TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ
Sa-môn Thích Khế Tung ở đông sơn – Đằng châu thời Bắc Tống biên tu.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỄN 2
1. TRUYỆN TÔN GIẢ MA-HA CA-DIẾP, TỔ THỨ NHẤT Ở THIÊN TRÚC
Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, người nước Ma-kiệt-đà, vốn chủng tộc Bà-la-môn. Thân phụ Tôn giả hiệu là Ẩm Trạch, thân mẫu hiệu là Hương Chí. Vừa mới sinh, mà Tôn giả sớm hiện bày tư chất đẹp xinh, thân hình sắc màu vàng ròng và tỏa chiếu soi sáng rất xa. Có vị thầy đoán tướng, bảo: “Đứa trẻ này đời trước vốn có tu tạo phước đức thù thắng thanh tịnh, theo tướng pháp hẳn sẽ xuất gia”. Song thân của Tôn giả rất lấy làm lo buồn,, mới cùng nhau bàn tính là “nên cưới vợ đẹp may ra có thể ràng buộc tâm ý Tôn giả”. Vừa hơi lớn, liền bị khổ bởi buộc phải lấy vợ, mà Tôn giả nhất định chối từ, bất đắc dĩ mới lừa dối nói: “Nếu không chọn được người nữ nào sắc màu vàng ròng như con, thì hẳn không cưới vợ”. Song thân mới dùng kế của các Bà-la-môn đúc một hình tượng người vàng để trên giá kiệu đưa đi khắp nước, nhân mọi người trông nhìn đó mà tìm cầu kết hôn cho Tôn giả, quả nhiên có được một người nữ sắc màu vàng ròng như Tôn giả, bèn cưới lấy làm vợ cho Tôn giả.
Nhân thời xưa trước, sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập Niết-bàn, mọi người đem xá-lợi của Đức Phật xây dựng tháp để cúng dường, mà khuôn mặt tôn tượng nơi tháp ấy bằng vàng ròng, có bị khuyết hư. Bấy giờ Tôn giả Ca-diếp là một người thợ đúc vàng, gặp có một người nữ nghèo đem đến một tiền vàng, cầu xin vì sơn thếp lại tôn tượng Phật, muốn đến tu bổ sửa sang đó. Nghe thế, Tôn giả Ca-diếp vui vẻ vì giúp tu bổ, xong rồi, nhân đó cùng nhau thề nguyền đời đời cùng kết vợ chồng. Vì quả báo ấy nên trải qua chín mươi mốt kiếp, thân thể của hai người đều sắc màu vàng ròng. Sau đó, sinh lên cõi trời Phạm thiên, khi thọ mạng ở cõi trời đã hết, Tôn giả mới sinh ra trong gia đình giàu quý thuộc chủng tộc Bà-la-môn. Đến lúc đã sánh đôi vợ chồng mà hình thể vẫn tự nhiên như xưa cũ, nên mới đầu Tôn giả có tên gọi là “Ca-diếpba”, tiếng Trung Hoa dịch nghĩa là “Ẩm Quang”, bởi do lấy các nghĩa sắc màu vàng ròng vậy. (Trong bản ghi phiên âm Phạm ngữ thông cùng Hoa ngôn như thế. Ca-diếp-ba có nhiều loại, hoặc ghi lục các bản trước trong nước nhà đã lưu truyền, ở đây không dám lấy khả năng Phạm học mà so sánh đó). Nhưng cả hai người đều thanh tịnh, tuy sánh đôi nhưng trọn không có ý của tâm tình trai gái, cuối cùng cũng khẩn cầu xin được xuất gia. Song thân bèn phải thuận theo ý Tôn giả.
Khi đã làm vị Sa-môn, Tôn giả vào núi lấy hạnh Đầu-đà mà tự tu. Nhân nghe giữa hư không có tiếng bảo: “Đức Phật đã xuất hiện nơi đời, xin nên đến theo đó mà tu hành”. Tôn giả bèn đến tinh xá Trúc lâm, đầu thành kính cẩn đảnh lễ. Đức Như Lai mới phân tòa, bảo Tôn giả ngồi, cả Đại chúng đều rất kinh ngạc cho rằng: “Người này cớ sao được như vậy?” Đức Như Lai biết tâm niệm đó, mới giảng nói nhân duyên xưa trước của Tôn giả để dứt trừ tâm nghi ngờ trong Đại chúng. Sau đó, Đức Như Lai bèn vì giảng pháp, và Tôn giả ngay nơi tòa ngồi mà thành đạt đạo quả. Và nhân Tôn giả chưa nhóm công đức tu hành ưu thắng và trí tuệ cao xa, nên Đức Như Lai từng bảo: “Nay Ta có được các pháp Đại từ Đại bi, Tứ thiền Tam-muội, vô lượng công đức để tự trang nghiêm, mà Tỳ-kheo Ca-diếp cũng được như vậy!” Một ngày nọ, Đức Như Lai đem Chánh pháp phó chúc cho Tôn giả, dặn Đại sư Tôn giả lưu truyền khiến chớ đoạn tuyệt, sau đó, lại trao cho Tôn giả pháp y ca-sa dệt bằng vàng, bảo Tôn giả truyền trao đến Đức Phật Di-lặc. Đến lúc Đức Như Lai nhập Niết-bàn, thì Tôn giả đang ở tại núi Kỳ-đà-quật. Khi ấy quả đất lay động, ánh sáng tỏa chiếu khắp nơi, Tôn giả dùng thiên nhãn soi xét mới nhận biết, bèn bảo cùng đồ chúng đang theo mình rằng: “Đức Phật đã nhập Niết-bàn rồi! Than ôi! Mắt Chánh pháp tắt lịm, thế gian trống không”. Xong, Tôn giả liền dẫn đồ chúng đồng đến thành Câuthi-na. Khi đến nơi hai cây sa-la thì Đức Như Lai đã thị tịch và kim thân đã tôn trí trong kim quan. Tôn giả rất xúc động, bèn cảm hai bàn chân của Đức Như Lai hiện bảy ra ngoài kim quan để an ủi sự buồn cảm của Tôn giả. Sau đó, Tôn giả dùng bông tơ trắng chiên-đàn để cúng dường mà trà-tỳ. Xong rồi, Tôn giả bảo: “Kim cương xá-lợi nên để cho người trời lấy làm ruộng phước, còn chư vị Tỳ-kheo chúng ta nên chuyên việc kết tập giáo pháp để lại cho đời sau có được ánh sáng lớn ấy”. Và Tôn giả liền thần thông tự bay lên đỉnh núi Tu-di mà nói kệ tụng rằng:
“Là đệ tử Như Lai
Hãy chớ vội tịch diệt
Những vị đạt thần thông
Nên cùng đến kết tập”.
Tôn giả bèn khua chuông vàng, lời kệ tụng ấy nhân tiếng chuông mà vang xa khắp cùng nghe, nên có năm trăm vị ứng chân (A-la-hán), (có thuyết nơi là một ngàn vị) đều nhóm tập đến hang tất-bát-đa. Chỉ có Tôn giả A-nan nghiệp lậu chưa hết nên chẳng được vào dự tham, dừng nghỉ ngoài cửa hang trọn đêm tư duy, đến lúc mờ sáng liền được đạt ngộ, bèn gõ cửa thưa bào. Tôn giả bảo: “Nếu đã đạt ngộ thì ông có khả năng vận bụng sức thần vượt qua khe khóa cửa mà vào”. Tôn giả A-nan bèn theo lời bảo đó mà cùng đến dự hội kết tập. Khi ấy, Đại chúng đều bàn nghị: “Với Tam tạng Thánh giáo thì nên làm gì trước?” Tôn giả bảo: “Trước tiên nên kết tập tạng Tu-đa-la (kinh tạng)”. Và nhân đó, bảo cùng các Thánh giả rằng: “Tỳ-kheo A-nan đây là bậc tổng trì đệ nhất, vả lại thường luôn theo hầu Đức Như Lai, giáo pháp đã nghe được tợ như nước rót vào bình, không có rơi lọt”, nên mời Tôn giả A-nan kết tập tạng Tu-đa-la. Tiếp đến, mời Tôn giả Ưu-ba-ly kết tập tạng Tỳ-ni (luật tạng), (các bộ khác hoặc cho là mời Tôn giả Ca-chiên-diên). Xong rồi, Tôn giả (Ca-diếp) bèn nhập định nguyện trí Tam-muội quán sát các tạng đã kết tập quả thật không có sai nhầm. Nhưng Tôn giả ở nơi đời đã bốn mươi lăm năm, cuối cùng, việc kết tập pháp bảo đã hoàn tất, và việc thuyết pháp độ người cũng đông nhiều vô lượng. Tôn giả tự nghĩ mình đã già suy, nên đến nhập định tại núi Kê túc đợi chờ Đức Di-lặc ra đời, nên bảo cùng Tôn giả A-nan rằng: “Xưa trước, lúc sắp nhập Niếtbàn, Đức Như Lai đem Chánh pháp nhãn giao phó cho ta, nay ta sắp ẩn một, nên lại giao phó cho ông. Ông hãy khéo gìn giữ trao truyền, khiến chớ dứt mất”. Và Tôn giả bèn nói kệ tụng rằng:
“Các pháp, pháp xưa nay
Không pháp, không phi pháp
Tại sao trong một pháp
Có pháp, có phi pháp.”
