TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

Đời thứ mười ba, dưới thời Thiền sư Đại Giám.

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản ở Túc lâm, có hai trăm vị:

  1. Thiền sư Thiện Bản ở Pháp vân
  2. Thiền sư Tu Ngung ở Đầu tử
  3. Thiền sư Thiện Ninh ở Kim sơn
  4. Thiền sư Hy Tổ ở Quảng linh
  5. Thiền sư Trừ Nham ở Tư thọ
  6. Thiền sư Thủ Nghiểm ở Ẩn tỉnh
  7. Thiền sư Thủ Nhất ở Bản giác
  8. Thiền sư Trọng Tuyên ở Cam lồ
  9. Thiền sư Thủ Ấn ở Đại bình
  10. Thiền sư Biện Lương ở Linh diệu
  11. Thiền sư Sùng Tín ở Trường lô
  12. Thiền sư Thủ Tông ở Thụy quang
  13. Thiền sư Sơn Kha ở Thủy tây
  14. Thiền sư Tuệ Chương ở Khải hà
  15. Thiền sư Hiểu Thông ở Thạch Phật
  16. Thiền sư Thiện Thông ở Nam minh
  17. Thiền sư Văn Nghĩa ở Tây hồ
  18. Thiền sư Cảo ở Thiền sơn
  19. Thiền sư Duy Nhạc ở Tịnh nhân
  20. Thiền sư Khả Tề ở Thiên chương
  21. Thiền sư Phồ Cần ở Vạn thọ
  22. Thiền sư Diên Vịnh ở Hương sơn
  23. Thiền sư Thủ Trách ở Tuyết đậu
  24. Thiền sư Thường Lợi ở Báo bản
  25. Thiền sư Đạo Phương ở Tư phước
  26. Thiền sư Trứ ở Cữu tông
  27. Thiền sư Pháp Trú ở Hương sơn
  28. Thiền sư Tải Nghi ở Lạng sơn
  29. Thiền sư Tuân Thức ở Định tuệ
  30. Thiền sư Pháp Quang ở Quảng pháp
  31. Thiền sư Vĩnh Giác ở Thụy nham
  32. Thiền sư Thế Trường ở Pháp hải
  33. Thiền sư Tuệ Đăng ở Thái bình
  34. Thiền sư Sùng Tiên ở Mể sơn
  35. Thiền sư Nguyện ở Bảo hoa
  36. Thiền sư Nguyên Hưởng ở Nhạc lâm
  37. Thiền sư Thiện Kha ở Trường tuệ
  38. Thiền sư Khánh – Ngộ Bản ở Bảo hoa
  39. Thiền sư Tuệ Mân ở Tịnh độ
  40. Thiền sư Sư Miện ở Trừng tuệ
  41. Thiền sư Năng ở Thạch sương
  42. Thiền sư Thông ở Tiêu dao
  43. Thiền sư Phổ Thông ở Đầu tử
  44. Thiền sư Xử Huy ở Phổ chiếu
  45. Thiền sư Ninh ở Nam thiền
  46. Thiền sư Tuệ Ấn ở Đạo tràng
  47. Thiền sư Tường ở Bao thân (bốn mươi bảy vị trên hiện có ghi lục)
  48. Thiền sư Pháp Tuệ ở Kim sơn
  49. Thiền sư Tuệ Giác ở Càn minh
  50. Thiền sư Hữu Cư ở Thụy nham
  51. Thiền sư Am Chủ Sùng Tân ở Mã tổ
  52. Thiền sư Bản Tung ở Linh ứng
  53. Thiền sư Phạm Nhân ở Thọ ninh
  54. Thiền sư Trọng Phu ở Phước nghiêm
  55. Thiền sư Tông Nhất ở Linh tuyền
  56. Thiền sư Vĩnh Lương ở Bảo Thánh
  57. Thiền sư Tuệ ở Thạch tháp
  58. Thiền sư Hữu Lâm ở Vạn thọ
  59. Thiền sư Sở Thành ở Quang hoá
  60. Thiền sư Tuệ ở Nam thiền
  61. Thiền sư Linh Hựu ở Hộ quốc
  62. Thiền sư Tự Giám ở Đồng khánh
  63. Thiền sư Từ Vân ở Linh nham
  64. Thiền sư Chân Tịch ở Phổ chiếu
  65. Thiền sư Tông Linh ở Công thần
  66. Thiền sư Lương Diễn ở Đạo tràng
  67. Thiền sư Pháp Bình ở Vô tích
  68. Thiền sư Thánh Vụ ở Thọ ninh
  69. Thiền sư Pháp Hải ở Nhân trắng
  70. Thiền sư Pháp Vinh ở Lễ khẩu
  71. Thiền sư Dụng Thành ở La-hán
  72. Thiền sư Đạo Hanh ở Quảng tuệ
  73. Thiền sư Hiển Thường ở Nghi hương
  74. Thiền sư Cơ ở Tư phước
  75. Thiền sư Liễu Chứng ở Quảng giáo
  76. Thiền sư An Đức ở Nhân vương
  77. Thiền sư Nghĩa Mông ở Bảo lâm
  78. Thiền sư Linh Khoáng ở Tương sơn
  79. Thiền sư Trí Duyệt ở Phước nghiêm
  80. Thiền sư Tử Vinh ở Đại trung
  81. Thiền sư Tuệ Đoan ở Cảm từ
  82. Thiền sư Hy Thạnh ở Hoa tạng
  83. Thiền sư Khả Cừu ở Càn minh
  84. Thiền sư Ngôn Huệ ở Hương thành
  85. Thiền sư Nhân Tốn ở Quang hóa
  86. Thiền sư Hỷ Tổ ở Bạch long
  87. Thiền sư Trí Hải ở Sùng thọ
  88. Thiền sư Tổ Ấn ở Ngũ phong
  89. Thiền sư Khả Tung ở Thượng phương
  90. Thiền sư Đạo ở Vân nham
  91. Thiền sư Thủ Nghiêm ở Chiêu khánh
  92. Thiền sư Duy Hy ở Tứ diệu
  93. Thiền sư Duy Tổ ở Hoa nghiêm
  94. Thiền sư Pháp Hải ở Pháp vương
  95. Thiền sư Nghĩa Cáo ở Vạn thọ
  96. Thiền sư Chân Ý ở Tú phong
  97. Thiền sư Trí Thông ở Bạch tuyền
  98. Thiền sư Trọng Châu ở Báo ân
  99. Thiền sư Tông Mãn ở Chiêu khánh
  100. Thiền sư Pháp Anh ở Khổ tịnh
  101. Thiền sư Nghĩa Thâm ở Tiêu sơn
  102. Thiền sư Hồng Chiêm ở Chiêu đề
  103. Thiền sư Tổ Ấn ở Hộ quốc
  104. Thiền sư Vĩnh Tùng ở Linh phong
  105. Thiền sư Trí Tịnh ở Nam gian
  106. Thiền sư Nghĩa Cao ở Hồ tâm
  107. Thiền sư Thủ Nhân ở Trừng chiếu
  108. Thiền sư Chí Viên ở Vô tích
  109. Thiền sư Ngộ ở Luyện đường
  110. Thiền sư Đức ở Diên khánh
  111. Thiền sư Đạo Uyên ở Vĩnh minh
  112. Thiền sư Pháp Hải ở Quảng giáo
  113. Thiền sư Duy Hiền ở Sùng phước
  114. Thiền sư bảo Nguyệt ở Bảo hoa
  115. Thiền sư Đức ở Địa tạng
  116. Thượng Tọa Tỉnh Dư ở Sùng đức
  117. Thiền sư Pháp Mãn ở Đại biệt
  118. Thiền sư Sùng Thiện ở Tịnh từ
  119. Thiền sư Viên ở Vạn thọ
  120. Thiền sư Tỉnh Thông ở Thánh thọ
  121. Thiền sư Đàm ở Thứu phong
  122. Thiền sư Ngạn Kha ở Phạm thiên
  123. Thiền sư Văn Trạm ở Lục an
  124. Thiền sư Hy ở Tiến phước
  125. Thiền sư Pháp Trung ở Quảng giác
  126. Thiền sư Minh ở Pháp hải
  127. Thiền sư Quán ở Nhân thắng
  128. Thiền sư Như Ứng ở Long hưng
  129. Thiền sư Thâm ở Quảng tế
  130. Thiền sư Phương ở Văn thù
  131. Thiền sư Đạo Tư ở An lạc
  132. Thiền sư Chân Giác ở Quang hóa
  133. Thiền sư Thủ Thuần ở Thí thủy
  134. Thiền sư Tông Giới ở Tây viện
  135. Thiền sư Trung Giản ở Nam tường
  136. Thiền sư Tắc Kha ở Thần giang
  137. Thiền sư Hy Tổ ở Côn sơn
  138. Thiền sư Đức Minh ở Nam hoa
  139. Thiền sư Phổ Huy ở Thọ ninh
  140. Thiền sư Hạo Chiêm ở Trần viên
  141. Thiền sư Tuệ Chân ở Thọ ninh
  142. Thiền sư Viên Minh ở Nhân thắng
  143. Thiền sư Tu Thái ở Bảo phước
  144. Thiền sư Vĩnh Lợi ở Thụy nham
  145. Thiền sư Duy Thiện ở Sùng phước
  146. Thiền sư Viên Chiếu ở Long khê
  147. Thiền sư Tự Anh ở Thọ Thánh
  148. Thiền sư Tông Nhất ở Thọ ninh
  149. Thiền sư Đạo Quảng ở Thiên vương
  150. Thiền sư Thụy Trân ở Tư phước
  151. Thiền sư Cảnh Nhân ở Linh tuyền
  152. Thiền sư Hạp Thiều ở Thần quang
  153. Thiền sư Trí Nhân ở Linh tuyền
  154. Thiền sư Pháp Quảng ở Thượng phương
  155. Thiền sư Thượng Nguyệt ở Văn thù
  156. Thiền sư Vĩ Tốn ở Tư thắng
  157. Thiền sư Dũ Liêm ở Bạch liên
  158. Thiền sư Dụng Tiên ở Pháp tướng
  159. Thiền sư Tuệ Chân ở Thái bình
  160. Thiền sư An Đức ở Tây dư
  161. Thiền sư Tây Cảo ở Bảo nghiêm
  162. Thiền sư Tử Thăng ở Pháp hội
  163. Thiền sư Hạnh Khánh ở Long hoa
  164. Thiền sư khả Lơ ở Tho ninh
  165. Thiền sư Tuệ Nhật ở Thiền duyệt
  166. Thiền sư Tử Chí ở An quốc
  167. Thiền sư Hữu Tiệp ở An quốc
  168. Thiền sư Huệ Mãn ở Luyện đường
  169. Thiền sư Khế Đạt ở Ngưỡng thiên
  170. Thiền sư Thuần Khiết ở Chân ẩn
  171. Thiền sư Đức Tuệ ở Tuệ nhật
  172. Thiền sư Pháp Không ở Tịnh quang
  173. Thiền sư Tự Đoan ở Long hưng
  174. Thiền sư Đạo Tường ở Tuệ nhật
  175. Thiền sư Pháp Tuệ ở Tịnh độ
  176. Thiền sư Trọng Ninh ở Hưng quốc
  177. Thiền sư Tử Vịnh ở An quốc
  178. Thiền sư Giản Ngọc ở Vĩnh an
  179. Thiền sư Liễu Tông ở Thừa thiên
  180. Thiền sư Lập Sinh ở Cam tuyền
  181. Thiền sư Tỉnh Phương ở tu
  182. Thiền sư Dụng Phương ở Linh nam
  183. Thiền sư Tâm Ấn ở Biến phước
  184. Thiền sư Phổ Thuận ở Long môn
  185. Thiền sư Tông Ứng ở Thiên khoảnh
  186. Thiền sư Hữu Trừng ở Vĩnh thái
  187. Cư sĩ Dương Trực Giảng
  188. Hòa thượng Đạo Tề
  189. Hoà thượng Viên minh
  190. Hòa thượng Thiện Đức
  191. Hòa thượng Pháp Hải
  192. Thiền sư Chí Minh ở Báo ân
  193. Thiền sư Vĩnh Hiền ở Đại ninh
  194. Thiền sư Tuệ Chu ở Công thần
  195. Thiền sư Phụng Kiên ở Đại lô
  196. Thiền sư Tự Hòa ở Linh phong
  197. Thiền sư Thái Tổ ở Đa phước
  198. Thiền sư Dụng Càn ở Quảng tế
  199. Hòa thượng Bảo Sâm
  200. Thủ Tòa Chỉ ở Kê phong (một trăm năm mươi ba vị trên hiện không ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TÔNG BẢN – VIÊN CHIẾU Ở TUỆ LÂM TẠI ĐÔNG KINH

1. Thiền sư Thiện Bản ở Pháp vân.

Thiền sư Thiện Bản – Đại Thông ở Pháp vân tại Đông kinh, vốn người dòng họ Đổng. Tiên tổ ở Thôn Trọng Thư tại Thái Khương. Tổ phụ và thân phụ của Sư đều làm quan tại Dĩnh bèn thành người xứ Dĩnh xuyên. Mới đầu, thân mẫu Sư không có con nên đến cầu khấn trước tôn vượng Phật, phát thệ nguyện là “nếu có được con hẳn sẽ đem phụng sự Phật pháp”. Kịp đến lúc sinh Sư cốt tướng đẹp xinh khác lạ. Mới vừa đầy một năm tuổi mà Sư mồ côi, đến lúc trưởng thành Sư chăm học thông rành, tiết tháo giẫm trải tu, nhưng không có ý ra làm quan, bên tịch cốc học đạo, vì nhà nghèo nên ẩn cư sống nghề viết chữ, chí khí cứng rắn chẳng khuất nhục, trọn ngày trầm lắng.

