TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ
SỐ 1936
QUYỂN THƯỢNG
Tống Tri Lễ soạn.
LỜI TỰA KHẮC LẠI TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ
Viên tông quán đạo sâu xa rộng lớn vô cùng, chắc chắn phải nhờ vào sự khai bày quyết định của bậc thầy trong tông môn, lại tự mình chọn lựa tinh tế mới dễ dàng thông đạt. Nếu không như vậy thì người danh cao tuổi lớn vẫn còn lạc đường mất chánh, huống chi người mới học hậu tiến không đi vào nẻo tà nguy hiểm, thì ít vi làm sao. Xưa kia, ân sư Từ Quang hai lần giảng kinh Hoa Nghiêm mà không sâu sát với bổn giáo,lạm dụng tông khác, vội vàng phân định nhất niệm làm chân, từ đó đến nay tông môn cảnh quán bị rối loạn vô cùng, rốt cuộc khiến cho Viên đàm xếp vào tánh sai lầm do trực tiếp hiển bày tâm tánh mà phế bỏ ánh sáng huyền diệu rộng lớn vốn có. Vậy là Tôn giả Tứ Minh tiếc cho chánh giáo, thương xót đời sau mông muội, nên cố gắng cùng với Phạm Thiên Chiêu Sư hỏi đáp qua lại, tất cả có đến năm lần, Thập nghĩa thư này trích lấy văn của năm lần kia mà biên tập lại thành, một khi mở sách này ra không chỉ lật qua lật lại, trước sau rõ ràng sất dễ xem thấy, cũng là phân định cảnh tu quán nhờ vào sự giúp đỡ pháp, diệu giải diệu hạnh, duy sắc suy tâm, tất cả quán đạo mơ màng, lúc ấy liền rõ ràng sáng tỏ. Than ôi! Vì tà thuyết cùa ngoại đạo mà chánh nghĩa quán tâm lật lại để hiển bày sự do dự đó của thế hệ Chiêu Sư nên lau chùi núi vàng quét sạch lưới giăng. May sao sách này đã từng lưu thông, đến chốn này mà còn không thể mở mang ở đời, nên người không biết đó là điều vô cùng quý báu. Cho đến khi Hòa-thượng của tôi nhiều lần diễn giảng xưng tán thì người học khắp nơi cùng hiểu biết rõ ràng về ánh sáng của quán đạo. Lúc này, nếu muốn hiểu rõ tông giáo 230 của Thiên Thai kinh Khê, thì chắc chắn phải nương vào chỉ nam của Tứ Minh thì trước nên tinh luyện Thập Nghĩa Chỉ Yếu. Hai chuẩn mực này không tinh tế thì đối với quán đạo của tông phái này không thể hiểu rõ được. Nhưng Nghĩa Thư hiện đang lưu hành viết sai không ít, văn tự của người chú giải lại trúc trắc nên khó thấy được bệnh của người đọc. Nay để đính chính những sai sót ở trên, hơn nữa hết lòng nêu rõ khoa mục của Sư ở trong văn từ để thay thế người học phải vất vả hợp sức viết ra. Người hậu học đọc rất kỹ sách này, chịu khó chăm chỉ thì sẽ giải thích tông giáo thông đạt quán đạo tự tại vô ngại; giống như chẻ tre, đốt đầu tiên đã chẻ toang thì các đốt còn lại đều toác ra dễ dàng. Người học đối với điều này chẳng thể không để ý.
Bấy giờ là Thượng tuần tháng Bảy năm Bính Thìn. Đường Sơn Tỳ-kheo hiệu Nghĩa Thụy kính ghi.
LỜI TỰA THẬP NGHĨA THƯ
Nguyên do soạn ra Thập Nghĩa Thư là trước đời Tống Cảnh Đức có hai bản Quảng – Lược về Quang Minh Huyền cùng lưu hành ở đời, Tiền Đường Từ Quang An Sư soạn ra bài ký gọi là phát huy, chuyên giải thích về bản lược, cho rằng bản Quảng có mười pháp quán tâm chính là người đời sau tự ý thêm vào mà thôi; Thiên Thai lại giải thích văn của Đế Vương liền phê bình, cho là có bốn sai lầm: một là trái ngược với lý, hai là nghĩa còn sơ sài, ba là từ ngữ hẹp hòi, bốn là lầm lẫn về sự; bản Quảng bác bỏ như tiếp trong Di Ký. Có hai đệ tử là Tiền Đường Phụng Tiên Thanh Sư và Gia Hòa Linh Quang Mẫn Sư, cùng kết hợp nạn từ tạo ra hai mươi điều, giúp cho thành nghĩa của Sư, cùng nhau bác bỏ bản Quảng. Tiền Đường Bảo Sơn Thiện Tín pháp sư, nhận được thư thành khẩn cầu thỉnh Pháp Trí bình xét. Pháp Trí nhún mình nói: “Bình xét là bàn về điều sai, tức là gần với sự cạnh tranh, không phải là chí nguyện của tôi. Huống chi vì hai Sư có sự học vấn hiểu biết hơn người, thấu suốt mọi lẽ trước đây của tông phái tôi, làm sao có thể noi theo như thế mà cự tuyệt được?”. Tín pháp sư lại thỉnh cầu rằng: “Trống Pháp đua tiếng, đâu trước đâu sau, việc nhân đức đối với Sư không nhường ai, huống chi người khác?”. Bởi vì kiên quyết nhường nhịn cho nên không tránh được, do đó có sự giúp đỡ đối với tông môn và soạn ra thư giải thích vấn nạn, chuyên cứu giúp mười loại quán tâm của bản Quảng, bao gồm chỉ trích cái sai vì không hiểu mà sinh ra sự chọn cảnh quanh co, cái mất vì quán trở thành qua từng pháp một. Tiền Đường Phạm Thiên Chiêu Sư, Cô Sơn Mã Não Viên Sư đều là học trò của Phụng Tiên, soạn Biện Ngoa xem xét cái sai của Thích Nạn, cứu lấy cái được của Phát huy. Pháp Trí còn giữ lễ tiết khiêm nhường, soạn ra Vấn Nghi Thư để vặn hỏi, Chiêu Sư không lẫn tránh mà lại có Đáp Nghi Thư. Pháp Trí lại có nêu ra Cật Nạn Thư, Chiêu Sư trả lời bằng Cấu Ngũ Nghĩa. Pháp Trí lại viết Vấn Nghi Thư bắt bẻ lại, Chiêu Sư dừng lại hơn năm. Pháp Trí lại có Thúc Vấn Thư trả lời, Chiêu Sư có Thích Nạn này, đảo lộn thành văn không được đầy đủ. Qua lại đều có năm lần liên tục, trải qua bảy năm, chứa nhóm kết hợp văn trước sau mười lần, thành Thập Nghĩa Thư này. Lại có hai trăm câu vặn hỏi, không nêu ra trước sau, năm lần rơi vào thất bại, bốn phen chuyển sang suy tính. Đầu tiên chỉ y theo giáo mà giải thích chính đáng, lại thuộc về Lý quán quán tâm. Pháp Trí chỉ trích rằng: “Dùng giáo thay cho quán, nào ngờ lại thành có quán mà không có giáo”. Chuyển kế thứ hai nói: “Phải biết rằng, lý quán quán trực tiếp vào chân tâm, đương thể quang minh, lại cho là vọng pháp”. Pháp Trí chỉ trích rằng: “Quán tâm đang mê, lại cho là thuộc về chân tâm, đương thể quả pháp, lại cho rằng thuộc về Vọng”. Chuyển kế thứ ba cứu vãn lỗi của chân tâm, thay đổi chân tâm gọi là pháp tánh, ý cho rằng: Pháp tánh chung cho cả chân và vọng, bởi vì tùy duyên lẫn lộn, chuyển thành Sự Lý hai tạo, tâm thuộc về phi chân phi vọng, chúng sinh và Phật là chân vọng, cứu đỡ chân tâm trước đó, cũng không chuyên về chân hay về vọng. Bởi vì không chuyên về vọng cho nên chỉ trích sự chống đối của Pháp Trí. Chuyển kế thứ tư nói: “Diệu lý mười thừa là cảnh sở quán”. Pháp Trí phá bỏ rằng: “Cho nên ba chướng bốn ma là quán cái năng quán ư?” Chuyển kế liền rơi vào thất bại, cùng với căn bản đầu tiên, cộng lại thành năm lần. Lại nữa, Pháp Trí dẫn ra tiếp tục trình bày vặn hỏi về Ấm cảnh, Chiêu Sư lại nói: “Chỉ quán ấm,có mất mới tìm kiếm. Trọng Ni nói: “Lời của pháp ngữ, có thể không theo hay sao? Sửa đổi thì mới quý trọng, vì thế nay sửa đổi”. Pháp Trí tiến tới khen ngợi rằng: “Thượng Nhân có chút tánh linh, có thể phân biệt khoa tiết, sao không ra sức vậy? Bỏ ngắn theo dài, thấy đẹp biết xấu, nay lai ra sức quán ấm, nhờ ai mà biết?” Cảnh Đức năm thứ tư, Cô Sơn Viên Sư là người đồng môn với Chiêu Sư, Pháp Trí cử đến cư trú ở Đông Dịch Sơn Thần vốn giống như Đại Sư Chiêu, ở dưới trướng, hằng ngày hướng về Thập Nghĩa Thư và hai trăm câu hỏi, đến Tiền Đường vặn hỏi. Gặp dịp Thập Đại Sư dừng lại, hy vọng ở cạnh giúp đỡ, cùng nhau phân biện. Cô Sơn quan sát sự biện luận của hai người, giống như trực tiếp đối địch, chắc chắn là cùng môn hạ. Tự cho rằng: Nghĩa rồng sao chịu khuất phục hươu nai, bèn nói cho Tiền Đường biết giữ gìn, trả lời để công bố chứng cứ, không để bị bắt cử. Tuy nhiên, chỉ chú trọng bàn luận, triệt hành sâu xa, cho dù ma đốt cháy kinh Phật, vả lại không thể đốt cháy cái thiện của tánh đức, cho nên giáo quyển thường trụ, làm sao dứt được. Nay có Tống Hi Ninh, cách nhau hơn tám mươi năm, trùng hưng lại văn này, lưu hành rộng rãi ở đời. Triết Hữu Học Hiệu, giảng giải luyện tập văn này đã nhiều, cho nên được nêu rõ công lao khắc chạm thành bản, thay cho sự vất vả truyền bá viết chép của người học. Trụ tại viện Pháp Minh ở Vĩnh Gia, Tôn Kế Trung đời thứ nhất, đưa ra truyền thụ cho học trò, để viết chép ấn hành hai bản, vừa đối chiếu vừa xem xét, nghĩa đó giống nhau mà pháp cú thiếu thừa, văn tự lẫn lộn sai lạc. Xưa hướng đến đình của quảng trí, mỗi khi mông muội để lắng tai đưa tay; nay y theo nghĩa mà dứt bặt văn từ, vội vàng lạm dụng bình xét phân định, hoặc có gì tốt hay không? Mong người học cùng thấy điều đó, lại là chỉ nam cho người học mà thôi.
Niên hiệu Hi Ninh năm thứ chín, ngày Ký vọng, tháng giữa Đông ghi lời tựa.
TỨ MINH THẬP NGHĨA THƯ
QUYỂN THƯỢNG
Niên hiệu Cảnh Đức năm thứ ba, ký vọng tháng Chạp, Tứ Minh Sa-môn, tỳ kheo Tri Lễ, kính cẩn dùng tâm làm pháp, hỏi nghĩa vời Triết Dương giảng chủ, Chiêu Thượng Nhân [ngồi trước]; ngày hai mươi ba tháng mười, hai người Lai – Văn nhập thất, truyền gọi đến giải thích một loạt về thư chất vấn, kết hợp nhiều lời lẽ thô kệch, muốn ngăn chặn người đến vặn hỏi, đã lập tông mà tự thất bại, chỉ có việc dẫn giáo để quy về đâu, đều là sự bàn luận vô nghĩa, tất cả là sự giảng nói, dối trá của người khác. Nếu tùy theo văn tỏ bày vặn hỏi, sợ rằng đại tiết khó rõ ràng, cho nên đối với một khoa quán tâm, lập nên mười đoạn vặn hỏi, huống hồ Thượng Nhân xưa nay rõ ràng không trốn tránh, dùng Biện Ngoa để trả lời thắc mắc, tự nói mình là Tăng sĩ hẹp hòi, sớm chứa nhóm nhiều sự khiêm cung, vì vậy cầu thỉnh hỏi han thêm nhiều vì lễ, do đó hỏi chẳng bao nhiêu, trả lời nhất định chu toàn.
Lại nữa, tạm thời nhờ năm nghĩa mà thấy chứng cứ, đã tức thời thủ thúc, nay y cứ theo mươi môn phân định vặn hỏi, không thoái thác cho nên dùng lời lẽ vùng vằng, ngừng làm việc, tra tìm văn trong nhiều bộ, qua hơn năm tiến hành suy nghĩ, nhân tiện thỉnh cầu, chân thành thẳng thắn nói ra nghĩa lý, tùy theo giải thích mau chóng hồi đáp, thật là may mắn và rất mong tin (Nghĩa lý trước sau của Thượng Nhân, đều qua hai năm. Nếu nghĩa lý minh bạch từ lâu, chung quy không kéo dài muộn màng đến thế. Bởi vì tìm kiếm khắp mọi giáo bộ, kết hợp tất cả sự thấy biết, có nhiều điều trái ngược tự tông, hoàn toàn hại đến diệu đạo, nguyện suy nghĩ để hồi báo, không nên buông lung, để tâm ton hót).
Biện Ngoa vốn lập ra, mười loại ba pháp sâu xa này, trình bày thuần về lý quán, không cần đến sự phụ giúp mà quán, v.v…
Kinh Khê nói: “Như thường ngồi chẳng hạn, hoặc chỉ là quán lý, tùy theo tự ý từ cái vụn vặt để xử lý”. Đã nói là trình bày thuần về lý quán, chính là ba thứ tam-muội, chú trọng khiến cho ở nơi thức ấm tu tập mười thừa.
Còn thư trả lời thắc mắc nói: Huyền Văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh.
Vả lại ba loại pháp quán, đều hiển bày tâm tánh, nhưng hai quán Sự – Pháp, đã nhờ vào Sự nghĩa quán tâm, và phụ Pháp tướng quán tâm, tạm thời không trực tiếp hiển bày, chỉ y cứ theo Hành quán xét trực tiếp, đối với ấm tâm hiển bày tánh của ba ngàn, mới gọi là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Dựa vào hai thư này, phân định chắc chắn mười loại ba pháp sâu xa này, đã là quán xét y cứ theo Hành, nên có thể bác bỏ phụ pháp quán tâm này.
Đã là Lý quán y cứ theo hành, trực tiếp hiển bày tâm tánh, mười loại ba pháp trong văn, tại vì sao không chọn lấy nêu rõ thức tâm làm cảnh, sao không có mười pháp thành thừa? Đã hoàn toàn không có nghĩa này, thì chắc chắn chẳng phải Lý quán.
Lại nữa, văn từ tự chú trọng bàn luận về quả Phật pháp tướng, chắc chắn không phải là trực tiếp hiển bày tâm tánh. Thượng Nhân vốn cho rằng vì đã là y cứ theo hành mà quán xét, cho nên có thể bác bỏ một khoa quán tâm này. Đã chẳng phải là quán theo Hành, thì văn quán tâm ở sau, lẽ nào có thể vội vàng bác bỏ ư? [cho dù muốn dựa vào các văn quán tâm, cũng chỉ trở thành nghĩa của sự pháp quán, rốt cuộc không phải lý quán, huống chi lại phụ pháp không được].
