TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 01

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Cơ duyên chúng sinh khác nhau, cho nên giáo môn các thứ cũng khác nhau. Kinh nói: Từ đêm Đức Phật thành đạo cho đến đêm Đức Phật nhập Niết-bàn, pháp của Ngài nói ra đều chân thật không luống dối. Để tìm tòi yếu chỉ ấy phải có nguyên do đưa đến. Cho nên nói điều đó. Đạo dứt hai đường, mà chỗ rốt ráo là thường vui. Pháp chỉ có một vị, vắng lặng là quy về chân văn ở Lộc Dã Hạc Lâm, giáo của bảy chỗ tám hội há không có sự khác nhau về đốn tiệm, không nhất định có sự khác nhau về bí mật hay sao? Bởi vậy, các sư thời gần đây mỗi vị đều giải thích theo ý mình. Nay ý lập nghĩa khác với khuôn phép trước. Cho nên nay lược soạn bốn giáo môn dùng chung. Nói chung tiệm đốn không nhất định dấu vết của bí mật. Nếu người đạt được yếu chỉ này thì tin quyền thật của Như Lai không ngại gì đạt đến sự sâu xa về dấu vết của con người, rất khó nghiên cứu. Huống chi tiệm đốn này không nhất định dấu vết của sự bí mật, hoàn toàn không dính mắc. Nay nói rõ nghĩa này lược nêu ra bảy lớp.

Thứ nhất giải thích tên gọi bốn giáo.

Thứ hai nói về những điều được giải thích.

Thứ ba nói về nhập lý của bốn môn.

Thứ tư nói về xếp vào giai vị khác nhau. Thứ năm nói về quyền thật Thứ sáu nói về quán tâm.

Thứ bảy nói chung các kinh luận.

* Thứ nhất giải thích tên gọi bốn giáo.

Bốn giáo gồm:

  • Tam Tạng giáo.
  • Thông giáo.
  • Biệt giáo.
  • Viên giáo.

Bốn điều này gọi chung là Giáo, vì nó nói về lý hóa vật làm nghĩa. Bậc đại Thánh đối với bốn giáo này không thể nói dùng bốn tất-đàn. Phó duyên mà có bốn thuyết, nói làm rõ lý hóa chuyển tâm vật, nên nói là giáo hóa chuyển, có ba nghĩa:

  • Chuyển ác thành thiện.
  • Chuyển mê thành ngộ.
  • Chuyển phàm thành Thánh

Cho nên giáo lấy làm rõ lý hóa vật làm nghĩa, lược có năm ý:

  • Chánh giải thích tên của bốn giáo.
  • Xét định về bốn giáo.
  • Dẫn chứng
  • Xét lường
  • Nói về kinh luận dùng giáo thông khác nhau bao nhiêu.

Thứ nhất là chánh giải thích tên gọi bốn giáo, có bốn:

  • Giải thích tên Tạng giáo.
  • Giải thích tên Thông giáo.
  • Giải thích tên Biệt giáo.
  • Giải thích tên Viên giáo.

1. Giải thích tên Tạng giáo:

Giáo này nói về lý bốn Thánh đế, nhân duyên sinh diệt, chánh là dạy Tiểu thừa, phụ là dạy Bồ-tát.

Nói về Ba tạng giáo là:

– Tạng Tu-Đa-La. – Tạng Tỳ-Ni – Tạng A-Tỳ-Đàm Tạng Tu-Đa-La:

Ở đây có người nói phiên âm, có người nói không phiên âm. Nói có phiên âm, cũng có nhiều nhà phiên không giống nhau, nhưng phần nhiều dùng pháp bổn, là gốc của ngôn giáo về pháp lành xuất thế gian, cho nên nói là pháp bổn, tức là bốn kinh A-hàm.

Tạng Tỳ-ni:

Tỳ-ni dịch là diệt, Phật nói giới tác, vô tác có công năng diệt trừ sự xấu xa của thân miệng, cho nên nói là diệt, tức là luật Bát Thập Tụng.

Tạng A-tỳ-Đàm:

A-tỳ-Đàm: dịch là Vô tỷ pháp, là pháp nghĩa phân biệt về trí tuệ của bậc Thánh, người thế gian không thể sánh được. Cho nên nói là Vô tỷ pháp. Nếu Phật tự phân biệt pháp nghĩa, hoặc đệ tử Phật phân biệt pháp nghĩa, đều gọi là A-tỳ-Đàm.

Nhưng ba pháp này gọi chung là Tạng, Tạng lấy bao gồm tạng làm nghĩa, nhưng người hiểu thì khác nhau có người nói: Văn có thể bao gồm lý nên gọi là Tạng. Có người nói lý có thể bao gồm văn nên gọi là Tạng. Nay nói tên của ba pháp đều là một câu, ba tên đều bao gồm tất cả văn và lý, nên gọi là Tạng, A-hàm chính là Định tạng.

Bốn A-hàm phần nhiều nói về cách tu hành.

Tỳ-ni tức là giới tạng, là nói nhân sự chế giới, ngăn dứt pháp ác về thân miệng.

A-tỳ-đàm Tạng tức là tuệ Tạng, phân biệt pháp tuệ vô lậu, phân biệt pháp tuệ vô lậu không thể so sánh được. Ba tạng giáo này thuộc về Tiểu thừa. Cho nên kinh Pháp Hoa chép: người học tham đắm vào Ba tạng Tiểu thừa. Hỏi rằng: Như thế đối với nghĩa lý có thể như vậy, vì sao gọi là trái với thứ lớp của giải thích?

