LUẬN DUYÊN SINH
SỐ 1652 [SỐ 1653]
Thánh giả Uất-lăng-già tạo
Đạt-ma-cấp-đa dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Từ 1 sinh nơi 3.

Từ 3 chuyển sinh 6.

6, 2, 2 rồi 6.

Từ 6 cũng sinh 6.

Từ 6 có nơi 3.

3 đây lại có 3.

1 lại sinh trong 4.

1 lại sinh trong 3.

Từ 3 sinh trong 1.

1 kia lại sinh 7.

Ở trong có các khổ,

Mâu-ni nói gồm hết.

12 thứ khác nhau,

Thiện tịnh nói là không.

Vì duyên sinh phần lực,

Nên biết 12 pháp.

Vô trí với nghiệp thức

Danh sắc căn 3 hòa.

Biết khát cùng với thủ,

Tập xuất thục hậu biên.

Trước 89 phiền não,

Thứ 2 thứ 10 nghiệp.

Còn 7 đều là khổ,

3 gồm 12 pháp.

2 trước là quá khứ,

2 sau là vị lai.

Còn 8 là hiện tại.

Đó là pháp 3 thời.

Phiền não nghiệp cảm báo,

Báo lại sinh phiền não.

Phiền não lại sinh nghiệp,

Cũng do nghiệp có báo.

Lìa phiền não không nghiệp,

Nghiệp hoại cũng không báo.

Không báo lìa phiền não,

3 thứ đều tự diệt.

5 phần nhân sinh quả

Gọi là phiền não nghiệp.

7 phần lấy làm quả,

7 thứ khổ phải nhớ.

Trong nhân không có quả.

Trong nhân cũng không nhân.

Nhân quả 2 đều không,

Người trí cùng tương ứng.

( Bản tiếng Phạn 1 kệ, nay làm 1 kệ rưỡi )

Trong đời chia 4 thứ,

Nhân quả hợp nên có.

Phiền não, nghiệp, quả, hợp,

Niệm, dục, làm 6 phần.

Vì có tiết bao gồm,

2 tiết và 3 lược.

Nhân quả tạp làm tiết,

3, 4 tiết tổng lược.

2,2, 3, 3, 2,

Khi khổ có 5 pháp.

Tác giả, thai, cảnh giới,

Phát chuyển, sinh lưu hành.

Mê hoặc phát khởi quả,

Báo lưu quả làm 2.

Trong căn phần tương ứng,

1, 1, 2, 2 phần.

Nhiệt não, bần phạp quả,

Chuyển xuất, tân lưu quả.

Tương ứng trong phần khác,

2, 1, 1, 1 pháp.

Đây có 12 thứ,

Ngang sức, duyên tự sinh.

Không chúng sinh, không mạng,

Không động, dùng tuệ biết.

Không ngã không ngã sở,

Không ngã không ngã nhân.

4 thứ không trí không,

Các phần cũng như vậy.

Lìa 2 bên đoạn thường,

Đây tức là trung đạo.

Nếu giác đã thành tựu,

Giác thể là chư Phật.

Giác rồi ở trong chúng,

Tiên Thánh nói vô ngã.

Từng nơi Kinh Thành Dụ,

Đạo Sư nói nghĩa này.

Nói Kinh Ca-chiên-diên

Chính kiến và Không kiến.

Kinh Phá La-cụ-nị.

( tên Trương Tú )

Cũng nói thù thắng không,

Nếu biết đúng duyên sinh,

Thì biết’ không’ tương ứng.

Nếu không biết duyên sinh,

Cũng không biết không kia.

Nếu khởi mạn với không,

Thì không chán thụ chúng.

Nếu có không thấy kia,

Thì mê nghĩa duyên sinh.

Vì không mê duyên sinh,

Lìa mạn biết’ không’ kia.

Và chán thụ chúng nên

Không mê nghiệp quả hợp.

Nghiệp tác duyên nối sinh,

Cũng chẳng phải không duyên.

‘Không’ duyên nên có đây.

Nghiệp báo thụ dụng đủ

12 phần sai biệt.

Trước đã nói duyên sinh,

Kia phiền não, nghiệp, khổ.

Trong 3 như pháp nhiếp.

