TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

Đời thứ mười ba, sau đời Thiền sư Đại Giám.

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng long, có hai mươi bốn vị.

  1. Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng long
  2. Thiền sư Khắc Văn ở Lặc đàm
  3. Thiền sư Hồng Anh ở Lặc đàm
  4. Thiền sư Hạnh Vĩ ở Ngưỡng sơn
  5. Thiền sư Khánh Nhàn ở Long khánh
  6. Thiền sư Thủ Trí ở Vân cái
  7. Thiền sư Hợp Văn ở Huyền sa
  8. Thiền sư Duy Thắng ở Hoàng nghiệt
  9. Thiền sư Nguyên Túc ở Bách trượng
  10. Thiền sư Hoài Tú ở Đại quy
  11. Thiền sư Từ Cảm ở Phước nghiêm (mười một vị có ghi lục)
  12. Thiền sư Dao ở Thái bình
  13. Thiền sư Hòa ở Ngưỡng sơn
  14. Thiền sư Hạnh Duyên ở Tuyết đậu
  15. Thiền sư Khải Mông ở Tịnh chúng
  16. Thiền sư Trí Cao ở Đại la
  17. Thiền sư Mẫn ở Thừa thiên
  18. Thiền sư Tử Quỳnh ở Thắng nghiệp
  19. Thiền sư Đạo Lục ở Phật tích
  20. Thiền sư Thông ở Nga hồ
  21. Thiền sư Nguyên ở Chương giang
  22. Am chủ Hà ở Tích thúy
  23. Thiền sư Khoảnh ở Hưng quốc
  24. Cư sĩ Phan Nhất (mười ba vị không ghi lục).

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TUỆ NAM Ở HOÀNG LONG

1. Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng long.

Thiền sư Tổ Tâm – Bảo Giác ở Hối đường – Hoàng long tại Hồng châu, vốn người dòng họ Ổ ở Thỉ hưng – Nam hùng. Thuở thiếu thời, Sư là một thư sinh rất có tiếng tăm. Đến năm mười chín tuổi, mắt bị mù lòa, song thân hứa cho Sư xuất gia, bỗng nhiên liền sáng trở lại thấy được mọi vật. Sư mới sang nương tựa Sa-môn Huệ Toàn ở chùa Long sơn, qua năm sau, khảo xét kinh học, mà Sư riêng hiến dâng bài thơ bèn được xuống tóc, tiếp tục nương ở thọ học, nhưng tại viện chẳng phụng trì giới luật, một ngày nọ Sư bèn bỏ nơi đó vào Tùng lâm bái yết Thiền sư Duyệt ở Vân phong, dừng ở suốt ba năm, nếm trải mọi thứ cực nhọc, Sư bèn cái từ Thiền sư Duyệt mà ra đi. Thiền sư Duyệt bảo: “Ông hẳn đến nương tựa Nam Công (Thiền sư Tuệ Nam) ở Hoàng nghiệt”. Sư bèn đến Hoàng nghiệt , lại trải qua bốn năm biết có mà cơ chẳng phát. Sư lại giả từ mà lên Vân phong, gặp lúc Thiền sư Duyệt đã viên tịch. Nhân đó, Sư dừng lại ở Thạch sương mà không chỗ dự tham phỏng quyết, Sư thử đọc xem “Truyền Đằng” đến có vị Tăng hỏi Thiền sư Đa Phước: “Thế nào là một rừng trúc Đa phước?” Đa Phước đáp: “Một cành hai cành liệu”. Lại hỏi: “Chẳng hiểu”. Đa Phước đáp: “Ba cánh bốn cành cong”. Khi ấy bất chợt Sư thân gần thấy hai thầy. Xong, chẳng trở về Hoàng nghiệt, vừa mới trải bày tọa cụ. Thiền sư Tuệ Nam cười bảo: “Con đã vào nhà Ta vậy”. Sư cũng nhảy nhót tự mừng liền ứng tiếng đáp là: “Việc lớn từ trước lại như vậy. Sao Hòa thượng dùng dạy người xem lời dưới câu thoại trăm kế sưu tầm?” Thiền sư Tuệ Nam bảo: “Nếu chẳng khiến ông nghiên cứu tìm cầu đến nơi không dụng tâm tự thấy tự chịu như thế tức là ta chôn lấp ông vậy”. Sư thong dong rảo bước bơi lôi trên đất dưới nước trong chúng, luôn luôn đến tham quyết ngữ cú của Vân môn. Thiền sư Tuệ Nam bảo: “Biết là việc bên cạnh nên thôi nghỉ, ông dùng nhiều công phu làm gì?” Sư đáp: “Chẳng như vậy. Chỉ có mảy may nghi ngờ, chẳng đạt đến vô hoc, sao có thể bảy dọc tám ngang trời xoay đất chuyển ư?” Thiền sư Tuệ Nam bèn chấp nhận đo. Thế rồi, Sư lại đến bái yết Thiền sư Chân ở Thúy nham, Thiền sư Chân cũng nói điều rất kỳ đặc. Sư lại nương tựa hai năm thì Thiền sư Chân thị tịch, Sư mới trở về lại Hoàng nghiệt. Thiền sư Tuệ Nam bèn phân tòa để sư tiếp nhận hàng hậu lai. Đến lúc Thiền sư Tuệ Nam thị tịch, Sư bèn ở tại Hoàng long. Sư đến bái yết Thiền sư Nguyệt ở Lặc đàm. Thiền sư Nguyệt dùng tinh nghĩa kinh luận mà nhập thần, nghe những bậc đồng hàng ở các phương cười đó, mới cho là: “Chính chẳng tự thôi đi vậy, mới xuống cầm gỗ vào cốc sâu ư?” Sư bảo: “Kia lấy sở đắc của hữu đắc mà đón trước rào sau, còn ta dùng cái học của vô học chầu Tông trăm sông”. Đến trung niên, vì cảm mắc chút bệnh, Sư bèn ngụ ở chữa trị tại Chương giang.

Bấy giờ, Chuyển vận phán quan Hạ Ỷ Công Lập có nhã ý học thiền, gặp Dương Kiệt Thứ Công mà than rằng: “Tôi đến Giang tây mà hận chẳng biết Nam Công!” Thứ Công bảo là: “Có Thượng tọa Tổ Tâm hiện ở tại Chương giang, ông có thể tự chấp nhận, chẳng đợi phải thấy gặp Thiền sư Tuệ Nam vậy”. Lập Công bèn đến gặp thấy Sư, đàm nói kịch liệt, tâm thần ý tứ thoáng mở. Đến lúc luận bàn về Triệu luận hiểu muôn vật là tự mình là tình lẫn vô tình cùng đồng một thể. Khi ấy có con chó đang nằm dưới án hương, Sư bèn lấy thước đè đánh con chó và đánh vào án hương đồng thời bảo: “Chó có tình thức thì liền đi, còn án hương không có tình thức nên tự đứng. Vậy tình và vô tình sao được đồng một thể?” Công Lập bèn không đối đáp được gì. Sư bảo: “Mới vào tư duy bèn thành pháp thừa, nào từng hiểu muôn vật là tự chính mình ư?” Sư lại từng cùng chư Tăng đàm luận về Duy-ma với ba vạn hai ngàn tòa báu sư tử họa vào trong thất nhỏ tại thành Tỳ-da-ly, cớ sao không ngăn ngại? Có phải bởi vì Duy-ma hiện sức thần ư? Hay là riêng gá về Dị thuật ư? Phàm các pháp khó tin nên hiện những điềm lành như vậy. Những người có khả năng tin hiểu mới biết các vật vốn có từ xưa lại, cớ sao lại khiến càng tin? Sư bảo: “Nếu người không tin, vào nhỏ ắc phòng ngại lớn. Tuy là đã có tin, pháp từ đâu mà khởi ư?” Sư lại có bài kệ tụng là: “Trước cửa lầu các mới kiểm niệm, chẳng phải khảy móng tay đã mở cục, Thiện Tài một lần đi không tin tức, ngoài cửa xuân đến có tự xanh”. Sư chỉ dạy các pháp thân gần thiết thực, phương tiện kim mầu đại hoại như vậy!

