TỨ GIÁO NGHĨA
SỐ 1929
QUYỂN 07
Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn
Y cứ vào Ba tạng giáo nói về giai vị của Bồ-tát để giải thích danh nghĩa thanh tịnh, vô cấu:
Ba tạng giáo nói về lý nhân duyên sinh diệt. Nói về nghĩa Tạng Bồ-tát cũng phải có bốn môn:
1. Nay y cứ vào Tỳ-đàm hữu môn nói về giai vị của Bồ-tát Đại thừa có bốn ý:
-
Phiên dịch
-
Nói về giai vị
-
Suy xét
-
Giải thích danh nghĩa thanh tịnh vô cấu.
1- Phiên dịch: Bồ-tát ma-ha-tát là tiếng Phạm, nếu y theo tiếng ấy phải nói là Bồ-đề Tát-đỏa ma-ha tát-đỏa. Nhưng các sư phiên dịch khác nhau, nay không nói đủ nhưng luận Trí Độ chép:
Bồ-đề dịch là Phật đạo, Tát-đỏa dịch là tâm, ma-ha là lớn. Người này dùng đại đạo của chư Phật thành tựu cho chúng sinh. Lại có các sư dịch: Bồ-đề là Đạo, Tát-đỏa là Tâm, Ma-ha là Đại, chính là đại đạo tâm, mà các kinh luận phần nhiều nói Bồ-tát ma-ha-tát. Ngài La-thập cho tiếng Thiên-trúc rườm rà hai câu mà tám chữ để nêu tên, cho nên bỏ ba chữ còn năm chữ, hợp thành một câu gọi là Bồ-tát ma-ha-tát.
Nhưng Bồ-tát Ba thừa gọi chung là Đạo, mà Bồ-tát chỉ lấy tên Đại, để duyên Tứ đế khởi Từ bi phát bốn thệ nguyện rộng khắp, trên cầu quả Phật, dưới độ chúng sinh. Tâm này rộng lớn cho nên được tên là ma-ha tát-đỏa.
2- Nói về giai vị của Bồ-tát có bảy ý:
-
Phát tâm Bồ-đề
-
Hành đạo Bồ-tát
-
Trồng ba mươi hai nghiệp tướng
-
Sáu Độ thành tựu viên mãn
-
Nhất sinh bổ xứ
-
Sinh lên cõi trời Đâu-suất.
-
Tám tướng thành đạo
1/ Phát tâm Bồ-đề:
Như Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni vào thời quá khứ làm thợ gốm, gặp Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và cúng dường. Bồ-tát thấy đệ tử Phật kia có trí tuệ tên là Xá-lợi-phất và một đệ tử có thần thông tên là Mục-kiềnliên, thị giả học rộng tên là A-nan. Bấy giờ người thợ gốm cúng dường Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ấy rồi liền phát tâm Bồ-đề và thệ nguyện: Nguyện cho con đời vị lai được thành Phật, hiệu là Thích-ca Mâu-ni, người đệ tử có trí tuệ tên Xá-lợi-phất, đệ tử có thần thông tên là Mụckiền-liên, thị giả học rộng tên là A-nan. Ngài đã vui với lời nguyện của ngài.
Từ lúc mới phát tâm Bồ-đề tức là phát bốn thệ nguyện Từ bi rộng lớn của Ba tạng giáo đều duyên với Tứ đế sinh diệt mà khởi.
Tâm Từ bi:
Tâm đại Từ: Dục và ái kiến là niềm vui đạo diệt của chúng sinh
Tâm đại Bi: Nhổ gốc ái kiến là nơi khổ về khổ tập của chúng sinh.
Bốn thệ nguyện rộng lớn:
Người chưa được độ làm cho được độ tức là hai thứ ái kiến của ma trời ngoại đạo.
Chúng sinh sáu đường chưa thoát khỏi nỗi khổ của nhà lửa ba cõi thì làm cho họ thoát khỏi.
Người chưa tỏ ngộ thì làm cho họ tỏ ngộ, là hai loại ái kiến, chúng sinh chưa tỏ nghiệp ái kiến trong hai mươi lăm cõi thì làm cho họ tỏ ngộ.
Người chưa an thì làm cho được an.