Trong 3 sinh nơi 2,

Trong 2 sinh nơi 7,

Trong 7 lại sinh 3,

Hữu luân chuyển như vậy

Nhân quả các đời sinh.

Không có chúng sinh nào,

Chỉ là nơi ‘không pháp’

Rồi tự sinh ‘không pháp’.

Mượn duyên sinh phiền não.

Mượn duyên cũng sinh nghiệp.

Mượn duyên cũng sinh báo.

Không thứ gì không duyên,

Tụng, đèn, ấn, kính, tiếng.

Nắng mặt trời, hạt giống

Liên tục không vượt đến,

Người trí quán cả hai.

Xong 30 luận bản về duyên sinh. Nay tôi sẽ tuần tự giải thích 30 luận.

Từ 1 sinh nơi 3.

Từ 3 chuyển sinh 6.

6, 2, 2 rồi 6.

Từ 6 cũng sinh 6.

Từ 1 sinh nơi 3, 1 là vô trí. Vô trí này gọi là vô minh. Trong khổ tập diệt đạo không hiểu biết nên gọi là vô trí. Do vô trí nên có phúc, chẳng phải phúc, và bất động gọi là 3 hành. Và thân hành, khẩu hành, tâm hành từ đó chuyển sinh.

Từ 3 chuyển sinh 6, là từ 3 hành kia sinh 6 thức thân. Đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

6, 2, là 6 thức thân chuyển thành 2 thứ là danh và sắc.

1 rồi 6, là 2 thứ danh sắc chuyển sinh 6 nhập. Đó là nhãn nhập, nhĩ nhập, tỹ nhập, thiệt nhập, thân nhập và ý nhập.

Từ 6 cũng sinh 6, là từ 6 nhập chuyển sinh 6 xúc. Đó là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỹ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.

Từ 6 có nơi 3.

1 đây lại có 3.

1 lại sinh trong 4.

1 lại sinh trong 3.

Từ 6 có nơi 3, là từ 6 xúc chuyển sinh 3 thụ. Đó là cảm thụ vui, cảm thụ khổ, và cảm thụ không khổ không vui.

3 đây lại có 3, là trở lại từ 3 thụ kia chuyển sinh 3 thứ khát ái.

1 lại sinh trong 4, là từ 3 thứ khát ái chuyển sinh 4 thủ. Đó là dục thủ, kiến thủ giới, khổ hành thủ, và ngã ngữ thủ.

1 lại sinh trong 3, là từ 4 thủ chuyển sinh 3 hữu. Đó là Dục hữu, Sắc hữu, và Vô sắc hữu.

Từ 3 sinh trong 1.

1 kia lại sinh 7.

Ở trong có các khổ,

Mâu-ni nói gồm hết.

Từ 3 sinh trong 1, là trở lại lấy 3 hữu kia làm duyên sinh 1 thứ sinh về sau.

1 kia lại sinh 7, là trở lại từ 1 kia sẽ có 7 thứ là lão, tử, ưu, bi, khổ, não, khổn.

Ở trong có các khổ, Mâu-ni nói gồm hết, là trong đó vô minh là đầu, khổn là cuối, vô lượng các khổ Thế Tôn nói sơ lược đều gồm trong đó.

12 thứ khác nhau,

Thiện tịnh nói là không.

Vì duyên sinh phần lực,

Nên biết 12 pháp.

12 thứ khác nhau, thiện tịnh nói là không, là vô trí v.v… đều riêng biệt không xen lẫn, có 12 phần. Lại nữa phải biết đúng là chúng đều tự tính không. Như đây nói chỉ là không pháp, tự tính là không pháp.

Vì duyên sinh phần lực, nên biết 12 pháp, là nếu lấy tuần tự sinh phần lực thì phải biết chúng có 12 pháp. Trong đó tướng mê hoặc là vô minh.

Nghĩa của hành kia là chứa nhóm sẽ có tướng tức là hành.

Nghĩa của thức là tiếp thụ sinh phần chuyển ra tướng là thức.

Nghĩa của danh sắc là tướng hòa hợp của danh thân và sắc thân là danh sắc.

Nghĩa của lục nhập là tướng an trí tướng là lục nhập.

Nghĩa của xúc là tướng cùng tụ lại của nhãn, sắc, và thức là xúc.

