LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

PHẨM TỰA

(Quyển 1)

Hỏi: Ai tạo ra luận này?

Đáp: Phật Thế Tôn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trí Nhất thiết chủng đã biết được pháp tánh vô cùng sâu xa vi diệu, không phải là bậc Nhất thiết trí Phật Thế Tôn, thì ái có thể chứng được Đẳng Giác cứu cánh để khai bày rõ ràng? Nếu như vậy thì trong luận này ai hỏi-ai đáp? Hoặc có thuyết cho rằng: Tôn giả Xá-lợi-tử hỏi, Phật Thế Tôn đáp. Lại có thuyết cho rằng: Năm trăm A-la-hán hỏi, Phật Thế Tôn đáp. Có thuyết lại cho rằng: Các Thiên thần hỏi, Phật Thế Tôn đáp. Có sư khác cho rằng: Hóa Tỳ kheo hỏi, Phật Thế Tôn đáp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chư Phật từ nơi pháp vốn như vậy mà biết pháp tánh, cần phải khai bày rõ ràng cho các thế gian nên cách chắc chắn. Nhưng mà không có người hỏi, bấy giờ Đức Thế Tôn hóa làm Tỳ kheo, hình tướng và dung mạo đoan chánh khiến cho mọi người thích trông thấy, cạo bỏ râu tóc khoác y Tăng-già-chi, để cho hóa Tỳ kheo thưa hỏi và Phật Thế Tôn đáp, giống như đưa ra nhân duyên thưa hỏi về ý nghĩa của các pháp.

Hỏi: Nếu như vậy thì luận này tại vì sao có lời truyền tụng là do Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử tạo ra?

Đáp: Bởi vì nhờ Tôn giả ấy thọ trì và diễn thuyết rộng ra khiến cho truyền bá khắp nới, cho nên danh xưng của luận nầy thuộc về Tôn giả, nhưng thật sự là Đức Phật thuyết ra. Lại có thuyết cho rằng: Luận này chính là Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử tạo ra.

Hỏi: Há không phải trước đây nói bởi vì trí Nhất thiết chủng đã biết được pháp tánh vô cùng sâu xa vi diệu, không phải là bậc Nhất thiết trí Phật Thế Tôn thì ai có thể chứng được Đẳng Giác cứu cánh để khai bày rõ ràng; tại sao Tôn giả ấy có thể tạo ra luận này vậy?

Đáp: Bởi vì Tôn giả ấy cũng có Giác Tuệ khéo léo và sắc bén vô cùng sâu xa vi diệu, dễ dàng biết rõ tự tướng và cọng tướng của các pháp, thông suốt văn nghĩa và phạm vi trước sau, dễ dàng hiểu rõ ba tạng lìa xa nhiễm ô của ba cõi và thành tựu Tam minh, đầy đủ sáu thần thông và tám giải thoát, đạt được kiến giải vô ngại, có được nguyện trí tuyệt vời, đã từng ở nơi năm trăm vị Phật quá khứ, tu tập phạm hạnh lâu dài phát khởi thệ nguyện rộng lớn: Con ở đời vị lai, sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn, sẽ soạn ra A-tỳ-đạt-ma. Cho nên nói như vậy. Trong chúng đệ tử của tất cả Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác, pháp vốn như vậy đều có hai Đại Luận sư duy trì chánh pháp, nếu lúc còn tại thế thì như Tôn giả Xá-lợi-tử, nếu sau khi nhập Niết-bàn thì như Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tư, cho nên Tôn giả ấy dùng lực của nguyện trí quán về pháp có lợi ích mà soạn ra luận này.

Hỏi: Nếu như vậy thì Đức Phật thuyết ra A-tỳ-đạt-ma, là như thế nào vậy?

Đáp: Đức Thế Tôn tại thế ở khắp mọi xứ sở, vì các hữu tình mà dùng các loại luận bàn về đạo, phân biệt phát triển thuyết A-tỳ-đạt-ma. Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn hoặc lúc còn tại thế, các Thánh đệ tử dùng nguyện trí tuyệt vời, tùy thuận biên tập tách ra làm thành bộ loại. Vì vậy, Tôn giả Ca-đa-diễn-ni-tử sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, cũng dùng nguyện trí vi diệu tùy thuận biên tập soạn ra luận Phát Trí, nghĩa là từ trong các luận về đạo do Đức Phật thuyết ra mà sắp xếp thiết lập chương môn, nêu ra tụng tóm tắt soạn thành từng chương riêng biệt, chế định tên gọi chung là Uẩn. Đó là tập hợp các luận nói về những loại Dị tướng, chế định làm thành Tạp uẩn; tập hợp các luận nói về Kiết, chế định làm thành Kiết uẩn; tập hợp cá luận nói về Trí, chế định mà thành Trí uẩn; tập hợp các luận nói về Nghiệp, chế định làm thành Nghiệp uẩn; tập hợp các luận nói về Đại chủng, chế định làm thành Đại chủng uẩn; tập hợp các luận nói về Căn, chế định làm thành căn uẩn; tập hợp các luận nói về Định, chế định làm thành Định uẩn; tập hợp các luận nói về Kiến, chế định làm thành Định uẩn. Giống như tất cả Ô-đà-nam tụng, đều là Đức Phật thuyết ra, nghĩa là Phật Thế Tôn ở khắp mọi xứ sở, vì các hữu tình tùy theo sự thích hợp mà tuyên thuyết. Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các Đại đức cứu giúp chánh pháp, lần lượt được nghe tùy thuận biên tập lại, chế định thiết lập tên gọi phẩm loại, đó là tập hợp các tụng về vô thường mà lập thành phẩm Vô thường, cho đến tập hợp các tụng về Phạm chí mà lập thành Phạm chí. Ở đây cũng như vậy, A-tỳ-đạt-ma vốn là Đức Phật thuyết ra, hoặc đệ tử thuyết ra mà không trái với pháp tánh, thì Đức Thế Tôn đều cho phép Tỳ kheo thọ trì. Vì vậy, Tôn giả ấy lần lượt được nghe, hoặc là dùng lực nguyện trí quán sát biên tập lại, vì khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài mà chế định soạn ra luận này.

