PHÁP TRÍ DỊ BIÊN QUÁN TÂM NHỊ BÁCH VẤN

SỐ 1935

MỘT QUYỂN

Tống, Pháp Tôn Kế Trung biên tập.

Ngày 1 tháng niên hiệu Cảnh Đức năm thứ tư, Sa-môn tỳ kheo Tri Lễ ở Tứ Minh, kính cẩn dùng tâm làm pháp, hỏi nghĩa lý với giảng chủ Chiêu thượng nhân ở Triết Dương. Ngày 2 tháng , chùa Quốc Ninh ở châu này chuyển đến Thượng nhân. Trả lời bằng một cuốn viết về mười nghĩa (thập nghĩa thư)…Trả lời giải thích, chưa khéo đọc văn, cho dù sự việc có cải trang thì rốt cuộc cũng sẽ trái với lý, đầu đuôi toàn thư đều là nói dối, lật tìm đều thấy toàn là dua nịnh hại người, lại còn chứa đựng ý đồ hoại pháp, nhưng cũng không nhẫn tâm bày rõ hậu nạn. Sợ rằng làm hỗn loạn văn trước, vì thế tạm thời với mười khoa lập thành hai trăm câu hỏi. Ngại rằng: Thượng nhân vẫn cứ che giấu, không bày rỏ sự sai lầm của bản thân, lại mặc ý gian ngoa nịnh hót, tiếp tục sửa đổi những câu hỏi khó trả lời, cho nên trước nêu từng mục chất vấn, sau mới nói về nạn từ. Tất nhiên mong Thượng nhân y cứ theo số chương nêu ra, xem văn mà trả lời, đừng để cho một điều nào sót mất. Mong nuốn chánh lý được rõ ràng, hy vọng không kéo dài thời gian hầu như bít lấp, kính mong.

Hỏi: Biện giải thích sai lầm rằng: “Quán có hai loại: một là lý quán, hai là sự quán. Nay văn không dựa vào Sự mà quán; nói rằng: mười pháp hoàn toàn bàn về lý quán, cho nên hai thứ pháp quán đều có thể quán cảnh mà hiển lý; đã không dựa vào Sự tướng mà quán thì chính là trực tiếp đối với ấm nhập mà quán lý”. Đây chính là y cứ theo hành mà quán lý, sao nói là Sự pháp lý quán?

Hỏi: Gọi Sự pháp lý quán nghĩa là pháp quán phải nhờ Sự, dựa vào pháp để vào ấm tâm, hiển lý mới gọi là lý quán. Nay văn đã không dựa vào Sự, nương ấm mà quán lý, hiển bày cái gì mà gọi lý quán?

Hỏi: Dựa sự hiển bày lý mới chỉ là một loại quán pháp, làm sao có thể nêu ra quán có hai loại: một là lý quán, hai là sự quán? Lẽ nào lấy việc dựa vào sự, tự cho là một (sự quán), và lý được hiển bày lại lập ra làm một (lý quán) hay sao?

Hỏi: Theo giáo, trình bày về ba pháp (đối) quán tâm, ba pháp chỉ gọi là Sự. Nay văn đã không y cứ theo ba pháp quán, làm sao gọi là hiển bày ba đế được?

Hỏi: Biện giải sai lầm rằng: Nay văn này, theo Lý quán thì mỗi Sự hoàn toàn trở thành pháp giới, mỗi tâm đều hiển bày kim quang. Đã không dựa vào Sự tướng, pháp tướng, thế là thẳng vào thể ấm nhập, tất mỗi Sự trở thành cảnh không thể nghĩ bàn, cả mười thừa mỗi tâm đều hiển bày kim quang; đã như vậy há không phải là y cứ theo Hành mà quán lý hay sao?

Hỏi: Mười pháp nếu không y cứ theo Hành mà quán lý, đâu thể lại là “Phổ Hiền đoan tọa niệm thật tướng” được?

Hỏi: Thư trả lời thắc mắc, đã nói quán pháp Phổ Hiền chứng tiền viên đàm, lý quán nêu bày nghĩa có thể tu tập. Tại sao thư giải thích vấn nạn lại nói niệm niệm nối nhau, và niệm thật tướng khiến nương vào chí quán để tu chứng?

Hỏi: Nếu không y cứ theo Hành mà quán lý thì có niệm niệm tương tục được không, có thể nhập chứng lý quả ư?

Hỏi: Thư trả lời thắc mắc nói: Huyền văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh nên nghĩa giống như lý quán, nếu có một ít Sự pháp kèm theo thì chẳng phải trực tiếp hiển bày tâm tánh. Chỉ y cứ theo hành mà quán lý, trực tiếp quán sát ấm tâm, hiển bày tánh. Huyền văn này đã trực tiếp quan tâm bày tánh, làm sao không phải là Hành y cứ theo lý quán được?

Hỏi: Nay đã y cứ theo hành lý quán, sao không chọn ấm và mười thừa?

Hỏi: Vốn lập ra mười pháp là y cứ theo hành mà quán lý, cho nên bác bỏ việc dựa vào pháp để quán tâm ở phần sau. Y cứ theo Hành để quán đã không thành tựu, thì văn quán tâm ở sau làm thế nào bỏ đi được?

Hỏi: Ba pháp mười loại trong huyền văn này là đích thực bàn luận về quả pháp, làm sao có thể nói là trực tiếp hiển bày tâm tánh?

Hỏi: Năm chương đã dẫn ra chỉ gọi là Niết-bàn, là Phật tánh, đích thực luận bàn về quả pháp; nó bao gồm nhân Phật tánh của người, lẽ nào trực tiếp hiển bày Phật tánh của chúng sinh ư?

Hỏi: Như nói rằng, tâm cùng khắp pháp giới như hư không, thì biết cảnh giới chư Phật; đó chính là trực tiếp hiển bày tâm tánh mà bao trùm Phật pháp, chứ không thể nói trực tiếp hiển bày Phật pháp được.

Hỏi: Thư vặn hỏi đặc biệt về huyền văn này đích thực nói về Phật pháp, đâu gọi là trực tiếp hiển bày nhân của tâm tánh; sao không trả lời, vì sao hai ba nơi đính chính rằng tôi không nói trực tiếp hiển bày pháp tánh?

Hỏi: Nay đã khiên xuất mà trả lời, làm sao nói đến chỗ tâm tánh mà không nói trực tiếp hiển bày, nói trực tiếp hiển bày xứ không nói về tâm tánh? Há chẳng phải “Tứ tự toàn thư” nghĩa lý trái ngược hay sao?

Hỏi: Thư trả lời thắc mắc nói: “Huyền văn này trực tiếp hiển bày tâm tánh, nay sao đổi lại rằng người học xem xét đầy đủ mọi sự huyền diệu, thì đã biết tâm tánh khắp cả chúng sinh, khắp cả chư Phật, do đó quán sát quả pháp này thì biết được tâm tánh. Điều này há không phải là sự huyền diệu hiển bày tâm tánh hay sao? Huyền văn này không hiển bày tâm tánh, làm sao có thể nói đây là trực tiếp hiển bày tâm tánh được?

Hỏi: Tôi nói: Lương sư lấy ý giảng giải truyền trao nghĩa lý phù hợp với các văn, người nhân hậu còn không thừa nhận. Người học lập nhân, trước hiểu rõ sự huyền diệu, rồi mới tìm kiếm bộ này phát xuất từ văn nào?

Hỏi: Huyền văn này đã trực tiếp hiển bày tâm tánh, cho nên mười pháp đều dùng lý dung thông. Diệu huyền không trực tiếp hiển bày tâm tánh, do đó mười pháp không dùng lý dung thông. Người học hiểu rõ tâm tánh kia còn có thể dung thông với bộ khác, sao không tự dung thông với bộ này, mà lại dung thông với quán tâm được?

Hỏi: Huyền văn mười pháp này hiển bày rõ rằng vì chưa có trí nhãn nên y cứ theo sự tín hiểu phân biệt, sao nói rằng hoàn toàn đạt được diệu huyền, thấu rõ cùng tận con người?

Hỏi: Chỉ vì huyền văn này dựa vào mười pháp du hý của Như Lai, nêu bày rộng về tâm quán; cho nên đến văn kinh không nói về quán giải, làm sao có thể y cứ vào đó mà bác bỏ quán tâm này?

Hỏi: Huyền văn này, Đại Sư nhận được ở Nhật, là đương cơ cho nên phải tức thời nêu rõ pháp tu. Niết bàn huyền diệu là chế định riêng cho sau khi diệt độ, chẳng phải sách tấn đương chúng quán sát. Do đó, còn thiếu như, ủy thác người giảng giải phỏng theo các bộ truyền trao cho người, sao nói là người học tự biết?

