. Nơi vô thượng bồ đề, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu. Đi đến đạo tràng, ở dưới cội bồ đề, ngồi trên toà cỏ cát tường, hàng phục tất cả ma quân, thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Thành Phật rồi, từ toà cỏ cát tường đứng dậy, đi vào thành thị và thôn ấp, lại thăng lên cung điện trời, nói pháp vi diệu, chuyển bánh xe pháp lớn, thị hiện thần thông, điều phục chúng sinh, cho đến phó chúc pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề cho đệ tử của Phật. Phật xả bỏ thọ mạng, vào Bát Niết Bàn. Vào Niết Bàn rồi, các đệ tử kết tập pháp tạng, khiến cho pháp vĩnh viễn trụ lâu ở thế gian. Lại kiến tạo bảo tháp trang nghiêm, dùng đủ thứ hương hoa để cúng dường. Lại thấy hết thảy chúng sinh ở những thế giới đó, gặp Phật nghe pháp, thọ trì tất cả Phật pháp, đọc tụng tất cả Phật pháp, nghĩ nhớ tất cả Phật pháp, tư duy tất cả Phật pháp, tăng trưởng tất cả Phật pháp, huệ hiểu hết thảy Phật pháp. Quán sát như vậy, khắp cùng mười phương, mà đối với Phật pháp không có chỗ sai lầm nào. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát đã biết chư Phật thảy đều như mộng như huyễn, mà hay đi đến đạo tràng của tất cả chư Phật, cung kính chư Phật, cúng dường chư Phật. Lúc đó, Bồ Tát chẳng chấp vào thân tướng của mình, cũng chẳng chấp vào chư Phật, cũng chẳng chấp vào tất cả thế giới, cũng chẳng chấp vào chúng hội, cũng chẳng chấp vào thuyết pháp, cũng chẳng chấp vào kiếp số. Tuy không chấp trước vào tất cả, nhưng thấy Phật nghe pháp, quán sát thế giới, vào các kiếp số, không có nhàm đủ. Đó là trí huệ như biển thứ tám.

Đại Bồ Tát ở nơi bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, trong mỗi mỗi kiếp, cúng dường cung kính bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng chư Phật. Thị hiện thân mình chết đây sinh kia, dùng tất cả đồ cúng dường hơn hẳn ba cõi để cúng dường, và cúng dường Bồ Tát Thanh Văn tất cả đại chúng. Mỗi mỗi đức Như Lai vào Bát Niết Bàn rồi, đều dùng đồ cúng vô thượng để cúng dường xá lợi, và rộng tu hành bố thí để chúng sinh đầy đủ.

Phật tử ! Đại Bồ Tát dùng tâm không thể nghĩ bàn, tâm không cầu báo, tâm rốt ráo, tâm lợi ích, nơi bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, vì A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cúng dường chư Phật, lợi ích chúng sinh, hộ trì chánh pháp, khai thị diễn nói. Đó là trí như biển thứ chín.

9. Đại Bồ Tát ở nơi bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, trong mỗi mỗi kiếp, cúng dường cung kính bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng chư Phật. Thị hiện thân mình, chết ở đây, lại sinh về bên kia. Dùng tất cả đồ cúng dường hơn hẳn ba cõi để cúng dường chư Phật, và cúng dường Bồ Tát cùng Thanh Văn với tất cả đại chúng. Mỗi một vị Phật vào Bát Niết Bàn rồi, đều dùng đồ cúng vô thượng để cúng dường xá lợi Phật, và rộng tu hành bố thí để chúng sinh đầy đủ sự nhu cầu.

Phật tử ! Đại Bồ Tát dùng tâm không thể nghĩ bàn, tâm không cầu báo đáp, tâm rốt ráo bố thí, tâm lợi ích chúng sinh, trong bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, vì A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, mà cúng dường chư Phật, lợi ích chúng sinh, hộ trì chánh pháp, khai thị diễn nói. Đó là trí huệ như biển thứ chín.

Đại Bồ Tát ở chỗ tất cả chư Phật, ở chỗ tất cả Bồ Tát, ở chỗ tất cả Pháp sư, một lòng chuyên cầu pháp của Bồ Tát nói, pháp của Bồ Tát học, pháp của Bồ Tát dạy, pháp của Bồ Tát tu hành, pháp thanh tịnh của Bồ Tát, pháp thành thục của Bồ Tát, pháp điều phục của Bồ Tát, pháp bình đẳng của Bồ Tát, pháp xuất ly của Bồ Tát, pháp tổng trì của Bồ Tát. Đắc được pháp nầy rồi, thọ trì đọc tụng, phân biệt giải nói, không có nhàm đủ, khiến cho vô lượng chúng sinh ở trong Phật pháp, phát tâm nhất thiết trí tương ưng, vào tướng chân thật, được không thối chuyển nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Bồ Tát nơi bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp không nhàm đủ như vậy. Đó là trí như biển thứ mười.

10. Đại Bồ Tát ở chỗ đạo tràng của tất cả chư Phật, ở chỗ đạo tràng của tất cả Bồ Tát, ở chỗ đạo tràng của tất cả Pháp sư, một lòng chuyên cầu pháp của Bồ Tát nói, pháp của Bồ Tát học, pháp của Bồ Tát dạy, pháp của Bồ Tát tu hành, pháp thanh tịnh của Bồ Tát, pháp thành thục của Bồ Tát, pháp điều phục của Bồ Tát, pháp bình đẳng của Bồ Tát, pháp xuất ly của Bồ Tát, pháp tổng trì của Bồ Tát. Bồ Tát đắc được tất cả pháp đó rồi, tự mình thọ trì đọc tụng, vì chúng sinh phân biệt giải nói, không khi nào nhàm đủ, khiến cho vô lượng chúng sinh ở trong Phật pháp, phát tâm nhất thiết trí tương ưng, vào tướng chân thật, được không thối chuyển nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Bồ Tát ở trong bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp không nhàm đủ như vậy. Đó là trí như biển thứ mười.

Phật tử ! Đó là mười thứ trí như biển vào A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được biển đại trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười thứ pháp trí huệ như biển vào A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được biển đại trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Ở trên là ba trăm câu trả lời của Bồ Tát Phổ Hiền, trả lời ba mươi câu hỏi của Bồ Tát Phổ Huệ hỏi về thập hạnh, vì hỏi một đáp mười vậy.

4. TRẢ LỜI PHÁP THẬP HỒI HƯỚNG

Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, có mười thứ trụ như thật. Những gì là mười ? 

Phật tử ! Đại Bồ Tát đều có thể đi đến vô số thế giới chỗ chư Phật Như Lai, chiêm ngưỡng đảnh lễ, thừa sự cúng dường. Đó là trụ như thật thứ nhất.

Nơi bất khả tư nghì chỗ các đức Như Lai, lắng nghe chánh pháp, thọ trì nghĩ nhớ, chẳng khiến quên mất, suy gẫm phân biệt, giác huệ tăng trưởng, làm như vậy, khắp cùng mười phương. Đó là trụ như thật thứ hai.

Nơi cõi nầy chết, nơi kia hiện thọ sinh, mà đối với Phật pháp không có sự mê hoặc. Đó là trụ như thật thứ ba.
Biết từ một pháp sinh ra tất cả pháp, mà có thể mỗi mỗi pháp phân biệt diễn nói. Dùng tất cả pháp đủ thứ nghĩa, rốt ráo đều là một nghĩa. Đó là trụ như thật thứ tư.

Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng, các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (Vô Thượng Chánh Dẳng Chánh Giác), có mười thứ trụ như thật. Những gì là mười ?

1. Phật tử ! Đại Bồ Tát đều có thể đi đến vô số thế giới, chỗ đạo tràng của chư Phật Như Lai, chiêm ngưỡng chư Phật, đảnh lễ chư Phật, thừa sự chư Phật, cúng dường chư Phật. Đó là trụ như thật thứ nhất.