Đến năm Gia Hựu thứ 08 (1063) thời Bắc Tống, Sư đến Kinh đô xin ghi danh nương tựa ở viện Địa Tạng tại Hiển Thánh, qua đợi khảo xét khả năng đã tập học bèn được xuất gia làm đại Tăng. Thầy của Sư là luật Sư Viên Thành ban cho mái chèo, mà nói với mọi người là: “Thiện Bản ngày sau sẽ là vang danh khắp nước nhà”. Nhân bảo Sư tập học nghe giảng luật tạng, tùy hỷ học kinh Pháp Hoa. Ban đêm Sư mộng thấy một đồng tử tướng mạo như các tranh hình họa vẽ ở thế gian về thiện tài đồng tử chấp tay nói mà đi về hướng nam. Sau khi đã tỉnh giấc Sư tự bảo là “các Thánh đến hộ giúp ta vậy. và họ muốn ta về hướng nam phỏng hỏi các đạo bạn ư?” Bấy giờ Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản đang hoằng pháp hưng thạnh tại Ngô Trung, Sư bèn đến Cô Tàng mà bái yết, ngay điểm thụy quang mà khế hợp tông chỉ, Sư bèn chuyên cần lao phục suốt 05 năm, thành đạt được hết cốt lõi, chỉnh đốn giềng mối dẫn dắt, nghiên tâm chuyên luyện trí sai biệt, tung hoành buông cuộn độ vượt khuôn phép trước, một thời đồng bạn không ai vượt trên sư. Thiền sư Viên Chiếu cũng cậy vào đó mà mở lớn gia phong.

Đến mùa xuân năm Nguyên Phong thứ 07 (1084) thời Bắc Tống, Sư giả tuyệt Cửu Giang, vân du đến Hoài Sơn đảnh lễ khắp các ngôi tháp tổ. Nhìn lại hang núi Phù Sơn cảnh trí ưu thắng, Sư bèn có chí muốn trọn đời ở đó, nên đến ở tại hang núi Đại Tịch. Lâu sau, ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Song Lâm tại Vụ Châu, các hàng Tăng tục ở Chế Đông truy tìm sùng kính mà đến, mọi người đều cho Sư là phó đại sĩ tái sinh. Rồi, Sư chuyển dời đến ở Phù Từ thuộc xứ Tiền Đường, nối dõi dòng pháp của Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản, tại trai đường thường có hơn ngàn người ăn, mọi sự đều do Đàn Việt kính ngưỡng mà cung cấp. Vì chữ sau trong pháp danh của Sư đồng với Thiền sư Viên Chiếu, nên người thời bấy giờ xưng gọi Thiền sư Viên Chiếu là “Đại Bản” còn xưng gọi là “Tiểu Bản” vậy.

Vua Thần Tông (Triệu Húc 1068-1086) nghe danh sư, nên ban sắc chiếu mời Sư đến ở chùa Pháp Vân tại Kinh đô, phong tặng Sư hiệu là “Đại Thông Thiền sư , Sư lại nối dõi dòng pháp Thiền sư Tú ở Viễn Thông. Sư như ngọc đứng riêng lẽ cao vợi nghiễm nhiên đến với đại chúng tịnh, như muôn núi xoay quanh trụ trời nhường sự cao lạnh. Trong chúng tuy có đủ sự tinh thô chung sống, nhưng Sư chẳng từng dùng ngôn từ chó vật tỏ vẻ gá người. Các hàng vương công quý nhân xả thì cúng dường ngày một nhiều đầy cửa, nhà sâu muôn nền tảng thếp vàng khảm ngọc, như đất vọt lên phường báu. Suốt 08 năm Sư được thỉnh mời vào chấn cung triều, Sư mong xin già yếu được trở về trên Tây hồ, vua bèn ban chiếu hứa thuận đó, Sư bèn theo hướng đông trở về lại Am ở Sùng đức – Long môn. Như vậy, Sư đã từng trải ở nơi 03 ngôi chùa lớn, đạo phong cảm hóa trần tục, các hàng Tăng tục kính mộ đông nhiều như kiến.

Sư từng chỉ dạy đại chúng rằng: “Hàng Thượng sĩ dùng thần để nghe pháp, hàng trung sĩ dùng tâm để nghe pháp, còn hàng hạ sĩ dùng tai để nghe pháp, hãy nói lại có một người đến lấy gì để nghe?” Xong Sư nắm cây gậy gõ xuống thiền sàn một cái và tiếp bảo: “Cao cũng nhằm thấp cũng nhằm, rơi rơi viên âm khắp xa thoáng, mười phương trong ngoài không gì khác, chẳng dùng không dây mà tự buộc”. Sư lại bảo: “Án Sơn nói pháp Chúa Sơn nghe, Chúa Sơn nói pháp Án Sơn nghe, Án Sơn và Chúa Sơn đồng một lúc nói, hãy nói lấy gì nghe? Các người nếu cũng khéo nghe thì tất cả diệu pháp của chư Phật ba đời thảy đều hiện tiền. Lại có chăng? Dùi sắt không lỗ như nhàn sư, cười giết tỳ da lão dùi xưa”. Sư lại bảo: “Nói thấy của Nạp Tăng thuận nghịch khó gần, thốt nhiên riêng sang ứng vật rồi trở lại, hoặc gá cao ở ngoài đời, hoặc chống vết bụi trần, nắm định thì băng nổi mặt nước, không đi thì hoa nở trên gấm, Lô Lão chẳng biết đi xứ nào, mây trắng trong ảnh cười ôi ối!” Xong, Sư hét một tiếng rồi xuống khỏi tòa. Lại có lúc Sư bảo: “Hoa tâm chưa hé, mắt liễu mới nở, nhạn xoay về kêu nghẹn tiếng, nước rót đổ vang vọng róc rách, sum la cử xướng pháp nhĩ, khuôn phép thường lại nói buộc mở đồng nguồn, rất tợ đầu rồng đuôi rắn”. Lại lên giảng đường, dừng đứng giây lâu, Sư bảo: “Hiểu chăng? Diệu chỉ của Phật Tổ chỉ tại trước mắt, trước núi Tuệ Nhật mây mọc dưới chân, hồ lắng sóng tan chóng tiếp trời xa, chiều xuống thuyền ngủ, đêm bồng bềnh ánh trăng cỏ kiêm cỏ gia, vui vẻ đi họa vẽ thuyền có lúc nghe tiếng tơ trúc, lại nói nghe tiếng ngộ đạo, thấy sắc rõ tâm, rất tợ rút bỏ cây đào ngon ngọt, tìm núi hái lấy lê chua”. Xong, Sư xuống khỏi tòa.

Sư ở tại Am đóng cửa, quét sạch quên bẫng sự thế có đến 10 năm, riêng cùng Nạp tử Tư Tuệ, các hàng cư sĩ đại phu tướng Sư đạo phong cao vời, muốn thấy gặp mà chẳng thể được. Đến ngày giáp tý tháng 12 năm Đại Quán thứ 03 (1109) thời Bắc Tống, Sư lo cụp 03 ngón tay, nói với mọi người hai bên là: “chỉ còn có 03 ngày”. Thế rồi quả nhiên Sư thị tịch. Có loài chim khác lạ bay liệng kêu réo trước sân rồi đi. Tạo dựng tháp an táng toàn thân tại Thượng phương.

Thủa bình sinh oai nghi cử chỉ của Sư nhìn thẳng chẳng máy liếc, đến với đại chúng suốt 30 năm mà chưa từng nở một nụ cười. Đến lúc Sư chấp tay cười nói, có người hỏi về nguyên do, Sư bảo: “Nếu chẳng trang nghiêm cung kính thì chẳng lấy gì đến cùng với chúng, xưa trước vì ở chốn tùng lâm nên tôi gắng gượng mà làm vậy, chẳng phải tánh thật như vậy”. Phàm những nơi Sư đến thấy các tôn trượng Phật và Bồtát đắp vẽ với dung tướng đi đứng thì Sư chẳng dám ngồi. Đến nơi bờ ải có người đem dâng hiến các thứ cá thịt, Sư đều chẳng ăn. Sư chân thành cung kính mọi sự, phòng giữ tâm, lìa lỗi quá đại loại đều như vậy. Đến lúc lên giảng đường diễn xướng, với hai bên Sư trông nhìn như voi chúa xoay quanh, các hàng học giả phần nhiều nhân đó mà ngộ nhập. Đến đêm Sư sắp thị tịch, có vài vị Tăng đất Việt mộng thấy Sư về trời Đâu Suất.

2. Thiền sư Tu Ngung ở Đầu tử.

Thiền sư Tu Ngung chứng ngộ ở Đầu tử tại Thủ châu, vốn người dòng họ Lương ở Triệu Thành – Tấn Châu. Thuở bé thơ, Sư chẳng kính bái đền miếu thờ thần, chẳng thọ học thư huấn, Sư từng nói: “Sẽ làm thấy trời người, sao kính mộ đây ư?” Sư bèn vân du các phương, đến nơi pháp tịch của Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản ở Thụy Quang tại Tô Châu, tham khấu tông chỉ. Nhân nêu cử Tôn giả Vô Trước hỏi tôn già Thiên Thân “Bồ-tát Di Lặc nói pháp gì?” Tôn giả Thiên Thân nói cái pháp ấy”. Sư bỗng nhiên như có sự tỉnh ngộ, suốt đêm ngày tham khấu. Một ngày nọ, nhân lên chuồng sí, đà ngã đánh phá bình nước mà có tỉnh ngộ, bèn làm bài tụng rằng: “Một giao ấy, một giao ấy, muôn lượng vàng ròng cũng hợp tiêu, nón trên đầu, bao dưới eo, gió trong trăng sáng đầy gây khêu”. Từ đó, tiếng tăm Sư vang vọng, bèn ra đời hoằng hóa giảng pháp, mới đầu Sư ở Tư Phước tại Thọ Châu, trải qua đổi dời vài ngôi chùa lớn. Sư ở thiếu lâm tại Tây Kinh rồi dời đổi đến Chiêu Đề, rồi Sư lại dời đổi đến ở Đầu Tử tại Thư Châu. Đạo phong tiếng tăm Sư càng vang tỏa, khắp chốn tùng lâm đồng xưng gọi Sư là Ngung Hoa Nghiêm.

Có lúc lên giảng đường, có vị Tăng mới bước ra, Sư bảo: “Sai nhầm”, bèn hỏi: “Xứ nào là sai nhầm”. Sư đáp: “Không tin đạo”. Lại hỏi: “Là pháp bình đẳng không có cao thấp, vì gì Triệu Châu 03 lần đợi tiếp đãi người?” Sư đáp: “Vào nước thấy hình người dài”. Lại hỏi: “Tránh làm sao người học chưa hiểu”. Sư bảo: “Gọi chẳng xoay đầu tránh làm sao?” Lại hỏi: “Thế nào là tâm của tổ tổ tương truyền?” Sư đáp: “03 ngôi sao nhiểu quanh cung trăng”. Lại hỏi: “Tiện lúc nào đi thì thế nào?” Sư đáp: “Bách nhạc tạm duỗi roi, ngựa hèn sánh ngựa giỏi”. Lại hỏi: “Thế nào là đệ nhất nghĩa?” Sư đáp: “Trăm thứ tạp toái” và Sư mới bảo: “Đảnh núi Lăng Già, ai có thể đặt chân, trước hang thiếu thất nước rỉ chẳng thông, chánh ngay lúc nào Lão Tử đầu vàng há được miệng, hồ tặng mắt biếc mở được mắt. Tuy là như vậy mà mọi sự không một hướng, tiên Thánh may có đệ nhị nghĩa môn đủ có thể cùng các người nói đông nói tây. Do đó nói mùa xuân xanh mọc, mùa hạ phát triển, mùa thu rơi rụng, mùa đông khô tàn. Bốn mùa thay đổi, xoay chuyển đường dài. Kẻ ngu tâm sinh đây kia, người thấu đạt một vị không khác”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Trâu sắt Thiểm Phủ nuốt tượng lớn. Phật Gia Châu hướng đến ẩn tàng trong ngó sen”. Sư lại bảo: “Gió xuân réo rít cây xưa, móc sáng sớm phủ sóng lạnh. Mỗi mỗi đều hiển bày, hiển bày cũng là lẫn lộn lừa dối. Xem xem ngay đó là gì? Làm sao gã tài mắt sáng vùi lấp lỗ cối, nhả không được, gặm nhấm không bể”. Xong, Sư hét một tiếng và xuống khỏi tòa. Lại có lúc Sư bảo: “Cao vời thiếu thất trọn trấn các núi, có lúc bưng ra trong mây, có lúc lưới móc không vết, có lúc hang huyệt tại trước mắt, có miệng nói không được, bị người gọi là làm Hồ Tăng trông nhìn tường vách. Các nhân giả, làm sao sống khỏi được lỗi quá này? Thôi, thôi, chẳng như tạm giữ khóa”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Một nguyên hóa, hai Di Đà, ba Thích Ca, ngoài ra là gì bát thoát gò. Tham”. Sư lại bảo: “Móc giọt sân cát, gió rít cây cối xưa, trăng bạch giọt mãi, ngàn núi sắc lạnh, hoài tuôn chảy muôn khoảnh sóng đào. Ở đây nêu cử được, cho các người cắt đứt các nguồn, nếu chưa như vậy, chưa khỏi theo gợn đuổi sóng. Thí như nước trong sông chảy xiết đua chạy mất, mỗi mỗi chẳng cùng biết, các pháp cũng như vậy”. Sư bèn nắm cây gậy và tiếp bảo: “Cây gậy đây là các pháp là cùng biết hay chẳng cùng biết. Nếu cùng biết thì sớm bị cái biết trói buộc, nếu chẳng cùng biết thì lấy gì chỉ chú”. Xong, Sư gõ xuống một cái và tiếp bảo: “Một chữ biết đó là cửa của các huyền diệu”. Sư lại bảo: “Sai nhầm”, và xuống khỏi tòa.

