LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG VIII: KIẾN UẨN
Phẩm Thứ Hai: LUẬN VỀ TAM HỮU
(Từ cuối quyển 192 – đầu quyển 195)
Vào lúc rời bỏ (xả) Dục hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt chăng? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa của từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải phân biệt rộng ra.
Nhưng thanh của Hữu thì có nhiều nghĩa, trong này nói đến năm Uẩn thuộc Chúng đồng phần của số hữu tình gọi là Hữu, như nói: Chết ở cõi Dục-sinh ở cõi Dục, lúc ấy tất cả Dục hữu nối tiếp nhau chăng? Cho đến nói rộng ra.
Đó cũng là nói đến năm Uẩn thuộc Chúng đồng phần của số hữu tình gọi là Hữu, như nói: Do các phiền não mà ràng buộc (triền-sở triền) Hữu địa ngục nối tiếp nhau, lúc ấy bắt đầu đã có được đại chủng các căn làm một Tăng thượng cho tâm-tâm sở pháp này. Cho đến nói rộng ra.
Lại nữa, như nói: Lúc Dục hữu nối tiếp nhau, ban đầu có được mấy nghiệp mà sinh căn? Cho đến nói rộng ra.
Lại như nói: Bốn Hữu, đó là Bổn hữu-Tử hữu-Trung hữu-Sinh hữu.
Nên biết văn ấy đều nói đến năm Uẩn thuộc Chúng đồng phần của số hữu tình gọi là Hữu.
Như nói: Pha-lặc-lũ-na do Thức thực mà dẫn dắt có thể cảm đến thân đời sau (hậu hữu) làm cho hiện rõ trước mắt. Đó là nói đến tâm quyến thuộc lúc tiếp tục sinh ra gọi là Hữu.
Như nói: A-nan-đà, nghiệp hữu như vậy có thể dẫn đến thân đời sau. Đó là nói về Tư dẫn đến thân đời sau gọi là Hữu.
Như nói: Thủ duyên Hữu. Đó là nói đến phần vị năm Uẩn gọi là Hữu.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Đó là nói đến nghiệp dẫn đến thân đời sau gọi là Hữu.”
Như nói: Thế nào là pháp có? Đó là tất cả hữu lậu. Đó là nói đến các pháp hữu lậu gọi là Hữu.
Như nói: Bảy Hữu, đó là Địa ngục hữu-Bàng sinh hữu-Ngạ quỷ hữu-Nhân hữu-Thiên hữu-Nghiệp hữu-Trung hữu. Đó là nói đến năm nẽo-nhân của năm nẽo-phương tiện của năm nẽo gọi là Hữu.
Như nói: Dục hữu là thế nào? Đó là nghiệp có thể cảm đến thân đời sau của cõi Dục. Cho đến nói rộng ra. Đó là nói đến nghiệp và dị thục gọi là Hữu, không nói là do Thủ mà duyên Hữu.
Hỏi: Nếu như vậy thì phần sau nói đến điều ấy nên hiểu thế nào? Như nói: Dục hữu là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Dục, cho đến nói rộng ra. Dục hữu là nghiệp thuộc năm Bộ đều có thể cảm đến dị thục thì có thể nói là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Dục, Sắc hữu-Vô sắc hữu chỉ là nghiệp có thể cảm đến dị thục do Tu mà đoạn, làm sao có thể nói là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Sắc-Vô sắc?
Đáp: Văn sau nên đưa ra cách nói này: Dục hữu là tất cả tùy miên tùy tăng của cõi Dục, Sắc hữu-Vô sắc hữu là biến hành của cõi Sắc-Vô sắc, và tùy miên tùy tăng do Tu mà đoạn. Nên đưa ra cách nói này mà không nói đến thì phải biết rằng đó là nói đến Hữu và quyến thuộc đều gọi là Hữu, bởi vì pháp có hòa hợp cũng gọi là Hữu.
Có Sư khác nói: Trước nói về nghiệp và dị thục gọi là Hữu, chứ không nói là do Thủ mà duyên Hữu; sau nói về nghiệp và dị thục gọi là Hữu, mà cũng nói là do Thủ mà duyên Hữu.
Vị ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì những người soạn luận dựa vào chương mục lập ra môn loại, chứ không có thể do chương mục mà nói khác, do môn loại mà nói khác. Vì thế cho nên như trước đã nói là hợp lý.
Hỏi: Vì sao gọi là Hữu?
Đáp: Có thể có-có thể không phải là có, cho nên gọi là Hữu.
Hỏi: Nếu như vậy thì Thánh đạo nên gọi là Hữu, bởi vì Thánh đạo cũng là có thể có-có thể không phải là có?
Đáp: Nếu có thể có-có thể không phải là có, luôn luôn nuôi lớn, thâu nhiếp thêm nhiều, duy trì các nghiệp nhân-quả báo thì gọi là Hữu; Thánh đạo tuy có thể có-có thể không phải là có, mà làm tổn hoại chia lìa đối với các nghiệp nhân-quả báo, cho nên không gọi là Hữu.
Lại nữa, nếu có thể có-có thể không phải là có, luôn luôn làm cho các nghiệp nhân-quả báo nối tiếp nhau lưu chuyển, khiến cho con đường già-chết không đoạn dứt thì gọi là Hữu; Thánh đạo tuy có thể cócó thể không phải là có, mà làm cho các nghiệp nhân-quả báo không nối tiếp nhau, không lưu chuyển, đoạn dứt con đường già-chết, cho nên không gọi là Hữu.
Lại nữa, nếu có thể có-có thể không phải là có, là hành hướng đến Khổ-Tập, hành hướng đến Tập của quả báo ở thế gian, lưu chuyển trong sinh tử, lão tử thì gọi là Hữu; Thánh đạo tuy có thể có-có thể không phải là có, mà là hành hướng đến Diệt-Khổ, hành hướng đến Diệt quả báo ở thế gian, lưu chuyển trong sinh tử, lão tử cho nên không gọi là Hữu.
Lại nữa, nếu có thể có-có thể không phải là có, là quan hệ của Hữu thân kiến, là quan hệ của điên đảo, là quan hệ của tùy miên, là quan hệ của ái, nơi dừng chân của tham-sân-si, có vết bẩn-có chất độc, do các quả báo thâu nhiếp, rơi vào Khổ-Tập đế thì gọi là Hữu; Thánh đạo tuy có thể có-có thể không phải là có, mà không phải là quan hệ của Hữu thân kiến cho đến quan hệ của ái, không phải là nơi dừng chân của tham-sân-si, không có vết bẩn-không có chất độc, không phải là các quả báo thâu nhiếp, không rơi vào Khổ-Tập đế cho nên không gọi là Hữu.
Có Sư khác nói: Là đồ chứa của khổ đau cho nên gọi là Hữu.
Hỏi: Nếu như vậy thì ở đây cũng là đồ chứa của vui sướng, như nói: “Này Đại Danh! Nếu Sắc luôn luôn là khổ đau, không phải là vui sướng, không phải là tùy thuận với vui sướng, không tăng trưởng vui sướng, chỉ là nhân lìa xa vui sướng, thì các hữu tình không nên đối với Sắc khởi lên tham đắm-khởi lên nhiễm trước. Này Đại Danh! Bởi vì Sắc không phải là luôn luôn khổ đau, mà cũng là vui sướng, cũng tùy thuận với vui sướng, cũng tăng trưởng vui sướng, không phải chỉ là nhân lìa xa vui sướng, cho nên hữu tình đối với Sắc khởi lên tham đắm-khởi lên nhiễm trước.” Vả lại, Đức Phật quyết định kiến lập ba Thọ không tạp loạn lẫn nhau, đó là Lạc thọ, Khổ thọ, không khổ-không lạc thọ, như vậy pháp hữu vi cũng là đồ chứa của vui sướng, tại sao chỉ nói là đồ chứa của khổ đau cho nên gọi là Hữu?
Đáp: Bởi vì khổ đau nhiều, đó là trong sinh tử thì khổ đau nhiềuvui sướng ít, pháp thuận với khổ đau thì nhiều, pháp thuận với vui sướng thì ít, bởi vì vui sướng ít cho nên đưa vào phẩm khổ đau; như một giọt mật ngọt rơi vào trong bình đựng thuốc độc thì không gọi là bình đựng mật ngọt, mà vẫn gọi là bình đựng thuốc độc, bởi vì thuốc độc nhiều. Ở đây cũng như vậy.
Lại có người nói: Bởi vì đáng sợ hãi cho nên gọi là Hữu.
Hỏi: Nếu như vậy thì Niết-bàn lẽ ra cũng gọi là Hữu, như nói: “Này Tỳ kheo! Những loại người ngu không hề nghe dị sinh ở trong Niết-bàn, thì sinh lòng sợ hãi vô cùng, nói là Ngã không có, Ngã sở không có, Ngã sẽ không có, Ngã sở sẽ không có.” Họ đối với Niết-bàn đã sinh lòng sợ hãi, vậy thì Niết-bàn cũng nên gọi là Hữu?
Đáp: Đối với Hữu sinh lòng sợ hãi thì vậy là Chánh, đối với Niết-bàn mà sinh lòng sợ hãi thì vậy là Tà, bởi vì Niết-bàn không phải là đáng sợ hãi, vì vậy không gọi là Hữu.
Lại nữa, nếu khiến cho dị sinh và Thánh giả đều sinh lòng sợ hãi thì mới gọi là Hữu, Niết-bàn chỉ khiến cho dị sinh sinh lòng sợ hãi, cho nên không gọi là Hữu.
Nối tiếp nhau (tương tục) có năm loại:
- Trung hữu nối tiếp nhau.
- Sinh hữu nối tiếp nhau.
- Phần vị nối tiếp nhau.
- Pháp nối tiếp nhau.
- Sát na nối tiếp nhau.
Trung hữu nối tiếp nhau, đó là uẩn Tử hữu diệt đi, uẩn Trung hữu sinh ra, các uẩn Tử hữu do các uẩn Trung hữu mà nói là nối tiếp nhau, cho nên gọi là Trung hữu nối tiếp nhau.
Sinh hữu nối tiếp nhau, đó là uẩn Trung hữu diệt đi, uẩn Sinh hữu sinh ra, các uẩn Trung hữu do các uẩn Sinh hữu mà nói là nối tiếp nhau, cho nên gọi là Sinh hữu nối tiếp nhau.
Phần vị nối tiếp nhau, đó là phần vị Yết-la-lam diệt đi, phần vị Át-bộ-đàm sinh ra, phần vị Yết-la-lam do phần vị Át-bộ-đàm mà nói là nối tiếp nhau; cho đến phần vị Tráng niên diệt đi, phần vị Lão niên sinh ra, phần vị Tráng niên do phần vị Lão niên mà nói là nối tiếp nhau, cho nên gọi là phần vị nối tiếp nhau.
Pháp nối tiếp nhau, đó là pháp thiện không gián đoạn, pháp nhiễmhoặc là pháp vô ký hiện rõ ở trước mắt, pháp thiện do pháp nhiễm-hoặc là pháp vô ký mà nói là nối tiếp nhau; pháp nhiễm-pháp vô ký không gián đoạn, một trong hai pháp hiện rõ trước mắt, nói rộng ra cũng như vậy, cho nên gọi là pháp nối tiếp nhau.
Sát-na nối tiếp nhau, đó là sát-na trước không gián đoạn, sát-na sau hiện rõ ở trước mắt, sát-na trước do sát-na sau mà nói là nối tiếp nhau, cho nên gọi là sát-na nối tiếp nhau.
Năm loại nối tiếp nhau này đều thâu nhiếp trong hai sự nối tiếp nhau, đó là pháp nối tiếp nhau và sát-na nối tiếp nhau, bởi vì phần vị Trung hữu-Sinh hữu nối tiếp nhau đều gọi là pháp và sát-na. Cõi Dục có đủ năm loại nối tiếp nhau; cõi Sắc có bốn loại, trừ ra phần vị; cõi Vô sắc có ba loại, trừ ra Trung hữu và phần vị. Chư Thiên, Na-lạc-ca và Hóa sinh có bốn loại, trừ ra phần vị; còn lại đều có đủ năm loại.
Có người nói: Chư Thiên và Hóa sinh cũng có đủ năm loại nối tiếp nhau.
Ở trong năm loại nối tiếp nhau, trong này dựa vào hai loại nối tiếp nhau mà soạn luận, đó là Trung hữu và Sinh hữu.
