KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Ðà
Hoà Thượng Tuyên Hóa giảng giải
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh

 

TẬP 14

QUYỂN BA MƯƠI HAI

PHẨM THẬP HỒI HƯỚNG
THỨ HAI MƯƠI LĂM PHẦN MƯỜI

 

Hồi hướng đẳng pháp giới vô lượng thứ mười.

Phật tử ! Thế nào là hồi hướng đẳng pháp giới vô lượng của đại Bồ Tát.

Bồ Tát Kim Cang Tràng lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Các vị có biết thế nào gọi là hồi hướng đẳng pháp giới vô lượng của đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo chăng ?

Thế nào gọi là pháp giới ? Pháp là các pháp, giới tức là phân giới. Các pháp đều có tự thể, mà phân giới khác nhau, nên gọi là pháp giới. Tóm lại, pháp giới tức là tâm của con người, lớn mà không ngoài, nhỏ mà không ở trong, tức cũng là bổn thể thân tâm của chúng sinh.

Tông Hiền Thủ, chia pháp giới làm bốn thứ :

1. Sự pháp giới.
2. Lý pháp giới.
3. Lý sự vô ngại pháp giới.
4. Sự sự vô ngại pháp giới.

Tông Thiên Thai chia pháp giới làm mười thứ :

1.    Pháp giới của Phật.
2.    Pháp giới của Bồ Tát
3.    Pháp giới của Duyên Giác.
4.    Pháp giới của Thanh Văn
5.    Pháp giới của Trời.
6.    Pháp giới của người.
7.    Pháp giới của A tu la.
8.    Pháp giới của súc sinh
9.    Pháp giới của ngạ quỷ.
10. Pháp giới của địa ngục.

Do đó : “Mười pháp giới không lìa khỏi một tâm niệm”, tức cũng là đạo lý tất cả do tâm tạo.

Thế nào gọi là hồi hướng ? Có nhiều lối nói. Một là hồi tự hướng tha : Đem hết thảy công đức của mình cho người khác. Hai là hồi nhân hướng quả : Tại nhân địa tu tập đủ thứ căn lành, tương lai sẽ đắc được công đức quả địa. Ba là hồi sự hướng lý : Đem sự hồi hướng về lý. Bốn là hồi tiểu hướng đại : Hồi tiểu thừa hướng về đại thừa. Đó là ý nghĩa của hồi hướng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát nầy dùng lụa vô cấu mà quấn trên đầu mình, trụ ở ngôi vị pháp sư.

Các vị đệ tử của Phật ! Vị đại Bồ Tát nầy tu hành Bồ Tát đạo, dùng dải lụa vô cấu (nghiêm trì giới luật), quấn trên đầu của mình, thường làm đại pháp sư. Phàm là người tinh thông Phật pháp, đều có thể làm thầy của người. Làm bậc Pháp sư phải có đủ năm điều kiện :

1. Thọ trì. 2. Đọc Kinh. 3. Tụng Kinh. 4. Giải nói. 5. Biên chép. Người có năm thứ khả năng nầy, được gọi là Pháp sư. Tinh thông tạng Kinh, tạng Luật, tạng Luận, gọi là Tạm Tạng Pháp sư. Nói một cách khác, pháp sư phải có mười đức hạnh :

1. Khéo biết pháp nghĩa.
2. Rộng tuyên nói.
3. Ở trong chúng không sợ hãi.
4. Biện tài vô ngại.
5. Khéo phương tiện nói.
6. Pháp tuỳ đức hành.
7. Oai nghi đầy đủ.
8. Dũng mãnh tinh tấn.
9. Thân tâm không mệt.
10. Thành tựu sức nhẫn.

Tóm lại, phàm là người giảng Kinh thuyết pháp, đều gọi là pháp sư.

Pháp giới là vô lượng, chẳng có bờ mé; nếu có lượng, thì chẳng phải là pháp giới. Tuy nhiên vô lượng, nhưng đại Bồ Tát dùng năm nhãn để quán sát, cũng biết được bờ mé của pháp giới.

Rộng thực hành bố thí pháp, khởi đại từ bi, an lập chúng sinh. Nơi tâm bồ đề, thường hành lợi ích, không có ngừng nghỉ. Dùng tâm bồ đề, nuôi lớn căn lành, vì các chúng sinh làm Điều Ngự Sư. Mở bày cho các chúng sinh đạo nhất thiết trí, vì chúng sinh làm mặt trời pháp tạng, ánh sáng căn lành, chiếu khắp tất cả. Nơi các chúng sinh, tâm đều bình đẳng. Tu các hạnh lành, chẳng có ngừng nghỉ. Tâm thanh tịnh không nhiễm, trí huệ tự tại, không xả bỏ tất cả căn lành đạo nghiệp. Làm thương chủ đại trí của các chúng sinh, khiến khắp tất cả được vào con đường chân chánh an ổn. Vì các chúng sinh mà làm dẫn đầu, khiến cho họ tu tất cả căn lành pháp hành. Vì các chúng sinh mà làm bạn lành kiên cố không thể hoại, khiến cho căn lành của họ tăng trưởng thành tựu.

Bồ Tát thường thường rộng thực hành bố thí pháp, sinh khởi tâm đại từ đại bi. Do đó :

“Từ hay ban vui
Bi hay cứu khổ”.

An lập tất cả chúng sinh. Đối với tâm bồ đề (trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh) vĩnh viễn không giải đãi, không có lúc nào ngừng nghỉ. Thường làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, trong niệm niệm đều nghĩ tới lợi ích chúng sinh, mà không có lúc nào ngừng nghỉ.

Bồ Tát dùng tâm bồ đề, nuôi lớn căn lành của mình. Vì tất cả chúng sinh mà làm Điều Ngự Sư, mở bày cho chúng sinh, khiến cho họ được đạo nhất thiết trí huệ. Vì tất cả chúng sinh, mà làm mặt trời pháp tạng, nói tạng pháp, giống như mặt trời, ánh sáng chiếu khắp tất cả chúng sinh. Căn lành và trí huệ quang minh của Bồ Tát tu tập, chiếu sáng khắp tất cả. Đối với tất cả chúng sinh, đối đãi bình đẳng, chẳng phân biệt đó đây. Tu tất cả hạnh lành, chẳng có lúc nào ngừng nghỉ.

Tâm của Bồ Tát rất thanh tịnh, chẳng có tư tưởng nhiễm ô. Trí huệ của Ngài nhậm vận tự tại, không xả bỏ tất cả căn lành, cũng chẳng xả bỏ tất cả đạo nghiệp. Vì tất cả chúng sinh mà làm thương chủ đại trí huệ, khắp khiến cho tất cả chúng sinh, vào được con đường chân chánh an ổn. Vì tất cả chúng sinh mà làm lãnh tụ dẫn đầu, khiến cho họ tu tất cả căn lành pháp hành. Vì tất cả chúng sinh mà làm bạn lành kiên cố không thể phá hoại, khiến cho tất cả căn lành của chúng sinh, không những tăng trưởng, mà còn có sự thành tựu.

Phật tử ! Đại Bồ Tát nầy dùng bố thí pháp làm đầu, phát sinh tất cả pháp trắng thanh tịnh, nhiếp thọ hướng về tâm nhất thiết trí. Nguyện lực thù thắng, rốt ráo kiên cố, thành tựu tăng trưởng, đầy đủ oai đức. Nương thiện tri thức, tâm không xiểm nịnh lừa dối. Suy gẫm quán sát cảnh giới môn nhất thiết trí vô biên.

Các vị đệ tử của Phật ! Vị đại Bồ Tát nầy tu hành Bồ Tát đạo, dùng bố thí pháp làm hàng đầu, phát sinh tất cả pháp trắng thanh tịnh, nhiếp thọ tất cả chúng sinh, hướng về tâm nhất thiết trí. Phát nguyện lực thù thắng, đắc được tâm kiên cố rốt ráo, thành tựu viên mãn, tăng trưởng lợi ích, đầy đủ sức đại oai đức. Nương tựa thiện tri thức, gần gũi thiện tri thức; thiện tri thức biết được tâm ý, chỉ dẫn chúng sinh về con đường lành; tức cũng là hay giáo hoá chúng sinh xa lìa mười điều ác, tu hành mười điều lành. Trong tâm không xiểm nịnh vị thiện tri thức đó, cũng không lừa dối vị thiện tri thức đó. Thường thường suy gẫm, quán sát, nghiên cứu môn nhất thiết trí huệ, có cảnh giới vô biên.

Đem căn lành đó hồi hướng như vầy : Nguyện được tu tập thành tựu tăng trưởng tất cả cảnh giới rộng lớn vô ngại.

Bồ Tát đem căn lành đó, hồi hướng như vầy : Nguyện được tu hành, học tập, thành tựu, viên mãn, tăng trưởng, rộng lớn, vô ngại, đủ thứ tất cả cảnh giới.

Nguyện được ở trong chánh giáo của Phật, cho đến nghe được một câu, một bài kệ, đều thọ trì diễn nói.

Bồ Tát nguyện được ở trong chánh giáo của Phật, cho đến nghe một câu, hoặc một bài kệ, cũng phải thọ trì Phật pháp, cũng phải diễn nói Phật pháp, khiến cho tất cả chúng sinh, đều được thấu hiểu thông đạt nghĩa lý một câu, một bài kệ.

Nguyện nghĩ nhớ được tất cả chư Phật quá khứ hiện tại vị lai, vô lượng vô biên tất cả thế giới, đồng với pháp giới. Nghĩ nhớ rồi, liền tu hạnh Bồ Tát

Bồ Tát nguyện nghĩ nhớ được tất cả các đức Phật, đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại, vô lượng vô biên tất cả thế giới, đồng với pháp giới. Nghĩ nhớ rồi, lập tức tu hạnh của Bồ Tát tu.

Lại nguyện đem căn lành niệm Phật nầy, vì tất cả chúng sinh, trong một thế giới, hết kiếp thuở vị lai, tu hạnh Bồ Tát. Như trong một thế giới, tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới, cũng đều như vậy. Như vì một chúng sinh, vì tất cả chúng sinh, cũng lại như vậy. Dùng phương tiện khéo léo, thảy đều làm. Hết kiếp thuở vị lai, dùng đại thệ nguyện trang nghiêm, trọn không lìa nghĩ đến Phật thiện tri thức. Thường thấy chư Phật hiện ra ở trước, chẳng có một vị Phật nào ra đời mà không được gần gũi.

Bồ Tát lại nguyện đem căn lành nghĩ nhớ mười phương chư Phật nầy, vì tất cả chúng sinh, ở trong một thế giới, hết kiếp thuở vị lai, tu hạnh Bồ Tát; như một tại một thế giới là tình hình như vậy, tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới, cũng đều tình hình như vậy. Như vì một chúng sinh, hết kiếp thuở vị lai như vậy, tu hạnh Bồ Tát. Vì tất cả chúng sinh, cũng lại như thế. Dùng pháp môn phương tiện khéo léo, khiến cho mỗi mỗi đều như vậy, hết kiếp thuở vị lai, dùng đại thệ nguyện để trang nghiêm, trọn không lìa khỏi chư Phật, hoặc lìa khỏi các vị thiện tri thức. Thường thấy mười phương chư Phật hiện ra ở trước, bất cứ vị Phật nào, xuất hiện ra đời, đều gần gũi, chẳng có một vị Phật nào mà không đến gần gũi, cho nên rộng tu cúng dường các đức Phật, rộng độ tất cả chúng sinh.

Tất cả chư Phật và các Bồ Tát, khen ngợi diễn nói phạm hạnh thanh tịnh, thệ nguyện tu hành, đều khiến cho viên mãn.

Hết thảy mười phương chư Phật và tất cả Bồ Tát, các Ngài khen ngợi diễn nói phạm hạnh thanh tịnh. Bồ Tát phát đại thệ nguyện, tu hành hai mươi thứ phạm hạnh, thảy đều khiến cho viên mãn, đến được cảnh giới không thiếu khuyết.