Hỏi: Diệu văn kinh sớ tuy trình bày nghiêng về Tiểu thừa, vốn là người được huân tập viên mãn, cho nên dựa vào văn để thực hành quán phần nhiều ở Viên giáo, khiến cho mỗi văn không trái với những gì tu tập. Y cứ vào văn nào mà cho biết rằng là người tu tập chỉ quán đã lâu? Lẽ nào lúc Đại sư giảng giải diệu kinh, trước đó đa nêu rõ quán tâm cho người tu chỉ quán ở chùa Ngọc Tuyền ư?

Hỏi: Y cứ vào những điều lược bỏ hay khai triển trong quán tâm thì lược bỏ văn là điều cần thiết. Vả lại việc khai triển đều có đủ trong bốn cách giải thích. Sau cuối mới lược bỏ quán tâm; nếu sự lược bỏ quán là cần thiết, vì sao không đặt lên hàng đầu? Lại nữa, văn nào cho rằng lược bỏ quán tâm là điều cần thiết?

Hỏi: Lúc Đại sư giảng nói huyền sớ, chưa nói về chỉ quán viên đốn, làm sao có thể vì người tu tập chỉ quán viên đốn lâu dài mà nêu bày sự việc về pháp quán?

Hỏi: Diệu huyền quán tâm, khiến cho vừa nghe liền tu tập không đợi đến cảnh quán, sao nói là chỉ bày cho người thực hành, phải dựa theo trong chỉ quán để tu tập?

Hỏi: Nếu bác bỏ văn quán tâm này, tại sao xưng là người tu tập lâu dài, luyện tập căn bản (cửu tu – bổn tập)?

Hỏi: Luyện tập căn bản đã là chọn cảnh để tu quán, nay văn cũng chọn lựa phù hợp với căn bản luyện tập, lẽ nào vì quá phù hợp nên cho rằng không phải hay sao?

Hỏi: Nếu phế bỏ văn quán tâm này thì sẽ lấy gì chỉ bày, khiến cho tu tập theo trong chỉ quán?

Hỏi: Chỉ quán đã chọn cảnh để tu quán, văn này lại chọn lựa nên bày sẳn, có gì trái ngược chăng?

Hỏi: Phát huy vốn y cứ theo mười pháp với nghĩa sáu tức, cho nên không quán tâm. Mười pháp huyền diệu mỗi pháp nêu rõ tận tường về sáu tức, vì sao lại cho rằng văn kia phải có quán tâm, quán đối với mười pháp ư?

Hỏi: Mười pháp huyền này được xuyên suốt bởi pháp tánh, cho nên không cần quán tâm. Mười pháp huyền diệu lẽ nào không dùng một lý để thấu suốt? Vì sao phải có quán tâm?

Hỏi: Nhân lấy ba pháp này giống như Tịnh Danh sớ, pháp không có chúng sinh đầy đủ nghĩa quán tâm. Ở kia y cứ theo tâm tu quán, giải thích ba pháp. Ở đây bàn luận về quả chứng ba pháp, sao có đủ nghĩa của quán tâm được?

Hỏi: Nhân lập mười pháp, chỉ là tên gọi khác của ba đế cho nên có đủ nghĩa quán tâm. Đã tựa như pháp không chúng sinh, kia y cứ theo sơ quán, sở hiển, năng quán, năng hiển, năng phá, năng phá trợ đạo, chánh đạo tự hành lợi vật. Nói về ba pháp thì ở đây đã thường là đế sở hiển, lẽ nào tương tự văn kia có đầy đủ của nghĩa quán tâm ư?

Hỏi: Lại nói ba pháp này có đủ nghĩa của tu tánh, vì có đủ nghĩa của quán tâm; giải thích thành Tỳ-Da-ly, đều nói về ba đức của tu tánh, vì sao lại nêu quán tâm?

Hỏi: Mười pháp này từ ba đức đến ba đạo; nhưng giải thích về mười pháp diệu huyền, từ tâm tánh chúng sinh trong ba đạo giải thích đến cực quả, mỗi pháp đều đủ sáu tức, vì sao lại phải dùng quán tâm để quán sát? Tại sao văn này không dùng để quán sát?

Hỏi: Thâu nhiếp sự nhập ấm, dùng quán để hiển bày lý, mới gọi là nhiếp sự thành lý, vì thế năm nghĩa diệu huyền, chính trong văn quán tâm, đều nói về quán Ấm. Vì sao chỉ nói nhiếp sự quy lý, không nói nhập ấm quán lý?

Hỏi: Văn mười pháp này đã không thâu nhiếp nhập ấm tâm, lại không có quán pháp hiển lý, sao gọi là sự pháp lý quán được?

Hỏi: Giải thích hiện bày lập ra mười pháp, thuần là lý quán, pháp của sự tu chứng đồng với Phổ Hiền quán, vì sao đổi lại nói rằng chỉ có nghĩa cửa lý quán?

Hỏi: Thường ngồi tuy là quán sự cảnh trong ba đạo, đã không khởi tâm mạt sự, lại chẳng nhờ sự mà lập quán, mới chính là trực tiếp hiển bày tâm tánh, sao gọi là sự quán được?

Hỏi: Quán đối với một niệm và ba đạo, đều là trực tiếp phụ thuộc vào cảnh quán của sự, chỉ là một loại Lý quán, sao gọi là Sự Lý hai quán?

Hỏi: Thường thực hành quán tưởng tướng tốt là lập ra cảnh của sự, ba quán nương theo đó hiển bày lý mới thành tựu một loại quán pháp, sao gọi là Sự – Lý hai quán?

Hỏi: Tùy theo tự ý suy ra mạt sứ, bốn vận liền đạt được, chỉ là một loại sự quán, sao gọi là Sự – Lý hai quán?

Hỏi: Nay y cứ theo bốn tam-muội, nói về Sự – Lý hai quán giải thích sai lầm, đã nói không cần đến sự kèm cặp mà phá quán, tức là không phụ thuộc vào tướng tốt của ba đạo, phan đàn bạch tượng là các việc phát khởi ở tâm, chính là một niệm ba giới quán không, lý quán đã 210 như vậy, thì mười pháp sao không có một niệm giống như mười thừa?

Hỏi: Giải thích sai lầm đã lập ra mười pháp hoàn toàn nói về Lý quán, lại hỏi sao không có lý quán chọn lấy ấm trong mười thừa, nhân hậu đã không lập ra thuần là sự quán, sao trách là không hỏi về sự quán chọn lấy cảnh và mười thừa ư?

Hỏi: Đại ý và chánh tu, sự nghi và lý quán, đều có khai triển hoặc tóm lược, nêu ra bốn hạnh tất nhiên kèm theo chánh tu quán pháp, tôi cho thường ngồi là khó, đã thâu nhiếp chánh tu làm sao có thể cho rằng thường ngồi chỉ ở đại ý?

Hỏi: Tôi nói: Nếu y theo năm nghĩa lược bỏ tu hành, chứng quả, năng lợi tha ấy, một là nghe thầy lấy ý truyền trao chỉ dạy, hai là nên lược bỏ thì sẽ tu chứng, làm sao có thể tà vay, cho rằng lược năm nghĩa tự có đủ mười thừa được?

Hỏi: Nếu các kinh hoàn toàn đồng so với diệu kinh quán thể, tại vì sao Diệu Lạc nói nêu rõ quán giải này khác hẳn với kinh khác, kinh khác lẽ nào không có viên quán hay sao?

Hỏi: Lúc trước Viên giác muốn người tu quán, đã không nghe khai bày đối với người Thanh văn, làm sao có thể tự dùng lý khai bày hiển lộ để làm quán thể?

Hỏi: Nếu Viên lý của hai kinh là giống nhau, thì mười pháp diệu huyền sao không có lý nào dung thông?

Hỏi: Diệu huyền nhất tâm thành quán, đâu tương tự phương đẳng sám nghi không thành tựu quán ư?

Hỏi: Nếu chấp vương sở cùng giúp đỡ quán, thì vương chắc chắn quán sổ, vì sao dựa theo thức tâm để tu quán? Về sau lại trải qua bốn ấm quán, lúc quán đã như vậy thì lúc ngộ sao không như vậy?

Hỏi: Đã nói: Còn các cảnh quán không ngoài năm ấm. Nay những thành quách, núi non, v.v.… này đều dựa theo ấm mà thành, vì thế những thành quách, núi non dựa theo ấm đã thành cho nên lập ra tên gọi ấm, thì các cảnh hiển bày tuy không có tên gọi là Ấm, nhưng thể đều là ấm, do đó nói không ngoài năm ấm, sao y cứ vào cây này mà phân định các cảnh quán chẳng phải là ấm được?