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Dục hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Dục hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Dục mạng chung-sinh trở lại cõi Dục, lúc từ Tử hữu hướng đến Trung hữu, thì rời bỏ Dục hữu, đó là Tử hữu của cõi Dục; Dục hữu nối tiếp nhau, đó là Trung hữu của cõi Dục, pháp của cõi Dục diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Dục; pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Dục. Nếu lúc từ Trung hữu hướng đến Sinh hữu, thì rời bỏ Dục hữu, đó là Trung hữu của cõi Dục; Dục hữu nối tiếp nhau, đó là Sinh hữu của cõi Dục, pháp của cõi Dục diệt đi, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Dục; pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Sinh hữu của cõi Dục.
Hỏi: Nếu trú trong tâm vô phú vô ký của cõi Dục mà mạng chung, lúc trú trong Trung hữu thì không thành tựu Tử hữu, lúc trú trong Sinh hữu thì không thành tựu Trung hữu, có thể gọi là rời bỏ; nếu trú trong tâm thiện hoặc là tâm nhiễm mà mạng chung, lúc trú trong Trung hữu thì thành tựu Tử hữu, lúc trú trong Sinh hữu thì thành tựu Trung hữu, làm sao gọi là rời bỏ?
Đáp: Có người nói: Trong này chỉ dựa vào phần vị trú trong tâm vô phú vô ký mà mạng chung để nói, vì thế cho nên không có lỗi.
Có người nói: Trong này dựa vào rời bỏ hiện hành mà nói, tuy trú trong Trung hữu thành tựu Tử hữu, trú trong Sinh hữu thành tựu Trung hữu, mà không hiện hành cho nên nói là rời bỏ.
Có người nói: Trong này nói rời bỏ Uẩn trước đây gọi là rời bỏ, không nói đến nghĩa thành tựu hay không thành tựu.
Có lúc pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Dục hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Đó là phần vị Yết-la-lam không gián đoạn, phần vị Át-bộ-đàm hiện rõ ở trước mắt, cho đến phần vị Tráng niên không gián đoạn, phần vị Lão niên hiện rõ ở trước mắt; pháp thiện không gián đoạn, pháp nhiễm-hoặc là pháp vô ký hiện rõ ở trước mắt, pháp nhiễm không gián đoạn, pháp thiện-hoặc pháp vô ký hiện rõ trước mắt, pháp vô ký không gián đoạn, pháp thiện và pháp nhiễm hiện rõ ở trước mắt; sát-na trước không gián đoạn, sát-na sau hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Dục hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Dục hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Dục mạng chung-sinh đến cõi Sắc, lúc từ Tử hữu hướng đến Trung hữu, thì rời bỏ Dục hữu, đó là Tử hữu của cõi Dục; Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là Trung hữu của cõi Sắc, pháp của cõi Dục diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Dục; pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Sắc.
Có lúc pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Dục hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Trong này có người nói: Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn, Định Vị chí hiện rõ ở trước mắt.
Có người nói: Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn, Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ ở trước mắt.
Có người nói: Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn, Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian hiện rõ ở trước mắt.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Tâm thiện của cõi Dục không gián đoạn, Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như lúc vượt qua Định, Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn, Tĩnh lự thứ ba hiện rõ ở trước mắt, ở đây cũng thuận theo như vậy. Vả lại, cõi Dục có bốn loại tâm biến hóa, đó là thuộc quả Tĩnh lự thứ nhất cho đến thuộc quả Tĩnh lự thứ tư. Tâm biến hóa của cõi Dục thuộc quả Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn, Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ ở trước mắt, cho đến tâm biến hóa của cõi Dục thuộc quả Tĩnh lự thứ tư không gián đoạn, Tịnh của Tĩnh lự thứ tư hiện rõ ở trước mắt.”
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Dục hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, thì lúc ấy tất cả là rời bỏ Dục hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Trong này vì sao không nói về không mạng chung mà pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Bởi vì lý chắc chắn không có ở cõi Vô sắc không mạng chung mà có pháp của cõi Dục diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Lẽ nào không có thể có ở cõi Dục không mạng chung, mà pháp đạt được của cõi Dục diệt đi, pháp đạt được của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Trong này nói về pháp đồng loại diệt đi, pháp đồng loại hiện rõ ở trước mắt; không hề có ở cõi Dục không mạng chung mà pháp đồng loại đạt được của cõi Dục diệt đi, pháp đồng loại đạt được của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, vì thế cho nên không nói đến.
Có người nói: Trong này nói đến tâm-tâm sở pháp diệt đi, tâmtâm sở pháp hiện rõ ở trước mắt, không hề có ở cõi Dục không mạng chung mà tâm-tâm sở pháp của cõi Dục diệt đi, tâm-tâm sở pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, vì thế cho nên không nói đến.
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Sắc hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Sắc hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Sắc mạng chung-sinh trở lại cõi Sắc, lúc từ Tử hữu hướng đến Trung hữu, thì rời bỏ Sắc hữu, đó là Tử hữu của cõi Sắc; Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là Trung hữu của cõi Sắc, pháp của cõi Sắc diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Sắc; pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Sắc. Lúc từ Trung hữu hướng đến Sinh hữu, thì rời bỏ Sắc hữu, đó là Trung hữu của cõi Sắc; Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là Sinh hữu của cõi Sắc, pháp của cõi Sắc diệt đi, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Sắc; pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Sinh hữu của cõi Sắc.
Trong này, nếu trú trong tâm vô phú vô ký mà mạng chung, và lúc trú trong tâm thiện-hoặc là tâm nhiễm mà mạng chung, thì đều gọi là rời bỏ Sắc hữu; hỏi-đáp phân biệt như trước nên biết!
Có lúc pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Sắc hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Đó là Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn, Tĩnh lự thứ hai-thứ ba hiện rõ ở trước mắt; Tĩnh lự thứ hai không gián đoạn, Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư hiện rõ ở trước mắt; Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn, Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư hiện rõ ở trước mắt; Tĩnh lự thứ tư không gián đoạn, Tĩnh lự thứ hai-thứ ba hiện rõ ở trước mắt; pháp thiện không gián đoạn, pháp nhiễm-hoặc là pháp vô ký hiện rõ ở trước mắt, pháp nhiễm-pháp vô ký nói cũng như vậy; sát-na trước không gián đoạn, sát-na sau hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Sắc hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Sắc hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Sắc mạng chung-sinh đến cõi Dục, lúc từ Tử hữu hướng đến Trung hữu, thì rời bỏ Sắc hữu, đó là Tử hữu của cõi Sắc; Dục hữu nối tiếp nhau, đó là Trung hữu của cõi Dục, pháp của cõi Sắc diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Sắc; pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Dục.
Có lúc pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Sắc hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Trong này có người nói: Định Vị chí không gián đoạn, tâm thiện của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt.
Có người nói: Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn, tâm thiện của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt.
Có người nói: Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian không gián đoạn, tâm thiện của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ hai không gián đoạn, tâm thiện của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như lúc vượt qua Định, Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn, Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ ở trước mắt, ở đây cũng thuận theo như vậy. Vả lại, cõi Dục có bốn loại tâm biến hóa, đó là thuộc quả Tĩnh lự thứ nhất cho đến thuộc quả Tĩnh lự thứ tư. Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất không gián đoạn, tâm biến hóa của cõi Dục thuộc quả Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ ở trước mắt, cho đến Tịnh của Tĩnh lự thứ tư không gián đoạn, tâm biến hóa của cõi Dục thuộc quả Tĩnh lự thứ tư hiện rõ ở trước mắt.”
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Sắc hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Sắc hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Sắc mạng chung-sinh đến cõi Vô sắc, lúc từ Tử hữu hướng đến Sinh hữu, thì rời bỏ Sắc hữu, đó là Tử hữu của cõi Sắc; Vô sắc hữu nối tiếp nhau, đó là Sinh hữu của cõi Vô sắc, pháp của cõi Sắc diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Sắc; pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Sinh hữu của cõi Vô sắc.
Có lúc pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Sắc hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Đó là Tĩnh lự thứ ba không gián đoạn, Không vô biên xứ hiện rõ ở trước mắt; Tĩnh lự thứ tư không gián đoạn, Không-Thức vô biên xứ hiện rõ ở trước mắt .
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Vô sắc hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Vô sắc hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Vô sắc mạng chung-sinh đến cõi Vô sắc, lúc từ Tử hữu hướng đến Sinh hữu, thì rời bỏ Vô sắc hữu, đó là Tử hữu của cõi Vô sắc; Vô sắc hữu nối tiếp nhau, đó là Sinh hữu của cõi Vô sắc, pháp của cõi Vô sắc diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Vô sắc; pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Sinh hữu của cõi Vô sắc.
Có lúc pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Vô sắc hữu-Vô sắc hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Vô sắc hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Đó là Không vô biên xứ không gián đoạn, Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ hiện rõ ở trước mắt; Thức vô biên xứ không gián đoạn, Không vô biên xứ-Vô sở hữu xứ-Phi tưởng phi phi tưởng xứ hiện rõ ở trước mắt; Vô sở hữu xứ không gián đoạn, Không-Thức vô biên xứ-Phi tưởng phi phi tưởng xứ hiện rõ ở trước mắt; Phi tưởng phi phi tưởng xứ không gián đoạn, Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ hiện rõ ở trước mắt; pháp thiện không gián đoạn, pháp nhiễm-hoặc là pháp vô ký hiện rõ ở trước mắt, pháp nhiễmpháp vô ký nói cũng như vậy; sát-na trước không gián đoạn, sát-na sau hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Vào lúc rời bỏ (xả) Vô sắc hữu-Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt, thì lúc ấy tất cả là rời bỏ Vô sắc hữu-Dục hữu nối tiếp nhau chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Trong này vì sao không nói về không mạng chung mà pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Bởi vì lý chắc chắn không có ở cõi Vô sắc không mạng chung mà có pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Dục hiện rõ ở trước mắt. Phần còn lại hỏi-đáp như trước.
Hỏi: Vào lúc rời bỏ(xả) Vô sắc hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt chăng?
Đáp: Vào lúc rời bỏ Vô sắc hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, lúc ấy tất cả pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là ở cõi Vô sắc mạng chung-sinh đến cõi Sắc, lúc từ Tử hữu hướng đến Trung hữu, thì rời bỏ Vô sắc hữu, đó là Tử hữu của cõi Vô sắc; Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là Trung hữu của cõi Sắc, pháp của cõi Vô sắc diệt đi, đó là các uẩn Tử hữu của cõi Vô sắc; pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, đó là các uẩn Trung hữu của cõi Sắc.
Có lúc pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, mà không phải là rời bỏ Vô sắc hữu-Sắc hữu nối tiếp nhau, đó là không mạng chung mà pháp của cõi Vô sắc diệt đi, pháp của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt. Sự việc ấy thế nào? Đó là Thức vô biên xứ không gián đoạn, Tĩnh lự thứ tư hiện rõ ở trước mắt; Không vô biên xứ không gián đoạn, Tĩnh lự thứ ba-thứ tư hiện rõ ở trước mắt.
Tạm thời tùy theo bản văn phân biệt về nghĩa rồi, nên tùy theo nghĩa ấy tiếp tục phân biệt rộng ra.
Hỏi: Nếu ở cõi Dục mạng chung-sinh trở lại cõi Dục, thì lúc ấy rời bỏ những gì, đạt được những gì, pháp nào diệt đi, pháp nào hiện rõ ở trước mắt; cho đến nếu ở cõi Vô sắc mạng chung-sinh đến cõi Sắc, thì lúc ấy rời bỏ những gì, đạt được những gì, pháp nào diệt đi, pháp nào hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Những người ở cõi Dục mạng chung-sinh trở lại cõi Dục:
Nếu vốn trú trong luật nghi Biệt giải thoát, không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có đã mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn thiện-hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy năm uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn thiện-hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Chính người ấy nếu có Biểu của thân-ngữ bất thiện không mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn thiệnhai uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy năm uẩn thiện-hai uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn thiện-hai uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiện-năm uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn thiện-hai uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiện-hai uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu vốn trú trong không luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có đã mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-hai uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-năm uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-hai uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Chính người ấy nếu có Biểu của thân-ngữ thiện không mất: Nếu
trú trong tâm thiện mà mạng chung…, thì nói rộng ra như phần trú trong luật nghi Biệt giải thoát, có Biểu của thân-ngữ bất thiện.
Nếu vốn trú trong phi luật nghi phi bất luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện-bất thiện, giả sử có đã mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Chính người ấy nếu có Biểu của thân-ngữ thiện không mất, không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có đã mất, nếu trú trong tâm thiện-nhiễm-vô ký mà mạng chung, thì nói rộng ra như phần trú trong luật nghi Biệt giải thoát, không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có đã mất, trú trong ba loại tâm mà mạng chung.