Từ khi Thiền sư Tuệ Nam thị tịch, Sư nối tiếp trú trì suốt mười hai năm, nhưng tâm tánh Sư chân suất, chẳng vui theo việc nghiệp vụ, qua năm lượt mong cầu thoát đi mới được tạ từ để nhàn cư, mà các hàng Học giả lại càng thân gần đông nhiều. Có Tạ Cảnh Ôn Sư Trực đến trấn thú tại Đàm châu, thấy Đại quy hoang trống mới thỉnh mời Sư đến ở, như ba lần Sư đều từ chối chẳng đến. Lại nữa, Chúc giang tây chuyển vận. Pháp quan Bành Nhữ Lệ Khí Tư hỏi Sư bởi ý gì mà chẳng đến Trường sa? Sư đáp: Mong được thấy gặp Tạ Công chớ chẳng mong nhận lãnh lấy Đại quy. Từ Mã Tổ Bách Trượng trở về trước không việc trú trì, các Đạo nhân lần lượt tìm đến nơi không nhân tịch chẳng đến bến bờ mà thôi. Về sau tuy có trú trì, nhưng các bậc vương quan tôn trọng kính lễ là thầy của trời người. Nay thì không như vậy. Treo danh nơi phủ quan như dân có Hộ tịch, thẳng khiến Ngũ bách truy tìm đó vậy. Đây đâu có thể lại làm vậy?” Sư Trực nghe thế không dám đem việc nơi viện để khuất phục Sư, chỉ mong một lần được thấy gặp Sư. Sư bèn đến Trường sa, Sư Trực mong thọ học pháp yếu, Sư bèn nêu cử giềng mối, đại khái là: “Ba thừa mười hai phần giáo lại đồng như nói ăn để chỉ bày cho người biết mùi vị thức ăn. Đã nhân người khác nói về thức ăn ấy, thì cốt yếu ở chính tự mình đích thân thử nếm. Đã tự chính mình đích thân tử nếm, bèn có thể mùi vị thức ăn ấy là ngọt là đắng, là mặn là dạt v.v… Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật cũng là như vậy. Chân tánh đã nhân nơi văn tự mà hiển bày, cốt yếu phải tự chính mình thân gần thấy được. Nếu hay thân gần thấy được bèn có thể rõ biết trước mắt mình là chân là vọng là sinh là tử, đã hay rõ biết chân vọng sinh tử, phải quán chiếu trở lại tất cả ngữ ngôn văn tự đều là nói bày biểu hiện đều là nghĩa không thật. Như nay không rõ bệnh ở nơi nào? Bệnh tại thấy nghe hay biết, là biết không như thật cho đến ngằn mé chân thật. Nhận sự thấy nghe hay biết đây là chỗ thấy của tự chính mình, rất là khác biệt. Thấy nghe hay biết đây đều nhân tiền trần mà có phân biệt. Nếu không có cảnh giới tiền trần, tức thấy nghe hay biết đây là đồng với lông rùa sừng thỏ, đều không chỗ kết quy”. Sư Trực được nghe điều chưa từng nghe. Sư lại giải đáp cho Hàng thị lang Tông xưa trước hỏi, là: “Nhân dẫn dụ của thời cưa, khai ngộ rỗng rang không nghi ngại, chỉ bởi từ vô thủy đến nay, tập khí chưa thể dứt trừ – hết – Nhưng ngoài tâm không có pháp thừa, không biết tập khí phiền não là vật gì mà muốn hết đó. Nếu khởi tâm ấy, tức vụt nhiên nhận giặc làm con vậy. Từ trước đến đây chỉ có ngôn, cho đến tùy bệnh mà bày thuốc, giả sử như có tập khí phiền não, cũng chỉ lấy Tri kiến của Như Lai mà chữa trị đó, đều là phương tiện khéo léo nói năng mà dẫn dụ. Nếu là khẳng định có tập khí có thể chữa trị, tức là ngoài tâm có pháp mà có thể hết đó vậy. Thí như rùa linh kéo đuôi nơi đường, phẩy vết vết sinh. Có thể gọi là đem tâm dụng tâm chuyển bệnh thấy càng sâu nặng. Giả sử hay thấu rõ được tâm, ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm. Tâm và pháp đã là không, lại muốn chỉ dạy ai hết đó ư?”

Có lúc Sư vân du đến Kinh đô, Phò mã Đô úy Vương Công Tiên rất mực kính lễ nghinh đón Sư đến ở am tại ngoài Quốc môn. Lâu sau, theo hướng Nam, Sư lại đến Lô sơn. Có Bành Khí Tư đang trấn thú tại Cửu giang, cùng gặp gỡ, Khí Tư thong dong hỏi Sư: “Lúc mạng người sắp chung có chỉ quyết gì chăng?” Sư đáp: “Có”. Khí Tư lại nói: “Mong được nghe noi điều đó!” Sư bảo: “Đợi đến lúc Khí Tư chết tức sẽ nói”. Khí Tư vụt đứng dậy, càng thêm cung kính nói: “Việc này phải là Hòa thượng mới được. Bởi nơi bốn phương các hàng công khanh hợp tức ngàn dặm ứng đó, chẳng hợp thì thước tấc không đến”. Sư từng có làm bài kệ rằng:

“Chẳng ở chùa Triều Đường
Nhàn làm Tăng đời Tống
Bờ sống ba sự nạp
Xưa cũ một cành leo
Khất thực tùy duyên đi
Gặp núi mặc ý lên
Cùng gặp chớ cùng cười
Chẳng là Năng Lãnh nam”.

Có thể tưởng thấy được nhân vật phẩm cách con người của Sư vậy. Đến lúc tuổi tác đã cao, Sư lại dời am sâu vào trong cầu treo, bặt tuyệt các học giả lại hơn hai mươi năm. Thường đến ngày húy kỵ Nam Công thị tịch, Sư làm kệ tụng rằng:

“Người xưa lúc đi là ngày nay
Ngày nay y nhiên người chẳng lại
Nay đã chẳng lại, xưa chẳng đi
Mây trắng dòng sông không bồi hồi
Ai bảo trong thước cân bằng thẳng lại có cong?
Ai bảo vật lý đồng chủng gai lại được thóc?
Đáng thương người rong đuổi trong thiên hạ
Sáu lần sáu xưa nay là ba mươi sáu”.

Tùng lâm truyền đó để khắc giống Nam Công theo người điên đảo lời Nam đẩu bảy, Bắc đẩu tám.

Đến nửa đêm 16 tháng 11 năm Nguyên Phù thứ ba (1110) thời Bắc Tống, Sư thị tịch, hưởng thọ bảy mươi sáu tuổi, năm mươi lăm Hạ lạp. Phong sắc Sư hiệu là “Bảo giác”. An táng tại phía Đông của tháp Nam Công. Gọi là “Song tháp”.

2. Thiền sư Khắc Văn ở Lặc đàm.

Thiền sư Khắc Văn – Chân tịnh ở Lặc đàm tại Hồng châu, Sư xuất phát từ dòng họ Trịnh ở Văn Hương tại Thiểm phủ. Dòng họ Trịnh phần nhiều là những bậc công khanh danh tiếng. Sư vừa mới chào đời mà tuấn kiệt khác thường. Từ thuở bé thơ Sư đã mồ côi, chăm hầu mẹ sau rất mực hiếu thuận mà mất sự mến thương. Người mẹ ấy đã từng làm khốn khổ tủi nhục đối với Sư. Thân phụ buồn thương bèn bảo Sư vân du cầu học ở bốn phương. Sư đến Bắc tháp tại Phục châu, nghe Lão túc Quảng Công giảng nói pháp mà cảm khóc, xé rách nách mà phụng thờ đó, nên Bắc tháp lấy chữ “khắc văn” và đặt gọi tên cho Sư. Năm hai mươi lăm tuổi, xét khảo quá trình tập học mà Sư được xuống tóc xuất gia thọ giới Cụ túc, Sư học kinh luận không gì chẳng thấu đạt huyền diệu. Sư lại vân du đến các giảng tịch ở Kinh lạc, nhân kinh hành nơi hành lan điện Long môn thấy tôn tượng vị Tỳ-kheo được đắp họa nhắm mắt như an định, vụt nhiên tự biết mất, Sư bảo người bạn”. Ta trái nợ như người vật của Ngô Đạo Tử đắp họa, tuy rất mực kỳ diệu nhưng chẳng phải là người sống”. Do đó, Sư bèn giả từ nơi đấy mà bảo: “Ta sắp theo hướng Nam du phương quán Đạo vậy”.

Năm Trị Bình thứ hai (1065) thời Bắc Tống, Sư an cư kiết hạ tại Đại quy, ban đêm nghe có vị Tăng đọc tụng văn ngữ của Vân Môn là: Có vị Tăng hỏi: “Phật pháp như ánh trăng trong nước có phải vậy không?” Vân Môn đáp: “Sóng trong không thấu đường”. Bỗng nhiên Sư có sự tỉnh ngộ. Bấy giờ Thiền sư Tuệ Nam đang ở tại Hoàng Nghiệt, Sư bèn tìm đến đó. Vừa gặp lúc Thiền sư Chân giác. Duy Thắng làm thủ tòa, một ngày nọ Thiền sư Tuệ Nam nên cử câu thoại về Cổ đức niệm tụng xưng tán trên lầu chuông, trồng rau dưới cẳng chân giường, và bảo dưới chúng nói. Thiền sư Duy Thắng nói: “Hổ dữ đang ngồi giữa đường”. Thiền sư Tuệ Nam vui mừng đó, bên lui nơi viện mà bảo ở, mà ở nơi am Tích Thúy, Sư đã ba lần đến nơi am nói nhưng chẳng khế hợp, mới bảo: “Lão này chỉ là một vị Tăng tu hành, chẳng hiểu ta nói năng gì”. Sư bèn bỏ đó mà đến bái yết Thiền sư Thuận ở Thúy nham. Thiền sư Thuận là bậc có sự thấy biết rất cao và nói năng khéo léo như dây leo. Mọi người ở các phương đều xưng gọi là Thuận Bà Bà ấy vậy. Thiền sư Thuận hỏi: Ông vừa lìa bỏ xứ nào?” Sư đáp: “Hoàng Nghiệt”. Lại hỏi: “Lão Tử ở đầu am có an lạc chẳng?” Sư đáp: “An lạc”. Lại hỏi: “Ông là người xứ nào?” Sư đáp: “Quan Tây”. Lại hỏi: “Nói năng sao chẳng giống người Quan tây?” Sư đáp: “Từ thơ bé đã từng đi học”. Lại hỏi: “Xuất gia làm Tăng tại xứ nào?” Sư đáp: “Theo Hòa thượng Bắc pháp mà xuống tóc, rồng cùng tài tú đồng tham song tuyền úc”. Thiền sư Thuận cười bảo: “Khuynh và Mật Tổ Ấn dự tham ở hai Đại lão này, chẳng hiểu ngữ thoại của Cừ, kịp đến ta như nay tham được chút ít thiền cần thấy kia tức là dời đổi phong hóa vậy”. Lại hỏi: “Tông Hoàng Nghiệt ở được như thế nào?” Sư đáp: “Rất tốt lành”. Thiền sư Thuận bảo: “Cử chỉ xuống được một chuyển ngữ tốt lành, bèn ở Hoàng Nghiệt, Thiền tức chưa mộng thấy vậy”. Nhân đó mà Sư đại ngộ Tông chỉ của Lâm Tế, chóng thấy được điểm sử dụng của Thiền sư Tuệ Nam, bèn làm vài bài tụng mà gởi đến. Thiền sư Tuệ Nam rất tán thưởng. Nhân đó, Sư trở về lại tham lễ. Thiền sư Tuệ Nam hỏi: “Ông từ xứ nào đến đây?” Sư đáp: “Thúy nhạc”. Lại hỏi: “Vừa gặp Lão Tăng sao chẳng ở?” Sư tiến tới đáp: “Chưa xét rõ đi hướng nào?” Lại bảo: “Thiên thai thỉnh mời khắp, Nam nhạc đồng nhóm đến”. Sư nói: “Nếu thế thì người học cũng được đi tự do vậy”. Lại hỏi: “Giày dưới cẳng chân có được từ xứ nào lại?” Sư đáp: “Tiền bảy Bác Lô sơn xướng được”. Lại hỏi: “Nào từng tự do?” Sư chỉ đó là nói: “Nào từng chẳng tự do ư?” Thiền sư Tuệ Nam ngờ lạ khác thường về Sư vậy.

