LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG II: KIẾT UẨN

 

Phẩm Thứ Nhất: LUẬN VỀ BẤT THIỆN

(Từ quyển 46 – quyển 55)

Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, chương như vậy và giải thích về nghĩa của chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần giải thích rộng ra. Ba kiết… này, đều là trong kinh đã nói, chỉ trừ ra năm kiết và chín tám tùy miên. Trong này, cần phải trừ ra hai luận như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả A tỳ Đạt Ma đều giải thích trong kinh, nhưng hai luận này đã không phải là trong kinh đã nói, cho nên phải trừ ra. Vì vậy, tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Tất cà A Tỳ Đạt Ma đều là giải thích về kinh, dựa vào kinh như vậy, như vậy soạn ra luận như vậy. Như vậy đều gì không phải là kinh nói thì đều cần phải trừ ra. “Có nên nói: Hai luận này không nên trừ ra. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hai vấn đề ấy cũng là trong kinh nói ra, nghĩa là ở kinh Tăng Nhất A Kiệp Ma (Tăng Nhất A Hàm), trong năm pháp nói về năm kiết, trong chín mươi tám pháp nói về chín tùy miên, trải qua thời gian lâu dài mà cũng thất lạc, luận sư của bản luận này dùng lực của nguyện trí, quán sát nhớ lại, từ đây kể lại mà giải thích về kinh ấy. Có người nói: Hai luận này tuy không phải là trong kinh nói, nhưng không nên trừ ra.

Hỏi: Năm kiết đã không phải là do kinh nói ra, tại sao không loại bỏ?

Đáp: Các luận đều tùy theo ý thích của tác giả, không trái với pháp tướng, muốn soạn ra thì cứ soạn ra. Nghĩa là ở trong luận này mới kiết biến hành không phải là kiết biến hành, biến hành không phải là kiết biến hành. Nói kiết biến hành là như ba kiết, nói không phải là kiết biến hành thì năm kiết, nói biến hành không phải là kiết biến hành thì như chín kiết. Vì vậy, năm kiết tuy không phải là trong kinh nói, nhưng mà không nên loại bỏ.

Hỏi: Chín mươi tám tùy miên đã không phải là trong kinh nói, tại sao không loại bỏ?

Đáp: A-tỳ-đạt-ma đều là giải thích bảy loại tùy miên trong kinh, là do kinh đã nói, nay người soạn luận mở rộng theo hành tướng giới bộ sai biệt mà phân biệt về vấn đề đó, cho nên luận này cũng không cần phải loại bỏ.

Hỏi: Vì sao ở luận này trước phải lập ra chương mục?

Đáp: Bởi vì muốn biểu hiện rõ ràng ý nghĩa của các môn, nếu không lập ra chương, môn thì nghĩa không biết do đâu mà được hiểu bày. Như người vẽ bức tranh thì không thể nào vẽ tranh giữa hư không. Lại nữa, vì muốn làm cho luận này tồn tại lâu dài giữa đời, nghĩa là trong luận này tuy khéo lập ra các chương môn phẩm phần luận về các uẩn mà trong hành trăm, hàng ngàn chúng mới có người có năng lực tụng trì đầy đủ, huống hồ không khéo thiết lập thì ai sẽ có năng lực tụng trì đầy đủ, huống hồ không khéo thiết lập thì ai sẽ có năng lực tụng trì được câu văn tạp loạn như vậy? Nếu có người tụng trì thì kinh luận sẽ nhanh chóng mất đi. Lại nữa, nếu không thiết lập chương mục thì trống rỗng không có gì để hỏi, bởi vì cần phải có nơi y cứ đưa ra câu hỏi.

Hỏi: Vì sao luận giả dựa vào kinh để thiết lập chương mục?

Đáp: Các luận đã soạn ra đều là giải thích về kinh, bởi vì trong các kinh vốn có các loại nghĩa lý không giống nhau, nay luận này giải thích thiết lập và tạp uẩn, cho đến nghĩa về, kiến về thiết lập là kiến uẩn, nhưng mỗi nên uẩn có đủ tất cả các nghĩa. Lại nữa, bởi vì hiển bày vô lượng nghĩa trong kinh, không giống như ngoại điển thì văn nhiều mà nghĩa ít, hoặc là hoàn toàn vô nghĩa. Như sách La-ma-diễn-noa có nên hai vạn hai ngàn bài tụng, chỉ trình bày về hai sự việc:

1. Trình bày về La-phạt-noa và Kiếp-tư-đa-khứ.

2. Trình bày về La-ma tướng và Tư-đa-la. Kinh Phật thì không như vậy, hoặc là nghĩa đều vô lượng vô biên. Vô lượng là bởi vì nghĩa khó suy lường, vô biên là bởi vì căn khó biết được. Ví như biển rộng vô lượng, vô biên, vô lượng là sâu thẳm, vô biên và rộng lớn. Lại nữa, bởi vì muốn hiển bày trong kính chịu được vấn nạn, không giống như ngoại điển không chịu được vấn nạn, nếu lúc vấn nạn thì càng thêm vô nghĩa, như con khỉ con không chịu nổi va đập, nếu lúc bị va đập thì sẽ thất kinh mà phóng uế dơ bẩn. Kinh phật thì không như vậy, có thể chịu được vấn nạn, nếu lúc vấn nạn thì phát sinh sắc tướng của giới thanh tịnh tiếp xúc với thiện căn vi diệu, như áo dày nhiều lớp sản xuất ở vùng Bà-la-ni-tư có thể chịu được va đập, nếu lúc va đập thì phát ra màu sắc tươi sáng sạch sẽ và chạm vào thật tuyệt vời hơn hẳn. Lại nữa, bởi vì muốn hiểu bày trong kinh phát ra thì tuyệt diệu. Nghĩa là có ba sự việc che kín thì đẹp, mở ra thì không đẹp.

  1. Người ngu.
  2. Người nữ.
  3. Sách luận của ngoại đạo.

Lại có ba sự việc mở ra thì đẹp, che kín thì không đẹp:

  1. Người trí.
  2. Mặt trăng và mặt trời.
  3. Kinh luận của pháp luật.

Lại nữa, bởi vì muốn hiểu bày trong kinh có thể suy xét chọn lựa, không giống như ngoại điển không có thể suy xét chọn lựa, nếu lúc suy xét chọn lựa thì có thể làm cho mắt tuệ của hữu tình bị tổn hại giảm sút, như người nhìn mặt trời làm tổn hại giảm sút đến nhãn căn. Pháp Phật thì không như vậy, mà có thể tùy ý suy xét chọn lựa, nếu lúc suy xét chọn lựa thì mắt tuệ căn càng thêm lợi ích, như người nhìn mặt trăng thì nhãn căn được tăng trưởng.

Hỏi: Vì sao ở luận này trước phải thiết lập chương mục, sau mới đưa ra câu hỏi?

Đáp: Bởi vì như phương pháp làm nhà. Như muốn làm nhà thì trước phải xây móng đắp nền, sau mới kết cấu hoàn tất. Như vậy, Tôn Giả muốn làm ngôi nhà giáo pháp như xây móng đắp nền, cho nên trước phải thiết lập chương mục, như pháp kết cấu hoàn tất pháp, cho nên sau mới soạn ra môn phần. Lại nữa, như phương pháp trồng cây, như muốn trồng cây thì trước phải lo liệu đất đai, rồi sau đó mới gieo trồng. Như vậy, Tôn giả muốn trồng cây giáo pháp, như phương pháp lo liệu đất đai, cho nên trước phải thiết lập chương mục; như phương pháp gieo trồng, cho nên sau mới soạn ra muôn phần. Lại nữa, như phương pháp kết vòng hoa; như muốn kết vòng hoa thì trước phải xâu chỉ luồn rồi sau mới kết vòng hoa. Như vậy Tôn giả muốn kết vòng hoa như phương pháp xâu chỉ luồn kim, cho nên trước phải thiết lập chương mục; như phương pháp kết vòng hoa, cho nên sau mới soạn ra môn phần. Lại nữa, như phương pháp vẽ bức tranh; như muốn vẽ bức tranh thì chắc chắn trước phải đưa ra mô hình, sau mới bổ sung các loại màu sắc. Như vậy, Tôn giả muốn vẽ cảnh tượng giáo pháp, như phương pháp đưa ra mô hình, cho nên trước phải thiết lập chương mục; như phương pháp bổ sung màu sắc, cho nên sau mới soạn ra môn phần. Lại nữa, như phương pháp chạm trổ; như muốn chạm trổ thì chắc chắn trước phải đưa ra phác thảo, sau mới chạm trổ chi tiết vật thể. Như vậy, Tôn giả muốn chạm trổ hình tượng giáo pháp, như phương pháp đưa ra phác thảo, cho nên trước phải thiết lập chương mục; như phương pháp chạm trỗ chi tiết vật thể, cho nên sau mới soạn ra môn phần. Lại nữa, như phương pháp thực hành quán; như Sư du già trước phải thiết lập Đại Chủng và sắc sở tạo, sau mới dùng cực vi để phân tích sát-na Tôn giả cũng như vậy, như thiết lập Đại chủng và sắc sở đạo, cho nên trước phải thiết lập chương mục; như dùng cực vi để phân tích sát-na, cho nên sau mới soạn ra môn phần. Lại nữa, như Đức Phật thuyết pháp thì trước là nêu ra, sau là giải thích. Nghĩa là trước nêu ra nói về sáu giới, sáu xúc xứ, mười tám ý cận hành và bốn y xứ, nói tên gọi là hữu tình; sau tiếp tục giải thích rằng: Như vậy gọi là sáu giới; cho đến như vậy gọi là bốn ý xứ. Tôn giả cũng nhưa vậy, như phương pháp trước là nêu ra, cho nên trước phải thiết lập chương mục; như phương pháp sau là giải thích, cho nên sau mới soạn ra môn phần. Lại nữa, muốn nêu rõ hai loại pháp thiện xảo, nghĩa là trước phải thiết lập chương mục, nêu rõ thiện xảo đối với nghĩa; sau mới soạn ra môn phần, nêu rõ thiện xảo đối với văn. Như nghĩa thiện xảo, văn thiện xảo, nên biết nghĩa lực, nghĩa vô ngại giải. Pháp vô ngại giải, nghĩa vô ngại giải cứu cánh, pháp vô ngại giải cứu cánh, cũng như vậy. Lại nữa, bởi vì biểu hiện trí kiến của mình không có gì lầm lẫn lộn xộn, nghĩa là nấu trí kiến có sự lầm lẫn lộn xộn, thì luận do mình soạn ra đó cũng còn lầm lẫn, lộn xộn, không thể nào thiết lập chương môn, phẩm luận về uẩn, nếu trí ấy không có gì lầm lẫn lộn xộn, thì luận đã soạn ra ấy cũng không lầm lẫn, lộn xộn, có thể dễ dàng thiết lập chương môn, phẩm luận về uẩn. Tôn giả biểu hiện trí kiến của mình không sai lầm gì, cho nên trước phải thiết lập chương mục, sau mới soạn ra môn phần.

Hỏi: Vì sao thiết lập chương mục thì trước dựa vào ba kiết, sau đó cho đến dựa vào chín mươi tám thùy miên? Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy. Nghĩa là người soạn luận thuận theo ý muốn của mình mà soạn ra luận này, bởi vì không trái với pháp tướng cho nên không cần phải vặn hỏi.

Hiếp Tôn giả nói: “Tất cả sinh nghi ngờ cho rằng nếu trước tiên nói về ba căn bất thiện, hoặc thậm chí trước tiên nói về chín mươi tám tùy miên, thì cũng đều có nghi ngờ. Vì sao thiết lập chương mục thì trước phải dựa vào ba kiết? Nhưng những gì đã nói không trái với pháp tướng, cho nên hoặc là trước hau sau đều không có gì sai lầm.”

Lại có những nói: A tỳ đạt ma thuận htheo tướng để cầu không đạt, không cần phải vặn hỏi về thứ tự trước sau của vấn đề ấy, hoặc có người nói: Trong này cũng có thể tùy theo nên ít nhân duyên để giải thích về thứ tự ấy. Nhưng nghĩa lý của a tỳ đạt ma sâu rộng hết sức, nếu tiếp tục giải thích về thứ tự ấy, nhưng nghĩa lý của phức tạp lộn xộn, khó có thể thọ trì cho nên không giải thích nữa.

Có người đưa ra cách nói như vậy: Trong này muốn hiểu bày về pháp dần dần, tăng lên, nghĩa là trước hết nói về ba, sau là bốn. Tiếp đến năm, cho đến cuối cùng nói là chín mươi tám. Lại nữa, bởi vì hiển bày cây phiền não dần dần tăng trưởng, cho nên trước nói về ba thiết, cho đến sau cuối nói về chín mươi tàm tùy niên.

Có sư khác nói: Bởi vì muốn hiển bày đoạn trừ phiền não dần dần chứng được quả sa môn. Nghĩa là đoạn trừ ba kiết, chứng thực được quả thứ nhất, vì vậy trước tiên nói về ba căn bất thiện; đoạn trừ dục lậu gấp bội, đạt được quả thứ hai, ngay nơi ấy đoạn trừ sạch sẽ, đạt được quả thứ ba, cho nên nói tiếp theo; đoạn trừ hai lậu còn lại, đạt được quả thứ tư, cho nên nói sau cùng Bộc; ưu ách thủ thân hệ cái… không có đoạn, chứng riêng biệt, đều trở lại biểu hiện rõ ràng về ba lậu mà nói. Vì vậy trong này trước là nói về ba thiết, cho đến sau cuối là nói về chín mươi tám tùy miên.

Có ba thiết, đó là kiết hữu thân kiến, kiết giới cấm thủ và kiết nghi.

Hỏi: Ba kiết này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy hai mươi mốt sự việc để làm tự tánh. Nghĩa là kiết hữu thân kiến thuộc ba cõi do kiến khổ mà đoạn có ba sự việc, kiết giới cấm thủ thuộc ba cõi do kiến khổ, đạo mà đoạn có sáu sự việc, kiết nghi thuộc ba cõi do kiến khổ, tập diệt đạo mà đoạn có mười hai sự việc. Hai mươi mốt sự việc này là tự tánh của ba kiết, là bản tánh tự thể, tướng phần của ngã và chúng sinh.

Đã nói về tự tánh, về nguyên cớ nay sẽ nói.

Hỏi: Vì sao gọi là kiết, kiết có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa về ràng buộc là nghĩa của kiết, nghĩa về hợp với khổ là nghĩa của kiết, nghĩa về lẫn lộn chất độc là nghĩa của kiết. Trong này, nghĩa về ràng buộc là nghĩa của kiết, nghĩa là kiết tức là ràng buộc. Vì sao biết như vậy? Bởi vì như trong kinh nói: “Tôn giả chấp Đại Tạng đi đến nơi Tôn giả Xá-lợi-tử, hỏi rằng: Thưa Đại Đức! Là mắt hệ thuộc sắc hay là sắc hệ thuộc mắt cho đến ý, pháp thì hỏi hỏi như vậy? Xá-lợi-tử nói: Mắt không thuộc sắc sắc không hệ thuộc mắt, trong này dục tham thì nói là tự nhiên hệ thuộc cho đến ý pháp cũng lại như vậy. Như trâu đen, trâu trắng cùng nên sợi dây đất nước buộc lại, nếu có người hỏi rằng: Là trâu đen thuộc trâu trắng, hay là trâu trắng thuộc trâu đen? Cần phải thẳng thắng trả lời rằng: Trâu đen không buộc trâu trắng, trâu trắng không buộc trâu đen, trong này có sợi dây da thì nói là tự nhiên buộc lại. “Vì vậy cho nên biết kiết tức là ràng buộc.

Nghĩa về hợp với khổ là nghĩa của kiết, nghĩa là kiết của cõi dục làm cho hữu tình cõi dục kết hợp với khổ của cõi dục chứ không phải là vui, kiết của cõi sắc làm cho dục kết hợp với khổ của cõi dục chứ không phải là vui, kiết của cõi vô sắc làm cho hữu tình cõi vô sắc kết hợp với khổ của cõi vô sắc chứ không phải là vui. Nghĩa về lẫn lộn chất độc là nghĩa của kiết, nghĩa là sự sống tuyệt diệu hơn hẳn va định hữu lậu, như vô lượng giải thoát, thắng xứ biến xứ. Bởi xem lẫn phiền não cho nên thánh giả chán ngàn lìa xa, như thức ăn lẫn lộn chất độc, tuy là ngon lành tuyệt vời mà người trí phải tránh xa.

Như Đức thế tôn nói: “Ba kiết vĩnh viễn đoạn trừ, chứng quả dự lưu, đạt được pháp không rơi rụng chắc chắn hướng đến bồ đề, cuối cùng bảy lần trở ngại trong sinh tử, bảy, lẩn sinh lên cõi trời, bảy lần sinh trong cõi người, lưu chuyển qua lại làm thành giới hạn của khổ.

Hỏi: Như A-tỳ-đạt-ma nói: “Tám mươi tám tùy miên vĩnh viễn đoạn trừ, chứng quả dự lưu” Kinh Trì dụ nói: “Đoạn trừ vô lượng khổ, chứng quả dự lưu” Vì sao ở đây nói ba kiết vĩnh viễn đoạn trừ, chứng quả dự lưu?

Đáp: Nên nói như vậy: Đây là Đức thế tôn vì chúng sinh đã giáo hóa mà có cách nói giản lược khác. Lại nữa, Đức Thế Tôn quán sát về tùy miên ý thích của hữu tình đã giáo hóa để nói đến pháp quan trọng. Ý thích nghĩa là căn thiện, tùy niên nghĩa là phiền não. Quán sát tùy miên và ý thích như vậy mà nói giản lược về pháp quan trọng để đoạn trừ phiền não cho họ, pháp đã nói phù hợp với số lượng không ít không nhiều, nói ít thì không thể nào đoạn trừ phiền não đoạn trừ phiền não cho họ, nói nhiều thì trở thành vô dụng đối với họ. Ví như vị lương y quán sát bệnh tình và nhân gây bệnh của người bệnh, lấy thuốc trao cho người bệnh, thuốc đã trao phù hợp với số lượng không ít không nhiều, ít thì không thể nào trừ được bệnh khổ của họ, nhiều cũng trở thành vô ích đối với họ. Lại nữa, pháp quan trọng đã nói có tóm lượt có mở rộng tóm lượt thì nghĩa là nói về ba kiết vĩnh viễn đoạn trừ. Chứng quả dự lưu, mở rộng thì có nghĩa là nói về tám nói về ba kiết vĩnh viễn đoạn trừ, chứng quả dự lưu, mở rộng thì có nghĩa là nói về tám mươi tám tùy miên vĩnh viễn đoạn trừ và nói về đoạn trừ vô lượng khổ, chứng quả dự lưu. Như nói tóm lược và nói mở rộng; nói các loại không phân biệt, nói phân biệt nói tổng quát, nói tách biệt nói không có khác nhau nói có khác nhau, nói không bao trùm, nói bao trùm, nói nhanh chóng, nói dần dần, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, vì người căn tánh nhanh nhạy thì nói về ba kiết vĩnh viễn đoạn trừ, chứng quả dư lưu, vì người căn tánh chậm chạp thì nói về tám tùy miên vĩnh viễn đoạn trừ và nói về đoạn trừ vô lượng khổ, chứng quả dự lưu. Như vì người căn tánh nhanh nhạy, người căn tánh chậm chạp mà nói, vì các loại như lực của nhân, lực của duyên, lực bên trong, lực bên ngoài, lực tự mình tư duy, lực người khác nói pháp, khai mở cho người trí mà nói. Vì người trí mà nói, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, vì dẫn dụ hữu tình đã giáo hóa đang còn hèn yếu, biểu hiện rõ ràng dễ thực hành, như nắm tay dẫn đi, nghĩa là người hèn yếu sợ nhiều công hạnh vì dẫn dụ họ tiến lên mà đối với nhiều lại nói về ít.

Trong này, nên nói đến thì Dụ Phật, Lật-thị-tư đối với nhiều mà nghe nói là ít thì vâng lời thực hành. Nghĩa là: Có Tỳ kheo tên gọi Phật Lật-thị-tư, lúc Như Lai tại thế, xuất gia tu học phật pháp. Lúc này, Đức Phật đã định hơn hai trăm năm mươi học xứ, vào mỗi nửa tháng về đêm, lúc nói về Giới kinh biệt giải thoát, nghe nói: Những người thiện nam tự yêu quý mình, vui với Giới học thì nên học như vậy! Liền sinh lòng yếu hèn: Ai có thể vâng lời thực hành đầy đủ đối với rất nhiều Học xứ như vậy? Thế là đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới hai chân Đức Thế Tôn mà thưa rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Nay con không thể nào giữ gìn được rất nhiều Học xứ như vậy, con xin rút lui trở về nhà tu theo nghiệp thế tục vốn có! Đức Thế Tôn thương xót dùng lời dịu dàng trách móc mà gạt bỏ, lại khuyến khích nói cho biết rằng: Lành thay, lành thay! Này Phật-Lật-thị-tử ông có thể tu học được ba Học xứ hay không? Đó là Giới học tăng thượng, Tâm học tăng thượng và Tuệ học tăng thượng. Tỳ kheo ấy nghe số ít, vui mừng phấn chấn, liền thưa với Đức Phật rằng: Con có thể tu học ba Học xứ ấy.”

Lúc học ba loại Học xứ như vậy, thì trở thành đã học tất cả Học xứ. Như vậy Đức Thế Tôn nếu nói đến tám mươi tám tùy miên vĩnh viễn đoạn trừ, hoặc nói đến đoạn trừ vô lượng khổ, chứng quả Dự lưu, thì các hữu tình đã giáo hóa sẽ sinh tâm yếu hèn: Ai có thể nhổ được tám mươi tám loại cây phiền não to lớn này? Ai có thể vượt qua tám mươi tám dòng sông phiền não to lớn này? Ai có thể tát cạn tám mươi tám biển phiền não rộng lớn này? Ai có thể đập nát tám mươi tám hòn núi phiền não to lớn này? Ai có thể tu được tám mươi tám pháp đối trị với phiền não to lớn này? Bởi vì Đức Thế Tôn nói về ba kiết vĩnh viễn đoạn trừ – chứng quả Dự lưu, cho nên Tỳ kheo ấy nghe nói số ít mà hoan hỷ phấn chấn, liền chịu khó tu học để đối trị ba kiết. Lúc đoạn trừ ba kiết thì các pháp do kiến mà đoạn đều được đoạn trừ vĩnh viễn, bởi vì cùng chung pháp đối trị. Lại nữa, bởi vì Đức Thế Tôn đối với vấn đề này mà nói đến sự việc thù thắng, nghĩa là trong các phiền não do kiến mà đoạn thì ba kiết là thù thắng nhất.

Vì vậy, tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Ở trong các phiền não do kiến mà đoạn thì ba kiết là thù thắng nhất, còn lại đều thuộc về ba kiết này, như bởi vì kiến chấp mà sinh khởi than-sân-mạn…”

Lại nữa, bởi vì Đức Thế Tôn đối với vấn đề này mà nói là đứng đầu, nghĩa là ba kiết này là đứng đầu các phiền não do kiến mà đoạn, như vị tướng dũng mãnh thường ở phía trước đoàn quân, dựa vào thế lực này mà các phiền não do kiến mà đoạn luôn sinh trưởng khó có thể chế phục được. Lại nữa, bởi vì Đức Thế Tôn đối với vấn đề này mà nói là công đức thù thắng và kẻ thù mạnh hơn hẳn, công đức thù thắng nghĩa là quả Dự lưu, kẻ thù mạnh hơn hẳn nghĩa là ba kiết này. Lại nữa, bởi vì Đức Thế Tôn nói đến vấn đề này mà nói về pháp chướng ngại gần của ba Tam-ma-địa, nghĩa là Hữu thân kiến thì chướng ngại gần của Không, Giới cấm thủ là chướng ngại gần của Vô nguyện, Nghi là chướng ngại gần của Vô tướng. Lại nữa, bởi vì ba kiết như vậy gần với kiến đạo mà thường xuyên hiện hành, như chương Tạp Uẩn nói: Nhẫn tác ý giữ gìn kiến-nghi không hiện hành, giả sử hiện hành mà không nhận biết, bởi vì phiền não vi đế mà giác tuệ lại kém, kiến nghĩa là Hữu thân kiến và Giới cấm thủ, nghi tức là Nghi. Lại nữa, bởi vì ba kiết này khó đoạn trừkhó phá bỏ-khó có thể vuợt qua, cho nên chỉ nói đến ba kiết. Lại nữa, bởi vì ba kiết này gây ra rất nhiều sai lầm, tăng mạnh và kiên cố, cho nên chỉ nói đến ba kiết. Nghĩa là kiết Hữu thân kiến là căn bản của sáu mươi hai loại kiến chấp, các loại kiến chấp là căn bản của các phiền não khác, các phiền não khác là căn bản của nghiệp, các nghiệp là căn bản của quả dị thục, dựa vào quả dị thục mà tất cả pháp thiện-bất thiệnvô lý đều sinh trưởng; kiết Giới cấm thủ có thể phát khởi các loại khổ hạnh vô nghĩa; kiết Nghi có thể khiến cho Hữu tình về thời gian trướcnghi về thời gian sau-nghi về thời gian trước sau, ở trong lòng phân vân đây là vật gì, vật này là thế nào, cái gì là hiện có, cái gì là sẽ có, hữu tình như vậy sinh từ nơi nào đến và chết sẽ đi về nơi nào?

Lại nữa, ba kiết như vậy đã đoạn-đã biết tất cả, cho đến A-la-hán hãy còn chuyển biến tương tự, nghĩa là kiết Hữu thân kiến vào lúc khổ loại trí nhẫn đã đoạn-đã biết tất cả, thì các A-la-hán hãy còn chuyển biến tương tự, dấy lên nói như vậy: Bát của mình, y của mình, bạn đồng trú của mình, đệ tử của mình, phòng ốc của mình, vật dụng tiền bạc của mình, ở trong Vô ngã mà nói là có Ngã, kiết Giới cấm thủ vào lúc Đạo loại trí nhẫn đã đoạn-đã biết tất cả thì các A-la-hán hãy còn chuyển biến tương tự, như rửa tay chân, ở chốn A-luyện-nhã, chỉ cất giữ ba y, thường thực hành khất thực, cho đến thọ trì đầy đủ công đức của mười hai hạnh Đầu-đà, nói là được thanh tịnh. Đã từng nghe tôn giả Lộ-mathượng-kỳ-ca, tuy là A-la-hán mà tắm gội hàng ngày cho là được thanh tịnh, loại người này rất nhiều. Kiết Nghi vào lúc Đạo loại trí nhẫn đã đoạn-đã biết tất cả, nhưng các A-la-hán hãy còn chuyển biến tương tự, nghĩa là A-la-hán từ xa trông thấy vật dựng đứng thì sinh tâm phân vân: Cọc gỗ hay là con người, la nam hay là nữ? Nếu gặp hai ngã đường thì cũng hoài nghi do dự: Đây là đường thẳng hay không phải là đường thẳng? Trông thấy hai bộ y bát cũng hoài nghi do dự: là của mình có hay là của người khác có? Tất cả đều như vậy.

Lại nữa, các Sư Du-gia lấy việc đoạn trừ ba kiết làm sự việc đứng đầu của sự tu tập, bởi vì cuối cùng chứng các Trạch diệt của tất cả các kiết do kiến mà đoạn. Lại nữa, các Sư Du-già lấy việc đoạn trừ ba kiết làm sự việc đứng đầu của sự tu tập, bởi vì cuối cùng hiểu rõ các Trạch diệt của tất cả các kiết do kiến mà đoạn.

Lại nữa, ba kiết như vậy là thuận phần dưới bởi vì gồm chung ba cõi; tham dục-sân nhuế tuy là thuận phần dưới mà không gồm chung ba cõi; biên chấp kiến-tà kiến-kiến thủ-mạn-vô minh… tuy gồm chung ba cõi, nhưng không phải là thuận phần dưới, cho nên không nói đoạn trừ. Lại nữa, trong bảy tùy miên mà các quả dự lưu đã vĩnh viễn đoạn trừ, thì trong này nói đến điều ấy. Nghĩa là quả Dự lưu đã vĩnh đoạn trừ hai loại trong bảy tùy miên, đó là kiến và nghi. Kiến có hai loại, đó là duyên sai biệt giữa địa mình và địa khác, trong đó đều nói đến nên loại đứng đầu. Lại nữa, ở trong chín kiết mà các quả Dự lưu đã vĩnh viễn đoạn trừ, thì trong này nói đến điều ấy. Nghĩa là quả dự lưu đã đoạn trừ ba kiết ở trong chín kiết, đó là kiến-thủ và nghi. Vì vậy, Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Kinh này nên nói vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết-chứng quả Dự lưu, đó là kiến-thủ và nghi”.

Lại nữa, trong mười tùy miên mà các quả Dự lưu đã vĩnh viễn đoạn trừ, thì trong này nói đến điều ấy. Mười tùy miên nghĩa là năm kiến và nghi-tham-sân-mạn-si. Dự lưu đã đoạn trừ vĩnh viễn sáu loại ở trong mười tùy miên này, đó là năm kiến và nghi. Trong này chỉ nói vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết chứ không nói là sáu, bởi vì chỉ nói đến chuyển biến, nghĩa là trong sáu loại này thì Hữu thân kiến là chuyển biến-Biên chấp kiến là tùy chuyển, Giới cấm thủ là chuyển biến-kiến thủ là tùy chuyển, Nghi là chuyển biến-Tà kiến là tùy chuyển. Đã nói đến chuyển biến thì nên biết là cũng nói về tùy chuyển, cho nên chỉ nói là vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết.

Lại nữa, bởi vì kinh này chỉ tóm lược về môn loại-tầng bậc hiện có, nghĩa là trong các phần não do kiến mà đoạn, có loại chỉ thuộc về nên bộ, có loại gồm chung hai bộ, có loại gồm chung bốn bộ. Nếu nói hữu thân kiến, thì nên biết là nói tổng quát chỉ thuộc về nên bộ. Nếu nói giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát gồm chung hai bộ, tuy là không có tùy miên nào khác gồm chung hai bộ, nhưng Giới cấm thủ thì gọi là gồm chung hai bộ, hoặc lại nói là nó tương ứng cùng có. Nếu nói nghi, thì nên biết là nói tổng quát gồm chung bốn bộ, lại nữa, kiết do kiến mà đoạn, có loại là biến hành của giới mình, có loại là biến hành của giới khác. Nếu nói hữu thân kiến, thì nên biết là nói tổng quát về biến hành của giới mình, nếu nói giới cấm thủ và Nghi, thì nên biết là nói tổng quát về biến hành của giới khác.

Hỏi: vì sao biến hành của giới mình chỉ nói đến nên kiết, biến hành của giới khác thì nói đến hai kiết?

Đáp: Bởi vì biến hành của giới khác gồm cả duyên hữu lậu và duyên vô lậu. Nếu nói giới giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát về kiết duyên hữu lậu, nếu nói Nghi, thì nên biết là nói tổng quát về kiết duyên vô lậu. Như biến hành của giới mình và biến hành của giới khác, các biến hành của địa mình và biến hành của địa khác, nên biết cũng như vậy. Lại nữa, kiết do kiến mà đoạn, có loại là duyên hữu lậu, có loại là duyên vô lậu. Nếu nói Hữu thân kiến và giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát về kiết duyên hữu lậu, nếu nói Nghi thì nên biết là nói tổng quát về kiết duyên vô lậu.

Hỏi: Vì sao nói hai kiết duyên hữu lậu, mà kiết duyên vô lậu chỉ nói là nên?

Đáp: Kiết duyên hữu lậu có loại là duyên với giới mình-địa mình, có loại là duyên với giới khác-địa khác. Nếu nói Hữu thân kiến, thì nên biết là nói tổng quát về duyên với giới mình-địa mình, nếu nói Giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát về duyên với giới khác-địa khác. Như duyên hữu lậu và duyên vô lậu, đối với duyên hữu tranh-duyên vô tranh-duyên thế gian-duyên xuất thế gian, duyên có vị của ái-duyên không có vị của ái, duyên dựa vào đam mê-duyên dựa vào xuất ly, duyên rơi vào giới-duyên không rời vào giới, duyên thuận với kiếtduyên không thuận với kiết, duyên thuận với thủ-duyên không thuận với thủ, duyên thuận với triền-duyên không thuận với triền nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, kiết do kiến mà đoạn, có loại duyên hữu vi, có loại duyên vô vi, nếu nói Hữu thuận kiến và Giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát về kiết duyên hữu vi, nếu nói Nghi, thì nên biết là nói tổng quát về kiết duyên vô vi. Kiết duyên hữu vi nói là hai, thì nguyên cớ như trước đã nói, nên biết. Như duyên hữu vi và duyên vô vi, đối với duyên vào thường-duyên vào vô thường, duyên hằng thường-duyên không phải hằng thường, duyên có biến dị-duyên không có biến dị, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, kiết do kiến mà đoạn, có loại là tánh thuộc kiến, có loại không phải là tánh thuộc kiến. Nếu nói hữu thân kiến và Giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát về kiến có tánh thuộc kiến, nếu nói Nghi, thì nên biết là nói tổng quát về kiết không phải là tánh thuộc kiến. Kiết có tánh thuộc kiến nói là hai, thì nguyên cớ như trước đã nói, nên biết. Như tánh thuộc kiến và không phải là tánh thuộc kiến, đối với tánh nhìn xem-không phải là tánh nhìn xem, tánh suy xét tìm tòi-không phải là tánh suy xét tìm tòi, tánh thích tìm kiếm-không phải là tánh thích tìm kiếm, tánh thích quay trở lại-không phải là tánh thích quay trở lại, tánh chấp chặc-tánh không chấp chặc, tánh thường giữ lấy cảnh-tánh không thường giữ lấy cảnh, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, kiết do kiến mà đoạn, có loại là bất thiện, có loại là vô ký. Nếu nói Giới cấm thủ và Nghi, thì nên biết là nói tổng quát về các kiết bất thiện, nếu nói hữu thân kiến, thì nên biết là nói tổng quát về các kiết vô ký. Các kiết bất thiện nói là hai, thì nguyên cớ như trước đã nói, nên biết. Như bất thiện và vô ký, đối với có dị thục và không có dị thục, cam hai quả-cam nên quả, tương ứng với vô tàm-vô quý, không tương ứng với vô tàm, vô quý, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, kiết do kiến mà đoạn, có loại là hành tướng vui mừng chuyển, có loại là hành tướng lo buồn chuyển. Nếu nói hữu thân kiến và giới cấm thủ, thì nên biết là nói tổng quát về hành tướng vui mừng chuyển, nếu nói Nghi, nên biết là nói tổng quát về hành tướng lo buồn chuyển. Hành tướng vui mừng chuyển nói là hai, thì nguyên cớ như trước đã nói, nên biết.

Lại nữa, ba kiết như vậy làm trở ngại cho ba uẩn thanh tịnh, cho nên chỉ nói đến ba kiết. Nghĩa là Hữu thân kiếm làm trở ngại cho giới uẩn thanh thịnh, có người nói: Làm trở ngại cho định uẩn thanh tịnh. Giới cấm thủ làm trở ngại cho định uẩn thanh tịnh. Có người nói: Làm trở ngại cho Giới uẩn thanh tịnh. Nghi làm trở ngại cho tuệ uẩn thanh tịnh. Như làm trở ngại cho ba uẩn thanh tịnh, đối với trở ngại cho ba học-ba tu-ba thanh tịnh, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, ba kiết như vậy làm trở ngại cho tám chi Thánh đạo, cho nên chỉ nói đến ba kiết. Nghĩa là Hữu thân kiến làm trở ngại cho chánh ngữa-chánh nghiệp-chánh mạng. Có người nói: làm trở ngại cho chánh niệm-chánh định. Giới cấm thủ làm trở ngại cho chánh niệm-chánh định, có người nói, làm trở ngại cho chánh ngữ-chánh nghiệp-chánh mạng. Nghi làm trở ngại cho chánh kiến-chánh tư duy-chánh tinh tiến. Lại nữa, muốn làm cho người nghi có được quyết định rõ ràng, cho nên nói quả dự lưu vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết. Nghĩa là thế gian nghi ngờ, người đã đạt được quả thánh mà hãy còn chấp có ngã, hãy còn chấp lành-dữ, hãy còn ôm lòng nghi hoặc. Vì vậy, Đức Thế Tôn nói: Vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết này-chứng quả dự lưu bởi vì quả dự lưu là quả thánh đầu tiên.

Hỏi: Vì lần đầu đắc đạo cho nên gọi là dự lưu, hay là lần đầu đắc quả cho nên gọi là dự lưu? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm, bởi vì nếu lần đầu đắc đạo cho nên gọi là dự lưu, thì thánh thứ tám phải gọi là dự lưu, thánh thứ tám thì gọi Tùy tín hành và tùy theo pháp hành, thuận theo số hơn hẳn là thứ tám, bởi vì thánh thứ tám đắc đạo vô lậu lần đầu tiên, nếu lần đầu đắc quả cho nên gọi là dự lưu, thì người lìa nhiễm dục gấp bội và người hoàn toàn lìa nhiễm dục, tiến vào chánh tánh hy sinh đến phần vị đạo loại trí phải gọi là dự lưu, bởi vì lúc bấy giờ chứng được quả đầu tiên trong bốn quả thánh?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Bởi vì lần đầu đắc đạo cho nên gọi là dự lưu.

Hỏi: Thánh giả thứ tám nên gọi là dự lưu chăng?

Đáp: Nếu lần đầu đắc đạo có đủ duyên của Đạo trí thì mới gọi là dự lưu, Thánh giả thứ tám tuy lần đầu đắc đạo mà chưa đầy đủ được duyên của đạo trí, cho nên không gọi là dự lưu. Lại nữa nếu lần đầu đắc đạo là đạo do tu đạo-quả đạo của đạo loại trí thâu nhiếp, thì mới gọi là dự lưu, Thánh giả thứ tám thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc đạo có đủ ba duyên thì mới gọi là dự lưu:

  1. Xả bỏ đạo đã đạt được.
  2. đạt được đạo chưa đạt được.
  3. Đạt được nên vị đoạn trừ được kiết.

Xả bỏ đạo đã đạt được, nghĩa là xả bỏ kiến đạo. Đạt được đạo chưa đạt được, nghĩa là đạt được tu đạo. Đạt được nên vị đoạn trừ được kiết, nghĩa là đạt được nên vị đoạn trừ kiết do kiến mà đoạn thuộc ba cõi. Thánh thứ tám thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc đạo có đủ năm duyên, thì mới gọi là dự lưu:

  1. Xả bỏ đạo đã đạt được.
  2. Đạt được đạo chưa đạt được.
  3. Đạt được nên vị đoạn trừ được kiết.
  4. Nhanh chóng đạt được tám trí.
  5. Trong nên lúc tu mười sáu hành tướng, thánh thứ tám thì không như vậy.

Lại nữa, nếu lần đầu đắc đạo đã đoạn trừ tất cả kiết do kiến mà đoạn, không còn phiền não-hoặc kiến-tà chánh do Nhẫn mà đoạn, thì mới gọi là dự lưu. Thánh thứ tám thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc đạo mà có thể còn sinh tử, thì mới gọi là dự lưu. Thánh thứ tám thì không như vậy, có sư khác biệt nói: Bởi vì lần đầu đắc đạo quả cho nên gọi là dự lưu.

Hỏi: Người lìa nhiễm dục gấp bội và người hoàn toàn lìa nhiễm dục, tiến vào chánh tánh ly sinh đến phần vi đạo loại trí phải gọi là dự lưu chăng?

Đáp: Nếu lần đầu đắc quả, là dần dần chứ không phải là vượt qua, thì mới gọi là dự lưu, còn lại thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc quả, chứng được giải thoát thứ nhất, là lần đầu đạt được vượt qua, trú trong quả thứ nhất, thì mới gọi là dự lưu, còn lại thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc quả, trước kia chưa dùng đạo thế tục để chứng đoạn sáu phẩm pháp của cõi dục, hoặc là đoạn chín phẩm mà đắc quả thì mới gọi là dự lưu, còn lại thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc quả, là quả đầu tiên trong bốn quả, thì mới gọi là dự lưu, còn lại thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc quả, là quả đầu tiên trong bốn hướng-bốn quả, thì mới gọi là dự lưu, còn lại thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc quả, là quả đầu tiên trong bốn cặp tám lẻ (tứ song bát chích) của Bổ-đặc-già-la, thì mới gọi là dự lưu, còn lại thì không như vậy. Lại nữa, nếu lần đầu đắc quả, địa-đạo đều chắc chắn, thì mới gọi là dự lưu, nghĩa là quả Nhất lai thì địa tuy nhất định mà đạo không nhất định, bởi vì đạo hữu lậu-vô lậu đều có thể đạt được, quả Bất hoàn thì địa và đạo đều không nhất định, bởi vì dựa vào đạo hữu lậu-vô lậu của sáu địa đều có thể đạt được, quả A-la-hán thì đạo tuy nhất định mà

địa không nhất định, bởi vì dựa vào chín địa đều có thể đạt được, quả dự lưu thì địa và đạo đều nhất định, bởi vì chỉ dựa vào vị trí chí định mà đạt được đạo vô lậu. Lại có người nói: không vì lần đầu đắc đạo mà gọi là dự lưu, cũng không vì lần đầu đắc quả mà gọi là dự lưu, nhưng bởi vì thành tự quả dự lưu cho nên gọi là dự lưu, vì tên gọi của Bổ-đặc-già-la là dựa vào pháp mà lập ra, như bơ-dầu-bình-thuốc-nước…

Hỏi: Vì nghĩa gì mà gọi là dự lưu?

Đáp: Lưu nghĩa là Thánh đạo, Dự nghĩa là bước vào, người ấy bước vào Thánh đạo cho nên gọi là dự lưu.

Hỏi: Nhất lai-bất hoàn và A-la-hán cũng bước vào Thánh đạo, phải gọi là dự lưu hay sao?

Đáp: Nếu dựa vào nghĩa này thì cũng không ngăn cản nên gọi ấy, nhưng quả dự lưu là đầu tiên cho nên nhận lấy tên gọi ấy, những quả khác dựa vào đức riêng biệt cho nên lại thiết lập tên gọi khác.

Hỏi: Nhất lai- Bất hoàn và A-la-hán cũng được pháp không đọa, tại sao chỉ nói là quả dự lưu đạt được pháp không đọa?

Đáp: Cũng cần phải nói những quả khác mà không nói đến, thì nên biết kinh này là có cách nói khác. Lại nữa, các quả đều có nghĩa hơn hẳn và nghĩa hiển bày, nghĩa là quả dự lưu hơn hẳn về pháp không đọa, hiển bày về pháp không đọa, cho nên nói là không đọa, bởi vì không rơi vào nẻo ác, quả Nhất lai hơn hẳn về pháp Nhất lai, hiển bày về pháp nhất lai, cho nên nói là nhất lai, bởi vì chỉ có nên lần qua lại sinh tử, quả bất hoàn hơn hẳn về pháp bất hoàn, hiển bày về pháp bất hoàn, cho nên nói là bất hoàn, bởi vì không trở lại cõi dục, quả A-la-hán hơn hẳn về pháp vô sinh, hiển bày về pháp vô sinh, cho nên nói là vô sinh, bởi vì không nhận lấy thân đời sau. Vì vậy, chỉ riêng quả dự lưu nói là không đọa.

Hỏi: Dị sinh cũng có đạt được pháp không đọa, vì sao ở đây không nói đến dị sinh?

Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết nghĩa này có khác. Lại nữa, bởi vì dị sinh là không nhất định, nghĩa là các dị sinh đối với pháp không đọa có người đạt được-có người không đạt được, những người dự lưu thì nhất định đạt được pháp không đọa, cho nên chỉ nói đến dự lưu.

Định nghĩa là trú trong chánh định tu, những người dự lưu nhất định nhập Niết-bàn cho nên nói là định, bởi vì duyên đã biến đổi, giống như đồ vật chưa nung, từ trên ba tầng gác cao ném xuống đất, trong thời gian chưa đến mặt đất, tuy nói là chưa vỡ nát, mà chắc chắn sẽ vỡ nát, 82 cho nên cũng gọi là vỡ nát.

Hướng đến Bồ-đề thì tận trí -vô sinh trí gọi là Bồ-đề. Lúc ấy đối với Bồ-đề phát nguyện-vui thích có thể chịu được, cung kính-tôn trọngyêu quý-ham muốn tùy thuận hướng đến, sắp đến gọi là hướng về.

Cuối cùng bảy lần trở lại trong sinh tử, nghĩa là chỉ nhận lấy bảy lần sinh tử.

Hỏi: Cần phải nói là mười bốn hữu, hoặc là hai mươi tám hữu, nếu ở đây chỉ dựa vào hữu vốn có mà nói, thì phải nói là mười bốn hữu, bởi vì trong loài người, trên cõi trời đều có bảy hữu, nếu dựa vào hữu trong hữu vốn có mà nói, thì phải là hai mươi tám hữu, bởi vì trời-người đều có mười bốn hữu, đó là bảy bản hữu và bảy trung hữu tại sao chỉ nói là cuối cùng bảy lần trở lại trong sinh tử?

Đáp: Như vậy có bảy lần, không vượt qua bảy, cho nên nói là cao nhất bảy lần trở lại trong sinh tử, nghĩa là trời và người thì bản hữu, trung hữu đều có bảy.

Như kinh khác nói: “Đức Phật chuyển pháp luân, bốn đế ba lần chuyển là mười hai hành tướng” không phải là chỉ có ba lần chuyển mười hai hành tướng, mà nên nói là hai lần chuyển-bốn mươi tám hành tướng, nghĩa là đối với bốn đế đều có ba lần chuyển, mười hai hành tướng, cho nên nói như vậy.

Kinh khác cũng nói: “Có bảy xứ thiện và ba nghĩa quán, nhanh chóng ở trong Tỳ-nại-da Thánh pháp, có năng lực trừ hết các lậu”. Không nên nói là chỉ có bảy xứ thiện, điều ấy phải nói là có ba mươi lăm xứ thiện, hoặc là vô lượng xứ thiện. Bởi vì không vượt qua bảy cho nên đưa ra cách nói như vậy, nghĩa là đối với năm uẩn, hoặc là đối với pháp khác, mỗi nên loại đều có bảy xứ thiện, ở đây cũng như vậy.

Lại kinh khác nói: “Này Tỳ kheo! Nay ta sẽ nói về hai pháp, hai có nghĩa là nhẫn và sắc, cho đến ý và pháp”. Kinh ấy không phải là nói về hai, mà phải nói là có mười hai, bởi vì không vượt qua hai cho nên nói là hai pháp, ở đây cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao dự lưu chỉ trải qua bảy lần lưu chuyển qua lại trong sinh tử chứ không thêm-không bớt.

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Hoặc là thêm hay bớt cũng đều sinh ra nghi ngỡ, chỉ nhận chịu bảy lần trở lại trong sinh tử, bởi vì không trái với pháp tướng cho nên không cần phải vặn hỏi”.

Lại nữa, nhân dị thục ấy chỉ có như vậy mà cảm thấy quả dị thục theo thể lực hiện có. Lại nữa, vì nghiệp lực ấy cho nên có thể nhận lấy bảy lần sinh tử, vì lực của thánh đạo cho nên không đến lần thứ tám, như đi bảy bước mà bị rắn độc cắn, vì sức của đại chủng cho nên có thể đi bảy bước, vì thế lực của chất độc cho nên không đến bước thứ tám. Lại nữa, nếu nhận lấy lần sinh tử, thì đời thứ tám kia sẽ không có thánh đạo, thánh đạo là pháp vốn như vậy không dựa vào thân thứ tám của cõi dục, đời thứ tám kia nếu không có thánh đạo, thì thuận theo thấy đế rồi trở lại không thấy đế, đạt được thánh quả rồi trở lại không đạt được quả, tiến vào hiện quán rồi trở lại không hiện quán, thành thánh giả rồi trở lại làm dị sinh, đừng phát sinh sai lầm này, cho nên chỉ có bảy lần sinh tử. Lại nữa, nếu nhận lấy tám lần sinh tử thì vượt qua ba đời, vượt qua pháp Tỳ-nại-da của hằng hà sa Ứng Chánh Đẳng Giác, thì không phải là quyến thuộc bên trong của Như lai, như vượt qua bảy dòng họ thì không gọi là ruột thịt. Lại nữa, lúc nhẫn Tăng Thượng đã trừ bỏ bảy lần sinh trong loài trời-người của cõi dục, ở cõi sắc-vô sắc còn nên lần sinh khác, đạt được phi trạch diệt đối với những lần sinh còn lại, nếu pháp đã đạt được phi trạch diệt thì chắc chắn không hiện rõ trước mắt, cho nên chỉ có bảy lần sinh tử. Lại nữa, dự lưu có nghĩa thọ sinh đối với bảy xứ trên-dưới của cõi tục, bảy xứ nghĩa là cõi người và sáu cõi trời thuộc cõi dục, qua lại ở trong ấy bởi vì trời, người ngăn cách nhau cho nên nhận lấy bảy lần sinh tử. Lại nữa, bởi vì chín phẩm phiền não của cõi dục có thế lực sai biệt, cho nên dự lưu nhận lấy bảy lần sinh tử. Lại nữa, dự lưu đối với bảy lần sinh tử tu bảy giác chi được viên mãn, cho nên chỉ nhận lấy bảy lần sinh tử. Lại nữa, dự lưu đối với bảy lần sinh tử tu bảy Y định-bảy loại Thánh đạo được viên mãn, cho nên chỉ nhận lấy bảy lần sinh tử. Lại nữa, dự lưu đối với bảy lần sinh tử tu đạo có thể đối trị bảy loại tùy miên được viên mãn, cho nên chỉ nhận lấy bảy lần sinh tử không thêm, không bớt.

Bảy lần sinh lên cõi trời-bảy lần sinh trong loài người, đây là dựa theo dự lưu viên mãn mà nói. Quả báo (hữu) của trời-người đều nhận lấy bảy lần sinh tử, nhưng có lúc dự lưu sinh trong trời-người khác nhau, nghĩa là có lúc trời bảy-người sáu, có lúc người bảy-trời sáu, có lúc trời sáu-người năm, có lúc người sáu-trời năm, có lúc trời năm-người bốn, có lúc người năm-trời bốn, có lúc trời bốn, người ba, có lúc người bốntrời ba, có lúc trời ba-người hai, có lúc người ba-trời hai, có lúc trời haingười nên, có lúc người hai-trời nên. Trong này, tạm thời nói đến nhiều đời nhất, cho nên nói dự lưu ở trong người-trời đều bảy lần sinh tử.

Hỏi: Dự lưu viên mãn thì đầy đủ bảy ở nơi nào, là ở trên cõi trời hay là ở trong loài người mà nhận lấy sinh tử lần thứ bảy để nhập Niết-bàn?

Đáp: trong này có người nói: Nếu dựa vào đời này đạt được quả dự lưu, thì nói đời này tiến vào số bảy lần sinh tử. Người ấy đưa ra cách nói này: nếu trong loài người đạt được quả thì trên cõi trời đầy đủ bảy lần mà nhập Niết-bàn, nếu trên cõi trời đạt được quả thì trong loài người đầy đủ bảy lần mà nhập Niết-bàn. Có người đưa ra cách nói này: Nếu dựa vào đời này đạt được quả dự lưu, thì không nói đời này tiến vào số bảy lần sinh tử. Người ấy đưa ra cách nói này: Nếu trong loài người đạt được quả thì trở lại trong loài người đầy đủ bảy lần mà nhập Niết-Bàn. Nên biết rằng trong này, cách nói thứ nhất là phi lý, bởi vì trung hữu sinh ra đạt được quả hoàn toàn là dị sinh thâu nhiếp, vậy thì dự lưu chỉ nên nói là nhận lấy hai mươi bảy hữu, mà luận thi thiết nói: “Người dự lưu bởi vì lưu chuyển qua lại trong hai mưới tám hữu làm thành giới hạn của khổ”. Vì vậy không nên nói là lần đầu đắc quả sinh ra thì thiền vào số bảy lần sinh tử.

Hỏi: Nhận lấy bảy lần sinh tử thì trong sáu đời trước phát khởi thánh đạo, hay không?

Đáp: Có người nói: không phát khởi, nếu đấng phát khởi thì phải nhập Niết-bàn.

Có người nói: Cũng phát khởi, bởi vì nghiệp lực duy trì cho nên không nhập Niết-bàn.

Hỏi: Nếu đầy đủ bảy lần sinh tử mà không có Phật xuất thế, thì người tại gia ấy đạt được A-la-hán hay không?

Đáp: Có người nói: Không đạt được, người ấy cần phải xuất gia, tiếp nhận pháp phục khác, thì đạt được A-la-hán. Có người nói: Người tại gia ấy đạt được A-la-hán rồi, về sau cần phải xuất gia tiếp nhận pháp phục khác. Nói như vậy thì người ấy theo pháp vốn như thế mà trở thành tướng của đệ tử Phật thì mới đạt được quả cao nhất, như năm trăm vị tiên nhân ở trong núi Y-sư-ca tu đạo, vốn là Thanh văn trong thời kỳ không có Phật xuất hiện, vượn khỉ vì họ mà hiện bày tướng của đệ tử Phật, họ đều học theo mà chứng quả độc giác, chứ không có ai học theo và không tiếp nhận tướng của ngoại đạo.

Lưu chuyển qua lại thì tuổi thọ trên cõi trời hết mà sinh tử trong loài người, tuổi thọ trong loài người hết thì sinh lên trên cõi trời, như người vừa giàu sang dạo chơi ngắm nhìn trong vườn cây đẹp đẽ. Lưu, nghĩa là trung hữu, chuyển, nghĩa là bản hữu, làm thành giới hạn của khổ là nghĩa về chứng được giới hạn của khổ.

Hỏi: Giới hạn của khổ này là ở trong khổ, hay ở ngoài khổ? Nếu ở trong khổ thì đúng ra không phải là giới hạn, nếu ở ngoài khổ thì thí dụ hiện có giữa thế gian phải không hiểu thế nào? Như chiếc thẻ bằng vàng của thế gian thì phần đầu giữa và sau, không có gì không phải là vàng ròng, giới hạn của khổ cũng phải là khổ.

Đáp: Có người đưa ra cách nói này, giới hạn của khổ, nghĩa là ở trong khổ, chính là thể các uẩn cuối cùng của A-la-hán, tuy là khỗ mà không phải là nhân của khổ sau, không sinh ra khổ sau, khổ sau không nối tiếp, gọi là giới hạn của khổ. Có sư khác nói: Giới hạn của khổ, nghĩa là ở ngoài khổ, tức là Niết-bàn, bởi vì vĩnh viễn rời khỏi khổ cho nên gọi là giới hạn của khổ. Thí dụ, hiện có giữa thế gian không cần phải không hiểu, không phải là ba tạng thâu nhiếp cho nên không cần phải giải thích, bởi vì lý của pháp thế gian và pháp Thánh đều khác biệt.

******

Có ba căn bất thiện, đó là căn bất thiện tham, căn bất thiện sân, căn bất thiện si.

Hỏi: Ba căn bất thiện này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy mười lăm sự việc để làm tự tánh, nghĩa là căn bất thiện tham, sân đều lấy năm bộ của cõi dục là mười sự việc, căn bất thiện si lấy bốn bộ của cõi dục và nên phần do kiến khổ mà đoạn là năm sự việc, đó là si hệ thuộc cõi dục do kiến Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn hoàn toàn là bất thiện lập thành tham-sân-si cùng với bất cọng vô minh để làm thành thứ mười: Trong đó tám loại là bất thiện cho nên lập thành căn bất thiện, thân kiến và biên kiến tương ưng với vô minh là vô ký cho nên không phải là căn bất thiện.

Hỏi: Căn là bản của nhân, Thân kiến và Biên kiến tương ứng với vô minh đã là nhân của tất cả các pháp bất thiện, tại sao không lập làm căn bất thiện, thân kiến và biên kiến tương ưng với vô minh tuy là nhân của tất cả các pháp bất thiện, mà thể là vô ký cho nên không phải là căn bất thiện. Vì vậy, ba căn bất thiện lấy mười lăm sự việc để làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là căn bất thiện, căn bất thiện là nghĩa gì?

Đáp: Đối với các pháp bất thiện, có thể sinh ra, có thể nuôi lớn, có thể tăng lên, có thể thêm nhiều, có thể thâu nhiếp, có thể duy trì, có thể phát sinh, nghĩa như vậy là nghĩa của căn bất thiệt. Tôi giả thể hữu đưa ra cách nói như vậy: “Đối với các pháp bất thiện, có nghĩa làm nhân cho mình, là chủng tử, là chuyển, là tùy chuyển, là cùng dấy khởi, là thâu nhiếp thêm nhiều, đó là nghĩa của căn bất thiện”. Đại đức nói rằng: “Đối với các pháp bất thiện, có nghĩa làm gốc rễ, là có thể gieo trồng, là chuyển, là tùy chuyển, có thể thâu nhiếp thêm nhiều, đó là nghĩa của căn bất thiện.”

Hỏi: Nếu nghĩa của nhân bất biện là nghĩa của căn bất thiện, thì năm uẩn bất thiện của đời trước làm nhân cho năm uẩn bất thiện chưa sinh của đời sau, mười nghiệp đạo bất thiện của đời trước làm nhân cho mười đạo nghiệp đạo bất thiện chưa sanh của đời sau, ba mươi bốn tùy miên bất thiện của đời trước làm nhân cho ba mươi bốn tùy miên bất thiện chưa sinh của đời sau, những pháp bất thiện như vậy đều phải lập làm căn bất thiện, tại sao chỉ nói ba căn bất thiện?

Đáp: Tôn giả Thế hữu đưa ra cách nói như vậy: “Đây là Đức Thế tôn quán sát chúng sinh đã giáo hóa nên nghe pháp mà có cách nói tóm lược khác”. Hiếp tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thế dụng-tánh tướng của các pháp, người khác không thể nào biết được. Nếu pháp cần phải lập làm căn bất thiện thì sẽ lập ra, cho nên không cần phải vặn hỏi”. Tôn Giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Đại Sư biết ba loại thamsân-si này làm nhân cho các pháp bất thiện với thế dụng nặng về nên phía, gần về nên phía, cho nên lập làm căn”.

Lại nữa, trong các pháp bất thiện, ba loại này là mạnh nhất, có danh nghĩa hơn hẳn, cho nên cố ý lập làm . Lại nữa, trong các pháp bất thiện, ba loại này khó đoạn trừ, khó phá bỏ, khó vượt qua, cho nên cố ý lập các làm căn. Lại nữa, trong các pháp bất thiện ba loại này quá nặng, quá nhiều, quá mạnh, cho nên cố ý lập làm căn. Lại nữa, ba loại này làm chướng ngại gần cho ba loại căn thiện, là oán địch tăng thượng của ba căn thiện, cho nên cố ý lập làm căn bất thiện. Lại nữa, lúc lìa nhiễm dục thì ba loại này làm khó dễ-gây chướng ngại hết sức, giống như ngục tốt canh giữ, cho nên cố ý lập làm căn bất thiện. Lại nữa, trong các pháp bất thiện thì ba loại này là đứng đầu, giống như vị tướng dũng mãnh đi ở trước đoàn quân, nhờ vào thế lực này mà các pháp bất thiện khác đều được sinh trưởng, cho nên cố ý lập làm căn. Lại nữa, trong các pháp bất thiện ba loại này là nhân, là gốc rễ, là dẫn đường, là tích tập, là duyên, là cùng lấy khởi, là chủ động gây ra, là người chủ, là nguồn gốc, cho nên lập làm căn. Nhân là bởi vì giống như hạt giống, gốc rễ là bởi vì vững chắc, dẫn đường là bởi vì có năng lực dẫn dắt, tích tập là bởi vì có năng lực phát sinh, duyên là bởi vì có năng lực giúp đỡ, cùng dấy khởi là bởi vì có năng lực phát triển, chủ động gây ra là bởi vì có năng lực nuôi lớn, người chủ là bởi vì có năng lực thâu nhiếp tiếp nhận, nguồn gốc, nguồn gốc là bởi vì có năng lực làm nơi nương tựa.

Lại nữa, Bởi vì ba pháp này có đủ năm nghĩa, cho nên lập thành căn bất thiện, pháp khác thì không như vậy. Nghĩa là bà pháp này gồm chung năm bộ, có khắp sáu thức là tánh của tùy miên, có thể phát khởi thân nghiệp-ngữ nghiệp thô ác, lúc đoạn căn thiện thì chúng là gia hạnh mạnh nhất. Gồm chung năm bộ, nghĩa là gồm chung do kiến khổ mà đoạn cho đến do tu mà đoạn, đây là chọn lấy năm kiến và nghi. Có khắp sáu thức, nghĩa là tương ưng với nhãn thức cho đến ý thức, đây là chọn lấy mạn. Là tánh của tùy miên, nghĩa là căn bất thiện tham là tánh của tùy miên dục tham, căn bất thiện ân là tánh của tùy miên sân nhuế, căn bất thiện si là tánh của tùy miên vô minh, đây là chọn lấy những cấu uế phiền não ràng buộc… Có thể phát khởi thân nghiệp-ngữ nghiệp thô ác, như trong kinh nói: “Tham-sân-si sinh ra tất cả thân-ngữ-ý nghiệp thô ác. Lúc đoạn căn thiện thì chúng là gia hạnh mạnh nhất, như luận Thi thiết nói: “Đoạn các căn thiện, vì sao mà đoạn, dùng hành tướng nào để đoạn? Nghĩa là như có nên loại là tham-sân-si mạnh mẽ nhanh nhạy hết sức, cho đến nói rộng ra”. Hai căn này đều giải thích về nghĩa của căn bất thiện.

Hỏi: Tà kiến tăng thượng có thể đoạn mất căn thiện, tại sao không lập làm căn bất thiện?

Đáp: Đoạn gia hạnh thiện và lúc đang đoạn thì ba loại này đều hơn hẳn, cho nên lập làm căn, tà kiến chỉ hơn hẳn đối với lúc đoạn thiện chứng không phải là ở phần vị gia hạnh, cho nên không lập làm căn. Nghĩa là những việc làm nhiễm-tịnh-trong-ngoài, lúc gia hạnh thì khó, lúc cứu cánh thì dễ. Như các Bồ-tát thấy lão bệnh tử bức bách làm khổ não cho thế gian, vì cứu giúp cho nên mới phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nhờ vào tâm này mà trải qua ba vô số kiếp, tu tập trăm ngàn khổ hạnh khó thực hành, không có gì làm cho trở ngại, luôn luôn không thối chuyển. Tâm Bồ-đề ban đâu thật là khó có được, chứ không phải là về sau vào lúc đạt được tận trí-Vô sinh trí, mà tu pháp thiện của ba cõi trong vị lai. Vì vậy, tà kiến không phải là căn bất thiện. Lại nữa lúc đoạn căn thiện thì ba loại này là chuyển cũng là tùy chuyển, cho nên không lập làm căn, có ngườ đưa ra cách nói này: Lúc đoạn căn thiện thì tham-sân-si chỉ là chuyển, si cũng là tùy chuyển, cho nên lập làm căn, tà kiến chỉ là tùy chuyển chứ không phải là chuyển, lúc cứu cánh thì dễ cho nên không lập làm căn. Lại nữa, sở dĩ tà kiến có thể đoạn căn thiện, nên biết đều là do sức mạnh của tham-sân-si, cho nên chỉ lập tham-sân-si làm căn. Nghĩa là căn bất thiện phá hoại áp chế pháp thiện, làm cho pháp thiện không có thế lực mà yếu kém suy sụp, sau đó tà kiến mới có thể đoạn mất căn thiện.