2. Trong bất khả tư nghì đạo tràng của các đức Như Lai, lắng nghe chánh pháp của chư Phật nói, thọ trì Phật pháp, nghĩ nhớ Phật pháp, chẳng khiến cho Phật pháp quên mất, suy gẫm phân biệt, giác huệ tăng trưởng, làm như vậy, khắp cùng mười phương. Đó là trụ như thật thứ hai.

3. Ở nơi cõi nầy chết, ở nơi kia thị hiện thọ sinh, mà đối với Phật pháp không có sự mê hoặc. Đó là trụ như thật thứ ba.

4. Bồ Tát biết từ trong một pháp sinh ra tất cả pháp. Do đó có câu : « Một làm vô lượng, vô lượng làm một », mà trong mỗi mỗi pháp phân biệt diễn nói đạo lý khác nhau. Dùng đủ thứ nghĩa tất cả pháp, rốt ráo đều là một nghĩa. Đó là trụ như thật thứ tư.

Biết nhàm lìa phiền não, biết ngừng phiền não, biết phòng hộ phiền não, biết dứt trừ phiền não, tu Bồ Tát hạnh, chẳng chứng thật tế, rốt ráo đến nơi thật tế bờ bên kia. Phương tiện khéo léo, khéo học chỗ đáng học, khiến cho hạnh nguyện thuở xưa đều được thành tựu viên mãn, thân chẳng mệt mỏi. Đó là trụ như thật thứ năm. 

Biết tất cả chúng sinh chỗ tâm phân biệt, đều không có xứ sở, mà cũng nói có đủ thứ phương xứ. Tuy không phân biệt, không chỗ tạo tác, vì muốn điều phục tất cả chúng sinh, mà có sự tu hành, có tạo tác. Đó là trụ như thật thứ sáu. 

5. Bồ Tát biết nhàm lìa tất cả phiền não, biết ngừng tất cả phiền não, biết phòng hộ tất cả phiền não, biết dứt trừ tất cả phiền não. Tu Bồ Tát hạnh, chẳng chứng thật tế, rốt ráo đến nơi thật tế bờ bên kia. Đã có thể thành Phật, nhưng chẳng cầu chứng quả Phật. Dùng pháp môn phương tiện khéo léo, khéo học tất cả pháp đáng học, khéo tu tất cả pháp đáng tu, khiến cho hạnh nguyện thuở xưa phát ra, đều được thành tựu viên mãn, thân chẳng cảm thấy mệt mỏi. Đó là trụ như thật thứ năm.

6. Bồ Tát biết tất cả tâm chúng sinh, có sự phân biệt, vốn không có xứ sở, tức cũng là chẳng có trụ xứ thật tại, nhưng cũng có thể nói dùng đủ thứ phương tiện. Vốn chẳng có xứ sở, nhưng dùng pháp lành phương tiện, nói ra có một xứ sở. Do đó :

« Các pháp tùng bổn lai,
Thường tự tịch diệt tướng ».

Tuy không có phân biệt, không chỗ tạo tác, nhưng vì muốn điều phục tất cả chúng sinh, mà có sự tu hành, có tạo tác. Đó là trụ như thật thứ sáu.

Biết tất cả pháp đều đồng một tánh, đó là không tánh. Không có đủ thứ tánh, không có vô lượng tánh, không thể tính đếm tánh, không thể xưng lượng tánh. Không sắc, không tướng. Hoặc một, hoặc nhiều, đều bất khả đắc, mà chắc chắn biết rõ, đó là pháp chư Phật, đó là pháp Bồ Tát, đó là pháp Độc Giác, đó là pháp Thanh Văn, đó là pháp phàm phu, đó là pháp thiện, đó là pháp bất thiện, đó là pháp thế gian, đó là pháp xuất thế gian, đó là pháp lỗi lầm, đó là pháp không lỗi lầm, đó là pháp hữu lậu, đó là pháp vô lậu, cho đến đó là pháp hữu vi, đó là pháp vô vi. Đó là trụ như thật thứ bảy.

7. Bồ Tát biết tất cả pháp đều đồng một tánh, pháp vốn không tánh, không có đủ thứ tánh, không có vô lượng tánh, không thể tính đếm tánh, không thể xưng lượng tánh. Không có sắc, không có tướng. Hoặc là một, hoặc là nhiều, đều bất khả đắc. Tuy bất khả đắc, mà chắc chắn biết rõ, đó là pháp của tất cả chư Phật nói, đó là pháp của tất cả Bồ Tát nói, đó là pháp của Thánh nhân Độc Giác nói, đó là pháp của Thánh nhân Thanh Văn nói, đó là pháp của phàm phu nói, đó là pháp thiện, đó là pháp bất thiện, đó là pháp thế gian, đó là pháp xuất thế gian, đó là pháp có lỗi lầm, đó là pháp không có lỗi lầm, đó là pháp hữu lậu, đó là pháp vô lậu, cho đến đó là pháp hữu vi, đó là pháp vô vi. Đó là trụ như thật thứ bảy.

Đại Bồ Tát cầu Phật bất khả đắc, cầu Bồ Tát bất khả đắc, cầu pháp bất khả đắc, cầu chúng sinh bất khả đắc, mà cũng chẳng bỏ điều phục chúng sinh, khiến cho các pháp thành chánh giác nguyện. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát khéo léo quán sát, biết sự phân biệt của tất cả chúng sinh, biết cảnh giới của tất cả chúng sinh, phương tiện giáo hoá, khiến cho đắc được Niết Bàn. Vì muốn đầy đủ nguyện giáo hoá chúng sinh, mà tu hành Bồ Tát hạnh. Đó là trụ như thật thứ tám.

8. Đại Bồ Tát cầu Phật bất khả đắc, cầu Bồ Tát bất khả đắc, cầu pháp bất khả đắc, cầu chúng sinh bất khả đắc, nhưng cũng chẳng bỏ điều phục chúng sinh, khiến cho các pháp thành tựu chánh giác nguyện lực. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát khéo léo quán sát, biết sự phân biệt của tất cả chúng sinh, biết cảnh giới của tất cả chúng sinh, phương tiện giáo hoá khai đạo tất cả chúng sinh, khiến cho đắc được Niết Bàn. Vì muốn đầy đủ nguyện giáo hoá chúng sinh, mà tu hành Bồ Tát hạnh. Đó là trụ như thật thứ tám.

Đại Bồ Tát biết phương tiện thuyết pháp khéo léo, thị hiện Niết Bàn, vì độ chúng sinh. Hết thảy phương tiện, tất cả đều là tâm tưởng kiến lập, chẳng phải điên đảo, cũng chẳng phải hư dối. Tại sao ? Vì Bồ Tát biết rõ tất cả các pháp, ba đời bình đẳng, như như bất động, thật tế không trụ. Chẳng thấy có một chúng sinh đã thọ sự giáo hoá, đang thọ sự giáo hoá, sẽ thọ sự giáo hoá. Cũng tự biết rõ không có chỗ tu hành, không có chút pháp hoặc sinh, hoặc diệt, mà có thể đắc được, mà nương nơi tất cả pháp, khiến cho sở nguyện chẳng không. Đó là trụ như thật thứ chín.

9. Đại Bồ Tát biết phương tiện thuyết pháp khéo léo, thị hiện Niết Bàn, vì độ tất cả chúng sinh. Hết thảy phương tiện, tất cả đều là tâm tưởng kiến lập, đó chẳng phải là điên đảo, cũng chẳng phải là hư dối. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát biết rõ tất cả các pháp, ba đời đều là bình đẳng, như như bất động, thật tế không trụ. Chẳng thấy có một chúng sinh đã thọ sự giáo hoá, hiện đang thọ giáo hoá, sẽ thọ sự giáo hoá. Cũng tự biết rõ mình không có chỗ tu hành, không có chút pháp hoặc sinh, hoặc diệt, mà có thể đắc được, mà nương nơi tất cả pháp, khiến cho sở phát nguyện chẳng không. Đó là trụ như thật thứ chín.