Đáp: Lúc nói không phải là lúc thực hành, thứ lớp của giáo khởi lấy Bốn A-hàm làm đầu, mới tu hành lấy mộc-xoa làm đầu. Lại như tám Chánh đạo thì chánh kiến, chánh tư duy làm đầu. Kế là sáu pháp: Chánh ngữ, v…v…đều gọi là Chánh. Như cách của người đi đường, mắt phải nhìn đường trước sau mới bước chân. Cho nên luận Đại Trí Độ chép: Mắt chân đầy đủ, cho nên vào được ao nước mát mẻ.

Hỏi: Đức Phật đối với Ba tạng Đại thừa là tối thắng trong Ba thừa, sao không lấy Đại thừa làm chánh, Tiểu thừa làm phụ?

Đáp: Tại vườn Nai, trước Đức Phật xoay bánh xe pháp Bốn đế, năm anh em Kiều-trần-như thấy đế thành đạo, tám muôn vị trời đắc pháp nhãn thanh tịnh, chỉ có Tiểu thừa đắc đạo chưa giúp ích cho Đại thừa nên lấy Tiểu thừa làm chính.

Luận Đại Trí Độ chép: Phật đối với kinh A-hàm tuy thọ ký riêng cho Di-lặc, cũng không nói các hạnh Bồ-tát, cho nên Đại thừa là phụ.

Hỏi: Ngoại đạo cũng nói giới, định, tuệ vậy đối với định tuệ của Phật nói có gì khác nhau?

Đáp: Ngoại đạo nói giới, định, tuệ chính là thầy thuốc xưa, như thầy thuốc xưa theo lối mê hoặc. Giới có hai loại một tà, hai chánh.

  1. Tà: Tức là giới gà, chó, v.v…
  2. Chánh: Tức là mười điều lành.

Cựu định có hai:

1- Tà 2- Chánh Tà định:

Tức là chín mươi sáu thứ ngoại đạo, kinh có nói về tà định của quỷ thần, hoặc có thể hiện tướng thần biến, biết được sự lành dữ ở đời.

Chánh định:

Tức là Bốn thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn định vô sắc, dẫn đến phát sinh năm thần thông.

Cựu tuệ có hai: 1. Tà tuệ. 2. Chánh tuệ

Tà: Do thân kiến, biên kiến, mà phát khởi tà trí, bác bỏ nhân quả, ăn phân, khỏa hình v…v…

Chánh: Do thân kiến, biên kiến mà phát khởi trí thế gian, nói có nhân quả tu các pháp lành.

Nay Phật nói Ba tạng giáo là nói về giới, định, tuệ của thầy thuốc khách, chính là thầy thuốc mới từ nơi xa đến hiểu rõ tám thuật.

Trước nói về bốn khô chánh thuật, tức là Ba tạng giáo môn nói về giới, định, tuệ.

  1. Giới: Tức có mười loại đắc giới, phát khởi tất cả luật nghi vô tác. Như thế năm bộ Tỳ-ni nói về các pháp lành về thân miệng.
  2. Định: Y theo tám trái xả, nhập chín định thứ lớp, Tam-muội sư tử phấn tấn siêu việt, nguyện trí đảnh thiền, sáu thông bốn biện, v… v…
  3. Tuệ: Tứ là bốn đế sinh diệt, phá thân kiến, biên kiến, sáu mươi hai kiến chấp, phát khởi chân vô lậu thành mười một trí, ba căn vô lậu. Giới định tuệ này ngoại đạo còn không nghe tên, huống chi là có chút phần.

Thí như sữa lừa và sữa bò, mầu sắc tuy giống, nhưng sữa lừa lắng đọng thì thành phân hôi, còn sữa bò lắng đọng thì thành đề hồ.

2. Giải thích tên Thông giáo:

Thông là đồng, Ba thừa đồng thọ cho nên gọi là Thông. Giáo này nói về nhân duyên tức không, lý bốn chân đế vô sinh, là cửa đầu tiên của Ma-ha-diễn, chính là Bồ-tát phụ chung cả Nhị thừa cho nên kinh Đại Phẩm chép: Người muốn học Thanh văn thừa phải học Bát-nhã.

Người muốn học Duyên giác thừa phải học Bát-nhã. Người muốn học Bồ-tát thừa thì phải học Bát-nhã. Ba thừa đồng thọ bẩm giáo này, thấy nghĩa Đệ nhất, cho nên nói Thông giáo. Nói Thông giáo: Nghĩa có nhiều nhưng lược ra có tám nghĩa.

  • Giáo thông.
  • Lý thông
  • Trí thông
  • Đoạn thông
  • Hành thông
  • Vị thông
  • Nhân thông
  • Quả thông

Giáo thông: Ba thừa đồng thọ lãnh nhân duyên, tức là giáo không.

Lý thông: Đồng thấy lý nghiêng về chân.

Trí thông: Đồng được khéo độ tất cả trí.

Đoạn thông: trong (cõi) mê hoặc đồng dứt.

Hành thông: Hành đồng với kiến, tự vô lậu.

Vị thông: Tự vị Càn tuệ địa cho đến địa vị Bích-chi-phật đều đồng.

Nhân thông: Chín vô ngại đều đồng.

Quả thông: Chín giải thoát và hai quả Niết-bàn hữu dư, vô dư.

Thông về nghĩa có tám mà nay chỉ gọi Thông giáo, nếu không nhờ vào Thông giáo thì không biết được thông lý, cho đến đắc thành Thông quả. Cho nên các kinh Đại thừa phương đẳng và Bát-nhã có người đắc quả Nhị thừa là đồng lãnh thọ giáo này.

