LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG VIII: KIẾN UẨN

Phẩm Thứ Năm: LUẬN VỀ KIẾN

(Từ quyển 198 – quyển 200)

Có những kiến chấp như vậy: Không có bố thí… Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn giải thích nghĩa lý trong kinh đã nói về kiến chấp khiến cho đoạn trừ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ở trong sinh tử khởi lên nhiều chấp trước, dẫn đến nhiều sự vô nghĩa, làm chỗ dựa cho Ái (thủ) thì không có gì bằng kiến chấp. Những điều này nói rộng ra như trong phẩm luận về Ngũ Sự ở chương Trí Uẩn.

Có những kiến chấp như vậy: Không có bố thí, không có yêu thương, không có thờ cúng, không có hành diệu-hành ác; đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Không có bố thí…, giải thích như trên. Đây là Tà kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó. Nghĩa là vào lúc Tập đế đã sinh Nhẫn trí, thì tất cả sự suy xét không đúng đắn, phân biệt không đúng đắn, nhận thức điên đảo, giữ lấy không bình đẳng ấy liền vĩnh viễn đoạn trừ.

Lại nữa, kiến chấp này dựa vào nơi chốn của Tập mà chuyển, cho nên lúc thấy Tập thì đoạn trừ; như hạt sương đầu ngọn cỏ, mặt trời xuất hiện thì khô mất. Kiến chấp này cũng như vậy.

Không có quả của hành diệu-hành ác; đây là Tà kiến bài bác về Quả, do kiến Khổ mà đoạn.

Đây là Tà kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó. Nghĩa là vào lúc Khổ đế đã sinh Nhẫn trí, thì tất cả sự suy xét không đúng đắn, phân biệt không đúng đắn, nhận thức điên đảo, giữ lấy không bình đẳng ấy liền vĩnh viễn đoạn trừ không còn.

Lại nữa, kiến chấp này dựa vào nơi chốn của Khổ mà chuyển, cho nên lúc thấy Khổ thì đoạn trừ; như hạt sương đầu ngọn cỏ, mặt trời xuất hiện thì khô mất. Kiến chấp này cũng như vậy.

Nhưng ở đây chỉ nói đến tự tánh và đối trị của kiến chấp ấy, chứ không nói đến cùng dấy khởi (đẳng khởi).

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, có người sát sinh mà sống thọ, có người lìa bỏ sát sinh mà chết yểu; có người trộm cắp mà dồi dào, có người lìa bỏ trộm cắp mà thiếu thốn; có người keo kiệt mà giàu sang, có người ưa thích bố thí mà nghèo khổ; có người làm hại người khác mà yên vui không có bệnh hoạn, có người không làm hại người khác mà khổ đau nhiều tật bệnh. Thấy những sự việc trái ngược nhau như vậy rồi, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có bố thí, không có yêu thương cho đến không có quả của hành diệu-hành ác, nếu có thì lẽ ra tất cả những người sát sinh phải chết yểu, cho đến người không làm hại người khác sẽ yên vui không có bệnh hoạn, hiện thấy trái ngược nhau như vậy cho nên biết quyết định không có bố thí, cho đến nói rộng ra. Nhưng ngoại đạo ấy không khéo léo nhận biết rõ ràng bởi vì quả của hành diệu-hành ác có xa-gần, cho nên ở trong sự việc hiện thấy không suy xét như lý mà khởi lên kiến chấp này.”

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục, thấy trong một phần thời gian, không biết nhân quả sai biệt trước sau, thấy làm điều ác thì có người được sinh lên cõi trời, thấy làm điều thiện thì có người rơi vào nẽo ác, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có bố thí, không có yêu thương cho đến không có quả của hành diệu-hành ác.

Hoặc có người nói: Có các ngoại đạo, không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, nhưng bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo, cho nên nói là không có bố thí, cho đến nói rộng ra.

Không có dời này, không có đời khác, không có hữu tình hóa sinh; đây là Tà kiến bài bác về Nhân, hoặc do kiến Tập mà đoạn; hoặc là Tà kiến bài bác về Quả, do kiến Khổ mà đoạn.

Hỏi: Đời khác là không hiện thấy mà nói là không có thì có thể như vậy, đời này hiện thấy thì vì sao nói là không có?

Đáp: Các ngoại đạo ấy do Vô minh làm cho mù lòa, cho nên đối với sự việc hiện thấy cũng còn gạt bỏ sai trái, vì vậy không cần phải vặn hỏi, Vô minh thì ngu si, mù lòa thì rơi xuống hầm hố.

Lại có người nói: Các ngoại đạo ấy chỉ bài bác về nhân quả chứ không bài bác về Thể của pháp. Không có đời này, nghĩa là không có đời này làm nhân cho đời khác; hoặc là không có đời này làm quả của đời khác. Không có đời khác, nghĩa là không có đời khác làm nhân cho đời này, hoặc là không có đời khác làm quả của đời này. Không có hữu tình hóa sinh, có các ngoại đạo đưa ra cách nói như vậy: Các hữu tình sinh ra đều là nhờ vào quan hệ của tinh huyết…hiện tại, không có loài nào không có duyên mà bỗng nhiên sinh ra; ví như mầm non sinh ra chắc chắn nhờ vào hạt giống-nước-đất-thời tiết, không có mầm non nào không có duyên mà được sinh ra, cho nên chắc chắn không có hữu tình hóa sinh. Loại này hoặc là gạt bỏ không có nghiệp cảm đến hóa sinh, hoặc là gạt bở không có hóa sinh đã cảm đến.

Hoặc có người nói: Hữu tình hóa sinh, đó gọi là Trung hữu. Không có đời này-đời khác, là bài bác không có Sinh hữu. Không có hữu tình hóa sinh, là bài bác không có Trung hữu. Có các ngoại đạo nói là không Trung hữu, họ nói chỉ thuận theo từ thế gian này đến thế gian khác, lại không có thế gian thứ ba có thể đạt được. Loại này hoặc là gạt bỏ không có nghiệp cảm đến Trung hữu, hoặc là gạt bỏ không có cảm đến Trung hữu, hoặc là gạt bỏ Trung hữu là quả của Tử hữu.

Đây là Tà kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; hoặc do kiến Tập mà đoạn, hoặc do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Không có cha, không có mẹ; đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Hỏi: Cha mẹ ở thế gian đều là những sự việc hiện thấy, vì sao mà họ bài bác nói là không có?

Đáp: Các ngoại đạo ấy do Vô minh làm cho mù lòa, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Các ngoại đạo ấy bài bác về nghiệp cảm của con không có cha mẹ, chứ không bài bác về Thể của cha mẹ. Họ đưa ra cách nói như vậy: Cha mẹ bởi vì tâm ái nhiễm của mình chứ không vì con. Nhưng bởi vì duyên hòa hợp của tinh huyết cho nên loại ấy tự nhiên sinh ra, chứ không phải là cho rằng cha mẹ có nghiệp cảm đến con; như nhờ vào lá-phân-đất… ẩm ướt cho nên có các loài sâu bọ sinh ra, không phải là lá-phân-đất… ẩm ướt có nghiệp cảm đến sâu bọ, điều này cũng như vậy. Vì thế, ngoại đạo ấy có bài tụng như vậy:

“Tâm nhiễm của nam nữ hòa hợp,
Gặp lúc người nữ không có bệnh,
Mình từ nơi này tự nhiên có,
Họ đối với mình đâu làm gì?”

Hoặc có người nói: Các ngoại đạo ấy bài bác về nghĩa của cha mẹ, chứ không bài bác về Thể của cha mẹ; như nhờ vào lá-phân-đất… ẩm ướt sinh ra sâu bọ, lá-phân-đất… đối với sâu bọ không phải là cha, không phải là mẹ. Như vậy nhờ vào vật bất tịnh ấy mà sinh ra, vật ấy lại vì sao tự nhiên đối với sinh ra có ân đức sâu nặng mà gọi là cha mẹ? Vì thế cho nên loại ấy nói là không có cha mẹ.

Đây là Tà kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Trong này chỉ nói đến tự tánh và đối trị của kiến chấp ấy, chứ không nói đến cùng dấy khởi (đẳng khởi).

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo, lúc trời mưa lớn, thấy các bọt nước trôi nổi, liền dấy lên nghĩ rằng: Bọt nước này từ đâu đến, diệt rồi đến nơi nào, chỉ nhờ vào nước mưa mà chợt nổi lên-chợt mất đi, như vậy hữu tình bởi vì duyên hòa hợp mà sinh ra, duyên tách lìa mà chết đi, không từ đời trước mà đến đời này, cũng không phải là từ đời này hướng về đời sau. Liền quyết định nói là không có đời này, không có đời khác. Lại thấy ở thế gian, cha mẹ sinh con, nước-đất sinh ra mầm non, đã thấy đều từ duyên hòa hợp mà có, liền dấy lên nghĩ rằng: Nơi nào là có hữu tình hóa sinh? Lại thấy sâu bọ sinh ra nhờ vào lá-phân-đất… ẩm ướt, nói rộng ra như trước. Nhưng ngoại đạo ấy không biết chủng loại sinh của tình và phi tình có bốn Sinh loại sai khác, hữu tình nhờ vào duyên không như nhau, tánh và duyên của pháp bên trong-pháp bên ngoài đều khác nhau, cho nên ở trong sự việc tương tự phần ít, suy xét không đúng đắn mà khởi lên những kiến chấp này.”

Lại có người nói: Các ngoại đạo ấy đạt được Định thế tục, thấy có các hữu tình từ địa trên và thế giới khác chết đi-sinh đến nơi này, hoặc là từ nơi này chết đi-sinh đến địa trên và thế giới khác, họ quán xét loại này không thấy nơi ban đầu và nơi hướng đến, liền khởi lên kiến chấp này: Không có đời này, không có đời khác.

Lại nữa, bởi vì họ đạt được Định thế tục thô thiển, cho nên lúc quán xét đời vị lai-quá khứ chỉ thấy Sinh hữu, không thấy thân Trung hữu trong thời gian ấy, bởi vì rất vi tế. Vì vậy liền nói là không có hữu tình hóa sinh.

Lại nữa, nhờ vào lực của Định quán xét các hữu tình, hoặc là từ kẻ

thù đến làm cha mẹ, hoặc là từ vợ con-anh em-chị em đến làm cha mẹ, cho đến hoặc là từ đủ loại thân hình của các loài lừa ngựa heo chó… đến làm cha mẹ, lại từ cha mẹ làm các loại thân hình ấy, liền dấy lên nghĩ rằng: Thân này như nhà khách có gì quyết định đâu? Vì vậy liền nói là không có cha, không có mẹ.

Lại có người nói: Các ngoại đạo ấy không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, nhưng bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo, cho nên nói là không có đời này, cho đến nói rộng ra.

Có những kiến chấp như vậy: Thế gian không có A-la-hán; đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Đây là Tà kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; hoặc do kiến Đạo mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, đó là vào lúc Đạo đế đã sinh Nhẫn trí, thì tất cả sự suy xét không đúng đắn, phân biệt không đúng đắn, nhận thức điên đảo, giữ lấy không bình đẳng ấy, liền vĩnh viễn đoạn trừ không còn.

Lại nữa, kiến chấp này dựa vào nơi chốn của Đạo mà chuyển, cho nên lúc thấy Đạo thì đoạn trừ; như hạt sương đầu ngọn cỏ, mặt trời xuất hiện thì khô mất. Kiến chấp này cũng như vậy.

Không có nơi đến đích thực (chánh chí); đây là Tà kiến bài bác về Diệt, do kiến Diệt mà đoạn. Chánh chí gọi là Niết-bàn, là nơi cần phải đến của đạo vô lậu.

Đây là Tà kiến bài bác về Diệt, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Diệt mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, đó là vào lúc Diệt đế đã sinh Nhẫn trí, thì tất cả sự suy xét không đúng đắn, phân biệt không đúng đắn, nhận thức điên đảo, giữ lấy không bình đẳng ấy, liền vĩnh viễn đoạn trừ không còn.

Lại nữa, kiến chấp này dựa vào nơi chốn của Diệt mà chuyển, cho nên lúc thấy Diệt thì đoạn trừ; như hạt sương đầu ngọn cỏ, mặt trời xuất hiện thì khô mất. Kiến chấp này cũng như vậy.

Đời này-đời khác không có Chánh hạnh, bởi vì đối với pháp hiện tại biết tự mình thông suốt-tác chứng-trú đầy đủ, biết như thật đời sống của mình đã hết, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không nhận lấy thân đời sau; đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Đời này-đời khác không có Chánh hạnh, đó là gạt bỏ không có bốn Chánh hạnh, tức là Khổ Trì Thông…, đây là bài bác về đạo Hữu học, còn lại là bài bác về đạo Vô học.

Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Đạo mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Trong này chỉ nói đến tự tánh và đối trị của kiến chấp ấy, chứ không nói đến cùng dấy khởi (đẳng khởi).

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo, thấy A-la-hán có già-bệnh-chết và nhận chịu các khổ đau giống như hữu tình khác, liền nói là thế gian không có A-lahán, tức là bài bác không có pháp của A-la-hán. Lại nghe Niết-bàn là các căn vĩnh viễn diệt mất, liền dấy lên nghĩ rằng: Pháp ấy phải là khổ. Lại nghe Niết-bàn là các hành vắng lặng, liền dấy lên nghĩ rằng: Pháp ấy phải là không có. Lại thấy hình dáng-cử chỉ-ăn uống của Thánh giả giống như hữu tình khác, liền nói là họ không có tất cả Thánh đạo. Nhưng ngoại đạo ấy không biết Thánh giả thì thân hữu lậu khác, thân vô lậu khác, vui với Niết-bàn vắng lặng, không phải là khổ, không phải là không có, cho nên khởi lên Tà kiến sai biệt như vậy.

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục, không có thể nhìn thấy Thánh đạo và Niết-bàn, liền dấy lên nói rằng: Không có A-la-hán, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, nhưng bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo, liền nói là thế gian không có A-la-hán, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Trong này nên nói đến sự việc nắm giữ bay bổng ban đầu (thỉ hiên trì sự), sự việc ấy tức là Đẳng khởi của kiến chấp này.

Có những kiến chấp như vậy: Ngay cả sống có thân mạng chết rồi đoạn hoại, không có thân sĩ phu trong bốn đại chủng này, cho đến nói rộng ra; đây là Biên chấp kiến, thuộc về Đoạn kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Trong này, ngay cả sống có thân mạng chết rồi đoạn hoại không có, đó là chấp có Ngã gọi là thân mạng, thân mạng này ngay cả đời này chưa chết thì luôn luôn có, chết rồi không còn nối tiếp nhau thì gọi là đoạn hoại không có.

Không có thân sĩ phu trong bốn đại chủng này, đó là nói thân sĩ phu cũng do pháp khác tạo thành mà chỉ nói đến bốn đại chủng, bởi vì hiển bày thô thiển. Lúc chết thì thân của đất trả về cho đất, thân của nước trả về cho nước, thân của lửa trả về cho lửa, thân của gió trả về cho gió.

Căn thuận theo hư không mà chuyển, đó là nói lúc chúng sinh chết đi thì thân của đại chủng bên trong trả về cho đất… bên ngoài, căn không có đại chủng làm sở y cho nên liền thuận theo hư không mà chuyển, ví như cây ngã thì chim bay vào bầu trời. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, do kiến Khổ mà đoạn, bởi vì chấp Ngã sở là thường tồn tại.

Kiệu khiêng làm thứ năm, đó là kiệu khiêng dài bốn khuỷu tay rưỡi, do bốn người khiêng để đưa thây xác đi, cho nên nói kiệu khiêng làm thứ năm. Mang thây xác ấy đưa đến đặt trong bãi tha ma, tức là nơi bố thí thây xác hoặc là nơi thiêu đốt thây xác, gọi là trong bãi tha ma.

Chưa đốt cháy thì có thể nhận biết, đó là ngay cả lúc chưa đốt cháy thì sai biệt có thể nhìn thấy, lúc đốt cháy rồi thành ra tro tàn.

Còn lại xương màu đen xám, đó là nếu đốt cháy rồi thì trở thành tro bụi. Trong này, nói đốt cháy nếu cho rằng củi khô… đốt cháy, thì đây là Chánh kiến; nếu cho rằng chính là ngọn lửa đốt cháy, thì đây là tà trí chứ không phải là kiến; nếu cho rằng nghiệp hữu lậu đốt cháy, thì đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn; nếu cho rằng nghiệp Vô lậu đốt cháy, thì đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Người ngu ca ngợi bố thí, người trí ca ngợi thọ nhận, ngu đó là người không có trí hoặc là Tuệ ác, trí đó là người có trí và Tuệ thiện. Ngoại đạo ấy nói những người ngu si khen ngợi thực hành bố thí, những người trí tuệ khen ngợi thọ nhận. Nhưng Phật-Độc giác và đệ tử hàng Thánh, là những người có trí tuệ đều ca ngợi thực hành bố thí, họ gạt bỏ cho là ngu, đây chính là bài bác không có pháp thành tựu về trí. Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Những luận thuyết về Có thì tất cả đều là lời nói hư vọng trống rỗng, ngay cả người sống có ngu-trí chết rồi đoạn hoại không có. Nói là có đời sau gọi là luận thuyết về Có, thì họ đều bài bác đó là lời nói hư vọng trống rỗng, cho rằng ngay cả người sống có ngu-trí chết rồi tất cả đoạn hoại không có. Nhưng Phật-Độc giác và đệ tử hàng Thánh nói có đời sau, họ gạt bỏ cho là hư vọng, đây chính là bài bác không có pháp của lời nói chân thật. Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Đoạn kiến, là hiển bày về tự tánh của nó. Trong này tuy có những Tà kiến khác, mà chỉ hiển bày rõ ràng về đoạn hoại không có, cho nên thuộc về Đoạn kiến. Do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Trong này chỉ nói đến tự tánh và đối trị của kiến chấp ấy, chứ không nói đến cùng dấy khởi (đẳng khởi).

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo, không nhớ lại đời trước, không nhìn thấy đời sau, cho rằng các hữu tình đều lấy đời này được đầu thai làm ban đầu, chết đi làm cuối cùng, và những người mạng chung không có ai trở về, cho nên nói ngay cả sống có thân mạng, chết rồi đoạn hoại không có, giống như cỏ cây không có đời sau.”

Có người nói: Ngoại đạo ấy đạt được Định thế tục, hoặc có chúng sinh từ nơi này chết đi-sinh đến địa trên và thế giới khác, họ quán xét loại này không biết nơi hướng đến, liền dấy lên nói rằng: Ngay cả sống có thân mạng, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo ấy không dựa vào những sự việc khác, chỉ bởi vì sự giảng dạy tà vạy của bạn ác, cho nên liền dấy lên nói rằng: Ngay cả sống có thân mạng, cho đến nói rộng ra.

Có những kiến chấp như vậy: Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình tạp nhiễm; không phải là nhân, không phải là duyên mà hữu tình tạp nhiễm. Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, có người ở trong chốn A-luyện-nhã mà sinh ra tạp nhiễm, có người ở trong thành ấp mà không khởi lên tạp nhiễm, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình tạp nhiễm; không phải là nhân, không phải là duyên mà hữu tình tạp nhiễm. Nếu có thì lẽ ra người ở trong chốn Aluyện-nhã thì không sinh ra tạp nhiễm, người ở trong thành ấp đều sinh ra tạp nhiễm? Hiện thấy trái ngược nhau, vì thế cho nên quyết định là không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra. Nhưng mà do ba sự việc cho nên hữu tình tạp nhiễm:

  1. Do lực của nhân.
  2. Do lực của gia hạnh.
  3. Do lực của cảnh giới.

Người ở trong chốn A-luyện-nhã, tuy không có cảnh giới mà do lực của nhân và lực của gia hạnh, cho nên sinh ra các tạp nhiễm; người ở trong thành ấp, tuy có nhân và cảnh giới, nhưng bởi vì không có lực của gia hạnh, cho nên không sinh ra tạp nhiễm. Họ đối với sự việc này không có thể thông hiểu, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.”

Có người nói: Ngoại đạo nhờ đạt được Định thế tục thô thiển, cho nên nhìn thấy hữu tình khởi lên các tạp nhiễm, mà không thấy nhân duyên sai biệt của điều ấy, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, chỉ bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo mà khởi lên kiến chấp này.

Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình thanh tịnh; không phải là nhân, không phải là duyên mà hữu tình thanh tịnh. Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Đạo mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, có người ở trong thành ấp mà được thanh tịnh, có người ở trong chốn A-luyện-nhã mà không thanh tịnh, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình thanh tịnh; không phải là nhân, không phải là duyên mà hữu tình thanh tịnh. Nếu có thì lẽ ra người ở trong chốn A-luyện-nhã ấy đều thanh tịnh, người ở trong thành ấp đều không thanh tịnh? Hiện thấy trái ngược nhau, vì thế cho nên quyết định là không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra. Nhưng mà do ba sự việc cho nên hữu tình thanh tịnh:

  1. Do lực của nhân.
  2. Do lực của gia hạnh.
  3. Do lực của duyên.

Người ở trong chốn A-luyện-nhã, tuy có nhân-duyên, hoặc là do thiếu gia hạnh, cho nên không được thanh tịnh; người ở trong thành ấp, tuy có lúc thiếu duyên mà do lực của nhân và lực của gia hạnh, cho nên vẫn được thanh tịnh. Họ đối với sự việc này không có thể thông hiểu, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.”

Có người nói: Ngoại đạo nhờ đạt được Định thế tục thô thiển, cho nên nhìn thấy hữu tình chứng được thanh tịnh, mà không thấy nhân duyên đạt được thanh tịnh của họ, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, chỉ bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo mà khởi lên kiến chấp này.

Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình không có trí tuệ, không có nhận thức; không phải là nhân, không phải là duyên mà hữu tình không có trí tuệ, không có nhận thức. Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, không ai bởi vì cầu không có trí tuệ, không có nhận thức cho nên khởi lên các gia hạnh, mà hữu tình ấy tự nhiên không có trí tuệ, không có nhận thức, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra. Nếu có thì lẽ ra thực hiện gia hạnh cầu mong không có trí tuệ-nhận thức sẽ khởi lên không có trí tuệ-nhận thức, không cầu mong thì không khởi lên? Hiện thấy trái ngược nhau, cho nên biết quyết định là không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra. Nhưng mà do ba sự việc cho nên hữu tình không có trí tuệ, không có nhận thức:

  1. Do ý thích bám chặt trong A-lại-da;
  2. Do có nhiều nghi hoặc đối với những việc làm;
  3. Do không khiêm nhường tôn trọng đối với hữu tình.”

Có người nói: Do năm sự việc, ba sự việc nói như trước, bốn là do không chịu khó cầu mong, năm là do không có phương tiện. Họ đối với sự việc này không khéo léo nhận biết rõ ràng, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục thô thiển, nhìn thấy hữu tình không có trí tuệ, không có nhận thức, mà không thấy nhân duyên sai biệt của họ, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, chỉ bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo mà khởi lên kiến chấp này.

Không có nhân, không có duyên khiến cho hữu tình có trí tuệnhận thức; không phải là nhân, không phải là duyên mà hữu tình có trí tuệ-nhận thức. Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Đây là Tà kiến bài bác về Đạo, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Đạo mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, có người cầu có trí tuệnhận thức cho nên khởi lên nhiều gia hạnh, mà không sinh khởi trí tuệnhận thức, có người không khởi lên gia hạnh mà sinh khởi trí tuệ-nhận thức, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra. Nếu có thì lẽ ra bởi vì cầu mong có trí tuệ-nhận thức mà khởi lên gia hạnh thì sẽ sinh ra trí tuệ-nhận thức, không khởi lên gia hạnh thì không sinh ra trí tuệ-nhận thức? Hiện thấy trái ngược nhau, cho nên biết quyết định là không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra. Nhưng mà do bốn sự việc cho nên hữu tình có trí tuệ-nhận thức:

  1. Khéo léo chọn lấy tên gọi ấy.
  2. Khéo léo chọn lấy nghĩa lý ấy.
  3. Thích suy xét tìm tòi nhiều.
  4. Thích chọn lựa đúng lý-không đúng lý.

Họ đối với sự việc này không khéo léo nhận biết rõ ràng, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.”

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục thô thiển, nhìn thấy hữu tình đạt được trí tuệ-nhận thức thù thắng, mà không thấy nhân duyên sai biệt của họ, liền khởi lên kiến chấp này: Không có nhân, không có duyên…, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Ngoại đạo không dựa vào sự việc hiện thấy, cũng không dựa vào Định, chỉ bởi vì thuận theo bạn ác dạy bảo mà khởi lên kiến chấp này.

Có những kiến chấp như vậy: Không có lực, không có tinh tiến, không có lực-tinh tiến; không có sĩ, không có uy thế, không có sĩ-uy thế; không có tự mình làm, không có người khác làm, không có tự mìnhngười khác làm. Tất cả hữu tình, tất cả sinh loại, tất cả chủng loại, không có lực, không có tự tại, không có tinh tiến, không có uy thế, nhất định hòa hợp với tánh mà biến đổi, đối với sáu sinh loại hơn hẳn thọ nhận các điều khổ-vui. Loại này nếu bài bác về Lực-Tinh tiến… hữu lậu, thì đó là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn; nếu bài bác về Lực-Tinh tiến… vô lậu, thì đó là Tà kiến bài bác về Đạo, do kiến Đạo mà đoạn.

Trong này, Lực-Tinh tiến-Sĩ-Uy thế, Thể như nhau mà nghĩa khác nhau, đều nói đến công năng sai biệt của các pháp. Lực đó là thế lực, là nghĩa của khó làm cho khuất phục. Tinh tiến đó là nghĩa của sự phát khởi hướng về. Sĩ đó là sĩ dụng, là nghĩa của sự mạnh mẽ. Uy thế đó là nghĩa của năng lực làm cho người khác phải hàng phục. Họ nói các pháp không có nghĩa như vậy, tức là bài bác toàn bộ công năng của các pháp.

Không có tự mình làm, đó là bài bác công năng của các pháp trong sự nối tiếp nhau của mình. Không có người khác làm, đó là bài bác công năng của các pháp trong sự nối tiếp nhau của người khác. Không có tự mình-người khác làm, đó là bài bác cả hai loại; đây là kiến chấp của Vô y Ca-diếp-ba, như phần sau sẽ nói. Tất cả hữu tình, đó là loại có Thức. Tất cả sinh loại, đó là chính hữu tình gọi là chúng sinh. Tất cả chủng loại, đó là chinh chúng sinh làm nối tiếp nhau về chủng loại.

Lực-Tự tại… cũng là Thể như nhau mà nghĩa khác nhau, tức là công năng sai biệt của các hữu tình. Tự tại đó là nghĩa có thể sai khiến người khác. Lực… giải thích như trước. Họ nói hữu tình không có công năng sai biệt như vậy.

Nhất định đó là quyết định, là nghĩa của pháp vốn như vậy. Hòa hợp đó là sự hòa hợp, là nghĩa của duyên hội tụ. Tánh đó là tánh vốn có. Biến đổi đó là chuyển biến. Họ nói hữu tình có nghĩa lý như vậy, pháp vốn như vậy, duyên hội tụ thì tánh vốn có chuyển biến.

Đối với sáu sinh loại hơn hẳn thọ nhận các điều khổ-vui, không phải là do loại ấy có Lực-Tự tại… mà có thể thọ nhận các điều khổ-vui. Sáu sinh loại hơn hẳn, phần sau sẽ nói.

Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, hoặc là bài bác về Đạo, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, hoặc là do kiến Đạo mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, có người bởi vì cầu giàu sang cho nên tận dụng nhiều công sức mà không có thể đạt được, có người không mong cầu mà tự nhiên có được, liền dấy lên nghĩ rằng: Không có lực, không có tinh tiến…, cho đến nói rộng ra. Nếu có thì lẽ ra cầu mong mới đạt được, không cầu mong thì không đạt được? Hiện thấy trái ngược nhau, cho nên biết là không có. Nhưng mà phước đức vui sướng của cuộc đời cần phải do nghiệp quyết định-không quyết định trong đời trước, có người tốn nhiều công sức mà không đạt được là bởi vì không có nghiệp của đời trước, có người không tốn công sức mà vẫn đạt được là bởi vì có nhân quyết định của đời trước. Họ đối với sự việc này không khéo léo nhận biết rõ ràng, liền khởi lên kiến chấp này:

Không có lực, không có tinh tiến…, cho đến nói rộng ra.”

Dựa vào Định và do bạn ác, thuận theo nói như trước.

Trong chương Tạp Uẩn trước đây nói về nơi điên đảo, chỉ trình bày về gạt bỏ nhân hữu lậu, cho nên do kiến Tập mà đoạn; trong phần này bao gồm trình bày về bài bác nhân hữu lậu-vô lậu, cho nên do kiến Khổ-kiến Đạo mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Tạo tác-dạy bảo tạo tác, nấu nướngdạy bảo nấu nướng, làm hại-dạy bảo làm hại, giết hại các chúng sinh, không cho mà lấy, ham muốn tà hạnh, biết mà nói dối, cố tình uống các thứ rượu, đục tường-bẻ khóa lấy hết tất cả, chặn đường-ngăn lối, làm hại thôn xóm, làm hại thành ấp, làm hại đất nước, làm hại sinh mạng, dùng dao-dùng vòng, vây kín khắp nơi, chém chặc cắt xẻ tất cả chúng sinh, tập trung dồn lại chất làm một đống thịt, nên biết vì vậy không có ác-không có duyên ác; ở bờ Nam sông Hằng chém chặt-đánh đập, ở bờ Bắc sông Hằng bố thí-tu phước, nên biết vì vậy không có tội-phước, cũng không có duyên của tội-phước; bố thí-ái ngữ-lợi hành-đồng sự thâu nhiếp các hữu tình đều không có phước. Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Trong này, không có ác là không có tự tánh của ác, không có duyên ác là không có thể cảm đến quả ác; không có tội-phước, cũng không có duyên của tội-phước, nên biết cũng như vậy.

Ở bờ Nam sông Hằng chém chặt-đánh đập, bởi vì bờ Nam sông Hằng có nhiều đền thờ Dược-xoa, cho nên giết hại chúng sinh ở trong đó; ở bờ Bắc sông Hằng bố thí-tu phước, bởi vì bờ Bắc sông Hằng có nhiều đền thờ Thiên thần, cho nên bố thí tu phước ở trong đó.

Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo hiện thấy ở thế gian, có người làm việc ác mà thọ nhận mọi điều vui sướng, có người tu điều thiện mà gặp phải buồn lo khổ sở, liền dấy lên nghĩ rằng: Tạo tác-dạy bảo tạo tác…, cho đến nói rộng ra, đều không có phước. Nếu có thì lẽ ra tạo tác điều ác sẽ nhận chịu khổ đau, tu thiện sẽ có được vui sướng? Hiện thấy trái ngược nhau, cho nên biết chắc chắn là tạo tác-dạy bảo tạo tác…, cho đến nói rộng ra, đều không có phước. Nhưng mà quả của nghiệp thiện ác có xa-gần. Họ đối với sự việc này không khéo léo nhận biết rõ ràng, liền khởi lên kiến chấp này.”

Dựa vào Định và do bạn ác, thuận theo nói như trước.

Có những kiến chấp như vậy: Thân bảy sĩ này không làm mà làm, không hóa mà hóa, không có thể làm hại, thường an trú, như Y-sư-ca an trú không lay động, không có chuyển biến, không xúc chạm lẫn nhau. Những gì là bảy? Đó là Địa-Thủy-Hỏa-Phong và Khổ-Lạc-Mạng. Thân bảy sĩ này không phải là làm cho đến như Y-sư-ca an trú không lay động. Hoặc là tội, hoặc là phước, hoặc là tội-phước; hoặc là khổ, hoặc là vui, hoặc là khổ-vui, không có thể chuyển biến, cũng không có thể khiến cho xúc chạm ngăn cản lẫn nhau. Giả sử có sĩ phu chặt đầu của sĩ phu, cũng không gọi là làm hại mạng sống thế gian. Hoặc là đi, hoặc là đứng, khoảng giữa bảy thân tuy có dao sắc xoay vòng mà không làm hại tính mạng.

Trong này, không có chủ động làm hại, không có thụ động làm hại, không có chủ động đánh đập, không có thụ động đánh đập, không có biểu hiện, không có nơi biểu hiện. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Thân bảy sĩ, đó là sự nắm giữ của Ngã sở. Thân bảy sĩ phu không làm, nghĩa là không có; làm, nghĩa là có thể làm; thân này làm, nghĩa là tuy không làm mà tựa như làm cho hiển hiện. Không hóa, nghĩa là không có hóa; hóa, nghĩa là có thể hóa; thân này hóa nghĩa là tuy không hóa mà tựa như hóa ra hiển hiện. Như Y-sư-ca, nghĩa là như cây Y-sư-ca, hoặc là như núi Y-sư-ca kiên cố khó mà hủy hoại. Không có biến chuyển, nghĩa là Ngã thường tồn tại, tuy có ẩn hiện mà không có chuyển biến. Không xúc chạm lẫn nhau, nghĩa là không có gì có thể làm cho xúc chạm ngăn cản lẫn nhau. Hoặc là đi, hoặc là đứng, đi nghĩa là loài người, đứng nghĩa là loài cây. Họ nói loài cây cũng gọi là sĩ phu, bởi vì chấp trong chủng loại ấy có mạng sống. Khoảng giữa bảy thân tuy có kẽ hở dao sắc có thể xoay vòng, mà không làm hại tính mạng bởi vì thường tồn tại, Ngã sở duy trì tính mạng cho nên không có thể làm hại. Không có biểu hiện, đó là bởi vì không có nghiệp chủ động làm hại, không có nghiệp chủ động đánh đập. Không có nơi biểu hiện, đó là bởi vì không có cảnh thụ động làm hại, không có cảnh thụ động đánh đập.

Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo không khéo nhận biết rõ ràng đối với sự nối tiếp nhau của bốn đại chủng và Khổ-Lạc-Mạng, dựa vào nhân-dựa vào duyên hòa hợp mà có, không dừng lại trong sát-na, liền chấp rằng có

Ngã duy trì trong đó khiến cho không có tốn hại. Họ đã nói là mạng, đó là sự nối tiếp nhau của Thức. Nhưng họ không thấy thân tâm nối tiếp nhau qua từng sát-na sát-na, trong sự chuyển đổi của nhân quả vốn có kẽ hở, liền chấp là có Ngã duy trì khiến cho thường tồn tại, lúc rời bỏ thân này rồi nhận lấy thân khác, như lúc cây ngã thì chim tụ tập ở cây khác, cho nên nói thân bảy sĩ này…, cho đến nói rộng ra.”

Dựa vào Định và do bạn ác, thuận theo nói như trước.

Có những kiến chấp như vậy: Có mười bốn ức-sáu vạn-sáu trăm Sinh môn, năm nghiệp-ba nghiệp-hai nghiệp-nghiệp và nửa nghiệp, sáu mươi hai Hành tích, sáu mươi hai Trung kiếp, một trăm ba mươi sáu địa ngục, một trăm hai mươi Căn, ba mươi sáu Trần giới, bốn vạn chín ngàn loài Rồng, bốn vạn chín ngàn loài chim Diệu sí, bốn vạn chín ngàn loại Dị học, bốn vạn chín ngàn loại Hoạt mạng, bảy tạng Hữu tưởng, bảy tạng Vô tưởng, bảy tạng Ly hệ, bảy A-tố-lạc, bảy Tất-xá-già, bảy trờibảy người, bảy mộng-bảy trăm mộng, bảy giác-bảy trăm giác, bảy hồbảy trăm hồ, bảy đèo cao-bảy trăm đèo cao, bảy giảm-bảy trăm giảm, bảy tăng-bảy trăm tăng, sáu Sinh loại hơn hẳn, tám nơi của Đại sĩ. Trải qua tám vạn bốn ngàn Đại kiếp ở những nơi như vậy, hoặc là ngu-hoặc là trí lưu chuyển qua lại, mới quyết định có thể làm thành phạm vi giới hạn của khổ, như ném cuộn tơ, tơ hết thì dừng lại. Trong này không có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, có thể nói ra lời này: Tôi dùng Thi-la, hoặc là dùng Tinh tiến, hoặc là dùng Phạm hạnh khiến cho tất cả nghiệp chưa chín muồi thì sẽ chín muồi, chín muồi thì tiếp xúc rồi lập tức làm cho thay đổi. Dùng dụng cụ như vậy để đong lường phạm vi giới hạn khổ vui của sinh tử, không có thể thi thiết có tăng-có giảm, cũng không có thể nói hoặc là đúng hay là không đúng. Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, do kiến Khổ mà đoạn.

Mười bốn ức-sáu vạn-sáu trăm Sinh môn, như trong Chánh pháp nói có bốn Sinh môn, đó là Thai-Noãn-Thấp-Hóa, là nơi mà các hữu tình cùng nhau trải qua nhận chịu, số lượng ấy quyết định không vượt quá-không giảm bớt. Như vậy, ngoại đạo Vô Thắng Phát Hạt cho rằng có bấy nhiêu Sinh môn tạp loại, mỗi một hữu tình trải qua khắp nơi, số lượng quyết định cũng không tăng giảm.

Năm nghiệp cho đến nghiệp và nửa nghiệp, như trong Chánh pháp nói cảm đến bốn Sinh môn, và đối với Sinh môn đã tạo không ra ngoài các nghiệp như năm nghiệp… Như vậy, ngoại đạo đã nói cảm đến bấy nhiêu Sinh môn, và đối với bấy nhiêu Sinh môn đã tạo, cũng không vượt quá đối với các nghiệp như năm nghiệp…

Năm nghiệp, như trong Chánh pháp nói cảm đến năm nẽo, gia

hạnh của năm nẽo, xứ sở của năm nẽo. Như vậy, ngoại đạo đã nói năm nghiệp, đó là cao-thấp-co-duỗi và hành động làm thứ năm, hoặc là năm loại như lời nói-tay-chân-đại tiện-tiểu tiện.

Ba nghiệp, như trong Chánh pháp nói nghiệp thân-ngữ-ý, họ nói cũng như vậy nhưng lời nói làm thứ nhất.

Hai nghiệp, như trong Chánh pháp nói nghiệp suy nghĩ và suy nghĩ rồi (tư), họ nói đó là nghiệp ác và nghiệp thiện (hắc-bạch).

Nghiệp và nửa nghiệp, như trong Chánh pháp nói nghiệp lôi kéo dẫn dắt gọi là nghiệp, nghiệp đầy đủ trọn vẹn gọi là nửa nghiệp; hoặc là có đủ hai loại thì gọi là nghiệp, hễ chỉ có một loại thì gọi là nửa nghiệp. Như vậy, ngoại đạo nói có hai nghiệp, một là nghiệp đôi, hai là nghiệp lẻ, nghiệp lôi kéo dẫn dắt gọi là nghiệp đôi, nghiệp đầy đủ trọn vẹn gọi là nghiệp lẻ; hoặc là có đủ hai loại thì gọi là nghiệp đôi, hễ chỉ có một loại thì gọi là nghiệp lẻ, các đôi gọi là nghiệp, lẻ thì gọi là nửa nghiệp. Lại nữa, ngoại đạo ấy nói có hai nghiệp, đó là nghiệp rơi vào và nghiệp sắp rơi vào, nếu làm hại Bà-la-môn, hoặc là làm hại cha mẹ-thầy bạn-người nữ, trộm vàng-uống rượu thì gọi là nghiệp rơi vào, những nghiệp ác còn lại thì gọi là nghiệp sắp rơi vào; loại đầu gọi là nghiệp, loại sau gọi là nửa nghiệp. Lại nói nghiệp thân-ngữ gọi là nghiệp bởi vì có lợi và hại cho mình lẫn người khác, nghiệp ý gọi là nửa nghiệp bởi vì chỉ có hại và lợi cho chính mình. Lại nói nghiệp cảm đến Sinh hữu gọi là nghiệp, nghiệp cảm đến Trung hữu gọi là nửa nghiệp. Lại nói đối với nghiệp cảm đến Chúng đồng phần chưa sinh thì gọi là nghiệp, đối với nghiệp sinh rồi nhận lấy dị thục thì gọi là nửa nghiệp. Lại nói đối với nghiệp tạo tác đầy đủ thì gọi là nghiệp, tạo tác phần ít thì gọi là nửa nghiệp.

Sáu mươi hai Hành tích, như trong Chánh pháp nói bốn Hành tích gọi là đạo thanh tịnh. Như vậy, ngoại đạo nói sáu mươi hai Hành tích gọi là đạo thanh tịnh.

Sáu mươi hai Trung kiếp, như trong Chánh pháp nói tám mươi Trung kiếp làm một phạm vi. Như vậy, ngoại đạo nói sáu mươi hai Trung kiếp làm một phạm vi, ở trong thời gian này tu sáu mươi hai Hành tích làm thành phạm vi giới hạn của khổ.

