LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG II: KIẾT UẨN

Phẩm Thứ Tư: LUẬN VỀ THẬP MÔN

(Từ quyển 71 – quyển 92)

Hai mươi hai căn, cho đến chín mươi tám thùy miên, bốn mươi hai chương như vậy và giải thích về nghĩa của chương đã lãnh hội rồi, cần phải phân biệt rộng ra.

Hai mươi hai căn, đó là Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Nữ căn, Nam căn, Mạng căn, Ý căn, Lạc căn, Khổ căn, Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Tín căn, Tinh tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn, Vị tri đương tri căn, Dĩ tri căn và Cụ tri căn. Phân biệt rộng về căn này, như phẩm luận về căn trong chương căn Uẩn ở sau.

Mười tám Giới, đó là Nhãn giới-Sắc giới-Nhãn thức giới, Nhĩ giới-Thanh giới-Nhĩ thức giới, Tỷ giới-Hương giới-Tỷ thức giới, Thiệt giới-Vị giới-Thiệt thức giới, Thân giới-Xúc giới, Thân thức giới, Ý giớiPháp giới-Ý thức giới.

Giới này trong kinh cũng gọi là Lược thuyết, cũng gọi là Quảng thuyết; gọi là lược thuyết, là đối với kinh Đại ký như Đại thí dụ, Đại Niết-bàn…, gọi là Quảng thuyết, là đối với xứ trong kinh nói đến. Xứ ấy trong kinh cũng gọi là Lược thuyết, cũng gọi là Quảng thuyết; gọi là Lược thuyết, là đối với Giới trong kinh nói đến; gọi là Quảng thuyết, là đối với Uẩn trong kinh nói đến. Uẩn ấy trong kinh cũng gọi là Lược thuyết, cũng gọi là Quảng thuyết; gọi là Lược thuyết, là đối với xứ trong kinh nói đến; gọi là Quảng thuyết, là đối với các Thọ vốn có đều là kinh nói đến khổ… các Thọ vốn có ấy đều là kinh nói đến khổ…, chỉ gọi là Lược thuyết chứ không gọi là Quảng thuyết.

Có người đưa ra cách nói này: Giới này trong các kinh cũng gọi là Lược thuyết, cũng gọi là Quảng thuyết, tức là dựa vào kinh Tự Thuyết chứ không đối với kinh khác, nghĩa là Giới trong kinh nói rộng về sắc-

tâm, nói lược về tâm sở. Xứ ấy trong kinh cũng gọi là Lược thuyết, cũng gọi là Quảng thuyết, tức là dựa vào kinh Tự Thuyết chứ không đối với kinh khác, nghĩa là xứ trong kinh nói rộng về sắc, nói lược về tâm-tâm sở uẩn ấy trong kinh cũng gọi là Lược thuyết, cũng gọi là Quảng thuyết, tức là dựa vào kinh Tự thuyết chứ không đối với kinh khác, nghĩa là Uẩn trong kinh nói rộng về tâm sở, nói lược về sắc tâm. Các Thọ vốn có kia đều là khổ, trong kinh chỉ gọi là Lược thuyết chứ không gọi là Quảng thuyết.

Lại có người nói: Giới này trong kinh gọi là Quảng thuyết cũng thâu nhiếp tất cả. Xứ ấy trong kinh tuy thâu nhiếp tất cả pháp mà không phải là Quảng thuyết, bởi vì nói trong xứ. Uẩn ấy trong kinh không gọi là Quảng thuyết, bởi vì là Lược thuyết; cũng không thâu nhiếp tất cả pháp, bởi vì chỉ thâu nhiếp hữu vi chứ không phải là vô vi. Các Thọ vốn có kia đều là khổ…, kinh không gọi là Quảng thuyết, bởi vì là nói hết sức tóm lược; trong đó cũng có thâu nhiếp tất cả pháp, như nói các pháp không Vô ngã…

Có Sư khác nói: Lại không có kinh nào nói tóm lược, như Đức Thế Tôn nói: “Bố thí có hai loại:

  1. Pháp thí.
  2. Tài thí”.

Các kinh lại không có kinh nào nói mở rộng, như kinh Đại Thí dụ-Đại Niết-bàn….

Như vậy các luận thuyết tuy đều có nghĩa, nhưng Phật Thế Tôn đối với cảnh đã biết, trước đưa ra cách nói mở rộng-sau đưa ra cách nói tóm lược. Nghĩa là đối với cảnh đã biết, trước nói mở rộng về mười tám Giới, sau ngay nơi này nói tóm lược về mười hai xứ, lại ngay nơi này trừ ra pháp vô vi nói tóm lược là năm Uẩn, đây gọi là Đức Thế Tôn nói pháp mở rộng và tóm lược. Chính là dựa vào cách nói pháp mở rộng và tóm lược như vậy, “Đức Phật bảo với Tôn giả Xá-lợi-tử rằng: Ta đối với pháp bảo có thể nói mở rộng và tóm lược, mà người có thể hiểu rõ thì thật là ít thấy”. Lại dựa vào cách nói pháp mở rộng và tóm lược như vậy, “Tôn giả Xá-lợi-tử thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Chỉ nguyện Như Lai nói về pháp mở rộng và tóm lược, ở đây nhất định sẽ có người hiểu rõ pháp bảo”.

Đối với sự việc như vậy cần phải đưa ra thí dụ. Như Hải Long Vương ở lâu nơi biển rộng, uy thế tăng trưởng lên cao giữa hư không, dấy lên vần mây lớn che khắp cõi hư không, chớp giật sáng lòa-sấm sét chấn động, nói cho khắp thế gian biết: Ta sẽ trút mưa. Tất cả cỏ thuốccây cối-rừng rậm, nghe tiếng như vậy đều rất kinh sợ, tất cả dấy lên suy nghĩ như vậy: Đại Long Vương này ở trong biển rộng đã lâu, uy thế tăng mạnh, nay nếu trút mưa thì không có hạn kỳ ngừng lại, chúng ta đều sẽ nhất định bị chìm. Lúc bấy giờ mặt đất nghe tiếng như vậy mà tâm không kinh hãi nghi ngờ, mặt không có sắc thái gì khác, lòng dạ trống rỗng ngước lên thỉnh cầu Hải Long Vương rằng: Chỉ mong tùy tình trút xuống mưa lớn, qua trăm ngàn năm tôi đều có thể tiếp nhận.

Đức Thế Tôn cũng như vậy, đã từng ở nơi Phật Thích Ca Mâu Ni-Đế Tràng-Bảo Kế-Nhiên Đăng-Thắng Quán trong quá khứ, cho đến cuối cùng Phật Ca Diếp Ba, tăng trưởng tư lương phước đức trí tuệ, lên cao giữa hư không của Hữu dư y Niết-bàn, cuộn lên vần mây Đại Bi che khắp thế gian, phát ra ánh chớp Thắng Tuệ soi rộng khắp tất cả, tiếng sấm không-vô ngã-vô úy làm chấn động thế gian, nói cho tất cả hữu tình được hóa độ như Xá-lợi-tử… biết rằng: Ta đối với pháp bảo có năng lực nói mở rộng và tóm lược, mà người có thể hiểu rõ thì thật là ít thấy! Lúc ấy các hữu tình được hóa độ ngoại trừ xá-lợi-tử, nghe Đức Phật nói lời này đều sinh lòng khiếp sợ, tất cả dấy lên ý niệm như vậy: Đức Phật đạt được như vậy, là Danh-Cú-Văn thân mà trước kia chưa đạt được, nói cho chúng ta sợ rằng không có thể hiểu rõ được! Chỉ riêng Xá-lợi-tử trong sáu mươi kiếp, trí kiến tăng trưởng mạnh mẽ sắc bén-trọn vẹn đầy đủ giống như mặt đất, nghe Đức Phật nói lời này mà tâm không kinh ngạc nghi ngờ, mặt không có sắc thái gì khác, có năng lực không hề sợ hãi, bèn thưa thỉnh Đức Phật rằng: chỉ nguyện Như Lai nói về pháp mở rộng và tóm lược, ở đây nhất định sẽ có người hiểu rõ pháp bảo.

Hỏi: Cũng cần phải có pháp chứ không phải là cảnh giới của các Thanh văn-Độc giác, Xá-lợi-tử lúc ấy vì sao không sợ hãi mà phát lời thưa thỉnh như vậy?

Đáp: Lúc ấy chỉ thưa thỉnh Đức Phật về sự nhận biết của Thanh văn chứ không phải là sự nhận biết của Phật, cảnh giới của Thanh văn chứ không phải là cảnh giới của Phật, những công hạnh của Thanh văn chứ không phải là những công hạnh của Phật, căn của Thanh văn đã đạt đến chứ không phải là căn của Phật đã đạt đến, cho nên không trái với lý.

Lại nữa, bởi vì biết Đức Phật đồng ý khai mở cho nên phát lời thưa thỉnh như vậy. Nghĩa là Xá-lợi-tử dấy lên ý niệm như vậy: Đức Thế Tôn từ bi đã nói về các pháp cần phải hợp với số lượng thì chắc chắn có nhiều ích lợi, cần phải hướng về ruộng đất chứa đựng mà rưới làn mưa pháp, làn mưa pháp đã rưới xuống cuối cùng không hoang phí, những lời đã phát ra chắc chắn dựa vào pháp khí, nếu không phải là pháp khí thì chung quy sẽ không phát ra lời nói; Đức Thế Tôn đã biết mình có năng lực có thể tiếp nhận pháp khí, phát ra lời nói như vậy cho nên biết Đức Thế Tôn bắt đầu đồng ý cho mình thưa thỉnh. Vì vậy Tôn giả thưa thỉnh Đức Phật mà không sợ hãi.

Hỏi: Đức Phật vì những hữu tình nào được hóa độ, mà nói mở rộng và tóm lược về ba pháp Uẩn-Xứ-Giới?

Đáp: Đức Phật thuận theo sự ngu muội của hữu tình được hóa độ mà nói, nghĩa là người ngu muội đối với Giới thì nói cho họ biết mười tám Giới, nếu người ngu muội đối với Xứ thì nói cho họ biết mười hai Xứ, nếu người ngu muội đối với Uẩn thì nói cho họ biết năm Uẩn.

Lại nữa, hữu tình được Đức Thế Tôn hóa độ, tóm lược có ba loại:

  1. Bắt đầu sự nghiệp Thủ uẩn tập.
  2. Đã Thủ uẩn tập xuyên suốt.
  3. Vượt lên trên tác ý.

Người bắt đầu sự nghiệp Thủ uẩn tập thì nói cho biết mười tám Giới, người đã Thủ uẩn tập xuyên suốt thì nói cho biết mười hai xứ, người vượt lên trên tác ý thì nói cho biết năm Uẩn.

Lại nữa, hữu tình Đức Thế Tôn hòa độ có ba loại căn, đó là chạm chạp-trung bình và nhanh nhạy. Vì người căn tánh chậm chạp thì nói về mười tám Giới, vì người căn tánh trung bình thì nói về mười hai xứ, vì người căn tánh nhanh nhạy thì nói về năm uẩn.

Lại nữa, hữu tình được Đức Thế Tôn hóa độ có ba loại trí:

  1. Trí khai mở.
  2. Trí giải thích.
  3. Trí dẩn dắt.

Vì người có trí khai mở thì nói năm Uẩn, vì người có trí giải thích thì nói về mười hai xứ, vì người có trí dẫn dắt thì nói về mười tám Giới.

Lại nữa, hữu tình được Đức Thế Tôn có ba loại ý thích, đó là mở rộng-trung bình và tóm lược. Vì người thích mở rộng thì nói về mười tám Giới, vì người thích trung bình thì nói về mười hai xứ, vì người thích tóm lược thì nói về năm Uẩn.

Lại nữa, hữu tình được Đức Thế Tôn hóa độ có ba loại kiêu ngạo quá mức:

  1. Cậy thế dòng họ mà kiêu ngạo quá mức.
  2. Cậy thế tiền của mà kiêu ngạo quá mức.
  3. Cậy thế mạng sống mà kiêu ngạo quá mức.

Người cậy thế dòng họ kiết nhuế qm thì nói cho biết mười tám Giới, đó là nghĩa về dòng họ là nghĩa của Giới; bởi vì chủng loại sang hèn không có sai biệt. người cậy thế tiền của mà kiêu ngạo quá mức thì nói cho biết mười hai xứ, đó là nghĩa về Sinh môn là nghĩa của Xứ, bởi vì thuận theo có mà sinh thì sẽ tản mác không còn. Người cậy thế mạng sống mà kiêu ngạo quá mức thì nói cho biết năm Uẩn, đó là nghĩa về tích tụ là nghĩa của Uẩn, bởi vì hữu vi tích tụ thì sẽ tan rã mất đi.

Lại nữa, hữu tình được Đức Thế Tôn hóa độ có ba loại ngu:

  1. Ngu về sắc-tâm.
  2. Ngu đối với sắc.
  3. Ngu về tâm sở.

Người ngu về sắc-tâm thì nói cho biết mười tám Giới, ở trong Giới này mà nói mở rộng về sắc-tâm, nói tóm lược về tâm sở. Người ngu đối với sắc thì nói cho biết mười hai xứ, ở trong xứ này mà nói mở rộng về sắc, nói tóm lược về tâm-tâm sở. Người ngu về tâm sở thì nói cho biết năm Uẩn, ở trong Uẩn này mà nói mở rộng về tâm sở, nói tóm lược về sắc-tâm.

Lại nữa, vì người chấp Ngã thì nói về mười tám Giới, nghĩa là trong một thân có nhiều Giới khác nhau chứ không có một Ngã; vì người ngu về sở y và sở duyên thì nói về mười hai Xứ, nghĩa là Thức phân biệt có sáu nơi nương tựa và sáu nơi duyên vào; vì người Ngã mạn thì nói về năm Uẩn, nghĩa là thân chỉ có năm Uẩn sinh diệt, không nên cậy vào đó mà khởi lên Ngã mạn.

Đức Phật vì những hữu tình được hóa độ này mà nói mở rộng và tóm lược về ba pháp Uẩn-Xứ-Giới.

Hỏi: Mười tám Giới này về tên gọi thì có mười tám loại, thật Thể có mấy loại?

Đáp: Thật Thể của Giới này hoặc có mười bảy loại, hoặc có mười hai loại. Nếu nói về sáu Thức thì mất đi Ý giới, bởi vì lìa sáu Thức thân không có Ý giới riêng biệt, cho nên người đám Giới thì tên gọi có mười tám loại mà thật thể có mười bảy loại. Nếu nói về Ý giới thì mất đi sáu Thức, bởi vì lìa Ý giới này không có sáu Thức riêng biệt, cho nên mười tám Giới thì tên gọi có mười tám loại mà thật Thể có mười hai loại.

Như tên gọi và Thể, tên gọi thi thiết-Thể thi thiết, tên gọi khác tướng-Thể khác tướng, tên gọi khác tánh-Thể khác tánh, tên gọi sai biệt-Thể sai biệt, tên gọi kiến lập-Thể kiến lập, tên gọi nhận biết-Thể nhận biết, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nếu mười tám Giới về tên gọi có mười tám loại, Thể hoặc là mười bảy, hoặc là mười hai, thì tại sao kiến lập mười tám Giới?

Đáp: Bởi vì ba sự cho nên kiến lập mười tám loại:

  1. Vì sở y.
  2. Vì năng y.
  3. Vì cảnh giới.

Vì sở y cho nên kiến lập sáu Nội giới, đó là Nhãn giới cho đến Ý giới. Bởi vì năng y cho nên kiến lập sáu Thức giới, đó là nhãn thức giới cho đến Ý thức giới. Bởi vì cảnh giới cho nên kiến lập sáu Ngoại giới, đó là sắc giới cho đến Pháp giới.

Hỏi: Nếu bởi vì sở y-năng y và cảnh giới đều có sáu, cho nên kiến lập mười tám giới có sai biệt, thì niệm tâm cuối cùng của các A-la-hán sẽ không phải là Ý giới, bởi vì dựa vào đó không thể nào sinh ra Thức sau?

Đáp: Đó cũng là Ý giới, dựa vào đó không thể nào sinh ra Thức sau thì không phải là nó bị ngăn cách, mà chỉ vì duyên khác ngăn cách cho nên Thức cho nên Thức sau không dấy khởi. Giả sử Thức sau dấy khởi thì cũng làm sở y, như có duyên khác không sinh ra mầm non…., lẽ nào vùng đất màu mỡ không phải là nơi nương tựa của mầm non… hay sao? Bởi vì mười tám Giới này đều có đủ quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Quá khứ có thể có mười tám Giới này, bởi vì sáu Thức thân không gián đoạn đã diệt, cho nên gọi là Ý giới; vị lai-hiện tại làm sao cũng có mười tám Giới?

Đáp: Mười tám Giới này dựa vào tướng mà thiết lập, ba đời đều có tướng của mười tám Giới; nếu Thức của vị lai-hiện tại không có tướng của Ý giới, thì Thức của quá khứ cũng sẽ không có, bởi vì tướng không có chuyển đổi.

Hỏi: Đẳng vô gián duyên thì vị lai chưa có, hiện tại-quá khứ cũng sẽ không thiết lập, ở đây đã được thiết lập, Ý giới cũng phải như vậy sao?

Đáp: Đẳng vô gián duyên dựa vào dụng mà thiết lập, vị lai chưa có pháp Đẳng vô gián, cho nên không thể nào thiết lập Đẳng vô gián duyên; giả sử thiết lập thì ở đâu có dụng của duyên này? Mười tám Giới này dựa vào tướng mà thiết lập, vị lai không có dụng của Thức sở y, mà đã có Thức có thể thiết lập sở y, cho nên đây và kia không thể làm ví dụ. Niệm tâm cuối cùng của các A-la-hán, tuy không phải là Đẳng vô gián duyên mà chính là Ý giới, dựa theo đây nên biết.

Trong kinh khác, “Đức Thế Tôn tự nói về dụ Ác xoa tụ (nghiệp chủng tự nhiên), nói về thí dụ này rồi bảo với các Tỳ kheo: trong thân hữu tình có tánh của nhiều Giới”. Giới ấy cũng thâu nhiếp vào trong mười tám Giới này, bởi vì thâu nhiếp sở y-năng y và cảnh giới. Vả lại, Đức Phật ở trong kinh nhiều Giới kia, nói Giới sai biệt có sáu mươi hai loại, Giới ấy cũng thâu nhiếp vào trong mười tám Giới này, tức là thâu nhiếp ba sự như sở y…

Hỏi: Tại sao Đức Thế Tôn nói cho đại chúng về sáu mươi hai Giới ấy?

Đáp: Bởi vì so sánh Thân kiến của ngoại đạo làm căn bản, cho nên có sáu mươi hai kiến chấp khác biệt. vả lại, Đức Thế Tôn bảo với Thiên Đế Thích rằng: “Kiều-thi-ca nên biết! Thế gian có các loại Giới, tùy theo mỗi loại đã nghĩ đến mà đều có chấp trước, tùy theo mỗi loại chấp trước mà đều nói đến điều đó, tất cả đều nói đây là thật, còn lại đều ngu dốt xằng bậy”. Giới ấy cũng thâu nhiếp vào trong mười tám Giới này, tức là thâu nhiếp ba sự như sở y…

Có người đưa ra cách nói này: Các kiến trong kinh ấy dùng âm Giới mà nói, đều chỉ thâu nhiếp vào trong Pháp giới này.

Tôn giả Tả Thọ đưa ra cách nói như vậy: “Bởi vì bốn sự cho nên kiến lập mười tám Giới:

  1. Tự tánh.
  2. Sở tác.
  3. Năng tác.
  4. Uẩn sai biệt.

Bởi vì tự tánh cho nên kiến lập Sắc giới cho đến Pháp giới; bởi vì sở tác cho nên kiến lập Nhãn thức giới cho đến Ý thức giới; bởi vì năng tác cho nên kiến lập Nhãn giới cho đến Ý giới; bởi vì Uẩn sai biệt cho nên kiến lập mười tám Giới, đó là sắc uẩn sai biệt kiến lập mười Giới và phần ít của một Giới, Thức uẩn sai biệt kiến lập bảy Tâm giới, ba Uẩn còn lại thâu nhiếp vào trong một Pháp giới. Như vậy, gọi là tự tánh của các Giới bản tánh-tướng phần tự Thể của ngã và vật”.

Đã nói về tự tánh của Giới, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là Giới, Giới là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về chủng tộc là nghĩa của Giới, nghĩa về đoàn-nghĩa về phần-nghĩa về phiến-nghĩa về tướng khác nhau-nghĩa về không giống nhau-nghĩa về phạm vi như nhau là nghĩa của Giới, nghĩa về các loại nhân là nghĩa của Giới. Phái Thanh Luận nói: “Trì lưu cho nên gọi là Giới, trú trì cho nên gọi là Giới, trưởng dưỡng cho nên gọi là Giới”.

Nên biết trong này, nghĩa về chủng tộc là nghĩa của Giới, như trong một vùng núi có nhiều chủng tộc, đó là vàng-bạc-đồng-thiếckẽm-chì và các loại đá đỏ-xanh…., đất sét trắng-vàng… với chủng tộc khác loại xen lẫn nhau. Như vậy ở trong một thân nối tiếp nhau, có chủng tộc khác loại của mười tám Giới.

Nghĩa về đoàn (quãng chặng) là nghĩa của Giới, như vậy ở trong một thân nói tiếp nhau, có chủng tộc khác loại của mười tám giới.

Nghĩa về đoàn (quãng chặn) là nghĩa của Giới, như vậy có thứ tự sắp xếp theo từng đoạn mà được các loại tên gọi, nghĩa là theo thứ tự sắp xếp từng đoạn cây gỗ, gọi là cung điện-lầu quán…. các đoạn của quả Dư cam sắp xếp theo thứ tự, gọi là quả A-ma-lạc-ca; các đoạn của trúc-tre sắp xếp theo thứ tự, gọi là cái lọng-cái quạt… các đoạn xưng thịt sắp xếp theo thứ tư, gọi là thân nam-thân nữ… như vậy, Nhãn…. Sắp xếp theo thứ tự từng đoạn của mười tám Giới, gọi là hữu tình Ma-nạp-bà…

Nghĩa về phần (mức-phần) là nghĩa của Giới, nghĩa là trong thân nam có mười tám phần, thân nữ cũng như vậy, tức là mười tám Giới.

Nghĩa về phiến (miếng-mảng) là nghĩa của Giới, nghĩa là trong thân nam có mười tám mảng, thân nữ cũng như vậy, tức là mười tám Giới.

Nghĩa về tướng khác nhau là nghĩa của Giới, nghĩa là Nhãn giới có tướng khác cho đến Ý thức giới có tướng khác.

Nghĩa về không giống nhau là nghĩa của Giới, nghĩa là nhãn giới không tựa như Giới khác, cho đến Ý thức giới không tựa như Giới khác.

Nghĩa về phạm vi như nhau là nghĩa của Giới, nghĩa là phạm vi của nhãn giới khác với mười bảy Giới khác, cho đến phạm vi của Ý thức giới khác với mười bảy Giới khác.

Nghĩa về các loại nhân là nghĩa của Giới, nghĩa là nhờ vào đây mà có Nhãn giới chứ không phải là nhờ vào đây cho đến có Ý thức giới, cho đến nhờ vào đây mà có Ý thức giới chứ không phải là nhờ vào đây cho đến có nhãn giới.

Phái Thanh Luận nói: Trừ lưu cho nên gọi là Giới, nghĩa là các Giới này rong ruổi trôi theo ba cõi-năm nẽo-bốn sinh mà luân chuyển trong sinh tử; trú trì cho nên gọi là Giới, nghĩa là các Giới này dừng lại giữ lấy tự tánh; trưởng dưỡng cho nên gọi là Giới, nghĩa là các Giới này nuôi lớn tánh khác. Vì vậy, nghĩa về chủng tộc là nghĩa của Giới, cho đến trưởng dưỡng là Giới.

Đã nói tổng quát về nhân kiến lập tên gọi của Giới, nay sẽ nói riêng biệt về tướng.

Hỏi: Nhãn giới là thế nào?

Đáp: Các Nhãn đối với sắc đã-đang và sẽ trông thấy, cùng với Đồng phần ấy (Bỉ đồng phần) thì gọi là Nhãn giới. Đã không thấy sắc, nghĩa là Nhãn quá khứ. Đã trông thấy sắc, nghĩa là Nhãn hiện tại. Sắc trông thấy sắc, nghĩa là Nhãn vị lai. Cùng với Đồng phần ấy, các Sư nước này nói có bốn loại:

1. “Quá khứ bỉ đông phần Nhãn, đó là Nhãn giới không thấy sắc đã diệt.

2. Hiện tại bỉ đông phần Nhãn, đó là Nhãn giới không không thấy sắc đang diệt.

3. Vị lai bỉ đồng phần Nhãn, là Nhãn giới không thấy sắc sẽ diệt.

4. Vị lai hoàn toàn không sinh ra Nhãn giới”.

Các Sư nước ngoài nói có năm loại; ba loại đầu như trước nói, vị lai hoàn toàn không sinh Nhãn giới phân làm hai loại:

  1. Có Thức thuộc về Nhãn giới.
  2. Không có Thức thuộc về Nhãn giới.

Sư nước ngoài trước đây nói giống như Sư nước này, Sư nước này trước đây nói giống như Sư nước này.

Các Nhãn thấy sắc, đối với bản thân hữu tình gọi là đồng phần Nhãn, đối với hữu tình khác cũng gọi là đồng phần. Các Nhãn không thấy sắc, đối với bản thân hữu tình gọi là bỉ đồng phần Nhãn, đối với hữu tình khác cũng gọi là bỉ đồng phần.

Có người đưa ra cách nói này: Các Nhãn thấy sắc, đối với bản thân hữu tình gọi là đồng phần Nhãn, đối với hữu tình khác gọi là bỉ đồng phần. Các Nhãn không thấy sắc, đối với bản thân hữu tình gọi là bỉ đồng phần Nhãn, đối với hữu tình khác cũng gọi là bỉ đồng phần.

Lại có người nói: Các Nhãn thấy sắc, đối với bản thân hữu tình gọi là đồng phần Nhãn, đối với hữu tình khác không phải là đồng phần cũng không phải là bỉ đồng phần. Các Nhãn không thấy sắc, đối với bản thân hữu tình gọi là bỉ đồng phần Nhãn, đối với hữu tình khác không phải là đồng phần cũng không phải là bỉ đồng phần.

Người ấy không nên đưa ra cách nói này, vì sao có Nhãn mà không phải là đồng phần, không phải là bỉ đồng phần? Nên đưa ra cách nói này: Ở trong ba cách nói thì cách nói đầu là hợp lý.

Hỏi: Lẽ nào dùng mắt của người khác có thể thấy sắc chăng?

Đáp: Ai nói có thể dung mắt của người khác thấy sắc?

Hỏi: Nếu không có thể dùng mắt của người khác thấy sắc, thì làm sao mắt của hữu tình tự mình thấy sắc, đối với hữu tình khác cũng gọi là đồng phần?

Đáp: Bởi vì Nhãn căn có tác dụng luôn luôn ổn định. Tác dụng của Nhãn giới, nghĩa là có năng lực thấy sắc. Như Nhãn đối với sắc có tác dụng đã diệt thì nói là đồng phần, đối với bản thân-đối với người khác thì tên gọi đồng phần này luôn luôn không có sự thay đổi, tuy không có thể dùng mắt của người khác thấy sắc, mà có tác dụng của Nhãn luôn luôn gọi là đồng phần. Đang diệt và sẽ diệt nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Đồng phần Nhãn có thể thấy sắc, bỉ đồng phần Nhãn không có thể thấy sắc, tại sao mắt thấy sắc là đồng phần của mắt không thấy sắc, mắt không thấy sắc là đồng phần của mắt thấy sắc kia?

Đáp: hai Nhãn này-kia làm nhân cho nhau, nghĩa là Nhãn thấy sắc làm nhân cho Nhãn không thấy sắc, Nhãn không thấy sắc cũng làm nhân cho Nhãn thấy sắc. Lại nữa, hai Nhãn này-kia sinh khởi lẫn nhau, nghĩa là Nhãn thấy sắc có thể sinh khởi Nhãn không thấy sắc, Nhãn không thấy sắc lại có thể sinh khởi Nhãn thấy sắc. Lại nữa, hai Nhãn này-kia dẫn dắt lẫn nhau, nghĩa là Nhãn thấy sắc có thể dẫn đắt Nhãn không thấy sắc, Nhãn không thấy sắc lại có thể dẫn dắt Nhãn thấy sắc. Lại nữa, hai Nhãn này-kia chuyển đổi lẫn nhau, nghĩa là Nhãn thấy sắc có thể chuyển đổii Nhãn không thấy sắc, Nhãn không thấy sắc lại có thể chuyển đổi Nhãn thấy sắc. Lại nữa, hai Nhãn nay-kia nối tiếp lẫn nhau, nghĩa là Nhãn thấy sắc có thể nối tiếp Nhãn không thấy sắc, Nhãn không thấy sắc lại có thể nối tiếp Nhãn thấy sắc. Lại nữa, Nhãn thấy sắc và Nhãn không thấy sắc, cùng một Giới thâu nhiếp, cho nên Nhãn thấy sắc là đồng phần của Nhãn không thấy sắc, Nhãn không thấy sắc lại là đồng phần của Nhãn thấy sắc kia.

Như Nhãn giới, Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân giới cũng như vậy, bởi vì phẩm loại sai biệt về đồng phần và bỉ đồng phần đều tương tự.

Hỏi: Sắc giới là thế nào?

Đáp: Các Sắc mà nhãn đã-đang-sẽ thấy và đồng phần ấy, đó gọi là Sắc giới. Sắc đã thấy, đó là sắc quá khứ. Sắc đang thấy, đó là sắc hiện tại. Sắc sẽ thấy, đó là sắc vị lai. Và đồng phần ấy, nghĩa là có bốn loại bỉ đồng phần Sắc:

1. Bỉ đồng phần Sắc quá khứ, đó là Sắc giới đã diệt không phải là Nhãn đã thấy.

2. Bỉ đồng phần Sắc hiện tại, đó là Sắc giới đang diệt không phải là Nhãn đã thấy.

3. Bỉ đồng phần Sắc vị lai, đó là Sắc giới sẽ diệt không phải là Nhãn đã thấy.

4. Vị lai hoàn toàn không sinh ra Sắc giới.

Hoặc có Sắc giới đối với một hữu tình là đồng phần, đối với haiba-bốn cho đến trăn ngàn các hữu tình… cũng là đồng phần, nghĩa là Sắc giới này là mắt của một hữu tình đã thấy, cũng là mắt của hai-ba-bốn cho đến trăm ngàn các hữu tình đã thấy, như trăm ngàn người cùng thấy trăng mới mọc. Nhưng Sắc giới này đối với các duyên mà nó sinh ra Nhãn thức thì gọi là Đồng phần, đối với không phải duyên mà nó sinh ra Nhãn thức thì gọi là Bỉ Đồng phần. Lại như trong chúng có một người nữ, hình dáng đoan chánh nhiều đồ vật trang nghiêm, những người có duyên mà khởi lên Nhãn thức thì sắc giới ấy gọi là Đồng phần, những người không có duyên mà khởi lên Nhãn thức thì Sắc giới ấy gọi là Bỉ đồng phần. Lại như pháp sư bước lên chỗ ngồi thuyết pháp, lời lẽ rõ ràng-tướngmạo trang nghiêm, những người có duyên mà khởi lên Nhãn thức thì sắc giới ấy gọi là Đồng phần, những người không có duyên mà khởi lên Nhãn thức thì sắc giới ấy gọi là Bỉ đồng phần.

Hoặc có Sắc giới đối với một hữu tình gọi là Bỉ đồng phần, đối với hai-ba-bốn cho đến trăm ngàn các hữu tình cũng gọi là Bỉ đồng phần, nghĩa là Sắc giới ấy ở nơi kín đáo, cho nên vô lương hữu tình không thể nào thấy được.

Hoặc có Sắc giới nhưng mắt của tất cả hữu tình vốn không thấy được, thì Sắc giới ấy đối với tất cả mọi lúc đều gọi là Bỉ đồng phần. Như sắc ở trung tâm của núi Diệu cao và sắc dưới đáy biển rộng trong lòng đất, tất cả hữu tình không có ai thấy được.

Hỏi: Sắc ấy lẽ nào không phải là cảnh giới của Thiên nhãn?

Đáp: Sắc ấy tuy là cảnh giới của Thiên nhãn, mà không có tác dụng cho nên Thiên nhãn này không nhìn sắc ấy. Lại nữa, không phải là tất cả mọi lúc Thiên nhãn đều hiện khởi, cho nên có sắc ấy nhưng mà Thiên nhãn không thấy.

Hỏi: Sắc ấy lẽ nào không phải là cảnh giới của Phật nhãn?

Đáp: Sắc ấy tuy là cảnh giới của Phật nhãn, mà không có tác dụng cho nên Phật không nhìn sắc ấy. Lại nữa, không phải là tất cả mọi lúc đều có Phật xuất thế, như bây giờ không có Phật, bởi vì đã không có Phật nhãn, cho nên có sắc ấy nhưng không phải là Phật nhãn trông thấy.

Hỏi: tại sao mắt thấy sắc đối với bản thân hữu tình gọi là Đồng phần, đối với hữu tình khác cũng gọi là Đồng phần, mà sắc đã thấy đối với người thấy thì gọi là Đồng phần, đối với người không thấy thì gọi là Bỉ đồng phần?

Đáp: Bởi vì có thể một Sắc giới mà nhiều hữu tình trông thấy, không có một Nhãn giới mà hai hữu tình sử dụng. Nghĩa là có sắc giới mà một hữu tình trông thấy, thì có lẽ hai-ba-bốn cho đến trăm ngàn hữu tình cũng trông thấy, là trông thấy giống nhau. Những hữu tình trông thấy thì Sắc giới này đối với họ gọi là Đồng phần, những hữu tình không trông thấy thì Sắc giới này đối với họ gọi là Bỉ đồng phần, bởi vì không có một Nhãn giới mà hai hữu tình sử dụng, huống hồ nhiều hữu tình thì không giống nhau.

Những hữu tình sử dụng mắt này có thể thấy sắc, thì mắt này đối với họ gọi là Đồng phần; mắt của những hữu tình khác, hoặc thấy sắchoặc không thấy sắc, thì mắt này đối với họ cũng gọi là có tác dụng, mắt đã là không giống nhau, bởi vì tướng luôn luôn ổn định đối với tất cả mọi lúc.

Như Sắc giới, Thanh-Hương-Vị-Xúc giới cũng như vậy, bởi vì phẩm loại sai biệt của Đồng phần và Bỉ đồng phần đều tương tự.

Nhưng đối với nghĩa này, hoặc có người muốn làm cho chỉ có ngửi-nếm-cảm nhận các Hương-vị-xúc trong tự thâ của mỗi người. Họ đưa ra cách nói này: Hương-vị-xúc giới dựa vào lý thế tục như Sắc giới. Nghĩa là những người thế gian đưa ra lời nói như vậy: ông đã ngửi Hương thì chúng tôi cũng ngửi, ông đã nếm vị thì chúng tôi cũng nếm, ông đã cảm nhận xúc thì chúng tôi cũng cảm nhận. Dựa vào lý thắng nghĩa thì Hương-Vị-Xúc giới nói như Nhãn giới, nghĩa là một hữu tình đã ngửi Hương giới thì hữu tình khác không thể nào ngửi được, nếu một hữu tình đã nếm Vị giới thì hữu tình khác không thể nào nếm được, nếu một hữu tình đã cảm nhận Xúc giới thì hữu tình khác không thể nào cảm nhận.

Hỏi: Nếu một Xúc giới mà hai thân hữu tình, mỗi thân ở một bên mà áp sát xúc chạm giống nhau, lẽ nào không phải là thắng nghĩa như nói về Sắc giới?

Đáp: Xúc giới như vậy có nhiều cực vi hòa hợp tập trung một chỗ, hai thân áp sát xúc chạm đều cảm được một bên chứ không có cùng chung cảm được, cho nên lý thắng nghĩa nói như Nhãn giới-Hương giớiVị giới dựa theo đây nên biết.

Lại có người muốn làm cho người khác và phi hữu tình cũng ngửinếm-cảm nhận các Hương-vị-xúc. Họ đưa ra cách nói này: Hương-vị- xúc giới nếu đã thọ dụng và lúc thọ dụng, thì dựa vào lý thế tục nói như Sắc giới, nghĩa là những người thế gian nói là cảm được giống nhau. Dựa vào lý thắng nghĩa thì nói như Nhãn giới, bởi vì một nơi đã thọ dụng thì nơi khác không cảm được. Nếu chưa thọ dụng Hương-Vị-Xúc giới, dựa vào lý thắng nghĩa thì cũng có cảm được giống nhau, nghĩa nói như Sắc giới, nghĩa là ở vị lai đang đến hiện tại, bởi vì có nghĩa nhiều người cùng cảm được giống nhau.

Nếu dựa vào nghĩa trước thì nên đưa ra cách nói này: Hương-vịxúc giới dựa vào lý thế tục thì nói như Sắc giới, dựa vào lý thắng nghĩa, nói như Nhãn giới. Nếu dựa vào nghĩa sau thì nên đưa ra cách nói này: Hương-Vị-Xúc giới nếu đã thọ dụng và lúc thọ dụng, dựa vào lý thế tục thì nói như Sắc giới, dựa vào lý thắng nghĩa thì nói như Nhãn giới. Nếu chưa thọ dụng thì dựa vào lý thắng nghĩa, cũng có thể phải nói như nói về Sắc giới. Vì vậy, các luận đều đưa ra cách nói này: Như Sắc giới, Thanh-Hương-Vị xúc giới cũng như vậy, bởi vì Hương-Vị-Xúc có thể cảm được giống nhau.

Hỏi: Nhãn thức giới là thế nào?

Đáp: Nhãn và sắc làm duyên mà sinh ra Nhãn thức, thì gọi là nhãn thức giới.

Hỏi: Lúc Nhãn thức sinh khởi trừ ra tự tánh, tất cả các pháp khác đều làm duyên, tại sao chỉ có nhãn-sắc làm duyên?

Đáp: Trong này tạm thời nói đến duyên tăng thắng, nghĩa là nếu pháp là sở y-sở duyên của Nhãn thức, thì trong này nói đến pháp ấy. Nhãn là sở y của Nhãn thức, sắc là sở duyên của Nhãn thức, cho nên chỉ nói đến nó, pháp khác thì không như vậy. Lại nữa, nếu pháp là duyên tăng thượng gần của Nhãn thức, thì trong này nói đến pháp ấy. Nhãn và sắc làm duyên tăng thượng gần cho Nhãn thức, hơn hẳn Nhãn thức trong sinh-trú-dị-diệt, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, nếu pháp là duyên thù thắng bất cọng của Nhãn thức, thì trong này nói đến pháp ấy. Nhãn và sắc làm duyên thù thắng bất cọng cho Nhãn thức, hơn hẳn Nhãn thức sinh-trú-dị-diệt, cho nên chỉ nói đến nó.

Hỏi: Nhãn thức cũng lấy sắc làm duyên sinh khởi, vì sao gọi là Nhãn thức chứ không gọi là Sắc thức?

Đáp: Cũng có kinh nói pháp này gọi là Sắc thức, như nói: “Sắc giới làm duyên sinh khởi Sắc thức, cho đến Pháp giới làm duyên sinh khởi Pháp thức”.

Hỏi: Chỉ có một kinh đưa ra cách nói như vậy, tất cả kinh khác đều nói Nhãn thức, tại sao không nói tên gọi Sắc thức?

Đáp: Nhãn là bên trong cho nên chỉ gọi là Nhãn thức sắc là bên ngoài cho nên không gọi là Sắc thức. Lại nữa, nhãn là sở y cho nnên chỉ gọi là Nhãn thức, sắc là sở duyên cho nên không gọi là Sắc thức. Lại nữa, nhãn là căn cho nên chỉ gọi là Nhãn thức, sắc là nghĩa của căn cho nên không gọi là Sắc thức. Lại nữa, nhãn là có cảnh cho nên chỉ gọi là Nhãn thức, sắc là cảnh cho nên không gọi là Sắc thức. Lại nữa nhãn là không giống nhau cho nên chỉ gọi là nhãn thức, sắc là giốnnghau cho nên không gọi là Sắc thức. Lại nữa, các tên gọi đã kiến lập thì đều dựa vào sở y hiển bày mà kiến lập tên gọi có sai biệt, nhãn là căn sở y của Thức cho nên chỉ gọi là Nhãn thức, cho đến ý là căn sở y của Ý thức cho nên chỉ gọi là Ý thức. Như thanh chỉ dựa vào sở y mà kiến lập tên gọi, cho nên hiển bày tên gọi đã kiến lập có sai biệt. như dựa vào trống nổi lên chỉ gọi là tiếng trống, nếu dựa vào vỏ ốc nổi lên thì chỉ gọi là tiếng ốc; dựa vào sáo-địch-đàn-kèn…. Nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Sáu Thức như nhãn… đều dựa vào ý sinh ra, vì sao năm Thức trước không gọi à Ý thức?

Đáp: Nếu pháp là nơi nương tựa không hỗn loạn-không giống nhau-không xen tạp của Thức thì Thức gọi là nương tựa, nhãn ấy là nơi nương tựa không hỗn loạn-không giống nhau-không xen tạp của Nhãn thức cho nên gọi là Nhãn thức, nói rộng ra cho đến thân là nơi nương tựa không hỗn loạn-không giống nhau-không xen tạp của Thân thức cho nên gọi là Thân thức, ý là năm Thức xen tạp-giống nhau-hỗn loạnnương tựa, vì vậy năm Thức trước không gọi là trước thức.

Hỏi: Nếu như vậy thì Ý thức cũng không nên nói tên gọi là Ý thức chăng?

Đáp: Ý thức lại không có nơi nương tựa không hỗn loạn-không giống nhau-không xen tạp như năm Thức trước, vì vậy chỉ nói tên gọi là Ý thức, vì nhân duyên này nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp là sở y của Nhãn thức mà không phải là đảng vô gián duyên, đó là nhãn câu sinh.

2. Có pháp là đảng vô gián duyên của nhãn thức mà không phải là sở y, đó là các tâm sở pháp không gián đoạn đã diệt.

3. Có pháp là sở của Nhãn thức mà cũng là đảng vô gián duyên, đó là Ý giới không gián đoạn đã diệt.

4. Có pháp không phải là sở y của nhãn thức mà cũng không phải là Đẳng vô gián duyên, đó là trừ ra những tướng trước. Cho đến Thân thức thì bốn câu phân biệt cũng như vậy. Nếu pháp là sở y của ý thức thì cũng là Đẳng vô gián duyên; có pháp là Đẳng vô gián duyên của Ý thức mà không phải là sở y, đó là các tâm sở pháp không gián đoạn đã diệt.

Tôn giả Thế Hữu cũng đưa ra cách nói này: “Nhãn thức cũng dùng sắc làm duyên sinh khởi, vì sao Nhãn thức không gọi là Sắc thức?

Đáp: Nhãn là sở y của nhãn thức, sắc thì không như vậy. Lại nữa, nhãn là duyên thù thắng của Nhãn thức, sắc thì không như vậy. Lại nữa, nhãn chỉ thuộc về tương tục của bản thân, sắc thì không nhất định. Lại nữa, nhãn chỉ ở gần, sắc thì không nhất định. Lại nữa, nhãn chỉ ở bên trong, sắc thì không nhất định. Lại nữa, nhãn thì không giống nhau, sắc thì không như vậy. Lại nữa, nhãn chỉ là Hữu chấp thọ, sắc thì không như vậy. Lại nữa, nhãn có thêm bớt, Thức tùy theo thêm bớt, sắc thì không như vậy”.

Hỏi: Sắc nếu có thêm bớt thì Thức cũng tùy theo thêm bớt, nếu không có sắc thì Nhãn thức không sinh khởi cũng nên gọi là Sắc thức, vì sao chỉ nói tên gọi Nhãn thức?

Đáp: Điều này không cần phải nêu ra. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì có Nhãn căn, tuy một sắc hư hoại mà duyên vào sắc thứ hai thì Nhãn thức được sinh khởi, nếu sắc thứ hai hư hoại mà duyên vào sắc thứ ba thì Nhãn thức được sinh khởi; sắc khác hư hoai duyên vào sắc khác sinh khởi Thức cũng như vậy. Nếu trong một thân mà nhãn căn hư hoại, thì giả sử có vô số vô lượng sắc đang hiện ở trước mắt, duyên với Nhãn thức ấy cũng không thể nào sinh khởi, vì vậy Nhãn thức không gọi là Sắc thức. Cho đến Thân thức nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Có kinh nói do nhãn mà nhận biết sắc, điều này có ý gì? Bởi vì các sắc chỉ là sự nhận biết của Nhãn thức, nhãn căn không thể nào phân biệt rõ ràng đối sắc.

Đáp: Đó là đối với sở y hiển bày sự việc của năng y, cho nên không trái với lý. Nghĩa là Phật Thế Tôn có lúc đối với sở y hiển bày sự việc của năng y, có lúc đối với năng y hiển bày sự việc của sở y. đối với sở y hiển bày sự việc của năng y, là như kinh ấy nói do nhãn mà nhận biết sắc. Đối với năng y hiển bày sự việc của sở y, như có nơi nói: Do Nhãn thức mà tiếp nhận, do Nhãn thức mà hiển rõ, gọi là điều đã thấy.

Lại nữa, kinh ấy nên nói là do Nhãn thức mà nhận biết sắc, bởi vì người tụng sai lầm cho nên họ chỉ nói là do nhãn mà nận biết sắc. Lại nữa, kinh ấy nên nói là do Nhãn thức mà nhận biết sắc, bởi vì lược đi phần giữa cho nên chỉ nói là do nhãn mà nhận biết sắc như nói: “Ngưu xa trạch diệt”.

Lại nữa, trong kinh ấy dựa vào dụng cũ hơn hẳn mà nói, cho nên không trái với lý. Như tấu nhạc-nhuộm ác-viết chữ dựa vào dụng cụ hơn hẳn mà nói, ở đây cũng như vậy. Như lúc tấu nhạc, tuy có nhạc cụ và các nam nữ cùng với bầu bạn phụ giúp khác, mà chỉ riêng người đứng đầu tấu nhạc có được tên gọi ấy, bởi vì là dụng cụ hơn hẳn. Lại như lúc nhuộm áo quần…, không phải là không có đồ đựng nước-thợ nhuộm và người giúp đỡ, mà chỉ riêng màu sắc nhuộm ấy có được tên gọi, bởi vì là dụng cụ hơn hẳn. Lại như lúc viết chữ, không phải là không có mựcgiấy-đồ mực và người viết…, mà cây bút là hơn hẳn cho nên chỉ riêng cây bút có được tên gọi ấy. Ở đây cũng như vậy, tuy lúc nhận biết sắc thì có nhiều Thức đầy đủ, đó là trống rỗng-sáng tỏ…, mà Nhãn là hơn hẳn cho nên chỉ riêng nhãn có được tên gọi ấy, vì vậy kinh ấy nói là do nhãn mà nhận biết sắc.

Lại nữa, nhãn là nơi nương vào để nhận biết sắc, cho nên kinh ấy nói là do nhãn mà nhận bết sắc. Như nói con đường là nơi cần phải đi lại của những người buôn bán, nhưng con đường ấy chỉ là nơi nào bàn chân cần phải đi lại di chuyển, những người buôn bán kia là nơi nương tựa của bàn chân ấy, cho nên chỉ riêng người buôn bán có được tên gọi ấy. Ở đây cũng như vậy.

Như Nhãn thức giới; Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân thức giới cũng như vậy, bởi vì duyên nào sinh khởi mà kiến lập tên gọi để giải thích thông suốt nghĩa trong Kinh đều tương tự.

Hỏi: Ý giới là thế nào?

Đáp: Các ý đối với pháp đã-đang-sẽ hiểu rõ, và Bỉ đồng phần, đó gọi là Ý giới. Pháp đã hiểu rõ ấy gọi là Ý giới quá khứ. Pháp đang hiểu rõ ấy gọi là Ý giới hiện tại. Pháp sẽ hiểu rõ ấy gọi là ý giới vị lai. Và Bỉ đồng phần ấy gọi là vị lai hoàn toàn không sinh khởi Ý giới. Không có Ý giới quá khứ-hiện tại là Bỉ đồng phần cho nên tâm-tâm sở pháp nhất định phải nhờ vào sở duyên mới có thể khởi lên, vì vậy vị lai sẽ sinh khởi Ý giới cũng nhất định là Đồng phần.

Hỏi: Ý giới nếu duyên với mười bảy Giới mà sinh khởi thì đó là Đồng phần chăng?

Đáp: Cũng là Đồng phần. Như Nhãn giới…. Có tác dụng của thấy… chắc chắn là Đồng phần, Ý giới cũng như vậy, có tác dụng hiểu rõ thì gọi là Đồng phần.

Hỏi: Pháp giới là thế nào?

Đáp: Các pháp là ý đã-đang và sẽ hiểu rõ, đó gọi là Pháp giới. Đã là ý hiểu rõ, đó là các Pháp giới đã được ý giới quá khứ hiểu rõ. Đang là ý hiểu rõ, đó là các Pháp giới đang được Ý giới hiện tại hiểu rõ. Dẽ là ý hiểu rõ, đó là các pháp giới sẽ được ý giới vị lai hiểu rõ.

Hỏi: Pháp giới là có Bỉ đồng phần hay không?

Đáp: Không có. Nguyên cớ thế nào. bởi vì không có pháp nào không phải là sự phân biệt rõ ràng của vô lượng ý thức quá khứ-vị laihiện tại, có ý thức sinh khởi trong một sát-na, chỉ trừ ra tự tánh tương ưng cùng có, mà phân biệt rõ ràng tất cả các pháp còn lại.

Hỏi: Mười bảy Giới còn lại cũng là cảnh phân biệt rõ ràng của ý thức đúng ra đều là Đồng phần, thì không có Bỉ đồng phần, làm sao nói là có Bỉ đồng phần?

Đáp: Mười bảy Giới còn lại không dựa vào ý thức kiến lập là Đồng phần và Bỉ đồng phần, chỉ dựa vào căn cảnh khác nhau mà hướng về với nhau, nghĩa là nhãn hướng về sắc-sắc hướng về nhãn, cho đến thân tướng về xúc-xúc hướng về thân.

Hỏi: Nếu như vậy thì Ý giới và ý thức giới chỉ cần hướng về Pháp giới mà kiến lập Đồng phần-Bỉ đồng phần, vậy thì duyên vào mười bảy Giới còn lại sẽ không phải là Đồng phần?

Đáp: Lý phải như vậy, nhưng bởi vì Ý giới và ý thức giới có năng lực phân biệt rõ ràng bao gồm tất cả các pháp, cho nên dựa vào tác dụng của bản thân mà kiến lập là Đồng phần; như nhãn căn… có tác dụng của thấy…, chắc chắn không kiến lập là Bỉ đồng phần. Có Sư khác nói: Pháp giới thâu nhiếp hết toàn bộ tất cả các pháp, mà mười bảy Giới cũng gọi là Pháp, cho nên không có sai lầm ấy.

Vị ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì tên gọi của pháp tuy là gòm chung mà Pháp giới thì riêng biệt, do đó cách nói trước đối với lý là thích hợp. Trong này nên đưa ra giả thiết có thể để hỏi-Đáp.

Hỏi: Có thể có pháp cùng có (câu hữu pháp) mà có lúc là Đồng phần, có lúc là Bỉ đồng phần chăng?

Đáp: Có, đó là Bỉ đồng phần sinh-trú-dị-diệt trong mười bày Giới, bởi vì Pháp giới thâu nhiếp cho nên luôn luôn gọi là Đồng phần.

Hỏi: Có thể có pháp cùng có tương ưng, mà có là Đồng phần, có lúc là Bỉ đồng phần chăng?

Đáp: Có, đó là vị lai không sinh khởi. Ý giới-ý thức giới đều là Bỉ đồng phần, tâm Sở pháp tương ưng với nó và tùy chuyển sắc của nó, bất tương ưng hành do Pháp giới thâu nhiếp cho nên luôn luôn gọi là Đồng phần.

******

Hỏi: ý thức giới là thế nào?

Đáp: Ý và pháp làm duyên mà sinh ra Ý thức, đó gọi là Ý thức giới. Trong này hỏi-Đáp phân biệt như Nhãn thức giới, nên biết!

Hỏi: Vì sao sáu Thức giới không nói đến Bỉ đồng phần?

Đáp: Nên nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, sáu Thức giới là do sinh mà hiển bày, dựa vào sinh mà kiến lập Bỉ đồng phần, tâm thì không sinh cho nên chỉ nói đến Đồng phần. Lại nữa, sáu Thức giới là do dụng mà hiển bày, dựa vào dụng mà kiến lập Bỉ đồng phần, tâm không có tác dụng cho nên chỉ nói đến Đồng phần. Lại nữa, sáu Thức giới đều là Ý giới thâu nhiếp, đã nói Ý giới có Bỉ đồng phần, thì nên biết chính là đã nói đến sáu Thức giới, cho nên không nói lại nữa.

Hỏi: Nếu như vậy thì không nên kiến lập sáu Thức giới, bởi vì loại này tức là Ý giới thâu nhiếp?

Đáp: Tuy chính là Ý giới mà vẫn kiến lập, bởi vì căn-cảnh và thức cả ba đều có sáu cho nên lại nói riêng là có sáu Thức sai biệt.

Hỏi: trong các kinh nói là tâm-ý-thức, ba loại như vậy sai biệt thế nào?

Đáp: Hoặc có người nói: Không có gì sai biệt, tâm tức là ý-ý tức là thức, ba thanh này khác nhau mà nghĩa không có sai khác. Như lửa gọi là lửa, cũng gọi là ngọn lửa, cũng gọi là cháy rừng rực, cũng gọi là sinh ra ánh sáng, cũng gọi là được thì cúng, cũng gọi là có thể nếu chín, cũng gọi là con đường tối đen, cũng gọi là ngừng đi sâu vào, cũng gọi là cột khói, cũng gọi là tướng vàng chói. Như vậy một loại lửa có mười loại tên gọi, thanh tuy có khác mà Thể không có khác biệt. như Thiên Đế Thích cũng gọi là Thước-yết-la, cũng gọi là Bổ-lạn-đà-la, cũng gọi là Mạc-già-phạm, cũng gọi là Bà-táp-phựơc, cũng gọi là Kiều-thi-ca, cũng gọi là Thiết-chi-phu, cũng gọi là Ấn-đạt-la, cũng gọi là Thiên nhãn, cũng gọi là Tam thập tam Thiên tôn. Như vậy một người chủ có mười loại tên gọi, thanh tuy có khác mà Thể không có khác biệt. Như trong Đối pháp nói Thọ gọi là Thọ, cũng gọi là Đẳng thọ, cũng gọi là Biệt thọ, cũng gọi là Giác thọ, cũng gọi là Thọ thúc. Như vậy một Thọ có năm loại tên gọi, thanh tuy có khác mà Thể không có riêng biệt. Vì vậy trong kinh nói tâm-ý-thức, ba loại này thanh tuy có khác mà Thể không có sai biệt.

Lại có người nói: Tâm-ý-thức, cả ba cũng có sai biệt, đó là tên gọi có sai biệt, bởi vì gọi là tâm-gọi là ý-gọi là thức vốn khác nhau. Lại nữa, thời gian cũng sai biệt, đó là bởi vì quá khứ gọi là ý, vị lai gọi là tâm, hiện tại gọi là Thức. Lại nữa, thi thiết cũng có sai biệt, đó là Giới thi thiết tâm, trong Xứ thi thiết ý,trong thể Uẩn thi thiết thức. Lại nữa, nghĩa cũng có sai biệt, đó là tâm thì có nghĩa của chúng tộc, ý là nghĩa của sinh môn, thức là nghĩa của tích tụ. Lại nữa, nghiệp cũng có sai biệt, đó là đi xa là nghiệp thuộc tâm, như có tụng nói:

“Có thể đi xa chỉ một mình, không người thân ngủ trong hang hốc,

Người luôn luôn điều phục tâm này, giải thoát tất cả mọi sợ hãi”.

Đi trước là nghiệp thuộc ý, như có tụng nói:

“Trong các pháp đi trước là ý, ý cao quý do ý dẫn dắt,

Ý nhiễm-tịnh nói năng thực hiện, khổ-vui như hình bóng đi theo”.

Nối tiếp sinh là nghiệp thuộc thức, như trong kinh nói: “Lúc tiến vào thai mẹ, nếu không có thức thì Yết-la-la,… không được thành tựu”. Vì vậy, biết rằng nối tiếp sinh là nghiệp dụng thuộc ý.

Lại nữa, họa vẽ mùa sắc là nghiệp tâm, như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Các nẽo bàng sinh do tâm họa vẽ mà có các loại sắc”. Trở về nơi chốn là nghiệp thuộc ý, như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Năm căn như vậy khác nhau về sở hành, khác nhau về cảnh giới, ý căn tiếp nhận toàn bộ sở hành và cảnh giới ấy, ý trở về nơi chốn của nó để thực hiện các sự nghiệp”. Phân biệt rõ ràng là nghiệp thuộc thức, như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Thức có năng lực phân biệt rõ ràng sự việc của các loại cảnh”. Lại nữa, sinh trưởng là nghiệp thuộc tâm, suy nghĩ là nghiệp thuộc ý, phân biệt là nghiệp thuộc thức. Hiếp Tôn giả nói: “Sinh trưởng-chia cắt là nghiệp thuộc tâm, suy nghĩ-tư duy là nghiệp thuộc ý, phân biệt-hiểu rõ là nghiệp thuộc thức”.

Nên biết trong này, sinh trưởng ấy là tâm hữu lậu, chia cắt ấy là tâm vô lậu; suy nghĩ ấy là ý hữu lậu, tư duy ấy là ý vô lậu; phân biệt ấy là thức hữu lậu, hiễu rõ là thức vô lậu. đây gọi là sai biệt giữa ba loại tâm-ý-thức.

Hỏi: Nhãn-sắc-nhãn thức giới, là chắc chắn ràng buộc như nhau, hay là cũng có ràng buộc khác nhau?

Đáp: Ba loại nhưvậy hoặc có ràng buộc như nhau, hoặc có ràng buộc khác nhau.

Thế nào là ràng buộc như nhau? Đó là lúc sinh vào cõi Dục dùng nhãn cõi Dục thấy sắc cõi Dục, lúc ấy nhãn cõi Dục-sắc cõi Dục sinh khởi nhãn thức cõi Dục. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là ràng buộc như nhau.

Thế nào là ràng buộc khác nhau? Đó là lúc sinh vào cõi Dục dùng nhãn của tĩnh lự thứ nhất thấy sắc cõi Dục, lúc ấy nhãn của tĩnh lự thứ nhất-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy nhãn của tĩnh lự thứ ba-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy nhãn của tĩnh lự thứ ba-sắc của tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấynhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của cõi Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ tư, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ tư sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, thì lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của cõi Dục khởi nhãn thức của tĩnh lự thứ nhất. Phần còn lại nói rộng ra như sinh vào cõi Dục. Nếu sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nói rộng ra tùy theo tướng nên biết.

Hỏi: Có thể có nhãn ràng buộc khác nhau-sắc ràng buộc khác nhau, sinh khởi nhãn thức ràng buộc khác nhau chăng?

Đáp: Có, đó là lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ hai sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của cõi Dục khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Như vậy ba loại đều ràng buộc với địa khác nhau, đó gọi là nghĩa của nhãn-sắc-thức ràng buộc như nhau và ràng buộc khác nhau.

Hỏi: Thân-nhãn-sắc-nhãn thức giới là nhất định ràng buộc cùng nhau, hay là cũng có ràng buộc khác nhau?

Đáp: Bốn loại như vậy hoặc có ràng buộc cùng nhau, hoặc có ràng buộc khác nhau.

Thế nào là ràng buộc cùng nhau? Đó là lúc sinh vào cõi Dục dùng nhãn cõi Dục thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn cõi Dụcsắc cõi Dục sinh khởi nhãn thức của cõi Dục. Nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là ràng buộc cùng nhau.

Thế nào là ràng buộc khác nhau? Đó là lúc sinh vào cõi Dục dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân cõi Dụcnhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy thân của cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân cõi Dục-nhản của Tĩnh lự thứ tự-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ tư, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ tư sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất.

Nếu sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ nhất-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ hai-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất.

Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất , lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng thân của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất- nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ tư, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ tư sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất.

Như sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư nói rộng ra tùy theo tướng nên biết! Có sai biệt là nếu sinh vào Tĩnh lự thứ hai thì thuận theo tất cả mọi lúc nói đến thân của Tĩnh lự thứ hai, nếu sinh vào Tĩnh lự thứ ba thì thuận theo tất cả mọi lúc nói đến thân của Tĩnh lự thứ ba, nếu sinh vào Tĩnh lự thứ tư thì thuận theo tất cả mọi lúc nói đến thân của Tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Có thể có thân ràng buộc khác nhau-nhãn ràng buộc khác nhau-sắc ràng buộc khác nhau sinh khởi nhãn thức ràng buộc khác nhau chăng?

Đáp: Có, đó là lúc sinh vào cõi Dục dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của tĩnh lự thứ ba-sắc của tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy thân cõi Dục-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ hai dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ hai-nhãn của Tĩnh lự thứ ba-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ hai-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ hai-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ ba dùng nhãn của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ ba-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của cõi Dục sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ ba-nhãn của Tĩnh lự thứ tư-sắc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất. Như vậy bốn loại đều ràng buộc với địa khác nhau, đó gọi là nghĩa ràng buộc cùng nhau và ràng buộc khác nhau của thân-sắc-nhãn-thức.

Như nói về nhãn giới-sắc giới-nhãn thức giới và thân ràng buộc cùng nhau ràng buộc khác nhau, như vậy nhĩ giới-thanh giới-nhĩ thức giới và thân ràng buộc cùng nhau-ràng buộc khác nhau, nói rộng ra tùy theo tướng nên biết.

Hỏi: Tỷ-hương-tỷ thức giới là nhất định ràng buộc cùng nhau, hay là cũng có ràng buộc khác nhau?

Đáp: Ba loại như vậy chỉ có ràng buộc cùng nhau, nghĩa là tỷ của cõi Dục-hương của cõi Dục sinh khởi tỷ thức của cõi Dục, tuy có tỷ ràng buộc nơi khác mà không có hương-tỷ thức, cho nên ở đây không nói đến.

Hỏi: Thân-tỷ-hương-tỷ thức giới là nhất định ràng buộc cùng nhau, hay là cũng có ràng buộc khác nhau?

Đáp: Bốn loại như vậy chỉ có ràng buộc cùng nhau, nghĩa là thân cõi Dục-tỷ cõi Dục-hương cõi Dục sinh khởi tỷ thức cõi Dục, tuy có thân ràng buộc nơi khác và tỷ giới mà không có hương-tỷ thức, cho nên ở đây không nói đến.

Như tỷ giới-hương giới-tỷ thức giới và thân chỉ có ràng buộc cùng nhau, như vậy thiệt giới-vị giới-thiệt thức giới và thân chỉ có ràng buộc cùng nhau, nói rộng ra tùy theo tướng nên biết.

Hỏi: Thân-xúc-thân thức giới là nhất định ràng buộc cùng nhau, hay là cũng có ràng buộc khác nhau?

Đáp: Ba loại như vậy hoặc có lúc ràng buộc cùng nhau, hoặc có lúc ràng buộc khác nhau. Thế nào là ràng buộc cùng nhau? Đó là sinh vào cõi Dục, lúc ấy thân cõi Dục-xúc cõi Dục sinh khởi thân thức của cõi Dục. Nếu sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ nhất-xúc của Tĩnh lự thứ nhất sinh khởi thân thức của Tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là ràng buộc cùng nhau. Thế nào là ràng buộc khác nhau? Đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ hai-xúc của Tĩnh lự thứ hai sinh khởi thân thức của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu sinh vào Tĩnh lự thứ ba, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ ba-xúc của Tĩnh lự thứ ba sinh khởi thân thức của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu sinh vào Tĩnh lự thứ tư, thì lúc ấy thân của Tĩnh lự thứ thư-xúc của Tĩnh lự thứ tư sinh khởi thân thức của Tĩnh lự thứ nhất. Đó gọi là ràng buộc khác nhau. Thânxúc chắc chắn không có nghĩa ràng buộc với địa khác, bởi vì căn-cảnh hợp lại mới sinh khởi thức; căn-cảnh thô tế nhất định phải tương tự, cho nên trong này không có thân giới giống nhau và khác nhau đối với bốn tướng, bởi vì không có thân sở y riêng biệt.

Hỏi: Ý-pháp-ý thức giới là nhất định ràng buộc cùng nhau, hay là cũng có ràng buộc khác nhau?

Đáp: Ba loại như vậy hoặc có lúc ràng buộc cùng nhau, hoặc có lúc ràng buộc khác nhau.

Thế nào là ràng buộc cùng nhau? Đó là ý của cõi Dục-pháp của cõi Dục sinh khởi ý thức của cõi Dục, cho đến ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ-pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ sinh khởi ý thức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. đó gọi là ràng buộc cùng nhau.

Thế nào là ràng buộc khác nhau? Có người đưa ra cách nói này: Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn chỉ có khi vị chí định hiện ở trước mắt vị chí định không gián đoạn thì tâm thiện của cõi Dục hiện ở trước mắt. Hoặc có người nói: Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn khi có vị chí định hoặc là Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, hai loại ấy không gián đoạn thì tâm thiện của cõi Dục hiện ở trước mắt. Lại có người nói: tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn khi có Vị chí địnhhoặc là Tĩnh lự thứ nhất-hoặc là Tĩnh lự trung gian hiện ở trước mắt, ba loại ấy không gián đoạn thì tâm thiện của cõi Dục ở trước mắt. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn khi có vị chí định-hoặc Tĩnh lự thứ nhất-hoặc Tĩnh lự trung gianhoặc Tĩnh lự thứ hai hiện ở trước mắt, bốn loại ấy không gián đoạn thì tâm thiện của cõi Dục ở trước mắt. Như lúc vượt lên trên định, Tĩnh lự thứ nhất… không gián đoạn vượt lên trên Tĩnh lự thứ hai… mà Tĩnh lự thứ ba cùng hiện ở trước mắt”.

Lời bình: Vị ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì tướng của tâm định-tâm không định sinh khởi khác nhau. Nên đưa ra cách nói này: tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn khi có Vị chí định hoặc là Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, hai loại ấy không gián đoạn thì tâm thiện của cõi Dục hiện ở trước mắt, bởi vì thế lực không gián đoạn ấy chỉ có năng lực đến nơi này.

Nghĩa là lúc tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn, hoặc là Vị chí định hoặc là Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, lúc ấy ý của cõi Dục và ý thức-pháp của địa Tĩnh lự thứ nhất-hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc hai loại ấy không gián đoạn thì tâm thiện của cõi Dục hiện ở trước mắt, lúc ấy ý của địa Tĩnh lự thứ nhất và ý thức-pháp của cõi Dục, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn thuận với thứ tự tiến vào Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ nhất và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ hai, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc trước thứ hai không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ hai và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc Tĩnh lự thứ hai không gián đoạn thuận theo thứ tự tiến vào Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ hai và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ ba, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ ba và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ hai, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc . Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn thuận theo thứ tư tiến vào Tĩnh lự thứ tư, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ ba và ý thức pháp của Tĩnh lự thứ tư, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc Tĩnh lự thứ tư không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ tư và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ ba, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc Tĩnh lự thứ tư không gián đoạn thuận theo thứ tự tiến vào vô biên xứ, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ tư và ý thức-pháp của không vô biên xứ, hoặc hiện tại cõi vô Sắc-hoặc không hệ thuộc. Lúc không vô biên xứ không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào Tĩnh lự thứ tư lúc ấy ý của không vô biên xứ và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ tư, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc. Lúc không vô biên xứ không gián đoạn thuận theo thứ tự tiến vào Thức vô biên xứ, lúc ấy ý của không vô biên xứ và ý thức-pháp của Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Thức vô biên xứ-hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Lúc Thức vô biên xứ không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào không vô biên xứ, lúc ấy ý của Thức vô biên xứ và ý thức-pháp của không vô biên xứ hoặc hệ thuộc cõi Vô Sắc-hoặc không hệ thuộc. Lúc Thức vô biên xứ không gián đoạn thuận theo thứ tự tiến vào vô sở hữu xứ, lúc ấy ý của Thức vô biên xứ và ý thức-pháp của Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Lúc vô sở hữu xứ không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào Thức vô biên xứ, lúc ấy ý của Vô sở hữu xứ và ý thức-pháp của Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc Vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, xứ hoặc không hệ thuộc. Lúc vô sở hữu xứ không gián đoạn thuận theo thứ tự tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ấy ý của Vô sở hữu và ý thức-pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. Lúc Phi tưởng phi phi tưởng xứ không gián đoạn ngược với thứ tự tiến vào vô sở hữu xứ, lúc ấy ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ và ý thức-pháp của vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không thành tựu. lúc Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn thuận theo vượt lên trên tiến vào Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ nhất và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ ba, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc, lúc Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn ngược lại vượt lên trên tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ ba và ý thứcpháp của Tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc ba cõi-hoặc không hệ thuộc; cho đến lúc Thức vô biên xứ không gián đoạn thuận theo vượt lên trung hữuên tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ấy ý của Thức vô biên xứ và ý thức-pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc; lúc Phi tưởng phi phi tưởng xứ không gián đoạn ngược lại vượt lên trên tiến vào Thức vô biên xứ, lúc ấy ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ và ý thức-pháp của Thức vô biên xứ hoặc hệ thuộc Thức vô biên xứ, hoặc hệ thuộc vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. những địa khác tùy theo tướng đều cần phải nói rộng ra.

Như vậy đã nói về tiến vào Định theo thứ tự thuận-nghịch, tiếp đến lại cần phải nói về tiến vào Định và quả của Định. Trong này, quả của Định là mười bốn tâm biến hóa, nghĩa là cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có bốn, Tĩnh lự thứ hai có ba, Tĩnh lự thứ ba có hai. Tĩnh lự thứ tư có một. Cõi Dục có bốn tâm biến hóa, đó là quả của Tĩnh lự thứ nhất cho đến quả của Tĩnh lự thứ tư, bốn tâm biến hòa này không gián đoạn, thì bốn Tĩnh lự của thanh tịnh hiện ở trước mắt, bốn Tĩnh lự thanh tịnh không gián đoạn thì bốn tâm biến hóa này hiện ở trước mắt. Quả của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất là tâm biến hóa không gián đoạn, lúc Tĩnh lự thứ nhất thanh tịnh hiện ở trước mắt, lúc ấy ý của cõi Dục và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc ba cõi, hệ thuộc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ nhất thanh tịnh không gián đoạn, lúc tâm biến hóa là quả của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ nhất và ý thức-pháp của cõi Dục, chính là sự biến hóa hoặc là bốn xứ-hoặc là hai xứ. Như vậy cho đến quả của cõi Dục và Tĩnh lự thứ tư là tâm biến hóa không gián đoạn, lúc Tĩnh lự thứ tư thanh tịnh hiện ở trước mắt, lúc ấy ý của cõi Dục và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ tư, hoặc hệ thuộc ba cõi; hoặc không hệ thuộc. Tĩnh lự thứ tư thanh tịnh không gián đoạn lúc tâm biến hóa là quả của cõi Dục và Tĩnh lự thứ tư hiện ở trước mắt, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ tư và ý thức-pháp của cõi Dục, chính là sự biến hóa hoặc là bốn xứ-hoặc là hai xứ. Còn lại mười tâm biến hóa là quả của Tĩnh lự hướng về Tĩnh lự thanh tịnh, nói rộng ra tùy theo tướng nên biết!

Như vậy đã nói về tiến vào Định và quả của Định, tiếp đến lại cần phải nói về mạng chung và thọ sinh. Nghĩa là lúc ở cõi Dục mất đi sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy ý của cõi Dục và ý thức-pháp của Tĩnh lự thứ nhất, hoặc hệ thuộc tám địa trên, hoặc không hệ thuộc. lúc ở Tĩnh lự thứ nhất mất đi sinh vào cõi Dục, lúc ấy ý của Tĩnh lự thứ nhất và ý thức-pháp của cõi Dục, hoặc hệ thuộc ba cõi, hệ thuộc không hệ thuộc. lúc ở cõi Dục mất đi cho đến sinh vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ấy ý của cõi Dục và ý thức-pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. lúc ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ mất đi cho đến sinh vào cõi Dục, lúc ấy ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ và ý thức-pháp của cõi Dục, hoặc hệ thuộc ba cõi, hoặc không hệ thuộc; cho đến lúc ở vô sở hữu xứ mất đi sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ấy ý của Vô sở hữu xứ và ý thức-pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. lúc ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ mất đi sinh vào vô sở hữu xứ, lúc ấy ý của Phi tưởng phi phi tưởng xứ và ý thức-pháp của vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc vô sở hữu xứ, hoặc hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc không hệ thuộc. đó gọi là hệ thuộc khác nhau. Trong này không có bốn tướng đối với cùng nhau và khác nhau, bởi vì Ý giới đều bao gồm ở chín địa, không cần phải dựa vào sắc thân mà dấy khởi.

Hỏi: Sáu Thức thân này mấy loại có phân biệt, mấy loại không có phân biệt?

Đáp: Năm Thức thân trước chỉ là không có phân biệt, Thức thân thứ sáu hoặc có phân biệt, hoặc không có phân biệt. vả lại, ở trong Định thì đều là không có phân biệt, không ở trong Định thì có lẽ có phân biệt, bởi vì suy nghĩ phân biệt có mặt khắp nơi cùng với ý thức không nhất định. Trong này tạm thời nói đến sau nhãn thức mới dấy khởi ý thức phân biệt.

Hỏi: Lúc dùng nhãn của cõi Dục thấy sắc của cõi Dục, và lúc dùng nhãn của cõi sắc thấy sắc của cõi Dục-sắc, đối với sắc ấy khởi lên mấy loại nhãn thức, từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên mấy loại ý thức phân biệt?

Đáp: Đã đoạn thiện căn thì lúc nhãn thấy sắc, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức, đó là nhiễm ô và vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ba loại ý thức phân biệt, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký. Không đoạn thiện căn là nếu các dị sinh, chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì lúc nhãn thấy sắc đối với sắc ấy khởi lên ba loại nhãn thức, đó là thiện- nhiễm ô và vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ba loại ý thức phân biệt của cõi Dục, đó là thiện-vô phú vô ký và nhiễm ô. Ngay lúc ấy nếu sinh vào cõi Dục-đã lìa niễm của cõi Dục, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, lúc dùng nhãn của cõi Dục thấy sắc, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức, đó là trừ ra nhiễm ô; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt. nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại. Không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có hai loại, đó là trừ ra nhiễm ô. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại trừ ra nhiễm ô, cõi Dục nếu lui sụt pháp thì có ba loại, không lui sụt pháp thì có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại, cõi Dục nếu lui sụt pháp thì có hai loại trừ ra vô phú, không lui sụt pháp thì chỉ có thiện.

Ngay lúc ấy đã lìa nhễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều chỉ có thiện. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, hai Tĩnh lự trước đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ hai đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biết, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ hai có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ hai có ba loại. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, ba Tĩnh lự trước đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ ba đều có hai loại, hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của trước thứ nhất đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ hai-thứ ba đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có hai loại. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, hai Tĩnh lự trước đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục có hai loại, hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ hai đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện.

Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, ba Tĩnh lự trước đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ ba đều có hai loại, hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ hai-thứ ba đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có hai loại, lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc này lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều có hai loại, Tĩnh lự thứ ba có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có ba loại.

Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại; bốn Tĩnh lự đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ tư đều có hai loại, ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ tư đều có hai loại, ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự sau đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, bốn Tĩnh lự đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ tư đều có hai loại, ba Tĩnh lự trước chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự sau đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, bốn Tĩnh lự đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ tư đèu có hai loại, ba Tĩnh lự Tĩnh lự chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự sau đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư đều có hai loại Tĩnh lự thứ hai có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự Tĩnh lự đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư đều có hai loại, Tĩnh lự thứ ba có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, trước thứ tư có hai loại.

******

 

Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ tư thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, bốn Tĩnh lự đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ tư đều có hai loại, ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự sau đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, trước thứ tư có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi và Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư đều có hai loại, Tĩnh lự thứ ba có ba loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ tư, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục và ba Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ tư có ba loại.

Ngay lúc ấy nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, dùng nhãn của bốn Tĩnh lự thấy sắc của năm địa, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký, và ý thức phân biệt của năm địa, nhiều ít tùy theo tướng nên biết. Trong này, lúc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất… dùng nhãn của cõi Dục thấy các sắc, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, dựa theo trước dễ dàng hiểu rõ cho nên không nói lại. Nếu các dị sinh lúc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức, trừ ra nhiễm ô; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục có ba loại, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên ba loại nhãn thức; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, nói rộng ra như trước. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức mà khởi lên phân biệt như trước nên biết. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục có ba loại, hai Tĩnh lự trước có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục và Tĩnh lự thứ hai đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai có ba loại. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, dùng nhãn của ba địa thấy sắc của bốn địa; hoặc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư; hoặc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, dùng nhãn của bốn địa thấy sắc của năm địa, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, dựa theo trước nên biết. Như nói về dị sinh lúc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, như vậy ngay lúc ấy sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, mỗi một địa nói rộng ra tùy theo tướng nên biết!

Đã nói về dị sinh. Nếu các Thánh giả chưa lìa nhiễm của cõi Dục, lúc thấy sắc của cõi Dục, thì đối với sắc ấy khởi lên ba loại nhãn thức, từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ba loại phân biệt của cõi Dục. Ngay lúc ấy nếu sinh vào cõi Dục, đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa lìa nhiễm của cõi Tĩnh lự thứ nhất, lúc dùng nhãn của cõi Dục thấy các sắc, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều có hai loại. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại, cõi Dục nếu lui sụt pháp thì có ba loại, không lui sụt pháp thì có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất có ba loại, cõi Dục chỉ có thiện. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, Tĩnh lự thứ nhất có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ nhất nếu lui sụt pháp thì có ba loại, không lui sụt pháp thì chỉ có thiện. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, nếu lui sụt pháp thì cõi Dục có ba loại, hai Tĩnh lự trước đều có hai loại; không lui sụt pháp thì cõi Dục và Tĩnh lự thứ hai đều có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ hai có hai loại, Tĩnh lự thứ nhất nếu lui sụt pháp thì có ba loại, không lui sụt pháp thì chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của trưởng lão thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ hai có ba loại. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, dùng nhãn của ba địa thấy sắc của bốn địa; hoặc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư; hoặc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, dùng nhãn của bốn địa thấy sắc của năm địa, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, tùy theo tướng nên biết. Trong này đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất…., lúc dùng nhãn của cõi Dục thấy các sắc, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức pâhn biệt, dựa theo trước dễ dàng hiểu rõ cho nên không nói lại.

Đã nói về Thánh giả sinh vào cõi Dục. Ngay lúc ấy nếu sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, lúc thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên hai loại phân biệt của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên ba loại nhãn thức; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ba loại phân biệt của Tĩnh lự thứ nhất. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, dựa theo trước nên biết.

Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên hai loại nhãn thức, từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên hai loại phân biệt của hai Tĩnh lự Tĩnh lự. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên hai loại phân biệt của hai Tĩnh lự trước. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ hai có ba loại. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, dùng nhãn của Tĩnh lự thứ nhất thấy sắc của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, dựa theo trước nên biết.

Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ hai thấy sắc của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô kỳ; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có hai loại. Ngay lúc ấy dùng nhãn của Tĩnh lự thứ ba thấy sắc của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba đều có hai loại, Tĩnh lự thứ hai chỉ có thiện. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ hai, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc ấy lại khởi lên ý thức phân biệt, hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có hai loại. Lúc thấy sắc của Tĩnh lự thứ ba, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức vô phú vô ký; từ đây về sau đối với sắc áy lại khởi lên ý thức phân biệt, hai Tĩnh lự trước đều chỉ có thiện, Tĩnh lự thứ ba có ba loại.

Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư; hoặc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, lúc dùng nhãn của bốn địa thấy sắc của năm địa, đối với sắc ấy khởi lên nhãn thức phân biệt, tùy theo tướng nên biết!

Như nói về Thánh giả sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, như vậy ngay lúc ấy sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, mỗi một địa nói rộng ra tùy theo tướng nên biết!

Trong này, nhãn thức dựa vào nhãn của địa mình, duyên với sắc của địa dưới có thể có hai loại, đó là trừ ra nhiễm ô, duyên với sắc của địa mình có thể có ba loại. Nếu dựa vào nhãn của địa trên thì chỉ là vô phú vô ký, nhãn thức thiện-nhiễm ô chỉ sinh vào địa của mình mới có thể hiện rõ trước mắt, vì vậy nhất định phải hệ thuộc nơi sinh Ý thức phân biệt thiện có thể duyên với tất cả các địa trên-dưới địa của mình, ý thức phân biệt nhiễm ô chỉ có thể duyên với địa trên địa của mình, ý thức phân biệt vô phú vô ký chỉ có thể duyên với địa dưới địa của mình; ý thức phân biệt thiện và nhiễm ô sinh vào địa dưới địa của mình thì có thể hiện rõ trước mắt, chứ không phải là sinh vào địa trên, ý thức phân biệt vô phú vô ký chỉ sinh vào địa của mình thì mới có thể hiện rõ trước mắt, vì vậy nhất định phải hệ thuộc nơi sinh. Sau nhãn thức khởi lên ý thức phân biệt không phải là chỉ có một nơi sinh, bởi vì giả sử trải qua nhiều nơi sinh mà duyên vào sắc đã thấy thì cũng được dấy khởi.

Hỏi: Vì sao sinh ở ba Tĩnh lự sau, mà nhãn thức của Tĩnh lự thứ nhất được hiện khởi?

Đáp: Phái Thí Dụ nói: “Ai nói sinh ở ba Tĩnh lự sau mà có thể hiện khởi các thức như nhãn… của địa Tĩnh lự thứ nhất? Nhưng mà ba Tĩnh lự sau tự nhiên có các thức như nhãn… dựa vào căn của địa mình hiểu rõ cảnh của địa dưới địa của mình. Nếu không nhệ thuộc vậy thì tại sao sinh vào địa trên thực hiện phương tiện khéo léo, dẫn dắt các thức như nhãn… của Tĩnh lự thứ nhất khiến cho hiện rõ trước mắt.

Lời bình: Phái kia không nên đưa ra cách nói ấy, nên đưa ra cách nói này: Ba Tĩnh lự sau không có các thức như nhãn…. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có tầm tứ, mà năm thức như nhãn… luôn luôn tương ưng với tầm tứ để dấy khởi.

Hỏi: Vì sai sinh ở ba Tĩnh lự sau, không dẫn dắt các thức như nhãn… của cõi Dục khiến cho hiện rõ trước mắt, mà chỉ dẫn dắt khởi lên thức của Tĩnh lự thứ nhất?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: “Bởi vì cõi Dục yếu hơn cho nên sinh vào địa mạnh hơn, không cần phải dẫn dắt các thức như nhãn… của địa ấy khiến cho hiện rõ trước mắt”. Có Sư khác nói: “Bởi vì cõi ấy khác nhau, nghĩa là các thức như nhãn… hệ thuộc cõi Dục cùng với căn của địa trên hệ thuộc cõi không giống nhau, thức của Tĩnh lự thứ nhất và căn của địa trên tuy không cùng chung địa, mà cõi giống nhau cho nên cũng được vào đó để dấy khởi”. Hoặc có người nói: “Các thức như nhãn… của cõi Dục bởi vì không phải là quả của tu-không phải là quả chung, cho nên dựa vào căn của địa trên không thể nào hiện khởi; các thức như nhãn… của Tĩnh lự thứ nhất là quả của tu-là quả chung, cho nên dựa vào căn của địa trên cũng có thể hiện khởi”. Lại có người nói: “Các thức như nhãn… của cõi Dục không phải là cõi của Định-không phải là địa của Thủ uẩn, không phải là địa lìa nhiễm, cho nên dựa vào căn của địa trên không thể nào hiện khởi; các thức như nhãn… của Tĩnh lự thứ nhất là cõi của Định-là địa của Thủ uẩn, là địa lìa nhiễm, cho nên dựa vào căn của địa trên cũng có thể hiện khởi”.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên sinh vào ba Tĩnh lự sau có thể khởi lên các thức như nhãn… của Tĩnh lự thứ nhất chứ không khởi lên đối với cõi Dục.

Như nói về nhãn thức dựa vào căn của các địa hiểu rõ sắt của các địa, dẫn dắt ba loại phân biệt trong ý thức với số lượng có nhiều ít, các thức như nhĩ-tỷ… dựa theo đây nên biết!

Hỏi: Các thành tựu về nhãn giới cũng thành tựu về sắc giới chăng?

Đáp: Nếu thành tựu nhãn giới thì cũng thành tựu sắc giới. Có lúc thành tựu sắc giới mà không thành tựu nhãn giới, nghĩa là sinh vào cõi Dục, nếu chưa có được nhãn, hoặc có được rồi đã mất. Chưa có được nhãn, đó là những phần vị như Yết-la-lam… và người sinh ra đã mù. Có được rồi đã mất, đó là có được mắt rồi hoặc thối rửa, hoặc bị móc ra, hoặc bị sâu ăn, hoặc duyên khác làm hỏng.

Hỏi: Các thành tựu về nhãn giới cũng thành tựu về nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc thành tựu nhãn giới mà không thành tựu nhãn thức giới, đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nhãn thức giới không hiện ở trước mắt.

2. Có lúc thành tựu nhãn thức giới mà không thành tựu nhãn giới, đó là sinh vào cõi Dục, nếu chưa có được nhãn, hoặc có được rồi mất.

3. Có lúc thành tựu nhãn giới cũng thành tựu nhãn thức igới, đó là sinh vào cõi Dục đã có được nhãn mà không mất, hoặc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, hoặc sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nhãn thức giới hiện ở trước mắt.

4. Có lúc không thành tựu nhãn giới cũng không thành tựu nhãn thức giới, đó là sinh vào cõi Vô Sắc.

Hỏi: Các thành tựu về sắc giới cũng thành tựu về nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nếu thành tựu nhãn thức giới thì cũng thành tựu sắc giới. Có lúc thành tựu sắc giới nhưng không thành tựu nhãn thức giới, đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nhãn thức giới không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu không thành tựu nhãn giới thì cũng không thành tựu sắc giới chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu sắc giới thì cũng không thành tựu nhãn giới. Có lúc không thành tựu nhãn giới mà không phải là không thành tựu sắc giới, đó là sinh vào cõi Dục, nếu chưa có được nhãn, hoặc có được rồi mất.

Hỏi: Các nhãn giới không thành tựu, nhãn thức giới cũng không thành tựu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc không thành tựu nhãn giới mà không phải là không thành tựu nhãn thức giới, đó là sinh vào cõi Dục chưa có được nhãn, hoặc có được rồi mất.

2. Có lúc không thành tựu nhãn thức giới mà không phải là không thành tựu nhãn giới, đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nhãn thức giới không hiện ở trước mắt.

3. Có lúc không thành tựu nhãn giới cũng không thành tựu nhãn thức giới, đó là sinh vào cõi Vô Sắc.

4. Có lúc không phải là không thành tựu nhãn giới cũng không phải là không thành tựu nhãn thức giới, đó là sinh vào cõi Dục đã có được nhãn mà không mất, hoặc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, hoặc sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nhãn htức giới hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu không thành tựu sắc giới thì cũng không thành tựu nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nếu không thành tựu sắc giới thì cũng không thành tựu nhãn thức giới. Có lúc không thành tựu nhãn thức giới mà không phải là không thành tựu sắc giới, đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, nhãn thức giới không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các nhãn giới không thành tựu, được thành tựu cũng là sắc giới chăng?

Đáp: Nếu sắc giới không thành tựu, thì được thành tựu nhãn giới cũng như vậy. Có lúc nhãn giới không thành tựu mà được thành tựu không phải là sắc giới, đó là sinh vào cõi Dục dần dần có được nhãn giới.

Hỏi: Các nhãn giới không thành tựu, được thành tựu cũng là nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc nhãn giới không thành tựu mà được thành tựu không phải là nhãn thức giới, đó là ở cõi vô Sắc mất đi sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, hoặc sinh vào cõi Dục dần dần có được nhãn giới.

2. Có lúc nhãn thức giới không thành tựu, được thành tựu không phải là nhãn giới, đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư nhãn thức giới hiện ở trước mắt, hoặc từ nơi ấy đi sinh vào cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất.

3. Có lúc nhãn giới không thành tựu, được thành tựu cũng là nhãn thức giới, đó là ở cõi vô Sắc mất đi sinhv ào cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất.

4. Có lúc nhãn giới không phải là không thành tựu mà được thành tựu cũng không phải là nhãn thức giới, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Các sắc giới không thành tựu mà được thành tựu cũng là nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc sắc giới không thành tựu, được thành tựu không phải là nhãn thức giới, đó là ở cõi vô Sắc mất đi sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư.

2. Có lúc nhãn thức giới không thành tựu, được thành tựu không phải là sắc giới, đó là sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư nhãn thức giới hiện ở trước mắt hoặc từ nơi ấy mất đi sinh vào cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất.

3. Có lúc sắc giới không thành tựu, được thành tựu cũng là nhãn thức giới, đó là ở cõi vô Sắc mất đi sinh vào cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất.

4. Có lúc sắc giới không phải là không thành tựu, được thành tựu cũng không phải là nhãn thức giới, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Các nhãn giới thành tựu, đạt được không thành tựu cũng là sắc giới chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biêt:

1. Có lúc nhãn giới thành tựu, đạt được không thành tựu mà không phải là sắc giới, đó là sinh vào cõi Dục đã có được nhãn mà mất.

2. Có lúc sắc giới thành tựu, đạt được không thành tựu mà không phải là nhãn giới, đó là người không có nhãn ở cõi Dục mất đi sinh vào cõi vô Sắc.

3. Có lúc nhãn giới thành tựu, đạt được không thành tựu cũng là sắc giới, đó là người có nhãn ở cõi Dục mất đi sinh vào cõi vô Sắc, hoặc ở cõi sắc mất đi sinh vào vô Sắc.

4. Có lúc nhãn giới không phải là thành tựu, đạt được không thành tựu cũng không phải là sắc giới, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Các nhãn giới thành tựu, đạt được không thành tựu cũng là nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc nhãn giới thành tựu, đạt được không thành tựu mà không phải là nhãn thức giới, đó là sinh vào cõi Dục đã có được nhãn mà mất, hoặc ở Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư mất đi sinh vào cõi vô Sắc.

2. Có lúc nhãn thức giới thành tựu, đạt được không thành tựu mà không phải là nhãn giới, đó là người không có nhãn ở cõi Dục mất đi sinh vào cõi vô Sắc, hoặc ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất mất đi sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, hoặc liền trú vào nhãn thức giới ấy rồi hiện ở trước mắt mà mất.

3. Có lúc nhãn giới thành tựu, đạt được không thành tựu cũng là nhãn thức igới, đó là người có nhãn ở cõi Dục mất đi sinh vào cõi vô Sắc, hoặc ở Tĩnh lự thứ nhất mất đi sinh vào cõi vô Sắc.

4. Có lúc nhãn giới không phải là thành tựu, đạt được không thành tựu cũng không phải là nhãn thức giới, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Các sắc giới thành tựu, đạt được không thành tựu cũng là nhãn thức giới chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc sắc giới thành tựu, đạt được không thành tựu mà không phải là nhãn thức giới, đó là ở Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư mất đi sinh vào cõi Vô Sắc.

2. Có lúc nhãn thức giới thành tựu, đạt được không thành tựu mà không phải là sắc giới, đó là ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất mất đi sinh vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, hoặc liền trú vào nhãn thức giới ấy rồi hiện ở trước mắt mà đoạn.

3. Có lúc sắc giới thành tựu, đạt được không thành tựu cũng là nhãn thức giới, đó là ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất mất đi sinh vào cõi vô Sắc.

4. Có lúc sắc giới không phải là Tĩnh lự, đạt được không Tĩnh lự cũng không phải là nhãn thức giới, đó là trừ ra những tướng trước.

Như nhãn giới-sắc giới-nhãn thức giới lần lượt chuyển đổi với nhau có mười hai luận, như vậy nhĩ giới-thanh giới-nhĩ thức giới lần lượt chuyển đổi đối với nhau, cho đến ý giới-pháp giới-ý thức giới lần lượt chuyển đổi đối với nhau, cũng đều cần phải có mười hai luận. Như vậy thì nói đồng phần với đồng phần, hoặc không đồng phần đối với không đồng phần, nên đưa ra cách nói này: Nhãn giới-sắc giới-nhãn thức giới có năm loại-ba luận, nhĩ giới-thanh giới-nhĩ thức giới có bốn loại-ba luận, tỷ giới-hương giới-tỷ thức giới có ba loại-ba luận, thiệt giới-vị giới-thiệt thức giới có hai loại-ba luận, thân giới-xúc giới-thân thức giới có một loại-ba luận, như vậy mỗi một loại tùy theo tướng nên biết!

Mười hai xứ, đó là Nhãn xứ, Sắc xứ, Nhĩ xứ, Thanh Xứ, Hương xứ, Thiệt xứ, Vị xứ, Thân xứ, Xúc xứ, Ý xứ, Pháp xứ.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Có Bà-la-môn Sinh văn, đi đến chỗ Đức Phật, đến nơi rồi đảnh lễ dưới hai chân của Đức Thế Tôn, chắp tay cung kính thăm hỏi Đức Phật ròi lùi về ngồi một phía, thưa hỏi Đức Phật rằng: Thưa Đức Kiều-Đápma tôn kính !Ngài thường vì đại chúng mà nói về tqất cả, thế nào là tất cả, đầy đủ những gì mà thi thiết lời nói về tất cả này? Đức Phật bào với Bà la môn Sinh Văn rằng: ta nói tất cả tức là mười hai xứ, đó là nhãn xứ cho đến pháp xứ, Như Lai đầy đủ những loại này mà thi thiết tất cả. Nếu có Sa-môn, Bà la môn… đưa ra lời nói như vậy: Tôi có thể rời bỏ tất cả mà Đức Phật đã nói, lại tách rời mà thi thiết có tất cả khác. Những người ấy chỉ có lời nói mà không có thật nghĩa, nếu cứ hỏi về điều đó thì không thể nào hiểu rõ, sau tự mình suy xét thì trở lại sinh ra mê mờ tối tăm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là cảnh của họ”. Trong kinh tuy nói ra điều này mà không phân biệt về nghĩa ấy, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, kinh ấy không giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Nếu đưa ra cách nói này: Nói tất cả thì đó là mười tám Giới. Hoặc đưa ra cách nói này: Nói tất cả thì đó là năm Uẩn và vô vi. Hoặc đưa ra cách nói này: Nói tất cả thì đó là bốn Đế và Hư không phi trạch diệt. Hoặc đưa ra cách nói này: Nói tất cả thì đó là Danh và Sắc. Những cách nói như vậy lẽ nào chỉ có lời nói mà không có thật nghĩa hay sao?

Đáp: Trong này ngăn chặn đối với nghĩa chứ không ngăn chặn đối với văn, chỉ ngăn chặn về nghĩa thi thiết chứ không ngăn chặn về thi thiết. Ý Đức Phật nói rằng: tất cả pháp tánh đều thâu nhiếp vào trong mười hai xứ này. Nếu có người nói rằng: “Tôi có thể thi thiết tách biệt lại có pháp khác, không thâu nhiếp vào trong mười hai xứ này”, thì họ chỉ có lời nói mà không có thật nghĩa, không phải là ý Đức Phật nói ngoài mười hai xứ không có pháp môn sai biệt như danh-sắc… nhưng giáo thuyết về mười hai xứ mà Đức Phật đã nói là thù thắng vi diệu bậc nhất chứ không phải là pháp môn nào khác.

Hỏi: Vì sao giáo thuyếthâu nhiếpày là thù thắng vi diệu bậc nhất?

Đáp: Bởi vì đây là trong xứ nói thâu nhiếp tất cả các pháp, giáo thuyết về mười tám Giới tuy thâu nhiếp tất cả các pháp, mà là nói rộng ra khó có thể thọ trì, giáo thuyết về năm Uẩn không phải là chỉ nói tóm lược khó có thể hiểu rõ ràng, mà cũng không thể nào thâu nhiếp tất cả các pháp. Bởi vì Uẩn không thâu nhiếp ba vô vi, cho nên chỉ riêng giáo thuyết về mười hai Xứ mà Đức Phật đã nói thâu nhiếp toàn bộ các pháp, không phải là mở rộng-không phải là tóm lược, vì vậy nói là thù thắng vi diệu bậc nhất. Do đó đưa ra lời nói này.

Nếu muốn quán sát tánh tướng của các pháp, thì nên dựa vào giáo thuyết về mười hai xứ như vậy. Nếu dựa vào giáo thuyết về mười hai xứ như vậy để quán sát tánh tướng vốn có của các pháp, thì phát sinh ánh sáng của trí tuệ về mười hai trí cảnh, lại hiện bày hình ảnh của cảnh tượng về mười hai thật nghĩa; như người lau sạch mười hai tấm gương sáng ngời treo ở các phía , nếu đi vào trong chỗ ấy thì hiện rõ ra mười hai hình ảnh của chính mình, trong thân của mỗi một hữu tình có mười hai xứ có thể đạt được.

Hỏi: Nếu trong một thân có mười hai xứ, thì tại sao kiến lập mười hai xứ?

Đáp: Bởi vì tác dụng sai khác của tự thâu nhiếp ấy, nghĩa là mười hai xứ tuy thuộc về một thân, mà tác dụng của mười hai loại tự tánh có sai biệt vốn không lẫn tạp cùng nhau, như trong một căn nhà có mười hai người kỹ thuật nghề nghiệp khác nhau, tuy cùng một nhà mà có tác dụng của mười hai tự tánh. Lại nữa, bởi vì hai sự cho nên kiến lập mười hai xứ:

  1. Vì sở y, tức là sáu xứ như nhãn….
  2. Vì sở duyên, tức là sáu xứ như sắc…

Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên kiến lập mười hai xứ:

  1. Vì tự tánh.
  2. Vì sở y.
  3. Vì sở duyên.

Vì tự thâu nhiếp, nghĩa là kiến lập nhãn xứ cho đến pháp xứ. Vì sở y, nghĩa là kiến lập nhãn xứ cho đến ý xứ. Vì sở duyên, nghĩa là kiến lập sắc xứ cho đến pháp xứ. Như vậy gọi là bổn tánh tướng phần-tự Thể ngã vật-tự tánh của các Xứ.

Đã nói về tự tánh Xứ, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Xứ, xứ là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về sinh môn là nghĩa của Xứ; nghĩa về sinh lộ, nghĩa về cất giữ, nghĩa về kho tàng, nghĩa về sợi dọc, nghĩa về nơi giết hại, nghĩa về ruộng đất, nghĩa về ao hồ, nghĩa về dòng chảy, nghĩa về biển rộng, nghĩa về rõ ràng, nghĩa về sạch sẽ, là nghĩa của Xứ cần phải biết.

Trong này nghĩa về sinh môn là nghĩa của Xứ, như trong thành ấp sinh ra các vật, từ đó nuôi lớn thân thể của các hữu tình. Như vậy trong sở y và sở duyên sinh ra các loại tâm-tâm sở pháp, từ đây nuôi lớn nhiễm-tịnh nối tiếp nhau.

Nghĩa về sinh lộ là nghĩa của Xứ, như giữa con đường nối thông với nhau sinh ra các vật, từ đây nuôi lớn thân thể của các hữu tình. Như vậy trong sở y và sở duyên nối thông với nhau sinh ra các loại tâm-tâm sở pháp, từ đây nuôi lớn nhiễm-tịnh nối tiếp nhau.

Nghĩa về cất giữ là nghĩa của Xứ, như trong kho tạng có vật báu như vàng-bạc… tập trung cất giữ. Như vậy trong sở y và sở duyên có tích tập các pháp của tâm-tâm sở.

Nghĩa về kho tàng là nghĩa của Xứ, như trong kho lẫm có tích tập các loại thóc lúa đậu mè… Như vậy trong sở y và sở duyên có tích tập các pháp của tâm-tâm sở.

Nghĩa về sợi dọc là nghĩa của Xư, như dệt vải trên những sợi dọc đan dày những sợi ngang. Như vậy trên sở y và sở duyên, khắp nơi phân bố các loại tâm-tâm sở pháp.

Nghĩa về nơi giết hại là nghĩa của Xứ, như giữa chiến trường chặt đứt trăm ngàn cái đầu khiến cho rơi xuống đất. Như vậy trong sở y và sở duyên có vô lượng chủng loại tâm-tâm sở pháp, bị vô thường diệt làm cho hoại diệt.

Nghĩa về ruộng đất là nghĩa của xứ, như ở trong thửa ruộng có vô lượng chủng loại mầm non lúa ngô sinh trưởng. Như vậy trong sở y và sở duyên sinh trưởng các loại tâm-tâm sở pháp.

Nghĩa về ao hồ là nghĩa của Xứ, như có người hỏi rằng:

“Nước từ ao hồ nào chảy ra, đạo của nơi nào không thông suốt,

Nơi chốn nào thâu nhiếp thế gian, tất cả khổ-vui đều không còn?”

Đức Thế Tôn nói cho biết rằng:

“Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân và ý, cùng với tất cả các xứ khác, Lại này thâu nhiếp danh và sắc, có thể làm cho không còn sót.

Nước từ ao hồ này chảy ra, đạo của nơi này không thông suốt,

Nơi chốn này thâu nhiếp thế gian, tất cả khổ-vui đều không còn”.

Nghĩa về dòng chảy là nghĩa của xứ, như có người hỏi rằng:

“Các xứ sắp tuôn trào dòng chảy, làm sao có thể phòng ngừa được,

Nếu từ nơi ấy đã chảy ra, cái gì lại có thể ngăn được?” Đức Thế Tôn nói cho biết rằng:

“Các xứ sắp tuôn trào dòng chảy, chánh niệm có thể phòng ngừa được,

Nếu từ nơi ấy đã chảy ra, tuệ thanh tịnh có thể ngăn được”.

Nghĩa về biển rộng là nghĩa của Xứ, như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ kheo nên biết! Các loài hữu tình dùng mắt làm biển rộng, các sắc hiện rõ trước mắt sóng lớn của nó, đối với sóng lớn của tự mình chế ngự được thì có thể vượt qua biển rộng của mắt, có thể tránh được các loại hiển nạn như xoáy nước cùa la-sát…, cho đến ý-pháp nói rộng ra cũng như vậy”.

Nghĩa về rõ ràng là nghĩa của Xứ, nghĩa là các Xứ như nhãn… thô thiển hiển bày rõ ràng.

Nghĩa về sạch sẽ là nghĩa của Xứ, nghĩa là các Xứ như nhãn… thật sự trong suốt sạch sẽ. Đó gọi là nghĩa về sinh môn cho đến nghĩa về sạch sẽ.

Ngoại luận nói Xứ này gọi là Bột-lộ-ma. Như ngoại đạo xuất gia ma-luận-địa-ca nói: “Kiều-Đáp-ma nói về các Bột-lộ-noa, đều đưa vào chương cú chú thuật của tôi”. Âm Bộ-lộ-ma hàm chứa hai loại nghĩa:

  1. Nghĩa có căn bản.
  2. nghĩa năng tác.

Bởi vì mười hai xứ làm căn bản cho tâm-tâm sở, và có năng lực tác động đến tâm-tâm sở. Đã nói tổng quát về nhân mà thiết lập tên gọi của Xứ, nay sẽ nói roêng biệt về tướng của từng Xứ một.

Hỏi: Nhãn xứ là thế nào?

Đáp: Các nhãn đối với sắc đã-đang-sẽ thấy và Bỉ đồng phần, đó gọi là nhãn xứ. Đã thấy sắc… nói như trong phần Giới đã giải thích, cho đến ý xứ nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Sắc xứ là thế nào?

Đáp: Các sắc là nhãn đã-đang-sẽ thấy và Bỉ đồng phần, đó gọi là sắc xứ. Sắc đã thấy… nói như trong phần Giới đã giải thích, cho đến pháp xứ nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nếu mười sắc xứ và phần ít của pháp xứ đều có Thể là sắc, tại sao chỉ có một tên gọi là sắc xứ?

Đáp: Chỉ riêng sắc tướng của một xứ này hiển bày thô thiển dễ thấy dễ biết, cho nên gọi là Sắc xứ; những xứ khác thì không như vậy, cho nên kiến lập tên gọi khác nhau. Lại nữa, chỉ riêng một Xứ này là cảnh của hai nhãn, đó là nhục nhãn và Thiên nhãn, cho nên gọi là Sắc xứ; những xứ khác thì không như vậy, cho nên kiến lập tên gọi khác. Lại nữa, chỉ riêng một Xứ này là cảnh của ba nhãn, đó là nhục nhãnThiên nhãn và Thánh tuệ nhãn, cho nên gọi là Sắc xứ; những Xứ khác thì không như vậy, cho nên kiếp lập tên gọi khác. Lại nữa, chỉ riêng một Xứ này là cảnh của hai nhãn, đó là nhãn thức sở duyên, cho nên gọi là Sắc xứ. Vì vậy, Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Nếu cảnh của hai nhãn là nhãn thức sở duyên thì kiến lập tên gọi Sắc xứ, những xứ khác thì không như vậy”. Lại nữa, nếu có phương xứ này-kia-ngắn-dài-thô-tế có thể biết được thì kiến lập tên gọi Sắc xứ. Những xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ. Lại nữa, nếu hình tướng to lớn và có thể tích tụ dể dàng biết rõ thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; những xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ. Lại nữa, nếu có thể gieo trồng và tăng trưởng dễ biết rõ thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; những xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ. Gieo trồng và tăng trưởng bao gồm nội-ngoại phần; gieo trồng thuộc ngoại phần đó là lúc gieo hạt, tăng đó là lúc nảy mầm, trường đó là lúc sinh ra cành lá hoa quả; gieo trồng thuộc nội phần đó là phần vị Yết-la-lam, tăng đó là phần vị Át-bộ-đàm, trưởng đó là các phần vị Bế-thi-kiêu nam-Bát la xa khư… Lại nữa, nếu có thể thi thiết làm tánh của phương hướng-góc cạnh thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; những Xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ, bởi vì chỉ đối với Sắc xứ thi thiết tất cả tự tánh của phương hướng-góc cạnh, chứ không phải là Xứ khác. Lại nữa, nếu có thể thi thiết tánh của Du-thiện-na thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; những Xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ, bởi vì chỉ đối với Sắc xứ thi thiết tất cả tánh của Du-thiện-na, chứ không phải là Xứ khác. Lại nữa, nếu có thể che phủ các sắc pháp khác, như khăn-mũi thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; những xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ, bởi vì chỉ có Sắc xứ có thể che phủ toàn bộ các sắc pháp khác, chứ không phải là Xứ khác. Lại nữa, nếu Xứ có đủ hình sắc-hiển bày sắc tướng thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; Xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ. Lại nữa, nếu xứ có đủ hai mươi loại sắc hoặc hai mươi mốt loại thì kiến lập tên gọi Sắc xứ; xứ khác thì không như vậy, cho nên không phải là Sắc xứ.

Hỏi: Vì sao gọi là xúc xứ, vì nó có thể tiếp xúc cho nên gọi là xúc xứ, hay vì Thể là tiếp xúc cho nên gọi là Xúc xứ, hay vì tiếp xúc với sở duyên cho nên gọi là Xúc xứ? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả ba đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? bởi vì nếu như là có thể tiếp xúc cho nên gọi là Xúc xứ, thì cực vi lần lượt chuyển đổi đã không tiếp xúc với nhau, làm sao xúc xứ là có thể tiếp xúc được? Nếu như Thể là tiếp xúc cho nên gọi là Xúc xứ, thì Đại chủng tạo ra sắc không phỉ là tự tánh của tiếp xúc, làm sao Thể của Xúc là tiếp xúc được? Nếu như tiếp xúc là sở duyên cho nên gọi là xúc xứ, thì đây cũng là cảnh của tâm-tâm sở khác, làm sao chỉ nói tiếp xúc là sở duyên được?

Đáp: nên đưa ra cách nói này: Xứ này là có thể tiếp xúc cho nên gọi là Xúc xứ.

Hỏi: Cực vi lần lượt chuyển đổi đã không tiếp xúc với nhau, làm sao xúc xứ là có thể tiếp xúc được?

Đáp: Dựa vào thế tục mà nói chứ không dựa vào thắng nghĩa, nghĩa là thế gian đều nói do nhãn mà tiếp nhận cảnh gọi là có thể thấy, do nhĩ mà tiếp nhận cảnh gọi là có thể nghe, do tỷ mà tiếp nhận cảnh gọi là có thể ngửi, do thiệt mà tiếp nhận cảnh gọi là có thể nếm, do thân mà tiếp nhận cảnh gọi là thể xúc chạm, do ý mà tiếp nhận cảnh gọi là có thể biết, vì vậy có thể xúc chạm cho nên gọi là Xúc xứ. Lại nữa, duyên sinh ra thân thức cho nên gọi là Xúc xứ, như trong kinh nói: “Thân xúc chạm làm duyên mà sinh ra thân thức”. Đây là thắng nghĩa về tâm-cảnh phân biệt rõ ràng, sở duyên này gọi là Xúc xứ. Lại nữa, xứ này gọi là Xúc xứ cũng gọi là Dưỡng xứ, bởi vì từ đây nuôi lớn các sắc pháp khác làm cho tăng mạnh; như có thể tăng thêm vui mừng thì gọi là nơi vui mừng, nơi này có thể nuôi lớn cho nên gọi là nơi nuôi dưỡng.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Cực vi trần lần lượt chuyển đổi tiếp xúc cùng nhau hay không?

Đáp: Không tiếp cúc với nhau, nếu tiếp xúc với nhau thì phải trú vào sát-na thứ hai”. Đại đức nói rằng: “tất cả cực vi thật sự không tiếp xúc với nhau, chỉ bởi vì không gián đoạn mà tạm thời kiến lập tên gọi của Xúc”. Có người đưa ra cách nói này: Cực vi lần lượt chuyển đổi thật sự không tiếp xúc với nhau, cũng không phải là không gián đoạn, chỉ hòa hợp mà trú đôi bên tiếp cận với nhau tạm thời kiến lập tên gọi của Xúc.

Hỏi: Thể của mười hai xứ không có Xứ nào không phải là pháp, tại sao chỉ kiến lập một xứ tên gọi Pháp xứ?

Đáp: Tuy mười hai xứ có Thể đều là pháp, mà chỉ đối với một Xứ kiến lập tên gọi Pháp xứ cũng không có gì sai. Có thí dụ, như mười tám Giới, Thể tuy đều là pháp, mà chỉ đối với một Giới để kiến lập tên gọi Pháp giới. Lại như mười Trí tuy đều duyên với pháp, mà chỉ đối với một Trí để kiến lập tên gọi Pháp trí. Lại như bảy giác chi, tuy đều có năng lực chọn pháp, mà chỉ đối với một Giác chi để kiến lập tên gọi trạch pháp giác chi. Lại như sáu Tùy niệm, tuy đều duyên với pháp, mà chỉ đối với một Tỳ niệm để kiến lập tên gọi Pháp tùy niệm. Lại như bốn Niệm trú, tuy đều duyên với pháp, mà chỉ đối với một Niệm để kiến lập tên gọi Pháp niệm trú. Lại như bốn chứng tịnh, tuy đều duyên với pháp, mà chỉ đối với một chứng tịnh để kiến lập tên gọi Pháp chứng tịnh. Lại như bốn Vô ngại giải, tuy đều duyên với pháp, mà chỉ đối với một Vô ngại giải để kiến lập tên gọi Pháp vô ngại giải. Lại như tam Bảo-tam Quy, tuy Thể đều là pháp, mà chỉ đối với một để kiến lập tên gọi Pháp bảo-Pháp quy. Ở đây cũng như vậy, tuy Thể của mười hai xứ đều là pháp, mà chỉ đối với một xứ kiến lập tên gọi Pháp xứ cũng không có gì sai.

Lại nữa, Pháp xứ có một tên gọi, những xứ khác có hai tên gọi:

1. Tên gọi ấy nghĩa là tên gọi giống nhau, bởi vì mười hai xứ đều là pháp.

2. Tên gọi ấy nghĩa là tên gọi giống nhau và không giống nhau, tên gọi giống nhau nói như trước, tên gọi không giống nhau đó là nhãn xứ…. Muốn làm cho dễ dàng hiểu rõ mà hiển bày tên gọi không giống nhau, Pháp xứ lại không có tên gọi không giống nhau cho nên chỉ hiển bày tên gọi giống nhau, vì vậy gọi là Pháp xứ. Lại nữa, sinh là tướng sinh của pháp hữu vi, chỉ thâu nhiếp ở tại Xứ này cho nên một mình nó gọi là Pháp xứ. Lại nữa, bốn tướng hữu vi là ngọn cờ đánh dấu của tất cả các pháp, bởi vì chọn lựa tách biệt hữu vi khác với vô vi, tướng ấy chỉ thâu nhiếp ở tại xứ này, cho nên một mình nó gọi là Pháp xứ. Lại nữa, danh-cú-văn thân giải thích bày tỏ biểu hiện rõ ràng về tánh tướng của các pháp làm cho dễ dàng hiểu biết, ba loại ấy chỉ thâu nhiếp ở tại Xứ này, cho nên một mình nó gọi là Pháp xứ. Lại nữa, như các cửa sở mở thông làn gió lưu chuyển cho nên gọi là nơi làn gió lưu chuyển; Pháp xứ cũng như vậy, lưu thông sinh ra các pháp cho nên gọi là Pháp xứ; vì các nghiệp-phiền não và định-tuệ…, có thể sinh ra tất cả pháp hữu vi, và có thể thông suốt mà chứng được pháp vô vi. Lại nữa, thông hiểu tất cả pháp đều là không-vô ngã, không giải thoát môn thâu nhiếp ở tại xứ này, cho nên gọi là Pháp xứ.

Hỏi: Có thể chấp các pháp là ngã-ngã sở, tát-ca-da kiến cũng do xứ này thâu nhiếp, tại sao xứ này không gọi là Ngã xứ?