Hỏi: Vì sao không gọi là cộng giáo.

Đáp: Cọng là chỉ được cân biên của Nhị thừa mà không được viễn biên. Nếu lập thông thì gọi Cận viễn đều tiện. Nói viễn tiện là thông biệt, thông viên.

3. Giải thích tên gọi Biệt giáo:

Biệt là không cùng giáo này, không nói với người Nhị thừa, nên gọi là Biệt giáo. Giáo này chỉ nói nhân duyên giả danh, vô lượng lý bốn Thánh Đế. Hàng Bồ-tát không liên quan đến Nhị thừa. Cho nên người Thanh văn ngồi nghe như câm như điếc. Kinh Pháp Hoa nói Ca-diếp lãnh thọ tự thuật. Xưa nghe đại phẩm Phương Đẳng thanh tịnh cõi nước Phật thành tựu chúng sinh, tâm không hỷ lạc, chính là nghĩa này. Gọi là biệt, nghĩa nó thuật rất nhiều nhưng lược rõ chỉ có tám loại:

  1. Giáo biệt
  2. Lý biệt
  3. Trí biệt
  4. Đoạn biệt
  5. Hành biệt
  6. Vị biệt
  7. Nhân biệt
  8. Quả biệt

Nên gọi là Biệt giáo.

Giáo biệt: Phật nói Hằng sa Phật pháp. Biệt: Bồ-tát không chung với Nhị thừa Lý biệt: Tàng thức có Hằng sa lý tục đế.

Trí biệt: Đạo chủng trí.

Đoạn biệt: Hằng sa cõi vô tri bên ngoài dứt kiến hoặc, tứ hoặc và vô minh

Hành biệt: Tu tập trải qua vô số kiếp, thực hạnh các hạnh ba-lamật tự hành rồi độ người.

Vị biệt: Ba mươi tâm chiết phục vô minh là Hiền vị, người Thập địa phát chân, dứt trừ vô minh, đây là Thánh vị.

Nhân biệt: Là nhân Kim Cương vô ngại.

Quả biệt: Giải thoát, Niết-bàn, bốn đức khác với Nhị thừa.

Biệt nghĩa có tám loại, chỉ gọi là Biệt giáo. Nếu không nhờ vào Biệt giáo thì không biết biệt lý, cho đến đắc thành biệt quả.

Hỏi: Vì sao không nói là bất công giáo mà gọi là Biệt giáo?

Đáp: Trí luận nói không cùng với Bát-nhã tức là không nói cùng với người Nhị thừa. Như kinh Bất Tư Nghị chép: Nay nói về Biệt giáo như nói Đại phẩm Phương đẳng. Nhị thừa cùng nghe mà Biệt giáo với Bồ-tát, cho nên dùng Từ biệt, kiêm muốn lược bỏ không có Viên giáo, Biệt khác với Thông nên gọi là chưa Viên.

4. Giải thích tên gọi Viên giáo:

Viên nghĩa là không nghiêng lệch. Giáo này nói về nhân duyên không thể nghì bàn Nhị thừa trung đạo sự lý đầy đủ, không nghiêng lệch, không riêng biệt, chỉ giáo hóa người lợi căn tối thượng, nên gọi là Viên giáo.

Kinh Hoa Nghiêm chép: Hiển hiện thần lực tự tại là nói kinh viên mãn, vô lượng các chúng sinh đều thọ ký Bồ-đề. Kinh Duy-ma nói: Tất cả chúng sinh tức là đại Niết-bàn, không còn diệt nữa.

Phẩm Cụ Túc trong kinh Đại Phẩm chép: Các pháp tuy không, một tâm đầy đủ muôn hạnh.

Kinh Pháp Hoa chép: Chắp tay với tâm cung kính muốn nghe nói đầy đủ. Kinh Niết-bàn chép: Kim Cương Bảo Tạng không có điều gì giảm thiếu, nên gọi là Viên giáo.

Gọi là Viên: Ý nghĩa rất nhiều, lược nêu có tám loại:

  1. Giáo viên
  2. Lý viên
  3. Trí viên
  4. Đoạn viên
  5. Hạnh viên
  6. Vị viên
  7. Đại viên
  8. Quả viên

– Giáo viên là chánh nói Trung đạo, nên nói giác không nghiêng lệch.

Lý viên: Là Trung đạo tức là lý của tất cả các pháp không nghiêng lệch.

Trí viên: Là nhất thiết chủng trí viên.

Đoạn viên: Không dứt mà dứt vô minh, hoặc.

Hạnh viên: Một hạnh tức là tất cả nhân viên tròn của Đại thừa, quả tròn đầy của Niết-bàn chính là nhân quả đầy đủ không thiếu, thực hành một hạnh tức là tất cả hạnh.

Vị viên: một địa đầy đủ công đức các địa.

Nhân viên: Chiếu soi hai đế tự nhiên lưu nhập.

Quả viên: Là diệu giác không thể nghĩ bàn, quả của ba đức không ngang không dọc.

Nghĩa của viên có tám thứ chỉ gọi là Viên giáo.

Nếu không nhờ Viên giáo thì không biết được lý của viên cho đến đắc thành quả viên.

Hỏi: lý của giáo nếu viên sao lại có sự khác nhau về hạnh vị nhân quả?

