LUẬN CỨU CÁNH NHẤT THỪA BẢO TÍNH
Hậu Ngụy Trung Ấn Độ Tam tạng Lặc-na-ma-đề dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN 4
Phẩm 6: VÔ LƯỢNG PHIỀN NÃO TRÓI BUỘC
Luận nói: Kệ nói:
Trước nói Như Lai tạng,
Hiển thị 10 thứ nghĩa.
Tiếp nói phiền não triền,
Dùng 9 thứ thí dụ.
Kệ này nói nghĩa gì? Trước y Như lai tạng nói thế giới vô thủy đến nay pháp ấy hằng thường trụ, pháp thể không biến đổi, nói rõ Như lai tạng có 10 nghĩa. Từ đây trở xuống y thế giới vô thủy đến nay phiền não tạng trói buộc nói thế giới vô thủy đến nay tự tính thanh tịnh tâm đầy đủ pháp thân. Dùng 9 thứ thí dụ nói rõ Như Lai tạng bị phiền não tạng quá hơn số cát sông Hằng trói buộc. Như Tuđa-la nói 9 thứ thí dụ, đó là kệ nói:
Trong hoa tàn chư Phật,
Trong bầy ong mật ngọt.
Trong vỏ cám hạt gạo.
Trong bùn nhơ vàng ròng.
Trong đất chôn kho báu.
Trong trái cây hạt mầm.
Trong áo cũ rách nát,
Gói bọc pho tượng vàng.
Người đàn bà nghéo xấu
Mang thai Chuyển luân vương.
Trong khuôn đất cháy đen
Có pho tượng đẹp quý.
Chúng sinh tham sân si
Vọng tưởng các phiền não.
Trong trần lao cấu uế
Đều có Như Lai tạng.
Kệ này hiển thị nghĩa gì? Từ đây trở xuống lược nói cú nghĩa của 4 kệ. Còn lại các ví dụ 54 kệ sẽ nói rộng. Bốn kệ này lược nói tổng quát nghĩa trong các kệ kia. Dựa theo nghĩa đó lược nói 2 kệ:
Hoa, ong, cám, phân nhơ,
Đất, trái cây, áo rách,
Đàn bà nghèo, khuôn đất,
Tương tự bẩn phiền não.
Phật, mật, thật vàng ròng,
Mầm báu, tượng vàng, vua,
Pho tượng đẹp quý báu,
Tương tự Như Lai tạng.
Kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:
Hoa, ong các ví dụ,
Nói trong thân chúng sinh,
Thế giới từ vô thủy,
Có các bẩn phiền não.
Phật, mật các ví dụ,
Nói trong thân chúng sinh,
Vô thủy nay đầy đủ,
Tự tính thể không bẩn.
Lại nữa, lược nói Như Lai tạng này, trong Tu-đa-la nói tất cả chúng sinh giới từ thế giới vô thủy đến nay khách trần phiền não nhiễm tâm, từ thế giới vô thủy đến nay pháp thân tịnh diệu Như Lai tạng không tách rời nhau. Cho nên kinh nói: “ Y tự hư vọng nhiễm, tâm chúng sinh nhiễm. Y tự tính thanh tịnh, tâm chúng sinh tịnh.” Thế nào là tự tâm nhiễm? Y tự tâm nhiễm có 9 thứ ví dụ. Đó là hoa tàn v.v… Kệ nói:
Tham sân si tương tục,
Và kết sử huân tập,
Kiến tu đạo, bất tịnh,
Và tịnh địa có bẩn.
Hoa tàn … các ví dụ,
Nói 9 thứ tương đối.
Vô biên phiền não buộc,
Nên nói tướng sai biệt.
Kệ này nói nghĩa gì? Lược nói có 9 thứ phiền não ở trong pháp giới thân tự tính thanh tịnh của Như Lai. Như hoa tàn v.v…9 thứ ví dụ, trong chư Phật thường tướng ngoại khách các cấu bẩn phiền não cũng như vậy. Trong chân như Phật tính, thường tướng khách trần lấy những gì làm 9 thứ phiền não? 1. Tham sử phiền não. 2. Sân sử phiền não. 3. Si sử phiền não. 4. Tăng thượng tham sân si kết sử phiền não. 5. Vô minh trụ địa sở nhiếp phiền não. 6. Kiến đạo sở đoạn phiền não. 7. Tu đạo sở đoạn phiền não. 8. Bất tịnh địa sở nhiếp phiền não. 9. Tịnh địa sở nhiếp phiền não. Như vậy 9 thứ phiền não này thị hiện bằng 9 thứ thí dụ ấy. Đây nói nghĩa gì? Thế gian trong thân chúng sinh có các phiền não tham v.v… có thể làm sở duyên nghiệp bất động địa, thành tựu quả báo Sắc giới Vô sắc giới. Xuất thế gian trí có thể đoạn, gọi là tham sân si sử phiền não, nên kệ nói: Tham sân si tương tục. Lại nữa, trong thân chúng sinh có các phiền não tăng thượng tham sân si có thể tạo duyên phúc nghiệp tội nghiệp chỉ có thể thành tựu quả báo Dục giới. Chỉ có bất tịnh quán trí có thể đoạn, gọi là tăng thượng tham sân si các kết sử phiền não, nên kệ nói và kết sử. Lại nữa, trong thân A-la-hán có phiền não có thể tạo duyên các nghiệp vô lậu, có thể sinh quả báo vô cấu ý sinh thân. Chỉ có trí Bồ-đề của Như Lai có thể đoạn, gọi là phiền não trong vô minh trụ địa, nên kệ nói huân tập. Lại nữa, có 2 hạng người học. Những ai là 2? 1. Phàm phu. 2. Thánh nhân. Phiền não trong thân phàm phu, sơ xuất thế gian tâm thấy là trí xuất thế gian pháp có thể đoạn, gọi là kiến đạo sở đoạn phiền não, nên kệ nói kiến đạo. Phiền não ở trong thân thánh nhân, như trước thấy xuất thế gian pháp, trí tu đạo có thể đoạn, gọi là tu đạo sở đoạn phiền não, nên kệ nói tu đạo. Lại Bồ-tát không cứu cánh, nghĩa là phiền não gồm từ sơ địa đến địa thứ 7. Trong 7 trụ địa có pháp đối trị. Địa thứ 8 trở lên, trong 3 trụ địa, trí tu đạo có thể đoạn, gọi là bất tịnh địa sở nhiếp phiền não, nên kệ nói bất tịnh. Lại nữa phiền não trong thân Bồ-tát hoàn toàn cứu cánh, địa thứ 8 trở lên 3 địa trí tu đạo có pháp đối trị, trí Kim cương Tam-muội có thể đoạn, gọi là tịnh địa sở nhiếp phiền não, nên kệ nói: Và tịnh địa có bẩn. Đó là sơ lược nói thứ tự 9 thứ phiền não. Hoa tàn v.v…9 thứ thí dụ tôi đã nói rộng. Lại nữa ngay nơi 9 thứ phiền não này, theo 8 vạn 4 ngàn chúng sinh hành, có 8 vạn 4 ngàn phiền não sai biệt. Giống như trí Như Lai vô lượng vô biên nên có như vậy vô lượng vô biên phiền não trói buộc Như Lai tạng. Cho nên nói vô lượng phiền não tạng trói buộc Như Lai tạng. Cho nên kệ nói:
Ngu si và La-hán,
Người học và đại trí,
Tuần tự 4 thứ bẩn,
Và 1, 2 rồi 2,
Như vậy thứ tự nói,
Bốn phàm 1 thành nhân,
Hai học, 2 đại trí,
Gọi là bất tịnh địa.
Kệ này nói nghĩa gì? Chín thứ thí dụ này, trong vô lậu giới như vậy tuần tự 4 thứ thí dụ, và thí dụ thứ 5, sau thì theo 2 và 2 các bẩn phiền não nhiễm bẩn phiền não, cho nên nói không thanh tịnh. Lại nữa làm sao biết 9 thứ tham v.v… phiền não này đối với hoa tàn v.v…9 thứ thí dụ là tương tự tương đối? Lại nữa làm sao biết Như Lai tạng trong chư Phật v.v… 9 thứ thí dụ là tương tự tương đối? Kệ nói:
Y Phật thần lực nên
Có các diệu hoa kia,
Mới tốt tươi thì yêu
Sau héo tàn không thích.
Như hoa tùy tươi héo,
Mà có yêu không yêu.
Tham phiền não cũng vậy,
Trước thích sau không thích.
Bầy ong vì mật kia,
Tâm giận cắn các hoa.
Khi sân giận nổi lên,
Sinh các thứ khổ não.
Trong lúa có hạt chắc
Vỏ cám ngoài bao che.
Như vậy tâm si buộc,
Không thấy hạt chắc trong.
Giống như phân hôi bẩn,
Trí quán tham cũng vậy.
Khởi dục tâm các tướng,
Kết sử như phân nhơ.
Ví như trong đất kia,
Có kho báu các thứ.
Chúng sinh không thiên nhãn,
Cho nên không thể thấy.
Như vậy trí tự tại,
Bị đất vô minh che.
Chúng sinh không mắt trí,
Cho nên không thể thấy.
Như hạt thoát khỏi vỏ,
Lần lượt nảy sinh mầm.
Kiến đạo đoạn phiền não,
Lần lượt sinh các địa.
Để trừ thân kiến v.v..
Nhiếp thủ diệu thánh đạo.
Tu đạo đoạn phiền não,
Nên nói áo cũ rách.
Trong 7 địa các bẩn,
Như cái thai trói buộc.
Xa lìa thai tạng trí,
Vô phân biệt thuần thục.
Ba địa biết các bẩn,
Như khuôn đắp đất bùn.
Chư Bồ-tát đại trí,
Kim cương định trí đoạn.
Hoa héo đến khuôn đất,
Như vậy 9 thí dụ,
Là tham sân si v.v…
Chín thứ bẩn phiền não.
Trong bẩn, Như Lai tạng,
Phật v.v…tương đối pháp.
Như vậy 9 thứ nghĩa,
Gồm trong 3 thứ thể.
