TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 09

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Y theo Biệt giáo nói về giai vị, giải thích nghĩa thanh tịnh vô cấu. Biệt giáo nói nhân duyên giả danh, lý Phật tánh Như Lai tạng, Bồ-tát lãnh thọ giáo môn nầy tu hành đắc chứng nên có sâu cạn, cho nên phải nói về giai vị nhập đạo của Biệt giáo, cũng có bốn môn:

  1. Môn hữu,
  2. Môn không
  3. Môn vừa hữu vừa không.
  4. Môn chẳng phải hữu, chẳng phải không.

Biệt giáo tuy có bốn môn nhưng tìm ý trong kinh luận phần nhiều dùng vừa hữu môn vừa không môn để nói về hành vị, như kinh Niết-bàn nói: nghĩa không Đệ nhất gọi là Phật tánh. Lại nói: Người trí thấy không và không không Thanh văn và Bích-chi-phật thấy không mà chẳng thấy không không.

Không không: Là Phật tánh. Nếu hướng cơ lợi vật, bốn môn nhập đạo, đều theo căn duyên đâu thể dùng nghiêng lệch. Nhưng nói về nghĩa giai vị thì việc phải như thế. Bởi vậy ngày nay nói về hành vị của Biệt giáo, lại y cứ môn không hữu để nói, ở đây có bốn ý:

Kinh luận trích giai vị Bồ-tát về Biệt giáo khác nhau.

Nói chung giai vị.

Giải thích riêng.

Y cứ giai vị của Biệt giáo để giải thích nghĩa thanh tịnh vô cấu.

Kinh luận nêu ra giai vị của Bồ-tát Biệt giáo đoạn phục, đối chiếu pháp môn khác nhau:

Y cứ Biệt giáo nói về nhân duyên giả danh, Hằng hà sa Phật pháp, Phật tánh lý Niết-bàn thường trụ. Bồ-tát lãnh thọ giáo này, quán lý ba đế, nhiều kiếp tu muôn hạnh, dứt Hằng hà sa biệt hoặc vô tri. Muốn thấy Phật tánh cầu bốn đức Niết-bàn thường trụ chính là giáo biệt lý biệt. Đoạn biệt, vị biệt, nhân biệt, quả biệt. Ở đây chỉ nói về nhất thừa. Người Nhị thừa nghe điều này như câm như điếc. Nhưng kinh luận nói về danh sớ biệt vị nhiều ít, đoạn phục cao thấp, đối chiếu các pháp môn phần nhiều có sự khác nhau, có ba ý: Số giai vị khác nhau.

Đoạn phục cao thấp khác nhau.

Đối chiếu các pháp môn khác nhau.

1) Số giai vị khác nhau:

Như kinh Hoa Nghiêm nói ba mươi tâm, Thập địa, Phật địa, có bốn mươi mốt địa. Kinh Anh Lạc nói năm mươi hai giai vị. Kinh Nhân Vương nói năm mươi mốt giai vị. Kinh Kim quang Minh mới dịch chỉ trích Thập địa Phật quả, kinh Thắng Thiên Vương, Bát-nhã Đại Phẩm cũng chỉ nói Thập địa Phật quả, không nói ba mươi tâm, địa vị Đẳng giác. Kinh Niết-bàn nói năm hạnh mười công đức, y theo nghĩa phối hợp giai vị giống như ba mươi tâm Thập địa, Phật địa mà văn không nêu tên. Lại luận Thập địa, luận Nhiếp Đại thừa, luận Đại Trí, luận Thập trụ Tỳ-Bà-Sa, luận Đại Trí Độ đều giải thích địa vị Bồ-tát các kinh luận như thế nói về các giai vị Bồ-tát, danh số nhiều ít khác nhau, đoạn phục cao thấp cũng khác, đối chiếu các pháp môn nói về giai vị đều khác nhau, sở dĩ như vậy vì đây đã nói về hành vị Bồ-tát. Sinh thân, Pháp thân, nội giới, ngoại giới. Như Lai phương tiện dùng bốn tất-đàn hóa độ chúng sinh nội giới tùy cơ được lợi ích đâu được định nói nếu không tìm rộng kinh luận thì không biết đồng khác, nghiêng thiên về định chấp không thêm tranh luận, đây đồng với không mắt mà tranh với mặt trời ở trên trời. Nay nói rõ thứ vị của Đại thừa Biệt giáo, phải dùng hai kinh Anh Lạc, và Nhân Vương, nếu nói về đoạn phục cao thấp phải y cứ ba quán của Đại Phẩm. Nếu nói quán hạnh đối ý pháp môn, thuộc năm hạnh của Niết-bàn, giải thích nghĩa đối chiếu các pháp môn tùy tiện tìm tòi các kinh luận. Một nhà nói pháp chính là ở sơ tâm quán môn, giáo môn phải rõ ràng. Chư Phật Bồ-tát, Ba thừa Thánh vị; Phàm phu không thể lường, đâu thể vọng nói ma cần rõ về giai vị. Người biết ý Đại thừa, nếu hành nhân tu đạo phá tâm tăng thượng mạn, nếu nói pháp giảng kinh quyền phải bỏ văn dẫn vật, ít hướng, lại muốn làm cho người nghe đều biết kinh luận Đại thừa, hành vị Bồ-tát về Biệt giáo khác nhau, đâu thể nghiêng chấp thị phi cạnh tranh.

