KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Ðà
Hoà Thượng Tuyên Hóa giảng giải
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh

 

TẬP 14

QUYỂN BA MƯƠI MỐT

PHẨM THẬP HỒI HƯỚNG
THỨ HAI MƯƠI LĂM PHẦN CHÍN

 

Hồi hướng giải thoát, không chấp trước, không ràng buộc thứ chín.

Phật tử ! Thế nào là hồi hướng giải thoát, không chấp trước, không ràng buộc của đại Bồ Tát ?

Bồ Tát Kim Cang Tràng lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Các vị có biết thế nào gọi là hồi hướng giải thoát thanh tịnh, không chấp trước, không ràng buộc, tu Bồ Tát đạo, tích tập đủ thứ căn lành, vì chúng sinh hồi hướng, vì bồ đề hồi hướng, vì thật tế hồi hướng của đại Bồ Tát chăng ?

Không chấp trước, không ràng buộc, mới có thể đắc được tâm giải thoát thanh tịnh. Giải thoát tức là giải trừ sự ràng buộc nghiệp cảm, thoát khỏi quả khổ ba cõi. Do đó: “Không ràng buộc là giải, tự tại là thoát”. Hồi hướng nghĩa là hồi chuyển hướng đến.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đó sinh tâm tôn trọng đối với tất cả căn lành. Đó là : Sinh tâm tôn trọng với sự thoát khỏi sinh tử. Sinh tâm tôn trọng với sự nhiếp lấy tất cả căn lành. Sinh tâm tôn trọng với sự hy vọng mong cầu tất cả căn lành. Sinh tâm tôn trọng với sự sám hối các lỗi lầm nghiệp đã tạo ra. Sinh tâm tôn trọng với sự tuỳ hỉ căn lành. Sinh tâm tôn trọng với sự lễ kính các đức Phật. Sinh tâm tôn trọng với sự chắp tay cung kính. Sinh tâm tôn trọng với sự đảnh lễ chùa tháp. Sinh tâm tôn trọng với sự khuyến thỉnh đức Phật thuyết pháp. Sinh tâm tôn trọng như vậy đối với các thứ căn lành, thảy tuỳ thuận nhẫn chịu.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu Bồ Tát đạo tích tụ đủ thứ căn lành, đối với hết thảy căn lành, sinh ra chín thứ tâm rất tôn trọng đó là :

1. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự thoát khỏi sinh tử.
2. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự nhiếp thọ tất cả căn lành.
3. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự hy vọng mong cầu tất cả căn lành.
4. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự sám hối lỗi lầm và tội nghiệp do mình tạo ra.
5. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự tuỳ hỉ căn lành của người khác.
6. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự lễ kính mười phương chư Phật.
7. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự chắp tay cung kính Tam Bảo.
8. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự đảnh lễ chùa tháp.
9. Sinh tâm tôn trọng đặc biệt đối với sự khuyến thỉnh đức Phật thuyết pháp.
Đối với đủ thứ căn lành đã nói ở trên, thảy đều sinh tâm tôn trọng, tuỳ thuận tất cả căn lành, nhẫn thọ mà tu hành.

Phật tử ! Khi đại Bồ Tát đối với các căn lành đó, đều sinh tâm tuỳ thuận nhẫn chịu, thì rốt ráo vui mừng tin hiểu được kiên cố. Tự được an trụ, khiến cho họ cũng an trụ. Siêng tu không chấp trước. Tự tại tích tập, thành tựu chí nguyện khoái lạc thù thắng. Trụ cảnh giới của Như Lai, thế lực tăng trưởng, đều được tri kiến.

Các vị đệ tử của Phật ! Khi đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo tích tập đủ thứ căn lành, đối với tất cả căn lành, đều sinh tâm tôn trọng, tuỳ thuận nhẫn chịu, thì trong tâm đặc biệt vui mừng, đắc được tâm tin hiểu kiên cố. Tự mình đắc được sự an trụ, khiến cho người khác cũng đắc được sự an trụ. Siêng tu căn lành không có sự chấp trước. Tự tại tích tập tất cả căn lành, thành tựu chí nguyện và khoái lạc thù thắng. Trụ nơi cảnh giới của Như Lai, những thần thông thế lực càng ngày càng tăng trưởng, đều đắc được trí huệ chánh tri chánh kiến.

Đại Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vầy : Dùng tâm giải thoát không chấp trước, không ràng buộc, để thành tựu thân nghiệp của Bồ Tát Phổ Hiền. 
Dùng tâm giải thoát không chấp trước, không ràng buộc, để thanh tịnh nghiệp lời nói của Bồ Tát Phổ Hiền. 
Dùng tâm giải thoát không chấp trước, không ràng buộc, để viên mãn ý nghiệp của Bồ Tát Phổ Hiền. Dùng tâm giải thoát không chấp trước, không ràng buộc, để phát khởi tinh tấn rộng lớn của Bồ Tát Phổ Hiền.

Đại Bồ Tát tu Bồ Tát đạo, khi đem tất cả căn lành hồi hướng như vầy, thì có sáu mươi mốt môn, trong mỗi môn, đều nhiếp pháp giới tự tại đức dụng. Hoặc là lý, hoặc là hạnh, hoặc là trí, hoặc là cảnh, hoặc là tự hành, hoặc là hoá sinh, hoặc là thể, hoặc là dụng, hoặc là nhân, hoặc là quả, hoặc là người, hoặc là pháp, đều tổng nhiếp tất cả pháp, nên không thể theo nhau.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, không quái ngại, không thị phi, không thiện ác, không nghiệp báo, để thành tựu thân nghiệp của Bồ Tát Phổ Hiền, thân nghiệp thanh tịnh chẳng có giết hại, trộm cắp, dâm dục.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thanh tịnh nghiệp lời nói của Bồ Tát Phổ Hiền, chẳng có nói dối, thêu dệt, chưởi mắng, hai lưỡi, nghiệp lời nói thanh tịnh.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để viên mãn ý nghiệp của Bồ Tát Phổ Hiền, chẳng có tham sân si, ý nghiệp thanh tịnh.
Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, để phát khởi hạnh môn tinh tấn rộng lớn của Bồ Tát Phổ Hiền.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát không chấp trước, không ràng buộc, để đầy đủ âm thanh vô ngại môn Đà la ni của Bồ Tát Phổ Hiền. Âm thanh đó rộng lớn, khắp cùng mười phương. 
Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để đầy đủ môn Đà la ni thấy tất cả chư Phật của Bồ Tát Phổ Hiền. Luôn luôn thấy tất cả chư Phật trong mười phương. 
Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu hiểu rõ tất cả âm thanh môn Đà la ni. Đồng tất cả âm, nói vô lượng pháp. 
Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu tất cả kiếp trụ môn Đà la ni của Bồ Tát Phổ Hiền, khắp trong mười phương tu hạnh Bồ Tát. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để đầy đủ âm thanh môn Đà la ni không chướng ngại của Bồ Tát Phổ Hiền. Đà la ni dịch là “tổng trì”, tổng tất cả pháp, trì vô lượng nghĩa. Âm thanh đó rộng lớn, khắp cùng mười phương, ba ngàn thế giới.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để đầy đủ môn Đà la ni thấy tất cả chư Phật của Bồ Tát Phổ Hiền, thường thấy chư Phật trong mười phương.
Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu hiểu rõ tất cả âm thanh môn Đà la ni, đồng tất cả âm thanh, mà có thể diễn nói vô lượng pháp. Do đó :

“Phật dùng một tiếng diễn nói pháp,
Chúng sinh theo loài đều hiểu được”.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu tất cả kiếp trụ môn Đà la ni của Bồ Tát Phổ Hiền, khắp trong mười phương, tu hạnh của Bồ Tát tu.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong thân của một chúng sinh, thị hiện tu tất cả hạnh Bồ Tát. Hết kiếp vị lai thường không gián đoạn. Như một thân chúng sinh, tất cả thân chúng sinh cũng đều như thế. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, vào khắp tất cả chúng đạo tràng, hiện khắp ở trước tất cả chư Phật, tu hạnh Bồ Tát. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong một môn thị hiện, trải quả bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, chẳng có cùng tận, khiến cho tất cả chúng sinh đều được ngộ nhập. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong các thứ môn, thị hiện trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết môn, chẳng có cùng tận, khiến cho tất cả chúng sinh, đều được ngộ nhập. Thân đó hiện khắp ở trước tất cả chư Phật.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong thân của một chúng sinh, thị hiện tu tất cả hạnh môn của Bồ Tát tu. Hết kiếp vị lai, thường tu hành như vậy, chẳng bao giờ gián đoạn. Như ở trong thân một chúng sinh là như thế, mà ở trong tất cả thân chúng sinh, cũng đều như vậy.
Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, vào khắp trong chúng hội đạo tràng của mười phương chư Phật, thị hiện khắp ở trước chư Phật, tu tập hạnh môn của Bồ Tát tu, tích tập đủ thứ căn lành, để vì tất cả chúng sinh hồi hướng.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong một pháp giới, thị hiện trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp thời gian, cũng chẳng cùng tận. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được ngộ nhập vào trong thần thông tự tại.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong các thứ pháp môn, thị hiện trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp thời gian, cũng chẳng cùng tận. Khiến cho tất cả chúng sinh, đều được ngộ nhập vào trong thần thông tự tại, thân đó hiệp khắp ở trước mười phương chư Phật.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong niệm niệm khiến bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sinh, trụ nơi trí thập lực, tâm không nhàm mỏi. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong tất cả thân chúng sinh, hiện tất cả thần thông tự tại của Phật, khiến cho tất cả chúng sinh trụ nơi hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong lời nói của mỗi một chúng sinh, làm lời nói tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh, thảy đều trụ nơi bậc nhất thiết trí. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong thân của mỗi một chúng sinh, khắp dung nạp tất cả thân chúng sinh, khiến cho mỗi chúng sinh đều tự cho rằng mình thành tựu thân Phật. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, có thể dùng một bông hoa mà trang nghiêm tất cả mười phương thế giới. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong niệm niệm, khiến cho bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sinh, trụ nơi trí huệ thập lực của Phật, thời thời tinh tấn, tâm chẳng có mỏi nhàm.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong tất cả thân chúng sinh, thị hiện sức thần thông tự tại của mười phương chư Phật, khiến cho tất cả chúng sinh, trụ nơi đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong lời nói của mỗi một chúng sinh, làm lời nói của tất cả chúng sinh, để nói tất cả pháp, khiến cho tất cả chúng sinh, thảy đều trụ nơi bậc nhất thiết trí.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, ở trong thân của mỗi một chúng sinh, khắp dung nạp tất cả thân chúng sinh, khiến cho mỗi một chúng sinh cảm giác chính mình mau thành tựu thân Phật.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, có thể dùng một đoá hoa sen, mà trang nghiêm khắp mười phương cõi nước của chư Phật.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, vang ra âm thanh lớn, khắp cùng pháp giới, khắp tất cả cõi nước chư Phật đều nghe được, nhiếp thọ điều phục tất cả chúng sinh. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, hết thuở vị lai bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, ở trong niệm niệm, đều vào khắp tất cả thế giới. Dùng thần lực của Phật, theo niệm trang nghiêm. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, để thành tựu sức tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, hết thuở vị lai những kiếp trụ, thường vào khắp tất cả thế giới, thị hiện ra đời để thành Phật.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, phát ra âm thanh lớn, khắp cùng pháp giới, tất cả cõi nước chư Phật đều nghe được, nhiếp thọ được tất cả chúng sinh, điều phục tất cả chúng sinh.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, hết thuở vị lai bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp thời gian, ở trong niệm niệm, khắp cùng tất cả thế giới. Dùng sức đại oai thần của Phật, tuỳ theo một niệm mà trang nghiêm tất cả cõi Phật trong mười phương.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, để thành tựu sức thần thông tự tại của Bồ Tát Phổ Hiền, hết thuở vị lai những kiếp trụ, thường vào khắp trong tất cả thế giới, thị hiện ra thế gian để thành Phật.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, một quang minh chiếu khắp hết cõi hư không tất cả thế giới. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, được vô lượng trí huệ, đủ tất cả thần thông, nói đủ thứ pháp. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, vào nơi Như Lai hết tất cả kiếp, không thể dò lường được thần thông trí huệ. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, trụ hết pháp giới chỗ các đức Như Lai, dùng thần lực của Phật, tu tập tất cả các hạnh Bồ Tát, nghiệp thân miệng ý, chưa từng mệt mỏi. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Dùng một trí huệ quang minh, chiếu khắp hết cõi hư không tất cả thế giới.
Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Đắc được vô lượng trí huệ, đầy đủ tất cả thần thông biến hoá, có thể diễn nói đủ thứ pháp vô ngại.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Vào nơi Như Lai hết tất cả kiếp, cũng không thể dò lường được thần thông trí huệ của Phật.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Trụ hết pháp giới ở trong các đạo tràng của Như Lai, dùng sức thần thông của chư Phật, tu hành học tập tất cả hạnh môn của Bồ Tát tu. Ba nghiệp thân miệng ý vĩnh viễn thanh tịnh, tuyệt đối không ô nhiễm, ưa nói các pháp, không bao giờ mệt mỏi.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, chẳng trái với nghĩa, chẳng phá hoại pháp, lời lẽ thanh tịnh, nhạo thuyết vô tận, giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh, khiến cho họ sẽ được vô thượng bồ đề của tất cả chư Phật. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, khi vào một pháp môn, phóng ra vô lượng quang minh, chiếu bất khả tư nghì tất cả pháp môn. Như một pháp môn, tất cả pháp môn, cũng đều như vậy. Thông đạt vô ngại, rốt ráo sẽ đắc được bậc nhất thiết trí. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu hạnh Phổ Hiền, nơi pháp tự tại, đến bờ bên kia trang nghiêm của Bồ Tát Phổ Hiền. Nơi mỗi mỗi cảnh giới, đều dùng nhất thiết trí quán sát ngộ nhập, mà nhất thiết trí cũng không hết được. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Không trái với nghĩa lý của các pháp, chẳng phá hoại thật tướng của các pháp. Lời lẽ diễn nói diệu pháp rất thanh tịnh. Nhạo thuyết các pháp, chẳng lúc nào hết được. Giáo hoá tất cả chúng sinh, điều phục tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh sẽ đắc được vô thượng bồ đề của tất cả chư Phật mười phương.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Khi vào một pháp môn thì phóng ra vô lượng trí huệ quang minh, chiếu khắp bất tư nghì pháp môn. Như một pháp môn là như vậy, tất cả pháp môn cũng đều như vậy. Đối với tất cả pháp môn thông đạt chẳng có chướng ngại. Tương lai rốt ráo sẽ được bậc nhất thiết trí, tức là thành tựu quả Phật.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Đối với tất cả các pháp, đắc được cảnh giới tự tại vô ngại, đến được bờ bên kia trang nghiêm của Bồ Tát Phổ Hiền. Đối với mỗi mỗi cảnh giới, đều dùng nhất thiết trí huệ để quán sát ngộ nhập, mà nhất thiết trí huệ chẳng khi nào hết được. Do đó có câu :

“Lấy chẳng hết, dùng chẳng cạn”.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, từ khi bắt đầu cho đến đời nầy, hết thuở vị lai, trụ hạnh Phổ Hiền, thường không ngừng nghỉ. Được nhất thiết trí, ngộ bất khả thuyết bất khả thuyết pháp chân thật. Nơi pháp rốt ráo chẳng có mê hoặc. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu nghiệp Phổ Hiền, phương tiện tự tại, được pháp quang minh. Nơi hạnh của các Bồ Tát tu hành, thấu rõ vô ngại. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, được tất cả trí huệ phương tiện, biết tất cả phương tiện, đó là : Phương tiện vô lượng, phương tiện không nghĩ bàn, phương tiện Bồ Tát, phương tiện nhất thiết trí, phương tiện tất cả Bồ Tát điều phục, phương tiện chuyển vô lượng pháp luân, phương tiện thời bất khả thuyết, phương tiện nói đủ thứ pháp, phương tiện không bờ mé không sợ hãi, phương tiện nói tất cả pháp không dư thừa.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, từ khi bắt đầu một đời, hết thuở vị lai, trụ nơi pháp môn đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền, thường tinh tấn không nghỉ ngơi. Đắc được nhất thiết trí huệ, ngộ hiểu bất khả thuyết bất khả thuyết pháp chân thật. Đối với tất cả các pháp, rốt ráo thấu suốt chẳng có chướng ngại. Dùng trí huệ Bát Nhã, chiếu soi các pháp thật tướng, chẳng khi nào mê hoặc.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu hành hạnh nghiệp của Bồ Tát Phổ Hiền tu, vừa phương tiện vừa tự tại, đắc được quang minh của các pháp. Đối với hạnh môn của tất cả Bồ Tát tu hành, chiếu thấu tất cả chẳng có chướng ngại.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu hành hạnh môn của Bồ Tát Phổ Hiền tu, đắc được trí huệ tất cả phương tiện, biết tất cả pháp môn phương tiện, có mười thứ phương tiện :