Đáp: Tát-ca-kiến là chấp hư vọng, không phù hợp với thật tướng các pháp mà tách ra, vì vậy xứ này không kiến lập tên gọi của Ngã, không giải thoát môn chứng được thật tướng của pháp, cho nên Xứ này dựa vào đó mà gọi là Pháp. Lại nữa, Trạch diệt Niết-bàn là Thường-là Kiến, không biến chuyển-không thay đổi, sinh-lão-bệnh-tử vốn không có thể hũy hoại pháp thắng nghĩa này, pháp ấy chỉ thâu nhiếp ở tại xứ này, cho nên chỉ riêng nó gọi là Pháp xứ. Lại nữa, phân biệt tự tướng và cọng tướng của các pháp, an lập tự tướng và cọng tướng của các pháp, phá bỏ ngu muội về tự tánh và ngu muội về sở duyên, đối với tất cả các pháp không tăng-không giảm, tuệ hiểu rõ đúng như thật, chỉ do xứ này thâu nhiếp cho nên gọi là Pháp xứ; Xứ khác thì không như vậy, cho nên kiến lập tên gọi sai khác. Lại nữa, Xứ này thâu nhiếp nhiều pháp cho nên gọi là Pháp xứ. Thâu nhiếp nhiều pháp, nghĩa là ở tại Xứ này có pháp sắc và Phi sắc, pháp tương ưng và bất tương ưng, pháp có sở y và không có sở y, pháp có sở duyên và không có sở duyên, pháp có hành tướng và không có hành tướng, pháp có cảnh giác và không có cảnh giác, pháp hữu vi và vô vi; xứ kách thì không như vậy, cho nên kiến lập tên gọi sai khác. Lại nữa, xứ này đối với ý cho nên gọi là Pháp xứ, nghĩa là các xứ như nhãn… chỉ hướng về sắc…, chỉ có ý xứ hướng về tất cả các pháp, đối với ý là riêng biệt mà có được, tên gọi chung cho tất cả. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên trong mười hai xứ chỉ có một Xứ gọi là Pháp xứ.

Nói tách biệt về từng tướng một của các Xứ rồi, nay cần phải tiếp tục nói về thứ tự của các Xứ.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn trước là nói về Nội xứ, sau mới nói đến Ngoại xứ?

Đáp: Bởi vì dựa vào thứ tự sở y-sở duyên của sáu thức mà nói.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn đối với sáu Nội xứ thì trước là nói đến Nhãn xứ, cho đến sau mới nói về Trước xứ; đối với sáu Ngoại xứ htì trước là nói đến Sắc xứ, cho đến sau mới nói về Pháp xứ?

Đáp: Bởi vì tùy thuận văn từ mà giải thích biểu lọ về tướng. Lại nữa, bởi vì tùy thuận với pháp theo thứ tự thô-tế, nghĩa là sáu Nội xứ thì nHãn xứ là thô nhất, vì vậy cho nên nói trước cho đến Ý xứ là tế nhất, vì vậy cho nên nói sau; trong sáu Ngoại xứ thì Sắc xứ là thô nhất, cho nên nói trước, cho đến Pháp xứ là tế nhất, cho nên nói sau.

Lại nữa, dựa theo thứ tự nhất định và không nhất định mà nói, trong sáu Nội xứ thì năm Xứ trước nhất định chọn lấy cảnh hiện tại cho nên nói trước, Ý xứ chọn lấy cảnh không quyết định cho nên nói sau, nghĩa là dùng ba đời và pháp vô vi, hoặc chung-hoặc riêng làm nơi chọn lấy; trong năm Xứ trước thì bốn Xứ trước nhất định chọn lấy sắc đã tạo ra cho nên nói trước, Thân xứ chọn lấy cảnh không quyết định cho nên nói sau, nghĩa là dùng Sắc có thể tạo ra và sắc đã tạo ra, hoặc chunghoặc riêng làm nơi chọn lấy; trong bốn xứ trước đối vớ cảnh đã chọn lấy tuy xa mà nhanh chóng sáng tỏ thì nói trước, ngược lại với tướng này thì nói sau. Dựa vào thứ tự trước sau của sáu Xứ bên trong mà nói, sáu Xứ bên ngoài theo thứ tự cũng như vậy.

Lại nữa, dựa vào Xứ trên-dưới theo thứ tự mà nói, nghĩa là trong một thân thì Nhãn xứ là cao nhất, Nhĩ xứ lần lượt xuống thấp, Tỷ xứ lần lượt thấp hơn, Thiệt xứ lần lượt thấp xuống, Thân phần nhiều ở dưới thấp, Ý không có phương hướng nơi chốn cho nên nói cuối cùng Dựa vào thứ tự trước sau của sáu Xứ bên trong mà nói, sáu Xứ bên ngoài nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, dựa vào thứ tự lễ nghi gặp nhau lần lượt chuyển đổi của các hữu tình, cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là lúc gẵp nhau, trước tiên cùng gặp mặt nhau, tiếp theo chuyện trò qua lại, tiếp theo dâng tăng hương hoa, tiếp heo bày ra ăn uống, tiếp theo trao cho đồ nằm mịn màng tuyệt với, vì vậy cuối cùng vừa lòng hợp ý với nhau, cho nên mười hai Xứ theo thứ tự như vậy.

******

Hỏi: Về sao kiến lập Nội xứ và Ngoại xứ, vì dựa vào Pháp hay vì dựa vào Ngã? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dựa vào pháp thì pháp không có tác dụng, ở trong tất cả các pháp không có tác dụng, tại sao kiến lập Nội xứ và Ngoại xứ? Nếu dựa vào Ngã thì Ngã không có thật tánh, làm sao dựa vào Ngã mà kiến lập Nội xứ và Ngoại xứ?

Đáp: Chỉ dựa vào pháp mà kiến lập nhưng không phải là tất cả, nghĩa là sáu thức thân là nơi nương tựa của pháp nhiễm-tịnh. Nếu làm sở y cho sáu thức thì gọi là Nội xứ, làm sở duyên thì gọi là Ngoại xứ, cho nên dựa vào pháp mà kiến lập tên gọi Nội xứ và ngoại xứ. Lại nữa, nếu pháp là căn thì kiến lập làm Nội xứ, nếu pháp là nghĩa của căn thì kiếp lập làm Ngoại xứ. Lại nữa, nếu pháp là có cảnh thì kiến lập làm Nội xứ, nếu pháp là cảnh thì kiến lập làm nữa, nếu pháp là có cảnh thì kiến lập làm Nội xứ, nếu pháp là cảnh thì kiến lập làm Ngoại xứ. Có người nói: Dựa vào Ngã mà kiến lập Nội xứ và Ngoại xứ, Ngã tức là tâm, bởi vì Ngã chấp nương tựa, cho nên ở trên tâm này tạm thời kiến lập tên gọi của Ngã. Như trong Kinh nói:

“Bởi vì khéo léo điều phục Ngã, người trí được sinh lên cõi trời, Cần phải khó léo điều phục tâm, tâm điều hòa có thể khiến vui”.

Đã khéo léo điều phục tâm tức là khéo léo điều phục Ngã, cho nên biết trên tâm tạm thời làm Ngoại xứ. Nhưng tên gọi của Nội-Ngoại không phải là viên thành thật, nghĩa là đối với Ngã là Nội thì đối với nơi khác gọi là Ngoại, đối với Ngoại thì đối với nơi khác gọi là Nội, mà tạm thời dựa vào một loại để kiến lập Nội-Ngoại chứ không phải là tên gọi, không phải là không quyết định.

Như trong kinh nói: “Tỳ kheo các ông, đối với sáu xứ bên trong nên nhận biết đúng như thật”.

Hỏi: Đối với sáu xứ bên ngoài cũng cần phải nhận biết đúng như thật, tại sao Đức Thế Tôn chỉ khuyên nhủ nhận biết xứ bên trong?

Đáp: Bởi vì Đức Thế Tôn múon khiến cho các hàng đệ tử Thủ uẩn Tĩnh lự nhiều đối với Nôi môn, như trong kinh nói: “Tỳ kheo các ông, nên quán xét căn bên trong chứ không nên duyên theo bên ngoài”. Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn khiến cho các hàng đệ tử Thủ uẩn tĩnh lự bên trong không có gì tăng thêm, như trong Kinh nói: “Tỳ kheo các ông, nên Thủ uẩn định bên trong đừng tùy tiện tăng thêm Thường-lạc-ngã-tịnh; Tỳ kheo các ông, nên Thủ uẩn định bên trong quán sát đúng như thật, các hành vô thường-khổ-không-vô ngã-nhân-tập-sinh-duyên, nhờ vào tám loại hành tướng của Thánh tuệ này, đối với tất cả mọi lúc cần phải quán xét các Hữu”. Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn khiến cho các hàng đệ tử Thủ uẩn tập Tĩnh lự bất cọng đối với bên trong, như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ kheo các ông, cần phải Thủ uẩn định bên trong chứ không nên Thủ uẩn tập các Tĩnh lự giống nhau, đó là thô-khổ-chướng-tĩnh-diệu-lýquán. Tỳ kheo các ông, nên Thủ uẩn định bên trong, nghĩa là cần phải Thủ uẩn tập tĩnh lự bất cọng, quán sát các Hữu như căn bệnh-như ung nhọt-như mũi tên làm cho não hại, vô thường-Hữu-Khổ là không-vô ngã. Do tám loại gậy Tầm-Tư thù thắng này, có năng lực phá hủy tất cả Hữu sinh”. Lại nữa, trong kinh này nói: “Chỉ thường xuyên quán sát sáu Xứ bên trong”. Bởi vì bên trong là nơi nương của bên ngoài, cho nên cũng khuyên nhủ quán sát bên trong. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì có Ngã cho nên liền có Ngã sở, có Ngã kiến cho nên có Ngã sở kiến, có năm Ngã kiến cho nên có mười lăm Ngã sở kiến, có Ngã chấp cho nên có Ngã sở chấp, có Ngã si cho nên có Ngã sở si, có Ngã ái cho nên có Ngã sở ái, vì nuôi dưỡng Ngã bên trong cầu tìm vật dụng cung cáp bên ngoài. Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn khiến cho các hàng đệ tử trước tiên Thủ uẩn Niệm trú đối với Nội pháp, nghĩa là người Thủ uẩn hành trước tiên duyên theo Nội pháp Thủ uẩn tập Niệm trú, đã thành tựu đầy đủ rồi mới duyên theo bên ngoài. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Thế Tôn chỉ khuyên nhủ nhận biết bên trong.

Như trong kinh nói: “Có sáu nội xứ”. Trong kinh lại nói: “Có sáu xúc xứ”.

Hỏi: Hai loại sáu Xứ này có gì sai biệt?

Đáp: Hoặc có người nói: “Hai loại này không có sai khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì sáu Nội xứ tức là sáu xúc xứ, sáu Xúc xứ tức là sáu

Nội xứ, thanh tuy có khác mà nghĩa không có sai khác”. Lại có người nói: “Cũng có sai biệt, đó là ên gọi chính là sai biệt, bởi vì gọi là sáu xứ bên trong-gọi là sáu xúc xứ”.

Lại nữa, các Đồng phần thì gọi là sáu Xúc xứ, pháp không thể sinh gọi là sáu Nội xứ. Lại nữa, có tác dụng của nghiệp thì gọi là sáu Xúc xứ, không có tác dụng của nghiệp thì gọi là sáu nội xứ; hoặc đưa ra cách nói này: Các pháp hiện tại thì gọi là sáu Xúc xứ, pháp quá khứ-vị lai thì gọi là sáu nội xứ. Lại nữa, các pháp đã sinh thì gọi là sáu xúc xứ, pháp chưa ngừng sinh thì gọi là sáu Nội xứ; hoặc đưa ra cách nói này: Quá khứ hiện tại gọi là sáu Xúc xứ, vị lai gọi là sáu Nội xứ. Lại nữa, tâm-tâm sở pháp chính thức tựa vào nhau thì gọi là sáu Xúc xứ, tâm- tâm sở pháp không chính thức tựa vào nhau, chỉ do không mà chuyển thì gọi là sáu Nội xứ. Lại nữa, sáu xứ như nhãn… làm nghĩa sở y của Xúc thì gọi là sáu Xúc xứ, làm nghĩa sở y của tâm-tâm sở pháp khác thì gọi là sáu Nội xứ. Hiếp Tôn giả nói: “Tự thâu nhiếp ảnh của sáu xứ như nhãn.. gọi là sáu xứ bên trong hữu ong, nếu có những tác động thì gọi là sáu Xúc xứ; như bát của Tỳ kheo, nếu nói tự tánh thì chỉ gọi là bát, lúc Tỳ kheo sử dụng thì gọi là bát của Tỳ kheo”. Tôn giả Vọng Mãn đưa ra nói như vậy. “Tự Thể của sáu Xứ như nhãn… gọi là sáu Xứ bên trong hữu ong, nếu làm sở y cho Xúc thì gọi là sáu Xúc xứ; như bát bơ bằng thép, nếu nói tự Thể thì chỉ gọi là bát thép, nếu lúc chứa đầy bơ thì gọi là bát bơ bằng thép”.

Hỏi: Sáu Xứ như nhãn… cũng làm nơi nương tựa của Thọ…, vì sao chỉ gọi là Xúc xứ chứ không gọi là Thọ Xứ..?

Đáp: Cũng nên nói là Thọ xứ… mà không đưa ra cách nói này, thì nên biết nghĩa này có khác. Lại nữa, trong kinh nêu ra pháp hơn hẳn bao gồm hiển bày pháp yếu kém, nghĩa là ở trong tất cả tâm-tâm sở pháp, xúc là pháp thù thắng nhất, nếu nói xúc xứ thì nên biết bao gồm hiển bày tên gọi của Thọ xứ…. Lại nữa, tâm-tâm sở pháp lấy xúc làm mạng, do xúc mà duy trì-do Xúc mà khiến cho phát sinh, bởi vì lực của Xúc mà có thể hiện rõ trước mắt, cho nên gọi là xúc xứ. Nghĩa là tâmtâm sở đối với cảnh tản mác khắp nơi, do xúc thâu nhiếp giữ gìn làm cho được hòa hợp. Vả lại, nếu không có xúc thì các tâm-tâm sở sẽ giống như xác chết không thể nào tiếp xúc, đối với cảnh sở duyên của mình đều do lực của xúc mà có tác dụng của cảnh tiếp xúc; như có mạng Căn thì thân có thể cảm nhận xúc chạm, vì vậy nhãn… chỉ gọi là Xúc xứ.

Như trong Kinh nói: “Sáu Nội xứ gọi là bờ bên này, sáu Ngoại xứ gọi là bờ bên kia”.

Hỏi: “Sáu Nội xứ-ngoại xứ và bở bên này-bên kia, có gì tương tự

mà đưa ra cách nói này?

Đáp: Làm sở y-sở duyên cho tâm-tâm sở, có gần-có xa tựa như bờ bên này-bên kia, cho nên đưa ra cách nói này. Như hai bên bờ sông, gần thì gọi là bên này, xa thì gọi là bên kia. Như vậy sáu xứ cùng với tâmtâm sở, làm sở y là gần cho nên như bờ bên này, làm sở duyên là xa cho nên như bờ bên kia. Lại nữa, tâm-tâm sở này bắt đầu tiến vào rồi vượt qua như bờ bên na-bên kia, cho nên đưa ra cách nói này. Như các hữu tình, bắt đầu tiến vào nơi dòng sông gọi là bờ bên này, đã vượt qua nơi dòng sông gọi là bờ bên kia. Như vậy cùng với tâm-tâm sở pháp, làm sở y thì như bắt đầu tiến vào cho nên gọi là bờ bên này, làm sở duyên thì như đã vượt qua cho nên gọi là bờ bên kia, vì vậy. Nội xứ và Ngoại xứ gọi là bờ bên này-bên kia. Lại nữa, trong kinh nói tịch diệt Niết-bàn gọi là bờ bên kia, Niết-bàn chỉ là do ngoại xứ thâu nhiếp đã gọi là bờ bên kia, cho nên sáu Xứ bên trong có được tên gọi là bờ bên này. Như trong kinh nói: “Tát-ca-da-sinh là bờ bên này, tát-ca-da diệt là bờ bên kia”. Tát-ca-da ấy chính là sinh tử, ở trong sinh tử thì sáu nội xứ là hơn hẳn, cho nên sáu nội xứ có được tên gọi là bờ bên này; sáu Nội xứ đã gọi là bờ bên này, cho nên sáu Ngoại xứ có được tên gọi là bờ bên kia.

Hỏi: Đúng này pháp nào giống như dòng sông, mà nói sáu Nội xứ-Ngoại xứ như bờ bên này-bên kia?

Đáp: Bởi vì tâm-tâm sở pháp giống như dòng sông, cho nên Nội xứ-Ngoại xứ giống như bờ bên này-bên kia. Như có vật theo dòng sông chảy xiết trôi giữa hai bờ, vật hữu tình cùng hướng về biển rộng; tâmtâm sở pháp cũng lại như vậy, trôi nổi do Nội xứ-ngoại xứ thâu nhiếp, hữu tình cùng hướng về biển rộng của sinh lão bệnh tử.

Hỏi: Ở giữa dòng sông này thì cái gì làm thuyền bè?

Đáp: Tám chi Thánh đạo giống như có thuyền bè, là nơi nương tựa của trăm ngàn chúng sinh, từ bờ bên này của dòng sông vượt qua đến bờ bên kia, tùy ý dạo chơi khắp nơi. Như vậy vô lượng vô biên hữu tình nương tựa vào Thánh đạo, từ bờ bên này là sinh tử đến bờ bên kia là Niết-bàn, tự tại dạo chơi thưởng thức, cho nên tám Thánh đạo giống như thuyền bè.

Như trong kinh nói: “Có tám Thắng xứ, có mười Biến xứ”.

Hỏi: Tám và mười loại ấy cũng đã gọi là Xứ, tại sao chỉ có mười hai xứ?

Đáp: Tám và mười loại ấy đều thâu nhiếp ở trong mười hai xứ này, nghĩa là tự tánh của nó cùng có tương ưng tức là Ý xứ-Pháp xứ này thâu nhiếp.

Như trong kinh nói: “Có bốn xứ vô Sắc, đó là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn đối với bốn vô Sắc dùng thanh Xứ để nói?

Đáp: Vì phá bỏ cái chấp giải thoát của ngoại đạo, nghĩa là các ngoại đạo chấp bốn vô Sắc là bốn Niết-bàn:

  1. Chấp không vô biên xứ gọi là Niết-bàn vô thân.
  2. Chấp Thức vô biên xứ gọi là Niết-bàn Vô biên ý.
  3. Chấp vô sở hữu xứ gọi là Niết-bàn Tịnh tụ.
  4. Chấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ gọi là Niết-bàn Thế gian Tùyđổ-ba.

Vì phá bỏ chấp trước Niết-bàn của ngoại đạo như vậy, cho nên nói bốn Vô Sắc gọi là nơi sinh chứ không phải là giải thoát thực sự, giải thoát thực sự thì mới` gọi là Niết-bàn.

Như trong kinh nói: “Lại có hai xứ:

  1. Vô tưởng hữu tình xứ.
  2. Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói đến hai Xứ này?

Đáp: Vì phá bỏ cái tướng giải thoát của ngoại đạo, nghĩa là các ngoại đạo đối với hai xứ này khởi lên cái tưởng về giải thoát, vì phá bỏ cái tưởng ấy cho nên Đức Phật nói hai xứ này gọi là nơi sinh chứ không phải là giải thoát thực sự.

Lại nữa, vì phá bỏ cái tưởng không trở lại của ngoại Đạo, nghĩa là các ngoại đạo đối với hai Xứ này khởi lên cái tưởng không trở lại. Vì phá bỏ cái tưởng ấy cho nên Đức Phật nói hai xứ này gọi là nơi lui sụt trở lại, nghĩa là ở nơi ấy mất đi lui sụt trở lại các cõi-các nẽo-các sinh loại, lưu chuyển trong sinh tử không có hạn lỳ chấm dứt.

Lại nữa, vì phá bỏ cái tưởng không tan hoại của ngoại đạo, nghĩa là các ngoại đạo chấp hai xứ này là giải thoát thực sự không còn tan hoại, vì phá bỏ cái chấp ấy cho nên Đức Phật nói hai xứ này là nơi tan hoại, nghĩa là từ nơi ấy mất đi rồi phân tán hướng về các cõi-các nẽocác sinh loại-lưu chuyển trong sinh tử không có hạn kỳ chấm dứt. Nếu từ cõi trời Vô tướng hữu tình mất đi thì quyết định tan hoại rơi vào cõi Dục mà thọ sinh; nếu từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ mất đi, không phải là Thánh thì tan hoại rơi vào địa dưới mà thọ sinh.

Lại nữa, quán xét hai xứ này có thọ lượng lâu dài, các ngoại đạo đều chấp là giải thoát; chỉ là nơi thọ sinh của các dị sinh có thọ lượng lâu dài, không có nơi nào vượt quá cõi trời Vô tưởng, nghĩa là thọ lượng của cõi ấy là năm trăm Đại kiếp; nơi thọ sinh của tất cả hữu tình có thọ lượng lâu dài, không có nơi nào vượt quá Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nghĩa là thọ lượng nơi ấy là tám vạn Đại kiếp. Vì loại trừ cái chấp giải thoát này của ngoại đạo, cho nên Đức Phật nói hai xứ này gọi là nơi sinh chứ không phải là thực sự giải thoát.

Lại nữa, Đức Phật ở nơi khác dùng hai tên gọi mà nói:

  1. Gọi là hữu tình cư.
  2. Gọi là Thức trú.

Đối với hai xứ này cũng nói đến hai tên gọi:

  1. Gọi là Hữu tình cư.
  2. Gọi là Xứ.

Vì vậy, đối với hai xứ này dùng thanh xứ mà nói, nghĩa là nơi thọ sinh.

Lại nữa, Đức Phật nói các Thức trú nhất định là hữu tình cư. Có Hữu tình cư mà không phải là Thức trú, nghĩa là hai Xứ này hiển bày rõ ràng chứ không phải là không có Xứ này, cho nên nói tên gọi là Xứ, tức là nghĩa về nơi cư trú của hữu tình.

Như trong Kinh nói: “ Tôn giả Xá-lợi-tử đi đến nơi Đức Phật thưa lời như vậy: Thưa Đại đức Thế Tôn! Thi thiết các Xứ là không có gì cao hơn, đó là mười hai Xứ thâu nhiếp tất cả các pháp. Đây là trí kiến của Đức Thế Tôn chứ không có trí kiến nào khác, vượt qua trí kiến này lại không có pháp nào thấy biết. Nếu có Sa-môn, Bà la môn… hiểu rõ pháp vượt quá Đức Thế Tôn thì điều này không bao giờ có”.

Hỏi: Tôn giả Xá-lợi-tử làm sao có thể biết mười hai xứ này thâu nhiếp tất cả các pháp, mà ca ngợi Đức Phật rằng hti thiết các xứ là không có gì cao hơn?

Đáp: Nhờ vào giáo thuyết cho nên biết, nghĩa là Xá-lợi-tử đạt được bốn chứng tịnh, đối với pháp mà Đức Phật đã nói quyết định tin nhận, đã từng nghe Đức Thế Tôn nói mười hai xứ thâu nhiếp tất cả các pháp, do vậy mà biết được.

Hỏi: Tôn giả Xá-lợi-tử đối với mười hai xứ chỉ có trí về giáo thuyêt chứ không có trí về chứng đắc chăng?

Đáp: Cũng có trí về chứng đắc, nghĩa là Xá-lợi-tử đối với mười hai xứ cũng có năng lực chứng biết từng Xứ một không trái ngược.

Hỏi: Đức Phật và Xá-lợi-tử đối với mười hai xứ, đều có năng lực chứng biết từng xứ một không trái ngược, vậy thì Đức Phật và Xá-lợi-tử có gì sai biệt?

Đáp: Đức Phật có năng lực đối với pháp của mười hai xứ này, chứng biệt tự tướng, và cọng tướng của từng xứ một; Tôn giả Xá-lợitử đối với pháp pháp của mười hai xứ này, chỉ có năng lực chứng biết cọng tướng của từng Xứ một, đối với tự tướng của nó chưa có năng lực chứng biết đúng như thật theo từng Xứ một, nghĩa là có vô lượng các Xứ sai biệt, đều thâu nhiếp vào trong mười hai xứ này, mà Xá-lợi-tử cần phải có người khác biểu hiện rõ ràng, thì mới có thể biết được. Lại nữa, Tôn giả Xá-lợi-tử đối với mười ahi Xứ mà chứng biết từng xứ một là do người khác dạy bảo dẫn dắt; Đức Phật đối với mười hai Xứ, chứng biết từng Xứ một đều do năng lực tự mình giác ngộ chứ không nhờ vào người khác dạy bảo.

Lại nữa, Đức Phật đối với mười hai Xứ. có đủ Nhất thiét trí-Nhất thiết chủng trí; Tôn giả Xá-lợi-tử đối với mười hai Xứ chỉ có Nhất thiết trí, không có nhất thiết chủng trí. Lại nữa, Đức Phật đối với mười hai xứ không dựa vào sáu Thức mà có năng lực chứng biết chỉ có như vậy; Tôn giả Xá-lợi-tử đối với mười hai xứ, cần phải dựa vào sáu Thức mới có thể chứng biết chỉ có như vậy. Nghĩa là Xá-lợi-tử dấy lên ý niệm như vậy: “Tất cả Thức thân chỉ có sáu loại Thức thân chắc chắn có sở y-sở duyên, sở y-sở duyên này chắc chắn có mười hai, cho nên mười hai Xứ không tăng-không giảm”.

Lại nữa, Tôn giả Xá-lợi-tử tuy đối với mười hai Xứ chứng biết từng xứ một, mà cần phải tư duy trước về pháp mà Đức Phật đã nói, nghĩa là trước tiên Đức Phật nói về tên gọi của mười hai xứ, sau đó tùy theo tên gọi này mà phân biệt từng xứ một. Đức Phật Tôn phân biệt mười một Xứ rồi, lúc ấy Xá-lợi-tử ấy lên ý nghĩ như vậy: “Mười một xứ trước đã không thâu nhiếp thì pháp nhất định phải thâu nhiếp ở tại Pháp xứ cuối cùng”. Vì vậy thưa rõ lời này: “Thưa Đại đức Thế Tôn! Thi thiết các các xứ là không có gì cao hơn, đó là mười hai xứ thâu nhiếp tất cả các pháp”. Bởi vì Đức Thế Tôn chứng biết tướng của mười hai xứ, không do tư duy về giáo thuyết của người khác đã nói; Xá-lợi-tử tuy có năng lực chứng biết về tướng của mười hai xứ, mà so với trí Phật thì có sai biệt rất nhiều, cho nên tôn xưng Đức Phật là Vô Thượng Tôn.

Năm Uẩn, đó là Sắc uẩn-Thọ uẩn-Tưởng uẩn-hành uẩn-thức uẩn.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Có năm Uẩn, đó là Sắc uẩn cho đến Thức uẩn”. Tuy nói như vậy mà không giải thích rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của lậu này, kinh ấy không giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Sắc uẩn là thế nào?

Đáp: Như trong kinh nói: “Các sắc vốn có đều là bốn Đại chủng và do bốn Đại chủng tạo ra”. Kinh khác lại nói: “Thế nào làSắc uẩn? Đó là các sắc vốn có, hoặc quá khứ-hoặc vị lai-hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô-hoặc tế, hoặc kém-hoặc hơn, hoặc xa-hoặc gần. Như vậy tất cả tóm lược làm thành một tụ gọi là Sắc uẩn, cho đến Thức uẩn nói rộng ra cũng như vậy”. Trong A-tỳ-đạt-ma đưa ra cách nói này: “Thế nào là Sắc uẩn? Đó là mười Sắc xứ và sắc do Pháp xứ thâu nhiếp, thì gọi là sắc uẩn”.

Hỏi: Ba nơi nói như vậy thì nghĩa có gì khác nhau?

Đáp: Đều vì ngăn chặn tông chỉ của người khác đã nói.

Hỏi: Như trong kinh nói: “Các sắc vốn có đều là bốn Đại chủng và bốn Đại chủng tạo ra”. Đây là ngăn chặn tông chỉ nào đã nói?

Đáp: Đây là ngă chặn luận thuyết của Giác Thiên…, nghĩa là Đức Phật quán sát trong đời vị lai, có Giác Thiên… sẽ đưa ra cách nói này: Ngoài bốn Đại chủng không có sở tạo sai khác. Vì ngăn chặn ý đó cho nên đưa ra cách nói này: Các sắc vốn có đều là bốn Đại chủng và do bốn Đại chủng tạo ra. Hiển bày Đại chủng có sắc được tạo ra.

Hỏi: Kinh khác lại nói: Các sắc vốn có, hoặc quá khứ-hoặc vị laihoặc hiện tại, cho đến nói rộng ra”. Đây là ngăn chặn tông chỉ nào đã nói?

Đáp: Đây là ngăn chặn ngoại đạo đã nói, nghĩa là thời Đức Phật tại thế có ngoại đạo xuất gia tên gọi là Trượng kế, bác bỏ không có quá khứ-vị lai. Vì ngăn chặn ý đó cho nên Đức Thế Tôn nói các sắc vốn có hoặc quá khứ-hoặc vị lai-hoặc hiện tại, cho đến nói rộng ra. Hiển bày có sắc quá khứ-vị lai….

Hỏi: trong A-tỳ-đạt-ma đưa ra lời nói như vậy: “Thế nào là Sắc uẩn? Đó là mười Sắc xứ và sắc do pháp xứ thâu nhiếp”. Đây là ngăn chặn tông chỉ nào đã nói?

Đáp: Đây là ngăn chặn luận thuyết của phái Thí Dụ, nghĩa là phái Thí Dụ bác bỏ không có sắc do Pháp xứ thâu nhiếp. Điều này Tôn giả Pháp Cứu cũng nói: “Các sắc vốn có đều là sở y-sở duyên của năm

Thức thân, làm sao là sắc mà không phải là sở y-sở duyên của năm Thức thân?” vì ngăn chặn ý đó cho nên đưa ra cách nói này: Thế nào là Sắc uẩn? Đó là mười Sắc xứ và sắc do Pháp xứ thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các sắc do Pháp xứ thâu nhiếp là thật có, thì Tôn giả Pháp Cứu đã nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Không nhất định phải thông hiểu, bởi vì không phải là trong ba Tạng. Nếu nhất định phải thông hiểu thì nên sửa lại cách nói ấy, các sắc vốn có đều là sở y của năm Thức và sở duyên của sáu Thức, sắc do Pháp xứ thâu nhiếp tuy không phải là sở y-sở duyên của năm Thức, mà là sắc do sở duyên của ý thức thâu nhiếp. Lại nữa, sắc do Pháp xứ thâu nhiếp dựa vào bốn Đại chủng mà được sinh khởi, vì vậy từ sở y mà nói là ở trong sở duyên của Thân thức, cho nên Tôn giả ấy nói cũng không sai.

Hỏi: Thọ uẩn là thế nào?

Đáp: Sáu Thọ của thân, nghĩa là nhãn xúc mà sinh ra Thọ, cho đến Ý xúc mà sinh ra Thọ. Trong kinh và A-tỳ-đạt-ma đều đưa ra cách nói này.

Hỏi: Tưởng uẩn là thế nào?

Đáp: Sáu Tưởng của thân, nghĩa là nhãn xúc mà sinh ra Tưởng, cho đến Ý xúc mà sinh ra Tưởng. Trong kinh và A-tỳ-đạt-ma đều đưa ra cách nói này.

Hỏi: Hành uẩn là thế nào?

Đáp: Trong kinh nói đây là sáu Tư của thân, nghĩa là Nhãn xúc mà sinh ra Tư, cho đến Ý xúc mà sinh ra Tư. Trong A-tỳ-đạt-ma nói Hành uẩn này tóm lược có hai loại, đó là tương ưng hành và bất tương ưng hành, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn ở trong Hành uẩn tương ưng-bất tương ưng, chỉ nói đến Tư là Hành uẩn chứ không phải là Hnàh khác?

Đáp: Tư ở trong pháp thi thiết Hành uẩn là đứng đầu bậc nhất, Tư có thể dẫn dắt-thâu nhiếp-nuôi lớn các Hành, cho nên Đức Phật chỉ nói đến Tư; như Ái trong pháp thi thiết Tập đế là đứng đầu bậc nhất, Ái có thể dẫn dắt-thâu nhiếp-nuôi lớn các Tập, cho nên Đức Phật chỉ nói về Ái. Lại nữa, tạo tác hữu vi cho nên gọi là Hành; Tư là tánh tạo tác, pháp khác thì không như vậy, cho nên Đức Phật chỉ nói Tư là Hành uẩn.

Hỏi: Thức uẩn là thế nào?

Đáp: Sáu Thức của thân, nghĩa là Nhãn thức cho đến Ý thức. Trong kinh và A-tỳ-đạt-ma đều đưa ra cách nói này.

Như vậy gọi là bổn tánh tướng phần-tự Thể ngã vật-tự tánh của các uẩn.

Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Uẩn, uẩn là nghĩa gì?

Đáp: nghĩa về tụ là nghĩa của uẩn, nghĩa về hợp là nghĩa của Uẩn, nghĩa về tích là nghĩa của Uẩn, nghĩa về lược là nghĩa của Uẩn. Nếu thi thiết về thời gian thì thi thiết về uẩn, nếu nhiều tăng ngữ thì tăng ngữ về uẩn.

Nghĩa về tụ là nghĩa của uẩn, nghĩa là các sắc vốn có, hoặc quá khứ-hoặc vị lai-hoặc hiện tại, nói rộng ra cho đến hoặc xa, hoặc gần. Như vậy tất cả tổng hợp làm thành một tụ kiến lập làm sắc uẩn. Cho đến Thức uẩn có nghĩa về tụ cũng như vậy.

Nghĩa về hợp là nhgiã của Uẩn, nghĩa là các sắc vốn có, hoặc quá khứ, hoặc vị lai-hoặc hiện tại, nói rộng ra cho đến hoặc xa-hoặc gần. Như vậy tất cả tổng hợp làm thành một tập hợp kiến lập làm Sắc uẩn. Cho đến Thức uẩn có nghĩa về hợp cũng như vậy.

Nghĩa về tích là nghĩa của Uẩn, như các loại đồ vật tổng hợp làm thành một tập hợp kia lập làm Sắc uẩn. Cho đến Thức uẩn có nghĩa về tích cũng như vậy.

Nghĩa về lược là nghĩa của Uẩn, nghĩa là các sắc vốn có, hoặc quá khứ-hoặc vị lai-hoặc hiện tại, nói rộng ra cho đến hoặc xa-hoặc gần. Như vậy tất cả tổng hợp lược bớt một xứ kiến lập làm Sắc uẩn. Cho đến Thức uẩn có nghĩa về lược cũng như vậy.

Hỏi: Các sắc quá khứ-vị lai-hiện tại có thể lượt bớt tích tụ chăng?

Đáp: Tuy không có thể lượt bớt tích tụ của Thể ấy, mà có thể lược bớt tích tụ của tên gọi ấy, cho đến Thức uẩn nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nếu như vậy thì vô vi cũng phải kiến lập Uẩn, bởi vì tên gọi của các vô vi có thể lượt bớt tích tụ?

Đáp: Các pháp hữu vi có tác dụng cho nên có nghĩa lược bớt tích tụ, tuy Thể có lúc không thể lược bớt tịch tụ, mà lược bớt tích tụ của tên gọi ấy kiến lập các Uẩn như Sắc; các pháp vô vi không có tác dụng cho nên không có nghĩa lược bớt tích tụ, tuy có thể lược bớt tích tụ của tên gọi ấy, mà không có thể kiến lập làm uẩn. Nếu thi thiết về thời gian thì thi thiết về Uẩn, nghĩa là Sắc uẩn có thể thi thiết có ba đời, cho đến Thức uẩn cũng có thể thi thiết bởi vì có ba đời. Nếu nhiều tăng ngữ thì tăng ngữ về Uẩn, như nhiều tài vật gọi là Uẩn tài vật, nhiều thóc đậu gọi là Uẩn thóc đậu, nhiều quạn lính gọi là Uẩn quân lính, tuy rất nhiều người không chồng vai lên nhau, mà cùng chung một công việc cho nên gọi là quạn lính. Như vậy các cực vi của sắc như câu-chi, na-dữu-da… tuy cách xa nhau mà bởi vì giống nhau cho nên hợp lại kiến lập làm Sắc uẩn; cho đến Thức uẩn có vô lượng sát-na tuy cách xa nhau, mà bởi vì giống nhau cho nên hợp lại kiến lập làm Thức uẩn.

Hỏi: Nếu nhiều tăng ngữ là tăng ngữ về Uẩn, thì đó là có một cực vi gọi là Sắc uẩn hay không?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Không phải là một cực vi có thể kiến lập Sắc uẩn, nếu kiến lập Sắc uẩn thì cần phải nhiều cực vi. Lại có người nói: Bởi vì mỗi một cực vi có tướng của Uẩn, cho nên cũng có thể phân biệt kiến lập là Sắc uẩn, nếu một cực vi không có tướng của Sắc uẩn, thì tụ tập rất nhiều cũng sẽ không phải là Uẩn. Các Luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “nếu quán sát Uẩn là giả tạm thì nên đưa ra cách nói này: Một cực vi là phần ít của một Giới-một xứ-một Uẩn. Nếu không quán sát Uẩn là giả tạm thì nên đưa ra cách nói này: Một cực vi là một Giới-một Xứ-một Uẩn. Như người ở tên đống thóc lấy một hạt thóc, người khác hỏi rằng ông lấy nơi nào? người ấy nếu quan sát đống thóc thì nên đưa ra lời Đáp này: Tôi lấy một hạt thóc ở tại đống thóc. Nếu không quan sát đống thóc thì sẽ đưa ra lời Đáp này. Tôi đang gom thóc. Cho đến Thức uẩn trong mỗi một sát-na, hỏi-Đáp cũng như vậy.

Như vậy, đã giải thoát về tên gọi chung của các uẩn, nay cần phải phân biệt về thứ tự của các uẩn.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn trước tiên nói đến Sắc uẩn, cho đến cuối cùng nói về Thức uẩn?

Đáp: Bởi vì tùy thuận văn từ mà giải thích biểu hiện về tướng. Lại nữa, bởi vì tùy thuận với pháp theo thứ tự người nói-người tiếp nhận- người giữ gìn. Lại nữa, bởi vì tùy thuận với pháp theo thứ tự người nóingười tiếp nhận-người giữ gìn. Lại nữa, bởi vì tùy thuận với pháp theo thứ tự thô-tế, nghĩa là trong năm Uẩn thì Sắc uẩn là thô nhất cho nên Đức Phật nói trước, ở trong bốn Uẩn thì Thọ uẩn là khô nhất cho nên nói tiếp sau Sắc.

Hỏi: Bốn Uẩn như Thọ không có phương xứ-không có hình chất, làm sao có thể nói là có thô-có tế?

Đáp: Tuy không có phương xứ-không có hình chất, mà dựa vào hành tướng để kiến lập tên gọi thô-tế. Như thế gian có nói: Tay chân tôi đau, đầu bụng tôi đau, thân thế tôi đau. Đau chính là Thọ, bởi vì Thọ giống như Sắc có thể thi thiết, cho nên đối với Uẩn không có sắc nói Thọ là thô nhất. Ở trong ba Uẩn thì Tưởng là thô nhất, các Tưởng về nam- nữ… dễ dàng biết rõ, cho nên nói tiếp sau Thọ. Ở trong hai Uẩn thì Hành uẩn là tướng thô, các tướng về tham-sân-si… dễ dàng nhận biết, cho nên nói tiếp sau Tưởng. Thức uẩn là vi tế nhất, chọn lấy toàn bộ tướng của cảnh, khó nhận biết rõ ràng cho nên nói sau cùng.

Lại nữa, từ vô thỉ đến nay nam-nữ đối với sắc lại yêu thích nhau cho nên trước tiên nói về Sắc; trải qua Sắc mà yêu thích nhau do tham cảm nhận về vị cho nên tiếp theo nói đến Thọ; tham cảm nhận vị này do ý tưởng điên đảo cho nên tiếp theo nói đến Tưởng; ý tưởng điên đảo này do phiền não sinh khởi cho nên tiếp theo nói đền Hành; tất cả phiền não dựa vào Thức mà sinh khởi các Thức nhiễm ô cho nên cuối cùng nói đến Thức.

Lại nữa, hai loại quán về sắc là cửa ngõ Cam-lồ tiến vào Phật pháp, đó là quán Bất tịnh và Trì tức niệm, cho nên trước tiên nói về Sắc. Đã quán về sắc rồi thì có thể thấy lỗi lầm của Thọ, cho nên tiếp theo nói về Thọ. Thấy lỗi lầm của Thọ rồi suy nghĩ không điên đảo, cho nên tiếp theo nói về Tưởng. Suy nghĩ không điên đảo thì phiền não không sinh khởi, cho nên tiếp theo nói về Hành. Không có phiền não cho nên Thức sẽ thanh tịnh, vì vậy cuối cùng nói về Thức.

Lại nữa, Sắc uẩn như đồ chứa, làm sở y-sở duyên cho Uẩn không có sắc, cho nên nói đến trước tiên. Thọ như ăn uống là đích thực do tham, cho nên tiếp theo nói đến Thọ. Tưởng như mùi vị hỗ trợ, do suy nghĩ điên đảo mà tham đắm các Thọ, cho nên tiếp theo nói về Tưởng. Hành như người đầu bếp, các nghiệp-phiền não có thể có tạo tác, cho nên tiếp theo nói về Hành. Thức như người ăn, có thể phân biệt rõ ràng các cảnh, cho nên cuối cùng nói đến Thức.

Lại nữa, dựa vào cõi-địa cho nên nói năm Uẩn có trước-sau. Nghĩa là trong cõi Dục có tướng của các Sắc ham muốn tuyệt với hiển bày rõ ràng, cho nên trước tiên nói về Sắc; trong các Tĩnh lự có tướng của các Thọ như vui mừng-yêu thích… hiển bày rõ ràng, cho nên tiếp theo nói về Thọ; Ba vô Sắc trước chọn lấy các tướng như không…, tướng của Tưởng hiện bày rõ ràng, cho nên tiếp theo nói về Tưởng; trong địa Hữu Đảnh thì Tư là tướng của Hành thù thắng nhất, hiển bày rõ ràng cho nên tiếp theo nói về Hành; bốn loại như Sắc… tức là bốn Thức trú, Thức là năng y cho nên nói đến cuối cùng.

Hỏi: Năm Uẩn hữu vi đều phải gọi là Hành, tại sao đối với một Uẩn riên biệt kiến lập tên gọi của Hành?

Đáp: Như mười tám Giới tuy đều là pháp, mà chỉ kiến lập tên gọi Pháp giới đối với một Giới, nói rộng ra cho đến ba Bảo-ba Quy tuy đều là pháp, mà chỉ kiến lập một Pháp bảo-Pháp quy. Như vậy năm Uẩn tuy đều là Hành, mà chỉ kiến lập tên gọi Hành uẩn đối với một Uẩn cũng không có gì sai.

Lại nữa, Hành uẩn có một tên gọi, uẩn khác có hai tên gọi:

1. Tên gọi giống nhau, đó là năm loại Uẩn đều là Hành.

2. Tên gọi giống nhau và không giống nhau, tên gọi giống nhau như trước nói, tên gọi không giống nhau đó là bốn Uẩn còn lại muốn làm cho dễ dàng hiểu rõ để hiển bày tên gọi không giống nhau, Hành uẩn lại không có tên gọi không giống nhau, cho nên chỉ hiển bày tên gọi giống nhau, vì vậy là Hành Uẩn.

Lại nữa, sinh khởi tướng sinh của tất cả các Hành chỉ do Uẩn này thâu nhiếp, cho nên một mình nó gọi là Hành uẩn. Lại nữa, bốn tướng hữu vi là ngọn cờ đánh dấu của tất cả các hành, lựa chọn phân biệt hữu vi khác với vô vi, tướng ấy chỉ do uẩn này thâu nhiếp, cho nên một mình nói gọi là Hành uẩn. Lại nữa, danh-cú-văn thân giải thích biểu hiện rõ ràng tánh tướng của các hành có tác dụng sai biệt, khiến cho dễ dàng hiểu rõ, ba loại ấy chỉ do Uẩn này thâu nhiếp, cho nên một mình nói gọi là Hành uẩn. Lại nữa, hiểu rõ tất cả các Hành đều là không-Vô ngãkhông giải thoát môn, do Uẩn này thâu nhiếp cho nên một mình nó gọi là Hành uẩn.

Hỏi: Có thể chấp các hành là Ngã-Ngã sở, Tát-ca-da kiến cũng do Uẩn này thâu nhiếp, tại sao Uẩn này không gọi là Ngã uẩn?

Đáp: Tát-ca-da kiến là chấp trước hư vọng, không phi hợp với Thật tướng của các Hành mà hiểu biết, cho nên Uẩn này không kiến lập tên gọi của Ngã không giải thoát môn hiểu rõ Thật tướng của Hành, vì vậy Uẩn này dựa vào đó mà gọi là Hành.

Lại nữa, phân biệt tự tướng và cọng tướng của các Hành, an lập tự tướng và cọng tướng của các Hành, phá bỏ ngu muội về tự tánh và ngu muội về sở duyên, đối với tất cả các Hành không tăng không giảm, tuệ hiểu biết đúng như thật chỉ do Uẩn này thâu nhiếp, cho nên gọi là Hành uẩn, Uẩn khác thì không như vậy, cho nên kiến lập tên gọi riêng biệt.

Lại nữa, Uẩn này thâu nhiếp nhiều Hành cho nên gọi là Hành thâu nhiếp, nhiều Hành đó là trong Uẩn này có Hành tương ưng-bất tương ưng, Hành có sở y-không có sở y, Hành có sở duyên-không có sở duyên, Hành có hành tướng-không có hành tướng, Hành có cảnh giáckhông có cảnh giác; Uẩn khác thì không như vậy, cho nên kiến lập tên gọi riêng biệt.

Lại nữa, Hành gọi là tạo tác, trong pháp hữu vi có năng lực tạo tác thì Tư là thù thắng nhất, Tư chỉ thâu nhiếp vào trong Hành uẩn này, cho nên Hành uẩn này một mình nó gọi là Hành.

Hỏi: Các tâm sở trong những Đại địa… tại sao kiến lập riêng biệt Thọ-Tưởng làm Uẩn, nhửng tâm sở pháp khác không kiến lập riêng biệt?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Chỉ riêng Đức Phật thông đạt về tánh tướng của các pháp có tác dụng sai biệt, nếu pháp có thể một mình kiến lập Uẩn thì một mình kiến lập uẩn, nếu pháp không có thể một mình kiến lập Uẩn thì cùng nhau kiến lập Uẩn, cho nên không cần phải vặn hỏi”.

Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn dùng tướng khác-văn khác để trang nghiêm đối với nghĩa cho nên đưa ra cách nói này, nghĩa là nếu Đức Phật dùng tướng khác-văn khác để trang nghiêm đối với nghĩa thì người tiếp nhận giáo hóa sẽ vui mừng thọ trì mà không sinh ra chán ngán mệt mỏi.

Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn hiển bày hai cánh cửa-hai phương thức, hai bậc thềm-hai bước chân, hai ngọn đuốc-hai vầng sáng, hai cảnh vật-hai hình ảnh, cho nên đưa ra cách nói này, nghĩa là như ThọTưởng đều tách biệt kiến lập uẩn, tâm sở pháp khác hợp lại kiến lập Hành uẩn, Thọ-Tưởng cũng phải hợp lại kiến lập làm Uẩn. Như vậy thì đúng ra Uẩn phải có vô lượng, hoặc chỉ có ba để hiển bày hai cánh cửa cho đến hai hình ảnh, do đó Uẩn có năm chứ không thêm-không bớt.

Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn biểu hiện hai Môn của pháp quan trọng, vì vậy kiến lập riêng biệt Thọ-Tưởng làm Uẩn, nghĩa là các tâm sở có lúc là căn tánh, có lúc không phải là căn tánh. Nếu nói Thọ tách biệt kiến lập Uẩn thì nên biết đã nói tâm sở là căn, nếu nói Tường tách biệt kiến lập uẩn thì nên biết đã nói tâm sở không phải là căn.

Như tánh của căn-không phải là tánh của căn, tánh sáng tỏ-không phải là tánh sáng tỏ, tánh hiện thấy-không phải là tánh hiện thấy, tánh thích quán sát-không phải là tánh thích quán sát, tánh tuyệt diệu-không phải là tánh tuyệt diệu, tánh thù thắng-không phải là tánh thù thắng, tánh có thế lực-tánh không có thế lực, tánh tăng thượng-tánh không phải là tăng thượng, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, hai pháp Thọ-Tưởng do hai cõi mà hiển bày cho nên tách biệt kiến lập Uẩn nghĩa là Thọ uẩn do cõi Sắc mà hiển bày, bởi vì các Thọ như Hỷ-lạc… tăng thêm ở cõi Sắc; Tưởng uẩn có cõi Vô Sắc mà hiển bày, bởi vì các Tưởng như không-Thức… tăng thêm ở cõi vô Sắc. Lại nữa, bởi vì hai pháp mà các sư Du-già vất vả mệt mỏi đối với hai cõi, cho nên tách biệt kiến lập uẩn, nghĩa là vì lực của Thọ mà các sư Du-già vất vả mệt mỏi đối với cõi Sắc, vì lực của Tưởng cho nên các sư Du-già vất vả mệt mỏi đối với cõi vô Sắc. Lại nữa, các loài hữu tình đắm say Lạc thọ, chấp vào tưởng điên đảo, luân hồi trong sinh tử nhận chịu những khổ đau ác liệt, muốn khiến cho biết rõ ràng về tai họa của hai Uẩn này, vì vậy tách biệt kiến lập Uẩn.

Lại nữa, hai pháp Thọ-Tưởng là nhân căn bản phát khởi hai tranh cãi, hơn hẳn pháp khác cho nên tách biệt kiến lập làm Uẩn, nghĩa là Thọ có thể phát khởi căn bản tranh cãi về Ái, Tưởng có thể phát khởi căn bản tranh cãi về kiến.

Như có thể phát khởi căn bản về hai tranh cãi, như vậy có thể phát khởi hai tạp nhiễm-hai giới hạn-hai mũi tên-hai lý luận-hai Ngã sở, nên biết cũng như vậy.

Lại nũa, hai pháp Thọ-tưởng tách biệt kiến lập Thức trú cho nên một mình kiến lập uẩn, tâm sở pháp khác tổng hợp kiến lập Thức trú cho nên cùng nhau kiến lập Uẩn.

Lại nữa, các sư Du-già chán ghét Thọ-Tưởng mà nhập định Diệt tận, cho nên tách biệt kiến lập Uẩn. Như luận Thi Thiết nói: “Thế nào là gia hạnh đạt được định Diệt tận? Dùng phương tiện gì phát khởi định Diệt tận? Đó là người bắt đầu sự nước Thủ uẩn tập, đối với tất cả các hạnh không dụng công thực hiện, cũng không tư duy nhưng dấy lên ý niệm này: Ai chưa sinh mà Thọ-Tưởng được sinh, ai đã sinh mà ThọTưởng liền diệt? Dấy lên ý niệm này rồi có thể biết đúng như thật, Diệt định chưa sinh mà Thọ-Tưởng được sinh, nếu Diệt định sinh thì ThọTưởng liền diệt. Biết rồi chán ngán lìa xa hai pháp Thọ-Tưởng, cho đến không sinh được định Diệt tận”.

Bởi vì loại nhân duyên như vậy, cho nên tách biệt kiến lập ThọTưởng đều làm một Uẩn.

Hỏi: Vì sao vô vi không kiến lập là Uẩn?

Đáp: Bởi vì không có tướng uẩn cho nên không kiến lập và Uẩn, nghĩa là Uẩn là tướng tích tụ, vô vi không có tướng này cho nên không kiến lập là Uẩn. Lại nữa, vô vi là nơi diệt đến cùng của Uẩn cho nên không kiến lập là Uẩn, như nới diệt đến cùng của bình chậu-áo quần thì không phả là bình chậu-áo quần… Lại nữa, các pháp hữu vi tương ưng với sinh diệt, có nhân-có duyên đạt được tứơng hữu vi có thể kiến lập làm Uẩn; các pháp vô vi không tương ưng với sinh diệt, không có nhân-không có duyên-không đạt được tướng hữu vi cho nên không kiến lập làm Uẩn. Lại nữa, các pháp hữu vi thuộc về nhân-thuộc về duyên, nhân duyên hòa hợp có thể kiến lập làm Uẩn; các pháp vô vi cùng với điều này trái ngược nhau, cho nên không kiến lập làm Uẩn. Lại nữa, các pháp hữu vi là do sinh mà dấy khởi, là do lão mà suy sụp, là do vô thường mà hoại diệt, có thể kiến lập làm Uẩn, các pháp vô vi cùng với điều này trái ngược nhau, cho nên không kiến lập làm Uẩn. Lại nữa, các pháp hữu vi lưu hành ở thế gian, nhận lấy quả-mang lại quả có những tác dụng, có năng lực hiểu rõ sở duyên, có thể kiến lập làm Uẩn, các pháp vô vi trái ngược với tướng này, cho nên không kiến lập làm Uẩn. Lại nữa, các pháp hữu vi rơi vào ba đời, tương ưng với khổ có giới hạn trước-sau, có Hạ-Trung-thượng có thể kiến lập làm Uẩn; các pháp vô vi trái ngược với tướng này, cho nên không kiến lập làm Uẩn. Lại nữa, các pháp vô vi không có tướng của năm Uẩn, không có thể kiến lập ở trong năm Uẩn này, cũng không có thể kiến lập làm Uẩn thứ sáu, bởi vì không có tướng của các Uẩn tích tụ… lại nữa, Uẩn là tướng tạo tác, các pháp vô vi không có tướng của các tạo tác, cho nên không kiến lập làm Uẩn. Lại nữa, Uẩn từ nơi khác sinh ra, các pháp vô vi không từ nơi khác sinh ra, cho nên không kiến lập làm Uẩn. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên vô vi không phải là Uẩn.

Như trong kinh nói: “Có năm loại Uẩn công đức, đó là Giới uẩnĐịnh uẩn-Tuệ uẩn-giải thoát uẩn và giải thoát tri kiến uẩn”.

Hỏi: Uẩn phải có mười, làm sao nói là năm?

Đáp: Các Uẩn như Giới… kia đều thâu nhiếp ở trong năm Uẩn như Sắc… này, cho nên Uẩn chỉ có năm. Như trong kinh nói: “Tôn giả A-nan nói với các Tỳ kheo lời nói như vậy: Tôi đích thân đi theo bên cạnh Đức Phật tiếp nhận tám nạn pháp uẩn, từ các Tỳ kheo đã truyền thụ mà tiếp nhận được hai ngàn”.

Hỏi: Đức Thế Tôn đã nói rất nhiều pháp mầu, làm sao chỉ nói có năm loại như sắc….?

Đáp: Phần lớn pháp uẩn ấy đều thâu nhiếp ở trong năm loại như sắc… này, cho nên Uẩn chỉ có năm.

Hỏi: Những pháp uẩn ấy là uẩn nào thâu nhiếp?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: tất cả pháp uẩn lấy ngôn ngữ làm tự tánh, đó là nói thâu nhiếp ở trong sắc uẩn này. Có Sư khác nói: tất cả pháp uẩn lấy tên gọi làm tự tánh đó là nói thâu nhiếp ở trong Hành uẩn này, cho nên Đức Thế Tôn chỉ nói đến năm uẩn.

Hỏi: Mỗi một pháp uẩn thì tượng ấy thế nào?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: “Có pháp uẩn luận thành sáu ngàn bài tụng, mỗi một pháp uẩn đều như lượng ấy”. Lại có người nói: “Như Đức Thế Tôn nói: Uẩn-xứ-giới ăn duyên khởi của Đế chân thật, niệm trú-chánh đoạn, thần túc-căn lực, Giác chi-Đõa chi. Các loại như vậy thì mỗi một pháp môn đều là một pháp uẩn, không có thể nói chắc chắn có bao nhiêu bài tụng”. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Mỗi một pháp uẩn có năm mươi vạn năm ngàn năm trăm năm mươi bài tụng”. Có Sư khác nói: “Mỗi một pháp uẩn có mười lăm vạn năm ngàn năm trăm năm mươi bài tụng”. Có người khác lại nói: “ Mỗi một pháp uẩn chỉ có một vạn năm ngàn năm trăm năm mươi bài tụng”.

Lời bình: Những người ấy đều không nên đưa ra cách nói như vậy. Nên đưa ra cách nói này: hữu tình tiếp nhận giáo hóa có tám vạn hạnh, vì đối trị tám vạn hạnh ấy, cho nên Đức Thế Tôn vì hữu tình mà nói tám vạn pháp uẩn, các hữu tình ấy dựa vào tám vạn pháp uẩn mà Đức Phật đã nói để tiến vào trong Phật pháp, làm những việc cần làm đều đạt được kết quả cuối cùng.

******

 

Năm Thủ Uẩn, đó là Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì cần phải phân biệt nghĩa lý trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Có năm Thủ uẩn, đó là Sắc thủ uẩn cho đến Thức thủ uẩn. Trong kinh tuy nói ra như vậy, mà không biện giải rộng về nghĩa ấy, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều trong kinh không giải thích thì nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Sắc thủ uẩn là thế nào:

Đáp: Nếu sắc rò rỉ-có gữ lấy, sắc ấy ở quá khứ-vị lai-hiện tại, hoặc khởi lên dục-hoặc khởi lên tham, hoặc khởi lên sân-hoặc khởi lên si-hoặc khởi lên sợ hãi, hoặc lại tùy theo khởi lên một tâm sở tùy phiền não, thì gọi là Sắc thủ uẩn. Trong này, khởi lên dục-khởi lên tham đó là khởi lên kiết Ái, khởi lên sân đó là khởi lên kiết Nhuế, khởi lên si đó là khởi lên kiết Vô minh; khởi lên sợ hãi thì có người đưa ra cách nói này: Trong này không nên nói là hoặc khởi lên sợ hãi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì sợ hãi tức là phiền não, nếu nói đến phiền não thì đã nói đến sợ hãi.

Hỏi: Nếu như vậy thì sợ hãi này lấy phiền não gì làm tự tánh?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: “Lấy Hữu thân kiến làm tự tánh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chấp có Ngã thì có nhiều sợ hãi, cho nên nếu nói Hữu thân kiến thì đã nói đến sợ hãi”. Có Sư khác nói: “Lấy ái làm tự tánh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu có Ái thì có nhiều sợ hãi”. Lại có người nói: “Lấy vô trí làm tự tánh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì những người không có trí thì nhiều sợ hãi, nếu nói vô minh thì đã nói đến sợ hãi”.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trong những sự dấy khởi này cần phải nói riêng về sợ hãi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì có tâm sở riêng biệt cùng với tâm tương ưng là tự tánh của sợ hãi, thì tự tánh này đã thâu nhiếp sợ hãi. Lại có các pháp khác tương tự như vậy trong tâm sở pháp tương ưng với tâm chứ không phải là các phiền não.

Hỏi: Tự tánh sợ hãi này có nơi nào?

Đáp: Có ở cõi Dục không phải là hai cõi trên.

Hỏi: Nếu tự tánh sợ hãi trong cõi Sắc không có, thì làm sao giải thích thông suốt vấn đề trong kinh đã nói? Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Có chư Thiên sinh trước ở cõi Cực Quang Tịnh, thấy người sinh sau nhìn thấy ngọn lửa của kiếp hoại mà tâm sinh sợ hãi, bèn an ủi nói nói biết rằng: Đại Tiên đừng sợ! Tôi nhiều lần từng thấy ngọn lửa của kiếp hoại này, đốt cháy cung điện cõi trời không phạm, rồi ngay nơi ấy tắt đi”. Bài tụng đã nói, lại thông hiểu thế nào? Như nói: “Nghe nói ở cõi trời Trường thọ, có sắc tuyệt vời và danh dự, Lòng dạ rất chán ngán sợ hãi, như nai ở trước mặt sư tử”.

Đáp: Kinh và tụng đối với sự chán ngán dùng thanh Bố (sợ hãi) mà nói.

Hỏi: Nếu như vậy thì chán ngán và sợ hãi có gì sai biệt? Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, nghĩa là nơi kia gọi là chán ngán, nơi này gọi là sợ hãi. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Sợ hãi chỉ có ở cõi Dục, chán ngán gồm chung ba cõi”. Lại đưa ra cách nói này: “Sơ hãi thuộc về phẩm phiền não, chán ngán thuộc về phẩm thiện căn”. Lại đưa ra cách nói này: “Sợ hãi gồm chung nhiễm ô và vô phú vô ký, chán ngán chỉ là thiện”.

Đại đức nói rằng: “Đối với sự suy tổn, tâm rất nghi ngờ lo lắng muốn được lìa xa, đó gọi là sợ hãi; đã được lìa xa thì tâm hết sức chán ghét, đó gọi là chán ngán. Như vậy gọi là sự sai biệt giữa chán ngán và sợ hãi”.

Hỏi: Dị sinh và Thánh giả thì ai có sợ hãi?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này. Dị sinh có sợ hãi, Thánh giả không có sợ hãi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Thánh giả đã lìa năm điều sợ hãi. Năm điều sợ hãi là:

  1. Sợ không sống nổi.
  2. Sợ tên gọi xấu.
  3. Sợ chốn đông người.
  4. Sợ mất mạng sống.
  5. Sợ nẽo ác.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Dị sinh và Thánh giả đều có sợ hãi.

Hỏi: Thánh giả đã lìa năm loại sợ hãi thì làm sao có sợ hãi?

Đáp: Thánh giả tuy không có năm loại sợ hãi lớn mà có những loại sợ hãi nhỏ bé trong chốc lát.

Hỏi: Những Thánh giả nào có sót lại nỗi sợ hãi nhỏ bé, là phần vị Hữu học hay là phần vị Vô học?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ ở phần vị Hữu học mới có sót lại nỗi sợ hãi nhỏ bé, bởi vì sợ hãi chỉ là phẩm phiền não.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Phần vị Học và Vô học đều có thể có sợ hãi. Học nghĩa là bậc Dự Lưu-Nhất lai và Bất hoàn, Vô học nghĩa là A-la-hán và Độc giác trừ ra Phật Thế Tôn, Đức Phật không có điều gì sợ hãi đến nỗi lông tóc dựng đứng, bởi vì đối với tất cả các pháp thông đạt có điều gì sợ hãi đến nỗi lông tóc dựng đứng, bởi vì đối với tất cả các pháp thông đạt đúng như thật mà được vô úy. Hoặc lại tùy theo dấy khởi một tâm sở tùy phiền não, nghĩa là duyên với sắc mà sinh ra các biến hành khác và những phiền não khác do Thủ uẩn mà đoạn.

Hỏi: Thọ thủ uẩn là thế nào?

Đáp: nếu thọ rò rỉ-có giữ lấy, Thọ ấy ở quá khứ-vị lai-hiện tại, hoặc khởi lên dục-hoặc khởi lên tham-hoặc khởi lên sân-hoặc khởi lên si-hoặc khởi lên sợ hãi, hoặc khởi lại tùy theo khởi lên một tâm sở tùy phiền não, thì gọi là Thọ thủ uẩn. Trong này giải thích rộng ra như trước. Nên biết có sai biệt, đó là trung hữu ong tùy theo khởi lên một tùy phiền não, duyên với Thọ này mà sinh ra các biến hành khác và Phi biến hành còn lại do kiến mà đoạn.

Như Thọ thủ uẩn, như vậy Tưởng-hành và Thức thủ uẩn nói rộng ra nên biết, đó gọi là bổn tánh tướng phần-tự Thể ngã vật-tự tánh của Thủ uẩn.

Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là Thủ Uẩn, Thủ uẩn nghĩa là gì?

Đáp: uẩn này từ Thủ sinh ra lại có thể sinh ra Thủ, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này từ Thủ chuyển đổi lại có thể chuyển đổi Thủ, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này do Thủ dẫn dắt lại có thể dẫn dắt Thủ, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này do Thủ nuôi lớn lại có thể nuôi lớn Thủ, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này là do thủ mở rộng thêm lại có thể mở rộng thêm, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này do thủ lưu chuyển lại có thể lưu chuyển, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này thuộc về thủ cho nên gọi là Thủ uẩn, như bề tôi phụ thuộc nhà vua cho nên gọi là vua tôi. Các hành hữu lậu đều không có Ngã, giả sử có người hỏi rằng: Ông thuộc về ai? Nên đích thực trả lời rằng: Tôi thuộc về Thủ.

Lại nữa, các thủ đối với Uẩn này nên sinh thì sinh, nên trú thì trú, nên chấp thì chấp, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, các thủ đối với Uẩn này tăng trưởng rộng lớn, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, các thủ đối với Uẩn này nuôi lớn tiếp nhận, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, các thủ đối với Uẩn này nhiễm trước khó bỏ, giống như bụi bẩn dính vào áo quần, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, các thủ đối với Uẩn này sinh ra say đắm hết sức, như cá-rùa… say đắm sông hồ, cho nên gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn này là hang ổ-nhà cửa của các Thủ, cho nên gọi là Thủ uẩn. Nghĩa là dựa vào Uẩn này cho nên tham-sân-si-mạn-kiến-nghitriền cấu đều được sinh trướng.

Nên biết trong này dựa vào Đồng phần Thủ mà kiến lập tên gọi Thủ uẩn, nghĩa là dựa vào thủ của cõi Dục thì gọi là Thủ uẩn của cõi Dục, dựa vào thủ của cõi sắc thì gọi là Thủ uẩn của cõi sắc, dựa vào Thủ của cõi Vô Sắc thì gọi là Thủ uẩn của cõi vô Sắc. Như dựa vào Đồng phần Thủ của ba cõi mà kiến lập tên gọi Thủ uẩn, dựa vào thủ của chín địa nên biết cũng như vậy, bởi vì thủ này đối với cõi và địa không có tạo lọan. Nếu đối với sự tương tục thì có lẽ có tạp loạn, nghĩa là dựa vào bản thân giữ lấy uẩn khác thì gọi là Thủ uẩn, cũng dựa vào nơi khác giữ lấy uẩn của bản thân thì gọi là Thủ uẩn. Nếu đối với tương tục không có tạp loạn, thì tất cả vật bên ngoài sẽ không phải là Thủ uẩn, bởi vì trong vật bên ngoài không có các Thủ uẩn. như các vật bên ngoài dựa vào thủ của hữu tình mà kiến lập tên gọi Thủ uẩn, bởi vì sinh trưởng lẫn nhau.

Hỏi: Uẩn và Thủ uẩn có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, nơi kia gọi là uẩn, nơi này gọi là Thủ uẩn. Lại nữa, Uẩn gồm chung hữu lậu và vô lậu, Thủ uẩn chỉ là hữu lậu. lại nữa, Uẩn thâu nhiếp ba Đế, Thủ uẩn thâu nhiếp hai Đế. Lại nữa, Uẩn thâu nhiếp mười bảy Giới và phần ít của một Giới, Thủ uẩn thâu nhiếp mười lăm Giới và phần ít của ba giới. Lại nữa, Uẩn thâu nhiếp mười một xứ và phần ít của một xứ, Thủ uẩn thâu nhiếp mười xứ và phần ít của hai xứ. Lại nữa, Uẩn thâu nhiếp năm uẩn, Thủ uẩn thâu nhiếp năm Uẩn đều là phần ít. Lại nữa, ở trong Uẩn có lưu chuyển thì bị quở trách, có hoàn diệt thì được khen ngợi; ở trong Thủ uẩn có lưu chuyển thì bị quở trách, không có hàn diệt thì được khen ngợi. Đó gọi là sai biệt giữa Uẩn và Thủ uẩn.

Sáu giới, đó là Địa giới, Thủy giới, Hỏa giới, Phong giới, Không giới và Thức giới.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Lý ý của người soạn luận muốn như vậy nghĩa là Luận sư của Bản lậun này tùy theo ý muốn của mình mà soạn ra phần luận này, không trái với pháp tướng, cho nên không cần vặn hỏi. Lại nữa, không cần pahỉ chất vấn Luận sư của Bản luận này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Thế Tôn thi thiết mười tám Giới rồi, lại từ trong này tóm lược đưa ra phần ít thi thiết sáu Giới, cho nên sáu giới này thâu nnhiếp năm Giới toàn phần và bốn Giới phần ít trong mười tám Giới. Năm Giới toàn phần, đó là năm Thức giới trước; bốn Giới phần ít, đó là Sắc-Xúc-Ý và trước thức giới. Trong này, không giới thâu nhiếp phần ít của Sắc giới; Địa giới-Thủy giới-Hỏa giới và Phong giới thâu nhiếp phần ít của xúc giới; Thức giới thâu nhiếp Ý giới và Ý giới phần ít của Ý thức giới, bởi vì hai Giới này gồm chung hữu lậu và vô lậu, Thức giới chỉ thâu nhiếp hữu lậu. vì vậy, sáu giới này thâu nhiếp năm Giới toàn phần và bốn Giới phần ít trong mười tám Giới.

Hỏi: Gác lại Luận sư của Bản luận, vì sao Đức Thế Tôn trong mười tám Giới tóm lược đưa ra phần ít thi thiết sáu Giới?

Đáp: Quán xét chúng sinh được giáo hóa do thích nghi sai biệt, nghĩa là có chúng sinh được giáo hóa đối với cảnh đã biết chỉ ngu muội phần ít, hoặc có chúng sinh được giáo hóa đối với cảnh đã biết mà ngu muội đối với tất cả. Người ngu muội phần ít thì vì họ mà nói sáu Giới, người ngu muội tất cả thì vì họ mà nói mười tám Giới. Lại nữa, chúng sinh được Đức Thế Tôn giáo hóa có người lợi căn, có người độn căn; vì người lợi căn thì nói sáu Giới, vì người độn căn thì nói mười tám Giới. Lại nữa, chúng sinh được Đức Thế Tôn giáo hóa có người mở mang về trí, có người giải thích theo trí; vì người mở mang về trí thì nói sáu Giới, vì người giải thích theo trí thì nói mười tám Giới. Lại nữa, chúng sinh được Đức Thế Tôn giáo hóa có người thích tóm lược, có người thích mở rộng; vì người thích tóm lược thì nói sáu Giới, vì người thích mở rộng thì nói mười tám Giới. Lại nữa, đối với mười tám Giới vì tóm lược hiện bày về môn loại cho nên nói sáu Giới, nghĩa là trong mười tám Giới có loại là sắc, có loại không phải sắc; nếu nói về năm Giới trước thì nên biết đã nói đến các Giới là sắc, nếu nói về Thức giới thì nên biết đã nói đến các Giới không phải sắc. Lại nữa, trong mười tám Giới có loại có thấy, có loại không thấy, nếu nói đến không giới thì nên biết đã nói về các loại có thấy, nếu nói đến năm Giới còn lại thì nên biết đã nói đến các loại không thấy. Lại nữa, trong mười tám Giới có loại có đối, có loại không đối; nếu nói đến năm Giới trước thì nên biết đã nói về các loại có đối, nếu nói đến Thức giới thì nên biết đã nói về các loại không đối. Lại nữa, trong mười tám Giới có loại tương ưng thì nên không tương ưng; nếu nói đến Thức giới thì nên biết đã nói về các loại tương ưng, nếu nói đến năm Giới còn lại thì nên biết đã nói về các loại không tương ưng. Như tương ưng và không tương ưng, như vậy có sở y và không có sở y, có sở duyên-không có sở duyên, có hành tướng-không có hành tướng, có cảnh giác-không có cảnh giác, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, bởi vì, sáu Giới này có thể sinh-có thể nuôi-có thể tăng trưởng thân sắc-thân vô Sắc của hữu tình, cho nên thi thiết lại. Có thể sinh, đó là Thức giới; có thể nuôi, đó là Địa-Thủy-Hỏa-Phong giới; có thể tăng trưởng, đó là không giới. Lại nữa, bởi vì sáu Giới này có thể dẫn dắt-có thể duy trì-có thể tăng thêm thân sắc-thân vô Sắc của hữu tình, cho nên thi thiết lại. Có thể dẫn đắt, đó là Thức giới; có thể duy trì, đó là Địa-Thủy-Hỏa-Phong giới, có thể tăng thêm, đó là không giới. Lại nữa, bởi vì sáu Giới này là sự căn bản của hữu tình, là sự biến hành của hữu tình, là sự vô thỉ của hữu tình, là sự không có phân biệt và có phân biệt của hữu tình, cho nên thi thiết lại. Sự căn bản của hữu tình, nghĩa là hữu tình thọ sinh ở cõi Dục-sắc, từ kiết sinh tâm cho đến Tử hữu, không có lúc nào không có thế dụng của sáu Giới này. Sự biến hành của hữu tình, nghĩa là tất cả hữu tình cõi Dục-Sắc, từ kiết sinh tâm cho đến Tử hữu, không có lúc nào không tăng thượng về sáu Giới này. Sự vô thỉ của hữu tình, nghĩa là không thể biết được các loại hữu tình từ lúc ban đầu đến nay, từ kiết sinh tâm cho đến Tử hữu, không có lúc nào không là tác dụng của sáu Giới này. Sự không có phân biệt và có phân biệt của hữu tình, nghĩa là có hữu tình chưa có thể phân biệt là nam hay là nữ, như phần vị Yết-la-lam, Át-bộ-đàm, Bế-thi, Kiện-nam, như vậy sáu giới cũng có thế dụng; hoặc có hữu tình đã có thể phân biệt là nam hay là nữ, như phần vị Bát-la-xa-khư…, như vậy sau Giới cũng có thế dụng.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Nhờ sáu Giới này có được thế dụng tăng thượng mà tiến vào thai mẹ, cho nên thi thiết lại. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Phật Thế Tôn từ mười tám Giới tóm lược đưa ra phần ít mà thi thiết sáu Giới sai biệt như vậy”.

Hỏi: Địa giới thế nào?

Đáp: Tánh cứng, tuy Địa giới này toàn bộ là tánh cứng, mà tánh cứng này sai biệt không giới hạn, nghĩa là tánh cứng của phần trong -ngoài đều khác. Ánh cứng trong phần bên trong, đó là tóc-lông-móngrăng-bụi bẩm-da thịt-gân-xương-tim-mạch-lá lách-thận-gan-phổi-dạ dày-ruột-phân, sinh tạng-thục tạng-tay chân…. Trong các loại như vậy vốn có tánh cứng. Các tánh cứng này có hơn-có kém, nghĩa là tánh cứng của chân hơn hẳn tánh cứng của tay. Nếu các hữu tình đi bằng tay trong thời gian ngắn thì máu thịt da tay sẽ hư hoại hết, nếu đi bằng chân thì hết chúng đồng phần mà máu thịt da chân cũng không tổn hoại gì. Vì vậy cho nên biết tánh cứng của phần trong có hơn-có kém. Tánh cứng rong phần bên ngoài, đó là đất-núi-đá sỏi-gạch A-tỳ-đạt-mạch ngói-cỏ cây, trai sò-ốc hến-đồng thiếc-vàng bạc-chì kẽm, ma ni-trân châu-san hô-hổ phách, Đế thanh-Đại thanh, lưu ly-pha lê… vốn có tánh cứng. Các loại thâu nhiếpáh cứng của phần trung hữu trong-phần Đại thanh, lưu ly-pha lê… vốn có tánh cứng. Các loại tánh cứng của phần trong-phần ngoài này, bởi vì giống nhau cho nên tóm lược làm thành một tụ gọi chung là Địa giới.

Hỏi: Thủy giới thế nào?

Đáp: Tánh ướt, tuy Thủy giới này toàn bộ là tánh ướt, mà tánh ướt này sai biệt không giới hạn, nghĩa là tánh ướt của phần trong-ngoài đều khác Tánh ướt trong phần bên trong, đó là nước mắt-nước mũi-nước miếng-đàm dãi-máu mủ-tủy não… vốn có tánh ướt. Tánh ướt trong phần bên ngoài, đó là sông suối-ao hồ-kênh rạch-giếng hào-biển rộng… vốn có tánh ướt. Các loại tánh ướt của phần trong-phần ngoài này, bởi vì giống nhau cho nên tóm lược làm thành một tụ gọi chung là Thủy giới.

Hỏi: Hỏa giới thế nào?

Đáp: Tánh nóng, tuy Hỏa giới này toàn bộ là tánh nóng, mà tánh nóng này sai biệt không giới hạn, nghĩa là tánh nóng của phần trongngoài đều khác. Tánh nóng trong phần bên trong, đó là hơn nóng-hơi nóng như nhau-hơi nóng khắp nơi trong thân. Vì vậy mà đã uống-đã ăn-đã nuốt, đều dễ dàng tiêu hóa chuyển thành hơi nóng khiến cho thân được yên ổn, hơi nóng này nếu lúc tăng lên thì trở hành bệnh sốt cao. Tánh nóng trong phần bên ngoài, đó là ngọn lửa của đền đuốc-bếp lò…, ngọn lửa đốt cháy các thành ấp-thôn xòm-núi rừng-đồng rộng, và ngọn lửa phát ra từ các loại cỏ thuộc-mặt trời-cung điện của trời rồng, cùng với tánh nóng của các ngọn lửa chốn địa ngục… nên đưa ra cách nói này: tánh nóng của lửa bên trong nóng hơn lửa bên ngoài. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu lấy đồ ăn thức uống bỏ vào trong nồi chảo, bên dưới đốt lửa rừng trải qua một ngày đêm, hãy còn không có thể khiến cho hình sắc biến đổi, như ở trong bụng trải qua trong chốc lát. Các loại tánh nóng của phần trong-phần ngoài này, bởi vì giống như nhau cho nên tóm lược làm thành một tụ gọi chung là Hỏa giới.

Hỏi: Phong giới thế nào?

Đáp: Tánh động và nhẹ, tuy Phong giới này toàn bộ là tánh động, mà tánh động này sai biệt không giới hạn, nghĩa là tánh động của phần trong-ngoài đều khác. Tánh động trong phần bên trong, đó là có gió đi lên, có gió đi xuống, có gió ở sườn, có gió ở bụng, có gió ở lưng, có gió như đồng, có gió như dao, có gió tất-bát-la, có gió Bà-đán-sắt-sỉ-la, có gió Bà-đán-sắt-sỉ-la, có gió Bà-đán-lâu-la-ma, có gió hơi thở vào, có gió hơi thở ra, có gió di chuyển tùy theo thân thể và tay chân, tất cả đều là tánh động. Tánh động của phần bên ngoài, đó là tất cả tánh động như có gió bốn phía, hoặc gió có bụi, hoặc gió không có bụi, hoặc gió Tỳthấp-phựơc, hoặc gió Phệ-lam-bà, hoặc gió nhẹ, hoặc gió lớn, hoặc gió của tầng phong luân… Các loại tánh động của phần trong-phần ngoài này, bởi vì giống nhau cho nên tóm lược làm thành một tụ gọi chung là Phong giới.

Hỏi: Không giới thế nào?

Đáp: Như trong kinh nói: “Có khoảng trống của hốc mắt, có khoảng trống của lỗ tai, có khoảng trống của lỗ mũi, có khoảng trống của khuôn mặt, có khoảng trống của cổ họng, có khoảng trống giữa tim, có khoảng trống gần bên tim, có khoảng trống nơi thông ăn uống, có khoảng trống nơi tích chứa ăn uống, có khoảng trống nơi vất bỏ ăn uống, có khoảng trống của các bộ phận thân thể…, đó gọi là không giới”. Trong A-tỳ-đạt-ma đưa ra cách nói như vậy: Thế nào là không giới? Đó là sắc ngăn trở gần bên cạnh, ngăn trở nghĩa là tích tụ, tức là có sắc như tường vách…, gần nơi này gọi là sắc ngăn trở gàn bên cạnh. Như khoảng trống giữa tường vách, khoảng trống giữa rừng rậm, khoảng trống giữa cây lá, khoảng trống giữa cửa sổ, khoảng trống nơi qua lại, khoảng trống giữa các ngón tay…, đó gọi là không giới. Có người đưa ra cách nói này: “Văn này nên nòi: Thế nào là không giới? Đó là sắc gần bên cạnh khó loại trừ”. Nhưng sắc có hai loại:

  1. Dễ loại trừ đó là trì hữu tình.
  2. Khó loại trừ đó là trí vô tình.

Sắc của không giới này phần nhiều gần với phi tình-tường vách-cây cối…, mà thi thiết cho nên gọi là sắc gần bên cạnh khó loại trừ. Phái Đối Pháp trước đây và Sư ở nước này, đều nói không giới khắp nơi đều có, đó là xương thịt-gân mạch-da máu-thân thể, ngày đêm-sáng tối-hình ảnh biểu hiện, mọi nơi đều có sắc này.

Hỏi: Duyên vào sắc của không giới, nhãn thức có sinh khởi hay không?

Đáp: Có người nói: Duyên vào sắc này nhãn thức không sinh khởi, nghĩa là sắc của không giới tuy là cảnh của nhãn thức mà nhãn thức này hoàn toàn không sinh khởi. Lại có người nói: Duyên vào sắc của không giới, nhãn thức cũng sinh khởi.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao thấy không rõ ràng?

Đáp: Sắc của không giới này ban ngày bị ánh sáng che phú, ban đêm bị bóng tối che phủ, cho nên nhãn tuy thấy mà không rõ ràng.

Hỏi: Hư không và không giới có gì sai biệt?

Đáp: Hư không là phi sắc, không giới là sắc; hư không thì không thấy, không giới thì có thấy; hư không thì không đối, không giới thì có đối; hư không là vô lậu, không giới là hữu lậu; hư không là vô vi, không giới là hữu vi.

Hỏi: Nếu hư không này là vô vi, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong Kinh nói: “Đức Thế Tôn đưa tay vuốt nhẹ giữa hư không mà bảo với chúng Tỳ kheo”. Lẽ nào Đức Phật đưa tay vuốt nhẹ vô vi mà bảo với đệ tử hay sao?

Đáp: Đó là đối với không giới mà nói thanh Hư không, không phải là nói hư không mà tay có thể vuốt nhẹ. Trong kinh khác cũng nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Nếu có người họa sĩ hoặc là học trò của người ấy mang các màu sắc đến nói như vậy. Tôi có thể vẽ tranh giữa hư không, làm ra các loại hình tượng cảnh vật. Có điều này hay không? Tỳ kheo thưa với Đức Phật: Không có điều này”. Kinh ấy cũng đối với không giới mà nói thanh Hư không. Lại có tụng nói:

“Thú quay về rừng núi, chim quay về hư không, Thánh quay về Niết-bàn, pháp quay về phân biệt”.

Tụng ấy cũng đối với không giới mà nói thanh Hư không. Lại có tụng nói:

“Hư không chẳng có dấu của chim, ngoại đạo không hề có Samôn.

Người ngu dốt ưa thích không giới mà nói thanh Hư không. Có kinh khác nói: “Chim đi qua giữa hư không, dấu tích khó có thể hiện ra, cũng không thể tìm được”. Kinh ấy cũng đối với Không giới mà nói thanh Hư không. Có nơi hỏi hư không mà trả lời bằng không giới, như luận Phẩm Loại Túc nói như vậy: “Thế nào là hư không? Đó là có hư không mà sắc không có gì chướng ngại, hành ở trong ấy tăng trưởng rộng khắp”.

Hỏi: Vì sao hỏi hư không mà trả lời theo không giới?

Đáp: Hư không vi tế khó có thể nói rõ ràng được, tướng của không giới thô thiển dễ dàng đưa ra rõ ràng được, dùng thô để biểu hiện tế cho nên nói như vậy.

Hỏi: Vì nhân duyên gì mà biết là có hư không?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Bởi vì Đức Phật nói cho nên biết là có hư không. Nghĩa là trong kinh, khắp nơi Đức Phật đều nói đến hư không và hư không, cho nên biết là thật có.

Hỏi: Vì chỉ tin theo giáo thuyết mà biết là có hư không, hay vò hư không này cũng là hiện tượng mà đạt được?

Đáp: Cũng là hiện lượng mà đạt được. Nếu không có hư không thì tất cả vật có hình sắc sẽ không có chỗ chứa, đã có chỗ chứa được các vật có thì biết là có hư không. Lại đưa ra cách nói này: Bởi vì có chỗ qua lại tụ tập, cho nnên biềt là có hư không. Nếu không có nhân của nó thì nó cũng không có. Nói nhân của nó tức là hư không, bởi vì hư không là nhân tiếp nhận nó. Lại đưa ra cách nói này: Chứa được vật có ngăn nại, cho nên biết là có hư không. Nếu không có hư không thì sẽ không có chỗ chưa đựng. Lại đưa ra cách nói này: Nếu không có hư không thì lẽ ra tất cả mọi nơi đều có chướng ngại. Đã hiện thấy có chỗ không có chướng ngại, cho nên biết hư không quyết định thật có, bởi vì không có tướng chướng ngại chính là hư không.

Đại Đức nói rằng: Hư không chẳng thể nào biết, vì không phải là điều đã biết. Điều đã biết là sắc chứ không phải là tánh của sắc, hư không và sắc ấy đều không tương ưng. Điều đã biết ấy nghĩa là tánh này-tánh kia, hư không và tánh ấy đều không tương ưng. Tên gọi hư không này, chỉ là thế gian phân biệt mà tạm thời kiến lập.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Thật có hư không chứ không phải là không biét về nó thì cho rằng không phải là có, bởi vì giáo lý trước thật có hư không.

Hỏi: Nếu như vậy thì hư không nào có tác dụng gì?

Đáp: Hư không vô vi không có tác dụng. Nhưng hư không này có thể làm tăng thượng duyên gần cho các loại không giới, các loại không giới kia có thể làm tăng thượng duyên gần cho các loại đại chúng, các loại đại chủng kia có thể làm tăng thượng duyên gần cho hữu đối tạo sắc…, hữu đối tạo sắc kia có thể làm tăng thượng duyên gần cho tâm-tâm sở pháp. Nếu không có hư không, thì thứ tự nhân quả lần lượt chuyển đổi như vậy đều không thành lập. Đừng có sai lầm này, vì vậy Thể tướng của hư không là thật có, không nên bác bỏ là không có.

Hỏi: Thức giới thế nào?

Đáp: Năm Thức thân và ý thức hữu lậu.

Hỏi: Vì sao Thức vô lậu không thiết lập Thức giới?

Đáp: Bởi vì không tương ưng với tướng của Thức giới. Nếu pháp có thể nuôi lớn các Hữu, thâu nhiếp thêm nhiều các Hữu, duy trì các Hữu, thì thiết lập trong sáu Giới; Ý thức vô lậu có thể giảm bớt các Hữu, hủy hoại các Hữu, tiêu diệt các Hữu, vì vậy không thiết lập ở trong sáu giới. Lại nữa, nếu pháp có thể khiến cho các Hữu nối tiếp nhau, sinh lão bệnh tử lưu chuyển không dứt, thì thiết lập trong sáu Giới; Ý thức vô lậu cùng với điều này trái ngược nhau, cho nên không thiết lập ở trong sáu Giới. Lại nữa, nếu pháp là hành Tập hướng về khổ, cũng là hành tập hướng về sinh lão bệnh tử-quả báo của thế gian, thì thiết lập trong sáu Giới; Ý thức vô lậu trái ngược với tướng ngày, cho nên không thiết lập ở trong sáu Giới. Lại nữa, nếu pháp là sự của Hữu thân kiến, sự của điên đảo, sự của Ái, sự của tùy miên làm nơi dừng chân cho tham sân si, có bẩn-có độc-có uế tạp-có gai góc, có lỗi làm-có hỗn trược rơi vào các Hữu thâu nhiếp khổ-Tập đế, thì thiết lập trong sáu Giới; Ý thức vô lậu trái ngược với tướng này, cho nên không thiết lập ở trong sáu giới.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra câu hỏi này: “Trong sáu Giới này tại sao không thâu nhiếp Ý thức vô lậu? Liền tự mình trả lời rằng: Sáu Giới như vậy từ các lậu sinh ra, Ý thức vô lậu không từ lậu sinh ra. Lại nói như vậy: Sáu Giới như vậy có thể sinh ra các lậu, ý thức vô lậu không sinh ra các lậu. lại nói như vậy: Sáu Giới như vậy là duyên vào Ngã chấp, Ý thức vô lậu không phải là duyên vào ngã chấp. Lại nói như vậy: Sáu Giới như vậy là dựa vào hữu tình, Ý thức vô lậu không phải là dựa vào hữu tình. Lại nói như vậy. Sáu Giới như vậy là dựa vào dị thục, Ý thức vô lậu không phải là dựa vào dị thục. Lại nói như vậy: Sáu Giới như vậy là duyên tiến vào thai, Ý thức vô lậu không phải là duyên tiến vào thai. Lại nói như vậy: Sáu giới như vậy có từ vô thỉ đến nay, Ý thức vô lậu không phải là có từ vô thỉ”.

Đại đức nói rằng: “Sáu Giới như vậy là tự Thể phần, Ý thức vô lậu không phải là tự Thể phần”. Hiếp Tôn giả nói: “Sáu giới như vậy là dựa vào sinh tử, Ý thức vô lậu không phải là dựa vào sinh tử”. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy mà ý thức vô lậu không thiết lập Thức giới.

Hỏi: Uẩn-Thủ uẩn và Giới có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi tức là sai biệt, đó là bởi vì tên gọi là uẩn, tên gọi là Thủ uẩn, tên goi là Giới. Lại nữa, đối với pháp hữu vi thi thiết là Uẩn, đối với pháp hữu lậu thi thiết là Thủ uẩn, đối với pháp thuộc trí hữu tình thi thiết là Giới. Lại nữa, Uẩn có tác dụng lưu chuyển và hoàn diệt, Thủ uẩn chỉ có tác dụng lưu chuyển, Giới có tác dụng kiết sinh tiến vào thai.

Như vậy gọi là sự sai biệt giữa ba loại uẩn-thủ uẩn và Giới.

Có hai pháp, đó là pháp có sắc-pháp không có sắc.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn ngăn chặn và loại trừ Bổ-đặc-già-la, và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng. Vì muốn ngăn chặn và loại trừ Bổ-đặcgià-la, nghĩa là biểu hiện chỉ có pháp có sắc-pháp không có sắc, suy cho cùng là không có Bổ-đặc-già-la thật sự. Và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng, nghĩa là có trí thù thắng thông tuệ, do hai pháp này mà thông đạt tất cả, bởi vì hai pháp này thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp. Vì hai duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Pháp có sắc thế nào?

Đáp: Đó là mười xứ và phần ít một Xứ. Mười Xứ đó là nhãn-nhĩtỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-hương-vị-xúc xứ; phần ít một xứ, đó là phần ít Pháp xứ.

Hỏi: Pháp không có sắc thế nào?

Đáp: Đó là một Xứ và phần ít một Xứ. Một xứ, đó là ý xứ; phần ít một xứ, đó là phần ít Pháp xứ.

Hỏi: trong này, những gì gọi là pháp có sắc-pháp không có sắc?

Đáp: Nếu pháp có tên gọi là sắc-Thể là sắc thì gọi là pháp có sắc, nếu pháp có tên gọi là phi sắc-Thể là phi sắc thì gọi là pháp không có sắc. Hoặc có pháp tuy có tên gọi là sắc mà thể là phi sắc, như trong kinh nói: “Tịch tĩnh giải thoát vượt qua pháp có sắc, đến pháp không có sắc”. Nên biết trong này pháp có sắc ấy tức là Định có sắc. Lại trong kinh nói: “Thân chứng được Định sắc đầy đủ mà an trú”. Lại như có người nói: “Nay tôi đang thiền định với sắc thọ như vậy”. Lại như Đức Phật nói: “Ta đem câu kinh điểm về sắc như vậy trao cho các ông, các ông nên thọ trì đúng đắn”. Những nơi như vậy tuy có tên gọi là sắc mà Thể là Phi sắc. Nếu có tên gọi là sắc-Thể là sắc thì gọi là pháp có sắc; hoặc Thể là sắc có dụng của sắc, hoặc dụng của sắc-Thể là sắc thì gọi là pháp có sắc; hoặc Thể là sắc có dụng của sắc, hoặc dụng của sắc có Thể là sắc, hoặc Thể và tướng có lẫn nhau cho nên thết lập tên gọi là có sắc.

Lại nữa, nếu Thể của pháp là bốn đại chúng, hoặc là bốn đại chủng đã tạo ra thì gọi là pháp có sắc; nếu Thể của pháp không phải là bốn đại chủng, hoặc không phải là bốn đại chủng đã tạo ra thì gọi là pháp không có sắc. Lại nữa, nếu pháp là đại chủng làm nhân và Thể là sắc đã tạo ra thì gọi là pháp có sắc; nếu pháp không phải là đại chủng làm nhân và Thể không phải là sắc đã tạo ra thì gọi là pháp không có sắc. Lại nữa, nếu pháp có thể gieo trồng-có thể tăng trưởng thì gọi là pháp có sắc; nếu pháp không có thể gieo trồng và không có thể tăng trưởng thì gọi là pháp không có sắc.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Có tướng của sắc thì gọi là pháp có sắc. Những gì gọi là tướng có sắc? Đó là có tướng dần dần tích tập thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có tướng dần dần tan hoại thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có hình chất có thể chọn lấy tướng thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có phương hướng nơi chốn có thể chọn lấy tướng thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có nơi chốn lớn nhỏ mà chọn lấy tướng thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có chướng ngại có thể chọn lấy tướng thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy. Nếu có oán hại có thể chọn lấy tường thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có tổn hại có thể chọn lấy tướng thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: nếu tăng thêm có thể chọn lấy tướng thì gọi là tướng có sắc”.

Lại nữa, nếu có tướng của ba loại sắc thì có thể được gọi là tướng có sắc, nghĩa là hoặc có sắc-có thấy-có đối, hoặc lại có sắc-không thấycó đối, hoặc lại có sắc-không thấy-không đối. Lại nói như vậy: nếu có tướng dẫn đến kép đi thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Có tướng thay đổi ngăn ngại thì gọi là tướng có sắc.

Hỏi: Nếu có tướng thay đổi ngăn ngại gọi là tướng có sắc, thì cực vi của quá khứ-vị lai không có biểu hiện, đã không có thay đổi ngăn ngại thì đúng ra không có tướng của sắc, nếu không có tướng của sắc thì Thể đúng ra không phải là sắc?

Đáp: Đó cũng là sắc bởi vì có được tướng của sắc, nghĩa là sắc quá khứ tuy bây giớ không có thay đổi ngăn ngại mà đã từng có thay đổi ngăn ngại, sắc vị lai tuy bây giờ không có thay đổi ngăn ngại mà sẽ có thay đổi ngăn ngại, mỗi một cực vi tuy không có thay đổi ngăn ngại mà tích tập nhiều thì đã có thay đổi ngăn ngại, tự thể không có biểu hiện tuy không có thay đổi ngăn ngại mà sở y của nó có thay đổi ngăn ngại cho nên cũng gọi là thay đổi ngăn ngại. Sở y là gì? Đó là bốn đại chủng, ở y có thay đổi ngăn ngại cho nên không có biểu hiện cũng có thể nói là có thay đổi ngăn ngại, như lúc cây lay động thì bóng cây cũng lay động theo.

Lại nói như vậy: Nếu có tướng dung nạp chướng ngại thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Nếu có tướng đại chủng là nhân thì gọi là tướng có sắc. Lại nói như vậy: Không có tất cả các sắc cùng chung tướng của một sắc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tướng sắc của nhãn xứ khác biệt, cho đến tướng sắc do Pháp xứ thâu nhiếp khác biệt.

Đại đức nói rằng: “Nếu pháp có năng lực hủy hoại tướng sắc có đối là tướng có sắc, cùng với tướng sắc đã nói trước đây trái ngược nhau thì gọi là tướng không có sắc. Nếu pháp có tướng không có sắc này thì gọi là pháp không có sắc.

Hỏi: Rơi vào sắc của Pháp xứ, sao không thâu nhiếp ở trong mười Sắc xứ?

Đáp: Nếu sắc có thể dùng cực vi sát-na mà phân tích thì thiết lập mười sắc xứ; rơi vào sắc của Pháp xứ tuy có nghĩa của sát-na có thể phân tích, mà không có nghĩa của cực vi có thể phân tích, cho nên không thâu nhiếp ở trong mười Sắc xứ. Lại nữa, nếu sắc có thể làm sở y và sở duyên cho năm thức thì thiết lập mười Sắc xứ; rơi vào sắc cùa Pháp xứ không làm sở y và sở duyên cho năm Thức, cho nên không thâu nhiếp ở trong mười Sắc xứ. Lại nựa, nếu sắc có chướng ngại thì có thể thiết lập mười Sắc xứ; rơi vào Sắc của pháp xứ đã không có chướng ngại, cho nên không thâu nhiếp ở trong mười Sắc xứ.

Hỏi: Sắc của cõi Dục nhiều hay là sắc của cõi sắc nhiều?

Đáp: Nếu dựa vào Xứ mà nói thì sắc của cõi Dục nhiều-sắc của cõi Sắc ít. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì sắc của cõi Dục thâu nhiếp hai xứ toàn phần và phần ít của chín xứ, sắc của cõi sắc chỉ thâu nhiếp phần ít của chín Xứ. Nếu dựa vào Thể mà nói thì sắc của cõi Sắc nhiều-sắc của cõi Dục ít. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thân xứ của cõi sắc đều rộng lớn, nghĩa là thân hình của cõi sắc có lượng rộng lớn vượt quá cõi Dục, xứ sở của cõi Sắc cũng lại như vậy.

Luận Thi Thiết nói: “Như từ xứ này đến cõi trời Phạm chúng, từ cõi trời Phạm chúng đến cõi trời Phạm Phụ, lượng ấy cũng như vậy. Nói rộng ra cho đến, như từ nơi này đến cõi trời Thiện kiến, từ cõi trời Thiện Kiến đến cõi trời sắc cứu cánh, lượng ấy cũng như vậy”.

Vì vậy, sắc của cõi Sắc nhiều hơn cõi Dục.

Lại có hai pháp, đó là pháp có thấy-pháp không thấy.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn ngăn chặn-loại bỏ Bổ-đặc-già-la, và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng. Vì muốn ngăn chặn-loại bỏ Bổ-đặc-già-la, đó là hiển bày chỉ có pháp có thấy-pháp không thấy chứ hoàn toàn không có Bổ-đặc-già-la thật sự. Và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng, nghĩa là có trí thù thắng thông tuệ, do hai pháp này thông đạt tất cả, bởi vì hai pháp này thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp này mà thông đạt tất cả, bởi vì hai pháp này thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp. Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý, nghĩa là hoặc có người chấp tất cả các pháp đều là pháp có thấy. Như Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói này. Tất cả các pháp đều là cảnh có thấy của tuệ nhãn. Vì ngăn chặc ý đó để hiển bày tất cả các pháp, hoặc là có thấy-hoặc là không thấy. Vì ba duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Pháp có thấy thế nào?

Đáp: Một xứ, đó là Sắc xứ.

Hỏi: Pháp không thấy thế nào?

Đáp: Người một xứ, đó là mười một Xứ còn lại.

Hỏi: Có thấy-không thấy là nghĩa thế nào?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Chủ động hiện rõ-thụ động hiện rõ và có thể chỉ ra rõ ràng ở nơi này-ở nơi kia, là nghĩa của có thấy; trái ngược với tướng này, là nghĩa của không thấy”. Đại Đức nói rằng: “Là sự chiếu rọi của nhãn, là sự hoạt động của nhãn, là cảnh giới của nhãn, là nghĩa của có thấy; trái ngược với tướng này, là nghĩa của không thấy”. Hiếp Tôn giả nói: “Nếu có hình ảnh rõ ràng có thể thấy, là nghĩa của có thấy; trái ngược với tướnngày, là nghĩa của không thấy”.

Hỏi: Vì sao trong mười một xứ có sắc chỉ một Sắc xứ nói đến tên gọi có thấy?

Đáp: Chỉ một Sắc xứ hiển bày thô thiển dễ biết, nói rộng ra như trước. Trong mười một sắc chỉ một Sắc xứ thiết lập tên gọi Sắc xứ. Pháp có thấy này có hai mươi loại, đó là dài-ngắn-tròn-thẳng-cong-cao-thấp, xanh-vàng-trắng-hình ảnh-cảnh vật-sáng-tối, mây-khói-bụi-sương. Lại có người nói: Pháp này có hai mươi mốt loại, đó là hai mươi loại trước thêm vào không nhất hiển sắc.

Hỏi: trong hai mươi sắc này, mấy loại có hiển bày-không có hình chất, mấy loại có hiển bày-có hình chất?

Đáp: Trong hai mươi sắc thì tám loại có hiển bày-không có hình chất, đó là xanh-vàng-đỏ-trắng-hình ảnh-cảnh vật-sáng-tối, mười hai sắc còn lại thì có hiển bày-có hình chất.

Có người nói trong này nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Hoặc có sắc có hiển bày mà không có hình chất, đó là xanhvàng-đỏ-trắng-hình ảnh-cảnh vật-sáng-tối, bởi vì tám loại sắc này có hiển bày có thể biết-không có hình chất có thể biết.

2. Hoặc có sắc có hình chất mà không có hiển bày, đó là thân biểu sắc, bởi vì loại này có hình chất có thể biết-không có hiển bày có thể biết.

3. Hoặc có sắc có hiển bày cũng có hình chất, đó là dài-ngắnvuông-tròn-thẳng-cong-cao-thấp-mây-khói-bụi-sương, bởi vì mười hai loại này có hiển bày-có hình chất mà có thể biết.

4. Hoặc có sắc không có hiển bày cũng không có hình chất, đó là trừ ra những tướng trước, tức là sắc của không giới.

Hỏi: Tất cả ảnh tượng trong nước-gương… là thật có hay là không phải thật có?

Đáp: Phái thí dụ nói điều này ở trên mặt, làm sao trong gương có hình ảnh khuôn mặt sinh ra? Các luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: Điều này là thật có, bởi vì nhãn này đã thấy, nhãn thức đã duyên, do Sắc xứ thâu nhiếp.

Hỏi: Mặt không soi vào gương-gương không ở trên mặt, làm sao thật có?

Đáp: Nhân duyên sinh ra sắc có nhiều loại lý lẽ chứ không phải là một loại lý lẽ, cho nên điều đó không phải là khó hiểu.

Như duyên theo ánh trăng sáng ngời thì đồ dùng bằng châu ngọc thích ánh trăng nhất định có nước sinh ra không phải là không thật có, do ngọc châu mà sinh ra nước bởi vì có tác dụng của nước. Như duyên theo ánh mặt trời và ngọc châu thích mặt trời-phân trâu vụn…, mà có lửa sinh ra không phải là không thật có, do ngọc châu mà sinh ra lửa bởi vì có tác dụng của lửa. Như duyên theo cái dùi lấy lửa và công sức của người kéo dùi, mà có lửa sinh ra không phải là không thật có, cái dùi lấy lửa đã sinh ra lửa bởi vì có tác dụng của lửa. Như vậy duyên theo nước và gương… cùng với khuôn mặt con người… mà có hình ảnh sinh ra, không phải là không thật có, hình ảnh đã sinh ra có thể làm sở duyên để sinh ra ý niệm tỉnh giác.

Hỏi: Thế gian đã nghe những âm vang trong hang đá, là thật có hay là không phải thật có?

Đáp: Phái Thí Dụ nói điều này không phải là thật có. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả âm thanh là tánh thuộc sát-na, ở nơi này sinh ra thì ngay nơi này diệt đi, sinh trong khoảng sát-na thì tự nhiên liền diệt đi, làm sao có thể đến những hang đá mà sinh ra âm vang? Các Luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: Điều này là thật có, bởi vì nhĩ này đã nghe, nhĩ thức đã duyên, do Thanh xứ thâu nhiếp.

Hỏi: Âm thanh sinh ra trong sát-na thì ngay nơi này diệt đi, làm sao có thể đến những hang đá mà sinh ra âm vang?

Đáp: nhân duyên sinh ra thanh có nhiều loại lý lẽ chứ không phải là một loại lý lẽ, cho nên điều ấy không phải là khó hiểu.

Như duyên theo môi-răng-lưỡi-vòm họng-yết hầu… mà âm thanh phát ra tiếng vang, nơi ấy duyên theo âm thanh và duyên theo những hang đá mà có âm vang sinh ra, không phải là không thật có, cho nên có thể làm sở duyên mà sinh ra ý niệm hiểu biết.

******

 

Lại có hai pháp đó là pháp có đối-pháp không đối.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn ngăn chặn loại trừ Bổ-đặc-già-la và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng. Vì muốn ngăn chặn loại trừ Bổ-đặc-già-la, nghĩa là hiển bày chỉ có pháp cố đối-pháp không đối, hoàn toàn không có Bổđặc-già-la thật sự. Và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng, nghĩa là có trí thông tuệ thù thắng, do hai pháp này mà thông đạt tất cả, bởi vì hai pháp này thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp.

Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: “Nếu đối đãi qua lại đều nói đến tên gọi có đối, không đối đãi qua lại đều nói đến tên gọi không đối; hoặc đưa ra cách nói này: năm Thức thân đều gọi là có đối, bởi vì sở y và sở duyên đều đối đãi ngăn ngại”. Hoặc lại có người chấp: “Nếu sân qua lại đều nói đến tên gọi có đối, không sân qua lại đều nói đến tên gọi không đối; hoặc đưa ra cách nói này: Sân tương ưng với phẩm tâm-tâm sở pháp nói đến tên gọi có đối”.

Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về sắc có ngăng ngại thì nói đến tên gọi có đối, ngoài những pháp này ra thì nói đến tên gọi không đối.

Bởi vì ba duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Pháp có đối thế nào?

Đáp: Mười xứ, đó là năm Sắc xứ bên trong và năm Sắc xứ bên ngoài.

Hỏi: Pháp không đối thế nào?

Đáp: Hai xứ, đó là Ý thức và Pháp xứ.

Hỏi: Có đối và không đối là nghĩa gì?

Đáp: Các cực vi tích tụ là nghĩa của có đối, không phải là cực vi tích tụ là nghĩa của không đối. Lại nữa, các pháp có thể phân tích là nghĩa của có đối, không thể phân tích là nghĩa của không đối. Lại nữa, các pháp có thể tích tập là nghĩa của có đối, không thể tích tập là nghĩa của không đối. Lại nữa, các pháp có chướng ngại là nghĩa của có đối, nếu không có chướng ngại thì nghĩa của không đối. Lại nữa, các pháp có hìn chất là nghĩa của có đối, nếu không có hình chất thì nghĩa của không đối. Lại nữa, các pháp có hình chất là nghĩa của có đối, nếu không có hình chất thì nghĩa của không đối. Lại nữa, nếu có thể dung nạp cà có thể chướng ngại thì nghĩa của có đối, nếu không có thể dung nạp và không có thể chướng ngại thì nghĩa của không đối.

Hiếp tôn giả nói: “Nếu có thể phân tích thì có thể tích tập, nếu có thể tích tập thì có chướng ngại, nếu có chướng ngại thì có hình chất, nếu có hình chất thì có thể dung nạp và có thể chướng ngại, nếu có thể dung nạp và có thể chướng ngại, thì đó là nghĩa của có đối; cùng với trên trái ngược nhau, thì đó là nghĩa của không đối”.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Có tướng tế phần-có tướng chướng ngại là tướng có đối, không có tướng tế phần-không có tướng chướng ngại là tướng không đối”.

Đại đức nói rằng: “Nếu tướng có thể dung nạp và có thể chướng ngại thì đó là tướng có đối, nếu không có thể dung nạp và không có thể chướng ngại thì đó là tướng không đối”.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Nếu có thể thi thiết tánh cực vi tích tụ, tánh hiển bày sắc dài ngắn, tánh tùy theo sinh ra âm hưởng, thì đó là tướng có đối; cùng với điều này trái ngược nhau là tướng không đối”.

Trong này, tánh cực vi tích tụ là nói về tám xứ, thâu nhiếp pháp hiển bày sắc dài ngắn là nói về Sắc xứ, thâu nhiếp pháp tùy theo sinh ra âm hưởng là nói về Thanh xứ.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Cực vi xen lẫn hòa hợp tích tập trú vào tướng là tướng có đối; ngược lại với tướng này là tướng không đối”.

Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Có thể dựa vào xứ sở lần lượt chuyển đổi ngăn ngại lẫn nhau là tướng có đối; ngược lại với tướnngày là tướng không đối”.

Nên biết có đối, tổng quát có ba loại:

  1. Chướng ngại có đối.
  2. Cảnh giới có đối.
  3. Sở duyên có đối.

Chướng ngại có đối, như dùng tay vỗ tay, dùng tay vỗ đá, dùng đá gõ đá, dùng đá đánh tay, dùng chày đánh chuông, những loại này lần lựơc chuyển đổi lại chướng ngại lẫn nhau, như vậy gọi là chướng ngại có đối, như nhãn căn… là các pháp có cảnh, đều đối với cảnh giới của mình có những ngăn ngại ràng buộc, như vậy gọi là cảnh giới có đối. Sở duyên có đối, như tâm-tâm sở có pháp sở duyên, đều đối với sở duyên của mình có những ngăn ngại ràng buộc, như vậy gọi là sở duyên có đối. Như vậy, ba loại trong pháp có đối, trong này chỉ nói đến chướng ngại có đối.

Hỏi: Chướng ngại có đối trong mười Sắc xứ, mấy xứ lần lựơt chuyển đổi có nghĩa ngăn ngại lẫn nhau?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ có xúc xứ có nghĩa ngăn ngại lẫn nhau, mười một Xứ còn lại không có nghĩa ngăn ngại lẫn nhau, bởi vì không phải là nơi của Xúc. Hoặc có người nói: Chỉ có năm Xứ có nghĩa ngăn ngại lẫn nhau, đó là trong Xứ bên trong chỉ có Thân xứ, nếu rong Xứ bên ngoài thì có Sắc-Hương-Vị-Xúc. Họ đưa ra cách nói này: Nếu dùng tay vỗ tay tức là dùng năm vỗ vào năm, nếu dùng tay vỗ vào đá thì dùng năm vỗ vào bốn, néu dùng đá gõ vào đá thì dùng bốn gõ vàobốn, nếu dùng đá đánh vào tay thì dùng bốn đánh vào năm, nếu dùng chày đánh vào chuông thì cũng dùng bốn đánh vào bốn. Lại có người nói: Chỉ có chín Xứ có nghĩa ngăn ngại lẫn nhau, trong mười Sắc xứ chỉ trừ ra Thánh xứ; nếu không như vậy thì có lúc dùng tay… đánh, nhãn xứ… sẽ không sinh ra khổ đau.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Mười loại Sắc xứ đều có nghĩa ngăn ngại: Nếu Thanh xứ không có ngăn ngại, thì Xừ này sẽ không có nghĩa tích tụ, lại không nên gọi là pháp chướng ngại có đối.

Luận Thi Thiết nói: “Nhãn chắc chắn đối với sắc-sắc chắn đối với nhãn, nói rộng ra cho đến ý chắc chắn đối với pháp-pháp chắc chắn đối với ý”. Sư ấy chỉ dựa vào cảnh giới có đối mà soạn ra luận ấy, cho nên đưa ra cách nói này. Hoặc có mắt đối với nước có ngăn ngại-đối với đất lièn không có ng8n ngại, như mắt các loài cá. Hoặc có mắt đối với đất liền có ngăn ngại-đối với nước không có ngăn ngại, như mắt của loài người. Hoặc có mắt đối với nước-đối với đất liền, cả hai đều có ngăn ngại, như mắt của La-sát và những người bắt cá dưới nước. Hoặc có mắt đối với nước-đối với đất liền, cả hai đều không có ngăn ngại, đó là trừ ra những tướng trước, tức là mắt bị mạng che. Hoặc có mắt đối với ban đêm có ngăn ngại-đối với ban ngày không có ngăn ngại, như mắt của loài chim Hưu lưu. Hoặc có mắt đối với ban ngày có ngăn ngại-đối với ban đêm không có ngăn ngại, như mắt của loài người. Hoặc có mắt đối với ban ngày-đối với ban đêm, cả hai đều có ngăn ngại, như mắt của các loài ngựa-nai-chồn-cáo… hoặc có mắt đối với ban ngày-đối với ban đêm, cả hai đều không có ngăn ngại, đó là trừ ra những tướng trước, tức là mắt bị màng che. Trong này, có ngăn ngại ấy là cảnh giới có đối.

Lại có hai pháp, đó là pháp hữu lậu-pháp vô lậu.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn ngăn chặn loại bỏ Bổ-đặc-già-la, và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng. Vì muốn ngăn chặn loại bỏ Bổ-đặc-già-la, nghĩa là hiển bày có pháp hữu lậu-pháp vô lậu, hoàn toàn không có Bổ-đặcgià-la thật sự. Và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng, nghĩa là có trí thông tuệ thù thắng, do hai pháp này mà thông đạt tất cả, bởi vì hai pháp này thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp. Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh lý, nghĩa là hoặc có người chấp:

Thân Phật là vô lậu. như Đại chúng Bộ đã chấp.

Hỏi: Vì sao họ dấy lên cái chấp này?

Đáp: Bởi vì dựa vào kinh. Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Như Lai sinh ra ở thế gian, lớn lên ở thế gian, vượt ra khỏ thế gian, không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô”. Họ đưa ra cách nói này: Đã nói Như Lai vượt ra khỏi thế gian, không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô, vì vậy cho nên biết thân Phật là vô lậu.

Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày Sinh thân của Phật chỉ là hữu lậu, nếu Sinh thân của Phật là vô lậu thì trái với kinh. Như trong kinh nói: “Do vô minh che phủ, do kiết ái ràng buộc,mà người trí-kẻ ngu đều có Thức thân”. Đức Thế Tôn cũng là người trí, thân đã thâu nhiếp chắc chắn phải là quả của vô minh và ái, vì vậy thân Phật chắc chắn phải là hữu lậu. vả lại, nếu thân Phật là vô lậu, thì người nữ Vô Tỉ không nên khởi ái đối với Sinh thân của Phật, Chỉ Man không nên sinh tâm sân giận đối với Phật, những người kiêu ngạo không nên sinh tâm ngạo mạn, Ô-lô-tần-loa-ca-diếp-ba… không nên sinh tâm si mê. Đối với Sinh thân của Phật đã có phát khởi tham-sân-si-mạn, cho nên biết thân Phật chắc chắn không phải là vô lậu.

Hỏi: Nếu Sinh thân của Phật là hữu lậu, thì làm sao thông hiểu được kinh mà họ đã dẫn chứng?

Đáp: Kinh ấy nói đến Pháp thân cho nên dẫn chứng không thành. Nghĩa là kinh ấy nói Như Lai sinh ra ở thế gian-lớn lên ở thế gian, là nói về Sinh thân của Phật; vượt ra khỏi thế gian-không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô, là nói về Pháp thân của Phật. Lại nữa, dựa vào nghĩa Đức Phật không chuyển theo pháp thế gian mà nói Kinh ấy, cho nên không có gì sai; nghĩa là tám pháp thế gian chuyển theo thế gian, thế gian cũng chuyển theo tám pháp thế gian, tuy tám pháp thế gian chuyển theo thế gian, mà Đức Phật không chuyển theo tám pháp thế gian. Lại nữa, dựa vào nghĩa Đức Phật giải thoát tám pháp thế gian mà nói kinh ấy, cho nên không có gì sai.