Đó là : Phạm hạnh không phá. Phạm hạnh không thiếu. Phạm hạnh không tạp. Phạm hạnh không vết. Phạm hạnh không mất. Phạm hạnh không che đậy. Phạm hạnh được khen ngợi. Phạm hạnh không chỗ nương. Phạm hạnh không chỗ được. Phạm hạnh thanh tịnh tăng ích cho Bồ Tát. Phạm hạnh chư Phật ba đời thực hành. Phạm hạnh vô ngại. Phạm hạnh không chấp trước. Phạm hạnh không tranh. Phạm hạnh không diệt. Phạm hạnh an trụ. Phạm hạnh không gì sánh bằng. Phạm hạnh không động. Phạm hạnh không loạn. Phạm hạnh không sân hận.

Những phạm hạnh đó là :
1. Phạm hạnh không phá: Phạm hạnh giữ gìn giới luật.
2. Phạm hạnh không thiếu : Tức là tu tất cả hạnh nhẫn nhục, mà không thiếu khuyết.
3. Phạm hạnh không tạp : Tức là phạm hạnh thanh tịnh chẳng có tạp nhiễm.
4. Phạm hạnh không vết : Tức là phạm hạnh chẳng có tì vết nào.
5. Phạm hạnh không mất : Tức là phạm hạnh chẳng có sự mất mác không tu.
6. Phạm hạnh không che đậy : Tức là phạm hạnh chẳng có sự che đậy.
7. Phạm hạnh được Phật khen ngợi : Tức là phạm hạnh được Phật khen ngợi người thực hành.
8. Phạm hạnh không chỗ nương : Tức là phạm hạnh chẳng có chỗ nương tựa.
9. Phạm hạnh không chỗ được : Tức là phạm hạnh chẳng có chỗ đắc được.
10. Phạm hạnh tăng ích cho Bồ Tát : Tức là phạm hạnh tăng thêm lợi ích cho Bồ Tát.
11. Phạm hạnh chư Phật ba đời thực hành : Tức là phạm hạnh chư Phật đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai, mười phương tất cả chư Phật đều tu hành.
12. Phạm hạnh vô ngại : Tức là phạm hạnh chẳng có sự chướng ngại.
13. Phạm hạnh không chấp trước : Tức là phạm hạnh chẳng có sự chấp trước.
14. Phạm hạnh không tranh : Tức là phạm hạnh chẳng có tranh luận.
15. Phạm hạnh không diệt : Tức là phạm hạnh chẳng có tội nghiệp có thể diệt.
16. Phạm hạnh an trụ : Tức là phạm hạnh an trụ nơi thanh tịnh.
17. Phạm hạnh không gì sánh bằng : Tức là phạm hạnh không có gì so sánh bằng.
18. Phạm hạnh không động: Tức là phạm hạnh không có làm làm lay động được.
19. Phạm hạnh không loạn : Tức là phạm hạnh không thể tán loạn.
20. Phạm hạnh không sân hận : Tức là phạm hạnh chẳng có sự sân hận.
Phạm hạnh tức là hạnh thanh tịnh lợi tha, tức cũng là pháp đoạn tuyệt dâm dục. Tu hành thanh tịnh, mới sinh ra phạm hạnh. Tu bốn tâm vô lượng, bèn sinh ra hạnh nghiệp Phạm thiên, nên gọi là Phạm hạnh.

Phật tử ! Nếu đại Bồ Tát vì mình tu hành phạm hạnh thanh tịnh như vậy, tức khắp vì tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh đều được an trụ. Khiến cho tất cả chúng sinh đều được khai ngộ thấu hiểu. Khiến cho tất cả chúng sinh đều được thành tựu. Khiến cho tất cả chúng sinh đều được thanh tịnh. Khiến cho tất cả chúng sinh đều được không dơ bẩn. Khiến cho tất cả chúng sinh đều được chiếu sáng. Khiến cho tất cả chúng sinh lìa các bụi trần nhiễm ô. Khiến cho tất cả chúng sinh lìa các sự chướng ngại. Khiến cho tất cả chúng sinh lìa các nhiệt não. Khiến cho tất cả chúng sinh lìa các sự trói buộc. Khiến cho tất cả chúng sinh vĩnh viễn lìa khỏi các điều ác. Khiến cho tất cả chúng sinh không còn các não hại, rốt ráo được thanh tịnh.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, tích tụ đủ thứ căn lành. Nếu vì mình tu hành phạm hạnh thanh tịnh, đó tức là vì khắp tất cả chúng sinh, đắc được hai mươi điều lợi ích:

1. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được an trụ nơi phạm hạnh.
2. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được khai ngộ hiểu rõ các pháp.
3. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được thành tựu trí huệ.
4. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được tư tưởng thanh tịnh.
5. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều chẳng còn hành vi cấu bẩn.
6. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được trí huệ quang minh chiếu sáng khắp cùng.
7. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được lìa khỏi tất cả pháp bụi trần ô nhiễm.
8. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được lìa khỏi tất cả pháp chướng ngại.
9. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được lìa khỏi tất cả nhiệt não, đắc được mát mẻ.
10. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được lìa khỏi tất cả sự trói buộc, đắc được tự tại.
11. Khiến cho tất cả chúng sinh, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả nghiệp ác.
12. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều không còn tất cả sự não hại, đắc được rốt ráo thanh tịnh.

Tại sao ? Vì đại Bồ Tát tự mình ở nơi phạm hạnh không được thanh tịnh, thì không thể khiến cho họ được thanh tịnh. Mình ở nơi phạm hạnh mà có sự thối chuyển, thì không thể khiến cho họ được không thối chuyển. Mình ở nơi phạm hạnh mà có sự mất hoại, thì không thể khiến cho họ không có sự mất hoại. Mình ở nơi phạm hạnh mà có sự xa lìa, thì không thể khiến cho họ thường không xa lìa. Mình ở nơi phạm hạnh mà có sự giải đãi, thì không thể khiến cho họ không sinh sự giải đãi. Mình ở nơi phạm hạnh mà không sinh tin hiểu, thì không thể nào khiến cho họ sinh tin hiểu. Mình ở nơi phạm hạnh mà không an trụ, thì không thể nào khiến cho họ được an trụ. Mình ở nơi phạm hạnh mà không chứng nhập, thì không thể nào khiến cho tâm họ chứng nhập được. Mình ở nơi phạm hạnh mà có sự buông bỏ, thì không thể nào khiến cho họ luôn không buông bỏ. Mình ở nơi phạm hạnh mà có sự tán động, thì không thể nào khiến cho tâm họ không tán động.

Đây là nhân duyên gì ? Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, tích tụ đủ thứ công đức, chính mình không thể dùng thân làm phép tắc, vì người làm mô phạm, thì làm sao giáo hoá người ? Tóm lại, chính mình không thanh tịnh, mà dạy người thanh tịnh, thì không thể nào được. Chính mình không lìa khỏi dục niệm, mà dạy người lìa khỏi dục niệm, cũng không thể nào được. Chính mình không dứt hoặc, mà dạy người dứt hoặc, cũng không thể nào được. Nói chung, sự thực hành của mình không đủ tiêu chuẩn, thì làm sao hướng dẫn người ? Dưới đây nói ra mười điều không thể được:

1. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh không thanh tịnh, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh được thanh tịnh.
2. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh sinh tâm thối chuyển, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh không sinh tâm thối chuyển.
3. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh có sự mất hoại, trì giới không viên mãn, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh chẳng có sự mất hoại, trì giới viên mãn.
4. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh có sự xa lìa, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh không xa lìa phạm hạnh.
5. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh giải đãi, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh không sinh giải đãi.
6. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh không sinh tin hiểu, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh sinh tâm tin hiểu.
7. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh không an trụ, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh an trụ nơi phạm hạnh.
8. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh không chứng nhập, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh chứng nhập phạm hạnh được.
9. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh có sự buông bỏ, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh luôn không buông bỏ phạm hạnh được.
10. Nếu Bồ Tát chính mình đối với phạm hạnh có sự tán động, thì không thể nào khiến cho tất cả chúng sinh tâm chẳng tán động, vì Ngài đã hoàn toàn mất đi tác dụng lãnh đạo.

Tại sao ? Vì đại Bồ Tát trụ hạnh không điên đảo, nói pháp không điên đảo, lời nói thành thật. Như nói về tu hành, thanh tịnh thân miệng ý, lìa khỏi các tạp nhiễm, trụ hạnh vô ngại, diệt tất cả chướng ngại. Đại Bồ Tát tự mình được tâm thanh tịnh, cũng vì họ diễn nói pháp tâm thanh tịnh. Tự mình tu hoà nhẫn, dùng các căn lành điều phục tâm mình, cũng khiến cho họ hoà nhẫn, dùng các căn lành điều phục tâm mình. Tự mình lìa khỏi nghi hối, cũng khiến cho người khác vĩnh viễn lìa khỏi nghi hối. Tự mình được niềm tin thanh tịnh, cũng khiến cho họ được niềm tin thanh tịnh bất hoại. Tự mình trụ chánh pháp, cũng khiến cho chúng sinh an trụ chánh pháp.

Đây là nguyên nhân gì ? Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, tích tập đủ thứ căn lành, trụ trong hạnh không điên đảo, diễn nói Phật pháp không điên đảo, lời nói ra đặc biệt thành thật. Y chiếu theo pháp môn đã nói ra, nỗ lực tu hành, thanh tịnh thân miệng ý ba nghiệp, lìa khỏi tất cả pháp tạp nhiễm. Trụ nơi hạnh môn chẳng có chướng ngại, tiêu diệt tất cả pháp chướng đạo. Đại Bồ Tát tự mình đắc được tâm thanh tịnh, mới có thể vì người khác diễn nói pháp tâm thanh tịnh; tự mình tu hành nhẫn nhục Ba La Mật, dùng tất cả căn lành, điều phục tâm mình, cũng khiến cho người khác tu pháp môn hoà khí nhẫn nhục, dùng tất cả căn lành của mình tích tập được điều phục tâm mình; tự mình lìa khỏi tâm hoài nghi và hối hận, cũng khiến cho người khác vĩnh viễn lìa khỏi nghi hối; tự mình đắc được tâm tin thanh tịnh, cũng khiến cho người khác đắc được tâm tin thanh tịnh bất hoại; tự mình trụ nơi chánh pháp, cũng khiến cho người khác an trụ ở trong chánh pháp. Chánh pháp tức là chánh tri chánh kiến. Có chánh tri chánh kiến rồi, mới có thể giáo hoá chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh đều được chánh tri chánh kiến; bằng không thì được pháp tà tri tà kiến.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành do bố thí pháp sinh ra hồi hướng như vầy : Nguyện cho tôi đắc được pháp môn vô tận của tất cả chư Phật, khắp vì chúng sinh phân biệt giải nói, đều khiến cho họ hoan hỉ, tâm được đầy đủ, tiêu diệt tất cả ngoại đạo dị luận. Nguyện cho tôi có thể vì tất cả chúng sinh diễn nói biển pháp của chư Phật ba đời.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, tích tập đủ thứ căn lành, đem căn lành công đức do bố thí pháp sinh ra, vì chúng sinh hồi hướng, phát đại thệ nguyện như vầy.

1. Tôi nguyện đắc được pháp môn vô tận của tất cả chư Phật.
2. Tôi nguyện khắp vì tất cả chúng sinh, phân biệt giải nói nghĩa lý Kinh điển.
3. Tôi nguyện có thể khiến cho tất cả chúng sinh, đều được pháp hỉ, tâm sinh ra an vui đầy đủ.
4. Tôi nguyện có thể diệt hết sạch tất cả dị luận của ngoại đạo.
5. Tôi nguyện có thể vì tất cả chúng sinh, diễn nói biển pháp của tất cả chư Phật trong mười phương ba đời đã nói.