Hỏi: Tại sao nói về danh số lấy kinh Anh Lạc và Nhân Vương làm pháp vị danh mục?

Đáp: Hoa Nghiêm đốn giáo phần nhiều nói bốn mươi mốt địa viên vị, lai không nêu ra tên Thập địa. Các kinh văn Đại thừa Phương Đẳng phần nhiều nói các pháp môn không các chánh giai vị. Bốn thời Bát-nhã trước phần nhiều cũng nói về ý pháp môn quán hạnh của Bồ-tát, cũng không nói về giai vị. Nay kinh Anh Lạc nói năm mươi hai giai vị, danh nghĩa đầy đủ là kết thành giai vị Biệt Viên của các kinh Đại thừa Phương đẳng. Nhân Vương, Bát-nhã nói năm mươi mốt giai vị là kết thành giai vị Biệt Viên bốn thời Bát-nhã ở trước.

Pháp Hoa chỉ khai quyền vị chung riêng, hiển một Viên vị. Niếtbàn Đại thừa cũng nói rõ hai vị Viên Biệt mà không nêu đích xác danh mục

Hỏi: Đoạn phục cao thấp, vì sao dùng Ba quán của Đại thừa?

Đáp: Nghĩa một nhà thì tiện.

Hỏi: Quán hạnh biệt giáo đối chiếu pháp môn, vì sao dùng năm hạnh của Niết-bàn ?

Đáp: Thời mạt pháp nhập đạo phải được hợp nghi, Biệt giáo nói về quán hạnh có hai loại:

– Không cùng thuyết Nhị thừa.

Như Hoa Nghiêm, luận Thập địa, Trì Địa, chín loại giới định tuệ và luận nhiếp Đại thừa.

– Cùng thuyết Nhị thừa.

Như phương Đẳng, Đại phẩm, Trung luận, Thích luận.

Nay nói năm hạnh của Niết-bàn thật là yếu nghĩa hạnh dụng thời Mạt pháp.

2) Nói chung về giai vị Bồ-tát của Biệt giáo có ba ý:

  • Y cứ kinh Anh Lạc nói về số giai vị.
  • Nương vào Ba quán, kinh Đại phẩm nói về đoạn phục.
  • Y cứ kinh Niết-bàn đối chiếu pháp môn và nói về giai vị.

1- Y cứ kinh Anh Lạc nói về số giai vị.

Kinh Anh Lạc có bảy loại nói về giai vị bảy vị:

  1. Thập tín.
  2. Thập trụ.
  3. Thập Hạnh.
  4. Thập hồi hướng.
  5. Thập địa.
  6. Đẳng giác.
  7. Diệu giác địa.

Sơ Thập tín tức là ngoại phàm là giai vị Càn tuệ địa phục nhẫn của Biệt giáo.

Thập trụ là học giai vị chủng tánh. Từ đây trở đi dứt hết ba mươi tâm giải hành vị đếu là tánh địa nội, phàm của Biệt giáo, là giai vị nhu thuận nhẫn. Y cứ vào nghĩa để suy ra như pháp nhẫn.

Thập hạnh: Tánh chủng tánh, nghĩa Biệt giáo suy ra bằng pháp Đãnh.

Thập hồi hướng: Đạo chủng tánh, nghĩa của Biệt giáo suy bằng pháp nhẫn, Thế đệ nhất.

Hỏi: Biệt giáo đều phải nói rõ về Noãn, Đãnh, Nhẫn hay không?

Đáp: Thập địa đã đối với bốn quả cho nên phải rõ, Thông giáo chung chân tợ giải thích Noãn, Đãnh, Nhẫn, Thế đệ nhất pháp.

Nay Biệt giáo phân biệt chân tợ, giải nghĩa đặt tên phán quyết rõ ràng.