Đại Bồ Tát nơi vô lượng chư Phật không nghĩ bàn, ở chỗ mỗi vị Phật, nghe bất khả thuyết bất khả thuyết pháp thọ ký, danh hiệu đều khác nhau, kiếp số khác nhau. Từ một kiếp, cho đến bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, thường nghe như vậy. Nghe rồi tu hành, chẳng sợ hãi, chẳng mê hoặc. Vì biết trí Như Lai không nghĩ bàn, vì lời Như Lai thọ ký không hai, vì hạnh nguyện của mình có sức lực thù thắng, tuỳ ứng thọ hoá, khiến cho thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, viên mãn đồng với pháp giới tất cả nguyện. Đó là trụ như thật thứ mười.

10. Đại Bồ Tát nơi vô lượng chư Phật không nghĩ bàn, ở trong đạo tràng chỗ mỗi vị Phật, nghe bất khả thuyết bất khả thuyết pháp thọ ký, danh hiệu thọ ký đều khác nhau, kiếp số trụ thế cũng khác nhau. Từ một kiếp, cho đến bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, thường nghe pháp Phật nói như vậy. Nghe pháp rồi, Bồ Tát bèn y theo pháp tu hành, chẳng giống như phàm phu chúng ta, nghe pháp rồi như gió thoảng qua tai, chẳng còn nhớ nữa. Chúng ta nghe Phật pháp, phải đích thân thực hành, thì mới có sự thọ dụng. Nếu chẳng cung hành thực tiễn, không nương vào pháp tu hành, thì hằng ngày nghe pháp, dù có nghe pháp trong tám vạn đại kiếp, thì đối với thân tâm tánh mạng của mình, cũng chẳng có ích gì. Cho nên Bồ Tát nghe pháp rồi, bèn y pháp tu hành, chẳng sợ pháp quá cao, chẳng sợ pháp quá sâu, chẳng sợ pháp quá vi diệu, chẳng sợ pháp không nghĩ bàn, cho nên chẳng kinh hãi, chẳng mê hoặc. Bồ Tát biết trí huệ của Như Lai không thể nghĩ bàn, biết lời Như Lai thọ ký là tánh quyết định, chẳng có thay đổi. Bồ Tát còn biết hạnh nguyện của mình, có sức lực thù thắng. Bồ Tát tuỳ thuận ứng tuyên thọ hoá, khiến cho chúng sinh thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, viên mãn đồng với pháp giới tất cả nguyện. Đó là trụ như thật thứ mười.

Phật tử ! Đó là mười thứ trụ như thật của đại Bồ Tát nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được đại trí huệ báu vô thượng của chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười thứ trụ như thật của đại Bồ Tát nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được đại trí huệ báu vô thượng của chư Phật, cho nên gọi là trụ như thật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát phát mười thứ tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang. Những gì là mười ? 

Phật tử ! Đại Bồ Tát nghĩ như vầy : Tất cả các pháp không có bờ mé, không thể cùng tận. Tôi sẽ dùng hết trí huệ ba đời, khắp đều giác ngộ thấu rõ, không có thừa sót. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ nhất.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Nơi đầu một sợi lông, có vô lượng vô biên chúng sinh, hà huống là tất cả pháp giới. Tôi sẽ đều dùng vô thượng Niết Bàn mà diệt độ. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ hai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát phát mười thứ tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang. Những gì là mười ?

1. Phật tử ! Đại Bồ Tát nghĩ như vầy : Tất cả các pháp không có bờ mé, không thể cùng tận. Tôi sẽ dùng hết trí huệ ba đời, khắp đều giác ngộ thấu rõ, không có thừa sót. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ nhất.

2. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Nơi đầu một sợi lông, có vô lượng vô biên chúng sinh, hà huống là tất cả pháp giới. Tôi sẽ đều dùng vô thượng Niết Bàn mà diệt độ, khiến cho tất cả chúng sinh đều được diệt độ. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ hai.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Mười phương thế giới vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Tôi sẽ dùng cõi nước chư Phật trang nghiêm tối thượng, để trang nghiêm tất cả thế giới như vậy, hết thảy sự trang nghiêm thảy đều chân thật. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ ba.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tất cả chúng sinh vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Tôi sẽ đem tất cả căn lành hồi hướng đến họ, vô thượng trí huệ quang minh chiếu soi đến họ. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ tư.

3. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Mười phương thế giới vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Tôi sẽ dùng cõi nước chư Phật trang nghiêm tối thượng, để trang nghiêm tất cả thế giới như vậy, hết thảy sự trang nghiêm thảy đều chân thật. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ ba.

4. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tất cả chúng sinh vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Tôi sẽ đem tất cả căn lành hồi hướng đến tất cả chúng sinh. Vô thượng trí huệ quang minh chiếu soi đến tất cả chúng sinh. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ tư.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tất cả chư Phật vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Tôi sẽ đem căn lành đã gieo trồng, hồi hướng cúng dường, đều khiến cho khắp cùng, không chỗ thiếu kém. Sau đó tôi sẽ thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ năm.
Phật tử ! Đại Bồ Tát thấy tất cả chư Phật nghe thuyết pháp, sinh tâm đại hoan hỉ, chẳng chấp vào thân mình, chẳng chấp vào thân Phật. Hiểu thân Như Lai, chẳng thật chẳng hư, chẳng có, chẳng không, chẳng tánh, chẳng không tánh, chẳng sắc, chẳng không sắc, chẳng tướng, chẳng không tướng, chẳng sinh, chẳng diệt, thật không chỗ có, cũng chẳng hoại có. Tại sao ? Vì không thể dùng tất cả tánh tướng mà chấp lấy. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ sáu.

5. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tất cả chư Phật vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Tôi sẽ đem căn lành đã gieo trồng, hồi hướng chư Phật, cúng dường chư Phật, đều khiến cho khắp cùng, không chỗ thiếu kém. Tóm lại, mỗi vị Phật, tôi đều đem căn lành để cúng dường, sau đó tôi sẽ thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ năm.

6. Phật tử ! Đại Bồ Tát thấy tất cả chư Phật nghe thuyết pháp, sinh tâm đại hoan hỉ, chẳng chấp vào thân mình, chẳng chấp vào thân Phật. Hiểu rõ thân Như Lai, chẳng thật chẳng hư, chẳng có, chẳng không, chẳng tánh, chẳng không tánh, chẳng sắc, chẳng không sắc, chẳng tướng, chẳng không tướng, chẳng sinh, chẳng diệt, thật không chỗ có, tuy gì cũng không có, nhưng cũng không thể phá hoại được, có vẫn tồn tại. Đó là do duyên gì ? Vì không thể dùng cảnh giới có tánh, có tướng, có nghĩ bàn để dò lường cảnh giới của Phật, cho nên không thể dùng tất cả tánh tướng mà chấp lấy. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ sáu.

Phật tử ! Đại Bồ Tát hoặc bị chúng sinh mắng chửi huỷ nhục đánh đập, hoặc chặt tay chân, hoặc cắt tai mũi, hoặc móc mắt, hoặc chặt đầu. Tất cả như vậy đều nhẫn thọ được, trọn không vì đó mà sinh tâm sân hại. Nơi bất khả thuyết bất khả thuyết vô số kiếp, tu Bồ Tát hạnh. Nhiếp thọ chúng sinh, luôn không xả bỏ. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát đã khéo quán sát tất cả các pháp không có hai tướng. Tâm chẳng động loạn, xả được thân mình, mà nhẫn sự khổ đó. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ bảy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Kiếp thuở vị lai, vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Hết những kiếp đó, tôi sẽ ở trong một thế giới, hành Bồ Tát đạo, giáo hoá chúng sinh. Như một thế giới, tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới, cũng đều như thế, mà tâm chẳng kinh hãi sợ sệt. Tại sao ? Vì pháp Bồ Tát đạo, nên như vậy, vì tất cả chúng sinh mà tu hành. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ tám.