Nơi sinh khởi của mỗi mỗi pháp, nghĩa lý của mỗi mỗi pháp, danh ngôn của mỗi mỗi pháp, an lập của mỗi mỗi pháp, giải nói của mỗi mỗi pháp, hiển bày của mỗi mỗi pháp, môn hộ của mỗi mỗi pháp, ngộ nhập của mỗi mỗi pháp, quán sát của mỗi mỗi pháp, phân vị của mỗi mỗi pháp, đều được vô biên vô tận pháp tạng. Đắc được vô sở uý, đủ bốn biện tài, rộng vì chúng sinh phân biệt giải nói, hết thuở vị lai cũng không hết được. Vì muốn khiến cho tất cả chúng sinh lập chí nguyện thù thắng, sinh ra biện tài vô ngại không sai lầm. Vì muốn khiến cho tất cả chúng sinh đều sinh hoan hỉ. Vì muốn khiến cho tất cả chúng sinh thành tựu tất cả pháp thanh tịnh quang minh, tuỳ theo loại tiếng, diễn nói không dứt. Vì muốn khiến cho tất cả chúng sinh tin sâu hoan hỉ, trụ nhất thiết trí, thấu rõ các pháp, không có mê hoặc.

Bồ Tát phát nguyện :

6. Tôi nguyện đối với : Sự sinh khởi của mỗi thứ pháp, nghĩa lý của mỗi thứ pháp, danh ngôn của mỗi thứ pháp, sự an lập của mỗi thứ pháp, giải nói mỗi thứ pháp, hiển bày của mỗi thứ pháp, môn hộ của mỗi thứ pháp, sự ngộ nhập của mỗi thứ pháp, quán sát mỗi thứ pháp, phân vị mỗi thứ pháp, thảy đều đắc được pháp tạng vô biên vô tận.

7. Tôi nguyện đắc được bốn vô sở uý, đầy đủ bốn biện tài vô ngại, rộng vì tất cả chúng sinh, phân biệt giải nói nghĩa lý của tất cả các pháp, hết thuở vị lai, cũng không khi nào hết được.

8. Tôi nguyện khiến cho tất cả chúng sinh, lập chí nguyện thù thắng, sinh ra biện tài không có sự chướng ngại, không có sự sai lầm, không có sự quên mất.

9. Tôi nguyện khiến cho tất cả chúng sinh, đều sinh tâm đại hoan hỉ, học tập Phật pháp.

10. Tôi nguyện khiến cho tất cả chúng sinh, thành tựu tất cả pháp quang minh thanh tịnh, tuỳ thuận giống loài và tiếng nói của chúng sinh, diễn nói Phật pháp, chẳng có lúc nào gián đoạn.

11. Tôi nguyện khiến cho tất cả chúng sinh, tin sâu Phật pháp, hoan hỉ Phật pháp, trụ ở trong nhất thiết trí huệ, phân biệt thấu rõ nghĩa lý của các pháp, chẳng có sự mê hoặc.

Bồ Tát tự nghĩ rằng : Tôi sẽ ở khắp trong tất cả thế giới, vì các chúng sinh tinh tấn siêng năng tu tập. Được vô lượng thân tự tại khắp pháp giới. Được tâm rộng lớn vô lượng khắp pháp giới. Đầy đủ vô lượng âm thanh thanh tịnh đồng pháp giới. Thị hiện vô lượng chúng hội đạo tràng đồng pháp giới. Tu vô lượng nghiệp của Bồ Tát đồng pháp giới. Được vô lượng trụ của Bồ Tát đồng pháp giới. Chứng được vô lượng bình đẳng của Bồ Tát đồng pháp giới. Học vô lượng pháp của Bồ Tát đồng pháp giới. Trụ vô lượng hạnh của Bồ Tát đồng pháp giới. Vào vô lượng hồi hướng của Bồ Tát đồng pháp giới. Đó là đại Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng, vì khiến cho chúng sinh đều được thành tựu nhất thiết trí.

Bồ Tát lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ ở khắp trong tất cả thế giới, vì tất cả chúng sinh, tinh cần tu tập tất cả Phật pháp, đắc được pháp thân nhậm vận tự tại tận hư không khắp pháp giới, đắc được tâm từ rộng lớn vô lượng tận hư không khắp pháp giới, đầy đủ vô lượng âm thanh thanh tịnh đồng pháp giới, thị hiện vô lượng chúng hội đạo tràng đồng pháp giới, tu hành vô lượng nghiệp thiện của Bồ Tát tu đồng pháp giới, đắc được vô lượng hạnh của Bồ Tát tu đồng pháp giới, chứng được vô lượng bình đẳng của Bồ Tát tu đồng pháp giới, học tập vô lượng pháp của Bồ Tát tu đồng pháp giới, an trụ vô lượng hạnh của Bồ Tát thực hành đồng pháp giới, vào được vô lượng pháp môn hồi hướng của Bồ Tát tu đồng pháp giới.

Đó là đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, đem mười thứ căn lành nầy, vì tất cả chúng sinh hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đều được thành tựu nhất thiết trí huệ, mới tu hành Bồ Tát đạo, vì chúng sinh mà hồi hướng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành hồi hướng như vầy. Đó là : Vì muốn thấy vô lượng chư Phật đồng pháp giới. Điều phục vô lượng chúng sinh đồng pháp giới. Trụ trì vô lượng cõi Phật đồng pháp giới. Chứng vô lượng trí của Bồ Tát đồng pháp giới. Đắc được vô lượng vô sở uý đồng pháp giới. Thành tựu vô lượng Đà la ni của các Bồ Tát đồng pháp giới. Đắc được vô lượng trụ không nghĩ bàn của các Bồ Tát đồng pháp giới. Đủ vô lượng công đức đồng pháp giới. Tròn đầy vô lượng căn lành lợi ích chúng sinh đồng pháp giới.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát lại đem đủ thứ căn lành của Ngài tu tập, vì chúng sinh hồi hướng như vầy. Đó là : Vì muốn thấy vô lượng các đức Phật đồng pháp giới, vì muốn điều phục vô lượng chúng sinh đồng pháp giới, vì muốn trụ trì vô lượng cõi Phật đồng pháp giới, vì muốn chứng được vô lượng trí huệ của Bồ Tát đồng pháp giới, vì muốn đắc được vô lượng vô sở uý đồng pháp giới, vì muốn thành tựu vô lượng tổng trì (Đà la ni) của Bồ Tát đồng pháp giới, vì muốn đắc được vô lượng trụ không nghĩ bàn của Bồ Tát đồng pháp giới, vì muốn đầy đủ vô lượng công đức đồng pháp giới, vì muốn viên mãn vô lượng căn lành lợi ích chúng sinh đồng pháp giới. Đó là chín điều hy vọng của Bồ Tát, tức cũng là pháp nghĩ tưởng của Bồ Tát.

Lại nguyện do đem căn lành nầy, khiến cho tôi được phước đức bình đẳng, trí huệ bình đẳng, lực bình đẳng, vô uý bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng, tự tại bình đẳng, chánh giác bình đẳng, thuyết pháp bình đẳng, nghĩa bình đẳng, quyết định bình đẳng, tất cả thần thông bình đẳng, như vậy bình đẳng, thảy đều viên mãn. Như tôi đắc được, nguyện cho tất cả chúng sinh cũng được như vậy, như tôi không khác.

Bồ Tát lại phát nguyện, do nhờ đem căn lành nầy hồi hướng cho chúng sinh, khiến cho tôi (Bồ Tát Kim Cang Tràng) đắc được : Phước đức bình đẳng, trí huệ bình đẳng, mười lực bình đẳng, vô uý bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng, tự tại bình đẳng, chánh giác bình đẳng, thuyết pháp bình đẳng, nghĩa lý bình đẳng, quyết định bình đẳng, tất cả thần thông bình đẳng, các thứ pháp vừa nói ở trên, thảy đều viên mãn. Như tôi đắc được tất cả pháp viên mãn, nguyện cho tất cả chúng sinh, cũng đắc được pháp viên mãn bình đẳng như vậy, giống như tôi không có gì khác biệt.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành hồi hướng như vầy. Đó là : Như pháp giới vô lượng, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trí huệ đắc được, trọn không có lượng. Như pháp giới vô biên, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, thấy tất cả chư Phật, chẳng có bờ mé. Như pháp giới vô hạn, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, đến cõi nước của chư Phật, chẳng có giới hạn. Như pháp giới không bờ mé, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, nơi tất cả thế giới tu hạnh Bồ Tát, chẳng có bờ mé. Như pháp giới không dứt, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, trụ nhất thiết trí, vĩnh viễn không đoạn tuyệt.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem đủ thứ căn lành của mình tu tập được, vì chúng sinh hồi hướng, đắc được mười thứ lợi ích như vầy :

1. Như pháp giới vô lượng, căn lành hồi hướng cũng như vậy, đắc được vô lượng trí huệ quang minh.
2. Như pháp giới vô biên, căn lành hồi hướng cũng như vậy, thấy được mười phương chư Phật nhiều không có bờ mé.
3. Như pháp giới vô hạn, căn lành hồi hướng cũng như vậy, đến cõi nước chư Phật mười phương, chẳng có giới hạn.
4. Như pháp giới không bờ mé, căn lành hồi hướng cũng như vậy, ở trong tất cả thế giới tu hạnh Bồ Tát, chẳng có bờ mé.
5. Như pháp giới không dứt, căn lành hồi hướng cũng như vậy, trụ nơi bậc nhất thiết trí huệ, vĩnh viễn không đoạn tuyệt.

Như pháp giới một tánh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, với tất cả chúng sinh đồng một trí tánh. Như pháp giới tự tánh thanh tịnh, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến cho tất cả chúng sinh rốt ráo thanh tịnh. Như pháp giới tuỳ thuận, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến cho tất cả chúng sinh thảy đều tuỳ thuận hạnh nguyện Phổ Hiền. Như pháp giới trang nghiêm, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến cho tất cả chúng sinh, dùng hạnh Phổ Hiền mà làm trang nghiêm. Như pháp giới không thể mất hoại, căn lành hồi hướng cũng lại như vậy, khiến cho các Bồ Tát vĩnh viễn không mất hoại các hạnh thanh tịnh.

6. Như pháp giới một tánh, căn lành hồi hướng cũng như vậy, đồng một tánh trí huệ.

7. Như pháp giới tự tánh thanh tịnh, căn lành hồi hướng cũng như vậy, khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được rốt ráo thanh tịnh.

8. Như pháp giới tuỳ thuận, căn lành hồi hướng cũng như vậy, khiến cho tất cả chúng sinh, đều tuỳ thuận hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền.

9. Như pháp giới trang nghiêm, căn lành hồi hướng cũng như vậy, khiến cho tất cả chúng sinh, dùng hạnh Phổ Hiền mà làm trang nghiêm.

10. Như pháp giới không thể mất hoại, căn lành hồi hướng cũng như vậy, khiến cho tất cả Bồ Tát, vĩnh viễn không mất hoại tất cả hạnh thanh tịnh, đắc được trí huệ thanh tịnh.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành đó hồi hướng như vầy : Nguyện đem căn lành nầy, thừa sự tất cả chư Phật Bồ Tát, đều khiến cho hoan hỉ. Nguyện đem căn lành nầy, mau được hướng nhập tánh nhất thiết trí. Nguyện đem căn lành nầy, khắp tất cả mọi nơi, tu nhất thiết trí. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường được qua thấy tất cả chư Phật. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy chư Phật, hay làm Phật sự. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, luôn được thấy Phật, đối với Phật sự không sinh tâm lười trễ. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường được thấy Phật, tâm vui thanh tịnh, chẳng có thối chuyển.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem căn lành nầy, vì chúng sinh hồi hướng như vầy. Bồ Tát phát ra mười bốn lời nguyện rằng :
1. Nguyện đem căn lành nầy, thừa sự mười phương chư Phật và Bồ Tát, đều khiến cho các Ngài đều đại hoan hỉ.
2. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, mau chóng vào trong tánh nhất thiết trí không điên đảo, đắc được trí huệ phá vô minh.
3. Nguyện đem căn lành nầy, khắp cùng tất cả mọi nơi, khiến cho tất cả chúng sinh, bất cứ ở đâu lúc nào, cũng đều tu nhất thiết trí huệ.
4. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường được qua thấy mười phương chư Phật, cúng dường chư Phật, lễ kính chư Phật.
5. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường được thấy mười phương chư Phật, ở trước chư Phật làm đại Phật sự, trang nghiêm đạo tràng.
6. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường được thấy mười phương chư Phật, đối với Phật sự không sinh tâm lười trễ.
7. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường được thấy mười phương chư Phật, tâm sinh hoan hỉ thanh tịnh, chẳng có tâm không thối chuyển.

Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường được thấy Phật, tâm khéo hiểu rõ. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường được thấy Phật, không sinh chấp trước. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường được thấy Phật, thấu đạt vô ngại. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường được thấy Phật, thành hạnh Phổ Hiền. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường thấy chư Phật hiện ra ở trước, không lúc nào tạm xả bỏ. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường thấy chư Phật, sinh ra vô lượng lực của Bồ Tát. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh thường thấy chư Phật, nơi tất cả pháp, vĩnh viễn không quên mất.

8. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, tâm khéo hiểu rõ lý thể thật tướng của các pháp.
9. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, không sinh tâm chấp trước, phá trừ vọng tưởng.
10. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, thấu rõ thông đạt các pháp, viên dung vô ngại.
11. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu.
12. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, thị hiện ở trước mặt, chẳng lúc nào tạm xả bỏ.
13. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, sinh ra vô lượng thập lực thần thông của Bồ Tát.
14. Nguyện đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy được mười phương chư Phật, đối với tất cả các pháp, vĩnh viễn không quên mất.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành nầy hồi hướng như vầy. Đó là : Hồi hướng không khởi tánh như pháp giới. Hồi hướng căn bản tánh như pháp giới. Hồi hướng tự thể tánh như pháp giới. Hồi hướng không nương tánh như pháp giới. Hồi hướng không quên mất tánh như pháp giới. Hồi hướng không vô tánh như pháp giới. Hồi hướng tịch tĩnh tánh như pháp giới. Hồi hướng không xứ sở tánh như pháp giới. Hồi hướng không lay động tánh như pháp giới. Hồi hướng không sai biệt tánh như pháp giới.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem đủ thứ căn lành của mình tu tập được, vì chúng sinh hồi hướng như vầy. Đó là :
1. Hồi hướng không khởi tánh, chẳng có một tánh nào sinh khởi, chẳng có một tánh nào tiêu diệt, giống như pháp giới.
2. Hồi hướng căn bản tánh, vô cùng vô tận, giống như pháp giới.
3. Hồi hướng tự thể tánh, tận hư không khắp pháp giới, tự thể đều là pháp giới, giống như pháp giới.
4. Hồi hướng không nương tánh, chẳng có sự nương tựa, giống như pháp giới.
5. Hồi hướng không quên mất tánh, thể tánh chẳng quên đi, cũng chẳng thất lạc, giống như pháp giới.
6. Hồi hướng không vô tánh, pháp giới tuy nhiên là không, nhưng bao la vạn hữu, giống như pháp giới.
7. Hồi hướng tịch tĩnh tánh, lìa khỏi phiền não, lìa khỏi bờ mé, giống như pháp giới.
8. Hồi hướng không xứ sở tánh, pháp giới vô tại vô bất tại, chẳng có một xứ sở nào, giống như pháp giới.
9. Hồi hướng không lay động tánh, nó chẳng có biến đổi chẳng lay động, giống như pháp giới.
10. Hồi hướng không khác biệt tánh, nó chẳng có phân biệt, chẳng có đó đây, giống như pháp giới.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem pháp thí tuyên bày hết thảy, khai ngộ hết thảy, và nhờ đó mà khởi tất cả căn lành, hồi hướng như vầy. Đó là : Nguyện cho tất cả chúng sinh thành pháp sư Bồ Tát, thường được chư Phật hộ niệm. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư vô thượng, phương tiện an lập tất cả chúng sinh nơi nhất thiết trí. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư không khuất phục, tất cả vấn nạn, không thể cùng tận. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư vô ngại, được tất cả pháp vô ngại quang minh. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư trí tạng, hay khéo léo nói tất cả Phật pháp.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, tích tập đủ thứ các căn lành. Lại dùng pháp làm bố thí, tuyên bày hết thảy tất cả các pháp, khai ngộ hết thảy tất cả các pháp, nhờ đó mà sinh khởi tất cả căn lành, vì chúng sinh mà hồi hướng như vầy. Bồ Tát phát nguyện, khiến cho tất cả chúng sinh có tư cách làm mười hai loại pháp sư dưới đây, đó là :

1. Nguyện cho tất cả chúng sinh, trở thành đại pháp sư Bồ Tát, thường được mười phương chư Phật hộ niệm, gia trì.
2. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư vô thượng, dùng pháp môn phương tiện khéo léo, khiến cho tất cả chúng sinh an lập nơi nhất thiết trí huệ.
3. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư không khuất phục, tất cả vấn nạn, đối đáp trôi chảy, chẳng cùng tận, chẳng có khi nào bị khuất phục.
4. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư vô ngại, có trí huệ biện tài vô ngại, đắc được tất cả pháp không chướng ngại trí huệ quang minh.
5. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư trí tạng, trí huệ bảo tạng rất phong phú, hay dùng sự khéo léo diễn nói tất cả Phật pháp.

Nguyện cho tất cả chúng sinh thành pháp sư Như Lai tự tại, khéo phân biệt được trí huệ của Như Lai. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư như nhãn, nói pháp như thật, không do người khác dạy. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư nhớ trì tất cả Phật pháp, như lý diễn nói, không trái với câu nghĩa. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư tu hành đạo vô tướng đạo, dùng các tướng đẹp trang nghiêm cho mình, phóng vô lượng quang, khéo vào các pháp. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư thân lớn, thân đó khắp cùng tất cả cõi nước, nổi mây pháp lớn, mưa các Phật pháp.

6. Nguyện cho tất cả chúng sinh, thành tựu đại pháp sư Như Lai tự tại, có thần thông nhậm vận tự tại, khéo phân biệt được trí huệ của Như Lai.
7. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư như nhãn, có con mắt trí huệ, diễn nói pháp chân như thật tướng, không do người khác chỉ dạy.
8. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư nhớ trì tất cả Phật pháp, như lý chân thật, diễn nói pháp chân thật, không trái với câu nghĩa.

9. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư tu hành đạo vô tướng, hành sở vô sự, chẳng có sự chấp trước. Dùng các tướng tốt của Phật (Ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp), mà trang nghiêm cho chính mình, có thể phóng ra vô lượng quang minh, khéo vào các pháp, minh bạch lý thể thật tướng của các pháp, vì chúng sinh diễn nói đạo lý thật tướng (vô tướng).

10. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm pháp sư thân lớn. Dùng thân đó vào khắp cùng mười phương tất cả cõi nước, nổi mây pháp lớn, mà vì tất cả chúng sinh mười phương, diễn nói tất cả diệu pháp của chư Phật, khiến cho vô lượng chúng sinh, thấu đạt nghĩa của pháp, tu trì Phật đạo.

Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư hộ pháp tạng, kiến lập tràng vô thắng, hộ trì các Phật pháp, khiến cho biển chánh pháp không khuyết giảm. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư tất cả pháp nhật, được biện tài của Phật, khéo nói các pháp. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư diệu âm phương tiện, khéo nói vô biên pháp giới tạng. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư đến bờ kia, dùng trí huệ thần thông, khai chánh pháp tạng. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư an trụ chánh pháp, diễn nói trí huệ rốt ráo của Như Lai.

11. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư hộ pháp tạng, đời đời thường hộ trì Phật pháp, kiến lập tràng báu vô năng thắng, giữ gìn hết thảy tất cả Phật pháp, khiến cho biển chánh pháp không thiếu thốn, cũng không giảm bớt.

12. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư tất cả pháp nhật, đắc được biện tài của Phật, phương tiện khéo léo diễn nói pháp của chư Phật nói.

13. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư diệu âm phương tiện, diễn vi diệu âm nói pháp chân thật; tuy nhiên là pháp chân thật, nhưng cũng không trái với pháp phương tiện; pháp phương tiện cũng không trái với pháp chân thật, viên dung vô ngại. Vị pháp sư nầy khéo hay diễn nói vô biên pháp giới bảo tạng.

14. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư đến bờ kia, dùng trí huệ thần thông khai thị bảo tạng chánh pháp.

15. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư an trụ chánh pháp, diễn nói trí huệ pháp tạng rốt ráo của Như Lai, khiến cho chúng sinh ngộ vào trí huệ chân thật.

Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư thấu đạt các pháp, nói công đức vô lượng vô tận. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư không lừa dối thế gian, dùng phương tiện khiến cho nhập vào thật tế. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư phá các ma chúng, khéo giác biết tất cả ma nghiệp. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư được chư Phật nhiếp thọ, nhiếp thọ tâm lìa khỏi cái ta và của ta. Nguyện cho tất cả chúng sinh làm pháp sư an ổn tất cả thế gian, thành tựu nguyện lực thuyết pháp của Bồ Tát.

16. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư thấu đạt các pháp, hay diễn nói công đức vô lượng vô tận của chư Phật mười phương.

17. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư không lừa dối thế gian, hay dùng pháp môn phương tiện khéo léo, khiến nhập vào lý thể chân thật; tức cũng là vì giáo hoá chúng sinh, trước hết dùng quyền pháp để giáo hoá, tức là đạo lý “Vì thật thí quyền”.

18. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư phá các ma chúng, khéo giác biết tất cả ma nghiệp, khéo điều phục được tất cả ma chúng, khéo tiêu diệt tất cả ma quân. Tóm lại, vị đại pháp sư nầy, là khắc tinh của ma chúng.

19. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư được chư Phật nhiếp thọ, phải lìa khỏi sự chấp trước cái ta và của ta, mới được chư Phật nhiếp thọ.

20. Nguyện cho tất cả chúng sinh, làm đại pháp sư an ổn tất cả thế gian, thành tựu nguyện lực thuyết pháp của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem các căn lành hồi hướng như vầy. Đó là : Không thủ lấy chấp trước nghiệp mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước báo mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước tâm mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước pháp mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước sự mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước nhân mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước lời nói âm thanh mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước danh câu văn thân mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước hồi hướng mà hồi hướng. Không thủ lấy chấp trước lợi ích chúng sinh mà hồi hướng.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem đủ thứ căn lành của mình tu tập, mà vì chúng sinh hồi hướng như vầy. Đó là :

1. Không thủ lấy chấp trước công đức nghiệp, mà vì chúng sinh hồi hướng.
2. Không thủ lấy chấp trước quả báo tốt, mà vì chúng sinh hồi hướng.
3. Không thủ lấy chấp trước tất cả tâm, mà vì chúng sinh hồi hướng.
4. Không thủ lấy chấp trước tất cả pháp, mà vì chúng sinh hồi hướng.
5. Không thủ lấy chấp trước tất cả sự, mà vì chúng sinh hồi hướng.
6. Không thủ lấy chấp trước tại nhân địa làm tốt việc gì ? Tương lai sẽ đắc được quả báo tốt gì, không vì nguyên nhân đó, mà vì chúng sinh hồi hướng.
7. Không thủ lấy chấp trước lời nói và âm thanh, mà vì chúng sinh hồi hướng.
8. Không thủ lấy chấp trước danh câu văn thân, mà vì chúng sinh hồi hướng.
9. Không thủ lấy chấp trước hồi hướng chúng sinh, hồi hướng bồ đề, hồi hướng thật tế, mà vì chúng sinh hồi hướng.
10. Không thủ lấy chấp trước lợi ích chúng sinh, mà vì chúng sinh hồi hướng.