Tức là hai loại ái kiến, chúng sinh chưa an trú trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tất cả khổ đạo làm cho họ an trú nơi đạo đế.
Người chưa Niết-bàn thì làm cho họ Niết-bàn:
Hai loại ái kiến này chúng sinh chưa diệt được nhân quả sinh tử trong hai mươi lăm cõi, đều cho là được Niết-bàn. Nếu chúng sinh có hai loại ái kiến, tứ đế sinh diệt mà khởi Từ bi bốn thệ nguyện rộng lớn, tức là Bồ-tát mới phát tâm, vì biết Tứ đế ái kiến, biết trí tuệ hơn các ma trời, tất cả ngoại đạo, vì có công đức Từ bi thề nguyện cho nên vượt hơn tất cả Thanh văn, Duyên giác, cho nên luận Đại Trí Độ chép: Mới phát tâm là thầy của trời người, vượt hơn tất cả Thanh văn, Duyên giác.
2/ Hành đạo Bồ-tát:
Tức là thực hành sáu Độ qua ba A-tăng-kỳ kiếp. Từ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thời quá khứ đến thời Phật Kế-na-thi-khí gọi là một A-tăng-kỳ kiếp. Từ đây thường xà lìa thân nữ, bấy giờ không tự biết ta sẽ thành Phật hay không thành Phật. Sơ A-tăng-kỳ kiếp này liền đắc giai vị năm quán dừng tâm, biệt tưởng Tổng tưởng niệm xứ, dùng niệm xứ tánh, niệm xứ công, niệm xứ duyên, hành sáu Độ. Nghĩa của ba loại niệm xứ lược nói như trước, vì sao? Vì tu niệm xứ tánh là phá hoại nghiệp ma thuộc về ái, phá tất cả trí lục sư thuộc về kiến, tu niệm xứ công, muốn hoại ái kết sử, phá thần thông lục sư, tu niệm xứ duyên, nói pháp cho chúng sinh có ái kiến. Vì thuộc ái hoại nên tất cả quyến thuộc của ma trời hoại. Vì kiến hoại cho nên mười tám loại Lục sư và tất cả quyến thuộc ngoại đạo hoại, cho nên dùng ba loại niệm xứ hành sáu Độ là ba-la-mật, ý muốn hàng phục ma trời, chế ngự các ngoại đạo, Bồ-tát dùng ba loại niệm xứ thực hành sáu Độ, tuy tu tánh niệm xứ mà không dứt kết sử, vì sinh vào ba cõi độ chúng sinh cho nên thường muốn tu niệm xứ công quán để đắc thần thông, thành tựu bốn nhiếp pháp đồng sự, điều phục chúng sinh ái kiến. Lại thường tu quán niệm xứ Duyên vì muốn thành tựu bốn biện tài vô ngại, nói pháp Ba thừa, hóa độ tất cả chúng sinh ái kiến cùng ra khỏi nhà lửa ba cõi. Tu hành sáu Độ sơ A-tăng-kỳ kiếp này dùng bốn thệ nguyện rộng lớn, an ủi vỗ về chúng sinh, tâm không yếu hèn, nghiệp căn người nữ hoại, thường thọ thân đại trượng phu.
Bấy giờ chưa chứng pháp Noãn giải vị ở ngoại phàm cho nên không tự biết mình được thành Phật hay không được thành Phật.
Kế nói từ Phật Kế-na-thi-khí đến Phật Nhiên Đăng hai A-tăng-kỳ kiếp, bấy giờ, Bồ-tát cúng dường Phật Nhiên Đăng bảy cành hoa sen xanh. Bấy giờ, Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Bồ-tát: Ông ở đời tương lai chắc chắn được thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.
Bấy giờ, Bồ-tát tuy tự biết mình chắc chắn thành Phật nhưng miệng không bao giờ ca tụng ta sẽ thành Phật. Đây là dùng trí tuệ noãn pháp tu sáu Độ, vì sao? Vì Tổng tưởng bốn Niệm xứ mới đắc thiện hữu lậu năm Ấm tức là giai vị tánh địa thuận nhẫn sơ tâm, đã có niềm tin chứng pháp cho nên chắc chắn biết mình thành Phật mà dùng pháp noãn tu hành sáu Độ, vì tâm chưa rõ ràng cho nên không nói với người khác.