Bấy giờ, thủ tòa Hồng Anh là người mang danh với Sư. Hồng Anh vốn người xứ Thiệu võ, nên trong đại chúng xưng gọi là “Anh Thiệu Võ, Văn Quan Tây”. Lâu sau, Sư giả từ mà lại đến ngụ ở nơi hội tòa của Thiền sư Thuận tại Thúy nham. Thiền sư Thuận bảo: “Chủng tánh ông xa đi mà khế ngộ rộng lớn. Lâm Tế sắp ngả đổ, năng lực của ông có thể chống đỡ sâu dày hãy nên tự mừng đó”. Đến lúc Thiền sư Tuệ Nam sang Hoàng Long, Sư lại đến đó. Thiền sư Tuệ Nam bảo: “Vừa khiến thị giả vén rèm hỏi Cừ, lúc cuộn rèm dậy thì thế nào? Đáp là soi chiếu thấy thiên hạ. Lúc buông rèm xuống thì thế nào? Đáp: Là nước rỉ chẳng thông. Vậy lúc chẳng cuộn chẳng buông thì như thế nào? Thị giả im lặng không trả lời. Ông lại làm sao sống?” Sư đáp: “Hòa thượng đày thị giả xuống dưới nhà Niết-bàn mời được”. Thiền sư Tuệ Nam gằng tiếng bảo: “Người Quan Tây quả thật không đầu não”. Và mới ngoảy nhìn vị Tăng bên cạnh. Sư chỉ vị Tăng ấy mà nói: “Chỉ như vị Tăng này cũng chưa mộng thấy”. Thiền sư Tuệ Nam cười lớn. Từ đó, trong môn hạ xưng gọi Sư là người kỳ vĩ lạ thường. Tuy những vị bác học đa văn nhưng trông thấy Sư vẫn không khỏi bối rối sợ hãi. Sau khi Thiền sư Tuệ Nam thị tịch, Sư rảo bước đến Hành nhạc, lại làm thủ chúng ở Ngưỡng Sơn. Năm Hy Ninh thứ năm (?) thời Bắc Tống , Sư đến Cao an, Thái thú Tiền Công rảo đánh trước đợi gặp thấy Sư. Sư lại đến ra mắt, có con chó ngao vượt ra ngăn chặn, Sư mới đi vòng quanh nghinh lánh chút ít, Tiền Công giễu cợt bảo: “Thiền giả hẳn có khả năng dạy răn, hổ, mà lại sợ chó ư?” Sư nói: “Dễ nhiếp phục hổ hang núi, khó điều khiến rồng giữ vườn nhà”. Tiền Công mới tán thán rằng: “Thật, danh chẳng dối được”. Bèn mời Sư đến Động Sơn, tiếp theo lại đến ở Thánh thọ. Mới đầu ở Động Sơn, ngày khai mở giảng đường, Sư chỉ dạy đại chúng: “Hỏi đáp hãy tạm dừng. Chỉ biết hỏi Phật hỏi Pháp, rất không biết nơi Phật pháp lại. Hãy nói từ nơi nào lại?” Và, Sư mới duỗi một chân xuống, tiếp bảo: “Ngày xưa Hoàng Long thân hành lệnh này, chư Phật mười phương không dám trái lại, Tổ sư các đời, tất cả Hiền Thánh không ai dám vượt qua. Vô lượng pháp môn hết thảy Diệu nghĩa, các câu thoại đầu của các Lão Hòa thượng trong thiên hạ, đầu cuối một pháp Ấn không dám đổi khác. Không khác tức tạm dừng. Ấn tại xứ nào? Có thấy chăng? Nếu thấy chẳng phải Tăng chẳng phải tục, không thiên không đảng mỗi mỗi phân giao, nếu chẳng thấy tức ta tự thâu lấy. Sư bèn rút chân lại và hét một tiếng, tiếp bảo: “Binh lính tùy Ấn chuyển, Quan tướng theo phù hành, tay Phật chân lừa sinh duyên. Lão khéo đau cho ba mươi gậy, mà nay trong hội chẳng có người không cam nhận chăng? Nếu có thì chẳng phòng ngại kỳ đặc. Nếu không thì Tân Trưởng lão lừa dối các người vậy. Nên đức Đại giác Thế Tôn của chúng ta ngày xưa ở nơi nước Ma-kiệt-đà lúc sao mai vừa ló dạng sáng ngày mồng 08 tháng 12 bỗng nhiên ngộ Đạo, khắp đại địa các loài hữu tình thảy đều thành thật. Ngày nay có Sa-môn Thích Tử Khắc Văn ở trong thành Quân Dương dười thời Đại (Bắc) Tống, tại nước Chấn Đán (Trung Hoa) vào lúc mặt nhật vừa lóe sáng ngày 13 tháng 06, lại ngộ cái gì?” Xong, Sư nắm cây phất trần họa vẽ một đường và tiếp bảo: “Ta không dám xem thường các người, các người đều sẽ làm Phật”. Rồi Sư bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng: “Môn hạ Động Sơn có lúc hòa bùn hợp nước, có lúc tường vách dựng đứng ngàn nhận. Các người phỏng hướng đến nơi hòa bùn hợp nước thấy Động Sơn. Động Sơn chẳng ở nơi hòa bùn hợp nước, phỏng hướng đến nơi tường vách dựng đứng ngàn nhận thấy Động Sơn, Động Sơn chẳng ở nơi tường vách dựng đứng ngàn nhận. Phỏng hướng đến tất cả các nơi thấy Động Sơn, Động Sơn chẳng ở tại tất cả các nơi. Các người chẳng cần thấy lỗ mũi Động Sơn hết, ở trong tay Động Sơn phỏng ngủ gật, cũng nắm lỗ mũi kéo hết một lược, chỉ thấy lỗ con mắt định động lại chẳng cùng biết. Cũng chẳng cần các ngươi biết Động Sơn. Tạm biết được chính mình là được”. Sư lại bảo: “Môn hạ Động Sơn cần đi thì đi, cần ngồi thì ngồi, trong bình bát phẩn giải ốm bệnh, trong bình bát đàm khạc dơ dáy, chấp pháp tu hành như trâu kéo mài”. Sư lại bảo: “Đá Đầu đà bị bọc trong rêu, núi Trịch bút gặp bệ lệ buộc, viện La-hán mỗi năm độ 3 hành giả, trong chùa Quy tông dự tham xong lui uống trà”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư cười lớn ha, ha. Lại hỏi: “Sao có mỉm cười?” Sư đáp: “Ta cười ông theo lời nói mà sinh phát nhận hiểu”. Lại nói: “Bỗng nhiên mất lợi”. Sư lớn tiếng bảo: “Không được lễ bái”. Vị Tăng ấy bèn trở về trong chúng. Sư lại cười bảo: “Theo lời nói mà phát sinh nhận hiểu, quả nhiên đúng vậy”. Và Sư mới bảo: “Môn hạ Động Sơn tám lõm chín lồi, giao giao, gia gia, cúi cúi, cong cong, gập gập, ghềnh ghềnh, chót vót trọc lóc, mây nước bít ánh ngời, hơi khói nhiều lớp, một đường thẳng lối, kẻ tham quan, kẻ vân du có cả thảy mười tám – mười chín người, dất bước sớm là mê ngay tại đầu đường. Trong đó chớ có người không mê chăng?” Sư bỗng hét một tiếng, tiếp bảo: “Hãy nói đầu đường tại xứ nào?” Sư lại bảo: “Hai chữ Phật pháp chẳng dùng nói nhằm. Nói nhằm thì đầu mọc sừng. Người xưa chỉ hiểu biết giết người chết không biết người sống, sao chẳng nói hai chữ Phật pháp mỗi một hiện thành? Các vị nhân giả, muốn biết Phật gì chỉ các người là phải, muốn biết pháp gì chỉ các người sử dụng thường ngày là phải. Phải và chẳng phải tức cũng rất kỳ đặc. Chẳng phải cũng rất kỳ đặc, giết và sống một nơi chẳng thông, hai nơi mất công, chạm đường thành ứ trệ”.