Hồi hướng tức là không chấp trước tất cả, tất cả đều hồi hướng. Chúng ta người tu hành, thời khắc quán chiếu chính mình, đừng tạo nghiệp thân, đừng tạo nghiệp miệng, đừng tạo nghiệp ý. Ba nghiệp thanh tịnh, mới đủ tư cách làm Phật giáo đồ. Thời thời hồi quang phản chiếu, khắc khắc phải quản lấy chính mình, đừng có tình hình không giữ quy cụ. Do đó : “Phạm pháp bất tác, phạm bệnh bất thực”. Thành thật làm người giữ bổn phận.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành hồi hướng như vầy. Đó là : Không vì đam trước cảnh giới sắc mà hồi hướng. Không vì đam trước cảnh giới thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà hồi hướng. Không vì cầu sinh cõi trời mà hồi hướng. Không vì cầu dục lạc mà hồi hướng. Không vì chấp cảnh giới dục mà hồi hướng. Không vì cầu quyến thuộc mà hồi hướng. Không vì cầu tự tại mà hồi hướng. Không vì cầu vui sinh tử mà hồi hướng. Không vì chấp sinh tử mà hồi hướng. Không vì vui thích các cõi mà hồi hướng. Không vì cầu vui hoà hợp mà hồi hướng. Không vì cầu đáng vui chấp trước nơi chốn mà hồi hướng. Không vì ôm lòng độc hại mà hồi hướng. Không hoại căn lành mà hồi hướng. Không nương ba cõi mà hồi hướng. Không chấp vào các thiền giải thoát tam muội mà hồi hướng. Không trụ vào Thanh Văn Bích Chi Phật thừa mà hồi hướng.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu Bồ Tát đạo, tích tụ đủ thứ căn lành, lại đem căn lành của mình, vì chúng sinh mà hồi hướng. Đó là : Không vì đam trước tất cả cảnh giới sắc đẹp, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì đam trước cảnh giới thanh, hương, vị, xúc, pháp, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì cầu sinh về các cõi trời, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì cầu đủ thứ dục lạc, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì chấp vào cảnh giới năm dục, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì cầu có quyến thuộc tốt, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì cầu nhậm vận tự tại, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì chính mình chấm dứt sinh tử, lìa khổ được vui, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì chấp vào sinh tử, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì vui thích tam giới hai mươi lăm cõi, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì cầu gia đình hoà hợp, quyến thuộc vui vẻ, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì cầu cảnh giới đáng an vui, và cảnh giới đáng chấp trước, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì ôm lòng độc hại người, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì bất hoại căn lành, chấp trước căn lành, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì nương vào ba cõi, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì chấp trước vào tất cả thiền định, tất cả giải thoát, tất cả tam muội, mới tu pháp môn hồi hướng. Không vì trụ vào Thanh Văn và Duyên Giác thừa, mới tu pháp môn hồi hướng.

Chỉ vì giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh mà hồi hướng. Chỉ vì thành tựu viên mãn trí nhất thiết trí mà hồi hướng. Chỉ vì được trí vô ngại mà hồi hướng. Chỉ vì được căn lành thanh tịnh không chướng ngại mà hồi hướng. Chỉ vì khiến cho tất cả chúng sinh vượt qua sinh tử chứng đại trí huệ mà hồi hướng. Chỉ vì khiến tâm đại bồ đề như kim cang không thể hoại mà hồi hướng. Chỉ vì thành tựu rốt ráo pháp bất tử mà hồi hướng. Chỉ vì dùng vô lượng trang nghiêm để trang nghiêm giống tánh Phật, thị hiện nhất thiết trí tự tại mà hồi hướng. Chỉ vì cầu tất cả pháp minh đại thần thông trí huệ của Bồ Tát mà hồi hướng. Chỉ vì tu hành hạnh Phổ Hiền, ở trong tận pháp giới hư không giới tất cả cõi Phật, viên mãn không thối chuyển, mặc giáp đại nguyện kiên cố, khiến cho tất cả chúng sinh trụ bậc Phổ Hiền mà hồi hướng. Chỉ vì hết kiếp vị lai độ thoát chúng sinh thường không ngừng nghỉ, thị hiện quang minh vô ngại của bậc nhất thiết trí luôn không dứt mà hồi hướng. 

Bồ Tát chỉ vì giáo hoá chúng sinh, vì điều phục chúng sinh, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì đắc được trí huệ viên dung vô ngại, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì được căn lành thanh tịnh chẳng có sự chướng ngại, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì khiến cho tất cả chúng sinh, vượt khỏi sinh tử, chứng được đại trí huệ, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì khiến cho tâm đại bồ đề, kiên cố như kim cang không thể hoại, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì thành tựu rốt ráo pháp bất tử, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì dùng vô lượng đồ trang nghiêm, để trang nghiêm giống tánh chư Phật mười phương, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì cầu tất cả pháp đều đã thấu hiểu, đắc được trí huệ đại thần thông của Bồ Tát, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì tu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, ở trong tận cùng hư không khắp pháp giới, mười phương tất cả cõi Phật, viên mãn không thối chuyển, mặc áo giáp đại nguyện kiên cố, khiến cho tất cả chúng sinh đều trụ ở bậc Bồ Tát Phổ Hiền, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Chỉ vì hết kiếp thuở vị lai, độ thoát tất cả chúng sinh, vĩnh viễn không ngừng nghỉ, thị hiện bậc nhất thiết trí huệ, đắc được quang minh vô ngại, thường không đoạn tuyệt, cho nên tu pháp môn hồi hướng.

Phật tử ! Khi đại Bồ Tát đem căn lành đó hồi hướng, thì dùng tâm hồi hướng như vầy. Đó là : Dùng tâm bản tánh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm pháp tánh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm vô lượng tất cả chúng sinh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm không tranh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm tự tánh không chỗ khởi bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm biết các pháp không tán loạn mà hồi hướng. Dùng tâm vào ba đời bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm sinh ra giống tánh chư Phật ba đời mà hồi hướng. Dùng tâm được thần thông không thối thất mà hồi hướng. Dùng tâm sinh thành hạnh nhất thiết trí mà hồi hướng.

Các vị đệ tử của Phật ! Khi đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, đem đủ thứ căn lành của Ngài tu tập, vì chúng sinh hồi hướng, thì dùng mười thứ tâm nầy để hồi hướng:

1. Dùng tâm bản tánh bình đẳng, vì chúng sinh hồi hướng. Bản tánh của tất cả chư Phật và tất cả chúng sinh là bình đẳng.
2. Dùng tâm pháp tánh bình đẳng, vì chúng sinh hồi hướng.
3. Dùng tâm vô lượng tất cả chúng sinh bình đẳng, vì chúng sinh hồi hướng.
4. Dùng tâm không tranh luận bình đẳng, vì chúng sinh hồi hướng.
5. Dùng tâm tự tánh không chỗ khởi bình đẳng, vì chúng sinh hồi hướng.
6. Dùng tâm biết tất cả các pháp không tạp loạn, vì chúng sinh hồi hướng.
7. Dùng tâm vào ba cõi bình đẳng, vì chúng sinh hồi hướng.
8. Dùng tâm sinh ra giống tánh chư Phật ba đời, vì chúng sinh hồi hướng.
9. Dùng tâm được thần thông không thối thất, vì chúng sinh hồi hướng.
10. Dùng tâm sinh thành hạnh nhất thiết trí, vì chúng sinh hồi hướng.

Lại vì khiến cho tất cả chúng sinh, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả địa ngục mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh không vào đường súc sinh mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh không đến chỗ vua Diêm La mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh diệt trừ tất cả pháp chướng đạo mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh đầy đủ tất cả căn lành mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh đúng thời chuyển bánh xe pháp, khiến cho tất cả đều hoan hỉ mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh vào bánh xe thập lực mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đầy đủ vô biên pháp nguyện thanh tịnh của Bồ Tát mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh tuỳ thuận tất cả thiện tri thức, tâm khí bồ đề được đầy đủ mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh thọ trì tu hành Phật pháp thâm sâu, được trí huệ quang minh của tất cả chư Phật mà hồi hướng. 

Bồ Tát lại vì khiến cho tất cả chúng sinh, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả địa ngục, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, vĩnh viễn không vào đường súc sinh, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, vĩnh viễn không đến chỗ vua Diêm La, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, diệt trừ tất cả pháp chướng đạo, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đầy đủ tất cả căn lành, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đúng thời chuyển bánh xe pháp, khiến cho tất cả đều hoan hỉ, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, vào được bánh xe thập lực của Phật, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đầy đủ vô biên pháp nguyện thanh tịnh của Bồ Tát, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, tuỳ thuận tất cả thiện tri thức giáo hoá, phát tâm bồ đề pháp khí, đắc được đầy đủ, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, thọ trì tu hành Phật pháp thâm sâu, đắc được trí huệ quang minh của tất cả chư Phật, cho nên tu pháp môn hồi hướng.

Vì khiến cho tất cả chúng sinh tu hạnh không chướng ngại của các Bồ Tát, thường hiện tiền mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh thường thấy chư Phật hiện ra ở trước họ mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh được pháp quang minh thanh tịnh thường hiện tiền mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh được đại bồ đề tâm không sợ hãi thường hiện tiền mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh được trí huệ không nghĩ bàn của Bồ Tát thường hiện tiền mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh khắp cứu hộ tất cả chúng sinh, khiến cho được tâm đại bi thanh tịnh thường hiện tiền mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ trang nghiêm tốt đẹp thù thắng, để trang nghiêm tất cả cõi nước chư Phật mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh diệt tan tất cả các ma nghiệp la võng đấu tranh mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh nơi tất cả cõi Phật đều không chỗ nương, tu hạnh Bồ Tát mà hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh phát tâm nhất thiết chủng trí, vào tất cả pháp môn Phật pháp rộng lớn mà hồi hướng. 

Bồ Tát vì khiến cho tất cả chúng sinh, tu tất cả hạnh không chướng ngại của Bồ Tát tu, thường thị hiện ở trước họ, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, thường thấy mười phương chư Phật hiện tiền, thường nghe mười phương chư Phật nói pháp, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được pháp thanh tịnh, sinh trí huệ quang minh, thường hiện ở trước họ, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được tâm đại bồ đề không sợ hãi, thường hiện ở trước họ, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được trí huệ không thể nghĩ bàn của Bồ Tát, thường hiện tiền, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, khắp cứu hộ chúng sinh, khiến cho tâm đại bi thanh tịnh thường hiện tiền, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ trang nghiêm tốt đẹp thù thắng, để trang nghiêm tất cả cõi nước của chư Phật, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, diệt tan được tất cả các ma, đoạn tuyệt đấu tranh la võng, không tạo nghiệp ác, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, ở tại cõi nước của tất cả chư Phật, đều không chỗ nương tựa, thường tu hạnh Bồ Tát, cho nên tu pháp môn hồi hướng. Vì khiến cho tất cả chúng sinh, phát tâm nhất thiết chủng trí, vào được tất cả pháp môn Phật pháp rộng lớn, cho nên tu pháp môn hồi hướng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành nầy, chánh niệm thanh tịnh hồi hướng, trí huệ quyết định hồi hướng, biết hết tất cả Phật pháp phương tiện hồi hướng, vì thành tựu vô lượng trí vô ngại mà hồi hướng. Vì muốn viên mãn tâm thanh tịnh thù thắng mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sinh trụ đại từ mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sinh trụ đại bi mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sinh trụ đại hỉ mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sinh trụ đại xả mà hồi hướng. Vì vĩnh viễn lìa khỏi hai chấp trụ căn lành thù thắng mà hồi hướng. Vì suy gẫm quán sát phân biệt diễn nói tất cả pháp duyên khởi mà hồi hướng. Vì lập tâm tràng đại dũng mãnh mà hồi hướng. Vì lập tạng tràng vô năng thắng mà hồi hướng.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem căn lành của Ngài tu tập, có hai mươi hai điều vì chúng sinh mà hồi hướng, đó là:

1. Vì chánh niệm thanh tịnh, mà vì chúng sinh hồi hướng.
2. Vì trí huệ quyết định, mà vì chúng sinh hồi hướng.
3. Vì biết hết tất cả Phật pháp phương tiện, mà vì chúng sinh hồi hướng.
4. Vì thành tựu vô lượng trí huệ vô ngại, mà vì chúng sinh hồi hướng.
5. Vì muốn đầy đủ thanh tịnh thù thắng, mà vì chúng sinh hồi hướng.
6. Vì tất cả chúng sinh trụ tâm đại từ, mà vì chúng sinh hồi hướng.
7. Vì tất cả chúng sinh trụ tâm đại bi, mà vì chúng sinh hồi hướng.
8. Vì tất cả chúng sinh trụ tâm đại hỉ, mà vì chúng sinh hồi hướng.
9. Vì tất cả chúng sinh trụ tâm đại xả, mà vì chúng sinh hồi hướng.
10. Vì vĩnh viễn lìa ngã pháp hai chấp, trụ nơi căn lành thù thắng, mà vì chúng sinh hồi hướng.
11. Vì suy gẫm, quán sát, phân biệt, diễn nói, tất cả pháp duyên khởi, mà vì chúng sinh hồi hướng.
12. Vì kiến lập tâm tràng đại dũng mãnh, mà vì chúng sinh hồi hướng.
13. Vì kiến lập tạng vô năng thắng, mà vì chúng sinh hồi hướng.