Một trăm ba mươi sáu địa ngục, như trong Chánh pháp nói tám địa ngục lớn, mỗi một địa ngục đều có mười sáu địa ngục phụ thuộc. Như vậy, ngoại đạo đã nói cũng như vậy, nhưng nói hữu tình sinh khắp nơi trong đó, sau đó mới giải thoát.

Một trăm hai mươi Căn, như trong Chánh pháp nói có hai mươi căn. Như vậy, ngoại đạo nói có một trăm hai mươi căn, đó là Nhãn-NhĩTỷ đều có hai là sáu, Thiệt-Thân-Ý-Mạng và năm Thọ căn, năm căn như Tín…, tổng cọng là hai mươi sáu, nẽo đều có hai mươi là một trăm hai mươi sáu. Nẽo đó là A-tố-lạc làm thứ sáu. Họ nói hữu tình cần phải ở sáu nẽo nhận lấy bấy nhiêu căn, không vượt quá-không giảm bớt.

Có người nói: Căn là nghĩa của tăng thượng, hữu tình cần phải làm chủ ở một trăm hai mươi chỗ rồi sau đó mới giải thoát.

Ba mươi sáu Trần giới, như trong Chánh pháp nói có chín mươi tám tùy miên làm nơi nương tựa cho tất cả tạp nhiễm. Như vậy, ngoại đạo nói có ba mươi sáu Trần giới làm nơi nương tựa cho tạp nhiễm.

Bốn vạn chín ngàn loài Rồng, Gia có nghĩa là dòng họ-chủng loại, như trong Chánh pháp nói có bốn chủng loại tức là Thai-Noãn-ThấpHóa. Như vậy, ngoại đạo nói có bốn vạn chín ngàn loài Rồng, mỗi một hữu tình đối với dòng họ-chủng loại ấy, không có loài nào không trải qua thọ nhận.

Bốn vạn chín ngàn loài chim Diệu sí, như trong Chánh pháp nói chim Diệu sí có bốn chủng loại đó là Thai-Noãn-Thấp-Hóa. Như vậy, ngoại đạo nói có bốn vạn chín ngàn loài chim Diệu sí, mỗi một hữu tình đối với dòng họ-chủng loại ấy, không có loài nào không trải qua thọ nhận.

Bốn vạn chín ngàn loại Dị học, đó là ngoại đạo xuất gia có bấy nhiêu loại, họ nói mỗi một hữu tình đối với dòng họ-chủng loại ấy, cần phải xuất gia khắp nơi.

Bốn vạn chín ngàn loại Hoạt mạng, đó là luyện tập Công xảo xứ để tự nuôi sống thân mạng có bấy nhiêu loại, họ nói hữu tình đối với xứ sở ấy đều cần phải học tất cả.

Bảy tạng Hữu tưởng, đó là họ nói có bảy Định Hữu tưởng.

Bảy tạng Vô tưởng, đó là họ nói có bảy Định Vô tưởng, các Định như vậy mỗi một hữu tình đều cần phải khởi lên tất cả.

Bảy tạng Ly hệ, tức là trước đây đã nói gia hạnh của các Định. Họ nói hữu tình đối với gia hạnh ấy cần phải thâu nhiếp tâm ý tu tập, lìa các sự ràng buộc.

Bảy A-tố-lạc và bảy Tất-xá-già, họ nói hữu tình qua lại bảy lần ở nơi A-tố-lạc và bảy Tất-xá-già mới được giải thoát.

Bảy trời-bảy người, họ nói hữu tình qua lại bảy lần ở loài trời và loài người mới được giải thoát.

Bảy mộng-bảy trăm mộng, họ nói nơi sinh của hữu tình sai biệt, mộng lớn có bảy loại, mộng nhỏ có bảy trăm, đã trải qua-đã nhìn thấy tất cả đều không giống nhau, mỗi một hữu tình đều trải qua đầy đủ.

Bảy giác-bảy trăm giác, họ nói nơi sinh của hữu tình sai biệt, tùy theo bấy nhiêu mộng lớn nhỏ, lại có bấy nhiêu giác lớn nhỏ, đã trải quađã nhìn thấy cũng đều không giống nhau, mỗi một hữu tình đều trải qua đầy đủ.

Bảy hồ-bảy trăm hồ, họ nói suối hồ diệt tội ở thế gian, lớn thì có bảy loại, nhỏ thì có bảy trăm, mỗi một hữu tình đều tắm gội khắp nơi mới được giải thoát.

Bảy đèo cao-bảy trăm đèo cao, đèo cao đó là hang hốc-vách núibờ sông, họ nói nơi đèo cao diệt tội như vậy, lớn thì có bảy loại, nhỏ thì có bảy trăm, mỗi một hữu tình trải qua xả bỏ thân mạng ở khắp nơi trong đó mới được giải thoát.

Bảy giảm-bảy trăm giảm, giảm có nghĩa là lui sụt mất đi công đức, họ nói nơi hữu tình lui sụt công đức, lớn thì có bảy loại, nhỏ thì có bảy trăm, mỗi một hữu tình đều cần phải ở trong đó lui sụt mất đi công đức.

Bảy tăng-bảy trăm tăng, tăng có nghĩa là tăng thêm công đức, họ nói nơi hữu tình tăng thêm công đức, lớn thì có bảy loại, nhỏ thì có bảy trăm, mỗi một hữu tình ở khắp nơi ấy hễ lui sụt thì trở lại tăng thêm mới được giải thoát.

Sáu Sinh loại hơn hẳn, đó là ngoại đạo Mãn Ca-diếp-ba thi thiết sáu Sinh loại hơn hẳn, nghĩa là Sinh loại sai biệt thuộc về đen-xanhvàng-đỏ-trắng và rất trắng. Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu đen, đó là nghiệp tạp uế, tức là hạng làm nghề giết mổ… Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu xanh, đó là những hạng tại gia khác nuôi sống thân mạng. Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu vàng, đó là những hạng xuất gia khác nuôi sống thân mạng. Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu đỏ, đó là Thích tử Samôn. Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu trắng, đó là những người Ly hệ. Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu rất trắng, đó là Nan-đà Phạt-sa, Mạttắc Yết-lợi, Cù-xa Lợi-tử… Họ nói hữu tình đối với sáu chủng loại này, đều cần phải tiếp nhận đầy đủ rồi sau đó mới giải thoát.

Đức Phật cũng thi thiết sáu Sinh loại hơn hẳn:

1. Có Bổ-đặc-già-la thuộc Sinh loại hơn hẳn về màu đen, sinh trưởng pháp ác.

2. Có Bổ-đặc-già-la thuộc Sinh loại hơn hẳn về màu đen, sinh trưởng pháp thiện.

3. Có Bổ-đặc-già-la thuộc Sinh loại hơn hẳn về màu đen, sinh trưởng pháp không thiện-không ác đạt được Niết-bàn.

4. Có Bổ-đặc-già-la thuộc Sinh loại hơn hẳn về màu trắng, sinh trưởng pháp thiện.

5. Có Bổ-đặc-già-la thuộc Sinh loại hơn hẳn về màu trắng, sinh trưởng pháp ác.

6. Có Bổ-đặc-già-la thuộc Sinh loại hơn hẳn về màu trắng, sinh trưởng pháp không thiện-không ác đạt được Niết-bàn.

Tám nơi của Đại sĩ, như trong Chánh pháp nói có bốn Tĩnh lự-bốn Vô sắc là nơi đầy đủ công đức. Như vậy, ngoại đạo nói có tám nơi Phạm hạnh thù thắng, gọi là tám nơi của Đại sĩ, hữu tình ở trong đó đều cần phải đạt được tất cả.

Trải qua tám vạn bốn ngàn Đại kiếp ở những nơi như vậy, hoặc là ngu-hoặc là trí lưu chuyển qua lại, mới quyết định có thể làm thành phạm vi giới hạn của khổ, họ nói Sinh loại hơn hẳn về màu đen trải qua mười bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại, sau đó được tiến vào Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu xanh; ngay Sinh loại hơn hẳn về màu xanh trải qua mười bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại, sau đó được tiến vào Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu vàng; ngay Sinh loại hơn hẳn về màu vàng lại trải qua mười bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại, sau đó được tiến vào Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu đỏ; ngay Sinh loại hơn hẳn về màu đỏ lại trải qua mười bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại, sau đó được tiến vào Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu trắng; ngay Sinh loại hơn hẳn về màu trắng lại trải qua mười bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại, sau đó được tiến vào Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu rất trắng; ngay Sinh loại hơn hẳn thuộc về màu rất trắng lại trải qua mười bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại, sau đó mới có thể làm thành phạm vi giới hạn của khổ.

Như ném cuộn tơ, tơ hết thì dừng lại, như ở trên núi cao ném cuộn tơ lớn cho đến lúc tơ hết sau đó mới dừng lại. Như vậy, hữu tình trải qua tám vạn bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại trong các nơi sinh nói trên, sau đó mới có thể làm thành phạm vi giới hạn của khổ.

Dùng dụng cụ như vậy để đong lường phạm vi giới hạn khổ vui của sinh tử, không có thể thi thiết có tăng-có giảm, cũng không có thể nói hoặc là đúng hay là không đúng, như dùng Hộc-Đấu đong lường thóc lúa…, biết số lượng rồi khong có thể tăng giảm, cũng không sinh lòng nghi ngờ. Như vậy, họ nói hữu tình trải qua tám vạn bốn ngàn Đại kiếp lưu chuyển qua lại ở các nơi sinh đã nói như trên, sau đó mới giải thoát chứ không vượt quá-không giảm bớt, cũng không cần phải nghi ngờ.

Có người nói: Gấp bội số lượng đã nói ở đây, lưu chuyển qua lại trong đó mới được giải thoát, bởi vì họ nói có qua lại.

Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiến bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo, hoặc vì suy xét không đúng đắn, hoặc vì đạt được Định thế tục, hoặc vì gần gũi bạn ác mà khởi lên kiến chấp này. Như trước nên biết!

Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu, Bổ-đặc-già-la có những sự cảm thọ, tất cả đều lấy sự việc của đời trước làm nhân. Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, do kiến Khổ mà đoạn.

Có những sự cảm thọ, đó là tất cả khổ-vui đã cảm thọ ở hiện tại. Tất cả đều lấy sự việc của đời trước làm nhân, đó là loại này đều lấy nghiệp quá khứ làm nhân.

Hỏi: Loại này trong Chánh pháp cũng nói khổ-vui đã cảm thọ lấy nghiệp quá khứ làm nhân mà không phải là ác kiến, ngoại đạo ấy cũng đưa ra cách nói này tại sao lại gọi là ác kiến?

Đáp: Loại này trong Chánh pháp nói đã cảm thọ ở hiện tại, có lúc lấy nghiệp quá khứ làm nhân, có lúc là quả sĩ dụng của hiện tại; họ nói tất cả đều lấy nghiệp đã làm ở quá khứ để làm nhân, không nói hiện tại có quả sĩ dụng, cho nên gọi là ác kiến.

Hỏi: Họ đã bài bác không có nhân quả hiện tại, nên gọi là Tà kiến tại sao lại gọi là Giới cấm thủ?

Đáp: Nay không nói họ bài bác về nhân quả hiện tại gọi là Giới cấm thủ, chỉ nói họ chấp nhân khác đã sinh ra pháp, bởi vì dùng pháp khác làm nhân là thuộc về Giới cấm thủ.

Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là ngoại đạo ấy hiện thấy ở thế gian, có người tìm mọi cách dụng công mà không đạt được kết quả, có người không mong cầu mà tự nhiên có được, liền dấy lên nghĩ rằng: Nên biết đều là sự việc đời trước làm nhân, không phải là công sức hiện tại. Nhưng họ không biết sự sai biệt của nghiệp loại thiện ác có quyết định và không quyết định, cho đến sai biệt về thời gian, cho nên khởi lên kiến chấp này.

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục, nhớ biết các nghiệp đã khởi lên ở quá khứ, liền cho rằng tất cả đều do sự việc đời trước.

Có người nói: Ngoại đạo chỉ bởi vì bạn ác, nói rộng ra như trước.

*******

 

Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu, Bổ-đặc-già-la có những sự cảm thọ, tất cả đều lấy sự biến hóa tự tại làm nhân. Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, do kiến Khổ mà đoạn.

Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo, hoặc vì sự suy xét không đúng đắn, hoặc vì đạt được Định, hoặc vì bạn ác mà khởi lên kiến chấp này, như trước nên biết.

Nhưng các pháp sinh khởi không phải là nhờ vào tự tại mà dần dần sinh khởi. Nghĩa là các thế gian, nếu nhờ vào biến hóa tự tại mà sinh khởi, thì lẽ ra tất cả cùng lúc mà sinh khởi, bởi vì nhân ấy đều có, không có gì có thể chướng ngại làm cho không sinh khởi? Nếu cho rằng tự tại lại còn chờ đợi nhân khác mới có thể sinh khởi, thì không phải là tự tại, bởi vì giống như nhân khác? Nếu cho rằng các pháp đều từ ý thích tự tại mà sinh khởi, cho nên không lập tức khởi lên, thì ý thích tự tại vì sao không lập tức sinh khởi, bởi vì ý thích sinh khởi tự tại ấy luôn luôn có, không có gì có thể ngăn cản? Nếu cho rằng tự tại lại còn chờ đợi nhân khác mới sinh khởi, thì ý thích không phải là tự tại? Lại là vô cùng tận, bởi vì nhân ấy còn chờ đợi nhân khác sinh khởi. Vả lại, nếu các pháp sinh khởi tự tại, thì nhân không có gì khác biệt, cho nên pháp sẽ không có gì khác biệt. Nếu cho rằng tự tại sinh khởi một pháp ban đầu, về sau từ pháp ấy chuyển đổi lại sinh khởi nhiều pháp khác, thì pháp ấy làm sao có thể sinh khởi nhiều pháp cũng như tự tại, bởi vì Thể là một? Lại nữa, pháp đã sinh cũng sẽ là thường còn, bởi vì quả tựa như nhân? Lại nữa, Thể của tự tại lẽ ra không có thể sinh khởi, bởi vì Thể ấy là thường còn giống như hư không?

Có những kiến chấp như vậy: Tất cả sĩ phu, Bổ-đặc-già-la đã cảm thọ đều là không có nhân, không có duyên. Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo, thấy các hình tướng nhân quả của thế gian không phải là nhất định tương tự, có những người tìm cầu hoặc là không được kết quả vừa ý, liền gạt bỏ mọi sự cảm thọ là không có nhân-không có duyên. Nhưng mọi sự cảm thọ không phải là không có nhân duyên, bởi vì hiện thấy các pháp do nhân duyên sinh khởi, chứ không phải là tất cả các pháp cùng lúc sinh khởi. Nếu không có nhân duyên thì lẽ ra đều cùng lúc sinh khởi, lẽ ra tất cả các pháp không có gì sai biệt. Nếu không có nhân duyên thì do đâu mà sai biệt? Vì vậy, mọi sự cảm thọ không phải là không có nhân duyên.

Có những kiến chấp như vậy: Tự mình làm khổ-vui, người khác làm khổ-vui, tự mình và người khác làm khổ-vui. Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, do kiến Khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Khổ-vui đã cảm thọ không phải là tự mình làm ra, không phải là người khác làm ra, không có nhân mà sinh. Đây là Tà kiến bài bác về Nhân, do kiến Tập mà đoạn.

Đây là Giới cấm thủ, không phải là Nhân mà chấp làm Nhân, và Tà kiến bài bác về Nhân, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn và do kiến Tập mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là nhân duyên của Vô y Ca-diếp-ba là Đẳng khởi của kiến chấp này. Vô y Ca-diếp-ba kia lúc xưa còn là tại gia, đã từng làm chủ buôn, nhiều lần đi vào biển thu thập vật báu. Lần đầu tiên đi vào biển thì gặp phải các nạn của biển, gian khổ lắm mới được thoát nạn, liền dấy lên nghĩ rằng: Nạn khổ này là tự mình gây ra, bởi vì lúc đi vào biển không tắm gội sạch sẽ. Lúc đi vào biển lần thứ hai thì người ấy liền tự mình tắm gội sạch sẽ, đã đi vào biển rồi gặp phải nạn như trước, gian khổ lắm mới được trở về, lại dấy lên nghĩ rằng: Nạn khổ này là do người khác gây ra, bởi vì lúc đi vào biển không cúng tế Thiên thần. Lúc đi vào biển lần thứ ba thì người ấy tự mình tắm gội sạch sẽ, và cũng cúng tế Thiên thần, đã đến giữa biển gặp phải nạn như trước, gian khổ lắm mới được thoát nạn, liền dấy lên nghĩ rằng: Gian khổ như vậy là tự mình và người khác gây ra, bởi vì lúc đi vào biển tuy tắm gội-cúng tế Thiên thần mà không thiết tha sâu nặng. Lần cuối cùng thì người ấy vô cùng thiết tha sâu nặng, tắm gội và cúng tế Thiên thần, sau đó mới đi vào biển, vào biển rồi gặp phải nạn cũng lại như trước, chỉ mong được trở về, lại dấy lên nghĩ rằng: Lần này đã gặp phải khốn đốn không do mình và người khác, chỉ là không có nhân mà mắc phải. Người ấy bởi vì điều này cho nên đã nhìn thấy đời sống tại gia thâu nhiếp những sai lầm, liền đến xuất gia trong giáo pháp của ngoại đạo Vô Y, sau đó ở tại thành Vương Xá được gặp Đức Phật bèn hỏi về khổ do ai gây ra? Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dùng bốn pháp ghi nhớ luận bàn (tứ ký luận pháp) mà điều phục người ấy, nói rộng như trong kinh Vô Y Ca-diếp-ba. Cho nên nhân duyên ấy là Đẳng khởi của kiến chấp này.

Từ trước đến đây đã nói về các Giới cấm thủ đều do kiến Khổ mà đoạn, là dựa vào Ngã mà khởi lên điên đảo về Thường, bởi vì chuyển ở nơi quả, cho nên tuy không phải là Nhân mà chấp là Nhân, nhưng do kiến Khổ mà đoạn. Nghĩa là Giới cấm thủ tổng quát có hai loại:

  1. Không phải là Nhân mà chấp là Nhân.
  2. Không phải là Đạo mà chấp là Đạo.

Không phải là Nhân mà chấp là Nhân, lại có hai loại:

  1. Do mê lầm chấp Ngã mà khởi lên chấp pháp là Thường.
  2. Do mê lầm việc làm đời trước mà khởi lên các loại khổ hạnh.

Loại trước là dựa vào Ngã mà khởi lên điên đảo về Thường, bởi vì chuyển ở nơi quả, cho nên tùy theo hai kiến chấp điên đảo do kiến Khổ mà đoạn; loại sau chỉ chuyển ở nơi quả, bởi vì tướng của quả hiện bày thô thiển có thể dễ dàng nhìn thấy, cho nên chấp Nhân làm Nhân không phải là hoàn toàn tà vạy, đã mê lầm về tướng của quả cho nên cũng do kiến Khổ mà đoạn.

Không phải là Đạo mà chấp là Đạo, cũng có hai loại:

1. Chấp các giới hữu lậu đều là Đạo, đây là mê lầm về tướng của quả hiện bày thô thiển mà khởi lên, cho nên lúc thấy rõ Khổ đế thì có thể vĩnh viễn đoạn trừ.

2. Chấp các loại Tà kiến bài bác về Đạo đều là Đạo, đây là chính mình trái ngược với Đạo mà chấp trước mê lầm, không phân biệt đối với tướng của nhân quả, cho nên lúc thấy rõ Đạo đế mới có thể đoạn trừ.

Lúc bài bác về Tập-Diệt, đã gạt bỏ tướng của pháp đã đoạn-đã chứng, nếu chấp là Đạo thì trở thành vô dụng, cho nên nhất định dựa vào pháp đã đoạn và pháp đã chứng mà lập làm Đạo.

Vả lại, do họ gạt bỏ cùng với Đạo khác nhau, nhất định không có Đạo không gián đoạn mà chấp vào đó làm Đạo. Nếu như về sau chấp vào đó làm Đạo, nhất định ở nơi quả mà khởi lên chấp về Đạo, cho nên lúc thấy rõ Khổ đế, thì kiến chấp này liền đoạn trừ. Không có Giới cấm thủ do kiến Tập-Diệt mà đoạn, bởi vì Kiến thủ đã chấp không có gì đối đãi nhưng chấp làm hơn hẳn, các Tà kiến sau đều có thể hiện rõ trước mắt, cho nên bao gồm bốn Bộ.