Nghĩa của thụ là tướng thụ dụng ái hoặc không ái là thụ.

Nghĩa của khát ái là tướng không chán đủ là khát ái.

Nghĩa của thủ là tướng nắm giữ thâu lấy là thủ.

Nghĩa của hữu là tướng của danh thân sắc thân là hữu.

Nghĩa của sinh là tướng của 5 chúng xuất sinh là sinh. Nghĩa của lão là tướng chín muồi thành thục là lão.

Nghĩa của tử là mạng căn dứt là tử.

Nghĩa của ưu là tướng cao cử là ưu.

Nghĩa của bi là tiếng khóc là bi.

Nghĩa của khổ là tướng thân nóng như đốt là khổ.

Nghĩa của não là tướng bức não trong tâm là não.

Nghĩa của khổn là tướng cực kỳ mệt mỏi là khổn.

Vô trí với nghiệp thức

Danh sắc căn 3 hòa.

Biết khát cùng với thủ,

Tập xuất thục hậu biên.

Trong đó vô trí tức là vô minh. Nghiệp tức là hành. Thức là hiểu biết. Danh sắc là 5 chúng họp chung. Căn là nhập. 3 hòa là xúc. Biết là thụ. Khát là khát ái. Thủ là nắm giữ. Tập là hữu. Xuất là sinh. Thục là lão. Hậu biên là tử.

Lại nữa những thứ này gồm các tướng sai biệt. Tôi sẽ nói tuần tự. Trong đó có nghiệp, phiền não và báo sai biệt.

Trước 89 phiền não,

Thứ 2 thứ 10 nghiệp.

Còn 7 đều là khổ,

3 gồm 12 pháp.

3 phiền não là vô minh, khát ái và thủ. 2 nghiệp là hành và hữu. 7 báo là danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão và tử. 12 pháp này bao gồm trong 3 thứ.

Lại nữa thời gian sai khác:

2 trước là quá khứ,

2 sau là vị lai.

Còn 8 là hiện tại.

Đó là pháp 3 thời.

Vô minh và hành 2 thứ trước là thời quá khứ. Sinh và lão tử 2 thứ sau thuộc vị lai. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, khát ái, thủ, hữu 8 thứ thuộc thời hiện tại.

Lại nữa những thứ này đều lần lượt sinh ra nhau:

Phiền não nghiệp cảm báo,

Báo lại sinh phiền não.

Phiền não lại sinh nghiệp,

Cũng do nghiệp có báo.

Phiền não, nghiệp, và báo 3 thứ như trước đã nói. Do phiền não nên có nghiệp. Do nghiệp nên có báo. Rồi lại do báo nên có phiền não. Do phiền não nên có nghiệp. Do nghiệp nên có báo.

Hỏi: Do phiền não hết mỗi mỗi đều vắng lặng, nghĩa ấy như thế nào?

Đáp:

Lìa phiền não không nghiệp,

Nghiệp hoại cũng không báo.

Không báo lìa phiền não,

3 thứ đều tự diệt.

Nếu tâm này không nhiễm phiền não thì không chứa nhóm các nghiệp. Nếu không tạo nghiệp thì không thụ báo. Nếu diệt báo thì cũng không sinh phiền não. Như vậy 3 thứ này mỗi mỗi tự diệt.

Lại nữa những thứ này có nhân quả phần:

5 phần nhân sinh quả

Gọi là phiền não nghiệp.

7 phần lấy làm quả,

7 thứ khổ phải nhớ.

5 thứ nhân gọi là phiền não nghiệp. Như trước đã nói là vô minh, hành, khát ái, thủ, và hữu. 7 thứ quả chuyển sinh, cũng như trước đã nói là 7 thứ khổ. Đó là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, và lão tử.

Lại nhân quả này có 2 thứ không:

Trong nhân không không quả.

Trong nhân cũng không nhân.

Trong quả không không nhân

Trong quả cũng không quả.

Nhân quả 2 đều không,

Người trí cùng tương ứng.

( Bản tiếng Phạn 1 kệ, nay làm 1 kệ rưỡi )

Nếu đây nói nhân quả 2 thứ, trong đó nếu nhân không quả, quả cũng không nhân. Như vậy nhân cũng không nhân, quả cũng không quả. Ở đây 4 phạm vi phải cùng tương ứng.

