LUẬN CỨU CÁNH NHẤT THỪA BẢO TÍNH
Hậu Ngụy Trung Ấn Độ Tam tạng Lặc-na-ma-đề dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 3

Phẩm 5: TẤT CẢ CHÚNG SINH CÓ NHƯ LAI TẠNG

Luận nói: Từ đây trở đi các kệ của luận này lần lượt y vào 4 câu kia nói rộng sai biệt. Đây nói nghĩa gì? Trước đây kệ nói:

Chân như có tạp cấu,

Và xa lìa các cấu.

Phật vô lượng công đức,

Và tác nghiệp của Phật.

Diệu cảnh giới như vậy,

Là chỉ chư Phật biết.

Y diệu pháp thân này,

Xuất sinh ra Tam bảo.

Kệ này thị hiện nghĩa gì? Như trước đã nói tất cả chúng sinh có Như Lai tạng. Kia y vào nghĩa gì mà nói kệ:

Pháp thân Phật biến khắp,

Chân như không sai biệt.

Đều thật có Phật tính,

Cho nên nói thường hữu.

Kệ này nói nghĩa gì? Có 3 nghĩa cho nên Như Lai nói tất cả mọi thời, tất cả chúng sinh có Như Lai tạng. Những gì là 3? 1. Pháp thân Như Lai có trong tất cả thân chúng sinh nên kệ nói pháp thân Phật biến khắp. 2. Chân như Như Lai không sai biệt nên kệ nói chân như không sai biệt. 3. Tất cả chúng sinh thảy đều thật có chân như Phật tính nên kệ nói đều thật có Phật tính. Nghĩa 3 câu này, từ đây trở xuống, luận y vào Như Lai tạng Tu-đa-la hậu thời thuyết. Như bản kệ nói:

Tất cả chúng sinh giới,

Không lìa trí chư Phật.

Vì kia tịnh không cấu,

Bởi thể tính không hai.

Y tất cả chư Phật

Bình đẳng pháp tính thân.

Biết tất cả chúng sinh

Đều có Như Lai tạng.

Thể và nghiệp nhân quả

Tương ưng với các hành.

Thời sai biệt khắp nơi,

Không đổi không sai biệt.

Diệu nghĩa kia lần lượt

Đệ nhất chân pháp tính.

Ta lược nói như vậy,

Ngươi nay nên khéo biết.

Kệ này thị hiện nghĩa gì? Kệ này lược nói có 10 nghĩa. Y theo 10 nghĩa này thuyết minh đệ nhất nghĩa của cảnh giới thật trí Phật tính sai biệt. Những gì là 10? 1. Thể. 2. Nhân. 3. Quả. 4. Nghiệp. 5.Tương ưng. 6. Hành. 7. Thời sai biệt. 8. Khắp tất cả mọi nơi. 9. Không biến đổi. 10. Không sai biệt. Trước tiên y thể nhân nói một kệ:

Tự tính thường không nhiễm,

Như báu không tịnh thủy.

Tin pháp và Bát-nhã,

Tam-muội với đại bi.

Nửa đầu của bài kệ này thị hiện nghĩa gì? Kệ nói:

Tự tại lực không đổi,

Tư thật thể nhu nhuyến.

Báu, không, nước công đức

Tương tự pháp tương đối.

Kệ này nói nghĩa gì? Trước đã nói có 3 nghĩa. Ba nghĩa ấy tuần tự y nơi tự tướng đồng tướng. Ba thứ công đức thanh tịnh của pháp thân Như Lai như hư không tịnh thủy của ngọc báu như ý tương tự pháp tương đối. Đây nói nghĩa gì? Tư, nghĩa là y pháp thân Như Lai tư duy tu tập thảy đều thành tựu. Nửa sau kệ thị hiện nghĩa gì? Kệ nói:

Có 4 thứ chướng ngại,

Chê pháp và chấp ngã,

Sợ hãi khổ thế gian,

Lìa bỏ các chúng sinh.

Kệ này nói nghĩa gì? Kệ nói:

Xiển-đề và ngoại đạo,

Thanh Văn và Tự Giác.

Tín v.v…4 thứ pháp,

Đó là nhân thanh tịnh.

Kệ này nói nghĩa gì? Lược nói trong tất cả cảnh giới chúng sinh, có 3 loại chúng sinh. Những gì là 3? 1. Cầu hữu. 2. Xa lìa cầu hữu. 3. Không cầu 2 thứ kia. Cầu hữu có 2 thứ. Những gì là 2? 1. Chê giải thoát đạo không có tính Niết-bàn, thường cầu trụ thế gian không cầu chứng Niết-bàn. 2. Trong Phật pháp đồng vị với Xiển-đề, bởi chê bai Đại thừa. Cho nên trong Kinh Bất Tăng Bất Giảm nói: “ Xá-lợi-phất ! Nếu có Tì-khưu, Tì-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hoặc khởi 1 kiến chấp, hoặc khởi 2 kiến chấp, chư Phật Như Lai chẳng phải là Thế Tôn của chúng. Những người như vậy chẳng phải đệ tử của ta. Xálợi-phất ! Người như vậy vì khởi nhân duyên 2 kiến chấp nên từ chỗ tối vào trong tối, từ âm u vào trong âm u. Ta gọi những người như vậy là Nhất-xiển-đề.” Cho nên kệ nói là chê pháp, là Xiển-đề. Người xa lìa cầu hữu cũng có 2 loại. Những gì là 2? 1. Không cầu phương tiện đạo. 2. Có cầu phương tiện đạo. Người không cầu phương tiện đạo cũng có 2 loại. Những gì là 2? 1. Các thứ tà chấp các thứ ngoại đạo. đó là Tăng-khư, Vệ-thế-sư, Ni-kiền-đà, Nhã-đề tử v.v… không cầu phương tiện đạo. 2. Ở trong Phật pháp đồng hành ngoại đạo. Tuy tin Phật pháp mà điên đảo chấp thủ. Họ là những ai? Là Độc tử v.v… chấp trong thân có ngã, không tin đệ nhất nghĩa đế, không tin chân như pháp không. Phật nói chúng không khác gì ngoại đạo. Lại có người chấp không làm hữu, do ngã tướng kiêu mạn. Bởi vì sao? Bởi Như Lai nói không giải thoát môn là khiến họ giác tri, mà họ chấp chỉ không là vô thật. Vì những người đó, trong Kinh Bảo Tích, Phật bảo Ca-diếp: “ Thà kiến chấp ngã như núi Tu-di còn hơn chúng sinh kiến chấp kiêu mạn chấp không là hữu. Ca-diếp ! Tất cả tà kiến hiểu không, được lìa. Nếu thấy không là hữu, chúng không thể giáo hóa khiến lìa thế gian được. Cho nên kệ nói và chấp ngã và ngoại đạo. Người có phương tiện cầu đạo cũng có 2 loại. Những gì là 2? 1. Thanh Văn. Kệ nói sợ hãi khổ thế gian là Thanh Văn. 2. Bích-chiphật. Kệ nói lìa bỏ các chúng sinh và tự giác ngộ. Không cầu 2 kia, nghĩa là đệ nhất lợi căn chúng sinh, đó là các Bồ-tát Ma-ha-tát. Bởi vì sao? Vì các Bồ-tát không cầu cái hữu kia, như Nhất-xiển-đề. Cũng không đồng với cầu đạo không phương tiện, như các thứ ngoại đạo. Lại cũng không đồng với cầu đạo có phương tiện, như Thanh Văn, Bích-chi-phật v.v… Bởi vì sao? Bởi các Bồ-tát thấy thế gian đạo và Niết-bàn đạo bình đẳng. Vì tâm không trụ Niết-bàn, vì pháp thế gian không thể nhiễm mà tu hành hạnh thế gian, tâm Niết-bàn từ bi kiên cố vì khéo trụ trong pháp thanh tịnh căn bản. Lại nữa chúng sinh người Nhất-xiển-đề cầu hữu kia và trong Phật pháp đồng Xiển-đề vị, gọi là chúng sinh tà định tụ. Lại nữa, trong chúng sinh xa lìa cầu hữu, rơi vào loại chúng sinh không phương tiện cầu đạo, gọi là chúng sinh bất định tụ. Lại nữa trong chúng sinh xa lìa cầu hữu, phương tiện cầu đạo, cầu lìa thế gian như Thanh Văn, Bích-chi-phật, và Bồ-tát bình đẳng đạo trí không cầu 2 kia, gọi là chúng sinh chính định tụ. Lại nữa, trừ chúng sinh cầu vô chướng ngại đạo Đại thừa, ngoài ra có 4 loại chúng sinh. Những gì là 4? 1. Xiển-đề. 2. Ngoại đạo. 3. Thanh Văn. 4. Bích-chi-phật. Bốn chúng sinh kia có 4 thứ chướng ngại nên không thể chứng, không thể hiểu, không thể thấy tính của Như Lai. Những gì là 4? 1. Chê pháp Đại thừa, là chướng của Nhất-xiển-đề. Đối trị chướng này là các Bồ-tát Ma-ha-tát tin pháp Đại thừa. Cho nên kệ nói tin pháp. 2. Chấp một cách ngang ngược rằng trong thân có ngã, là chướng của các ngoại đạo. Đối trị chướng này là các Bồtát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Cho nên kệ nói và Bátnhã. 3. Sợ hãi các khổ thế gian, là chướng của người Thanh Văn. Đối trị chướng này là các Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành các Tam-muội Hư không tạng, Thủ-lăng-nghiêm v.v… Cho nên kệ nói Tam-muội. 4. Bỏ lợi ích tất cả chúng sinh, bỏ tâm đại bi, là chướng của Bíchchi-phật. Đối trị chướng này là các Bồ-tát Ma-ha-tát tu hạnh đại bi. Đó là 4 thứ chướng, chướng ngại 4 loại chúng sinh. Để đối trị 4 thứ chướng kia nên các Bồ-tát Ma-ha-tát tin tu hạnh Đại thừa 4 thứ pháp đối trị, được pháp thân thanh tịnh vô thượng, đến đệ nhất bỉ ngạn. Bởi vì sao? Y theo 4 thứ pháp giới thanh tịnh này tu tập các thiện pháp, đó là chư Phật tùy thuận các pháp tử đã sinh trong nhà Phật. Cho nên kệ nói:

Tin Đại thừa là con,

Lấy Bát-nhã làm mẹ.