Khi ấy, Tôn giả A-nan đảnh lễ kính vâng. Tôn giả lại nghĩ suy rằng: “Xá-lợi của Đức Như Lai đều ở trên các cõi trời, nên muốn đến giả từ”, bèn dùng sắc thần bay đến khắp các pháp miếu tôn thờ xá-lợi, lễ bái xong rồi trở về, Tôn giả nhân trước kia có ước hẹn là hẳn đến giả biệt cùng vua A-xà-thế. Khi Tôn giả đến cửa thì A-xà-thế vừa mới ngủ, nên bảo tên lính canh cửa rằng: “Ta là Ma-ha Ca-diếp sắp nhập định tại núi Kê túc, nên đến cùng giả biệt nhà vua. vua thứa dậy, nên tâu trình như thế”. Lúc ấy nhằm trong đời vua Hiếu Vương (Cơ Trích Phương 884-869 trước Tây lịch) thời Tây Chu ở Trung hoa.
Tôn giả vào sâu thẳm trong núi đó, trải cỏ mà ngồi, lại tự tư duy rằng: “Nay ta đắp mặc pháp y phấn tảo, gìn giữ pháp y Tăng-già lê của Đức Phật, hẳn phải trải qua năm mươi bảy câu-chi sáu mươi trăm ngàn năm, đến lúc Đức Di-lặc xuất hiện nơi đời trọn không rã hoại”. Mới bảo cùng thần núi: “Nếu vua A-xà-thế và Tôn giả A-nan đều lại đây, ông nên vì mở cửa ra rồi khép đóng lại”. Xong, Tôn giả vắng lặng mà nhập diệt tận định. Khi ấy đại địa chấn động, và vua A-xà-thế cũng tự mộng thấy đòn xà nơi cung điện gãy đổ, sau khi tỉnh giấc bèn hỏi kẻ canh cửa, thì quả nhiên đem lời Tôn giả bảo mà tấu trình. Nghe thế, vua buồn khóc và than thở, liền đến tinh xá Trúc lâm, lễ bái Tôn giả A-nan và mời cùng đồng đến núi Kê túc. Khi đến nơi, quả nhiên núi mở bày, Tôn giả an trú trong định, thân thể vẫn nghiễm nhiên như lúc ở tại thế gian, vua A-xà-thế vừa buồn khóc vừa lễ bái, bảo lấy củi thơm muốn vì tràtỳ. Tôn giả A-nan bảo vua rằng: “Chưa thể thiêu đốt, Đại Ca-diếp đây mới dùng sức thiền định giữ gìn tự thân mà chờ đợi Đức Di-lặc hạ sinh để trao pháp y Tăng-già-lê của Đức Phật, xong, mới nhập Niết-bàn”. Nghe vậy, vua A-xà-thế kính ngưỡng và càng cảm động. Sau khi vua và Tôn giả A-nan rời khỏi đó, núi tự nhiên đóng lại như cũ.
2. TRUYỆN TÔN GIẢ A-NAN, TỔ THỨ NHÌ Ở THIÊN TRÚC
Tôn giả A-nan vốn người chủng tộc Sát-đế-lợi, ở thành Vương xá, là con của vua Hộc Phạn, là anh em chú bác với Đức Thích-ca Như Lai. Mới đầu, Tôn giả có tên gọi là A-nan-đà, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là “Khánh Hỷ”, cũng còn gọi là “Hoan Hỷ”, bởi vì ngay trong đêm Đức Như Lai thành đạo thì Tôn giả mới ra đời, cả gia đình vương tộc đều rất mừng lại vui, vì thế nên đặt tên Tôn giả như vậy. Tôn giả có tướng kỳ đặc và rất thông minh duệ trí chẳng đồng như phàm tình.
Thưở thiếu thời, nghe Đức Như Lai xuất hiện nơi đời, mới dùng thế huyễn mà tự cảm. Vì Đức Như Lai mới đầu từ dfong họ Thích xuất gia thành tựu Đại Thánh đạo, nhân đó, Tôn giả đến cầu xin xuất gia. Đức Như Lai hứa thuận và vì giảng pháp, Tôn giả bèn thành đạt quả vị Tu-đà-hoàn. Vừa lúc Như Lai muốn có người theo hầu, mà Tôn giả riêng vì Đại chúng suy cử là bậc có trí tuệ thiện xảo và rất biết thời gian thích nghi, rất hợp với Thánh ý. Nhưng Tôn giả ở trong đời kiếp thời quá khứ đối với chư Phật có công đức rất lớn, nên với các pháp được nghe thảy đều ghi nhớ tất cả, như nước rót vào bình không bị sót lọt. Vì vậy, Đức Như Lai thường xưng gọi Tôn giả là bậc “Tổng trì đệ nhất”. Đến lúc Đức Như Lai sắp nhập Niết-bàn, Tôn giả vừa ra ngoài rừng Bà-la và bị ma nhiễu loạn, Đức Như Lai bèn bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đem thầm chú đến giải cứu. Nhân đó, Tôn giả cùng Bồ-tát đồng trở về mà đảnh lễ kính hầu Đức Như Lai.
Sau khi Đức Như Lai đã nhập Niết-bàn, Tôn giả Đại Ca-diếp nhóm tập chư vị A-la-hán đến nơi hang Tất-bát-la kết tập pháp tạng, riêng vì Tôn giả là bậc đại trí đa văn và thường theo hầu Đức Như Lai, giáo pháp được nghe rất rõ ràng, nên mới bạch chúng thỉnh mời Tôn giả vì trùng tuyên kết tập tạng Tu-đa-la và tạng A-tỳ-đàm-đạt-ma. Tôn giả bèn vâng nhân sự chỉ bảo của Tôn giả Đại Ca-diếp, và liền nói kệ rằng:
“Các quyến thuộc Tỳ-kheo
Vắng Phật chẳng trang nghiêm
Thí như trong không trung
Lắm sao mà không trăng”.
Sau đó, Tôn giả đảnh lễ Đại chúng rồi lên pháp tòa, tuyên đọc: “Tôi nghe như vậy, một thủa nọ, Đức Phật ở tại…… giảng nói kinh giáo… cho đến trời, người tin nhận vâng làm”. Khí đó, Tôn giả Đại Cadiếp lại hỏi Đại chúng: “Những A-nan vừa nói có sai nhầm chăng?” Cả Đại chúng đều đáp: “Không khác lời Đức Thế Tôn trước kia đã giảng nói”.
Đến lúc Tôn giả Đại Ca-diếp sắp đến nhập định tại núi Kê túc, mới đem Chánh pháp nhãn do Đức Như Lai trao truyền mà giáo phó cho Tôn giả, và dặn Đại sư Tôn giả lưu truyền chớ để dứt tuyệt. Từ đó, Tôn giả đem giáo pháp du hóa khắp các phương. Một ngày nọ, Tôn giả đến nơi một rừng trúc, mới đầu nghe vị Tỳ-kheo nhầm đọc bài kệ tụng là:
“Nếu người sống trăm năm,
Chẳng thấy hạc nước già,
Chẳng bằng sống một ngày,
Mà được trông thấy đó”.
Nhân thế, Tôn giả than thở mà tự bảo rằng: “Đức Như Lai là mắt Chánh pháp trong đời, sao vội nhập Niết-bàn khiến quần sinh đây mất chỗ nương tựa, mà sai nhầm về Thánh giáo?” Tôn giả mới bảo vị Tỳkheo ấy rằng: “Đó không phải ý của Phật, không thể nương tựa theo đó, ông nên nghe tôi nói lại bài kệ chính xác là:
“Nếu người sống trăm năm,
Chẳng hiểu pháp sinh diệt,
Không bằng sống một ngày,
Mà thấu hiểu được đó”.
Vị Tỳ-kheo ấy đem lời đó về thưa với thầy của mình, vị thầy đó lại bảo: “A-nan già suy, ông ấy nói sai nhầm, há đáng tin ư? Ông nên y như trước mà đọc tụng”. Ngay sau, Tôn giả lại nghe vị Tỳ-kheo ấy đọc tụng bài kệ trước, mới hỏi: “Cớ sao như vậy? Mà không theo lời tôi chỉ dạy chỉnh sửa”. Vị Tỳ-kheo ấy mới nói đó là ý của thầy của mình vậy. Tôn giả cho đó là không tôn trọng lời của mình, mà càng cảm thương xót xa, nhân đó, bèn nhập Tam-muội, muốn cầu chư vị Tôn Thánh vì hiện làm chứng, nhưng trọn không thể được, khi ấy Tôn giả lại suy niệm là “Phật và Thánh chúng đều đã nhập Niết-bàn, biết theo đâu mà vì chứng minh đây?” Đang lúc như vậy, quả đất đột nhiên lay động, chỉ khoảnh khắc ánh sáng tỏa phát, và trong chốc lát, có bậc Đại sĩ Thánh túc ứng hiện, vị Tỳ-kheo ấy mà nói kệ tụng, và vì chứng minh cho đó là:
“Kệ của kia đọc tụng
Thật không phải lời Phật
Nay gặp Đức Hoan Hỷ
Rất đáng nương rõ đó”.