Nói từ Phật Nhiên Đăng đến Phật Tỳ-Bà-Sa là mãn ba A-tăng-kỳ kiếp. Bấy giờ, trong lòng Bồ-tát biết rõ mình thành Phật, miệng tự nói rõ không có ngại sợ, ta ở đời tương lai sẽ thành Phật. Nay là địa vị pháp Đãnh, thực hành sáu ba-la-mật, quán Tứ đế hiểu rõ ràng như lên đỉnh núi nhìn bốn phương đều rõ, biết rõ mình thành Phật cũng nói cho mọi người biết.
3/ Nói quá ba A-tăng-kỳ kiếp, trong ba mươi hai nghiệp tướng này là nhập giai vị hạ nhẫn. Dùng trí nhẫn này tu hành sáu Độ thành trăm phước đức dùng trăm phước đức làm một tướng, cho là nghiệp nhân của ba mươi hai tướng. Trồng ba mươi hai tướng nghiệp nhân ở địa vị hạ nhẫn tu sáu ba-la-mật thành tướng trăm phước cho là ba mươi hai tướng nghiệp nhân. Ba mươi hai tướng này thọ thân nam trong Diêm-phù-đề thế giới thuộc cõi dục. Lúc Phật ra đời duyên thân tướng của Phật cho nên được gieo trồng.
Hỏi: Trăm phước đức thành một tướng, còn mấy công đức thành một phước đức?
Đáp: Có nhiều cách giải thích khác nhau, có thể quyết định được.
Có người nói phước ấy không thể lường không thể thí dụ được. Bồ-tát này vào ba A-tăng-kỳ kiếp, tâm tu đại hạnh, trồng ba mươi hai tướng nhân duyên nầy, cho nên phước không thể lường, chỉ có Phật mới biết được.
Hỏi: Bồ-tát trồng ba tướng trong bao lâu?
Đáp: Chậm nhất là một trăm kiếp, nhanh nhất là chín mươi mốt kiếp. Phật Phất-sa quán thấy Bồ-tát Thích-ca từ thân đệ tử đời này thuần thục Bồ-tát Di-lặc tự thuần thục sinh làm đệ tử. Nhiều người khó độ, một người dễ hóa, cho nên Phật Phất-sa ở trong hang báu phát ra ánh sáng chiếu soi Thích-ca, Bồ-tát Thích-ca tìm theo ánh sáng đến chỗ Phật Phất-sa, trong bảy ngày bảy đêm nhất tâm quán Phật, mắt không tạm rời, chỉ dùng kệ khen ngợi:
Trời đất cõi này nhiều nhà cửa
Thệ chỗ cung trời mười phương không,
Đại Sa-môn Trượng phu Ngưu vương
Tìm đất núi rừng không đâu bằng.
Vì khổ hạnh nên vượt qua chín kiếp thành Chánh giác trước Bồtát Di-lặc.
Nói về sáu ba-la-mật.
Hỏi: Đàn ba-la-mật làm sao đủ?
Đáp: Tất cả đều làm được không gì ngăn ngại, cho đến dùng thân bố thí cũng không tiếc. Như vua Thi-tỳ bố thí thân cho chim ưng, cắt xẻ da thịt tuy chịu đau khổ lóc hết toàn thân để cấp thịt cho chim ăn mà tâm ta không hối tiếc. Thì thân sẽ bình phục, khi lập thệ rồi trời đất rung chuyển, thân trở lại như cũ, Bồ-tát xả bỏ thân mạng bố thí như thế tâm không lui sụt, đó là Đàn ba-la-mật đầy đủ.
Hỏi: Giới ba-la-mật làm sao đủ?
Đáp: Không tiếc thân mạng hộ trì tịnh giới như vua Tu-đà-ma. Vị vua này tinh tấn trì giới thường nương theo lời nói chân thật, cùng hẹn với lúc Đại vương Ma-sa-đà rồi trở về nước bảy ngày cúng dường Samôn, xong từ đó về sau vua này mãn kỳ, vì trì giới giữ lời chân thật, lúc sắp chết vì trì giới không tiếc thân mạng, như thế khắp nơi nhân duyên vào kinh Thuyết Bổn Sinh. Bồ-tát nhân địa trì giới xả bỏ thân mạng tâm không hối tiếc tức là tướng giới ba-la-mật đầy đủ.