Lại một ngày nọ, sau khi hỏi đáp đã xong, Sư mới bảo: “Có hỏi câu thoại gì nữa chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ba mươi năm đùa cưỡi ngựa tức bị lừa đánh”. Và Sư liền vỗ đùi vế, tiếp bảo: “Thẳng lên được núi Tu-di cao vợi, nước biển vọt sóng, ba mươi lăm tầng trời lúc lùi ngôi vị, mười tám địa ngục lớn đều ngưng khổ khốc, thấy chăng? Nếu trong đó thấy được thì Đức Thích-ca khoanh tay, Đức Di-lặc nhăn mày, Văn Thù, Phổ Hiền cùng đó làm thị giả. Nếu như không thấy thì xem Ta bảy dọc tám ngang cùng đó làm thị giả, tạm hướng đến trong dây leo nêu cử lấy. A, ha, ha. Chư vị cao đức hãy nói Ta cười cái ý gì? Ta cười ngày xưa Vân Môn, Lâm Tế, Đức Sơn, kham đầu dùng ánh sáng của đom đóm, sự hiểu biết của ve muỗi, một người nói Ta chê Phật mắng Tổ, một người nói Ta thành đạt câu cuối cùng, một người nói Phật pháp ở Hoàng nghiệt không lắm nhiều con, một người nói Đức Thế Tôn Đại Giác lúc mới hạ sinh một tây chỉ trời một tay chỉ đất miệng nói “trên trời dưới trời chỉ riêng mình tôi là tôn quý hơn cả”. Bấy giờ nếu Ta thấy thì một gậy đánh giết cho chó ăn, tợ như một đội ấy đánh kháng tài giỏi rỗng không, chỉ là một thời kỳ cùng đó sinh xét qua, ngoài ra bọn phóng buông qua tức không thể, há chẳng nghe. Có vị Tăng hỏi Càn Phong rằng: “Các Bạc-già-phạm ở khắp mười phương đồng một đường đến cửa Niết-bàn, chưa xét rõ đầu đường ấy tại nơi nào?” Càn Phong nắm cây gậy họa vẽ một đường và bảo: “Tại trong ấy”. Chỉ như Càn Phong nghĩ gì từng mộng thấy chưa? Nếu là lão Tăng tức không như vậy. Các Bạc-già-phạm ở khắp mười phương đồng một đường đến cửa Niết-bàn, chưa xét rõ đầu đường ấy tại xứ nào? Đợi phỏng mở miệng nóng quát đuổi ra. Lại có Vân Môn bẻ cẳng chân vị Tỳ-kheo già, chẳng phân đen trắng, chẳng biện rõ chánh tà. Xong, Sư nắm cái quạt tiếp bảo: “Nhảy vọt lên tầng trời ba mươi ba đắp nhằm lỗ mũi trời Đế-thích, cá kình biển Đông đánh một gậy mưa tợ như bát nghiêng đổ, tợ như ban ấy hòa bùn hợp nước tài giỏi, phẩn quét trong đống chôn lấp mười cái, năm cái, lại có rất quá. A, ha, ha, vui chẳng vui, đủ chẳng đủ, mà nay may đối mặt cùng núi xanh nước biếc, năm sau là việc một lúc thôi nghỉ, tin mặc thân tâm biếng lười bó buộc, đại chúng thôi khéo ngủ gật”.

Lại nhân ngày giải chế mãn hạ, Sư chỉ dạy đại chúng: “Có người nào hỏi câu thoại chăng?” Và, Sư nắm cây phất trần đánh vào thiền sàn, tiếp bảo: “Trời đất tạo hóa có âm có dương, có sinh có giết, nhật nguyệt soi chiếu có tỏ có mờ, có ẩn có hiện; sông nước chảy đổ có cao có thấp, có đọng có thông; minh chúa trị vì cảm hóa có vua có tôi, có lễ có nhạc, có thưởng có phạt; Phật pháp ở thế gian có đốn có tiệm, có quyền có thật, có kết (buộc) có giải (mở). Kết tức từ ngày 15 tháng 04, khắp cả phương thế giới là Thành là phàm là cỏ là cây”. Sư nắm cái phất trần đánh xuống bên tả một cái tiếp bảo: “Tất cả đều tại trên đầu cây phất trần, có thấy chăng?” Và Sư mới hét một tiếng, lại bảo: “Giải tức là ngày 15 tháng 07, khắp cùng pháp giới hoặc cỏ hoặc cây là Thánh là phàm”. Sư lại nắm cây phất trần đánh xuống bên hữu một cái tiếp bảo: “Từ trong ấy một nơi giải”. Xong, Sư dựng đứng cây phất trần lên, và bảo: “Tất cả đều bị trên đầu cây phất trần, có thấy chăng?” Sư một tiếng, bảo: “Chỉ như từ ngày 15 tháng 04 trở về trước, ngày 15 tháng 07 trở về sau, hãy nói là giải hay là kết?” Sư nâng cây phất trần lên và bảo: “Tất cả đều tại trên đầu cây phất trần, có thấy chăng?” Sư lại hét một tiếng, tiếp bảo: “Các vị cao đức, trong ba tiếng hét ấy, có một tiếng hét là gươm báu kim cang vương, có một tiếng hét là sư tử ngồi xổm nơi đất, và có một tiếng hét là mò cán ảnh cỏ, nếu các người mỗi mỗi biện rành được, mới thấy Đại sư Lâm tế nói ra chuyện thường tình, Hoàng Nghiệt trùm bàn tay, Đại Ngu gặp xây đắp, tuy cùng các nhau vài ba trăm năm, mà các ngươi thân gần làm đích tử, sau đó mở lớn cửa huyền diệu không hai, quyền hành các Tổ, dẹp tà ủng hộ chánh, phù trì tông lập giáo, chỉnh đốn giềng mối suy đồi, phóng tung thấy biết lớn, tỏa sang mắt pháp lớn, chẳng động Bản Tế mà quyết thắng quân ma”. Sư mới hét một tiếng, tiếp bảo: “Lại phải biết một tiếng hét chẳng làm, một tiếng hét cần dùng. Đến trong đó phải là mắt kiên cố hướng đến chưa đi ỉa trở về trước bất chợt dẫn được đi. Các vị cao đức! Hãy nói là dẫn được cái gì?” Ngưng giây lát, Sư lại hét một tiếng và xuống khỏi tòa.

Sư trú trì suốt mười hai năm, nhàm chán sự buộc ràng, nên cứng rắn từ tạ mọi sự, rồi theo hướng đông đi đến Tam ngộ. Lúc Sư đến Kim lăng, Vương Kinh Công mới lui sống nhàn tại Định Lâm, nghe Sư đến, bèn ra nghinh đón. Thế rồi, mừng vui rất lắm, đàm nói trọn ngày. Kinh Công hỏi: “Trong các kinh đầu tiên nêu bày thời xứ (thời gian và nơi chốn), sao kinh Viên Giác riêng chẳng như vậy?” Sư đáp: “Kinh Pháp đốn thừa giảng nói là chỉ ngay cho chúng sinh, nhật dụng hiện tiền chẳng thuộc xưa nay. Chỉ như ngày nay lão Tăng và tướng công đều vào Đại quang minh tạng, du hý Tam-muội, cùng làm khách làm chủ cho nhau không liên can đến thời và xứ”. Lại hỏi: “Trong kinh nói: “Hết thảy chúng sinh đều chứng Viên giác”. Mà Khuê Phong lấy chứng làm đủ. Vậy người phiên dịch sai nhầm như thế nào?” Sư đáp: “Kiên giác như có thể cải, Duy-ma cũng có thể đổi. Duy-ma há nói là “cùng chẳng diệt Thọ uẩn mà thủ chứng”. Phàm “chẳng diệt Thọ uẩn mà thủ chứng” cùng với “đều chứng Viên giác” ý ấy đồng nhau. Bởi vì chúng sinh hiện hành Vô minh, tức là đại trí căn bản của Đức Như Lai. Lời của Khuê Phong chẳng là phải”. Kinh Công rất vui mừng, ngợi khen tưởng thưởng qua nhiều ngày, và cúng thí nhà cửa của mình làm thành Phường báu, mời Sư làm Tổ khai sơn thứ nhất. Có lúc lên giảng tòa, Sư bảo: “Ngày nay đại chúng đồng một hội cần biết chăng? Là đại chúng thành Phật thời tiếc sạch duyên, mới ngay nay đây gặp được Đại thừa tướng Kinh Quốc Công và Phán phủ tả thừa cúng thí nhà cửa vườn rừng làm thành chẳng hùa Phật, thỉnh mời sơn Tăng xiển dương ý Tổ, các người có hiểu chăng? Chỉ thẳng cùng đại chúng tức tâm thấy tánh thành Phật, đại chúng tin được kịp chăng? Nếu tự tin được kịp, tức biết tự tánh xưa nay thành Phật. Giả sử có chưa itn cũng sẽ thành Phật, chỉ vì từ khi mê mờ trở lại trải qua lâu ngày, chợt nghe nói vậy thật khó tin lấy. Vả lại, xưa nay trong thiên hạ các Thiện tri thức, tất cả Thiền đạo, tất cả ngữ ngôn đều là Thiện tri thức từ trong Phật tánh lưu xuất mà kiến lập. Mà lưu xuất là ngọn, Phật tánh là gốc. Phật pháp ở đời gần đây thật rất đáng thương, phần nhiều bỏ gốc theo ngọn, phản chánh theo tà, chỉ nhận ngôn cú câu người xưa lấy làm thiền làm đạo có lắm can thiệp. Ngay như Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại cũng không thiền có thể nói. Chỉ cốt yếu đại chúng tự chứng tự ngộ, tự thành Phật, tự kiếp lập hết thảy Thiền đạo. Huống gì là thần thông biến hóa, tất cả chúng sinh tự có đủ chẳng gá tìm cầu bên ngoài. Như nay phần nhiều là mọi người mong cầu bên ngoài, bởi căn bản tự không chỗ ngộ, một hướng khách làm vài trân báu khác, đều là hư vọng, chẳng khỏi lưu chuyển sinh tử. Đại chúng! Ngày nay hai tướng công đặc biệt tạo lập đạo tràng lớn này để làm Phật sự lớn. Vượt ra ngoài cái khổ lưu chuyển sinh tử của tất cả chúng sinh khắp đại địa hiển bày diệu tăng vắng lặng rộng lớn vốn xưa nay, mở bày thần thông Đại quang minh tạng vốn có xưa nay. Chỉ bởi vì mê mờ nên mãi ở trong phàm hạ, tỏ ngộ tức Hiền Thánh nay đây. Đại chúng! Nói nhiều tức cách đạo càng xa, cười các đạo nhân sáng mắt kia, vậy trong chúng chẳng có người sáng mắt ư? Ngày nay Phật pháp lẫn lộn xen tạp, cần nên phân rành tà chánh, để khiến các người chẳng rơi lạc vào tà kiến mà làm mắt chánh của trời người. Có chăng? Có chăng?” Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Ta trọn không dám khinh thường các người, các người đều sẽ làm Phật”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa. Kinh Công rất vui mừng, đem đạo hạnh của Sư mà tấu trình, Sư được chiếu ban phong tặng hiệu là “Chân Tịnh Thiền sư”.