Thiền: thai. Đại bi: sữa,

Thật là con chư Phật.

Kệ nói tín v.v… 4 pháp là nhân thanh tịnh. Lại nữa y theo quả nghiệp nói một kệ:

Tịnh, ngã, lạc, và thường,

Bỉ ngạn: quả công đức.

Chán khổ cầu Niết-bàn,

Dục, nguyện v.v.. các nghiệp.

Nửa kệ trên đây thị hiện nghĩa gì? Kệ nói:

Lược nói nghĩa 4 câu,

Bốn thứ pháp điên đảo.

Điên đảo trong pháp thân,

Tu hành pháp đối trị.

Kệ này nói nghĩa gì? Tín v.v… 4 pháp kia, pháp thân Như Lai nhân đây có thể thanh tịnh. Kia trước nói 4 thứ pháp. Kia tuần tự lược nói đối trị 4 điên đảo. Phải biết 4 thứ quả công đức Ba-lamật của pháp thân Như lai nên kệ nói: Lược nói nghĩa 4 câu. Đây nói nghĩa gì? Nghĩa là đối với sắc v.v… trong sự vô thường khởi tưởng là thường, trong pháp khổ khởi tưởng là lạc, trong vô ngã khởi tưởng là ngã, trong bất tịnh khởi tưởng là tịnh. Những điều như vậy gọi là 4 thứ điên đảo, nên kệ nói: Bốn thứ pháp điên đảo. Để đối trị 4 thứ điên đảo nên có 4 thứ pháp phi điên đảo. Những gì là 4? Nghĩa là đối với sắc v.v… trong sự vô thường sinh tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh v.v… Đó là 4 thứ đối trị không điên đảo, nên kệ nói: Tu hành pháp đối trị. Như vậy 4 thứ đối trị điên đảo, phải biết rằng y pháp thân Như Lai lại là điên đảo, nên kệ nói: Điên đảo trong pháp thân. Đối trị điên đảo này nói có 4 thứ quả Ba-la-mật công đức của pháp thân Như Lai. Những gì là 4? Đó là thường Ba-la-mật, lạc Ba-la-mật, ngã Ba-la-mật, tịnh Ba-la-mật, nên kệ nói: Tu hành pháp đối trị. Cho nên Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Chúng sinh phàm phu, trong pháp 5 ấm khởi tưởng điên đảo. Nghĩa là vô thường tưởng thường, khổ tưởng có lạc, vô ngã tưởng ngã, bất tịnh tưởng tịnh. Thế Tôn ! Tất cả A-la-hán, Bích-chi-phật, là những bậc không trí, vốn không thấy cảnh giới nhất thiết trí và pháp thân Như Lai. Nếu có chúng sinh tin lời Phật nói, đối với pháp thân Như Lai khởi thường tưởng, lạc tưởng, ngã tưởng, tịnh tưởng, Thế Tôn ! Các chúng sinh ấy không phải điên đảo kiến mà đó là chính kiến. Thế Tôn ! Người chính kiến là người con chân thật của Phật, từ miệng Phật sinh, từ chính pháp sinh, từ pháp hóa sinh, được các pháp tài.” Lại nữa 4 thứ công đức Ba-la-mật của pháp thân Như Lai từ nhân đến quả tuần tự mà nói là tịnh, ngã, lạc, thường. Thế nào là tuần tự từ nhân đến quả? Nghĩa là chướng của Nhất-xiển-đề phỉ báng Đại thừa, thật không có tịnh mà tâm chấp lấy thế gian tịnh. Đối trị chướng này, là các Bồ-tát Ma-ha-tát tin Đại thừa tu hành chứng được quả đệ nhất tịnh Ba-la-mật. Trong 5 ấm thấy có thần ngã, là chướng của các ngoại đạo, thật không có thần ngã mà chấp lấy ngã. Đối trị chướng này, là các Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật chứng được quả đệ nhất ngã Ba-la-mật. Đây nói nghĩa gì? Tất cả ngoại đạo chấp trước những sự không chân thật như sắc v.v… cho là có ngã, rồi các ngoại đạo ấy chấp lấy tướng ngã. Điên đảo hư vọng, không có tướng ngã, như vậy tất cả mọi thời không có ngã. Vì ý nghĩa đó, nói Như Lai biết như thật tất cả pháp không có ngã đến đệ nhất bỉ ngạn mà Như Lai không có ngã kia, không có tướng ngã. Bởi vì sao? Bởi tất cả mọi thời thấy biết như thật không hư vọng, không điên đảo. Đây lấy nghĩa gì? Là lấy cái tức vô ngã gọi là hữu ngã. Tức vô ngã, là không có cái thần ngã hư vọng của ngoại đạo kia. Nói hữu ngã, là Như Lai có cái ngã được tự tại kia. Cho nên kệ nói:

Như chân không thanh tịnh,

Được đệ nhất vô ngã.

Chư Phật được tịnh thể,

Nên gọi được đại thân.

Kệ này nói nghĩa gì? Được đại thân, nghĩa là Như Lai được pháp thân chân như đệ nhất thanh tịnh. Đó là thật ngã của chư Phật Như Lai, vì được thể tự tại, vì được thân thanh tịnh đệ nhất, nên kệ nói: Chư Phật được tịnh thể. Vì ý nghĩa đó chư Phật gọi là được tự tại thanh tịnh, nên kệ nói: Nên gọi được đại thân. Vì ý nghĩa đó, y theo nghĩa này chư Phật Như Lai trong vô lậu giới được đệ nhất tối tự tại ngã. Lại nữa tức y theo nghĩa như vậy, nên pháp thân Như Lai không gọi là hữu. Vì vô ngã tướng, vô pháp tướng. Vì ý nghĩa đó không được nói hữu, vì như tướng kia là không như vậy. Lại nữa tức y theo nghĩa như vậy, nên pháp thân Như Lai không gọi là vô. Bởi chỉ có ngã thể chân như kia, nên không được nói không có pháp thân. Bởi như tướng kia có như vậy. Y theo nghĩa này nên các ngoại đạo hỏi Như Lai sau khi chết là có thân hay không có thân? Có những trường hợp như vậy, nên Như Lai không ghi nhận, không trả lời. Các người Thanh Văn sợ cái khổ thế gian. Để đối trị cái sợ khổ thế gian kia, các Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành các Tam-muội thế gian xuất thế gian, chứng được quả đệ nhất lạc Ba-la-mật. Người Bích-chi-phật xả bỏ tất cả lợi ích chúng sinh, thích trụ nơi tịch tĩnh. Để đối trị sự xả bỏ chúng sinh kia, các Bồ-tát Ma-ha-tát tu hạnh đại từ bi, trụ thế gian vô hạn kỳ, thường lợi ích chúng sinh, chứng được quả đệ nhất thường Ba-lamật. Đó gọi là tín, Bát-nhã, Tam-muội, đại bi, 4 thứ tu hành của các Bồ-tát Ma-ha-tát. Như vậy tuần tự được tịnh, lạc, ngã, thường, 4 thứ quả công đức Ba-la-mật của thân Như Lai. Lại có nghĩa nữa, là y theo 4 thứ pháp thân Như Lai đây gọi là quảng đại, cứu cánh như pháp giới, tận vị lai tế như hư không. Đây nói ý nghĩa gì? Tin tu hành Đại thừa, cho nên chư Phật Như Lai thường được pháp giới thanh tịnh đến đệ nhất bỉ ngạn. Cho nên nói rộng lớn như pháp giới. Tu hành Bát-nhã Ba-la-mật cho nên chư Phật Như Lai thành tựu pháp thân hư không, vì khí thế gian rốt ráo vô ngã. Vì tu hành Hư không tạng v.v… vô lượng Tam-muội. Vì ý nghĩa đó nên trong tất cả mọi nơi, tất cả mọi pháp đều được tự tại. Cho nên nói rốt ráo như hư không. Vì tu hành đại bi, đối với tất cả chúng sinh trong thời gian không giới hạn được tâm từ bi bình đẳng. Cho nên nói hết đời vị lai không hạn kỳ. Lại nữa 4 thứ Ba-la-mật này đẳng trụ trong vô lậu giới. Thanh Văn, Bích-chi-phật được đại lực tự tại. Để chứng đệ nhất bỉ ngạn pháp thân công đức của Như Lai, Bồ-tát có 4 thứ chướng. Những gì là 4? 1. Duyên tướng. 2. Nhân tướng. 3. Sinh tướng. 4. Hoại tướng. Duyên tướng, là vô minh trụ địa, tức vô minh trụ địa này làm duyên cùng với hành. Giống như vô minh duyên hành, vô minh trụ địa duyên cũng như vậy. Nhân tướng, là vô minh trụ địa duyên hành, tức vô minh trụ địa này duyên hành làm nhân. Giống như hành duyên thức, nghiệp vô lậu duyên cũng như vậy. Sinh tướng, là vô minh trụ địa duyên, y vào nghiệp nhân vô lậu sinh 3 thứ ý sinh thân. Giống như 4 thủ duyên y vào nghiệp nhân hữu lậu mà sinh 3 cõi, 3 thứ ý sinh thân cũng sinh như vậy. Hoại tướng, là 3 thứ ý sinh thân duyên cái chết biến dịch không thể nghĩ bàn. Giống như y vào duyên sinh mà có lão tử, 3 thứ ý sinh thân duyên cái chết biến dịch không thể nghĩ bàn cũng như vậy. Lại nữa, tất cả phiền não nhiễm, đều dựa vào căn bản vô minh trụ địa, vì không tách khỏi vô minh trụ địa. Thanh Văn, Bích-chi-phật, đại lực Bồ-tát, chưa lìa xa được vô minh trụ địa cấu, cho nên chưa được cứu cánh vô vi tịnh Ba-la-mật. Lại nữa, tức y nơi vô minh trụ địa kia duyên, vì tập khí của tướng hý luận vi tế, chưa được vĩnh viễn diệt trừ, cho nên chưa được cứu cánh vô vi ngã Bala-mật. Lại nữa, tức duyên vô minh trụ địa kia, có tướng hý luận vi tế tập họp, nhân nghiệp vô lậu sinh trong ý ấm chưa được vĩnh diệt, cho nên chưa được cứu cánh vô vi lạc Ba-la-mật. Vì các phiền não nhiễm, nghiệp nhiễm, sinh nhiễm chưa được vĩnh diệt, cho nên chưa chứng cứu cánh cam lồ Như Lai pháp thân. Vì chưa xa lìa cái sinh tử biến dịch không thể nghĩ bàn, thường chưa cứu cánh, nên chưa được cái thể không biến đổi khác. Cho nên chưa được cứu cánh vô vi thường Ba-la-mật. Lại nữa, giống như phiền não nhiễm, vô minh trụ địa cũng vậy. Giống như nghiệp nhiễm, vô lậu nghiệp hành cũng vậy. Giống như sinh nhiễm, 3 thứ ý sinh thân và biến dịch sinh tử không thể nghĩ bàn cũng vậy. Như Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Ví như thủ duyên nghiệp nhân hữu lậu mà sinh tam hữu. Như vậy, Thế Tôn ! Y vô minh trụ địa duyên nghiệp nhân vô lậu, sinh 3 thứ ý sinh thân là A-la-hán, Bích-chi-phật và đại lực Bồ-tát. Thế Tôn ! Ba thứ ý sinh thân của 3 thừa địa này sinh là y vô minh trụ địa có duyên, chứ không phải không duyên.” Những điều như vậy trong Kinh Thắng Man có nói rộng.