Chính người ấy nếu có Biểu của thân-ngữ bất thiện không mất, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có đã mất, nếu trú trong tâm thiện-nhiễm-vô ký mà mạng chung, thì nói rộng ra như phần trú trong không luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có đã mất, trú trong ba loại tâm mà mạng chung.
Chính người ấy nếu có Biểu của thân-ngữ thiện-bất thiện không mất, nếu trú trong tâm thiện-nhiễm-vô ký mà mạng chung, thì nói rộng ra như phần trú trong luật nghi Biệt giải thoát có Biểu của thân-ngữ bất thiện không mất, và trú trong không luật nghi có Biểu của thân-ngữ thiện không mất, trú trong ba loại tâm mà mạng chung.
*******
Những người ở cõi Dục mạng chung-sinh đến Tĩnh lự thứ nhất:
Nếu vốn trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc là không trú trong luật nghi Biệt giải thoát, có Biểu của thân-ngữ thiện không mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy năm uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu vốn không trú trong luật nghi Biệt giải thoát, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có đã mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Dục mạng chung-sinh đến Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư:
Nếu vốn trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc là không trú trong luật nghi Biệt giải thoát, có Biểu của thân-ngữ thiện không mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy năm uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu vốn không trú trong luật nghi Biệt giải thoát, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có đã mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Dục mạng chung-sinh đến cõi Vô sắc:
Nếu vốn trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc là không trú trong luật nghi Biệt giải thoát, có Biểu của thân-ngữ thiện không mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy năm uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy hai uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu vốn không trú trong luật nghi Biệt giải thoát, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có đã mất: Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Sắc mạng chung-sinh trở lại cõi Sắc, ngay địa này chết đi sinh trở lại địa này:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ hai uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn vô ký, đạt được hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Ở cõi Sắc, từ địa dưới mạng chung-sinh lên địa trên:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-hai uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Ở cõi Sắc, từ địa trên mạng chung-sinh xuống địa dưới:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được năm uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được năm uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được năm uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Sắc mạng chung-sinh đến cõi Dục:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Sắc mạng chung-sinh đến cõi Vô sắc:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ năm uẩn thiện-năm uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Vô sắc mạng chung-sinh trở lại cõi Vô sắc, ngay địa này chết đi sinh trở lại địa này:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ một uẩn vô ký, đạt được một uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ một uẩn vô ký, đạt được một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn vô ký, đạt được một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-bốn uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Ở cõi Vô sắc, từ địa dưới mạng chung-sinh lên địa trên:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-bốn uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-bốn uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiệnbốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Ở cõi Vô sắc, từ địa trên mạng chung-sinh xuống địa dưới:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-bốn uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-bốn uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Vô sắc mạng chung-sinh đến cõi Dục:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-bốn uẩn vô ký, đạt được bốn uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký, có người nói năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-bốn uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Những người ở cõi Vô sắc mạng chung-sinh đến cõi Sắc:
Nếu trú trong tâm thiện mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được năm uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy bốn uẩn thiện-một uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm nhiễm mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-một uẩn vô ký, đạt được năm uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-một uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Nếu trú trong tâm vô ký mà mạng chung, thì lúc ấy rời bỏ bốn uẩn thiện-bốn uẩn vô ký, đạt được năm uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-năm uẩn vô ký, ngay lúc ấy một uẩn thiện-một uẩn nhiễm-bốn uẩn vô ký diệt đi, một uẩn thiện-bốn uẩn nhiễm-hai uẩn vô ký hiện rõ ở trước mắt.
Vì sao tùy miên của cõi Dục không tùy tăng đối với pháp của cõi Sắc? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Đó là trong phẩm luận về Hữu Tình ở chương Kiết Uẩn trước đây nói: “Dị sinh cõi Dục có chín mươi tám tùy miên tùy tăng và chín kiết hệ thuộc, dị sinh cõi Sắc có sáu mươi hai tùy miên tùy tăng và sáu kiết hệ thuộc, dị sinh cõi Vô sắc có ba mươi mốt tùy miên tùy tăng và sáu kiết hệ thuộc.” Hoặc có người sinh lòng nghi ngờ: Dị sinh cõi Dục làm tùy miên của cõi Sắc-Vô sắc tùy tăng, dị sinh cõi Sắc làm tùy miên của cõi Vô sắc tùy tăng. Bởi vì muốn làm cho mối nghi này được quyết định, hiển bày về thành tựu của cõi ấy không phải là tùy tăng của cõi ấy, nghĩa là dị sinh cõi Dục chỉ làm tùy miên của cõi Dục tùy tăng chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc, dị sinh cõi Sắc chỉ làm tùy miên của cõi Sắc tùy tăng chứ không phải là cõi Vô sắc. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao tùy miên của cõi Dục không tùy tăng đối với pháp của cõi Sắc?
Đáp: Bởi vì cõi sẽ tạp loạn và không có thể thi thiết về lìa nhiễm cõi Dục. Cõi tạp loạn, đó là cõi ấy cũng là cõi Dục cũng là cõi Sắc, thì không có thể nói là cõi Dục-Sắc khác nhau; và không có thể thi thiết về lìa nhiễm cõi Dục, đó là lúc lìa tham của cõi Dục thì không gọi là lìa nhiễm của cõi Dục, lúc lìa tham của cõi Sắc mới gọi là lìa nhiễm của cõi Dục. Điều này thì không hợp lý.
Hỏi: Vì sao tùy miên của cõi Dục không tùy tăng đối với pháp của cõi Vô sắc?
Đáp: Bởi vì cõi sẽ tạp loạn và không có thể thi thiết về lìa nhiễm cõi Dục. Cõi tạp loạn, đó là cõi ấy cũng là cõi Dục cũng là cõi Vô sắc, thì không có thể nói là cõi Dục-Vô sắc khác nhau; và không có thể thi thiết về lìa nhiễm cõi Dục, đó là lúc lìa tham của cõi Dục thì không gọi là lìa nhiễm của cõi Dục, lúc lìa tham của cõi Vô sắc mới gọi là lìa nhiễm của cõi Dục. Điều này thì không hợp lý.
Hỏi: Vì sao tùy miên của cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp của cõi Dục?
Đáp: Bởi vì cõi sẽ tạp loạn và pháp ở cõi ấy không phải là sở duyên của pháp ở cõi này. Cõi tạp loạn, đó là cõi ấy cũng là cõi Sắc cũng là cõi Dục, thì không có thể nói là cõi Sắc-Dục khác nhau; và pháp ở cõi ấy không phải là sở duyên của pháp ở cõi này, đó là bởi vì không có phiền não của địa trên duyên với pháp của địa dưới.
Hỏi: Vì sao tùy miên của cõi Sắc không tùy tăng đối với pháp của cõi Vô sắc?
Đáp: Bởi vì cõi sẽ tạp loạn và không có thể thi thiết về lìa nhiễm cõi Sắc. Cõi tạp loạn, đó là cõi ấy cũng là cõi Sắc cũng là cõi Vô sắc, thì không có thể nói là cõi Sắc-Vô sắc khác nhau; và không có thể thi thiết về lìa nhiễm cõi Sắc, đó là lúc lìa tham của cõi Sắc thì không gọi là lìa nhiễm của cõi Sắc, lúc lìa tham của cõi Vô sắc mới gọi là lìa nhiễm của cõi Sắc. Điều này thì không hợp lý.
Hỏi: Vì sao tùy miên của cõi Vô sắc không tùy tăng đối với pháp của cõi Dục?
Đáp: Bởi vì cõi sẽ tạp loạn và pháp ở cõi ấy không phải là sở duyên của pháp ở cõi này. Như trước nên biết!
Hỏi: Vì sao tùy miên của cõi Vô sắc không tùy tăng đối với pháp của cõi Sắc?
Đáp: Bởi vì cõi sẽ tạp loạn và pháp ở cõi ấy không phải là sở duyên của pháp ở cõi này. Như trước nên biết!
Hỏi: Đã nói về ba cõi thì sự kiến lập như thế nào, là bởi vì địa-là bởi vì xứ hay là bởi vì đoạn ái? Nếu như vậy thì có gì sai? Nếu bởi vì địa thì phải nói là chín cõi, bởi vì có chín địa, đó là cõi Dục-bốn Tĩnh lự-bốn Vô sắc. Nếu bởi vì xứ thì phải nói là bốn mươi cõi, bởi vì có bốn mươi xứ, đó là hai mươi xứ ở cõi Dục, mười sáu xứ ở cõi Sắc, bốn xứ ở cõi Vô sắc. Nếu bởi vì đoạn ái thì cũng phải nói là chín cõi, đó là bởi vì ái của cõi Dục cho đến ái của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều có phạm vi khác nhau?
Đáp: Nên nói là bởi vì đoạn ái cho nên kiến lập ba cõi.
Hỏi: Nếu như vậy thì phải thiết lập chín cõi?
Đáp: Bởi vì đoạn ái cùng loại cho nên chỉ thiết lập ba cõi, đó là từ địa ngục vô gián cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, đều do ái Dục mà có sai biệt, cho nên kiến lập cõi Dục; từ cõi trời Phạm Chúng cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, đều do ái Sắc mà sai biệt, cho nên kiến lập cõi Sắc; từ Không vô biên xứ cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều do ái Vô sắc mà có sai biệt, cho nên kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-có Dục thì kiến lập cõi Dục, có Sắckhông có Dục thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không có Dục thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-có thứ hai thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không có thứ hai thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không có thứ hai thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-có cảnh thì kiến lập cõi Dục, có Sắckhông có cảnh thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không có cảnh thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-có nhiều đồ vật thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không có nhiều đồ vật thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không có nhiều đồ vật thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-có Dục-có Ngã chấp thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không có Dục-có Ngã chấp thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không có Dục-có Ngã chấp thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-có thứ hai-có Ngã chấp thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không có thứ hai-có Ngã chấp thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không có thứ hai-có Ngã chấp thì kiến lập cõi Vô sắc; cảnh và nhiều đồ vật nói cũng như vậy.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-tương ưng với không có Tàm-không có Quý thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không tương ưng với không có Tàm-không có Quý thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không tương ưng với không có Tàm-không có Quý thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-tương ưng với keo kiệt-ganh ghét thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không tương ưng với keo kiệt-ganh ghét thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không tương ưng với keo kiệt-ganh ghét thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-tương ưng với Ưu căn-Khổ căn thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không tương ưng với Ưu căn-Khổ căn thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không tương ưng với Ưu căn-Khổ căn thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có Sắc-tương ưng với Đoàn thực-Dâm-Ái thì kiến lập cõi Dục, có Sắc-không tương ưng với Đoàn thực-Dâm-Ái thì kiến lập cõi Sắc, không có Sắc-không tương ưng với Đoàn thực-DâmÁi thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có nhân dị thục của năm uẩn-quả dị thục của năm uẩn và tùy miên bất thiện-vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Dục, có nhân dị thục của năm uẩn-quả dị thục của năm uẩn và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Sắc, có nhân dị thục của bốn uẩn-quả dị thục của bốn uẩn và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có nhân dị thục của bốn uẩn đạt được một quả và tùy miên bất thiện-vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Dục, có nhân dị thục của năm uẩn đạt được một quả và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Sắc, có nhân dị thục của bốn uẩn đạt được một quả và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có nhân dị thục của ba Thọ-quả dị thục của ba Thọ và tùy miên bất thiện-vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Dục, có nhân dị thục của hai Thọ-quả dị thục của hai Thọ và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Sắc, có nhân dị thục của một Thọ-quả dị thục của một Thọ và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có nhân dị thục của bốn Thọ-quả dị thục của bốn Thọ và tùy miên bất thiện-vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Dục, có nhân dị thục của ba Thọ-quả dị thục của ba Thọ và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Sắc, có nhân dị thục của một Thọ-quả dị thục của một Thọ và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Vô sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào có nhân dị thục của có Sắc-không có Sắc, quả dị thục của có Sắc-không có Sắc, và tùy miên bất thiện-vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Dục; có nhân dị thục của có Sắc-không có Sắc, quả dị thục của có Sắc-không có Sắc, và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Sắc; có nhân dị thục của không có Sắc-quả dị thục của không có Sắc, và chỉ có tùy miên vô ký tùy tăng thì kiến lập cõi Vô sắc.
Như có Sắc-không có Sắc, như vậy có thấy-không có thấy, có đốikhông có đối, nói cũng như vậy.