Vì phá các chúng ma mà hồi hướng. Vì được tất cả pháp thanh tịnh tâm không ngại mà hồi hướng. Vì tu tất cả hạnh Bồ Tát không thối chuyển mà hồi hướng. Vì được tâm thích cầu thắng pháp đệ nhất, mà hồi hướng. Vì được tâm thích cầu các pháp công đức, tự tại thanh tịnh, nhất thiết trí, mà hồi hướng. Vì viên mãn tất cả nguyện, trừ tất cả tranh luận, được pháp thanh tịnh tự tại vô ngại của Phật, vì tất cả chúng sinh chuyển bánh xe pháp bất thối, mà hồi hướng. Vì được pháp thù thắng tối thượng mặt trời trí huệ của Như Lai, trăm ngàn quang minh trang nghiêm, chiếu khắp tất cả chúng sinh pháp giới mà hồi hướng. Vì muốn điều phục tất cả chúng sinh, tuỳ sự ưa thích của họ, thường khiến cho đầy đủ, không xả bỏ nguyện xưa, hết thuở vị lai, nghe chánh pháp, tu tập đại hạnh, được trí huệ thanh tịnh, lìa quang minh cấu bẩn, đoạn trừ tất cả sự kiêu mạn, tiêu diệt tất cả phiền não, xé tan lưới ái dục, phá tối ngu si, đầy đủ pháp không cấu bẩn không chướng ngại mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sinh nơi A tăng kỳ kiếp thường siêng tu tập hạnh nhất thiết trí, không có thối chuyển, mỗi mỗi đều khiến cho được trí huệ vi diệu vô ngại, thị hiện thần thông tự tại của chư Phật, không có ngừng nghỉ mà hồi hướng.

14. Vì phá tan tất cả chúng ma, mà vì chúng sinh hồi hướng.
15. Vì được tất cả pháp môn đều thành tựu thanh tịnh, tâm viên dung vô ngại, mà vì chúng sinh hồi hướng.
16. Vì tu tất cả hạnh Bồ Tát, vĩnh viễn không thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mà vì chúng sinh hồi hướng.
17. Vì được an vui cầu pháp thù thắng đệ nhất, phát tâm đại bồ đề, mà vì chúng sinh hồi hướng.
18. Vì tâm trí huệ được an vui cầu các pháp công đức, tự tại thanh tịnh, nhất thiết trí, mà vì chúng sinh hồi hướng.
19. Vì đầy đủ tất cả đại nguyện, tiêu trừ tất cả tranh luận, đắc được nhậm vận tự tại của Phật pháp thanh tịnh không chướng ngại, vì tất cả chúng sinh thường chuyển bánh xe pháp không thối chuyển, mà vì chúng sinh hồi hướng.
20. Vì được pháp thù thắng tối thượng của Phật, trí huệ như ngàn mặt trời, trăm ngàn quang minh trang nghiêm, chiếu khắp tất cả pháp giới chúng sinh, mà vì chúng sinh hồi hướng.
21. Vì điều phục tất cả chúng sinh cang cường, Bồ Tát từ bi đối với chúng sinh, tuỳ theo sự ưa thích của chúng sinh, thường khiến cho được đầy đủ. Do đó:

“Trước dùng câu dục móc
Sau khiến vào trí Phật”.

Nếu muốn khiến cho chúng sinh minh bạch trí huệ của Phật, thì trước hết phải cho chúng sinh một cái gì đó. Họ được lợi ích thì mới chịu lắng nghe sự giáo hoá của bạn, đó là thường tình của con người. Bồ Tát không xả bỏ nguyện xưa của mình. Nguyện hết thuở vị lai, lắng nghe chánh pháp, tu tập đại hạnh đại nguyện, đắc được trí huệ thanh tịnh và lìa khỏi quang minh cấu bẩn, đoạn trừ được tất cả tâm kiêu mạn, tiêu diệt tất cả tâm phiền não. Xé nát lưới ái dục, phá tan ngu si đen tối, đầy đủ pháp thanh tịnh không có sự cấu bẩn, chẳng có tất cả sự chướng ngại, viên dung vô ngại, do nhân duyên đó, mà vì chúng sinh hồi hướng.

22. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh, ở trong A tăng kỳ kiếp, thường siêng tu tập hạnh nhất thiết trí, chẳng có lúc nào thối chuyển, khiến cho hết thảy chúng sinh, đều được trí huệ vi diệu vô ngại, thị hiện thần thông nhậm vận tự tại của mười phương chư Phật không khi nào ngừng nghỉ, bởi nhân duyên đó, mà vì chúng sinh hồi hướng.

Phật tử ! Khi đại Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vậy, thì không tham trước cảnh giới năm dục của ba cõi. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát nên đem căn lành không tham mà hồi hướng. Nên đem căn lành không sân mà hồi hướng. Nên đem căn lành vô ngại mà hồi hướng. Nên đem căn lành không hại mà hồi hướng. Nên đem căn lành lìa kiêu mạn mà hồi hướng. Nên đem căn lành không xiểm nịnh mà hồi hướng. Nên đem căn lành chất trực mà hồi hướng. Nên đem căn lành tinh cần mà hồi hướng. Nên đem căn lành tu tập mà hồi hướng.

Các vị đệ tử của Phật ! Khi đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, đem đủ thứ căn lành của mình tu tập, hồi hướng như vậy, thì không nên tham cảnh giới năm dục của ba cõi. Chúng ta phàm phu vì tham hưởng thụ năm dục, cho nên nhìn chẳng xuyên thủng, chẳng buông bỏ được. Do đó, ở trong sáu nẻo chuyển tới chuyển lui, lưu chuyển không ngừng. Do nguyên nhân gì ? Đại Bồ Tát tu đủ thứ căn lành, nên đem căn lành không chỗ tham trước, không chỗ chấp trước, để vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát quét tất cả các pháp, lìa tất cả các tướng, tức là không chấp ta, lại không chấp pháp. Bồ Tát không nghĩ như vầy: “Tôi đem tất cả căn lành, hồi hướng cho chúng sinh, tôi sẽ đắc được bao nhiêu công đức?” Bồ Tát tuyệt đối không nghĩ như thế. Bồ Tát là bậc Thánh không còn tham, nếu còn tham thì đó là phàm phu. Bồ Tát không so sánh lợi hại, hành sở vô sự. Bồ Tát nên đem căn lành không sân hận, vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát nên đem căn lành không có sự ngu si, để vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát nên đem căn lành không hại chúng sinh, để vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát nên đem căn lành lìa khỏi ngã mạn, để vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát nên đem căn lành không xiểm nịnh, để vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát nên đem căn lành chánh trực không quanh co, để vì chúng sinh hồi hướng, đó gọi là “Trực tâm thị đạo tràng”. Bồ Tát nên đem căn lành tinh cần tu hành, để vì chúng sinh hồi hướng. Bồ Tát nên đem căn lành của mình tu tập, để vì chúng sinh hồi hướng, đó tức là “Đảo giá từ thuyền, phổ độ chúng sinh”. Đạt thắng đến bờ rốt ráo Niết Bàn bên kia.

Bồ Tát hành sở vô sự, không tham, không nhiễm, không chấp, không trước, tất cả vì người không vì mình. Phàm là người học Phật, nên học tập theo Bồ Tát, đừng có vì mình, có sự chấp trước. Ai đối với mình không tốt, thì mình đều đối tốt với họ, đừng có tư tưởng phân biệt. Thường phải hồi quang phản chiếu, trở về cầu nơi chính mình. Phản tỉnh như vậy, thì tự nhiên sẽ tha thứ được cho người khác. Do đó:

“Ái nhân bất thân phản thân nhân
Trị nhân bất trị phản kỳ trị
Lễ nhân bất đáp phản kỳ kính
Hành bất đắc phản cầu chư kỷ”.

Nay giải thích sơ lược: Bạn thương mến tất cả chúng sinh, nhưng chúng sinh không gần gũi bạn. Lúc đó, phải phản tỉnh tâm từ bi của mình có đủ hay không? Đối với người có tâm từ bi chăng ? Tức là đối đãi với con chim nhỏ có tâm nhân ái, chẳng có tâm giết hại, thì nó sẽ gần gũi bạn, kết làm bạn với bạn, bay đến đậu trên vai, hoặc trên tay của bạn, biểu thị sự thân thiện, mà không sợ hãi. Song, trong tâm bạn nếu có ý niệm giết, thì nó sẽ lìa xa bạn, chẳng còn gần gũi bạn nữa. Do đó, có thể biết trong sự vô hình, cảm ứng đạo giao rất hiển rõ. Bạn muốn đối lý với người khác, giáo hoá người khác, nhưng họ chẳng nghe lời bạn. Lúc đó, mình phải kiểm tra lại, phương pháp mình dùng có đúng chăng? Nếu đúng, mà họ không nghe lời bạn, thì họ là người ngu si; nếu không đúng, thì mình phải sửa đổi, dùng phương pháp tốt khác để trị lý tất cả mọi người. Thấy người khác thì đảnh lễ, nếu họ không tiếp lễ của bạn, không đáp lễ của bạn, thì lúc đó, tự mình phải phản tỉnh lại, có thành tâm cung kính đảnh lễ người ta chăng? Hoặc làm không đúng, người ta cho rằng không hợp tình lý. Hãy tự hỏi mình, nếu đệ tử không nghe lời, thì mình phải sinh tâm hổ thẹn; vì đức hạnh của mình không đủ, không cách chi cảm hoá người. Cho nên mình phải hồi quang phản chiếu, trở lại cầu nơi chính mình.

Phật tử ! Khi đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, thì được tâm tin thanh tịnh. Nơi hạnh Bồ Tát, hoan hỉ nhẫn thọ, tu tập đại đạo Bồ Tát thanh tịnh, đầy đủ giống tánh Phật, đắc được trí huệ của Phật, xả bỏ tất cả điều ác, lìa các nghiệp ma, gần gũi bạn lành, thành tựu nguyện lớn của mình, thỉnh các chúng sinh, thiết lập đại hội bố thí.