Hỏi: Sằn-đề Ba-la-mật làm sao đầy đủ?
Đáp: Nếu người đến mắng, lóc da xẻ thịt tâm không tức giận như Tỳ-Kheo Sằn-đề thường suy nghĩ từ nhẫn ở dưới rừng cây nhập thiền Tam-muội. Bấy giờ, vua Ca-lợi vì nữ sắc nên sinh tâm tức giận chặt tay chân, xẻo mũi tai mà Tỳ-kheo tâm an nhẫn bất động. Vua hỏi:
Nay ta chặt cắt xẻ thân ông ông có nhẫn được không ? Ý tôi thật không tức giận, Ai tin được lời ông?
Nếu tôi thật có tâm nhẫn không tức giận thì thân tôi bình phục như thường. Nói lời ấy xong thân trở lại như cũ.
Không tiếc thân mạng tu hạnh nhẫn nhục, như thế gọi là tướng sằn-đề ba-la-mật đầy đủ.
Hỏi: Tỳ-lê-da Ba-la-mật làm sao đủ?
Nếu có đại tâm như Thái tử Đại Thí vì tất cả chúng sinh ra biển tìm của báu, được ngọc như ý muốn trở về cõi Diêm-phù-đề, để bố thí y phục, vật báu cho chúng sinh. Thần biển tiếc viên ngọc nhân thái tử ngủ, thần biển trộm lấy đem về cung. Thái tử thức dậy biết vậy vì viên châu này mà thệ dùng thân này tháo hết nước biển lớn cho khô cạn, theo thần biển tìm châu ngọc tâm định không biếng nhác. Các trời, Đế-thích cảm tấm lòng Thái tử, vì vật mà siêng năng không tiếc thân mạng, tức thời các trời giúp sức tháo nước biển, nước giảm xuống một nửa, thần biển sợ hãi thẹn thùng nên trả viên ngọc lại. Cũng như Bồtát Thích-ca gặp Phật Phất-sa bảy ngày, bảy đêm đứng một chân, mắt không hề rời, chẳng tiếc thân mạng như thế, vì chúng sinh mà tinh tấn gọi là tướng Tỳ-lê-la ba-la-mật đầy đủ.
Hỏi: Thế nào là tướng thiền ba-la-mật đầy đủ?
Đáp: Như tất cả thiền định tự tại, lại như khi vị tiên Xà-lê ngồi thiền nhập định có con quạ bay đến làm tổ trên đầu tóc của vị tiên, nhưng vị tiên lòng không lay động, cho đến khi chim bay đi, ấy gọi là tướng Thiền ba-la-mật đầy đủ.
Hỏi: Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ?
Đáp: Bồ-tát dùng đại tâm phân biệt, như đại thần bà-la-môn Cùtần chia mặt đất Diêm-phù thành bảy phần, một số thành lớn thành nhỏ, xóm làng thôn dân đều nhóm lại thành bảy phần.
Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như thế, đó gọi là Bát-nhã ba-lamật của Bồ-tát tướng đầy đủ. Nay đều là trí tuệ hạ nhẫn có thể điều phục các căn, đầy đủ sáu Độ, vì sao? Vì năng lực của trí tuệ hạ nhẫn mạnh mẽ, năng lực phiền não yếu, dùng trí tuệ này tu hành sáu Độ, có thể nhẫn sáu tế, không tiếc thân mạng thành sáu Độ. Bốn Ba-la-mật đầy đủ chính là năng lực của niệm xứ tánh cho đến hạ nhẫn.
Thiền ba-la-mật đủ chính là lực cọng niệm xứ đến hạ nhẫn.
Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ chính là năng lực của niệm xứ cho đến hạ nhẫn.
Hỏi: La-hán còn không thể không tiếc thân mạng, tu hành sáu Độ, năng lực của trí tuệ hạ nhẫn đâu thể thành sáu Độ?
