LUẬN CỨU CÁNH NHẤT THỪA BẢO TÍNH
Hậu Ngụy Trung Ấn Độ Tam tạng Lặc-na-ma-đề dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 1

Phẩm 1: GIÁO HÓA

Con nay đều quy mạng

Tất cả vô thượng tôn.

Vì khai pháp vương tạng

Rộng lợi ích quần sinh.

Chư Phật thắng diệu pháp,

Chê cho là phi pháp.

Ngu si không trí tuệ,

Vì mê nơi tà chính.

Người đầy đủ trí tuệ,

Khéo phân biệt chính tà.

Như vậy làm luận giả,

Không trái với chính pháp.

Thuận 3 thừa Bồ-đề,

Đối 3 cõi phiền não.

Tuy là đệ tử tạo.

Chính lấy, tà thì bỏ.

Khéo nói rõ cú nghĩa,

Sơ trung hậu công đức.

Người trí nghe nghĩa này,

Không lấy các pháp khác.

Như con hiểu ý Phật,

Kiên trụ sâu chính nghĩa.

Người như thật tu hành,

Thủ đồng như Phật nói.

Tuy nói chẳng xảo ngôn,

Chỉ có nghĩa chân thật.

Pháp ấy phải thụ trì,

Như lấy vàng bỏ đá.

Diệu nghĩa như vàng ròng,

Xảo ngữ như gạch đá.

Y danh không y nghĩa,

Người ấy không đui mù.

Y tự tội nghiệp chướng,

Chê diệu pháp chư Phật.

Những hạng người như vậy,

Bị chư Phật quở trách.

Hoặc có thủ tha tâm,

Chê diệu pháp chư Phật

Những hạng người như vậy,

Bị chư Phật quở trách.

Vì các thứ cúng dường,

Chê diệu pháp chư Phật

Những hạng người như vậy,

Bị chư Phật quở trách.

Ngu si và ngã mạn,

Thích hành các tiểu pháp.

Chê pháp và pháp sư,

Bị chư Phật quở trách.

Ngoài hiện tướng oai nghi,

Chẳng biết Như Lai giáo.

Chê pháp và pháp sư,

Bị chư Phật quở trách.

Vì muốn được tiếng tăm,

Khởi các thứ dị thuyết.

Chê pháp và pháp sư,

Bị chư Phật quở trách.

Nói trái Tu-đa-la,

Bảo là nghĩa chân thật.

Chê pháp và pháp sư,

Bị chư Phật quở trách.

Cầu lợi dưỡng dạy chúng,

Lừa dối kẻ vô trí.

Chê pháp và pháp sư,

Bị chư Phật quở trách.

Phật quán những thứ ấy

Chúng sinh tội cực ác.

Tâm từ bi tự tại,

Vì nói pháp trừ khổ.

Trí sâu đại từ bi,

Năng như vậy lợi ích.

Con nói không cầu lợi,

Vì chính pháp dài lâu.

Phẩm 2: PHẬT BẢO

Phật thể không tiền tế,

Và không trung gian tế,

Cũng không có hậu tế,

Tịch tĩnh tự giác tri.

Đã tự giác tri rồi,

Vì muốn người khác biết,

Cho nên vì người nói,

Đạo thường hằng vô úy.

Phật năng chấp trì kia,

Đao trí tuệ từ bi.

Và chày diệu kim cương,

Cắt đứt mầm mống khổ.

Xô nát núi kiến chấp

Che phủ ý điên đảo.

Và cả rừng phiền não,

Nên con nay kính lễ.

Phẩm 3: PHÁP BẢO

Phi hữu cũng phi vô,

Và cũng phi hữu vô.

Nơi kia cũng phi tức,

Và kia cũng bất ly.

Tư lường không thể được,

Phi văn tuệ cảnh giới.

Xuất ly đường ngôn ngữ,

Nội tâm biết thanh lương.

Mặt trời chân diệu pháp,

Thanh tịnh không bụi nhơ.

Ánh sáng đại trí tuệ

Chiếu khắp các thế gian.

Năng phá các u ám,

Giác quán tham sân si.

Hết thảy các phiền não,

Nên con nay kính lễ.

Phẩm 4: TĂNG BẢO

Người chính giác chính tri,

Thấy tất cả chúng sinh,

Thanh tịnh không có ngã,

Tịch tĩnh chân thật tế.

Vì biết được kia là

Tự tính tâm thanh tịnh.

Thấy phiền não không thật,

Nên lìa các phiền não.

Người không chướng tịnh trí,

Thấy chúng sinh như thật.

Tính tự tính thanh tịnh,

Cảnh giới Phật pháp tăng.

Người không ngại tịnh trí,

Thấy tính các chúng sinh,

Khắp cảnh giới vô lượng.

Nên con nay kính lễ.

Hỏi: Y theo các pháp gì có Tam bảo này?

Đáp: Kệ nói:

Chân như các tạp cấu,

Và xa lìa các cấu.

Phật vô lượng công đức,

Và tác nghiệp của Phật.

Cảnh giới vi diệu đó,

Là cảnh giới Phật biết.

Y theo pháp thân này,

Xuất sinh có Tam bảo.

Phẩm 5: TẤT CẢ CHÚNG SINH CÓ NHƯ LAI TẠNG

Hỏi: Làm sao biết được tất cả chúng sinh có Như Lai tạng?

Đáp: Kệ nói:

Tất cả chúng sinh giới,

Không tách rời Phật trí.

Vì kia tịnh và uế,

Thể tính không hai thứ.

Y tất cả chư Phật,

Thân pháp tính bình đẳng.

Biết tất cả chúng sinh,

Đều có Như Lai tạng.

Lại lược nói kệ rằng:

Thể và nghiệp nhân quả,

Tương ưng cùng với hành.

Thời sai biệt biến xứ,

Bất biến không sai biệt.

Tuần tự diệu nghĩa kia,

Đệ nhất chân pháp tính.

Ta lược nói như vậy,

Ông nay phải khéo hiểu.

Kệ này nói ý nghĩa gì? Kệ nói:

Tự tính thường không nhiễm,

Như báu, không, nước sạch.

Tin pháp và Bát-nhã,

Tam-muội với đại bi,

Tịnh ngã lạc và thướng,

Bỉ ngạn quả công đức.

Chán khổ cầu Niết-bàn,

Dục nguyện cùng các nghiệp.

Biển lớn chứa nước báu,

Vô lượng không thể hết.

Như đèn sáng chiếu vật,

Tính công đức như vậy.

Thấy thật thì nói là

Phàm phu thánh nhân Phật.

Chúng sinh Như Lai tạng,

Chân như không sai biệt.

Có bất tịnh, tạp tịnh

Với thiện tịnh v.v…

Như vậy tuần tự nói,

Chúng sinh Bồ-tát Phật.

Như hư không biến khắp

Hư không chẳng phân biệt.

Tự tính tâm vô cấu,

Cũng khắp không phân biệt.

Như hư không biến khắp,

Thể vi tế không nhiễm.

Phật tính khắp chúng sinh,

Các phiền não không nhiễm.

Như tất cả thế gian,

Y hư không sinh diệt.

Y nơi vô lậu giới,

Có các căn sinh diệt.

Lửa không đốt hư không,

Nếu đốt là không đúng.

Lão bệnh tử cũng vậy,

Không thể đốt Phật tính.

Đất nương nơi nước trụ,

Nước lại nương nơi gió.

Gió nương nơi hư không,

Hư không chẳng nương đất.

Ấm giới căn cũng vậy,

Trụ trong nghiệp phiền não.

Tất cả nghiệp phiền não,

Y tư duy bất thiện.

Bất thiện tư duy hành,

Trụ trong tâm thanh tịnh.

Tự tính tâm thanh tịnh,

Không trụ các pháp kia.

Ấm nhập giới như đất,

Nghiệp phiền não như nước,

Không chính niệm như gió,

Tịnh tâm giới như không.

Y tính khởi tà niệm,

Niệm khởi nghiệp phiền não.

Y nhân nghiệp phiền não,

Hay khởi ấm giới nhập.

Y chỉ nơi 5 ấm,

Giới nhập v.v… các pháp,

Có các căn sinh diệt

Như thế giới thành hoại.