1. Phương tiện chẳng có số lượng.
2. Phương tiện không thể nghĩ bàn.
3. Phương tiện Bồ Tát tu tất cả.
4. Phương tiện nhất thiết trí huệ.
5. Phương tiện tất cả Bồ Tát điều phục tất cả chúng sinh.
6. Phương tiện chuyển vô lượng bánh xe pháp không thối chuyển.
7. Phương tiện thời bất khả thuyết.
8. Phương tiện nói đủ thứ pháp.
9. Phương tiện không có bờ mé không sợ hãi.
10. Phương tiện nói tất cả pháp chẳng có dư thừa.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, trụ hạnh Phổ Hiền, thành tựu nghiệp thân, khiến cho tất cả chúng sinh, thấy được đều hoan hỉ, không sinh phỉ báng, phát tâm bồ đề, vĩnh viễn không thối chuyển, rốt ráo thanh tịnh. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, được trí huệ thanh tịnh, thấu rõ lời nói của tất cả chúng sinh. Tất cả lời lẽ đầy đủ trang nghiêm, khắp ứng chúng sinh, đều khiến cho họ hoan hỉ. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, trụ nơi đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, thành tựu nghiệp thân thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Khiến cho tất cả chúng sinh, thấy được đều sinh tâm đại hoan hỉ, chẳng sinh tâm phỉ báng. Phát tâm đại bồ đề, vĩnh viễn không thối chuyển Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, rốt ráo đắc được thanh tịnh.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu hành đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, đắc được trí huệ thanh tịnh, thấu rõ lời nói của tất cả chúng sinh. Tất cả lời lẽ đều đầy đủ trang nghiêm, ứng hoá khắp chúng sinh, khiến cho chúng sinh đều sinh hoan hỉ.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, trụ hạnh Phổ Hiền, lập chí nguyện thù thắng, đủ tâm thanh tịnh, được thần thông rộng lớn, trí huệ rộng lớn, đến khắp tất cả thế gian rộng lớn, cõi nước rộng lớn, chỗ chúng sinh rộng lớn, nói pháp rộng lớn của tất cả Như Lai nói, tạng trang nghiêm viên mãn rộng lớn.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, trụ nơi đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền, lập chí nguyện thù thắng, đầy đủ tâm trí thanh tịnh, đắc được thần thông rộng lớn, đắc được trí huệ rộng lớn. Đi đến khắp thế gian rộng lớn, để giáo hoá tất cả chúng sinh; đi đến khắp cõi nước rộng lớn, để giáo hoá tất cả chúng sinh; đến khắp chỗ chúng sinh rộng lớn, để giáo hoá tất cả chúng sinh. Diễn nói pháp môn rộng lớn của tất cả Như Lai nói, tạng trang nghiêm viên mãn rộng lớn.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu viên mãn hạnh nguyện hồi hướng của Bồ Tát Phổ Hiền. Được tất cả thân thanh tịnh của Phật. Tâm thanh tịnh, hiểu biết thanh tịnh, nhiếp công đức của Phật, trụ nơi cảnh giới của Phật, trí ấn chiếu khắp. Thị hiện nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát, khéo vào tất cả câu nghĩa khác biệt. Thị hiện sự tự tại rộng lớn của chư Phật Bồ Tát, vì tất cả chúng sinh hiện thành Chánh Giác.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu viên mãn hạnh nguyện hồi hướng của Bồ Tát Phổ Hiền tu, đắc được tất cả pháp thân thanh tịnh của Phật, tâm trí thanh tịnh, hiểu biết thanh tịnh. Nhiếp trì công đức của mười phương chư Phật, trụ nơi cảnh giới của Phật, ấn trí huệ chiếu khắp tất cả chúng sinh. Thị hiện nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát tu, khéo vào tất cả từng câu nghĩa lý khác biệt; thị hiện sức thần thông tự tại rộng lớn của chư Phật Bồ Tát, để giáo hoá tất cả chúng sinh, thị hiện thành Phật.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, siêng tu hạnh nguyện các căn của Bồ Tát Phổ Hiền. Được căn thông lợi. Căn điều thuận. Căn tất cả pháp tự tại. Căn vô tận. Căn siêng tu tất cả căn lành. Căn tất cả cảnh giới của Phật bình đẳng. Căn đại tinh tấn thọ ký tất cả Bồ Tát không thối chuyển. Căn kim cang giới biết rõ tất cả Phật pháp. Căn kim cang diệm trí huệ quang minh chiếu của tất cả Như Lai. Căn tự tại phân biệt tất cả các căn. Căn an lập vô lượng chúng sinh nơi nhất thiết trí. Căn vô biên rộng lớn. Căn tất cả viên mãn. Căn thanh tịnh vô ngại.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, siêng tu đại hạnh đại nguyện các căn của Bồ Tát Phổ Hiền, đắc được căn lành thông minh lanh lợi. Lại đắc được căn lành rất điều hoà và bình thuận. Lại đắc được căn lành tất cả các pháp nhậm vận tự tại. Lại đắc được căn lành không cùng tận. Căn siêng tu hết thảy tất cả căn lành. Lại đắc được cảnh giới của Phật, thần thông của Phật, bình đẳng của Phật, đủ thứ căn lành như vậy. Lại đắc được căn đại tinh tấn Phật thọ ký cho tất cả Bồ Tát không thối chuyển. Căn lành thấu rõ biết được tất cả chư Phật nói pháp kim cang. Căn phổ minh kim cang diệm, trí huệ quang minh của tất cả chư Phật. Căn lành nhậm vận tự tại có thể phân biệt được mắt tai mũi lưỡi thân ý sáu căn. Căn lành có thể khiến cho tất cả chúng sinh, an lập nơi nhất thiết trí huệ. Lại đắc được căn lành rộng lớn vô biên. Lại đắc được căn lành tất cả đều viên mãn. Lại đắc được căn lành thanh tịnh vô ngại, đem các thứ căn lành đó hồi hướng cho chúng sinh.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, đắc được tất cả thần lực của Bồ Tát. Đó là : Thần lực đại lực vô lượng rộng lớn. Thần lực trí huệ vô lượng tự tại. Thần lực không động thân hình mà hiện khắp tất cả cõi Phật. Thần lực tự tại vô ngại không gián đoạn. Thần lực nhiếp khắp tất cả cõi Phật để ở một chỗ. Thần lực một thân đầy khắp tất cả cõi Phật. Thần lực giải thoát du hí vô ngại. Thần lực một niệm tự tại vô sở tác. Thần lực trụ không tánh không nương tựa. Thần lực an lập bất khả thuyết thế giới theo thứ tự trong một lỗ chân lông, đến các đạo tràng của chư Phật khắp pháp giới, chỉ bày các chúng sinh đều khiến được vào môn đại trí huệ.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Đắc được mười thứ thần thông lực của tất cả Bồ Tát gia trì, đó là :

1. Đắc được thần thông lực đại lực vô lượng rộng lớn.
2. Đắc được thần thông lực trí huệ tự tại vô lượng.
3. Đắc được thần thông lực không cần động thân hình, mà hiện khắp tất cả cõi Phật.
4. Đắc được thần thông lực nhậm vận tự tại viên dung vô ngại không gián đoạn.
5. Đắc được thần thông lực có thể đem tất cả cõi nước chư Phật, nhiếp tại một nơi.
6. Đắc được thần thông lực một thân hoá làm vô lượng thân, đầy khắp tất cả cõi Phật.
7. Đắc được thần thông lực thanh tịnh giải thoát viên mãn vô ngại, du hí ba cõi.
8. Đắc được thần thông lực một niệm nhậm vận tự tại không chỗ tạo tác.
9. Đắc được thần thông lực trụ nơi không tánh không nương tựa.
10. Đắc được thần thông lực an lập bất khả thuyết thế giới theo thứ tự trong một lỗ chân lông, có thể đến khắp đạo tràng của chư Phật trong pháp giới, chỉ bày cho tất cả chúng sinh, đều khiến cho được vào môn đại trí huệ.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, vào môn Phổ Hiền, sinh hạnh Bồ Tát. Dùng trí tự tại, trong khoảng một niệm, vào khắp vô lượng cõi nước chư Phật. Một thân dung thọ vô lượng cõi Phật. Được trí huệ trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Luôn dùng trí huệ, quán thấy vô biên các cõi nước chư Phật, vĩnh viễn không sinh khởi tâm nhị thừa. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh phương tiện Phổ Hiền, vào cảnh giới trí huệ, sinh vào nhà Như Lai, trụ đạo Bồ Tát, đầy đủ bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng tâm thù thắng không nghĩ bàn. Hành vô lượng nguyện, chưa từng ngừng nghỉ. Biết rõ tất cả thế giới ba đời. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu pháp môn thanh tịnh Phổ Hiền. Nơi một đầu sợi lông bao dung tận hư không khắp pháp giới bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả cõi nước, đều khiến thấy rõ. Như một đầu sợi lông, khắp pháp giới cõi hư không, mỗi mỗi đầu sợi lông, cũng đều như vậy.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, vào trong hạnh môn của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Sinh ra tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát tu. Dùng trí huệ tự tại, trong khoảng một niệm, vào khắp mười phương tất cả cõi nước của chư Phật. Ở trong một thân, có thể dung nạp vô lượng cõi nước chư Phật, đắc được trí huệ trang nghiêm thanh tịnh cõi nước chư Phật trong mười phương. Thường dùng trí huệ chẳng có sự ràng buộc đó, quán thấy vô biên cõi nước chư Phật, vĩnh viễn không phát khởi tâm nhị thừa, chẳng thối thất tâm đại bồ đề.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh phương tiện của Bồ Tát Phổ Hiền, vào trong cảnh giới trí huệ, sinh vào nhà Như Lai, trụ đạo Bồ Tát. Đầy đủ bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng tâm thù thắng không thể nghĩ bàn, hành vô lượng nguyện rộng lớn, chưa từng ngừng nghỉ, biết rõ tất cả pháp giới ba đời.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu pháp môn thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền. Nơi một đầu sợi lông, có thế bao dung tận hư không khắp pháp giới bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả cõi nước. Mỗi cõi nước, đều thấy rõ ràng. Như một đầu sợi lông như vậy, tận hư không khắp pháp giới, mỗi mỗi đầu sợi lông cũng đều như thế.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu thâm tâm phương tiện Phổ Hiền. Ở trong một tâm niệm, hiện ra tâm niệm bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp của một chúng sinh, như vậy cho đến trong một niệm hiện ra ngần ấy kiếp tâm niệm của tất cả chúng sinh. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, vào bậc phương tiện hạnh hồi hướng Phổ Hiền. Ở trong một thân, đều bao dung tận pháp giới bất khả thuyết bất khả thuyết thân, mà chúng sinh giới không tăng giảm. Như một thân, cho đến tất cả thân khắp cùng pháp giới, cũng đều như vậy. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại nguyện phương tiện Phổ Hiền, xả lìa tất cả tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo, vào khắp tất cả cảnh giới của chư Phật, thường thấy pháp thân thanh tịnh của chư Phật đồng với cõi hư không, tướng tốt trang nghiêm, thần lực tự tại. Thường dùng tiếng vi diệu, khai thị diễn nói, vô ngại không dứt, khiến cho người nghe được, đều như pháp thọ trì. Nơi thân Như Lai, biết rõ không chỗ được.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu thâm tâm phương tiện đại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một niệm, hiện ra bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp tâm niệm của một chúng sinh, giống tình hình như vậy, cho đến trong một niệm hiện ra bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp tâm niệm của tất cả chúng sinh.
Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, vào bậc phương tiện hạnh hồi hướng của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Ở trong một thân chúng sinh, đều dung nạp được tận pháp giới bất khả thuyết bất khả thuyết thân chúng sinh. Nhưng ở trong chúng sinh giới cũng chẳng tăng thêm, cũng chẳng giảm bớt. Như một thân chúng sinh như vậy, cho đến tất cả thân khắp cùng pháp giới, cũng đều như vậy.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại nguyện phương tiện của Bồ Tát Phổ Hiền tu, xả lìa tất cả vọng tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy hiểu điên đảo, mà vào khắp trong cảnh giới của mười phương chư Phật. Thường thấy pháp thân thanh tịnh của tất cả chư Phật đồng với cõi hư không, tướng tốt rất trang nghiêm, thần lực nhậm vận tự tại. Thường dùng tiếng vi diệu, khai thị chúng sinh, diễn nói các pháp. Pháp môn viên dung, chẳng có mọi chướng ngại, cũng chẳng khi nào dứt. Khiến cho người nghe pháp, đều như pháp thọ trì. Đối với thân Phật, biết rõ không chỗ được. Tại sao ? Vì pháp thân của Phật, là tận hư không khắp pháp giới, chẳng có chỗ nào mà không có, cho nên không chỗ được.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, trụ bậc Bồ Tát. Ở trong một niệm, vào tất cả thế giới. Đó là : Vào thế giới ngửa. Thế giới úp. Thế giới rộng lớn bất khả thuyết bất khả thuyết lưới võng giăng bày mười phương tất cả mọi nơi. Dùng lưới nhân đà la phân biệt phương tiện, khắp phân biệt tất cả pháp giới. Đem đủ thứ thế giới, vào một thế giới. Đem bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng thế giới, vào một thế giới. Đem tất cả pháp giới an lập vô lượng thế giới, vào một thế giới. Đem tất cả cõi hư không an lập vô lượng thế giới, vào một thế giới. Mà cũng không hoại tướng an lập, đều khiến cho thấy rõ.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, trụ nơi bậc Bồ Tát. Ở trong một niệm, vào khắp tất cả thế giới mười phương, tức là :

1. Vào thế giới ngửa.
2. Vào thế giới úp.
3. Vào thế giới rộng lớn bất khả thuyết bất khả thuyết lưới võng giăng bày mười phương tất cả mọi nơi.
4. Dùng lưới Nhân đà la phân biệt phương tiện, khắp phân biệt tất cả thế giới.
5. Đem đủ thứ thế giới vào trong một thế giới.
6. Đem bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới, vào trong một thế giới.
7. Đem tất cả thế giới an lập vô lượng thế giới, vào trong một thế giới.
8. Đem tất cả cõi hư không an lập vô lượng thế giới, vào trong một thế giới, song, tự thể của mỗi mỗi thế giới vẫn tồn tại, không bị phá hoại, hoặc bị huỷ hoại. Cho nên nói không hoại tướng an lập, khiến cho tất cả chúng sinh đều minh bạch thấy được sự tồn tại của mỗi thế giới.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu tập hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, được Phật quán đảnh. Ở trong một niệm, vào bậc phương tiện, thành tựu viên mãn an trụ các hạnh trí báu, đều biết rõ tất cả các tưởng. Đó là : Tưởng về chúng sinh. Tưởng về pháp. Tưởng về cõi. Tưởng về phương hướng. Tưởng về Phật. Tưởng về thế gian. Tưởng về nghiệp. Tưởng về hạnh. Tưởng về giới. Tưởng về hiểu biết. Tưởng về căn. Tưởng về thời. Tưởng về trì. Tưởng phiền não. Tưởng thanh tịnh. Tưởng thành thục. Tưởng thấy Phật. Tưởng chuyển pháp luân. Tưởng nghe pháp hiểu rõ. Tưởng điều phục. Tưởng vô lượng. Tưởng xuất ly. Tưởng đủ thứ bậc. Tưởng vô lượng bậc.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu đại hạnh đại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền tu, đắc được mười phương chư Phật dùng nước cam lồ quán đảnh, thọ bậc Pháp Vương. Ở trong một niệm, vào bậc phương tiện, thành tựu viên mãn an trụ tất cả hạnh trí huệ báu, hoàn toàn thấu hiểu tất cả quan niệm, hi cầu các vọng tưởng, các quan niệm về : Chúng sinh, pháp, cõi nước, phương vị, Phật, sáu căn, thời gian, thọ trì, phiền não, thanh tịnh, tu hành thành công, hi vọng thấy Phật, chuyển bánh xe pháp, và quan niệm nghe pháp hiểu biết rõ, điều phục thân tâm, chúng sinh, quan niệm về vô lượng, xuất ly, đủ thứ bậc Phật, bậc Bồ Tát, vô lượng bậc.

Tưởng Bồ Tát biết rõ. Tưởng Bồ Tát tu tập. Tưởng Bồ Tát tam muội. Tưởng khởi Bồ Tát tam muội. Tưởng Bồ Tát thành. Tưởng Bồ Tát hoại. Tưởng Bồ Tát diệt. Tưởng Bồ Tát sinh. Tưởng Bồ Tát giải thoát. Tưởng Bồ Tát tự tại, Bồ Tát trụ trì. Tưởng Bồ Tát cảnh giới. Tưởng kiếp thành hoại. Tưởng sáng, tưởng tối, tưởng ngày, tưởng đêm. Tưởng nửa tháng, một tháng, một giờ, một năm, thay đổi. Tưởng đi, tưởng đến, tưởng đứng, tưởng ngồi, tưởng ngủ, tưởng thức, các tưởng như vậy. Ở trong một niệm, thảy đều biết rõ, mà lìa tất cả tưởng, chẳng có sự phân biệt. Dứt trừ tất cả chướng, không chỗ chấp trước. Tất cả trí huệ của Phật, sung mãn trong tâm. Tất cả Phật pháp nuôi lớn căn lành, cùng đồng một thân với các Như Lai, được tất cả chư Phật nhiếp thọ, lìa cấu bẩn được thanh tịnh. Theo tu học tất cả Phật pháp, đến được bờ bên kia.