Đáp: Chỉ y theo giáo lý viên cho nên sự khác nhau về trí đoạn hạnh vị nhân quả. Như pháp thế gian nói về gốc tài năng. Người tu học đắc quả có thứ lớp khác nhau, trước tu kém hơn lúc sau, gốc ngọn có khác.

Thứ hai: Xét định nói về bốn giáo này thông, mà lại nói trong một giáo có cả bốn giáo. Tuy có bốn giáo nhưng xét định về ba nghĩa thật của nó không thành, cho nên đều từ một nghĩa để được tên gọi giáo, tức có bốn ý:

  1. Xét định Ba tạng giáo.
  2. Xét định Thông giáo.
  3. Xét định Biệt giáo.
  4. Xét định Viên giáo.

Xét định Ba tạng giáo.

Hỏi: Như trong Ba tạng giáo nói vô thường, ba thừa đồng bẩm thọ nhập đạo tức là Thông giáo. Biệt là Bồ-tát nói sáu Độ hoằng thệ, đây chính là Biệt giáo. Nếu là nói nhất thiết chủng trí để cầu quả Phật thì há chẳng phải Viên giáo hay sao?

Đáp: Nay xét định về nghĩa của ba giáo này. Nếu nói thuyết vô thường chung Ba thừa giáo là Thông giáo, người Nhị thừa nghe vô thường phát chân dứt kết sử, ngay trong một đời liền nhập Niết-bàn, có thể lãnh thọ giáo pháp, thấy lý vô thường. Bồ-tát tuy bẩm thọ giáo lý vô thường, trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp không phát chân, dứt kết sử, cũng đâu thấy được lý vô thường. Nên biết, lý vô thường không thành nghĩa của Thông giáo. Tuy nói nghĩa nguyện hạnh hóa vật Biệt giáo không thành, vốn nói về Biệt giáo, nói về biệt lý dứt biệt hoặc. Ban đầu, Ba tạng giáo nói về hạnh nguyện. Nếu y cứ Tứ đế sinh diệt mà khởi, thấy tứ đế sinh diệt không bằng người Nhị thừa, há là Biệt giáo? Lại chủng trí này chỉ soi rõ hai đế mà không soi rõ Trung đạo, há là Viên?

Bởi vậy tuy có xét nghĩa về ba giáo không thành, chỉ gọi là Ba tạng giáo.

Xét định về Thông giáo:

Hỏi: Thông giáo nói về giới, định, tuệ, há chẳng phải là Ba tạng giáo? Nói Đạo chủng trí, há chẳng phải Biệt giáo nói nhất thiết chủng trí, há chẳng phải là Viên giáo?

Đáp: Tuy có ba giáo này nhưng nghĩa không thành, cho nên như vậy, Thông giáo nói nhất tướng vô tướng vô sinh giới, định, tuệ, không đồng tướng khác nhau về Ba tạng giới, định, tuệ.

Lại nữa, vừa được không mất từ nơi thù thắng mà được tên, cho nên không nói tên Ba tạng, được tên Thông giáo. Tuy nói đạo chủng trí chỉ là trong cõi tục đế không phải là nói đạo chủng trí của thọ Như Lai tạng thọ, cho nên nghĩa Biệt giáo không thành. Tuy lại nói nhất thiết chủng trí chỉ là chiếu soi trong cõi Nhị đế. Nói về nhất thiết trí không phải chiếu soi nhất thiết trí về nhị đế không thể nghì bàn của Trung đạo, cho nên nghĩa Viên giáo không thành. Bởi vậy nghĩa ba giáo không thành chỉ gọi là Thông giáo.

Xét định về Biệt giáo:

Hỏi: Biệt giáo cũng nói về giới, định, tuệ, vì sao không nói là Ba tạng giáo, cũng nói có lý Vô sinh, vì sao không gọi là Thông giáo, cũng nói là nhất thiết chủng trí chung đạo, vì sao không gọi là thông giáo. Tuy nói Trung đạo nhất thiết chủng trí mà sao không gọi là Viên giáo?

Đáp: Biệt giáo là nói Hằng sa Phật pháp, vô lượng giới định tuệ, khác với giới định tuệ trước cho nên không phải là Ba tạng. Tuy nói lý không nhưng không thể chứng được cái không, chẳng phải là không, không đồng kiến với Nhị thừa, cho nên không phải Thông giáo.

Tuy nói Trung đạo nhất thiết chủng trí mà không phải Sơ trụ phát tâm tức đủ nhất thiết chủng trí cho nên không phải viên. Cho nên ba nghĩa không thành chỉ gọi là Biệt giáo.

Xét định Viên giáo:

Hỏi: Viên giáo cũng có giới định tuệ, vì sao không gọi là Ba tạng, nó cũng có lý chân không, vì sao chẳng phải thông, nó cũng có pháp môn trải qua từng giai cấp riêng, vì sao mà không phải Biệt?

Đáp: Viên giáo nói về giới định tuệ, điều y cứ vào chân như thật tướng, Phật tánh Niết-bàn mà biện. Há đồng Tam Tạng nghiêng về giới định tuệ ư?

Phật tánh chân không, lý ấy bình đẳng, người Thanh văn và Bíchchi-Phật không thể biết được huống chi đắc nhập, cho nên không phải Thông. Các thứ pháp môn giai cấp hạnh vị chẳng phải không tương ưng với thật tướng, nhiếp tất cả pháp. Từ một địa đầu không đầy đủ tất cả các địa, cho nên không phải biệt. Ba nghĩa không thành chỉ gọi là Viên giáo. Thế thì bốn tên của bốn giáo tuy chung nhau mà nghiên cứu cùng tột về thật lý thì ngay nơi giáo mà đặt tên không thể lẫn lộn. Nếu Viên giáo nhiếp cả ba chính là nhiều đầy tớ theo mà hầu hạ.