Lại nữa, vì trong 3 thứ ý sinh thân của Thanh Văn, Bích-chiphật và đại lực Bồ-tát không có bỉ ngạn công đức thân tịnh, ngã, lạc, thường Ba-la-mật. Cho nên Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Chỉ pháp thân Như Lai là thường Ba-la-mật, lạc Ba-la-mật, ngã Ba-lamật, tịnh Ba-la-mật.” Đây nói ý nghĩa gì? Vì pháp thân Như Lai tự tính thanh tịnh lìa tất cả tập khí phiền não chướng trí chướng nên gọi là tịnh. Cho nên nói duy chỉ pháp thân Như Lai là tịnh Ba-la-mật. Vì được tịch tĩnh đệ nhất tự tại ngã, cho nên lìa vô ngã hý luận, cứu cánh tịch tĩnh nên gọi là ngã. Vì vậy nên nói duy chỉ pháp thân Như Lai là ngã Ba-la-mật. Vì được xa lìa nhân của ý sinh ấm thân nên gọi là lạc. Vì vậy nên nói duy chỉ pháp thân Như Lai là lạc Ba-la-mật. Vì chứng thế gian Niết-bàn bình đẳng nên gọi là thường. Vì vậy nên nói duy chỉ pháp thân Như Lai là thường Ba-la-mật. Lại nữa, lược nói có 2 thứ pháp. Y 2 pháp này pháp thân Như Lai có tịnh Ba-la-mật. Những gì là 2? 1. Bản lai tự tính thanh tịnh do nhân tướng. 2. Lìa cấu thanh tịnh do thắng tướng. Có 2 thứ pháp, y 2 pháp này pháp thân Như Lai có ngã Ba-la-mật. Những gì là 2? 1. Xa lìa bên các ngoại đạo vì lìa hư vọng ngã hý luận. 2. Xa lìa bên các Thanh Văn vì lìa vô ngã hý luận. Có 2 thứ pháp, y 2 pháp này pháp thân Như Lai có lạc Ba-lamật. Những gì là 2? 1. Xa lìa tất cả khổ. 2. Xa lìa tất cả tập khí phiền não. Đây nói nghĩa gì? Thế nào là xa lìa tất cả khổ? Vì diệt tất cả thứ khổ. Vì diệt tất cả ý sinh thân. Thế nào là xa lìa tập khí phiền não? Vì chứng tất cả pháp. Có 2 thứ pháp, y 2 pháp này pháp thân Như Lai có thường Ba-la-mật. Những gì là 2? 1. Không diệt tất cả các hành hữu vi, vì lìa bên đoạn kiến. 2. Không thủ vô vi Niết-bàn, vì lìa bên thường kiến. Vì ý nghĩa đó Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Thấy các hành vô thường là đoạn kiến chẳng phải chính kiến. Thấy Niết-bàn thường là thường kiến chẳng phải chính kiến. Vì thấy vọng tưởng nên có cái thấy như vậy.” Vì ý nghĩa đó, y như vậy trước nói pháp môn đệ nhất nghĩa đế của pháp giới, nói tức thế gian pháp là Niết-bàn. Do 2 pháp không phân biệt, do chứng không trụ thế gian Niết-bàn, nên kệ nói:

Người không phân biệt,

Không phân biệt thế gian,

Không phân biệt Niết-bàn,

Niết-bàn có bình đẳng.

Nửa kệ sau hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Nếu không Phật tính thì,

Không được chán các khổ,

Không cầu vui Niết-bàn,

Cũng không dục, không nguyện.

Vì ý nghĩa đó, Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “Thế Tôn ! Nếu không Như Lai tạng thì không chán khổ cầu vui Niết-bàn, cũng không muốn Niết-bàn, cũng không nguyện cầu.” Như vậy là nói nghĩa gì? Lược nói chính nhân Phật tính thanh tịnh, đối với chúng sinh bất định tụ có thể tạo 2 thứ nghiệp. Những gì là 2? 1. Dựa vào thấy các khổ não thế gian, vì chán các khổ nên sinh tâm muốn lìa tất cả khổ não trong thế gian. Cho nên kệ nói: Nếu không Phật tính thì không được chán các khổ. 2. Dựa vào thấy vui Niết-bàn, mong cầu cái vui tịch diệt nên sinh cầu tâm, dục tâm, nguyện tâm. Nên kệ nói:

Nếu không Phật tính thì không cầu vui Niết-bàn, cũng không dục, không nguyện. Lại dục, là vì cầu Niết-bàn. Cầu, là vì mong mỏi Niếtbàn. Mong mỏi, là vì không khiếp nhược đối với pháp mong cầu. Muốn được, là phương tiện theo đuổi hỏi han đối với pháp sở cầu. Nguyện, là trong pháp mong cầu, người mong cầu tâm tâm tương hành. Cho nên kệ nói:

Thấy quả khổ quả vui,

Đây y tín mà có.

Nếu không có Phật tính,

Không khởi tâm như vậy.

Kệ này nói nghĩa gì? Phàm thấy quả khổ thế gian, phàm thấy quả vui Niết-bàn, 2 pháp này là do thiện căn chúng sinh có tất cả y nhân chân như Phật tính, chứ không phải lìa Phật tính, không nhân duyên mà khởi tâm như vậy. Kệ nói thấy quả khổ quả vui, đây y tính mà có. Nếu không nhân duyên sinh tâm như vậy, là như Nhất-xiểnđề, không có tính Niết-bàn cần phải phát tâm Bồ-đề. Nên kệ nói: Nếu không Phật tính thì không khởi tâm như vậy. Bởi tính chưa lìa tất cả cấu uế của khách trần phiền não, trong 3 thừa chưa từng tu tập tín tâm một thừa, lại chưa gần gũi thiện tri thức v.v…, cũng chưa tu tập nhân duyên gần gũi thiện tri thức, cho nên trong Phẩm tính khởi, Kinh Hoa Nghiêm nói: “ Tiếp đến có thậm chí chúng sinh tà kiến tụ v.v… trong thân đều có vầng ánh sáng mặt trời Như Lai chiếu soi làm lợi ích cho chúng sinh ấy, làm nhân thiện căn cho đời vị lai, tăng trưởng các bạch pháp.” Cho nên trước nói Nhất-xiển-đề thường không nhập Niết-bàn. Không có tính Niết-bàn, nghĩa này thế nào? Vì muốn thị hiện nhân phỉ báng Đại thừa. Đây nói nghĩa gì? Vì muốn hồi chuyển tâm phỉ báng Đại thừa, tâm không cầu Đại thừa, nên y vô lượng thời nói như vậy. Vì kia thật có tính thanh tịnh nên không được nói kia thường rốt ráo không có tính thanh tịnh. Lại y nghĩa tương ưng nên nói một kệ:

Biển lớn đựng nước báu,

Vô lượng không thể hết,

Như đèn sáng chạm sắc,

Tính công đức như vậy.