Tịnh tâm như hư không,

Không nhân cũng không duyên.

Và không nghĩa hòa hợp,

Cũng không sinh trụ diệt.

Tịnh tâm như hư không,

Thường sáng không chuyển biến.

Vì hư vọng phân biệt,

Nhiễm phiền não khách trần.

Bồ-tát Ma-ha-tát,

Biết Phật tính như thật.

Không sinh cũng không diệt,

Cũng không các lão bệnh.

Bồ-tát biết như vậy,

Được lìa nơi sinh tử.

Vì thương xót chúng sinh,

Thị hiện có sinh diệt.

Phật thân không biến đổi,

Bởi được vô tận pháp.

Nơi chúng sinh quy y,

Bởi vì vô biên tế.

Thường trụ pháp không hai,

Bởi lìa vọng phân biệt.

Hằng không chấp không tác,

Vì tâm lực thanh tịnh.

Pháp thân và Như Lai,

Thánh đế với Niết-bàn,

Công đức chẳng lìa nhau,

Như ánh sáng với ban ngày.

Phẩm 6: VÔ LƯỢNG PHIỀN NÃO TRÓI BUỘC

Trong hoa tàn chư Phật,

Trong bầy ong mật ngọt,

Trong vỏ cám hạt gạo,

Trong trái cây mầm chồi,

Tấm áo cũ vải rách

Bọc lấy pho tượng vàng,

Người đàn bà nghèo xấu

Mang thai Chuyển luân vương.

Trong khuôn đúc đất đen

Có pho tượng đẹp đẽ.

Chúng sinh tham sân si,

Các phiền não vọng tưởng

Trong trần lao cấu uế

Đều có Như Lai tạng.

Hoa, ong, cám, bùn đất,

Trái cây và áo rách,

Đàn bà nghèo, khuôn đúc,

Tương tự phiền não cấu.

Phật mật với vàng ròng,

Mầm, tượng vàng, Luân vương,

Pho tượng đẹp quý báu,

Tương tự Như Lai tạng.

Hỏi: Thí dụ hoa Phật để nói ý nghĩa gì?

Đáp: Hoa tàn ví các phiền não. Nói chư Phật ví dụ Như Lai tạng. Kệ nói:

Phật công đức trang nghiêm,

Trụ trong cái hoa tàn.

Tịnh thiên nhãn trông thấy,

Bỏ hoa hiển chư Phật.

Phật nhãn quán tự pháp,

Khắp tất cả chúng sinh

Dưới đến ngục A-tì

Đầy đủ Như Lai tạng.

Tự ở cõi thường trụ,

Dùng phương tiện từ bi

Khiến tất cả chúng sinh

Xa lìa các chướng ngại.

Như trong cái hoa tàn

Có chư Phật Như Lai.

Người thiên nhãn thấy biết

Trừ bỏ cánh hoa tàn.

Như Lai cũng như vậy,

Thấy tham phiền não cấu

Bất tịnh trong chúng sinh

Đầy đủ Như Lai tạng.

Dùng tâm đại từ bi,

Vì thương xót thế gian,

Vì tất cả chúng sinh,

Trừ hoa tàn phiền não.

Hỏi: Ví dụ mật ong để nói ý nghĩa gì?

Đáp: Nói bầy ong ví dụ các phiền não. Nói mật ngọt ví dụ Như Lai tạng. Kệ nói:

Mật ngọt rất thơm ngon,

Bị bầy ong bao quanh.

Phải tạo lập phương tiện

Đuổi ong mà lấy mật.

Như Lai cũng như vậy

Dùng con mắt trí tuệ

Thấy các ong phiền não

Vây quanh mật Phật tính.

Dùng sức đại phương tiện

Đuổi ong phiền não kia,

Hiển xuất Như Lai tạng

Như lấy mật thụ dụng.

Giống như trăm ngàn ức

Na-do-tha các trùng

Ngăn che mật ngon ngọt

Không ai đến gần được.

Người có trí lấy mật,

Giết hại các trùng kia,

Lấy được mật ngon ngọt,

Tùy ý mà thụ dụng.

Trí vô lậu như mật

Ở trong thân chúng sinh,

Phiền não như độc trùng,

Bị Như Lai giết hại.

Hỏi: Ví dụ cám và hạt gạo để nói ý nghĩa gì?

Đáp: Nói vỏ cám thí dụ các phiền não. Nói hạt bên trong thí dụ Như Lai tạng. Kệ nói:

Hạt ở trong vỏ cám,

Không ai có thể dùng.

Khi có người muốn dùng,

Phương tiện trừ vỏ cám.

Phật thấy các chúng sinh

Thân có tính Như Lai,

Vỏ cám phiền não bọc

Không làm được Phật sự.

Dùng sức phương tiện tốt

Khiến 3 cõi chúng sinh

Trừ vỏ cám phiền não,

Tùy ý làm Phật sự.

Giống như xay xát gạo,

Không bỏ hết vỏ cám,

Gạo chưa được xát sạch,

Không có được gạo ngon.

Như Lai tạng cũng vậy

Không lìa cám phiền não

Khiến tất cả chúng sinh

Bị đói khát phiền não.

Phật tự tại pháp vương

Ở trong thân chúng sinh

Hay hiển thị ái vị

Trừ khổ đói khát kia.

Hỏi: Thí dụ vàng và phân nhơ nói lên ý nghĩa gì?

Đáp: Thí dụ phân nhơ như các phiền não. Thí dụ vàng ròng như Như Lai tạng. Kệ nói:

Như người đi đường xa,

Rơi vàng trong phân nhơ.

Trải qua trăm ngàn năm,

Như cũ không biến đổi.

Tịnh thiên nhãn thấy rồi,

Bảo khắp các người rằng:

Trong đây có vàng ròng,

Ông có thể lấy dùng.

Phật quán tính chúng sinh

Chìm trong phân phiền não.

Vì muốn cứu vớt chúng,

Mưa pháp vũ vi diệu.

Như chỗ đất bất tịnh,

Rơi mất vàng ròng báu.

Các thiên nhãn thấy rõ,

Mà chúng sinh không biết.

Chư thiên đã thấy rồi,

Bảo các người đều biết,

Dạy phương tiện trừ bẩn,

Dùng được vàng ròng tốt.

Vàng Phật tính cũng vậy,

Rơi trong phân phiền não,

Như Lai quan sát rồi,

Vì nói pháp thanh tịnh.

Hỏi: Thí dụ kho báu và đất để nói ý nghĩa gì?

Đáp: Đất thí dụ các phiền não. Kho báu thí dụ Như Lai tạng. Kệ nói:

Ví như nhà người nghèo,

Dưới đất có kho báu.

Người kia không hề biết,

Mà báu không thể nói.

Chúng sinh cũng như vậy.

Ở trong nhà tự tâm,

Có pháp bảo vô tận

Kho tàng bất tư nghị.

Tuy có kho báu này,

Mà không tự hay biết.

Vì không hay biết, nên

Chịu sinh tử nghèo khổ.

Ví như kho của báu

Trong nhà người nghèo kia.

Người chẳng nói là nghèo.

Kho báu cũng làm thinh.

Kho pháp bảo cũng vậy,

Ở trong tâm chúng sinh.

Chúng sinh như người nghèo.

Phật tính như kho báu.

Vì muốn khiến chúng sinh

Được kho của báu này,

Nên chư Phật Như Lai

Xuất hiên ở thế gian.

Hỏi: Thí dụ mầm trái cây nói lên ý nghĩa gì?

Đáp: Vỏ trái cây thí dụ các phiền não. Mầm cây thí dụ Như Lai tạng. Kệ nói:

Như các thứ trái cây,

Mầm cây không bị hư,

Trồng xuống đất tưới nước,

Mọc lên thành cây to.

Tất cả các chúng sinh,

Trong các thứ phiền não,

Đều có tính Như Lai,

Vỏ vô minh bao bọc.

Trồng xuống đất thiện căn,

Nảy mầm cây Bồ-đề.

Lần lượt tăng trưởng lên

Thành Như Lai thụ vương.

Y địa, thủy, hỏa, phong,

Không, thời, nhật, nguyệt duyên

Đa-la trong các thứ

Xuất sinh đại thụ vương.