Kệ này nói nghĩa gì? Nghĩa là y vào pháp thân, tự tính thanh tịnh tâm, Như Lai tạng 3 thứ thật thể có chư Phật v.v…9 thứ thí dụ tương tự tương đối pháp. Ba thứ thật thể là, kệ nói:
Pháp thân và chân như,
Như Lai tính thật thể.
Ba thứ và 1 thứ,
Năm thứ dụ hiển thị.
Kệ này nói nghĩa gì? Ba thí dụ ban đầu thị hiện pháp thân Như Lai. Ba thí dụ đó là chư Phật đẹp đẽ, ngon ngọt, kiên cố hiển thị pháp thân, nên kệ nói pháp thân. Một thí dụ đó là vàng ròng hiển thị chân như, nên kệ nói chân như. Lại nữa những gì là 5 thứ thí dụ? 1. Chôn giấu dưới đất. 2. Cây. 3. Tượng vàng. 4. Chuyển luân thánh vương. 5. Tượng báu. Có thể sinh 3 thứ Phật thân, hiển thị tính Như Lai, nên kệ nói Như Lai tính. Lại nữa, pháp thân là, kệ nói:
Pháp thân có 2 thứ,
Thanh tịnh chân pháp giới,
Và y tập khí kia,
Do nói nghĩa sâu cạn.
Kệ này nói nghĩa gì? Chư Phật Như Lai có 2 thứ pháp thân. Những gì là 2? 1. Tịch tĩnh pháp giới thân, vì là cảnh giới của trí vô phân biệt. Như vậy pháp thân Như Lai của chư Phật chỉ tự pháp giới của nội thân có thể chứng, nên kệ nói: Thanh tịnh chân pháp giới. 2. Vì được nhân kia. Nghĩa là nói pháp về pháp giới tịch tĩnh kia dựa vào chúng sinh có thể hóa độ mà thuyết pháp pháp kia. Vì y vào pháp thân chân như mà có thuyết pháp kia, gọi là tập khí, nên kệ nói: Và y tập khí kia. Thuyết pháp kia, có 2 thứ, một là tế hai là thô. Tế, nghĩa là chư Bồ-tát Ma-ha-tát diễn thuyết pháp tạng bí mật rất sâu, do y đệ nhất nghĩa đế nói. Thô, nghĩa là các thứ Tu-đa-la, Kì-dạ, Hòa-già-lana, Già-đà, Ưu-đà-na, Ni-đà-na v.v… các danh tự chương cú sai biệt, vì y thế đế nói. Vì vậy kệ nói:
Vì pháp xuất thế gian,
Đời không có thí dụ,
Cho nên y tính kia,
Lại nói tính thí dụ.
Như đẹp, mật, một vị,
Pháp vi tế cũng vậy.
Tu-đa-la v.v…nói
Như các mùi vị khác.
Kệ này nói nghĩa gì? Chư Phật đẹp, mật và kiên cố v.v… 3 thứ thí dụ. Đây nói Như Lai chân như pháp thân có 2 nghĩa: 1. Nghĩa biến khắp tất cả chúng sinh. 2. Khắp trong thân có tàn dư hữu vô, hiển thị tất cả chúng sinh có Như Lai tạng. Đây là nghĩa gì? Trong chúng sinh giới không có một chúng sinh nào lìa pháp thân Như Lai ra ngoài pháp thân, lìa trí Như Lai ra ngoài trí Như Lai, như các thứ sắc tượng không lìa hư không vậy. Cho nên kệ nói:
Ví như các sắc tượng,
Không tách rời hư không.
Như vậy thân chúng sinh,
Không lìa trí chư Phật.
Vì ý nghĩa như vậy,
Nói tất cả chúng sinh
Đều có Như Lai tạng.
Như sắc màu trong không
Do tính không biến đổi,
Thể xưa nay thanh tịnh,
Như vàng ròng không đổi
Nên nói dụ chân như.
Kệ này nói nghĩa gì? Nói tính Như lai chân như kia cho đến trong thân tà tụ chúng sinh, tâm tự tính thanh tịnh, không khác không sai biệt, sáng loáng rõ ràng vì lìa các phiền não khách trần. Về sau nói pháp thân Như Lai như vậy dùng vàng ròng thí dụ, vì y chân như không sai biệt, không lìa pháp thân Phật nên nói các chúng sinh đều có Như Lai tạng. Do tự tính tâm thanh tịnh, tuy nói thanh tịnh mà bản lai không 2 pháp. Cho nên trong kinh, Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sưlợi rằng: “ Văn-thù-sư-lợi ! Như Lai như thật tri kiến, trí tự thân căn bản thanh tịnh. Bởi y vào trí tự thân căn bản nên biết các chúng sinh có thân thanh tịnh. Văn-thù-sư-lợi ! Nói thân Như Lai tự tính thanh tịnh cho đến thân tất cả chúng sinh tự tính thanh tịnh. Hai pháp này không 2, không sai biệt.” Cho nên kệ nói:
Tất cả các chúng sinh,
Bình đẳng Như Lai tạng.
Pháp chân như thanh tịnh,
Gọi là thể Như Lai.
Vì theo nghĩa như vậy
Nói tất cả chúng sinh,
Đều có Như Lai tạng,
Như vậy cần phải biết.
Lại có kệ nói:
Phật tính có 2 thứ:
Một như đất chôn giấu,
Hai như quả của cây.
Từ vô thủy đến nay
Tâm tự tính thanh tịnh
Tu hành đạo vô thượng.
Y 2 thứ Phật tính,
Được xuất 3 thứ thân.
Y thí dụ thứ nhất,
Biết có sơ pháp thân.
Y thí dụ thứ 2,
Biết có 2 Phật thân.
Chân Phật pháp thân tịnh,
Giống như pho tượng vàng.
Bởi tính không biến đổi,
Có thật thể công đức.
Chứng Đại pháp vương vị,
Như Chuyển luân thánh vương.
Y chỉ kính tượng thể,
Có hóa Phật tượng hiện.
Kệ này nói nghĩa gì? Ngoài ra 5 thứ thí dụ như kho tàng, cây, tượng vàng, Chuyển luân thánh vương, tượng báu hiển thị sinh 3 pháp thân Phật. Vì y tự thể tính, tính Như Lai tàng chứa trong chúng sinh, cho nên nói tất cả chúng sinh có Như Lại tạng. Đây hiển thị nghĩa gì? Vì chư Phật Như Lai có 3 thứ thân được gọi nghĩa, cho nên 5 thứ thí dụ đây có thể làm nhân 3 thứ pháp thân Phật. Vì nghĩa đó nên nói nhân của tính Như Lai. Đây là nghĩa gì? Trong đây nói nghĩa của tính lấy làm nghĩa của nhân. Vì nghĩa đó nên trong kinh có kệ nói:
Tính, vô thủy đến nay,
Làm y chỉ các pháp.
Y tính có các đạo,
Và chứng quả Niết-bàn.
Kệ này nói nghĩa gì? Tính từ vô thủy đến nay, nghĩa là như kinh nói chư Phật Như Lai y Như Lai tạng nói các chúng sinh vô thủy bản tế không thể biết được. Cho nên nói tính, là như Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Như Lai nói Như Lai tạng là pháp giới tạng, là xuất thế gian pháp thân tạng, là xuất thế gian thượng thượng tạng, là tự tính thanh tịnh pháp thân tạng.” Như Lai tạng tự tính thanh tịnh nên làm y chỉ cho các pháp, như Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Cho nên Như Lai tạng là y, là trì, là trụ trì, là kiến lập. Thế tôn ! Không lìa, không lìa trí, không đoạn không thoát, không khác vô vi, là Phật pháp không thể nghĩ bàn. Thế Tôn ! Cũng có pháp hữu vi có đoạn, thoát, khác, lìa ngoài trí cũng y, cũng trì, cũng trụ trì, cũng kiến lập y vào Như Lai tạng.” Y tính có các đạo, nghĩa là như Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Sinh tử y nơi Như Lai tạng. Thế Tôn ! Có Như Lai tạng nên nói sinh tử. Đó là nói dúng. ” Và chứng quả Niết-bàn, nghĩa là như Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Y Như Lai tạng nên có sinh tử. Y Như Lai tạng nên chứng Niết-bàn. Thế Tôn ! Nếu không có Như Lai tạng không có được chán khổ cầu vui Niết-bàn.” Vì không muốn Niết-bàn, không nguyện Niết-bàn. Đây nói nghĩa gì? Nói Như Lai tạng cứu cánh không sai biệt với pháp thân Như Lai. Thể tướng của chân như rốt ráo là thể của Phật tính. Phải biết trong tất cả mọi thời, trong thân tất cả mọi chúng sinh đều tận vô dư. Đây làm sao biết? Y pháp tướng biết. Cho nên kinh nói: “ Thiện nam tử ! Pháp tính pháp thể này tự tính thường trụ, Như Lai dù xuất thế hay không xuất thế, tự tính thanh tịnh bản lai vẫn thường trụ.” Tất cả chúng sinh có Như lai tạng, đây nói nghĩa gì? Y pháp tính, y pháp thể, y pháp tương ưng, y pháp phương tiện, pháp này là như vậy hay không như vậy không thể nghĩ bàn. Tất cả mọi nơi y pháp, y pháp lượng, y pháp tin, được tâm tịnh, được tâm định. Kia không thể phân biệt là thật hay không thật, chỉ y theo Như Lai mà tin. Cho nên kệ nói:
Chỉ tin theo Như Lai,
Tin nơi đệ nhất nghĩa.
Như người không có mắt,
Không thể thấy mặt trời.