Thầy trò vị Tỳ-kheo ấy trông thấy Đại sĩ thần kỳ mời bẩm thọ lời dạy đó và liền đọc tụng bài kệ mà Tôn giả tuyên nói, bèn vì thế mà chứng đắc Đệ nhị quả (Tư-đà-hàm). Tôn giả đã được thấy chứng minh lại càng tự cảnh tỉnh, cho rằng: “Thân không an giống như bọt nước, huống gì già suy sao kham lâu bền ư?” Và bèn muốn nhập Niết-bàn.
Lại vì vua A-xà-thế thường luôn đau xót bùi ngùi không được thấy gặp Đức Như Lai và Tôn giả Đại Ca-diếp hai bậc Tôn Thánh nhập Niếtbàn, nhân thế mà ước hẹn với Tôn giả (A-nan) là nếu đến lúc tịch diệt xin được nói cho biết kỳ hạn đó. Vì vậy, Tôn giả đến báo cùng vua. Khi đến nơi cửa nhà vua thì tên lính canh gác chối từ không cho vào, vì vua vừa mới ngủ không dám tâu trình. Cũng trong lúc ấy, vua A-xà-thế đang trong giấc mộng vừa thấy một cái phan lọng được chiêm ngưỡng, bỗng chốc có gió mưa bão lớn ập đến bèn thổi gãy cán cây ấy, các vật báu vung vãi nơi đất. vua rất kinh hãi, lúc tỉnh giấc, kẻ lính canh cửa đem sự việc Tôn giả đến mà tâu trình, nghe thế, vua bèn ngất tiếng gào khóc, buồn thương cảm động cả đất trời, bèn vội tìm đến thành Tỳ-xály, mới thấy Tôn giả an tọa giữa dòng sông Hăng, vua liền lễ bái mà nói kệ tụng rằng:
“Kính lạy thầy ba cõi
Bỏ con mà đến đây
Tạm nương sức từ nguyện
Hãy chớ nhập Niết-bàn”.
Khi ấy, vua Tỳ-xá-ly cũng ở bên cạnh bờ sông, lại nói kệ tụng rằng:
“Tôn giả sao gấp vội
Mà về trường tịch diệt
Nguyện lưu lại chốc lát
Chứng nhận sự cúng dường”.
Tôn giả, thấy vua của hai nước đều lại cầu thỉnh, nên cũng nói kệ tụng rằng:
“Hai vua khéo nghiêm sống
Chớ vì khổ buồn thương
Niết-bàn sẽ ngã tịnh
Mà không có các hữu (cõi)”.
Khi ấy Tôn giả mới tự tư duy: “Nếu ta thiên lệnh ở nơi một đất nước mà diệt độ thì các nước khác hẳn tranh giành nhau, đó là điều không đáng làm, nay đây nên lấy sự bình đẳng mà độ loài hữu tình”. Bèn liền đến giữa dòng sông Hằng mà muốn nhập Niết-bàn. Khi đó, quả đất có sáu thứ chấn động. Nguyên trước đó có năm trăm nhân nương náu ở núi Tuyết, lúc cùng nhau đồng bay giữa hư không mà đến lễ bái Tôn giả và thưa rằng: “Nay chúng tôi định ở nơi trưởng lão thì sẽ chứng đắc Phật pháp. Nguyện xin xót thương vì cứu độ”. Tôn giả bèn im lặng mà hứa thuận cho. Và liền biến hóa sông Hằng thảy đều thành đất vàng ròng, đồng thời vì tiên chúng mà giảng Đại pháp yếu. Tôn giả lại tự nghĩ: “Các đệ tử ta đã hóa độ từ trước, nay nên nhóm tập lại”. Chỉ chốc lát liền có năm trăm vị A-la-hán từ trên không trung mà xuống, vì họ mà cho xuất gia thọ giới, tiên nhân sau đó đều chứng đắc Đệ tứ quả A-la-hán. Và trong tiên chúng có hai vị A-la-hán, một vị tên là Thương-na-hòa-tu, một vị tên là Mạt-điền-để-ca (cũng còn gọi là Mạt-điền-địa). Tôn giả biết hai vị ấy đều là Đại pháp khí, nên bảo đó rằng: “Xưa kia Đức Như Lai đem Chánh pháp nhãn phó chúc cho Đại Ca-diếp, đến lúc Đại Ca-diếp sắp nhập định lại phó chúc cho ta. Nay ta sắp tịch diệt nên truyền trao lại cho hai ông, hai ông nhận lời ta chỉ dạy, nên nghe bài kệ tụng đây:
“Xưa nay trao có pháp
Trao rồi nói không pháp
Mỗi mỗi phải tự ngộ
Ngộ rồi không không pháp”.
Tôn giả lại bảo Thương-na-hòa-tu: “Ông khéo nên hành hóa và hộ trì Chánh pháp chớ khiến dứt tuyệt”. Và bảo Mạt-điền-để-ca rằng: “Xưa kia Đức Phật có dự ghi là sau khi Phật diệt độ trong khoảng năm trăm năm sẽ có ông ở nước Kế Tân mà hoằng tuyên Đại pháp. Sau này ông nên đến đó để giáo hóa quần sinh”. Xong rồi, Tôn giả bay bổng thân mình lên giữa hư không làm thành mười tám thứ biến hiện, nhập phong luôn phấn tấn Tam-muội, mới phân thân thành bốn phần: Một phần ban cho cung trời Đao-lợi; một phần ban cho cũng rồng Ta-kiệtla; một phần bao cho vua A-xà-thế và một phần ban cho vua Tỳ-xá-ly. Mỗi nơi có được đều tạo dựng bảo tháp mà cúng dường. Lúc ấy tương đương với đời vua Di Vương (Cơ Tiệp 869-857 trước Tây lịch) thời Tây Chu ở Trung hoa vậy.
3. TRUYỆN TÔN GIẢ THƯƠNG-NA-HÒA-TU, TỔ THỨ BA Ở THIÊN TRÚC.
Tôn giả Thương-na-hòa-tu, người nước Ma-đột-la, còn có tên gọi là Xá-na-bà-tư, thuộc chủng tộc Tỳ-xá-đa. Thân phụ Tôn giả tên là Lâm Thắng, thân mẫu hiệu là Kiều-xà-la. Tôn giả ở trong thai mẹ suốt sáu năm mới chào đời, mà trên thân Tôn giả tự có y phục theo hình thể mà lớn dần, tiếng Phạm gọi là Thương-nặc-ca, theo Trung hoa dịch nghĩa là “tự nhiên phục” (y phục vận mặc tự nhiên). Tại Tây vức xưa trước có giống cỏ tốt lành thường sinh mọc nơi chốn đất ưu thắng, nếu gặp người chứng đạt Thánh đạo xuất hiện nơi đời thì cỏ ấy hóa đâm chín cành để ứng điềm đó. Khi Tôn giả ra đời quả nhiên giống cỏ ấy có hóa như vậy.
Mới đầu, Tôn giả phụng thờ tiên nhân ở núi Tuyết, gặp lúc tiên nhân ấy theo Tôn giả A-nan cầu xin hóa độ, nhân đó mà Tôn giả cũng được dự phần xuất gia, sau đó thành đạo chứng quả A-la-hán, đến lúc ấy thì chiếc áo của Tôn giả có từ trong thai mẹ bèn biến làm pháp y chín điều. Xưa trước Đức Như Lai trên bước đường hành hóa từng đến nước Ma-đột-la, thấy một khoảnh rừng tươi tốt, mới ngoảy lại bảo Tôn giả A-nan: “Rừng này có địa danh là Ưu-lưu-trà, sau khi ta diệt độ gần một trăm năm, sẽ có vị Tỳ-kheo tên là Thương-na-hòa-tu đến ở đây giảng nói pháp độ người”. sau khi Tôn giả A-nan diệt độ thì Tôn giả (Thương-na-hòa-tu) đem giáo pháp vân du giáo hóa đến nơi xứ ấy, bèn có ý muốn dừng ở, gặp có hai con rồng lửa đều cùng muốn chiếm đất đó bèn phát hung bạo làm gió làm mưa để trương bày uy lực, Tôn giả mới nhập từ Tam-muội để nhiếp phụ, và nhân đó bảo cùng rồng rằng: “Xưa kia Đức Phật dự ghi nơi đây sẽ làm thành chốn Già-lam, các người nên xả thí vậy”. Vì nghe nói là Đức Phật có dự ghi nên rồng vui vẻ mà xả thí. Tôn giả bèn lập thành ngôi tinh xá và giảng nói pháp, rộng hóa độ các hàng trời, người, quả thật phù hợp với lời Phật dạy.