Hỏi: Đã nói: vì trong các văn, nói thẳng về cảnh trí ấy, bởi các văn đã bất tiện đối với ấm, cho nên bỏ tên gọi Ấm mà chỉ dùng một niệm tâm, và nhân duyên sinh tâm v..v… làm cảnh, lấy ba quán làm trí, tức là nói trực tiếp về cảnh và trí. Nếu không như vậy thì có gì là quán giải, chỉ lập nên hai chữ cảnh – trí thôi ư?

Hỏi: Các văn quán một niệm tâm, và nhân sinh duyên tâm, nếu chẳng phải ấm tâm thì gọi là vật gì? Như ý của người nhân hậu lẽ nào không cho là thanh tịnh chân như hay sao?

Hỏi: Đại ý của diệu cảnh cho rằng quán xét tâm tánh, sự pháp của các văn phần nhiều quán xét về tâm tánh, chỉ quán đã là tánh của ấm thức, các văn sao không như vậy?

Hỏi: Núi non, thành quách tuyệt vời trong quán, khiến cho sự giải thích này càng dễ dàng tu tập đúng đắn, người giảng giải còn phải phân biện điều này hay không? Nếu không phân biện điều đó thì trái với giáo pháp tôn quý, nếu phân biện đầy đủ thì người học có thể tu tập hay không?

Hỏi: Sự tuyệt vời ở núi non, thành quách trong quán, khiến cho ở đây chọn lấy cảnh và tâm. Nếu không chọn ấm thì chọn cảnh nào? Nếu không chọn cái nghĩ bàn mà giữ lấy cái không thể nghĩ bàn, thì chọn tâm nào?

Hỏi: A-nan ở trong quán tuyệt vời, khiến trình bày đầy đủ tướng quán, nếu không trình bày mà chọn lấy cảnh của mười thừa, thì làm sao gọi là trình bày đầy đủ? Lẽ nào chỉ ở trong này tường thuật đầy đủ, xem xét biết rõ tất cả ý chỉ của chỉ quán, đều khiến cho trình bày đầy đủ làm sao trái với giáo được?

Hỏi: Bà Đa ở trong sự tuyệt diệu của quán, khiến dẫn ra rộng về tam-muội, lúc người nhân hậu giải thích, còn dẫn chứng thêm hay không?

Hỏi: Ngoài núi non thành quách chỉ kết hợp nói thẳng về cảnh trí; nay văn đã lập ấm cảnh để xem xét, ấy là sai lầm, phòng ốc bên ngoài núi non thành quách cũng lập nên ấm cảnh, chẳng khác gì núi non thành quách, một muôn hai ngàn người lập mười hai nhập làm cảnh, lẽ nào cũng là người đời sau thêm vào hay sao?

Hỏi: Vì văn nay nói bỏ ba quán một, xem xét điều ấy là sai, y cứ vào giáo nào mà nói phụ pháp quán tâm, không được chọn ấm?

Hỏi: Mười hai nhập đều có ngàn như, thì đã kết thành diệu cảnh các văn chỉ nói về các ấm, chưa kết thành diệu cảnh, chính là ở đây. Cảnh nêu rõ đối với ba quán, nếu lập ba quán thì cảnh sẽ tự thành diệu, cho nên nói chỉ nhờ vào năng mà quán. Nay văn bỏ ba quán một, mói đích thực nêu rõ ấm, chưa kết thành diệu cảnh cho nên đối với cảnh này nêu rõ ba quán, hiển bày Kim quang minh lẽ nào không dựa vào năng quán ư? Đâu phải vì nêu rõ ấm liền cho là diệu cảnh, làm sao nói rằng không phải dựa vào năng quán mà quán được?

Hỏi: Hai loại quán pháp trong nghĩa lệ tuy không nói là ấm, nhưng nói nhập nhất niệm tâm, tâm và ấm tuy là năng tạo năng phá nhưng thể đó ít khác nhau, lẽ nào khác nhau về thác sự thì quán núi non thành quách? Ấm đã khiến chọn lấy cảnh, làm sao chấp vào hai loại mà không lập ra ấm?

Hỏi: Thư trả lời thắc mắc nói: mười cảnh trong huyền văn này không đủ, đã không có tu phát thì chín cảnh xem xét biết chỉ có ấm cản, đã là mươi cảnh thì trong đó phân biện phải chọn lấy cảnh của cảnh, mà nay mười pháp thì chọn ấm cảnh là văn nào?

Hỏi: Tâm diệu huyền giống như ngọn lửa huyền hoặc, đã ở trong khoa quán tâm thì phải thực hiện cảnh quán mà nói, cho nên Thích Thiên chép: “Nay lược bỏ mỗi văn đều nhập quán môn, nhưng vẫn phải giải thích tường tận để thành tựu diệu quán, sao có thể đặt điều nói là Thông đồ pháp tướng?

Hỏi: Chỉ yếu căn bản lập ra trước tiên phải hiểu rõ các pháp đều là Diệu, nhưng muốn lập hạnh thì phải nói về nơi phát khởi của quán, là lập ra ấm thức bất biến tùy duyên làm cảnh hiển lý của quán, Thượng nhân đã từng phá bỏ, nay sao lại cố ý xuyên tạc các giải thích của tôi, tức là chỉ có vọng quán mới hiểu rõ chân?

Hỏi: Tôi y cứ vào đại ý của luận Kim Ty lập ra bất biến tùy duyên gọi tâm là cảnh sở quán, lẽ nào là “độc đầu chi vọng”, sao chỉ trích đồng với ngoại đạo?

Hỏi: Tôi căn cứ theo Chỉ Quán Niệm Xứ Sám Nghi, lập ra ấm thức vọng tâm nhất niệm vô minh làm cảnh, văn các giáo này đã chỉ nhắm vào “vọng lập” mà không nói “tức chân”, lẽ nào là ngoại đạo mới ư?

Hỏi: Tâm sở quán, là tạo thành từ nhiễm duyên vô minh; tâm Phật giới là thành tựu từ tịnh duyên của mười thừa, thư vặn hỏi nhất định là tâm sở quán, sao trách rằng không nói về tâm Phật giới tịnh duyên được?

Hỏi: Luận Kim Ty lập bất biến tùy duyên, gọi tâm vốn là nêu rõ vọng nhiễm, sắc tâm có quả Phật tánh, nếu tùy theo tâm Phật giới tịnh duyên, thì lẽ nào Phật giới sắc tâm có Phật tánh ư?

Hỏi: Phụ hạnh dẫn chứng tâm tạo Như Lai, vốn chứng tất cả các nhân vọng nhiễm ấm thức năng tạo, sao thuờng chấp tác tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh?

Hỏi: Nếu nói “vọng tâm tức chân” cho nên lập ra tâm chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, lẽ nào Đại Sư không biết “tức chân”, sao chỉ nói ấm thức, sẽ không bằng những gì Thượng nhân đã nói ư?

Hỏi: Đại ý vốn nêu rõ chỉ quán ấm thức là tâm tùy duyên. Phụ

Hạnh chính là chỉ cho tùy duyên sở thành ấm thức năng tạo của Như Lai, đâu tạo ra bốn câu phân biệt để nói đại ý là tâm nhiễm tịnh tùy duyên, chỉ quán là không phải tâm nhiễm tịnh?

Hỏi: Chuyển kế nói “vọng tâm tức lý”, cho nên nói chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh, sao chỉ có Chỉ Quán nói về “Tức” mà Đại Ý không phải là “tức”? Nếu đều là “tức” thì vì sao phân định y cứ theo câu?

Hỏi: Nếu y theo hai duyên nhiễm tịnh tạo thành tâm của mười giới thì nói về cảnh sở quán ấy, trong mười cảnh sao không có tâm Phật?

Hỏi: Thị Châu nói nhất niệm thường kinh tịnh thể, nhất niệm chân tri cùng hiển hiện, là dùng chân tánh để giải thích nhất niệm phải không?

Hỏi: Thị Châu nếu biết nhất niệm là vọng, sao không nương theo Diệu Huyền Thích Tiêm , lấy mê nhân pháp để giải thích tâm, sao nói tâm chẳng phải nhân quả, y theo lý năng tạo sự để giải thích tâm là nhân?

Hỏi: Đại Ý tuy lấy ấm cảnh ở trong văn tu quán, lựa chọn lấy điều cần thiết so với đại bộ không khác, lẽ nào thấy văn ở một nơi mà không phân chia ấm cảnh, lý cảnh, sở phá sở hiển hay sao?

Hỏi: Đại ý nói khác cho nên chia ra nhiễm – tĩnh, thể của duyên vốn không, không bất không này nói về sở hiển, năng phá tam đế ba quán, làm sao có thể dẫn chứng điều này mà vặn hỏi về tâm cảnh sở phá ư?