Nửa đầu bài kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Pháp thân Phật tuệ định,

Bi nhiếp tính chúng sinh.

Biển với nước quý báu,

Tương tự pháp tương đối.

Kệ này thuyết minh nghĩa gì? Vì có 3 chỗ nên tuần tự có 3 thứ biển lớn tương tự pháp tương đối. Phải biết ở trong tính Như Lai, y nhân rốt ráo thành tựu nghĩa tương ưng. Những gì là 3 chỗ? 1. Nhân của pháp thân thanh tịnh. 2. Nhân của nhóm họp Phật trí. 3. Nhân của được Như Lai đại bi. Nhân của pháp thân thanh tịnh, nghĩa là tin tu hành khí lượng Đại thừa tương tự pháp tương đối. Vì kia vô lượng không thể hết, nên kệ nói: Pháp thân Phật. Biển tương tự pháp tương đối. Nhân của nhóm họp Phật trí, nghĩa là Bát-nhã Tam-muội quý báu tương tự pháp tương đối, nên kệ nói: tuệ định. Quý báu tương tự pháp tương đối. Nhân của được Như Lai đại bi, nghĩa là tâm đại từ bi như nước, tương tự pháp tương đối, nên kệ nói: Bi nhiếp tính chúng sinh. Nước tương tự pháp tương đối. Lại nữa tu hành Trí tuệ Tammuội môn, báu tương tự pháp tương đối. Vì kia tương ưng với không phân biệt, không thể nghĩ bàn, có đại thế lực công đức. Lại nữa tu hạnh đại bi của Bồ-tát, nước tương tự pháp công đức. Vì đối với tất cả chúng sinh đại bi nhu nhuyến được một vị bình đẳng tướng hành. Ba thứ pháp như vậy hòa hợp với 3 nhân này rốt ráo không tách rời nhau nên gọi là tương ưng. Nửa sau bài kệ hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Thông trí và vô cấu,

Không lìa khỏi chân như.

Như đèn sáng, hơi nóng,

Tương tự vô cấu giới.

Kệ này nói nghĩa gì? Có 3 chỗ tuần tự 3 thứ đèn tương tự pháp tương đối. Phải biết ở trong pháp giới Như Lai y nghĩa tương ưng của quả. Những gì là 3 chỗ? 1. Thông. 2. Trí biết lậu tận. 3. Lậu tận. Đây là nghĩa gì? Thông, nghĩa là có 5 thông sáng suốt tương tự pháp tương đối. Vì việc thụ dụng có thể tán diệt. Kia trái ngược với trí, sở trị ám pháp, năng trị tương tự pháp đối trị, nên kệ nói thông, nói sáng. Trí biết vô lậu tận, là hơi nóng của trí vô lậu tương tự pháp tương đối, vì có thể đốt cháy nghiệp phiền não không còn sót lại. Vì khả năng đốt cháy tương tự pháp tương đối, nên kệ nói trí, nói hơi nóng. Lậu tận, nghĩa là chuyển thân lậu tận sắc tương tự pháp tương đối. Vì thường vô cấu, tướng thanh tịnh sáng suốt đầy đủ vô cấu tương tự pháp tương đối, nên kệ nói vô cấu, nói sắc. Lại nữa, vô cấu là vì lìa phiền não chướng, thanh tịnh là vì lìa trí chướng. Sáng suốt là như thể thanh tịnh của tự tính. Hai cái kia là khách trần phiền não. Như vậy lược nói 6 thứ trí vô lậu là pháp sở nhiếp của thân lìa phiền não vô học. Ở trong pháp giới vô lậu kia và đây phối hợp nhau không tách rời. Pháp giới không sai biệt, rốt ráo bình đẳng là nghĩa của tương ưng. Lại nữa, y theo nghĩa của hành nói một kệ:

Người thấy thật nói rằng

Phàm phu, thánh nhân, Phật,

Chúng sinh, Như Lai tạng,

Chân như không sai khác.

Kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Phàm phu tâm điên đảo,

Thấy thật khác với kia.

Như thật không điên đảo,

Chư Phật lìa hý luận.

Kệ này nói nghĩa gì? Trước nói tất cả pháp trong pháp giới của Như Lai là đồng một tướng chân như thanh tịnh sáng suốt. Y vào pháp môn vô phân biệt trí của Bát-nhã Ba-la-mật, vì các Bồ-tát Maha-tát mà nói. Đây là vì nghĩa gì? Lược nói dựa vào 3 hạng người. Những gì là 3? 1. Hạng phàm phu không thấy thật. 2. Hạng thánh nhân thấy thật. 3. Hạng rốt ráo thành tựu pháp thân Như Lai. Đó gọi là 3 thứ hạnh cần phải biết. Phải biết như thế nào? Nghĩa là thủ điên đảo, lìa điên đảo, lìa hý luận, theo tuần tự như vậy. Đây là nghĩa gì? Thủ điên đảo, nghĩa là phàm phu 3 thứ tâm tưởng hư vọng thấy, cho nên kệ nói thấy thật khác với kia. Lìa hý luận, nghĩa là chính lìa điên đảo và các hý luận. Vì phiền não chướng, trí chướng và phiền não tập khí, chư Phật Như Lai căn bản đã vĩnh viễn hết, nên kệ nói như thật không điên đảo, chư Phật lìa hý luận. Từ đây trở xuống tức y hạnh này. Ngoài 4 thứ nghĩa phân biệt nói rộng. Lại nữa, tức y theo 3 hạng người kia, y theo thời sai biệt nên nói một kệ:

Có bất tịnh có tịnh,

Và cùng với thiện tịnh.

Như vậy tuần tự nói,

Chúng sinh, Bồ-tát, Phật.

Đây hiển thị nghĩa gì? Nghĩa là trước đã nói pháp tính vô lậu. Như Lai nói rộng nhiều thứ pháp môn. Các thứ pháp môn ấy lược nói y theo 6 thứ cú nghĩa. Đó là nhiếp tụ, thủ, thể, nhân quả nghiệp, tương ưng và hành. Kệ nói thể v.v… 6 cú nghĩa lược nói thể của pháp tính. Rốt ráo phải biết trong 3 thời tuần tự y 3 thứ danh tự, nên kệ nói tuần tự trong 3 thời nói 3 thứ danh tự. Đây là nghĩa gì? Nghĩa là khi bất tịnh gọi là chúng sinh, nên kệ nói có bất tịnh. Khi không tạp tịnh gọi là Bồ-tát, nên kệ nói có tịnh. Khi ở trong thiện tịnh gọi là Như Lai, nên kệ nói và cùng với thiện tịnh. Cho nên chính vì nghĩa ấy Kinh Bất Tăng Bất Giảm nói: “ Xá-lợi-phất ! Ngay nơi pháp thân này bị vô lượng phiền não quá hơn số cát sông Hằng ràng buộc, từ vô thủy đến nay tùy thuận những đợt sóng ba đào sinh tử trong thế gian khứ lai sinh thoái, gọi là chúng sinh. Xá-lợi-phất ! Ngay nơi pháp thân này chán lìa khổ não sinh tử thế gian, xả bỏ tất cả ham muốn, thực hành 10 Ba-la-mật gồm thâu 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu hạnh Bồ-đề, gọi là Bồ-tát. Xá-lợi-phất ! Ngay nơi pháp thân này được lìa tất cả phiền não ràng buộc, vượt qua tất cả khổ, lìa tất cả phiền não cấu uế, được tịnh, được thanh tịnh, được trụ trong pháp bỉ ngạn thanh tịnh, đến địa vị sở quán tất cả chúng sinh, trong tất cả cảnh giới không có cảnh giới nào hơn, lìa tất cả chướng, lìa tất cả ngại, trong tất cả pháp được sức tự tại, được Như Lai ứng chính biến tri.” Cho nên kệ nói như vậy, tuần tự nói chúng sinh, Bồ-tát, Phật. Từ đây trở xuống tức y 3 thời kia nói pháp tính Như Lai biến khắp tất cả xứ. Cho nên kệ nói:

Như hư không biến khắp,

Hư không không phân biệt.

Tự tính tâm không cấu,

Cũng khắp không phân biệt.

Kệ này hiển thị nghĩa gì?

Quá công đức rốt ráo,

Khắp đến và đồng tướng.

Hạ, trung, thắng chúng sinh,

Như sắc trong không trung.

Kệ này nói nghĩa gì? Các phàm phu, thánh nhân, chư Phật Như Lai, tự tính thanh tịnh tâm bình đẳng không phân biệt. Tâm thanh tịnh ấy trong 3 thời, tuần tự trong thời gian tội lỗi, trong thời gian có công đức và trong thời gian công đức rốt ráo thanh tịnh đều đồng một tướng không sai khác. Giống như hư không ở trong 3 thứ bình chứa bằng sành, bằng bạc, bằng vàng đều bình đẳng trong mọi thời không sai không khác. Vì ý nghĩa đó trong kinh nói có 3 thời tuần tự.