Các quan niệm : Sự biết, tu hành, tam muội, khởi tam muội của Bồ Tát và các quan niệm thành, hoại, diệt, sinh của Bồ Tát. Các quan niệm giải thoát, tự tại, trụ trì, cảnh giới của Bồ Tát. Quan niệm về kiếp thành, hoại, của tất cả thế giới, quán phân biệt về sáng, tối, ngày, đêm. Quan niệm về sự biến hoá nửa tháng, một tháng, một mùa, một năm. Cùng với sự quan niệm đi, đến, đứng, ngồi, ngủ, thức .v.v… Đủ thức các quan niệm như vậy, tâm phân biệt với năm mươi hai thứ tâm niệm, Bồ Tát ở trong một niệm, thảy đều thấu rõ, mà lìa khỏi tất cả các quan niệm, chẳng sinh tâm phân biệt, dứt trừ tất cả sự chướng ngại quan niệm sinh ra, không hề chấp trước. Tất cả trí huệ của Phật tràn đầy trong tâm, tất cả Phật pháp nuôi lớn căn lành của Ngài, do đó cùng đồng một thân với các Như Lai, được tất cả chư Phật nhiếp thọ, lìa cấu bẩn được thanh tịnh, đối với tất cả Phật pháp tuỳ hỉ tu hành, học tập, đến được bờ bên kia.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, vì tất cả chúng sinh tu hạnh Phổ Hiền, sinh đại trí huệ báu. Ở trong mỗi một niệm, biết vô lượng tâm. Tuỳ theo sự y chỉ. Tuỳ theo tâm phân biệt. Tuỳ theo giống tánh. Tuỳ theo chỗ làm. Tuỳ theo nghiệp dụng. Tuỳ theo tướng trạng. Tuỳ theo tư giác. Đủ thứ sự khác nhau, thảy đều thấy rõ. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại nguyện trí báu Phổ Hiền. Ở trong một xứ, biết vô lượng bất khả thuyết xứ. Như tại một xứ, tất cả xứ cũng đều như vậy.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, vì tất cả chúng sinh, tu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền, sinh ra đại trí huệ báu. Ở trong tâm mỗi chúng sinh, biết vô lượng tâm chúng sinh. Tuỳ theo tâm y chỉ của tất cả chúng sinh, tuỳ theo tâm phân biệt của tất cả chúng sinh, tuỳ theo giống tánh của tất cả chúng sinh, tuỳ theo chỗ làm của tất cả chúng sinh, cho đến tuỳ theo nghiệp dụng, tướng trạng, tư giác của tất cả chúng sinh, tuỳ nhiên có đủ thứ cảnh giới khác nhau, nhưng thảy đều thấy rõ.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, thành tựu đại nguyện trí huệ báu của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một xứ, biết được vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết xứ. Tại một xứ tình hình như vậy, ở trong tất cả xứ, cũng đều như thế.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu tập bậc hạnh nghiệp trí Phổ Hiền. Ở trong một nghiệp, biết được vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết nghiệp. Mỗi nghiệp đó, do đủ thứ duyên tạo ra, thấy biết rõ ràng. Như nơi một nghiệp, tất cả nghiệp cũng đều như vậy. 

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu tập trí huệ biết các pháp của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một pháp, biết bất khả thuyết bất khả thuyết pháp. Ở trong tất cả pháp mà biết một pháp. Các pháp như vậy, thảy đều khác biệt, chẳng có chướng ngại, không trái không chấp trước.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu tập bậc hạnh nghiệp trí huệ của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một nghiệp, biết được vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết nghiệp. Mỗi một nghiệp đều do đủ thứ nhân duyên tạo thành, đều thấy biết rõ ràng. Như tình hình một thứ nghiệp như vậy, tất cả nghiệp cũng đều tình hình như vậy.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu tập trí huệ biết các pháp của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một pháp, biết được bất khả thuyết bất khả thuyết pháp; ở trong tất cả pháp, biết được một pháp. Các pháp như vậy, thảy đều khác biệt, nhưng chẳng có mọi sự chướng ngại nào, cũng chẳng trái, cũng chẳng chấp trước.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, trụ hạnh Bồ Tát, được đầy đủ căn tai vô ngại của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một tiếng nói, biết được bất khả thuyết bất khả thuyết tiếng nói, vô lượng vô biên đủ thứ sự khác biệt, mà chẳng chấp trước. Như nơi một tiếng nói, nơi tất cả tiếng nói, cũng đều như vậy.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, trụ trong hạnh môn của Bồ Tát tu, đắc được đầy đủ căn tai không chướng ngại của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong một tiếng nói, biết được bất khả thuyết bất khả thuyết tiếng nói. Như ở trong một tiếng nói tình hình như vậy, ở trong tất cả tiếng nói cũng đều tình hình như vậy.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu trí huệ Phổ Hiền, khởi hạnh Phổ Hiền, trụ bậc Phổ Hiền. Ở trong mỗi một pháp, diễn nói bất khả thuyết bất khả thuyết pháp, pháp đó rộng lớn, đủ thứ sự khác biệt, giáo hoá nhiếp thọ, không thể nghĩ bàn. Phương tiện tương ưng, nơi vô lượng thời, nơi tất cả thời, tuỳ theo sự ưa thích, hiểu biết của các chúng sinh, tuỳ theo căn tánh, tuỳ theo thời, dùng âm thanh của Phật mà vì họ nói pháp. Dùng một diệu âm, khiến cho bất khả thuyết đạo tràng chúng hội vô lượng chúng sinh, thảy đều hoan hỉ. Chỗ của một Như Lai, vô lượng Bồ Tát, tràn đầy pháp giới, lập chí thù thắng, sinh sự thấy rộng lớn, rốt ráo biết rõ tất cả các hạnh. Trụ bậc Phổ Hiền, tuỳ chỗ thuyết pháp, ở trong niệm niệm, đều được chứng nhập. Trong khoảng một sát-na, tăng trưởng vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết đại trí huệ. Hết kiếp vị lai, diễn nói như vậy, nơi tất cả cõi, tu tập hạnh rộng lớn đồng hư không, thành tựu viên mãn.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu tập đại trí huệ của Bồ Tát Phổ Hiền, sinh khởi đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền, trụ bậc Đẳng Giác của Bồ Tát Phổ Hiền. Ở trong mỗi một pháp, có thể diễn nói bất khả thuyết bất khả thuyết pháp. Ở trong một pháp diễn nói vô lượng pháp, vô lượng pháp chẳng trái với một pháp. Do đó : “Một làm vô lượng, vô lượng làm một”. Đạo lý vô lượng và một, là hai mà chẳng hai.

Pháp môn nầy rất rộng lớn lại rất nhỏ, có đủ thứ sự khác biệt, giáo hoá tất cả chúng sinh, nhiếp thọ tất cả chúng sinh, không thể nghĩ bàn, phương tiện tương ưng. Trong vô lượng thời, tất cả thời, tức là chẳng có sự phân biệt giữa thời gian và không gian, tuỳ thuận tất cả chúng sinh, theo sự nguyện vọng của họ. Tuỳ theo căn tánh của tất cả chúng sinh, tuỳ theo tất cả thời gian, dùng pháp phương tiện tương ưng, giáo hoá tất cả chúng sinh, dùng âm thanh của Phật mà vì họ nói pháp. Dùng một diệu âm không nghĩ bàn, khiến cho bất khả thuyết chúng hội đạo tràng, vô lượng chúng sinh, thảy đều đại hoan hỉ. Ở trong đạo tràng của một vị Phật, có vô lượng Bồ Tát, đầy dẫy pháp giới. Lập chí nguyện thù thắng, sinh kiến giải rộng lớn, rốt ráo biết rõ pháp môn trong tất cả các hạnh. Trong khoảng một sát-na, tăng trưởng vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết đại trí huệ. Hết kiếp thuở vị lai, như vậy vì tất cả chúng sinh nói pháp. Trong cõi nước của tất cả chư Phật, tu tập hạnh môn rộng lớn vô biên, pháp môn đồng với tận hư không khắp pháp giới. Đắc được sự thành tựu, viên mãn, đến được trình độ không thiếu không thừa.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu tập hạnh môn các căn của Bồ Tát Phổ Hiền, thành tựu vua đại hạnh. Ở trong mỗi một căn, đều biết rõ vô lượng các căn, vô lượng tâm ưa thích, cảnh giới không thể nghĩ bàn sinh ra diệu hạnh. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu tập hạnh môn tất cả các căn của Bồ Tát Phổ Hiền, thành tựu vua đại hạnh. Ở trong mỗi một căn, thảy đều biết rõ vô lượng các căn, vô lượng tâm ưa thích. Đắc được cảnh giới không thể nghĩ bàn, sinh ra tất cả diệu hạnh.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, trụ hạnh tâm đại hồi hướng Phổ Hiền, đắc được : Trí sắc rất vi tế. Trí thân rất vi tế. Trí cõi rất vi tế. Trí kiếp rất vi tế. Trí thế giới rất vi tế. Trí phương hướng rất vi tế. Trí thời gian rất vi tế. Trí số mục rất vi tế. Trí nghiệp báo rất vi tế. Trí thanh tịnh rất vi tế. Các trí vi tế như vậy, ở trong một niệm, đều biết rõ được, mà tâm không sợ hãi, tâm không mê hoặc, không tán loạn, không ô trược, không hạ liệt, tâm đó chuyên nhất, tâm khéo vào định vắng lặng, tâm khéo phân biệt, tâm khéo an trụ.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, trụ nơi tâm hạnh nguyện đại hồi hướng của Bồ Tát Phổ Hiền, đắc được mười trí huệ rất vi tế, mới được thấu rõ thanh tịnh.

1. Được trí huệ tất cả sắc rất vi tế.
2. Được trí huệ tất cả thân rất vi tế.
3. Được trí huệ tất cả cõi rất vi tế.
4. Được trí huệ tất cả kiếp rất vi tế.
5. Được trí huệ tất cả thế giới rất vi tế.
6. Được trí huệ tất cả phương hướng rất vi tế.
7. Được trí huệ tất cả thời gian rất vi tế.
8. Được trí huệ tất cả số mục rất vi tế.
9. Được trí huệ tất cả nghiệp báo rất vi tế.
10. Được trí huệ tất cả thanh tịnh rất vi tế.

Tất cả những sự vi tế như vậy, ở trong một niệm, hoàn toàn thấu rõ thanh tịnh, biết rồi, tâm chẳng sinh sợ hãi và sự mê hoặc, cũng chẳng tán loạn, cũng chẳng điên đảo, cũng chẳng ô trược, cũng không hạ liệt. Tâm đó chuyên nhất, vì trí huệ rất vi tế. Tâm đó khéo vào định vắng lặng, tâm đó khéo phân biệt rất vi tế, tâm đó khéo an trụ cảnh giới rất vi tế.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, trụ nơi trí huệ của Bồ Tát, tu hạnh Phổ Hiền, chẳng có mệt mỏi. Biết được : Tất cả chúng sinh thú hướng rất vi tế. Chúng sinh chết rất vi tế. Chúng sinh sinh ra rất vi tế. Chúng sinh trụ rất vi tế. Chúng sinh xứ sở rất vi tế. Chúng sinh phẩm loại rất vi tế. Chúng sinh cảnh giới rất vi tế. Chúng sinh hạnh rất vi tế. Chúng sinh thủ lấy rất vi tế. Chúng sinh phan duyên rất vi tế. Tất cả những sự rất vi tế như vậy, ở trong một niệm thảy đều biết rõ.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, trụ trong trí huệ của Bồ Tát tu, tu tập đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, chẳng có lúc nào mệt mỏi. Biết được mười thứ rất vi tế của tất cả chúng sinh, mới minh bạch được những tình hình đó. Dưới đây là mười thứ rất vi tế :

1. Biết được sự thú hướng rất vi tế của tất cả chúng sinh.
2. Biết được sự chết rất vi tế của tất cả chúng sinh.
3. Biết được sự sinh ra rất vi tế của tất cả chúng sinh.
4. Biết được nơi trụ xứ rất vi tế của tất cả chúng sinh.
5. Biết được xứ sở rất vi tế của tất cả chúng sinh.
6. Biết được hết thảy phẩm loại rất vi tế của tất cả chúng sinh.
7. Biết được cảnh giới rất vi tế của tất cả chúng sinh.
8. Biết được hạnh rất vi tế của tất cả chúng sinh.
9. Biết được sự thủ lấy rất vi tế của tất cả chúng sinh.
10. Biết được sự phan duyên rất vi tế của tất cả chúng sinh.

Tất cả những sự rất vi tế như vậy, ở trong một niệm, Bồ Tát thảy đều biết rõ ràng thanh tịnh, chẳng có gì mà không biết. Bồ Tát tu sáu độ vạn hạnh, chứng được mắt trí huệ, quán khắp tâm tất cả chúng sinh.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, lập chí nguyện thâm sâu, tu hạnh Phổ Hiền. Biết được : Tất cả Bồ Tát từ lúc ban đầu phát tâm, vì tất cả chúng sinh tu hạnh Bồ Tát rất vi tế. Bồ Tát trụ xứ rất vi tế. Bồ Tát thần thông rất vi tế. Bồ Tát du hành vô lượng cõi Phật rất vi tế. Bồ Tát pháp quang minh rất vi tế. Bồ Tát mắt thanh tịnh rất vi tế. Bồ Tát thành tựu tâm thù thắng rất vi tế. Bồ Tát đi đến đạo tràng chúng hội của tất cả Như Lai rất vi tế. Bồ Tát trí huệ Đà la ni môn rất vi tế. Bồ Tát có vô lượng sự không sợ hãi, có tất cả biện tài diễn nói rất vi tế. Bồ Tát có vô lượng tướng tam muội rất vi tế. Bồ Tát thấy tất cả trí huệ tam muội của Phật rất vi tế.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, lập chí nguyện thâm sâu, được khoái lạc không gì bằng, tu tập đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Phải có trí huệ hai mươi mốt thứ rất vi tế của Bồ Tát, mới minh bạch biết được cảnh giới nầy.

1. Biết được tất cả Bồ Tát từ lúc ban đầu phát tâm bồ đề, vì lợi ích tất cả chúng sinh, mà tu hạnh của Bồ Tát tu, rất vi tế.
2. Biết được xứ sở của tất cả Bồ Tát ở rất vi tế.
3. Biết được thần thông diệu dụng của tất cả Bồ Tát rất vi tế.
4. Biết được tất cả Bồ Tát du hành vô lượng cõi Phật rất vi tế.
5. Biết được pháp tu của tất cả Bồ Tát, đắc được trí huệ quang minh rất vi tế.
6. Biết được tất cả Bồ Tát đắc được mắt trí huệ thanh tịnh rất vi tế.
7. Biết được tất cả Bồ Tát thành tựu tâm thù thắng rất vi tế.
8. Biết được tất cả Bồ Tát đến đạo tràng chúng hội của mười phương chư Phật rất vi tế.
9. Biết được tất cả Bồ Tát đắc được trí huệ pháp môn tổng trì rất vi tế.
10. Biết được lời nói của tất cả Bồ Tát vô lượng sự không sợ hãi, có trí huệ biện tài vô ngại, diễn nói diệu pháp rất vi tế.
11. Biết được vô lượng tướng tam muội chánh định chánh thọ của tất cả Bồ Tát tu, rất vi tế.
12. Biết được tất cả Bồ Tát thấy tất cả trí huệ tam muội của chư Phật, rất vi tế.

Bồ Tát trí huệ tam muội thâm sâu rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội đại trang nghiêm rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội pháp giới rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội thần thông đại tự tại rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội hết thuở vị lai trụ trì hạnh rộng lớn rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội sinh ra vô lượng sự khác biệt rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội sinh ra ở trước tất cả chư Phật, siêng tu cúng dường luôn không xả lìa rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội tu hành tất cả thâm sâu rộng lớn không chướng không ngại rất vi tế. Bồ Tát trí huệ tam muội lìa che chướng, được bậc nhất thiết trí rốt ráo, trụ trì bậc hạnh trí, bậc đại thần thông, bậc quyết định nghĩa lý, rất vi tế. Tất cả những sự rất vi tế như vậy, thảy đều biết rõ.