Hỏi: Đã nói về ba cõi thì sự an lập như thế nào, là trên dưới trùng điệp, hay là nối tiếp nhau theo chiều ngang? Nếu trên dưới trùng điệp, thì làm sao thi thiết lìa tất cả nhiễm của những nơi ấy, làm sao thần thông có thể đến khắp những nơi ấy? Nếu nối tiếp nhau theo chiều ngang, thì Đà-la-đạt-đa đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Vô biên thế giới ở phương dưới, vô biên thế giới ở phương trên.”
Đáp: Trong này có người nói: Trên dưới trùng điệp, nghĩa là từ bầu hư không xa xăm ở phía dưới tầng Phong luân của cõi này, có cõi trời Sắc Cứu Cánh của phương dưới, dưới đó lần lượt chuyển tiếp cho đến tầng Phong luân, tiếp theo phía dưới lại có cõi trời Sắc Cứu Cánh, lần lượt chuyển tiếp hướng về phía dưới cho đến tầng Phong luân, như vậy thế giới phương dưới lần lượt chuyển tiếp cho đến vô biên. Lại từ bầu hư không xa xăm phía trên cõi trời Sắc Cứu Cánh của cõi này, có tầng Phong luân của phương trên, phía trên đó lần lượt chuyển tiếp cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, tiếp theo phía trên lại có tầng Phong luân, lần lượt chuyển tiếp hướng lên phía trên cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, như vậy thế giới phương trên lần lượt chuyển tiếp cho đến vô biên.
Hỏi: Nếu như vậy thì làm sao thi thiết lìa tất cả nhiễm của những nơi ấy, làm sao thần thông có thể đến khắp những nơi ấy?
Đáp: Nếu lúc có người lìa nhiễm của một cõi Dục, thì gọi là lìa nhiễm của tất cả cõi Dục, bởi vì giống nhau. Nhưng dựa vào Định thứ nhất mà phát khởi thần thông, thì chỉ có thể đi đến cõi Phạm Thế của một cõi Dục chứ không phải là nơi nào khác, bởi vì nơi chốn khác nhau. Như vậy, lìa nhiễm của cõi Sắc và dựa vào Định khác mà phát khởi thần thông, tùy theo thích hợp cũng như vậy.
Có Sư khác nói: Nối tiếp nhau theo chiều ngang.
Hỏi: Nếu như vậy thì Đà-la-đạt-đa đã nói nên hiểu thế nào?
Đáp: Điều ấy nên đưa ra cách nói này: Vô biên cõi Dục ở phương dưới, vô biên cõi Sắc ở phương trên.
Trong này, cõi Dục ở các nơi cùng chung một tùy miên, cõi SắcVô sắc tùy theo địa sai biệt đều có tùy miên khác nhau.
Hỏi: Vì sao cõi Dục ở các nơi cùng chung một tùy miên, cõi SắcVô sắc tùy theo địa sai biệt đều có tùy miên khác nhau?
Đáp: Cõi Dục là cõi không nhất định, không phải là địa của tu, không phải là địa của lìa nhiễm, phiền não trong cõi này như con ngựa không có cương, tự do rong ruổi tùy thích, cho nên tất cả mọi nơi cùng chung một tùy miên; cõi Sắc-Vô sắc là cõi nhất định, là địa của tu, là địa của lìa nhiễm, phiền não trong cõi này như con ngựa có cương, không tự do chuyển động, cho nên địa trên-địa dưới đều có tùy miên khác nhau.
Lại nữa, cõi Dục thì căn bất thiện mạnh mẽ mà căn thiện thì yếu kém, cho nên tất cả mọi nơi cùng chung một tùy miên; cõi Sắc-Vô sắc thì không có căn bất thiện mà căn thiện thì mạnh mẽ, cho nên địa trênđịa dưới đều có tùy miên khác nhau.
Lại nữa, cõi Dục thì pháp bất thiện tăng lên mà pháp thiện thì sút giảm; cõi Sắc-Vô sắc thì không có pháp bất thiện mà pháp thiện thì tăng lên.
Lại nữa, cõi Dục thì pháp bất thiện như chủ mà căn thiện thì như khách; cõi Sắc-Vô sắc thì không có pháp bất thiện mà pháp thiện thì như chủ.
Lại nữa, cõi Dục có căn bất thiện có thể đoạn mất căn thiện; cõi Sắc-Vô sắc không có căn bất thiện có thể đoạn mất căn thiện.
Lại nữa, cõi Dục thì lễ nghi không có kiêng kỵ giống như vợ chồng, cho nên tất cả mọi nơi cùng chung một tùy miên; cõi Sắc-Vô sắc thì lễ nghi có ngăn cách giống như mẹ con, cho nên địa trên-địa dưới đều có tùy miên khác nhau.
Lại nữa, cõi Dục thì pháp thiện-oai nghi có xen tạp, giống như người dòng vua chúa và người dòng Chiên-đồ-la cùng giam một ngục, cho nên tất cả mọi nơi cùng chung một tùy miên; cõi Sắc-Vô sắc thì pháp thiện-oai nghi không có xen tạp, giống như người dòng vua chúa và người dòng Trưởng giả cùng giam một ngục, cho nên địa trên-địa dưới đều có tùy miên khác nhau.
Hỏi: Khoảng giữa ba cõi có vật ngăn cách hay không? Nếu có thì ở đó có hai vật, cõi sẽ trở thành năm; ngay khoảng giữa của năm lại có bốn vật, thì cõi sẽ trở thành chín; như vậy lần lượt chuyển tiếp thì trở thành vô cùng tận? Nếu không có thì làm sao ba cõi không hợp lại thành một?
Đáp: Nên nói là ở khoảng giữa của ba cõi lại không có vật gì ngăn cách.
Hỏi: Nếu như vậy thì ba cõi làm sao không hợp thành một?
Đáp: Ở khoảng giữa của ba cõi tuy không có vật gì ngăn cách mà không hợp thành một; như mười tám Giới-mười hai Xứ-năm Uẩn-ba đời-bốn đại chủng…, tuy không có vật ngăn cách mà không hợp thành một, ở đây cũng như vậy.
Lại nữa, bởi vì tánh tướng khác nhau, bởi vì vật loại khác nhau, cho nên tuy không có vật ngăn cách mà không hợp thành một.
Hỏi: Nếu như vậy thì trên là cõi trời Tha Hóa Tự Tại, dưới là Tĩnh lự thứ nhất, khoảng giữa xa xăm mù mịt, có vô lượng sắc của cõi hư không, làm sao có thể biết phạm vi sai biệt đây là cõi Dục, đây là cõi Sắc?
Đáp: Vòng quanh phạm vi của hai cõi đều có màng lưới ánh sáng, phạm vi của hai ánh sáng thô thiển-vi tế không như nhau, vì vậy biết rõ ràng đây là cõi Dục, đây là cõi Sắc.
Lại nữa, nếu ở cõi Dục sinh ra đạt được Thiên nhãn, nơi đã có thể nhìn thấy là cõi Dục, nơi không có thể nhìn thấy là cõi Sắc.
Lại nữa, nếu ở cõi Dục sinh ra đạt được thần thông, nơi đã có thể đi đến là cõi Dục, nơi không có thể đi đến là cõi Sắc.
Lại nữa, nếu nơi nào do Ái của cõi Dục mà duyên vào là cõi Dục, do Ái của cõi Sắc mà duyên vào là cõi Sắc.
Đó gọi là phạm vi sai biệt của hai cõi.
Hỏi: Vì sao tùy miên không biến hành của cõi Dục, không tùy tăng khắp nơi đối với pháp của cõi Dục?
Đáp: Loại này sẽ trở thành biến hành, và bởi vì pháp ấy không phải là sở duyên của pháp này. Loại này sẽ trở thành biến hành, nghĩa là tùy miên không biến hành của cõi Dục này, nếu tùy tăng khắp nơi đối với pháp của cõi Dục, cũng sẽ thở thành biến hành, thì không có thể thi thiết về tướng dụng sai biệt của tùy miên biến hành và tùy miên không biến hành; và bởi vì pháp ấy không phải là sở duyên của pháp này, nghĩa là các pháp khác Bộ ấy không phải là sở duyên của tùy miên không biến hành này, bởi vì loại này chỉ dùng pháp thuộc Bộ mình làm sở duyên. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì dựa vào thế lực của tùy miên không biến hành mà kiến lập các pháp thuộc năm Bộ có khác nhau, nếu tùy miên không biến hành cũng duyên với tất cả năm Bộ, thì sẽ tùy tăng khắp nơi đối với năm Bộ, như vậy sẽ làm cho năm Bộ trở thành tạp loạn, năm Bộ tạp loạn thì đối trị tạp loạn, đối trị tạp loạn thì Hiện quán tạp loạn, Hiện quán tạp loạn thì không có thể thi thiết sai biệt về biết khắp, sai biệt về quả Sa-môn. Muốn làm cho không có lỗi như vậy, vì thế cho nên tùy miên không biến hành của cõi Dục, không tùy tăng khắp nơi đối với pháp của cõi Dục.
Hỏi: Vì sao tùy miên không biến hành của cõi Sắc, không tùy tăng khắp nơi đối với pháp của cõi Sắc?
Đáp: Loại này sẽ trở thành biến hành, và bởi vì pháp ấy không phải là sở duyên của pháp này. Giải thích như trước.
Hỏi: Vì sao tùy miên không biến hành của cõi Vô sắc, không tùy tăng khắp nơi đối với pháp của cõi Vô sắc?
Đáp: Loại này sẽ trở thành biến hành, và bởi vì pháp ấy không phải là sở duyên của pháp này. Giải thích như trước.
Nghĩa về nhân Biến hành nói rộng ra như phẩm luận về Trí trong chương Tạp Uẩn, và phẩm luận về Bất Thiện trong chương Kiết Uẩn.
Có mười Tưởng, đó là Tưởng về Vô thường cho đến Tưởng về Diệt, phần này như phẩm luận về Nhiếp trong chương Định Uẩn đã phân biệt rộng ra.
Nếu tu Tưởng về Vô thường thì lúc ấy tư duy Tưởng về Vô thường chăng? Cho đến nói rộng.
Tu có bốn loại, đó là tu đạt được-tu luyện tập-tu đối trị-tu loại bỏ. Nghĩa về bốn loại tu nói rộng ra như trong phẩm luận về Tha Tâm Trí ở chương Trí Uẩn.
Trong này có người nói: Chỉ dựa vào tu luyện tập mà soạn luận.
Có người nói: Cùng dựa vào tu đạt được-tu luyện tập mà soạn luận.
Có những người muốn làm cho trong này chỉ dựa vào tu luyện tập mà soạn luận, họ nói nếu tu Tưởng về Vô thường, thì đó là Tưởng về Vô thường hiện rõ ở trước mắt; lúc ấy tư duy Tưởng về Vô thường, đó là dùng Tưởng về Vô thường làm sở duyên, tức là lúc Tưởng về Vô thường hiện rõ ở trước mắt duyên với nghĩa của Tưởng về Vô thường.
Hỏi: Nếu tu Tưởng về Vô thường thì lúc ấy tư duy Tưởng về Vô thường chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc tu Tưởng về Vô thường mà không tư duy Tưởng về Vô thường, đó là duyên với pháp khác mà tu Tưởng về Vô thường, như duyên với Sắc-Thọ-Hành-Thức uẩn, trừ ra Tưởng về Vô thường duyên với Tưởng uẩn khác khởi lên Tưởng về Vô thường.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Ở phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú thuộc hành tướng Vô thường, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu lìa nhiễm cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú thuộc hành tướng Vô thường, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.
Nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú thuộc hành tướng Vô thường, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.
Nếu lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú thuộc hành tướng Vô thường, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu vẫn dùng Niệm trú loại này, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, ngay lúc ấy khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Niệm trú loại này, và lúc khởi lên Biện vô ngại giải thuộc Niệm trú loại này, Nguyện trí-Định Biên tế-Vô sắc-Giải thoát, tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế.
Những lúc như vậy, tu Tưởng về Vô thường, bởi vì Tưởng về Vô thường hiện rõ ở trước mắt; không tư duy Tưởng về Vô thường, bởi vì duyên với pháp khác.
2. Có lúc tư duy Tưởng về Vô thường mà không tu Tưởng về Vô thường, đó là duyên với Tưởng về Vô thường mà tu Tưởng khác.
Tưởng khác, đó là Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã và Tưởng thiện-nhiễm-vô ký khác.