Như Kinh Bất Tăng Bất Giảm nói: “ Xá-lợi-phất ! Không lìa chúng sinh giới mà có pháp thân. Không lìa pháp thân mà có chúng sinh giới. Chúng sinh giới tức pháp thân. Pháp thân tức chúng sinh giới. Xá-lợi-phất ! Hai pháp này nghĩa có một mà tên khác.”

Từ đây trở xuống, tức y vào 3 thời này nói pháp tính của Như Lai biến khắp đến tất cả mọi xứ, y khi nhiễm khi tịnh không đổi không khác, có 15 kệ. Các kệ này lược nói nghĩa thiết yếu cần phải biết. Kệ nói:

Các quá khách trần đến,

Tính công đức tương ưng.

Chân pháp thể không đổi,

Như cũ, sau cũng vậy.

Kệ này nói nghĩa gì? Kệ nói:

Mười hai kệ và hai,

Tuần tự thời bất tịnh.

Phiền não khách trần qua:

Là mười bốn, mười lăm.

Còn trong thời thiện tịnh,

Quá Hằng sa Phật pháp.

Không lìa thoát tư nghị,

Tự tính công đứcPhật.

Bản tế, trung gian tế,

Và cho đến hậu tế,

Như Lai tính chân như,

Thể không đổi, không khác.

Trước tiên trong thời gian bất tịnh không đổi không khác, 11 kệ là:

Như hư không biến khắp,

Thể tinh vi không nhiễm.

Phật tính khắp chúng sinh,

Các phiền não không nhiễm.

Như tất cả thế gian,

Nương hư không sinh diệt.

Nương nơi vô lậu giới,

Có các căn sinh diệt.

Lửa không đốt hư không,

Nếu đốt là không đúng.

Lão, bệnh, tử cũng vậy,

Không thể đốt Phật tính.

Đất nương nước mà trụ,

Nước lại nương nơi gió,

Gió nương nơi hư không,

Hư không chẳng nương đất v.v…

Cũng vậy ấm, giới, căn,

Trụ trong nghiệp phiền não.

Các nghiệp phiền não thì

Trụ tư duy bất thiện.

Hành tư duy bất thiện,

Trụ trong tâm thanh tịnh.

Tâm tự tính thanh tịnh

Không trụ các pháp kia.

Ấm, nhập, giới như đất,

Nghiệp phiền não như nước,

Bất chính niệm như gió,

Tịnh tâm giới như không.

Y tính khởi tà niệm,

Niệm khởi nghiệp phiền não.

Y nhân nghiệp phiền não,

Hay khởi ấm, nhập, giới.

Y chỉ nơi 5 ấm,

Giới nhập v.v… các pháp

Có các căn sinh diệt,

Như thế giới thành hoại.

Tịnh tâm như hư không,

Không nhân lại không duyên

Và không nghĩa hòa hợp,

Cũng không sinh trụ diệt.

Như hư không tâm tịnh,

Thường sáng không chuyển biến.

Vì hư vọng phân biệt,

Khách trần phiền não nhiễm.

Bài kệ thí dụ hư không này hiển thị nghĩa gì? Nói tính của Như Lai khi trong thời bất tịnh, thể không biến đổi. Kệ nói:

Tư duy bất chính: gió.

Các nghiệp phiền não: nước.

Tâm tự tính: hư không.

Không do 2 kia sinh.

Tâm tự tính thanh tịnh,

Tướng nó như hư không.

Tư duy tà niệm:gió.

Không thể làm tan hoại.

Các nghiệp phiền não: nước.

Không thể làm thấm ướt.

Lão, bệnh, tử lửa mạnh,

Cũng không thể đốt cháy.

Kệ này nói nghĩa gì? Giống như nương gió tà niệm, khởi nước nghiệp phiền não, nương nơi nước nghiệp phiền não sinh ấm, giới, nhập thế gian mà hư không tâm tự tính không sinh cũng không diệt, nên kệ nói Tư duy bất chính: gió. Các nghiệp phiền não: nước. Tâm tự tính: hư không. Không do 2 kia sinh. Như vậy do phong tai tà niệm, thủy tai nghiệp hành phiền não, hỏa tai lão bệnh tử thổi, thấm, đốt làm hoại ấm, nhập, giới thế gian mà không thể phá hoại cái hư không tự tính thanh tịnh tâm thường trụ. Như vậy trong thời gian bất tịnh, khí thế gian tương tự pháp tương đối. Các phiền não nhiễm, nghiệp nhiễm, sinh nhiễm có nhóm họp có tiêu diệt. Tính vô vi của chư Phật Như Lai giống như hư không, không sinh không diệt, thị hiện pháp thể thường không biến đổi. Pháp môn tự tính thanh tịnh này thí dụ hư không. Như trong Kinh Đà-la-ni Tự Tại Vương Bồ-tát có nói rộng. Phải biết trong kinh ấy nói: “ Các thiện nam tử ! Phiền não vốn vô thể, chân tính vốn minh tịnh. Tất cả phiền não là mong manh. Tì-bàxá-na có thế lực lớn. Tất cả phiền não là khách trần.Tự tính tâm thanh tịnh là căn bản. Tất cả các phiền não là hư vọng phân biệt. Tự tính tâm thanh tịnh là như thật không phân biệt. Các Phật tử ! Ví như đại địa nương nơi nước mà trụ, nước nương gió trụ, gió nương hư không trụ, mà hư không kia không nương một trụ xứ nào. Các thiện nam tử ! Như vậy 4 đại là địa đại, thủy đại, phong đại, không đại, trong 4 đại này duy chỉ hư không đại là hơn cả, vì sức mạnh to lớn, vì bền vững, vì không động, vì không tạo tác, vì không tan, không sinh, không diệt mà trụ tự nhiên. Các thiện nam tử ! Ba thứ đại kia sinh diệt tương ưng, thể tính không thật, sát-na không trụ. Các Phật tử ! Ba thứ đại này biến đổi vô thường. Các Phật tử ! Còn cõi hư không là thường không biến đổi. Các Phật tử ! Như vậy ấm, giới, nhập y nghiệp phiền não trụ. Các nghiệp phiền não y bất chính tư duy trụ. Bất chính tư duy y Phật tính tự tính tâm thanh tịnh trụ.“ Vì ý nghĩa này, trong kinh nói: “ Tự tính thanh tịnh tâm nhiễm khách trần phiền não. Các thiện nam tử ! Có các tà niệm, có nghiệp phiền não, có ấm giới nhập, như vậy các pháp từ nơi nhân duyên hòa hợp mà sinh, do các nhân duyên hoại tan mà diệt. Các thiện nam tử ! Tự tính thanh tịnh tâm kia không nhân, không duyên nên không hòa hợp không sinh không diệt. Các thiện nam tử ! Giống như cõi hư không, tự tính thanh tịnh tâm cũng như vậy. Giống như cõi phong đại, bất chính tư duy cũng như vậy. Giống như cõi thủy đại hải, các nghiệp phiền não cũng như vậy. Giống như cõi địa đại, ấm giới nhập cũng như vậy.” Cho nên nói tất cả các pháp đều không căn bản, đều không chắc thật, không trụ, không trụ bản, căn bản thanh tịnh không căn bản.

Đã nói trong thời bất tịnh y tướng không phân biệt, tự tính thanh tịnh tâm thì hư không giới tương tự pháp tương đối. Đã nói nương kia khởi bất chính niệm thì phong giới tương tự pháp tương đối. Đã nói y bất chính niệm thì tướng nhân của các nghiệp phiền não là thủy giới tương tự pháp tương đối. Đã nói y kia sinh quả tướng ấm giới nhập chuyển biến thì địa giới tương tự pháp tương đối.

Chưa nói kia thiêu đốt tử, bệnh, lão các tướng quá hoạn thì hỏa giới tương tự pháp tương đối, cho nên tiếp nói kệ:

Có 3 lửa tuần tự,

Kiếp thiêu người địa ngục,

Năng tạo các thứ khổ,

Năng thục các hành căn.

Kệ này hiển thị nghĩa gì thuyết minh 3 pháp này? Lửa lão, bệnh, tử trong thời gian bất tịnh không thể làm biến đổi khác Như Lai tạng kia. Cho nên Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Sinh tử là y vào thế đế mà nói có sinh tử. Thế Tôn ! Tử là các căn hư hoại. Thế Tôn ! Sinh là các căn mới khởi. Thế Tôn ! Mà Như Lai tạng không sinh, không tử, không lão, không biến đổi. Bởi vì sao? Thế Tôn ! Như Lai tạng là cảnh giới lìa hữu vi. Thế Tôn ! Như Lai tạng thường hằng, thanh lương không biến đổi.”

Đã nói xong về thời gian bất tịnh không đổi không khác. Tiếp nói dựa vào thời gian tịnh, bất tạp tịnh không đổi không khác, nên nói 2 kệ:

Bồ-tát Ma-ha-tát,

Biết Phật tính như thật

Không sinh cũng không diệt

Cũng không có lão bệnh.

Bồ-tát biết như vậy,

Được lìa nơi sinh tử.

Vì thương xót chúng sinh

Thị hiện có sinh diệt.

Kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Lão bệnh tử các khổ,

Thánh nhân hằng diệt hết.

Y nghiệp phiền não sinh,

Chư Bồ-tát thì không.