Hỏi: Đức Phật cũng từng gặp phải tám pháp thế gian như vậy, làm sao nói là Đức Phật giải thoát tám pháp này? Nghĩa là trong một ngày Trưởng giả Dũng Mãnh đã từng dâng cúng Đức Phật ba trăm ngàn bộ y, những sự việc như vậy gọi là Đức Phật gặp được lợi. Đức Phật vào ấp Bà la môn Sa La khất thực không được đành ôm bát không mà quay về, những sự việc như vậy gọi là Đức Phật gặp phải Suy. Đức Phật vào lúc đản sinh thì danh dự lên cao đến cõi trời Tha Hóa Tự tại, lúc đạt được Bồ-đề thì dnah dự lên đến cõi trời sắc cứ cánh, lúc chuyển pháp luân thì danh dự lên đến Đại Phạm Vương Cung, những sự việc như vậy gọi là Đức Phật gặp được Dự. Đức Phật bị Bà la môn nữ Chiên-già và cô gái Tôn-đà-lợi dùng tâm ác hủy báng, tiếng xấu lan truyền khắp nơi mười sáu nước lớn, những sự việc như vậy gọi là Đức Phật gặp phải Hủy. Đức Phật bị Phạm chí bạt-la-đọa-xà dùng năm trăm bài tụng che bai mắng nhiếc ngay trước mặt, những sự việc như vậy gọi là Đức Phật gặp phải cơ. Chính là phạm chí này trong chốc lát trở lại dùng năm trăm bài tụng ấy chuyển lời ca ngợi. Đức Phật ngay trước mặt, như vậy Luận Lực và ô-ba-ly dùng bài kệ tuyệt với ca ngợi Đức Phật ngay trước mặt, Tôn giả Xá-lợi-tử dùng rất nhiều bài tụng ca ngợi công đức vô thượng của Đức Phật ngay trước mặtt, Tôn giả A-nan-đà dùng rất nhiều bài tụng ca ngợi diệu pháp hiếm có của Đức Phật ngay trước mặt, những sự việc như vậy gọi là Đức Phật gặp được Xưng. Đức Phật có Khinh an và thọ nhận niềm vui thù thắng, tất cả hữu tình vốn không thể nào sánh kịp, gọi là Đức Phật gặp được Lạc. Đức Phật có lúc đau đầu-đau lưng-đau bụng, và có lúc chân bị thương chảy máu, những sự việc như vậy là Đức Phật gặp phải Khổ. Đã có những sự việc này thì giải thoát như thế nào?

Đáp: Tuy gặp những sự việc như vậy mà không sinh tâm nhiễm ô, cho nên nói Đức Thế Tôn giải thoát đối với những pháp này. Nghĩa là tuy Đức Phật gặp được bốn pháp như Lợi… mà tâm không sinh khởi yêu thích vui mừng trên cao, và tuy Đức Phật gặp phải bốn pháp như Suy…, mà tâm không sinh khởi oán ghét buồn lo dưới thấp; như núi Diệu Cao dựa vào phía trên Kim luân, gió mạnh từ tám hướng thổi vào không thể nào làm cho lay động, Đức Thế Tôn cũng như vậy, an trú trên tầng Kim luân của Giới, tám pháp thế gian này vốn không thể nào lay động, vì vậy gọi là giải thoát đối với những pháp này. Giải thoát những pháp này cho nên nói là không nhiễm ô, chứ không phải là nói sinh thân cũng là vô lậu. nhưg Sinh thân của Phật sinh ra từ lậu cho nên nói là hữu lậu, có thể sinh ra lậu khác cho nên gọi là hữu lậu. do đó, vì ngăn chặn tông chỉ của người kác đã nói, và hiển bày tông chỉ của mình không có gì điên đảo đối với lý, cùng với hai duyên trước đây đã nói, cho nên soạn ra phần lậun này.

Hỏi: Pháp hữu lậu thế nào?

Đáp: Mười xứ và phần ít của hai xứ, đó là phần ít của Ý xứ-Pháp xứ.

Hỏi: Pháp vô lậu thế nào?

Đáp: Phần ít của hai xứ, đó chính là phần ít của ý xứ-Pháp xứ.

Hỏi: Hữu lậu và vô lậu, nghĩa là thế nào?

Đáp: nếu pháp có thể nuôi lớn các hữu, thâu nhiếp thêm nhiều các Hữu, duy trì giữ gìn các Hữu, là nghĩa của hữu lậu; ngược lại với tướng này là nghĩa của vô lậu. lại nữa, nếu pháp có thể làm cho các Hữu nối tiếp nhau, sinh lão bệnh tử lưu chuyển không dứt, là nghĩa của hữu lậu; ngược lại với tướng này là nghĩa của vô lậu. lại nữa, nếu pháp là hành tướng đến Khổ-tập, và là hành hướng đến các Hữu sinh lão bệnh tử của thế gian thì đó là nghĩa của hữu lậu; ngược lại với tướng này là nghĩa của vô lậu. lại nữa, nếu pháp là sự của Hữu thân kiến, thâu nhiếp khổ-tập đế, thì đó là nghĩa của hữu lậu; ngược lại cái tướng này là nghĩa của vô lậu. lại nữa, nếu pháp có thể làm cho các lậu tăng trưởng, thì đó là nghĩa của hữu lậu; nếu pháp có thể làm cho các lậu suy giảm, thì đó là nghĩa của vô lậu.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Tướng hữu lậu ấy từ lậu sinh ra tướng là tướng hữu lậu, có thể sinh ra tướng lậu là tướng hữu lậu; tướng vô lậu là ngược lại với tướng này”.

Đại đức nói rằng: “Nếu lìa bỏ sự việc này thì các lậu không có, nên biết sự iệc này là tướng hữu lậu; nếu lìa bỏ sự việc này mà các lậu có thể có, thì nên biết sự việc này là tướng vô lậu”.

Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Nếu pháp là nơi nương tựa sinh trưởng của lậu, thì đó là tướng hữu lậu; ngược lại với tướng này là tướng vô lậu”.

Lại có hai pháp, đó pháp hữu vi- pháp vô vi.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn ngăn chặn loại trừ Bổ-đặc-già-la, và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng. Vì muốn ngăn chặn loại trừ Bổ-đặc-già-la thật sự. Và vì biểu hiện rõ ràng về trí thù thắng, nghĩa là có trí thông tuệ thù thắng, do hai pháp này mà thông đạt tất cả, bởi vì hai pháp này thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp. Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh lý. Nghiã là hoặc có người chấp: Pháp có đối là hữu vi, pháp không đối là vô vi. Hoặc lại có người chấp: Pháp hữu lậu là hữu vi, pháp vô lậu là vô vi. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày pháp vô đối và pháp vô lậu đều gồm chung hữu vi và vô vi. Vì ba duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Pháp hữu vi thế nào?

Đáp: Mười một Xứ và phần ít của một Xứ, đó là phần ít của Pháp xứ.

Hỏi: Pháp vô vi thế nào?

Đáp: Phần ít của một xứ, đó là phần ít của pháp xứ.

Hỏi: Hữu vi và vô vi là nghĩa như thế nào?

Đáp: Nếu pháp có sinh-có diệt-có nhân-có quả, đạt được tướng hữu vi, thì đó là nghĩa của hữu vi; nếu pháp không có sinh-không có diệt-không có nhân-không có quả, đạt được tướng vô vi, thì đó là nghĩa của vô vi. Lại nữa, nếu pháp dựa vào tác dụng thuộc về nhân duyên hòa hợp, thì đó là nghĩa của hữu vi; nếu pháp không dựa vào tác dụng thuộc về nhân duyên hòa hợp, thì đó là nghĩa của vô vi. Lại nữa, nếu pháp vì sinh mà dấy khởi, vì lão mà suy sụp, vì vô thường mà hoại diệt, thì đó là nghĩa của hữu vi; ngược lại với tướng này là nghĩa của vô vi. Lại nữa, nếu pháp lưu chuyển đối với thời gian, có thể nhận lấy quả, có tác dụng phân biệt về sở duyên, thì đó là nghĩa của hữu vi; ngược lại với tướng này là nghĩa của vô vi. Lại nữa, nếu pháp rơi vào thới gian-rơi vào uẩn cùng với khổ nối tiếp nhau, trước-sau biến chuyển thay đổi có Hạ-Trung-Thượng, thì đó là nghĩa cũa hữu vi, ngược lại với tướng này là nghĩa của vô vi.

Tông chỉ Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Như thế nào là tướng hữu vi? Đó là rơi vào tướng của thời gian-rơi vào tướng của uẩn, là tướng thuộc hữu vi. Như thế nào là tương vô vi? Đó là không rơi vào tướng của thời gian-không rơi vào tướng của uẩn, là tướng thuộc vô vi”.

Đại đức nói rằng: “Nếu pháp nhờ vào gia hạnh của hữu tình mà có tụ tán, thì đó là tướng hữu vi; nếu pháp nhờ vào gia hạnh của hữu tình mà không có tụ tán thì đó là tướng vô vi”.

Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Nếu pháp do nhân duyên tạo ra, thì đó là tướng hữu vi; nếu pháp không do nhân duyên tạo ra, thì đó là tướng vô vi”.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Nếu pháp kết hợp với tướng hữu vi, thì đó là tướng hữu vi; nếu pháp không kết hợp với tướng hữu vi, thì đó là tướng vô vi.

Lại có ba pháp, đó là pháp quá khứ-vị lai-hiện tại.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Thời gian (Thế) và hành khác nhau. Như Luận sư Phân biệt phái Thí Dụ, họ đưa ra cách nói này: “Thể của thời gian là thường, Thể của hành là vô thường, hành đi qua thời gian thì như trái cây trong đồ đựng, từ đồ đựng này lấy ra lại đưa vào đồ đựng kia, cũng như nhiều người từ nhà này đi ra lại đi vào nhà kia A-tỳ-đạt-ma; các hành cũng như vậy, từ đời vị lai tiến vào đời hiện tại, từ đời hiện tại tiến vào đời quá khứ”. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày Thể của thời gian và hành không có sai biệt, nghĩa là thời gian tức là hành-hành tức là thời gian. Vì vậy, trong chương Đại Chủng Uẩn đưa ra cách nói như vậy: “Thế gọi cho pháp nào? đó là do tăng ngữ này mà hiển bày các hành”.

Lại có người ngu muội đối với tự tánh của ba đời, nghĩa là bác bỏ không có quá khứ và vị lai, chấp hiện tại là pháp vô vi. Vì ngăn chặn ý đó để hiẻn bày Thể tướng của quá khứ-vị lai là thật có, và hiển bày hiện tại là pháp hữu vi. Nguyên cớ thế nào? bởi vì nếu quá khứ-vị lai không phải là thật có, thì sẽ không có thành tựu và không thành tựu, như đầu thứ hai-tay thứ ba-uẩn thứ sáu-xứ thứ mười ba-Giới thứ mười chín, không có thành tựu và không thành tựu, pháp quá khứ-vị lai cũng phải như vậy. Đã có thành tựu và không thành tựu, cho nên biết quá khứ-vị lai là thật có. Vả lại, cần phải vặn hỏi người ấy bác bỏ không có Thể của quá khứ-vị lai, nếu có nhân dị thục lúc ở đời hiện tại, thì quả đã có được ấy nên nói ở đời nào, đời quá khứ-đời vị lai hay là đời hiện tại? Nếu nói ở đời quá khứ thì phải nói là có quá khứ, nếu nói ở đời vị lai thì phải nói là có vị lai, nếu nói ở đời hiện tại thì phải nói là nhân-quả dị thục cùng lúc, như vậy thì trái với tụng đã nói:

“Làm ác không lập tức nhận chịu, không phải như sửa chuyển thành bơ,

Giống như tro phủ lấp trên lửa, người ngu giẫm vào lâu mới cháy”.

Nếu nói quả ấy không ở ba đời thì quả ấy sẽ không có, bởi vì quả dị thục không phải là vô vi. Nếu không có quả thì nhân cũng sẽ không có, như đầu thứ hai-tay thứ ba… nếu có quả dị thục lúc ở đời hiện tại, thì nhân đã đáp lại ấy nên nói ở đời nào, đời quá khứ-đời vị lai hay là đời hiện tại? Nếu nói ở đời quá khứ thì phải nói là có quá khứ, nếu nói ở đời vị lai thì phải nói là có vị lai, nếu nói ở đời giải thoát thì phải nói là nhân-quả dị thục cùng lúc, như vậy thì trái với tụng đã dẫn ra trước đây. Nếu nói nhân ấy không ở ba đời thì nhân ấy sẽ không có, bởi vì nhân dị thục không phải là vô vi. Nếu không có nhân thì quả cũng sẽ không có, như đầu thứ hai-tay thứ ba….

Lại nữa, nếu quá khứ-vị lai không phải là thật có, thì đúng ra không có nghĩa xuất gia thọ cụ túc giới. Như có tụng nói:

“Nếu như chấp không có quá khứ, thì sẽ không có Phật quá khứ, Nếu như không có Phật quá khứ, thì không có xuất gia thọ giới”.

Lại nữa, nếu quá khứ-vị lai không phải là thật có, thì lẽ ra chúng xuất gia đều có hiểu đủ biết đúng đắn mà nói lời huyễn hoặc dối trá.

Như có tụng nói:

“Nếu như chấp không có quá khứ, mà nói tuổi tác ít hay nhiều, Người ấy sẽ ngày ngày tăng thêm, biết đúng đắn nói lời hư dối”.

Lại nữa, nếu quá khứ-vị lai không phải là thật có, thì đời hiện tại ấy lẽ ra cũng là không có, bởi vì quán xét quá khứ-vị lai mà thi thiết hiện tại. Nếu không có ba đời thì không có hữu vi, nếu không có hữu vi thì cũng không có vô vi, bởi vì quán xét pháp hữu vi mà thiết lập vô vi. Nếu không có hữu vi-vô vi thì sẽ không có tất cả các pháp. Nếu không có tất cả các pháp thì sẽ không có giải thoát-xuất ly và Niết-bàn, như vậy thì trở thành Đại tà kiến. Đừng có lỗi lầm ấy! Do đó biết là thật có quá khứ-vị lai.

Vả lại, đời hiện tại không phải là pháp vô vi, bởi vì nhân duyên sinh ra mà có tác dụng, vô vi thì không như vậy. Như vậy, bởi vì ngăn chặn tông chỉ của người khác đối với và hiển bày chánh lý, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Pháp quá khứ thế nào?

Đáp: Năm Uẩn-mười hai xứ-mười tám Giới đều có một phần. Hỏi: Pháp vị lai thế nào?

Đáp: Năm Uẩn-mười hai xứ-mười tám Giới đều có một phần.

Hỏi: Pháp hiện tại thế nào?

Đáp: Năm uẩn-mười hai xứ-mười tám Giới đều có một phần.

Hỏi: Như vậy ba đời lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy tất cả pháp hữu vi làm tự tánh.

Như nói đến tự tánh, bổn tánh tướng phần-tự Thể ngã vật nên biết cũng như vậy. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là Thế? Thế là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về hành là nghĩa của Thế.

Hỏi: Các hành không có đến-không có đi, làm sao nghĩa về hành là nghĩa của Thế? Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các hành nếu đến thì không cần phải có tướng đi-đến hơn lại, các hành nếu đi thì không cần phải có tướng đến-đi hợp lại. Lại nữa, các hành nếu đến thì nơi đến sẽ trống rỗng, các hành nếu đi thì nơi đi sẽ nhiều ngăn ngại. Vì vậy Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Các hành không có đến cũng không có đi, bởi vì tánh sát-na cho nên nghĩa dừng lại cũng không có”. Các hành đã không có các tướng đến-đi, làm sao thiết lập có ba đời sai biệt?

Đáp: Bởi vì tác dụng cho nên thiết lập ba đời riêng biệt, tức là dựa vào lý này mà nói là có nghĩa của hành, nghĩa là pháp hữu vi chưa có tác dụng thì gọi là vị lai, đang có tác dụng thì gọi là hiện tại, tác dụng đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, Sắc chưa thay đổi ngăn ngại thì gọi là vị lai, đang có thay đổi ngăn ngại thì gọi là hiện tại, thay đổi ngăn ngại đã diệt thì gọi là quá khứ; Thọ chưa tiếp nhận thì gọi là vị lai, đang có năng lực tiếp nhận thì gọi là hiện tại, tiếp nhận đã diệt thì gọi là quá khứ; Tưởng chưa chọn lấy tướng thì gọi là vị lai, đang có năng lực chọn lấy tướng thì gọi là hiện tại, chọn lấy tướng đã diệt thì gọi là quá khứ; Hành chưa tạo tác thì gọi là vị lai, đang có tạo tác thì gọi là hiện tại, tạo tác đã diệt thì gọi là quá khứ; Thức ăn chưa phân biệt thì gọi là vị lai, đang có năng lực phân biệt rõ ràng thì gọi là hiện tại, phân biệt rõ ràng đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, Nhãn chưa thấy sắc thì gọi là vị lai, đang có năng lực thấy sắc thì gọi là hiện tại, thấy sắc đã diệt thì gọi là quá khứ; nói rộng ra cho đến Ý chưa biết rõ pháp thì gọi là vị lai, đang có năng lực biết rõ pháp thì gọi là hiện tại, biết rõ pháp đã diệt thì gọi là quá khứ.

Hỏi: Nhãn… hiện tại nếu bỏ đồng không có dụng như thấy… thì đúng ra không phải là hiện tại?

Đáp: Tuy nó không có tác dụng như thấy…, mà quyết định có tác dụng chọn lấy quả, là nhân đồng loại của pháp vị lai, cho nên lúc các pháp hữu vi ở hiện tại, đều có thể làm nhân dẫn đến Quả Đẳng lưu, bởi vì dụng dẫn đến quả này có khắp các pháp hiện tại mà không tạp loạn, dựa vào đó kiến lập sự sai biệt giữa quá khứ-vị lai-hiện tại.

Lại nữa, các pháp hữu vi có ba tướng hữu vi chưa hẳn đã tác dụng thì gọi là vị lai, một tướng đã tác dụng-hai tướng đang tác dụng thì gọi là hiện tại, ba tướng đã tác dụng thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa có bốn duyên tác dụng thì gọi là vị lai, đang có bốn duyên tác dụng thì gọi là hiện tại, bốn duyên tác dụng đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa có sáu nhân tác dụng thì gọi là vị lai, đang có sú nhân tác dụng thì gọi là hiện tại, sáu nhân tác dụng đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa dẫn đến-chưa mang lại quả Sĩ dụng thì gọi là vị lai, đang dẫn đến-đang mang lại quả Sĩ dụng thì gọi là hiện tại, dẫn đến-mang lại quả Sĩ dụng đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa dẫn đến-chưa mang lại quả Đẳng lưu thì gọi là vị lai, đang dẫn đến hoặc mang lại quả Đẳng lưu thì gọi là hiện tại, dẫn đến hoặc mang lại quả Đẳng lưu đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, pháp hữu lậu thiện-bất thiện chưa dẫn đến-chưa mang lại quả Dị thục thì gọi là vị lai, đang dẫn đến-chưa mang lại quả Dị thục thì gọi là hiện tại, dẫn đến quả Dị thục đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa đền đáp nhân Câu hữu-Tương ưng thì gọi là vị lai, đang đền đáp nhân câu hữu-tương ưng thì gọi là hiện tại, đền đáp nhân câu hữu-tương ưng đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa hẳn đã đền đáp nhân biến hành-Đồng loại thì gọi là vị lai, đã đền đáp-chưa diệt thì gọi là hiện tại, đã đền đáp-đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, pháp vô ký dị thục chưa hẳn đã đền đáp nhân Dị thục thì gọi là vị lai, đã đền đáp-chưa diệt thì gọi là hiện tại, đã đền đáp, đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa hẳn đã khởi-diệt thì gọi là vị lai, đã khởi-chưa hẳn đã diệt thì gọi là hiện tại, đã khởi-đã diệt thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa hẳn đã khởi-hoại thì gọi là vị lai, đã khởi-chưa hẵn đã hoại thì gọi là hiện tại, đã khởi-đã hoại thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi chưa hẳn đã khởi-ly thì gọi là vị lai, đã khởi-chư hẳn đã ly thì gọi là hiện tại, đã khởi-đã ly thì gọi là quá khứ. Như khởi đối với diệt-hoại-ly, sinh đối với diệt-hoại-ly cũng như vậy.

Nhưng trong kinh thì vị lai cũng nói đã sinh…, là dựa vào chủng loại ấy cho nên nói như vậy. Như nói: “Có pháp đã sinh-đã có-đã tạo tác, có làm-có sở tác-duyên đã sinh, có pháp tận-có pháp phí-có pháp ly-có pháp diệt-có pháp hoại, muốn khiến cho không hoại thì điều này là không có”.

Trong này, đã sinh là chỉ nói do sinh mà sinh ra pháp; đã có là hiển bày có tự tánh; đã tạo tác là hiển bày có sai lầm tai họa; có làm là hiển bày có tạo tác; có sở tác là hiển bày nghiệp xó quả; duyên đã sinh là hiển bày nhân duyên hòa hợp; có pháp tận-phí-lu-diệt-hoại là hiển bày nhất định sẽ có mong muốn làm cho không hủy hoại; điều này là không có, là hiển bày không tự tại.

Lại nữa, các pháp hữu vi ở trước hai đời thì gọi là quá khứ, ở sau hai đời thì gọi là vị lai, ở giữa hai đời thì gọi là hiện tại. Lại nữa, các pháp hữu vi làm nhân ba đời thì gọi là quá khứ, làm nhân hai đời thì gọi là hiện tại, làm nhân một đời thì gọi là vị lai. Lại nữa, các pháp hữu vi là quả ba đời thì gọi là vị lai, là quả hai đời thì gọi là hiện tại, là quả một đời thì gọi là quá khứ. Lại nữa, các pháp hữu vi quán xét quá khứ-hiện tại cho nên thi thiết vị lai, không quán xét vị lai cho nên thi thiết vị lai, bởi vì không có đời thứ tư; quán xét vị lai-hiện tại cho nên thi thiết quá khứ, không quán xét quá khứ cho nên thi thiết quá khứ,bởi vì không có đời thứ tư; quán xét quá khứ-vị lai cho nên thi thiết hiện tại, không quán xét hiện tại cho nên thi thiết hiện tại, bởi ví không có đời thứ tư.

Như vậy gọi là ba đời sai biệt, dựa vào đây kiến lập nghĩa về hành của các hành, do nghĩa về hành này mà nghĩa của Thế được thành tựu.

Hỏi: Các pháp hữu vi lúc sinh ở vị lai, là đã sinh mà sinh, hay là chưa hẳn đã sinh mà sinh? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu đã sinh mà sinh, thì tại sao các hành không phải là quay trở lại. Nếu chưa hẳn đã sinh mà sinh, thì tại sao các hành không phải là vốn không có mà có?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Có nhân duyên cho nên đã sinh mà sinh, nghĩa là tất cả các pháp đã có tự tánh cho nên xưa nay đều trú trung hữuong Thể tướng của mình, đã có Thể cho nên nói là đã sinh, không phải là từ nhân duyên đã sinh ra tự Thể, nhân duyên hòa hợp mà dấy khởi cho nên gọi là sinh. Có nhân duyên cho nên chưa hẳn đã sinh mà sinh, nghĩa là pháp vị lai gọi là chưa hẳn đã sinh, có lúc từ nhân duyên mà đang được sinh ra.

Hỏi: Các pháp hữu vi lúc sinh ở vị lai, là đã có mà sinh, hay là chưa hẳn đã có mà sinh? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu đã có mà sinh, thì tự thể đã có còn cần gì phải sinh? Nếu chưa hẳn đã có mà sinh, thì lẽ ra tất cả các pháp xưa không có mà nay có, nói tất cả có sẽ không được thành tựu?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Đã có mà sinh.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt cấn nạn đã đưa ra sau, vấn nạn đã đưa ra trước nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Thể tuy là đã có mà không có tác dụng, nay gặp nhân duyên mà sinh ra tác dụng.

Hỏi: Tác dụng và Thể là một hay là khác?

Đáp: Không có thể nói chắc chắn là một hay là khác; như pháp

hữu lậu trong mỗi một Thể có tướng của rất nhiều nghĩa như vô thường…, không thể nói chắc chắn là một hay là khác, ở đây cũng như vậy, cho nên không cần phải văn hỏi.

Hỏi: Là pháp này sinh thì pháp này diệt, hay là pháp khác sinh thì pháp khác diệt? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu pháp này sinh thì ngay pháp này diệt, lẽ ra vị lai sinh thì ngay vị lai diệt; nếu pháp khác sinh thì pháp khác diệt, lẽ ra Sắc… sinh thì Thọ… khác diệt chứ?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Có nhân duyên cho nên nói pháp này sinh thì pháp này diệt, nghĩa là Sắc uẩn sinh thì Sắc uẩn diệt, cho đến Thức uẩn sinh thì Thức uẩn diệt. Có nhân duyên cho nên nói pháp khác sinh thì pháp khác diệt, nghĩa là đời vị lai sinh thì đời hiện tại diệt.

Hỏi: Các pháp hữu vi lúc sinh ở vị lai, là Thể của Thế sinh hay là trong Thế sinh ra? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu Thể của sinh ra, thì lúc một pháp sinh ra sẽ sinh ra tất cả các pháp của đời vị lai, pháp này Đã sinh rồi sẽ không có vị lai, pháp này lại đã diệt đi thì sẽ không có hiện tại, chính là phá hủy nghĩa về tất cả có của ba đời. Nếu trong Thế sinh ra, thì tại sao các hành không phải là đời khác?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Có nhân duyên cho nên nói Thể sinh ra, bởi vì lúc sinh ra trong một sát-na thì chính là đời cl sinh ra. Có nhân duyên cho nên nói trong Thế sinh ra, bởi vì hành của đời vị lai có nhiều sát-na, trong đó chỉ có một sát-na sinh ra.

Hỏi: Các pháp hữu vi lúc sinh ở vị lai, là tự tánh sinh ra hay là tánh khác sinh ra? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu tự ánh sinh ra, thì tại sao không phải là xưa không có tự tánh mà nay có tự tánh, xưa không có vật thật mà nay có vật thật? Nếu tánh khác sinh ra, thì tại sao không bỏ tự tánh trở thành không có tánh tướng?

Đáp: nên đưa ra cách nói này: Không phải là tự tánh sinh ra, cũng không phải là tánh kách sinh ra, nhưng đối với tự tánh có pháp sinh rồi mà diệt như vậy.

Hỏi: Nếu pháp là tánh sắc, thì pháp ấy là tánh quá khứ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp là tánh sắc mà không phải là tánh quá khứ, đó là tánh sắc vị lai-hiện tại.

2. Có pháp là tánh quá khứ mà không phải là tánh sắc, đó là tánh bốn Uẩn quá khứ.

3. Có pháp là tánh Sắc cũng là tánh quá khứ, đó là tánh Sắc quá khứ.

4. Có pháp không phải là tánh sắc cũng không phải là tánh quá khứ, đó là tánh bốn Uẩn vị lai-hiện tại và tánh vô vi.

Như dùng tánh Sắc đối với tánh quá khứ có bốn câu phân biệt, dùng tánh Sắc đối với tánh vị lai-hiện tại cũng đều có bốn câu phân biệt, như Sắc uẩn đối với ba đời thì có ba lần-bốn câu phân biệt, ThọTưởng-hành-Thức uẩn đối với ba đời cũng như vậy, như thế thì có mười lăm lần-bốn câu phân biệt.

Hỏi: Nếu pháp là tánh sắc, thì pháp ấy tánh phương xứ chăng?

Đáp: nếu pháp là tánh phương xứ thì pháp ấy chắc chắn là tánh Sắc. Có pháp là tánh sắc mà không phải là tánh phương xứ, đó là sắc quá khứ-vị lai, và tánh cực vi vô biểu sắc hiện tại.

Hỏi: Nếu pháp là tánh Thọ, thì pháp ấy không phải là tánh phương xứ chăng?

Đáp: Nếu pháp là tánh thọ thì pháp ấy chắc chắn không phải là tánh phương xứ. Có pháp không phải là tánh phương xứ mà không phải là tánh Thọ, đó là Tưởng-hành-Thức uẩn, và tánh cực vị vô biểu sắc vô vi.

Như Thọ Uẩn, Tưởng uẩn cho đến Thức uẩn nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp là Sắc thì pháp ấy có thay đổi ngăn ngại chăng?

Đáp: Nếu pháp có thay đổi ngăn ngại thì pháp ấy chắc chắn là sắc. Có pháp là Sắc mà không có thay đổi ngăn ngại, đó là Sắc quá khứ-vị lai, và cực vi vô biểu hiện tại.

Hỏi: Nếu pháp là Thọ thì pháp ấy có thể tiếp nhận chăng?

Đáp: Nếu pháp có thể tiếp nhận thì pháp ấy chắc chắn và Thọ. Có pháp là Thọ mà không phải là có thể tiếp nhận, đó là Thọ quá khứ-vị lai.

Hỏi: Nếu pháp là Tưởng thì pháp ấy có thể chọn lấy hình tượng chăng?

Đáp: nếu pháp có thể chọn lấy tướng thì pháp ấy chắc chắn là Tưởng. Có pháp là Tưởng mà không phải là có thể chọn lấy tướng, đó là Tưởng quá khứ-vị lai.

Hỏi: Nếu pháp là Hành thì pháp ấy có thể tạo tác chăng?

Đáp: Nếu pháp có thể tạo tác thì pháp ấy chắc chắn là Hành. Có pháp là Hành mà không phải là có thể tạo tác, đó là Hành quá khứ-vị lai.

Hỏi: Nếu pháp là Thức thì pháp ấy có thể phân biệt rõ ràng chăng?

Đáp: nếu pháp có thể phân biệt rõ ràng thì pháp ấy chắc chắn là Thức. Có pháp là Thức mà không phải là có thể phân biệt rõ ràng, đó là Thức quá khứ-vị lai.

Hỏi: Các pháp vị lai có ra-không có vào, các pháp quá khứ có vào-không có ra, tại sao vị lai không thi thiết về giảm, tại sao quá khứ không thi thiết về tăng.

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Vì đã tính theo số mà nói vị lai không thi thiết về giảm. Lại nói quá khứ không thi thiết về tăng ư? Đã không tính theo số thì làm sao có thể nói là không thi thiết vị lai có giảm-quá khứ có tăng? Nhưng pháp quá khứ-vị lai không có giới hạn về lượng, cho nên không có thể thi thiết có tăng-có giảm. Như nước trong biển rộng vô lượng vô biên, lấy đi trăm ngàn bình không biết số giảm ấy, rót vào trăm ngàn bình không biết số tăng ấy”. Lại nói như vậy: “Các pháp vị lai chưa hẳn đã khởi-chưa hẵn đã diệt, cho nên không thi thiết về giảm; các pháp quá khứ đã khởi-đã diệt, cho nên không thi thiết về tăng”. Lại nói như vậy: “Các pháp vị lai chưa hẳn đã khởi- đã hoại, cho nên không thi thiết về giảm; các pháp quá khứ đã khởi-đã hoại, cho nên không thi thiết về tăng”. Lại nói như vậy: “Các pháp vị lai chưa hẳn đã khởi-đã ly, cho nên không thi thiết về giảm; các pháp quá khứ đã khởi-đã ly, cho nên không thi thiết về tăng”. Như khởi đối với diệt-hoại-ly, dùng sinh đối với diệt-hoại-ly nói rộng ra cũng như vậy. Đại đức nói rằng: “Nếu có vật ngăn ngại lưu hành ở thế gian, thì có thể nói là thi thiết có giảm-có tăng, nhưng pháp hữu vi là duyên hòa hợp mà sinh, sinh rồi liền diệt, làm sao thi thiết quá khứ có tăng-vị lai có giảm?” Hiếp Tôn giả nói: “Pháp quá khứ vị lai không có tác dụng, làm sao thi thiết có tăng-có giảm”?

Hỏi: Quá khứ-vị lai là có tích tụ, như tường vạch… của đời hiện tại, hai là không có tích tụ mà điều ly tán? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu có tích tụ như tường vách… của đời hiện tại, thì tại sao thí chủ tạo ra vật đã bố thí mà công lao không mất đi? tại sao đi-đến không phải là có phương sở? Tại sao tường vách… không đều là thường còn? Tại sao đi-đến không phải là có thể đang thấy rõ? Nếu không có tích tụ mà đều ly tán, thì tại sao có thể nói là có sự việc quá khứ? Như không có tích tụ mà đều ly tán, thì tại sao có thể nói là có sự việc quá khứ? Như trong kinh nói: “Quá khứ có vị vua tên gọi Đại Thiện Kiến, đóng đô ở thành Hương mao, sống ở điện Thiện Pháp”. Những sự việc như vậy vô lượng vô biên. Tại sao có thể nói là có sự việc vị lai? Như trong kinh nói: “Vị lai có Đức Phật danh hiệu Từ Thị Tôn. Lúc bấy giờ có vị vua tên gọi Hưởng Khư, đóng đô ở Đại thành tên gọi Kê Đổ Mạt”. Những sự việc như vậy vô lượng vô biên. Tại sao trí Túc trú tùy niệm, thì quán xét sự việc quá khứ, trí sinh tử thì quán xét sự việc vị lai, trí Diệu nguyện thì quán xét sự việc quá khứ-vị lai; lúc các pháp vị lai đến tập hợp ở hiện tại, làm sao vật quy tự không phải là xưa không có mà nay có? Lúc các pháp hiện tại phân tán về quá khứ, làm sao vật quy tụ không phải là có rồi trở lại không có?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Quá khứ-vị lai cũng có tích tụ, như các vật là tường vách… của đời hiện tại.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt vấn nạn đã đưa ra sau, vấn nạn đã đưa ra trước nên thông hiểu thế nào? Vả lại, các thí chủ tạo ra mà bố thí, công sức đã làm ra lẽ nào thông mất đi?

Đáp: Bởi vì đang thấy rõ, nghĩa là lúc chưa tạo ra thì vật tuy đã có mà chưa thấy hiện rõ ra, thí chủ tạo ra rồi mới có thể thấy hiện rõ ra, cho nên không mất đi.

Hỏi: Tại sao đi-đến không phải là có phương sở?

Đáp: Thừa nhận là có phương sở thì lại có gì sai lầm?

Hỏi: tại sao tường vách… không đều là thường còn?

Đáp: Bởi vì sát-na vô thường cùng với vật ấy hòa hợp.

Hỏi: Tại sao đi-đến không phải là có thể thấy hiện rõ ra?

Đáp: Bởi vì pháp ấy không phải là cảnh của năm Thức hiện tại, cho nên không phải là có thể thấy hiện rõ ra, cần phải làm cảnh cho năm Thức hiện tại thì mới có thể thấy hiện rõ ra.

Lời bình: Quá khứ-vị lai không phải là có tích tụ như vật hiện tại, mà chỉ là ly tán theo pháp tự nhiên.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt vấn nạn đã đưa ra trước, vấn nạn đã đưa ra sau nên thông hiểu thế nào? Vả lại, tại sao nói là có sự việc quá khứ?

Đáp: Như đã từng hiện tại mà nói cũng không có gì sai. Hỏi: Tại sao có thể nói là có sự việc vị lai?

Đáp: Như đang là hiện tại mà nói cũng không có gì sai.

Hỏi: Tại sao trí túc tùy niệm… quán sát sự việc quá khứ-vị lai?

Đáp: Như đã từng tiếp nhận-như đang được tiếp nhận, mà quán sát sự việc của đời quá khứ-vị lai, điều này có gì sai lầm mà không có thể thông suốt? Lại có người nói: Như gọi các chữ theo thứ tự nối tiếp nhau dẫn dắt sinh ra tên gọi-câu chữ hiển bày nghĩa đã nói, tuy các chữ ấy không thể tích tập được, mà có thể dẫn dắt sinh ra tên gọi-câu chữ hiển bày về nghĩa. Như vậy, pháp của đời quá khứ-vị lai tuy không có tích tụ. Mà có thể sinh ra trí, tùy theo sự thích hợp của nó mà biết về cảnh đã biết. Lại có người nói: Dùng sự việc hiện tại mà quán xét quá khứ-vị lai, giống như người làm dùng chủng loại của mà hiện rõ mà biết trước sau.

Hỏi: Lúc các pháp vị lai đến tập hợp ở hiện tại, làm sao vật quy tụ không phải là xưa không có mà nay có? Lúc các pháp hiện tại phân tán về quá khứ làm sao vật quy tụ không phải là có rồi trở lại không có?

Đáp: Tánh nhân-tánh quả của các pháp ba đời, tùy theo sự thích họp của nó mà lần lựơt an lập, Thể thật sự luôn luôn có chứ không tăngkhông giảm, chỉ dựa vào tác dụng mà nói có-nói không; các sự việc tích tụ, dựa vào vật thật có, tạm thời thi thiết là có, lúc có-lúc không. Như vậy, tông chỉ này thừa nhận về nghĩa có-không, có gì quá khó khắn mà không có thể thông suốt, bởi vì phần vị có-không là điều đã được công nhận.

******

 

Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ có bốn Đại Luận Sư, mỗi vị đều tách biệt kiến lập về ba đời có khác, đó là Tôn giả Pháp Cưu nói về loại có khác, Tôn giả Diệu Âm nói về Tướng có khác, Tôn giả Thế Hữu nói về Vị có khác, Tôn giả Giác Thiên nói về Đãi có khác.

Nói về loại khác nhau, vị ấy nói là lúc các pháp chuyển biến đối với đời, do chủng loại là khác chứ không phải là Thể có khác, như phá vỡ đồ dùng bằng kim loại… làm ra vật khác thì hình dạng tuy có khác mà sắc hiển bày không có gì khác. Lại như sữa… biến đổi trở thành sữa đặc… thì bỏ thế mạnh của mùi vị… chứ không phải là bỏ sắc hiển bày. Như vậy lúc các pháp từ đời vị lai đến đời hiện tại, tuy bỏ chủng loại vị lai-được chủng loại hiện tại, mà Thể của pháp ấy không có được-không có bỏ. Lại vào lúc từ đời hiện tại đến đời quá khứ, tuy bỏ chủng loại hiện tại-được chủng loại quá khứ, mà Thể của pháp ấy cũng không có được-không có bỏ.

Nói về Tướng khác nhau, vị ấy nói là lúc các pháp chuyển biến đối với đời, do hình tướng có khác chứ không phải là Thể có khác, pháp của mỗi một đời có tướng của ba đời, một tướng đang hợp lại thì hai tướng không phải là tách rời, như lúc người đang nhẫn một nữ sắc, đối với nữ sắc khác không gọi là lìa nhiễm. Như vậy, lúc các pháp trú ở đời quá khứ, đang hợp với tướng của quá khứ, đối với tướng của hai đời khác không gọi là lìa; lúc trú ở đời vị lai, đang hợp với tướng của vị lai, đối với tướng của hai đời khác không gọi là lìa; lúc trú ở đời hiện tại, đang hợp với tướng của hiện tại, đối với tướng của hai đời khác không gọi là lìa.

Nói về Vị khác nhau, vị ấy nói là lúc các pháp chuyển biến đối với đời, do phần vị có khác chứ không phải là Thể có khác. Như chuyển một cái thẻ, đặt vào một vị trí gọi là một, đặt vào mười vị trí gọi là mười, đặt vào trăm vị trí gọi là trăm; tuy trải qua vị trí có khác mà Thể của cái thẻ không có gì khác. Như vậy, các pháp trải qua phần vị ba đời, tuy có được ba tên gọi mà Thể không sai khác. Sư này đã kiến lập đời không có tạp loạn, bởi vì dựa vào tác dụng mà kiến lập ba đời sai khác, đó là pháp hữu vi chưa có tác dụng thì gọi là đời vị lai, đang có tác dụng thì gọi là đời hiện tại, tác dụng đã diệt thì gọi là đời quá khứ.

Nói về Đại khác nhau, vị ấy là lúc các pháp chuyển biến đối với đời, trước-sau đối đãi nhau mà kiến lập tên gọi có khác. Như một người nữ đối đãi với mẹ thì gọi là con gái, đối đãi với con gái thì gọi là mẹ, Thể tuy không sai khác mà do đối đãi có khác, cho nên được tên gọi là con gái và mẹ. Như vậy, các pháp đối đãi với sau thì gọi là quá khứ, đối đãi với trước thì gọi là vị lai, đối đãi cả hai thì gọi là hiện tại. Sư ấy đã kiến lập đời có tạp loạn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trước-sau đối đãi nhau trong mỗi một đời có ba đời, nghĩa là sát-na trước sau của đời quá khứ gọi là quá khứ-vị lai, khoảng giữa gọi là hiện tại-vị lai, ba đời tương tự cũng phải như vậy. Pháp của đời hiện tại tuy là một sát-na mà đối đãi sau-đối đãi trước và đối đãi cả hai, cho nên sẽ trở thành ba đời, lẽ nào hợp với chánh lý hay sao? Nói về Tướng khác nhau, đã kiến lập ba đời cũng có tạp loạn, bởi vì pháp của mỗi một đời, vị ấy đều thừa nhận có tướng của ba đời. Nói về loại khác nhau, lìa tự táh của pháp mà nói thì lấy gì làm chủng loại, cho nên cũng phi lý các pháp hữu vi từ đời vị lai đến lúc hiện tại thì chủng loại trước phải diệt, từ đời hiện tại đến lúc quá khứ thì chủng loại sau phải sinh, quá khứ có sinh-vị lai có diệt, lẽ nào hợp với chánh lý hay sao? Vì vậy chỉ có cách kiến lập thứ ba về đờilà thích hợp, bởi vì các hành cho phép có lúc tác dụng.

Lại có ba pháp, đó là pháp thiện-pháp bất thiện-pháp vô ký.

Hỏi: Pháp thiện thế nào?

Đáp: Năm Uẩn thiện và trạch diệt.

Hỏi: Pháp bất thiện thế nào?

Đáp: năm Uẩn bất thiện.

Hỏi: Pháp vô ký thế nào?

Đáp: năm uẩn vô ký và Hư không-phi trạch diệt. Nghĩa còn lại nói rộng ra như phần Bất Thiên trước đây.

Lại có ba pháp, đó là pháp hệ thuộc cõi Dục-hệ thuộc cõi sắc-hệ thuộc cõi vô Sắc.

Hỏi: Pháp hệ thuộc cõi Dục thế nào?

Đáp: Năm Uẩn hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Phá hệ thuộc cõi sắc thế nào?

Đáp: Năm Uẩn hệ thuộc cõi sắc.

Hỏi: Pháp hệ thuộc cõi vô Sắc thế nào?

Đáp: Bốn uẩn hệ thuộc cõi vô Sắc. Nghĩa còn lại nói rộng ra cũng như phần Bất Thiện trước đây.

Lại có ba pháp, đó là pháp Học-pháp Vô học-pháp Phi học phi vô học.

Hỏi: Pháp Học thế nào?

Đáp: Năm Uẩn về Học.

Hỏi: Pháp vô học thế nào?

Đáp: Năm Uẩn về Vô học.

Hỏi: Pháp Phi học phi vô học thế nào?

Đáp: Năm Uẩn hữu lậu và ba vô vi.

Hỏi: Ba pháp như Học… thì nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Học theo đạo không tham-sân-si để đoạn tham-sân-si là nghĩa của Học; không học theo đạo không tham-sân-si mà đoạn thamsân-si, bởi vì đã học đoạn, là nghĩa của vô học; cùng với hai lọai này trái nhau, là nghĩa của Phi học phi vô học. Lại nữa, dùng đạo không có ái, học đoạn ái- không phải là sự của ái, là nghĩa của Học; dùng đạo không có ái học đoạn ái, là ngăn chặn đạo vô học; không phải là sự của ái, là ngăn chặn đạo thế tục. Dùng đạo không có ái; không học đoạn ái bởi vì đã học đoạn, cũng không phải là sự của ái, là nghĩa của vô học; dùng đạo không có ái-không học đoạn ái, là ngăn chặn đạo Học; không phải là sự của ái, là ngăn chặn đạo thế tục. Ngược lại với hai loại này, là nghĩa của Phi học phị vô học.

Lại nữa, học đoạn phiền não-học hiện quán về Đế là nghĩa của Học; không học đoạn phiền não bởi vì đã học đoạn, cũng không học hiện quán về Đế, bỉ vì đã học hiện quán về Đế, là nghĩa của vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của Phi học phi vô học. Lại nữa, học đoạn hai mong cầu là mong cầu dục lạc-mong cầu quả báo, học đầy đủ một mong cầu đó là mong cầu phạm hạnh, là nghĩa của Học; không học đoạn hai mong cầu bởi vì đã học đoạn, không học đầy đủ một mong cầu bởi vì đã học đầy đủ, là nghĩa của Vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của Phi học phi vô học.

Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau có mắc phải phiền não, cũng có được đạo vô lậu đạt được, không học đoạn phiền não bởi vì đã học đoạn, là nghĩa của Vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của Phi học phi vô học. Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau chưa lìa tham ái, có đạo vô lậu đạt được mà học đoạn tham ái, là nghĩa của Học; nếu trong sự nối tiếp nhau đã lìa tham ái mà có đạo vô lậu đạt được, không học đoạn tham ái, bởi vì đã học đoạn, là nghĩa của Vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của Phi học phi vô học.

Lại nữa, Kiến đạo-Tu đạo thâu nhiếp là nghĩa của Học, đạo vô học thâu nhiếp là nghĩa của Vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của phật pháp. Lại nữa, kiến địa-Tu địa thâu nhiếp là nghĩa của Học, địa vô thâu nhiếp là nghĩa của vô học, ngược lại với hai loại này là nghĩa của phật pháp. Lại nữa, Vị tri đương tri căn và Dĩ tri căn thâu nhiếp là nghĩa của Học, Cụ tri căn thâu nhiếp là nghĩa của vô học, ngược lại với hai loại này là nghĩa của phật pháp.

Lại nữa, các đạo vô lậu trong thân năm Thánh giả Tùy tín hànhTùy pháp hành-Tín thắng giải-kiến chí-Thân chứng, là nghĩa của Học; các đạo vô lậu trong thân hai Thánh giả Tuệ giải thoát-Câu giải thoát, là nghĩa của Vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của Phật. Lại nữa, bốn Hướng và ba quả trước, các đạo vô lậu trong thân bảy Thánh giả này là nghĩa của Học; các đạo vô lậu trong thân Thánh giả ở quả thứ tư, là nghĩa của vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của phật pháp. lại nữa, các đạo vô lậu trong mười tám Thánh giả thuộc Học là nghĩa của Học, các đạo vô lậu trong thân chín Thánh giả thuộc vô học là nghĩa của Vô học; ngược lại với hai loại này là nghĩa của phật pháp.

Hỏi: Người trú trong quả Học cho đến lúc chưa phát khởi đạo của thắng quả, các đạo vô lậu tại sao gọi là Học?

Đáp: Bởi vì chủng tử (A thế da). Học hãy còn chưa dứt, cho nên đạo vô lậu ấy cũng được gọi là Học.

Lại có ba pháp do kiến mà đoạn-do tu mà đoạn và không đoạn.

Hỏi: Pháp do kiến mà đoạn thế nào?

Đáp: Tùy tín hành-Tùy pháp hành-Hiện quán biên-Nhẫn đã đoạn. Điều này thế nào? Nghĩa là tám mươi tám tùy miên và tâm-tâm sở pháp tương ưng với nó do kiến mà đoạn, nó đã cùng dấy khởi bất ương ưng hành, đó gọi là pháp do kiến mà đoạn.

Hỏi: Pháp do tu mà đoạn thế nào?

Đáp: Học thấy dấu tích do tu mà đoạn. Điều này thế nào? Nghĩa là mười tùy miên do tu mà đoạn, và chúng đã cùng dấy khởi hai nghiệp thân-nữ tương ưng với chúng, chúng đã cùng dấy khởi bất tương ưng hành, cùng với các pháp hữu lậu không nhiễm ô, đó gọi là pháp do tu mà đoạn.

Hỏi: Pháp không đoạn thế nào?

Đáp: Năm Uẩn vô lậu và ba vô vi. Nghĩa còn lại nói rộng ra như phần Bất Thiện trước đây.

Bốn Đế, đó là khổ đế-tập đế-Diệt đế-Đạo đế.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói có bốn Thánh đế, tuy nói ra như vậy mà không biện giải rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều trong kinh chưa giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Như vậy, tự tánh của bốn Đế thế nào?

Đáp: Các luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Năm Thủ uẩn là khổ đế, nhân hữu lậu là Tập đế, Trạch diệt nhân ấy là Diệt đế, pháp Học-vô học là Đạo đế.”. Phái Thí Dụ nói: “Các danh-sắc là khổ đế, nghiệp-phiền não là Tập đế, nghiệp-phiền não hết là Diệt đế, Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na là Đạo đế”. Luận giả Phân biệt đưa ra cách nói như vậy: “Nếu có tám tướng khổ là khổ- là Khổ đế, pháp hữu lậu khác là Khổ-không phải là khổ đế; dẫn đến ái của thân đời sau là tập-là tập đế, ái còn lại và nhân hữu lậu khác là tập-không phải là Tập đế; dẫn đến ái của thân đời sau không còn là diệt-là diệt đế, ái khác không còn và nhân hữu lậu khác còn là diệt-không phải là Diệt đế; học tám chi Thánh đạo là đạo-là Đạo đế, pháp Học khác và tất cả pháp vô học là đạo-không phải là Đạo đế”. Nếu nói như vậy thì các A-la-hán chỉ thành tựu khổ đế-Diệt đế, không thành tựu Tập đế-Đạo đế. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì dẫn đến ái của thân đời sau thì các A-la-hán đã đoạn hết, học tám chi Thánh đạo lúc đạt được quả A-la-hán đều đã xả bỏ. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Nếu rơi vào năm Uẩn nói tiếp nhau của mình, hoặc rơi vào năm Uẩn nối tiếp nhau nơi khác, hoặc các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc trí vô tình, như vậy tất cả đều là khổ-là khổ đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện quán, chỉ quán xét năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau của mình là khổ, không quán xét năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau nơi khác, và các Uẩn thuộc trí vô tình là khổ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành tướng bức thiết là hiện quán về khổ, rơi vào sự nối tiếp nhau nơi khác và Uẩn thuộc trí vô tình, đối với sự nối tiếp nhau của mình không phải là bức thiết”.

Trong Luận Sinh trí đưa ra cách nói như vậy? Uẩn nối tiếp nhau của mình hết sức bức thiết đối với mình, không phải là Uẩn nối tiếp nơi khác và Uẩn thuộc trí vô tình, không phải là lìa tự thân mà nơi khác và phi tình có thể bức thiết lẫn nhau, không có tự thân thì nơi khác và phi tình bức thiết nơi nào? Do đó, lúc Hiện quán chỉ quán năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau của mình là Khổ chứ không phải là nơi khác. Nếu rơi vào nhân năm Uẩn nối tiếp nhau của mình, hoặc rơi vào nhân năm Uẩn nối tiếp nhau nơi khác, hoặc nhân của các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc trí vô tình, như vậy tất cả đều là tập-là Tập đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện Quán, chỉ quán nhân năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau của mình là Tập, không quán nhân năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau nơi khác và nhân của các Uẩn thuộc trí vô tình là Tập. Nếu rơi vào năm Uẩn nối tiếp nhau của mình không còn, hoặc rơi vào năm Uẩn nối tiếp nhau nơi khác không còn, hoặc rơi vào các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc vô tình không còn, như vậy tất cả đều là diệt-là Diệt đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện quán, chỉ quán năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau của mình không còn là Diệt, không quán năm Uẩn rơi vào sự nối tiếp nhau nơi khác không còn,và các Uẩn thuộc trí vô tình không còn là Diệt. Nếu rơi vào năm Uẩn đối trị nối tiếp nhau của mình, hoặc rơi vào năm Uẩn đối trị nối tiếp nhau nơi khác, hoặc có uẩn đối trị thuộc trí hữu tình và thuộc trí vô tình, như vậy tất cả đều là đạo-là đạo đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện quán, chỉ quán năm Uẩn đối trị rơi vào sự nối tiếp nhau của mình là Đạo, không quán rơi vào sự nối tiếp nơi khác và các Uẩn đối trị thuộc trí vô tình là Đạo”. Nói như vậy thì nếu rơi vào năm Uẩn nối tiếp nhau của mình, hoặc rơi vào năm Uẩn nối tiếp nhau nơi khác, hoặc các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc vô tình, như vậy tất cả đều là khổ, là khổ đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi hiện quán, đều quán là Khổ.

Hỏi: Hành tướng bức thiết là Hiện quán về khổ, rơi vào sự nối tiếp nhau nơi khác và Uẩn thuộc trí vô tình, đối với sự nối tiếp nhau của mình đã không phải là bức thiết, người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện quán tại sao cũng quán là Khổ?

Đáp: Giả sử lúc ấy đối với bản thân không có thể bức thiết cũng quán là khổ. Nguyên cớ thế nào. bởi vì từ vô thỉ đến nay đối với tất cả khổ đều khởi lên vô trí, vì đối trị vô trí đều cần phải khởi lên trí; từ vô thỉ đến nay đối với tất cả khổ đều khởi lên do dự, vì đối trị do dự đều cần phải khởi lên quyết định; từ vô thỉ đến nay đối với tất cả khổ đều khởi lên phí báng, vì đối trị phỉ báng đều cần phải khởi lên niềm tin. Vì vậy cần phải quán khắp nơi tất cả là khổ, huống hồ lúc ấy đối với bản thân cũng có thể bức thiết. Nguyên có thế nào? Bởi vì nếu có bị người khác va chạm đánh đập thì cũng nảy sinh đau khổ hết sức, lẽ nào không phải là bức thiết? Nếu có lúc gỗ đá gạch ngói… giữa bầu trời rơi xuống trên thân mình, cũng sinh ra đau khổ, lẽ nào không phải là bức thiết. Đã có nghĩa bức thiết đối với sự nối tiếp nhau của mình, cho nên lúc Hiện quán cũng quán là khổ. Nếu rơi vào nhân năm Uẩn nối tiếp nhau của mình, hoặc rơi vào nhân năm Uẩn nối tiếp nhau nơi khác, hoặc rơi vào nhân các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc trí vô tình, như vậy tất cả đều là tập-là tập đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện quán đều quán là Tập. Nếu rơi vào năm Uẩn nối tiếp nhau của mình không còn, hoặc rơi vào năm uẩn nối tiếp nhau nơi khác không còn, hoặc các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc trí vô tình không còn, như vậy tất cả đều là diệt-là Diệt đế. Người tu quán hành lúc khởi hiện quán đều quán là Diệt. Nếu rơi vào đối trị năm Uẩn nối tiếp nhau của mình, hoặc rơi vào đối trị năm Uẩn nối tiếp nhau nơi khác, hoặc đối trị các Uẩn thuộc trí hữu tình và thuộc trí vô tình, như vậy tất cả đều là đạo-là Đạo đế. Người tu quán hành lúc dấy khởi Hiện quán đều quán là Đạo. Như vậy gọi là bổn tánh tướng phần-tự Thể ngã vật-tự tánh của bốn Đế.

Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là Đế, Đế là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về Thậ là nghĩa của Đế, nghĩa về Chân-nghĩa về Nhưnghĩa về không điên đảo-nghĩa không có hư dối là nghĩa của Đế.

Hỏi: Nếu nghĩa về Thật là nghĩa của Đế, cho đến nghĩa không có hư dối là nghĩa của Đế, thì hư không-Phi trạch diệt cũng có nghĩa về Thật cho đến nghĩa không có hư dối, tại sao Đức Thế Tôn không thiết lập là Đế?

Đáp: Nếu pháp là khổ-là nhân của khổ, là không còn khổ-là đối trị với khổ, thì Đức Thế Tôn thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là khổ-không phải là nhân của khổ, không phải là không còn khổ-không phải là đối trị với khổ, cho nên Đức Thế Tôn không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là uẩn-là nhân của Uẩn-là Uẩn không còn-là đối trị với Uẩn thì thiết lập là Đế, Hư không-Phi trạch diệt không phải là Uẩn-không phải là nhân của Uẩn-không phải là Uẩn không cònkhông phải là đối trị với Uẩn cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là tật bệnh-là nhân của tật bệnh-là trung hữu trừ hết tật bệnhlà đối trị tật bệnh cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là ung nhọt-mũi tên não hại gây tai họa, là nhân của ung nhọt-mũi tên não hại gây tai họa, là trừ hết ung nhọt-mũi tên não hại gây tai họa, là đối trị ung nhọt-mũi tên não hại gây tai họa thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt đối với những điều ấy không phải, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là gánh nặng, là luôn luôn mang gánh nặng, là không còn gánh nặng là đối trị gánh nặng thì thiết lập là Đế; Hư khôngphi trạch diệt đối với những điều ấy đều không phải, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là bờ bên này-là bờ bân kia, là dòng sông-là thuyền bè thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt đối với những điều ấy đều không phải, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là khổ-là nhân của khổ, là đạo-là quả của đạo thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là Khổ-không phải là nhân của khổ, không phải là đạo-không phải là quả của đạo, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp có tánh của nhân-tánh của quả thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không có tánh của nhân-tánh của quả, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, Hư không-Phi trạch diệt là vô lậu cho nên không phải là Khổ-Tập đế, là vô ký cho nên không phải là Diệt đế, là vô vi cho nên không phải là Đạo đế. Lại nữa, Hư không-Phi trạch diệt không rơi vào thời gian cho nên không phải là ba Đế, vô ký cho nên không phải là Diệt đế. Lại nữa, Hư không-Phi trạch diệt không phải là vô ký cho nên không phải là Diệt đế. Lại nữa, Hư không-Phi trạch diệt không phải là tự tánh của Uẩn cho nên không phải là ba đế, vô ký cho nên không phải là Diệt đế. Lại nữa, Hư không-Phi trạch diệt không tùy theo khổ cho nên không phải là ba đế, vô ký cho nên không phải là Diệt đế. Lại nữa, nếu pháp là tà kiến và sở duyên của tuệ vô lậu thì thiết lập và Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là tà kiến và sở duyên của tuệ vô lậu, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là vô minh và sở duyên của vô minh thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là vô minh và sở duyên của minh, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là sự tạp nhiễm và sự thanh tịnh thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là sự tạp nhiễm và sự thanh tịnh, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là sự đáng vui mừng và sự đáng chán ngán thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là sự đáng vui mừng và sự đáng chán ngán, cho nên không thiết lập là Đế. Lại nữa, nếu pháp là sự tác ý vui mừng và sự tác ý chán ngán thì thiết lập là Đế; Hư không-Phi trạch diệt không phải là sự tác ý vui mừng và sự tác ý chán ngán, cho nên không thiết lập là Đế.

Hỏi: Nếu nghĩa không điên đảo là nghĩa của Đế, thì bốn loại điên đảo sẽ không phải là Đế thâu nhiếp. Nghiên cớ thế nào? Bởi vì điên đảo mà chuyển.

Đáp: Bởi vì duyên khác cho nên thiết lập là điên đảo; bởi vì duyên khác cho nên là do Đế mà thâu nhiếp, nghĩa là do ba duyên cho nên thiết lập là điên đảo:

  1. Quyết định vượt qua.
  2. Tăng thêm nhiều.
  3. Luôn luôn trái ngược.

Là có-là thật tương ưng với Thật tướng cho nên là Đế thâu nhiếp. Lại nữa, nó đối với vô thường chấp là thường-khổ chấp là vui-bất tịnh chấp là tịnh-vô ngã chấp là ngã, cho nên thiết lập là điên đảo; bởi vì có tánh của nhân-tánh của quả, cho nên là Đế thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu nghĩa không có hư dối là nghĩa của Đế, thì những lời hư dối đúng ra không phải là Đế thâu nhiếp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hư dối mà chuyển.

Đáp: Bởi vì duyên khác cho nên thiết lập lời nói hư dối, nghĩa là trái với suy nghĩ của mình mà lừa dối mê hoặc người khác; bởi vì duyên khác cho nên là do Đế thâu nhiếp, đó là có-là thật tương ưng với Thật tướng. Lại nữa, bởi vì duyên khác cho nên thiết lập lời nói hư dối, nghĩa là không thấy nói thấy-thấy nói không thấy, không nghe nói nghe-nghe nói không nghe, không hiểu nói hiểu-hiểu nói không hiểu, không biết nói biết-biết nói không biết; bởi vì duyên khác cho nên là do Đế thâu nhiếp, đó là có tánh của nhân-tánh của quả. Vì vậy, nghĩa về Thật là nghĩa của Đế, cho đến nghĩa không có hư dối là nghĩa của Đế.

Hỏi: Tại sao kiến lập bốn Thánh đế này, vì dựa vào sự thật, vì dựa vào nhân quả, hay vì dựa vào hiện quán mà kiến lập? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả ba đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dựa vào sự thật mà kiến lập, thì Đế phải có ba, đó là Khổ-Tập đế, không có Thể riêng biệt cho nên hợp lại làm một, Diệt là thứ hai, Đạo là thứ ba, vì vậy có ba đế. Nếu dựa vào nhân quả mà kiến lập, thì Đế phải có năm, đó là pháp hữu lậu có nhân quả riên biệt cho nên đã thiết lập làm hai, các đạo vô lậu cũng có nhân quả nên phân ra làm hai, Diệt là thứ năm, cho nên có năm Đế. Nếu dựa vào hiện quán mà kiến lập, thì Đế phải có tám, đó là Sư Du-già tiến vào phần vị hiện quán, trước là quán riêng biệt về khổ của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về khổ của cõi SắcVô Sắc; trước là quán riêng biệt về nhân của các hành cõi Dục, sao đó quán kết hợp về nhân của các hành cõi sắc-vô Sắc; trước là quán riêng biệt về diệt các hành của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về diệt các hành của cõi sắc-vô Sắc; trước là quán riêng biệt về đối trị các hành của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về đối trị các hành của cõi Sắc-Vô Sắc, cho nên có tám Đế.

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Bốn Thánh đế này dựa vào nhân quả mà kiến lập.

Hỏi: Nếu như vậy thì phải có năm Đế chứ không phải là bốn?

Đáp: Nhân quả Thánh đạo hợp lại kiến lập làm một cho nên Đế có bốn chứ không phải là năm, đó là tánh nhân-tánh quả của đạo vô lậu đều là hành có năng lực hướng đến diệt hoàn toàn sinh lão bệnhh tử và quả báo khổ của thế gian, cho nên hợp lại thiết lập làm một.

Hỏi: Nếu như vậy thì tánh nhân-tánh quả hữu lậu đều là hành có năng lực hướng đến Tập lưu chuyển sinh lão bệnh tử và quả báo khổ của thế gian, cũng phải hợp lại làm một, Đế lẽ ra chỉ có ba?

Đáp: Tuy là như vậy mà hành tướng có riêng-có chung, cho nên kiến lập Thánh đế chỉ có bốn, nghĩa là đối với tánh quả hữu lậu có bốn hành tướng:

  1. Nhân.
  2. Tập.
  3. Sinh.
  4. Duyên.

Đối với tánh nhân-tánh quả của đạo vô lậu, toàn bộ chỉ có bốn hành tướng:

  1. Đạo.
  2. Như.
  3. Hành.
  4. Xuất.

Có người đưa ra cách nói này: Bởi vì ba duyên cho nên kiến lập bốn Đế:

  1. Bởi vì sự thật.
  2. Bởi vì nhân quả.
  3. Bởi vì phỉ báng và tin tưởng.

Bởi vì sự thật, nghĩa là bốn Đế này thật sự có hai:

  1. Hữu lậu.
  2. Vô lậu.

Bởi vì nhân quả, nghĩa là sự hữu lậu có tánh nhân quả, tánh quả thiết lập khổ đế, tánh nhân thiết lập Tập đế. Trong sự vô lậu có hai chủng loại:

  1. Có tánh nhân-có tánh quả.
  2. Có tánh quả-không có tánh nhân.

Có tánh nhân-có tánh quả thì thiết lập Đạo đế, có tánh quả-không có tánh nhân htì thiết lập Diệt đế.

Hỏi: Vì sao tánh nhân-tánh quả của sự hữu lậu đều thiết lập một Đế, tánh nhân-tánh quả của đạo vô lậu hợp lại thiết lập một Đế?

Đáp: Bởi vì duyên vào đó mà phỉ báng và tin tưởng có riêng-có chung, nghĩa là đối với tánh nhân-tánh quả hữu lậu đều dấy khởi phỉ báng khác nhau:

  1. Đối với tánh quả phỉ báng thật sự không phải là khổ.
  2. Đối với tánh nhân phỉ báng thật sự không phải là Tập.

Lại đối với tánh nhân- tánh quả hữu lậu đều phát sinh niềm tin khác nhau:

  1. Đối với tánh quả tin thật sự là khổ.
  2. Đối với tánh nhân tin thật sự là Tập.

Đối với tánh nhân-tánh quả của đạo vô lậu, dấy khởi chung một sự phỉ báng đó là phỉ báng không phải là Đạo, phát sinh chung một niềm tin đó là tin tưởng đúng là Đạo. Vì vậy do ba duyên mà kiến lập bốn Đế. Lại có người nói: Dựa vào hiện quán mà kiến lập bốn Đế.

Hỏi: Nếu như vậy thì Thánh đế phải có tám chứ không phải là bốn?

Đáp: Hành tướng của Đế giống nhau cho nên có bốn chứ không phải là tám, nghĩa là khổ của cõi Dục và khổ của cõi sắc-vô Sắc, tuy hiện quán khác nhau mà cùng là khổ đế, và cùng là những hành tướng của khổ đã quán, cho nên hợp lại thiết lập làm một; nhân của các hành cõi Dục và nhân của các hành cõi sắc-vô Sắc, tuy hiện quán khác nhau mà cùng là Tập đế, và cùng là những hành tướng của nhân đã quán, cho nên hợp lại thiết lập làm một các hành diệt của cõi Dục và các hành diệt của cõi sắc-vô Sắc, tuy hiện quán khác nhau mà cùng là Diệt đế, và cùng là những hành tướng của diệt đã quán, cho nên hợp lại thiết lập làm một, các hành đối trị của cõi Dục và các hành đối trị của cõi sắcvô Sắc, tuy hiện quán khác nhau mà cùng là Đạo đế, và cùng là những hành tướng của đạo đã quán, cho nên hợp lại thiết lập làm một. Vì vậy, dựa vào Hiện quán mà kiến lập bốn Đế chứ không thêm-không bớt.

Hỏi: Khổ-tập-diệt-đạo đếu có tướng gì?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Bức bách là tướng của khổ, sinh trưởng là tướng của Tập, tịch tĩnh là tướng của Diệt, xuất ly là tướng của Đạo”. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Lưu chuyển là tướng của khổ, có thể chuyển là tướng của Tập, dừng lại là tướng của Diệt, hoàn diệt là tướng của Đạo”. Lại đưa ra cách nói này: “Sinh dựa vào lưu chuyển là tướng của khổ, có thể chuyển dựa vào sinh là tướng của Tập, sinh dựa vào dừng lại là tướng của Diệt, có thể diệt dựa vào sinh là tướng của Đạo”. Đại đức nói rằng: “Đối với sự có thật kiến lập tên gọi của Đế, nghĩa là năm Thủ uẩn, như hòn sắt rất nóng lấy ra từ lò lửa; do ba khổ mà thuận theo khổ lưu chuyển chìm vào biển khổ, lẫn lộn với khổ mà trú, như khổ hợp thnàh; giống như hòn sắt, cùng với lửa hợp lại cho nên thế mạnh của lửa đuổi theo rất nóng như lửa. Năm Thủ uẩn này cũng lại như vậy, cùng với khổ kết hợp cho nên như khổ hợp thành, vì vậy cùng với khổ kết hợp là tướng của khổ đế. Như vậy khổ uẩn từ phiền não sinh ra, do nghiệp chuyển biến mà lưu chuyển qua các nẻo, nối tiếp nhau từ vô thỉ, cho nên luôn luô sinh ra và chuyển biến là tướng của Tập đế, phiền não-nghiệp này cuối cùng lìa bỏ, vì vậy sinh không còn lưu chuyển đối với các nẽo, cho nên không lưu chuyển là tướng của Diệt đế. Tu giới-định thanh tịnh, quán sát đúng đắn về sinh diệt, có năng lực đoạn nhân của quả báo, có năng lực chứng đã kết quả báo, cho nên có năng lực đoạn-chứng lá tướng của Đạo đế”.

Hỏi: Nếu Đế có bốn, thì tại sao Đức Thế Tôn nói có một Đế? Như bài tụng nói:

“Chỉ có một Đế không có hai, chúng sinh nghi ngờ với điều này, Phân biệt nói ra các loại Đế, Ta nói không có quả Sa-môn”.

Ý bài tụng này nói chỉ có một Đế, ngoại đạo do dư phân biệt nói có nhiều Đế, Đức Phật nói trong pháp của họ không có đạo quả Samôn, bởi vì đạo quả Sa-môn dựa vào một Đế.

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Nói một Đế, nghĩa là bốn Thánh đế thì mỗi Đế chỉ có một, chỉ có một khổ đế chứ không có khổ thứ hai, chỉ có một Tập đế chứ không có Tập thứ hai, chỉ có một Diệt đế chứ không có Diệt thứ hai, chỉ có một Đạo đế chứ không có Đạo thứ hai, cho nên nói một Đế không trái với bốn Đế”.

Lại nữa, nói một Đế, nghĩa là một Diệt đế, vì muốn ngăn chặn và loại bỏ giải thoát khác. Đó là các ngoại đạo nói có bốn giải thoát:

  1. Vô thân giải thoát, tức là không vô biên xứ.
  2. Vô biên ý giải thoát, tức là Thức vô biên xứ.
  3. Tịnh tụ giải thoát, tức là vô sở hữu xứ.
  4. Thế túy-ba giải thoát, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đức Phật nói như vậy: “Đó không phải là chân thật giải thoát xuất ly, là giải thoát chân thật của vô Sắc hữu, chỉ có một Diệt đế cứu cánh Niết-bàn”.

Lại nữa, nói một Đế, nghĩa là một Đạo đế, vì muốn ngăn chặn và loại bỏ Đạo đế khác. Đó là các ngoại đạo nói có nhiều Đạo đế, như chấp mình nhịn đói, hoặc chấp nằm trên tro là đạo, hoặc chấp chuyển mình theo mặt trời là đạo, hoặc uống gió-uống nước-ăn quả-ăn rau là đạo, hoặc chấp phơi trần hình hài là đạo, hoặc chấp nằm trên gai góc… là đạo, hoặc chấp không nằm là đạo, hoặc chấp mặc áo cũ rách là đạo, hoặc chấp uống các vị thuốc nhịn ăn là đạo. Đức Phật nói như vậy: “Đó không phải là đạo chân thật, là đạo kỳ quái-là đạo giả dối-là đạo dối trá, những đạo như vậy không phải là công hạnh luyện tập thích hợp của các Thiện sĩ, là bước chân đi lại thích hợp của những người ác. Đạo thanh tịnh chân thật, đó là một Đạo đế, tức là tám chi Thánh đạo như chánh kiến…”

Lại nữa, nói một Đế, nghĩa là một Diệt đế, bởi vì vĩnh viễn từ bỏ tất cả khổ đau của sinh tử; vả lại nói một Đế, nghĩa là một Đạo đế, bởi vì có năng lực đoạn tất cả các nhân của sinh tử.

Trong kinh khác nói: “Có hai đế:

  1. Thế tục đế.
  2. Thắng nghĩa đế”.

Hỏi: Thế tục đế và Thắng nghĩa đế là thế nào? Đáp: Có người đưa ra cách nói này:” Ở trong bốn Đế, hai Đế trước là Thế tục đế, các sự việc thế tục mà thế gian hiện thấy như nam nữ-đi đứng và bình chậu-áo quần…, đều đưa vào trong hai đế Khổ-tập, hai Đế sau là Thắng nghĩa đế, bởi vì các công đức chân thật của xuất thế gian, đều đưa vào trong hai đế Diệt-Đạo.

Lại có người nói: Ở trong bốn Đế, ba Đế trước là Thế tục đế, trong Khổ-tập-đế có sự của thế tục, nghĩa như trước đã nói: Đức Phật nói Diệt đế như thành quách-như cung điện, hoặc như bờ bên kia. Những sự việc như vậy, thế tục thi thiết có trong Diệt đế, cho nên Diệt đế cũng gọi là thế tục. Chỉ riêng một Đạo đế là Thắng nghĩa đế, bởi vì thế tục thi thiết không có trong Đế này.

Hoặc có người nói: Bốn Đế đều là Thế tục đế thâu nhiếp. Trong ba Đế trước có sự của thế tục, nghĩa như trước đã nói. Đạo đế cũng có các sự của thế tục, bởi vì Đức Phật dùng tên gọi Sa-môn Bà la môn để nói Đạo đế. Chỉ riêng lý về tất cả các pháp không-vô ngã là Thắng nghĩa đế, bởi vì các sự của thế tục không còn thi thiết trong không-vô ngã.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Bốn Đế đều có Thế tục và Thắng nghĩa, trong Khổ-tập có Thế tục đế, nghĩa như trước đã nói; trong Khổ đế có Thắng nghĩa đế, đó là lý về Khổ-Vô thường-Không-Vô ngã; trong Tập đế có Thắng nghĩa đế, đó là lý về Nhân-tập-Sinh-Duyên. Trong Diệt đế có Thế tục đế, Đức Phật nói Diệt đế như vườn-như rừngnhư bờ bên kia…, trong Diệt đế có Thắng nghĩa đế, đó là lý về DiệtTĩnh-Diệu-Ly. Trong Đạo đế có Thế tục đế, đó là Đức Phật nói Đạo như thuyền bè-như núi đá-như bậc thang-như lầu đài-như hoa-như nước; trong Đạo đế có Thắng nghĩa đế, đó là lý về Đạo-Như-Hành-Xuất. Vì vậy nói bốn Đế đều có Thế tục đế và Thắng nghĩa đế. Thế tục-Thắng nghĩa đều thâu nhiếp mười tám Giới-mười hai xứ-năm uẩn, hai Đế này cũng thâu nhiếp Hư không-phi trạch diệt.

Hỏi: Tánh thế tục trong thế tục, vì thắng nghĩa mà có, hay vì thắng nghĩa mà không có? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu tánh thế tục trong thế tục do thắng nghĩa mà có, thì lẽ ra chỉ có một Đế, đó là Thắng nghĩa đế. Nếu tánh thế tục trong thế tục do thắng nghĩa mà không có, thì lẽ ra cũng chỉ có một Đế, đó là Thắng nghĩa đế.

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Tánh thế tục trong thế tục do thắng nghĩa mà có. Nếu tánh thế tục trong thế tục do thắng nghĩa mà không có, thì Đức Phật nói hai Đế sẽ không phải là thật. Đức Phật nói hai Đế, lời nói đã là thật, cho nên tánh thế tục trong thế tục do thắng nghĩa mà có.

Hỏi: Nếu như vậy thì chỉ cần có một Đế, đó là Thắng nghĩa đế?

Đáp: thật ra chỉ có một Đế, đó là Thắng nghĩa đế.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao thiết lập có hai Đế?

Đáp: Dựa vào duyên sai biệt mà thiết lập có hai Đế chứ không dựa vào sự thật. Nếu dựa vào sự thật thì chỉ có một Đế, đó là Thắng nghĩa đế, dựa vào duyên sai biệt mà kiến lập có hai loại, nếu dựa vào duyên này thiết lập Thế tục đế thì không dựa vào duyên này để thiết lập Thắng nghĩa đế, nếu dựa vào duyên này thiết lập Thắng nghĩa đế thì không dựa vào duyên này để thiết lập Thế tục đế. Ví như một Thọ có tánh của bốn duyên, nếu dựa vào duyên này thiết lập thâu nhiếpáh của nhân duyên, thì không dựa vào duyên này cho đến thiết lập tánh của tăng thượng duyên; nếu dựa vào duyên này cho đến thiết lập tánh của tăng thượng duyên, thì không dựa vào duyên này cho đến thiết lập tánh của nhân duyên. Lại như một Thọ có tánh của sáu duyên, nếu dựa vào duyên này thiết lập tánh của nhân tương ưng, thì không dựa vào duyên này cho đến thiết lập tánh của nhân năng tác; nếu dựa vào duyên này cho đến thiết lập tánh của nhân năng tác,thì không dựa vào duyên này cho đến thiết lập tánh của nhân tương ưng. Hai Đế cũng như vậy, dựa vào duyên sai khác mà thiết lập chứ không dựa vào sự thật.

Hỏi: Thế tục và Thắng nghĩa cũng có thể thi thiết đều là một vật không xen tạp lẫn nhau chăng?

Đáp: Cũng có thể thi thiết, sự việc ấy thế nào? Tôn giả Thế Hữu

đưa ra cách nói như vậy: “Tên gọi có thể hiển bày là thế tục, pháp đả được hiển bày là thắng nghĩa”. Lại nói như vậy: “Tên gọi đã nói tùy thuận thế gian là thế tục, tên gọi đã nói tùy thuận Hiền Thánh là thắng nghĩa”. Đại đức nói rằng: “Nói ra những sự như hữu tình-bình ào…, do tâm không hư vọng mà khởi lên lời lẽ nói năng là Thế tục đế, nói ra những lý như duyên tánh-duyên khởi.., do tâm không hư vọng mà dấy khởi lời lẽ nói năng là Thắng nghĩa đế”. Tôn giả Đạt-la-đạt-đa nói rằng: “Tự tánh của tên gọi là thế tục, đây là phần ít của Khổ-tập đế; tự tánh của nghĩa là thắng nghĩa, đây là phần ít của Khổ-tập đế, và hai Đế còn lại-hai vô vi”.

Như trong kinh nói: “Phạm Chí xuất gia có tất cả ba loại là Bà la môn Đế. Thế nào là ba? Đó là có Phạm Chí xuất gia đưa ra cách nói như vậy: Tất cả hữu tình đều không nên làm hại. Như vậy đã nói là Đế chứ không phải là giả dối, đó gọi là Bà la môn Đế không nên làm hại. Như vậy đã nói là Đế chứ không phải là giả dối, đó gọi là Bà la môn thứ nhất. Lại có Phạm Chí xuất gia đưa ra cách nói như vậy: Mình không phải là sở hữu của người ta, người ta không phải là sở hữu của mình. Như vậy đã nói là Đế chứ không phải là giả dối, đó gọi là Bà la môn Đế thứ hai. Lại có Phạm Chí xuất gia đưa ra cách nói như vậy: Các pháp có Tập đều là pháp có Diệt. Như vậy đã nói là Đế chứ không phải là giả dối, đó gọi là Bà la môn Đế thứ ba”.

Hỏi: Trong này điều gì là Bà la môn, điều gì là Đế?

Đáp: Ý trong này nói ngoại đạo xuất gia gọi là Bà la môn. Trong những điều mà họ đã nói, ba điều trước là Đế, còn lại đều là hư vọng. Tất cả hữu tình đều không nên làm hại, nghĩa là các hữu thì đều không nên giết hại. Mình không phải là sở hữu của người ta-người ta không phải là sở hữu của mình, nghĩa là mỉnh không thuộc về người khác, người kác không thuộc về mình. Các pháp có tập đều là pháp có Diệt, nghĩa là các pháp có sinh đều quay về diệt.

Lại có người nói: Ý trong này nói người trú trong Phật pháp gọi là Bà la môn, tức là ba loại gọi là Đế đã nói trước đây. Vì đối trị ngoại đạo cho nên Đức Phật nói kinh này, đó là có ngoại đạo tự cho mình là Bà la môn chân thật. Mà giết hại các loại trâu dê để cúng tế, và tập trung nhiều loại chúng sinh mà giết hại mạng sống của chúng. Đức Phật đối trị điều đó cho nên nói như vậy: “Làm hại loài khác thì không phải là Bà la môn chân thật, Bà la môn chân thật, thì đối với các hữu tình đều không nên làm hại”. Lại có ngoại đạo tự cho mình là Bà la môn chân thật, mà chịu khó tu phạm hạnh để sinh lên cõi trời hưởng thụ các dục lạc. Đức Phật đối trị điều đó cho nên nói như vậy: “Người vì dục lạc của cõi trời mà tu phạm hạnh thì không phải là Bà la môn chân thật, Bà la môn chận thật thì đối với những gì sở hữu, chí nguyện không có gì hệ thuộc mà tu hành phạm hạnh”. Lại có ngoại đạo tự cho mình là Bà la môn chân thật, mà chấp Đoạn-chấp Thường trái với Trung đạo. Đức Phật đối trị điều đó cho nên nói như vậy: “Người chấp Đoạn-Thường thì không phải là Bà la môn chân thật, Bà la môn chân thật là biết pháp có Tập đều là pháp có Diệt. Tập cho nên không phải là Đoạn, Diệt cho nên không phải là Thường, không phải là Đoạn-không phải là Thường mới phù hợp với Trung đạo”.

Lại nữa, ý kinh này nói ba giải thoát môn vốn có gia hạnh. Tất cả hữu tình đều không nên làm hãi, là nói đến gia hạnh của không giải thoát môn. Mình không phải là sở hữu của người khác-người khác không phải là sở hữu của mình, là nói đến gia hạnh của Vô nguyện giải thoát. Các pháp có Tập đều là pháp có Diệt, là nói đến gia hạnh của Vô tướng giải thoát môn.

Lại có người đưa ra cách nói này: Ý kinh này nói ba giải thoát môn như thứ tự của nó. Hoặc có người nói: Ý kinh này nói đến ba Tamma-địa, đó là Không-vô nguyện-vô tướng, ba loại thứ tự của nó. Lại có người nói: Ý kinh này nói đến Giới uẩn-Định uẩn-Tuệ uẩn, ba loại như thứ tự của nó.

Như nói về ba uẩn, như vậy ba Học-ba Tu-ba Tịnh nên biết cũng như thế.

Như trong Kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Quán xét bốn phương, đó là quán xét bốn Đế”.

Hỏi: Tại sao Đức thanh tịnh đối với bốn Thánh đế dùng thanh Phương mà nói?

Đáp: Vì quán xét hữu tình được giáo hóa nên nghe mà nói: Nghĩa là có hữu tình được giáo hóa, nghe dùng thanh Phương nói về bốn Thánh đế thì dễ dàng ngộ nhập, cho nên Đức Phật đối với Đế nói thành Bốn Phương. Như trong kinh khác, Đức Phật vì hữu tình được giáo hóa mà đối với tám giải thoát nói thanh Tám Phương, hữu tình được giáo hóa nghe đến thì dễ dàng ngộ nhập; kinh này cũng như vậy, cho nên đối với bốn dế nói theo thanh Bốn phương.

Hỏi: Bốn Đế và bốn Phương có gì giống nhau mà đối với bốn Đế dùng thanh bốn Phương đế nói?

Đáp: Bởi vì bốn đế-bốn phương có số bốn như nhau.

Hỏi: Đức Phật đối với Đế nào nói thanh của Phương nào?

Đáp: Đức Phật đối với khổ đế nói thanh Đông Phương, đối với tập đế nói nói thanh Tây Phương, bởi vì lúc Hiện quán thì trước là quán Khổ đế, sau đó quán Tập đế, có người đưa ra cách nói này: Đông phương như Tập, Tây phương như Khổ, bởi vì nói theo thứ tự nhân trước-quả sau. Đức Phật đối với Đạo đế nói theo thanh Nam Phương, bởi vì Đạo đế ở Nam phương đều là Ứng cúng; Đức Phật đối với Diệt đế, nói theo thanh sắc Phương, bởi vì diệt đế ở bắc phương đều là Tối thắng.

Như trong Kinh nói: ‘Đối với bốn Thánh đế, nên biết là Tuệ căn”.

Hỏi: Đây là dựa vào thâu nhiếp bay là dựa vào sở duyên? Nếu dựa vào thâu nhiếp thì bốn Đế và Tuệ căn không thâu nhiếp lẫn nhau, làm sao đối với bốn Đế mà nói nên biết là Tuệ căn? Nếu dựa vào sở duyên thì tất cả các pháp đều là sở duyên, đâu phải chỉ riêng bốn Đế?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Ở đây không dựa vào thâu nhiếpkhông dựa vào sở duyên mà nói ra như vậy. Nhưng vào lúc kiến lập bốn Thánh đế, tác dụng của Tuệ là mạnh nhất, cho nên đưa ra cách nói này: Đối với bốn Thánh đế, nên biết là Tuệ căn. Như vàu lúc kiến lập bốn Chứng tịnh, tác dụng của Tín là mạnh nhất, cho nên đưa ra cách nói này: Đối với bốn Chứng tịnh, nên biết là Tín căn. Như vào lúc kiến lập bốn Chánh thắng, tác dụng của Tinh tiến là mạnh nhất, cho nên đưa ra cách nói này: Đối với bốn Chánh thắng, nên biết là Tinh tiến căn. Như vào lúc kiến lập bốn niệm trú, tác dụng của Niệm là mạnh nhất, cho nên đưa ra cách nói này: Đối với bốn niệm trú, nên biết là niệm căn. Như vào lúc kiến lập bốn Thần túc, tqác dụng của Định là mạnh nhất, cho nên đưa ra cách nói này: Đối với bốn Thần túc, nên biết là Định căn. Trong này cũng như vậy. Có người đưa ra cách nói này: Ở đây dựa vào sở duyên.

Hỏi: Tụê căn đã có thể duyên với tất cả các pháp, đâu phải chỉ riêng bốn Đế mà đưa ra cách nói này?

Đáp: Nếu pháp duyên với Tuệ vô lậu-hữu lậu, thì trong này chỉ nói đến pháp ấy; hư không-Phi trạch diệt chỉ duyên với Tuệ hữu lậu, cho nên ở đây không nói đến.

*******

 

Như trong kinh nói: “Tôn giả Xá-lợi-tử đưa ra lời nói như vậy: Các pháp thiện sinh khởi đều do bốn Thánh đế thâu nhiếp-hướng về bốn Thánh đế”.

Hỏi: Ba Đế hữu vi nói là sinh thì có thể như vậy, Diệt đế vô vi đã không có nghĩa về sinh, làm sao có thể nói là các pháp thiện sinh khởi thâu nhiếp ở bốn Đế:

Đáp: Ý kinh này nói các pháp thiện sinh khởi đều thâu nhiếp ở trong bốn Thánh đế, không nói là bốn Đế-mỗi một Đế đều thâu nhiếp pháp thiện đã sinh khởi, đối với lý nào trái ngược? Lại nữa, sinh có hai loại:

  1. Có tự tánh cho nên gọi là sinh.
  2. Từ duyên khởi cho nên gọi là sinh.

Có tự tánh cho nên gọi là sinh, chữ sinh hiển bày Thể không phải là nghĩa của hoại diệt. Từ duyên khởi chon nên gọi là sinh, chữ sinh muốn hiển bày thuện theo nghĩa của duyên khởi. Trong các pháp thiện có đủ hai sinh thì do ba Đế thâu nhiếp, chỉ có tự tánh cho nên gọi là snh thì do Diệt đế thâu nhiếp, vì vậy kinh đã nói cũng không trái với lý. Lại nữa, sinh có hai loại:

  1. Sinh thuộc tác dụng.
  2. Pháp ấy được sinh.

Trong các pháp thiện có đủ hai sinh thì do ba Đế thâu nhiếp, chỉ riêng pháp ấy được sinh thì do Diệt đế thâu nhiếp, bởi vì Trạch diệt tuy không sinh mà được sinh.

Hiếp Tôn giả nói: “Trong kinh này nói các Nhẫn-Trí gọi là thiện đã sinh, các Nhẫn-Trí này thùy theo thích hợp thâu nhiếp ở trong bốn Thánh Đế chứ không nói là thâu nhiếp khắp nơi. Nói dướng về Đế ấy là nghĩa duyên với Đế, nghĩa là Khổ nhẫn-khổ trí thâu nhiếp Đạo đế duyên với Khổ đế, Tập nhẫn-Tập trí thâu nhiếp Đạo đế duyên với Tập đế, Diệt nhẫn-Diệt trí thâu nhiếp Đạo đế duyên với Diệt đế, Đạo nhẫnĐạo trí thâu nhiếp đế duyên với Đạo đế”.

Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói pháp bạ đế, đó là bốn Thánh đế, giảng giải chỉ bày rõ ràng về pháp của bốn Thánh đế, bởi vì cứu vớt hữu tình ra khỏi sinh tử”.

Hỏi: Vì sao nói pháp bạt tế này?

Đáp: Muốn hiển bày về đạo có nghĩa bạt tế chủ yếu là do mình chịu khó tu tập chứ không do người khác tu tập. Vì sao biết như vậy? Bởi vì trong kinh nói. Như trong kinh nói: “Có Bà-la-môn tên gọi Đạo đức-ca, đi đến trú xứ của Đức Phật, đến nơi rồi đầu lạy dưới hai chân của Đức Thế Tôn, chắp tay cung kính mà nói bài tụng rằng:

Cúi lạy bậc Phạm Chí chân thật, dũng mãnh giữa chốn nhân gian này,

Mắt sáng ngời nhìn rõ mọi nơi, nguyện có thể trừ nghi cho con”.

Hỏi: Nay trong bài tụng này muốn hiển bày về nghĩa gì?

Đáp: Bà-la-môn ấy bẩm tính lười nhác cho rằng người khác tu đạo có thể trừ diệt nghi hoặc giúp mình, cho nên đối trước Đức Phật nói bài tụng với lời kính trọng, muốn bày tỏ Đức Thế Tôn là bậc phạm Chí cõi trời theo hạnh nguyện dũng mãnh mà sinh vào chốn nhân gian, vì cứu giúp hữu tình đã tu Thánh đạo, chỉ nguyện xót thương diệt trừ nghi hoặc cho mình. Thế là Đức Thế Tôn vì người ấy mà nói bài tụng rằng:

“Ta loại trừ nghi hoặc cho ông, chắc chắn không có sức tự tại,

Ông cần phải thấy pháp thù thắng, mới có thể vượt qua dòng thác”.

Nay trong bài tụng này, Đức Thế Tôn muốn hiển bày không có nghĩa người khác tu đạo mà đoạn trừ nghi hoặc giúp mình. Nếu có nghĩa này thì lúc Ta ngồi dưới cội cây tu Thánh đạo, tất cả hữu tình phải đoạn trừ phiền não. Ta đối với tất cả có đủ Đại Từ Bi, mà các hữu tình còn mê hoặc chưa nhanh chóng đoạn trừ, cho nên không có nghĩa người khác tu đạo để đoạn trừ nghi hoặc giúp mình. Như người khác uống thuốc không trừ được bệnh tật thay mình, cần phải tự mình uống thuốc thì bệnh của mìh mới lành. Vì vậy cho nên biết đạo có nghĩa bạt tế cần phải tự mình tu tập chứ không do người khác tu tập. Vì thế cho nên Đức Thế Tôn nói về pháp bạt tế, pháp bạt tế này chính là bốn Thánh đế, muốn khiến cho hữu tình dựa vào pháp này mà tu đạo, thấy được bốn Thánh đế mà đoạn trừ nghi hoặc của chính mình.

Hỏi: Nói bạt tế ấy là nghĩa gì vậy?

Đáp: Từ nơi hiển nạn dẫn dắt các hữu tình đưa vào chỗ bằng phẳng, cho nên gọi là bạt đế. Nơi hiểm nạn, nghĩa là tánh dị sinh như hang sâu-hố thẳm và vách núi cheo leo…, là những nơi đáng sợ. Chỗ bằng phẳng, nghĩa là tánh các Thánh như đường đi của Đại Vương. Nhờ Đức Phật giảng giải rõ ràng về pháp của bốn Thánh Đế, từ nơi hết sức nguy hiểm của tánh dị sinh, dẫn dắt các hữu thâu nhiếp hoặc đưa vào chỗ hết sức bằng phẳng của tánh các Thánh nghĩa là khiến cho tiến vào đạo và đạt được đạo quả, cho nên gọi là bạt tế.

Lại nữa, từ nơi bình đẳng dẫn dắt tiến vào Chánh tánh, cho nên gọi là bạt tế. Nơi bình đẳng ấy gọi là Thế đệ nhất pháp. Chánh tánh ấy nghĩa là Khổ pháp trí nhẫn. Nhờ Đức Phật giảng giải rõ ràng về pháp của bốn Thánh đế, dẫn dắt các hữu tình từ Thế đệ nhất pháp tiến vào Khổ pháp trí nhẫn, cho nên gọi là bạt tế.

Lại nữa, từ nơi rất đau khổ dẫn dắt các hữu tình đưa vào nơi rất vui sướng, cho nên gọi là bạt tế. Nơi rất đau khổ, đó là sinh tử. Nơi rất vui sướng, đó là Niết-bàn. Nhờ Đức Phật giảng giải rõ ràng về pháp của bốn Thánh đế, dẫn dắt các hữu tình khiến cho ra khởi sinh tử đạt được Đại Niết-bàn, cho nên gọi là bạt tế.

Hỏi: Vì sao bốn Đế gọi là pháp bạt tế chứ không phải là Giới-XứUẩn?

Đáp: Quán về bốn Thánh đế tiến vào đạo-đạt được quả-lìa xa nhiễm-hết phiền não, quán về Giới-Xứ-Uẩn thì không như vậy. Lại nữa, quán về bốn Thánh đế khiến cho hữu tình được giáo hóa gần tiến vào Thánh đạo-gần chứng được Pháp thân; quán về Giới-Xứ-uẩn là gia hạnh xa, nghĩa là người tu hành trong gia hạnh xa, phần vị bắt đầu sự nghiệp tu tập thì quán mười tám Giới, phần vị tu tập đã xuyên suốt thì quán mười hai Xứ, phần vị vượt lên trên tác ý thì quán năm Uẩn. Trong gia hạnh gần như Noản-Đảnh-Nhẫn, mới quán về bốn Đế có năng lực tiến vào Thánh đạo-chứng quả Pháp thân, cho nên chỉ riêng bốn Đế gọi là pháp bạt tế.

Hỏi: Nói Thánh đế ấy là nghĩa gì vậy, vì là thiện cho nên gọi là Thánh đế, vì vô lậu cho nên gọi là Thánh đế, hay vì Thánh giả thành tựu cho nên gọi là Thánh đế? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả ba đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu là thiện cho nên gọi là Thánh đế, thì hai đế sau trong bốn Đế có thể gọi là Thánh đế vì chỉ là thiện, hai Đế trước đã gồm chung ba loại thì làm sao cũng gọi là Thánh đế?

Nếu vì vô lậu cho nên gọi là Thánh đế, thì hai Đế sau trong bốn Đế có thể gọi là Thánh đế, bởi vì là vô lậu; hai Đế trước đã là hữu lậu thì làm sao gọi là Thánh đế? Nếu vì Thánh giả thành tựu cho nên gọi là Thánh đế, thì không phải là Thánh giả cũng thành tựu, tại sao chỉ có một tên gọi Thánh đế? Như nói Ai thành tựu khổ-Tập đế? Đó là tất cả hữu tình. Ai thành tựu Diệt đế? Đó là người không có đủ phiền não”.

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Thánh giả thành tựu cho nên gọi là Thánh đế.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt hai vấn nạn trước, vấn nạn thứ ba thông hiểu thế nào?

Đáp: Thánh thành tựu đầy đủ bốn Đế cho nên gọi là Thánh đế, dị sinh không phải như vậy.

Hỏi: Cũng có Thánh giả không thành tựu đầy đủ bốn Đế, như người có đủ phiền não, bởi vì tâm bắt đầu kiến đạo thì lúc bấy giờ Diệt đế vẫn chưa thành tựu?

Đáp: Thời gian ít cho nên không phải là như dị sinh, nghĩa là người có đủ phiền não lúc tâm bắt đầu kiến đạo tuy chưa thành tựu đủ bốn, nhưng từ đây về sau nhất định thành tựu đầy đủ bốn loại; dị sinh luôn luôn không thành tựu đầy đủ bốn loại, cho nên chỉ có khổ… gọi là Thánh đế. Lại nữa, trong phẩm Thánh giả có thành tựu đầy đủ bốn loại cho nên gọi là Thánh đế, trong phẩm dị sinh không có thành tựu bốn loại cho nên không phải là Thánh đế. Lại nữa, nếu Thánh pháp phú hợp-phù hợp nối tiếp nhau thì có được tên gọi Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế. Lại nữa, nếu đã đạt được giới yêu quý của bậc Thánh thì gọi là Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế. Lại nữa, nếu đã đạt được Thánh tuệ thì gọi là Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế. Lại nữa, nếu đã đạt được Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xa-na của bậc Thánh thì gọi là Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế. Lại nữa, nếu đã đạt được tài sản của bậc Thánh thì gọi là Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế. Lại nữa, nếu đã tiến vào thai tạng của bậc Thánh thì gọi là Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế. Lại nữa, nếu đã đạt được Giác chi-Đạo chi của bậc Thánh thì gọi là Thánh giả, lúc ấy đã có Đế cho nên gọi là Thánh đế.

Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô nói rằng: “Thời Đức Phật tại thế, dị sinh và Thánh giả cùng nổi lên tranh luận. Các dị sinh nói các hành là Thường-lạc-Tịnh và có Ngã, các Thánh giả nói các hành là Vô thườngkhổ-không-vô ngã; các dị sinh nói điều mình nói là Đế, Thánh giả lại nói điều mình nói là Đế. Vì chấm dứt tranh cãi, cho nên cùng nhau đi đến nơi Đức Phật, thỉnh cầu Đức Phật quyết định vấn đề. Đức Phật nói như vậy: “Lời bậc Thánh là Đế, lời người khác không phải là Đế. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì bậc Thánh đối với Khổ… đang hiểu biết nhìn nhận rõ ràng mà nói là Đế, dị sinh không phải như vậy”. Vì vậy, bốn Đế chỉ thuộc về Thánh giả chứ không phải là các dị sinh, cho nên gọi là Thánh đế”. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Bốn Đế như vậy chỉ có Thánh tuệ của các Thánh giả mới có thể thông đạt, cho nên gọi là Thánh đế”

Hỏi: Khổ Thánh đế thế nào?

Đáp: Như trong kinh nói: “Sinh khổ-lão khổ-bịnh khổ-tử khổ-oán tắng hội khổ-ái biệt ly khổ-cầu bất đắc khổ, nói tóm lại tất cả năm Thủ uẩn là khổ, đó gọi là khổ Thánh đế”.

Nên biết trong này hợp với tướng sinh cho nên gọi là sinh khổ, hợp với tướng trú-dị cho nên gọi là lão khổ, hợp với tướng bức não cho nên gọi là bệnh khổ, hợp với tướng diệt cho nên gọi là tử khổ, hợp với tướng oán ghét gặp nhau cho nên gọi là oán tắng hội khổ, hợp với tướng yêu thương chia lìa nhau cho nên gọi là ái biệt ly khổ, hợp với tướng không tự tại-không thuận theo những mong muốn chon nên gọi là cầu bất đắc khổ. Các khổ như vậy đều là Thủ uẩn hữu lậu thâu nhiếp, cho nên gọi là nói tóm lại tất cả năm Thủ uẩn là Khổ.

Lại nữa, sinh là ruộng tốt của khổ, là nơi đặt chân của tất cả cac khổ, cho nên gọi là sinh khổ; lão luôn luôn làm suy sụp thay đổi tuổi trẻ đáng yêu, cho nên gọi là lão khổ; bệnh luôn luôn làm tổn hại sự yên lành đáng yêu, cho nên gọi là bệnh khổ; tử luôn luôn đoạn mất thọ mạng đáng yêu, cho nên gọi là tử khổ; lúc cảnh không đáng yêu hợp lại cùng với thân,dẫn dắt sinh ra những đau khổ, cho nên gọi là oán tắng hội khổ; lúc các cảnh đáng yêu rời xa khỏi thân, dẫn đến sinh ra những đau khổ, cho nên gọi là ái biệt ly khổ, cầu mong sự việc như ý lúc không được kết quả mong muốn, dẫn đến sinh ra những đau khổ, cho nên gọi là cầu bất đắc khổ. Các khổ như vậy đều là Thủ uẩn hữu lậu thâu nhiếp, cho nên gọi là nói tóm lại tất cả năm Thủ uẩn là khổ.

Hỏi: Năm Thủ uẩn khổ thì lượng ấy rộng lớn, tại sao gọi là tóm lược?

Đáp: Khổ tuy rộng lớn mà tóm lược để nói cho nên gọi là tóm lược, nghĩa là năm Thủ uẩn rất nhiều tai họa khổ đau không thể nói rộng ra hết, muốn khiến cho hữu tình được giáo hóa dù sao cũng phải sinh ra chán ngán lìa bỏ, cho nên nói tóm lược về điều đó. Ví như có người rất nhiều những lỗi lầm xấu xa không thẻ nói rộng ra hết, có hỏi về lỗi lầm ấy thì chỉ có thể trả lời tổng quát là người vô cùng xấu xa, lời nói tuy là tóm lược mà lỗi lầm rất nhiều. Ở đây cũng như vậy, cho nên gọi là nói tóm lại năm Thủ uẩn là khổ.

Hỏi: Ở trong các Uẩn là có vui hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu trong các Uẩn cũng có vui, thì tại sao gọi là Khổ đế mà không gọi là Lạc đế? Nếu trong các Uẩn hoàn toàn không có vui, thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Đại Danh nên biết! Nếu Sắc luôn luôn có khổ-không có vui, không phải là do vui mà tùy theo không sinh ra vui thích, xa lìa vui thì hữu tình không nên vì vui mà đối với Sắc khởi lên ham lam-khởi lên say đắm. Bởi vì trong các Sắc có khổ-có vui, cũng do vui mà tùy theo cũng sinh ra vui thích, không rời xa vui cho nên hữu tình vì vui mà ở trong các Sắc dấy khởi tham lam-dấy khởi say đắm. Cho đến đối với Thức nói rộng ra cũng như vậy”. Lại nói: “Ba Thọ đều nhất định, kiến lập không tạo loạn lẫn nhau, đó là Lạc thọ-khổ thọ và không khổ không lạc thọ”. Lại trong kinh nói: “Đạo dựa vào tư lương, Niết-bàn dựa vào đạo, vì vui với đạo cho nên đạt được niềm vui Niếtbàn”. Đạo đã là vui thì tại sao trong uẩn có thể nói là không có vui?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này. Ở trong các uẩn cũng có một ít vui, bởi vì trong các Uẩn khổ nhiều-vui ít, ít thuận theo nhiều cho nên chỉ gọi là Khổ uẩn. Như trong bình thuốc độc bỏ vào một giọt mật, ít thuận theo nhiều cho nên chỉ gọi là bình thuốc độc. Các Uẩn cũng như vậy, vui ít-khổ nhiều cho nên chỉ gọi là Khổ đế. Có người đưa ra cách nói này: Ở trong các uẩn hoàn toàn không có vui, cho nên chỉ gọi là Khổ đế.

Hỏi: Nếu như vậy thì Kinh nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Đối với nhau mà thiết lập tên gọi, tạm thời nói là có vui, nghĩa là lúc nhận chịu nỗi khổ cao nhất thì đối với nỗi khổ trung bình khởi lên tưởng là vui, lúc nhận chịu nỗi khổ trung bình thì đối với nỗi khổ thấp nhất khởi lên tưởng là vui; lúc nhận chịu nỗi khổ địa ngục thì đối với nỗi khổ bàng sinh khởi lên tưởng là vui, lúc nhận chịu nỗi khổ bàng sinh thì đối với nỗi khổ cõi quỷ khởi lên tưởng là vui, lúc nhận chịu nỗi khổ bàng sinh thì đối với nỗi khổ cõi quỷ khởi lên tưởng là vui, lúc nhận chịu nỗi khổ cõi quỷ thì đối với nỗi khổ loài người khởi lên tưởng là vui, lúc nhận chịu nổi khổ loài người thì đối với nỗi khổ loài trung hữuời khởi lên tưởng là vui; lúc nhận chịu nỗi khổ hữu lậu thì đối với đạo vô lậu cũng sinh ra tưởng là vui, cho nên nói là có vui. Lại có người nói: Nếu dựa vào thế gian thi thiết, thì ở trong các Uẩn cũng nói là có vui, nghĩa là ở tại thế gian lúc đói được ăn-lúc khát được uống, lúc lạnh được ấm-lúc nóng được mát, lúc đi đường mệt thùy miên hỏi gặp được ngựa xe…, đều nói là có được niềm vui. Nếu dựa theo Hiền Thánh thi thiết, thì ở trong các uẩn nên nói là không có gì sai, nghĩa là các Thánh già từ ngục vô gián cho đến cõi Hữu Đảnh, các Uẩn-Xứ-Giới đều quán xét bình đẳng nhìn thấy như hòn sắt nóng.

Lời bình: Nên biết đúng này, các nói đầu là hợp lý, bởi vì khổ nhiều vui ít cho nên chỉ gọi là Khổ đế.

Hỏi: Khổ-tập Thánh đế thế nào?

Đáp: Như rong kinh nói: “Các ái vốn có và ái của thân đời sau, hỷ đi cùng với ái, tất cả ái ấy thường xuyên hiện hành đó gọi là Khổ-tập Thánh đế”.

Hỏi: Các pháp hữu lậu có thể làm nhân, nghĩa đều là Tập đế, tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói Tập đế là ái chứ không phải là pháp khác?

Đáp: Ở trong Tập Thánh Đế thi thiết ái có thế dụng tăng mạnh chứ không phải là pháp hữu lậu khác, cho nên chỉ nói ái là tập chứ không phải là pháp khác. Nhưng pháp hữu lậu đều là Tập đế, như trong Hành uẩn thi thiết Tư là mạnh nhất, cho nên nói về Tư chứ không phải là pháp khác, mà thật ra hành tương ưng và bất tương ưng đều là Hành uẩn, vì vậy chỉ nói ái là tập đế. Lại nữa, ái là gốc của nhân các khổ trong ba đời, con đường do đầu mối có thể làm Sinh-Duyên, Tập khởi mạnh hơn cho nên chỉ nói là Tập đế. Lại nữa, ái có thể thường xuyên dẫn đến quả khổ của Tập, vì mạnh hơn cho nên chỉ nói về ái. Như có tụng nói:

“Như gốc cây chưa loại bỏ hết, chặt rồi chặt nữa vẫn mọc lên,

Chưa đoạn sạch tùy miên của ái, thường xuyên cảm đến mọi khổ đau”.

Lại nữa, ái đối với hữu tình có thể đốt cháy-có thể tươi mát, cho nên chỉ nói đến ái. Lúc là nhân thì có thể tưới mát, lúc là quả thì có thể đốt cháy, như giọt dầu nóng bỏng rơi vào thân mình thì có thể cháy bỏng-có thể bôi trơn, ái đối với hữu tình cũng lại như vậy. Lại nữa, vì ái có thể dấy khởi như quỷ khởi Thi có thể dẫn đến nghiệp sinh, cho nên chỉ nói đến ái. Như nơi có nước có loài quỷ Khởi Thi có thể đựng xác chết dậy, trong thân ái có lúc gây ra nghiệp sinh có thể dẫn đến sinh tử.

Lại nữa, vì ái có thể thâu nhiếp hữu tình-vô tình và các sự trong ngoài, cho nên chỉ nói đến ái. thâu nhiếp hữu tình, là do thế lực của ái mà thâu nhiếp tiếp nhận vợ con-nô tỳ-tôi tớ, voi ngựa trâu dê la lừa… thâu nhiếp vô tình, là do thế lực của ái mà thâu nhiếp tiếp nhận cung điện-nhà cửa-châu báu-tiền của và thóc lúa đậu mè…

Lại nữa, ái có thể nuôi lớn thân nam-thân nữ, cho nên chỉ nói đến ái. Nghĩa là các hữu tình do thế lực của ái mà có thể đích thực cung cấp phụng dưỡng cha mẹ-thầy dạy, và có thể nuôi dạy vợ con-tôi tớ-bạn bèquyến thuộc; cho đến cầm thú do thế lực của ái mà từ trong một hang đá giết hại loài khác, mang đến hang đá khác nuôi sống con của mình.

Lại nữa, vì thế lực của ái mà mong muốn có được tự Thể của nẽo sinh trong vị lai, do mong muốn có được cho nên liền khởi lên hy vọng, do hy vọng cho nên lập tức tìm cầu, do tìm cầu cho nên có được Thể của nẽo sinh, vì vậy chỉ nói đến ái.

Lại nữa, ái có thể tưới nhuần các quả báo của sinh tử khiến cho không khô héo, vì vậy chỉ nói đến ái. Như nước luôn luôn tưới nhuần cây cối-cỏ thuốc khiến cho không khô héo.

Lại nữa, ái có thể tưới tám Thức sinh ra mầm của thân đời sau, nghĩa là do thế lực của ái mà được tiến vào thai mẹ tưới nhuần tinh huyết để cho trú nơi thai tạng, vì vậy chỉ nói đến ái.

Lại nữa, nếu có sở y-sở duyên-hành tướng có thể khởi ái thì ngay nơi sở y-sở duyên-hành tương 1này khởi lên phiền não khác; giống như nơi cá chúa đã đi qua và dừng lại thì cá nhỏ đều thuận theo. Ở đây cũng như vậy, vì vậy nói ái gọi là chúa phiền não, cho nên nói đến ái.

Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau có tham ái, thì các phiền não khác đều tập hợp trong đó; như áo thấm ướt thì bụi bẩn dễ bám vào, vì vậy chỉ nói ái là Tập đế. Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau có nước của tham ái, thì các phiền não khác thảy đều thích dừng lại; như nơi có nước thì cá tôm ếch nhái… thảy đều ưa thích cư trú, vì vậy chỉ nói đến ái.

Lại nữa, ái như ngọn lửa rừng rực có thể đốt cháy tất cả, lại như nước mặn uống không có lúc nào thỏa mãn, vì vậy chỉ nói đến ái. Như ném các loại đồ vật vào trong ngọn lửa rừng rực, tất cả đều cháy hết không có lúc nào đầy đủ. Lại như người khát mà uống nước mặn, hễ uống vào liền khát không có lúc nào thỏa mãn. Như vậy thân chưa lìa ái thì tham đắm cảnh giới không có lúc nào thỏa mãn.

Lại nữa, Ái có thể hòa hợp hữu tình sai khác làm cho không sai khác, vì vậy chỉ nói đến ái; như nước hòa hợp các loại đất cát sai khác làm cho không rời khỏi nhau.

Lại nữa, ái làm cho pháp thiện của hữu tình sinh ra sần sùi không có gì có thể chịu nổi, ái tưới nhuần hữu tình làm cho có vướng mắc ràng buộc không có thể rời ra, cho nên chỉ nói đến ái. Nghĩa là các hữu tình do thế lực của ái mà pháp thiện đã tu sinh sần sùi không có năng lực gì nữa, lại tưới nhuần hữu tình làm cho chấp trước vào nơi sinh tử không thể nào vượt lên cao, như ruồi-ong… đậu vào bơ mật, chân và cánh dính chặt trên da ướt, không thể nào bay lên được.

Lại nữa, ái đối với phần vị nhân-phần vị quả của hữu tình, đã tạo tác có sai khác, cho nên chỉ nói đến ái. Nghĩa là đã khởi ái đối với các hữu tình, lúc nhân thì tùy thuận như bạn thân tốt lành, lúc quả thì làm hại như kẻ thù độc ác. Như những người buôn đi vào biển thu nhập vật quý, đến một vùng đảo gặp La-sát-tư, trước thì hiện bày vẻ mặt thân thiện nói ra những lời dịu dàng, dùng lễ vật cung cấp hầu hạ xin lấy làm chồng, sau đó biết đích thực tin tưởng mới tìm cách dụ dỗ, dẫn vào giam trong khu thành bằng sắt để uống máu ăn thịt, dần dần đến chết chỉ còn sót lại bộ xương. La-sát-tư ái cũng lại như vậy, trước thì khiến cho hữu tình chơi đùa tạo ác, sau đó làm cho rơi vào nẽo ác nhân chịu các loại đau khổ dữ dội.

Lại nữa, ái là nhân dấy khởi, cho nên chỉ nói đến ài. Như trong kinh nói: “Nghiệp là nhân phát sinh, ái là nhân dấy khởi sinh tử luân hồi”.

Lại nữa, ái khó đoạn dứt-khó lìa bỏ, cho nên chỉ nói đến ái. Như người bỗng nhiên gặp hai La-sát-tư, một làm hình dáng người mẹ khó có thể rời xa, một làm hình dáng kẻ thù dễ dàng rời xa được. Như vậy, hữu tình chưa lìa nhiễm dục, có hai phiền não thường xuyên hiện hành, một là tham dục khó có thể đoạn dứt rời xa, hai là sân nhuế dễ dàng có thể đoạn dứt rời xa.

Lại nữa, ái thường xuyên hiện hành vi tế khó nhận ra, cho nên chỉ nói đến ái. Như thợ khéo gọt giũa đã dùng đồ vật sắc bén, tất cả giọt giũa hết mà vi tế khó biết.

Lại nữa, ái đối với chi Hữu dần dần thiết lập ba loại, cho nên chỉ nói đến ái. Đó là lúc bắt đầu dấy khởi thì nói tên gọi là ái, tiếp đến phần vị mở rộng thêm thì nói tên gọi là thủ, sau khi chết nhận lậy quả thì nói tên gọi là vô minh.

Lại nữa, có mười pháp nhiễm mà ái là đứng đầu, vì vậy chỉ nói đến ái. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Vì ái mà mong cầu, vì mong cầu mà có được, vì có được mà dành dụm, vì dành dụm mà tham lam, vì tham lam mà say dám, vì say đắm mà keo kiệt, vì keo kiệt mà tiếp nhận, vì tiếp nhận mà canh giữ, vì canh giữ mà cầm nắm dao gậy, đấm đá-lừa dối-nịnh bợ-khinh miệt, sinh khởi vô lượng các pháp bất thiện xấu xa”.

Lại nữa, ở trong tám Đẳng chí nhiễm ô, thế lực của ái tăng mạnh, cho nên chỉ nói đến ái. Như nói: “Vị tương ưng Tĩnh lự thứ nhất, là Vị lúc đang Định, hay là Vị đã xuất Định? Nên nói là Vị xuất Định, không phải là Vị lúc đang Định. Cho đến Vị tương ưng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nói rộng ra cũng như vậy”.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái trói buộc các dị sinh như dây thừng trói chặt chim, cho nên chỉ nói đến ái.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái như lưới giăng-như lồng mấy trói chặt khó tránh được, cho nên chỉ nói đến ái.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái sâu nặng khó vượt qua, giống như biển rộng, cho nên chỉ nói đến ái.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái xa xăm như dòng sông khó có thể tức khắc dừng lịa được, cho nên chỉ nói đến ái. Như trong kinh nói: “Nói dòng sông dài là dụ cho ba loại ái, đó là ái cõi Dục-ái cõi sắc-ái cõi vô Sắc”.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái khó đoạn-khó phá-khó có thể vượt qua, cho nên chỉ nói đến ái.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái có nhièu những lỗi lầm tai họa hừng hực và bềnh chắc, cho nên chỉ nói đến ái.

Lại nữa, Đức Phật nói tham ái có năng lực làm cho cõi sai khácđịa sai khác-bộ sai khác, và có năng lực sinh trưởng tất cả phiền não, cho nên chỉ nói đến ái.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên trong pháp hữu lậu chỉ có ái là một loại mà Đức Thế Tôn cố ý nói là Tập Thánh đế, nhưng Tập Thánh đế không phải là chỉ có ái thâu nhiếp.

Hỏi: Khổ-Diệt Thánh đế thế nào?

Đáp: Như trong kinh nói: “Tức là các ái vốn có và ái của thân đời sau, hỷ đi cùng với ái, tất cả hỷ ái đó đoạn trừ-loại bỏ hết, không còn sót lại gì, hoàn toàn vắng lặng, đó gọi là khổ-Diệt Thánh đế”.

Hỏi: Đã nói các ái đoạn trừ không còn sót lại gì… gọi là Diệt Thánh đế, thì Tập cũng diệt tại sao chỉ nói là Khổ-Diệt Thánh đế?