Đáp: Nếu không có Từ bi thệ nguyện, năng lực tu hành nhiều kiếp, thì trí tuệ của La-hán còn không thể như vậy, huống chi hạ nhẫn. Nay bên ngoài duyên Từ bi thệ nguyện huân tu lâu ngày, bên trong có trí tuệ pháp nhẫn, giúp phá năng lực sáu tệ (tâm xan, tâm phá giới, tâm sân nhuế, tâm biếng nhác, tâm loạn, tâm si) Trụ Nhất sinh bổ xứ:
Tức Bồ-tát Thích-ca vào thời Phật Ca-diếp là đệ tử Bổ xứ, giữ giới cấm thanh tịnh, thực hành các công đức, Phật Ca-diếp thọ ký cho Bồ-tát sẽ thành Phật vào đời kế, đây là giai vị Trung nhẫn.
Sinh lên cõi trời Đâu-suất:
Bỏ báo thân cõi Diêm-phù, sinh lên cõi trời này làm thầy trời người, ở cõi trời này dùng ba thứ niệm xứ, tu tám thắng xứ, vì muốn điều phục kết sử được thanh tịnh nên xuống cõi Diêm-phù-đề, dùng thần thông biến hóa hàng phục ma trời, bốn biện tài vô ngại, nói pháp phá các ngoại đạo và độ tất cả chúng sinh, đây là giai vị thuộc Trung nhẫn.
Hỏi: Bồ-tát vì sao từ mới phát tâm hàng phục kết sử cho đến hàng phục này mà không dứt?
Nếu dứt kết sử thì không được thọ sinh hóa vật, quán vô thường hàng phục kết sử làm cho các phiền não tiêu tan, dụng tâm thanh tịnh tu hạnh sáu Độ làm cho các công đức thêm lớn.
Hạ sinh thành đạo:
Tức Ba tạng giáo nói về, tám tướng thành quả Bồ-đề. Tám tướng thành đạo gồm:
-
Từ cõi trời Đâu-suất xuống
-
Gá thai
-
Đản sinh
-
Xuất gia
-
Hàng phục ma
-
Thành đạo
-
Xoay bánh xe pháp
-
Nhập Niết-bàn
Từ cõi trời Đâu-suất xuống:
Lúc Bồ-tát sắp hạ sinh dùng bốn thứ quán nhân gian:
Quán thời:
Người bấy giờ tuổi thọ trăm tuổi Phật mới ra đời.
Quán đất đai:
Chư Phật thường nương vào trung quốc sinh ở Ca-duy-la-vệ, tức là trong trăm ức mặt trời, mặt trăng.
Quán chủng tánh: Phật sinh vào hai chủng tánh:
Vì dòng sát-lợi thế lực rộng lớn
Vì dòng Bà-la-môn trí tuệ rộng lớn.
Phật Thích-ca Mâu-ni sinh vào dòng sát-lợi.
Quán chỗ sinh:
Tại sao người mẹ hoài bão Bồ-tát Na-la-diên lực chỉ ở thành Catỳ-la-vệ thuộc trung quốc, vua Tịnh Phan, người mẹ có thể hoài bão thân sau Bồ-tát. Suy nghĩ rồi sau đó từ cõi trời Đâu-suất giáng xuống. Hỏi: Vì sao có hình dáng con voi trắng, mà không có các hình dáng khác?
Nói về ở trong thai: Tức là chánh tuệ nhập vào thai mẹ, tất cả chúng sinh tà tuệ vào thai mẹ, Bồ-tát nhớ nghĩ không mất, nên gọi là chánh tuệ vào thai mẹ, thân trung Ấm trụ thì biết trung Ấm, khi vào thai thì biết vào thai, Ca-la-la thì biết Ca-la-la, bảy ngày tinh cha huyết mẹ hợp lại.
Lúc là an-phù-đà mười bốn ngày như váng sữa.
Lúc là già-đà hai ngày như giọt sữa đặc, thân ngũ bào khi sinh ra đều nhớ nghĩ không mất, đó gọi là chánh tuệ vào thai mẹ.
Lại nữa, những người khác trụ thân Trung Ấm khi vào thai mẹ muốn thọ sinh thì đối với cha mẹ sẽ gá sinh ra khỏi tâm điên đảo, sinh tâm bất tịnh. Bồ-tát không phải như vậy, chánh tuệ rõ biết cha mẹ tương tục vào thai, ấy gọi là chánh tuệ.