Phú Trịnh Công vốn kính mộ Tông phong, mới đầu ở Thiếu Lâm, trông thấy Sư đi thẳng lên tòa, đưa mắt phải trái trông nhìn khắp đại chúng Trịnh Công nhân đó mà có sự tỉnh ngộ. Đến lúc năm sau nhân chấp chính nên ở Lạc Đô, kính trọng đạo phong của Sư khát ngưỡng tư duy muốn thưa hỏi, bèn thỉnh mời Sư đến ở Chiêu Đề, dò xét chờ đợi lúc Sư đến đó mà đích thân ra đón rước. Sắp lên xe thì Tư Mã Ôn Công cũng vừa đến, hỏi: “Tướng công đi đâu vậy?” Trịnh Công đáp: “Tiếp rước Thiền sư tu ngung mới đến ở Chiêu Đề”. Ôn Công nói: “Tôi cũng đồng đi”, khi ấy liền mạnh ra ngoài thành dừng đợi nói nhà trạm bên đồng, qua thời gian lâu thấy có vài mươi người mang vác, bèn hỏi thăm dò, các người mang vác ấy đáp: “Đây là hành lý của hoà thượng Chiêu Đề”. Ôn Công bèn đòi ngựa trở về trước. Trịnh Công bảo: “Cần được thấy Hoa Nghiêm, cớ sao lại về trước?” Ôn Công nói: “Đã thấy kia xong”, bèn về trước, riêng mình Trịnh Công ở lại chờ đợi, thế rồi càng thêm sự kính trọng đối với sư. Nhân đó nghinh đưa Sư về ở nơi Hậu Uyển, sớm tối tham vấn. Mỗi lần Phú Trịnh Công đàm luận, Sư liền cho là quấy, mà Trịnh Công nói lý không thôi. Một ngày nọ, Sư bảo Phú Trịnh Công rằng: “Đợi được sơn Tăng đứng gật đầu tức là phải vậy”. Từ đó, Phú Trịnh Công có nói gì, Sư cũng liền lắc đầu chưa từng mở miệng đáp. Bỗng một ngày nọ, đang lúc nửa đêm, Phú Trịnh Công tỉnh ngộ thấu triệt, vội đến gõ cửa, Sư đã đóng cửa mà ngủ, nghe tiếng Phú Trịnh Công, Sư liền gọi bảo: “Tướng công tạm vui mừng việc lớn đã xong vậy”. Đêm khuya lại chẳng mở cửa, đợi sáng sớm mai sẽ cùng gặp nhau”. Đến sáng sớm, Phú Trịnh Công vào diện kiến, từ xa thấy Phú Trịnh Công đi đến, chưa một lời xả giao đàm nói, Sư đã gật đầu vậy. Phú Trịnh Công vui mừng rất lắm. Bấy giờ, Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản vừa mới vâng phụng sắc chiếu mời đến ở Tuệ Lâm, Phú Trịnh Công bèn gởi thư đến cảm tạ rằng: “Nhân thấy Sư Ngung ngộ vào sâu, tiến lên truyền được tâm Lão sư, đông nam nói lãng núi sông xa, đôi mắt linh quang cùng diệu âm.

3. Thiền sư Thiện Ninh ở Kim sơn.

Thiền sư Thiện Ninh – Pháp Ấn ở Kim sơn tại Nhuận châu, Vốn người xứ Giang Châu. Sư thọ học tại chùa Cam lồ, rồi đến nơi pháp tịch của Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản dự tham, thầy trò cảm cơ duyên như khế hợp từ xưa trước, chung sức giúp đở để xiển dương pháp hóa. Khi ra đời hoằng hóa, Sư ở Vạn thọ, khuôn phép rất nghiêm túc, đích thân Sư nổ lực thực hành, mọi người đều nép phục, có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thiên Hoàng cũng nói gì, Long Đàm cũng nói gì, chưa xét rõ hòa thượng làm sao sống, nói?” Sư đáp: “Tay nắm roi bạch ngọc, ly châu đánh vỡ vụn”. Lại nói: “Lùi thân có phần”. Sư bảo: “Biết sai nhầm ắt sửa đổi”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt Ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Đuôi cân không chấn sao”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chí ấy như thế nào?” Sư đáp: “Đấu phương có đáy”. Lại nói: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Lông mày như trăng đầu tháng, ánh mắt tợ sao tỏ”. Lại hỏi: “Thế nào là pháp?” Sư đáp: “Nghĩa bày lưới xen, sao phân đồng rộng”. Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư đáp: “Dáng xưa cao lướt, ý khí trượng phu”. Lại hỏi: “Cán cây theo thân gặp trường làm đùa giỡn, ngày nay trường chọn người làm Phật mở bày, xin Sư chỉ phương tiện?” Sư bảo: “Văn chẳng thân chấm”. Lại hỏi: “Có thể gọi là xưa nay hiếm nghe”. Sư bảo: “Hãy nói là đề mục gì?” Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bèn đánh. Xong, Sư mới trông nhìn chung quanh mới tiếp bảo: “Người xưa nói: “Tại mắt gọi là thấy, tại tai gọi là nghe, tại lỗ mũi ngữi mùi, tại đầu lưỡi thì đàm luận, tại thân thì nhận biết xúc chạm, tại ý thì phan duyên. Tuy là như vậy, nhưng chỉ thấy lợi đầu cái dùi, không thấy phương hướng đầu cái đục. Nếu là Vạn thọ tức chẳng như vậy, có mắt trông nhìn chẳng thấy, có tai lắng chẳng nghe, có mũi chẳng biết mùi, có lưỡi không đàm luận, có thân chẳng cảm giác xúc chạm, có ý chẳng phan duyên. Một niệm tương ưng thì sáu căn giải thoát. Dám hỏi cùng các thiền đức hãy nói cho từ trước lại là đồng hay là khác, chẳng có đầy đủ mắt sáng Nạp Tăng ra lại thông cái tin tức. Nếu không lại vì các người lớp lớp chú phá. Phóng mở thì riêng thông xe ngựa, nắm ở thì cao thấp chẳng còn. Nếu là tác gia quen đánh, một mặt phải quấy đè bóc cả”. Sư lại bảo: “Dúm huyền cơ ở trên lòng bàn tay, treo kiếng xưa tại trước đài, có gì yêu nghiệt, ai dám đáng ngự. Có thể gọi là rỡ rỡ pháp giới tự tha mà cảnh trí toàn châu, rành rành nguồn chấn đây kia mà Thánh phàm đều lắng. Lấy đó mà suy, điện Phật nhà Tăng đối hiện sắc thân, kho bếp tam môn cùng dương việc ấy, chỉ xin bẻ gãy cây gậy đến trước mắt tham lấy”. Sư lại bảo: “Nếu cũng đàm thiền nói đạo, bèn thấy có sinh có diệt, lại mới nêu cử xưa nay, rất tợ chẳng quán xét thời tiết, đêm qua gió táp mưa sa, sáng nay chóng dứt nóng bức, đến đây khéo hay tham rõ. Đạt Ma mê là chẳng khác biệt”. Sư lại bảo: “Cùng khắp đại địa chưa từng có một người chân chánh cử xướng xiển dương Tông giáo. Nếu có một người cử xướng xiển dương Tông giáo, thì khắp vùng đại địa mọi người đều phải đầu mũi nhọn buộc lưỡi, chẳng là dạy các người dứt tuyệt thấy nghe, khế hợp với đạo ấy không? Kiến giải như vậy, thì như lửa đom đóm thiêu đốt núi Tu Di, trải qua số kiếp hằng sa trọn chẳng thể nhằm, rất chẳng biết Thánh xưa duỗi lòng chỉ bày chỉ cần người sau mắt chánh. Các bậc đạt giả mắt chánh thật có thể gọi là xưa nay hiếm nghe. Sáng tỏa trước, suốt cùng sau, buông đi lời lời thấy đế, câu câu rõ tông, thâu lại thì mắt mắt theo phương rành rành đứng bên cạnh, hướng đến xứ nào thấy người xưa”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Phải biết núi biển đều kết quy về minh chúa, chưa tin càn khôn riêng có trời”.

4. Thiền sư Hy Tổ ở Quảng linh.

Thiền sư Hy Tổ – Phật Ấn ở Quảng linh tại Mục châu, vốn người dòng họ Chu ở Xử Châu, có lúc lên giảng đường Sư bảo: “Linh Quang soi suốt ta vật gồm thâu, chiếu thể riêng còn, trước sau đều tuyệt. Do đó, vô vi biến hóa ứng lượng có ngàn sai, gá chất riêng phần, lẫn đồng một tánh. nên tối mới đầu rõ thay, đùi vế mập tốt thay. Pháp do thời gặp, đại tại trung hưng, dựng lập pháp tràng lớn, làm việt Phật lớn, đủ có thể xưng vương. Do đó, chánh quán dứt vết, danh tướng cùng phân, lắng nghe chẳng phải nghe, viên âm ứng khắp, chuông sương trống móc, chư bạn cùng tham, điện báu lầu quỳnh, nói nghe đều hiểu, sáu đường ba chợ khắp xứ trang nghiêm, bờ liễu đường hoa sớm tối Phật sự, Thánh phàm cùng hội, sĩ thứ trong boong, lưới trời dung thông rỗng sáng cùng chiếu, sao phải phương nam riêng xa khắp gõ cửa giẫm trải khó khổ, phải quấy chưa quyết, mà nay lớp lớp hoa tạng vô lượng pháp môn, giáp mắt thấy thành nào phải nghĩ bàn. Tuy là như vậy, dốt đặc tổ phong”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chín năm thiếu thất ai biết đã, một câu lưu thông muôn xưa truyền”. Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Bờ đài nghiêm lăng bảy dặm đầu khe, thẳng phải câu ba ba câu cá kình, đâu chỉ mò tôm bắt hến, tùy dòng buông rộng, mặt tánh nổi chìm, dừng thuyền trăng trên sóng tâm, dất mái chèo bọt nổi mặt nước. Dám hỏi cùng đại chúng một câu chẳng xúc chạm sóng cả làm sao sống hiểu?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Người thời nay chỉ nhìn trên ty luân, chẳng thấy lô hoa đối mặt sông xa.

5. Thiền sư Trừ Nham ở Tư thọ.

Thiền sư Trừ Nham – Viên Trừng ở Tư thọ tại Thọ châu, có vị Tăng hỏi: “Trong Đại tạng giáo có việc gì kỳ đặc không?” Sư đáp: “Chỉ sợ ngươi không tin”. Lại hỏi: “Thế nào tức là phải?” Sư đáp: “Đáy đen là mực, đáy vàng là giấy”. Lại nói: “Cảm tạ Sư đáp câu thoại”. Sư bảo: “lãnh lấy ý đầu dắt dẫn, chớ nhận định bàn tính” và Sư mới bảo: “mây mọc cửa hang, trăng đầy sông dài, tiều phu chẻ phá vườn sâu, ngư ông câu nơi đảo cát. Đến trong đó tiện là Ngô đạo tử Trương Tăng Dao, cũng không phải nơi ngươi xuống tay”. Ngưng giây lát, sư bảo: “Về nhà hỏi lấy Thánh Tăng đi”. Xong Sư xuống khỏi tòa, có lúc Sư bảo: “Đất trời tĩnh lắng, biển lặng sông trong, gió chẳng thổi cành, mưa không pháp phối, mùa xuân sinh mọc, mùa hạ phát triển, mùa thu gom lấy mùa đông cất giấu. Cái ấy là pháp thế gian. Còn làm sao sống là Phật pháp?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Muốn được chẳng rước nghiệp vô gián, chớ nên phỉ báng chánh pháp luân của Đức Như Lai. Trân trọng”.

Lại có lúc lên giảng đường, ngưng đứng giây lát, sư bảo: “Diệu quyết tông thừa tức nay vì nói, núi cao sông sâu gió lạnh cắt xé, Tổ sư từ Tây vức lại nói cái nghỉ – hết – Dám hỏi cùng các người làm sao sống là nơi nghỉ hết? Có hiểu chăng? Lạnh thì ngồi quanh lò, lúc rảnh mặc tình ngủ nghỉ.

6. Thiền sư Thủ Nghiểm ở Ẩn tỉnh.

Thiền sư Thủ Nghiểm ở Ẩn tỉnh tại Thái bình châu, có vị Tăng hỏi: “Tôn giả Ma Đằng vào đất Hán, Tạng giáo phân minh, còn Tổ sư Đạt Ma từ Tây vức lại có ý chỉ gì?” Sư đáp: “Pháp ta diệu khó nghĩ, trời rồng đều quy hướng”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý tổ và ý giáo là đồng hay khác?” Sư đáp: “Hai sắc thái một đáp đền”. Lại nói: “Một lời về có đạo, muôn tượng tự không tâm”. Sư bảo: “Còn so sánh chút ít”. Lại hỏi: “Đại sĩ Đạt Ma cùng gặp, nói năng như thế nào?” Sư đáp: “Hiếm ít gặp tác gia”. Lại hỏi: “Nếu chẳng phải Triều tể biết âm, hòa thượng sao chịu gõ ra?” Sư đáp: “Dùi vàng ảnh động, kiếm báu sáng lạnh” và Sư lại bảo: “Mây xuân mưa xuân muôn vật bày tốt tươi, ngày ấm gió hòa, núi hoa đua xinh đẹp. Núi xanh lớp lớp, khe nước lắng yên, Đạt Ma lầm gặp rất kỵ nó phá”. Sư lại bảo: “Nếu người chấm rút ra được thì câu thoại của sơn Tăng ngày nay rơi lạc”. Xong, Sư nắm cây gậy nắm vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Có lúc sư lại bảo: “Một pháp chẳng thông, muôn duyên mới thấu, nếu ngay đó mà sáng rõ được, thì trông mắt xuyên qua núi Thiết vi. Một miệng hớp hết nước biển lớn” và sư hét một tiếng, tiếp bảo: “Biển lớn nước đã hớp hết vậy, cá rồng hướng đến nơi nào mà an thân lập mạng. Trong chúng chẳng có người nào dấy khởi lòng thương chăng? Hãy ra cứu lấy vua rồng. Nếu không có khả năng tức hơi thở gấp rút giết người. Tuy là như vậy nhưng sự việc không hai hướng, sơn Tăng chẳng khỏi vì các người nói đạo lý. Há chẳng thấy các bậc tiên Thánh nói cứu cánh Niết bàn tưởng thường vắng lặng trọn kết quy về không, một màn che tại mắt thì hoa đốm giữa hư không khắp cùng, màn che nếu chẳng tiêu, chẳng ra cửa mà biết việc trong thiên hạ, màn che nếu tiêu hết mới biết được người ở trong am chẳng thấy mọi sự ngoài am, nếu hay như vậy mới mở ẩn toà, trong 12 thời khắc mặc tình thọ dụng, còn như chưa được vậy…” Ngưng giây lát, sư bảo: “Trân trọng”.