Thập địa: Thánh chủng tánh. Ở đây đều nhập bốn quả Thánh vị của Biệt giáo, đều dứt vô minh và kiến hoặc, tư hoặc.

Đẳng giác vị: Là Đẳng giác tánh, nếu mong vào Bồ-tát gọi là Đẳng giác Phật địa. Hoặc mong vào Phật địa gọi là Bồ-tát Kim Cương tâm cũng gọi là Bồ-tát Vô Cấu Địa.

Diệu Giác địa: Là diệu giác tánh, tức là Phật rốt ráo, quả Bồ-đề, quả đại Niết-bàn

2- Y theo kinh Đại phẩm và ba quán hợp vị nói về đoạn phục cao thấp:

Kinh Đại Phẩm chép: Phật bảo Xá-lợi-phất rằng Bồ-tát muốn đầy đủ đạo tuệ phải học Bát-nhã ba-la-mật đa. Chính là Thập tín học từ giả nhập không, phục ái luận kiến luận dục, nhập vào Thập trụ. Nếu đắc Thập trụ tức là dứt kiến hoặc và tư hoặc của nội giới, muốn dùng đạo tuệ đầy đủ Đạo chủng trí phải học Bát-nhã, đây là từ không nhập giả, vào Thập hạnh, muốn được đạo chủng tuệ đầy đủ nhất thiết trí phải học Bát-nhã, đây chính là tu Trung đạo chánh quán, vào Thập hồi hướng. Muốn dùng Nhất thiết trí đầy đủ nhất thể chủng trí phải học Bátnhã, đây là chứng Trung đạo chánh quán nhập Thập địa. Muốn dùng nhất thiết chủng trí dứt tập khí phiền não phải học Bát-nhã, đây chính là đẳng giác vị vô minh phiền não đạo tận, gọi là Phật, tức là Diệu giác địa.

Hỏi: Vì sao luận Trì Độ nói Phật nói đắc trong ba trí một tâm?

Đáp: Vì hiển bày Viên giáo từ một địa đầu tức đầy đủ tất cả các địa. Nếu chấp vào nghĩa này thì trái với nghĩa phẩm ba tuệ nói ba trí biệt tướng.

3- Theo kinh Niết-bàn nói năm hành hợp vị:

Giới Thánh hạnh, định Thánh hạnh, tứ đế sinh diệt. Tuệ Thánh hạnh tức là Thập tín. Tứ chân đế vô sinh, tứ Thánh là Thập hạnh nói về 9 tu nhất chân đế, tứ Thánh đế vô tác tức là Thập hồi hướng.

Nếu phát cái thấy chân chánh nhất thật đế, chứng tứ Thánh đế vô tác tức là Thánh hạnh vị.

Vô úy địa sắc hai mươi lăm Tam-muội, có công năng phá hai mươi lăm cõi, gọi là Hoan hỷ địa.

Năm hạnh đầy đủ mà nói mười công đức đây là biểu thị trụ công đức của Thập địa đại Niết-bàn. Quá đây nói về trụ đại Niết-bàn tức là Diệu giác địa.

3) Giải thích riêng

Giải thích bảy lần:

Nói về tâm Thập tín gồm:

  1. Tín tâm.
  2. Niệm tâm.
  3. Tinh tấn tâm.
  4. Tuệ tâm.
  5. Định tâm.
  6. Bất tuệ tâm.
  7. Hồi hướng tâm.
  8. Hộ pháp tâm.
  9. Giới tâm.
  10. Nguyện tâm.

Mười tâm này gọi chung là Tín tâm:

Tín tâm: Nghĩa là thuận theo. Nếu nghe nói Biệt giáo, nhân duyên giả danh, Tứ đế vô lượng, lý Phật tánh thường trụ Tam bảo, tâm thuận theo không nghi nghờ, gọi là Tín tâm. Nay giải thích sơ lược về tín tâm, có hai ý:

  1. Phát tâm Bồ-đề
  2. Hành đạo Bồ-tát

Phát tâm tức là mắt, tu hành là chân, vì tay chân đầy đủ nên được vào ao mát mẻ tức là nghĩa trực thiện Sơ hiền của Biệt giáo. Một người phát tâm Bồ-đề, nghe kinh điển Đại thừa Phương Đẳng, do đó tâm tin hiểu, phát thệ nguyện đại Bi.