Trong này, các Giới cấm thủ đã nói chỉ riêng không phải là Nhân mà chấp là Nhân, cho nên do kiến Khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Ngã và thế gian là pháp thường hằng, tồn tại vững chắc, không có biến dịch, đang an trú như vậy. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo, hoặc vì sự suy xét không đúng đắn, hoặc vì đạt được Định, hoặc vì bạn ác mà khởi lên kiến chấp này, như trước nên biết.

Nhưng Ngã và thế gian mà họ đã chấp đều không phải là thường tồn tại, bởi vì thật sự thì Ngã và Ngã sở không có thể đạt được. Hiện thấy tất cả hữu tình thế gian và mọi vật trên thế gian, bởi vì có chuyển biến, do nhân duyên mà sinh, các quả báo sinh khởi, tất cả đều sẽ có hủy diệt, vì vậy không nên chấp Ngã và thế gian là pháp thường hằng, tồn tại vững chắc…, đều là hiển bày về nghĩa Thường.

Có những kiến chấp như vậy: Vốn là Đế, vốn là tồn tại cho nên Ngã có Ngã. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Vốn là Đế, đó là bởi vì nghĩa chân thật. Vốn là tồn tại, đó là bởi vì pháp vốn như vậy. Ngã có Ngã, đó là Ngã luôn luôn có. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo, hoặc vì sự suy xét không đúng đắn, hoặc vì đạt được Định, hoặc vì bạn ác mà khởi lên kiến chấp này, như trước nên biết.

Có những kiến chấp như vậy: Vốn là Đế, vốn là tồn tại cho nên Ngã không có Ngã. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Đoạn kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Vốn là Đế, vốn là tồn tại, giải thích như trước. Ngã không có Ngã, đó là Ngã là không có.

Hỏi: Điều này trong Chánh pháp cũng nói là không có Ngã mà không phải là ác kiến, ngoại đạo ấy cũng nói không có Ngã, tại sao lại gọi là ác kiến?

Đáp: Điều này trong Chánh pháp đối với tập hợp trống rỗng của Hành là không có Ngã, thấy trống rỗng là không có Ngã mà nói là không có Ngã, cho nên không phải là ác kiến; ngoại đạo kia ở trong tập hợp trống rỗng của Hành là không có Ngã, tùy tiện nói là có Ngã, nhưng nói Ngã ấy về sau sẽ không có, cho nên chính là ác kiến.

Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Đoạn kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo, hoặc vì sự suy xét không đúng đắn, hoặc vì đạt được Định, hoặc vì bạn ác mà khởi lên kiến chấp này, như trước nên biết.

Có những kiến chấp như vậy: Ngã quán xét Ngã, Nhãn-sắc tức là Ngã. Đây là Hữu thân kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Ngã quán xét Ngã, đó là bởi vì có ngoại đạo chấp rằng Ngã ở khắp nơi các pháp trong-ngoài, lúc Nhãn nhìn thấy Sắc thì nói là Ngã quán xét Ngã, Nhãn căn và Sắc đều chính là Ngã.

Có những kiến chấp như vậy: Ngã quán xét không có Ngã, Nhãn tức là Ngã, Sắc là những đồ vật của Ngã. Đây là Hữu thân kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Ngã quán xét không có Ngã, đó là có ngoại đạo cho rằng Nhãn là không chung, lại là pháp bên trong cho nên chấp vào đó làm Ngã, Sắc cùng với pháp này trái ngược nhau, bởi vì chỉ là những đồ vật của Ngã, cho nên lúc Nhãn nhìn thấy Sắc thì nói là Ngã quán xét đối với không có Ngã.

Có những kiến chấp như vậy: Không có Ngã quán xét Ngã, Sắc tức là Ngã, Nhãn là những đồ vật của Ngã. Đây là Hữu thân kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Không có Ngã quán xét Ngã, đó là có ngoại đạo hiện thấy mặt đất-núi non ở thế gian trải qua thời gian dài không thay đổi, cho rằng tương ưng với lý về Ngã, liền chấp làm Ngã; Nhãn cùng với pháp này trái ngược nhau, bởi vì chỉ là những đồ vật của Ngã, cho nên lúc Nhãn nhìn thấy Sắc thì nói là không có Ngã quán xét Ngã.

Hỏi: Vì sao không nói là không có Ngã quán xét không có Ngã?

Đáp: Bởi vì tất cả các pháp thật sự là không có Ngã, nếu nói không có Ngã quán xét không có Ngã thì chính là Chánh kiến, cho nên ở đây không nói.

Hỏi: Nếu có ngoại đạo chấp Nhĩ-thanh… là Ngã chứ không phải là gì khác, cho nên lúc Nhãn nhìn thấy Sắc nói là không có Ngã quán xét không có Ngã, thì lẽ nào điều này là Chánh kiến hay sao?

Đáp: Họ chấp Nhĩ-thanh… là Ngã, tuy là ác kiến nhưng nếu nói là không có Ngã quán xét không có Ngã, thì tức là Chánh kiến, vì vậy cho nên không nói.

Trong này, các Hữu thân kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi sai biệt của kiến chấp ấy, cũng như trước nên biết!

Có những kiến chấp như vậy: Đây là Ngã, là hữu tình, là mạng sống, là sinh ra, là nuôi dưỡng; Bổ-đặc-già-la, ý sinh nho đồng, tạo tác, dạy dỗ, sinh ra-cùng sinh ra, khởi lên-cùng khởi lên, nói năng, hiểu biết, cùng lãnh thọ, không phải là không hề có, không phải là không hiện có, ở khắp mọi nơi chốn tạo ra nghiệp thiện ác, ở khắp mọi nơi chốn nhận lấy quả dị thục, rời bỏ uẩn này nối tiếp uẩn kia. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi sai biệt của kiến chấp ấy, cũng như trước nên biết!

Hỏi: Phần đầu đã nói đến luận về Thường cùng với phần này đã nói, có gì sai biệt?

Đáp: Có người nói: Phần đầu là dựa vào Định, phần này là dựa vào Tầm-Tứ.

Có người nói: Phần đầu là thầy, phần sau là đệ tử.

Có người nói: Phần đầu là quỹ phạm, phần sau là cận trú.

Có người nói: Phần đầu là tôn trọng, phần sau là học theo.

Có người nói: Phần đầu là người chứng cũng là người nói, phần sau là người chứng mà không phải là người nói.

Có người nói: Phần đầu là chấp Ngã từ đời trước đến đời này luôn luôn có, phần sau là chấp Ngã từ đời này đến đời sau luôn luôn có.

Đây gọi là sự sai biệt của luận về Thường ở phần trước và phần sau.

Hỏi: Tại sao kiến lập sáu kiến chấp như vậy, là vì tự tánh hay là vì sở y-sở duyên? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu vì tự tánh thì chỉ cần có hai, đó là Hữu thân kiến và biên chấp kiến. Nếu vì sở y-sở duyên thì phải có mười tám, đó là dựa vào Nhãn-sắc có ba, cho đến dựa vào Ýpháp cũng có ba; hoặc là thành ra ba mươi sáu, đó là dựa vào Nhãn-sắc có sáu, cho đến dựa vào Ý-pháp cũng có sáu?

Đáp: Trong này bởi vì sở y-sở duyên cho nên kiến lập sáu loại.

Hỏi: Lẽ nào không phải đã nói là thành ra mười tám loại, hoặc là ba mươi sáu loại hay sao? Đáp: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này dựa vào hành tướng sai biệt của chủ động hiểu biết-thụ động hiểu biết, căn-nghĩa của căn, có cảnh giới-không có cảnh giới mà kiến lập. Nếu dựa vào sát-na nối tiếp nhau sai biệt thì có vô lượng, nay chỉ nói tóm lược bấy nhiêu mà thôi.

Có những kiến chấp như vậy: Thọ nhận năm dục vi diệu gọi là đạt được Niết-bàn bậc nhất trong pháp hiện tại. Đây là chọn lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về Kiến thủ, do kiến Khổ mà đoạn.

Có những kiến chấp như vậy: Lìa pháp ham muốn xấu ác bất thiện, có Tầm-có Tứ, Ly sinh hỷ lạc, tiến vào Tĩnh lự thứ nhất an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết-bàn bậc nhất trong pháp hiện tại. TầmTứ vắng lặng, bên trong đều thanh tịnh, tâm luôn luôn hướng về tánh, không có Tầm-không có Tứ, Định sinh hỷ lạc, tiến vào Tĩnh lự thứ hai an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết-bàn bậc nhất trong pháp hiện tại. Ly hỷ trú Xả, Chánh niệm-Chánh tri, thân cảm thọ niềm vui, ngôn thuyết bậc Thánh có thể buông xả, Cụ niệm lạc trú, tiến vào Tĩnh lự thứ ba an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết-bàn bậc nhất trong pháp hiện tại. Đoạn vui-đoạn khổ, vui-buồn trước kia không còn, không khổ-không vui, Xả niệm thanh tịnh, tiến vào Tĩnh lự thứ tư an trú đầy đủ, gọi là đạt được Niết-bàn bậc nhất trong pháp hiện tại. Đây là chọn lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về Kiến thủ, do kiến Khổ mà đoạn.

Thọ nhận năm dục vi diệu, đó là người và trời cõi Dục.

Có người nói: Chỉ riêng trời cõi Dục, bởi vì năm dục ở đó thù thắng vi diệu vô cùng.

Niết-bàn trong pháp hiện tại, đó là đối với thân hiện tại mà đạt được Niết-bàn.

Hỏi: Điều này vì sao trở thành Kiến thủ?

Đáp: Năm dục vi diệu là pháp thô lậu thấp kém, có vết bẩn-có xấu xa-có chất độc-có hỗn loạn, vì họ chấp là giống như niềm vui của các pháp xuất ly, hoặc là niềm vui của Niết-bàn, cho nên trở thành Kiến thủ.

Hỏi: Tiến vào bốn Tĩnh lự an trú đầy đủ là công đức thù thắng, vì sao chọn lấy làm Niết-bàn trong pháp hiện tại cũng gọi là Kiến thủ?

Đáp: Tĩnh lự thế tục là pháp thô lậu thấp kém, có vết bẩn-có xấu xa-có chất độc-có hỗn loạn, vì họ chấp là giống như niềm vui lìa bỏ vết bẩn-xấu xa, hoặc là niềm vui của Niết-bàn, cho nên trở thành Kiến thủ.

Hỏi: Cũng có ngoại đạo chấp Định Vô sắc làm Niết-bàn, tại sao trong này không nói?

Đáp: Bởi vì các ngoại đạo ấy phần nhiều chấp Tĩnh lự làm Niếtbàn, phần ít chấp Vô sắc; trong này dựa vào phần nhiều mà nói, vì vậy không có lỗi.

Lại nữa, họ chấp Vô sắc làm Niết-bàn cứu cánh, trong này nói đến Niết-bàn trong pháp hiện tại, cho nên không nói đến điều ấy.

Lại nữa, bởi vì bốn Tĩnh lự Căn bản là do Đạo của niềm vui thâu nhiếp, cho nên các ngoại đạo chấp làm Niết-bàn trong pháp hiện tại; bốn Vô sắc là do Đạo của nỗi khổ thâu nhiếp, cho nên họ không chấp làm Niết-bàn trong pháp hiện tại.

Lại nữa, bởi vì Định Vô sắc vi tế, cho nên các ngoại đạo không hiểu rõ ràng đối với Định ấy, cho rằng là đoạn diệt, sinh lòng vô cùng sợ hãi, vì vậy không nói đến; là Niết-bàn trong pháp hiện tại, vì thế cho nên không nói đến Vô sắc.

Đây là chọn lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về Kiến thủ, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Đó là có ngoại đạo nghe nói Niết-bàn là niềm vui vi diệu thù thắng, liền cho rằng nếu đạt được niềm vui của năm địa thuộc cõi Dục-cõi Sắc, thì gọi là đã đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại, cho nên khởi lên kiến chấp này.

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục, nhìn thấy các loài hữu tình trong năm địa thọ nhận những điều vui sướng, liền nói là đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại, cho nên khởi lên kiến chấp này.

Có người nói: Ngoại đạo do gần gũi bạn ác, cho nên khởi lên kiến chấp này.

Hỏi: Vì sao Kiến thủ này lại do kiến Khổ mà đoạn?

Đáp: Bởi vì kiến chấp này dựa vào Ngã kiến mà chuyển, cho nên chấp có Thể của Ngã thọ nhận niềm vui Niết-bàn.

Lại nữa, bởi vì kiến chấp này chuyển ở nơi quả, cho nên chấp quả

hữu lậu làm Niết-bàn.

Lại nữa, bởi vì kiến chấp này mê lầm về Khổ đế, cho nên lấy pháp khổ làm vui.

Có chín loại Mạn, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói đến chín loại Mạn mà không phân biệt rộng ra, nay muốn phân biệt cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Trong phẩm luận về Kiến này chỉ cần phân biệt về các Kiến, vì sao lại phân biệt về các loại Mạn?

Đáp: Trước đây đã nói trong mỗi một uẩn nói đến tất cả các pháp, vì thế cho nên trong mỗi một phẩm cũng nói đến nhiều pháp mà không có gì sai lầm.

Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Trong phẩm này chủ yếu phân biệt về các ác kiến, cũng phân biệt về pháp tựa như ác kiến, trong các phiền não không có pháp nào tựa như ác kiến bằng các Mạn, cho nên ở trong phẩm này cũng phân biệt về Mạn.”

Đại đức nói rằng: “Bởi vì các loại Mạn dựa vào Hữu thân kiến, là do Hữu thân kiến nuôi lớn, mà hiện rõ ở trước mắt sau Hữu thân kiến, đã thấy Đế thì không khởi lên nữa, vì vậy trong phẩm này chủ yếu phân biệt về Kiến, cũng phân biệt về Mạn.”

Tôn giả Giác Thiên nói rằng: “Các loại Kiến-Mạn đều khiến cho hữu tình khó tiến vào Phật pháp, vì vậy đều nói đến, nghĩa là các hữu tình nếu không có ác kiến và các loại Mạn, thì có thể quy y Chánh pháp của Như Lai, tu tập Phạm hạnh, thoát khỏi nỗi khổ sinh tử, đạt được niềm vui Niết-bàn; bởi vì có Kiến-Mạn cho nên sẽ không quy y Chánh pháp của Như Lai, mất đi lợi ích thù thắng.”

Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Các loại ác kiến và Mạn đều ngăn cản hữu tình thân cận bậc Thiện sĩ, lắng nghe Chánh pháp, tác ý như lý, pháp tùy theo pháp thực hành, sai lầm rất nặng nề, vì vậy nói đến cả hai loại.”

Mình hơn người, đó là đối với người bằng mình cho là mình hơn, là dựa vào Kiến mà khởi lên Quá mạn; là dựa vào Hữu thân kiến mà khởi lên Quá mạn, cho nên đối với người bằng mình cho là mình hơn người, là thuộc về Quá mạn.

Mình bằng người, đó là đối với người bằng mình cho là mình bằng người, là dựa vào Kiến mà khởi lên Mạn; là dựa vào Hữu thân kiến mà khởi lên Mạn, cho nên đối với người bằng mình cho là người bằng mình mà cao ngạo, là thuộc về Mạn.

Mình thua người, đó là đối với người hơn mình cho là mình thua người, là dựa vào Kiến mà khởi lên Ty mạn; là dựa vào Hữu thân kiến mà khởi lên Ty mạn, cho nên đối với người hơn mình nhiều cho là mình thua ít, là thuộc về Ty mạn.

Có người hơn mình, đó là nói có người hơn mình, tức thì đối với người hơn mình nói là người thua mình, còn lại nói như trước.

Có người bằng mình, đó là nói có người bằng mình, tức thì đối với người bằng mình nói là người bằng mình, còn lại nói như trước.

Có người thua mình, đó là nói có người thua mình, tức thì đối với người bằng mình nói là mình hơn người, còn lại nói như trước.

Không có người hơn mình, đó là nói không có người hơn mình, tức thì đối với người bằng mình nói là người bằng mình, còn lại nói như trước.

Không có người bằng mình, đó là nói không có người bằng mình, tức thì đối với người bằng mình nói là mình hơn người, còn lại nói như trước.

Không có người thua mình, đó là nói không có người thua mình, tức thì đối với người hơn mình nói là người thua mình, còn lại nói như trước.

Chín loại Mạn này tức là thuộc về ba loại Mạn trong bảy loại Mạn, đó gọi là Mạn-Quá mạn-Ty mạn. Dựa vào bản luận này mà giải thích như vậy. Dựa vào luận Phẩm Loại Túc thì trong loại Mạn là mình hơn người thâu nhiếp ba loại Mạn, nếu đối với thua mình mà nói là mình hơn thì chính là Mạn, nếu đối với bằng mình mà nói là mình hơn thì chính là Quá mạn, nếu đối với hơn mình mà nói là mình hơn thì chính là Mạn-Quá mạn. Tám loại Mạn còn lại, như lý cần phải nói.

Chín loại Mạn này đều bao gồm do Kiến-Tu mà đoạn, nhưng trong này không nói đến, có người nói: Bởi vì là luận phụ thuộc. Có người nói: Bởi vì loại ấy không phải là tương tự với Kiến.

Có những kiến chấp như vậy: Gió không thổi, sông không chảy, lửa không cháy, sữa không đông, thai không mang, mặt trời-mặt trăng không mọc không lặn, tự tánh tạp nhiễm-thanh tịnh an trú không tăngkhông giảm. Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, do kiến Khổ mà đoạn.

Đây là Biên chấp kiến, thuộc về Thường kiến, là hiển bày về tự tánh của nó; do kiến Khổ mà đoạn, là hiển bày về đối trị của nó, nói rộng ra như trước.

Đẳng khởi của kiến chấp ấy như thế nào? Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các ngoại đạo bởi vì suy xét không đúng đắn, chấp là có Ngã thật sự, thường tồn tại vi tế khắp tất cả mọi nơi, ẩn kín sâu xa ở trong các pháp, lúc tác động thấy gió thổi-sông chảy…thì nói là do Ngã tạo ra, chứ không phải là gió-sông… có thể như vậy; như thấy cây lay động thì biết là do gió tạo ra, lúc thân thể cử động thì biết là do con người tạo ra.”

Đại đức nói rằng: “Có các ngoại đạo bởi vì sự suy xét tà vạy, chấp là có Ngã thật sự, thường tồn tại vi tế, có tác dụng thù thắng, làm chuyển biến các pháp, lúc thấy gió thổi-sông chảy…, nói là Ngã khiến cho các pháp hiện bày tướng trạng như vậy; như cây… lay động thấy bóng cũng lay động, lúc hóa chủ nói năng thì hóa thân cũng nói năng.”

Có người nói: Ngoại đạo đạt được Định thế tục, thấy các hữu tình lưu chuyển khắp các nẽo nối tiếp nhau không gián đoạn, thấy gió-sông… tùy theo nơi chốn-tùy theo thời gian có và không có chẳng hề nhất định, liền nói là có Ngã thường tồn tại vi tế, có tác dụng thù thắng, khiến cho các loại gió-sông… chuyển biến, hoặc là có-hoặc là không có.

Có người nói: Ngoại đạo gần gũi bạn ác, thuận theo bạn ác dạy bảo, cho nên phát khởi kiến chấp như vậy.

Chúng sinh chấp do Ngã làm ra…, cho đến nói rộng ra.

Trong này, giải thích tóm lược về nghĩa của bài tụng chỉ trích ác kiến trong các kinh đã nói.

Chấp Ngã có năng lực làm ra…, đó là chấp trong thân bên trong có nghĩa thù thắng của Ngã chủ động làm ra, chủ động sinh ra, chủ động hóa ra các vật.

Chấp người khác có thể làm ra…, đó là chấp trong thân bên ngoài có nghĩa thù thắng của Ngã chủ động làm ra, chủ động sinh ra, chủ động hóa ra các vật.

Chủ động làm ra, là làm ra pháp luôn luôn có bên trong; chủ động sinh ra, là sinh ra pháp luôn luôn có bên ngoài; chủ động hóa ra, là hóa làm trong-ngoài, không phải là pháp luôn luôn có.

Lại nữa, chủ động làm ra, là làm ra các pháp của thân mình; chủ động sinh ra, là sinh ra các pháp của thân khác; chủ động hóa ra, là hóa làm các pháp thuộc về loài phi tình.

Tất cả, đó là mỗi một chứ không phải là tất cả, là hiển bày về các ngoại đạo chấp riêng biệt từng loại một chứ không phải là tất cả.