Kệ này nói nghĩa gì? Lược nói trong tất cả cảnh giới chúng sinh có 4 loại chúng sinh. Không biết Như Lai tạng, như người mù bẩm sinh. Những gì là 4? 1. Phàm phu. 2. Thanh Văn. 3. Bích-chi-phật. 4. Bồ-tát mới phát tâm Bồ-đề. Như Thánh giả trong Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Như Lai tạng chẳng phải là cảnh giới của chúng sinh có kiến chấp về thân. Thế Tôn ! Như Lai tạng chẳng phải là cảnh giới của chúng sinh thủ 4 điên đảo. Thế Tôn ! Như Lai tạng cbẳng phải cảnh giới của chúng sinh tâm tán loạn mất không.” Đây nói nghĩa gì? Chúng sinh có kiến chấp về thân, là các phàm phu. Vì các phàm phu kia đối với các pháp 5 ấm v.v… thật không có sắc mà chấp thủ cho là có ngã ngã sở, hư vọng chấp trước ngã ngã sở mạn, đối với pháp cam lồ lìa thân kiến v.v… tính vô lậu của diệt đế, còn không thể tin huống chi có thể hiểu có thể chứng cảnh giới Như Lai tạng của nhất thiết trí xuất thế gian, là không có chuyện đó. Lại nữa, chúng sinh thủ 4 điên đảo, là người Thanh Văn, Bích-chi-phật. Vì các Thanh Văn, Bích-chi-phật kia cần phải tu hành Như Lai tạng là thường, mà không tu hành Như Lai tạng là thường, do điên đảo chấp thủ tất cả pháp vô thường rồi tu hành Như Lai tạng là vô thường, thích tu hành vô thường do không hiểu không biết. Cần phải tu hành Như Lai tạng là lạc mà không tu hành Như Lai tạng lạc do điên đảo chấp thủ tất cả pháp đều khổ rồi tu hành Như Lai tạng khổ, thích tu hành khổ do không hiểu không biết. Cần phải tu hành Như Lai tạng ngã mà không tu hành Như Lai tạng là ngã do điên đảo chấp thủ tất cả pháp vô ngã rồi tu hành Như Lai tạng vô ngã, thích tu hành vô ngã bởi không hiểu không biết. Cần phải tu hành Như Lai tạng tịnh mà không tu hành Như Lại tạng là tịnh, vì điên đảo chấp thủ tất cả pháp bất tịnh rồi tu hành Như Lai tạng là bất tịnh, thích tu hành bất tịnh bởi không hiểu không biết. Như vậy Thanh Văn, Bích-chi-phật v.v… tất cả không thể như thật tùy thuận pháp thân tu hành. Vì nghĩa đó, pháp đệ nhất bỉ ngạn là thường lạc ngã tịnh không phải là cảnh giới sở tri của Thanh Văn, Bích-chi-phật. Như vậy thích điên đảo vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh còn Như Lai tạng không phải cảnh giới của họ. Nghĩa đó trong Kinh Đại Bát-niết-bàn dùng thí dụ nước ao nói rộng ý nghĩa. Kinh ấy nói: “ Ca-diếp ! Ví như vào mùa xuân có các người tắm trong ao hồ lớn bơi thuyền dạo chơi đánh rơi mất ngọc báu lưu ly dưới nước sâu. Bấy giờ các người đều xuống nước tìm kiếm ngọc báu. Tranh nhau nhặt lượm nào gạch đá cỏ cây sỏi cuội, ai cũng bảo mình nhặt được ngọc lưu ly vui mừng đem lên mời biết là không phải. Khi ấy ngọc báu còn ở trong nước. Do năng lực của ngọc làm cho nước lắng trong do đó người ta mới thấy ngọc ở dưới nước giống như ngửa mặt trông thấy trăng trên trời. Bấy giờ trong đám đông có một người trí dùng phương tiện nhẹ nhàng xuống nước lấy được hạt ngọc. Này các Tì-khưu không nên tu tập vô thường, khổ, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng v.v… như vậy cho là chân thật, như các người kia nhặt lượm gạch đá sỏi cuội cây cỏ mà cho là ngọc báu. Các vị phải khéo học phương tiện, ở nơi nào cũng thường tu ngã tưởng, thường, lạc, tịnh tưởng. Lại nữa phải biết trước tu tập tướng mạo 4 pháp đều là điên đảo. Nếu muốn được tu tập chân thật các tưởng thì phải như người trí kia khéo lấy được ngọc báu, đó là tưởng ngã thường lạc tịnh. Lại nữa, chúng sinh tâm tán loạn mất không, là hạng Bồ-tát mới phát tâm lìa nghĩa không Như Lai tạng, do mất biến hoại vật tu hành, gọi là không giải thoát môn. Đây là nghĩa gì? Bồ-tát mới phát tâm khởi tâm cho rằng có pháp đoạn diệt rồi sau được Niếtbàn. Đó là Bồ-tát mất đi sự tu hành không Như Lai tạng. Lại nữa, có người cho cái không là có vật, ta phải được cái không đó. Lại nữa, sinh tâm cho rằng lìa sắc v.v… các pháp lại có cái không riêng biệt, ta nên tu hành để được cái không đó. Người đó không biết, không lấy pháp gì là Như Lai tạng. Kệ nói:
Bất không Như Lai tạng,
Là Phật pháp vô thượng,
Không có tướng lìa nhau,
Không một pháp tăng giảm.
Thân Như Lai vô vi,
Tự tính bản lai tịnh.
Khách trần hư vọng nhiễm,
Bản lai tự tính không.
Kệ này nói nghĩa gì? Không giảm một pháp, là không giảm phiền não. Không tăng một pháp, là trong tính chân như không thêm một pháp nào. Vì không lìa bỏ thể thanh tịnh nên kệ nói: Không có tướng lìa nhau, không một pháp tăng giảm. Cho nên Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Có 2 thứ Như Lai tạng không trí. Thế Tôn ! Không Như Lai tạng là hoặc lìa hoặc thoát hoặc khác tất cả phiền não tạng. Thế Tôn ! Bất không Như Lai tạng thì quá hơn số cát sông Hằng không lìa, không thoát, không khác, là Phật pháp không thể nghĩ bàn.” Như vậy lấy những phiền não gì, lấy những chỗ nào là không? Thấy biết như thật như vậy gọi là bất không trí. Như vậy là lìa hữu vô nhị biên, như thật biết tướng không. Trong 2 kệ này nói rõ nghĩa như vậy. Lại nữa, chúng sinh nếu lìa cái không trí như vậy thì người đó là ngoài cảnh giới Phật, là không tương ưng, không được định, không được nhất tâm. Vì nghĩa đó gọi là chúng sinh tâm tán loạn mất không. Bởi vì sao? Vì lìa đệ nhất nghĩa không trí môn, vô phân biệt cảnh giới, không chứng được, không thấy được. Cho nên Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Như Lai tạng trí là không trí. Thế Tôn ! Cái không trí của Như Lai tạng tất cả Thanh Văn, Bích-chi-phật vốn không thấy, vốn không được, vốn không chứng, vốn không hiểu. Thế Tôn ! Tất cả khổ diệt chỉ Phật chứng đắc vì hoại tất cả phiền não tạng, tu tất cả diệt khổ đạo.” Như vậy, Như Lai tạng này là do pháp giới tạng, nên chúng sinh thân kiến v.v… không thể thấy được.
Đã nói do thân kiến đối trị, pháp giới chân thật chưa hiện tiền, lại nữa xuất thế gian pháp thân Như Lai tạng như vậy không phải cảnh giới của chúng sinh điên đảo. Đã nói do vô thường v.v… thế gian pháp đối trị, xuất thế gian pháp giới chưa hiện tiền, lại nữa tự tính thanh tịnh pháp giới Như Lai tạng như vậy không phải cảnh giới của chúng sinh tâm tán loạn mất không. Đã nói do bẩn phiền não khách trần nhiễm mà không lìa bỏ pháp công đức không tự tính thanh tịnh nên được gọi là xuất thế gian pháp thân. Đây nói nghĩa gì? Lại nữa, y một vị bình đẳng pháp giới vô sai biệt trí môn, quán sát xuất thế gian tự tính thanh tịnh pháp thân. Đó gọi là như thật thấy biết chân như. Cho nên kinh nói Bồ-tát thập trụ chỉ có thể thấy một phần ít Như Lai tạng, huống chi là người phàm phu Nhị thừa. Cho nên kệ nói:
Như trong đám mây mỏng,
Trông thấy có mặt trời.
Các thánh nhân tịnh tuệ,
Thấy Phật cũng như vậy.
Thanh Văn, Bích-chi-phật,
Như người không có mắt,
Không thể quán Như Lai,
Mù chẳng thấy mặt trời.
Hiểu biết tất cả pháp,
Có vô lượng vô biên.
Pháp giới khắp hư không,
Trí vô lượng thấy được.
Pháp thân chư Như Lai,
Đầy đủ khắp mọi nơi.
Trí tuệ Phật thấy được,
Vì là trí vô lượng.
Phẩm 7: VÌ NGHĨA GÌ NÓI LUẬN CỨU CÁNH NHẤT THỪA BẢO TÍNH
Hỏi: Nghĩa của chân như, Phật tính, Như Lai tạng trụ ở Bồ-tát địa cứu cánh không chướng ngại, cũng không phải là cảnh giới của Bồ-tát đệ nhất thánh nhân, vì đó là cảnh giới của bậc nhất thiết trí. Nếu như vậy thì sao lại đem nói cho người phàm phu ngu si điên đảo?
Đáp: Chính vì nghĩa đó nên lược nói 4 kệ:
Khắp nơi trong kinh nói,
Trong ngoài tất cả không.
Pháp hữu vi như mây,
Và cũng như mộng ảo.
Trong đây vì sao nói
Tất cả các chúng sinh
Đều có tính Như Lai
Mà không nói trống trơn?
Vì có các chúng sinh
Tâm khiếp nhược, khinh mạn
Chấp trước pháp hư vọng,
Chê Phật tính chân như.
Chấp thân có thần ngã.
Để khiến những hạng ấy
Xa lìa 5 tội nặng
Nên nói có Phật tính.
Bốn kệ này được dùng 11 kệ để sơ lược giải thích. Kệ nói:
Trong các Tu-đa-la
Nói các pháp hữu vi
Là phiền não và nghiệp.
Như mây với hư vọng.
Phiền não giống như mây,
Tạo các nghiệp như mộng.
Như huyễn, ấm cũng vậy,
Vì phiền não nghiệp sinh.
Trước đã nói như vậy.
Trong Luận Cứu Cánh này
Để lìa 5 tội nặng
Nói có tính chân như.
Vì chúng sinh không nghe,
Không phát tâm Bồ-đề.