Kinh Đại Niết-bàn nói có năm hạnh:

  1. Thánh hạnh.
  2. Phạm hạnh.
  3. Thiên hạnh.
  4. Anh nhi hạnh.
  5. Bệnh hạnh.

Vì sao Bồ-tát tu Thánh hạnh, nếu từ Như Lai nghe kinh Đại Niếtbàn này rồi sinh lòng tin rồi nghĩ: chư Phật, Thế Tôn có con đường vô thượng, có đại chánh pháp, đại chúng chánh hạnh. Lại có kinh điển Đại thừa và Phương đẳng. Ta phải nguyện cắt ái tu đạo tức là Tín tâm. Vì sao? Vì nếu nghe kinh Đại Niết-bàn tín tâm vui mừng, tức là tin Phật tánh Tam bảo thường trụ tức là tin không nhân không quả, là quả đại Niết-bàn. Nếu nghe năm hạnh tâm sinh ưa thích cái nhân chẳng phải nhân là nhân Thánh hạnh. Nếu tín tâm khai phát tức là phát tâm Bồ-đề. Muốn hành đạo Bồ-tát, phát tâm Bồ-đề tức là Từ bi thương xót tất cả chúng sinh. Đối với tứ Thánh Đế vô lượng.

Từ là đem vô lượng niềm vui đạo diệt ban cho chúng sinh, Bi là cứu khổ vô lượng khổ tập cho chúng sinh, khởi vô lượng bốn thệ nguyện rộng lớn.

Người chưa qua vô lượng khổ đế thì làm cho họ vượt qua. Người chưa hiểu tập đế vô lượng thì làm cho họ được hiểu. Người chưa an ổn ở đạo đế vô lượng thì làm cho họ được an. Người chưa đắc diệt đế vô lượng thì làm cho họ được đại Niết-bàn thường, lạc, ngã, tịnh. Ấy là Bồtát Biệt giáo do tin hiểu mà phát tâm Bồ-đề.

Hỏi: Trước nói nhân kinh Niết-bàn có bốn loại Thánh đế, y theo người này mà nói về giai vị Bồ-tát của Biệt giáo. Nay vì sao chỉ y theo tứ Thánh đế vô lượng, mà phát thệ nguyện rộng lớn, không chấp vào bốn loại Tứ đế phát nguyện?

Đáp: Nếu ở Biệt giáo, bốn loại Tứ đế này đều gọi là Vô lượng, vì sao? Vì Bồ-tát quán tứ đế vô lượng, sinh diệt, đều phục tâm khác với Nhị thừa. Quán tứ đế vô lượng vô sinh, dứt Kết sử nội giới khác với Nhị thừa, quán lý Như Lai tứ đế vô lượng sinh diệt. Tuy chẳng phải vô tác mà người Nhị thừa cũng không nghe tên gọi này.

Nếu chứng tứ đế vô tác, bấy giờ vô tác cũng gọi là vô lượng, vì sao? Vì y vào nhất thật đế thì có bốn đế, gọi là vô tác, pháp tướng nhân quả thế gian và xuất thế gian số lượng vô biên đồng với hư không, cũng gọi là vô lượng, duyên tứ đế vô lượng phát tâm Bồ-đề tức là bốn loại Tứ đế.

Hỏi: Nếu hai loại tứ đế sinh diệt và tứ đế vô sinh đều gọi là Vô lượng, vì sao kinh Thắng-man nói tên gọi tứ Thánh Đế hữu lượng?

Đáp: Tuy số vô biên vô lượng, người Nhị thừa tâm đồng quy tro diệt, nên gọi là Hữu lượng.

Hỏi: Nếu có vô tác vì sao không y cứ vào vô tác mà phát tâm?

Đáp: Vô tác này giống như là vô lượng, khi dùng vô lượng và vô tác chứng quả gọi là phi từ nghị vô tác. Nếu sinh diệt cùng tận, không phải tứ đế vô sinh.

2. Hạnh Bồ-tát:

Tức là thọ trì, đọc tụng Đại thừa phương đẳng để giải thoát cho người, tự hành Thánh hạnh cũng dạy người thực hành Thánh hạnh.

  • Tự mình thực hành Thánh hạnh:

Kinh Đại Niết-bàn nói về Thánh hạnh có ba loại:

  • Giới Thánh hạnh
  • Định Thánh hạnh
  • Tuệ Thánh hạnh

Bồ-tát tư duy về lý Phật tánh, sâu xa khó thấy, trước tâm không thể đốn nhập, nhất định phải trì giới, tu định tuệ. Kế ba quán đều tâm mà nhập Trung đạo. Hoặc chướng của ba quán nếu dứt trừ mới đắc đạo, thấy Phật tánh, trụ đại Niết-bàn. Ba quán của biệt tưởng đã nói như trước.