Tất cả các chúng sinh

Đều cũng giống như vậy.

Trong vỏ trái phiền não

Có mầm giống chính giác.

Y bạch tịnh các pháp,

Và nhờ các thứ duyên

Tuần tự sinh trưởng lên,

Thành Phật đại pháp vương.

Hỏi: Thí dụ áo và tượng nói lên ý nghũa gì?

Đáp: Áo rách ví như các phiền não. Tượng vàng ví Như Lai tạng. Kệ nói:

Áo rách quấn tượng vàng,

Trên đường người qua lại.

Chư thiên vì người nói:

Trong đó có tượng vàng.

Các thứ bẩn phiền não

Vây bọc Như Lai tạng.

Mắt Phật không chướng thấy

Dưới đến ngục A-tì.

Đều có thân Như Lai.

Để khiến đượcthân ấy

Rộng lập các phương tiện

Nói các thứ diệu pháp.

Áo rách bọc tượng vàng

Lăn lóc bên đường đi.

Người thiên nhãn trông thấy

Liền mách bảo cho người.

Như Lai tạng chúng sinh

Áo rách phiền não bọc,

Nơi đường hiểm thế gian,

Mà không ai hay biết.

Mắt Phật quán thế gian,

Đều có Như Lai tạng.

Vì nói các thứ pháp,

Khiến chúng sinh giải thoát.

Hỏi: Thí dụ người đàn bà mang thai một vương giả nói lên ý nghĩa gì?

Đáp: Người đàn bà nghèo thí dụ các phiền não. Trong Ca-la-la 4 đại có thân một Chuyển luân vương thí dụ trong cái bọc Ca-la-la sinh tử có Chuyển luân vương Như Lai tạng. Kệ nói:

Ví như gái cô đọc,

Ở trong nhà nghèo khổ.

Mang thai Chuyển luân vương

Mà không tự hay biết.

Giống như nhà nghéo kia,

Ba cõi cũng như vậy.

Người nữ mang thai ấy,

Ví chúng sinh bất tịnh.

Như trong bọc thai kia,

Tính chúng sinh cũng vậy.

Trong có tính vô cấu,

Gọi là không cô độc.

Gái nghèo mặc áo bẩn,

Rất hôi hám chịu khổ.

Ở trong nhà cô đơn

Mà mang thai vương giả.

Các phiền não cũng vậy,

Ô nhiễm tính chúng sinh.

Chịu vô lượng khổ não,

Không có nơi nương tựa.

Thật có chỗ quy y,

Mà tâm không quy y,

Vì không biết tự thân

Vốn có Như Lai tạng.

Hỏi: Thí dụ khuôn đúc và tượng đúc nói lên ý nghĩa gì?

Đáp: Khuôn đất thí dụ như các phiền não. Tượng báu thí dụ Như Lai tạng. Kệ nói:

Như người thợ nấu vàng,

Rót vào trong khuôn đất.

Ngoài bùn đất cháy đen,

Trong tượng vàng quý báu.

Người kia thấy khuôn nguội,

Đập vỡ lớp đất bùn

Phá khuôn cho hiển hiện,

Lấy tượng báu bên trong.

Phật tính thường sáng sạch,

Khách trần cấu nhiễm ô.

Chư Phật khéo quán sát

Trừ chướng khiến hiển hiện.

Trừ bẩn tượng sáng sạch,

Ở trong khuôn bùn đất.

Thợ đúc biết hết nóng,

Sau đó phá khuôn đất.

Như Lai cũng như vậy

Thấy Phật tính chúng sinh,

Nghiễm nhiên trong phiền não

Giống như tượng trong khuôn.

Dùng phương tiện khéo léo,

Như chày vồ thuyết pháp,

Đập phá khuôn phiền não,

Phát hiện Như Lai tạng.

Phẩm 7: VÌ NGHĨA GÌ NÓI?

Hỏi: Trong các Tu-đa-la đều nói tất cả là không. Vì sao ở đây nói có Phật tính chân như? Kệ nói:

Các nơi trong kinh nói,

Nội ngoại tất cả không.

Pháp hữu vi như mây,

Và cũng như mộng ảo.

Ở đây vì sao nói

Tất cả các chúng sinh

Đều có tính chân như

Mà không nói không tịch?

Đáp: Kệ nói:

Vì có tâm khiếp nhược,

Các chúng sinh khinh mạn

Chấp trước pháp hư vọng,

Chê thật tính chân như.

Chấp thân có thần ngã.

Để khiến chúng sinh ấy

Lìa xa 5 lỗi nặng

Nên nói có Phật tính.

Phẩm 8: THÂN CHUYỂN THANH TỊNH THÀNH BỒ-ĐỀ

Được tịnh và lìa xa,

Tự tha tương ưng lợi.

Y chỉ sâu rộng lớn

Đó chính là nghĩa kia.

Trước tiên nói Phật Bồ-đề và phương tiện được Bồ-đề. Kệ nói:

Trước nói pháp thân Phật,

Tự tính thể thanh tịnh.

Bị các bẩn phiền não

Khách trần làm nhiễm ô.

Ví như trong hư không,

Nhật nguyệt lìa tịnh cấu.

Vì bị mây dày đặc,

Che phủ như lưới bao.

Công đức Phật vô cấu

Thường hằng không biến đổi.

Không phân biết các pháp,

Được chân trí vô lậu.

Tiếp nói thể thanh tịnh vô cấu. Kệ nói:

Như nước ao thanh tịnh,

Không có bụi trần nhơ.

Cỏ cây và hoa lá

Mọc khắp giáp chung quanh.

Như trăng không nguyệt thực,

Mặt trời không mây che.

Đủ công đức vô cấu

Hiển hiện tức thể kia.

Ong, vua, mật ngon ngọt,

Kiên thật, tịnh, chân kim,

Kho báu, quả cây lớn,

Tượng vàng ròng không nhơ.

Thân Chuyển luân thánh vương,

Tượng Như Lai quý báu.

Như vậy các pháp ấy

Tức là thân Như Lai.

Tiếp nói thành tựu tự lợi lợi tha. Kệ nói:

Vô lậu và biến khắp,

Pháp bất diệt hằng thường

Thanh lương không biến đổi,

Không thoái nơi tịch tĩnh.

Thân chư Phật Như Lai

Như hư không vô tướng.

Vì những người thắng trí,

Tạo cảnh giới 6 căn.

Thị hiện sắc vi diệu,

Phát âm thanh vi diệu,

Khiến nghe giới hương Phật

Cùng pháp vị của Phật.

Khiến giác xúc Tam-muội,

Khiến biết diệu pháp sâu.

Tế tư duy đậm đặc,

Phật lìa tướng hư không.

Tiếp nói đệ nhất nghĩa tương ưng. Kệ nói:

Như không,chẳng nghĩ bàn,

Thường hằng và thanh lương.

Không đổi cùng tịch diệt,

Khắp lìa các phân biệt.

Không chấp tất cả chỗ,

Lìa ngại thô nhám xúc.

Cũng không thể kiến thủ,

Tâm Phật sạch không nhơ.

Tiếp nói pháp thân Phật. Kệ nói:

Chẳng đầu, chẳng giữa sau,

Không phá hoại, không hai.

Xa lìa nơi 3 cõi,

Không nhơ, không phân biệt.

Cảnh giới rất sâu này,

Chẳng phải Nhị thừa biết.

Đủ thắng tuệ Tam-muội,

Người như thế thấy được

Quá hơn cát sông Hằng,

Không nghĩ bàn công đức.

Chỉ Như Lai thành tựu,

Không chung cùng người khác.

Sắc thân Như Lai đẹp,

Thể thanh tịnh không nhơ.

Xa lìa các phiền não,

Và tất cả tập khí.

Các thứ pháp thắng diệu,

Lấy quang minh làm thể.

Khiến chúng sinh giải thoát,

Thường không bao giờ nghỉ.

Việc làm không nghĩ bàn,

Như ngọc báu Ma-ni

Hiện được các thứ hình,

Mà thể kia chẳng thật.

Vì thế gian thuyết pháp

Thị hiện chỗ vắng lặng.