Hoặc có người khiếp nhược,
Chê tự thân có lỗi,
Chưa phát tâm Bồ-đề
Sinh khởi ý khinh mạn.
Thấy phát tâm Bồ-đề:
Ta hơn Bồ-tát kia.
Người kiêu mạn như vậy,
Không khởi tâm chính trí.
Nên thủ lấy hư vọng
Không biết pháp như thật.
Vọng chấp lỗi chúng sinh
Không biết khách trần nhiễm.
Thật không các lỗi kia,
Tự tính tịnh công đức.
Do chấp lỗi hư vọng,
Không biết thật công đức.
Cho nên không sinh được
Tự tha bình đẳng từ.
Nghe tính chân như kia,
Khởi sức đại dũng mãnh.
Và cung kính Thế Tôn
Trí tuệ với đại bi.
Sinh tăng trưởng 5 pháp,
Không thoái chuyển bình đẳng.
Không tất cả các lỗi,
Chỉ có các công đức.
Xem tất cả chúng sinh,
Như thân ta không khác.
Mau chóng được thành tựu,
Vô thượng Phật Bồ-đề.
Phẩm 8: THÂN CHUYỂN THANH TỊNH THÀNH BỒ-ĐỀ
Luận nói: Đã nói hữu cấu như. Từ đây trở xuống nói vô cấu như. Vô cấu như, nghĩa là chư Phật Như Lai trong pháp giới vô lậu xa lìa tất cả cấu uế, chuyển thân tạp uế được thân tịnh diệu. Y vào 8 cú nghĩa sai biệt lược nói tính chân như pháp thân vô lậu. Những gì là 8? Kệ nói:
Tịnh, đắc và viễn ly,
Tự tha lợi, tương ưng.
Y chỉ, sâu, tốt, lớn,
Thời số như pháp kia.
Đó là 8 thứ cú nghĩa. Lần lượt 1 kệ hiển thị 8 thứ nghĩa. Tám thứ là gì? 1. Thật thể. 2. Nhân. 3. Quả. 4. Nghiệp. 5. Tương ưng. 6. Hành. 7. Thường. 8. Không thể nghĩ bàn.
Thật thể, là trước nói Như Lai tạng không tách rời sự trói buộc của phiền não tạng. Do xa lìa các phiền não chuyển thân được thanh tịnh, đó gọi là thật thể nên kệ nói tịnh. Vì vậy Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Nếu đối với vô lượng phiền não tạng trói buộc Như Lai tạng mà không nghi hoặc, thì đối với pháp thân ra khỏi vô lượng phiền não tạng cũng không nghi hoặc.”
Nhân, là có 2 thứ vô phân biệt trí: một là xuất thế gian vô phân biệt trí, hai là y xuất thế gian trí. Được hành trí của thế gian xuất thế gian y chỉ, gọi là nhân, nên kệ nói đắc.
Quả, là y nơi đắc này được chứng quả trí, gọi là quả, nên kệ nói viễn ly.
Nghiệp, là có 2 thứ viễn ly: một là xa lìa phiền não chướng, hai là xa lìa trí chướng. Lần lượt như vậy nên gọi là viễn ly. Viễn ly như vậy thành tựu tự lợi lợi tha, gọi là nghiệp, nên kệ nói tự tha lợi.
Tương ưng, là tự lợi lợi tha được vô lượng công đức, thường rốt ráo trụ giữ, gọi là tương ưng, nên kệ nói tương ưng.
Hành, thường, không thể nghĩ bàn, là 3 thứ pháp thân Phật. Từ vô thủy đến nay làm lợi ích chúng sinh thường không thôi nghỉ không thể nghĩ bàn, nên kệ nói y chỉ, sâu, tốt, lớn. Vì nghĩa đó, lược nói kệ rằng:
Thật thể nhân quả nghiệp,
Cùng với tương ưng hành,
Thường, không thể nghĩ bàn,
Phải biết là Phật địa.
Lại nữa y thật thể, y nhân, ở trong Phật địa và được phương tiện nhân kia, nên nói 3 kệ:
Trước nói pháp thân Phật,
Tự tính thể thanh tịnh.
Bị các phiền não bẩn,
Khách trần làm nhiễm ô.
Ví như trong hư không,
Nhật, nguyệt lìa bẩn sạch.
Bị mây dày đặc kia,
Khắp che như lưới bủa.
Phật công đức vô cấu,
Thường hằng và bất biến.
Không phân biệt các pháp,
Được chân trí vô lậu.
Ba kệ này được giải thích bằng 4 kệ. Kệ nói:
Phật thân không lìa bỏ,
Thanh tịnh chân diệu pháp.
Như hư không nhật nguyệt,
Trí lìa nhiễm không hai.
Quá Hằng sa Phật pháp,
Sáng sạch các công đức.
Chẳng tác pháp tương ưng,
Không lìa kia thật thể.
Phiền não và trí chướng,
Pháp kia thật vô thể.
Thường bị khách trần nhiễm,
Nên ví dụ như mây.
Xa lìa 2 nhân kia,
Cả 2 không phân biệt.
Chân trí không phân biệt,
Và y kia chứng đắc.
Kệ này nói nghĩa gì? Trước nói chuyển thân thật thể thanh tịnh. Lại nữa, thanh tịnh lược có 2 thứ. Những gì là 2? Một là tự tính thanh tịnh. Hai là ly cấu thanh tịnh. Tự tính thanh tịnh, nghĩa là tính giải thoát không lìa bỏ, vì tâm tự tính thanh tịnh ấy thể không bỏ tất cả khách trần phiền não, vì bản lai ấy không tương ưng. Ly cấu thanh tịnh, nghĩa là được giải thoát. Lại cái giải thoát ấy không lìa tất cả pháp. Như nước không lìa các bụi nhơ v.v… mà nói thanh tịnh. Vì tâm tự tính thanh tịnh xa lìa các bẩn phiền não khách trần không sót, lại y quả kia lìa bẩn thanh tịnh nên nói 4 kệ:
Như nước ao thanh tịnh,
Không có các bụi đục.
Có các loại cây hoa,
Khắp giáp chung quanh ao.
Như trăng lìa La-hầu
Mặt trời không mây ám.
Không bẩn đủ công đức,
Hiển hiện tức thể kia.
Ong, vua, mật ngon ngọt,
Kiên thật sạch vàng ròng.
Kho báu, và trái cây,
Pho tượng vàng không bẩn.
Thân Chuyển luân thánh vương,
Tượng Như Lai đẹp quý.
Các pháp như vậy đó
Tức là thân Như Lai.
Bốn kệ này được sơ lược giải thích bằng 8 kệ. Kệ nói:
Tham v.v…khách phiền não,
Giống như nước vẩn đục.
Vô phân biệt thượng trí,
Quả pháp như nước ao.
Thị hiện Phật pháp thân,
Tất cả các công đức.
Y kia chứng quả trí,
Cho nên nói như vậy.
Tham như nước vẩn đục,
Tịnh pháp tạp cấu nhiễm.
Các chúng sinh khả hóa,
Như cây hoa quanh hồ.
Thiền định tập khí tốt,
Xa lìa La-hầu giận.
Dùng nước đại từ bi,
Ích lợi khắp chúng sinh.
Như trăng ngày 15,
Xa lìa mây giăng bủa.
Ánh sáng chiếu chúng sinh,
Phá trừ các tăm tối.
Phật vô cấu nhật nguyệt,
Lìa mây tối si mê.
Trí sáng chiếu chúng sinh,
Trừ diệt các tăm tối.
Được pháp không sánh bằng,
Hay cho diệu pháp vị.
Chư Phật như mật, kiên,
Xa lìa ong, cám, chướng.
Chân thật diệu công đức,
Đoạn trừ các bần cùng.
Hay cho sức giải thoát,
Nên nói dụ vàng, cây.
Pháp thể thân chân thật,
Tăng thượng lưỡng túc tôn.
Thắng sắc rốt ráo thành,
Nên nói sau 3 dụ.
Lại, trước nói 2 thứ trí y nghiệp tự lợi lợi tha. Là 2 thứ gì? Một là xuất thế gian vô phân biệt trí. Hai là y xuất thế gian vô phân biệt trí. Chuyển thân được thân hành nhân, xa lìa phiền não vì được chứng quả trí. Lại những gì là thành tựu tự lợi? Nghĩa là được giải thoát xa lìa hiền não chướng xa lìa trí chướng, được pháp thân thanh tịnh không chướng ngại. Đó gọi là thành tựu lợi ích tự thân. Lại những gì là thành tựu lợi ích người khác? Đã được thành tựu tự thân lợi rồi, từ vô thủy đến nay tự nhiên y vào 2 thứ Phật thân ấy thị hiện thế gian tự tại lực hành, gọi là thành tựu lợi ích thân người khác. Lại nữa, y tự lợi lợi tha mà thành tựu nghĩa của nghiệp, cho nên nói 4 kệ:
Vô lậu và biến khắp,
Pháp bất diệt và hằng.
Thanh lương không đổi khác,
Bất thoái nơi tịch tĩnh.
Thân Như Lai chư Phật,
Vô tướng như hư không.
Vì các người thắng trí,
Tạo cảnh giới 6 căn.
Thị hiện sắc vi diệu,
Phát ra diệu âm thanh.
Khiến nghe giới hương
Phật Và pháp vị của Phật.
Khiến rõ Tam-muội xúc,
Khiến biết diệu pháp sâu.
Tư duy là phiền não,
Phật lìa tướng hư không.
Bốn kệ đây được giải thích sơ lược bằng 8 kệ. Kệ nói:
Lược nói 2 thứ pháp,
Cần phải biết nghiệp trí.
Đầy đủ giải thoát thân,
Thanh tịnh chân pháp thân.
Giải thoát thân, pháp thân
Phải biết 2 và 1.
Là vô lậu biến khắp,
Và cứu cánh vô vi.
Phiền não tận vô lậu
Và tập khí diệt nên
Không ngại và không chướng.
Phải biết trí biến khắp.
Vô vi nên không diệt,
Thật thể nên không mất.