Vậy thì một khoa quán tâm này, đã không thể bác bỏ được.
Huống chi Thượng Nhân tự mình lập ra hai loại quán tâm về Sư – Pháp, chỉ có hai ý: Một là khiến cho người tu tập Chỉ Quán, thấy Sự tướng, Pháp tướng, sẽ không quên sự tu tập vốn có; nêu rõ hai loại quán tâm. Hai là người chưa tu tập Chỉ Quán, quên đi đối với sự che phủ trì trệ, khiếncho biết phát khởi hạnh, chắc chắn sẽ nương vào Chỉ Quán; nêu rõ hai loại quán tâm.
Nay văn tạm thời bỏ ba quán một, chọn ấm để tu quán,vừa xứng hợp với người tu tập vốn có, lại có thể chuẩn bị trước để nêu rõ cho người tu Chỉ Quán, cần phải biết chỗ để khởi quán. nếu cương quyết bác bỏ văn này thì không thể nào nêu rõ Chỉ Quán hạnh môn cho người chưa tu. Thế thì một khoa quán tâm sâu xa này, không thể vội vàng bác bỏ, y cứ theo Hành để quán xét thì nghĩa đã thất bại, văn của phụ pháp quán tâm lại không thể bác bỏ được, Đế Tuệ Vương sao có thể vội vàng dứt bỏ?
Sự nghị bàn đã đến đỉnh điểm, còn lại gì để luận? Chỉ vì đạt tiết của tông này, đã bị Thượng Nhân giảng giải khác đi, làm hại những người sau kia, cho nên không gặt hái được, tạm thời đối với quán tâm, sơ lược hỏi về mười nghĩa, mong mau chóng trả lời rõ ràng!
- Không hiểu về pháp năng quán.
- Không nhận biết tâm sở quán.
- Không phân biệt hai cảnh trong ngoại.
- Không giải thích hai sự tạo lý.
- Không hiểu rõ công phu quán pháp.
- Không lĩnh hội lời hỏi về tâm pháp.
- Không biết rõ địa vị của quán tâm.
- Không thông suốt ý nghĩa quán tâm.
- Không khéo tiêu văn.
- Không rảnh nghiên cứu lý.
THỨ NHẤT: KHÔNG HIỂU PHÁP NĂNG QUÁN.
Nói về bình luận Phật Pháp, chắc chắn phải hiểu nghĩa quyết định, lời nói phải đích xác, biết thắng biết bại, có thể tiến, có thể lùi, nếu tâm không có nơi hướng về thì ngôn ngữ tự nó sẽ trái nhau, đã thất bại mà lại tiến lên thì chắc chắn không thể nào bàn luận đạo lý với nhau. Đó là lời khuyên nhắc của thầy tổ tôi. Nhưng nay vì thương tiếc cho Đại giáo, cầu mong dừng lại không được, cho nên nói sơ lược về ngọn nguồn, khiến biết được đôi chút về sự được mất kia.
Vả lại trong Phát Huy Ký, lập ra bác bỏ quán tâm cho nên nói: Mười loại ba pháp sâu xa này, vì Đại Sư giúp đỡ thuận theo văn kinh, pháp tánh viên đàm, đầu tiên từ tánh đức ba đạo, cuối cùng đến quả ba nhân đức {Chánh thích và phân biệt, đều từ ba đức cho đến ba đạo, cho nên lập ra trước sau không trái ngược với những gì thấy trong văn }, mỗi ba pháp đều là diệu tánh, mỗi diệu tánh đều là chân nguyên, lẽ nào đây là thuần túy bàn luận về bên ngoài chánh pháp, lại phải lập ra quán tâm ư?
Phù Tông Ký Thích chép: “Quán tâm là chánh thức bàn luận về quán pháp, mục đích nêu rõ hạnh môn, phải đối cảnh để trình bày về quán khiến cho hoặc chướng trừ diệt và quả được thành tựu”. Lẽ nào đây là viên đàm pháp tánh thì không lập ra quán tâm hay sao? Như pháp Hoa Huyền nghĩa đã trình bày về pháp tướng, bỏ cạn cợt theo sâu xa, mỗi pháp đều đến nơi vô tác, lại dùng hai diệu phân tách, lẽ nào không phải là viên đàm pháp tánh ư? Vì sao phải lập ra quán tâm? Nếu cương quyết bác bỏ văn này thì ngăn chặn thấu suốt con đường đến quả và cửa ngỏ nhập lý của chúng sinh, thì hoàn toàn mù tịt về mấu chốt giải hạnh của một tông phái.
Dựa vào giải thích này, sau khi trình bày rộng về mười loại ba pháp, thì phải có một khoa quán tâm, không thể vội vàng bác bỏ, nghĩa của phát huy đã thất bại ở điểm này.
Vì Thượng Nhân gặp phải vặn hỏi này, đã chỉ biết có Giáo mà không có Quán thì trái với bổn tông, mới dùng giáo thay cho Quán mà cứu vãn quanh co, cho nên soạn ra Biện Ngoa chép: “Quán có hai loại: một là lý quán, hai là sự quán,” Nay nói không cần quán tâm, chính là không cần giúp đỡ sự mà quán, thế thì đâu cần bàn về mười loại ba pháp, đầu phàm sau Thánh, nêu quả gồn nhân, chẳng gì không dùng một pháp tánh để xuyên suốt, chẳng gì không dùng sáu tức vị mà thành tựu, thì khiến cho các pháp bình đẳng không khác nhau, lẫn lộn mà làm thành một, mọi sự hoàn toàn trở thành pháp giới, mọi tâm hoàn toàn hiển bày kim quang. Như vậy thì lẽ nào chẳng phải thuần túy trình bày về Lý quán ư? Cho đến nói niệm niệm viên giải, tâm tâm tương tục, lo gì không chứng quả nhập lý? Và dẫn chứng Phổ Hiền quán ngồi yên lặng nghĩ về thật tướng, mọi tội lỗi giống như sương móc, mặt trời trí tuệ có công năng tan biến để làm chứng cứ, tức là kết luận rằng: Lẽ nào chẳng phải là Lý quán ư? {Trên đây đều là văn trong Biện Ngoa}.
Đã nói đích thực giải thích về mười pháp là thuần túy trình bày Lý quán, thì chú trọng là Chỉ Quán.
Vì thế trong Vấn Nghi Thư vặn hỏi rằng: Hai quán Sự – Lý, tức là kinh Chiêm Sát, Duy thức và Thật tướng quán, bốn loại tam-muội của Chỉ Quán, không ngoài hai quán, Duy thức trải qua Sự, Thật tướng quán xét Lý. Phụ hạnh chép: “Như thường ngồi chẳng hạn, hoặc Chỉ Quán xét Lý, tùy theo tự ý, từ cái vụn vặt mà xử lý”. Do đó vặn hỏi rằng: “Nếu cho mười pháp tức là Lý quán, thuận theo Huyền văn này, đã là ba tam-muội. Vì Chỉ Quán kia, chọn nêu rõ thức tâm, quán pháp ba ngàn, mười pháp thành tựu nhân đó sách tiến người thực hành, đi vào nội ngoại phàm, bước lên địa vị Sơ trụ, mới là Lý quán”.
Thượng Nhân chỉ biết dùng Giáo thay cho Quán, cứu vãn sai lầm khi bác bỏ quán, mới có thể nói mười pháp thuần túy là lý quán, không ngờ lại thành có Quán mà không có Giáo.
Cho nên Vấn Nghi Thư hỏi rằng: “Nếu đây là thuần túy nói về lý quán, thì có Quán mà không có Giáo, đâu có gần bên Chánh được?”
Sau khi Thượng Nhân bị vặn hỏi, lại biết là mười pháp chẳng phải lý quán, cho nên soạn ra Đáp Nghi Thư, ung dung sửa đổi, thế nên cho rằng: “Bởi Huyền Văn trực tiếp hiển bày tâm tánh, nghĩa đồng với lý quán”. Lời nói đã không chuẩn mực thì nghĩa sẽ tự thất bại.
Như người không biết quả dưa hay quả bầu, cho nên nhận lầm dưa, dứt khoát cho là bầu, và bị người biết rõ chê bai, thì người nói sai ấy, mới cho là hình dạng giống như bầu. Đã lấy sự tương tự làm chân thật, cho nên không thể dùng lời nói của người này, dứt khoát xác nhận tướng trạng của vật đó.
Hơn nữa, vì vốn thiết lập trực tiếp hiển bày tâm tánh, nghĩa đồng với lý quán, tạm thời gọi là Tâm tánh, trong Thích Tiêm phân định ở nhân, nay đã tự chấp nhận mười loại ba pháp, quả là chứng đắc của Phật, thì toàn chẳng phải trực tiếp hiển bày tâm tánh, đã không phải trực tiếp hiển bày tâm tánh, thì tự nó không đồng với lý quán.
Và hơn nữa, cho dù Thượng nhân có ung dung sửa đổi nghĩa đồng với lý quán, và thường ngồi chẳng hạn, chú trọng thiết lập ấm tâm làm cảnh, tu quán mười thừa cho dù không hoàn toàn giống nhau, cũng phải sơ lược có cảnh quán, mười loại ba pháp, đã không nghe chọn ấm, thì lấy nghĩa nào đồng với lý quán?
Do đó trong thư vặn hỏi rằng:”Dùng mười nghĩa kiểm chứng mười pháp sâu xa này, không phải là nghĩa của lý quán, thì điều thiết lập của Đáp Nghi Thư lại thất bại về nghĩa, tuy nhiều phen thua cuộc mà tâm không chịu chấp nhận”.
Lại soạn ra Ngũ Nghĩa Thư rằng: “Nghĩa của quán tâm, có ba loại, chỉ có Chỉ Quán y cứ theo hành mà quán tâm, mới lập ra các ấm làm cảnh, chọn nêu rõ thức tâm để làm sở quán. Nếu giúp đỡ pháp nhờ vào Sự thì hai loại quán tâm chỉ là trực tiếp giùp đỡ sự tướng và pháp tướng, quán thâu nhiếp Sự thành Lý, đều không lập ra ấm nhập làm cảnh. Cho nên nói: “Xin tìm kiếm trong giáo nghĩa của một tông phái, còn có quán dựa vào sự giúp đỡ pháp, lập riêng ấm nhập làm cảnh hay không? Nếu có điều đó chắc chắn mong được nêu rõ”.
Hơn nữa, Thượng Nhân tự nói rằng: “Mười pháp thuần túy trình bày về lý quán, không cần giúp đỡ Sự mà quán”. Đã nói thuần túy trình bày về lý quán, thì biết chú trọng về Chỉ quán y cứ theo hành mà quán tâm. Nếu có chút bao gồm Sự tướng pháp tướng, thì sao gọi là thuần túy nói về Lý quán; nếu có đôi chút về Phật pháp, chúng sinh pháp, sao gọi là trực tiếp hiển bày tâm tánh? Trong thư vặn hỏi: Vốn nêu ra trực tiếp hiển bày tâm tánh thuần túy trình bày về lý quán, làm sao có thể đem quán về Sự pháo để trả lời được?
Lẽ nào không phải Thượng nhân nghĩa cùng kế tận, khinh mạn người khác mà che giấu sai lầm? Lẽ nào không đề phòng sự xem xét rõ ràng của người trí, lẽ nào không hổ thẹn với sự soi xét tỏ tường của các bậc Thánh?
Hơn nữa, quán nhờ vào sự phụ giúp pháp, không hề chẳng dựa vào ấm nhập làm cảnh, cho nên một muôn hai ngàn người, lấy mười hai nhập làm cảnh, đều có đủ ngàn Như làm quán; mười đệ tử lấy tâm sổ làm cảnh, nhất thể Tam bảo làm quán. Thành Vương xá núi Kỳ-xà-quật đều lấy năm ấm làm cảnh, dùng ba đức làm quán. Do đó, trong Diệu Lạc nói: “Đích thực quán âm, đầy đủ như văn trong Chỉ Quán phần thứ năm”. Lại nói: “Còn các cảnh quán, không phát sinh ra năm ấm v.v… nếu quán sát tướng của phụ pháp, cùng với dụng của diệu giải, thâu nhiếp pháp trở về tâm, mới tu quán hành, vậy tâm của sở quán, chẳng phải là ấm thì là cái gì?” Như vậy rõ ràng văn này đã hiển bày ba loại pháp quán, đều lấy ấm – nhập làm cảnh.
Vả lại Thượng Nhân cương quyết nói: “Nếu quán Sự – pháp, dùng ấm làm cảnh”, tức đồng với Chỉ Quán quán sát y cứ theo Hành, sao gọi là quán sát nhờ vào sự phụ giúp pháp?
Và Diệu Lạc nói: “Đích thực quán ấm đầy đủ như văn trong Chỉ Quán phần thứ năm”. Lẽ nào không phải kinh Khê dùng thác sự, nêu rõ đồng với Ước Hành, đều là quán ấm cảnh hay sao?
Thượng Nhân lập ra điều này khác nhau, người ghi chép đưa ra ví dụ khiến cho đồng, thế nghĩa khác nhau, lại thất bại. Vì thế trong Phúc Vấn Thư, dẫn chứng đầy đủ văn này để vặn hỏi, Thượng Nhân không biết hổ thẹn, chỉ biết mưu toan thay đổi, chỉ được một câu đại khái có chút tâm ý, thì liền chống đối dữ dội.
Do đó thuật lại nghĩa lý này, nói rằng:”Ngũ Nghĩa Thư lớp nói các văn Sự Pháp quán tâm, không nói về ấm chọn lựa nêu rõ thức tâm”. Nay văn quán tâm, đã nói bỏ ba quán một, đem xem xét nghiệm là sai lầm.
Vả lại Ngũ Nghĩa Thư chỉ nói: “Nếu lập riêng ấm – nhập làm cảnh”, thì hoàn toàn đồng với Chỉ Quán Ước Hành, sao gọi là Sự pháp quán được? Xin tra tìm, kiểm chứng giáo nghĩa của toàn bộ tông phái (nhất gia), còn có thác sự phụ pháp quán, lập riêng ấm nhập làm cảnh hay không? Nếu có điều đó, thì nhất định mong được chỉ rõ!
Còn lập riêng ấm – nhập làm cảnh, thì trong giáo văn nêu rõ, chính là sữa đổi chấp rằng:”Tôi vốn tự hỏi ở ấm chọn lấy cảnh, các văn đều không có, không hỏi đến sự lập ra tất cả ấm cảnh, đem ý muốn này tạm thời kéo dài tà kế, vả lại các văn chọn lựa nêu rõ ấm nhập làm cảnh, tuy không hoàn toàn đồng với Chỉ Quán, nhưng văn nghĩa chẳng phải không có, nên biết rằng tu Sự pháp quán, không trở ngại gì đến chọn lựa cảnh”.
Như Diệu Huyền Ngũ Nghĩa Quán Tâm nói “nhất tâm thành quán chuyển sang chỉ dẫn khác”, lẽ nào chẳng phải tâm vương quán thành, trải qua các tâm sở thì tự nhiên thanh tịnh hay sao?
Nếu không chọn lấy ấm, làm sao có thể quán nhất tâm, trước tiên thành tựu, sau đó mới chỉ dẫn cho tâm khác ư? Cho nên giống như trong văn quán tâm này, tâm có thể đầy đủ văn của thọ, tưởng, hành. Lại đồng nếu như biết tâm vô tâm là ánh sáng, thì biết tưởng hành phi tưởng – hành là sáng chói, cũng là nghĩa ví dụ cho nội tâm, nếu tịnh thì dùng thanh tịnh này, trải qua tất cả các pháp, tùy ý tiêu tan hay kết hợp, đã nói nhất tâm thành quán, lẽ nào có thể không được hành quán thành lý hiển để rời bỏ hay sao?