Lại nữa còn có phân biệt:

Trong đời chia 4 thứ,

Nhân quả hợp nên có.

Phiền não, nghiệp, quả, hợp,

Niệm, dục làm 6 phần.

Trong đời chia 4 thứ, nhân quả hợp nên có, nghĩa là trong đạo 5 thứ nhân và 7 thứ quả hòa hợp nên sơ lược nói tổng quát là 4 thứ. Lần lượt có 4 thứ phần. Trong đó vô minh, hành 2 pháp trong thời quá khứ là phần thứ nhất. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ trong thời hiện tại là phần thứ hai. Khát ái, thủ, hữu cũng trong thời hiện tại là phần thứ ba. Sinh, lão, tử 2 pháp trong thời vị lai là phần thứ tư. Đó gọi là 4 thứ phần.

Phiền não, nghiệp, quả, hợp, niệm, dục làm 6 phần, nghĩa là phiền não, nghiệp, báo 3 thứ hòa hợp, do lần lượt nên trong 2 căn bản có 6 thứ phần gồm trong vô minh. Cho đến thụ lấy vô minh làm căn gồm trong khát ái. Cho đến lão tử lấy khát ái làm căn. Trong căn vô minh, vô minh là phiền não phần. Hành là nghiệp phần. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ là báo phần. Trong khát ái căn, thủ lf phiền não phần. Hữu là nghiệp phần. Sinh, lão, tử là báo phần.

Lại nữa tiết phân chia tổng lược:

Vì có tiết bao gồm,

2 tiết và 3 lược.

Nhân quả tạp làm tiết,

3, 4 tiết tổng lược.

Có tiết làm gốc phát khởi 2 tiết. Đó là hữu và sinh, 2 khoảng làm tiết thứ nhất. Hành, thức 2 khoảng là tiết thứ hai. Hai tiết này đều là tiết về nghiệp quả. Trong thụ, khát ái, nhân quả cùng xen tạp, là tiết thứ ba. Ba tiết này lại làm 4 thứ tổng lược. Vô minh, hành 2 thứ là tổng lược thứ nhất. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, 5 thứ là tổng lược thứ hai. Khát ái, thủ, hữu 3 thứ là tổng lược thứ ba. Sinh, lão tử 2 thứ là tổng lược thứ tư.

Đó gọi là 3 tiết và 4 tổng lược.

Lại nữa trong các pháp này thời gian trụ sai biệt:

2,2, 3, 3, 2,

Khi khổ có 5 pháp.

Tác giả thai cảnh giới,

Phát chuyển sinh lưu hành.

2, 2 pháp là vô minh, hành gọi là 2 thứ. Thức, danh sắc gọi là 2 thứ. 3, 3 là lục nhập, xúc, thụ gọi là 3 thứ. Khát ái, thủ, hữu gọi là 3 thứ.

Lại nữa 2 là sinh, lão tử gọi là 2 thứ.

5 pháp này là tác giả trong lúc khổ, cảnh giới thai tạng phát chuyển xuất sinh ở trong lưu hành như số. Ở trong vô minh hành 2 thứ gọi là tác giả trong lúc khổ. Thức, danh sắc 2 thứ gọi là thai tạng trong lúc khổ. Lục nhập, xúc, thụ 3 thứ gọi là cảnh giới trong lúc khổ. Khát ái , thủ, hữu 3 thứ gọi là phát chuyển trong lúc khổ. Sinh, lão tử 2 thứ là xuất sinh trong lúc khổ.

Lại nữa, quả sai biệt có:

Mê hoặc phát khởi quả,

Báo lưu quả làm 2.

Trong căn phần tương ứng,

1, 1, 2, 2 phần.

Như trước đã nói vô minh căn và khát ái căn này, trong vô minh căn phần thứ nhất, mê hoặc phát khởi báo lưu là 4 thứ quả. Trong số phần 1, 1, 3, 2 tùy theo thứ lớp tướng ứng. Trong đó vô minh là mê hoặc quả. Hành là phát khởi quả.Thức, danh sắc, lục nhập là báo quả. Xúc, thu là tân lưu quả. Lại có quả tàn dư:

Nhiệt não, bần phạp quả

Chuyển xuất, tân lưu quả.