Hỏi: Thượng Nhân đã tự nói “trược thành vốn có”, lời này nêu rõ vốn mê, nay hiểu rõ tâm mê đương thể tức lý, nhiễm – tinh không sai v.v… vả lại ấm tâm sở quán là y cứ theo bổn mê mà nói, vì căn cứ theo đó nay nói rõ hai nghĩa, nếu lẫn lộn thì tướng – giặc không phân, làm sao gọi là pháp quán được?

Hỏi: Tuy nói ba không khác nhau chính là ấm tâm thâu nhiếp chúng sinh, Phật khác, lẽ nào có thể thâu nhiếp Phật liền khiến cho tâm năng thuộc về quả ư? Nếu thuộc về quả thì vì sao Thích Tiêm nói chúng sinh, Phật ở tâm cũng chắc chắn thuộc về nhân?

Hỏi: Thượng nhân lập ra thí dụ về dùi lửa (toản hỏa), ý chấp rằng lửa chỉ là cái dùi thoát, mà không biết khi đã thoát ra thì đốt cháy cây gỗ, lại chủ động đốt cháy (năng thiêu) thì quán ấm để hiển lý, vốn muốn diệt ấm để lý hiển bày, ấm diệt thì lý chẳng phải là chủ động diệt (năng diệt) hay sao?

Hỏi: Phụ Hạnh đã dùng “khí giới quyền mưu”, cho đến đem thân dụ cho Chỉ Quán và Đế lý, ba việc này đều vận dụng mới phá vỡ ba thứ giặc, vì sao chỉ có thân lực chẳng phải là năng phá?

Hỏi: Thượng Nhân chấp rằng hiểu rõ ấm là lý vì thế mà quán, không biết đây là diệu giải. Nếu muốn lập hạnh thì phải tạm thời lập ra ấm để quán ấm hiển bày lý, lẽ nào nói quán lý để hiển bày lý, dùi lửa tạo ra lửa hay sao?

Hỏi: Giải thích sai lầm rằng: ba ngàn là vọng Pháp, nay nói là lý sở hiển thì nhờ đâu mà hiểu được?

Hỏi: Đầu tiên là bỏ ấm để trình bày đầy đủ ba ngàn, sau nương theo diệu cảnh phát thệ an tâm v.v.…, lẽ nào chẳng phải diệu cảnh đối với ấm làm năng, đối với chín cảnh làm sở ư?

Hỏi: Thượng Nhân chấp rằng tâm có đủ ba ngàn, sắc chẳng có ba ngàn vả lại tâm và sắc đều là chân như tùy duyên mà tạo, lẽ nào một bên có đủ đức thì chân như tạo tâm, một bên không có đức thì chân như tạo sắc? Không như vậy thì làm sao tâm có đủ mà sắc thì không đủ?

Hỏi: Nếu sắc không có đủ ba ngàn, vì sao Diệu kinh sớ giải mười hai nhập đều có đủ ngàn như?

Hỏi: Nếu chấp nghĩa của nhập mang theo tâm, thì Diệu Lạc vì sao nói giới cũng đều có đủ như vậy?

Hỏi: Đã chấp nhận “thể bất tình biến thành thể vô tình”, đã biến đủ cả sao lại không đầy khắc, lẽ nào có một phần không đủ đức là Thể đầy khắp vô tình; không như vậy sao chấp sắc không có ba ngàn?

Hỏi: Luận Kim Ty vốn lập ra”vô tình có Phật tánh”, lẽ nào chỉ có tánh không đủ ba ngàn. Nếu như vậy thì không gọi là có quả, tánh của người cũng chẳng trái với tông chỉ hay sao?

Hỏi: Tâm năng tạo đã do toàn lý mà phát khởi, cho nên thường có đủ ba ngàn; sắc là tâm toàn lý mà khởi, sao không có đủ ba ngàn để sinh ra gốc rễ của cây, đã đầy đủ bốn vi sinh ra cành nhánh, lẽ nào không có đủ bốn vi hay sao?

Hỏi: Người khác căn cứ theo năng tạo mà nói về Duy thức, do đó thông có nghĩa của duy sắc; nay đã y cứ theo có đủ mà nói về Duy thức, cho nên có nghĩa của duy sắc, đã chấp nhận duy sắc thì vì sao không có ba ngàn?

Hỏi: Lẽ nào vì sắc chẳng tạo nên các tâm, do đó không thể nói sắc có đủ ba ngàn, thì không gọi là pháp giới Trung đạo, và không gọi là Duy sắc ư? Lẽ nào vì sóng nước kết tụ thành băng tạm thời không chuyển dịch mà cho là không có tánh nước hay sao?

Hỏi: Tâm có đủ nơi sắc thì sắc là diệu sắc, đã là diệu sắc thì sao không có đủ ba ngàn được?

Hỏi: Quán ấm làm diệu cảnh,thâu nhiếp vô tình kia cùng làm Phật thừa vì hiển bày mỗi pháp đều có đủ ba ngàn, nếu vô tình không có đủ thì sao là Phật thừa được?

Hỏi: Bốn Niệm xứ trong ngoài hai quán về sau kết hợp quy về tâm, vì bỏ bên cạnh thuận theo chính giữa, bỏ khó khăn thuận theo dễ dàng, ngoại quán phá trừ chấp trước bên trong, lẽ nào hoàn toàn không quán xét bên ngoài ư?

Hỏi: Kinh Khê nói: “Bốn giáo trung viên”, đâu từng không nói “Ba xứ cụ pháp”, tà sư chấp vào đây lập ra đốn, đốn quán, lại áp chế “Bốn giác trung viên”, chỉ nói về tâm đầy đủ mà hai xứ không đầy đủ; Thượng Nhân lập ra tâm có đủ ba ngàn mà sắc chẳng có ba ngàn, không bằng cái thấy của Sư kia, vì Sư kia căn bản biết rằng tùy theo quán liền có đủ, nhưng không kết hợp mà lập ra làm đốn đốn mà thôi. Thượng Nhân hoàn toàn không biết nghĩa này, hướng về muôn lý ngàn lý của tà sư kia, sao lại phân biệt xem thường được?

Hỏi: Tôi y cứ theo văn phá trừ nội trước, ngoại trước, liền lập ra sợ rằng tâm hướng ngoại, lại vâng theo giáo lý duy thức duy sắc nói tâm đủ sắc đủ, làm sao có thể vì thế mà cách ngại cái thấy, đặc biệt tự mình hẹp hòi chê bài ư?

Hỏi: Nội tâm khắp nơi thâu nhiếp thành quán, lại nói về ngoại cảnh trải qua, giống như ở nơi nhân vị, tuy y cứ theo lý dung hợp thì lẽ nào không có sự cảnh, chỉ trải qua khắp nơi mà tùy đó thấy lý, đã nói “tùy đó” vì sao lại thấy sự “che đậy xem xét” để giải thích những điều đã trải qua?

Hỏi: Nếu sắc tâm môn nói về nội quán, vì sao môn tiếp theo mới nêu rõ hai cảnh, giải thích lần lượt từng cái một?

Hỏi: Nếu trước hiểu rõ các văn là kết thúc phần trước phát sinh phần sau, đã nói “trước hiểu rõ nhất niệm”, vô niệm ngoài sắc tâm” thì kết thúc phần trước đã tiêu tan hòa hợp tất cả, do đâu mà “nội chứng tam thiên tức không – giả – trung”? Văn phát sinh phần sự lại đối với sự tiêu tan hòa hợp là nghĩa lý gì?

Hỏi: Thị Châu dùng ngoại quán rõ ràng đồng với chân tịnh là phần vị thanh tịnh sáu căn, thì trở thành kết thúc phần trước, từ ngoại quán cho đến hết sáu căn mới chính là phát sinh phần sau khiến tu nội quán, lẽ nào gọi là hoàn toàn không có nội quán ư?

Hỏi: Nội ngoại môn lập ra hai cảnh quán, chính là nghĩa của sự gia công suy cứu tu tập, sao phù hợp với văn tùy đó tiêu tan hòa hợp được?

Hỏi: Thượng Nhân chấp rằng môn sắc tâm nói về nội quán phù hợp với thật tướng quán, nội quán môn nói về ngoại quán phù hợp với Duy thức quán, vả lại hai quán thật tướng, duy thức trong nghĩa liệt, đã tạm thời y cứ theo nội tâm mà tu, thì hai quán đều ở môn sắc tâm, lẽ nào chẳng phải môn nội ngoại hoàn toàn không trình bày về quán pháp hay sao?

Hỏi: Bốn Niệm xứ khiến cho đắm trước bên ngoài thì tu Duy thức quán; đắm trước bên trong thì tu Duy sắc quán. Lẽ nào có thể riêng biệt làm trái giáo văn, lấy Duy thức làm ngoại quán hay sao?