Lại nói: “Ba cõi không pháp khác, chỉ do một tâm làm”, đây đích thực là bỏ thước theo tấc, chỉ giữ lấy thức ấm, hoàn toàn không có tâm sáng suốt. Đã nói “chỉ do một tâm làm”, sao có thể không chọn lấy vô minh thức ấm được? Ở đây nói bỏ ba quán một, kia cho rằng chỉ một tâm tạo tác; ở đây nói tâm là ánh sáng thì tưởng – hành là sáng suốt, kia cho rằng nhất tâm thành quán chuyển sang chỉ dẫn tâm khác; vậy thì đây kia chọn lựa nêu ra ấm cảnh, đôi bên quán thành tựu dung không tất cả, sao suy nghĩ quanh co cố tình khiền cho khác nhau? Lại nữa, các văn đã chấp nhận lập ra ấm làm cảnh, văn này đích thị nêu rõ thức tâm trong ấm, có điều gì sai lầm không?
Nay lại hỏi Thượng nhân xin thử xem xét giáo nghĩa của tất cả tông phái, còn có văn nào nhất định cho rằng:”Nếu đối với ấm chọn lựa nêu rõ thức tâm làm cảnh, thì không trở thành quán ngôn phụ pháp”. Hoặc giả có điều gì đó, tất nhiên mong được chỉ rõ!
Hơn nữa, trong Diệu Lạc nói: “Đích thực quán ấm, đầy đủ như văn trong Chỉ Quán phần năm”, há chẳng khiến cho người giảng giải truyền trao, thấp thỏm giữ lấy ý chọn lựa cảnh của Chỉ Quán và nghĩa lý của quán pháp? Nêu ra sơ tâm khiến cho đối với ấm chọn lấy cảnh, tu tập pháp quán của thác sự, câu văn chú giải sơ lược, người ghi chép còn khiến cho chú ý, chọn lấy ấm nêu rõ điều đó. Nay quán tâm này, đã ở nơi cảnh chọn lựa để nêu rõ, chính là phù hợp với ý của kinh Khê, kiểm chứng biết rằng sơ tâm có thể dùng để tu tập.
Vả lại, tạm thời cho dù Thượng nhân thay đổi suy nghĩ, nói rằng quán thác sự phụ pháp, không thể lựa chọn nêu rõ thức tâm, chỉ y cứ theo hành quán, tức là phải đối với ấm lựa chọn nêu rõ thức tâm làm cảnh.
Và Thượng nhân cương quyết lập ra mười loại ba pháp thuần túy nói về lý quán, nếu chẳng phải y cứ theo hành, vậy thì quán pháp như thế nào? Huống chi chọn lựa lại ngoài phụ sự, chỉ lập ra thuần túy trình bày về lý quán, lẽ nào không phải biện giải sai lầm, chỉ giữ lấy Ước hành làm lý quán hay sao?
Đã là quán y cứ theo hành, dựa vào đâu mà hoàn toàn trở thành tự đánh đổ mình, ai khuyến khuyết rõ ràng như thế? Lỗi này đã rõ thì tông nghĩa hoàn toàn thất bại, lấy gì cứu vãn đối với Phát huy làm thuyết? Nếu biết rằng, từ cho đến nghĩa trạng bây giờ, cũng được bốn lần thay đổi suy nghĩ và năm phen rơi vào thất bại, không biết sau này suy nghĩ thất bại như thế nào, lại khiến cho Lý quán cho chẳng phải là ước hành quán? [Thượng nhân nay đã có thể biết lý quán chuyên là ước hành, cho nên bây giờ cứu vãn rằng: “Mười loại ba pháp, chính là ước quán hành của chỉ quán, lý đã hiển bày, người thực hành đã nghe lý này, thì tự mình có thể tu tập đối với lý quán”. Như vậy cứu vãn đối với mười pháp, thuần túy luận bàn về lý quán, lý nào có thể được sao? Nếu nói về ước hành đã hiển bày, chính là tâm tánh ba ngàn; nếu cho là mười loại pháp, không lìa bỏ ngã tâm, dùng quán để hiển phát, tự cho là quán phụ pháp, không gọi là lý quán. Thượng Nhân tự lập ra pháp quán, lại khiến cho văn hoàn toàn không bàn nói về lý quán, lại nói đồng với “pháp giới thứ đệ”, thuần túy nói về lý quán, trực tiếp hiển bày tâm tánh, hơn hẳn so với thuyết của Diệu huyền ở chỗ nào?
Nên biết rằng, mười loại ba pháp, chỉ nói về pháp tướng sở chứng của Phật, chỉ là y cứ khai giải theo pháp, huống chi văn đầu tiên tự nói:” Theo tín giải phân biệt, cho nên sau này, phải có một khoa quán tâm, hiển bày đối với viên hạnh, mới phù hợp với nghĩa gần chính xác nơi giáo quán của tất cả tông phái (nhất gia).
Thượng Nhân lập ra tông chỉ đã thất bại, lấy gì luận bàn tiếp, không thỉnh cầu chấp mê, thì mong mỏi giải ngộ, tức là chờ đợi trả lời, cho nên đóng chặt hư tâm.
THỨ HAI: KHÔNG BIẾT TÂM SỞ QUÁN
Phù Tông Ký Thích – đây là văn quán tâm, đầu tiên bỏ ba quán một, văn của hỏi đáp, là phân định về sở quán và giải thích xua tan nghi ngờ, chưa nói về tu quán. Biện Ngoa phá bỏ, cho rằng: “Chỉ Quán bỏ thước theo tấc, văn của quán Thức, chính thức nói về tu quán, làm sao có thể với ví dụ cho nghĩa tu được?”.
Vấn Nghi Thư nêu ra rằng:”Phụ hạnh đối với cảnh của ấm nhập, văn chia ra hai đoạn, đó là trước trình bày lại ấm cảnh, tức là chỉ ra trong ba khoa, chỉ giữ lấy Thức tâm, là văn bỏ thước lấy tấc”. Tiếp theo nói về tu quán, tức là văn mười pháp thành thừa”. Đã là văn bỏ thước lấy tấc, thì nhất định là cảnh sở quán, đâu từng chính là tướng của tu quán? Lẽ nào có thể thấy trong chương Chánh Tu, thì chính là tướng của tu quán, còn phải tiếp tục chọn lựa nghĩ suy, giữ lấy điều không thể nghĩ suy, mới là quán pháp, đâu thể dùng văn xác định cảnh, liền cho rằng chính xác nói về tu quán hay sao?
Ở đây đã nói văn rõ ràng, không có mưu tính cứu vãn quanh co, do đó trong Đáp Nghi Thư, tự cam chịu hàng phục mà nói: “Thấy nêu ra văn bỏ thước lấy tấc, Phụ hạnh nêu ra là trước tiếp tục nói về cảnh ấy. Thành thực thay lời nói này! Vì tôi lâu nay có lỗi tìm tòi, đến nỗi tiếp tục tạo nên lên điều ấy, Khổng tử nói: “Lời pháp ngữ, có thể không thuận theo ư?”. Sửa đổi là đáng quý, nay tôi sửa đổi. [Trên đây đều là văn trong Đáp Nghi Thư].
Nếu nghĩa có chút tụt hậu, hoặc sai lầm khi tìm tòi, danh tướng thêm khác nhau. Thì chương Sao đều có. Vả lại xác định cảnh tu quán, chính là cương sách của bộ Chỉ Quán, là yếu tông để tiến đạo, lẽ nào phải xem xét tìm tòi, mới có thể phân biệt hay sao? Đem điều này kiểm chứng thì biết, Thượng nhân đối với cảnh quán của một tông môn, xưa nay không canh cánh bên lòng, phần trả lời giải thích, tra tìm khắp trong các văn, tạm thời thực hiện so sánh, vì thế cho nên tất cả văn đã trích dẫn, đều không hợp với lý.
Vả lại, Đại Sư nêu ra pháp quán, đều để trừ bệnh; chọn lựa xác định thức tâm, là gốc rễ của bệnh, mới sử dụng thuốc pháp của mười thừa, tích góp tinh tế để chữa trị. Nếu lấy bệnh làm thuốc, là nhận giặc làm tướng, thì bộ chỉ Quán, đều không kham nổi.
Trước khi Thượng Nhân luận bàn, tất cả được mấy lần nghe giảng, mấy lần ôn tập, mấy lần thuyết thụ, vẫn từng đối với cảnh quán này, phân chia thuốc, bệnh hay không? Nếu phân biệt được điều ấy, vì sao lấy sở quán làm năng quán? nhưng cho dù biết sửa đổi là đáng quý, tại sao tự kiến giải sai lầm đã sâu nặng, gốc rễ khó nhổ bỏ, chỉ đại khái biết phân biệt văn của cảnh quán, mà không thể nào phân biệt được nghĩa của cảnh quán?
Hơn nữa, theo nghĩa tâm tánh của Thượng nhân, thì rõ ràng lỗi về kiến giải sai lầm đó chưa dứt bỏ, vì sao trong thư vặn hỏi dẫn ra nào là Kim phi, Đại Y, Bất Biến, Tùy Duyên, Danh tâm để chứng minh cho sở quán, là tùy duyên trở thành một niệm vọng tâm? Thượng nhân vội cho rằng: “Duyên có nhiễm tịnh, tùy theo duyên nhiễm mà tạo ra tâm của chín cõi, tùy theo duyên tịnh mà tạo ra tâm của cõi Phật”, thế là chỉ trích tôi không nên đem tùy duyên gán ghép vào nhiễm, và cương quyết chấp rằng tên gọi tâm tánh không thể chấp – vong.
Lại nói “Chỉ quán dẫn chứng Hoa Nghiêm cho rằng “Tâm tạo các Như Lai, là tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh v.v…”. Cho nên đủ thấy rằng Thượng nhân không nhận thức được tâm cảnh sở quán, khiến cho nay lập ra và phá bỏ phi lý.
Còn tên gọi tâm tánh, trong Diệu Huyền Và Thích Tiêm đã phân định, thuộc về nhân là cảnh sở quán của Sơ tâm, cho nên nói là “Phật pháp rất cao – chúng sinh rất rộng”. Sơ tâm là khó, tâm – Phật và chúng sinh ba pháp không khác nhau, quán tâm thì dễ, chư Phật cũng có tâm, chúng sinh cũng có tâm. Nếu tùy theo duyên tịnh, tạo nên tâm cõi Phật, thì cao xa khó quán. Nếu tùy theo các duyên nhiễm, tạo nên tâm tất cả chúng sinh, thì rộng nhiều khó quán. Do đó liền giữ lấy một phần duyên nhiễm hun đúc để phát khởi, tự kỷ tức là tâm ấm nhập của sát-na hiện tại, nương vào đó để hiển bày tánh. Thế thì tùy duyên mà tánh bất biến, thâu nhiếp Phật, thâu nhiếp chúng sinh, vừa cao vừa rộng; tâm bất biến tùy duyên, chẳng phải Phật, chẳng phải chúng sinh, không cao không rộng, gần gũi mà lại quan trọng, vì vậy cho nên sơ tâm là nơi gần nhất có thể dựa vào để tu quán.
Thích Tiêm còn nói: “Lý vốn không khác, sai khác nhau là dựa theo sự dụng”. Lẽ nào chẳng phải tâm chính là tánh, nơi nào không bao gồm, mới có thể không khác nhau? Vì tánh tức là tâm, tâm không phải là Phật, Phật không phải chúng sinh, chính là nói: “Nếu dùng Phật pháp để quán, dường như không theo kịp; nếu dùng tâm tánh để quán, dường như có thể thấy được: “Cho nên biết, nói là tâm tánh, là chú trọng đến tánh ấm thức nhất niệm của phàm phu.
Hơn nữa, Đại ý giải thích tên gọi của tâm tánh, vốn là nghĩa kết hợp quán sát đối với ấm tâm.
Trong Kim Ty giải thích về tên gọi của tâm tánh, vốn nói lên địa vị phàm phu của hữu tình và vô tình, đều là tùy duyên mà đương thể bất biến, để nói rõ là đều có Phật tánh. Sao bỗng nhiên Thượng Nhân đem tâm của cõi Phật để giải thích, thì trở thành Kim Ty nói Phật có Phật tánh, đâu liên quan về chúng sinh và vô tình được? Lại thành ra Đại ý dùng tâm của cõi Phật làm cảnh sở quán, không trở thành quán đối với ấm tâm hiện tiền.
Vả lại, như mười cảnh của Chỉ Quán, thâu nhiếp tất cả sở quán, đâu từng đem tâm cõi Phật không thể làm cảnh, sợ rằng Đại sư nói về cảnh, có lỗi khônghiểu rõ, cho nên Thượng nhân đặc biệt giải thích?
Thượng nhân khiến tôi cẩn thận lại dùng trí tuệ sáng suốt xét kĩ tha tâm, tôi tuy không có trí tuệ thông minh, nhưng tạm đem các nghĩa lý học hỏi, chiếu soi tường tận hoài bão của Thượng nhân, lẽ nào không phải Thị Châu chỉ ra liền vội vàng đem tâm nhất niệm,trực tiếp làm thành chân tánh để giải thích hay sao?
Còn trong Đáp Nghi Thư chép: “Huyền Văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh”, đến khi bị thư vặn hỏi thì dẫn ra Kim Ty, Đại Ý các văn. Biểu lộ nói rằng tâm tánh ở nhân, nhất niệm thuộc về vọng, vô môn cứu vãn khéo léo, thế là chẳng kiêng nể gì không trả lời về vấn nạn, trực tiếp hiển bày tâm tánh, lại đối với nhiều môn khác, đầu tiên dẫn ra mà ngầm sửa đổi rằng “Huyền văn này trực tiếp hiển bày pháp tánh”.
Vì Thượng nhân gặp phải sự chất vấn, mới hiểu rõ mười loại ba pháp, rõ ràng là quả Phật pháp tướng, chắc chắn chẳng phải trực tiếp hiển bày tâm tánh, sai lầm đó là rất lớn, không còn đường nào tránh khỏi, cho nên đối với vấn nạn này, đại khái không dám hạ bút, cho nên dựa vào thuyết tùy duyên bất biến, theo đó để giải thích hai duyên nhiễm – tịnh, ý là làm cho tâm tánh thông suốt quả Phật, giống như diệu Huyền Và Thích Tiêm, chuyên môn đối với Phật pháp, chúng sinh pháp, chọn lựa nêu rõ tâm tánh, đã nói chắc chắn thuộc về nhân, cho nên chẳng thể thông suốt quả mà giải thích, vả lại Đại ý Và Kim Ty chú trọng nêu rõ tánh của ấm tâm, do đó thuận theo duyên nhiễm của tâm trong chín cõi mà nói, thật ra không thông qua Phật quả và chân tánh.
Thượng nhân tuy tạm thời dựa vào nghĩa tùy duyên để giải thích, nhưng rất biết trước nói lập ra trực tiếp hiển bày tâm tánh, đã rơi vào sai lầm, do hai loại ba môn, đầu tiên vội sửa thành trực tiếp hiển bày pháp tánh. Đã tự biết lỗi lầm như vậy, tại sao không dựa theo lý mà thú nhận khuất phục, nhanh chóng dứt bỏ tà tông, cùng nhau giương cao chánh nghĩa, đâu chỉ làm cho điều che giấu lừa dối, thay văn đổi nghĩa, phát ngôn xằng bậy chống chế quyết liệt ư? Lẽ nào dùng lời thô ác, có thể bẻ gãy sự hiểu biết tròn vẹn? Lẽ nào dùng kế gian ngoa, có thể che giấu các sai lầm sâu nặng? Phải đề phòng giữa cõi không còn có Hộ Pháp chư Thiên, giữa thế gian không còn những vị Giải nghĩa sâu kín, hoặc trách phạt, hoặc xem xét, rất có thể hổ thẹn và sợ hãi, nên suy nghĩ kỹ càng!