  1. Giới Thánh hạnh:

Bồ-tát giữ gìn năm thiên giới như phao nổi, hai thứ ái kiến phiền não la sát đến xin. Nếu làm cho tôi khiến ông được nhập Niết-bàn, làm cho được Niết-bàn an vui thuộc ái thế gian, Niếtbàn vui thế gian thuộc về kiến.

Nếu Bồ-tát không theo ái kiến mà phá giới tức đầy đủ năm chi các giới. Nghĩa là đầy đủ giới thanh tịnh, nghiệp căn bản của Bồ-tát, lần lượt quyến thuộc giới thanh tịnh khác chẳng phải giới các ác giác biết thanh tịnh, giữ gìn chánh niệm, niệm giới thanh tịnh, hồi hướng đầy đủ giới vô thượng đạo, lại hộ trì tánh trọng giới, dứt các giới thế gian chê bai không khác nhau. Trì giới như thế ban cho tất cả chúng sinh, nguyện cho tất cả chúng sinh đều được giới thanh tịnh, giới thiện, giới không thiếu, giới không tách, giới Đại thừa, giới không thối, giới thuận theo, giới rốt ráo, giới cụ túc, thành tựu các giới ba-la-mật. Bồ-tát khéo giữ gìn các giới, đắc nhập Sơ Bất động địa, bất động không lui sụt, không đọa lạc, không tán loạn, ấy gọi là Bồ-tát tu giới Thánh hạnh.

2. Tu định Thánh hạnh:

Nghĩa là từ sơ an bát, tùy tức quán tức, nhập căn bản đặc thắng thông minh tịnh thiền, thấy thân có ba mươi sáu vật như người mắt tỏ mở kho thóc thấy lúa mè đậu. Lại phân biệt ba mươi sáu vật không thấy có ta. Lại tu tám bối xả quán thiền, quán trong ngoài thân bất tịnh, trừ da thịt, quán rõ xương trắng, thấy sắc tướng của xương khác lạ. Nghĩa là mầu xanh vàng trắng. Tướng xương như thế, cũng không có ngã, đắc định thiền quán cõi dục. Bồ-tát bấy giờ lần lượt quán xương, khi quán xương xanh thấy đông tây nam bắc của mặt đất này đều là tướng xanh, mầu vàng trắng cũng giống như thế. Đây chính là đắc thiền quán nhưng chưa đến giới định. Lại nói khi quán, giữa hai dầu chân mày phát ra ánh sáng màu xanh vàng đỏ trắng, trong ánh sáng thấy Phật, ấy là sơ bối xả. Cho đến thành tựu tám bối xả, tám thắng xứ, mười hai thiết xứ, chín định thế đệ, Tam-muội sư tử phấn tấn, Tam-muội siệu việt. Bồ-tát trụ trong các thiền định như bối xả thắng xứ, tu bốn Tâm vô lượng, sáu ba-la-mật, bốn nhiếp pháp, thần thông biến hóa tức là niệm xứ công. Lại nhờ thọ trì, đọc tụng Đại thừa Phương Đẳng, trong thiền định tư duy danh nghĩa, tu bốn biện tài vô ngại, tức là niệm xứ duyên.

Nếu niệm xứ thành tựu thì trụ ở địa kham nhẫn, ấy gọi là Bồ-tát tu định Thánh hạnh. Nếu hai niệm xứ này chưa tương ưng với niệm xứ tánh thì còn thuộc về giai vị Sơ hiền, đình tâm.

3- Tu tuệ Thánh hạnh: Tức là Tứ đế.

Kinh Đại Niết-bàn chép:

Khổ là tướng ép ngặt.

Tập là tướng lớn lên.

Diệt là tướng vắng lặng

Đạo là tướng Đại thừa.

Lại nữa, khổ: Là tướng hiện

Tập: Là tướng chuyển

Diệt: Là tướng trừ

Đạo: Là tướng năng trừ

Lại khổ: là ba khổ

Tập: Hai mươi lăm hữu

Diệt: Diệt hai mươi lăm hữu

Đạo: Tu giới định tuệ

Đây là trước quán tứ đế sinh diệt, điều phục kiến hoặc, tư hoặc, phiền não nội giới. Tu niệm xứ tánh chính là quán khổ đế sinh diệt. Nếu quán là khổ tập, là khổ diệt, là đạo diệt khổ. Quán tứ đế sinh diệt như thế bên cạnh đó lý vô sinh vô lượng trung đạo Phật tánh, chính là dùng tứ đế sinh diệt điều phục nội giới, thuộc kiến thuộc ái và tất cả phiền nào kết nghiệp đều là năng lực trí tuệ niệm xứ tánh. Nghĩa của bốn Niệm xứ tánh đã nói ở trước. Nếu Bồ-tát đắc niệm xứ tánh này hợp với niệm xứ công duyên ở trước, tức là ở Kham nhẫn địa, trí tuệ gốc lành thêm lớn, từ Sơ tín tâm cho đến nguyện tâm, thành tựu mười tâm tức là thiết luận ngoại phàm Càn tuệ phục nhẫn.