Sau đó không bao lâu, Sư lại nhàm chán sự ràng buộc ồn náo bèn trở về am Cao an ở dưới núi Cửu phong, đền tên là “Đầu Lão”. Học giả từ các phương xa lại tìm đến. Qua sau sáu năm, Sư lại ra ở Quy tông. Lại thêm hai năm nữa, Trương Thiên Giác do từ tả ty khiển sách Kim lăng tửu quan dấy soái Nam xương, bèn qua Lô sơn gặp thấy Sư, mạnh khỏe rất mực kính lễ, thỉnh mời Sư đến ở Lặc đàm, bỗng chốc Sư lại lui ở Vân am.

Đến sáng sớm ngày mồng 04 thắng 10 năm Sùng Ninh thứ nhất (1102) thời Bắc Tống, Sư hiện tướng bệnh, qua ngày 15, bệnh càng rất lắm, Sư mới bảo đem tất cả mọi vật của riêng mình phân phát cho môn nhân đệ tử. Đến nửa đêm 16 tháng 10, sau khi tắm rửa xong, Sư ngồi kiết-già, đại chúng thỉnh cầu Sư giảng pháp, Sư mỉm cười bảo:

“Năm nay bảy mươi tám (78)
Bốn đại sắp chia lìa
Gió lửa đã lìa tan
Sắp đi thôi lại nói”.

Nói xong, Sư bèn thị tịch. Qua bảy ngày sau trà tỳ, trong lửa dữ năm sắc có ánh sáng trắng vọt cao, các nơi khói tỏa đến đều biến thành Xá-lợi. Các hàng đạo tục có hơn ngàn người đều có được, phân chia dựng lập tháp phía dưới núi Bảo liên ở Lặc đàm tại phía bắc Động lưu vân của Động sơn.

3. Thiền sư Hồng Anh ở Lặc đàm.

Thiền sư Hồng Anh tại Hồng châu, vốn người dòng họ Trần ở Thiệu võ quan. Từ thủa bé thơ, sư rất thông mẫn, đọc sách cứ năm dòng xuống một lượt, song thân rất mến thương, khiến là thư sinh tập học Tiến sĩ. Sư bỏ ăn tự thệ nguyện khẩn cầu xuất gia. Đến lúc thành đại Tăng tức liền đi phỏng đạo, theo hướng đông, Sư vân du đến Tào sơn nương tựa Nhã Công lão túc. Lâu sau, Sư giã từ đi lên Vân cư, trông nhìn núi hang thắng tuyệt, bèn nghĩ tính muốn trọn đời ở đó, đọc xem kinh Hoa Nghiêm, luận Thập Minh, đến câu: “Trí tuệ chân thật vốn không thể tánh, chẳng thể tự biết không thể tánh nên làm tánh của Vô tánh, chẳng thể tự biết Vô tánh nên gọi là Vô minh”. Trong Đệ lục địa của kinh Hoa Nghiêm nói: “Chẳng rõ Đệ nhất nghĩa nên gọi là Vô minh, lấy biết trí tuệ chân thật vốn không tánh nên chẳng thể tự rõ. Nếu gặp duyên rõ biết mà rõ thì Vô minh diệt vậy”. Đó có nghĩa là cửa cốt yếu để thành Phật. Thế rồi nói: “Có Lão Tử ở Tích nham”. Ngay ngày đó, Sư đến báu yết Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng nghiệt, đàm nói thâu đêm đến sáng, Thiền sư Tuệ Nam chỉ thêm sự kính mến Sư mà chưa hứa cho vào thất. Sư thường luôn trình bày ngữ cú, mà Thiền sư Tuệ Nam chỉ lặng im. Một ngày nọ nhân lấy hộp kinh, bất chợt sẩy tay rơi rớt đánh mạnh một tiếng, Sư bèn đến ngộ, liền đi thẳng đến Phương trượng trình bày kiến giải của mình. Thiền sư Tuệ Nam bảo: “Ông mới là người đầy đủ mắt chánh anh hùng của nhà ta, khó nên tự gìn giữ”. Bấy giờ dưới chúng hội, các bậc lang tượng lẫn lộn, mà Sư đàm luận nghĩa lý tinh anh tỏa phát, từng nghiêng đổ bốn tòa, tiếng tăm vang vọng rất lắm.

Sư mới vân du Tây sơn, gặp Cư sĩ Phan ở Nam xương đồng dừng nghỉ qua đêm tại Song lãnh. Cư sĩ Phan nói: “Long Đàm thấy Thiên Hoàng, thời tiết mờ tối hợp Khổng Tử”. Sư kinh lạ hỏi: “Lấy gì làm chứng nghiệm”. Cư sĩ Phan nêu cử Khổng Tử nói: “Hai ba ông cho là ta ẩn ư? Ta không ẩn ấy vậy. Ta không đi mà chẳng cùng hai ba ông là khâu vậy”. Thiên Hoàng nói: “Ngươi mang trà lại, ta cùng ngươi tiếp, ngươi mang thức ăn lại, ta ngươi nhận, ngươi hỏi thăm, ta đưa tay, nào từng chẳng vì ngươi?” Sư lấy làm như thế nào?” Sư cười, bảo: “Người Sở lấy gà rừng cho đó là chim phụng, ở đời lưu truyền lấy đó làm trò cười. Chẳng hay lời nói ấy của Cư sĩ cùng loại tương tợ đó. Cớ sao ngươi mang trà lại, ta vì ngươi tiếp, ngươi mang thức ăn lại, ta vì ngươi nhận, ngươi hỏi thăm, ta đưa tay, nếu nói là nói, nói cái gì? Nếu nói chẳng nói, Long Đàm vì sao bèn ngộ vậy? Do đó, nói là không pháp có thể nói mới gọi là nói pháp. Lấy biện tài của Đức Thế Tôn cũng không thể thêm hai câu ấy vậy. Người học chỉ cầu mở hiểu, thí như đồn họa năm sắc giữa hư không. Ổ chim cũng không Phật pháp có thể truyền trao, chẳng thể ngồi im lặng, chỉ nhón lấy lông vải thổi đó, thị giả bèn tỏ ngộ. Người học mới nói: “Nhón lông vải lên toàn thể lộ bày”, tợ như thấy biết đây chưa vượt khỏi thừa giáo. Như vậy mà có thể xưng là khách của môn hạ Tổ sư ư? Cửu Phong bị người ta hỏi: “Trong núi sâu có Phật pháp không?” Bất đắc dĩ mà nói: “Có”. Kịp đến lúc bị cật vấn tới cùng không thể có, mới nói: “Thạch đầu lớn là lớn nhỏ là nhỏ”. Người học mới bói lường nói là: “Giết nói chúng sinh nói ba đời cháy dữ”. Xét giáo thừa như thế tự đủ, sao lại phải hỏi ý chỉ của Tổ sư ư? Cần được thoát thể rõ ràng đi. Thí như người bị bệnh mắt tìm cầu thầy thuốc chữa trị, thầy thuốc mới hay dứt trừ màng mạc ngăn che mắt đi, chẳng từng đem ánh sáng cho người đó”. Cư sĩ Phan bèn đẩy sàn giường đứng dậy nói: “Tôi lo buồn đạo pháp Tích thúy chưa có người nối tiếp, nay biết hết ở nơi tự thân mình ông vậy”.

Thiền sư Thuận ở Song lãnh hỏi: “Lão Sư trong am khéo hỏi người học. Chắn ngay cổ họng, môi mép nói lấy một câu. Thủ tòa từng nói được gì?” Sư lấy đó mỉm cười thôi, mà có làm kệ tụng rằng:

“A gia từng giấm mổ ba thước
Vợ mới rửa mặt sờ nhằm mũi
Đạo ngô đáp thoại được quần eo
Huyền sa mở sách là giấy trắng”.

Khi ấy, Thiền sư Thuận thán phục cho là dưới danh không hư sĩ. Có bạn đồng tham ở Thạch môn phân tòa tiếp nạp, Sư làm kệ tụng mà gởi đến đó là:

“Trong lò muôn nung sắt tật lê
Ngay phải cao giá chớ nhiều đó
Ngang lại dọc đi cười ha ha
Mặc người bên cạnh nói thị phi”.