Lâu sau, Tôn giả nghĩ muốn phó pháp, nhân nhập Tam-muội quán xét ai là bậc Thánh sĩ do Phật dự ghi và người ấy hiện ở tại nước nào? Sau khi xuất định mới dùng sức thần thông riêng đến nước Tra-lợi phỏng tìm nhà của trưởng giả Thủ Đà Thiện Ý. Thiện Ý cùng gặp kính lễ Tôn giả xong mới hỏi nguyên do đến có việc gì? Tôn giả đáp: “Tôi sống đơn côi như thế này nên muốn cùng ông làm bạn”. Thiện Ý bảo: “Tôi đang ham thích dục lạc thế gian, do đó, không rảnh để cùng theo ông, đợi sau này có con, tôi sẽ cho nó kính phụng giáo pháp”. Tôn giả ngợi khen tốt lành thay rồi ra đi. Về sau, Thiện Ý quả thật có con người thứ nhất tên là Ưu-ba-cát-la, người thứ nhì tên là Ưu-ba-diệm-ma, đến lúc sinh dưỡng người con thứ ba tên là Ưu-ba-cúc-đa, Tôn giả biết hẳn đó là bậc pháp khí, nên lại đến nhà Thiện Ý, bảo: “Ưu-ba-cúc-đa, người con thứ ba đây vừa hợp lời dự ghi của Phật, sẽ theo tập học hoằng truyền giáo pháp của ta, ông nên cho phép”. Vì nghe nói là có lời dự ghi của Đức Phật nên trưởng giả Thiện Ý không dám chống trái. Khi ấy Ưu-ba-cúcđa bèn nương theo xuất gia. Nhân đó, Tôn giả hỏi: “Ông nay bao nhiêu tuổi?” Ưu-ba-cúc-đa đáp: “Tôi mười bảy tuổi”. Tôn giả lại hỏi: “Thân ông mười bảy, hay tánh ông mười bảy ư?” Ưu-ba-cúc-đa ngược hỏi lại: “Tóc sư đã bạc là tóc bạc hay là tâm bạc ư?” Tôn giả bảo: “Tôi chỉ tóc bạc, chẳng phải tâm bạc”. Nhân vậy, Ưu-ba-cúc-đa thưa: “Tôi mười bảy tuổi, không phải tánh mười bảy vậy”. Tôn giả càng rất quý lạ. Mãi đến lúc Ưu-ba-cúc-đa đắc đạo, Tôn giả mới bảo là: “Xưa kia Đức Như Lai đem Đại pháp nhãn trao truyền cho Đại Ca-diếp, lúc Đại Ca-diếp nhập định lại trao truyền cho thầy ta là Tôn giả Khánh Hỷ, rồi lại trao truyền đến ta, nay ta đem trao cho ông, ông khéo lưu truyền chớ khiến tuyệt dứt, nghe ta nói kệ đây:
“Phi pháp cũng phi tâm
Không tâm cũng không pháp
Lúc nói tâm pháp ấy
Pháp ấy phi tâm pháp”.
Xong rồi, Tôn giả đến ẩn cư ở núi Tượng bạch tại Kế Tân, muốn dùng Thiền định mà tịch diệt, tự sống một mình không bao lâu, gặp lúc trong định mới thấy năm trăm đệ tử của Ưu-ba-cúc-đa kiêu mạn không cung kính, Tôn giả bèn đến để chỉnh sửa. Đã đến nơi thì Ưu-ba-cúc-đa không có mặt trong chúng hội, Tôn giả thẳng lên ngồi trên tòa của Ưuba-cúc-đa, học trò của Ưu-ba-cúc-đa không lường biết Tôn giả là người nào nên đều rất tức giận không kính phục, và liền vội đi báo cùng Ưuba-cúc-đa. Ưu-ba-cúc-đa trở về thấy là thầy mình bèn lễ bái cung kính mà đồ chúng ấy tâm ý kiêu mạn vẫn hiện còn, Tôn giả mới đưa cánh tay phải chỉ thẳng lên, liền có sữa thơm từ giữa không trung giọt đổ xuống. Tôn giả bèn hỏi Ưu-ba-cúc-đa: “Ông biết gì đó không?” Ưu-ba-cúc-đa đáp: “Không biết”. Và liền nhập Tam-muội quán sát đó cũng không thể biết, nên bèn thưa hỏi: “Đó là kết quả của việc tốt lành gì hay là pháp Tam-muội gì?” Tôn giả bảo: “Đó là Long phấn tấn Tam-muội, có năm trăm pháp Tam-muội như vậy mà ông đều chưa thể biết”. Tôn giả lại bảo Ưu-ba-cúc-đa rằng: “Pháp Tam-muội của Đức Như Lai, hàng Bích chi không biết được. Pháp Tam-muội của hàng Bích chi, hàng La-hán không biết được. Pháp Tam-muội của thầy ta là Tôn giả A-nan, ta đây không biết được. Nay đây pháp Tam-muội của ta, ông sao biết được ư? Người thành đạt pháp Tam-muội ấy, tâm không sinh diệt, trú trong Đại từ, lần lượt cùng cung kính người thấu đạt như thế mới có thể biết được”. Khi ấy Ưu-ba-cúc-đa và cả đồ chúng đệ tử đã thấy được sức thần kỳ của Tôn giả nên đều kính phục mà hối tạ lỗi quá. Tôn giả lại vì nói bài kệ tụng mà chỉ dạy rằng:
“Thông đạt không đây kia
Chí Thánh chẳng hay dở
Ngươi trừ tâm khinh mạn
Chóng chứng quả La-hán”.
Khi ấy, Ưu-ba-cúc-đa cùng cả đồ chúng đệ tử do đó mà đều chứng đắc Đệ tứ quả A-la-hán. Về sau, Tôn giả vụt thân bay lên giữa hư không, làm thành mười tám thứ biến hóa, xong, dùng lửa Tam-muội mà tự thiêu đốt thân. Bấy giờ tương đương với đời vua Tuyên Vương (Cơ Tĩnh 827-781 trước Tây lịch) thời Tây Chu ở Trung Hoa. Ưu-ba-cúc-đa mới đem xá-lợi của Tôn giả về tạo dựng tháp báu nơi chỗ đất ưu thắng tại núi Ca-la mà tôn trí, cùng các hàng trời, người chung cúng dường.
4. TRUYỆN TÔN GIẢ ƯU-BA-CÚC-ĐA, TỔ THỨ TƯ Ở THIÊN TRÚC
Ưu-ba-cúc-đa vốn người nước Tra-lợi, còn có tên gọi là Ưu-baquậc-đa, hoặc là Ổ-ba-cúc-đa, thuộc dòng họ Thủ Đà. Thân phụ của Tôn giả tên là Thiện Ý. Năm 17 tuổi, gặp Tôn giả Thương-na-hòa-tu đến nhà Tôn giả mà hóa đạo dẫn dắt, nhân đó Tôn giả bèn nương theo mà xuất gia. Đến năm 20 tuổi Tôn giả mới chứng đạo, thành đạt quả vị A-la-hán. Rồi Tôn giả vân du giáo hóa khắp nơi. Mới đầu, đến nước Ma-đột-la giảng pháp, đồ chúng nhóm tập đông nhiều, và những người nghe pháp đều đắc chứng đạo. Vừa lúc Tôn giả giảng nói pháp, các trời mưa hoa, thần đất đều hiện, tuy là cung điện của ma cũng vì đó mà lay động, nên ma Ba-tuần rất lấy làm buồn lo bèn đến gây sự chướng nạn, dùng ma lực thường biến hóa ra hoa và Ngọc Nữ, muốn nhiễu loạn mọi người nghe pháp, Tôn giả liền nhập Tam-muội quán sát về nguyên nhân, ma nhân lúc Tôn giả đang an trú trong định, mang châu anh lạc đến buộc nơi cổ Tôn giả. Sau khi xuất định, Tôn giả biết đó là do ma gây ra, mới lấy thây chết của người, chó và rắn ba thứ hóa làm thành tràng hoa, và gọi ma Ba-tuần lại nhỏ nhẹ ủi an, đồng thời bảo là: “Ông cho ta chuỗi anh lạc thật đáng là ban tặng quý báu, ta có tràng hoa đây nên cùng đáp trả lại ông”. Ma Ba-tuần rất vui mừng, mới ngẩng cổ nhận lấy. Tràng hoa liền trở thành lại thây chết ba vật ấy, máu thịt thối rữa hôi hám, ma rất tức giận gìn nhím chối từ Tôn giả, và nói là: “Sao dùng thây chết mà cho ta như vậy?” Tôn giả bao: “Ngươi dùng vật phi pháp muốn nhiễu loạn đạo chúng của ta, ta dùng vật ấy trả lại ứng xứng ý của ngươi, sao lại chán gớm ư?” Khi ấy, tự nhiên ma mất hẳn sức thần của tự thân và không thể bỏ trừ được, liền thẳng bay lên sáu tầng trời cõi dục báo cùng các Thiên chủ, lại đến nơi trời Phạm vương cầu xin giải cứu, các trời đều bảo với ma rằng: “Các thứ thần biến của người đệ tử đấng đầy đủ thập lực tạo ra, chẳng thuộc khả năng các trời chúng tôi có thể giải trừ được”. Ma Ba-tuần mới nói: “Vậy biết làm sao đây?” Trời Phạm vương bảo: “Ông có thể quy tâm hướng nương Tôn giả, hẳn được giải trừ đó”. Mới vì nói kệ tụng chỉ bảo cho ma Ba-tuần hồi hướng rằng: “Nếu nhân đất ngã, phải nhờ đất dậy, lìa đất cầu dậy, lý ấy đâu có”. Ma Ba-tuần vâng nhận lời ấy, xuống khỏi các tầng trời, lại đến nơi Tôn giả, lễ bái sám hối chí thành khẩn thiết. Tôn giả bảo rằng: “Tiên Thánh bảo ta nhiếp phục ngươi. Tuy nhiên, ngươi vì vậy mà chuyển đổi tu thiện phụng thờ Phật mới không đọa lạc vào đường ác”. Nghe thế, ma Ba-tuần mừng vui thưa rằng: “Tôn giả đã vì tôi mà đem lại lợi ích lớn, vậy xin dứt bỏ thịt thối này đi”. Tôn giả bảo: “Đối với Chánh pháp, người còn vui thích nhiễu hại chăng?” Ma Ba-tuần đáp: “Kính xin vâng theo sự chỉ dạy, không còn dám như vậy”. Tôn giả bèn vì cởi bỏ đi, và nhân đó bảo cùng ma Ba-tuần rằng: “Ông đừng trông thấy Đức Như Lai lúc còn tại thế, vậy nay thử ứng hiện cho ta chiêm ngưỡng xem”. Ma Ba-tuần thưa: “Ứng hiện hẳn không gì đáng ngại sợ, chỉ xin Tôn giả chớ nên kính lễ”. Liền đó, ma Ba-tuần vào giữa khoảng rừng làm Đức Như Lai, tướng tốt kỳ đặc nghiễm nhiên cùng cả đồ chúng dẫn theo từ rừng đi ra. Thoáng thấy qua, tâm Tôn giả phát sinh vui mừng như thật được chiêm ngưỡng Đấng đại Thánh, bất chợt gieo mình xuống đất mà kính lễ đó. Ma Ba-tuần không ngăn cản được sự lễ bái ấy, bỗng nhiên ẩn mất, đến lúc Tôn giả ngẩng đầu dậy, không còn trông thấy tôn nghi.