Lại nữa, trước đây nói có đủ năm nghĩa thì lập làm căn bất thiện, tà kiến thì không như vậy. Nghĩa là chỉ tương ứng với ý thức của bốn bộ, tuy là tánh của tùy miên, mà không thể nào phát khởi thân nghiệp, ngữ nghiệp thô ác, tâm do kiến mà đoạn đối với thân nghiệp-ngữ nghiệp, không phải là nhân gần cùng dấy khởi, sát-na cùng dấy khởi, không phải là gia hạnh mạnh nhất lúc đoạn thiện, cho nên tà kiến không phải là căn bất thiện. Bởi vì năm nghĩa trước mà tổng quát chọn lấy năm uẩn bất thiện khác, nghĩa là sắc uẩn bất thiện thì năm nghĩa đều không có, thọ-tưởng-thức uẩn bất thiện và hành uẩn tương ứng với triền cấu không phải là tùy miên, tuy gồm chung năm bộ, có khắp sáu thức, có thể phát khởi thân nghiệp, ngữ nghiệp thô ác, mà thiếu đi hai nghĩa còn lại; hành uẩn bất tương ưng bất thiện tuy gồm chung năm bộ mà thiếu đi bốn nghĩa sau. Trong các tùy miên thì năm kiến và nghi, tuy là tánh của tùy miên mà thiếu đi bốn nghĩa còn lại, nay tôi gồm chung năm bộ, là tánh của tùy miên, có thể phát khởi thân nghiệp-ngữ nghiệp thô ác, mà thiếu đi hai nghĩa còn lại. Trong mười triền thì hôn trần, tùy miên, vô tàm, vô quý, tuy gồm chung năm bộ, có khắp sáu thức, có thể phát khởi thân nghiệp, ngữ nghiệp thô ác, mà thiếu đi hai nghĩa còn lại, thụy miên tuy gồm chung năm bộ mà thiếu đi bốn nghĩa còn lại; phần phúc ác tác tật-xan, tuy cũng có thể phát khởi thân nghiệp – ngữ nghiệp thô ác, mà thiếu đi bốn nghĩa còn lại, siểm, cuống, kiêu, hại, hận, não, là đẳng lưu phiền não cho nên gọi là phiền não cấu, tuy cũng có thể phát khởi thân nghiệp – ngữ nghiệp thô ác, mà thiếu đi bốn nghĩa còn lại, cho nên đều không lập làm căn bất thiện.

Lại nữa, ba loại tham-sân-si, là tập hợp căn bản tăng thượng của nghiệp, cho nên lập làm căn bất thiện. Như trong kinh nói : “Này Ca-lama! nên biết rằng ba loại tham-sân-si là tập hợp căn bản của nghiệp”. Nên biết rằng kinh này dựa vào tăng thượng mà nói, những loại khác không phải là tăng thượng, cho nên không lập làm căn. Lại nữa, ba loại tham-sân-si lần lượt chuyển đổi dẫn dắt nhau, lần lượt chuyển đổi giúp đỡ nhau, cho nên lập làm căn. Như trong kinh nói :“Tham có thể dấy khởi sân, sân có thể dấy khởi tham, vô minh giúp đỡ cả hai, nên biết là cũng thuận theo tham-sân dấy khởi”. Lại nữa, ba loại này tùy tăng nhiều đối với ba thọ, cho nên lập làm căn bất thiện; những pháp khác thì không như vậy. Như nói tham tùy tăng đối với Lạc thị, sân tùy tăng đối với khổ thọ, si tùy tăng đối với bất khổ-bất lạc thọ.

Hỏi: Tất cả tùy tăng đối với mỗi nên thọ, tại sao trong này đưa ra cách nói như vậy?

Đáp: Bởi vì thuận theo phần nhiều cho nên đưa ra cách nói như vậy. Nghĩa là đối với lạc thọ thì tham nhiều tùy tăng, đối với khổ thọ thì sân nhiều tùy tăng, đối với bất khổ – bất lạc thọ làm căn bản, tạo ra nhiều ác hành dẫn đến nhiều quả khổ; sân dựa vào khổ thọ và dấy khởi, lấy khổ thọ làm căn bản, tạo ra nhiều ác hành dẫn đến nhiều quả khổ; si dựa vào bất khổ – bất lạc thọ mà dấy khởi. Lấy bất khổ – bất lạc thọ làm căn bản, tạo ta nhiều ác hành dẫn đến nhiều quả khổ, cho nên đưa ra cách nói này. Lại nữa, ba loại này Đức Phật nói là trái – thuận cho nên lập làm căn bất thiện, những pháp khác thì không như vậy. Nghĩa là trong kinh mói: “Các loài hữu tình bởi vì lực trái – thuận mà nổi lên nhiều điều tranh chấp, như chúng Chư Thiên và A-tố-lạc bởi vì lực trái thuận mà thường xuyên dấy khởi chiến tranh, cũng như La-maha -phạt-noa… vì dòng sông Tư Đà mà cùng dấy khởi, những trận đánh ác liệt, vì vậy mà sát hại vô lượng hữu tình”. Nên biết điều do lực trái thuận, trái thì nghĩa là sân, tham thì gọi là thuận.

Hỏi: Trong này tại sao không nói đến si?

Đáp: Si tức là thâu nhiếp ở trong hai phần này, đã nói đến trái thuận thì đã nói đến si. Nếu các hữu tình không ngu si, thì vì cảnh tuyệt vời của cõi trời lại không tạo điều ác, huống là vì cảnh của nhân gian và cảnh của uế ác, mà nổi lên đấu tranh tạo ra những nghiệp ác, vì vậy mà lưu chuyển nhận lấy khổ đau vô cùng tận hay sao?

Lại nữa, bởi vì sơ lược nêu rõ về cửa ngõ và tầng bật của phiền não, cho nên nói căn bất thiện có có ba loại, nghĩa là các phiền não do ba phẩm thâu nhiếp-phẩm tham-phẩm sân-phẩm si là ba phẩm. Như trong kinh nói : “Đức Phật bảo với Phạm Chí: Nếu các hữu tình để cho tâm nhiễm hai mươi mốt loại phiền não, thì tuy tự mình chấp là có pháp thanh tịnh chân thật, đạt được thanh tịnh cứu cánh, mà rơi vào nẽo ác nhận lấy thân thấp hèn”. Đại đức Pháp cứu từ trong kinh ấy, thâu lấy các phiền não đều đưa ra vào ba phẩm, nghĩa là tham-sân-si có ba phẩm sai biệt, mà nói nên thì nói đến tất cả các phẩm ấy. Như nói về phẩm tham-phẩm sân-phẩm không ân oán, phẩm vừa ý, phẩm không vừa ý, phẩm không phải là hai loại, nên biết cũng như thế.

Lại nữa, do ba căn bất thiện khởi lên mười nghiệp ác rơi vào mười chỗ ác, cho nên chỉ nói đến căn bất thiện. Thế nào là ba căn bất thiện, khởi lên mười nghiệp đạo ác? Như trong kinh nói: “Sát sinh có ba loại, đó là tham-sân-si sinh khởi, cho đến tà kiến nên biết cũng như vậy”. Luận thi thiết cũng nói : “Ba căn bất thiện là gốc của nhân sinh trưởng mười nghiệp đạo ác”. Thế nào là do mười nghiệp đạo ác rơi vào mười chỗ ác? Như trongkinh nói: Nghiệp đạo sát sinh, nếu thói quen, nếu làm

theo, nếu đã làm nhiều, thì có năng lực làm cho chúng sinh phải rơi vào chốn địa ngục, bàng sinh, ngạ quỹ nói rộng ra cho đến tà kiến cũng như vậy”. Luận thi thiết cũng nói: “nghiệp đạo sát sinh, nếu thói quen, nếu đã làm nhiều, thì phẩm cao nhất sẽ đọa vào địa ngục vô gián, tiếp đến kém hơn thì đọa vào địa ngục Đại Hào khiếu, tiếp đến kém hơn thì đọa vào địa ngục Hào khiếu, tiếp đến kém hơn thì đọa vào địa ngục Chúng Hợp, tiếp đến kém hơn thì đọa vào địa ngục Hắc Thằng, tiếp đến kém hơn thì đọa vào địa ngục Đẳng Hoạt, tiếp đến kém hơn thì đọa vào địa ngục Bàng sinh, thấp kém nhất thì đọa vào cõi Ngạ Quỷ, nói rộng ra cho đến tà kiến cũng như vậy”.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói vì cấu uế bên trong là lập làm căn bất thiện nhưng pháp khác thì không như vậy. Như trong kinh nói : Cấu uế bên trong có ba, đó là tham-sân-si” như nói về cấu uế bên trong; oán thù bên trong, hiềm khích bên trong, giặc cướp bên trong cũng vậy.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói có tăng-giảm thì lập làm căn bất thiện, những pháp khác thì không như vậy. Như trong kinh nói: “Thế nào là tham tăng, sân tăng, si tăng ? Thế nào là tham giảm, sân giảm, si giảm? “Đối với những phiền não khác không nói đến tăng-giảm, cho nên không lập làm căn bất thiện.

Lại nữa, như nói tăng thượng là nhân duyên lui sụt thì lập làm căn bất thiện, những pháp khác thì không như vậy. Như nói: “Các tỳ kheo -Tỳ kheo ni, nếu tự mình quan sát thấy tham-sân-si tăng lên, thì phải tự mình biết rõ ràng các pháp thiện đang lui sụt”.

Lại nữa, như Đức Phật nói vì phiền não làm chướng ngại thì lập làm căn bất thiện, những pháp khác thì không như vậy. Như nói: “Thế nào gọi là phiền não chướng? Nghĩa là có nên loại người cả ba thứ tham -sân-si, thường xuyên hiện hành, tăng thượng mạnh mẽ hết sức”.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói chúng là trần thì lập làm căn bất thiện, những pháp khác thì không như vậy. Như trong kinh nói: “Trần có ba loại, đó là tham-sân-si”. Như nói là trần, căn trượt ngã-cấu uếnhiệt não-đơn độc-lửa cháy-dao đâm-nhọt độc-bệnh tật cũng như vậy.

Vì vậy, lập là ba căn bất thiện.

Hỏi: Ba căn bất thiện hiện khởi như thế nào ?

Đáp: Nếu tâm khởi tham thì sân không khởi, nếu tâm khởi sân thì tham không khởi, hai tâm này khởi thì quyết định có si . Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành tướng của tham-sân-si lại trái ngược lẫn nhau, si thì không sợ như vậy. Hành tướng của tham là vui mừng, hành tướng của sân là lo buồn, hành tướng của vô minh đều không trái ngược nhau.

Lại nữa, lúc tham hiện khởi làm cho thân tăng thêm bởi vì thâu nhiếp duy trì cho thân, lúc sân hiện khởi làm cho thân giảm bớt bởi vì hủy hại làm hỏng đến thân, si đối với hai loại này đều không trái ngược nhau. Lại nữa, tham hiện khởi làm cho thân mềm mại vừa ý, vui sướng với sở duyên, nếu yêu thích cảnh trước mắt thì ngày đêm nhìn ngắm không biết chán đủ, sân hiện khởi làm cho thân thô nhám cứng cỏi, ghét bỏ đối với sở duyên, nếu chán ghét cảnh trước mắt thì thậm chí không muốn đưa mắt nhìn đến, si đối với hai sự việc này đều không trái ngược nhau.

Ba căn bất thiện đều gồm chung căn bộ cũng có khắp sáu thức. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu căn bất thiện chỉ do kiến mà đoạn, thì pháp bất thiện do tu mà đoạn sẽ không có căn mà sinh ra. Nếu căn bất thiện chỉ do tu mà đoạn, thì pháp bất thiện do kiến mà đoạn sẽ không có căn mà sinh ra. Vì vậy, căn bất thiện chắc chắn gồm chung năm bộ. Nếu căn bất thiện chỉ thuộc về ý địa, thì pháp bất thiện trong năm thức sẽ không có căn mà sinh ra. Nếu căn bất thiện chỉ thuộc về năm thức thì pháp bất thiện trong ý địa sẽ không có căn mà sinh ra. Vì vậy, căn bất thiện chắc chắn có khắp sáu thức. Nếu tham cùng hiện khởi thì các tâm bất thiện do hai căn cho nên nói là có căn, đó là tham và vô minh tương ưng với nó. Nếu sân cùng hiện khởi thì các tâm bất thiện do hai căn cho nên nói là có căn, đó là sân và vô minh tương ưng với nó. Những hoặc khác cùng hiện khởi thì các tâm bất thiện do nên căn cho nên nói là có căn, đó là chỉ có vô minh.

Hỏi: Nhiều nơi nói về căn, đó là có nơi nói hữu thân kiến là căn, hoặc có nơi nói Đức Thế Tôn là căn, hoặc có nơi nói dục là căn, hoặc có nơi nói bất phóng dật là căn, hoặc có nơi nói tự tánh là căn. Danh nghĩa của các căn này sai biết thế nào?

Đáp: Nói hữu thân kiến là căn, là dựa vào những kiến chấp, nghĩa là chấp ngã-ngã sở cho nên sinh trưởng sáu mươi hai kiến chấp. Nói Đức Thế Tôn là căn, là dựa vào pháp mà Đức Phật đã thuyết ra, nghĩa là chỉ riêng Đức Phật có năng lực thuyết ra các pháp môn vi diệu như tạp nhiễm-thanh tịnh-ràng buộc-giải thoát-lưu chuyển-hoàn diệt…

Nói dục là căn, là dựa vào sự tích tập pháp thiện, nghĩa là cần phải có mong muốn thì mới có thể tích tập những điều thiện. Nói bất phóng dật là căn, là dựa vào sự giữ gìn pháp thiện, nghĩa là không buông thả cho nên có năng lực giữ gìn những điều thiện, những người buông thả tuy có pháp thiện mà vẫn lui sụt hủy hoại. Nói sự tánh là căn, là dựa vào tự thể không rời bỏ, nghĩa là tất cả cá pháp lấy sự tánh làm căn, không mất đi tự thể.

Hỏi: Nếu như vậy thì pháp vô vi cũng phải nói là có căn?

Đáp: Nếu dựa vào nghĩa này mà nói các pháp vô vi gọi là có căn, thì cũng không có sai lầm gì. Có người nói, có nơi nói tự tánh là căn là dựa vào nhân đồng loại, làm nhân đồng loại cho pháp tương tự với tự tánh chưa sinh của đời sau.

Hỏi: Khổ pháp trí nhẫn và pháp cùng dấy khởi nên gọi là không có căn?

Đáp: Trí này tuy không có nhân đồng loại mà làm nhân đồng loại cho pháp khác, các pháp vô vi thì không như vậy. Có người đưa ra các nói này: khổ pháp trí nhẫn và pháp cùng dấy khởi tuy không có nhân đồng loại, mà có nhân tương ứng-câu hữu, cho nên không gọi là pháp không có căn.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trong này tự thể nói là tự tánh, bởi vì không có nơi nào nói đến nhân là tự tánh cả.

Có ba lậu, đó là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Hỏi: Ba lậu này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy nên trăm lẻ tám sự làm tự tánh, nghĩa là dục lậu lấy bốn mươi sự của cõi dục làm tự tánh, là tham có năm sân có năm mạn có năm kiến có mười hai, nghi có bốn, triền có mười, hữu lậu lấy năm mươi hai sự của cõi sắc, vô sắc làm tự tánh, tức là tham có mười, mạn có mười, kiến có hai mươi bốn, nghi có tám, vô minh lậu lấy mười lăm sự của ba cõi làm tự tánh, tức là cõi dục, sắc và vô sắc đều có năm bộ vô minh. Bởi vì ba lậu này lấy nên trăm lẻ tám sự làm tự tánh, trong luận phẩm loại túc nói: “Thế nào là dục lậu? Nghĩa là ở cõi dục trừ ra vô minh, còn lại các kiết ràng buộc, tùy miên, tùy phiền não, triền, đó gọi là dục lậu. Thế nào là hữu lậu? Nghĩa là ở cõi sắc, vô sắc trừ ra vô minh, còn lại các kiết ràng buộc, tùy miên, tùy phiền ão, triền, đó gọi là hữu lậu. Thế nào là vô minh lậu? Nghĩa là không biết gì về ba cõi, đó gọi là vô minh lậu”. Luận ấy nói hợp lý, nếu đưa ra cách nói như vậy: “Duyên với không biết gì về ba cõi, đó gọi là vô minh lậu”, thì đúng ra không thâu nhiếp vô lậu duyên với vô minh.

Hỏi: Ác hành của thân-ngữ là tùy phiền não, hay không phải là tùy phiền não? Giả sử như vậy thỉ có gì sai? Nếu là tùy phiền não tại sao trong này không nói? Nếu không phải là tùy phiền não thì luận thức thân chứ không phải là kiết, không phải là phược, không phải là tùy miên, mà là tùy phiền não chứ không phải là triền, phải loại trừ, phải xa bỏ, phải đoạn dứt, phải biết tất cả, luôn luôn sinh ra dị thục khổ đau 85 của đời sau.

Đáp: Có người đưa ra cách nói này, ác hành của thân, ngữ là tùy phiền não.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trong này không nói?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, nếu pháp là tùy phiền não mà cũng là triền, thì trong này nói đến nó, ác hành của thân, ngữ tuy là tùy phiền não mà không phải là triền, cho nên trong này không nói. Lại có người nói: Ác hành của thân, ngữ không phải là tùy phiền não.

Hỏi: Luận thức thân túc nói phải thông hiểu thế nào?

Đáp: Luận thức thân túc nên đưa ra cách nói như vậy: Ác hành của thân-ngữ là bất thiện chứ không phải là kiết, không phải là phược, không phải là tùy miên, không phải là tùy phiền não, không phải là triền, cho đến nói rộng ra. Nhưng mà luận ấy nói là tùy miên, phiền não, bởi vì các hành của thân, ngữ bị tùy phiền não làm cho rối loạn, cho nên cũng gọi là tùy phiền não.

Hỏi: Nếu như vậy thì ác hành của thân, ngữ cũng bị kiết làm cho ràng buộc, cho đến bị triền làm cho vướng mắc, cũng phải gọi là kiết cho đến gọi là triền chứ?

Đáp: Theo lý thì cũng phải như vậy, mà không nói thì nên biết vấn đề ấy có cách nói khác. Lại nữa, luận ấy làm rõ về cách nghe khác nhau, cách nói khác nhau, bởi vì cách nói khác nhau cho nên nghĩa sẽ dễ dàng hiểu được. Lại nữa, luận ấy làm rõ về hai môn, hai phương cách, hai bậc thềm, hai nấc thang, hai ngọn đuốc, hai ánh sáng, hai nét vẽ, hai hình ảnh, nhờ vào những môn… này mà hai nghĩa đều thông suốt. Như dự tánh ấy không phải là kiết… cũng không phải là tự tánh của tùy phiền não, cho nên thuận theo gọi là không phải tùy phiền não. Như ác hành của thân ngữ bị tùy phiền não làm cho rối loạn cho nên gọi là tùy phiền não, cũng bị kiết làm cho ràng buộc, cho đến bị triền làm cho vướng mắc, cho nên thuận theo gọi là kiết cho đến gọi là triền, luận ấy chỉ làm rõ về hai môn… tất cả làm sáng tỏ về nên cách nói có hai nghĩa cùng thông suốt. Vì vậy, ba lậu lấy nên trăm lẻ tám sự làm tự tánh của nó. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là lậu, lậu có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa giữ lại, nghĩa dừng lâu, nghĩa dòng chảy, nghĩa giữ chặt, nghĩa mê hoặc, nghĩa say sưa, đều là nghĩa của lậu. Nghĩa giữ lại là nghĩa của lậu, là chỉ làm cho hữu tình ở lại mãi trong cõi dục-sắc và vô sắc, đó là các lậu. Nghĩa dừng lâu là nghĩa của lậu, như hạt giống ngâm lâu trong chậu ẩm ướt thì có thể nảy mầm, như vậy hữu tình dừng lâu trong chậu phiền não thì chung tử của nghiệp có thể sinh ra quả báo của đời sau. Nghĩa dòng chảy là nghĩa của lậu, như suối chảy ra nước, bầu vú chảy ra sữa, như vậy dòng chảy các lậu tuôn ra từ cửa ngõ sáu xứ của hữu tình. Nghĩa giữ chặt là nghĩa của lậu, như người bị người khác giữ chặt cho nên không thể nào tùy ý dạo chơi khắp nơi. Như vậy hữu tình bị các phiền não giữ chặt cho nên vòng đi vòng lại trong các cõi các nẻo, các đời, không được tự do hướng về cảnh giới Niết-bàn. Nghĩa mê hoặc là nghĩa của lậu, như người bị quỷ làm cho mê hoặc, điều không nên nói mà lại nói, việc không nên làm mà cứ làm, đều không nên suy nghĩ mà cứ suy nghĩ, như vậy hữu tình bị các phiền não làm cho mê hoặc mà khởi lên ba loại ác hành của thân, ngữ và ý. Nghĩa say xưa mê loạn, không biết rõ việc nên làm, không nên làm, không có gì hổ thẹn mà buông thả điên đảo, như vậy hữu tình uống rượu phiền não, không biết rõ việc nên làm, không nên làm, không có gì hổ thẹn mà buông thả điên đảo.

Phái Thanh Luận nói: A-tát-lạp-phược thì Tát-lạp-phược là nghĩa của dòng chảy, A là nghĩa của phạm vi giới hạn. Như nói Trời tuôn mưa A-ba-tra-lê, hoặc bố thí tiền bạc lương thực cho A-chiên-trà-la, chữ A biểu hiện về nghĩa từ nơi này đến nơi kia. Như vậy phiền não cuốn trôi đưa đẩy hữu tình cho đến Hữu Đảnh, cho nên gọi là lậu.

Hỏi: Nếu nghĩa giữ lại là nghĩa của lậu, thì các nghiệp cũng có công năng giữ lại, trong kinh nói: “Hai nhân, hai duyên giữ các hữu tình ở mãi trong sinh tử, đó là phiền não và nghiệp. Bởi vì phiền não và nghiệp làm chủng tử, cho nên sinh tử khó đoạn, khó phá, khó diệt”. Có người lúc tám tuổi hoặc là lúc mười tuổi, đoạn trừ hết phiền não, chứng được A-la-hán, chỉ bởi vì nghiệp lực mà vẫn ở trong sinh tử, hoặc chín mươi tuổi, có người đến trăm tuổi, tại sao chỉ nói phiền não là lậu chứ không nói đến nghiệp?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết nghĩa này có khác. Lại nữa, bởi vì nghiệp không nhất định, nghĩa là hoặc có nghiệp giữ các hữu tình ở mãi trong sinh tử, hoặc lại có nghiệp làm cho các hữu tình đối trị với sinh tử; phiền não thì không như vậy, cho nên chỉ riêng nó gọi là lậu. Lại nữa, nghiệp do thế lực của phiền não dẫn dắt, cho nên chỉ nói phiền não là lậu chứ không phải là nghiệp. Có người hết phiền não mà còn sống lâu, thì cũng là do thế lực còn lại của phiền não; như lấy nắm bùn ném vào tường, tuy bùn khô mà không rơi xuống, nên biết đây là lực còn lại của lúc còn ướt. Lại nữa, bởi vì hết phiền não mà nhập Niết-bàn, chứ không phải là do hết nghiệp, cho nên nghiệp không phải là lậu; nghiệp của các A-la-hán tích tụ như núi, bởi vì uẩn sau không nối tiếp, cho nên nhập Niết-bàn.

Hỏi: Vì sao các phiền não của cõi dục đều trừ ra vô minh mà lập thành dục lậu, các phiền não của cõi sắc-vô sắc trừ ra vô minh mà lập thành hữu lậu, vô minh của ba cõi lại lập thành vô minh lậu?

Đáp: Trước đây đưa ra cách nói như vậy: Nghĩa giữ lại là nghĩa của lậu. Hữu tình cõi dục sở dĩ trong cõi dục là bởi vì tâm của họ mong mỏi đối với dục, đau buồn, vui thú đối với dục, khâm phục ao ước đối với dục, hy vọng đối với dục, suy nghĩ theo đuổi đối với dục, tìm kiếm hỏi han đối với dục, say mê tham đắm đối với dục, cho nên các phiền não của cõi dục đều trừ ra vô minh và lập thành dục lậu. Hữu tình cõi sắc, vô sắc sở dĩ ở trong cõi sắc, vô sắc là bởi vì tâm của họ mong mỏi đối với hữu, đau buồn, vui thú đối với hữu, ao ước kính trọng đối với hữu, hy vọng đối với hữu, suy nghĩ theo đuổi đối với hữu, tìm kiếm hỏi han đối với hữu, say mê tham đắm đối với hữu, cho nên các phiền não của cõi sắc, vô sắc trừ ra vô minh mà thành lập hữu lậu. Hữu tình ba cõi sỡ dĩ tâm mong mỏi dục – hữu, cho đến say mê tham đắm dục – hữu mà ở trong ba cõi, đều là do sức mạnh của không hiểu biết, cho nên vô minh của cõi lập thành vô minh lậu.

Lại nữa, hữu tình ở cõi dục tuy cũng mong cầu về hữu, mà phần nhiều là mong cầu về dục, cho nên các phiền não của cõi dục đều loại trừ vô minh mà lập thành dục lậu, hữu tình cõi sắc, vô sắc hoàn toàn không mong cầu về dục mà chỉ mong cầu đối với hữu. Có người đưa ra cách nói này: Tuy cũng mong cầu về dục mà phần nhiều là mong cầu về hữu, cho nên các phiền não của cõi sắc – vô sắc loại trừ vô minh mà lập thành hữu lậu. Hữu tình ba cõi sở dĩ phần nhiều mong cầu về dục và hữu là do sức mạnh là do của không hiểu biết, cho nên vô minh của ba cõi lập thành vô minh lậu.

Lại nữa, nếu cõi có thành-có hoại thì do cõi mà sinh ra phiền não đều loại trừ vô minh lập thành dục lậu, nếu cõi có thành, không có hoại thì do cõi mà sinh ra phiền não, loại trừ vô minh lập thành hữu lậu. Địa của tĩnh lự tuy cũng có thành, có hoại mà tĩnh lự thứ tư và cõi vô sắc có thành, không có hoại, cho nên thuận theo số nhiều mà nói. Nếu cõi có thành, có hoại và cõi có thành, không có hoại thì hữu tình ở đó là do sức mạnh của không hiểu biết, cho nên vô minh của ba cõi lập thành vô minh lậu.

Có nơi khác chỉ giải thích về nguyên nhân lập thành hữu lậu nghĩa là trú vào hữu nơi này mong cầu về hữu nơi kia hoặc trú vào nơi kia mà không mong cầu về hữu nơi này, cho nên phiền não ở đó loại trừ vô minh lập thành hữu lậu. Luận sư phái Thí dụ chỉ lập ra hai lậu, đó là vô minh lậu và hữu ái lậu, bởi vì căn bản của hai phạm vi duyên khởi, nghĩa là vô minh là căn bản duyên khởi của phạm vi trước, hữu ái là căn bản duyên khởi của phạm vi sau.

Hỏi: Phái ấy giải thích ba lậu trong kinh thế nào?

Đáp: Phái ấy nói hữu ái có hai loại, đó là có loại bất thiện, có loại vô lý, có loại có dị thục, có loại không có dị thục, có loại cảm hai quả, có loại cảm nên quả, có loại tương ứng với vô tàm vô quý, có loại không tương ứng với vô tàm vô quý. Các pháp bất thiện có dị thục, cảm hai quả tương ứng với vô tàm vô quý, thì lập thành dục lậu. Bởi vì ái này cho nên những phiền não khác của cõi dục đều loại trừ vô minh cũng gọi là dục lậu. Các pháp vô ký không có dị thục, cảm nên quả không tương ứng với vô tàm vô quý, thì lập thành hữu lậu. Bởi vì ái này cho nên những phiền não khác của cõi sắc-vô sắc loại trừ vô minh cũng gọi là hữu lậu.

Hỏi: Vì sao do ái mà những phiền não khác đều loại trừ vô minh, gọi là dục lậu và hữu lậu?

Đáp: Bởi vì ái này khó đoạn-khó phá-khó vượt qua và quá nặng, quá nhiều, quá mạnh, có thể làm cho giới sai khác-địa sai khác-bộ sai khác; bởi vì thế lực của ái sinh ra các phiền não, cho đến nói rộng về tai họa của ái, cho nên do ái mà những phiền não khác đều có được tên gọi của hai lậu.

Hỏi :Vì sao vô minh của ba cõi tách biệt để lập thành vô minh lậu?

Đáp: Hiếp Tôn Giả nói: “Đức Phật biết rõ về thế dụng, tách hướng của các pháp không có gì sai lầm, nếu pháp có thể tùy ý nên mình lập thành lậu thì cứ nên mình lập thành lật, nếu không có thể tùy ý nên mình lập thành lậu thì phải cùng nhau lập thành lậu, cho nên không cần phải vặn hỏi.”

Lại nữa, trước đã nói lậu là nghĩa giữ lại, không có phiền não nào khác giữ các hữu tình ở mãi trong sinh tử như vô minh, cho nên nên mình nó lập thành lậu. Tôn giả Diệu Am đưa ra cách nói như vậy: “Đức Phật biết rõ vô minh giữa các hữu tình ở mãi trong sinh tử, thế lực nhanh chóng và rất sâu nặng, thân cận vượt quá những phiền não khác, cho nên nên mình nó lập thành lậu.”

Lại nữa, bởi vì vô minh mà đối với cảnh đã biết nảy sinh yêu thích-giận dữ và ngu si, cho nên nên mình nó lập thành lậu. Lại nữa, bởi vì vô minh mà làm cho các hữu tình không biết thời gian trước -không biết thời gian sau-không biết thời gian trước sau, không biết trongkhông biết ngoài-không biết trong ngoài, không biết nghiệp-không biết nghiệp quả, không biết thiện hạnh, không biết ác hạnh, không biết nhân, không biết từ nhân sinh ra pháp, không biết có tội, không có tội, không biết nên tu, không nên ty, không biết hơn kém, không biết trắng, đen. Đối với các pháp duyên sinh có duyên khởi chung, riêng và sáu xúc xứ, không có trí kiến chân thật mà có ngu si hắc ám, cho nên nên mình nó lập vô minh làm lậu.

Lại nữa, vô minh khó rời xa mà có nhiều tai họa, cho nên nên mình nó lập thành lậu, tham tuy khó rời ra mà có nhiều tai họa, cho nên nên mình nó lập thành lập, tham tuy khó rời xa mà không có tai họa to lớn, sân tuy có tai họa to lớn mà không phải là khó rời xa, mạn… không có cả hai loại cho nên cùng nhau lập thành lậu. Lại nữa, trong kinh nói: “Vô minh là đứng đầu các pháp ác, cho nên nên mình nó lập thành lậu” Như nói: “Vô minh là đứng đầu, là tướng trước hết, sinh ra vô lượng chủng loại pháp ác bất thiện, lại ở trong đó không hề có tàm quý”. Lại nữa, tự thể của vô minh rất nặng, gây ra nghiệp rất nặng, cho nên nên mình nó lập thành lậu. Tự thể rất nặng, nghĩa là tương ứng với tất cả phiền não, cũng có bất cọng, gây ra nghiệp rất nặng, nghĩa là cùng với tất cả phiền não gây ra nghiệp, cũng nên mình gây ra nghiệp, những phiền não khác thì không như vậy. Lại nữa, trong kinh nói: “Vô minh là nguồn gốc của nẻo ác, cho nên nên mình nó lập thành lậu) như nói: “Những người ở đời này, đời khác, điên đảo rơi vào trong nẻo ác, đều do vô minh làm nguồn gốc cũng do tham dục làm nhân tố”.

Lại nữa, trong kinh nói “vô minh gọi là làn sóng lớn cho nên nên mình nó lập thành lậu). Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết chân thật, làn sóng lớn chính là vô minh. Nghĩa là có con sâu độc, tên gọi là lãng rì (làn sóng lớn), tự thân nó đã mù, sinh con ra cũng mù, nếu nó cắn người khác thì cũng làm cho người khác mù theo, vô minh cũng như vậy, tự mình đã mù lòa tăm tối lại làm cho pháp tương ưng cũng trở thành mù lòa tối tăm, nếu khởi lên ở trong sự tương tục của hữu tình thì cũng làm cho mù lòa tối tăm,”. Lại nữa, vô minh ở ba cõi duyên với nên cõi sinh ra, ngu si, nghĩa là bốn uẩn của cõi vô sắc, ở chính địa duyên, với nên địa sinh ra ngu si, nghĩa là bốn uẩn của phi tưởng, phi phi tưởng xứ, có chín phẩm duyên với nên phẩm sinh ra ngu si, nghĩa làm bốn uẩn thuộc phẩm hạ hạ của phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho nên nên mình nó lập thành lậu.

Hỏi: Tùy miên biến hành của cõi khác, địa khác còn lại, phải như vô minh, đều nên mình lập thành lậu chăng?

Đáp: Vô minh vẫn cứ nhiều, cho nên nên mình nó lập thành lậu, nghĩa là có chín loại vô minh biến hành duyên với địa khác, cõi khác, tức là tương ứng với bảy loại tà kiến và hai pháp bất cọng, tà kiến – kiến thủ – nghi chỉ có hai, giới cấm thủ chỉ có nên, cho nên không cần phải chất vấn. Lại nữa, vô minh là đứng đầu các phiền não, nó hiện hành khắp tất cả mọi nơi, cho nên nên mình nó lập thành lậu. Đứng đầu, nghĩa là vì vô minh che phủ cho nên không vui thích, không chấp nhận mà hôn mê không hiểu biết đối với bốn Thánh đế, như người đói bụng trước đó gặp được thức ăn sơ sài đã ăn no rồi, về sau tuy có được các loại thức ăn ngon lành mà không muốn ăn nữa. Như vậy, trong tâm hữu tình từ lâu đã tích chứa thức ăn sơ sài của vô minh, về sau tuy gặp được thức ăn ngon lành của bốn đế mà không muốn ăn nữa. Bởi vì không thích cho nên liền sinh ra phân vân, cho rằng đây là khổ hay là chẳng phải khổ, cho đến đây đạo hay là chẳng phải đạo? Như vậy, vô minh dẫn dắt sinh ra phân vân. Tất cả phân vân có thể dẫn đến quyết định, nếu gặp được chánh thuyết thì có thể quyết định đúng đắn, sẽ biết có khổ cho đến có đạo; nếu gặp phải tà thuyết thì mắc phải quyết định sai lạc, liền cho rằng không có khổ cho đến không có đạo. Như vậy, phân vân dẫn dắt sinh ra tà kiến. Lúc ấy dấy lên ý niệm như vậy: Nếu không có bốn đế thì quyết định là có Ngã và có ngả sử. Như vậy, tà kiến dẫn dắt sinh ra thân kiến. Lại dấy lên ý niệm như vậy: ngã và ngã sở này là đoạn hay là thường? Nếu thấy các chấp biến hoại không nối tiếp thì cho rằng là đoạn, tức là đoạn kiến. Như vậy, thân kiến dẫn dắt sinh ra biên kiến. Lúc ấy đối với ba kiến thuận theo chấp lấy nên loại cho rằng có thể đạt được thanh tịnh, giải thoát và xuất ly, tức là giới cấm thủ. Như vậy, biên kiến dẫn dắt sinh ra giới cấm thủ. Lại dấy lên ý niệm như vậy: Ba kiến như vậy đã đạt được thanh tịnh, giải thoát và xuất ly thì trở thành tốt đẹp nhất. Tức là kiến thủ, như vậy giới cấm thủ dẫn dắt sinh ra Kiến thủ. Lúc ấy yêu quý cái thấy của mình, ghét bỏ cái thấy của người khác, đối với cái tâm ý của mình và người có sự so sánh mà khởi mạn. Như vậy, vô minh thật là đứng đầu đối với sự dẫn dắt tùy miên, bởi vì tùy miên mà dẫn dắt phát khởi mười triền. Nghĩa là triền phẫn, tật là đẳng lưu của sân; triền phú thì có người nói là đẳng lưu của tham. Có Sư khác nói: Là đẳng lưu của Si. Nên đưa ra cách nói này: Là đẳng lưu của tham, si, bởi vì hoặc là tham danh lợi mà che dấu tội lỗi của mình, hoặc là do không hiểu biết mà che dấu tội lội. Triền hôn trầm, thụy miên và vô quý là đẳng lưu của si, triền đạo cử, xan và vô tàm là đẳng lưu của tham, triền ác tác là đẳng lưu của nghi. Tùy miên cũng dẫn đến cấu uế của sáu phiền não, nghĩa là cấu uế do hại, hận là đẳng lưu của sân, cấu uế do não là đẳng lưu của kiến thủ, cấu uế do cuồng, kiêu là đẳng lưu của tham, cấu uế do siểm là đẳng lưu của năm kiến. Như vậy, vô minh lại là đứng đầu dẫn dắt sinh ra triền, cấu. Khấp tất cả mọi nơi là từ ngục vô gián cho đến Hữu Đảnh đều có thể gặp phải nó.Vả lại, phần vị sinh phần vị kiến đạo, phần vị tu đạo đều thành tựu, và đều được khởi lên mê lầm đối với tự tướng, cọng tướng của các pháp.

Biến hành, không phải là vì vô minh dấy khởi trong nên sát-na, có thể duyên với năm bộ, làm nhân của năm bộ, tùy tăng của năm bộ mà nói là biến hành; chỉ bởi vì vô minh có khắp tất cả mọi nơi, dấy khởi cùng chủng loại, cho nên nói là biến hành. Nghĩa là cùng dấy khởi với tùy miên biến hành thì gọi là biến hành, cùng dấy khởi với tùy miên không biến hành thì gọi là không biến hành. Cõi mình, cõi khác, địa mình, địa khác, duyên hữu lậu-vô lậu, duyên hữu vi-vô vi cũng nói như vậy. Cùng dấy khởi hòa hợp với các phiền não, như mở trong cục mở, như dầu trong hạt vừng, cho nêngọi là biến hành.

Bởi vì vô minh này có đủ ba nghĩa trên, cho nên nên mình nó lập thành lậu. Như trong kinh nói: “Vô minh dấy khởi bởi vì tác ý phi lý, dục lậu-hữu lâu và vô minh lậu, chưa sinh ra thì sinh ra, đã sinh ra thì lại rộng lên gấp bội.”

Hỏi: Có bao nhiêu phiền não sinh ra, cũng bấy nhiêu phiền não diệt đi, bởi vì sau nên sát-na chắc chắn không dừng lại, tại sao lại nói ba lậu sinh ra rồi thì rộng thêm gấp bội?

Đáp: Bởi vì dựa vào Hạ-Trung-Thượng dần dần tăng lên mà nói, nghĩa là phẩm Hạ sinh ra rồi làm duyên cho phẩm Thượng, cho nên đưa ra cách nói như vậy. Lại nữa, dựa vào Đẳng vô gián duyên mà nói lại rộng thêm gấp bội; nghĩa là phiền não phẩm Hạ sinh ra rồi; làm Đẳng vô gián duyên cho phẩm Trung; phiền não phẩm Trung sinh ra rồi, làm Đẳng vô gián duyên cho phẩm Thượng, cho nên đưa ra cách nói như vậy. Lại nữa, dựa vào nhân đồng loại, biến hành mà nói lại rộng thêm gấp bội, nghĩa là phiền não phẩm Hạ sinh ra rồi làm hai nhân cho phẩm Trung, phiền não phẩm Trung sinh ra rồi làm hai nhân cho phẩm Thượng, cho nên đưa ra cách nói như vậy. Lại nữa, dựa vào Thủ quả và Dữ quả mà nói lại rộng thêm gáp bội, nghĩa là phiền não phẩm Hạ sinh ra rồi có thể Thủ quả, có thể Dữ quả của phẩm Trung, phiền não phẩm

Trung sinh ra rồi có thể Thủ quả, có thể Dữ quả của phẩm Thượng, cho nên đưa ra cách nói như vậy.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Không phải là phiền não nhiều mà nói rộng thêm gấp bội, mà dựa vào phiền não sinh ra rồi không còn trở lại rơi vào trong phần vị chưa sinh, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào phiền não sinh ra rồi không còn trở lại rơi vào trong đời vị lai, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào thường xuyên sinh ra, cho nên nói như vậy, nghĩa là nên phiền não sinh ra rồi lại dấy khởi tà ý phi lý, không dựa vào pháp đối trị liền sinh ra loại thứ hai, lại sinh ra loại thứ ba cho đến trăm ngàn cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào dần dần mạnh mẽ nhanh nhạy, cho nên nói như vậy, nghĩa là phiền não phẩm Hạ sinh ra rồi lại dấy khởi tác ý phi lý, không dựa vào pháp đối trị liền sinh ra phẩm Trung, lại sinh ra phẩm Thượng, lần lượt chuyển tiếp thêm mạnh hơn, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào tùy cảnh mà chuyển, cho nên nói như vậy, nghĩa là thuận theo duyên với cảnh giới của nên Sắc… mà phiền não sinh ra rồi, bởi vì phiền não dấy khởi tác ý phi lý, không dựa vào pháp đối trị lại duyên với Thanh… mà sinh ra các phiền não cho nên nói như vậy”.

Đại đức nói rằng: Dựa vào triền trong nên Hữu có nhiều hành, cho nên nói rộng thêm gấp bội, nghĩa là có đủ ràng buộc thì từ ngực vô gián cho đến Hữu Đảnh, phiền não đều bằng phiền não của địa mình không có thêm bớt gì; nhưng mà có hiện hành và không hiện hành, nếu dấy khởi tác ý phi lý, không dựa vào pháp đối trụ thì luôn luôn hiện hành; nếu dấy khởi tác ý phi lý, không dựa vào pháp đối trị thì luôn luôn hiện hành; nếu dấy khởi tác ý như lý, dựa vào pháp đối trị thì không hiện hành, cho nên nói như vậy.

Như trong kinh nói: “Lậu có bảy loại là hại, nhiệt não, nghĩa là hoặc có lậu là do kiến mà đoạn, cho đến nói rộng ra”.

Hỏi: Nghĩa hơn hẳn về lậu có ba loại, đó là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, tại sao ở đây nói là bảy lậu?

Đáp: Trong này dụng cụ rò rĩ kia, như trước đã nói rộng ra. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật thuyết pháp xong, có người đọc giáo hóa đến sau đi vào trong pháp hội. Như lai thương xót dùng câu văn khác giảng giải lại bảy lậu làm cho người ấy được hiểu rõ.” Lại nữa, Đức Phật giảng giải về ba lậu, người căn tánh nhanh nhạy đã hiểu rõ, vì người canh tánh chậm chạp mà giải thích là bảy lậu. Như căn tánh nhanh nhạy – chậm chạp, nhân lực-duyên lực, nội lực-ngoại lực, lực tư duy bên trong lực nghe pháp bên ngòai, mở mang trí, nói về trí, nên biết cũng như vậy.

Tôn giả vọng Mãn đưa ra cách nói như vậy: “Trong này Đức Phật nói hai lậu với nghĩa hơn hẳn, đó là do Kiến mà đoạn và do tu mà đoạn. Lậu do kiến mà đoạn thì dùng tên gọi cũa chính nó mà nói, lậu do tu mà đoạn thì dựa vào đối trị mà nói. Pháp đối trị ấy có hai loại, đó là đối trị bằng điều phục và đối trị bằng đoạn trừ. Trong đó, năm lậu trước dựa vào đối trị bằng điều phục, nên loại cuối cùng dựa vào đối trị bằng đoạn trừ cho nên nói là bảy lậu.”

Như trong kinh nói: “Chánh chi kiến lúc ấy đắc quả A-la-hán, tâm được giải thoát từ dục, hữu, vô minh lậu.”

Hỏi: Lúc lìa nhiễm của cõi Dục thì tâm được giải thoát từ dục lậu, lúc lìa nhiễm của Hữu Đảnh thì tâm được giải thoát từ hữu lậu và vô minh lậu, tại sao Đức Phật nói chánh chi tiếng lúc ấy đắc quả A-la-hán thì tâm được giải thoát từ ba lậu…?

Đáp: Trong này đối với đã giải thoát cũng nói theo âm là đang giải thoát, đây chính là đối với gần dùng âm xa mà nói, như nói: hiện nay đến từ nơi nào? Lại như nơi khác đã đoạn trừ nói là đoạn trừ, đã tiến vào nói là tiến vào, đã tiềp nhận nói là tiếp nhận, ở đây cũng như vậy. Lại nữa, dựa vào dục lậu, hữu lậu đều diệt hoàn toàn, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào Tập lậu đoạn trừ, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào Diệt tác chứng, cho nên nói như vây; như nói lúc đắc quả A-la-hán, Diệt tác chứng chín mươi tám tùy miên. Lại nữa, dựa vào đạt được pháp trí vô học đối trị với ba lậu, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào đạt được tánh hệ thuộc vô học lìa bỏ ba lậu, cho nên nói như vậy. Lại nữa, dựa vào đoạn trừ nối tiếp nhau, cho nên nói như vậy; nghĩa là từ vô thỉ đến nay thường xuyên đoạn trừ dục lậu, hai lậu nối tiếp dấy khởi, nay đoạn trừ hai lậu không còn nối tiếp nhau nữa. Lại nữa, dựa vào đaọn trừ duyên với ba lậu, cho nên nói như vậy; nghĩa là từ vô thỉ đến nay hai lậu cùng với duyên kia làm thành ba loại duyên, nay đoạn trừ hai lậu thì duyên kia vĩnh viễn đoạn trừ. Lại nữa, dựa vào pháp đối trị chán ngán, cho nên nói như vậy; nghĩa là lúc ấy chứng được quả thứ tư, chán ngán toàn bộ ba lậu, từ vô thỉ đến nay mình bị nó lừa dối mê hoặc, làm cho tâm không gỉai thoát, nay được giải thoát thì sinh tâm chán ngán lìa xa sâu sắc.

Hỏi: Lúc bấy giờ năm uẩn đều được giải thoát, tại sao chỉ nói là tâm giải thoát?

Đáp: Vì tâm là thù thắng nhất đối với năm uẩn, cho nên chỉ nói đến tâm. Nghĩa là nếu nói đến pháp hơn hẳn thì cũng đã nói đến pháp khác, như vua được thoát nạn thì quyến thuộc cũng như vậy. Lại nữa, vì tâm là đứng đầu, cho nên nói chung cả năm uẩn đều được giải thoát. Lại nữa, vì dựa vào tâm cho nên gọi là tâm sở pháp, vì tâm to lớn cho nên gọi lập pháp Đại địa vì vậy chỉ nói đến tâm. Lại nữa, lúc ti đạo vô gián thuộc tha tâm trí, chỉ duyên với tâm cho nên đưa ra cách nói như vậy, những sự việc thù thắng của tâm, như nơi khác nói rộng hơn…

******

 

Có bốn Bậc lưu, đó là Dục bậc lưu-Hữu bậc lưu-Kiến bậc lưu-Vô minh bậc lưu.

Hỏi: Bốn bộc lưu này lấy gì mà làm tự tánh?

Đáp: Lấy nên trăm lẻ tám sự làm tự tánh, nghĩa là Dục bộc lưu lấy hai mươi chín sự của cõi Dục làm tự tánh, tức là tham có năm, sân có năm, mạn có năm, nghi có bốn triều có mười, Hữu bộc lưu lấy hai mươi tám sự của cõi vô Sắc làm tự tánh, tức là tham có mười, mạn có mười, nghi có tám; Kiến bộc lưu lấy ba mươi sáu sự của ba cõi làm tự tánh, tức là cõi làm tự tánh, tức là cõi Dục – Sắc – Vô sắc đều có mười hai kiến, vô minh bộc lưu lấy mười lăm sự của cõi làm tự tánh, tức là cõi Dục – Sắc -Vô minh đều có năm bộ vô minh. Vì vậy, bốn bộc lưu này láy nên trăm lẻ tám sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nguyên cớ nay sẽ nói đến.

Hỏi: Vì sao gọi là bộc lưu, bộc lưu có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa trôi nổi không dừng, nghĩa trút xuống cuồn cuộn, nghĩa rơi xuống chìm nghỉm, là nghĩa của bộc lưu. Nghĩa trôi nổi không dừng là nghĩa của bộc lưu, nghĩa là các phiền nãođều chảy xiết cuốn trôi hữu tình, làm cho lưu chuyển sinh tử ở trong các cõi, các nẽo, các đời. Nghĩa rơi xuống chìm nghỉm, lưu chuyển sinh tử ở trong các cõi, các nẽo, các đời.

Hỏi: Nếu các nghĩa như rơi xuống chìm nghỉm… là nghĩa của bộc lưu, thì kiết thuận phần trên đúng ra không phải là bộc lưu, bởi vì nó làm cho hữu tình có chiều hướng sinh lên phía trên?

Đáp: Nghĩa của thuận phần trên khác với nghĩa của bộc lưu, nghĩa là dựa vào giới, địa mà thiết lập Kiết thuận phần trên, bởi vì nó làm cho hữu tình hướng đến giới địa phía trên; dựa vào đạo giải thoát mà thiết

lập là bộc lưu, tuy sinh đến Hữu Đảnh mà làm cho hữu tình đắm chìm trong sinh tử, bởi vì không đến được giải thoát và Thánh đạo

Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Tuy từ lâu sinh lên phía trên mà bị bộc lưu làm cho trôi nổi đắm chìm, bởi vì lui sụt phẩm thiện.” Tôn giả Tả Thọ đưa ra cách nói như vậy: “Trong này phiền não tăng thượng luôn luôn hiện hành giống như dòng thác chảy xiết, cho nên gọi là bộc lưu.”

Hỏi: Vì sao thiết lập riêng kiến là Bộc lưu, Ảnh thủ mà không thiết lập riêng là kiến lậu?

Đáp: Hiếp Tôn Giả nói: “Đức Phật biết rõ về thế dụng, tánh tướng của các pháp, nếu pháp có thể tùy ý kiến lập riêng biệt thì tách biệt mà thiết lập, nếu không như vậy thì kiến lập chung với nhau. “Lại nữa, các kiến có hành tướng tùy tiện nóng vội, mạnh mẽ nhanh nhạy không tùy thuận đối với nghĩa lưu trú, cùng với phiền não chậm chạp trì trệ khác hợp lại lập làm dục, hữu lậu, cùng với nghĩa trôi nổi không dừng… tùy thuận lẫn nhau cho nên thiết lập riêng là bộc lưu – ảch thủ. Như là hai con trâu cùng kéo nên cỗ xe, bởi vì tánh của hai con trâu đều nóng nảy vội vàng, cho nên cỗ xe nhất định phải hư hỏng; nếu hai con trâu ấy nên chậm, nên nhanh mà chế ngự lẫn nhau thì không có gì hư hại, cho nên không thiết lập riêng kiến là kiến lậu. Lại nữa, tánh của kiến nóng nảy vội vàng thuận với pháp lìa nhiễm chứ không thuận với sự lưu trú, cho nên cùng với phiền não chậm chạp trì trệ khác hợp lại tập làm lậu; cùng với nghĩa trôi nổi không dừng… thuận với nhau, cho nên thiết lập riêng cả bộc lưu, ảnh thủ.

Hỏi: Nếu kiến nóng nảy vội vàng thuận với pháp lìa nhiễm thì không nên thiết lập là bộc lưu – ảnh thu, bởi vì bộc lưu… thuận với sự đắm chìm?

Đáp: Bởi vì chỉ trích ngoại đạo đắm theo các kiến, cho nên thiết lập riêng các kiến là bộc lưu… Nghĩa là các ngoại đạo tùy ý dấy khởi Kiến chấp sai lạc, suy xét tìm trì theo cảnh, thế là xoay vòng rồi lại đắm chìm ở trong sinh tử không có hạn kỳ ra khỏi; ví như con voi già lún chân trong bùn lầy, hễ nhút nhích thì thân hình lại càng chìm xuống không thoát ra được. Luận giả Phân Biệt nói có bốn lậu, đó là Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu, đối với tông chỉ của luận ấy không cần phải hỏi đáp.

Có bốn Ách, đó là Dục ách, Hữu ách, Kiến ách và Vô minh ách. Tự tánh của Ách này như nói về Bộc lưu, mà nghĩa thì có khác nhau, đó là nghĩa chìm nỗi là nghĩa của Bộc lưu. Nghĩa hòa hợp là nghĩa của Ách. Nghĩa là các hữu tình bị bốn Bộc lưu làm cho trôi nổi đắm chìm rồi, lại bị bốn Ách cùng với thân mạng làm cho vướng bận và trở ngại thì luôn luôn gánh chịu nỗi khổ nặng nề của sinh tử; như con bò kéo xe phải mang lấy cái ách buộc vào càng xe, dùng dây da buộc chặt cái ách luôn luôn kéo chiếc xe chở nặng. Vì vậy, tất cả mọi nơi nói đến nghĩa bộc lưu rồi, thì nói tiếp về nghĩa của Ách, bởi vì hai nghĩa này gần với nhau.

Có bốn thủ, đó là Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Ngã ngữ thủ.

Hỏi: Bốn thủ này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy nên trăm lẻ tám sự làm tự tánh, đó là Dục thủ lấy ba mươi bốn sự của cõi Dục làm tự tánh, tức là tham có năm, sân-mạn có năm, vô minh có năm, nghi có bốn, kiến có mười; Kiến thủ lấy ba mười sự của ba cõi làm tự tánh, tức là Kiến của cõi Dục, Sắc, Vô Sắc đều có mười; Giới cấm thủ lấy sáu sự của ba cõi làm tự tánh, tức là giới cấm thủ của ba cõi Dục-Sắc-Vô sắc đều có hai; Ngã ngữ thủ lấy ba mươi tám sự của cõi Sắc-Vô sắc làm tự tánh, tức là tham có mười, mạn có mười, vô minh có mười, nghi có tám. Vì vậy, bốn thủ này nên lấy trăm lẻ tám sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Thủ?

Đáp: Vì ba sự cho nên nói tên gọi là Thủ:

  1. Nắm giữ.
  2. Thu thập.
  3. Lựa chọn.

Lại vì hai sự cho nên gọi là Thủ:

  1. Có thể làm cho nghiệp cháy bừng lên.
  2. Hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy.

Có thể làm cho nghiệp lửa cháy bừng lên; là bởi vì Thủ làm cho lửa nghiệp của hữu tình trong năm nẽo luôn luôn cháy bùng lên. Hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy, là bởi vì hành tướng các Thủ vô cùng mạnh mẽ.

Hỏi: Thủ có nghĩa là gì?

Đáp: nghĩa về củi là nghĩa của thủ, như duyên vào củi cho nên ngọn lửa được cháy bùng lên; hữu tình của như vậy, phiền não làm duyên cho nghiệp được cháy rừng rực. Lại nữa, nghĩa về quấn bọc là nghĩa của thủ, như tằm làm kén tự quấn, tự bọc lấy mình, cho đến ở trong kén mà tự nhận lấy cái chết; hữu tình cũng như vậy, dấy khởi các phiền não tự quấn, tự bọc lấy mình mà ở trong đó làm tổn hại mất đi tuệ mạng, lần lượt xoay vòng cho đến rơi vào các nẻo ác. Lại nữa, nghĩa về làm tổn hại là nghĩa của thủ, như gai độc sắc nhọn nhiều lần đâm vào thân mình thì thân mình bị thương tổn hư hoại, hữu tình cũng như vậy, gai độc phiền não nhiều lần đâm vào pháp thân thì pháp thân bị hư hoại.

Hỏi: Vì sao vô minh thiết lập riêng làm Lậu-Bộc, Lưu-ach, mà không thiết lập riêng làm thủ?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ về thế dụng-tánh-tướng của các pháp, nếu ở trong pháp này có thể thiết lập riêng biệt thì thiết lập riêng pháp ấy, nếu không như vậy thì kiến lập chung với nhau, cho nên không cần phải vặn hỏi.” Lại nữa, trước đây nói bởi vì ba sự cho nên gọi là Thủ, đó là nắm giữ-thu thập-chọn lựa; vô minh tuy có hai sự trước mà không có sự thứ ba, cho nên không thiết lập riêng làm Thủ, bởi vì vô minh ngu si ám muội không có năng lực chọn lựa các pháp. Lại nữa, trước đây nói bởi vì hai sự cho nên gọi Thủ, đó là có thể làm cho nghiệp cháy bùng lên và hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy; vô minh tuy có thể làm cho nghiệp cháy bùng lên mà không phải là hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy, cho nên không thiết lập riêng làm Thủ, bởi vì vô minh chậm chạp trì trệ không có năng lực quyết đoán rõ ràng đối với các pháp.

Hỏi: vì sao trong năm kiến thì bốn kiến hợp lại thiết lập làm kiến thủ, nên kiến thì thiết lập riêng làm Giới cấm thủ?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ về thế dụng-tánh-tướng các Pháp, nếu ở trong kiến có thể thiết lập riêng biệt thì thiết lập riêng cho nó, nếu không như vậy thì kiến lập chung với nhau, cho nên không cần phải vặn hỏi.” Lại nữa, trước đây bởi vì hai sự cho nên gọi là thủ, đó là có thể làm cho nghiệp cháy bùng lên và hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy; hữu tình trong năm nẽo bởi vì Giới cấm thủ làm cho các nghiệp và bốn kiến còn lại cháy bùng lên, cho nên thiết lập riêng làm thủ.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy:” Hữu tình trong năm nẽo bởi vì thế dụng nhanh chóng, thân cận rất sâu nặng của Giới cấm thủ làm cho các nghiệp cháy bùng lên, vượt qua bốn kiến còn lại, cho nên thiết lập riêng làm thủ.” Lại nữa, bởi vì Giới cấm thủ trái ngược với Thánh đạo, xa lìa với giải thoát, cho nên thiết lập riêng làm thủ. Trái ngược với Thánh đạo, là bởi vì Giới cấm thủ rời bỏ Thánh đạo chân thật, vọng chấp lấy các loại khổ hạnh phi lý có thể đạt được thanh tịnh; như bỏ ăn uống, nằm trên tro, ngồi trên chày, mặt xoay chuyển theo mặt trời, uống không khí và uống nước, hoặc chỉ ăn trái cây, hoặc chỉ ăn rau cỏ, hoặc mặc áo rách nát, hoặc lõa thể hoàn toàn, chấp vào những loại như vậy có thể đạt được thanh tịnh. Xa lìa với giải thoát, là như tà đạo tu hành khổ hạnh như vậy. Như vậy, đều là lìa với giải thoát. Lại nữa, bởi vì Giới cấm thủ lừa dối hai đạo trong-ngoài, cho nên thiết riêng làm thủ. Lừa dối nội đạo, như chấp rằng tắm gội sạch sẽ, thọ trì mười hai công đức Đầu-đà thì có năng lực chứng được thanh tịnh. Lừa dối ngoại đạo, như chấp các loại khổ hạnh phi lý có thể đạt được thanh tịnh để nói ngay ở trước.

Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Giới cấm thủ này, hiện tại thấy đời sống đau khổ như ngọn lửa bốc cháy hừng hực, lừa dối hai đạo như mê hoặc trẻ thơ, cho nên thiết lập riêng làm Thủ.”

Hỏi: Vì sao gọi là Ngã ngữ thủ, là vì hành tướng hay là vì sở duyên? Nếu vì hành hành tướng thì Tát-ca-da kiến phải gọi là Ngã ngữ thủ, bởi vì hành tướng Ngã chuyển biến? Nếu vì sở duyên thì các pháp Vô ngã làm sao có thể nói là ngã ngữ thủ?

Đáp: Không bởi vì hành tướng, không bởi vì sở duyên mà gọi là Ngã ngữ thủ, bởi vì có lỗi như trước. Như phiền não cõi Dục trừ ra Kiến mà thiết lập dục thủ, phiền não của cõi Sắc-Vô Sắc cùng với Dục thủ trái ngược nhau, dựa vào bên trong mà dấy khởi; cho nên thiết lập làm Ngã ngữ thủ. Lại nữa, phiền não của cõi Dục vào lúc cảm lấy thân bên trong, cần đến dâm dục, cần đến cảnh giới, cần đến mọi dụng cụ, cần đến thân thứ hai, cho nên thiết lập làm Dục thủ; phiền não của cõi SắcVô sắc vào lúc cảm thấy thân bên trong, cùng với Dục thủ trái ngược nhau, cho nên thiết lập Ngã ngữ thủ. Lại nữa, phiền não của cõi Dục vào lúc cảm lấy thân bên trong, chỉ dựa vào phi định, phần nhiều tùy theo môn bên ngoài, sự bên ngoài, cho nên thiết lập làm Dục thủ; phiền não của cõi Sắc-Vô sắc vào lúc cảm lấy thân bên trong, chỉ dựa vào định, phần nhiều tùy theo môn bên trong, sự bên trong, cho nên thiết lập Ngã ngữ thủ. Lại nưa, phiền não của cõi Dục không có thể cảm đuợc thân hình to lớn, thọ mạng lâu dài, cho nên thiết lập làm Dục thủ; phiền não của cõi sắc-Vô sắc có thể cảm được thân hình to lớn, như thân của người cõi trời Sắc Cứu Cánh cao nên vạn sáu ngàn du-thiện-na; cũng có thể cảm được thọ mạng lâu dài, như Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ thọ đến tám Đại kiếp; cho nên phiền não của cõi Sắc-Vô sắc thiết lập làm Ngã ngữ thủ.

Hỏi: Vì sao Dục lậu-bộc lưu-ách thủ cũng thâu nhiếp các triền mà trong Hữu lậu… hoàn toàn không thâu nhiếp nó?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trong Hữu lâu cho đến Ngã ngữ thủ cũng thâu nhiếp ách triền. Luận phẩm loại Túc nói: “Thế nào là Hữu lậu? Nghĩa là cõi sắc-Vô sắc loại trừ vô minh, còn lại các kiết phược, tùy miên, tùy phiền não, triền đó gọi là Hữu lậu.” Hữu bộc lưu -ách và Ngã ngữ thủ cũng cần phải thâu nhiếp triền, nên đưa ra cách nói này: Cõi trên ít triền, bởi vì không tự tại cho nên không nói là Hữu lậu, cho đến Ngã ngữ thủ thì cõi Dục tuy nhiều nhưng do kiến mà đoạn, bởi vì không đầy đủ, vì không tự tại, cho nên chỉ nói tổng quát về mười triền chứ không nói riêng biệt về năm bộ.

Hỏi: Các phiền não cấu uế vì sao không nói là Lậu …?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Nó cũng nói ở trong Dục lậu… Luận phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là Dục lậu? Nghĩa là cõi Dục loại trừ vô minh, còn lại các kiến phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, đó gọi là Dục lậu, cho đến nói rộng ra”. Tùy phiền não tức là phiền não cấu uế. Nên đưa ra cách nói này: Phiền não cấu uế bởi vì thô không tồn tại vững bền, cho nên không nói là Lậu…; bất tín-giải đãi-phóng dật cũng bởi vì quá mỏng manh, cho nên không nói là Lậu… Như trong kinh nói: “Bốn Thủ như vậy đều do vô minh làm nhân, vô minh làm tập, là chủng loại vô minh sinh ra từ vô minh.”

Hỏi: Kinh khác đều nói Ái làm duyên cho thủ, kinh này tại sao đưa ra cách nói như vậy?