13. Biết được trí huệ tam muội thâm sâu của tất cả Bồ Tát rất vi tế.
14. Biết được trí huệ tam muội đại trang nghiêm của tất cả Bồ Tát rất vi tế.
15. Biết được trí huệ tam muội pháp giới của tất cả Bồ Tát rất vi tế.
16. Biết được trí huệ tam muội thần thông đại tự tại của tất cả Bồ Tát rất vi tế.
17. Biết được trí huệ tam muội của tất cả Bồ Tát, hết thuở vị lai, tu hạnh trụ trì rộng lớn, rất vi tế.
18. Biết được trí huệ tam muội của tất cả Bồ Tát sinh ra vô lượng sự khác biệt rất vi tế.
19. Biết được trí huệ tam muội của tất cả Bồ Tát sinh ra ở trước tất cả chư Phật, siêng tu hạnh cúng dường chư Phật, thường không không xả lìa rất vi tế.
20. Biết được trí huệ tam muội của tất cả Bồ Tát tu hành tất cả thâm sâu rộng lớn tối cao, chẳng có sự chướng ngại rất vi tế.
21. Biết được trí huệ tam muội của tất cả Bồ Tát được bậc nhất thiết trí rốt ráo, bậc trụ trì tu hành trí huệ, bậc đại thần thông trí huệ, bậc quyết định tất cả nghĩa lý, trừ khử sự che chướng rất vi tế.

Tất cả những sự rất vi tế như vậy, Bồ Tát đều biết được, hoàn toàn thấu rõ triệt để những cảnh giới nầy.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước ràng buộc, tu tập hạnh Phổ Hiền. Đều biết : Bồ Tát trí huệ an lập rất vi tế. Bậc Bồ Tát rất vi tế. Bồ Tát vô lượng hạnh rất vi tế. Bồ Tát sinh ra hồi hướng rất vi tế. Bồ Tát được tất cả Phật tạng rất vi tế. Bồ Tát quán sát trí rất vi tế. Bồ Tát thần thông nguyện lực rất vi tế. Bồ Tát diễn nói tam muội rất vi tế. Bồ Tát tự tại phương tiện rất vi tế. Bồ Tát ấn rất vi tế. Bồ Tát một đời bổ xứ rất vi tế.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh không có sự chấp trước ràng buộc, tu tập đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Biết được : Trí huệ của tất cả Bồ Tát có bốn mươi mốt thứ rất vi tế, tức là :

1. Trí huệ của Bồ Tát an lập cảnh giới rất vi tế.
2. Bậc Bồ Tát rất vi tế.
3. Bồ Tát tu vô lượng hạnh rất vi tế.
4. Bồ Tát sinh ra hồi hướng rất vi tế.
5. Bồ Tát được tất cả Phật tạng, nói tất cả pháp rất vi tế.
6. Trí huệ diệu quán sát của Bồ Tát rất vi tế.
7. Bồ Tát có đủ thần thông và nguyện lực rất vi tế.
8. Bồ Tát diễn nói chánh định chánh thọ rất vi tế.
9. Sức phương tiện nhậm vận tự tại của Bồ Tát rất vi tế.
10. Bồ Tát ấn chứng tất cả pháp môn rất vi tế.
11. Bồ Tát một đời bổ xứ, tức hậu bổ Phật vị, rất vi tế.

Có trí huệ rất vi tế như vậy, mới nhận thức được cảnh giới nầy.

Bồ Tát sinh về trời Đâu Suất rất vi tế. Bồ Tát trụ ở cung trời rất vi tế. Bồ Tát nghiêm tịnh cõi Phật rất vi tế. Bồ Tát quán sát trong cõi người rất vi tế. Bồ Tát phóng đại quang minh rất vi tế. Bồ Tát chủng tộc thù thắng rất vi tế. Bồ Tát đạo tràng chúng hội rất vi tế. Bồ Tát khắp tất cả thế giới thọ sinh rất vi tế. Bồ Tát nơi một thân thị hiện tất cả thân mạng chung rất vi tế. Bồ Tát vào thai mẹ rất vi tế. Bồ Tát trụ thai mẹ rất vi tế. Bồ Tát ở trong thai mẹ tự tại thị hiện tất cả đạo tràng chúng hội trong pháp giới rất vi tế. Bồ Tát ở trong thai mẹ tất cả thần lực của Phật rất vi tế.

12.Cảnh giới Bồ Tát sinh ở nội viện cung trời Đâu Suất rất vi tế.
13. Lúc Bồ Tát trụ ở cung trời Đầu Suất rất vi tế.
14. Bồ Tát trang nghiêm thanh tịnh cõi nước chư Phật trong mười phương rất vi tế.
15. Bồ Tát quán sát trong cõi người rất vi tế.
16. Bồ Tát phóng trí huệ đại quang minh rất vi tế.
17. Chủng tộc của Bồ Tát thù thắng, đặc biệc cao quý, rất vi tế.
18. Đạo tràng chúng hội của Bồ Tát rất vi tế.
19. Bồ Tát khắp tất cả thế giới thọ sinh, rất vi tế.
20. Bồ Tát nơi một thân có thể thị hiện tất cả thân mạng chung, rất vi tế.
21. Lúc Bồ Tát vào thai mẹ rất vi tế.
22. Lúc Bồ Tát trụ trong thai mẹ rất vi tế.
23. Bồ Tát ở trong thai mẹ, tự tại thị hiện tất cả đạo tràng chúng hội trong pháp giới, rất vi tế.
24. Bồ Tát ở trong thai mẹ, thị hiện sức thần thông của tất cả chư Phật, rất vi tế.
Phải có trí huệ rất vi tế, mới minh bạch được cảnh giới tám tướng thành đạo nầy.

Bồ Tát thị hiện việc sống lâu rất vi tế. Bồ Tát trí huệ thị hiện sư tử đi bảy bước rất vi tế. Bồ Tát trí huệ phương tiện khéo léo thị hiện nơi vương cung rất vi tế. Bồ Tát xuất gia tu hạnh điều phục rất vi tế. Bồ Tát ngồi ở dưới cội bồ đề đạo tràng rất vi tế. Bồ Tát phá tan chúng ma quân, thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rất vi tế. Như Lai ngồi toà bồ đề, phóng đại quang minh, chiếu mười phương thế giới rất vi tế. Như Lai thị hiện vô lượng thần biến rất vi tế. Như Lai sư tử hống đại Niết Bàn rất vi tế. Như Lai điều phục tất cả chúng sinh mà không chỗ ngại rất vi tế.

25. Bồ Tát thị hiện việc sống lâu rất vi tế.
26. Bồ Tát thị hiện sư tử đi bảy bước, tay trái chỉ trời, tay phải chỉ đất : “Trên trời dưới nhân gian, ta tôn quý nhất”, rất vi tế.
27. Bồ Tát trí huệ phương tiện khéo léo thị hiện nơi hoàng cung, rất vi tế.
28. Bồ Tát xuất gia tu đạo, tu hạnh hàng phục chúng sinh, rất vi tế.
29. Bồ Tát ngồi ở dưới cội bồ đề đạo tràng, rất vi tế.
30. Bồ Tát hàng phục ma nữ, phá tan ma quân, thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rất vi tế.
31. Như Lai ngồi pháp toà bồ đề, phóng đại quang minh, chiếu soi mười phương thế giới, rất vi tế.
32. Như Lai thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, rất vi tế.
33. Như Lai sư tử hống, chuyển bánh xe pháp, vào đại Niết Bàn, rất vi tế.
34. Như Lai hàng phục tất cả chúng sinh, chẳng có chướng ngại, rất vi tế.
Phải có trí huệ vi tế như vậy, mới minh bạch thanh tịnh rõ ràng.

Sức tự tại không nghĩ bàn của Như Lai, tâm bồ đề như kim cang rất vi tế. Như Lai hộ niệm khắp tất cả cảnh giới thế gian rất vi tế. Như Lai ở trong khắp tất cả thế giới làm Phật sự, hết kiếp thuở vị lai mà không ngừng nghỉ rất vi tế. Thần lực của Như Lai khắp cùng pháp giới rất vi tế. Như Lai ở trong tận cõi hư không tất cả thế giới, khắp hiện thành Phật, điều phục chúng sinh rất vi tế. Như Lai nơi một thân Phật, hiện vô lượng thân Phật rất vi tế. Như Lai ở trong ba đời quá khứ hiện tại vị lai, đều ngự đạo tràng trí huệ tự tại rất vi tế.

35. Sức tự tại không nghĩ bàn của Như Lai, tâm bồ đề giống như kim cang, rất vi tế.
36. Như Lai khắp hộ niệm tất cả cảnh giới thế gian, rất vi tế.
37. Như Lai ở trong khắp tất cả thế giới, làm đại Phật sự, hết kiếp thuở vị lai, cũng không ngừng nghỉ, rất vi tế.
38. Sức thần thông vô ngại của Như Lai, khắp cùng pháp giới, rất vi tế.
39. Như Lai ở trong tận cõi hư không tất cả thế giới, đều hiện thành Phật, điều phục chúng sinh, rất vi tế.
40. Như Lai ở trong một thân Phật, hiện ra vô lượng thân Phật, rất vi tế.
41. Như Lai ở trong ba đời quá khứ hiện tại vị lai, thường ngự đạo tràng, trí huệ tự tại, rất vi tế.

Tất cả sự vi tế như vậy, thảy đều biết rõ, thành tựu thanh tịnh, thị hiện khắp tất cả thế gian. Ở trong niệm niệm, tăng trưởng trí huệ, viên mãn không thối chuyển. Phương tiện khéo léo, tu hạnh Bồ Tát, chẳng có ngừng nghỉ, thành tựu bậc hồi hướng của Phổ Hiền. Ðầy đủ tất cả công đức của Như Lai, vĩnh viễn không nhàm bỏ hạnh Bồ Tát. Sinh ra cảnh giới Bồ Tát hiện tiền. Vô lượng phương tiện thảy đều thanh tịnh, muốn an ổn khắp tất cả chúng sinh. Tu hạnh Bồ Tát, thành tựu bậc đại oai đức của Bồ Tát, đắc được tâm vui thích của các Bồ Tát, được môn hồi hướng của Bồ Tát Kim Cang Tràng, sinh ra các công đức tạng pháp giới.

Như vật tất cả những sự vi tế như đã nói, Bồ Tát hoàn toàn biết rõ, thành tựu thanh tịnh, thị hiện khắp tất cả thế gian. Ở trong niệm niệm, tăng trưởng đại trí huệ, đặc biệt viên mãn, không thối chuyển. Phương tiện khéo léo, tu hạnh của Bồ Tát tu, vĩnh viễn không ngừng nghỉ. Thành tựu bậc hồi hướng của Bồ Tát Phổ Hiền, đầy đủ tất cả công đức của chư Phật, vĩnh viễn không nhàm bỏ hạnh của Bồ Tát tu. Sinh ra cảnh giới Bồ Tát hiện tiền. Vô lượng phương tiện, thảy đều thanh tịnh, an ổn khắp tất cả chúng sinh. Tu hành hạnh Bồ Tát, thành tựu bậc đại oai đức của Bồ Tát, đắc được tất cả tâm vui thích của Bồ Tát, được pháp môn hồi hướng của Bồ Tát Kim Cang Tràng, sinh ra tất cả các tạng công đức pháp giới.

Thường được chư Phật hộ niệm, nhập vào các pháp môn thâm diệu của Bồ Tát. Diễn nói tất cả nghĩa chân thật. Nơi pháp khéo léo không sai trái. Khởi thệ nguyện lớn không bỏ chúng sinh. Ở trong một niệm, biết hết tất cả cảnh giới tạng tâm địa, hay chẳng phải tâm địa. Nơi chỗ chẳng phải tâm, thị hiện sinh nơi tâm, xa lìa lời nói, an trụ trí huệ, đồng hạnh với các Bồ Tát thực hành. Dùng sức tự tại, thị hiện thành Phật đạo. Hết thuở vị lai, thường không ngừng nghỉ. Tất cả chúng sinh thế gian kiếp số vọng tưởng lời nói kiến lập, thần thông nguyện lực, thảy đều thị hiện.

Thường được mười phương chư Phật gia trì hộ niệm, mà vào được tất cả pháp môn thâm diệu của Bồ Tát, diễn nói tất cả nghĩa lý chân thật. Đối với tất cả các pháp, phương tiện khéo léo, chẳng trái với đạo lý của pháp. Phát khởi thệ nguyện lớn, không xả bỏ tất cả chúng sinh, có thể ở trong một niệm, biết hết tất cả cảnh giới tạng tâm địa của chúng sinh hay chẳng phải tâm địa. Nơi chỗ chẳng phải tâm (chúng sinh vô tình), thị hiện sinh nơi tâm, đó là đạo lý chân không sinh diệu hữu. Xa lìa tất cả mọi lời nói, an trụ ở trong trí huệ, đồng hạnh với tất cả Bồ Tát thực hành. Dùng sức thần thông tự tại, thị hiện thành Phật đạo, hết thuở vị lai, cũng không ngừng nghỉ. Tất cả chúng sinh thế gian, kiếp số, vọng tưởng, lời nói kiến lập, thần thông và nguyện lực, thảy đều thị hiện.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền. Đắc được trí rất vi tế biết rõ tất cả chúng sinh giới, đó là : Trí rất vi tế phân biệt được chúng sinh giới. Trí rất vi tế hiểu được lời nói của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết sự chấp trước của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết được dị loại của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết được đồng loại của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết được vô lượng thú hướng của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết được chỗ làm đủ thứ sự phân biệt không nghĩ bàn của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết được vô lượng tạp nhiễm của chúng sinh giới. Trí rất vi tế biết được vô lượng thanh tịnh của chúng sinh giới. 

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu tập pháp môn đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, đắc được chín loại trí huệ rất vi tế của chúng sinh giới, mới có thể thấu hiểu được :

1. Chúng sinh giới tức là chín pháp giới. Pháp giới Bồ Tát, pháp giới Duyên Giác, pháp giới Thanh Văn, pháp giới trời, pháp giới người, pháp giới A tu la, pháp giới súc sinh, pháp giới ngạ quỷ, pháp giới địa ngục. Chúng sinh chín pháp giới nầy, có đủ thứ sự phân biệt khác nhau, phải có trí huệ rất vi tế, mới phân biệt được rõ ràng, bằng không thì chẳng có cách gì phân biệt được rõ ràng.

2. Chúng sinh của chúng sinh giới, mỗi chúng sinh giới đều có lời nói khác nhau, có rất nhiều sự phân biệt, ví dụ đơn giản như loài người, có rất nhiều thứ tiếng nói, văn tự khác nhau, như Trung Quốc, ngoài tiếng quốc ngữ ra, còn có rất nhiều tiếng nói địa phương. Tiếng nói của các chúng sinh giới, nói không hết được, cho nên phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu được lời nói của chúng sinh giới.

3. Chúng sinh của chúng sinh giới, mỗi chúng sinh giới đều có sự chấp trước của họ. Nếu chẳng có sự chấp trước thì sẽ được giải thoát. Bồ Tát trong pháp giới của Bồ Tát, còn có một phần chấp trước sinh tướng vô minh, hà huống là chúng sinh khác trong tám pháp giới khác, bất quá khác nhau mà thôi. Nếu muốn biết chúng sinh chín pháp giới, tại sao có sự chấp trước ? chỉ có đắc được trí huệ rất vi tế, mới thấu hiểu được rõ ràng.

4. Có chúng sinh dị loại trong chúng sinh giới, có đủ thứ loài khác nhau, phải có trí huệ rất vi tế, mới minh bạch biết được.

5. Có chúng sinh đồng loại trong chúng sinh giới, tuy là đồng loại, nhưng cũng có đủ thứ chủng tộc khác nhau, phải có trí huệ rất vi tế mới minh bạch biết được.

6. Chín pháp giới chúng sinh của chúng sinh giới, đều có con đường thú hướng khác nhau, ví như Bồ Tát hướng về Bồ Tát đạo, cho đến chúng sinh địa ngục hướng về con đường địa ngục. Con đường thú hướng của họ khác nhau, đó là do tiền nhân hậu quả chiêu cảm ra, phải có trí huệ rất vi tế mới phân tích rõ ràng được.

7. Trong chúng sinh giới, mỗi loài chúng sinh, đều có đủ thứ việc làm khác nhau không thể nghĩ bàn. Mỗi chúng sinh cũng có việc làm khác nhau không thể nghĩ bàn, phải có trí huệ rất vi tế, mới phân tích rõ ràng được.

8. Trong chúng sinh giới, mỗi loài chúng sinh, có quả báo của mỗi loài. Do nghiệp cảm khác nhau, cho nên trồng nhân thanh tịnh, thì được quả thanh tịnh; trồng nhân nhiễm ô, thì được quả nhiễm ô. Thứ nghiệp thiện ác hỗn tạp nầy, có lúc trong nghiệp thiện thêm nghiệp ác, có lúc trong nghiệp ác thêm nghiệp thiện. Có lúc trong nghiệp thanh tịnh, xen tạp nghiệp nhiễm ô; có lúc trong nghiệp nhiễm ô, xen tạp nghiệp thanh tịnh. Tương lai nghiệp thiện thành thục, thì sinh vào ba đường lành; tương lai nghiệp ác thành thục, thì sinh vào ba đường ác. Chẳng phải bị người khác bức bách, mà là do chính mình tạo nghiệp, chiêu cảm cảnh giới báo ứng. Do đó, “Mình làm mình chịu”, người khác không thể nào thay thế được. Dù có tặng hồng bao, hối lộ vua Diêm Vương, cũng chẳng làm được, tại sao ? Vì vua Diêm Vương đại công vô tư, biện án thanh minh, chỉ nói thiện ác, không nói đến nhân tình, sự việc không thể chuyển đổi được.