Lại chấp tên gọi tâm tánh thông cùng chân vọng, cho dù tùy ý Thượng nhân gian khổ tìm cách lập ra, làm sao đó chẳng phải là những gì luận bàn bây giờ, vả lại hai chữ tâm tánh này liên kết với nhau mà lập ra, lẽ nào khiến cho tâm trở lại là chân, tánh lại thành ra vọng? Điều ấy chính là công khai trái với nghĩa giải thích của Đại sư kinh Khê.
Hơn nữa, tâm cảnh sở quán, làm thế nào gọi là chân nếu như khiến cho bắt đầu thực hành; duyên ở chân tâm tu quán thực ra là sự chọn lựa của kinh Khê, duyên theo lý dứt chín cõi, nghĩa quy về Biệt giáo.
Còn chấp tâm tạo các đức Như Lai, là tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, điều này lại càng không thể.
Tạm thời như Chỉ Quán dẫn chứng kệ trong kinh kia: “Bổn chứng ấm tâm năng tạo nhất thiết”. Ở đây có hai ý, một là trình bày ấm tâm vốn có đầy đủ Như Lai tánh, [lý tạo] hai là trình bày về các phiền não là hạt giống của Như Lai [Sự tạo], nên nói là “tâm tạo Như Lai”. Nếu chỉ xa thì chân tâm có thể tạo thành Như Lai, đích thực sẽ là Kim Ty dựa vào sự ngăn che nghiêng lệch để chỉ cho chân như thanh tịnh là Phật tánh. Vả lại, chỉ biết chủng loại, hoàn toàn không hiểu rõ sự đối nghịch của chủng loại. Hơn nữa, không thể chấp trước nghiêng lệch, đều là do lý cụ, mới có văn của Sự dụng, bèn lập ra chân tâm, tạo ra các pháp, phải biết rằng ấm tâm tức lý, là dụng của lý.
Nếu chấp chân lý tạo thành Như Lai, thì Chỉ Quán không cần quán xét ấm để hiển bày ba ngàn tánh. Vì sao không trực tiếp lập ra chân tâm làm cảnh, mà lại lập ra mười cảnh của các ấm? Tại vì sao các văn, phần lớn lây tâm vô minh và tâm vọng để làm cảnh? Do đó nếu không thể tức là ba đạo, mà hiển bày ba đức, ấy mới chính là những gì mà giáo đạo đã nói.
Lại nữa, Thượng nhân nhiều lần chỉ trích Phù Tông chỉ lập ra thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán xét, khiến cho nghĩa của tánh đức được khai phát, cho rằng không biết tâm có đủ ba ngàn. Cũng vì Thượng nhân xưa nay không am hiểu về cảnh quán thuốc bệnh, khiến cho ái thấy luôn luôn có sự vọng phá.
Tạm thời như Chỉ Quán bỏ đi thước dài, chỉ giữ lấy tấc ngắn, mới có thể ở trong sự tạo, bỏ cái sở tạo, giữ lấy cái năng tạo để làm cảnh sở quán; cho nên nói là chặt cây đúng gốc, cứu bệnh đúng huyệt, chính là bỏ đi trăm ngàn mạch chi, chỉ giữ lấy một gốc một huyệt, lập ra cảnh sở quán, cho nên nói rằng trước tiếp tục trình bày về cảnh. Cho nên Phù tông nói: “Dùng một niệm thức tâm làm cảnh”.
Nói về tu quán, chính là đối với ấm thức năng tạo, trình bày đầy đủ ba ngàn, ba ngàn là Giả, Đại ý nói: “Tâm năng tạo này, đầy đủ các pháp”. Do đó Phụ Hạnh nói: Tâm cụ là Gia, ba ngàn của tâm này chẳng phải pháp tánh vô minh, tự – tha cũng lìa bỏ mà tạo”. Bởi vậy, theo Không – giả này, che lấp soi chiếu không nghiêng lệch gọi là Trung đạo, há chẳng phải là cảnh không thể nghĩ bàn hay sao? Nghĩa bao gồm ba quán, trong phát tâm đã hoàn toàn nương vào lý này, lẽ nào không đầy đủ ba nghĩa ư? Trong an tâm liền dùng ba chỉ ba quán, chung riêng mà an lập, đây là bỏ đi nghĩa ba quán, mỗi quán đều chuyển thành sáng tỏ. Cho nên biết rằng: mười thừa chẳng thừa nào không dùng Không, Giả, Trung để làm đại thể, cho nên nói là lấy một niệm thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán xét. Nên biết rằng: Rộng ra thì mười thừa, lược đi thì ba quán, do đó nói là cảnh không thể nghĩ bàn, hướng về quán sau thì gọi là cảnh sở quán, hướng về ấm thức trước thì là diệu cảnh, và chín thừa dưới cùng là ba quán của năng quán, tức là Phụ hạnh tiếp tục nói về văn của tu quán.
Vì Thượng nhân đâu ngờ rằng cảnh nhập và cảnh không thề nghĩ bàn, phân biệt ở năng quán, sở quán, là nghĩa của sự dùng thuốc trị bệnh.
Nên biết rằng: Đối với thức ấm năng tạo, quán có đủ ba ngàn. Ba ngàn ở đây, là lửa của sự cứu bệnh, là búa cảu sự chặt cây, là pháp của sự xả bỏ gánh nặng, là tướng của sự trừ ba giặc, là ba quán của sự quán xét thức tâm, cho nên Phụ Hạnh nói: “Văn diệu quán này, quán xét khiến trở thành diệu cảnh, cảnh mới xứng lý”. Lại nói: “Nếu dùng chỉ quán để an lập, thì thế tục đế mới trở thành không thể nghĩ bàn”. Do đó chưa quán thì chưa an, hoàn toàn là ấm nhập trong mê, làm sao có thể chưa luận bàn về quán pháp, liền tự nói là đầy đủ ba ngàn được? Nếu vậy xác định cảnh liền nói ba ngàn, cho đến tu quán pháp, trải qua các luận bàn.
Lại như Phụ Hạnh bỏ đi thí dụ về thước dài tấc ngắn, trước lấy trong ba khoa, chỉ giữ lấy thức ấm để đối chiếu, sau lại nói: “Nếu suy tìm chọn lấy cảnh không thể nghĩ bàn hợp với thí dụ này thì dùng một niệm, mười giới, ba khoa làm thước tấc để giải thích”. Đã nói duy tìm chọn lấy ý không thể nghĩ bàn để đối chiếu với thí dụ, cho nên biết rằng cảnh không thể nghĩ bàn là ý của khoa tiếp theo. Lúc xác định cảnh, chưa phù hợp với chánh luận về diệu pháp ba ngàn. Nếu không như vậy, vì sao gọi là suy tìm chọn lấy sự bất tư nghị được? Vả lại, mười cảnh không ngoài bốn chướng ma, nay xác định cảnh thì báo chướng ấm ma, do đâu chưa luận bàn về pháp phá chướng hàng ma, mà liền tự nói về ba ngàn?
Chỉ như đối với thức ấm tu tập trọn vẹn ba ngàn, y theo nghĩa nào mà nói là Giả quán? lẽ nào nói là duyên sinh giả ư? Lẽ nào nói là Giả kiến lập hay sao? Đã chẳng phải là Giả của những điều này, nhưng cần phải chính nơi ấm mà nói đầy đủ ba ngàn mới là Diệu Giả, vì thế kinh Khê nói: “Đầy đủ tức là Giả”. Còn trong Diệu kinh sớ, lấy mười hai Nhập làm cảnh, đều đầy đủ ngàn Như làm quán, nếu chẳng phải là giả này, thì Không, Trung cũng nhạt nhẽo, hoàn toàn không phải viên quán.
Do đó Phù Tông nói: “Dùng một niệm thức tâm làm cảnh, dùng ba quán để quán xét, khiến cho tánh đức khai mở”. Đã là Viên giác ba quán, tự sẽ phù hợp dựa theo ba ngàn mà nói về Không – Trung. Tiếp tục nói về kim quang minh khai phát tánh đức, lẽ nào không bao gồm diệu lý ba ngàn hay sao? Đâu thể dùng văn chữa tường tận, phá bỏ những lời đã giải thích được?
Nay Thượng nhân lập ra chân tâm chẳng nhiễm, chẳng tịnh làm năng tạo, các pháp nhiễm tịnh làm sở tạo, nghĩa là lấy năng tạo, sở tạo, cùng làm cảnh sở quán, thế là cho rằng đạt đước ý sâu xa của Chỉ Quán, quả là vô cùng sai lầm.
Bởi vì chỉ Quán chọn lựa bỏ đi sở tạo, chỉ giữ lấy năng tạo làm cảnh mới chính là bỏ đi trăm mạch ngàn chi, chỉ giữ lấy một gốc một huyệt để làm sở quán. Nếu đều giữ lấy thì rất trái với ý chọn cảnh.
Vả lại chỉ Quán đặc biệt lập ra tất cả tâm vô minh, một niệm thức ấm làm cảnh, Thượng nhân cố tình trái với luận kia đã nói, tự đem chân tâm chẳng nhiễm chẳng tịnh làm cảnh, có còn thuận với sự chỉ giáo của tông sư hay không? Hơn nữa, luận kia lập ra nhiễm duyên huân tập khởi lên tâm của chín giới làm cảnh, Thượng nhân đi ngược với tông môn, tự lập ra tịnh duyên tạo thành tâm của cõi Phật làm cảnh, có còn thuận với sự chỉ giáo của tông sư hay không? ThiênThai kinh Khê gánh vác mà Thượng Nhân sao phụ lòng, lại khổ vì cái thấy trái ngược để trở lại hủy diệt? Đem kiểm nghiệm điều này thì biết, thật sự không hiểu rõ về tâm của sở quán.
Nay dựa vào tà thuyết của Thượng nhân, dùng chánh nghĩa để nêu bày, hy vọng suy tìm phản tỉnh. Chân tâm chẳng nhiễm tịnh ấy là cảnh không thể nghĩ bàn, có thể thành tựu tịnh duyên là diệu quán của mười thừa; tâm của cõi Phật ấy là quả của diệu quán, là thường trụ ấm, thường huân tập duyên nhiễm, là vô thỉ vô minh; tâm của chín cõi ấy là quả của vô minh, là sinh tử ấm. Chúng sinh, Phật tuy đều do duyên, nhưng duyên tạo nhiễm thành vì vốn có.
Cho nên kinh Khê nói: “Trong – Đục tuy chính là do duyên, nhưng trở tàhnh đục vì vốn có”.
Nay muốn hiển bày diệu lý thì phải phá trừ nhân quả trong nhiễm, cho nên dùng tất cả tâm vô minh, nhất niệm thức ấm làm cảnh, phá bỏ quán của mười thừa, khiến cho diệu lý trong nhiễm được hiển hiện, trở thành ấm thường trụ của Phật giới.
Thượng Nhân sao có thể tạo tịnh duyên thành tâm của cõi Phật, và đem diệu lý đã hiển bày để làm tâm là cảnh sở quán được. Nếu lấy pháp này làm sở quán thì đem pháp nào để làm năng quán?
Chỉ quán vốn lập ra ba chướng bốn ma làm cảnh giới, Thượng nhân lại lấy diệu lý mười thừa làm sở quán. Diệu lý mười thừa, nếu làm cảnh giới sở quán, tức là phải có ba chướng bốn ma làm lý trí năng quán, mới biết rằng Thượng mhân là bổn thân của ma Ba-tuần, là giòng dõi của Lạc-ca.
Thượng nhân vốn lập ra mười loại ba pháp, vì đã thuần túy nói về lý quán, bác bỏ đối với phụ pháp quán tâm. Trong mười pháp, đã không chọn lựa nêu bày ấm thức làm cảnh sở quán, lại không rõ ràng đối với mười thừa, sao gọi là thuần túy nói về lý quán? Đã chẳng phải là lý quán, về sau văn quán tâm, làm sao có thể vội vàng bác bỏ? Tông chỉ của sự phá bỏ đã thất bại, nghĩa lý của quán tâm nào có gì tổn hại? Nếu muốn cải cách thay đổi mau chóng xin hãy cùng nhau lắng nghe!
THỨ BA: KHÔNG PHÂN BIỆT HAI CẢNH NỘI NGOẠI
Nói rằng tánh có đủ ba ngàn, tuy có y chánh, sắc tâm, kỷ tha, nhưng đều dung thông hòa hợp, đưa ra một mà thâu nhiếp tất cả, vì mê lầm từ vô thỉ nên toàn lý thành sự, nhất định chia ra trong ngoài, đây kia tranh nhau tồn tại.
Nếu hành giả nương theo thật giáo mà tu quán, thì chắc chắn phải đối với sự mà hiểu rõ lý, dùng lý thâu nhiếp sự, do đó sáng tỏ về muôn pháp duy tâm, cũng sáng tỏ được muôn pháp duy sắc, muôn pháp duy thanh, duy hương, duy vị, duy xúc, v.v.…
Vì thế lúc tu nội quán, trước tiên dùng kiến giải viên mãn, nắm lấy muôn pháp, chỉ ở nội tâm của mình, sau đó chuyên chú vào nội tâm mà quán sát các phap. Nếu là người thích hợp với tu ngoại quán, thì trước cũng phải thâu tóm muôn pháp chỉ ở trong một sắc, một hương v.v… sau đó chuyên chú vào một cảnh mà quán sát các pháp. Do đó quán nội tâm thì tất cả các pháp hướng về tâm, nếu là quán ngoại sắc thì tất cả các pháp hướng về sắc, cho nên ba ngàn chỉ là một, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, tùy theo quán tuệ mà hướng trong ngoại không giống nhau.
Nếu không như vậy thì giáo lý hướng sắc, hướng thanh, làm sao hiểu được? Pháp quán duy sắc, duy tâm, làm sao tu được?
Thượng nhân tuy nói duy sắc, sắc chính là tâm, cương quyết chấp rằng quán sát ở ngoại sắc, cũng chỉ hướng về nội tâm. Còn chắc rằng: tâm có đủ thì ba ngàn, sắc chẳng đủ ba ngàn.
Nếu vậy, sẽ là ngoại sắc chẳng phải tánh vốn có, nêu ra sắc chẳng thể nào thâu nhiếp đầy đủ các pháp được. Nếu không thể thâu nhiếp đầy đủ thì sao gọi là sắc, là pháp giới được?
Nếu sắc chẳng đầy đủ ba ngàn thì văn cú Diệu kinh, vì sao mười hai nhập đều có đủ ngàn Như, làm một muôn hai ngàn pháp môn, vả lại trong mười hai Nhập, chỉ có một phần rưỡi thuộc về tâm. Mười phần rưỡi thuộc về sắc. Nếu những điều Thượng nhân đã nói hợp lại thì có một ngàn năm trăm pháp môn. Lại nữa, trong Kim Ty nói: “Chúng sinh, Phật y chánh, một niệm đầy đủ, một trần không thiếu”.