Đáp: Dựa vào nhân gần cho nên nói Ái làm duyên cho thủ, dựa vào nhân xa cho nên nói Vô minh làm nhân cho thủ… Như nhân gần, nhân xa, ở nơi này- ở nơi kia, hiện tiền, chúng đồng phần này, chúng đồng phần khác, nên biết cũng. Lại nữa, dựa vào nhân động loại cho nên nói Ái làm duyên cho thủ, dựa vào nhân đồng loại, biến hành cho nên nói Vô minh làm nhân cho thủ… Lại nữa, bởi vì phá bỏ cái kỳ quái hư vọng của ngoại đạo, cho nên nói Vô minh làm nhân cho thủ…; nghĩa là các ngoại đạo tuy rồi bỏ cuộc sống gia đình, không giữ lấy gì, không tích chứa gì, chịu khó tu hành khổ hạnh, mà bởi vì không có trí, đắm theo những kiến chấp, rơi vào con đường hiểm ác, không có hạn kì ra khỏi, cho nên nói Vô minh làm nhân cho thủ…

Hỏi: Ái thì thâu nhiếp vào trong Dục thủ…, tại sao lại nói Ái làm duyên cho thủ?

Đáp: Ngay lúc tùy miên tham bắt đầu dấy khởi gọi là Ái, sau đó tăng lên gọi là thủ, cho nên không trái ngược nhau. Lại nữa, ngay khi tùy miên tham thuộc phẩm Hạ gọi là Ái, phẩm Trung-Thượng gọi là thủ, cho nên không trái ngược nhau.

Có bốn thân hệ, đó là tham dục thân hệ, sân nhuế thân hệ, giới cấm thủ thân hệ và chấp đây là thật nhân hệ.

Hỏi: Bốn thân hệ này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy hai mươi tám sự làm tự tánh, đó là tham dục, sân nhuế hệ đều có năm bộ của cõi Dục là mười sự, giới cấm thủ thân hệ của ba cõi đều có hai bộ là sáu sự, chấp đây là thật thân hệ của ba cõi đều có bốn cõi đều có hai bộ là sáu sự, chấp đây là thật thân hệ của ba cõi đều có bốn bộ là mười hai sự. Vì vậy, bốn thân hệ lấy hai mươi tám sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là thân hệ, có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa ràng buộc thân, nghĩa kiết thọ sinh, là nghĩa của thân hệ. Nghĩa ràng buộc thân là nghĩa của thân hệ, nghĩa là bốn loại này ràng buộc thân của hữu tình ở trong sinh tử, ràng buộc như nhau, ràng buộc khắp nơi: Như luận Tập Dị Môn nói: “Tham dục ràng buộc thân chưa đoạn trừ, chưa biết tất cả, cho nên đối với những thân ấy, những hình ấy và những gì đã đạt được ấy, tự thể làm nhân, làm duyên, làm ràng buộc, làm ràng buộc như nhau, làm ràng buộc khắp nơi, làm nối tiếp nhau kết hợp lại. Như thợ kết tràng hoa, hoặc là học trò của người ấy, chọn lấy các loại hoa, tập trung đặt vào nơi dùng sợi tơ kết làm các loại tràng hoa tươi đẹp; sợi tơ làm nhân, làm duyên, làm ràng buộc, làm ràng buộc như nhau, làm ràng buộc tất cả, làm nối tiếp nhau kết hợp lại cho tràng hoa tươi đẹp. Ba thân hệ còn lại, nói rộng ra cũng như vậy. Nghĩa kiết thọ sinh là nghĩa của thân hệ, như trong kinh nói: “Ba sự hợp lại cho nên được vào thai mẹ:

  1. Cha mẹ đều có tâm nhiễm ô.
  2. Người mẹ không có bệnh lúc gặp nhau.
  3. Kiện-đạt-phược đang hiện rõ ở trước mắt.

Lúc bấy giờ hai tâm yêu, ghét của kiện-đạt-phược lần lượt xoay chuyển hiện rõ trước mắt mới có được kiết thọ sinh. Vì vậy, nghĩa kiết thọ sinh của thân hệ.

Hỏi: Nếu nghĩa ràng buộc thân… là nghĩa của thân hệ, thì những phiền não khác cũng có nghĩa này, tại sao không thiết lập làm thân hệ?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: đây là Đức Thế Tôn quan sát chúng sinh đã giáo hóa mà có cách nói tóm lược khác. Hiếp Tôn giả nói:” Đức Phật biết rõ thế dụng, tánh, tướng của các pháp, nếu pháp có thể tùy ý thiết lập thân hệ thì cứ thiết lập, nếu không như vậy thì không kiến lập, cho nên không cần phải vặn hỏi.”

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Đức Phật biết rõ bốn loại này ràng buộc thân hữu tình, ràng buộc như nhau, ràng buộc khắp

nơi với thế dụnh nhanh chóng, thân cận rất sâu nặng, vượt quá những phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập nó.” Lại nữa, bốn thân hệ này ràng buộc thân của hai bộ, vượt quá những phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập nó. Nghĩa là hai thân hệ đầu ràng buộc thân của người xuất gia vượt quá những phiền não khác, hai thân hệ sau ràng buộc thân hệ của người xuất gia vượt quá những phiền não khác. Như tại gia, xuất gia, có nhà cửa, không có nhà cửa, có nhiết thọ, không có nhiết thọ, có tích tụ, không có tích tụ, có quyến thuộc, không có quyến thuộc, có xa lìa, không có xa lìa, nên biết cũng như vậy.

Lại nữa, bốn thân hệ này ràng buộc thân trong ba cõi, vượt quá những phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập nó. Nghĩa là hai thân hệ đầu ràng buộc thân của cõi Dục vượt quá những phiền não khác, hai thân hệ sau ràng buộc thân của cõi sắc, vô sắc vượt quá những phiền não khác. Lại nữa bốn thân hệ này dấy khỏi hai căn tranh chấp, vượt quá những phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập nó. Nghĩa là hai thân hệ dấy khỏi căn tranh chấp là Ái, hai thân hệ sau dấy khỏi căn tranh chấp là Kiến. Như trong kinh nói: “Phạm chí ôm bình chống gậy đến chỗ Đại-ca-diễn-na đưa ra câu hỏi như vậy: Nhân gì, duyên gì mà Sátđế-lợi cùng với Sát-đế-lợi tranh chấp, Bà-la-môn cùng với Bà- la-môn tranh chấp, phệ xá cùng với phệ xá tranh chấp, Thú-đạt-la tranh chấp? Tôn giả đáp rằng: Đó là do tham-sân làm căn tranh chấp vì Ái, cho nên cùng nổi dậy tranh chấp đấu đá lẫn nhau. Phạm chí lại hỏi: Nhân gì, duyên gì mà những người xuất gia không có nhà cửa, nhiếp thọ, tích tụ, đối mặt tranh chấp đấu với nhau? Tôn giả đáp rằng: đó là do giới cấm thủ và chấp đây là thật làm căn tranh chấp vì Kiến, cho nên cùng nổi dậy tranh chấp đấu đá lẫn nhau.” Như hai căn tranh chấp, hai bên, hai mũi tên, hai hý luận, hai ngã chấp, nên biết cũng như vật.

Lại có người nói: trong này làm rõ về môn loại, làm rõ về tóm lược, làm rõ về phù hợp cho nên chỉ nói là bốn. Nghĩa là các phiền não, hoặc chỉ do Kiến mà đoạn, hoặc bao gồm do Kiến, tu mà đoạn, nếu nói hai thân hệ sau thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ do kiến mà đoạn, nếu nói hai thân hệ sau thì nên biết là nói chung về phiền não bao gồm do kiến, tu mà đoạn. Lại nữa, các phiền não có loại là biến hành, có loại không phải là biến hành, nếu nói hai thân hệ sau thì nên biết là nói chung về phiền não là biến hành, nếu nói hai thân hệ đầu thì nên biết là nói chung về phiền não không phải là biến hành. Lại nữa, các phiền não có loại là kiến tánh, có loại không phải là kiến tánh, nếu nói hai thân hệ sau thì nên biết là nói chung về phiền não là kiến tánh, nếu nói hai thân hệ đầu thì nên biết là nói chung về phiền não không phải là kiến tánh. Lại nữa, các phiền não có loại chỉ hiện hành ở dị sinh, có loại bao gồm hiện hành ở dị sinh và Thánh giả, nếu nói hai thân hệ đầu thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ hiện hành ở dị sinh, nếu nói hai thân hệ đầu thì nên biết là nói chung về phiền não bao gồm hiện hành ở dị sinh và Thánh giả. Lại nữa, các phiền não có loại do hành tướng vui mừng mà chuyên, có loại do hành tướng lo buồn mà chuyển, nếu nói sân nhuế thân hệ thì nên biết là nói chung về phiền não do hành tướng lo buồn mà chuyển, nếu nói ba thân hệ còn lại thì nên biết là nói chung về phiền não do hành tướng vui mừng mà chuyển. Lại nữa, các phiền não có loại chỉ hệ thuộc cõi Dục, có loại hệ thuộc chung cả ba cõi, nếu nói hai thân hệ đầu thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ hệ thuộc cõi Dục, nếu nói hai thân hệ sau thì nên biết là nói chung về phiền não hệ thuộc chung cả ba cõi. Bởi vì làm rõ về môn loại, làm rõ về tóm lược, làm rõ về phù hợp, cho nên trong kinh chỉ nói bốn loại thân hệ.

Có năm cái, đó là cái tham dục, cái sân nhuế, cái hôn trầm thụy miên, cái tùy miên ác tác và cái nghi.

Hỏi: Năm cái này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy ba mươi sự của cõi dục làm tự tánh, đó là tham dục, sân nhuế đều có năm bộ của cõi Dục là mười sự; hôn trầm, tùy miên đều có năm bộ của ba cõi bao gồm bất thiên và vô ký, chỉ riêng bất thiện mới thiết lập làm cái là mười sự; thụy miên chỉ có ở năm bộ của cõi Dục bao gồm thiện, bất thiện và vô ký, chỉ riêng bất thiện thì thiết lập làm cái là năm sự; ác tác chỉ do tu mà đoạn của cõi Dục bao gồm thiện, bất thiện, chỉ riêng bất thiện thiết lập làm Cái là nên sự; nghi gồm chung bốn bộ của ba cõi bao gồm bất thiện và vô ký, chỉ riêng bất thiện thiết lập làm Cái là bốn sự. Vì vậy, năm Cái này lấy ba mươi sự của cõi Dục làm tự tánh.

Hỏi: Cái có tướng là gì?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Tự tánh tức là tướng, tướng tức là tự tánh, bởi vì tự tánh và tướngvà tướng của tất cả các pháp không rời xa nhau. Lại nữa, say mê theo đuổi các dục là tướng của tham dục, giận ghét hữu tình là tướng của sân nhuế, thân tâm nặng trĩu là tướng của hôn trầm, thân tâm nóng vội là tướng của tùy miên, khiến cho tâm mơ hồ qua loa là tướng của thụy miên, khiến cho tâm đổi thay hối tiếc là tướng của ác tác, khiến cho tâm hành cùng do dự không quyết đoán là tướng của nghi”. Đã nói về tự tánh của Cái, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Cái, Cái có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa ngăn cách, nghĩa che phủ, nghĩa phá vỡ, nghĩa làm hỏng, nghĩa rơi rụng, nghĩa nằm xuống đều là nghĩa của Cái.

Trong này, nghĩa ngăn cách là nghĩa của Cái, nghĩa là bởi vì ngăn cách Thánh đạo và ngăn cách căn thiện gia hạnh của Thánh đạo, cho nên gọi là Cái. Nghĩa che phủ cho đến nghĩa nằm xuống là nghĩa của Cái, như trong kinh nói: “Có năm cây lớn, hạt giống tuy nhỏ mà cành nhánh tán lá to lớn che phủ những cây nhỏ khác, khiến cho cành nhánh tán lá của những cây nhỏ bị phá hoại ngã đổ không sinh ra quả. Thế nào là năm cây lớn? Đó là:

  1. Tên là Kiến, chiết xa.
  2. Tên là Kiếp-tí-đát-la.
  3. Tên là A-thấp-phược-kiện-đà
  4. Tên là Ô-đàm-bạt-la.
  5. Tên là Nặc-cù-đà.

Như vậy, cây tâm của hữu tình cõi Dục, bị năm Cái này che phủ cho nên hư hoại ngã đổ, không thể nào sinh trưởng được hoa bảy Giác chi và bốn quả Sa-môn.” Vì vậy, những nghĩa che phủ… đều là nghĩa của Cái.

Hỏi: Nếu ngăn cách Thánh đạo và ngăn cách căn thiện gia hạnh của Thánh đạo là nghĩa của Cái, thì những phiền não khác cũng có nghĩa này, tại sao Đức Thế Tôn không nói là Cái?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Thế Tôn có cách nói tóm lược khác cho chúng sinh đã giáo hóa. Hiếp Tôn Giả nói: “Đức Phật biết rõ thế dụng-tánh-tướng của các pháp, pháp nào có tướng của Cái thì thiết lập làm Cái, pháp nào không có tướng của Cái thì không thiết lập, vì vậy không cần phải vặn hỏi.” Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Đức Phật biết rõ năm loại này có năng lực ngăn cách Thánh đạo, và ngăn cách căn thiện gia hạnh của Thánh đạo. Thế dụng của chúng mau lẹ và thân cận rất sâu nặng, hơn hẳn những pháp khác, cho nên chỉ thiết lập chúng làm Cái.”

Lại nữa, năm Cái như vậy lúc là nhân, lúc là quả đều có thể làm cho ngăn cách, cho nên chỉ thiết lập chúng làm Cái. Lúc là nhân thì làm cho ngăn cách, là nắm Cái này tùy theo lúc nên Cái hiện ở trước mắt, tâm hãy còn không thể nào dấy khởi vô ký, thiện hữu lậu, huống gì là Thánh đạo. Lúc là quả làm cho ngăn cách, là bởi vì năm Cái này mà rơi vào các nẽo ác, liền chướng ngại toàn bộ tất cả công Đức.

Lại nữa, năm Cái như vậy thì đa số hữu tình ở cõi Dục hiện khởi với hành tướng vi tế, những phiền não khác thì không như vậy, cho nên chỉ thiết lập chúng làm Cái; nghĩa là mạn, kiến thì hữu tình cõi dục dấy khởi rất ít, như trong địa ngục… lẽ nào có thể dấy khởi mạn do mình chịu khổ hơn hẳn nỗi khổ của người khác hay sao? Trong nẽo bàng sinh thì những loài như cóc nhái…, ngu si tối tăm thấp kém lẽ nào có thể phát khởi những kiến chấp xấu ác hay sao? Vì vậy, Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Những phiền não khác tuy ngăn cách Thánh đạo, mà năm loại này thường xuyên hiện hành với hành tướng vi tế, cho nên chỉ thiết lập riêng chúng.”

Lại nữa, năm Cái này ngăn cách Định và ngăn cách của Định, hơn hẳn các phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập về Cái. Lại nữa, năm loại này có thể ngăn cách với sự lìa nhiễm của ba cõi, chín đạo biến tri và bốn quả Sa-môn, hơn hẳn các phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập về Cái. Lại nữa, tham dục là cho cách xa rời bỏ các dục, sân nhuế làm cho cách xa pháp rời bỏ các điều ác, hôn trầm thụy miên làm cho cách xa pháp rời bỏ các dục, các điều ác và Tỳ-bát-xa-na cùng Xa-ma-tha; bởi vì chúng cách xa pháp rời bỏ các dục, các điều ác và Tỳ-bát-xa-na cùng Xa-ma-tha này, cho nên liền bị mũi tên nghi ngờ làm não hại đến tâm tư, phân vân là có các nghiệp của quả bất thiện xấu ác, hay là không có? Vì vậy mà gây ra các loại nghiệp ác, cho nên chỉ thiết lập năm loại này làm Cái. Lại nữa, tham dục, sân nhuế phá hoại Giới Uẩn, hôn trầm thụy miên phá hoại Tuệ uẩn, tùy miên ác tác phá hoại Định uẩn; bởi vì chúng phá hoại ba Uẩn này, cho nên liền bị mũi tên nghi ngờ làm não hại đến tâm tư, phân vân là có các nghiệp xấu ác, hay là không có? Vì vậy mà gây ra các loại nghiệp ác, cho nên chỉ thiết lập năm loại này làm Cái. Lại nữa, tham dục, sân nhuế làm chướng ngại Giới uẩn; hôn trầm, thụy miên làm chướng ngại Tuệ uẩn, tùy miên ác tác làm chướng ngại Định uẩn; bởi vì chúng làm chướng ngại ba uẩn này, cho nên liền bị mũi tên nghi ngờ làm não hại đến tâm tư, phân vân là có các nghiệp của bất thiện xấu ác, hay là không có? Vì vậy mà gây ra các loại nghiệp ác, cho nên chỉ thiết lập năm loại này làm Cái. Như đã nói về phá hoại và chướng ngại đến ba uẩn, phá hoại và chướng ngại đến ba Học, ba Tu, ba Tịnh cũng như vậy.

Lại có người nói: Trong này làm rõ về môn loại, làm rõ về tóm lược, làm rõ về phù hợp, cho nên chỉ thiết lập năm loại này làm Cái. Nghĩa là những phiền não, hoặc chỉ riêng nên bộ, hoặc bao gồm bốn bộ, hoặc gồm chung năm bộ; nếu nói ác tác thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ riêng nên bộ, nếu nói Cái nghi thì nên biết là nói chung về phiền não bao gồm bốn bộ, nếu nói những Cái khác thì nên biết là nói chung về phiền não gồm chung năm bộ. Lại nữa, các phiền não các loại chỉ do kiến mà đoạn, có loại chỉ do tu mà đoạn, có loại bao gồm do Kiến, tu mà đoạn; nếu nói Cái nghi thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ do kiến mà đoạn, nếu nói ác tác thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ do tu mà đoạn, nếu nói những Cái khác thì nên biết là nói chung về phiền não bao gồm do kiến, tu mà đoạn. Lại nữa, các phiền não có loại là tùy miên, có loại không phải là tùy miên; nếu nói Cái tham dục, sân nhuế và nghi thì nên biết là nói chung về phiền não là tùy miên, nếu nói hôn trầm, thụy miên, tùy miên, ác tác thì nên biết là nói chung về phiền não không phải là tùy miên. Lại nữa, các phiền não có loại là biến hành, có loại không phải là biến hành, có loại gồm chung cả hai; nếu nói Cái nghi thì nên biết là nói chung về phiền não là biến hành, nếu nói tham dục, sân nhuế, ác tác thì nênbiết là nói chung về phiền não không phải là biến hành, nên nói hôn trầm, tùy miên, thụy miên thì nên biết là nói chung về phiền não gồm chung cả hai loại. Lại nữa, các phiền não chỉ có loại chỉ hiện hành ở dị sinh , có loại bao gồm hiện hành ở dị sinh và Thánh giả; nếu nói Cái nghi, ác tác thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ hiện hành ở dị sinh, nếu nói những Cái khác thì nên biết là nói chung về phiền não hiện hành bao gồm cả dị sinh và Thánh giả. Lại nữa, các phiền não có loại do hành tướng vui mừng mà chuyển có loại do hành tướng lo buồn mà chuyển, có loại gồm chung cả hai; nếu nói tham dục thì nên biết là nói chung về phiền não do hành tướng vui mừng mà chuyển, nếu nói cái sân nhuế, ác tác và nghi thì nên biết là nói chung về phiền não do hành tướng lo buồn mà chuyển, nếu nói hôn trầm, thụy miên, tùy miên thì nên biết là nói chung về phiền não gồm chung cả hai loại. Bởi vì làm rõ về môn loại, làm rõ về tóm lược, làm rõ về phù hợp, cho nên trong kinh chỉ thiết lập năm loại này làm Cái.

Hỏi: Danh của Cái có năm, Thể của Cái có bao nhiêu?

Đáp: Thể của Cái có bảy loại, đó là Cái tham dục thì danh và Thể đều là nên; Cái sân nhuế và nghi, nên biết cũng như vậy; Cái hôn trầm thụy miên, danh thì nên mà Thể có hai; Cái tùy miên ác tác nên biết cũng như vậy. Như danh đối với Thể, danh thi thiết đối với Thể thi thiết, danh khác tướng đối với Thể khác tướng, danh Khác tánh đối với Thể khác tánh, danh phân biệt đối với Thể phân biệt, danh giác tuệ đối với Thể giác tuệ, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao tham dục, sân nhuế, nghi, mỗi nên loại tách biệt thiết lập là Cái; hôn trầm, thụy miên, tùy miên, ác tác thì hai loại nên hợp lại thiết lập là Cái?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thế dụng, tánh, tướng của các pháp, nếu pháp có thể tùy ý tách biệt thiết lập là Cái thì tách biệt mà thiết lập, nếu không như vậy thì cùng nhau thiết lập là Cái, cho nên không cần phải vặn hỏi.” Lại nữa, nếu là tùy miên cũng tánh triền thì đều tách biệt thiất lập là Cái, nếu là tánh triền mà không phải là tùy miên thì cả hai cùng thiết lập nên Cái. Lại nữa, nếu là tánh triền mà không phải là tùy miên thì cả hai cùng thiết lập nên Cái. Lại nữa, nếu là tánh phiền não đầy đủ thì đều tách biệt thiết lập là Cái, nếu không phải là tánh phiền não đầy đủ thì cả hai cùng thiết lập nên Cái. Lại nữa, nếu là tánh phiền não đầy đủ thì đều tách biệt thiết lập nên Cái. Năm nghĩa đầy đủ là Kiết phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, thì gọi là phiền não đầy đủ. Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên nói là cùng thiết lập nên Cái, đó là nên thức ăn, nên đối trị, cùng gánh vác. Trong này, nên thức ăn, nên đối trị, nghĩa là Cái tham dục lấy tướng thanh tịnh tuyệt vời làm thức ăn, lấy Bất tịnh để làm đối trị; do một Cái tham dục lấy tướng thanh tịnh tuyệt vời làm thức ăn, lấy Bất tịnh để làm đối trị; do nên thức ăn, nên đối trị này cho nên tách biệt thiết lập nên Cái. Cái sân nhuế lấy tướng đáng ghét làm thức ăn, lấy Từ quán làm đối trị; do nên thức ăn, nên đối trị này cho nên tách biệt thiết lập nên Cái. Cái nghi lấy tướng của ba đời làm thức ăn, lấy quán duyên khởi làm đối trị; do nên thức ăn, nên đối trị này cho nên tách biệt thiết lập nên Cái. Cái nghi lấy tướng của ba đời làm thức ăn, lấy quán duyên khởi làm đối trị; do nên thức ăn, nên đối trị này cho nên tách biệt thiết lập nên Cái. Cái hôn trầm thụy miên lấy năm pháp làm thức ăn:

  1. Lờ mờ.
  2. Không vui.
  3. Ngáp chiều.
  4. Ăn với tánh không bình thường.
  5. Tâm có tánh yếu kém.

Lấy Tỳ-bát-xá-na là đối trị; do hai loại này cùng chung thức ăn, cùng chung đối tại, cho nên cùng thiết lập nên Cái. Cái tùy miên ác tác lấy bốn pháp làm thức ăn:

  1. Tìm chỗ quen thân.
  2. Tìm lãnh thổ quốc gia.
  3. Tìm sự bất tử.
  4. Nghĩ đến chuyện vui xưa kia.

Lấy Xa-ma-tha làm đối trị; do hai loại này cùng chung thức ăn, cùng chung đối trị, cho nên cùng thiết lập nên Cái.

Cùng gánh vác, thì tham dục, sân nhuế, nghi, mỗi nên loại có thể gánh lấy gánh nặng của nên Cái, cho nên tách biệt thiêt lập là Cái; hôn trầm, thụy miên thì hai loại nên có thể gánh lấy gánh nặng của nên Cái, cho nên cùng thiết lập làm Cái. Như trong nên thành ấp, nên người có thể làm được nên công việc thì để cho người ấy nên mình lo liệu, nếu hai người có thể làm được nên công việc thì để cho họ cùng nhau lo liệu. Lại như cái rui gác trên xà nhà, cái nào chắc cứng thì chỉ dùng nên, cáu nào yếu mềm thì phải dùng hai. Ở đây cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao năm Cái theo thứ tự như vậy?

Đáp: Bởi vì thứ tự như vậy đối với lời văn, đối với cách nói đều tùy thuận. Lại nữa, theo thứ tự như ậy mà người giảng dạy, người tiếp nhận đều tùy thuận. Lại nữa, năm Cái theo thứ tự như vậy mà phát sinh, Đức Thế Tôn theo thứ tự như vậy mà giảng giải.Vì vậy, Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có được cảnh đáng yêu thì sinh ra tham dục; mất đi cảnh đáng yêu thì tiếp đến sinh ra sân nhuế; mất đi cảnh này rồi thì tâm trở nên yếu đuối, tiếp đến sinh ra hôn trầm; bởi vì hôn trầm cho nên tâm cứ lờ mờ khó chịu, tiếp đến sinh ra thụy miên; từ đó tỉnh rồi, tiếp đến sinh ra tùy miên; đã tùy miên rồi sau đó sinh ra ác tác; từ ác tác về sau lại dẫn dắt sinh ra nghi. Từ đó năm Cái theo thứ tự như vậy.”

Hỏi: Đức Phật nói năm Cái sai biệt có mười, tại sao phân năm Cái làm thành mười?

Đáp: Bởi vì ba sự cho nên phân năm Cái làm thành mười:

  1. Nội ngoại.
  2. Tự Thể.
  3. Thiện ác.

Nội ngoại, nghĩa là có Cái tham dục duyên với bên trong mà dấy khởi; có Cái tham dục duyên với bên ngoài mà dấy khởi, cho nên làm thành hai Cái. Có Cái sân nhuế là nhân duyên của sân, cho nên làm thành hai Cái. Tự Thể, nghĩa là có Cái hôn trầm, có cái thụy miên, có Cái tùy miên, có Cái ác tác, hai mà phân ra thành bốn. Thiện ác, nghĩa là nghi đối với thiện ác ma phân ra thành hai Cái. Bởi vì ba sự phân năm cái làm thành mười, mười loại này thì mỗi loại có thể làm chướng ngại cho cả tuệ, Bồ-đề, Niết-bàn cho nên gọi là Cái.

Hỏi: Trong bảy tùy miên thì mạn-vô minh-Kiến, tại sao Đức Thế Tôn không kiết lập là Cái?

Đáp: Mạn không phải là Cái, mà có thể che kín tâm cho nên gọi là Cái; mạn có thể thúc giục tâm làm cho tâm giương cao lên, cho nên không thiết lập làm Cái. Sở dĩ vô minh không thiết lập làm Cái, là bởi vì cùng gánh vác cho nên nói tên gọi là Cái; vô minh che kín hành tướng mà chuyển, gánh vác thì chú trọng nên mặt không thuận với các nghĩa, cho nên không thiết lập làm cái. Ở trong chủng loại của Cái này gọi là Cái; kiến tức là tuệ, mà tự tánh không thể nào trở lại diệt mất tự tánh, cho nên tuệ không phải là Cái.

Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, Cái có thể hủy diệt toàn bộ pháp thiện hữu vi, vì sao chỉ nói là Cái diệt mất tuệ?

Đáp: Bởi vì tuệ là hơn hẳn cho nên chỉ nói diệt mất tuệ, tức là nói tổng quát về diệt mất thì pháp thiện hữu vi hơn hẳn hãy còn có thể hủy diệt, huống hồ pháp thiện yếu kém khác hay sao? Như người có năng lực chế phục cả ngàn người đối địch, thì những người yếu kém khác lẽ nào không có thể chế phục hay sao?

Hỏi: Các loại phiền não của cõi Sắc-Vô sắc tại sao không phải là Cái?

Đáp: Các phiền não của cõi ấy không có hướng của Cái, cho nên không thiết lập về Cái. Lại nữa, Cái có thể làm chướng ngại đến sự lìa nhiễm của ba cõi, bốn quả Sa-môn và chín đạo Biến tri, các phiền não của cõi Sắc-Vô sắc đều không có năng lực như vậy, cho nên không thiết lập về Cái. Lại nữa, Cái có thể làm chướng ngại đến Định và quả của Định, các phiền não của cõi Sắc-Vô sắc đều không có năng lực như vậy, cho nên không thiết lập về Cái. Lại nữa, Cái có thể làm chướng ngại đến Định, các phiền não của cõi Sắc-Vô Sắc đều không có năng lực như vậy, cho nên không thiết lập về Cái. Lại nữa, Cái có thể làm chướng ngại đến ba Đạo, ba Căn, ba loại luật nghi, ba loại Bồ-đề, ba Tuệ, ba Uẩn, ba Học, ba Tu, ba Tịnh, các phiền não của cõi sắc-Vô sắc đều có năng lực như vậy, cho nên không thiết lập về Cái. Ba Đạo đó là Kiến đạo, Tu đạo và Vô học đạo. Ba căn đó là tri đương tri căn, Dĩ tri căn và Cụ tri căn. Ba loại luật nghi, đó là luật nghi Biệt giải thoát, luật nghi Tĩnh lự, luật nghi Vô lậu. Ba loại Bồ-đề, đó là Bồ-đề Thanh văn, Bo-đề Độc giác, Bồ-đề Vô thượng. Ba tuệ, đó là tuệ do Văn mà thành, tuệ do Tư mà thành, tuệ do Tu mà thành. Ba uẩn, đó là Giới uẩn-Định uẩn và Tuệ uẩn; ba Học, ba Tu, ba tịnh cũng như vậy. Lại nữa, Cái chỉ là bất thiện, các loại phiền não của cõi sắc-Vô sắc đều là vô Ký, cho nên không thiết lập về Cái.

Hỏi: Dựa vào luận mà mình sinh ra luận, vì sao chỉ thích lập bất thiện là Cái chứ không phải là vô Ký?

Đáp: Bởi vì ngăn cản pháp thiện tích tụ cho nên gọi là Cái, bởi vì Cái này chỉ là bất thiện. Như trong kinh nói: “Tụ pháp thiện, gọi là bốn niệm trú. Ngăn cản gần với tụ pháp thiện, đó là tụ pháp ác. Tụ pháp ác, chính là năm Cái.” Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Tuy là các phiền não ngăn cách Thánh đạo cho nên đều thuận theo gọi là Cái, mà bởi vì hữu tình hết sức chán ngán rời xa cho nên chỉ nói đến bất thiện.”

Hỏi: Vô tàm-vô quý đã chỉ riêng bất thiện cùng với tất cả các tâm bất thiện ở khắp nơi, tại sao không phải là Cái?

Đáp: có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Thế Tôn có cách nói tóm lược khác cho chúng sinh tiếp nhận giáo hóa. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thế dụng, tánh tướng của ácc pháp, nếu pháp có thể tùy ý pháp lập là Cái thì sẽ thiết lập nếu không như vậy thì không thiết lập làm Cái cho nên không cần phải vặn hỏi. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Vô tàm-vô quý tuy cùng với tất cả các tâm bất thiện chỉ là bất thiện mà lúc tạo Tác không có gì hổ thẹn đối với điều ác đã tạo ra có những cách thức khéo léo đối với nghĩa ngăn cách che phủ không biểu hiện rõ ràng, cho nên không thiết lập làm cái. “Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này”. Vô tàm-vô quý tuy có thể dụng tăng thượng ở trong các nghiệp bất thiện đã gây ra, mà đối với nghĩa ngăn cách che phủ thì không biểu hiện rõ ràng cho nên không thiết lập về Cái.” Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói rằng: “Vô tàm-vô quý tuy ngăn cách bởi giới Uẩn, mà thế dụng của nó không sánh bằng tham-sân, tuy ngăn cách định Uẩn mà thế dụng của nó không sánh bằng tùy miên và ác tác, tuy ngăn cách tuệ Uẩn mà thế dụ của nó không sánh bằng hôn trầm và thụy miên, cho nên không thiết lập về Cái.

Hỏi: Hai Kiết Tật-San tại sao không gọi là Cái?

Đáp: Cũng cần phải gọi là Cái mà không nói đến, thì nên biết rằng đây là cách nói khác. Người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Thế Tôn giản lược mà nói cho chúng sinh tiếp nhận giáo hóa. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thể dụng-tánh-tướng của pháp, nếu pháp có thể thiết lập là Cái thì sẽ thiết lập, nếu không như vậy thì không thiết lập làm Cái, cho nên không cần phải vặn hỏi. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy. “Hai loại Tật-San làm não loạn hai nẽo,và làm não loạn hai chúng Tại gia-Xuất gia, cho nên thiết lập làm Cái; nhưng đối với nghĩa ngăn cách che phủ thì không tăng thêm sức mạnh, cho nên không thiết lập về Cái” Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Hai Kiết Tật-San thì nghĩa về Cái không biểu hiện cho nên không thiết lập về

Cái” Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Hai Kiết Tật-San ngăn cách Giới-Định-Tuệ với thế dụng không sánh bằng các Cái tham dục…, cho nên không thiết lập về Cái”

Hỏi: Hai triền phẫn-phú tại sao không phải là Cái?

Đáp: Cũng cần phải gọi là Cái mà không nói đến, thì nên biết rằng đây là có cách nói khác. Có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Như Lai nói giảng lược cho chúng sinh đã hóa độ. Hiếp tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thể dụng-tánh-tướng của các pháp, pháp có thể thiết lập là Cái thì sẽ thiết lập, pháp không thể thiết lập thì không thiết lập về Cái, cho nên không cần vặn hỏi.” Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Hai triền Phẫn-phú đối với nghĩa ngăn cách che phủ tâm thì không biểu hiện rõ ràng, cho nên không thiết lập về Cái”. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói này: “Hai triền Phẫn-Phú đối với nghĩa ngăn cách che phủ không phải là tăng thượng, cho nên không thiết lập làm Cái”. Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Hai triền Phẫn-Phú ngăn cách Giới uẩn… với thể dụng không sánh bằng Cái tham dục…, cho nên không thiết lập là Cái.” Các Sư Tây phương đưa ra cách nói như vậy: “Hai loại Phẫn-Phú không có thể riêng biệt cho nên không thiết lập riêng về Cái.”

Hỏi: Sáu phiền não cấu uế tại sao không phải là Cái?

Đáp: Cũng cần phải gọi là Cái mà không nói đến, thì nên biết rằng đây là cách nói khác. Có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Như Lai nói giản lược cho chúng sinh đã hóa độ. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thể dụng-tánh-tướng của các pháp, pháp có thể thiết lập là Cái thì sẽ thiết lập, pháp không thể thiết lập thì không thiết lập về Cái, cho nên không cần phải vặn hỏi”. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Hành tướng của sáu phiền não cấu uế thay đổi thô thiển không thuận với nghĩa của Cái, cho nên không thiết lập là Cái.” Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Sáu phiền não cấu uế không thuận với tướng của Cái, cho nên không thiết lập là Cái, bởi vì thường xuyên hiện hành vi tế là tướng của Cái.” Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Sáu phiền não cấu uế ngăn cách Giới-Định-Tuệ với thế dụng không sánh bằng các Cái tham dục…, cho nên không thiết lập là Cái.”

Như trong kinh nói: “Do Cái vô mình mà che phủ, do kiết Ái mà ràng buộc, kẻ ngu, người trí đều cảm được thân có Thức như vậy.”

Hỏi: Vô minh có thể che phủ cũng có thể ràng buộc, Kiết Ái có thể ràng buộc cũng có thể che phủ, tại sao chỉ nói là do vô minh mà che phủ, do Kiết Ái mà ràng buộc?

Đáp: Đều cần phải nói cả hai mà không nói đến, thì nên biết rằng

đó là cách nói khác. Lại nữa, bởi vì muốn làm cho nghĩa đã nói dễ dàng hiểu được, cho nên dùng các loại từ ngữ, các loại văn từ mà nói. Lại nữa, kinh ấy muốn làm rõ về hai môn, hai phương cách, hai bậc thềm, hai nấc thang, hai ánh sáng, hai ánh sáng, hai ngọn đuốc, hai nét vẽ, hai hình ảnh. Như nói: “Do vô minh mà che phủ thì Kiết Ái ấy cũng thuận theo như vậy.” Như nói: “Do Kiết Ái mà ràng buộc thì vô minh cũng thuận theo như vậy.” Muốn làm rõ về hai môn cho đến hai hình ảnh soi chiếu hiển bày lẫn nhau, cho nên nói như vậy. Lại nữa, trước đưa ra cách nói này: Che phủ là nghĩa của Cái. Bởi vì không có phiền não nào khác che phủ ngăn cách mắt tuệ bằng vô minh, cho nên chỉ nói là do vô minh mà che phủ. Ràng buộc là nghĩa của Kiết, không có phiền não khác ràng buộc hữu tình lưu chuyển trong sinh tử bằng Kiết Ái, cho nên chỉ nói là do Kiết Ái mà ràng buộc. Các loại hữu tình do vô minh mà đui mù, do Kiết Ái mà ràng buộc, cho nên không thể nào hướng đến tiến vào Niết-bàn cứu cánh.

Trong này, nên nói đến thí dụ hai tên cướp điên cuồng, xưa có hai tên cướp luôn luôn ở tại con đường hiểm trở, nếu bắt được người đi đường thì một tên rắc bụi vào mắt người ta, một tên trói chặt tay chân người ta. Người bị hại ấy đã mù lại bị trói chặt không thể nào chạy trốn được. Hữu tình cũng như vậy, do vô minh làm cho đui mù, do Kiết Ái làm cho ràng buộc, cho nên không thể nào hướng đến tiến vào Niết-bàn cứu cánh, mà lưu chuyển trong sinh tử luôn luôn nhận chịu khổ não.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói này: “Do vô minh làm cho đui mù, do Kiết Ái làm cho ràng buộc, liền để chi tạo tác các nghiệp bất thiện xấu ác.” Lại nữa, dựa vào nghĩa tăng thượng cho nên nói như vậy, nghĩa là vô minh tăng thượng về tác dụng che phủ, Kiết Ái tăng thượng về tác dụng ràng buộc. Lại nữa, dựa vào nghĩa phần nhiều cho nên nói như vậy, nghĩa là vô minh phần nhiều có năng lực che phủ, Kiết Ái phần nhiều có năng lực ràng buộc.

******

 

Có năm Kiết, đó là Kiết Tham-Kiết Sân-Kiết Mạn-Kiết Tật và Kiết San.

Hỏi: Năm Kiết này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy ba mươi bảy làm tự tánh, đó là Kiết Tham-Kiết Mạn đều có năm bộ của ba cõi làm ba mươi sự, Kiết Sân có năm bộ của cõi Dục là năm sự, Kiết Tật, Kiết San đều là do tu mà đoạn thuộc cõi Dục là hai sự. Vì vậy, năm Kiết này lấy ba mươi bảy sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Kiết, Kiết có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa ràng buộc, nghĩa hợp với Khổ, nghĩa xen lẫn chất độc, đều là nghĩa của Kiết. Ở đây nói rộng ra như trong ba Kiết phần trên đã nói.

Hỏi: Vì sao chỉ thiết lập những loại làm Kiết?

Đáp: Cũng cần phải nói về loại khác mà không nói đến, thì nên biết rằng đây là cách nói khác. Có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Thế Tôn giản lược mà nói cho những chúng sinh đã hóa độ. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thể dụng-thể tướng của các pháp, pháp có thể thiết lập Kiết thì thiết lập, pháp không có thể thiết lập thì không thiết lập, cho nên không cần phải vặn hỏi. “Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Trong này chỉ nói về tự tướng phiền não mê muội về những sự như Sắc… ràng buộc tâm là Kiết, ba Kiết tham-sân-mạn chỉ là tự tướng phiền não mê muội về sự cho nên thiết lập là Kiết; năm Kiến và nghi chỉ là cọng tướng phiền não mê muội về lý; vô minh tuy là bao gồm mê muội cả sự và lý, mà phần nhiều mê muội về lý; vô minh tuy là bao gồm mê muội cả sự và lý, mà phần nhiều mê muội về lý cho nên không thiết lập Kiết; hai triền Tật-San cũng chỉ não loạn vì mê muội về sự của hai bộ và hai nẽo mà gây nhiều tai họa, cho nên thiết lập Kiết; triền và cấu còn lại không có sự như vậy, cho nên không thiết lập Kiết.” Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Năm loại này đối với sự ràng buộc tâm quá nặng nề, cho nên thiết lập làm Kiết.” Tôn giả Giác Thiên đưa ra cách nói như vậy: “Năm loại này đối với sự luôn hiện hành làm não loạn cho mình và người, gây ra tai họa rất nặng nề, cho nên thiết lập làm Kiết; những phiền não khác thì không có sự như vậy, cho nên không thiết lập về Kiết.”

Có năm Kiết thuận phần dưới. Đó là Kiết tham dục thuận phần dưới, kiết Sân nhuế thuận phần dưới, Kiết Hữu thân kiến thuận phần dưới, Kiết Giới cấm thỉ thuận phần dưới, kiết Nghi thuận phần dưới.

Hỏi: Năm kiết thuận phần dưới này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy ba mươi mốt sự làm tự tánh, đó là kiết Tham dục-Sân nhuế thuận phần dưới, đều lấy năm bộ của cõi Dục làm mười sự; Kiết Hữu thân Kiến thuận phần dưới do Kiến Khổ mà đoạn thuộc ba cõi làm ba sự; Kiết Giới cấm thủ thuận phần dưới đều do Kiến Khổ-Đạo mà đoạn của ba cõi làm sáu sự; Kiết Nghi thuận phần dưới đều lấy bốn bộ của ba cõi làm mười hai sự. Vì vậy, năm Kiết thuận phần dưới này lấy ba mươi mốt sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Kiết thuận phần dưới, Kiết thuận phần dưới là có nghĩa gì?

Đáp: Năm Kiết như vậy hiện hành ở cõi dưới, do cõi dưới mà đoạn trừ, kiết sinh ra ở cõi dưới, nhận lấy quả dị thục, đẳng lưu của cõi dưới, cho nên gọi là Kiết thuận phần dưới: Cõi dưới thì có nghĩa là cõi Dục.

Hỏi: Nếu như vậy thì tất cả phiền não đều là hiện hành của cõi dưới; thân ở cõi Dục cho nên tất cả phiền não đều có thể dấy khởi; sáu mươi bốn tùy miên là do cõi dưới mà đoạn, cõi Dục ba mươi sáu, Phi tưởng phi phi tưởng xứ có hai mươi tám, chi ở cõi Dục mới có thể đoạn trừ; ba mươi sáu tùy miên do Kiết cõi dưới sinh ra, ba mươi sáu tùy miên của cõi Dục thì mỗi tùy miên hiện ở trước mắt, đều khiến cho nối tiếp nhau sinh ra ở cõi Dục; ba mươi bốn tùy miên có thể nhận lấy quả dị thục, đẳng lưu của cõi dưới, ba mươi bốn tùy miên của cõi Dục là bất thiện có thể làm nhân dị thục; hai tùy miên chỉ có thể nhận lấy quả đẳng lưu của cõi dưới, Hữu thân Kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục là vô ký cho nên không thể nào nhận lấy quả dị thục được. Như vậy, tất cả phiền não đều cần phải gọi là Kiết thuận phần dưới, tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói năm loại này gọi là Kiết thuận phần dưới chứ không phải là phiền não khác?

Đáp: Cũng cần phải nói đến loại khác mà không nói, thì nên biết rằng đây là cách nói có khác. Có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Thế Tôn giản lược mà nói cho những chúng sinh đã hóa Độ. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thể dụng-tánh-tướng của các pháp, nếu pháp có thể thiết lập Kiết thuận phần dưới thì thiết lập, nếu pháp không có thể thì không thiết lập, cho nên cần phải vặn hỏi.” Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Đức Phật biết rõ năm loại này hiện hành ở cõi dưới, do cõi dưới mà đoạn, Kiết sinh ra ở cõi dưới, nhận lấy quả của cõi dưới với thế dụng mau lẹ, thân cận rất sâu nặng, vượt qua những phiền não khác, cho nên chỉ thiết lập chúng làm Kiết thuận phần dưới.”

Lại nữa, dưới có hai loại, đó là cõi ở dưới và hữu tình ở cõi dưới. Cõi ở dưới thì gọi là cõi Dục, hữu tình ở cõi dưới thì gọi là dị sinh. Bởi vì hai kiết đều gây ra tai họa nặng nề cho nên không vượt qua cõi Dục, bởi vì ba Kiết sau gây ra sai lầm sâu nặng cho nên không vượt qua dị sinh, vì vậy chỉ thiết lập năm loại này làm kiết thuận phần dưới. Lại nữa, dưới có hai loại đó là địa ở dưới và hữu tình ở dưới. Địa ở dưới thì gọi là cõi Dục, hữu tình ở dưới thì gọi là dị sinh. Bởi vì hai Kiết đều gây ra tai họa nặng nề cho nên không ra khỏi địa ở dưới; bởi vì ba Kiết sau gây ra sai lầm sâu nặng cho nên không ra khỏi địa ở dưới, vì vậy chỉ nói năm loại này gọi là Kiết thuận phần dưới. Lại nữa, năm loại này đối với hữu tình cõi Dục ấy, giống như ngục tốt và lính tuần tra phòng vệ. Giả sử tội nhân kia dùng sức mạnh của bạn bè thân thích và tài sản làm thương tổn đến ngục tốt để chạy ra xa, thì ba người lính tuần tra phòng vệ vẫn bắt mang về nhốt vào trong lao ngục. Trong này, lao ngục tức là dụ cho cõi Dục, tội nhân tức là dụ cho dị sinh ngu muội, hai ngục tốt là dụ cho hai kiết đầu, ba người lính tuần tra phòng vệ là dụ cho ba Kiết sau. Nếu có dị sinh dùng quán Bất tịnh làm thương tổn đến tham Dục, lại cùng quán Từ làm thương tổn đến Sân nhuế, lìa dục cho đến Vô sở hữu xứ, sinh vào tĩnh lự thứ nhất cho đến Hữu Đảnh, thì Hữu thân Kiến-Giới cấm thủ và Nghi kia vẫn bắt lấy mang về đưa vào giam ở cõi dục.

Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Hai Kiết chưa đoạn, chưa biết tất cả cho nên không ra khõi cõi dục, ba Kiết chưa đoạn, chưa biết tất cả cho nên lại sinh vào cõi Dục, vì vậy chỉ nói năm này gọi là Kiết thuận phần dưới.” Tôn giả Tả Thọ cũng đưa ra cách nói này: “Do hai Kiết ràng buộc cho nên không vượt qua cõi Dục, vì ba Kiết chưa đoạn cho nên lại rơi vào cõi Dục, vì vậy chỉ thiết lập năm này làm Kiết thuận phần dưới.”

Lại nữa, trong này làm rõ về môn loại, làm rõ về tóm lược, làm rõ về phù hợp cho nên chỉ nói năm loại này gọi là Kiết thuận phần dưới. Nghĩa là các phiền não có loại chỉ riêng nên bộ, có loại gồm chung hai bộ, có loại gồm chung bốn bộ, có loại gồm chung năm bộ; nếu nói Hữu thân Kiến thì nên biết là nói chung về phiền não chỉ riêng nên bộ, nếu nói Giới cấm thủ thì nên biết là nói chung về phiền não gồm chung hai bộ, nếu nói Nghi thì nên biết là nói chung về phiền não gồm chung bốn bộ, nếu nói Tham dục-Sân nhuế thì nên biết là nói chung về phiền não gồm chung năm bộ. Như vậy thì chỉ do kiến mà đoạn, gồm chung do kiến và tu mà đoạn, là biến hành, không phải là biến hành, chỉ hiện hành ở dị sinh, gồm chung hiện hành ở dị sinh và Thánh giả, do hành tướng vui mừng mà chuyển, do hành tướng lo buồn mà chuyển, nên biết cũng như vậy. Lại nữa, trong các phiền não gồm chung do kiến, tu mà đoạn, chỉ có tham-sân độc lập khắp nơi sau thức; trong các phiền não chỉ do kiến mà đoạn, chỉ có ba loại như thân kiến… là chuyển biến, là đứng đầu, cho nên chỉ thiết lập năm loại này làm Kiết thuận phần dưới. Lại nữa, nếu hỏi tại sao hai kiết đầu thiết lập là thuận phần dưới; thì nên trả lời rộng ra như trong phần căn bất thiện; nếu hỏi tại sao ba kiết sao thiết lập mà thuận phần dưới; thì nên trả lời rộng ra như trong phần ba kiết, bởi vì hai phần hỏi, đáp này ngăn chặn toàn bộ những phiền não khác.

Hỏi: Vì sao tùy phiền não không phải là kiết thuận phần dưới?

Đáp: Tùy phiền não cũng phải là nói kiết thuận phần dưới mà không nói đến thì nên biết là cách nói có khác. Có người đưa ra cách nói này: Đây là Đức Thế Tôn nói giản lược cho chúng sinh được giáo hóa. Lại có người nói: Nếu pháp nào làm cho cõi dưới và hữu tình ở dưới nối tiếp nhau sinh khởi thì thiết lập kiết thuận phần dưới; các tùy phiền não không có năng lực của kiết thọ sinh, cho nên không thiết lập mà kiết thuận phần dưới:

Như trong kinh nói: “Các ông nên thọ trì năm kiết thuận phần dưới mà ta đã nêu rõ trước đây, lúc bấy giờ trong chúng hội, Ma-lạc- ca-tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy trệch áo bày vai phải, gối bên phải quỳ sát đất, hướng về Đức Bạc-già-phạm chắp tay cúi mình thưa rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Con đã thọ thì năm kiết thuận phần dưới mà Đức Thế Tôn đã giảng giải. Đức Thế Tôn bảo rằng: Thế nào là thọ trì? Ma -lạc-ca-tử thưa: Tham dục chính là tùy miên dục tham, ràng buộc tâm là thuận phần dưới, Đức Thế Tôn đã nêu rõ và con đã thọ trì, cho đến Kiết Nghi nói rộng ra cũng như vậy. Đức Phật bảo rằng: Người ngu si, ngoại đạo dị học nghe điều ông đã nói sẽ chỉ trích và hỏi vặn ông: Như trẻ thơ bị bệnh nằm ngửa trên giường, nó hãy còn không biết dục trần như Sắc… là gì, huống hồ có thể hiện khởi tham dục ràng buộc tâm hay sao? Nhưng mà nó vẫn có tùy miên dục tham, cho đến Kiết Nghi nói rộng ra cũng như vậy.”

Hỏi: Như Năm kiết thuận phần dưới mà Đức Phật đã giảng bày, người ấy thọ trì đầy đủ thì lẽ nào bị quở trách?

Đáp: Quở trách về nghĩa đã giữ lấy chứ không phải là quở trách về danh đã giữ lấy, quở trách về nghĩa đã hiểu chứ không ngăn chặn về danh đã nói. Nghĩa là Tỳ kheo ấy nói dấy khởi phiền não thì gọi là thuận phần dưới, chứ không phải là không dấy khởi; Đức Phật nói nếu lúc phiền não chưa đoạn thì gọi là thuận phần dưới, chứ không cần phải hiện khởi: Lại nữa, Tỳ kheo ấy nói lúc phiền não sắp hiện hành, thì gọi là thuận phần dưới; Đức Phật nói thành tựu cũng có thể gọi là kiết thuận phần dưới. Lại nữa, Tỳ kheo ấy nói phiền não cần phải là lúc hiện tại, thì gọi là thuận phần dưới; Đức Phật nói ba đời đều có thể gọi là Kiết thuận phần dưới. Lại nữa, Tỳ kheo ấy nói phiền não cần phải là lúc ràng buộc tâm, thì gọi là thuận phần dưới; Đức Phật nói hoặc là phần vị triền, hoặc là phần vị tùy miên đều có thể gọi là Kiết thuận phần dưới. Như nói triền và tùy miên tham dục, lúc Không chính thức đoạn thiện cũng gọi là kiết thuận phần dưới, cho đến kiết Nghi nói rộng ra cũng như vậy.

Có năm Kiết thuận phần trên, đó là Kiết Sắc tham thuận phần trên, kiết vô sắc tham thuận phần trên, kiết Tùy miên thuận phần trên, kiết Mạn thuận phần trên và Kiết Vô minh thuận phần trên.

Hỏi: Năm kiết thuận phần trên này lấy gì lam tự tánh?

Đáp: Lấy lám sự làm tự tánh, đó là Sắc tham tức là Ái của cõi Sắc do tu mà đoạn làm nên sự; Vô sắc tham tức là Ái của cõi Vô sắc do tu mà đoạn làm nên sự; tùy miên-mạn-vô minh tức là tùy miên-mạn-vô minh của cõi Sắc-Vô sắc đều do tu mà đoạn làm sáu sự. Vì vậy, năm Kiết thuận phần trên này lấy tám sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Kiết thuận phần trên, Kiết thuận phần trên có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa làm cho hướng về phía trên, nghĩa làm cho vươn lên phía trên, nghĩa làm cho nối tiếp nhau sinh lên phía trên, nghĩa làm cho nối tiếp nhau sinh lên phía trên, là nghĩa của Kiết thuận phần trên.

Hỏi: Nếu các nghĩa như hướng về phía trên… là nghĩa của Kiết thuận phần trên, thì Kiết thuận phần trên đúng ra không phải là bộc lưu, bởi vì rơi ngã, chìm đắm… là nghĩa của bộc lưu?

Đáp: Nghĩa của bộc lưu khác với nghĩa của Kiết thuận phần trên, nghĩa là dựa vào giới-địa mà thiết lập Kiết thuận thượng phần, bởi vì nó làm cho Bộc lưu, tuy sinh đến Hữu Đảnh mà làm cho hữu tình chìm đắm trong sinh tử, cho nên không đến được giải thoát và Thánh đạo.

Hỏi: Tại sao tham của cõi Sắc và cõi Vô sắc đều tách biệt thiết lập làm Kiết thuận phần trên, ba loại còn lại của hai cõi cùng thiết lập làm nên?

Đáp: Ba loại còn lại cũng cần phải dựa vào giới để tách biệt thiết lập, nhưng mà không như vậy thì nên biết là có khác. Lại nữa, muốn làm cho nghĩa đã nói dễ dàng hiểu rõ, cho nên dùng các loại từ ngữ, các loại văn từ để nói. Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn làm rõ về hai môn loại, hai phương cách, hai bậc thềm, hai nấc thang, hai ánh sáng, hai ngọn đuốc, hai nét vẽ, hai hình ảnh, như Ái dựa vaò giới mà tách biệt thiết lập hai Kiết, tùy miên, mạn, vô minh cũng thuận theo đều thiết lập hai Kiết; như tùy miên… của hai cõi cùng thiết lập làm nên, thì Ái cũng thuận theo như vậy. Như vậy thì tùy kheo Kiết thuận phần trên, hoặc là tám, hoặc là bốn, vì làm rõ về hai môn loại cho đến hai hình ảnh soi chiếu hiển bày lẫn nhau cho nên đưa ra cách nói như vậy. Lại nữa, Ái làm cho giới tách biệt, địa tách biệt, bộ tách biệt; Ái có năng lực làm tăng trưởng tất cả phiền não; ái có nhiều lỗi lầm mà Ái Xứ đã nói, cho nên dựa vào giới để tách biệt thiết lập làm hai Kiết; ba loại như tùy miên… không có sự như vậy, cho nên hai cõi trên hợp lại thiết lập làm nên.

Hỏi: Vì sao Kiết chỉ do tu mà đoạn lại thiết lập làm Kiết thuận phần trên?

Đáp: Làm cho có hướng thú sinh lên phía trên gọi là thuận phần trên; Kiết do kiến mà đoạn cũng làm cho rơi xuống phía dưới, cho nên không thiết lập làm Kiết thuận phần trên. Lại nữa, việc làm của người bậc trên thì gọi là thuận phần trên, người bậc trên là Thánh chứ không phải là các dị sinh; Kiết thuận phần trên. Ở trong hàng Thánh giả chỉ có người Bất hoàn dấy khởi các kiết mà thiết lập thuận phần trên.

Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, tại sao các Kiết do người Dự lưu và Nhất lai dấy khởi không phải là thuận phần trên?

Đáp: Thuận phần trên, nghĩa là có hứng thú sinh lên phía trên, các Kiết do người Dự lưu-Nhất lai dấy khởi cũng làm cho sinh xuống phía dưới, cho nên không thiết lập làm Kiết thuận phần trên. Lại nữa, nếu vượt qua giới cũng đắc quả mà không phải là vượt qua giới, cho nên Kiết do họ dấy Khởi không phải là thuận phần trên. Lại nữa, nếu vượt qua giới mà cũng đoạn hết phiền não bất thiện, thì các Kiết đã dấy khởi sẽ thiết lập thuận phần trên; Dự lưu và Nhất lai cả hai sự đều thiếu, cho nên Kiết đã dấy khởi không phải là thuận phần trên. Lại nữa, nếu vượt qua giới mà Kiết thuận phần dưới cũng đoạn hết, thì Kiết đã dấy khởi lúc ấy gọi là thuận về trên; Dư lưu và Nhất lai cả hai sự đều thiếu, cho nên Kiết đã dấy khởi không phải là thuận phần trên. Lại nữa, Kiết thuận phần trên và kiết thuận phần dưới đều khác nhau về sở y, nếu trong thân dấy khởi Kiết thuận phần trên thì chắc chắn không dấy khởi Kiết thuận phần dưới, nếu trong thân dấy khởi Kiết thuận phần dưới thì lúc ấy chắc chắc không dấy khởi Kiết thuận phần trên; trong thân Dự lưu và Nhất lai để cho dấy khởi Kiết thuận phần dưới; thì chắc chắn không dấy khởi Kiết thuận phần trên.

Lại nữa, nếu không còn dấy khởi nghiệp tựa như dị sinh, thì lúc ấy đã dấy khởi kiết sẽ thiết lập thuận phần trên; Dư lưu và Nhất lai vẫn còn hiện khởi nghiệp tự như dị sinh, cho nên kiết đã dấy khởi không phải là thuận phần trên. Vì sao họ dấy khởi nghiệp tựa như dị sinh? Nghĩa là bởi vì thích mặc áo quần nhiều màu sặc sỡ, thoa ướp trang điểm hương hoa, thu nhận cất giữ vàng bạc, coi trọng đồ vật quý báu, sai khiến người khác làm việc, vẫn còn đánh chưởi trách phạt, cũng cùng với nam-nữ nằm chung nên giường, vuốt ve xúc chạm thân hình, sinh ra ý tưởng mịn màng trơn láng, lại không biết gì hổ thẹn, làm điều trái với phạm hạnh. Những điều như vậy gọi là nghiệp tựa như dị sinh.

Lại nữa, nếu có người không còn sinh ra từ giọt máu,Tăng-yếttra-tư tiến vào thai mẹ, trú ở giữa sinh tạng và thục tạng, lúc ấy đã dấy khởi kiết gọi là thuận phần trên; Dự lưu và Nhất lai có lẽ có sự việc này, mà Kiết đã dấy khởi không phải là thuận phần trên. Như trong kinh ấy nói: “Cư sĩ Chất-đát-la nói với các bạn bè thân thiết: Các bạn nên biết, tôi chắc chắn không còn sinh ra từ giọt máu, Tăng-yết-tra-tư tiến vào thai mẹ, dừng lại ở giữa Sinh tạng và Thục tạng, tôi đã vĩnh viễn đoạn trừ năm Kiết thuận phần dưới, không còn lui sụt trở lại thọ sinh vào cõi Dục nữa.” Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Giải thoát được Kiết tham dục-sân nhuế, thì tôi nói là giải thoát được việc đi vào thai mẹ.”

Hỏi: Trong thuận phần trên, tự tánh của tùy miên có phải là Kiết hay không? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu như là kiết, thì luận Phẩm Loại Túc nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là pháp Kiết? Đó là chín Kiết. Thế nào là không phải pháp Kiết? Đó là trừ ra chín kiết, còn lại các pháp khác.” Nếu không phải là kiết thì trong kinh này đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là năm Kiết thuận phần trên? Đó là Sắc tham, Vô sắc tham, Tùy miên, Mạn và Vô minh.”

Đáp: Nên nói là Kiết.

Hỏi: Luận Phẩm Loại Túc nói nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Các Sư nước ngoài đã tụng khác với nơi này, nghĩa là họ tụng rằng: “Thế nào là pháp Kiết? Đó là chín Kiết và tùy miên trong Kiết thuận phần trên. Thế nào là pháp không phải là kiết? Đó là trừ ra chín kiết và tùy miên trong Kiết thuận phần trên, còn lại các pháp khác.”

Hỏi: Các Sư ở nước Ca-thấp-di-la tại sao không tụng như các Sư ấy?

Đáp: Các Sư này cũng nên tụng như các Sư kia, mà không tụng thì có ý nghĩa khác, bởi vì tùy miên kia không quýêt định là Kiết hay không phải là Kiết, nghĩa là tánh của tùy miên, nên phần ít là kiết, tức là ở hai cõi trên; nên phần ít không phải là Kiết, tức là ở cõi Dục. Hoặc có lúc là Kiết, tức là do Thánh mà dấy khởi; hoặc có lúc không phải là kiết, tức là dị sinh dấy Khởi. Có phần vị không phải là Kiết, tức là do Thánh giả chưa lìa nhiễm dục mà dấy khởi.

Hỏi: Tại sao tùy miên ở hai cõi trên là kiết, ở cõi Dục thì không phải là Kiết?

Đáp: Bởi vì cõi Dục không phải là cõi định, không phải là địa tu, không phải là địa lìa nhiễm, không có định tuệ thù thắng, có năng lực nhận biết tùy miên là sự nhiễu loạn, cho nên không thiết lập là Kiết; cõi Sắc-Vô sắc là cõi định, là địa tu, là địa lìa nhiễm, cố định tuệ thù thắng, có năng lực nhận biết tùy miên là sự nhiễu loạn, cho nên thiết lập làm Kiết. Như gần cạnh thôn xóm, tuy phát ra tiếng lớn mà cũng không lấy làm lo sợ; ở chốn A-luyện-nhã, tuy phát ra tiếng lớn mà cũng không lấy làm lo sợ. Lại nữa, cõi Dục có nhiều phiền não phi pháp, như phẫn-hận… che phủ ngăn cách tùy miên làm cho không sáng tỏ rõ ràng, cho nên không thiết lập là Kiết; cõi Sắc-Vô sắc không có nhiều phiền não phi pháp như vậy che phủ ngăn cách tùy miên, ở cõi đó sáng ỏ rõ ràng cho nên thiết lập làm Kiết. Như gần cạnh thôn xóm có Tỳ Kheo ác hạnh, tuy nhiều mà không ai biết, ở A-luyện-nhã, Tỳ kheo ác hạnh tuy ít mà dễ dàng nhận ra.

Hỏi: Hôn trầm-tùy miên đều gồm chung ba cõi, đều có khắp sáu thức, đều gồm chung năm bộ, và cùng kết hợp với tâm nhiễm ô, vì sao tùy miên thiết lập là thuận phần trên, chứ không phải là hôn trầm?

Đáp: Bởi vì tùy miên là quá mạnh mẽ nhanh nhạy, quá sâu nặng, quá nhiều cho nên Đức Phật thiết lập làm Kiết thuận phần trên, cũng bởi vì điều này cho nên thiết lập trong mười pháp Đại phiền não địa. Vả lại, bởi vì điều này cho nên các sư nước ngoài đã tụng phần luận điểm Loại Túc nói: “Thế nào là pháp kiết? Đó là chín kiết và tùy miên trong kiết thuận phần trên”. Lại bởi vì điều này cho nên trong chương Tạp Uẩn đã nói:” Thế nào là tùy miên vô minh bất cọng? Thế nào là triền tùy miên bất cọng? “Lại bởi vì điều này cho nên luận Thi Thiết nói:” Lúc dị sinh dấy khởi tùy miên dục tham thì có năm pháp dấy khởi:

  1. Tùy miên dục tham.
  2. Tùy miên dục tham tùy sinh (có tụng nói là tùy miên dục tham tăng ích).
  3. Tùy miên vô minh.
  4. Tùy miên vô minh tùy sinh (có tụng nói là tùy miên vô minh tăng ích).
  5. . Tùy miên”. Hôn trầm thì không như vậy, cho nên không thiết lập làm Kiết luận phần trên.