Trong này, Tưởng thiện đó là Tưởng thiện thuộc gia hạnh, và Tưởng thiện thuộc sinh đắc.
Tưởng thiện thuộc gia hạnh, đó là do Văn-Tư-Tu mà thành.
Do Văn mà thành, đó là duyên với Tưởng về Vô thường khởi lên hành tướng không phải là Vô thường, do Văn mà thành Tưởng.
Do Tư mà thành, đó là duyên với Tưởng về Vô thường khởi lên hành tướng không phải là Vô thường, do Tư mà thành Tưởng.
Do Tu mà thành, đó là duyên với Tưởng về Vô thường khởi lên hành tướng không phải là Vô thường, do Tu mà thành Tưởng.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và tăng trưởng, duyên với Tưởng về Vô thường, khởi lên Pháp niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường.
Nếu phần vị Thế đệ nhất pháp khởi lên Pháp niệm trú thuộc ba hành tướng.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm, khởi lên Pháp niệm trú thuộc ba hành tướng; Hiện quán về TậpĐạo đều trong bốn tâm, khởi lên Pháp niệm trú thuộc bốn hành tướng.
Nếu dùng Pháp niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường duyên với Tưởng về Vô thường, lìa nhiễm cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dùng loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dùng Pháp niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường duyên với Tưởng về Vô thường, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động. Nếu vẫn dùng loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dùng Pháp niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường duyên với Tưởng về Vô thường, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự và lúc khởi lên Tha tâm trí thông-Túc trú tùy niệm trí thông, lúc khởi lên Pháp niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường duyên với Tưởng về Vô thường, lúc khởi lên bốn Vô lượng.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, thì ngay lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú loại này, và lúc khởi lên Biện vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú loại này, Nguyện trí-Định Biên tế, Vô sắc-Giải thoát, Biến xứ của KhôngThức vô biên xứ, tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế. Đây gọi là Tưởng thiện.
Tưởng nhiễm, đó là duyên với Tưởng về Vô thường, khởi lên Tátca-da kiến, chấp Ngã-Ngã sở; khởi lên Biên chấp kiến, chấp Đoạn-chấp Thường; khởi lên Tà kiến, chấp không có nhân-không có tạo tác và sút giảm; khởi lên Kiến thủ, chấp thượng diệu thù thắng bậc nhất; khởi lên Giới cấm thủ, chấp thanh tịnh giải thoát rời xa; khởi lên Nghi ngờ phân vân không quyết định; khởi lên Vô minh không có trí tuệ tối tăm ngu si; khởi lên Tham ưa thích vừa ý; khởi lên Sân không ưa thích-không vừa ý; khởi lên Mạn tự hào ngạo nghễ. Đây gọi là Tưởng nhiễm.
Tưởng vô ký, đó là duyên với Tưởng về Vô thường, khởi lên Tưởng không phải là như lý-không phải là không như lý. Đây gọi là Tưởng vô ký.
Những lúc như vậy, tư duy Tưởng về Vô thường, bởi vì duyên với Tưởng về Vô thường; không tu Tưởng về Vô thường, bởi vì khởi lên Tưởng khác.
3. Có lúc tu Tưởng về Vô thường mà cũng tư duy Tưởng về Vô thường, đó là duyên với Tưởng về Vô thường mà tu Tưởng về Vô thường, như lúc Tưởng về Vô thường trải qua thời gian dài nối tiếp nhau hiện rõ ở trước mắt, duyên với Tưởng về Vô thường trong sự nối tiếp nhau của mình ở quá khứ-vị lai, và trong sự nối tiếp của người khác ở ba đời.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và tăng trưởng, duyên với Tưởng về Vô thường, khởi lên Pháp niệm trú thuộc hành tướng Vô thường.
Nếu phần vị Thế đệ nhất pháp, khởi lên Pháp niệm trú thuộc hành tướng Vô thường.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm, khởi lên Pháp niệm trú thuộc hành tướng Vô thường.
Nếu dùng Pháp niệm trú thuộc hành tướng Vô thường duyên với Tưởng về Vô thường, lìa nhiễm cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dùng loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dùng Pháp niệm trú loại này, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động. Nếu vẫn dùng loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu vẫn dùng Pháp niệm trú loại này, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự.
Và có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, thì khởi lên Nghĩa vô ngại giải, và lúc khởi lên Nguyện trí-Định Biên tế-Vô sắc-Giải thoát, tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế.
Có người nói: Và lúc khởi lên Tam-ma-địa Vô nguyện-Vô nguyện.
Những lúc như vậy, tu Tưởng về Vô thường, bởi vì Tưởng về Vô thường hiện rõ ở trước mắt; cũng tư duy Tưởng về Vô thường, bởi vì duyên với Tưởng về Vô thường.
4. Có lúc không tu Tưởng về Vô thường mà cũng không tư duy Tưởng về Vô thường, đó là trừ ra những tướng trước.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Diệt đế.
Nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, không duyên với Tưởng về Vô thường khởi lên các Niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm.
Nếu ở trong phần vị Tu-phần vị Vô học, lúc khởi lên tất cả Niệm trú thuộc hành tướng không phải là Vô thường không duyên với Tưởng về Vô thường.
Những lúc như vậy, không tu Tưởng về Vô thường, bởi vì Tưởng về Vô thường không hiện rõ trước mắt; cũng không tư duy Tưởng về Vô thường, bởi vì không duyên với Tưởng về Vô thường.
Các Sư ở ngoài nước Ca-thấp-di-la đưa ra cách nói như vậy: “Có lúc không tu Tưởng về Vô thường mà cũng không tư duy Tưởng về Vô thường, đó là duyên với pháp khác-tu về Tưởng khác; như duyên với Sắc-Thọ-Hành-Thức uẩn, trừ ra Tưởng về Vô thường, còn lại Tưởng uẩn khởi lên Tưởng khác, duyên với Vô vi khởi lên Tưởng khác.”
Tưởng khác, đó là Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, và tất cả Tưởng khác không phải là Tưởng về Vô thường, nói rộng ra nên biết.
Như Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, cũng như vậy. Sai biệt là nói đến tên gọi của mình, và trong câu thứ ba đều trừ ra Vô nguyện-Vô nguyện.
Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, Tưởng về Chết, Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, tùy theo thích hợp nên biết! Nghĩa là nếu tu Tưởng về Bất tịnh, thì lúc ấy không tư duy Tưởng về Bất tịnh, bởi vì lúc Tưởng về Bất tịnh hiện rõ ở trước mắt thì duyên với hình sắc hiển hiện; nếu tư duy Tưởng về Bất tịnh, thì lúc ấy không tu Tưởng về Bất tịnh, bởi vì lúc duyên với Tưởng về Bất tịnh thì Tưởng khác hiện rõ ở trước mắt. Tưởng khác, đó là Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, và Tưởng thiện-nhiễm-vô ký khác.
Như Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, Tưởng về Chết, Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt cũng như vậy. Sai biệt là nói đến sở duyên của mình, nghĩa là nếu tu Tưởng về Chán ăn, thì lúc ấy không tư duy Tưởng về Chán ăn, bởi vì lúc Tưởng ấy hiện rõ ở trước mắt thì duyên với HươngVị-Xúc; nếu tư duy Tưởng về Chán ăn, thì lúc ấy không tu Tưởng về Chán ăn, bởi vì lúc duyên với Tưởng ấy thì Tưởng khác hiện rõ ở trước mắt. Tưởng khác, nói như trước.
Nếu tu Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, thì lúc ấy không tư duy Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, bởi vì lúc Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui hiện rõ ở trước mắt thì duyên với các sự việc đáng yêu của thế gian; nếu tư duy Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, thì lúc ấy không tu Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, bởi vì lúc duyên với Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui thì Tưởng khác hiện rõ ở trước mắt. Tưởng khác, nói như trước.
Nếu tu Tưởng về Chết, thì lúc ấy không tư duy Tưởng về Chết, bởi vì lúc Tưởng về Chết hiện rõ ở trước mắt thì duyên với Mạng căn và tánh Vô thường câu sinh của Mạng căn; nếu tư duy Tưởng về Chết, thì lúc ấy không tu Tưởng về Chết, bởi vì lúc duyên với Tưởng về Chết thì Tưởng khác hiện rõ ở trước mắt. Tưởng khác, nói như trước.
Nếu tu Tưởng về Đoạn, thì lúc ấy không tư duy Tưởng về Đoạn,
bởi vì lúc Tưởng về Đoạn hiện rõ ở trước mắt thì duyên với Niết-bàn; nếu tư duy Tưởng về Đoạn, thì lúc ấy không tu Tưởng về Đoạn, bởi vì lúc duyên với Tưởng về Đoạn thì Tưởng khác hiện rõ ở trước mắt. Tưởng khác, nói như trước.
Như Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt cũng như vậy.
*******
Có những người muốn làm cho trong này cùng dựa vào tu đạt được-tu luyện tập mà soạn luận, họ nói nếu tu Tưởng về Vô thường, thì đó là Tưởng về Vô thường nếu hiện rõ trước mắt hay là không hiện rõ trước mắt mà tu; lúc ấy tư duy Tưởng về Vô thường, đó là dùng Tưởng về Vô thường làm sở duyên, tức là Tưởng về Vô thường, lúc tu thì duyên với nghĩa của Tưởng về Vô thường.
Hỏi: Nếu tu Tưởng về Vô thường thì lúc ấy tư duy Tưởng về Vô thường chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc tu Tưởng về Vô thường mà không tư duy Tưởng về Vô thường, đó là duyên với pháp khác mà tu Tưởng về Vô thường, như duyên với Sắc-Thọ-Hành-Thức uẩn, trừ ra Tưởng về Vô thường, còn lại Tưởng uẩn tu Tưởng về Vô thường, duyên với Vô vi tu Tưởng về Vô thường.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Ở phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu phần vị Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Diệt đế.
Nếu dùng Diệt trí lìa nhiễm cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nói cũng như vậy, chỉ trừ ra lúc đạo giải thoát thứ chín.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Diệt đế, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô giángiải thoát.
Vô học luyện căn, nói cũng như vậy, chỉ trừ ra đạo giải thoát thứ chín.
Nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự.
Nếu lúc dẫn dắt phát khởi Thần cảnhThiên nhãn-Thiên nhĩ thông.
Nếu dùng Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác, lúc khởi lên Tha tâm trí thông.
Nếu lúc khởi lên quán Bất tịnh-Trì tức niệm, ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, tám Biến xứ trước, Pháp-Từ vô ngại giải; lúc khởi lên Vô tranh, Không Không, Vô nguyện Vô nguyện, Vô tướng Vô tướng.
Có người nói: Trừ ra lúc khởi lên Vô nguyện Vô nguyện.
Lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, thì khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác; và có người muốn làm cho chỉ riêng Niết-bàn là Thắng nghĩa, thì lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Biện vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác, Nguyện trí-Định Biên tế-Vô sắc-Giải thoát, tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế.
Những lúc như vậy, tu Tưởng về Vô thường, không tư duy Tưởng về Vô thường.
2. Có lúc tư duy Tưởng về Vô thường mà không tu Tưởng về Vô thường, đó là duyên với Tưởng về Vô thường mà tu Tưởng khác.
Tưởng khác, đó là Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã và Tưởng thiện-nhiễm-vô ký khác.
Trong này, Tưởng thiện đó là Tưởng thiện thuộc gia hạnh, và Tưởng thiện thuộc sinh đắc.
Tưởng thiện thuộc gia hạnh, đó là do Văn-Tư-Tu mà thành.
Do Văn mà thành và do Tư mà thành, nói như trước.
Do Tu mà thành, đó là duyên với Tưởng về Vô thường khởi lên hành tướng không phải là Vô thường, do Tu mà thành Tưởng nhưng không tu Tưởng về Vô thường.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Ở phần vị Noãn ban đầu, lúc duyên với Tập-Đạo đế.
Nếu phần vị Thế đệ nhất pháp khởi lên Pháp niệm trú thuộc ba hành tướng.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm.
Nếu dị sinh lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Ngay lúc dị sinh dẫn dắt phát khởi Tha tâm trí thông-Túc trú tùy niệm trí thông và Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường.
Ngay lúc dị sinh khởi lên bốn Vô lượng và Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường.
Ngay lúc dị sinh khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường, Giải thoát của Vô sắc, và lúc khởi lên Biến xứ của Không-Thức vô biên xứ. Đây gọi là Tưởng thiện.
Tưởng nhiễm và Tưởng vô ký, nói như trước.
Những lúc như vậy, tư duy Tưởng về Vô thường mà không tu Tưởng về Vô thường.