Song, ma Ba-tuần bèn lễ bái sát chân Tôn giả mà nói kệ tụng rằng:
“Kính lạy Đấng Tam-muội
Đủ mười lực Đại từ
Nay con xin hồi hướng
Chớ còn bị yếu hèn”.
Qua sau bốn ngày, ma Ba-tuần lại dẫn cả chúng trời đông đảo đến lễ bái tán thán Tôn giả xong rồi đi. Tôn giả hóa đạo dẫn dắt, các hàng hậu Thánh nhân đó mà chứng đắc đạo quả rất đông nhiều. Mới đầu mỗi lúc hóa độ được một người thì Tôn giả đem một cái thẻ để vào trong thạch thất. Thất đó dài mười tám khuỷu tay, rộng mười hai khuỷu tay, mà thẻ chất đầy. Xưa kia, Đức Như Lai từng dự ghi Tôn giả sẽ là vị Tổ thứ tư hoằng truyền giáo pháp, từng bảo là Tôn giả tuy không có tướng hảo, mà sự hóa độ so với Đức Như Lai lúc còn tại thế thì không khác. Đến đó mới thấy lời nói của Đấng Đại Thánh rất ứng nghiệm vậy.
Sau cùng, có Hương Chúng – con của một trưởng giả đến nương theo Tôn giả cố cầu xin xuất gia. Tôn giả hỏi: “Thân ông xuất gia hay tâm ông xuất gia ư?” Hương Chúng đáp: “Tôi đến cầu xin xuất gia chẳng phải vì thân và tâm”. Tôn giả lại hỏi: “Chẳng vì thân tâm, vậy thì ai xuất gia?” Hương Chúng đáp: “Phàm là người xuất gia vô ngã ngã cố, vô ngã ngã cố tức tâm không sinh diệt, tâm không sinh diệt tức là đạo thường, chư Phật cũng thường. Tâm không hình tướng, thể ấy cũng vậy”. Tôn giả bảo: “Ông sẽ đại ngộ, tâm tự thông đạt, nên nương theo Phật, Pháp, Tăng, tiếp nối làm lớn mạnh giống Thánh”. Và liền vì cho xuống tóc xuất gia thọ giới Cụ túc. Tôn giả bảo với Hương Chúng rằng: “Thân phụ ông từng mộng thấy mặt nhật vàng ròng mà sinh ông, vì thế ông có thể được gọi tên là Đề-đa-ca”. Về sau, Tôn giả lại bảo Hương Chúng rằng: “Đức Như Lai đem Đại pháp nhãn tạng lần lượt truyền trao nhận thọ mãi đến ngày nay. Nay ta lại giao phó cho ông, nên nghe ta nói bài kệ tụng đây:
“Tâm tự tâm xưa nay
Bản tâm chẳng có pháp
Có pháp có bản tâm
Chẳng tâm chẳng bản pháp”.
Thế rồi, Tôn giả vụt bay lên giữa hư không, thị hiện mười tám thứ biến hóa, rồi trở lại ngồi kiết già mà thị tịch. Lúc đó tương đương đời vua Bình Vương (Cơ Nghi Cửu 770-719 trước Tây lịch) thời Đông Chu ở Trung Hoa, Hương Chúng dùng thẻ trong thạch thất ấy mà trà-tỳ, gom thâu xá-lợi của Tôn giả, dựng tháp cúng dường.
– Thử bàn luận:
Các sách khác nêu bày sự tích của Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa rất nhiều, cớ sao ở đây lại ước lược? Xin đáp là: “Ở đây chỉ chuyên việc gốc ngọn trong việc trao nhận của Tôn giả đó thôi. Phàm, sau khi Đức Như Lai diệt độ, hóa đạo dắt được người chỉ có Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa là đông nhiều hơn cả, nhưng về sự tích lắm nhiều đó, tôi (Khế Tung) sợ tuy dùng hết tre lụa cũng không thể ghi chép đủ cả. Và ai có thể viết đủ hết được ư? Đến như thẻ trong thạch thất cũng là ghi chép về các vị chứng đắc Thánh quả ấy, chưa hẳn đã cùng tột sự giáo hóa của Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa vậy”.
5. TRUYỆN TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA, TỔ THỨ NĂM Ở THIÊN TRÚC
Tôn giả Đề-đa-ca, vốn người nước Ma-già-đà, về dòng họ của Tôn giả thì chưa rõ biết được. Mới đầu, Tôn giả có tên gọi là Hương Chúng. Thủa thiếu thời, được gặp Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa đang hưng thạnh hoằng hóa tại nước Ma-đột-la, nhân đó, Tôn giả cầu xin nương tựa xuất gia, vì Tôn giả ứng đối rất thấu đạt chí lý nên rất được Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa mến quý mà cho xuống tóc xuất gia thọ giới Cụ túc.
Mới đầu, lúc Tôn giả vừa chào đời, thân phụ của Tôn giả từng mộng thấy vầng mặt nhật vàng ròng từ trong nhà lưu xuất ra soi sáng tỏa chiếu khắp đất trời, lại có núi báu cùng mặt nhật tương đối, trên đỉnh núi ấy lại có dòng suối tuôn chảy. Đến đó Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa mới vì giải thích cùng Tôn giả rằng: “Núi báu tức là thân ta (Ưu-ba-cúcđa) dòng suối, tức là dòng giáo pháp vô tận. Mặt nhật từ trong nhà lưu xuất là tướng của ông vào đạo, tỏa chiếu khắp đất trời tức là sự phát huy trí tuệ ở nơi ông vậy”. Nhân đó mà cải đổi tên như hiện nay. Tiếng Phạm gọi là Đề-đa-ca, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là “Thông chân lượng”, bởi lấy theo nghĩa của điềm mộng ấy vậy. Nhưng xưa kia, Đức Như Lai từng dự ghi điều đó, đến đây đều ứng nghiệm. Tôn giả được nghe thầy mình nói lại như thế, vui mừng kính vâng, bèn lễ bái nói kệ tụng tán thán rằng:
“Cao vợi núi bảy báu
Thường trông mối trí tuệ
Chuyển làm pháp vị thật
Hay độ người có duyên”.
Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa cũng dùng kệ tụng mà đáp là:
“Pháp ta truyền cho ông
Sẽ hiện trí tuệ lớn
Vầng nhật từ nhà ra
Chiếu soi cùng đất trời”.