Lại nữa, bởi vì hành tướng của triền tùy miên rõ ràng nhanh nhạy mà tác dụng mau lẹ, làm nhiễu loạn năm chibốn chi định tuệ, cho nên Đức Phật thiết lập làm Kiết thuận phần trên; hành tướng của hôn trầm thì ám muội trì độn tương tự với định, có thể tùy thuận với định, hôn trầm thì có thể nhanh chóng phát định cho nên không thiết lập làm Kiết thuận phần trên. Lại nữa, hôn trầm đã là đẳng lưu của vô minh, vô minh lại là Kiết thuận phần trên, che phủ ngăn cách hôn trầm khiến cho không sáng tỏ rõ ràng, cho nên hôn trầm không phải là thuận phần trên.

Hỏi: Cõi trên cũng có ba loại siểm-cuồng-kiêu, vì sao không thiết lập làm Kiết phần thuận trên?

Đáp: Các phiền não cấu thô thiển tùy tiện dễ chấm dứt, tác dụng ràng buộc yếu kém, cho nên không thiết lập vào trong các tụ kiết, chính là bởi vì nghĩa này. Hiếp Tôn giả nói: “Đức Phật biết rõ thế dụng-tánh tướng của các pháp, pháp có thể thiết lập kiết thì sẽ thiết lập làm kiết, nếu không như vậy thì không thiết lập, cho nên không cần phải vặn hỏi”.Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Siểm-cuồng và kiêu đều thô thiển tùy tiên dễ chấm dứt, không thuận với nghĩa của kiết cho nên không thiết lập làm kiết. Trong tất cả triền tùy miên thì chỉ nên phần ít có thể thiết lập làm kiết”.

Có năm Kiến, đó là Hữu thân kiến, Biên chấp kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ.

Hỏi: Năm kiến này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy ba mươi sáu sự làm tự tánh, đó là Hữu thấn kiến-Biên chấp kiến đều do kiến Khổ mà đoạn của ba cõi làm sáu sự; Tà kiếnKiến thủ đều lấy bốn bộ của ba cõi làm hai mươi bốn sự; Giới cấm thủ của ba cõi đều do kiến Khổ-Đạo mà đoạn làm sáu sự. Vì vậy, năm Kiến này lấy ba mươi sáu sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Kiến, Kiến có nghĩa là gì?

Đáp: Bởi vì bốn sự cho nên gọi là Kiến:

  1. Nhìn thấu suốt.
  2. Suy đoán.
  3. Chấp chặt.
  4. Đi sâu vào sở duyên.

Nhìn thấu suốt, nghĩa là có năng lực nhìn thấu suốt cho nên gọi là Kiến.

Hỏi: Kiến này đã là tà lại còn điên đảo, làm sao gọi là nhìn?

Đáp: Tuy là tà và điên đảo mà tánh là tuệ có năng lực trông thấy sở duyên, cho nên cũng gọi là nhìn; như người thấy cảnh, hoặc sáng tỏ hay lờ mờ đều gọi là nhìn. Suy đoán, nghĩa là có năng lực suy xét phán đoán nên gọi là Kiến.

Hỏi: Trong khoảng nên sát-na thì suy đoán như thế nào?

Đáp: Bởi vì tánh mạnh mẽ nhanh nhạy, cho nên cùng có thể suy xét phán đoán. Chấp chặt, nghĩa là có thể chấp chặt cho nên gọi là Kiến. Kiến này đối với cảnh kỳ quái thì chấp giữ kiên cố, không phải là lưỡi dao trí tuệ bấc Thánh thì không biết nhờ đâu làm cho rời bỏ? Phật và đệ tử của Phật cầm lưỡi dao trí tuệ bậc Thánh cắt đứt mầm sống của kiến ấy mới làm cho rời bỏ được. Như có loài thú biển tên là Thất-thủma-la, nó đã cắn phải vật gì thì không phải là lưỡi dao không thể nào rời ra được, nghĩa là nếu nó cắn vào các loại cỏ cây thì cần phải chặt đứt răng của nó mới rời bỏ được. Như có tụng nói:

Do người ngu si đã thọ trì, vật do cá Tầm đã ngậm lấy,

Thất-thủ-ma-la cắn vào vật, không phải dao không thể cởi được.

Đi sâu vào sở duyên, nghĩa là tánh mạnh mẽ nhanh nhạy đi sâu vào sở duyên, như cây kim rơi xuống bùn, cho nên gọi là Kiến. Lại nữa, bởi vì hai sự cho nên gọi là kiến:

  1. Ngắm nhìn.
  2. Quyết đoán.

Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên gọi là kiến:

  1. Có tướng thấy.
  2. Thành tựu việc làm.
  3. Đối với cảnh không có vướng mắc.

Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên gọi là kiến:

  1. Ý thích.
  2. Chấp trước.
  3. Suy cứu.

Lại nữa, bởi vì ba sự cho nên gọi là kiến:

  1. Ý thích.
  2. Gia hạnh.
  3. Không biết gì.

Vì ý thích, nghĩa là ý thích phá hoại. Vì gia hạnh, nghĩa là gia hạnh phá hoại. Lại nữa, vì ý thích nghĩa là tu định tà vạy; vì gia hạnh, nghĩa là suy xét tìm tòi tà vạy; vì không biết gì, nghĩa là nghe pháp tà vậy.

Đã giải thích về nghĩa tổng quát của các kiến, nay sẽ giải thích về nghĩa riêng biệt của mỗi nên kiến.

Hỏi: Vì sao gọi là Hữu Thân kiến?

Đáp: Kiến này đối với có thân mà chuyển cho nên gọi là Hữu thân kiến.

Hỏi: Kiến khác cũng có loại đối với có thân mà chuyển, loại ấy tên gọi là Hữu thân kiến chăng?

Đáp: Kiến này đối với tự thân mà chuyển chứ không phải là thân khác, đối với có thân mà chuyển chứ không phải là không có thân, cho nên gọi là Hữu thân kiến; kiến khác đối với tự thân mà chuyển, hoặc đối với thân khác mà chuyển, đối với thân mà chuyển hoặc đối với không có thân mà chuyển, cho nên không gọi là Hữu thân kiến. Đối với tự thân mà chuyển nghĩa là duyên với giới-địa của mình. Đối với thân khác mà chuyện, nghĩa là duyên với giới-địa khác. Đố với có thân mà chuyển, nghĩa là duyên với hữu lậu hay là duyên với hữu vi. Đối với không có thân mà chuyển, nghĩa là duyên với vô lậu hay là vô vi.

Hỏi: Biên chấp kiến cũng đối với tự thân mà chuyển chứ không phải là thân khác, đối với có thân mà chuyển chứ không phải là không có thân, kiến ấy nên gọi là Hữu thân kiến chăng?

Đáp: Nghĩa là cùng có mà ban đầu có được tên gọi, sau khi đã thiết lập tên gọi lại thuận theo nghĩa khác, nghĩa là bởi vì nó chấp riêng biệt hai bên Đoạn-Thường, cho nên thuận theo nghĩa này gọi là Biên chấp kiến. Lại nữa, kiến này đối với có thân mà chuyển sang chấp Ngã-Ngã sở, cho nên gọi là Hữu thân kiến; kiến khác tuy cũng có đối với có thân mà chuyển, nhưng không chấp Ngã và Ngã sở, cho nên không gọi là Hữu thân kiến. Lại nữa, kiến này đối với có thân mà chuyển sang làm hành tướng của Ngã-Ngã sở, cho nên gọi là Hữu thân kiến; kiến khác tuy cũng có đối với có thân mà chuyển, nhưng không làm hành tướng của Ngã và Ngã sở, cho nên không gọi là Hữu thân kiến. Lại nữa, kiến này đối với có thân mà chuyển sang chấp rằng Ngã làm thì Ngã chịu, cho nên gọi là Hữu thân kiến; kiến khác tuy cũng có đối với có thân mà chuyển, nhưng không chấp là Ngã làm-Ngã chịu, cho nên không gọi là Hữu thân kiến. Lại nữa, kiến này đối với có thân mà chuyển thuận với bố thí-trì giới-tu thiện, cho nên gọi là Hữu thân kiến; kiến khác tuy cũng có đối với có thân mà chuyển, nhưng không thuận với bố thí-trì giới-tu thiện, cho nên không gọi là Hữu thân kiến. Lại nữa, kiến này đối với có thân mà chuyển không trái với nghiệp quả, cho nên gọi là Hữu thân kiến; kiến khác tuy cũng có đối với có thân mà chuyển, nhưng trái với nghiệp quả, cho nên không gọi là Hữu thân kiến. Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Kiến này chỉ đối với tự thân mà chuyển, cho nên gọi là Hữu thân kiến, chính năm Thủ Uẩn gọi là tự thân”.

Hỏi: Vì sao Thủ Uẩn gọi là tự thân?

Đáp: Do lực nhân duyên của chính mình mà gây ra, do nghiệp phiền não của chính mình mà đạt được quả. Đối với Biên chấp kiến hỏi-đáp giống như trước.

Hỏi: Vì sao gọi là Biên chấp kiến?

Đáp: Kiến này chấp hai bên cho nên gọi là Biên chấp kiến, nghĩa là đối với hai bên Đoạn-Thường mà chuyển. Như trong kinh nói: “Này Ca-đa-diễn-na! Nếu dùng chánh tuệ thấy biết đúng như thật về Tập của thế gian, thì đối với thế gian không chấp là không có. Chấp là không có, tức là Đoạn kiến. Nghĩa là lức người kia nếu thấy thân sau sinh ra thì dấy lên ý niệm như vậy: Như vậy hữu tình chết nơi này-sinh nơi kia, chắc chắn không phải là đoạn mất. Nếu dùng chánh tuệ thấy biết đúng như thật về Diệt của thế gian, thì không chấp là có. Chấp là có, tức là Thường kiến. Nghĩa là người kia nếu thấy các Uẩn-Giới-Xứ tách biệt nối tiếp nhau thì dấy lên ý niệm như vậy: Như vậy hữu tình có sinh-có diệt, chắc chắn không phải là thường còn”. Lại nữa, kiến này đã chấp hết sức thô lậu hạn hẹp, cho nên gọi là Biến chấp kiến; nghĩa là các ngoại đạo chấp có thật Ngã đã là ngu si thấp kém, huống là chấp Ngã là Đoạn-Thường mà không phải là thô lậu hạn hẹp hay sao? Lại nữa, kiến này đã chấp hết sức xa vời hạn hẹp, cho nên gọi là Biên chấp kiến; nghĩa là các ngoại đạo chấp có thật Ngã, đối với lý Vô ngã đã là xa vời hạn hẹp, huống hồ chấp Ngã là Đoạn-Thường mà không phải là xa với hạn hẹp hay sao? Lại nữa, chấp này chuyển đổi theo hành tướng của hai bên, cho nên gọi là Biên chấp kiến; nghĩa là chuyển đồi cái chấp theo hai hành tướng Đoạn-Thường. Như trong kinh nói:” Tỳ kheo nên biết!

Ta không tranh luận với thế gian, mà thế gian tranh luận với ta”.

Hỏi: Kinh này đã nói thì nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy:”Đức Thế Tôn nhất định nói có nhân quả. Nghĩa là nếu Đức Phật gặp ngoại đạoThường kiến, họ nói các pháp có quả mà không có nhân, vì không có nhân cho nên tự tánh là thường có. Đức Thế Tôn bảo rằng: Ông nói có quả, ta cũng nói là có; ông nói không có nhân thì đó là cách lý luận ngu si. Nếu Đức Thế Tôn gặp ngoại đạo Đoạn kiến, họ nói các pháp có nhân mà không có quả, vì không có quả cho nên tương lai sẽ đoạn diệt. Đức Thế Tôn bảo rằng: Ông nói có nhân, Ta cũng nói là có; ông nói không có quả thì đó là cách lý luận ngu si. Đức Phật đối với hai cách lý luận đều thừa nhân nên bên lìa Đoạn-lìa Thường mà nói đến Trung đạo, cho nên đưa ra chánh nói này: Ta không tranh luận với thế gian, mà thế gian tranh luận với Ta”.

Lại nữa, Đức Thế Tôn là Luận giả đúng như pháp, các ngoại đạo đều là Luận giả trái với pháp; Luận giả đúng như pháp thì pháp vốn như vậy không có gì tranh cãi, Luận giả trái với pháp thì pháp vốn như vậy mà phát sinh tranh cãi. Lại nữa, Đức Phật đối với thế tục thì tùy thuận với thế gian, thế gian đối với thắng nghĩa thì không tùy thuận với Phật. Lại nữa, Đức Thế Tôn khéo léo đoạn trừ hai căn tranh cãi; hai căn tranh cãi đó là Ái và Kiến, Đức Phật đã vĩnh viễn đoạn trừ cho nên nói là không có tranh cãi, thế gian chưa đoạn trừ cho nên nói là phát sinh tranh cãi.

Đại Đức nói rằng: “Đức Thế Tôn là Luận giả đúng như lý, các ngoại đạo đều là những Luận giả trái với lý; Luận giả đúng như lý thì pháp vốn như vậy không có gì tranh cãi, Luận giã trái với lý thì pháp như vậy mà phát sinh tranh cãi. Như con ngựa vượt qua đoạn đường hiểm trở thì bước chân có thấp-có cao, nếu dạo trên con đường bằng phẳng thì bước đi không có gì sai khác. Lại nữa, Đức Phật là bậc thấy rõ về nghĩa, thấy rõ về pháp, thấy rõ về thiện, thấy rõ về điều hòa thích hợp, cho nên nói là không có tranh cãi, thế gian thì không như vậy, cho nên nói là phát sinh tranh cãi”.

Hỏi: Vì sao gọi là Tà kiến?

Đáp: Bởi vì suy đoán sai lạc cho nên nói là Tà kiến.

Hỏi: Nếu như vậy thì năm kiến đều suy đoán sai lạc, sao chỉ nói loại này là Tà kiến?

Đáp: Bởi vì dựa vào hành tướng riêng biệt mà thiết lập tên gọi này. Hành tướng riêng biệt thì nghĩa là không có hành tướng. Nếu không dựa vào hành tướng mà thiết lập tên gọi, thì đúng ra năm loại đều là Tà kiến, bởi vì năm loại này đều là suy đoán sai lạc; nhưng bởi vì không có hành tướng thì tai họa rất nặng nề, cho nên chỉ dựa vào điều này mà thiết lập tên gọi Tà kiến.

Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc mà cũng làm hỏng sự việc thì nói là Tà kiến; bốn kiến còn lại tuy suy đoán sai lạc mà không làm hỏng sự việc, cho nên thiết lập tên gọi khác. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc mà bài báng nhân quả thì nói là Tà kiến; bốn kiến còn lại tuy suy đoán sai lạc mà không bài báng nhân quả, cho nên thiết lập tên gọi khác. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc cùng với bố thí-trì giới-tu thiện hết sức trái ngược nhau thì nói là Tà kiến; bốn kiến còn lại thì không như vậy, cho nên thiết lập tên gọi khác. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc mà cũng bài báng quá khứ-vị lai-hiện tại, Chánh đẳng Bồ-đề và quy y Tam Bảo, thì nói là Tà kiến; những kiến còn lại thì không như vậy, cho nên thiết lập tên gọi khác. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc làm hỏng hai ân thì nói là Tà kiến, những kiến còn lại thì không như vậy, cho nên thiết lập tên gọi khác. Hai ân đó là ân pháp và ân sinh dưỡng. Làm hỏng ân pháp, nghĩa là cho rằng không có bố thí, không có yêu thích, không có cúng tế, không có diệu hạnh, không có ác hạnh, không có dị thục của nghiệp quả do diệu hạnh-ác hạnh, không có đời này, không có đời khác. Làm hỏng ân sinh dưỡng, nghĩa là cho rằng không có cha-không có mẹ, không có hóa sinh-hữu tình và thế gian, không có A-la-hán chân thật, không có chánh trí-chánh hạnh, cho đén nói rông ra. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc mà dấy khởi hai oán thì nói là Tà kiến; những kiến còn lại thì không như vậy, cho nên thiết lập tên gọi khác. Dấy khởi hai oán:

  1. Dấy khởi oán pháp.
  2. Dấy khởi oán sinh.

Dấy khởi oán pháp, nghĩa là nói rằng không có bố thí…, cho đến nói rộng ra. Dấy khởi oán sinh, nghĩa là nói rằng không có cha mẹ…, cho đến nói rộng ra. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc làm hỏng hiện lượng thì nói là Tà kiến; những kiến còn lại thì không như vậy, cho nên thiết lập tên gọi khác. Như người rơi vào giữa hàm lửa cháy rừng rực, vì lừa dối thế gian mà nói là mình hưởng thụ niềm vui; hữu tình tà kiến cũng lại như vậy, ở trong các loại khổ đau của Uẩn-Giới-Xứ, tà kiến ràng buộc lấy tâm mà nói là mình không có khổ đau, nói như vậy thì gọi là làm hỏng hiện tượng. Lại nữa, nếu suy đoán sai lạc về tên gọi bạo ác thì nói là Tà kiến, như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Những người tà kiến tùy theo năng lực nhìn nhận của họ mà phát sinh thân nghiệpngữ nghiệp-suy nghĩ mong cầu và nguyện hạnh, tất cả chủng loại ấy có năng lực dẫn đến quả không đáng yêu-không đáng mừng-không đáng vui-không vừa ý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Tà kiến kia chính là cách nhìn bạo ác”. Bốn kiến còn lại tuy là suy đoán sai lạc mà không phải là bạo ác, cho nên thiết lập tên gọi khác.

Hỏi: Vì sao gọi là Kiến thủ?

Đáp: Bởi vì giữ lấy các kiến này, cho nên gọi là Kiến thủ.

Hỏi: Đây là giữ lấy tất cả năm Thủ Uẩn, tại sao chỉ nói là Kiến thủ?

Đáp: Đây là dựa vào các kiến mà giữ lấy tất cả năm Uẩn, cho nên gọi là Kiến thủ. Lại nữa, bởi vì tướng nào mà thiết lập tên gọi Kiến thủ? Nghĩa là nếu giữ lấy kiến, hoặc giữ lấy Uẩn khác mà chấp là hơn hẳn thì thiết lập tên gọi Kiến thủ. Lại nữa, ở đây nên gọi là giữ lấy các kiến, bởi vì lược bỏ chữ các (Đẳng) cho nên chỉ gọi Kiến thủ. Lại nữa, loại này giữ lấy nhiều kiến, cho nên gọi là Kiến thủ.

Hỏi: Vì sao gọi là Giới cấm thủ?

Đáp: Loại này giữ lấy các giới cấm, cho nên gọi là Giới cấm thủ.

Hỏi: Loại này giữ lấy tất cả năm Thủ Uẩn, tại sao chỉ gọi là Giới cấm thủ?

Đáp: Loại này dựa vào giới cấm mà giữ lấy tất cả năm Uẩn, cho nên chỉ gọi là Giới cấm thủ. Lại nữa, bởi vì hành tướng cho nên gọi là Giới cấm thủ, nghĩa là giữ lấy giới cấm, hoặc giữ lấy Uẩn khác mà chấp là có thể thanh tịnh, thì gọi là Giới cấm thủ. Lại nữa, kiến này nên gọi là giữ lấy các giới cấm, bởi vì lược bỏ chữ các ( Đẳng ) cho nên chỉ gọi là Giới cấm thủ. Lại nữa, loại này giữ lấy nhiều giới cấm, cho nên gọi là Giới cấm thủ.

Hỏi: Vì sao hai kiến đều gọi là Thủ?

Đáp: Bởi vì hai kiến này giữ lấy hành tướng mà chuyển, cho nên gọi là Thủ; nghĩa là Hữu thân kiến thì chấp Ngã-Ngã sở, Biên chấp kiến thì chấp Đoạn-Thường, Tà kiến thì chấp không có, giữ lấy các kiến này mà cho là hơn hẳn thì gọi là Kiến thủ, giữ lấy các giới cấm có thể đạt được thanh tịnh cho nên gọi là Giới cấm thủ. Lại nữa, ba kiến đầu suy đoán về sở duyên với thế dụng mạnh mẽ nhanh nhạy, cho nên gọi là Kiến; hai kiến sau chấp lấy năng duyên với thế dụng mạnh mẽ nhanh nhạy cho nên gọi là Thủ.

Có sáu Ái thân, đó là do Nhãn xúc mà sinh ra Ái thân, do Nhĩ-TỷThiệt-Thân-Ý xúc mà sinh ra Ái thân. Như vậy, Ái thân nên nói là nên loại, như các Ái của ba cõi thì trong chín Kiết thiết lập chung là kiết Ái, hoặc nên nói là hai loại, như Ái của cõi Dục thì trong bảy tùy miên thiết lập là tùy miên Dục tham, Ái của cõi Sắc-Vô Sắc thiết lập là tùy miên Hữu tham; hoặc nên nói là ba loại, như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Ba dòng sông Ái, tức là Ái của ba cõi”; hoặc nên nói là bốn loại, như trong kinh nói: “Có các loại Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni, bởi vì áo quần, bởi vì ăn uống, bởi vì đồ nằm, bởi vì có hay không có, lúc Ái sinh ra thì sinh ra, lúc Ái dừng lại thì dừng lại, lúc Ái mê say thì mê say”; hoặc nên nói là có năm loại, nghĩa là Ái do kiến Khổ-Tập-Diệt-Đạo mà đoạn và Ái do tu mà đoạn; hoặc nên nói là chín loại, nghĩa là Ái phẩm Thượng Thượng cho đến phẩm Hạ Hạ; hoặc nên nói là mười tám loại, như mười tám Ái hành; hoặc nên nói là ba mươi sáu loại, như ba mươi sáu Ái hành; hoặc nên nói là nên trăm lẻ tám loại, như nên trăm lẻ tám Ái hành. Nếu dùng thân trong nên sát-na để phân biệt, thì sẽ có vô lượng Ái.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn mở rộng nên Ái…, tóm lược vô lượng Ái… mà nói đến sáu Ái thân?

Đáp: Bởi vì căn cứ theo sở y nghĩa là bắt đầu từ nên Ái cho đến vô lượng Ái, tất cả đều dựa vào sáu căn-sáu cửa ngõ-sáu bậc thềm-sáu nấc thang-sáu dấu tích-sáu con đường-sáu chúng mà sinh ra sáu thức tương ưng, cho nên chỉ nói sáu loại.

Hỏi: Sân nhuế và vô minh cũng được dựa vào sáu căn nói rộng ra cho đến sáu thức tương ưng, vì sao Đức Thế Tôn nói sáu Ái thân mà không nói đến sáu Sân nhuế-sáu Vô minh của thân?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, đã nói đến Ái thân thì nên biết là cũng nói đến Sân nhuế vá Vô minh của thân, bởi vì sở y giống nhau. Lại nữa, Ái gồm chung ba cõi mà nên mình hiện hành ở khắp sáu thức, cho nên nói là thân; Sân nhuế tuy cũng nên mình hiện hành ở khắp sáu thức mà không gồm chung ba cõi; Vô minh tuy cũng gồm chung ba cõi, mà không phải là nên mình hiện hành ở khắp sáu thức, cho nên không nói là thân. Lại nữa, Ái gồm chung ba cõi-nên mình hiện hành ở khắp sáu thức, dị sinh và Thánh giả đều có thể hiện hành, cho nên nói là thân; Sân nhuế tuy cũng nên nình hiện hành ở khắp sáu thức, dị sinh và Thánh giả đều có thể hiện hành mà không gồm ching ba cõi; Vô minh tuy cũng gồm chung ba cõi, dị sinh và Thánh giả đều có thể hiện hành, mà không phải là nên mình hiện hành ở khắp sáu thức cho nên không nói là thân. Lại nữa, A1i có thể phân biệt các giới-các địa-các bộ, cũng có thể sinh trưởng tất cả phiền não, cho nên thiết lập là thân; Sân nhuế và Vô minh không có sự việc như vậy, cho nên không nói là thân.

Hỏi: Vì sao gọi là thân?

Đáp: Bởi vì nhiều Ái tích tập cho nên gọi là thân, nghĩa là không phải do Nhãn xúc trong nên sát-na mà sinh ra Ái gọi là do Nhãn xúc mà sinh ra Ái thân, cần phải qua nhiều sát-na do Nhãn xúc mà sinh ra Ái thì mới gọi là do Nhãn xúc mà sinh ra Ái thân; cho đến do Ý xúc mà sinh ra Ái thân cũng như vậy. Như chỉ có nên con voi thì không gọi là đàn voi, cần phải nhiều con voi tập hợp lại thì mới gọi là đàn voi. Bầy ngựa-đoàn người, nên biết cũng như vậy. Vì vậy, có nhiều Ái tích tập mới gọi là Ái thân.

Hỏi: Hữu thân kiến… cũng có tích tập nhiều thì nên gọi là thân, tại sao chỉ nói đến Ái?

Đáp: Hữu thân kiến…chũng nên gọi là thân, mà không nói đến là có cách nói khác. Lại nữa, Hữu thân kiến…chỉ thuộc về ý địa chứ không thuộc về năm thức, cho nên không gọi là thân.

Hỏi: Vô tàm-vô quý-hôn trầm-tùy miên cũng gồm chung sáu thức, tại sao không gọi là thân?

Đáp: Cũng nên gọi là thân mà không nói đến, thì nên biết đây là cách nói có khác. Lại nữa, trước nói gồm chung ba cõi-nên mình hiện hành ở khắp sáu thức thì nói đó là thân; hôn trầm-tùy miên tuy gồm chung ba cõi mà không phải là nên mình hiện hành ở khắp sáu thức, cho nên không có thể gọi là thân; vô tàm-vô quý cả hai nghĩa đều thiếu, cho nên không gọi là thân. Lại nữa, tùy miên vi tế mà thể dụng tăng mạnh thì có thể gọi là thân, triền cấu thô động mà thể dụng yếu kém cho nên không gọi là thân. Lại nữa, trước nói Ái có thể phân biệt các giới-các địa-các bộ, cho nên nói là thân; Hữu thân kiến…không có nghĩa như vậy hãy còn không gọi là thân, huống gì là triền cấu hay sao?

******

Có bảy tùy miên, đó là tùy miên Dục tham, tùy miên Sân nhuế, tùy miên Hữu tham, tùy miên Mạn, tùy miên Vô minh, tùy miên Kiến và tùy miên Nghi.

Hỏi: Bảy tùy miên này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy chín mươi tám sự làm tự tánh, đó là tùy miên Dục thamSân nhuế đều lấy năm bộ của cõi Dục làm mười sự; tùy miên Hữu tham đều lấy năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc làm mười sự; tùy miên Mạn-Vô minh đều lấy năm bộ của ba cõi làm ba mười sự; tùy miên Kiến ở ba cõi đều có mười hai loại làm ba mười sáu sự; tùy miên Nghi ở ba cõi đều có bốn bộ làm mười hai sự. Vì vậy, bảy tùy miên này lấy chín mươi tám sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Tùy miên, Tùy miên có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa vi tế, nghĩa tùy tăng, nghĩa tùy ràng buộc, là nghĩa của tùy miên. Nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên, là hành tướng vi tế của bảy loại như Dục tham…, như bảy cực vi hợp thành nên Sắc vi tế. Nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là bảy loại như Dục tham…có ở khắp nơi, tất cả các pháp hữu lậu vi tế thảy đều tùy tăng, cho đến nên cực vi; hoặc trong khoảng, nên sát-na, bảy loại như Dục tham …đều tùy tăng. Nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là như bay giữa hư không thì hình ảnh dưới nước cũng đi theo; bay giữa hư không là chim, bơi ở dưới nước là cá, chim dùng sức lực của đôi cánh muốn bay qua biển rộng, trong nước có loài cá cố gắng giữ lấy tướng đó, rồi dấy lên nghĩ rằng: Không có loài chim bay nào có thể vượt qua biển rộng được, chỉ trừ ra chim chúa có đôi cánh tuyệt vời rất mạnh mẽ nahnh chóng. Ngay lập tức đuổi theo hình ảnh đó, chim bay mỏi cánh rơi xuống nước, cá liện nuốt lấy chim. Như vậy, tùy miên luôn luôn hiện khởi có thể tác ý phi lý đối với tất cả các phần vị, nấu lúc hiện rõ trước mắt thì nhận lấy quả đẳng lưu hoặc là quả dị thục.

Lại nữa, nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tự tánh mà nói; nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tác dụng mà nói; nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là dựa vào sự ràng buộc gặp phải mà nói. Lại nữa, nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tự tánh mà nói; nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tương tục mà nói; nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tập khí kiên cố mà nói. Lại nữa, nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tùy miên quá khứ mà nói; nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tùy miên hiện tại mà nói; nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tùy miên vị lai mà nói. Lại nữa, nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên. Là dựa vào hành tướng mà nói; nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là dựa vào sở duyên ràng buộc mà nói; nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tương ưng ràng buộc mà nói. Lại nữa, nghĩa vi tế-nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tùy miên tương ưng mà nói; nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tùy miên không tương ưng mà nói.

Hỏi: Tùy miên đều tương ưng với các tâm…, nói rằng dựa vào không tương ưng mà nói là như thế nào?

Đáp: Trong này đối với pháp có thể thiết lập tên gọi tùy miên, có được tùy miên cho nên nói là tùy miên. Các sư nước ngoài đưa ra cách nói như vậy: Do bốn loại nghĩa cho nên gọi là tùy miên, đó là nghĩa vi tế, nghĩa tùy nhập, nghĩa tùy tăng, nghĩa tùy ràng buộc, là nghĩa của tùy miên. Nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên, nghĩa là hành tướng tự tánh của Dục tham… đều hết sức vi tế. Nghĩa tùy nhập là nghĩa của tùy miên, nghĩa là Dục tham… tùy nhập nối tiếp nhau không có gì không rộng khắp; như dầu ở trong hạt vừng-chất nhờn ở trong cục mỡ, tất cả đều có khắp. Nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, nghĩa là Dục tham… ở trong tương tục lần lượt xoay vòng mà tùy tăng, như trẻ thơ bú sữa mẹ. Nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là như chim bay giữa hư không mà hình ảnh cũng đi theo ở dưới nước. Lại nữa, nghĩa vi tế là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tự tánh mà nói; nghĩa tùy nhập là nghĩa của tùy miên, là dựa vào tương ưng mà nói; nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, là dựa vào hành tướng mà nói; nghĩa tùy ràng buộc là nghĩa của tùy miên, là dựa vào sự ràng buộc gặp phải mà nói.

Cần phải dùng ba sự để biết rỏ các tùy miên:

  1. Bởi vì tự tánh.
  2. Bởi vì quả.
  3. Bởi vì Bổ-đặc-già-la.

Bởi vì tự tánh, thì tùy miên Dục tham như ăn Hưng cừ, tùy miên Sân nhuế như ăn vật chua cay, tùy miên Hữu tham như áo của mẹ vú, tùy miên Mạn như người kiêu ngạo, tùy miên Vô minh như kẻ mù lòa, tùy miên Kiến như người lạc đường, tùy miên Nghi như đứng trước đường rẽ. Bởi vì quả, thì tùy miên Dục tham như tập, như tu, nếu đã gây ra nhiều thì sẽ sinh ra các loài chim bồ câu-chim sẽ-chim uyên ương… tùy miên Sân nhuế như tập, như tu, nếu đã gây ra nhiều thì sẽ sinh trong các loài ong-bò cạp, rắn độc…; tùy miện Hữu tham như tập, như tu, nếu đã gây ra nhiều thì sẽ sinh đến cõi Sắc-Vô sắc; tùy miên Mạn như tập, như tu, nếu đã gây ra nhiều thì sẽ sinh vào dòng họ thấp hèn; tùy miên Vô minh như tập-như tu, nếu đã gây ra nhiều thì sẽ sinh vào dòng họ ngu si mù quáng; tùy miên Kiến như tập-như tu, nếu đã gây ra nhiều thì sẽ sinh vào dòng họ ngoại đạo; tùy miên Nghi như tập-như tu, nếu đã gây ra nghiều thì sẽ sinh vào dòng họ ở nơi biên cương hẻo lánh. Bởi vì Bổ-đặc-già-la, thì tùy miên Dục tham như Nan-đà…; tùy miên Sân nhuế như Khí Hư-Chỉ Man…; tùy miên Hữu tham như Át-tỉ-đa, A-la-đồ, Ốt-đạt-lạc-ca…, tùy miên Mạn như người kiêu ngạo…; tùy miên Vô minh như Ô-lô-tần-loa, Bà-ca-diếp-ba…; tùy miên Kiến như Thiện Tinh…; tùy miên Nghi như Ma-lạc-ca-tử.

Hỏi: Tật-San vì sao không thiết lập tùy miên?

Đáp: Bởi vì hai loại ấy không có tướng của tùy miên. Lại nữa, tùy miên thì vi tế, mà hai loại ấy lại vô động. Lại nữa, tùy miên thì nhẹ nhàng, mà hai loại ấy lại rất nặng. Lại nữa, tùy miên thì mạnh mẽ nhanh nhạy, mà hai loại ấy lại luôn luôn hiện hành. Lại nữa, tùy miên là phiền não căn bản, mà hai loại ấy là đẳng lưu của phiền não; nghĩa là Tật là đẳng lưu của Sân nhuế, San là đẳng lưu của Dục tham. Lại nữa, tập khí của tùy miên rất kiên cố, như ở mặt đất này sau khi núi rừng, cây cối bị đốt cháy, ngọn lửa tắt tuy đã lâu mà mặt đất hãy còn nóng; tập khí của hai loại ấy không kiên cố, như ở mặt đất này sau khi đốt cháy cỏ cây hoa lá, ngọn lửa vừa tắt xong thì mặt đất liền lạnh lẽo. Lại nữa, thùy miên khó điều phục, mà hai loại ấy thì dễ loại trừ, cho nên hai loại ấy không thiết lập tùy miên. Triền và cấu còn lại dựa theo hai loại ấy mà nói.

Có chín kiết, đó là kiết Ái-kiết Nhuế-kiết Mạn-kiết Vô minh-kiết Kiến-kiết Thủ- kiết Nghi-kiết San.

Hỏi: Chín kiết này lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Lấy nên trăm sự làm tự tánh, đó là kiết Ái-Mạn-Vô minh đều lấy năm bộ của ba cõi làm bốn mươi lăm sự; kiết Nhuế chỉ lấy năm bộ của cõi Dục làm năm sự; kiết Kiến có mười tám sự, đó là Hữu thân kiến-Biên chấp kiến đều do kiến Khổ mà đoạn của ba cõi làm sáu sự, Tà kiến của ba cõi đều có bốn bộ làm mười hai sự; Kiết thủ có mười tám sự, đó là Kiến thủ ở ba cõi đều có bốn bộ làm mười hai sự, Giới cấm thủ ở ba cõi đều do kiến Khổ-Đạo mà đoạn làm sáu sự; Kiết Nghi ở ba cõi đều có bốn bộ làm mười hai sự; kiết Tật-San đều do tu mà đoạn của cõi Dục làm hai sự. Vì vậy, chín kiết này lấy nên trăm sự làm tự tánh. Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Kiết, Kiết có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa ràng buộc, nghĩa hợp với khổ, nghĩa lẫn tạp chất độc, đó là nghĩa của Kiết. Những nghĩa còn lại giải thích rộng ra như trong phần ba Kiết đã giải thích. Nghĩa tổng quát về các kiết và tự tánh của mỗi nên kiết nay sẽ nói rộng ra. Thế nào là kiết Ái? Đó là tham của ba cõi. Nhưng tham của ba cõi ở trong chín kiết thiết lập chung là kiết Ái; trong bảy tùy miên thiết lập là hai tùy miên, đó là tham của cõi Dục gọi là tùy miên Dục tham, tham của cõi Sắc-Vô sắc gọi là tùy miên Hữu tham; ở trong các kinh khác thiết lập làm ba ái, dó là Dục ái-Sắc ái và Vô sắc ái.

Hỏi: Ba ái này khác nhau thế nào?

Đáp: Căn tánh do Đức Thế Tôn giáo hóa có ba phẩm, vì người có căn tánh nhanh nhạy thì nói về nên kiết Ái, vì người căn tánh trung bình thì nói về hai Tùy miên, vì người căn tánh chậm chạp thì nói về Ái của ba cõi. Lại nữa, do Đức Thế Tôn giáo hóa mà tu tập có ba loại, vì người bắt đầu tu tập thì nói về nên kiết Ái, vì người tu tập đã thuần thục thì nói về hai Tùy miên, và người vượt lên trên tác ý thì nói đến Ái của ba cõi. Lại nữa, do Đức Thế Tôn giáo hóa mà vui thích có ba loại, vì người thích giản lược thì nói về nên kiết Ái, vì người thích mở rộng thì nói đến Ái của ba cõi, vì người thích giản lược và mở rộng thì nói về hai Tùy miên. Lại nữa, nghĩa hợp với khổ là nghĩa của Kiết, bởi vì tham của ba cỏi đều làm cho hữu tình phải khổ chứ không phải là vui, cho nên thiết lập nên kiết Ái; nghĩa tùy tăng là nghĩa của tùy miên, bởi vì tham của cõi Dục tùy tăng ở phần bên ngoài, tham của cõi Sắc-Vô sắc tùy tăng ở phần bên trong, cho nên thiết lập hai Tùy miên; nghĩa nhiễm theo cảnh là nghĩa của Ái, bởi vì cảnh của cõi Dục- Sắc-Vô sắc đã nhiễm trước có sai biệt, cho nên thiết lập về Ái của ba cõi.

Thế nào là kiết nhuế? Đó là muốn làm tổn hại đối với hữu tình.

Hỏi: Nếu muốn làm tổn hại đối với loài phi tình thì cũng phải là Nhuế, tại sao lại không nói?

Đáp: Bởi vì theo số nhiều mà nói, nghĩa là kiết Nhuế này phần nhiều muốn làm tổn hại đối với hữu tình, phần ít đối với loài phi tình, cho nên không nói đến. Lại nữa, bởi vì theo phần nặng mà nói, nghĩa là muốn làm tổn hại đối với hữu tình thì tội lỗi ấy rất nặng, chứ không phải là đối với loài phi tình, cho nên không nói đến. Lại nữa, bởi vì theo phần gốc mà nói, nghĩa là kiết Nhuế này chủ yếu là muốn làm tổn hại đối với hữu tình, sau đó mới đối với loài phi tình thì cũng dấy khởi, cho nên không nói đến. Lại nữa, bởi vì dựa vào tưởng mà nói, nghĩa là đối với loài phi tình nếu dấy khởi kiết Nhuế, thì cũng ở nơi ấy khởi lên tưởng đối với hữu tình, cho nên chỉ nói dấy khởi đối với hữu tình.

Thế nào là kiết Mạn? Đó là bảy loại Mạn:

  1. Mạn.
  2. Quá mạn.
  3. Mạn quá mạn.
  4. Ngã mạn.
  5. Tăng thượng mạn.
  6. Ti mạn.
  7. Tà mạn.

Mạn, nghĩa là đối với chỗ thua kém thì cho mình là hơn hẳn, đối với chỗ ngang bằng thì cho mình là ngang bằng, làm cho tâm nổi cao lên. Quá mạn, nghĩa là đối với chỗ ngang bằng thì coi mình là hơn hẳn, đối với chỗ hơn hẳn thì cho mình là ngang bằng, làm cho tâm nổi cao lên. Man quá mạn, nghĩa là đối với chỗ hơn hẳn thì cho mình là hơn hẳn, làm cho tâm nổi cao lên. Ngã mạn. nghĩa là đối với năm Thủ uẩn thì cho là Ngã-Ngã sở, làm cho tâm nổi cao lên. Tăng thượng mạn, nghĩa là chưa đạt được công đức tốt đẹp mà cho là mình đã đạt được, làm cho tâm nổi cao lên. Ti mạn, nghĩa là đối với nhiều điều tốt đẹp của người khác mà cho là mình thua kém phần ít, làm cho tâm nổi cao lên. Tà mạn, nghĩa là thật sự hoàn toàn không có đức mà cho là mình có đức. Bảy mạn như vậy gọi chung là kiết Mạn.

Thế nào là kiết Vô minh? Đó là không hiểu biết gì về ba cõi; cách nói này là hợp lý. Nếu đưa ra cách nói này: Duyên với không hiểu biết gì về ba cõi; thì đúng ra không thâu nhiếp Vô minh duyên với vô lậu. Thế nào là kiết Kiến? Đó là ba kiến, tức là Hữu thân kiến-Biên chấp kiến và Tà kiến, gọi chung là kiết Kiến. Thế nào là kiết Thủ? Đó là hai Thủ, tức là kiến Thủ và Giới cấm thủ, gọi chung là kiết Thủ.

Hỏi: Tại sao trong năm Kiến thì ba Kiến thiết lập là kiết Kiến, còn hai kiến khác lại thiết lập là kiết Thủ?

Đáp: Vào lúc hợp với Khổ, bởi vì tên gọi như nhau; nghĩa là ba kiến trước cùng là tên gọi của nữ, hai kiến sau cùng là tên gọi của nam, bởi vì Kiến là thanh chỉ về nữ, Thủ là thanh chỉ về nam. Lại nữa, vào lúc hợp với khổ, bởi vì sự việc như nhau; nghĩa là kiết Kiến và kiết Thủ đều thâu nhiệp mười tám sự. Lại nữa, bởi vì thâu nhiếp tùy miên cũng như nhau, nghĩa là kiết Kiến và kiết Thủ đều thâu nhiếp mười tám loại ở trong chín mươi tám tùy miên. Lại nữa, bởi vì ba kiến trước là suy đoán chứ không phải là chấp lấy, cho nên cùng thiết lập là kiết Kiến; hai kiến sau là suy đoán cũng là chấp lấy, cho nên cùng thiết lập là kiết Thủ. Lại nữa, ba kiến trước đều suy đoán về cảnh, cho nên cùng thiết lập là kiết Kiến; hai kiến sau cùng suy đoán về kiến, cho nên cùng thiết lập là kiết Thủ.

Thế nào là kiết Nghi? Đó là phân vân đối với Đế.

Hỏi: Tại sao có kiết này phân vân đối với Đế?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định, nghĩa là như có người từ xa trông thấy vật gì dựng đứng, liền sinh ra phân vân là cọc gỗ hay là con người? Giả sử đó là người thì người ấy là nam hay là nữ? Hoặc là thấy hai con đường liền sinh ra phân vân, con đường này đã đi qua hay không phải đã đi qua? Trông thấy hai bộ y bát cũng sinh ra phân vân, bộ này là của mình hay của người khác? Hoặc nghi ngờ những loại này thật sự là kiết Nghi chăng? Vì muốn làm cho mối nghi ngờ ấy được quyết định, cho nên nay hiển bày mối nghi này chỉ là vô phú vô ký của cõi Dục lấy tà trí làm Thể, chứ không phải là kiết Nghi thật sự. Kiết Nghi thật sự, đó là phân vân đối với bốn Đế như Khổ…

Thế nào là kiết Tật? Đó là tâm đố kỵ. Thế nào là kiết San? Đó là tâm giữ gìn bỏn xẻn.

Hỏi: Tại sao nói hai tướng này khác nhau?

Đáp: Vì muốn làm cho người nghi ngờ đó được quyết định, nghĩa là người thế gian đối với Tật nói là San, đối với San nói là Tật. Đối với Tật nói là San, nghĩa là như có người thấy người khác có được những điều tốt đẹp, tâm sinh ra đố kỵ, thì nói đó là San; nhưng thật ra thì đố kỵ là Tật chứ không phải là San. Đối với San nói là Tật, nghĩa là như có người thấy người ta bỏn xẻn giữ gìn vợ con…, thì nói đó là Tật; nhưng thật ra thì giữ gìn bỏn xẻn là San chứ không phải là Tật. Vì muốn cho mối nghi ngờ ấy được quyết định, cho nên nói hai tướng vủa Tật và San khác nhau.

Hỏi: Tại sao ở trong mười Triền chỉ thiết lập San và Tật làm kiết?

Đáp: Bởi vì chỉ riêng hai Triền này có tướng của kiết, những Triền khác không có tướng của kiết, cho nên không thiết lập làm kiết. Lại nữa, bởi vì lấy sau để hiển bày trước, cho nên chỉ nói hai loại, nghĩa là trong mười Triền thì Tật và San ở sau cùng, nói sau là kiết thì đã hiển bày những loại trước. Lại nữa, bởi vì Tật và San độc lập tách rời hai loại, cho nên thiết lập làm kiết; những Triền khác thì không như vậy. Độc lập, nghĩa là tự lực hiện hành. Tách rời hai loại, nghĩa là luôn luôn bất thiện. Hai triền Phẫn-Phú tuy cũng có thể độc lập và cũng tách rời hai loại, mà tựa như tùy miên bị sự phản chiếu của tướng tùy miên làm cho mất dạng, tướng của chúng không còn hiện rõ cho nên không thiết lập làm kiết. Bởi vì nghĩa này cho nên các sư nước ngoài nói hai loại này chính là tánh thuộc tùy miên. Hôn trầm và tùy miên không có năng lực độc lập, mà dấy khởi nhờ lực khác cho nên cũng không tách rời hai loại, bởi vì hoặc là bất thiện, hoặc là vô phúc, vô ký. Thụy miên và ác tác tuy cũng độc lập mà không tách rời hai loại, thụy miên bao gồm thiện, bất thiện và vô ký, ác tác bao gồm tánh thiện và bất thiện. Vô tàm và vô quý tuy là tách rời hai loại mà không phải là độc lập. Chỉ riêng Tật và San độc lập tách rời hai loại, bởi vì khác với tướng của tùy miên, cho nên thiết lập làm kiết.

Lại nữa, bởi vì Tật và San thật là thấp hèn, rất đáng chán ngán rời bỏ, cho nên thiết lập làm kiết. Lại nữa, bởi vì tánh của Tật và San rất thấp hèn, trái ngược với chánh lý, cho nên thiết lập làm kiết. Nghĩa là người khác tốt đẹp, vẻ vang đối với mình không tổn hại gì, vì sao đối với người ta bất ngờ sinh lòng đố kị? Tuy là tích tụ trăm ngàn tài sản quý báu nhưng cuối cùng không thể cầm được nên đồng để mang đến cho đời sau, tại sao cố tình giữ gìn, bỏn xẻn mà không giúp cho người khác

Lại nữa, bởi vì hai pháp mà làm cho các hữu tình ở trong sinh tử nhận chịu nhiều điều nhụt nhã, xấu xa:

  1. Không có uy đức.
  2. Hết sức nghéo túng.

Không có uy đức là bởi vì nhiều tật đố, hết sức nghèo túng là bởi vì nhiều keo kiệt. Nếu người không có uy đức và hết sức nghèo túng, thì cha mẹ, anh em, vợ con, tôi tớ hãy còn khinh miệt, huống gì người không phải là thân thích? Vì vậy, trong mười triền kiết lập hai loại này làm kiết.

Lại nữa, Tật và San giống như cai ngục và lính canh phòng đối với hữu tình ở cõi dục; nghĩa là như có tội nhân bị nhốt ở trong lao ngục, thì có hai người lính canh phòng nghiêm ngặt. Không để cho có thể thoát ra, lại có khu vườn cây cảnh tranh nghiem, sạch sẽ, có hai người canh giữ không để cho có thể đi vào. Lao ngục là dụ cho nẻo ác, vườn cây cảnh là dụ cho cõi người-trời, cai ngục là lính canh phòng là dụ cho Tật và San. Hữu tình ở cõi dục sở dĩ bị nhốt ở trong lao ngục của nẻo ác không làm sao có thể thoát ra, lại không có thể đi vào vườn cây cảnh của trời-người, là bởi vì hai kiết Tật và San ngăn cản.

Như trong kinh nói: “Lúc ấy Thiên Đế Thích đi đến nơi Đức Phật, thưa hỏi như vậy: bởi vì kiết gì mà người-trời và rồng A-tố-lạc … liên tục nổi lên chiến tranh? Đức Thế Tôn bảo rằng: bởi vì Tật và San”

Hỏi: Các loại hữu tình hoặc đầy đủ chín kiết, hoặc có sáu kiết, hoặc có ba kiết hoặc hoàn toàn không có kiết. Đầy đủ chín kiết nghĩa là dị sinh có đủ ràng buộc; có sáu kiết nghĩa là dị sinh đã lìa nhiễm dục và thánh giả chưa lìa nhiễm dục; có ba kiết nghĩa là Thánh giả đã lìa nhiễm dục; hoàn toàn không có kiết nghĩa là bật A-la-hán không có thành tựu hai kiết và nên kiết. Vì sao Đức Phật nói là do Tật-San mà người-trời, rồng… liên tục nổi lên chiến tranh?

Đáp: Kinh ấy chỉ nói những người giàu sang thường xuyên hiện hành kiết chứ không nói là thành tựu, nghĩa là Thiên Đế thích tôn quý nhất trong hai cõi trình, bởi vì tật và san mà thường xuyên đánh nhau với chúng Phi thiên, cho nên chỉ nói hai kiết. Lại nữa, bởi vì Đức Phật quở trách Thiên Đế Thích, cho nên ở trong kinh ấy mới nói hai kiết này, nghĩa là trong chữ Thiên có vị Tô-đà hơn hẳn A-tố-lạc, trong cung A-tốlạc có người nữ đoan chánh hơn hẳn chư Thiên kia, chư Thiên bủn xỉn vị ngon của mình, ganh tị mỹ nữ của A-tố-lạc, còn A-tố-lạc bủn xỉn mỹ nữ của mình, ganh tị vị ngon của chư Thiên, chư Thiên vì mỹ nữ mà đi đến xứ sở của A-tố-lạc, A-tố-lạc vì vị ngon lại đi đến cung của chư Thiên, vì vậy chư Thiên và A-tố-lạc thường xuyên kích động chiến tranh là do Kiết Tật và San.

“Lúc bấy giờ, Thiên Đế Thích cùng với A-tố-lạc vừa đánh nhau xong, tâm hãy còn sợ hãi mà đi đến nơi Đức Phật, thưa hỏi như vậy: Bởi vì kiết gì mà người, trời và rồng, A-tố-lạc… liên tục nổi lên chiến tranh?” Ý của trời kia hỏi rằng bởi vì kiết gì mà chư Thiên và A-tố-lạc liên tục xảy ra chiến tranh, cho nên Đức Phật bảo rằng: Bởi vì Tật và san. Ý Đức Phật bảo rằng: Thiên chúng các ông và A-tố-lạc liên tục phát động chiến tranh là do kiết Tật và san, bởi vì Tật và San là tai họa của các ông và cũng là gánh nặng làm thương tổn cho các ông, các ông cẩn phải nhanh chóng rời bỏ!

Hỏi: Sáu phiền não cấu uế tại sao không phải là Kiết?

Đáp: Bởi vì tướng thô động. Nếu tướng vi tế ràng buộc kiên cố thì có thể thiết lập làm kiết, tướng của Cấu thô động mà nghĩa ràng buộc không kiên cố, cho nên không thiết lập làm kiết.

Có chín mươi tám tùy miên, đó là hệ thuộc cõi Dục có ba mươi sáu tùy miên, hệ thuộc cõi Sắc-Vô Sắc đều có ba mươi mốt tùy miên. Đây chính là dùng chín mươi tám sự làm tự tánh. Danh nghĩa của tùy miên như trước đã giải thích.

Hỏi: Vì sao nói đến chín mươi tám tùy miên này?

Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy, nghĩa là Luận Sư của bản luận này tùy theo ý muốn soạn luận mà không trái ý với pháp tướng, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lại nữa, bởi vì ngăn chặn ý của Sa-từ vướng theo văn từ, nghĩa là có Sa-môn chấp trướng văn tự, nếu tách rời những điều trong kinh đã nói, thì rốt cuộc không dám nói gì. Họ nói như vậy: ai có trí tuệ hơn được Đức Phật, Đức Phật chỉ nói có bảy loại tùy miên, làm sao lại gắng gượng tăng lên làm thành chín mươi tám loại? Vì ngăn chặn ý đó mà mở đặng bảy tùy miên làm thành chín mươi tám; nghĩa là dựa vào hành tướng, giới, bộ sai khác, trong bảy tùy miên thì tùy miên dục tham thuộc về bộ khác nhau cho nên là năm, tùy miên Sân nhuế cũng như vậy; tùy miên Hữu tham thuộc về giới khác nhau cho nên là hao, thuộc về bộ khác nhau cho nên là năm, giới-bộ khác nhau cho nên là mười; tùy miên Mạn vì giới khác nhau cho nên là ba, vì bộ khác nhau cho nên là năm, giới, bộ khác nhau cho nên là mười lăm, tùy miên Vô minh cũng như vậy; tùy miên kiến vì giới khác nhau cho nên là ba, vì hành tướng khác nhau cho nên là năm, vì bộ khác nhau cho nên là mười hai, hành tướng, giới, bộ khác nhau cho nên là ba mươi sáu; tùy miên Nghi vì giới khác nhau cho nên là ba, vì bộ khác nhau cho nên là bốn, giới, bộ khác nhau cho nên là mười hai. Vì vậy, bảy tùy miên dựa vào hành tướng-giới-bộ khác nhau, cho nên làm thành chín mươi tám tùy miên. Mở rộng và tóm lược tuy khác nhau mà thể không có gì sai biệt.

Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có mấy bất thiện, mấy vô lý?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày chánh nghĩa. Nghĩa là hoặc có người nói: Tất cả phiền não đều là bất thiện, bởi vì không khéo léo mà thâu nhiếp giữ gìn. Như phái thí Dụ đã nói. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày các phiền não có loại là bất thiện, có loại là vô ký. Nếu các phiền não bởi vì không khéo léo mà thâu nhiếp giữ gìn cho nên là bất thiện, thì sự không khéo léo này đúng ra không phải là bất thiện, không phải là bởi vì không khéo léo mà thâu nhiếp giữ gìn. Không khéo léo tức là không hiểu biết gì, sự thâu nhiếp giữ gìn là nghĩa tương ưng. Tự thể không tương ưng với tự thể, cho nên không khéo léo đúng ra không phải là bất thiện. Lại có người muốn làm cho phiền não của cõi dục đều là bất thiện, tất cả phiền não của cõi Sắc-Vô sắc đều là vô lý. Vì ngăn chặn ý đó để biểu hiện rõ ràng Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi dục và vô minh tương ưng với chúng cũng và vô ký. Lại có người nói: Bởi vì muốn hiển bày về nghĩa của môn loại, cho nên soạn ra phần luận này. Nghĩa là trước đã nói: vì sao ở đây trước là thiết lập chương mục? Bởi vì muốn biểu hiện rõ ràng về nghĩa của các môn loại, nếu không thiết lập chương mục – môn loại thì nghĩa không biết do đâu mà được hiển bày; như vẽ bức tranh thì không thể nào vẽ bức tranh giữa hư không. Vì vậy, đã thiết lập chương mục rồi thì cần phải hiển bày về nghĩa của môn loại.

Đáp: Trong ba kiết có nên vô ký, đó là hữu thân kiến Hỏi: Vì sao hữu thân kiến là vô ký?

Đáp: Nếu pháp là tự tánh của vô tàm-vô quý tương ưng với vô tàm-vô quý, thì của đẳng lưu cùng khởi của vô tàm-vô quý là bất thiện; Hữu thân kiến không phải là tự tánh của vô tàm-vô quý, không tương ưng với vô tàm-vô quý, không phải là quả đẳng lưu cùng khởi của vô tàm-vô quý cho nên là vô ký. Lại nữa, hữu thân kiến này không phải là luôn luôn làm hỏng ý thích, cho nên không phải là bất thiện, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý, cho nên không phải là luôn luôn làm hỏng ý thích. Lại nữa, bởi vì kiến này không trái với bố thí – trì giới – tu thiện, nghĩa là người chấp Ngã dấy lên nói như vậy: do bố thí cho nên mình sẽ giàu có vui sướng, do trì giới cho nên mình sẽ sinh lên cõi trời, do tu định cho nên mình sẽ được giải thoát; cho nên là vô ký. Lại nữa, Hữu thân kiến này chỉ mê lầm tự thể, không bức não người khác, cho nên là vô ký; nghĩa là người chấp ngã lúc mắt nhìn thấy Sắc thì nói Ngã thấy sắc – sắc là ngã sở, nói rộng ra cho đến lúc ý hiểu rõ pháp thì nói Ngã hiểu rõ pháp – pháp là ngã sở, tuy đối với tự thể có cái chấp điên đảo này, mà không não hại người khác, cho nên vô ký. Lại nữa, hữu thân kiến này không có quả dị thục, cho nên là vô ký. Tôn Giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Hữu thân kiến này không có năng lực phát khởi nghiệp thân – ngữ thô ác, cho nên là vô ký”.

Hỏi: Phiền não bất thiện cũng có loại không có năng lực dấy khởi nghiệp thân – ngữ thô ác, thì phải là vô ký chăng?

Đáp: Tham-sân-si-mạn nếu lúc tăng mạnh, thì chắc chắn có năng lực phát khởi nghiệp thân – ngữ thô ác; Hữu thân kiến này giả sử lúc tăng mạnh cũng không có năng lực phát khởi nghiệp thân – ngữ thô ác, cho nên là vô ký. Lại nữa, Hữu thân kiến này không làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác, cho nên là vô ký

Hỏi: Phiền não bất thiện cũng có loại không làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác, thì phải là vô ký chăng?

Đáp: Phiền não bất thiện nếu lúc tăng mạnh thì chắc chắn làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác; Hữu thân kiến này giả sử lúc tăng mạnh cũng hoàn toàn không làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác, cho nên là vô ký. Lại nữa, Hữu thân kiến này không thể nào cảm lấy quả chẳng phải là ái, cho nên là vô ký.

Hỏi: Kiến này đã làm cho thân đời sau nối tiếp nhau, thân đời sau chính là quả chẳng phải ái thâu nhiếp, làm sao không có thể cảm lấy quả chẳng phải là ái như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Ta hoàn toàn không khen ngợi người dấy khởi thân đời sau. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu dấy khởi thân đời sau trong nên sát-na thì làm cho thêm khổ, khổ ấy chính là quả chẳng phải ái thâu nhiếp”.

Đáp: Trong này đã nói đến quả chẳng phải ái là chủng loại của khổ khổ, trong kinh đã nói đến quả chẳng phải ái là bao gồm ba chủng loại của khổ, Hữu thân kiến này làm cho quả báo nối tiếp nhau, không phải là chủng loại của khổ khổ, cho nên không trái với nhau.

Lại nữa, Hữu thân kiến này tuy dấy khởi thân đời sau, vì gốc rễ của khổ khổ mà nói là thêm khổ, nhưng không làm nhân dị thục cho nó, cho nên là vô ký.

Đại đức nói rằng: “Hữu thân kiến này là chấp điên đảo, là không an ổn, là chủng loại ngu si, cho nên là bất thiện. Nếu Hữu thân kiến không phải là bất thiện, thì còn có pháp nào có thể gọi là bất thiện?” Như Đức Thế Tôn nói: “Cho đến ngu si đều là bất thiện.” Cách nói đó không hợp lý, bởi vì không phải là nhân dị thục. Nếu Hữu thân kiến đều là bất thiện thì cõi Sắc-vô sắc phải có khổ khổ, nhưng mà Đức Thế Tôn nói “Cho đến ngu si đều là bất thiện”, bởi vì không phải là phương tiện khéo léo cho nên nói là bất thiện, chứ không nói là bởi vì có thể cảm lấy quả chẳng yêu thích. Hai loại cần phải phân biệt, đó là kiết Giới cấm thủ là kiết Nghi, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký.

Hỏi: Cần phải phân biệt thì nghĩa là gì?

Đáp: Cần phải phân tích cho nên gọi là cần phải phân biệt, nghĩa là hai kiết sau, nên phần là bất thiện – nên phần là vô ký, cho nên cần phải phân biệt. Luận giả phân biệt thì lời nói như vậy: “Hai kiết đã hỏi cần phải phân biệt nhớ kỹ chứ không phải là luôn luôn như nhau, vì vậy cho nên nói là hai loại cần phải phân biệt, nghĩa là hai Kiết ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc và Vô sắc là vô ký”.

Hỏi : Tại sao phiền não của cõi Sắc và Vô sắc là vô ký?

Đáp : Nếu pháp là tự tánh của vô tàm-vô quý tương ưng với vô tàm-vô quý, thì quả đẵng lưu cùng khởi của vô tàm-vô quý là bất thiện; phiền não của cõi sắc-vô sắc thì không như vậy, cho nên là vô ký. Lại nữa, phiền não của cõi Sắc-Vô sắc không phải là luôn luôn làm hỏng ý thích, cho nên không phải là bất thiện, bởi vì không tương ưng với vô tàm- vô quý cho nên không phải là luôn luôn làm hỏng ý thích. Lại nữa, phiền não của cõi Sắc-Vô sắc không có quả dị thục, cho nên là vô ký.

Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, tại sao phiền não của cõi SắcVô sắc không có quả dị thục?

Đáp: Bởi vì bốn chi-năm chi Định đã làm cho khuất phục; như các loại rắn độc bị chú thuật đã làm cho khuất phục thì không thể nào làm gây hại được, ở đây cũng như vậy. Lại nữa, bởi vì cõi trên không có nơi nào thâu nhiếp dị thục ấy, nếu phiền não ở đó có dị thục thì phải là Khổ thọ, mà Khổ thọ thì chắc chắn là hệ thuộc của cõi Dục, không thích hợp với dị thục phiền não của cõi trên là hệ thuộc cõi Dục, cho nên phiền não của cõi trên chắc chắn không có dị thục.

Lại nữa, những Tà Kiến ở cõi ấy không phải là hết sức điên đảo, bởi vì đối với phạm vi xứ sở tương tự mà dấy khởi, không não hại người khác bởi vì chỉ là vô ký, nghĩa là Tà Kiến ở đó bài bán nói là không có khổ, nhưng hai cõi trên có niềm vui tương tự; Kiến thủ của cõi trên chấp các uẩn ở đó cho là bậc nhất, nhưng ở đó cũng có bậc nhất tương tự; Giới cấm thủ ở đó chấp các uẩn ở đó cho là có thể thanh tịnh nhưng ở đó cũng có loại có thể thanh tịnh tương tự. Nghĩa là đạo của cõi Sắc có thể thanh tịnh cõi dục, đạo của cõi Vô sắc có thể làm thanh tịnh cõi Sắc, cho nên phiền não của cõi ấy chắc chắn không phải là bất thiện. Tôn Giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Phiền não của cõi trên không thể nào phát khởi nghiệp thân-ngữ thô ác, cho nên là vô ký”.

Hỏi: Phiền não bất thiện cũng có loại không có năng lực phát khởi nghiệp thân-ngữ thô ác, thì phải là vô ký chăng?

Đáp: Phiền não bất thiện nếu lúc tăng mạnh thì chắc chắn có năng

lực phát khởi nghiệp thân-ngữ thô ác; phiền não của cõi trên giả sử lúc tăng mạnh thì cũng không có thể phát khởi nghiệp thân-ngữ thô ác, bởi vì là vô ký. Lại nữa, phiền não của cõi trên không làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác, bởi vì là vô ký.

Hỏi: Phiền não bất thiện cũng có loại không làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác, thì phải là vô ký chăng?

Đáp: Phiền não bất thiện lúc tăng mạnh thì chắc chắn làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác; phiền não của cõi trên giả sử lúc tăng mạnh thì cũng hoàn toàn không làm cho hữu tình rơi vào các nẻo ác, bởi vì là vô ký. Lại nữa, phiền não của cõi ấy không thể nào cảm lấy quả chẳng yêu thích bởi vì là vô ký.

Hỏi : Phiền não của cõi ấy đã làm cho thân đời sau nối tiếp nhau, thân đời sau là quả chẳng yêu thích thâu thiếp, làm sao không có thể cảm lấy quả chẳng yêu thích.

Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Ta hoàn toàn không khen ngợi người dấy khởi thân đời sau. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc dấy khởi thân đời sau trong nên sát-na thì làm cho thêm khổ, khổ ấy chính là quả chẳng yêu thích thâu thiếp”.