Giáo hóa khiến thuần thục,

Thụ ký cho nhập đạo.

Thân Như Lai ảnh tượng,

Mà không lìa bản thể.

Ví như tất cả sắc,

Không tách rời hư không.

Tiếp nói thân Như Lai thường trụ. Kệ nói:

Thế Tôn thể thường trụ,

Do tu vô lượng nhân.

Chúng sinh giới bất tận,

Tâm từ bi như ý.

Trí thành tựu tương ưng,

Trong pháp được tự tại.

Hàng phục các ma oán.

Thể vắng lặng nên thường.

Tiếp nói thể không thể nghĩ bàn. Kệ nói:

Chẳng ngôn ngữ nói năng,

Là đệ nhất nghĩa đế.

Lìa các chỗ giác quán,

Không nói thí dụ được.

Pháp thắng diệu vô thượng,

Không thủ lấy Niết-bàn.

Chẳng phải 3 thừa biết,

Chỉ có cảnh giới Phật.

Phẩm 9: NHƯ LAI CÔNG ĐỨC

Tự lợi và lợi tha,

Thân đệ nhất nghĩa đế.

Y thân chân đế kia,

Có thể thế đế này.

Quả xa lìa thuần thục,

Trong đó có đầy đủ

Sáu mươi bốn thứ pháp,

Các công đức sai biệt.

Lược nói kệ rằng:

Sức Phật: chày kim cương,

Phá chướng người vô trí.

Như Lai không sợ hãi:

Sư tử giữa đám đông.

Pháp Như Lai không chung,

Trong sạch như hư không.

Như mặt trăng dưới nước,

Chúng sinh thấy có hai.

Trước tiên nói 10 sức. Kệ nói:

Quả báo xứ phi xứ,

Nghiệp và nơi các căn.

Tính tín chí xứ đạo,

Ly cấu các thiền định.

Nghĩ nhớ đời quá khứ,

Thiên nhãn trí vắng lặng.

Các câu nói như vậy,

Gọi là 10 thứ sức.

Như chày kim cương, kệ nói:

Tính nghiệp xứ phi xứ,

Chúng sinh các tín căn.

Các thứ tùy tu địa,

Quá túc mạng sai biệt.

Thiên nhãn và lậu tận,

Sức Phật chày kim cương.

Có thể đập phá tan

Khối ngu si như núi.

Tiếp nói 4 không sợ hãi, kệ nói:

Biết như thật các pháp,

Ngăn các đường chướng ngại.

Nói đạo được vô lậu,

Là 4 không sợ hãi.

Với cảnh giới sở tri,

Biết tự tha rốt ráo.

Mình biết dạy người biết,

Đây chẳng chướng ngại đạo.

Chứng được quả thắng diệu,

Mình được khiến người được.

Nói lý lợi tự tha,

Là chỗ không sợ hãi.

Như sư tử chúa, kệ nói:

Ví như sư tử chúa,

Tự tại giữa muôn thú.

Thường ở nơi núi rừng

Chẳng sợ các thú khác.

Phật nhân vương cũng vậy,

Ở trong giữa mọi người,

Không sợ và ở tốt,

Vững chắc và dũng mãnh.

Tiếp nói 18 pháp không chung của Phật. Kệ nói:

Phật không lỗi, không tranh,

Không có các vọng niệm

Không bất định tán tâm,

Không có các thứ tưởng,

Không tác ý, hộ ba,

Dục, tinh tiến không thoái,

Niệm tuệ và giải thoát,

Tri kiến không thoái lui,

Các nghiẹp trí làm gốc,

Biết 3 đời không ngại.

Phật 18 công đức,

Và ngoài ra không nói.

Phật thân khẩu không lỗi,

Nếu ai đến phá hoại,

Nội tâm tướng không động,

Không tác tâm xả tâm.

Thế Tôn dục tinh tiến,

Niệm tịnh trí giải thoát.

Thường không mất tri kiến,

Thị hiện cảnh khả tri.

Tất cả các nghiệp v.v…

Trí làm gốc lần lượt

Ba đời không chướng ngại,

Trí rộng lớn hành thường.

Đó là thể Như Lai,

Tương ưng đại trí tuệ.

Giác ngộ đại Bồ-đề

Pháp thắng diệu tối thượng.

Vì tất cả chúng sinh

Chuyển bánh xe đại pháp.

Pháp thắng diệu vô úy

Khiến chúng sinh giải thoát.

Tiếp nói nghĩa hư không chẳng tương ưng. Kệ nói:

Như đất nước lửa gió

Pháp kia không trung không,

Trong các sắc cũng không,

Pháp hư không không ngại.

Chư Phật không chướng ngại,

Giống như tướng hư không.

Như Lai tại thế gian

Như đất nước lửa gió.

Mà chư Phật Như Lai

Sở hữu các công đức,

Cho đến không một pháp

Thế gian cùng có được.

Tiếp nói 32 tướng đại nhân. Kệ nói:

Tướng dưới chân bằng phẳng,

Đủ ngàn dấu vòng xoay.

Gót chân thì đầy đặn,

Như gót nai I-ni.

Tay chân đều mềm mại,

Các ngón đều thon dài.

Ngón có màn chân ngỗng.

Cánh tay trên dưới đều.

Hai vai trước sau thẳng,

Trái phải đều đầy đủ.

Tay duỗi dài quá gối.

Tướng mã âm kín đáo.

Thân tướng thì trang nhã

Như Ni-câu thụ vương.

Tướng 7 chỗ đầy đặn.

Thân trên như sư tử.

Oai đức thế vững chắc

Giống như Na-la-diên.

Thân sắc mới tịnh diệu.

Da sắc vàng mềm mại.

Sạch nhuyễn mịn bằng phẳng

Mỗi lỗ một sợi lông.

Lông mềm đẹp tươi tốt,

Đều xoay về bên phải.

Thân sáng sạch viên mãn,

Trên đỉnh tướng nổi cao

Đỉnh như đỉnh chim công.

Má vuông như sư tử.

Tóc sạch sắc vàng ròng

Ví như Nhân-đà-la.

Trên trán tướng lông trắng.

Khuôn mặt sạch sáng loáng.

Miệng có 40 răng,

Hai răng trắng hơn tuyết.

Trong ngoài đều khít khao,

Răng trên dưới đồng đều .

Tiếng Ca-lăng-tần-già,

Diệu âm nghe rất xa.

Ăn uống đều hoàn toàn,

Được vị trong thượng vị.

Lưỡi mịn mỏng rộng dài,

Đôi mắt màu xanh biếc.

Mi mắt như ngưu vương

Công đức như hóa sen.

Như vậy nói nhân tôn

Đủ 32 tướng tốt.

Mỗi mỗi không tạp loạn,

Toàn thân đều hoàn hảo.

Tiếp nói như trăng trong nước. Kệ nói:

Trời thu không mây che,

Trăng trên trời dưới nước.

Người trên khắp thế gian

Đều thấy bóng trăng sáng.

Trong sạch bóng Phật tròn

Đủ sức mạnh công đức.

Phật tử thấy Như Lai,

Thân công đức cũng vậy.

Phẩm 10: PHẬT NGHIỆP TỰ NHIÊN KHÔNG NGỪNG NGHỈ

Với chúng sinh khả hóa,

Dùng phương tiện giáo hóa.

Khởi nghiệp hóa chúng sinh,

Giáo hóa chúng sinh giới.

Chư Phật người tự tại,

Với chúng sinh khả hóa.

Thường chờ nơi chờ lúc

Tự nhiên làm Phật sự.

Khắp hiểu biết Đại thừa,

Công đức vi diệu nhất.

Như nước báu biển lớn,

Trí Như Lai cũng vậy.

Bồ-đề rộng vô biên,

Giống như hư không giới.

Phóng vô lượng công đức,

Ánh sáng đại trí tuệ.

Chiếu khắp các chúng sinh,

Có Phật diệu pháp thân.

Vô cấu công đức tạng,

Như thân ta không khác.

Phiền não chướng, trí chướng,

Như mây bủa lưới che.

Chư Phật gió từ bi

Thổi tan tiêu diệt hết.