Thế rồi, Tôn giả đem giáo pháp tự chuyên việc hoằng hóa. Về sau đến xứ Trung Ấn Độ, gặp trong nước ấy có tám ngàn vị Đại tiên, vị đứng đầu chúng tiên tên là Di-già-ca. nghe có Tôn giả đến hoằng hóa, bèn dẫn cả thảy tiên chúng đến nơi Tôn giả, kính lễ mà thưa rằng: “Nghĩ nhớ xưa kia cùng Tôn giả đồng sinh sống ở Phạm thiên, ta gặp tiên nhân A-tư-đà trao cho tiên thuật, mà Tôn giả thì chứng quả mới thành đạt ứng thân (A-la-hán), từ đó đến nay xa cách nhau đã trải qua sáu kiếp”. Tôn giả bảo: “Điều tiên nhân chỉ, thật đúng như lời nói ấy vậy. Nhưng chuyên việc tiên thuật của các ngươi, rốt cùng chứng đạt đến đâu?” Di-già-ca đáp: “Tôi tuy chưa gặp bậc chí Thánh, nhưng Tôn tiên A-tư-đà từng dự ghi là “qua sáu đời kiếp sẽ nhân gặp được bạn đồng học chứng đắc quả vị vô lậu”. Nay cùng gặp gỡ đây há chẳng đáng vậy ư?” Tôn giả bảo: “Các ngươi đã biết vậy, đáng nên xuất gia, tiên pháp thuộc tiểu đạo, chẳng thể khiến người thành đạt giải thoát. Từ lâu, tôi du phương giáo hóa cũng muốn dừng nghĩ rồi, nếu các người hướng đến Đại pháp, đâu nên tự chậm trễ”. Di-già-ca nghe thế rất vui mừng, liền xin cầu xuất gia. Khi ấy đồ chúng của Di-già-ca thấy Tôn tiên của mình như vậy đều rất bùi ngùi, nói cùng Di-già-ca rằng: “Đề-đa-ca đâu đủ đáng làm thầy mà theo xuất gia như vậy?” Tôn giả rõ biết tâm niệm không đồng nhất của tiên chúng, muốn khiến họ kính tin, liền tỏa phóng ánh sáng, vượt bước lên giữa hư không mà như đi trên đất bằng. Lại biến hóa làm thành chiếc lọng báu che phủ tiên chúng, lại có sữa thơm từ đầu ngón tay rơi giọt xuống, giữa giọt sữa ấy hóa hiện thành hoa, trên hoa lại có hóa Phật. Tiên chúng trông thấy sự thần biến phi thường như thế, bền đốc suất nhau kính phục và đều cầu xin xuất gia, Tôn giả liền chấp thuận cho. Nhân đó bảo tiên chúng rằng: “Tuy vậy các người rất nên chánh niệm nương tựa Phật, khiến oai nghi của Tăng tướng tự nhiên mà thành khỏi phải dụng công”. Tiên chúng y như lời nói ấy quả nhiên râu tóc tự rơi rụng, pháp phục ca-sa tự hiện trên thân thể, sau đó đắc giới thành Thánh nhân chứng đắc tứ quả A-la-hán.
Về sau, Tôn giả riêng bảo Di-già-ca rằng: “Xưa kia Đức Như Lai đem đại pháp nhãn vi mật truyền trao cho Đại Ca-diếp, lần lượt trao truyền đến ta. Nay ta lại trao truyền cho ông, ông phải gìn giữ truyền trao chớ khiến dứt tuyệt. Nghe ta nói kệ tụng đây:
“Thông đạt pháp bản tâm
Không pháp không chẳng pháp
Ngộ rồi đồng chưa ngộ
Không tâm cũng không pháp”.
Nói kệ tụng rồi, Tôn giả liền khởi thân bay lên giữa hư không bày hiện mười tám thứ biến hóa, xong, dùng Hoả quang Tam-muội mà tự thiêu đốt thân. Lúc đó tương đương với đời vua Trang Vương (Cơ Đà 696-681 trước Tây lịch) thời Đông Chu ở Trung Hoa. Di-già-ca cùng Đại chúng gom thâu xá-lợi của Tôn giả, tạo dựng bảo tháp tại núi Ban trà mà tôn trí cúng dường.
6. TRUYỆN TÔN GIẢ DI-GIÀ-LA, TỔ THỨ SÁU Ở THIÊN TRÚC
Tôn giả Di-già-ca vốn người xứ Trung Ấn Độ, chưa rõ dòng họ là gì. Đã cùng với chúng thần tiên đồng xuất gia nơi Tôn giả Đề-đa-ca. Sau khi đắc dộ, thành đạt Thánh quả, Tôn giả bèn đem pháp sở đắc ấy mà vân du giáo hóa các nơi. Một ngày nọ, đến một đất nước ở Bắc Thiên Trúc, bỗng thấy trên thành lũy có mây lành sắc màu như vàng ròng, Tôn giả mới ngoảy lại bảo cùng mọi người chung quanh: “Đây là hơi khí Đại thừa vậy. Tại thành này sẽ có bậc chí nhân cùng ta nối dõi dòng pháp”. Đến lúc vào nơi chợ trong nước đó, quả nhiên có một người mang bình rượu đi ngược đến nơi Tôn giả mà hỏi: “Tôn giả từ phương nào đến và muốn đi đến nơi nào?” Tôn giả đáp: “Ta từ tự tâm đến, muốn đến lại không nơi”. Lại hỏi: “Có biết vật hiện trong tay tôi chăng?” Tôn giả đáp: “Đó là đồ đựng vật không thanh tịnh”. Lại hỏi: “Tôn giả có biết tôi chăng?” Tôn giả đáp: “Ta tức không biết, biết tức không phải ta”. Tôn giả lại bảo người ấy: “Ngươi có thể nói rõ tên họ thì ta sẽ chỉ bày rõ bản nhân”. Người ấy bèn nói bài kệ tụng để trả lời rằng:
“Nay tôi sinh nước này
Lại nhớ ngày xưa trước
Vốn họ Phả-la-đọa
Tên là Bà-tu-mật”.
Nghe thế, Tôn giả nhớ lại duyên xưa, mới bảo Bà-tu-mật rằng: “Thầy của ta là Tôn giả Đề-đa-ca từng nói: “Xưa kia Đức Phật vân du đến Bắc Thiên Trúc, bảo cùng Tôn giả A-nan là: “Sau khi ta diệt độ hơn ba trăm năm, sẽ có bậc Thánh nhân thuộc dòng họ Phả-la-đọa, tên là Bà-tu-mật ra đời làm Tổ sư thiền đời thứ bảy”. Đó chính là Đức Như Lai đã dự ghi cho ông, nay ông nên xuất gia”. Người ấy bèn đặt để bình rượu xuống, kính lễ Tôn giả rồi đứng qua bên cạnh mà thưa rằng: “Tôi nhớ đời kiếp trước đã từng làm người cúng thí, dâng cúng Đức Như Lai một tòa báu. Đức Như Lai đó dự ghi cho tôi rằng: “Đến trong thời Hiền kiếp ông sẽ chứng đạt Phật pháp làm vị Tổ thứ bảy. Nay gặp gỡ đây là duyên ấy vậy. Xin Tôn giả nhủ lòng từ bi, tôi mong được độ thoát”. Tôn giả bèn vị người ấy mà xuống tóc và thọ lãnh giới pháp đầy đủ. Về sau, Tôn giả bảo Bà-tu-mật rằng: “Ta nay già suy sắp nhập Niết-bàn, Chánh pháp nhãn tạng của Đức Như Lai nay đem giao phó cho ông, ông phải lưu truyền chớ để tuyệt mất. Nghe ta nói bài kệ tụng đây:
“Không tâm không thể được
Nói được chẳng gọi pháp
Nếu rõ tâm phi tâm
Mới hiểu tâm, tâm pháp”.
Nói kệ tụng rồi, Tôn giả bèn nhập sư tử phấn tấn Tam-muội, vụt thân bay lên giữa hư không cao bằng bảy cây đa-la rồi trở lại nơi tòa ngồi, hóa lửa tự thiêu đốt. Người, trời đều buồn xót cảm động cả đất trời. Lúc đó tương đương với đời vua Tương Vương (Cơ Trịnh 651-618 trước Tây lịch) thời Đông Chu ở Trung Hoa. Bà-tu-mật bèn gom thâu xá-lợi của Tôn giả dùng hộp bằng bảy báu mà tôn trí, dựng tạo tháp mà tôn thờ trên tầng cao tột để cúng dường.
7. TRUYỆN TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT, TỔ THỨ BẢY Ở THIÊN TRÚC
Tôn giả Bà-tu-mật, người nước Bắc Thiên Trúc, vốn dòng họ Phảla-đọa thường mặc y phục sạch sẽ mang bình rượu rảo bước khắp xóm thôn mà ngâm vịnh tự vui, mọi người đều không lường biết, hoặc có người cho Tôn giả là kẻ điên cuồng. Đến lúc gặp Tôn giả Di-già-ca, rõ được nhân duyên xưa trước, Tôn giả mới ném bỏ bình rượu, nương theo đó, cầu xin xuất gia, về sau được truyền trao Chánh pháp. Đến lúc Tôn giả Di-già-ca thị tịch rồi, Tôn giả mới rộng xiển dương giáo pháp đó. Khi đến nước Ca-ma-la mới lớn làm việc ưu thắng, bỗng có một bậc trí sĩ đến trước pháp tòa của Tôn giả mà tự xưng là: “Tôi tên là Phậtđà-nan-đề nay muốn cùng Tôn giả luận nghĩa”. Tôn giả bảo: “Nhân giả luận tức chẳng phải nghĩa, nghĩa tức Chánh pháp luận. Nếu phỏng định luận nghĩa, trọn chẳng phải luận nghĩa”. Phật-đà-nan-đề dự biết Tôn giả là bậc có nghĩa lý ưu thắng, nên cam tâm chịu phục, bèn thưa rằng: “Tôi mong muốn cầu đạo, muốn thưởng vị cam lồ”. Tôn giả bèn độ cho, đặc biệt bảo các Thánh nhân đã chứng đắc tứ quả A-la-hán vì cho Phật-đà-nan-đề thọ giới. Sau đó không bao lâu, Tôn giả mới bảo Phật-đà-nan-đề rằng: “Chánh pháp nhãn tạng của Đức Như Lai, nay ta giao phó cho ông, ông phải lưu truyền cẩn mật, chớ khiến dứt tuyệt, hãy nghe ta nói bài kệ tụng đây:
“Tâm đồng như hư không
Dạy pháp bằng hư không
Lúc chứng đắc hư không
Không pháp phải, pháp quấy”.