Đáp : Trong này đã nói đến quả chẳng yêu thích là chủng loại của khổ khổ, trong Kinh đã nói đến quả chẳng yêu thích ấy là bao gồm ba chủng loại của khổ, phiền não của cõi trên làm cho quả báo nối tiếp nhau không phải là chủng loại của khổ khổ, cho nên không trái ngược nhau.

Đại đức nói rằng: “Phiền não của cõi trên nếu như là vô ký thì lại có pháp nào có thể gọi là bất thiện?”

Như Đức Thế Tôn nói: “Nếu các phiền não có năng lực khởi nghiệp đều là bất thiện”. Cách nói đó không hợp lý bởi vì nếu phiền não kia là bất thiện, thì cõi Sắc – Vô sắc phải có khổ khổ nhưng mà Đức Thế Tôn nói: “Nếu các phiền não có năng lực phát khởi nghiệp đều là bất thiện”, là dựa vào ác nghiệp mà nói cho nên không trái ngược nhau.

Ba căn bất thiện chỉ là bất thiện, bởi vì tự tánh của nó là bất thiện lại làm cho tất cả các pháp bất thiện, bởi vì nó là gốc rễ, là con đường, là thứ tự nguồn gốc, là tự động gây ra, là sinh, là duyên, là hữu, là tập, là cùng khởi.

Trong ba Lậu có nên vô ký đó là Hữu lậu. Bởi vì các nhân duyên đã nói trên cho nên là tất cả phiền não của cõi Sắc-Vô sắc đều là vô ký. Hai loại cần phải phân biệt đó là Dục lậu, hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký. Vô tàm-vô quý và pháp tương ưng với chúng là bất thiện, vô tàm- vô quý là hiện bày tự tánh của chúng, cho là bất thiện, là pháp tương ưng với chúng là hiển bày ba mươi bốn sự trong Dục lậu và phần ích của ba loại cũng là bất thiện. Phần ích của ba loại, đó là phần ích của hôn trầm-thụy miên-tùy miên tương ưng với Dục lậu. Còn lại là vô ký, nghĩa là trong Dục lậu thì Hữu thân kiến-Biên chấp kiến và phần ích của ba loại đều là vô ký. Phần ích của ba loại nghĩa là Hữu thân kiến-Biên chấp kiến tương ưng với phần ích của hôn trầm-thụy miêntùy miên. Năm pháp như vậy không tương ưng với vô tàm-vô quý cho nên đều là không phải là bất thiện.

Hỏi: Vô tàm không tương ưng với vô tàm, vô quý không tương ưng với vô quý, lẽ nào là vô ký chăng?

Đáp: Vô tàm tuy không tương ưng với vô tàm, mà tương ưng với vô quý; vô quý tuy không tương ưng với vô quý nhưng tương ưng với vô tàm; cả hai loại đều không tương ưng thì mới là vô ký.

Vô minh lậu hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký; tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, nghĩa là Vô minh của cõi Dục do kiến TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn chỉ là bất thiện; ba kiến tương ưng với nghimạn-tham-sân do Kiến Khổ mà đoạn vô minh bất cộng cũng là bất thiện. Còn lại là vô ký, nghĩa là hai kiến tương ưng với cõi Dục và tất cả vô minh của cõi Sắc-Vô sắc, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý cho nên đều là vô ký.

Hỏi: Tại sao trong mười Triền chỉ nói đến tương ưng với vô tàm- vô quý?

Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy, nghĩa là người soạn luận tùy theo ý muốn soạn luận không trái với pháp tướng, cho nên không cần phải vặn hỏi. Lại nữa, hai pháp này chỉ là bất thiện tương ưng với tất cả tâm bất thiện ở khắp nơi, cho nên chỉ nói đến chúng. Phẫn-Phú-Tật-San tuy chỉ là bất thiện, mà không tương ưng với tất cả tâm bất thiện ở khắp nơi; hôn trâm- tùy miên tuy tương ưng với tất cả các tâm bất thiện ở khắp nơi, mà không phải là bất thiện; thụy miên và Ác tác thì hai nghĩa đều không có, cho nên không nói đến. Tùy miên và Cấu dựa theo đây nên biết! Vô tàm-vô quý thì hai nghĩa đều có, mất độ nhiều ít cùng với nghĩa bất thiện như nhau, như chiếc hộp và cái nắp cân xứng với nhau, cho nên chỉ nói đến tương ưng.

Trong bốn Bộc lưu có nên vô ký, đó là Hữu bộc lưu, nghĩa như trước đã nói. Ba loại cần phải phân biệt, đó là Dục bộc lưu, hoặc là bất thiện- hoặc là vô ký, vô tàm-vô quý và pháp tương ưng với chúng là bất thiện. Vô tàm-vô quý, là hiển bày tự tánh của chúng chỉ là bất thiện và pháp tương ưng với chúng, là hiển bày hai mươi bốn sự trong Dục bôc lưu và phần ít của ba loại, cũng là bất thiện. Phần ít của ba loại, nghĩa là phần ít của hôn trầm-thụy miên-tùy miên tương ưng với Dục bộc lưu, còn lại là vô ký, nghĩa là trong Dục bộc lưu thì phần ít của hôn trầmthụy miên-tùy miên tương ưng với Hữu thân Kiến-Biên chấp Kiến, không tương ưng với vô tàm-vô quý bởi vì đều là vô ký. Kiến bộc lưu hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký, ba kiến của cõi dục là bất thiện, đó là Tà kiến-kiến thủ-giới cấm thủ, bởi vì tương ưng với vô tàm-vô quý; hai kiến của cõi Dục-năm kiến của cõi Sắc-Vô sắc là vô ký, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý. Vô minh bộc lưu, hoặc là bất thiện hoặc là vô ký, tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, nghĩa là vô minh của cõi Dục do kiến tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn chỉ là bất thiện; ba kiến tương ưng với nghi-mạn-tham-sân do kiến khổ mà đoạn và vô minh bất cộng cũng là bất thiện. Còn lại là vô ký, nghĩa là hai kiến tương ưng với cõi Dục và tất cả vô minh của cõi Sắc-Vô sắc, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý cho nên đều là vô ký. Như bốn Bộc lưu, bốn Ách cũng như vậy, bởi vì tên gọi và Thể của Bộc lưu Ách như nhau.

Trong bốn thủ có nên vô ký, đó là Nghĩa ngữ thủ, nghĩa là trước đã nói. Ba loại cần phải phân biệt, đó là Dục thủ, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký, hoặc là vô tàm, hoặc là vô quý và pháp tương ưng với chúng là bất thiện. Vô tàm-vô quý là hiển bày tự tánh của chúng chỉ là bất thiện; và pháp tương ưng với chúng là hiển bày hai mươi tám Dục hoặc và phần ít của bốn loại là bất thiện. Phần ít của bốn loại nghĩa là phần ít của hôn trầm-thụy miên-tùy miên-vô minh tương ưng với Dục thủ. Còn lại là vô ký, nghĩa là trong Dục thủ thì phần ít của hôn trầm- thụy miên-tùy miên-vô minh tương ưng với Hữu thân kiến, biên chấp kiến, không tương ưng với vô tàm-vô quý bởi vì đều là vô ký. Kiến thủ hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký hai kiến của cõi Dục là bất thiện, đó là Tà kiến và kiến thủ hai kiến của cõi Dục, bốn kiến của cõi Sắc-Vô sắc là vô ký. Hai kiến của cõi Dục đó là Hữu thân kiến và Biên chấp kiến; bốn kiến của cõi sắc-vô sắc, đó là trong năm kiến trừ ra Giới cấm thủ. Giới cấm thủ, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký; ở cõi Dục là bất thiện, bởi vì tương ưng với vô tàm-vô quý; ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý; ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong bốn thân Hệ có hai bất thiện, đó là Tham Dục và Sân nhuế. Hai loại cần phải phân biệt đó là Giới cấm thủ Thân nhuế và chấp đây là thực Thân hệ; ở cõi Dục là bất thiện, bởi vì tương ưng với vô tàm-vô quý, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý.

Năm cái chỉ bất thiện, bởi vì đều tương ưng với vô tàm-vô quý.

Trong năm Kiết có ba bất thiện, đó là kiết Sân-Tật và San. Hai loại cần phải phân biệt, đó là kiết tham-mạn hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký; ở cõi Dục là bất thiện, bởi vì tương ưng với vô tàm- vô quý; ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý.

Trong năm kiết thuận phần dưới có hai bất thiện đó là Tham dục và Sân nhuế; có nên vô ký, đó là Hữu thân kiến. Hai loại cần phải phân biệt đó là Kiết Giới cấm thủ và Kiết Nghi, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký, ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Năm kiết thuận phần trên chỉ có vô ký bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý; ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong sáu Ái thân có hai bất thiện đó là do Tỷ-Thiệt xúc mà sinh ra Ái thân. Bốn loại cần phải phân biệt, đó là Nhãn-Nhĩ-Thân xúc mà sinh ra Ái thân, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký, ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi cõi Phạm Thế là vô ký; do Ý xúc mà sinh ra Ái thân, hoặc là bất thiện hoặc là vô ký, ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc và Vô sắc là vô ký.

Năm kiết thuận phần trên chỉ có vô ký, bởi vì không tương ưng với vô tàm-vô quý.

Trong năm kiến có hai vô ký, đó là Hữu thân kiến và Biên chấp kiến. Ba loại cần phải phân biệt đó là Tà kiến-kiến thủ và Giới cấm thủ hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký; ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong sáu Ái thân có hai bất thiện, đó là do Tỷ-Thiệt xúc mà sinh ra Ái thân. Bốn loại cần phải phân biệt, đó là do Nhãn-Nhĩ-Thân xúc mà sinh ra Ái thân hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký, ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Phạm Thế là vô ký; do Ý xúc mà sinh ra Ái thân, hoặc là bất thiện hoặc là vô ký, ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong bảy tùy miên có hai bất thiện, đó là tùy miên Dục tham và tùy miên Sân nhuế; có nên vô ký đó là tùy miên Hữu tham. Bốn loại cần phải phân biệt, đó là tùy miên Mạn và Nghi, hoặc là bất thiện hoặc là vô ký ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký; tùy miên Vô minh, hoặc là bất thiện hoặc là vô ký, tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện, nghĩa là vô minh của cõi Dục do Kiến Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn, Hữu thân Kiến, Biên chấp Kiến không tương ưng với vô minh mà kiến khổ do đoạn; còn lại là vô ký đó là Hữu thân Kiến-Biên chấp Kiến của cõi Dục tương ưng với vô minh và tất cả vô minh của cõi Sắc-Vô sắc. Tùy miên Kiến, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký ba kiến của cõi Dục là bất thiện, đó là Tà Kiến-Kiến Thủ và Giới cấm thủ, hai kiến của cõi Dục và năm kiến của cỏi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong chín Kiết có ba bất thiện, đó là Kiết Nhuế-Tật và San. Sáu loại cần phải phân biệt đó là Kiết Ái-Mạn-Thủ-Nghi, hoặc là bất thiện- hoặc là vô ký, ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc-Vô sắc là vô ký; Kiết Vô minh hoặc là bất thiện hoặc là vô ký, tương ưng với vô tàm-vô quý là bất thiện còn lại là vô ký, nghĩa như ở trước nói. Kiết Kiến hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký, mỗi kiến ở cõi Dục là bất thiện, đó là Tà Kiến, hai kiến của cõi Dục là Hữu thân Kiến-Biên chấp Kiến, ba kiến của cõi Sắc-Vô sắc là vô ký.

Trong chín mươi tám Tùy miên có ba mươi ba bất thiện, sáu mươi bốn vô ký; nên loại cần phải phân biệt đó là tùy miên vô minh của cõi Dục do kiến khổ mà đoạn, hoặc là bất thiện hoặc là vô ký tương ưng với vô tàm-vô quý đó là Hữu thân Kiến-Biên chấp Kiến, không tương ưng với vô minh; còn lại là vô ký, đó là Hữu thân Kiến-Biên chấp Kiến tương ưng với vô minh.

******

Hỏi : Vì sao gọi là thiện-bất thiện-vô lý?

Đáp : Nếu pháp thuận tiện khéo léo mà giữ gìn, có thể dẫn đến quả yêu thích, tánh an ổn cho nên gọi là thiện. Thuận tiện khéo léo mà giữ gìn là hiển bày về Đạo đế, có thể dẫn đến quả yêu thích là hiển bày về phần ít của Khổ-Tập đế tức là thiện hữu lậu, tánh an ổn là hiển bày về Diệt đế. Nếu pháp không phải là thuận tiện khéo léo mà giữ gìn, có thể dẫn đến quả không yêu thích, tánh không an ổn thì vốn gọi là bất thiện, đây là tổng quát hiển bày về phần ít của Khổ-Tập đế, tất là các pháp ác. Nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký. Lại nữa, nếu pháp có thể dẫn đến quả đáng yêu thích-quả nhận lấy vui sướng, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp có thể dẫn đến quả không yêu thích-quả nhận lấy khổ đau, thì vốn gọi là bất thiện; nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký. Lại nữa, nếu pháp có thể dẫn dắt cho mầm của quả báo đáng yêu thích và mầm của giải thoát, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp có thể dẫn dắt cho mầm của quả báo chẳng phải yêu thích, thì vốn gọi là bất thiện; nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký. Lại nữa, nếu pháp có thể làm cho sinh đến nẽo thiện, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp có thể làm cho sinh vào nẽo ác, thì vốn gọi là bất thiện; nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký. Lại nữa, nếu pháp thuộc về phẩm hoàn diệt, tánh nhẹ nhàng lên cao, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp thuộc về phẩm lưu truyền, tánh nặng nề chìm xuống, thì vốn gọi là bất thiện; nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký.

Vụ Tôn Giả nói: “Do bốn sự cho nên gọi là thiện:

  1. Bởi vì tự tánh.
  2. Bời vì tương ưng.
  3. Bởi vì cùng khởi.
  4. Bởi vì thắng nghĩa”.

Bởi vì tự tánh, nghĩa là tự tánh thiện. Có người nói là tàm quý. Có người nói là ba căn thiện. Bởi vì tương ưng, nghĩa là tương ưng với thiện, tức là tâm-tâm sở pháp tương ưng với thiện. Bởi vì cùng khởi, nghĩa là cùng khởi với thiện, tức là do thiện mà dấy khởi hai nghiệp thân-ngữ không tương ưng với hành. Bởi vì thắng nghĩa, nghĩa là thắng nghĩa về thiện, tức là Niết-bàn an ổn cho nên gọi là thiện. Luận giả Phân Biệt cũng đưa ra cách nói này: “Tự tánh thiện gọi là trí, tương ưng thiện gọi là thức, cùng khởi thiện gọi là nghiệp thân-ngữ, thắng nghĩa thiện gọi là Niết-bàn”.

Do bốn sự cho nên gọi là bất thiện:

  1. Bởi vì tự tánh.
  2. Bởi vì tương ưng.
  3. Bởi vì cùng khởi.
  4. Bởi vì thắng nghĩa”.

Bởi vì tự tánh, nghĩa là tự tánh bất thiện. Có người nói là vô tàm- vô quý. Có người nói là ba căn bất thiện. Bởi vì tương ưng, nghĩa là tương ưng với bất thiện, tức là tâm-tâm sở pháp tương ưng với bất thiện. Bởi vì cùng khởi, nghĩa là cùng khởi với bất thiện, tức là do bất thiện mà dấy khởi hai nghiệp thân-ngữ không tương ưng với hành. Bởi vì thắng nghĩa, nghĩa là thắng nghĩa về bất thiện, tức là sinh tử không an ổn cho nên gọi là bất thiện. Luận giả Phân Biệt cũng đưa ra cách nói này: “Tự tánh bất thiện gọi là si, tương ưng với bất thiện gọi là thức, cùng khởi với bất thiện gọi là nghiệp thân-ngữ, thắng nghĩa về bất thiện gọi là sinh tử”.

Hiếp Tôn Giả nói: “Nếu pháp là là tác ý như lý, tự tánh tương ưng với ác tác như lý, cùng khởi từ tác ý như lý, là quả ly hệ-đẳng lưu của tác ý như lý, thì vốn gọi là thiện. Nếu pháp là tác ý phi lý, tự tánh tương ưng với tác ý phi lý, cùng khởi từ tác ý phi lý, là quả đẳng lưu của tác ý phi lý, thì vốn gọi là bất thiện. Nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký”.

Lại nữa, nếu pháp là tàm-quý, tự tánh tương ưng với tàm-quý, cùng khởi từ tàm-quý, là quả ly hệ-đẳng lưu của tàm-quý, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp là vô tàm – vô quý, tự tánh tương ưng với vô tàm-vô quý, cùng khởi từ vô tàm – vô quý, là quả đẳng lưu của vô tàm-vô quý, thì vốn gọi là bất thiện; nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký. Lại nữa, nếu pháp là ba căn thiện, tự tánh tương ưng với ba căn thiện, cùng khởi cùng ba căn thiện, là quả ly hệ-đằng lưu của ba căn thiện, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp là ba căn bất thiện, tự tánh tương ưng với ba căn bất thiện, cùng khởi từ ba căn bất thiện, là quả đẳng lưu của ba căn bất thiện, thì vốn gọi là bất thiện, nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký. Lại nữa, nếu pháp là năm căn như Tín…, tự tánh tương ưng với năm căn như Tín…, cùng khởi từ năm căn như Tín…, là quả ly hệ-đẳng lưu của năm căn như Tín…, thì vốn gọi là thiện; nếu pháp là năm Cái, tự tánh tương ưng với năm Cái, cùng khởi từ năm Cái, là quả đẳng lưu của năm Cái, thì vốn gọi là bất thiện; nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký.

Trong luận Tập Dị Môn nói: “Vì sao gọi là thiện?”

Đáp: Bởi vì pháp này có thể dẫn dắt cho quả đáng yêu-đáng mừng-đáng vui-thỏa ý-như ý, cho nên gọi là thiện; đây là hiển bày về quả đẳng lưu. Lại nữa, bởi vì pháp này có thể dẫn đến dị thục đáng yêu- đáng mừng-đáng vui-thỏa ý-như ý, cho nên gọi là thiện; đây là hiển bày về quả dị thục.

Vì sao gọi là bất thiện?

Đáp : Bởi vì pháp này có thể dẫn dắt cho quả không đáng yêu không đáng mừng – không đáng vui – không thỏa ý – không như ý, cho nên gọi là bất thiện; đây là hiển bày về quả đẳng lưu. Lại nữa, bởi vì pháp này có thể dẫn dắt cho quả không đáng yêu-không đáng mừngkhông đáng vui, không thỏa ý, không như ý, cho nên gọi là bất thiện; đây là hiển bày về quả dị thục. Nếu pháp cùng trái ngược với hai loại kia, thì vốn gọi là vô ký”.

Hỏi: Đức Thế Tôn ghi nhận chắc chắn Khổ thật sự là Khổ, Tập thật sự là Tập, Diệt thật sự là Diệt, Đạo thật sự là Đạo, tất cả các pháp gọi là mười hai xứ. Các pháp như vậy, Đức Thế Tôn khai thị-thiết lập , giảng giải rõ ràng, làm sao có thể thiết lập là vô ky?

Đáp: Không phải là vì không nói mà gọi là vô ký, nhưng các pháp

thiện thì Đức Phật ghi nhận là thiện, các pháp bất thiện thì ghi nhận là bất thiện; nếu pháp không có thể ghi nhận là thiện hay bất thiện, thì nói là vô ký. Lại nữa, Đức Phật ghi nhận pháp thiện có quả đáng yêu thích, pháp bất thiện có quả không yêu thích, nếu pháp không có hai quả có thể ghi nhận kia, thì nói là vô ký. Lại nữa, do hai sự cho nên pháp thiện có thể ghi nhận rõ ràng:

  1. Do tự tánh.
  2. Do dị thục.

Pháp bất thiện cũng như vậy. Vô ký tuy có tự tánh có thể ghi nhận, mà không có dị thục cho nên gọi là vô ký. Hoặc có lúc không nói đến, cho nên gọi là vô ký; như trong các kinh bỏ qua sự thiết lập ghi nhận, luận về bốn loại ghi nhận đã nói trong chương Tạp Uẩn.

Ba Kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, mấy loại có dị thục, mấy loại không có dị thục?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa của mình. Nghĩa là hoặc có người chấp: Lìa Tư thì không có nhân dị thục, lìa thọ thì không có quả dị thục. Như cái chấp của phái Thí Dụ. Vì ngăn chặn ý đó, mà hiển bày về nhân dị thục và quả dị thục đều gồm chung cả năm uẩn. Hoặc lại có người chấp: Các nhân-quả dị thục, nếu đã chín muồi thì Thể của nó sẽ không có. Như phái Ẩm Quang Bộ, họ đưa ra cách nói này: Các nhân-quả dị thục ở phần vị chưa chín muồi thì Thể của nó hãy còn có, nếu quả đã chín muồi thì Thể của nó sẽ không còn; như hạt giống bên ngoài, ở lúc mầm chưa sinh ra thì Thể của nó hãy còn có, nếu mầm đã sinh ra thì Thể của nó sẽ không còn. Vì ngăn chặn ý đó, mà hiển bày về nhân-quả dị thục ở phần chín muồi thì Thể của nó vẫn còn có. Hoặc lại có người chấp: Nghiệp thiện và bất thiện không có quả dị thục. Như cái chấp của các ngoại đạo. Vì phá bỏ nghĩa ấy, mà hiển bày về nghiệp thiện-ác đều có quả dị thục. Bởi vì ngăn chặn các loại chấp lạ lùng như vậy, hiển bày về tông chỉ của mình, cho nên soạn ra phần luận này. Lại nữa, không phải là vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để biểu hiển rõ ràng về nghĩa lý của mình, mà chỉ vì khai triển về thật tánh của các pháp làm cho phát sinh kiến giải chính xác, cho nên soạn ra phần luận này. Trả lời về các pháp bất thiện có dị thục, các pháp vô ký không có dị thục, ở đây phân biệt rộng ra cần phải dựa theo phần trước.

Hỏi: Có dị thục thì nghĩa là gì? Bởi vì cùng với pháp tự dị thục đều gọi là có dị thục, hay vì cùng với pháp dị thục khác đều gọi là có dị thục? Giả sử như vậy thì có gì sai? Nếu cùng với pháp tự dị thục đều gọi là có dị thục, thì nhân-quả cần phải song song, trong kệ trước đã nói phải thông hiểu thế nào? Như nói:

“Làm các không lập tức nhận chịu, không phải như sữa biến thành bơ,

Giống như tro phủ trên ngọn lửa, ngu dốt giẫm vào lâu mới cháy”.

Có loại cỏ Tát-xà, xay mịn bỏ vào trong sữa thì lập tức trở thành sữa đặc; nghiệp quả thì không như vậy, như tro phủ trên than lửa, người ngu dốt khinh thường dẩm chân vào, ban đầu tuy không cảm thấy nóng mà sau đó thì bị cháy bỏng; làm ác cũng như vậy, lúc đang là nhân tuy vui thú mà đến lúc quả chín muồi thì có khổ đau cũng nẽo ác. Nếu cùng với pháp dị thục khác, thì đúng ra Thánh đạo cũng có dị thục, bởi vì đồng thời phát khởi cùng với dị thục khá?

Đáp: Tự dị thục đều gọi là có dị thục.

Hỏi: Nếu như vậy thì nhân-quả cần phải song song, trong kệ đã nói phải thông hiều thế nào?

Đáp: Đều (câu: Đều-Cùng) thì có hai loại:

  1. Có cùng nhau.
  2. Song song cùng nhau.

Có cùng nhau, như có nhân-có quả, có sở duyên- có dị thục. Có nhân- có quả, như nhân tàn lụi đã trăm Câu-chi kiếp thì quả mới hiển ra trước mắt, cách nhau tuy xa mà sau gọi là có nhân-trước gọi là có quả. Có sở duyên, như người đứng ở đây nhìn mặt trăng-mặt trời rồi phát sinh nhãn thức, nơi này-nơi kia cách nhau tuy bốn mươi ngàn Du-thiệnna, mà nhãn thức này gọi là sở duyên. Có dị thục, là như tạo nghiệp đã trăm Câu-chi kiếp thì dị thục mới phát khởi; cách nhau tuy xa mà nhân của nghiệp trước kia gọi là có dị thục. Song song cùng nhau, như có Tầm-có Tứ, có Hỷ-có Cảnh giác. Có Tầm, nghĩa là pháp tương ưng với Tầm. Có Tứ, nghĩa là pháp tương ưng với Tứ. Có Hỷ, nghĩa là pháp tương ưng với Hỷ căn. Có Cảnh giác, nghĩa là pháp tương ưng với tác ý. Nên biết trong này nói có dị thục, là dựa vào có cùng nhau mà nói, chứ không dựa vào song song cùng nhau.

Lại nữa, Đều (câu: Đều-Cùng) thì có hai loại:

  1. Có cùng nhau.
  2. Kết hợp cùng nhau.

Có cùng nhau, như có nhân-có quả, có sở duyên-có dị thục. Kết hợp cùng nhau, như có Tầm-có Tứ, có Hỷ-có Cảnh giác. Nên biết trong này nói có dị thục, là dựa vào có cùng nhau mà nói, chứ không dựa vào kết hợp cùng nhau.

Lại nữa, Đều (câu: Đều-Cùng) thì có ba loại:

  1. Gần cùng nhau.
  2. Xa xùng nhau.
  3. Gần xa cùng nhau.

Gần cùng nhau như có Tầm-có Tứ, có Hỷ-có Cảnh giác. Xa cùng nhau, như có nhân-có quả, có sở duyên-có dị thục. Gần xa cùng nhau, như có lậu-có tùy miên, có duyên-có sự. Có lậu, nghĩa là pháp tương ưng với lậu, và pháp sở duyên của lậu; có tùy miên cũng như vậy. Có duyên, nghĩa là các pháp gần xa với duyên ấy; có sự cũng nư vậy. Sự nghĩa là sự làm nhân, hoặc là do sự mà ràng buộc. Nên biết trong này nói có dị thục, là dựa vào xa cùng nhau mà nói, chứ không dựa vào hai loại còn lại.

Hỏi: Vì sao gọi là dị thục?

Đáp: Khác loại mà thành thục cho nên gọi là dị thục. Thục có hai lọai:

  1. Cùng loại.
  2. Khác loại.

Thục cùng loại, nghĩa là quả đẳng lưu, tức là thiện sinh ra thiện, bất thiện sinh ra bất thiện, vô ký sinh ra vô ký. Thục khác loại, nghĩa là quả dị thục, tức là pháp thiện-bất thiện dẫn đến quả vô ký. Nghĩa hỏi- Đáp còn lại như trong chương Tạp uẩn đã nói.

Ba Kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, mấy loại do kiến mà đoạn, mấy loại do tu mà đoạn?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa của mình. Nghĩa là phái Thí Dụ đưa ra cách nói như vậy: “Dị sinh không có năng lực đoạn trừ các phiền não, Đại đức nói rằng: Dị sinh không có nghĩa đoạn trừ tùy miên, chỉ có năng lực đều phục ràng buộc. Nếu đưa ra cách nói này thì đối với lý không có gì tổn hại”. Hỏi họ vì sao dấy lên chấp như vậy? Trả lời là bởi vì dựa vào trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Nếu người dùng Thánh tuệ thấy pháp đoạn trừ, thì gọi là người thực sự đoạn trừ chứ không phải là các dị sinh, bởi vì đã có Thánh tuệ mà chưa có năng lực đoạn trừ”.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong kinh nói phải thông hiểu thế nào? Như nói: “Này Tỳ kheo! Mãnh Hi Tử kia đã đoạn nhiễm Dục, đã đoạn nhiễm Sắc, đã đoạn nhiễm không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Lại nói: “Ngoại tiên đã lìa nhiễm Dục”. Họ đưa ra cách trả lời này: Đã dẫn trong kinh nói: “Không đoạn nói là đoạn, không lìa nói là lìa”. Như trong kinh khác nói: “Không đoạn nói là đoạn, không lìa nói là lìa”, những kinh nào nói “Không đoạn nói là đoạn”? Như nói:

“Người ngu chấp ngã và ngã sở, lúc chết đều vĩnh viễn đoạn trừ,

Người trí đã nhận biết điều này, không thể chấp ngã và ngã sở”.

Những kinh nào nói “Không lìa nói là lìa”? Như nói: “Có trẻ traitrẻ gái trong thôn xóm, chơi đùa cùng nhau lấy tro đất để làm thành nhà cửa, đối với nhà cửa này lúc chưa lìa nhiễm thì sửa sang bảo vệ; nếu lúc lìa nhiễm thì hủy hoại bỏ đi”. Như hai kinh này nói: “Không đoạn nói là đoạn, không lìa nói là lìa”, nghĩa trong kinh đã dẫn chứng cũng thuận theo như vậy. Nhưng các dị sinh đối với các phiền não, thực sự chưa vĩnh viễn đoạn trừ mà chỉ có thể tạm thời điều phục, nghĩa là lúc lìa nhiễm thì dùng đạo thế tục dựa vào Tĩnh lự thứ nhất để lìa nhiễm của cõi Dục, theo thứ tự cho đến dựa vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ để lìa nhiễm của vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có nơi nào cao hơn để có thể dựa vào cho nên không thể nào lìa được. Giống như con sâu đo bám vào cỏ cây thì leo lên phía trên mà rời bỏ phía dưới, nếu đến nơi cao nhất mà không có nơi nào cao hơn để có thể leo lên, thì lập tức lùi xuống phía dưới; như người leo lên cây cao, nên biết cũng như vậy. Như loài Dạ can… giầy xéo lâu lách một cách nóng nảy, chỉ làm hại đến mầm cây chứ không trừ được gốc rễ; dị sinh lìa nhiễm nên biết cũng như vậy, chỉ có thể tạm thời điều phục chứ không có năng lực vĩnh viễn đoạn trừ.

Bởi vì ngăn chặn ý đó, hiển bày về các dị sinh dùng đạo thế tục cũng có năng lực đoạn trừ các kiết.

Hoặc lại có người chấp: chắc chắn không có nghĩa Thánh giả dùng đạo thế tục để đoạn trừ các phiền não. Họ đưa ra cách nói này: Thánh giả làm sao rời bỏ đạo vô lậu mà sử dụng đạo thế tục? Vì ngăn chặn ý đó, hiển bày về nghĩa có Thánh giả dùng đạo thế tục để đoạn não.

Hoặc lại có người chấp: Tức cả phiền não thảy đều nhanh chống đoạn trừ, không có nghĩa dần dần đoạn trừ. Họ đưa ra cách nói này: Lúc định Kim Cang Dụ hiển ở trước mắt thì phiền não nhanh chống đoạn trừ, tức là do Định ấy mà đoạn trừ tất cả phiền não mê hoặc, cho nên nói là định Kim Cang Dụ. Giống như Kim Cang có năng lực phá vỡ các laọi như sắt-đá-ngà-xương-vàng-bạc-ngọc quý… họ tuy chấp nhận là có bốn quả Sa-môn, nhưng đoạn trừ phiền não thì chủ yếu là định Kim Cang.

Hỏi họ là ba quả trước chưa có năng lực đoạn trừ phiền não mê hoặc, thì đâu cần phải thiết lập làm gì? Họ đưa ra cách trả lời này: Ba quả trước điều phục các phiền não, dẫn dắt định Kim Cang làm cho hiển ở trước mặt, mới có năng lực vĩnh viễn đoạn trừ cho nên không phải là vô dụng; ví như người nông dân tay trái nắm lấy cỏ-tay phải cầm cái liềm sắc bén, cắt đứt trong một lúc.

Vì ngăn chặn ý đó, hiển bày về các phiền não có hai loại đối trị, đó là kiến đạo và tu đạo sai biệt, mỗi một loại hiển ở trước mắt đều có năng lực vĩnh viễn đoạn trừ.

Hoặc lại có người chấp: Đối với bốn Thánh đế lúc đạt được hiển quán nhìn nhanh chống mà không phải là từ từ. Vì đoạn dứt các chấp kia, hiển bày đối với bốn Thánh đế lúc đạt được hiển quán thì từ từ mà không phải là nhanh chóng, phiền não mê hoặc do kiến mà đoạn cũng như do tu mà đoạn, bởi vì không phải là tất cả đoạn trừ trong một lúc. Nếu đối với bốn Đế lúc đạt được hiện quán là nhanh chóng chứ không phải là từ từ, thì trái với Thánh giáo, như trong kinh nói: “Trưởng giả Cấp Cô Độc đi đến nơi Đức Phật, thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Đối với bốn Thánh đế lúc đạt được hiện quán, là nhanh chóng hay là từ từ? Đức Thế Tôn bảo rằng: Như bốn nấc thang từ từ bước chân lên chứ không phải là lập tức”.

Hoặc lại có người chấp: Tất cả phiền não không có gì sai biệt về do kiến-tu mà đoạn. Vì ngăn chặn ý đó hiển bày về các phiền não chắc chắn có sự sai biệt về do kiến-tu mà đoạn.

Bởi vì ngăn chặn các loại chấp trước lạ lùng như vậy, hiển bày về tông chỉ của mình cho nên soạn ra phần luận này. Lại nữa, không phải là vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để biểu hiện rõ ràng về nghĩa lý của mình, mà đều vì khai triển về thực tánh của các pháp làm cho phát sinh kiến giải chính xác, cho nên soạn ra phần luận này. Trả lời về trong ba kiết thì kiết Hữu thân kiến, kiến là đi trước có hai câu, hoặc là do kiến mà đoạn, hoặc là do kiến-tu mà đoạn.

Hỏi: Đi trước là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về thiết lập trước-nghĩa về trả lời trước, là nghĩa của đi trước (Tiền hành). Nghĩa về thiết lập trước là nghĩa của đi trước, là trước thiết lập về câu do kiến mà đoạn, sau thiết lập vể câu bất định. Nghĩa về trả lời trước là nghĩa của đi trước, là trước trả lời về câu do kiến mà đoạn, sau trả lời về câu bất định.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nếu Hữu thân kiến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Tùy tín-Tùy pháp hành-hiện quán biên Khổ nhẫn đoạn, thì do kiến mà đoạn. Nghĩa là Hữu thân kiến từ cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ có thể đạt được, đạo thế tục dấy khởi có thể đoạn Hữu thân kiến từ cõi Dục cho đến Vô sở Hữu xứ; đối với Hữu thân kiến của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạo thế tục này không có sức mạnh có thể đoạn được, liền dừng lại chứ không tiến lên, về sau nếu lúc kiến đạo hiển ở trước mắt thì mới có thể đoạn được nó. Trong này, Hữu thân kiến là xác định tự tánh của nó, hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ là xác định về địa của nó, Tùy tín, Tùy pháp hành là xác định bổ-đặc-già-la có thể đoạn được nó, hiện quán biên Khổ nhẫn là xác định về đạo đối trị với nó, đoạn là xác định về công việc của đạo ấy. Nếu Hữu thân kiến có đối trị không lẫn tạp, đối trị quyết định-đối trị bất cộng, Thánh giả đoạn chứ không phải là dị sinh, Thánh đạo đoạn chứ không phải là thế tục, kiến đạo đoạn chứ không phải là tu đạo, Nhẫn đoạn chứ không phải là trí, thì ở đây đã nói; còn lại nếu dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Thế nào là còn lại? Nghĩa là Hữu thân kiến từ cõi Dục cho đến vô sở hữu xứ, nếu nó do dị sinh đoạn thì dùng Tu đạo mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng kiến đạo mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng đạo thế tục mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng đạo vô lậu mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng trí mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng Nhẫn mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng chín phẩm mà đoạn chín phẩm; Thánh giả đoạn thì dùng một phẩm mà đoạn chín phầm; dị sinh đoạn thì thường xuyên dấy khởi mà đoạn, Thánh giả đoạn thì không dấy khởi mà đoạn, dị sinh đoạn thì không quán Đế mà đoạn, Thánh giả đoạn thì quán Đế mà đoạn.

Như kiết Hữu thân kiến, kiết Hữu thân kiến trong năm Kiết thuận phần dưới, Hữu thân kiến-Biên chấp kiến trong năm kiến cũng như vậy; bởi vì tự tánh giống nhau cùng gồm chung chín địa và chỉ riêng một bộ.

Kiết Giới cấm thủ và kiết Nghi, kiến là đi trước có hai câu, hoặc là do kiến mà đoạn, hoặc là do kiến-tu mà đoạn. Nghĩa đi trước như trên đã nói.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nếu Giới cấm thủ và Nghi hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Tùy tín-Tùy pháp hành-hiện quán biên và các Nhẫn đoạn, thì do kiến mà đoạn. Nghĩa là Giới cấm thủ và Nghi từ cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ có thể đạt đựơc, đạo thế tục dấy khởi có thể đoạn Giới cấm thủ và Nghi từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ; đối với Giới cấm thủ và Nghi của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạo thế tục này không có sức mạnh có thề đoạn được, liền dừng lại chứ không tiến lên, về sau nếu lúc Kiến đạo hiện ở trước mắt thì mới có thể đoạn được chúng. Trong này Giới cấm thủ và Nghi, là xác định tự tánh của chúng; Tùy tín-Tùy pháp hành, là xác định Bổ-đặc-già-la có thể đoạn được chúng; hiện quán biên và các Nhẫn, là xác định về đạo đối trị với chúng; đoạn là xác định về công việc của đạo ấy. Nếu Giới cấm thủ và Nghi có đối trị không lẫn tạp-đối trị quyết định-đối trị bất cọng, Thánh giả đoạn chứ không phải là dị sinh, Thánh đạo đoạn chứ không phải là thế tục, kiến đạo đoạn chứ không phải là tu đạo, Nhẫn đoạn chứ không phải là trí, thì ở đây đã nói; còn lại nếu dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Thế nào là còn lại? Nghĩa là Giới cấm thủ và Nghi từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu chúng do dị sinh đoạn thì dùng Tu đạo mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng Kiến đạo mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng đạo thế tục mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng đạo vô lậu mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng Trí mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng Nhẫn mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng chín phẩm mà đoạn chín phẩm, Thánh giả đoạn thì dùng một phẩm mà đoạn chín phẩm; dị sinh đoạn thì thường xuyên dấy khởi mà đoạn, Thánh giả đoạn thì không dấy khởi mà đoạn; dị sinh đoạn thì không quán Đế mà đoạn, Thánh giả đoạn thì quán Đế mà đoạn.

Như kiết Giới cấm thủ và Nghi, kiến Bộc lưu-Ách trong bốn Bộc lưu-Ách, Kiến thủ-Giới cấm thủ trong bốn Thủ, Giới cấm thủ Thân hệ- chấp thủ đây là thật Thân hệ trong bốn thân hệ, kiết Giới cấm thủ và Nghi trong năm kiết thuận phần dưới, Tà kiến-Kiến thủ và Giới cấm thủ trong năm Kiến, tùy miên Kiến-Nghi trong bảy tùy miên, kiết KiếnThủ-Nghi trong chín Kiết, cũng như vậy; bởi vì tự tánh giống nhau cùng gồm chung chín địa và chỉ có bốn bộ.

Căn bất thiện tham, tu là đi trước có hai câu, hoặc là do tu mà đoạn, hoặc là do kiến-tu mà đoạn.

Hỏi: Đi trước là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa về thiết lập trước-nghĩa về trả lời trước, là nghĩa của đi trước. Nghĩa về thiết lập trước là nghĩa của đi trước, là trước thiết lập về câu do tu mà đoạn, sau thiết lập về câu bất định. Nghĩa về trả lời trước là nghĩa của đi trước, là trước trả lời về câu do tu mà đoạn, sau trả lời về câu bất định.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nếu căn bất thiện tham-học kiến tíchcác trí đoạn thì do tu mà đoạn. Nghĩa là căn bất thiện tham ở năm bộ có thể đạt được, tức là từ kiến Khổ cho đến do tu mà đoạn, Kiến đạo dấy khởi có thể đoạn căn bất thiện tham từ kiến Khổ cho đến do kiến Đạo mà đoạn; đối với căn bất thiện tham do tu mà đoạn, kiến tạo này không có sức mạnh có thể đạt được, liền dừng lại chứ không tiến lên, về sau lúc tu đạo hơn hẳn hiện ở trước mắt thì mới có thể đoạn được nó. Trong này, căn bất thiện tham là xác định tự tánh của nó, học kiến tích là xác định Bổ-đặc-già-la có thể đoạn được nó, các trí là xác định về đạo đối trị với nó, đoạn là xác định về công việc của đạo ấy. Nếu căn bất thiện tham có đối trị không lẫn tạp- đối trị quyết định- đối trị bất cọng, Thánh giả đoạn chứ không phải là dị sinh, tu đạo đoạn chứ không phải là kiến đạo, trí đoạn chứ không phải là Nhẫn, thì ở đây đã nói; còn lại nếu dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Thế nào là còn lại? Nghĩa là căn bất thiện tham ở bốn bộ trước tức là từ kiến Khổ cho đến kiến Đạo mà đoạn, nếu nó do dị sinh đoạn thì dùng tu đạo mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng kiến Đạo mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng đạo thế tục mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng đạo vô lậu mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng trí mà đoạn; Thánh giả đoạn thì dùng Nhẫn mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng chín phẩm mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng một phẩm mà đoạn chín phẩm; dị sinh đoạn thì thường xuyên dấy khởi mà đoạn, Thánh giả đoạn thì không dấy khởi mà đoạn; dị sinh đoạn thì không quán Đế mà đoạn, Thánh giả đoạn thì quán Đế mà đoạn.

Hỏi: Trong này đã nói nếu căn bất thiện tham-học kiến tích-các trí đoạn thì do tu mà đoạn, là hiển bày căn thiện tham trong thân Thánh giả do tu mà đoạn; còn lại nếu dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn, là hiển bày căn thiện tham trong thân dị sinh-Thánh giả do kiến mà đoạn, ngoài ra còn có căn bất thiện tham trong thân dị sinh do tu mà đoạn, tại sao trong này không nói?

Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết nghĩa này có khác. Lại nữa, diều đó đã nói ở trong phần trước đã nói. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì bộ sai biệt mà kiến lập phiền não, chứ không vì các phiền não thuộc về thân, bộ có năm chứ có sáu, Thánh giả lúc kiến đạo hiện ở trước mắt thì đoạn là do kiến mà đoạn, về sau nếu lúc tu đạo hiện ở trước mắt thì đoạn la do tu mà đoạn, dị sinh lúc tu đạo hiện ở trước mắt thì đoạn chung cả năm bộ, bởi vì các dị sinh không có thể phân biệt về sự sai biệt của năm bộ mà chỉ có thể đoạn chung cả năm bộ, nói rằng dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, tức là đã nói đến điều đó cho nên không nói riêng biệt. Lại nữa, nói rằng học kíên tích-các trì đoạn, tức là đã hiển bày điều đó cho nên không nói riêng biệt; trong thân dị sinh do tu ma đoạn, tức la do học kiến tích và trí mà đoạn.

Như căn bất hiện tham, thì căn bất phiện sân-si, Dục lậu trong ba Lậu, Dục Bộc lưu-Ách trong bốn Bộc lưu-Ách, Dục thủ trong bốn Thủ, Thân hệ tham dục-sân nhuế trong bốn Thân hệ, trừ ra Ác tác-Nghi còn lại các Cái trong năm Cái, kiết sân trong năm kiết, Kiết tham dục-sân nhuế trong năm Kiết thuận phần dưới, tùy miên dục tham-sân nhuế trong bảy Tùy miên, kiết nhuế trong chín kiết, cũng như vậy; bởi vì tự tánh giống nhau, đều gồm chung năm bộ và chỉ thuộc cõi Dục.

Hữu lậu và Vô minh lậu, kiến là đi trước có ba câu, hoặc là do kiến mà đoạn, hoặc là do tu mà đoạn, hoặc là do kiến-tu mà đoạn.

Hỏi: Đi trước nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa về thiết lập trước-nghĩa về trả lời trước, là nghĩa của đi trước. Nghĩa về thiết lập trước là nghĩa của đi trước, là trước thiết lập về câu do kiến mà đoạn, tiếp đến thiết lập về câu do tu mà đoạn, sau thiết lập về câu bất định. Nghĩa về trả lời trước là nghĩa của đi trước, là trước trả lời về câu do kiến mà đoạn, tiếp đến trả lời về câu do tu mà đoạn, sau trả lời về câu bất định.

Thế nào là do kiến mà đoạn? Nếu Hữu lậu-Vô minh lậu hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Tùy tín-Tùy pháp hành, hiện quán biên và các Nhẫn đoạn, thì do kiến mà đoạn. Nghĩa là Hữu lậu từ Tĩnh lự thứ nhất cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ có thể đạt được, Vô minh lậu từ cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ có thể đạt được, đạo thế tục dấy khởi có thể đoạn Hữu lậu từ Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ và Vô minh lậu từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ; đối với Hữu lậuVô minh lậu của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạo thế tục này không có sức mạnh có thể đoạn được, liền dừng lại chứ không đứng lên, về sau nếu lúc Kiến đạo hiện ở trước mắt thì mới có thể đoạn được chúng, đó là do kiến mà đoạn. Trong này, Hữu lậu-Vô minh lậu là xác định về tự tánh của chúng, hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ là xác định về địa của chúng, Tùy tín-Tùy pháp hành là xác định về Bổ-đặc-là-gia có thể đoạn được chúng, hiện quán biên và các Nhẫn là xác định về đạo đối trị với chúng, đoạn là xác định về công việc của đạo ấy. Nếu Hữu lậu và Vô minh lậu có đối trị không lẫn tạp-đối trị quyết định-đối trị bất cọng, Thánh giả đoạn chứ không phải là dị sinh, Thánh đạo đoạn chứ không phải là thế tục, kiến đạo đoạn chứ không phải là tu đạo, Nhẫn đoạn chứ không phải là trí, thì ở đây đã nói.

Thế nào là do tu mà đoạn? Nếu Hữu lậu-Vô minh lậu do các trí-

học kiến tịch đoạn, thì do tu mà đoạn. Nghĩa là Hữu lậu-vô minh lậu ấy có năm bộ, lúc kiến đạo hiện ở trước mắt thì đoạn bốn bộ trước; đối với Hữu lậu-Vô minh lậu do tu mà đoạn, kiến đạo này không có sức mạnh có thể đạt được, liền dừng lại chứ không tiến lên, về sau lúc tu đạo hơn hẳn hiện ở trước mắt thì mới có thể đoạn được chúng. Trong này, Hữu lậu-Vô minh lậu là xác định về tự tánh của chúng, học kiến tích là xác định về Bổ-đặc-là-gia có thể đoạn được chúng, các trí là xác định về đạo đối trị có thể đoạn được chúng, đoạn là xác định công việc của đạo ấy. Nếu Hữu lậu-Vô minh lậu có đối trị không lẫn tạp-đối trị quyết định-đối trị bất cọng, Thánh giả đoạn chứ không phải là dị sinh, tu đạo đoạn chứ không phải là kiến đạo, trí đoạn chứ không phải là Nhẫn, thì ở đây đã nói; còn lại nếu dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế Tôn đoạn thì do kiến mà đoạn.

Thế nào là còn lại? Nghĩa là Hữu lậu từ Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ, vô minh lậu từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, năm bộ trong thân dị sinh, bốn bộ trong thân Thánh giả, nếu chúng do dị sinh đoạn thì dùng tu mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng kiến đạo mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng đạo thế tục mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng đạo vô lậu mà đoạn; dị sinh đoạn thì dùng trí mà đoạn, Thánh giả đoạn thì dùng Nhẫn mà đoạn; dị sinh đoạn thù dìng chín phẩm mà đoạn chín phẩm, Thánh giả đoạn thì dùng một phẩm mà đoạn chín phẩm; dị sinh đoạn thì thường xuyên dấy khởi mà đoạn, Thánh giả đoạn thì không dấy khởi mà đoạn; dị sinh đoạn thì không quán Đế mà đoạn, Thánh giả đoạn thì quán Đế mà đoạn.

Như hữu lậu-vô minh lậu, thì hữu-vô minh Bộc lưu-Ách trong bốn Bộc lưu-Ách Ngã ngữ hủ trong bốn hủ, kiết tham-mạn trong năm kiết, doý xúc mà sinh ra Ái thân trong sáu Ái thân, khi tùy miên hữu tham- Mạn-Vô minh trong bảy tùy miên, Kiết Ái-Mạn-Vô minh trong chín kiết, cũng như vậy; bởi vì tự tánh giống nhau, cùng gồm chung tám địa và chín địa, và gồm chung cả năm bộ.

Đi trước có ba loại:

  1. Đi trước bất cọng.
  2. Đi trước cứu cánh.
  3. Đi trước lúc đầu.

Đi trước bất cộng là như ba kiết… Đi trước cứu cánh là như ba căn bất thiện… Đi trước lúc đầu là như hữu lậu-Vô minh lậu… Nếu các phiền não hệ thuộc gồm cả ba cõi thì chỉ do kiến mà đoạn, chúng thuộc về kiến là đi trước có hai câu, như ba kiết… Nếu các phiền não chỉ hệ thuộc cõi Dục gồm chung cho năm bộ, thì chúng thuộc về tu là đi trước có hai câu, như ba căn bất thiện… Nếu các phiền não hệ thuộc gồm cả ba cõi, cũng gồm chung cho năm bộ, thì chúng thuộc về tu là đi trước có hai câu, như ba căn bất thiện… Nếu các phiền não hệ thuộc gồm cả ba cõi, cũng gồm chung cho năm bộ thì chúng thuộc về kiến là đi trước có ba câu, như Hữu lậu-Vô minh lậu… Đó gọi là tóm lược Tỳ-bà-sa ở chỗ này.

Cái Ác tác do tu mà đoạn, dị sinh và Thánh giả đều dùng chín phẩm-trì mà đoạn được chúng. Như cái Ác tác, thì kiết Tật-Khan trong năm kiết, năm Kiết thuận phần trên, năm Ái thân trước trong sáu Ái thân, kiết Tật-Khan trong chín kiết, cũng như vậy; bởi vì cùng là chín phẩm do trí mà đoạn. Cái Nghi nếu dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế tôn đoạn thì do kiến mà đoạn, bởi vì loại này thuộc về bốn bộ trước của cõi Dục. Trong chín mươi tám Tùy miên thì hai mươi tám loại do kiến mà đoạn, đó là bốn bộ trước của Hữu Đảnh; mười loại do tu mà đoạn, đó là bộ do tu mà đoạn của ba cõi; còn lại nếu là dị sinh đoạn thì do tu mà đoạn, đệ tử của Đức Thế tôn đoạn thì do kiến mà đoạn, đó là bốn bộ trước của tám địa phía dưới.

Hỏi: Nếu hai mươi tám loại do kiến mà đoạn, mười loại do tu mà đoạn, còn lại là bất định, thì trong luận Phẩm Loại Túc tại sao nói “Trong tám mươi chín Tùy miên có tám mươi tám loại do kiến mà đoạn, mười loại do tu mà đoạn”?

Đáp: Văn này là Liễu nghĩa, văn kia là Bất Liễu nghĩa; văn này không có ý nghĩa khác, văn kia có ý nghĩa khác; văn này không có nhân duyên khác, văn kia có nhân duyên khác; văn này dựa vào thắng nghĩa đế mà nói, văn kia dựa vào thế tục đế mà nói. Lại nữa, luận kia dựa vào người theo thứ tự-người vốn có phiền não-người không vượt lên trên mà nói, luận này dựa vào người không theo thứ tự-người không vốn có phiền não-người vượt lên trên mà nói. Lại nữa, luận kia chỉ dựa vào Thánh giả lìa nhiễm chứ không phải là dị sinh-tác dụng của Thánh đạo chứ không phải là thế tục mà nói, luận này cùng dựa vào Thánh giả và dị sinh lìa nhiễm-tác dụng của Thánh đạo và thế tục đạo mà nói. Lại nữa, luận này là nói quyết định, luận kia dựa vào môn loại khác nhau mà nói; nghĩa là trước phải lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, trong lúc kiến đạo ấy cũng chứng được pháp ly hệ vô lậu do kiến mà đoạn của tám địa dưới, cho nên đưa ra cách nói này: Tám mươi tám loại do kiến mà đoạn, mười loại do tu mà đoạn. Tôn giả Diệu Âm cũng đưa cách nói này”: Luận này đã nói là dựa vào lý quyết định, luận Phẩm Loại Túc nói “Tám mươi tám loại do kiến mà đoạn” là dựa vào sự chứng đắc giải thoát vô lậu mà nói, hoặc là dựa vào thứ tự đắc quả mà nói”.

Hỏi: Vì sao gọi là do kiến mà đoạn? Vì sao gọi là do tu mà đoạn? Kiến không rời xa tu-tu không rời xa kiến, kiến lập hai tên gọi Sở Đoạn là như thế nào?

Đáp: Tuy là trong kiến đạo cũng có như thật Tu có thể đạt được, trong tu đạo cũng có như thật kiến có thể đạt được, mà kiến thì chính là Tuệ-Tu thì chính là không phóng dật, như thật ấy là nghĩa về làm cho nhiều lên, hoặc là nghĩa của mạnh mẽ nhanh nhạy, trong kiến đạo thì tuệ nhiều-không phóng dật ít, trong tu đạo thì không phóng dật nhiềutuệ ít, cho nên tên gọi Sở đoạn ấy có sai biệt. Lại nữa, như thật ấy là nghĩa về bình đẳng, hoặc là nghĩa của tương tự; tuy trong kiến đạo có tuệ như vậy, cũng có không phóng dật như vậy, trong tu đạo có không phóng dật như vậy, cũng có tuệ như vậy, mà trong kiến đạo thì tác dụng của tuệ tăng lên mạnh hơn, tác dụng của không phóng dật lại yếu kém hơn, trong tu đạo thì tác dụng của không phóng dật tăng lên mạnh hơn, tác dụng của tuệ lại yếu kém hơn, cho nên tên gọi Sở Đoạn ấy có sai biệt.

Tôn giả Thế hữu đưa ra cách nói như vậy: “Tuy là quán bốn đế đoạn trừ các phiền não, không có thể phân biệt đây là do kiến mà đoạnđây là do tu mà đoạn, nhưng nhờ vào sức mạnh của kiến để đoạn trừ loại bỏ thì gọi là do kiến mà đoạn; như đã đắc đạo, hoặc là tập-hoặc là tu-hoặc là đã thực hành nhiều, phạm vi-phẩm loại từ từ làm cho ít ỏi lại cho đến cuối cùng đều đoạn trừ hết thì gọi là do tu mà đoạn”.

Có người đưa ra cách nói này: Do kiến mà đoạn cũng gọi là do tu mà đoạn, bởi vì trong kiến đạo cũng có như thật Tu; do tu mà đoạn cũng gọi là do kiến mà đoạn, bởi vì trong tu đạo cũng có như thật kiến. Ở trong nghĩa này, nếu nhờ vào sức mạnh của kiến để đoạn trừ loại bỏ thì gọi là do kiến mà đoạn; như đã đắc đạo, hoặc là tập-hoặc là tu-hoặc là đã thực hành nhiều, phạm vi-phẩm loại từ từ làm cho nhỏ bé lại cho đến cuối cùng đều đoạn trừ hết thì gọi là do tu mà đoạn.

Hỏi: Cách nói này có nghĩa gì?

Đáp: Đây là nói về kiến đạo là đạo mạnh mẽ sắc bén, tạm thời hiện ở trước mắt trong một lúc có năng lực đoạn trừ chín phẩm phiền não, tu đạo là đạo không mạnh mẽ sắc bén, thường xuyên tu tập trải qua thời gian lâu dài mới đoạn được chín phẩm phiền não; như hai con dao sắc bén-cùn mòn cùng cắt một vật, con dao sắc bén nhanh chóng cắt đứt, con dao cùn mòn từ từ cắt đứt; tạm thời nhờ kiến đoạn phiền não thì gọi là do kiến mà đoạn, thường xuyên nhờ tu đoạn phiền não thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo tăng thượng về kiến để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo tăng thượng về tu để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo của hai tướng kiến-tuệ để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu đạo của ba tướng kiến-trí tuệ để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo của bốn tướng nhãnminh-giác-tuệ để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo của năm tướng nhãn-minh-giác-trí tuệ để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng các nhẫn để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng các trí để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu chín phẩm dùng một phẩm để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu chín phẩm dùng chín phẩm để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng Vị tri đương tri căn để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng Dĩ tri căn để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng tách đá ra mà đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu như cắt đứt ngó-tơ mà đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu trái với dũng cảm quyết đoán thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu trái với gia hạnh thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, chưa kiến Đế mà quán Đế để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu đã kiến Đế lại quán Đế để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo có một nhân mà đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo có hai nhân mà đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, như Đại lực sĩ mặc giáp trụ mà đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, như người bị tật khiễng chân điều khiển xe lừa mà đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não chỉ tu các hành tướng do tự mình mà quán Đế thì gọi là do kiến mà đoạn , nếu lúc đoạn phiền não cũng tu các hành tướng do người khác mà quán Đế thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo hướng về chưa thành tựu quả mà đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo hướng về đã thành tựu quả của đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo không có phạm vi-phẩm loại để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo có phạm vi-phẩm loại để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo Tùy tín-Tùy pháp hành để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo Tín thắng giải-kiến chí-Thân chứng để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu dùng đạo ban đầu lập tức dấy khởi mà đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu dùng đạo về sau luôn luôn dấy khởi mà đoạn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu quả ly hệ kia thâu nhiếp bốn quả Sa-môn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu quả ly hệ kia thâu nhiếp hoặc ba-hoặc hai-hoặc một quả Sa-môn thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu pháp đã đoạn duyên với sự không có thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu pháp đã đoạn duyên với sự có thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu phiền não đoạn rồi vĩnh viễn không lui sụt thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu phiền não đoạn rồi hoặc có lui sụthoặc không lui sụt thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu giải thoát rồi không còn ràng buộc nữa thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu giải thoát rồi hoặc là còn ràng buộc-hoặc không còn ràng buộc nữa thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu ly hệ rồi không còn hệ thuộc nữa thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu ly hệ rồi hoặc là còn hệ thuộc-hoặc không còn hệ thuộc nữa thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não với Nhẫn là đạo vô gián-Trí là đạo giải thoát thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não với Trí là đạo vô gián-Trí là đạo giải thoát thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não với Trí là đạo gia hạnhNhẫn là đạo vô gián-Trí là đạo giải thoát thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não với Trí là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu pháp trước đạt được Phi trạch diệtsau đạt được Trạch diệt thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu pháp hoặc là trước đạt được Phi trạch diệt-sau đạt được Trạch diệt thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu pháp hoặc là trước đạt được Phi trạch diệt- sau đạt được Trạch diệt, hoặc là trước đạt được Trạch diệt- sau đạt được Trạch diệt, hoặc là trong một lúc đạt được hai Diệt thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não mà tu duyên với đạo của một Đế thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não mà tu duyên với đạo của bốn đến thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não mà tu đạo của bốn hành tướng thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não mà tu đạo của mười sáu hành tướng thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não chỉ tu đạo tương tự thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não mà tu đạo tương tự và không tương tự thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não mà tu hai hoặc một Tam-ma-địa thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não mà tu ba Tam-ma-địa thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu lúc đoạn phiền não mà không dấy khởi để đoạn thì gọi là do kiến mà đoạn, nếu lúc đoạn phiền não mà hoặc là dấy khởi để đoạn-hoặc là không dấy khởi để đoạn thì gọi là do tu mà đoạn.

*****

 

Ba kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, mấy loại do kiến khổ mà đoạn cho đến mấy loại do tu mà đoạn?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Môn trước tuy đã ngăn chặn ý lập tức đoạn của Sa-môn, mà chưa ngăn chặn ý lập tức hiện quán, cũng chưa hiển bày về nghĩa từ từ hiện quán, nay cần phải ngăn chặn ý lập tức hiện quán để hiển bày về nghĩa từ từ hiện quán. Có người đưa ra cách nói này: Môn trước tuy đã ngăn chặn ý cho rằng lập tức hiện quán, cũng đã hiển bày về nghĩa từ từ hiện quán, mà không sơ lược hiển bày rõ ràng về hiện kiến, nay làm cho sơ lược hiển bày rõ ràng về hiện kiến. Hoặc có người nói: Nay muốn biểu hiện rõ ráng về năm bộ phiền não và năm pháp đối trị. Năm bộ phiền não, nghĩa là do kiến khổ mà đoạn cho đến do tu mà đoạn. Đối trị với năm bộ nghĩa là Khổ nhẫn-khổ trí là đối trí do kiến Khổ mà đoạn, cho đến Đạo nhẫn-Đạo trí là đối trị do kiến Đạo mà đoạn, KhổTập-Diệt-Đạo và thế tục trí là đối trị do tu mà đoạn. Bởi vì nhân duyên này cho nên soạn ra phần luận này.

Trả lời: Trong ba Kiết thì kiết Hữu thân kiến do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Vì sao Hữu thân kiến chỉ do kiến khổ mà đoạn?

Đáp: Bởi vì kiến này chỉ chuyển đổi ở nơi khổ, lúc quán sát về khổ thì kiến này sẽ đoạn. Lại nữa, bởi vì kiến này chỉ chuyển đổi ở nơi quả, lúc quán sát về quả thì kiến này sẽ đoạn. Lại nữa, kiết Hữu thân kiến là trái với tự tánh, tất cả điên đảo đều do kiến khổ đoạn trừ, lúc điên đảo đoạn trừ thì kiến này cũng đoạn mất, bởi vì cùng chung đối trị. Lại nữa, phiền não này thô thiển, bắt đầu lúc đạo vô gián-khổ pháp loại nhẫn hiện ở trước mắt thì lập tức vĩnh viễn đoạn mất, nếu phiền

não vi tế thì sau lúc đạo vô gián-định Kim Cang Dụ hiện ở trước mắt mới có thể đoạn hết; như áo có vết bẩn không kiên quyết mặc vào, vừa giặt rửa liền sạch, nếu kiên quyết mặc mãi thì dùng bột tro-xà phòng…, dụng công giặt giũ sau đó mới có thể sạch được; cũng như đồ sành chất nhờn không dính sâu vào, nước rửa qua liền sạch, chất nhờn dính sâu vào thì hoặc là dùng nước đun sôi, hoặc là dùng lửa đốt nóng rồi sau đó mới sạch được.

Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Kiến này thô thiển cho nên lúc ban đầu đạo vô gián hiện ở trước mắt thì lập tức vĩnh viễn đoạn mất. Hai thí dụ về áo-đồ đựng cũng nói như trước. Lại nữa, không phải là gốc rễ của kiến này đi sâu vào cảnh địa, không đi sâu vào cho nên tánh của nó yếu kém, lúc bắt đầu đạo vô gián-khổ pháp loại nhẫn hiện ở trước mắt thì lập tức vĩnh viễn đoạn mất; nếu gốc rễ của phiền não đi sâu vào cảnh địa, về sau lúc đạo vô gián-Định Kim Cang Dụ hiện ở trước mắt thì mới có thể đoạn hết; ví như gốc rễ của cây không ăn sâu vào lòng đất, làn gió nhẽ thổi vào thì lập tức gãy đổ, gốc rễ ăn sâu vào lòng đất thì cơn gió lớn thổi vào mới có thể gãy đổ”.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Hữu thân kiến này duyên với năm uẩn mà dấy khởi, lúc như thật quán thấy năm Thủ uẩn thì kiến này kiền đoạn mất. Lại nữa, Hữu thân kiến này bắt đầu từ ý tưởng Thường-Lạc-Ngã mà phát sinh, lúc bốn ý tưởng đoạn mất thì kiến này sẽ đoạn mất”.