3. Có lúc tu Tưởng về Vô thường mà cũng tư duy Tưởng về Vô thường, đó là duyên với Tưởng về Vô thường mà tu Tưởng về Vô thường, như lúc Tưởng về Vô thường trải qua thời gian dài nối tiếp nhau hiện rõ ở trước mắt, duyên với Tưởng về Vô thường trong sự nối tiếp nhau của mình ở quá khứ-vị lai, và trong sự nối tiếp của người khác ở ba đời.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói ở phần vị Noãn ban đầu, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Khổ đế; phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường; phần vị Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với ba Đế. Nếu khởi lên Thế đệ nhất pháp.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm, và lúc Đạo loại trí hiện khởi.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường, lìa nhiễm cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dùng loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động. Nếu vẫn dùng loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Vô thường, lúc tu
xen lẫn Tĩnh lự; nếu lúc khởi lên Tha tâm trí thông-Túc trú tùy niệm trí thông duyên với Tưởng về Vô thường, lúc khởi lên bốn Vô lượng.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, thì lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải duyên với Tưởng về Vô thường, và Biện vô ngại giải, Nguyện trí-Định Biên tế-Vô sắc-Giải thoát, tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế; lúc khởi lên Biến xứ của Không-Thức vô biên xứ.
Có người nói: Và lúc khởi lên Tam-ma-địa Vô nguyện-Vô nguyện.
Những lúc như vậy, tu Tưởng về Vô thường, cũng tư duy Tưởng về Vô thường.
4. Có lúc không tu Tưởng về Vô thường mà cũng không tư duy Tưởng về Vô thường, đó là trừ ra những tướng trước.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói ở phần vị Noãn ban đầu, lúc khởi lên Pháp niệm trú duyên với Diệt đế.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và tất cả phần vị khác không duyên với Tưởng về Vô thường, cũng không tu Tưởng về Vô thường.
Như sự thích hợp ấy đều cần phải biết! Các Sư nước ngoài tụng, cũng như trước nên biết.
Như Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, cũng như vậy. Sai biệt là nói đến tên gọi của mình, và trong câu thứ ba trừ ra có người nói Vô nguyện-Vô nguyện.
Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, Tưởng về Chết, Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, tùy theo thích hợp nên biết!
Nghĩa là Tưởng về Bất tịnh… cũng nên làm thành bốn câu phân biệt.
Nhưng mà có sai biệt, đó là hỏi: Nếu tu Tưởng về Bất tịnh thì lúc ấy tư duy Tưởng về Bất tịnh chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc tu Tưởng về Bất tịnh mà lúc ấy không tư duy Tưởng về Bất tịnh, đó là duyên với pháp khác mà tu Tưởng về Bất tịnh.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói nếu dùng Diệt-Đạo trí, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh và đạo giải thoát cuối cùng.
Có người nói: Lúc ấy là tất cả đạo giải thoát.
Nếu dựa vào Định Hữu sắc, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh.
Nếu sinh ở cõi Dục-Sắc đạt được quả A-la-hán, thì cuối cùng là đạo giải thoát.
Nếu dùng Diệt-Đạo trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh; đạo giải thoát thì không nhất định, nói như trước.
Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu dựa vào Định Hữu sắc, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh và đạo giải thoát cuối cùng.
Nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự; nếu dẫn dắt phát khởi Thần cảnhThiên nhãn-Thiên nhĩ-Tha tâm trí thông, thì lúc ấy là bốn đạo vô giánmột đạo giải thoát, và Tha tâm trí thông duyên với pháp khác thì lúc ấy là đạo giải thoát.
Nếu lúc khởi lên quán Bất tịnh-Trì tức niệm, ba Giải thoát đầutám Thắng xứ, tám Biến xứ trước, Pháp-Từ vô ngại giải.
Nếu dựa vào Định Hữu sắc, lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, thì dựa vào Định Hữu sắc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác; và có người muốn làm cho chỉ riêng Niết-bàn là Thắng nghĩa, thì lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải, nếu dựa vào Định Hữu sắc khởi lên Biện vô ngại giải, và khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với pháp khác, Nguyện trí-Định Biên tế.
Nếu lúc khởi lên Vô tranh, nếu dựa vào Định Hữu sắc, lúc khởi lên Không Không, Vô nguyện Vô nguyện,Vô tướng Vô tướng.
Những lúc như vậy, tu Tưởng về Bất tịng, không tư duy Tưởng về Bất tịnh.
2. Có lúc tư duy Tưởng về Bất tịnh mà không tu Tưởng về Bất tịnh, đó là duyên với Tưởng về Bất tịnh mà tu Tưởng khác.
Tưởng khác, đó là Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thườngKhổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã và Tưởng thiện-nhiễm-vô ký khác.
Trong này, Tưởng thiện đó là Tưởng thiện thuộc gia hạnh, và Tưởng thiện thuộc sinh đắc.
Tưởng thiện thuộc gia hạnh, đó là do Văn-Tư-Tu mà thành.
Do Văn mà thành, đó là duyên với Tưởng về Bất tịnh, khởi lên Tưởng do Văn mà thành.
Do Tư mà thành, đó là duyên với Tưởng về Bất tịnh, khởi lên Tưởng do Tư mà thành.
Do Tu mà thành, đó là duyên với Tưởng về Bất tịnh, khởi lên Tưởng do Tu mà thành, nhưng không tu Tưởng về Bất tịnh.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng duyên với Khổ-Tập đế, phần vị Noãn-Đảnh khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh.
Nếu khởi lên Thế đệ nhất pháp.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập đều trong bốn tâm.
Nếu dùng đạo thế tục, hoặc là Khổ-Tập trí, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, thì lúc ấy là tất cả chín đạo vô giántám đạo giải thoát.
Có người nói: Lúc ấy chỉ là đạo vô gián.
Nếu dùng đạo thế tục lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh thuộc Cận phần của Không vô biên xứ làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián.
Nếu dùng Khổ-Tập trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, thì lúc ấy là chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát.
Nếu dùng Khổ-Tập trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, thì lúc ấy là đạo vô gián; đạo giải thoát thì không nhất định, nói như trước.
Nếu dựa vào Cận phần của Không vô biên xứ, lúc khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh. Đây gọi là Tưởng thiện.
Tưởng nhiễm và Tưởng vô ký, nói như trước. Sai biệt là duyên với Tưởng về Bất tịnh.
Những lúc như vậy, tư duy Tưởng về Bất tịnh mà không tu Tưởng về Bất tịnh.
3. Có lúc tu Tưởng về Bất tịnh mà cũng tư duy Tưởng về Bất tịnh, đó là duyên với Tưởng về Bất tịnh mà tu Tưởng về Bất tịnh.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói nếu dùng đạo thế tục, hoặc là Khổ-Tập trí, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh và đạo giải thoát cuối cùng.
Có người nói: Và lúc ấy là tất cả đạo giải thoát.
Nếu dựa vào Định Hữu sắc, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu vẫn dựa vào Định này dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Khổ-Tập đế, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh; đạo giải thoát thì không nhất định, nói như trước.
Nếu dựa vào Định Hữu sắc, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự; nếu lúc khởi lên Tha tâm trí thông duyên với Tưởng về Bất tịnh; nếu khởi lên Túc trú tùy niệm trí thông; nếu lúc khởi lên bốn Vô lượng.
Nếu dựa vào Định Hữu sắc, lúc khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, thì dựa vào Định Hữu sắc lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với Tưởng về Bất tịnh; nếu lúc khởi lên Nguyện trí-Định Biên tế duyên với Tưởng về Bất tịnh.
Những lúc như vậy, tu Tưởng về Bất tịnh, cũng tư duy Tưởng về Bất tịnh.
4. Có lúc không tu Tưởng về Bất tịnh mà cũng không tư duy Tưởng về Bất tịnh, đó là trừ ra những tướng trước.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu, và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Diệt-Đạo đế; nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt-Đạo đều trong bốn tâm.
Nếu dùng Diệt-Đạo trí, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, thì lúc ấy là tất cả chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát.
Có người nói: Lúc ấy chỉ là đạo vô gián.
Nếu dùng Diệt-Đạo trí, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, thì lúc ấy là chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát.
Nếu dùng đạo thế tục, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, vẫn dựa vào Cận phần của Không vô biên xứ, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo giải thoát.
Nếu dựa vào Định Hữu sắc, lìa nhiễm của Không vô biên xứ cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy là tất cả đạo vô gián-giải thoát; chỉ trừ lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là đạo giải thoát cuối cùng.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, lìa nhiễm của Không vô biên xứ, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, lìa nhiễm của ba Vô sắc trên, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; chỉ trừ ra lúc sinh ở cõi Dục-Sắc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là đạo giải thoát cuối cùng.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Diệt-Đạo đế, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, thì lúc ấy là đạo vô gián; đạo giải thoát thì không nhất định, nói như trước.
Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu dựa vào Định Vô sắc, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; chỉ trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.
Nếu lúc khởi lên Vô sắc-Giải thoát, hai Biến xứ sau.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải-Biện vô ngại giải, Không Không, Vô nguyện Vô nguyện, Vô tướng Vô tướng, và lúc khởi lên Tưởng-Tâm vi tế, tiến vào Định Diệt tận. Phần vị thiện như vậy.
Nếu phần vị nhiễm ô và vô ký thì không duyên với Tưởng về Bất tịnh, cùng với tất cả phần vị không có tâm.
Những lúc như vậy, không tu Tưởng về Bất tịnh, cũng không tư duy Tưởng về Bất tịnh.
Như Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn cho đến Tưởng về Diệt cũng như vậy, đều làm thành bốn câu phân biệt, trong đó sai biệt như lý cần phải suy nghĩ!
Hỏi: Nếu khởi lên Tầm dục, thì lúc ấy tư duy về Tầm dục chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc khởi lên Tầm dục mà không tư duy về Tầm dục, đó là duyên với pháp khác mà khởi lên Tầm dục; như duyên với Sắc-ThọTưởng-Thức uẩn, trừ ra Tầm dục, còn lại Hành uẩn khởi lên Tầm dục. Đó gọi là khởi lên Tầm dục mà không tư duy về Tầm dục, bởi vì duyên với pháp khác.
2. Có lúc tư duy về Tầm dục mà không khởi lên Tầm dục, đó là duyên với Tầm dục mà khởi lên Tầm khác.
Ở đây có ba loại, đó là thiện-nhiễm-vô ký.
Thiện, đó là thiện thuộc gia hạnh và thiện thuộc sinh đắc.
Trong thiện thuộc gia hạnh bao gồm do Văn-Tư-Tu mà thành.
Do Văn mà thành, đó là duyên với Tầm dục khởi lên do Văn mà thành.
Do Tư mà thành, đó là duyên với Tầm dục khởi lên do Tư mà thành.
Do Tu mà thành, đó là duyên với Tầm dục khởi lên do Tu mà thành.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với cõi Dục; nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với cõi Dục.
Nếu khởi lên Thế đệ nhất pháp.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm, đó là Khổ pháp trí nhẫn và Khổ pháp trí; Hiện quán về Tập trong hai tâm, đó là Tập pháp trí nhẫn và Tập pháp trí.
Nếu dùng Khổ-Tập trí, lìa nhiễm của cõi Dục, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát.
Nếu dùng Thế tục trí, lìa nhiễm của cõi Dục, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián.
Nếu dựa vào Định Vị chí để lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh; cho đến nếu dựa vào Tĩnh lự thứ tư để lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh.
Nếu dùng Khổ-Tập pháp trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.
Nếu dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm dục, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự, lúc khởi lên Tha tâm trí thông duyên với Tầm dục, lúc khởi lên Túc trú tùy niệm trí thông duyên với cõi Dục, lúc khởi lên bốn Vô lượng, lúc khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tầm dục.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với Tầm dục.
Nếu lúc khởi lên Vô tranh-Nguyện trí-Định Biên tế thuộc Pháp niệm trú duyên với Tầm dục. Đây gọi là thiện.
Nhiễm ô, đó là duyên với Tầm dục mà khởi lên Tát-ca-da kiến, chấp Ngã-Ngã sở; nói rộng ra như trước.
Vô ký, đó là duyên với Tầm dục mà khởi lên tác ý không phải là như lý, không phải là không như lý.
Những lúc như vậy, tư duy về Tầm dục mà không khởi lên Tầm dục.