Nói kệ tụng xong, Tôn giả vụt thân bay lên hiện bày mười tám thứ biến hóa, rồi mới nhập từ Tam-muội để thẳng đến tịch định. Khi ấy trời Thích phạm cùng các chúng trời đều đến kính lễ mà nói kệ tán thán rằng:
“Thánh tổ trong Hiền kiếp
Đang là vị thứ bảy
Tôn giả xót thương con
Xin vì giảng Phật địa”.
Tôn giả nhập định đã qua bảy ngày, sau đó xuất định, chỉ dạy Đại chúng rằng: “Pháp ta thành đạt là không phải có. Nếu biết Phật địa thì lìa có và không vậy”. Nói xong, Tôn giả lại nhập tịch định thị hiên tướng Niết-bàn, chúng trời được nghe pháp đều vui mừng kính lễ, bèn tung rải hoa trời để cúng dường. Lúc đó tương đương với đời vua Định Vương (Cơ Du 606-585 trước Tây lịch) thời Đông Chu ở Trung Hoa. Phật-đà-nan-đề bèn xây dựng bảo tháp nơi pháp tòa Tôn giả đang an tọa mà bao bọc toàn thể đó.
8. TRUYỆN TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ, TỔ THỨ TÁM Ở THIÊN TRÚC.
Tôn giả Phật-đà-nan-đề, vốn người thuộc dòng họ Cù-đàm-ba ở nước Ca-ma-la. Lúc vừa mới sinh trên đỉnh đầu đã có nhục kế ánh sáng tỏa phát ra ngoài. Tôn giả có bẩm tánh rất thông minh, văn tự chỏ một lần xem qua tức có thể ghi nhớ tất cả. Năm 14 tuổi, Tôn giả mới kính mộ xuất gia, chuyên lấy phạm hạnh để tự tu. Mãi tới lúc Tôn giả Bà-tumật đến nước đó, thì Tôn giả chỉ một lần đến phỏng hỏi, bèn kính phục nghĩa lý ưu thắng của Tôn giả Bà-tu-mật nên liền nương theo tôn xưng làm thầy. Về sau được truyền trao Chánh pháp nhãn tạng, Tôn giả bèn dẫn đồ chúng đi khắp nơi giáo hóa. Mới đầu, Tôn giả đến nước Đề-già, trước đó trong nước ấy có gia đình tỳ-xá-la sinh được một người con tên là Phục-đà-mật-đa, tuổi đã năm mươi mà miệng chưa từng nói một lời, chân không hề giẫm một bước, song thân không lường biết bởi duyên gì vậy đều rất lo buồn, đã từng đem hỏi các bậc chuyên tập hành thiền định ở nước ấy nhưng các bậc đó đều không quyết định rõ ràng, chỉ bảo là “Sắp có vị Đại sĩ truyền Phật tâm ấn không bao lâu nữa sẽ đến đây, ông có thể thưa hỏi vị đó”. Đến lúc Tôn giả vào nước ấy, đi ngang qua cửa tỳ-xá-la bỗng nhiên thấy có ánh sáng sắc trắng phát ra từ trên nóc nhà, Tôn giả chỉ đó mà bảo Đại chúng: “Nhà này đang có bậc Thánh nhân chưa từng mở miệng nói một lời, thật là bậc pháp khí Đại thừa, không bước đến đầu ngã tư đường cái mà biết nơi xúc uế. Đó hẳn sẽ nối dõi theo ta làm rạng ngời pháp hóa. Thánh nhân ấy sẽ hóa dộ có năm trăm vị chứng đắc Thánh quả”. Tôn giả lại bảo: “Ánh sáng ấy soi suốt phía trên là tiêu biểu Thánh nhân ấy nương theo ta mà đắc pháp. Và ánh sáng ấy soi cùng phía dưới là tiêu biểu Thánh nhân ấy hóa độ lưu xuất được người, và người được hóa độ lưu xuất đó tên là Tỳ-kheo Hiếp, tâm rộng lớn như đất, sẽ tiếp theo ta làm đời thứ ba”. Khi ấy chủ nhà tỳ-xá-la bèn ra hỏi nguyên nhân Tôn giả đến muốn cần vật gì? Tôn giả đáp: “Ta đến đây chỉ cần tìm người chẳng phải cần vật”. Chủ nhà đáp: “Nhà tôi đâu có người nào kỳ đặc mà đáng tìm kiếm ư? Chỉ có một đứa con không biết nói không biết đi, tuổi đã năm mươi. Nếu Tôn giả muốn cần nó, hẳn tôi đây cũng không lận tiếc”. Tôn giả bảo: “Theo lời ông nói, đúng là tôi muốn tìm người ấy vậy”. Song thân bèn đưa Phục-đà-mật-đa trao cho Tôn giả. Đến lúc Tôn giả dẫn đưa về tới tinh xá, bỗng nhiên Phục-đà-mật-đa mở miệng nói, chân giẫm đi bảy bước, chấp tay nói bài kệ tụng mà cùng hỏi rằng: “Cha mẹ chẳng phải thân Ai là người chí thân?
Chư Phật phi đạo ta
Ai là bậc tột đạo?”
Tôn giả liền dùng kệ tụng mà đáp rằng:
“Lời ông cùng tâm thân
Cha mẹ chẳng sánh bằng
Hạnh ông cùng đạo hợp
Chư Phật tức là tâm
Ngoài cầu Phật có tướng
Cùng ông không giống gì
Nếu biết bản tâm ông
Chẳng hợp cũng chẳng lìa”.
Phục-đà-mật-đa được nghe pháp rất vui mừng, mới ân cần kính lễ, Tôn giả bèn cho phép xuất gia, mời các bậc Hiền Thánh vì cho thọ giới. Về sau Tôn giả mới bảo Phục-đà-mật-đa rằng: “Pháp nhãn của Đức Như Lai kín trao truyền đến ta, nay ta lại đem giao phó cho ông, ông nên gìn giữ lưu truyền, chớ khiến dứt tuyệt, nghe ta nói bài kệ tụng đây:
“Hư không chẳng trong ngoài
Tâm pháp cũng như vậy
Nếu hiểu rõ hư không
Là đạt lý chân như”.
Phục-đà-mật-đa hân hạnh được kệ tụng truyền pháp, liền vụt thân bay lên giữa hư không, tung rải các thứ hoa báu, nói bài kệ tụng mà tán thán rằng:
“Thầy tôi, Tổ trong thiền
Đang là vị thứ tám
Hóa độ chúng đông nhiều
Đều thành A-la-hán”.
Tôn giả truyền trao pháp nhãn rồi, từ nơi pháp tòa đứng dậy nghiễm nhiên cao vợi, hiện sức đại thần biến, từ nơi bụng Tôn giả phát ra tám luông ánh sáng khác lạ soi chiếu cả Đại chúng. Số người được soi chiếu đó chỉ có năm trăm vị, chứng đắc Thánh đạo đệ nhị quả Tư-đà-hàm. Xong, Tôn giả mới nhập Niết-bàn. Lúc đó tương đương với đời vua Cảnh Vương (Cơ Quý 544-520 trước Tây lịch) thời Đông Chu ở Trung Hoa. Đại chúng bèn tạo dựng tháp báu phủ bao cả toàn thể Tôn giả.
9. TRUYỆN TÔN GIẢ BẠT-ĐÀ-MẬT-ĐA, TỔ THỨ CHÍN Ở THIÊN TRÚC
Tôn giả Phục-đà-mật-đa, vốn người thuộc dòng họ Tỳ-xá-la ở nước Đề-già. Song thân của Tôn giả đã nghi ngờ về bình sinh. Đến lúc gặp được Tôn giả Phật-đà-mật-đa nói về nhân duyên xưa trước, và bảo: “Người con này đời trước là bậc minh đạt, ở trong Phật pháp muốn làm lợi ích lớn từ bi cứu tế quần sinh, nên từng tự phát nguyện: “Nếu ta sinh bất cứ nơi nào sẽ không vì ân ái của cha mẹ ràng buộc, tùy theo duyên lành mà được giải thoát”. Miệng không mở lời nói là tiêu biểu cho đạo lý không tịch, chân chẳng giẫm bước là tiêu biểu cho pháp vốn không đến đi”. Khi ấy mối nghi sâu xa nơi song thân Tôn giả tự nhiên tan biến, bèn vui mừng đem Tôn giả trao cho Tôn giả Phật-đà-nan-đề.