Kệ này nói nghĩa gì? Nói lửa lão bệnh tử này trong thời gian bất tịnh y nghiệp phiền não sinh, như lửa thế gian y nơi củi sinh. Vì chư Bồ-tát được ý sinh thân trong thời gian tịnh bất tịnh rốt ráo đã vĩnh viễn diệt hết. Vì nghĩa đó, các nghiệp phiền não thường không thể đốt cháy, mà y vào sức từ bi nên thị hiện sinh lão bệnh tử mà xa lìa sinh v.v… Vì thấy như thật nên, vì nghĩa đó, chư Bồ-tát Ma-ha-tát y thiện căn kết sử sinh, chứ không phải y nghiệp phiền não kết sử sinh. Vì y sức tự tại của tâm sinh, y sức đại bi hiện nơi thế giới thị hiện sinh thị hiện lão thị hiện bệnh thị hiện tử, mà không có các pháp khổ sinh lão bệnh tử, vì thấy như thật chân như Phật tính không sinh không diệt. Đó gọi là thời gian không tạp tịnh. Như trong Tu-đa-la y thụ vô lậu nghiệp căn bản phiền não nói rộng. Như Như Lai trong Kinh Đại Hải Tuệ Bồ-tát nói: “ Đại Hải Tuệ ! Cái gì có thể trụ thế gian thiện căn tương ưng phiền não? Đó là nhóm họp các thiện căn không chán đủ, vì tâm nguyện sinh nhiếp thủ các hữu, cầu thấy tất cả chư Phật Như Lai, giáo hóa tất cả chúng sinh tâm không mệt mỏi, nhiếp thủ tất cả diệu pháp chư Phật, thường làm lợi ích cho các chúng sinh, thường không xả lìa lạc tham các pháp kết sử, thường không xả lìa các Ba-la-mật kết sử. Đại Hải Tuệ ! Đó gọi là chư Bồ-tát Maha-tát thế gian thiện căn tương ưng phiền não. Y nơi phiền não này chư Bồ-tát Ma-ha-tát sinh trong 3 cõi thụ các thứ khổ không bị tội lỗi phiền não 3 cõi nhiễm ô. Bồ-tát Đại Hải Tuệ bạch Phật: Thế Tôn ! Các thiện căn này vì nghĩa gì gọi là phiền não? Phật bảo Bồ-tát Đại Hải Tuệ: Đại Hải Tuệ ! Phiền não như vậy chư Bồ-tát Ma-ha-tát có thể sinh 3 cõi chịu các thứ khổ. Vì y phiền não này nên có 3 cõi, chứ không phải nhiễm phiền não mà sinh trong 3 cõi. Đại Hải Tuệ ! Bồtát dùng phương tiện trí lực, y sức thiện căn nên tâm sinh 3 cõi. Cho nên gọi là thiện căn tương ưng phiền não mà sinh 3 cõi chứ chẳng phải nhiễm tâm sinh. Đại Hải Tuệ ! Ví như trưởng giả hoặc cư sĩ chỉ có một đứa con rất yêu thương hoan hỷ, mà đứa con kia do tâm ngu si nhân chơi đùa rơi xuống hầm phân rất sâu. Lúc bấy giờ cha mẹ và bà con đứa trẻ kia thấy đứa trẻ rơi xuống hầm phân, thấy rồi đau buồn kêu khóc, mà không thể vào trong hầm phân cứu con mình ra.

Bấy giờ trong số những người ở đó lại có con một trưởng giả hoặc con một cư sĩ thấy đứa trẻ kia rơi xuống hầm phân sâu, thấy rồi liền sinh tưởng như con mình, sinh tâm thương yêu không khởi giận dữ, liền vào hầm phân sâu đưa đứa trẻ kia ra. Đại Hải Tuệ ! Để hiển thị ý nghĩa ấy nên nói thí dụ này. Đại Hải Tuệ ! Nghĩa kia như thế nào? Đại Hải Tuệ ! Nói hầm phân sâu, là 3 cõi. Nói một dứa con, là tất cả chúng sinh. Chư Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh sinh tưởng như con mình. Đại Hải Tuệ ! Bấy giờ cha mẹ và các bà con, là những người Thanh Văn, Bích-chi-phật. Vì người Nhị thừa thấy các chúng sinh sinh trong thế gian như rơi trong hầm phân to lớn rất sâu. Thấy rồi thương khóc mà không thể cứu các chúng sinh kia. Đại Hải Tuệ ! Bấy giờ có con một trưởng giả, con một cư sĩ, đó gọi là Bồ-tát Ma-hatát lìa các phiền não thanh tịnh vô cấu, do tâm ly cấu hiện thấy pháp giới chân như vô vi, dùng tâm tự tại hiện sinh 3 cõi để giáo hóa các chúng sinh kia. Đại Hải Tuệ ! Đó gọi là đại bi của Bồ-tát Ma-ha-tát, rốt ráo lìa các hữu, rốt ráo lìa các trói buộc mà trở lại sinh trong các hữu nơi 3 cõi, vì y sức Bát-nhã phương tiện không bị các lửa phiền não đốt cháy, muốn khiến tất cả chúng sinh lìa xa các trói buộc mà vì thuyết pháp. Đại Hải Tuệ ! Nay ta nói câu Tu-đa-la này là y các tâm Bồ-tát vì lợi ích chúng sinh được sức tự tại mà sinh trong tam hữu, y tâm lực từ bi của các thiện căn, y nơi sức phương tiện Bát-nhã, đó gọi là thị hiện thời gian tịnh bất tịnh. Lại nữa Bồ-tát Ma-ha-tát dùng trí như thật biết pháp thân Như Lai không sinh không diệt nên được pháp thể công đức của Bồ-tát Ma-ha-tát như vậy.”

Câu Tu-đa-la này trước đã nói rồi. Từ đây trở xuống nói thí dụ ngọc báu Đại Tì-lưu-ly Ma-ni. Phật nói: “ Đại Hải Tuệ ! Ví như viên ngọc báu vô giá Đại Tì-lưu-ly Ma-ni khéo mài cắt, khéo đánh bóng sáng chiếu rơi trong bùn đến cả ngàn năm. Ngọc báu Ma-ni kia ngàn năm sau mới được lấy ra khỏi bùn. Đem ra rồi tẩy rửa, tẩy rửa rất sạch rồi, rửa rất sạch rồi cực kỳ sáng loáng, tức không mất cái thể của ngọc báu Ma-ni vốn thanh tịnh không cấu uế. Đại Hải Tuệ ! Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như vậy, như thật thấy biết tất cả chúng sinh tự tính thanh tịnh, tâm tịnh sáng suốt mà bị các khách trần phiền não nhiễm. Đại Hải Tuệ ! Chư Bồ-tát sinh tâm như vậy, các phiền não kia không nhiễm cái tự tính thanh tịnh tâm của chúng sinh. Đó là các phiền não khách trần, tâm hư vọng phân biệt khởi, mà các Bồ-tát lại sinh tâm như vậy. Nay ta rốt ráo khiến các chúng sinh xa lìa các cấu uế phiền não khách trần, vì họ thuyết pháp. Như vậy Bồ-tát không sinh tâm khiếp nhược, chuyển sinh sức tăng thượng đến tất cả chúng sinh. Ta phải rốt ráo khiến được giải thoát. Bồ-tát bấy giờ lại sinh tâm như vậy. Các phiền não này không có chút thể nào. Bấy giờ Bồ-tát lại sinh tâm như vậy. Các phiền não là vô thể, các phiền não là mỏng manh, các phiền não đó không có chỗ trụ. Như vậy Bồ-tát như thật biết các phiền não là do hư vọng phân biệt mà có, y tà kiến niệm mà có. Bởi vì người chính kiến thì các phiền não cấu uế không thể khởi lên được. Bồ-tát bấy giờ lại sinh tâm như vậy. Ta phải như thật quán các phiền não không sinh trở lại. Vì không sinh phiền não nên sinh các thiện pháp. Bồ-tát bấy giờ lại sinh tâm như vậy. Nếu ta tự khởi các phiền não thì làm sao có thể vì các chúng sinh bị phiền não trói buộc thuyết pháp khiến lìa các trói buộc của phiền não được? Bồ-tát bấy giờ lại sinh tâm như vậy. Vì ta không chấp trước các phiền não cho nên vì các chúng sinh bị phiền não trói buộc mới thuyết pháp được. Ta phải tu hành các Ba-la-mật, các thiện căn tương ưng kết sử phiền não vì muốn giáo hóa các chúng sinh.