Hỏi: Nay Thượng Nhân nói chỉ để phụ giúp nghĩa lý của Tiên sư, Thị châu đã phân định môn sắc tâm không nói về quán pháp, nội ngoại nên mới đối với cảnh nói về quán. Nay sao trái với kia tự mình lập ra môn sắc tâm trình bày về nội tâm chánh quán, nội ngoại môn chỉ nêu ra quán lần lượt trải qua ngoại cảnh như vậy?

Hỏi: Thị Châu phân định ngoại quán rõ ràng đồng với chân tịnh gọi là phần vị quán thành tựu sáu căn, thì ngoài đã tiêu tan tất cả. Thượng nhân sao tự mình lập ra trái ngược với kia, văn nội quán tiếp theo mới là tiêu tan tất cả?

Hỏi: Thị Châu từ ngoại cảnh nói về quán, tướng thành tựu đối với nghĩa lý không thiếu sót. Sao thượng Nhân trái nghĩa liên kết phá bỏ sự như vậy?

Hỏi: Nếu Thị Châu giải thích Môn Bất Nhị, có trái với nội dung phát huy mà phế bỏ quán tâm thì tự thất bại, vì sao lại lẫn vào địa ngục gượng gạo tranh cãi phi nghĩa như vậy?

Hỏi: Tâm, Phật, chúng sinh đã là sự dụng cho nên phân chia cao thấp rộng hẹp, sơ tâm tu quán liền có khó dễ, bỏ lấy, nếu ba loại ba ngàn xưa nay dung hợp thâu nhiếp, do đâu mà nội quán chỉ quán xét ba ngàn rồi mà không thâu nhiếp? Ba ngàn của chúng sinh, Phật ở ngoại quán chỉ quán sát ba ngàn ở nơi khác, không cùng ba ngàn của tâm mình trừ bỏ tất cả, đến lần thứ hai lại quán sát nội cảnh, mới trừ bỏ được tất cả hai bên, cái thấy cong vạy này có phù hợp với pháp quán của tông môn (nhất gia) hay không?

Hỏi: Nếu tâm, Phật, chúng sinh là sự tướng, đã khác nhau về ba nơi, lý tánh lại không giống nhau thì người đều an trụ, pháp pháp không dung hòa, y cứ vào nghĩa nào mà nói là ba không khác nhau, chỉ tự mình ngăn cách chứ từ khước cho ai?

Hỏi: Đại Ý y cứ theo ba không khác nhau nhiễm tịnh để trình bày về Giả quán, Giả – Không – Trung này trình bày về đế ba quán, Thượng Nhân sao trái với nội quán kia không sát ba ngàn của chúng sinh và Phật, văn trái với nghĩa, thì làm sao có thể nói được?

Hỏi: Sự cảnh tạm thời không ngăn cách, cho nên Phù Tông nói:”Sơ quán nội tâm chưa trải qua ngoại cảnh”, sao Thượng Nhân phá bỏ mà nói rằng lý cảnh vốn dung hợp, chúng sinh và Phật cùng hướng về? Nội quán lấy ý lấy bỏ như thế nào?

Hỏi: Nay chấp nội quán không sát ba ngàn của chúng sinh, Phật, vì sao Biện Ngoa lại khiến nội quán nhờ vào y, chánh của sắc tâm kìa? Lẽ nào chẳng phải lúc đó hoàn toàn không nhận thức được hai cảnh nội – ngoại hay sao?

Hỏi: Thượng Nhân ở thư trước, nhiều lần đem chỉ Quán ví dụ cho giới nhập cõi nước, và phương đẳng phướn đàn để làm ngoại quán, lẽ nào ngoại cảnh này chẳng phải là y chánh của bản thân, còn trái ngược với lời mình nói thì làm sao lãnh hội được Viên tông?

Hỏi: Nghĩa Lệ vốn nói về quán sắc tâm không hai, trước là quán nội tâm y cứ theo tâm dung hợp với sắc để trình bày về quán không hai, kế đó trải qua các sắc tùy trường hợp đều dung thông. Vốn đã không nói về ba pháp quán, vì sao đầu tiên quán sát tự tâm, kế là trải qua chúng sinh, Phật, lẽ nào chẳng phải không hiểu biết hay sao?

Hỏi: Thượng Nhân đối với thư trước, cương quyết chấp rằng hai quán nội ngoại đều tu, mới gọi là Sự – Lý không hai; nay sao đổi lại nói nội tâm lý quán? Tự nói Sự – lý không hai, kế đó trải qua các sắc tùy trường hợp đều dung thông. Vốn đã không nói về ba pháp quán, vì sao đầu tiên quán sát tự tâm, kế là trải qua chúng sinh, Phật, lẽ nào chẳng phải không hiểu biết hay sao?

Hỏi: Thượng Nhân đối với thư trước, cương quyết chấp rằng hai quán nội ngoại đều tu, mới gọi là Sự – Lý không hai, nay sao đổi lại nói nội tâm lý quán? tự ối Sự – Lý không hai, lẽ nào không phải trộm lấy nghĩa của tôi làm cái thấy của bản thân hay sao?

Hỏi: Thật tướng Duy thức, dùng quán tuy khác nhau nhưng diệu giải không khác nhau, sao nói rằng quán Duy thức là chưa có thể hiểu rõ tất cả đều do tâm, chỉ tùy theo tự ý phương tiện xem xét suy ra, nếu như vậy thì so với quán tâm bên Thông giáo có khác gì?

Hỏi: Biện Ngoa đã chọn lấy âm tạo các pháp trong cảnh liền cho là một niệm ba ngàn trong diệu cảnh, còn vì nhờ vào sắc tâm y chánh bên ngoài nên cho là cảnh của nội quán, hay là không phân biệt “Sự – Lý không hai tạo hai cảnh nội ngoại” như vậy?

Hỏi: Vấn nạn đã gặp trong thư thắc mắc, liền sửa lại nói rằng “Các pháp được tạo ra”, ấy là lý đầy đủ, gọi là tạo mà thật ra chẳng phải sự tạo. Lại nói rằng ba ngàn, đời nói ấy tức là vốn đầy đủ ba ngàn gọi là tạo, thật ra chẳng phải là ngoại cảnh sự tạo, đây là tâm lừa dối chuyển thành suy nghĩ phải không?

Hỏi: Biện Ngoa chất vấn đối vớinghĩa sợ rằng tâm sẽ hướng ngoại, vì sao không sợ tâm hướng ngoại, chỉ nói dựa vào tâm tức không, tức Trung kia? Tâm kia đã là tâm của chúng sinh, Phật, lẽ nào tâm kia thì chẳng phải hướng ngoại hay sao? Lúc này còn biết hai cảnh hay không?

Hỏi: Biện Ngoa nói: Cùng quán sát cảnh của sắc tâm, lúc này còn biết ý của cảnh chọn lựa hay không?

Hỏi: Thượng Nhân nay chuyển sang nói: Quán sát lý thâu nhiếp Sự chính là cam chịu khuất phục. Tôi cho rằng: Chỉ quán sát lý đầy đủ thì tự nhiên thâu nhiếp đối với Sự tạo, không thể nào cùng đem sự tạo các pháp để quán sát cảnh đã nương tựa, trước đâu có liên tục chất vấn chưa trải qua “hai tu sự tạo”?

Hỏi: Thượng Nhân nay lại nói: Chấp lấy tất các pháp, chuyên chú quán sát tâm năng tạo; ý là dùng lời chấp lấy tất cả các pháp chính là diệu giải, thâu nhiếp tất cả cácpháp về tâm, nếu nói về tu quán thì phải đích thực chọn lấy ấm cảnh, nhưng mà quán dùng quán chấp lấy tất cả, há tránh khỏi lỗi đều quán hay sao?

Hỏi: Nghĩa Lệ trước hiểu rõ muôn pháp duy tâm mới quán sát tâm, thượng nhân trước hết dứt khoát rằng đầu tiên hiểu rõ thuộc về giả, quán tâm là hành thì này chấp lấy tất cả, vì sao chẳng phải là giải?

Hỏi: Thượng Nhân hay lại nói: Nếu hiểu rõ nhất tâm tức là thấy các pháp, ý thành lập sắc tâm nội ngoại đều là quán cảnh. Đã nói nếu hiểu rõ nhất tâm rõ ràng là đầu tiên, chỉ có quán sát tâm chữa trải qua cảnh khác; tức là thấy các pháp ấy chính là hiểu rõ nhất tâm, thâu nhiếp đầy đủ các pháp, lẽ nào dựa vào sự cảnh ấy?

Hỏi: Nếu quán nội tâm đầy đủ lý, thâu nhiếp tất cả các pháp, thì vì cảnh của sắc tâm, và quán sát pháp trong ngoại đều dựa vào sự cảnh; hoặc tu nội quán không thể được thì dùng pháp nào để hiển bày lý của cảnh quán?