Tiếp nói thí dụ nghiệp Đại thừa. Kệ lược nói:

Trống trời: mây Đế Thích,

Mặt trời Phạm: Ma-ni.

Vang chiếu cõi hư không,

Thân Như Lai cũng vậy.

Trước tiên nói thí dụ ảnh tượng trong gương Đế Thích. Kệ nói:

Như Tì-lưu-ly kia,

Trong sạch trong đại địa.

Thân thiên chủ Đế Thích,

Hiện ảnh tượng trong gương.

Tâm chúng sinh cũng vậy,

Trong sạch trong đại địa.

Thân chư Phật Như Lai,

Ảnh tượng hiện ở trong.

Đế Thích hiện không hiện,

Y địa tịnh bất tịnh.

Các thế gian cũng vậy,

Ảnh tượng hiện không hiện.

Như Lai có khởi diệt,

Y trược không trược tâm.

Các chúng sinh cũng vậy,

Ảnh tượng hiện không hiện.

Thân thiên chủ Đế Thích,

Ảnh tượng có sinh diệt.

Không thể nói là có,

Không thể nói là không.

Thân Như Lai cũng vậy.

Ảnh tượng có sinh diệt,

Không thể nói là có,

Không thể nói là không.

Như đại địa chu biến,

Xa lìa cao thấp nhơ.

Đại lưu ly sáng sạch,

Đức ly cấu bình đẳng.

Bởi Tì-lưu-ly kia,

Trong sạch không cấu uế.

Thiên chủ hiện trong gương,

Và các thứ trang nghiêm.

Nếu người nam người nữ,

Thấy thiên chủ trong đó,

Cùng các thứ trang nghiêm,

Nguyện sinh về nơi ấy.

Chúng sinh nếu muốn sinh,

Tu hành các thiện hạnh.

Giữ giới và bố thí,

Rải hoa, xả châu báu.

Về sau công đức hết,

Địa diệt kia cũng diệt.

Tâm lưu ly địa sạch,

Chư Phật ảnh tượng hiện.

Chư Phật tử Bồ-tát,

Thấy Phật tâm hoan hỷ.

Vì mong cầu Bồ-đề,

Khởi nguyện tu các hạnh.

Không sinh không diệt, tức là Như Lai. Kệ nói:

Như Tì-lưu-ly diệt,

Ảnh trong gương cũng diệt.

Không thể hóa chúng sinh,

Như Lai không ra đời.

Đất báu lưu ly sạch,

Thị hiện ảnh tượng Phật.

Tịnh tâm kia không hoại,

Mầm tín căn tăng trưởng.

Pháp bạch tịnh sinh diệt,

Ảnh Phật cũng sinh diệt.

Như Lai không sinh diệt,

Giống như trời Đế Thích.

Nghiệp này tự nhiên có,

Thấy như vậy hiện tiền.

Pháp thân không sinh diệt.

Mãi mãi hằng thường trụ.

Tiếp nói thí dụ tiếng trống nhiệm mầu trên trời. Kệ nói:

Tiếng trống trời mầu nhiệm,

Y tự nghiệp mà có.

Chư Phật nói pháp âm,

Chúng sinh tự nghiệp nghe.

Như diệu âm xa lìa,

Công dụng ở thân tâm.

Khiến tất cả chư thiên,

Lìa sợ được tịch tĩnh.

Tiếng Phật cũng như vậy,

Lìa công dụng thân tâm.

Khiến tất cả chúng sinh

Được chứng đạo tịch diệt.

Trong khi đang chiến đấu,

Để phá sức Tu-la,

Phát tiếng trống kinh sợ

Khiến Tu-la lui tan.

Như Lai vì chúng sinh

Diệt các khổ phiền não.

Vì thế gian nói pháp,

Chỉ dạy đạo thiền định.

Tất cả người thế gian không biết tội lỗi mình. Kệ nói:

Điếc không nghe tiếng nhỏ,

Thiên nhĩ nghe không khắp.

Chỉ cảnh giới người trí,

Do tâm nghe không nhiễm.

Tiếp nói thí dụ mây mưa. Kệ nói:

Biết có khởi tâm bi,

Biến khắp trong thế gian.

Định trì vô cấu tạng,

Phật mưa nhân tịnh cốc.

Thế gian theo thiện nghiệp,

Theo gió sinh mây mưa.

Theo từ bi tăng trưởng,

Mây mưa Phật pháp mầu.

Y chỉ khí thế gian vị nước mưa biến hoại. Kệ nói:

Ví như trong hư không,

Mưa nước 8 công đức.

Đến các nơi có mặn,

Sinh các vị khác nhau.

Mây Như Lai từ bi,

Mưa nước 8 thánh đạo.

Rót vào tâm chúng sinh,

Hiểu được các thứ vị.

Tâm không sai biệt. Kệ nói:

Tin diệu pháp Đại thừa,

Và trong kẻ chê pháp,

Người, Giá-đa, chim, quỷ,

Ba tụ đây tương tự.

Chính định tụ chúng sinh,

Tập khí bất định tụ,

Thân kiến tà định tụ,

Tà kiến trôi sinh tử.

Trời thu không mây mưa,

Nhân không chim chịu khổ.

Trời hè nhiều mưa nước,

Thiêu đốt quỷ chịu khổ.

Phật hiện thế không hiện,

Mây bi mưa pháp vũ.

Tin pháp khí thì được,

Chê pháp thì không nghe.

Không hộ chúng sinh. Kệ nói:

Trời mưa như trục xe,

Trút xuống tràn đại địa.

Mưa đá sấm rền vang,

Kim cương phát nổ lửa.

Chẳng hộ vi tế trùng,

Núi rừng các cây cối.

Lúa má với hoa màu,

Người đi đường mắc mưa.

Như Lai cũng như vậy,

Với thô tế chúng sinh,

Tương ưng các phương tiện,

Bát-nhã mây mưa bi.

Các tập khí phiền não,

Ngã, tà kiến chúng sinh,

Các chủng loại như vậy,

Nhất thiết trí không hộ.

Để diệt lửa khổ, kệ nói:

Biết bệnh lìa bệnh nhân,

Dùng thuốc để không bệnh.

Khổ nhân kia diệt đạo,

Biết lìa xúc tu v.v…

Đời vô thủy sinh tử,

Lưu chuyển trong 5 đường.

Trong 5 đường thụ lạc,

Giống như thứ phân hôi.

Lạnh nóng não cảm xúc

Các khổ đều có đủ.

Để trừ diệt được kia

Mưa xuống đại diệu pháp.

Biết trời thoái đọa khổ,

Người thì tìm cầu khổ.

Người có trí không cầu,

Người trời tự tại vui.

Người tuệ tin lời Phật,

Đã tin thì biết khổ.

Lại phải biết nhân khổ,

Quán diệt và biết đạo.

Tiếp nói thí dụ Phạm thiên, kệ nói:

Phạm thiên quá khứ nguyện,

Y chư thiên tịnh nghiệp.

Phạm thiên tự nhiên hiện,

Thân hóa Phật cũng vậy.

Trong Phạm cung không động,

Thường hiện nơi Dục giới.

Chư thiên thấy sắc đẹp,

Mất cảnh giới 5 dục.

Pháp thân Phật không động

Mà thường hiện thế gian.

Chúng sinh thấy hoan hỷ,

Không ưa vui hữu lậu.

Có hiện không hiện, kệ nói:

Từ trời thoái nhập thai,

Hiện sinh có cha mẹ.

Tại gia như đứa trẻ,

Học tập các kỹ nghệ.

Vui chơi và du hành,

Xuất gia tu khổ hạnh.

Hiện đến học ngoại đạo,

Hàng phục chúng thiên ma.

Thành Phật chuyển pháp luân,

Thị hiện nhập Niết-bàn.

Các chúng sinh phúc mỏng

Không được thấy Như Lai.

Tiếp đến thí dụ mặt trời, kệ nói:

Như mặt trời mới mọc,

Chiếu khắp các hoa sen.

Có hoa đồng thời nở,

Có hoa thì lại khép.

Mặt trời Phật cũng vậy,

Chiếu tất cả chúng sinh,

Có trí như hoa nở,

Có tội như hoa khép.

Như mặt trời chiếu hoa

Mặt trời không phân biệt.