Vả lại, chư Phật xuất thế đều chế ra ba Tạng, đó là Tố-đát-lãm (Kinh), Tỳ-nại-da (Luật), A-tỳ-đạt-ma (Luận). Ba Tạng như vậy có gì sai biệt? Có thuyết cho rằng: không có gì sai biệt. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tất cả giáo thuyết của chư Phật từ nên biển trí mà sinh ra, tùy theo nên biển giác mà phát ra, cùng chung lực vô úy mà thâu nhiếp, cùng chung nên Đại bi mà phát khởi như nhau. Lại có thuyết cho rằng: Cũng có sai biệt. Vả lại tên gọi chính là sự sai biệt, nghĩa là Tạng này tên gọi Tố-đát-lãm, Tạng này tên gọi Tỳ-nại-da, Tạng này tên gọi A-tỳ-đạtma. Lại nữa, dựa vào xứ sở cũng có sai biệt, nghĩa là nếu dựa vào tâm tăng thượng mà luận bàn về đạo thì đó là Tố-đát-lãm, nếu dựa vào giới tăng thượng mà luận bàn về đạo thì đó là Tỳ-nại-da, nếu dựa vào tuệ tăng thượng mà luận bàn về đạo thì đó là A-tỳ-đạt-ma.

Hỏi: Ở trong tất cả có thể đạt được tất cả, nghĩa là trong Tố-đátlãm cũng có dựa vào giới tăng thượng. Tuệ tăng thượng mà luận về đạo, trong Tỳ-nại-da cũng có dựa vào tâm tăng thượng- tuệ tăng thượng mà luận về đạo, trong A-tỳ-đạt-ma cũng có dựa vào tâm tăng thượng- giới tăng thượng mà luận về đạo. Như vậy ba Tạng sẽ không có gì sai biệt chăng?

Đáp: Dựa vào sự tăng trưởng thù thắng mà nói, nghĩa là trong Tốđát-lãm dựa vào tâm tăng thượng để luận về đạo tăng trưởng thù thắng, trong Tỳ-nại-da dựa vào giới tăng thượng để luận về đạo tăng trưởng thù thắng, trong A-tỳ-đạt-ma dựa vào tăng thượng để luận về đạo tăng trưởng thù thắng. Có thuyết cho rằng: Trong Tố-đát-lãm dựa vào tâm tăng thượng luận về đạo thì đó là Tố-đát-lãm, dựa vào giới tăng thượng luận về đạo thì chính là Tỳ-nại-da, dựa vào tuệ tăng thượng luận về đạo thì chính là A-tỳ-đạt-ma; trong Tỳ-nại-da dựa vào giới tăng thượng luận về đạo thì Tỳ-nại-da, dựa vào tâm tăng thượng luận về đạo thì chính là Tố-đát-lãm, dựa vào tuệ tăng thượng luận về đạo thì chính là A-tỳ-đạtma; trong A-tỳ-đạt-ma dựa vào tuệ tăng thượng luận về đạo thì đó là A-tỳ-đạt-ma, dựa vào tâm tăng thượng luận về đạo thì chính là Tố-đátlãm, dựa vào giới tăng thượng luận về đạo thì chính là Tỳ-nại-da. Vì vậy dựa vào xứ sở cũng có sai biệt.

Vả lại, những gì hiển bày cũng có sai biệt, nghĩa là Tố-đát-lãm theo thứ tự mà hiển bày, đó là trong Tố-đát-lãm phải mong cầu theo thứ tự, vì sao Đức Thế Tôn không ngừng phẩm này mà tuyên thuyết phẩm kia? Nếu Tỳ-nại-da do duyên khởi mà hiển bày, thì nói là trong Tỳnại-da cần phải cầu duyên khởi, Thế Tôn dựa vào duyên khởi mà chế lập rất nhiều học xứ? A-tỳ-đạt-ma do tánh tướng mà hiển bày, nghĩa là trong A-tỳ-đạt-ma cần phải cầu tánh-tướng chân thật của các pháp, chứ không phải cần cầu duyên khởi theo thứ tự kia, hoặc là trước hay là sau, hoặc không có duyên khởi cũng không có gì sai trái. Lại nữa, Đẳng lưu cũng có những sai biệt, nghĩa là Tố-đát-lãm chính là Lực của Đẳng lưu, Tỳ-nại-da là Đại bi của Đẳng lưu, A-tỳ-đạt-ma là Vô úy của Đẳng lưu. Lại nữa, pháp đã thuyết ra cũng có những sai biệt, nghĩa là thuyết giảng xen lẫn nhiều loại chính là Tố-đát-lãm, thuyết về các học xứ chính là Tỳ-nại-da, phân biệt tự tướng và cọng tướng của các pháp chính là A-tỳ-đạt-ma.

Lại nữa, những việc làm cũng có sai biệt, nghĩa là người chưa gieo trồng thiện căn thì khiến cho gieo trồng thiện căn mà thuyết về Tố-đátlãm, người đã gieo trồng thiện căn thì khiến cho nối tiếp nhau thành thực mà thuyết về Tỳ-nại-da, nối tiếp nhau đã thành thực thì khiến cho được giải thoát thật sự mà thuyết về A-tỳ-đạt-ma.