Còn trong Phụ Hành nói: “Nếu sắc tâm đối nhau, thì có sắc có tâm, nói về thể tánh thì lìa sắc chẳng có tâm, lìa tâm chẳng có sắc v.v… nếu sắc tâm tương tức, thì hai đều là hai, một đều là một. do đó nói đầy đủ về điều ấy, cũng sẽ có thể nói: Duy sắc, duy thanh, duy hương, duy vị, duy xúc v.v…, sao chỉ độc nhất có thể nói: Duy thức? Nếu hợp lại mà nói thì không có pháp nào chẳng đầy đủ pháp giới. Lại nữa, nếu nói từ đầu đến cuối thì tất cả chúng sinh có hai loại khác nhau, thượng giới phần lớn bám trước vào thức, hạ giới phần lớn bám trước vào sắc. Nếu theo Thức chỉ có Thức, thâu tóm ngoại hướng về nội, khiến cho quá nội thức, đều là một thức, Thức đã là không, thì mười giới đều không; nếu Thức là giả thì mười giới đều Giả; nếu thức là Trung thì mười giới đều là Trung, thường ở nơi nội tâm, quán sát tất cả các pháp, quán sát mười giới, tức thấy nội tâm, vì thế nên biết rằng: Nếu là sắc hay thức đều là duy sắc, hoặc là thức hay sắc đều là Duy thức, tuy nói sắc tâm, nhưng có hai tên gọi, luận bàn về pháp thể chỉ là pháp tánh” [Văn xem trong Phụ Hành].
Nay y cứ vào giáo văn này, hoặc trong hay ngoại, hoặc tâm hay sắc, hướng về quán sát một cảnh, đều đầy đủ ba ngàn. Bởi vì có đủ trong nhau, thâu nhiếp lẫn nhau, khiến cho người mê đắm ngoại sắc, chuyên chú quán xét nội tâm, ngoại đã quy về nội thì ngoại cảnh mê đắm liền mất, mgười đắm trước nội tâm, khiến chú trọng quán sát ngoại sắc, nội đã hướng về ngoại thì nội tâm mê đắm mới dứt bỏ. Ngoại quán vốn là chữa trị nội trước, nếu lại thâu nhiếp ngoại quy về nội thì càng thêm nội trước, tiếp tục tăng thêm bệnh khác thật đáng xót thương.
Vả lại, thượng nhân cương quyết phá bỏ, nếu tu nội quán sợ rằng tâm sẽ hướng ngoại, nếu tu quán ngoài e rằng tâm sẽ hướng nội, vì ngoại, nội cách nhau, chẳng dung thông trọn vẹn, tức sẽ có nhiều loại rắc rối, đều là một sai lầm về Phật tánh. Ý cho rằng: Lúc tu nội quán, đã đầy đủ ba ngàn, ba ngàn lại là ngoại cảnh, thì các sự cảnh bên ngoài, nhất thời quán sát tất cả mới là quán trọn vẹn, đây đều là do thượng nhân không am tường về hai cảnh trong ngoài không phân biệt mà phân biệt, cho nên có sự phá bỏ chỉ trách xằng bậy. Phải biết rằng vì tánh dung thông thâu nhiếp, nên cảnh trong cảnh ngoài có nghĩa cùng hướng về. Vì y cứ theo sự mà chia ra trong ngoài, thì quán nội không thể nào phóng tâm với duyên bên ngoài, quán ngoài không thể phóng tâm duyên với bên trong.
Giống như tu nội quán, trước dùng diệu giải để biết rõ pháp ngoài cùng hướng về nội tâm, tức là chỉ ở nội tâm quán xét tánh đức ba ngàn.
Vì thế trong bốn Niệm xứ nói: “Chuyên chú vào nội tâm, quán sát tất cả các pháp, nếu phóng tâm duyên ra ngoài thì không gọi là chuyên chú vào nội tâm, mà tu ở ba quán”. còn trong Đại Ý nói: “Tâm năng tạo này, đầy đủ các pháp, thật sự không duyên theo tất cả ngoại cảnh sở tạo của tu quán. nội quán đã như vậy, ngoại quán lẽ nào không như vậy sao?
Do đó tu ngoại quán như quán xét một trần, cũng trước cần phải dùng diệu giải, hiểu biết rõ ràng nội tâm cùng tất cả các pháp, cùng hướng vào một trần chỉ ở một trần mà quán xét tất cả các pháp.
Cho nên trong bốn Niệm xứ chép: “Quán mười giới bên ngoài, tức là nhìn thấy nội tâm”, vậy thì hướng vào một trần để quán xét bên ngoài, đã có đủ mười giới, lẽ nào không thâu nhiếp đối với nội tâm hay sao? Cho nên nói “tức là nhìn thấy nội tâm; làm sao có thể bỏ đi mà cho rằng văn này thâu nhiếp ngoại về nội? Phải biết rằng: Văn này là nghĩa của nội tâm hướng về bên ngoài.
Giống như trăm ngàn muôn ngọc châu nơi lưới giăng của Đếthích, ánh sáng và hình ảnh bên này bên kia, cùng có đủ, cùng hòa nhập trong nhau, chỉ quán sát một hạt ngọc này, thì ánh sáng và hình ảnh của rất nhiều hạt ngọc kia, đều hướng vào hạt ngọc này, quán sát các hạt ngọc kia, cũng thâu nhiếp hình ảnh và ánh sáng của nhiều hạt ngọc.
Như chuyên chú quán sát một hạt ngọc này, tuy thấy ánh sáng và hình ảnh của nhiều hạt ngọc, mà thật ra không quán sát tất cả những hạt ngọc, bởi vì ảnh sáng và hình ảnh của những hạt ngọc, toàn bộ ở trong một hạt ngọc, đâu cần phải phóng tâm quán sát tất cả? Như vậy thì chuyên chú vào nội tâm, quán sát tất cả các pháp.
Nếu quán sát một hạt ngọc kia, tuy thấy nhiều hạt ngọc và một hạt ngọc này, thật ra không quán sát tất cả, vì ánh sáng và hình ảnh của những hạt ngọc, vốn đều đầy đủ trong một hạt ngọc kia, cho nên ở đây giống như quán mười giới, bên ngoài thì nhìn thấy nội tâm.
Người trí nhớ thí dụ mà được hiểu, cho nên không thể nhất quyết chấp trước sắc ngoài không đầy đủ ba ngàn, cũng không thể phá bỏ xằng bậy vì sợ rằng tâm sẽ hướng ngoại, v.v…
Lại nữa, Thượng nhân cương quyết dựa vào Kim Ty cho rằng tâm có đủ ba ngàn, nói về vô tình Phật tánh.
Bởi văn kia đích thực hiển bày tất cả nghĩa của Phật tánh, vì thế Phật y cứ theo hữu tình mà nói, phần lớn nói về sắc tức là ở tâm, cho nên biết rằng: nếu tin các sắc tức là tâm thì thành ra vô tình có ở nghĩa Phật tánh.
Cũng sẽ trở thành nghĩa của nội quán, tạm thời y cứ theo Duy tâm mà luận, lấy các giáo văn, đích thực che khắp chung sinh hạ giới, nên phần lớn trình bày về Duy thức.
Không phải cho rằng văn kia thường thâu nhiếp quy về một phía, như chúng sinh, Phật, Y, Chánh; văn không thiếu một trần, làm thế nào để giải thích sắc không đủ ba ngàn, làm thế nào để giải thích thường thâu nhiếp ngoại quy về nội? Lẽ nào kinh Khê cũng cho rằng: Mỗi ngọn cỏ cây, đều có Phật tánh ư? Mười hai nhập đều có đủ ngàn Như; lẽ nào cũng có cỏ cây, tự vươn lên thành Phật hay sao?
Thượng Nhân ở trong Đáp Nghi Thư, rõ ràng lấy “cùng khắp các pháp” để làm ba ngàn kia, đến nay sợ rằng Thị Châu đưa ra nghĩa thường thâu nhiếp sắc quy về tâm, cho nên chỉ lập ba ngàn của nội tâm, mà nói là ngoại sắc chẳng đầy đủ ba ngàn. Lại nữa, ngầm chuyển sang nói về ba ngàn kia, rằng ba ngàn của chư Phật kia, ba ngàn của chúng sinh kia.
Vả lại, Nghĩa Lệ vốn nói: “Sắc tâm không hai, đã trước tiên quán sát ba ngàn của nội tâm, thâu nhiếp nơi ngoại sắc, là không hai lúc đã trải qua bên ngoài, sao có thể không dựa theo Sắc đủ ba ngàn? Thâu nhiếp các pháp vào nội tâm, là không hai ư? Đâu cần sửa đổi tự nói. Khiến cho nghĩa lý chẳng tròn vẹn.
Huống chi Thị châu thường nêu ra, thâu nhiếp Sắc quy về tâm, lập tức trái với các văn “lìa sắc chẳng có tâm, lìa tâm chẳng có sắc”, hai thì cùng hai, một thì cùng một, và duy sắc duy tâm” trong Phụ Hạnh.
Nhưng, mười môn bất nhị, đều nêu rõ đại thể của pháp quán, và pháp quán của tông này, chính thực ở tại nội tâm, nương nhờ vào cảnh ngoài. Vì bỏ cái nương nhờ, giữ lấy cái chính thực, cho nên chỉ lấy nội tâm làm chung. Nếu đối với thuyết ấy, đã nói là duy sắc thì sắc lẽ nào không bao gồm các pháp hay sao?
Lại nữa, trong Phụ Hạnh nói: “Mê cho là trong ngoài, ngộ chỉ có nhất tâm”. Cũng có khi nói theo chính tu nội quán, nếu dựa theo ngoại quán, lẽ nào nói ngộ chỉ có một sắc v.v… hay sao? Giáo nghĩa duy sắc, lẽ nào nói theo mê?
Còn trong Thị Châu nêu ra, cho rằng tâm chỉ ở lý, chúng sinh, Phật thuộc về sự, chỉ nói về tâm pháp, năng cụ năng tạo, chúng sinh, Phật môn thường là sở cụ sở tạo.
Thế thì đâu chỉ có sắc là không đầy đủ ba ngàn, chún g sinh – Phật cũng không đủ ba ngàn. Tôi đã có bàn luận tường tận, giải thích về pháp mầu ba nghĩa kia, lý thật sự như vậy. chẳng phải áp chế chống trái lẫn nhau. Cần phải biết cứu vãn đối với nghĩa có thể cứu vãn, bỏ ngắn theo dài, không lợi gì cho mọi người.
Thượng Nhân lại nói: “Nghĩa Lệ tịnh tâm, trải qua tất cả thì phải nói theo tu quán”. Đó là thượng nhân, không lĩnh hội được cảnh quán trong ngoài, tu chứng nhiều ngõ của một tông phái, và không am tường văn nghĩa của các bộ, gây nên sự phá bỏ xằng bậy bây giờ.
Vả lại, cảnh quán trong ngoài, sơ lược lấy bốn nghĩa để luận.
Từ đó suy ra lỗi trong tâm, trước đốivới nội tâm, tu quán để hàng phục dứt trừ năm trụ, thay vì hàng phục dứt trừ tịnh tâm, trải qua các pháp sắc, thanh kia, tùy ý tự lấy mỗi pháp, có đủ ba ngàn ba đế, thì không luận bàn đến cảnh tu ngoài quán. Ở đây giống như Nghĩa Lệ chắc chắn trước phải ở nội tâm, nếu nội tâm tịnh thì dùng tịnh tâm này, trải qua tất cả các pháp, tùy ý trừ bỏ hay hòa hợp; cũng tức là chỉ Quán, quán thành tựu thức ấm, trải qua tất cả giới nhập y chánh, mỗi mỗi đều kết thành ba đế.
Từ có trong ngoài cùng tu, thì giống như Phương Đẳng sám nghi, chánh tu nội quán; nếu đối với cảnh ngoài, mới có thể dùng pháp chánh quán của nội tâm, nương theo trải qua tương dung đạo cụ, đều thành tựu 22 tam-muội.
Từ có cảnh quán dựa theo nội tâm, tu quán không hòa nhập, mới xả nội cảnh chuyên chú tu ngoại quán, như phá bỏ pháp sau khi cùng khắp, đã ví dụ phá cùng khắp, cũng ví dụ như mười thừa; nhưng văn ở trong phá cùng khắp nêu rõ như vậy, thế thì nếu ngoại sắc tịnh thì đem tịnh sắc này, trải qua tất cả các pháp cho đến nội tâm, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp.
Từ có sơ tâm thì nên tu ngoại quán, như trước tiên đạt được sắc. Định vô sắc, nếu phát tâm tu viên đốn chỉ quán, thì người này đã đắm trước nặng nề ở nội tâm, cần phải dùng ngoại quán để phá trừ, đối với các ngoại sắc, quán thành tựu thì lý mới hiển bày, trở lại đem tịnh sắc, trải qua tất cả các pháp cho đến nội tâm, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp. Ở đây giống như duy sắc, duy thức trong bốn Niệm xứ, hai loại quán bao gồm hai loại căn cơ.
Thượng Nhân chỉ biết dùng Nghĩa Lệ trải qua tất cả các pháp, muốn giống như Phương Đẳng biểu lộ nghĩa trải qua sự trọng trong các pháp, các văn như thế mà ý thì khác xa.
Vì sao? Vì tạm thời như Nghĩa Lệ nói thứ lớp tu quán chắc chắn trước ở nội tâm, nếu nội tâm tịnh thì dùng tịnh tâm này, trải qua tất cả các pháp. Đã nói là “nếu Tịnh”, vì thế biết rằng, lúc quán chưa thành tựu thì nội tâm chưa tịnh, nếu quán thành tựu thì nội tâm thanh tịnh. Do đó nói rằng: “Nếu nội tâm tịnh, tương tự như Phương Đẳng nói thẳng rằng: “Dùng tâm chánh quán, làm sao giống nhau được”.
Lại nữa, trong Phương Đẳng kia thì trải qua các sự mà tác quán, gia thêm công hạnh mà tiến công, cho nên nói: “Tâm tâm nối nhau quán đạo Vô gián, mới được nhập pháp môn bất nhị”.
Nghĩa Liệt đã nói: “Tịnh tâm trải qua các pháp, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp” không bao giờ gia thêm công hạnh? Xem điều này thì là quán thành tựu tịnh tâm trải qua tất cả các pháp. Còn trong văn tự đưa ra tu nội quán, nên nói là nên biết: “Tất cả đều do tâm phân biệt, các pháp không hề tự cho là đồng khác”. Đã suy lỗi nơi tâm, thì chỉ tu quán với nội tâm, các pháp ngoại sắc vốn không phân biệt đồng khác, thì không cần phải gia thêm công phu để tu quán pháp.
Nhưng hai quán trong ngoài, đều vì phá trừ phân biệt của nội tâm, nếu nội tâm quán thành tựu mà sự phân biệt đã diệt mất, thì lúc trải qua cảnh ngoài, tùy ý đi vào pháp môn bất nhị.
Nếu nội quán chưa thành tựu, sự phân biệt chưa dứt sạch, lúc trải qua cảnh ngoài, tâm tâm nối nhau, quán đạo không dứt mất, mới đi vào pháp môn bất nhị.
Lại nữa, dựa vào dẫn chứng chiêm sát hai loại quan nghĩa về thật tướng và Duy thức, đã chỉ ở nơi nội tâm, thì biết rằng chẳng phải tu quán với cảnh ngoài.
Thật tướng quán lý thì nơi ấm tâm chỉ quán Lý đầy đủ ba ngàn thật tướng. Duy thức trải qua sự chuyên môn soi chiếu phát khởi từ tâm, trải qua nơi tâm năng tạo của mười giới.
Đã Từ biến đạo mà nói như vậy, thì thuộc về sự chẳng phải gọi là Sự của ngoại cảnh. Đã suy ra lỗi nơi tâm, cho nên chỉ quán sát nội tâm. Pháp quán tâm, không ngoài hai loại, nếu hai quán thành tựu thì nội tâm thanh tịnh,lúc đem tâm thanh tịnh trải qua ngoại pháp, thì mỗi mỗi pháp tự nhiên đều sẽ thanh tịnh, bất luận bàn đến ngoại cảnh tu quán.