7. Phật tử ! Đại Bồ Tát hoặc bị chúng sinh mắng chửi huỷ nhục đánh đập, hoặc chặt tay chân, hoặc cắt tai mũi, hoặc móc mắt, hoặc chặt đầu. Họ dùng tất cả những phương pháp như vậy để đối đãi, Bồ Tát đều nhẫn thọ được, trọn không vì đó mà sinh tâm sân hại, hoặc sinh tâm báo thù. Trong bất khả thuyết bất khả thuyết vô số kiếp, tu Bồ Tát hạnh. Nhiếp thọ tất cả chúng sinh, bất cứ lúc nào, cũng không xả bỏ tất cả chúng sinh. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát đã khéo quán sát tất cả các pháp, không có hai tướng, mà chỉ có một tướng tịch diệt, cho nên tâm chẳng giao động, cũng chẳng tán loạn, xả được thân mình, mà nhẫn thọ được những sự khổ đó. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ bảy.

Đoạn kinh văn nầy, chúng ta phải đặc biệt chú ý lắng nghe. Chúng ta học Phật nhất định phải học pháp nhẫn nhục Ba la mật. Nếu có người đến không khách sáo đối với chúng ta, phê bình lung tung, thì chúng ta phải nhẫn thọ, đừng có cho rằng họ không đúng. Phải dùng đức cảm hoá, dùng tâm thành đối đãi, thì tự nhiên sẽ chuyển hung hoá cát. Thậm chí có người cố ý phỉ báng, có thủ đoạn, chúng ta cũng phải nhẫn thọ. Nhẫn không được cũng phải nhẫn, đó mới là thật nhẫn nhục. Tu Bồ Tát đạo, tức là tu nhẫn nhục. Bất cứ gặp nghịch cảnh nào, cũng vẫn an nhiên bất động, thì trong tâm tự nhiên sẽ thanh tịnh, chẳng bị nghịch cảnh lay chuyển, đối với người cố ý phê bình, biểu thị không coi họ là kẻ thù, khiến cho họ hổ thẹn tự bỏ đi.

8. Phật tử ! Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Kiếp thuở vị lai, vô lượng vô biên, không có giới hạn, không thể cùng tận. Hết những kiếp đó, tôi sẽ ở trong một thế giới, hành Bồ Tát đạo, giáo hoá chúng sinh. Như một thế giới, tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới, cũng đều như thế, mà tâm Bồ Tát chẳng kinh hãi sợ sệt. Tại sao vậy? Vì pháp Bồ Tát đạo, nên như vậy, vì tất cả chúng sinh mà tu hành Bồ Tát đạo. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ tám.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, dùng tâm làm gốc. Nếu tâm thanh tịnh, thì sẽ viên mãn tất cả căn lành. Nơi Phật bồ đề, tất được tự tại. Muốn thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, tuỳ ý liền thành. Nếu muốn đoạn trừ tất cả thủ duyên, trụ đạo nhất hướng, thì tôi cũng đắc được, nhưng tôi không dứt, vì muốn rốt ráo Phật bồ đề, cũng không lập tức chứng vô thượng bồ đề. Tại sao ? Vì để viên mãn nguyện xưa : Tận tất cả thế giới, hành Bồ Tát hạnh, giáo hoá chúng sinh. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ chín.

9. Phật tử ! Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, dùng tâm làm gốc rễ. Nếu tâm thanh tịnh, thì chẳng có vọng tưởng. Nếu đoạn dục khử ái, thì sẽ viên mãn tất cả căn lành. Nơi Phật bồ đề, tất sẽ đắc được tự tại. Nếu muốn thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, thì tuỳ theo ý tưởng của mình liền có thể thành Phật. Nếu muốn đoạn trừ tất cả thủ duyên, thì chẳng có tâm phan duyên. Trụ đạo nhất hướng, tức là đạo cuối cùng. Bồ Tát nghĩ : Tôi cũng sẽ đắc được quả vị, nhưng tôi không dứt tất cả thủ duyên. Tại sao vậy ? Vì muốn rốt ráo Phật bồ đề. Tôi muốn mình rốt ráo thành Phật, cũng muốn tất cả chúng sinh rốt ráo thành Phật, nhưng tôi không lập tức chứng vô thượng bồ đề. Tại sao vậy? Vì để viên mãn đại nguyện xưa đã phát : Cùng tận tất cả thế giới, hành Bồ Tát hạnh, giáo hoá chúng sinh, điều phục chúng sinh. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ chín.

Phật tử ! Đại Bồ Tát biết Phật bất khả đắc, bồ đề bất khả đắc, Bồ Tát bất khả đắc, tất cả pháp bất khả đắc, chúng sinh bất khả đắc, tâm bất khả đắc, hạnh bất khả đắc, quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, tất cả thế gian bất khả đắc, hữu vi vô vi bất khả đắc. 

Như vậy Bồ Tát trụ tịch tĩnh, trụ thâm sâu, trụ tịch diệt, trụ không tranh, trụ không lời, trụ không hai, vô đẳng, trụ tự tánh, trụ như lý, trụ giải thoát, trụ Niết Bàn, trụ thật tế, cũng chẳng bỏ tất cả đại nguyện, chẳng bỏ tâm nhất thiết trí, chẳng bỏ Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ giáo hoá chúng sinh, chẳng bỏ các Ba la mật, chẳng bỏ điều phục chúng sinh, chẳng bỏ thừa sự chư Phật, chẳng bỏ diễn nói các pháp, chẳng bỏ trang nghiêm thế giới. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát phát đại nguyện, tuy thấu đạt tướng tất cả pháp, tâm đại từ bi, càng thêm tăng trưởng, vô lượng công đức, đều tu hành đầy đủ. Nơi các chúng sinh tâm không bỏ lìa.

10. Phật tử ! Đại Bồ Tát biết Phật bất khả đắc, vì Phật đã thành Phật rồi, cho nên bất khả đắc. Lại biết bồ đề bất khả đắc, vì bồ đề là giác đạo, nếu giác ngộ rồi, thì chẳng phải là đắc được, mà là vốn có. Lại biết Bồ Tát bất khả đắc, vì Bồ Tát chỉ là hành Bồ Tát đạo, cũng là vô tướng, cho nên bất khả đắc. Lại biết tất cả pháp đều là không, cũng là bất khả đắc. Lại biết chúng sinh bất khả đắc, vì chúng sinh vốn là Phật, Phật vốn là chúng sinh, do đó : « Tâm, Phật và chúng sinh, là ba không khác biệt ». Tâm cũng bất khả đắc, tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tại sao ? Vì quá khứ đã qua rồi, cho nên tâm quá khứ bất khả đắc. Hiện tại thì không ngừng, cho nên tâm hiện tại bất khả đắc, vị lai thì chưa đến, cho nên tâm vị lai bất khả đắc, do đó : « Ba tâm bất khả đắc ». Hạnh bất khả đắc, quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc. Tất cả thế gian do vọng tưởng của chúng sinh mà tạo thành, cũng là bất khả đắc.

Pháp hữu vi và pháp vô vi đều bất khả đắc. Bồ Tát chẳng có bất cứ vọng tưởng gì, tịch tĩnh (vắng lặng) đến cực điểm !

Như vậy Bồ Tát trụ tịch tĩnh, trụ thâm sâu, trụ tịch diệt, trụ không tranh, trụ không lời, trụ không hai, vô đẳng, trụ tự tánh, trụ như lý, trụ giải thoát, trụ Niết Bàn, trụ thật tế. Bồ Tát thấy tất cả đều là không, đều là hư vọng. Vậy Bồ Tát không cần làm gì chăng ? Chẳng phải vậy ! Bồ Tát vốn đã phát đại nguyện thuở xưa, chẳng bỏ tâm nhất thiết trí, chẳng bỏ Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ giáo hoá chúng sinh, chẳng bỏ các Ba la mật, chẳng bỏ điều phục chúng sinh, chẳng bỏ thừa sự chư Phật, chẳng bỏ diễn nói các pháp, chẳng bỏ trang nghiêm thế giới, chẳng bỏ những pháp môn đó. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát đã từng phát đại nguyện thuở xưa, tuy thấu rõ thông đạt tướng tất cả pháp, đều là không, nhưng tâm đại từ bi càng thêm tăng trưởng, vô lượng công đức, đối với tất cả chúng sinh, tâm chẳng bỏ lìa, lúc nào cũng giáo hoá chúng sinh, lúc nào cũng điều phục chúng sinh, tuy chúng sinh bất khả đắc, nhưng không bỏ chúng sinh.

