SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

14. Thật có địa ngục không?

Trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, bất cứ lúc nào cũng có thể trong khoảnh khắc rơi vào địa ngục. Chỉ cần chúng ta khởi lên ý nghĩ phiền não, chấp trước, cảm thấy lo buồn, sợ hãi, đau đớn không muốn sống thì chẳng khác gì ở trong địa ngục bị hành hạ.

Chúng ta nhìn từ cơ bản Phật pháp thì địa ngục, thiên đường đều xuất phát từ trong tâm. Gọi là địa ngục, thiên đường theo cảm nhận trên tinh thần là có; nại hà tân, cũng gọi Tam đồ hà. Dòng sông ở địa ngục có 3 đoạn khác nhau. Trong kinh Địa tạng bồ tát phát tâm nhân duyên thập vương có thuyết Tam đồ hà, nghĩa là sau khi chết, tội nhân phải đi qua dòng sông Tam đồ ở địa ngục mới đến cõi u minh. Dòng sông này có 3 đoạn: Đoạn sơn thủy, đoạn vực sâu và đoạn có cầu bắc qua, tùy theo nghiệp đã tạo tác lúc còn sống mà tội nhân phải đi qua mỗi đoạn khác nhau.nói theo quả báo, cũng có địa ngục tồn tại, nhưng địa ngục không nhất định có phương hướng, nơi chốn trong thực tế. Còn về núi đao, chảo dầu, cầu Nại Hà1, Thập điện diêm vương2. Những thứ này xuất phát từ truyền thuyết tín ngưỡng dân gian. Trong Kinh Địa tạng, Kinh Trường A-hàm và các kinh miêu tả Tôn giả Mục-kiền-liên cứu mẹ. Tuy có miêu tả cảnh tượng địa ngục, nhưng ấn tượng mạnh nhất đều là ở Trung Quốc dần dần diễn biến ra.

Nhưng tư tưởng địa ngục ở trong văn hóa tôn giáo của nhiều dân tộc đều có. Trước khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chưa xuất thế thì ở Ấn Độ có nói địa ngục. Người Trung Quốc nói: “Dưới chín suối.” Cơ đốc giáo nói: “Sau khi chết không sinh lên thiên đường thì vào địa ngục.” Họ đều cho rằng trên thực tế có địa ngục tồn tại.

Thực ra, địa ngục chỉ là cảnh giới cảm nhận. Điều này giống như khi chúng ta đang ngủ gặp ác mộng, dường như đến một nơi rất đáng sợ; nhưng khi nằm mộng đẹp, dường như thân lên thiên đường. Khi chúng ta nằm mộng ý thức vẫn có cảm nhận như thế, lại huống gì thần thức sau khi chết? Cho nên tinh thần đang sợ hãi, trạng thái không tự do chính là địa ngục. Khi con người vẫn còn sống, mà bị những cảm nhận sợ hãi này là phản ứng từ dây thần kinh. Con người sau khi chết thì sự hoạt động của dây thần kinh ngừng lại, nhưng trạng thái thần kinh vẫn còn, những thể nghiệm này cũng có giống nhau.

Kì thực, trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, bất cứ lúc nào cũng có thể trong khoảnh khắc rơi vào địa ngục. Chỉ cần chúng ta khởi lên ý nghĩ phiền não, chấp trước, cảm thấy buồn lo, sợ hãi, đau đớn không muốn sống thì chẳng khác gì bị hành hạ ở trong địa ngục. Chúng ta khởi niệm tham nghiêm trọng chính là rơi vào đường ngạ quỉ; có lúc tâm chúng ta sợ hãi cùng cực là rơi vào địa ngục nhân gian. Công việc đang ở phía trước, chúng ta cảm thấy bao vây mình bốn bề, không còn lối thoát; đó cũng là đến gần địa ngục.

Vì thế, thiên đường hay địa ngục là không ở bất kì một nơi nào, phương hướng nào mà chỉ ở trong tấc lòng của chúng ta. Chỉ cần chúng ta giác ngộ, không bị phiền não, sợ hãi ở thế gian quấy rầy, thì lúc đó xa lìa địa ngục.