Không mất là căn bản,
Hằng …giải thích các câu,
Đối với các câu hằng …
Phải biết có 4 lỗi.
Chết, vô thường, và chuyển,
Thoái không thể nghĩ bàn.
Bởi không chết nên hằng.
Bởi thường nên thanh lương.
Không chuyển nên không đổi.
Tịch tĩnh nên không thoái.
Dấu vết cứu cánh kia,
Tịnh trí thể bạch pháp.
Đầy đủ diệu sắc thanh,
Thị hiện nơi các căn.
Như hư không vô tướng,
Mà hiện các sắc tướng.
Pháp thân cũng như vậy,
Đủ cảnh giới 6 căn.
Kệ này nói nghĩa gì? Trong kinh nói: “ Như tướng hư không, chư Phật cũng vậy. “ Đây là y vào đệ nhất nghĩa. Pháp thân thanh tịnh của chư Phật Như Lai vì tự thể tướng là pháp không chung cho nên nói như vậy. Vì nghĩa đó, Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật nói: “ Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao, có thể lấy sự thành tựu 32 tướng đại nhân mà thấy được Như Lai chăng? Tu-bồ-đề nói: Như chỗ con hiểu nghĩa Phật nói, không thể lấy tướng thành tựu mà thấy Như Lai được. Phật nói: Đúng vậy, đúng vậy ! Tu-bồ-đề ! Không thể lấy tướng thành tựu mà thấy Như Lai được. Tu-bồ-đề ! Nếu lấy tướng thành tựu mà quán Như Lai thì Chuyển luân thánh vương phải là Như Lai.” Cho nên không phải lấy tướng thành tựu mà thấy Như Lai được. Đây nói nghĩa gì? Vì y vào đệ nhất nghĩa đế của Như Lai mà nói rõ nghĩa của pháp thân thanh tịnh. Lại nữa, y vào nghĩa tương ưng nên nói 2 kệ:
Như không, chẳng nghĩ bàn,
Thường hằng và thanh lương.
Bất biến và tịch tĩnh,
Lìa khắp các phân biệt.
Khắp mọi nơi không đắm,
Lìa si, thô, nhám, xúc,
Cũng không thể kiến thủ,
Phật tịnh tâm vô cấu.
Hai kệ này được lược giải thích bằng 8 kệ. Kệ nói:
Giải thoát thân, pháp thân,
Là tự lợi, lợi tha.
Y tự lợi lợi tha,
Nghĩa tương ưng nơi đó.
Tất cả các công đức,
Là không thể nghĩ bàn.
Bởi phi cảnh 3 tuệ,
Trí biết nhất thiết chủng.
Các chúng sinh Phật thể,
Vi tế, phi cảnh nghe.
Đệ nhất, phi tư tuệ,
Bởi xuất thế sâu kín.
Đời tu tuệ không biết,
Các phàm phu ngu si,
Xưa nay chưa từng thấy,
Như mù không thấy sắc.
Nhị thừa: trẻ sơ sinh,
Không thấy vầng nhật nguyệt.
Vì không sinh nên thường.
Vì không diệt nên hằng.
Lìa 2 nên thanh lương,
Pháp tính trụ không đổi.
Chứng diệt nên tịch tĩnh,
Biết tất cả nên khắp.
Không trụ, không phân biệt,
Lìa phiền não không chấp.
Không trí chướng lìa si,
Mềm mại lìa thô nhám.
Vô sắc không thể thấy,
Lìa tướng không thể thủ.
Vì tự tính nên tịnh,
Lìa nhiễm nên không bẩn.
Kệ này nói nghĩa gì? Thí dụ hư không, là nói các công đức vô vi của chư Phật Như Lai không lìa pháp thân Phật. Đối với các hữu được không thể nghĩ bàn, thắng đại phương tiện nghiệp, thắng đại bi nghiệp, thắng đại trí nghiệp, làm lạc tướng, vô cấu, thanh tịnh 3 thứ Phật thân cho tất cả chúng sinh. Phải biết đó là thật Phật, pháp lạc Phật và hóa thân Phật thường không thôi nghỉ, thường không tuyệt dứt, tự nhiên tu hành để làm lợi ích chúng sinh. Vì không chung với bao nhiêu người nên duy chỉ tương ưng với pháp thân Như Lai của chư Phật. Đây là nói nghĩa gì? Vì y nơi thân này có tương ưng với các hành sai biệt nên nói 8 kệ:
Chẳng đầu, chẳng giữa, sau,
Không phá hoại, không 2.
Xa lìa nơi 3 cõi,
Vô cấu, vô phân biệt.
Đây cảnh giới rất sâu,
Chẳng phải Nhị thừa biết.
Đủ thắng Tam-muội tuệ,
Người như vậy thấy được.
Quá hơn cát sông Hằng,
Không nghĩ bàn công đức.
Chỉ Như Lai thành tựu,
Không chung bao nhiêu người.
Như Lai diệu sắc thân,
Thể thanh tịnh vô cấu.
Xa lìa các phiền não,
Và tất cả tập khí.
Các thứ pháp thắng diệu,
Sáng suốt lấy làm thể.
Khiến chúng sinh giải thoát,
Thường không hề thôi nghỉ.
Việc làm không nghĩ bàn,
Như ngọc Ma-ni báu
Hay hiện các thứ hình
Mà thể kia chẳng thật.
Vì thế gian thuyết pháp,
Thị hiện chỗ tịch tĩnh.
Giáo hóa khiến thuần thục,
Thụ ký khiến nhập đạo.
Kính Như Lai thân tượng
Mà không lìa bản thể.
Giống như mọi sắc màu
Không lìa khỏi hư không.
Tám kệ này được sơ lược giải thích bằng 25 kệ. Kệ nói:
Trước nói pháp thân Phật,
Và nhất thiết chủng trí.
Tự tại với Niết-bàn,
Và đệ nhất nghĩa đế.
Pháp không thể nghĩ bàn,
Ứng cúng … các công đức.
Chỉ trong tự thân chứng,
Nên phải biết như vậy.
Kia 3 thân sai biệt,
Thật pháp, báo, và hóa.
Gọi là sâu, tốt, lớn.
Thân công đức vô lượng.
Nói thân thật thể, là
Pháp thân của chư Phật.
Lược nói 5 thứ tướng
Là 5 thứ công đức.
Vô vi, vô sai biệt,
Xa lìa nơi nhị biên,
Thoát khỏi phiền não chướng,
Trí chướng, Tam-muội chướng.
Vì lìa tất cả bẩn,
Nên cảnh giới thánh nhân
Thanh tịnh chiếu sáng suốt,
Do pháp tính như vậy
Vô lượng a-tăng-kì
Khôn tính nghĩ bàn được
Khôn sánh các công đức,
Đến đệ nhất bỉ ngạn.
Thật pháp thân tương ưng,
Bởi tốt không thể kể,
Cảnh giới chẳng tư lường
Và xa lìa tập khí.
Phật pháp là vô biên,
Lần lượt không lìa báo.
Nhận các thứ pháp vị,
Thị hiện các diệu sắc.
Tịnh từ bi tập khí,
Không hư vọng phân biệt.
Lợi ích các chúng sinh,
Tự nhiên không thôi nghỉ.
Như ngọc báu Như ý,
Thỏa mãn tâm chúng sinh.
Thụ lạc Phật như vậy,
Sức thần thông tự tại.
Thần lực tự tại này,
Lược nói có 5 thứ.
Thuyết pháp và khả kiến,
Các nghiệp không thôi nghỉ.
Và thôi nghỉ ẩn mất,
Thị hiện, không thật thể.
Đó là sơ lược nói,
Có 5 thứ tự tại.
Như ngọc báu Ma-ni,
Y các thứ sắc màu,
Sinh các tướng khác nhau,
Tất cả đều không thật.
Như Lai cũng như vậy,
Sức phương tiện thị hiện
Từ Đâu-suất-đà xuống
Tuần tự nhập thai sinh,
Học tập các kỹ nghệ,
Anh nhi nhập vương cung,
Chán lìa các tướng dục,
Xuất gia hành khổ hạnh,
Chất vấn các ngoại đạo,
Rồi đi đến đạo tràng,
Hàng phục các ma chúng,
Thành đại diệu giác tôn,
Chuyển pháp luân vô thượng,
Nhập Niết-bàn vô dư,
Ở nước không thanh tịnh,
Hiện các việc như vậy,
Thế gian không thôi nghỉ
Tuyên thuyết vô thường, khổ,
Vô ngã tên tịch tĩnh,
Sức phương tiện trí tuệ
Khiến các chúng sinh kia,
Chán lìa khổ 3 cõi,
Rồi sau nhập Niết-bàn,
Để vào đạo tịch tĩnh.
Các người Thanh văn v.v…
Có tướng hư vọng ấy,
Nói ta được Niết-bàn.
Các kinh như Pháp Hoa ..,
Đều nói pháp như thật,
Gồm phương tiện Bát-nhã,
Quay tâm hư vọng lại
Khiến thuần thục thượng thừa,
Thụ ký diệu Bồ-đề
Vi tế đại thế lực.
Khiến chúng sinh ngu si,
Qua khỏi đường hiểm nạn,
Sâu, tốt, và vĩ đại
Lần lượt đem giảng nói.
Trước pháp thân Như Lai,
Thứ hai Phật sắc tướng,
Ví như trong hư không
Có tất cả sắc thân,
Trong Phật thân ban đầu,
Thân sau cùng cũng vậy.
Từ đây trở xuống tức y 3 thứ Phật thân như vậy vì muốn lợi ích chúng sinh lược nói 2 kệ:
Thế Tôn thể thường trú,
Do tu vô lượng nhân.
Cõi chúng sinh bất tận,
Tâm từ bi như ý,
Trí thành tựu tương ưng,
Trong pháp được tự tại,
Hàng phục các ma oán,
Thể tịch tĩnh nên thường.
Hai kệ này được giải thích sơ lược bằng 6 kệ. Kệ nói:
Xả thân mạng của cải,
Giữ lấy các pháp Phật,
Vì lợi ích chúng sinh,
Rốt ráo mãn bản nguyện,
Được Phật thân thanh tịnh
Khởi tâm đại từ bi
Tu hành 4 như ý,
Y sức kia trụ thế
Để thành tựu diệu trí
Lìa Niết-bàn hữu tâm,
Thường được tâm Tam-muội,
Thành tựu lạc tương ưng.