Mặt trời Phật cũng vậy,

Chiếu mà không phân biệt.

Kệ lần lượt nói:

Mặt trời vừa xuất hiện,

Phóng ra ngàn tia sáng.

Trước chiếu các núi cao,

Sau chiếu núi vừa, thấp.

Mặt trời Phật cũng vậy,

Lần lượt chiếu thế gian.

Trước chiếu các Bồ-tát,

Sau chiếu các chúng sinh.

Vầng ánh sáng không đồng, kệ nói:

Thân sắc trí 2 pháp,

Thân đại bi như không.

Khắp chiếu các thế gian,

Phật không như mặt trời.

Mặt trời không chiếu khắp,

Các cõi nước hư không.

Không phá vô minh ám,

Không bày nào biết cảnh.

Phóng ra các thứ sắc,

Sáng chiếu các lưới mây.

Rõ thể đại từ bi,

Cảnh giới chân như diệu.

Phật vào thành, làng xóm,

Thì người mù sáng mắt.

Thấy Phật được lợi lớn,

Cũng diệt được ác pháp.

Vô minh chìm các hữu

Tà kiến chướng tối tăm.

Mặt trời Như Lai chiếu

Thấy tuệ chưa thấy xứ.

Tiếp nói thí dụ ngọc Ma-ni, kệ nói:

Đồng thời ở một chỗ,

Thỏa mãn ý tìm cầu.

Ngọc Ma-ni vô tâm,

Mà mãn chúng sinh nguyện.

Đại pháp vương tự tại,

Đồng trụ nơi tâm bi.

Chúng sinh nghe các thứ,

Tâm Phật không phân biệt.

Tiếp nói thí dụ tiếng vang, kệ nói:

Ví như các tiếng vang,

Dựa cái khác được khởi.

Tự nhiên không phân biệt,

Chẳng trụ trong trụ ngoài.

Tiếng Như Lai cũng vậy,

Y tha tâm mà khởi.

Tự nhiên không phân biệt,

Chẳng trụ trong trụ ngoài.

Tiếp nói thí dụ hư không, kệ nói:

Không vật không thể thấy,

Không quán không y chỉ.

Quá cảnh giới nhãn thức,

Không sắc không thể thấy.

Trong không, thấy cao thấp,

Mà không, chẳng như vậy.

Trong Phật thấy tất cả,

Nghĩa ấy cũng như vậy.

Tiếp nói thí dụ đất, kệ nói:

Tất cả các cỏ cây,

Đều dựa vào đất sinh.

Đất không tâm phân biệt,

Mà tăng trưởng thành tựu.

Tâm chúng sinh thiện căn,

Dựa vào Phật địa sinh,

Phật không tâm phân biệt,

Mà tăng trưởng thành tựu.

Tiếng Phật như tiếng vang,

Bởi không nói danh tự.

Thân Phật như hư không,

Khắp không thể thấy thường.

Như các pháp dựa đất,

Tất cả các thuốc hay.

Khắp vì các chúng sinh,

Không hạn một người nào.

Các pháp y Phật địa,

Pháp dược bạch tịnh diệu.

Khắp vì các chúng sinh,

Không hạn một người nào.

Phẩm 11: HIỆU LƯỢNG TÍN CÔNG ĐỨC

Phật tính Phật Bồ-đề,

Phật pháp và Phật nghiệp.

Các tịnh nhân xuất thế,

Cũng không thể nghĩ bàn

Các cảnh giới chư Phật.

Nếu như có người tin,

Được vô lượng công đức,

Hơn tất cả chúng sinh.

Để cầu Phật Bồ-đề,

Quả báo bất tư nghị.

Được vô lượng công đức,

Nên hơn các thế gian.

Nếu có người xả được,

Ma-ni các trân bảo.

Bố thí 10 phương cõi,

Vô lượng các cõi Phật.

Vì cầu Phật Bồ-đề,

Bố thí các pháp vương.

Người ấy thí như vậy,

Vô lượng Hằng sa kiếp.

Nếu lại có người nghe,

Một câu diệu cảnh giới.

Đã nghe rồi lại tin,

Quá thí phúc vô lượng.

Nếu có người trí tuệ,

Phụng trì vô thượng giới.

Thân khẩu ý nghiệp tịnh,

Tự nhiên thường hộ trì.

Vì cầu Phật Bồ-đề,

Như vậy vô lượng kiếp.

Người này được phúc đức,

Không thể nghĩ bàn được.

Nếu lại có người nghe,

Một câu diệu cảnh giới.

Đã nghe rồi lại tin,

Quá giới phúc vô lượng.

Nếu người nhập thiền định,

Đốt 3 cõi phiền não.

Quá trời hành bỉ ngạn,

Không phương tiện Bồ-đề.

Nếu lại có người nghe,

Một câu diệu cảnh giới.

Đã nghe rồi lại tin,

Quá thiền phúc vô lượng.

Người vô tuệ xả được,

Chỉ được báo giàu sang.

Người tu trì cấm giới,

Được sinh cõi người, trời.

Tu hành đoạn các chướng,

Bi tuệ không thể trừ.

Tuệ trừ phiền não chướng,

Cũng trừ được trí chướng.

Nghe pháp là tuệ nhân,

Cho nên nghe pháp hơn.

Huống chi nghe pháp rồi,

Lại sinh được lòng tin.

Ta nói ra pháp này,

Là tự tâm thanh tịnh.

Y các Như Lai dạy,

Tương ưng Tu-đa-la.

Nếu người có trí tuệ,

Nghe và tin thụ được.

Ta nói ra pháp này,

Cũng để độ người ấy.

Y đèn, điện, Ma-ni,

Mặt trời, trăng, các sáng.

Tất cả người có hạn,

Đều thấy được cảnh giới.

Y ánh sáng Phật pháp,

Người mắt tuệ thấy được.

Vì pháp lợi như vậy,

Nên ta nói pháp này.

Nếu tất cả chỗ nói

Có nghĩa, có pháp cú

Khiến cho người tu hành

Được xa lìa 3 cõi.

Và dạy pháp tịch tĩnh,

Đạo vô thượng tối thắng.

Phật nói là chính kinh,

Ngoài ra điên đảo thuyết.

Tuy nói pháp cú nghĩa,

Đoạn phiền não 3 cõi.

Vô minh che mắt tuệ,

Các tham cấu trói buộc,

Lại ở trong Phật pháp,

Chỉ thụ lấy phần ít.

Sách đời thì khéo nói,

Kia 3 còn khả thụ.

Huống chi chư Như Lai,

Lìa xa bẩn phiền não.

Người trí tuệ vô lậu,

Giảng nói Tu-đa-la.

Bởi lìa chư Phật ra,

Tất cả trong thế gian

Không ai trí tuệ hơn

Biết các pháp như thật.

Như Lai nói liễu nghĩa

Kia không thể nghĩ bàn

Tư duy là chê pháp

Vì không biết Phật ý.

Chê Phật phá hoại pháp,

Đó các tà tư duy.

Người ngu si phiền não,

Vọng thấy liền sinh chấp.

Vậy không nên chấp trước,

Tà kiến các pháp bẩn.

Bởi áo sạch nhuộm màu,

Nhơ bẩn không nhuộm được.

Hỏi: Vì nhân duyên gì có sự chê pháp này?

Đáp: Kệ nói:

Ngu không tin bạch pháp,

Tà kiến và kiêu mạn.

Quá khứ chướng chê pháp,

Chấp trước không liễu nghĩa.

Chấp cúng dường cung kính,

Chỉ thấy có tà pháp.

Xa lìa thiện tri thức,

Gần gũi người chê pháp.

Ưa chấp pháp Tiểu thừa,

Các chúng sinh như vậy

Không tin nơi Đại thừa,

Nên chê các Phật pháp.

Người trí không nên sợ,

Oan gia, rắn, lửa, độc,

Nhân-đà-la sấm rền,

Đao gậy các thú dữ.

Cọp sói cùng sư tử,

Chúng chỉ hại mạng người.

Chứ không thể khiến người,

Đọa A-tì đáng sợ.

Phải sợ việc chê pháp,

Và tri thức chê pháp.