Hỏi: Bồ-tát về Biệt giáo thành tựu mấy pháp thì được tín tâm khác với Thông giáo ở trước?

Đáp: Lại y cứ vào mười pháp thì biết không đồng.

  1. Tin chánh nhân duyên: Tức là biết bốn loại Tứ đế nhân duyên không loạn.
  2. Chân chánh phát tâm Bồ-đề: Biết tứ đế vô lượng, phát tâm thệ nguyện Từ bi.
  3. Siêng tu chỉ quán: Biết khéo léo tu bốn loại chỉ quán thứ lớp
  4. Phá pháp biến: Quán nhân duyên, sinh diệt là không, là giả, trung đạo phá ba đế hoặc biến.
  5. Biết thông bít: Biết bốn loại đạo diệt là thông, bốn loại khổ tận là bít.
  6. Khéo tu đạo phẩm: Là biết thứ lớp tu bốn loại ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
  7. Khéo tu trợ đạo pháp: Là bối xả thắng xứ, có công năng thành tất cả đối trị, sáu ba-la-mật, trợ khai ba giải thoát
  8. Khéo biết thứ vị: Biết nhân bốn loại Tứ đế nhập bảy vị không lạm.
  1. An nhẫn hai giặc mạnh yếu: Là biết khi tu bốn loại đạo đế, đối với bốn loại khổ tập tâm có khả năng an nhẫn.
  2. Thuận đạo pháp ái không sinh: Biết thứ lớp tu bốn loại đạo đế phát có pháp thuận đạo, không sinh tâm yêu đắm.

Bồ-tát tín tâm đối với biệt giáo hiểu mười việc này rõ ràng, khác với Tín tâm ở Thông giáo. Mười pháp này, hiểu nghĩa thú rất sâu xa thì được giải thích mười tín tâm. Dưới đây nói về Thập tín của Viên giáo, trích đầy đủ tướng của nó. Kinh An Lạc chép: Tin một có mười, tin mười có trăm. Trăm pháp này là căn bản của tất cả đạo pháp.

2. Giai vị Thập trụ:

Tức là thập giải tánh chủng tánh, sơ nhập giai vị Thập hiền nội phàm gồm:

  • Phát tâm trụ
  • Trì địa trụ
  • Tu hành trụ
  • Sinh quý trụ
  • Phương tiện cụ túc trụ
  • Chánh tâm trụ
  • Bất thoái trụ
  • Đồng chân trụ
  • Pháp Vương tử trụ
  • Quán đảnh trụ.

Mười tên này gọi chung là Trụ, tâm hợp với lý gọi là Trụ, cho nên kinh Nhân Vương Bát-nhã chép: Nhập lý Bát-nhã gọi là Trụ. Đây chính là quán thể giả nhập không, thành phát chân vô lậu thấy lý chân đế Thông giáo, dứt kiến hoặc, tư hoặc và chín mươi tám kiết sự nội giới nên gọi là Phát tâm trụ, ở đây có hai nghĩa:

Phát chân giải, trụ lý thiên chân pháp tánh.

Sinh Trung đạo tợ giải, trụ lý đệ nhất nghĩa Phật tánh.

Nếu sinh giải thiên chân tức là tám nhân địa của Thông giáo.

Kiến địa trí đoạn ngang với trung đạo tợ giải, tức là sơ đắc năm Ấm thiện hữu lậu của Biệt giáo, nhập tánh địa nội phàm của Biệt giáo, giai vị nhu thuận nhẫn. Vì sao? Vì Bồ-tát này nhờ trì giới, thiền định, nên sinh ra trí tuệ sinh diệt tứ đế, điều phục tâm quán tứ đế vô sinh, dứt kiến hoặc, tư hoặc, phiền não nội giới, là kinh Thanh văn nói:

Năm loại giai vị Phật tử là:

  • Tu-đà-hoàn Phật tử
  • Tư-đà-hàm Phật tử
  • A-na-hàm Phật tử
  • A-la-hán Phật tử
  • Bích-chi-phật Phật tử

Khai một thành hai, hợp mười phẩm tức đối với Thập trụ vị, dứt kiến hoặc, tư hoặc phiền não và tập khí, là ngang với Bích-chi-phật.