Đáp: Ở đây cũng nên nói là Tập-Diệt Thánh đế, nhưng mà không nói đến là có cách nói khác. Lại nữa, đã nói Khổ-Diệt thì nên biết chính là nói đến Tập đế cũng diệt, bởi vì Khổ và Tập là một vật. Lại nữa, nếu nói Khổ-Diệt thì nên biết là đã nói đến Tập đế cũng diệt, bởi vì cần phải diệt nhân của nó thì quả mới diệt. Lại nữa, vì hữu tình được giáo hóa vui mừng với diệt cho nên chỉ nói Khổ diệt. Nghĩa là hữu tình được giáo hóa, tâm chán ngán đối với khổ mạnh hơn chán ngán đối với Tập, bởi vì từ vô thỉ đến nay bị khổ bức bách, nay nghe Đức Phật nói đến khổ-diệt Thánh đế thì sinh lòng hoan hỷ nói rằng: Những nỗi khổ tệ hại này diệt hết thật là vui sướng quá! Do tâm hoan hỷ này mà mau chóng cầu được chứng Diệt. Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Thế Tôn chỉ nói Khổ-Diệt-Thánh đế, mà không nói là Tập-Diệt Thánh đế.

Hỏi: Hướng về Khổ-Diệt-Đạo Thánh đế thế nào?

Đáp: Như trong kinh nói: “Tám chi Thánh đạo, đó là chánh kiến cho đến Chánh định, đó gọi là hướng về Khổ-Diệt-Đạo Thánh đế”.

Hỏi: Ở đây cũng nên nói là hướng về Tập-Diệt-Đạo, tại sao chỉ nói là hướng về Khổ-Diệt-Đạo?

Đáp: Ở đây cũng nên nói là hướng về Tập-Diệt-Đạo, nhưng mà không nói đến là có cách nói khác. Lại nữa, đã nói hướng về Khổ-DiệtĐạo thì nên biết là đã nói hướng về Tập-Diệt-Đạo, bởi vì Khổ và Tập không phải là vật khác biệt. lại nữa, nếu nói hướng về khổ-Diệt-Đạo thì nên biết là đã nói hướng về Tập-Diệt-Đạo, bởi vì phải diệt nhân rồi thì quả mới diệt. Lại nữa, vì hữu tình được giáo hóa vui mừng với DiệtĐạo cho nên nói như vậy, nghĩa là hữu tình được giáo hóa, trong lòng hết sức chán ngán đối với khổ, nghe nói đến đạo này có năng lực hướng về Khổ-Diệt, liền sinh lòng hoan hỷ vô cùng, từ đó mau chóng có thể tu đạo gia hạnh, cho nên chỉ nói là hướng về Khổ-Diệt-Đạo.

Lại nữa, muốn hiển bày Thánh đạo chỉ có năng lực ngăn chặn khổ làm cho vĩnh viễn không sinh tử, cho nên nói như vậy. Nghĩa là giả sử hỏi Đạo: Ông là có khả năng làm cho nhân không phải là nhân-quả không phải là quả phải không? Đạo trả lời: Không có thể, nhưng các nhân duyên luôn luôn sinh ra khổ, thì tôi có năng lực đối trị khiến cho không sinh ra khổ. Vì vậy, chỉ nói là hướng về Khổ-Diệt-Đạo.

Lại nữa, vì muốn ngăn chặn và loại bỏ phỉ báng đối với Đạo, cho nên chỉ nói là hướng về Khổ-Diệt-Đạo. Nghĩa là có trẻ thơ bảy-tám tuổi… chứng quả Vô học, cho đến tuổi thọ trăm năm mới hết, ở trong thời gian đó nhận chịu các loại khổ, như nhận chịu nỗi khổ của bốn trăm lẻ bốn căn bệnh… người thế gian thấy điều đó liền phỉ báng Đạo, nói là Thánh đạo này không có năng lực trừ hết khổ. Vì vậy Đức Thế Tôn đưa ra cách nói như vậy: Thánh đạo có năng lực diệt mọi nỗi khổ của thân đời sau.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Thế Tôn chỉ nói hướng về Khổ-Diệt-Đạo, mà không nói là hướng về Tập-Diệt-Đạo.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn trước tiên nói về khổ đế, cho đến cuối cùng thì nói đến Đạo đế?

Đáp: Bởi vì tùy thuận văn từ cho nên đưa ra cách nói này, nghĩa là đưa ra cách nói này: Văn từ tùy thuận. Lại nữa, nếu đưa ra cách nói này thì tùy thuận người nói-người tiếp nhận-người giữ gìn, chứ không phải là theo thứ tự nào khác.

Lại nữa, dựa vào lúc Hiện quán cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là pháp theo thứ tự tóm lược có ba loại:

  1. Theo thứ tự sinh khởi.
  2. Theo thứ tự dễ nói.
  3. Theo thứ tự Hiện quán.

Theo thứ tự sinh khởi, đó là bốn Niệm trú-bốn Tĩnh lự-bốn vô Sắc… các sư Du-già trước tiên khởi lên Thân niệm trú, cho nên nói trước; cho đến cuối cùng khởi lên Pháp niệm trú, cho nên nói sau. Tĩnh lự-Vô Sắc nói rộng ra cũng như vậy. Theo thứ tự sẽ nói, đó là bốn Chánh thắng-bốn Thần túc-năm Căn-năm Lực-bảy Giác chi-tám Đạo chi… tuy bốn Chánh thắng cùng lúc mà có, nhưng sẽ nói cho nên trước nói đoạn ác sau nói tu thiện; ở trong đoạn ác, trước nói đến đoạn ác đã sinh, sau nói đến ngăn chặn ác chưa sinh; ở trong tu thiện, trước nói đến phát khởi thiện chưa sinh, sau nói đến tăng thêm thiện đã sinh. Hoặc đưa ra cách nói này: Ngôn từ thuận tiện, bốn Thần túc… nói rộng ra cũng như vậy. Theo thứ tự Hiện quán, đó là bốn Thánh đế. Các sư Du-già ở phần vị Hiện quán, trước là Hiện quán về Khổ, cho nên Đức Phật nói trước; tiếp là Hiện quán về tập, cho nên Đức Phật nói tiếp theo; tiếp là Hiện quán về Diệt, cho nên Đức Phật nói tiếp theo; sau cùng Hiện quán về Đạo, cho nên Đức Phật nói sau cùng.

Hỏi: Nhờ vào luận mà phát sinh luận, tại sao lúc hành giả tiến vào Hiện quán, trước là Hiện quán về Khổ cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo?

Đáp: Bởi vì dựa vào thô-tế nghĩa là trong bốn Đế thì khổ đế là thô thiển nhất cho nên Hiện quán trước hết, dần dần cho đến Đạo đế là vi tế nhất cho nên Hiện quán sau cùng; như lúc học cách bắn, trước là nhắm bắn vật to dễ thấy, dần dần cho đến có thể nhắm bắn đầu sợi lông.

Lại nữa, vì mê muội mà ngu về Khổ có thể giữ lấy mê muội mà ngu về Tập, cho đến mê muội mà ngu về Diệt có thể giữ lấy mê muội mà ngu về Đạo. Nếu chưa loại trừ mê muội vì ngu về Khổ thì rốt cuộc không có thể loại trừ mê muội vì ngu về Tập, cho đến nếu chưa loại trừ mê muội vì ngu Diệt thì rốt cuộc không có thể loại trừ mê muội vì ngu về Đạo, cho nên trước Hiện quán về Khổ cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo.

Lại nữa, vì mê muội mà ngu về Khổ có thể dẫn đế mê muội mà ngu về Tập, cho đến mê muội mà ngu về Diệt có thể dẫn đến mê muội mà ngu về Đạo. Nếu chưa ngăn chặn mê muội vì ngu về Khổ thì chắc chắn không có thể ngăn chạn mê muội vì ngu về tập, cho đến nếu chưa ngăn chặn mê muội vì ngu về Diệt thì chắc chắn không có thể ngăn chặn mê muội vì ngu về Đạo, cho nên trước Hiện quán về Khổ cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo.

Lại nữa, vì quán Khổ đế có năng lực dẫn đến quán Tập đế, cho đến quán Diệt đế có năng lực dẫn đến quán Đạo đế. Nếu chưa khởi quán Khổ đế thì chắc chắn không có thể khởi quán Tập đế, cho đến nếu chưa khởi quán Diệt đế thì chắc chắn không có thể khởi quán Đạo đế, cho nên trước Hiện quán về Khổ cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo.

Lại nữa, vì quán Khổ đế là quán tập đế, bởi vì con đường ban đầu là do đầu mối có thể làm Sinh-Duyên-tập khởi, cho đến quán Diệt đế là quán Đạo đế, bởi vì con đường ban đầu là do đầu mối có thể làm Sinh-Duyên-tập khởi. Nếu chưa khởi quán Khổ đế thì chắc chắn không có thể khởi quán Tập đế, cho đến nếu chưa khởi quán Diệt đế thì chắc chắn không có thể khởi quán Đạo đế, cho nên trước Hiện quán về Khổ cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo.

Lại nữa, quán khổ đế là gia hanh-là cửa ngõ nương tựa-là nơi dừng chân của quán Tập đế, cho đến quán Diệt đế là gia hạnh-là cửa ngõ nương tựa-là nơi dừng chân của quán Đạo đế. Nếu chưa khởi quán khổ đế thì chắc chắn không có thể khởi quán Tập đế, cho đến chưa khởi quán Diệt đế thì chắc chắn không có thể khởi quán Đạo đế, cho nên trước Hiện quán về Khổ cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo.

Hiếp Tôn giả nói: “Hành giả tu quán biết năm Thủ uẩn như bệnh tật-như ung nhọt-như mũi tên…, rồi, tiếp theo cầu tìm nhân của nó mà biết là Tập đế, tiếp theo cầu tìm nơi không có thì biết là Diệt đế, sau cùng tìm cách đối trị thì biết là Đạo đế. Như thân người yếu đuối gặp phải những bệnh tật, bị khổ đau bức bách lièn dấy lên nghĩ rằng: Các bệnh tật này của mình do đâu mà sinh ra? Biết là do phong-nhiệt-đàm dãi. Lại dấy nghĩ thế này: làm sao có thể chữa lành? Biết là lúc trừ hết. Lại dấy lên nghĩ thế này: Làm sao có thể chữa lành? Biết là lúc trừ hết. Lại dấy lên nghĩ thế này: Nhờ vào đâu mà sẽ chữa lành? Biết là uống các loại thuốc. Bởi vì nhân duyên này cho nên trước Hiện quán về khổ, cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo. Lại nữa, hành giả tu quán biết năm Thủ uẩn có nhiều những sai lầm tai họa, tiếp đo cầu tìm nhân của nó, tiếp theo cầu tìm cách diệt trừ nó, sau cùng tìm cách đối trị. Như người có con chuyển môn đi trộm cướp dấy lên nghĩ như vậy: Con mình vì ai mà làm điều xấu xa này? Biết là vì bạn bè xấu xa. Lại dấy lên nghĩ như vậy: Điều xấu xa mà con đã làm lúc nào sẽ dừng lại? Biết là lúc điều phục tốt lành. Lại dấy lên nghĩ như vậy: Ai khiến cho con điều phục tốt lành? Biết là nhờ vào bạn bè tốt lành. Bởi vì nhân duyên này cho nên trước Hiện quán về khổ, cho đến cuối cùng Hiện quán về Đạo”.

Hỏi: Nhân trước-quả sau tùy thuận theo thứ tự, tại sao hành giả Hiện quán về Khổ trước-Hiện quán về tập sau?

Đáp: Bởi vì thuận theo thứ tự biết Khổ-đoạn tập.

Hỏi: Biết Khổ-đoạn Tập thuận theo thứ tự nào?

Đáp: Đây là thuận theo thứ tự chặt cây của thế gian. Nghĩa là người chặt cây thì trước phải chặt những cành nhánh, rồi sau đó mới đào bật gốc cây. Chặt cây sinh tử theo thứ tự cũng như vậy, trước phải biết Khổ thì giống như chặt những cành cây, sau mới đoạn Tập thì giống như đào bật gốc cây.

Hỏi: Trước là Đạo-sau là Diệt tùy thuận theo thứ tự, tại sao hành giả trước là Hiện quán và Diệt-sau là Hiện quán về Đạo?

Đáp: Bởi vì thuận theo thứ tự chứng Diệt-tu đạo.

Hỏi: Chứng Diệt-tu Đạo thuận theo thứ tự nào?

Đáp: Đây là thuận theo thứ tự thụ động hướng về-chủ động hướng về (sở thú-năng thú). Nếu trước là nói tu Đạo-sau mới nói chứng Diệt, thì không biết đạo này là đạo gì? Nếu trước nói chứng Diệt-sau nói về tu Đạo, thì biết rõ đạo này đạo hướng về diệt. Như có người hỏi người khác: hãy chỉ rõ đường đi giúp tôi! Người ra hỏi vặn lại: Ông hỏi đường nào? Người ấy trả lời rằng: Hỏi đường đến khu thành ấy. Người ta liền trả lời rằng: Đây là đường đến nơi đó. Trước nói về chứng Diệt-sau nói đến tu Đạo, nên biết cũng như vậy, bởi vì thuận theo thứ tự đưa ra Diệt nêu rõ Đạo. Lại nữa, các sư Du-già trước là dùng duyên đạo của ba Đế để đoạn trừ mê muội vì ngu ba Đế, sau là dùng duyên đọ của Đạo đế để đoạn trừ mê muội vì ngu Đạo đế, cho nên trước Hiện quán về Diệt-sau mới Hiện quán về Đạo. Ví như có người trước nhìn khuôn mặt người khác mà biết xấu-đẹp, sau muốn biết khuôn mặt của mình xấu-đẹp thế nào, cho nên lấy gương để soi mặt mình. Bởi vì nhân duyên này, cho nên trước Hiện quán về Diệt-sau Hiện quán về Đạo.

Hỏi: Lúc Hiện quán về Đế là quán tự tướng hay là quán cọng tướng? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu quán tự tướng thì tự tướng của các pháp sai biệt vô biên, sẽ không có người nào quán Đế được cứu cánh; mà tự tướng của địa sai biệt vô biên, quán chưa cùng tận thì đã mạng chung, huốn hồ lại có thể quán tự tướng của các pháp khác hay sao? Nếu quán cọng huống hồ lại có thể quán tự tướng của các pháp khác hay sao? Nếu quán cọng tướng thì tại sao bốn Đế không lập tức Hiện quán, lại ở lúc nào dùng trí như thật để quán tự tướng của Đế? Đối với tự tướng của Đế, nếu không có thế quán sát thì tại sao gọi là Hiện quán về Đế?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Quán sát đối với cọng tướng.

Hỏi: tại sao bốn Đế không lập tức Hiện quán?

Đáp: Lúc Hiện quán về Đế, tuy quán cọng tướng mà không Hiện quán tất cả cọng tướng, nghĩa là chỉ Hiện quán phần phần ít của cọng tướng, nhưng tự tướng-cọng tướng sai biệt vô biên, và đại chủng Địa cũng gọi là tự tướng, cũng gọi là cọng tướng. Gọi là tự tướng, nghĩa là đối với ba đại chúng. Gọi là cọng tướng, nghĩa là tất cả Địa giới đều có tướng cứng. Đại chủng tạo sắc hợp lại thành Sắc uẩn. Như vậy Sắc uẩn cũng gọi là tự tướng cứng. Đại chủng tạo sắc hợp lại thành sắc uẩn. Như vậy Sắc uẩn cũng gọi là tự tướng, cũng gọi là cọng tướng. Gọi là tự tướng hì đối với bốn Uẩn khác. Gọi là cọng tướng thì các Sắc đều có tướng thay đổi và ngăn ngại. Chính là năm Thủ uẩn hợp lại thành khổ đế. Như vậy Khổ đế cũng gọi là tự tướng, cũng gọi là cọng tướng. Gọi là tự tướng thì đối với ba Đế khác. Gọi là cọng tướng thì các Uẩn đều có tướng bức bách. Tư duy như vậy cùng chung tướng bức bách, tức là tư duy về tướng khổ và tướng Vô thường-không-Vô ngã, cũng đã gọi là Hiện quán về Khổ đế. Như vậy, Hiện quán nếu đối với các Đế thì gọi là quán tự tướng, nếu đối với các Uản thì gọi là quán cọng tướng. Bởi vì đối với các Uẩn thì gọi là quán cọng tướng, cho nên lúc Hiện quán gọi là quán cọng tướng. Bởi vì đối với các Đế thì gọi là quán tự tướng, cho nên đối với bốn Đế không lập tức Hiện quán.

Lại nữa, một Đế không phải là bốn, bốn Đế không phải là một, cho nên đối với bốn đế không lập tức Hiện quán. Lại nữa, một hành tướng không phải là bốn, bốn hành tướng không phải là một, cho nên đối với bốn Đế không lập tức hiện quán. Lại nữa, tướng hữu lậu-vô lậu đều sai biệt, cho nên đối với bốn Đế không lập tức Hiện quán. Lại nữa, tướng hữu vi-vô vi đều sai biệt, cho nên đối với bốn Đế không lập tức hiện quán. Lại nữa, nhân-quả sở chứng-năng chứng đều sai khác, cho nên đối với bốn Đế không lập tức Hiện quán. Lại nữa, bởi vì bốn Thánh đế, hoặc là tướng có khác, hoặc tánh tướng khác nhau, cho nên không có nghĩa lập tức Hiện quán cùng một lúc. Lại nữa, căn năng giác-sở giác và nghĩa của căn, hành tướng sở duyên-cảnh và tướng có cảnh đều có sai khác, cho nên đối với bốn Đế không lập tức Hiện quán. Lại nữa, đối với mỗi một Đế hãy còn không lập tức quán sát, huống là có bốn Đế lập tức quán sát cùng một lúc hay sao? Nghĩa là phần vị Hiện quán, trước hết quán riêng biệt về Khổ của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về Khổ của cõi sắc-vô Sắc; trước hết quán riêng biệt về Tập của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về Tập của cõi sắc-Vô Sắc; trước hết quán riêng biệt về Diệt của Cõi Dục, sau đó quán kết hợp về Diệt của cõi sắc-vô Sắc; trước hết quán riêng biệt về Đạo của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về Đạo của cõi sắc-vô Sắc. Vì vậy, không có nghĩa lập tức quán sát bốn Thánh đế.

Hỏi: Nhờ vào luận mà phát sinh luận, tại sao hành giả trước hết quán riêng biệt về Khổ của cõi Dục, sau đó quán kết hợp về Khổ của cõi sắc-Vô Sắc?

Đáp: Dựa vào tướng thô-tế mà dấy khởi Hiện quán, Khổ của cõi Dục thô thiển cho nên Hiện quán trước, Khổ của cõi sắc-Vô Sắc vi tế cho nên Hiện quán sau.

Hỏi: Nếu như vậy thì khổ của cõi sắc thô thiển phải hiện quán trước, khổ của cõi Vô Sắc vi tế nên Hiện quán sau, tại sao trong một lúc mà quán về Khổ của hai cõi?

Đáp: Bởi vì cùng là địa của Định, thâu nhiếp cho nên hợp lại Hiện quán, nghĩa là Khổ của cõi Dục không phải là địa của Định thâu nhiếp cho nên trước phải quán riêng biệt, Khổ của cõi Sắc-vô Sắc cùng là địa của Định thâu nhiếp cho nên sau mới quán kết hợp.

Lại nữa, Khổ của cõi Dục cùng với thân đều hiện hành chấp thọ, cho nên trước phải quán riêng biệt; Khổ của cõi sắc-vô Sắc không cùng với thân, đều không phải là hiện hành chấp thọ, cho nên sau mới quán kết hợp.

Lại nữa, khổ của cõi Dục đang là căn bệnh bức bách, như mang gánh nặng cho nên trước phải quán riêng biệt; Khổ của cõi sắc-vô Sắc, không phải là căn bệnh đang bức bách như mang gánh nặng, cho nên sau mới quán kết hợp.

Lại nữa, Khổ cũa cõi Dục đang não hại hành giả, như oán địch hiện rõ, cho nên trước phải quán riêng biệt; Khổ của cõi sắc-vô Sắc, không phải là đang não hại hành giả như oán địch hiện rõ, cho nên sau mới quán kết hợp.

Lại nữa, Khổ của cõi Dục là gần, cho nên trước phải quán riêng biệt; khổ của cõi sắc-Vô Sắc là xa, cho nên sau mới quán kết hợp.

Như gần-xa, như vậy bức bách gần bên cạnh-không phải là bức bách gần bên cạnh, hòa hợp-không phải là hòa hợp, chúng đồng phần của thân này-chúng đồng phần của thân khác, nên biết cũng như thế.

Lại nữa, Khổ của cõi Dục hiện thấy, cho nên trước phải quán riêng biệt; Khổ của cõi sắc-vô Sắc không hiện thấy, cho nên sau mới quán kết hợp.

Hỏi: Tiến vào phần vị Hiện quán, đối với Khổ của cõi Sắc-vô Sắc, nếu không hiện thấy thì tại sao là Hiện quán?

Đáp: Hiện thấy có hai loại:

  1. Hiện thấy chấp thọ.
  2. Hiện thấy lìa nhiễm.

Tiến vào phần vị Hiện quán, đối với khổ của cõi Dục có đủ hai loại hiện thấy, cho nên gọi là Hiện quán; đối với Khổ của cõi Sắc-vô Sắc chỉ có hiện thấy lìa nhiễm, cho nên gọi là Hiện quán. Như người buôn bán có hai gánh hàng hóa:

  1. Tự mình gánh.
  2. Thuê người khác gánh.

Hàng hóa tự mình gánh có đủ hai loại hiện thấy:

  1. Hiện thấy mà biết nặng.
  2. Hiện thấy mà biết hàng hóa.

Thuê người khác gánh thì chỉ có một loại hiện thấy, đó là hiện thấy mà biết hàng hóa.

Lại nữa, Khổ của cõi Dục có ba loại là thiện-bất thiện-vô ký, cho nên trước phải quán riêng biệt; Khổ của cõi sắc-vô Sắc chỉ có hai loại là thiện-vô ký, cho nên sau mới quán kết hợp.

Lại nữa, hành giả thành tựu tánh dị sinh của cõi Dục, cho nên trước phải quán riêng biệt về Khổ của cõi Dục; không thành tựu tánh dị sinh của cõi sắc-vô Sắc, cho nên sau mới quán kết hợp về khổ của cõi sắc-vô Sắc. Nghĩa là pháp cần phải như vậy, nếu thành tựu tánh dị sinh của cõi này, thì trước tiên quán về Khổ của cõi này.

Lại nữa, đối với Khổ của cõi Dục, trước đã dấy khởi phỉ báng, cho nên trước phải Hiện quán riêng biệt mà phát sinh niềm tin; đối với Khổ của cõi sắc-vô Sắc sau mới dấy khởi phỉ báng, cho nên sau đó Hiện quán kết hợp mà phát sinh niềm tin.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên trước là quán riêng

biệt về khổ của cõi Dục, sau mới quán kết hợp về Khổ của cõi sắc-Vô Sắc. Hiện quán về ba Đế dựa theo đây nên biết!

Hỏi: nếu dùng cọng tướng để Hiện quán về Đế, thì lại ở lúc nào dùng trí như thật để quán tự tướng của Đế? Đối với tự tướng của Đế, nếu không có thể quán sát thì tại sao là Hiện quán về Đế?

Đáp: Không phài là trí như thật đố với các tự tướng, dùng tự tướng để quán thì gọi là Hiện quán về Đế, mà trí như thật đối với các tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: tự tướng, dùng cọng tướng để quán thì gọi là Hiện quán về Đế.

Lại nữa, không biết gì đối với tự tướng-cọng tướng của Đế, lúc hiện quán về Đế thì tất cả lập tức đoạn hết, tuy quán cọng tướng mà cũng có thể gọi là như thật Hiện quán về tự tướng của các Đế. Lại nữa, Khổ-Vô thường,,, gọi là tự tướng của Đế, pháp này đối với các Uẩn thì gọi là cọng tướng, cho nên đối với các Đế lúc quán về Khổ…, thì gọi là Hiện quán về tự tướng-cọng tướng. Tự tướng của các Uẩn sai biệt vô bên, quán sát về tự tướng ấy thì không có thể đoạn các phiền não, cho nên phần vị Hiện quán không quán sát riêng biệt về tự tướng.

Hỏi: Lúc tiến vào Hiện quán thì đã quán tổng quát về Uẩn, tại sao không quán tổng quát đối với Đế?

Đáp: Lúc tiến vào Hiện quán thì quán về lý của bốn Đế, đoạn trừ phiền não mê muội về tướng riêng biệt bốn Đế, không có một phiền não mê muội tổng quát về bốn Đế, cho nên Hiện quán tổng quát đối với bốn Đế. Ở trong các Uẩn có mê hoặc tổng quát, cho nên đối với các Uẩn có thể Hiện quán tổng quát. Vả lại, tự tướng của Uẩn không phải là lý của các Đế, từ vô thỉ đã rõ ràng cho nên không trở lại quán tự tướng của bốn Đế, từ vô thỉ chưa rõ ràng cho nên nay đối với điều đó cần phải Hiện quán riêng biệt.

*******

Như trong Kinh nói: “Khổ Thánh đế cần phải dùng tuệ để biết khắp”. Trong A-tỳ-đạt-ma nói: “Trí đã biết khắp đó là tất cả các pháp”.

Hỏi: Nếu tất cả các pháp là đã biết khắp như trong A-tỳ-đạt-ma nói, thì tại sao trong kinh chỉ nói khổ cần phải dùng tuệ để biết khắp?

Đáp: trong kinh chỉ dựa vào tuệ xuất thế gian, nói khổ Thánh đế là cần phải biết khắp; trong A-tỳ-đạt-ma dựa chung vào tuệ thế gian và xuất thế gian, nói tất cả các pháp là đã biết khắp. Như thế gian-xuất thế gian, hữu lậu-vô lậu, ràng buộc-cởi bỏ, hệ thuộc-không hệ thuộc, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, trong kinh chỉ dựa vào tuệ biết khắp ở phạm vi gần mà nói Khổ Thánh đế là cần phải biết khắp, trong A-tỳ-đạt-ma dựa vào tuệ xa-gần mà nói tất cả các pháp là đã biết khắp. Như gần-xa, bức bách gần bênh cạnh-không phải là bức bách gần bênh cạnh, hòa hợp-không phải là hòa hợp, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, trong kinh chỉ dựa vào tuệ quán cọng tướng mà nói Khổ Thánh đế là cần phải biết khắp, trong A-tỳ-đạt-ma dựa chung vào tuệ quán tự tướng-cọng tướng mà nói tất cả các pháp là đã biết khắp. Như tuệt ự tướng-cọng tướng, giác tự tướng-cọng tướng, tác ý tự tướng-cọng tướng, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, trong kinh chỉ dựa vào tuệ bất cọng mà nói Khổ Thánh đế là cần phải biết khắp, trong A-tỳ-đạt-ma dựa chung vào tuệ cọng-bất cọng mà nói tất cả các pháp là đã biết khắp. Lại nói, trong kinh chỉ dựa vào lúc Hiện quán mà nói Khổ Thánh đế là cần phải biết khắp, trong Atỳ-đạt-ma dựa vào lúc Hành đế mà nói tất cả các pháp là đã biết khắp. Lại nữa, trong kinh dựa vào Giác thi thiết mà nói Khổ Thánh đế là cần phải biết khắp, trong A-tỳ-đạt-ma dựa vào Giác thắng nghĩa mà nói tất cả các pháp là đã biết khắp.

Hỏi: Giác thi thiết ấy nghĩa là gì?

Đáp: Dựa vào quả hiển bày thô thiển dễ thấy, phương tiện nói là Khổ biết khắp; dựa vào nhân sinh tử không nối tiếp, phương tiện nói là vĩnh viễn đoạn tập; dựa vào hai đức vốn có không thuộc về thân, phiền não nói là cần phải chứng Diệt; dựa vào đạo có năng lực vĩnh viễn đoạn các phiền não, phương tiện nói là cần phải tu đạo. Như vậy gọi là nghĩa về Giác thi thiết, bởi vì không phải là toàn bộ lý cho nên thiết lập tên gọi Thi Thiết.

Hiếp Tôn giả nói: “Đức Thế Tôn chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ, hoặc nói chỉ có Khổ là cần phải biết khắp; trong Đối Pháp (A-tỳđạt-ma) nói tất cả các pháp là đã biết khắp. Đức Thế Tôn chỉ nói Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ, hoặc nói chỉ có Tập là cần phải vĩnh viễn đoạn trừ; trong đối pháp nói pháp hữu lậu đều cần phải vĩnh viễn đoạn trừ. Đức Thế Tôn chỉ nói: Diệt cần phải tác chứng, hoặc nói chỉ có Diệt là cần phải tác chứng; trong Đối Pháp dựa vào đạt được tác chứng mà nói các pháp thiện đều cần phải tác chứng. Đức Thế Tôn chỉ nói Đạo cần phải tu tập, hoặc nói chỉ có Đạo là cần phải tu tập; trong Đối Pháp nói chung tất cả pháp thiện hữu vi đều cần phải tu tập”. Đây là biểu hiện rõ ràng về nghĩa trong Kinh không rõ ràng, trong A-tỳ-đạt-ma là nói về nghĩa rõ ràng.

Lại nữa, vì khiến cho con đường sinh tữ vĩnh viễn đứt đoạn, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ. Nghĩa là Hữu thân kiến là căn bản của sáu mươi hai kiến chấp, kiến chấp là căn bản của phiền não khác, các phiền não khác là căn bản của nghiệp, các nghiệp lại là căn bản của dị thục, dựa vào dị thục mà sinh ra và nuôi lớn tất cả pháp thiện, bất thiện và vô ký, từ đó luân chuyển theo sinh tử không cùng tận. Lúc biết khắp về Khổ thì đoạn dứt Hữu thân Kiến, Hữu thân kiến đoạn dứt cho nên con đường sinh tử không còn, vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, vì khiến cho năm Ngã kiến-mười lăm Ngã sở hiến vĩnh viễn đoạn trừ, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, vì khiến cho Hữu thân kiến-Biên chấp kiến vĩnh viễn đoạn trừ, và vì chứng được không-vô nguyện Tam-ma-địa, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, từ vô thỉ đến nay, các loài hữu tình đối với năm Thủ uẩn, khởi lên các Tưởng về Ngã-Hữu tình-mạng giả-Sinh giả và sự nuôi dưỡng Bổ-đặc-già-la, ai có thể đoạn dứt các Tưởng điên đảo này, khiến cho đạt được Tưởng về pháp? Đó là khổ biết khắp. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, từ vô thỉ cho đến nay, đối với uẩn về khổ-không-vô thường-vô ngã, khởi lầm Tưởng là Thường-Lạc-Ngã-tịnh, ai có thể đoạn dứt các tưởng điên đảo này, khiến cho có được Tưởng không điên đảo? Đó là khổ biết khắp. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, từ vô thỉ đến nay, các loài hữu tình tuy bị các Uẩn não hai bức bách quá lắm, như mang gánh nặng, mà đối với các Uẩn lại mong cầu-tham đắm; như các rẻ thơ, tuy bị mẹ vú đánh mắng-bức bách quá lắm, mà vẫn quay lại vậy nhờ che chở. Muốn giúp cho hữu tình đoạn trừ tham đắm về uẩn, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, từ vô thỉ đến nay, các loài hữu tình vì các phiền não-ác hành điên đảo, làm cho tâm-tâm sở cong queo lệch lạc đối với cảnh, ai làm cho thẳng thắn chính xác? Đó là khổ biết khắp. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì luôn luôn an tâm trú trong Tưởng không trái ngược. Giả sử họ Hiện quán về Khổ Thánh đế rồi, đối với Thánh đế khác không Hiện quán nữa, có người hỏi rằng năm Thủ uẩn này là khổ hay là vui? Trả lời rằng chỉ có khổ giống như hòn sắt nóng. Lại Hỏi Thủ uẩn là Thường hay vô thường? Trả lời rằng vô thường, sau một Sát-na quyết định không dừng lại. Lại hỏi Thủ Uẩn là Tịnh hay Bất tịnh? Trả lời rằng Bất tịnh giống như đống phân hôi thối. Lại hỏi Thủ uẩn là có Ngã hay không có Ngã? Trả lời rằng không có Ngã, kẽ làm-kẻ chịu đều không thể có được, chỉ là tập hợp của hành trống rỗng. Không có sự điên đảo này là do biết khắp về khổ. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, Thủ uẩn như cân bệnh vì tánh không điều hòa thích hợp, Thủ uẩn như ung nhọt vì tánh luôn luôn bức não, Thủ uẩn như mũi tên vì tánh luôn luôn làm hại, Thủ uẩn như lưỡi dao vì tánh luôn luôn vị thương, Thủ uẩn như chất độc vì tánh luôn luôn giết hại, Thủ uẩn như ngọn lửa vì tánh luôn luôn đốt cháy, Thủ uẩn như kẻ thù vì tánh không làm lợi ích, Thủ uẩn như khu thành heo hút luôn luôn bị các loại giặc cướp là nghiệp-phiền não xâm lấn quấy phá. Có thể biết rõ điều này, đó là biết khắp về Khổ. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về Khổ thì gọi là gặp được Đức Phật thật sự xuất hiện giữa thế gian, gọi là tiến vào Thắng nghĩa đúng như lý của Chánh pháp, gọi là chân thật xuất gia, gọi là chân thật thọ dụng tài sản quý báu của chánh pháp nhất định không có gì chướng ngại. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về Khổ thì gọi là bỏ pháp đã từng duyên-được pháp chưa từng duyên, gọi là bỏ pháp chung-được pháp không chung, gọi là bỏ pháp thế gian-được pháp xuất thế gina. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì mở thông cánh cửa Thánh đạo chưa từng mở thông, cho nên có năng lực bỏ tánh dị sinh chưa từng bỏ, có năng lực đạt được tánh Thánh chưa từng đạt được. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì bỏ tên gọi-được tên gọi, bỏ ranh giới-được ranh giới, bỏ chủng tánh-được chủng tánh. Bỏ tên gọi-được tên gọi, nghĩa là bỏ tên gọi dị sinh-được tên gọi Thánh giả. Bỏ ranh giới-được ranh giới, nghĩa là bỏ phạm vi ranh giới của dị sinh-được phạm vi ranh giới của Thánh giả. Bỏ chủng tánh-được chủng tánh, nghĩa là bỏ chủng tánh dị sinh-được chủng tánh Thánh giả. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì đạt được tâmkhông đạt được nhân của tâm, đạt được khổ-không đạt được nhân của khổ, đạt được minh-không đạt được nhân của minh. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì bỏ năng Đồng phần-được tám Đồng phần. Năm Đồng phần đó là năm Đồng phần của nghiệp vô gián. Tám Đồng phần đó là Đồng phần của bốn tướng-bốn Quả. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì bỏ tánh dị sinh như tơ liễu, trú trong tánh Phật pháp như như cột cờ cao lớn. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về khổ thì gọi là lần đầu tiên đạt được pháp Chứng tịnh. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về Khổ thì gọi là lần đầu tiên đạt được nơi này không có. Như trong kinh nói: Không có nơi này, bởi vì người thấy Thánh đế mà đoạn mạng kẻ khác, vượt qua những

Học xứ, cho đến nói rộng ra. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, các sư Du-già nếu biết khắp về Khổ thì gọi là lần đầu tiên tiến vào biển Đại pháp, bước lên núi Đại pháp, phá tan nhiều oán địch, lên tòa cao đại pháp. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về khổ.

Lại nữa, Khổ cần phải biết khắp chứ không phải là đều vĩnh viễn đoạn trừ, Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ chứ không nên chỉ là biết khắp, Diệt cần phải tác chứng chứ không nên chỉ là biết khắp, Đạo cần phải tu tập chứ không nnên chỉ là biết khắp. Vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải biết khắp về Khổ.

Lại nữa, đối với bốn Thánh đế cần phải biết khắp, khổ ở đầu tiên cho nên chỉ nói đến Khổ.

Như trong Kinh nói: “Khổ-tập Thánh đế cần phải dùng tuệ để vĩnh viễn đoạn trừ”. Trong A-tỳ-đạt-ma nói: “Cần phải vĩnh viễn đoạn trừ đó là pháp hữu lậu”.

Nếu nói chỉ có ái là Tập đế, thì cần phải hỏi đó là nói các pháp hữu lậu đều cần phải vĩnh viễn đoạn trừ như trung hữu ong.

Hỏi: Đối Pháp nói, tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói ái cần phải vĩnh viễn đoạn trừ chứ không phải là tất cả pháp hữu lậu khác? Điều ấy phải như trước nói ái là Tập chăng?

Đáp: Nếu nói nhân của tất cả pháp hữu lậu là Tập đế thì hợp lý.

Hỏi: Khổ đế cũng cần phải vĩnh viễn đoạn trừ, tại sao chỉ nói là Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ?

Đáp: Phật vì loại bỏ khổ cho nên nói như vậy: Nếu các ông muốn bỏ mọi đau khổ thì cần phải vĩnh viễn đoạn trừ Tập, tập vĩnh viễn đoạn trừ cho nên Khổ sẽ không phát sinh, đó gọi là thật sự loại bỏ khổ.

Lại nữa, Đức Phật vì loại bỏ quả cho nên nói như vậy: Nếu các ông muốn loại bỏ của khổ thì cần phải vĩnh viễn đoạn trừ nhân, nhân vĩnh viễn đoạn trừ cho nên quả khổ không phát sinh, đó gọi là thật sự hoại bỏ quả.

Lại nữa, vì ngăn chặn dòng chảy của khổ cho nên nói như vậy: Như chặn đứng dòng chảy thì phải đắp đập ngăn nguồn nước lại, muốn ngăn dòng chảy của khổ thì cần phải vĩnh viễn đoạn trừ Tập.

Lại nữa, vĩnh viễn đoạn trừ tập, sẽ làm hại nhân vốn có-lìa bỏ ràng buộc vốn có, đạt được vô lậu-lìa bỏ ràng buộc về đạt được, diệt nhân Biến hành của Hữu Đảnh, cho nên Đức Phật chỉ nói Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ.

Lại nữa, nếu đoạn trừ nhân thì quả liền đoạn theo, nếu diệt hết

nhân thì quả liền diệt theo, nếu loại bỏ nhân thì quả liền loại bỏ theo, nếu nhổ hết nhân thì quả liền nhổ hết theo, cho nên Đức Phật chỉ nói Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ.

Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn khiến cho các loài hữu tình rời bỏ gánh nặng của Uẩn cho nên nói như vậy. Nghĩa là như có người gánh theo gánh nặng đi qua chỗ khó khăn nguy hiểm, mà lại trượt ngã bị gánh nặng bức bách khổ sở, muốn cởi bỏ nhưng không biết cách gì cởi được, có người nói rằng muốn cởi bỏ gánh nặng này thì nên cắt đứt dây cột gánh nặng mới có thể thoát được. Như vậy, hữu tình mang theo gánh nặng của Uẩn đi qua những nơi khó khắn nguy hiểm của sinh tử, bọ gánh nặng của Uẩn bức bách khổ sở, cho nên Đức Phật bảo rằng: Nếu các ông muốn cởi bỏ gánh nặng của Uẩn thì phải vĩnh viễn đoạn trừ Tập, Tập đã đoạn rồi thì gánh nặng của Uẩn sẽ loại bỏ.

Lại nữa, vì đối trị ngoại đạo cho nên nói như vậy. Nghĩa là các ngoại đạo do quả của khổ làm cho bức bách, tuy chán ngán của khổ mà không đoạn trừ nhân của nó, như con chó ngu si bỏ người mà đuổi theo cục đất, cho nên Đức Phật bảo rằng các ông chán ngán khổ kia thì nên vĩnh viễn đoạn trừ Tập, nhân của Tập đoạn rồi thì quả của khổ không còn sinh ra mà được giải thoát.

Lại nữa, Tập dẫn đến quả Thượng-Trung-Hạ của ba cõi, nếu vĩnh viễn đoạn trừ Tập thì quả của khổ sẽ không sinh ra, cho nên Đức Thế Tôn bảo với các loài hữu tình: Các ông chán ngán khổ thì nên vĩnh viễn đoạn trừ tập.

Lại nữa, Tập luôn luôn sinh trưởng ba loại quả khổ, nếu vĩnh viễn trừ Tập thì quả khổ sẽ không sinh trưởng, cho nên Đức Thế Tôn bảo với các oài hữu tình: Nếu chán ngán ba khổ thì nên vĩnh viễn đoạn trừ Tập.

Lại nữa, tập luôn luôn sinh trưởng bốn loại Sinh khổ, nếu vĩnh viễn đoạn trừ Tập thì sinh khổ sẽ không sinh trưởng, cho nên Đức Thế Tôn bảo với các loài hữu tình: Nếu chán ngán bốn khổ thì nên vĩnh viễn đoạn trừ tập.

Lại nữa, Khổ chỉ cần loại bỏ chứ không cần đoạn trừ, cho nên Đức Phật chỉ nói Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ.

Do các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Thế Tôn chỉ nói Tập cần phải vĩnh viễn đoạn trừ.

Như trong Kinh nói: “Khổ-Diệt Thánh đế cần phải dùng tuệ để tác chứng”. Trong A-tỳ-đạt-ma nói: “Đạt được tác chứng đó là các pháp thiện”.

Hỏi: Nếu các pháp thiện đều cần phải tác chứng như trong Đối Pháp nói, thì tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói như vậy: Diệt cần phải tác chứng?

Đáp: là giải thoát, lấy sự lìa bỏ ràng buộc làm tướng, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng.

Lại nữa, không có xứ sở cũng không có sở y, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt tuy là nhân mà không có quả, Diệt tuy là quả mà không có nhân, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt tuy là nhân mà không có nhân, Diệt tuy là quả mà không có quả, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt là chủ động thực hiện chứ không phải là có sự chủ động thức hiện, là duyên chứ không phải là có duyên, là lìa bỏ chứ không phải là có lìa bỏ, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt làm cho Uẩn không có mà không thay đổi pháp, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt có thể ngừng ba-rơi vào bốn-năm chặn năm, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa,Diệt là một vị đạo quả rộng lớn, có năng lực làm sạch bốn chủng tánh và các danh ngôn, gọi là phápVô thượng, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt chỉ là vô lậu đạt được gồm chung hai loại, Diệt chỉ là Phi học Phi phi vô học đạt được gồm chung ba loại, Diệt thâu nhiếp một Đế đạt được thâu nhiếp ba đế, diệt chỉ là không hệ thuộc đạt được gồm chung ba loại, Diệt chỉ là không đoạn đạt được gồm chung hai loại, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt là thiện cũng là Thường, là thiện cũng tách lìa Thế, là thiện cũng tách lìa Uẩn, là thiện không có ba phẩm, là thiện không có trước sau, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, Diệt là quả Sa-môn chứ không phải là Sa-môn, là quả Bà la môn chứ không phải là Bà la môn, là quả phạm hạnh chứ không phải là Phạm hạnh, là quả Đạo chứ không phải là Đạo, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng. Lại nữa, bởi vì chứng Diệt cho nên chứng thiện hữu vi, vì vậy Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Phật chỉ nói Diệt cần phải tác chứng.

Như trong kinh nói: “Hướng về Khổ-Diệt-Đạo Thánh đế cần phải dùng tuệ để tu tập”. Trong A-tỳ-đạt-ma nói: “Pháp cần phải tu tập đó là pháp thiện hữu vi”.

Hỏi: Các pháp thiện hữu vi đều cần phải tu tập như Đối Pháp nói,

tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói như vậy: Thánh đạo cần phải tu?

Đáp: Thánh đạo cần phải tu chứ không cần phải vĩnh viễn đoạn trừ, không phải là như pháp thiện khác cần phải đoạn-cần phải tu, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, Thánh đạo chỉ có được tu-tập tu, không phải là như pháp thiện khác có đủ bốn loại tu, đó là được-tập-đối trị và loại bỏ, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo. Lại nữa, Thánh đạo có đủ hai Thánh là thiện-vô lậu, không phải là như pháp thiện khác chỉ có một loại Thánh là thiện, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo. Lại nữa, Thánh đạo cần phải tu chứ không đoạn duyên với phiền não như tha… kia, không phải là như pháp hiện khác cũng tu-cũng đoạn duyên với phiền não kia, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo. Lại nữa, Thánh đạo cần phải tu là vượt ra chứ không phải à ẩn vào, không giống như pháp thiện khác tuy là cần phải tu mà cũng vượt ra chứ không phải là ẩn vào, không giống như pháp thiện khác tuy là cần phải tu mà cũng vượt ra-cũng ẩn vào; nghĩa là vượt ra cõi Dục-ẩn vào Tĩnh lự thứ nhất, cho đến vượt ra Vô sở hữu xứ, ẩn vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ. vì vậy Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Hỏi: Người đạt được Thánh đạo lìa nhiễm cõi Dục rồi sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, cho đến lìa nhiễm Vô sở hữu xứ rồi sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, làm sao Thánh đạo là vượt ra chứ không phải là lần vào?

Đáp: Tuy có sự việc này mà các Thánh đạo không dẫn đến di thục, không phải là như pháp thiện khác có thể dẫn đến dị thục, cho nên các Thánh đạo chỉ gọi là vượt ra.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo có năng lực làm giảm các Hữu, có năng lực làm hại các Hữu, có năng lực phá bỏ các Hữu; tu tập pháp thiện khác thì nuôi lớn các Hữu, thâu nhiếp thêm các Hữu, duy trì thì vững bền các Hữu, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo đoạn trừ quả báo lưu chuyển do sinh lão bệnh tử làm cho không nối tiếp nhau, tu tập pháp thiện nối tiếp quả báo lưu chuyển do sinh lão bệnh tử không làm cho gián đoạn, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo là hướng về hành Diệt khổ của quả báo thế gian do sinh lão bệnh tử, tu tập pháp thiện khác thì hướng về hành Tập khổ của quả báo thế gian do sinh lão bệnh tử, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo không phải là sự của Hữu thân kiến,

cho đến không rơi vào Khổ-tập đế thâu nhiếp tu tập pháp thiện khác là sự của Hữu thân kiến, cho đến rơi vào Khổ-Tập đế thâu nhiếp, cho nên Đức Phật chỉ nói cẩn phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo không phải là nhân của sự lưu chuyển sinh già bệnh chết trong cõi-nẽo-sinh loại, tu tập Pháp thiện khác là nhân của sự lưu chuyển sinh già bệnh chết trong cõi-nẽo-sinh loại, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo khiến cho trừ hết sự lưu chuyển sinh già bệnh chết trong cõi-nẽo-sinh loại, tu tập pháp thiện khác khiến cho cõi-nẽo-sinh loại và sinh già bệnh chết lưu chuyển đến vô tận, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, Thánh đạo chỉ là đáng yêu thích-quả đáng yêu thích, đáng vui mừng-quả đáng vui mừng, vừa ý-quả vừa ý, đáng mong cầuquả đáng mong cầu, đáng vui suớng-quả đáng vui sướng; pháp thiện khác thì không như vậy, cho nen Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, Thánh đạo là Sa-môn, là Bà la môn là quả Bà la môn, là Phạm hạnh là quả Phạm hạnh, là Đạo là quả của Đạo, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Lại nữa, tu tập Thánh đạo nhất định hướng đến Niết-bàn, tu tập pháp thiện khác thì nơi hướng về không nhất định, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Phật chỉ nói cần phải tu Thánh đạo.

Có mười sáu hành tướng duyên với bốn Thánh đế mà phát khởi, đó là duyên với Khổ đế có bốn hành tướng:

  1. Khổ.
  2. Vô thường.
  3. Không. 4.Vô ngã.

Duyên với Tập đế có bốn hành tướng:

  1. Nhân.
  2. Tập.
  3. Sinh.
  4. Duyên.

Duyên với Diệt đế có bốn hành tướng:

  1. Diệt.
  2. Tĩnh.
  3. Diệt.
  4. Ly.

Duyên với Đạo đế có bốn hành tướng:

  1. Đạo.
  2. Như.
  3. Hành.
  4. Xuất.

Hỏi: Mười sáu hành tướng có mười sáu tên gọi, thật Thể có bao nhiêu?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Tên gọi là mười sáu-thật Thể có bảy, đó là bốn loại hành tướng duyên với khổ đế thì tên gọi có bốn loại mà thật Thể cũng có bốn, duyên với ba Đế còn lại đèu có bốn hành tướng, tên gọi tuy có bốn mà thật Thể chỉ có một.

Hỏi: Vì sao duyên với Khổ có bốn hành tướng thì tên gọi có bốn loại mà thật Thể cũng có bốn, duyên với ba Đế còn lại mà không phải như vậy?

Đáp: Duyên với khổ thì hành tướng là bốn, bởi vì đối trị gần của bốn điên đảo, cho nên như bốn điên đảo-tên gọi và Thể đều có bốn; duyên với ba Đế mà phát khởi hành tướng không phải là đối trị gần của bốn điên đảo, cho nên tên gọi tuy có bốn mà thật Thể chỉ là một.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Mười sáu hành tướng thì tên gọi và thật thể đều có mười sáu. Như tên gọi và Thể, tên gọi thi thiếtThể thi thiết, tên gọi khác tướng-Thể khác tướng, tên gọi khác tánhThể khác tánh, tên gọi sai biệt-Thể sai biệt, tên gọi kiến lập-Thể kiến lập, tên gọi giác liễu-Thể giác liễu, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nói đến hành tướng thì tự tánh là gì?

Đáp: Tự tánh là tuệ. Nên biết trong này tuệ là hành tướng, cũng là năng hành-cũng là sở hành; tâm-tâm sở pháp tương ưng với tuệ tuy không phải là hành tướng mà là năng hành-cũng là sở hành; cùng với tuệ đều có hành bất tương ưng, và có pháp khác tuy không phải là hành tướng-cũng không phải là năng hành mà là sở hành.

Có người đưa ra cách nói này: Nói đến hành tướng là tổng quát dùng tất cả tâm-tâm sở pháp làm tự tánh của nó. Hoặc đưa ra cách nói này: Các tâm-tâm sở đều là hành tướng, cũng là năng hành-cũng là sở hành, tất cả pháp khác tuy không phải là hành tướng-cũng không phải là năng hành mà đều là sở hành.

Lại có người nói: Hành tướng đã nói dùng tất cả pháp để làm tự tánh của nó. Hoặc đưa ra cách nói này: Các pháp tương ưng cũng là hành tướng, cũng là năng hành-cũng là sở hành, pháp không tương ưng tuy là hành tướng, cũng là sở hành mà không phải là năng hành.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Nói đến hành tướng thì tự tánh là tuệ, như ban đầu đã nói. Như vậy gọi là tự tánh của hành tướng, tụ Thể của ngã-vật, bổn tánh của tướng phần.

Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là hành tướng, hành tướng là nghĩa gì?

Đáp: Đối với tướng của các cảnh chọn lựa mà chuyển là nghĩa của hành tướng.

Hỏi: Vì sao gọi là Khổ, nói rộng ra cho đến vì sao gọi là Xuất?

Đáp: Đau đớn bức bách như mang gánh nặng, trái ngược với tâm Thánh cho nên gọi là Khổ. Bởi vì hai duyên cho nên nói tên gọi Vô thường:

  1. Do những tạo tác.
  2. Do thuộc về duyên.

Do những tạo tác, là các pháp hữu vi trong sát-na thứ nhất có thể có những tạo tác trong sát-na thứ hai không còn có thể tạo tác. Do thuộc về duyên, là các pháp hữu vi hệ thuộc nhiều duyên mới có sự tạo tác. Trái với Ngã kiến cho nên gọi là không. Trái với Ngã kiến cho nên gọi là vô ngã. Như chủng tử của pháp cho nên gọi là Nhân. Có thể cùng nhau xuất hiện cho nên gọi là Tập. Khiến cho có sự nối tiếp phát khởi cho nên gọi là Sinh. Có thể có sự hành tựu cho nên gọi là Uyên, ví như cục đất nhão-vòng dây-nước cùng nhiều duyên hòa hợp để làm thành bình lọ… Thủ uẩn vĩnh viễn không còn cho nên gọi là Diệt. Tướng hữu vi dừng lại cho nên gọi là Tĩnh. Đều là thiện-đều là Thường cho nên gọi là Diệu. An ổn cao nhất cho nên gọi là Ly, là lìa tự Thể chứ không phải là lìa bỏ. Xa cách làm hại đến tà đạo cho nên gọi là Đạo. Xa cách làm hại đến phi lý cho nên gọi là Như. Hướng đến cung thành của Niết-bàn cho nên gọi là Hành. Có thể vĩnh viễn vượt qua cho nên gọi là Xuất, là có thể vượt khỏi tánh chứ không phải là chìm cào tánh.

Lại nữa, do thô nặng mà bức bách cho nên gọi là Khổ. Tánh không đến cuối cùng cho nên gọi là vô thường. Bên trong lìa bỏ sĩ phu-kẻ làmngười nhận, loại trừ kẻ làm-người nhận, cho nên gọi là không. Tánh chẳng tự tại cho nên gọi là Vô ngã. Dẫn đắt phát sinh các quả báo cho nên gọi là Nhân. Khiến cho quả báo cùng hiện rõ cho nên gọi là Tập. Có năng lực có sinh sản thêm cho nên gọi là Sinh. Có những sự tạo tác cho nên gọi là Duyên. Tánh chẳng nối tiếp nhau, không còn những sự nối tiếp nhau cho nên goi là Diệt. Ba thứ lửa vĩnh viễn vắng lặng cho nên gọi là Tĩnh. Thoát khỏi các tai họa bất ngờ cho nên gọi là Diệu. Rời khỏi những lỗi lầm đáng lo cho nên gọi là Ly. Là con đường chủ yếu để thoát ra cho nên gọi là Đạo. Luôn luôn phù hợp chánh lý cho nên gọi là Như. Luôn luôn đích thực hướng đến cho nên gọi là Hành. Vĩnh viễn vượt lên trên sinh tử cho nên gọi là xuất.

Hỏi: Có bốn hành tướng quán về quả sinh tử, tại sao quả này chỉ gọi là Khổ đế chứ không gọi là vô thường-không-vô ngã đế?

Đáp: Cũng cần phải nói là vô thường… đế, mà không nói đến là có cách nói khác.

Lại nữa, đã nói là khổ đế thì nên biết đã nói là vô thường-khôngvô ngã đế, bởi vì giống nhau. Lại nữa, tướng Khổ không chung mà chỉ riêng pháp hữu lậu là khổ chứ không phải là pháp khác, cho nên gọi là khổ đế; ba tướng như vô thường… là tướng chung còn lại, nghĩa là tướng vô thường thì ba đế đều có, tướng không-vô ngã bao trùm tất cả các pháp, cho nên những loại này không gọi là vô thường… đế. Lại nữa, Khổ trái với các Hữu, hữu tình nghe đến có thể rời bỏ sinh tử cho nên gọi là Khổ đế; đồ ăn thức uống tuyệt vời đem cho trẻ thơ, nếu nói là khổ thì trẻ thơ liền vứt ra xa nói là vô thường… thì trẻ thơ không có tâm rời bỏ, vì vậy không gọi là vô thường… đế. Lại nữa, sinh tử có khổ thì người ngu kẻ trí cùng tin chắc, ngoại đạo nghe đến cũng không phỉ báng, nghe đến vô thường… thì có người không sinh khởi niềm tin, cho nên gọi là khổ đế chứ không phải là vô thường… lại nữa, chủ động biết rõ-thụ động biết rõ dễ dàng phân biệt, cho nên chỉ gọi là Khổ đế chứ không phải là vô thường…, nghĩa là Đức Phật nói có khổ trí, cho nên trí này đã biết, chĩ gọi là khổ đế. Như trí đã biết, giác-sở giác, căn-nghĩa của căn, hành tướng-sở duyên, có cảnh và cảnh, nên biết cũng như vậy. Lại nữa, tên gọi của Khổ đế này từ xưa mà truyền lại, nói là văn cú đã từng có, hằng hà sa chư Phật quá khứ đều dùng tên gọi của khổ để biểu thị cho Đế này, Đức Phật ngày nay cũng như vậy, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lại nữa, bốn tướng của Đế này thì tướng Khổ đứng đầu tiên, cho nên Đức Thế Tôn chỉ gọi là Khổ đế.

Hỏi: Có bốn hành tướng quán về nhân sinh tử, tại sao nhân này chỉ gọi là Tập đế chứ không gọi là ba loại Đế như Nhân…?

Đáp: Cũng cần phải nói là Nhân-Sinh-Duyên đế, mà không nói đến là có cách nói khác.

Lại nữa, đã nói là Tập đế thì nên biết đã nói nhân sinh-Duyên đế, bởi vì giống nhau. Lại nữa, chủ động biết rõ-thụ động rõ dễ dàng phân biệt cho nên chỉ gọi là tập đế chứ không phải là Nhân-Sinh-Duyên, nghĩa là Đức Phật nói có tập trí, cho nên do trí này mà biết chỉ gọi là Tập đế. Như do trí mà biết, giác-sở giác… nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, tên gọi của Tập đế này từ xưa mà truyền lại, nói là văn cú đã từng có, hằng hà sa chư Phật quá khứ đều dùng tên gọi của Tập để biều thị cho Đế này, Đức Phật ngày nay cũng như vậy, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lại nữa, tướng Tập chưa có ở pháp hữu lậu, bởi vì dẫn đến Tập của sinh tử không phải là vô lậu; tướng của Nhân-Sinh và Duyên thì vô lậu cũng có, bởi vì Thánh đạo cũng gọi là nhân-SinhDuyên. Tập không chung cho nên thiết lập dùng tên gọi của Đế, vì vậy Đức Thế Tôn chỉ gọi là Tập đế.

Hỏi: Có bốn hành tướng quán về Niết-bàn, tại sao Niết-bàn chỉ gọi là Diệt đế chứ không gọi là ba loại Đế như Tĩnh…?

Đáp: Cũng cần phải nói là Tĩnh-Diệu-Ly đế, mà không nói đến là có cách nói khác.

Lại nữa, đã nói là Diệt đế thì nên biết là đã nói Tĩnh-Diệu-Ly đế, bởi vì giống nhau. Lại nữa, chủ động biết rõ-thụ động biết rõ dễ dàng phân biệt cho nên chỉ gọi là Diệt đế chứ không phải là Tĩnh-Diệu-Ly, nghĩa là Đức Phật nói có Diệt trí, cho nên do trí này mà biết chỉ gọi là Diệt trí. Như do trí mà biết, giác-sở giác… nên biết cũng như vậy. Lại nữa, tên gọi của Diệt không chung cho nên thiết lập tên gọi là Đế, bởi vì tên gọi của Diệt chỉ hiển bày về Diệt cứu cánh, tên gọi của Tĩnh nghiêng về Định-Diệu và Ly nghiêng về Đạo, cho nên không gọi là TĩnhDiệu-Ly đế. Lại nữa, tên gọi của Diệt đế này từ xưa mà truyền lại, nói là văn cú đã từng có, hằng hà sa chư Phật quá khứ đều dùng tên gọi của Diệt để biểu thị cho Đế này, Đức Phật ngày nay cũng như vậy, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lại nữa, bốn tướng của Đế này thì tướng Diệt đứng đầu tiên, cho nên Đức Thế Tôn chỉ gọi là Diệt đế.

Hỏi: Có bốn hành tướng quán về Thánh đạo, tại sao Thánh đạo chỉ gọi là Đạo đế chứ không gọi là ba loại Đế như Như…?

Đáp: Cũng cần phải nói là Như-Hành-Xuất đế, mà không nói đến là có cách nói khác.

Lại nữa, đã nói là Đạo đế thì nên biết là đã nói Như-hành-Xuất đế, bởi vì giống nhau. Lại nữa, chủ động biết rõ-thụ động biết rõ dễ dàng phân biệt cho nên chỉ gọi là Đạo đế chứ không phải là Như-Hành-Xuất, nghĩa là Đức Phật nói có Đạo trí, cho nên do trí này mà biết chỉ gọi là Đạo đế. Như do trí mà biết, giác-Sở giác… nên biết cũng như vậy. Lại nữa, tên gọi của Đạo chỉ hiển bày con đường hướng đến Niết-bàn cho nên thiết lập tên gọi là Đế, Như nghiêng về chánh lý, Hành gồm chung hữu lậu, Xuất gồm chung Niết-bàn, cho nên những loại này không gọi là Như-hành-Xuất đế. Lại nữa, tên gọi Đạo đế này từ xưa mà truyền lại, nói là văn cú đã từng có, hằng hà sa chư Phật quá khứ đều dùng tên gọi của Đạo để biểu thị cho Đế này, Đức Phật ngày nay cũng như vậy, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lạinữa, bốn tướng của Đế này thì tướng Đạo đứng đầu tiên, cho nên Đức Thế Tôn chỉ gọi là Đạo đế.

Trong Tỳ-nại-da nói: “Đức Thế Tôn có lúc vì bốn Thiên vương, trước tiên dùng Thánh ngữ để nói bốn Thánh đế. Trong bốn Thiên vương có hai vị có thể hiểu rõ, hai vị không thể hiểu rõ. Đức Thế Tôn vì thương xót làm lợi ích cho họ, dùng ngôn ngữ bình thường của nước giáp ranh nam Ấn Độ để nói về bốn Thánh đế, gọi là Y-nê-mê-nêthạp-phẫu-đạt-diệp bộ. Trong hai Thiên vương có một vị có thể hiểu rõ, một vị không thể hiểu rõ Đức Thế Tôn vì thương xót mà làm cho vị đó, lại dùng lột loại ngôn ngữ miệt-lệ-xa để nói về bốn Thánh đế, gọi là Ma-xa-đổ-xa-tăng-nhiếp-ma-tát-hược-đát-la-tỳ-thích-trì. Lúc ấy bốn Thiên vương đều được hiểu rõ”.

Hỏi: Đức Phật dùng Thánh ngữ để nói về Thánh đế có thể làm cho hữu tình đã hóa độ đều được hiểu hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu nói có thể thì hai Thiên Vương sau nghe Thánh ngữ đã nói, tại sao không hiểu? Nếu như không có thể thì bài tụng đã nói nên thông hiểu thế nào? Như có tụng nói:

“Đức Phật dùng một âm diễn thuyết về pháp, chúng sinh tùy chủng loại đều được hiểu rõ, đều nói là Đức Thế Tôn chung ngôn ngữ, chỉ vì mình nói về các loại ý nghĩa”.

Một âm, gọi là Phạm âm. Nếu người Chí-na đến ngồi ở pháp hội, cho rằng Đức Phật vì mình nói về âm nghĩa của Chí-na. như vậy người nước Lịch-ca, Diếp-phạt-na, Đạt-thích-đà, Mạt-diệp-bà-khư-sa, Đổ-hóa-la, Bác-hát-la… đến ngồi ở pháp hội, tất cả đều cho rằng Đức Phật chỉ vì mình nói theo âm nghĩa của nước mình nghe rồi tùy theo chủng loại đều được hiểu rõ. Vả lại hành giả đang tham đến ngồi ở pháp hội, nghe Đức Phật vì mình nói về nghĩa của quán Bất tịnh; nếu hành giả đang sân đến ngồi ở pháp hội, thì nghe Đức Phật vì mình nói về nghĩa của quán Từ Bi, nếu hành giả đang si đến ngòi ở pháp hội, thì nghe Đức Phật vì mình nói về nghĩa của quán Duyên khởi; hành giả đang kiêu mạn…, tương tự như vậy nên biết. Trong bài tụng này đã đưa ra cách nói như vậy, làm sao có thể nói Đức Phật dùng Thánh ngữ để nói về bốn Thánh đế, không khiến cho tất cả hữu tình đã hóa độ đều được hiểu rõ?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đức Phật dùng Thánh ngữ để nói về bốn Thánh đế, có năng lực làm cho tất cả hữu tình đã hóa độ đều được hiểu rõ.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao hai Thiên Vương sau nghe Thánh ngữ đã nói mà không thể nào hiểu được?

Đáp: Bốn Thiên Vương ấy có ý thích khác nhau, bởi vì thỏa mãn ý thích của họ cho nên Đức Phật nói khác nhau. Nghĩa là hai Thiên Vương dấy lên suy nghĩ như vậy: Nếu Đức Phật vì mình mà dùng Thánh ngữ để nói về bốn Thánh đế thì mình có thể tiếp nhận thực hành. Thiên Vương thứ ba dấy lên suy nghĩ như vậy: Nếu Đức Phật vì mình mà dùng ngôn ngữ bình thường của nước giáp ranh Nam Ấn Độ để nói về bốn Đế thìmình có thể tiếp nhận thực hành. Thiên vương thứ tư dấy lên suy nghĩ như vậy: Nếu Đức Phật vì mình mà tùy ý dùng một loại ngôn ngữ Miệt-lệ-xa đến nói về bốn Đế thì mình có thể tiếp nhận thực hành. Vì vậy Đức Thế Tôn tùy theo ý thích của họ mà nói.

Lại nữa, Đứa Thế Tôn muốn hiển bày đối với các ngôn âm đều có năng lực dễ dàng hiểu rõ cho nên nói như vậy. Nghĩa là có người sinh nghi Đức Phật chỉ có thể nói pháp bằng Thánh ngữ, đối với ngôn âm khác chưa hẳn đã tự tại. Vì giải quyết mối nghi ấy cho nên Đức Phật dùng các loại ngôn âm để nói pháp, hiển bày tự tại đối với ngôn âm của các phương, pháp quan trọng đã nói thì nghe đều tiếp nhận thực hành.

Lại nữa, có hữu tình đã hóa độ dựa vào hình dáng-ngôn âm không thay đổi của Đức Phật mà được tiếp nhận hóa độ, có hữu tình đã hóa độ dựa vào hình dáng-ngôn âm chuyển biến của Đức Phật mà được tiếp nhận hóa độ. Dựa vào hình dáng-ngôn âm chuyển biến của Đức Phật mà được tiếp nhận hóa độ. Dựa vào hình dáng-ngôn âm không thay đổi của Đức Phật mà được tiếp nhận hóa độ, nghĩa là nếu thay đổi hình dáng-ngôn âm để mà nói pháp thì hữu tình ấy không thể nào hiểu được. Như nói Đức Phật ở nước ma-kiệt-đà vì vượt qua hồ cứng đi bộ mười hai Du-thiện-na cho nên bảy vạn chúng sinh đều được thấy Đế, chúng sinh ấy đều dựa vào hình dáng-ngôn âm không thay đổi của Đức Phật mà được tiếp nhận hóa độ. Nếu thay đổi hình dáng-ngôn âm để nói pháp, thì những chúng sinh ấy sẽ không thấy Đế. Dựa vào hình dángngôn âm chuyển biến của Đức Phật mà được tiếp nhận hóa độ, nghĩa là nếu không thay đổi hình dáng-ngôn âm để mà nói pháp thì hữu tình ấy không thể nào hiểu được. Vì vậy Đức Thế Tôn đưa ra ba loại ngôn ngữ, vì bốn Thiên vương mà nói bốn Thánh đế.

Lại có người nói: Đức Phật dùng một âm để nói về bốn Thánh đế, không khiến cho tất cả hữu tình đã hóa độ đều có thể hiểu rõ. Đức Thế Tôn tuy có thần lực tự tại, mà đối với cảnh giới không thể nào thay đổi vượt qua, như không thể nào khiến cho tai thấy các sắc, mắt nghe âm thanh..

Hỏi: Nếu như vậy thì tụng trước nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Không nhất thiết phải thông hiểu bởi vì không phải là ba tạng. Các bài tụng ca ngợi Đức Phật thì ngôn từ nhiều hơn là sự thật, như Luận giả Phân Biệt ca ngợi nói là tâm của Đức Thế Tôn thường xuyên ở trong Định, bởi vì khéo léo an trú trung hữuong niệm và biết chính xác. Lại ca ngợi nói là Đức Phật luôn luôn không ngủ nghỉ, bởi vì lìa bỏ các cái. Như Luận giả ấy ca ngợi Đức Phật, sự thật không sánh bằng ngôn từ, tụng trước cũng như vậy cho nên không cần phải giải thích.

Lại nữa, ngôn âm của Như Lai bao trùm các cảnh của âm thanh, rùy theo ngôn ngữ đã mong đều có năng lực thực hiện, nghĩa là nếu Đức Phật phát ra ngôn ngữ của nước Chí-na thì hơn hẳn người sinh ở Trung Hoa Chí-na, cho đến nếu phát ra ngôn ngữ của nước Bác-hát-la thì hơn hẳn người sinh ở kinh đô trong nước ấy, bởi vì ngôn âm của Đức Phật bao trùm các cảnh của âm thanh, cho nên bài tụng ấy đưa ra cách nói như vậy.

Lại nữa, lời nói của Đức Phật nhẹ nhàng sắc bén xoay chuyển vô cùng nhanh chóng, tuy đủ loại ngôn ngữ mà nói là cùng một lúc, nghĩa là nếu Đức Phật phát ra ngôn ngữ của Chí-na rồi không gián đoạn lại phát ra ngôn ngữ của nước Lạch-ca, cho đến tiếp tục phát ra ngôn ngữ của nước Bác-hát-la, bởi vì chuyển đổi nhanh chóng cho nên điều nói là cùng một lúc. Nhưn vòng lửa xoay tròn không phải là vòng tròn mà nghĩ là vòng tròn, tụng trước dựa vào đây cho nên cũng không có gì trái ngược. Lại nữa, ngôn âm của Như Lai tuy có nhiều loại, mà cùng có ích lợi cho nên nói là một âm.

Như trong Kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Khổ Thánh đế này xưa Ta chưa nghe, ở trong pháp này tác ý đúng như lý, vì vậy liền phát sinh mắt trí hiểu biết rõ ràng. Tuệ về Khổ Thánh đế này cần phải biết khắp, xưa Ta chưa nghe cho đến nói rộng ra. Tuệ về Khổ Thánh đế này đã biết khắp, xưa Ta chưa nghe, cho đến nói rộng ra. Tập-Diệt-Đạo đế nói rộng ra cũng như vậy”.

Khổ Thánh đế này xưa Ta chưa nghe…, hiển bày về vị tri đương tri căn. Tuệ về Khổ Thánh đế này cần phải biết khắp…, hiển bày về Dĩ tri căn. Tuệ về khổ Thánh đế này đã biết khắp…, hiển bày về Cụ tri căn. Tập-Diệt-Đạo đế đều hiển bày về ba căn, nên biết cũng như vậy.

Đại đức Pháp Cứu đưa ra cách nói như vậy: “Tôi suy nghĩ về Kinh này mà toàn thân nổi gai ốc, bởi vì Đức Phật đã nói chắc chắn không trái với nghĩa, nhất định có thứ tự”. Nay trong Kinh này vượt qua thứ tự để nói về Cụ tri căn, sau lạinói về vị tri đương tri căn, không phải là Phật-Độc giác và các Thanh văn, có thể có thứ tự quán hành như vậy, thì sau Cụ tri căn làm sao lại khởi căn vô lậu ban đầu? Nếu rời bỏ kinh này thì chắc chắn không hợp lý, bởi vì ban đầu Đức Phật nói thì lấy năm Tỳ kheo để làm hàng Thượng Thủ, tám vạn chư Thiên nghe nói điều này chứng được pháp. Nếu như mong muốn không rời bỏ thì lại trái với thứ tự, cho nên suy nghĩ về Kinh này mà toàn thân nổi gai ốc. Nhưng Đại đức ấy tuy đưa ra lời này mà không rời bỏ kinh, chỉ duyên đổi câu chữ của kinh, vị ấy đưa ra cách nói này: “Kinh này nên nói Khổ Thánh đế này, xưa Ta chưa nghe cho đến nói rộng ra; Tập-Diệt đế nói rộng ra cũng như vậy. Tuệ về khổ Thánh đế này cần phải biết khắp, tuệ về Tập Thánh đế này cần phải vĩnh viễn đoạn trừ, tuệ về Diệt Thánh đế này cần phải tác chứng, tuệ về Đạo Thánh đế này cần phải tu tập, xưa chưa nghe… nói rộng ra như trước. Tuệ về Khổ Thánh đế này đã biết khắp, tuệ về Tập Thánh đế này đã vĩnh viễn đoạn trừ, tuệ vê Diệt Thánh đế này đã tác chứng, tuệ về Đạo Thánh đế này đã tu tập, xưa chưa nghe… nói rộng ra như trước”. Nếu đưa ra cách nói này thì không sai thứ tự, tùy thuận Hiện quán chứ không phải là như kinh nói.

Các luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Không nên vội vàng chuyển đổi câu chử của kinh này, vô lượng các Đại Luận sư quá khứ, lợi căn-đa văn hơn hẳn Đại đức, hãy còn không dám chuyển đổi câu chữ của kinh này, huống hồ Đại đức ngày nay mà có thể vội vàng chuyển đổi, chỉ cần phải tìm hiểu về ý nghĩa của kinhnày, đó là người nói pháp dựa vào hai thứ tự:

  1. Dựa vào tùy thuận nói pháp theo thứ tự như kinh này nói.
  2. Dựa vào tùy thuận tiện quán theo thứ tự như Đại đức nói”.

Hiếp Tôn giả nói: “Kinh này không nói đến ba căn vô lậu, chỉ nói về tuệ lực tu hành bốn Đế thành tựu do Văn-Tư của cõi Dục khi Bồ tát ngồi dưới cội cây Bồ-đề”.

Hỏi: Đức Thế Tôn đã nói Ta nhờ vào quán sát về pháp này mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lẽ nào có nghĩa của Văn-Tư mà chứng Bồ-đề hay sao?

Đáp: Bồ tát do tuệ lực Văn-Tư này, chế phục và loại trừ tất cả mọi ngu muội về bốn Thánh đế, từ đó nhất định sẽ chứng vô thượng Giác, cho nên nói nhờ vào pháp này mà chứng được Bồ-đề. Như người trước đó thì da ướt che mặt, sau được trừ bỏ lấy lụa mỏng để che mặt, màng lụa che mặt ấy nhỏ bé có thể nói là không có chướng ngại, cho nên ở đây không phải là nói về ba căn vô lậu.

Như trong Kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Ta đối với bốn Thánh đế ba lần chuyển mười hai hành tướng, phát sinh mắt trí hiểu biết rõ ràng”.

Hỏi: Ở đây phải có mười hai lần chuyển bốn mươi tám hành tướng, vì sao chỉ nói ba lần chuyển mười hai hành tướng?

Đáp: Tuy quán sát mỗi một Đế đều có ba lần chuyển mười hai hành tướng,mà không vượt quá ba lần chuyển mười hai hành tướng, cho nên đưa ra cách nói này. Như người Dự lưu cuối cùng nhận lấy bảy lần trở lại sinh tử, và bảy xứ thiện cùng với hai pháp… trong này,mắt nghĩa là Pháp trí nhẫn, trí nghĩa là các Pháp trí, minh nghĩa là các Loại trí nhẫn, giác nghĩa là các Loại trí. Lại nữa, mắt là nghĩa về mình thấy, trí là nghĩa về quyết đoán, minh là nghĩa về hiểu rõ, giác là nghĩa về cảnh giác quan sát.

Hỏi: Bốn Thánh đế này nếu tự tánh đoạn thì cũng là sở duyên đoạn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tự tánh đoạn mà không phải là sở duyên đoạn, đó là duyên khổ-tập vô lậu và các pháp hữu lậu không có sở duyên.

2. Có sở duyên đoạn mà không phải là tự tánh đoạn, đó là duyên Thánh đạo hữu lậu.

3. Có tự tánh đoạn cũng là sở duyên đoạn, đó là duyên Khổ-tập hữu lậu.

4. Có lúc không phải là tự tánh đoạn cũng không phải là sở duyên đoạn, đó là duyên Thánh đạo vô lậu, và Diệt đế không có Thánh đạo sở duyên.

*******

 

Bốn Tĩnh lự, đó là Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự thứ hai, Tĩnh lự thứ ba, Tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định, đó là trong luận Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là Tĩnh lự thứ nhất? Đó là Tĩnh lự thứ nhất thâu nhiếp năm Uẩn thiện. Cho đến thế nào là Tĩnh lự thứ tư? Đó là Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp năm Uẩn thiện”. Luận ấy chỉ nói Tĩnh lự thiện, hoặc có người nảy sinh nghi ngờ: trước chỉ là thiện xứ không phải là nhiễm, cũng không phải là vô phú vô ký chăng? Vì quyết định mối nghi ấy để hiển bày bốn Tĩnh lự, gồm cả thiện và nhiễm-vô phú vô ký, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Tự tánh của bốn Tĩnh lự này thế nào?

Đáp: Đều lấy năm Uẩn của địa mình để làm tự tánh, đó gọi là tự tánh của Tĩnh lự, tự Thể của ngã-vật, bổn tánh của tướng phần.

Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Tĩnh lự, vì có thể đoạn trừ kiết cho nên gọi là Tĩnh lự, hay là vì có thể chánh quán cho nên gọi là Tĩnh lự? Nếu có thể đoạn trừ kiết cho nên gọi là Tĩnh lự, thì vô Sắc Định cũng có thể đoạn trừ kiết, phải gọi là Tĩnh lự? Nếu có thể chánh quán cho nên gọi là Tĩnh lự, thì Tam-ma-địa của cõi Dục cũng có thể chánh quán, phải gọi là Tĩnh lự?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Vì có thể đoạn trừ kiết cho nên gọi là Tĩnh lự.

Hỏi: Các Vô Sắc Định cũng có thể đoạn trừ kiết, phải gọi là Tĩnh lự chăng?

Đáp: Nếu Định có thể đoạn trừ hai loại kiết bất thiện-vô ký thì gọi

là Tĩnh lự, các Vô Sắc Định chỉ đoạn trừ vô ký chứ không phải là bất thiện, cho nên không gọi là Tĩnh lự.

Hỏi: Nếu đưa ra cách nói này thì chỉ riêng Vị chí Định có thể gọi là Tĩnh lự, vì địa trên không đoạn trừ kiết bất thiện?

Đáp: Địa trên tuy không có đối trị đoạn trừ kiết bất thiện, mà có đối trị chán ngán hủy hoại bất thiện, bởi vì có thể chán ngán hủy hoại cho nên cũng gọi là có thể đoạn trừ.

Hỏi: Nếu đưa ra cách nóinày thì phẩm Pháp trí thuộc Diệt-Đạo của địa trên, và tất cả phẩm Loại trí ấy sẽ không phải là Tĩnh lự, bởi vì đều không phải là đoạn trừ của cõi Dục và chán ngán hủy hoại thuộc hai pháp đối trị?

Đáp: Kiết ấy đối với cõi Dục tuy là không có đối trị toàn cõi-toàn địa, mà cõi ấy-địa ấy có thể có đối trị chán ngán hủy hoại bất thiện, do thế lực này mà ở nơi khác cũng có được tên gọi. Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự có kiết bất thiện có thể đối trị, vô Sắc hoàn toàn không có, cho nên tên gọi Tĩnh lự không bao gồm Vô Sắc.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Sáu địa thuộc cõi sắc đối với Kiết của cõi Dục đều có đối trị đoạn trừ và ối trị chán ngán hủy hoại, nhưng Vị chí Định đã đoạn kiết ấy, đối trị của địa khác không có kiết ấy để có thể đoạn, tuy không có kiết ấy để có thể đoạn mà có tác dụng của đối trị. Như ban ngày có ba phần đều có năng lực phá tan bóng tối, phần thứ nhất đã phá hết thì những phần khác không có gì đáng để phá trừ. Lại như sáu người cùng chung một kẻ thù, một người đã giết rồi thì những người còn lại không có gì đáng để giết. Lại như sáu ngọn đèn đều có năng lực xua tan bóng tối, cầm một ngọn đèn đi vào ngôi nhà thì bóng tối ấy đã loại trừ, năm ngọn đèn còn lại mang vào nhà thì không có bóng tối đáng để xua tan. Như vậy sáu địa đối với kiết của cõi Dục, đều có năng lực đoạn trừ chứ không phải là riêng Vị chí Định. Nếu không như vậy thì lúc dựa vào năm địa trên tiến vào Kiến đạo, sẽ không chứng được lìa ràng buộc của các kiết do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục. Đã có thể chứng được, cho nên biết sáu địa có đối trị đoạn trừ đối với kiết của cõi Dục”.

Lại nữa, nếu Định có năng lực đoạn hai kiết do kiến-tu mà đoạn thì gọi là Tĩnh lự, các Định vô Sắc chỉ có năng lực đoạn hết kiết do tu mà đoạn, cho nên không phải là Tĩnh lự.

Lại nữa, nếu có năng lực đoạn kiết-năm Uẩn cùng sinh khởi có thể làm sở y phát khởi nhiều công đức, có thể thâu nhiếp tiếp nhận đầy đủ bốn chi-năm chi, có thể phát khởi sáu thần thông-thực hành đầy đủ bốn thông, ba loại biến hiện-ba minh-ba căn-ba đạo-ba địa-bốn quả Samôn-chín đạo biến tri, hai đạo kiến-tu, hai trí Pháp-Loại, và Nhẫn trung hữu thì gọi là Tĩnh lự; các Định vô Sắc tuy có năng lực đoạn kiết, mà không có đầy công đức đã nói ở trên, cho nên không phải là Tĩnh lự.

Lại có người nói: Bởi vì có năng lực chánh quán cho nên gọi là Tĩnh lự.

Hỏi: Nếu như vậy thì cõi Dục có Tam-ma-địa, cũng có năng lực chánh quán nên gọi là Tĩnh lự?

Đáp: Nếu có năng lực chánh quán cũng có năng lực đoạn kiét thì gọi là Tĩnh lự, tam-ma-dịa của cõi Dục tuy có năng lực chánh quán, mà không có năng lực đoạn kiết, cho nên không gọi là Tĩnh lự.

Lại nữa, nếu có năng lực chnáh quán kiên cố khó hủy hoại-nối tiếp nhau tồm tại lâu dài, đối với cảnh sở duyên chú ý trải qua thời gian dài mà không rời bỏ, thì gọi là Tĩnh lự. Lại nữa, nếu Tam-ma-địa có đủ tên gọi của Định-tác dụng của Định, có năng lực chnáh quán thì gọi là Tĩnh lự; Tam-ma-địa của cõi Dục tuy có tên gọi của Định mà không có tác dụng của Định, như bùn đất-rui nhà-xà nhà có tên gọi mà không có tc1 dụng, cho nên không phải là Tĩnh lự.

Lại nữa, nếu Tam-ma-địa không phải là tán loạn vì gió làm cho lay động, như ngọn đèn trong nhà kín, có năng lực chánh quán thì gọi là Tĩnh lự; Tam-ma-địa của cõi Dục nhiều tán loạn vì gió làm cho lay động, như ngọn đèn giữa ngã tư con đường, cho nên không phải là trưởng lão. Nói như vậy thì cần phải có đủ hai nghĩa mới gọi là Tĩnh lự, đó là có nănglực đoạn kiết và có năng lực chánh quán; Tam-ma-địa của cõi Dục tuy có năng lực đoạn kiết và có năng lực chánh quán mà không có năng lực đoạn kiết, các Định vô Sắc tuy có năng lực đoạn kiết mà không có năng lực chánh quán, cho nên không phải là Tĩnh lự.

Lại nữa, nếu có năng lực quán sát khắp nơi-đoạn kiết khắp nơi thì gọi là Tĩnh lự, Tam-ma-địa của cõi Dục tuy có năng lực quán sát khắp nơi mà không có năg lực đoạn kiết khắp nơi, các Định vô Sắc thì cả hai nghĩa đều không có, cho nên không phải là Tĩnh lự. Lại nữa, nếu có năng lực ngừng hẳn tất cả phiền não, và có năng lực suy nghĩ về tất cả sở duyên thì gọi là Tĩnh lự; Tam-ma-dịa của cõi Dục tuy có năng lực suy nghĩ về tất cả sở duyên mà không có năng lực ngừng hẳn tất cả phiền não, các Định vô Sắc thì hai nghĩa đều không có, cho nên không phải là Tĩnh lự. Lại nữa, các Định vô Sắc thì có Tĩnh mà không có Lự, Tam-ma-địa của cõi Dục có Lự mà không có Tĩnh, Sắc Định có cả hai cho nên gọi là Tĩnh lự. Tĩnh nghĩa là Đẳng dẫn, Lự nghĩa là Biến quán, cho nên gọi là Tĩnh lự.

Bốn Tĩnh lự tổng quát có mười tám Giới, đó là Tĩnh lự thứ nhất có năm Chi:

  1. Tầm.
  2. Tứ.
  3. Hỷ.
  4. Lạc.
  5. Tâm và tánh cùng một cảnh.

Tĩnh lự thứ hai có bốn chi:

  1. Nội đẳng tịnh.
  2. Hỷ.
  3. Lạc.
  4. Tâm và tánh cùng một cảnh.

Tĩnh lự thứ ba có năm chi:

  1. Hành xả.
  2. Chánh niệm.
  3. Chánh tuệ.
  4. Thọ lạc.
  5. Tâm và tánh cùng một cảnh.

Tĩnh lự thứ tư có bốn Chi:

  1. Bất khổ bất lạc thọ.
  2. Hành xả thanh tịnh.
  3. Niệm thanh tịnh.
  4. Tâm và tánh cùng một cảnh.

Hỏi: Bốn Tĩnh lự thì tên gọi của Chi có mười tám loại, thật Thể có mấy loại?

Đáp: Chỉ có mười một loại, đó là Tĩnh lự thứ nhất thì tên gọi của Chi và thật Thể đều có năm loại, Tĩnh lự thứ hai thì Chi tuy có bốn mà ba loại như trước thêm vào Nội đẳng tịnh, Tĩnh lự thứ ba thì Chi tuy có năm mà loại thứ năm như trước chỉ thêm vào bốn loại trước, Tĩnh lự thứ tư thì Chi tuy có bốn mà ba loại sau như trước chỉ thêm vào loại thứ nhất, cho nên Chi của Tĩnh lự thì tên gọi có mười tám loại mà thật Thể có mười một loại.

Lại có người nói: Thật thể chỉ có mười, đó là Lạc của ba Tĩnh lự hợp lại làm một.

Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì hai Tĩnh lự đầu là Lạc của Khinh an, Tĩnh lự thứ ba phân biệt Thọ lạc; Lạc của hai Tĩnh lự đầu là Hành uẩn thâu nhiếp, Lạc của Tĩnh lự thứ ba là Thọ uẩn thâu nhiếp. Vì vậy cách nói trước đối với lý là thích hợp.

Như tên gọi và thật Thể, tên gọi thi thiết-Thể thi thiết tên gọi khác tướng-Thể khác tướng, tên gọi khác tánh-Thể khác tánh, tên gọi sai biệt-Thể sai biệt, tên gọi kiến lập-Thể kiến lập, tên gọi là giác-Thể là giác, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Trong này, thế nào là Tĩnh lự, thế nào là Chi của Tĩnh lự?

Đáp: Tâm và tánh cùng một cảnh là Tĩnh lự, bởi vì lấy Tam-mađịa làm tự tánh; pháp này và những pháp khác là Chi của Tĩnh lự.

Hỏi: Nếu Tam-ma-địa là Tĩnh lự, thì Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba lẽ ra đều chỉ có bốn Chi, Tĩnh lự thứ hai-thứ tư lẽ ra đều chỉ có ba Chi, thì Chi của Tĩnh lự đúng ra chỉ có mười bốn, tại ao lại nói là mười tám chi?

Đáp: Tam-ma-địa là Tĩnh lự-cũng là Chi của Tĩnh lự, còn lại là Chi của Tĩnh lự chứ không phải là Tĩnh lự, cho nên có mười tám. Như Trạc pháp là Giác-cũng là Chi của Giác, còn lại là Chi của Giác chứ không phải là Giác; Chánh kiến là Đạo-cũng là Chi của Đạo, còn lại là Chi của Đạo chứ không phải là Đạo; lìa bỏ căn phi thời là Trai-cũng là Chi của Trai, còn lại là Chi của Trai chứ không phải là Trai, Ở đây cũng như vậy. Như vậy gọi là tự tánh của Chi thuộc Tĩnh lự, tự Thể của ngã-vật, bổn tánh của tướng phần.

Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Chi của Tĩnh lự, Chi của Tĩnh lự là nghĩa gì?

Đáp: Vắng lặng suy nghĩ cho nên gọi là Tĩnh lự, tùy thuận Tĩnh lự này cho nên gọi là Chi của Tĩnh lự; bởi vì nghĩa về tùy thuận, nghã về mang gánh nặng, nghĩa về thành tựu việc lớn, nghĩa về vững mạnh, nghĩa về phân biệt, là nghĩa của Chi.

Nghĩa về tùy thuận, nếu pháp tùy thuận Tĩnh lự của địa này, thì gọi là Chi thuộc Tĩnh lự của địa này. Nghĩa là mang gánh nặng, nếu pháp có năng lực dẫn dắt Tĩnh lự của địa này, thì gọi là Chi thuộc Tĩnh lự của địa này. Nghĩa về thành tựu việc lớn, nếu pháp có năng lực hoàn toàn thành Tĩnh lự của địa này, thì gọi là Chi thuộc Tĩnh lự của địa này. Nghĩa về vững mạnh, nếu pháp giúp đỡ thành tựu Tĩnh lự của địa này, khiến cho nó vững mạnh thì gọi là Chi thuộc Tĩnh lự của địa này. Nghĩa về phân biệt, như quân đội-xe cô.. là những sự phân biệt khác nhau, cho nên gọi là Chi thuộc quân đội-xe cộ.., như vậy những sự phân biệt khác nhau của Tĩnh lự gọi là Chi thuộc Tĩnh lự.

Như vậy đã giải thích tên gọi về Chi của Tĩnh lự, tiếp theoc ần phải phân biệt về tướng xen tạp và tướng không có xen tạp.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự thứ nhất, thì cũng là Chi của Tĩnh lự thứ hai chăng?

 

*******

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là Chi thứ nhất chứ không phải là Chi thứ hai, đó là Tầm-Tứ.

2. Có lúc là Chi thứ hai chứ không phải là Chi thứ nhất, đó là Nội đẳng tịnh.

3. Có lúc là Chi thứ nhất mà cũng là chi thứ hai, đó là Hỷ-lạc-tâm và tánh cùng một cảnh.

4. Có lúc không phải là Chi thứ nhất mà cũng không phải là Chi thứ hai, đó là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự thứ nhất, thì cũng là Chi của Tĩnh lự thứ ba chăng?

Đáp: nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là Chi thứ nhất chứ không phải là Chi thứ ba, đó là TâmTừ-Hỷ,Lạc.

2. Có lúc là Chi thứ ba chứ không phải là Chi thứ nhất, đó là XảNiệm-Tuệ-Lạc.

3. Có lúc là Chi thứ nhất mà cũng là Chi thứ ba, đó là tâm và tánh cùng một cảnh.

4. Có lúc không phải là Chi thứ nhất mà cũng không phải là Chi thứ ba, đó là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự thứ nhất, thì cũng là Chi của Tĩnh lự thứ tư chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là chi thứ nhất chứ không phải là chi thứ tư, đó là TầmTứ-Hỷ-Lạc.

2. Có lúc là Chi thứ tư chứ không phải là Chi thứ nhất, đó là Bất khổ bất lạc-xả-niệm.

3. Có lúc là Chi thứ nhất mà cũng là Chi thứ tư, đó là tâm và tánh cùng một cảnh.

4. Có lúc không phải là Chi thứ nhất mà cũng không phải là Chi thứ tư, đó là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự thứ hai, thì cũng là Chi của Tĩnh lự thứ ba chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là Chi thứ hai chứ không phải là Chi thứ bam, đó là Nội đẳng định-hỷ-lạc.

2. Có lúc là Chi thứ ba chứ không phải là Chi thứ hai, đó là XảNiệm-Tuệ-lạc.

3. Có lúc là Chi thứ hai mà cũng là Chi thứ ba, đó là tâm và tánh cùng một cảnh.

4. Có lúc không phải là Chi thứ hai mà cũng không phải là Chi thứ ba, đó là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự thứ hai, thì cũng là Chi của Tĩnh lự thứ tư chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là Chi thứ hai chứ không phải là Chi thứ tư, đó là Nội đẳng tịnh-hỷ-lạc.

2. Có lúc là Chi thứ tư chứ không phải là Chi thứ hai, đó là Bất khổ bất lạc-xả-niệm.

3. Có lúc là Chi thứ hai mà cũng là chi thứ tư, đó là tâm và tánh cùng một cảnh.

4. Có lúc không phải là Chi thứ hai mà cũng không phải là Chi thứ tư, đó là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự thứ ba, thì cũng là Chi của Tĩnh lự thứ tư chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là chi thứ ba chứ không phải là Chi thứ tư, đó là Tuệlạc.

2. Có lúc là Chi thứ tư chứ không phải là Chi thứ ba, đó là Bất khổ bất lạc.

3. Có lúc là Chi thứ ba mà cũng là Chi thứ tư, đó là Xả-Niệm-Tâm và tánh cùng một cảnh.

4. Có lúc không phải là Chi thứ ba mà cũng không phải là Chi thứ tư, đó là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Khinh an-hành xả thì tất cả các địa đều có, tại sao hai Tĩnh lự đầu lại thiết lập Khinh an làm Chi mà không phải là Hành xả, Tĩnh lự thứ ba-thứ tư thiết lập Hành xả làm Chi mà không phải là Khinh an?

Đáp: Bởi vì trước đây nói tùy thuận là nghĩa của Chi, nghĩa là Khinh an chỉ tùy thuận Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai cho nên thiết lập làm Chi, Hành xả chỉ tùy thuận Tĩnh lự thứ ba-thứ tư cho nên thiết lập làm Chi. Lại nữa, bởi vì che phủ lẫn nhau, nghĩa là Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai thì Khinh an có tác dụng hơn hẳn, có năng lực che phủ Hành xả cho nên thiết lập làm Chi; Tĩnh lự thứ ba-thứ tư thì Hành xả có tác dụng hơn hẳn, có năng lực phủ Khinh an cho nên thiết lâp làm Chi.

Hỏi: Tại sao hai pháp này có năng lực che phủ lẫn nhau?

Đáp: Bởi vì hai hành tướng này lại trái ngược nhau, nghĩa là tướng Khinh an dấy khởi nhẹ nhàng, tướng Hành xả chìm sâu vắng lặng, cùng lúc mà có lại trái ngược lẫn nhau, như người trong một lúc vừa đi vừa đứng, vừa ngủ vừa thức luôn luôn trái ngược nhau; nhưng mà đối trị trong tâm thiện đều khác cho nên có thể cùng dấy khởi, nghĩa là Khinh an có năng lực đối trị Hôn trầm, Hành xả có năng lực đối trị Trạo cử.

Lại nữa, bởi vì đối trị năm Thức thân của cõi Dục, và thân đã dẫn đến thô nặng cho nên Tĩnh lự thứ nhất thiết lập Khinh an làm Chi; bởi vì đối trị ba Thức thân của Tĩnh lự thứ nhất, và thân đã đến thô nặng, cho nên Tĩnh lự thứ hai thiết lập Khinh an làm Chi. Tĩnh lự thứ ba-thứ tư không có Thức thân thô thiển,và thân đã dẫn đến thô nặng đáng để đối trị, cho nên Tĩnh lự thứ ba-thứ tư không thiết lập Khinh an làm Chi; hai Tĩnh lự ấy đã không thiết lập Khinh an làm Chi, cho nên thiết lập Hành xả làm Chi.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai có Hỷ nhiễm ô làm rối loạn thân tâm, cho nên Đức Thế Tôn nói cần phải luyện tập Khinh an chứ không nên trú vào Xả, vì vậy Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai chỉ thiết lập Khinh an làm Chi. Tĩnh lự thứ ba-thứ tư không có Hỷ nhiễm ô làm rối loạn thân tâm cho nên Đức Thế Tôn nói chỉ cần trú vào Xả đừng luyện tập Khinh an, vì vậy Tĩnh lự thứ ba-thứ tư chỉ thiết lập Hành xả làm Chi.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai thì Khinh an có nhân, đó là Hỷ các pháp thiện như trong Kinh nói: “Tâm có Hỷ cho nên thân sẽ Khinh an”. Vì vậy Tĩnh lự thứ nhấ-t-thứ hai chỉ thiết lập Khinh an làm Chi. Tĩnh lự thứ ba-thứ tư thì Khinh an không có nhân nghĩa là không có Hỷ pháp thiện mà chỉ cân trú vào Xả, cho nên hai Tĩnh lự ấy chỉ thiết lập Hành xả làm Chi.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ ba rời bỏ Hỷ cao nhất, Tĩnh lự thứ tư rời bỏ Lạc cao nhất, cho nên hai Tĩnh lự này chỉ thiết lập Hành xả làm Chi; Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai đã không thiết lập Hành xả làm Chi, cho nên thiếp lập Khinh an làm Chi, không có gì trái ngược nhau.

Hỏi: Nội đẳng tịnh tức là Tín, ở các địa đều có, tại sao chỉ thiết lập làm Chỉ ở Tĩnh lự thứ hai?

Đáp: Bởi vì trước đây nói tùy thuận là nghĩa của Chi, nghĩa là Tín chỉ thuận với Tĩnh lự thứ hai, vì vậy chỉ có Tĩnh lự này thiết lập Tín làm Chi.

Lại nữa, trong Tĩnh lự thứ nhất thì Tầm-Tứ như ngọn lửa, thân thức như bùn đất, khiến cho tâm nối tiếp nhau, nóng bức hỗn loạn làm cho Tín không sáng tỏ sạch sẽ, như diện mạo hình bóng không hiện rõ ra trong bùn nóng. Tĩnh lự thứ hai không có ngọn lửa của Tầm-Tứ và bùn đất của Thức thân, tướng của Tín sáng tỏ sạch sẽ trong tâm nối tiếp nhau, như nước trong veo lặng ngắt thì diện mạo hình bóng được hiện bày rõ ràng, cho nên ở Tĩnh lự này thiết lập Nội đẳng tịnh làm Chi. Tĩnh lự thứ ba có cảm thọ vui thích cao nhất, Tĩnh lự thứ tư có cảm thọ buông xả hơn hẳn, che phủ tâm nối tiếp nhau làm cho tướng của Tín không hiện bày, cho nên Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và thứ nhất đều không thiết lập Nội đẳng tịnh làm Chi.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ hai thì các sư Du-già từ trong lìa nhiễm bắt đầu sinh ra Tín mạnh nhất, cho nên chỉ có Tĩnh lự này thiết lập Nội đẳng tịnh làm Chi. Nghĩa là lúc sư Du-già lìa nhiễm của cõi Dục dấy khởi Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, dấy lên tư duy như vậy: Mình tuy đã lìa nhiễm của cõi không Định, mà nhiễm của các địa Định là có thể lìa chăng? Sau đó lại lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, lúc Tĩnh lự thứ hai hiện ở trước mắt, ở trong nhiễm của địa-cõi đều có thể lìa bỏ, bắt đầu phát sinh niềm tin chắc thật: Như nhiễm của cõi Dục mình đã có thể lìa bỏ, nhiễm của cõi sắc-vô Sắc cũng chắc chắn có thể lìa bỏ; như nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất đã có thể lìa bỏ, cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhất định có thể lìa bỏ. Vị ấy vào lúc Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, chưa phát sinh niểm tin chắc chắn; lúc hai Tĩnh lự sau hiện ở trước mắt, tuy có niềm tin chắc chắn mà không phải là ban đầu, cho nên tướng của Tín không hiển bày, vì vậy Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và thứ nhất đều không thiết lập Nội đẳng tịnh làm Chi.

Lại nữa, dấy khởi Tín tăng thượng nhất định phải dựa vào nhân của Hỷ to lớn, vui mừng tin tưởng thì Tín nhất định phải kiên cố, Tĩnh lự thứ hai có Hỷ mạnh nhất cho nên chỉ riêng Tĩnh lự này thiết lập Nội đẳng tịnh làm Chi.

Hỏi: Tuệ bao trùm các địa, tại sao chỉ thiết lập làm Chi ở Tĩnh lự thứ ba?

Đáp: Trước đây nói tùy thuận là nghĩa của Chi, nghĩa là Tuệ chỉ thuận với trước thứ ba, cho nên chỉ thiết lập Chi thuộc Chánh tuệ đối với Tĩnh lự thứ ba.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ ba có thọ vui thích dễ chịu, trong những sự vui thích dẽ chịu thì cảm thọ vui thích dễ chịu này là hơn hẳn, đắm vào cảm thọ vui thích dễ chịu này cho nên các sư Du-già không cần phải mong cầu pháp thù thắng của địa trên. Cảm thọ này chính là trở ngại của địa mình, đối trị cảm thọ này cho nên thiết lập Chi thuộc Chánh tuệ. Vì vậy Đức Thế Tôn nói như vậy: Cần phải dùng Chánh tuệ hiểu biết rõ ràng về niềm vui này, đừng cố tình tham đắm không cầu mong địa trên. Trong địa trên-địa dưới không có niềm vui cao nhất của địa mìn gây trở ngại như địa này, cho nên các địa ấy không thiết lập Chánh tuệ làm Chi.

Lại nữa, trong Tĩnh lự thứ nhất có Tầm-Tứ thô thiển che phủ ngăn cách Chánh tuệ, Tĩnh lự thứ bai có vui thích cao nhất che phủ ngăn cách Chánh tuệ, Tĩnh lự thứ tư có cảm thọ buông xả hơn hẳn che phủ ngăn cách Chánh tuệ, bởi vì cảm thọ buông xả hơn hẳn là phần Vô minh, Chánh tuệ là Minh, phần Minh-Vô minh trái ngược làm hại lẫn nhau, cho nên đều không thiết lập Chánh tuệ làm Chi. Tĩnh lự thứ ba không có pháp nào che phủ Chánh tuệ như những Tĩnh lự ấy, cho nên thiết lập Chánh tuệ làm Chi.

Hỏi: Niệm bao trùm các địa, tại sao chỉ thiết lập niệm làm Chi ở hai Tĩnh lự sau?

Đáp: Trước đây nói tùy thuận là nghĩa của Chi, nghĩa là Niệm chỉ thuận với hai Tĩnh lự sau, cho nên chỉ thiết lập niệm làm Chi đối với hai Tĩnh lự ấy.

Lại nữa, hai Tĩnh lự sau đều có trở ngại tăng thượng của địa khác, đối trị trở ngại ấy cho nên thiết lập Niệm làm Chi, địa khác thì không như vậy. Nghĩa là Tĩnh lự thứ hai có Hỷ mạnh nhất, tùy tiện nóng vội trôi nổi chìm đắm như La-sát-tư, các Sư Du-già vì vậy mà sa sút không thể nào kiên cố lìa nhiễm của địa mình, vì đối trị pháp ấy cho nên Tĩnh lự thứ ba thiết lập Niệm làm Chi. Vì vậy Đức Thế Tôn nói như vậy: Cần phải trú vào chánh niệm, đừng vì pháp Hỷ của địa dưới mà trôi nổi chìm đắm lui sụt mất đi địa của mình. Tĩnh lự thứ ba có Lạc mạnh nhất, trong pháp Lạc của sinh tử thì pháp Lạc này là trở ngại cao nhất đối với hành giả, giống như thân-oán giả tạo, các sư Du-già vì vậy mà sa sút không thể nào kiên cố lìa nhiễm của địa mình, vì đối trị pháp ấy cho nên Tĩnh lự thứ tư thiết lập Niệm làm Chi. Vì vậy Đức Thế Tôn nói như vậy: Cần phải trú vào Chánh niệm, đừng vì pháp Lạc của địa dưới làm cho trở ngại lui sụt mất đi địa của mình.

Lại nữa, trong Tĩnh lự thứ nhất có Tầm-Tứ thô thiển, giống như dông tố che phủ ngăn cách Chánh niệm, Tĩnh lự thứ hai có vui thích cao nhất, như nước cuộn sáng trào che phủ ngăn cách Chánh niệm, cho nên đều không thiết lập chánh niệm làm Chi. Hai Tĩnh lự sau không có sai lầm này, vì vậy đều thiết lập Chánh niệm làm Chi.

Hỏi: Nếu là Chi của Tĩnh lự, thì cùng là Bồ-đề phần chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc là Chi của Tĩnh lự mà không phải là Bồ-đề phần, đó là Tứ-Lạc thọ-Xả thọ.

2. Có lúc là Bồ-đề phần mà không phải là Chi của Tĩnh lự, đó là Tinh tiến, Chánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng.

3. Có lúc là Chi của Tĩnh lự mà cũng là Bồ-đề phần, đó là Bồ-đề phần pháp khác.

4. Có lúc không phải là Chi của Tĩnh lự mà cũng không phải là Bồ-đề phần, đó là trừ ra tướng Tĩnh lự.

Hỏi: Tại sao Tứ-Lạc-Thọ-Xả thọ không thiết lập Bồ-đề phần?

Đáp: Bởi vì bị che phủ làm hại, nghĩa là Tứ bị Chánh tư duy làm che khuất có hại, Lạc thọ bị sự che phủ làm hại của Lạc thuộc Khinh an, Xả thọ bị sự che phủ làm hại của Hành xả, cho nên không thiết lập làm Bồ-đề phần pháp.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao thiết lập Chi của Tĩnh lự?

Đáp: Trong Bồ-đề phần vì thúc đẩy Chánh kiến, cho nên thiết lập Chánh tư duy làm Bồ-đề phần. Hành tướng của Tứ nhỏ bé thúc đẩy trong Chánh kiến bị Tầm che phủ làm hai, cho nên thiết lập làm Chi của Tĩnh lự, vì ngăn chặn pháp ác-bất thiện của địa dưới không che phủ làm hai nhau. Trong Bồ-đề phần thì Khinh an-Lạc thọ cùng chung một sát-na, có che phủ làm hại nhau; trong Chi của Tĩnh lự thì địa kiến lập sai khác chứ không có nghĩa che phủ làm hai. Trong Bồ-đề phần thì Hành xả-xả thọ cùng chung một sát-na, có che phủ làm hại nhau; trong Chi của Tĩnh lự đối trị lợi ích, tác dụng của Chi khác nhau, không che phủ làm hại nhau.

Hỏi: Tại sao tinh tiến không phải là Chi của Tĩnh lự?

Đáp: Các Chi của Tĩnh lự thuận với địa của mình là hơn hẳn, Tinh tiến thuận với địa khác là hơn hẳn. Nghĩa là Tinh tiến của Tĩnh lự thứ nhất thuận với Tĩnh lự thứ hai là hơn hẳn, cho đến Tinh tiến của vô số hữu xứ thuận với Phi tưởng phi phi tưởng xứ là hơn hẳn, cho nên pháp ấy không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự.

Lại nữa, Tinh tiến làm tổn hại đến nhân của Tam-ma-địa, nhân của Tam-ma-địa tức là Lạc thù thắng. Như trong Kinh nói: “Bởi vì Lạc cho nên tâm Định, chịu khó tinh tiến thì thân tâm nhiều khổ sở, tu Tamma-địa thì thân tâm nhiều niềm vui”. Vì vậy Tinh tiến không phải là Chi của Tĩnh lự.

Hỏi: Tại sao Chánh ngữ, Chánh nghiệp-Chánh mạng không phải là Chi của Tĩnh lự?

Đáp: Chi của Tĩnh lự, nghĩa là trú vào cảnh tương ưng với Tĩnh lự, chắc chắn có sở y-sở duyên và hành tướng, và có cảnh giác mới gọi là tương ưng; Chánh ngữ-Chánh nước-Chánh mạng không có nghĩa như vậy, cho nên không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự. Do bốn tương 1này và các Đắc (một trong những pháp bất tương ưng)…, pháp bất tương ưng đều không nên thiết lập làm Chi của Tĩnh lự, bởi vì không phải là trú vào một cảnh để giúp đỡ Đẳng trì.

Hỏi: Tại sao Tàm-Quý-Vô tham-Vô sân, không phóng dật-không hại… không phải là Chi của Tĩnh lự?

Đáp: Bởi vì không phải là tùy thuận cao nhất với các Tĩnh lự, các pháp thiện này phần nhiều ở cõi Dục, là đối trị gần của pháp ác thuộc về địa phân tán, thế lực tăng mạnh không phải là ở địa ổn định, vì vậy không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự.

Hỏi: Tâm-Tưởng-Tư… tại sao không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự?

Đáp: Bởi vì không phải là tùy thuận cao nhất với các Tĩnh lự, tâm thuận theo lưu chuyển. Định thuận theo hoàn diệt, cho nên tâm không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự.

Lại nữa, tâm mạnh như vua, các tâm sở pháp đều như quan lại phụ tá; Định là tâm sở, cho nên tâm không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự; nhưcác Quốc Vương không hầu hạ quan lại phụ tá. Tướng-Tư-XúcDục đều thuận theo lưu chuyển, tác dụng lại mạnh hơn; Định thuận theo hoàn diệt, cho nên những pháp ấy không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự. Tác ý chỉ thuộc về địa phân tán của cõi Dục, đối cảnh có tác dụng mạnh hơn không phải là các địa ổn định, cho nên cũng không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự. Thắng giải chỉ mạnh hơn đối với phần vị vô học, Tĩnh lự mạnh hơn ở khắp tất cả các phần vị, cho nên pháp ấy không thiết lập làm Chi của Tĩnh lự.

Lại nữa, trong này nên dùng các Chi của Tĩnh lự, đối với bốn Niệm trú-bốn Chánh đoạn-bốn Thần túc-năm Căn-năm Lực-bảy Đẳng giác chi-tám Thánh đạo chi lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp nhau. Lại cần phải dùng Chi của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Chi của Tĩnh lự thứ tư, đối với Bồ-đề phần pháp lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp nhau. Lại cần phải dùng Chi của trưởng lão thứ nhất cho đến Chi của trưởng lão thứ tư, đối với bốn Niệm trú cho đến tám Thánh đạo chi lần lượt chuyển đổi thâu nhiếp nhau. Cần phải tùy theo tướng ấy để nói rộng từng tướng một.

Hỏi: Cận phần Tĩnh lự và Định Vô Sắc có thiết lập làm Chi hay không? Nếu thiết lập làm Chi thì tại sao ở đây không nói? Nếu không thiết lập thì luận Thi Thiết nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Có thể có Định của không vô biên xứ, đối với căn hơn hẳn-Đạo hơn hẳnĐịnh hơn hẳn Định của không vô biên xứ mà lại là Chi… chăng? Trả lời: Có, đó là từ Định của Không vô biên xứ dấy khởi không gián đoạn, lại tiến vào Định của không vô biên xứ”.

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Cận phần Tĩnh lự và Định vô Sắc cũng thiết lập về Chi.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông hiểu cách nói trong luận Thi Thiết, nay ở trong này tại sao không nói?

Đáp: Lý ra cũng cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết trong này là cách nói khác, nghĩa là cận Tĩnh lự thứ nhất giống như căn bản cũng có năm Chi, nhưng trừ ra Hỷ thọ mà thêm vào Xả thọ; cận phần Tĩnh lự thứ hai giống như căn bản cũng có bốn Chi, cũng trừ ra Hỷ thọ mà thêm vào Xả thọ; cận phần Tĩnh lự thứ ba giống như căn bản cũng có năm Chi, nhưng trừ ra Lạc thọ mà thêm vào Xả thọ; cận phần Tĩnh lự thứ tư và Định vô Sắc, giống nhưc ăn bản Tĩnh lự thứ tư cũng đều có bốn Chi.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Cận phần Tĩnh lự và Định vô Sắc đều không thiết lập Chi, bởi vì công đức ít, bởi vì Khổ-Đạo thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt cách nói trong này đã nói, luận Thi Thiết nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Dựa vào nhân nuôi lớn cho nên nói là hơn hẳn, nói đến Chi…, thì đó là Giác chi-Đạo chi.

Hỏi: Tại sao Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba đều thiết lập năm Chi; Tĩnh lự thứ hai-thứ tư đều thiết lập bốn Chi?

Đáp: Trước đây nói tùy thuận là nghĩa của Chi, nghĩa là bốn Tĩnh lự đều có pháp như vậy, có thể tùy thuận pháp không tăng-không giảm.

Lại nữa, các pháp ác của cõi Dục khó đoạn-khó phá-khó có thể vượt qua, cho nên Tĩnh lự thứ nhất kiến lập năm chi để đối trị vững chắc, Tĩnh lự thứ hai là Hỷ cao nhất chú trọng về địa, khó đoạn-khó phá-khó có thể vượt qua, Tĩnh lự thứ ba kiến lập năm Chi để đối trị vững chắc. Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba đều không có pháp khó đoạn-khó phá-khó vượt qua như vậy, cho nên Tĩnh lự thứ hai-thứ tư chỉ thiết lập bốn Chi, bởi vì hai Tĩnh lự ấy đều không nhờ vào đối trị vững chắc.

Lại nữa, vì đối trị tham về cảnh năm dục tăng thượng của cõi Dục, cho nên Tĩnh lự thứ nhất thiết lập năm Chi, vì đối trị Hỷ-Ái chú trọng về địa thuộc năm Bộ của Tĩnh lự thứ hai, cho nên Tĩnh lự thứ ba cũng thiết lập năm Chi. Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba đều không có những đối trị như vậy, cho nên Tĩnh lự thứ hai-thứ tư đều chỉ thiết lập bốn Chi.

Lại nữa, bởi vì muốn tùy thuận pháp vượt qua Định, nghĩa là từ năm Chi của Định vượt qua mà tiến vào năm Chi của Định, lại từ bốn Chi của định vượt qua mà tiến vào bốn Chi của Định, bởi vì các Chi thì dễ dàng có thể vượt qua mà tiến vào.

Hỏi: Nếu từ Tĩnh lự thứ ba vượt qua mà tiền vào không vô biên xứ, lại từ Tĩnh lự thứ tư vượt qua mà tiến vào Thức vô biên xứ, lúc ấy đều không có Chi thì tùy thuận thế nào?

Đáp: Các sự việc đúng ngoài bắt đầu làm thì khó, sau khi hoàn thành thì không nhờ vào tùy thuận. Vả lại, sự việc bên ngoài là như Giànặc-ca cùng với bề tôi Hoài Nguyệt, trong mười hai năm học phương pháp chế tạo vàng, ban đầu làm được một hạt như hạt lúa mạch, thầy trò liền hét lên: Bây giờ chúng ta có thể làm ra núi vàng. Ôi sự việc bên trong thì như sư Du-già tu Thần cảnh thông, bắt đầu học rời khỏi mặt đất bằng một nửa ngón tay, tiếp theo lại rời khỏi mặt đất bằng một ngón tay, như vậy dần dần một nửa gang tay-một gang tay, một nửa cánh taymột cánh tay…, cho đến nửa Tầm- một Tầm sau đó vị ấy thành tựu thì tùy tâm muốn đến cõi trời Sắc cứu cánh cứ tự tại có thể đến được. Vượt qua Định cũng như vậy, ban đầu thì khó cho nên nhờ vào Chi…, về sau thì dễ cho nên giả sữ không thiết lập Chi mà cũng có thể vượt qua để tiến vào. Vì vậy, Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba đều thiết lập năm Chi, Tĩnh lự thứ hai-thứ tư đều thiết lập bốn Chi.

Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Có bốn Thiên đạo có năng lực làm cho hữu tình chưa thanh tịnh thì thanh tịnh, thanh tịnh thì chuyển thành sáng suốt”.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn đưa ra nói như vậy?