Hỏi: Nếu tạm thời không chia ra ha cảnh trong ngoại, chỉ ùng lý để thâu nhiếp thì cho dù nói và quán sát, hoặc lúc dùng chân quán trải qua nhiều duyên, nào khác gì lúc chưa trải qua?

Hỏi: Thượng Nhân lập ra ngoại quán chỉ là quán sắc về tâm, thượng Nhân lập ra nội quán cũng là chấp lấy ngoại đưa về trong, hai quán phân biệt như thế nào?

Hỏi: Nghĩa Lệ vốn là kiến giải của tà sư, sai lầm cho rằng từ “Chỉ quán thích danh” về sau, đều là Tiệm Viên mới dùng văn quán tâm của mười hai bộ kinh, lập viên đốn, đốn quán tu đạo liền đạt được. Đã cho rằng chính phương bao gồm Tiệm, cuối cùng không giữ lấy phương tiện chánh tu kia, mười cảnh mười thừa dự kiến đi vào, sự pháp tu tập trong quán. Sư này lại nói nhiều lần hỏi người về hai đốn mà ngươi không trả lời, rốt cuộc không chấp nhận bàn luận với khẩu quyết của thầy giỏi, chỉ y cứ vào cái thấy của một câu văn là “Đốn, đốn quán tu đạo tức đắc”, bèn chỉ trích là xe lừa hỏng nát. Nếu vâng theo lời thầy giữ lấy chỉ quán phương tiện kia, giải thích tận tường mười cảnh, mười thừa trở thành diệu quán, lẽ nào là văn khác như xe lừa? Hoặc có sự chỉ trích này đều tiềm ẩn sự phòng bị cho suy nghĩ này, mới có thể nói một bộ chỉ quán là diệu hạnh, đều là phòng bị đối với Đại bộ không chọn lấy, trừ bỏ tất cả liền thấy một câu là đầy đủ. Đâu ví dụ phá bỏ sự pháp quán tâm không thể tu tập, hoặc có thể hiểu biết chắc chắn thông suốt, lẽ nào cũng trở thành xe lừa hỏng nát hay sao?

Hỏi: Thượng Nhân chấp Kim Ty làm cho tốt “tông đồ” của một môn phái, mới có thể đích thực suy cứu lời nói của hạnh môn từ đầu đến cuối, nghĩa là phải đọc bộ Chỉ Quán, vả lại diệu cảnh rất sâu xa còn khai thông đối với lời ru, hoặc lại thỉnh cầu thừa khác, lẽ nào nghe nói không hiểu, mà lại chấp rằng còn phải đọc cả bộ Chỉ Quán?

Hỏi: Sám Nghi có nói: Không nhập tam-muội nên chỉ tụng trì. Nam Nhạc nói: Tán tâm tụng Pháp Hoa, không nhập thiền tam-muội, cũng thấy thân Phổ Hiền, đâu có nói vào lúc tụng thì tu mười thừa? Xin đọc kỹ các vấn nạn để trả lời từng điều một!

Hỏi: Kinh Khê tự nói: Trực tiếp truyền trao khẩu quyết chẳng phải đời sau có thể. Nay trình bày xa xôi tự mình ghi chép, chắc chắn sự pháp quán đạo có gì sai lầm phải không?

Hỏi: Diệu quán tâm vừa giải thích khiến cho tức thời nghe liền tu, làm sao lấy Thanh văn ngộ nhập trừ bỏ vấn nạn mà lại không chấp nhận đích thực trừ bỏ sự pháp khuyến khích người tu quán?

Hỏi: Đại Sư giảng nói về sáu diệu môn của Thiền môn, tiêu chỉ Quán đều đã có người tu, giảng noi các văn về sự pháp quán môn, sao chỉ đơn độc không có người nào tu?

Hỏi: Đại Sư đang còn sống nghe sự pháp quán đã có thể tu hành, sau khi diệt độ nghe điều ấy lẽ nào không thể lập tức tu tập?

Hỏi: Nếu y cứ theo lời trình bày thì đều là cơ duyên giảm sút, lẽ nào chỉ có ngày nay là không có cơ duyên? Nhưng cũng là Ngọc Thuyền trống rỗng xứng truyền pháp bổn, khiến dẫn dụ vật, mà lại theo lúc con người lui sụt trở lại tốt lành, làm thầy phải không?

Hỏi: Phụ hạnh nói: nếu y theo năm nghĩa sơ lược tu hành chứng quả có thể lợi tha thì tất nhiên là một ngã đường. Đây là nêu rõ không hiển bày sự nghe nhiều, vì tất nhiên là một ngã đường, làm sao có thể hiển bày đồng với cảnh ngắm nhìn, một ngã đường của tâm quán xét phải không?

Hỏi: Nếu chấp phương tiện đơn thuần là Giải, chứ không có Hành, hoặc thực tập phương tiện muốn che lấp tâm sổ phát khởi, vẫn phải dùng viên quán để trách cứ xả bỏ hay không? Hoặc do tâm Từ mà ngộ lý lại đi vào phần vị phải không? Huống chi nói sơ tâm đã có thể tu tập nhưng vẫn kết thành sáu tức ư?

Hỏi: Nói về pháp môn thì phải tìm được ý đó, không thể dùng danh tướng nhiều ít, vì nói về Thích Danh thì bốn chương ba quán tuy nhiều danh tướng, nhưng ý cho rằng chúng sinh đối với sự giải thích của Chỉ Quán; pháp không có chúng sinh tuy ít danh tướng, mà ý thành tựu quán Trung đạo sinh không. Sự đạt được ý nương vào chương cú dễ dàng trừ bỏ, lẽ nào không thành tựu giải hạnh hay sao?

Hỏi: Thượng Nhân dùng văn trái nghĩa ngược, đều có mười đoạn văn vặn hỏi, người ta không tìm cầu Chỉ Quán mà tu phụ pháp. Nếu được thầy giỏi giữ lấy ý chắc chắn thông suốt thì cần gì phải tìm đọc Chỉ Quán? Đã được khuyến tiến thì sẽ không lập tức tu theo nghĩa này, đã thành tựu thì hỏi làm gì?

Hỏi: Bắt đầu từ phát huy đến thư trả lời thắc mắc, đều lấy sự bàn luận đối với diệu tánh chân lý để quán tâm, do đâu lại nói quán sáu thức vọng tâm thành ba đế chân tâm, nghĩa này do ai giải thích?

Hỏi: Bắt đầu từ phù tông quán, đối với một niệm thức tâm và trạng huống các nghĩa, đều lập ra do tâm làm cảnh, sao áp chế oan uổng rằng tôi không chấp nhận quán sát vọng tâm? Thượng Nhân nói quán vọng tâm vào lúc nào mà tôi lại không chấp nhận?

Hỏi: Thị Châu đã nói tâm chẳng phải nhân quả, vẫn còn cố ý nêu ra chân như thanh tịnh phải không?

Hỏi: Nếu chuyển sang nghĩ rằng sắc do tâm tạo, chỉ nêu ra tâm tức là diệu lý, sắc báo của chính bản thân còn do tâm tạo, chúng sinh và Phật đều có tâm năng tạo, sao không phải đều là biện lý? Vì sao dứt khoát thực hiện nhân quả để giải thích Sự?

Hỏi: Tôi lập ra ba pháp đều có hai tạo, văn nào cho rằng chúng

sinh và Phật dựa theo sắc mà nói về tạo? Lẽ nào chẳng phải ba pháp đều có hai tạo? Thị Châu hoàn toàn không có nghĩa này, Thượng Nhân muốn lật đổ làm cái thấy của mình để nói, bèn trước tiên thêm vào cái lỗi của sắc tạo, làm kế sách trộm nghĩa, liền tự y cứ theo tâm đều nói về hai tạo, tâm tặc này Thượng Nhân đã tự mình nhận ra cho là vô báo ư?

Hỏi: Văn nào của Thị Châu có nói chúng sinh và Phật dựa theo tâm mà nói về năng tạo?

Hỏi: Ba pháp đều nói về hai tạo, đều có đủ thâu nhiếp nhau mới gọi là không khác nhau, Thị Châu đối với sáu nghĩa sự tạo của tâm còn chưa hoàn bị, vì y cứ theo tâm để nói về năng tạo, năm nghĩa khác vốn chẳng thể suy nghĩ vẫn còn cam chịu khuất phục phải không?