Đại đức nói rằng: “Hữu thân kiến này duyên với Hữu thân mà phát sinh gọi là Hữu thân kiến, nếu quán Hữu thân không có Ngã và Ngã sở thì kiến này liền đoạn mất, cho nên kiến Hữu thân kiến chỉ do kiến khổ mà đoạn”.

Như kiến Hữu thân kiến, thì kiết Hữu thân kiến trong năm kiết thuận phần dưới, Hữu thân kiến-Biên chấp kiến trong năm kiến cũng như vậy, bởi vì tự tánh giống nhau, bởi vì đều mê lầm về khổ.

Kiết giới cấm thủ có hai loại, hoặc do kiến khổ mà đoạn, hoặc do kiến Đạo mà đoạn.

Hỏi: Vì sao giới cấm thủ không phải là do kiến Tập-Diệt mà đoạn?

Đáp: Bởi vì ngoại đạo chỉ đối với Khổ-Đạo mà dấy khởi Giới cấm thủ này, nghĩa là các ngoại đạo cũng có thể nói rằng Tập như nơi chốn cấu uế, cũng có thể nói rằng Diệt như nơi chốn tắm rửa, họ cho rằng tập là nơi chốn cấu uế cho nên không sinh tâm mong cầu, họ cho rằng Diệt là nơi chốn tắm rửa cho nên vọng tưởng sinh tâm mong cầu, vọng tưởng sinh tâm mong cầu cho nên phát khởi các loại khổ hạnh không lợi ích gì; cứ như thế phát khởi khổ hạnh không lợi ích gì, như vậy-như vậy phiền não cấu uế tăng lên làm nhiễm ô thân tâm cách xa Niết-bàn, như người vì trừ bỏ dơ bẩn trên thân thể mà dùng nước nhớp tắm rửa, cứ như thế tắm rửa như vậy-như vậy lại tăng thêm dơ bẩn. Vì vậy Giới cấm thủ chỉ bao gồm hai bộ. Lại nữa, bởi vì Giới cấm thủ này chỉ chuyển biến đối với hai nơi Khổ-Đạo, chuyển biến nơi khổ là do kiến khổ mà đoạn, chuyển biến nơi Đạo là do kiến Đạo mà đoạn. Lại nữa, bởi vì Giới cấm thủ này chỉ chuyển biến đối với hai nơi uế-tịnh, chuyển biến nơi uế là do kiến khổ mà đoạn, chuyển biến nơi tịnh là do kiến Đạo mà đoạn. Lại nữa, Giới cấm thủ này chỉ có hai loại, đó là do nội đạo-ngoại đạo mà dấy khởi sai biệt, nội đạo dấy khởi thì do kiến khổ mà đoạn, ngoại đạo dấy khởi thì do kiến đạo mà đoạn. Lại nữa, Giới cấm thủ này chỉ có hai loại, đó là chẳng phải nhân cho là nhân và chẳng phải đạo cho là đạo, chẳng phải nhân cho là nhân thì do kiến khổ mà đoạn chẳng phải đạo cho là đạo thì do kiến Đạo mà đoạn.

Như kiết Giới cấm thủ, thì Giới cấm thủ trong bốn thủ, Giới cấm thủ Thân hệ trong bốn Thân hệ, kiết Giới cấm thủ trong năm kiết thuận phần dưới, Giới cấm thủ trong năm kiến, cũng như vậy, bởi vì tự tánh giống nhau.

Kiết nghi có bốn loại, hoặc là do kiến khổ mà đoạn cho đến hoặc là do kiến Đạo mà đoạn.

Hỏi: Vì sao không có Nghi do tu mà đoạn?

Đáp: Lúc chưa thấy sự việc thì tâm có do dự, thấy sự việc đó rồi thì do dự liền trừ hết, cho nên không có Nghi là do tu mà đoạn.

Như Kiết Nghi, thì Kiến Bộc lưu-Ách trong bốn Bộc lưu-Ách, kiến thủ trong bốn Thủ Thân hệ chấp đây là thật trong bốn Thân hệ, Cái nghi trong năm cái, Kiết nghi trong năm kiết thuận phần dưới, Tà kiếnkiến thủ trong năm kiến, Tùy miên Kiến-Nghi trong bảy Tùy miên, Kiết Kiến-Thủ-Nghi trong chín kiết, cũng như vậy, bởi vì thể loại giống nhau.

Ba căn bất thiện có năm loại, hoặc là do kiến khổ mà đoạn, cho đến hoặc là do tu mà đoạn, bởi vì năm bộ đều có tham-sân-si.

Như ba Căn bất thiện, thì ba Lậu, trong bốn Độc lưu-Ách trừ ra Kiến còn lại Bộc lưu-Ách khác, Dục thủ-Ngã ngữ thủ trong bốn Thủ, Thân hệ Tham dục-Sân nhuế trong bốn Thân hệ, trong năm cái trừ ra Ác tác-Nghi còn lại các Cái, kiết Tham-Sân-Mạn trong năm kiết Tham dục-Sân nhuế trong năm kiết thuận phần dưới, do Ý xúc mà sinh ra Ái thân trong sáu Ái thân, trừ ra Kiến-Nghi còn lại các tùy miên trong bảy Tùy miên, kiết Ái-Nhuế-mạn-Vô minh, cũng như vậy, bởi vì thể loại giống nhau. Tuy nói chung ở đây đều gồm cả năm bộ, mà phân biệt riêng ra thì có một-có hai-có bốn-có năm. Trong Dục lậu… thì Hữu thân kiến-Biên chấp kiến-Ác tác-Tật-Khan-Phẫn-Phú chỉ có một bộ, Giới cấm thủ chỉ có hai bộ, Tà kiến-Kiến thủ-Nghi chỉ có bốn bộ, ThamSân-Mạn đều gồm chung năm bộ. Cái Ác tác do tu mà đoạn và do trí mà đoạn.

Như Cái Ác tác, thì kiết Tật-Khan trong năm Kiết, năm Kiết thuận phần trên năm Ái thân trước trong sáu Ái thân, kiết Tật-Khan trong chín Kiết, cũng như vậy, bởi vì cùng dựa vào sự mà chuyển đổi các phẩm loại…

Trong chín mươi tám Tùy miên, có hai mươi tám loại do kiến khổ mà đoạn, bởi vì chuyển biến nơi khổ, có mười chín loại do kiến Tập mà đoạn, bởi vì chuyển biến nơi Tập, có mười chín loại do kiến Diệt mà đoạn, bởi vì chuyển biến nơi Diệt; có hai mươi hai loại do kiến Đạo mà đoạn, bởi vì chuyển biến nơi Đạo; có mười loại do tu mà đoạn, bởi vì dựa vào sự mà chuyển biến.

Hỏi: Trong này loại nào gọi là do kiến Khổ mà đoạn, cho đến loại nào gọi là do tu mà đoạn?

Đáp: Nếu đối trị quyết định-đối trị sở duyên quyết định, thì gọi là do kiến Khổ mà đoạn cho đến do kiến Đạo mà đoạn; nếu đối trị không quyết định-đối trị sở duyên không quyết định, thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu xứ sở quyết định-đối trị sở duyên quyết định, thì gọi là do kiến khổ mà đoạn cho đến do kiến Đạo mà đoạn, nếu xứ sở không quyết định-đối trị sở duyên không quyết định, thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu khổ nhẫn-khổ trí làm pháp đối trị, thì gọi là do kiến khổ mà đoạn, cho đến nếu Đạo nhẫn-Đạo trí làm pháp đối trị, thì gọi là do kiến Đạo mà đoạn, nếu Khổ-Tập-Diệt-Đạo và thế tục trí làm pháp đối trị, thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu khổ pháp loại nhẫn đoạn trừ, thì gọi là do kiến khổ mà đoạn, cho đến nếu Đạo pháp loại nhẫn đoạn trừ, thì gọi là do kiến Đạo mà đoạn; nếu bốn Pháp loại trí và thế tục trí đoạn trừ, thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu quán khổ đế đoạn trừ, thì gọi là do kiến khổ mà đoạn, cho đến nếu quán Đạo đế đoạn trừ, thì gọi là do kiến Đạo mà đoạn, nếu hoặc là quán Khổ đế, cho đến hoặc là quán Đạo đế-hoặc là quán những sự việc khác đoạn trừ, thì gọi là do tu mà đoạn. Lại nữa, nếu quán trái với khổ đế, thì gọi là do kiến khổ mà đoạn, cho đến nếu quán trái với Đạo đế, thì gọi là do kiến Đạo mà đoạn, nếu quán trái với bốn đế và quán trái với những sự việc khác, thì gọi là do tu mà đoạn.

Ba kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, mấy loại là kiến, mấy loại không phải kiến?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh nghĩa. Nghĩa là hoặc có người chấp: Tất cả phiền não đều là tánh kiến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy cho nên nói tên gọi là kiến. Tất cả phiền não đều có hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy đối với nghiệp của mình, như hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Hữu thân kiến là chấp Ngã-Ngã sở, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Biên chấp kiến là chấp Đoạn-chấp Thường, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của tà kiến là chấp không có, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của kiến thủ là chấp hơn hẳn, hàng tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Giới cấm thủ là chấp có năng lực thanh tịnh, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Nghi là do dự, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Tham là nhiễm trước hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Sân là ghét bỏ, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Mạn là đề cao, hành tướng mạnh mẽ nhanh nhạy của Vô minh là không hiểu biết. Vì vậy, các phiền não đều là tánh kiến.

Hoặc lại có người chấp: Tất cả phiền não đều không phải là tánh kiến. Nguyên cơ thế nào? Bởi vì thông hiểu các pháp thì nói tên gọi là kiến, mà tất cả phiền não đều không thông hiểu đối với sở duyên của mình, cho nên không phải là tánh kiến.

Vì ngăn chặn ý đó, hiển bày các phiền não có loại là tánh kiến, có loại không phải là tánh kiến, cho nên soạn ra phần luận này.

Trả lời trong ba kiết có hai kiến và một không phải là kiến, hai kiến ấy gọi là Hữu thân kiến-Giới cấm thủ, một không phải là kiến thì gọi là Nghi. Phần còn lại nói rộng ra như bản luận, giải thích rộng về nghĩa của kiến đã nói như trước, nghĩa là ở phần năm kiến.

Ba kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, mấy loại có Tầm-có Tứ, mấy loại không có Tầm-chỉ có Tứ, mấy loại không có Tầm-không có Tứ?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Từ cõi Dục cho đến Hữu Đảnh đều có Tầm-Tứ. Như phái Thí Dụ đã chấp. Vì sao họ dấy lên cái chấp này? Bởi vì dựa vào kinh. Nghĩa là trong kinh nói: “Tánh thô của tâm gọi là Tầm, tánh tế của tâm gọi là Tứ”. Như vậy tánh thô tế thì từ cõi Dục cho đến Hữu đảnh đều có thể đạt được, cho nên biết rằng ba cõi đều có Tầm và Tứ. Đại đức nói rằng: “Các Sư phái Đối pháp đã nói phi lý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tánh thô tế của tâm thì ba cõi đều có, trong kinh nói tánh này chính là Tầm-Tứ, mà nói Tầm-Tứ chỉ có ở hai nơi, đó là cõi Dục và cõi Phạm Thế, cho nên phái Đối pháp đã nói là phi lý, cũng gọi là ác thuyết-ác thọ trì, chứ không gọi là thiện thuyết-thiện thọ trì”. Các Luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Luận thuyết và sự thọ trì của chúng tôi là thiện chứ không phải là ác Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thi thiết về thô tế có nhiều. Nghĩa là có nơi nói: Triền là thô-Tùy miên là tế. Trong này Tầm-Tứ không phải là thô-không phải là tế, bởi vì hai loại này không phải là Triền-không phải là Tùy miên. Hoặc có nơi nói: Sắc uẩn là thôbốn uẩn là tế. Trong này, Tầm-Tứ là tế chứ không phải là thô, bởi vì Hành uẩn thâu nhiếp. Hoặc có nơi nói: Cõi Dục là thô-Tĩnh lự thứ nhất là tế. Trong này, Tầm-Tứ đều bao gồm cả thô-tế, bởi vì hai địa đều có Tầm và Tứ. Hoặc có nơi nói: Tĩnh lự thứ nhất là thô-Tĩnh lự thứ hai là tế. Trong này, Tầm-Tứ là thô chứ không phải là tế, bởi vì trên Tĩnh lự thứ nhất không có Tầm-Tứ. Các nơi như vậy thi thiết về thô tế có nhiều phẩm loại, không cần phải nhất định chấp rằng tánh thô gọi là Tầmtánh tế gọi là Tứ, cũng không nên chấp rằng hai loại Tầm-Tứ thì ba cõi đều có”. Nhưng trong kinh nói “Tầm-Tứ là tánh thô tế của tầm”, là dựa vào tánh thô tế của tâm luôn luôn làm rối loạn cho hai địa phía dưới mà nói, từ Tĩnh lự thứ hai cho đến Hữu đảnh thì tâm lìa náo động cho nên không có Tầm-Tứ. Vả lại, họ đã nói từ hai Định trở lên có Tầm-có Tứ, tại sao kiến lập có Tầm-Tứ… ở ba địa có khác nhau? Họ đưa ra cách nói này: “Tất cả các tâm thiện nhiễm-vô phú vô ký của cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự trung gian, cho đến tâm nhiễm ô của Hữu Đảnh đều gọi là địa có Tầm-có Tứ; tâm thiện và vô phú vô ký của Tĩnh lự trung gian đều gọi là địa không có Tầm-chỉ có Tứ; tâm thiện và vô phú vô ký của Tĩnh lự thứ hai cho đến Hữu Đảnh đều gọi là địa không có Tầm-không có Tứ”. Nếu như vậy thì trong kinh nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Tầm-Tứ vắng lặng, không có Tần-không có Tứ thì nhất định phát sinh hỷ lạc tiến vào Tĩnh lự thứ hai an trú đầy đủ”. Họ đưa ra cách nói này: “Kinh này dựa vào thiện-vô phú vô ký, chứ không dựa vào nhiễm ô mà nói Tầm-Tứ vắng lặng”. Họ nói phi lý, nguyên cớ thế nào? Bởi vì có nhân duyên vào tiến vào Định thứ hai mà chỉ là thiện-vô ký-Tầm-Tứ vắng lặng chứ không phải là nhiễm ô? Thà rằng nói nhiễm ô-Tầm-Tứ vắng lặng chứ không phải là thiện-vô ký. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì các pháp nhiễm ô lúc lìa nhiễm thì xả bỏ, pháp thiện-vô ký lúc vượt qua giới-địa thì mới xả bỏ hết. Nhưng phái Thí dụ là không hiểu biết về quả, tối tăm mờ mịt về quả không chịu khó gia hạnh về quả, cho nên nói là Tầm-Tứ thì ba cõi đều có, mà Tầm và Tứ thì có ở hai địa phía dưới chứ không có ở bảy địa phía trên.

Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác đã nói như vậy, để biểu hiện rõ ràng về chánh lý, cho nên soạn ra phần luận này.

Trả lời trong ba Kiết có ba loại, đó là hoặc có Tầm-có Tứ, hoặc không có Tầm-chỉ có Tứ, hoặc không có Tầm-không có Tứ.

Thế nào là có Tầm-có Tứ? Đó là ở cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất. Thế nào là không có Tầm-chỉ có Tứ? Đó là ở Tĩnh lự trung gian. Thế nào là không có Tầm-không có Tứ? Đó là ở ba Tĩnh lự trên và bốn vô sắc. Phần còn lại nói rộng ra như bản luận.

Hỏi: Trong này, loại nào gọi là có Tầm-có Tứ, loại nào gọi là không có Tầm-chỉ có Tứ, loại nào gọi là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nếu tương ưng với Tầm-Tứ đều là Tầm-Tứ, là Tầm-Tứ cùng khởi do Tầm-Tứ mà chuyển, thì gọi là có Tầm-có Tứ. Nếu không đi cùng với Tầm mà chỉ đi cùng với Tứ, Không tương ưng với Tầm mà chỉ tương ưng với Tứ, không phải là Tầm cùng khởi mà chỉ có Tứ cùng khởi, Tầm đã vắng lặng chỉ do Tứ mà chuyển, thì gọi là không có Tầm, chỉ có Tứ. Nếu không phải là đi cùng Tầm-Tứ, Không phải là do TầmTứ mà chuyển, thì gọi là không có Tầm-Không có Tứ. Lại nữa, nếu có các loại tìm cầu, các loại quan sát thì gọi là có Tầm-có Tứ; nếu không có các loại tìm cầu, cũng Không có các loại quan sát, thì gọi là không có Tầm-Tứ. Lại nữa, nếu có tìm cầu thường xuyên, quán sát thường xuyên, thì gọi là có Tầm-có Tứ; nếu không có tìm cầu thường xuyên mà có quan sát thường xuyên thì gọi là không có Tầm-chỉ có Tứ; nếu không có tìm cầu thường xuyên, cũng không có quan sát thường xuyên, thì gọi là không có Tầm-không có Tứ.

Ba kiết cho đến chín mươi tám tùy miên, có mấy loại tương ưng với Lạc căn, có mấy loại tương ưng với Khổ-Hỷ-Ưu-Xã căn?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác đã hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Lúc các pháp sinh khởi thì từ từ chứ không phải là lập tức. Như phái thí dụ đã chấp. Đại Đức Nói rằng: “Lúc các pháp sinh khởi thì theo thứ tự chứ không có nghĩa cùng dấy khởi, như có nhiều khách buồn đi qua con đường hẹp thì từng người một mà đi qua, hãy còn không có nghĩa hai người đi qua cùng một lúc, huống hồ có thề có nhiều người. Các pháp hữu vi cũng lại như vậy, mỗi một pháp từ tướng sinh của mình mà sinh khởi, khác hòa hợp mà sinh thì lý sẽ không củng lúc dấy khởi”.

Các luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Có nhân duyên cho nên nói pháp hữu vì khác hòa hợp mà sinh, bởi vì mỗi một pháp sinh khởi từ tướng sinh của mình, có nhân duyên cho nên nói pháp hữu vi cùng hòa hợp mà sinh, bởi vì không lìa nhau thì sinh khởi cùng một lúc. Nghĩa là dựa vào tướng sinh mà nói pháp hữu vi khác hòa hợp mà sinh; nếu dựa vào sát-na thì nói pháp hữu vi cùng hòa hợp mà sinh, bởi vì không lìa nhau thì chắc chắn sinh khởi cùng lúc”.

Hoặc lại có người chấp: Nghĩa về lực, không có lực, thì gọi là nghĩa tương ưng-không tương ưng. Nghĩa là nếu pháp này sinh ra do lực của pháp kia, thì nói là pháp này tương ưng với pháp kia. Nếu pháp sinh ra không do lực của pháp kia, thì tuy cùng lúc dấy khởi mà không có nghĩa tương ưng; như tâm này sinh do lực của tâm kia, thì có thể nói tâm này tương ưng với tâm kia; lại do lực của tâm mà sinh ra tâm sở, thì có thể nói tâm này tương ưng với tâm kia; lại do lực của tâm mà sinh ra tâm sở, thì có thể nói tâm sở tương ưng với tâm sở; không do lực của tâm sở mà tâm được sinh khởi thì không có thể nói tâm tương ưng với tâm sở.

Vì ngăn chặn ý đó, để biểu hiện rõ ràng tâm tương ưng với tâm sở, tâm sở cũng tương ưng với tâm sở, tâm sở cũng có thể tương ưng với tâm, nhưng tâm cùng với tâm thì không có nghĩa tương ưng, bởi vì một thân thì hai tâm không cùng lúc dấy khởi.

Hoặc lại có người chấp: Các pháp đều tương ưng với tự tánh chứ không tương ưng với tánh khác. Họ đưa ra cách nói rằng: nghĩa quý trong lẫn nhau là nghĩa của tương ưng, không có pháp cùng với pháp hết sức quý trong lẫn nhau bằng tự tánh của mình, cho nên chỉ có tự tánh tương ưng với tự tánh.

Vì ngăn chặn ý đó, để biểu hiện rõ ràng tự tánh chỉ tương ưng với tánh khác, bởi vì danh nghĩa tương ưng-khác thể hướng về với nhau mà kiến lập, như tâm và tâm sở lần lượt chuyển đổi hướng về với nhau, bởi vì cùng chung một sở y- một sở duyên như nhau không rời bỏ lẫn nhau, cho nên gọi là tương ưng.

Hoặc lại có người chấp các pháp cùng với tự tánh, không có nghĩa tương ưng cũng không phải là không tương ưng, không có nghĩa tương là bởi vì các pháp không chờ đợi tự tánh mà sinh khởi. Không phải là không tương ưng, bởi vì hết sức quý trọng lẫn nhau là nghĩa của tương ưng.

Vì ngăn chặn ý đó, để biểu hiện rõ ràng các pháp tương ưng không hỗn loạn cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao chỉ hỏi về tương ưng với thọ?

Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy. Nghĩa là người soạn luận tùy theo ý muốn soạn luận không trái với pháp tướng, cho nên không cần vặn hỏi. Lại nữa, bởi vì thọ cùng với hành tướng của thọ khác nhau, không trái với thành tựu mà trái với hiện hành, cho nên chỉ hỏi đến điều ấy. Không trái với thành tựu, là bởi vì một thân có thể thành tựu năm căn về thọ. Trái với hiện hành, là bởi vì chắc chắn không có hai thọ hiện hành với một lúc. Lại nữa, bởi vì thọ tùy theo căn chuyên biến mà dấy khởi, đối với thể của một thọ kiến lập năm căn, pháp khác thì không như vậy, cho nên chỉ hỏi về thọ ở phần giữa vòng tròn của mười hai duyên khởi; giống như ổ trục bánh xe,cho nên chỉ hỏi về thọ. Lại nữa, bởi vì tất cả các pháp đều quay về với thọ, cho nên chỉ hỏi về thọ. Lại nữa, ngoài thọ ra lại hỏi đến căn nào tương ưng; nếu hỏi về tám căn tương ưng như mạn… Thì trở thành phi lý bởi vì là không tương ưng; nếu hỏi về tương ưng với năm căn như tín…và ba căn vô lậu, thì cũng trở thành phi lý bởi vì chỉ là thiện; nếu hỏi về những tâm sở tương ưng với các pháp nhiễm khác và tưởng-Tư…, thì cũng trở thành phi lý, bởi vì không có tướng của căn, hoặc có mà chín là tánh của phiền não; nếu hỏi về tương ưng với Niệm-Định và Tuệ, thì cũng trở thành phi lý, bởi vì tương ưng với phiền não không có tướng của căn, hoặc có mà chín là tánh của phiền não; nếu hỏi về ý căn thì cũng không hợp lý, bởi vì dựa vào tâm mà kiến lập vể pháp tương ưng. Vả lại, tâm tương ưng không có sai biêt, họ có tướng của căn chứ không phải là thể của phiền não có thể sinh ra phiền não, cho nên hỏi về tương ưng.

Trả lời trong ba kiết thì kiết hữu thân kiến-Giới cấm thủ tương ưng với ba căn, trừ ra khổ và Ưu căn.

Hỏi: Vì sao hai kiết này trừ ra khổ căn.

Đáp: Bởi vì khổ căn thuộc vể năm thức, hai kiết này thuộc về ý địa, cho nên không tương ưng.

Hỏi: Vì sao hai kiết này trừ ra hai căn?

Đáp: Ưu là hành tướng lo buồn chuyển đổi hai kiết này là hành tướng vui mừng chuyển đổi, cho nên không tương ưng. Nói chung hai kiết này là tương ưng với ba căn, phân biệt riêng đế thì nếu ở cõi Dục và hai Tĩnh lự đầu sẽ tương ưng với Hỷ-Xã căn, nếu ở Tĩnh lự thứ ba thì tương ưng với Lạc-Xã căn, nếu ở Tĩnh lự thứ tư của cõi Vô sắc thì chỉ tương ưng với Xả căn vì vậy nói chung là tương ưng với ba căn, kiết nghi tương ưng với bổn căn, trừ ra khổ căn.

Hỏi: Vì sao kiết nghi trừ ra khổ căn?

Đáp: Khổ căn thuộc về năm thức, Nghi thuộc về ý địa, cho nên không tương. Nói chung là kiết Nghi tương ưng với bốn căn, phân biệt riêng đế thì nếu ở cõi Dục sẽ tương ưng với Ưu-Xã căn, nếu ở hai Tĩnh lự đầu thì tương ưng với Hỷ-Xã căn, nếu ở Tĩnh lự thứ ba thì tương ưng với Lạc-Xã căn, nếu ở Tĩnh lự thứ tư và cõi vô sắc thì chỉ tương ưng với Xã căn. Vì vậy, nói chung là tương ưng với bốn căn.

Hỏi: Vì sao kiết Nghi nếu ở cõi Dục thì không tương ưng với Hỷ căn, nếu ở hai Tĩnh lự đầu thì tương ưng với hai Hỷ căn.

Đáp: Bởi vì hành tứơng vui mừng và tương ưng với nhau, nghĩa là Nghi ở cõi Dục do hành tướng lo buồn chuyển đổi, Hỷ căn là do hành tướng vui mừng chuyển đổi, hành tướng đã khác nhau thì không có nghĩa tương ưng; Nghi ở hai Tĩnh lự đầu cùng với Hỷ căn đều do hành tướng vui mừng chuyển đổi cho nên được tương ưng, bởi vì nghĩa bằng nhau là nghĩa của tương ưng. Lại nữa, bởi vì cõi Dục thì Hỷ là thô-Nghi là tế, cho nên không tương ưng.

Hỏi: Vì sao cõi Dục thì Hỷ là thô?

Đáp: Bởi vì hữu tính ở cõi Dục không nên dấy khởi mà dấy khởi, đối với sự việc ở cõi Dục cũng không nên dấy khởi mà dấy khởi. Thế nào là hữu tình ở cõi Dục không nên dấy khởi mà dấy khởi? Nghĩa là bản tánh của cõi Dục là khổ lại cộng thêm khổ khác, đúng lý phải sinh tâm chán ngán lìa xa mà lại sôi nổi nhảy múa, lẽ nào không phải là thô hay sao? Thế nào là đối với sự việc của cõi Dục không nên dấy khởi mà dấy khởi? Nghĩa là thấy người khác ngã nhào mê man thì nên sinh lòng thương xót mà lại vui cười, lẽ nào không phải là thô hay sao?

Kiết Nghi ở cõi Dục nặng về suy nghĩ cho nên vi tế, thô-tế đã khác nhau thì không có nghĩa tương ưng, Nghi và Hỷ ở hai Tĩnh lự đầu đều tế cho nên được tương ưng. Lại nữa, kiết Nghi của cõi Dục thì sau nặng mà Hỷ căn tùy tiện vội vàng, cho nên không tương ưng; ở Tĩnh tự thứ nhất thì cả hai đầu sau nặng cho nên được tương ưng. Lại nữa, kiết Nghi của cõi Dục chuyển đổi ở phần trong, Hỷ căn cũa cõi Dục chuyển đổi ở phần ngoài, cho nên không tương ưng; hai Tĩnh lự đầu đều chuyển đổi ở phần trong, cho nên được tương ưng. Lại nữa, kiết Nghi của cõi Dục như chủ mà Hỷ căn thì như khách, cho nên không tương ưng; hai Tĩnh lự đầu thì Nghi và Hỷ căn đều như chủ, cho nên được tương ưng.

Lại nữa, kiết Nghi của cõi Dục tuy không tương ưng với Hỷ thọ mà tương ưng với Ưu thọ; kiết Nghi của hai Tĩnh lự đầu nếu không tương ưng với Hỷ thọ thì trở thành không có Thọ, bởi vì Hỷ là tự tánh Thọ của địa ấy, nếu tâm Nghi tích tụ hoàn toàn không có Thọ thì trái với pháp nương tựa nhau và pháp tương ưng, đừng nảy sinh sai lầm này! Vì vậy, kiết Nghi của hai Tĩnh lự đầu tương ưng với Hỷ căn.

Trong ba Căn bất thiện thì căn bất thiện Tham tương ưng với ba căn, trừ ra Khổ-Ưu căn, bởi vì Khổ-Ưu căn do hành tướng lo buồn chuyển đổi, căn bất thiện Tham do hành tướng vui mừng chuyển đổi, cho nên không tương ưng. Căn bất thiện Sân tương ưng với ba căn, trừ ra LạcHỷ căn, bởi vì Lạc-Hỷ căn do hành tướng vui mừng chuyển đổi, căn bất thiện sân do hành tướng lo buồn chuyển đổi, cho nên không tương ưng. Căn bất thiện Si và Dục lậu-Vô minh lậu tương ưng với năm căn, bởi vì chúng đều gồm chung sáu thức thân do hành tướng vui mừng-lo buồn chuyển đổi. Hữu lậu tương ưng với ba căn, trừ ra Khổ-Ưu căn, bởi vì cõi Sắc-Vô sắc không có Ưu-Khổ căn. Cõi ấy không có nhân của Ưu-Khổ, trong chương căn Uẩn sẽ nói rộng hơn. Trừ ra Tà kiến, những loại còn lại nói rộng ra như bản luận này. Tà kiến tương ưng với bốn căn, trừ ra khổ căn, bởi vì khổ căn thuộc về năm thức, Tà kiến thuộc về ý địa, cho nên không tương ưng. Nói chung là Tà kiến tương ưng với bốn căn, phân biệt riêng rẽ thì nếu ở cõi Dục sẽ tương ưng với ba căn, trừ ra Lạc-Khổ căn; nếu ở hai Tĩnh lự đầu thì tương ưng với Hỷ-Xả că; nếu ở Tĩnh lự thứ ba thì tương ưng với Lạc-Xả căn; nếu ở Tĩnh lự thứ tư và cõi vô sắc thì chỉ tương ưng với Xả căn.

Hỏi: Tà kiến của cõi Dục thì loại nào tương ưng với Hỷ căn, loại nào tương ưng với Ưu căn?

Đáp: Hoặc là có người trước đây không thích bố thí-không thích yêu thương vui vẻ-không thích thờ cúng, người ấy về sau nếu gặp phải ngoại đạo tà kiến, nghe nói không có bố thí-không có yêu thương vui vẻ, không có thờ cúng, không có diệu hạnh, không có ác hạnh, không có dị thục nghiệp quả của diệu hạnh và ác hạnh, nghe rồi hoan hỷ dấy lên ý nghĩ như vậy: Mình từ trước đến nay không thích bố thí cho đến thờ cúng thật là điều tốt, bởi vì những việc đó không có quả-không có dị thục. Tà kiến như vậy tương ưng với Hỷ căn.

Hoặc là có người từ trước tới nay thích thực hành bố thí-thích thực hành yêu thương vui vẻ-thích thực hành thờ cúng, người ấy về sau nếu gặp phải ngoại đạo tà kiến, nghe nói không có bố thí-không có yêu thương vui vẻ-không có thờ cúng-không có diệu hạnh-không có ác hạnh-không có nghiệp quả dị thục của diệu hạnh và ác hạnh, nghe rồi buồn bã dấy lên ý nghĩ như vậy: Mình từ trước đến nay thích thực hành bố thí cho đến thờ cúng thật là hoang đường, bởi vì những điều ấy không có quả-không có dị thục. Tà kiến như vậy tương ưng với Ưu căn. Giải thích rộng về nghĩa tương ưgn, đã nói trong phần sáu Nhân.

Ba kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, có mấy loại hệ thuộc cõi Dục, mấy loại hệ thuộc cõi Sắc, mấy loại hệ thuộc cõi Vô sắc?

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Tất cả danh số của phiền não và tùy miên não ở cõi Dục thì ở cõi Sắc-Vô sắc cũng có. Vì ngăn chận ý đó, biểu hiện rõ ràng cõi Dục là bất định có rất nhiều các phiền não và tùy phiền não, cõi Sắc-Vô sắc là địa ổn định cho nên ít các phiền não và tùy phiền não, như tùy miên sân và ác tác…, bởi vì cõi ấy không có.

Hoặc lại có người chấp: Hữu lậu-Bộc lưu-Ách-Ngã ngữ thủ ở cõi Dục cũng có lúc duyên với bên trong mà sinh khởi các phiền não…, cho nên được tên gọi ấy. Vì ngăn chặn ý đó, hiển bày hữu lậu… Không gồm chung cõi Dục, hai cõi trên thì hoặc là do định mà thâu nhiếp cất chứa nhiều duyên bên trong dấy khởi cho nên có được tên gọi ấy.

Hoặc lại có người chấp: Hai triền Tật-Khan ở cõi Phạm thế cũng có. Như luận giả Phân Biệt đã chấp.

Hỏi: họ vì sao dấy lên cái chấp này?

Trả lời: Là bởi vì dựa vào trong kinh. Nghĩa là nói: “Đại Phạm Thiên Vương bảo với Phạm Chung: Chúng ta không cần đi đến chổ Samôn Kiều-Đáp-ma để cung kính lễ lạy mà nghe pháp, ngay ở nơi này rẽ khiến cho các ông vượt qua sinh-lão-tử chúng được tịch diệt vĩnh viễn”. Họ nói Phạm vương vì kiết Tật-Khan ràng buộc tâm tư cho nên dấy lên lời nói như vậy. Vì ngăn chặn lại ý đó, hiển bày kiết Tật-Khan chỉ có ở cõi Dục.

Hoặc lại có người chấp: Cõi Phạm Thế có triền Phú.

Hỏi: Họ vì sao dấy lên cái chấp này.

Trả lời: Là bởi vì dựa vào trong kinh. Nghĩa là trong kinh nói: Đại Phạm Thiên Vương không hiểu rõ câu hỏi của Tôn giả Mã Thắng, sợ Phạm chúng biết cho nên phương tiện dẫn ra nói lời êm diệu hổ thẹn mà nhận lỗi”. Họ nói Phạm Vương do triền Phú cho nên dẫn ra ở ngoài chúng mới nói rõ là không hiểu. Vì ngăn chặn ý đó, biểu hiện rõ ràng triền Phú chỉ có ở cõi Dục, nhưng Đại Phạm Vương vì Mạn-SiểmCuồng-Phú che lấp tâm tư cho nên dấy lên lời nói như vậy. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.

Trả lời : Là ba kiết có ba loại, hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc là hệ thuộc cõi Vô sắc. Phần còn lại nói rộng ra như bản luận này.

Hỏi: Vì sao gọi là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Đáp: Trói buộc vào dục cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục, trói buộc vào sắc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Sắc, trói buộc vào Vô sắc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc; như trâu-ngựa… trói buộc vào như cột trụ hoặc nhốt vào trong chuồng thì gọi là hệ thuộc cột trụ… Lại nữa, vì chân của cõi Dục bị ràng buộc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục, vì chân của cõi Sắc bị ràng buộc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Sắc, vì chân của cõi Vô Sắc bị ràng buộc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô Sắc. Chân có nghĩa là phiền não, như kệ nói :

“Công hạnh của Phật là vô biên, không có chân người nào mang đi”.

Như người có chân thì được tự do đi lại khắp nơi, không có chân thì không như vậy, như vậy, hữu tình có chân phiềnnão thì có thể đi qua các cõi-các nẽo-các đời, không có chân phiền não thì không có như vậy. Chư Phật vĩnh viễn đoạn chừ chân cũa phiền não, cho nên đối với cõi-nẽo-đời không còn lưu chuyển nữa, nhưng nhờ vào định tuệ mà đi lại khắp nơi không giới hạn. Lại nữa, bởi vì sào huyệt cõi Dục đã thu nhiếp cất giữ, ngã chấp của cõi Dục đã chấp trước, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục; bởi vì sào huyệt cõi Sắc đã thâu nhiếp cất giữ do ngả chấp của cõi Sắc mà chấp trước, cho nên gọi là hệ thuộc cõi sắc; bởi vì sào huyệt cõi Vô Sắc đã thâu nhiếp cất giữ do ngả chấp của cõi Sắc mà chấp trước, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc. Sào huyệt nghĩa là Ái, Ngã chấp nghĩa là hiến. Lại nữa, vì Ái của cõi Dục làm thấm ướt thêm do Ngã-Ngã sở kiến mà chấp trước, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Sắc; vì Ái cõi vô sắc làm cho thấm ướt thêm, do Ngã-Ngã sở kiến mà chấp trước, cho nên gọi là cõi Sắc; vì Ái của cõi Vô sắc làm cho thấm ướt thêm, do Ngã-Ngã sở kiến mà chấp trước, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, do dục lạc của cõi Dục và dính vào, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục do dục lạc của cõi Sắc mà dính cứng vào, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Sắc; do dịch lạc của cõi Vô sắc mà dính cứng vào, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lạc nghĩa là Ái, Dục nghĩa là Kiến. Lại nữa, bị sinh tử cũa cõi Dục ràng buộc, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục; bị sinh tử của cõi Sắc ràng buộc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Sắc; bị sinh tử của cõi Vô Sắc ràng buộc cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô Sắc. Lại nữa, bị cấu của cõi Dục làm cho dơ bẩn-bị chất độc làm cho tổn hại-bị uế trược làm cho vấy nhiểm, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục; bị cấu của cõi Sắc làm cho dơ bẩn-bị chất độc làm cho tổn hại-bị uế trược làm cho vấy nhiểm, cho nên gọi là hệ thuộc cõi sắc; bị cấu của cõi Vô Sắc làm cho dơ bẩn- bị chất độc làm cho tổn hại-bị uế trược làm cho vấy nhiểm, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc. Tất cả phiền não đều gọi là uế chứ không phải chỉ là sinh, cho nên gồm chung cả ba cõi. Lại nữa, bị phiền não của cõi Dục ràng buộc, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Dục; bị phiền não cũa cõi Sắc ràng buộc, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Sắc; bị phiền não cũa cõi Vô Sắc ràng buộc, cho nên gọi là hệ thuộc cõi Vô Sắc.

Các kiết rơi vào cõi Dục thì kiết đó thuộc về cõi Dục chăng.

Cho đến nói rộng ra.

Trong này, rơi vào (Đọa) thì rơi vào có sáu loại:

  1. Rơi vào cõi.
  2. Rơi vào nẽo.
  3. Rơi vào bổ-đặc-già-la.
  4. Rơi vào xứ.
  5. Rơi vào hữu lậu.
  6. Rơi vào tự thể.

Rơi vào cõi, như trong này nói các kiết rơi vào cõi Dục thỉ kiết đó thuộc về cõi Dục… Ý trong này nói: Nếu là pháp của cõi này thì gọi là rơi vào cõi này, nếu pháp của cõi Dục thì rơi vào cõi Dục, nếu pháp của cõi Sắc thì rơi vào cõi Sắc, nếu pháp của cõi Vô Sắc thì rơi vào cõi Vô Sắc. Rơi vào nẽo, như người thuyết pháp lúc thực hành pháp thí pháp ra lời nguyện này nhờ vào pháp thí này làm cho hữu tính rơi vào các nẽo nhanh chống rơi khỏi sinh lão bệnh tử. Rơi vào Bổ-đặc-già-la, như trong tùy-nãi-la: “Có ba loại Bổ-đặc-già-la rơi vào trong tăng số làm cho tăng hòa hợp”. Rơi vào xứ, rơi vào Hữu lậu như luân phẩm loại Túc nói: “ Có chấp Thọ là nghĩa gì.

Đáp: Do tăng ngữ này mà hiển bày pháp rơi vào tự Thể”.(Tại) thì thuộc về có bốn loại :

  1. Thuộc về tự Thể.
  2. Thuộc về đồ chứa.
  3. Thuộc về hiện hành.
  4. Thuộc về nơi chốn.

Thuộc về tự Thể, nghĩa là tất cả các pháp đều trú trọng-tự Ngãtự Vật-tự Tướng-tự Phần-tự bản tánh. Thuộc về đồ chứa, như táo-lê… ở trong chậu, thiên thụ… ở trong nhà. Thuộc về hiện hành, là nếu pháp hiện hành ở nơi này thì có thể được. Thuộc về nơi chốn, là nếu pháp ở nơi chốn này thì có thể được. Trong này tổng quát được vào bốn loại thuộc về mà soạn luận, hoặc đầy đủ-không đầy đủ như thích hợp nên biết!

Hỏi: Các Kiết rơi vào cõi Dục thì Kiết ấy thuộc về cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có Kiết rơi vào cõi Dục mà Kiết ấy không thuộc về cõi Dục, đó là Triền và sở triền của cõi sắc mất đi khởi lên Trung Hữu của cõi Dục. Ở cõi Sắc mất đi sinh vào cõi Dục thì chỉ là dị sinh, lúc ấy Trung Hữu của cõi Dục ở cõi Sắc khởi lên pháp thuận theo như vậy, Tử Hủ(phần vị sau Bổn hữu và trước Trung Hữu) ở vào phần vị diệt mà Trung Hữu hiện rõ trước mắt, như hạt giống ở giai đoạn diệt mất mà mầm non hiện rõ trước mắt. Lúc ấy ở Tử Hữu đến Trung Hữu, ba mươi sáu tùy miên của cõi Dục tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau và ác ma ở cõi Phạm Thế bởi vì triền-sở cho nên chỉ trích chống đối Như Lai. Triền và sở triền thì có người nói là triền Phẫn, bởi vì triền Phẫn kia làm cho tâm chỉ trích chống đối Đức Phật; có người nói là triền Tật, bởi vì triền Tật kia làm cho tâm chỉ Trích chống đối Đức Phật; có người nói là triền san, bởi vì triền san kia làm cho tâm chỉ trích chống đối Đức Phật.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Ở trong chín triền tùy theo một loại hiện rõ trước mắt và chỉ trích chống đối Đức Phật, trừ ra lúc ngủ không thể nào phát khởi ngữ nghiệp được.

Hỏi: Vì sao gọi là ma?

Đáp: Bởi vì đoạn mất tuệ mạng, hoặc là bởi vì thường phóng dật mà tự hại đến mình.

Hỏi: Vì sao gọi là ác?

Đáp: Bởi vì ôm ấp ý thích xấu ác, thành tựu ác pháp và ác tuệ. Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Tràn đầy xấu ác chết rồi sinh đến chổ ác, cho nên nói là ác”.

Hỏi: Ma ở cõi Phạm Thế làm điều gì?

Đáp: Chỉ trích chống đối Đức Phật.

Hỏi: Họ có sức mạnh gì mà có thể ở cõi Phạm Thế?

Đáp: Bởi vì Phạm Thiên đã dẫn dắt, như trong kinh nói: “Một thuở nọ, Đức Bạc- già-phạm an trú trong vườn Cấp- cô-độc ở rừng Thếđa thuộc thành Thức-la-phiệt, lúc bấy giờ có một Phạm Thiên ở lại cõi Phạm Thế, khởi lên cách nhìn xấu ác, cho rằng nơi này là thường hằng không biến đổi, hoàn toàn vĩnh viễn xuất ly, càng không có nơi nào thường hằng không biến đổi, hoàn toàn vĩnh viễn xuất ly vượt qua nơi này được. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn biết tâm Phạm Thiên rồi, nói như khoảnh khắc co duỗi cánh tay như tráng sĩ, từ nơi này ẩn hình đến cõi Phạm Thế mà hiện ra, cách Phạm Thiên kia không xa mà đứng lặng. Lúc ấy Phạm Thiên kia từ xa thấy Đức Phật rồi liền bảo với Đức Phật rằng: Hãy đến đây Đại Tiên! Nơi này là thường hằng không biến đổi, hoàn toàn vĩnh viễn xuất ly, càng không có nơi nào thường hằng không biến đổi, hoàn toàn vĩnh viễn xuất ly vượt qua nơi này được. Nhân giả có thể chán ngán rời bỏ cõi Dục đầy tai họa mà đi đến chổ này thật là khéo thay, nên thường trú an lạc ở nơi này! Đức Thế Tôn bảo rằng: Nơi này không phải là thường hằng không biến đổi, hoàn toàn vĩnh viễn xuất ly, mà ông cho rằng thường hằng không biến đổi, hoàn toàn vĩnh viễn xuất ly, bởi vì vô minh sâu nặng che lấp tâm mông, ông nên tự xem xét các Phạm Thiên quá khứ rơi vào cõi Dục thì như hoa quả rơi rụng, tại sao vọng tưởng cho rằng đây là nơi thường hằng…? như vậy, Phạm Thiên nhiều lần tự mình ca gợi Đức Phật cũng nhiều lần chỉ trích điều mà Phạm Thiên đã nói. Lúc bất giờ Phạm Thiên kia nhìn thấy uy đức sáng chói của Đức Phật thì khó mà chống cự nổi, lại đứng im lặng trong phạm vi lìa dục, Không thích bàn luận, liền dấy lên ý nghĩ này: Ai có thể cùng với Đức Phật làm đối thủ luận bàn? Nghĩ rồi liền nhớ lại, ma cùng với Như Lai luôn luôn là oán đối thì chắc chắn có thể chống cự được. Liền dùng thần lực dẫn vào cõi Phạm Thế hóa làm phạm vi của dục lạc mà làm cho yên ổn ở nơi đó. Lúc bấy giờ Phạm Thiên kia lại thưa với Đức Phật: Nơi này thường hằng… cho đến nói rộng ra. Đức Thế Tôn bảo rằng: Nơi này không phải là thường hằng… nói rộng ra như trên. Ma liền thưa với Đức Phật: Thưa Đại Tiên! Nên tùy theo lời Phạm Thiên đã nói đừng chống đối nữa mà hãy vâng lời thực hành; nếu chống đối thì ví như người, Thiên thần Cát Tường đi đến nhà của họ, mà họ dùng dao gậy… xua đuổi làm cho ra ngoài; cũng như có người từ chỗ cao mà rơi xuống, buông rời tay chân liền rơi xuống hố sâu; lại như có người từ ngọn cây rơi xuống, buông rời tay chân rơi xuống thì chắc chắn đến mặt đất, nên vâng lời thuận theo điều Phạm Thiên đã nói! Lại thưa với Đức Phật rằng: Lẽ nào Nhân giả không thấy Phạm chúng như chúng tôi vây quanh Phạm Thiên, cung kính thuận theo lời ấy chứ không dám trái ngược hay sao? Lúc ấy Đức Phật bảo rằng: Ông không phải là Phạm Vương, cũng không phải là Phạm chúng, mà chính là ác ma, không có hổ thẹn, ngang ngược mà đến quấy nhiễu với nhau. Lúc bấy giờ ác ma biết Đức Phật nhận ra rồi, lòng dạ hổ thẹn phiền muộn không thể nào tự mình rút lui được, Phạm Thiên dùng thần lực làm cho ác ma trở về cung”.

Dựa vào trong kinh ấy để soạn ra phần luận này, đó gọi là có Kiết rơi vào cõi Dục mà Kiết ấy không thuộc về cõi Dục. Rơi vào cõi Dục, là rơi vào cõi này chứ không rơi vào nơi nào khác; không thuộc về cõi Dục, là bởi vì cõi Sắc có thể được. Ở đây có ba loại thuộc về, trừ ra loại thuộc về tự Thể, bởi vì không thuộc về cõi của mình hiện ở trước mắt.

******

1. Có kiết thuộc về cõi Dục mà Kiết ấy không rơi vào cõi Dục, đó là triền và sở triền của cõi Dục mất đi khởi lên Trung Hữu của cõi Sắc thì gồm cả dị sinh và Thánh giả, lúc ấy Trung Hữu của cõi Sắc ở cõi Dục khởi lên pháp thuận theo như vậy, Tử Hữu ở vào phần vị diệt mà Trung Hữu hiện ở trước mắt, lúc ấy từ Tử Hữu đến Trung Hữu, nếu dị sinh thì ba mốt tùy miên của cõi Sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt kiến cho xin nối tiếp nhau, nếu Thánh giả thì ba tùy miên của cõi Sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho Sinh nối tiếp nhau; và trú ở cõi Dục mà Kiết của cõi Sắc-Vô sắc thiện ở trước mắt, nghĩa là trú ở cõi Dục không chết đi-không sinh ra mà kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt, lúc ấy gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì sáu hai tùy miên của cõi Sắc-Vô sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, nghĩa là Ái-Kiến-Nghi-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Nếu Thánh giả thì sáu tùy miên của cõi Sắc-Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, nghĩa là Ái-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Lúc ấy sao Định thì phiền não hiện ỡ trước mắt, sau phiền não thì Định hiện ở trước mắt, đó gọi là Kiết thuộc về cõi Dục mà Kiết ấy không rơi vào cõi Dục. Thuộc về cõi Dục htì có ba loại thuộc về trừ ra loại thuộc về tự thể, bởi vì không thuộc về cõi của mình hiện ở trước mắt; không rơi vào cõi Dục, là bởi vì rơi vào cõi Sắc-Vô sắc, là rơi vào cõi này chứ không rơi vào nơi nào khác.

2. Có Kiết rơi vào cõi Dục mà Kiết ấy cũng thuộc về cõi Dục, đó là triền và sở triền của cõi Dục mất đi khởi lên Trung Hữu và Sinh Hữu của cõi Dục. Ở cõi Dục mất đi sinh vào cõi Dục là gồm cả dị sinh và Thánh giả. Dị sinh sinh vào năm nẻo không có gì ngăn ngại, Thánh giả sinh vào hai nẻo không có gì ngăn ngại đó là người và trời. Từ lúc Tử Hữu đến Trung Hữu, nếu dị sinh thì ba mươi sáu tùy miên của cõi Dục tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho Sinh nối tiếp nhau, nếu Thánh giả thì bốn tùy miên của cõi Dục do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho Sinh nối tiếp nhau; từ Trung Hữu đến Sinh Hữu cũng như vậy. Và trúc ở cõi Dục mà Kiết của cõi Dục hiện rõ trước mắt, nghĩa là trú ở cõi Dục không chết đi-không sinh ra mà kiết của cõi Dục hiện ở trước mắt, lúc ấy gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì ba mươi sáu tùy miên của cõi Dục tùy theo một cõi hiện rõ trước mắt, nếu Thánh giả thì bốn tùy miên của cõi Dục do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó gọi là Kiết rơi vào cõi Dục mà Kiết ấy cũng thuộc về cõi Dục. Rơi vào cõi Dục, là rơi vào cõi này chứ không rơi vào nơi nào khác; cũng thuộc về cõi Dục, là có đủ bốn loại thuộc về, bởi vì thuộc về cõi của mình hiện ở trước mắt.

3. Có Kiết không rơi vào cõi Dục mà Kiết ấy cũng không thuộc về cõi Dục, nghĩa là triền và sở triền của cõi Sắc mất đi khởi lên Trung Hữu và Sinh Hữu của cõi Sắc. Ở cõi Sắc mất đi sinh vào cõi Sắc, là gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì sinh lên cõi trên mà cũng sinh xuống cõi dưới; mỗi một nơi có nhiều lần sinh; nếu Thánh giả thì sinh lên cõi trên chứ không sinh xuống cõi dưới, mỗi một nơi chỉ có một lần sinh. Từ lúc Tử Hữu đến Trung Hữu, nếu dị sinh thì ba mươi mốt tùy miên của cõi Sắc tùy theo môt loại hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau, nếu Thánh giả thì ba tùy miên của cõi Sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rọ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau; Trung Hữu đến Sinh Hữu cũng như vậy. Cõi Sắc mất đi sinh vào cõi Vô sắc, lúc ấy cũng gồm cả dị sinh và Thánh giả; từ lúc Tử Hữu đến Sinh Hữu, nếu dị sinh thì ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc tùy theo một lọai hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau, nếu Thánh giải thì ba tùy miên của cõi Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau. Ở cõi Vô sắc mất đi sinh vào cõi Vô sắc, lúc ấy cũng gồm cả dị sinh và Thánh giả, nếu dị sinh thì sinh lên cõi trên mà cũng sinh xuống cõi dưới; mỗi một nơi có nhiều lần sinh; nếu Thánh giả thì sinh lên cõi trên chứ không sinh xuống cõi dưới, mỗi một nơi chỉ có một lần sinh. Từ lúc Tữ Hữu đến Sinh Hữu, nếu dị sinh thì ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau, nếu Thánh giả thì ba tùy miên của cõi Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau. Rõ trước mặt Khiến cho sinh nối tiếp nhau. Ở cõi Vô sắc mất đi sinh vào cõi Vô sắc, lúc ấy chỉ có sinh, từ lúc Tữ Hữu đến Trung Hữu, ba mươi mốt tùy miên của cõi sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt khiến cho sinh nối tiếp nhau; và trú ở cõi Sắc mà Kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt, nghĩa là trú ở cõi Sắc không chết đi-không sinh ra mà kiết của cõi Sắc-Vô sắc hiện ở trước mắt, lúc ấy gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì sáu mươi hai tùy miên của cõi Sắc-Vô sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó là Ái-Kiến-Nghi-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Nếu Thánh giả thì sáu tùy miên của cõi Sắc-Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó là Ái-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Lúc ấy sau định thì phiền não hiện ở trước mắt, sau phiền não thì định hiện ở trước mắt. Trú ở cõi Vô sắc mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, nghĩa là trú ở cõi Vô sắc không chết đi-không sinh ra mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, lúc ấy gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, nếu Thánh giả thì ba tùy miên của cõi Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó gọi là Kiết không rơi vào cõi Dục mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó gọi là kiết không rơi vào cõi Dục mà kiết ấy cũng không thuộc về cõi Dục. Không rơi vào cõi Dục, là bởi vì rơi vào cõi Sắc-Vô sắc, là rơi vào cõi chứ không rơi vào nơi nào khác; không thuộc về nơi cõi Dục, là bởi vì thuộc về cõi Sắc-Vô sắc ở trước mắt. Đây là dung nạp đầy đủ bốn loại thuộc về, cũng bởi vì thuộc về cõi của mình hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiết rơi vào cõi Sắc thì kiết ấy thuộc về cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, như văn nói rộng ra, nhưng cùng với bốn câu phân biệt về cõi Dục đảo loạn thứ tự. Nghĩa là câu thứ nhất trước đây làm câu thứ hai ở đây, câu thứ hai trước đây làm câu thứ nhất ở đây, câu thứ ba trước đây làm câu thứ tư ở đây, câu thứ tư trước đây làm câu thứ ba ở đây, tuy là đảo loạn phần thô ở trước mà phần tế thì có khác nhau. Lại nói rộng ra, nghĩa là câu thứ nhất trước đây có hai loại:

  1. Ở cõi Sắc mất đi khởi lên Trung Hữu cũa cõi Dục.
  2. Ma ở cõi phạm thế chỉ trích chống đối Như Lai.

Nay câu thứ hai có ba loại, tức là hai loại trước và trú ở cõi Sắc mà kiết của cõi Sắc hiện ở trước mắt. Câu thứ hai trước đây có ba loại:

  1. Ở cõi Dục mất đi khởi lên Trung Hựu của cõi Sắc.
  2. Trú ở cõi Dục mà kiết ở cõi Sắc hiện ở trước mắt.
  3. Trú ở cõi Dục mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Nay câu thứ nhất chỉ có hai loại trước. Câu thứ ba trước đây có hai loại:

  1. Ở cõi Dục mất đi khởi lên Trung Hữu và Sinh Hữu của cõi Dục.
  2. Trú ở cõi Dục mà kiết ở cõi Dục hiện ở trước mắt.

Nay câu thứ tư có bảy loại, đó là hai loại ở trước và có năm loại khác:

  1. Ở cỏi Dục mất đi sinh vào cõi Vô sắc.
  2. Ở cõi Vô sắc mất đi sinh vào cõi Vô sắc.
  3. Ở cõi Vô sắc mất đi sinh vào cõi Dục.
  4. Trú ở cõi Dục mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.
  5. Trú ở cõi Vô sắc mà kiết của cõi Vô sắc hiện trước mắt.

Câu thứ tư trước đây có bảy loại:

  1. Ở cõi Vô sắc mất đi khởi lên Trung Hữu và Sinh Hữu của cõi Vô sắc.
  2. Ở cõi Sắc mất đi sinh vào cõi Vô sắc.
  3. Ở cõi Vô sắc mất đi sinh vào cõi Vô sắc.
  4. Ở cõi Vô sắc mất đi sinh vào cõi Sắc.
  5. Trú ở cõi Sắc mà kiết của cõi Sắc hiện ở trước mắt.
  6. Trú ở cõi Sắc mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.
  7. Trú ở cõi Vô sắc mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt.

Nay câu thứ ba chỉ có hai loại, đó là loại thứ nhất ở trước và loại thứ năm ở trước. Bởi vì đã có sự khác nhau này, cho nên lại nói rộng ra, rơi vào và thuộc về nhiều ít dựa theo trước nên biết!

Hỏi: Các Kiết rơi vào cõi Vô sắc thì cõi ấy thuộc về cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các Kiết thuộc về cõi Vô sắc thì kiết ấy rơi vào cõi Vô sắc, bởi vì cõi Vô sắc hiện ở trước mắt thì chắc chắn không phải là kiết của cõi Dục và cõi Sắc. Có kiết rơi vào cõi Vô sắc mà kiết ấy không thuộc về cõi Vô sắc, nghĩa là trú ở cõi Dục- Sắc mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt. Đó là trú ở hao cõi dưới không chết đi-không sinh ra mà kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, lúc ấy gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó là Ái-Kiến-Nghi-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Nếu Thánh giả thì ba tùy miên của cõi Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó là Ái-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Lúc ấy sau định thì phiền não ở trước mắt, sau phiền não thì định ở trước mắt. Đó gọi là có kiết rơi vào cõi Vô sắc mà kiết ấy không thuộc về cõi Vô sắc. Rơi vào cõi Vô sắc, là rơi vào cõi này chứ không rơi vào nơi nào khác; không thuộc về cõi Vô sắc, là bởi vì thuộc về cõi Dục-Sắc hiện tại trước mắt. Ở đây có ba loại thuộc về trừ ra loại thuộc về tự Thể, bởi vì không thuộc về tự Thể hiện tại trước mắt.

Hỏi: Các Kiết không rơi vào cõi Dục thì kiết ấy không thuộc về cõi Dục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, đảo lại với trên nên biết. Nghĩa là câu thứ nhất ở phần cõi Dục trước đây làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ hai trước đây làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ ba trước đây làm câu thứ tư ở phần này, câu thứ tư trước đây làm câu thứ ba ở phần này.

Hỏi: Các Kiết không rơi vào cõi Sắc thì kiết ấy không thuộc về cõi Sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, đảo lại với trên nên biết. Nghĩa là câu thứ nhất ở cõi Sắc trước đây làm câu thứ hai của phần này, câu thứ tư trước đây làm câu thứ ba ở phần này.

Hỏi: Các Kiết không rơi vào cõi Vô sắc thì kiết ấy không thuộc về cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì kiết của cõi Vô sắc hiện ở trước mắt thì quyết định không rơi vào cõi Dục và cõi Sắc. Có kiết không thuộc về cõi Vô sắc mà kiết ấy không phải là không rơi vào cõi của Sắc, đó là trú ở cõi Dục-không sinh ra mà kiết của cõi Vô sắc hiên tại trước mắt, lúc ấy gồm cả dị sinh và Thánh giả. Nếu dị sinh thì ba mươi mốt tùy miên của cõi Vô sắc tùy theo một loại hiện rõ trước mắt, đó là Ái- Kiến-Nghi-Mạn của Tĩnh lự phía trên. Nếu Thánh giả thì ba tùy miên của cõi Vô sắc do tu mà đoạn tùy theo một loại hiện tại trước mắt, đó là Ái-Mạn của Tỉnh lự phía trên. Lúc ấy sau Định thì phiền não hiện tại trước mắt sau phiền não thì Định hiện tại trước mắt. Đó gọi có kiết không thuộc về cõi Vô sắc mà kiết ấy không phải là không rơi vào cõi Vô sắc. Không thuộc về cõi Vô sắc, là bởi vì hiện tại trước mắt thuộc về cõi Dục-Sắc; ở đây có ba loại thuộc về, trừ ra loại thuộc về tự thể, bởi vì hiện tại trước mắt không thuộc về cõi của mình. Không phải là không rơi vào cõi Sắc, là rơi vào cõi này chứ rơi vào cõi nào khác, bởi vì kiết này rơi vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Vì sao ở đây thiết lập câu “Không phải là” (phi cú)?

Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy, nghĩa là luận sư của bản luận này tùy theo ý muốn mà soạn luận không trái với pháp tướng, cho nên không cần phải vặn hỏi: Lại nữa, bởi vì muốn hiển bày về ngôn từ luận giải được tự tại, nghĩa là đối với ngôn từ luận giải được tự tại thì có năng lực thiết lập về câu “không phải là”, nếu đối với ngôn từ luận giải không tự tại thì phải còn không có thể dựa vào câu “đúng là” (Thị cú) để soạn luận, huống là thiết lập về câu “không phải là” hay sao? Lại nữa, bởi vì muốn làm cho đệ tử phát sinh ý hiểu rõ, nghĩa là dựa vào câu “không phải là” mà soạn luận, thì các đệ tử có thể phát sinh ý hiểu rõ, nói là tánh của pháp ở nơi này cũng có thể như vậy-ở nơi kia cũng có thể vậy, không trái ngược với nhau. Lại nữa, hoâc là có sự khác nhau “không phải là” “và câu” “đúng là”, như trong phẩm Bổ-đặc-già-la ở phần sau, câu “đúng là” có bốn-ba-hai, câu “không phải là” có năm-sáu-bốn, nay thỉ không như vậy cho nên thiết lập về câu “Không phải là”

Đệ tử của Đức Thế Tôn có đũ kiến giải (Cụ kiến), cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tôn chỉ của người khác mà hiển bày về nghĩa của mình. Nghĩa là có người chấp chín phẩm sắc dần dần từng phần một mà đoạn, như xưa nước ngoài họ đưa ra cách nói rằng: Như chín phẩm của các tâm-tâm sở pháp nhiễm ô dần dần đoạn trừ, Sắc cũng thuận theo như vậy. Vì ngăn chặn ý đó để hiện bày chín phẩm của các tâmtâm sở pháp nhiễm ô dần dần đoạn trừ tâm-tâm sở pháp của Sắc hữu lậu thiện-vô phú vô ký, cần phải dựa vào lực của đạo vô gián thứ chín mà lập tức đoạn trừ ngay một lúc.

Hỏi: Vì sao chín phẩm của tâm-tâm sở pháp nhiễm ô đoạn trừ dần dần, mà tâm-tâm sở pháp của Sắc hữu lậu thiện-vô phú vô ký, cần phải dựa vào lực của đạo vô gián thứ chín mà lập tức đoạn trừ ngay một lúc?

Đáp: Bởi vì minh và vô minh trái ngược lẫn nhau, nghĩa là minh phẩm hạ hạ dấy khởi đoạn mất vô minh phẩm thượng thượng, cho đến minh phẩm thượng thượng dấy khởi đoạn trừ vô minh phẩm hạ hạ; Sắc hữu lậu thiện-vô phú vô ký cùng với minh và vô minh đều không trái ngược nhau, nhưng mà làm nơi nương tựa dừng chân an ổn cho mình và vô minh; như ngọn đèn và bóng tối càng trái ngược nhau, bình đựng và dầu-bất đèn thì không trái ngược mà đối với cả hai loại luôn luôn làm nơi nương tựa và dần chân an ổn. Lại nữa, tâm-tâm sở nhiễm ô là tự tánh đoạn, cùng với đạo trái ngược nhau, lúc đạo hiện tại trước mắt rơi vào phẩm nào thỉ đoạn trừ phẩm ấy làm cho mất đi thành tựu mà đạt được không thành tựu; Sắc hữu lậu thiện-vô phú vô ký không phải là tự tánh đoạn-không đích thực là trái với đạo, lúc đạo gia hạnh của các Sắc nhiễm ô đã mất đi thành tựu, thì các hữu lậu thiện-vô phú vô ký phần nhiều đoạn trừ rồi mà hãy còn có thành tựu, tùy theo địa vào lúc đạo vô gián thứ chín đang đoạn tâm-tâm sở pháp nhiễm ô, làm cho sở duyên ràng buôc trên các Sắc không còn cho nên cũng nói là đoạn; các pháp như Sắc… giống như ngọn đèn sáng bừng lên thì đích thực có nặng lực phá tam bóng tối, đồng thời cũng có thể làm nóng bình đựng-đốt cháy đứt bóng đèn-khô cạn dầu. Lại nữa, đừng cho rằng bởi vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiện bày về nghĩa của mình, mà chỉ vì biểu hiện rõ ràng về chánh lý của các pháp khiến cho người học tỏ ngộ rõ ràng, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì lựa chọn sự việc gì mà nói là có đủ kiến giải (Cụ kiến), nói đệ tử của Đức Thế Tôn thì lại lựa chọn sự việc gì.