 Tại sao ? Vì tất cả các pháp, đều không chỗ có. Phàm phu ngu mê, chẳng biết chẳng giác. Tôi sẽ khiến cho họ đều được khai ngộ, nơi các pháp tánh, chiếu rõ phân minh. Tại sao, Vì tất cả chư Phật an trụ tịch diệt, mà dùng tâm đại bi, nơi các thế gian thuyết pháp giáo hoá, chưa từng ngừng nghỉ. Nay tôi sao lại bỏ đại bi ? Và trước hết tôi sẽ phát tâm thệ nguyện rộng lớn. Phát tâm quyết định lợi ích tất cả chúng sinh. Phát tâm tích tập tất cả căn lành. Phát tâm an trụ hồi hướng khéo léo. Phát tâm sinh ra trí huệ thâm sâu. Phát tâm hàm thọ tất cả chúng sinh. Phát tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Nói lời chân thật, chẳng nói lời hư dối, nguyện ban cho tất cả chúng sinh đại pháp vô thượng. Nguyện chẳng dứt giống tánh tất cả chư Phật. Nay tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, chưa thành Chánh Giác, chưa đủ Phật pháp, đại nguyện chưa viên mãn, sao lại muốn bỏ lìa đại bi ? Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ mười.

Tại sao vậy? Vì tất cả các pháp, đều không chỗ có. Nói một cách chân thật, thì tất cả pháp đều là không, không chẳng chỗ có. Phàm phu quá ngu si quá mê hoặc, chẳng biết đạo lý nầy, cho nên truy danh cầu lợi, làm tất cả việc hư vọng mà điên đảo, đàm luận về đủ thứ chuyện điên đảo, đều chẳng biết chẳng giác. Chẳng biết chỗ họ tham là không nên tham, chẳng biết chỗ họ làm là không nên làm. Ví như pháp thế gian, rượu sắc tài khí, phàm phu thì chuyển tới chuyển lui tại chỗ nầy. Đối với pháp xuất thế gian, giới định huệ ba học vô lậu, cũng chẳng đi nghiên cứu. Đối với bốn hoằng thệ nguyện, cũng chẳng phát tâm. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, họ cũng chẳng độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, họ cũng chẳng đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, họ cũng chẳng học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành, họ cũng chẳng thành, đó tức là điên đảo.

Bồ Tát nói : Tôi sẽ khiến cho phàm phu ngu si mê hoặc, đều được khai ngộ, nơi các pháp tánh, chiếu rõ phân minh, khiến cho họ minh bạch, chẳng còn điên đảo. Tại sao phải như vậy ? Vì tất cả chư Phật an trụ pháp tịch diệt, Phật dùng tâm đại bi, trụ nơi tại tất cả thế gian thuyết pháp, giáo hoá tất cả chúng sinh, chưa từng khi nào ngừng nghỉ. Chư Phật lúc nào cũng đang giáo hoá chúng sinh, không ngừng nghỉ, hiện nay tôi sao lại bỏ tâm đại bi cho được ? Chúng sinh có lỗi lầm, phải tha thứ cho họ. Thuở xưa tôi đã từng phát tâm thệ nguyện rộng lớn, sao hiện tại không đi làm ? Như đã từng phát tâm phiên dịch Tam Tạng mười hai bộ kinh điển ra tiếng Anh, hoặc ngôn ngữ khác, sao lại chỉ phát tâm năm phút, thì đã quên mất sạch ?

Bồ Tát lại nói : Tôi phát tâm quyết định lợi ích tất cả chúng sinh. Phát tâm tích tập tất cả căn lành. Phát tâm an trụ hồi hướng khéo léo. Phát tâm sinh ra trí huệ thâm sâu. Phát tâm hàm thọ tất cả chúng sinh. Phát tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Khi tôi nói đều nói lời chân thật, không nói lời hư dối, nguyện ban cho tất cả chúng sinh đại pháp vô thượng. Nguyện chẳng dứt giống tánh tất cả chư Phật. Tôi sẽ thiệu long Tam Bảo, tục Phật huệ mạng. Hiện tại tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, chưa thành Chánh Giác, chưa đủ Phật pháp. Đại nguyện của tôi chưa viên mãn, sao lại muốn bỏ lìa tâm đại bi ? Tuyệt đối không thể được, tức là sau khi thành Phật rồi, vẫn phải thực hành tâm đại bi. Đó là tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang thứ mười.

Phật tử ! Đó là mười tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được tánh kim cang vô thượng đại thần thông trí huệ của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười tâm đại thừa thệ nguyện như kim cang của đại Bồ Tát phát ra. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được tánh kim cang vô thượng đại thần thông trí huệ của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ đại phát khởi. Những gì là mười ? 

Đó là : Đại Bồ Tát nghĩ như vầy : Tôi sẽ cúng dường cung kính tất cả chư Phật. Đó là đại phát khởi thứ nhất.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ trưởng dưỡng hết thảy căn lành của tất cả Bồ Tát. Đó là đại phát khởi thứ hai.

Lại nghĩ như vầy : Sau khi tất cả Như Lai vào Niết Bàn rồi, tôi sẽ trang nghiêm tháp Phật. Dùng tất cả hoa, tất cả tràng hoa, tất cả hương, tất cả hương đốt, tất cả hương bột, tất cả y, tất cả lọng, tất cả tràng, tất cả phan, để cúng dường. Thọ trì giữ gìn chánh pháp của đức Phật đó. Đó là đại phát khởi thứ ba.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh, khiến cho đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Đó là đại phát khởi thứ tư.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ dùng sự trang nghiêm vô thượng cõi nước của chư Phật, để trang nghiêm tất cả thế giới. Đó là đại phát khởi thứ năm.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ đại phát khởi. Những gì là mười ? Đó là :

1. Đại Bồ Tát nghĩ như vầy : Tôi sẽ cúng dường cung kính tất cả chư Phật mười phương. Đó là tâm đại phát khởi thứ nhất.

2. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ trưởng dưỡng hết thảy căn lành của tất cả Bồ Tát. Đó là tâm đại phát khởi thứ hai.

3. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Sau khi tất cả Như Lai vào Niết Bàn rồi, tôi sẽ trang nghiêm bảo tháp của Phật. Dùng tất cả hoa báu, tất cả tràng hoa báu, tất cả hương báu, tất cả hương đốt, tất cả hương bột, tất cả y báu, tất cả lọng báu, tất cả tràng báu, tất cả phan báu, để cúng dường. Còn thọ trì chánh pháp của Phật, giữ gìn chánh pháp của Phật. Đó là tâm đại phát khởi thứ ba.

4. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ giáo hoá tất cả chúng sinh, điều phục tất cả chúng sinh, khiến cho họ đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Đó là tâm đại phát khởi thứ tư.

5. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ dùng sự trang nghiêm vô thượng cõi nước của chư Phật, để trang nghiêm tất cả thế giới. Đó là tâm đại phát khởi thứ năm.

Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ phát tâm đại bi, vì một chúng sinh, trong tất cả thế giới, mỗi thế giới đều hết kiếp thuở vị lai, hành Bồ Tát hạnh. Như vì một chúng sinh, vì tất cả chúng sinh, cũng đều như thế, đều khiến cho đắc được Phật vô thượng bồ đề, cho đến chẳng sinh một niệm lười biếng giải đãi. Đó là đại phát khởi thứ sáu.