Lại nữa, thế nào gọi là thế gian? Vì 3 cõi tương tự như ảnh tượng trong gương. Đây nói nghĩa gì? Phải biết y trong pháp giới vô lậu, có 3 thứ ý sinh thân. Chúng nhân vô lậu thiện căn tạo tác, gọi là thế gian. Bởi lìa các nghiệp hữu lậu phiền não tạo tác pháp thế gian, cho nên cũng gọi là Niết-bàn. Dựa vào nghĩa này nên Thánh giả Kinh Thắng man nói: “ Thế Tôn ! Có hữu vi thế gian, có vô vi thế gian. Thế Tôn ! Có hữu vi Niết-bàn, có vô vi Niết-bàn. Lại nữa, hữu vi, vô vi, tâm tâm số pháp, tương ưng pháp nên gọi là thời gian tịnh, bất tịnh. Nghĩa này nói trong thứ 6 Bồ-tát hiện tiền địa. Các lậu kia hết, không chướng ngại Bát-nhã Ba-la-mật giải thoát, hiện tiền tu hạnh đại bi để cứu hộ chúng sinh nên không thủ chứng. Như trong Kinh Bảo Man, y lậu tận nên nói thí dụ nhập thành. Trong kinh kia nói: “ Thiện nam tử ! Ví như có thành dọc ngang đều một do-tuần có nhiều cửa đường đi tối tăm hiểm trở rất đáng sợ. Có người vào thành ấy hưởng nhiều an lạc. Lại có một người chỉ có một đứa con rất mực yêu quý, xa nghe nơi thành kia sung sướng như vậy, liền bỏ đứa con muốn sang qua đó vào trong thành ấy. Người ấy nhờ phương tiện vượt qua đường hiểm đến được cửa thành, một chân đã bước vào một chân còn chưa nhấc lên thì nhớ đến đứa con liền nghĩ rằng: Ta chỉ có một đứa con, sao khi đến không đem nó cùng đến, ai sẽ nuôi nấng bảo dưỡng cho nó khỏi khổ? Nghĩ vậy rồi liền bỏ thành sung sướng, trở lại chỗ đứa con. Thiện nam tử ! Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như vậy, vì thương xót nên tu tập 5 thông, đã tu tập rồi gần được lậu tận mà không thủ chứng. Bởi vì sao? Vì thương chúng sinh nên bỏ lậu tận thông, cho đến làm những việc trong địa vị phàm phu. Thiện nam tử ! Thành ấy dụ cho Đại Bát-niết-bàn. Có nhiều cửa vào dụ cho 8 vạn các pháp môn Tam-muội. Đường hiểm nạn dụ cho các ma nghiệp. Đến cửa thành dụ cho 5 thông. Một chân bước vào dụ cho trí tuệ. Một chân chưa nhấc lên dụ cho các Bồ-tát chưa chứng giải thoát. Nói một đứa con dụ cho tất cả chúng sinh trong 5 đường. Nghĩ nhớ lại đứa con, dụ cho tâm đại bi. Trở lại chỗ đứa con dụ cho điều phục chúng sinh. Có thể được giải thoát mà không chứng, tức là phương tiện. Thiện nam tử ! Bồ-tát Ma-ha-tát có đại từ đại bi không thể nghĩ bàn. Thiện nam tử ! Như vậy Bồ-tát Ma-ha-tát có sức phương tiện lớn, phát đại tinh tiến, khởi tâm kiên cố, tu hành thiền định được chứng 5 thông. Như vậy Bồ-tát y vào thiền thông nghiệp, khéo tu tâm tịnh, vô lậu diệt tận định hiện tiền. Như vậy Bồ-tát liền được sinh tâm đại bi, vì cứu độ tất cả chúng sinh nên vô lậu trí thông hiện tiền mà quay lại không thủ chứng tịch diệt Niết-bàn. Vì giáo hóa chúng sinh nên trở lại thế gian, cho đến thị hiện người ở địa vị phàm phu. Trong địa thứ tư, Bồ-tát diệm địa vì tự lợi ích khéo khởi tinh tiến, vì lợi ích người khác khéo khởi tâm kiên cố, lậu tận hiện tiền. Trong địa thứ 5, Bồ-tát nan thắng địa, y chỉ 5 thông tự lợi lợi tha, khéo thuần thục tâm hành, vô lậu diệt tận định hiện tiền. Cho nên ở trong địa thứ 6 Bồ-tát địa không chướng ngại Bát-nhã Ba-la-mật khởi, lậu tận hiện tiền. Cho nên trong địa thứ 6, Bồ-tát hiện tiền địa được lậu tận tự tại, gọi là thanh tịnh. Bồ-tát ấy tự thân chính tu hành như vậy, giáo hóa chúng sinh khiến an trí ở nơi ấy, được tâm đại từ bi, đối với chúng sinh điên đảo sinh tâm cứu hộ, không đắm trước Niết-bàn tịch diệt, khéo làm các phương tiện hiện tiền thế gian môn, vì chúng sinh nên hiện tiền Niết-bàn môn. Vì đầy đủ Bồ-đề phần nên tu hành tứ thiền, trở lại sinh Dục giới. Vì lợi ích địa ngục súc sinh ngạ quỷ phàm phu các loại chúng sinh thị hiện các thân, vì đã được tự tại.

Đã nói xong về y thời gian bất tạp tịnh không biến đổi, không khác. Tiếp nói về y thời gian thiện tịnh không biến đổi, không khác, nên nói 2 kệ:

Phật thân không biến khác,

Vì được pháp vô lậu.

Nơi chúng sinh quy y,

Vì không có biên tế.

Thường trụ không 2 pháp,

Vì lìa vọng phân biệt.

Hằng không chấp không tác,

Vì tâm lực thanh tịnh.

Kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Không sinh và không chết,

Không bệnh cũng không già.

Bởi thường hằng thanh lương,

Và cũng không biến đổi.

Kệ này nói nghĩa gì? Kệ nói:

Bởi thường nên không sinh,

Vì lìa ý sinh thân.

Bởi hằng nên không chết,

Lìa thoái không nghĩ bàn.

Thanh lương nên không bệnh,

Vì không phiền não tập.

Không đổi nên không già,

Vì không vô lậu hạnh.

Đây nói nghĩa gì? Nói tính Như Lai khi ở Phật địa là vô cấu, thanh tịnh, quang minh, thường trụ, tự tính thanh tịnh. Bởi bản tế đến nay thường, nên không sinh vì lìa ý sinh thân. Bởi vị lai tế hằng, nên không chết vì lìa cái chết biến dịch không thể nghĩ bàn. Bởi bản hậu tế đến nay thanh lương nên không bệnh vì lìa vô minh trụ địa. Nếu như vậy thì không đọa 3 đời, không biến đổi nên không già vì lìa sự xoay vần của vô lậu nghiệp. Lại có kệ nói:

Có 2, lại có 2,

Lại có 2 2 câu.

Lần lượt như thường v.v…

Trong cảnh giới vô lậu.

Kệ này nói nghĩa gì? Thường, hằng, thanh lương, bất biến, 4 câu này trong pháp giới vô lậu lần lượt 1 1 câu, 2 2 bản, 2 2 giải thích nghĩa sai biệt. Như trong Kinh Bất Tăng Bất Giảm nói: “ Xá-lợi-phất ! Pháp thân Như Lai là thường vì là pháp không khác, vì là pháp bất tận. Xá-lợi-phất ! Pháp thân Như Lai là hằng, vì thường có thể quy y, vì vị lai tế bình đẳng. Xá-lợi-phất ! Pháp thân Như Lai là thanh lương, vì là pháp không hai, vì là pháp không phân biệt. Xá-lợi-phất ! Pháp thân Như Lai là không biến đổi, vì là phi diệt pháp, vì là phi tác pháp.”

Đã nói xong về không biến đổi khác. Tiếp nói về không sai biệt. Không sai biệt, tức là y nơi thời gian thiện tịnh này, từ bản tế đến nay rốt ráo tướng tự thể thiện tịnh với Như Lai tạng không sai khác, nên nói một kệ:

Pháp thân và Như Lai,

Thánh đế với Niết-bàn,

Công đức chẳng lìa nhau.

Sáng chẳng lìa mặt trời.

Nửa đầu kệ này hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Lược nói về pháp thân,

Nghĩa một mà tên khác,

Y trong vô lậu giới,

Có 4 nghĩa sai biệt.

Kệ này nói nghĩa gì? Lược nói trong pháp giới vô lậu, dựa vào Như Lai tạng có 4 nghĩa. Dựa vào 4 nghĩa này có 4 tên. Những gì là 4 nghĩa? Kệ nói:

Phật pháp không lìa nhau,

Và tính chân như kia.

Pháp thể không hư vọng,

Tự tính bản lai tịnh.

Kệ này nói nghĩa gì? Phật pháp không lìa nhau, nghĩa là y vào nghĩa này Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Bất không Như Lai tạng là Phật pháp không thể nghĩ bàn, quá hơn số cát sông Hằng không lìa không thoát, không khác.” Và tính chân như kia, nghĩa là y theo nghĩa này nên Kinh Lục Căn Tụ nói: “ Thế Tôn ! Như vậy 6 căn từ vô thủy đến nay đều rốt ráo là pháp thể.” Pháp thể không hư vọng, nghĩa là y theo nghĩa này, trong kinh nói: “ Thế Tôn ! Lại nữa, đệ nhất nghĩa đế nghĩa là Niết-bàn không hư vọng. Bởi vì sao? Thế Tôn ! Tính kia từ bản tế đến nay là thường, vì pháp thể không biến đổi.” Tự tính bản lai tịnh, nghĩa là y theo nghĩa này nên trong kinh Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “ Như Lai ứng chính biến tri, từ bản tế đến nay nhập Niết-bàn.”

Lại nữa, y theo 4 nghĩa này lần lượt có 4 tên gọi. Những gì là 4? 1. Pháp thân. 2. Như Lai. 3. Đệ nhất nghĩa đế. 4. Niết-bàn. Vì nghĩa đó, Kinh Bất Tăng Bất Giảm nói: “ Xá-lợi-phất nói Như Lai tạng tức là pháp thân.” Lại nữa, Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Không lìa pháp thân có Như Lai tạng. Thế Tôn ! Không lìa Như Lai tạng có pháp thân. Thế Tôn ! Y một khổ diệt đế gọi là Như Lai tạng. Thế Tôn ! Như vậy nói pháp thân Như lai vô lượng vô biên công đức.

Thế Tôn nói: Niết-bàn tức pháp thân Như Lai.” Nửa sau bài kệ hiển thị nghĩa gì? Kệ nói:

Giác nhất thiết chủng trí,

Lìa nhất thiết tập khí.

Phật và thể Niết-bàn,

Không lìa đệ nhất nghĩa.