Các vị đệ tử của Phật! Khi đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, tích tụ đủ thứ căn lành, hồi hướng như vậy, thì đắc được tâm tin thanh tịnh. Đối với hạnh môn của Bồ Tát tu, hoan hỉ nhẫn thọ. Tu tập đại đạo thanh tịnh của Bồ Tát, đầy đủ giống tánh của chư Phật, đắc được trí huệ của chư Phật. Xả bỏ tất cả nghiệp ác, lìa khỏi tất cả ma nghiệp. Gần gũi bạn lành, thành tựu nguyện lớn. Thỉnh tất cả chúng sinh, thiết lập đại pháp hội bố thí kết duyên vô lậu với chúng sinh.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành do pháp thí nầy sinh ra, hồi hướng như vầy. Đó là: Khiến cho tất cả chúng sinh được diệu âm thanh thanh tịnh, được âm thanh nhẹ nhàng, được âm thanh trống trời, được vô lượng vô biên âm thanh không thể nghĩ bàn, được âm thanh đáng ưa thích, được âm thanh thanh tịnh, được âm thanh khắp cùng tất cả cõi Phật, được âm thanh trăm ngàn Na do tha bất khả thuyết công đức trang nghiêm, được âm thanh cao xa, được âm thanh rộng lớn.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành hạnh Bồ Tát, lại đem đủ thứ căn lành do bố thí pháp sinh ra, vì chúng sinh hồi hướng như vầy, đắc được bốn mươi lăm thứ âm thanh, đó là: Khiến cho tất cả chúng sinh đắc được diệu âm thanh thanh tịnh. Dùng âm thanh thanh nầy để giáo hoá chúng sinh, khiến cho chúng sinh, một khi lọt vào lỗ tai, thì được hạt giống đạo. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh nhẹ nhàng, làm cho chúng sinh nghe được, tâm vui vẻ thành phục. Chúng ta phàm phu nói ra âm thanh thô cứng giống như khúc gỗ, khiến cho người nghe cảm giác chẳng có nhu hoà êm tai. Khi giáo hoá chúng sinh, thì phải dùng âm thanh từ bi nhẹ nhàng, không thể dùng âm thanh mạnh bạo chát tai. Khiến cho tất cả chúng sinh đắc được âm thanh trống trời, tiếng rất là thanh thoát, khiến cho chúng sinh nghe được, rất là êm tai mà sinh tâm hoan hỉ. khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được vô lượng vô biên âm thanh không thể nghĩ bàn, âm thanh đó khiến cho người nghe được có thể ngộ đạo. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh đáng ưa thích, đặc biệt u nhã, khiến cho người nghe vui vẻ thoải mái, giống như sự khai ngộ, khoát nhiên quán thông. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh thanh tịnh, chẳng có chút âm thanh nhiễm ô nào. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh khắp cùng tất cả cõi Phật, âm thanh đó bất cứ là ở đâu, đều nghe được rõ ràng thanh tịnh, giống như ở trước mặt. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh trăm ngàn vạn ức Na do tha bất khả thuyết công đức trang nghiêm, âm thanh đó có thể trang nghiêm tất cả thế giới, đều có âm thanh tốt đẹp. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh cao xa, âm thanh đó có thể vang xa đến ba ngàn đại thiên thế giới. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh rộng lớn, âm thanh đó tận hư không khắp pháp giới, đều có thể nghe được.

Được âm thanh diệt tất cả sự tán loạn. Được âm thanh đầy khắp pháp giới. Được âm thanh nhiếp lấy tất cả ngôn ngữ của chúng sinh. Được trí huệ biết vô biên âm thanh của tất cả chúng sinh. Được trí âm thanh tất cả ngôn ngữ thanh tịnh. Được trí âm thanh vô lượng ngôn ngữ. Được âm thanh tự tại nhất, vào tất cả trí âm thanh. Được âm thanh tất cả thanh tịnh trang nghiêm. Được âm thanh tất cả thế gian không nhàm đủ. Được âm thanh rốt ráo không ràng buộc tất cả thế gian. Được âm thanh hoan hỉ. Được âm thanh ngôn ngữ thanh tịnh của Phật. Được âm thanh nói tất cả Phật pháp xa lìa ngu si che đậy danh xưng đồn khắp. Được âm thanh khiến cho tất cả chúng sinh được tất cả pháp Đà la ni trang nghiêm. Được âm thanh nói tất cả vô lượng thứ pháp.

Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh diệt trừ tất cả sự tán loạn, làm cho người nghe liền nhập vào cảnh giới chánh định chánh thọ. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh đầy khắp pháp giới, làm cho người nghe lập tức có thể khai mở đại trí huệ. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh nhiếp lấy tất cả ngôn ngữ của chúng sinh, làm cho người nghe, phân biệt được đó là ngôn ngữ của loại chúng sinh nào, nghe được rất rõ ràng. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được trí huệ biết vô biên âm thanh của tất cả chúng sinh, tức là con muỗi ca xướng, con kiến nói pháp, đều nghe hiểu được. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được trí huệ âm thanh tất cả ngôn ngữ thanh tịnh; thứ trí huệ nầy rất thanh tịnh, không có tư tưởng tạp nhiễm. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được trí huệ âm thanh vô lượng ngô ngữ; thứ trí huệ nầy vô lượng vô biên, không cùng tận. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tự tại nhất; thứ âm thanh nầy nhậm vận tự tại, viên dung vô ngại. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được trí huệ âm thanh vào được tất cả âm thanh, bất cứ ngôn ngữ và âm thanh của loại chúng sinh nào, cũng đều hiểu rõ được, chẳng có khó khăn gì. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tất cả thanh tịnh trang nghiêm; thứ âm thanh nầy rất là êm tai, làm cho người nghe có cảm giác an lạc thoải mái. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tất cả thế gian không nhàm đủ; thứ âm thanh nầy rất hay vô cùng, làm cho người nghe cảm giác không đầy đủ, càng nghe càng hay, không khi nào biết chán. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh rốt ráo không ràng buộc tất cả thế gian; thứ âm thanh nầy rất giải thoát, chẳng có sự ràng buộc. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh hoan hỉ; thứ âm thanh nầy đặc biệt vui vẻ, làm cho người nghe, không tự chủ được tay chân nhảy múa lên. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh ngôn ngữ thanh tịnh của Phật; thứ âm thanh nầy đặc biệt thanh tịnh, làm cho người nghe không khởi tạp niệm, chẳng có vọng tưởng. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh nói tất cả Phật pháp, xa lìa ngu si che đậy danh xưng đồn khắp; thứ âm thanh nầy làm cho người nghe, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả sự ngu si và màng mắt bị che đậy, sinh ra trí huệ, diễn nói Phật pháp. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tất cả đà la ni trang nghiêm; thứ âm thanh nầy rất là trang nghiêm, làm cho người nghe có thể tổng tất cả pháp, trì vô lượng nghĩa. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh nói tất cả vô lượng thứ pháp; thứ âm thanh nầy diệu không thể tả, làm cho người nghe có thể diễn nói Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật. Kinh Hoa Nghiêm là vua trong các Kinh, Kinh nầy bao la vạn tượng, do đó:

“Vô thử bất tùng pháp giới lưu
Vô bất hoàn thử pháp giới”

Nghĩa là:

Không có gì chẳng phải phát xuất từ pháp giới
Không có gì chẳng trở về pháp giới.

Được âm thanh đến khắp pháp giới vô lượng chúng đạo tràng. Được âm thanh nhiếp trì khắp câu pháp kim cang không thể nghĩ bàn. Được âm thanh khai thị tất cả các pháp. Được âm thanh trí tạng có thể nói bất khả thuyết chữ câu khác nhau. Được âm thanh diễn nói tất cả pháp không chấp trước không ngừng. Được âm thanh tất cả pháp quang minh chiếu sáng. Được âm thanh hay khiến tất cả thế gian thanh tịnh rốt ráo đến nơi nhất thiết trí. Được âm thanh nhiếp khắp tất cả pháp câu nghĩa. Được âm thanh thần lực hộ trì tự tại vô ngại. Được âm thanh trí huệ đến tất cả thế gian bờ bên kia. Lại đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh được âm thanh không hạ liệt. Được âm thanh không sợ hãi. Được âm thanh không nhiễm trước. Được âm thanh tất cả chúng hội đạo tràng hoan hỉ. Được âm thanh hay đẹp tuỳ thuận. Được âm thanh khéo nói tất cả Phật pháp. Được âm thanh hay dứt niệm nghi hoặc của tất cả chúng sinh, đều làm cho họ giác ngộ. Được âm thanh đầy đủ biện tài. Được âm thanh giác ngộ khắp tất cả chúng sinh ngủ trong đêm dài.

Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh đến khắp pháp giới vô lượng chúng hội đạo tràng. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh khắp nhiếp trì câu pháp kim cang không thể nghĩ bàn. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh khai thị tất cả các pháp. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh trí tạng nói bất khả thuyết chữ câu khác biệt. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh diễn nói tất cả các pháp không chấp trước không ngừng. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tất cả pháp quang minh chiếu sáng. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh có thể khiến cho thế gian thanh tịnh rốt ráo, đến nơi nhất thiết trí. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh nhiếp khắp tất cả câu nghĩa lý của pháp, nghĩa là:

“Một pháp nhiếp vô lượng pháp
Vô lượng pháp quy về một pháp”.

Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh thần lực của chư Phật hộ trì tự tại vô ngại. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh trí huệ tất cả thế gian bờ bên kia. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh.

Lại đem căn lành nầy, khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh không hạ liệt. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh không sợ hãi. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh không nhiễm trước. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tất cả chúng hội đạo tràng hoan hỉ. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh tuỳ thuận tốt đẹp. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh khéo nói tất cả Phật pháp. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh hay dứt niệm nghi hoặc của tất cả chúng sinh, đều khiến cho họ giác ngộ. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh đầy đủ biện tài. Khiến cho tất cả chúng sinh, đắc được âm thanh giác ngộ khắp tất cả chúng sinh ngủ trong đêm dài.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem các căn lành hồi hướng như vầy. Đó là: Nguyện tất cả chúng sinh được pháp thân thanh tịnh lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được công đức thanh tịnh vi diệu lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được tướng tốt thanh tịnh lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được nghiệp quả thanh tịnh lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được tâm nhất thiết trí thanh tịnh lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được vô lượng tâm bồ đề thanh tịnh lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được phương tiện thanh tịnh biết rõ các căn lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được tin hiểu thanh tịnh lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được siêng tu hạnh nguyện thanh tịnh vô ngại lìa các lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sinh được trí huệ biện tài chánh niệm thanh tịnh lìa các lỗi ác. 

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem đủ thứ căn lành của mình tu tập, vì chúng sinh hồi hướng, phát ra mười nguyện lớn như vầy. Đó là:

1. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được pháp thân thanh tịnh vi diệu, lìa khỏi tất cả lỗi ác, lìa lỗi ác tức là làm cho thân miệng ý ba nghiệp thanh tịnh.
2. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được công đức thanh tịnh vi diệu, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
3. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được tướng tốt thanh tịnh, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
4. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được nghiệp quả thanh tịnh, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
5. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được tâm nhất thiết trí huệ thanh tịnh, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
6. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được vô lượng tâm bồ đề thanh tịnh, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
7. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được phương tiện thanh tịnh biết rõ các căn, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
8. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được tin hiểu thanh tịnh, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
9. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được siêng tu hạnh nguyện thanh tịnh viên dung vô ngại, lìa khỏi tất cả lỗi ác.
10. Nguyện tất cả chúng sinh đắc được trí huệ biện tài chánh niệm thanh tịnh, lìa khỏi tất cả lỗi ác.

Các vị mọi người đều không nhận thức được Chùa Kim Sơn. Có người nói: “Tôi nhận thức được Chùa Kim Sơn có vị Thầy người Trung Quốc, truyền Phật giáo Trung Quốc, tu rất là khổ hạnh”. Song, bạn chẳng nhận thức được rõ ràng, Chùa Kim Sơn chẳng phải là Phật giáo Trung Quốc, Chùa Kim Sơn là Phật giáo đại biểu cho thế giới, Phật giáo đại biểu cho pháp giới, chứ chẳng phải Phật giáo đại biểu cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có loại Phật giáo nầy, thì Phật giáo Trung Quốc sẽ không bị diệt vong. Bất cứ tại nơi nào, nếu có loại Phật giáo nầy, tức là chánh pháp trụ thế, Phật giáo sẽ không bị diệt vong.

Chùa Kim Sơn chẳng phải là Phật giáo Trung Quốc, mà là Phật giáo thế giới. Tại sao nói như vậy? Vì chùa chiền Phật giáo Trung Quốc chẳng giống như người của chùa Kim Sơn, ngày ăn một bữa, ngủ ngồi, chẳng phải toàn bộ người trong chùa. Ngày ăn một bữa cũng có khoảng mười hai người mà thôi, có ba người ăn một bữa, đã không dễ dàng chịu được. Ngồi ngủ chỉ có một người mà thôi; hoặc có hai người, không quá ba người; hoặc lúc thời kỳ đả thiền thất, mọi người phát tâm, tối ngủ ngồi, tình hình như vậy có lúc có, nhưng bình thường không phải là ngủ ngồi trường kỳ không nằm, lưng không dính đất.