3. Có lúc khởi lên Tầm dục mà cũng tư duy về Tầm dục, đó là duyên với Tầm dục mà khởi lên Tầm dục; như lúc Tầm dục trải qua thời gian dài nối tiếp nhau hiện rõ ở trước mắt, duyên với Tầm dục trong sự nối tiếp nhau của mình ở quá khứ-vị lai, và trong sự nối tiếp của người khác ở ba đời.
4. Có lúc không khởi lên Tầm dục mà cũng không tư duy về Tầm dục, đó là trừ ra những tướng trước.
Sư nước ngoài tụng: “Đó là duyên với pháp khác mà khởi lên Tầm khác.”
Trong này, như duyên với Sắc-Thọ-Tưởng-Thức uẩn, trừ ra Tầm dục, còn lại Hành uẩn khởi lên Tầm dục; duyên với Vô vi mà khởi lên các Tầm, và còn lại tất cả các phần vị không khởi lên Tầm dục, không tư duy về Tầm dục.
Như Tầm dục, Tầm nhuế-Tầm hại cũng như vậy, sai biệt là nói đến tên gọi của mình.
Hỏi: Nếu khởi lên Tầm xuất ly, thì lúc ấy tư duy về Tầm xuất ly chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc khởi lên Tầm xuất ly mà không tư duy về Tầm xuất ly, đó là duyên với pháp khác mà khởi lên Tầm xuất ly; như duyên với Sắc-Thọ-Tưởng-Thức uẩn, trừ ra Tầm xuất ly, còn lại Hành uẩn khởi lên Tầm xuất ly; duyên với Vô vi mà khởi lên Tầm xuất ly.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói dựa vào Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất, phần vị NoãnĐảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Diệt đế.
Nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm.
Nếu dựa vào Định Vị chí, dùng Diệt trí lìa nhiễm của cõi Dục và nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất; và dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, dùng Diệt trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào hai địa này, dùng Khổ-Tập-Diệt trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào địa ấy, dùng Diệt trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào địa ấy, dùng Khổ-Tập-Diệt trí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự thứ nhất, nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất dẫn dắt phát khởi Thần cảnh-Thiên nhãn-Thiên nhĩ-Tha tâm trí thông, thì lúc ấy là bốn đạo vô gián-một đạo giải thoát, và lúc Tha tâm trí thông duyên với pháp khác là đạo giải thoát.
Nếu dựa vào Định Vị chí, lúc khởi lên Trì tức niệm.
Nếu dựa vào Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất, khởi lên hai Giải thoát đầu-bốn Thắng xứ trước, quán Bất tịnh, Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác; và có người muốn làm cho chỉ riêng Niết-bàn là Thắng nghĩa, lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải. Vẫn dựa vào hai địa ấy, khởi lên Pháp vô ngại giải và Từ vô ngại giải.
Nếu lúc Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Biện vô ngại biện thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác. Vẫn dựa vào hai địa ấy, lúc khởi lên Không Không, Vô nguyện Vô nguyện, Vô tướng Vô tướng.
Có người nói: Chỉ riêng lúc khởi lên Vô tướng Vô tướng.
Những lúc như vậy, khởi lên Tầm xuất ly mà không tư duy về Tầm xuất ly, bởi vì duyên với pháp khác.
2. Có lúc tư duy về Tầm xuất ly mà không khởi lên Tầm xuất ly, đó là duyên với Tầm xuất ly mà khởi lên Tầm khác.
Ở đây có ba loại, đó là thiện-nhiễm-vô ký.
Thiện, đó là trừ ra do Tư mà thành, còn lại nói như trước.
Hỏi: Ở trong phần do Tu mà thành, đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói dựa vào Tĩnh lự trung gian, và ba Tĩnh lự trên, ở phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với ba Đế; nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly.
Nếu khởi lên Thế đệ nhất pháp.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Đạo đều trong bốn tâm.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian, dùng Khổ-Tập-Đạo trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào Tĩnh lự trung gian, dùng Đạo trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập trí duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô giángiải thoát; chỉ trừ ra lìa nhiễm của Hữu Đảnh là đạo giải thoát cuối cùng.
Nếu dựa vào Cận phần của Tĩnh lự thứ hai, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu vẫn dựa vào đây, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ hai, dùng Đạo trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập trí duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; chỉ trừ ra lìa nhiễm của Hữu Đảnh là đạo giải thoát cuối cùng.
Như dựa vào Tĩnh lự thứ hai, dựa vào Tĩnh lự thứ ba-thứ tư cũng như vậy.
Nếu dựa vào Không vô biến xứ, dùng Đạo trí lìa nhiễm của Không vô biên xứ cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; chỉ trừ ra lìa nhiễm của Hữu Đảnh là đạo giải thoát cuối cùng.
Như dựa vào Không vô biên xứ, dựa vào Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ cũng như vậy.
Nếu dựa vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ để lìa nhiễm của địa ấy, dùng Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư, dùng KhổTập-Đạo trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí. Nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào các địa ấy, dùng Đạo trí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập trí duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát.
Nếu dựa vào Định Vô sắc, dùng Đạo trí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu vẫn dùng loại này và Pháp niệm trú thế tục duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát.
Nếu dùng Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập-Đạo trí duyên với Tầm xuất ly, lúc tu xen lẫn ba Tĩnh lự trên.
Nếu dựa vào ba tĩnh lự trên, lúc dẫn dắt phát khởi Tha tâm trí thông-Túc trú tùy niệm trí thông duyên với Tầm xuất ly.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư, lúc khởi lên Vô lượng.
Nếu lúc khởi lên Vô sắc-Giải thoát duyên với Tầm xuất ly.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng
xứ, lúc khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư, lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú thế tục do Khổ-Tập-Đạo trí duyên với Tầm xuất ly.
Dựa vào Định Vô sắc, lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú thế tục do Đạo trí duyên với Tầm xuất ly.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc khởi lên Biện vô ngại giải duyên với Tầm xuất ly.
Nếu lúc khởi lên Nguyện trí-Định Biên tế duyên với Tầm xuất ly, và lúc tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế. Đây gọi là thiện.
Nhiễm ô, đó là duyên với Tầm xuất ly mà khởi lên Tát-ca-da kiến, chấp Ngã-Ngã sở; nói rộng ra như trước.
Vô ký, đó là duyên với Tầm xuất ly mà khởi lên tác ý không phải là như lý, không phải là không như lý.
Những lúc như vậy, tư duy về Tầm xuất ly mà không khởi lên Tầm xuất ly.
3. Có lúc khởi lên Tầm xuất ly mà cũng tư duy về Tầm xuất ly, đó là duyên với Tầm xuất ly mà khởi lên Tầm xuất ly; như lúc Tầm xuất ly trải qua thời gian dài nối tiếp nhau hiện rõ ở trước mắt, duyên với Tầm xuất ly trong sự nối tiếp nhau của mình ở quá khứ-vị lai, và trong sự nối tiếp của người khác ở ba đời.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói dựa vào Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất, phần vị NoãnĐảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với ba Đế.
Nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly.
Nếu khởi lên Thế đệ nhất pháp.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Đạo đều trong bốn tâm.
Nếu dùng đạo thế tục, Khổ-Tập-Đạo trí lìa nhiễm của cõi Dục. Nếu vẫn dựa vào loại này làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dựa vào Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất, dùng Khổ-Tập-Diệt trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu vẫn dựa vào loại này và Pháp niệm trú thế tục duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào hai địa ấy, dùng Đạo trí, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vẫn dựa vào loại này và Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập trí duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; chỉ trừ ra lúc lìa nhiễm của hữu Đảnh là đạo giải thoát cuối cùng.
Vẫn dựa vào hai địa ấy, dùng Khổ-Tập-Đạo trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu vẫn dựa vào loại này, và Pháp niệm trú thế tục duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào hai địa ấy, dùng Đạo trí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu vẫn dựa vào loại này, và Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập trí duyên với Tầm xuất ly làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát.
Nếu Pháp niệm trú thế tục thuộc Khổ-Tập-Đạo trí duyên với Tầm xuất ly, lúc tu xen lẫn Tĩnh lự thứ nhất.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất lúc dẫn dắt phát khởi Tha tâm tríTúc trú tùy niệm trí thông duyên với Tầm xuất ly.
Nếu dựa vào Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên Vô lượng, và lúc khởi lên Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, dựa vào Định Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú thế tục do Khổ-Tập-Đạo trí duyên với Tầm xuất ly; vẫn dựa vào hai địa ấy, lúc khởi lên Biện vô ngại giải duyên với Tầm xuất ly.
Có người nói: Vẫn dựa vào hai địa ấy, lúc khởi lên Không Không, Vô nguyện Vô nguyện.
Những lúc như vậy, khởi lên Tầm xuất ly mà cũng tư duy về Tầm xuất ly.
4. Có lúc không khởi lên Tầm xuất ly mà cũng không tư duy về Tầm xuất ly, đó là trừ ra những tướng trước.
Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?
Đáp: Đây là nói dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư, phần vị Noãn-Đảnh-Nhẫn ban đầu và phần vị Nhẫn tăng trưởng, khởi lên Pháp niệm trú duyên với Diệt đế.
Nếu phần vị Noãn-Đảnh tăng trưởng, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú và Pháp niệm trú duyên với Tầm xuất ly.
Nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian, dùng Diệt trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Vẫn dựa vào Tĩnh lự trung gian, dùng Khổ-Tập-Diệt trí lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dựa vào Cận phần của Tĩnh lự thứ hai, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-đạo giải thoát.
Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ hai, dùng Khổ-Tập-Diệt trí, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Như dựa vào Tĩnh lự thứ hai, cho đến dựa vào Vô sở hữu xứ cũng như vậy.
Nếu dựa vào Cận phần của Tĩnh lự thứ ba, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, nếu vẫn dựa vào loại này dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Như dựa vào Cận phần của Tĩnh lự thứ ba, dựa vào Cận phần của Tĩnh lự thứ tư cũng như vậy.
Nếu dựa vào Cận phần của Không vô biên xứ, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư:
Những người nói Cận phần của Vô sắc có duyên khác, đó là nói nếu vẫn dựa vào loại này dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh.
Những người nói Cận phần của Vô sắc không có duyên khác, đó là nói nếu vẫn dựa vào loại này dùng Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Như dựa vào Cận phần của Không vô biên xứ, cho đến dựa vào Cận phần của Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như vậy.
Nếu dựa vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ để lìa nhiễm của địa ấy, thì lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, lúc ấy là đạo gia hạnh. Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư, dùng Diệt trí, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Vô sở hữu xứ, dùng KhổTập-Diệt trí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, dùng Thân-ThọTâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.
Nếu dựa vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thời giải thoát vì luyện căn làm Bất động, dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh
Nếu dùng Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác, lúc tu xen lẫn ba Tĩnh lự trên, nếu dựa vào ba Tĩnh lự trên dẫn dắt phát khởi Thần cảnh-Thiên nhãn-Thiên nhĩ, và Tha tâm trí-Túc trú tùy niệm trí thông duyên với pháp khác.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên hai Giải thoát đầu-bốn Thắng xứ trước.
Nếu lúc khởi lên Giải thoát thứ ba-thứ tám, bốn Thắng xứ saumười Biến xứ.
Nếu lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và bốn Vô sắc-Giải thoát thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư khởi lên quán Bất tịnh, và dựa vào Tĩnh lự trung gian-Cận phần của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba lúc khởi lên Trì tức niệm.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Có những người muốn làm cho tất cả các pháp đều là Thắng nghĩa, dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Nghĩa vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác; và có người muốn làm cho chỉ riêng Niết-bàn là Thắng nghĩa, vẫn dựa vào các địa ấy lúc khởi lên Nghĩa vô ngại giải. Vẫn dựa vào các địa ấy, lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Biện vô ngại giải thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác.
Dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Tĩnh lự thứ tư, lúc khởi lên Pháp vô ngại giải.
Có người nói: Và dựa vào Tĩnh lự trung gian, lúc khởi lên Từ vô ngại giải.
Nếu lúc khởi lên Thân-Thọ-Tâm niệm trú, và Nguyện trí-Định Biên tế thuộc Pháp niệm trú duyên với pháp khác, và lúc tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế.
Nếu lúc khởi lên Vô tranh.
Nếu dựa vào Tĩnh lự trung gian cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc khởi lên Không Không, Vô nguyện Vô nguyện, Vô tướng Vô tướng.
Những lúc như vậy, không khởi lên Tầm xuất ly mà cũng không tư duy về Tầm xuất ly.