Dứt hết hà sa thượng phẩm nhưng Bồ-tát quán tứ đế vô sinh. Như kinh Niết-bàn chép: Phàm phu có khổ, không có khổ đế. Thanh văn Duyên giác có khổ, có khổ đế và không có chân đế. Các Bồ-tát hiểu rõ khổ không có khổ, cho nên không khổ mà có chân đế. Phàm phu có tập không có tập đế. Thanh văn Duyên giác có tập, có tập đế. Các Bồ-tát hiểu có tập, không có tập, cho nên không có tập mà có chân đế.

Thanh văn, Duyên giác có đạo phi chân, Bồ-tát có đạo có chân. Thanh văn, Duyên giác có diệt phi chân, Bồ-tát có diệt có chân.

Tứ chân đế vô sinh đầy đủ như Thông giáo đã nói ở trước, nhưng kinh Đại Niết-bàn nói: Nói về diệt đế này là thường lạc, ý này có đồng có khác với Thông giáo.

Đồng: Tứ đế là chân. Thông giáo ba thừa quán tứ đế vô sinh thấy đế nhất nghĩa tức là chân đế.

Biệt: Bồ-tát biết không tức chẳng phải không, Biệt là biết Phật tánh Niết-bàn thường, lạc, ngã, tịnh.

Hỏi: Nếu vậy kinh Niết-bàn đâu được nói Nhị thừa có khổ, có khổ đế và không chân thật.

Đáp: Đây là nói về Ba tạng giáo môn của kinh Thanh văn, không có quan hệ với sơ môn Thông giáo của Ma-ha-diễn.

Nếu được diệt đạo, có thể quán Phật tánh thường trụ tức là phát Trung đạo tợ giải, là pháp Noãn về Biệt giáo.

1) Thập hạnh vị: Là Tánh chủng tánh, là Thập hiền nội phàm, gồm:

  1. Hoan Hỷ hạnh
  2. Nhiêu ích hạnh
  3. Vô Sân hận hạnh
  4. Vô Tận hạnh
  5. Ly Si loạn hạnh
  6. Thiện Quán hạnh
  7. Vô Trước hạnh
  8. Tôn Trọng hạnh
  9. Thiện Pháp hạnh.
  10. Chân thật hạnh

Mười tên này gọi chung là Hạnh.

Hạnh nghĩa là con đường hướng tới trước đã nói phát chân ngộ lý. Từ đây lại tu từ không nhập giả, quán Tứ đế vô lượng, tứ đế vô lượng, như kinh Niết-bàn chép: Biết các Ấm là khổ, gọi là Trung trí. Phân biệt các Ấm thì có vô lượng tướng, đều là các khổ, người Thanh văn, Duyên giác chẳng thể biết được, ấy gọi là thượng trí, ấy gọi là khổ đế vô lượng. Biết các nhập gọi ấy là Môn, gọi là khổ đế. Phân biệt các nhập có vô lượng tướng đều là các khổ, tức là khổ Thánh đế vô lượng. Biết mười tám giới gọi là phần cũng gọi là Tánh, tức là khổ đế.

Phân biệt các giới có vô lượng tướng đều là các khổ, ấy gọi là vô lượng khổ Thánh đế. Nói vô lượng tập Thánh đế: Biết ái nhân duyên có thể sinh ra năm Ấm gọi là Tập.

Một người khởi ái còn nhiều vô lượng vô biên huống chi là tất cả chúng sinh khởi các ái. Ái như vậy vô lượng vô biên tức là vô lượng tập Thánh đế.

Nói vô lượng diệt Thánh đế: Biết diệt phiền não gọi là diệt Thánh đế. Phân biệt phiền não không thể suy lường, diệt đế cũng giống như thế không thể suy lường tức là vô lượng diệt Thánh đế.

Vô lượng đạo Thánh đế: Có công năng cắt đứt phiền não gọi là Đạo đế, phân biết tướng đạo đế có vô lượng vô biên, lìa được phiền não cũng vô lượng vô biên, tức là vô lượng đạo Thánh đế. Tứ đế như thế kinh Đại Niết-bàn chép: Đều nói người Thanh văn, Duyên giác không thể biết được. Nên biết đây thuộc về sở học của Bồ-tát về Biệt giáo.