Chúng ta người học Phật, phải khác với những người thế gian, những gì họ ham thích, chúng ta không ham thích, những gì họ tham, chúng ta không tham. Mao bệnh người thế gian có, chúng ta không có. Nếu sinh hoạt tập quán giống với những người thế gian, thì đó chẳng phải là người xuất gia. Họ nhẫn được, bạn nhẫn được; họ chịu được, bạn chịu được, đó chẳng phải là bản sắc của người xuất gia. Phải nhẫn những việc mà người khác không nhẫn được, phải chịu khổ mà người khác chịu không được, làm những việc mà người khác không làm được, đó mới là bản sắc chân chánh của người xuất gia.

Có tư tưởng tạp nhiễm rồi, nghĩ muốn nghe Kinh, mà tâm không thể thanh tịnh; nghĩ muốn tự tại, mà tâm không thể tự tại. Người học Phật, đừng nên có phiền não. Những thứ tạp nhiễm, phải có trí huệ rất vi tế, mới phân biệt rõ ràng được.

9. Trong chúng sinh giới, có vô số vô lượng thanh tịnh, phải có trí huệ rất vi tế, mới phân biệt rõ ràng được.

Tất cả cảnh giới rất vi tế của chúng sinh giới như vậy, ở trong một niệm, có thể dùng trí huệ, đều biết như thật. Rộng nhiếp chúng sinh, mà vì họ thuyết pháp. Khai thị đủ thứ pháp môn thanh tịnh, khiến cho họ tu trí huệ rộng lớn của Bồ Tát, hoá thân vô lượng, kẻ thấy được đều hoan hỉ. Dùng ánh sáng trí huệ mặt trời, chiếu tâm Bồ Tát, khiến cho họ khai ngộ, được trí huệ tự tại.

Tất cả cảnh giới của chúng sinh giới như vậy, rất là vi tế. Ở trong một niệm, có thể dùng trí huệ chân thật, mới biết như thật những cảnh giới chân thật như vậy. Rộng nhiếp tất cả chúng sinh, mà vì họ diễn nói Phật pháp, khai thị đủ thứ pháp môn thanh tịnh, khiến cho tất cả chúng sinh tu trí huệ rộng lớn của Bồ Tát, biến hoá vô lượng vô biên thân, khiến cho kẻ thấy được đều sinh tâm hoan hỉ. Dùng trí huệ quang minh, như đồng với ngàn mặt trời, chiếu soi tâm của người tu hạnh Bồ Tát, khiến cho họ khai ngộ, đắc được trí huệ tự tại.

Dùng tâm giải thoát, không chấp trước không ràng buộc, vì tất cả chúng sinh, trong tất cả thế giới, tu hạnh Phổ Hiền, đắc được trí rất vi tế, biết tận cõi hư không pháp giới tất cả thế giới. Đó là : Trí rất vi tế biết thế giới nhỏ. Trí rất vi tế biết thế giới lớn. Trí rất vi tế biết thế giới tạp nhiễm. Trí rất vi tế biết thế giới thanh tịnh. Trí rất vi tế biết thế giới không thể sánh. Trí rất vi tế biết thế giới đủ thứ. Trí rất vi tế biết thế giới rộng. Trí rất vi tế biết thế giới hẹp. Trí rất vi tế biết thế giới vô ngại trang nghiêm. Trí rất vi tế xuất hiện khắp tất cả thế giới của Phật. Trí rất vi tế nói chánh pháp khắp tất cả thế giới.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước, không ràng buộc, vì tất cả chúng sinh, ở trong tất cả thế giới, tu tập đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Đắc được hai mươi mốt thứ trí huệ rất vi tế, biết tận cõi hư không khắp pháp giới tất cả thế giới. Đó là :

1. Thế giới rất nhỏ, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
2. Thế giới rất lớn, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
3. Thế giới tạp nhiễm, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
4. Thế giới thanh tịnh, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
5. Thế giới không thể sánh, thế giới nầy vượt qua tất cả thế giới, chẳng có thể giới nào có thể sánh bằng. Thế giới nầy phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
6. Thế giới đủ thứ, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
7. Thế giới rộng lớn, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
8. Thế giới hẹp, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
9. Thế giới vô ngại trang nghiêm, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
10. Phật xuất hiện ra đời đầy khắp tất cả thế giới, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.
11. Phật nói chánh pháp nhãn tạng, đầy khắp tất cả thế giới, phải có trí huệ rất vi tế, mới biết được.

Trí rất vi tế hiện thân khắp tất cả thế giới. Trí rất vi tế phóng đại quang minh khắp tất cả thế giới. Trí rất vi tế thần thông tự tại của chư Phật, thị hiện hết tất cả thế giới. Trí rất vi tế dùng một âm thanh, thị hiện tất cả âm thanh hết tất cả thế giới. Trí rất vi tế vào tất cả đạo tràng chúng hội cõi Phật trong tất cả thế giới. Trí rất vi tế dùng tất cả pháp giới cõi Phật làm một cõi Phật. Trí rất vi tế dùng một cõi Phật làm tất cả pháp giới cõi Phật. Trí rất vi tế biết tất cả thế giới như mộng. Trí rất vi tế biết tất cả thế giới như hình bóng. Trí rất vi tế biết tất cả thế giới như huyễn.

12. Bồ Tát có đại thần thông, có thể hiện thân khắp trong tất cả hạt bụi, khắp cùng tất cả thế giới, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
13. Phóng đại quang minh đầy khắp tất cả thế giới, chiếu soi ba ngàn đại thiên thế giới, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
14. Khắp cùng tất cả thế giới, thị hiện sức thần thông tự tại của mười phương chư Phật, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
15. Khắp cùng tất cả thế giới, dùng một thứ âm thanh nói pháp, thị hiện được đủ thứ tất cả âm thanh. Do đó:

“Phật dùng một âm diễn nói pháp,
Chúng sinh theo loài đều hiểu được”,

Tức cũng là dùng một pháp môn, có thể diễn nói vô lượng pháp môn, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
16. Vào đạo tràng chúng hội của một thế giới, và đạo tràng chúng hội của tất cả chư Phật, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
17. Dùng tất cả pháp giới cõi Phật, làm một cõi Phật. Bồ Tát có thần thông biến hoá, có thể ở trong nhỏ hiện lớn, lại có thể ở trong lớn hiện nhỏ; lại có thể ở trong một hiện nhiều, trong nhiều hiện một, đó là cảnh giới : Sự vô ngại, lý vô ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, viên dung vô ngại, nhậm vận tự tại, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
18. Dùng một cõi Phật, biến hoá tất cả pháp giới cõi Phật, cảnh giới thần thông biến hoá không thể nghĩ bàn như vậy, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.
19. Bồ Tát biết tất cả thế giới như mộng, hư vọng không thật, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được.

Lúc người đang nằm mộng, thì trong cảnh mộng hiện ra sự hưởng thụ vinh hoa phú quý, vừa thăng quan tiến chức, vừa phát tài, có vợ đẹp thiếp xinh, hưởng hết phước nhân gian. Lúc đó, ở trong mộng hiện ra một người, nói với họ rằng : “Ông ơi ! Hiện tại ông có công danh lợi lộc, vàng bạc châu báu, danh tiếng địa vị .v.v… chẳng phải là thật, mà là giả. Hiện ông đang nằm mộng đó”! Ông ta nhất định sẽ không tin. Đợi đến lúc tỉnh dậy thì mới biết được mình đang nằm mộng. Do đó, “Đời người như giấc mộng”, chẳng những ban đêm ngủ nằm mộng, mà ban ngày không ngủ cũng đang nằm mộng. Do đó, “Sống như say, chết như mộng”, chẳng có lúc nào thức tỉnh.

Người trên thế gian, đều đang nằm mộng, bất quá, giấc mộng nầy có người tỉnh sớm, có người tỉnh muộn, cũng có người không tỉnh. Người có trí huệ thì tỉnh sớm; người ngu si thì tỉnh muộn, hoặc là không tỉnh. Chúng ta tu đạo thì gọi là tỉnh mộng, sớm giác ngộ đời người khổ nhiều vui ít, đề cao cảnh giác, không nằm mộng giữa ban ngày, không thể vọng tưởng lăn xăn, nhận thức rõ mình là người tu đạo, phải giữ bổn phận không phóng dật. Do đó, “Sớm mõ tối chuông”, cảnh tỉnh người ngủ ít lại. Tại sao khi tụng Kinh thì phải gõ mõ ? Vì mắt con cá thì mở ngày đêm không nhắm, thức tỉnh người tu đạo đừng tham ngủ, phải thời khắc giác ngộ, có tác dụng như vậy.

20. Bồ Tát biết tất cả thế giới giống như hình bóng, chẳng có tánh chân thật, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được cảnh giới nầy.
21. Bồ Tát biết tất cả thế giới như huyễn hoá, chẳng có thể chân thật, có trí huệ rất vi tế như vậy, mới biết được cảnh giới nầy.

Như vậy biết sinh ra tất cả Bồ Tát đạo, nhập vào hạnh Phổ Hiền, được trí huệ thần thông. Đầy đủ quán sát của Phổ Hiền, tu hạnh Bồ Tát, thường không ngừng nghỉ. Đắc được tất cả thần thông tự tại của Phật. Đầy đủ thân vô ngại, trụ nơi trí huệ không chỗ nương. Nơi các pháp lành, không thủ lấy chấp trước. Chỗ tâm thực hành, thảy đều không chỗ đắc được. Nơi tất cả chỗ, khởi ý tưởng xa lìa. Nơi hạnh Bồ Tát, khởi ý tưởng tịnh tu. Nơi nhất thiết trí, nghĩ tưởng không thủ lấy chấp trước. Dùng các tam muội, tự tại trang nghiêm. Trí huệ tuỳ thuận tất cả pháp giới.

Như vậy biết sinh ra tất cả Bồ Tát đạo, nhập vào đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, đắc được trí huệ và thần thông của Bồ Tát Phổ Hiền, đầy đủ trí huệ diệu quán sát của Bồ Tát Phổ Hiền, tu hạnh của Bồ Tát tu, thời thời siêng tinh tấn, khắc khắc chẳng ngừng nghỉ. Đắc được thần thông biến hoá tự tại của mười phương chư Phật, đầy đủ pháp thân không chướng ngại. Trụ ở trong trí huệ không nương tựa. Nơi tất cả pháp lành không thủ lấy chấp trước, do đó “Vô trí diệc vô đắc”, nghĩa là, không trí huệ cũng không đắc được. Chẳng những đối với pháp ác không thủ lấy chấp trước, mà đối với pháp lành cũng chẳng thủ lấy chấp trước. Chỗ tâm nghĩ tưởng đến, đều không chỗ đắc được. Đối với tất cả mọi nơi cũng không chấp trước, sinh khởi nghĩ tưởng xa lìa. Đối với hạnh Bồ Tát, sinh khởi nghĩ tưởng tu hành thanh tịnh. Đối với nhất thiết trí huệ, sinh khởi nghĩ tưởng không thủ lấy chấp trước. Dùng tất cả tam muội trang nghiêm pháp thân của chính mình, dùng trí huệ Bát Nhã chân chánh, tuỳ nguyện tất cả pháp giới, giáo hoá tất cả chúng sinh.

Dùng tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc, nhập vào hạnh môn của Bồ Tát Phổ Hiền. Đắc được trí rất vi tế biết vô lượng pháp giới. Trí rất vi tế diễn nói tất cả pháp giới. Trí rất vi tế vào thế giới rộng lớn. Trí rất vi tế phân biệt pháp giới không nghĩ bàn. Trí rất vi tế phân biệt tất cả pháp giới. Trí rất vi tế một niệm khắp tất cả pháp giới. Trí rất vi tế vào khắp tất cả pháp giới. Trí rất vi tế biết tất cả pháp giới không chỗ được. Trí rất vi tế quán tất cả pháp giới không chỗ ngại. Trí rất vi tế biết tất cả pháp giới không sinh. Trí rất vi tế nơi tất cả pháp giới hiện thần biến.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, vào đại hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Đắc được mười một thứ trí huệ rất vi tế pháp giới, mới có thể thấu hiểu được tình hình của pháp giới. Đó là :

1. Đắc được trí huệ rất vi tế biết vô lượng pháp giới.
2. Trí huệ rất vi tế diễn nói được tất cả pháp giới.
3. Trí huệ rất vi tế vào được pháp giới rộng lớn.
4. Trí huệ rất vi tế phân biệt được pháp giới không thể nghĩ bàn.
5. Trí huệ rất vi tế phân biệt được tất cả pháp giới.
6. Trí huệ rất vi tế ở trong một niệm, khắp tất cả pháp giới.
7. Trí huệ rất vi tế vào được khắp tất cả pháp giới.
8. Trí huệ rất vi tế biết được tất cả pháp giới không chỗ đắc được.
9. Trí huệ rất vi tế quán sát được tất cả pháp giới không chướng ngại.
10. Trí huệ rất vi tế biết được tất cả pháp giới không sinh.
11. Trí huệ rất vi tế ở trong tất cả pháp giới hiện thần thông biến hoá.

Tất cả pháp giới rất vi tế như vậy, dùng trí rộng lớn, đều biết như thật. Nơi pháp tự tại, thị hiện hạnh Phổ Hiền, khiến cho các chúng sinh thảy đều đầy đủ. Chẳng xả bỏ nghĩa, chẳng chấp pháp, sinh ra trí bình đẳng vô ngại, biết căn bản vô ngại, chẳng trụ tất cả các pháp, chẳng hoại các pháp tánh. Như thật không nhiễm, giống như hư không, tuỳ thuận thế gian, khởi lên lời nói, khai mở nghĩa chân thật, mở bày tánh tịch diệt. Nơi tất cả cảnh, không nương không trụ, chẳng có phân biệt, thấy rõ pháp giới, rộng lớn an lập, biết rõ các thế gian, và tất cả các pháp, bình đẳng không hai, lìa tất cả chấp trước.

Tất cả pháp giới rất vi tế như vừa nói ở trên, dùng trí huệ rộng lớn, đều biết được như thật. Đối với tất cả các pháp, nhậm vận tự tại, tơ hào không tạo tác. Chỉ bày hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, khiến cho tất cả chúng sinh, đều đầy đủ sự mong cầu, không xả bỏ tất cả nghĩa, không chấp trước tất cả pháp, sinh ra trí huệ bình đẳng chẳng có chướng ngại, biết pháp căn bản chẳng có chướng ngại. Không trụ vào tất cả pháp môn, không phá hoại tất cả pháp tánh, chân thật không hư, chẳng có tất cả pháp nhiễm trước, thanh tịnh giống như hư không. Tuỳ thuận tất cả pháp thế gian, sinh khởi lời nói, khai thị diễn nói đạo lý chân thật. Chỉ bày cảnh giới tự tánh tịch diệt của chúng sinh. Đối với tất cả cảnh giới, chẳng nương tựa, chẳng trụ vào, chẳng phân biệt, thấu rõ tất cả pháp giới chân thật. An lập rộng lớn tất cả chúng sinh, biết rõ tất cả thế gian và tất cả các pháp, pháp môn bình đẳng không hai, lìa khỏi mọi sự chấp trước, do đó “Không quái không ngại”. Trong Tâm Kinh có nói : “Vì không quái ngại, nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, rốt ráo đạt đến Niết Bàn”.

Dùng tâm giải thoát, không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, sinh trí rất vi tế biết các kiếp. Đó là : Trí rất vi tế dùng bất khả thuyết kiếp làm một niệm. Trí rất vi tế dùng một niệm làm bất khả thuyết kiếp. Trí rất vi tế dùng A tăng kỳ kiếp vào một kiếp. Trí rất vi tế dùng một kiếp vào A tăng kỳ kiếp. Trí rất vi tế dùng kiếp dài vào kiếp ngắn. Trí rất vi tế dùng kiếp ngắn vào kiếp dài. Trí rất vi tế vào kiếp có Phật kiếp không có Phật. Trí rất vi tế biết tất cả kiếp số. Trí rất vi tế biết tất cả kiếp phi kiếp. Trí rất vi tế trong một niệm thấy ba đời tất cả kiếp.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu đại hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Sinh ra tất cả kiếp, cần có mười thứ trí huệ rất vi tế nầy. Đó là :
1. Trí huệ rất vi tế dùng bất khả thuyết kiếp làm một niệm.
2. Trí huệ rất vi tế dùng một niệm làm bất khả thuyết kiếp.
3. Trí huệ rất vi tế dùng A tăng kỳ kiếp vào trong một kiếp.
4. Trí huệ rất vi tế dùng một kiếp vào trong A tăng kỳ kiếp.
5. Trí huệ rất vi tế dùng đại kiếp dài nhất vào trong tiểu kiếp ngắn nhất.
6. Trí huệ rất vi tế dùng tiểu kiếp ngắn nhất vào trong đại kiếp dài nhất.
7. Trí huệ rất vi tế vào kiếp có Phật, vào kiếp không có Phật.
8. Trí huệ rất vi tế biết tất cả kiếp số, có kiếp dài, kiếp ngắn, kiếp lớn, kiếp nhỏ, do đó : “Một niệm làm vô lượng, vô lượng làm một”.
9. Trí huệ rất vi tế biết tất cả kiếp và tất cả phi kiếp.
10. Trí huệ rất vi tế ở trong một niệm, thấy được ba đời tất cả kiếp.