Lại nữa, phần vị cũng có những sai biệt, nghĩa là dựa vào phần vị bắt đầu sự nghiệp mà thuyết về Tố-đát-lãm, dựa vào phần vị đã xuyên suốt thói quen mà nói về Tỳ-nại-da, dựa vào phần vị vượt lên trên tác ý mà thuyết về A-tỳ-đạt-ma.

Lại nữa, tiến lên cũng có những sai biệt, nghĩa là chư bước vào chánh pháp thì khiến bước vào chánh pháp cho nên thuyết về Tố-đátlãm, đã bước vào chánh pháp thì khiến thọ trì học xứ cho nên thuyết về Tỳ-nại-da, đã thọ trì học xứ thì khiến thông suốt tướng chân thật của các pháp cho nên thuyết về A-tỳ-đạt-ma. Vì vậy ba Tạng cũng có sai biệt.

Hỏi: Vì sao Tôn giả soạn ra luận này?

Đáp: Vì làm lợi ích cho người khác. Nghĩa là Tôn giả ấy dấy lên tư duy như vậy: Làm thế nào mà khiến cho các loại hữu tình thọ trì không

trái ngược đối với Thánh giáo của Phật? Tinh tiến tư duy trù tính quán sát, từ đó vô lượng phiền não ác hành không còn hiện ở trước mắt, liền được tỏ ngộ tiến vào pháp tánh rất sâu, cho nên soạn ra luận này. Ví như có người làm lợi ích cho người khác mà ở nơi tối tăm mù mịt thắp ngọn đèn soi sáng tỏa khắp, khiến người có mắt trông thấy cảnh sắc; Tôn giả cũng như vậy, vì làm lợi ích cho người khác mà sau khi Đức Phật diệt độ, chế định soạn ra luận này, khiến người có trí tiến sâu vào pháp tánh. Lại như chư Phật vì làm lợi ích cho người khác mà khai bày rõ ràng diễn thuyết về mười hai phần giáo, đó là:

  1. Khế kinh.
  2. Ứng tụng.
  3. Ký biệt.
  4. Phúng tụng.
  5. Tự thuyết.
  6. Duyên khởi.
  7. Thí dụ.
  8. Bổn sự.
  9. Bổn sinh.
  10. Phương quảng.
  11. Hy pháp.
  12. Luận nghị.

Nguyên cớ thế nào? Các loài hữu tình, tuy có sức mạnh của nhân nhưng nếu không có sức mạnh của duyên mà phát khởi giác ngộ, thì cuối cùng không có thể tu hạnh tiến lên cao hơn, cần phải gặp được sức mạnh của duyên thì mới có thể tu hành. Ví như trong hồ tuy có các loại hoa sen tuyệt vời như Ốt-bát-la…, nhưng nếu ánh sáng mặt trăng-mặt trời không soi chiếu tiếp xúc, thì không nở rộ và không tỏa ra các loại hương thơm, cần phải có sự soi chiếu tiếp xúc của ánh sáng mặt trăngmặt trời, thì mới có thể tùy theo loại mà nở rộ tỏa ra hương thơm. Lại như trong bóng tối có các loại đồ vật, nếu không có ngọn đèn soi sáng thì cuối cùng không thể nào trông thấy, cần phải nhờ ngọn đèn soi sáng thì mới có thể trông thấy đồ vật. Hữu tình cũng như vậy, tuy có sức mạnh của nhân mà nếu không có sức mạnh của duyên, thì như trước đã nói rộng. Như có tụng nói:

Ví như trong căn nhà tối đen, tuy có rất nhiều loại vật dụng,

Không có đèn bóng tối phủ che, có mắt cũng không thể thấy được.

Như vậy tuy là người có trí, không thuận theo người khác nghe pháp.

Người này cuối cùng không có thể, phân biệt rõ ràng nghĩa thiệnác.

Ví như người có đối mắt sáng, nhờ cây đèn thấy những cảnh sắc, Người có trí dựa vào đa văn, có thể phân biệt nghĩa thiện-ác. Đa văn có thể biết rõ pháp, đa văn rồi pháp bất thiện.

Đa văn lìa bỏ pháp vô nghĩa, đa văn đạt được cảnh Niết-bàn.

Lại như kinh nói: “Có hai nhân duyên có thể sinh ra chánh kiến, nên là bên ngoài nghe pháp âm của người khác, hai là bên trong tác ý đúng như lý”. Lại trong kinh nói: “Có bốn pháp mà người có nhiều việc phải làm:

  1. Gần gũi bạn tốt.
  2. Nghe pháp từ người khác.
  3. Tác ý đúng như lý.
  4. Pháp tùy theo pháp hành.”

Lại có kinh nói: “Nếu đệ tử của Ta nhất tâm tập trung lắng tai nghe Chánh pháp thì có thể trừ bỏ năm Cái, và có thể tu hành đầy đủ bảy giác phần.” Vì vậy như chư Phật vì lợi ích cho mọi người mà thuyết mười hai phần giáo, như vậy Tôn giả ấy vì lợi ích cho mọi người mà chế định ra luận này. Lại nữa, vì phá trừ bóng tối vô minh, như ngọn đèn phá trừ bóng tối luôn luôn phát ra ánh sáng rạng ngời; A-tỳ-đạtma cũng lại như vậy, phá trừ bóng tối vô minh phát ra ánh sáng trí tuệ, cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận này. Lại nữa, vì hiển bày ảnh tượng vô ngã, ví như mặt gương rất khéo mài nhẵn láng bóng, các loại cảnh sắc hình tượng đều hiện rõ ở trong gương; A-tỳ-đạt-ma cũng lại như vậy, phân biệt tự tướng và cộng tướng của các pháp khiến cho ảnh tượng vô ngã hiển hiện rõ ràng cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận nầy. Lại nữa, vì vượt qua dòng sông sinh tử, như thuyền bè vững chắc để cho trăm ngàn chúng sinh dựa vào không còn sợ hãi, từ bờ sông bên này vượt qua đến bờ sông bên kia; A-tỳ-đạt-ma cũng lại như vậy, vô số chư Phật và các hữu tình, dựa vào tâm lý vô úy, từ bờ sinh tử bên này đến được bờ Niết-bàn bên kia, cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận này. Lại nữa, vì y theo các kinh, như người cầm ngọn đèn đi vào những căn nhà tối đen, có thể trông thấy những cảnh sắc mà không có gì làm mê lầm hỗn loạn; như vậy người thực hành dùng A-tỳ-đạt-ma y theo nghĩa lý của các kinh mà không có gì làm mê lầm hỗn loạn, cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận này. Lại nữa, vì quán sát các pháp như thiện…, như người phân biệt vật báu có năng lực dễ dàng quán sát các vật báu như Kim cang…, A-tỳ-đạt-ma cũng lại như vậy, có năng lực dễ dàng phân biệt các pháp như thiện …, cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận này.

Lại nữa, vì hiển bày A-tỳ-đạt-ma, mà các Đại Luận Sư không bị khuynh động, như núi Diệu Cao ở trên Kim luân cho dù tất cả gió mạnh gầm gào tung cuộn chấn động nhưng không thể nào lay động được; Atỳ-đạt-ma của các Đại Luận Sư cũng lại như vậy, trú trong Thi-la thanh tịnh, những loại ác kiến khinh mạn-phá hoại và tà luận không thể nào phá hoại được, cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận này. Lại nữa, Tôn giả dùng ba nhân duyên mà chế định soạn ra luận này:

  1. Làm cho trí tuệ tăng thêm.
  2. Làm cho ý hiểu rõ thông suốt.
  3. Vì ngăn chặn chấp ngã.

Làm cho trí tăng thêm, nghĩa là ở trong các kinh luận nội-ngoại, làm cho trí tăng thêm chứ không có gì có thể sánh bằng A-tỳ-đạt-ma. Làm cho ý hiễu rõ thông suốt, nghĩa là các hữu tình bị vô minh làm cho mờ mịt, như còn ngủ vùi chưa tỉnh giấc thì không thể nào biết rõ ràng, cái gì là Biến hành, cái gì chẳng phải biến hành, cái gì duyên với cảnh giới của mình, cái gì duyên với cảnh giới của người, cái gì duyên với hữu lậu, cái gì duyên với vô lậu, cái gì duyên với hữu vi, cái gì duyên duyên với vô vi? Thế nào là thâu nhiếp, thế nào là tương ưng, thế nào là nhân, thế nào là duyên? Ai thành tựu, ai không thành tựu? Cái gì thuận với câu trước, cái gì thuận với câu sau, cái gì là bốn câu, cái gì là câu như vậy, cái gì là câu không như vậy? Ở trong những cảnh như vậy mà biết rõ, khiến cho các hữu tình mở mang tâm ý giác ngộ, không có gì có thể sánh bằng A-tỳ-đạt-ma. Ngăn chặn chấp ngã, Tôn giả đã soạn A-tỳđạt-ma, chưa từng nói là có Bổ-đặc-già-la, luôn luôn hiển bày các hành trống rỗng và không hề có ngã. Dùng các loại nhân duyên như vậy, cho nên Tôn giả ấy chế định soạn ra luận này.

Hỏi: A-tỳ-đạt-ma có tự tánh thế nào?

Đáp: Tuệ căn vô lậu, bởi vì là tự tánh mà thâu nhiếp nên giới-nên xứ-nên uẩn. Nếu cùng tương ưng với Thủ, thì tùy the chuyển biến mà thâu nhiếp ba giới-hai xứ-năm uẩn. Ba giới thì gọi là Ý giới- Pháp giới và Ý thức giới, hai xứ thì gọi là Ý xứ và Pháp xứ, năm Uẩn thì gọi là Sắc uẩn cho đến Thức uẩn. Như trong kinh nói: “Trời Dược xoa này ở trong đêm dài mà tâm tư chất trực không có gì nịnh hót lừa dối, các chúng sinh có hỏi điều gì đều làm cho biết rõ ràng chứ không để cho rối loạn, mình dùng A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa tùy theo ý chúng sinh đã hỏi.” Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là tuệ căn vô lậu.