Nếu đem Duy thức làm ngoại quán, thì quán sát Duy sắc là ở nơi nào? Bốn Niệm xứ y cứ theo duy thức, duy sắc, chia ra hai quán trong ngoài, chẳng phải không hiển nhiên. Thượng Nhân sao có thể cố tình làm trái giáo tông, cương quyết cho rằng Duy thức là quán ngoài như vậy?
Tùy theo trong tự ý, chỉ y cứ vào nội tâm, khởi lên mười giới phân biệt Phụ Hạnh phân định thuộc về Duy thức sự quán, Nghĩa Lệ nói rõ: “Sự quán thì chuyên môn soi chiếu phát khởi ở tâm”. Bốn tánh không đạt được, làm sao có thể cương quyết cho rằng trải qua cảnh ngoài? đã hoàn toàn không nhận thức được quán pháp trong ngoài, làm sao có thể ngông nghênh sinh ra công kích bài bác được?
Lại nữa, phải biết rằng: Nói sự – lý không hai, người đạt được ý này, tùy đó tu một quán nhất định bao gồm hai nghĩa. Như người tu tập lý quán, tuy nói chỉ xét lý cụ, nhưng phải toàn tu ở tánh, thì khéo tu quán thật tướng. Người tu tập sự quán, tuy quán sát tâm năng tạo của mười cõi, nhưng phải biết: Toàn tánh trở thành tu, thì kheo tu Duy thức quán.
Lẽ nào khiến cho kẻ “chín tuần thượng ngồi”, đều phải từ ngoài vào trong, tùy theo niệm thiện ác, bao lượt suy tìm kiểm chứng hay sao? Lẽ nào khiến cho kẻ “công tư hốt cự”, đều cần phải ở nơi tịnh thất quán lý, sau đó mới gọi là sự – lý không hai hay sao?
Huống chi Thượng Nhân cương quyết chấp rằng cảnh ngoài là Duy thức, chỉ giống như “Thường ngồi”, chú trọng quan sát về lý cụ, hoặc phát tâm sơ trụ và nội ngoại phàm, đã không trải qua việc ngoài, lẽ nào quán đạo chưa khai mở, thì không thể bàn về đạo hay sao?
Thượng Nhân dùng văn “trải qua tất cả” của Nghĩa Lệ, để giải thích về tu quán, đối chọi với môn không hai và chỉ quán kiết lệ, cùng phương đẳng biểu pháp, sự sai lầm rất nhiều. Nay vì trong văn có đủ trường hợp các nghĩa đã viết, sơ lược nêu rõ những sai lầm.
Như văn kia nói: “Sắc – tâm một thể không trước sau, đều là pháp giới, thứ lớp tu quán, chắc chắn trước ở nội tâm (tức là trước quán sát thức ấm). Nếu nội tâm thanh tịnh (nghĩa là hiểu rõ một niệm có đủ ba ngàn pháp, cho nên nói là “nếu thanh tịnh”. Vậy thì chỉ quán lý cảnh, cũng chính là sắc, tâm trong môn bất nhị, bao gồm trong một niệm tâm, chúng sinh, Phật…), đem tâm thanh tịnh này trải qua tất cả các pháp [cho rằng nếu hiểu rõ một niệm ba ngàn rồi, vì thế nói là”nếu thảnh tịnh”, sau đó trải qua tất cả các pháp kia, không ngoài ba ngàn của Ngã, do đó nói là “trải qua tất cả các pháp”, tức là chỉ quán kết thành ba đế, ý cũng chính là trong ngoài môn bất nhị. Ngoại cho là dựa vào y chánh sắc tâm kia, tức Không – Giả – Trung v.v.… đây điều là chánh tu quán, chẳng phải quán thành tựu mà trải qua tất cả. Tùy ý tiêu tan hay hòa hợp (cho rằng ba ngàn không ngoài, thâu nhiếp sự cảnh bên ngoài không thiết bất cứ điều gì, tức là chỉ quán kết thành ba đế. Văn trong mỗi văn, kết thành cảnh không thể nghĩ bàn, ý cũng giống như trong ngoài môn bất nhị trước đây, hiểu rõ sắc ngoài tâm nhât niệm vô niệm, chỉ có nội thể ba ngàn Không – Trung mà thôi, điều là ý tiêu tan hay hòa hợp. Người có thể quán sát niệm niệm như vậy, thì nếu rõ ràng minh bạch, tức là thành tựu quán hạnh, nếu phát khởi kiến giải tương tự, tức là thành tựu tương tự. Nếu ba đế hiển bày phân biệt, tức là thành tựu phần chân, nào là quán thành tựu, mới trải qua mọi nơi ư? Lẽ nào đi vào phần chân mới trải qua mọi nơi hay sao?). Lại nữa, cúng trước hiểu rõ muôn pháp Duy tâm (Liễu tức là hiểu rõ, cho rằng ba ngàn không ngoài một niệm v.v.…) mới có thể quán tâm (y theo kiến giải mà quan sát ba ngàn pháp không ngoài một tâm), có thể hiểu rõ các pháp thì thấy các pháp Duy tâm duy sắc. Nên biết rằng: “Tất cả do tâm phân biệt, các pháp không hề tự cho là đồng khác. “Nên biết” trở xuống là ý chính thức nêu rõ quán tâm, các pháp đã do quán tâm phân biệt, vì thế cho nên chỉ quán tâm mà thôi, tuy nói duy sắc nhưng sắc chính là tâm. Do đó trong kinh Chiêm Sát nói: “Quán có hai loại: Một là Duy thức, hai là Thật tướng” [dẫn kinh chứng minh]. Thật tướng quán sát lý (quán sát tánh của ba ngàn chính là Không – Giả – Trung, tức là nội tâm thanh tịnh trước đây). Duy thức trải qua sự (tức đem tâm thanh tịnh trải qua mọi nơi của các pháp]. Sự lý và không hai [tức sự mà là Lý, thâu nhiếp ngoài quy về trong, ba ngàn ba đế, thâu nhiếp hoàn toàn tất cả, cho nên nói là không hai. Không hai Môn nói: “Chỉ có nội thể ba ngàn, tức là Không – Giả – Trung”. Nên biết rằng hai quán lẽ nào có thể lìa xa nhau? Nếu cho rằng đợi khi nội quán hiển bày lý, mới trải qua ngoại sự khắp nơi, tức là sơ tâm chỉ tu tập quán thật tướng, khi quán thành tựu, cho đến phần chân mới tu tập Duy thức quán hay sao? Trái ngược và tổn hại vô cùng không thể nào trình hết được. Lại nữa, nên biết rằng: Thật tướng và Duy thức tuy thuờng phân biệt lợi độn, nhưng chung quy mà nói thì hai quán cùng như nhau). Quán đạo khơi bày đôi chút (cho rằng nếu hai quán có thể phù hợp với nhau, Sự, lý không hai tức là quán đạo, khai bày sơ qua có thể đi vào các địa vị của quán hạnh…), hiểu được điều này thì sẽ cùng nhau luận đạo (nên biết rằng: Người hiểu sai mà cố chấp, thì làm sao luận đạo với nhau được? kinh Khi trình bày khuyên nhắc có thể không đúng chăng?)Đây đều là do Thượng nhân đem Môn Bất Nhị và chỉ Quán mà so sánh chú thích. Lại còn dùng văn trong Phương đẳng biểu pháp, đối chiếu với Nghĩa Lệ này; dùng tâm chánh quán kia, đối chiếu với “chắc chắn trước tiên là nội tâm, nếu tịnh nội tâm”; dùng “trải qua mọi sự trong mỗi duyên đều là biểu lộ thắng pháp kia, đối chiếu với “trải qua mọi nơi các pháp”; dùng “tâm tâm tiếp nối quán đạo không xen hở, đi vào môn bất nhị” kia, đối chiếu với ” tùy ý tiêu tan hay hòa hợp”. Thượng Nhân lãnh hội và giải thích như vậy, sơ lược có năm lỗi: 1/ Không hiểu rõ nghĩa lệ. 2/ Không hiểu rõ môn bất nhị. 3/ Không hiểu rõ chỉ quán nghĩa lệ. / Không hiểu rõ phương đẳng biểu pháp. / Tự trái ngược với ý chỉ của Thị Châu.
Vả lại, Nghĩa Lệ đã mở rộng lỗi của phân biệt, ở nơi trong nội tâm, sự phân biệt này lẽ nào chẳng phải vô minh? Nếu chưa đoạn trừ điều phục,sao có thể trải qua mọi cảnh, tùy ý tiêu tan hay hòa hợp? Phương Đẳng Chánh Quán dựa vào khi chưa dứt trừ điều phục mà nói, cho nên lúc trải qua ngoại sự, thì phải niệm niệm nối nhau, tiến công khiến cho quán không xen hở, mới đi vào cửa ngõ không hai, đâu thể khiến cho tùy ý tiêu tan hay hòa hợp được? Vậy thì Thượng Nhân không hiểu rõ tướng thành tựu, chưa thành tựu của Nghĩa Lệ và Phương Đẳng, dẫn đến đối chiếu sai lầm như thế.
Lại nữa, Môn Bất Nhị tuy từng môn từng môn hòa nhập nhau, nhưng một môn trong ngoài, đã đối chiếu với hai diệu Trí và Hạnh thì sẽ tập trung nói về Tự hành quán pháp.
Lại nữa, như cái hiểu của Thượng nhân, phải là người tu nhiều về Chỉ Quán, mới nhờ vào Sự mà tu quán, nay vì sao tâm chánh quán, lại tu tập ở môn Sắc – Tâm? Một môn trong ngoài đích thực nói về quán pháp, đến nay trở thành luận gần cạnh pháp, tại sao đem chánh quan trong môn Sắc Tâm, trải qua bên cạnh cảnh ngoài các pháp? Khoa quán cảnh, trong đã cùng là câu “tùy ý tiêu tan hay hòa hợp”, vẫn chỉ là tướng thành tựu của quán ngoài.
Nếu cho rằng không đúng vì sao đem hai quán trong ngoài, chỉ đối chiếu với một đoạn văn “trải qua tất cả các pháp, tùy ý tiêu tan hay hòa hợp”?
Huống chi trong văn quán ngoài, đã nói xong nghĩa lý nói về quán thành tựu, do đó văn nói: “Thể sắc tâm bặt dứt chỉ có một thật tánh, và sáng sủa đồng với chân tịnh, rõ ràng như lưới giăng của Đế-thích? Nếu chưa tiêu tan hay hòa hợp thì làm sao sáng sủa đồng với chân tịnh, làm sao có thể thấy rõ ràng lưới giăng của Đế-thích? Lại đem các văn như “trước hiểu rõ sắc tâm bên ngoài”, để kết thúc phần trước mở ra phần sau, lại càng nhiều chướng ngại. Vì sao? Vì nếu trước hiểu rõ mọi lời văn, là kết thúc tướng quán trước đây, đã nói là “trước hiểu rõ nhất niệm, vô niệm bên ngoài sắc tâm”, thì cảnh ngoài trước đó đã tiêu tan hay hòa hợp xong xuôi, làm sao đem nội quán tiếp tục đối chiếu với tiêu tan hay hòa hợp được? Từ nội thể về sau, nếu thuộc về phát sinh phần sau, thì chắc chắn phải chính thức trình bày về nội quán, vì sao cùng chỉ thực hành quán ngoài tiêu tán hay hòa hợp? Thế thì kết thúc quán ngoài ở phần trước, đã là trải qua sự tiêu tan hay hòa hợp bên ngoài, thì rõ ràng những lời kinh Khê đã lập nên hoàn toàn chẳng có nguyên do. Lại nữa, cảnh ngoài đã thoáng đãng đồng với chân tịnh, lưới giăng Đế-thích rõ ràng sáng sủa, thì uổng công đã lập ra một khoa nội quán, thì thành ra kinh Khê nêu bày giả dối giải thích hoang đường, làm mê hoặc cho người thực hành? Môn nội ngoại, đầu tiên trình bày nêu ra hai loại cảnh quán, Thượng Nhân ngang nhiên thâu tóm lại thành một loại, dựa vào đó nêu bày về quán ngoài; trong môn Sắc tâm không bàn về quán pháp. Thượng nhân cương quyết cho rằng đích thực tu tập nội quán.
Lại nữa, môn Nội – Ngoại, đích thực luận bàn về hai loại cảnh quán, nếu đem nghĩa lý của Thượng Nhân đã lập ra để đối chiếu, thì môn này chỉ đại khái điểm qua nghĩa lý của phần chánh, dựa vào sự trải qua giúp đỡ mà thành (Vì Thượng Nhân nhiều lần nói rằng “Góc sự nương pháp” hai quán nương nhau mà thành Chỉ Quán).
Nếu y cứ theo những sự thiết lập của kinh Khê thì môn Nội Ngoại, hoàn toàn không nói về quán pháp, vì sao? Vì hai quán Thật tướng – Duy thức, chỉ y cứ theo nội tâm mà luận, Thượng Nhân đã đem môn Nội Ngoại, chỉ đối chiếu với văn “trải qua ngoại pháp tiêu tan hay hòa hợp, lẽ nào hoàn toàn không trình bày về hai thứ pháp quán là Thật tướng – Duy thức hay sao?
Lại nữa, Thượng Nhân chỉ đem câu “nếu nội tâm thanh tịnh”, đối chiếu với Lý cảnh trong Chỉ quán (hoàn toàn không dám nói quán là vì nhiều vướng mắc. Xem thường như thế làm sao có thể phê bình nhận xét về giáo?), mới đem cảnh này trải qua khắp các pháp bên ngoài, thì vô cùng trái với Chỉ quán, vì luận kia có đầy đủ Thức – Ấm, tu ở mười thừa, sau đó đem mười thừa này, trải qua sự tạo tác cảm thọ, đâu hề đơn độc đem lý cảnh trải qua Sự?
Lại nữa, trong môn Sắc tâm, mình, người, chúng sinh, Phật, cùng ở trong một niệm, Thượng nhân chỉ lấy mình, tâm, chúng sinh, Phật, làm ý của nội quán, đem chúng sinh khác, Phật khác dùng quán ngoài để trải qua. Vậy thì trong ngoài đều không trọn vẹn. Nên biết rằng: Nội tâm dựa theo lý để gồm nhiếp pháp, lẽ nào chỉ là chúng sinh, Phật của chính mình, mà chúng sinh khác, Phật khác, tâm mình đã tạo đều phải thâu nhiếp; lúc trải qua việc ngoài, lẽ nào chỉ là cảnh của chúng sinh khác, Phật khác, tâm mình đã tạo đều phải trải qua; sai sót đâu có giới hạn, lẽ nào có thể ghi chép đầy đủ? Nêu văn như vậy, còn tự tin có thể đạt đến hay không, thì không dựa vào sự biên sọan của kinh Khê?
Nếu cho rằng: Trước tiên hiểu rõ các văn kết thúc phần trước, phát sinh phần sau, lại thành ra tu quán ngoài, đến địa vị Tương tự phần chân, sau mới tu quán trong, còn bằng lòng giúp đỡ hay không? Nên biết rằng: trong ngoài không hai phần, chủ yếu trình bày về hai loại cảnh quán, tuy phần nhiều là tu quán, nhưng trước dựa vào nội tâm, không ngăn ngại cùng có mê đắm nội tâm, phát khởi đau thương lại tu quán ngoài, vì thế cho nên kinh Khê tùy theo đó nêu ra lời như vậy, lại trước giải thích về quán ngoài. Ví dụ như vậy rất nhiều không thể nào dẫn đầy đủ được.