Tương ứng trong phần khác,

2, 1, 1, 1 pháp.

Như trước đã nói trong phần khát ái căn thứ hai, nhiệt não nghèo thiếu chuyển sinh tân lưu quả, tùyb theo số phân 2, 1, 1, 1, trong pháp này cùng tương ưng. Trong khát ái, thủ, là nhiệt não quả. Hữu là bần phạp quả. Sinh là chuyển xuất quả. Lão tử là tân lưu quả. Như vậy là có 8 quả.

Đây có 12 thứ,

Ngang sức, duyên tự sinh.

Không chúng sinh không mạng,

Không động dùng tuệ biết.

Như vậy vô minh là đầu cho đến lão tử có 12 phần sức ngang nhau nên mỗi mỗi duyên sinh, mà không có chúng sinh, không có thọ mạng, không có động tác, dùng trí tuệ mà biêt. Trong đó không có chúng sinh vì không kiên cố, không thọ mạng vì không có ngã, không có động tác vì không có tác giả.

Không ngã không ngã sở,

Không ngã không ngã nhân.

4 thứ không trí không,

Các phần cũng như vậy.

Trong không ngã không trí. Trong không ngã sở không trí. Trong không ngã không trí. Trong không ngã nhân không trí.

Trong đây vì không ngã nên 4 thứ không trí không. Nếu như 4 thứ lần lượt không trí không, như vậy hành v.v…các phần khác đều là không.

Lìa 2 bên đoạn thường,

Đây tức là trung đạo.

Nếu giác đã thành tựu,

Giác thể là chư Phật.

Hữu thì ở trong thường. Vô thì ở trong đoạn. Như vậy 2 bên này, kia thì duyên nơi kia. Nơi kia các hữu chuyển sinh. Lìa 2 bên này tức là trung đạo. Nếu các ngoại đạo vô trí thì rơi vào 2 bên. Nếu chư Phật Thế Tôn đã giác ngộ tức là giác thể, độc nhất thành tựu nơi thế gian này, người khác đều không thể.

Giác rồi ở trong chúng, Tiên Thánh nói vô ngã. Từng nơi Kinh Thành Dụ, Đạo Sư nói nghĩa này.

Kia cũng đã giác ngộ trung đạo rồi, ở trong các chúng Phật nói vô ngã, như Tì-kheo có ngã, ngã sở, những hạng trẻ con phàm phu không nghe, thuận đọa giả danh, ở trong không ngã ngã sở. Tì-kheo! Khi sinh chỉ khổ sinh, khi diệt chỉ khổ diệt. Như trong Kinh Thành Dụ, Đạo Sư đã nói nghĩa này.

Lại nữa:

Kinh Ca-chiên-diên nói

Chính kiến và Không kiến.

Kinh Phá La-cụ-nị.

( tên Trương Tú )

Cũng nói thù thắng không.

Ba kinh này và các nơi khác, Thế Tôn đã nói tướng như vậy, kia cũng như đây.

Nếu biết đúng duyên sinh,

Thì biết’ không’ tương ứng.

Nếu không biết duyên sinh,

Cũng không biết không kia.

Ở trước đã nói duyên sinh, nếu biết đúng kia, biết không khác, kia lại biết gì, là biết nơi không.

Nếu không biết duyên sinh cũng không biết không kia, là đối với duyên sinh này nếu không biết thì cũng như đối với không kia không thể ngộ nhập.

Nếu khởi mạn với không,

Thì không chán thụ chúng.

Nếu có kia không thấy,

Thì mê nghĩa duyên sinh.

Nếu khởi mạn với không, thì không chán thụ chúng, nghĩa là nếu khởi không mạn thì trong 5 thụ không sinh chán lìa.

Nếu có kia không thấy, thì mê nghĩa duyên sinh, nghĩa là nếu lại do không thấy mê nghĩa duyên sinh này thì trong 4 thứ thấy tùy lấy cái thấy nào? Một là thấy đoạn, hai là thấy thường, ba là thấy tự tại hóa ngữ, bốn là thấy chỉ dựa vào việc đã làm đời trước.

Vì không mê duyên sinh,

Lìa mạn kia biết’ không’.

Và chán thụ chúng nên

Không mê nghiệp quả hợp.