Đáp: Muốn làm cho hữu tình đối với đạo lý sinh lêm cõi trời, sinh tâm hết sức chán ngán sợ hãi-vui mừng cầu mong an trú trong hắng nghĩa của đạo lý cõi trời. Sinh lên cõi trời, đó là cõi trời Tam Thập Tam, ở đó có bốn khu vườn trong nghiêm rất tuyệt diệu:

  1. Tên là Chúng xa.
  2. Tên là Thô ác.
  3. Tên là Hoan hỷ.
  4. Tên là Tạp lâm.

Bốn khu vườn như vậy có bốn con đường, các phụ nữ cõi trời dạo chơi tập trung trong đó, những người đẹp tuyệt vời dạo chơi dừng chân ở trong đó, các loại âm nhạc luôn luôn trỗi lên, bày biện các loại đồ ăn thức uống ngon lành, cây báu mọc xếp thành hàng cành nhánh che mát cho nhau, hoa lá tươi tốt mùi hương ngào ngạt, quả hạt nhiều loại sáng bóng ngọt thơm, tùy theo ý muốn biến thành chim cất tiếng hát hòa nhã dịu êm, chư Thiên ở trong đó thụ hưởng các dục lạc, dạo chơi vui đùa đã xong cùng nhau đi vào khu vườn. Ở trong vườn Tỳ-nại-da chánh pháp này, Trạch diệt Niết-bàn như khu vườn của cõi trung hữuời ấy, bốn Tĩnh lự vi diệu như bốn con đường, phụ nữ thông minh dạo chơi tập trung trong đó, người đẹp giải thoát vô ngại dạo chơi dừng lại, âm nhạc ba Tạng luôn luôn trỗi lên, bày biện đồ ăn thức uống ngon lành của Tịnh-Hỷ, cây báu của Bồ-đề phần pháp mọc xếp thành hàng, cành nhánh của vô lượng-giải thoát-thắng xứ-biến xứ che mát cho nhau, hoa lá của Giác chi-Đạo chi tươi tốt, mùi hương của các Giới thanh tịnh vi diệu tỏa hương ngào ngạt, các quả Sa-môn sáng bóng ngọt thơm, Học và Vô học tùy theo ý muốn biến thành chim cất tiếng hót hòa nhã dịu êm, Thánh chúng ở trong đó thụ hưởng niềm vui của Định thù thắng, dạo chơi vui đùa đã xong cùng nhau tiến vào Niết-bàn.

Thế nào gọi là bốn loại Thiên đạo? Nghĩa là lìa pháp ác bất thiện của cõi Dục, có Tầm-có Tứ, lìa sinh Hỷ lạc, trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ nhất, đó gọi là Thiên đạo thứ nhất, lìa pháp ác bất thiện của cõi Dục.

Hỏi: Lúc đạt được Tĩnh lự thứ nhất thì lìa toàn bộ tất cả các pháp của cõi Dục, tại sao chỉ nói lìa pháp ác bất thiện của cõi Dục?

Đáp: Bởi vì pháp ác bất thiện là đứng đầu lìa toàn bộ cõi Dục, cho nên đưa ra cách nói này.

Lại nữa, pháp ác bất thiện làm hại Thánh đạo, tự tánh cần phải đoạn chấp. Nếu nó đoạn rồi thì không còn thành tựu, cho nên chỉ nói đến nó. Các pháp thiện hữu lậu-vô phú vô ký, không làm trái Thánh đạo, không phải là tự tánh đoạn. Nếu nó đoạn rồi thì vẫn còn có thể thành tựu, cho nên không nói. Nhưng pháp thiện hữu lậu-vô phú vô ký, lúc đoạn ác bất thiện cũng tùy theo mà nói là đoạn, bởi vì cùng một đối trị, bởi vì đoạn cùng một lúc. Như ngọn đèn trái với bóng tối chứ không phải là bấc đèn là đồ đựng dầu, mà phá tan bóng tối thì cũng có thể đốt cháy bấc đèn-hết dầu và làm nóng đồ đựng.

Lại nữa, pháp ác bất thiện khó đoạn-khó phá-khó có thể vượt qua, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, pháp ác bất thiện có nhiều những sai lầm tai họa, hừng hực vững chắc, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, pháp ác bất thiện vào lúc lìa nhiễm cõi Dục, là chướng ngại hết sức, ràng buộc khó dễ, như cai ngục dữ tợn, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, các sư Du-già chuyên môn vì đoạn pháp ác bất thiện kia mà tu Tĩnh lự thứ nhất, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, các sư Du-già chán ghét pháp ác bất thiện ấy cho nên xả bỏ toàn bộ cõi Dục, vì vậy chỉ nói là lìa pháp ác bất thiện. Lại nữa, pháp ác bất thiện ở địa trên đã không có, cho nên chỉ nói là lìa.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ nói là lìa pháp ác bất thiện của cõi Dục.

Hỏi: Đúng này cái gì là Dục, cái gì là pháp ác bất thiện?

Đáp: Sự vốn có dục là Dục, phiền não-dục là pháp ác bất thiện. Lại nữa, Dục nghĩa là năm Dục, pháp ác bất thiện đó là năm Cái. Lại nữa, Dục nghĩa là Dục ái, pháp ác bất thiện đó là các phiền não khác của cõi Dục. Lại nữa, Dục nghĩa là dục tầm, pháp ác bất thiện đó là Sân-hại tầm. Lại nữa, Dục nghĩa là cõi Dục, pháp ác bất thiện đó là cõi Sân-Hại. Lại nữa, Dục nghĩa là Dục tưởng, pháp ác bất thiệt đó là tưởng Sân-Hại. Lại nữa, Dục nghĩa là Dục ái, pháp ác bất thiện đó chính là Dục ái. Đây chính là nói đến lìa các loại Dục ái. Có Tầm-có Tứ, pháp vốn có cùng với Tầm gọi là có Tầm, pháp vốn có cùng với Tứ gọi là có Tứ.

Hỏi: Lìa sinh thì trong địa trên lìa thanh tịnh thắng diệu vượt qua Tĩnh lự thứ nhất, tại sao chỉ nói pháp này gọi là lìa sinh?

Đáp: Trong này đưa ra đều để hiển bày ra, cho nên đưa ra cách nói như vậy. Đức Thế Tôn có nơi đưa ra sau để hiển bày trước, như nói: “Thế nào là không phải tự hại và tha hại? Đó là ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

Như đưa ra đầu-sau, mới tiến vào-đã vượt qua, gia hạnh-cứu cánh, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, ban đầu được lìa sinh-phát ra tưởng hiếm lạ, sau thì không như vậy, cho nên đưa ra cách nói ấy. Lại nữa, bởi vì Tĩnh lự thứ nhất chỉ thuận theo là lìa sinh,các Tĩnh lự sau cũng thuận theo Định sinh; thuận theo lìa sinh cho nên gọi là lìa sinh, như nước sinh thì nói dến tên gọi nước sinh, đất liền sinh thì nói đến tên gọi đất liền sinh. Lại nữa, Tĩnh lự thứ nhất lìa hai Định vô lậu làm quyến thuộc, cho nên một mình gọi là lìa sinh, đó là Vị chí định và Tĩnh lự trung gian. Lại nữa, Tĩnh lự thứ nhất lìa là sau lìa môn, sở y-gia hạnh-nhân bổn-đạo lộ, và nơi dừng chân, một mình được tên gọi là lìa. Lại nữa, Tĩnh lự thứ nhất lìa dẫn dắt-duy trì-nuôi duỡng, sau lìa một mình được tên gọi là lìa. Lại nữa, Tĩnh lự thứ nhất lìa là sau các lìa sinh duyên tập khởi, một mình được tên gọi là lìa. Lại nữa, các lìa của địa trên quyết định dựa vào Tĩnh lự thứ nhất lìa được và dấy khởi trước đây, cho nên Tĩnh lự thứ nhất một mình được tên gọi là lìa.

Lại nữa, các Sư Du-già lìa nhiễm của cõi Dục, lúc dấy khởi Tĩnh lự thứ nhất hiện ở trước mắt, hoan hỷ phấn chấn hơn hẳn thời gian sau, cho nên một mình gọi là lìa, như người đói khát lúc đầu được ăn uống, tuy là món dở mà sinh lòng hoan hỷ, hơn hẳn lúc sau có được ăn uống ngon lành.

Lại nữa, ba loại hành giả dựa vào Tĩnh lự thứ nhất được tiến vào lìa sinh, đạt được quả luyện căn và hết các lậu, cho nên một mình gọi là lìa. Ba loại hành già đó là người có đủ phiền não, người lìa dục từng phần, người lìa dục toàn phần.

Lại nữa, vì khiến cho người nghi có được quyết định, cho nên một mình thiết lập tên gọi là lìa. Như trong cõi Dục có Tầm-có Tứ, có các Thức thân cao thấp làm quyến thuộc, trong Tĩnh lự thứ nhất cũng có điều này, hoặc có người sinh nghi như cõi Dục không có lìa, Tĩnh lự thứ nhất cũng như vậy. Vì quyết định mối nghi này cho nên nói Tĩnh lự thứ nhất có lìa chứ không phải là cõi Dục.

Lại nữa, cõi Dục không có lìa đối trị gần của nó, cho nên Tĩnh lự thứ nhất một mình thiết lập tên gọi là lìa. Lại nữa, chỉ riêng Tĩnh lự thứ nhất có năng lực lìa tất cả phiền não của ba cõi, cho nên một mình thiết lập tên gọi là lìa. Lại nữa, chỉ riêng Tĩnh lự thứ nhất có đạo của bốn quả Sa-môn, đạo của chín quả Biến tri, đầy đủ ba mươi bảy Bồ-đề phần pháp, cho nên một mình gọi là lìa.

Lại nữa, chỉ riêng Tĩnh lự thứ nhất có năng lực lìa hết thảy khổ căn-ưu căn-Nam căn-Nữ căn, Vô tàm-Vô quý-Tham ái-Dâm ái, năm Cái-năm Dục-Xan tham-Tật nhuế-năm Uẩn-mười hai xứ-mười tám Giới…, cho nên một mình gọi là lìa.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ riêng Tĩnh lự thứ nhất một mình gọi là lìa sinh.

Hỷ-Lạc, Hỷ nghĩa là Hỷ căn, Lạc nghĩa là Lạc thuộc Khinh an. Lại nữa, Hỷ thuộc về Thọ uẩn, lạc thuộc về Hành uẩn. Trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ nhất,nghĩa là có được thành tựu năm Uẩn thiện của Tĩnh lự thứ nhất, có được thành tựu gọi là trú đầy đủ.

Lại nữa, Tầm-Tứ diệt, Nội đẳng tịnh, âm một nẽo về, không có Tầm-không có Tứ, Định sinh Hỷ-Lạc, trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ hai, đó gọi là Thiên đạo thứ hai Tầm-tứ diệt.

Hỏi: Lúc đạt được Tĩnh lự thứ hai, diệt toàn bộ tất cả các pháp của Tĩnh lự thứ nhất, tại sao chỉ nói là Tầm-Tứ diệt?

Đáp: Bởi vì Tầm-Tứ là đứng đầu, diệt toàn bộ Tĩnh lự thứ nhất, cho nên đưa ra cách nói này.

Lại nữa, Tầm-Tứ khó đoạn-khó phá-khó có thể vượt qua, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, Tầm-Tứ có nhiều những sai lầm tai họa, hừng hực vững chắc, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, Tầm-Tứ vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, là chướng ngại cao nhất, ràng buộc làm khó dễ, như cai ngục hung bạo, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, các sư Du-già chuyên tâm vì đoạn Tầm-Tứ, mà tu Tĩnh lự thứ hai, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, các sư Du-già chán ghét Tầm-Tứ mà rời bỏ toàn bộ Tĩnh lự thứ nhất, cho nên chỉ nói đến nó. Lại nữa, Tầm-tứ ở địa trên đã không có, cho nên chỉ nói đến nó.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ nói là Tầm-Tứ diệt.

Nội đẳng tịch, Nội nghĩa là tâm, Đẳng tịnh nghĩa là Tín. Do Tín bình đẳng khiến cho nội tâm thanh tịnh, vì vậy gọi là Nội đẳng tịnh.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “TầmTứ nhảy nhót không ngừng làm hỗn loạn tâm Định, Tín có năng lực loại trừ Tầm-Tứ khiến cho tâm cùng tịnh; như sóng ngừng lặng thì nước sẽ lắng trong, vì vậy nói Tín gọi là Nội đẳng tịnh”. Lại đưa ra cách nói này: “Hỷ nhiễm bừng bừng trỗi dậy làm cho tâm Định rối loạn, Tín có năng lực loại trừ Hỷ nhiễm khiến tâm cùng tịnh, như lìa bỏ bùn đục thì nước sẽ lắng trong, vì vậy nói Tín gọi là nội đẳng tịnh”.

Đại đức Pháp Cứu đưa ra cách nói như vậy: “Hành giả sắcp tiến vào Tĩnh lự thứ hai, tâm đố với cảnh Định sin Tín hướng đến Lạc trú, không rong ruổi phân tán trú lâu dài vào một cảnh, đạt được Định thứ hai thì có điều này, đây là do sức mạnh của Trí, cho nên nói Tín gọi là Nội đẳng tịnh”.

Tâm một nẽo về, nghĩa là do một môn chuyển chứ không giống như tâm của cõi Dục do sáu môn chuyển. Trong trưởng lão thứ nhất thì tâm do bốn môn chuyển, Tĩnh lự thứ hai thì tâm do một môn chuyển, cho nên gọi là một nẽo về, tức là nghĩa của tâm hành cùng một cảnh giới.

Không có Tầm-không có Tứ, nghĩa là Tầm-Tứ đã diệt.

Hỏi: Định sinh thì Tĩnh lự thứ nhất cũng có Định, tại sao chỉ nói Tĩnh lự thứ hai gọi là Định sinh?

Đáp: Tĩnh lự thứ hai thì Đẳng trì thanh tịnh thắng diệu tăng mạnh, vượt qua Tĩnh lự thứ nhất, vì vậy chỉ nói đến nó.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ hai do Định mà dẫn phát-do Định đã nuôi

lớn, cho nên sau Tĩnh lự thứ nhất mới hiện ở trước mắt, gọi là Định sinh; không giống như Tĩnh lự thứ nhất, không phải là do Định mà dẫn phát, không phải là do Định đã nuôi lớn, sau tâm của cõi Dục mới hiện ở trước mắt, cho nên không gọi là Định sinh.

Lại nữa, tâm của Tĩnh lự thứ nhất có định-bất định, có nội môn chuyển-có ngoại môn chuyển, có duyên với nội sự-có duyên với ngọai sự; tâm của Tĩnh lự thứ hai thì phần nhiều thuộc về Định, phần nhiều chỉ do nội môn chuyển, chỉ duyên với nội sự, cho nên gọi là Định sinh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ hai diệt gốc của ngôn ngữ. Gốc của ngôn ngữ, đó là tầm và Tứ. Như trong kinh nói: “Cần phải Tầm-Tứ rồi mới có thể phát ngôn ngữ, chứ không phải là không Tầm-Tứ”. Tĩnh lự thứ hai Tầm-Tứ rồi diệt không có gốc của ngôn ngữ, cho nên nói là Định sinh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ hai gọi là Thánh lặng lẽ, cho nên gọi là Định sinh. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Mục Liên: Các ông đừng coi thường Tĩnh lự thứ hai, bởi vì đây là pháp lặng lẽ của Thánh giả”.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Định sinh chỉ ở Tĩnh lự thứ hai.

Hỷ-lạc, Hỷ nghĩa là Hỷ căn, Lạc nghĩa là Lạc thuộc Khinh an. Lại nữa, Hỷ là thuộc về Thọ uẩn, Lạc là thuộc về Hành uẩn. Trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ hai, là có được thành tựu năm Uẩn thiện của Tĩnh lự thứ hai, có được thành tựu gọi là trú đầy đủ.

*******

Lại nữa, ly-Hỷ trú xả, Chánh niệm-Chánh tuệ-thân thọ lạc, Thánh cần phải nói về xả, trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ ba, đó gọi là Thiên đạo thứ ba.

Hỏi: Lúc đạt được Tĩnh lự thứ ba, lìa toàn bộ các pháp hữu lậu của Tĩnh lự thứ hai, tại sao chỉ nói là ly Hỷ?

Đáp: Bởi vì Hỷ là đứng đầu, lìa toàn bộ các pháp hữu lậu của Tĩnh lự thứ hai, cho nên chỉ nói đến Hỷ. Lại nữa, bởi vì Hỷ khó đoạn-khó phá-khó có thể vượt qua, cho nên chỉ nói đến Hỷ. Lại nữa, bởi vì Hỷ có nhiều những lỗi lầm tai họa, hừng hực và vững chắc, cho nên chỉ nói đến Hỷ. Lại nữa, bởi vì Hỷ ở lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, làm cho chướng ngại vô cùng, ràng buộc làm khó dễ, như cai ngục hung bạo, cho nên chỉ nói đến Hỷ. Lại nữa, các sư Du-già chỉ vì đối trị với Hỷ, cho nên tu Tĩnh lự thứ ba, vì vậy chỉ nói đến Hỷ. Lại nữa, các sư Du-già chán ghét Hỷ, cho nên rồi toàn bộ Tĩnh lự thứ hai, vì vậy chỉ nói đến Hỷ. Lại nữa, Hỷ của địa trên không còn pháp nào có thể có, cho nên chỉ nói đến Hỷ.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ nói đến ly Hỷ.

Trú xả, chánh niệm-Chánh tuệ, xả nghĩa là hành xả, Chánh niệm nghĩa là Niệm thiện thù thắng, Chánh tuệ nghĩa là Tuệ thiện thù thắng. Thân thọ lạc, thân nghĩa là ý thân. Có người đưa ra cách nói này: Lúc ý có niềm vui làm cho sắc thân do Đại chủng tạo ra có niềm vui thích hợp; đây chính là ý thức tương ưng với Lạc thọ, gọi là thân thọ lạc. Thánh cần phải nói về xả, Thánh nghĩa là chư Phật và đệ tử bậc Thánh, cần phải nói cho người khác biết, cần phải tự mình trú vào xả.

Hỏi: Thánh ở các địa đều cần phải nói về xả, tại sao chỉ nói đến Tĩnh lự thứ ba?

Đáp: Tĩnh lự thứ ba có đủ hai loại trở ngại do địa mình và địa khác, cho nên chỉ nói đến nó. Trở ngại do địa khác, nghĩa là Hỷ của Tĩnh lự thứ hai, trôi nổi-chìm đắm-tùy tiện-vội vàng như La-sát-tư, có thể làm cho sư Du-già sa sút đối với sự lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, cho nên nói cần phải rời bỏ, đừng để pháp Hỷ này làm cho trở ngại. Trở ngại do địa mình, nghĩa là Lạc của Tĩnh lự thứ ba, Lạc này mạnh nhất trong pháp Lạc của sinh tử, các sư Du-già nhiễm đắm lạc này, không cầu mong công đức vi diệu thù thắng của địa trên, cho nên nói đạo ấy là bắt đầu sự nghiệp tu tập của các sư Du-già, nói Lạc thọ này là nơi gây trở ngại, không nên nhiễm trước.

Lại nữa, Đức Phật và đệ tử cần phải nói cho người khác biết về sai lầm gây trở ngại do địa minh và địa khác của Tĩnh lự thứ ba, khuyên nhủ người khác khiến cho rời bỏ, vì vậy gọi là Thánh cần phải nói về xả. Nghĩa là nói cho người khác biết Tĩnh lự thứ ba có Lạc thọ thù thắng, có thể khiến cho chúng sinh nhiễm trước mê muội, không cầu mong công đức vi diệu thù thắng của địa trên, các người cần phải trú vào Chánh niệm-Chánh tri, đừng để pháp Lạc này làm cho trở ngại; cũng nói cho người khác biết Tĩnh lự thứ hai có Hỷ thị thù thắng, có thể khiến cho chúng sinh trôi nổi-chìm đắm-tùy tiện-vội vàng mà lui sụt mất đi sự lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, các người cần phải trú vào Chánh niệm và xả, đừng để pháp Hỷ này làm cho trở ngại. Như chủ buôn đã lâu vì người mới buôn bán, nói về lỗi lầm tai họa vốn có của các thành ấpquốc gia, nghĩa là trong thành ấp như vậy-quốc gia như vậy, có nhiều những tai nạn như dâm nữ-cờ bạc-lừa gạt-quán rượu-giặc cướp… cần phải đề phòng tránh xa, đừng để cho các người mất mác tiền bạc-hàng hóa. Trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ ba, nghĩa là đạt được năm uẩn thiện thành tựu Tĩnh lự thứ ba, đạt được thành tựu gọi là trú đầy đủ.

Lại nữa, đoạn Lạc-đoạn khổ thì trước hết không còn Hỷ-Ưu, không Khổ-không Lạc, xả niệm thanh tịnh, trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ tư, đó gọi là Thiên đạo thứ tư.

Hỏi: Đoạn Lạc ấy thì lúc đạt được Tĩnh lự thứ tư, lìa toàn bộ các pháp hữu lậu của Tĩnh lự thứ ba, tại sao chỉ nói là đoạn Lạc?

Đáp: Bởi vì Lạc là đứng đầu, lìa toàn bộ các pháp hữu lậu của Tĩnh lự thứ ba, cho nên chỉ nói đến Lạc. Lại nữa, bởi vì Lạc khó đoạnkhó phá-khó có thể vượt qua, cho nên chỉ nói đến Lạc. Lại nữa, bởi vì Lạc có nhiều những lỗi lầm tai họa, hừng hực và vững chắc, cho nên chỉ nói đến Lạc. Lại nữa, bởi vì Lạc vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, gây trở ngại-ràng buộc và chướng ngại hết sức, như cai ngục hung bạo, cho nên chỉ nói đến Lạc. Lại nữa, các sư Du-già chỉ vì đối trị với Lạc cho nên tu Tĩnh lự thứ tư, vì vậy chỉ nói đến Lạc. Lại nữa, các sư Du-già chán ghét Lạc, cho nên lìa toàn bộ Tĩnh lự thứ ba, vì vậy chỉ nói đến Lạc. Lại nữa, Lạc ở địa trên không có pháp nào khác có thể có, cho nên chỉ nói đến Lạc.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ nói đến đoạn lạc.

Hỏi: Đoạn khổ, lúc lìa nhiễm cõi Dục thì hành giả tu quán đã đoạn khổ căn, tại sao nay lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba thì mới nói đến đoạn khổ?

Đáp: Đây là đối với đã đoạn nói đến tên gọi là đoạn, nghĩa là đối với sự việc xa mà nói đến thanh gần, như người đã đến cũng nói là nay đến. Như nói: Đại vương đến từ nơi nào? Như đã giải thoát mà nói đến thanh giải thoát, như nói: Nhờ vào tri kiến này mà tâm giải thoát Dục lậu-Hữu lậu và vô minh lậu, lúc lìa nhiễm cõi Dục thì tâm đã giải thoát Dục lậu, lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi tương xứ thì tâm đã giải thoát Hữu lậu và Vô minh lậu. Như đối với đã tiến vào mà nói đến thanh tiến vào, như nói: Bồ-tát tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được trí tuệ thế tục hiện quán biên. Như đối với đã cảm thọ mà nói đến thanh cảm thọ, như nói: Lúc cảm thọ Lạc thọ thì biết đúng như thật là cảm thọ Lạc thọ, không có ai tự biết mình hiện đang cảm thọ, cho nên biết đã cảm thọ mà nói đến thanh cảm thọ. Trong này cũng như vậy, đã đoạn mà nói là đoạn, nghĩa là đối với sự việc xa mà nói đến thanh gần.

Lại nữa, dựa vào hai pháp không còn đều nói đến thanh đoạn. Nói là hai pháp, đó là Khổ và Lạc. Lúc lìa nhiễm cõi Dục tuy Khổ đã hết mà Lạc chưa hết, nay lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba rồi, Khổ-Lạc đều hết mà cùng nói đến thanh đoạn.

Lại nữa, đoạn lạc nghĩa là đoạn lạc căn của Tĩnh lự thứ ba, đoạn khổ nghĩa là đoạn tâm-tâm sở pháp tương ưng với khổ căn.

Lại nữa, đoạn lạc nghĩa là đoạn lạc căn của Tĩnh lự thứ ba, đoạn khổ nghĩa là đoạn hơi thở vào ra của Tĩnh lự thứ ba. Các bậc Hiền Thánh đối với hơi thở vào ra nảy sinh ý tưởng đối với khổ, vượt quá các dị sinh đối với ngục vô gián mà dấy khởi ý tưởng về khổ.

Lại nữa, đoạn lạc nghĩa là đoạn lạc căn của Tĩnh lự thứ ba, đoạn khổ nghĩa là lập tức đoạn lạc căn ấy, như nói: Vô thường cho nên khổ.

Trước hết không còn Hỷ-Ưu, là lúc lìa nhiễm cõi Dục thì Ưu căn đã mất, lúc lià nhiễm của Tĩnh lự thứ hai thì Hỷ căn đã tiếp tục mất, vì vậy nói nay trước hết không còn Hoặc-Ưu.

Không Khổ-không Lạc, nghĩa là sự cảm thọ không khổ-không lạc. Xả thanh tịnh nghĩa là hành xả, Niệm thanh tịnh nghĩa là Niệm thiện.

Hỏi: Địa dưới cũng có xả-Niệm vô lậu, tại sao chỉ nói đến xảNiệm thanh tịnh của Tĩnh lự thứ tư?

Đáp: Xả-Niệm của Tĩnh lự thứ tư, cùng liìa tám sự nhiễu loạn cho nên gọi là thanh tịnh, khổ-Lạc-Ưu-Hỷ-hơi thở vào-hơi thở ra-Tầm-Tứ gọi là tám sự nhiễu loạn. Trong này đều không có pháp nào mà một mình gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư không có tai họa trong-ngoài cho nên gọi là thanh tịnh, ba Tĩnh lự dưới có tai họa trong-ngoài cho nên không gọi là thanh tịnh, nghĩa là trong Tĩnh lự thứ nhất co lửa Tầm-Tứ cho nên bên ngoài bị tai họa do lửa thiêu đốt, trong Tĩnh lự thứ hai có nước Cực Hỷ cho nên bên ngoài bị tai họa do nước rã nát, trong Tĩnh lự thứ ba có gió của hơi thở vào ra cho nên bên ngoài bị tai họa do gió bồng bềnh, trong Tĩnh lự thứ tư không có ba tai họa này cho nên nói là thanh tịnh.

Lại nữa, thân khí sở y của Tĩnh lự thứ tư thì ba tai họa không đến được, Niệm không có quên mất, xả không có lẫn tạp, không giống như địa dưới cho nên nói là thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư lìa các phiền não và tùy phiền não, cho nên nói là xả-Niệm thanh tịnh chứ không phải là địa khác. Nghĩa là có Xả-Niệm lìa các phiền não chứ không phải là tùy phiền não, đó là xảniệm vô lậu của ba Tĩnh lự dưới, hoặc có xả-niệm lìa tùy phiền não chứ không phải là các phiền não, đó là xả-niệm hữu lậu của Tĩnh lự thứ tư; hoặc có xả-niệm không phải là lìa các phiền não và tùy phiền não, đó là xả-niệm hữu lậu của ba Tĩnh lự dưới và tất cả xả-niệm của cõi Dục. Nên biết trong anỳ nói tùy phiền não, tức là tám sự nhiễu loạn đã nói ở trên.

Lại nữa, sắc thân sở y của Tĩnh lự thứ tư trong sáng rõ ràng ví như ánh sáng ngọn đèn, xả-niệm dựa vào đó cho nên cũng thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư là nơi nương tựa viên mãn thù thắng trong các nơi nương tựa, là địa cứu cánh trong các địa, cho nên Xả-Niệm ấy cũng gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Định của Tĩnh lự thứ tư gọi là thế lực của Định bất động có khắp nơi thân sở y, cho nên Xả-Niệm ấy cũng gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư là nơi nương tựa của bảy Định, trên-dưới cùng có ba Định vô lậu, vì vậy xả-Niệm này cũng gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư có hai sự rộng lớn, một là xứ sở rộng lớn, hai là thiện căn rộng lớn, cho nên xả-Niệm ấy cũng gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư là nơi hằng hà sa Bồ-tát nương tựa để tiến vào Chánh tánh ly sinh, chứng được Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề, cho nên Xả-Niệm ấy cũng gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ tư là nơi ba sư Du-già nương tựa để được tiến vào Chánh tánh ly sinh đạt được quả không còn lậu, đó là Phật-Độc giác và các Thanh văn, cho nên xả-Niệm ấy cũng gọi là thanh tịnh.

Lại nữa, Đại chủng tạo sắc của Tĩnh lự thứ tư, hình sắc hiển bày sắc đều rất vi diệu thù thắng, cho nên Xả-Niệm thanh tịnh.

Lại nữa, dựa vào trí Túc trí tùy niệm của Tĩnh lự thứ tư, có thể duyên với các sự Túc trú của cõi Dục và bốn Tĩnh lự, cho nên xả-Niệm ấy cũng gọi là thanh tịnh.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên tất cả Xả-Niệm của Tĩnh lự thứ được gọi là thanh tịnh.

Trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ tư, nghĩa là đạt được năm uẩn thiện thành tựu Tĩnh lự thứ tư, đạt được thành tựu gọi là trú đầy đủ.

Như trong kinh nói: “Có bốn loại tâm sở tăng thượng trú trong pháp lạc hiện tại (Hiện pháp lạc trú).”

Hỏi: Tại sao gọi là tâm sở tăng thượng?

Đáp: Tâm sở trong này tức là Tam-ma-địa, không có Tam-ma-địa đầy đủ thế lực to lớn, mà có công dụng to lớn có năng lực thành tựu sự việc to lớn, có năng lực như bốn Tĩnh lự căn bản, cho nên loại này chỉ một mình gọi là tâm sở tăng thượng.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự có vô lượng chủng loại công đức thù thnắg của tâm sở tăng thượng, như Vô lượng-Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ, Vô ngại giải thoát-Vô tranh-Nguyện trí-Biên tế tịnh…, vì vậy chỉ gọi là tâm sở tăng thượng.

Lại nữa, dựa vào bốn Tĩnh lự các sư Du-già dùng Vô lượng môn cảm thọ pháp lạc của tâm sở, nghĩa là các môn cộng đức đã nói trước đây, và ba Tam-ma-địa như Không không…, vì vậy chỉ gọi là tâm sở tăng thượng.

Lại nữa, pháp lạc của bốn Tĩnh lự này thâu nhiếp chung các hành, vì vậy chỉ gọi là tâm sở tăng thượng.

Hỏi: Trong bốn Tĩnh lự cũng có pháp lạc có năng lực dẫn dắt công đức sau pháp lạc, tại sao chỉ nói trú trong pháp lạc hiện tại?

Đáp: Cũng cần phải nói là trú trong pháp lạc về sau, mà không nói đến thì nên biết là kinh này có cách nói khác. Lại nữa, nếu nói đây là trú trong pháp lạc hiện tại, thì nên biết là đã nói trú trong pháp lạc về sau, bởi vì pháp lạc về sau dùng pháp lạc hiện tại làm nhân mà đạt được.

Như trong kinh nói: “Trước hết ở nơi này tu đẳng chí nơi ấy rồi sau mới inh đến nơi ấy.”

Lại nữa, trú trong pháp lạc về sau dựa vào sự hệ thuộc trú trong pháp lạc hiện tại, trú trong pháp lạc hiện tại không dựa vào sự hệ thuộc trú trong pháp lạc về sau, vì vậy chỉ nói trú trong pháp lạc hiện tại tức là đã nói đến pháp ấy.

Lại nữa, trú trong pháp lạc hiện tại làm gia hạnh môn cho trú trong pháp lạc về sau, nếu đã nói pháp này thì đã nói đến pháp kia.

Lại nữa, trú trong pháp lạc hiện tại là nhân, trú trong pháp lạc về sau là quả, nếu đã nói nhân thì đã nói đến quả. Như nhân-quả nước, năng tác-sở tác, năng sinh-sở sinh, năng thành-sở thành, năng tục-sở tục, năng dẫn-sở dẫn, năng chuyển-sở chuyển, năng tướng-sở tướng, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, pháp lạc hiện tại thì gần, pháp lạc về sau thì xa, nếu đã nói gần thì đã nói đến xa. Như gần-xa như vậy, bức bách gần bên cạnhkhông phải là bức bách gần bên cạnh, hòa hợp-không phải là hòa hợp, chúng đồng phần của thân này và chúng đồng phần của thân khác, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, trú trong pháp hiện tại, hoặc là ngu hay trí, nội đạo hay ngoại đạo, chánh quán hay tà quán, đều cùng tin là có, cho nên chỉ nói đến pháp ấy; trú trong pháp lạc về sau có người không tin chắc, như ácc ngoại đạo, vì vậy cho nên không nói đến.

Lại nữa, những loại người ngu dốt phần nhiều tham vui sướng hiện tại chứ không mong cầu vui sướng về sau, ở trong vui sướng hiện tại tham một chút dục lạc chứ không mong cầu niềm vui tuyệt diệu của lìa dục rộng lớn. Đức Thế Tôn muốn khiến cho rời bỏ dục lạc nhỏ nhoi, đạ được niềm vui tuyệt diệu rộng lớn của bốn Tĩnh lự, đưa ra cách nói như vậy: Nếu các người cầu mong niềm vui rộng lớn thì nên rời bỏ dục lạc mà tu bốn Tĩnh lự. Vì vậy cho nên chỉ nói trú trong pháp lạc hiện tại.

Lại nữa, bởi vì bốn Tĩnh lự hiện ở trước mắt, nhất định cảm thọ niềm vui hiện có, cho nên chỉ nói đến pháp ấy; niềm vui về sau không nhất định, hoặc lui sụt mà sinh xuống dưới; hoặc tiến tới mà sinh lên trên, hoặc là nhập Niết-bàn, vì vậy cho nên không nói đến.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên đức Thế Tôn chỉ nói bốn loại Tĩnh lự gọi là pháp lạc hiện tại. Cận phần -Vô sắc tuy cũng có nghĩa của Lạc, mà Khổ thâu nhiếp chung các hành, cho nên không nói đến.

Như trong kinh nói: “Như vậy bốn loại tâm sở tăng thượng trú trong pháp lạc hiện tại, những người tu Định thường xuyên vào ra, nên biết rõ ràng chính xác tịch tĩnh giải thoát vượt qua các sắc; bốn Vô sắc Định thì những người tu Định thường xuyên vào ra, nên đích thực nêu ra rõ ràng.”

Hỏi: Tại sao Đức Thế Tôn khuyên nhủ nên biết rõ ràng đối với bốn Tĩnh lự, đối với bốn Vô sắc thì khuyến khích nên nêu ra rõ ràng?

Đáp: Tĩnh lự hiển bày thô thiển rõ ràng dễ thấy, những người tu Định từ Tĩnh lự rời ra rồi lại ưa thích mong muốn tiến vào, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu muốn tiếp tục tiến vào thì nên biết rõ ràng chính xác về tướng Định vào ra, đừng có sai lầm! Vô sắc vi tế, tướng ẩn kín khó thấy, những người tu Định từ đó rời ra rồi không thích tiến vào nữa, cho nên Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu không thích tiến vào nữa thì nên đích thực nêu ra rõ ràng cho người khác biết về tướng Định vào ra, đừng làm cho quên mất!

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự có nhiều công đức với các loại tướng khác nhau, những người tu định từ đó rời ra rồi lại ưa thích mong muốn tiến vào, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu thích tiến vào nữa thì nên biết rõ ràng chính xác về tướng Định vào ra, đừng có sai lầm! Trong Vô sắc Định không có công đức với nhiều loại từng khác nhau, những người tu Định từ đó rời ra rồi không thích tiến vào nữa, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu không thích tiến vào nữa thì nên đích thực nêu ra rõ ràng cho người khác biết về tướng Định vào ra, đừng làm cho quên mất!

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự thì căn-thọ-tâm sở có nhiều tướng khác nhau, những người tu Định từ đó rời xa rồi lại ưa thích mong muốn tiến vào, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu thích tiến vào nữa thì nên biết rõ ràng chính xác về tướng Định vào ra, đừng có sai lầm! Trong Vô sắc Định thì căn-thọ-tâm sở không có nhiều tướng khác nhau, những người tu Định từ đó rời ra rồi không thích tiến vào nữa, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu không thích tiến vào nữa thì nên đích thực nêu ra rõ ràng cho người khác biệt về tướng Định vào ra, đừng làm cho quên mất!

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự có vô lượng chủng loại công đức với lợi ích thù thắng, những người tu Định từ đó rời ra rồi lại ưa thích mong muốn tiến vào, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu thích tiến vào nữa thì nên biết rõ ràng chính xác về tướng Định vào ra, đừng có sai lầm! Trong Vô sắc Định không có vô lượng chủng loại công đức với lợi ích thù thắng, những người tu Định từ đó rời ra rồi không thích tiến vào nữa, Đức Phật bảo cho biết rằng: Nếu không thích tiến vào nữa thì nên đích thực nêu ra rõ ràng cho người khác biết về tướng Định vào ra, đừng làm cho quên mất!

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Phật khuyên nhủ nên biết rõ ràng đối với bốn Tĩnh lự, đối với bốn Vô sắc thì khuyến khích nên nêu ra rõ ràng.

Như trong kinh nói: “Bốn loại Tĩnh lự có bốn loại lợi ích thù thắng, bốn Vô sắc Định có một lợi ích thù thắng.”

Hỏi: Tại sao lợi ích thù thắng của Tĩnh lự có bốn, lợi ích thù thắng trong Vô sắc Địn chỉ có một?

Đáp: Chính là do các loại nhân duyên đã nói trước đây, lợi ích thù thnắg của Tĩnh lự và Vô sắc có khác nhau. Trong này lại có hai cách trả lời không giống như, đó là trong Tĩnh lự có ba loại Định:

  1. Có Tầm có Tứ.
  2. Không có Tầm chỉ có Tứ.
  3. Không có Tầm không có Tứ.

Trong Vô sắc Định chỉ có một loại là không có Tầm không có Tứ.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự có ba loại Thọ, đó là Hỷ-Lạc và xả; trong Vô sắc Định chỉ có Xả thọ. Vì vậy lợi ích thù thắng của bốn Tĩnh lự có bốn, lợi ích thù thắng trong Vô sắc Định chỉ có một.

Hỏi: Lợi ích thù thnắg và Tĩnh lự có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, đó là tên gọi Tĩnh lự, tên gọi lợi ích thù thắng. Lại nữa, Tĩnh lự có ba loại, đó là thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký; lợi ích thù thắng chỉ có vô lậu. Lại nữa, Tĩnh lự hoặc là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc là không hệ thuộc; lợi ích thù thắng chỉ là không hệ thuộc. Lại nữa, Tĩnh lự hoặc là Học, hoặc là Vô học, hoặc là Phi học phi vô học; lợi ích thù thắng chỉ là Học và Vô học. Lại nữa, Tĩnh lự hoặc là do kiến mà đoạn, hoặc là do tu mà đoạn, hoặc không có gì để đoạn; lợi ích thù thắng chỉ là không có gì để đoạn. Là Tĩnh lự gồm chung nhiễm và không nhiễm, lợi ích thù thắng chỉ là không nhiễm. Lại nữa, Tĩnh lự gồm chung có dị thục và không có dị thục, lợi ích thù thắng chỉ là không có dị thục. Lại nữa, Tĩnh lự do ba Đế thâu nhiếp, trừ ra Diệt đế; lợi ích thù thắng chỉ do Đạo đế thâu nhiếp. Đó gọi là sự sai biệt giữa Tĩnh lự và lợi ích thù thắng.

Như trong kinh nói: “Tĩnh lự thứ nhất diệt Ưu căn, Tĩnh lự thứ hai diệt Khổ căn.”

Hỏi: Lúc lìa nhiễm cõi Dục thì đoạn Ưu và Khổ, tại sao trong kinh đưa ra cách nói này?

Đáp: dựa vào vượt qua đối trị cho nên đưa ra cách nói này, nghĩa là phần vị lìa nhiễm cõi Dục tuy đoạn khổ căn, mà chưa gọi là vượt qua đối trị về Khổ; đối với Tĩnh lự thứ nhất vào lúc đạt được lìa nhiễm, vượt qua đối trị về khổ cho nên nói là khổ diệt; đối trị về khổ, nghĩa là Tĩnh lự thứ nhất.

Lại nữa, dựa vào vượt qua chủng tánh và sở y của khổ cho nên đưa ra cách nói này, nghĩa là phần vị lìa nhiễm cõi Dục tuy đoạn Khổ căn, mà chưa vượt qua chủng tánh Khổ và chủng tánh của khổ cho nên nói là Khổ diệt; sở y và chủng tánh, đó là các Thức thân.

Hỏi: Phần vị lìa nhiễm cõi Dục tuy đoạn Ưu căn, mà chưa vượt qua sở y đối trị ấy và chủng tánh ấy, không nên nói là Ưu căn do Tĩnh lự thứ nhất diệt?

Đáp: đối trị-sở y-chủng tánh của Ưu căn đều thuộc về ý thức, đã cùng với Ưu căn đều thuộc về ý thức, cho nên lúc đang đoạn thì nói là Ưu căn diệt; sở y của Khổ căn và chủng tánh của Khổ, không cùng thuộc về một thức đối trị, cho nên vượt qua đối trị-sở y-chủng tánh mới nói là Khổ diệt.

Có người đưa ra cách nói này: Tĩnh lự thứ hai diệt khổ căn, đó là Tầm và Tứ diệt, bởi vì các Hiền Thành ở trong Tầm-Tứ phát sinh ý tưởng về Khổ, vượt quá các dị sinh chán ngán cái khổ của địa ngục; có thể phát sinh ý tưởng về khổ cho nên gọi là khổ căn.

Có lúc trong kinh nói: “Bốn Tĩnh lự giống như giường ghế.” Hỏi: tại sao đức Thế Tôn nói bốn Tĩnh lự giống như giường ghế?

Đáp: Vốn tánh cao quý tốt đẹp, tánh thâu nhiếp tiếp nhận. Tánh cao quý tốt đẹp, là đối với cõi Dục mà nói, bởi vì Tĩnh lự vượt ra ngoài cõi Dục. Tánh thâu nhiếp tiếp nhận, là đối với pháp thiện mà nói, bởi vì Tĩnh lự thâu nhiếp tiếp nhận nhiều pháp thiện.

Lại nữa, các bậc Hiền Thánh, đối với chặn đường dài sinh tử vô thỉ đến nay sinh tâm mỏi mệt chán ngán vô cùng, tạm thời nghỉ ngơi ở trong Tĩnh lự, như đường dài mệt mỏi tạm thời ngồi nơi giường ghế, cho nên đối với Tĩnh lự nói đến thanh giường ghế.

Có lúc trong kinh nói: “Bốn loại Tĩnh lự ví như làn gió mát.”

Hỏi: Tại sao đức Thế Tôn nói bốn Tĩnh lự giống như làn gió mát?

Đáp: Pháp này có năng lực ngăn chặn hơi nóng của nghiệp-phiền não, nghĩa là Tĩnh lự thứ nhất có năng lực ngăn chặn các loại hơi nóng của phiền não-nghiệp bất thiện thuộc cõi Dục, Tĩnh lự thứ hai có năng lực ngăn chặn hơi nóng của phiền não-nghiệp tương ưng với Tầm-Tứ thuộc Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự thứ ba có năng lực ngăn chặn hơi nóng của phiền não-nghiệp tương ưng với Hỷ cao nhất thuộc Tĩnh lự thứ hai, Tĩnh lự thứ tư có năng lực ngăn chặn hơi nóng của phiền não-nghiệp tương ưng với Lạc cao nhất thuộc Tĩnh lự thứ ba, cho nên nói Tĩnh lự ví như làn gió mát.

Có lúc trong kinh nói: “Bốn Tĩnh lự như đồ ăn thức uống tuyệt vời.”

Hỏi: tại sao Đức Thế Tôn nói đến Tĩnh lự như đồ ăn thức uống?

Đáp: Bởi vì có nghĩa có năng lực duy trì pháp thân. Như các loại đồ ăn thức uống tuyệt vời trong thôn ấp, đều chuyển đến kinh thành để nuôi lớn bậc tôn kính cao cả. Như vậy các loại thiện vi diệu thù thằng, đều tập trung vào Tĩnh lự để nuôi lớn pháp thân, cho nên nói Tĩnh lự trung gian cũng khó mà hiện khởi. Ví như có người dùng cây đánh gãy cầy thì phải sử dụng nhiều công sức, sau đó mới gãy được; dùng tâm sở của địe mình thuộc Tĩnh lự thứ nhất có diệt-có sinh cũng lại như vậy. ba Tĩnh lự sau thì cận phần khó phát khởi, căn bản dễ dàng phát khởi như Tĩnh lự thứ nhất, nên biết!

Hỏi: Đã lìa nhiễm của địa dưới, phát khởi Vô sắc Định cũng không gian nan, lẽ nào không phải là Lạc trú?

Đáp: Tuy lìa nhiễm của địa dưới nhưng vì Vô sắc Định rất vi tế, cho nên phát khởi cũng gian nan, lúc phát khởi Tĩnh lự thì dễ dàng hơn Vô sắc Định. Vả lại, cõi Vô sắc đã không có các sắc, không phải là ai cũng tin là có, cho nên người tu hành muốn phát khởi Định ấy cũng rất gian nan. Như Trưởng giả Trảo đến thưa rõ với Cụ thọ A-nan-đà rằng: Tại sao chúng tôi suốt đời tham đắm năm cảnh như sắc…, nghe đến cõi Vô sắc sinh lòng kính sợ vô cùng, như đứng trước hố sâu, tại sao hữu tình mà cũng Vô sắc, cho nên khó tin là có. Bởi vì khó tin cho nên phát khởi hết sức gian nan.

Lại nữa, dựa vào bốn Tĩnh lự có thể dễ dàng lìa nhiễm chứ không phải là cận phần…, cho nên gọi là Lạc trú. Ví như hai người cùng đi đến một nơi, một người đi theo đường bộ, một người thì đi bằng thuyền, tuy cùng đến nơi ấy nhưng người đi bằng thuyền không gặp gian nan, chứ không phải là người đi theo đường bộ. Như vậy, hữu tình có người dựa vào Tĩnh lự mà lìa nhiễm, có người dựa vào cận phần-hoặc dựa vào Vô sắc mà lìa nhiễm, tuy đều lìa nhiễm mà dựa vào Tĩnh lự không gặp gian nan, chứ không phải là cận phần…, cho nên chỉ riêng Tĩnh lự được gọi là Lạc trú.

Lại nữa, chỉ trong Tĩnh lự có đủ hai loại Lạc cho nên gọi là Lạc trú:

  1. Lạc của Lạc thọ.
  2. Lạc của Khinh an.

Ba Tĩnh lự trước đều có đủ hai Lạc, Tĩnh lự thứ tư tuy không có Lạc của Lạc thọ, mà thế dụng rộng lớn của Lạc thuộc Khinh an hơn hẳn hai Lạc trước; cận phần và Vô sắc tuy có Khinh an mà không rộng lớn, cho nên không gọi là Lạc.

Lại nữa, Lạc có hai loại:

  1. Lạc thuộc về chủ.
  2. Lạc thuộc về khách.

Lạc thuộc về chủ, đó là dựa vào Tĩnh lự phát khởi trú trong Vô sắc. Trú trong địa của Tĩnh lự thì phát khởi đầy đủ hai Lạc, cho nên gọi là Lạc trú; trú trong địa của Vô sắc không có đủ hai Lạc, cho nên không phải là Lạc trú; cận phần không phải là hơn hẳn, cho nên không có được tên gọi.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự không có nảo hại, thế dụng của Lạc rộng lớn chứ không phải là cận phần…, cho nên gọi là Lạc trú.

Như trong kinh nói: “Nếu ở nơi này không có các não hại thì nói tên gọi.

Lại nữa, lúc Tĩnh lự căn bản hiện ở trước mắt, nuôi lớn Đại chủng sinh ra trong toàn thân khiến cho thân vui sướng, cho nên gọi là Lạc trú; lúc cận phần Định… hiện ở trước mắt, nuôi lớn đại chủng chỉ sinh ra bên phía tâm, không phải là hết sức vui sướng, cho nên không phải là Lạc trú.

Có người đưa ra cách nói này: Lúc cận phần Định… hiện ở trước mắt, nuôi lớn Đại chủng tuy sinh ra toàn thân, mà tác dụng nuôi dưỡng không bằng lúc Tĩnh lự hiện ở trước mắt nuôi lớn đại chủng, cho nên không phải là Lạc trú. Ví như hai người cùng tắm một hồ, một người toàn thân đi vào làn nước, một người đi vào làn nước thì thấm ướt nhiều hơn, chứ không phải là người dùng tay khoát nước.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự thì lực của Chỉ và Quán bằng nhau, cho nên gọi là Lạc trú; trong cận phần Định thì Quán mạnh-Chỉ yếu, trong Vô sắc Định thì Chỉ mạnh-Quán yếu, đều không phải là Lạc trú.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự thì Tinh tiến và Chỉ bình đẳng mà chuyển, cho nên gọi là Lạc trú; tuy lực Tinh tiến của tất cả các đia đều mạnh, mà trong Tĩnh lự bị Chỉ kềm chế cho nên chuyển bình đẳng, địa khác thì không như vậy, cho nên không phải là Lạc trú.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự thì xả Đoạn tăng thượng mà nhiễm có thể đạt được, cho nên gọi là Lạc trú, nghĩa là lúc lìa nhiễm có hai loại Đoạn:

  1. Tăng thượng xả Đoạn.
  2. Có công dụng Đoạn.

Dựa vào cận phần-Vô sắc lúc lài các nhiễm, gọi là có công dụng Đoạn, bởi vì hết sức gian nan; dựa vào Tĩnh lự căn bản lúc lìa các nhiễm, gọi là tăng thượng xả Đoạn, bởi vì tùy ý vận dụng mà chuyển. Ví như hai người cùng đi đến một phía, một người cưỡi ngựa tốt, một người cưỡi ngựa kém; người cưỡi ngựa tốt không gian nan lắm mà đến nơi cần đến, người cưỡi ngựa kém thật là gian nan mới có thể đến được nơi ấy.

Lại nữa, trong bốn Tĩnh lự không có công dụng của đạo mà lìa nhiễm có thể đạt được, cho nên gọi là Lạc trú; cận phần-Vô sắc có công dụng của đạo mà được lìa nhiễm, cho nên không phải là Lạc trú. Như rất nhiều người cũng vượt qua dòng sông rộng, có người dựa vào bó cỏ, có người dựa vào túi phao, có người dựa vào bè mảng, có người dựa vào tàu thuyền; người dựa vào tàu thuyền tùy ý vận dụng đến được bờ bên kia một cách yên lành, người dựa vào đồ vật khác thì sợ hãi và rất gian nan mới đến được bờ bên kia. Hữu tình cũng như vậy, vượt qua dòng sông phiền não thì có người dựa vào Tĩnh lự, có người dựa vào địa khác, tuy cùng từ bờ bên này là sinh tử vượt qua đến bờ kia là Niết-bàn, mà người dự vào Tĩnh lự thì an lạc dễ dàng đến được, cho nên gọi là Lạc trú, chứ không phải là người dựa vào cận phần và Vô sắc.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên chỉ có bốn Tĩnh lự gọi là Lạc trú.

Như tên gọi Lạc trú, như vậy cũng gọi là Xúc trú-Câu trú.

Bốn Vô lượng:

  1. Từ.
  2. Bi.
  3. Hỷ.
  4. Xả.

Hỏi: Tại sao Tĩnh lự không gaín đoạn nói là Vô lượng?

Đáp: Bởi vì Tĩnh lự dẫn dắt phát khởi bốn vô lượng. Lại nữa, Tĩnh lự và Vô lượng lại dẫn dắt nhau. Lại nữa, bởi vì bốn vô lượng là công đức thù thắng trong Tĩnh lự.

Hỏi: Bốn vô lượng này tự tánh là gì?

Đáp: Từ và Bi đều dùng căn thiện không Sân làm tự tánh, bởi vì

đối trị với Sân. Nếu bao gồm Thủ tương ưng với tùy chuyển, thì bốn Uẩn-năm Uẩn làm tự tánh, cõi Dục là bốn Uẩn, cõi Sắc là năm uẩn.

Hỏi: Nếu Từ và Bi đều lấy căn thiện không Sân làm tự tánh để đối trị với Sân, thì Từ đối trị với những Sân nào, Bi đối trị với những Sân nào?

Đáp: Từ đối trị với Sân làm mất mạng sống, Bi đối trị với Sân đánh đập mắng nhiếc. Lại nữa, Từ đối trị với cần phải Sân để xử lý Sân, Bi đối trị với không cần phải Sân để xử lý Sân.

Có người đưa ra cách nói này: Từ vô lượng dùng căn thiện không Sân làm tự tánh đối trị với Sân, Bi vô lượng lấy không hại làm tự tánh đối trị với hại, Hỷ lấy Hỷ căn làm tự tánh. Nếu bao gồm Thủ tương ưng với tùy chuyển, thì cõi Dục là bốn Uẩn làm tự tánh, cõi Sắc là năm Uẩn làm tự tánh.

Hỏi: Nếu Hỷ vô lượng lấy Hỷ căn làm tự tánh, thì luận Phẩm Loại Túc nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là Hỷ vô lượng? Đó là Hỷ và Hỷ tương ưng với Thọ-Tưởng-Hành-Thức.” Nếu do Hỷ mà dấy khởi hai nghiệp thân-ngữ, thì do Hỷ mà dấy khởi tâm bất tương ưng hành đều gọi là Hỷ, lẽ nào có Hỷ thọ cùng với thọ tương ưng?

Đáp: Văn ấy nên nói là Hỷ và Hỷ tương ưng với Tưởng-HànhThức, không nên nói Thọ mà nói đến Thọ ấy là người tụng sai lầm. Lại nữa, luận ấy nói chung năm Uẩn làm tự tánh của Hỷ vô lượng, tuy Hỷ thọ và Thọ không tượng, mà tâm-tâm sở pháp khác cùng với Thọ tương ưng, cho nên đưa ra cách nói này cũng không trái với lý.

Có Sư khác nói: Hỷ vô lượng này lấy vui mừng làm tự tánh, Thể của vui mừng không phải là Thọ có riêng tâm sở cùng với tâm tương ưng.

Có người nói: Vui mừng ở trong tụ tương ưng với Hỷ căn có thể đạt được.

Có người đưa ra cách nói này: Sau Hỷ căn sinh ra vui mừng, do lực của Hỷ mà dẫn dắt phát khởi. Nếu đưa ra cách nói này thì Hỷ vô lượng này cùng với Thọ tương ưng cũng không trái lý.

Xả dùng căn thiện không tham làm tự tánh, bởi vì đối trị với tham. Nếu bao giới gồm Thủ tương ưng với tùy chuyển, thì cõi Dục là bốn Uẩn làm tự tánh, cõi Sắc là năm Uẩn làm tự tánh. Như vậy gọi là tự tánh của vô lượng.

Hỏi: Bốn vô lượng này có tướng thế nào?

Đáp: Tự tánh tức là tướng, tướng tức là tự tánh, bởi vì tự tánh cùng với tướng không tương ưng. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Trao cho lợi ích là tướng của Từ, trừ bỏ suy tổn là tướng của Bi, chúc mừng hỏi han được hay bỏ là tướng của Hỷ, quên và nhớ bình đẳng là tướng của Xả.”

Đã nói về tự tánh và tướng của Vô lượng, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là Vô lượng, Vô lượng là nghĩa gì?

Đáp: Duyên với tất cả hữu tình, đối trị với Vô lượng phiền não-hý luận, cho nên gọi là Vô lượng.

Hỏi: Hý luận có hai loại:

  1. Hý luận do Ái.
  2. Hý luận do kiến.

Vô lượng nào đối trị với hý luận nào?

Đáp: Vô lượng không có năng lực đoạn các phiền não, nhưng có năng lực chế phục, hoặc làm cho chuyển thành xa cách, có lúc bốn loại đều đối trị với Ái, có lúc bốn loại đều đối trị với kiến. Nếu dựa vào bốn loại đối trị gần mà nói, thì nên nói Từ-Bi đối trị gần với hý luận do kiến, bởi vì hành của kiến là nhiều nóng giận; Hỷ-xả đối trị gần với hý luận do Ái, bởi vì hành của Ái là nhiều gần gũi nhờ cậy.

Có người đưa ra cách nói này: Từ-Bi đối trị gần với hý luận do Ái, Hỷ-Xả đối trị gần với hý luận do kiến.

Lại nữa, duyên với tất cả hữu tình, đối trị với Vô lượng phiền nãophóng dật, cho nên gọi là Vô lượng. Nghĩa là bốn Vô lượng có năng lực đối trị gần với những phiền não phóng dật của cõi Dục.

Lại nữa, bốn loại như vậy là nơi dạo chơi vui thú rộng rãi của các Hiền Thánh, cho nên gọi là Vô lượng. Như người giàu sang có nơi dạo chơi vui đùa rộng rãi với vô lượng chủng loại, đó là những vườn cảnhcung điện-lầu đài và những nơi dạo chơi-săn bắn…

Lại nữa, bốn loại như vậy có thể duyên với vô lượng hữu tình làm cảnh, sinh ra vô lượng phước, dẫn đến vô lượng quả, cho nên gọi là Vô lượng.

Bốn Vô lượng này, về cõi thì ở cõi Dục-cõi Sắc; về địa thì ba loại Từ-Bi-Xả ở bảy địa, đó là cõi Dục-bốn Tĩnh lự và Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian.

Có người nói: Ở mười địa, đó là bốn Tĩnh lự-bốn cận phần, Tĩnh lự trung gian và cõi Dục.

Hỷ vô lượng ở ba địa, đó là cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu. Có Sư khác nói: Hai Tĩnh lự đầu không có Bi vô lượng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hai Tĩnh lự đầu có Hỷ thọ hơn hẳn chuyển hành tướng vui mừng (Hoan), Bi vô lượng chuyển hành tướng lo buồn (Thích). Hai Tĩnh lự đầu nếu như có Bi, thì trong một tâm có vui mừng-có lo buồn sẽ trái với chánh lý.

Hỏi: Nếu như vậy thì hai Tĩnh lự đầu làm sao có chán ngán (Yếm) vô lậu?

Đáp: Cáhn ngán vô lậu tương ưng với tác ý chân thật chứ không trái với Hỷ, Như Như đối với cảnh hiểu rõ tướng chân thật, như vậy và như vậy sinh ra vui mừng hỏi han (Hỷ úy) sâu sắc; Như Như đối với cảnh sinh ra vui mừng hỏi han sâu sắc, như vậy và như vậy lại mừng rỡ với sự hiểu rõ ấy, như người cầu vật báu mà đào đất; Như Như đào đất, như vậy có được các vật báu; Như Như có được vật báu, như vậy và như vậy lại mừng rỡ đào đất. Bi vô lượng tương ưng với tác ý thắng giải, cho nên trái với Hỷ.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Hai Tĩnh lự đầu có Bi vô lượng. Vì sao biết như vậy? Bởi vì có Chí giáo lượng. Như chương Định Uẩn nói: “Hai Tĩnh lự đầu thâu nhiếp bốn Vô lượng của hai Tĩnh lự đầu…” Vì vậy biết là có Bi.

Bốn Vô lượng này, về sở y thì chỉ dựa vào thân của cõi Dục mà được hiện khởi. Về hành tướng thì Từ có hành tướng mang cho niềm vui. Bi có hành tướng loại bỏ nỗi khổ, Hỷ có hành tướng vui mừng thăm hỏi; xả có hành tướng bố thí sắp đặt. Về sở duyên thì chỉ duyên với cõi Dục, chỉ duyên với tụ tập, chỉ duyên với hòa hợp, chỉ duyên với hữu tình, nghĩa là duyên với hữu tình có hai Uẩn-năm Uẩn của cõi Dục làm cảnh. Nếu các hữu tình trú tâm trong địa mình thì duyên với năm Uẩn ở đó; nếu các hữu tình trú tâm trong đại khác, hoặc không có tâm thì duyên với hai Uẩn ở đó.

Có người đưa ra cách nói này: Vô lượng của Tĩnh lự thứ nhất duyên với hữu tình cõi Dục, Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình Tĩnh lự thứ nhất, Vô lượng của Tĩnh lự thứ ba duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, Vô lượng của Tĩnh lự thứ tư duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình ba Tĩnh lự dưới.

Lại có người nói: Vô lượng của Tĩnh lự thứ nhất duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình Tĩnh lự thứ nhất, Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, Vô lượng của Tĩnh lự thứ ba duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình ở ba Tĩnh lự dưới, Vô lượng của Tĩnh lự thứ tư duyên với hữu tình cõi Dục và hữu tình ở bốn Tĩnh lự.

Có Sứ khác nói: Từ vô lượng duyên với cõi Dục và ba Tĩnh lự dưới. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Từ vô lượng chuyển hành tướng mang cho niềm vui, chỉ trong bốn địa có Lạc thọ. Bi vô lượng chỉ duyên với cõi Dục. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Bi vô lượng chuyển hành tướng loại bỏ nỗi khổ, chỉ trong cõi Dục có Khổ thọ. Hỷ vô lượng duyên với cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Hỷ vô lượng chuyển hành tướng vui mừng thăm hỏi, chỉ trong ba địa có Hỷ thọ. Xả vô lượng cuyên với cõi Dục và bốn Tĩnh lự. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Xả vô lượng chuyển hành tướng bố thí sắp đặt, trong tất cả các địa có Xả thọ.

Lời bình: Trong những cách nói này thì cách nói thứ nhất là thích hợp, đó là bốn Vô lượng chỉ duyên với cõi Dục làm cảnh.

Về niệm trú thì bốn loại này chỉ đi cùng với pháp niệm trú. Về trí thì bốn loại này chỉ đi cùng với Thế tục trí. Về Tam-ma-địa thì bốn loại này không đi cùng với Tam-ma-địa, bởi vì chỉ là hữu lậu. Về căn tương ưng thì ba loại Từ-Bi-Xả tương ưng với ba căn Hỷ-Lạc-Xả, Hỷ hoàn toàn không tương ưng với Thọ căn. Nếu nói bao gồm về tương ưng tùy chuyển ấy, thì Hỷ cũng tương ưng với Hỷ căn. Về quá khứ-vị laihiện tại, thì bốn Vô lượng này đều nối thông cả ba đời, quá khứ duyên với quá khứ, hiện tại duyên với hiện tại, vị lai có thể sinh pháp duyên với vị lai-không thể sinh pháp duyên với ba đời. Về thiện-bất thiện và vô ký, bốn vô lượng này chỉ là thiện, duyên với ba loại về hệ thuộc cõi Dục-cõi Sắc và cõi Vô sắc, bốn Vô lượng này hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc, chỉ duyên với hệ thuộc cõi Dục. Về Học-Vô học và Phi học phi vô học, bốn Vô lượng này chỉ là Phi học phi vô học, chỉ duyên với Phi học phi vô học. Vì do kiến mà đoạn-do tu mà đoạn và không đoạn, bốn Vô lượng này chỉ là do tu mà đoạn, duyên với kiến-tu mà đoạn. Về duyên với danh-duyên với nghĩa, bốn Vô lượng này duyên chung cả hai loại. Về duyên với Tự tương tục-duyên với Tha tương tục, bốn Vô lượng này chỉ duyên với Tha tương tục. Về gia hạnh đắc-ly nhiễm đắc, bốn Vô lượng này đều gồm chung hai loại.

Nên biết trong này nói ly nhiễm đắc, đó là Vô lượng của Tĩnh lự thứ nhất lìa nhiễm của cõi Dục mà đạt được, Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà đạt được, Vô lượng của Tĩnh lự thứ ba lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai mà đạt được, Vô lượng của Tĩnh lự thứ tư lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba mà đạt được; hoặc là lúc lìa nhiễm của địa trên địa mình, tu đạt được Vô lượng. Gia hạnh đắc, nghĩa là bốn Vô lượng phần nhiều do gia hạnh mà hiện rõ ở trước mắt, Phật không do gia hạnh mà hiện rõ ở trước mắt, Độc giác do gia hạnh phẩm Hạ mà hiện rõ ở trước mắt, Thanh văn do gia hạnh phẩm Trung-Thượng mà hiện rõ ở trước mắt, dị sinh không nhất định bởi vì nhiều chủng tánh.

Từng đạt được-chư từng đạt được, bốn Vô lượng này đều gồm chung hai loại, tất cả Thánh giả và dị sinh trú trong thân đời sau đều gồm chung hai loại, các dị sinh khác chỉ là đã từng đạt được. Có người đưa ra cách nói này: Tất cả Thánh giả và dị sinh trú vào Nội pháp đều gồm chung hai loại, dị sinh Ngoại pháp chỉ là đã từng đạt được.

******

Hỏi: Gia hạnh của bốn Vô lượng này thế nào?

Đáp: Duyên với bảy hữu tình mà khởi gia hạnh. Bảy hữu tình, đó là phân biệt tất cả hữu tình ở cõi Dục làm ba phẩm sai biệt: Kẻ oánngười thân và bình thường. Hai phẩm oán-thân, mỗi phẩm lại phân ra ba, đó là Hạ-Trung và Thượng. Hữu tình phẩm bình thường tổng hợp làm một loại, bởi vì không có sai biệt. Ở trong cảnh của hữu tình thuộc bảy phẩm này, nếu muốn tu Từ thì trước hết duyên với phẩm Thân, ở trong phẩm Thân trước hết duyên với phẩm Thượng. Người thân phẩm Thượng, đó là cha mẹ-quỹ phạm sư-thân giáo sư của mình, hoặc ở nơi khác thuận theo một bậc đáng tôn trọng, như người trí tuệ-đa văn-cùng chung phạm hạnh. Đối với cảnh của hữu tình thân thiết thuộc phầm Thượng này dấy lên tư duy như vậy: Nên làm thế nào để cho những hữu tình này có được niềm vui như vậy? Nhưng mà tâm cang cường khó có thể điều phục, từ vô thỉ đến nay huân tập thành thói quen, đối với các hữu tình có ân rất nhiều mà A-thế-da (Tạng thức A-lại-da) ác tùy ý vận dụng sinh trưởng, A-thế-da thiện tuy tác ý dấy khởi nhưng không thể nào trụ lại. Lại cần phải cố gắng mạnh mẽ suy nghĩ về ân sâu nặng ấy để kềm chế tâm làm cho trụ lại, như lấy hạt cải ném vào chày nhọn, tuy có lúc vướng vào mà khó có thể trụ được, luyện tập lâu dài không ngừng thì gia hạnh mới thành tựu, nhờ lực phương tiện khéo léo ném vào mới trụ được. Như vậy, hành giả đối với người thân phẩm Thượng, cần phải chịu khó tu tập ý thích mang lại niềm vui, trải qua thời gian dài mới được tồn tại vững chắc. Đối với ý thích mang lại niềm vui cho người thân phẩm Thượng được tồn tại vững chắc rồi, tiếp đến đối với người thân phẩm Trung lại tu tập ý thích mang lại niềm vui như vậy. lúc này đã thành tựu rồi, tiếp đến đối với người thân phẩm Hạ lại tu tập ý thích mang lại niềm vui như vậy. phẩm này đã thành tựu rồi, tiếp đến đối với phẩm bình thường. Tiếp đến đối với kẻ oán phẩm hạ, tiếp đến đối với kẻ oán phẩm Trung, cuối cùng đối với kẻ oán phẩm Thượng. Tất cả đều tu tập ý thích mang lại niềm vui như vậy, dần dần tu tập đến lúc thành tựu đầy đủ, đối với tất cả ữu tình khắp cõi Dục, ý thích mang lại niềm vui bình đẳng nối tiếp nhau dấy khởi.

Như đối với người thân phẩm Thượng, kẻ oán phẩm Thượng cũng như vậy. Đến đây gọi là tu Từ cứu cánh. Tu Bi-tu Hỷ theo thứ tự cũng như vậy. Nhưng mà ý thích loại bỏ nỗi khổ và vui mừng hỏi han có sai khác, nếu làm thế nào để cho loài hữu tình này lìa xa nỗi khổ như vậy, là ý thích thuộc về Bi; loài hữu tình này có được niềm vui lìa xa nỗi khổ, lẽ nào không vui sướng hay sao, là ý thích thuộc về Hỷ.

Lúc muốn tu Xả thì trước hết duyên với phẩm bình thường, nghĩa là đối với loại ấy khởi lên ý thích bố thí sắp đặt, bởi vì hữu tình phẩm bình thường dất dễ dảng bố thí, duyên với người thân thì phát sinh yêu thương, duyên với kẻ có oán thì phát sinh nóng giận, cho nên duyên với loại bình thường, bắt đầu tu tập đối với xả; xả phẩm bình thường rồi, tiếp đến Xả kẻ oán phẩm Hạ, tiếp đến Xả kẻ oán phẩm Trung, tiếp đến xả kẻ phẩm Thượng, tiếp Xả người thân phẩm Hạ, tiếp đến xả người thân phẩm Trung, tiếp đến xả người thân phẩm Thượng. Trước hết Xả kẻ oán, sau cùng xả người thân thì tâm nóng giận dễ dàng xả bỏ chứ không phải là tâm yêu thương, dần dần tu tập đến lúc thành tựu đầy đủ, đối với tất cả hữu tình khắp cõi Dục, ý thích buông xả sắp đặt bình đẳng nối tiếp nhau, không phân biệt sai khác giống như cầm cái cân, duyên với loài hữu tình như nhìn toàn bộ khu rừng. Đến mức độ này gọi là tu Xả cứu cánh.

Hỏi: Những hữu tình nào có thể tu Vô lượng?

Đáp: Chủng tánh của hữu tình tóm lược có hai loại:

  1. Đối với hữu tình thích tìm tòi về lỗi lầm.
  2. Đối với hữu tình cầu mong công đức.

Nếu loại người đối với hữu tình thích tìm tòi về lỗi lầm, thì đối với bốn Vô lượng phần nhiều không thể nào tu được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các bậc A-la-hán… muốn tìm tòi lỗi lầm của họ cũng có thể được, họ ở vào thời gian trước cũng có tỳ vết, vì vậy làm cho chúng ta bây giờ coi thường họ, ai có thể làm điều lợi ích cho họ? Nếu người đối với hữu tình thích cầu mong công đức, thì đối với bốn Vô lượng phần nhiều có năng lực tu tập. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đoạn căn thiện muốn cầu mong phẩm đức ấy cũng có thể được, họ ở vào thời gian trước tu nhiều nghiệp thiện, cho nên nay cảm được sinh trong nhà tôn quý, hình dáng và dung mạo đoan nghiêm mọi người đều thích nhìn, lời nói nghiêm túc người nghe đều cung kính tiếp nhận, người đa văn trí tuệ đều ngưỡng mộ mến phục, mình nên làm điều lợi ích thêm cho họ!

Hỏi: Bốn vô lượng này theo thứ tự thế nào, là như cách nói mà phát sinh hay là có thứ tự riêng?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Như cách nói mà phát sinh, đó là sư Du-già trước hết đối với các loài hữu tình cõi Dục muốn mang lại lợi ích cho họ, mang lại lợi ích tức là tướng Từ, cho nên Đức Phật nói Từ để làm thứ nhất; tiếp đến đối với các loại hữu tình cõi Dục muốn trừ bỏ suy tổn, trừ bỏ suy tổn chính là tướng Bi, cho nên Đức Phật nói Bi để làm thứ hai; các hữu tình ấy đã có được lợi ích lại lìa xa suy tổn, tiếp đến nên đối với họ mà phát sinh chúc mừng thăm hỏi, chúc mừng thăm hỏi họ tức là tướng Hỷ, cho nên Đức Phật nói Hỷ để làm thừ ba; đã đối với hữu tình sinh tâm chúc mừng thăm hỏi rồi, tiếp đến nên đối với họ mà bình đẳng buông xả sắp đặt, bình đẳng buông xả sắp đặt tức là tướng Xả, cho nên Đức Phật nói Xả để làm thứ tư. Vì vậy bốn Vô lượng như cách nói mà phát sinh.

Lại có người nói: Bốn Vô lượng này trước là Bi-tiếp là Từ-tiếp là Hỷ-sau cùng là Xả, đó là sư Du-già trước hết đối với các loại hữu tình cõi Dục muốn trừ bỏ suy tổn, tiếp đến lại đối với họ muốn mang lại lợi ích, tiếp đến lại đối với họ sinh tâm chúc mừng thăm hỏi sâu sắc, cuối cùng đối với họ bình đẳng buông xả sắp đặt.

Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô nói rằng: Hai loại Bi-Hỷ chế ngự lẫn nhau, nếu trước hết dấy khởi Bi thì sau đó nhất định phát sinh Hỷ, bởi vì Bi khiến cho tâm hạ xuống cần phải có Hỷ thúc đẩy; nếu trước hết phát sinh Hỷ thì sau đó nhất định dấy khởi Bỉ, Hỷ làm cho tâm giương cao cho nên cần phải có Bi kềm chế.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Không phải là bốn Vô lượng như cách nói mà phát sinh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành giả tu quán tùy theo ý thích mà phát sinh, có hành giả tu quán trước hết dấy khởi về Từ, tiếp là Bi-tieố là Hỷ-sau cùng dấy khởi đối với xả; nói rộng ra cho đến có hành giả tu quán trước hết dấy khởi đối với Xả, tiếp là Hỷtiếp là Bi, sau cùng dấy khởi đối với Từ. Hoặc có lúc không nhất định, có hành giả tu quán được Từ chứ không phải loại khác, nói rộng ra cho đến có hành giả tu quán được Xả chứ không phải loại khác. Hoặc có lúc không nhất định chứ không phải là bốn Vô lượng, có lúc thuận theo thứ tự tiến vào, hoặc ngược với thứ tự tiến vào, hoặc thuận theo vượt qua tiến vào, hoặc ngược với vượt qua tiến vào, hoặc gồm chung Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ.

Hỏi: Nếu chưa dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ nhất, thì có thể dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai hay không; cho đến nếu chưa dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ ba, thì có thể dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ Tư hay không?

Đáp: Có người nói: Không thể nào, bởi vì Vô lượng của Tĩnh lự thứ nhất cùng với Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai, làm gia hạnh môn dựa vào bậc thang bước lên; cho đến Vô lượng của Tĩnh lự thứ ba cùng với Vô lượng của Tĩnh lự thứ tư, làm gia hạnh môn dựa vào bậc thang bước lên.

Có người nói: Cũng có thể, nghĩa là hành giả tu quán, nếu dựa vào địa này đạt được tự tại, thì dựa vào địa này dấy khởi Vô lượng trước tiên; chưa dấy khởi Thánh đạo vô lậu của địa dưới, hãy còn dấy khởi Thánh đạo vô lậu của địa trên, huống hồ bốn Vô lượng mà không thể nào dấy khởi hay sao?

Hỏi: Vì Vô lượng của địa dưới dấy khởi sau nhanh hơn Vô lượng của địa trên, hay vì Vô lượng của địa tên dấy khởi sau nhanh hơn Vô lượng của địa dưới?

Đáp: Vô lượng của địa trên dấy khởi sau nhanh hơn Vô lượng của địa dưới, không phải là Vô lượng của địa dưới dấy khởi sau nhanh hơn Vô lượng của địa trên. như học chữ Phạm về sau học chữ Khư-lô-sắt-tra nhanh hơn, không phải là học chữ Khư-lô-sát-tra về sau học chữ Phạm nhanh hơn.

Hỏi: Vô lượng của Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn, thì có thể dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai hay không; cho đến Vô lượng của Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn, thì có thể dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ tu hay không? Dựa vào thứ tự ngược lại để hỏi cũng như vậy.

Đáp: Có người nói: Không thể nào, bởi vì cần phải tu gia hạnh của địa mình để dẫn dắt phát ra thì mới hiện rõ trước mắt.

Có người nói: Cũng có thể, bởi vì tu tập đã thuần thục thì dấy khởi một gia hạnh, hoặc không có gia hạnh có thể phải trải qua các địa, hoặc trên-hoặc dưới mà dấy khởi Vô lượng.

Hỏi: Từ vô lượng… không gián đoạn thì có thể dấy khởi Bi vô lượng… hay không?

Đáp: Như chương Định Uẩn nói: “Tư duy như thế nào để tiến vào Từ đẳng chí? Đó là Lạc hửu tình. Cho đến tư duy như thế nào để tiến vào Xả đẳng chí? Đó là xả hữu tình.”

Có người đưa ra cách nói này: Đó là nói về hành tướng câu sinh của Vô lượng. Lại có người nói: Đó là nói về Đẳng vô gián duyên của Vô lượng.

Nếu đưa ra cách nói này: “Đó là nói về hành tướng câu sinh của Vô lượng”, thì Từ vô lượng… không gián đoạn có thể phát sinh Vi vô lượng… Nếu đưa ra cách nói này: “Đó là nói về Đẳng vô gián duyên của Vô lượng”, thì Từ vô lượng … không gián đoạn không thể nào phát sinh Bi vô lượng, bởi vì bốn loại gia hạnh đều có sai biệt, hiện ra ở trước mắt sau gia hạnh của chính mình.

Nên biết rằng tác ý tóm lược có ba loại:

  1. Tự tướng tác ý.
  2. Cọng tướng tác ý.
  3. Thắng giải tác ý.

Tự tướng tác ý, như có tư duy về đất là tướng cứng, nước là tướng ướt, lửa là tướng nóng, gió là tướng động, tất cả là như vậy. Cọng tướng tác ý, như mười sáu hành tướng bậc Thánh-câu sinh tác ý… Thắng giải tác ý, như quán bất tịnh-Trì tức niệm-Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ… đều là câu sinh tác ý.

Hỏi: Bốn Vô lượng này ở trong ba loại, là câu sinh với tác ý loại nào?

Đáp: Chỉ là câu sinh với thắng giải tác ý, bởi vì nhờ vào tưởng mà dấy khởi.

Hỏi: Từ vô lượng muốn mang lại niềm vui cho người khác, duyên với những niềm vui nào để mang lại cho hữu tình?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đó là duyên với niềm vui trong Tĩnh lự thứ ba muốn mang lại cho hữu tình, bởi vì niềm vui này thù thnắg nhất trong mọi niềm vui của sinh tử. nếu đưa ra cách nói này thì những hữu tình chưa đạt được Tĩnh lự thứ ba, họ sẽ không thể nào phát khởi Từ vô lượng.

Hoặc có người nói: Đó là ở trong đời khác đã từng cảm thọ niềm vui trong Tĩnh lự thứ ba, nay lại dựa vào Tĩnh lự thứ ba phát khởi trí Túc trú tùy niệm, duyên với niềm vui đã từng cảm thọ để mang lại cho hữu tình. Nếu đưa ra cách nói này thì những hữu tình chưa đạt được trí Túc trú của Tĩnh lự thứ ba, họ sẽ không thể nào phát khởi Từ vô lượng.

Lại có người nói: Đó là duyên không gián đoạn mà cảm thọ những niềm vui muốn mang lại cho hữu tình, nghĩa là niềm vui về ăn uống, hoặc niềm vui về xe cộ, hoặc niềm vui về áo quần, hoặc niềm vui về đồ nằm, hoặc các loại niềm vui khác đã cảm thọ gần gũi, duyên với những niềm vui này muốn mang lại cho hữu tình.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Đó là duyên với tướng niềm vui đã cảm thọ của hữu tình, muốn làm cho hữu tình luôn luôn cảm thọ niềm vui này.” Nếu đưa ra cách nói này thì Từ sẽ không thể nào duyên với tất cả hữu tình. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là các hữu tình đều có niềm vui. Lại đưa ra cách nói này: “Đó là duyên với hữu tình phát khởi tướng của Lạc căn, muốn làm cho hữu tình luôn luôn cảm thọ niềm vui này.” Nếu đưa ra cách nói này thì Từ sẽ không thể nào duyên với tất cả hữu tình. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là các hữu tình ở tất cả phần vị, luôn luôn phát khởi Lạc căn hiện rõ ở trước mắt. Lại đưa ra cách nói này: “Đó là duyên với các loại tướng niềm vui của hữu tình đã cảm thọ như ăn uống-xe cộ-áo quần và đồ nằm…, muốn làm cho hữu tình luôn luôn cảm thọ niềm vu này.” Nếu đưa ra cách nói này thì Từ sẽ không thể nào duyên với tất cả hữu tình. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là các hữu tình đều có được những niềm vui đầy đủ như vậy.

Đại đức nói rằng: Lúc gia hạnh trước kia duyên với niềm vui của các hữu tình đã từng thấy, bởi vì tâm thương xót khởi lên ý tưởng thắng giải, muốn làm cho tất cả hữu tình cõi Dục, đều bình đẳng có được vui đầy đủ như vậy, bởi vì nhân duyên này cho nên đều cảm thọ niềm vui tốt đẹp.

Trong này ý nói: Các Sư Du-già ở chốn A-luyện-nhã gần thôn xóm-thành ấp, vào buổi sáng mỗi ngày khoác y ôm bát, đi vào thôn xóm-thành ấp gần gũi khất thực đúng như pháp. Ở những nơi đã đi qua, trông thấy các hữu tình chỉ cảm thọ niềm vui tốt đẹp, đó là đi lại bằng voi ngựa-kiệu xe…, các vật báu trang điểm thân mình, tôi tớ hầu hạ bảo vệ, âm nhạc thi phú vang lừng, hương hoa bày biện rực rỡ, cảm thọ vui sướng vui vô cùng, giống như các Thiên tử; trông thấy các hữu tình chỉ cảm thọ khổ đau ác liệt, đo là không có áo quần, đầu tóc rối tung, thân thể hôi hám, tay chân lở loét cầm mảnh ngói bể đi khắp nơi xin ăn, đói khát khốn khổ bức bách, như các ngạ quỷ. Trông thấy sự việc này rồi nhanh chóng quay về trú xứ, xếp y-rửa chân ngồi kiết già, thân tâm thanh thản làm cho điều hòa thích hợp, lìa các chướng ngại che lấp, có được những năng lực, nghĩ lại những cảnh khổ vui đã trông thấy lúc trước, đối với các loài hữu tình phát khởi xót thương bình đẳng, muốn khiến cho đều cảm thọ những niềm vui tốt đẹp đã trông thấy.

Hỏi: Sở duyên của hữu tình không phải là đều được vui sướng, làm sao Từ quán mà không phải là điên đảo?

Đáp: Bởi vì ý thích lợi ích đã phát khởi bình đẳng, ý thích an lạc đã phát khởi bình đẳng, ý thích điều hòa tốt lành đã phát khởi bình đẳng, ý thích thương xót đã phát khởi bình đẳng, tác ý như lý đã phát khởi bình đẳng, tương ưng với thiện căn, tương ưng với tàm quý, tự tánh là thiện, chế phục các phiền não xa lài các phiền não, cho nên không gọi là điên đảo. Lại có người nói: Giả sử gọi là điên đảo cũng không có gì sai trái.

Hỏi: Nếu gọi là điên đảo thì sẽ trở thành bất thiện?

Đáp: Điên đảo có hai loại:

  1. Tự tánh.
  2. Sở duyên.

Có đủ hai loại điên đảo mới gọi là bất thiện, Từ vô lượng quán xét tuy có sở duyên điên đảo, mà không phải là tự tánh điên đảo, cho nên không phải là bất thiện.

Tôn giả Thế hữu đưa ra cách nói như vậy: “Từ vô lượng quán xét tuy không thể nào làm cho sở duyên của hữu tình đều được vui sướng tốt đẹp, mà cũng duyên với đồ vật vui sướng của các loài hữu tình ấy làm cảnh, cho nên không phải là điên đảo.” Lại đưa ra cách nói này: “Duyên với Lạc căn của các hữu tình làm cảnh, cho nên không phải là điên đảo.” Lại đưa ra cách nói này: “Tu gia hạnh này có năng lực chế phục sự ràng buộc của Sân, cho nên không phải là điên đảo.”

Đại đức nói rằng: Như vậy Từ quán có năng lực trái với tâm Sân, cho nên không phải là điên đảo.

Hỏi: Từ vô lượng này là duyên với một hữu tình muốn mang lại niềm vui cho họ, hay là duyên với nhiều hữu tình muốn mang lại niềm vui cho họ?

Đáp: Từ vô lượng này lúc bắt đầu tu tập, duyên với nhiều hữu tình muốn mang lại niềm vui cho họ, bởi vì duyên với toàn bộ hữu tình mà tu tâm Từ, về sau thành tựu đầy đủ rồi thì duyên với một-duyên với nhiều, muốn mang lại niềm vui cho họ tự tại tùy theo ý mình.

Như hỏi-Đáp phân biệt về Từ vô lượng, Bi vô lượng cũng thuận theo như vậy.

Như trong kinh nói: “Từ đi cùng với tâm không có oán hờn-không có đối đãi-không có phiền não-không có làm hại, rộng lớn vô lượng, khéo léo tu tập, mang lại niềm vui thắng giải, duyên khắp nơi một phương-hai phương-ba phương-bốn phương-trên dưới, hoặc dọc-hoặc ngang; duyên với thế gian này, khắp tất cả phạm vi-khắp tất cả nơi chốn, tất cả hữu tình, Từ đi cùng với tâm mang lại niềm vui thắng giải, trú đầy đủ khắp nơi…”

Hỏi: Từ vô lượng này duyên với các hữu tình, tại sao Kinh nói là duyên với một phương…?

Đáp: Kinh này nên nói: Duyên với các loài hữu tình ở phương Đông… Nhưng mà nói duyên khắp nơi một phương…, là đối với loài hữu tình dùng thanh phương để nói. Như đưa cao đồ đựng để chỉ rõ vật dụng trong đồ đựng, kinh này lại nói: “Duyên với thế gian này, khắp tất cả phạm vi-khắp tất cả nơi chốn, tất cả hữu tình, Từ đi cùng với tâm mang lại niềm vui thắng giải, trú đầy đủ khắp nơi.”

Hỏi: Từ vô lượng này duyên với các hữu tình, là dùng phương hướng-phạm vi giới hạn mà quán xét, hay là dùng phạm vi giới hạn của hữu tình mà quán xét? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dùng phạm vi giới hạn của phương hướng mà quán xét, thì tại sao Kinh nói là duyên với thế gian này, khắp tất cả phạm vi-khắp tất cả nơi chốn, tất cả hữu tình? Nếu dùng phạm vi giới hạn của hữu tình mà quán xét, thì tại sao không phải là riêng phạm vi giới hạn của hữu tình ở biển có được?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Ở đây dùng phạm vi giới hạn của phương hướng mà quán xét.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt vấn nạn đã nêu ra sau, vấn nạn đã nêu ra trước nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Nên biết đây là nói đến phần ít của tất cả, nghĩa là nói đến tất cả thì tóm lược có hai loại:

  1. Phần ít của tất cả.
  2. Tất cả của tất cả.

Kinh này chỉ nói đến phần ít của tất cả, cho nên không trái với lý. Lại có người nói: Ở đây dùng phạm vi giới hạn của hữu tình mà quná xét.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt vấn nạn đã nêu ra trước, vấn nạn đã nêu ra sau nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Tuy không có phạm vi giới hạn của hữu tình đạt được riêng biệt, mà có phạm vi giới hạn của hữu tình đạt được tổng quát. Như bốn loại chúng sinh thâu nhiếp.

Hoặc có người nói: Đức Phật dùng phạm vi giới hạn của hữu tình mà quán xét, người khác dùng phạm vi giới hạn của phương hướng mà quán xét. Có Sư khác nói: Phật và Độc giác đều dùng phạm vi giới hạn của hữu tình mà quán xét, Thanh văn và dị sinh chỉ dùng phạm vi giới hạn của phương hướng mà uqná xét.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Điều này không quyết định, bởi vì bốn vô lượng đều là giả tưởng, đều tương ưng với thắng giải tác ý. Hoặc có tất cả đều dùng phạm vi giới hạn của hữu tình mà quán xét, hoặc có tất cả đều dùng phạm vi giới hạn của phương hướng mà quán xét.

Như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo nên biết! Ta trong bảy năm tu tâm Từ, cho nên bảy kiếp thành-hoại-không sinh đến nơi này, lúc thế giới hoại thì sinh đến cõi Cực quang tịnh, thế giới thành rồi sinh đến cung Không Phạm, làm Đại Phạm Vương uy đức tự tại, đối với ngàn thế giới Ta là độc tôn. Lại vào thời gian sau sinh đến cõi Dục, ba mươi sáu lần làm Thiên Đế Thích, ở vô lượng đời làm Chuyển Luân Vương, đầy đủ bốn loại quân lình-thành tựu bảy vật báu, dùng pháp cai quản thế gian, cũng hiệu là Pháp Vương.”

Kinh này đã nói là trong bảy năm, ý Đức Phật nói chính xác là trải qua bảy mùa mưa, nghĩa là thời gian xưa kia có một Bồ-tát tên gọi Đại Uy Dụng, làm vị Đại Quốc Vương ở Trung Ấn Độ, dùng uy lực và ân đức to lớn thống lãnh thâu nhiếp tất cả. Nhưng thời tiết cõi nước ấy gặp nhiều nắng nóng, cách kinh thành không xa có một khu rừng lớn, đất ở đó cao ráo mát mẻ, hoa trái tươi tốt sum sê, cỏ cây xanh biếc-suối hồ trong mát; lúc ấy người trong nước kia vào bốn tháng mùa mưa, phần nhiều rời thành ấp đến nơi này tránh nắng nóng, tất cả tùy theo ý thích làm các sự nghiệp. Lúc ấy vị vua Bồ-tát đem công việc đất nước và các thành ấp giao cho Đại thần, cũng đến khu rừng này ở nơi cao ráo yên lặng, lìa nhiễm của cõi Dục-tu bốn Vô lượng, trong bốn tháng mùa mưa không có lúc nào lơi lỏng bỏ dỡ. Đã qua mùa mưa, thời tiết dần dần mát mẻ, mọi người trong khu rừng đều trở về thành ấp làm các sự nghiệp. Lúc bấy giờ Bồ-tát cũng từ khu rừng đi ra, trở về đến kinh thành tổ chức cúng tế theo đại pháp, tu nhiều phước thiện bố thí, dùng các đồ ăn thức uống, áo quần-hương hoa-voi ngựa-xe kiệu nhà cửa-tôi tớ-đèn sáng-đồ nằm, và thuốc men chữ bệnh dâng cúng Sa-môn, cùng với Bà-la-môn nghèo khổ-tật bệnh cô độc, Khách đi đường xa-những người xin ăn đều được giúp đỡ. Đã tu bố thí rồi thọ trì tịnh giới. Như vậy lặp đi lặp lại trải qua sáu lần, đến lần thứ bảy vượt qua thời gian mùa mưa.

Có người nói: Thọ mạng chấm dứt sinh đến cõi Cực quang tịnh. Có người đưa ra cách nói này: Đến lúc kiếp hoại thì Bồ-tát mạng chung, sinh đến cõi Cực quang tịnh, cho nên biết bảy năm nghĩa là bảy mùa mưa.

Hỏi: Bồ-tát đã tu bốn Vô lượng thì chắc chắn là hệ thuộc cõi Sắc, có thể vì vậy cho nên sinh đến cõi Cực quang tịnh và sinh đến cõi Phạm Thiên, tại sao lại làm Đế Thích-Luân Vương, lẽ nào nghiệp của cõi Sắc dẫn đến quả của cõi Dục hay sao?

Đáp: Bồ-tát vào lúc bấy giờ khởi lên ba Vô lượng:

  1. Hệ thuộc cõi Dục, vì vậy được làm Đế Thích-Luân vương.
  2. Hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất, vì vậy được làm đại Phạm Thiên Vương.
  3. Hệ thuộc Tĩnh lự thứ hai, vì vậy được sinh đến cõi trời Cực quang tịnh.

Lại nữa, cõi Dục tuy không có Vô lượng căn bản, mà có Vô lượng của tâm vào ra định, tâm này dẫn đến dị thục của Luân Vương-Đế Thích, Vô lượng căn bản cảm đến Cực quang tịnh hoặc là đại Phạm Vương.

Lại nữa, cõi Dục tuy không có Vô lượng cứu cánh, mà có gia hạnh, nhờ vậy được làm Đế Thích-Luân Vương, Vô lượng cứu cánh có năng lực dẫn đến Phạm Vương hoặc là Cực quang tịnh.

Lại nữa, cõi Dục có đủ tất cả căn thiện tương tự chủng tử, thậm chí cũng có tương tự Diệt định; bởi vì có Vô lượng tương tự căn thiện, cho nên được làm Luân Vương hoặc là Thiên Đế Thích, bởi vì có Vô lượng của căn thiện chân thật, cho nên được sinh đến cõi Phạm Thiên hoặc là Cực quang tịnh.

Lại nữa, Bồ-tát ở trong khu rừng tu Vô lượng, cho nên sinh đến cõi Cực quang tịnh hoặc làm Phạm Vương; do trở về kinh thành tổ chức pháp hội bố thí lớn cho nên làm Chuyển Luân Vương; do thọ trì tịnh giới cho nên làm Thiên Đế Thích.

Lại nữa, trong kinh này nói ba sự về phước nghiệp, đó là Thí-Giới và Tu. Như kinh ấy nói: “Tỳ-kheo nên biết! Ta nhớ quá khứ tạo ra ba loại nghiệp, cảm được ba loại quả, vì thế nay ta có đủ uy đức to lớn, đó là bố thí-điều phục và tịch tĩnh.” Bố thí tức là sự của phước nghiệp bố thí, điều phục tức là sự của phước nghiệp trì giới, tịch tĩnh tức là sự của phước nghiệp tu tập. Sự của nghiệp bố thí có năng lực cảm đến luân Vương, sự của phước nghiệp trì giới cảm đến Thiên Đế Thích, sự của phước nghiệp tu tập cảm đến đại Phạm Vương, hoặc Cực quang tịnh.

Như trong kinh nói: “Có ba loại sự của phước nghiệp:

1. Sự của phước nghiệp thuộc về tánh thí, đó là dùng các loại ăn uống-áo quần-hương hoa, nói rộng cho đến cung cấp các loại thuốc men chữ bệnh…, dâng cúng Sa-môn và Bà-la-môn…,

2. Sự của phước nghiệp thuộc về tánh giới, đó là lìa bỏ sát sinh, lìa bỏ trộm cắp, lìa bỏ tà dâm, lìa bỏ nói dối, lìa bỏ uống rượu…,

3. Sự của phước nghiệp thuộc về Tu, đó là Từ đi cùng với tâm, không có oán hờn-không có đối đãi-không có phiền não-không có làm hại…, nói rộng ra như trước.”

Bi-Hỷ và Xả đi cùng với tâm, nói rộng ra cũng như vậy.

Hỏi: Cõi Sắc-Vô sắc có nhiều căn thiện, tại sao chỉ nói đến bốn Vô lượng này, là sự của phước nghiệp thuộc về tánh Tu?

Đáp: Thế gian chỉ đối với sự làm lợi ích cho người khác khởi tâm tưởng về phước nghiệp, trong các căn thiện của cõi Sắc-Vô sắc, không có mong muốn làm lợi ích cho người khác như bốn Vô lượng, cho nên chỉ nói đây là sự của phước nghiệp thuộc về Tu.

Lại nữa, thế gian này đối với phước quả khởi lên tưởng về phước, trong các căn thiện không có năng lực cảm đến quả lợi ích rộng lớn như Vô lượng, cho nên chỉ nói đến điều ấy.

Lại nữa, bốn Vô lượng này và quả đã đạt được, vững chắc khó hư hoại cho nên chỉ riêng nó gọi là phước. Như bài tụng nói:

“Phước không phải do lửa mà cháy, gió cũng không thể nào phá vụn,

Phước không phải do nước mà rã, luôn luôn thanh tịnh giữ thế gian,

Phước có thể cùng với vua-giặc, dũng mãnh kháng cự chẳng nao núng,

Không bị người và loài phi nhân, có thể xâm phạm làm mất đi,

Phước hoàn toàn không có tổn thất, như kho tạng ẩn kín kiên cố,

Để quyết định có thể dẫn đến, niềm vui của đời này-đời khác.”

Hỏi: Không phải là phước cũng không phải do lửa mà cháy…, tại sao trong này chỉ nói đến phước?

Đáp: Không phải là phước tuy không phải do lửa mà cháy…, mà quả của không phải là phước bị lửa… làm cho hư hoại, phước của bốn Vô lượng và quả đã đạt được, ở quá khứ-vị lai-hiện tại không phải do lửa… làm cho hư hoại.

Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ-kheo: Đệ tử của Diệu Nhãn đối với các Học xứ, nếu có tất cả và tất cả chủng loại thiện viên mãn, thì thân hoại mạng chung sinh đến cõi Phạm Thế; đối với các Học xứ, nếu có tất cả và tất cả chủng loại bất thiện viên mãn, thì thân hoại mạng chung hoặc sinh đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, hoặc sinh đến cõi trời Lạc Biến Hóa, hoặc sinh đến cõi trời đâu Suất, hoặc sinh đến cõi trời Dạ Ma, hoặc sinh đến cõi trời Tam Thập Tam, hoặc sinh đến cõi Tứ Đại Vương chúng, hoặc sinh vào nàh Đại Sát-đế-lợi, hoặc sinh vào nhà Đại Bà-la-môn, hoặc sinh vào nhà Đại Trưởng giả, hoặc sinh vào bất cứ nhà rất giàu sang. Sinh vào những gia đình tôn quý hơn hẳn như vậy, tiền bạc châu báu đầy đủ-kho tạng tích trữ tràn đầy, có đủ họ hàng cao quý, rất nhiều quyến thuộc-tôi tớ-nô dịch, voi ngựa kiệu xe không thiếu, luôn luôn hưởng thụ vui sướng.”

Hỏi: Nếu như vậy thì Diệu Nhãn hơn hẳn Đức Thế Tôn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì vì đệ tử của Diệu Nhãn đối với các Học xứ, thiện viên mãn thì được sinh đến cõi Phạm Thế, bất thiện viên mãn thì sinh đến sáu tầng trời cõi Dục và sinh trong loài người hưởng thụ giàu sang vui sướng; đệ tử của Đức Thế Tôn đối với Học xứ, thiện viên mãn thì sinh lên cõi trời-được giải thoát, bất thiện viên mãn thì rơi vào các nẽo ác nhận chịu những khổ đau dữ dội, lý lẽ nào như vậy chăng? Đáp: Không nên lấy Đức Phật để so sánh với Diệu Nhãn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì bậc thấp bé nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật, gọi là quả Dự lưu hãy còn hơn hẳn Diệu Nhãn, huống là những bậc tôn quý khác hay sao? Vả lại, chính Đức Thế Tôn xưa kia ở địa vị Bồ-tát, làm bậc thầy của Phạm Chí tên gọi là Diệu Nhãn, không nên lấy vị kia để so sánh với Đức Thế Tôn.

Hỏi: Lẽ nào lúc ở địa vị Bồ-tát lại hơn hẳn lúc đã thành Phật?

Đáp: Không phải là vị ấy hơn hẳn Đức Phật mà chỉ là có ý khác, nghĩa là Diệu Nhãn kia thích tu Phạm trú, các đệ tử của vị ấy cầu sinh đến cõi Phạm Thế, vì vậy khai thị cho họ về pháp tu sinh đến cõi Phạm Thế. Trong hàng đệ tử ấy thích tu Phạm Trú, nếu người đã viên mãn khởi lên Phạm trú, thì thân hoại mạng chung sinh đến cõi Phạm Thế; trong hàng đệ tử ấy thích tu Phạm trú, nếu người chưa viên mãn mà khởi lên Phạm trú, thì thân hoại mạng chung tùy theo phước nhiều ít, sinh đến sáu tầng trời cõi Dục, và sinh vào những gia đình giàu sang tôn quý trong nẽo người hưởng thụ nhiều vui sướng. Vả lại, con người ở thời gian tốt đẹp ấy đều thuần thiện, không tu căn thiện gia hạnh của Vô lượng cũng được sinh trong cõi trời-người hưởng thụ vui sướng, huống là tu căn thiện gia hạnh của Vô lượng mà không sinh trong cõi trời-người hưởng thụ vui sướng hay sao? Đức Phật vì đệ tử chứng được Niết-bàn, chế ra Học xứ luật nghi biệt giải thoát, nếu có đệ tử không phạm vào luật nghi-không phá hủy Học xứ, không vượt qua quỹ tắc-không vượt quá phạm vi, thì người ấy được sinh lên cõi trời và chứng giải thoát; nếu có đệ tử phạm vào luật nghi-phá hủy Học xứ, vượt qua quỹ tắc-vượt quá phạm vi, thì người ấy mạng chung rồi rơi vào các nẽo ác. Đệ tử của Diệu Nhãn ở trong các Học xứ-bốn Phạm trú có tu đầy đủ-chưa đầy đủ, đệ tử của Đức Thế Tôn đối với các Học xứ-luật nghi-biệt giải thoát có giữ gìn-có vi phạm, cho nên vị ấy và Đức Phật không nên so sánh với nhau.

Vả lại, kinh ấy nói: “Lúc bấy giờ Diệu Nhãn dấy lên nghĩ như vậy: Nay mình không nên cùng sinh một nơi với các đệ tử, cần phải tu Từ bậc Thượng để sinh đến cõi Cực quang tịnh. Dấy lên ý niệm này rồi, liền nhanh chóng tu tập dấy khởi Từ vô lượng thù thắng của Tĩnh lự thứ hai, từ đây mạng chung sinh đến cõi Cực quang tinh.”

Hỏi: Bồ-tát Diệu Nhãn đã tiếp cận Phật địa, quyết định cần phải lìa bỏ hai sự keo kiệt về tài sản và giáo pháp, vì sao tự mình tu Từ vô lượng thù thắng của Tĩnh lự thứ hai để sinh lên cõi trời phía trên kia, mà chỉ nói cho đệ tử về bốn pháp Phạm trú khiến sinh đến cõi Phạm Thế?

Đáp: Vị ấy quán xét căn khí thích hợp của đệ tử, vì vậy chỉ nói cho họ về Tĩnh lự thứ nhất. Lại nữa, các đệ tử của vị ấy là Bà-la-môn, tâm mong mỏi suốt đời cầu đến cõi Phạm Thế, vì vậy chỉ nói cho họ về nhân để sinh đến cõi Phạm Thế. Lại nữa, lúc thường không có Phật thì không có ai có năng lực dấy khởi các Vô lượng của ba Tĩnh lự sau, chỉ trừ Bồ-tát gần bên cạnh Phật địa.

Hỏi: Vô lượng của địa trên vi diệu thù thắng-thanh tịnh rõ ràng hơn hẳn địa dưới, vì sao kinh ấy nói Tĩnh lự thứ hai gọi là Từ bậc Thượng?

Đáp: Quán xét Tĩnh lự thứ nhất mà nói đó là bậc Thượng. Lại nữa, bởi vì hơn hẳn Vô lượng mà các đệ tử kia đã tu tập, cho nên gọi là Từ bậc Thượng. Lại nữa, Vô lượng của Diệu Nhãn đã tu tập là chưa từng đạt được, hơn hẳn pháp đã từng đạt được, cho nên gọi là Từ bậc Thượng. Lại nữa, lúc thế gian không cóo Phật thì không có ai có năng lực dấy khởi các Vô lượng của ba Tĩnh lự sau, chỉ có Diệu Nhãn có năng lực dấy khởi Vô lượng của Tĩnh lự thứ hai, cho nên gọi là Từ bậc Thượng.

Vì vậy cho nên Tôn giả Diệu Âm nói rằng: Dị sinh không có năng lực dấy khởi các Vô lượng của ba địa trên, nhờ vào lực của Đức Phật thuyết giảng mà đệ tử của Đức Thế Tôn cũng có năng lực dấy khởi.

Hỏi: Tại sao Vô lượng gọi là Phạm trú?

Đáp: Bởi vì cõi Phạm Thế ở lúc bắt đầu đầy đủ có thể đạt được, nghĩa là Vị chí Định tuy ở đầu tiên mà không phải là có đủ, bởi vì địa ấy không có Hỷ; Tĩnh lự thứ hai tuy là có đủ mà không phải là đầu tiên; địa trên đều thiếu, chỉ riêng Tĩnh lự thứ nhất là nơi của Phạm Thiên, đầu tiên và có đủ cho nên gọi là Phạm trú.

Lại nữa, đối trị với không phải Phạm, cho nên gọi là Phạm trú.

Không phải Phạm tức là phiền não của cõi Dục, trong Tĩnh lự thứ nhất thì Từ-Bi-Hỷ-Xả là đối trị gần của phiền não, cho nên gọi là Phạm trú.

Lại nữa, đối trị với phi phạm hạnh, cho nên gọi là Phạm trú. Phi phạm hạnh ấy là sự dâm dục, trong Tĩnh lự thứ nhất thì Từ-Bi-Hỷ-Xả là đối trị gần của dâm dục, cho nên gọi là Phạm trú.

Lại nữa, tu phạm hạnh thì trong thân có thể đạt được, cho nên gọi là Phạm trú. Lại nữa, Phạm nghĩa là Từ-Bi-Hỷ-Xả của Đức Thế Tôn, do Đức Phật đã thi thiết, cho nên gọi là Phạm trú. Lại nữa, Phạm gọi là Phạm âm, Từ-Bi-Hỷ-Xả do Phạm âm mà nói ra, cho nên gọi là Phạm trú. Lại nữa, tu bốn loại này được sinh đến cõi Phạm Thiên, làm Đại Phạm Vương, cho nên gọi là Phạm trú. Lại nữa, bởi vì bốn Vô lượng là thù thắng nhất-tôn quý nhất ở trong phước cõi Phạm, cho nên gọi là Phạm trú.

Hỏi: Phạm trú và Vô lượng có gì sai biệt?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Không có gì sai biệt, nghĩa là bốn Phạm trú chính là bốn Vô lượng. Lại có người nói: Cũng có sai biệt, nghĩa là tên gọi tức là sai biệt, bởi vì nơi này gọi là Phạm trú, nơi kia gọi là Vô lượng.

Lại nữa, đối trị với không phải Phạm thì gọi là Phạm trú, đối trị với hý luận thì gọi là vô lượng. Lại nữa, đối trị với phi Phạm hành thì gọi là Phạm trú, đối trị với hý luận hạnh thì gọi là Vô lượng. Lại nữa, tu Phạm hạnh thì thân có thể đạt được gọi là Phạm trú, lìa hý luận thì trong thân có thể đạt được gọi là Vô lượng. Lại nữa, đối trị với không tin thì gọi là Phạm trú, đối trị với phóng túng thì gọi là Vô lượng. Lại nữa, ở cõi Phạm Thế thì gọi là Phạm trú, ở địa tern6 thì gọi là Vô lượng. Lại nữa, ở Vị chí Định và cõi Phạm Thế thì gọi là Phạm trú, ở địa trên thì gọi là Vô lượng. Lại nữa, ở Vị chí Định và Phạm Thế thì gọi là Phạm trú cũng gọi là Vô lượng, ở địa trên thì chỉ gọi là Vô lượng. Lại nữa, đã từng đạt được thì gọi là Phạm trú, chưa từng đạt được thì gọi là Vô lượng. Lại nữa, nội đạo mà đạt được thì gọi là Phạm trú cũng gọi là Vô lượng, ngoại đạo mà đạt được thì chỉ gọi là Phạm trú. Lại nữa, giống như mà đạt được thì gọi là Phạm trú, không giống nhau mà đạt được thì gọi là Vô lượng.

Vì vậy cho nên Tôn gải Diệu Âm nói rằng: Phạm trú là chung, bởi vì dị sinh và Thánh giả cùng tranh nhau pháp này; Vô lượng là không chung, bởi vì Thánh giả và Dị sinh không cùng tranh nhau pháp này. Đó gọi là sai biệt giữa Phạm trú và Vô lượng.

Đức Phật nói bốn Bổ-đặc-già-la có thể phát sinh phước cõi Phạm.

Thế nào là bốn? Đó là có một loại Bổ-đặc-già-la, ởnơi chưa từng xây dựng tháp thờ, vì xá lợi của Đức Phật mà dựng lên tháp thờ, đó gọi là Bổ-đặc-già-la thứ nhất có thể phát sinh phước cõi Phạm. Lại có một loại Bổ-đặc-già-la, ở nơi chưa từng xây dựng chùa Tăng, vì đệ tử của Đức Phật mà dựng lên chùa Tăng, đó gọi là Bổ-đặc-già-la thứ hai có thể phát sinh phước cõi Phạm. Lại có một loại Bổ-đặc-già-la, khi chúng đệ tử của Đức Phật đã phá hoại rồi, trở lại làm cho hòa hợp, đó gọi là Bổ-đặc-già-la thứ ba có thể phát sinh phước cõi Phạm. Lại có một loại Bổ-đặc-già-la tu bốn Phạm trú, đó gọi là Bổ-đặc-già-la thứ tư có thể phát sinh phước cõi Phạm.

Phái Thí Dụ nói: Trong kinh như vậy không phải đều là Đức Phật nói, ba loại trước trong này cũng không phải là tất cả đều phát sinh phước của cõi Phạm, bởi vì quả đã đạt được ấy không giống như. Nghĩa là nếu có người ở nơi Đức Phật sinh ra, nơi chứng đắc Bồ-đề, nơi chuyển pháp luân, nơi nhập Niết-bàn, dựng lên tháp thờ lớn trang hoàng bằng các vật báu; lại có người khác, trải qua các nơi, tích tụ đá sỏi… làm thành tháp thờ nhỏ, hai người ấy phát sinh phước lẽ nào có thể giống như hay sao? Vả lại, nếu có người vì đệ tử của Đức Phật mà tạo nên chùa Tăng cao rộng trang nghiêm, như các chùa Thệ-đa-lâm, Trúc lâm, Đại lâm, Ám lâm…, lại có người khác vì đệ tử của Đức Phật mà tùy theo thích hợp tạo lập chùa Tăng bé nhỏ, hai giống người ấy phát sinh phước lẽ nào có thể giống như hay sao? Vả lại, nếu có người khiến cho Thiên Thụ kia đã phá hoại Tăng chúng trở lại được hòa hợp; lại có người khác có thể khéo léo dàn hòa chấm dứt sự tranh cãi của Tăng như Kiều-hướng-di…, hai người ấy phát sinh phước lẽ nào có thể giống như hay sao? Vì vậy biết kinh ấy không phải đều là Đức Phật nói, cũng không phải là tất cả đều phát sinh phước của cõi Phạm; kinh về bốn Phạm trú là do Đức Phật đã nói ra, bốn Phạm trú này đều là phước của cõi Phạm.

Các luận sư A Tỳ Đạt Ma nói: Trong kinh như vậy đều do Đức Phật đã nói ra, bốn loại trong này đều phát sinh phước của cõi Phạm.

Hỏi: Quả đã đạt được ấy lẽ nào giống như hay sao?

Đáp: Việc đã làm như nhau cho nên đều phát sinh phước của cõi Phạm. Nghĩa là nơi chưa từng xây dựng tháp thờ, vì Đại Phạm chân thật của Đức Thế Tôn mà dựng lên tháp thờ, hoặc lớn-hoặc nhỏ đều phát sinh phước của cõi Phạm; ở nơi chưa từng xây dựng chùa Tăng vì đệ tử của Đức Phật tu phạm hạnh mà dựng lên chùa Tăng, hoặc lớn-hoặc nhỏ đều phát sinh phước của cõi Phạm; chúng đệ tử của Đức Phật hoặc lớnhoặc nhỏ đã phá hoại rồi, không được cùng nhau tu phạm hạnh thanh tịnh, nếu khiến cho hòa hợp trở lại được cùng nhau tu phạm hạnh thanh tịnh, cho nên hòa hợp đều phát sinh phước của cõi Phạm. Việc làm đã như nhau, cho nên trong ba loại trước, sự việc tuy có khác mà phước không có sai khác.

Lại nữa, lợi ích như nhau cho nên đều phát sinh phước của cõi Phạm, như tu Vô lượng vì mong muốn lợi ích cho vô lượng hữu tình. Như vậy, nơi chưa xây dựng tháp thờ xá lợi của Đức Phật mà dựng lên tháp thờ, cũng vì lợi ích cho vô lượng hữu tình; nghĩa là đối với nơi này, vô lượng trăm ngàn các loại hữu tình, dùng các hương hoa-cờ phướn-lọng tàng quý báu và các loại âm nhạc…, các vật dụng cúng dường mà cúng dường tháp thờ, từ đây phát khởi thiện nghiệp của thân-ngữ-ý; hoặc gieo trồng chủng tử thiện thù thắng của dòng họ lớn có nhiều tiền bạc châu báu, hình dáng và dung mạo đoan nghiêm mọi người đều yêu mến kính trọng, đầy đủ uy đức to lớn; hoặc gieo trồng các chủng tử thiện như Luân vương và Thiên Đế Thích cùng Ma vương…, hoặc gieo trồng chủng tử của Thanh văn-Độc giác và Bồ-đề của Phật, như vậy lợi ích cho vô lượng hữu tình.

Như tu Vô lượng vì mong muốn lợi ích cho vô lượng hữu tình, như vậy nơi chưa xây dựng chùa Tăng, vì đệ tử của Đức Phật mà dựng lên chùa Tăng, cũng vì lợi ích cho vô lượng hữu tình; nghĩa là đối với nơi này, vô lượng trăm ngàn các loại hữu tình, dùng các loại đồ ăn thức uống-đồ nằm-thuốc men, các loại vật dụng sinh hoạt để bố thí cúng dường, hoặc trải qua một ngày, hoặc trải qua bảy ngày-nửa tháng-một tháng, hoặc trải qua năm năm, hoặc thường xuyên nối tiếp nhau, từ đây phát khởi thiện nghiệp của thân-ngữ-ý; chúng đệ tử của Đức Phật nhờ vào nhân duyên này, thọ trì-đọc tụng-tư duy-giải thích nói về văn nghĩa của ba tạng, dấy khởi quán Bất tịnh hoặc Trì tức niệm-Niệm trú biệt và tổng, hoặc Noãn-Đảnh-Nhãn-Thế đệ nhất pháp, tiến vào quyết định đng1 đắn-đạt được quả lậu tận. Nhờ vào nhân duyên này làm cho các thí chủ, hoặc gieo trồng chủng tử thiện thù thắng của dòng họ lớn, nói rộng ra cho đến hoặc gieo trồng chủng tử của Thanh văn-Độc giác và Bồ-đề của Phật, như vậy lợi ích cho vô lượng hữu tình.

Như tu Vô lượng vì mong muốn lợi ích cho vô lượng hữu tình, như vậy hòa hợp chúng đệ tử của Đức Phật, cũng làm lợi ích vô lượng hữu tình; nghĩa là Tăng bị phá hoại rồi, cần phải tiến vào Kiến đạo-đạt được quả lậu tận, thọ trì-đọc tụng-tư duy-giải thích nói về văn nghĩa của ba Tạng; trú nơi A-luyện-nhã tu quán Bất tịnh-Trì tức niệm…, tất cả phẩm thiện đều không được thành tựu; cần phải gieo trồng chủng tử Bồ-đề của ba Thừa thì cũng không thể nào gieo trồng, vì vậy pháp luân không chuyển khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến chư Thiên cõi Tịnh cư cũng có tâm khác hiện khởi. Lúc chúng đệ tử của Đức Phật trở lại hòa hợp, thuận theo tiến vào kiến đạo-đạt được quả lậu tận, cho đến thuận theo gieo trồng chủng tử của ba Thừa, đều có năng lực thành tựu được, nhờ vậy pháp luân lại chuyển trong ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến chư Thiên cõi Tịnh cư đều không có tâm khác hiện khởi, như vậy lợi ích cho vô lượng hữu tình. Lợi ích như nhau cho nên đều phát sinh phước của cõi Phạm.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nếu nơi chưa từng xây dựng tháp thờ, vì xá lợi của Đức Phật mà dựng lên tháp thờ, thì do bốn nhân duyên có thể phát sinh phước của cõi Phạm:

  1. Bởi vì suy nghĩ về nguyện rộng lớn mà xả nhiều tiền của.
  2. Khiến cho vô lượng hữu tình gieo trồng căn thiện.
  3. Những nơi xây dựng tốt đẹp cứu cánh.
  4. An trí thân pháp giới của Như-lai.