Lại nghĩ như vầy : Các Như Lai đó vô lượng vô biên, tôi sẽ ở chỗ tất cả Như Lai, trải qua số kiếp không nghĩ bàn, cung kính cúng dường. Như ở chỗ một đức Như Lai, tất cả Như

Lai cũng đều như thế. Đó là đại phát khởi thứ bảy.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Sau khi các Như Lai đó diệt độ rồi, tôi sẽ vì hết thảy xá lợi của mỗi đức Như Lai, xây dựng bảo tháp cao lớn, đồng với bất khả thuyết các thế giới. Tạo hình tượng Phật, cũng lại như thế. Trải qua số kiếp không thể nghĩ bàn, dùng tất cả tràng phan lọng hương hoa y phục báu để cúng dường. Chẳng sinh một tâm niệm nhàm mỏi, vì thành tựu Phật pháp, vì cúng dường chư Phật, vì giáo hoá chúng sinh, vì hộ trì chánh pháp, khai thị diễn nói. Đó là đại phát khởi thứ tám.

6. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ phát tâm đại bi, vì một chúng sinh, trong tất cả thế giới, mỗi thế giới đều hết kiếp thuở vị lai, hành Bồ Tát hạnh, để lợi ích cho họ. Như vì một chúng sinh như vậy, vì tất cả chúng sinh, cũng đều như thế, đều khiến cho họ đắc được Phật vô thượng bồ đề, cho đến chẳng sinh một niệm lười biếng giải đãi. Đó là tâm đại phát khởi thứ sáu.

7. Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Các Như Lai đó vô lượng vô biên, tôi sẽ ở chỗ đạo tràng của tất cả Như Lai, trải qua số kiếp không thể nghĩ bàn, cung kính cúng dường. Như ở chỗ đạo tràng một đức Như Lai là như vậy, đạo tràng của tất cả Như Lai cũng đều như thế. Đó là tâm đại phát khởi thứ bảy.

8. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Sau khi các Như Lai đó diệt độ rồi, tôi sẽ vì hết thảy xá lợi của mỗi đức Như Lai, xây dựng bảo tháp cao lớn, đồng với bất khả thuyết các thế giới. Tạo hình tượng Phật, cũng lại như thế. Trải qua số kiếp không thể nghĩ bàn, dùng tất cả tràng báu, phan báu, lọng báu, hương báu, hoa báu, y báu, để cúng dường. Chẳng sinh một tâm niệm nhàm mỏi, vì thành tựu Phật pháp, vì cúng dường chư Phật, vì giáo hoá tất cả chúng sinh, vì hộ trì chánh pháp, khai thị diễn nói. Đó là tâm đại phát khởi thứ tám.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ dùng căn lành nầy, để thành tựu vô thượng bồ đề, được vào bậc của tất cả chư Phật Như Lai, bình đẳng thể tánh với tất cả Như Lai. Đó là đại phát khởi thứ chín.

Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Sau khi tôi sẽ thành Chánh Giác rồi, trong tất cả thế giới, trải qua bất khả thuyết kiếp, diễn nói chánh pháp. Thị hiện thần thông tự tại không thể nghĩ bàn. Thân miệng và ý chẳng sinh mệt mỏi, chẳng lìa chánh pháp. Do nhờ Phật lực gia trì, vì tất cả chúng sinh siêng hành đại nguyện, vì đại từ làm đầu, vì đại bi rốt ráo, vì đạt pháp vô tướng, vì trụ lời chân thật, vì chứng tất cả pháp đều tịch diệt, vì biết tất cả chúng sinh đều bất khả đắc, nhưng cũng không trái với các nghiệp đã làm, vì đồng một thể với chư Phật ba đời, vì khắp cùng pháp giới hư không giới, vì thông đạt các pháp vô tướng, vì thành tựu bất sinh bất diệt, vì đầy đủ tất cả Phật pháp. Dùng đại nguyện lực điều phục chúng sinh, làm đại Phật sự. Đó là đại phát khởi thứ mười.

9. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ dùng căn lành nầy, để thành tựu quả vô thượng bồ đề, chứng nhập vào bậc của tất cả chư Phật Như Lai, bình đẳng thể tánh với tất cả Như Lai. Đó là đại phát khởi thứ chín.

10. Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Sau khi tôi sẽ thành Chánh Giác rồi, trong tất cả thế giới, trải qua bất khả thuyết kiếp, diễn nói chánh pháp. Thị hiện thần thông tự tại không thể nghĩ bàn. Thân miệng và ý chẳng sinh tâm mệt mỏi, chẳng lìa chánh pháp. Do nhờ Phật lực gia trì, vì tất cả chúng sinh siêng tu hành đại nguyện, vì đại từ làm đầu, vì đại bi rốt ráo, vì đạt pháp vô tướng, vì trụ lời chân thật, vì chứng tất cả pháp đều tịch diệt, vì biết tất cả chúng sinh đều bất khả đắc, nhưng cũng không trái với các nghiệp đã làm, vì đồng một thể với chư Phật ba đời, vì khắp cùng pháp giới hư không giới, vì thông đạt các pháp vô tướng, vì thành tựu bất sinh bất diệt, vì đầy đủ tất cả Phật pháp. Dùng đại nguyện lực điều phục chúng sinh, làm đại Phật sự không khi nào ngừng nghỉ. Đó là tâm đại phát khởi thứ mười.

Phật tử ! Đó là mười thứ đại phát khởi của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ chẳng dứt Bồ Tát hạnh, đầy đủ đại trí vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười thứ tâm đại phát khởi của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ chẳng dứt hẳn Bồ Tát hạnh, đầy đủ đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười đại sự rốt ráo. Những gì là mười ? 

Đó là : Đại sự rốt ráo cung kính cúng dường tất cả Như Lai. Đại sự rốt ráo tuỳ chỗ nghĩ nhớ của chúng sinh, đều có thể cứu hộ. Đại sự rốt ráo chuyên cầu tất cả Phật pháp. Đại sự rốt ráo tích tập tất cả căn lành. Đại sự rốt ráo tư duy tất cả Phật pháp. Đại sự rốt ráo đầy đủ tất cả thệ nguyện. Đại sự rốt ráo thành tựu tất cả Bồ Tát hạnh. Đại sự rốt ráo phụng sự tất cả thiện tri thức. Đại sự rốt ráo đi đến tất cả thế giới chỗ của các Như Lai. Đại sự rốt ráo lắng nghe giữ gìn chánh pháp của tất cả chư Phật. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được đại sự rốt ráo đại trí huệ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười đại sự rốt ráo. Những gì là mười ? Đó là :

1. Đại sự rốt ráo cung kính cúng dường tất cả Như Lai mười phương ba đời.
2. Đại sự rốt ráo tuỳ chỗ nghĩ nhớ của chúng sinh, đều có thể cứu hộ.
3. Đại sự rốt ráo chuyên cầu tất cả Phật pháp.
4. Đại sự rốt ráo tích tập tất cả căn lành.
5. Đại sự rốt ráo tư duy tất cả Phật pháp.
6. Đại sự rốt ráo đầy đủ tất cả thệ nguyện.
7. Đại sự rốt ráo thành tựu tất cả Bồ Tát hạnh.
8. Đại sự rốt ráo phụng sự tất cả thiện tri thức, lắng nghe sự chỉ dạy của thiện tri thức.
9. Đại sự rốt ráo đi đến tất cả thế giới chỗ đạo tràng của tất cả Như Lai, cúng dường Phật, lễ lạy Phật.
10. Đại sự rốt ráo lắng nghe giữ gìn chánh pháp của tất cả chư Phật.

Đó là mười pháp đại sự rốt ráo. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được đại sự rốt ráo đại trí huệ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ tin bất hoại. Những gì là mười ? 