Giống như mũi tên, đó là bởi vì ác kiến có thể làm cho bị tổn thương, là hiển bày về hành tướng của ác kiến này mạnh mẽ sắc bén, từ xa có thể làm cho tổn thương, giống như mũi tên độc; các ngoại đạo ấy do Vô minh làm cho đui mù, không có thể quán xét nhận biết lỗi lầm tai họa đúng như thật.

Nên quán xét đây là mũi tên…, cho đến nói rộng ra.

Trong này, khuyên nhủ họ nên quán xét ác kiến là mũi tên độc thật sự, bởi vì làm kẻ đi trước dẫn đường cho già-bệnh-chết, như mũi tên độc của thế gian làm cho chúng sinh đau khổ. Như vậy, ác kiến dẫn đến các loại khổ đau phiền muộn như già-bệnh…

Chúng sinh có đủ các loại Mạn…, cho đến nói rộng ra.

Trong này, hiển bày rõ ràng có đủ bảy loại Mạn, là do Mạn mà ràng buộc-vướng mắc, chống đối trái ngược lẫn nhau đối với Đoạn kiếnThường kiến, không có thể vượt qua biển rộng sinh tử vô bờ bến. Bảy loại Mạn nói như trên.

Vướng mắc là vướng mắc phần ít; nhiều vướng mắc là vướng mắc phần nhiều; vướng mắc khắp nơi là vướng mắc tất cả mọi nơi. Ràng buộc…, cũng như vậy.

Hỏi: Vướng mắc và ràng buộc sai biệt thế nào?

Đáp: Tên gọi tức là sai biệt.

Lại nữa, nghĩa cũng có sai biệt, vướng mắc đó là dính chặc, là nghĩa về khó trừ sạch; ràng buộc đó là quấn chặc, là nghĩa về khó cởi bỏ.

Lại nữa, vướng mắc là ràng buộc về tương ưng, ràng buộc là ràng buộc về sở duyên, đó là bởi vì bảy loại Mạn có đủ hai loại ràng buộc, cho nên luôn luôn vướng mắc-luôn luôn ràng buộc đối với chúng sinh ấy.

Lại nữa, vướng mắc đó là vướng mắc về tâm ấy, ràng buộc đó là ràng buộc về thân ấy. Đó gọi là sự sai biệt giữa hai nghĩa của ràng buộc và vướng mắc.

Chống đối trái ngược lẫn nhau đối với Đoạn kiến-Thường kiến, như người tại gia do tham ràng buộc-vướng mắc, cho nên chống đối trái ngược lẫn nhau đối với sự thâu nhiếp tiếp nhận; những người xuất gia do Mạn ràng buộc, cho nên chống đối trái ngược lẫn nhau đối với Đoạn kiến-Thường kiến.

Biển rộng sinh tử vô bờ bến, không ngừng lưu chuyển trong các nẽo-các sinh loại là nghĩa của sinh tử. Như vậy, sinh tử không có đời trước, bởi vì không có thể biết được. Có nhân trước mà có đời sau, bởi vì nhập Niết-bàn là giới hạn cuối cùng.

Lại nữa, số lượng của sinh tử lâu xa, không biết đến lúc nào được

giải thoát, cho nên gọi là vô bờ bến.

Được-sẽ được đều là bụi bẩn…, cho đến nói rộng ra.

Đây là hiển bày về các ngoại đạo ở trong Uẩn-Giới-Xứ đã đượcsẽ được, bởi vì bụi bặm của tham-sân-si làm cho vấy bẩn, cho nên không thấy đúng như thật đối với sai lầm thuộc giới hạn của hai hành khổ-vui, bởi vì không thấy cho nên chìm đắm đến cùng-chạy theo đến cùng. Chìm đắm, đó là quá chậm chạp không có thể tiến lên hướng về; chạy theo, đó là quá vội vàng không có thể thông suốt đến nơi. Nghĩa còn lại trong tụng, như luận giải thích đầy đủ.

Như trong kinh nói: “Có những hàng Sa-môn và Bà-la-môn, đều dựa vào thắng giải khởi lên những sự tranh luận, tất cả đều đối với năm chốn mà chuyển. Những gì là năm? Đó là:

1. Chấp là Ngã sau khi chết có Tưởng, chỉ điều này là chân lý thật sự, còn lại đều ngu dốt hư vọng.

2. Chấp là Ngã sau khi chết không có Tưởng.

3. Chấp là Ngã sau khi chết không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng.

4. Chấp là Ngã sau khi chết đoạn diệt.

5. Nói là có Niết-bàn trong pháp hiện tại.”

Năm loại ở kinh ấy tức là ba loại ở đây, ba loại ở đây tức là năm loại ở kinh ấy. Năm loại ở kinh ấy tức là ba loại ở đây, nghĩa là luận về có Tưởng, luận về không có Tưởng, luận về không phải là có Tưởngkhông phải là không có Tưởng ở kinh ấy, tức là Thường kiến ở đây; luận về đoạn diệt ở kinh ấy, tức là Đoạn kiến ở đây; luận về Niết-bàn trong pháp hiện tại ở kinh ấy, tức là Kiến thủ ở đây. Ba loại ở đây tức là năm loại ở kinh ấy, nghĩa là Thường kiến ở đây tức là luận về có Tưởng, luận về không có Tưởng, luận về không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng ở kinh ấy; Đoạn kiến ở đây tức là luận về đoạn diệt ở kinh ấy; Kiến thủ ở đây tức là luận về Niết-bàn trong pháp hiện tại ở kinh ấy.

Lại trong kinh Phạm Võng nói: “Sáu mươi hai loại ác kiến, đều lấy Hữu thân kiến làm gốc. Sáu mươi hai kiến chấp, đó là kiến chấp phân biệt về đời trước có mười tám loại, kiến chấp phân biệt về đời sau có bốn mươi bốn loại. Kiến chấp phân biệt về đời trước có mười tám loại, đó là bốn luận về Biến Thường, bốn luận về Nhất Phần Thường, hai luận về Vô Nhân Sinh, bốn luận về Hữu Biên Đẳng, bốn luận về Bất Tử Kiểu Loạn. Kiến chấp phân biệt về đời sau có bốn mươi bốn loại, đó là mười sáu luận về Hữu Tưởng, tám luận về Vô Tưởng, tám luận về Phi Hữu Tưởng-Phi Vô Tưởng, bảy luận về Đoạn Diệt, năm luận về Hiện Pháp Niết-Bàn.

Trong này, dựa vào quá khứ khởi lên kiến chấp phân biệt thì gọi là kiến chấp phân biệt về đời trước, dựa vào vị lai khởi lên kiến chấp phân biệt thì gọi là kiến chấp phân biệt về đời sau. Nếu dựa vào hiện tại khởi lên kiến chấp phân biệt thì loại này không nhất định, hoặc gọi là kiến chấp phân biệt về đời trước, hoặc gọi là kiến chấp phân biệt về đời sau, bởi vì đời hiện tại là trước vị lai-sau quá khứ, hoặc là nhân của vị lai-quả của quá khứ.

Trong kiến chấp phân biệt về đời trước, bốn luận về Biến Thường:

1. Do có thể nhớ lại một kiếp Hoại-Thành, hoặc là hai-hoặc là ba cho đến tám mươi, họ liền chấp là Ngã và thế gian, cả hai đều thường còn.

Hỏi: Vì sao họ dấy lên kiến chấp này?

Đáp: Bởi vì họ cho rằng chuyển biến hoặc là ẩn hiện.

Người luận về chuyển biến, dấy lên kiến chấp như vậy: Sữa biến đổi thành sữa đặc, hạt giống thay đổi thành mầm non, củi khô thay đổi thành tro tàn. Những loại như vậy, nếu nối tiếp pháp ấy mà có thì đều là do pháp ấy mà chuyển biến, không phải là pháp ấy diệt đi có pháp này sinh ra, cho nên tự tánh của tất cả các pháp là thường tồn tại.

Người luận về ẩn hiện, dấy lên kiến chấp như vậy: Tự tánh của các pháp hoặc là ẩn-hoặc là hiện. Họ thấy nơi này trước đây có hình dáng hiển bày, phạm vi số lượng, mặt đất-châu bãi, núi chúa Diệu Cao, núi non-biển rộng-cây cối…như vậy đều hủy hoại; về sau ở nơi này lại có hình dáng hiển bày, phạm vi số lượng, mặt đất-châu bãi…như vậy đều thành lập, liền dấy lên nghĩ rằng: Pháp ấy ở khoảng giữa không có thể nhìn thấy, không phải là tánh hoại diệt, như vậy lúc kiếp hủy hoại thì tánh ấy ẩn kín, đến lúc kiếp thành lập thì tánh ấy lại hiện ra. Vả lại, thân bảy sĩ thường còn, không có chuyển động, không xúc chạm lẫn nhau, mạng không có thể làm hại, cho nên dấy lên nghĩ rằng: Ngã và sự nhớ lại, cả hai đều là thường còn. Vì vậy vẫn thấy Ngã và thế gian đều là thường tồn tại.

2. Do có thể nhớ lại sự việc một đời, hoặc là hai-hoặc là ba cho đến trăm ngàn đời, họ liền chấp là Ngã và thế gian, cả hai đều thường còn.

Bởi vì cho rằng chuyển biến hoặc là ẩn hiện. Nếu họ có thể nhớ lại sự Hoại-Thành của thế giới bên ngoài, do thấy nơi này trước đây có hình dáng hiển bày, phạm vi số lượng, mặt đất-châu bãi…như vậy, như trước cho đến mạng không có thể làm hại; nếu không có thể nhớ lại sự Hoại-Thành của thế giới bên ngoài, chấp thế gian thường còn thì lý không cần phải nói, cho nên dấy lên nghĩ rằng: Ngã và sự nhớ lại, cả hai đều là thường còn. Vì vậy vẫn thấy Ngã và thế gian đều là thường tồn tại.

Hỏi: Nghĩa này và nghĩa thứ nhất có gì khác nhau?

Đáp: Trước tuy nhớ nhiều mà đối với năng lực nhớ lại các đời không gián đoạn chưa đạt được tự tại, nay tuy nhớ ít mà đối với năng lực nhớ lại các đời không gián đoạn đã đạt được tự tại.

3. Do Thiên nhãn nhìn thấy các uẩn của các hữu tình nối tiếp nhau lúc chết-lúc sinh, đó là thấy các uẩn Tử hữu không gián đoạn-Trung hữu hiện rõ trước mắt, lại thấy các uẩn Trung hữu không gián đoạn-Sinh hữu hiện rõ trước mắt, lại thấy các uẩn Sinh hữu không gián đoạn-Bổn hữu hiện rõ trước mắt, các uẩn ở phần vị Bổn hữu nối tiếp nhau cho đến Tử hữu, ví như nước chảy-đèn cháy nối tiếp nhau. Bởi vì không hiểu biết về sự sinh diệt vi tế, ở trong các uẩn liền khởi lên tưởng là thường còn, cho nên đã chấp là Ngã và thế gian đều là thường còn.

Bởi vì cho rằng chuyển biến hoặc là ẩn hiện, như dao ở trong vỏ, như rắn ở trong hang, như người ở trong nhà tối tăm, vào ra ẩn hiện không nhất định, cho nên dấy lên nghĩ rằng: Ngã và sự nhìn thấy, cả hai đều là thường còn. Vì vậy vẫn thấy Ngã và thế gian đều là thường tồn tại.

4. Do suy xét tìm tòi không nhận biết đúng như thật, đó là Ngã và thế gian đều là thường tồn tại, họ dấy lên nghĩ rằng: Có pháp thường xuyên có, không có pháp luôn luôn không có, không có pháp nào không có thể sinh ra, có pháp không có thể diệt đi. Bởi vì họ chấp là tánh của nhân quả từ vô thỉ đến nay chỉ là một, không có diệt đi-không có khởi lên, cho nên đều thuộc kiến chấp phân biệt về đời trước. Nếu họ chấp Sắc dùng làm Ngã, thì bởi vì thấy hình dáng hiện bày luôn luôn tương tự, cho nên liền chấp là thường còn. Nếu chấp tâm… dùng làm Ngã, thì bởi vì pháp của tâm… không ngừng sinh khởi, tương tự sinh khởi, luôn luôn sinh khởi, không có thể nhận biết rõ ràng về sự sinh diệt vi tế, có thể nhớ lại sự việc đã trải qua xưa kia, việc làm trước sau tương tự lẫn nhau, pháp khác không ngăn ngại, cho nên liền chấp là thường còn. Bởi vì họ suy xét tìm tòi hư vọng như vậy, cho nên chấp Ngã và thế gian đều là thường tồn tại.

Như vậy, bốn loại luận về Biến Thường là kiến chấp phân biệt thuộc đời trước, dựa vào bốn sự việc là Kiếp và Sinh-Tử sinh-suy xét tìm tòi mà khởi lên.

Bốn luận về Nhất Phần Thường:

1. Từ cõi Phạm Thế chết đi-sinh đến nơi này, do đạt được Túc trú tùy niệm thông, cho nên dấy lên kiến chấp như vậy: Chúng ta đều là do Đại Phạm Thiên Vương mà hóa ra, Phạm Vương chủ động biến hóa thường tồn tại ở cõi ấy, chúng ta thụ động biến hóa cho nên là không thường còn.

2. Nghe Phạm Vương có cách nhìn như vậy, lập ra luận thuyết như vậy: Đại chủng là không thường còn, tâm là thường tồn tại. Hoặc nói đảo lại điều này: Tâm là không thường còn, đại chủng là thường tồn tại. Người cùng tiếp nhận điều ấy, hoặc là ở cõi Phạm Thế, hoặc là sinh đến nơi này, hoặc là lần lượt chuyển tiếp nghe đến đạo lý như vậy, liền dấy lên kiến chấp như vậy: Ngã dùng Đại Phạm Thiên Vương làm hạn lượng, vì vậy cho nên thế gian một phần là thường tồn tại, một phần là không thường còn.

3. Có người trước kia từ cõi trời Hý Vong chết đi-sinh đến nơi này, do đạt được Túc trú tùy niệm thông, cho nên liền dấy lên kiến chấp như vậy: Cõi trời ấy có những người không mãi vui đùa dạo chơi quên mất ý niệm, thì thường tồn tại ở cõi ấy; chúng ta trước kia bởi vì mãi vui đùa dạo chơi quên mất ý niệm, từ cõi ấy chết đi cho nên là không thường còn.

4. Có người trước kia từ cõi trời Ý Phẫn chết đi-sinh đến nơi này, do đạt được Túc trú tùy niệm thông, cho nên liền dấy lên kiến chấp như vậy: Cõi trời ấy có những người ý không quá giận dữ, liếc mắt nhìn nhau, thì thường tồn tại ở cõi ấy; chúng ta trước kia bởi vì ý rất giận nhau, liếc mắt nhìn nhau, từ cõi ấy chết đi cho nên là không thường còn.

Hỏi: Chư Thiên như vậy trú ở nơi nào?

Đáp: Có người nói: Họ trú từng bậc ở núi Diệu Cao.

Có người nói: Đó là cõi trời Tam Thập Tam.

Như vậy, bốn loại luận về Nhất Phần Thường là kiến chấp phân biệt thuộc đời trước, do chấp bốn sự việc là Đại Phạm-Đại chủng hoặc là Tâm-vui đùa quên mất và giận dữ mà khởi lên.

Hai luận về Vô Nhân Sinh:

1. Từ hữu tình cõi trời Vô Tưởng chết đi-sinh đến nơi này, do đạt được Túc trú tùy niệm thông, cho nên tuy có thể nhớ lại tâm Vô tưởng rời khỏi cõi ấy và các phần vị sau, mà không có thể nhớ lại các phần vị vốn có trước khi rời khỏi tâm, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã ở lúc ấy vốn không có mà khởi lên, các pháp như Ngã cũng thuận theo tất cả vốn không có mà sinh ra. Vì vậy liền chấp là Ngã và thế gian đều không có nhân mà tự nhiên sinh khởi.

2. Do suy xét tìm tòi hư vọng, suy xét tìm tòi những gì thân này đã trải qua đều có thể nhớ lại, thân trước nếu có sự việc đã trải qua lúc ấy, thì nay trong thân này cũng sẽ có thể nhớ lại, đã không có thể nhớ lại cho nên biết thân ấy không có.

Lại dấy lên nghĩ rằng: Nếu dựa vào pháp ấy sinh ra thì các loại hữu tình nhất định vẫn tựa như pháp ấy, như sâu bọ trong sữa đặc vẫn tựa như sữa đặc, sâu bọ trong phân trâu vẫn tựa như phân trâu, sâu bọ trong lá xanh vẫn tựa như lá xanh, cha mẹ sinh con vẫn tựa như cha mẹ, không phải là ngay nơi sữa đặc… là nhân của sâu bọ… Vì vậy biết tất cả các thân và các pháp như Căn-Giác-Tuệ… đều không có nhân mà khởi lên.

Lại dấy lên nghĩ rằng: Hiện thấy các loài Khổng tước-LoanPhượng…, các loại núi đá-cỏ cây-hoa trái-gai góc…, màu sắc-hình dáng sai biệt đều không nhờ vào nhân mà tự nhiên có. Họ đưa ra cách nói này: Ai mài nhọn gai góc, ai vẽ ra chim thú, ai chất thành núi cao, ai khoét ra hang hốc, ai lại dệt thành cỏ cây hoa trái? Như vậy tất cả đều không nhờ vào nhân, tạo ra thế gian là từ không có mà tự nhiên có. Vì vậy liền chấp là Ngã và thế gian đều không có nhân sinh khởi mà tự nhiên có.

Như vậy, hai loại luận về Vô Nhân Sinh là kiến chấp phân biệt thuộc đời trước, do hai sự việc là cõi trời Vô Tưởng và suy xét tìm tòi hư vọng mà khởi lên.

Bốn luận về Hữu Biên Đẳng:

1. Do Thiên nhãn nhìn thấy phía dưới chỉ đến địa ngục vô gián, nhìn thấy phía trên chỉ đến cõi trời Tĩnh lự thứ nhất, chấp là Ngã ở trong đó thảy đều đầy khắp. Họ dấy lên nghĩ rằng: Vượt quá nơi này nếu có Ngã và thế gian thì mình cũng phải nhìn thấy, đã không còn thấy nữa cho nên biết không phải là có. Vì vậy liền chấp là Ngã và thế gian, cả hai đều có giới hạn. Tức là hai loại này có nghĩa về phạm vi hạn định.

2. Do dựa vào Tĩnh lự thuộc phần thù thắng, phát khởi Thiên nhãn thanh tịnh, nhìn thấy theo chiều ngang không có giới hạn, cho nên chấp là Ngã ở trong đó thảy đều đầy khắp. Vì vậy liền chấp là Ngã và thế gian, cả hai đều không có giới hạn. Tức là hai loại này không có nghĩa về phạm vi hạn định.

3. Do Thiên nhãn và Thần cảnh thông. Do Thiên nhãn thông nhìn thấy phía dưới chỉ đến địa ngục vô gián, nhìn thấy phía trên chỉ đến cõi trời Tĩnh lự thứ nhất; do Thần cảnh thông chuyển thân đi theo chiều ngang không đạt được giới hạn, liền đối với phía trên-phía dưới khởi lên tưởng là có giới hạn, đối với thế giới theo chiều ngang khởi lên tưởng là không có giới hạn, cho nên chấp là Ngã ở trong đó thảy đều đầy khắp. Vì vậy liền chấp là Ngã và thế gian, cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn. Tức là hai loại này cùng có nghĩa về có phạm vi hạn địnhkhông có phạm vi hạn định.

4. Không phải là có giới hạn-không phải là không có giới hạn, tức là ngăn chặn loại thứ ba mà làm thành loại thứ tư này. Họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã và thế gian đều không có thể nói nhất định là có giới hạnnhất định là không có giới hạn, nhưng đều là có thật.

Hoặc có người nói: Bởi vì họ thấy thế gian theo chiều ngang không có giới hạn, cho nên chấp Ngã và thế gian, cả hai đều không phải là có giới hạn; bởi vì họ thấy thế gian theo chiều dọc có giới hạn, cho nên chấp Ngã và thế gian, cả hai đều không phải là không có giới hạn, tuy không có quyết định mà thật sự có Ngã.

Lại có người nói: Họ chấp là Thể của Ngã hoặc tản ra-hoặc tụ vào không có thể nói nhất định, tản ra thì không có giới hạn cho nên nói không phải là có giới hạn, tụ vào thì có giới hạn cho nên nói không phải là không có giới hạn.