Nếu nơi chưa từng xây dựng chùa Tăng, vì đệ tử của Đức Phật mà dựng lên chùa Tăng, thì do bốn nhân duyên có thể phát sinh phước của cõi Phạm:

  1. Bởi vì suy nghĩ về nguyện rộng lớn mà xả nhiều tiền của.
  2. Khiến cho vô lượng hữu tình gieo trồng thiện căn.
  3. Những nơi xây dựng tốt đẹp cứu cánh.
  4. Chúng đệ tử của Đức Phật không có nơi nương nhờ, khiến cho được nương nhờ mà tu thiện nghiệp.

Nếu Tăng bị phá hoại rồi trở lại làm cho hòa hợp, thì do bốn nhân duyên có thể phát sinh phước của cõi Phạm:

  1. Bởi vì lìa bỏ bốn loại ác hành của miệng.
  2. Bởi vì thâu nhiếp bốn loại diệu hạnh của miệng.
  3. Phá hoại những pháp sai trái.
  4. Xây dựng bảo vệ Chánh pháp.

Nếu có tu tập bốn Vô lượng, thì do bốn nhân duyên có thể phát sinh phước của cõi Phạm:

  1. Lìa bỏ trái thuận.
  2. Đoạn các chướng ngại.
  3. Đạt được quả của cõi Phạm.
  4. Hệ thuộc cõi Phạm.

Do bốn loại này đều phát sinh phước của cõi Phạm.” Hỏi: Bốn phước của cõi Phạm này thì lượng ấy thế nào?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: nếu nghiệp có năng lực dẫn đến quả Chuyển Luân Vương, thì đến đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm. Có Sư khác nói: Nếu nghiệp có năng lực dẫn đến quả Thiên Đế Thích, thì đến ngang đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm. Hoặc có người nói: Nếu nghiệp có năng lực dẫn đến quả thù thắng của Thiên Vương cõi Tha Hóa Tự Tại, thì đến ngang đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm. Lại có người nói: Nếu nghiệp có năng lực dẫn đến cõi Phạm Thiên Vương, thì đến ngang đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm. Hoặc lại có người nói: Lúc thế giới thành lập thì tất cả hữu tình có năng lực cảm đến nghiệp của quả tăng thượng thế giới, đến nagng đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm. Có người káhc lại nói: Ngoại trừ thiện nghiệp của Bồ-tát tiếp cận Phật địa, các hữu tình khác có năng lực dẫn đến nghiệp của quả tăng thượng giàu có, đến nagng đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm. Lại có cách nói khác: Đại Phạm Thiên Vương bắt đầu thưa thỉnh Đức Phật chuyển chánh pháp luân mà đạt được phước cõi Phạm, đến ngang đây gọi là lượng của một phước cõi Phạm.

Hỏi: Phạm Vương đạt được phước của cõi Phạm này vào lúc nào?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Phạm Vương vừa mới phát tâm muốn đến thưa thỉnh Đức Phật, đúng vào lúc bấy giờ liền đạt được phước của cõi Phạm. Sư ấy không nên đưa ra cách nói như vậy, nếu nói như vậy thì lẽ ra chưa làm thành nghiệp mà đã đạt được phước. Lại có người nói: Đang lúc thưa thỉnh Đức Phật thì đạt được phước của cõi Phạm. Người ấy cũng không nên đưa ra cách nói như vậy, bởi vì lúc đang thưa thỉnh Đức Phật thì tâm là vô phú vô ký của cõi Dục, vô phú vô ký không có quả dị thục, lẽ nào gọi là phước của cõi Phạm hay sao?

Nên đưa ra cách nói này: Đại Phạm Thiên Vương đã thưa thỉnh Đức Phật rồi quay trở về cung cõi Phạm, sau đó Đức Thế Tôn chuyển chánh pháp luân, chúng năm Tỳ-kheo và tám vạn chư Thiên đều được Kiến đế, các vị thần truyền nhau xướng lên làm cho tiếng nói chuyển đến cung cõi Phạm. Phạm Vương nghe rồi hoan hỷ hăng hái, dấy lên ý nghĩa này: Do mình thưa thỉnh Đức Phật chuyển chánh pháp luân, làm lợi ích cho vô lượng các loài hữu tình,, điều mình nên làm nay đã làm xong. Lúc bấy giờ Phạm Vương mới đạt được phước của cõi Phạm.

Lời bình: Như vậy những cách nói về lượng của một phước cõi Phạm, đều là lời ca ngợi tốt đẹp về phước của cõi Phạm này, nhưng chưa xứng với thật, mà thật ra thì phước cõi Phạm vô lượng vô biên, là do suy nghĩ rộng lớn mà dẫn dắt phát khởi.

*******

Như trong kinh nói: “Trú trong định Từ thì gươm dao-chất độcnước-lửa đều không thể nào làm hại được, chắc chắn không có tai hạo bất ngờ mà dẫn đến mạng chung.” Hỏi: tại sao như vậy?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: Bởi vì Tam-mađịa Từ là pháp không gây hại. Lại đưa ra cách nói này: Bởi vì uy thế to lớn của Tam-ma-địa Từ. Lại đưa ra cách nói này: Tam-ma-địa Từ làm lợi ích cho người khác, cho nên chư Thiên thiện thần đều ủng hộ bảo vệ. Lại đưa ra cách nói này: Tu Tĩnh lự là cảnh giới của Tĩnh lự, vốn có thần thông là cảnh giới của thần thông, cho nên vốn có uy đức không thể nghĩ bàn. Lại đưa ra cách nói này: Trú trong định Từ thì khởi lên phần tâm thù thắng, không phải là phần tâm thù thắng có sinh tử.

Đại đức nói rằng: Nếu trú trong định Từ, thì đại chủng của cõi Sắc sinh ra khắp toàn thân, khiến cho thân sở y cứng và dày như đá, cho nên không có thể làm hại.

Hỏi: Định Bi-Hỷ-Xả là có thể làm hại hay không? Nếu có thể làm hại thì tại sao định Từ và Bi-Hỷ-Xả đều do Vô lượng thâu nhiếp, mà chỉ có định Từ là không có thể làm hại? Nếu không có thể làm hại thì tại sao kinh không nói?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Định Bi-Hỷ-Xả cũng không có thể làm hại.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao kinh này không nói?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, đã nói đến định Từ thì nên biết là cũng nói đến định Bi-Hỷ-Xả, bởi vì chủng loại giống như. Lại nữa, định Từ ở đầu tiên, nếu nói định Từ thì nên biết là đã nói đến định Bi-Hỷ-xả. Lại nữa, trú trong các định Bi… tuy không có thể làm hại, mà lúc ra khỏi định thì thân có khổ vi tế; định Từ thì không như vậy, cho nên chỉ nói đến Từ. Lại nữa, trú trong các định Bi… tuy không có thể làm hại mà bề mặt có suy tổn; định Từ thì không như vậy, cho nên chỉ nói đến Từ. Lại nữa, căn bản của Bi… tuy không có thể làm hại, mà lúc gia hạnh thì có thể làm tổn thương; Từ thì không như vậy, cho nên chỉ nói đến Từ.

Từng nghe có người tuy đạt được gia hạnh thuộc định Từ của cõi Dục, mà lúc phạm vào phép vua bị người quản lý pháp luật bắt đưa đến gặp nhà vua, thưa rõ rằng: Người này phạm tội đáng chết. Lúc ấy nhà vua cưỡi voi muốn ra ngoài thành dạo chơi, trông thấy rồi sai người kiểm tra luật lệ theo phép vua, biết người ấy đã phạm vào, nhà vua phải tự tay sát hại. Nhà vua liền nổi giận dùng giáo nhọn đâm người ấy. Người ấy trông thấy rồi lập tức khởi tâm Từ, khiến cho ngọn giáo phóng đến quay trở lại hướng về chỗ nhà vua, cách nhà vua không xa mà cắm xuống mặt đất. Nhà vua trông thấy kinh sợ hỏi người phạm tội rằng: Ông có phép thuật gì mà có thể làm nên điều này? Người ấy trả lời rằng: Tôi không có phép thuật gì khác, thấy nhà vua tức giận cho nên khởi tâm Từ, khiến cho tâm ác không thể nào làm hại được. Nhà vua nhân đó sám hối nhận lỗi lập tức thả ra. Vì vậy cho nên biết tu gai hạnh Từ cũng không có thể làm hại, Bi… thì không như vậy.

Như trong kinh nói: “Tu Từ đoạn giận dữ, tu Bi đoạn làm hại, tu Hỷ đoạn không vui, tu Xả đoạn tham và giận.”

Hỏi: Đã nói Từ và xả cùng đối trị giận dữ, sự giận dữ đã đối trị có gì sai biệt?

Đáp: Từ đối trị với giận dữ làm mất mạng sống xả đối trị với giận dữ đánh đập mắng chưởi. Lại nữa, Từ đối trị với giận dữ đúng chỗ, Xả đối trị với giận dữ không đúng chỗ.

Hỏi: Vô lượng là có năng lực đoạn phiền não hay không? Nếu có năng lực thì chương Định Uẩn đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Từ-Bi-Hỷ-Xả đều không có năng lực đoạn thì kinh này thông hiểu thế nào?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Vô lượng không có năng lực đoạn các phiền não.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông hiểu chương Định Uẩn đã nói, kinh này đã nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Đoạn có hai loại: 1. Đoạn trong chốc lát. 2. Đoạn đến cuối cùng.

Dựa vào đoạn trong chốc lát thì kinh này nói là có năng lực đoạn, dựa vào đoạn đến cuối cùng thì chương Định Uẩn nói là không đoạn. Như vậy dễ dàng thông suốt hai cách nói của kinh và luận. Như đoạn trong chốc lát-đoạn đến cuối cùng, như vậy đoạn có phần-đoạn không có phần, đoạn có hình ảnh-đoạn không có hình ảnh, đoạn có sót lạiđoạn không còn sót, đoạn có tùy theo ràng buộc-đoạn không có tùy theo ràng buộc, đoạn có phạm vi-đoạn không có phạm vi, đoạn chế ngự điều phục-đoạn nhổ sạch gốc rễ, đoạn chế phục các triền-đoạn làm hại tùy miên, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nếu bốn Vô lượng không đoạn phiền não, thì kinh khác đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Này Tỳ-kheo! Tu định tâm Từ, nếu không thắng tiến thì trú vào quả Bất hoàn, nói rộng ra cho đến tu định tâm Xả, nên biết cũng như vậy.”

Đáp: Kinh ấy nói Thánh đạo gọi là định tâm Từ… Như trong các kinh Đức Phật đối với Thánh đạo, hoặc nói là Tưởng, hoặc nói là Thọ, hoặc nói là Tư, hoặc nói là Ý, hoặc nói là Đăng, hoặc nói là Tín-Tinh tiến-Niệm-Định-Tuệ, hoặc nói là thuyền bè, hoặc nói là núi đá, hoặc nói là hoa trong nước, mỗi một loại dẫn kinh như nơi khác nói; kinh ấy cũng như vậy, đối với đạo vô lậu nói thanh Từ…, cũng không trái với lý.

Lại nữa, vì người cấu bốn loại Phạm trú như Từ… mà lìa nhiễm cõi Dục, hoặc là dị sinh, hoặc là Thánh giả. Nếu là dị sinh thì trước lìa nhiệm cõi Dục đạt được định Từ…, về sau được tiến vào Chánh tánh ly sinh chứng quả Bất hoàn. Nếu người ấy lúc trước đối với nhiễm cõi Dục chưa đạt được lìa tiàn pầhn, thời gian sau được tiến vào Chánh tánh ly sinh, chứng quả Dự lưu hoặc quả Nhất lai, sau đó chứng được quả Bất hoàn là lực của Từ… Nếu là Thánh giả thì lúc lìa nhiễm cõi Dục, đạt được định Từ… và quả Bất hoàn. Dựa vào đây cho nên nói tu định Từ… đạt được quả Bất hoàn, cũng không trái với lý.

Như trong kinh nói: “Tu quán Bất tịnh có năng lực đoạn dục tham, tu xả vô lượng cũng đoạn dục tham.”

Hỏi: Hai loại này sai khác thế nào?

Đáp: Tu quán Bất tịnh đối trị cái tham về dâm dục, tu xả vô lượng đối trị cái tham về cảnh giới. Lại nữa, tu quán Bất tịnh đối trị cái tham về sắc lộ bày, tu xả vô lượng đối trị cái tham về hình sắc. Lại nữa, tu quán Bất tịnh đối trị cái tham về xúc chạm mịn màng, tu xả vô lượng đối trị cái tham về dung mạo cử chỉ. Lại nữa, tu quán Bất tịnh đối trị cái tham về hình dáng tướng mạo, tu xả vô lượng đối trị cái tham về hữu tình. Đó gọi là sai biệt giữa tu quán Bất tịnh và tu xả vô lượng cùng đối trị với dục tham.

Như trong kinh nói: “Từ đi cùng với tu những Giác chi như Niệm…, dựa vào lìa bỏ, dựa vào không có dục, dựa vào diệt, hồi hướng đối với xả. Ba loại Bi-Hỷ-xả nói cũng như vậy.”

Hỏi: Vô lượng là hữu lậu, Giác chi là vô lậu, làm sao hữu lậu lại đi cùng với vô lậu?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Do bốn Vô lượng điều phục tâm ấy, khiến cho tâm chất trực có được những năng lực chịu đựng, từ đây không ngừng dẫn dắt khởi lên Giác chi, Giác chi không ngừng dẫn dắt phát khởi Vô lượng, Vô lượng và Giác chi xen lẫn nhau mà phát khởi, cho nên nói là đi cùng mà thật sự không song song.” Hỏi: Trong bốn Vô lượng thì loại nào thù thắng nhất?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Từ là thù thắng nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Phật dùng Đại bi để giảng thuyết chánh pháp. Hoặc có người nói: Hỷ là thù thắng nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đoạn không vui. Lại có người nói: xả là thù thắng nhất. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đoạn tham giận.

Đại đức nói rằng: Do hai nhân duyên mà xả là thù thắng nhất:

  1. Do việc làm, nghĩa là nếu tu xả thì có năng lực đoạn tham giận.
  2. Do vắng lặng, nghĩa là đối với hữu tình không phân biệt mà chuyển, cho nên xả là thù thắng nhất.

Hỏi: Tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói Đại bi, không nói Đại Từ-Đại Hỷ-Đại Xả?

Đáp: Đều cần phải là Đại, bởi vì tất cả công đức trong thân Phật đều là Đại, bởi vì tâm mong muốn làm lợi ích cho vô lượng hữu tình mà phát khởi, bởi vì tâm mong muốn cứu giúp cho vô lượng hữ tình mà phát khởi, bởi vì tâm mong muốn thương xót vô lượng hữu tình mà phát khởi, tâm thiện bình đẳng đối với các hữu tình nối tiếp nhau mà chuyển. Nhưng ở trong này không cần phải đưa ra câu hỏi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu tự tánh của Bi chính là Đại bi thì có thể đưa ra câu hỏi này, nhưng tự tánh của Bi và Đại Bi khác nhau, cho nên không cần phải hỏi, mà trong các kinh cũng có nơi nói đến Đại Từ-Đại Hỷ và Đại Xả.

Hỏi: Bi và Đại Bi có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, đó là tên gọi là Bi, tên gọi là Đại Bi. Lại nữa, Bi dùng căn thiện không sân làm tự tánh, Đại Bi dùng căn thiện không si làm tự tánh. Lại nữa, Bi đối trị với thiện căn bất thiện sân, Đại Bi đối trị với căn bất thiện si. Lại nữa, Bi thuộc về Bốn Tĩnh lự, Đại Bi chỉ thuộc về Tĩnh lự thứ tư. Lại nữa, Bi là vô lượng thâu nhiếp, Đại Bi không phải là vô lượng thâu nhiếp. Lại nữa, Bi thành tựu ở trong thân dị sinh và Thánh giả, Đại Bi chỉ thành tựu ở trong thân Thánh giả. Lại nữa, Bi thành tựu ở trong thân Thanh văn-Độc giác và Phật, Đại Bi chỉ thành tựu ở trong thân Phật. Lại nữa, Bi chỉ có thể thương xót mà không có năng lực cứu giúp, đại Bi có thể thương xót lại cũng có năng lực cứu giúp. Như có hai người đứng bên bờ sông rộng, thấy có một người bị nước nhấn chìm, một người chỉ bóp tay thương xót than thở mà thôi chứ không có năng lực cứu giúp, Bi cũng như vậy; người thứ hai nghĩ thương xót lao thân vào dòng nước mà cứu giúp người bị nạn, Đại bi cũng như vậy.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: Bi chỉ duyên với khổ của cõi Dục đã làm khổ hữu tình, Đại Bi duyên với khổ của ba cõi đã làm khổ hữu tình. Lại đưa ra cách nói này: Bi chỉ duyên với khổ thô nặng đã làm khổ hữu tình, Đại Bi duyên với khổ thô nặng và vi tế đã làm khổ hữu tình. Lại đưa ra cách nói này: Bi chỉ duyên với khổ khổ đã làm khổ hữu tình, Đại bi duyên với cả ba khổ đã làm khổ hữu tình. Lại đưa ra cách nói này: Bi chỉ duyên với khổ của thân đã làm khoổ hữu tình, Đại Bi duyên với khổ của thân và tâm đã làm khổ hữu tình. Lại đưa ra cách nói này: Bi chỉ duyên với khổ của pháp hiện tại đã làm khổ hữu tình, Đại Bi duyên với khổ của pháp hiện tại và pháp vị lai đã làm khổ hữu tình. Lại đưa ra cách nói này: Bi chỉ duyên với khổ gần đã làm khổ hữu tình, Đại Bi duyên với khổ gần và xa đã làm khổ hữu tình. Lại đưa ra cách nói này: Bi chỉ duyên với khổ của hiện tại đã làm khổ hữu tình, Đại Bi chỉ duyên với khổ của ba đời đã làm khổ hữu tình.

Đại đức nói rằng: Đại Bi là pháp bất cọng trú thuộc Tĩnh lự thứ tư của Phật, có năng lực tùy theo hành xa xôi, có năng lực tùy theo hành vi tế, có năng lực tùy theo hành bao trùm, trùm khắp tất cả các phẩm oán-thân và trung bình, bình đẳng mà hcuyển các lòai hữu tình; Bi cùng với dị sinh-Thanh văn và Độc giác đều thành tựu như nhau, chắc chắn không có năng lực duyên với cõi Sắc-Vô sắc. Đó gọi là sự sai biệt giữa Bi và đại Bi.

Hỏi: Bởi vì nghĩa gì cho nên gọi là Đại Bi?

Đáp: Cứu giúp nỗi khổ to lớn của các loài hữu tình, cho nên gọi là Đại Bi. Nỗi khổ to lớn ấy là khổ đau trong địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ. Lại nữa, cứu giúp cho các loại hữu tình đang chìm đắm trong bùn lầy của ba độc, đưa vào yên ổn trong Thánh đạo và quả của Thánh đạo, cho nên gọi là Đại Bi.

Lại nữa, dùng lợi ích to lớn-sự an vui to lớn đễ thâu nhiếp các loài hữu tình, cho nên giớil Đại Bi. Nghĩa là khiến cho hữu tình tu ba loại diệu hạnh của thân-ngữ-ý, cảm được quả rất tôn quý có nhiều tiền của châu báu, hình dáng tướng mạo đoan nghiêm mọi người đều yêu mến kính trọng, như Luân vương-Đế thích-Ma vương…, và gieo trồng chủng tử Bồ-đề của ba Thừa. Những sự việc như vậy đều do Đại Bi.

Lại nữa, do giá trị to lớn mà đạt được cho nên gọi là đại Bi, không giống như Bồ-đề của Độc giác-Thanh văn, vào một ngày trai đem một bửa ăn, bố thí cho một người mà phát nguyện suy nghĩ thù thắng, thì gọi là gieo trồng chủng tử của Bồ-đề ấy, từ đây lần lượt chuyển tiếp đạt được Bồ-đề ấy. Đại Bi cần phải nhờ trải qua thời gian lâu dài, đối với tất cả mọi nơi dùng tất cả các loại đồ vật ưa thích tốt đẹp bậc nhất bố thí cho các hữu tình, thậm chí thân mạng cũng không tiếc nuối gì, phát nguyện suy nghĩ thù thắng mới gọi là gieo trồng chủng tử của Đại Bi ấy, từ đây lần lượt chuyển tiếp mới đạt được Đại Bi.

Lại nữa, do gia hạnh to lớn mà đạt được cho nên gọi là Đại Bi, không giống như Bồ-đề của Thanh văn chỉ có sáu mươi kiếp tu gia hạnh mà đạt được, Bồ-đề của Độc giác chỉ trải qua trăm kiếp tu gia hạnh mà đạt được; Đại Bi của Như-lai trải qua ba vô số kiếp, tu tập trăm ngàn khổ hạnh khó thực hành, sau đó mới đạt được, cho nên gọi là Đại Bi.

Lại nữa, dựa vào thân to lớn mà trú cho nên gọi là Đại Bi, không giống như Bồ-đề của Thanh văn Độc giác dựa vào thân thấp kém cũng được hiện khởi. Đại Bi cần phải dựa vào thân trang nghiêm đầy đủ bằng ba mươi hai tướng Đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp trang điểm xen lẫn nhau trên thân thể, thân màu vàng ròng với ánh sáng tròn trịa soi chiếu một Tầm, nhìn không hề thảo mãn; dựa vào thân như vậy mới được hiện khởi, cho nên gọi là Đại Bi.

Lại nữa, từ bỏ niềm vui của pháp vĩ đại cho nên gọi là Đại Bi, nghĩa là Đức Phật từ bỏ niềm vui của pháp bất cọng thanh tịnh viên mãn vi diệu thù thắng bậc nhất, thường xuyên vượt qua vô lượng trăm ngàn Câu-chi lớp núi trùng điệp…, thuyết pháp cho mọi người không ngại vất vả nhọc nhằn, cho nên gọi là Đại Bi.

Lại nữa, nhờ vào thế lực này có năng lực giúp cho bậc Đại sĩ làm được việc khó làm, cho nên gọi là Đại Bi. Nghĩa là Phật Thế Tôn vì chúng sinh cho nên từ bỏ địa vị tôn quý, hoặc làm thợ gốm, hoặc làm lực sĩ, hoặc làm người gây cười, hoặc làm thợ săn, hoặc làm dâm nữ, hoặc làm người ăn xin, hoặc dẫn Nan-đà đi khắp nơi năm nẽo, hoặc hiện ra gần-xa mà cảm hóa Ương-quật-ma-la tuy đầy đủ tàm quý, nhưng vì cảm hóa người nữ mà hiện rõ tướng âm tàng; tuy lìa bỏ trạo cử, nhưng vì cảm hóa chúng sinh mà hiện rõ tướng lưỡi rộng dài; làm những việc khó làm hết sức như vậy, cho nên gọi là Đại Bi.

Lại nữa, nhờ vào thế lực lay động hòn núi đại Xả làm cho không đứng yên, cho nên gọi là Đại Bi. Đức Phật có hai loại pháp bất cọng trú:

  1. Đại xả.
  2. Đại Bi.

Nếu lúc Đại xả của Đức Phật hiện rõ ở trước mắt, giả sử tất cả hữu tình khắp thế giới đều bị đốt cháy như đống củi khô, thì tuy Đức Phật đứng trước mặt mà không nhìn thấy. Nếu dấy khởi Đại Bi, thậm chí trông thấy một chúng sinh nhận chịu khổ đau, thì thân Na-la-diên tuy rất kiến cố khó có thể lay động, mà giống như gió mạnh thổi vào tàu lá chuối. Bởi vì những nghĩa này, cho nên gọi là Đại Bi.

Trong Tỳ-nại-da nói: “Đức Phật dùng tâm Từ rộng lớn tỏa bóng mát che khắp mà thuyết pháp cho hữu tình.”

Hỏi: Các loài hữu tình nhờ vào tâm Từ rộng lớn của Đức Phật, lúc tâm Từ che mát là được vui sướng hay không? Nếu được vui sướng, thì tại sao địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, và các loài hữu tình khốn khổ khác, do tâm Từ của Đức Phật che mát mà không lìa khỏi đau khổ? Nếu không được vui sướng thì bài tụng đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói:

“Quỷ thần dùng ý niệm xấu ác, muốn đến nơi con người làm hại,

Tuy chưa tiếp xúc hại đến thân, mà đã sinh khổ đau sợ hãi.”

Ý niệm xấu ác hướng đến con người liền khiến cho khổ đau sợ hãi, tâm Từ của Đức Phật che mát lẽ nào không được vui sướng hay sao?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đức Phật dùng tâm Từ rộng lớn che mát hữu tình cũng khiến cho được vui sướng.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông hiểu bài tụng đạ nói, vấn nạn đã nêu ra trước nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Đức Phật quán xét nghiệp của hữu tình có thể chuyển, tâm Từ rộng lớn duyên với họ liền khiến cho được vui sướng. Nếu quán xét nghiệp của họ không thể chuyển được, thì Đức Phật không duyên với họ mà khởi tâm Từ rộng lớn.

Lại có người nói: Đức Phật tuy dùng tâm Từ rộng lớn che mát hữu tình, mà các hữu tình không lập tức được vui sướng.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông suốt vấn nạn đã nêu ra trước, bài tụng đã nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Đức Phật dùng tâm Từ rộng lớn che mát cho người khác, hiện bày các loại sự việc mới làm cho được vui sướng; quỷ thần cũng phải hiện ra sự việc đáng sợ, mới khiến cho khổ đau sợ hãi, chứ không phải chỉ là tâm xấu ác. Đức Thế Tôn đã hiện bày các loại sự việc, là hoặc hiện bày thần thông, hoặc hiện ra sự việc yêu thích, hoặc hiện ra vị thuốc kỳ diệu, hoặc hiện ra xúc chạm tuyệt vời, hoặc hiện ra hình ảnh vui vẻ. Các loại đã hiện bày như vậy rất nhiều.

Hiện bày thần thông: Từ nghe Đức Phật trú tại Tinh xá Trúc Lâm bên hồ Thu Lộ thuộc Đại thành Vương xá, lúc ấy có cư sĩ thỉnh Đức Phật và chúng Tăng, mong muốn đến nhà mình để tổ chức pháp hội bố thí lớn. Đức Phật vào lúc sáng sớm khoác y ôm bát, cùng với chúng Tỳ-kheo đi vào thành Vương xá. Vua Vị Sinh Oán do bạn ác là Thiên Thụ đã giáo hóa, cho nên thả con voi lớn tên gọi Hộ Tài đang say và rất điên cuồng muốn làm hại Như-lai. Lúc bấy giờ Như-lai đưa tay phải lên, ở đầu ngón tay hóa làm năm con sư tử, voi say trông thấy kinh sợ mà quay đầu lại chạy trốn. Đức Phật ở phía sau hóa làm hố lớn, hố đó sâu rộng đều trăm ngàn khủy tay, voi say trong thấy càng sợ hãi liền quay đầu nhìn trái phải. Đức Phật ở hai bên trái phải, hóa làm tường cao đều sắp sụp xuống, voi say trông thấy sợ hãi kinh hoàng, ngước lên nhìn hư không. Đức Phật ở giữa hư không hóa làm tảng đá lớn, lửa dữ bao quanh sắp muốn rơi xuống, voi say trông thấy kinh hoàng hoảng hốt quay đầu nhìn khắp nơi. Đức Phật lại ở khắp nơi hóa làm lửa dữ, chỉ ở bên chân Đức Phật là mát mẻ yên lành. Voi say đã thấy rồi thì tâm say liền tỉnh ngộ, Đức Phật biết voi say đã điều phục liền diệt hết năm con sư tử. Voi say tiến lên trước dùng vòi cọ vào chân Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn dùng tay trăm phước trang nghiêm, xoa vào đỉnh đầu voi say, liền dùng ngôn ngữ loài voi mà thuyết pháp cho voi say: Các hành là vô thường-các pháp là vô ngã-Niết-bàn là vắng lặng, ông cần phải khởi tâm cung kính tin tưởng đối với ta, không bao lâu chắc chắn được thoát khỏi nẽo bàng sinh. Voi nghe rồi khởi tâm cúng kính tin tưởng, chán ngán lìa bỏ thân voi không ăn uống nữa, mạng chung sinh ở cõi trời Tam Thập Tam, nhớ mình mang ân nặng của Đức Phật, liền đi đến nơi Đức Phật, Đức Phật thuyết pháp cho nghe mà thấy được bốn Thánh đế, cung kính lễ lạy Đức Phật rồi trở về cung trời của mình. Người lúc ấy đều nói voi lớn Hộ Tài nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát cho nên tỉnh cơn điên cuồng được sinh lên cõi trời. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện bày thần thông.

Đức Phật ở nơi khác lại hiện bày thần thông. Từng nghe lúc Đức Phật sắp nhập Niết-bàn đi qua ấp lực sĩ đến thôn Bá Ba, dừng lại bên cạnh thôn ấy. Lực sĩ trong rừng xích Hoạch nghe tin rồi cùng tập trung bàn bạc rằng: Chúng ta đều cần phải cùng nhau đi đến chỗ Đức Phật, nếu người nào không đến thì nên chịu phạt năm trăm đồng tiền vàng lớn cổ xưa, sung vào làm quỹ sinh hoạt gia đình trong ấp. Lúc ấy có lực sĩ tên gọi là Lô-giá, danh vọng phóng khoáng có nhiều tiền của mà tâm không tin Phật, trộm dấy lên ý niệm này: Mình không tiếc tiền, nhưng không thể nào làm trái quy định của bạn bè thân thiết. Liền cùng với người trong ấp đi đến nơi Đức Phật, đầu lạy dưới chân Đức Phật rồi lùi về đứng một bên. Lúc bấy giờ A-nan nói với Lô-giá rằng: Ông đến thăm viếng Đức Phật thật là tốt lành thay, bậc phước điền Vô thượng không lâu nữa sẽ đến giữa rừng Sa-la nhập đại tịch diệt. Tánh của Lô-giá thẳng thắn nói rõ với A-nan rằng: Tôi đến thăm viếng Đức Phật không phải tự tâm nguyện của mình, nhưng không thể nào làm trái quy định của bạn bè thân thiết. A-nan đưa tay kéo cánh tay Lô-giá, đến trước chỗ Đức Phật mà thưa với Đức Phật rằng: Lực sĩ Lô-giá không tin Tam-bảo, chỉ nguyện Đức Thế Tôn nói cho nghe về pháp quan trọng. Đức Phật dấy lên ý niệm này: Đây là người ái hành tham đắm năm dục, nếu nói pháp cho nghe thì cuối cùng không thể nào hiểu được. Đức Phật thương xót người ấy cho nên vì người ấy mà hiện bày thần thông, háo làm một cái hố chứa đầy thây xác rác rưởi, mùi khói hôi thối lượn lờ-lửa mạnh cháy từ trên xuống dưới, trong đó phát ra tiếng nói: Lực sĩ Lô-giá, nếu người không tin Phật-lắng nghe tiếp nhận giáo pháp, thì người đó mạng chung rồi nhất định sinh vào trong này. Lô-giá thấy và nghe rồi thân tâm run rẫy sợ hãi, liền trở về tìm đến Đức Phật. Đức Phật thuyết pháp cho nghe, tâm sinh tin tưởng rồi liền thọ ba quy y. người lúc ấy đều nói lực sĩ Lô-giá nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên khiến tin vào Tam bảo. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện bày thần thông.

Hiện ra sự việc yêu thích: Từng nghe Đức Phật trú trong khu rừng đại tự tại thiên am la thuộc ấp Di-hi-la, có vợ của Phạm chí tên gọi là Bà-tư-trĩ, mất đi sáu người con, tâm trở nên cuồng loạn. Vì nghĩ nhớ thương con cho nên trần truồng mà chạy khắp nơi, gặp lúc đi vào trong rừng am la này, từ xa trông thấy Đức Thế Tôn với trăm ngàn chúng đệ tử, vây quanh trước sau để nghe Đức Phật nói pháp. Người điên cuồng gặp được Phật pháp như vậy liền tỉnh. Người ấy đã xấu hổ cúi mình mà ngồi. Lúc bấy giờ Đức Phật bảo với Tôn giả A-nan: Ông có thể lấy áo đưa cho vợ của Phạm chí, Ta muốn nói cho người ấy nghe về Chánh pháp quan trọng. A-nan vâng lời dạy lấy áo mang lại, người ấy mặc áo rồi lạy Đức Phật mà ngồi xuống. Đức Phật dấy lên ý niệm này: Tâm của Bà-tư-trĩ này chìm trong biển ưu sầu, giả sử bây giờ có hằng hà sa chư Phật thuyết pháp cho nghe, cũng không thể nào hiểu được. Đức Phật thương xót người ấy cho nên vì người ấy mà hiện bày thần thông, hóa làm sáu người con đứng ở trước mặt người ấy, người ấy trông thấy hoan hỷ thì ưu sầu khổ não liền chấm dứt. Đức Phật thuyết pháp cho nghe mà thấy được bốn Thánh đế. Người lúc ấy đều nói Bà-tư-trĩ này nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên tỉnh cơn điên loạn mà thấy được chân lý. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra sự việc yêu thích.

Đức Phật ở nơi khác lại hiện ra sự việc yêu thích. Từng nghe Đức Phật đi đến nước Thất-la-phiệt trú trong vườn Cấp-cô-độc ở rừng Thệđa, có một Phạm chí khiến một người con giữ gìn ruộng lúa chín muồ sắp được gặt hái, bất ngờ gặp phải tai họa mưa đá, ruộng lúa hư hoạingười con chết mất. Phạm chí phát điên trần truồng mà chạy khắp nơi, gặp lúc đi vào trong rừng Thệ-đa này, từ xa trông thấy Đức Thế Tôn có trăm ngàn chúng đệ tử, vây quanh trước sau để nghe Đức Phật thuyết pháp. Người điên trông thấy Phật pháp như vậy liền tỉnh lại, tiến lên trước lạy dưới chân Đức Phật rồi lùi lại ngồi về một bên. Đức Phật dấy lên nghĩ rằng: Tâm của Bà-la-môn này chìm trong biển ưu sầu, giả sử bây giờ có hằng hà sa chư Phật thuyết pháp cho nghe, cũng không thể nào hiểu được. Đức Phật thương xót người ấy cho nên vì người ấy mà hiện bày thần thông, hóa làm ruộng lúa và người con yêu quý, người ấy trông thấy hoan hỷ thì ưu sầu khổ não liền chấm dứt. Đức Phật thuyết pháp cho nghe mà thấy được bốn Thánh đế. Người lúc ấy đến nói Bàla-môn này nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên tỉnh cơn điên cuồng mà thấy được chân lý. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra sự việc yêu thích.

Hiện ra vị thuốc kỳ diệu: Từng nghe Đức Thế Tôn đi qua ấp Cathi, lần lượt chuyển tiếp đi đến Bà-la-ni-tư, trú nơi người Tiên rơi xuống trong rừng Thi lộc. Có một cư sĩ tên là Đại Quân, vợ của cư sĩ ấy cũng gọi là Đại Quân, cả hai vợ chồng cùng tin vào Tam Bảo, luôn luôn dùng đồ vật tiền bạc cúng dường Đức Phật và Tăng chúng. có một Tỳ-kheo uống thuốc nôn ra, nôn ra quá nhiều vì vậy dẫn đến chứng phong hư, người chữa trị kê đơn cần phải uốn nước thịt hầm. Lúc ấy người chăm sóc bệnh nhân đi đến nàh cư sĩ, đem đầy đủ sự việc tern6 nói cho vợ cư sĩ biết. Vợ của cư sĩ ấy bảo người giúp việc cầm tiền đến chợ mua thịt. Lúc ấy vua nước đó tên là Phạm Thụ, sinh được người con nên mừng truyền lệnh khắp nơi trong thành ngăn cấm giết hại một ngày, người giúp việc đi khắp thành tìm thịt không được. Lúc ấy vợ của cư sĩ biết rồi nghĩ rằng: Mình cúng dướng Đức Phật và Tăng chúng các đồ dùng cung cấp cho thân, vị thuốc mà Tỳ-kheo bị bệnh ấy cần uống là nước thịt hầm, nay đã không mua được chắc là vì vậy mà dẫn đến cái chết. Lại nghĩ: Đức Thế Tôn xưa kia ở địa vị Bồ-tát, vì cứu mạng sống người khác mà nhiều lần cắt bỏ thịt của thân mình, nay mình cũng nên học theo hạnh Bồ-tát. Lập tức đi vào phòng yên lặng tay cầm dao sắc, tự cắt lấy thịt bắp vế mình mang đưa cho người giúp việc, khiến nấu nước thịt giúp cho Tỳ-kheo bị bệnh. Người bệnh có được thuốc rồi không còn nhớ nghĩ gì nữa, vì vậy liền uống vào mà căn bệnh lập tức chữa lành.

Lúc ấy vợ của cư sĩ đau đớn bức bách, rên rĩ ở trong phòng không thể nào tự mình đứng vững được. Cư sĩ từ bên ngoài trở về hỏi vợ mình ở đâu, người giúp việc vì thế đem sự việc trước đó trình bày đầy đủ với cư sĩ. Cư sĩ đi vào phòng thấy vợ rên rĩ liền nổi cơn giận dữ: Sa-môn Thích tử thật là không có hổ thẹn, tại sao nhận sự giúp đỡ mà không biết lúc thích hợp, giúp đỡ tuy không thỏa mãn mà nhận thì cần phải biết mức độ. Lập tức đi đến chỗ Đức Phật muốn thưa với Đức Thế Tôn, đúng lúc gặp Như-lai thuyết pháp cho đại chúng, chiêm ngưỡng dung nhan tôn quý thì tâm giận dữ liền chấm dứt, trộm dấy lên suy nghĩ như vậy: Chưa cần phải thưa với Đức Phật, trước hết nên thỉnh cầu Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, nhân đó đến trong nhà mới có thể trình bày đầy đủ. Liền tiến lên phía trước lễ lạy Đức Phật rồi lùi về ngồi một bên. Đức Phật thuyết pháp xong, lập tức từ chỗ ngồi đứng dậy thưa thỉnh Đức Phật và chúng Tăng, ngày mai nhận sự cúng dường. Đức Phật biết ý thưa thỉnh mà im lặng nhận lời. Cư sĩ trở về nhà suốt đêm bày biện vật dụng cúng dường, sáng sớm trải chỗ ngồi bảo người giúp việc thưa với Đức Phật: Sắp xếp cúng dường đã xong, chỉ mong bậc Thánh cho biết thời gian. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn vào buổi sáng, khoác y-ôm bát dẫn theo Tỳkheo Tăng đi đến nhà cư sĩ, trải chỗ ngồi mà ngồi, biết nhưng cố tình hỏi: Bà nhà ở đâu? Cư sĩ thưa rằng: Bệnh khổ ở trong phòng. Đức Phật bảo với cư sĩ: Ông có thể nói với bà nhà, nay Đại Bi Thế Tôn khiến gọi bà ra. Đức Phật không những hiểu rõ về pháp duyên khởi bên trong, mà cũng khéo léo có năng lực biết rõ sự của duyên khởi bên ngoài, liền dùng thần lực khiến cho thuốc trong Hương Sơn chữa lành vết dao cắt, xoa kín vết cắt ấy khiến cho đau đớn dừng lại, bình phcụ như an đầu.

Cư sĩ đi vào phòng nói với vợ mình rằng: Đại Bi Thế Tôn khiến tôi gọi bà ra: Người vợ nói: Phật lực không thể nghĩ bàn được, mới nghe Đức Thế Tôn khiến ông gọi tôi, vết thương đau đớn dừng lại, lành lặn như cũ. Vợ chồng vui mừng quá đỗi càng thêm cung kính tin tưởng gấp bội, cùng đến chỗ Đức Phật đảnh lễ sát hai chân. Đức Phật thuyết pháp cho nghe mà cùng thấy được Thánh đế. Người lúc ấy đều nói vợ chồng Đại Quân nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên lành vết thương mà thấy được chân lý. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra vị thuốc kỳ diệu.

Đức Phật ở nơi khác lại hiện ra vị thuốc kỳ diệu. Xưa kia vua Thắng Quân chặt tay chân của kẻ giặc vứt trong hào sâu ngoài thành. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn khoác y-ôm bát, vì khất thực cho nên sắp sửa đi vào thành. Kẻ giặc kia trông thấy Đức Phật liền cất tiếng kêu lớn: Chỉ mong Đức Thể Tôn rũ lòng thương xót cứu khổ. Đức Phật không những hiểu rõ về pháp duyên khởi bên trong, mà cũng khéo léo có năng lực biết rõ sự của duyên khởi bên ngoài, liền dùng thần lực khiến cho thuốc trong Hương Sơn chữa lành vết dao chém, xoa kín vết chém ấy khiến cho đau đớn dừng lại, nhân đó thuyết pháp cho nghe. Kẻ giặc nghe pháp rồi thấy được bốn Thánh đế. Người lúc ấy đều nói thậm chí cả kẻ giặc hung ác nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên khổ đau chấm dứt mà thấy được chân lý. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra vị thuốc kỳ diệu.

Hiện ra xúc chạm tuyệt vời: Từng nghe Đức Phật trú ở phái Nam núi Thứu Phong, Đề-bà-đạt-đa ở phái Bắc núi Thứu Phong, ngày đêm đau đầu không thể nào ăn ngủ được. A-nan thương tình đem điều đó trình bày đầy đủ với Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn duỗ cánh tay phải giống như vòi của voi cháu xuyên qua núi Thứu Phong, xoa trên đỉnh đầu Thiên Thụ, hiện bày sự xuác chạm tuyệt vời tinh tế, phát ra lời nói chân thành thẳng thắn: Ta đối với Thiên Thụ, tâm Từ thương xót cùng với La-hầu-la như nhau không khác, sẽ khiến cho bệnh đau đầu của Thiên Thụ lập tức dừng lại. Bệnh đau đầu của Thiên Thụ theo tiếng nói liền chấm dứt, tức thì quay đầu nhìn và nghĩ rằng: Thấy tay ai xúc chạm trên đầu mình. Đã biết là tay của Đức Phật, mà dấy lên nói như vậy: Khéo hiểu rõ phương pháp chữa bệnh có thể sử dụng để tự cứu sống mình. Người lúc ấy đều nói thậm chí cả Thiên Thụ nhờ tâm Từ của Đức Phật che chở, cho nên bệnh đau đầu được chữa lành. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra xúc chạm tuyệt vời.

Đức Phật ở nơi khác lại hiện ra xúc chạm tuyệt vời. Từng nghe

Đức Thế Tôn đi qua các phòng Tăng, vào trong một phòng thấy một Tỳ-kheo, bệnh nằm giữa đống phân dơ không thể nào cử động được. Tỳ-kheo ấy trông thấy Đức Phật rồi đau buồn khóc lóc thưa với Đức Phật: Thưa Đức Thế Tôn! Nay con không có nơi trở về, không có ai cứu giúp. Đức Thế Tôn bảo rằng: Ông vốn là người xuất gia, lẽ nào không quy y đấng Từ Phụ của ba cõi? Tỳ-kheo ấy thưa: Đúng như vậy. Đức Phật lại bảo rằng: Sao ông lại nói là không có nơi trở về, không có ai cứu giúp, ông đã từng chăm sóc nuôi dưỡng Tỳ-kheo bị bệnh bao giờ chưa? Tỳ-kheo ấy thưa rằng: Không hề có. Đức Phật bảo rằng: Vì vậy cho nên người khác không quan tâm đến ông. Đức Thế Tôn liền tự mình đỡ Tỳ-kheo bị bệnh ngồi dậy, cởi áo trên thân người ấy bỏ qua một nơi, lại lấy mảnh tre cạo bỏ phân dơ hôi thối đã dính trên thân người ấy, lấy đất sét trắng trộn nhão xoa khắp thân thể, Thiên Đế dội nước mà tắm rửa cho người ấy. Lại lấy phân trâu xoa trong căn phòng ấy, lại trải đệm cỏ mới rồi dìu đứng dậy giúp cho ngồi yên ổn, giặt quần áo dơ bẩn phơi khô khiến mặc vào. Đức Phật chia đôi phần ăn mà đưa cho Tỳ-kheo ấy ăn, đưa bàn tay phước đức trang nghiêm xúc chạm tuyệt vời tinh tế, xoa trên đỉnh đầu người ấy, khiến cho bệnh khổ của người ấy ngay lập tức đã khỏi hẳn, nhân đó thuyết pháp cho nghe mà thành bậc A-la-hán. Người lúc ấy đều nói ngay cả người bệnh nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên bệnh khổ chữa lành mà đạt được quả. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra xúc chạm tuyệt vời.

Hiện ra hình ảnh vui vẻ: Từng nghe Đức Thế Tôn cùng với Xálợi-tử kinh hành ở một nơi, lúc ấy có một con chim bị chim ưng đuổi bắt, sợ hãi vội vàng liền bay vào trong hình bóng của Xá-lợi-tử, nổi sợ hãi vẫn còn không chấm dứt cho nên toàn thân run rẩy, lại bay vào hình bóng của Đức Phật thì thân tâm bình thản yên lành. Lúc ấy Xá-lợi-tử chắp tay thưa với Đức Phật: Tại sao chú chim này bay đến trong hình bóng của con vẫn còn có nỗi sợ hãi, vừa bay đến hình bóng của Đức Phật thì tâm không còn kinh sợ- thân không còn run rẩy? Đức Phật bảo rằng: Ông tu ý không làm hại trong sáu mươi kiếp, Ta ở trong ba Đại vô số kiếp tu ý không làm hại, ông còn có tập khí làm hại, Ta đã vĩnh viễn đoạn trừ cho nên khiến như vậy. người lúc ấy đều nói ngay cả chú chim nhỏ nhờ tâm Từ của Đức Phật che mát, cho nên khiến nỗi sợ hãi trừ diệt. Trong này, tâm Từ che mát nghĩa là hiện ra hình ảnh vui vẻ.

Đức Phật ở nơi khác lại hiện ra hình ảnh vui vẻ. Từng nghe Tỳ-lôtrạch-ca ngu đần hung bạo, phá hoại nước Kiếp-tỉ-la giống như Thiên cung, sát hại giòng họ Thích chiếm đoạt của cải châu báu, dẫn năm trăm cô gái họ Thích trở về nước Thất-la-phiệt, cùng nhau bước lên đài cao ngắm nhìn mà tự mình kiêu ngạo khao trương: Giòng họ Thích ngang ngược khinh mạn ta đã giết hết. Các cô gái họ Thích nói rằng: Giòng họ Thích vì giới cấm mà phòng ngừa để hạn chế, cho nên khiến ngươi sát hại như vậy. Tỳ-lô-trạch-ca nghe rồi rất tức giận, các cô gái họ Thích này vẫn còn ôm lòng ngạo mạn, đều cắt đứt tay chân bỏ vào trong hào sâu ngoài thành. Lúc bấy giờ những cô gái họ Thích bị đau đớn hành hạ, tất cả dốc lòng niệm Phật cầu xin rủ lòng thương xót. Đức Phật biết rõ tâm niệm của họ, do Đại Bi đã dẫn dắt trong khoảng co duỗi cánh tay lập tức đến chỗ ấy, nghĩ đến Thiên Đế Thích khiến mang áo quần che kín, tự mình phát ra ánh sáng trên thân soi chiếu những cô gái họ Thích. Lúc ấy những cố gái họ Thích được hình bóng của ánh sáng che phủ, đau đớn đều trừ diệt-thân tâm được yên ổn, nhân đó thuyết pháp cho nghe và đều thấy rõ Thánh đế, mạng chung sinh đến cõi trời Tam Thập Tam tuyệt vời. Người lúc ấy đều nói nhờ tâm Từ của Đức Phật che chở, cho nên các cô gái họ Thích đều được lợi ích vui sướng. Trong này, tâm Từ che chở nghĩa là hiện ra hình ảnh vui vẻ.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên không phải là tâm Từ che mát thì lập tức khiến được vui sướng.

Như trong kinh nói: “Tu pháp Từ cứu cánh cao nhất đến cõi trời Biến Tịnh, tu pháp Bi cứu cánh cao nhất đến Không vô biên xứ, tu pháp Hỷ cứu cánh cao nhất đến Thức vô biên xứ, tu pháp Xả cứu cánh cao nhất đến Vô sở hữu xứ.”

Hỏi: tu pháp Từ cứu cánh cao nhất đến cõi trời Biến Tịnh, sự việc này có thể như vậy, bởi vì đạt được quả nơi ấy cho nên hệ thuộc ở nơi ấy; tu ba Vô lượng cứu cánh cao nhất đến ba Vô sắc dưới, làm sao có thể như vậy, lẽ nào có thiện của cõi Sắc dẫn đến quả của Vô sắc hay sao?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Cách nói này rất sâu xa, đến lúc Di-lặc ra đời thì sẽ giải thích về nghĩa này. Lại có người nói: Tôn giả Tịch Thụ có năng lực giải thích về nghĩa này, lúc Luận Sư của bản luận này đang soạn luận, gặp lúc Tôn giả ấy còn trong Định cho nên không thưa hỏi được. Có Sư khác nói: Đức Phật quán xét hữu tình được hóa độ thích hợp với Vô sắc, mà nói theo thanh vô lượng mới có thể hiểu ra, cho nên đưa ra cách nói này; như đối với giải thoát mà nói theo thanh Tám Phương. Hoặc có người nói: Trong này Đức Phật đối với Tĩnh lự thứ ba, Giác chi đối trị với ba Vô sắc dưới, nói là Từ… cho nên không trái với lý.

Lại có người khác nói: Cùng với nó tương tự cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là Từ vô lượng chuyển hành tướng của Lạc, Lạc thọ cao nhất đến Tĩnh lự thứ ba; Bi vô lượng chuyển thành hành tướng của Khổ, có sắc chất thì có các loại sự việc đau khổ như chặt đứt tay chân…, Không vô biên xứ chỉ trích các sắc tựa như hành tướng của Bi; Hỷ vô lượng chuyển hành tướng của Hoan, Thức vô biên xứ đối với sự nhận thức vui mừng tựa như hiện tại của Hỷ; Xả vô lượng chuyển hành tướng của Xả, Vô sở hữu xứ phần nhiều đã từ bỏ tựa như hành tướng của xả. Vì vậy dựa vào tương tự mà nói theo thanh vô lượng.

Lại nữa, đến nơi ấy thích dừng lại (Lạc trú) cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là người thích tu pháp Từ, lìa nhiễm của cõi Dục, khởi lên Tĩnh lự thứ nhất, tâm không thích dừng lại; tiếp tục cầu thắng tiến, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, khởi lên Tĩnh lự thứ hai cũng lại như vậy; lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên Tĩnh lự thứ ba thì tạm vui thích dừng lại. Người thích tu pháp Bi, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, khởi lên Tĩnh lự thứ tư, tâm không thích dừng lại; tiếp tục cầu thắng tiến, lài nhiễm của Tĩnh lự thứ tư; lúc khởi lên Không vô biên xứ thì tâm vui thích dừng lại. Người thích tu pháp Hỷ, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, khởi lên Không vô biên xứ, tâm không thích dừng lại; tiếp tục cầu thắng tiến, lìa nhiễm của Không vô biên xứ, lúc khởi lên Thức vô biên xứ thì tâm vui thích dừng lại. Người thích tu pháp Xả, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Không vô biên xứ, khởi lên Thức vô biên xứ, tâm không thích dừng lại; tiếp tục cầu thắng tiến, lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, lúc khởi lên Vô sở hữu xứ thì tâm vui thích dừng lại. Vì vậy dựa vào thích dừng lại mà nói theo thanh Vô lượng.

Lại nữa, dựa vào tùy thuận với nhau cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là do Từ mà dấy khởi Đẳng lưu của cõi Dục thuận theo Tĩnh lự thứ ba, do Tĩnh lự thứ ba mà dấy khởi Đẳng lưu của cõi Dục thuận theo Từ, nói rộng ra cho đến do xả mà dấy khởi Đẳng lưu của cõi Dục thuận theo Vô sở hữu xứ, do Vô sở hữu xứ mà dấy khởi Đẳng lưu của cõi Dục thuận theo Xả. Vì vậy dựa vào tùy thuận với nhau mà nói theo thanh Vô lượng.

Lại nữa, vì đối trị ngoại đạo đối với cõi Vô sắc khởi lên tướng của giải thoát cho nên đối với Vô sắc mà nói theo thanh Vô lượng, hiển bày cõi Vô sắc đều giống như Vô lượng chứ không phải là giải thoát thật sự.

Vì vậy cho nên Tôn giả Diệu Âm nói rằng: Các hạng ngoại đạo ngu dốt về cõi Vô sắc mà chấp là giải thoát, do đó Đức Phật đối với cõi ấy nói theo thanh Vô lượng, hiển bày tựa như Vô lượng chứ không phải là giải thoát thật sự.

Bốn Vô sắc, đó là không vô biên xứ, Thức Vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh nghĩa. Nghĩa là hoặc có người nói: Cõi Vô sắc là có sắc. Như Luận giả Phân biệt đã nói. Hoặc lại có người nói: Cõi Vô sắc là không có sắc. Như Luận giả Ứng Lý đã nói.

Hỏi: Luận giả Phân biệt dựa vào giáo lý nào mà nói là cõi Vô sắc cũng có sắc?

Đáp: Bởi vì dựa vào kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Danh sắc duyên Thức, Thức duyên Danh sắc.” Cõi Vô sắc đã có Thức thì cũng phải có Danh sắc. Kinh khác lại nói: “Thọ Noãn và Thức, cả ba luôn luôn hào hợp không tách rời nhau, không có thể thi thiết tách rời sai khác.” Trong cõi Vô sắc đã có Thọ và Thức thì cũng phải có Noãn. Kinh khác lại nói: “Lìa Sắc-Thọ-Tưởng-Hành, không nên nói là Thức có đi-đến-dừng lại, có tử-có sinh.” Trong cõi Vô sắc đã nhất định có Thức thì cũng phải có đầy đủ bốn Thức trú.

Lại có vấn nạn sai lầm: Nếu cõi Vô sắc hoàn toàn không có sắc, thì ở cõi Dục và cõi Sắc chết rồi sinh vào cõi Vô sắc, hoặc hai vạn kiếp, hoặc bốn vạn kiếp, hoặc sáu vạn kiếp, hoặc tám vạn kiếp, các sắc đoạn mất rồi sau khi chết đi sinh trở lại cõi Dục-cõi Sắc thì làm sao dấy khởi? Nếu sắc đoạn mất rồi vẫn được dấy khởi, thì nhập Niết-bàn rồi các hành đã đoạn mất, cũng phải về sau vẫn dấy khởi các hành? Đừng có sai lầm này, cho nên cõi Vô sắc quyết định là có sắc.

Hỏi: Luận giả Ứng Lý dựa vào giáo lý nào mà nói là cõi Vô sắc hoàn toàn không có sắc?

Đáp: Bởi vì dựa vào kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Cõi Sắc lìa khỏi dục, cõi Vô sắc lìa khỏi sắc, tịch diệt Niết-bàn lìa khỏi hữu vi.” Đã nói là cõi Vô sắc lìa khỏi sắc, cho nên cõi Vô sắc nhất định không có các sắc. Kinh khác lại nói: “Lúc tiến vào Tĩnh lự thì quán tất cả SắcThọ-Tưởng-Hành-Thức như bệnh tật-như ung nhọt, cho đến nói rộng ra. Lúc tiến vào Vô sắc Định, quán tất cả Thọ-Tưởng-Hành-Thức, như tật bệnh-như ung nhọt, cho đến nói rộng ra. vì vậy cho nên biết là trong cõi Vô sắc nhất định không có các sắc. Kinh khác lại nói: “Các Định Vô sắc vắng lặng và giải thoát vượt qua các sắc.” Vì vậy cho nên biết là trong cõi Vô sắc nhất định không có các sắc. Kinh khác lại nói: “Vượt lên trên cái tưởng về các sắc, diệt trừ cái tưởng về có đối đãi, không tư duy về các loại tưởng, tiến vào Vô biên Không, trú đầy đủ trong Không vô biên xứ.” Vì vậy cõi Vô sắc nhất định không có các sắc.

Lại có vấn nạn sai lầm: Nếu cõi Vô sắc hãy còn có sắc, thì lẽ ra không có pháp diệt dần dần; nếu không có pháp diệt dần dần, thì lẽ ra không có pháp diệt cứu cánh; nếu không có pháp diệt cứu cánh, thì lẽ ra không có giải thoát xuất ly và Niết-bàn. Đừng có sai lầm này, cho nên cõi Vô sắc quyết định không có sắc.

Hỏi: Trong hai cách nói này, cách nói nào là hợp lý?

Đáp: Luận sư Ứng Lý đã nói là hợp lý.

Hỏi: Luận giả Ứng Lý làm sao giải thích thông suốt kinh do Luận gải Phân biệt đã dẫn chứng?

Đáp: Kinh đã dẫn chứng ấy là kinh bất liễu nghĩa, là tạm thời thi thiết có ý nghĩa riêng biệt. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Như-lai thuyết pháp, hoặc dựa vào cõi Dục, hoặc dựa vào cõi Sắc, hoặc dựa vào cõi Vô sắc, hoặc dựa vào cõi Dục-Sắc, hoặc dựa vào cõi Sắc-Vô sắc, hoặc dựa vào ba cõi, hoặc dựa vào lìa ba cõi.

Dựa vào cõi Dục, như nói về ba cõi-ba Tầm-ba Tưởng, đó là DụcNhuế và Hại. Dựa vào cõi Sắc, như nói về bốn Tĩnh lự. Dựa vào cõi Vô sắc, như nói về bốn Vô sắc. Dựa vào cõi Dục và cõi Sắc, như kinh đã dẫn chứng kia. Dựa vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, như nói về tu Định do ý mà thành… Dựa vào ba cõi, như nói về ba cõi và ba hữu… Dựa vào lìa ba cõi, như nói về Niết-bàn và Thánh đạo…

Vả lại, kinh thứ nhất đã dẫn chứng kia, thì Danh sắc và Thức làm duyên cho nhau, là dựa vào cõi Dục-cõi Sắc mà nói; nếu cõi Vô sắc thì chỉ có Danh và Thức lại làm duyên cho nhau; nếu ngay như văn mà chọn lấy nghĩa, thì kinh ấy nói sáu Xứ duyên Xúc, lẽ nào cõi Vô sắc có đủ sáu Xứ?

Vả lại, kinh thứ hai đã dẫn chứng kia, thì Thọ-Noãn và Thức cả ba không tách rời nhau, cũng dựa vào cõi Dục-cõi Sắc mà nói; nếu cõi Vô sắc thì chỉ có Thọ và Thức không tách rời lẫn nhau; nếu ngay như văn mà chọn lấy nghĩa, thì kinh ấy nói Thọ-Noãn và Thức cả ba không có thể thi thiết tách rời sai khác, lẽ nào ba loại Uẩn-Giới-Xứ này, không có thể thi thiết tách rời sai khác?

Vả lại, kinh thứ ba đã dẫn chứng kia, thì Sắc-Thọ-Tưởng-Hành, không nên nói là Thức có đi-đến…, cũng dựa vào cõi Dục-cõi Sắc mà nói; nếu cõi Vô sắc thì nên nói là lìa Thọ-Tưởng-Hành, không nên nói là Thức có đến-đi… nếu ngay như văn mà chọn lấy nghĩa, thì như kinh khác nói tất cả hữu tình đều dựa vào ăn uống mà tồn tại, lẽ nào hai cõi trên cũng cung cấp về Đoàn thực?

Hỏi: Làm sao thông suốt vấn nạn sai lầm đã nói kia?

Đáp: Điều này không cần phải thông suốt bởi vì không phải là ba Tạng. Nếu nhất định phải thông suốt thì nên nêu rõ nghĩa lý, nghĩa là đối với chết-sống qua lại trong ba cõi, hoặc là Sắc nối tiếp Sắc, hoặc là Sắc nối tiếp Vô sắc, hoặc là Vô sắc nối tiếp Vô sắc, hoặc là Vô sắc nối tiếp Sắc; không nên nói là các sắc đoạn mất rồi, lại làm sao dấy khởi, bởi vì không có nghĩa của đoạn mất.

Hỏi: Nếu lìa sắc rồi lại còn sinh ra sắc, thì nhập Niết-bàn rồi lẽ ra vẫn còn dấy khởi các hành?

Đáp: Lìa có hai loại:

  1. Lìa trong chốc lát.
  2. Lìa đến tận cùng.

Lìa trong chốc lát thì còn có thể sinh trở lại, lìa đến tận cùng thì nhất định không còn dấy khởi, cho nên không cần phải chất vấn.

Hỏi: Luận giả Phân Biệt làm sao giải thích thông suốt kinh do Luận giả Ứng Lý đã dẫn chứng?

Đáp: Vị ấy đưa ra cách nói này: Kinh đã dẫn chứng ở đây là kinh Bất liễu nghĩa, là tạm thời thi thiết có ý nghĩa riêng biệt. Nguyên cớ thế nào? Nghĩa là kinh ấy nói cõi Vô sắc lìa khỏi Sắc, là lìa khỏi sắc thô thiển chứ không phải là không có sắc vi tế; như nói cõi Sắc lìa khỏi các Dục, mà trong cõi Sắc hãy còn thừa nhận là có sắc, nói rõ cõi Vô sắc lìa khỏi các Sắc, trong cõi Vô sắc thuận theo thừa nậhn là có Sắc.

Vị ấy không nên đưa ra cách nói này. Không nói cõi Sắc rời khỏi sắc cho nên có thể còn có sắc, nói cõi Vô sắc rời khỏi sắc cho nên phải quyết định là không có sắc. Lại như cõi Sắc nói là lìa khỏi Dục thì Dục vi tế cũng không có, nói cõi Vô sắc lìa khỏi Sắc cho nên cũng không có Sắc vi tế. Vả lại, cõi Vô sắc không có Thọ… thô thiển, cũng nên nói là không có giới như Thọ… Hơn nữa, sắc của cõi Sắc vi tế đối với cõi Dục, nên nói cõi Sắc cũng gọi là không có sắc; ba Vô sắc dưới thô thiển đối với Hữu Đảnh, nên nói ba Vô sắc gọi là có Sắc giới. Vì vậy vị ấy đã nói chắc chắn không hợp lý. Vị ấy đối với kinh khác và nói đến vấn nạn sai lầm đều không thể nào thông suốt được. Vì vậy nên biết, Luận giả Phân biệt là không hiểu biết về quả, tối tăm về quả, không rõ ràng về quả, không chịu khó gia hạnh về quả, nói cõi Vô sắc vẫn còn có sắc vi tế nhưng mà cõi Vô sắc thì các sắc đều không có.

Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác đã nói như vậy để biểu hiện rõ ràng về tông chỉ của mình vốn có nghĩa lý chính xác; không phải là chỉ ngăn chặn tông chỉ của mình đã nói, mà cũng vì biệu hiện rõ ràng chánh lý về các pháp, khiến người khác hiểu biết rõ ràng, cho nên soạn ra phần luận này.

*******

Thế nào là Không vô biên xứ? Trong luận Phẩm Loại Túc nói: “Không vô biên xứ tổng quát có hai loại, đó là Định và Sinh. Nếu sinh Thọ-Tưởng-Hành-Thức vô phú vô ký của xứ ấy, thì như vậy gọi chung là Không vô biên xứ. Cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như vậy.”

Trong này, Định thì gọi là Vô sắc Định, Sinh ấy tức là nói sinh đến cõi Vô sắc. Nếu sinh Thọ-Tưởng-Hành-Thức vô phú vô ký của xứ ấy, câu này nói về dị thục của bốn Uẩn thuộc nơi ấy.

Trong kinh nói: “Vượt lên trên cái tưởng về sắc, diệt trừ cái tưởng về cái đối đãi, không tư duy về các loại tưởng, tiến vào Vô biên không, trú đầy đủ trong Không vô biên xứ, đó gọi là Không vô biên xứ.”

Trong này, vượt lên trên cái tưởng về các sắc, nghĩa là vượt lên trên cái tưởng tương ưng với nhãn thức.

Hỏi: Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất thì đã vượt lên trên cái tưởng này, tại sao nay nói vượt lên trên cái tưởng về các sắc?

Đáp: Bởi vì vượt qua sở y. Vượt qua có hai loại:

  1. Vượt qua tự tánh.
  2. Vượt qua sở y.

Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, vượt qua tự tánh ấy cho nên nói là vượt lên tên; lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, vượt qua sở y của nó cho nên nói là vượt lên trên nó.

Lại nữa, bởi vì vượt qua hiện hành. Vượt qua có hai loại:

  1. Đoạn vượt qua.
  2. Không hiện hành vượt qua.

Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, đoạn cái tưởng về các sắc cho nên gọi là vượt lên trên; lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, tưởng ấy không hiện hành cho nên gọi là vượt lên trên nó.

Lại nữa, bởi vì vượt qua trú xứ. Vượt qua có hai loại:

  1. Vượt qua dục tham.
  2. Vượt qua trú xứ.

Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, vượt qua dục tham kia cho nên gọi là vượt lên trên; lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, vượt qua trú xứ của nó cho nên gọi là vượt lên trên nó.

Lại nữa, nếu sinh đến Tĩnh lự thứ tư, bởi vì nhãn thức dẫn dắt sắc tham kia hiện rõ trước mắt, thì lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, cũng nói là vượt lên trên cái tưởng về các sắc, bởi vì không còn dẫn khởi duyên với sắc tham.

Diệt trừ cái tưởng về có đối đãi, nghĩa là từ diệt trừ cái tưởng tương ưng với nhĩ-tỷ-thiệt-thân thức.

Hỏi: Lúc lìa nhiễm của cõi Dục, đã diệt cái tưởng tương ưng với tỷ-thiệt thức; lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, đã lìa cái tưởng tương ưng với nhĩ-thân thức, tại sao nay nói diệt trừ cái tưởng về có đối đãi?

Đáp: Trong những câu trả lời trước đây tùy theo sự thích hợp của nó cũng bao gồm câu hỏi này.

Có Sư khác nói: Tưởng tương ưng với sân gọi là tưởng có đối đãi.

Hỏi: Lúc lìa nhiễm của cõi Dục, đã diệt tất cả các tưởng tương ưng với sân, tại sao nay nói diệt trừ cái tưởng có đối đãi?

Đáp: Bởi vì vượt qua nơi nương tựa. Nghĩa là những nơi nương tựa có thể khởi lên cái tưởng về sân, nay vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, đều vượt lên trên nó cho nên gọi là diệt.

Hỏi: Vì sao không nói là diệt trừ cái tưởng về các sắc, vượt lên trên cái tưởng về có đối đãi?

Đáp: Cũng nên nói đến lẫn nhau, muốn nêu rõ văn khác nhau làm cho sinh tâm yêu thích. Lại nữa, muốn nêu rõ hai môn, cho đến nói rộng ra. không tư duy về các loại tưởng, nghĩa là không hiện khởi các tưởng tạp loạn tương ưng với ý thức của Tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Các loại tưởng có nghĩa là gì?

Đáp: Bởi vì tưởng này duyên với tưởng sai biệt của các loại xứ, nghĩa là nhiễm ô thì duyên với tướng sai biệt của mười xứ, không nhiễm ô thì duyên với tướng sai biệt của mười hai xứ, vì vậy tưởng này gọi là các loại tưởng.

Hỏi: tại sao nói là không tư duy về các loại tưởng?

Đáp: Bởi vì các loại tưởng vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, hết sức làm cho trở ngại, ràng buộc ngăn chặn như cai ngục hung bạo. Vì vậy Đức Thế Tôn nói: Lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, không nên tư duy khởi lên các loại tưởng, như vậy sẽ có thể mau chóng lìa nhiễm này mà tiến vào Vô biên không, là Không vô biên xứ.

Hỏi: Vì sao nơi này gọi là Không vô biên xứ, là bởi vì tự tánh, hay là bc sở duyên? Giả sử như vậy thì có gì sai biệt? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dùng tự tánh, thì không vô biên xứ dùng bốn Uẩn làm tự tánh, không nên gọi là Không. Nếu dùng sở duyên, thì Không vô biên xứ duyên với bốn Thánh đế và Hư không phi trạch diệt, vì sao chỉ gọi là Không vô biên xứ?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Pháp này không dùng tự tánh, cũng không dùng sở duyên, chỉ dùng gia hạnh cho nên gọi là Không vô biên xứ. Như luận Thi Thiết nói: “Dùng gia hạnh nào để tu định Không vô biên xứ? Do gia hạnh nào mà tiến vào định Không vô biên xứ? Đó là bắt đầu tu tập thì trước hết cần phải tư duy về các tướng hư không trong căn nhà-trên vách đá-trên cây cao-trên tường vách…, chọn lấy tướng này rồi tưởng tượng làm thành thắng giải, quán sát hiểu biết rõ ràng về tướng không vô biên, dùng tướng Không vô biên trước đây đã tư duy mà tu gia hạnh, lần lượt chuyển tiếp dẫn dắt phát khởi định Vô sắc thứ nhất, cho nên nói pháp này gọi là Không vô biên xứ.”

Lại nữa, pháp như vậy thuộc về địa thứ nhất lìa xa sắc, gọi là Không vô biên xứ. Lại nữa, pháp như vậy thuộc về địa thứ nhất giải thoát sắc, gọi là Không vô biên xứ. Nghĩa là sư Du-già trước tiên dựa vào sắc của địa trên để lài nhiễm sắc của địa dưới; nếu vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư. Trước tiên duyên với địa trên dấy lên tưởng về hư không sau đó mới dẫn dắt phát khởi đạo lìa nhiễm của địa dưới. Như người trên cây cao, trước tiên bám vào cành trên mà bỏ cành dưới, nếu lên đến ngọn cây thì lại không có cành nào trên nữa để có thể cho nên nói Định này gọi là Không vô biên xứ. Nghĩa là sư Du-già từ Định này rời ra chắc chắn khởi lên tưởng về không tương tự hiện rõ trước mắt. Từng nghe Tỳ-kheo rời khỏi định này rồi, liền đưa hai tay sờ soạn giữa hư không, có người trông thấy hỏi rằng: Ông tìm cái gì? Tỳ-kheo trả lời rằng: Tôi tìm thân của mình. Người ấy nói: Thân của ông vẫn ở trên giường, làm sao lại tìm thân của mình ở nơi khác? Vì vậy từ Định này rời ra khởi lên tưởng về hư không. Tưởng này chính là Đẳng lưu của Định trước đó.

Trú đầy đủ, nghĩa là đạt được sự thành tựu về bốn Uẩn thiện của Không vô biên xứ, đối với đạt được sự thành tựu mà nói thao thanh Trú đầy đủ, vì thế cho nên gọi là Không vô biên xứ.

Thế nào là Thức vô biên xứ? Như trong kinh nói: “Vượt lên trên tất cả Không vô biên xứ tiến vào Vô biên Thức, trú đầy đủ trong Thức vô biên xứ, đó gọi là Thức vô biên xứ.”

Hỏi: Tại sao pháp này gọi là Thức vô biên xứ, là bởi vì tự tánh, hay là bởi vì sở duyên? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dùng tự tánh, thì Thức vô biên xứ lấy bốn Uẩn làm tự tánh, không phải chỉ gọi là Thức vô biên xứ. Nếu dùng sở duyên thì Thức vô biên xứ duyên với bốn Thánh đế và Hư không phi trạch diệt, cũng không phải chỉ gọi là Thức vô biên xứ.

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Pháp này không dùng tự tánh, cũng không dùng sở duyên, chỉ dùng gia hạnh mà gọi là Thức vô biên xứ. Như luận Thi Thiết nói: “Dùng gia hạnh nào để tu định Thức vô biên xứ? Do gia hạnh nào mà tiến vào định Thức vô biên xứ? Đó là bắt đầu tu tập, trước hết cần phải tư duy về tướng của sáu loại Thức thanh tịnh như Nhãn…, chọn lấy tướng này rồi tưởng tượng làm thành thắng giải, quán sát hiểu biết rõ ràng về tướng Thức vô biên, dùng tướng Thức vô biên đã tư duy trước đây mà tu gia hạnh, lần lượt chuyển tiếp dẫn dắt phát khởi định Vô sắc thứ hai, cho nên nói pháp này gọi là Thức vô biên xứ.”

Lại nữa, dựa vào Đẳng lưu cho nên nói Định này gọi là Thức vô biên xứ. Nghĩa là sư Du-già từ Định này rời xa chắc chắn khởi lên tưởng về Thức tương tự hiện rõ trước mắt.

Trú đầy đủ, nghĩa là đạt được sự thành tựu về bốn Uẩn thiện của Thức vô biên xứ, đối với đạt được sự thành tựu mà nói theo thanh Trú đầy đủ, vì thế cho nên là Thức vô biên xứ.

Thế nào là Vô sở hữu xứ? Như trong kinh nói: “Vượt lên trên tất cả Thức vô biên xứ, tiến vào Vô sở hữu, trú đầy đủ trong Vô sở hữu xứ, đó gọi là Vô sở hữu xứ.”

Hỏi: Tại sao pháp này gọi là Vô sở hữu xứ?

Đáp: Bởi vì trong này không có Ngã-không có Ngã sở.

Hỏi: Trong tất cả các địa không có Ngã và Ngã sở, sao chỉ có địa này gọi là Vô sở hữu xứ?

Đáp: Bởi vì không có địa nào khác có thể cho chấp Ngã và Ngã sở giảm bớt thế lực-xuyên thủng mài mòn làm cho suy yếu giống như địa này, cho nên chỉ riêng địa này gọi là Vô sở hữu xứ. Lại nữa, địa này không có pháp nào chân thật thường còn luôn luôn không thay đổi, làm hại đến Thường kiến mạnh hơn các địa khác, cho nên chỉ có địa này gọi là vô sở hữu xứ. Lại nữa, địa này không có hướng đến-nơi quay về-nhà cửa-phòng ốc có thể làm nơi cứu hộ, phá tan kiêu mạn-giải đãi-phóng dật mạnh hơn các địa khác, cho nên chỉ có địa này gọi là Vôi sở hữu xứ.

Lại nữa, trong địa này không có vô biên hành tướng mà bắt đầu rời bỏ tướng ấy, cho nên chỉ có địa này gọi là Vô sở hữu xứ.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Ở trong Định này không có chủ thể-khác thể thâu nhiếp hành tướng chuyển, như nói không phải là Ngã có nơi chốn-có thời gian-có vật hệ thuộc, cũng không có nơi chốn-thời gian-vật hệ thuộc Ngã, cho nên chỉ có địa này gọi là Vô sở hữu xứ.”

Trú đầy đủ, nghĩa là đạt được sự thành tựu về bốn Uẩn thiện của Vô sở hữu xứ, đối với đạt được sự thành tựu mà nói theo thanh Trú đầy đủ, vì thế cho nên gọi là Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Vì sao Đức Phật chỉ nói có Vô sở hữu xứ gọi là Xả?

Đáp: xả nghĩa là Thánh đạo có năng lực xả bỏ tất cả. Địa có Thánh đạo thì địa này là cuối cùng, cho nên đối với địa này chỉ thiết lập tên gọi là Xả.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Địa này gần với Xả, tưởng tượng làm thành thắng giải về vô biên hành tướng, quán giải thô thiển cho nên chỉ thiết lập tên gọi là Xả.” Đại đức nói rằng: “Địa này rời bỏ công dụng tác ý về vô biên hành tướng của tâm-tâm sở pháp, không trú vào công dụng cho nên chỉ gọi là Xả.”

Thế nào là Phi phi tưởng xứ? Như trong kinh nói: “Vượt lên trên tất cả Vô sở hữu xứ, tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trú đầy đủ, đó gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.”

Hỏi: tại sao địa này gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ?

Đáp: Trong địa này không có tướng của tưởng rõ ràng, cũng không có tướng của không có tưởng, cho nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Không có tướng của tưởng rõ ràng, bởi vì không giống như Hữu tưởng định của bảy địa; cũng không có tướng của không có tưởng, bởi vì không giống như Vô tưởng và Diệt định. Bởi vì tưởng của địa này ám độn yếu kém, không rõ ràng-không quyết định, cho nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Trú đầy đủ, nghĩa là đạt được sự thành tựu về bốn Uẩn thiện của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đối với đạt được sự thành tựu mà nói theo thanh Trú đầy đủ, vì thế cho nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Cõi Dục và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tại sao không có đạo vô lậu?

Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất-đồ chứa, nghĩa là hai địa này không phải là sở y của đạo vô lậu, cho nên đạo vô lậu không có trong hai địa này. Lại nữa, bởi vì đoạn gốc rễ của Hữu, nghĩa là hai địa ấy là gốc rễ của Hữu, các đạo vô lậu đoạn dứt gốc rễ của Hữu, cho nên đạo vô lậu không có trong hai địa ấy. Lại nữa, bởi vì đoạn hai bên, nghĩa là hai địa ấy là bên thấp-bên cao, các đạo vô lậu luôn luôn đoạn hai bên mà trú vào Trung đạo, cho nên hai địa ấy không có đạo vô lậu. Lại nữa, cõi Dục không có Định cũng không phải là địa của tu-không phải là địa của lìa nhiễm; Hữu Đảnh ám độn không quyết đoán-tựa như nghi ngờ; các đạo vô lậu cần phải dựa vào cõi của Định-địa của tu và lìa nhiễm, rõ ràng sắc bén và quyết định, cho nên hai địa ấy không có đạo vô lậu. Lại nữa, trong địa cõi Dục thì trạo cử tăng mạnh, trong địa Hữu Đảnh thì vắng lặng tăng mạnh, không phải là nơi nương tựa của đạo vô lậu.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn đối với Vô sắc Định đều nói là vượt lên trên, mà Tĩnh lự thì không như vậy?

Đáp: Đức Phật đối với Tĩnh lự cũng nói là vượt lên trên, như: “Đức Phật bảo với Ô-đà-di rằng: Tỳ-kheo lìa pháp ác bất thiện có tầm có tứ của cõi Dục, lìa sinh hỷ lạc tiến vào Tĩnh lự thứ nhất mà trú đầy đủ, Ta nói là lửa-cũng là điầu đoạn trừ-cũng là nên vượt lên trên, cho đến Tĩnh lự thứ tư cũng như vậy.”

Hỏi: Chỉ có một kinh nói là Tĩnh lự cần phải vượt lên trên, kinh khác đều nói Vô sắc là vượt lên trên, điều này có ý gì?

Đáp: Trong Tĩnh lự có các loại tướng sai khác không tương tự với pháp, cho nên không nói là vượt lên trên Vô sắc thì không như vậy, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, trong Tĩnh lự có tướng các căn káhc nhau-tướng các Thọ khác nhau và có tướng khác nhau của tâm-tâm sở pháp, cho nên không nói là vượt lên trên; Vô sắc thì không như vậy, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, trong Tĩnh lự có nhiều loại công đức-nhiều loại thắng lợi, cho nên không nói là vượt lên trên; Vô sắc thì không như vậy, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, Tĩnh lự thô thiển, hiển bày rõ ràng, hiện tâhý trước mắt, cho nên không nói là vượt lên trên; Vô sắc vi tế, ẩn kín không rõ ràngkhông hiện thấy, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, Tĩnh lự duyên khắp nơi các địa trên-dưới địa mình, cho nên không nói là vượt lên trên; Vô sắc chỉ có thể duyên với địa trên mình, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, bởi vì các Tĩnh lự và địa trên-dưới tuy không tử sinh mà có qua lại, nghĩa là lực thần thông từ dưới hướng lên trên, từ trên đi xuống dưới, cho nên không nói là vượt lên trên; trong địa Vô sắc không có nghĩa như vậy, cho nên chì nói là vượt lên trên.

Lại nữa, bởi vì trong các Tĩnh lự và địa trên-dưới có xen lẫn với nhau, trong địa dưới có địa trên hiện rõ trước mắt, trong địa trên có địa dưới hiện rõ trước mắt, đã có xen lẫn với nhau, cho nên không nói là vượt lên trên; trong đại Vô sắc không có nghĩa như vậy, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, sinh ở Tĩnh lự trên dấy khởi lên pháp của địa dưới, như các Thức thân-tâm biến hóa…, cho nên không nói là vượt lên trên; sinh ở Vô sắc trên chắc chắn không dấy khởi các pháp hữu lậu của địa dưới, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Lại nữa, sinh ở Tĩnh lự trên có pháp của địa dưới đạt được thường tùy duyên, như tâm biến hóa…, cho nên không nói là vượt lên trên; sinh ở Vô sắc trên chắc chắn không có nghĩa tùy chuyển các pháp hữu lậu đạt được của địa dưới, cho nên chỉ nói là vượt lên trên.

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên Đức Phật đối với Vô sắc nói là có ý nghĩa vượt lên trên, Tĩnh lự thì không như vậy.

Như trong kinh nói: “Không vô biên xứ thọ hai vạn kiếp, Thức vô biên xứ thọ bốn vạn kiếp, vô sở hữu xứ thọ sáu vạn kiếp, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thọ tám vạn kiếp.”

Hỏi: Tại sao thọ lượng của Vô sắc có nơi tăng gấp bội, có nơi tăng một nửa, có nơi tăng phần ít?

Đáp: Như nhân dị thục của sức mạnh như vậy, cho nên trở lại nhận lấy quả dị thục như vậy.

Lại nữa, Không-Thức vô biên xứ có vô biên hành tướng-cũng có hành tướng khác, nghĩa là vô biên hành tướng của Không vô biên xứ dẫn đến tuổi thọ một vạn kiếp, hành tướng khác cũng dẫn đến tuổi thọ vạn kiếp; vô biên hành tướng của Thức vô biên xứ dẫn đến tuổi thọ hai vạn kiếp, hành tướng khác cũng dẫn đến tuổi thọ hai vạn kiếp. Trên địa này lại không có vô biên hành tướng, chỉ có hành tướng khác, cho nên thọ lượng ấy không tăng gấp bội. Nhưng Vô sở hữu xứ có tách biệt phá hủy về Ngã và Ngã sở…, quán hành thắng thiện khác với địa khác, nhờ vào pháp thiện ấy dẫn đến tuổi thọ hai vạn kiếp, cho nên do hành tướng khác mà dẫn đến thọ lượng cũng tăng gấp bội lần.

Lại nữa, Không-Thức vô biên xứ có Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na, nghĩa là Xa-ma-tha của Không vô biên xứ dẫn đến tuổi thọ một vạn kiếp, Tỳ-bát-xá-na cũng dẫn đến tuổi thọ một vạn kiếp; Xa-ma-tha của Thức vô biên xứ dẫn đến tuổi thọ hai vạn kiếp, Tỳ-bát-xá-na cũng dẫn đến tuổi thọ hai vạn kiếp. Trên địa này không có Tỳ-bát-xá-na thù thắng, chỉ có Xa-ma-tha, cho nên thọ lượng ấy không tăng gấp bội. Phần còn lại nói như trước.

Lại nữa, bốn địa Vô sắc đều không có nhiều loại công đức vá pháp, cho nên mỗi một địa đều có tuổi thọ hai vạn kiếp. Ba Vô sắc trên lìa nhiễm của địa dưới, có ít-nhiều cho nên tuổi thọ tăng gấp bội lần, nghĩa là Thức vô biên xứ đã lìa nhiễm của một địa Vô sắc dưới, dẫn đến tuổi thọ hai vạn kiếp, cọng với hai vạn vốn có là bốn vạn kiếp; Vô sở hữu xứ đa lìa nhiễm của hai địa Vô sắc dưới, dẫn đến tuổi thọ bốn vạn kiếp, cọng với hai vạn vốn có là sáu vạn kiếp; Phi tưởng phi phi tưởng xứ đã lìa nhiễm của ba địa Vô sắc dưới, dẫn đến tuổi thọ sáu vạn kiếp, cọng với hai vạn vốn có là tám vạn kiếp.

Tám giải thoát là:

1. Có sắc quán các sắc giải thoát.

2. Bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài giải thoát.

3. Tịnh giải thoát thân tác chứng trú đầy đủ.

4. Vượt lên trên các sắc tưởng-diệt tưởng có đối đãi, không tư duy về các loại tưởng, tiến vào Vô biên Không, Không vô biên xứ trú đầy đủ giải thoát.

5. Vượt lên trên tất cả Không vô biên xứ, tiến vào Vô biên Thức, Thức vô biên xứ trú đầy đủ giải thoát.

6. Vượt lên trên tất cả Thức vô biên xứ, tiến vào Vô sỡ hữu, Vô sỡ hữu xứ trú đầy đủ giải thoát.

7. Vượt lên trên tất cả Vô sỡ hữu xứ, tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trú đầy đủ giải thoát.

8. Vượt lên trên tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tiến vào tưởng thọ diệt-thân tác chứng, trú đầy đủ giải thoát.

Hỏi: Tự tánh của tám giải thoát này là gì?

Đáp: Ba giải thoát đều lấy thiện căn không tham làm tự tánh, bởi vì đều đối trị với tham; nếu cùng chọn lấy tương ưng tùy chuyển, thì cõi Dục lấy bốn Uẩn làm tự tánh, cõi Sắc lấy năm Uẩn làm tự tánh. Bốn giải thoát của bốn Vô sắc xứ đều lấy bốn Uẩn làm tự tánh. Tưởng thọ diệt giải thoát lấy hành uẩn bất tương ưng làm tự tánh. Như vậy gọi là tự tánh của giải thoát, tự Thể của ngã-vật, bốn tánh của tướng phần.

Đã nói đến tự tánh, về nguyên cớ nay sẽ nói.

Hỏi: Vì sao gọi là giải thoát, giải thoát là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về rời bỏ là nghĩa của giải thoát.

Hỏi: Nếu rời bỏ cho nên gọi là giải thoát, thì giải thoát như thế nào-rời bỏ tâm nào?

Đáp: Hai giải thoát đều rời bỏ tâm tham sắc, giải thoát thứ ba rời bỏ tâm quán Bất tịnh, bốn giải thoát của bốn Vô sắc xứ đều tự rời bỏ tâm của địa dưới theo thứ tự, tưởng thọ diệt giải thoát rời bỏ tất cả các tâm có sở duyên, cho nên nghĩa về rời bỏ là nghĩa của giải thoát.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Tâm giải thoát thanh tịnh đối với phiền não, cho nên gọi là giải thoát”. Đại đức nói rằng: Do lực của giải thoát mà được giải thoát, cho nên gọi là giải thoát”. Hiếp Tôn giả nói: “Có những sự rời bỏ cho nên gọi là giải thoát”.

Tám giải thoát này, về cõi thì ba giải thoát đầu là cõi Sắc; giải thoát của ba Vô sắc xứ trước, hữu lậu là cõi Vô sắc, vô lậu là không hệ thuộc; hai giải thoát sau là cõi Vô sắc. Về địa thì hai giải thoát đầu ở Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai và Vị chí định-Tĩnh lự trung gian; các địa khác cũng có thiện căn tương tự, mà không thiết lập làm hai giải thoát đầu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cõi Dục tán loạn và lực rời bỏ kém, cho nên không thiết lập hai giải thoát đầu. Rời bỏ cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất do Thức thân mà dẫn dắt duyên với tâm tham sắc, cho nên hai Tĩnh lự đầu thiết lập hai giải thoát bất tịnh đầu; Tĩnh lự thứ hai-thứ ba không có Thức thân dẫn dắt duyên với tâm tham sắc. Tĩnh lự thứ ba-thứ tư không thiết lập hai giải thoát bất tịnh đầu. Giải thoát thứ ba ở Tĩnh lự thứ tư; địa dưới cũng có thiện căn tương tự, mà không thiết lập làm giải thoát thứ ba. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thiết lập tịnh giải thoát là muốn rời bỏ tâm quán bất tịnh, nếu ở địa dưới vì lực quán bất tịnh làm cho sụp đổ, thì bởi vì không trải rộng-không rõ ràng cho nên không thiết lập. Tĩnh lự thứ ba tuy không có hai giải thoát bất tịnh đầu, mà bị niềm vui thù thắng làm cho mê loạn, không trải rộng-không rõ ràng cho nên không thiết lập. Giải thoát thứ tư ở Không vô biên xứ.

Hỏi: Ở trong địa này pháp nào là giải thoát, pháp nào không phải là giải thoát?

Đáp: Lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát và sinh đắc thiện… không phải là giải thoát, còn lại thiện hữu vi là giải thoát. Giải thoát thứ năm ở Thức vô biên xứ.

Hỏi: Ở trong địa này pháp nào là giải thoát, pháp nào không phải là giải thoát?

Đáp: Lìa nhiễm của Không vô biên xứ, các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát và sinh đắc thiện… không phải là giải thoát, còn lại thiện hữu vi là giải thoát. Giải thoát thứ sáu ở Vô sỡ hữu xứ.

Hỏi: Ở trong địa này pháp nào là giải thoát, pháp nào không phải là giải thoát?

Đáp: Lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát và sinh đắc thiện… không phải là giải thoát, còn lại thiện hữu vi là giải thoát. Giải thoát thứ bảy ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Ở trong địa này pháp nào là giải thoát, pháp nào không phải là giải thoát?

Đáp: Lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, tám đạo giải thoát và sinh đắc thiện… không phải là giải thoát, còn lại thiện hữu vi là giải thoát. Tưởng thọ diệt giải thoát ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Về sở y, ba giải thoát đầu dựa vào thân cõi Dục dấy khởi, Tưởng thọ diệt giải thoát dựa vào thân cõi Dục-Sắc mà dấy khởi, bốn giải thoát còn lại dựa vào thân ba cõi mà dấy khởi. Về hành tướng, hai giải thoát đầu làm hành tướng bất tịnh, giải thoát thứ ba làm hành tướng tịnh, bốn giải thoát của bốn Vô sắc xứ làm mười sáu hành tướng, hoặc là hành tướng khác, Tưởng thọ diệt giải thoát không làm hành tướng. Về sở duyên, ba giải thoát đầu duyên với Sắc xứ cõi Dục; giải thoát thứ tư duyên với bốn Vô sắc, và tất cả các phẩm Loại trí dựa vào nó diệt lấy nó, nếu bốn Vô sắc và phẩm Loại trí, Phi trạch diệt cùng với hư không, nếu nói là một vật, nếu nói là nhiều vật thì tất cả đều duyên vào; giải thoát thứ năm duyên với ba Vô sắc sau, và tất cả các phẩm Loại trí dựa vào nó diệt lấy nó, nếu ba Vô sắc sau và phẩm Loại trí, Phi trạch diệt cùng với hư không, nếu nói là một vật, nếu nói là nhiều vật thì tất cả đều duyên vào; giải thoát thứ sáu duyên với hai Vô sắc sau, và tất các phẩm Loại trí dựa vào nó diệt lấy nó, nêu hai Vô sắc sau và phẩm Loại trí, Phi trạch diệt cùng với hư không, nếu nói là một vật, nếu nói là nhiều vật thì tất cả đều duyên vào; giải thoát thứ bảy duyên với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tất cả các phẩm Loại trí dựa vào nó diệt lấy nó, nếu Phi tưởng phi phi tưởng xứ và phẩm Loại trí, Phi trạch diệt cùng với hư không, nếu nói là một vật, nếu nói là nhiều vật thì tất cả đều duyên vào; Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên.

Có người đưa ra cách nói này: Giải thoát của Không vô biên xứ cũng duyên với Phi trạch diệt của Tĩnh lự thứ tư, sở duyên còn lại như trước nói; cho đến giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng duyên với Phi trạch diệt của Vô sở hữu xứ, sở duyên còn lại như trước nói.

Về niệm trú, ba giải thoát đầu đi cùng Thân niệm trú; giải thoát của bốn Vô sắc xứ đi cùng bốn Niệm trú; Tưởng thọ diệt giải thoát nếu dựa vào tự tánh xen lẫn niệm trú, thì nên nói không phải là đi cùng Niệm trú, nếu dựa vào Niệm trú sở duyên thì nên nói là Pháp niệm trú. Về trí, ba giải thoát đầu đi cùng Thế tục trí; giải thoát của ba Vô sắc xứ trước đi cùng sáu trí, đó là Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí và Loại trí-Thế tục trí; giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ đi cùng Thế tục trí; Tưởng thọ diệt giải thoát không đi cùng với trí. Về Tam-ma-địa, ba giải thoát đầu và hai giải thoát sau không đi cùng Tam-ma-địa; giải thoát của ba Vô sắc xứ trước đi cùng ba Tam-ma-địa, hoặc là không di cùng Tamma-địa. Về căn tương ưng, hai giải thoát đầu tương ưng với Hỷ-Xả căn, Tưởng thọ diệt giải thoát không tương ưng với căn, năm giải thoát còn lại đều tương ưng với Xả căn. Về ba đời, cả tám giải thoát đều thông với ba đời. Về duyên với ba đời, ba giải thoát đầu thì quá khứ duyên với quá khứ, hiện tại duyên với hiện tại, vị lai nếu sinh pháp thì duyên với vị lai, nếu không sinh pháp thì duyên với ba đời; giải thoát của bốn Vô sắc xứ duyên với ba đời và lìa thời gian; Tưởng thọ diệt giải thoát không có duyên với ba đời. Về thiện-bất thiện và vô ký, tám giải thoát đều chỉ là thiện. Về duyên với thiện-bất thiện và vô phú vô ký, ba giải thoát đầu duyên với ba loại, giải thoát của bốn Vô sắc xứ chỉ duyên với thiện-vô ký, Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên. Về hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, ba giải thoát đầu chỉ hệ thuộc cõi Sắc; hai giải thoát sau chỉ hệ thuộc cõi Vô sắc; giải thoát của ba Vô sắc xứ trước, hữu lậu thì hệ thuộc cõi Vô sắc, vô lậu thì không hệ thuộc. Về duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, ba giải thoát đầu chỉ duyên với hệ thuộc cõi Dục, giải thoát của bốn Vô sắc xứ duyên với hệ thuộc cõi Vô sắc và không hệ thuộc, Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên. Về Học-Vô học và Phi học phi vô học, ba giải thoát đầu và hai giải thoát sau chỉ là Phi học phi vô học, giải thoát của ba Vô sắc xứ trước gồm chung ba loại. Về duyên với Học-Vô học và Phi học phi vô học, ba giải thoát đầu chỉ duyên với Phi học phi vô học, giải thoát của bốn Vô sắc xứ duyên với ba loại, Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên. Về kiến sở đoạn-tu sở đoạn và không đoạn, hai giải thoát sau và ba giải thoát đầu chỉ là do tu mà đoạn; giải thoát của ba Vô sắc xứ trước, hữu lậu thì do tu mà đoạn, vô lậu thì không đoạn. Duyên với kiến sở đoạn-tu sở đoạn và không đoạn, ba giải thoát đầu chỉ duyên với do tu mà đoạn, giải thoát của bốn Vô sắc xứ duyên với ba loại, Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên. Duyên với danh-duyên với nghĩa, ba giải thoát đầu chỉ duyên với nghĩa; giải thoát của bốn Vô sắc xứ, nếu nói là cõi Vô sắc, cũng có danh thì đó là nói duyên bao gồm danh và nghĩa, nếu nói là cõi Vô sắc không có danh thì đó là nói chỉ duyên với nghĩa; Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên. Duyên với tự tương tục-tha tương tục và không tương tục, giải thoát thứ nhất duyên với tự -tha tương tục; giải thoát thứ hai-thứ ba, có người nói chỉ là tha tương tục, có người nói duyên chung tự-tha tương tục; giải thoát của bốn Vô sắc xứ duyên với ba loại; Tưởng thọ diệt giải thoát không có sở duyên. Gia hạnh đắc và ly nhiễm đắc, Tưởng thọ diệt giải thoát chỉ là gia hạnh đắc, bảy giải thoát còn lại cũng là gia hạnh đắc, cũng là ly nhiễm đắc. Ly nhiễm đắc, giải thoát của địa Tĩnh lự thứ nhất đạt được lúc lìa nhiễm của cõi Dục, cho đến giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ đạt được lúc lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, sau đó do gia hạnh mà hiện rõ ở trước mắt. Gia hạnh đắc thì do gia hạnh mà đạt được, cũng do gia hạnh mà hiện rõ trước mắt. Thanh văn hoặc do gia hạnh bậc Trung, hoặc do gia hạnh bậc Thượng; Độc giác do gia hạnh bậc Hạ, Phật không do gia hạnh mà đạt được và hiện rõ trước mắt. Từng đạt được và chưa từng đạt được, Tưởng thọ diệt giải thoát chỉ là chưa từng đạt được, bảy giải thoát còn lại gồm chung từng đạt được và chưa từng đạt được, nghĩa là các Thánh giả và dị sinh nội pháp đều gồm chung từng đạt được và chưa từng đạt được, dị sinh ngoại pháp chỉ là từng đạt được.

Như vậy đã nói về tướng chung của giải thoát, tướng riêng của mỗi một loại nay cần phải nói rộng ra.

Có sắc quán các sắc là giải thoát thứ nhất. Có sắc, nghĩa là có sắc tưởng khác nhau bên trong chưa lìa-chưa bỏ-chưa trừ. Quán các sắc, nghĩa là vì lìa-bỏ-trừ sắc tưởng khác nhau bên trong, do tác ý thắng giải quán các sắc bên ngoài, hoặc bầm xanh-hoặc máu mủ nát rã-hoặc phình tướng-hoặc bộ xương khô. Là giải thoát thứ nhất, thứ nhất nghĩa là danh số theo thứ tự ở đầu tiên; hoặc tiến vào định này theo thứ tự ở giải thoát thứ nhất, nghĩa là lúc tiến vào định này vốn có Sắc-ThọTưởng-Hành-Thức thiện, gọi chung là giải thoát.

Bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài là giải thoát thứ hai. Bên trong không có sắc tưởng, nghĩa là sắc tưởng khác nhau ở bên trong đã lìa-đã bỏ-đã trừ. Quán sắc bên ngoài, nghĩa là không vì lìa-bỏ -trừ sắc tưởng khác nhau ở bên trong, mà do tác ý thắng giải quán các sắc bên ngoài, hoặc bầm xanh… nói rộng ra như trước. Thứ hai và giải thoát cũng như trước đã nói.

Hỏi: Vì lúc quán sắc bên ngoài có-bên trong không có sắc tưởng, hay vì lúc quán sắc bên ngoài không có-bên trong không có sắc tưởng? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu lúc quán sắc bên ngoài có-bên trong không có sắc tưởng, thì tại sao một tâm không dấy lên hai cách hiểu? Nếu dấy lên hai cách hiểu thỉ phải có hai Thể, một tâm-hai Thể cùng với lý trái ngược nhau. Nếu lúc quán sắc bên ngoài không có-bên trong không có sắc tưởng, thì trong này đã nói nên thông hiểu thế nào? Nghĩa là bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài là giải thoát thứ hai.

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Nếu lúc quán sắc bên ngoài không có thì bên trong không có sắc tưởng.

Hỏi: Nếu như vậy thì dễ dàng thông hiểu vấn nạn đã nêu ra trước, trong này đã nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Dựa vào tâm mong mỏi của hành giả tu quán mà nói, nghĩa là hành giả tu quán trước tiên dấy tâm mong mỏi: Nếu mình ở bên trong không có sắc tưởng thì cần phải quán sắc bên ngoài. Đức Thế Tôn dựa vào đó cho nên đưa ra cách nói này: Bên trong không có sắc tưởng thì quán sắc bên ngoài.

Lại nữa, dựa vào hành giả tu quán trước tiên khởi lên phân biệt về tu hành mà nói, nghĩa là hành giả tu quán trước tiên dấy khởi lên phân biệt tu hành như vậy: Nếu mình ở bên trong không có sắc tưởng thì cần phải quán sắc bên ngoài. Cho nên đưa ra cách nói này.

Lại nữa, câu chữ trong này dựa vào nghĩa chuẩn mực mà nói, nghĩa là nếu bên trong không có sắc tưởng thì nghĩa chuẩn mực là nhất định phải quán các sắc bên ngoài, nếu quán sắc bên ngoài thì nghĩa chuẩn mực là nhất định phải bên trong không có sắc tưởng.

Lại nữa, câu chữ trong này bao gồm thiện căn gia hạnh mà nói, bên trong không có sắc tưởng là nói về thiện căn gia hạnh, quán sắc bên ngoài là nói về thiện căn cứu cánh.

Lại nữa, bên trong không có sắc tưởng là dựa theo sở y mà nói, quán sắt bên ngoài là dựa theo sở duyên mà nói.

Tịnh giải thoát-thân tác chứng-trú đầy đủ là giải thoát thứ ba.

Hỏi: Tịnh giải thoát này là ngay nơi có sắc quán các sắc, hay là ngay nơi bên trong không có sắc tưởng quán sắt bên ngoài? Nếu ngay nơi có sắc quán các sắc, thì giải thoát này cùng với giải thoát thứ nhất có gì sai biệt? Nếu ngay nơi bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài, thì giải thoát này cùng với giải thoát thứ hai có gì sai biệt?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Tịnh giải thoát này chính là bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài.

Hỏi: Nếu như vậy thì giải thoát này cùng với giải thoát thứ hai có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi tức là sai biệt, nghĩa là pháp kia gọi là thứ hai, pháp

này gọi là thứ ba. Lại nữa, địa cũng có sai biệt, nghĩa là pháp kia ở hai Tĩnh lự đầu, pháp này ở Tĩnh lự thứ tư. Lại nữa, nối tiếp nhau cũng có sai biệt, nghĩa là giải thoát thứ hai cùng dựa vào nội-ngoại đạo nối tiếp nhau, tịnh giải thoát chỉ dựa vào nội đạo nối nhau. Lại nữa, giải thoát thứ hai làm thành tướng bất tịnh, tịnh giải thoát làm hành tướng tịnh. Lại nữa, giải thoát thứ hai đối trị tham sắc, tịnh giải thoát đối tị quán bất tịnh. Lại nữa, giải thoát thứ hai ít gia hạnh-ít công dụng mà được, tịnh giải thoát nhiều gia hạnh-nhiều công dụng mà được. Lại nữa, giải thoát thứ hai thì tự tánh rõ ràng thanh tịnh mà sở duyên không rõ ràng thanh tịnh, tự tánh vi diệu thù thắng mà sở duyên không vi diệu thù thắng; tịnh giải thoát thì tự tánh và sở duyên đều rõ ràng thanh tịnh, đều vi diệu thù thắng. Đó gọi là sai biệt giữa giải thoát thứ hai và thứ ba.

Hỏi: Hành giả tu quán tại sao lại tu tịnh giải thoát này?

Đáp: Bởi vì cần phải thử xem thiện căn đầy đủ hay chưa đầy đủ, nghĩa là hành giả tu quán dấy lên ý nghĩ này: Tuy quán về tướng bất tịnh không khởi lên phiền não, mà chưa biết thiện căn là thành tựu đầy đủ hay không,nếu quán về tướng tịnh mà phiền não không sinh khởi, thì mới biết được thiện căn đã được thành tựu đầy đủ. vì vậy quán về tướng tịnh mà tu tịnh giải thoát.

Lại nữa, hành giả tu quán về tướng bất tịnh thì tâm chìm trong lo buồn cho nên thiện phẩm không tăng thêm, vì khiến cho thiện phẩm càng thêm tăng tiến, cho nên tiếp tục quán về tướng tịnh mà tu tịnh giải thoát. Như dạo qua bãi tha ma thấy nhiều thây xác hôi thối , tâm chìm trong lo buồn cho nên thiện phẩm không tăng thêm, vì khiến cho thiện phẩm càng thêm tăng tiến, cho nên ngắm nhìn vườn rừng-suối khe-ao hồ tươi đẹp, hoặc dạo qua thành ấp nhìn những sự việc tốt đẹp làm cho tâm vui vẻ thanh thản có thể tu pháp thiện thù thắng. Ở đây cũng như vậy, cho nên quán về tướng tịnh.

Lại nữa, hành giả tu quán quán về bất tịnh đã lâu, thì tâm vui thú đắm vào mà thiện phẩm không tăng thêm, vì khiến cho thiện phẩm được tăng tiến, cho nên rời bỏ quán bất tịnh để tu tịnh giải thoát.

Lại nữa, hành giả quán muốn biểu hiện tâm mình vững chắc không lui sụt, nghĩa là duyên với cảnh tịnh mà phiến não không sinh khởi huống là duyên với cảnh khác, cho nên quán về tướng tịnh mà tu tịnh giải thoát.

Lại nữa, hành giả tu quán biểu hiện thiện căn của mình có thế lực to lớn, nghĩa là duyên với cảnh tịnh mà phiền não không sinh khởi huống là duyên với cảnh khác, cho nên quán về tướng tịnh mà tu tịnh giải thoát.

Lại nữa, hiển bày tịnh giải thoát không phải là các hữu tình đều có thể tu được, chỉ có ở cõi trời thanh tịnh vui sướng với thắng giải tuyệt vời mà chết đi, sinh đến giữa loài người mới có thể tu được, cho nên hành giả tu tập cần phải tu tịnh giải thoát.

Từng nghe Tỳ kheo vào lúc chiều tà đi đến nơi Đức Phật cầu xin phòng ốc tốt đẹp, Đức Phật bảo A-nan trao cho phòng ốc tốt đẹp. A-nan vâng lời dạy mà trao cho phòng ốc, Tỳ kheo ấy nói nên quét dọn sạch sẽ, treo cờ phướn-lọng tàng-đốt hương-rãi hoa, trãi giường đệm mềm mại-đặt gối kê tốt đẹp thì tôi mới nhận, không như vậy thì không sử dụng. A-nan tức thì đem sự việc thưa với Đức Phật, Đức Phật bảo thuận theo yêu cầu đều nên trao cho. Lúc bấy giờ A-nan lo liệu đầy đủ mà trao cho. Tỳ kheo nhận rồi vào lúc đầu đêm khởi lên tịnh giải thoát, nhờ vào đây lần lược khởi lên giải thoát khác, các lậu vĩnh viễn không còn, thành bậc A-la-hán, tiếp tục tu gia hạnh khiến cho phát khởi thần thông, vào lúc sáng sớm dựa theo thần thông mà ra đi. A-nan về sau khi đến phòng ấy không thấy Tỳ kheo, chỉ thấy giường ghế liền đi đến thư với Đức Phật. Đức Phật bảo với A-nan: Ông đừng xem thường Tỳ kheo ấy, Tỳ kheo ấy vào đêm qua khởi lên tịnh giải thoát và các giải thoát khác, thành bậc A-la-hán dẫn dắt phát khởi thần thông, sáng sớm đã ra đi.

Nhưng Tỳ kheo ấy từ cõi trời thanh tịnh vui sướng với thắng giải tuyệt vời mà chết đi, sinh đến giữa loài người. Nếu vị ấy không có được phòng ốc tốt đẹp sạch sẽ thì không thể nào tu giải thoát thứ ba, cho đến không đạt được thần thông ở quả cao nhất. Vì vậy cho nên biết tịnh giải thoát này không phải là các hữu tình đều có thể tu được, chỉ có nơi thanh tịnh vui sướng mới có thể phát khởi. Thứ ba và giải thoát, cũng nói như trước. Giải thoát của bốn Vô sắc, như bốn Vô sắc đã nói. Tưởng thọ diệt giải thoát như chương Căn Uẩn sau sẽ phân biệt rộng ra. Số và giải thoát theo như trước nên biết.

Hỏi: Tại sao phần ít thiện căn của Tĩnh lự mà thiết lập là giải thoát, tất cả địa của Vô sắc đều thiết lập giải thoát?

Đáp: Tĩnh lự hiển bày thô thiển-hiện thấy rõ ràng, cho nên một ít thiện căn thiết lập là giải thoát; Vô sắc ẩn kín vi tế-không rõ ràng và không hiện thấy, cho nên địa căn bản đều thiết lập giải thoát. Lại nữa, trong Tĩnh lự có các loại tướng sai khác không tương tự với pháp, cho nên một ít thiện căn thiết lập làm giải thoát; Vô sắc thì không như vậy, cho nên thiết lập chung. Lại nữa, trong Tĩnh lự có tướng sai khác của Căn-Thọ-tâm-tâm sở pháp, cho nên một ít thiện căn thiết lập làm giải thoát; Vô sắc thì không như vậy, cho nên thiết lập chung. Lại nữa, Tĩnh lự có nhiều công đức thắng lợi, cho nên một ít thiện căn thiết lập làm giải thoát; Vô sắc thì không như vậy, ch nên thiết lập chung. Lại nữa, Tĩnh lự duyên khắp nơi địa trên-dưới địa mình, cho nên một ít thiện căn thiết lập làm giải thoát; Vô sắc chỉ duyên với địa trên mình chứ không phải là địa dưới mình, cho nên thiết lập chung. Lại nữa, giải thoát của Tĩnh lự chỉ là hữu lậu, cho nên thiết lập riêng; giải thoát của Vô sắc cũng gồm chung Vô lậu, cho nên thiết lập chung.

Hỏi: Dựa vào luận mà phát sinh luận, tại sao giải thoát của Tĩnh lự chỉ riêng hữu lậu, giải thoát của Vô sắc gồm chung hữu lậu và vô lậu?

Đáp: Trước đây nói về năm Môn cũng bao gồm câu trả lời này, trong này lại có một cách trả lời không giống nhau, nghĩa là giải thoát vốn có trong Tĩnh lự chỉ tương ưng với tác ý thắng giải, giải thoát vốn có trong các Vô sắc phần nhiều tương ưng với tác ý chân thật, cho nên không giống nhau.

Hỏi: Tại sao Đức Thế Tôn đối với tám giải thoát dùng thanh Phương mà nói?

Đáp: Bởi vì quán xét hữu tình đựơc hóa độ, như dối với bốn Đế mà nói theo thanh bốn Phương.

Hỏi: Giải thoát và Phương có gì tương tự?

Đáp: Giải thoát và Phương đều có tám.

Hỏi: Phương chín là có mười, tương tự như thế nào?

Đáp: Như phương pháp đều phục voi chỉ dựa vào tám phương, không phải là phương trên-dưới, vì thế cho nên tương tự. Lại nữa, như người theo mặt phẳng chỉ nhìn thấy tám phương, tâm ngay thẳng như vậy mà tu tám giải thoát. Lại nữa, như dựa vào tám phương có thể điều phục voi mạnh, giải thoát cũng như vậy, dựa vào tám gia hạnh mà hiiện rõ ở trước mắt loại bỏ chướng ngại cho giải thoát.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “ Phương và giải thoát có ba giống nhau-ba khác nhau. Nói ba giống nhau:

1. Như người điều phục voi, cần phải hướng đến một phương, mới có thể điều phục voi, Đức Thế Tôn cũng như vậy, cần phải hướng đến giải thoát, mới có thể điều phục hữu tình đã hóa độ.

2. Như người điều phục voi, ở trong một thời gian chỉ hướng đến một phương mà điều phục một con voi, Đức Thế Tôn cũng như vậy, trong một lúc chỉ dựa vào một loại giải thoát để điều phục một hữu tình đã hóa độ.

3. Như người điều phục voi, khiến cho voi đã điều phục hướng đến một phương thì cách xa những phương khác, Đức Thế Tôn cũng như vậy, khiến cho hữu tình đã hóa độ sinh khởi một giải thoát hiện rõ ở trước mắt thì những giải thoát xa khác không hiện hành.

Nói ba khác nhau:

1. Như người điều phục voi, cần phải hướng đến với phương thì mới có thể điều phục được voi, Đức Thế Tôn thì không như vậy, ngồi nghiêm trang một nơi cũng khiến cho hữu tình đã hóa độ có thể phát khởi giải thoát.

2. Như người điều phục voi, ở trong một thời gian chỉ hướng đến một phương để điều phục một con voi, Đức Thế Tôn thì không như vậy, khiến cho hữu tình đã hóa độ phát khởi nhiều giải thoát.

3. Như người điều phục voi, khiến cho voi đã điều phục hướng đến một phương thì rời bỏ những phương xa khác, Đức Thế Tôn thì không như vậy, khiến cho hữu tình đã hóa độ sinh khởi một giải thoát hiện rõ ở trước mắt thì gần với những giải thoát khác.”

Lại nữa, Đức Phật muốn biểu hiện chính mình là bậc điều phục dẫn dắt thù thắng, cho nên đối với giải thoát mà nói theo thanh Phương.

Từng nghe đại Vương Thắng Quân là chủ của nước Kiều-tát-la, truyền cho người bắt voi lấy con voi rừng to lớn, khiến người điều phục voi dựa vào phương pháp điều phục voi để khéo léo điều phục cai quản. Voi đã điều phục rồi, nhà vua và người thuần phục voi cùng cưỡi voi dạo chơi săn bắn. Lúc ấy con voi đang cưỡi ttrông thấy bầy voi cái, tâm dục hừng hực phát ra lập tức chạy đuổi theo, người thuần phục voi dùng hết phương pháp để kềm chế nhưng không thể nào quay lại, nhà vua và người thuần phục voi điều bị tổn thương, nhờ gặp cơ hội leo lên cây mà cứu được mạng sống. Trở về cung, nhà vua trách mắng người thuần phục voi, đưa ra cách trừng phạt thích đáng. Lúc ấy người thuần phục voi thưa với nhà vua rằng: Con voi ấy thật sự đã thuần phục, mong đại vương cho phép thử nghiệm. Lúc ấy con voi tham nghĩ ngơi liền nhanh chóng trở về cung, người thuần phục voi trông thấy nhanh chóng dẫn đến chỗ nhà vua, lập tức đặc viên sắt nóng ở trên đỉnh đầu con voi và chậm rãi nói với nó rằng: Đây là phương pháp cuối cùng để điều phục ngươi, phải ráng chịu đựng, nếu không chịu đựng được thì cần phải dùng những điều khổ sở trước đây đã diêu phục ngươi mà lần lược điều phục ngươi. Con voi nghe rồi thì chịu đựng đứng không nhúc nhích như hòn núi. Lúc ấy viên sắt nóng đốt cháy đỉnh đầu con voi, như đốt cháy cành cây khô, nhà vua trông thấy thở than trách móc, khiến bỏ đi viên sắt nóng, bảo với người thuần phục voi rằng: Con voi này đã thuần phục, tại sao trước đây lại như vậy? Người thuần phục voi quỳ xuống thưa rằng: Bề tôi có thể điều phục thân chứ không có năng lực điều phục tâm. Nhà vua nói: Có thể có người nào có năng lực diêu phục tâm? Người thuần phục voi thưa rằng: Có, đó là Đức Phật Thế Tôn, có năng lực điều phục các bệnh thân – tâm của chúng sinh. Nhà vua nghe nói rất hoan hỷ liền cùng với người thuần phục voi, cưỡi con voi đã thuần phục đi đến nơi Đức Phật, thấy Đức Phật đang thuyết pháp cho trăm ngàn chúng đệ tự vây tròn trước sau, tiến lên lạy dưới chân Đức phật rồi lùi về ngồi một phía. Đức Phật liền thuyết pháp rất sâu xa cho nhà vua nghe, không phải là pháp mà các Độc giác – Thanh văn đã biết, nhân đó bảo với các Tỳ kheo: Như người điều phục voi, lúc đang điều pháp voi thì ở trong tám phương chỉ chọn lấy một phương mà điều phục voi, điều phục trâu- ngựa… cũng lại như vậy. Bậc Điều ngự Vô thượng điều phục hữu tình đã hóa độ, thì lập tức dựa vào tám phương mà điều phục hữu tình đã hóa độ, nói tám phương ấy là dụ cho tám giải thoát.