Nói về tướng ra khỏi thai: Bồ-tát đủ mười tháng, chánh tuệ không mất, sinh ra từ hông phải bước xuống đất đi bảy bước, tự nói:
Trên trời dưới thế chỉ có ta là tôn quý nhất.
Lúc mới sinh trong nước ấy có ba mươi hai việc lành, trong kinh có nói đủ. Rồi cho thầy tướng đến xem tướng Thái tử, thân Thái tử có ba mươi tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thầy tướng liền rơi lệ. Vua sợ hãi điều không lành bèn hỏi thầy tướng: Con ta có điều gì không tốt hay sao mà ngài rơi lệ?
Vị tiên đáp: Thái tử có tướng tốt rõ ràng, nếu ở tại gia sẽ làm vua Chuyển Luân, cai quản bốn châu thiên hạ, tu mười điều lành để dạy dân. Nếu xuất gia sẽ thành Phật, độ thoát muôn dân. Nhưng Thái tử có tướng tốt chắc chắn không ở Ngai Vàng làm vua Chuyển Luân. Nếu Thái tử xuất gia sẽ đắc đạo Bồ-đề, độ thoát trời, người. Thương cho tôi tuổi già không gặp được Phật, nên tôi buồn tủi rơi lệ. Cho nên ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân mình, vì muốn đắc quả Bồ-đề.
Hỏi: Vì sao mà hiện ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp?
Đáp: Vì pháp thành Phật trang nghiêm như thế.
Nói về xuất gia:
Bấy giờ, Bồ-tát tuổi càng lớn, ra bốn cửa thành thấy các khổ sinh già, bệnh chết, liền sinh tâm chán sợ, nửa đêm vượt thành xuất gia, sáu năm khổ hạnh, ăn cháo sữa đường phèn của Bà-la-môn Nan-đà, thân được mười sáu công đức.
Nói về tướng hàng phục chúng ma:
Ngồi dưới cội Bồ-đề phá một muôn tám ngàn ức chúng ma binh quỷ. Ma vương thất bại, quỷ binh lui tán.
Nói về thành đạo:
Chúng ma lui tán rồi, Bồ-tát nhiếp tâm tĩnh tọa, trụ trung nhẫn của đệ tứ thiền, tu quán thành một sát-na trung nhẫn, một sát-na thượng nhẫn, một sát-na thế đệ nhất pháp, phát chân vô lậu, ba mươi bốn tâm đắc vô thượng Bồ-đề.
Ba mươi bốn tâm: Tám nhẫn, tám trí, chín vô ngại, chín giải thoát, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất công, ba đạt vô ngại, ba ý chỉ đại Bi, bốn trí vô ngại, tất cả các pháp chung riêng tưởng biệt đều biết, nên gọi là Phật, giải thoát thứ chín, đầy đủ nhất thiết chủng trí ở đời bị lai, nên gọi là Tiểu thừa Phật.
Nói về tướng xoay bánh xe pháp:
Ở vườn Nai nói pháp cho năm anh em Kiều-trần-như, ba lần xoay bánh xe pháp tứ đế sinh diệt, trời người đắc đạo. Đây là Tam bảo hình thành ở thế gian. Kế nói mười hai nhân duyên gọi là tạng Tu-đa-la. Sau mười hai năm, Phật ngự tại nước Tỳ-Xá-ly vì con trưởng giả Tu-LânNa-Ca-Đà làm dâm dục, bởi thế nhân duyên kết đại tội đầu tiên, chế ra hai trăm năm mươi giới.
Lúc Phật ngự tại thành Xá-Bà-Đề bảo các Tỳ Kheo: Có năm sợ hãi, năm tội, năm oán nếu không trừ diệt, ấy là nhân duyên ở đời này, đời vị lai chịu vô lượng khổ. Ấy là Phật tự nói Tỳ-đàm giáo, từ đây xoay bánh xe pháp ba tạng cho đến Niết-bàn, dạy đệ tử ba thừa gọi là xoay bánh xe pháp.