7. Thiền sư Thủ Nhất ở Bản giác.

Thiền sư Thủ Nhất – Pháp Chân ở Bản giác tại Tú châu, vốn người dòng họ Thẩm ở Giang âm. Từ thuở bé thơ, sư đã kính mộ Không Tông. Lúc Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản ở tại Thụy Quang thì sư đến nương tựa cầu xin xuất gia, trọn chẳng vân du các nơi khác, sớm tối tham khấu chóng tỏ ngộ tông chỉ. Đến lúc ra đời hoằng hóa giảng pháp, có vị Tăng hỏi: “Chọn Phật chọn quan nên ở, còn Tổ tịch ta đăng khoa, việc ấy thế nào?” Sư đáp: “Chim đại bàng nhấp cánh đường trời xa, ba ba lớn trở mình nước biển chật”. Lại nói: “Tiếng tăm nhà phu tử để lại nghiệp nghề xưa cũ, nền tảng nối tiếp của pháp vương được trung hưng”. Sư bảo: “Năm ngày sau xem”. Lại hỏi: “Hãy nói thời xưa và ngày nay là đồng hay là khác?” sư đáp: “một lời đã tuông ra”. Lại hỏi: “Hơi xuân đã theo mùa đông tan, gió ùn mới lường râm biếc lạnh, người học nhờ ỏi ý của Tổ sư Đạt Ma từ Tây vức lại, xin Sư dùng phương tiện vì nói bày?” Sư đáp: “Rành rẽ nếu cử tợ đại chúng”. Lại nói: “Có thể gọi là một câu cắt dứt dây, muôn có chóng ”. Sư bảo: “Đắp nhằm xây nhằm làm sao sống? Nói”. Lại nói: “Rành rẽ quy xưa nay đồng, cùng gặp hiểu có biết âm nêu”. Sư bảo: “Chẳng phòng ngại lanh lợi”. Lại hỏi: “Sư tử lìa đàn ngồi xổn giữa đất hiện toàn oai, chẳng bày nanh vuốt, xin nghe tiếng gầm gừ?” Sư đáp: “Mọi người dốc sức”. Lại nói: “Đang năm Lô Lão từng lắm lời, ngày nay thân gần được nghe có thứ nhất”. Sư bảo: “Việc dưới cẳng chân làm sao sống?” Lại nói: “Gậy báu đánh mở mắt ngàn Thánh, ngay trường đây biện lấy sen trong lửa”. Sư bảo: “Quả nhiên tác gia”. Và Sư mới bảo: “Một pháp ấn đây chẳng phải có chỗ truyền, trải qua nhiều đời kiếp mang giữ chẳng do từ người khác mà được, gồm sáu hư mà không ngoài, lẫn mười đời vì đồng thời, toàn dẫn thì dấu vết Phật tổ lắng, buông xuống thì Thánh phàm xen nhau nổi, rành rành nhật dụng thì sum la chóng hiện nơi Linh quang, mênh mông trước mắt đây kia không phân ở thật tế. Tuy rỗng rang hết vết, lưu thông nơi vô lượng nghĩa môn. Đồ sộ không nương tựa chóng vượt quả vị nhất thiết trí, chẳng phải tướng văn tự duyên thấy nghe. Các thừa do đó mà chẳng thể thuyên, chư tổ từ đó mà dất chẳng dậy. Ngày nay người trời đã nhóm tập chẳng thể nhọc không vậy, lược đến trong của kiến hóa khắp chỉ bày cùng các người. Mỗi vị xin nên giữ tâm đoan trang nhìn ngay thẳng”. Xong, Sư mới trông nhìn hai bên rồi tiếp bảo: “Có thấy chăng? Nếu cái gì tiếp thừa sẽ được bèn mới có hành tại nắm giữ đồng kết quy quyền biến ngoài then chốt, biển cả lắng sóng cùng giúp phong hóa trang nước nhà. Trân trọng”. Lại có lúc sư bảo: “Các người biết lo có đạo chẳng đắc, sơn Tăng đạo đắc chẳng biết có. Hãy nói hai lời ấy là một lý là hai nghĩa, nếu người định sẽ được ra thì hứa cho người có được mắt chánh tại cửa đảnh. Tham”. Có lúc sư lại bảo: “Bản phận tướng kiến chẳng tại thì thế nào? Khơi dậy bèn đi, còn là dốt giỏi như cũng phân khách phân chủ, đều là niệm câu thoại bít nhà, lại mới nói diệu nói huyền, chẳng đáng là cháu con của Tông môn, sơn Tăng nói gì đã là trên tuyết thêm sương, các người lại phảng tìm cái gì?” Xong, Sư lấy nắm tay gậy và đồng thời rão bước xuống.

8. Thiền sư Trọng Tuyên ở Cam lồ.

Thiền sư Trọng Tuyên – Truyền Tổ ở Cam lồ tại Nhuận Châu, có lúc lên giảng đường, sư bảo: “Kiến lập tông thừa, các ma đều lánh vế, truyền bá đại sự, Tam Tạng quên lời, huống là Tôn giả A-dật-đa chưa rời khỏi Đâu Suất, lão mặt vàng đã ẩn diệt câu thi. Trong nước Đại Đường không có Thiền sư, Nạp Tăng trong thiên hạ nếm mùi bả rượu, trong chúng chẳng có anh linh nạp tử biến báo tác gia ra đây xốc ngủ thiền sàn, hét tan đại chúng, há chẳng khoái ư?” Ngưng giây lát, Sư lại tiếp bảo: “Thú quý che giấu đầu sừng, chim tốt tiếc lông cánh”, có lúc Sư lại bảo: “Mưa qua núi xanh, mây giăng xanh biếc, trên hang núi Bảo đà cỏ quý sắp trải, trong thành Vương xá hoa màu muốn nở. Không sinh ngồi yên, Đế Thích rong chạy. Đây kia một thời, xưa nay gì khác”. Ngưng giây lát, Sư tiếp bảo: “Muôn ban thi thiết chẳng như thường”. Có lúc Sư lại bảo: “Dừng, dừng, trăm ngàn diệu môn đồng kết quy về một đường. Núi xanh thường có tri thức khó gặp, tránh như biết lấy chủ nhân ông”. Xong, Sư lớn tiếng kêu rằng: “Chủ nhân ông?” Rồi, Sư lại bảo: “Ngày nay tự mua tự bán”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn khắp cả rồi bảo: “Lòng sông Dương tử không gió nổi sóng, bờ núi Thạch công đất bằng đống cốt, hiểu được hai bên gặp đồng bằng tránh tợ lẳng lặng chẳng động”. Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Kham cười Hám Sơn quên tức về, mười năm chẳng biết đạo đến thời.

9. Thiền sư Thủ Ân ở Đại (Thái?) bình.

Thiền sư Thủ Ân ở Đại (Thái?) bình tại Phước Châu, vốn người dòng họ Khâu ở Phước , Bản Châu. Sư đắc pháp từ Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản, mới đầu ra đời hoằng hóa, Sư ở tại địa tạng rồi đổi dời đến ở Thái bình, có lúc lên giảng đường, Sư dựng đứng nắm tay lại mở xoè rồi bảo: “Có lúc là nắm tay có lúc là bàn tay, nếu gặp Nạp Tăng, người có lòng sẽ thưởng”. Xong, Sư bèn buông xuống và tiếp bảo: “Ngay là đất rỗng thoáng người thưa hiếm nên cùng gặp ít”. Lại có lúc Sư bảo: “Sau cơn mưa chim cưu kêu réo, trước núi lúa chín, nơi nào trẻ mục đồng cưỡi trâu cười đùa cùng đuổi, lại nắm ống sáo ngắn giàng ngang trước gó một vài khúc nhạc. Tham”. Lại có lúc Sư bảo: “Vân nham đùa sư tử, phổ hóa đánh cây đấu. Tùng lâm sắp vì lên thượng quan, chưa khỏi cười phá Nạp Tăng, miệng thôi thôi bít lấp nguyên do, tức là cốt tượng dùi xưa hay đánh cầu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy đánh xuống thiền sàn một cái và bảo: “Người có trí nếu nghe thì hay tin hiểu. Kẻ không trí nghi hối thì là mất hẳn, ba mươi năm sau không được nói ngày nay sơn Tăng lên giảng đường chỉ niệm tụng kinh Pháp Hoa”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là tâm Phật xưa?” Sư đáp: “Oanh hót nơi nơi đồng”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư đáp: “Trâu dê tự tựa núi”. Lại hỏi: “Thế nào là hạnh của Sa-môn?” Sư đáp: “Nhiều hư ít thật”. Lại hỏi: “Hoà thượng sao được khi dối người?” Sư đáp: “Thật không chỗ kiên cử”. Lại hỏi: “Người trong am vì gì chẳng biết việc ngoài am?” Sư đáp: “Tức Hứa Xà-lê có đủ mắt sáng”. Lại nói: “Nhờ lâu ảnh hưởng Hoà thượng”. Sư bảo: “Trong tối dây cân ai biện rành cong thẳng”. Lại hỏi: “Thế nào là đàm nói vượt Phật quá Tổ?” Sư đáp: “Ba ngày có một cơn gió, năm ngày có một trận mưa”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại có việc gì không?” Sư đáp: “Trăng sáng ba đảo lắng, tiều phu ca khúc nhạc thái bình”. Lại hỏi: “Thế nào là người tử trước lại?” Sư đáp: “Da khô cốt gầy”. Lại hỏi: “Hàng căn cơ trung hạ làm sao hiểu xong?” Sư đáp: “Nằm ngược ngủ ngang”. Lại nói: “Phật xưa Phật nay lại không lý khác”. Sư bảo: “Lại mộng thấy gì?” và Sư mới bảo: “Nói các người biết, sơn Tăng biết – hết – Nơi sơn Tăng biết, các người chẳng biết. Ngày nay chẳng khỏi bố thí cho các người”. Ngưng giây lát sư bảo:

“Trên đầu là trời, dưới chân là đất. Tham”.

10. Thiền sư Biện Lương ở Linh diệu.

Thiền sư Biện Lương – Phật tử ở Linh diệu tại Cù châu, vốn người dòng họ Ngô ở Nhiêu châu. Hiếu Triệu Công bảo Sư khai giảng pháp ở Phước quả tại Việt châu, ở Siêu hóa, Hải hội và Linh diệu tại Cù châu; cả thảy bốn chùa. Có vị Tăng hỏi: “Ba biến rừng thiền, bốn hồi ra đời, ngay trên phần Hoà thượng thành được biên sự gì?” Sư đáp: “Miệng bình bát hướng lên trời”. Lại nói: “Ba mươi năm lại Quan lệ tử, mà nay lưu lại truyện Ngũ hồ”. Sư bảo: “Cái nào là Quan lệ tử của Nạp Tăng?” Lại nói: “Một lời vượt ảnh tượng, chẳng rơi phong hóa của người xưa”. Sư bảo: “Tiếc giữ lấy lông mày”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chẳng biết thời phần ngắn dài, không biết nhật nguyệt lớn nhỏ, đầu tro mặt đất, tạm cùng gì qua sơn Tăng mỗi lúc một trường cười đủ, tuy là như vậy, nhân gió tung bụi, gá nước chấm hoa, có cái dây leo bày trải chó các người cùng mở nhón xem”. Bỗng nhiên Sư nắm lấy cây gậy đánh vào Đài hương, và tiếp bảo: “Tham đường đi”.

11. Thiền sư Sùng Tín ở Trường lô.

Thiền sư Sùng Tín – Tịnh Chiếu ở Trường lô tại Chân châu, vốn

người danh hiệu Cao ở Lô châu. Năm mười ba tuổi, Sư đến nương tựa Sa-môn Dụng Thành ở Thừa thiên tại Bản châu mà tôn xưng làm thầy. Năm hai mươi tuổi, Sư thọ giới Cụ túc, đến phương Nam, nơi pháp tịch của Thiền sư Viên chiếu – Tông Bản đang ở Tịnh từ tại Hàng châu gieo cơ mà được ấn chứng. Xong, mới đầu Sư đến ở Tư Thánh tại Tú châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Nhà nhà trước cửa thông Trường an”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong Đạo?” Sư bảo: “Thượng tọa từ đâu lại?” Lại hỏi: “Chớ chỉ cái ấy bèn là không?” Sư đáp: “Hồ Tăng mắt biết cười gật đầu”. Lại hỏi: “Rốt cùng như thế nào?” Sư đáp: “Lễ bái xong rồi lui ra”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lạnh mát đồng rộng, cảnh vật tiêu điều, móc giọt cành khô, khói lồng hang ra. Trời cao cùng mắt bày muôn tượng mà rõ rành, sương trăng tỏ sáng, ngời muôn sông mà hiện khắp. Cử xướng như vậy cạnh Phật Tổ, buông qua một nước, riêng có quy”. Xong Sư hét một tiếng.

12. Thiền sư Thủ Tông ở Thụy quang.

Thiền sư Thủ Tông – Chân Giác ở Thụy quang tại Tô châu, vốn người dòng họ Cố ở Bản châu. Sư đến nương tựa Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản mà xuống tóc xuất gia. Lại tham khấu Tông thừa mới được ấn chứng. Xong, Sư bèn ra đời, xiển dương giáo hóa. Có vị Tăng hỏi: “Tư duy như vậy, chư Phật mười phương hiện, nay tư duy đã xong, Phật ở nơi nào?” Sư bảo: “Một câu đáng phong khởi từ đâu lại”. Lại hỏi: “Cái gì là đầu đầu khua nhằm Di-lặc, bước bước đạp nhằm Thích-ca?” Sư đáp: “Ở Tây vức và đây chẳng đồng”. Và Sư mới bảo: “Diệu Quyết Tông phong đầu tại nói nhiều, một lời bao gồm bèn phải chóng – hết – Nạp Tăng sáng mắt chỉ tự biết, Đầu đà sắc vàng khéo phân biệt, Đông đi xuân lại, Hạ nóng bức, nếu khi gặp Hàn Sơn thập đắc truyền nói phong can chớ lắm lời”.

13. Thiền sư Sơn Kha ở Thủy tây.

Thiền sư Sơn Kha ở Thủy tây tại Tuyên châu. Có vị Tăng hỏi: “Tay ta tay Phật là đồng hay là khác?” Sư đáp: “Mỗi người có phần”. Lại nói: “Mặc có ngàn bau khéo, trọn không hai dạng phong”. Sư bảo: “Hãy chớ làm nhận”. Lại hỏi: “Vàng thật phải nhờ luyện trong lò lửa một dùi bèn thành, lúc ấy thì thế nào?” Sư bảo: “Rất kỵ nói nhằm”. Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Cái thùng sơn này!” Và Sư mới bảo: “Nhớ được câu cuối cùng trên hội Linh sơn, ngày nay nêu cử tợ các người”. Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Hiểu chăng? Mặc cho Ca-diếp xuất hiện ra, ngày nay cũng không nói bày. Tham”. Lại có lúc Sư bảo: “Tiếng sấm chấn động xa, giăng trải mây từ, Cam lồ mới mở khắp trời sắc xuân, liễu mở mắt biếc, hoa nhã đáng xinh, chim hót rừng sâu, cá bơi mặt nước, lại nói lầm gặp Đạt-ma, rất tợ xẻ thịt làm thành vết sẹo. Nếu nói pháp vốn như vậy, chánh là thiên nhiên ngoại đạo, nói năng gì, bên cạnh như không người, còn Nạp Tăng sáng mắt một điểm chấm gom”.