Tất cả các kiếp rất vi tế như vậy, dùng trí Như Lai, ở trong một niệm đều biết như thật. Đắc được tâm hạnh vương viên mãn của các Bồ Tát. Vào tâm hạnh của Phổ Hiền. Lìa tất cả tâm phân biệt dị đạo hí luận. Phát tâm đại nguyện không giải đãi ngừng nghỉ. Thấy khắp vô lượng thế giới võng. Tâm sung mãn vô lượng chư Phật. Nơi căn lành của chư Phật, hạnh của các Bồ Tát, tâm nghe được đều thọ trì. Nơi hạnh rộng lớn an ổn tất cả chúng sinh, tâm nghe rồi không quên. Trong tất cả kiếp tâm thị hiện Phật ra đời. Nơi mỗi mỗi thế giới, hết thuở vị lai, tâm tu hành hạnh bất động không ngừng nghỉ. Trong tất cả thế giới, dùng thân nghiệp Như Lai sung mãn thân tâm bồ đề.  

Tất cả các kiếp rất vi tế như vậy, dùng trí huệ Như Lai, ở trong một niệm, đều biết chân thật, đắc được tâm hạnh vương viên mãn của tất cả các Bồ Tát, tâm vào khắp hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Lìa khỏi tất cả tâm phân biệt, tâm ngoại đạo hí luận. Phát tâm đại thệ nguyện chẳng có giải đãi, chẳng có ngừng nghỉ. Tâm thấy khắp vô lượng vô biên thế giới võng, sung mãn vô lượng vô biên mười phương chư Phật. Đối với căn lành của mười phương chư Phật, hạnh của tất cả Bồ Tát tu, tâm nghe được đều thọ trì. Đối với hạnh rộng lớn an ổn tất cả chúng sinh, tâm nghe được rồi không quên. Ở trong tất cả kiếp, tâm thị hiện mười phương chư Phật xuất hiện ra đời. Ở trong mỗi thế giới, hết thuở vị lai, tâm tu hành hạnh kiên cố bất động, không có ngừng nghỉ. Trong tất cả thế giới, dùng thân nghiệp Như Lai, sung mãn thân tâm của Bồ Tát.

Dùng tâm giải thoát, không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, thành tựu bất thối chuyển, đắc được trí rất vi tế biết tất cả các pháp. Đó là : Trí rất vi tế biết pháp thâm sâu. Trí rất vi tế biết pháp rộng lớn. Trí rất vi tế biết đủ thứ pháp. Trí rất vi tế biết pháp trang nghiêm. Trí rất vi tế biết tất cả pháp không có số lượng. Trí rất vi tế biết tất cả pháp vào một pháp. Trí rất vi tế biết một pháp vào tất cả pháp. Trí rất vi tế biết tất cả pháp vào phi pháp. Trí rất vi tế ở trong không pháp an lập tất cả pháp mà không trái với nhau. Trí rất vi tế vào tất cả Phật pháp phương tiện không dư thừa.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu. Thành tựu tâm bồ đề không thối chuyển, biết được tất cả pháp, cần có trí huệ rất vi tế, mới biết rõ thông đạt vô ngại. Đó là :

1. Trí huệ rất vi tế biết các pháp thâm sâu.
2. Trí huệ rất vi tế biết các pháp rộng lớn.
3. Trí huệ rất vi tế biết đủ thứ pháp (sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp, bất tương ưng pháp, vô vi pháp).
4. Trí huệ rất vi tế biết pháp trang nghiêm (trang nghiêm đạo tràng, chúng hội thanh tịnh).
5. Trí huệ rất vi tế biết tất cả pháp chẳng có số lượng.
6. Trí huệ rất vi tế biết tất cả pháp vào được trong một pháp.
7. Trí huệ rất vi tế biết một pháp vào được trong tất cả pháp.
8. Trí huệ rất vi tế biết tất cả pháp vào trong phi pháp.
9. Trí huệ rất vi tế biết ở trong không pháp an lập tất cả pháp mà không trái với nhau.
10. Trí huệ rất vi tế biết không pháp vào được trong tất cả pháp, rất là phương tiện, chẳng có pháp dư thừa.

Tất cả thế giới tất cả lời nói an lập các pháp như vậy, đều đồng với nhau, trí huệ đó vô ngại, đều biết như thật. Đắc được tâm vào vô biên pháp giới, trong mỗi mỗi pháp giới, thâm tâm kiên cố an trụ, thành tựu hạnh vô ngại. Dùng nhất thiết trí, sung mãn các căn. Vào trí huệ chư Phật, chánh niệm phương tiện. Thành tựu công đức rộng lớn của chư Phật, đầy khắp pháp giới. Vào khắp tất cả các thân Như Lai, thị hiện hết thảy thân nghiệp của các Bồ Tát. Tuỳ thuận tất cả lời lẽ thế giới, diễn nói các pháp. Đắc được thần lực gia trì trí huệ ý nghiệp của tất cả chư Phật, sinh ra vô lượng phương tiện khéo léo, trí Bát Nhã phân biệt được các pháp.

Trí huệ rất vi tế như đã nói như vậy, tất cả thế giới, tất cả lời nói, pháp an lập, nếu phân tích ra, phải có trí huệ rất vi tế và đồng với những pháp đó, trí huệ đó viên dung vô ngại, Bồ Tát đều biết như thật. Tâm vào được vô lượng vô biên pháp giới. Ở trong mỗi pháp giới, thâm tâm kiên cố an trụ, minh bạch hiểu rõ pháp đó, thành tựu hạnh viên dung vô ngại. Dùng nhất thiết trí huệ, sung mãn mắt tai mũi lưỡi thân ý sáu căn. Vào trong đại trí huệ của mười phương chư Phật, chánh niệm phương tiện, thành tựu viên mãn công đức rộng lớn của mười phương chư Phật. Đầy khắp mười phương pháp giới, vào khắp thân của mười phương chư Phật. Thị hiện hết thảy thân nghiệp của tất cả Bồ Tát, tướng tốt trang nghiêm. Tuỳ thuận lời lẽ của tất cả thế giới, diễn nói tất cả các pháp. Đắc được đại oai thần lực gia trì trí huệ ý nghiệp của mười phương chư Phật. Sinh ra vô lượng vô biên công đức phương tiện khéo léo, phân biệt tất cả pháp, nhất thiết chủng trí, chiếu soi tất cả các pháp.

Dùng tâm giải thoát, không chấp trước không ràng buộc, tu hạnh Phổ Hiền, sinh ra nhất thiết trí rất vi tế. Đó là : Trí rất vi tế biết tất cả cõi.Trí rất vi tế biết tất cả chúng sinh. Trí rất vi tế biết tất cả pháp quả báo. Trí rất vi tế biết tất cả tâm chúng sinh. Trí rất vi tế biết tất cả thời thuyết pháp. Trí rất vi tế biết tất cả pháp giới. Trí rất vi tế biết tất cả tận cõi hư không. Trí rất vi tế biết tất cả lời nói. Trí rất vi tế biết tất cả hạnh thế gian. Trí rất vi tế biết tất cả hạnh xuất thế.

Bồ Tát dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, tu tập đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền tu, sinh ra tất cả trí huệ rất vi tế, mới minh bạch được tất cả đạo lý. Đó là :
1. Nếu muốn biết tất cả cõi nước chư Phật, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
2. Nếu muốn biết tất cả căn tánh chúng sinh, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
3. Nếu muốn biết tất cả pháp quả báo, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
4. Nếu muốn biết tất cả tâm niệm của tất cả chúng sinh, đang khởi vọng tưởng gì ? phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
5. Nếu muốn biết tất cả thời gian thuyết pháp, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.

Các vị ! Nghe pháp có thể tiêu trừ ngu si, tăng trưởng trí huệ. Nếu không nghe pháp, thì càng ngu si. Nếu không minh bạch Phật pháp, thì sẽ sinh ra tà tri tà kiến, làm việc điên đảo, đó là vì không có trí huệ.

6. Nếu muốn biết tất cả áo diệu của tất cả pháp giới, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
7. Nếu muốn biết tất cả nhân duyên ba đời tận cõi hư không, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
8. Nếu muốn biết tất cả lời nói, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
9. Nếu muốn biết tất cả hạnh thế gian nên tu như thế nào, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.
10. Nếu muốn biết tất cả hạnh xuất thế gian nên tu như thế nào, phải có trí huệ rất vi tế, mới hiểu biết được.

Cho đến trí rất vi tế, biết tất cả Như Lai đạo, tất cả Bồ Tát đạo, tất cả chúng sinh đạo. Tu hạnh Bồ Tát, trụ đạo Phổ Hiền, hoặc văn, hoặc nghĩa, đều biết như thật. Sinh trí như bóng. Sinh trí như mộng. Sinh trí như huyễn. Sinh trí như vang. Sinh trí như hoá. Sinh trí như không. Sinh trí như tịch diệt. Sinh trí tất cả pháp giới. Sinh trí không chỗ nương. Sinh trí tất cả Phật pháp.

Cho đến biết tất cả Như Lai đạo, làm thế nào tu hành; biết tất cả Bồ Tát đạo, làm thế nào tu hành; biết tất cả chúng sinh đạo, làm thế nào tu hành, phải cần có trí huệ rất vi tế nầy, mới biết rõ ràng được. Tu hành hạnh Bồ Tát, trụ nơi đạo Phổ Hiền. Hoặc Kinh văn, hoặc Kinh nghĩa, đều biết như thật.

Đối với tất cả chúng sinh thế gian, sinh ra trí huệ như bóng, tất cả hư vọng không thật. Sinh ra trí huệ như mộng, tất cả hư vọng không thật. Sinh ra trí huệ như huyễn, tất cả hư vọng không thật. Sinh ra trí huệ như vang, tất cả hư vọng không thật. Sinh ra trí huệ như hoá, tất cả hư vọng không thật. Sinh ra trí huệ như không, tất cả hư vọng không thật. Sinh ra trí huệ tịch diệt, sinh ra trí huệ tất cả pháp giới, sinh ra trí huệ không chỗ nương tựa, sinh ra trí huệ tất cả Phật pháp.

Phật tử ! Đại Bồ Tát dùng tâm giải thoát, không chấp trước không ràng buộc để hồi hướng, không phân biệt là thế gian, hoặc pháp thế gian. Không phân biệt là bồ đề, hoặc bồ đề tát đoả. Không phân biệt hạnh Bồ Tát, hoặc đạo xuất ly. Không phân biệt là Phật, hoặc tất cả Phật pháp. Không phân biệt điều phục chúng sinh, hoặc không điều phục chúng sinh. Không phân biệt căn lành, hoặc hồi hướng. Không phân biệt mình, hoặc họ. Không phân biệt vật thí, hoặc người nhận. Không phân biệt hạnh Bồ Tát, hoặc Đẳng Chánh Giác. Không phân biệt pháp, hoặc trí.

Bồ Tát Kim Cang Tràng lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo tích tập đủ thứ công đức, dùng tâm giải thoát thanh tịnh, không chấp trước không ràng buộc, để vì tất cả chúng sinh hồi hướng, không phân biệt là pháp thế gian, hoặc là pháp xuất thế gian. Không phân biệt là bồ đề, hoặc là bồ đề tát đoả. Không phân biệt là Bồ Tát hạnh, hoặc là đạo xuất ly. Không phân biệt là Phật, hoặc là tất cả Phật pháp. Không phân biệt là chúng sinh điều phục, hoặc là chúng sinh không điều phục. Không phân biệt là căn lành, hoặc là hồi hướng. Không phân biệt là mình, hoặc là họ. Không phân biệt là vật bố thí, hoặc là người nhận, tức cũng là không có người bố thí, cũng chẳng có người nhận, ở giữa chẳng có vật thí, tất cả đều chẳng có, do đó “Tam luân thể không”. Không phân biệt là Bồ Tát hạnh, hoặc là Đẳng Chánh Giác. Không phân biệt pháp, hoặc trí. Tóm lại, tất cả đều chẳng phân biệt, tất cả đều không chấp trước, tất cả đều không ràng buộc.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đem căn lành đó hồi hướng như vầy : Tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Thân giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Miệng giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Nghiệp giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Báo giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Thế gian giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Cõi Phật giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Chúng sinh giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Pháp giải thoát không chấp trước không ràng buộc. Trí giải thoát không chấp trước không ràng buộc.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu Bồ Tát đạo tích tập đủ thứ căn lành, đem căn lành của Ngài tu hồi hướng như vầy :

1. Tâm chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được cảnh giới tam muội giải thoát.
2. Thân chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được cảnh giới tam muội giải thoát.
3. Miệng chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được cảnh giới tam muội giải thoát. Thân miệng ý ba nghiệp đều đắc được giải thoát thanh tịnh.
4. Nghiệp chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được sự giải thoát thanh tịnh.
5. Quả báo chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được sự giải thoát thanh tịnh.
6. Thế gian chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được sự giải thoát thanh tịnh.
7. Cõi Phật chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được sự giải thoát thanh tịnh.
8. Chúng sinh chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được sự giải thoát thanh tịnh.
9. Đối với tất cả pháp cũng chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được giải thoát.
10. Đối với nhất thiết trí cũng chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, đắc được giải thoát.

Khi đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, giống như chư Phật ba đời tu hồi hướng lúc còn làm Bồ Tát, mà hồi hướng : Học hồi hướng của chư Phật quá khứ. Thành tựu hồi hướng của chư Phật vị lai. Trụ hồi hướng của chư Phật hiện tại. An trụ đạo hồi hướng của chư Phật quá khứ. Không xả bỏ đạo hồi hướng của chư Phật vị lai. Tuỳ thuận đạo hồi hướng của chư Phật hiện tại. Siêng tu giáo lý của chư Phật quá khứ. Thành tựu giáo lý của chư Phật vị lai. Biết rõ giáo lý của chư Phật hiện tại. Đầy đủ bình đẳng của chư Phật quá khứ. Thành tựu bình đẳng của chư Phật vị lai. An trụ bình đẳng của chư Phật hiện tại. Hành cảnh giới của chư Phật quá khứ. Trụ cảnh giới của chư Phật vị lai. Đồng cảnh giới của chư Phật hiện tại. Đắc được căn lành của tất cả chư Phật ba đời. Đủ giống tánh của tất cả chư Phật ba đời. Trụ hạnh nguyện của tất cả chư Phật ba đời. Tuỳ thuận cảnh giới của tất cả chư Phật ba đời.

Khi đại Bồ Tát tích tập đủ thứ căn lành, hồi hướng như vậy, giống như mười phương ba đời tất cả chư Phật, lúc còn làm Bồ Tát, tu pháp môn hồi hướng, hành hồi hướng : Học tập cảnh giới hồi hướng của chư Phật quá khứ, thành tựu công đức hồi hướng của chư Phật vị lai, trụ hạnh hồi hướng của chư Phật hiện tại. An trụ đạo hồi hướng của chư Phật quá khứ, không xả bỏ đạo hồi hướng của chư Phật vị lai, tuỳ thuận đạo hồi hướng của chư Phật hiện tại. Siêng tu Phật giáo của chư Phật quá khứ nói, thành tựu Phật giáo của chư Phật vị lai nói, biết rõ Phật giáo của chư Phật hiện tại nói. Đầy đủ bình đẳng của chư Phật quá khứ, thành tựu bình đẳng của chư Phật vị lai, an trụ bình đẳng của chư Phật hiện tại. Siêng hành cảnh giới của chư Phật quá khứ, trụ cảnh giới của chư Phật vị lai, đồng cảnh giới của chư Phật hiện tại. Đắc được căn lành của tất cả chư Phật mười phương ba đời, đầy đủ giống tánh của tất cả chư Phật mười phương ba đời, trụ nơi hạnh nguyện của tất cả chư Phật mười phương ba đời, tuỳ thuận cảnh giới của tất cả chư Phật mười phương ba đời.

Phật tử ! Đó là hồi hướng thứ chín tâm giải thoát không chấp trước không ràng buộc của đại Bồ Tát.

Các vị đệ tử của Phật ! Đủ thứ đạo lý đã nói ở trên, là hồi hướng thứ chín, tên gọi là pháp môn hồi hướng tâm không chấp trước không ràng buộc, của đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo.