Dẫn chứng:

Hễ muốn bày thông về việc Phật pháp thì văn kinh luận phải rõ. Nhưng huyền chỉ của Phật giáo mênh mông khó tìm, nếu không lập danh biện nghĩa thì làm sao biết được chỉ thú. Nay nói về nghĩa này, lược làm ba ý:

Nói rõ không có văn đặt tên làm nghĩa để thông kinh giáo.

Dẫn chứng riêng kinh luận.

Dẫn chứng chung kinh luận.

1) Không văn đặt tên làm nghĩa để thông kinh giáo.

Hỏi: Lập bốn giáo làm nghĩa nếu không có văn kinh luận rõ ràng thì đâu thể thừa dụng?

Đáp: Các sư giảng nói xưa nay không nhất định, đều có văn kinh luận rõ ràng. Như Khai Thiện Quang Trạch Ngũ Thời Minh Nghĩa, Trang Nghiêm bốn thời phán giáo, Địa luận bốn Tông, sáu Tông, Nhiếp Sơn Đơn Phức Trung Giả, Hưng Hoàng Tứ Giả đều không có nói rõ văn, đều tùy theo căn cơ chúng sinh mà lập để giúp cho việc mở mang Phật hóa.

Người có duyên chẳng thể không học, tin hiểu giảng nói rộng khắp.

Hỏi: Ý sao không nương vào bán mãn, năm vị cay nồng xuất xứ từ văn kinh luận?

Đáp: Phật giáo có đốn tiệm mà không định bán, mãn, năm vị, đều y cứ một bên, đâu được giải thích chung về các giáo này. Nhưng để cho nghĩa phù hợp với kinh luận, không có văn làm sao đủ để đưa đến đều nghi. Luận Đại Trí Độ chép: Pháp thí là nương vào kinh pháp để làm rộng nghĩa lý, đặt tên gọi đều gọi là Pháp thí. Nay các nhà giải thích Phật pháp khắp nơi điều y cứ vào tên mà lập nghĩa, theo nghĩa để đặt tên, hoặc có văn làm chứng, hoặc không có văn làm chứng nếu có văn làm chứng thì không nên nghi ngờ.

Không có văn làm chứng cũng cần phải đắc ý. Thí như Thần Nông, Biển Thước, Hoa Đà đều là bậc Thánh hiền thời xưa đã chế tạo ra thuốc để trị bệnh, tuyển tập các kinh phương. Bấy giờ, việc trị liệu được hiệu nghiệm, người đời nay y theo dùng chưa hẳn đều lành. Mà các thầy thuốc phàm tục thời sau tuy y cứ theo phương cách xưa tự ý thêm bớt, tùy bệnh cho thuốc ít có người không sai lầm. Nếu hiểu sâu về dụ này thì thông hiểu kinh để nói pháp, cảm thấy thời sự thích hợp mà lập nghĩa, đặt tên cũng có lỗi gì. Nay giải thích bộ kinh này lần lượt lập nghĩa đặt tên. Đây không phải một điều, nếu không thể hội ý này làm sao chỉ gọi Tứ giáo mà sinh nghi. Kinh luận chính là hướng về cơ duyên của con người. Thời mạt pháp việc học hỏi chấp vào cái thấy biết ngàn mối, hành đạo chướng ngại chẳng phải một. Đâu thể ôm gốc cây đợi thơ, nhất định để lại sự trách móc. Lại Phật giáo vô cùng, Hằng sa không thuộc về thí dụ. Từ phương đông chảy vào, vạn đều không có một đạt, trí nhân quân tử ít người hiểu điều đó.

2) Dẫn chứng riêng về bốn giáo của kinh luận:

Trước giải thích tên đã đủ văn dẫn chứng, nay lại lược nêu như Giới Tâm chép: Phải học Tu-Đa-la, Tỳ-ni, A-tỳ-đàm. Khi Phật còn tại thế há không có Ba tạng giáo? Cho nên luận Thành Thật chép: Nay Ta muốn nói về thật nghĩa trong Ba tạng, kế dẫn chứng Thông giáo. Kinh này, ngài Tịnh Danh giải thích cho ngài Ca-Chiên-diên nói có năm nghĩa, hai trăm năm mươi Tỳ-kheo tâm được giải thoát, Phẩm Tam tuệ trong kinh Đại Phẩm nói về trí Tát-bà-nhã, ba thừa đều chứng đắc.

Trung luận chép: Thật tướng các pháp, ba người cùng chứng nhập.

Kế là dẫn chứng Biệt giáo: kinh này nói vì không có chỗ thọ mà thọ các thọ, chưa đầy đủ Phật pháp, cũng không nên diệt tâm mà thủ chứng.

Kinh Vô Lượng Nghĩa chép: Ma-ha Bát-nhã, Hoa Nghiêm hải không, giảng nói Bồ-tát trải qua nhiều kiếp tu hành chính là văn Biệt giáo.

Kinh Niết-bàn nói năm hạnh chính là ý của Biệt giáo.

Luận Đại Trí Độ chép: Kết sử có hai loại:

1/ Cộng Nhị thừa đoạn.

2/ Bất cộng Nhị thừa đoạn.

Bất công Bát-nhã dứt trừ Biệt hoặc.

Kế là dẫn chứng Viên giáo.