Bồ-tát trụ vô lượng đạo đế này học mười ba-la-mật. Tất cả các đạo cắt đứt trần sa vô tri, thành tựu mười phẩm mười hạnh, từ không nhập giả, bình đẳng quán thành, đắc đạo chủng tuệ pháp nhãn thanh tịnh. Giải tương tợ trung đạo chuyển rõ ràng tức là giai vị Đảnh pháp của Biệt giáo.

Bồ-tát trụ trong giai vị này, thần thông du hý thanh tịnh cõi nước Phật, thành tựu chúng sinh.

2. Giai vị Thập hồi hướng: Đạo chủng tánh Thập hiền giai vị nội phàm.

  1. Cứu tất cả chúng sinh Ly chúng sinh tướng hồi hướng.
  2. Bất hoại hồi hướng
  3. Đẳng quán nhất thiết Phật hồi hướng
  4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng
  5. Vô tận tạng công đức hồi hướng
  6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng
  7. Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh hồi hướng
  8. Như tướng hồi hướng
  9. Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng.
  10. Pháp giới vô tận hồi hướng.

Mười tên gọi này gọi chung là Hồi hướng

Hồi là sự, hướng là lý. Hồi là nhân, hướng là quả, hồi công đức của mình đến tất cả chúng sinh sự lý hoà dung thuận nhập pháp giới nên gọi là Hồi hướng. Quán chánh tu Trung đạo đệ nhất nghĩa đế theo tứ đế vô lượng, học tứ đế vô tác.

Y cứ về theo thật nên nói bốn thật. Bất tác tứ nên gọi là vô tác tứ. Quán tứ đắc thật nên gọi là Tứ thật, nhân gọi vô lượng đắc quả là vô tác, chứng quả dứt khổ tập hữu đạo diệt không phải là vô tác của Viên giáo. Nay lập danh nghĩa Tứ thật đế vô tác là ý này.

Kinh Niết-bàn chép: Nhất thật đế gọi là chân pháp nếu pháp phi chơn không gọi là Thật đế. Thật đế gọi là vô điên đảo, vô điên đảo gọi là thật đế.

Thật đế không có luống dối, nếu có luống dối thì không gọi là thật đế. Thật đế gọi là Đại thừa, không phải Đại thừa thì không gọi là Thật đế.

Thật đế là lời Phật nói, không phải là lời ma nói. Nếu là lời ma nói thì không phải là Thật đế. Thật đế là nhất đạo thanh tịnh không hai, có thường có lạc, có ngã có tịnh, ấy gọi là nghĩa thật đế. Lại kinh Niếtbàn chép: Nhất thật đế là Như Lai hư không, Phật tánh không khác nhau có khổ có đế, có thật, có tập có đế có thật, có diệt có đế có thật, có đạo có đế có thật, Như Lai không khổ không đế gọi là Thật. Hư không Phật tánh cũng giống như vậy.

Kinh Niết-bàn chép: Khổ là tướng vô thường, tướng có thể cắt đứt ấy gọi là Thật đế.

Tánh Như Lai, không kho, không vô thường, không có tướng để cắt đứt ấy gọi là Thật, hư không Phật tánh cũng giống như thế.

Tập: Do năm Ấm hòa hợp mà sinh khởi, cũng gọi là khổ, cũng gọi là vô thường, cũng có tướng để cắt đứt ấy gọi là Thật đế, hư không Phật tánh cũng giống như vậy.

Diệt: Phiền não diệt, vừa thường vừa vô thường, sở đắc của Nhị thừa gọi là Vô thường. Sở đắc của chư Phật gọi là Thường, cũng gọi là chứng pháp, ấy gọi là Thật đế. Tánh Như Lai không gọi là Đế, có công năng dứt bỏ phiền não, phi thường phi vô thường không gọi là chứng biết. Thường trụ không thay đổi gọi là Thật đế, hư không Phật tánh cũng giống như vậy.

Đạo: Có thể cắt đứt phiền não, vừa thường vừa vô thường nhưng có thể tu pháp ấy gọi là Thật đế. Như Lai phi đạo, có thể cắt đứt phiền não, không thể tu pháp thường trụ bất biến, ấy gọi là Thật đế. Hư không Phật tánh cũng giống như vậy.

Nếu Bồ-tát học quán tứ đế vô lượng, vô tác, quán biết Như Lai Tạng, vô lượng hạt giống không sinh tử, cắt đứt hằng hà sa phiền não hạ phẩm, hàng phục vô minh biệt kiến tương tợ trung đạo giải, lại chuyển tăng rõ pháp giới nguyện hạnh, sự lý hoà dung, thành nhất thiết trí Biệt giáo.

Đắc sáu căn thanh tịnh tức là thế đệ nhất pháp nhẫn pháp của Biệt giáo.