SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
19. Tâm được mất và tâm bình thường
Nếu như chúng ta chấp nhận buông xả như thường, được mất tự tại; tốt xấu chẳng để ý, chỉ cầu tự mình nỗ lực không ngừng; như thế, không những người khác cảm thấy tin cậy chúng ta, mà chính mình cũng không mất đi lòng tin.
Có rất nhiều người, sau khi đọc xong kinh Phật, sách Phật cũng biết ít nhiều về đạo lí buông xả tâm được và mất. Nhưng khi mình làm ở xí nghiệp, gặp phải áp lực thành tích và cạnh tranh thì không biết thích hợp như thế nào.
Trên sự thật, tâm được và mất ai ai cũng có. Khi chúng ta không đạt thành tích thì ảnh hưởng trực tiếp thu nhập và sắc mặt khó chịu của giám đốc, về nhà thì dễ cãi nhau với vợ. Thế nên, chúng ta muốn đạt thành tích tốt thì không những có sức khỏe, trí tuệ mà còn có phước đức, cũng chính là nói vận tốt, vận xấu theo thông thường. Chúng ta không thể điều khiển số phận của mình, lại không có cách gì giải thích được, có lẽ là do đời quá khứ hiện ra.
Vì thế, khi chúng ta đối diện sự nghiệp không như ý, chi bằng nghĩ thế này: “Mình đi đường lâu ngày cũng phải dừng nghỉ, như khi trèo lên núi, có lúc lên dốc, cũng có lúc xuống dốc; chỉ cần cố gắng hết sức thì được rồi, đạt được thành tích cao tất nhiên là tốt rồi, nhưng thành tích thấp cũng không cần lo buồn, mình có lo buồn cũng chẳng có ích gì cho công việc. Chi bằng buông xả tâm được và mất, bằng không khi gặp thất bại dễ mất lòng tin, mất đi dũng khí cầu tiến, con đường tương lai sẽ càng ngày càng vất vả.”
Nếu như chúng ta chấp nhận buông xả như thường, được mất tự tại; tốt xấu chẳng để ý, chỉ cầu tự mình nỗ lực không ngừng; như thế, không những người khác cảm thấy tin cậy chúng ta, mà chính mình cũng không mất đi lòng tin. Bất cứ là cá nhân, gia đình, xã hội đều phải mạnh mẽ với nó, trực tiếp với nó.
Nếu chúng ta không buông bỏ thành tích được mất; vì lợi ích, được mất cũng thường làm cho mọi người khó mà yên tâm. Từng có một anh làm ở cơ sở xí nghiệp đến nói với tôi: “Con thường tốn tiền mà vốn không muốn tốn, nên làm cho con rất khó chịu.”
Anh không muốn tốn tiền mà tốn thì không bằng lòng, tốn tiền trong bực bội. Điều này có thể lấy nhân quả để nói là không thể nghĩ bàn. Ngoài ra, đứng trên lập trường Phật giáo, cũng có thể nói dùng tâm thái ‘kết duyên’ để đối diện. Có người chuyên tham nhũng chiếm đoạt tài sản của người khác; có người thường xuyên hao tốn của cải, tình trạng như thế trong xã hội rất nhiều. Thậm chí, trong gia đình cũng vậy. Nếu như chúng ta nghĩ tiến lên một bước, vì xã hội cần mà cống hiến, nên ta sẵn sàng cống hiến, rõ ràng là ta vẫn còn phước báo; vả lại, tâm từ bi của mình nhân đây mà được trải nghiệm, trưởng thành.
Tôi có một vị đệ tử quy y cũng nêu ra vấn đề tương tự. Tôi nói:
– Rất tốt! Vì anh có tiền nên mới tốn tiền.
Anh đáp:
– Nhưng con không có tiền mà vẫn tốn, nên mới cảm thấy bực bội.
– Khi anh bị như thế thì tính toán như thế nào?
– Dạ, con đành phải ra sức tìm biện pháp.
– Người có khả năng nghĩ ra phương pháp; trên thực tế, tuy họ không được thứ gì, nhưng họ đã được huấn luyện nỗ lực, kinh nghiệm và trưởng thành. Đây là gặt hái quan trọng nhất, có giá trị nhất.