Kinh Hoa Nghiêm chép: Vì thuyết Tu-Đa-la viên mãn.

Kinh này chép: chư Phật giải thoát phải tìm cầu trong tâm hành của chúng sinh.

Kinh Đại Phẩm chép: Muốn dùng Nhất thiết chủng trí để biết tất cả pháp phải học Bát-nhã.

Kinh Hoa Nghiêm chép: Đa Bảo Như Lai khen ngợi “Hay lắm!” Phật Thích-ca Mâu-ni có thể nói pháp Bồ-tát giáo đại tuệ bình đẳng cho chúng sinh, những lời nói ra điều chân thật.

Kinh Niết-bàn chép: Lại có một hạnh là hạnh Như Lai, gọi là đại bát Niết-bàn Đại thừa.

Luận Trí Độ chép: Ba trí thật ra đắc trong một tâm, như thế tìm tòi thảo luận kinh luận của Đại thừa văn nghĩa bốn giáo khắp nơi đều có.

3. Dẫn chứng chung về kinh luận:

Nay bày rõ kinh luận Đại thừa phụ để đặt ra danh nghĩa của bốn giáo. Như kinh Niết-bàn chép: Nói rõ bốn giáo không thật, có nhân duyên cũng có thể nói, nói về bốn loại để chuyển hóa duyên trước tức là ý của bốn giáo. Lại kinh Niết-bàn chép: bốn lần xoay bánh xe pháp tứ đế tức là ý của bốn giáo. Lại, kinh Pháp Hoa nói ba loại cỏ, hai loại cây thấm nhuần khác nhau thí dụ phương tiện nói tức là ba giáo một chỗ đất sinh ra một trận mưa thấm nhuần, thí dụ nói rất thật sự tức là Viên giáo. Trung luận phá các dị chấp đã xong lại nói bốn câu nhân duyên chung cho bốn thuyết, tức là ý của bốn giáo. Như thế pháp bốn thuyết này tùy cơ hóa vật, tức là nghĩa của bốn giáo. Bốn thuyết là tên khác 02 của Bốn giáo.

4. Suy lường.

Hỏi: kinh Pháp Hoa nói Đức Phật nói pháp bình đẳng như một trận mưa, đâu hề có sự khác nhau về bốn giáo?

Đáp: Khắp nơi đều dẫn bốn không thể nói vì có nhân duyên cũng có thể nói, còn không hề nhất định có một thuyết, đâu từng nhất định có bốn giáo ư. Kinh này nói: Phật dùng một âm để nói pháp chúng sinh tùy loại đều được hiểu tùy loài hiểu khác nhau là tướng của bốn giáo khác nhau, lại các kinh nói nghĩa khác nhau, tự nói có dị giải dị thuyết, một giải một thuyết, dị giải một thuyết một giải dị thuyết, vô thuyết vô giải. Kinh này chép: Người nói pháp chẳng nói không khai thị. Người nghe pháp, không nghe không đắc, nếu đạt được ý này thì điểm bốn giáo nhất định không lập, thì nghi chỗ nào?

Hỏi: Bốn giáo từ đâu sinh khởi?

Đáp: Nay nói Bốn giáo. Lại trước đã nói từ Ba quán mà sinh khởi. Trở thành ba quán trước quán từ Giả vào Không, có hai loại Tánh thể vụng về khéo léo khác nhau. Từ phân tách Giả để vào Không cho nên có Tạng giáo khởi. Từ thể Giả để vào Không cho nên có Thông giáo khởi. Y theo cái thứ hai từ Không vào Giả thì có Biệt giáo khởi, y cứ vào nhất tâm trung đạo chánh quán thứ ba thì có viên giáo khởi.

Hỏi: Ba quán từ đâu mà khởi?

Đáp: Ba quán từ bốn giáo mà khởi.

Hỏi: Quán giáo từ đâu khởi?

Đáp: Quán giáo từ nhân duyên sinh ra bốn câu mà khởi.

Hỏi: Nhân duyên sinh ra bốn câu do đâu mà khởi?

Đáp: Nhân duyên sinh ra bốn câu tức là tâm, tâm tức là giải thoát không thể nghĩ bàn của chư Phật rốt ráo không thật có, tức là không thể nói cho nên ngài Tịnh Danh im lặng không nói. Vì có nhân duyên nên cũng có thể nói, tức là dùng bốn tất-đàn nói bốn câu nhân duyên sinh ra do tâm, hướng về bốn loại căn tánh mười pháp nhân duyên mà thành chúng sinh mà nói.

Bốn thứ căn tánh gồm:

  • Hạ căn.
  • Trung căn.
  • Thượng căn.
  • Thượng Thượng căn.

Vì hướng về bốn thứ căn tánh này cho nên do giáo quán vô ngại này mà khởi, lợi ích khắp chúng sinh được thành lợi ích hai hạnh tín pháp. Đây chính là như bậc Thánh nói pháp, như có ý nghĩa im lặng của bậc Thánh.

Hỏi: Kinh Đại Niết-bàn chép: Căn có ba loại:

1. Hạ căn, 2. Trung căn, 3. Thượng căn.

Vì người trung căn mà xoay bánh xe pháp ở Ba-la-nại, vì hạng người Thượng Căn mà xoay bánh xe đại pháp ở thành Câu-thi-na. Nếu là hạng người hạ căn Như Lai hoàn toàn không xoay bánh xe Pháp.

Nay vì sao nói có bốn thứ căn tánh, vì hạng người hạ căn mà nói Ba tạng giáo ư?