Trong quán ngoài, tự trình bày về sắc tâm, y chánh bên ngoài là cảnh sở quán, tùy theo một cảnh mà dùng ba quán không thể nghĩ bàn, tức thì soi chiếu, tức thì diệt mất, cho nên lúc quán thành tựu, rộng mở đều đồng với chân tịnh. Một cảnh đã cùng khắp, thâu nhiếp các pháp kia thì các pháp kia đều thâu nhiếp các pháp, cho nên y chánh lưới giăng của Đế-thích, cuối cùng tự chói lọi rực rỡ [y chánh nếu không đầy đủ trong nhau không thâu nhiếp lẫn nhau thì lẽ nào giống như lưới giăng của Đế-thích?]
Kế đến giải thích về nội quán, đầu tiên trình bày Diệu giải, thâu tóm ngoại hướng vào trong, cho nên nói là “trước hiểu rõ nhất niệm vô niệm, bên ngoài sắc tâm [Nghĩa Lệ nói “Trước hiểu rõ muôn cảnh duy tâm]; tiếp theo trình bày về diệu quán, vì chuyên chú vào nội tâm quán xét tất cả các pháp, do đó nói “chỉ có nội thể ba ngàn tức là Không – Giả – Trung (Nghĩa Lệ nói “Mới có thể quán tâm”). Nói là “Trước hiểu rõ”, đã không kết thúc tướng thành tựu quán ngoài trước đó, lẽ nào có thể chỉ trích lung tung rằng: Quán ngoại chỉ do kiến giải, quán trong là do thực hành” hay sao? Vì thế biết rằng: “Trước hiểu rõ sắc tâm bên ngoài …”, chính là hiểu biết nội quán, thế thì so với văn trước hiểu rõ muôn pháp duy tâm mới quán tâm được” trong Nghĩa Lệ, đều là trừ bỏ. Thượng nhân không phải cho rằng phá bỏ tôi chính là phá bỏ kinh Khê hay sao?
Nhưng nội quán gồm có ba quán vong – chiếu và quán thành tướng, quán ngoài gồm có diệu giải và nói trước hiểu rõ muôn pháp duy sắc. Bởi vì văn bóng bẩy phản ánh lẫn nhau cho nên thiếu sót lẫn nhau. Hơn nữa, trong ngoại quán hoàn toàn không nói thâu nhiếp pháp ngoài quy về trong tâm, mà tự nói là “Đế võng y chánh”, lẽ nào sắc ngoài không đủ ba ngàn, không đủ nội tâm hay sao?
Lại nữa, đặc biệt trái với Thị Châu nêu ra văn kia nói: Môn trong ngoài môn đối cảnh nói về trí, mới giải thích về quán trí, hoặc môn sắc tâm, không thể đối chiếu với ba đế, ba quán”. Lại nói: “Đều có sở thuộc, không thể lẫn lộn quá mức”. Do đó biết rằng: Ý chỉ của Thị Châu sâu xa, không chấp nhận trong môn Sắc tâm, nói về quán tuệ. Văn kia phân định Sơ môn chưa giải thích về đế quán, Thượng nhân đảo lại đích thực là nói về nội quán. Văn kia phân định môn tiếp theo mới trình bày về quán trí, Thượng nhân lại cho rằng nhờ vào đó nêu rõ quán ngoài. Lại nữa, ý chỉ của Thị Châu nói phân định Sắc tâm thể dứt, là tiếp tục nêu rõ tướng thành tựu của quán, lại nói rằng đây là quán thành tựu duy nhất thể tánh, lại giải thích hoát đồng chân tịnh là phần vị thanh tịnh của sáu căn. Nếu chưa tùy ý tiêu trừ hay hòa hợp, làm sao gọi là tướng quán ngoài thành tựu? Lẽ nào phần vị thanh tịnh của sáu căn, giống như sắc tâm chưa hòa hợp hay sao?
Nếu cho rằng ý chỉ của Thị Châu phân xét hai môn này không xác đáng thì hai quyển đâu đủ để có thể y cứ giải thích về môn Bất nhị? Nếu văn có trái mà phá bỏ quán tâm thì lý sẽ hoàn toàn sai lầm. Nhưng ý chỉ của Thị Châu rõ ràng không một điều gì để giữ lấy, chỉ có Thượng Nhân nay vịn cây nhìn thấy kia, thì không phù hợp mà chỉ trái ngược. Nhưng học vô thường sư, lý trường thì thành tựu, có điều gì không thể? Càn Trúc bỏ tà theo chánh, điều ấy nào giới hạn, nhưng nếu lập ra nghĩa lý mà chẳng cao siêu thì đâu thua kém gì Sư? Đã rầy rà lại thua kém đâu cần phải đổi thay.
Lại cương quyết chấp rằng Chỉ Quán kết thúc ví dụ về y chánh các pháp, đều là văn thể hiện ba đế, là đích thực tu ngoại quán, lại càng không thể.
Văn kia chọn lựa nêu ra thức tâm, tu tập mười thừa, nay mới một quán, làm sao thay đổi các quán ở bên ngoài được? Phá bỏ các văn cuối cùng ví dụ về các ấm nhập, vẫn còn sợ rằng quá sớm, sau khi kết hợp với ấm thức mười thừa, chỉ là đã dứt bỏ thông – bít. Y cứ chung theo năm ấm mà tu quán, cho dù phá bỏ các văn cuối cùng ví dụ về các ấm nhập. Huống chi văn kia nói rõ ràng, từ đầu đến đây, chỉ dựa theo thức tâm, từ đây trở đi cho đến lìa bỏ ái, có y cứ theo năm ấm mới thành tựu tướng quán. Ý chỉ của kinh Khê rõ ràng như vậy, từ đầu đến đây, chỉ dựa theo ấm tâm mà tu quán, vì sao có thể trái ngược với Tông Tổ, cương quyết đem văn “quán thành lịch pháp” này cố chấp làm thành ngoại cảnh tu quán như vậy?
Vì thế biết rằng: nếu là người thượng căn có thể đi vào quán hạnh – chân – tự, dùng tâm thanh tịnh trải qua các pháp, tùy ý tiêu trừ hay hòa hợp. Sư giải thích không có những sai lầm, bao gồm kết hợp các văn, vì kinh Khê tự nói:” Người thượng căn vừa quán liền đi vào Sơ trú hay nội ngoại phàm”; ba phần vị này, lẽ nào không thể dùng tâm thanh tịnh trải qua các pháp tùy ý tiêu trừ hay hòa hợp ư?
Lại nữa, quán pháp tùy ý tương ứng, phải từ Sơ phẩm trở lên mới có đức này, cho nên Chỉ Quán trình bày về Sơ phẩm rằng:”Không gia thêm công lực, tùy ý rõ ràng v.v.…” Nên biết rằng: Địa vị đã ở nơi một pháp ba đế, tùy ý rõ ràng, đối với pháp khác lẽ nào không rõ ràng hay sao? Địa vị này đã như vậy, địa vị sau ví dụ như thế, nhưng phân chia ba bậc quán hạnh-chân-tựa tùy ý.
Nhưng sau khi quán thành tựu, vẫn còn nói về trải qua cảnh ngoài, ấy là do trụ ở nhân vị. Nên biết rằng: Chỉ có địa vị Diệu giác mới hoàn toàn không có tướng trong ngoài.
Vì vậy trong luận Khởi Tín nói: “Pháp thân chư Phật càng không thấy kia đây sắc tướng diệt tướng”, vì không có Phật khác, tức không có có chúng sinh khác, Chánh báo đã dứt bỏ, lẽ nào y báo tồn tại? Tuy ba ngàn rõ ràng như thế nhưng tướng trong ngoài bặt dứt. Nếu còn lại một phẩm vô minh, thì phải có tướng tự – tha nhỏ nhiệm, do đó trong luận Khởi Tín chép: “Do chuyển thức cho nên thấy có Phật khác”, đã thấy phật khác, lẽ nào không thấy chúng sinh khác? Chánh báo vẫn còn thìn y báo lẽ nào mất đi? Đem nội quán đã thành tựu, trải qua sự cảnh bên ngoài, tùy ý dứt bỏ hay hòa hợp.
Do đó trong kinh Tịnh Danh chép: “Quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy”, lẽ nào chẳng phải lấy trong để ví dụ cho ngoại hay sao? Phần chân còn thế, tương tự – quán hạnh có thể biết.
Thượng Nhân cương quyết chấp rằng: “Chỉ quán thức tánh đầy đủ ba ngàn pháp, thì ngoài ba ngàn càng không có một pháp nào”, lẽ nào tồn tại riêng một sự cảnh ấm ở ngoài tâm, mà lại cần có thức ấm hiển bày lý, mới dung thông tất cả hay sao? Phải biết rằng: Nói như vậy là ý hoàn toàn không thể nào tu quán ở địa vị sơ tâm. Vì sao? Vì đã không chấp nhận quán các pháp ngoài sắc, sợ rằng tâm hướng ngoại, chỉ quán nghĩa của lý cụ trong nội tâm, thì phải là nội, hoặc là ngoại, thường quán xét cùng khắp, mới gọi là quán ở tánh có đủ ba ngàn.
Nếu vậy thì lẽ nào chỉ riêng quán thành tựu, không có pháp ngoài nào để trải qua, lúc lý chưa hiển bày ư? Nếu tu ngoại quán, cũng không có một pháp nào để làm sở quán, các pháp ngoại sắc, đã là nội quán vì tất cả quán sát xong xuôi. Vậy thì hai quán trongngoài đều không thành tựu, vì không chuyên chú vào nội quán thì không thành tựu, vì không có sự cảnh bên ngoài nên ngoại quán không thành tựu.
Nếu như giáo văn của một tông phái, đã nói về tu quán, thành tựu và không thành tựu, đều phải trải qua tất cả các pháp. Nếu tu nội quán, trước tiên diệu giải thâu nhiếp pháp ngoài, đi vào tâm chỉ quán nội tâm đầy đủ các pháp tánh, nghĩa thâu nhiếp các pháp đã thành tựu, nghĩa chuyển tâm lại thành tựu. Nếu tu quán ngoài, cũng trước dùng diệu giải thâu nhiếp các pháp và nội tâm, đi vào một pháp của sắc ngoài, tu các quán về duy sắc, nghĩa thâu nhiếp các pháp đã thành tựu, lẽ nào hai quán cùng có chung lý do hay sao?
Nếu tu Duy thức, quán thành tựu lý hiển bày, đã thấy nội tâm thâu nhiếp các pháp rồi, thì đem tâm đã chứng trải qua các pháp bên ngoài, tự nhiên thấy được các pháp đều hướng về ngoại sắc, đều hướng đến ngoại tâm. Vì vậy, Nghĩa Lệ chép: “Trước tiên hiểu rõ muôn pháp duy tâm, mới quán tâm được”; có thể hiểu rõ các pháp [Nội tâm như vậy có thể hiểu rõ các pháp, thì ngoại sắc đều hướng về tâm gọi là không hai, gọi là Nội tâm tịnh], thì thấy các pháp duy sắc duy tâm [Tất cả các pháp hướng về ngoại sắc gọi là Duy Sắc, tất cả các pháp hướng về tha tâm gọi là Duy Tâm, tâm thanh tịnh trải qua bên ngoài thì tự nhiên thấy tướng tiêu trừ hay hòa hợp]. Lại như môn nội ngoại bất nhị kết hợp trở thành không hai, nói thế thì pháp ngoài hoàn toàn là tâm tán, tâm tánh không ngoài thâu nhiếp toàn bộ các pháp (đây là quán tâm hiển bày tánh, không hai với các pháp ngoại sắc). Chư Phật mười phương và pháp giới hữu tình, tánh thể không khác nhau, tất cả đều đầy đủ (đây là Phật pháp thâu nhiếp tất cả, và pháp chúng sinh thâu nhiếp cùng khắp, cho nên nói: “Tất cả đều cùng khắp. Chánh báo đã vậy thì y báo thâu nhiếp cùng khắp cũng như thế”. Đã nói đều cùng khắp, lẽ nào không cùng với nội tâm tiêu trừ hay hòa hợp ư?).
Vì vậy một thí dụ về lưới giăng của Đế-thích, có thể dụ cho nghĩa của bốn thứ trong ngoài, vì sao? vì lúc tu nội ngoại quán đều phải tùy theo đó nêu ra một hạt ngọc, thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc, quán thành tựu trải qua cung khắp, lẽ nào không tùy theo đó nêu ra một hạt ngọc để thâu nhiếp các hạt ngọc hay sao?
Ý chỉ của Thị Châu giải thích về câu tâm tánh không ngoài thâu nhiếp cùng khắp tất cả”, nêu ra thí dụ này nói: “như nêu ra một hạt ngọc thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc”, đến giải thích câu “chư Phật mười phương…” chỉ nói: “chúng sinh, Phật là một, như hư không chẳng có trong ngoài”.
Vả lại, ba pháp đều là Diệu, tất nhiên không có hơn kém, tâm pháp đã có thể là một hạt ngọc thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc, thì chúng sinh – Phật sao không thí dụ cho một hạt ngọc thâu nhiếp tất cả các hạt ngọc? Hơn nữa, thí dụ về lưới giăng của Đế-thích vốn hiển bày y chánh, sắc tâm, trong ngoài, tự tha, nêu ra một nghĩa mà thâu nhiếp toàn bộ, vì cái thấy của mình do hiểu sai nên khiến cho thí dụ viên mãn chỉ quy về một phía.
Nên biết rằng: Nội quán thành tựu trải qua pháp ngoài, thì tùy ý nêu ra một mà thâu nhiếp tất cả. Nếu dùng tâm chánh quán trải qua sự cảnh để thực hành quán, lại cũng theo đó quán một pháp mà thâu nhiếp tất cả các pháp. Nếu tu nội quán mà không chuyển sang tu ngoại quán, thì cũng phải nêu ra một để thâu nhiếp tất cả. Như vậy mới tương xứng với thí dụ về lưới giăng của Đế-thích, mới được gọi là một sắc, một hương không gì chẳng phải Trung đạo (Trung lấy nghĩa không nghiêng lệch. Nếu đương thể hương – sắc, không đầy đủ ba ngàn, không thâu nhiếp các pháp, không là nơi hướng về các pháp, thì nghĩa đó là nghiêng lệch không thành nghĩa Trung đạo).
Nếu chỉ có nội tâm đầy đủ ba ngàn, có công năng thâu nhiếp các pháp, ngoại sắc chẳng đầy đủ ba ngàn, không thâu nhiếp các pháp, thì sao lúc thành Phật, trong chánh báo hiện bày y báo, trong y báo hiện bày chính báo? Nếu pháp tánh chẳng như thế thì lúc tu không phải như vậy, đến quả mới như vậy, thì tất cả trở thành có tạo tác, chẳng phù hợp với tánh. Lại nữa, nếu sơ tâm tu quán, không chuyên chú vào nội tâm mà lại bao gồm cả quán sắc ngoài vậy thì nội quán đã sắc ngoài, cần gì phải tiếp tục trải qua pháp ngoài để quán?
Phải biết rằng: chỉ quán nội tâm tức là không, Giả, Trung rồi tự nhiên thấy mỗi sắc tâm bên ngoài đều là không, Giả, Trung. Do đó trong Phụ Hành chép: “Thâu tóm ngoài hướng về nội, khiến cho quán nội thức, đều là một thức, thức đã không thì mười giới đều không, Giả – Trung cũng vậy”, đã quán thức không rồi mới nói mười giới đều không, Giả, Trung, vậy nên biết: Lúc tu nội quán, không phóng tâm quán xét cảnh ngoài, chính là ngoại pháp, tự nhiên hướng về nội. tâm thnah tịnh trải qua ngoại cảnh, đích thực quán sát pháp ngoài, pháp trong hướng ra cảnh ngoài, lẽ nào không đúng hay sao?
