SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
20. Cầu nguyện cho mọi người đều có khả năng được độ
Cầu siêu có hiệu quả nhất, không quyết định ở pháp hội nào, tụng bao nhiêu kinh mà ở nội dung tinh thần Phật pháp, có thực tiễn trong cuộc sống thường ngày.
Mỗi khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì mọi người chú ý đến liên quan thông tin Phật giáo, tổ chức lễ cầu siêu cho vong linh. Lâu ngày, mọi người đều cho rằng ‘lễ cầu siêu’ là nghi thức có liên quan đến cúng tế người chết. Thực ra, nhìn trên mặt chữ, ý nghĩa lễ cầu siêu rất đơn giản, đó là ý nghĩa ra khỏi và vượt qua; cũng chính là nói, khi có người gặp khổ nạn, họ tìm nơi an ủi và khuyến khích, có nghĩa là trong tuyệt vọng tìm ra hi vọng.
Bất kì tai nạn nào xảy ra, cho dù người chết và bị thương nặng nề bao nhiêu, nhưng để lại nỗi đau cùng tột vẫn là người sống. Do đó, sau khi xảy ra tai nạn hàng không ở Trung Quốc, Phật giáo chúng ta liền nghĩ đến phải đứng ra an ủi nỗi đau buồn của người nhà, vì tinh thần họ bất an. Cho nên, có rất nhiều đoàn thể Phật giáo trong Pháp Cổ Sơn, sau khi nghe tin, lập tức tự động đến hiện trường trợ niệm cho người chết và đưa người bị nạn về nhà tang lễ ở Bản Kiều, hi vọng thần thức của người mất được yên tĩnh trong tiếng niệm Phật, không còn hoảng loạn sợ hãi, thanh thản sinh về cõi nước của Đức Phật.
Theo nhân viên thiện nguyện ngày hôm ấy, họ quán sát hiện trường, nhờ niệm danh hiệu Phật mà có tác dụng an ủi rất mạnh. Họ ở đây niệm Phật liên tục, tinh thần của người nhà cũng ổn định rất nhiều so với lúc mới xảy ra tai nạn. Nếu người nhà vơi đi nỗi đau khổ thì người chết cũng dễ buông xả chấp trước thân tình, và được chư Phật, Bồ-tát hộ trì thì họ sớm vãng sanh về cõi nước Phật.
Vì thế, nghi thức cử hành lễ cầu siêu là ý nghĩa an ủi người sống, lại có tác dụng đối với người chết rất nhiều. Cho nên, chúng ta vừa cầu siêu cho người chết, cũng vừa cầu siêu cho người sống; đồng thời, chúng ta cũng đang cầu siêu cho mọi người trong xã hội bị dao động trong sự kiện này.
Sự kiện tai nạn hàng không lần này, ngoài người nhà chịu nỗi đau quá lớn, mà còn cả mọi người trong xã hội, khi xem đài truyền hình thấy cảnh tượng máu me dầm dề thì nhất định tâm lí họ cũng hoảng sợ vô cùng. Sinh tử vốn vô thường, người có tin theo tôn giáo, thường ngày đã biết rõ những điều này. Người không tin theo tôn giáo, có thể do đây mà cảm thấy lo lắng, bất an, không biết tai nạn khi nào ập đến.
Kì thực, tôn giáo giúp cho mọi người nhận biết được ý nghĩa và giá trị của mạng sống. Nhận biết điều này thì thoát khỏi nỗi hoảng sợ và lo lắng về sinh tử vô thường. Do đó, khi chúng ta cử hành nghi thức lễ cầu siêu, không chỉ đối với người chết mà còn cho người thân.
Nhưng nội dung lễ cầu siêu, hoàn toàn không chỉ là nghi thức mà thôi, nghi thức chỉ là giới thiệu, giúp cho mọi người hiểu rõ cầu siêu là việc quan trọng. Cầu siêu có hiệu quả nhất, không quyết định ở pháp hội nào, tụng bao nhiêu kinh, mà ở nội dung tinh thần Phật pháp, có thực tiễn trong cuộc sống thường ngày. Nếu mọi người buông xả giận dữ, sợ hãi, bất bình; đối xử bằng tâm từ bi rộng lớn đến tai nạn lần này thì người chết có thể buông xả các loại chấp trước ở thế gian, tâm ý khai ngộ sẽ được vãng sanh về cõi nước Phật. Người nhà cũng được sớm thoát khỏi ám ảnh đau thương và mọi người trong xã hội lại được thoát khỏi uy hiếp sanh tử vô thường, biết rõ sinh mạng hữu hạn, càng làm nhiều việc tích cực thì đời người càng có ý nghĩa.