Đó là : Tin bất hoại đối với tất cả chư Phật. Tin bất hoại đối với tất cả các pháp. Tin bất hoại đối với tất cả Thánh Tăng. Tin bất hoại đối với tất cả Bồ Tát. Tin bất hoại đối với tất cả thiện tri thức. Tin bất hoại đối với tất cả chúng sinh. Tin bất hoại đối với tất cả Bồ Tát đại nguyện. Tin bất hoại đối với tất cả Bồ Tát hạnh. Tin bất hoại đối với sự cung kính cúng dường tất cả chư Phật. Tin bất hoại đối với Bồ Tát phương tiện khéo léo giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được tin bất hoại đại trí huệ vô thượng của chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ tin bất hoại. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tin bất hoại đối với tất cả chư Phật.
2. Tin bất hoại đối với tất cả các pháp.
3. Tin bất hoại đối với tất cả Thánh Tăng.
4. Tin bất hoại đối với tất cả Bồ Tát.
5. Tin bất hoại đối với tất cả thiện tri thức.
6. Tin bất hoại đối với tất cả chúng sinh.
7. Tin bất hoại đối với tất cả Bồ Tát đại nguyện.
8. Tin bất hoại đối với tất cả Bồ Tát hạnh.
9. Tin bất hoại đối với sự cung kính cúng dường tất cả chư Phật.
10. Tin bất hoại đối với Bồ Tát phương tiện khéo léo giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh.

Đó là mười thứ tâm tin bất hoại của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được tin bất hoại đại trí huệ vô thượng của chư Phật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ được thọ ký. Những gì là mười ? 

Đó là : Bên trong có sự hiểu biết thâm sâu được thọ ký. Có thể tuỳ thuận sinh khởi Bồ Tát các căn lành được thọ ký. Tu hạnh rộng lớn được thọ ký. Hiện tiền được thọ ký. Chẳng hiện tiền được thọ ký. Do tâm mình chứng bồ đề được thọ ký. Thành tựu nhẫn được thọ ký. Giáo hoá điều phục chúng sinh được thọ ký. Rốt ráo tất cả kiếp số được thọ ký. Tất cả Bồ Tát hạnh tự tại được thọ ký. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì ở chỗ tất cả chư Phật sẽ được thọ ký.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ được thọ ký. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bên trong có sự hiểu biết rõ tâm Phật thâm sâu, thì sẽ được chư Phật thọ ký.
2. Có thể tuỳ thuận sinh khởi các căn lành của Bồ Tát, thì sẽ được chư Phật thọ ký.
3. Tu hành hạnh rộng lớn, tức là lục độ vạn hạnh, thì sẽ được chư Phật thọ ký.
4. Tu hành viên mãn, thì đời hiện tiền nầy sẽ được chư Phật thọ ký.
5. Có Bồ Tát chẳng hiện tiền (chẳng phải đời này), được chư Phật thọ ký.
6. Do tâm mình đã chứng được bồ đề, được chư Phật thọ ký.
7. Thành tựu tất cả nhẫn, nhẫn đau, nhẫn khổ, nhẫn đói, nhẫn khát, nhẫn nóng, nhẫn lạnh, nhẫn gió, nhẫn mưa, nhẫn những điều mà người khác không thể nhẫn, chịu đựng được những điều mà người khác không chịu đựng được, được chư Phật thọ ký.
8. Giáo hoá chúng sinh, điều phục chúng sinh, được chư Phật thọ ký.
9. Rốt ráo tất cả kiếp số để tu hành, được chư Phật thọ ký.
10. Tất cả Bồ Tát hạnh, tự tại viên mãn, được chư Phật thọ ký.

Đó là mười pháp được thọ ký. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì ở chỗ tất cả chư Phật sẽ được thọ ký.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ hồi hướng căn lành. Bồ Tát nhờ đó mà có thể hồi hướng tất cả căn lành. Những gì là mười ? 

Đó là : Đem căn lành của tôi, đồng nguyện với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng với tâm thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng hạnh với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng căn lành với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng bình đẳng với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng niệm với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng thanh tịnh với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng chỗ trụ với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng thành tựu viên mãn với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. 

Đem căn lành của tôi, đồng bất hoại với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được căn lành hồi hướng vô thượng.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ hồi hướng căn lành. Bồ Tát nhờ đó mà có thể đem tất cả căn lành, đều hồi hướng đến tất cả chúng sinh, tất cả bồ đề, tất cả thật tế. Những gì là mười ? Đó là :

1. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu để hồi hướng, đồng nguyện với hết thảy thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
2. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu để hồi hướng, đồng hết thảy tâm với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
3. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy hạnh với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
4. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy căn lành với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
5. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy sự bình đẳng với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
6. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy niệm với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
7. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy sự thanh tịnh với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
8. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy chỗ trụ với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
9. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy sự thành tựu viên mãn với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.
10. Đem đủ thứ căn lành của tôi tu, đồng hết thảy bất hoại với thiện tri thức, thành tựu như vậy, chớ thành tựu khác.

Đó là mười pháp hồi hướng căn lành. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được căn lành hồi hướng vô thượng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có thứ được trí huệ. Những gì là mười ? 

Đó là : Đối với bố thí tự tại được trí huệ. Hiểu sâu tất cả Phật pháp được trí huệ. Vào vô biên trí Như Lai được trí huệ. Trong tất cả vấn đáp hay dứt nghi được trí huệ. Vào nơi nghĩa của bậc trí được trí huệ. Hiểu sâu tất cả Như Lai, ở trong tất cả Phật pháp lời nói âm thanh khéo léo được trí huệ. Hiểu sâu chỗ chư Phật, gieo trồng chút căn lành, tất sẽ đầy đủ tất cả pháp trắng tịnh, đắc được vô lượng trí Như Lai được trí huệ. Thành tựu trụ không thể nghĩ bàn của Bồ Tát được trí huệ. Ở trong một niệm, đều có thể đi đến bất khả thuyết cõi Phật được trí huệ. Giác tất cả Phật bồ đề, vào tất cả pháp giới, lắng nghe thọ trì pháp của tất cả chư Phật nói, vào sâu đủ thứ lời nói âm thanh trang nghiêm của tất cả Như Lai được trí huệ. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được hiện chứng trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có thứ được trí huệ. Những gì là mười ? Đó là :

1. Đối với sự bố thí tự tại được trí huệ.
2. Hiểu sâu tất cả Phật pháp được trí huệ.
3. Vào vô biên trí Như Lai được trí huệ.
4. Trong tất cả vấn đáp hay dứt nghi được trí huệ.
5. Vào nơi nghĩa của bậc trí được trí huệ.
6. Hiểu sâu tất cả Như Lai, ở trong tất cả Phật pháp lời nói âm thanh khéo léo được trí huệ.
7. Hiểu sâu chỗ chư Phật, gieo trồng chút căn lành, tất sẽ đầy đủ tất cả pháp trắng tịnh, đắc được vô lượng trí Như Lai được trí huệ.
8. Thành tựu trụ không thể nghĩ bàn của Bồ Tát được trí huệ.
9. Ở trong một niệm, đều có thể đi đến bất khả thuyết cõi Phật được trí huệ.
10. Giác tất cả Phật bồ đề, vào tất cả pháp giới, lắng nghe thọ trì pháp của tất cả chư Phật nói, vào sâu đủ thứ lời nói âm thanh trang nghiêm của tất cả Như Lai được trí huệ.

Đó là mười pháp được trí huệ. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được hiện chứng trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Những gì là mười ? 

Đó là : Ở chỗ tất cả chư Phật, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Quán tất cả cõi chúng sinh, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Quán tất cả cõi, tất cả đời, tất cả pháp giới, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Quán sát tất cả pháp đều như hư không, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Quán sát tất cả Bồ Tát hạnh rộng lớn, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Chánh niệm ba đời tất cả chư Phật, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Quán các nghiệp quả báo không nghĩ bàn, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Nghiêm tịnh tất cả cõi Phật, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Vào khắp đại hội của tất cả chư Phật, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Quán sát diệu âm của tất cả Như Lai, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được biển trí huệ tất cả Phật pháp rộng lớn vô lượng vô biên.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Những gì là mười ? Đó là :

1. Ở chỗ đạo tràng của tất cả chư Phật mười phương, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
2. Quán tất cả cõi chúng sinh, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
3. Quán sát tất cả cõi Phật, tất cả thế giới, tất cả pháp giới, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
4. Quán sát tất cả pháp đều như hư không, không có sự chấp trước, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
5. Quán sát tất cả Bồ Tát hạnh rộng lớn, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
6. Chánh niệm mười phương ba đời tất cả chư Phật, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
7. Quán các nghiệp quả báo không thể nghĩ bàn, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
8. Trang nghiêm thanh tịnh tất cả cõi Phật, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
9. Vào khắp đại hội của tất cả chư Phật mười phương, lắng nghe chánh pháp, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.
10. Quán sát diệu âm của tất cả chư Phật mười phương, phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên.