Lại nữa, nay Thượng Nhân đã cương quyết đem quán trong làm lý và pháp ngoài là sự, trong văn mười Pháp đã không chọn nêu rõ ấm nhập nội tâm làm cảnh, lại không có mười pháp thành thừa, sao gọi là thuần túy bàn về lý quán? nếu chẳng phải lý quán, làm sao phế bỏ phụ pháp quánđ ? luận về tông đã thất bại, thì muốn nói gì nữa?.
THỨ TƯ: KHÔNG NÓI VỀ HAI SỰ TẠO LÝ
Nhưng nếu hiểu được ý của hai cảnh quán trong ngoài, không phải tiếp tục nói về nghĩa của hai tạo, vẫn còn sợ rằng Thượng Nhân chấp mê khó ngộ, cho nên không gặt hái được, vì vậy lại tiếp tục nói.
Trong Phụ Hành nói: “tạo có hai nghĩa: 1. Dựa theo lý, Tạo chính là Cụ; 2. dựa theo sự, là nói về quá khứ tạo nên hiện tại, quá khhứ hiện tại tạo nên tương lai, hiện tại tạo nên hiện tại, bậc thánh biến hóa sở tạo v.v…” còn kết thúc nói: “Đều do lý cụ mới có sự dụng, nay muốn tu quán chỉ quán Lý cụ, cùng phá bỏ, cùng thiết lập, cùng là pháp giới, tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật” (Trên đây đều là văn của Phụ Hạnh, nhưng đối với sự lấy ý mà nói về sơ lược về văn mở rộng kia).
Hai tạo ở đây, đều nói về ba ngàn, lý thì vốn đầy đủ ba ngàn và tánh thiện tánh ác; sự thì biến tạo ba ngàn, cùng tu thiện ác.
Nói về Sự tạo, chính là lấy vô minh, thức ấm làm năng tạo, mười giới – y chánh làm sở tạo. Nếu nói về Lý tạo, tạo tức là đầy đủ (Cụ), đã là năng tạo sở tạo, mỗi mỗi chính là Lý, thì mỗi mỗi tương đương thể đều đầy đủ tánh đức ba ngàn, do đó mười hai nhập đều có đủ ngàn Như.
Năng tạo sở tạo, nội cảnh ngoại cảnh, đều có thể đương xứ quán xét Lý Cụ, nhưng chỉ Quán cái nhiều theo cái chủ chốt, bỏ cái khó giữ lấy điều dễ, bỏ cái sở tạo kia, giữ lấy năng tạo, quán đầy đủ ba ngàn. Năng tạo sở tạo, nếu chưa quán đầy đủ thì tạm thời gọi là “phàm phu thế đế cách ngăn chặng dung hợp”, vì thế gạt bỏ giới nhập, chuyên giữ lấy ấm thức làm cảnh sở quán, tức là ý “trước hết tiếp tục trình bày về phần cảnh” trong Phụ Hạnh.
Còn trong mười thừa, thì sử dụng Diệu quán, quán một niệm ấm tâm năng tạo này vốn có đủ ba ngàn, đã là một niệm chính là ba ngàn, ba ngàn tức là một niệm, nói năng suy nghĩ không thấu đạt, vì thế không chuyển sang gọi là Cảnh không thể nghĩ bàn.
Nếu quán mãi không thôi, quán thành tựu thì lý hiển bày, hoặc điều phục, hoặc dứt trừ, gọi là tâm tịnh, do đó lúc chưa tịnh, gọi là vô minh thức ấm. Nếu lúc đã thanh tịnh, do vô minh chuyển đổi liền biến thành minh, năng tạo đã minh, sở tạo theo đó tự nhiên thanh tịnh (nếu nội quán thành tựu dùng Lý thâu nhiếp Sự, thì cảnh ngoài sự tạo đều hướng về nội tâm, gọi là Nội tâm tịnh. Nếu trải qua cảnh ngoài mà mỗi mỗi sự cảnh đều là nơi các pháp hướng đến, thì gọi là theo đó tiêu trừ hay hòa hợp).
Thượng Nhân không chấp nhận chỉ quán lý đầy đủ ba ngàn, mà phải chấp rằng quán nơi sự tạo, cảnh ngoài quay về tâm gọi là tu thật tướng quán, còn trải qua ngoại sự, đều quy về nội tâm, gọi là tu duy thức quán.
Tôi thật sự không dám vội vàng tin thuyết này, vì có nhiều điều sai trái, một là trái với văn hiện tại của Phụ Hạnh, hai là quán không rõ ràng, ba là nhận lầm Duy thức làm quán ngoài, bốn là hoàn toàn không hiểu được lý đầy đủ ba ngàn.
Vả lại trong Phụ Hành chép: “Đều do Lý Cụ mới có Sự dụng v.v.… nay muốn tu quán, chỉ quán lý cụ, vừa phá bỏ, vừa lập ra, vừa là phá giới, tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật”. Vì Thượng nhân không khéo dứt bỏ văn này cho nên không hiểu rõ hai tạo.
Đã nói: “Chỉ quán Lý cụ, vừa phá bỏ, vừa lập ra, vừa là phá giới”, lẽ nào chẳng phải khiến người thực hành đối với tâm năng tạo, chỉ quán lý đầy đủ ba ngàn đều là Không, Giả, trung hay sao?
Nếu vậy thì lấy sở tạo ngoại sự làm cảnh, làm sao gọi là “chỉ quán Lý cụ cùng phá bỏ, v.v…?
Vì cứu bệnh được huyệt thì trăm thứ bệnh thuyên giảm, chặt cây được gốc thì ngàn cành nhánh tự khô, cho nên nói: “Tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật”. Vì “đều do Lý cụ mới có Sự dụng, chỉ quán lý đầy đủ ba ngàn cùng là Không – Giả – Trung, cho nên sự dụng sở tạo tự nhiên đều là Không, Giả, Trung”. Vì thế nói là “Tùy ý thâu nhiếp có thể hiện quyền thật nhiếp” lẽ nào cần phải chặt hết ngàn cành nhánh, giảm bớt sáu phần bệnh, mới gọi là chặt cây cứu bệnh hay sao?
Trong Phụ Hành rõ ràng trình bày trước tiên phân biệt hai tạo, đặc biệt khiến cho người thực hành chỉ quán lý tạo đều là Không, giả, Trung thượng nhân chỉ khiến quán tất cả sự tạo, đâu có việc gì áp chế giáo thuộc theo tình quá? nếu nội tâm quán lý thì duyên theo cảnh ngoài sự tạo, duy thức quán ở Pháp nào, duy sắc quán ở pháp nào? Do điều này Thượng nhân bắt đầu thuận theo lắng nghe giải thích, rồi đến làm thầy hoàn toàn không hề biết biết hai tạo Sự – Lý và hai cảnh trong ngoài, liền sai lầm đem sự tạo cảnh ngoài, cho là nội tâm lý cụ.
Vả lại trong Phụ Hành chép: “Trong tâm chúng sinh, đều có Như Lai, ngồi kiết già tĩnh tọa, lẽ nào là Sự tạo Như Lai ư?”. Lại nói:”Địa vị dưới đây tuy đầy đủ nhân quả, nhưng chỉ là lý cụ”. Do đó biết rằng: Lý tạo không nói về biến đổi tạo tác, cho nên tu lý quán. đã nói “Chỉ quán lý cụ”, thì biết rằng: chỉ soi chiếu Bổn lý tánh đức đều là Không, giả, trung, tùy ý thâu nhiếp được sự tạo các pháp, lúc thực hành quán, thật sự không thể tùy tiện duyên theo sự tạo làm cảnh.
Do đó biện ngoa nói: “cảnh Bất tư nghị trong Chỉ quán kia, đầu tiên vốn muốn quán xét pháp y chánh của mười giới, cho nên chỉ có quán tâm, vì tâm là cội nguồn của các pháp. Chặt cây trừ gốc, cứu bệnh được huyệt, do đó liên quán niệm thức tâm, đầy đủ ba ngàn pháp”. Làm sao có thể nói chẳng phải sơ tâm tác quán thì quán các pháp, sở tạo ba ngàn lẽ nào chẳng phải các pháp hay sao? Lại phá bỏ chọn sắc quán tâm, sợ rằng nghĩa của tâm hướng ra bên ngoại, nên mới dẫn chứng.
Môn nội quán bất nhị, dựa vào y chánh sắc tâm kia để vặn hỏi. Lại nói: “Chỉ Quán sơ tâm quán tất cả các pháp y chánh ba ngàn của mười giới”. Trong ba ngàn lẽ nào không có sắc ư? Huống chi giải thích đầy đủ ấy là “trần pháp giới xứ xứ Giá-na”. Còn đưa ra sắc hướng Trung đạo, các pháp hướng về sắc v.v.… để vặn hỏi.
Đây há chẳng phải xưa nay hoàn toàn không am tường nghĩa lý của hai cảnh Lý Cụ, Sự tạo hay sao? Cho nên cho các pháp Sở tạo, là tánh đức vốn sẵn có.
Lại đem cảnh ngoài để cật vấn nội quán, vậy thì so với cảnh quán của một tông phái, bỗng nhiên trái ngược nhau như thế.
Vì sao trong phụ hạnh, khiến chỉ quán xét lý cụ cùng là Không, giả, trung, thượng nhân tự mình quán xét sự tạo? Đại ý khiến quán xét năng tạo đầy đủ giới như, nhưng Thượng Nhân thì đem sở tạo làm ba ngàn? Chỉ quán khiến chỉ quán xét thức tâm mà Thượng Nhân tự quán sát tất cả cảnh ngoài? Huống chi dùng sở tạo làm ba ngàn, vậy thì biến tạo mới có chẳng phải tùy ý đầy đủ. Lại phải từ tâm mà sinh, lẽ nào cùng một niệm chẳng phải trước chẳng phải sau, dụ về tám tướng của vật, sẽ chỉ là giả thuyết không hơn.
Do đó biết rằng: y theo thức ấm sở tạo làm ba ngàn diệu cảnh, thì điều đó xa vời đối với chỉ Quán.
Vì tự mình xưa nay không biết Lý cụ Sự tạo, không phân chia mà phân chia, đến khi bị Nghi Vấn Thư, chứng minh bằng hai tạo thì sự mê lầm của Thượng Nhân dường như thay đổi, đại khái biết là Lý cụ và Sự tạo y cứ theo nghĩa thì phải phân chia. Lại tình cờ gặp được chữ Tạo cùng ở nghĩa Cụ, liền rơi vào Đáp Nghi Thư, sửa văn che giấu lỗi lầm, mới cho rằng: “vấn nghi thư áp chế cái đúng, đồng tình với cái sai, xuyên tạc biện Ngoa, cho tâm cụ là cảnh ngoài. Vì vậy chỉ chú giải về sở tạo ba ngàn, nói Lý cụ gọi là Tạo, thật ra chẳng phải Sự tạo. Tiếp theo văn còn nói: “Nói sở tạo ba ngàn ấy tức là vốn có đủ ba ngàn gọi là Tạo, thật ra chẳng phải cảnh ngoài Sự tạo [Trên đây đều là văn trình bày trong Đáp Nghi Thư, thu thập chắc chắn thấy còn giữ lại].
Há chẳng phải lúc nào do vặn hỏi mà tỉnh ngộ, muốn dựa vào chánh nghĩa, chuyển suy nghĩ sự tạo đó thành Lý cụ, cho nên nói “vốn đầy đủ ba ngàn gọi là Tạo, thật ra chẳng phải là Sự tạo cảnh ngoài”.
Cho đến khi gặp thư vặn hỏi dùng văn trình bày trước sau trong Biện Ngoa, nghiệm xét điều đó từ trước không hề biết Lý Cụ ba ngàn chẳng phải là cảnh ngoài Sự tạo, thật ra không thể nào phân biệt hai cảnh Nội – Ngoại, hai tạo Lý – Sự. Vì thế bị vặn hỏi rằng: “nếu chia ra hai cảnh, tất đem y chánh bên ngoài, vặn hỏi về nội tâm quán pháp? Nếu phân ra hai tạo, tại sao đem nội tâm có đủ sắc, phá bỏ sự tạo báo sắc [Bởi vì Phù Tông nói: “Nếu không quán sắc, sợ rằng tâm hướng ngoại chính là chưa trải qua sự tạo báo sắc, chẳng phải không quán nội tâm Lý cụ diệu sắc].
Thượng Nhân đã bị thư vặn hỏi, kiểm nghiệm rõ ràng văn trước sau là xưa nay không biết nghĩa lý về hai tạo. Rõ ràng thư trước dựa vào chánh nghĩa, nói rằng Lý cụ ba ngàn thật ra chẳng phải là Sự tạo, sai lầm đó rất lớn, lại e rằng nếu thuận theo Phụ Hạnh, phân chia hai tạo; nếu thuận theo Môn Bất Nhị, chia thành hai cảnh, thì ý chỉ của Thị Châu và văn trước sau của Biện ngoa, hoàn toàn không tướng xứng. Vì thế từ nay về sau lại vứt bỏ chánh nghĩa, khôi phục tà tông, vẫn cứ đem Sự tạo, cho là Lý cụ thì không chia hai Tạo và lấy hai Cảnh chính là làm cho Sự Lý Nội ngoại lẫn lộn mà quán, phải biết rằng: Thuyết này hoàn toàn không có cho nên chỉ trái với giáo văn.
Nếu vậy Sự Lý Nội ngoại hỗn độn mà quán, vì sao trong Phụ Hành, khiến chỉ quán xét Lý cụ? Vì sao trong tứ niệm xứ, chú trọng ở nội tâm, quán xét tất cả các pháp? Vì sao trong Nghĩa Lệ y cứ theo lý mà quán tâm, chỉ thấu đạt pháp tánh, ngoài ra không còn đường nào khác? Sự quán thì chuyên soi chiếu phát khởi tâm, bốn lần mở rộng kiểm chứng; Nghĩa lệ sự quán hãy còn khiến cho chuyên chú soi chiếu phát khởi tâm, tin là chưa trải qua cảnh ngoài, quán duy sắc mới trải qua cảnh ngoài, quán Duy thức chỉ trải qua tâm năng tạo của mười giới mà thôi. Sự quán hãy còn chú trọng nội tâm, lý quán đâu lại quán cảnh ngoài? Nếu hai Tạo không chia làm chánh nghĩa, thì vì sao trong Đáp Nghi Thư, chỉ nói Lý cụ gọi là tạo mà thật ra chẳng phải sự tạo? Vì tâm không có sự hiểu biết xác thực, lúc nào cũng thay đổi, nên tà thuyết ấy phá hoại làm rối loạn bổn tông, mê hoặc người sơ học, lỗi đó chẳng lớn, nên phải đắn đo đừng tùy tiện gian trá nịnh nọt vận mạng sửa đổi.
Tại sao đem sự hiểu biết không bằng chứng này, muốn phế bỏ giác văn Quán tâm? Vì sao đem tâm tư giải dối ảo vọng này, mà muốn tu tập Chỉ Quán cho được? Hai tạo Sự – Lý đã không phân biệt được điều ấy, thì hai quán Sự – Lý, do đâu mà phát khởi? Cương quyết chấp rằng phải tìm hiểu Chỉ Quán, tìm hiểu như vậy có ích lợi gì đâu. Vì thế biết rằng: Chọn lựa nêu rõ Ấm Thức, quán xét có đủ ba ngàn đều là Không – Giả – trung, mới gọi là Lý quán. Văn này đã không có, làm sao có thể nói là thuần túy nói về lý quán? Đã không có lý quán và phụ pháp quán tâm, thì làm sao phế bỏ? Không tự tổn hại nơi chấp mê thì chắc chắn phải trừ bỏ hướng về nơi sáng sủa. Mau chóng bày tỏ báo chứng nên phải biết tiến có lên hay không?