Hỏi: Thị Châu đặt câu hỏi vốn chắc chắn trong kinh nói là ba không khác nhau, là nói theo ba người hay nói theo một người? Trong trả lời thì dựa theo tâm mê ngộ mà nói về tất cả chúng sinh, Phật, tức phân định rõ ràng rằng nêu rõ đầu đuôi nhân quả không hai, cho nên nói ba không khác nhau, lẽ nào chẳng phải là phân định chắc chắn? Ba pháp trong kinh ở nơi một người, làm sao có thể thay thế chuyển sang giúp cho hiểu mình biết người?

Hỏi: Đã không y cứ do tâm, nói về hai tạo thì không dễ dàng hiểu rõ mình, nếu ví dụ người khác cũng lấy chân tâm tạo sự thì không dễ dàng biết rõ người khác, như vậy hiểu rõ có gì ích lợi?

Hỏi: Ba pháp Diệu Huyền đều phân định thuộc về Sự, vì sao Thị Châu phân định làm một Lý hai Sự?

Hỏi: Hai cảnh quán pháp của Chỉ Quán, hoàn toàn ở trong Danh Tự, do đâu thư trả lời thắc mắc nêu ra năm lần nói về tu hai quán, đều ở trong năm phẩm vị của quán hạnh? Tình cờ một hồi nói rằng năm phẩm sơ tâm sẽ tự quy về quán hạnh, sao bây giờ lại chuyển đổi, đem năm phẩm sơ tâm trở lại làm danh tự ? Đã rõ ràng tự quy kết về quán hạnh, vì sao lại làm danh tự?

Hỏi: Tám loại quán về Chỉ Quán thành tựu hiển bày nói là sơ phẩm, do đâu thư trả lời thắc mắc năm lần nói quán thành tựu đều là Tương Tự? Hơn nữa, năm lần nói năm phẩm mới tu hai quán, lại nói sơ phẩm quán thành tựu, ai không biết có thể chẳng phải rõ ràng là lừa dối ư?

Hỏi: Môn không hai kết hợp cảnh – trí – hành, ba pháp phù hợp nhau lập ra phần vị thiếu, thừa (giảm lạm), lẽ nào chẳng phải phần vị của sáu tức chọn lấy sự quá mức của ba pháp hay sao? Hơn nữa, chứng quả khởi dụng không lìa bỏ ba pháp, Thượng Nhân làm sao áp chế cho 222 rằng chỉ ở phần vị phàm phu?

Hỏi: Nếu cảnh, trí, hạnh hạn chế ở phần vị trước của Sơ Trụ, do đâu diệu lạc thông suốt với quả đã nói?

Hỏi: Nếu trí hạn cuộc ở Danh tự không chung với phần vị sau, lẽ nào lúc là hạnh hoàn toàn không ở nơi mắt? Nếu phàm phu Nhị thừa không có trí thì Danh tự không có cảnh, lẽ nào chẳng phải năm Tức đểu không có Phật tánh hay sao?

Hỏi: Nếu trong từng phần vị lấy chánh hạnh làm trí, đem trợ hạnh làm hạnh để trình bày về diệu trí, đã đến cực quả diệu hạnh, do đâu lại trình bày về chánh hạnh? Còn ba trí diệu lạc đã đối với Diệu giáo lẽ nào đến Đẳng giác chỉ tu trợ hạnh thôi sao?

Hỏi: Thượng Nhân chấp rằng đích thực giải thích về ba pháp hoàn toàn không có tu hai tánh một, nay sao tự chấp nhận tám loại ba pháp là tu hai tánh một?

Hỏi: Môn bất nhị vốn nói về tất cả ba pháp ly hợp, Thượng Nhân kiên quyết chấp rằng chỉ dựa theo ba nhân để nói về ly hợp, nay sao tám loại lại có ly hợp?

Hỏi: Trước quán tâm này, đầu tiên y theo ly để nói về quán Thức, kế đến dựa theo hợp để nói về pháp trải qua, lẽ nào phải chính nơi ly ở trước nói về hợp ở sau; như chính thức giải thích ba trí dựa theo Ly, kế đến giải thích ba nhân dựa theo hợp, lẽ nào nói rằng Ly tức là ba trí, Hợp tức là duyên liễu, há trí chỉ là, không chỉ là Giả hay sao?

Hỏi: Nếu hợp Giải của ba trí làm liễu, hành của ba giải thoát làm Duyên, ba tánh hiển phát làm Chánh, như vậy dựa theo khai mà nói về Hợp thì có gì sai lầm, làm sao có thể lệch lạc nói rằng khai tức là ba quán, Hợp tức là giả không?

Hỏi: Trong Diệu Huyền chép: Chúng sinh, Phật cao rộng khó quán nhưng quán tâm thì dễ. Mười thứ quả pháp của Diệu Huyền này đích thực là quá cao, sao nói bàn luận điều này thì không dùng quán tâm?

Hỏi: Sau sự pháp của các văn vốn nói về quán tâm, lẽ nào chẳng phải bỏ khó lấy dễ? Thượng Nhân bác bỏ quán tâm tự lấy quả pháp làm lý quán, lẽ nào chẳng phải bỏ dễ lấy khó ư?

Hỏi: Thập Nghĩa Thư trích dẫn Tịnh Danh Huyền Văn, y cứ theo giáo trình bày về ba thân ba giải thoát làm sự giải, sau lại dựa theo quán tâm nói về ba thân, ba giải thoát. Thượng Nhân chỉ cho rằng sự giải kia, so với ba niết-bàn, hoặc rốt ráo bất sinh, đẳng bất tề này, sao không nói đầy đủ về nghĩa của bất tề?

Hỏi: Thượng Nhân nay đã nói: Ba thân và pháp trong Tịnh Danh Huyền Văn không có nghĩa Tề của chúng sinh phải không? Chẳng hay Dục và Sự kia giải thích về quán, giải thích nghĩa gì mà nói về Tề, bất Tề, sao không nói rõ ràng?

Hỏi: Mười pháp diệu huyền này y cứ theo quả chứng, trong đó bao gồm mê nhân, nêu rõ đầy đủ tự hành hóa tha, hoặc là trí hay hạnh làm sao có thể gọi là ở bên cạnh chư Phật, bàn luận trực tiếp về lý tánh được?

Hỏi: Diệu Huyền phát khỏi năm tâm, trong đó quả là trước tiên đưa ra quán tâm, ý của một cách giải trong các cách giải thích về quán tâm đều y cứ theo ấm mà nói về quán, làm sao có thể do không cần ấm cảnh tiêu trừ đối với năm tâm phát khởi không cần đến văn của quán cảnh?

Hỏi: Thích Thiên không phải quán cảnh mới gọi là tu quán, chính là trước nêu ra ý của quán giải, thật sự chưa chính thức trình bày về quán giải, làm sao có thể vội cho là cách thức của quán tâm?

Hỏi: Nếu chuyển sang nói tự cho rằng không cần chọn lựa nói ấm cảnh, không cho rằng chẳng cần bày tỏ tất cả ấm cảnh và thích thiên, nay xóa bỏ văn, nêu rõ ấm đều đi vào quán môn, nếu không chọn ấm thì sao có thể đi vào quán môn được?

Hỏi: Văn quán tâm kia chép: Pháp trong ba cõi không khác nhau, đều do một tâm này tạo tác, đại ý của Chỉ Quán đều lấy điều này bày tỏ chọn ấm, sao diệu huyền quán tâm khác nhau không phải như thế? Vả lại, đã đối với văn quán tâm, lẽ nào dùng nguyện cảnh và sinh giải để tiêu trừ hay sao?

Hỏi: Nhân Chuyển Kế nói: Tự là hành nhân tu tập Chỉ Quán từ lâu, thâu nhiếp pháp nhập vào ba ngàn ba đế, trong tâm không cần đến huyền văn chọn lựa nêu bày cảnh ấm. Nói như vậy rất trái với thích thiên, tự khiến cho người giảng giải tiêu trừ đi vào quán môn, chính là Tông Sư giữ lấy chọn lựa nêu bày, cho nên không cần đến giáo văn Chỉ Quán, nói vừa nghe lập tức tu, sao nói người học tự mình có thể?

Hỏi: Thượng Nhân lại trả lời rằng: Chưa tu tập Chỉ Quán, vừa nghe sự pháp mới có thể biết, phải nương vào Chỉ Quán mà tu. Điều này thì đương nhiên trái với thuyết “tức văn tức tu” của diệu huyền. Đã cần đến giáo văn Chỉ quán, chọn cảnh nêu rõ diệu, lẽ nào chẳng phải trái với Thích Tiêm, không cần nói về quán cảnh hay sao?

Hỏi: Nếu không thâu nhiếp sự pháp nhập vào ấm, tâm tu quán hiển phát, sao gọi là thâu nhiếp sự thành lý được?

Hỏi: Nếu nói không cần văn của quán cảnh, thì cách thức quán tâm ấy, dù cho nói không cần ấm cảnh, thì lẽ nào không cần tinh tiến mà tu tập hay sao?