Đến năm Hy Ninh thứ nhất (1068) thời Bắc Tống, Sư làm thủ chúng ở chùa Viên thông tại Lô sơn. Học giả quy hướng nương tựa như ở Nam công. Qua mùa xuân năm sau, Thiền sư Tuệ Nam viên tịch. Đến tháng 10, Sư theo sự thỉnh mời của bốn chúng, bèn khai mở giảng pháp tại Thạch môn. Có vị Tăng hỏi: “Lúc lập trường làm vui đùa thì như thế nào?” Sư đáp: “Lò hồng lửa dữ, ra quạ rùa sắt”. Lại hỏi: “Ngay cán bày trống tự Sư đánh, đầu sào trăm thước việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Sơn Tăng chẳng tin kế sống ấy”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bảo: “Chớ tài tên rỉ”. Vị Tăng ấy lễ bái xong đứng dậy, bèn duỗi góc ca-sa xuống và hỏi: “Lúc cởi áo mang giáp thì thế nào?” Sư đáp: “Vui được Lang yên dứt, cung tên treo trên vách”. Vị tăng ấy lại vén kéo góc áo ca-sa lên và hỏi: “Lúc sửa chỉnh áo giáp lại thì như thế nào?” Sư đáp: “Chẳng đến bờ Ô giang, biết ồn chưa chịu ngừng”. Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Kinh ngạc ta ư?” Vị Tăng vỗ một cái, Sư bảo: “Cũng là được sống trong chết”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Sắp có nghĩa là tài của thâu Yên pháp Triệu. Xưa nay chỉ là giặc muối bại riêng”. Vị Tăng ấy lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Lông mày rẽ chữ bát, ánh mắt tợ sao băng”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Một gậy, một vết sẹo”. Lại nói: “Đại chúng chứng minh, người học lễ tạ”. Sư cười lớn ha, ha. Vị Tăng ấy lễ bái xong đứng dậy, đưa tay trái họa vẽ một tướng vòng tròn, Sư nắm cây phất trần xỏ xuyên qua bên hữu. Vị Tăng ấy đưa tay phải họa vẽ một tướng vòng tròn. Sư nắm cây phất trần xỏ xuyên qua bên tả. Vị Tăng ấy đưa hai tay họa vẽ tướng vòng tròn gá bày. Sư đưa cây phất trần họa vẽ một đường và bảo: “Ba mươi năm trở lại đây chưa từng gặp con cháu của Quy ngưỡng, ngày nay tức gặp nhằm gã tài đạp ngói mộc. Lại có người hỏi câu thoại nữa chăng?” Ngưng giây lát, không có người hỏi, Sư mới bảo: “Hỏi cũng không cùng, đáp cũng không cùng. Hỏi đáp qua lại đối với đạo dầu xa. Cớ sao huống là việc này, ngay nhiều đầu gây nêu cử được chẳng là trượng phu, dưới tiếng hét nhận ngay chưa là đạt sĩ. Nào kham hướng lấy trong lời, thì rong tìm cầu trong câu. Đường ngôn từ nhọn vút mới mẻ, cơ phong bén nhạy. Thấy biết như vậy đều là chôn vùi Tông chỉ, vấy dơ tiên hiền. Nên Tổ ta nói nào từng mộng thấy. Chỉ như Đức Phật Như Lai của chúng ta đến lúc sắp nhập Niết-bàn mới bảo: “Ta có chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm, nay giao phó cho Tôn giả Ma-ha Ca-diếp. Tôn giả Ma-ha Ca-diếp bèn giao phó Tôn giả A-nan, Tôn giả A-nan lại gao phó Tôn giả Thương-na-hòa-tu, rồi Đại sĩ Ưuba-cúc-đa các Tổ nối tiếp nhau. Mãi đến Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự ngữ ngôn. Há chẳng là đạo phương tiện của các tiên Thánh ư?” Từ đó ngay người chẳng tin tức tự mê đầu nhận ảnh, rong đuổi đường cuồng, đến nỗi khiến thui thủi nổi trôi sinh tử. Các Thiền đức! Nếu hay một niệm xoay trở lại tỏa lại, hướng đến dưới cẳng chân mình chăn màn xé rách rốt cùng tương lai. Có thể gọi là cửa động mở suốt, lầu các lớp lớp, mười phương hiện khắp, hải hội đều sáng rõ, bèn mới là phàm Thánh hiền ngu núi sông đất liền dùng một ấn “Hải ấn Tam-muội” mà ấn định, lại không mảy may thấu lọt, sơn Tăng cử xướng như thế. Nếu là trong chúng có bản sắc nạp Tăng nghe đó thật là bịt tai mà về, cười phá miệng người khác. Đại chúng hãy nói bản sắc nạp Tăng môn hạ, một câu ấy làm sao sống? Nói”. Ngưng giây lát, Sư tiếp bảo: “Khoảng trời tuyết vùi đá ngàn thước, cửa động lạnh bẻ vài gốc tùng”. Lại một ngày nọ, lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Hoàng Long một khúc nhạc, đích thân Sư xướng hát, tay Phật cẳng lừa lược mượn xem?” Sư đáp: “Lão Tăng đánh lùi trống”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Đầu rồng đuôi rắn”. Lại hỏi: “Với Lâm Tế trồng tùng tức chẳng hỏi, còn Bách Trượng mở ruộng nương việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Sâu nhằm đầu bừa”. Lại nói: “Người xưa còn sống”. Sư bảo: “Lại thêm đầu cày”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái, Sư đánh xuống thiền sàn một cái, trông nhìn cả đại chúng và tiếp bảo: “Núi xanh trùng điệp điệp, nước biếc vọng róc rách”. Sư bèn nhón lấy cây gậy tiếp bảo: “Chưa đến nơi vực sâu, lắc đầu nhìn kỹ càng”. Sư chống cây gậy mà đứng dậy, tiếp bảo: “Núi báu cao vút người ít đến, trước hang tuyết lấp tùng khô ngã, ngọn trước ngọn sau vượn hoang hú, một dãy đường xưa gió trong quét. Các Thiền đức! Tuy là như vậy, hãy nói cây gậy sơn Tăng nắm chống dài được ít nhiều?” Sư lại bèn nhón dậy và bảo: “Dài theo dài sử dụng, ngắn theo ngắn sử dụng”. Rồi Sư gõ xuống một cái. Lại có lúc lên giảng đường, giây lâu, sư trông nhìn đại chúng mà bảo: “Thạch môn cao vút ải sắt lao, nhướng mắt lớp lớp muôn nhận cao, trâu sắt không sừng xung phá được, trong biển Tỳ-lô nổi sóng đào. Hãy nói một câu chẳng giẫm qua sóng đào làm sao sống? Nói”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Một câu chẳng vội không nhằm hỏi, đến nay còn làm Tăng Dã bàn”. Xong, Sư xuống tòa.

Sư ở chưa tròn thời kỳ một năm, mới chỉ sáu tháng, tri sự phân tranh, ngăn cản không thể được, Sư mới nói cùng đại chúng rằng: “Lãnh chúng không nghiêm túc, chánh bởi không có đức, tôi có thẹn với Long môn”. Và bèn gọi Duy-na đánh chuông đại chúng nhóm tập lần lượt hành khất, trước sau Sư dặn bảo: “Sau khi tôi tịch diệt dùng lửa thiêu hóa, lấy cốt đá cất tàng nơi tháp chỗ thông để rõ sống chết chẳng lìa chúng tịnh”. Nói xong, Sư bèn thị tịch, hưởng thọ năm mươi chín tuổi, bốn mươi ba hạ lạp. Môn nhân đệ tử vâng theo lời Sư dạy răn, trà tỳ, đem linh cốt nhập tháp, riêng thâu gom Xá-lợi để cúng dường.

4. Thiền sư Hạnh Vĩ ở Ngưỡng sơn.

Thiền sư Hạnh Vĩ ở Ngưỡng sơn tại Viên châu, vốn người xứ Hà sóc. Sư thọ giới Cụ túc ở chùa Đại Phật tại Đông kinh. Nghe giảng tập học kinh Viên Giác, hơi có chút nghi, bèn mang đãy du phương, chuyên khấu hỏi ý Tổ. Sư đến nơi pháp tịch của Thiền sư Tuệ Nam, sáu lần đổi dời tinh tự, một ngày nọ gõ hỏi thỉnh tìm, bị quát mắng đuổi ra, chân sắp đạp xuống ngạch cửa, chóng tỉnh ngộ Huyền chỉ. Sau đó, Sư ra hoằng hóa ở Ngưỡng sơn, đạo phong rất vang vọng. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đại chúng đã nhóm tập chăng? Việc xưa nay bít lấp chẳng được, việc sử dụng thường ngày hiện tiền. Dám hỏi các người hiện tiền làm sao sống? Tham”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đại chúng thấy chăng? Mở mắt thì quán khắp mười phương, nhắm mắt thì bao gồm cả vạn hữu. Chẳng mở chẳng nhắm tới mô dạng gì? Lại thấy mô dạng chăng? Lâu dự tham các bậc cao đức ở khắp nơi bèn thấy, hàng hậu tấn sơ cơ biết lấy mô dạng, chẳng chỉ quản tham ngủ. Lúc ngủ mắt thấy cái gì? Nếu nói chẳng thấy thì cùng người chết nào khác. Ngay như đỏ xanh xử sĩ trên đầu bút họa vẽ ra, núi xanh nước biếc, trúc giáp hoa đào chỉ là mô dạng tương tợ. Giả sử đầu dùi thợ đá đục ra đàn dê thú chạy, cũng chỉ là cái mô dạng tương tợ, nếu là mô dạng thật mặc tình là thợ đá xử sĩ cũng không nơi các ông xuống tay. Các người cần muốn thấy phải là đính mắt mới được? Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Rộng một đường chỉ, hẹp thì một tấc rưỡi. Nắm phất trần đánh vào thiền sàn, tiếng trống mới gióng động, đại chúng đồng nhóm tập, các người lên quán xét, sơn Tăng xuống trông nhìn. Lên quán xét quán cái gì? Xuống trông nhìn trông nhìn cái gì?” Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Đối mặt chẳng cùng biết”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đạo chẳng tại sắc mà chẳng lìa sắc. Phàm một nói một nín một động một tĩnh, ẩn hiện không gì chẳng là Phật sự, nhật dụng hiện tiền, xưa nay tự nhiên, lý nào sai lẫn?” Sư tự ghi vào hình tượng của mình rằng: “Dung mạo tôi thật khó lang lang lỗ lỗ muốn an bài”. Đặt bút xuống, Sư bèn thị tịch. Sau khi trà tỳ có được Xá-lợi năm sắc. Then cốt đá móc câu liền, dựng tháp tại phía đông chùa.