Thường ở tại thế gian,
Không bị thế pháp nhiễm.
Được nơi tịnh cam lồ
Nên lìa tất cả ma.
Chư Phật bản bất sinh,
Vì bản lai tịch diệt.
Bởi thường được quy y,
Nên nói quy y ngã.
Bảy thí dụ ban đầu:
Sắc thân Như Lai thường.
Còn 3 thí dụ sau:
Pháp thân Thiện thệ thường.
Kệ này nói nghĩa gì? Chư Phật Như Lai y pháp thân chuyển được vô thượng thân không thể nghĩ bàn. Y không thể nghĩ bàn nên nói 2 kệ:
Chẳng ngôn ngữ nào nói
Được đệ nhất nghĩa đế.
Lìa các giác quán không
Thí dụ nào nói được.
Pháp thắng diệu cao tột
Không chấp thủ Niết-bàn.
Ba thừa không biết được.
Đây là cảnh giới Phật.
Hai kệ này được sơ lược giải thích bằng 5 kệ. Kệ nói:
Không thể nghĩ bàn được,
Vì lìa tướng ngôn ngữ.
Lìa tướng ngôn ngữ là
Ở trong đệ nhất nghĩa.
Trong đệ nhất nghĩa, là
Phi cảnh giới tư duy.
Phi cảnh giới tư duy,
Không thí dụ biết được.
Không thí dụ biết được
Vì tối thắng vô thượng.
Tối thắng vô thượng thì
Không thủ hữu Niết-bàn.
Không thủ 2 đây là
Không thủ công đức, lỗi.
Năm thứ thí dụ trước
Vi tế không nghĩ bàn
Pháp thân Như Lai: thường.
Thí dụ thứ 6 là
Vì được tự tại nên
Sắc thân Như Lai: thường.
Phẩm 9: CÔNG ĐỨC CỦA NHƯ LAI
Luận nói: Đã nói chân như pháp thân là vô cấu. Tiếp nói y chân như pháp thân vô cấu kia, tất cả công đức như ngọc báu Ma-ni không rời các tướng hình sắc sáng chiếu. Pháp thân Như Lai có vô lượng vô biên công đức vô cấu tự tính thanh tịnh cũng như vậy. Vì nghĩa đó y vào công đức của Phật tiếp nói 2 kệ:
Tự lợi cũng lợi tha,
Đệ nhất nghĩa đế thân.
Y chân đế thân kia,
Có thể thế đế này.
Quả xa lìa thuần thục,
Trong đây có đầy đủ
Sáu mươi bốn thứ pháp
Các công đức khác nhau.
Kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:
Nơi tự thân thành tựu,
Trụ giữ các Phật pháp,
Nên gồm đệ nhất thân,
Là trụ giữ tha thân.
Chư Như Lai Thế Tôn
Nên có thế đế thể.
Phật vô lượng công đức
Gồm cả ở sơ thân.
Mười lực, 4 vô úy,
Với tướng đại trượng phu …
Kia thụ lạc báo thể
Trong đệ nhị Phật thân.
Kệ này nói nghĩa gì? Nói 10 lực v.v…64 thứ công đức của Phật thân. Đây làm sao biết? Vì y theo nghĩa kia nên nói 2 kệ:
Sức Phật: chày kim cương,
Phá chướng kẻ vô trí.
Như Lai không sợ hãi:
Sư tử giữa đám đông.
Pháp Như Lai không chung:
Như hư không thanh tịnh.
Như trăng trong nước kia,
Chúng sinh thấy có 2.
Từ đây trở xuống là những luận kệ còn lại trong phẩm công đức. Đây dựa vào 2 kệ lần lượt hiển thị 10 lực, 64 thứ công đức của Như Lai. Như trong Kinh Đà-la-ni Tự Tại Vương có nói rộng. Trước tiên y vào 10 lực nói 2 kệ:
Xứ phi xứ quả báo,
Nghiệp và nơi các căn.
Tính tín chí xứ đạo,
Ly cấu các thiền định.
Nghĩ nhớ đời quá khứ,
Thiên nhãn trí tịch tĩnh.
Như vậy các câu ấy,
Nói tên 10 thứ lực.
Lại y vào 4 vô úy nên nói 3 kệ:
Như thật rõ các pháp,
Ngăn các si đạo chướng.
Nói đạo được vô lậu,
Là 4 thứ vô úy.
Với cảnh giới sở tri,
Rốt ráo biết tự tha.
Mình biết dạy người biết,
Đây chẳng ngăn chướng đạo.
Được chứng quả thắng diệu,
Mình được khiến người được.
Nói lý lợi tự tha,
Là các chỗ vô úy.
Y 18 pháp Phật không chung nên nói 8 kệ:
Phật không lỗi, không tranh,
Không vọng niệm các lỗi,
Không bất định, tán tâm,
Không có các thứ tưởng,
Không tác ý, hộ tâm,
Dục, tinh tiến, bất thoái,
Niệm tuệ, và giải thoát,
Tri kiến v.v… không thoái,
Các nghiệp trí làm gốc,
Biết 3 đời không chướng,
Phật 18 công đức,
Còn ngoài ra không nói.
Phật thân khẩu không lỗi,
Nếu ai đến phá hoại,
Nội tâm tướng không động,
Chẳng trụ tâm, xả tâm.
Thế Tôn dục tinh tiến,
Niệm tịnh trí giải thoát.
Tri kiến thường không mất,
Thị hiện cảnh khả tri.
Tất cả các nghiệp v.v…
Trí là gốc lần lượt,
Ba đời không chướng si,
Trí rộng lớn hành thường.
Gọi là thể Như Lai,
Trí tuệ lớn tương ưng.
Biết kia đại Bồ-đề,
Pháp thắng diệu tối thượng.
Vì tất cả chúng sinh,
Chuyển bánh xe pháp lớn.
Pháp vô úy thắng diệu,
Khiến kia được giải thoát.
Lại y 32 tướng đại nhân nên nói 11 kệ:
Lòng bàn chân bằng phẳng
Đầy đủ ngàn vòng xoáy.
Bắp đùi chân đầy đặn,
Như đùi nai I-ni.
Tay chân đều mềm mại,
Các ngón đều thon dài.
Ngón có màn chân ngỗng,
Tay trên dưới cân đối.
Hai vai bằng trước sau,
Trái phải đều tròn trịa.
Đứng thẳng tay quá gối.
Tướng mã âm kín đáo.
Thân tướng thẳng trang nhã,
Như cây Ni-câu-đà.
Thể tướng đầy 7 chỗ,
Thân trên như sư tử.
Oai đức thế mạnh mẽ,
Giống như Na-la-diên.
Sắc thân sạch tốt đẹp,
Da mịn sắc vàng kim,
Sạch mịn nhuyễn thẳng kín,
Một lỗ một sợi lông,
Lông mềm mại tươi sáng,
Vi tế xoay chiều phải.
Thân sáng sạch viên mãn,
Trên đỉnh đầu nhô cao,
Cổ như cổ chim công.
Cằm vuông như sư tử.
Tóc sạch bóng sắc xanh,
Ví như Nhân-đà-la.
Trên trán tướng lông trắng,
Khuôn mặt sạch sáng rỡ.
Miệng có 40 răng,
Hai hàm trắng hơn tuyết.
Sâu kín trong ngoài sáng
Trên dưới răng đều đặn.
Tiếng Ca-lăng-tần-già,
Diệu âm nghe vang xa.
Món ăn qua cửa miệng
Tự hóa thành mỹ vị.
Lưỡi mỏng rộng và dài.
Đôi mắt màu xanh biếc.
Chớp mắt như ngưu vương.
Công đức như hoa sen.
Như vậy người tôn quý
Có 32 tướng tốt
Mỗi mỗi không tạp loạn,
Trên khắp cả châu thân.
Đó là 10 lực, 4 vô úy, 18 pháp không chung và 32 tướng đại nhân của Phật tập hợp lại, gọi là 64 thứ công đức. Kệ nói:
Sáu mươi bốn công đức,
Tu nhân và quả báo,
Mỗi mỗi đều sai biệt,
Kinh Bảo Nữ nói đủ.
Kệ này nói nghĩa gì? Trước nói chư Phật Như Lai 64 thứ công đức nhân quả sai biệt. Y theo thứ tự này trong Kinh Bảo Nữ có nói rộng. Lại y theo 4 nơi này thứ tự có 4 thí dụ. Đó là chày kim cương và sư tử chúa, thí dụ hư không, mặt trăng dưới nước có 9 kệ. Y 9 kệ kia lược nói kệ rằng:
Phá hủy, không từ tâm,
Không chung vì vô tâm,
Nên nói chày, sư tử,
Hư không, trăng trong nước.
Lại y vào 10 lực dụ chày kim cương nên nói 2 kệ:
Xứ phi xứ quả tính,
Chúng sinh các tín căn.
Các thứ tu đạo địa,
Quá túc mạng sai biệt.
Thiên nhãn với lậu tận …
Sức Phật chày kim cương.
Có thể phá tan nát,
Cây, tường, núi si mê.
Kệ này nói nghĩa gì? Lược nói kệ rằng:
Chư Như Lai 6 lực,
Lần lượt 3 và 1.
Trong cảnh giới sở tri,
Các chướng lìa Tam-muội .
Và lìa các cấu chướng
Ví như phá đập tan
Áo giáp, tường và cây,
Vật nặng và kiên cố
Cũng có thể phá hủy.
Như Lai 10 thứ lực
Giống như kim cương kia
Nên nói chày kim cương.
Lại y theo 4 vô úy thí dụ sư tử chúa, nên nói 2 kệ:
Ví như sư tử chúa,
Tự tại giữa muôn thú.
Thường ở nơi núi rừng,
Chẳng sợ các thú khác.
Phật: nhân vương, cũng vậy,
Ở giữa các đám đông,
Trụ tốt và chẳng sợ,
Lại kiên cố dũng mãnh.