Bốn thứ tên này đối với pháp thân Như Lai trong cảnh giới vô lậu chỉ có một mùi vị, một nghĩa không tách rời nhau. Cho nên tuy có 4 tên mà 4 nghĩa không tách rời 1 pháp môn, không tách rời 1 pháp thể. Đây dùng nghĩa gì chứng nhất thiết pháp, giác nhất thiết trí và lìa nhất thiết tập khí của trí chướng phiền não chướng? Hai pháp này trong pháp giới vô lậu không khác, không sai biệt, không đoạn, không tách lìa nhau. Vì nghĩa đó Kinh Đại Bát-niết-bàn có kệ nói:

Vô lượng các công đức,

Tất cả không nghĩ bàn.

Không sai biệt giải thoát,

Giải thoát tức Như Lai.

Vì nghĩa đó, Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Thế Tôn ! Nói Thanh Văn, Bích-chi-phật được Niết-bàn, đó là Phật phương tiện.” Đây nói nghĩa gì? Nói Thanh Văn, Bích-chi-phật có Niết-bàn, đó là chư Phật Như Lai làm phương tiện, vì thấy chúng sinh đi trên đường dài đồng rộng mệt mỏi sợ có thoái chuyển nên để dừng nghỉ mà tạo lập hóa thành. Như thế là vì Như Lai trong tất cả các pháp được đại tự tại, đại phương tiện nên nói nghĩa như vậy. Thế Tôn Như Lai ứng chính biến tri chứng bình đẳng Niết-bàn, tất cả công đức vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn, thanh tịnh rốt ráo. Đây nói nghĩa gì? Đây y theo 4 thứ nghĩa. Công đức rốt ráo, chư Phật Như Lai không sai biệt. Trong quả vô thượng của tướng Niết-bàn, Phật và Niết-bàn tất cả công đức không tách lìa nhau. Nếu chứng trí tách rời trong Phật địa quả, thì không có ai có pháp Niết-bàn, là hiển thị nghĩa như vậy. Y nhất thiết chủng trí hiển thị thí dụ trong pháp giới vô lậu của chư Phật Như Lai. Đây nói nghĩa gì? Thí dụ người thợ vẽ trong Kinh Bảo Man hiển thị đầy đủ tất cả công đức. Kệ nói:

Ví như các thợ vẽ,

Chỗ hiểu biết khác nhau.

Chỗ người này biết,

Thì người kia không biết.

Có vua nước Tự Tại,

Sắc bảo các thợ vẽ,

Ở nơi chỗ vẽ tượng,

Đầy đủ vẽ thân ta.

Các thợ vẽ trong nước

Tất cả họp lại vẽ.

Nếu không thiếu một ai,

Tượng nhà vua mới thành.

Thợ vẽ lãnh sắc chỉ

Họa chân dung nhà vua.

Trong số thợ vẽ kia,

Thiếu một người không đến.

Do vắng mất một người,

Tượng vua không hoàn tất.

Bởi vì không đầy đủ,

Tất cả các thân phần.

Nói các người thợ vẽ,

Dụ đàn giới các hành.

Nói tượng vẽ nhà vua,

Là nhất thiết chủng trí.

Một thợ vẽ vắng mặt,

Hiển thị thiếu một hạnh.

Tượng nhà vua không thành,

Không trí không đầy đủ.

Kệ này nói nghĩa gì? Vì nghĩa đó nên Kinh Bảo Man nói: “ Thiện nam tử ! Hãy lắng nghe. Ta nay vì ngươi nói thí dụ này. Thiện nam tử ! Ví như 3 ngàn đại thiên thế giới có chúng sinh đều giỏi vẽ. Trong đó có người giỏi sơn phết, có người giỏi vẽ hoặc biết vẽ thân mà không biết vẽ tay chân, hoặc biết vẽ tay chân mà không biết vẽ mặt mũi. Bấy giờ có nhà vua dùng một tấm chiếu bảo mọi người rằng tất cả thợ vẽ đều phải tập họp lại vẽ hình ta trên tấm chiếu này. Bấy giờ các thợ vẽ họp lại, tùy theo khả năng vẽ. Có một thợ vẽ vì việc riêng đã không đến được. Các thợ vẽ xong cùng đem dâng vua. Thiện nam tử ! Có thể nói các thợ vẽ đã vẽ xong chưa? Thưa không, Thế Tôn. Thiện nam tử ! Ta nói thí dụ này chưa rõ nghĩa. Thiện nam tử ! Một người không đến, cho nên không thể nói là cùng vẽ, cũng không được nói là tượng vẽ đã hoàn thành. Người tu hành Phật pháp cũng như vậy. Nếu có một hạnh không thành tựu thì không gọi là đầy đủ chính pháp của Như Lai. Cho nên cần phải đầy đủ các hạnh mới gọi là thành tựu vô thượng Bồ-đề. Cho nên đàn này v.v… các Ba-la-mật mỗi mỗi khác nhau. Là cảnh giới chỉ có Như Lai biết được. Chỉ có Như lai biết được các sai biệt vô lượng vô biên kia. Vì sức tính toán tự tại không thể nghĩ bàn, vì đối trị xan v.v… các cấu uế cho nên được thành thanh tịnh đàn v.v… các Bala-mật. Lại nữa vì tu hành nhất thiết chủng trí, nhất thiết không trí và các thứ Tam-muội môn, trong thứ 8 Bồ-tát bất động địa, không phân biệt tất cả Bồ-tát địa, không gián không cách, tự nhiên y chỉ đạo trí, tu hành được vô sinh pháp nhẫn, thành tựu đầy đủ giới vô lậu của Như Lai, thành tựu tất cả công đức. Trong thứ 9 Bồ-tát thiện tuệ địa, y a-tăng-kì Tam-muội Đà-la-ni hải môn, nhiếp thủ vô lượng vô biên pháp y chỉ của Phật, hiểu tất cả căn trí chúng sinh, thành tựu vô lượng vô biên công đức không trí, được vô sinh pháp nhẫn. Trong thứ 10 Bồ-tát pháp vân địa, y chỉ hiện tiền không trí của tất cả Như Lai, thành tựu vô lượng vô biên công đức tụ, được vô sinh không pháp nhẫn. Tiếp sau được các Tam-muội, đoạn tất cả phiền não chướng trí chướng, y chỉ các giải thoát môn trí, thành tựu thanh tịnh bỉ ngạn công đức, đầy đủ được nhất thiết chủng nhất thiết không trí. Bởi trí của 4 địa như vậy không phải là trí của Thanh Văn, Bích-chi-phật địa vì Thanh Văn, Bích-chi-phật còn cách rất xa. Vì nghĩa đó nên nói 4 thứ kia thành tựu Niết-bàn giới không sai biệt. Cho nên kệ nói:

Trí tuệ và giải thoát,

Không lìa pháp giới thể,

Không khác Niết-bàn giới,

Là tương tự tương đối.

Kệ này nói nghĩa gì? Do những tuệ gì, do những trí gì, do những giải thoát gì, 3 cái đó không tách rời thật thể của pháp giới nói rõ 4 thứ công đức thành tựu Niết-bàn giới không sai biệt, nên kệ nói: Không khác Niết-bàn giới. Vì thứ tự 4 thứ nghĩa kia nên có 4 thứ tương tự pháp tương đối. Những gì là 4? 1. Trong pháp thân Phật y vào vô phân biệt tuệ xuất thế gian có thể phá vô minh tối tăm đệ nhất. Ánh sáng kia chiếu tương tự pháp tương đối, nên kệ nói tuệ là tương tự tương đối. 2. Y trí nên được trí nhất thiết trí, biết tất cả mọi thứ, chiếu soi tất cả mọi việc, phóng ánh sáng như bủa lưới tương tự pháp tương đối, nên kệ nói trí là tương tự tương đối. 3. Y chỉ 2 tự tính thanh tịnh tâm giải thoát kia không cấu uế lìa cấu uế sáng suốt thanh tịnh tương tự pháp tương đối, nên kệ nói giải thoát là tương tự tương đối. 4. Ngay nơi 3 thứ này không tách rời pháp giới, không tách rời thật thể, không tách rời nhau tương tự pháp tương đối, nên kệ nói không lìa pháp giới thể vì tương tự pháp tương đối. Cho nên kệ nói:

Không chứng thân chư Phật,

Không thể được Niết-bàn.

Như lìa bỏ ánh sáng,

Thì không thể thấy được.

Kệ này nói nghĩa gì? Như trước đã nói trong pháp giới vô lậu, thế giới từ vô thủy đến nay trong pháp thân chư Phật không tách rời tất cả công đức của các pháp. Vì nghĩa đó xa lìa Như Lai không chướng không ngại, pháp thân trí tuệ lìa tất cả chướng, Niết-bàn thể tướng không thể thấy được, không thể chứng được, như lìa ánh sáng mặt trời không thể thấy được vầng mặt trời. Vì nghĩa đó, Thánh giả Kinh Thắng Man nói: “ Pháp không hơn kém nên được Niết-bàn. Trí bình đẳng biết các pháp nên được Niết-bàn. Trí bình đẳng nên được vui Niết-bàn. Giải thoát bình đẳng nên được Niết-bàn. Giải thoát tri kiến bình đẳng nên được Niết-bàn. Cho nên Thế Tôn nói cảnh giới

Niết-bàn chỉ có một mùi vị bình đẳng là vị giải thoát.”

HẾT QUYỂN 3

Pages: 1 2 3 4