Nói về tướng nhập Niết-bàn:
Ở giữa hai cây sa-la thành Câu-thi-na ngài xuất nhập thiền định nghịch thuận, đến đệ Tứ thiền nhập Tam-muội hỏa quang, thiêu thân diệt độ chỉ để lại Xá-lợi, làm ruộng phước cho trời người, thân trí đều diệt, nhập Niết-bàn vô dư. Đây là trong kinh Thanh văn nói giai vị Đại thừa.
Nói về phân biệt:
Hỏi: Trong kinh Thanh văn khai ra ba thừa vì sao ngay đời này đoạn dứt kết sử, Bồ-tát từ mới phát tâm, cho đến hàng phục câc ma nhưng không dứt kết sử ?
Đáp: Thanh văn Duyên giác chán sinh tử, tự cầu Niết-bàn, không vì lợi ích chúng sinh. Bởi vậy, tham đắm chấp trước dứt kết sử, kết sử dứt hết thì không thọ sinh, nhập Niết-bàn.
Bồ-tát đại Bi thương xót muốn độ tất cả chúng sinh, chịu khổ sinh tử, giáo hóa chúng sinh. Chúng sinh ra đời gốc lành thuần thục liền thành đạo, nói Ba thừa giáo, cùng người tu ba thừa đồng nhập Niết-bàn. Nếu trong nhân đạo kết sử tức không được thọ sinh thì đâu thể lợi ích chúng sinh. Bởi vậy, nhẫn thọ sinh tử không dứt kết sử, trải qua ba Atăng-kỳ ở trong sinh tử giáo hóa chúng sinh, cùng ra khỏi ba cõi. Không dứt kết sử là ý nghĩa đó.
Hỏi: Bồ-tát dứt kết sử thệ nguyện thần thông ứng hóa lợi ích chúng sinh, đâu hẳn hễ còn kết sử là phải thọ sinh đúng không?
Đáp: Dứt kết sử, thệ nguyện thần thông giáo hóa thọ sinh, đây là nói về giáo pháp Đại thừa không phải nói về ba tạng, vì sao? Vì dứt kết sử, thệ nguyện thọ sinh là nói về Thông giáo. Pháp tánh thân thông thọ sinh là nói về Biệt giáo. Pháp thân ứng sinh là nói về Viên giáo.
Hỏi: Thanh văn đâu được tự ý nói về dứt kết sử thọ sinh ?
Đáp: Ba tạng giáo chính là giáo hóa Tiểu thừa, phụ là giáo hóa Bồ-tát. Nếu nói Bồ-tát kết sử dứt hết thọ sinh Nhị thừa liền nghi. Nếu kết sử hết mà được thọ sinh, những vị Thanh văn đắc quả La-hán sẽ không còn thọ sinh. Bởi thế, không nói Bồ-tát dứt kết sử thọ sinh.
Hỏi: Nếu là người Nhị thừa sinh nghi, không nói Bồ-tát dứt kết sử thọ sinh, Đại thừa Phương đẳng Ma-ha Bát-nhã dạy chung ba thừa cũng không nói Bồ-tát dứt kết sử, dùng thệ nguyện thần thông thọ sinh ?
Đáp: Đây chính là giáo bơ sống, bơ chín. Nhị thừa thuần thục dần tin hiểu rõ ràng, nghe việc của Bồ-tát tâm không nghi ngờ, cho nên kinh Pháp Hoa chép: Sau đó tâm tướng thể tín ra vào không ngại, nhưng dừng lại ở bổn xứ.
Hỏi: Điều nói rõ nghĩa Bồ-tát trong kinh Thanh văn là Phật nói hay các đệ tử Thanh văn sau khi Phật diệt độ nói ?
Cũng có điều Phật nói cũng có các La-hán làm Tỳ-Bà-sa, A-tỳđàm nói.
Hỏi: Thứ nào là Phật nói, thứ nào là các La-hán nói ?
Như nói Bồ-tát từ mới phát tâm cho đến không dứt kết sử, ngồi đạo tràng bấy giờ kết sử tập khí đều dứt hết. Đây là lời Phật nói.
Y cứ đâu để biết ?