Khi đại Bồ Tát trụ hồi hướng nầy, thì tất cả núi Kim Cang Luân Vi không thể hoại được. Được sắc tướng bậc nhất, trong tất cả chúng sinh, không ai bằng được. Đều có thể phá tan các ma tà nghiệp, hiện khắp tất cả thế giới mười phương. Tu hạnh Bồ Tát, vì muốn khai ngộ tất cả chúng sinh. Dùng phương tiện khéo léo, nói các Phật pháp. Đắc được đại trí huệ, nơi các Phật pháp, tâm không mê hoặc. Thọ sinh nơi chốn nào, hoặc tu hành, hoặc chỗ ở, thường gặp được quyến thuộc không phá hoại. Chánh pháp của chư Phật ba đời nói ra, dùng niệm thanh tịnh, thảy đều thọ trì. Hết kiếp thuở vị lai, tu hạnh Bồ Tát, thường không ngừng nghỉ, không nương tựa chấp trước. Hạnh nguyện Phổ Hiền tăng trưởng đầy đủ. Được nhất thiết trí, làm đại Phật sự, thành tựu thần thông tự tại của Bồ Tát. 

Khi đại Bồ Tát trụ nơi hồi hướng chẳng có sự chấp trước, chẳng có sự ràng buộc, thì tất cả núi Kim Cang Luân Vi, cũng không thể phá hoại được căn lành hồi hướng nầy. Ở trong tất cả chúng sinh, sắc tướng của Ngài là bậc nhất, tức là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, chẳng có chúng sinh nào có thể sánh được, đều có thể phá tan tà nghiệp của thiên ma ngoại đạo, thị hiện khắp trong tất cả mười phương thế giới, tu tập hạnh của Bồ Tát tu. Vì muốn khai thị tất cả chúng sinh, nên dùng đủ thứ pháp môn phương tiện khéo léo, diễn nói tất cả Phật pháp, đắc được đại trí huệ, đối với tất cả Phật pháp, trong tâm chẳng mê hoặc. Đời đời kiếp kiếp sinh ra chỗ nào, hoặc là tu hành, hoặc là chỗ ở, thường gặp quyến thuộc hoà thuận, chẳng phá hoại sự tu hành, khiến cho hành giả an lạc, tĩnh tâm tu đạo. Chánh pháp của chư Phật ba đời nói ra, dùng niệm thanh tịnh, thọ trì tất cả Phật pháp. Hết thuở vị lai, siêng tu hạnh Bồ Tát, thời khắc không ngừng nghỉ, chẳng có tâm chấp trước. Đại hạnh và đại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền tăng trưởng đầy đủ. Đắc được nhất thiết trí huệ, làm đại Phật sự, thành tựu hết thảy thần thông tự tại của Bồ Tát.

Bấy giờ, Bồ Tát Kim Cang Tràng, nương thần lực của Đức Phật, quán khắp mười phương, mà nói kệ rằng.

Lúc đó, Bồ Tá Kim Cang Tràng, nương đại oai thần lực của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quán sát khắp nhân duyên của tất cả chúng sinh trong mười phương, mà nói ra năm mươi mốt bài kệ dưới đây, thuật lại nghĩa lý trường hàng ở trên, khiến cho đại chúng trong pháp hội Hoa Nghiêm, thấu hiểu rõ thêm.

Đấng Vô Đẳng khắp trong mười phương
Chưa từng khởi lên tâm khinh mạn
Tuỳ theo công đức nghiệp Phật tu
Lại còn cung kính sinh tôn trọng.

Khắp đảnh lễ mười phương chư Phật, chưa từng có tâm khinh mạn, đối với Phật không khinh mạn, đối với pháp không khinh mạn, đối với Tăng không khinh mạn, đều cung kính lễ lạy. Tuỳ theo công đức và sự nghiệp của chư Phật Bồ Tát tu, cũng cung kính tôn trọng, đặc biệt kiền thành, chẳng có chút nghi hối nào, phỉ báng Tam Bảo, sẽ đoạ địa ngục.

Tu tập tất cả các công đức
Chẳng vì chính mình và người khác
Luôn dùng tâm tin hiểu tối thượng
Lợi ích chúng sinh mà hồi hướng.

Bồ Tát tu tập tất cả công đức, chẳng vì mình mà tu, mà là vì tất cả chúng sinh mà tu. Thường dùng tâm tin hiểu tối thượng, để lợi ích tất cả chúng sinh, đem đủ thứ căn lành tích tập được, thảy đều hồi hướng cho chúng sinh, hồi hướng về bồ đề, hồi hướng về thật tế. Bồ Tát tu pháp môn hồi hướng, chẳng thấy có tướng người, tướng ta, tướng chúng sinh, tướng thọ mạng.

Chưa từng tạm khởi tâm cao mạn
Cũng chẳng sinh ra ý hạ liệt
Hết thảy thân nghiệp của Như Lai
Bồ Tát thỉnh vấn siêng tu tập.

Bồ Tát chưa từng ở trong một niệm, tạm khởi lên tâm cống cao ngã mạn, cũng chẳng sinh ra tư tưởng hạ liệt, hoặc tâm ý đố kị. Đối với hết thảy thân miệng ý ba nghiệp của mười phương chư Phật, Bồ Tát đều thỉnh vấn kỹ càng, sau đó siêng năng tu tập.

Tu tập đủ thứ các căn lành
Đều vì lợi ích các hàm thức
An trụ thâm tâm hiểu rộng lớn
Hồi hướng bậc công đức Nhân Tôn

Bồ Tát tu đủ thứ căn lành, hoàn toàn vì lợi ích tất cả hàm thức, thường tu trí huệ Bát Nhã thâm sâu, an trụ thâm tâm, có giải thoát rộng lớn, hồi hướng bậc công đức Nhân Tôn, tức cũng là Phật quả.

Vô lượng khác biệt tại thế gian 
Đủ thứ thiện xảo việc kỳ đặc
Thô tế rộng lớn và thâm sâu
Đều do tu hành mà thấu đạt.

Hết thảy chúng sinh tại thế gian, có vô lượng giống loại khác nhau. Bồ Tát dùng đủ thứ pháp môn phương tiện khéo léo, thị hiện đủ thứ thần thông kỳ đặc, để giáo hoá tất cả chúng sinh. Hoặc dùng pháp thô, hoặc dùng pháp tế, hoặc dùng pháp rộng lớn, hoặc dùng pháp thâm sâu. Những pháp đó Bồ Tát đều tinh tấn tu hành, chẳng có pháp nào mà không tu hành. Bồ Tát đều thấu rõ thông đạt đạo lý nầy.

Thế gian hết thảy đủ thứ thân
Dùng thân bình đẳng vào trong đó
Nơi đó tu hành được tỏ ngộ
Huệ môn thành tựu không thối chuyển.

Chúng sinh trên thế gian, hết thảy đủ thứ thân thể, Bồ Tát dùng thần thông biến hoá thân hình, bình đẳng vào trong tất cả thân chúng sinh. Đối với sự tu hành như vậy, khiến cho chính mình và chúng sinh đều có thể thấu rõ hiểu ngộ, thành tựu môn trí huệ. Phải đạo thì tiến, trái đạo thì lùi, vĩnh viễn không thối chuyển quả Phật bồ đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế gian cõi nước vô lượng thứ
Thô tế rộng lớn sai khác nhau
Bồ Tát hay dùng môn trí huệ
Trong một lỗ lông thảy đều thấy.

Cõi nước tại thế gian, có vô lượng hình trạng. Có thế giới ngửa, có thế giới úp, có thế giới thô, có thế giới tế, có thế giới dài, có thế giới ngắn, có thế giới tròn, có thế giới vuông, có đủ thứ sự khác nhau. Bồ Tát dùng trí huệ để quán sát, ở trong một lỗ lông, thấy được tất cả hình tướng của thế gian.

Tâm hạnh chúng sinh vô số lượng 
Hay khiến bình đẳng vào một tâm
Dùng môn trí huệ đều khai ngộ
Với sự tu hành không thối chuyển.

Tâm hạnh của hết thảy chúng sinh, nhiều vô lượng vô biên. Bồ Tát có thể khiến tâm niệm của tất cả chúng sinh vào trong tâm niệm một chúng sinh, dùng môn trí huệ, khiến cho tất cả chúng sinh, đều có thể khai ngộ, đối với sự tu hành Bồ Tát đạo, thập phần tinh tấn, tuyệt đối không thối chuyển tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Các căn dục lạc của chúng sinh
Thượng trung hạ phẩm đều khác nhau
Tất cả thâm sâu khó biết được
Theo bản tánh họ đều biết rõ.

Chúng sinh có đủ thứ căn tánh, có đủ thứ dục lạc, phân làm thượng trung hạ ba phẩm, đều khác nhau, tất cả những căn tánh thâm sâu khác nhau đó, không dễ gì biết được. Bồ Tát hay tuỳ theo bản tánh của chúng sinh, hoàn toàn biết được các căn và dục lạc của họ.

Chúng sinh hết thảy đủ thứ nghiệp
Thượng trung hạ phẩm đều khác biệt
Bồ Tát vào sâu lực Như Lai
Dùng môn trí huệ khắp thấy rõ.

Hết thảy nghiệp của chúng sinh, có đủ thứ sự khác biệt, cũng phân nghiệp làm thượng trung hạ ba phẩm, đều có sự khác nhau, chẳng giống nhau. Vì Bồ Tát tu công đức lành, tích tập đủ thứ căn lành, cho nên mới vào sâu được mười lực của Như Lai, dùng môn trí huệ, thấy khắp tất cả chúng sinh.

Vô lượng kiếp không thể nghĩ bàn
Hay khiến bình đẳng vào một niệm
Như vậy thấy rồi khắp mười phương
u hành tất cả nghiệp thanh tịnh.

Bồ Tát có thể khiến cho nhiều kiếp không thể nghĩ bàn, khiến cho bình đẳng vào trong một niệm, tức cũng là thu ngắn vô lượng kiếp làm một niệm. Thấy như vậy rồi, vào khắp mười phương pháp giới, tu hành tất cả nghiệp thanh tịnh.

Quá khứ vị lai và hiện tại
Biết rõ tướng đó đều khác nhau
Mà cũng chẳng trái lý bình đẳng
Đó là hạnh tâm lớn thấu đạt

Đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại, Bồ Tát thấu hiểu được tướng ba đời, thảy đều khác nhau. Tuy nhiên khác nhau, nhưng cũng chẳng trái với đạo lý bình đẳng. Đó tức là tâm rộng lớn thấu rõ thông đạt tất cả hạnh môn.

Hạnh chúng sinh thế gian khác nhau
Hoặc hiển hoặc ẩn vô lượng thứ
Bồ Tát đều biết tướng khác biệt
Cũng biết tướng đó đều vô tướng.

Chúng sinh thế gian, mỗi người đều có hành vi khác nhau, hoặc hiển hiện ra, khiến cho mọi người đều biết; hoặc ẩn tàng, khiến cho mọi người chẳng biết được, hành vi có vô lượng vô biên thứ loại. Bồ Tát biết hành vi của chúng sinh, có tướng thiện ác khác nhau. Bồ Tát lại hiểu được đạo lý: “Phàm hết thảy các tướng, đều là hư vọng”, cho nên nói tướng đó đều vô tướng.

Mười phương thế giới tất cả Phật
Thị hiện sức thần thông tự tại
Rộng lớn khó có thể nghĩ bàn 
Bồ Tát đều phân biệt biết được.

Mười phương thế giới hết thảy tất cả các đức Phật, thị hiện sức thần thông nhậm vận tự tại, rộng lớn vô biên, rất khó nghĩ bàn được. Thần thông tự tại giáo hoá của chư Phật, Bồ Tát đều phân biệt được, lại biết rõ tỉ mỉ.

Trong trời Đâu Suất khắp thế giới
Tự nhiên giác ngộ Nhân Sư Tử
Công đức rộng lớn tịnh tối thượng
Như thể tướng đó đều thấy rõ.

Trong trời Đâu Suất ở trong mười phương tất cả thế giới, tự nhiên giác ngộ thành tựu đấng Nhân Sư Tử (Phật). Công đức của Phật, vừa rộng lớn lại thanh tịnh, chẳng có gì sánh bằng. Giống như thể tướng của Phật, hết thảy chúng sinh, thảy đều thấy rõ.

Hoặc hiện hàng sinh nơi thai mẹ
Vô lượng tự tại đại thần biến
Thành Phật thuyết pháp hiện nhập diệt
Khắp cùng thế gian không tạm ngừng.

Hoặc thị hiện từ cung trời Đâu Suất hàng sinh xuống nhân gian, ở trong thai mẹ. Tuy đức Phật Thích Ca ở trong thai mẹ, vẫn thuyết pháp cho tất cả quỷ thần nghe. Có vô lượng đại thần thông biến hoá tự tại, thị hiện thành Phật, thị hiện thuyết pháp, thị hiện diệt độ, khắp cùng mười phương tất cả thế gian, không lúc nào tạm ngừng.

Khi đấng Thiên Nhân Sư sơ sinh
Tất cả thắng trí đều thừa phụng 
Chư Thiên Đế Thích Phạm Vương thảy     
Thảy đều cung kính hầu chiêm ngưỡng.

Khi đức Phật sinh ra, hết thảy tất cả bậc trí huệ thù thắng đều thừa phụng. Trời Đế Thích Trời Phạm Vương, hết thảy chư Thiên, thảy đều cung kính đức Phật, chẳng có ai không chiêm ngưỡng đức Phật, chẳng có ai không hầu hạ đức Phật, chẳng có ai không gần gũi đức Phật, chẳng có ai không cúng dường đức Phật.

Mười phương tất cả không thừa sót
Trong vô lượng vô biên pháp giới
Không đầu không cuối không gần xa
Thị hiện Như Lai sức tự tại.

Mười phương tất cả thế giới, chẳng có thừa sót, đều ở trong vô lượng vô biên pháp giới, chẳng có lúc nào bắt đầu, chẳng có lúc nào kết thúc, cũng chẳng có gần, cũng chẳng có xa, đó là thị hiện sức thần thông tự tại của Như Lai.

Thế Tôn Đạo Sư hiện sinh rồi
Du hành các phương đều bảy bước
Muốn đem diệu pháp ngộ quần sinh
Vì thế Như Lai quán sát khắp.

Đức Phật thị hiện sinh ra thế giới Ta Bà rồi, lập tức bước đi bốn phương, mỗi phương đều bảy bước, chân bước trên hoa sen, sau đó một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói :

“Trên trời dưới nhân gian
Chỉ có ta tôn quý nhất”.

Nói xong lập tức trở lại thân đứa bé. Đức Phật xuất hiện ra đời, là muốn đem diệu pháp không thể nghĩ bàn, khiến cho quần sinh giác ngộ thành Phật. Do đó, mới đi mỗi phương bảy bước, quán sát nhân duyên của chúng sinh, nên dùng phương pháp gì để giáo hoá chúng sinh cang cường.

Thấy các chúng sinh chìm biển dục
Bị ngu si mù tối che đậy
Đạo Sư tự tại hiện mỉm cười
Nghĩ sẽ cứu họ thoát ba cõi.

ĐứcPhật thấy tất cả chúng sinh, đều chìm đắm ở trong biển dục. Tại sao ? Vì họ ngu si mù tối, cho nên bị biển ái dục che đậy. Đức Phật thấy cảnh giới nầy rồi, cảm thấy chúng sinh thật đáng thương xót, bèn phát tâm từ bi, hiện mỉm cười, tâm nghĩ sẽ phải cứu chúng sinh thoát khỏi khổ ba cõi, đắc được vui Niết Bàn.

Đại sư tử hống vang diệu âm
Ta là đấng đệ nhất thế gian
Phải đốt đèn trí huệ sáng tịnh
Diệt sinh tử tối ngu si đó.

Đức Phật hiện đại sư tử hống, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, diễn nói pháp âm vi diệu, nói : Ta là đấng bậc nhất của thế gian, đó là : “Trên trời dưới nhân gian, chỉ có ta tôn quý nhất”, ta phải đốt đèn trí huệ quang minh thanh tịnh, diệt trừ sinh tử của chúng sinh, khiến cho họ lìa khỏi ngu si đen tối, đến được bờ ánh sáng bên kia. Tóm lại, có tư tưởng vô minh, thì có sinh tử. Khi nào dứt vô minh thì sinh tử sẽ diệt. Do đó :

“Nghiệp không nặng không sinh Ta Bà,
Dục không dứt không sinh Cực Lạc”

Tức là đạo lý nầy.

Khi đấng Đạo Sư sinh ra đời
Khắp phóng vô lượng đại quang minh
Khiến các đường ác đều ngừng nghỉ
Diệt hết các khổ nạn thế gian.

Khi đức Phật ra đời, khắp phóng ra vô lượng đại quang minh, khiến cho chúng sinh ba đường ác, thoát khỏi biển khổ, ba đường ác vĩnh viễn ngừng nghỉ, nói chung, chẳng còn chúng sinh thọ khổ trong ba đường ác, vĩnh viễn diệt trừ tất cả khổ nạn của thế gian, khiến cho hết thảy chúng sinh, sớm thành Phật đạo.

Có khi thị hiện ở cung vua
Hoặc hiện bỏ nhà tu học đạo
Vì muốn lợi ích các chúng sinh
Thị hiện sức tự tại như vậy.