Đáp: Nói có đủ kiến giải là lựa chọn người tùy tính-tùy pháp hành, nói đệ tử của Đức Thế Tôn là lựa chọn dị sinh.

Hỏi: Tại sao người tủy tính-tùy pháp hành không gọi là có đủ kiến giải?

Đáp: Nếu trong sự nối tiếp nhau đã có đủ kiến giải về bốn đế, đã đoạn trừ bốn loại tà kiến thì được gọi là có đủ kiến giải; người tùy tính- tùy pháp hành chưa hẳn đã có đủ kiến giải về bốn đế mà cho rằng có đủ kiến giải, chưa hẳn đã đoạn trừ bốn loại tà kiến mà cho rằng đã đoạn trừ, cho nên gọi là có đủ kiến giải. Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau đã đoạn trừ bốn loại ngu si tối tăm không hiểu biết gì đã dấy khởi bốn loại trí vô lậu thì được gọi là cò đủ kiến giải; người tùy tính-tùy pháp hành chưa hẵn đã đoạn trừ bốn loại ngu si tối tăm không hiểu biết gì mà cho rằng đã đoạn trừ chưa hẳn đã dấy khởi bốn loại trí vô lậu mà cho rằng đã dấy khởi, cho nên không gọi là có đủ kiến giải. Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau phá tan bốn loại lưới nghi do dự có đủ kiến giải. Lại nữa, nếu trong sự nối tiếp nhau đã phá tan bốn loại lưới nghi do dự, đã dấy khởi bốn loại tánh trí quyết định thì được gọi là có đủ kiến giải; người tùy tính-người pháp hành chưa hẵn đã phá tan bốn loại lưới nghi do dự mà cho rằng đã phá tan cho nên không gọi là có đủ kiến giải. Lại nữa, nếu trong sự tương tự không có kiến giải điên đảo-ác hạnh phiền não như sương giá-mưa đá và các tai họa tổn hại khác, thì được gọi là đủ kiến giải; như các mầm mạ có tai họa tổn hại thì không gọi là đầy đủ, ở đây cũng như vậy. Lại nữa, nếu đã hoàn phục được cồn đảo của bốn đế thì được gọi là có đũ kiến giải; người tùy tính-tùy pháp hành chưa hẳn đã hoàn phục được cồn đảo của bốn đế, cho nên không gọi là có đủ kiến giải.

Hỏi : Tại sao dị sinh không gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn?

Đáp: Nếu nghe Đức Phật nói về tam bảo tứ đế, quyết định tinh nhận thì gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn; dị sinh nghe nói đến tam bảo-tứ đế, hoặc là tin-hoặc không tin cho nên không gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn. Lại nữa, nếu chỉ thờ Đức Phật chứ không thờ thiên thẩn nào khác, thì gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn; dị sinh thờ Đức Phật có lúc thờ thiên thần khác, cho nên không gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn. Lại nữa, có thể chứng được thanh tĩnh thì gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn; dị sinh thì không như vậy, cho nên không gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn. Lại nữa, nếu tâm không di chuyển lay động đối với Phật pháp như bậc của, thì gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn; dị sinh đối với Phật pháp thì tâm của họ dễ dàng lay động như tữ liễu-bông vải, cho nên không gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn. Lại nữa, nếu nghe chánh pháp rồi, không vì nghe tà pháp làm cho hủy hoại, thì gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn, dị sinh nghe chánh pháp rồi, có lúc vì nghe tà pháp mà làm cho hủy hoại cho nên không gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn.

Hỏi: Trong này nói những bậc nào gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ kiến giải.

Đáp: Trong này nói nhất lai-dự lưu-bất hoàn và A-la-hán gọi là đệ tử của Đức Thế Tôn. Có đủ kiến giải

Các sắc chưa đoạn trừ thì sắc ấy ràng buộc buộc chăng? Cho đến nói rộng ra.

Các sắc trong này, nếu lúc gọi là đoạn trừ thì chính là lúc lìa ràng buộc, nếu lúc lìa ràng buộc thì chính vào lúc gọi là đoạn trừ. Bởi vì trước đoạn trừ-sau lìa ràng buộc hoặc là trước lìa ràng buộc-sau lìa ràng buộc, hoặc vào lúc đoạn trừ tức là lài ràng buộc. Chúng có chín phẩm đó là thượng thượng cho đến hạ hạ, tám phẩm đầu thì trước đoạn trừsau lìa ràng buộc, phẫm hạ hạ vào lúc đoạn trừ thì lìa ràng buộc; nghĩa là phẩm thượng thượng đoạn trừ rồi vẫn còn làm sở duyên ràng buộc cho tám phẩm sau, cho đến tám phẩm trước đoạn lần lượt xoay vòng duyên với nhau làm quan hệ ràng buộc. Nếu lúc đoạn trừ phẩm thứ chín thì chín phẩm lìa ràng buộc sở duyên ràng buộc không còn đối với tám phẩm trước; ràng buộc tương ưng với nó trước đây đã không còn, cho nên gọi là được lìa ràng buộc; hai ràng buộc đều không còn đối với phẩm thứ chín, cho nên được lìa ràng buộc đó gọi là Tỳ-bà-sa giản lượt ở chổ này.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ kiến giải, các sắc chưa đoạn trừ thì sắc ấy ràng buộc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sự sắc ràng buộc thì sắc ấy chưa đoạn trừ chăng?

Đáp: Đúng như vậy, trước đã nói các sắc nếu lúc gọi là đoạn trừ thì chính là lúc lìa xa ràng buộc, nếu lúc rìa ràng buộc thì chín vào lúc gọi là đoạn trừ, bởi vì trước đoạn trừ-sau lìa ràng buộc hoặc là trước lìa ràng buộc-sau đoạn trừ, thì điều đó không hề có. Bởi vì tất cả các sắc cuối cùng do đạo vô gián mà đoạn trừ lúc bấy giờ thì gọi là được lìa ràng buộc. Dự lưu-nhất lai thì các sắc của năm điạ chưa đoạn trừ mà ràng buộc; bất hoàn mà chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì các sắc của bốn địa chưa đoạn trừ mà ràng buộc; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, thì các sắc của ba địa chưa đoạn trừ mà ràng buộc; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, thì các sắc của một địa chưa đoạn trừ mà ràng buộc.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ kiến giải, các thọ-tưởng-hành- thức chưa đoạn trừ, thì Thọ- Tưởng-Hành-Thức thọ-tưởng-hành-thức ấy ràng buộc chăng?

Đáp: Đúng như vậy, nghĩa là Dự lưu và Nhất lai có Thọ-Tưởng- Hành-Thức của ba cõi do tu mà đoạn, chưa đoạn trừ mà ràng buộc; Bất hoàn chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, có Thọ-Tưởng-Hành-Thức của tám địa do tu mà đoạn, chưa đoạn trừ mà ràng buộc; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, có Thọ-Tưởng- Hành-Thức của bảy địa do tu mà đoạn, chưa đoạn trừ mà ràng buộc; cho đến đã lìa nhiễm của vô sở hữu xứ, có Thọ-Tưởng- Hành-Thức của một địa do tu mà đoạn chưa đoạn trừ mà ràng buộc.

Có Thọ-Tưởng-Hành-Thức ràng buộc mà Thọ-Tưởng-Hành-Thức ấy không phải là chưa đoạn trừ, đó là Gia gia ( một trong mười tám Hữu học)- hoặc là Nhất lai- hoặc là Nhất dáng (một chung tử), đã đoạn Thọ- Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy ràng buộc kiết thuộc phẩm hạ. Trong này, Gia gia đã đoạn trừ kiết thuộc ba phẩm hoặc là bốn phẩm của cõi Dục, cũng đã soạn trừ Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy vẫn còn sở duyên ràng buộc cho biết thuộc sáu phẩm hoặc là năm phẩm sau của cõi Dục. Nhất lai đã đoạn trừ kiết phẩm trước của cõi Dục. Cũng đã soạn trừ Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy vẫn còn làm sở duyên ràng buộc cho kiết thuộc ba phẩm sau của cõi Dục. Nhất gián đã đoạn trừ kiết thuộc bảy phẩm hoặc là tám phẩm trước của cõi Dục, cũng đã soạn trừ Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy Thọ-Tưởng-Hành-Thức vẫn còn làm sở duyên ràng buộc cho kiết thuộc hai hoặc một phẩm sau của cõi Dục. Đó gọi là ràng buộc mà không phải là chưa đoạn.

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ kiến giải, các Sắc đã đoạn trừ thì Sắc ấy lìa ràng buộc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Gỉa sử Sắc lìa ràng buộc thì Sắc ấy đã đoạn trừ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Trước đã nói các Sắc lúc gọi là đoạn trừ là chính là lúc lìa ràng buộc, nếu lúc lìa ràng buộc-sau đoạn trừ, thì điều này không hề có. Bởi vì tất cả các Sắc cuối cùng do đạo vô gián mà đoạn trừ, lúc bấy giờ thì gọi là được lìa ràng buộc. Nghĩa là người Bất hoàn đã lìa nhiễm Sắc, các Sắc của năm địa đã đoạn trừ và lìa ràng buộc đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, các sắc của bốn địa đã đoạn trừ và lìa ràng buộc; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, các Sắc của ba điạ đã đoạn trừ và lìa ràng buộc; đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, các sắc của hai địa đã đoạn trừ và ràng buộc chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, các Sắc của một địa đã đoạn trừ và lìa ràng buộc.

Hỏi : Đệ tử của Đức Thế Tôn có đủ kiến giải, các Thọ-Tưởng- Hành- Thức đã đoạn trừ, thì Thọ-Tưởng-Hành-Thức ấy lìa ràng buộc chăng?

Đáp : Các Thọ-Tưởng-Hành-Thức lìa ràng buộc thì Thọ-Tưởng- Hành-Thức ấy đã đoạn trừ. Nghĩa là A-la-hán đã đoạn trừ và đã ràng buộc đối với Thọ-Tưởng-Hành-Thức của ba cõi do kiến-tu mà đoạn. Bất hoàn đã lìa nhiễm Vô sở hữu xứ, đã đoạn trừ và lìa ràng buộc đối với Thọ-Tưởng-Hành-Thức của ba cõi do kiến mà đoạn và của tám địa do tu mà đoạn; đã lìa nhiễm của Thức vô biên xứ chưa lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, đã đoạn trừ và lìa ràng buộc đối với Thọ-Tưởng-Hành- Thức của ba cõi do kiến mà đoạn và của bảy địa do tu mà đoạn; cho đến chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất đã đoạn trừ ràng buộc đối với Thọ-Tưởng-Hành-Thức của ba cõi do kiến mà đoạn và của một địa do tu mà đoạn. Dự lưu và Nhất lai đã đoạn trừ-lìa ràng buộc đối với Thọ- Tưởng-Hành-Thức của ba cõi do kiến mà đoạn.

Có Thọ-Tưởng-Hành-Thức đã đoạn trừ mà không phải là ràng buộc, đó là Gia gia-hoặc là Nhất lai-hoặc là Nhất gián, đã đoạn trừ và biết khắp về kiết thuộc phẩm Thượng-Trung của cõi Dục do tu mà đoạn, Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy ràng buộc kiết thuộc phẩm hạ, trong này, Gia gia đã đoạn trừ kiết thuộc ba phẩm trước hoặc là bốn phẩm của cõi Dục, cũng đã đoạn trừ Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy, Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy vẫn còn làm sở duyên ràng buộcncho kiết thuộc sáu phẩm sau hoặc là năm phẩm của cõi Dục. Nhất lai đã đoạn trừ kiết thuộc sáu phẩm trước của cõi Dục, cũng đã đoạn trừ Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy, Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy vẫn còn làm sở duyên ràng buộc. Nhất gián đã đoạn trừ kiết thuộc bảy phẩm trước hoặc là tám phẩm của cõi Dục, cũng đã đoạn trừ Thọ- Tưởng- Hành-Thức tương ưng ấy Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy vẩn còn làm sở duyên ràng buộc hco kiết thuộc hai phẩm sau hoặc là một phẩm của cõi Dục. Đó gọi là đoạn trừ mà không phải là lìa ràng buộc.

Hỏi: Những người Dự lưu nếu đoạn trừ kiết phẩm Thượng Thượng của cõi Dục, thì cũng chính là đoạn trừ Thọ… tương ưng ấy, Thọ… tương ưng ấy vẫn còn làm sở duyên ràng buộc cho kiết thuộc tám phẩm; nếu đoạn trừ kiết phẩm Thượng-Trung, thì cũng chính là đoạn trừ Thọ… tương ưng ấy, Thọ… tương ưng ấy, vẫn còn làm sở duyên ràng buộc cho kiết thuộc bảy phẩm trong này tại sao không nói đến Dự lưu, mà chỉ nói về Gia gia-Nhất lai-Nhất gián là ràng buộc chứ không phải là chưa đoạn trừ và đoạn trừ mà không phải là lìa ràng buộc?

Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, những người dự lưu có tướng hủy hoại không nhất dịnh phải, vài vậy không nói đến. Nghĩa là có đủ phiền não thì không có nghĩa như vậy, không có đủ phiền não thì không có nghĩa như vậy, ba bậc như da da… điều có nghĩa này tướng ấy quyết định không hủy hoại, cho nên nói đến ba bậc ấy. Lại nữa, những người dự lưu, nếu đoạn trừ kiết một-hai phẩm của cõi Dục, thì không có nghĩa sinh tử, cho nên không nói đến. Như đoạn trừ năm phẩm, nghĩa là sư du-già đạt được sơ quả rồi, vì đoạn trừ kiết của cõi Dục do tu mà đoạn, lấy khởi gia hạnh to lớn, chắc chắn không có kiết thuộc một phẩm lớn nào chưa đoạn trừ, bởi vì có sinh tử. Như đoạn trừ năm phẩm, chắc chắn không có kiết thuộc phẩm thứ sáu chưa đoạn trừ, bởi vì có nghĩa sinh tử; ba bậc như gia gia… bởi vì có tử sinh, cho nên trong này chỉ nói đến ba bậc ấy.

Hỏi: Thọ… thuộc tám địa của cõi sắc. Vô sắc cũng có nghĩa đã đoạn trừ mà không phải là lìa ràng buộc, và có nghĩa vẫn còn ràng buộc chứ không phải là chưa đoạn trừ, như đoạn trừ một phẩm thì tám phẩm vẫn ràng buộc, cho đến đoạn trừ thứ tám thì phẩm thứ chín vẫn còn ràng buộc, tại sao trong này chỉ nói đến cõi Dục mà không nói cõi Sắc và cõi Vô sắc?

Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có

khác. Lại nữa, trong này tạm thời hiển bày lần đầu tiên vào gia hạnh, đã nói về cõi Dục thì cũng nói đến hai cõi kia. Lại nữa, dần dần đoạn trừ kiết của cõi Dục do tu mà đoạn thì kiến lập nhiều loại Bổ-đặc-già-la, nghĩa là đoạn trừ ba-bốn phẩm thì nói là Gia gia, nếu đoạn trừ phẩm thứ sáu thì nói là đoạn trừ Nhất lai, nếu đoạn trử thứ bảy-tám phẩm thì nói là Nhất gián, dần dần đoạn trừ kiết của cõi trên do tu mà đoạn, không có nghĩa như vậy cho nên không nói đến.

Hỏi: Kiết thuộc phẩm hạ của cõi Dục do tu mà đoạn, đoạn trừ từng phần như người Nhất gián, cũng có nghĩa đã đoạn trừ mà không phải là lìa ràng buộc, là có nghĩa vẫn còn ràng buộc mà không phải là chưa đoạn trừ, tại sao trong này chỉ nói đến đoạn trừ phẩm Thượng-Trung đối với kiết của cõi Dục do tu mà đoạn; và Thọ-Tưởng-Hành-Thức tương ưng ấy, cũng có nghĩa ràng buộc của kiết phẩm Thượng-Trung như đoạn trừ phẩm Thượng Thượng thì tám phẩm vẫn còn ràng buộc, nếu đoạn trừ phẩm Thượng-Trung thì bảy phần vẫn còn ràng buộc, nếu đoạn trừ ba bốn phẩm thì phẩm sáu năm vẫn còn ràng buộc, tại sao chỉ nói đến sự ràng buộc của kiết thuộc phẩm Hạ?

Đáp: Cũng nên nói đến điều ấy sao chỉ nói đến sự ràng buộc, thì nếu biết là ở đây còn có cách nói giản lượt khác, bởi vì muốn làm cho năng lực tư duy của người trí tăng lên.

Trong này, Gia gia là sai với Dự lưu, Nhất gián là sai biệt với Nhất lai. Gia gia có hai loại, đó là bởi vì sinh vào hai Gia-ba Gia khác nhau. Sinh vào hai Gia, nghĩa là đoạn trừ kiết thuộc bốn phẩm trước của cõi Dục, ngoài ra còn có chủng tử có haI quả báo (Hữu) thuộc cõi Dục. Sinh vào ba Gia, nghĩa là đoạn trừ kiết thuộc ba phẩm trước của cõi Dục, ngoài ra còn có chủng tử của ba quả báo thuộc cõi Dục.

Hỏi: Tại sao không có đoạn trừ kiết thuộc năm phẩm gọi là Gia gia?

Đáp: Nếu trừ phẩm thứ năm thì chắc chắn đoạn trừ thứ sáu mà thành bậc Nhất lai, tách của kiết phẩm thứ sáu yếu kém cho nên không thể nào đơn độc ngăn cản chứng được quả Nhất lai, như một sợi tơ không thể nào kiềm chế được con voi. Nhất gián, nghĩa là đoạn trừ kiết thuộc bảy phẩm trước hoặc là tám phẩm của cõi Dục, ngoài ra còn có chủng tử của một quả báo thuộc cõi Dục.

Hỏi: Bậc ấy hoặc là vẩn còn có hai phẩm kiết tồn tại, vì sao bậc ấy là Nhất gián?

Đáp: Không bởi vì phiền não tồn tại mà gọi là Nhất gián chỉ vì bậc ấy có chủng tử của một quả báo, cho nên gọi là Nhất gián. Có Sư khác nói: Không có ai đoạn trừ tám phẩm mà gọi là Nhất gián. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu đoạn trừ phẩm thứ tám thì cần phải trừ phẩm thứ chín mà thành bậc bất hoàn, tánh của kiết phẩm thứ chín yếu kém cho nên không thể nào đơn độc ngăn cản chứng được quả Bất hoàn, như một sợi tơ không thể nào kiềm chế được con voi, như không có đoạn trừ quà Bất hoàn, như không có đoạn trừ năm phẩm gọi là Gia gia. Nghĩa như thật, thì có đoạn trừ tám phẩm gọi là Nhất gián. Không có đoạn trừ năm phẩm gọi là Gia gia. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đoạn trừ năm phẩm rồi, nếu đoạn trừ phẩm thứ sáu thì chứng quả Nhất lai, hãy còn sinh vào cõi Dục, địa của mình vốn có chúng đồng phần dẫn dắt, nhất định thuận theo nghiệp chín muồi, có nghĩa của Dữ quả, không làm cho hết sức chướng ngại; tánh của kiết phẩm thứ sáu yếu kém, cho nên không thể nào đơn độc ngăn cản chứng được quả Nhất lai, cho nên không có đoạn trừ năm phẩm gọi là Gia gia. Đoạn trừ tám phẩm rồi, nếu đoạn trừ phẩm thứ chín thì chứng được quả Bất hoàn, quyết định không có nghĩa sinh vào cõi Dục, địa cùa mình vốn có chúng đồng phẫn dẫn dắt, chắc chắn thuận theo nghiệp chín muồi, không có nghĩa của Dữ quả, hết sức làm cho chướng ngại; kiết của phẩm thứ chín tuy là tánh yếu kém, mà có thể giúp đỡ nó ngăn cản quả Bất hoàn, cho nên có đoạn trừ tám phẩm gọi là Nhất gián. Vì vậy cho nên nói hữu tình ở ba phần vị chắc chắn thuận theo nghiệp chín muồi gây ra chướng ngại hết sức:

  1. Từ phần vị Đảnh sắp tiến vào phần vị Nhẫn.
  2. Phần vị sắp chứng quả Bất hoàn.
  3. Phần vị sắp đạt được quà A-la-hán.

Nghĩa là lúc phần vị Đảnh sắp tiến vào phần vị Nhẫn, nghĩa của nẽo ác vốn có chúng đồng phần dẫn dắt chắc chắn thuận theo nghiệp chín muồi gây ra chướng ngại hết sức, nói rằng: Nếu ông được tiến vào phần vị Nhẫn thì quyết định không thọ sinh trong ba nẽo ác, tôi sẽ nhận lấy dị thục ở thân nào? Vì vậy vào lúc ấy hết sức gây ra chướng ngại. Lúc Thánh giả sắp lài nhiễm cõi Dục, nghĩa của cõi Dục vốn có chúng đồng phần dẫn dắt chắc chắn thuận theo nghiệp chín muồi gây ra chướng ngại hết sức, nói rằng: Nếu ông chứng quả Bất hoàn thì quyết định không còn thọ sinh nơi cõi Dục nữa, tôi sẽ nhận lấy dị thục ở thân nào? Vì vậy vào lúc ấy hết sức gây ra chướng ngại. Lúc Thánh giả sắp lìa nhiễm của Hữu Đảnh, nghĩa của hai cõi vốn có chúng đồng phần dẫn dắt chắc chắn thuận theo nghiệp chín muồi gây ra chướng ngại hết sức, nói rằng: Nếu ông thành bậc A-la-hán thì quyết định không còn thọ sinh với thân đời sau nữa, tôi sẽ nhận lấy dị thục ở thân nào? Vì vậy vào lúc ấy hết sức gây ra chướng ngại. Do đó, không có đoạn trừ năm phẩm gọi là Gia gia, có đoạn trừ phẩm thứ tám gọi là Nhất gián.

Gia gia có hai loại, đó là Gia gia loài trời và Gia gia loài người. Gia gia loài trời, nghĩa là ở trên cõi trời thọ sinh hai đời-hoặc thọ sinh ba đời, hoặc ở một cõi trời-hoặc ở hai cõi trời-hoặc ở ba cõi trời thọ sinh hai-ba đời,hoặc ở một nhà trời-hoặc ở hai nhà trời-hoặc ở ba nhà trời thọ sinh hai-ba đời. Gia gia loài người, nghĩa là ở trong loài người hoặc thọ sinh hai đời-hoặc thọ sinh ba đời, hoặc ở tại một châu-hoặc ở tại hai châu-hoặc ở tại ba châu thọ sinh hai-ba đời, hoặc ở một nhà người-hoặc ở hai nhà người-hoặc ở ba nhà người thọ sinh hai-ba đời.

Nhất gián có hai loại, đó là Nhất gián loài trời và Nhất gián loài người. Nhất gián loài trời, nghĩa là ở trên cõi trời chỉ thọ sinh một đời, hoặc ở một cõi trời Tam Thập Tam, hoặc ở cõi trời Dạ Ma, hoặc ở cõi trời Đổ Sử Đa, hoặc ở cõi trời Lạc Biến Hóa, hoặc ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, thọ sinh một đời ở nơi này. Nhất gián loài người, nghĩa là ở trong loài người chỉ thọ sinh một đời, hoặc ở châu Thiệm Bộ, hoặc ở châu Đông Thắng Thân, hoặc ở châu Tây Ngưu Hóa, thọ sinh một đời ở nơi này.

Bởi vì ba duyên cho nên kiến lập Gia gia:

  1. Bởi vì nghiệp.
  2. Bởi vì căn.
  3. Bởi vì kiết.

Bởi vì nghiệp, nghĩa là trước đã tạo tác tăng trưởng về nghiệp của hai quả báo hoặc ba quả báo thuộc cõi Dục. Bởi vì căn, nghĩa là người ấy đã đạt được các căn vô lậu đối trị với ba phẩm hoặc là bốn phẩm kiết của cõi Dục. Bởi vì kiết, nghĩa là người ấy đã đoạn trừ ba phẩm hoặc là bốn phẩm kiết của cõi Dục. Đối với ba duyên này, tùy theo một duyên không có đủ thì không gọi là Gia gia.

Bởi vì ba duyên trên nên kiến lập Nhất gián:

  1. Bởi vì nghiệp.
  2. Bởi vì căn.
  3. Bởi vì kiết.

Bởi vì nghiệp, nghĩa là trước đã tạo tác tăng trưởng về nghiệp của một quả báo thuộc cõi Dục. Bởi vì căn, nghĩa là người ấy đã đạt được các căn vô lậu đối trị với bảy phẩm hoặc là tám phẩm kiết của cõi Dục. Bởi vì kiết, nghĩa là người ấy đã đoạn trừ bảy phẩm hoặc là tám phẩm kiết của cõi Dục. Đối với ba duyên này, tùy theo một duyên không có đủ thì không gọi là Nhất gián.

Hỏi: Thánh giả có tạo ra nghiệp chúng đồng phần dẫn dắt của cõi Dục hay không?

Đáp: Có người nói không tạo ra. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì cõi Dục có nhiều những lỗi lầm họa hoạn, có nhiều những tai họa bất ngờ, cho nên Thánh giả không tạo ra nghiệp chúng đồng phần dẫn dắt của cõi Dục, mà chỉ tạo ra nghiệp chúng đồng phần đầy đủ của cõi Dục.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Lúc Đức Phật khen gợi về sự việc thành Phật của Từ Thị, trong hội chúng có người học chưa lìa dục, nghe rồi phát nguyện: Khiến cho con trông thấy sự việc thắng diệu ấy rồi mới nhập Niết-bàn”.

Đáp: Người ấy nhiều duyên giúp đỡ, chưa tiếp xúc với khổ đau chồng chất, thì sẽ chán ngán rời xa tất cà quả báo Thọ sinh, dấy lên ý niệm như vậy: Giả sự có sự việc này thì có thể như chim sợ hại nhanh chống bay vào giữa hư không, tôi cũng ngay lúc này nhanh chống hướng đến diệt độ. Vì thế, người ấy không tạo ra nghiệp có thể dẫn dắt chúng đồng phần của cõi Dục. Người ấy đưa ra cách nói rằng: Gia gia là nghiệp của hai quả báo hoặc là ba quả báo, phần vị dĩ sinh tạo ra chứ không phải ở phần vị Thánh giả, ba-bốn phẩm kiết thì hoặc là phẩn vị dị sinh-hoặc là phần vị Thánh giả đoạn trừ; Nhất gián là nghiệp của một quả báo chỉ riêng phần vị dị sinh tạo ra, bảy-tám phẩm kiết thì hoặc là phần vị dị sinh-hoặc là phần vị Thánh giả đoạn trừ. Có người nói: Thánh giả cũng tạo ra nghiệp chúng đồng phần dẫn dắt của cõi Dục, do nghiệp ấy mà dẫn đến của chúng đồng phần, thế lực hừng hực thù thắng vi diệu, tươi sáng thanh tịnh, không có các lỗi lầm họa hoạn, không có tai nạn bất ngờ tùy thuận với phẩm thiện. Người ấy đưa ra cách nói rằng: Gia gia là nghiệp của hai quả báo hoặc là ba quả báo, phần vị sinh tạo ra-hoặc ở phần vị Thánh giả, ba-bốn phẩm kiết thì hoặc là phần vị dị sinh-hoặc là phần vị Thánh gải đoạn trừ; Nhất gián là nghiệp của một quả báo, hoặc là phần vị dị sinh-hoặc là phần vị Thánh giả tạo ra, bảy-tám phẩm kiết thì hoặc là phần vị dị sinh-hoặc là phần vị Thánh gải đoạn trừ.

Hỏi: Nếu ở cõi Dục đã từng sinh làm Thánh giả, thì còn có thể sinh lên hai cõi trên nữa hay không?

Giả sự như vậy thì có gì sai?

Cả hai đều có sai lầm. Nếu có thể sinh thì trong kinh Tăng Nhất nói phải thông hiểu thế nào?

Như nói: “Có năm loại Bổ-đặc-già-la, ở nơi này gieo trồng chủng tử, ở nơi này được cứu cánh:

  1. Cuối cùng có bảy lần trở lại sinh tử.
  2. Gia gia.
  3. Nhất lai.
  4. Nhất gián.
  5. Hiện pháp nhập Niết-Bàn.

Ở nơi này gieo trồng chũng tử, nghĩa là ở cõi Dục tiến vào chánh tánh ly sinh. Ở nơi này đạt được cứu cánh, nghĩa là ở cõi Dục đạt được các lậu không còn. Có năm loại Bổ-đặc-già-la, ở nơi này gieo trồng chủng tử, ở nới khác đạt được cứu cánh:

  1. Trung bát Niết-Bàn.
  2. Sinh bát Niết-Bàn.
  3. Hữu hành bát Niết-Bàn.
  4. Vô hành bát Niết-Bàn.
  5. Thượng lưu bát Niết-Bàn.

Ở nơi này gieo trồng chủng tử, nghĩa là ở cõi Dục tiến vào chánh tánh ly sinh. Ở nơi khác đạt được cứu cánh, nghĩa là ở cõi Sắc-Vô sắc đạt được các lậu không còn. “Nếu không thể sinh thì bài tụng trong kinh Đế Vấn” (Đế Thích Sở Vấn Kinh) phải thông hiểu thế nào? Như tụng ấy nói:

“Ba người biết pháp ở nơi này, hai người thắng tiến ở nơi khác, lúc đã đạt được thắng tiến rồi, đều lên trên cõi trời Phạm Phụ”.

Cách nói thứ hai kia, lại thông hiểu thế nào? Như nói: “Thưa Đại Đức! Tôi thực hành đúng như lý, nếu có chỉ dạy thì tôi sẽ vâng lời thực hành, ngay tại nơi này làm thành giới hạn của khổ đau; nếu không có chỉ dạy thì đã từng nghe đến cõi trời sắc cứu cánh vô cùng tuệt vời, sau khi tôi mạn chung sẽ sinh đến nơi ấy”.

Đáp: Nếu ở cõi Dục đã từng sinh ra làm Thánh giả, thì không còn có thể sinh đến cõi Sắc-Vô sắc nữa.

Hỏi: Nếu như vậy thì bài tụng trong kinh Đế Vấn phải thông hiểu thế nào?

Đáp: Hai người ấy tuy trên cõi Phạm Thế mà không phải là tử sinh nghĩa là có người nữ họ thích tên là Cù-bác-ca, cho ba tùy kheo thường đi vào nhà ấy dùng âm thanh tuyệt vời để thuyết pháp cho người nữ. Người nữ ấy nghe pháp rồi tâm phát sinh niềm tin Thanh tịnh, chán ngán sở hại thân nữ nguyện làm thân nam, mạn chung sinh vào cõi trời Tam Thập Tam, làm con trai của Đế Thích, rất đoan nghiêm thù diệu, trời đặt tên cho con gọi là Cù-bác-ca. Lúc ấy bà tỳ kheo bởi vì tự yêu thích âm thanh của mình, mạn chung sinh vào trong loài Kiền-đạt- phược. Kiền-đạt-phược là thần âm nhạc của cõi trời, ngày đêm thường làm việc tấu nhạc cho chư thiện. Lúc ấy Cù-bác-ca trong thấy rồi liền biết mà nói với họ rằng: Lại tôi nghe pháp âm của ông mà chán ngán sở hại thân nữ, nguyện làm thân nam mạn chung sinh vào cõi trời Tam Thập Tam này, làm con trai đoan nghiêm thù diệu của Đế Thích, các ông đã từng tu Phạm Hạnh vô thượng, lẽ nào sinh vào trong loài Kiền- đạt-phược hèn mọn hay sao? Lúc ấy ba thần âm nhạc nghe lời nói ấy rồi, hai người hết sức xấu hổ mà được lìa nhiễm Dục, dùng sức thần thông lên trên cõi trời Phạm Phụ, còn một người vẫn ở lại nơi này, cho nên hai người kia tuy lên trên cõi Phạm Thế mà không phải là tử sinh. Có người nói hai người kia tuy có tử sinh mà không trái với lý, nghĩa là xưa ở trong loài người chỉ từng tu đoạt thuận quyết trạch phần, mạn chung sinh vào trong loài Kiền-đạt-phược, bởi vì Cù-bác-ca chê bai họ, cho nên hai người hết sức xấu hổ được tiến vào kiến đạo lìa nhiễm của cõi Dục, chứng quả Bất hoàn, mạn chung sinh vào trong cõi Phạm Phụ.

Vì vậy, có tử sinh mà cũng không trái với lý.

Hỏi: Cách nói thứ hai kia, lại thông hiểu thế nào?

Như nói: “Thưa Đại Đức! Tôi thực hành đúng như lý, nói rộng ra là như trước”.

Đáp: Đế Thích không hiểu rõ A-tỳ-đạt-ma, không biết là ở cõi Dục đã từng sinh làm Thánh giả thì không thể sinh lên cõi trên, cho nên đưa ra lời nói như vậy.

Hỏi: Đế Thích ở trước Đức Phật đưa ra lời nói trái với lý, tại sao Đức Thế Tôn không quở trách ngăn cản?

Đáp: Đức Phật biết rõ lời nói ấy, tuy là trái với lý mà không ngăn cách với đạo, cho nên không quở trách ngăn cản, về sau tiến vào pháp tánh thù tự nhiên sẽ hiểu rõ ràng, sợ ràng Đế Thích xấu hổ cho nên không quở trách điều đó. Có người nói ở cõi Dục đã từng sinh làm Thánh giả, cũng có người có thể sinh vào cõi Sắc-Vô sắc.

Hỏi: Nếu như vậy thì kinh tạng nhất nói phải thông hiểu thế nào?

Như nói: “Có năm loại Bổ-đặc-già-la, cho đến nói rộng ra”.

Đáp: Thánh giả có hai loại:

  1. Có tạp loạn và có di chuyển.
  2. Không có tạp loạn và không có di chuyển.

Có tạp loạn và có di chuyển thì nên biết là như kinh Đế Vấn đã nói; Không có tạp loạn và không có dy chuyển thì nên biết là như kinh tăng nhất đã nói: Dựa vào lý lẽ này thì hai cách nói dễ dàng thông suốt.

Lời bình: Nếu ở cõi Dục đã từng sinh làm Thánh giả thì chắc chắn không trở lại sinh vào cõi Sắc-Vô sắc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu ở cõi Dục đã từng sinh làm Thánh giả thì chắc chắn không có ba sự việc…

  1. Không lùi sụt.
  2. Không chuyển căn.
  3. Không sinh vào cõi Sắc-Vô sắc.

Bởi vì thánh đạo tồn tại lâu dài trong sự nối tiếp nhau ấy rất vẫn chắc. Sở rằng ở hai cõi trên vẫn có khổ đau trải qua thời gian dài giống như cõi Dục.

*******

 

Có năm loại Bổ-đặc-già-la, đó là tùy tín hành-tùy pháp hành-tín thắng giải-kiến trí và thân chứng, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao Tôn Giả ở trong chương Kiết Uẩn này giữa vào năm loại Bổ-đặc-già-la mà soạn luận, trong chương trí Uẩn-Định uẩn ở sau dựa vào bảy loại Bổ-đặc-già-la mà soạn luận, đó là từ năm loại này có thêm vào Tuệ giải thoát và câu giải thoát?

Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra. Lại nữa, trong chương Kiết uẩn này dựa vào người có kiết mà soạn luận cho nên không nói đến hai loại sau, trong chương Trí uẩn-Định uẩn dựa vào người có Trí-Định mà soạn luận, cho nên người có Kiếtkhông có kiết đều cần phải nói đến. Lại nữa, trong chương Kiết uẩn này dựa vào người có phiền não mà soạn luận cho nên không nói đến hai loại sau, trong chương Trí uẩn-Định uẩn dựa vào người có Trí-Định mà soạn luận, cho nên người có phiền não-không có phiền não đều cần phải nói đến. Lại nữa, trong chương kiết uẩn này lấy Bổ-đặc-già-la làm chương mục, lấy phiền não làm môn loại cho nên không nói đến hai loại sau, trong chương Trí uẩn-Định uẩn lấy Bổ-đặc-già-la làm chương mục, lấy Trí-Định làm môn loại cho nên cũng nói đến hai loại sau. Vì vậy, chương này chương kia dựa vào năm loại- dựa vào bảy loại Bổđặc-già-la mà soạn ra luận.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la tùy tính hành? Nghĩa là có một loại, vốn có bẩm tánh nhiều tin tưởng- nhiều yêu quý-nhiều ân nghĩa-nhiều ưa thích- nhiều tùy thuận-nhiều thắng giải, không thích suy tính-quan sát- lựa chọn, bởi vì bẩm tánh nhiều tin tưởng… ấy, cho nên có lúc gặp được

Đức Phật hoặc là đệ tử của Phật giảng dạy khuyên nhủ nói về pháp quan trọng cho nghe, rộng ra vì họ mà trình bày rõ ràng về các nghĩa vô thường- khổ- không- Vô ngã… người ấy dấy lên nghĩ rằng: Đã nói cho mình về các nghĩa vô thường-khổ-không-Vô ngã… thật là tốt lành thay, muốn khiến cho mình tu quán hành như vậy, mình cần phải tinh tiến chịu khó tu học không trái ngược! Người ấy chịu khó tu học quán xét về các nghĩa vô thường-khổ-không-Vô ngã…, đã thuần thực rồi dần dần mở dấy khởi Thế đệ nhất pháp, sau đó tiếp tục gợi mở phát sinh khổ pháp trí nhẫn. Từ lúc kiến đạo nay cho mười lăm Xác-na tất cả đều gọi là người tùy tính hành. Bổ-đặc-già-la Tùy tín hành này, hoặc là Dự lưu hướng, hoặc là Nhất lai hướng, hoặc là Bất hoàn hướng. Nghĩa là nếu có phiền não, hoặc là cho đến đoạn trừ năm phẩm kiết rồi tiến vào chánh thánh ly sinh, người ấy ở trong khoảng mười lăm tâm kiến đạo, thì gọi là Dự lưu hướng; nếu đoạn trừ sáu phẩm kiết, hoặc là cho đến phạm trừ tám phẩm kiết rồi tiến vào chánh tánh ly sinh, người ấy ở trong khoảng mười lăm tâm kiến đạo, thì gọi là Nhất lai hướng; nếu lià nhiễm của cõi Dục hoặc là cho đến lìa nhiễm của vô sở hữu xứ rồi tiến vào chánh tánh ly sinh, người ấy ở trong khoảng mười lăm tâm kiến đạo, thì gọi là rất hoàn hướng.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la tùy pháp hành? Nghĩa là có một loại, vốn có bẩm tánh nhiều tin suy nghĩ-nhiều lường xét-nhiều quan sát- nhiều lựa chọn, không nên tin tưởng yêu quý-ân nghĩa-vui thích-tùy thuận cùng với Thánh giả bởi vì bẫm tánh nhiều suy nghĩ… ấy, cho nên có lúc gặp được Đức Phật hoặc là đệ tử của Phật giảng dạy khuyên nhủ nói về pháp quan trọng cho nghe, rộng ra vì họ mà trình bày rõ ràng về các nghĩa vô thường-khổ-không-Vô ngã… người ấy dấy lên nghĩ rằng: Đã nói cho mình về các nghĩa vô thường-khổ-không-Vô ngã…, mình cần phải quan sát là thực hay là giả? Quán sát tường tận rồi biết là không có gì điên đảo, lại dấy lên nghĩ rằng… thật là tốt lành thay, muốn khiến cho mình tu quán hành như vậy, mình cần phải tinh tiến chịu khó tu học không trái ngược! Phần còn lại nói rộng ra như Tùy tín hành. Thế nào là Bổ-đặc-già-la. Tính thắng giải? Nghĩa là tùy tính hành đạt được đạo loại trí, rời bỏ Tùy tín hành mà đạt được Tín thắng giải.

Hỏi: Người ấy vào lúc bấy giờ đã bỏ gì, đã đạt được gì.?

Đáp: Rời bỏ tên gọi-đạt được tên gọi, rời bỏ đạo-đạt được đạo. Rời bỏ tên gọi là rời bỏ tên gọi Tùy tín hành, đạt được tên gọi là đạt được tên gọi Tín thắng giải, rời bỏ đạo là rời bỏ kiến đạo, đạt được đạo là đạt được tu đạo. Bổ-đặc-già-la Tín thắng giải này hoặc là Dự lưu quả, hoặc là Nhất lai hướng, hoặc là Nhất lai quả, hoặc là Bất hoàn hướng, hoặc là Bất hoàn qủa, hoặc là A-la-hán hướng. Nghĩa là dần lại ở quả Dự lưu chưa đi vào được, thì gọi là quà Dự lưu; nếu từ đây được tiến vào gọi là Nhất lai hướng; nếu dần lại ở quả Nhất lai chưa đi vào được, thì gọi là quả Nhất lai; nếu từ đây được tiến vào thì gọi là Bất hoàn hướng; nếu dừng lại ở quả Bất hoàn chưa đi vào được, thì gọi là quả Bất hoàn; nếu từ đây được tiến vào thì gọi là A-la-hán hướng.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la Kiến trí? Nghĩa là tùy pháp hành đạt được đạo loại trí, rời bỏ tùy pháp hành mà đạt được kiến trí.

Hỏi: Người ấy vào lúc bấy giờ đã rời bỏ gì-đã đạt được gì?

Đáp: Các sư nước ngoài đưa ra cách nói như vậy. “Bởi rời bỏ tên gọi- đạt được tên gọi; rời bỏ đạo-đạt được đạo. Rời bỏ tên gọi là rời bỏ đạo rời bỏ tên tín thắng giải hoặc là Kiến trí, đạt được tên gọi là đạt được tên gọi Thân chứng, rời bỏ đạo là rời bỏ tín thắng giải hoặc là Kiến chí, đạt được đạo là đạt được đạo của Thân chứng”. Các luận sư của nước Ca-thấp-di-la nói: “Loại này rời bỏ tên gọi-đạt được tên gọi, chứ không phải là rời bỏ đạo-đạt được đạo, bởi vì lúc tín thắng giải củađạt được diệt định thì không rời bỏ-không đạt được đạo Vô học”.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la Tuệ giải pháp? Nghĩa là tín thắng giải hoặc là kiến chí dùng Tuệ trừ hết các lậu, chưa dùng thân để chứng đầy đủ tám giải thoát, người ấy rời bo tín thắng giải hoặc là kiết chí mà đạt được Tuệ giải thoát.

Hỏi: Người ấy vào lúc đã lời bỏ gì, đã được gì?

Đáp: Rời bỏ gọi-đạt được tên gọi, rời bỏ đạo-đạt được đạo. Rời bỏ tên gọi là rời bỏ tên gọi tín thắng giải hoặc là Kiến chí, đạt được tên gọi là đạt được tên gọi Tuệ giải thoát, rời bỏ đạo là rời bỏ tu đạo là đạt được đạo là đạt được đạo Vô học.

Thế nào là Bổ-đặc-già-la câu giải thoát? Nghĩa là Tuệ giải pháp, hoặc là Kiến chí hoặc là Thân chứng, dùng Thân để chứng đầy đủ tám giải thoát, cũng dùng Tuệ giải hết các lậu, người ấy rời bỏ Tuệ giải pháp-hoặc là Kiến chí-hoặc là Thân chứng mà đạt được câu giải thoát. Nếu trước thì đạt được quả A-la-hán, sau đạt được diệt định người ấy rời bỏ Tuệ giải pháp mà đạt được Câu giải pháp. Nếu trước thì đạt được, đạt được tên gọi chứ không phải là rời bỏ đạo-đạt được đạo; như nói rời bỏ tín thắng giải… đạt được Thân chứng. Nếu trước là đạt được diệt định, sau là đạt được quả A-la-hán, thì người ấy rời bỏ Thân chứng mà đạt câu giải thoát; rời bỏ tên gọi-đạt được tên gọi, gọi Câu giải thoát, rời bỏ đạo là rời bỏ tu đạo, rời bỏ tu đạo, đạt được đạo là đạt được đạo vô học. Nếu là Bồ Tát chứng được vô thượng chánh đẳng Bồ Đề, thì lúc có tận trí ấy rời bỏ Kiến chí mà đoạt được câu giải thoát, rời bỏ tên gọi-đạt được tên gọi, rời bỏ đạo-đạt được đạo. Rời bỏ tên gọi là rời bỏ tên gọi Kiến chí, bởi vì Bồ Tát ở phần tu đạo gọi là Kiến chí; đạt được tên gọi là đạt đựơc tên gọi câu giải thoát, bởi vì chư Phật đều là câu giải thoát; rời bỏ đạo là rời bỏ tu đạo, đạt được đạo là đạt được đạo Vô học.

Sư phương tây nói: “Bồ Tát ở phần vị học, trước khởi lên diệt định- sau đạt được Bồ-Đề, lúc ấy rời bõ Thân chứng-đạt được câu giải thoát”. Các Luận sư của nước Ca-thấp-di-la nói: “Bởi vì ba mươi bốn niệm đạt được Bồ Đề, bởi vì Bồ Tát có phần vị học, chưa khởi lên diệt định, lúc có Tận trí thì chắc chắn rời bỏ kiến chí mà đạt được câu giải thoát; bởi vì chắc chắn không có người đột căn nào chưa đạt được diệt định mà lúc đạt được Tận trí thì trở thành bậc câu giải thoát, cho nên không có ai rời bỏ tín thắng giải mà đạt câu giải thoát”.

Hỏi : Vì sao gọi là câu giải thoát?

Đáp: Chướng có hai phần:

  1. Phiền não chướng.
  2. Giải thoát chướng.

Đối với hai phần trước thì tâm đều giải thoát, cho nên gọi câu giãi thoát.

Hỏi: Nếu trước đạt quả A-la-hán, sau đạt được diệt định, thì lúc ấy tâm giải thóat như thế nào đối với giải thoát chứơng, Hữu lậu hay là Vô lậu?

Đáp : Có người nói là Hữu lậu, bởi vì lúc tâm Vô lậu đạt được tận trí này.

Lời bình: Nếu đưa ra cách nói này: Hữu lậu làVô lậu đều được giải thoát. Nguyên cớ nào? Bởi vì giải thoát có hai loại:

1. Hành thế giải thoát.

2. Tại thân giải thoát người ấy vào lúc chưa đạt được diệt định, thì nhập định-xuất định mà tâm không đạt được hành thế, bởi vì không hành thế cho nên không đạt được tại thân. Nếu đạt được diệt định thì nhập định-xuất định mà tâm hành thế- tại thân, cho nên gọi là giải thoát. Vì vậy hai tâm Hữu lậu-Vô lậu đều được giải thoát. Như câu giải thoát vì vậy hai tâm Hữu lậu-Vô lậu đều được giải thoát. Như câu giải thoát dựa vào nghĩa mà thiết lập tên gọi, năm loại trước thiết lập tên gọi cũng nên dựa vào nghĩa.

Hỏi : Vì sao gọi là tùy tín hành?

Đáp: Bởi vì người ấy dựa vào niềm tin, thuận theo niềm tin mà thực hành, cho nên gọi là tùy tín hành. Nghĩa là dưạ vào niềm tin Hữu lậu thuận theo niềm tin vô lậu mà thực hành, dựa vào niềm tin có ràng buộc thuận theo niềm tin giải thoát mà thực hành dựa vào niềm tin có hệ thuộc thuận theo niềm tin lìa hệ thuộc àm thực hành, do niềm tin làm đầu tiên mà có thể tiến vào Thánh đạo. Chủng loại Bổ-đặc-già-la như vậy, bởi vì từ xưa đến nay tánh có nhiều tin tưởng nếu nghe người khác nhuyên bảo: Ông nên làm nghề nông để tự nuôi sống mình! Người ấy không suy nghĩ xem xét, là mình nên làm hay không nên làm, là mình có thể làm hay là không có thể làm, là có thích hợp hay là không có gì thích hợp? Nghe rồi làm theo. Hoặc nghe người khác khuyên bảo: Ông nên buôn bán hoặc nên làm vua, hoặc nên học tập các loại kĩ nghệ như viết chữ- tính toán-in ấn… Để tự nuôi sống mình! Cũng không suy nghĩ xem xét, nói rộng cho đến nghe rồi làm theo. Hoặc nghe ngươì khác khuyên bảo: Ông nên xuất gia! Cũng không suy nghĩ xem xét, là nên xuất gia hay là không nên xuất gia, là có thể xuất gia hay la không thể xuất gia, là có thể trì giới hay là không thể nào trì giới, là có thuận tiện hay là không có gì thuận tiện.Nghe người ta khuyên bảo rồi lập tức xuất gia.Đã xuất gia rồi, nếu nghe người khác khuyên bảo: Ông nên luyện tập đọc tụng! Người ấy không suy nghĩ xem xét, là nên luyện tập đọc tụng hay là không nên luyện tập đọc tụng, là có thể luyện tập đọc tụng hay là không thể nào luyện tập đọc tụng, là có thuận tiện hay là không có gì thuận tiện, là Tố-đát-lãm, là Tỳ-nại-da, là A-tỳ-đạt-ma. Nghe người ta khuyên bảo rồi lập tức luyện tập đọc tụng. Hoặc nghe người khác khuyên bảo: Quản lý do liệu công việc của Tăng! Cũng không suy nghĩ xem xét, là mình nên làm hay là không nên làm, là mình có thể làm hay là không thể nào làm, là có thuận tiện hay là không có gì thuận tiện? Nghe rồi liền làm theo. Hoặc nghe người khác khuyên bảo: Ở chốn A-luyện-nhã! Cũng không suy nghĩ xem xét, là mình nên ở hay là không nên ở, là mình có thể ở hay là không thể nào ở được, là có thuận tiện hay là không có gì thuận tiện? Nghe rồi liền ở. Người ấy dần dần tu gia hạnh Thánh đạo lần lượt chuyển đổi dẫn dắt phát khởi Thế đệ nhất pháp, không ngừng dẫn dắt sinh ra Khổ pháp trí nhẫn, từ mười lăm sát-na Kiến đạo này gọi là Tùy tín hành.

Hỏi: Vì sao gọi là Tùy pháp hành?

Đáp: Bởi vì người ấy dựa vào pháp, thuận theo pháp mà thực hành, cho nên gọi là Tùy pháp hành. Nghĩa là dựa vào pháp hữu lậu tùy theo pháp vô lậu mà thực hành, dựa vào pháp có ràng buộc thuận theo pháp giải pháp mà thực hành, giữa vào pháp có hệ thuộc thuận theo pháp lìa hệ thuộc mà thực hành, do tuệ làm đầu tiên mà có thể tiến vào Thánh đạo. Chủng loại Bổ-đặc-già-la như vậy, bởi vì từ xưa đến nay tánh có nhiều tuệ, nếu nghe người khác khuyên bảo: Ông nên làm nghề nông để tự nuôi sống mình! Người ấy liền suy nghĩ xem xét, là mình nên làm hay là không nên làm, là mình có thể làm hay la không có thể làm, là có thích hợp hay là không có gì thích hợp? Suy nghĩ xem xét kỹ càng rồi sau đó mới làm. Còn lại nói rộng ra như phần Tùy tín hành ở trước. Người ấy dần dần tu gia hạnh Thánh đạo lần lượt chuyển đổi dẫn dắt phát khởi Thế đệ nhất pháp, không ngừng dẫn dắt sinh ra Khổ pháp trí nhẫn, tử mười năm sát-ma Kiến đạo này gọi là Tùy pháp hành.

Hỏi: Người tùy tín hành, như có niềm tin như vậy cũng có tuệ như vậy; người tùy pháp hành, như có tuệ như vậy cũng có niềm tin như vậy; tại sao một loại gọi là Tùy tín hành, một loại gọi là Tùy pháp hành?

Đáp: Hoặc là chỉ tin theo người khác lần lượt chuyển đổi tu hành mà tiến vào Thánh đạo, hoặc tự mình suy nghĩ xem xét lần lượt chuyển đổi tu hành mà tiến vào Thánh đạo. Nếu người chỉ tin theo người-khác lần lượt chuyển đổi tu hành tiến vào Thánh đạo, thì gọi là Tuỳ tín hành, nếu người tự mình suy nghĩ xem xét lần lượt chuyển đổi tu hành tinế vào Thánh đạo, thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là do lực của nhân-Lực của gia hạnh-lực của không phóng dật đầu không rộng lớn mà tiến vào Thánh đạo, hoặc là do ba lực thảy đều rộng lớn mà tiến vào Thánh đạo; nếu do ba lực đều không rộng lớn mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy tín hành, nếu do ba lực thảy đều rộng lớn mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là do thực hành mà chỉ tiến vào Thánh đạo, hoặc là do thực hành quán mà tiến vào Thánh đạo, nếu do thực hành chỉ mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy tín hành, nếu do thực hành quán mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là vui với Xa-ma-tha, hoặc là vui với Tỳ-bát-xána, vui với Xa-ma-tha thì gọi là Tùy tín hành, vui với Tùy-bát-xá-na thì gọi là Tùy pháp hành. Như vui với (Lạc), thì vui mừng (Hỷ)- ham muốn (Dục) cũng như vậy.

Lại nữa, hoặc là do Chỉ làm đầu tiên mà tiến vào Thánh đạo, hoặc là do Quán làm đầu tiên mà tiến vào Thánh đạo, nếu do Chỉ làm đầu tiên mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy tín hành, nếu do Quán làm đầu tiên mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là có Xa-ma-tha tăng lên, hoặc là có Tùy-bát-xá-na tăng lên thì gọi là Tùy tín hành, Tùy-bát-xá-na tăng lên thì gọi là Tùy pháp hành.

Lại nữa, hoặc là do Chỉ xông ướp tâm dựa vào Quán đạt được giải thoát, hoặc là do Quán xông ướp tâm dựa vào Chỉ đạt được giải thoát; nếu do Chỉ xông ướp tâm dựa vào Quán đạt được giải thoát thì gọi là Tùy tính hành, nếu do Quán xông ướp tâm dựa vào Chỉ đạt được giải thóat thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là có căn chậm chạp, hoặc là có căn nhanh nhạy; nếu căn chậm chạp thì gọi là Tùy tín hành, nếu căn nhanh nhạy thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là có giảng giải về trí, hoặc là có khai nở về trí; có giảng giải về trí thì gọi là Tùy tính hành, có khai nở về trí thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là do lực của duyên mà tiến vào Thánh đạo, hoạc là do lực của nhân mà tiến vào Thánh đạo; nếu do lực của duyên mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy tín hành, nếu do lực của nhân mà tiến vào Thánh đạo thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là đạt được Xa-ma-tha tăng thượng tâm chứ không phải là Tùy-bát-xá-na tăng thượng tuệ, hoặc là đạt được Tùybát-xá-na tăng thượng tuệ chứ không phải là Xa-ma-tha tăng thượng tâm; loại trước gọi là Tùy tín hành, loại sau gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói hai nhân-hai duyên có thể phát sinh chánh liền, một là nghe pháp âm của người khác, hai là bên trong đạt ý đúng như lý; nếu bên ngoài nghe nhiều pháp âm của người khác thì gọi là Tùy tín hành, nếu bên trong, phần nhiều đạt ý đúng như lý thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, như trong kinh nói: “Người có bổn pháp có nhiều những việc làm:

  1. Thân cận Thiện sĩ.
  2. Lắng nghe chánh pháp,
  3. Tác ý đúng như lý.
  4. Pháp thuận theo pháp hành”

Nếu cận thận sĩ và lắng nghe chánh pháp nhiều thì Tùy chánh hành, nếu có tác ý đùng như lý và pháp thuận theo pháp hành thì gọi là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là có an trúc nhiều trong căn thiện vô tham, hoặc có an trúc trong an thiện vô si; an trúc có nhiều trong căn thiện vô tham thì gọi là Tùy tính hành, an trúc nhiều trong căn thiện vô si thì giọ là Tùy pháp hành. Lại nữa, hoặc là có bên ngoài tin theo hữu tình, hoặc có bên trong suy nghĩ về chánh pháp; bên ngoài tin theo hữu tình thì gọi là Tùy tín hành, bên trong suy nghĩ về chánh pháp; bên ngoài tin theo hữu tình thì gọi là Tùy tín hành, bên trong suy nghĩ về chánh pháp thì gọi là Tùy pháp hành.

Hỏi: Vì sao gọi là Tín thắng giải ?

Đáp: Bởi vì người ấy dựa vào niềm tin mà đạt được Tín thắng giải, cho nên gọi là Tín thắng giải. Nghĩa là dựa vào niềm tin do kiến đạo thâu nhiếp mà đạt được Tín thắng giải do Tu đạo thâu nhiếp, dựa vào niềm tin do Hướng đạo thâu nhiếp mà đạt được Tín thắng giải do Quả đạo thâu nhiếp. Lại nữa, bởi vì Bổ-đặc- già-la ấy lấy niềm tin làm đầu tiên để tâm cởi bỏ ba kiết, cho nên gọi là Tín thắng giải.

Hỏi: Vì sao gọi là kiến chí ?

Đáp: Bởi vì người ấy dựa vào kiến giải đạt được mà đến với kiến giải, cho nên gọi là kiến chí. Nghĩa là dựa vào kiến giải do kiến đạo thâu nhiếp mà được đến với kiến giải do Tu đạo thâu nhiếp, dựa vào kiến giải do kiến đạo thâu nhiếp mà được đến với kiến giải do Tu đạo thâu nhiếp, dựa vào kiến giải do hướng đạo thâu nhiếp mà được đến với kiến giải do Quả đạo thâu nhiếp. Lại nữa, bởi vì Bổ-đặc-già-la ấy lấy kiến giải làm đầu tiên để tâm trừ bỏ ba kiết, cho nên gọi là kiến chí.

Hỏi: Tín thắng giải cũng nên gọi là Tín chí, kiến chí cũng nên gọi là kiến thắng giải, tại sao một loại gọi là Tín thắng giải, một loại gọi là kiến chí?

Đáp: Như tín thắng giải gọi là tín thắng giải thì kiến chí cũng nên gọi là kiến thắng giải, như kiến chí gọi là kiến chí thì tín thắng giải cũng nên gọi là tín chí, mà không như vậy là muốn làm rõ về tướng trạng khác nhau-môn loại khác nhau để nói đến pháp, khiến cho những người trí yêu thích thọ trì không tạp loạn lẫn nhau.

Hỏi: vì sao gọi là Thân chứng?

Đáp: Bởi vì người ấy dùng thân để chứng tám giải thoát, chưa dùng tuệ để trừ hết các lậu, cho nên gọi là thân chứng.

Hỏi: vì sao gọi là Tuệ giải thoát?

Đáp: Bởi vì người ấy dùng tuệ giải thoát. Tên gọi câu giải thoát như trước đã giải thích.

Hỏi: Như trong kiến đạo dựa vào căn nhanh nhạy-chậm chạp khác nhau để kiến lập hai loại Bổ-đặc-già-la, đó là tuỳ tín hành và tuỳ pháp hành; Trong Tu đạo dũng dựa vào căn nhanh nhạy-chậm chạp khác nhau để kiện tập hai loại Bổ-đặc-già-la, đó là Tín thắng giải và kiến chí; tại sao trong đạo vô học không dựa vào căn nhanh nhạy-chậm chạp khác nhau để kiến tập hai loại Bổ-đặc-già-la, mà nói chung là một, hoặc là Tuệ giải thoát- hoặc làcâu giải thoát?

Đáp: Từ cõi Dục cho đến vô sở hữu xứ, hoặc là đạo hữu lậu làm pháp đối trị đoạn trừ, hoặc là đạo vô lậu làm pháp đối trị đoạn trừ, nếu Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì chỉ riêng đạo vô lậu làm pháp trị đoạn trừ, cho nên thiết lập chung làm một Bổ-đặc-già-la. Lại nữa, phần vị trước hoặc là có hành giải nhiều mạn, hoặc là có hành giả không mạn, nếu vào lúc lìa nhiễm của phi tưởng phi phi tưởng xứ thì thân điều không có man, cho nên thiết lập chung toàn một Bổ-đặc-già-la. Lại nữa, bởi vì phần vị vô học là giải thoát bình đẳng, cho nên thiết lập chung làm một Bổ-đặc-già-la; như trong kinh nói “Như Lai giải thoát là A-La-Hán tùy theo giải thoát như nhau không có gì sai biệt”. Lại nữa, bởi vì phần vị vô học cùng cắt đứt búi tóc của phiền não ba cõi, cùng cắt đứt đầu cổ phiền não của Hữu Đảnh, cùng vượt qua cửa ải bến sông của thân đời sau của ba cõi, cùng vất bỏ tất cả ái dục của ba cõi, cho nên thiết lập chung làm một Bổ-đặc-già-la, đó là thì giải thoát và Bất thời giải thoát.

Hỏi: Nếu như vậy chỉ cần kiến lập hai loại Bổ-đặc-già-la, đó là phần vị Kiến-Tu-Vô học đều có hai loại; thì Tùy tín hành cho đến loại thứ sáu là Bất thời giải thoát, làm sáu biến lập là bảng loại Bổ-đặc-già -la?

Đáp: Bởi vì năm duyên thoát:

5. Bởi vì Định và giải thoát. Bởi vì gia hạnh, đó là Tùy tính hành và Tùy pháp hành.

Bởi vì căn, đó là Tín thắng giải và Kiến chí. Bởi vì Định, đó là Thân chứng. Bởi vì giải thoát, đó là Tuệ giải thoát. Bởi vì Định và giải thoát, đó là của giải thoát.

Tùy tín hành thì nên nói là một, đó là trong bảy loại gọi là Tùy tín hành .

Hoặc nên nói là ba, đó là bởi vì căn, tức là Hạ-Trung-Thượng. Hoặc nên nói là năm, đó bởi vì chủng tánh, tức là lui sụt pháp cho đến có thể thông hiểu. Hoặc nên nói là mười lăm đó là bởi vì Đạo, tức là phần vị Khổ Pháp trí nhẫn cho đến phần vị đạo loại trí nhẫn. Hoặc nên nói là bảy mươi ba, đó là bởi vì lìa nhiễm, tức là cõi Dục vốn có phiền não, là nhiễm của một phẫm cho đến chín, cõi Dục là thứ mời; tức là Tĩnh sự thứ nhất một phẫm cho đến chín phẫm là chín, tổng cộng là bảy mươi ba. Hoặc nên nói là sau trăm năm mươi bảy, đó là bởi vì sở y, tức là sở y của ba châu-sáu tầng trời cõi Dục điều có bảy mươi ba loại nói ở trước. Nếu dùng căn- chủng tánh-Đạo-lìa nhiễm và sở y, hợp với hai, hợp với ba, hợp với bốn, hợp với năm, thì số lượng ấy tăng thêm như ý cần phải suy nghĩ! Nếu dùng sát-na thuộc về thân thể phân tích thì phải nói là vô lượng, Tùy tín hành thì trong này nói chung một Tùy tín hành.

Như số lượng của Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng như vậy, bởi vì căn-Đạo-lìa nhiễm và sở y giống nhau; chỉ có chủng tánh là khác biệt, bởi vì Tùy pháp hành chỉ là chủng tánh bất động thâu nhiếp.