14. Thiền sư Tuệ Chương ở Khải hà.

Thiền sư Tuệ Chương – Sùng Phạm ở núi Khải hà tại Minh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Ông hỏi ta”. Lại hỏi: “Thế nào là pháp?” Sư đáp: “Quyển vàng trục đó”. Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư đáp: “Áo vuông cổ tròn”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Sư bảo: “Hãy đợi lúc khác”. Lại nói: “Tức nay tiện xin”. Sư bảo: “Sai nhầm quá vậy”.

15. Thiền sư Hiểu Thông ở Thạch Phật.

Thiền sư Hiểu Thông – Mật Ấn ở Thạch Phật tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Thạch Phật?” Sư đáp: “Đầu đội trời, chân đạp đất”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại có việc gì không?” Sư đáp: “Mặc trải sương cùng tuyết chẳng đổi dung mạo thời xưa cũ”. Và Sư mới bảo: “Chí Đạo xung hư muôn vật nào Tể, chân không tuyệt vết, pháp giới như như. Nếu hay đối cảnh vô tâm, giáp mắt không gì chẳng là đạo”. Ngừng giây lát, Sư lại tiếp bảo: “Ngày đêm buông tỏa ánh sáng soi chiếu có không, người si kêu làm Ba-la-mật. Tham”.

16. Thiền sư Thiện Thông ở Nam minh.

Thiền sư Thiện Thông – Nhân Thọ ở Nam minh tại Xử châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Nam minh?” Sư đáp: “Suối bay một giải tuyết, núi bày nửatrời mây”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Xếp tre nhìn hạc múa, ngồi đá thấy mây về”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Lên núi trăng ngàn dặm, qua biển gió một buồm”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chí ấy như thế nào?” Sư đáp: “Lời trước có đường, câu sau không riêng”. Lại hỏi: “Lúc rồng chưa ra khỏi động thì như thế nào?” Sư đáp: “Phật nhãn nhìn không thấy”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi động rồi thì như thế nào?” Sư đáp: “Dấy mây phun móc”.

17. Thiền sư Văn Nghĩa ở Tây hồ.

Thiền sư Văn Nghĩa – Diệu Tuệ ở Tây hồ tại Hàn châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tùy cơ bày giáo, xiển dương Tông phong, cắt dứt các dòng, chẳng lưu lại điềm vết. Vào khuôn vức Nhất thừa, giẫm ải huyền hướng thượng, cửa phương tiện mở, rõ ràng nhìn lấy”. Xong, Sư hét một tiếng, lại bảo: “Hiểu chăng? Đã bị nóng bức lừa dối rồi vậy, nay sớm dậy, lại không pháp đáng nói, xuống giường mang giày, đến sau giá rửa mặt. Trong nhà bày bát ăn cháo, sau khi ăn cháo lại ngủ, tương tợ có gì quá? Tuy là như vậy, lại có một ban khiến ta cười, Kim cang ngã nơi đất một đống bùn sình”. Xong, Sư vỗ xuống thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

18. Thiền sư Cảo ở Thiều sơn.

Thiền sư Cảo ở Thiều sơn tại Tây kinh. Có vị Tăng hỏi: “Ý Tổ từ Tây vực lại, chưa xét rõ trao truyền cái gì?” Sư nắm cây gậy dậy. Vị Tăng ấy lại tiếp hỏi: “Thế nào là ngoài tâm có pháp?” Sư bảo: “Trong tâm ngoài tâm tạm đặt, con người gọi gì làm pháp?” Lại nói: “Lang lật Thiên thai”. Sư bảo: “Cũng là vầng trăng thứ hai”. Và Sư mới bảo: “Tháng bảy đầu thu còn nóng, thời tiết xưa đi nay lại. Nếu tại Phật pháp mà thương lượng thì chánh là khéo múa thành vụng. Nếu làm vô Sư nói hiểu thì lại nào khác gì với ngoại đạo? Ngay nhiều tất cả chẳng như vậy. Dám bảo là Lão huynh chưa thấu triệt. Như Lai nói, Tổ sư phán quyết, không lỗ dùi sắt nặng dưới ngạch cửa, tự tâm địa mỗi người rối loạn như gai, tức nắm đầu ngón tay gọi đó là vầng trăng, chớ nghĩ lường thôi giải thoát, ngàn năm cốt khô thôi gặm nhấm, theo kia thỏ chạy cùng quạ bay, đối lại ăn cơm, mệt lại nghĩ”.

19. Thiền sư Duy Nhạc ở Tịnh nhân.

Thiền sư Duy Nhạc – Phật Nhật ở Tịnh nhân tại Đông kinh, vốn người dòng họ Trần ở Trường khê tại Phước châu. Năm bảy tuổi, Sư đến nơi Thượng Nhân Triệt ở viện Tây Lâm mà cầu xin xuất gia, rồi phòng tầm khắp các Thiện tri thức, Sư đến dự tham nơi Thiền sư Viên Chiếu Tông Bản. Nhân đứng hầu lần lượt nghe cử xương nhân duyên kiếp lửa thiêu đốt, mà bỗng nhiên có sự tỉnh ngộ. Sư bèn theo hầu qua thời gian lâu. Đến khi ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Thừa thiên tại Thường châu, tiếp đổi dời đến Hoa Nghiêm tại đông kinh, rồi lại chuyển dời đến ở Tịnh nhân.

Ngày khai mở giảng đường thuyết pháp, vua Triết Tông (Triệu Húc 1086-1101) thời Bắc Tống sai Trung sứ ban tặng hương, Sư lên giảng tòa, sau khi hỏi đáp đã xong, Sư mới bảo: “Pháp môn này chẳng tại nôm lưới, đâu liên can đến hỏi đáp. Ngay nhiều như các cõi nước khắp mười phương đều nghiền nát làm bụi trần, mỗi mỗi mảy trần đều là Nạp Tăng, mỗi mỗi như Mãn Từ, Thu Tử cùng trời huyền biện, hết đời then chốt đến trong đó một điểm dùng chẳng nhằm. Cớ sao? Chúng sinh và Phật đều viên dung, tự hay bình đẳng, lỗ mũi mỗi người đều xa trời, mỗi mỗi vách tường dựng đứng cao ngàn nhận, bởi không biết chân theo vọng chuyển pháp theo duyên đổi dời, tự mê mờ Linh Quang, uổng lao vào dị thú. Do đó, phá hữu pháp vương vận vô duyên từ, cưỡi thuyền Tam thừa, dất mái chèo vượt qua năm dòng họ, sóng cả vụt luyến tiếc, đầm lắng bóng trăng, tiếng chuông đêm yên, nên khiến trâu ở Hoài châu ăn lúa, gạo ở Lô lăng lên giá. Lại chẳng khỏi khó nhọc Sơ tổ Đạt-ma tạm lưu khí lại ở Chi-na, hoa ấu ngoài giáo chẳng lau chùi gương gạch, châu ly trong áo, chẳng tính các vật trân quý khác, chưa treo buồm xưa thấy thành công án. Do đó, tỏ ngộ lấy không ngộ đến cùng mặt mắt, mê là chẳng mê đến cùng hướng quan, ba thời không riêng tư, mười phương đồng thỏa sướng, đất ruộng tự mỗi nhà, cây khô đâm cành, lò hương miếu xưa tro lạnh lại phát cháy, không gì chẳng gồm hết thảy ngữ ngôn văn tự, của cải vốn liếng thật tướng chẳng cùng trái ngược. Nếu vậy thì dưới cây không ảnh đồng thuyền ngư ông cổ vũ, bên trong có vàng ròng đầy một đất nước, Lão già miền quê ngâm ca đồng vui thăng bình đồng bước đến thọ vức, tự nhiên là trời cao đất dày biển lắng sông yên. Hãy nói một câu cùng vui Thăng bình làm sao sống? Nói”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “La phù đánh trống, Thiều châu múa vũ”. Lại ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Trân trọng!”

Đến năm Kiến Trung Tỉnh Quốc thứ nhất (1101) thời Bắc Tống, Hoàng thái hậu qua đời, Sư cùng sáu vị Trưởng lão Thiền sư khác đồng có được chiểu chỉ thỉnh mời đến điện Văn Đức. Lên tòa, Sư bưng lò hương mà nói: “Đất của khắp nước nhà không đâu chẳng là đất vua. Hãy nói một biện hương đây sản sinh đất quê nào? Nếu nói được thì đá trắng sẽ có ngày tiêu, khói xông trọn năm không ngớt, khắp hư không, cùng pháp giới là mây là lọng ứng hiện chẳng cùng, tên dâng vân du cảnh tiên thẳng sinh về cõi nước Phật, mới trải bày tòa”. (Phần hỏi đáp ở đây không ghi lục). Và Sư mới bảo: “Người nói pháp đầu tiên chẳng biết câu cuối cùng, người nói pháp sau cùng chẳng biết câu đầu tiên. Câu đầu tiên vừa lại Thiền sư Tuệ Lâm đã vì các người nói rồi. Nói thì nói xong rồi. Còn câu cuối cùng tạm nói như thế nào? Nếu ước về ba thừa, mười hai phần giáo, một lời Thiên viên, Đốn tiệm, mãn phần, bán phần chẳng khỏi chấp đầu ngón tay là vầng trăng, vào biển tỉnh đếm cát. Ngay tợ như bóng trăng đầm lắng, tiếng chuông cuối đêm theo đánh gõ mà phát tiếng, đuổi gợn sóng mà chẳng tan, còn là việc đầu bờ sinh tử. Nên Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma quán tượng thần châu có khí phách Đại thừa, do đó nỗi bát muôn khoảnh sóng, trèo vượt vạn lớp núi, đầu tiên đến đất Nam lương. Vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) đem việc nhân quả là pháp hữu vi mà thưa hỏi, Tổ sư lại đem Thánh đế Đệ nhất nghĩa để giải đáp. Do đó, nhà vua không khế hội, Tổ sư bèn đến Thiếu lâm Tung sơn, suốt chín năm ngồi xoay mặt vách đá, chẳng lập văn tự, chóng vượt ngoài Tam thừa, chỉ ngay tâm người thấy tánh thành Phật. Bấy giờ, Nhị tổ Thần Quang đứng giữa mây tuyết, chặt cánh tay, thấu đạt cốt tủy minh tâm, một hoa năm cánh kết quả tự thành, sáu đời truyền y, người sau đắc đạo. Từ đó, tại Trung hoa mới tin có chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm, hàng trung hạ theo căn cơ mê ngộ cùng phần nửa. Tin biết việc này, nếu chẳng phải hàng đại căn đại khí thì không thể lãnh hội. Tại sao? Thấy nghe hiểu biết là pháp. Pháp lìa thấy nghe hiểu biết, bèn mới nhóm lửa ngay núi Kỳ thiết tại đường, tự nhiên trước núi Thiếu thất vách tường dựng đứng cao ngàn nhận, trên đường Tào Khê nước rỉ chẳng thông. Ngay trong khoảng ấy tông phong Tổ ấn không gì chẳng lấn vượt, giềng mối suy đồi cũng dần đổ ngã nơi đất. Tuy là như vậy, nhưng pháp không tướng cố định, Đạo nương thời mà tỏa sáng, dựng pháp tràng lớn, diễn bày nghĩa pháp lớn, dấy khởi một đại sự nhân duyên này, làm lợi lạc hữu tình chẳng tại thời gian khác, phải lúc ngàn Đức Phật trước sau cùng biết đó. Ngày nay may gặp bậc Đại Thánh nhân xuất hiện nói đời, rộng vì lưu bố mở thoáng khắp cùng sa giới, thật là ngàn năm chỉ một lần gặp, đến như Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang khoanh tay rủ áo, không làm gì mà tự cảm hóa, không làm gì mà không gì chẳng thành đạt, như mới mở cửa phương tiện, chỉ bày tướng chân thật, mười phương mừng gặp, bốn tụ đồng tiếp nạp. Mở thoáng gia phong của Phật xưa cổ, phát huy Đại bản của hàm sinh, chưa thể cùng ngày nay đồng thời mà nói. Cớ sao vậy? Thích Đề Hoàn Nhơn cùng Thiện hiện phát minh Bát-nhã chỉ là chân không. Vua Ba-tư-nặc vì Khánh Hỷ đặc biệt chỉ chẳng đổi dời còn tại Tục đế, chỉ một hướng thượng riêng truyền ngoài giáo điển đây rõ bày ngay nay, há chẳng là duyên hiếm có ứng tại Chấn Đán (Trung Hoa) ư? Nhưng, khe núi mỗi tự khác, mây trăng là đồng, đồng cùng ứng, đồng khí cùng cầu, mới biết việc nay không xưa chẳng nay, không đây chẳng kia, cao mà không gì trên, rộng mà không gì cùng, sân mà chẳng gì dưới, thẩm mà chẳng thể lường, một đầu mảy lông nuốt cả biển lớn, một hạt cải nhận nạp núi Tu-di, ở trời đồng với trời, ở người đồng với người. Tại trời thì làm mặt nhật mặt nguyệt vì soi vì chiếu. Tại người thì làm vua làm tôi làm trung làm hiếu. Lấy đó mà suy, thì trăm ức mặt nhật mặt nguyệt, trăm ức núi Tu-di, trăm ức bốn biển lớn, can thân khí giới, tình lẫn vô tình đồng một thể tánh, không gì chẳng là người nhân thấy đó gọi đó là nhân, người trí thấy đó gọi đó là trí, mọi người sử dụng thường ngày mà chẳng biết. Nếu hay hiểu được muôn vật ở nơi chính mình, đó chỉ là Thánh nhân. Do đó, mỗi mỗi đèn tương tục chiếu sáng, mỗi mỗi đời cùng tiếp thừa, trăm ngàn đời trăng điểm tuệ đăng tỏa sáng dung thông ba cõi, mười vạn dặm ánh sao bày Tổ cán che râm mát bốn loài. Vậy đủ biết xe chánh pháp lại chuyển vận ở Chi-na (Trung Hoa), Đế nhật lại tỏa ngời nơi Chấn Đán. Trước sau, pháp không đại tiểu, vật chẳng vừa chớ, đều trùm bởi ánh sáng ấy, đều đượm bởi ân trạch đó. Cho đến cỏ cây chim cá không nơi xa nào chẳng kịp. Chỉ như vua nước Xá-vệ muôn đến Linh sơn diện kiến Đức Phật sắc ban các Quan liêu, núi sông đất liền, cây cỏ Tùng lâm thảy đều phải đồng đi thấy. Nếu một cây một cỏ chẳng đi, tôi thì không được thấy Phật. Đại chúng ngày nay chỉ trong đất trời, tất cả núi sông đất liền cây cỏ Tùng lâm trong khoảng vũ trụ, đi cũng chẳng đi, lại cũng chẳng lại, lặng lặng không riêng, cao vời chẳng động, là văn là võ là Thiền là Luật, đồng tại chín lớp trên trời điện Từ Đức đồng thời thấy Phật. Các nhân giả! Thấy thì chẳng không, vả lại, làm sao sống thấy?” Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Tròng ngươi nhật nguyệt sáng không cùng, núi sông Long Chuẩn đẹp có thừa”. Vua (Hy Tông – Triệu Cát 1101-1126) rất vui đẹp tâm tình, phong tặng Sư hiệu là Phật nhật Thiền sư.