Hỏi: Như vậy bốn loại đã duyên với hiện tại, vì sao nói là phân biệt về đời trước?

Đáp: Đó là chờ đến vị lai cũng gọi là đời trước.

Lại có người nói: Bốn loại này bởi vì nhớ lại kiếp Thành-kiếp Hoại mà kiến lập, cho nên đều có thể nói là phân biệt về đời trước, nghĩa là luận thứ nhất do nhớ lại lúc kiếp Thành ở quá khứ, Ngã và thế gian theo chiều dọc thì có phạm vi hạn định, cho nên liền khởi lên tưởng là có giới hạn; nếu luận thứ hai do nhớ lại lúc kiếp Thành ở quá khứ, Ngã và thế gian theo chiều ngang thì không có phạm vi hạn định, cho nên liền khởi lên tưởng là không có giới hạn; nếu luận thứ ba do nhớ lại lúc kiếp Thành ở quá khứ, Ngã và thế gian theo chiều dọc thì có phạm vi hạn định, theo chiều ngang thì không có phạm vi hạn định, cho nên khởi lên tưởng là cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn; nếu luận thứ tư do nhớ lại lúc kiếp Hoại ở quá khứ, Ngã và thế gian tuy không có thể đạt được phạm vi số lượng rộng hẹp, mà đều là có thật, cho nên khởi lên tưởng không phải là có giới hạn-cũng không phải là không có giới hạn.

Có người đưa ra cách nói này: Chấp có giới hạn tức là Đoạn kiến; chấp không có giới hạn tức là Thường kiến; chấp cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn, tức là một phần Đoạn kiến-một phần Thường kiến; chấp không phải là có giới hạn-không phải là không có giới hạn, tức là chỉ khởi lên Tát-ca-da kiến.

Như vậy, bốn loại luận về Hữu Biên Đẳng là kiến chấp phân biệt thuộc đời trước, phần nhiều dựa vào bốn sự việc đã nói ở trước mà khởi lên.

Bốn luận về Bất Tử Kiểu Loạn, bất tử gọi là trời, bởi vì ngoại đạo chấp rằng cõi trời Trường Thọ là thường tồn tại không chết. Có các ngoại đạo cầu sinh đến cõi trời ấy, nghe ngoại đạo luận bàn đưa ra cách nói như vậy: “Nếu có ai có thể trả lời về cõi trời bất tử ấy, người hỏi không có gì lẫn lộn thì được sinh đến cõi trời ấy; nếu không có thể trả lời về cõi trời bất tử ấy, người hỏi không có gì lẫn lộn thì không có nghĩa được sinh đến.” Nhưng không có gì lẫn lộn có hai loại:

  1. Có tướng có phân biệt.
  2. Không có tướng không có phân biệt.

Có sự nhìn nhận chân thật thì không có tướng không có phân biệt, bởi vì không có sở y; không có sự nhìn nhận chân thật thì có tướng có phân biệt, bởi vì có sở y. Các hạng ngoại đạo kia ở trong các câu hỏi về bất tử không có gì lẫn lộn, dùng lời nói làm cho lẫn lộn.

1. Dấy lên nghĩ rằng: Mình không biết như thật, hoặc là thiệnhoặc là bất thiện và bốn Thánh đế, có những Sa-môn và Bà-la-môn khác cầu mong biết như thật đối với nghĩa như vậy, nếu họ hỏi mình về nghĩa như vậy, nếu mình trả lời quyết định về câu hỏi của họ, thì trở thành nói dối, bởi vì nói dối cho nên mình sẽ không được sinh đến cõi trời ấy. Bởi vì họ sợ nói dối, cho nên ở trong câu hỏi về bất tử không có gì lẫn lộn, dùng lời nói làm cho lẫn lộn, nghĩa là đưa ra cách nói này: Tôi ở trong nghĩa bí mật của chư Thiên không nên nói ra tất cả, hoặc là sự chứng đạt của mình, hoặc là đạo thanh tịnh.

2. Dấy lên nghĩ rằng: Mình không biết như thật, hoặc là thiệnhoặc là bất thiện và bốn Thánh đế, có những Sa-môn và Bà-la-môn khác cầu mong biết như thật đối với nghĩa như vậy, nếu họ hỏi mình về nghĩa như vậy, nếu mình gạt bỏ không có nghĩa về câu hỏi của họ, thì trở thành tà kiến, bởi vì tà kiến cho nên mình sẽ không được sinh đến cõi trời ấy. Bởi vì họ sợ tà kiến, cho nên ở trong câu hỏi về bất tử không có gì lẫn lộn, dùng lời nói làm cho lẫn lộn; còn lại nói như trước.

3. Dấy lên nghĩ rằng: Mình không biết như thật, hoặc là thiện hoặc là bất thiện và bốn Thánh đế, có những Sa-môn và Bà-la-môn khác cầu mong biết như thật đối với nghĩa như vậy, nếu họ hỏi mình về nghĩa như vậy, nếu mình không thật sự phù hợp với câu hỏi của họ, thì chắc là họ sẽ vặn hỏi, mình sẽ không biết, bởi vì không biết cho nên mình sẽ không được sinh đến cõi trời ấy. Bởi vì họ sợ không biết, cho nên ở trong câu hỏi về bất tử không có gì lẫn lộn, dùng lời nói làm cho lẫn lộn; còn lại nói như trước.

4. Dấy lên nghĩ rằng: Tánh mình mù mờ kém cỏi, không có thể tập hợp ngôn từ làm cho lẫn lộn. Lại dấy lên nghĩ rằng: Nếu luôn luôn chấp sai trái làm tốt lành tuyệt vời, bởi vì luôn luôn chấp sai trái thì đều phù hợp với tâm của các hữu tình. Nếu có điều gì trái ngược đối với tâm người khác, thì mình sẽ không được sinh đến cõi trời ấy, cho nên mình phải dựa vào lý không trái ngược nhau. Nếu có người hỏi mình là có đời sau hay không, thì cần phải hỏi vặn lại rằng ông muốn thế nào? Nếu nói là muốn có đời sau, thì nên nói hợp với họ rằng: Tôi đối với đời sau cũng chấp nhận là có. Như vậy, hỏi về không có, cũng có-cũng không có, không phải là có-không phải là không có; hoặc là hỏi như vậy, hoặc là không như vậy, hoặc là khác, hoặc là không khác, đều cần phải hỏi vặn lại, tùy theo ý muốn của họ thì mình sẽ hợp với họ. Lại dấy lên nghĩ rằng: Tánh mình ngu si, nếu chống đối người khác thì họ sẽ rời xa mình. Bởi vì họ sợ ngu si, cho nên ở trong các câu hỏi về bất tử không có gì lẫn lộn, dùng lời nói làm cho lẫn lộn.

Hỏi: Bốn loại như vậy thì thuộc về kiến nào?

Đáp: Bốn loại ấy đối với cõi trời khởi lên tưởng là bất tử, đều thuộc về Thường kiến; cho rằng trả lời câu hỏi của người khác làm nhân sinh đến cõi trời, là thuộc về Giới cấm thủ.

Hỏi: Bốn loại này lẽ nào là phân biệt về đời trước?

Đáp: Bởi vì bốn loại này đều đối với sự việc hiện tại mà chuyển, chờ đến vị lai cho nên lập thành tên gọi là đời trước.

Hoặc có người nói: Bốn loại này đều duyên với sự chỉ dạy đã nghe trước đây, nghĩa là ngoại đạo ấy trước đây nghe sự chỉ dạy cao nhất mà thầy mình đã nói, cần phải dựa vào như vậy để trả lời câu hỏi của người khác về việc sinh đến cõi trời bất tử, cõi trời bất tử ấy cần phải dựa vào như vậy để trả lời câu hỏi mà đạt được. Vì vậy bốn loại này đều là thuộc về kiến chấp phân biệt đời trước.

Như vậy, bốn loại luận về Bất Tử Kiểu Loạn là kiến chấp phân biệt thuộc đời trước, dựa vào sự sợ hãi nói dối-tà kiến-không hiểu biếtngu độn mà khởi lên.

********

 

Mười sáu luận về Hữu Tưởng trong kiến chấp phân biệt thuộc đời sau: Đó là bốn loại đầu dựa vào ba Kiến mà kiến lập, như nói: “Một loại Bổ-đặc-già-la, khởi lên kiến chấp như vậy, lập ra luận thuyết như vậy: Mạng ấy tức là thân. Lại có một loại Bổ-đặc-già-la, khởi lên kiến chấp như vậy, lập ra luận thuyết như vậy: Mạng ấy tức là thân khác. Lại có một loại Bổ-đặc-già-la, khởi lên kiến chấp như vậy, lập ra luận thuyết như vậy: Toàn bộ thân này là Ngã, đầy đủ khắp nơi không có hai, không có khác, không có thiếu hụt.”

Dựa vào kiến chấp thứ nhất kiến lập về luận thứ nhất là Ngã có Sắc, sau khi chết có Tưởng: Đó là ngoại đạo ấy chấp Sắc làm Ngã, chấp bốn uẩn còn lại lấy làm Ngã sở. Do họ chấp Ngã lấy Sắc làm tánh, cho nên gọi là có Sắc; giữ lấy tướng của các pháp, cho nên gọi là Tưởng. Ngã có Sắc này có Tưởng kia, cho nên gọi là có Tưởng. Bởi vì chấp bốn uẩn làm Ngã sở, cho nên họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã có Sắc này sau khi chết có Tưởng, Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục, một phần thuộc về cõi Sắc, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, thì Ngã này cũng thuộc về ba Vô sắc trước của cõi ấy, có Tưởng này cho nên không thuộc về một Vô sắc sau.

Dựa vào kiến chấp thứ hai kiến lập về luận thứ hai là Ngã không có Sắc, sau khi chết có Tưởng: Đó là ngoại đạo ấy chấp không có Sắc làm Ngã, chấp Sắc uẩn hoặc là bốn uẩn còn lại lấy làm Ngã sở. Nghĩa là nếu trừ ra Tưởng uẩn, chấp ba uẩn còn lại chung hoặc là riêng làm Ngã, thì chấp Tưởng uẩn-Sắc uẩn làm Ngã sở. Nếu chấp Tưởng uẩn làm Ngã, thì chấp bốn uẩn còn lại làm Ngã sở. Do họ chấp Ngã không có Sắc làm tánh, cho nên gọi là không có Sắc; giữ lấy tướng của các pháp, cho nên gọi là Tưởng. Ngã không có Sắc này hoặc là Tưởng làm tánh, hoặc bởi vì có Tưởng cho nên gọi là có Tưởng, hoặc có Tưởng kia cho nên gọi là có Tưởng. Bởi vì chấp Tưởng uẩn làm Ngã sở, cho nên họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã không có Sắc này, sau khi chết có Tưởng, Ngã này thuộc về cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Dựa vào kiến chấp thứ ba kiến lập về luận thứ ba là Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc, sau khi chết có Tưởng: Đó là ngoại đạo ấy chấp có Sắc-không có Sắc làm Ngã, như ngoại đạo Đế Ngữ… đối với toàn bộ năm uẩn khởi lên một Tưởng về Ngã, bởi vì họ phân biệt các uẩn đều khác nhau không có được Ngã thật sự, giống như phân biệt ngọt-chua-mặn-nhạt-cay-đắng đều khác nhau, không có một vị thật sự chung có thể đạt được. Họ đối với các uẩn khởi lên một Tưởng rồi chấp chung làm Ngã. Do họ chấp Ngã lấy có Sắc-không có Sắc làm tánh, cho nên gọi là cũng có Sắc cũng không có Sắc; giữ lấy tướng của các pháp, cho nên gọi là Tưởng. Ngã cũng có Sắc cũng không có Sắc này, hoặc lấy Tưởng làm tánh, hoặc bởi vì có Tưởng cho nên gọi là có Tưởng, hoặc có Tưởng kia cho nên gọi là có Tưởng. Bởi vì chấp các uẩn của tự thân làm Ngã, cho nên chấp các uẩn của thân khác làm Ngã sở.

Có ngoại đạo khác, đối với Ngã có Sắc nhìn thấy lỗi lầm rồi, dựa vào Ngã không có Sắc mà trú; đối với Ngã không có Sắc nhìn thấy lỗi lầm rồi, lại dựa vào Ngã có Sắc mà trú. Các ngoại đạo ấy chưa đoạn Ngã kiến, tuy chấp có Ngã mà không quyết định, nói Ngã đã chấp chỉ là có Sắc, hoặc chỉ là không có Sắc, nhưng dấy lên nghĩ rằng: Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc này, sau khi chết có Tưởng, Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục tùy theo sự thích hợp, cho đến nói rộng ra.

Thứ tư, luận về Ngã không phải là có Sắc-không phải là không có Sắc, sau khi chết có Tưởng: Tức là ngăn chặn loại thứ ba dựa vào kiến chấp không có riêng biệt. Họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã tuy thật có mà không có thể nói quyết định là cũng có Sắc-cũng không có Sắc, bởi vì kiến chấp về Ngã thật sự ấy quyết định là cũng có Sắc-cũng không có Sắc, đều có lỗi lầm. Họ đưa ra cách nói này: Ngã này không phải là có Sắc-không phải là không có Sắc, sau khi chết có Tưởng. Còn lại nói như trước.

Bốn loại như vậy, hoặc là dựa vào Tầm-Tứ, hoặc là dựa vào Đẳng chí đều có thể khởi lên.

Luận về chấp Ngã có giới hạn, sau khi chết có Tưởng:

Nếu chấp Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Thể của Ngã có phạm vi hạn định, hoặc ở trong tâm, lượng bằng lóng tay, sáng ngời rực rỡ; hoặc ở trong thân, xứng với hình lượng của thân, trong-ngoài sáng rực; như nói Ngã của Ngã có hình tướng đoan nghiêm, sáng ngời rực rỡ, thanh tịnh bậc nhất, Kiều-đáp-ma tôn quý lẽ nào nói là không có Ngã?

Nếu chấp phi Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Ngã cũng có phạm vi hạn định, bởi vì sở y-sở duyên của pháp phi Sắc có phạm vi hạn định, cho nên cũng gọi là có giới hạn. Đó là dựa vào Tầm-Tứ khởi lên kiến chấp như vậy, nếu dựa vào Đẳng chí khởi lên kiến chấp này thì chắc chắn chưa đạt được Định Biến xứ.

Hai loại như vậy, đều dấy lên nghĩ rằng: Ngã chắc chắn có giới hạn, sau khi chết có Tưởng, Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục, một phần thuộc về cõi Sắc, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, thì Ngã này cũng thuộc về ba Vô sắc trước của cõi ấy.

Luận về chấp Ngã không có giới hạn, sau khi chết có Tưởng:

Nếu chấp Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Ngã có khắp tất cả mọi nơi. Như trong Minh Luận nói: “Có Ngã sĩ phu, lượng ấy to lớn, phạm vi giới hạn khó lường, màu sắc ánh sáng như mặt trời, những sự u ám tối tăm tuy ở phía trước mà không có thể nhìn thấy, cần phải biết rằng Ngã này mới có thể vượt qua sinh-già-bệnh-chết, khác với Ngã này lại không có lý của sự vượt qua.”

Lại như có người nói: Mặt đất tức là Ngã, Ngã tức là mặt đất, lượng ấy không có giới hạn.

Nếu chấp Vô sắc làm Ngã, thì họ dấy lên nghĩ rằng: Nếu không đến gần lửa thì cuối cùng không có thể cháy được, nếu không cầm đến dao thì cuối cùng không có thể cắt được, nếu không đi vào nước thì cuối cùng không có thể ướt được. Như vậy, nếu có người không đến được Ngã thì cuối cùng không có thể giữ lấy phần lượng không có giới hạn. Đó là dựa vào Tầm-Tứ khởi lên kiến chấp như vậy, nếu dựa vào Đẳng chí khởi lên kiến chấp này thì chắc chắn đã đạt được Định Biến xứ.

Hai loại như vậy, đều dấy lên nghĩ rằng: Ngã chắc chắn không có giới hạn, sau khi chết có Tưởng, Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục tùy theo sự thích hợp, cho đến nói rộng ra.

Luận về chấp Ngã cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn, sau khi chết có Tưởng:

Nếu chấp Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Ngã tùy theo thân sở y, hoặc tụ vào-hoặc tản ra, lượng ấy không nhất định. Họ dấy lên nghĩ rằng: Thân nếu có hạn lượng thì Ngã có giới hạn, thân nếu không có hạn lượng thì Ngã không có giới hạn.

Nếu chấp Vô sắc làm Ngã, thì họ dấy lên nghĩ rằng: Nếu tùy theo sở y-sở duyên có hạn lượng thì Ngã có giới hạn, nếu tùy theo sở y-sở duyên không có hạn lượng thì Ngã không có giới hạn,

Hai loại như vậy, đều dấy lên nghĩ rằng: Ngã cũng có giới hạncũng không có giới hạn sau khi chết có Tưởng, Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục tùy theo sự thích hợp, cho đến nói rộng ra.

Luận về chấp Ngã không phải là có giới hạn-không phải là không có giới hạn, sau khi chết có Tưởng: Tức là ngăn chặn loại thứ ba làm thành loại thứ tư này. Ba phần nói khác nhau như trước nên biết!

Bốn loại như vậy, hoặc là dựa vào Tầm-Tứ, hoặc là dựa vào Đẳng chí, đều có thể khởi lên.

Dựa vào Tưởng-Thọ khác nhau cho nên đưa ra cách nói này: Ngã có một Tưởng, Ngã có các loại Tưởng, Ngã có Tưởng nhỏ, Ngã có Tưởng vô lượng, Ngã chỉ có Lạc, Ngã chỉ có Khổ, Ngã có Khổ-có Lạc, Ngã không có Khổ-không có Lạc, sau khi chết có Tưởng.

Trong này, Ngã có một Tưởng, đó là thuộc về ba Vô sắc trước, bởi vì các Tưởng ấy cùng một môn mà chuyển, cho nên nói là một Tưởng.

Ngã có các loại Tưởng, đó là thuộc cõi Dục-Sắc, trừ ra cõi trời Vô Tưởng, bởi vì các Tưởng ấy do sáu môn-bốn môn mà chuyển, và duyên với các loại cảnh, cho nên gọi là các loại Tưởng.

Dựa vào Tầm-Tứ thì Ngã cũng có sai biệt, đó là có một loại Công xảo trí thì gọi là có một Tưởng, nếu có các loại Công xảo trí thì gọi là có các loại Tưởng.

Ngã có Tưởng nhỏ, đó là chấp một ít Sắc làm Ngã, hoặc là chấp một ít Vô sắc làm Ngã.

Nếu chấp một ít Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Sắc làm Ngã với lượng nhỏ bé, lượng bằng lóng tay…, lúc ấy chấp Tưởng làm Ngã sở, bởi vì dựa vào thân nhỏ bé duyên với một ít cảnh, cho nên nói là Tưởng nhỏ. Ngã và Tưởng ấy hòa hợp gọi là có Tưởng nhỏ. Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục, một phần thuộc về cõi Sắc, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, thì Ngã này cũng thuộc về ba Vô sắc trước của cõi ấy.

Nếu chấp một ít Vô sắc làm Ngã, thì lúc ấy hoặc là chấp Thọ làm Ngã, Tưởng làm Ngã sở, bởi vì dựa vào thân nhỏ bé duyên với một ít cảnh, cho nên nói là Tưởng nhỏ. Ngã và Tưởng ấy hòa hợp gọi là có Tưởng nhỏ; chấp Hành làm Ngã, chấp Thức làm Ngã, nói rộng ra cũng như vậy.

Nếu chấp Tưởng làm Ngã, thì Tưởng ấy dựa vào thân nhỏ bé duyên với một ít cảnh, cho nên nói là Tưởng nhỏ, đó là chấp Tưởng nhỏ làm tánh của Ngã. Hoặc là có dụng của Tưởng cho nên gọi là có Tưởng nhỏ. Ngã này thuộc về cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Ngã có Tưởng vô lượng, đó là chấp vô lượng Sắc làm Ngã, hoặc là chấp vô lượng Vô sắc làm Ngã. Nếu chấp vô lượng Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Sắc làm Ngã có khắp tất cả mọi nơi, lúc ấy chấp Tưởng làm Ngã sở, bởi vì dựa vào thân vô lượng duyên với vô lượng cảnh, cho nên gọi là Tưởng vô lượng. Ngã và Tưởng ấy hòa hợp gọi là có Tưởng vô lượng. Ngã này toàn phần thuộc về cõi Dục, một phần thuộc về cõi Sắc, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, thì Ngã này cũng thuộc về ba Vô sắc trước của cõi ấy.