Như Tầm xuất ly, Tầm vô nhuế-Tầm vô hại cũng như vậy. Ba Tầm ác-ba Tầm thiện, nói rộng ra như phẩm luận về Tư trong chương Tạp Uẩn.
*******
Các pháp có nhân là Vô minh thì pháp này duyên với Vô minh chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao trong này dựa vào Minh-Vô minh mà soạn luận?
Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.
Có người nói: Bởi vì hai loại này là căn bản của pháp tạp nhiễm và thanh tịnh, nghĩa là tất cả pháp tạp nhiễm lấy Vô minh làm căn bản, như nói: “Các loại pháp ác bất thiện vốn có, nếu sinh ra hoặc là lớn lên, đều lấy Vô minh làm gốc rễ, làm nhân tố, làm chủng loại, làm đẳng khởi.” Tất cả pháp thanh tịnh lấy Minh làm căn bản, như nói: “Các loại pháp thiện vốn có, nếu sinh ra hoặc là lớn lên, đều lấy Minh làm gốc rễ, làm nhân tố, làm chủng loại, làm đẳng khởi.”
Có người nói: Bởi vì hai loại này là đều là pháp đứng đầu, nghĩa là như Đức Thế Tôn ở trong các kinh nói hai loại này là pháp đứng đầu, như nói: “Này Tỳ kheo! Vô minh là pháp đứng đầu, Vô minh là tướng đầu tiên, các loại pháp ác bất thiện đều được sinh khởi, lại dựa vào pháp này mà trở thành người không có Tàm-Quý. Minh là pháp đứng đầu, Minh là tướng đầu tiên, các loại pháp thiện đều được sinh khởi, lại dựa vào pháp này mà trở thành người có Tàm-Quý.”
Có người nói: Bởi vì hai loại này là đều là pháp đối trị-chướng ngại gần với nhau, nghĩa là Vô minh là chướng ngại gần của Minh, Minh là đối trị gần của Vô minh.
Có người nói: Bởi vì hai loại này là đều là pháp trái ngược nhau, nghĩa là Vô minh trái ngược với Minh, Minh trái ngược với Vô minh.
Có người nói: Bởi vì hai loại này cùng duyên với bốn Đế thâu nhiếp lẫn nhau-không thâu nhiếp lẫn nhau, cùng duyên với pháp hữu lậu-vô lậu không thâu nhiếp lẫn nhau, cùng duyên với pháp hữu vi-vô vi không thâu nhiếp lẫn nhau.
Bởi vì các loại nhân duyên như vậy, cho nên người soạn luận dựa vào Minh-Vô minh mà soạn ra phần luận này.
Nhưng Minh-Vô minh là pháp Nhân Duyên, phẩm loại sai biệt có mười một loại, pháp hệ thuộc cõi Dục có bốn loại, đó là thiện-bất thiệnhữu phú vô ký và vô phú vô ký; pháp hệ thuộc cõi Sắc có ba loại, trừ ra bất thiện; pháp hệ thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy, và pháp vô lậu.
Trong này, pháp thiện hệ thuộc cõi Dục, thì Minh-Vô minh đều không phải là Nhân của nó, cùng làm ba Duyên đó là Đẳng vô gián-Sở duyên-Tăng thượng.
Pháp bất thiện hệ thuộc cõi Dục, thì Vô minh làm bốn Nhân của nó, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại-Biến hành, mà cũng làm bốn Duyên; Minh không phải là Nhân của nó, mà làm hai Duyên đó là Sở duyên-Tăng thượng.
Pháp hữu phú vô ký hệ thuộc cõi Dục, thì Vô minh làm bốn Nhân của nó, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại-Biến hành, mà cũng làm bốn Duyên; Minh không phải là Nhân của nó, mà làm một Duyên đó là Tăng thượng.
Pháp vô phú vô ký hệ thuộc cõi Dục, thì trừ ra Vô minh dị thục, Vô minh không phải là Nhân của nó, mà làm ba Duyên đó là Đẳng vô gián-Sở duyên-Tăng thượng; Minh không phải là Nhân của nó, mà làm một Duyên đó là Tăng thượng.
Vô minh dị thục thì Vô minh làm một Nhân đó là Dị thục, làm ba Duyên đó là Nhân-Đẳng vô gián-Tăng thượng, không phải là Sở duyên bởi vì dị thục ấy thuộc về năm Thức; Minh không phải là Nhân của nó, mà làm một Duyên đó là Tăng thượng.
Pháp thiện hệ thuộc cõi Sắc, thì Minh-Vô minh đều không phải là Nhân của nó, cùng làm ba Duyên đó là Đẳng vô gián-Sở duyên-Tăng thượng.
Pháp hữu phú vô ký hệ thuộc cõi Sắc, thì Vô minh làm bốn Nhân của nó, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại-Biến hành, mà cũng làm bốn Duyên; Minh không phải là Nhân của nó, mà làm hai Duyên đó là Sở duyên-Tăng thượng.
Pháp vô phú vô ký hệ thuộc cõi Sắc, thì Vô minh không phải là Nhân của nó, mà làm ba Duyên đó là Đẳng vô gián-Sở duyên-Tăng thượng; Minh không phải là Nhân của nó, mà làm một Duyên đó là Tăng thượng.
Như ba loại của cõi Sắc, ba loại của cõi Vô sắc cũng như vậy.
Pháp vô lậu, thì Vô minh không phải là Nhân của nó, mà làm hai Duyên đó là Sở duyên-Tăng thượng. Trừ ra vô lậu ban đầu, còn lại pháp vô lậu, thì Minh làm ba Nhân của nó, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại, mà làm bốn Duyên. Trừ ra Minh ban đầu, còn lại pháp vô lậu ban đầu, thì Minh làm hai Nhân của nó, đó là Tương ưng-Câu hữu, hoặc là làm một Nhân đó là Câu hữu, mà làm hai Duyên đó là Nhân và Tăng thượng. Minh ban đầu thì Minh không phải là Nhân của nó, mà làm một Duyên đó là Tăng thượng. Đây gọi là Tỳ-bà sa tóm lược ở nơi này.
Hỏi: Các pháp có nhân là Vô minh thì pháp ấy duyên với Vô minh chăng?
Đáp: Nếu pháp có nhân là Vô minh thì pháp ấy duyên với Vô minh.
Trong này, các pháp có Nhân là Vô minh thì dùng chủng loại mà nói, pháp ấy lấy Vô minh làm năm Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữuĐồng loại-Biến hành-Dị thục. Duyên với Vô minh, tức là pháp có Nhân là Vô minh thì dùng chủng loại mà nói, Vô minh làm bốn Duyên của nó.
Có pháp Duyên với Vô minh mà không phải Nhân là Vô minh, đó là trừ ra Vô minh dị thục, còn lại các hành vô phú vô ký và hành thiện, Vô minh đối với pháp ấy hoặc làm ba Duyên, hoặc làm hai Duyên, hoặc làm một Duyên mà không phải là Nhân của nó.
Hỏi: Các pháp có nhân là Minh thì pháp ấy duyên với Minh chăng?
Đáp: Nếu pháp có nhân là Minh thì pháp ấy duyên với Minh.
Trong này, các pháp có Nhân là Minh thì dùng chủng loại mà nói, pháp ấy lấy Minh làm ba Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại. Duyên với Minh, tức là pháp có Nhân là Minh thì dùng chủng loại mà nói, Minh làm bốn Duyên của nó.
Có pháp Duyên với Minh mà không phải Nhân là Minh, đó là Minh ban đầu và các hành hữu lậu, Minh đối với pháp ấy hoặc làm ba Duyên, hoặc làm hai Duyên, hoặc làm một Duyên mà không phải là Nhân của nó.
Hỏi: Các pháp có nhân là Vô minh thì pháp ấy duyên với Minh chăng?
Đáp: Nếu pháp có nhân là Vô minh thì pháp ấy duyên với Minh.
Trong này, các pháp có Nhân là Vô minh thì dùng chủng loại mà nói, pháp ấy lấy Vô minh làm năm Nhân, nói như trước. Duyên với Minh, tức là pháp có Nhân là Vô minh thì dùng chủng loại mà nói, Minh làm hai Duyên của nó, đó là Sở duyên-Tăng thượng.
Có pháp Duyên với Minh mà không phải Nhân là Vô minh, đó là trừ ra Vô minh dị thục, còn lại các hành vô phú vô ký và hành thiện, Minh đối với pháp ấy hoặc làm bốn Duyên, hoặc làm ba Duyên, hoặc làm hai Duyên, hoặc làm một Duyên, Vô minh không phải là Nhân của nó.
Hỏi: Các pháp có nhân là Minh thì pháp ấy duyên với Vô minh chăng?
Đáp: Nếu pháp có nhân là Minh thì pháp ấy duyên với Vô minh.
Trong này, các pháp có Nhân là Minh thì dùng chủng loại mà nói, pháp ấy lấy Minh làm ba Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại. Duyên với Vô minh, tức là pháp có Nhân là Minh thì dùng chủng loại mà nói, Vô minh làm hai Duyên của nó, đó là Sở duyên-Tăng thượng.
Có pháp Duyên với Vô minh mà không phải Nhân là Minh, đó là Minh ban đầu và các hành hữu lậu, Vô minh đối với pháp ấy hoặc làm bốn Duyên, hoặc làm ba Duyên, hoặc làm hai Duyên, hoặc làm một Duyên, Minh không phải là Nhân của nó.
Hỏi: Các pháp có nhân là Vô minh thì pháp ấy là bất thiện chăng?
Đáp: Nếu pháp là bất thiện thì pháp ấy có nhân là Vô minh.
Trong này, các pháp bất thiện có Nhân là Vô minh thì dùng chủng loại mà nói, pháp ấy lấy Vô minh làm bốn Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại-Biến hành.
Có pháp có Nhân là Vô minh mà không phải là bất thiện, đó là Vô minh dị thục và các hành vô phú vô ký.
Trong này, Vô minh dị thục lấy Vô minh làm một Nhân, đó là Dị thục. Hành hữu phú vô ký là nói theo chủng loại, lấy Vô minh làm bốn Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại-Biến hành; mà pháp ấy không phải là bất thiện, bởi vì vô ký.
Hỏi: Các pháp có nhân là Minh thì pháp ấy là thiện chăng?
Đáp: Nếu pháp có nhân là Minh thì pháp ấy là thiện
Trong này, các pháp thiện có Nhân là Minh thì dùng chủng loại mà nói, pháp ấy lấy Minh làm ba Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữuĐồng loại.
Có pháp thiện mà không có Nhân là Vô minh, đó là Minh ban đầu và các hành hữu lậu thiện. Trong này, Minh ban đầu là thiện mà không lấy Minh làm Nhân, bởi vì không có Minh trước và Minh cùng lúc. Hành hữu lậu thiện cũng không lấy Minh làm Nhân, bởi vì không có nghĩa của Nhân.
Hỏi: Có thể có pháp không phải Nhân là Minh, không phải Nhân là Vô minh mà pháp ấy không phải là không có Nhân chăng?
Đáp: Có, đó là trừ ra Vô minh dị thục, còn lại các hành vô phú vô ký và Minh ban đầu-hành hữu lậu thiện, các pháp như vậy không phải Nhân là Minh, không phải Nhân là Vô minh mà pháp ấy không phải là không có Nhân.
Trong đó, trừ ra Vô minh dị thục, còn lại các hành vô phú vô ký, thì dùng chủng loại mà nói nói có bốn Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữuĐồng loại-Dị thục; Minh ban đầu có hai Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu; hành hữu lậu thiện thì dùng chủng loại mà nói có ba Nhân, đó là Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại.
Hỏi: Minh ban đầu đều là vô lậu đạt được cũng không phải Nhân là Minh, không phải Nhân là Vô minh mà không phải là không có Nhân, vì sao trong này không nói đến?
Đáp: Văn này nên đưa ra cách nói nói này “Và Minh ban đầu thì pháp ấy đều là vô lậu đạt được”, mà không nói thì phải biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Pháp đạt được này thâu nhiếp ở trong nhân Câu hữu của Minh ban đầu, vì vậy không nói đến.
Người ấy không nên đưa ra cách nói này, bởi vì pháp đạt được không phải là nhân Câu hữu của Minh ban đầu. Nên nói là thâu nhiếp ở trong phẩm của Minh ban đầu, nếu nói đến Minh ban đầu thì nên biết là đã nói tụ của nó. Nghĩa về các pháp Minh-Vô minh nói rộng ra như phẩm luận về Duyên Khởi trong chương Tạp Uẩn.