Đáp: Giáo môn của chư Phật tùy duyên không nhất định. Hoặc nói một căn, hoặc nói hai căn, hoặc nói ba căn, hoặc nói bốn căn, hoặc nói cho hạng hạ căn, hoặc nói cho hạng không phải hạ căn. Nói cho hạng người hạ căn: Như kinh Pháp Hoa nói cỏ cây đều thấm nhuần, đều được lớn lên. Nói không cho hạng hạ căn: Như dẫn văn kinh Niết-bàn.

Hỏi: Kinh Đề-vị nói năm giới giải thích về điều lành của trời, người, vì sao không khai thành năm giáo nghĩa?

Đáp: Dạy về người, trời đã nói rõ ở phần Thầy thuốc cũ. Đạo thường của thế gian không lìa sinh tử, Đấng Pháp Vương ra đời muốn hoá độ chúng sinh cho ra khỏi nhà lửa. Vì thế ba lần xoay bánh xe pháp ở vườn Nai, người trời đắc đạo cho đây là thật, nên có Ba tạng giáo, các kinh Đại thừa như: Đại Phẩm, Pháp Hoa, Niết-bàn đều nói xoay bánh xe pháp bốn đế ở Ba-la-nại. Luận Đại Trí Độ chép: Nói rõ kết tập Ba tạng giáo cũng từ vườn Nai mà khởi không chọn kinh Đề-vị làm đầu.

Hỏi: Nếu không khai mở về điều lành của trời, người thì kinh Pháp Hoa đâu được nói cây cỏ đều thấm nhuần?

Đáp: Ba tạng giáo nói về bố thí, trì giới, thiền định của thế gian, tức là giáo của trời người, đều ngay nơi nhân duyên mà sinh ra pháp lành. Đây đều thuộc về Ba tạng giáo, cho nên không cần năm giới.

Hỏi: Nghĩa của bốn giáo và nghĩa của bốn tông về người trong Địa luận có đồng nhau không ?

Đáp: Nếu người hỏi rằng: Bốn đế chính là bốn đại thì không trái với lời hỏi này. Nay không y vào bốn tông để lập bốn giáo. Ý của nó chỉ có nhiều cách, chỉ lược nêu ba:

Bốn Tông nói nghĩa ngôn giống như ngưng trệ.

Tìm tòi nghiên cứu kỹ, đặt tên làm nghĩa dường như bất tiện.

Bốn Tông tuy nói một nhà giàu có thường mong nhiếp y Phật pháp vẫn còn có chỗ thiếu.

  • Bốn Tông nói về nghĩa ngôn, giống như ngưng trệ: Kia y cứ vào vào bốn không thể nói, dùng bốn tất-đàn để duyên, mà nói thì thành ngưng trệ.
  • Tìm tòi nghiên cứu kỹ, đặt tên làm nghĩa dường như bất tiện: Bốn Tông kia Tỳ-đàm thấy có đắc đạo, có thể lấy nhân duyên làm tông.
  • Giả là thế đế đâu được làm tông. Thành luận thấy không đắc đạo, sao không lấy cái không làm tông, lại luận Trí Độ nói về Ba tạng giáo, có ba môn vào đạo.
  1. Môn hữu
  2. Môn không
  3. Môn giả danh

Lại, Trí Độ luận Đàn Phương Quảng Nghĩa chép:

Dùng mười dụ nói thẳng tất cả pháp vô sinh vô diệt, mất đi ý của Bát-nhã đâu được dùng mộng ảo làm Chân tông?

Nay nói: Không phải Chân tông chính là Thông giáo, Chân tông chính là Thông tông. Tông thì chung cả chân và không chân, không chân vì sao lại không dùng tông mà dùng giáo. Chân tông vì sao không dùng giáo mà lập tông, nếu tông không có giáo thì làm sao biết được chân, chân tông nếu mất tông, có giáo thì cùng gọi là Thông giáo. Nếu cả hai mất giáo, lưu lại ở Tông thì đồng gọi là Thông tông.

Nếu đều lập giáo thì đồng gọi là Thông Tông giáo, nếu lưu lại ở chân, không chân thì gọi là Thông không chân tông, giáo thông chân tông hay giáo thông không chân tông. Cũng có thể là ba thừa thông tu thông chân tông cũng hợp với tu chung của ba thừa. Nếu nói thông này là thông về dung thông, giáo cũng là thông của thông chân. Điều này thì cả hai tên lẫn lộn đồng nhau, nghĩa thì không khác.

Đáp: kinh Lăng-già chép: Thuyết thông dạy trẻ nhỏ, Tông thông dạy Bồ-tát , cho nên lấy chân làm Thông tông.

Lại nói rằng: Nếu như thế thì nhân duyên giả danh trước đã nói không chân, đều là dạy trẻ nhỏ không cần phải đặt tên tông. Lại quyết định ý cho là lập danh nghĩa của bốn tông thật không tiện, nay nói bốn giáo Đức Phật từ lúc đắc đạo đến khi Niết-bàn, hiển bày tất cả pháp môn đều là ngôn giáo.

Thiết lập khéo léo, cứu giúp danh nghĩa của bốn tông để được thành lập.

Nếu cho xưa nay tuy là một nhà giàu có đến mong nhiếp ý Phật pháp như có điều thiếu sót lớn. Nay tìm tòi các kinh luận để lập nghĩa bốn giáo. Một giáo đều có bốn môn, bốn môn hợp lại có mười sáu môn.