5. Thiền sư Khánh Nhàn ở Long khánh

Thiền sư Khánh Nhàn ở Long khánh – Nhân sơn tại Cát châu, vốn người dòng họ Trác ở Phước châu. Thân mẫu Sư mộng thấy có vị Hồ Tăng trao cho minh châu, bèn nuốt lấy mà mang thai, đến lúc sinh Sư có ánh sáng sắc trắng tỏa chiếu khắp phòng nhà. Từ thủa bé thơ mà Sư đã chẳng gần các thứ rượu thịt. Năm mười một tuổi, Sư bỏ cuộc đời thế tục, năm mười bảy tuổi được độ xuất gia. Năm hai mươi tuổi vân du khắp nơi dự tham. Sau đó, Sư đến bái yết Thiền sư Tuệ Nam (Hoàng Long) ở Hoàng nghiệt. Thiền sư Tuệ Nam hỏi: “Ông từ xứ nào lại?” Sư đáp: “Từ Bạch trượng”. Lại hỏi: “Xa lìa nơi đó từ bao giờ?” Sư đáp: “Ngày mười ba tháng giêng”. Lại bảo: “Dưới cẳng chân khéo nhận đau cho ba mươi gậy”. Sư nói: “Chẳng chỉ ba mươi gậy”. Thiền sư Tuệ Nam bèn hét, bảo: “Có bao nhiêu thời gian hành khất không điểm tin tức?” Sư đáp: “Trăm ngàn chư Phật vẫn là như vậy”. Lại hỏi: “Ông cũng gì lại từng có mảy may đến cảnh giới chư Phật?” Sư đáp: “Chư Phật cuối cùng hẳn đến cảnh giới Khánh Nhàn”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi ông sinh duyên?” Sư đáp: “Sáng sớm ăn cháo trắng, đến nay lại cảm thấy đói”. Lại nói: “Tay ta nào tợ tay Phật”. Sư đáp: Dưới trăng đùa đàn cầm. Lại hỏi: “Chân ta sao tợ cẳng lừa?” Sư đáp: “Cò đứng trên tuyết chẳng đồng sắc”. Thiền sư Tuệ Nam ngợi khen dò dẫm trông nhìn mà hỏi: “Ông cắt bỏ râu tóc để sẽ làm việc gì?” Sư đáp: “Chỉ mong cầu không việc gì?” Lại hỏi: “Cùng thì vài tiếng trong sạch hết phải quấy ngoài, một cái người nhàn giữa khoảng trời đất?” Sư đáp: “Là nói gì ư?” Lại bảo: “Nạp tử lanh lợi”. Sư nói: “Cũng chẳng tin được”. Thiền sư Tuệ Nam lại bảo: “Ở đây có Thượng tọa Biện, ông bám lấy tinh thái”. Sư nói: “Kia có nơi rất lớn”. Lại hỏi: “Kia vỗ vào lưng ông một cái lại như thế nào?” Sư nói: “Làm gì?” Lại bảo: “Kia bày hai tay”. Sư nói: “Nơi nào học cái đầu rỗng lại”. Thiền sư Tuệ Nam cười lớn, Sư liền bày hai tay. Thiền sư Tuệ Nam hét một tiếng rồi lại hỏi: “Lung lung tung tung hai người cùng một bát, làm sao sống hiểu?” Sư đáp: “Trăm thứ tạp đoái”. Lại hỏi: “Khắp đại địa là cái núi Tu-di, nhúm lại trong lòng bàn tay ông lại làm sao sống hiểu?” Sư đáp: Hai lớp công án”. Lại bảo: “Trong đó theo ông lời Hồ tiếng Hán, nếu đến Đồng an làm sao qua được?” Gặp lúc bấy giờ Thiền sư Hồng Anh vốn người xứ Thiệu võ đang ở tại Đồng an làm thủ tòa, sư muốn ra mắt đó, Sư bèn đáp: “Cừ cũng phải đến trong đất ruộng ấy mới được”. Lại hỏi: “Bỗng bị cừ chỉ lò lửa mà bảo: “Cái ấy là lò lửa sơn đen, cái kia là án hương”. Vậy nơi nào là nói chẳng đến?” Sư đáp: “Khánh Nhàn mà đến trước, cả lại theo nghĩ gì nói năng. Nếu là người khác cười Hòa thượng đi”. Thiền sư Tuệ Nam bèn tát Sư một cái, Sư liền hét. Qua ngày sau, đồng đi xem nhìn tăng đường, Thiền sư Tuệ Nam bảo: “Tăng đường xinh đẹp”. Sư nói: “Rất khéo công phu”. Lại hỏi: “Khéo ở nơi nào?” Sư đáp: “Một xà chống một trụ”. Lại bảo: “Đó chưa là nơi khéo đẹp”. Sư hỏi: “Hòa thượng lại làm gì sinh?” Thiền sư Tuệ Nam đưa tay chỉ và bảo: “Trụ ấy được cùng gì tròn, bảng kia được cùng gì dẹp”. Sư nói: “Đại Thiện tri thức của trời người phải là Hòa thượng mới được”. Và liền rảo bước đi, qua ngày sau, Sư đứng hầu Thiền sư Tuệ Nam hỏi: “Được ngồi đắp y ngày sau thi thiết thế nào?” Sư đáp: “Gặp vuông tức vuông, gặp tròn tức tròn”. Lại hỏi: “Ông cùng gì nói năng còn nói năng còn dính nơi môi răng?” Sư đáp: “Khánh nhàn tức cùng gì, Hòa thượng làm sao sống?” Lại bảo: “Gồm từ trước lại, cho ông nói”. Sư bèn vỗ tay nói: “Sư bèn vỗ tay nói: “Ba mươi năm dùng đến cùng, ngày nay gặp phải bại”. Thiền sư Thiền sư Tuệ Nam cười lớn bảo: “Môt đồng là tinh linh”. Sư bèn rủ áo mà đi. Từ đó các học giả đua nhau quy hướng.

Lô lăng thái thú Trương Cônrằng giám thỉnh mời Sư đến ở Long khánh. Có vị Tăng hỏi: “Bày tòa mời mở, chẳng thể thông qua. Sư đáp: “Ghi nhớ lấy câu thoại đầu”. Lại hỏi: “Xin Sư cao dán mắt”. Sư bảo: “Sai nhầm quá lắm vậy”. Trong thất duỗi hỏi: “Tâm ấn Tổ sư, Triệu làm bằng văn gì? Cội nguồn chư Phật sâu đến ít nhiều?” Lại có lúc Sư bảo: “Trong mười hai thời khắc trên đến dưới đi, mở đón bày bát. Đây là thân Năm uẩn bại hoại. Vậy cái nào là pháp thân tịnh?” Sư lại bảo: “Chẳng dùng chỉ đông vẽ tây, ngay trên thật địa nói lấy một câu lại?” Sư lại bảo: “Trong mười hai thời khắc, mặc áo ăn cơm, nương nhờ ân sức của người nào?” Sư lại bảo: “Cá lội nước đục, chim bay rụng lông, tòa thủ Lượng một lần vào Tây sơn vì gì mịt mờ không tin tức?”

Sư ở tại Long khánh chưa đầu một năm, Chung lăng thái thú Vương Công Thiều thỉnh mời Sư đến ở Long tuyền. Lại chưa qua một năm, vì cớ bệnh, Sư mong cầu đi. Các hàng đạo tục ở Lô lăng dùng thuyền chở đưa Sư về. Sư ở nhà đông tại Long khánh, mọi người chăm sóc hầu hạ rất mực chí thiết. Đến ngày mồng 07 tháng 03 năm Nguyên Phong thứ tư (1081) thời Bắc Tống, lúc sắp thị tịch, Sư lưu lại bài kệ rằng:

“Chất bày nỗi đời
Chất ngầm nổi diệt
Năm mươi ba (53) năm
Sáu bảy tám tháng
Năm nhạc Thiên thai
Gió tùng tuyết nhẹ
Trân trọng biết âm
Lò hồng ưu bát”.

Xong rồi, Sư ngồi điềm nhiên mà thị tịch. Bảo thợ họa vẽ đến tả vẽ hình tượng, bỗng nhiên Sư ngẩng lên, qua hôm sau mới nhìn xuống lại ngang bằng. Ngày trà tỳ, có mây nổi, gió thổi bay ngoái bẻ gãy cây gỗ. Hỏi khói đến khắp bốn hướng Đông Tây Nam Bắc rộng cả 40 dặm, phàm giữa khoảng các nơi cây cỏ cát sỏi, đều có được Xá-lợi sắc màu như vàng ròng. Tính số lượm nhặt được có đến vài hộc. Sư hưởng thọ năm mươi lăm tuổi, ba mươi sáu hạ lạp. Mới đầu, Tô Tử Do muốn làm bài ký mà còn nghi ngờ về việc ấy, mới mắc bệnh sốt rét, mộng thấy có người quở trách là: “Sự việc của Thiền sư Khánh Nhàn sao lại nghi ngờ ư? Nghi ngờ tức là bệnh vậy”. Trong cơn mộng, Tử Do có làm cả vài trăm bài. Nơi bài Minh lược ghi là:

“Cúi đầu ba cõi xúy
Sư Nhàn chẳng chỉ vậy
Vì thương đời hẹp yếu
Nên hiện bày nhỏ nhiệm
Tử Do biết nói gì thay!”