Luận Chủ Long Thọ đáp với nhiều người: nếu Bồ-tát thân sau không dứt kết sử là Phật phương tiện nói. Cũng có các La-hán sau khi Phật diệt nói. Như nói một A-tăng-kỳ kiếp biết mình thành Phật mà không nói cho mọi người biết, A-tăng-kỳ kiếp biết rõ mình thành Phật, cũng nói với mọi người biết. Nghĩa này chẳng phải nói trong Ba tạng giáo, cho đến các La-hán soạn luận Tỳ-Bà-Sa giải thích nghĩa Bồ-tát.
Hỏi: Nếu Phật tự nói Ba tạng giáo nói nghĩa Bồ-tát này có thể tin nhận.
Nếu các vị La-hán nói làm sao tin được?
Đáp: Các vị La-hán là bậc Thánh, cùng chọn lựa ý trong Ba tạng giáo của Phật, nói nghĩa Bồ-tát đâu dễ gì hoàn toàn sai.
Hỏi: Nếu vậy thì luận Trí Độ là ý gì ? Từ đầu đến cuối phá trong một búng ngón tay ?
Ngài Long Thọ vì muốn trình bày ma-ha-diễn (Đại thừa) nói việc hành đạo của Bồ-tát, dùng lớn phá nhỏ đều có thể phá. Nếu y cứ về Tiểu thừa nói trong Tông đồ Ba tạng bậc Thánh La-hán chọn lựa đâu dễ sai trái. Nếu các La-hán nói kinh Thanh văn, giải thích nghĩa Bồ-tát đều sai trái.
Các Pháp sư phàm phu thời mạt pháp đâu thể có việc giải thích nhầm. Phàm tình giải thích Tiểu thừa đã không thể thừa dùng kinh Đại thừa sâu xa há có thể trích ra vong tình bàn luận. Nên biết, tuy không phải lời Phật nói. Nếu các vị La-hán soạn luận cũng cần tin nhận.
4/ Y cứ vào về giai vị Ba tạng giáo giải thích nghĩa thanh tịnh vô cấu:
Chính là giai vị trung nhẫn bổ xứ, con đường sáu Độ tức là nghĩa tịnh, vì sao? Vì trong ba loại thuốc không có ba loại bệnh. Sáu Độ chính là đạo đế, tức là nghĩa tịnh. Bởi vậy, kinh Pháp Hoa chép: Lại thấy Phật tử tu muôn hạnh, cầu tuệ vô thượng thì nói tịnh đạo cho họ. Đại sĩ Duyma thành tựu sáu Độ tức là nghĩa tịnh, vì không có sáu tệ cấu cho nên gọi là vô cấu, để giải hiểu tương tợ, bên trong xứng lý tứ đế sinh diệt, bên ngoài hợp với nhân duyên, trợ giúp Thích-ca Như Lai hiển Ba thừa giáo cho nên gọi là thanh tịnh vô cấu.
Bởi thế phẩm Phương Tiện, thị hiện tật bệnh nói pháp vô thường, khổ, không vô ngã, bất tịnh cho Quốc Vương và Trưởng giả nghe, quở trách nhiều người siêng cầu quả Phật là ý này.
Hỏi: Duy-ma gạt bỏ Thanh văn, quở trách Bồ-tát đây là hành vị không thể nghì bàn, đâu được lấy kinh Thanh văn nói về giai vị Bồ-tát rồi so sánh?
Đáp: Trụ Bồ-tát giải thoát không thể nghĩ bàn có thể thị hiện nhiều loại, há không thể hiện Thanh văn nói về giai vị của Bồ-tát phụ Thích-ca Như Lai mà hoằng hóa ư ?
Hỏi: Vì sao hóa độ Quốc Vương, Trưởng giả mà thị hiện thân Bồtát Ba Tạng để nói pháp cho họ, quở trách Thanh văn, Bồ-tát tức là hiện ngôn giáo Ma-ha-diễn không thể nghì bàn?
Đáp: Vì cõi phàm tục bên trong kết sử không hề nói Tứ đế sinh diệt. Đây chính là đối trị cõi Bồ-tát Thanh văn bên trong do tập khí đã dứt, nhưng mê vào lý ba đế không thể nghì bàn. Bởi vậy, nói ba loại Tứ đế để chiết phục Thanh văn, nói tứ thật đế vô tác quở trách Bồ-tát.