Tín thắng giải thì hoặc nên nói là một, đó là trong bảy loại gọi là

Tín thắng giải. Hoặc nên nói là ba, đó là bởi vì Căn. Hoặc nên nói là năm, đó là bởi vì chủng tánh. Hoặc nên nói là tám mưới mốt, đó là bởi vì lìa nhiễm, tức là cõi dục vốn có phiền não, lìa nhiễm của một phẩm cho đến chín phẩm là mười; lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ đều có một phẩm cho đến tám phẩm là tám, tổng cộng là tám mươi mốt. Có người nói bởi vì lìa nhiễm cho nên phải nói là tám mươi hai, đó là tám mươi mốt loại nói ở trước cọng thêm lìa nhiễm thuộc phẩm thứ chín của hửu đảnh vào lúc có đạo vô gián. Hoặc nên nói là bốn trăm lẻ năm, đó là bởi vì sở y, tức là sở y của cõi Dục có tám mươi mốt, sở y của Tĩnh lự thứ ba có năm mươi bốn, sở y của tĩnh lự thứ tư có bốn mươi lăm, sở y của không vô biên xứ có ba mươi sáu, sở y của thức vô biên xứ có hai mươi bảy, sở y của vô sở hữu xứ có mười tám, sở y của phi tưởng phi phi tưởng xứ có chín, đó là cõi ấy vốn có phiền não và lìa nhiễm từ một cho đến tám phẩm là chín, tổng cộng là bốn trăm lẻ năm.

Có người nói: Ở đây nên nói là bốn trăm mươi bốn, đó là sở y của cõi dục có tám mươi hai, sở y của tỉnh lự thứ nhất có bảy mươi ba, sở y của tĩnh lự thứ hai có sáu mươi bốn, sở y của tĩnh lự thứ ba có năm mươi lăm, sở y của tĩnh lự thứ tư có bốn mươi sáu, sở y của không biên xứ có ba mươi bảy, sở y của thức vô biên xứ có hai mươi tám, sở y của vô sở hữu xứ có mười chín, sở y của phi tưởng phi phi tưởng xứ có mười, nghĩa là cõi ấy vốn có phiền não và lìa nhiễm từ phẩm một cho đến phẩm tám là chín, lìa phẩm thứ chín vào lúc có đạo vô gián là thứ mười của cõi ấy. Đây là dựa vào sở y của chín địa để phân biệt, nếu dựa vào sở y của hai mươi chín xứ để phân biệt thì số lượng ấy nhiều ít, như lý cần phải suy nghĩ ! Bởi vì căn-chủng-tánh-lìa nhiễm và sở y hợp với hai-ba-bốn thì số lượng càng tăng thêm nhiều, nếu dùng sát-na thuộc về thân để phân tích thì phải nói là vô lượng, Tín thắng giải thì trong này nói chung là một Tín thắng giải.

Như Tín thắng giải, thì kiến chí cũng như vậy, bởi vì căn-lìa nhiễm và sở y giống nhau; chỉ có chủng tánh là khác biệt, bởi vì các kiến chí chỉ là chủng tánh bất động thâu nhiếp. Thân chứng thì hoặc nên nói là một, đó là trong bảy loại gọi là thân chứng. Hoặc nên nói là ba, đó là bởi vì Căn. Hoặc nên nói là chín, đó là bởi vì lìa nhiễm, tức là phi tưởng phi phi tưởng xứ vốn có phiền não và lìa nhiễm từ một phẩm cho đến tám phẩm là chín.

Lại có người nói: ở đây nên nói là mười, đó là ngay chín loại trước cọng thêm lìa nhiễm thuộc phẩm thứ chín vào lúc có đạo vô giáo, là thứ mười của cõi ấy.

Hoặc nên nói là hai mươi bảy, đó là bởi vì sở y, tức là sở y của cõi dục có chín, sở y của cõi sắc có chín, sở y của cõi vô sắc có chín; ở đây chỉ có phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứ không phải là ba vô sắc, bởi vì đạt được diệt đỉnh thì không sinh vào cõi ấy.

Có người nói: Ở đây nên nói là ba mươi, đó là ba cõi đều cọng thêm lúc có đạo vô giáo thứ chín. Đây là dựa vào sở y của ba cõi để phân biệt, nếu dựa vào sở y của địa-xứ để phân biệt thì số lượng ấy nhiều ít, như lý cần phải suy nghĩ ! Bởi vì căn-chủng-tánh-lìa nhiễm và sở y hợp với hai-ba-bốn thì số lượng càng tăng thêm nhiều, nếu dùng sát-ma thuộc về thân để phân tích thì có vô lượng, thân chứng thì trong này nói chung là một thân chứng.

Tuệ giải thoát thì hoặc nên nói là một, đó là trong bảy loại gọi là Tuệ giải thoát. Hoặc nên nói là ba, đó là bởi vì căn. Hoặc nên nói là sáu, đó là bởi vì chủng tánh. Hoặc nên nói là chín, đó là bởi vì sở y, tức là sở y của cõi dục cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là dựa vào sở y của chín địa để phân biệt, nếu dựa vào sở y của hai mươi chín xứ để phân biệt thì thành ra hai mươi chín. Nếu dùng căn-chủng tánh và sở y hợp với hai-ba thì số lượng như lý cần phải suy nghĩ ! Nếu dùng sát-na thuộc về thân để phân tích thì có vô lượng, Tuệ giải thoát thì trong này nói chung là một Tuệ giải thoát.

Như số lượng của Tuệ giải thoát, thì câu giải thoát cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là sở y kia, bởi vì câu giải thoát không thuộc về xứ của ba vô sắc phía dưới.

Hỏi: Năm loại Bổ-đặc-già-la này đối với ba kiết cho đến chín mươi tám Tùy miên, mấy loại thành tựu, mấy loại không thành tựu?. Trong này, Tôn giả dùng Bổ-đặc-già-la làm chương mục, dùng các phiền não làm môn loại, cho nên đưa ra câu hỏi này.

Đáp: Tùy tín hành đối với ba kiết vào lúc khổ loại trí chưa hẳn đã sinh thì đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh thì hai thành tựu, một không thành tựu, hai thành tựu đó là giới cấm thủ và nghi, bởi vì chúng gồm chung hai, bốn bộ của ba cõi, một không thành tựu đó là Tát-ca-da kiến, bởi vì nó chỉ gồm chung ba cõi do kiến khổ mà đoạn. Đối với ba căn bất thiện, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì đều không thành tựu, bởi vì ba căn này chỉ là hệ thuộc cõi dục; đã lìa nhiễm cõi dục thì phần vị dị sinh ấy trước đã lìa cho nên sau dựa theo đó nên biết. Đối với ba lậu, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu, một không thành tựu, hai thành tựu đó là hữu lậu và vô minh lậu, một không thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì ba thành tựu, một không thành tựu, ba thành tựu đó là hữu, kiến, vô minh bộc lưu-ách, kiến, giới cấm, ngã ngữ thủ, một không thành tựu đó là dục thuộc bộc lưu, ách, thủ. Đối với bốn thân hệ, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu-hai không thành tựu; hai thành tựu đó là giới cấm thủ thân hệ và chấp đây là thật thân hệ, hai không thành tựu đó là tham dục thân hệ và sân nhuế thân hệ. Đối với năm cái, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục và đạo pháp trí chưa hẳn đã sinh thì đều thành tựu, Đạo pháp trí đã sinh thì bốn thành tựu-một không thành tựu; đã lìa nhiễm cõi dục thì đều không thành tựu, bởi vì năm cái chỉ là hệ thuộc cõi dục; bốn thành tựu đó là bốn cái trước, một không thành tựu đó là cái nghi, bởi vì đạo pháp trí đã sinh thì nghi đã đoạn. Đối với năm kiết, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu-ba không thành tựu, hai thành tựu đó là kiết tham-mạn, bởi vì hệ thuộc chung cả ba cõi, ba không thành tựu đó là kiết sân-Tật-Khan, bởi vì chỉ hệ thuộc cõi dục. Đối với năm kiết thuận phần dưới, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục và khổ loại trí chưa hẳn đã sinh thì đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh thì bốn thành tựu-một không thành tựu, bốn thành tựu đó là đầu và cuối đều có hai, một không thành tựu đó là hữu thân kiến; đã lìa nhiễm cõi dục và khổ loại trí chưa hẳn đã sinh thì ba thạnh tựu-hai không thành tựu; ba thành tựu đó là ba loại sau, hai không thành tựu, hai thành tựu đó là hai loại sau, ba không thành tựu đó là ba loại đầu. Đối với năm kiết thuận phần trên, lúc chưa lìa nhiễm cõi sắc thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi sắc thì bốn thành tựu-một không thành tựu, bốn thành tựu đó là trừ ra sắc tham, một không thành tựu đó là sắc tham. Đối với năm kiến, lúc khổ loại trí chưa hẳn đã sinh thì đều thành tựu, khổ loại trí đã sinh thì ba thành tựu-hai không thành tựu, ba thành tựu đó là ba loại sau, hai không thành tựu đó là hai loại đầu. Đối với sáu ái thân, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục mà chưa lìa nhiễm cõi phạm thế, thì bốn thành tựu, hai không thành tựu, bốn thành tựu đó là đầu và cuối đều có hai loại, hai không thành tựu, năm không thành tựu, một thành tựu đó là ái thân thứ sáu, năm không thành tựu đó là năm ái thân trước. Đối với bảy Tùy miên, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì năm thành tựu, hai không thành tựu, năm thành tựu đó là năm loại như Hữu tham …, hai không thành tự đó là dục tham và sân nhuế. Đối với chín kiết, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thạnh tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì sáu thành tựu, ba không thành tựu, sáu thành tựu đó là sáu loại nhừ ái…, ba không thành tựu đó là nhuế, tật và san. Đối với chín mươi tám tùy miên, lúc chưa lìa nhiễm não vào lúc khổ pháp trí nhẫn thì tất cả tùy miên không có loại nào không thành tựu, còn lại nói rộng ra như bản luận.

Hỏi: Tại sao không nói đến đạo loại trí đã sinh?

Đáp: Đạo loại trí nếu đã sinh thì không phải là tùy tín hành, cho nên không nói đến. Như tùy tín hành, thì tùy pháp hành cũng như vậy, bởi vì hai loại này có địa-đạo-lìa nhiễm và sở y, hoặc là định hoặc là sinh không có gì không đều giống nhau, chỉ là căn có khác nhau, đó là người căn đánh chậm chạp thì gọi là Tùy tín hành, người căn tánh nhanh nhạy thì gọi là tùy pháp hành.

Tín thắng giải đối với ba kiết đều không thành tựu, bởi vì kiết chỉ do kiến khổ mà đoạn. Đối với ba căn bất thiện, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì đều không thành tựu, bởi vì chúng chỉ hệ thuộc cõi dục. Người chưa lìa nhiễm cõi dục, đó là quả Bất hoàn, hướng a-la-hán; loại ấy hoặc là phần vị dị sinh đã lìa nhiễm cõi dục, hoặc đến phần vị thánh mới lìa nhiễm cõi dục, sau dựa theo đó nên biết! Đối với ba lậu, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu-một không thành tựu, hai thành tựu đó là hữu lậu và vô minh lậu, một không thành tựu đó là dục lậu. Đối với bốn bộc lưu, ách, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì ba thành tựu- một không thành tựu, ba thành tựu đó là dục-hữu-vô minh bộc lưu-ách, một không thành tựu đó là kiến bộc lưu-ách; đã lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu-hai không thành tựu, hai thành tựu đó là hữu-vô minh bộc lưuách, hai không thành tựu đó là dục-kiến bộ lưu-ách. Đối với bốn thủ, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu-hai không thành tựu, hai thành tựu đó là dục-ngã ngữ thủ, hai không thành tựu đó là kiến, giới cấm thủ; đã lìa nhiễm cõi dục thì một thành tựu-ba không thành tựu, một thành tựu đó là một loại sau, ba không thành tựu đó là ba loại trước. Đối với bốn thân hệ, lúc chưa lìa nhiễm cõi dục thì hai thành tựu -hai không thành tựu, hai thành tự đó là hai thân hệ trước, hai không thành tựu đó là hai thân hệ sau; đã lìa nhiễm cõi Dục thì đều không thành tựu, bởi vì hai thân hệ trước chỉ hệ thuộc cõi Dục, hai thân hệ sau chỉ hiến mà đoạn. Đối với năm cái, lúc chưa lìa nhiễm cõi Dục thì bốn thành tựu-một không thành tựu, bốn thành tựu đó là bốn cái trước, một không thành tựu đó là một cái sau; đã lìa nhiễm cõi Dục thì đều không thành tựu, bởi vì bốn cái trước-một cái sau đều hệ thuộc cõi Dục. Đối với năm Kiết, lúc chưa lìa nhiễm cõi Dục thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cỏi Dục thì hai thành tựu-ba không thành tựu, hai thành tựu đó là Kiết ThamMạn, ba không thành tựu đó là Sân-Tật và san. Đối với năm Kiết thuận phần dưới, lúc chưa lìa nhiễm cỏi Dục thì hai thành tựu-ba không thành tựu, hai thành tựu đó là hai loại trước, ba không thành tưụ đó là ba loại sau; đã lìa nhiễm cõi Dục thì đều không thành tựu, bởi vì hai loại trước thuộc cõi Dục, ba loại sau do kiến mà đoạn. Đối với năm Kiết thuận phần trên, lúc chưa lìa nhiễm cõi Sắc thì đều thành tựu, đã lìa nhiễm cõi Sắc tham, một không thành tựu đó là Sắc tham. Đối với năm Kiến đều không thành tựu, bởi vì chúng chỉ do kiến mà đoạn. Đối với sáu Ái thân, lúc chưa lìa nhiễm cõi Dục thì đều thành tựu; đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm cõi Phạm Thế, thì bốn thành tựu, hai không thành tựu, bốn thành tựu đó là đầu và cuối đều có hai loại, hai không thành tựu đó là hai loại giữa; đã lìa nhiễm cõi Phạm Thế, thì một thành tựu-năm không thành tựu, một thành tựu đó là một loại sau, năm không thành tự đó là năm loại trước. Đối với bảy Tùy miên, lúc chưa lìa nhiễm cõi Dục thì năm thành tựu-hai không thành tựu, năm thành tựu đó là Dục thamSân nhuế-Hữu tham-Mạn và Vô minh, hai không thành tựu đó là Kiến và Nghi; đã lìa nhiễm cõi Dục thì ba thành tựu-bốn không thành tựu, ba thành tựu đó là Hữu tham-Mạn và Vô minh, bốn không thành tựu đó là bốn loại còn lại. Đối với chín Kiết, lúc chưa lìa nhiễm cõi Dục thì sáu thành tựu-ba không thàng tựu, sáu thành tựu đó là Kiết Ái-Nhuế-MạnVô minh-Tật và San, ba không thành tựu đó là Kiết Kiến-Thủ và Nghi; đã lìa nhiễm cõi Dục thì ba thành tựu-sáu không thành tựu, ba thành tựu đó là Ái-Mạn và Vô minh, sáu không thành tựu đó là sáu loại còn lại. Đối với chín mươi tám Tùy miên, lúc chưa lìa nhiễm cõi Dục thì mười thành tựu, tám mươi tám không thành tựu đó là do kiến và đoạn của ba cõi; đã lìa nhiễm cõi Dục mà chưa lìa nhiễm cõi Sắc thì sáu thành tựu -chín mươi hai không thành tựu, sáu thành tựu đó là do tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô Sắc, chín mươi hai không thành tựu đó là kiến mà đoạn của ba cõi và do tu mà đoạn của cõi Dục; đã lìa nhiễm cõi Sắc thì ba thành tựu-chín mươi lăm không thành tựu, ba thành tựu đó là do tu mà đoạn của cõi vô Sắc chìn mươi lăm không thành tựu đó là do kiến mà đoạn của ba cõi và do tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc.

Như Tín Thắng giải , thì Kiến cũng như vậy, bởi vì hai loại này có Địa-Đạo-lìa nhiễm và sở y, hoặc là định-hoặc là sinh không có gì không điều giống nhau, chỉ là căn có khác nhau, đó là người căn tánh chậm chạp thì gọi là Tín Thắng giải, người căn tánh nhanh thì gọi là Kiến chí.

Thân chứng đối với ba kiết-ba căn bất thiện đều không thành tựu, bởi vì ba kiết chỉ do kiến mà đoạn, ba căn bất thiện chỉ hệ thuộc cõi dục. Thân chứng thì chắc chắn đã lìa do kiến mà đoạn của ba cõi và do tu mà đoạn của tám địa phía dưới. Đối với ba lậu thì hai thành tựu đó là dục lậu. Đối với bốn bộc lưu-ách thì hai thành tựu-hai không thành tựu, hai thành tựu đó là hữu-vô minh, hai không thành tựu đó là dục và kiến. Đối với bốn thủ thì một thành tựu-ba không thành tựu, một thành tựu đó là ngã ngữ thủ, ba không thành tựu đó là ba thủ còn lại. Đối với bốn thân hệ và năm cái đều không thành tựu, bởi vì hai thân hệ trước và năm cái chỉ hệ thuộc cõi dục, hai thân hệ sau chi do kiến mà đoạn. Đối với năm kiết thì hai thành tựu-ba không thành tựu, hai thành tựu đó là kiết tham-mạn, ba không thành tựu đó là kiết sân-Tật và San. Đối với năm kiết thuận phần dưới đều không thành tựu, bởi vì hai loại trước chỉ hệ thuộc cõi dục, ba loại sau chỉ có kiến mà đoạn . Đối với năm kiết phần trên thì bốn thành tựu-một không thành tựu, một không thành tựu đó là sắc tham, bốn thành tựu đó là bốn loại còn lại. Đối với năm kiến đều không thành tựu, bởi vì từ lâu đã lìa đối với do kiến mà đoạn. Đối với sáu ái thân thì một thành tựu-năm không thành tựu, một thành tựu đó là ái thân thứ sau, năm không thành tựu đó là năm ái thân trước. Đối với bảy tùy miên thì ba thành tựu-bốn không thành tựu, ba thành tựu đó là hữu tham-mạn và vô minh, bốn không thành tựu đó là bốn loại còn lại. Đối với chín kiết thì ba thành tựu-sáu không thành tựu, ba thành tựu đó là ái-mạn và vô minh, sáu không thành tựu đó là sáu loại còn lại. Đối với chín mươi tám Tùy miên thì ba thành tựu-chín mươi lăm không thành tựu, ba thành tựu đó là do tu mà đoạn của cõi vô sắc, chín mươi lăm không thành tựu đó là do kiến mà đoạn của ba cõi, và do tu mà đoạn của cõi dục-sắc.

Hỏi: Có thể có Thánh giả thành tựu chín mươi tám miên chăng?

Đáp: Có.

Đó là lúc người vốn có phiền não tiến vào chánh tánh ly sinh, trú trong khổ pháp trí miên mà chưa đắc quả chăng?

Đáp: Có, đó là lúc đã lìa nhiễm cõi sắc tiến vào chánh tánh ly sinh, trú trong diệt loại trí. Lúc ấy ba mươi sáu tùy miên của cõi dục, ba mươi mốt tùy miên của cõi sắc, hai mươi mốt tùy miên do kiến khổ-tậpdiệt mà đoạn của cõi vô sắc đã đoạn, chưa đoạn bảy tùy miên do kiến đạo mà đoạn và ba tùy miên do tu mà đoạn của cõi vô sắc, mà chưa đắc quả bởi vì trú trong hướng đạo.

Hỏi: có thể có đã đoạn chín mươi tám tùy miên mà chưa đắc quả A-la-hán chăng?

Đáp: Có, đó là đã lìa nhiễm của vô sở hữu xứ mà chưa lìa nhiễm của phi tưởng phi phi tưởng xứ; lúc ấy đã đoạn ba mươi sáu tùy miên của cõi dục, ba mươi mốt tùy miên của cõi sắc, ba mươi mốt tùy miên của ba vô sắc phái dưới, mà chưa đắc quả A-la-hán, bởi vì người ấy hoặc là dị sinh, hoặc là bậc bất hoàn.

Lời bình: Người ấy không nên đưa ra cách nói đó, bởi vì chín mươi tám tùy miên dựa vào giới mà kiến tập chứ không dựa vào địa, vì vậy câu hỏi đó nên Đáp rằng không .

******

 

Hữu thân kiến làm mấy duyên cho hữu thân kiến? Hữu thân kiến làm mấy duyên cho giới cấm thủ, cho đến mấy duyên cho tùy miên vô minh của cõi vô sắc do tu mà đoạn? cho đến tùy miên vô minh của cõi vô sắc do tu mà đoạn làm mấy duyên cho tùy miên vô minh của cõi vô sắc do tu mà đoạn? Tùy miên vô minh của cõi vô sắc do tu mà đoạn làm mấy duyên cho hữu thân kiến, cho đến làm mấy duyên cho tùy miên mạn của cõi vô sắc do tu mà đoạn? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: vì ngăn chặn đông chỉ của người khác, hiển bày về nghĩa lý của mình. Nghĩa là hoặc có người chấp: Duyên không có thật tánh. Như phái thí dụ đã chấp.

Hỏi: Vì sao sư kia dấy lên cái chấp này?

Đáp: họ dựa vào trong kinh cho nên dấy lên cái chấp này. Nghĩa là trong kinh nói: Vô minh duyên hành. Họ đưa ra cách nói này: vô minh không có tướng khác biệt, hành có tường khác biệt, làm sao pháp không có tướng khác biệt làm duyên cho pháp có tướng khác biệt mà có thật tánh được ? Đại đức nói rằng: các sư tùy theo ý tưởng mà thi thiết duyên gọi là tánh chẳng phải là thật có. Vì ngăn chặn cái chấp ấy, để hiển bày về duyên là thật có, cho nên soạn ra phần luận này.

Nếu chấp các duyên là không có thật tánh, thì đúng ra tất cả các pháp đều không có thật đánh, bởi vì bốn duyên thâu nhiếp đủ tất cả các pháp. Nghĩa là nhân duyên thâu nhiếp tất cả các pháp hữu vi; Đẳng vô gián duyên trừ ra tâm-tâm sở pháp cuối cùng của A-la-hán trong quá khứ-hiện tại, thâu nhiếp tất cả tâm-tâm sở pháp còn lại của quá khứhiện tại; sở duyên duyên và tăng thượng duyên thâu nhiếp toàn bộ tất cả các pháp.

Lại nữa, nếu tánh của các duyên chẳng phải là thật có, thì tất cả các pháp không có nghĩa rất sâu (thậm thâm). Nghĩa là nếu lúc biểu hiện rõ ràng tất cả các pháp, nếu không thâu nhiếp vào các duyên mà quán sát, thì trở thành thô thiển dễ dàng có thể biết rõ ràng. Nếu thâu nhiếp vào duyên mà quan sát, thì trở thành rất sâu còn hơn bốn biển rộng, chỉ riêng chủng trí của phật mới có năng lực biết tận cùng được.

Lại nữa, nếu tánh của các duyên chẳng phải là thật có, thì đúng ra không khi thiết ba loại Bồ-đề. Nghĩa là dùng trí bậc thượng để quán sát về tránh của duyên thì gọi là Bồ-đề của độc giác, nếu dùng trí bậc hạ để quán sát về tánh của duyên thì gọi là Bồ-đề của Thanh văn.

Lại nữa, nếu tánh của các duyên chẳng phải là thật có, thì giác tuệ đúng ra không có nghĩa chuyển đổi ba phẩm. Nghĩa là các giác tuệ thuộc phẩm hạ phải luôn luôn là phẩm hạ, phẩm trung phải luôn luôn là phẩm trung, phẩm thượng sẽ luôn luôn là phẩm thượng; nhưng các giác tuệ thuộc phẩm hạ có thể trở thành phẩm trung, phẩm trung có thể trở thành phẩm thượng, cho nên tánh của các duyên chắc chắn là thể thật có, bởi vì có công năng.

Vì vậy, Tôn giả Diệu âm nói rằng: “Nếu tánh của các duyên chẳng phải là thật có, thì thầy sẽ không thể nào khiến cho tuệ của học trò ban đầu yếu kém về sau mạnh lên, học trò cũng sẽ luôn luôn là học trò chứ không chuyển đổi trở thành bậc thầy. Nhưng bởi vì tánh của các duyên là thật có, cho nên thầy làm cho tuệ của học trò được dần dần tăng thêm, học trò có lúc đạt được nghĩa trở thành bậc thầy. Vì vậy, tánh của các duyên quyết định là thật có”.

Hỏi: Nếu tánh của các duyên là thật có, thì kinh mà họ đã dẫn chứng làm sao thông hiểu?

Đáp: tự thể của vô minh tuy không có tướng khác biệt, mà nghiệp đã gây ra thì có thể có tướng khác biệt. Nghĩa là vô lượng môn loại-vô lượng tầng bậc, công năng sai biệt làm duyên cho hành. Ví như một người có năm kỹ thuật nghề nghiệp, thể của nó tuy là một mà công dụng thì có năm. Lại nữa, vì muốn biểu hiện rõ ràng tự tánh yếu kém của các pháp hữu vi, không được tự tại, nương tựa vào nơi khác, không có tác dụng của chính mình, không tùy theo ý muốn của mình, cho nên soạn ra phần luận này.

Tự tánh yếu kém, nghĩa là các pháp hữu vi từ duyên mà sinh ra tánh, cho nên thiết lập tên gọi là tự tánh. Có người nói: Hữu vi có sinh diệt cho nên tự tánh là yếu kém. Có người nói: Hữu vi có sinh diệt cho nê tự tánh là yếu kém. Có người nói: Hữu vi từ duyên mà sinh ra cho nên tự tánh là yếu kém. Như trong kinh nói : “Tỳ kheo nên biết! Sắc là vô thường, các nhân-các duyên có thể sinh ra sắc ấy cũng là vô thường”. Đã là vô thường do nhân duyên mà dấy khởi thì sắc làm sao mà thường được? Thọ-tưởng-hành-thức cũng lại như vậy. Bởi vì yếu kém cho nên các pháp hữu vi, hoặc do bốn duyên mà sinh, hoặc do ba duyên mà sinh, hoặc do hai duyên mà sinh, hãy còn không có một duyên đơn độc có thể sinh ra, huống là không có duyên nào? Vì vậy, tự tánh của pháp hữu vi là yếu kém. Như người bệnh yếu đuối, hoặc nhờ bốn người nâng đỡ, hoặc nhờ ba người nâng đỡ, hoặc nhờ hai người nâng đỡ mới có thể đứng lên nổi, hãy còn không có một người đơn độc giúp cho đứng lên nổi, huống là không có người nào?

Không được tự tại, nghĩa là các pháp hữu vi không có lực dụng của chính mình mà có thể được sinh ra. Nương tựa vào nơi khác, nghĩa là các pháp hữu vi cần phải nương tựa vào nơi khác mới có thể phát khởi tác dụng. Không có tác dụng của chính mình, nghĩa là các pháp hữu vi không có thể tự mình phát khởi tác dụng phân biệt, cái gì tạo ra cho mình-mình tạo ra vì cái gì ? không tùy theo ý muốn của mình, nghĩa là các pháp hữu vi cần phải nương tựa vào nơi khác mới có thể khởi tác dụng. Không có tác dụng của chính mình, Nghĩa là các pháp hữu vi không có thể tự mình phái khởi tác dụng phân biệt, cái gì tạo ra cho mình-mình tạo ra vì cái gì? Không tùy theo ý muốn của mình, nghĩa là các pháp hữu vi không có niềm vui mong muốn của chúng mình, đừng làm cho tôi sinh ra-đừng làm cho tôi diệt đi, mà vẫn được toại ý. Lại nữa, vì muốn biểu hiện rõ ràng về người mê lầm duyên khởi; nếu số về chánh lý của duyên khởi, cho nên soạn ra phần luận này. Nghĩa là hoặc có người chấp: Chỉ có vô minh duyên Hành cho đến Sinh duyên Lão tử là pháp duyên khởi: Vì làm cho người mê lầm kia được hiểu thông suốt, cho nên hiển bày về pháp hữu vi đều là duyên khởi, những đều mà nhiều nói thì nay cần nói đến. Lại nữa, đừng cho rằng ngăn chặn đông chỉ của người để hiểu về lý của mình, mà muốn biểu hiện số rõ ràng về chánh lý của duyên khởi giúp cho người khác hiểu được số, cho nên soạn ra phần luận này.

Trả lời: Hữu thân kiến làm duyên cho Hữu thân kiến thì hoặc là bốn-ba-hai-một duyên.

Hỏi: Tại sao trong này “Hỏi Hữu thân kiến làm mấy duyên cho Hữu thân kiến?

Trả lời: Rằng là hoặc bốn-ba-hai-một duyên. Trong chương Trí uẩn sau hỏi pháp trí làm mấy duyên cho pháp trí ?

Hỏi: Rằng nhân-đẳng vô gián-sở duyên-tăng thượng” là thế nào?

Đáp: là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra lại nữa, chương này-chương kia cần phải như nhau mà lại có khác biệt, là bởi vì người soạn luận dùng các loại giải thích-soạn ra các loại văn từ tô điểm chu đáo đối với nghĩa, làm cho không tạp loạn mà giúp cho dễ dàng thọ trì.

Lại nữa, vì muốn biểu hiện rõ ràng về hai môn loại-hai phương cách-hai bậc thềm-hai bước chân-hai ngọn đuốc-hai ánh sáng-hai nét vẽ-hai hình ảnh, như chương này đã nói thì chương kia cũng thuận theo như vậy, như chương kia đã nói thì chương này cũng thuận theo như vậy, cho nên đưa ra cách nói ấy. Lại nữa, chương này nói là liễu nghĩa, chương kia nói không liễu nghĩa; chương này nói không có ý khác, chương kia nói có ý khác; chương này nói không có nhân khác, chương kia nói có nhân khác; chương này nói là thắng nghĩa, chương kia nói là thế tục.

Lại nữa, đã soạn ra phần luận này dựa vào bốn loại phân biệt:

  1. Phân biệt về cõi.
  2. phân biệt về đời.
  3. phân biệt về sát-na.
  4. phân biệt về đẳng vô gián duyên.

Đã soạn ra phần luận kia dựa vào một loại phân biệt, đó là chỉ phân biệt về đẳng vô giáo duyên. Đã soạn ra phần luận kia dựa vào một loại phân biệt, đó là chỉ phân biệt về đẳng vô giáo duyên, cho nên chương này đã nói so với chương sau có khác nhau.

Trong này nói bốn thì thế nào là bốn? Như hữu thân kiến không ngừng dấy khởi hữu thân kiến, tức là tư duy sinh ra trước đó làm bốn chuyện cho sinh ra sau, nghĩa là hữu thân hai hiện tại trước mắt, sau này đã sinh tức là duyên trước mà dấy khởi, trước đó cùng với sau làm bốn duyên đầy đủ, đó là nhân-đẳng vô gián-sở duyên và tăng thượng duyên. Nhân duyên, nghĩa là hữu thân kiến sinh ra trước làm hai nhân cho hữu thân kiến sinh ra sau, đó là nhân đồng loại và nhân biến hành. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là hữu thân kiến sinh ra sau từ hữu thân kiến sinh ra trước không gián đoạn mà sinh. Sở duyên duyên, nghĩa là hữu thân kiến sinh ra trước không gián đoạn mà sinh ra trước mà sinh. Tăng thượng duyên, nghĩa là trước đối với rau hoặc chỉ là không có ngăn cách -hoặc không ngăn trở mà sinh. Trong này Nhân duyên như pháp gieo hạt, Đẳng vô gián duyên như pháp phát triển, sở duyên duyên như pháp cầm gậy, tăng thượng duyên như pháp không ngăn Cách. Hữu thân kiến sinh ra sau đó hữu thân kiến sinh ra trước làm bốn duyên mà thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua đời kiếp-có thể nhận lấy quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên .

Trong này nói ba thì thế nào là ba? Như hữu thân kiến không ngừng dấy khởi Hữu thân kiến, không tư duy sinh ra trước đó làm ba duyên cho sinh ra sau, trừ ra Sở duyên, nghĩa là Hữu thân kiến trong sát -na thứ nhất không gián đoạn, Hữu thân kiến trong sát-na thứ hai hiện tại trước mắt, sau nầy đã sinh ra không duyên trước mà dấy khởi: Nghĩa là hoặc duyên với Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức, hoặc trừ ra Hữu thân kiến trước duyên với Hành uẩn còn lại, trước đó với sau chỉ làm ba duyên, đó là Nhân-Đẳng vô gián và Tăng thượng duyên. Giải thích về ba duyên này nói rộng ra như trước. Hữu thân kiến sinh ra sau do Hữu thân kiến sinh ra trước làm ba duyên mà thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua đời kiếp-có thể nhận lấy quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên. Hoặc là Hữu thân kiến không ngừng lấy khởi, tâm còn lại về sau lấy khởi Hữu thân kiến, thì tư duy sinh ra trước đó làm cho ba duyên sinh ra sau, trừ ra Đẳng vô gián, nghĩa là Hữu thân kiến trong sátna thứ nhất không gián đoạn, Hữu thân kiến sát-na thứ hai không hiện tại trước mắt, hoặc là Biên chấp kiến, hoặc Tà kiến-hoặc Kiến thủhoặc Giới cấm thủ, hoặc nghi-hoặc Tham-hoặc Sân-hoặc Mạn-hoặc Vô minh, hoặc thiện hữu lậu-hoặc tâm vô phú vô ký hiện tại trước mắt, từ đây về sau lại lấy khởi Hữu thân kiến thì duyên với Hữu thân kiến sinh ra trước. Trước đó cúng với sau chỉ làm ba duyên, đó là Nhân-Sở duyên và Tăng thượng duyên. Giải thích về ba duyên này nói rộng ra như trước. Hữu sinh kiến thân ra sau do Hữu thân kiến sinh ra trước làm ba duyên mà thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua đời kiếp-có thể nhận lấy quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên.

Trong này nói hai thì thế nào là hai? Như Hữu thân kiến không ngừng lấy khởi, tâm còn lại về sau lấy khởi Hữu thân kiến, không tư duy sinh ra trước đó làm cho hai duyên sinh ra sau, đó là Nhân và Tăng thượng duyên, nghĩa là Hữu thân kiến trong sát-na thứ nhất không gián đoạn, Hữu thân kiến trong sátn-na thứ hai không hiện tại trước mắt, mà hoặc là Biên chấp kiến cho đến hoặc tâm vô phú vô ký hiện tại trước mắt, từ đây về sau lại lấy khởi Hữ thân kiến không duyên với Hữu thân kiến sinh ra trước, Nghĩa là hoặc duyên với Sắc-Thọ-Hành-Thức, hoặc trừ ra Hữu thân kiến trước duyên với những Hành uẩn khác, trước đó cùng với sau chỉ làm hai duyên, đó là Nhân và Tăng thượng duyên.

Giải thích về hai duyên này nói rộng ra như trước. Hữu thân kiến sinh ra sau do Hữu thân kiến sinh ra trước làm Sở duyên thì trở thành Sở duyên tăng thượng, không làm Sở duyên thì chỉ một Tăng thượng, bởi vì sau và trước không có nghĩa nhân duyên-không có nghĩa Đẳng vô gián duyên.

Hỏi: Tại sao trong này hỏi một mà trả lời hai ?

Đáp: Luận giả thiết về pháp không phải là một, hoặc có lúc ngăn chặn trước-trả lời sau, hoặc có lúc trả lời trước-ngăn chặn sau. Ngăn chặn trước trả lời sau, là như trong này nói nếu làm Sở duyên thì trở thành Sở duyên thăng thượng, đó là ngăn chặn hai duyên. Trả lời trước, ngăn chặn sau, là như trong phẩm Nhất hành nói: “Nếu sinh ra trước chưa đoạn thì ràng buộc”, đó là trả lời về ràng buộc; “Nếu trước chư sinh, giả sử sinh đã đoạn thì không ràng buộc”, đó là ngăn chặn về không ràng buộc. Lại có người nói: Đây là trả lời, nghĩa là sau và trước nếu làm Sở duyên thì trữ hành hai duyên, là trả lời về hai câu hỏi trước; nếu không làm Sở duyên thì chỉ là một duyên, là trả lời về một câu hỏi này. Trong hai câu trả lời trước chỉ trả lời một phần, những gì chưa trả lời thì trong này trả lời về đều đó. Sau dựa theo cách giải thích này: Hữu thân kiến vị lai cùng với Hữu thân kiến quá khứ-hiện tại, nếu làm Sở duyên thì trở thành Sở duyên tăng thượng, không làm sở duyên thì chỉ một tăng thượng; hữu thân kiến vị lai-hiện tại cùng với hữu thân kiến quá khứ, nếu làm sở duyên thì trở thành sở duyên thì trở thành sở duyên tăng thượng, không làm sở duyên thì chỉ một tăng thượng.

Hỏi: Hữu thân kiến hiện tại đang có tác dụng có thể có năng lực duyên với cảnh, tác dụng của hữu thân kiến quá khứ đã ngừng lại thì làm sao có năng lực duyên vào, mà trong này nói nếu làm sở duyên thì trở thành sở duyên tăng thượng ?

Đáp: Hữu thân kiến quá khứ đã từng ở lúc hiện tại duyên với cảnh và nó đã diệt, nay tuy là quá khứ mà bạn lại tác dụng của nó, cho nên đưa ra cách nói như vậy.

Hỏi: trong này trước nói hữu thân kiến sinh sau, cùng với hữu thân kiến sinh trước, nếu làm sở duyên thì trở thành sở duyên tăng thượng, không làm sở duyên thì chỉ một tăng thượng, là nói hữu thân kiến sinh rau của quá khứ cùng với hữu thân kiến sinh trước của quá khứ làm hai -một duyên, tại sao không nói hữu thân kiến vị lai cùng với hữu thân kiến vị lai làm hai-một duyên ?

Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, trong này chỉ nói đến loại có trước sau, vị lai không có trước sau cho nên lược qua không nói đến.

Hỏi: Phần vị sinh và chưa sinh của vị lai, lẽ nào không có trước sau?

Đáp: Thời gian (thế) không khác nhau cho nên không gọi là trước sau.

Hỏi: Nếu như vậy thì quá khứ sinh trước-sinh sau, thời gian đã không khác nhau thì đúng ra không phải là trước sau?

Đáp: Pháp ấy đã từng ở lúc hiện tại… Có nghĩa khác nhau về thời gian, cho nên thành trước sau, vị lai thì không như vậy cho nên lược qua không nói đến .

Hữu thân kiến cối dục làm một tăng thượng cho hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc, nghĩa là hữu thân kiến cõi dục đối với hữu thân kiến của hai cõi trên, hoặc chỉ là không có ngăn cách-hoặc không ngăn trở sinh, cho nên làm một tăng thượng duyên. Không phải là nhân duyên, nghĩa là vì giới-địa khác nhau cho nên nhân-quả gián đoạn. Không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là vì không có phiền não của địa dưới không gián đoạn-không có phiền não của địa trên hiện tại trước mắt. Không phải là sở duyên duyên, nghĩa là vì quyết định không có nghĩa phiền não của địa trên duyên với địa dưới.

Hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc cùng với hữu thân kiến cõi dục, nếu làm đẳng vô gián thì trở thành đẳng vô gián tăng thượng, không làm đẳng vô gián thì chỉ một tăng thượng, nghĩa là nếu trú trong tâm câu sinh hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà mạng chung, dấy khỏi tâm câu sinh hữu thân kiến cõi dục mà sinh kiết, thì lúc ấy hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc làm đẳng vô gián-tăng thượng duyên cho hữu thân kiến cõi Dục không phải là Hữu thân kiến Sắc-vô sắc không gián đoạn mà sinh. Không phải là hai duyên còn lại thì nghĩa như trước đã nói:

Hữu thân kiến cõi Sắc làm một Tăng thượng cho Hữu thân kiến cõi vô sắc, nghĩa như trước đã nói: Hữu thân kiến cõi vô sắc cùng với Hữu thân kiến cõi Sắc, nếu làm Đẳng vô gián thì trở thành Đẳng vô gián tăng thượng, không làm Đẳng vô gián thì chỉ một Tăng thượng. Các nghĩa trong này, dựa theo trước nên biết!

Như Hữu thân kiến cùng với hữu thân kiến, nên biết hữu thân kiến cùng với tất cả phi biến hành khác, tất cả phi biến hành khác cùng với tất cả phi biến hành, tất cả biến hành cùng với tất cả phi biến hành, cũng như vậy. Nghĩa là các tùy miên chủng loại khác nhau có mười, tức là năm kiến và năm phi kiến. Năm kiến đó là hữu thân kiến-biên chấp kiến-tà kiến-kiến thủ và giới cấm thủ. Năm phi kiến đó là nghi-thamsân-mạn và vô minh. Trong này, năm loại gọi là biến hành, đó là tà kiến-kiến thủ-giới cấm thủ-nghi và vô minh; năm loại gọi là phi biến hành, đó là hữu thân kiến-biên chấp kiến-tham-sân và mạn. Trong này, hữu thân kiến và biên chấp kiến tuy duyên với khắp nơi địa của mình cho nên gọi là biến hành, mà không duyên với địa khác cho nên cũng gọi là phi biến hành, vì vậy thâu nhiếp vào trong khi biến hành.

Như hữu thân kiến cùng với hữu thân kiến, nên biết hữu thân kiến cùng với tất cả phi biến hành khác cũng như vậy, là như hữu thân kiến làm bao nhiêu duyên cho hữu thân kiến, thì hữu thân kiến làm bao nhiêu duyên cho tất cả biên chấp kiến-tham-sân-mạn còn lại cũng như vậy. Tất cả phi biến hành khác cùng với tất cả phi biến hành cũng như vậy, là như hữu thân kiến làm bao nhiêu duyên cho hữu thân kiến, thì biên chấp kiến cùng với biên chấp kiến-tham-sân-mạn và hữu thân kiến, tham cùng với tham-sân-mạn-hữu thân kiến và biên chấp kiến , sân cùng với sân-mạn-hữu thân kiến-biên chấp kiến và tham, mạn cùng với mạn-hữu thân kiến-biên chấp kiến-tham và sân làm bao nhiêu duyên cũng như vậy. Tất cả biến hành cùng với tất cả phi biến hành cũng như vậy, là như hữu thân kiến cùng với hữu thân kiến làm bao nhiêu duyên, thì tà kiến-tham-sân và mạn làm bao nhiêu duyên cũng như vậy.

Hữu thân kiến làm duyên cho giới cấm thủ, hoặc là bốn-ba-haimột duyên.

Trong này nói bốn thì thế nào là bốn? Như Hữu thân kiến không ngừng dấy khởi giới cấm thủ, thì tư duy sinh ra trước đó làm bốn duyên cho sinh ra sau, nghĩa là hữu thân kiến trong sát-na không gián đoạn thì giới cấm thủ trong sát-na hiện tại trước mắt, từ đây về sau đã sinh thì duyên vào trước mà dấy khởi, trước đó cùng với sau làm đầy đủ bốn duyên, đó là nhân-đẳng vô gián-sở duyên-tăng thượng duyên. Nhân duyên, nghĩa là hữu thân kiến sinh ra trước làm hai nhân cho giới cấm thủ sinh ra sau, đó là nhân đồng loại và nhân biến hành. Đẳng vô gián duyên , nghĩa là giới cấm thủ sinh ra sau từ hữu thân kiến sinh ra trước không gián đoạn mà sinh. Sở duyên duyên, nghĩa là giới cấm thủ sinh ra sau duyên với hữu thân kiến sinh ra trước mà sinh. Tăng thượng duyên, nghĩa là trước đối với sau hoặc chỉ là không có ngăn cách-hoặc không ngăn cản sinh. Trong này, nhân duyên như pháp gieo hạt, đẳng vô gián duyên như pháp phát triển, sở duyên duyên như pháp cầm gậy, tăng thượng duyên như pháp không ngăn cách. Giới cấm thủ sinh ra sau do hữu thân kiến sinh ra trước làm bốn duyên thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua thời gian-có thể nhận lấy quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên.

Trong này nói ba thì thế nào là ba? Như hữu thân kiến không ngừng dấy khỏi giới cấm thủ, không tư duy sinh ra trước đó làm ba duyên cho sinh ra sau, trừ ra sở duyên duyên, nghĩa là hữu thân kiến trong sát-na không gián đoạn thì giới cấm thủ trong sát-na hiện tại trước mắt, từ đây về sau đã sinh giới cấm thủ không duyên vào hữu thân kiến sinh ra trước mà dấy khởi. Nghĩa là hoặc duyên với sắc-thọ-tưởnghành-thức, hoặc trừ ra hữu thân kiến trước duyên với những hành uẩn còn lại. Hữu thân kiến sinh ra trước đó chỉ làm ba duyên cho giới cấm thủ sinh ra sau, đó là nhân-đẳng vô gián-tăng thượng duyên. Giải thích về ba duyên này như trước nói rộng ra. Giới cấm thủ sinh ra sau do hữu thân kiến làm ba duyên thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua thời gian-có thể nhận lấy quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên. Hoặc là hữu thân kiến không ngừng dấy khởi, tâm còn lại về sau dấy khởi giới cấm thủ, thì tư duy sinh ra trước đó làm ba duyên cho sinh ra sau, trừ ra đẳng vô gián. Nghĩa là hữu thân kiến trong sát-na không gián đoạn-giới cấm thủ trong sát-na không hiện tại trước mắt, hoặc là hữu thân kiến-hoặc biên chấp kiến-hoặc tà kiến-hoặc kiến thủ, hoặc nghihoặc tham-hoặc sân-hoặc-mạn-hoặc vô minh, hoặc thiện hữu lậu-hoặc tâm vô phú vô lý hiện tại trước mắt. Từ đây về sau mới dấy khởi giới cấm thủ thì duyên với hữu thân kiến sinh ra trước, hữu thân kiến sinh ra trước đó chỉ làm ba duyên cho giới cấm thủ sinh ra sau, đó là nhân-sở duyên và tăng thượng duyên. Giải thích về ba duyên này như trước nói rộng ra. Giới cấm thủ sinh sau ra do hữu thân kiến sinh ra trước làm ba duyên thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua thời gian-có thể nhận lấy quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên.

Trong này nói hai thì thế nào là hai ? Như hữu thân kiến không ngừng dấy khởi, tâm còn lại về sau dấy khởi giới cấm thủ, không tư duy sinh ra trước đó làm hai duyên cho sinh ra sau, đó là nhân và tăng thượng. Nghĩa là hữu thân kiến trong sát-na không gián đoạn-giới cấm thủ trong sát-na không hiện tại trước mắt, hoặc là hữu thân kiến cho đến tâm vô phú vô ký hiện tại trước mắt, từ đây về sau mới dấy khởi giới cấm thủ không duyên với hữu thân kiến sinh ra trước. Nghĩa là hoặc duyên với sắc-thọ-tưởng-hành-thức, hoặc trừ ra hữu thân kiến duyên với những hành uẩn còn lại. Hữu thân kiến sinh ra trước đó chỉ làm hai duyên cho giới cấm thủ sinh ra sau, đó là nhân và tăng thượng duyên. Giải thích về hai duyên này nói rộng ra như trước. Giới cấm thủ sinh ra sau do hữu thân kiến sinh ra trước làm hai duyên thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên có thể đi qua thời gian-có thể tiếp nhận quả-có thể làm ra nghiệp-có thể biết về duyên. Trong này nói một thì thế nào là một? Hữu thân kiến sinh ra sau và giới cấm thủ sinh ra trước, nếu làm sở duyên thì trở thành sở duyên tăng thượng, không làm sở duyên thì chỉ một tăng thượng, bởi vì sau và trước không có nghĩa về nhân duyên-không có nghĩa về đẳng vô gián duyên. Trong này hỏi-Đáp như trước nên biết! Hữu thân kiến vị lai và giới cấm thủ quá khứ-hiện tại, nếu làm sở duyên thì trở thành sở duyên tăng thượng, không làm sở duyên thì chỉ một tăng thượng; hữu thân kiến vị lai-hiện tại cùng với giới cấm thủ quá khứ, nếu làm sở duyên thì trở thành sở duyên tăng thượng, không làm sở duyên thì chỉ một tăng thượng. Trong này hỏi-Đáp như trước nên biết !.

Hữu thân kiến cõi dục làm một tăng thượng cho giới cấm thủ cõi sắc-vô sắc, nghĩa là hữu thân kiến cõi dục đối với giới cấm thủ của hai cõi trên, hoặc chỉ là không có ngăn cách-hoặc không ngăn cản sinh, cho nên làm một tăng thượng duyên. Không phải là nhân duyên, nghĩa là vì giới-địa khác nhau cho nên nhân-quả gián đoạn. Không phải là đẳng vô gián duyên, nghĩa là vì không có phiền não của địa dưới không gián đoạn-không có phiền não của địa trên hiện tại trước mắt. Không phải là sở duyên duyên, nghĩa là vì quyết định không có nghĩa phiền não của địa trên duyên với địa dưới.

Hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc cùng với giới cấm thủ cõi dục, nếu làm sở duyên thì không phải là đẳng vô gián, mà trở thành sở duyên tăng thượng, nghĩa là nếu không trú trong tâm câu sinh hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà mạng chung, dấy khởi tâm câu sinh giới cấm thủ cõi dục mà sinh kiết, lúc này giới cấm thủ cõi dục duyên với hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà dấy khởi, lúc ấy hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc làm sở duyên-tăng thượng duyên cho giới cấm thủ cõi dục. Không phải là nhân duyên thì nghĩa như trước đã nói. Không phải đẳng vô gián duyên, nghĩa là lúc ấy giới cấm thủ cõi dục không phải là hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc không gián đoạn mà sinh. Nếu làm đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, mà trở thành đẳng vô gián tăng thượng, nghĩa là nếu trú trong tâm câu sinh hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà mạng chung, dấy khởi tâm câu sinh giới cấm thủ cõi dục mà sinh kiết, lúc này giới cấm thủ cõi dục không duyên với hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà dấy khởi, lúc ấy hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc làm đẳng vô gián-tăng thượng duyên cho giới cấm thủ cõi dục. Không phải là nhân duyên thì nghĩa như trước đã nói. Không phải là sở duyên duyên, bởi vì nơi này không duyên với nơi kia. Nếu làm đẳng vô gián và sở duyên, thì trở thành đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, nghĩa là nếu trú trong tâm câu sinh hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà mạng chung, dấy khởi tâm câu sinh giới cấm thủ cõi dục duyên với hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà dấy khởi, lúc này hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà dấy khởi, lúc ấy hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc làm đẳng vô gián sở duyên tăng thượng cho giới cấm thủ cõi dục. Không phải là nhân duyên thì nghĩa như trước đã nói. Không làm đẳng vô gián và sở duyên, thì chỉ một tăng thượng, nghĩa là nếu không trú trong tâm câu sinh hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà mạng chung, dấy khởi tâm câu sinh giới cấm thủ cõi dục mà sinh kiết, lúc này giới cấm thủ cõi dục không duyên với hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc mà dấy khởi, lúc ấy hữu thân kiến cõi sắc-vô sắc chỉ làm một tăng thượng cho giới cấm thủ cõi dục. Không phải là ba duyên còn lại, nghĩa như trước đã nói.

Hữu thân kiến cõi sắc làm một tăng thượng cho giới cấm thủ cõi vô sắc, nghĩa như trước đã nói. Hữu thân kiến cõi vô sắc cùng với giới cấm thủ cõi sắc, nếu làm đẳng vô gián chứ không phải là đẳng vô gián, thì trở thành sở duyên tăng thượng; nếu làm đẳng vô gián chứ không phải là sở duyên, thì trở thành đẳng vô gián tăng thượng; nếu làm đẳng vô gián và sở duyên, thì trở thành đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, không làm đẳng vô gián và sở duyên, thì trở thành đẳng vô gián sở duyên tăng thượng, không làm đẳng vô gián và sở duyên thì chỉ một tăng thượng. Các nghĩa trong này dựa theo trước nên biết!

Như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ, nên biết hữu thân kiến cùng với tất cả biến hành khác, tất cả biến hành cùng với tất cả biến hành, tất cả phi biến hành khác cùng với tất cả biến hành, cũng như vậy.

Như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ, nên biết hữu thân kiến cùng với tất cả biến hành khác cũng như vậy, là như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ làm bao nhiêu duyên cũng như vậy. Tất cả biến hành cùng với tất cả biến hành cũng như vậy, là như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ làm bao nhiêu duyên, thì tà kiến cùng với tà kiến-kiến thủ-giới cấm thủ-nghi và vô minh, kiến thủ cùng với kiến thủ-giới cấm thủ-nghi-vô minh và tà kiến, giới cấm thủ cùng với giới cấm-nghi-vô minh-tà kiến và kiến thủ, nghi cùng với nghi-vô minh- tà kiến-kiến thủ và giới cấm thủ, vô minh cùng với vô minh-tà kiến-kiến thủ-giới cấm thủ và nghi, làm baio nhiêu duyên cũng như vậy. Tất cả phi biến hành khác cùng với tất cả biến hành cũng như vậy, là như hữu thân kiến cùng với giới cấm thủ làm bao nhiêu duyên, thì biên chấp kiến-tham-sânmạn, mỗi một loại cùng với tà kiến-kiến thủ-giới cấm thủ-nghi và vô minh, làm bao nhiêu duyên cũng như vậy.

Ở trong các pháp, nếu hỏi về nhiếp thì phải dựa vào giới phân biệt, nếu hỏi về trí thì phải dựa vào đế phân biệt, nếu hỏi về thức thì phải dựa vào xứ phân biệt, nếu hỏi về phiền não thì phải dựa vào bộ phân biệt; như vậy lúc phân biệt về tướng của các pháp, thì dễ dàng nêu ra rõ ràng-dễ dàng có thể thi thiết.

Trong này hỏi về phiền nảo cho nên thuận theo dựa vào năm bộ phân biệt. Năm bộ đó là do kiến khổ mà đoạn, do kiến tập-diệt-đạo mà đoạn và do tu mà đoạn. Phiền não do kiến khổ mà đoạn có hai loại:

  1. Biến hành.
  2. Bất biến hành.

Phiền não do kiến tập mà đoạn cũng như vậy. Phiền não do kiến diệt mà đoạn có hai loại:

  1. Duyên hữu lậu.
  2. Duyên vô lậu.

Phiền não do kiến đạo mà đoạn cũng như vậy. Phiền não do tu mà đoạn chỉ có một loại, đó là bất biến hành.

Trong này, phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn làm bốn duyên cho phiền não biến hành hai mươi kiến khổ mà đoạn, đó là nhân -đẳng vô gián-sở duyên và tăng thượng. Nhân duyên thì có bốn nhân, đó là tương ưng-câu hữu-đồng loại và biến hành. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn không gián đoạnphiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn, duyên với phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn để sinh ra. Tăng thượng duyên, nghĩa là loại này cùng với loại kia hoặc chỉ là không có ngăn cách-hoặc không ngăn cản sinh ra.

Phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn làm bốn duyên cho phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn. Nhân duyên thì có hai nhân, đó là đồng loại và biến hành. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn không gián đoạn, phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn, duyên với phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn để sinh ra. Tăng thượng duyên thì như trước đã nói.

Phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn làm bốn duyên cho phiền não biến hành do kiến tập mà đoạn. Nhân duyên thì chỉ có một nhân, đó là biến hành. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn không gián đoạn, phiền não biến hành do kiến tập mà đoạn, duyên với phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn để sinh khởi. Tăng thượng duyên thì như trước đã nói.

Phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn làm ba duyên cho phiền não bất biến hành do kiến tập mà đoạn, và tất cả phiền não do kiến diệt-đạo-tu mà đoạn, trừ ra sở duyên. Nhân duyên thì chỉ có một nhân, đó là biến hành. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não Biến hành do kiến khổ mà đoạn không gián đoạn, lúc ấy các phiền não hiện ở trước mắt. Tăng thượng duyên thì như trước đã nói. Không phải là sở duyên duyên, là vì các phiền não kia không thể nào duyên với phi biến hành của bộ khác.

Phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn làm bốn duyên cho phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn. Nhân duyên thì có ba nhân, đó là Tương ưng-câu hữu và đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn không gián đoạn, phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn, duyên với phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn sinh khởi. Tăng thượng duyên thì như trước đã nói.

Phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn làm bốn duyên cho phiền não biến hành do kiến khổ mà đoạn. Nhân duyên thì có một nhân, đó là đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não Bất biến hành do kiến Khổ mà đoạn mà không giai đoạn, phiến não Biến hành do kiến Khổ mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa phiền não Biến hành do khiến Khổ mà đoạn, duyên với phiền não Bất biến hành do kiến Khổ mà đoạn để sinh khởi: Tăng thượng duyên thì như trước mà nói.

Phiền não Bất biến hành do kiến Khổ mà đoạn làm ba duyên cho phiền não Biến hành do kiến Tập mà đoạn, trừ ra Nhân duyên. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là Phiền não Bất biến hành do kiến khổ mà đoạn không gián đoạn, phiền não Biến hành do kiến Tập mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên, nghĩa là phiến não biến hành do kiến Tập mà đoạn, duyên với phiền não Bất biến hành do kiến khổ mà đoạn để sinh ra khởi. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là Nhân duyên, là pháp phi biến hành không làm nhân cho phiền não của Bộ khác.

Phiền não bất biến hành do kiến khổ mà đoạn, làm Đẳng vô gián -Tăng thượng duyên cho phiền não Bất biến hành do kiến Tập mà đoạn, và tất cả phiền não do kiến Diệt-Đạo-tu gián đoạn, các phiền não ấy hiện ở trước mát. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là hai duyên còn lại, bởi vì pháp Bất biến hành không phải là nhân của pháp nhiễm thuộc Bộ khác, bởi vì bất biến hành mê hoặc chắc chắn không thể nào duyên với pháp của Bộ khác.

Như hai loại phiền não do kiến khổ mà đoạn làm cho bao duyên cho chín loại phiền não, thì hai loại phiền não do kiến Tập mà đoạn làm bao nhiêu duyên cho chín loại phiền não, nên biết cũng như vậy.

Phiền não hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, làm bốn duyên cho phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn. Nhân duyên chỉ có ba nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn không gián đoạn, phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn hiện khởi trước mắt. Sở duyên, nghĩa là phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, duyên với phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn để sinh khởi. Tăng thượng duyên như trước đã nói.

Phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, làm ba duyên cho phiền não ba duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn, trừ ra Sỡ duyên. Nhân duyên thì chỉ có một nhân, đó là Đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn không gián đoạn, phiền não duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn hiện khởi trước mắt. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là Sở duyên, nghĩa là phiền não vô lậu do kiến Diệt mà đoạn chỉ với duyên Thích diệt, bởi vì không phải là phiền não.

Phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn, làm ba duyên cho phiền não Biến hành do kiến khổ-Tập mà đoạn, trừ ra Nhân duyên. Đẳng vô gián duyên nghĩa là phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn không gián đoạn, phiền não Biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não Biến hành do kiến khổ-Tập mà đoạn, duyên với phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn để sinh khởi: Không phải là Nhân duyên, bởi vì pháp phi biến hành không có nghĩa làm nhân cho pháp nhiễm khởi Bộ Khác.

Phiền não duyên hựu lậu do kiến diệt mà đoạn, làm Đẳng vô gián -Tăng thượng duyên cho phiền não bất Biến hành do kiến Khổ-Tập mà đoạn, và tất cả phiền não do kiến Đạo-tu mà đoạn, chứ không phải là Nhân-không phải là Sở duyên. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não duyên hữu lậu do kiến Diệt mà đoạn không gián đoạn, các phiền não ấy hiện ở trước mắt. Tăng thượng duyên như trước nói. Không phải là Nhân duyên, nghĩa cũng như trên đã nói: Không phải là Sở duyên duyên, bởi các phiền não ấy là phi biến hành cho nên không duyên với Bộ Khác .

Phiền não duyên vô lậu do kiến Diệt mà đoạn, làn ba duyên cho phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn, trừ ra sở duyên. Nhân duyên thì có ba nhân, đó là tương ưng-câu hữu và đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn không gián đoạn, phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn hiện ở trước mắt. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là sở duyên duyên, bởi vì nó duyên với trạch diệt chứ không phải là phiền não.

Phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn, làm bốn duyên cho phiền não duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn. Nhân duyên thì chỉ có một nhân, đó là đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn không gián đoạn, phiền não duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não duyên hữu lậu do kiến diệt mà đoạn, duyên với phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn để sinh khởi. Tăng thượng duyên như trước đã nói.

Phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn, làm ba duyên cho phiền não biến thành do kiến khổ-tập mà đoạn, trừ ra nhân duyên. Đẳng vô giáo duyên, nghĩa là phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn không gián đoạn, phiền não biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn, duyên với phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn để sinh khởi. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là nhân duyên, bởi vì phiền não bất biến hành không làm nhân cho pháp nhiễm của bộ khác.

Phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn, làm đẳng vô gián -tăng thượng duyên cho phiền não bất biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn , và tất cả phiền não do kiến đạo-tu mà đoạn , không phải là nhân-không phải là sở duyên. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não duyên vô lậu do kiến diệt mà đoạn không gián đoạn, các phiền não ấy hiện ở trước mắt. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là nhân duyên , bởi vì phiền não bất biến hành không có nghĩa làm nhân cho pháp nhiễm của bộ khác. Không phải là sở duyên duyên, bởi vì các phiền não ấy là bất biến hành cho nên không duyên với bộ khác.

Như hai loại phiền não do kiến diệt mà đoạn, làm bao nhiêu duyên cho chín loại phiền não, chỉ hai loại phiền não do kiến đạo mà đoạn, làm bao nhiêu duyên cho chín loại phiền não, nên biết cũng như vậy.

Phiền não do tu mà đoạn, làm đoạn, làm bốn duyên cho phiền não do tu mà đoạn. Nhân duyên thì có ba nhân, đó là tương ưng-câu hữu và đồng loại. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não do tu mà đoạn không gián đoạn, phiền não do tu mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não do tu mà đoạn, duyên với phiền não do tu mà đoạn để sinh khởi. Tăng thượng duyên như trước đã nói.

Phiền não do tu mà đoạn, làm ba duyên cho phiền não biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn, trừ ra nhân duyên. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não do tu mà đoạn không gián đoạn, phiền não biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn hiện ở trước mắt. Sở duyên duyên, nghĩa là phiền não biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn, duyên với phiền não do tu mà đoạn để sinh khởi. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là nhân duyên, bởi vì pháp phi biến hành không làm nhân cho pháp nhiễm của bộ khác.

Phiền não do tu mà đoạn, làm đẳng vô gián-tăng thượng duyên cho phiền não bất biến hành do kiến khổ-tập mà đoạn, và tất cả phiền não do kiến diệt-đạo mà đoạn, không phải là nhân, không phải là sở duyên. Đẳng vô gián duyên, nghĩa là phiền não do tu mà đoạn không gián đoạn, các phiền não ấy hiện ở trước mặt. Tăng thượng duyên như trước đã nói. Không phải là nhân duyên, bởi vì pháp phi biến hành không làm nhân cho pháp nhiễm của bộ khác. Không phải là sở duyên duyên, bởi vì phiền não bất biến hành đều không thể nào duyên với pháp của bộ khác.

Vả lại, các phiền não có mười lăm bộ nghĩa là ba cõi đều có năm bộ do kiến khổ mà đoạn cho đến do tu mà đoạn ở trong mỗi một bộ làm bao nhiêu duyên cho mười lăm bộ, như lý cần phải suy nghĩ! Lại nữa, năm bộ phiền não của mỗi một cõi phân ra thành chín loại, tổng cộng là hai mươi bảy loại, ở trong mỗi một loại làm bao nhiêu duyên cho hai mươi bảy loại, như lý cần phải suy nghĩ!