Vì vậy, hiển bày Đức Thế Tôn là bậc Điều ngự thù thắng, đối với tám giải thoát mà nói theo thanh Phương.

********

 

Như trong kinh nói: “Có một Tỳ kheo đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới lễ chân Đức Phật rồi lùi về ngồi một bên, thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Nói có phạm vi (Giới) của minh, phạm vi của tịnh, phạm vi của Không vô biên xứ, phạm vi của Thức vô biên xứ, phạm vi của vô sở hữu xứ, phạm vi của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, phạm vi của diệt. Bảy phạm vi như vậy duyên vào đâu mà thi thiết? Đức Thế Tôn bảo rằng: Duyên với tối tăm cho nên thi thiết phạm vi của minh, duyên với bất tịnh cho nên thi thiết phạm vi của tịnh, duyên với hướng về sắc cho nên thi thiết phạm vi của Không vô biên xứ, duyên với giới hạn cho nên thi thiết phạm vi của Thức vô biên xứ, duyên với vốn có cho nên thi thiết phạm vi của Vô sở hữu xứ, duyên với có thân cho nên thi thiết phạm vi của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, duyên với có thân diệt cho nên thi thiết phạm vi của diệt.”

Hỏi: Trong này, Tỳ kheo dựa vào sự việc gì để hỏi, Đức Thế Tôn lại dùng sự việc gì mà trả lời?

Đáp: Trong này, Tỳ kheo dựa vào tướng che phủ của tám giải thoát mà hỏi, Đức Phật cũng dùng tướng che phủ này mà trả lời. Phạm vi của minh, đó là hai giải thoát đầu; phạm vi của tịnh, đó là giải thoát thứ ba; phạm vi của bốn Vô sắc xứ, đó là giải thoát của bốn Vô sắc; phạm vi của diệt, đó là Tưởng thọ diệt giải thoát.

Hỏi: Tại sao Tỳ kheo dựa vào tướng che phủ của tám giải thoát mà hỏi?

Đáp: Bởi vì Tỳ kheo ấy ít ham muốn-vui vừa đủ mà che phủ giấu kín tâm thiện của mình, không muốn cho người khác biết mình có đức, cho nên đưa ra câu hỏi này.

Hỏi: Tại ssao Đức Thế Tôn dùng tướng che phủ của tám giải thoát mà trả lời?

Đáp: Bởi vì muốn khiến cho ý thích của Tỳ kheo được đầy đủ, nghĩa là Tỳ kheo ấy dấy lên ý nghĩ như vậy: Nếu Đức Phật vì tướng che phủ của mình mà trả lời, thì tám giải thoát ấy lẽ nào không tốt lành hay sao? Vì vậy cho nên Đức Thế Tôn dùng tướng che phủ mà trả lời.

Trong này, duyên với tối tăm cho nên thi thiết phạm vi của mình, tối tăm nghĩa là cõi Dục duyên với tham Sắc xứ, hai giải thoát đầu là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Duyên với bất tịnh cho nên thi thiết phạm vi của tịnh, bất tịnh nghĩa là hai giải thoát đầu, giải thoát thứ ba là đối trị của chúng, cho nên duyên với chúng mà thiết lập. Duyên với hướng về sắc cho nên thi thiết phạm vi của Không vô biên xứ, hướng về sắc nghĩa là Tĩnh lự thứ tư, giải thoát thứ tư là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Duyên với giới hạn cho nên thi thiết phạm vi của Thức vô biên xứ, giới hạn nghĩa là Không vô biên xứ, mà nó trú vào giới hạn của sắc, giải thoát thứ năm là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Duyên với vốn cho nên thi thiết phạm vi của Vô sở hữu xứ, vốn có nghĩa là Thức vô biên xứ, nó có vô biên hành tướng biến chuyển, giải thoát thứ sáu là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Duyên với có thân cho nên thi thiết phạm vi của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thân nghĩa là Vô sở hữu xứ, ở đây hãy còn có thân sinh tử chứ không phải là hoàn toàn không có gì, giải thoát thứ bảy là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Duyên với có thân diệt cho nên thi thiết phạm vi của diệt, có thân diệt nghĩa là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì ở đó có năng lực diệt pháp có thân của Vô sở hữu xứ, giải thoát thứ tám là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập.

Có người đưa ra cách nói này: Trong này, Tỳ kheo dựa vào tướng che phủ tóm lược và mở rộng về lìa nhiễm của ba cõi mà hỏi, Đức Thế Tôn cũng dùng tướng che phủ này mà trả lời. Phạm vi của minh, là hiển bày tóm lược về đạo gia hạnh lìa nhiễm của cõi Dục. Duyên với sự tối tăm này mà thi thiết, tối tăm nghĩa là cõi Dục duyên với tham năm Dục, gia hạnh của cõi Sắc là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Phạm vi của tịnh, là hiển bày tóm lược về lìa nhiễm của cõi Dục. Phạm vi của Không vô biên xứ, là hiển bày tóm lược về lìa nhiễm của cõi Sắc. Phạm vi của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là hiển bày rộng về lìa nhiễm của cõi Vô sắc. Phạm vi của diệt, là hiển bày tóm lược về lìa nhiễm của cõi Vô sắc.

Trong này có người nói: Phạm vi của minh, là hiển bày tóm lược

về lìa nhiễm của cõi Dục, bởi vì chỉ có Vị chí Định đoạn sự tối tăm của dục. Phạm vi của tịnh, là hiển bày rộng về lìa nhiễm của cõi Sắc, bởi vì bốn Tĩnh lự đều gọi là tịnh. Phạm vi của Không vô biên xứ, là hiển bày tóm lược về lìa nhiễm của cõi Sắc. Phạm vi của ba Vô sắc xứ sau, là hiển bày rộng về lìa nhiễm của cõi Vô sắc. Phạm vi của diệt, là hiển bày tóm lược về lìa nhiễm của cõi Vô sắc. Cõi Dục chỉ có nhiễm của một địa, cho nên hiển bày tóm lược về pháp đối trị; cõi Sắc-Vô sắc đều có nhiễm của bốn địa, cho nên hiển bày mở rộng và tóm lược về pháp đối trị của chúng.

Phái Thí Dụ nói: Trong này, Tỳ kheo dựa vào tướng che phủ của tám Đẳng chí mà hỏi, Đức Phật cũng dùng tướng che phủ này mà trả lời. Nhưng văn kinh này người tụng có thêm-bớt, đó là thêm phạm vi của diệt mà giảm phạm vi của quảng. Phạm vi của minh, đó là hai Tĩnh lự đầu. Duyên với sự tối tăm này mà thi thiết, tối tăm nghĩa là những sự ngăn che của ngoại duyên, hai Tĩnh lự đầu là đối trị của nó, cho nên duyên với nó mà thiết lập. Phạm vi của tịnh, đó là Tĩnh lự thứ ba. Phạm vi của quảng, đó là Tĩnh lự thứ tư. Phạm vi của bốn Vô sắc xứ tức là bốn Vô sắc xứ.

Ngay kinh này nói: “Lúc Tỳ kheo ấy nghe Đức Phật đã nói thì hoan hỷ cung kính tiếp nhận, lại thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Phạm vi của minh cho đến phạm vi của diệt, do Định nào đạt được? Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Các phạm vi như vậy do tự mình thực hành Định khác mà đạt được. Tỳ kheo nghe rồi hoan hỷ cung kính tiếp nhận, lễ lạy Đức Phật mà lui ra.”

Trong này, có người nói: Tỳ kheo ấy hỏi về phạm vi đạt được. Lại có người nói: Tỳ kheo ấy hỏi về pháp đoạn đạt được.

Nếu hỏi về phạm vi đạt được thì ý của Tỳ kheo ấy hỏi rằng: Các phạm vi như vậy do Định nào đạt được Thể ấy? Ý của Đức Phật trả lời rằng: Phạm vi của minh cho đến phạm vi của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, do tự mình thực hành Định mà đạt được.

Tự mình thực hành Định, nghĩa là cận phần của mình. Do cận phần của mình lìa nhiễm của địa dưới mà đạt được giải thoát của địa mình, nghĩa là do cận phần của Tĩnh lự thứ nhất lìa nhiễm của cõi Dục mà đạt được hai giải thoát đầu. Do cận phần của Tĩnh lự thứ tư lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba mà đạt được tịnh giải thoát. Do cận phần của Không vô biên xứ lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư mà đạt được giải thoát của Không vô biên xứ. Cho đến do cận phần của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Chỉ có phạm vi của diệt là do Định khác mà đạt được. Định khác, nghĩa là Định có sở y, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì đó là Định căn bản của các cõi (Hữu).

Hoặc có người nói: Định này gọi là Định hữu thắng, bởi vì ở trong các cõi thì cõi này là thù thắng nhất. Hoặc nói Định này gọi là Định tưởng thọ diệt, bởi vì là tưởng thọ diệt vào-ra Định. Do Định này mà đạt được giải thoát thứ tám.

Nếu hỏi về pháp đoạn đạt được thì Tỳ kheo ấy hỏi ý nói: Các phạm vi như vậy do Định nào đạt được pháp đoạn ấy? Đức Phật trả lời ý nói: Phạm vi của minh cho đến phạm vi của Vô sở hữu xứ, do tự mình thực hành Định khác mà đạt được.

Tự mình thực hành Định, nghĩa là cận phần của mình, tức là Định hữu lậu. Định khác, nghĩa là các Định vô lậu. Cõi Dục cho đến vô sở hữu xứ, đều do hai Định này lìa nhiễm mà đạt được pháp đoạn ấy. Phạm vi của Phi tưởng phi phi tưởng xứ chỉ do Định khác mà đạt được, bởi vì chỉ có Định vô lậu có năng lực lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà đạt được pháp đoạn ấy. Phạm vi của diệt chỉ do pháp khác mà đạt được, pháp khác gọi là có thân diệt, tức là Niết-bàn. Lúc nhập Niết-bàn thì rời bỏ Diệt tận Định, cho nên gọi là đoạn. Do Niết-bàn khác mà đạt được pháp đoạn ấy, cho nên nói diệt ấy do pháp khác mà đạt được. Tám thắng xứ, đó là:

  1. Bên trong có sắc tưởng quán ít sắc bên ngoài.
  2. Bên trong có sắc tưởng quán nhiều sắc bên ngoài.
  3. Bên trong không có sắc tưởng quán ít sắc bên ngoài.
  4. Bên trong không có sắc tưởng quán nhiều sắc bên ngoài.

Bên trong không có sắc tưởng quán các sắc xanh-vàng-đỏ-trắng bên ngoài, lại làm thành bốn loại. Tám loại như vậy gọi là tám thắng xứ.

Hỏi: Tự tánh của tám thắng xứ này là gì?

Đáp: Lấy thiện căn không tham để làm tự tánh, bởi vì đối trị với tham. Nếu cùng chọn lấy tương ưng-tùy chuyển, thì cõi Dục là lấy bốn Uẩn làm tự tánh, cõi Sắc là lấy năm Uẩn làm tự tánh. Như vậy gọi là tự tánh của thắng xứ, tự Thể của ngã-vật, bổn tánh của tướng phần.

Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Tại sao gọi là thắng xứ, thắng xứ là nghĩa gì?

Đáp: Hơn hẳn cảnh sở duyên, cho nên gọi là thắng xứ. Lại nữa, hơn hẳn các phiền não cho nên gọi là thắng xứ. Tuy hành giả tu quán không phải là tất cả có năng lực hơn hẳn cảnh sở duyên, mà đối với sở duyên không khởi lên phiền não, cũng gọi là hơn hẳn. Như trong kinh nói: “Hơn hẳn đối với nơi này, cho nên gọi là thắng xứ.”

Tám thắng xứ này, về cõi thì đều là cõi Sắc; về địa thì bốn thắng xứ trước thuộc hai Tĩnh lự đầu và Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian, bốn thắng xứ sau thuộc Tĩnh lự thứ tư; về sở y thì đều dựa vào thân cõi Dục mà khởi lên; về hành tướng thì tất cả đều không phải là hành tướng rõ ràng; về sở duyên thì đều duyên với tất cả Sắc xứ của cõi Dục.

Hỏi: Nếu như vậy thì kinh nói nên thông hiểu thế nào? “Tôn giả Vô Diệt trú trong một Tinh xá thuộc thành Thất-la-phiệt, lúc bấy giờ có bốn Thiên nữ vừa ý, đi đến phía trước chỗ ngồi của Tôn giả mà đứng, thưa rõ rằng: Chúng tôi chuyển biến tự tại đối với bốn Sắc xứ, tùy theo Sắc nào yêu thích đều có thể hóa hiện rõ ràng, để cùng nhau chơi đùa vui vẻ tùy tâm mà thưởng thức, áo quần vật dụng trang điểm đều có thể hiện rõ ra, mong rủ lòng thâu nhận để cung cấp hầu hạ đầy đủ! Tôn giả Vô Diệt dấy lên ý nghĩ như vậy: Mình cần phải duyên vào họ mà khởi lên quán bất tịnh. Dấy lên ý nghĩ này rồi tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, duyên vào họ không thể nào khởi lên tưởng bất tịnh, cho đến sau cùng tiến vào Tĩnh lự thứ tư, duyên vào họ cũng không thể nào khởi lên tưởng bất tịnh. Lại dấy lên ý nghĩ này: Thân của các Thiên nữ này có các loại sắc làm cho ý người mê hoặc rối bời, nếu họ chỉ hóa ra một loại sắc, thì mình có thể đối với họ mà khởi lên quán bất tịnh. Nghĩ rồi nói với họ rằng: Trước đây các chị nói chuyển biến tự tại đối với bốn Sắc xứ, mong có thể vì tôi đều hiện rõ ra màu xanh. Thiên nữ vâng theo lời dạy lập tức làm hiện ra màu xanh, duyên vào cũng không thể nào khởi lên tưởng bất tịnh. Lại dấy lên ý nghĩ này: Họ chuyển biến tự tại đối với bốn sắc màu, nếu hóa ra sắc màu khác thì chắc có thể duyên vào mà khởi lên quán bất tịnh. Nghĩ rồi nói với họ rằng: Mong hiện rõ ra màu vàng. Thiên nữ lập tức đều làm cho hiện ra màu vàng, duyên vào cũng không thể nào khởi lên tưởng bất tịnh. Lại nói với Thiên nữ đều hiện ra màu đỏ, duyên vào cũng không thể nào khởi lên tưởng bất tịnh. Lại dấy lên ý nghĩ này: Ở trong các sắc màu thì sắc màu trắng là có thể thuận với quán bất tịnh nhất, mình nên khiến cho họ đều hiện ra màu trắng. Nghĩ rồi nói rằng: Xin hiện rõ ra màu trắng. Thiên nữ lại đều làm cho hiện ra màu trắng, duyên vào cũng không thể nào khởi lên tưởng bất tịnh. Tôn giả Vô Diệt dấy lên ý nghĩ như vậy: Sắc của Thiên nữ thù thắng tuyệt vời không thể nào điều phục hơn được. Thế là nhắm mắt im lặng mà ngồi, các Thiên nữ biết Tôn giả hoàn toàn không có tâm nhiễm ô, nhìn nhau đã xấu hổ bỗng nhiên không thấy nữa. Lúc ấy Định của Tôn giả không thắng nổi cảnh ấy. Cảnh cũng không thể nào hơn được Định của Tôn giả, như hai lực sĩ lần lượt chuyển đổi, sức mạnh bằng nhau không thể nào hơn được nhau. Ở đây cũng như vậy.” Kinh này đã nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Tôn giả Vô Diệt đối với cảnh của sắc Thiên nữ tuy không thể nào hơn được, mà Định thù thắng của bậc lợi căn như Xá-lợi-tử… đều có năng lực hơn hẳn.

Hỏi: Duyên với sắc của thân Phật có thể có ai có năng lực khởi lên quán bất tịnh hay không?

Đáp: Có người nói: Không thể nào, bởi vì sắc của thân Phật sáng ngời chói chang thanh tịnh không có vết bẩn, không có ai có năng lực duyên vào mà khởi lên tưởng bất tịnh. Có người đưa ra cách nói này: Tất cả dị sinh-Thanh văn-Độc giác đều không có năng lực duyên vào sắc của thân chư Phật mà khởi lên tưởng bất tịnh, chỉ có Phật Thế Tôn đối với sắc của thân Phật mới có thể có năng lực duyên vào mà khởi lên tưởng bất tịnh. Hoặc có người nói: Quán bất tịnh có hai loại:

  1. Quán lỗi lầm tai họa do sắc.
  2. Quán duyên khởi của sắc.

Quán lỗi lầm tai họa do sắc, thì không thể nào duyên với Phật mà khởi lên tưởng bất tịnh; quán duyên khởi của sắc thì cũng có thể duyên với Phật mà khởi lên tưởng bất tịnh. Lại có người nói: Quán bất tịnh có hai loại:

  1. Đối với tự tướng mà chuyển.
  2. Đối với cọng tướng mà chuyển.

Đối với tự tướng mà chuyển, thì không thể nào duyên với Phật mà khởi lên tưởng bất tịnh; đối với cọng tướng mà chuyển, cũng có thể duyên với Phật mà khởi lên tưởng bất tịnh.

Hỏi: Các pháp quán bất tịnh là thuộc về ý địa, hay là thuộc về năm thức?

Đáp: Thuộc về ý địa chứ không phải là năm thức.

Hỏi: Nếu như vậy thì kinh nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Mắt thấy sắc rồi thuận theo quán bất tịnh tư duy đúng như lý, nói rộng ra cho đến thân cảm nhận xúc chạm rồi thuận theo quán bất tịnh tư duy đúng như lý.”

Đáp: Bởi vì năm thức thân là phương tiện dẫn dắt khởi lên các pháp quán bất tịnh, cho nên đưa ra cách nói này. Như ý cận hành thật ra chỉ có ý địa, năm thức dẫn dắt khởi lên, ở đây cũng thuận theo như vậy.

Hỏi: Các pháp quán bất tịnh chỉ duyên với Sắc xứ, chỉ cần nói là mắt thấy sắc rồi thuận theo quán bất tịnh tư duy đúng như lý, tại sao cũng nói là tai nghe tiếng rồi… cho đến thân cảm nhận xúc chạm rồi tư duy đúng như lý?

Đáp: Như quán bất tịnh có năng lực điều phục tham sắc, cũng có năng lực điều phụ tham của bốn cảnh khác, cho nên đưa ra cách nói như vậy cũng không trái với lý.

Có người đưa ra cách nói này: “Mắt thấy sắc rồi… cho đến thân cảm nhận xúc chạm rồi, tất cả có thể dẫn dắt khởi lên duyên với sắc mà quán bất tịnh, cho nên đưa ra cách nói như vậy.” Hoặc có người nói: “Không phải là quán bất tịnh duyên với tiếng… mà khởi lên, có hành tướng bất tịnh thù thắng khác có thể duyên với tiếng… sinh ra tướng bất tịnh.” Lại có người nói: “Các sư Du-già, trước hết duyên vào sắc xứ mà tu quán bất tịnh, được thành thục rồi sau đó duyên với tiếng…, khởi lên tướng chán ngán lo sợ mạnh hơn để điều phục cảnh ấy, có thể điều phục là tốt. Nếu không thể nào điều phục thì lại duyên vào sắc xứ khởi lên quán bất tịnh. Như luyện tập đánh nhau mà cứu sống tình mạng thì từ bụi cây bước ra, cùng với người khác đánh nhau thắng được thì tốt; nếu không thắng được thì quay vào lại trong bụi cây. Ở đây cũng như vậy, cho nên không trái ngược nhau.” Có Sư khác nói: “Trong kinh này không nói duyên với sắc khởi lên quán bất tịnh, chỉ nói đối với sắc… khởi lên tưởng chán ngán lo sợ, quán này thành tựu đầy đủ rồi cho đến có thể chán ngán tâm-tâm sở pháp. Vì vậy kinh ấy nói là ý biết pháp rồi, thuận theo quán bất tịnh tư duy đung như lý, cho nên nói bất tịnh là hiển bày về tưởng chán ngán lo sợ chứ không phải là quán bất tịnh.” Do đó, tám thắng xứ chỉ lấy tất cả Sắc xứ của cõi Dục làm cảnh sở duyên.

Về niệm trú, tám thắng xứ này chỉ đi cùng với Thân niệm trú. Trí, thì tất cả chỉ chỉ đi cùng với Thế tục trí. Tam-ma-địa, thì tất cả không đi cùng với Tam-ma-địa. Căn tương ưng, thì nói chung chỉ tương ưng với Hỷ-Xả căn. Ba đời, thì đều nối thông với ba đời. Duyên với ba đời, tám thắng xứ này c thì quá khứ duyên với quá khứ, hiện tại duyên với hiện tại, vị lai nếu sinh pháp thì duyên với vị lai, nếu không sinh pháp thì duyên với ba đời. Thiện-bất thiện và vô ký, thì đều chỉ là thiện. Duyên với thiện-bất thiện và vô ký, thì đều duyên với ba loại. Hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, thì đều chỉ hệ thuộc cõi Sắc. Duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, thì đều chỉ duyên với hệ thuộc cõi Dục. Học -Vô học và Phi học phi vô học, thì đều chỉ là Phi học phi vô học. Duyên với Học-Vô học và Phi học phi vô học, thì đều chỉ duyên với Phi học phi vô học. Kiến sở đoạn-tu sở đoạn và không đoạn, thì đều chỉ là do tu mà đoạn. Duyên với kiến sở đoạn-tu sở đoạn và không đoạn, thì đều chỉ duyên với do tu mà đoạn. Duyên với danh-duyên với nghĩa, thì đều chỉ duyên với nghĩa. Duyên với tự tương tục-tha tương tục và không tương tục, thì hai loại đầu duyên với tự-tha tương tục, sáu loại sau có người nói chỉ duyên với tha tương tục, có người nói cùng duyên với tự-tha tương tục. Gia hạnh đắc-ly nhiễm đắc, thì đều bao gồm cả hai loại. Ly nhiễm đắc, ở Tĩnh lự thứ nhất thì lúc lìa nhiễm của cõi Dục mà đạt được, ở Tĩnh lự thứ hai thì lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà đạt được, ở Tĩnh lự thứ tư thì lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba mà đạt được, sau đó do gia hạnh mà hiện rõ ở trước mắt. Gia hạnh đắc, là do gia hạnh mà đạt được, cũng do gia hạnh mà hiện rõ ở trước mắt. Thanh văn hoặc là do gia hạnh bậc Trung, hoặc là do gia hạnh bậc Thượng; Độc giác do gia hạnh bậc Hạ, Phật không do gia hạnh mà đạt được và hiện rõ ở trước mắt. Từng đạt được-chưa từng đạt được, thì đều gồm cả từng đạt được và chưa từng đạt được, nghĩa là các Thánh giả và dị sinh nội pháp đều gồm cả hai loại, dị sinh ngoại pháp chỉ là từng đạt được.

Như vậy đã nói về tướng chung của thắng xứ, tướng riêng của mỗi một loại nay cần phải nói rộng ra.

Bên trong có sắc tưởng quán ít sắc bên ngoài, hoặc là đẹp hay là xấu, đối với các ssắc ấy biết hơn hẳn-thấy hơn hẳn, là Thắng xứ thứ nhất. Trong này, bên trong có sắc tưởng, nghĩa là có sắc tưởng khác nhau ở bên trong chưa lìa-chưa bỏ-chưa trừ. Quán sắc bên ngoài, nghĩa là vì lìa-bỏ-trừ sắc tưởng khác nhau ở bên trong, do tác ý thắng giải mà quán các sắc bên ngoài. Ít nghĩa là hai loại ít:

  1. Ít sở duyên.
  2. Ít tự tại.

Hoặc là đẹp, nghĩa là sắc màu xanh vàng đỏ trắng không xấu xa hư hoại; hoặc là xấu, nghĩa là sắc màu xanh vàng đỏ trắng xấu xa hư hoại. Đối với các sắc ấy biết hơn hẳn-thấy hơn hẳn, nghĩa là bởi vì điều phục tham dục, đoạn trừ làm hỏng tham dục, vượt lên trên tham dục, cho nên đối với các sắc ấy khởi lên thấy biết hơn hẳn. Điều phục hơn hẳn sắc ấy, nghĩa là thâu nhiếp tiếp nhận nó và điều hòa thuần phục nó, giống như nhà giàu sang và con nhà giàu sang thâu nhiếp tiếp nhận điều hòa thuần phục các tôi tớ của mình, cho nên gọi là biết hơn hẳn-thấy hơn hẳn. Là Thắng xứ thứ nhất, thứ nhất nghĩa là danh số theo thứ tự ở đầu tiên, hoặc tiến vào Định ấy theo thứ thự ở đầu tiên, Thắng xứ nghĩa là lúc tiến vào Định ây vốn có Sắc -Thọ- Tưởng-Hành-Thức thiện, gọi chung là Thắng xứ.

Như thắng xứ thứ nhất, nên biết Thắng xứ thứ hai cũng như vậy.

Có điều sai biệt, nghĩa là Thắng xứ thứ hai này quán nhiều sắc bên ngoài. Nhiều có hai loại:

  1. Nhiều sở duyên.
  2. Nhiều tự tại.

Phần còn lại nói như trước.

Bên trong không có sắc tưởng quán ít sắc bên ngoài, hoặc là đẹp hay là xấu, đối với các sắc ấy biết hơn hẳn-thấy hơn hẳn, là Thắng xứ thứ ba. Trong này, bên trong không có sắc tưởng, nghĩa là sắc tưởng khác nhau ở bên trong đã lìa-đã bỏ-đã trừ. Quán sắc bên ngoài, nghĩa là không vì lìa-bỏ-trừ sắc tưởng khác nhau ở bên trong, mà do tác ý thắng giải để quán các sắc bên ngoài. Phần còn lại như trước nói. Như Thắng xứ thứ ba, nên biết Thắng xứ thứ tư cũng như vậy. Có điều sai biệt, đó là Thắng xứ thứ tư quán nhiều sắc bên ngoài.

Bên trong không có sắc tưởng, quán sắc bên ngoài, màu xanh thì hiển bày màu xanh-hiện rõ màu xanh-ánh sáng màu xanh vô lượng, vô lượng thanh tịnhtuyệt vời đáng vuiđáng thích không thể trái ngược, như hoa Ô-mạc-ca, hoặc sắc màu quần áo nhuộm xanh của Bà-la-ni-tư, đối với các sắc ấy biết hơn hẳn-thấy hơn hẳn, có tưởng như vậy, là Thắng xứ thứ năm. Trong này, bên trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài, nghĩa như trước đã nói. Màu xanh, nghĩa là các sắc màu xanh, hoặc lớn-hoặc nhỏ nói chung là màu xanh. Hiển bày màu xanh, nghĩa là sắc màu xanh ấy do mắt đã biết rõ ràng, là cảnh hoạt động của mắt, cho nên gọi là hiển bày màu xanh. Hiện rõ màu xanh, nghĩa là sắc màu xanh ấy như bị nhãn thức đã phân biệt rõ ràng rồi, dẫn dắt sinh ra ý thức phân biệt rõ ràng, cho nên gọi là hiện rõ màu xanh. Ánh sáng màu xanh, nghĩa là sắc màu xanh ấy chiếu rọi sáng ngời, cho nên gọi là ánh sáng màu xanh. Vô lượng, nghĩa là sắc màu xanh ấy rộng lớn không có giới hạn, cho nên gọi là vô lượng. Vô lượng thanh tịnh tuyệt vời, nghĩa là như sắc màu xanh rộng lớn không có giới hạn, tướng thanh tịnh tuyệt vời ấy cũng không có giới hạn, vì vậy cho nên gọi là vô lượng thanh tịnh tuyệt vời. Đáng vui, nghĩa là sắc màu xanh ấy thật là vui-thật là đẹp làm cho ý vui sướng, cho nên gọi là đáng vui. Đáng thích, nghĩa là sắc màu xanh ấy thật là thích-thật đáng thưởng thức, nếu duyên vào sắc màu này thì không còn mong cầu gì khác, cho nên gọi là đáng ưa thích. Không thể trái ngược, nghĩa là sắc màu xanh ấy khiến cho tâm có thể tùy thuận hướng đến, vì vậy cho nên gọi là không thể trái ngược. Như hoa Ô-mạc-ca, hoặc sắc màu quần áo nhuộm xanh của Bà-la-ni-tư, nghĩa là sắc màu ấy rất xanh cho nên dẫn ra làm thí dụ. Đối với các sắc ấy biết hơn hẳn-thấy hơn hẳn, nghĩa như trước đã nói. Có tưởng như vậy, nghĩa là đối với sắc màu xanh ấy có tưởng màu xanh hiện rõ trước mắt đã nói như trước. Là Thắng xứ thứ năm, nghĩa cũng như trước.

Như nói về Thắng xứ màu xanh, nói về Thắng xứ màu vàng – đỏ – trắng nên biết cũng như vậy. Có điều sai biệt, đó là Thắng xứ màu vàng phải nói như hoa Yết-ni-ca-la, Thắng xứ màu đỏ phải nói như hoa Bàn-độ-thời-phược-ca, Thắng xứ màu trắng phải nói như Ô-sát-tư-tinh và Bà-la-ni-tư, áo quần vàng – đỏ – trắng tùy theo loại cần phải nói.

Hỏi: Trong bốn sắc hiển bày thì sắc nào là hơn hẳn?

Đáp: Tôn giả Thế hữu đưa ra cách nói như vậy: “Sắc màu trắng là hơn hẳn, bởi vì thế gian cùng nói sắc màu này là tốt lành. Như trong bốn phương thì phương Đông là tốt lành hơn hẳn, cho nên sắc màu trắng cũng như vậy.” Đại đức nói rằng: “Duyên với sắc màu trắng thì khiến cho tâm trong sáng, bởi vì không tùy thuận với hôn trầm – thụy miên, có năng lực duy trì giữ gìn thân, cho nên là hơn hẳn.”

Mười biến xứ, đó là xanh – vàng – đỏ – trắng – đất – nước – lửa – gió – không vô biên xứ và Thức vô biên xứ.

Hỏi: Tự tánh của mười Biến xứ này là gì?

Đáp: Tám Biến xứ trước dùng thiện căn không tham để làm tự tánh, bởi vì đối trị với tham. Nếu cùng chọn lấy tương ưng – tùy chuyển, thì cõi Dục lấy bốn Uẩn làm tự tánh, cõi Sắc lấy năm Uẩn làm tự tánh. Hai biến xứ sau đều lấy bốn Uẩn làm tự tánh. Như vậy gọi là tự tánh của Biến xứ, tự Thể của ngã – vật, bổn tánh của tướng phần. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Tại sao gọi là Biến xứ, Biến xứ là nghĩa gì? Đáp: Do hai duyên cho nên gọi là Biến xứ:

  1. Do không gián đoạn.
  2. Do rộng lớn.

Do không gián đoạn, nghĩa là tác ý thắng giải chỉ toàn màu xanh… chứ không xen lẫn trong nhau, cho nên gọi là không gián đoạn. Do rộng lớn, nghĩa là tác ý thắng giải duyên với màu xanh…, cảnh tướng không giới hạn cho nên gọi là rộng lớn. Đại đức nói rằng: “Sở duyên rộng lớn không có khe hở, cho nên gọi là Biến xứ.”

Mười Biến xứ này, về cõi thì tám Biến xứ trước là cõi Sắc, hai Biến xứ sau là cõi Vô sắc. Về địa, tám Biến xứ trước thuộc về Tĩnh lự thứ tư, Biến xứ chín thuộc về Không vô biên xứ, Biến xứ thứ mười thuộc về Thức vô biên xứ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tịnh giải thoát thuộc về Tĩnh lự thứ tư, từ đây có thể tiến vào bốn Thắng xứ sau, bốn Thắng xứ sau này lại có thể tiến vào tám Biến xứ trước. Trong này, giải thoát chỉ đối với sở duyên mà chọn lấy toàn bộ tướng tịnh, chưa có thể phân biệt xanh vàng đỏ trắng. Bốn Thắng xứ sau tuy có thể phân biệt xanh vàng đỏ trắng, mà chưa có thể làm vô biên hành tướng. Bốn Biến xứ trước không phải là chỉ phân biệt xanh vàng đỏ trắng, mà cũng có thể làm vô biên hành tướng, nghĩa là quán xanh vàng… tất cả đều vô biên, lại suy nghĩ xanh vàng… là dựa vào nơi nào, biết là dựa vào Đại chủng; tiếp theo quán đất – nước… tất cả đều vô biên, lại suy nghĩ về sắc đã hiểu rõ này vì sao rộng lớn, biết là do hư không; tiếp theo khởi lên Không vô biên xứ, lại suy nghĩ về năng lực hiểu rõ này lấy gì làm sở y, biết là dựa vào Thức rộng lớn; tiếp theo lại khởi lên Thức vô biên xứ, Thức dựa vào nơi này không còn dựa vào nơi khác, cho nên không thiết lập cao hơn nữa làm Biến xứ. Về sở y, tám Biến xứ trước chỉ dựa vào thân cõi Dục mà dấy khởi, hai Biến xứ sau dựa vào thân của ba cõi mà dấy khởi. Về hành tướng, mười Biến xứ này đều làm vô biên hành tướng. Về sở duyên, tám Biến xứ trước chỉ duyên với Sắc xứ của cõi Dục, hai Biến xứ sau đều duyên với bốn Uẩn của địa mình. Về niệm trú, tám Biến xứ trước đi cùng Thân niệm trú, hai Biến xứ sau đi cùng Pháp niệm trú. Về trí, tất cả đều đi cùng với Thế tục trí. Về Tam-ma-địa, tất cả không đi cùng với Tam-ma-địa. Về căn tương ưng, tất cả chỉ tương ưng với Xả căn. về ba đời, tất cả đều nối thông với ba đời. Duyên với ba đời, tám Biến xứ trước thì quá khứ duyên với quá khứ, hiện tại duyên với hiện tại, vị lai nếu sinh pháp thì duyên với vị lai, nếu không sinh pháp thì duyên với ba đời; hai Biến xứ sau đều duyên với ba đời. Thiện – bất thiện và vô ký, tất cả đều chỉ là thiện. Duyên với thiện – bất thiện và vô ký, tám Biến xứ trước duyên với ba loại, hai Biến xứ sau duyên với thiện và vô ký. Hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, tám Biến xứ trước chỉ hệ thuộc cõi Sắc, hai Biến xứ sau chỉ hệ thuộc cõi Vô sắc. Duyên với hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, tám Biến xứ trước chỉ duyên với hệ thuộc cõi Dục, hai Biến xứ sau chỉ duyên với hệ thuộc cõi Vô sắc. Học – Vô học và Phi học phi vô học, tất cả đều chỉ là Phi học phi vô học. Duyên với Học – Vô học và Phi học phi vô học, tất cả đều chỉ duyên với Phi học phi vô học. Kiến sở đoạn – tu sở đoạn và không đoạn, tất cả đều chỉ do tu mà đoạn. Duyên với kiến sở đoạn – tu sở đoạn và không đoạn, tám Biến xứ trước chỉ duyên với do tu mà đoạn, hai Biến xứ sau duyên với do kiến – tu mà đoạn. Duyên với danh – duyên với nghĩa, tất cả đều duyên với nghĩa. Duyên với tự tương tục – tha tương tục và không tương tục, tám Biến xứ trước thì có người nói chỉ duyên với tha tương tục, có người nói duyên cùng với tự – tha tương tục; hai Biến xứ sau đều duyên với tự – tha tương tục. Gia hạnh đắc – ly nhiễm đắc, tất cả đều gồm cả gia hạnh đắc và ly nhiễm đắc. Ly nhiễm đắc, tám Biến xứ trước đạt được lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, Biến xứ thứ chín đạt được lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, Biến xứ thứ mười đạt được lúc lìa nhiễm của Không vô biên xứ, sau đó do gia hạnh mà hiện rõ trước mắt. Gia hạnh đắc là do gia hạnh mà đạt được, cũng do gia hạnh cho nên hiện rõ ở trước mắt. Thanh văn hoặc do gia hạnh bậc Trung, hoặc do gia hạnh bậc Thượng; Độc giác do gia hạnh bậc Hạ; Phật đạt được và hiện rõ trước mắt không do gia hạnh. Từng đạt được – chưa từng đạt được, tất cả đều gồm chung đã từng đạt được và chưa từng đạt được, nghĩa là các Thánh giả và dị sinh nội pháp gồm chung đã từng đạt được và chưa từng đạt được, dị sinh ngoại pháp chỉ là từng đạt được.

Hỏi: Gia hạnh của mười Biến xứ này thế nào?

Đáp: Bốn Biến xứ trước lấy nhãn thức làm gia hạnh, đến lúc thành tựu đầy đủ thì duyên với bốn Sắc xứ xanh vàng đỏ trắng làm cảnh; bốn Biến xứ giữa lấy thân thức làm gia hạnh, đến lúc thành tựu đầy đủ thì duyên với bốn Xúc xứ đất nước lửa gió làm cảnh.

Có người đưa ra cách nói này: “Bảy Biến xứ trước lấy nhãn thức làm gia hạnh, một Biến xứ giữa lấy thân thức làm gia hạnh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Biến xứ đất – nước – lửa, lấy Sắc hiển bày hình dạng làm sở duyên, Biến xứ về gió lấy Xúc có tánh động làm sở duyên.” Lại có người nói: “Tám Biến xứ trước đều dùng nhãn thức làm gia hạnh. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Biến xứ gió cũng dùng Sắc làm sở duyên. Như thế gian nói: Gío Đông – gió Tây – gió Nam – gió Bắc, gió có bụi – gió không có bụi, gió Tỳ-thấp-phược, gió Phệ-lam-bà, gió xoáy tròn…, cho nên Biến xứ về gió cũng duyên với Sắc xứ.” Không vô biên xứ lấy Không làm gia hạnh, Thức vô biên xứ lấy Thức làm gia hạnh.

Như vậy đã nói về tướng chung của Biến xứ, tướng riêng của mỗi một loại nay cần phải nói tóm lược.

Đối với tất cả sắc màu xanh, hoặc trên – hoặc dưới – hoặc kề sát, không có hai – không hạn lượng, khởi lên tướng một sắc màu xanh, là Biến xứ thứ nhất. Tất cả sắc màu xanh, nghĩa là các sắc màu xanh hoặc nhỏ – hoặc lớn gọi chung là màu xanh. Trên nghĩa là phương trên, dưới nghĩa là phương dưới, kề sát nghĩa là bốn phươmg và bốn góc phụ thuộc. Không có hai, nghĩa là chỉ toàn tướng màu xanh chứ không xen lẫn gì khác. Không hạn lượng, nghĩa là không có bến bờ giới hạn. Khởi lên tưởng một sắc màu xanh, nghĩa là do tác ý thắng giải đối với tất cả các xứ khởi lên tưởng một sắc màu xanh. Là Biến xứ thứ nhất, thứ nhất nghĩa là danh số theo thứ tự ở đầu tiên, hoặc tiến vào Định này theo thứ tự ở đầu tiên. Biến xứ nghĩa là lúc tiến vào Định này vốn có Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức thiện, gọi chung là Biến xứ.

Như Biến xứ về sắc màu xanh, nói rộng ra cho đến Biến xứ về Thức vô biên xứ cũng như vậy. Có điều sai biệt, đó là hai Biến xứ sau không nên nói đến Sắc, chỉ nên nói đến Thọ – Tưởng – Hành – Thức uẩn.

Hỏi: Tám Biến xứ trước có thể có trên, dưới, bởi vì cảnh sở duyên ấy có phương xứ, hai Biến xứ sau duyên với Không – duyên với Thức, sở duyên đã không có phương xứ trên, dưới, làm sao có thể nói là có trên, dưới?

Đáp: Sở duyên của hai Biến xứ sau tuy không có phương xứ trên, dưới, mà Định sở y có ba phẩm, cho nên có thể nói là trên, dưới. Trên nghĩa là dựa vào Định thuộc phẩm Thượng, dưới nghĩa là dựa vào Định thuộc phẩm Hạ. Lại nói kề sát là dựa vào Định thuộc phẩm Trung.

Lại nữa, hành giả tu quán, nơi cư trú của thân có trên, dưới, cho nên có thể nói trên, dưới. Kề sát nghĩa là các xứ… Sự việc ấy thế nào? Nghĩa là Hạ thì trú trong loài người, Trung thì trú ở cõi trời Tứ Đại Vương Chúng, Thượng thì trú ở cõi trời Tam Thập Tam. Như vậy cho đến Tha Hóa Tự Tại lần lượt chuyển đổi hướng về nhau làm thành Hạ – Trung – Thượng, Thượng thì gọi là Thượng, Hạ thì gọi là Hạ, Trung thì gọi là Bàng (kề sát).

Hỏi: Tại sao Tĩnh lự thứ ba không có Giải thoát, Thắng xứ, Biến xứ?

Đáp: Bởi vì không phải là thửa ruộng, đồ đựng, cho đến nói rộng ra.

Lại nữa, bởi vì đối trị trong cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất. Do thân thức mà dẫn dắt duyên với tham sắc, cho nên hai Tĩnh lự đầu thiết lập duyên với Bất tịnh, Giải thoát, Thắng xứ; Tĩnh lự thứ hai, thứ ba không có thân thức đã dẫn dắt duyên với tham sắc, cho nên Tĩnh lự thứ ba – thứ tư không thiết lập duyên với sắc Bất tịnh, Giải thoát, Thắng xứ; ba Tĩnh lự trước có Tầm – Tứ – Hỷ – Lạc, và sự hỗn loạn của hơi thở vào ra, cho nên không có tịnh giải thoát; bốn Thắng xứ sau – tám Biến xứ trước duyên với cảnh thanh tịnh tuyệt vời, có thể điều phục phiền não thì sự việc ấy rất khó. Vì vậy cho nên nhất định phải dựa vào địa không có hỗn loạn mới được thành tựu.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ ba cách xa cõi Dục, ở trong Tĩnh lự lại không

phải là thù thắng nhất, cho nên không có Giải thoát – Thắng xứ – Biến xứ.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ ba như Vô sắc thứ ba, không có nhiều công đức cho nên không có Giải thoát… Nghĩa là Không, Thức vô biên xứ có công đức của vô biên hành tướng, Phi tưởng phi phi tưởng xứ có công đức của Diệt định, Vô sở hữu xứ không có vô biên hành tướng, lại không có Diệt định, vì vậy cho nên công đức của địa này giảm bớt; Tĩnh lự thứ ba giống như địa ấy, cũng không có công đức của Giải thoát, Thắng xứ và Biến xứ.

Lại nữa, Tĩnh lự thứ ba có thọ nhận niềm vui thù thắng nhất trong sinh tử, có thể làm cho hành giả đắm say mê loạn, cho nên không có Giải thoát, Thắng xứ, Biến xứ.

Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra không có Vô lượng-thấn thông và các công đức khác?

Đáp: Nói công đức ít chứ không nói là hoàn toàn không có, nếu trong địa này không có Vô lượng-thần thông… thì lẽ ra Tĩnh lự này trống rỗng không có công đức. Lại nữa, Vô lượng duyên với toàn bộ thông tuệ dạo chơi khắp địa này, phải có công đức của Giải thoát, Thắng xứ và Biến xứ; duyên riêng biệt với sắc… để điều phục các phiền não, bởi vì khó thành tựu cho nên trong địa này không có.

Như trong kinh nói: “Người đạt được Định về Biến xứ thuộc đất (địa), dấy lên ý niệm như vậy: Đất chính là mình, mình tức là đất, đất cùng với mình không có hai – không tách biệt; người đạt được Định về Biến xứ loại khác, tùy theo sở duyên của mình, nói rộng ra cũng như vậy.”

Hỏi: Người đạt được Định về Biến xứ, chắc chắn đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, Ngã kiến đã khởi lên ấy chắc chắn là Tĩnh lự thứ tư; nếu Ngã kiến của Tĩnh lự thứ tư, thì chắc chắc chỉ duyên với tám Biến xứ trước như đất… thuộc Tĩnh lự thứ tư, chỉ duyên với Sắc xứ của cõi Dục làm cảnh, làm sao có thể nói cùng với Ngã kiến ấy cùng duyên với đất…?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trong này, đối với người chưa đạt được Định ấy mà nói theo thanh của người đạt được Định ấy, như không phải là Sa-môn mà nói tên gọi Sa-môn, không phải là Bà-la-môn mà nói tên gọi Bà-la-môn. Nghĩa là dùng Văn-Tư của cõi Dục mà thành tựu, bắt đầu học cách tu tập Biến xứ về đất…, hãy còn chưa có năng lực đoạn dứt phiền não của cõi Dục, chưa đạt được Biến xứ căn bản về đất…, cho nên duyên với đất… có thể khởi lên Ngã kiến.

Hoặc có người nói: Vẫn nói theo tên gọi đã từng có cũng không trái ngược nhau; như có Quốc Vương, tuy mất ngôi vua, mà vẫn nói theo tên gọi đã từng có cũng gọi là vua. Như vậy trước đã đạt được Biến xứ về đất…, nay tuy lui sụt mất đi nhưng vẫn gọi là đạt được, lúc ấy khởi lên Ngã kiến của cõi Dục, duyên với đất… của cõi Dục cho là Ngã, đối với lý không có gì trái ngược.

Lại có người nói: Dựa vào Ngã kiến nhanh chóng vào – ra Biến xứ, đưa ra cách nói như vậy cũng không trái ngược nhau. Nghĩa là người ấy trước đã đạt được Biến xứ về đất…, sau nhanh chóng lui sụt mà khởi lên Ngã kiến của cõi Dục, duyên vào chấp về đất… của cõi Dục làm Ngã, nhanh chóng trở lại đạt được Biến xứ về đất… của Tĩnhlự thứ tư, lúc ấy duyên vào đất… của cõi Dục làm cảnh. Như Đề-bà-đạt-đa trước đã đạt được Tĩnh lự, dùng năng lực của Thần cảnh thông biến thành trẻ nhỏ, mặc áo đính dây bằng vàng, đỉnh đầu cài hoa tươi đẹp, ở trên đầu gối của Thái tử Vị sinh Oán lăn lộn mà đùa nghịch, nhưng vẫn khiến cho Thái tử biết là Tôn giả Đề-bà-đạt-đa. Lúc ấy Vị sinh Oán thương yêu ôm vào lòng đùa giỡn, gọi rồi lại dùng nước bọt nhã vào trong miệng, Đề-bà-đạt-đa tham cầu lợi dưỡng cho nên liền nuốt lấy nước bọt ấy. Vì vậy Đức Phật trách mắng rằng: Ông là xác chết nuốt nước bọt của người ta. Lúc Đề-bà-đạt-đa nuốt nước bọt ấy thì lui sụt Tĩnh lự, vẫn nhanh chóng trở lại đạt được khiến cho thân đã biến đổi ở trên đầu gối của Thái tử mà đùa nghịch như cũ. Ngã kiến của Biến xứ nên biết cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Trong này, Hữu thân kiến chấp đất… của Tĩnh lự thứ tư làm Ngã, tám Biến xứ trước cũng duyên vào đất… thuộc Tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Lẽ nào không phải tám Biến xứ trước duyên với sắc của cõi Dục hay sao?

Đáp: Cũng duyên với sắc của cõi Dục, cũng duyên với sắc của Tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Chư Thiên cõi Sắc chỉ một sắc màu trắng, làm sao duyên vào đó để làm thành màu xanh…?

Đáp: Hữu tình cõi Sắc chỉ một sắc màu trắng, số phi tình ở đó cũng có màu xanh…

Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói này. Nếu Hữu thân kiến tương ưng cùng có với tám Biến xứ, thì có thể đưa ra vấn nạn rằng: Làm sao pháp tương ưng cùng có, hoặc là duyên với Tĩnh lự thứ tư, hoặc là duyên với cõi Dục? Nhưng Hữu thân khiến và tám Biến xứ trước không phải là tương ưng – không – phải là cùng có, không cần phải chất vấn làm gì, mà một hữu tình gọi là người chấp Ngã cũng gọi là người đạt được Định. Hữu thân kiến chấp vào đất… đất thuộc Tĩnh lự thứ tư làm Ngã, tám Biến xứ trước duyên với sắc của cõi Dục, không phải là cùng lúc cho nên dễ dàng thông hiểu kinh này. Hữu thân kiến này và tám Biến xứ, thân sở y giống nhau và cảnh sở duyên khác nhau. Như trong kinh nói: “Có Định về đất…, có Biến xứ về đất…” Hỏi: Định về đất… này và Biến xứ về đất… có gì sai biệt?

Đáp: Định về đất… ở cõi Dục và bốn Tĩnh lự, Biên xứ về đất… chỉ ở Tĩnh lự thứ tư. Lại nữa, nếu lúc dấy lên hiểu một phần ít thì gọi là Định về đất…, nếu lúc dấy lên hiểu rộng khắp thì gọi là Biên xứ về đất… đó gọi là sai biệt.

Hỏi: Giải thoát – Thắng xứ và Biên xứ có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi chính là sai biệt, nghĩa là loại này gọi là giải thoát, loại này gọi là Thắng xứ, loại này gọi là Biến xứ. Lại nữa, thiện căn phẩm Hạ gọi là giải thoát, thiện căn phẩm Trung gọi là Thắng xứ, thiện căn phẩm Thượng gọi là Biến xứ. Lại nữa, thiện căn nhỏ bé gọi là Giải thoát, thiện căn to lớn gọi là Thắng xứ, thiện căn vô lượng gọi là Biến xứ. Lại nữa, chỉ có nhân gọi là Giải thoát, chỉ có quả gọi là Biến xứ, gồm chung nhân – quả gọi là Thắng xứ. Lại nữa, có năng lực rời bỏ gọi là Giải thoát, có năng lực hơn hẳn về điều phục cảnh gọi là Thắng xứ, có năng lực mở rộng sở duyên gọi là Biến xứ. Lại nữa, chỉ dấy lên thắng giải gọi là giải thoát, có năng lực điều phục phiền não gọi là thắng xứ, đối với cảnh sở duyên không khác nhau – không hạn lượng gọi là Biến xứ. Lại nữa, nếu đạt được Giải thoát thì chưa hẳn đã đạt được Thắng xứ – Biến xứ, nếu đạt được Thắng xứ thì chắc chắn đã đạt được Giải thoát nhưng chưa hẳn đã đạt được Biến xứ, nếu đạt được Biến xứ thì chắc chắn đã đạt được Giải thoát nhưng chưa hẳn đã đạt được Biến xứ, nếu đạt được Biến xứ thì chắc chắn đã đạt được Giải thoát và Thắng xứ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì từ Giải thoát tiến vào Thắng xứ, từ Thắng xứ tiến vào Biến xứ. Đó gọi là sai biệt giữa Giải thoát – Thắng xứ và Biến xứ.

Trong này, tám trí ba Tam–ma–địa, ba trung Tam-ma-địa, như trương Trí Uẩn sau sẽ phân biệt rộng ra; ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, như chương Kiết Uẩn này ở phần đầu đã phân biệt rộng ra.

 *******

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tức mà đoạn của cõi Vô sắc, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại có mấy tùy miên tùy tăng?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì dựa vào chương trước để hiển bày về nghĩa của Môn, nghĩa là dựa vào bốn mươi hai chương (phần) đã nói trước đây đã hiển bày về nghĩa của mười loại Môn như tùy miên… Lại nữa, vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý, nghĩa là hoặc có người chấp: Các pháp như nhãn căn… trong thân Vô học cũng là vô lậu. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày nhãn căn… chỉ là hữu lậu, là do các tùy miên mà tùy tăng. Hoặc lại có người chấp: Phiền não điên đảo không có sở duyên thật sự. Vì ngăn chặn cái chấp để hiển bày các phiền não có sở duyên thật sự. Hoặc lại có người chấp: Không có nghĩa là sở duyn tương ưng ràng buộc; nếu đối với sở duyên mà có nghĩa ràng buộc, thì duyên với pháp vô lậu phải có nghĩa ràng buộc. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày có nghĩa sở duyên tương ưng ràng buộc. Sở duyên ràng buộc, là chỉ đối với tùy miên hữu lậu duyên vào nó nhất định phải tùy tăng, tùy duyên với vô lậu mà không tùy tăng cho nên không có nghĩa ràng buộc. Tương ưng ràng buộc, là chủ yếu phiền não tương ưng ấy chưa đoạn, phiền não đoạn rồi tuy có tương ưng mà không có nghĩa ràng buộc. Lại nữa, vì ngăn chặn có ràng buộc mà đối với tự thân khởi lên tăng thượng mạn nói là đã giải thoát, nghĩa là người kia tạm thời điều phục các phiền não, mà nói là chính mình đã được giải thoát, cần phải làm cho người kia biết đối với nhãn – nhĩ… của mình vẫn còn có tùy miên tùy tăng như tham… Lại nữa, vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh, nghĩa là trong kinh nói nhãn căn… có các tùy miên tùy tăng như tham…; tuy có nói lời này mà không phân biệt rộng ra, nay cần phải phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.

Nên biết trong này có năm Bộ pháp, tức là năm Bộ tùy miên tùy tăng. Năm bộ pháp, đó là pháp do kiến Khổ mà đoạn cho đến pháp do tu mà đoạn, năm Bộ tùy miên nên biết cũng như vậy. Trong này, pháp do kiến Khổ mà đoạn là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn; pháp do kiến Tập mà đoạn là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn; pháp do kiến Diệt mà đoạn là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành; pháp do kiến Đạo mà đoạn là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành.

Lại nữa, có mười loại pháp, lại làm thành chín loại tùy miên tùy tăng. Mười loại pháp, đó là pháp do kiến Khổ – Tập – Diệt – Đạo mà đoạn đều có hai loại:

  1. Tương ưng.
  2. Không tương ưng.

Pháp do tu mà đoạn cũng có hai loại:

  1. Nhiễm ô.
  2. Không nhiễm ô.

Chín loại tùy miên, đó là tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn đều có hai loại:

  1. Biến hành.
  2. Không biến hành.

Tùy miên do kiến Diệt – Đạo mà đoạn đều có hai loại:

  1. Duyên hữu lậu.
  2. Duyên vô lậu.

Cùng với tùy miên do tu mà đoạn, tổng cộng là chín loại.

Trong này, pháp tương ưng do kiến Khổ mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn. Bộ của mình, tùy theo sự thích hợp mà có sở duyên tương ưng ràng buộc. Pháp không tương ưng do kiến Khổ mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn, đều chỉ có sở duyên ràng buộc. Pháp tương ưng do kiến tập mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn. Bộ của mình thì tùy theo sự thích hợp mà có sở duyên tương ưng ràng buộc. Bộ khác thì chỉ có sở duyên ràng buộc. Pháp không tương ưng do kiến Tập mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn, đều chỉ có sở duyên ràng buộc.

Pháp tương ưng do kiến Diệt mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành. Bộ của mình duyên hữu lậu, thì tùy theo sự thích hợp mà có sở duyên tương ưng ràng buộc, duyên vô lậu thì chỉ có tương ưng ràng buộc. Bộ khác thì chỉ có sở duyên ràng buộc. Pháp không tương ưng do kiến Diệt mà đoạn, là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, đều chỉ có sở duyên ràng buộc.

Pháp tương ưng do kiến Đạo mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành. Bộ của mình duyên hữu lậu, thì tùy theo sự thích hợp mà có sở duyên tương ưng ràng buộc, duyên vô lậu thì chì có tương ưng ràng buộc. Bộ khác thì chỉ có sở duyên ràng buộc. Pháp không tương ưng do kiến Đạo mà đoạn, là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, đều chỉ có sở duyên ràng buộc.

Pháp nhiễm ô do tu mà đoạn, là tất cả tùy miên do tu mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành. Bộ của mình thì tùy theo sự thích hợp mà có sở duyên tương ưng ràng buộc. Bộ khác thì chỉ có sở duyên ràng buộc. Pháp không nhiễm ô do tu mà đoạn, là tất cả tùy miên do tu mà doạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, đều chỉ có sở duyên ràng buộc.

Nên biết trong này, tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn, tùy theo sự thích hợp là sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình, bộ mình, bộ khác, chỉ là sở duyên ràng buộc. Tùy miên không biến hành do kiến Khổ mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên không biến hành do kiến Khổ mà đoạn, tùy theo sự thích hợp là sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình – bộ mình – bộ khác, chỉ là sở duyên ràng buộc.

Tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn, tùy theo sự thích hợp là sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình – bộ mình – bộ klhác, chỉ là sở duyên ràng buộc. Tùy miên không biến hành do kiến Tập mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên không biến hành do kiến Tập mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên không biến hành do kiến Tập mà đoạn, tùy theo sự thích hợp là sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình – bộ mình, chỉ là sở duyên ràng buộc.

Tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên duyên hũu lậu do kiến Diệt mà đoạn, tùy theo sự thích hợp là sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình – bộ mình, chỉ là sở duyên ràng buộc. Tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn, tùy theo sự thích hợp chỉ là tương ưng ràng buộc.

Tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn, tùy theo sự thích hợp mà có sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình – bộ mình, chỉ là sở duyên ràng buộc. Tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn, chỉ là tương ưng ràng buộc.

Tùy miên do tu mà đoạn, đối với pháp tương ưng với tùy miên do tu mà đoạn, tùy theo sự thích hợp là sở duyên tương ưng ràng buộc; đối với các pháp hữu lậu còn lại của địa mình – bộ mình, chỉ là sở duyên ràng buộc.

Lại nữa, có bốn mươi mốt loại pháp, lại làm thành ba mươi sáu loại tùy miên tùy tăng. Bốn mươi mốt loại pháp, đó là pháp có kiến Khổ mà đoạn có mười một loại, tức là pháp tương ưng với mười tùy miên, và pháp không tương ưng là mười một; pháp do kiến Khổ mà đoạn có tám loại, tức là pháp tương ưng với bảy tùy miên, và pháp không tương ưng là tám; pháp do kiến Diệt mà đoạn cũng như vậy; pháp do kiến Đạo mà đoạn có chín loại, tức là pháp tương ưng với tám tùy miên, và pháp không tương ưng là chín; pháp do tu mà đoạn có năm loại, tức là pháp tương ưng với bốn tùy miên, và không tương ưng là năm.

Ba mươi sáu loại tùy miên, đó là do kiến Khổ mà đoạn có mười, do kiến Tập – Diệt mà đoạn đều có bảy, do kiến Đạo mà đoạn có tám, do tu mà đoạn có bốn, bởi vì chỉ dựa vào Bộ mà nói chứ không dựa vào cõi (Giới).

Trong này, pháp tương ưng với Hữu thân kiến, là Hữu thân kiến và những tùy tăng của tùy miên Vô minh tương ưng với nó, tùy theo sự thích hợp mà làm sở duyên tương ưng ràng buộc, đây là nói tổng quát. Nếu nói riêng biệt thì hoặc đối với nó là sở duyên ràng buộc, tức là đối với nó không phải là tương ưng ràng buộc; hoặc đối với nó là tương ưng ràng buộc, tức là đối với nó không phải là sở duyên ràng buộc. Loại khác thuận theo như vậy.

Đây lại là khác, tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn, chỉ là sở duyên ràng buộc. Như pháp tương ưng với Hữu thân kiến, Biên chấp kiến và Tà kiến do kiến Khổ mà đoạn, cho đến pháp tương ưng với Mạn, tùy theo thích hợp cũng như vậy. Pháp tương ưng với Vô minh bất cọng do kiến Khổ mà đoạn, là những tùy tăng của tùy miên Vô minh bất cọng do kiến Khổ mà đoạn, tùy theo sự thích hợp mà làm sở duyên tương ưng ràng buộc. Đây lại là khác, tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn, chỉ làm sở duyên ràng buộc.

Pháp không tương ưng do kiến Khổ mà đoạn, là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn, chỉ làm sở duyên ràng buộc. Như mười một pháp do kiến Khổ mà đoạn, tám pháp do kiến Tập mà đoạn, tùy theo sự thích hợp cũng như vậy.

Pháp tương ưng với Tà kiến do kiến Diệt mà đoạn, là Tà kiến do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên Vô minh tương ưng với nó, chỉ là tương ưng ràng buộc.

Đây lại là khác, tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc. Như pháp tương ưng với Tà kiến do kiến Diệt mà đoạn, pháp tương ưng với Nghi do kiến Diệt mà đoạn, tùy theo thích hợp cũng như vậy.

Pháp tương ưng với Kiến thủ do kiến Diệt mà đoạn, là Kiến thủ do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên Vô minh tương ưng với nó, tùy theo sự thích hợp mà làm sở duyên tương ưng ràng buộc.

Đây lại là khác, tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc. Như pháp tương ưng với Kiến thủ do kiến Diệt mà đoạn, pháp tương ưng với Tham-Sân-Mạn do kiến Diệt mà đoạn, tùy theo sự thích hợp cũng như vậy.

Pháp tương ưng với Vô minh bất cọng do kiến Diệt mà đoạn, là những tùy tăng của tùy miên Vô minh bất cọng do kiến Diệt mà đoạn, chỉ là tương ưng ràng buộc.

Đây lại là khác, tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc. Pháp không tương ưng do kiến Diệt mà đoạn, là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc. Như tám pháp do kiến Diệt mà đoạn, chín pháp do kiến Đạo mà đoạn, tùy theo sự thích hợp cũng như vậy.

Pháp tương ưng với Tham do tu mà đoạn, là Tham do tu mà đoạn và những tùy tăng của tùy miên Vô minh tương ưng với nó, tùy theo sự thích hợp mà làm sở duyên tương ưng ràng buộc. Đây lại là khác, tùy miên do tu mà đoạn và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc. Như pháp tương ưng với Tham do tu mà đoạn, pháp tương ưng với Sân-Mạn do tùy miên mà đoạn, tùy theo sự thích hợp cũng như vậy.

Pháp tương ưng với Vô minh bất cọng do tu mà đoạn, là những tùy tăng của tùy miên Vô minh bất cọng do tu mà đoạn, tùy theo sự thích hợp mà làm sở duyên tương ưng ràng buộc. Đây lại là khác, tùy miên do tu mà đoạn và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc. Pháp không tương ưng do tu mà đoạn, là tất cả tùy miên do tu mà đoạn và những tùy tăng của tùy miên biến hành, chỉ là sở duyên ràng buộc.

Nếu nói về pháp thâu nhiếp thì cần phải dựa vào mười tám Giới, nếu nói về các Thức thì cần phải dựa vào mười hai Xứ, nếu nói về các Trí thì cần phải dựa vào bốn Thánh đế, nếu nói về các tùy miên thì cần phải dựa vào năm Bộ. Nay nói về tùy miên, cho nên dựa vào năm Bộ để phân biệt về sự sai biệt của tùy miên tùy tăng.

Nhãn căn biến hành (hiện hành khắp) cõi Dục-Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, là nhãn căn bao gồm cõi Dục-Sắc chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Nhưng mà nhãn căn này bao gồm ở năm địa, đó là cõi Dục và bốn Tĩnh lự, năm địa này đều là biến hành của địa mình, và tùy miên tùy tăng (tăng theo) do tu mà đoạn. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân căn như vậy, là cũng bao gồm năm địa thuộc cõi Dục-Sắc, bởi vì chỉ do tu mà đoạn như nhãn căn.

Nữ căn là biến hành thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, bởi vì nữ căn chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Nam căn và khổ căn cũng như vậy, bởi vì cũng chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn như nữ căn.

Mạng căn là biến hành thuộc ba cõi, và là tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, bởi vì mạng căn gồm chung ba cõi và chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Nhưng mà mạng căn này bao gồm ở chín địa, đó là cõi Dục-bốn Tĩnh lự và bốn Vô sắc, chín địa này đều là biến hành của địa mình, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Năm căn như Tín… cũng như vậy, là năm căn như Tín… gồm chung

hữu lậu và vô lậu; hữu lậu thì cũng bao gồm ba cõi-chín địa, bởi vì chỉ do tu mà đoạn như Mạng căn, vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Ý căn là tất cả tùy miên tùy tăng, Ý căn gồm chung hữu lậu và vô lậu; hữu lậu thì bao gồm ba cõi-năm bộ, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Nhưng mà Ý căn này thuộc về chín địa, đó là cõi Dục-bốn Tĩnh lự và bốn Vô sắc, chín địa này đều là tất cả tùy miên tùy tăng của địa mình. Vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Xả căn cũng như vậy, là cũng gồm chung hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu thì cũng bao gồm ba cõi-chín địa và năm bộ như Ý căn.

Lạc căn là tất cả biến hành thuộc cõi Dục và cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, Lạc căn bao gồm cõi Dục-Sắc và chỉ có ở ba địa, đó là cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba. Cõi Dục thì thuộc về ba Thức, hai địa này đều chỉ do tu mà đoạn, cho nên mỗi một địa đều là biến hành của địa mình, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Tĩnh lự thứ ba thuộc về Ý thức gồm chung hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì bao gồm năm bộ và gồm chung tất cả tùy miên tương ưng, tất cả tùy miên tùy tăng của địa mình, vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Hỷ căn là tất cả cõi Dục và cõi Sắc, trừ ra Nghi duyên vô lậu và Vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng. Hỷ căn gồm chung cõi Dục-Sắc và chỉ có ở ba địa, đó là cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu. Cõi Dục thì bao gồm năm bộ, không tương ưng với tùy miên Sân-Nghi, bởi vì Hỷ căn chuyển thành hành tướng vui vẻ, Sân-Nghi chuyển thành hành tướng lo buồn, cho nên vui vẻ và lo buồn trái ngược nhau mà không tương ưng. Hỷ căn của cõi Dục, trừ ra Nghi do kiến Diệt-Đạo mà đoạn và Vô minh tương ưng với nó, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Dục. Nghi do kiến Diệt-Đạo mà đoạn và Vô minh tương ưng với nó, đối với Hỷ căn không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì không tương ưng. Ngoài ra, Nghi và Sân tuy không tương ưng, mà đối với Hỷ căn có nghĩa của duyên ràng buộc, cho nên nói Hỷ căn của cõi Dục trừ ra Nghi duyên vô lậu và Vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả tùy miên tùy tăng. Hỷ căn của hai Tĩnh lự đầu đều gồm chung hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì cùng bao gồm năm bộ và bao gồm tất cả tùy miên tương ưng; Nghi thuộc về địa Định cũng tương ưng với Hỷ-Lạc, đều là tất cả tùy miên tùy tăng của địa mình. Cho nên nói Hỷ căn của cõi Sắc là tất cả tùy miên tùy tăng. Vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Ưu căn của cõi Dục là tất cả tùy miên tùy tăng, Ưu căn chỉ thuộc cõi Dục gồm chung năm bộ, và tất cả tùy miên tương ưng, cho nên có nhưngbảy mươi bốn tùy miên tùy tăng như vậy.

Ba căn vô lậu không có tùy miên tùy tăng, là bởi vì tất cả pháp vô lậu không phải là quan hệ của các tùy miên tùy tăng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu pháp là quan hệ của Hữu thân kiến, là quan hệ của tùy miên, là nơi dừng chân của tham sân si, có dơ bẩn-có xấu xa-có hỗn loạn, thì đó là những tùy tăng của các tùy miên; pháp vô lậu thì không như vậy, cho nên không phải là những tùy tăng của tùy miên. Lại nữa, nều nơi nào có ái thì nơi ấy chính là tùy miên tùy tăng, như chỗ dầu mỡ ẩm ướt thì bụi bặm dơ bẩn dễ dính vào; pháp vô lậu thì không như vậy, cho nên không phải là những tùy tăng của tùy miên. Lại nữa, nếu pháp có chấp Hữu thân kiến là Ngã-Ngã sở, thì nơi ấy chính là tùy miên tùy tăng, pháp vô lậu thì không như vậy. Lại nữa, nếu pháp là quan hệ sở duyên và quan hệ tùy tăng của tùy miên, thì đó là những tùy tăng của tùy miên; pháp vô lậu là quan hệ sở duyên của tùy miên mà không phải là quan hệ tùy tăng, cho nên không phải là những tùy tăng của tùy miên. Lại nữa, nếu pháp là mơi sở duyên của tùy miên, cũng là nơi tùy tăng, thì đó là những tùy tăng của tùy miên; pháp vô lậu tuy là nơi sở duyên của tùy miên mà không phải là nơi tùy tăng, cho nên không phải là những tùy tăng của tùy miên.

Hiếp Tôn giả nói: “Vô lậu trơn láng sạch sẽ không phải là nơi mà các tùy miên có thể dừng chân, vì vậy không phải là tùy miên tùy tăng. Như ngọc lưu ly rất trơn láng sạch sẽ, các loài ruồi muỗi… không thể nào dừng chân được.” Đại đức nói rằng: “Vô lậu cháy bừng nóng bỏng không phải là nơi có thể dừng châncủa các tùy miên, vì vậy không làm cho tùy miên tùy tăng. Như ngọn lửa cháy bỏng không thể dừng chân đứng được.”

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Vô lậu uy thế mạnh mẽ, tùy miên duyên vào đó mà không tùy tăng; như người dòng Chiênđà-la nhìn gương mặt nhà vua uy thế mạnh mẽ mà tâm vô cùng run sợ.” Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Lúc duyên với pháp hữu lậu khởi lên tùy miên thì tùy miên từ từ tăng lên, như người nhìn mặt trăng thì nhãn căn tăng mạnh, cho nên pháp hữu lậu là tùy miên tùy tăng. Lúc duyên với pháp vô lậu khởi lên tùy miên thì tùy miên từ từ giảm xuống, như người nhìn mặt trời thì nhãn căn giảm sút, cho nên pháp vô lậu không phải là những tùy tăng của tùy miên.”

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc-nhãn-nhĩ-thân thức giới, biến hành thuộc cõi Dục-Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Mười một Giới này bao gồm cõi Dục-Sắc, chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Đây là dựa vào cõi mà nói. Nhưng địa có khác nhau, đó là tám loại như Nhãn… gồm chung ở năm địa, cho nên làm biến hành thuộc năm địa và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nhãn-Nhĩ -Thân thức chỉ ở hai địa, đó là cõi Dục-Tĩnhlự thứ nhất, cho nên chỉ là biến hành thuộc hai điạ, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nhãn-Nhĩ- Tỷ-Thiệt-Thân-Sắc-Thanh-Xúc xứ-Sắc uẩn và Sắc thủ uẩn, năm Giới trước có sắc- có thấy-có đối, pháp cũng như vậy. Các pháp như vậy cũng gồm chung năm địa thuộc cõi Dục-Sắc, chỉ do tu mà đoạn như Nhãn giới… Hương-Vị-Tỷ-Thiệt thức giới là biến hành thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, bốn Giới như vậy chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Hương-Vị xứ cũng như vậy, bởi vì cũng chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn như Hương giới… Ý-Pháp-Ý thức là tất cả tùy miên tùy tăng, như vậy ba Giới đều gồm chung hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì gồm chung ba cõi-chín địa-năm bộ, và bao gồm tất cả tùy miên tương ưng, là tất cả tùy miên tùy tăng; vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Ý-Pháp xứ, bốn Uẩn sau, bốn Thủ uẩn sau, Thức giới, Vô sắc -Vô kiến-Vô đối, pháp hữu lậu-hữu vi, quá khứ-vị lai-hiện tại, pháp Phi học phi vô học cũng như vậy. Trong các pháp này, có loại chỉ là hữu lậu, có loại gồm chung hữu lậu và vô lậu. Các pháp hữu lậu đều gồm chung ba cõi-chín địa-năm bộ, và gồm chung tất cả tùy miên tương ưng, là tất cả tùy miên tùy tăng; vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Pháp vô lậu-vô vi không có tùy miên tùy tăng, pháp Học-Vô học -Vô đoạn cũng như vậy, bởi vì đều là vô lậu, nghĩa như trước đã nói.

Pháp thiện và pháp do tu mà đoạn, là biến hành thuộc ba cõi và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Trong này, pháp thiện gồm chung hữu lâu và vô lậu, pháp do tu mà đoạn chỉ là hữu lậu. Các pháp hũu lậu đều gồm chung ba cõi-chín địa, chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy; vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Pháp bất thiện và pháp hệ thuộc cõi Dục, là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Dục. Hai pháp như vậy chỉ thuộc cõi dục bao gồm năm bộ, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Pháp vô ký thuộc cõi SắcVô sắc, tất cả hai bộ thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn. Pháp vô ký, đó là các pháp nhiễm ô và pháp vô phú vô ký thuộc cõi SắcVô sắc; các pháp nhiễm ô thuộc phẩm Hữu thân kiếnBiên chấp kiến của cõi Dục, và pháp vô phú vô ký, cùng với hư không phi trạch diệt. Nếu là pháp vô ký của cõi SắcVô sắc, thì bao gồm hai cõitám địanăm bộ, là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Sắc-Vô sắc. Nếu là pháp vô ký của cõi Dục, nhiễm ô thì chỉ do kiến Khổ mà đoạn, là tất cả do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn; khôntg nhiễm ô thì chỉ do tu mà đoạn, là tất cả do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng; hư không phi trạch diệt không phải là tùy miên tùy tăng.

Pháp hệ thuộ cõi Sắc, là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Sắc, đây là chỉ riêng cõi Sắc gồm chung bốn địa-năm bộ, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Pháp do kiến mà đoạn, là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến mà đoạn, đây là gồm chung ba cõi-chín địa và bốn bộ trước, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Tùy miên do tu mà đoạn, không thể nào duyên với pháp do kiến mà đoạn, cho nên không phải là tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Khổ-Tập đế là tất cả tùy miên tùy tăng, bởi vì hai đế Khổ-Tập thâu nhiếp toàn bộ các pháp hữu lậu của ba cõi-chín địa-năm bộ, là tất cả tùy miên tùy tăng.

Diệt-Đạo đế không có tùy miên tùy tăng; pháp-Loại-Khổ-TậpDiệt-Đạo trí và ba Tam-ma-địa cũng như vậy, đều là vô lậu cho nên tất cả không phải là tùy miên tùy tăng. Ba Tam-ma-địa chỉ là vô lậu, bởi vì trong này chỉ nói đến ba Giải thoát môn đã thâu nhiếp Định.

Bốn Tĩnh lự là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Sắc, bốn Tĩnh lự này gồm chung hữu lậu và vô lậu; hữu lậu thì chỉ thuộc cõi Sắc bao gồm năm bộ và gờm chung nhiễm ô-không nhiễm ô, hoặc là Định -hoặc là Sinh đều là do bốn Tĩnh lự này thâu nhiếp, cho nên toàn bộ là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi sắc; vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Bốn Vô lượng là biến hành thuộc cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Trong này chỉ nói đến Vô lượng thành tựu đầy đủ chỉ thuộc về cõi Sắc, nhưng Hỷ vô lượng chỉ thuộc về hai Tĩnh lự đầu, ba Vô lượng còn lại gồm chung ở bốn Tĩnh lự, đều chỉ do tu mà đoạn, vì vậy nói chung là biến hành thuộc cõi Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Ba giải thoát trước, tám Thắng xứ, tám Biến xứ trước và Tha tâm trí cũng như vậy. Trong này cũng nói đến Giải thoát-Thắng xứ-Biến xứ thành tựu đầy đủ, cho nên chỉ thuộc về cõi Sắc và do tu mà đoạn, dựa vào địa sai biệt như trước nên biết. Tha tâm trí gồm chung hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì chỉ thuộc về cõi Sắc gồm chung bốn Tĩnh lự và chỉ do tu mà đoạn. Pháp này và hữu lậu của ba loại trước, như Vô lượng đã nói. Bốn Vô sắc là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Vô sắc. Trong bốn Vô sắc thì ba Vô sắc trước gồm chung hữu lậu và Vô lậu, Vô sắc thứ tư chỉ là hữu lậu. Các pháp hữu lậu chỉ bao gồm năm bộ của cõi Vô sắc và gồm chung nhiễm ô-không nhiễm ô, hoặc là Định-hoặc là Sinh đều là do bốn Vô sắc này thâu nhiếp, cho nên toàn bộ là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Vô sắc; vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng. Năm Giải thoát sau-hai biến xứ sau là biến hành thuộc cõi Vô sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Trong này, hữu lậu thì tùy theo địa sai biệt, đều chỉ thuộc về cõi Vô sắc và chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy; vô lậu thì không phải là tùy miên tùy tăng.

Thế tục trí trừ ra Kiến duyên vô lậu, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng. Thế tục trí này gồm chung ba cõi-chín địa-năm bộ, nhiễm ô -không nhiễm ô và tất cả tuệ hữu lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Trừ ra Kiến duyên vô lậu, đó là trừ ra Tà kiến do kiến Diệt-Đạo mà đoạn, nó đối với thế tục trí không phải là sở duyên ràng buộc, duyên với vô lậu cho nên không phải là tương ưng ràng buộc, bởi vì tự tánh cùng với tự tánh không tương ưng, bởi vì Tà kiến tức là Thế tục trí. Nhưng các tùy miên đối với sở duyên ràng buộc và tương ưng ràng buộc của Thế tục trí có sai biệt, cần phải làm thành bốn câu phân biệt:

1. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, là sở duyên ràng buộc chứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là trừ ra Kiến duyên hựu lậu.

2. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, là tương ưng ràng buộc chú không phải là sở duyên ràng buộc, đó là trừ ra Kiến duyên vô lậu, còn lại các tùy miên duyên vô lậu.

3. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là trừ ra Kiến duyên vô lậu, còn lại các tùy miên duyên hữu lậu, đây tức là nói chung, nếu như nói riêng thì hoặc đối với nó là sở duyên ràng buộc, tức là đối với nó không phải là tương ưng ràng buộc, hoặc đối với nó là tương ưng ràng buộc, tức là đối với nó không phải là sở duyên ràng buộc.

4. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, đó là Kiến duyên vô lậu.

Ở trong nghĩa này, Vụ Tôn giả nói bốn câu phân biệt có khác.

1. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, là sở duyên ràng buộc chứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là địa mình duyên với Thế tục trí mà tùy miên Kiến chưa đoạn.

2. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, là tương ưng ràng buộc chứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là trừ r a duyên với địa mình, hoặc tùy miên Kiến duyên vô lậu, còn lại các duyên của địa mình-cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc tùy miên duyên vô lậu chưa đoạn.

3. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là trừ ra địa mình duyên với tùy miên Kiến của Thế tục trí, còn lại các tùy miên của địa mình duyên với Thế tục trí chưa đoạn, đây tức là nói chung. Nếu nói riêng thì hoặc đối với nó là sở duyên ràng buộc, tức là đối với nó không phải là tương ưng ràng buộc; nếu đối với nó là tương ưng ràng buộc, thì đối với nó không phải là sở duyên ràng buộc.

4. Hoặc có tùy miên đối với Thế tục trí, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tất cả tùy miên của địa khác, và tùy miên đã đoạn của địa mình. Giả sử chưa đoạn, ma là duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên vơi pháp khác của địa mình, hoặc tùy miên Kiến duyên vô lậu.

Ba trùng Tam-ma-địa là biến hành thuộc ba cõi, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Trùng Tam-ma-địa là biến hành thuộc ba cõi-chín địa, chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Kiết Hữu thân kiến, tất cả do kiến Khổ mà đoạn, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn; nghĩa là kiết Hữu thân kiến trong ba Kiết, bao gồm ba cõi-chín địa, chỉ do kiến Khổ mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Kiết Hữu thân kiến, tất cả do kiến Khổ mà đoạn, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn; nghĩa là kiết Hữu thân kiến trong ba Kiết, bao gồm ba cõi-chín địa, chỉ do kiến Khổ mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Kiết Hữu thân kiến thuận phần dưới, Hữu thân kiến-Biên chấp kiến cũng như vậy; nghĩa là hữu thân kiến trong năm Kiết thuận phần dưới, và Hữu thân kiến-Biên chấp kiến trong năm Kiến, cũng bao gồm ba cõi-chín địa, chỉ do kiến Khổ mà đoạn, cho nên giống như Hữu thân kiến trong ba Kiết.

Kiết Giới cấm thủ, tất cả do kiến Khổ mà đoạn, và biến hành do kiến Tập mà đoạn, tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn; nghĩa là kiết Giới cấm thủ trong ba Kiết, bao gồm ba cõi-chín địa, chỉ do kiến Khổ-Đạo mà đoạn, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Tùy miên duyên vô lậu do kiền Đạo mà đoạn, đối với Giới cấm thủ không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì không tương ưng.

Giới cấm thủ và Giới cấm thủ thân hệ, Giới cấm thủ-kiết thuận phần dưới cũng như vậy; nghĩa là Giới cấm thủ trong bốn Thủ, Giới cấm thủ tong bốn Thân hệ, Giới cấm thủ trong bốn Thân hệ, Giới cấm thủ trong năm Kiết thhuận phần dưới, Giới cấm thủ trong năm Kiến, cũng bao gồm ba cõi-chín địa, chỉ do kiến Khổ-Đạo mà đoạn, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên giống như Giới cấm thủ trong ba Kiết.

Kiết Nghi duyên hữu lậu do kiến mà đoạn, và Nghi tương ưng với tùy miên tùy tăng của Vô minh duyên vô lậu, nghĩa là kiết Nghi trong ba Kiết bao gồm ba cõi-chín địa, bốn bộ trước gồm chung duyên hữu lậu và vô lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Duyên hữu lậu do kiến mà đoạn, nghĩa là tất cả tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn và tùy miên duyên hũu lậu do kiến Diệt-Đạo mà đoạn. Tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt-Đạo mà đoạn, đối với kiết Nghi không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên với vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì hoặc là khác tụ, hoặc là tự tánh không tương ưng với tự tánh.

Kiết nghi thuận phần dưới, tùy miên Nghi trong bảy tùy miên, kiết Nghi trong chín Kiết, cũng bao gồm ba cõi-chín địa, bốn bộ trước duyên hữu lậu và vô lậu, cho nên giống như kiết Nghi trong ba Kiết.

Căn bất thiện Tham-Sân là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc cõi Dục, nghĩa là Tham-Sân trong ba Căn bất thiện, chỉ riêng cõi Dục bao gồm năm bộ, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Tùy miên duyên vô lậu đối với Tham-Sân, không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên với vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì khác tụ, còn lại theo trước nên biết.

Hai Thân hệ trước, kiết Sân, hai Kiết trước thuận phần dưới, hai Tùy miên trước, kiết Nhuế cũng như vậy. Nghĩa là Tham-Sân trong bốn Thân hệ, Tham-Sân trong năm Cái, kiết Sân trong năm kiết, Tham-Sân trong năm Kiết thuận phần dưới, Dục tham-Sân nhuế trong bảy Tùy miên, kiết Nhuế trong chín Kiết, cũng chỉ riêng cõi Dục bao gồm năm bộ, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên giống như Căn bất thiện Tham-Sân.

Căn bất thiện Si thuộc cõi Dục trừ ra Vô minh duyên vô lậu, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng. Nghĩa là Si trong ba Căn bất thiện, chỉ thuộc cõi Dục bao gồm năm bộ duyên hữu lậu-vô lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Trừ ra Vô minh duyên vô lậu, là Vô minh bất cọng tương ưng duyên vô lậu do kiến Diệt-Đạo mà đoạn, đối với Căn bất thiện Si không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên với vô lậu, không phải tương ưng ràng buộc bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.

Dục lậu là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Dục, nghĩa là Dục lậu trong ba Lậu chỉ thuộc cõi Dục bao gồm năm bộ, duyên hữ lậu-vô lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Dục Bộc lưu-Ách-Thủ, Cái Hôn trầm thụy miên-Trạo cử cũng như vậy. Nghĩa là Dục bộc lưu trong bốn Bộc lưu, Dục ách trong bốn Ách, Dục thủ trong bốn Thủ, cái Hôn trầm thụy miên-Trạo cử trong năm Cái, cũng chỉ thuộc cõi Dục bao gồm năm bộ, duyên hữu lậu – vô lậu, cho nên giống như Dục lậu.

Hữu lậu là tất cả tùy miên tùy tăng thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Hữu lậu trong ba Lậu bao gồm tám địa-năm bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, duyên hữu lậu-vô lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Hữu Bộc lưu-Ách và Ngã ngữ thủ cũng như vậy, nghĩa là Hữu bộc lưu trong bốn Bộc lưu, Hữu ách trong bốn Ách, Ngã ngữ thủ trong bốn Thủ, cũng bao gồm tám địa-năm bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, duyên hữu lậu-vô lậu, cho nên giống như Hữu lậu.

Vô minh lậu trừ ra Vô minh duyên vô lậu, còn lại là tất cả tùy miên tùy tăng, nghĩa là Vô minh lậu trong ba Lậu bao gồm ba cõi-chín địa-năm bộ, duyên hữu lậu-vô lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Trừ ra Vô minh duyên vô lậu, là nó đối với Vô minh lậu không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.

Vô minh Bộc lưu-Ách, tùy miên Vô minh và kiết Vô minh cũng như vậy, nghĩa là Vô minh Bộc lưu trong bốn Bộc lưu, Vô minh Ách trong bốn Ách, tùy miên Vô minh trong bảy Tùy miên, kiết Vô minh trong chín Kiết, cũng bao gồm ba cõi-chín địa-năm bộ, duyên hữu lậu -vô lậu, cho nên giống như Vô minh lậu.

Kiến Bộc lưu-Ách, duyên hữu lậu do kiến mà đoạn, và duyên vô lậu tương ưng với Kiến, là Vô minh tùy miên tùy tăng. Nghĩa là Kiến bộc lưu, Kiến ách trong bốn Ách bao gồm ba cõi-chín địa, bốn bộ trước duyên hữu lậu và vô lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Trừ ra Tà kiến-Nghi duyên vô lậu, và Vô minh tương ưng với Nghi ấy, cùng với Vô minh bất cọng duyên vô lậu, bởi vì chúng đối với Kiến Bộc lưu-Ách, không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên với vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, hoặc bởi vì tụ khác.

Kiết thủ-Tà kiến-tùy miên Kiến và kiết Kiến cũng như vậy, nghĩa là Kiến thủ trong bốn Thủ, Tà kiến trong năm Kiến, tùy miên Kiến trong bảy tùy miên, kiết Kiến trong chín Kiết, cũng bao gồm ba cõi-chín địa-bốn bộ trước, duyên hữu lậu và vô lậu, cho nên giống như Kiến Bộc lưu-Ách.

Thân hệ chấp đây là thật, là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do kiến mà đoạn, nghĩa là Thân hệ chấp đây là thật trong bốn Thân hệ, bao gồm ba cõi-chín địa-bốn bộ trước, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Kiến thủ và kiết Thủ cũng như vậy, nghĩa là Kiến thủ trong năm Kiến, kiết Thủ trong chín Kiết, cũng bao gồm ba cõi-chín địa-bốn bộ trước, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên giống như Thân hệ chấp đây là thật.

Cái Ác tác là biến hành thuộc cõi Dục, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, nghĩa là cái Ác trong năm Cái, chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Kiết Tật-Khan, Tỷ-Thiệt xúc mà sinh ra ái thân, kiết Tật-Khan cũng như vậy, nghĩa là kiết Tật-Khan trong năm Kiết, Tỷ-Thiệt xúc mà sinh ra ái thân trong sáu Ái thân, kiết Tật-Khan trong chín Kiết, cũng chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn, cho nên giống như cái Ác tác.

Cái Nghi là duyên hữu lậu do kiến mà đoạn thuộc cõi Dục, và Vô minh tùy miên tùy tăng duyên vô lậu tương ưng với Nghi, nghĩa là cái Nghi trong năm Cái, chỉ thuộc cõi Dục bao gồm bốn bộ trước, duyên hữu lậu và vô lậu, cho nên có nhựng tùy miên tùy tăng như vậy. Trừ ra Tà kiến-Nghi duyên vô lậu thuộc cõi Dục, và Vô minh ty với Tà kiến ấy, cùng với Vô minh bất cọng duyên vô lậu, bởi vì chúng đối với cái Nghi, không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên với vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, hoặc bởi vì tụ khác.

Kiết Tham-Mạn là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc ba cõi, nghĩa là kiết Tham-Mạn trong năm Kiết, bao gồm ba cõi-chín địa-năm bộ, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Ý xúc mà sinh ra Ái thân, tùy miên Mạn, kiết Ái-Mạn cũng như vậy. Nghĩa lá Ý xúc mà sinh ra Ái thân trong sáu Ái thân, tùy miên Mạn trong bảy Tùy miên, kiết Ái-Mạn trong chín Kiết, cũng bao gồm ba cõi-chín địa-năm bộ, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên giống như kiết Tham-Mạn trong năm Kiết.

Sắc tham là biến hành thuộc cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, nghĩa là Sắc tham trong năm Kiết thuận phần trên, chỉ thuộc bốn địa của cõi Sắc và do tu mà đoạn, hiện hành trong thân của người Bất hoàn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Biến hành thuộc cõi Sắc trong phần vị dị sinh đối với tham ấy đã có sở duyên ràng buộc.

Vô sắc tham là biến hành thuộc cõi Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, nghĩa là Vô sắc tham trong năm Kiết thuận phần trên, chỉ thuộc bốn địa của cõi Vô sắc và do tu mà đoạn, hiện hành trong thân của người Bất hoàn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Còn lại như trước nói.

Ba Kiết sau trong năm Kiết thuận phần trên là biến hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, nghĩa là Trạo cửMạn-Vô minh trong năm Kiết thuận phần trên, bao gồm tám địa thuộc cõi Sắc-Vô sắc và chỉ do tu mà đoạn, hiện hành trong thân của người Bất hoàn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy. Còn lại như trước nói.

Nhãn-Nhĩ-Thân xúc mà sinh ra Ái thân là biến hành thuộc cõi Dục-Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn, nghĩa là Nhãn-Nhĩ -Thân xúc mà sinh ra Ái thân trong sáu Ái thân, bao gồm cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất, chỉ do tu mà đoạn, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Tùy miên Hữu tham là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là tùy miên Hữu tham trong bảy Tùy miên, bao gồm tám địa-năm bộ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, chỉ là duyên hữu lậu, cho nên có những tùy miên tùy tăng như vậy.

Tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn. Nghĩa là mười tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại đều là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

Tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn. Nghĩa là bảy tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại đều là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn. Tùy miên do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, là tùy miên do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, trừ ra Vô minh bất cọng duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên và biến hành tùy miên tùy tăng. Nghĩa là bảy tùy miên do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại đều là những tùy miên tùy tăng như vậy.

Tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, trừ ra Vô minh bất cọng duyên vô lậu, còn lại tất cả tùy miên và biến hành tùy tăng. Nghĩa là tám tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại đều là những tùy miên tùy tăng như vậy.

Trong tùy miên do kiến Diệt-Đạo mà đoạn, đều nói là trừ ra Vô minh bất cọng duyên vô lậu, là nó đối với tùy miên không phải là sở duyên ràng buộc bởi vì duyên với vô lậu, không phải là tương ưng ràng buộc bởi vì không tương ưng với tùy miên.

Tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục trong, và biến hành tùy miên tùy tăng. Nghĩa là bốn tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại đều là những tùy miên tùy tăng như vậy.

Năm bộ tùy miên thuộc cõi Sắc-Vô sắc nói rộng ra cũng như vậy…, nghĩa là trong chín mươi tám tùy miên, thì năm bộ thộc cõi Sắc có ba mươi mốt tùy miên, năm bộ thuộc cõi Vô sắc có ba mươi mốt tùy miên, mỗi một loại đều là tùy miên của cõi mình-bộ mình, và biến hành tùy miên tùy tăng, rộng ra như nói thuộc cõi Dục bởi vì giống nhau.

*******

Trong này, tùy miên đối với các tùy miên, là sở duyên ràng buộc và tương ưng ràng buộc, rộng hẹp không như nhau, nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Hoặc co tùy miên, đối với các tùy miên là sở duyên ràng buộc chứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là Vô minh bất cọng duyên hữu lậu.

2. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên là tương ưng ràng buộc chứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là trừ ra Vô minh bất cọng duyên vô lậu, còn lại các tùy miên duyên vô lậu.

3. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là trừ ra Vô minh bất cọng duyên hữu lậu, còn lại các tùy miên duyên hữu lậu. Đây là nói chung, nếu nói riêng thì hoặc đối với nó là sở duyên ràng buộc, tức là đối với nó không phải là tương ưng ràng buộc; nếu đối với nó là tương ưng ràng buộc, thì đối với nó không phải là sở duyên ràng buộc.

4. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, đó là Vô minh bất cọng duyên vô lậu.

Ở trong nghĩa này, Vụ Tôn giả nói bốn câu phân biệt có khác:

1. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên là sở duyên ràng buộc chứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là nó duyên với Vô minh bất cọng của địa mình chưa đoạn.

2. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên là tương ưng ràng buộc chứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là trừ ra duyên với địa mình -cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc Vô minh bất cọng duyên vô lậu, còn lại các duyên của địa mình-cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc tùy miên duyên vô lậu chưa đoạn.

3. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là trừ ra địa mình duyên với Vô minh bất cọng kia, còn lai các tùy miên chưa đoạn kia duyên với địa mình. Đây tức là nói chung, nếu nói riêng thì hoặc đối với nó là sở duyên ràng buộc, tức là đối với nó không phải là tương ưng ràng buộc; nếu đối với nó là tương ưng ràng buộc, thì đối với nó không phải là sở duyên ràng buộc.

4. Hoặc có tùy miên, đối với các tùy miên không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, đó là các tùy miên đã đoạn. Giả sử chưa đoạn, hoặc là tùy miên của địa khác, hoặc duyên với địa mình-cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc Vô minh bất cọng duyên vô lậu.

Hỏi: Nếu các tùy miên có Tầm-có Tứ, thì nó đối với pháp có Tầm-có Tứ là sở duyên ràng buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có các tùy miên, có Tầm-có Tứ mà đối với pháp có Tầm-có Tứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ mà đã đoạn, giả sử chưa đoạn mà duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc duyên vô lậu.

2. Có các tùy miên, đối với pháp có Tầm-có Tứ là sở duyên ràng buộc mà không phải là có Tầm-có Tứ, đó là các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, là duyên hữu lậu mà duyên với nó chưa đoạn.

3. Có các tùy miên, có Tầm-có Tứ cũng đối với pháp có Tầm-có Tứ là sở duyên ràng buộc, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ, là duyên hữu lậu của địa mình mà duyên với nó chưa đoạn.

4. Có các tùy miên không phải là có Tầm-có Tứ, cũng đối với pháp có Tầm-có Tứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ mà đã đoạn; giả sử chưa đoạn mà duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc duyên vô lậu và các tùy miên không có Tầm-không có Tứ.

Hỏi: Nếu các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, thì nó đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ là sở duyên ràng buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có các tùy miên không có Tầm-có Tứ, mà đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là các tùy miên không có các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ mà đã đoạn; giả sử chưa đoạn mà duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc duyên vô lậu.

2. Có các tùy miên đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ là sở duyên ràng buộc, mà không phải là không có Tầm-chỉ có Tứ, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ, là duyên hữu lậu của địa mình mà duyên với nó chưa đoạn.

3. Có các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, cũng đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ là sở duyên ràng buộc, đó là các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, là duyên hữu lậu duyên với nó chưa đoạn.

4. Có các tùy miên không phải là không có Tầm-chỉ có Tứ, cũng đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ mà đã đoạn; giả sử chưa đoạn mà duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc duyên vô lậu, như các tùy miên có Tầm-có Tứ mà là địa khác, và các tùy miên không có Tầm-không có Tứ.

Hỏi: Nếu các tùy miên không có Tầm-không có Tứ, thì nó đối pháp không có Tầm-không có Tứ là sở duyên ràng buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có các tùy miên không có Tầm-không có Tứ, mà không phải là sở duyên ràng buộc đối với pháp không có Tầm-không có Tứ, đó là các tùy miên không có Tầm-không có Tứ mà đã đoạn; giả sừ chưa đoạn mà duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình -cõi khác, hoặc duyên vô lậu.

2. Có các tùy miên là sở duyên ràng buộc đối với pháp không có Tầm-không có Tứ, mà không phải là không có Tầm-không có Tứ, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ, hoặc không có Tầm-chỉ có Tứ, là duyên hữu lậu của địa mình mà duyên đó chưa đoạn.

3. Có các tùy miên không có Tầm-không có Tứ, cũng là sở duyên ràng buộc đối với pháp không có Tầm-không có Tứ, đó là các tùy miên không có Tầm-không có Tứ, là duyên hữu lậu của địa mình mà duyên đó chưa đoạn.

4. Có các tùy miên không phải là không Tầm-không có Tứ, cũng không phải là sở duyên ràng buộc đối với pháp không có Tầm-không có Tứ, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ, hoặc không có Tầm-chỉ có Tứ mà đã đoạn; giả sử chưa đoạn mà duyên với cõi khác, hoặc duyên với địa khác, hoặc duyên với cõi mình-cõi khác, hoặc duyên với pháp khác của địa mình, hoặc duyên vô lậu.

Hỏi: Nếu các tùy miên có Tầm-có Tứ, thì nó đối với pháp có Tầm -có Tứ là tương ưng ràng buộc chăng?

Đáp: Nếu các tùy miên đối với pháp có Tầm-có Tứ là tương ưng ràng buộc thì nó chắc chắn có Tầm có Tứ. Hoặc có tùy miên có Tầm-có Tứ, mà đối với pháp có Tầm-có Tứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là các tùy miên có Tầm-cóTứ mà đã đoạn.

Hỏi: Nếu các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, thì nó đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ là tương ưng ràng buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, mà đối pháp không có Tầm-chỉ có Tứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ mà đã đoạn.

2. Có các tùy miên đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ là tương ưngràng buộc, mà không phải là không có Tầm-chỉ có Tứ, đó là các tùy miên có Tầm-cóTứ, là tương ưng ràng buộc đối pháp không có Tầm-chỉ có Tứ.

3. Có các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ, cũng là tương ưng ràng buộc đối với pháp không có Tầm-chỉ có Tứ, đó là các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ mà chưa đoạn.

4. Có các tùy miên không phải là không có Tầm-chỉ có Tứ, cũng không phải là tương ưng ràng buộc đối với không có Tầm-chỉ có Tứ, đó là các tùy miên có Tầm-có Tứ mà đã đoạn, và các tùy miên không có Tầm-không có Tứ.

Hỏi: Nếu các tùy miên không có Tầm-khôngcó Tứ, thì nó là tương ưng ràng buộc đối với pháp không có Tầm-khôngcó Tứ ràng buộc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có các tùy miên không có Tầm-không có Tứ, mà đối với pháp không có Tầm-không có Tứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là các tùy miên không có Tầm-không có tứ mà đã đoạn.

2. Có các tùy miên đối với pháp không có Tầm-không có Tứ, là tương ưng ràng buộc mà không phải là không có Tầm-không có Tứ, đó là các tùy miên không có Tầm chỉ có Tứ, đối với pháp không có Tầmchỉ có Tứ là tương ưng ràng buộc.

3. Có các tùy miên không có Tầm-không có Tứ, cũng đối với pháp không có Tầm-không có Tứ là tương ưng ràng buộc, đó là các tùy miên không có Tầm-không có Tứ mà chưa đoạn.

4. Có các tùy miên không phải là không có Tầm-không có Tứ, cũng không phải là tương ưng ràng buộc đối với pháp không có Tầmkhông có Tứ, đó là các tùy miên không có Tầm-chỉ có Tứ mà đã đoạn, và các tùy miên có Tầm-có Tứ.

Hỏi: Có thể có pháp là hữu lậu-là tâm sở, không có Tầm-chỉ có Tứ, chưa đoạn-chưa biết khắp, mà không phải là tùy miên tùy tăng của không có Tầm-chỉ có Tứ chăng?

Đáp: Có, đó là Tầm của cõi Dục.

Hỏi: Có thể có pháp là hửu lậu-là tâm sở, không có Tầm-chỉ có Tứ, chưa đoạn-chưa biết khắp, mà làm tùy miên tùy tăng của có TầmcóTứ chăng?

Đáp: Có, đó là Tầm của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất.

Hỏi: Có thể có pháp là hữu lậu-là tâm sở, không có Tầm-không có Tứ, mà không phải là tùy miên tùy tăng của không có Tầm-khôngcó Tứ chăng?

Đáp: Có, đó là Tứ của Tĩnh lự trung gian.

Hỏi: Có thể có tụ, cùng lúc sinh, cùng lúc Trú, cùng lúc Diệt, cùng sở y, cùng sở duyên, cùng hành tướng, sinh thì cùng sinh, diệt thì cùng diệt, mà tùy miên đối với nó có lúc là tương ưng ràng buộc, có lúc không phải là tương ưng ràng buộc chăng?

Đáp: Có, đó là tụ Vô minh bất cọng; Vô minh đối với nó có lúc là tương ưngràng buộc, đó là pháp tương ưng với Vô minh; có lúc không phải là tương ưng ràng buộc, đó là đối với tự tánh của Vô minh.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tương ưng mà đoạn thuộc cọ Vô sắc, duyên thức và duyên thức, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Hỏi: Vì sao soạn ra luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh nghĩa. Nghĩa là phái Thí Dụ đưa ra cách nói như vậy: Cảnh sở duyên của sáu thức thân như Nhãn… khác nhau. Họ nói ý thức có sở duyên riêng biệt, không duyên với sở duyên của năm thức như nhãn… Lại nói sáu thức chỉ duyên với ngoại cảnh, không duyên với nội căn cũng không duyên với thức. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày sở duyên của năm thức trước khác nhau, chỉ duyên với ngoại cảnh chứ không duyên với căn-Thức, sở duyên của ý thức cùng với cảnh của năm thức, có giống nhau-có khác nhau cũng duyên với nội căn-cũng duyên với các thức. Lại nữa, vì muốn hiển bày rõ ràng về chánh lý của các pháp giúp cho người khác biết rõ ràng, cho nên soạn ra luận này.

Nên biết trong này các pháp sở duyên có mười sáu loại, nghĩa là ba cõi đều có năm bộ, và pháp vô lậu. Các thức năng duyên cũng có mừơi sáu loại khác nhau như vậy.

Hỏi: Trong này pháp nào có mấy thức sở duyên?

Đáp: Pháp do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục có năm thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện và vô phú vô ký do tương ưng mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức vô lậu thuộc phẩm pháp trí.

Pháp do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, năm thức sở duyên cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là Thức tương ưng với tất cả do tùy miên kiến Tập mà đoạn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn.

Pháp do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi dục có sáu thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

5. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức vô lậu thuộc phẩm Pháp trí.

Pháp do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, sáu thức sở duyên cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn.

Pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục có năm thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện và nhiễm ô-vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức vô lậu thuộc phẩm Pháp trí.

Pháp do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc có tám thức sở duyên:

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến

Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

7. Thức vô lậu thuộc phẩm Loại trí.

Pháp do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, tám thức sở duyên cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn.

Pháp do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc có chín thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

8. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

9. Thức vô lậu thuộc phẩm Loại trí.

Pháp do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, chín thức sở duyên cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc.

Pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc có tám thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức thiện và nhiễm ô – vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

8. Thức vô lậu thuộc phẩm Loại trí.

Pháp do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

8. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến tùy Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc;

9. Thức thiện và vô phú vô phú vô lý do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

10. Thức vô lậu thuộc phẩm Loại trí.

Pháp do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, mười thức sở duyên cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến khổ mà đoạn.

Pháp do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Vô sắc có mười một thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tương ưng mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

8. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

9. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

9. Thức thiện và vô phú vô ký do tương ưng mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

10. Thức vô lậu thuộc phẩm loại trí.

Pháp do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, mười một thức sở duyên cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

Pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi sắc.

5. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi sắc;

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi sắc.

7. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

8. Thức thiện và nhiễm ô – vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

9. Thức vô lậu thuộc phẩm loại trí.

Pháp vô lậu có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt mà thuộc cõi Vô sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi sắc.

6. Thức thiện do tương ưng mà đoạn thuộc cõi sắc.

7. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

8. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi vô sắc.

9. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

10. Thức vô lậu thuộc phẩm Pháp – Loại trí.

Hỏi: Mười sáu thức này, mỗi một loại có mấy tùy miên tùy tăng?

Đáp: Thức do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên biến hành tùy tăng do kiến Tập mà đoạn. Thức do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên biến hành tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn. Thức do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên biến hành tùy tăng. Thức do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên biến hành tùy tăng. Thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và tùy miên biến hành tùy tăng. Cõi Sắc – Vô sắc đều có năm bộ với thức cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là nên nói thức vô lậu của cõi mình, không phải là tùy miên biến hành tùy tăng, nghĩa như trước đã nói.

Lại nữa, trong này pháp sở duyên có ba mươi hai loại, đó là mười sáu pháp trước đều có hai loại. Bốn bộ ttrước có hai loại:

  1. Tương ưng.
  2. Không tương ưng.

Do tu mà đoạn có hai loại:

  1. Nhiễm ô.
  2. Không nhiễm ô.

Pháp vô lậu có hai loại:

  1. Hữu vi.
  2. Vô vi.

Hữu vi vô lậu, đó là phẩm Pháp

– Loại trí; vô vi vô lậu, đó là ba Vô vi.

Thức năng duyên cũng có ba mươi hai loại, đó là mười sáu thức trước đều có hai loại. Do kiến Khổ – Tập mà đoạn có hai loại:

  1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành.
  2. Thức tương ưng với tùy miên không biến hành.

Do kiến Diệt mà đoạn có hai loại:

  1. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi.
  2. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô vi.

Do kiến Đạo mà đoạn có hai loại:

  1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu.
  2. Do tu mà đoạn có hai loại: – Thức nhiễm ô.

– Thức không nhiễm ô.

Vô lậu có hai loại:

  1. Thức vô lậu thuộc phẩm Pháp trí.
  2. thức vô lậu thuộc phẩm Loại trí.

Trong này, mỗi một pháp có những thức sở duyên như vậy, mỗi một thức có những tùy miên tùy tăng như vậy, tất cả tùy theo sự thích hợp, dựa theo trước mà nói.

Lại nữa, trong này pháp sở duyên có một trăm hai mươi loại, đó là pháp nhiễm ô thuộc năm bộ của ba cõi có chín mươi tám loại, tức là chín mươi tám phẩm tùy miên. Trong này, hoặc là tự tánh của nó, hoặc là tương ưng với nó, hoặc là nó cùng dấy khởi, đều gọi là phẩm của nó. Pháp không nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi có mười bảy loại, đó là cõi Dục bảy loại, cõi sắc sáu loại, cõi Vô sắc bốn loại. Cõi Dục bốn loại, đó là thiên có hai:

  1. Pháp thiện sinh đắc.
  2. Pháp thiện gia hạnh.

Vô ký có năm:

  1. Pháp dị thục sinh.
  2. Pháp oai nghi lộ.
  3. Pháp công xảo xứ.
  4. Pháp thông quả vô ký.
  5. Pháp tự tánh vô ký.

Cõi Sắc sáu loại , đó là thiện có hai, nói như cõi Dục, vô ký có bốn, trừ ra công xảo xứ, còn lại nói như cõi Dục. Cõi vô sắc bốn loại, đó là thiện có hai, nói như cõi Dục; vô ký có hai:

  1. Dị thục sinh.
  2. Tự tánh vô ký.

Pháp vô lậu có năm, đó là phẩm pháp trí-phẩm loại trí và ba vô tri.

Thức năng duyên có một trăm mười bốn loại, đó là thức nhiễm ô thuộc năm bộ của ba cõi có chín mươi tám loại, tức là thức tương ưng với chín mươi tám loại tùy miên. Thức không nhiễm ô do tu mà đoạn của ba cõi có mười bốn loại, đó là cõi Dục có sáu:

  1. Thức thiện sinh đắc.
  2. Thức thiện gia hạnh.
  3. Thức dị thục sinh.
  4. Thức oai nghi lộ.
  5. Thức công xảo xứ.
  6. Thức thông quả vô ký.

Cõi Sắc có năm, trứ ra thức công xảo xứ, còn lại nói như cõi Dục.

Cõi Vô sắc có ba:

  1. Thức thiện sinh đắc.
  2. Thức thiện gia hạnh.
  3. Thức dị thục sinh.

Thức vô lậu có hai:

  1. Thức vô lậu thuộc phẩm pháp trí.
  2. Thức vô lậu thuộc phẩm loại trí.

Trong này, mỗi một pháp có những thức sở duyên như vậy, mỗi một thức có những tùy miên tùy tăng như vậy, tất cả tùy theo sự thích hợp, dựa theo trước mà nói.

Hỏi: Thức thiện sinh đắc có thể duyên với pháp náo?

Đáp: Cõi Dục-sắc thì có thể duyên với ba cõi và tất cả pháp vô lậu, cõi Vô sắc thì có thể duyên với tất cả pháp hữu lậu-vô lậu của địa trên địa mình và hư không.

Hỏi: Thức thiện gia hạnh có thể duyên với pháp nào?

Đáp: Cõi Dục sắc thì có thể duyên với ba cõi và tất cả pháp vô lậu, cõi vô sắc thì có thể duyên với tất cả pháp hữu lậu-vô lậu của địa trên địa mình và hư không, cùng với pháp hữu lậu của địa dưới tiếp theo.

Hỏi: Thức vô ký-di thục sinh có thể duyên với pháp nào?

Đáp: Cõi Dục-quả bất thiện thì chỉ duyên với pháp do tu mà đoạn của cõi Dục, quả thiện thì chỉ duyên với pháp của năm bộ thuộc cõi Dục. Cõi Sắc thì duyên với tất cả Pháp hữu lậu của địa dưới dịa mình, có người nói chỉ duyên với pháp của năm bộ thuộc địa dưới. Cõi Vô sắc thí chỉ duyên với pháp thuộc năm bộ của địa mình.

Hỏi: Thức oai nghi lộ có thể duyên với pháp nào?

Đáp: Cõi Dục thì chỉ duyên với pháp của năm bộ thuộc cõi Dục, cõi sắc thì chỉ duyên với pháp của năm bộ thuộc cõi Dục-sắc.

Hỏi: Thức công xảo xứ có thể duyên với pháp nào?

Đáp: Chỉ duyên với pháp của năm bộ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thức thông quả vô ký có thể duyên với pháp nào?

Đáp: Cõi Dục thì chỉ duyên với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, cõi Sắc thì chỉ duyên với pháp do tu mà đoạn thuộc cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Hư không phi trạch diệt là sở duyên của thức nào?

Đáp: Sở duyên của thức thiện do tu mà đoạn thuộc ba cõi.

Nhãn căn duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là bốn bộ thuộc ba cõi. Nhãn căn bao gồm năm địa của cõi Dục-Sắc, chỉ do tu mà đoạn, tám thức sở duyên trong mười sáu thức:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả thức này do kến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà doạn thuộc cõi Sắc, tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

6. Thức thiện và vô phú vô ký – nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

7. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, tức là tâm thiện cận phần của Không vô biên xứ, tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

8. Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập, thức này không phải là tùy miên tùy tăng ; cho nên nói nhãn căn duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành thuộc cõi Vô sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Nhãn căn duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là nhãn căn duyên duyên thức (duyên duyên là sở duyên duyên: duyên của sở duyên), duyên duyên nhãn căn (duyên với sở duyên của căn), thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục…, cho nên tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục…, cho nên tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Khổ-Tập, cho nên tất cả thức này do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, cho nên tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc…, cho nên tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

6. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc…, cho nên tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

7. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức tương ưng với phẩm Loại trí của Khổ-Tập, cho nên tất cả thức này do Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

8. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc…, cho nên tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng .

9. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, cho nên tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc , và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

10. Thức tương ưng với tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, cho nên tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiếnn Khổ mà đoạn.

11. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức tương ưng với phẩm Loại trí của Khổ-Tập, cho nên tất cả thức này do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng .

12. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là nhãn căn duyên duyên thức, duyên duyên nhãn căn, thức thiện do tương ưng mà đoạn thuộc cõi Vô sắc…, cho nên tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc , và biến hành tùy miên tùy tăng.

13. Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí, là nhãn căn duyên duyên thức ,duyên duyên nhãn căn , thức hữu lậu-vô lậu, cho nên thức này không phải tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói nhãn căn duyên duyên thức tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Nhĩ-tỷ-thiệt-thân cũng như vậy , nghĩa là các căn như nhĩ-tỷ…cũng bao gồm năm địa của cõi Dục-Sắc, chỉ do tu mà đoạn giống như nhãn căn.

Nữ căn duyên thức là ba bộ của cõi Dục. Biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn. Nữ căn chỉ do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, trong mười sáu có năm thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp trí của Khổ-Tập, thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói nữ căn duyên thức là ba bộ của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Nữ căn duyên duyên thức, trong mười sáu thức có chín thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là nữ căn duyên duyên thức. Duyên duyên nữ căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục…, bơi vì tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Tức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc Dục…, bởi vì tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Khổ-Tập, bởi vì tất cả thức này do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, bởi vì tất cả thức này do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, bởi vì tất cả thức này do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng doo kiến Khổ mà đoạn.

7. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc…, bởi vì tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

8. Thức thiện do tương ưng mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuôc cõi Sắc, bởi vì tất cả thức này do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

9. Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ – Tập – Đạo trí, là nữ căn duyên duyên thức, duyên duyên nữ căn, thức hữu lậu – vô lậu, bởi vì thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói nữ căn duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn tùy miên tùy tăng.

Nam căn và Khổ căn cũng như vậy, nghĩa là nam căn – khổ căn cũng chỉ là do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, giống như nữ căn.

Mạng căn duyên thức thuộc ba bộ của ba cõi, duyên duyên thức thuộc bốn bộ của ba cõi. Mạng căn bao gồm ba cõi – chín địa, chỉ do tu mà đoạn. Trong mười sáu thức có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức thiện và vô phú vô ký – nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, cõi Sắc – Vô sắc đều có thức thuộc ba bộ cũng như vậy, tổng cộng là chín thức. Mười Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp – Loại trí của Khổ – Tập, thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói mạng căn duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của ba cõi.

Mạng căn duyên duyên thức, trong mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là mạng căn duyên duyên thức, duyên duyên mạng căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là mạng căn duyên duyên thức, duyên duyên mạng căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiện Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là mạng căn duyên duyên thức, duyên duyên mạng căn, thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Khổ – Tập, bởi vì thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Đạomà đoạn thuộc cõi Dục,và biến hành tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký – nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là mạng căn duyên duyên thức , duyên duyên mạng căn, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức thuộc bốn bộ cõi Dục, cõi Sắc – Vô sắc đều có thức thuộc bốn bộ cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn,duyên duyên mạng căn, thức tương ưng với phẩm Loại trí của Khổ – Tập; phần sau dựa theo đây nên biết, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ – Tập – Đạo trí, là mạng căn duyên duyên thức, duyên duyên mạng căn, thứuc hữu lậu, thức này không phải là tùy miên tùy tăng, cho nên nói mạng căn duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

 *******

Ý căn duyên thức, duyên duyên thức duyên hữu vi, bởi vì ý căn bao gồm phẩm Pháp – Loại trí, hữu lậu thuộc năm bộ – chín địa – ba cõi. Mười sáu thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Dục, thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc cũng như vậy, tổng cộng là mười lăm thức. Mười sáu Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại nhẫn trí của Khổ-Tập-Đạo, thức này không phải là tùy miên tùy tăng, cho nên nói ý căn duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi.