Vì không mê duyên sinh, lìa mạn kia biết’ không’, nghĩa là ở trước đã nói mỗi mỗi trong duyên sinh nếu không mê tâm và trong nhiếp thủ ngã ngã sở nếu được lìa mạn thì kia sẽ như pháp có thể nhập vào không.

Và chán thụ chúng nên không mê nghiệp quả hợp, nghĩa là trong 5 thụ chúng, nhiếp thủ ngã ngã sở thì luân chuyển khắp thế gian không dứt. Nơi kia thụ chúng khởi chán lìa nên nghiệp quả này tiếp nối thì không điên đảo cũng không mê hoặc.

Lại hỏi nghĩa này là thế nào?

Nghiệp tác duyên nối sinh,

Cũng chẳng phải không duyên.

‘Không’ duyên nên có đây.

Nghiệp báo thụ dụng đủ.

Nghiệp tác duyên nối sinh, cũng chẳng phải không duyên, nghĩa là phiền não nghiệp nhiễm như trước đã nói, kia vì nghiệp tịnh bất tịnh xô đẩy chúng sinh bốn bên trên dưới liên tục sinh. Nếu không phải nghiệp này thì không tác duyên. Nếu không như vậy thì chưa làm xong đã đến, và đã làm xong mà mất. ( Đến, nghĩa là nghiệp chưa làm xong mà quả đến ngay. Mất, là nghiệp đã làm xong mà quả lại mất.)

‘Không’ duyên nên có đây. nghiệp báo thụ dụng đủ, nghĩa là nếu do các nghiệp tịnh bất tịnh này có báo thụ dụng thì tự tính là không, vốn không có ngã làm tác duyên phát sinh, tự tính kia là không. Nay sơ lược nói:

12 phần sai biệt.

Trước đã nói duyên sinh,

Kia phiền não, nghiệp, khổ.

Trong 3 như pháp nhiếp.

Vô minh làm đầu, lão tử làm cuối là 12 phần duyên sai khác như trước đã nói. Trong đó 3 là phiền não, 2 là nghiệp, 7 là khổ đều thâu nhiếp vào.

Trong 3 sinh nơi 2,

Trong 2 sinh nơi 7,

Trong 7 lại sinh 3,

Hữu luân chuyển như vậy.

Vô minh, khát ái, thủ do 3 thứ sinh. Hành có 2 thứ. 2 kia sinh thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử 7 phần. Trong 7 phần kia như trước đã nói trở lại sinh 3 thứ. 3 kia lại sinh 2. 2 lại thành 7. Cho nên 2 thứ lần lượt không dứt. Bánh xe hữu chuyển khắp như vậy.

Nhân quả các đời sinh.

Không có chúng sinh nào,

Chỉ là nơi ‘không pháp’

Rồi tự sinh ‘không pháp’.

Nhân quả các đời sinh, không có chúng sinh nào, nghĩa là vô minh, hành, khát ái, thủ, hữu 5 thứ là nhân. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử 7 thứ là quả. Những thứ này phổ biến khắp thế gian, hoặc ngã, hoặc chúng sinh, hoặc thụ, hoặc sinh là hoặc trượng phu, hoặc người, hoặc tác giả những thứ đó làm đầu rồi lần lượt phân biệt chỉ có hư vọng.

Kia sinh như thế nào?

Chỉ ở nơi khong pháp trở lại tự sinh không pháp. Nghĩa là trong tự tính không giả danh gọi là phiền não nghiệp quả. Chỉ có cái không giả danh gọi là sinh pháp phiền não nghiệp quả.

Mượn duyên sinh phiền não.

Mượn duyên cũng sinh nghiệp.

Mượn duyên cũng sinh báo.

Không thứ gì không duyên,

Nếu có phiền não thì có vô lượng thứ nghiệp, và các thứ nghiệp sinh ra quả báo. Kia đều cùng nhân cùng duyên, không có một chỗ nào không có nhân duyên.

Lại nữa để làm rõ nghĩa kia, nay nói thí dụ:

Tụng, đèn, ấn, kính, tiếng.

Nắng mặt trời, hạt giống

Liên tục không vượt đến,

Người trí quán cả hai.

Như tụng là có người dạy tụng, có người học tụng. Có dạy tụng không đến học tụng.

Bởi vì sao?