Chắc chắn khiến người đọa,

Ngục A-tì đáng sợ.

Tuy gần ác tri thức,

Tâm ác xuất Phật huyết.

Và giết hại cha mẹ,

Đoạn mạng các thánh nhân.

Phá hoại tăng hòa hợp,

Và đoạn các thiện căn.

Để buộc niệm chính pháp,

Giải thoát được nơi kia.

Nếu lại có người khác,

Phỉ báng pháp thậm thâm,

Người ấy vô lượng kiếp,

Không thể được giải thoát.

Nếu người khiến chúng sinh,

Hiểu tin pháp như vậy,

Người ấy cha mẹ ta,

Cũng là thiện tri thức.

Người ấy là trí giả,

Vì sau Như Lai diệt,

Hồi tà kiến điên đảo

Khiến nhập vào chính đạo.

Tam bảo thanh tịnh tính,

Bồ-đề công đức nghiệp.

Ta lược nói 7 thứ,

Tương ưng với kinh Phật.

Y các công đức này,

Nguyện sau khi mạng chung,

Thấy Phật Vô Lượng Thọ,

Thân công đức vô biên,

Ta cùng các tín giả,

Đã thấy Phật ấy rồi,

Nguyện được mắt ly cấu,

Thành vô thượng Bồ-đề.

Luận nói: Đệ nhất: Giáo hóa phẩm. Như trong các kệ đã nói, phải biết luận này quảng môn có 11 phẩm, trung thì 7 phẩm, lược 1 phẩm duy nhất. Trước tiên giải thích 1 phẩm gồm đủ thể tướng của pháp nghĩa. Phải biết kệ nói:

Phật pháp và chúng tăng,

Tính đạo công đức nghiệp.

Lược nói thể luận này,

Bảy thứ câu kim cương.

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nói kim cương là như kim cương khó hủy hoại. Nghĩa sở chứng cũng như vậy nên nói kim cương. Nói câu, là dùng câu luận này có thể làm căn bản với chứng nghĩa. Đây nói lên nghĩa gì? Nội thân chứng pháp thể vô ngôn. Bởi trí văn tư khó có thể chứng đắc. Giống như kim cương, danh tự văn cú lấy năng thuyên chứng trí trong lý kia tùy thuận chính đạo. Có thể làm căn bản nên gọi là cú. Đây lại nói nghĩa gì? Có 2 nghĩa. Hai nghĩa là gì? Một là nghĩa khó chứng, hai là nghĩa của nhân. Đó gọi là nghĩa. Phải hiểu tự cú của kim cương là như vậy.

Lại sao gọi là nghĩa? Sao gọi là tự? Nghĩa, là có 7 thứ chứng nghĩa. Bảy nghĩa đó là gì? 1. Phật nghĩa. 2. Pháp nghĩa. 3. Tăng nghĩa. 4. Chúng sinh nghĩa. 5. Bồ-đệ nghĩa. 6. Công đức nghĩa. 7. Nghiệp nghĩa. Đó gọi là nghĩa. Cho nên kinh nói: “ Lại đệ nhất nghĩa đế, nghĩa là tâm duyên còn không thể biết huống chi là danh tự chương cú.” Nói tự, nghĩa là tùy dùng những danh tự, chương cú, ngôn ngữ, phong thanh, năng biểu, năng thuyết, năng minh, năng thị gì. Bảy thứ nghĩa này gọi là tự. Cho nên kinh nói: “ Lại thế đế, nghĩa là những việc trong thế gian dùng danh tự chương cú ngôn ngữ để nói.” Lại 7 thứ cú nghĩa kim cương như trong các kinh có nó rộng, cần phải biết. Nên biết y Phật nghĩa như thế nào, cho nên trong kinh Như Lai bảo A-nan rằng: “ A-nan ! Nói Như Lai, là chẳng phải pháp có thể trông thấy, cho nên nhãn thức không trông thấy được.”

Y pháp nghĩa, trong kinh Như Lai bảo A-nan rằng: “ A-nan ! Nói pháp, là chẳng phải việc có thể nói, cho nên nhĩ thức không nghe được.”

Y tăng nghĩa, trong kinh Như Lai bảo A-nan rằng: “ A-nan ! Nói tăng, là vô vi, cho nên không thể thân khẩu cúng dường lễ bái tán thán.”

Y chúng sinh nghĩa, trong kinh Như Lai bảo Xá-lợi-phất rằng: “ Xá-lợi-phất ! Nói chúng sinh, đó là cảnh giới chư Phật Như Lai. Tất cả Thanh Văn, Bích-chi-phật v.v… dùng chính trí tuệ không thể quán sát nghĩa của chúng sinh huống chi có thể chứng. Mao đạo phàm phu đối với nghĩa này chỉ tin vào Như Lai. Cho nên Xá-lợi-phất ! Tùy theo Như Lai tin nghĩa chúng sinh này. Xá-lợi-phất ! Nói chúng sinh, tức là đệ nhất nghĩa đế. Xá-lợi-phất ! Nói đệ nhất nghĩa đế, tức là chúng sinh giới. Xá-lợi-phất ! Nói chúng sinh giới, tức là Như Lai tạng. Xá-lợi-phất ! Nói Như Lai tạng, tức là pháp thân. “

Y Bồ-đề nghĩa, nên trong kinh nói: “Thưa Thế Tôn ! Nói A-nậuđa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, là Niết-bàn giới. Thế Tôn ! Niết-bàn giới, tức là pháp thân.”

Y công đức nghĩa, nên trong kinh Như Lai bảo Xá-lợi-phất rằng: “ Xá-lợi-phất ! Như Lai nói nghĩa của pháp thân, là quá hơn số cát sông Hằng không lìa không thoát Phật pháp không thể nghĩ bàn, công đức trí tuệ của Như Lai. Xá-lợi-phất ! Như đèn của thế gian, ánh sáng và sự chạm xúc không tách rời, không thoát. Lại như ngọc báu Ma-ni sắc sáng và hình tướng không tách rời, không thoát. Xálợi-phất ! Nghĩa của pháp thân cũng như vậy, quá hơn số cát sông Hằng không lìa không thoát Phật pháp không thể nghĩ bàn, công đức trí tuệ của Như Lai.”

Y nghiệp nghĩa, nên trong kinh Như Lai bảo Văn-thù-sưlợi rằng: “ Văn-thù-sư-lợi ! Như Lai chẳng phân biệt, chẳng phân biệt không phân biệt, mà tự nhiên không phân biệt, cứ như chỗ tác nghiệp mà tự nhiên làm. Các tên gọi như vậy là lược nói 7 thứ kim cương tự cú. Phải biết đó là gồm chung thể tướng của luận này. Cho nên kệ nói:

Bảy thứ tướng lần lượt,

Tổng trì tự tại vương.

Bồ-tát Tu-đa-la,

Tự phần có 3 câu.

Còn lại 4 câu là

Trong Bồ-tát Như Lai.

Trí tuệ phần sai biệt,

Cần phải biết như thế.