Lại trong kinh nói: “Phiệt-sa-thị này và ngoại đạo Thiện Hiền cùng Phạm Thọ Bà-la-môn, đều ở trong đêm dài mà tánh tình chất trực không cò gì nịnh hót lừa dối, các chúng sinh có hỏi điều gì thì đều làm cho biết rõ ràng chứ không để cho rối loạn, mình dùng A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa này tùy theo ý chúng sinh đã hỏi.” Trong này cái gì gọi là A-tỳđạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là tuệ căn vô lậu. Lại như các Đức Phật bảo với Tây-nhĩ-ca rằng: “Ta có A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa, khó thấy-khó hiểu, không thể suy nghĩ, không phải là phạm vi của suy nghĩ, chỉ có người trí tuệ thông minh vi diệu thì mới có thể biết được, không phải trí nông cạn của ông mà có thể đạt đến. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ông ở trong đêm dài với cách nhìn sai khác, chịu đựng sai khác, ham muốn sai khác, vui thích sai khác”. Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là Không-Vô ngã và hiểu biết đúng như thật. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ngoại đạo kia luôn luôn vọng chấp theo ngã, tánh của – Vô ngã chẳng phải là hạng ấy mà đạt được. Lại như trước Đức Phật bảo với Ô-đà-di rằng: “Ông là kẻ ngu muội mù lòa không có mắt tuệ, làm sao có thể cùng với hàng Tỳ kheo Thượng tọa cùng luận bàn về A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa được.” Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là diệt định lui sụt và hiểu biết như thật. Lại như Đức Phật bảo với A-nan-đà rằng: “Ta có A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa, gọi là các duyên khởi, khó thấy, khó hiểu, không thể suy nghĩ, không phải là phạm vi của suy nghĩ, chỉ có người trí tuệ thông minh vi diệu thì mới có thể biết được.” Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là tánh nhân duyên và hiểu biết đúng như thật. Lại trong kinh nói: “Ta có A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa, gọi là tánh duyên và duyên khởi, nơi này rất sâu xa khó thấy-khó hiểu, không thể suy nghĩ, không phải là phạm vi của suy nghĩ, chỉ có người trí tuệ thông minh vi diệu mới có thể biết được. Lại có A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa, gọi là tất cả mọi nơi nương nhờ đều vĩnh viễn rời bỏ, ái không còn và rời xa ô nhiễm, đến cảnh giới Niết-bàn vắng lặng, nơi này hết sức sâu xa, khó thấy và khó hiểu, nói rộng như trước đây.” Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là tánh nhân duyên và Niết-bàn vắng lặng cùng sự hiểu biết đúng như thật. Lại như Đức Phật bảo với A-nanđà rằng: “Lại có A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa, gọi là pháp còn lại tương tự rất sâu xa, Ta ở trong đó tự mình hiểu rõ mà đang thuyết ra.” Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là hướng về những cách nhìn và hiểu biết đúng như thật. Lại trong kinh nói: “Ta có A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa, gọi là tất cả các pháp rất sâu xa cho nên khó thấy, khó thấy bởi vì rất sâu xa.” Trong này cái gì là A-tỳ-đạt-ma rất sâu xa? Đó gọi là tất cả pháp tánh và hiểu biết đúng như thật. Trong các kinh này tùy theo ý nghĩa khác biệt đưa ra các loại giải thích sai khác, nhưng nghĩa thù thắng của A-tỳ-đạt-ma thì tự tánh chỉ là tuệ căn vô lậu. Tức là từ đây mà phát khởi thành tuệ nhờ Tu của thế gian, gọi là Noãn-Đảnh-Nhẫn và Thế đệ nhất pháp. Bởi vì có thể phân biệt quán sát bốn Thánh đế, cho nên cũng được tên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Cũng từ đây mà phát khởi thành tuệ nhờ Tư thù thắng, gọi là bất tịnh-giữ ý niệm bằng hơi thở… Bởi vì có thể quán sát tách biệt hoặc tổng quát các uẩn, cho nên cũng được tên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Cũng từ đây mà phát khởi thành tuệ nhờ Văn thù thắng, phân biệt tự tướng và cộng tướng của các pháp để kiến lập tự tướng và cộng tướng của các pháp, loại bỏ cái ngu vì chấp thật có vật và cái ngu của sở duyên. Bởi vì không tăng giảm đối với các pháp, cho nên cũng được tên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại từ đây mà phát khởi đạt được tuệ nhờ Sinh thù thắng. Bởi vì đối với mười hai phần giáo trong ba Tạng có thể tiếp nhận-có thể duy trì, suy xét quán sát không thay đổi sai lạc, cho nên cũng được tên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nhờ vào tư lương thâu nhiếp và duy trì như vậy mà tuệ căn vô lậu chuyển biến được rộng rãi rõ ràng, cho nên cũng gọi là A-tỳ-đạt-ma.

Hỏi: Nếu A-tỳ-đạt-ma chỉ lấy tuệ căn vô lậu làm tự tánh, thì tại sao luận này lại gọi là A-tỳ-đạt-ma?

Đáp: A-tỳ-đạt-ma vốn có cho nên cũng gọi là A-tỳ-đạt-ma. Như mọi nơi trong kinh đối với rất nhiều loại vốn có ấy để thiết lập tên gọi của rất nhiều loại. Ở đây cũng như vậy, nghĩa là giống đối với Lạc thì thiết lập theo tên gọi của Lạc. Như tụng nói:

Vì ăn mà vui với xin ăn, áo tùy theo niềm vui mà được áo, Đường đi qua vui với núi rừng, dừng chân nghĩ vui với hang sâu.

Thể của ăn uống áo – quần…, thật ra chẳng phải là Lạc, nghĩa đích thực của Lạc thì có nghĩa là những Lạc thọ. Hoặc có người cho rằng: Cũng là Lạc của khinh an. Nhưng áo quần-ăn uống… là Lạc vốn có, cho nên ở trong tụng cũng nói là Lạc. Lại như đối với Cấu vốn có mà thiết lập theo tên gọi của Cấu, như tụng nói:

Người nữ là vết bẩn phạm hạnh, người nữ làm tổn hại chúng sinh

Hết sức phạm hạnh mà thanh tịnh, không do nước có thể rửa sạch.