6. Thiền sư Thủ Trí ở Vân cái.

Thiền sư Thủ Trí ở Vân cái tại Đàm châu, vốn người dòng họ Trần ở Kiếm châu. Sư du phương đến Đại ninh ở Dự chương. Bấy giờ Thiền sư Hội ở pháp xướng đang ngầm ẩn tại Tây sơn. Sư nghe đó no đủ bèn liền đến dự tham. Thiền sư Hội hỏi: “Ông từ nơi nào lại?” Sư đáp: “Từ Đại ninh”. Lại hỏi: “Đêm qua Tam môn ngã đổ ông có biết chăng?” Sư kinh ngạc, đáp: “Không biết”. Lại bảo: “Phật đá trong Ngô lớn có người chẳng từng được thấy”. Sư mịt mờ mà kính lễ. Thiền sư Hội bảo Sư đến bái yết Thiền sư Chân ở Thúy nham. Đến ở đó tuy trải qua thời gian lâu dài, mà Sư chẳng có được tỉnh ngộ, lại chẳng hợp với tấc bóng. Sư bèn đến bái yết Thiền sư Hoàng Long (Tuệ Nam) đang ở tại Tích thúy mới dứt sạch hết điều nghi. Sau, Sư ra làm thủ chứng ở Thạch sương, bèn khai đường giảng pháp, Sư bảo: “Tôi dời đến ở Vân cái”. Có vị Tăng hỏi: “Có một cây đàn không dây, chẳng là cây ở đời, sáng mang lại trước, xin Sư khảy bản nhạc?” Sư vỗ xuống đầu gối một cái. Vị Tăng ấy lại nói: “Gió vàng vùn vụt hòa vận trong, xin Sư phương tiện lại duỗi lời”. Sư bảo: “Thiểm phủ trâu sắt ra”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Dây bao lìa giày nước, đạp phá trăng hồ tương, tay nắm sắt tật lê, đánh nát hang rồng hổ, vụt thân ngã trên cây, mới thấy không sinh diệt. Kiếp cười lão Cù-đàm, khoảnh khắc vượt Di-lặc”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đêm qua núi cao nhìn câu cá, đi bộ cưỡi ngựa mất ngay lừa, có người nhặt được lạc đà đi, thưởng lớn ngàn vàng một cũng không. Nếu hướng đến trong đó nêu cử được chẳng nhằm hoàn toàn trả tiền giày cỏ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử Triệu Châu hỏi vị Tăng: “Hướng đến xứ nào đi?” Vị Tăng ấy đáp: “Hái trà”. Triệu Châu bảo: “Nhàn”. Sư bảo: “Nói nhằm không nhằm phỏng mò nơi nào? Sau lưng vảy rồng, trước mặt cẳng lừa, phiên thân cân đấu, hạc đồng mây lẽ. A,ha, ha”. Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Chẳng lìa ngay đây thường trong lắng, tìm tức biết ông chẳng thể thấy, tuy là tiên đức nghĩ gì nói, tạm làm cái khuôn nhỏ vừa ngay, nếu là ra chẳng được, chỉ ôm được người xưa đến cùng. Còn nếu ra được mới có phần ít tương ưng. Với Vân cái thề không như vậy, cưỡi ngựa giỏi nhiễu quanh núi Tu-di, qua núi tìm dấu vết kiến trùng, hay có được mấy người biết? Sư ở tại nhà đông của viện, năm Tân mão (1111) thuộc niên hiệu Chỉnh Hòa, thời Bắc Tống, Thiền sư Tử Tâm từ tạ phụng thờ Hoàng Long, do từ Hồ nam vào núi hầu thăm ngày đã vào đêm vậy, nhờ vị Tăng vào báo để bái yết, Sư kéo lê giày vừa đi vừa bảo: “Đem đèn lại xem mặt mũi người ấy, sao tợ như sống mà đặt tên ồn náo cả vũ trụ”. Thiền sư Tử Tâm cũng dứt nghỉ kêu, nằm gần lại trước bảo: “Ta muốn soi chiếu để thấy là Sư chú thật hay Sư chú giả”. Sư liền ngay ngực đấm một đấm. Thiền sư Tử Tâm nói: “Tức là chân thật”, bèn liền đảnh lễ. Chủ khách cùng được mừng vui rất lắm. Đến lúc Thiền sư Tử Tâm trở lại nhận lãnh Hoàng Long đến năm giáp ngọ (1114) thuộc trong niên hiệu Chính Hòa thời Bắc Tống thì thị tịch. Bấy giờ, Sư đang ở tại Khai phước được tin báo có tang, bèn lên giảng đường, Sư bảo: “Pháp môn chẳng may, pháp tràng đổ ngã, trong núi Ngũ uẩn hóa làm tro, đêm qua trâu bùn thông một tuyến, hoàng môn từ đây vào luân hồi!”

7. Thiền sư Hợp Văn ở Huyền sa.

Thiền sư Hợp Văn – Minh Tuệ ở Huyền sa tại Phước châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Riêng thông xe ngựa”. Vị Tăng ấy tiến tới một bước. Sư bảo: “Quan chẳng dung châm kim”.

8. Thiền sư Duy Thắng ở Hoàng nghiệt.

Thiền sư Duy Thắng – Chân Giác ở Hoàng nghiệt tại Thụy châu, vốn người dòng họ La ở Đồng xuyên. Lúc ở nơi giảng tụ, chợt nắm cây quạt khắc đánh vào song cửa phát tiếng, Sư bỗng nhớ trong kinh giáo có nói: “Mười phương đều đánh trống, mười nơi một lúc nghe”. Nhân đó Sư đại ngộ thưa bạch cùng bản giảng. Bản giảng bảo Sư đến tham vấn, Sư bèn thẳng đến đến Hoàng Long. Về sau, Thụy Châu thái thú giao phó Hoàng Long (Thiền sư Tuệ Nam) chọn người làm chủ Hoàng nghiệt. Thiền sư Tuệ Nam mới nhóm tập chúng Tăng mà bảo là: “Trên lầu chuông niệm tụng tán thán dưới chân sàn giường trồng sau. Nếu người nào nói được, mới sang đó trú trì”. Sư bèn ra đáp rằng: “Hổ dữ ngồi ngay được”. Thiền sư Tuệ Nam rất vui mừng, bèn bảo Sư đến Hoàng nghiệt. Từ đó, mọi người ở các phương đều quy hướng kính ngưỡng. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lâm Tế quát hét, Đức Sơn đánh gậy, lưu lại cho các thiền nhân làm mô phạm, Quy tông đẩy chùi, Tuyết phong trục cầu, cái sân cửa ấy để tiếp hàng thượng lưu. Nếu là Hoàng nghiệt đây tức không vậy cũng không quát hét, cũng không đánh gậy, cũng không đẩy chùi, cũng không trục cầu, trước mặt là an núi, sau lưng là chủ núi, lấp bít tức tròng mắt các ngươi đè phá cửa mặt các ngươi. Ở đó thấy được đắc không chuyển lùi, suốt cùng tương lai chẳng hương nói khác mong cầu. Nếu thấy không được đề hồ thượng vị vụt nhiên biến thành thuốc độc”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lắng chừ xa chừ con cóc sáng sạch xuống thong dong, rỗng chừ thoáng chừ sắc trời sáng đẹp tỏa bốn biển, trên đường Tào Khê cắt tuyệt người đi, trước tháp Đa tử xếp đầy như chợ. Ngay như trong đó nêu cử được lỗi lạc phân minh, chưa là kế sống nạp Tăng, đại trượng phu tài giỏi phải là hướng đến trong ngục tối đánh gông phá cùm, đến trong hội quỷ đói phóng lửa cướp tương, đẩy ngã lầu các của Từ Thị, bẻ gãy điện Không Vương, mầm linh cỏ quý hòa rễ lường, đầy đất theo giáo gai gốc sinh”.

9. Thiền sư Nguyên Túc ở Bạch trượng.

Thiền sư Nguyên Túc ở Bạch trượng tại Hồng châu. Có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Ý Tổ từ Tây vức lại, ai là đích từ nối dõi?” Sư đáp: “Xoay mặt phương Nam nhìm Bắc đẩu”. Lại nói: “Mật ấn Hoàng long thân truyền được, sáng nay Bách trượng một mạch chảy”. Sư bảo: “Nghe việc chẳng thật, kêu chuông làm vó”. Lại nói: “Người trời có đội nhờ”. Sư bảo: “Bảy xuyên tám huyệt”. Lại hỏi: “Ý Tổ từ Tây vức lại như thế nào nguyện xin chỉ bày?” Sư đáp: “Trâu đất nuốt sóng lớn”. Lại hỏi: “Với hàng căn cơ trung hạ hiểu rõ rốt ráo như thế nào?” Sư đáp: Ngựa gỗ đạp bụi hồng”. Lại hỏi: “Thế nào là xe pháp xoay chuyển lại, Tổ đạo sáng ngời thêm?” Sư đáp: “Trên đất thêm bùn”. Và Sư mới bảo: “Văn Thù ở trên long mi các ông tỏa phóng ánh sáng, Phổ Hiền tại dưới cẳng chân các ông chạy qua. Hãy nói Đại sĩ Quán Thế Âm đi giày tại xứ nào? Đêm nghe gió nước vọng, ngày nghe vượn núi kêu”. Sư lại bảo cùng đại chúng: “Xuân đi thu lại đầu đến cuối, hoa nở hoa tàn lúc nào cùng, chỉ dư dưới rừng người mò Huyền, rõ được Vô thường tánh tự thông”. Sư lại bảo: “Bày xưa xa vời, nay bao trời gồm đất, nào chỗ dễn của đến đi, nào hay đổi dời của mới cũ, lãnh mai phát rỉ bờ liễu ngậm khói, kinh suy rút lẫn trước sau giao tham. Các vị Thiền đức có hiểu chăng? Pháp nhĩ chẳng phải vậy, chẳng phải vậy mà vậy”. Sư lại bảo: “Động thì ứng dụng không cùng, tĩnh thì rỗng sáng xa thoáng, đông tĩnh không hai, vật ngã như như. Người xuất gia đến trong đó, ai kẻ không phần. Tuy là như vậy, bầu đắng đắng liền rễ, dưa ngọt ngọt suốt lá”.

10. Thiền sư Hoài Tú ở Đại quy.

Thiền sư Hoài Tú ở Đại quy tại Đàm châu, vốn người dòng họ ứng ở Tín châu. Có vị Tăng hỏi: “Ngày xưa Đại quy nước Bò đực, từ khi buông đi tuyệt vết lại. Sáng nay may gặp Sư lên tòa. Chưa xét lúc người cầu xứ nào?” Sư đáp: “Không được xâm phạm lúc mạ của người”. Lại hỏi: “Thế nào là đầu sừng đã rõ ràng?” Sư đáp: “Giữa khoảng không nắm sơn đồng tặng roi sắt”.

11. Thiền sư Từ Cảm ở Phước nghiêm:

Thiền sư Từ Cảm ở Phước nghiêm tại Nam nhạc, vốn người dòng họ Đỗ ở Đồng xuyên. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm Phật xưa chỉ như nay. Nếu chẳng hiểu, như trầm ngâm, mưa thu nhỏ nhỏ, gió thu vùn vụt, chợt đây chợt kia như là đối đáp, bờ cát hoa lau xanh vàng xen tạp, thiền giả nương đâu?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Cắt”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 15

(Hết)