Kệ này hiển thị nghĩa gì? Lược nói kệ rằng:
Biết bệnh khổ biết nhân,
Xa lìa nhân khổ ấy.
Nói thánh đạo: thuốc hay,
Để khỏi bệnh, chứng diệt.
Xa lìa các sợ hãi,
Ở trong thành dũng mãnh.
Phật: vua trong đám đông,
Như sư tử chẳng sợ.
Bởi biết tất cả pháp,
Cho nên được trụ tốt.
Khắp mọi nơi không sợ,
Lìa phàm phu ngu si,
Nhị thừa và thanh tịnh,
Vì không có ngã kiến.
Ở trong tất cả pháp,
Tâm thường định kiên cố.
Vì sao gọi dũng mãnh?
Quá vô minh trụ địa.
Tự tại chỗ không si
Nên gọi là dũng mãnh.
Lại y vào 18 pháp không chung thí dụ hư không, nên nói 3 kệ:
Địa thủy hỏa phong v.v…
Pháp ấy không trong không.
Trong các sắc cũng không,
Hư không, không si pháp.
Chư Phật không chướng ngại,
Giống như tướng hư không.
Như Lai tại thế gian
Như địa thủy hỏa phong.
Mà chư Phật Như Lai
Có đủ các công đức.
Cho đến không một pháp,
Cùng các thế gian có.
Kệ này hiển thị nghĩa gì? Lược nói kệ rằng:
Thanh Văn và không hành,
Trí giả và tự tại,
Thượng thượng vi diệu pháp,
Nên thị hiện 5 đại.
Các chúng sinh thụ dụng,
Như địa thủy hỏa phong.
Lìa thế lìa xuất thế
Nên nói hư không đại.
Ba mươi hai công đức,
Y chỉ pháp thân có.
Như thế gian đốt đèn,
Sáng nóng và sắc tướng.
Tương ưng không sai biệt,
Pháp thân chư Như Lai,
Tất cả các công đức
Không sai biệt cũng vậy.
Lại y 32 tướng đại trượng phu thí dụ trăng trong nước, nên nói 2 kệ:
Trời thu không mây che,
Trăng trên trời dưới nước.
Tất cả người thế gian,
Đều thấy sức mặt trăng.
Thanh tịnh trong Phật luân,
Đủ thế lực công đức.
Phật tử thấy Như Lai
Thân công đức cũng vậy.
Kệ này hiển thị nghĩa gì? Lược nói kệ rằng:
Ba mươi hai công đức,
Người thấy sinh hoan hỷ.
Y pháp báo hóa thân,
Mà thành có 3 Phật.
Pháp thân sạch không nhơ,
Xa lìa nơi thế gian.
Ở trong Như Lai luân,
Chúng sinh thấy 2 chỗ.
Như trong nước thanh tịnh,
Trông thấy bóng trăng sáng.
Ba mươi hai tướng ấy,
Y sắc thân được tên.
Như ngọc báu Ma-ni,
Không lìa sắc tướng sáng.
Sắc thân cũng như vậy,
Không lìa 32.
Phẩm 10: PHẬT NGHIỆP TỰ NHIÊN KHÔNG THÔI NGHỈ
Luận nói: Đã nói công đức vô cấu của chư Phật, tiếp nói tác nghiệp của chư Phật Như Lai. Tác nghiệp của chư Phật tự nhiên mà làm, thường không thôi nghỉ việc giáo hóa chúng sinh. Đây y theo lược thuyết có 2 thứ pháp tự nhiên mà làm. Vì nghĩa đó y các Phật nghiệp tự nhiên mà làm thường không thôi nghỉ, thường làm Phật sự, nên nói 6 kệ:
Với chúng sinh độ được,
Dùng phương tiện giáo hóa.
Khởi nghiệp hóa chúng sinh,
Giáo hóa chúng sinh giới.
Chư Phật: người tự tại,
Với chúng sinh khả hóa,
Thường đợi nơi đợi lúc,
Tự nhiên làm Phật sự.
Biết khắp cả Đại thừa
Tối diệu công đức tụ.
Như nước báu biển lớn,
Trí Như Lai cũng vậy.
Bồ-đề rộng vô biên,
Giống như cõi hư không.
Phóng vô lượng công đức
Ánh mặt trời đại trí
Khắp chiếu các chúng sinh
Có diệu pháp thân Phật.
Vô cấu công đức tạng
Như thân ta không khác.
Phiền não chướng trí chướng,
Mây mù lưới khắp che.
Chư Phật: gió từ bi,
Thổi tan khiến tiêu hết.
Nghĩa của 6 kệ này được sơ lược giải thích bằng 14 kệ. Kệ nói:
Bởi những tính trí gì
Cái gì thời xứ gì,
Tác nghiệp không phân biệt,
Cho nên nghiệp tự nhiên.
Bởi các căn tính gì,
Các chúng sinh độ được.
Bởi các trí tuệ gì,
Độ được các chúng sinh.
Lại bởi những gì là
Phương tiện hóa chúng sinh.
Chúng sinh do nơi đâu,
Khi nào có thể hóa.
Tiến thú và công đức,
Là quả là nhiếp thủ.
Chướng kia và đoạn chướng,
Các duyên không phân biệt.
Tiến thú là 10 địa,
Nhân công đức 2 đế.
Quả là đại Bồ-đề,
Gồm Bồ-đề quyến thuộc.
Chướng kia là vô biên,
Phiền não và tập khí.
Đoạn chướng là đại từ,
Cùng với tâm đại bi …
Gọi là tất cả thời
Thường gieo trồng nhân duyên
Như vậy ở 6 chỗ,
Lần lượt nói nên biết.
Như nước báu biển lớn,
Không nhật địa vân phong.
Các địa như biển lớn,
Nước trí công đức báu.
Bồ-đề như cõi không,
Rộng không có ngằn mé.
Vì lợi ích chúng sinh,
Hai nghiệp như mặt trời.
Chiếu soi khắp biết hết,
Tất cả cõi chúng sinh
Đều có tính Như Lai,
Như trong đất chôn giấu.
Cũng như đại địa kia
Thể vững chắc không động.
Vì lợi ích chúng sinh,
Thấy kia ta không khác.
Các phiền não khách trần
Vốn tự không thể tính.
Tất cả đều hư vọng,
Như mây tụ không thật.
Khởi tâm đại từ bi,
Giống như gió thổi mạnh.
Phiền não trí chướng hết,
Như mây tụ đã tan.
Việc hóa độ chưa hết,
Nên thường tại thế gian.
Từ bản tế đến nay
Tự nhiên không thôi nghỉ.
Hỏi: Như trước đã nói chư Phật Như Lai không sinh không diệt. Nếu như vậy tức là pháp vô vi. Pháp vô vi thì không có nghiệp tu hành, thì sao có việc thường giáo hóa chúng sinh tự nhiên không thôi nghỉ?
Đáp: Vì để hiển thị việc lớn của chư Phật là đoạn các nghi hoặc, cho nên y nơi cảnh giới thanh tịnh vô cấu không thể nghĩ bàn của chư Phật thị hiện việc lớn, nên dùng thí dụ nói một kệ:
Mây: trống trời Đế Thích,
Ma-ni: mặt trời Phạm.
Vang rền cõi hư không
Thân Như Lai cũng vậy.
Y một kệ này Tu-đa-la thủ nghĩa kệ có 9 thí dụ. Từ đây trở xuống nói rộng còn 66 kệ. Lại nữa, y theo kệ nói rộng nghĩa, 9 thứ thí dụ lược nói nghĩa kia, và tuần tự nói rộng Như Lai vô thượng lợi ích, chúng sinh tu hành cứu cánh giải thích bằng 19 kệ. Kệ nói:
Xa lìa tất cả nghiệp,
Chưa từng thấy có quả.
Vì tất cả người nghi,
Trừ các lưới nghi ấy.
Nói 9 thứ thí dụ,
Kia tên Tu-đa-la.
Rộng nói các pháp này,
Trong Tu-đa-la kia.
Rộng nói 9 thí dụ,
Kia tên trí cảnh giới.
Tốt đẹp trí trang nghiêm,
Người có trí sớm vào.
Đầy đủ cảnh giới Phật,
Nói kia trời Đế Thích.
Kính lưu ly ảnh tượng,
Chín thứ các thí dụ.
Phải biết là yếu nghĩa,
Thấy nói và đến khắp.
Bởi lìa các tướng trí,
Nghiệp thân khẩu ý kín.
Đại từ bi thì được,
Lìa các tâm công dụng.
Không phân biệt vắng lặng,
Do trí nên không nhơ.
Như đại Tì-lưu-ly,
Đế Thích v.v… các thí dụ.
Trí cứu cánh đầy đủ,
Nên rốt ráo vắng lặng.
Bởi trí tuệ thanh tịnh,
Cho nên không phân biệt.
Để thành các thứ nghĩa,
Nói Đế Thích v.v…thí dụ.
Để thành các nghĩa ấy,
Nói 9 thứ kiến v.v…
Lìa sinh lìa thần thông,
Chư Phật hiện việc ấy.
Đó gọi là lược nói,
Các thứ nghĩa thí dụ.
Thí dụ trước giải sau,
Thí dụ sau giải trước.
Phật thể ảnh trong gương,
Như kia đất lưu ly.
Người chẳng không có tiếng,
Như trống trời mầu nhiệm.
Chẳng không làm Phật sự,
Như mây mưa lớn kia.
Chẳng không làm lợi ích,
Mà cũng chẳng không sinh.
Gieo trồng các chủng tử,
Như Phạm thiên bất động.
Mà chẳng không thuần thục,
Như mặt trời lớn kia.
Chẳng không phá các tối,
Như ngọc Như ý kia.
Mà chẳng không hy hữu,
Giống như tiếng vang kia.
Chẳng không nhân duyên thành,
Giống như hư không kia
Chẳng không làm tất cả
Y chỉ cho chúng sinh.
Giống như đại địa kia,
Mà chẳng không trụ giữ.
Tất cả mọi thứ vật,
Do nương đại địa kia.
Gánh vác các thế gian,
Tất cả các thứ vật.
Y chư Phật Bồ-đề,
Diệu pháp xuất thế gian.