Người nữ thật ra chẳng phải là Cấu, nghĩa đích thật của Cấu thì gọi là tham, sân, si nhưng trong tụng nói người nữ là Cấu, Bởi vì là Cấu vốn có. Lại như đối với Lậu vốn có mà thiết lập tên gọi của Lậu, như nói bảy Lậu là tổn hại-là đốt cháy-là khổ não. Các căn thật ra chẳng phải là Lậu, Bởi vì Lậu vốn có ma thiết lập tên gọi của Lậu, nghĩa địch thực của Lậu thì chỉ có ba, đó là Dục lậu-Hữu lậu và Vô minh lậu. Lại như đối với Tùy miên vốn có mà thiết lập tên gọi của Tùy miên. Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Sắc là tùy miên hễ tăng lên là chết, nếu cứ tăng lên thì sẽ chết, nếu cứ chết thì sẽ nhận chịu, nếu cứ nhận chịu thì sẽ ràng buộc.” Sắc chẳng phải là Tùy miên, nghĩa địch thực của Tùy miên chỉ có bảy loại, nhưng trong kinh nói Sắc là tùy miên, Bởi vì Tùy miên là vốn có. Lại như đối với Vị vốn có mà thiết lập tên gọi của Vị. Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Vị của mắt là sắc vi diệu, sắc là móc câu của ma.” Mắt thật ra chẳng phải là Vị, nghĩa địch thực của Vị thì gọi là do ái mà sinh ra, nhưng trong kinh nói Vị của mắt là Sắc, Bởi vì là Vị vốn có. Lại như đối với Dục vốn có mà thiết lập tên gọi của Dục. Như trong kinh nói: “Dục là cái gì? Đó gọi là năm dục tuyệt diệu.” Lại như tụng nói: Năm dục lạc tuyệt diệu như vậy, đáng yêu thích và đáng mừng vui.

Do vừa ý mà dục dẫn dắt, có thể làm cho tâm nhiễm trước.

Sắc… chẳng phải là Dục, nghĩa đích thực của Dục thì gọi là đối với tâm ý kia, nhưng trong kinh và tụng nói ái kia là Dục, bởi vì là Dục vốn có. Lại như đối với Thối vốn có mà thiết lập tên gọi của Thối. Như trong kinh nói: “Có năm nhân duyên khiến cho lúc giải thoát mà A-lahán lui sụt:

  1. Quản lý sự nghiệp.
  2. Vui với hý luận.
  3. Cùng nhau tranh cãi.
  4. Ham thích đi xa.
  5. Gặp bệnh kéo dài.”

Không phải là quản lý sự nghiệp… đều là thể của sự thường xuyên lui sụt, nghĩa đích thực của Thối thất, đó là tất cả các pháp bất thiện và hữu phú vô ký, nhưng trong kinh nói quản lý sự nghiệp… đều là nhân duyên có thể lui sụt, bởi vì là sự Thối thất vốn có. Lại như đối với Nghiệp vốn có mà thiết lập tên gọi của Nghiệp. Như trong kinh nói: “Có ba loại ý nghiệp là Tư-Ác và Bất thiện, nếu làm tăng trưởng thì cảm lấy quả dị thục chẳng vui thích chút nào, đó là tham dục-sân giận-tà kiến.” Không phải tham dục… là ý nghiệp thật sự, nghĩa đích thực của ý nghiệp, đó là ý cùng có Tư và Ác. Nhưng trong kinh gọi là ý nghiệp, nghĩa là ý nghiệp bất thiện này vốn có. Lại như đối với nhân dị thục vốn có mà thiết lập tên gọi của nhân dị thục. Như Tôn giả ấy đã nói về Vô diệt: “Tôi nhờ vào nhân dị thục của nên bữa ăn, mà bảy lần sinh lên cõi trời và bảy lần sinh trong loài người, vào đời cuối cùng được sạch hết các lậu.” Không phải chỉ có nên bữa ăn là nhân dị thục, nghĩa địch thực của nhân dị thục, nghĩa là pháp bất thiện và thiện hữu lậu. Nhưng Tôn giả ấy dựa vào nên bữa ăn mà nói nhân dị thục, bởi vì nhân dị thục kia là nhân vốn có. Như đối với các loại này, mọi nơi trong kinh dùng tên gọi các loại ấy mà nói về các loại vốn có ấy, luận này cũng như vậy, là A-tỳ-đạt-ma vốn có nên cũng gọi là A-tỳ-đạt-ma. Như vậy nghĩa đích thực của A-tỳ-đạt-ma thì tự tánh chỉ là tuệ căn vô lậu, thâu nhiếp nên Giới-nên Xứ và nên Uẩn, nếu cùng tương ưng với Thủ thì tùy theo chuyển biến mà thâu nhiếp ba Giới – hai Xứ và năm Uẩn, những tư lương còn lại đều là A-tỳ-đạt-ma thuộc thế tục, đó gọi là tự tánh của A-tỳ-đạt-ma. Như nói về tự tánh thì tự thể của ngã-vật, bản tánh của tướng phần, nên biết cũng như vậy.