Hai tông nhân duyên giả danh kia giống với ở đây đã nói rõ Ba tạng giáo. Hai môn: Hữu môn, và không môn xen nhau giống như thiếu môn Côn-lặc và hai môn Phi hữu phi không. Không chân tông kia nói các pháp như huyễn như hóa, giống với Thông giáo, hữu môn xen nhau. Ngoài ba môn kia không nói, chân tông kia giống như xen lẫn với biệt giáo hữu môn. Ngoài ba môn kia không nói. Đây là bốn Tông nói rõ nghĩa, chỉ được xen với ba giáo, bốn môn. Bốn môn Viên giáo này trong đó nói không rõ. Bốn giáo như có mười hai môn làm rõ ý nghĩa mà bốn Tông kia không rõ. Lại Pháp sư Hộ Thân dùng năm Tông làm rõ nghĩa. Bốn tông kia như trước lập ra Tông pháp giới, dường như xen với hữu môn Viên giáo này, bốn giáo như có mười một môn kia nói không rõ. Pháp sư Kỳ Xà dùng sáu tông làm rõ nghĩa ba tông, dường như xen với ba môn này, phân biệt như trên. Chân tông kia dường như xen với Thông giáo không môn. Thường Tông kia dường như này xen với biệt giáo hữu môn. Viên Tông kia dường như xen với viên giáo hữu môn này.

Tứ giáo còn có mười môn, có cái sáu tông kia nói không rõ nên biết bốn tông, năm tông, sáu tông, tuy nói xưa nay nói về nghĩa giàu có, nay một nhà trông mong nhiếp ý Phật pháp, dường như rất thiếu sót, cho nên trước đã nói rõ bốn tất-đàn kể một nhà nói pháp thông kinh, khác với sự vận dụng mà nói của xưa nay. Cho nên trước nói ba quán để phá các pháp, lược làm mấy mươi lần, để người tìm xem biết có khác với các Thiền Sư và ý của ba luận Sư thuyết. Nay nói bốn giáo, một giáo đều có bốn môn, bốn giáo thì có mười sáu môn, lại khai ra bốn giáo môn của Ba tạng, như năm trăm vị A-la-hán đều nói về nhân của tấm thân, tức là năm trăm môn cho nên kinh nói Nê-hoàn chính là Pháp tạng, chúng sinh từ vô số môn mà vào đạo. Nhưng bốn môn của Ba tạng giáo lại khai mở vô lượng môn để nhập đạo, huống chi là Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo mỗi giáo đều có bốn môn mà không được một môn khai ra vô lượng môn, cho nên kinh Hoa Nghiêm nói Đồng tử Thiện Tài yết kiến bốn mươi hai vị thiện tri thức, vị nào cũng nói ta chỉ biết một pháp môn này. Như thế gặp một trăm hai mươi vị thiện trí thức, cho đến vô lượng thiện tri thức, vị nào cũng nói ta chỉ biết được một pháp môn này, cho nên pháp môn của Đại thừa nhiều vô lượng vô biên. Trải qua ba mươi hai Bồ-tát, các ngài đều nói vào pháp môn không hai. Cho đến tám ngàn Bồ-tát đều nói nhập vào pháp môn không hai, cho nên kinh Pháp Hoa chép: Dùng vô số pháp môn để khai thị Phật đạo. Pháp Tạng như thế thật không thể nói, dùng bốn tất-đàn mà khởi giáo môn, làm cho tất cả chúng sinh nhờ giáo môn của Phật mà ra khỏi ba cõi khổ, nếu lưu tâm 06 vào ý này, so sánh chọn lựa bốn Tông, năm tông, tự biết khác nhau.

Thứ năm, nói về kinh luận dùng bốn giáo khác nhau bao nhiêu. Nếu Hoa Nghiêm, Đốn giáo thì dùng hai giáo Biệt giáo và Viên giáo. Nếu sự bắt đầu của Tiệm giáo, kinh Tiểu thừa chỉ dùng Ba tạng giáo. Nếu Đại thừa Phương Đẳng thì có đủ bốn giáo. Nếu Ma-ha Bát-nhã thì dùng ba giáo: Thông giáo, biệt giáo, và Viên giáo. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa chỉ dùng Viên giáo, kinh Đại bát Niết-bàn gọi là Pháp giới chư Phật, bốn giáo đều nhập Niết-bàn tánh Phật. Các kinh luận dùng giáo bao nhiêu loại nghĩa có thể hiểu.

Hỏi: Bốn giáo chung khắp các kinh, vì sao lại nghiêng về văn kinh này trước đã bàn rộng?

Đáp: Tất cả các kinh, tiệm đốn chưa hẳn nói về bốn giáo. Chỉ có phương Đẳng, Đại Tập và kinh này có đầy đủ văn của bốn giáo, cho nên y cứ về ý của kinh này nói lược bốn giáo nghĩa. Chỉ sai người đời mạt pháp hoằng pháp tìm nghĩa của các kinh dùng chung một luận cho dù hàng hậu sinh đều cho là luận giàu kinh nghèo, khinh kinh, trọng luận. Nay tìm tòi các kinh luận đặt lên bốn giáo nghĩa để chung các kinh Đại Tiểu thừa. Ý muốn các bậc hiền đời sau kính trọng lời Phật, bỏ đi những cành lá rườm rà. Nếu chuyên tâm vào Đại thừa Phương đẳng, nghe rồi thọ trì, đọc tụng, biên chép đúng như lời mà tu hành thì chẳng những không luống công mà còn khế hợp yếu chỉ của lý.