Thành tựu các bạch nghiệp,
Các thiền 4 vô lượng.
Cùng với 4 không định,
Chư Như Lai tự nhiên,
Thường trụ các thế gian,
Có các nghiệp như vậy.
Nhất thời chẳng trước sau,
Làm diệu nghiệp như vậy.
Phẩm 11: HIỆU LƯỢNG TÍN CÔNG ĐỨC
Luận nói: Trước đã nói 4 thứ pháp. Từ đây trở xuống nói người có tuệ đối với pháp này có thể sinh tín tâm. Y theo tín tâm đó được các công đức, nên nói 14 kệ:
Phật tính, Phật Bồ-đề,
Phật pháp và Phật nghiệp.
Các người tịnh thế gian
Không thể nghĩ bàn được.
Đây cảnh giới chư Phật,
Nếu ai có thể tin,
Được vô lượng công đức,
Hơn tất cả chúng sinh.
Vì cầu Phật Bồ-đề,
Quả báo không nghĩ bàn.
Được vô lượng công đức,
Nên hơn các thế gian.
Nếu người có thể xả,
Ngọc Ma-ni trân quý,
Bố thí khắp 10 phương,
Vô lượng các cõi Phật,
Để cầu Phật Bồ-đề,
Thí cho các pháp vương.
Người kia thí như vậy,
Vô lượng Hằng sa kiếp,
Nếu lại có người nghe,
Một câu diệu cảnh giới,
Nghe rồi phát lòng tin,
Hơn thí phúc vô lượng.
Nếu có người trí tuệ.
Phụng trì vô thượng giới,
Thân khẩu ý nghiệp tịnh,
Tự nhiên thường hộ trì,
Để cầu Phật Bồ-đề
Như vậy vô lượng kiếp,
Người ấy được phúc báo
Không thể nghĩ bàn được.
Nếu lại có người nghe,
Một câu diệu cảnh giới,
Nghe rồi phát lòng tin,
Hơn giới phúc vô lượng.
Nếu người nhập thiền định,
Đốt phiền não 3 cõi,
Vượt trời qua bờ kia,
Không Bồ-đề phương tiện.
Nếu lại có người nghe,
Một câu diệu cảnh giới,
Nghe rồi phát lòng tin,
Hơn thiền phúc vô lượng.
Người không tuệ xả bỏ,
Chỉ được báo giàu sang.
Người tu trì cấm giới,
Được sinh cõi trời, người.
Tu hành đoạn các chướng,
Phi tuệ không thể trừ.
Tuệ trừ phiền não chướng,
Cũng trừ được trí chướng.
Nghe pháp là tuệ nhân,
Cho nên nghe pháp hơn.
Huống chi nghe pháp rồi,
Lại còn sinh tín tâm.
Mười bốn kệ này được sơ lược giải thích bằng 11 kệ. Kệ nói:
Thân và kia chuyển thân,
Công đức và thành nghĩa.
Cho thấy 4 pháp này,
Là cảnh giới Như Lai.
Người trí tin là có,
Và tin rốt ráo được.
Bởi tin các công đức
Mau chứng vô thượng đạo.
Rốt ráo đến bờ kia,
Là Như Lai trụ xứ.
Tin có cảnh giới ấy,
Đó chẳng thể nghĩ bàn.
Chúng ta có thể được,
Công đức kia như vậy.
Chỉ thắng trí tin sâu,
Dục tinh tiến niệm định,
Tu trí… các công đức,
Vô thượng Bồ-đề tâm.
Tất cả thường hiện tiền,
Bởi thường hiện tiền nên
Là Phật tử không thoái.
Bờ kia công đức sạch,
Rốt ráo được thành tựu.
Năm độ là công đức
Bởi không phân biệt 3
Rốt ráo và thanh tịnh.
Không lìa pháp đối trị,
Thí chỉ thí công đức.
Trì giới chỉ trì giới.
Còn 2 độ tu hành,
Là nhẫn nhục, thiền định.
Tinh tiến khắp các xứ,
Xan …pháp sở trị,
Gọi là phiền não chướng.
Vọng phân biệt 3 pháp
Đó gọi là trí chướng.
Xa lìa các chướng kia
Không thắng nhân nào khác.
Chỉ chân diệu trí tuệ,
Cho nên Bát-nhã hơn.
Kia trí tuệ căn bản,
Đó gọi là văn tuệ.
Do văn tuệ sinh trí,
Cho nên nghe là hơn.
Lại từ đây trở xuống nói rõ các nghĩa đã nói. Y vào pháp gì nói? Y vào nghĩa gì nói? Y vào tướng gì nói? Trước hết y vào pháp kia nên nói 2 kệ:
Pháp tôi nói ở đây,
Là tự tâm thanh tịnh.
Theo chư Như Lai dạy,
Tương ứng Tu-đa-la.
Nếu có người trí tuệ,
Nghe mà tin thụ được,
Pháp tôi nói ở đây
Cũng nhiếp thụ người ấy.
Từ đây trở xuống theo nghĩa ấy nói 2 kệ:
Theo đèn, điện, Ma-ni,
Nhật, nguyệt các thứ sáng,
Tất cả người có mắt,
Đều thấy được cảnh giới.
Theo Phật pháp quang minh,
Người mắt tuệ thấy được.
Vì pháp lợi như vậy,
Nên tôi nói pháp này.
Từ đây trở xuống, theo tướng ấy nên nói 2 kệ:
Nếu tất cả nói ra,
Có nghĩa, có pháp cú,
Khiến người tu hành được
Xa lìa nơi 3 cõi.
Và nói pháp tịch tĩnh,
Tối thắng vô thượng đạo,
Phật nói là chính kinh,
Ngoài ra điên đảo thuyết.
Từ đây trở xuống theo phương tiện hộ pháp nên nói 7 kệ:
Tuy nói nghĩa pháp cú,
Đoạn phiền não 3 cõi,
Vô minh che mắt tuệ,
Tham … các bẩn trói buộc.
Lại ở trong Phật pháp
Chỉ lấy phần ít nói,
Sách đời thì nói sõi,
Ba kia còn khả thụ.
Huống chi chư Như Lai,
Xa lìa bẩn phiền não.
Người trí tuệ vô lậu,
Giảng nói Tu-đa-la,
Bởi lìa nơi chư Phật
Tất cả trong thế gian
Lại không thắng trí tuệ.
Người như thật biết pháp,
Như Lai nói liễu nghĩa,
Kia không thể nghĩ bàn.
Tư duy là chê pháp,
Vì không hiểu ý Phật.
Chê thánh và hoại pháp,
Các tà tư duy này,
Người ngu si phiền não,
Vì vọng thấy chỗ chấp.
Vậy không nên chấp trước
Tà kiến các pháp bẩn.
Dùng áo sạch nhuộm màu,
Nhơ bẩn không thể nhuộm.
Từ đây trở xuống y theo sự hủy báng chính pháp nên nói 3 kệ:
Ngu không tin bạch pháp,
Tà kiến và kiêu mạn,
Quá khứ chướng báng pháp,
Chấp trước bất liễu nghĩa.
Chấp cúng dường cung kính,
Chỉ thấy nơi tà pháp.
Xa lìa thiện tri thức,
Gần gũi kẻ báng pháp,
Ưa chấp pháp Tiểu thừa
Các chúng sinh như vậy,
Không tin nơi Đại thừa,
Nên hủy báng Phật pháp.
Từ đây theo hủy báng chính pháp bị quả báo ác nên nói 6 kệ:
Người trí không nên sợ,
Oan gia, lửa, rắn, độc,
Nhân-đà-la, sấm sét,
Đao gậy, các thú dữ,
Sư tử, và cọp, sói,
Chúng có thể hại mạng,
Không thể khiến người ta
Vào A-tì địa ngục.
Phải sợ hủy báng pháp,
Và hủy pháp tri thức.
Chắc chắn khiến người vào
Ngục A-tì đáng sợ.
Tuy gần ác tri thức,
Ác tâm xuất huyết Phật,
Và giết hại mẹ cha,
Đoạn mạng các thánh nhân,
Phá hoại tăng hòa hợp,
Và đoạn các thiện căn,
Bởi một niệm chính pháp
Giải thoát được nơi kia.
Nếu lại có ai khác
Hủy báng pháp thậm thâm,
Người ấy vô lượng kiếp
Không thể giải thoát được.
Từ đây trở xuống theo pháp sư thuyết pháp sinh tâm kính trọng, nên nói 2 kệ:
Nếu người khiến chúng sinh,
Biết tin pháp như vậy,
Đó là cha mẹ ta,
Cũng là thiện tri thức.
Người ấy là người trí,
Vì sau Phật diệt độ,
Quay tà kiến điên đảo,
Khiến nhập vào chính đạo.
Từ đây trở xuống y theo kia thuyết pháp được các công đức đem dùng hồi hướng, nên nói 3 kệ:
Tam Bảo tính thanh tịnh,
Bồ-đề công đức nghiệp,
Tôi lược nói 7 thứ,
Tương ứng với kinh Phật.
Y các công đức này,
Nguyện đến khi mạng chung,
Thấy Phật Vô Lượng Thọ,
Thân vô biên công đức.
Tôi cùng các tín giả,
Được thấy Phật kia rồi,
Nguyện được ly cấu nhãn,
Thành vô thượng Bồ-đề.
Từ đây trở xuống, lược nói cú nghĩa. Kệ nói:
Y các pháp gì nói?
Y các nghĩa gì nói?
Y các tướng gì nói?
Như pháp kia mà nói.
Kia tất cả các pháp
Hiển thị trong 6 kệ.
Hộ tự thân phương tiện,
Được dùng 7 kệ nói.
Nói phỉ báng chính pháp,
Cho nên có 3 kệ.
Sáu kệ nói nhân kia,
Dùng 2 kệ hiển thị.
Nơi người thuyết pháp kia,
Thâm sinh tâm kính trọng.
Đại chúng nghe nhẫn thụ,
Được đại Bồ-đề kia.
Lược nói 3 thứ pháp
Hiển thị quả báo ấy./.
TRỌN BỘ 4 QUYỂN HẾT