PHẬT NÓI XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI NGHI QUỸ

Hán dịch: Tam Tạng BẤT KHÔNG
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Chân Ngôn như Kinh

Người tu hành Xuất Sinh
Vô Biên Môn Tổng Trì
Chuyển chia ba loại nghiệp
Y ba Môn bí mật
Ấy là ba Kim Cương
Thân Ngữ Ấn Chân Ngôn
Tâm trụ Tam Ma Địa
Do vào ba Bình Đẳng
Khéo trụ Du Già nên
Thân mình đồng Bản Tôn
Tại Phàm thành Chính Giác
Pháp này rất sâu kín
Đại Nhật Kinh Vương nói
Hàng Nhất Sinh Bổ Xứ
Chẳng biết cảnh giới ấy
Huống người kém Tuệ khác
Như được ngọc Luân Vương
Giữ kín chẳng vọng nói
Tôn đó tức Yết Ma
Ba La Mật Bồ Tát
Do trụ Xuất Sinh nên
Bày hình nữ nhỏ tuổi
Hiển rõ Đại Từ Mẫu
Chư Phật trụ Trí đó
Hay hiện khắp Sắc Thân
Ở Tâm Đại Bồ Đề
Kiết Già trên đài sen
Đại Ấn, mọi uy nghi
Đồng Bất Không Thành Tựu
Tướng trạng của Như Lai
Định Vũ (tay trái) Kim Cương Quyền
Ngang tim cầm hoa sen
Để Bát Nhã Phạm Giáp (Tập kinh Bát Nhã bằng tiếng Phạn)
Tuệ Vũ (tay phải) tướng Thuyết Pháp
Dương chưởng duỗi năm Luân (5 ngón tay)
Nhẫn phong (đầu ngón giữa) hiện Yết Ma
Thập Tự Kim Cương Luân

Đội mão năm Như Lai
Khắp thân màu cỏ xanh
Lại ở chi phần thân
An bày tám Tự Môn

Chữ Bả (PA) trụ ở tim

Chữ La (LA)thành Hào Tướng (lông mày xoắn ở tam tinh)

Chữ Phộc (BA) để đầu lưỡi

Chữ Nhạ (JA) để ở đầu
Xanh biếc thành Đỉnh Tướng (tướng của đỉnh đầu)

Chữ Ca (KA) để Tuệ Chưởng (lòng bàn tay phải)
Duyên Sắc thành Yết Ma
Thập Nhị Duyên Hành Luân

Chữ Đà (DHA) vàng, lòng tay trái
Thành Hoa Bát Nhã Giáp

Chữ Xa (ŚA) an Quán Túc (bàn chân phải)

Khất-xoa (KṢA) để Chỉ Túc (bàn chân trái)

Năm chữ đều trắng sáng
Như tuyết, sữa, ngỗng, trăng
Chữ đó thành Luân Tướng
Tam Ma Gia Mật Ấn
Gia trì Đỉnh Ấn là
Pháp thứ tự trước sau
Đồng Nghi Quỹ các Bộ
Tám mươi câu chi Phật
Vây quanh Tôn đó, trụ
Lại có tám Bồ Tát
An trụ ở tám phương
Cùng với tám Dược Xoa
Bốn Nhiếp, tám Cúng Dường
Thứ tự mà an bày
Thánh Bí Mạn Đà La
Tụng trì Chân Ngôn Kinh
Chỗ thành như Bản GIáo
Tu hành các Nghi Tắc
Kết Tập, quyết chọn xong

XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI NGHI QUỸ (Hết)

 

PA (Thắng Nghĩa)  LA (Vì không có tướng tùy nét đẹp của hình nên là Pháp Thân) 偳: BA (Pháp Ngu Phu, Pháp Thánh Nhân không có hai) JA (Không có sinh, không có diệt) KA (Chẳng phải Dị Thục của Nghiệp) DHA (Pháp yếu của Đà La Ni, Không, Vô Tướng, Vô Nguyện tùy nhập vào Pháp Giới) ŚA (Chẳng phải Xa Ma Tha, Tỳ Bát Xá Na, tất cả Pháp tùy nhập vào Chân Như) KṢA (Tất cả Pháp sát na không có tận không có khác, không có thân, vốn lặng cho nên tùy nhập vào tất cả Pháp Niết Bàn)

Nguyên Lộc, năm thứ mười sáu, tháng Giêng, ngày 29

Dùng bản của TỊNH NGHIÊM Thượng Nhân, đối chiếu kiểm tra xong TÔN GIÁO

21/03/2009