Nếu chấp vô lượng Vô sắc làm Ngã, thì lúc ấy hoặc là chấp Thọ làm Ngã, Tưởng làm Ngã sở, bởi vì Tưởng ấy dựa vào thân vô lượng duyên với vô lượng cảnh, cho nên gọi là Tưởng vô lượng. Ngã và Tưởng ấy hòa hợp gọi là có Tưởng vô lượng; chấp Hành làm Ngã, chấp Thức làm Ngã, nói rộng ra cũng như vậy.

Nếu chấp Tưởng làm Ngã, thì Tưởng ấy dựa vào thân vô lượng duyên với vô lượng cảnh, cho nên gọi là Tưởng vô lượng, đó là chấp Tưởng vô lượng làm tánh của Ngã. Hoặc là có dụng của Tưởng cho nên gọi là có Tưởng vô lượng. Ngã này thuộc về cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, trừ ra cõi trời Vô Tưởng.

Bốn loại như vậy, hoặc là dựa vào Tầm-Tứ, hoặc là dựa vào Đẳng chí, đều có thể khởi lên.

Ngã chỉ có Lạc, đó là thuộc về ba Tĩnh lự trước. Những người đạt được Định dùng Thiên nhãn thông nhìn thấy ba Tĩnh lự luôn luôn thọ nhận vui vẻ, sau từ địa ấy chết đi-sinh đến nơi này, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã chỉ có Lạc. Những người Tầm-Tứ nhìn thấy các hữu tình ở tất cả mọi lúc hòa hợp đầy đủ cùng với Lạc, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã chỉ có Lạc; như ở đời này, đời khác cũng như vậy.

Ngã chỉ có Khổ, đó là thuộc về địa ngục. Những người đạt được Định dùng Thiên nhãn thông nhìn thấy ở địa ngục luôn luôn nhận chịu đau khổ, sau từ địa ấy chết đi-sinh đến nơi này, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã chỉ có Khổ. Những người Tầm-Tứ nhìn thấy các hữu tình ở tất cả mọi lúc hòa hợp đầy đủ cùng với Khổ, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã chỉ có Khổ; như ở đời này, đời khác cũng như vậy.

Ngã có Khổ-có Lạc, đó là thuộc về bàng sinh-ngạ quỷ-loài người và trời cõi Dục. Những người đạt được Định dùng Thiên nhãn thông nhìn thấy những hữu tình ấy thọ nhận xen lẫn khổ-vui, sau từ địa ấy chết đi-sinh đến nơi này, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã có Khổ-có Lạc. Những người Tầm-Tứ nhìn thấy các hữu tình có lúc hòa hợp đầy đủ cùng với Khổ, có lúc hòa hợp đầy đủ cùng với Lạc, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã có Khổ-có Lạc; như ở đời này, đời khác cũng như vậy.

Ngã không có Khổ-không có Lạc, đó là thuộc Tĩnh lự thứ tư cho đến Vô sở hữu xứ. Những người đạt được Định nhận biết những hữu tình ấy không có Khổ-không có Lạc, sau từ địa ấy chết đi-sinh đến nơi này, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã không có Khổ-không có Lạc. Những người Tầm-Tứ dấy lên nghĩ như vậy: Thể của Ngã là Thường, chuyển biến không rõ ràng, tuy có lúc tạm thời tương ưng với Khổ-Lạc, mà pháp ấy là khách, Ngã không phải là có pháp ấy.

Mười sáu loại này là kiến chấp phân biệt về đời sau, các luận về Hữu Tưởng dựa vào mười sáu sự việc đã nói ở trước mà khởi lên.

Tám luận về Vô Tưởng: Đó là bốn loại về có Sắc (hữu sắc)…, bốn loại về có giới hạn (hữu biên)… Bốn loại về có Sắc:

1. Chấp Ngã có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, đó là họ chấp Sắc làm Ngã đạt được Định Vô tưởng, và thấy người khác đạt được Định ấy sinh làm hữu tình ở cõi trời Vô tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, bởi vì sẽ sinh làm hữu tình trong cõi trời Vô tưởng, cho nên Tưởng không khởi lên. Những người Tầm-Tứ chấp Sắc làm Ngã, thấy có người gặp làn gió độc mà mê man bất tỉnh, không còn cảm thọ khổ đau bức bách, tựa như hoàn toàn không có ý tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã tuy có Sắc mà không có Tưởng; như ở đời này, đời khác cũng như vậy.

2. Chấp Ngã không có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, đó là họ chấp Mạng căn làm Ngã đạt được Định Vô tưởng, và thấy người khác đạt được Định ấy sinh làm hữu tình ở cõi trời Vô tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã không có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, bởi vì sẽ sinh làm hữu tình trong cõi trời Vô tưởng, cho nên Tưởng không khởi lên. Những người Tầm-Tứ chấp Mạng căn làm Ngã, thấy có người gặp làn gió độc mà mê man bất tỉnh, không còn cảm thọ khổ đau bức bách, tựa như hoàn toàn không có ý tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã không có Sắc cũng không có Tưởng; như ở đời này, đời khác cũng như vậy. Người có Tầm-Tứ trừ ra Tưởng, chấp ba uẩn còn lại làm Ngã, cũng có thể chấp Ngã không có Sắc sau khi chết không có Tưởng.

3. Chấp Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, đó là họ chấp Sắc và Mạng căn làm Ngã, họ đối với hai loại này khởi lên một Tưởng về Ngã, bởi vì họ phân biệt hai loại này đều khác nhau, không có được Ngã thật sự, giống như phân biệt ngọt-chua… đều khác nhau, không có được vị chung. Họ chấp hai loại này làm một Ngã rồi đạt được Định Vô tưởng, và thấy người khác đạt được Định ấy sinh làm hữu tình ở cõi trời Vô tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, bởi vì sẽ sinh làm hữu tình trong cõi trời Vô tưởng, cho nên Tưởng không khởi lên. Những người Tầm-Tứ chấp Sắc và Mạng căn làm Ngã, thấy có người gặp làn gió độc mà mê man bất tỉnh, không còn cảm thọ khổ đau bức bách, tựa như hoàn toàn không có ý tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc mà hoàn toàn không có Tưởng; như ở đời này, đời khác cũng như vậy. Người có Tầm-Tứ trừ ra Tưởng, chấp bốn uẩn còn lại làm Ngã, cũng có thể chấp Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc sau khi chết không có Tưởng.

4. Chấp Ngã không phải là có Sắc-không phải là không có Sắc, sau khi chết không có Tưởng, tức là ngăn chặn loại thứ ba làm thành loại thứ tư này. Ba phần nói khác nhau như trước nên biết!

Bốn loại về có giới hạn:

1. Chấp Ngã có giới hạn, sau khi chết không có Tưởng, đó là nếu chấp Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Sắc của Ngã với lượng nhỏ bé, lượng bằng lóng tay… Nếu chấp Vô sắc làm Ngã, thì đó là chấp Mạng căn làm Ngã, ở khắp nơi trong thân, xứng với hình lượng của thân. Như vậy chấp rồi đạt được Định Vô tưởng, và thấy người khác đạt được Định ấy sinh làm hữu tình ở cõi trời Vô tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã có giới hạn sau khi chết không có Tưởng, bởi vì sẽ sinh làm hữu tình trong cõi trời Vô tưởng, cho nên Tưởng không khởi lên. Những người Tầm-Tứ cũng chấp loại ấy làm Ngã, thấy có người gặp làn gió độc mà mê man bất tỉnh, tùy theo sự thích hợp, nói rộng ra như trước.

2. Chấp Ngã không có giới hạn, sau khi chết không có Tưởng, đó là nếu chấp Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Sắc của Ngã ở khắp tất cả mọi nơi. Nếu chấp Vô sắc làm Ngã, thì đó là chấp Mạng căn làm Ngã, cũng ở khắp tất cả mọi nơi. Như vậy chấp rồi đạt được Định Vô tưởng, và thấy người khác đạt được Định ấy sinh làm hữu tình ở cõi trời Vô tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã không có giới hạn sau khi chết không có Tưởng, bởi vì sẽ sinh làm hữu tình trong cõi trời Vô tưởng, cho nên Tưởng không khởi lên. Những người Tầm-Tứ cũng chấp loại ấy làm Ngã, thấy có người gặp làn gió độc mà mê man bất tỉnh, tùy theo sự thích hợp, nói rộng ra như trước.

3. Chấp Ngã cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn, sau khi chết không có Tưởng, đó là nếu chấp Sắc làm Ngã, thì đó là chấp Sắc của Ngã hoặc tụ vào-hoặc tản ra. Nếu chấp Vô sắc làm Ngã, thì đó là chấp Mạng căn làm Ngã, cũng như Sắc của thân hoặc tụ vào-hoặc tản ra. Như vậy chấp rồi đạt được Định Vô tưởng, và thấy người khác đạt được Định ấy sinh làm hữu tình ở cõi trời Vô tưởng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn sau khi chết không có Tưởng, bởi vì sẽ sinh làm hữu tình trong cõi trời Vô tưởng, cho nên Tưởng không khởi lên. Những người Tầm-Tứ cũng chấp loại ấy làm Ngã, tùy theo sự thích hợp, nói rộng ra như trước.

4. Chấp Ngã không phải là có giới hạn-không phải là không có giới hạn, sau khi chết không có Tưởng, tức là ngăn chặn loại thứ ba làm thành loại thứ tư này. Ba phần nói khác nhau như trước nên biết!

Tám loại như vậy là kiến chấp phân biệt về đời sau, các luận về Vô Tưởng dựa vào tám loại sự việc đã nói ở trước mà khởi lên. Tám luận về Phi Hữu Tưởng-Phi Vô Tưởng: Đó là bốn loại về có

Sắc (hữu sắc)…, bốn loại về có giới hạn (hữu biên)… Bốn loại về có Sắc:

1. Chấp Ngã có Sắc, sau khi chết không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng, đó là người Tầm-Tứ chấp Sắc làm Ngã, họ thấy ý nghĩ của hữu tình không rõ ràng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã có Sắc không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng; như ở đời này, đời khác cũng như vậy. Không phải là đạt được Định ấy có thể có kiến chấp này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì phải là người đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, mới có thể chấp các uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Ngã, cõi ấy đã Vô sắc thì lý chấp này không có nghĩa nào khác để căn cứ vào mà nói. Đạt được Định ấy cũng có kiến chấp này, đó là người sinh ở cõi Dục-Sắc đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chấp các uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Ngã, họ đã chấp Thể của Ngã tuy không phải là Sắc, mà cùng với Sắc hòa hợp gọi là có Sắc của Ngã; như nói có búi tóc của người mà Thể của người không phải là búi tóc. Bởi vì họ tuy không chấp Sắc làm Ngã sở, mà đã chấp Ngã chưa lìa Sắc của thân, cho đến mạng chung hãy còn đi theo thân, cho nên nói là Ngã có Sắc. Họ đã tiến vào Định của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì Tưởng không rõ ràng, cho nên chấp Ngã hiện tại không phải là có Tưởngkhông phải là không có Tưởng, sau khi chết cũng như vậy.

Chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, thì họ chấp nhận là có chấp Ngã của Phi tưởng phi phi tưởng xứ thật sự có Sắc, mà không phải là có Tưởng cũng không phải là không có Tưởng.

2. Chấp Ngã không có Sắc, sau khi chết không phải là có Tưởngkhông phải là không có Tưởng, đó là người đạt được Định ấy chấp các uẩn Vô sắc của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Ngã, hoặc là làm Ngã sở. Họ đã chấp Ngã dùng Vô sắc làm tánh, hoặc là có Vô sắc cho nên gọi là Ngã không có Sắc. Họ đã tiến vào Định của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì Tưởng không rõ ràng, cho nên chấp Ngã hiện tại không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng, sau khi chết cũng như vậy. Những người Tầm-Tứ chấp Vô sắc làm Ngã, họ thấy ý nghĩ của hữu tình không rõ ràng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã không có Sắc không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng; như ở đời này, đời khác cũng như vậy.

3. Chấp Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc, sau khi chết không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng, đó là người Tầm-Tứ chấp Sắc-Vô sắc làm Ngã, họ thấy ý nghĩ của hữu tình không rõ ràng, liền dấy lên nghĩ rằng: Ngã cũng có Sắc-cũng không có Sắc không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng; như ở đời này, đời khác cũng như vậy. Không phải là đạt được Định ấy có thể có kiến chấp này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì phải là người đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, mới có thể chấp các uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Ngã, cõi ấy đã Vô sắc thì lý chấp này không có nghĩa nào khác để căn cứ vào mà nói. Đạt được Định ấy cũng có kiến chấp này, đó là người sinh ở cõi Dục-Sắc đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chấp các uẩn của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Ngã, họ đã chấp Thể của Ngã tuy không phải là Sắc, mà cùng với Sắc hòa hợp gọi là có Sắc của Ngã; như nói có búi tóc của người mà Thể của người không phải là búi tóc. Bởi vì họ tuy không chấp Sắc làm Ngã sở, mà đã chấp Ngã chưa lìa Sắc của thân, cho đến mạng chung hãy còn đi theo thân, cho nên nói là Ngã cũng có Sắc; chấp Vô sắc làm Ngã, cho nên nói là Ngã cũng không có Sắc. Họ đã tiến vào Định của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì Tưởng không rõ ràng, cho nên chấp Ngã hiện tại không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng, sau khi chết cũng như vậy.

Chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, thì họ chấp nhận là có chấp Ngã của Phi tưởng phi phi tưởng xứ thật sự cũng có Sắc-cũng không có Sắc, mà không phải là có Tưởng cũng không phải là không có Tưởng.

4. Chấp Ngã không phải là có Sắc-không phải là không có Sắc, sau khi chết không phải là có Tưởng cũng không phải là không có Tưởng, tức là ngăn chặn loại thứ ba làm thành loại thứ tư này. Ba phần nói khác nhau như trước nên biết!

Bốn loại về có giới hạn:

1. Chấp Ngã có giới hạn, sau khi chết không phải là có Tưởngkhông phải là không có Tưởng.

2. Chấp Ngã không có giới hạn, sau khi chết không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng.

3. Chấp Ngã cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn, sau khi chết không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng.

4. Chấp Ngã không phải là có giới hạn-không phải là không có giới hạn, sau khi chết không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng.

Như vậy, tất cả đều chấp Vô sắc làm Ngã, đã đạt được Định của Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì đều có thể có kiến chấp này. Vả lại, tất cả loại này đều có thể chấp bốn uẩn Vô sắc của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Ngã-Ngã sở:

1. Bởi vì thời gian của Định ấy ngắn ngủi, dùng mỗi một uẩn làm sở duyên, cho nên chấp là Ngã có giới hạn.

2. Bởi vì thời gian của Định ấy lâu dài, dùng toàn bộ bốn uẩn làm sở duyên, cho nên chấp là Ngã không có giới hạn.

3. Bởi vì thời gian của Định ấy hoặc là ngắn ngủi-hoặc là lâu dài, hoặc là mỗi một uẩn-hoặc là toàn bộ bốn uẩn làm sở duyên, cho nên chấp là Ngã cũng có giới hạn-cũng không có giới hạn, tức là ngăn chặn loại thứ ba làm thành loại thứ tư này. Ba phần nói khác nhau như trước nên biết!

Trong này, tất cả đều đã tiến vào Định của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì Tưởng không rõ ràng, cho nên chấp Ngã hiện tại không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng, sau khi chết cũng như vậy. Những người Tầm-Tứ và người chấp nhận cõi Vô sắc cũng có Sắc, chấp Sắc-Vô sắc làm Ngã, tùy theo sự thích hợp, nói rộng ra như trước. Tám loại như vậy là kiến chấp phân biệt về đời sau, các luận về Phi Hữu Tưởng-Phi Vô Tưởng dựa vào tám loại sự việc đã nói ở trước mà khởi lên.

Hỏi: Vì sao trong luận về Vô Tưởng và luận về Phi Hữu TưởngPhi Vô Tưởng, không nói đến tám loại như Ngã có một Tưởng…? Đáp: Nếu cũng nói đến thì tất cả đều phải gọi là luận về Hữu Tưởng, bởi vì có Tưởng-Thọ thì không phải là không có Tưởng… Như vậy, tất cả các luận về Hữu Tưởng…, bởi vì nói đến sau khi chết, cho nên đều là thuộc kiến chấp phân biệt về đời sau.

Bảy luận về Đoạn Diệt:

1. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này có Sắc thô thiển do bốn đại chủng sở tạo làm tánh, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt. Họ thấy đời này thọ thai làm đầu tiên, lúc chết làm cuối cùng, liền dấy lên nghĩ rằng: Lúc Ngã thọ thai vốn không có mà có, nếu đến phần vị chết đi thì có rồi trở về không có, gọi là khéo đoạn diệt.

2. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này ở trời cõi Dục, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt. Họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã đã không nhờ vào cửa mình của mẹ (sản môn) mà sinh ra, vốn không có mà có, có rồi trở về không có, như sao Chổi… gọi là khéo đoạn diệt.

3. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này ở trời cõi Sắc, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt. Họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã đã không nhờ vào cửa mình của mẹ(sản môn) mà sinh ra, vốn không có mà có, do lực của Đẳng chí, có rồi trở về không có, gọi là khéo đoạn diệt.

Hoặc có người nói: Ba Đoạn kiến này đều duyên với hữu tình đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà khởi lên. Người Đoạn kiến ấy tuy đã đạt được Định mà chưa có thể lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, đã phát khởi Thiên nhãn chỉ nhìn thấy địa dưới, ba hữu tình trước đã mạng chung rồi đều sinh lên địa trên, đã thọ các thân như Trung hữu-Sinh hữu…, không phải là cảnh giới của người ấy, liền dấy lên nghĩ rằng: Người đạt được Tĩnh lự đã mạng chung rồi thảy đều đoạn diệt.

4. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này ở trời Không vô biên xứ, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt.

5. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này ở trời Thức vô biên xứ, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt.

6. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này ở trời Vô sở hữu xứ, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt.

7. Dấy lên nghĩ rằng: Ngã này ở trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, sau khi chết thì đoạn diệt, hoàn toàn không có gì, đến đây gọi là Ngã đích thực đoạn diệt.

Trong này, bốn loại sau có chấp Không vô biên xứ làm đỉnh cao của sinh tử, cho đến có chấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đỉnh cao của sinh tử. Nếu chấp Không vô biên xứ làm đỉnh cao của sinh tử, thì đó là chấp Không vô biên xứ, sau khi chết không có gì, gọi là khéo đoạn diệt; cho đến nếu chấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm đỉnh cao của sinh tử, thì đó là chấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ, sau khi chết không có gì, gọi là khéo đoạn diệt.

Bảy loại như vậy là kiến chấp phân biệt về đời sau, các luận về Đoạn Diệt dựa vào bảy loại sự việc đã nói ở trước mà khởi lên. Bảy loại như vậy đều nói đến sau khi chết, cho nên đều thuộc kiến chấp phân biệt về đời sau.

Năm luận về Hiện Pháp Niết-Bàn: Đó là ngoại đạo chấp nếu ở hiện tại mà Ngã cảm thọ an lạc thì gọi là đạt được Niết-bàn; nếu Ngã có khổ đau thì lúc bấy giờ không gọi là đạt được Niết-bàn, bởi vì không an lạc.

Thứ nhất, dấy lên nghĩ rằng: Ngã này thanh tịnh giải thoát, rời xa tất cả tai họa bất ngờ, nghĩa là hiện tại thọ dụng năm dục lạc tuyệt vời, lúc bấy giờ gọi là đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại.

Thứ hai, có thể thấy sai lầm của các dục, họ dấy lên nghĩ rằng: Do ham muốn mà sinh ra vui vẻ; do những khổ đau mà kèm theo nhiều sự oán hại; do Định mà sinh ra niềm vui tĩnh lặng vi diệu, không có những khổ đau kèm theo, lìa mọi sự oán hại. Lại dấy lên nghĩ rằng: Ngã này thanh tịnh giải thoát, rời xa tất cả tai họa bất ngờ, nghĩa là hiện tại an trú trong Tĩnh lự thứ nhất, lúc bấy giờ gọi là đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại.

Thứ ba, có thể thấy các ham muốn Tầm-Tứ đều có sai lầm, họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã này thanh tịnh giải thoát, rời xa tất cả tai họa bất ngờ, nghĩa là hiện tại an trú trong Tĩnh lự thứ hai, lúc bấy giờ gọi là đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại.