Kệ này nói ý nghĩa gì? Lấy 7 thứ kim cương tự cú gồm chung luận này. Tất cả Phật pháp nói rộng tướng này. Như Kinh Đà-la-ni Tự tại Vương, 3 câu trong Tự phần, còn 4 câu là sai biệt phần của Tuđa-la Bồ-tát Như Lai pháp. Thế nào là tự phần có 3 câu đầu? Trong tự phần Tu-đa-la kia nói: “ Bà-già-bà bình đẳng chứng tất cả pháp, khéo chuyển pháp luân, khéo giáo hóa điều phục vô lượng chúng đệ tử. Như vậy 3 thứ tự cú căn bản lần lượt thị hiện Phật pháp tăng bảo, nói Tam bảo lần lượt sinh khởi thành tựu. Phải biết còn 4 câu là nói tùy thuận Tam bảo nhân, thành tựu Tam bảo nhân. Phải biết đây nói ý nghĩa gì? Bởi các Bồ-tát ở trong địa thứ 8, 10 tự tại làm đầu, đầy đủ được tất cả tự tại. Cho nên Bồ-tát ngồi ở nơi đạo tràng thắng diệu, trong tất cả các pháp đều được tự tại. Vì vậy kinh nói Bà-già-bà bình đẳng chứng tất cả pháp. Bởi các Bồ-tát khi trụ ở địa thứ 9, trong tất cả pháp được là vị pháp sư lớn nhất cao nhất, biết rõ tâm tất cả chúng sinh, đến được căn cơ đệ nhất bỉ ngạn của tất cả chúng sinh, có thể đoạn tất cả tập khí phiền não của chúng sinh, cho nên Bồ-tát thành đại Bồ-đề. Cho nên kinh nói khéo chuyển pháp luân. Bởi các Bồ-tát ở trong địa thứ 10 được trụ vô thượng pháp vương vị, sau có thể ở nơi tất cả Phật tác nghiệp mà tự nhiên làm, thường không dừng nghỉ. Cho nên kinh nói khéo giáo hóa điều phục vô lượng chúng đệ tử. Khéo giáo hóa điều phục vô lượng chúng đệ tử, tức trong kinh ấy tiếp sau thị hiện. Cho nên kinh nói cùng đủ chúng đại Tì-khưu. Như vậy cho đến lại có vô lượng chúng Bồ-tát, như vậy lần lượt khéo giáo hóa Thanh Văn vị địa và Phật Bồ-đề. Khéo điều phục tất cả phiền não, như vậy rốt ráo có vô lượng công đức. Lại nói các công đức của Thanh Văn Bồ-tát xong, tiếp nói cảnh giới Tam-muội không thể nghĩ bàn của chư Phật Như Lai. Lại nói cảnh giới Tam-muội của chư Phật Như Lai xong, tiếp nói thành tựu bảo điện vô cấu đại bảo trang nghiêm. Lại nói thành tựu bảo điện đại bảo trang nghiêm xong, tiếp nói đại chúng vân tập cúng dường các thứ tán thán Như Lai, mưa các thứ y phục, mưa các thứ hoa, mưa các thứ hương v.v… như vậy thị hiện Phật bảo không thể nghĩ bàn. Phải biết lại tiếp nói diệu pháp trang nghiêm pháp tòa. Lại nói diệu pháp trang nghiêm pháp tòa xong, tiếp nói pháp môn danh tự và thị hiện công đức. Đây là nói rõ công đức sai biệt của pháp bảo. Phải biết lại nói các Bồ-tát Ma-ha-tát lần lượt cùng đến cảnh giới hành Tam-muội thị hiện các thứ công đức. Đây là nói rõ công đức sai biệt của tăng bảo. Phải biết lại nói Như Lai phóng đại quang minh trao cho các Bồ-tát Ma-ha-tát chức vị thái tử pháp vương. Lại nói cùng đại vô úy biện tài không khiếp nhược. Lại tán thán đệ nhất công đức của chư Phật Như Lai. Lại nói pháp Đại thừa tối thượng đệ nhất, thị hiện tu hành như thật Đại thừa ấy nên trong pháp chứng quả, tức thứ tự sai biệt công đức vô thượng của Tam bảo ấy. Đại khái là nghĩa trong tự phần cần phải biết như thế.

Đã nói xong Tam bảo trong tự phần của Tu-đa-la Tự Tại Vương Bồ-tát. Tiếp đến nói nghĩa của Phật tính. Có 60 pháp thanh tịnh công đức ấy. Bởi vì sao? Vì có tính công đức vô lượng thanh tịnh ấy. Vì tính thanh tịnh ấy tu 60 thứ pháp. Vì ý nghĩa đó nên trong Kinh Thập Địa thường thường nói vàng làm thí dụ để thanh tịnh nghĩa Phật tính ấy. Lại ngay trong Kinh Đà-la-ni Tự Tại Vương nói xong Như Lai nghiệp. Tiếp nói thí dụ đại Tì-lưu-ly Ma-ni bảo không thanh tịnh. Cho nên kinh nói: “ Thiện nam tử ! Ví như người thợ ngọc Ma-ni giỏi biết rõ ngọc báu đại Ma-ni thanh tịnh vào trong núi có ngọc đại Mani lấy những ngọc báu Ma-ni chưa thanh tịnh. Lấy xong ngọc báu ấy dùng tro đậm tẩy rửa. Tẩy rửa bằng tro đậm rồi, sau dùng áo bằng tóc đen đánh bóng. Làm như vậy chưa đủ, lại còn siêng năng không ngừng nghỉ, tiếp đến dùng thức uống có vị cay tẩy rửa. Tẩy rửa xong lại dùng áo bọc cây gỗ vào bên trong mà chà xát. Làm như vậy chưa đủ lại còn siêng năng không ngừng nghỉ. Tiếp đến dùng nước đại dược tẩy rửa. Rửa nước đại dược rồi, tiếp sau dùng áo vải mịn đánh bóng. Dùng áo vải mịn đánh bóng xong, sau tách bỏ hết các quặng bẩn đồng sắt v.v.. ra khỏi Tì-lưu-ly mới được gọi là báu đại Tì-lưuly. Thiện nam tử ! Chư Phật Như Lai cũng như vậy. Biết rõ tính bất tịnh của các chúng sinh. Biết rồi mới vì chúng nói vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh làm cho chúng kinh sợ cái vui thế gian khiến chán thế gian mà vào trong pháp Thanh Văn. Nhưng Phật Như Lai không lấy đó làm đủ, siêng năng không thôi nghỉ, tiếp đến vì nói không vô tướng vô nguyện khiến chúng sinh ấy hiểu ít nhiều pháp luân Như Lai đã nói. Nhưng Phật Như Lai không lấy đó làm đủ, siêng năng không thôi nghỉ, lại vì nói bất thoái pháp luân, tiếp nói hạn thanh tịnh Ba-la-mật. Nghĩa là không thấy 3 việc khiến chúng sinh vào trong cảnh giới Như Lai. Như vậy dựa vào các thứ nhân, y cứ vào các thứ tính vào trong Phật pháp. Vào trong pháp rồi nên gọi là vô thượng tối đại phúc điền. Lại nữa y cứ tính Như Lai tự tính thanh tịnh này nên trong kinh có kệ nói:

Ví như trong quặng đá,

Không thấy được vàng ròng.

Làm thanh tịnh thì thấy,

Thấy Phật cũng như vậy.

Trên đây có nói Phật tính có 60 thứ công đức tịnh nghiệp. Những gì là 60? Đó là 4 thứ trang nghiêm của Bồ-tát, 8 thứ quang minh của Bồ-tát, 16 thứ đại bi của Bồ-tát Ma-ha-tát, 32 thứ nghiệp của Bồ-tát

Đã nói nghĩa Phật tính, tiếp nói Phật Bồ-đề. Có 16 thứ vô thượng Bồ-đề tâm đại từ bi.

Đã nói Phật Bồ-đề, tiếp nói công đức của chư Phật Như Lai. Đó là 10 lực, 4 không sợ hãi , 18 pháp không chung.

Đã nói công đức, tiếp nói 32 thứ vô thượng đại nghiệp của Như Lai. Như vậy 7 thứ kim cương cú nghĩa, Tu-đa-la ấy đã nói rộng thể tướng cần phải biết.

Hỏi: Bảy câu ấy thứ tự như thế nào?

Đáp: Kệ nói:

Từ Phật, tiếp có pháp,

Từ pháp, lại có tăng.

Sau tăng, tính vô ngại,

Từ tính, tiếp có trí.

Mười lực các công đức

Vì tất cả chúng sinh,

Mà làm nghiệp lợi ích,

Có thứ tự như vậy.

Đã nói phẩm 1 đủ bao gồm thể tướng pháp nghĩa của luận này. Tiếp nói 7 phẩm đủ bao gồm thể tướng pháp nghĩa của luận này. Giải thích nghĩa của kệ phải biết quy kính Tam bảo. Đây là ý nghĩa gì? Là Như Lai giáo hóa chúng sinh. Các chúng sinh ấy quy y nơi Phật, tôn kính Như Lai, quy nơi pháp, tôn kính Như Lai, quy y nơi tăng. Y nơi Tam bảo, nói 12 kệ. Trước tiên thuyết minh Phật bảo nên nói 4 kệ.

HẾT QUYỂN 1

Pages: 1 2 3 4