Đã nói về tự tánh, cho nên nay sẽ nói bởi vì nghĩa gì mà gọi là A-tỳ-đạt-ma? Các Luận sư nói về A-tỳ-đạt-ma: Đối với tướng của các pháp có thể khéo léo quyết trạch (quyết trạch: Lựa chọn. Từ đây về cuối chỉ dùng thuật ngữ Quyết trạch), có thể quyết trạch cao nhất, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, đối với tánh của các pháp có thể khéo léo giám sát (tìm hiểu) và có thể dễ dàng thông suốt, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, có thể đối với các pháp hiện quán mà tác chứng, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, pháp tánh rất sâu xa mà có thể đạt đến tận cùng nguồn gốc, cho nên là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, tuệ căn của các bậc Thánh nhờ vào đây mà được thanh tịnh, cho nên gọi là Atỳ-đạt-ma. Lại nữa, có thể dễ dàng biểu lộ rõ ràng pháp tánh sâu kín, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Biết được pháp tánh sâu kín từ vô thỉ, rời xa nơi này thì không có gì có thể biểu lộ rõ ràng được. Lại nữa, đã nói về pháp tánh không có gì trái ngược, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Nếu có ai có năng lực đối với tự tướng và cọng tướng của A-tỳ-đạt-ma hết sức cố gắng luyện tập xuyên suốt, thì chắc chắn không có ai có thể chất vấn đúng như pháp, khiến cho có phần nào trái ngược đối với pháp tánh. Lại nữa, có năng lực chế phục những luận thuyết khác của tất cả ngoại đạo, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Các Đại Luận sư về A-tỳ-đạt-ma, thì hàng tà ma ngoại đạo không ai có năng lực đối chọi được. Tôn giả Thế Hữu có nói như vậy: “Luôn có thể quyết trạch tánh-tướng của các pháp trong các kinh, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, đối với pháp tánh trong mười hai chi duyên khởi có thể dễ dàng hiểu tất cả, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, bởi vì có năng lực hiện quán về bốn Thánh đế pháp, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, khéo léo nói về pháp tu tập tám Thánh đạo, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, có năng lực chứng được Niết-bàn, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Lại nữa, có năng lực dùng vô lượng pháp môn để phân biệt tường tận đối với các pháp, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Đại đức nói rằng: “Đối với pháp tạp nhiễmthanh tịnh-ràng buộc-giải thoát-lưu chuyển-hoàn diệt, dùng Danh thânCú thân và Văn thân theo thứ tự kết tập an lập để phân biệt rõ ràng, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Hiếp Tôn giả nói: “Đây là tuệ cứu cánh, đây là tuệ quyết đoán, đây là tuệ thắng nghĩa, đây là tuệ không sai lầm, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Tôn giả Diệu âm có nói như vậy: “Người cầu giải thoát, lúc tu tập chánh hạnh, có thể phân biệt được những nghĩa mà mình chưa hiểu rõ, nói đây là khổ-đây là nhân của khổ, đây là khổ diệtđây là đạo hướng về diệt, đây là đạo gia hạnh, đây là đạo vô gián, đây là đạo giải thoát, đây là đạo thắng tiến, đây là hướng về đạo, đây là đạt được quả. Có thể phân biệt đúng đắn những nghĩa như vậy, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Pháp mật bộ nói: “Pháp này tăng thượng, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Như có tụng nói:

Tuệ cao nhất đối với thế gian, có thể lựa chọn và hướng về,

Bởi vì biết rõ ràng chính xác, lão tử hết sạch không còn sót.

Hóa Địa Bộ nói: “Tuệ có năng lực soi sáng pháp, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Như trong kinh nói: “Trong tất cả mọi sự soi chiếu, Ta nói tuệ soi chiếu là đứng đầu bậc nhất.” Ví dụ này nói: Ở trong các pháp thì Niết-bàn là tối thượng, bởi vì pháp này tiếp theo pháp kia, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Thanh Luận Bộ nói: “A gọi là trừ bỏ, Tỳ gọi là lựa chọn, pháp này có thể trừ bỏ và lựa chọn, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma. Trừ bỏ những gì? Đó là kiết-phược-tùy miên-tùy phiền não-triền. Lựa chọn những gì? Đó là Uẩn-giới-xứ-duyên khởi, đế thực và quả Sa môn cùng Bồ-đề phần.” Tôn giả Phật Hộ đưa ra luận thuyết như vậy: “A Tỳ là sự trợ giúp của ngôn ngữ mà biểu hiện nghĩa lý hiện tiền, pháp này có năng lực dẫn dắt tất cả các thiện pháp, nghĩa là các giác phần đều hiện rõ ở trước mắt, cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Tôn giả Giác Thiên đưa ra giải thích như vậy: “A Tỳ là sự trợ giúp ngôn ngữ mà biểu hiện nghĩa lý tăng thượng, như mạn tăng thượng thì gọi là A-tỳ mạn, giác tăng thượng thì gọi là A-tỳ giác, lão tăng thượng thì gọi là A-tỳ lão. Ở đây cũng như vậy, pháp này tăng thượng cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Tôn giả Lão Thọ đưa ra giải thích như vậy: “A Tỳ là trợ giúp ngôn ngữ biểu thị cho nghĩa cung kính, như cung kính khể thủ thì gọi là A-tỳ khể thủ, cung kính cúng dường thì gọi là A-tỳ cúng dường. Ở đây cũng như vậy, pháp này tôn trọng đáng cung kính cho nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.” Hỏi: Vì sao luận này gọi là Phát Trí?

Đáp: Bởi vì các trí về thắng nghĩa đều phát sinh từ đây, đây là nền tảng đầu tiên, cho nên gọi là Phát Trí. Lại nữa, luận này nên gọi là Trí An là Trí An Túc xứ. Lại nữa, các trí dũng mãnh có thể phát sinh bắt đầu tại đây, phát ra duyên của trí dũng mãnh, cho nên gọi là Phát Trí. Lại nữa, các trí đến Niết-bàn (bỉ ngạn) dựa vào đây mà có thể đến nơi, cho nên gọi là Phát Trí. Mở thông tất cả tự tướng và cọng tướng và cọng tướng của các pháp, không có luận nào có thể bằng luận này, cho nên gọi là Phát Trí. Lại nữa, trí thế gian và trí xuất thế gian, đều dựa vào diệu môn của Phát Trí này cho nên gọi là Phát Trí.