Mới đầu, vua Thần Tông (Triệu Húc 1068-1086) mở mang chùa Đại tướng quốc làm Lục thiền, Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản thủ ứng chiếu chỉ, đến thời Sư lại, tòng lâm càng thêm tỏa sáng vậy.

20. Thiền sư Khả Tề ở Thiên đồng.

Thiền sư Khả Tề ở Thiên đồng tại Minh châu, vốn người dòng họ Ứng ở Đài châu. Mới đầu, Sư nương tựa Sa-môn Đạo Tài ở chùa Quốc tại Thiên thai mà xuất gia thọ giới Cụ túc. Xong, vân du đến các giảng tịch, sau cùng đến nơi pháp tịch của Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản đang ở Tuệ Quang mà được khai ngộ. Đại chúng thỉnh mời Sư đến ở núi An lạc, về sau, Sư chuyển dời đến ở Thiền đồng. Có vị Tăng hỏi: “Bảo hoa vương tòa, ngày nay Sư lên, ý Tổ sư từ Tây vức lại chỉ dạy như thế nào?” Sư đáp: “Hoa nở bờ hang ngăn cảnh đẹp”. Lại hỏi: “Tiện là nơi Hòa thượng vi người không?” Sư đáp: “Nước giọt trước rèm một dạng trong”. Lại nói: “Không sinh chẳng hiểu ngồi trước hang, rước được hoa trời động đất lại”. Sư bảo: “Cười phá miệng người khác?” Lại nói: “Đến sau lúc mây tan chẳng thấy riêng núi cao”. Sư bảo: “Hồng, hồng”. Lại hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Đạp chẳng nhằm”. Lại hỏi: “Sau khi đạp nhằm thì thế nào?” Sư đáp: “Bảy xuyên tám huyệt”. Và Sư mới bảo: “Một hỏi, một đáp, tùy cơ bày biện, phóng đoạt đến thời, phóng đó thì câu câu gom hoa nhóm gấm, chốn chốn là Đạo tràng của Đức Thích-ca, đoạt đó thì một pháp chẳng lưu lại, ngàn Thánh đều dứt vết. Tuy là như vậy, nhưng phải biết có một lỗ hổng hướng thượng. Có hiểu chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Chớ cho là xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua trước núi một cành nở”.

21. Thiền sư Phổ Cần ở Vạn thọ.

Thiền sư Phổ Cần ở Vạn thọ tại Tô châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngoài vật không kham già bèn nghỉ, càn thành mộng chất vài đau đáu. Thế nào là việc huyễn lại cùng bức bách, tức khiến thân nhàn chẳng tự do. Nhưng mà kẻ sĩ xuất gia lấy việc lợi vật làm đầu, bẩm nhận Hồng quy của Tiên Tổ, tiếp nối đuốc tuệ từ ngàn xưa, Nhất tâm Diệu pháp gọi là Tổng trì môn. Người chứng đắc đó thì chẳng lập thềm cấp chóng ngang bằng các Thánh, kẻ mất đó thì trải qua kiếp như bụi trần chẳng lại tự nhọc hình. Hoặc đắc hoặc mất cả hai đều quên. Thánh phàm tính hết, thì chánh ngay lúc nào chẳng là tâm chẳng là Phật chẳng là vật. Dám hỏi cùng các Thiền đức rốt cùng là gì? Nếu hướng đến trong đó thích thản rõ ràng, bèn có thể riêng bước phương lớn, ngang thân giữa ba cõi, nắm kiếm báu Kim cang phá quân ma sinh tử”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Tâu đi”.

22. Thiền sư Diên Vịnh ở Hương sơn.

Thiền sư Diên Vịnh – Chánh giác ở Hương sơn tại Minh châu. Có vị Tăng hỏi: “Với đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại tức chẳng hỏi. Còn gia phong của Hòa thượng, việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Mắt sâu lỗ mũi lớn”. Lại hỏi: “Người học tiện lúc nào giẫm bước thì thế nào?” Sư đáp: “Cánh tay dài, tay áo ngắn”. Và sư mới bảo: “Tâm tùy cảnh hiện, cảnh theo tâm sinh, tâm cảnh cả hai đều quên là cái gì?” Sư bèn nắm cây gậy dậy và tiếp bảo: “Cái này từ xứ nào được lại? Nếu nói là cây gậy mùa lòa tức mắt các ông, còn nói chẳng là cây gậy mùa lòa thì tại xứ nào, là cùng chẳng là một lúc nắm lấy, hãy cưỡi cây gậy ra Tam môn đi”.

23. Thiền sư Thủ Trác ở Tuyết đậu.

Thiền sư Thủ Trác – Pháp Tạng ở Tuyết đậu tại Minh châu. Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Tốt lành thay đại chúng! Đức Phật Long Chủng Thượng Tôn Vương vì các người mà hiện bày thế giới sắc bạc. Rừng vàng nhà ngọc ngôi ngôi đang xem ánh sáng, điện báu thành bạc ánh ngời cùng tỏa. Lại sắc tức là không, không tức là sắc. Sắc không không sắc thôi nghĩ bàn, không sắc sắc không thành trí tuệ. Tai nghe mắt thấy khắp hà sa, tất cả đều là chân thật địa, chẳng được đã hướng các người nói sinh là khổ, thọ là nghiệp, diệt có thể chứng đạo có thể tu. Dùng Tứ Đế, Thập nhị nhân duyên, biết khổ tập, chứng diệt tu đạo”. Sư lại bảo: “Có sinh có thể biết, có nghiệp có thể , có diệt có thể chứng, có đạo có thể tu đều là phỉ báng Phật. Phỉ báng Phật tức là đồng với Ma thuyết. Chánh ngay lúc nào, hãy nói làm sao sống hiểu? Tuyết đậu đây chẳng khỏi cho các người nói phá, ngàn ngọn núi chứa tuyết lạnh, muôn đường tuyệt dấu vết người, áo nạp rách nát ôm chiếc bè khô, là nói nói thế nào?” Xong, Sư hét một tiếng lại bảo: “Dương Hồi mấy lấn đến Tân đông, áo rách lò lạnh cũng chẳng cùng. Chim trắng lắng vút ảnh ngoài trời, hồng nhan lén qua gió bên tai. Phải quấy chưa dấy danh ở đâu. Ngã vật đều quên cảnh tự không. Nhớ được lời trên núi Vân nham, chớ bảo cô phụ chủ nhân ông”. Xong Sư hét một tiếng. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là chủ trong khách?” Sư đáp: “Tiến tới trước không đường đi”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong chủ?” Sư đáp: “Thụt lui sau không chỗ dung thân”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Sư đáp: “Đối mặt là người nào?” Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Sư đáp: “Có lý không khổ nói”. Lại hỏi: “Khách chủ đã được Sư chỉ bày, còn hướng thượng Tông thừa, việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Ngả mặt tham nhìn chim, xoay đầu nhầm ứng người”.

24. Thiền sư Thường Lợi tại Báo bản.

Thiền sư Thường Lợi tại Báo bản ở Hồ châu. Có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là tướng Đại nhân?” Sư đáp: “Mang lông đội sừng”. Lại hỏi: “Người học không hiểu?” Sư đáp: “Dung mạo sắc vàng tía”. Lại hỏi: “Thế nào được làm Phật pháp?” Sư đáp: “Trong phiền não đề cửa được lấy”. Lại hỏi: “Thế nào là được lìa phiền não?” Sư đáp: “Đối mặt Bồ-đề”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật hữu tướng?” Sư đáp: “Thể tuyệt mảy may”. Lại hỏi: “Rốt cùng là có hay không?” Sư đáp: “Thường nhớ ngay năm tìm khách biển, một tiếng Khương tiêu quá Sơn tây”. Lại nói: “Hòa thượng chẳng gần Đạo lý”. Sư bảo: “Từ trước lại chỉ cho gì?” Lại hỏi: “Gương xưa lúc chưa lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Chiếu”. Lại hỏi: “Sau khi đã lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Đen tối”. Lại hỏi: “Đà là sau khi đã lau chùi vì sao lại đen tối?” Sư đáp: “Vì ông cần lau chùi”. Lại hỏi: “Thế nào là vô vi?” Sư đáp: “Có làm”. Lại hỏi: “Thế nào là có làm?” Sư đáp: “Vô vi”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị. Sư bảo: “Trong thùng sơn ấy chẳng là vô vi”. Và Sư mới bảo: “Hôm nay ngày rằm, đánh cái bánh Hồ cúng dường đại chúng”. Xong, sư nắm cây gậy họa vẽ vòng tròn và tiếp bảo: “Có biết cái bánh Hồ này chăng? Chẳng chỉ cúng dường một người, mà cả ngàn muôn ức người chỉ là một cái nhỏ ăn no ngon lành chẳng được cắn phá. Tuy là như vậy nhưng rất kỵ bột sống. Tham”. Lại có lúc Sư bảo: “Đại chúng, có một người không hình không tướng không học không danh, chẳng động tình người mà hay vì biến hóa, bao gồm muôn tượng, suốt nhiếp đại thiên, cắt dứt nguồn sinh tử, ngồi nơi bờ Niết-bàn. Hoặc các vị Bồ-tát cho đến hàng phi nhân hiện nay ngồi tại Tỳ-lô, thẳng đến Nhất sinh bổ xứ lại có biết người này chăng? Nếu biết được đó cùng làm khuôn phép lớn, nếu chẳng biết đó thường làm oán đối, khoái biết lấy tốt lành”.

25. Thiền sư Đạo Phương ở Tư phước.

Thiền sư Đạo Phương ở Tư phước tại Mục châu. Có vị Tăng hỏi: “Với Đức Sơn Lâm Tế thì dùng gậy và tiếng quát hét để tiếp người, còn Hòa thượng ra đời lấy gì để chỉ dạy?” Sư đáp: “Sơn Tăng không có ghi lục”. Lại hỏi: “Hòa thượng há không có phương tiện?” Sư đáp: “Đại chúng cười ông”. Có vị Tăng bước ra lễ bái rồi đứng dậy thưa: “Xin Hòa thượng đáp câu thoại”, Sư bảo: “Sai lầm quá rồi vậy”. Lại hỏi: “Nơi nào là sai lầm quá?” Sư đáp: “Năm dặm lại năm dặm”. Và Sư mới bảo: “Gió thu trong lành, nước thu xanh biếc, sương trắng đứng cát lạnh, ve thu kêu hang sâu. Gió vàng thổi tầng trắng, móc ngọc đượm cúc vàng, nước chảy tấu đàn Bá Nha, mát thổi động tre Tử Du. Nghe cũng nghe chẳng cùng, quán xét thì quán xét chẳng đủ. Hãy nói làm sao sống hiểu cái nghĩa Phật tánh?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Giải không chẳng hiểu lìa sắc, thích nghe vượn lẽ lui trên non”.

26. Thiền sư Trứ ở Cửu tông.

Thiền sư Trứ – Viên minh ở núi Cửu tông tại An châu. Có vị Tăng hỏi: “Trong Đại tạng giáo điển lại có việc kỳ đặc hay không?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là phải?” Sư đáp: “Xoay trục sáng ngàn cõi, mở tráp muôn nước xinh”. Lại hỏi: “Tác gia chẳng nếm mổ, nếm mổ chẳng tác gia, người học từ trước lại xin Sư tác gia cùng thấy”. Sư bảo: “Trong tay áo rắn xanh gầm”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư đáp: “Sau đầu mão lạnh sáng sang”. Lại nói: “Sai nhầm”. Sư bảo: “Biết rất đau nhói”. Và Sư mới bảo: “Khói ngưng mưa bò lá vàng vụt bay giữa không, yến đi nhạn lại thời tiết xưa nay. Nói sinh nơi diệt chùa là đám nói khuôn phép cùng cực, để lại có bài không há là nói ngoài quy cách, Hoàng Mai nửa đêm, Thiếu Thất chín năm, thẳng bày có thật lại không lý khác. Do đó nói cắt ngay cội nguồn Phật ấn chứng, nhặt lá tìm cành ta chẳng hay. Dám hỏi cùng các người làm sao sống hiểu cái đạo lý bày ngau có thật ấy?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Tham”.