Hỏi: Quán các sự pháp chưa rõ ràng, chọn cảnh còn phải tinh tiến mà tu, quán tâm sâu xa đã chọn làm sao không có thể tu?

Hỏi: Đã chấp nhận Môn Bất Nhị, trích lấy mười diệu làm Đại Thể của Chỉ Quán, sao không chấp nhận các ý đạt được, sự đem diệu ý của mười môn nhập vào sự Pháp làm Thể của quán?

Hỏi: Đại Sư giảng nói khai giải mười pháp này, sau đó bèn hợp lại đốc thúc mọi người quán tâm cho nên có quán pháp, Chương An chế tác, truyền nghĩa Đại kinh, đã không phù hợp với mọi lúc, lại gian nan nhưng tuyên nói giáo nghĩa nhờ vào các thế hệ sau Sư, nhằm vào các bộ khác để nêu rõ cho người, người học do sự am luyện ấy, lẽ nào tự mình tìm đến các bộ hay sao?

Hỏi: Đầu tiên thực tập quán Sự pháp của huyền sớ, mọi người giữ lấy sự giải thích thông suốt về Chỉ Quán đó, như dẫn chứng các kinh nói về Chỉ Quán tu nhập ấy, lẽ nào gọi là các kinh tu nhập hay sao?

Hỏi: Nếu đầu tiên thực tập Chỉ Quán chưa hiểu, nay trải qua Sự pháp quán môn có thể hiểu được, như dùng pháp quán Vô sinh để độ nhập vào sinh môn, lẽ nào gọi là hiểu được môn vô sinh hay sao?

Hỏi: Tôi dẫn chứng Nghĩa Lệ chỉ thấu đạt pháp tánh mà không nói là thấu suốt ấm, đã là đoan tọa mười thừa, lẽ nào không thấu đạt ấm là pháp tánh, dùng ví dụ trích lấy sự trở thành Lý, tuy không nói là nhập ấm, về sau trong quán giải đã lập ra ấm cảnh, xem xét cần phải trích lấy Sự nhập ấm quán Lý, mới gọi là trích sự thành lý. Sao Thượng Nhân lệch lạc nói rằng ý gọi là pháp tánh, không liên hệ với ba ngàn?

Hỏi: Trong thư giải đáp thắc mắc, Thượng Nhân dẫn chứng văn này: “Chánh viên đàm pháp tánh nghĩa đồng lý quán”, lý quán đã không xem xét thấu suốt được ấm, lúc này Thượng Nhân không biết y theo Hành cần phải quán ấm tâm. Nếu không như vậy, thì vì sao dẫn ra “Chứng vô ấm lý quán” này được?

Hỏi: Diệu Huyền dùng ba quỹ phạm thông suốt mười pháp, huyền văn này dùng vô lượng pháp tánh sâu xa xuyên suốt mười pháp, vì sao trong đây có thể nói lấy pháp tánh dung hòa với pháp được?

Hỏi: Nếu Diệu Huyền thì còn không dùng pháp tánh dung hợp với quả tròn đầy của mười pháp, làm sao có thể dung hợp với nhân quả khác, lại làm sao có thể khai ra Nhị thừa?

Hỏi: Thư trả lời thắc mắc trình bày nói rằng huyền văn đó không dùng pháp tánh để dung hợp, cho nên dùng quán tâm để quán mười pháp trước, nay sao lại chuyển sang nói quán ba giáo, ba quỹ phạm, và trích dẫn văn tướng?

Hỏi: Ba giáo quỹ phạm trong Diệu Huyền, đã nói là từ một khai triển thành ba, lại mỗi giới đều dùng Như Lai Tạng để thâu nhiếp, làm sao có thể trở lại dùng quán tâm mà dung hợp? Huyền văn ba giáo mười pháp này, không nói rằng từ thật tế khai triển ra chưa thành tựu trong tạng lý dung nhiếp, vì sao lại không dùng quán tâm để dung hợp?

Hỏi: Nghĩa Lệ tự chép rằng nhờ vào Sự để dẫn dắt Tình, làm sao có thể tự chọn lấy phụ pháp để quán tình?

Hỏi: Nếu nhờ vào Sự luôn luôn dẫn dắt Tình hoàn toàn không có tướng tu, vì sao trong Kỳ Sơn quán, khiến ở nơi này nói về phương tiện chánh tu?

Hỏi: Cho dù nói dựa theo Tình của ông, bỏ đi “chấp giáo quên hành”, mười pháp trong Diệu Huyền đều lấy một niệm, dùng sáu tức giải thích đến cực qua, tại sao lại dùng quán tâm nêu rõ hành? Huyền Văn này chỉ y cứ theo Tín giải để nói về pháp tướng của bốn giáo, sao có thể tự bỏ đi cái Tình “vong hành”, sao không có quán tâm nêu rõ hành?

Hỏi: Mười pháp diệu huyền dựa theo đề mục của pháp mấu, chẳng phải là lý dung hợp? Mười pháp diệu huyền này dựa theo dụ của vàng thế gian, lại có thể là lý dung hợp hay sao?

Hỏi: Chỉ quán kết hợp thành đề mục gọi là “kết văn tướng”, sự pháp quán tâm ở mọi nơi gọi là “hành lập”, khiến cho vừa nghe liền tu, lẽ nào lại là cùng loại hay sao?

Hỏi: Quán tâm trong phát tâm y theo tâm sổ của chính bản thân, chúng sinh mới hiểu rõ so với quán sát dứt trừ, đâu tự chọn làm kết thúc cho văntướng và nêu rõ hành được?

Hỏi: Thượng nhân vốn chấp rằng: Huyền Văn này nói về mười pháp, hoàn toàn là lý quán trực tiếp hiển bày tâm tánh siêu việt hơn hẳn diệu huyền, cho nên bác bỏ phụ pháp quán tâm, nay sao hoàn toàn đồng với “pháp giới thứ đệ”? Nêu ra các pháp số, lại học ba quán ấy, tự dùng quán pháp dung hợp thì thành tựu. Huyền Văn này hoàn toàn không nói đến Lý quán, hoàn toàn không hiển bày tâm tánh, mới tự phát huy, đến nay nghĩa trạng đã nói trong chốc lát bị trừ bỏ, văn quán tâm này tự trở thành chân thuyết.

Nghĩa mục ở đây hoàn toàn là ý phế lập quán xưa nay, hoặc đối với các chất vấn này không thể trả lời, vã lại nếu trả lời không tận cùng lý lẽ thì nói lên sự phá bỏ càn rỡ đối với chánh văn quán tâm, nhưng tâm hành của Thượng Nhân vẫn còn nhiều ngôn từ không chuẩn mực, nghĩa đã hủy hoại che giấu không nói, cho văn dù trả lời cũng là phần lớn vội vàng sửa đổi, khiến cho xem xét có phần nào được mất, thảo luận không dứt xưa nay, do đó nay nêu ra những điều ở trước, mong trả lời đầy đủ và giảng giải sơ lược về nghĩa lý cho người đời sau biết. Hỏi có nguyên do nên thỉnh cầu Thượng nhân, chỉ đem những lời văn chất vấn đã nêu đích xác trong mục trước của thư, dùng những lời đã đáp rõ ràng để viết tiếp thành văn, đừng lấy nghĩa lý của mình ở thư trước giống như loại tiêu văn bất thiện, chớ n1oi khoa sau bao gồm trả lời giống như cách hiền bày thẳng tâm tánh, ngõ hầu nêu rõ tà chánh khiến cho minh bạch được thu, phải đạt đến cực lý chắc chắn thấy được sở quy. Chỉ nguyên Thượng Nhân chính trực tu tâm lưu thông giữ niệm, đừng chú ý đến danh dự trống rỗng trong tạm thời, mong giúp đỡ chân tông từ ngàn năm, khiến cho giáo quán Bất không thấy được lời nói và việc làm cùng chuyển vận, lợi hại rất lớn, tội phước không nhỏ, cần phải thủ chứng ở thần minh lẽ nào gắng gượng thực hành với sự nguyền rủa hay sao? Nếu tâm không dua nịnh ton hót lừa dối thì chắc chắn lời nói sẽ kiểm chứng mau chóng, xin suy tìm xưa để thấy so với nay, nếu lời nói đúng như kiến giải chân thật để bác bỏ giáo văn thì tội lỗi sẽ ít hơn, hoặc cho dù tâm lừa dối và hủy báng Phương Đẳng thì tai họa chắc chắn không muộn màng, thiết thực nên suy nghĩ kỹ càng đừng khinh lờn Thánh pháp, ngộ và chưa ngộ, báo đáp hay không báo đáp, mau chóng hồi âm thì mới có dẫn chứng đích xác.