Đó là mười thứ phát tâm rộng lớn vô lượng vô biên. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được biển trí huệ tất cả Phật pháp rộng lớn vô lượng vô biên.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ phục tạng. Những gì là mười ? 

Đó là : Biết tất cả pháp là tạng khởi hạnh công đức. Biết tất cả pháp là tạng chánh tư duy. Biết tất cả pháp là tạng Đà la ni chiếu sáng. Biết tất cả pháp là tạng biện tài khai diễn. Biết tất cả pháp là tạng bất khả thuyết khéo giác ngộ chân thật. Biết tất cả thần thông tự tại của Phật là tạng quán sát thị hiện. Biết tất cả pháp là tạng khéo léo sinh ra bình đẳng. Biết tất cả pháp là tạng thường thấy tất cả chư Phật. Biết tất cả kiếp không nghĩ bàn là tạng khéo biết rõ đều trụ như huyễn. Biết tất cả chư Phật Bồ Tát là tạng phát sinh hoan hỉ tịnh tín. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được pháp tạng trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật, đều điều phục được tất cả chúng sinh.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ phục tạng. Phục tạng là gì ? Đó là hồi hướng vô tận công đức trong hạnh. Phục là tức pháp mà quán, hoặc nghĩa là chẳng thấy. Tạng là nơi tất cả các pháp. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng sinh khởi hạnh công đức.
2. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng chánh tư duy.
3. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng Đà la ni chiếu sáng.
4. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng vô ngại biện tài khai diễn.
5. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng bất khả thuyết khéo hay giác ngộ chân thật.
6. Bồ Tát biết tất cả thần thông nhậm vận tự tại của Phật, là bảo tạng quán sát thị hiện.
7. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng khéo léo sinh ra bình đẳng.
8. Bồ Tát biết tất cả pháp, là bảo tạng thường thấy tất cả chư Phật.
9. Bồ Tát biết tất cả kiếp không nghĩ bàn, là bảo tạng khéo hay biết rõ đều trụ như huyễn hoá.
10. Bồ Tát biết tất cả chư Phật Bồ Tát, là bảo tạng phát sinh hoan hỉ tịnh tín.

Đó là mười thứ pháp phục tạng. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được pháp tạng trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật, đều điều phục được tất cả chúng sinh.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ luật nghi. Những gì là mười ? 

Đó là : Luật nghi chẳng sinh phỉ báng, đối với tất cả Phật pháp. Luật nghi tâm tin ưa, ở chỗ tất cả chư Phật. Luật nghi khởi tâm tôn trọng cung kính, ở chỗ tất cả Bồ Tát. Luật nghi trọn không xả tâm ái lạc, ở chỗ tất cả thiện tri thức. Luật nghi chẳng sinh tâm nghĩ nhớ, đối với tất cả Thanh Văn Độc Giác. Luật nghi xa lìa tất cả thối chuyển Bồ Tát đạo. Luật nghi chẳng khởi tâm tổn hại tất cả chúng sinh. Luật nghi tu tất cả căn lành, đều khiến cho rốt ráo. Luật nghi đối với tất cả ma, đều hàng phục được. Luật nghi đối với tất cả Ba la mật, đều khiến cho đầy đủ.  Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được luật nghi đại trí vô thượng.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ luật nghi. Những gì là mười ? Đó là :

1. Luật nghi chẳng sinh phỉ báng, đối với tất cả Phật pháp.
2. Luật nghi tâm tin ưa không phá hoại, ở chỗ đạo tràng của tất cả chư Phật.
3. Luật nghi khởi tâm tôn trọng cung kính, ở chỗ đạo tràng của tất cả Bồ Tát.
4. Luật nghi trọn không xả tâm ái lạc, ở chỗ đạo tràng của tất cả thiện tri thức.
5. Luật nghi chẳng sinh tâm nghĩ nhớ, đối với tất cả Thanh Văn Độc Giác, nghĩa là không tu hành pháp nhị thừa (Tứ diệu đế và mười hai nhân duyên).
6. Luật nghi xa lìa tất cả thối chuyển Bồ Tát đạo.
7. Luật nghi tuyệt đối chẳng khởi tâm tổn hại tất cả chúng sinh.
8. Luật nghi tu tất cả căn lành, đều khiến cho rốt ráo.
9. Luật nghi đối với tất cả ma, đều hàng phục được, không để cho chúng nổi sóng làm gió, làm hại chúng sinh.
10. Luật nghi đối với tất cả Ba la mật, đều khiến cho viên mãn đầy đủ.

Đó là mười. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được luật nghi đại trí vô thượng.

Phật tử !  Đại Bồ Tát có mười thứ tự tại. Những gì là mười ? 

Đó là : Mạng tự tại, vì nơi bất khả thuyết kiếp trụ thọ mạng. Tâm tự tại, vì trí huệ vào được A tăng kỳ các tam muội. Đồ dùng tự tại, vì có thể dùng vô lượng sự trang nghiêm, để trang nghiêm tất cả thế giới. Nghiệp tự tại, vì tuỳ thời thọ báo. Thọ sanh tự tại, vì nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sanh. Hiểu tự tại, vì nơi tất cả thế giới thấy Phật đầy khắp. Nguyện tự tại, tuỳ ý muốn tuỳ thời ở trong các cõi thành Chánh Giác. Thần lực tự tại, vì thị hiện tất cả đại thần biến. Pháp tự tại, vì thị hiện vô biên các pháp môn. Trí tự tại, vì ở trong niệm niệm thị hiện Như Lai thập lực vô uý thành Chánh Giác. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ được viên mãn các Ba la mật, trí huệ thần lực, bồ đề tự tại, của tất cả chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ tự tại. Những gì là mười ? Đó là :

1. Mạng tự tại, vì trong bất khả thuyết kiếp trụ thọ mạng, cũng có thể nói là muốn sống thì sống, muốn diệt thì diệt.
2. Tâm tự tại, vì trí huệ vào được A tăng kỳ các tam muội.
3. Đồ dùng tự tại, vì muốn dùng gì thì dùng, rất là nhậm vận tự tại, có thể dùng vô lượng sự trang nghiêm, để trang nghiêm tất cả thế giới.
4. Nghiệp tự tại, nghiệp là nghiệp báo. Nghiệp báo cũng tự do tự tại, tuỳ thời tuỳ lúc có thể thọ quả báo. Tóm lại, muốn lúc nào thọ quả báo, thì thọ lúc đó. Nếu không muốn thọ thì để đó, không bắt buộc, không miễn cưỡng, tuỳ ý mà làm.
5. Thọ sanh tự tại, bất cứ nhập thai, trụ thai, đều tự tại, chẳng bị hạn chế. Nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sanh.
6. Hiểu tự tại, vì trong mười phương tất cả thế giới thấy Phật đầy khắp.
7. Nguyện tự tại, tuỳ ý muốn tuỳ thời, ở trong tất cả cõi nước thành Chánh Giác.
8. Thần lực tự tại, vì có thể thị hiện tất cả đại thần thông biến hoá.
9. Pháp tự tại, vì có thể thị hiện vô biên tất cả pháp môn.
10. Trí tự tại, vì ở trong niệm niệm, có thể thị hiện thập lực và bốn vô uý của Như Lai, mà thành Chánh Giác.

Đó là mười thứ pháp tự tại của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ được viên mãn các Ba la mật, trí huệ thần lực, bồ đề tự tại, của tất cả chư Phật.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7