27. Thiền sư Pháp Trú ở Hương sơn.

Thiền sư Pháp Trú – Từ Thọ ở Hương sơn, Tuệ lâm tại Đông kinh,

vốn người dòng họ Từ ở Hàng châu. Sư xuất gia, thọ giới Cụ túc, nghe giảng tập học kinh luận. Sau, Sư đến nơi Pháp tịch của Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản đang ở tại Thụy quang gieo cơ mà được khai ngộ. Ra hoằng hóa, mới đầu, Sư ở Thiên bát tại Bắc kinh, tiếp chuyển dời đến ở Hương sơn. Sau cùng, có chiếu chỉ mời đến ở Tuệ lâm đại Đông kinh. Có vị Tăng hỏi: “Nước hang Sơn nham hết là gia phong ngày xưa, cây gậy bình sạch nhóm lên là kế sống mới lại. Điện xưa lại mở, xin được nghe nêu cử cốt yếu”. Sư đáp: “Gióng trống pháp lớn, diễn bày pháp lớn”. Lại hỏi: “Thế nào là “Cửa Di-lặc mở cửa tâm hiểu”. Núi Đức vân vút đạo giấu gì?” Sư bảo: “Ông hướng đến xứ nào thấy Dilặc?” Lại nói: “Mây tan trời cao muôn sao hiện, trăng tỏ muôn nơi vật khó ẩn”. Sư bảo: “Thôi cần uổng phí sức”. Và Sư mới trông nhìn đại chúng, tiếp bảo: Tại Hoàng Đô rừng thiền bén lợi, Đạo tràng Tuệ Lâm ngày nay tạm nhờ sơn Tăng giẫm leo lên, thật thẹn không tài năng đối trước người đủ mắt sáng nêu dẫn giềng mối Phật tổ sáng lòa thấy nghe. Ngay nhiều nói được trời mưa bốn thứ hoa, đất lay sáu thứ chấn động, một điểm dùng chẳng nhằm. Bởi vì mỗi mỗi oai quang động đất, người người chẳng khiếm khuyết mảy may. Tuy là như vậy, nhưng lại có một lỗ hướng thượng, chư Phật trong ba đời chẳng thể tuyên bày, sáu đời Tổ sư nhóm nâng chẳng dậy. Hạy nói là vật gì được kỳ quái gì? Có nêu cử được gì?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Đường Tào Khê bằng phẳng, chớ cưỡng mọc gai góc”. Xong, Sư ngưng đứng giây lâu.

28. Thiền sư Tải Nghi ở Lang sơn.

Thiền sư Tải Nghi – Pháp Ấn ở Lang sơn tại Thông châu. Có vị Tăng hỏi: “Nơi mây lành mọc hiện ngàn núi cao xinh đẹp, lúc lông cánh vẫy cách lửa nóng chín tuần, chánh ngay lúc nào thế nào là một cầu đến địa cầu?” Sư đáp: “Một trần mưa đượm nhuần khắp cả”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ giẫm đạp như thế nào?” Sư đáp: “Bắn hổ phải đáng cơ”. Lại nói: “Khoái bèn khó gặp”. Sư bảo: “Cần ăn gậy ư?” Lại hỏi: “Biết Sư từ lâu cất giấu vật báu trong đãy, nay Pháp tịch đây lược mượn xem?” Sư bảo: “Chớ là chủ thuyền Nam phiên thật?” Lại nói: “Chẳng riêng người học có đội nhờ, mà cả đại chúng cũng được đượm ân”. Sư bảo: “Từ trước lại chỉ là Đổ Ba Tư”. Và Sư trông nhìn cả đại chúng rồi tiếp bảo: “Khéo, khéo đáng có thể gọi là u hiển rõ ràng, vật lý rỗng thông, là ẩn báu của sum-la, làm chân tông của muôn tượng, nếu động thì là hình còn lắng thì mờ tối, vốn sạch chẳng ánh ngời, pháp nhĩ viên thành. Do đó nói thế nào là vật báu vô giá ẩn tại đó nhập? Đại chúng! Ngày nay sơn Tăng dám đối trước chúng đặc đất nhón lấy ra”. Và Sư họa vẽ tướng vòng tròn rồi đánh vào đó chỉ bảo đại chúng: “Trong này đã phóng buông ngu si đi, cũng cần, mọi người soi xét tinh vi. Chớ cho rằng giá của Liên thành có thể đều ngời sáng, vòng tròn kinh thốn có thể đồng đẹp xinh ấy, giả sử khiến kim luân riêng bước, người lập công huân tạm thưởng lại. Hãy nói là vật báu gì được khác lạ gì?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Thần biển biết quý không biết giả, để lại cho nhân gian chiếu sáng đêm”.

29. Thiền sư Tuân Thức ở Định tuệ.

Thiền sư Tuân Thức – Viên Nghĩa ở Định tuệ tại Tô châu. Có vị Tăng hỏi: “Nam Tuyền chém giết con mèo, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư bèn đánh. Vị Tăng ấy lại nói: “Còn là nơi người học nghi ngờ”. Sư bảo: “Mười vạn tám ngàn”. Lại hỏi: “Lúc bỗng nhiên gặp Triệu Châu thì như thế nào?” Sư đáp: “Bán vàng lại có người mua vàng”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Muôn sông ngàn núi”. Lại hỏi: “ “Tiện lúc cho gì đi thế nào?” Sư đáp: “Ngàn núi muôn sông”. Lại nói: “Chuyên vì lưu thông” Sư bảo: “Hành nhân phương Nam miệng tợ bia và Sư mới bảo: “Núi xanh rờn rờn nước mênh mông, muôn sóng ngàn gợn tiếp Hải Đào, dẫn được ty luân sóng sánh thuyền, đầu mác cần câu cá kình với ba ba”. Xong, Sư nắm lấy cây gậy tiếp bảo: “Kẻ phụ mạng lên câu lại. Tham”. Sư lại bảo: “Ngủ đến nhắm mắt, cơm đến ăn, Phật Tổ từng dạy nói dễ khó. Nếu hỏi an tâm có pháp gì. Thái Hồ lấn dài núi Động đình. Nhà Nạp Tăng người người hết nói. Ta tám mặt bốn phương dọc ngang không trở ngại. Long Tế vì gì nói, cuộn rèm trừ ngay chướng, bít cửa được cản ngăn. Nếu người biện rành được, hứa cho người ấy đến ngồi ẩn dưới bình bát”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một vầng trăng mới tròn trăm sông lắng ảnh, một ánh đèn tỏa phát muôn ngọn đuốc rạng ngời, ánh trăng không tâm lưu lại ảnh, ngọn đuốc chẳng ý để lại ánh ngời. Nếu đạt được như vậy, thì có thể ở nơi ồn náo vào chốn tục trần, vận ánh sáng đại bi khắp sa giới, mở ánh mắt Phổ môn với muôn sinh đâu chỉ Đại sĩ Quán Thế Âm với ba mươi hai Diệu ứng vô phương, hãy bó buộc phàm phu mỗi mỗi đều có thể mở mắt chánh pháp. Tuy là như vậy, nhưng cũng phải kẻ tài giỏi chặt đinh cắt sắt mới được. Còn chưa được như vậy, tĩnh lắng Tát-bà-ha”.

30. Thiền sư Pháp Quang ở Quảng pháp.

Thiền sư Pháp Quang ở Quảng pháp, Nam sơn tại Hàng châu. Có vị Tăng hỏi: “Tuyết Phong ba lần lên Đầu Tử, chín lần đến Động Sơn vì gì trở mác mặc áo giáp?” Sư đáp: “Lý trưởng tức phải đến”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ Tuyết Phong được cái gì?” Sư bảo: “Một gậy một lằn vết”. Lại hỏi: “Tháng chạp, lửa đốt núi, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Nếu không được chảy, nước lại nên qua núi khác”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu”. Sư đáp: “Xuân sang cỏ lại sinh mọc”. Và Sư mới bảo: “Khách chủ hỏi đáp chưa đang hợp với Tông thừa, trong cửa kiến hóa một thời bày biện, khiến mỗi mỗi lời cùng xứng, mỗi mỗi câu gieo cơ, đối với phần trên của Nạp Tăng xa đó lại càng xa, như nay mặt nhật tỏa sáng mây tan núi cao nước sâu. Tạm làm sao sống hiểu nêu cử đạo lý. Có hiểu chăng? Sơn Tăng đây chẳng khỏi trên đất lại thêm bùn, lại vì bày cái tin tức, cao thấp núi non hiện lớp lớp, lấu các cửa mở nơi nơi thông, cần hiểu ý đích xác ở trong đó, oai quang sáng rỡ khắp không trung, trân trọng”.

31. Thiền sư Vĩnh Giác ở Thụy nham.

Thiền sư Vĩnh Giác ở Thụy nham tại Minh châu. Có vị Tăng hỏi: “Từ lâu đã được yếu chỉ của Thiều Vương, trong cửa thử vì mở thông?” Sư đáp: “Tiếng trước như mũi nhọn vụt bay, câu sau như sao băng”. Lại nói: “Điện chưa chợt mở ánh sáng tỏa ngời, trong cung thủy tinh tung chân châu”. Sư bảo: “Chấm”. Và Sư mới bảo: “Nếu căn cứ trên phần Nạp Tăng thì bốn mùa chẳng riêng khác tám tiết sao biết. Gá cao trên đỉnh núi vào ra cuộn duỗi, một mặt ruộng sâu biển biến, từ kia thỏ chạy chim bay, chăn vải ấm nằm mới biết xuân, lá vàng bay thềm úa sắc thu, cảnh giới như thế mới xứng Đạo Hoài, nếu căn cứ đàm luận thuận theo thế tục, phải là cái tin tức ấy”. Sư mới ngoảy nhìn đại chúng và tiếp bảo: “Hãy nói nay đây là thời tiết gì? Có biết chăng? Ngọc rỉ tiếng va chạm, bóng mặt nhật dần dài, khoảnh khắc trong sắc xuân, lại thấy hương trăm hoa”. Xong, Sư ngưng đứng giây lâu.

32. Thiền sư Tuệ Đăng ở Thái bình.

Thiền sư Tuệ Đăng ở Thái bình tại Thư châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh thái bình?” Sư đáp: “Tháp ba cấp nhiều năm, muôn gốc tùng chưa già”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Chẳng từng một lần thiết trai”. Và Sư mới bảo: “Thái bình thấy biết có trong thóc, khe bếp bún miếng đối nhà Tăng, Tam môn đối diện Phật”.

Xong, Sư hét một tiếng.

33. Thiền sư Thế Trường ở Pháp hải.

Thiền sư Thế Trường ở Pháp hải tại Xử châu. Có vị Tăng hỏi: “Ba thứ pháp thân hai thứ bệnh, ánh sáng làm sao thấu được?” Sư đáp: “Họa vẽ nơi đất làm ngục tù”. Lại hỏi: “Hòa thượng thấu được không?” Sư đáp: “Không lường lùi thân”. Lại nói: “Tự đứng dậy tự ngã xuống”.

Sư đáp: “Đầu dính đất”. Lại hỏi: “Thế nào là thật tướng các pháp?” Sư đáp: “Lại khắp một biến”. Lại nói: “Chư Phật ba đời nhả chẳng ra, sáu đời Tổ Sư nuốt không xuống”. Sư bảo: “Lời nói còn ở nơi lỗ tai”. Và Sư mới bảo: “Phố chợ ồn náo, trong không tĩnh lắng. Tuy là như vậy, động tĩnh nhất như. Đây kia không hai, bốn mùa xoay chuyển, vật lý lắng trong. Hạ chẳng đi mà Đông tự lại, gió chẳng rét mà băng tự lạnh, nay vậy xưa vậy chẳng gá mảy may, ai ít ai nhiều, thân không hai dụng. Các Thiền đức! Đã là thân không hai dụng. Vì sao Long nữ hiện mười tám thứ biến hóa ông chẳng thấy. Đùa giỡn phải là người đùa giỡn”. Xong, Sư chống cây gậy mà xuống khỏi tòa.

34. Thiền sư Sùng Tiên ở Mễ sơn.

Thiền sư Sùng Tiên ở Mễ sơn tại Quân châu. Có lúc lên giảng đường, Sư ngoảy nhìn cả đại chúng rồi bảo: “Núi sông đại địa bị sơn Tăng gom lại, giả tơ làm bột, nung mật làm viên, dùng nước gừng ấm dạt nuốt xuống xong vậy, nơi nào lại có một mảy may. Nếu nói là có tức là phỉ báng pháp. Các người đến trong đó hợp làm sao sống nói câu thoại hiểu?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Tham”.

35. Thiền sư Nguyện ở Bảo hoa.

Thiền sư Nguyện – Diệu giác ở Bảo hoa tại Tô châu. Có vị Tăng hỏi: “Vòng máy chưa từng chuyển, nơi chuyển thật hay sâu tối. Thế nào là nơi chuyển thật hay tối?” Sư đáp: “Mây trắng vây bủa giữa không, hang cốc gió trong lành thổi phẩy Thái hư”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Kiếp lửa thiêu đốt mảy may hết, núi xanh như cũ trong mây trắng”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Gió sương lạnh lá rơi”. Lại hỏi: “Ýchỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Gặp xuân lại liền sinh mọc”. Lại hỏi: “Lúc mưa lâu không tạnh thì thế nào?” Sư đáp: “Rùa lông sắc biếc ra khỏi nước”. Lại hỏi: “Sau khi mưa tạnh thì thế nào?” Sư đáp: “Lúc được rút đầu tạm rút đầu”. Và Sư ngoảy nhìn cả đại chúng, tiếp bảo: “Thời gian như tên bắn thoa lao nguồn linh từ xưa lại vốn sáng sạch, sao phải đặc đất lau chùi? Như nay cần được không việc gì khác, học lấy Hắc lão Bà ở phía Đông thành. Tham”.

36. Thiền sư Nguyên Hưởng ở Nhạc lâm.

Thiền sư Nguyên Hưởng ở Nhạc lâm tại Minh châu. Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Mây nương nương, mặt nhật thư thả, liễu mọc bờ sông hoa nở cành cao, ngày nay lây linh hương đến nơi nào an thân lập mạng”. Bỗng nhiên Sư nắm lấy cây gậy, tiếp bảo: “Xem xem chớ mập mờ, lâu tham cao sĩ đấy mắt biết về, các hàng tới sau trong nước Tân La”. Xong, Sư dừng giây lát.

37. Thiền sư Thiện Kha ở Trừng tuệ.

Thiền sư Thiện Kha ở Trừng tuệ tại Lô châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Trừng tuệ?” Sư đáp: “Gió trong lành ngàn dặm về ngoài đồng trống một vầng trăng tỏ trên sóng tâm”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Ngang mày lang lật, mắt nhìn trời xanh”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Sư bảo: “Dây leo được hay chưa?” Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Nếu luận bàn về việc này, cao vượt ba cõi riêng bước Đại thiên, cắt dứt dòng sinh tử, ngồi trên bờ Niết-bàn, diễn nói pháp Vô thượng, khiến mầm linh cỏ lạ nơi nơi lan tràn, loa phụng kỳ lân tiếng tiếng tương ứng. Có thể gọi là đem thâm tâm này phụng sự khắp trần sát, ấy mới gọi là báo đáp ân sâu của chư Phật. Chư vị Cao đức! Cử xướng như vậy, chưa khỏi ngăn cùng khắp, nếu là Đạo lưu vượt ngoài quy cách tạm nơi lúc khác cùng thấy gặp.