Thứ tư, có thể thấy sai lầm của các ham muốn Tầm-Tứ và Hỷ, họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã này thanh tịnh giải thoát, rời xa tất cả tai họa bất ngờ, nghĩa là hiện tại an trú trong Tĩnh lự thứ ba, lúc bấy giờ gọi là đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại.

Thứ năm, có thể thấy các ham muốn Tầm-Tứ-Hỷ và hơi thở ra vào đều có sai lầm, họ dấy lên nghĩ rằng: Ngã này thanh tịnh giải thoát, rời xa tất cả tai họa bất ngờ, nghĩa là hiện tại an trú trong Tĩnh lự thứ tư, lúc bấy giờ gọi là đạt được Niết-bàn trong pháp hiện tại.

Hỏi: Vì sao năm luận về Hiện Pháp Niết-Bàn này đều là thuộc kiến chấp phân biệt về đời sau?

Đáp: Năm loại này tuy duyên với hiện tại mà chờ đến quá khứ gọi là sau, vì thế cho nên nói là phân biệt về đời sau.

Lại có người nói: Bởi vì năm loại này chấp là Ngã hiện tại đã có niềm vui, sau cũng có niềm vui, cho nên đều là thuộc kiến chấp phân biệt về đời sau.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là luận về Hiện Pháp Niết-Bàn?

Đáp: Niềm vui hiện tại là trước mà chấp là niềm vui sau, hiện tại ở trước cho nên dùng để nêu rõ tên gọi của luận.

Năm loại như vậy là kiến chấp phân biệt về đời sau, các luận về Hiện Pháp Niết-Bàn dựa vào năm sự việc đã nói ở trước mà khởi lên. Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Các kiến chấp mà hàng Sa-môn và Bà-la-môn ở thế gian dựa vào, đều đưa vào hai kiến chấp, đó là kiến chấp về có và kiến chấp về không có.” Nay cần phải phân biệt.

Hỏi: Vì sao tất cả các kiến chấp đều đưa vào trong hai kiến chấp này?

Đáp: Nói đưa vào đây không phải là hiển bày về thâu nhiếp Thể ấy, mà chỉ hiển bày về loại ấy đưa vào trong phẩm loại của hai kiến chấp này. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì kiến chấp về có tức là Thường kiến, kiến chấp về không có tức là Đoạn kiến, các loại ác kiến tuy có nhiều loại, nhưng tất cả đều đưa vào hai phẩm loại này. Như đầu phẩm này, Bổ-lạt-noa nói không có bố thí…, năm loại Tà kiến đưa vào phẩm Đoạn kiến, bởi vì chấp không có.

Có người nói: Đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp Ngã thường còn, bài bác về Nhân…

Tiếp theo nói ngay cả sống có thân mạng sau khi chết thì đoạn hoại không còn…, thuộc về Đoạn kiến, cho nên tức là phẩm Đoạn kiến.

Có người đưa ra cách nói này: Thân sĩ phu trong bốn đại chủng này cho đến người trí ca ngợi thọ nhận, đưa vào trong hai phẩm.

Tiếp theo nói không có nhân-không có duyên…, là kiến chấp của Mạt-tắc-yết-lợi.

Tiếp theo nói tạo tác-dạy bảo tạo tác…, là kiến chấp của San-xàdi.

Hai loại này đều đưa vào phẩm Đoạn kiến, bởi vì chấp không có.

Có người nói: Đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp Ngã thường còn, bài bác về Nhân…

Tiếp theo nói thân bảy sĩ này…, thuộc về Thường kiến, cho nên tức là phẩm Thường kiến.

Tiếp theo nói có mười bốn ức…, là kiến chấp của Vô Thắng Phát Hạt.

Tiếp theo nói tất cả sĩ phu, Bổ-đặc-già-la có những sự cảm thọ, tất cả đều lấy sự việc của đời trước làm nhân…, là kiến chấp của Ly Hệ Thân Tử.

Hai loại này cùng đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp có Ngã về sau đoạn diệt.

Tiếp theo nói tất cả sĩ phu, Bổ-đặc-già-la đã cảm thọ đều không có nhân, không có duyên…, là kiến chấp của Phong-ca-đa-diễn-na, đưa vào phẩm Đoạn kiến, bởi vì chấp không có.

Có người nói: Đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp Ngã thường còn, bài bác về không có Nhân.

Tiếp theo nói tự mình làm khổ-vui…, loại này đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp có Ngã về sau đoạn diệt.

Tiếp theo nói khổ-vui đã cảm thọ không phải là tự mình làm ra…, đưa vào phẩm Đoạn kiến, bởi vì chấp không có.

Có người nói: Đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp Ngã thường còn, bài bác về không có Nhân.

Tiếp theo nói Ngã và thế gian là pháp thường hằng…, thuộc về Thường kiến, cho nên tức là phẩm Thường kiến.

Tiếp theo nói vốn là Đế, vốn là tồn tại cho nên Ngã có Ngã…, thuộc về Thường kiến, cho nên tức là phẩm Thường kiến.

Tiếp theo nói vốn là Đế, vốn là tồn tại cho nên Ngã có Ngã…, thuộc về Đoạn kiến, cho nên tức là phẩm Đoạn kiến.

Tiếp theo nói Ngã quán xét Ngã…, đưa vào phẩm Thường kiến.

Tiếp theo nói thọ nhận năm dục vi diệu…, đưa vào phẩm Thường kiến, bởi vì chấp có Ngã thường đạt được Niết-bàn.

Có người nói: Đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp có Ngã về sau đoạn diệt.

Tiếp theo nói gió không thổi…, thuộc về Thường kiến, cho nên tức là phẩm Thường kiến.

Tiếp theo nói chúng sinh chấp do Ngã làm ra…, đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp có Ngã về sau đoạn diệt.

Sau cùng nói thọ dụng các dục thanh tịnh tuyệt diệu vừa ý mà không có lỗi lầm…, đưa vào phẩm Thường kiến, bởi vì chấp có Ngã thường thọ nhận các dục hơn hẳn.

Có người nói: Đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp có Ngã về sau đoạn diệt.

Như trong kinh nói: “Kiến chấp về Ngã có Tưởng, kiến chấp về Ngã không có Tưởng, kiến chấp về Ngã không phải là có Tưởng-không phải là không có Tưởng, kiến chấp về Đoạn Diệt, kiến chấp về Hiện Pháp Niết-Bàn.”

Năm loại này đưa vào hai phẩm, đó là ba loại trước đưa vào phẩm Thường kiến, loại thứ tư đưa vào phẩm Đoạn kiến, loại thứ năm thì có người nói đưa vào phẩm Thường kiến, có người nói đưa vào hai phẩm.

Sáu mươi hai kiến chấp đã nói trong kinh Phạm Võng, toàn bộ cũng đưa vào trong phẩm loại của hai kiến chấp này.

Đó là: Trong kiến chấp phân biệt về đời trước, bốn luận về Biến Thường đưa vào phẩm Thường kiến; bốn luận về Nhất Phần Thường, có người nói đưa vào phẩm Thường kiến, có người nói đưa vào hai phẩm bởi vì chấp có Thường-có không Thường; hai luận về Vô Nhân Sinh đưa vào phẩm Đoạn kiến, có người nói đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp Ngã thường còn, bài bác về không có Nhân; bốn luận về Hữu Biên Đẳng và bốn luận về Bất Tử Kiểu Loạn đưa vào phẩm Thường kiến, có người nói đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp Ngã thường còn về sau cũng đoạn. Trong kiến chấp phân biệt về đời sau, luận về Hữu Tưởng-Vô Tưởng và Phi Hữu Tưởng-Phi Vô Tưởng, đều thuộc về Thường kiến, cho nên tức là phẩm Thường kiến; bảy luận về Đoạn Diệt, thuộc về Đoạn kiến, cho nên tức là phẩm Đoạn kiến; năm luận về Hiện Pháp Niết-Bàn đưa vào phẩm Thường kiến, bởi vì chấp có Ngã thường đạt được Niết-bàn, có người nói đưa vào hai phẩm, bởi vì chấp có Ngã hiện tại đạt được Niết-bàn về sau đoạn diệt.

Trong kinh Ca-đa-diễn-na nói: “Thế gian có hai kiến chấp, một là kiến chấp về có, hai là kiến chấp về không có.” Như thứ tự thâu nhiếp đưa vào phẩm Thường kiến-Đoạn kiến.

Trong kinh Sư Tử Hống nói: “Tất cả các kiến chấp đều dựa vào hai kiến chấp, đó là kiến chấp về có, kiến chấp về không có.”

Người dựa vào kiến chấp về có thì đam mê theo kiến chấp về có, ghét bỏ kiến chấp về không có; người dựa vào kiến chấp về không có thì đam mê theo kiến chấp về không có, ghét bỏ kiến chấp về có. Hai loại này như thứ tự cũng thâu nhiếp đưa vào phẩm Thường kiến-Đoạn kiến.

Như trong kinh nói: “Ngoại đạo Thường kiến, hoặc là chấp về chuyển biến, hoặc là chấp về ẩn hiện, hoặc là chấp Ý giới thường xuyên qua lại…” Như vậy, tất cả thuộc về Thường kiến, cho nên tức là phẩm Thường kiến.

Như trong kinh nói: “Có ngoại đạo chấp Mạng ấy tức là thân, Mạng ấy là khác thân, Mạng ấy không phải tức là thân, Mạng ấy không phải là khác thân.”

Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp Mạng ấy tức là thân?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Bởi vì họ thấy ở thế gian, lúc thân sinh ra thì nói là hữu tình sinh ra, lúc thân hoại diệt thì nói là hữu tình chết đi.

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, đối với thân căn có Sắc thì nói là có Mạng, đối với thân căn không có Sắc thì nói là không có Mạng.

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, đối với thân tướng sai biệt mà khởi lên tưởng là nam-nữ.

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, đối với thân lực có mạnh-yếu thì nói là người mạnh-yếu.

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, thân hình cao thấp, thô tế, mập ốm,trắng đen… thì nói là người cao thấp…

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, có bị tổn hại đối với một phần thân, thì toàn thân đều cảm thọ khổ đau không yên ổn.

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, lúc buồn và lúc vui thì chảy nước mắt-nổi gai ốc, sắc mặt rạng rỡ vui vẻ.

Lại nữa, bởi vì họ thấy ở thế gian, đều đối với thân mà khởi lên Ngã gọi là Tưởng.”

Có Sư khác nói: Bởi vì họ thấy ở thế gian, đuôi của các loài sâu bọ côn trùng, nếu đứt mất thì đều có thể chuyển động.

Đại đức nói rằng: “Bởi vì họ thấy ở thế gian, đối với thân căn có Sắc thì nói là hình tướng của hữu tình, giọng nói của hữu tình, vẻ đẹp xấu của hữu tình, oai nghi của hữu tình, việc làm của hữu tình…”

Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên các ngoại đạo nói Mạng ấy tức là thân.

Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp Mạng ấy là khác thân?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Các ngoại đạo ấy chấp Sắc làm thân, chấp tâm-tâm sở dùng làm Mạng, Sắc và tâmtâm sở nối tiếp nhau đều khác biệt, họ hiểu được sự chuyển biến trước sau của Sắc thân, nhưng không hiểu về tướng sai khác trước sau của tâm-tâm sở, cho nên khởi lên kiến chấp này.

Lại nữa, bởi vì họ thấy thân thô thiển, tâm-tâm sở vi tế, Mạng là vi tế cho nên khác với thân.

Lại nữa, bởi vì họ thấy oai nghi tùy theo ý muốn mà chuyển, liền chấp ý muốn cho là Mạng, oai nghi tức là sự chuyển biến sai biệt của thân.

Lại nữa, bởi vì họ thấy người chết thì thân tướng không có gì khác, liền dấy lên nghĩ rằng: Mạng lìa bỏ thân thì nói là chết, cho nên cùng với thân khác nhau.

Lại nữa, bởi vì họ thấy phần vị của Sắc thân và tâm-tâm sở chuyển biến trước sau đều khác, họ chấp tâm-tâm sở tức là Mạng cho nên khác với thân.

Lại nữa, bởi vì họ thấy Sắc thân có nhiều phần, mà Mạng thì chỉ một cho nên khác với thân.

Lại nữa, các ngoại đạo ấy thấy rời bỏ thân có trước đây mà nhận lấy thân Trung hữu, lại rời bỏ thân Trung hữu mà nhận lấy thân có bây giờ. Như vậy lần lượt chuyển đổi, thân tuy có khác mà Mạng thì chỉ một, cho nên khác với thân.”

Có Sư khác nói: Bởi vì họ thấy lúc ngủ, thân cũng có chuyển động, cho nên biết trong đó có Mạng riêng biệt.

Lại nữa, họ thấy lúc mộng, thân ở nơi ban đầu mà có Mạng đi qua mọi nơi khác, cho nên biết khác thân, có Mạng riêng biệt.

Lại có người nói: Họ thấy dựa vào Định có thể nhớ lại quá khứ, và biết nhiều thân sai biệt ở vị lai, liền dấy lên nghĩ rằng: Thân tuy có nhiều mà Mạng thì chỉ một, cho nên biết là khác nhau.

Lại nữa, họ thấy ở thế gian, thân không có chuyển động, có thể nhớ lại quá khứ và biết được vị lai, cho nên biết lìa thân ra có Mạng riêng biệt.

Có người đưa ra cách nói này: Họ thấy thế gian, nhớ việc đã làm trước đây và việc đã trải qua, mà thân không chuyển động, cho nên biết lìa thân ra có Mạng riêng biệt.

Hoặc có người nói: Họ thấy phần vị trước sau của thân hình khác nhau, chuyển theo các trí Công xảo không có gì khác biệt, cho nên biết lìa thân ra có Mạng riêng biệt.

Đại đức nói rằng: “Họ thấy ở thế gian, người không tự tại và người tự tại, thân đều lay động, cho nên biết thân ấy do Mạng mà chuyển động.”

Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp Mạng ấy không phải tức là thân?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Họ thấy ở thế gian, thân có nhiều phần khác nhau, Mạng thì không khác, cho nên không phải tức là thân.

Lại nữa, họ thấy ở thế gian, thân tùy theo duyên mà chuyển, Mạng thì không như vậy, cho nên không phải tức là thân.

Lại nữa, họ thấy ở thế gian, thân có tăng giảm-lợi hại đều khác nhau, Mạng thì không như vậy, cho nên không phải tức là thân.”

Đại đức nói rằng: “Họ thấy ở thế gian, một thân mà có các loại tướng khác nhau, Mạng thì không như vậy, cho nên không phải tức là thân.”

Hỏi: Vì sao ngoại đạo chấp Mạng ấy không phải là khác thân?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Họ thấy khác với thân không có vật thật sự riêng biệt mà Mạng có thể đạt được, cho nên chấp Mạng ấy không phải là khác với thân, còn lại nói như trong phần tức là thân ở trước.”

Đại đức nói rằng: “Họ thấy ở thế gian, đối với thân của mình mà khởi lên Ngã ái, chứ không đối với pháp khác, cho nên chấp Mạng ấy không phải là khác với thân, còn lại nói như trong phần tức là thân ở trước.”

Nhưng những người ngu đối với sắc-tâm… nối tiếp nhau trong sátna, không dễ dàng nhận biết rõ ràng, nói là có Mạng tức là thân-khác với thân… Nếu nói tức là thân và không phải là khác với thân, thì đưa vào phẩm Đoạn kiến. Nếu nói khác với thân và không phải tức là thân, thì đưa vào phẩm Thường kiến. Vì vậy, tất cả các ác kiến của các ngoại đạo đều đưa vào trong phẩm Thường kiến-Đoạn kiến. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bởi vì đối trị điều ấy cho nên tuyên thuyết về Trung đạo, đó là sắc-tâm…không phải là Đoạn-không phải là Thường.

Hỏi: Thế nào là nên biết sau khi chết không phải là đoạn dứt?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Thấy tâm lúc này nhiều niệm nối tiếp nhau, bởi vì những niệm trước diệt đi, có những niệm sau sinh ra, tâm sau nhất định phải dựa vào tâm trước mà khởi lên, tâm trước có năng lực nhất định sẽ dẫn đến tâm sau, gặp phải duyên rất chán ngán thì sau mới không khởi lên. Vì vậy, đời này bắt đầu thọ sinh thì tâm chắc chắn có tâm trước làm nhân dẫn dắt khởi lên, phần vị sắp mạng chung không có duyên rất chán ngán, lúc đang chết thì tâm chắc chắn có thể dẫn đến đời sau. Thân trước đã có thể dẫn dắt thân này khởi lên, thì thân này vì sao không dẫn đến thân sau? Vì vậy nên biết sau khi chết không phải là đoạn dứt.

Lại nữa, thấy căn hiểu biết hiện tại dựa vào căn đã khởi lên, lại có thể làm nhân dẫn dắt ý hiểu biết khởi lên, cho nên biết ý hiểu biết đầu tiên trong thai chắc chắn nhờ vào căn hiểu biết của quá khứ dẫn dắt sinh ra. Đời trước đã có thể dẫn dắt đời này khởi lên, thì đời này vì sao không dẫn đến đời sau? Vì vậy nên biết sau khi chết không phải là đoạn dứt.”

Đại đức nói rằng: “Không phải là lìa tâm khác, có tâm khác chuyển đổi, cũng thấy có sắc tùy theo tâm mà sinh ra, lại thấy có tâm dựa vào sắc mà khởi lên, bởi vì phiền não cho nên có sắc-tâm sinh ra. Vì vậy nên biết sau khi chết không phải là đoạn dứt.

Lại nữa, hiện thấy niệm trước trong thân có phiền não, chắc chắn có thể dẫn dắt sinh ra sắc-tâm của niệm sau, biết phần vị mạng chung có phiền não thì chắc chắn có thể dẫn dắt sắc-tâm sau khiến cho sinh

khởi. Vì vậy nên biết sau khi chết không phải là đoạn dứt.” Hỏi: Các sắc-tâm… vì sao không phải là thường còn?

Đáp: Chuyển biến không phải là luôn luôn, lẽ nào là thường tồn tại hay sao?

Hỏi: Lẽ nào biết chuyển biến không do ẩn hiện mà chấp Thể ấy là có sinh diệt chăng?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nếu sự chuyển biến ấy chỉ do ẩn hiện, thì các phần vị đang ở thai tạng-hài nhi-trẻ thơcòn trẻ-đứng tuổi-già yếu, đều phải cùng lúc khởi lên, nhưng mà dần dần khởi lên, cho nên biết Thể của chuyển biến có sinh diệt không do ẩn hiện.

Lại nữa, nếu sự chuyển biến ấy chỉ do ẩn hiện, thì các phần vị đang ở thai tạng-hài nhi-trẻ thơ-còn trẻ-đứng tuổi-già yếu, đều phải có gián đoạn, nhưng mà không có gián đoạn, cho nên biết Thể của chuyển biến có sinh diệt không do ẩn hiện.”

Đại đức nói rằng: “Thế gian hiện thấy lúc các duyên hòa hợp thì có các pháp khởi lên, nếu duyên chia lìa thì các pháp sẽ hoại diệt, không phải là ẩn hiện mà có sự sai biệt bày, cho nên biết chuyển biến không do ẩn hiện, mà chỉ do Thể ấy có sinh-có diệt.

Lại nữa, lúc pháp chuyển biến thì tướng trước sau khác nhau, Thể cũng sẽ khác nhau, bởi vì tướng và Thể là một. Nếu pháp thường tồn tại tuy có phần vị ẩn hiện sai biệt, mà tướng không có gì khác nhau, cho nên biết Thể của chuyển biến có sinh diệt.”

Phẩm luận về Già Tha vốn có nghĩa lý, như văn dễ hiểu cho nên không giải thích lại.

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch luận này xong nói bài tụng rằng:

“Sau khi Đức Phật Niết-bàn bốn trăm năm,
Vua Ca-nị-sắc-ca ở châu Thiệm Bộ,
Triệu tập tất cả năm trăm A-la-hán,
Giải thích ba Tạng ở Ca-thấp-di-la,
Trong đó A-tỳ-đạt-ma Tỳ-bà-sa,
Có được bản văn đầy đủ nay dịch xong,
Nguyện đem công đức hồi hướng cho hàm thức,
Mau chứng được Bồ-đề viên mãn tịch diệu.”

LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA

TRỌN BỘ 200 QUYỂN – HẾT