Vì người dạy tụng vẫn an trụ. Người dạy tụng cũng không liên tục.

Bởi vì sao?

Vì tự không sinh. Như ngọn đèn lần lượt sinh, chẳng phải ngọn đèn ban đầu. Vượt đến cũng chẳng phải thứ 2.

Không nhân mà sinh, như vậy ấn và tượng 2 thứ, mặt và kính 2 thứ, âm thanh và tiếng vang 2 thứ, mặt trời và lửa 2 thứ, hạt và mầm 2 thứ, vị chua với nước dãi 2 thứ. Những thứ này có ra đều không phải vượt đến, cũng chẳng phải không sinh, cũng chẳng phải không nhân mà sinh 2 thứ kia. Khi 5 thụ chúng liên tục đến, chẳng phải là thụ chúng ban đầu, vượt đến mà thụ chúng thứ 2 cũng chẳng phải không sinh, cũng chẳng hải không nhân mà sinh. Người trí cần quán sát đúng đắn các thụ chúng này liên tục không vượt mà lần lượt đến.

Lại nữa thụ dụng trong ngoài đầy đủ có 10 thứ.

Trong đó ngoài 10 thứ là: 1. Chẳng phải thường. 2. Chẳng phải đoạn. 3. Không vượt đến. 4. Không trung gian. 5. Chẳng phải thể kia. 6. Chẳng phải riêng khác. 7. Không có tác giả. 8. Chẳng phải không có nhân. 9. Niệm niệm không. 10. Quả đồng loại nối tiếp nhau. Ngoài ra có các chủng tử diệt không sót nên chẳng phải mầm ‘thường’ xuất sinh. Không phải chủng tử ‘đoạn’ diệt không sót rồi mà mầm kia vốn không nay có sinh cho nên không vượt đến. Kia liên tục không dứt đoạn. nhân quả nối nhau nên không có trung gian. Hạt và mầm sai khác nên không phải thể của kia. Từ kia sinh ra nên chẳng phải khác biệt. Nhân duyên hòa hợp nên không có tác giả. Hạt giống là nhân cho nên chẳng phải không có nhân. Hạt, mầm, cộng, nhánh, lá, hoa, quả v.v… truyền truyền nhau sinh cho nên niệm niệm không. Ngọt chua mặn đắng chát tùy nhân khác biệt mà chuyển ra quả cho nên trong đó quả đồng loại nối tiếp nhau.

Trong 10 thứ là: 1. Bên tử thụ chúng diệt không sót nên chẳng phải thường. 2. Được thứ sinh phần thụ chúng, nên chẳng phải đoạn. 3. Bên tử thụ chúng diệt không sót rồi thứ sinh phần thụ chúng vốn không nay có sinh, nên không vượt đến. 4. Thụ chúng nối nhau không tuyệt dứt. Nhân quả nối nhau nên không có trung gian. 5. Bên tử, thứ sinh phần thụ chúng sai khác, nên chẳng phải thể của kia. 6. Từ kia sinh ra nên chẳng phải khác biệt. 7. Nhân duyên hòa hợp nên không có tác giả. 8. Phiền não nghiệp làm nhân, nên chẳng phải không có nhân. 9. Ca-la-la, Át-phù-đà, Bế-thi, Giàna, Xa-khư, xuất thai, be sơ sinh, đồng tử, thiếu niên, người trưởng thành v.v…nối tiếp nối tiếp nhau sinh, nên niệm niệm không. 10. Huân tập thiện bất thiện, tùy theo nhân khác nhau chuyển xuất quả, cho nên quả đồng loại nối nhau.

Lại có 3 bài kệ:

Như ngọn đèn chuyển sinh,

Thức thân cũng như vậy.

Biên tế trước và sau,

Cũng không có tụ tập.

Không sinh cũng có sinh,

Phá hoại không bám nhau.

Sinh rồi cũng không trụ

Mà đây thành nghiệp chuyển.

Nếu nơi duyên sinh kia,

Mà quán biết được không,

Vì lập phương tiện dạy,

Kia cũng là trung đạo.

Trong đó vô minh, hành, khát ái, thủ, hữu là tập đế. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử là khổ đế. Kia 12 phần diệt là diệt đế. Nếu biết được duyên sinh như thật, là đạo đế./.

(HẾT)