Hỏi: Luận này thù thắng lợi ích thì tướng ấy thế nào?

Đáp: Tùy thuận giải thoát-đoạn trừ-ràng buộc, thuận theo KhôngVô ngã mà trái với ngã-ngã sở, hiển bày lý vô ngã mà ngăn chặn lối về chấp thủ, mở thông ý hiểu biết mà chấm dứt niệm hôn mê, loại bỏ ngu si mà phát sanh trí tuệ, đoạn dứt lưới nghi mang lại quyết định, rời bỏ tạp nhiễm về thanh tịnh, chỉ trích lưu chuyển mà ca ngợi hoàn diệt, từ bỏ sanh tử đạt được Niết-bàn, phá tan tất cả ngoại đạo tà luận, thành lập tất cả chánh luận của Phật pháp. Luận này thù thắng lợi ích thì tướng ấy như vậy.

 

Ghi Chu:

Ngày 27 tháng 7 năm thứ nhất niên hiệu Hiển Khánh nhà Đường, tại viện phiên dịch kinh điển chùa Đại Từ Ân-Trường An, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu-dịch.

Sa môn Gia Thượng chùa Hoằng Pháp ghi lại.

Sa môn Minh Châu chùat Đại Từ Ân chứng nghĩa.

Sa môn Huệ Quý chùa Đại Từ Ân chứng nghĩa.

Sa môn Pháp Tường chùa Đại Từ Ân chứng nghĩa.

Sa môn Tuệ Cảnh chùa Tây Minh chứng nghĩa.

Sa môn Thần Thái chùa Đại Từ Ân chứng nghĩa.

Sa môn chùa Phổ Hiền chùa Đại Từ Ân chứng nghĩa.

Sa môn Thiện Lạc chùa Đại Từ Ân chứng nghĩa.

Sa môn Thê Huyền chùa Đại Từ Ân viết văn.

Sa môn Tịnh Mại chùa Đại Từ Ân viết văn.

Sa môn Tuệ Lập chùa Tây Minh viết văn.

Sa môn Huyền Tắc chùa Tây Minh viết văn.

Sa môn Nghĩa Bảo chùa Đại Từ Ân sửa chính tả.

Sa môn Huyền Ứng chùa Đại Từ Ân sửa chính tả.

Sa môn Thần Sát chùa Tây Minh cầm bút viết.

Sa môn Biện Thông chùa Đại Từ Ân cầm bút viết.

Sa môn Hải Tạng chùa Ngụy Phạt-Đồng Châu ghi lại.

Sa môn Thần Phưởng chùa Ngụy Phạt-Đồng Châu ghi lại.

Sa môn Gia Thượng chùa Tây Minh ghi lại.

Sa môn đại Thừa Quang chùa Đại Từ Ân ghi lại.

Vật và tình chung giao cảm, giúp nhau tỏ ngộ giáo pháp, Đại Thánh để lại phép tắc, thật sự dẫn dắt kẻ nghi. Nhưng mà ngày bậc tiền hiền phiên dịch, nan tre không ghi nhớ hết, liền khiến cho hàng hậu học, lòng đầy ắp những hoài nghi. Nay vì vậy viết đầy đủ, để làm sáng tỏ niềm tin. Nguyện bạn bè truyền bá viết chép, cùng chung chí hướng với tôi, ngõ hầu trải qua đời kiếp, mãi mãi không còn mê hoặc.

Đại phu nội thị quân Quán Tự Tại là đệ tử Phật trong thời Đại Đường, cung kính viết luận mới phiên dịch từ Tây Vực, nguyện hết cuộc đời còn lại này, tâm đạo không lui sụt, ngõ hầu đem lưu thông đến những nơi nào chưa được nghe. Trộm cho rằng mặt trời Phật lặn xuống phía Tây, chánh pháp huyền diệu suy sụp dần, dòng sông tuệ truyền về phương Đông, tượng giáo mới lưu truyền rộng rãi. Lá bùa hiếm có ở thế gian, nghĩa sâu xa nêu rõ nơi Bối diệp; vật báu vô cùng quý giá, rất tinh vi phát ra tại Long cung; kéo thẳng về nguồn cội của mình, ngăn dòng hung hãn mà dừng lại vĩnh viễn; đi qua bậc cửa huyền diệu, rời ngôi nhà mục nát mà mãi mãi cách xa. Pháp sư Huyền trang là bậc Long tượng của Thích môn, là chim Thu lộ của Chấn Đán, vượt qua Thông Sơn mà chịu khó học hỏi, ôm lòng mà lấy Phạm Văn mà trở về quê cũ, hơ khô thẻ tre mà hòan thành sự nghiệp ngàn năm, truyền bá lưu thông khắp cho mọi nơi cùng biết. May mắn được nghe chánh pháp, gieo nhân có lẽ trong sáng, nhưng bản chất không vẹn toàn, nay dốc hết chút phước lộc này, sao chép y chỉ sâu xa ấy, dùng đôi lời chắp vá, lòng nghĩ mắt nhìn có đủ kinh, tự mình được truyền trao bí quyết, ngõ hầu không có gì sai lầm.

Đem phước lành này, cầu chúc Thái Tông Văn Hoàng Đế an lành, từ đây truyền bá cho tất cả Hoàng đế – vương công khanh sĩ, thân thuộc họ hàng, toàn thể dân chúng, cho đến các loài bò bay máy cựa, bình đẳng huân tu, nhờ vào nền tảng tốt đẹp này, mới bước lên địa vị Chánh giác.