“Tham”.

38. Thiền sư Khánh – Ngộ Bản ở Bảo hoa.

Thiền sư Khánh – Ngộ Bản ở Bảo hoa tại Tô châu. Có vị Tăng hỏi: “Với lâu ở núi hang tức chẳng hỏi, còn lúc vào quán chợ duỗi tay, việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Đùa hoa hương đầy tay, xuyên trúc phấn đầy áo”. Lại hỏi: “Tiện là nơi vì người không?” Sư đáp: “Hai ánh mắt đã tùy sắc xanh, ngăn lại hai mày như đeo hoa đồng nội đẹp xinh”. Có vị Tăng ra giữa đại chúng dất tọa cụ lên. Sư bèn hét, vị Tăng ấy cũng hét, Sư lại hét, vị Tăng ấy bèn lễ bái, Sư liền đánh. Có vị Tăng hỏi: “Thôi đi nghĩ đi, lò hương miếu xưa đi, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Có trâu tai sắt xuyên qua nửa đêm, ngựa đá không dây rảo chạy gió xuân”. Lại hỏi: “Chẳng tiện là nơi vì người hay không?” Sư đáp: “Gió đánh sóng cao cá tự ẩn, vảy vàng thấu vào trong sóng biếc”. Xong, Sư ngoáy nhìn đại chúng và tiếp bảo: “Nhìn nhìn hoa đào rơi tán loạn như mưa hồng, gió lay hoa lê hương tuyết trắng, oanh hót đàn ngọc nhuyến, liễu rủ chì vàng dài, ở gia phong Phật xưa, mỗi mỗi bày hiển dương. Nói câu thoại gì là việc tùy vật chuyển, pháp theo thời đổi thay? Nếu là bậc Thượng căn vượt ngoài khuôn phép, chẳng liên can đến văn tự bút mực, thấy ngay tự tâm, đại dụng dấy nhiều, không gì chẳng là Phật sự”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Tham”.

39. Thiền sư Tuệ Mân ở Tịnh độ.

Thiền sư Tuệ Mân ở Tịnh độ, Mật nham tại Nhiêu châu. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Đạo không động tĩnh, pháp vốn tùy duyên, lập xử đều chân, tùy phương làm chủ, tại đất trời thì chở che, ở nhật nguyệt thì tỏa chiếu, tại vua tôi thì dời phong đổi tục, tại dòng họ Thích thì dấy khởi từ bi. Hãy nói phân trên của Nạp Tăng lại làm sao sống?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Muốn nói nói chẳng kịp, dưới rừng khéo thương lượng.

“Tham”.

40. Thiền sư Sư Miện ở Trừng tuệ.

Thiền sư Sư Miện ở Trừng tuệ ở Lô châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Trừng tuệ?” Sư đáp: “Trước gần thành kim…, sau gối bến Tàng chư”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Lợi danh hết chốn núi sông hẹp, sắc quên lại đất trời rộng”. Và Sư mới bảo: “Muôn pháp tự nhiên, sao phải tự mờ tối. Đại chúng có thấy chăng? Gió cao rét lạnh chánh nghiêm ngưng, khí lành sáng đẹp đầy sân chùa. Lệnh Tổ đã hành cao dính mắt, sáng lạnh rực rỡ bắn văn tinh”. Xong, Sư đứng giây lâu.

41. Thiền sư Năng ở Thạch sương.

Thiền sư Năng ở Thạch sương tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Biết Sư từ lâu đã cất chứa vật báu trong đãy, ngày nay tại trước lược xin mượn xem?” Sư đáp: “Hai tay phân thôn”. Lại nói: “Nhỏ ra lớn gặp”. Sư bảo: “Xoay tròng mắt nhìn kỹ càng”. Và Sư mới bảo: “Một ấn của Đức Thích-ca chẳng khỏi tâm, cơ thật của Tổ sư Đạt-ma há lìa đương thể. Ngay đó thấy được sướng khoái bình sinh. Nếu lại phân vân, tự chôn lấp mình. Tuy là như vậy, nhưng một câu bảy xuyên tám huyệt lại làm sao sống? Trên đường đi gặp rắn chết chớ đánh giết, vô cùng Lam Tử lớn sắp về”.

42. Thiền sư Thông ở Tiêu dao.

Thiền sư Thông ở Tiêu dao tại Quân châu, vốn người dòng họ Vương ở Diêm tuyền tại Miên châu. Thuở bé thơ, Sư đến nương tựa Thiền sư Hải Lượng ở Từ vân, kiếm môn mà cầu xin xuất gia, năm hai mươi ba nhân tụng kinh mà được độ. Xong, Sư bèn vân du các giảng tịch ở Thành đô, rồi theo hướng Nam đến tham yết khắp các vị tôn túc. Sư đến Ngô Việt, gặp Thiền sư Viên Chiếu – Tông Bản đang ở tại Tịnh từ, Sư nương tựa qua thời gian lâu mà không tỏ ngộ. Thiền sư Tông Bản bảo: “Ta trước kia mộng thấy ngươi rất kỳ lạ, nếu ngươi không cố gắng ắt sẽ chết”. Sư mờ mịt không biết thế nào, chỉ chuyên nhớ nghĩ lời nói: “Miệng nuốt chư Phật ba đời”. Của Hòa thượng Tuệ Tư ở Nam nhạc, chẳng lìa khỏi nơi tâm. Một ngày nọ vì Tăng già mà tác lễ, bỗng nhiên mà tỏ ngộ, liền lên phương trượng gặp Thiền sư Tông Bản trình bày sở đắc của mình. Thiền sư Tông Bản bảo: “Ông đã đạt vậy. Trước kia tôi mộng thấy ông nuốt một thế giới một con dao cạo tóc, nay điều ngộ của ông thật đồng như vậy. Biết ông từ nay mời thật là xuất gia”. Và liền lên tòa bảo khắp đại chúng cùng biết.

Sư chuyên cần hầu phục lâu sau rồi vân du đến Giang tây, mọi người ở Cao an rất kính mến Sư, thỉnh mời Sư ở ba chùa chân như, khai thiện và Thánh thọ. Tánh tình Sư tĩnh lắng, chẳng trái nghịch mọi vật, chỗ ở chẳng hỏi có hay không, an định nơi giới luật chẳng biết riêng khác của trì phạm. Về sau Sư lui ở Thánh thọ an cư 110 năm, mặc áo thô tệ ăn cơm gạo xấu cùng lúc ở núi một ngày không khác. Anh em Tố Thiện, Đông Pha, Tô Công, trong khoảng niên hiệu Nguyên Phong (1078-1086) thời Bắc Tống, Hoàng Môn Công khiển trách đày đến Cao an, trên đường đi cùng Sư đồng gặp. Đến trong niên hiệu Nguyên Hựu (1086-1094) thời Bắc Tống, lại bị khiển trách đây đến Cao an, Sư ra thấy gặp đó, bèn bảo là: “Lão Tăng đây mộng thấy cùng ông vân du trong núi, nên biết ông sẽ trở lại. Đi và lại, ấy là duyên xưa trước không có gì lấy làm lạ”. Bấy giờ mọi người của Cao an đều đến bái yết Sư mà nói là: “Có như Thiền sư Thông mà chẳng ngồi Đạo tràng ư?” Sư bảo: “Tôi chưa từng chẳng ngồi Đạo tràng. Nhưng vì Tô Công một lần đến, ngoài ra không mong cầu gì vậy”.

Tại núi, xưa trước có chùa Tiêu dao, tổ Khai sơn tên là Hy, vốn là Thiếu tử của vua Túc Tông (Lý Hanh 756-763) thời Tiền Đường, xuất gia phụng thờ Quốc sư trung nhờ được ký biệt ở chùa Tiêu dao, ban cấp đất ruộng rất rộng, trải qua năm đời loạn lạc, dân chúng lấn cướp đất ruộng dần hết, về sau có Thiền sư Văn ở Chân tịnh tố cáo lên huyện, nên trong mười phần chỉ lấy lại được một hai có thể để Tăng chúng ở. Từ đó. Tăng chúng thỉnh mời Sư đến ở, Sư bèn hứa thuận. Tháng mười hai năm Ất hợi (1095) thuộc trong niên hiệu Thiệu Thánh (1094-1098) thời Bắc Tống, Sư chuẩn bị trượng sách vào núi. Về núi hoang phế đã lâu không được sửa sang nên chư Tăng chẳng đến, Sư mới sửa sang các thứ hư khuyết đổ nát để lôi keo Tăng chúng. Qua mùa hạ năm sau (1096), Sư thị tịch, đến tháng chín, nhập diệt (?), Sư hưởng thọ năm mươi lăm tuổi, dựng tháp an táng tại núi ấy.

43. Thiền sư Phổ Thông ở Đầu tử.

Thiền sư Phổ Thông ở Đầu tử tại Thư châu. Nhân ngày Trung thu, lên giảng đường, Sư bảo: “Lắng ở đỉnh núi, lá rơi về cội, trăng sáng trước nhà, gió vàng móc ngọc. Hãy nói một câu Thu sâu làm sao sống? Nói”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Xưa đi chẳng biết đến nơi nào, cuối đêm như trước trăng vào cửa song”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa. Đến lúc tuổi già, đạo phong của Sư càng vang vọng càng cao xa. Các hàng Tăng tục không ai chẳng kính ngưỡng. Lúc Sư đến ở Đầu tử thì tuổi đã ngoài tám mươi. Có vị Tăng giám tự một đêm nọ kẻ cướp giết chết, vị Tăng phó giám tự vào thưa cùng Sư. Sư bảo: “Ta đã biết người ấy vậy”. Vị Tăng Phó giám tự tấu trình lên Quan, kẻ lại đến hỏi, sư cũng đáp như trước. Kẻ lại cật vấn. Sư bảo: “Giết Giám tự là Lão Tăng vậy”. Kẻ lại bèn bắt Sư giam vào ngục, Sư vẫn không nói lời gì khác. Bỗng nhiên Dương Thứ Công làm Hiến án bộ đến nơi châu ấy, đêm ngủ mộng thấy Thần nhân bảo là: “Tại châu này có Bồ-tát nhục thân đang bị bó buộc oan uổng”. Thứ Công bèn phỏng hỏi. Kẻ lại bèn đem sự việc của Sư mà tỏ bày, Thứ Công bèn phóng thích Sư khỏi ngục tù. Sau đó mười năm có một hành giả mắc bệnh Ca-ma-la mà tự đến cúi đầu thưa cùng Sư: “Ngày trước, kẻ giết vị Tăng Giám tư chính là tôi vậy”. Hoàng Lỗ Trực Thái sứ công rát kính trọng Sư, từng hứng Hồ thiếu mang thư đến nói là: “Công, Đạo học rất đắc lực ư? Phương thức trị bệnh đáng sâu cầu thuyền duyệt, chiếu phá cội gốc sinh tử thì lo sợ dâm nộ không nơi đặt chân. Bệnh đã không cội rễ thì cành lá không thể bị hại. Hòa thượng Thông ở Đầu tử và Hòa thượng Diễn ở Hải hội đều là những bậc Tông sư xuất thế, Đạo hạnh cao trọng, chẳng thẹn với người xưa, đều có thể thân gần. Vả lại hơn hẳn kẻ sĩ theo văn chương học vọng ngôn ỷ ngữ, thêm lớn hạt giống vô minh. Hòa thượng Thông về già càng vui mừng đón tiếp các kẻ sĩ cao minh đại phu, mở lòng bàn luận bèn xuyên xỏ được lỗ mũi các nhà Nho, như đối với nghĩa lý thấu được Tông thú tức quán xét cảnh giới các sách đã xem đọc xưa trước, rỗng rang sáu thông bốn mở, rất xét về tâm lực vậy. Nhưng những kẻ sĩ có Đạo phải chí thành khẩn trắc quy hướng. Do đó, người xưa nói: “Hạng người bậc hạ chẳng tinh nên chẳng đạt chân thật ấy”. Đó thật chẳng phải lời nói hư dối vậy”. Sư là bậc danh công được mọi người thưởng thức như thế, tưởng có thể thấy được Đạo phong cao cả của Sư vậy. Về sau, Sư thị tịch tại núi ấy.

44. Thiền sư Xử Huy (Hư?) ở Phổ chiếu.

Thiền sư Xử Huy (Hư?) Chân Tịch ở Phổ chiếu tại Tứ châu, vốn người dòng họ Triệu ở Trừ châu, ngày khai mở giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Đức Thế Tôn xuất hiện nơi đời, từ đất sen vàng vọt hiện, còn Hòa thượng xuất hiện nơi đời có điềm tốt lành gì?” Sư đáp: “Quét sạch tuyết trước cửa”.

45. Thiền sư Ninh ở Nam thiền.

Thiền sư Ninh ở Nam thiền tại Thường châu. Có vị Tăng hỏi: “Ở Lô lăng gạo lên giá, làm sao sống đáp trả?” Sư đáp: “Thành thật ra cửa tù”.

46. Thiền sư Tuệ Ấn ở Đạo tràng.

Thiền sư Tuệ Ấn ở Đạo tràng tại An cát châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thiều thạch qua đầu thuyền nằm ngang nước đồng trống. Phần dương trong sóng quẩy mái chèo đánh khoi đơn, mây trăng không riêng lẻ, khe núi đâu khác lạ. Một lời hợp vết, ngàn dặm đồng phong, dám hỏi các người câu làm sao sống là đồng phong?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Con em Bát can nay ở đâu, muôn dặm núi sông thuộc nhà vua”.

47. Thiền sư Tường ở Bao thân.

Thiền sư Tường – Từ Tế ở Bao thân tại Đông kinh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hoa mai chớm nở, mắt liễu vừa hé bày, mây tan trời rỗng gió lắng sóng yên. Biển tánh Văn Thù, cửa hạnh Phổ Hiền ngay ấy rõ ràng lại không việc gì khác”. Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Chớ lầm nhận”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 14

(Hết)