Sự tu hành của chùa Kim Sơn, có thể nói khổ nhất trên thế giới, chẳng những người xuất gia ngày ăn một bữa, đêm ngủ ngồi, mà những người tại gia ở trong chùa, có người cũng ngày ăn một bữa, đêm cũng ngủ ngồi. Người xuất gia đều giữ giới luật nầy, người tại gia có thể tuỳ tiện một chút. Nhưng vì muốn chấm dứt sinh tử, không đem tinh thần tu hành chân chánh ra, cuối cùng sẽ không có sự thành tựu. Các vị mọi người phải nhận thức chùa Kim Sơn cho rõ ràng, chùa Kim Sơn là Phật giáo chánh pháp đại biểu cho tận hư không khắp pháp giới. Phật giáo của chùa Kim Sơn, nguyện kiến lập cơ sở Phật giáo chánh quyết vững chắt tại tây phương, vĩnh viễn đều là chánh pháp, chẳng có mạt pháp, đây là tông chỉ của chùa Kim Sơn.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem các căn lành vì tất cả chúng sinh hồi hướng như vầy. Nguyện được đủ thứ thân đẹp thanh tịnh. Đó là: Thân quang minh. Thân lìa ô trược. Thân không nhiễm. Thân thanh tịnh. Thân rất thanh tịnh. Thân lìa trần cấu. Thân rất lìa trần cấu. Thân lìa cấu bẩn. Thân đáng ưa thích. Thân không chướng ngại.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem đủ thứ căn lành của Ngài tu được, vì chín pháp giới chúng sinh mà hồi hướng như vầy, nguyện được đủ thứ thân đẹp thanh tịnh.

Nay dùng mười thứ thân đẹp thanh tịnh để làm đại biểu, đó là:

1. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp quang minh.
2. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp lìa ô trược.
3. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp không nhiễm.
4. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp thanh tịnh.
5. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp rất thanh tịnh.
6. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp lìa trần cấu (phiền não).
7. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp rất lìa trần cấu (tập khí).
8. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp lìa cấu bẩn (vô minh).
9. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp đáng ưa thích (thanh tịnh).
10. Nguyện tất cả chúng sinh, đắc được pháp thân tốt đẹp không chướng ngại (giải thoát).

Nơi tất cả thế giới hiện các nghiệp hình tượng. Nơi tất cả thế gian hiện lời nói hình tượng. Nơi tất cả cung điện hiện an lập hình tượng. Như gương sáng sạch, đủ thứ màu sắc hình tượng tự nhiên hiển hiện. Mở bày cho các chúng sinh hạnh đại bồ đề. Mở bày cho các chúng sinh diệu pháp thâm sâu. Mở bày cho các chúng sinh đủ thứ công đức. Mở bày cho các chúng sinh con đường tu hành. Mở bày cho các chúng sinh hạnh thành tựu. Mở bày cho các chúng sinh hạnh nguyện Bồ Tát. Mở bày cho các chúng sinh, nơi một thế giới, tất cả thế giới, Phật đều hiện ra đời. Mở bày cho các chúng sinh tất cả thần thông biến hoá của chư Phật. Mở bày cho các chúng sinh giải thoát oai lực của tất cả Bồ Tát không thể nghĩ bàn. Mở bày cho các chúng sinh hạnh nguyện tánh nhất thiết trí thành tựu viên mãn của Bồ Tát Phổ Hiền. 

Bồ Tát tại tất cả thế giới, tuỳ thuận nghiệp của tất cả chúng sinh, mà hiện ra tất cả nghiệp tượng. Tại tất cả thế gian, khéo nói pháp, hiện ra tất cả ngôn ngữ tượng. Tại tất cả cung điện, hiện ra tất cả an lập tượng, khiến cho cung điện an ổn, giống như tấm gương sáng sạch, đủ thứ màu sắc hình tượng, tự nhiên hiển hiện ra. Bồ Tát mở bày cho tất cả chúng sinh, tu hành hạnh đại bồ đề như thế nào? Mở bày cho tất cả chúng sinh tu hành pháp vi diệu thâm sâu như thế nào? Mở bày cho tất cả chúng sinh đủ thứ công đức như thế nào? Mở bày cho tất cả chúng sinh tu hành đạo Bồ Tát như thế nào? Mở bày cho tất cả chúng sinh thành tựu hạnh bồ đề như thế nào? Mở bày cho tất cả chúng sinh tu tập hạnh nguyện Bồ Tát như thế nào? Mở bày cho tất cả chúng sinh, chẳng những tại một thế giới có Phật thị hiện ra đời, mà trong tất cả thế giới, đều có Phật thị hiện ra đời. Mở bày cho tất cả chúng sinh mười phương chư Phật, đều có công đức thần thông biến hoá. Mở bày cho tất cả chúng sinh tất cả Bồ Tát, đều có đại oai thần lực giải thoát không thể nghĩ bàn. Mở bày cho tất cả chúng sinh đại hạnh đại nguyện, tánh nhất thiết trí thành tựu viên mãn của Bồ Tát Phổ Hiền tu.

Đại Bồ Tát dùng thân thanh tịnh tốt đẹp như vậy, phương tiện nhiếp lấy tất cả chúng sinh, đều khiến cho thành tựu thân nhất thiết trí công đức thanh tịnh.

Đại Bồ Tát dùng pháp thân thanh tịnh tốt đẹp đó, dùng đủ thứ pháp môn phương tiện, để nhiếp lấy giáo hoá tất cả chúng sinh, đều khiến cho thành tựu công đức thanh tịnh, đắc được diệu pháp thân nhất thiết trí huệ.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại đem căn lành do bố thí pháp sinh ra hồi hướng như vầy: Nguyện thân tuỳ trụ tất cả thế giới, tu hạnh Bồ Tát, chúng sinh thấy được, thảy đều không luống qua, phát tâm bồ đề, vĩnh viễn không thối chuyển, thuận theo nghĩa chân thật, không thể lay động. Nơi tất cả thế giới, hết kiếp vị lai, trụ đạo Bồ Tát mà không nhàm mỏi. Đại bi khắp cùng lượng đồng pháp giới, biết căn tánh chúng sinh, đúng thời nói pháp, thường không ngừng nghỉ. Nơi thiện tri thức tâm thường chánh niệm, cho đến không xả bỏ dù khoảng một sát na. Tất cả chư Phật thường hiện ở trước, tâm thường chánh niệm, chưa từng tạm giải đãi. Tu các căn lành không có hư nguỵ, đặt để chúng sinh nơi nhất thiết trí, khiến cho họ không thối chuyển, đầy đủ tất cả Phật pháp quang minh, trì mây pháp lớn, thọ mưa pháp lớn, tu hạnh Bồ Tát.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, lại đem đủ thứ căn lành do bố thí pháp sinh ra, hồi hướng như vầy: Bồ Tát nguyện thân tuỳ theo ở trong tất cả thế giới, thường tu hạnh của Bồ Tát tu. Tất cả chúng sinh thấy được Bồ Tát, đều được độ, không luống qua, mất đi cơ hội. Phát tâm đại bồ đề, vĩnh viễn không thối lùi về sau. Thuận theo nghĩa lý chân thật mà tu hành, bất cứ gặp cảnh giới gì, cũng đều không lay động. Tại tất cả thế giới, hết kiếp vị lai, đều tu hạnh Bồ Tát, vĩnh viễn không nhàm mỏi, trọn không ngừng nghỉ. Bồ Tát tuyệt đối không có tư tưởng như vầy: “Tôi hành Bồ Tát đạo quá khổ ! Tôi phải nghỉ ngơi, tôi không hành Bồ Tát đạo nữa”! Tâm đại bi của Bồ Tát là bình đẳng. Do đó: “Phật quang chiếu khắp, mưa pháp nhuận khắp”. Từ bi bình đẳng đối đãi với tất cả chúng sinh, ban cho tất cả chúng sinh sự an vui, nhổ hết khổ não của tất cả chúng sinh, cho nên mới nói là “đại bi khắp cùng”.

Tâm lượng của Bồ Tát, đồng như pháp giới, vô lượng vô biên. Biết được căn tánh của tất cả chúng sinh, người nào nên dùng căn lành nào độ được, liền dùng thứ pháp đó để độ. Bồ Tát đúng thời thì nói pháp, khiến cho chúng sinh nghe pháp mà khai ngộ. Bồ Tát giáo hoá chúng sinh, chẳng có lúc nào ngừng nghỉ; cho dù tan xương nát thịt, cũng không từ nan, đó là tinh thần giáo hoá chúng sinh của Bồ Tát. Bồ Tát đối với chúng ta chúng sinh từ bi như thế, chúng ta phải báo ân Bồ Tát. Chúng sinh đối với thiện tri thức, nên gần gũi cầu giáo hoá. Tâm thường chánh niệm biết ân đức của thiện tri thức. Khi Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, thường gần gũi thiện tri thức, thường nghĩ nhớ đến thiện tri thức, cho đến khoảng một sát na, cũng không xả bỏ thiện tri thức. Nếu được như thế thì mười phương chư Phật, thường hiện ra ở trước mặt, cho nên được quang minh của Phật chiếu khắp. Trong tâm thường chánh niệm, nguyện thực hành Bồ Tát đạo, cứu hộ chúng sinh, chấm dứt sinh tử, thoát khỏi ba cõi, chưa từng sinh tâm giải đãi dù khoảng một phút một giây.

Tu hành tất cả căn lành, chẳng có sự hư nguỵ, chân thật tu hành. Chúng ta Phật giáo đồ, bất cứ làm việc gì, phải chân thật mà làm, đừng có hành vi hư nguỵ, khẩu thị tâm phi để gạt người. Nếu có lợi thì làm, không lợi thì không làm, đó là giả mạo tác phong của Phật giáo đồ. Bồ Tát độ tất cả chúng sinh đến bờ bên kia, đắc được nhất thiết trí huệ, biết bốn đức Niết Bàn: Thường, lạc, ngã, tịnh. Khiến cho tất cả chúng sinh vĩnh viễn không thối chuyển nơi Bồ Tát đạo, đầy đủ tất cả Phật pháp quang minh. Trì mây pháp lớn, mưa pháp vũ lớn, tu hành Bồ Tát đạo, tích tập đủ thứ căn lành, vì chúng sinh hồi hướng.

Vào trong tất cả chúng sinh. Vào trong tất cả cõi Phật. Vào trong tất cả các pháp. Vào trong tất cả ba đời. Vào nghiệp báo trí huệ của tất cả chúng sinh. Vào trí huệ phương tiện khéo léo của tất cả Bồ Tát. Vào trí huệ sinh ra tất cả Bồ Tát. Vào trí huệ cảnh giới thanh tịnh của tất cả Bồ Tát. Vào thần thông tự tại của tất cả chư Phật. Vào tất cả vô biên pháp giới. Nơi đó an trụ, tu hạnh Bồ Tát.

Bồ Tát có thể vào trong tất cả chúng sinh, quán căn cơ vì người nói pháp. Tuỳ loài thị hiện giáo hoá chúng sinh. Bồ Tát có thể phân biệt được vô số, đi đến mười phương cõi nước của chư Phật, chứng được thật tướng của tất cả các pháp, thông đạt ba đời. Ba đời không lìa một niệm, một niệm đầy đủ ba đời. Có trí huệ biết rõ tất cả chúng sinh, khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo. Chứng được trí huệ phương tiện khéo léo của tất cả Bồ Tát; chứng được trí huệ thị hiện sinh tử của tất cả Bồ Tát. Cảnh giới của Bồ Tát là thân tại trần lao, mà tâm lìa trần lao, không nhiễm bụi trần. Bồ Tát có thần thông trí huệ, ở trong đời ác năm trược, có thể biến thành thế giới Cực Lạc thanh tịnh. Tại phàm phu mà nhìn, thì là thế giới ô nhiễm đời ác năm trược, tại Bồ Tát mà nhìn thế giới đời ác năm trược, thì là báu đẹp trang nghiêm, rất thanh tịnh, Bồ Tát có cảnh giới trí huệ thanh tịnh nầy. Lại có thể chứng được thần thông diệu dụng nhậm vận tự tại viên dung vô ngại của mười phương chư Phật, lại có thể vào trong cảnh giới tận hư không khắp pháp giới, an trụ tại pháp giới nầy, tu hành hạnh của Bồ Tát tu, tức là tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tự giác giác tha, thời khắc vì giáo hoá chúng sinh mà nỗ lực, chẳng có khi nào ngừng nghỉ.