Ý căn duyên duyên thức cũng có mười sáu thức sở duyên, tùy miên tùy tăng của ý căn duyên duyên thức này, cũng nói như ý căn duyên thức, cho nên nói ý căn duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi.

Xã căn cũng như vậy, bởi vì xã căn cũng bao gồm phẩm PhápLoại trí hữu lậu và vô lậu thuộc năm bộ-chín địa-ba cõi, giống như ý căn.

Lạc căn duyên thức thuộc bốn bộ cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc và biến hành; duyên duyên thức thuộc bốn bộ của cõi Dục-Vô sắc, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc. Lạc căn bao gồm cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba, cõi Dục thì tương ưng với năm thức thân, Tĩnh lự thứ nhất thì tương ưng với ba thức thân, hai địa này chỉ là hữu lậu do tu mà đoạn. Tĩnh lự thứ ba thì ý thức tương ưng bao gồm hữu lậu-vô lậu, hữu lậu thì bao gồm năm bộ, vô lậu thì bao gồm phẩm Pháp-Loại trí.

Vì vậy, Lạc căn này trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà Đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

6. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

7. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc, thức này là duyên hữu vi và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Sắc.

8. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

9. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

10. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

11. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, thức này là tất cả tùy miên tùy tăng do tu mà đoan thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

12. Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập-Đạo, thức này không phải là tùy miên tùy tăng, cho nên nói Lạc căn duyên thức thuộc bốn bộ cõi Dục, duyên hữu vi thuộc cõi Sắc, hai bộ thuộc cõi Vô sắc và biến hành tùy miên tùy tăng.

Lạc căn duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười bốn thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Khổ-Tập-Đạo, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

7. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức tương ưng duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và thức vô lậu thuộc phẩm Loại trí của Đạo, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

8. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng; và thức duyên hữu vi của năm bộ thuộc cõi Sắc, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, tùy theo sự thích của thức hữu lậu-vô lậu, bởi vì thức này tùy theo sự thích hợp của tùy miên tùy tăng duyên hữu vi thuộc cõi Sắc. Năm thức này và tám thức trước tổng cộng là mười ba thức. Mười bốn Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí, là Lạc căn duyên duyên thức, duyên duyên Lạc căn, thức hữu lậu-vô lậu, cho nên thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói Lạc căn duyên duyên thức là thuộc bốn bộ của cõi Dục và cõi Vô sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu vi thuộc cõi Sắc.

Hỷ căn duyên thức thuộc duyên hữu vi của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc và biến hành; duyên duyên thức thuộc duyên hữu vi của cõi Dục-Sắc, bốn bộ của cõ Vô sắc. Hỷ căn bao gồm cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu, chỉ tương ưng với ý thức, cõi Dục thì chỉ riêng hữu lậu và bao gồm năm bộ, hai Tĩnh lự đầu thì bao gồm hữu lậu-vô lậu, hữu lậu thì bao gồm năm bộ, vô lậu thì bao gồm phẩm Pháp-Loại nhẫn trí.

Hỷ căn này, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức thiện và vô phú vô ký-nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Dục, thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Sắc cũng như vậy, tổng cộng là mười thức. Mười một Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng. Mười hai Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô săc, thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng. Mười ba Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập-Đạo, thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói Hỷ căn duyên thức thuộc duyên hữu vị của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

Hỷ căn duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười lăm thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, bộ mình-bộ khác tùy theo sự thích hợp của thức hữu lậu, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, bộ mình-bộ khác tùy theo sự thích hợp của thức hữu lậu, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi của bộ mình, bởi vì thức này là duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức tương ưng với tất cả tùy miên của bộ mình, và thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Khổ-Tập-Đạo, bởi vì thức này là tất cả tùy miên và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

5. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức do tu mà đạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên và biến hành tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Dục, thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Sắc cũng như vậy, tổng cộng là mười thức. Mười một Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn. Mười hai Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn. Mười ba Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và thức tương ưng với phẩm Loại trí của Khổ-Tập-Đạo, bởi vì thức này là tất cả tùy miên và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười bốn Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên và biến hành tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười lăm Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí, là Hỷ căn duyên duyên thức, duyên duyên Hỷ căn, thức hữu lậu-vô lậu, cho nên thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói Hỷ căn duyên duyên thức thuộc duyên hữu vi của cõi Dục-Sắc, tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Vô sắc.

Ưu căn duyên thức thuộc duyên hữu lậu của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc và do tu mà đoạn; duyên duyên thức thuộc duyên hữu vi của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc và do tu mà đoạn. Ưu căn chỉ tương ưng với ý thức hữu lậu của cõi Dục và bao gồm năm bộ, trong mười sáu thức có bảy thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

6. Thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi sắc, thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

7. Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp trí của Khổ-Tập, thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói Ưu căn duyên thức thuộc duyên hữu lậu của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Ưu căn duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức hữu lậu tùy theo sự thích hợp của bộ mình-bộ khác, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức hữu lậu tùy theo sự thích hợp của bô mình-bộ khác, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên ưu căn, thức tương ưng với tùy miên duyên hữu vi của bộ mình, bởi vì thức này là duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức tương ưng với tùy miên duyên hữu lậu của bộ mình, bởi vì thức này là duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

5. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

7. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

8. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

9. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức thiện và vô phú vô ký do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

10. Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí, là Ưu căn duyên duyên thức, duyên duyên Ưu căn, thức hữu lậu-vô lậu, cho nên thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói Ưu căn duyên duyên thức thuộc duyên hữu vi của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Năm căn như Tín… duyên thức, duyên duyên thức là thuộc bốn bộ của ba cõi. Năm căn như Tín… bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì bao gồm ba cõi-chín địa và chỉ do tu mà đoạn, vô lậu thì bao gồm phẩm Pháp-Loại trí của chín địa. Năm căn như Tín… này, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức thuộc bốn bộ của cõi Dục, cõi Sắc -Vô sắc đều có thức thuộc bốn bộ cũng như vậy, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-TậpĐạo, thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói năm căn như Tín… duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Năm căn như Tín… duyên duyên thức, trong mười sáu thức cũng có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là năm căn như Tín… duyên duyên thức, duyên duyên năm căn như Tín…, thức hữu lậu tùy theo sự thích hợp của bộ mình-bộ khác, thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là năm căn như Tín… duyên duyên thức, duyên duyên năm căn như Tín…, bộ mình-bộ khác tùy theo sự thích hợp của thức hữu lậu, thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Khổ mà đoạn.

3. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là năm căn như Tín… duyên duyên thức, duyên duyên năm căn như Tín…, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu của bộ mình, và thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Khổ-Tập-Đạo, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là năm căn như Tín… duyên duyên thức, duyên duyên năm căn như Tín…, thức do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức thuộc bốn bộ của cõi Dục, cõi Sắc – Vô sắc đều có thức thuộc bốn bộ cũng như vậy, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí, là năm căn như Tín… duyên duyên thức, duyên duyên năm căn như Tín…, thức hữu lậu-vô lậu, cho nên thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói năm căn như Tín… duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Ba căn vô lậu duyên thức thuộc hai bộ của ba cõi, và biến hành; duyên duyên thức thuộc bốn bộ của ba cõi. Ba căn vô lậu bao gồm phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập-Diệt-Đạo, trong mười sáu thức có bảy thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

2. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức thuộc hai bộ của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc hai bộ cũng như vậy, tổng cộng là sáu thức. Bảy Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Đạo, thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói ba căn vô lậu duyên thức thuộc hai bộ của ba cõi và biến hành tùy miên tùy tăng.

Ba căn vô lậu duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, là ba căn vô lậu duyên duyên thức, duyên duyên ba căn vô lậu, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng do kiến Tập mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, là ba căn vô lậu duyên duyên thức, duyên duyên ba căn vô lậu, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

3. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, là ba căn vô lậu duyên duyên thức, duyên duyên ba căn vô lậu, thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và thức tương ưng với phẩm Pháp trí của Đạo, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng.

4. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, là ba căn vô lậu duyên duyên thức, duyên duyên ba căn vô lậu, thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục…, bởi vì thức này là tất cả tùy miên do tu mà đoạn thuộc cõi Dục, và biến hành tùy miên tùy tăng. Như thức thuộc bốn bộ của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc bốn bộ cũng như vậy, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí, là ba căn vô lậu duyên duyên thức, duyên duyên ba căn vô lậu, thức hữu lậu và vô lậu, cho nên thức này không phải là tùy miên tùy tăng. Vì vậy nói ba căn vô lậu duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc giới duyên thức, là ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi.

Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh-xúc xứ và sắc thủ uẩn, năm Giới trước-pháp có thấy-có đối đãi cũng như vậy. Các pháp như vậy đều bao gồm năm địa của cõi Dục-Sắc, chỉ do tu mà đoạn. Như nhãn căn…, cần phải biết về tướng của nó.

Hương-vị-tỷ-thiệt thức giới duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc, và do tu mà đoạn;duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn.

Hương-vị xứ cũng như vậy. Bởi vì các pháp như vậy đều chỉ thuộc cõi Dục và do tu mà đoạn. Như nữ căn…, cần phải biết về tướng của nó.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành. Các pháp như vậy bao gồm cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, chỉ do tu mà đoạn. Trong mười sáu thức có bảy thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, thức thuộc ba bộ của cõi Sắc cũng như vậy, tổng cộng là sáu thức. Bảy Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy nói nhãn-nhĩ-thân thức giới, duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của cõi Dục-Sắc.

Như vậy duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười một thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc bốn bộ của cõi Dục, thức thuộc bốn bộ của cõi Sắc cũng như vậy, tổng cộng là tám thức. Chín Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười một Thức vô lậu thuộc phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập-Đạo. Vì vậy nó nhãn-nhĩ-thân thức giới, duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

Ýgiới-ý thức giới duyên thức-duyên duyên thức thuộc duyên hữu vị; ý xứ-bốn uẩn sau-pháp hữu vi và pháp quá khứ-vị lai-hiện tại cũng như vậy. Các pháp như vậy đều bao gồm ba cõi-chín địa-năm bộ, hữu lậu và vô lậu, phẩm Pháp-Loại trí. Như ý căn…, cần phải biết về tướng của nó.

Pháp giới duyên thức, là tất cả ba cõi; duyên duyên thức thuộc duyên hữu vi. Pháp xứ, pháp thiện-vô sắc-vô kiến-vô đối cũng như vậy. Trong các pháp này, trừ ra thiện thì những pháp còn lại đều bao gồm ba cõi-chín địa-năm bộ, hữu lậu và vô lậu, phẩm Pháp-Loại trí cùng với ba vô vi. Mười sáu thức sở duyên, các pháp này duyên thức cũng có mười sáu thức sở duyên, chỉ trừ ra vô vi. Duyên thức thì pháp thiện bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì bao gồm ba cõi-chín địa và chỉ do tu mà đoạn, vô lậu thì bao gồm phẩm Pháp-Loại trí cùng với Trạch diệt. Pháp thiện này cũng có mười sáu thức sở duyên, nhưng trong tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên biến hành, trong tùy miên do kiến Diệt-Đạo mà đoạn chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu. Nhưng pháp thiện này duyên thức cũng có mười sáu thức sở duyên, chỉ trừ ra thức duyên vô vi, cho nên các pháp này duyên thức là tất cả tùy miên tùy tăng của ba cõi, duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng hữu vi.

Sắc uẩn duyên thức là bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành; duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi. Pháp có sắc cũng như vậy, nghĩa là Sắc uẩn và pháp có sắc đều bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì bao gồm năm địa của cõi Dục-Sắc và chỉ do tu mà đoạn, vô lậu thì bao gồm phẩm Pháp-Loại trí thuộc sáu địa. Trong mười sáu thức có mười một thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc bốn bộ của cõi Dục, thức thuộc bốn bộ của cõi Sắc cũng như vậy, tổng cộng là tám thức. Chín Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười một Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập-Đạo. Vì vậy nói Sắc uẩn… duyên thức là bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

Sắc uẩn… này duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên, đó là ba cõi đều có thức thuộc bốn bộ, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn. Nhưng trong tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên biến hành, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy nói Sắc uẩn… duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Bốn Thủ uẩn sau, duyên thức là duyên hữu lậu, duyên duyên thức là duyên hữu vi. Thức giới-pháp do kiến mà đoạn cũng như vậy. Trong các pháp này trừ ra pháp do kiến mà đoạn, những pháp còn lại đều bao gồm năm bộ-chín địa-ba cõi. Riêng pháp hữu lậu và pháp do kiến mà đoạn, bao gồm ba cõi-chín địa-bốn bộ trước, bởi vì chỉ là hữu lậu, đều là mười sáu thức sở duyên, nhưng trừ ra thức duyên vô lậu do kiến Diệt-Đạo mà đoạn. Các pháp này duyên thức cũng có mười sáu thức sở duyên, nhưng trừ ra thức duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn. Vì vậy các pháp này, duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu, duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi.

Pháp vô lậu, duyên thức là ba bộ của ba cõi và biến hành, duyên duyên thức là duyên hữu vi. Pháp vô đoạn cũng như vậy, bởi vì pháp vô lậu và pháp vô đoạn, dó là Diệt-Đạo đế và Hư không-Phi trạch diệt. Trong mười sáu thức có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc ba bộ cũng như vậy, tổng cộng là chín thức. Mười Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Diệt-Đạo. Vì vậy hai pháp này, duyên thức là ba bộ của ba cõi, và biến hành tùy miên tùy tăng. Hai pháp này, duyên duyên thức có mười sáu thức sở duyên, trong đó chỉ trừ ra thức duyên vô vi; cho nên hai pháp này duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi.

Pháp vô vi, duyên thức là hai bộ của ba cõi và biến hành, duyên duyên thức thuộc duyên hữu vi. Ba pháp vô vi, trong mười sáu thức có bảy thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc hai bộ của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc hai bộ cũng như vậy, tổng cộng là sáu thức. Bảy Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp-Loại trí của Diệt. Vì vậy pháp vô vi duyên thức là hai bộ của ba cõi, và biến hành tùy miên tùy tăng.

Pháp vô vi, duyên duyên thức có mười sáu thức sở duyên, trong đó chỉ trừ ra thức duyên vô vi, cho nên pháp vô vi duyên duyên thức thuộc tùy miên tùy tăng duyên hữu vi.

Pháp bất thiện, duyên thức là duyên hữu vi của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là duyên hữu vi của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc và do tu mà đoạn. Pháp hệ thuộc cõi Dục cũng như vậy, bởi vì các pháp bất thiện chỉ thuộc cõi Dục và bao gồm năm bộ. Như ưu căn trước đây, nên biết về tướng của nó.

Pháp vô ký, duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu lậu của cõi Sắc-Vô sắc; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc-Vô sắc. Pháp vô ký bao gồm ba cõi, cõi Dục thì do tu mà đoạn và phẩm Hữu thân kiến-Biên chấp kiến trong pháp do kiến Khổ mà đoạn, cõi Sắc-Vô sắc thì bao gồm năm bộ và hai vô vi. Pháp vô ký, trong mười sáu thức có mười bốn thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; cùng với cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc năm bộ, trong đó chỉ trừ ra thức duyên vô lậu, tổng cộng là mười ba thức. Mười bốn Thức vô lậu, đó là pháp Pháp-Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy pháp vô ký, duyên thức là ba bộ của cõi Dục, tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu của cõi Sắc -Vô sắc.

Pháp vô ký duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười lăm thức sở duyên, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn thuộc cõi Dục, trong thức thuộc năm bộ của cõi Sắc -Vô sắc trừ ra thức duyên vô vi. Vì vậy pháp vô ký duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, tùy miên tùy tăng duyên hữu vi của cõi Sắc-Vô sắc.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu lậu của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc, bốn bộ của cõi Vô sắc. Pháp hệ thuộc cõi Sắc bao gồm năm bộ, trong mười sáu thức có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên vào cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên vào cõi khác do kiến lập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; cùng với thức duyên hữu lậu thuộc năm bộ của cõi Sắc, tổng cộng là tám thức. Chín Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy pháp hệ thuộc cõi Sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu lậu của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

Cùng với thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Sắc, tổng cộng là tám thức. Chín Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười một Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười hai Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy pháp hệ thuộc cõi Sắc, duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc, tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Vô sắc.

Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, duyên hữu lậu của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, duyên hữu vi của cõi Vô sắc. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc bao gồm năm bộ, trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, thức thuộc ba bộ của cõi Sắc cũng như vậy, hợp lại là sáu thức; cùng với thức duyên hữu lậu thuộc năm bộ của cõi Vô sắc, tổng cộng là mười một thức. Mười hai Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu của cõi Vô sắc.

Pháp hệ thụộc cõi Vô sắc duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên, đó là thức thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; thức thuộc bốn bộ của cõi Sắc, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn; ở trong thức do kiến Đạo mà đoạn, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu; thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Vô sắc, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu vi của cõi Vô sắc.

Pháp học-Vô học, duyên thức là hai bộ của ba cõi, và biến hành; duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi. Pháp học-Vô học chỉ là vô lậu, bao gồm phẩm Pháp-Loại trí của bốn Đế. Như ba căn vô lậu, nên biết về tướng của nó.

Pháp phi học phi vô học, duyên thức là bốn bộ của ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn; mà duyên thức là duyên hữu vi.

Pháp này bao gồm năm bộ của ba cõi, bởi vì chỉ là hữu lậu; trong mười sáu thức sở duyên, chỉ trừ ra thức duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn. Vì vậy pháp phi học phi vô học, duyên thức là bốn bộ của ba cõi, và tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn. Pháp này duyên duyên thức cũng có mười sáu thức sở duyên, nhưng trừ ra thức duyên vô vi, cho nên pháp này duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi.

Pháp do tu mà đoạn, duyên thức là ba bộ của ba cõi, duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi, bởi vì pháp do tu mà đoạn bao gồm chín địaba cõi. Như mạng căn, nên biết về tướng của nó.

********

 

Khổ -Tập đế duyên thức là duyên hữu lậu, duyên duyên thức là duyên hữu vi. Thế tục trí cũng như vậy, là bởi vì Khổ -Tập đế… đều bao gồm năm bộ-chín địa-ba cõi, và chỉ là hữu lậu. Như bốn Thủ uẩn sau …, nên biết về tướng của nó.

Diệt đế duyên thức là hai bộ của cõi và biến hành, duyên duyên thức là duyên hữu vi. Như pháp vô vi, nên biết về tướng của nó.

Đạo đế duyên thức là hai bộ của ba cõi và biến hành, duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi. Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí và ba Tam-ma-địa cũng như vậy. Như ba căn vô lậu, nên biết về tướng của nó. Bốn Tĩnh lự duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc và biến hành, duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục – Vô sắc, duyên hữu vi của cõi Sắc. Bốn Tĩnh lự bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì chỉ thuộc cõi Sắc bao gồm năm bộ, vô lậu thì bao gồm phẩm Pháp-Loại trí của bốn Đế. Bốn Tĩnh lự, trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; bốn thức này và thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Sắc, tổng cộng là chín thức. Mười Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười một Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười hai Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập và phẩm Pháp-Loại trí của Đạo. Vì vậy bốn Tĩnh lự duyên thức, là bốn bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

Bốn Tĩnh lự duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười bốn thức sở duyên, trừ ra thức thuộc cõi Dục -Vô sắc đều do kiến Diệt mà đoạn, và trừ ra thức duyên vô vi của cõi Sắc, trong thức vô lậu chọn lấy phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy bốn Tĩnh lự duyên duyên thức, là bốn bộ của cõi Dục-Vô sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu vi của cõi Sắc.

Từ-Bi-Xả vô lượng duyên thức, là ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc.

Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước cũng như vậy, bởi vì ba Vô lượng bao gồm bốn địa của cõi Sắc, Tịnh giải thoát… chỉ thuộc Tĩnh lự thứ tư đều chỉ là hữu lậu do tu mà đoạn. Trong mười sáu thức có tám thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức thiện do tương ưng mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

8. Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy ba Vô lượng… duyên thức, là ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn.

Ba Vô lượng… duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên, đó là thức do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; và cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc bốn bộ, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn; ở trong bộ do kiến Đạo mà đoạn, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu; trong bộ do kiến Khổ -Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên biến hành, tổng cộng là mười một thức. Mười hai Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy ba Vô lượng… duyên duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Sắc -Vô sắc.

Hỷ vô lượng duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành.

Hai giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước cũng như vậy, bởi vì Hỷ vô lượng… chỉ thuộc hai Tĩnh lự đầu và hữu lậu-do tu mà đoạn. Trong mười sáu thức có bảy thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy Hỷ vô lượng… duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của cõi Dục-Sắc.

Hỷ vô lượng… duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười thứcsd, đó là thức do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; và thức thuôc bốn bộ của cõi Sắc, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn; ở trong bộ do kiến Đạo mà đoạn, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu, tổng cộng là bảy thức.

1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

2. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

3. Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy Hỷ vô lượng… duyên duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng.

Ba vô sắc trước duyên thức và duyên duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, duyên hữu vi của cõi Vô sắc. Ba vô sắc trước bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì chỉ thuộc cõi Vô sắc và bao gồm năm bộ, vô lậu thì bao gồm phẩm Loại trí của bốn Đế. Trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, thức thuộc ba bộ của cõi Sắc cũng như vậy, và thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, cùng với thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Vô sắc, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-TậpĐạo. Ba Vô sắc trước duyên duyên thức, trong mười sáu thức cũng có mười ba thức sở duyên, đó là thức do kiến Khổ – Tập mà đoạn và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; và thức thuộc bốn bộ của cõi Sắc, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn; cùng với thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Vô sắc, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy ba Vô sắc trước duyên thức và duyên duyên thức, đều là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu vi của cõi Vô sắc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ duyên thức, là ba bộ của cõi Dục – Sắc, duyên hữu lậu của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, duyên hữu vi của cõi Vô sắc. Phi tưởng phi phi tưởng xứ chỉ là hữu lậu bao gồm năm bộ, trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, thức thuộc ba bộ của cõi Sắc cũng như vậy, và thức duyên hữu lậu thuộc năm bộ của cõi Vô sắc, tổng cộng là mười một thức. Mười hai Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ -Tập. Vì vậy Phi tưởng phi phi tưởng xứ duyên thức, là ba bộ của cõi Dục-Sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu của cõi Vô sắc.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên, đó là thức do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; và thức thuộc bốn bộ của cõi Sắc, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn; ở trong bộ do kiến Đạo mà đoạn, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu; cùng với thức duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Vô sắc, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy Phi tưởng phi phi tưởng xứ duyên duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, tùy miên tùy tăng duyên hữu vi của cõi Vô sắc.

Giải thoát của Không-Thức vô biên xứ và vô sở hữu xứ duyên thức và duyên duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc -Vô sắc. Ba giải thoát này bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì chỉ thuộc về gia hạnh thiện do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, vô lậu thì chỉ là phẩm Loại trí. Trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, thức thuộc ba bộ của cõi Sắc cũng như vậy, và thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc, tổng cộng là bảy thức. Tám Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Chín Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười một Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười hai Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập-Đạo.

Ba Giải thoát này duyên duyên thức, cũng có mười hai thức sở duyên, đó là thức do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn thuộc cõi Dục; thức thuộc bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, trừ ra thức do kiến Diệt mà đoạn, tổng cộng là mười một thức. Mười hai Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy ba Giải thoát này duyên thức và duyên duyên thức, đều là ba bộ của cõi Dục, tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc.

Hai Giải thoát sau và hai Biến xứ sau, duyên thức là ba bộ của ba cõi; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc. Bốn pháp này chỉ thuộc về gia hạnh thiện do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, trong mười sáu thức có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, thức thuộc ba bộ của cõi Sắc cũng như vậy, tổng cộng là sáu thức. Bảy Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Tám Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Chín Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc. Mười Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy bốn pháp này duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của ba cõi.

Bốn pháp này duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên, đó là thức do kiến Khổ-Tập mà đoạn va do tương ưng mà đoạn thuộc ba cõi, và thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, cùng với thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy bốn pháp này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc.

Pháp trí duyên thức là hai bộ và biến hành của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc và do tu mà đoạn ; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi vô sắc và do tu mà đoạn. Pháp trí thuộc về sáu địa, trong mười sáu thức có bốn thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

4. Thức vô lậu, đó là phẩm Pháp trí của Đạo. Vì vậy Pháp trí duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc hai bộ và biến hành của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc và do tu mà đoạn.

Pháp trí duyên duyên thức, trong mười sáu thức có chín thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

8. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

9. Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy Pháp trí duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn.

Loại trí duyên thức là hai bộ và biến hành của cõi Sắc-Vô sắc, biến hành của cõi Dục và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc và Vô sắc. Loại trí thuộc về chín địa, trong mười sáu thức có sáu thức sở duyên, đó là cõi Sắc-Vô sắc đều có thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn, và thức thiện do tu mà đoạn thuộc ba cõi, tổng cộng là năm thức. Sáu Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Đạo. Vì vậy Loại trí duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc hai bộ và biến hành của cõi Sắc-Vô sắc, biến hành của cõi Dục và do tu mà đoạn.

Loại trí này duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười hai thức sở duyên, đó là ba cõi đều có thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ -Tập mà đoạn, và thức thiện-vô phú vô ký nhiễm ô do tương ưng mà đoạn, cùng với cõi Sắc-Vô sắc đều có thức tương ưng với tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn, tổng cộng là mười một thức. Mười hai Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy Loại trí duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Tà kiến do kiên Đạo mà đoạn thuộc cõi nào-địa nào, duyên với Thánh đạo thuộc phẩm nào-địa nào?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Tà kiến ấy chỉ duyên với Thánh đạo đối trị về đoạn. Hoặc đưa ra cách nói này: Tà kiến của cõi Dục chỉ duyên với Thánh đạo do Vị chí Định thâu nhiếp; Tà kiến của Tĩnh lự thứ nhất, chỉ duyên với Thánh đạo do ba địa thâu nhiếp; Tà kiến của Tĩnh lự thứ hai, chỉ duyên với Thánh đạo do bốn địa thâu nhiếp; Tà kiến của Tĩnh lự thứ ba, chỉ duyên với Thánh đạo do năm địa thâu nhiếp; Tà kiến của Tĩnh lự thứ tư và cõi Vô sắc, đều chỉ duyên với Thánh đạo do sáu địa thâu nhiếp.

Lại có người nói: Tà kiến ấy cũng duyên với Thánh đạo đối trị chán ngán hủy hoại. Hoặc nói như vậy: Tà kiến của cõi Dục-Sắc đều duyên với Thánh đạo do sáu địa thâu nhiếp, Tà kiến của Không vô biên xứ duyên với Thánh đạo do bảy địa thâu nhiếp, Tà kiến của Thức vô biên xứ duyên với Thánh đạo do tám địa thâu nhiếp, Tà kiến của Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều duyên với Thánh đạo do chín địa thâu nhiếp.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Tà kiến do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục, duyên với tất cả Thánh đạo thuộc phẩm Pháp trí của sáu địa; Tà kiến do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc-Vô sắc, đều duyên với tất cả Thánh đạo thuộc phẩm Loại trí của chín địa, bởi vì chủng loại giống nhau.

Tha tâm trí duyên thức, là bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ và biến hành của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi. Tha tâm trí bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thì bao gồm bốn địa thuộc cõi Sắc, chỉ thuộc về gia hạnh thiện do tu mà đoạn; vô lậu thì bao gồm địa thuộc bốn Tĩnh lự, thuộc phẩm Pháp-Loại trí của Đạo. Tha tâm trí, trong mười sáu thức có mười một thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành duyên cõi khác do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Dục.

4. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Dục.

5. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Sắc.

6. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Sắc.

7. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Sắc.

8. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Sắc.

9. Thức tương ưng với tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

10. Thức thiện do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc.

11. Thức vô lậu, đó là phẩm Loại trí của Khổ-Tập, và phẩm PhápLoại trí của Đạo. Vì vậy Tha tâm trí duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ và biến hành của cõi Vô sắc.

Tha tâm trí duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên, đó là ba cõi đều có thức thuộc bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn; trong thức do kiến Khổ-Tập mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, chỉ chọn lấy thức tương ưng với tùy miên biến hành, tổng cộng là mười hai thức. mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy Tha tâm trí, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Ba trùng Tam-ma-địa, duyên thức là ba bộ của ba cõi, duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi. Ba trùng Tam-ma-địa bao gồm ba cõi – chín địa, chỉ thuộc về gia hạnh thiện do tu mà đoạn, trong mười sáu thức có mười thức sở duyên:

1. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Khổ mà đoạn thuộc cói Dục.

2. Thức tương ưng với tùy miên biến hành do kiến Tập mà đoạn thuộc cõi Dục.

3. Thức thiện và vô phú vô ký nhiễm ô do tu mà đoạn thuộc cõi Dục. Như thức thuộc ba bộ của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có thức thuộc ba bộ cũng như vậy, tổng cộng là chín thức. Mười Thức vô lậu, đón là phẩm Pháp-Loại trí của Khổ-Tập. Vì vậy ba trùng Tam-mađịa duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ của ba cõi. Ba trùng Tam-ma-địa duyên duyên thức, trong mười sáu thức có mười ba thức sở duyên, đó là ba cõi đều có thức thuộc bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn, tổng cộng là mười hai thức. Mười ba Thức vô lậu thuộc phẩm Khổ-Tập-Đạo trí. Vì vậy ba trùng Tam-ma-địa duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi.

Kiết Hữu thân kiến duyên thức là ba bộ của ba cõi, nghĩa là kiết này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi, nghĩa là kiết này duyên duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Kiết Hữu thân kiến thuận phần dưới, Hữu thân kiến-Biên chấp kiến cũng như vậy, nghĩa là Hữu thân kiến trong năm Kiết thuận phần dưới, Hữu thân kiến-Biên chấp kiến trong năm Kiến, duyên thức và duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng, cũng nói như kiết Hữu thân kiến trong ba Kiết. Kiết Giới cấm thủ duyên thức là ba bộ của ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn, nghĩa là kiết này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ -Tập mà đoạn, do tu mà đoạn và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn; duyên duyên thức là bốn bộ của ba cõi, nghĩa là kiết này duyên duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Giới cấm thủ và Giới cấm thủ thân hệ, kiết Giới cấm thủ thuận phần dưới, Giới cấm thủ cũng như vậy, nghĩa là Giới cấm thủ trong bốn Thủ, Giới cấm thủ trong bốn Thân hệ, Giới cấm thủ trong năm Kiết thuận phần dưới, Giới cấm thủ trong năm Kiến, duyên thức và duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng, cũng nói như kiết Giới cấm thủ trong ba kiết.

Kiết Nghi duyên thức là duyên hữu lậu, nghĩa là kiết này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc năm bộ; duyên duyên thức là duyên hữu vi, nghĩa là kiết này duyên duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng duyên hữu vi thuộc năm bộ.

Vô minh lậu-bộc lưu-ách, kiến thủ, Thân hệ chấp đây là thật, kiết Tham-Mạn, kiết Nghi thuận phần dưới, Tà kiến-Kiến thủ, Ý xúc mà sinh ra ái thân, tùy miên Mạn-Vô minh-Kiến-Nghi, kiết Ái-Mạn-Vô minh-Kiến-Thủ-Nghi, cũng như vậy. Nghĩa là Vô minh trong ba Lậu, Vô minh trong bốn bộ Bộc lưu-Ách, Kiến thủ trong bốn Thủ, chấp đây là thật trong bốn Thân hệ, Tham-Mạn trong năm Kiết, Nghi trong năm Kiết thuận phần dưới, Tà kiến-Kiến thủ trong năm Kiến, Ý xúc mà sinh ra ái trong sáu Ái thân, Mạn-Vô minh-Kiến-Nghi trong bảy Tùy miên, Ái-Mạn-Vô minh-Kiến-Thủ và Nghi trong chín Kiết, duyên thứcduyên duyên thức là tùy miên tùy tăng , cũng nói như kiết Nghi trong ba Kiết.

Ba căn bất thiện và Dục lậu duyên thức, là duyên hữu lậu của cõi Dục, biến hành của cõi sắc, và do tu mà đoạn, nghĩa là bốn pháp này là duyên thức tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu thuộc nam bộ của cõi Dục, biến hành của cõi sắc, và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là duyên hữu vi của cõi Dục,ba bộ của cõi sắc, biến hành của cõi vô sắc,và do tu mà đoạn, nghĩa là bốn pháp này duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Dục, ba bộ do kiến Khổ -Tập mà đoạn và tu mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc. Dục bộc lưu-Ách-Thủ, hai Thân hệ trước, trừ ra Ác tác còn lại cái khác, kiết Sân, hai kiết trước thuận phần dưới, tùy miên Dục tham-Sân nhuế, kiết Nhuế cũng như vậy. Nghĩa là Dục trong bốn Bộc lưu-Ách-Thủ, hai Thân hệ trước trong bốn Thân hệ, trừ ra Ác tác còn lại Cái khác trong năm khác, Sân trong năm Cái, Sân trong năm Kiết, hai kiết trước trong năm Kiết thuận phần dưới, Dục tham-Sân nhuế trong bảy Tùy miên, Nhuế trong chín Kiết, duyên thức và duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng, cũng nói như ba Căn bất thiện và Dục lậu.

Hữu lậu duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu lậu của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Hữu lậu duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều là duyên hữu lậu thuộc năm bộ; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Hữu lậu duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều là duyên hữu vi thuộc năm bộ.

Hữu Bộc lưu-Ách, Ngã ngữ thủ, tùy miên Hữu tham, cũng như vậy. Nghĩa là Hữu trong bốn Bộc lưu-Ách, Ngã ngữ trong bốn Thủ, Hữu tham trong bảy Tùy miên, duyên thức và duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng, cũng nói như Hữu lậu trong ba Lậu.

Cái Ác tác duyên thức, là ba bộ của cõi Dục, biến hành của cõi Sắc, và do tu mà đoạn, nghĩa là cái này duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ -Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là Cái này duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn, ba bộ do kiến Khổ- Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc.

Kiết Tật-Khan, Tỷ-Thiệt xúc mà sinh ra ái thân, kiết Tật-Khan cũng như vậy. Nghĩa là Tật-Khan trong năm Kiết, Tỷ-Thiệt xúc mà sinh ra ái thân trong sáu Ái thân, kiết Tật–Khan trong chín Kiết, duyên thức và duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng, cũng nói như Cái Ác tác.

Kiết Sắc tham thuận phần trên, duyên thức là ba bộ của cõi DụcSắc, biến hành của cõi Vô sắc, và do tu mà đoạn, nghĩa là Kiết này duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Duc-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Kiết này duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Bốn kiết sau trong thuận phần trên, duyên thức là ba bộ của ba cõi, nghĩa là Kiết này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là Kiết này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có bốn bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Nhãn-Nhĩ-Thân xúc mà sinh ra ái thân, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, nghĩa là Ái thân này duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi DụcSắc; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là Ái thân này duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục-Sắc, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, duyên thức là ba bộ của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn, ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục, duyên thức là ba bộ của cõi Dục và duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn, do tu mà đoạn và duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc; duyên duyên thức là duyên hữu vi của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Dục, ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, duyên thức là ba bộ của cõi Dục và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn, do tu mà đoạn và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cĩ Sắc; duyên duyên thức là bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên tùy tăng này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn, ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức thì cõi Dục-Sắc đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của cõi Sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, và duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức thì cõi Dục-Sắc đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn, do tu mà đoạn và duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, duyên hữu vi của cõi Sắc, bốn bộ của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Sắc, bốn bộ của cõi Vô sắc trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Tùy miên do kiến Đạo mà đoạn của cõi Sắc, duyên thức là ba bộ của cõi Dục-Sắc, và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức thì cõi Dục-Sắc đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn, và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Tùy miên do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức là ba bộ của ba cõi, nghĩa là tùy miên này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức là ba bộ của ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn, và duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc, duyên hữu vi của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, bốn bộ của cõi Sắc trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn, duyên hữu vi thuộc năm bộ của cõi Vô sắc.

Tùy miên do kiến Đạo mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức là ba bộ của ba cõi, và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên thức thì ba cõi đều có tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn, và duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Vô sắc; duyên duyên thức là ba bộ của cõi Dục. Bốn bộ của cõi Sắc-Vô sắc, nghĩa là tùy miên này duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc ba bộ do kiến Khổ-Tập mà đoạn và do tu mà đoạn của cõi Dục, cõi Sắc-Vô sắc đều có bốn bộ, trừ ra bộ do kiến Diệt mà đoạn.

Hỏi: Tại sao trong này chỉ nói duyên thức và duyên duyên thức, chứ không nói đến duyên duyên thức…?

Đáp: Vì ngăn chặn sai lầm do lần lượt chuyển tiếp đến vô cùng tận, nghĩa là nếu nói thêm về duyên thức thứ ba, thì lại phải nói đến duyên thức thứ tư, như vậy lần lượt chuyển tiếp thì trở thành vô cùng tận. Lại nữa, như Đẳng vô gián duyên chỉ cần tư duy đến Chuyển thứ hai, không cần tư duy đến chuyển thứ ba…, sở duyên duyên cũng phải như vậy. Lại nữa, các pháp duyên thức và duyên duyên thức, tùy miên tùy tăng phần nhiều có khác nhau, cho nên nhất định phải nói; chuyển thứ ba… thì tùy miên tùy tăng phần nhiều không có khác nhau, cho nên không nói thêm nữa. Lại nữa, A-tỳ-đạt-ma sơ lược hiển bày về phương hướng-góc cạnh, khiến cho người trí mở thông để lần lược chuyển tiếp mà ngộ nhập, cho nên không nói thêm về chuyện thứ ba…

Ý căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, ở trong mười lăm bộ tâm của ba cõi, mỗi một loại Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói tâm làm Đẳng vọ gián duyên cho tâm chứ không phải là tâm sở, tâm sở làm Đẳng vô gián duyên cho tâm sở chứ không phải là tâm. Như phái Thí Dụ đã nói. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày tâm-tâm sở lần lượt chuyển đổi có thể làm Đẳng vô gián duyên, chứ không phải là chỉ tương tự, cho nên soạn ra phần luận này. Trong này muốn hiển bày về Đẳng vô gián duyên chứ , vì vậy chỉ hỏi về tâm-tâm sở pháp.

Hỏi: Vì sao trong này chỉ hỏi về sinh tâm hữu lậu, chứ không hỏi về sinh tâm vô lậu?

Đáp: Đây là kiết uẩn, chỉ riêng tâm hữu lậu mới có thể tăng trưởng kiết, cho nên chỉ nói đến nó.

Hỏi: Phân biệt về các kiết chỉ dựa vào năm bộ, nay tại sao lại hỏi về mười lăm tâm?

Đáp: Nay trong uẩn này không phải là chỉ có kiết uẩn, mà cũng là hiện bày về quan hệ của kiết, kiết này bao gồm ba cõi, cho nên hỏi về mười lăm bộ tâm của ba cõi. Tâm là thù thắng nhất trong tâm-tâmsở, cho nên phần này chỉ hỏi về tâm mà không hỏi đến tâm sở. Trong này, Sinh là nói về lúc đang sinh, lúc ấy có tác dụng của Đẳng vô gián duyên.

Nói tất cả tâm thì toàn bộ có mười sáu loại, tức là mười lăm loại trước và tâm vô lậu.

Hỏi: Mười sáu tâm này lần lượt chuyển đổi hướng về nhau, tất cả từ mấy loại sinh ra, tất cả lại sinh ra mấy loại?

Đáp: Tâm thuộcc bốn bộ trước của cõi Dục, đều từ mười lăm tâm sinh ra, trừ ra tâm vô lậu chỉ có thể sinh ra tâm thuộc năm bộ của cõi Dục, bởi vì không phải là tâm nhiễm ô của địa dưới mà có thể sinh ra tâm của địa trên, cũng không phải là tâm nhiêm ô mà có thể sinh ra tâm vô lậu.

Tâm do tu mà đoạn của cõi Dục từ mười sáu tâm sinh ra, lại có thể sinh ra mười sáu tâm. Tâm thuộc bốn bộ trước của cõi Sắc từ mười một tâm sinh ra, trừ ra tâm thuộc bốn bộ trước của cõi Dục và tâm vô lậu, chỉ có thể sinh ra mười tâm của cõi Dục-Sắc. Tâm do tu mà đoạn của cõi Sắc từ mười hai tâm sinh ra, trừ ra tâm thuộc bốn bộ trước của cõi Dục, lại có thể sinh ra mười sáu tâm. Tâm thuộc bốn bộ trước của cõi Vô sắc từ bảy tâm sinh ra, đó là tâm thuộc năm bộ của cõi mình, và cõi Dục-Sắc đều là tâm do tu mà đoạn, lại có thể sinh ra mười lăm tâm, trừ ra tâm vô lậu. Tâm do tu mà đoạn của cõi Vô sắc từ tám tâm sinh ra, đó là tâm thuộc năm bộ của cõi mình, cõi Dục-Sắc đều tâm do tu mà đoạn, và tâm vô lậu, lại có thể sinh ra mười sáu tâm. Tâm vô lậu từ bốn tâm sinh ra, lại có thể sinh ra bốn tâm, đó là ba cõi đều có tâm do tu mà đoạn và tâm vô lậu, bởi vì không phải là tâm vô lậu vào ra cùng với tâm nhiễm ô. Trong này dựa chuhng vào tất cả hữu tình, hoặc tất cả thời gian có thể có mà nói, chứ không phải là chỉ nói đến một Bổ-đặcgià-la, đối với một sát-na mà có sự việc như vậy.

Ý căn Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm, là trong mười sáu tâm

trừ ra tâm vô lậu, bởi vì không phải là tâm đã nói đến, mà đây là nói chung. Có điểm sai biệt, là nếu chưa lìa nhiễm của cõi Dục thì ý căn Đẳng vô gián của cõi Dục có thể sinh ra sáu tâm, đó là năm tâm của cõi Dục và tâm do tu mà đoạn của cõi Sắc, tức là tâm gia hạnh thiện của Vị chí Định. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì ý căn Đẳng vô gián của cõi Dục có thể sinh ra mười tâm, đó là năm tâm của cõi Dục như lúc lui sụt…, và năm tâm của cõi Sắc như lúc nối tiếp sinh ra… nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc thì ý căn Đẳng vô gián của cõi Dục có thể sinh ra mười một tâm, đó là năm tâm của cõi Dục như lúc lui sụt…, một tâm của cõi Sắc như lúc tiến vào Định, năm tâm của cõi Vô sắc như lúc nối tiếp sinh ra. Nếu chưa lìa nhiễm của cõi Sắc, thì ý căn Đẳng vô gián của cõi Sắc có thể sinh ra mười một tâm, đó là năm tâm của cõi Dục như lúc nối tiếp sinh ra-hoặc lúc lui sụt…, năm tâm của cõi Sắc và tâm do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, tức là những tâm gia hạnh thiện cận của Không vô biên xứ, như lúc tiến vào Định. Nếu đã lìa nhiễm của cõi Sắc, thì ý căn Đẳng vô gián của cõi Sắc có thể sinh ra mười một tâm, đó là tâm do tu mà đoạn của cõi Dục, tức là tâm Thông quả…, năm tâm của cõi Sắc như lúc lui sụt…, năm tâm của cõi Vô sắc như lúc nối tiếp sinh ra… ý căn Đẳng vô gián của cõi Vô sắc có thể sinh ra mười lăm tâm, đó là năm tâm của cõi Dục như lúc nối tiếp sinh ra-lui sụt…, và năm tâm của cõi Vô sắc.

Xả và năm căn như Tín… cũng như vậy, bởi vì sinh ra mười lăm tâm như ý căn.

Lạc căn Đẳng vô gián sinh ra mười một tâm, đó là cõi Dục-Sắc đều có năm tâm, và tâm do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, tức là Lạc căn Đẳng vô gián của Tĩnh lự thứ ba, vượt lên và tiến vào Định hữu lậu của Không vô biên xứ; bốn Thọ như Lạc… và năm thức thân nhất định không mạng chung, cho nên Đẳng vô gián không sinh ra tâm thuộc bốn bộ trước của cõi Vô sắc.

Hỷ căn Đẳng vô gián sinh ra mười tâm, đó là cõi Dục-Sắc đều có tâm thuộc năm bộ, Hỷ căn của cõi Dục sinh ra năm tâm của cõi Dục, Hỷ căn của cõi Sắc sinh ra năm tâm của cõi Sắc, không phải là Hỷ căn Đẳng vô gián của cõi Dục sinh ra Hỷ nhiễm ô cùng với tâm của cõi Sắc, cũng không phải là Hỷ căn Đẳng vô gián của cõi Sắc sinh ra Hỷ nhiễm ô cùng với cõi tâm của cõi Dục, bởi vì Hỷ căn chỉ có thể dẫn đến phiền não của địa mình.

Trong này có người nói: Hỷ căn Đẳng vô gián của cõi Sắc sinh ra tâm thiện vô ký của cõi Dục, Hỷ căn Đẳng vô gián của cõi Dục không sinh ra tâm thiện vô ký của cõi sắc, phải là xả căn Đẳng vô gián của cõi Dục mới có thể sinh ra các tâm của cõi Sắc.

Vị trí đương tri căn (một trong ba căn vô lậu) Đẳng vô gián không sinh ra tâm, là bởi vì không sinh ra mười lăm tâm của ba cõi. Tức là do nghĩa này mà kinh nói Kiến đạo gọi là Vô tướng, là bởi vì Vô gián không sinh ra tâm hữu lậu.

Dĩ tri căn và cụ tri căn (hai trong ba căn vô lậu) Đẳng vô gián sinh ra ba tâm, đó là tâm thiện do tu mà đoạn của ba cõi. Trong này, đạt được quả Dự lưu-Nhất lai rồi hoặc dùng tâm của cõi Dục mà sinh ra, hoặc dùng tâm của Vị chí Định mà sinh ra. Đạt được quả Bất hoàn rồi, nếu dựa vào Vị chí Định thì cũng dùng hai tâm này mà sinh ra; nếu dựa vào năm địa khác khác thì đều dùng tâm của địa mình mà sinh ra; nếu dựa vào năm địa khác thì đều dùng tâm của địa mình mà sinh ra. Đạt được quả A-la-hán rồi, nếu dựa vào Vị chí Định thì hoặc dùng tâm của cõi Dục mà sinh ra, hoặc dùng tâm của Vị chí Định mà sinh ra; nếu dựa vào Vô sở hữu xứ thì hoặc dùng tâm của Vô sở hữu xứ mà sinh ra, hoặc dùng tâm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà sinh ra; nếu dựa vào địa khác thì đều dựa vào tâm của địa mình mà sinh ra.

Nhãn-nhĩ-thân thức giới sinh ra mười tâm, đó là cõi Dục-Sắc đều có năm bộ, chỉ sinh ra tâm của cõi mình. Tỷ-thiệt thức giới sinh ra năm tâm, đó là năm bộ của cõi Dục. Pháp vô lậu sinh ra ba tâm, đó là do tu mà đoạn của ba cõi. Pháp quá khứ sinh ra hai tâm, đó là do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, tức là ra khỏi dị thục Vô tưởng của Diệt định. Tâm của Định Vô tưởng đến lúc sinh ra tác dụng, quá khứ có thể tiến vào tâm-tâm sở pháp, lúc bấy giờ mới có tác dụng của Đẳng vô gián duyên.

Hỏi: Ra khỏi tâm dị thục của Vô tưởng là bao gồm năm bộ của cõi Sắc, hay là chỉ do tu mà đoạn? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu bao gồm năm bộ của cõi Sắc, thì tại sao trong này không nói? Nghĩa là trong này nên nói quá khứ sinh ra sáu tâm, vì sao chỉ nói là quá khứ sinh ra hai tâm? Nếu chỉ do tu mà đoạn thì trong chương Căn Uẩn đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Tưởng dấy khởi lên rồi các hữu tình ở đó từ nơi ấy mất đi, tưởng ấy nên nói hoặc là thiện-hoặc là vô ký, đối với tưởng ấy là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu của cõi Sắc.”

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Ra khỏi tâm dị thục Vô tưởng bao gồm năm bộ của cõi Sắc.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trong này không nói?

Đáp: Nên nói mà không nói thì phải biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, trong này chỉ nói ra tâm Vô tưởng của Diệt Định là do lực công dụng của gia hạnh đã dẫn dắt, ra khỏi tâm dị thục Vô tưởng không phải là do lực công dụng của gia hạnh đã dẫn dắt phát khởi, cho nên ở đây không nói đến. Lại nữa, trong này chỉ nói chỉ là tâm thiện, ra khỏi tâm dị thục Vô tưởng hoặc là thiện-hoặc là nhiễm-hoặc là vô ký, cho nên ở đây không nói đến. Có người đưa ra cách nói này: Ra khỏi tâm dị thục Vô tưởng, chỉ là do tu mà đoạn.

Hỏi: Trong chưởng Căn Uẩn đã nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Văn ấy nên nói như vậy: Đối với tưởng ấy là biến hành tùy miên tùy tăng của cõi Sắc. Nhưng ngăn chặn duyên vô lậu cho nên nói là tùy miên tùy tăng duyên hữu lậu.

Lời bình: Trong hai cách nói này thì cách nói trước là hợp lý.

Hỏi: Tại sao tưởng ấy không phải là tùy miên tùy tăng duyên vô lậu?

Đáp: Đó là chấp Vô tưởng làm Niết-bàn, chấp Vô tưởng Định là Thánh đạo, vì vậy lúc bấy giờ không khởi lên tà kiến bác bỏ không có Diệt-Đạo, từ đó về sau có thể khởi lên tà kiến.

Pháp vị lai không sinh ra tâm, bởi vì không phải là Đẳng vô gián duyên.

Bốn Vô lượng sinh ra sáu tâm, đó là năm bộ của cõi Sắc và do tu mà đoạn của cõi Dục, bởi vì duyên với cõi Dục, duyên với hữu tình, cho nên không có thể dẫn dắt khởi lên tâm của cõi Vô sắc. Hai Giải thoát trước, nên biết cũng như vậy, bởi vì duyên với cõi Dục.

Giải thoát thứ tư-thứ năm sinh ra sáu tâm, đó là năm bộ của cõi Vô sắc và do tu mà đoạn của cõi Sắc. Tha tâm trí sinh ra sáu tâm, đó là năm bộ của cõi Sắc và do tu mà đoạn của cõi Dục. Năm Thông Đẳng vô gián không có thể dẫn dắt phát khởi tâm của cõi Vô sắc. Giải thoát thứ ba-bốn Thắng xứ sau-tám Biến xứ trước sinh ra năm tâm, đó là năm bộ của cõi Sắc đều là sự quán sát riêng biệt, không có thể dẫn dắt phát khởi tâm của cõi Vô sắc. Hai Biến xứ sau sinh ra năm tâm, đó là năm bộ của cõi Vô sắc, là quán sát nhờ vào tưởng tượng, không có thể dẫn dắt phát khởi tâm Định của cõi Sắc. Giải thoát thứ tám không sinh ra tâm, bởi vì tuy là tâm Đẳng vô gián mà không phải là tâm Đẳng vô gián duyên. Pháp trí sinh ra hai tâm, đó là tâm do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc, bởi vì duyên với bốn Đế của cõi Dục, không có thể dẫn dắt phát khởi tâm của cõi Vô sắc. Kiết Sắc tham thuận phần trên sinh ra hai tâm, đó là tâm do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc, bởi vì tâm nhiễm của địa dưới không sinh ra tâm của địa trên. Bốn kiết sau thuận phần trên sinh ra ba tâm, đó là tâm do tu mà đoạn của ba cõi, bởi vì năm kiết này còn hiện hành trong thân Bất hoàn. Văn còn lại dễ hiểu, cho nên không phân biệt.

******

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, tùy miên đã tăng của mỗi một loại nên nói là có tầm-chỉ có tứ hay là không có tầm-không có tứ? Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này? Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người nói: Tầm-tứ là tướng thô-tế của tâm, vì vậy cho đến Hữu Đảnh, các tâm nhiễm ô đều có tầm-tứ, cho nên tầm-tứ ba cõi đều có. Như phái Thí Dụ đã nói. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày chỉ riêng cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, trong Vị chí Định có tầm-có tứ, Tĩnh lự trung gian không có Tầm-chỉ có tứ, Tĩnh lự thứ hai cho đến Hữu Đảnh không có tầm-không có tứ. Bởi vì nhân duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Tùy miên do nhãn căn mà tăng có đủ ba loại, nghĩa là duyên với nhãn căn mà tăng tùy miên, bao gồm biến hành và do tu mà đoạn thuộc năm địa là cõi Dục và bốn Tĩnh lự. Tùy miên như vậy, nếu ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất thì có tầm-có tứ, nếu ở Tĩnh lự trung gian thì không có tầm-chỉ có tứ, nếu ở Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư thì không có tầmkhông có tứ, cho nên nói lại có đủ ba loại. Sau nói đến có đủ ba loại thì đều dựa theo đây, nên biết!

Nhưng mà địa không có tầm-không có tứ, thì hoặc là nhiều-hoặc là ít. Tùy miên do nữ Căn mà tăng, là có tầm-có tứ, bởi vì tùy miên do nó mà tăng chỉ ở cõi Dục. Tùy miên do nhãn-nhĩ-thân thức giới mà tăng, hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ, bởi vì năm thức như nhãn… tuy là có tầm-có tứ, mà ở Tĩnh lự thứ nhất, cũng là tùy miên của Tĩnh lự trung gian làm sở duyên ràng buộc, cho nên tùy miên do nó mà tăng cũng bao gồm không có tầm-chỉ có tứ. Tùy miên do Tĩnh lự thứ nhất mà tăng, hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm-chỉ có tứ,

bởi vì Tĩnh lự thứ nhất nói chung là hiển bày các pháp thuộc ba địa Vị chí-Căn bản và Tĩnh lự trung gian, cho nên nói là chỉ có hai loại. Giả sử chỉ hiển bày về Căn bản thì cũng chắc chắn có hai loại, bởi vì Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ nhất đều vốn có tùy miên duyên với ba địa. Văn còn lại dễ hiểu, cho nên không phân biệt.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, tùy miên đã tăng của mỗi một loại, nên nói là tương ưng với Lạc căn-Khổ căn-Hỷ căn-Ưu căn hay là Xả căn?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Lạc thọ-Khổ thọ tùy theo thân sở y, từ cõi Dục cho đến Tĩnh lự thứ tư đều có; Hỷ thọ-Ưu thọ tùy theo tâm sở y, từ cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều có. Vì ngăn chặn ý ấy để hiển bày Lạc thọ chỉ có ở cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba, Ưu thọ-Khổ thọ chỉ có ở cõi Dục, Hỷ thọ chỉ có ở cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu, chỉ có Xả thọ bao trùm ở các địa. Hoặc lại có người chấp: Tâmtâm sở pháp theo thứ tự mà dấy khởi, không tương ưng với nhau. Như phái Thí Dụ đã chấp. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày tâm-tâm sở cùng lúc mà sinh khởi, có nghĩa tương ưng với nhau. Bởi vì nhân duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Tùy miên do nhãn căn mà tăng, tương ưng với bốn căn trừ ra Khổ căn; tùy miên do nhãn căn mà tăng bao gồm biến hành và do tu mà đoạn thuộc năm địa của cõi Dục-Sắc, nếu ở cõi Dục thì tương ưng với Hỷ-Ưu-Xả căn, nếu ở hai Tĩnh lự đầu thì tương ưng với Hỷ-Xả căn, nếu ở Tĩnh lự thứ ba thì tương ưng với Lạc-Xả căn, nếu ở Tĩnh lự thứ tư thì chỉ tương ưng với Xả căn. Vì vậy cho nên nói chung là tương ưng với bốn căn.

Khổ căn chỉ tương ưng với năm thức, trong năm thức không có các tùy miên duyên với nhãn căn…, cho nên nó nhất định không tương ưng với Khổ căn.

Tùy miên do nữ căn mà tăng, tương ưng với ba căn trừ ra Lạc-Khổ căn; tùy miên do nữ căn mà tăng chỉ ở cõi Dục, Lạc và Khổ của cõi Dục đều ở năm thức, cho nên nó không tương ưng với Lạc và Khổ. Tùy miên do ý căn mà tăng, tương ưng với năm căn; ý căn tương ưng với tất cả năm thọ cho nên tương ưng ràng buộc với năm căn tương ưng; nếu là sở duyên ràng buộc thì có bốn căn trừ ra Khổ căn. Tùy miên do ba trùng Tam-ma-địa mà tăng, tương ưng với bốn căn trừ ra Khổ căn, bởi vì Khổ căn chỉ duyên với năm cảnh như Sắc… chứ không phải là Định… Ba Tam-ma-địa chỉ là vô lậu, cho nên tùy miên không tăng, không phải là ở đây đã nói. Văn còn lại dễ hiểu, không phân biệt thêm nữa, bởi vì e rằng những người trí sinh ra chán ngán mệt mỏi.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Không có tánh thật sự thành tựu và không thành tựu, mà chỉ là tạm mượn để thiết lập.

Muốn hiển bày về tánh thành tựu và không thành tựu là vật thật có, nếu không như vậy thì trái với kinh. Như trong kinh nói: “Nên biết Bổ-đặc-già-la thành tựu pháp thiện và pháp bất thiện như vậy.” Lại trong kinh nói: “Tâm thành tựu mười Lực-bốn Vô sở úy…” Nếu không có thành tựu và không thành tựu, thì dị sinh-Thánh giả, người Hữu họcVô học, người đoạn thiện căn-không đoạn thiện căn, quyết định thiết lập đều không thể nào thành tựu, quyết định nhân duyên không thể nào đạt được. Nhưng thành tựu và không thành tựu là cái có thuộc thế tục, nếu tánh thành tựu và tánh không thành tựu thì đó là cái có thuộc Thắng nghĩa. Như chết-sống là cái có thuộc Thế tục, các pháp chết-sống là cái có thuộc Thắng nghĩa. Vào-ra Định là cái có thuộc Thế tục, Định đã vào-ra là cái có thuộc Thắng nghĩa. Người làm-người nhận là cái có thuộc Thế tục, quả dị thục của nghiệp là cái có thuộc Thắng nghĩa. Như vậy, tánh thành tựu và không thành tựu là cái có thuộc Thắng nghĩa, thi thiết thành tựu và không thành tựu là cái có thuộc Thế tục, nghĩa là nếu trong thân có tánh thành tựu thì gọi là người thành tựu, nếu trong thân ấy có tánh không thành tựu thì gọi là người không thành tựu. Như cây cối… là giả, bốn trần như Sắc… là thật. Như vậy, Bổ-đặc-già-la là giả, năm Uẩn như Sắc… là thật, ở trong sự nối tiếp nhau của thân giả tạm này, dựa vào đạt được và không đạt được mà nói có pháp thành tựu và không thành tựu. Bởi vì nhân duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Nhãn căn của cõi Sắc và cõi Dục đã đạt được không mất là thành tựu, bởi vì chư Thiên cõi Sắc đều có đủ căn, cho nên quyết định thành tựu năm căn như nhãn… Ở đây nói có đủ căn là dựa vào hiển lộ mà nói. Nữ căn-nam căn không hiển lộ cho nên không có cũng gọi là có đủ căn. Vả lại, có thể có thì ở cõi ấy đều thành tựu, cho nên nói là có đủ căn chứ không phải là có tất cả, đừng cho rằng Ưu-Khổ… ở cõi ấy cũng có. Và cõi Dục đã được, nghĩa là phần vị Bát-la-xa-khư về sau; không mất, nghĩa là không hư nát-không rơi rụng-không bị trùng ăn-không bị hại.

Cõi Vô sắc và cõi Dục chưa đạt được đã mất là không thành tựu, cõi Vô sắc không có sắc cho nên không thành tựu các căn như nhãn; và cõi Dục chưa đạt, đó là phần vị Yết-la-lam, Át-bộ-đàm, Bế-thi-kiện-nam; đã mất, đó là hư nát-rơi rụng-trùng ăn-bị hại. Nhĩ-tỷ-thiệt căn cũng như vậy, là nói như nhãn căn. Thân căn của cõi Dục-Sắc thành tựu, là bởi vì có sinh ở cõi Sắc thì nhất định phải có thân căn. Cõi Vô sắc không thành tựu, bởi vì cõi ấy không có sắc chất. Nữ-nam căn cõi Dục đã được không mất là thành tựu, nói như nhãn căn. Cõi Sắc-Vô sắc và cõi Dục, chưa đạt được đã mất thì không thành tựu, cõi Sắc-Vô sắc không có nữ-nam căn bởi vì không có dâm-ái, chán ngán rời bỏ căn này mà sinh đến cõi kia; cõi Sắc-Vô sắc không có đoàn thực, cần phải nhờ vào đoàn thực mà có căn này, bởi vì không có tàm quý cho nên có căn này; vả lại, nữ-nam căn ở cõi ấy không có tác dụng.

Hỏi: Nếu như vậy thì tỷ căn-thiệt căn ở cõi ấy cũng sẽ không có, bởi vì cõi ấy không có sự ngửi hương-nếm vị?

Đáp: Tỷ căn-thiệt căn có tác dụng đối với cõi ấy, đó là trang nghiêm cho thân và phát khởi nói năng; nữ căn-nam cănlàm cho thân xấu xí, người có tàm quý thì nhất định phải che kín. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Hai cõi trên không dẫn đến nghiệp ấy.”

Hỏi: Cõi Sắc-Vô sắc đã không có nam căn thì lẽ ra không phải là trượng phu?

Đáp: Cõi Sắc-Vô sắc có tác dụng của trượng phu cho nên gọi là trượng phu. Tác dụng của trượng phu, đó là có thể lìa bỏ dục nhiễm-có thể thành tựu việc thiện, cho nên gọi là trượng phu. Như trong kinh nói: “Bốn Hướng-bốn Qủa đều gọi là trượng phu.” Không phải là những người nữ đều không có Hướng-Qủa, như trong kinh nói: “Đại Sinh chủ này, tuy là người nữ mà tiến vào Thánh đạo, đạt được quả-hết phiền não cũng gọi là trượng phu.”

Ở trong nghĩa này nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Hoặc có trượng phu mà không thành tựu nam căn, đó là những người sinh ở cõi Sắc-Vô sắc.

2. Hoặc có thành tựu nam căn mà không gọi là trượng phu, như loại Phiến-trĩ, Bán-trạch-ca (hoàng môn).

3. Hoặc có trượng phu cũng thành tựu nam căn, đó là những người vốn có nam căn mà lìa bỏ dục nhiễm.

4. Hoặc có lúc không phải là trượng phu cũng không thành tựu nam căn, đó là trừ ra những tướng trước.

Noãn-Thai-Thấp sinh dần dần mạng chung, là dần dần xả bỏ sáu loại sắc căn như nhãn… ở trong thân căn cũng có dần dần xả bỏ, đó là tay chân…, nếu xả bỏ tất cả cực vi của thân căn thì lập tức mạng chung. Nếu trong địa ngục cắt bỏ các phần thân thể, cho đến nát rửa cũng có thân căn.

Có người nói: Lúc bấy giờ cũng có nhãn…, nếu hoàn toàn không có thì về sau lẽ ra không sinh khởi, bởi vì dị thục đoạn rồi sau đó không còn nối tiếp.

Có người đưa ra cách nói này: Trong các địa ngục, sáu săn như nhãn… đoạn rồi lại nối tiếp bởi vì do nghiệp đã dẫn dắt, cho nên hướng về pháp như vậy. Như trong loài người, những bộ phận thân thể đoạn hoại thì không có thể nối tiếp lại được; trong các địa ngục, những bộ phận thân thể đoạn rồi lập tức lại tiếp tục sinh ra, bởi vì pháp của các nẽo như vậy không có thể ví dụ như nhau, cho nên nhãn… của nẽo kia đoạn rồi lại sinh ra. Thân căn nhất định không đoạn mất hoàn toàn, nếu mất đoạn hoàn toàn thì không có nghĩa nối tiếp nữa, bởi vì thân căn là nơi nương tựa của các sắc săn, các sắc căn có phần ít cực vi của thân căn, dựa vào đây về sau lại sinh ra các bộ phận, trong các bộ phận vốn có thân căn đoạn mất rồi lại sinh ra giống như nhãn căn…

Có sư khác nói: Trong các địa ngục tuy cắt xẻ thân thể làm trăm ngàn phần, mà trong các phần đều có thân căn, giữa các phần có sự liên kết nối tiếp nhau, như đập nát thân cây Đỗ trọng và thân của ngó sen, cũng như phá nát thân cây dưa mà không tách rời nhau; nếu tách rời nhau thì thân căn sẽ không có, bởi vì không phải là một hữu tình có hai thân, mà thế gian hiện thấy chặt đứt thân các loài sâu bọ, vì phần nhiều đã bị đứt rồi mà vẫn còn hoạt động, là do thế mạnh của gió làm cho chuyển động chứ không phải là có thân căn.

Mạng-Ý-Xảcăn tất cả hữu tình đều thành tựu, bởi vì đều bao gồm ba cõi-chín địa, cho nên các phần vị luôn luôn thành tựu.

Lạc căn từ cõi Biến Tịnh trở xuống và Thánh giả sinh lên phía trên thì thành tựu, dị sinh sinh lên phía trên thì không thành tựu. Lạc căn chỉ có ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba, bao gồm hữu lậu và vô lậu, cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất thì chỉ là hữu lậu, Tĩnh lự thứ ba bao gồm hai loại. Các phần vị hữu lậu sinh lên trên thì bỏ phía dưới cho nên không thành tựu, các phần vị vô lậu lúc sinh lên địa trên mà không bỏ địa dưới, bởi vì vô lậu chỉ có đạt được quả-chuyển lui sụt thì mới xả bỏ.

Hỏi: Nếu sinh đến Tĩnh lự thứ hai mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, thì lúc ấy thành tựu Lạc căncủa địa nào?

Đáp: Lúc ấy thành tựu Lạc căn nhiễm ô của Tĩnh lự thứ ba, nếu

lúc ấy đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, thì vẫn đạt được Lạc căn không nhiễm ô của Tĩnh lự thứ ba. Vì vậy nếu sinh từ cõi Biến Tịnh trở xuống thì đều thành tựu Lạc căn. Ở đây nói Biến Tịnh là hiển bày chung về địa mình, nêu rõ địa sau để hiển bày địa trước, còn lại đều dựa theo đây.

Hỏi: Có thể có Thánh giả sinh ở Tĩnh lự thứ tư trở lên mà không thành tựu Lạc căn?

Đáp: Có người nói cũng có, đó là đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, dựa vào Tĩnh lự thứ hai và ba địa dưới để tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả Bất hoàn rồi không khởi lên Hướng sau, mạng chung sinh đến các địa từ Tĩnh lự thứ tư trở lên, lúc ấy không thành tựu Lạc căn.

Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì nếu đã lìa nhiễm của địa trên mà dựa vào địa dưới để tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy đạt được quả rồi nhất định khởi lên đạo của qủa thù thắng, tu vô lậu của địa trên đạt được Diệt của địa trên, sau đó mới mạng chung. Như đã lìa nhiễm của cõi Dục ở phẩm ba-bốn, hoặc là phẩm ba-tám, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc ấy đạt được quả rồi nhất định khởi lên đạo của quả thù thắng, tu vô lậu thuộc phẩm thù thắng đạt được Diệt của phẩm thù thắng, sau đó mới mạng chung.

Hỏi: Nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba dựa vào Tĩnh lự thứ hai và ba địa dưới, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, lúc ấy không khởi lên Hướng sau, mạng chung sinh đến các địa từ Tĩnh lự thứ tư trở lên, thì lúc ấy thành tựu. Lạc căn của địa nào?

Đáp: Lúc ấy đối với địa trên nếu được tự tại thì lúc đang luyện căn, cũng có thể tu Lạc căn vô lậu của địa trên. Giả sử đối với trên không được tự tại, thì lúc ấy đạt được quả rồi cũng nhất định khởi lên đạo của quả thù thắng, tu vô lậu của địa trên, sau đó mới mạng chung. Vì vậy Thánh giả sinh lên cõi Biến Tịnh, quyết định thành tựu Lạc căn vô lậu. thành tựu Hỷ căn nên dựa theo đây mà nói.

Khổ căn thì cõi Dục thành tựu, cõi Sắc-Vô sắc không thành tựu. Ơ cõi Dục thì hữu tình cho đến Phật cũng thành tựu. Khổ căn, bởi vì cảnh trái ngược bức bách thì không do phân biệt mà sinh khổ. Cõi Sắc-Vô sắc không có Khổ căn, bởi vì nhờ vào Định lực thù thắng mà tưới thấm, không có cảnh trái ngược, không có phiền não-nghiệp bất thiện. Vả lại, cõi Sắc-Vô sắc là cõi tốt đẹp, nghĩa là thân tốt đẹp trong cõi xấu kém cũng có Khổ thọ, như Thanh văn-Độc giác và Đại giác ở cõi Dục; nếu thân xấu kém trong cõi tốt đẹp thì cũng không có Khổ thọ, như dị sinh ở cõi Sắc-Vô sắc. Như mạ tốt mùa Thu có tai họa, cũng gặp phải sự cố như sâu bọ ăn mất; cỏ dại mùa Thu không có tai họa, thì cũng không có những sự cố như sâu bọ ăn phá…

Ưu căn chưa lìa nhiễm của cõi Dục thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Dục thì không thành tựu. Ưu căn chắc chắn do phân biệt mà dấy khởi, chưa lìa nhiễm cõi Dục thì phân biệt sinh ra Ưu, đã lìa nhiễm cõi Dục thì lúc dấy khởi lên phân biệt không sinh ra ưu sầu buồn lo. Vì vậy Ưu căn là tánh thiện, nếu lìa nhiễm cõi Dục thì cũng không thành tựu, bởi vì phiền não của cõi Dục đã dẫn dắt phát khởi.

Ba căn vô lậu đã được không mất thì thành tựu, chưa đựơc đã mất thì không thành tựu. Nghĩa là Vị tri đương tri căn đã tiến vào Kiến đạo thì gọi là đã được, Đạo loại trí chưa hiện rõ ở trước mắt thì gọi là không mất, khổ pháp trí nhẫn chưa hiện rõ ở trước mắt thì gọi là chưa được, Đạo loại trí hiện rõ trước mắt trở về sau thì gọi là đã mất. Dĩ tri căn đã dấy khởi Đạo loại trí, hoặc lui sụt quả A-la-hán thì gọi là đã được, Tận trí chưa hiện rõ ở trước mắt thì gọi là không mất, Đạo loại trí chưa hiện rõ ở trước mắt hoặc chưa lui sụt quả A-la-hán thì gọi là chưa được, Tận trí hiện rõ ở trước mắt về sau thì gọi là đã mất. Cụ tri căn lúc Tận trí hiện rõ ở trước mắt thì gọi là đã được, không lui sụt quả A-la-hán thì gọi là không mất, Tận trí chưa hiện rõ ở trước mắt thì gọi là chưa được, lui sụt quả A-la-hán thì gọi là đã mất. Thân-sắc-thanh-xúc giới, cõi DụcSắc thì thành tựu, cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Hỏi: Thân-sắc-xúc giới thì có thể như vậy, thanh giới làm sao luôn luôn thành tựu được?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đại chủng hợp lại và rời ra chắc chắn sinh khởi Thanh giới, hữu tình nếu ở trong cõi Dục-Sắc, thì Đại chủng luôn luôn có cho nên thường phát ra Thanh.

Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói này, nếu bốn Đại chủng nhất định luôn luôn sinh ra Thanh, thì Thanh đã sinh ra này do Đại chủng nào tạo? Nếu ngay Thanh này tạo thì phải nhiều sắc có đối do một tập hợp bốn Đại chủng sinh ra. Nếu nói tạo khác-bốn Đại chủng khác thì lại nhất định sinh ra Thanh. Như vậy lần lượt chuyện tiếp thì có lỗi không cùng tận. Nên đưa ra cách nói này: Sinh trong thân hữu tình cõi Dục-Sắc, nhiều tập hợp bốn Đại chủng ở trong một thân, có va chạm nhau thì sẽ phát sinh ra Thanh, không va chạm nhau thì sẽ không có Thanh phát khởi, tuy trong một thân mà chắc chắn có Thanh giới, không phải là các phần thân đều phát ra Thanh khắp nơi.

Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: Không phải là cõi Dục-Sắc luôn luôn thành tựu Thanh, văn của bản luận này dựa vào phần nhiều mà nói.

Nhãn-nhĩ-thân-thức giới, từ cõi Phạm Thế trở xuống và sinh ra ở ba Tĩnh lự trên, hiện rõ ở trước mắt thì thành tựu, không hiện rõ ở trước mắt thì cõi Vô sắc thì không thành tựu. Nghĩa là sinh ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, tùy theo sự thích hợp mà thành tựu, ba thức nhiễm ô hoặc là thiện; trong các thức vô ký có luyện tập xuyên suốt thì cũng luôn luôn thành tựu, như oai nghi-công xảo-thông quả thù thắng. Nếu sinh từ Tĩnh lự thứ hai trở lên, chỉ riêng vô ký luôn luôn có hiện rõ trước mắt thì sẽ thành tựu, nếu không hiện rõ trước mắt thì không thành tựu, bởi vì tánh của năm thức thân vốn yếu kém, hiện khởi ở địa khác với thế lực không vững mạnh. Nếu tâm biến hóa… trong ý thức, giả sử sinh vào địa khác thì thế lực cũng vững mạnh, cho nên không hiện rõ trước mắt cũng được thành tựu.

Vô lậu-vô vi như ý giới… luôn luôn thành tựu, đó là Phi trạch diệt, tất cả hũu tình đều thành tựu Phi trạch diệt. Pháp không đoạn về sau dựa theo đây nên biết.

Ba trùng-tam-ma-địa giống như Đạo tế, đã được thì thành tựu, chưa được thì không thành tựu, bởi vì được rồi thì nhất định không có sự lui sụt rời bỏ, sắp nhập Niết-bàn mới tu được, nhập Niết-bàn rôi không phải là thuộc số hữu tình, cho nên không thể nói là không thành tựu. Văn còn lại dễ hiểu cho nên không phân biệt thêm nữa.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, mỗi một loại lúc được nbiết khắp, ỡ trong chín mươi tám tùy miên có mấy tùy miên được biết khắp, ở trong chín kiết có mấy kiết trừ hết?

Hỏi: Vì sao soạn ra phân luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tôn gchỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Sắc pháp cũng có loại do kiến mà đoạn. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày các sắc pháp không phải là do kiến mà đoạn. Hoặc lại có người chấp: Dị sinh không có năng lực đoạn tùy miên do kiến mà đoạn. Có người khác lại chấp: Dị sinh kông có thể đoạn các tùy miên mà chỉ có thể chế phục. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày các dị sinh có thể đoạn tùy miên do kiến-tu mà đoạn từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, chỉ trừ hữu Đảnh, cho nên soạn ra phần luận này.

Nhưng các pháp biết khắp tóm lượt có hai loại:

  1. Trí biết khắp.
  2. Đoạn biết khắp.

Trong này chỉ dựa vào Đoạn biết khắp mà soạn ra luận, Đoạn là Trạch diệt tuy không phải là biết khắp nhưng chíng là quả của biết khắp, cho nên gọi là biết khắp. Như sáu xúc xứ nói tên gọi của nghiệp cũ mà quả thiết lập bằng tên gọi của nhân, biết khắp cũng như vậy.

Vả lại, trong này nói được biết khắp, đó là đoạn hết tùy miên ấy thì tùy theo đoạn pháp nào, lúc hết hoàn toàn thì gọi là được biết khắp, không phải là chủ yếu chỉ dựa vào chín loại biết khắp (Biến tri)mà nói.

Lúc nhãn căn được biết khắp thì ái cõi Sắc không còn, nghĩa là nhãn căn ở năm địa, tức là cõi Dục và bốn Tĩnh lự; lúc ái cõi Dục không còn thì nhãn căn của cõi Dục được biết khắp, cho đến ái Tĩnh lự thứ tư không còn thì nhãn căn của Tĩnh lự thứ tư được biết khắp. Nay dựa vào cuối cùng được biết khắp mà nói, cho nên ái cõi Sắc không còn thì gọi là được biết khắp. Còn lại đều dựa theo đây.

Ba mươi một tùy miên của dị sinh được biết khắp, là lúc bấy giờ dị sinh đoạn hết ba mươi một tùy miên do kiến-tu mà đoạn của cõi Sắc; không có kiết nào hết, nghĩa là lúc bấy giờ trong chín kiết không có một kiết nào hoàn toàn trừ hết. Tuy các tùy miên cũng gọi là kiết, mà trong này nói về pháp môn sai biệt, nghĩa là nói tùy miên dựa vào chín mươi tám loại, nói về kiết dựa vào chín loại, vì dụ còn lại nên biết.

Ba tùy miên của Thánh giả được biết khắp, bởi vì lúc bấy giờ Thánh giả chỉ có ba tùy miên do tu mà đoạn của cõi Sắc được biết khắp; không có kiết nào trừ hết, nghĩa là trong chín kiết không có một kiết nào trừ hết.

Lúc nữ-nam căn được biết khắp thì ái cõi Dục không còn, nghĩa là nữ-nam căn chỉ có ở cõi Dục, ái cõi Dục không còn thì gọi là được biết khắp.

Ba mươi sáu tùy miên của dị sinh được biết khắp, bởi vì lúc bấy giờ dị sinh đoạn hết ba mươi sáu tùy miên do kiến-tu mà đoạn của cõi Dục; ba kiết trừ hết, đó là lúc bấy giờ kiết Nhuế-Tật-Khan trong chín kiết hoàn toàn trừ hết.

Bốn tùy miên của Thành giả được biết khắp, bởi vì lúc bấy giờ Thánh giả chỉ có bốn tùy miên do tu mà đoạn của cõi Dục được biết khắp; ba kiết trừ hết thì nói như dị sinh, nhưng trong kiết Nhuế chỉ do tu mà đoạn.

Lúc mạng căn đượ biết khắp thì ái cõi Vô sắc không còn, nghĩa là mạng căn ở chín địa, lúc ái cõi Dục không còn thì mạng căn của cõi Dục được biết khắp, cho đến lúc ái của Phi tưởng phi phi tưởng xứ khộng còn thì mạng căn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ được biết khắp. Nay dựa vào cuối cùng được biết khắp mà nói, cho nên ái cõi Vô sắc không còn thì gọi là được biết khắp. Ba tùy miên được biết khắp, bởi vì lúc bấy giờ đoạn hết ba tùy miên do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; ba kiết trừ hết, đó là ba kiết Ái-Mạn-Vô minh trong chín kiết trừ hết.

Lúc Lạc căn được biết khắp thì ái cõi Biến Tịnh không còn, tức là Lạc căn được biết khắp, lúc bấy giờ trong chín mươi tám tùy miên không có được một tùy miên nào hoàn toàn trừ hết, cho nên đưa ra cách nói này, ví dụ còn lại nên biết.

Nhưng được biết khắp có mười bảy phần vị, đó là lúc bốn pháp nhẫn trí-bốn loại nhẫn trí chỉ được biết khắp các pháp do kiến mà đoạn; từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, ái của tám địa không cón thì bao gồm được biết khắp các pháp do kiến-tu mà đoạn; ái của một đại Phi tưởng phi phi tưởng xứ không còn thì chỉ được biết khắp các pháp do tu mà đoạn. Các pháp ở trong mười bảy phần vị này gọi là được biết khắp, tùy theo tương ưng mà nói sợ rằng văn nhiều và rộng cho nên không biểu hiện rõ ràng riêng biệt.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, mỗi một loại lúc diệt tác chứng, ở trong chín mươi tám tùy miên cómấy tùy miên diệt tác chứng, ở trong chín kiết có mấy kiết trừ hết?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Lúc Định Kim cang dụ hiện rõ ở trước mắt, lập tức đoạn tất cả phiền não do kiến-tu mà đoạn của ba cõi, các phần vị trước đây chỉ có thể điều phục ràng buộc (Triền), đối với các tùy miên đều chưa có thể đoạn trừ; như lập tức đoạn Sa-môn, đó là nói lập tức giác ngộ đạt được quả Vô học, như lúc tỉnh mộng thì lập tức rời bỏ giấc ngũ say sưa. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày về đoạn trừ tùy miên, có tám mươi chín phần vị sai biệt, bởi vì trong các phần vị này đều chứng Diệt. Hoặc lại có người chấp: Chỉ có đạo vô gián đoạn được tùy miên, chỉ có đạo giải thoát có thể chứng được Diệt ấy. Như Sa-môn Tây Phương, họ đưa ra cách nói này: Không phải là đạo vô gián thì không thể đoạn được phiền não, không phải là đạo giải thoát thì không thể chứng được Diệt ấy. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày đạo vô gián có năng lực đoạn được phiền não, bởi vì ngăn cách được phiền não khiến cho không nối tiếp; cũng có năng lực chứng được Diệt, bởi vì dẫn dắt đạt được lìa ràng buộc khiến cho đích thực dấy khởi, các đạo giải thoát chỉ gọi là chúng Diệt, bởi vì cùng hiện rõ trước mắt với đạt được lìa ràng buộc. Và lại, vì biểu hiện rõ ràng về lý Diệt tác chứng khiến cho người trí biết rõ, cho nên soạn ra phần luận này. Đối với pháp tác chứng tóm lược có hai loại:

  1. Trí tác chứng.
  2. Đắc tác chứng.

Trí tác chứng, đó là trí có thể chứng biết tất cả các pháp. Đắc tác chứng, đó là các pháp thiện-thông quả-vô ký đạt được có thể chứng được. Trong này chỉ dựa vào Đắc tác chứng mà nói, trong đó chỉ dựa vào Diệt tác chứng mà nói. Diệt nghĩa là Trạch diệt, ở trong các phần vị khởi lên đạt được chứng Diệt gọi là Diệt tác chứng. Diệt tác chứng này tùy theo phần vị sai biệt có tám mươi chín loại, đó là lúc bốn pháp nhẫn trí-bốn loại nhẫn trí, và lúc chín địa đều có chín đạo vô gián-đạo giải thoát. Lúc bốn pháp-Loại nhẫn trí thì chỉ chứng Diệt đối với pháp do kiên mà đoạn, Phi tưởng phi phi tưởng xứ vào lúc tám đạo vô giánđạo giải thoát trước thì chỉ chứng Diệt đối với pháp do tu mà đoạn, bảy mươi ba lúc còn lại thì bao gồm chứng Diệt đối với pháp do kiến-tu mà đoạn.

Vả lại, Diệt tác chứng tổng quát có năm phần vị, đó là lúc đạo đối trị với từng phẩm riêng biệt, và lúc chứng được bốn quả Sa-môn, cùng với lúc luyện căn, phải nói là có sáu mà lúc luyện căn thì nhất định đạt được quả tức là do bốn quả thâu nhiếp, cho nên nói là năm lúc. Phiền não do kiến-tu mà đoạn của ba cõi đối với năm phần vị này, lúc Diệt tác chứng thì có đủ-không đủ; hoặc có phiền não chỉ có một lúc, đó là phiền não do tu mà đoạn thuộc phẩm thứ chín của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tứ là lúc chứng được quả A-la-hán; hoặc có phiền não chỉ có hai lúc, đó là phiền não do tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước cùa Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và bảy địa dưới đều có chín phẩm phiền não do tu mà đoạn, tức là lúc đạo đối trị với từng phẩm riêng biệt, và lúc chứng được quả Ala-hán. Phiền não do tu mà đoạn thuộc phẩm thứ chín của cõi Dục cũng có hai lúc, đó là lúc chứng được hai quả sau. Hoặc có phiền não chỉ có ba lúc, đó là phiền não do tu mà đoạn thhuộc phẩm thứ bảy-thứ tám của cõi Dục, tức là lúc đạo đối trị với từng phẩm riêng biệt, và lúc chứng được hai quả Sa-môn sau; phiền não do tu mà đoạn thuộc phẩm thứ sáu của cõi Dục cũng có ba lúc, đó là lúc chứng được ba quả Sa-môn sau. Hoặc có phiền não chỉ có bốn lúc, đó là phiền não do kiến Đạo mà đoạn của cõi Sắc-Vôsắc, tức là lúc chứng được bốn quả Sa-môn; phiền não do tu mà đoạn thuộc năm phẩm trước của cõi Dục có bốn lúc, đó là lúc đạo đối trị với từng phẩm riêng biệt, và lúc chứng được ba quả Sa-môn sau. Hoặc có phiền não có đủ năm lúc, đó là phiền não do kiến KhổTập-Diệt mà đoạn của ba cõi, và phiền não do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, tức là lúc đạo đối trị với từng phẩm riêng biệt, và lúc chứng được bốn quả Sa-môn. Đây là dựa vào Diệt tác chứng của Thánh giả mà nói, nếu dựa vào phiền não do kiến-tu mà đoạn thuộc tám địa của dị sinh, thì đều chỉ có lúc đạo đối trị với từng phẩm riêng biệt gọi là Diệt tác chứng. Lúc Diệt tác chứng đối với pháp hữu lậu khác thì dựa theo phiền não trước nên biết. Phần vị trải qua bốn mươi hai phần như nhãn căn… biện giải về Diệt tác chứng như bản luận giải thích.

Hỏi: Phần biết khắp trước đây và phần Diệt tác chứng này có gì sai biệt?

Đáp: Phần biết khắp trước đây hiển bày về sự sai biệt giữa đạt được và đoạn trừ lúc nhãn căn… hoàn toàn trừ hết, phần Diệt tác chứng hiển bày về sự sai biệt lúc nhãn căn… hoàn toàn trừ hết và các phần vị chứng Diệt sau đó, nghĩa là các phần vị sau lại liên tiếp chứng được Diệt đối với nhãn căn…, bởi vì đạt được cùng một vị.

Các Sư phương Tây đưa ra cách nói như vậy: Phần biết khắp trước đây hiển bày về đạo vô gián đoạn trừ phiền não mà được, phần Diệt tác chứng hiển bày về đạo giải thoát chứng lìa bỏ ràng buộc mà được.

Các Sư nước này đưa ra cách nói như vậy: Phần biết khắp trước đây chỉ hiển bày về đạo vô gián đoạn trừ phiền não mà được, phần Diệt tác chứng bao gồm hiển bày về đạo vô gián-giải thoát chứng lìa bỏ ràng buộc mà được.

Lại nữa, phần biết khắp trước đây chỉ hiển bày về phần vị thứ nhất đạt được và đoạn trừ biết khắp, phần Diệt tác chứng bao gồm hiển bày về đầu và sau đối với Diệt tác chứng. Đó gọi là sự sai biệt giữa hai phần biết khắp và Diệt tác chứng.

Trong mười môn này bao gồm bốn mươi hai phần đã nói trước đây có năm phần vị khác nhau, nghĩa là bốn mươi hai phần đã nói trước đây, tổng quát có ba loại, đó là hai mươi hai căn cho đến pháp do kiến-tu mà đoạn và pháp không đoạn gọi là loại Cảnh giới, bốn Thánh cho đến ba trùng Tam-ma-địa gọi là loại Công đức, ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên gọi là loại Sai lầm. Trong loại Cảnh giới thì hai mươi hai căn là nhiều nhất đầu tiên, cho nên tách riêng làm một phần vị; ba loại còn lại thì pháp đều làm một phần vị, cho nên tổng cộng có năm phần vị. Ở trong năm phần vị có pháp tương tự thì đều lược bỏ chủng loại giống nhau, pháp không tương tự thì đều phân biệt rộng ra, người trí đối với điều này cần phải khéo léo biết rõ ràng!

Trong này, Tôn giả tóm lược theo mười môn, bao gồm bốn mươi hai phần đã nói trước đây, trong đó sai biệt lại có nhiều loại.

Đó là nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi

Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại có mấy tùy miên tùy tăng? Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một loại có mấy tùy miên tùy tăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mấy loại không có sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, mấy loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, mấy loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, mấy loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộ cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, ở trong mười lăm bộ của ba cõi, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầmkhông có Tứ?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với LạcKhổ-Hỷ-Ưu-Xã căn chăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến xả căn chăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến xả căn chăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến xả căn chăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến xả căn chăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến xả căn chăng?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp, ở trong chín mươi tám tùy miên có mấy tùy miên được biết khắp, ở trong chín kiết có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì có mấy tùy miên được biết khắp, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp có mấy tùy miên được biết khắp, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, lúc được biết khắp có mấy tùy miên được biết khắp, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp có mấy tùy miên được biết khắp, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, lúc được biết khắp có mấy tùy miên được biết khắp, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng, ở trong chín mươi tám tùy miên có mấy tùy miên Diệt tác chứng, ở trong chín kiết có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng có mấy tùy miên Diệt tác chứng, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng có mấy tùy miên Diệt tác chứng, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng có mấy tùy miên Diệt tác chứng, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng có mấy tùy miên Diệt tác chứng, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức đã tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng có mấy tùy miên Diệt tác chứng, có mấy kiết trừ hết?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, tất cả trong chín Kiết có mấy Kiết làm cho hệ thuộc (Sở hệ), trong ba Phược có mấy Phược làm cho ràng buộc (Sở phược), trong mười Tùy miên có mấy Tùy miên tùy tăng, trong sáu Cấu có mấy Cấu làm cho nhiễm ô (Sở nhiễm), trong mười Triền có mấy Triền làm cho quấn chặt (Sở triền)?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt thành tựu?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt thì thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo thì thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, không thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, không thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, không thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt thì không thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, không thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo thì không thành tựu mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Chủng loại nhu vậy có rất nhiều môn, bao gồm bốn mươi hai phần đã nói trước đây, những người có trí nên tuy theo mà quyết định chọn lựa!

********

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, ở trong chín mươi tám tùy miên, mỗi một loại có mấy tùy miên tùy tăng?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức, là hai bộ của cõi Dục-Sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng; duyên duyên thức, là duyên hữu vi của cõi Dục-Sắc, hai bộ của cõi Vô sắc, và biến hành tùy miên tùy tăng. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức và duyên duyên thức cũng như vậy. Nữ căn diệt duyên thức là hai bộ của cõi Dục và biến hành, biến hành cùa cõi Sắc và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn; duyên duyên thức là duyên hữu vi của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do tu mà đoạn. Nam-Khổ-Ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức cũng như vậy. Mạng căn diệt duyên thức là hai bộ của ba cõi, và biến hành tùy miên tùy tăng; duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hữu vi cùa ba cõi, và biến hành tùy miên tùy tăng; duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng duyên hũu vi của ba cõi. Ý-Xả và năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần vị còn lại dựa theo đây nên biết.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một loại có mấy tùy miên tùy tăng?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Mạng-ÝXả và năm căn như Tín… đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức cũng như vậy. Nữ căn đoạn đạo duyên thức, là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục, ba bộ của cõi Sắc; duyên duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ và biến hành của cõi Vô sắc. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức cũng như vậy. Lạc căn đoạn đạo duyên thức là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của cõi Dục-Sắc, hai bộ và biến hành của cõi Vô sắc; duyên thúc là tùy miên tùy tăng thuộc bốn bộ của ba cõi. Hỷ căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần vị còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mấy loại là sở duyên ràng buộc chứ không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là tương ưng ràng buộc chứ không phải là sở duyên ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc? Đáp: Nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc chứ không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc chứ không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên với nhãn căn, duyên với cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc đó là tùy miên biến hành của cõi Dục-Sắc, và do tu mà đoạn.

Nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buôc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên không biến hành thuộc hai bộ của ba cõi, và do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc. Nhãn căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc nhưng không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành duyên hũu lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc nhưng không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của cõi Dục-Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc. Nhãn căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi.

Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục, biến hành do tu mà đoạn của cõi Sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc thì không có; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Dục. Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên thuộc hai bộ của cõi Dục-Sắc, không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Sắc, và tất cả tùy miên của cõi Vô sắc. Nữ căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, không biến hành do kiến Khô-Tập mà đoạn của cõi Sắc, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, và duyên với cõi-địa khoác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc. Nữ căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên không biến hành do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục, tất cả hai bộ của cõi SắcVô sắc, và do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc.

Năm-Khổ căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của ba cõi; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của ba cõi duyên với mạng căn; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của ba cõi. Mạng căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì kôhng có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên thuộc ba bộ của ba cõi. Mạng căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và duyên cõi-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của ba cõi. Mạng căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi.

Ý căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc thì không có; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và duyên cõi-địa khác của ba cõi duyên với ý căn; có loại là sở duyên ràng buộccũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu của ba cõi. Ý căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên duyên vô vi của ba cõi.

Xả căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Lạc căn duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục-cõi Vô sắc, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục, biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên biến hành duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc duyên với Lạc căn; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của cõi Dục, và tùy miên duyên hữu lậu của cõi Sắc. Lạc căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên không biến hành do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-cõi Vô sắc, tất cả tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Sắc, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc. Lạc căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ-duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, tất cả tùy miên duyên hữu lậu của cõi Sắc, biến hành của cõi Vô sắc, tùy miên duyên hữu lậu do tu mà đoạn và do kiến Đạo mà đoạn. Lạc căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-cõi Vô sắc, và tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Sắc.

Hỷ căn duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành của cõi Vô sắc, tùy miên duyên hữu lậu do tu mà đoạn và do kiến Đạo mà đoạn; có loại là tương ưng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc duyên với Hỷ căn; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tất cả tùy miên duyên hữu lậu của cõi Dục-Sắc. Hỷ căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-Sắc, tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc. Hỷ căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tất cả tùy miên duyên hữu lậu của cõi Dục-Sắc, tùy miên biến hành của cõi Vô sắc, tùy miên duyên hữu lậu do tu mà đoạn và do kiến Đạo mà đoạn. Hỷ căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-Sắc, và tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của cõi Vô sắc.

Ưu căn duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc thì không có; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tất cả tùy miên duyên hữu lậu của cõi Dục. Ưu căn duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên duyên vô lậu của cõi Dục, tùy miên thuộc hai bộ và không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Sắc, và tất cả tùy miên của cõi Vô sắc. Ưu căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Sắc, tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tất cả tùy miên duyên hữu lậu của cõi Dục, tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Sắc. Ưu căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục, tùy miên thuộc hai bộ của cõi Sắc-Vô sắc, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc.

Năm căn như Tín… duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của ba cõi, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của ba cõi duyên với năm căn như Tín… có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành của ba cõi và tùy miên do tu mà đoạn. Năm căn như Tín… duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi. Năm căn như Tín… duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc thì không có; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của cõi, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn. Năm căn như Tín… duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn củaba cõi.

Ba căn vô lậu duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của ba cõi, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc thì không có. Ba căn vô lậu duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn. Ba căn vô lậu duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của ba cõi; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi; và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của ba cõi, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn. Ba căn vô lậu duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mấy loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc, và tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc thì không có. Nhãn căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn của cõi DụcSắc, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn, và tất cả tùy miên của cõi Vô sắc. Nhãn căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục-Sắc, và tùy miên biến hành do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn và tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-Sắc. Nhãn căn diệt duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc. Thì đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục-Sắc, tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn và tùy miên không biến hành do kiến KhổTập mà đoạn của cõi Vô sắc.

Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên cũng như vậy.

Nữ căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc, và tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc thì không có. Nữ căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Sắc, và tất cả tùy miên của cõi Vô sắc. Nữ căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục-Sắc, tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc, và tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục. Nữ căn diệt duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của cõi Dục, tùy miên thuộc hai bộ của cõi Sắc-Vô sắc, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc.

Nam-Khổ-Ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Mạng căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn của ba cõi, và tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc thì không có. Mạng căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn. Mạng căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của ba cõi; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành do tu mà đoạn và tùy miên duyên hữu vi do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi. Mạng căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tùy miên duyên vô vi do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi.

Ý-Xả căn và năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mấy loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, mấy loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, mấy loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, mấy loại không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của ba cõi; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của ba cõi. Nhãn căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi. Nhãn căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc thì không có; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của ba cõi, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn. Nhãn căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi.

Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục-Sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc. Nữ căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của cõi Sắc, và tất cả tùy miên của cõi Vô sắc. Nữ căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của cõi Dục-Sắc, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của cõi Dục. Nữ căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải la sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc.

Nam-Khổ-ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Mạng căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi khácđịa khác; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của ba cõi. Mạng căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi. Mạng căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn và tùy miên biến hành duyên cõi khác-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của ba cõi, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn. Mạng căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi.

Ý-Xả căn và năm căn như Tín… đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Lạc căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Dục-Sắc, tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi, và tùy miên biến hành duyên cõi khác-địa khác của cõi Dục-Sắc; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên biến hành và do tu mà đoạn của cõi DụcSắc. Lạc căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi, và tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc. Lạc căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, có loại là sở duyên ràng buộc mà không phải là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên không biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn của cõi Vô sắc; có loại là tương ưng ràng buộc mà không phải là sở duyên ràng buộc, đó là tùy miên duyên vô lậu do kiến Đạo mà đoạn, và tùy miên biến hành duyên cõi khác-địa khác của ba cõi; có loại là sở duyên ràng buộc cũng là tương ưng ràng buộc, đó là tùy miên thuộc ba bộ của cõi Dục-Sắc, tùy miên biến hành do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, và tùy miên duyên hữu lậu do kiến Đạo mà đoạn của ba cõi. Lạc căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc thì không có. Nếu không phải là tùy miên đã tăng này, mà đối với tùy miên này không phải là sở duyên ràng buộc cũng không phải là tương ưng ràng buộc, thì đó là tất cả tùy miên do kiến Diệt mà đoạn của ba cõi. Hỷ căn đoạn đạo duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, ở trong mười lăm bộ tâm của ba cõi, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm? Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nhĩ căn cho đến ba căn vô lậu duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mười tâm. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-ThânMạng-Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nam-Khổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, Đẳng vô gián sinh ra mười tâm; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mấy tâm?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, mỗi một Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nhĩ-TỷThiệt-Thân-Mạng-Ý-Lạc-Xả căn, năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, Đẳng vô gián sinh ra mười tâm; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, Đẳng vô gián sinh ra mười lăm tâm. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức, đều có đủ ba loại. Nhĩ căn cho đến ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, đều có đủ ba loại, Nhĩ căn cho đến ba căn vô lậu duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, đều có đủ ba loại. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, đều có đủ ba loại. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, đều có đủ ba loại. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầmkhông có Tứ?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, đều có đủ ba loại. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với LạcKhổ-Hỷ-Ưu-Xả căn chăng?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức tương ưng với bốn căn, trừ ra Khổ căn. Nhĩ căn cho đến ba căn vô lậu duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến Xả căn chăng?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, tương ưng với bốn căn, trừ ra Khổ căn. Nhĩ căn cho đến ba căn vô lậu duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến Xả căn chăng?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, tương ưng với bốn căn, trừ ra Khổ căn. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến Xả căn chăng?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, tương ưng với bốn căn, trừ ra Khổ căn. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến Xả căn chăng?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, tương ưng với bốn căn, trừ ra Khổ căn. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, nên nói là tương ưng với Lạc căn cho đến Xả căn chăng?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, tương ưng với bốn căn, trừ ra Khổ căn. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn duyên thức, từ không vô biên xứ trở xuống và Thánh giả sinh lên trên thì thành tựu, dị sinh sinh lên trên thì không thành tựu; duyên duyên thức thì tất cả hữu tình đều thành tựu. Nhĩ-TỷThiệt-Thân căn duyên thức, cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức, ở cõi Dục-Sắc và Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc thì thành tựu, dị sinh sinh đến cõi Vô sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức từ không vô biên xứ trở xuống và Thánh giả sinh lên trên thì thành tựu, dị sinh lên trên thì không thành tựu. Nam-Khổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức, tất cả hữu tình đều thành tựu. Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của Không vô biên xứ thì thành tựu, đã lìa nhiễm của không vô biên xứ thì không thành tựu; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì không thành tựu. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của Không vô biên xứ thì thành tựu, đã lìa nhiễm của không vô biên xứ thì không thành tựu. Nam-Khổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì không thành tựu. Y-lạc-hỷ-xả căn, năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức thì ở cõi Dục-Sắc và Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc thành tựu, di sinh sinh đến cõi Vô sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức thì tất cả hữu tình đều thành tựu. Nhĩ-TỷThiệt-Thân-Lạc-Hỷ căn, diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy.

Nữ căn diệt duyên thức thì ở cõi Dục-Sắc và Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc thành tựu, dị sinh sinh đến cõi Vô sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức thì từ không vô biên xứ trở xuống, và Thánh giả sinh lên trên là thành tựu, dị sinh sinh lên trên thì không thành tựu. NamKhổ-Ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy.

Mạng căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, tất cả hữu tình đều thành tựu. Ý-Xả căn, năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm cõi Vô sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì không thành tựu. Nhĩ-TỷThiệt-Thân-Lạc-Hỷ căn, diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nữ căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lia nhiễm của cõi Sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của không vô biên xứ thì thành tựu, đã lìa nhiễm của không vô biên xứ thì không thành tựu. Namkhổ-ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Mạng căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì không thành tựu. Ý-Xả căn, năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

 ********

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, tất cả hữu tình đều thành tựu. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Mạng-Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức thì cõi Dục-Sắc và Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc là thành tựu, dị sinh đến cõi Vô sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức thì tất cả hữu tình đều thành tựu. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, ai thành tựu-ai không thành tựu?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức m a tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì không thành tựu. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Mạng-Ý-LạcHỷ-Xả căn, năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của cõi Sắc thì thành tựu, đã lìa nhiễm của cõi Sắc thì không thành tựu; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, chưa lìa nhiễm của không vô biên xứ thì thành tựu, đã lìa nhiễm của không vô biên xứ thì không thành tựu. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp thì ở trong chín mươi tám tùy miên, có mấy tùy miên được biết khắp; ở trong chín kiết có mấy kiết trừ hết?

sĐáp: Nhãn căn duyên thức, lúc được biết khắp thì ái của Không vô biên xứ trừ hết, tức là nhãn căn duyên thức được biết khắp, không có kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc được biết khắp, ái của Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn duyên thức và duyên duyên thức lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc được biết khắp, ái của không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn duyên duyên thức được biết khắp, không có kiết trừ hết. NamKhổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp thì ái của cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. ÝLạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức lúc được biết khắp, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì có mấy tùy miên được biết khắp, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái của không vô biên xứ trừ hết, tức là nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên được biết khắp, không có kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, tức là nữ căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái của không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn duyên duyên thức mà tăng tùy miên, được biết khắp-không có kiết trừ hết. NamKhổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Y-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp thì có mấy tùy miên được biết khắp, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thệt-Thân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Nữ căn diệt duyên thức, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc được biết khắp ái của không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn diệt duyên duyên thức được biết khắp-không có kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Ý- Xả căn, năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì có mấy tùy miên được biết khắp, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắpkhông có kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiết-Thân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Nữ căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi một tùy miên được biết khắpkhông có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái của không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn diệt duyên duyên thức mà tăng tùy miên, được biết khắp-không có kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Ý- Xả căn, năm căn như Tín…, diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp thì có mấy tùy miên được biết khắp, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. . Nhĩ-Tỷ-Thiết-Thân-Mạng-Ý-Lạc-Hỷ căn, năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi một tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc được biết khắp thì ái của không vô biên xứ trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc được biết khắp, cũng như vậy. Nghĩa của tất cà các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì có mấy tùy miên được biết khắp, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Mạng-Ý-Lạc-Hỷ căn, năm căn như Tín…, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi một tùy miên được biết khắp-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên được biết khắpkhông có kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Vô sắc trừ hết, ba tùy miên được biết khắp, ba kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp, cũng như vậy. Nghĩa của tất cà các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức lúc Diệt tác chứng, ở trong chín mươi tám tùy miên có mấy tùy miên Diệt tác chứng, ở trong chín kiết có mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn duyên thức, lúc Diệt tác chứng thì ái của Không vô biên xứ trừ hết, tức là nhãn căn duyên thức Diệt tác chứng không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc Diệt tác chứng thì ái của Không vo biên xứ trừ hết, tức là nữ căn duyên duyên thức Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn. Năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì có mấy tùy miên Diệt tác chứng, mấy kiết trừ hết?

Đáp: nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái của Không vô biên xứ trừ hết, tức là nhãn căn duyên thức mà tăng tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái của Không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn. Năm căn như Tín…, ba căn vô lậu, duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng thì có mấy tùy miên Diệt tác chứng, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-ThiếtThân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Nữ căn duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc Diệt tác chứng thì ái của Không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn diệt duyên duyên thức Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Mạng căn diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Ý-Xả căn, năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng có mấy tùy miên Diệt tác chứng, có mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Nữ căn diệt duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì ái của Không vô biên xứ trừ hết, tức là nữ căn diệt duyên duyên thức mà tăng tùy miên, Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nam-KhổƯu căn diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Mạng căn duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Ý-Xả căn, năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy. Nghĩa của các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng thì có mấy tùy miên Diệt tác chứng, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Mạng-Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín… đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức , lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức, lúc Diệt tác chứng thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi mốt tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy. Nghĩa của các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng thì có mấy tùy miên Diệt tác chứng, mấy kiết trừ hết?

Đáp: Nhãn căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nhĩ-Tỷ-Thiệt-ThânMạng-Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín… đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy.

Nữ căn đoạn đạo duyên thức mà tăng tùy miên, lúc được biết khắp thì ái cõi Sắc trừ hết, dị sinh có ba mươi một tùy miên Diệt tác chứng-không có kiết trừ hết, Thánh giả có ba tùy miên Diệt tác chứngkhông có kiết trừ hết, đến A-la-hán thì chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết; duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng đạt được quả A-la-hán, chín mươi tám tùy miên Diệt tác chứng, chín kiết trừ hết. Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức mà tăng tùy miên, lúc Diệt tác chứng cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, tất cả trong chín kiết có mấy kiết làm cho hệ thuộc, trong ba phược có mấy phược làm cho quấn chặt, trong mười tùy miên có mấy loại tùy miên tùy tăng, trong sáu Cấu có mấy Cấu làm cho nhiễm ô, trong mười Triền có mất Triền làm cho ràng buộc?

Đáp: Nhãn căn có chín kiết làm cho hệ thuộc, ba phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức có chín kiết làm cho hệ thuộc, ba phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Nhãn căn diệt duyên thức và duyên duyên thức có chín kiết làm cho hệ thuộc, ba phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Nhãn căn duyên thức và duyên duyên thức có chín kiết làm cho hệ thuộc, ba phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nhĩ căn cho đến năm căn như Tín… duyên thức và duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Thành tựu nhãn căn, nếu dị sinh chưa lìa nhiễm cõi Dục thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, tám Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm cõi Dục, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, bốn Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Dục nhưng chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của cõi Vô sắc thì không có Kiết ràng buộc, cho đến không có Triền quấn chặt.

Thành tựu Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Nữ-Nam-Mạng-Ý-Lạc-Khổ-HỷXả căn, năm căn như Tín… thì cũng như vậy.

Thành tựu Ưu căn, nếu là dị sinh thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà chưa hẳn đã sinh, có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, tám Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, bốn Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt.

Thành tựu Vị tri đương tri căn, chưa lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh, có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, tám Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Dục nhưng chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt.

Thành tựu Dĩ tri căn, nếu chưa lìa nhiễm cõi Dục, thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, bốn Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt.

Thành tựu Cụ tri căn thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền quấn chặt. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Thành tựu cho đến Cụ tri căn, duyên thức và duyên duyên thức thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như thành tựu nhãn căn đã nói trước đây. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Thành tựu nhãn căn Diệt, nếu là dị sinh chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hao Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Vô sắc thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền quấn chặt.

Thành tựu Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Nữ-Nam-Mạng căn, năm căn như Tín… diệt thì cũng như vậy.

Thành tựu ý căn diệt, nếu dị sinh chưa lìa nhiễm cõi Dục, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, tám Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm cõi Dục, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, bốn Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh mà Đạo loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Đạo loại trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Vô sắc thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền quấn chặt.

Thành tựu Lạc-Khổ-Hỷ-Ưu-Xả căn diệt thì cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Thành tựu nhãn căn cho đến năm căn như Tín… diệt duyên thức và duyên duyên thức, thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như thành tựu ý căn diệt đã nói trước đây. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Thành tựu nhãn căn cho đến năm căn như Tín… đoạn đạo thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, cũng như thành tựu ý căn diệt đã nói trước đây.

Thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như thành tựu ý căn diệt duyên thức và duyên duyên thức đã nói trước đây. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Không thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Không thành tựu Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Nữ-Nam căn thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như thành tựu nhãn căn đã nói trước đây.

Không thành tựu Thân căn, nếu là dị sinh thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả chưa lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Vô sắc thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền làm cho quấn chặt.

Không thành tựu Lạc-Hỷ căn, thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt.

Không thành tựu Khổ căn, nếu là dị sinh thì chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà chưa lìa nhiễm cõi Vô sắc, có ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Vô sắc thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền làm cho quấn chặt.

Không thành tựu Ưu căn, các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền quấn chặt, thì nói như thành tựu nhãn căn diệt trước nay.

Không thành tựu năm căn như Tín…, thì có chin Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt.

Không thành tựu Vị tri đương tri căn, nếu là dị sinh thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước nay nó về dị sinh thành tựu nhãn căn. Nếu Thành giả chưa lìa nhiễm cõi Dục, thì sáu Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, bốn Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt, đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, ba cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà chưa lìa nhiễm cõi Vô sắc, ba Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, ba Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Vô sắc thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền quấn chặt.

Không thành tựu Dĩ căn tri căn, nếu là dị sinh thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước nay nói về dị sinh không thành tựu Vị tri đương tri căn. Nếu là Thánh giả, ở phần vị Kiến đạo chưa lìa nhiễm cõi Dục, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, thì có chin Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; khổ loại trí đã sinh, thì có chin Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, tám Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chin Tùy miên tùy tăng, ba cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, ba Cấu làm cho nhễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, Khổ loại trí chưa hẳn đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chin Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt; Khổ loại trí đã sinh, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, bảy Tùy miên tùy tăng, một Cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Ở phần vị của đạo vô học thì không có Kiết hệ thuộc, cho đến không có Triền quấn chặt.

Không thành tựu Cụ tri căn, nếu là dị sinh thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước nay nói về dị sinh không thành tựu Dĩ tri căn. Nếu là Thánh giả, ở phần vị Kiến đạo thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước đây nói về không thành tựu Dĩ tri căn ở phần vị Kiến đạo; ở phần vị Tu đạo thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước đây nói không thành tựu Vị tri đương tri căn ở phần vị Tu đạo. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Không thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến mấy triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Không thành tựu nhãn căn, duyên thức thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chin Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Không thành tựu Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Nữ-Nam-Khổ-Ưu căn duyên thức, và không thành tựu Nữ-Nam-Khổ-Ưu căn duyên duyên thức, cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Không thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Không thành tựu nhãn căn diệt, nếu là dị sinh ở cõi Dục, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; ở Thức vô biên xứ trở lên, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chin Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả ở phần Kiến đạo-Tu đạo thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, nói như Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo chưa lìa nhiễm cõi Dục trước đây.

Không thành tựu Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Nữ-Nam-Lạc-Khổ căn diệt thì cũng như vậy. Có điểm sai biệt là không thành tựu Nữ-Nam-Khổ căn diệt thì nên nói là ở Tĩnh lự thứ hai trở lên, không thành tựu Lạc căn diệt thì nên nói là ở Tĩnh lự thứ ba có đủ ràng buộc, và ở Không vô biên xứ trở lên.

Không thành tựu Hỷ căn diệt, nếu là dị sinh ở cõi Dục có đủ ràng buộc, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; ở Tĩnh lự thứ tư trở lên, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chin Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả có đủ ràng buộc mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì trong Sát-na đầu tiên có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt.

Không thành tựu ưu căn diệt thì cũng như vậy, có điểm sai biệt là nên nói ở Tĩnh lự thứ hai trở lên.

Không thành tựu Mạng căn và năm căn như Tín… diệt thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, nếu là dị sinh thì như trước đây nói về các dị sinh chưa lìa nhiễm cõi Dục; nếu là Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo, thì như trước đây nói về các Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo chưa lìa nhiễm cõi Dục.

Không thành tựu Ý-Xả căn diệt, nếu là dị sinh có đủ ràng buộc, hoặc là Thánh giả có đủ ràng buộc, tiến vào Chánh tánh ly sinh trong sát-na đầu tiên, thì đều có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Không thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, Diệt duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Không thành tựu nhãn căn, diệt duyên thức thì có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chin Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Không thành tựu Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Lạc-Hỷ căn diệt duyên thức, và không thành tựu Nữ-Nam-Khổ-Ưu căn diệt duyên thức, và duyên duyên thức thì cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Không thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo thì có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến mấy Trền làm cho quấn chặt?

Đáp: Không thành tựu nhãn căn đoạn đạo, nếu là dị sinh ở cõi Dục, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; ở Thức vô biên xứ trở lên, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước đây nói về các Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo chưa lìa nhiễm cõi Dục.

Không thành tựu Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Nữ-Nam-Lạc-Khổ căn đoạn đạo thì cũng như vậy, có điểm sai biệt là không thành tựu Nữ-Nam-Khổ căn đoạn đạo thì nên nói ở Tĩnh lự thứ hai trở lên, không thành tựu Lạc căn đoạn đạo thì nên nói ở Tĩnh lự thứ ba chưa khởi lên đạo gia hạnh và ở Không vô biên xứ trở lên.

Không thành tựu Hỷ căn đoạn đạo, nếu là dị sinh ở cõi Dục, thì có chín Kiết làm cho hệ thuộc, ba Phược làm cho ràng buộc, mười Tùy miên tùy tăng, sáu Cấu làm cho nhiễm ô, mười Triền làm cho quấn chặt; ở Tĩnh lự thứ tư trở lên, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Nếu là Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước đây nói về các Thánh giả ở phần vị Kiến đạo-Tu đạo chưa lìa nhiễm cõi Dục.

Không thành tựu Ưu căn đoạn đạo thì cũng như vậy, có điểm sai biệt là nên nói ở Tĩnh lự thứ hai trở lên.

Không thành tựu Mạng căn và năm căn như Tín… đoạn đạo, nếu là dị sinh-hoặc là Thánh giả, thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước đây nói về dị sinh và Thánh giả ở cõi Dục không thành tựu nhãn căn đoạn đạo.

Không thành tựu Ý-Xả căn đoạn đạo, nếu là dị sinh-hoặc là Thánh giả, thì các Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến các Triền làm cho quấn chặt, như trước đây nói về dị sinh và Thánh giả ở cõi Dục không thành tựu Hỷ căn đoạn đạo. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết.

Không thành tựu nhãn căn cho đến tùy miên Vô minh do tu mà đoạn của cõi Vô sắc, đoạn đạo duyên thức và duyên duyên thức, có mấy Kiết làm cho hệ thuộc, cho đến có mấy Triền làm cho quấn chặt?

Đáp: Không thành tựu Nữ căn đoạn đạo duyên thức, có sáu Kiết làm cho hệ thuộc, hai Phược làm cho ràng buộc, chín Tùy miên tùy tăng, một cấu làm cho nhiễm ô, hai Triền làm cho quấn chặt. Không thành tựu Nam-Khổ-Ưu căn đoạn đạo duyên thức thì cũng như vậy. Nghĩa của tất cả các phần còn lại dựa theo đây nên biết. Quyết định chọn lựa Môn khác dựa theo trước nên nói.