Có lúc, đức Phật thị hiện ở trong cung vua, hoặc có lúc thị hiện từ bỏ gia đình, đi vào núi Tuyết tu đạo, hiện thành tướng Tỳ Kheo. Tại sao ? Vì muốn lợi ích tất cả chúng sinh cho nên mới thị hiện đủ thứ thần thông biến hoá, nhậm vận tự tại thị hiện cảnh giới tám tướng thành đạo, làm mô phạm cho chúng sinh tu đạo.

Ban đầu Như Lai ngồi đạo tràng
Tất cả đại địa đều lay động
Mười phương thế giới nhờ quang minh
Sáu đường chúng sinh đều lìa khổ.

Đức Phật lúc ban đầu ngồi tại Bồ đề đạo tràng dưới cội bồ đề, tất cả đại địa đều có sáu thứ chấn động, đó là : “Động dũng khởi, chấn hống kích”. Chúng sinh mười phương thế giới, đều đắc được quang minh của Phật chiếu khắp, chúng sinh trong sáu nẻo (trời, người, A tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục), đều lìa khỏi khổ não, đắc được an vui.

Chấn động tất cả cung điện ma
Khai ngộ tâm chúng sinh mười phương
Xưa từng được độ và tu hành
Đều khiến biết rõ nghĩa chân thật.

Sự chấn động đó là lành, chấn động tất cả cung điện của thiên ma ngoại đạo, khiến cho chúng sợ hãi. Song, khiến cho tất cả chúng sinh mười phương, đều được khai ngộ, đắc được đại trí huệ. Lúc thuở xưa, đã từng được đức Phật giáo hoá, hoặc cùng tu hành với đức Phật, đức Phật đã thành Phật, đến độ những chúng sinh có duyên, đều biết rõ đạo lý nghĩa chân thật của Phật pháp, sớm sẽ thành Phật.

Mười phương hết thảy các cõi nước
Đều vào lỗ lông không thừa sót
Tất cả lỗ lông vô biên cõi
Nơi đó khắp hiện sức thần thông.

Hết thảy cõi nước chư Phật trong mười phương, hoàn toàn vào trong một lỗ lông của Phật, chẳng có thừa sót. Ở trong tất cả lỗ lông, có vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, ở trong mỗi lỗ lông, đều hiện sức đại thần thông.

Tất cả pháp chư Phật diễn nói
Vô lượng phương tiện đều tỏ ngộ
Nếu những điều Như Lai không nói
Cũng sẽ hiểu rõ siêng tu tập.

Mười phương chư Phật diễn nói diệu pháp, có tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn phương tiện khéo léo đó, khiến cho tất cả chúng sinh, đều được tỏ ngộ. Nếu như có những pháp môn mà mười phương chư Phật không nói ra, cũng được thấu hiểu minh bạch, siêng năng tu tập pháp môn đó.

Đầy khắp ba ngàn đại thiên giới
Tất cả ma quân khởi đấu tranh
Làm ra vô lượng các việc ác
Trí huệ vô ngại trừ diệt được.

Đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới, có mười đại ma quân, chúng khởi đấu tranh, nhiễu loạn khắp nơi, khiến cho thế giới không được an lạc, chẳng có hoà bình. Chúng làm đủ thứ chuyện ác, tuy nhiên tất cả ma quân nổi gió làm sóng, tai ương hoạ hoạn, song, đức Phật từ, có pháp môn trí huệ viên dung vô ngại, dẹp trừ được pháp thuật của ma quân, hàng phục được hết bọn chúng.

Như Lai ở tại các cõi Phật
Hoặc lại hiện ở các cung trời
Hoặc nơi Phạm cung mà hiện thân
Bồ Tát đều thấy không chướng ngại.

Đức Phật ở tại tất cả các cõi Phật, thị hiện thành Phật; hoặc ở tại các cung trời, hiện thân thuyết pháp; hoặc ở tại cung điện Đại Phạm Thiên, hiện thân thuyết pháp. Bồ Tát vận dụng mắt trí huệ, đều thấy được những cảnh giới đó chẳng có chướng ngại, thật là diệu không thể tả.

Phật hiện vô lượng đủ thứ thân
Chuyển bánh xe pháp diệu thanh tịnh
Cho đến ba đời tất cả kiếp
Cầu bờ mé đó không thể được.

Đức Phật thị hiện đủ thứ thân hình, nhiều vô lượng vô biên. Thường chuyển bánh xe pháp vi diệu thanh tịnh, giáo hoá tất cả chúng sinh. Cho đến ba đời tất cả kiếp dài, kiếp ngắn, kiếp lớn, kiếp nhỏ, nếu muốn tìm cầu đức Phật hiện ra bao nhiêu thân ? Không thể nào tìm được. Tại sao ? Vì pháp thân của Phật, khắp cùng tất cả mọi nơi, không có chỗ nào mà không có.

Toà báu cao rộng vô thượng nhất
Đầy khắp mười phương vô lượng cõi
Đủ thứ tướng đẹp dùng trang nghiêm
Phật ngự trên đó khó nghĩ bàn.

Đức Phật ngự trên toà báu sư tử, rất là cao rộng, chẳng có gì có thể sánh bằng. Đầy khắp mười phương vô lượng thế giới, có đủ thứ tướng đẹp, đặc biệt trang nghiêm. Đức Phật thị hiện đủ thứ tướng đẹp, đều khó nghĩ bàn.

Các chúng Phật tử cùng vây quanh
Tận nơi pháp giới đều khắp cùng
Khai thị bồ đề vô lượng hạnh
Tất cả tối thắng do tu đạo.

Tất cả đệ tử của Phật, biển hội đại chúng, cùng nhau vây quanh đức Phật, tận hư không khắp pháp giới, đều có cảnh giới như vậy. Đức Phật khai thị vô lượng hạnh bồ đề, tất cả tất cả, đều là con đường tu hành thành Phật.

ChưPhật tuỳ nghi mà tác nghiệp
Vô lượng vô biên đồng pháp giới
Bậc trí hay dùng một phương tiện
Biết rõ tất cả không cùng tận.

Mười phương chư Phật, tuỳ thuận cơ nghi của tất cả chúng sinh, mà làm tất cả nghiệp thiện. Công đức căn lành đó, vô lượng vô biên,đồng với pháp giới. Người có trí huệ, dùng một thứ phương tiện, biết rõ tất cả Phật pháp, chẳng khi nào cùng tận.

ChưPhật sức thần thông tự tại
Thị hiện tất cả đủ thứ thân
Hoặc hiện các cõi vô lượng đời
Hoặc hiện thể nữ chúng vây quanh.

Mười phương chư Phật, có sức thần thông nhậm vận tự tại, cảnh giới thiên biến vạn hoá, không thể nghĩ bàn. Trong chín pháp giới, thị hiện đủ thứ thân chúng sinh; hoặc hiện chúng sinh ở trong các cõi; hoặc hiện thân thể nữ, biểu diễn ca múa, đại chúng vậy quanh thưởng thức tài nghệ. Tóm lại, đức Phật vì giáo hoá chúng sinh, mà ở trong chín pháp giới, thị hiện vô lượng vô biên đủ thứ thân.

Hoặc trong vô lượng các thế giới
Thị hiện xuất gia thành Phật đạo
Cho đến cuối cùng vào Niết Bàn
Phân bố thân đó xây chùa tháp.

Hoặc đức Phật ở trong vô lượng tất cả thế giới, thị hiện tướng Tỳ Kheo, tu học Phật pháp, sau đó thành Phật. Cho đến cuối cùng vào Bát Niết Bàn, phân bố xá lợi cho quốc vương và chúng đệ tử, xây dựng chùa tháp, cúng dường làm nơi thờ xá lợi.

Như vậy đủ thứ vô biên hạnh
Đạo Sư diễn nói chỗ Phật ở
Hết thảy công đức của Thế Tôn
Thệ nguyện tu hành đều thành tựu.

Đủ thứ vô biên hạnh nguyện như vậy, đức Phật diễn nói pháp môn chỗ của Phật ở. Hết thảy tất cả đại công đức của Phật, Bồ Tát thệ nguyện tu hành đều rốt ráo, cũng thành tựu giống như Phật.

Khi đem căn lành đó hồi hướng
Trụ nơi pháp phương tiện như vậy
Như vậy tu tập hạnh bồ đề
Tâm đó rốt ráo không nhàm mỏi.

Khi Bồ Tát đem đủ thứ căn lành của mình tu được, hồi hướng cho chúng sinh, thì trụ nơi đủ thứ pháp môn phương tiện như đã nói ở trên. Như vậy tu tập hạnh bồ đề, thì tâm Bồ Tát tu đạo chỉ biết tiến về trước, mà không thối lùi về sau. Bất cứ lúc nào, tâm cũng không nhàm mỏi.

Hết thảy thần thông của Như Lai
Cùng với vô biên thắng công đức
Cho đến các trí hạnh thế gian
Tất cả đều biết không cùng tận.

Khi Bồ Tát tu công đức viên mãn, thì đối với hết thảy đại thần thông của Phật, cùng với vô biên công đức thù thắng, cho đến tất cả hạnh môn trí huệ của thế gian, Bồ Tát thảy đều biết không cùng tận. Tóm lại, Bồ Tát có năm nhãn sáu thông, chẳng có gì mà không biết, chẳng có gì mà không thấy. Hết thảy cảnh giới không khác gì lắm với đức Phật, chỉ còn một phần sinh tướng vô minh chưa dứt được, cho nên đã đến được bậc Đẳng Giác, mà chưa đến bậc Diệu Giác.

Như vậy tất cả Thiên Nhân Sư
Tuỳ theo hết thảy các cảnh giới
Ở trong một niệm đều tỏ ngộ
Mà cũng chẳng bỏ hạnh bồ đề.

Như vậy tất cả các đức Phật, tuỳ theo hết thảy tất cả cảnh giới thần thông biến hoá, ở trong một niệm, đều tỏ ngộ. Tuy nhiên Bồ Tát tỏ ngộ tất cả, nhưng vẫn y chiếu hạnh bồ đề của Bồ Tát tu mà thực hành, vẫn không xả bỏ hạnh bồ đề.

Các hạnh vi tế của chư Phật
Với tất cả cõi đủ thứ pháp
Nơi đó đều tuỳ thuận biết được
Rốt ráo hồi hướng đến bờ kia.

Mười phương chư Phật, hết thảy hạnh vi tế, với cõi nước chư Phật mười phương, đủ thứ pháp môn. Người tu hạnh Bồ Tát, đều tuỳ thuận biết được, pháp môn hồi hướng rốt ráo, có thể đến được bờ bên kia.

Có số vô số tất cả kiếp
Bồ Tát biết rõ tức một niệm
Nơi đó khéo vào hạnh bồ đề
Thường siêng tu tập không thối chuyển.

Bồ Tát biết rõ đạo lý viên dung vô ngại, kiếp dài không chướng ngại kiếp ngắn, kiếp ngắn cũng không chướng ngại kiếp dài. Có số và vô số tất cả kiếp, Bồ Tát có thể ở trong một niệm, hoàn toàn biết rõ. Bồ Tát khéo vào hạnh bồ đề nầy, thường tinh tấn, siêng tu tập, tuyệt đối không thối chuyển.

Bồ Tát thời thời phát tâm bồ đề, thời thời phát tâm rộng lớn, vì cứu độ chúng sinh, nỗ lực tu tập căn lành, hồi hướng cho chúng sinh, khiến cho chúng sinh sớm thoát khỏi biển khổ. Chúng ta người tu đạo, mọi người phải có tâm đại công vô tư, nếu phát nguyện thì phát nguyện lớn, tất cả vì chúng sinh mà nghĩ tới. Đừng phát nguyện nhỏ, chuyên nghĩ đến mình. Hy vọng mọi người phát nguyện lớn tận hư không khắp pháp giới, tất cả vì cứu chúng sinh, tu Bồ Tát đạo.

Mười phương hết thảy vô lượng cõi
Hoặc có tạp nhiễm hoặc thanh tịnh
Cùng với tất cả các Như Lai
Bồ Tát đều phân biệt biết được.

Mười phương hết thảy vô lượng cõi nước chư Phật, hoặc có cõi tạp nhiễm, hoặc có cõi thanh tịnh; tóm lại, nếu tâm chúng sinh tạp nhiễm, thì cõi nước đó tạp nhiễm; nếu tâm chúng sinh thanh tịnh, thì cõi nước thanh tịnh. Hết thảy chư Phật ở tại thế giới nào, Bồ Tát hoàn toàn biết rõ. Thế giới nào tạp nhiễm ? Thế giới nào thanh tịnh ? Vị Phật nào ở tại thế giới nầy thuyết pháp ? Vị Phật nào ở tại thế giới kia thuyết pháp ? Bồ Tát đều biết rất rõ ràng.

Ở trong niệm niệm đều thấy rõ
Vô lượng kiếp không thể nghĩ bàn
Như vậy ba đời không thừa sót
Tu hành đầy đủ hạnh Bồ Tát.

Bồ Tát ở trong niệm niệm, thấy được vô lượng kiếp không thể nghĩ bàn, cũng ở trong một niệm, mà thấy rõ được. Như vậy biết được tất cả tình hình ba đời, chẳng có việc gì mà không biết, cho nên nói không thừa sót. Viên mãn đầy đủ hạnh Bồ Tát của Bồ Tát tu.

Bình đẳng vào trong tất cả tâm
Vào tất cả pháp cũng bình đẳng
Tận hư không cõi Phật cũng thế
Hạnh tối thắng đó đều biết rõ.

Đối với tâm của tất cả chúng sinh, bình đẳng mà vào; đối với tất cả pháp, cũng bình đẳng mà vào. Tận hư không khắp pháp giới, mười phương ba đời tất cả cõi nước chư Phật, cũng tình hình như vậy, bình đẳng mà vào. Bồ Tát tu hành hạnh thù thắng, hoàn toàn biết rõ tình hình như vậy.

Sinh ra chúng sinh và các pháp
Hết thảy đủ thứ các trí huệ
Thần lực Bồ Tát cũng như thế
Như vậy tất cả không cùng tận.

Sinh ra tất cả chúng sinh và tất cả các pháp, hết thảy đủ thứ tất cả trí huệ. Sức thần thông của Bồ Tát, cũng lại như vậy, chúng sinh cũng chẳng có cùng tận, pháp cũng chẳng có cùng tận, trí huệ cũng chẳng có cùng tận. Thần lực của Bồ Tát tu cũng không cùng tận.

Các trí vi tế đều khác biệt
Bồ Tát nhiếp hết không thừa sót
Đồng tướng dị tướng đều khéo biết
Như vậy tu hành hạnh rộng lớn.

Tất cả trí huệ vi tế, thảy đều khác biệt, mà chẳng giống nhau. Bồ Tát đối với trí huệ vi tế, nhiếp khắp hết, chẳng có thừa sót, bất luận là đồng tướng hoặc dị tướng, Bồ Tát đều biết được, như vậy tu hành hạnh môn rộng lớn.

Mười phương vô lượng các cõi Phật
Trong đó chúng sinh đều vô lượng
Cõi sinh giống loài đủ thù đặc
Chỗ ở hạnh lực đều biết được.

Mười phương vô lượng cõi nước chư Phật, chúng sinh ở trong đó, đều vô lượng. Cõi sinh giống loài, cũng có đủ thứ sự khác nhau. Chỗ ở của tất cả chúng sinh, sự tu hành, thần lực, Bồ Tát hoàn toàn minh bạch biết rõ.

Đời quá khứ vị lai hiện tại
Hết thảy tất cả các Đạo Sư
Nếu ai biết đó mà hồi hướng
Tức với Phật đó hành bình đẳng.

Đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại, ba đời hết thảy tất cả chư Phật, nếu có người biết chư Phật vì chúng sinh hồi hướng, thì người đó tu hành hạnh bình đẳng với Phật.

Nếu người hay tu hồi hướng nầy
Tức là học hành đạo của Phật
Sẽ được các công đức của Phật
Cùng với nhất thiết trí của Phật.

Nếu như có người hay tu hành hồi hướng bình đẳng, tức là học tập theo con đường của Phật thực hành, sẽ đắc được hết thảy công đức của mười phương chư Phật, cùng với hết thảy trí huệ của mười phương chư Phật.

Tất cả thế gian không thể hoại
Tất cả sở học đều thành tựu
Thường hay nghĩ nhớ tất cả Phật
Thường thấy tất cả đèn thế gian.

Thiên ma ngoại đạo của tất cả thế gian, không cách chi phá hoại được trí huệ nầy, tất cả pháp môn học tập đều sẽ thành tựu. Thường nghĩ nhớ mười phương chư Phật, thường thấy được mười phương chư Phật.

Thắng hạnh Bồ Tát không thể lường
Các pháp công đức cũng như vậy
Đã trụ Như Lai vô thượng hạnh
Đều biết sức tự tại của Phật.

Bồ Tát tu vô lượng hạnh môn thù thắng, không thể nào suy gẫm, không thể nào dùng lời luận bàn được, tích tụ tất cả công đức pháp lành, cũng tình hình như vậy. Vị Bồ Tát nầy đã trụ ở trong hạnh môn vô thượng của Phật, hoàn toàn biết được sức thần thông tự tại đại oai đức của mười phương chư Phật.