Sau khi được trao truyền Chánh pháp, Tôn giả mới du phương giáo hóa, đến Trung Ấn Độ. Nguyên trước, ở nước đó có vị trưởng giả tên là Hương Cái. Hương Cái có người con tên là Nan Sinh. Nan Sinh tuy ăn dùng ngũ cốc mà tuyệt không bẩn dơ. Đến lúc Hương Cái dẫn Nan Sinh đến lễ bái Tôn giả, và thưa: “Đứa con này ở trong thai mẹ suốt mười sáu năm, đến lúc nó chào đời, tôi lại có điềm mộng kỳ đặc. Tôi từng mời các tiên nhân đoán tướng của nó, họ bảo đứa con này không phải là phàm tình, sẽ gặp bậc Bồ-tát hóa độ cho nó. Vừa gặp Tôn giả đây là bởi duyên ấy, nên tôi xin cho nó xuất gia”. Và Hương Cái lại bảo Nan Sinh là: “Ông đã xuất gia, không vì ta ở từ mà tâm vui vẻ, ta trở về nhà mà sinh buồn não”. Nan Sinh thưa: “Nay con hiện ở đâu có đây kia, các lậu đã hết sao sinh được phiền não”. Tôn giả vì thế nên hóa độ đó. Về sau, không bao lâu, Tôn giả bèn đem pháp nhãn trao truyền cho Nan Sinh mà bảo: “Đại pháp nhãn tạng của Đức Như Lai, nay đem giáo phó cho ông, ông nên lưu truyền chớ khiến dứt tuyệt. Ông nhận sự chỉ bảo của ta, nghe ta nói kệ tụng đây:
“Chân lý vốn không tên
Nhân tên bày chân lý
Nhận được pháp chân lý
Chẳng chân cũng chẳng ngụy”.
Trao truyền pháp nhãn rồi, Tôn giả tự tư duy đã lâu giáo hóa dẫn dắt, việc giáo hóa đã hoàn tất, sẽ dùng diệt tân Tam-muội mà tự ngưng nghỉ. Khi ấy Tôn giả bèn nhập Niết-bàn, các trời đều tấu nhạc cúng dường, tuôn vọt giữa hư không. Lúc đó tương đương với đời Kính Vương (Cơ Cái 519-476 trước Tây lịch) thời Đông Chu ở Trung Hoa. Tỳ-kheo Hiếp bèn dùng củi gỗ thơm mà trà-tỳ, gom thâu xá-lợi, dựng tháp báu nơi chùa Na-lan-đà mà cúng dường.
10. TRUYỆN TÔN GIẢ HIẾP, TỔ THỨ MƯỜI Ở THIÊN TRÚC.
Tôn giả Hiếp, vốn người nước Trung Thiên Trúc, về dòng họ chưa rõ biết. Tôn giả vốn tên là Nan Sinh, vì ở trong bào thai mẹ qua thời gian rất lâu, nên đạt tên như vậy. Đến lúc sắp sinh Tôn giả thì thân phụ tên là Hương Cái cảm mộng có một con voi trăng trên lưng chở một tòa báu, trên tòa báu ấy lại đặt một hạt minh châu từ nơi cửa nhà mình đi ra đến nơi một pháp hội, có ánh sáng tỏa chiếu cả Đại chúng, thế rồi bỗng nhiên không còn thấy. Vừa lúc Tôn giả chào đời quả nhiên có ánh sáng tỏa chiếu cả phòng nhà, thân thể Tôn giả có mùi thơm kỳ đặc, thân phụ rất lấy làm lạ. Lớn lên vừa độ tuổi nhi đồng, gặp lúc Tôn giả Phục-đà-mật-đa đến hoằng hóa tại nước đó, Hương Cái bèn dẫn đến nơi nói về sự khác lạ lúc sinh Tôn giả, và cầu xin cho Tôn giả xuất gia. Tôn giả Phục-đà-mật-đa liền hứa nhận, đồng thời thỉnh mời bảy vị Ala-hán chứng minh cho Tôn giả thọ giới. Vừa lúc nhận thọ giới pháp, trên đàn tràng hiện tướng tốt lành, giữa hư không lại đổ mưa xuống hai mươi viên xá-lợi. Nhưng Tôn giả tu hành tinh nghiêm khổ hạnh, thường chẳng nằm ngủ, tuy trọn đêm ngày mà hông chẳng dính chiếu, vì thế nên được xưng gọi là Tôn giả Hiếp. Mãi đến lúc đã dự phần được phó pháp, Tôn giả mới du phương hoằng hóa. Sau đó, đến nước Hoa Thị, Tôn giả dừng nghỉ dưới gốc cây, đưa cánh tay phải chỉ xuống đất và bảo Đại chúng rằng: “Đất đay biến thành vàng ròng hẳn sẽ có bậc Thánh giả vào dự pháp hội”. Chỉ chốc lát, đất ấy bỗng nhiên thành vàng ròng, khoảnh sau có một người con trưởng giả tên là Phú-na-dạ-xa đến trước Tôn giả chấp tay mà đứng. Tôn giả bèn hỏi: “Ông từ đâu lại?” Phú-nadạ-xa đáp: “Tâm tôi chẳng đi”. Tôn giả lại hỏi: “Ông ở nơi nào?” Phúna-dạ-xa đáp: “Tâm tôi chẳng dừng”. Tôn giả lại hỏi: “Ông là người bất định ư?” Phú-na-dạ-xa đáp: “Chư Phật cũng vậy”. Tôn giả bảo: “Ông không phải chư Phật”. Phú-na-dạ-xa đáp: “Chư Phật cũng chẳng phải”. Nhân đó, Tôn giả nói kệ tụng rằng:
“Đất này hóa vàng ròng
Biết có Thánh nhân đến
Ngồi dưới cây Bồ-đề
Hoa giác nở hoàn toàn”.
Phú-na-dạ-xa cũng nói bài kệ tụng mà đáp lời rằng:
“Thầy ngồi đất vàng ròng
Thường nói nghĩa chân thật
Chuyển ánh sáng soi con
Khiến được nhập Chánh định”.
Và nhân đó thưa rằng: “Nay con nguyện xin theo Tôn giả, mong cho con được xuất gia”. Tôn giả bèn chấp nhận và liền vì xuống tóc, mời các Thánh giả đã chứng đắc tứ quả chứng minh cho Phú-na-dạ-xa thọ giới. Về sau, Tôn giả bảo Phú-na-dạ-xa rằng: “Đại pháp nhãn tạng của Đức Như Lai nay đem giao phó cho ông, ông phải gìn giữ lưu truyền chớ khiến tuyệt dứt. Hãy nghe ta nói kệ tụng đây:
“Thể thật tự nhiên thật
Nhân thật nói có lý
Lãnh được phát thật thật
Không đi cũng không dừng”.
Đã trao truyền giáo pháp xong, ngay nơi tòa ngồi, Tôn giả vụt thân bay lên giữa hư không mà nhập Niết-bàn, dùng lửa Tam-muội mà tự thiêu đốt. Xá-lợi của Tôn giả từ giữa hư không rơi xuống nhiều vô số kể, Đại chúng dùng vạt áo mà hứng lấy. Lúc ấy tương đương với đời vua Định Vương (??) thời nhà Chu ở Trung Hoa. Sau đó, Đại chúng tạo dựng tháp miếu để tôn thờ xá-lợi, và chư Thiên trải lọng báu che phủ phía trên.
11. TRUYỆN TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA, TỔ THỨ MƯỜI MỘT Ở THIÊN TRÚC.
Tôn giả Phú-na-dạ-xa, vốn người dòng họ Cù-đàm ở nước Hoa Thị. Thân phụ Tôn giả tên là Bảo Thân, hiệu là Trưởng Giả. Mới đầu, Bảo Thân có bảy người con, mỗi người tự có điều mến thích riêng. Người thứ nhất tên là Phú-na-bàn-đa ham thích tập học tiên thuật, người thứ nhi tên là Phú-na-kim tử, khéo thường vắnglặng, người thứ ba tên là Phú-na-nguyệt-quang, ham thích dốc sức đánh đấu, người thứ tư tên là Phú-na-thắng-đồng ham thích bố thí niệm Phật, người thứ năm tên là Phú-na-ba-đậu ham thích sự giết hại uống rượu, người thứ sáu tên là Phú-na-cát-đan đam mê đắm thích dục lạc, người thứ bảy tên là Phú-nadạ-xa điềm nhiên không tốt xấu, tâm tư không tịnh không loạn, chẳng phàm chẳng Thánh. Tôn giả từng nói: “Nếu gặp có bậc Đại sĩ ngồi nơi đạo tràng, ta sẽ đến đó thân gần tùy hỷ”. Đến lúc Tôn giả Hiếp đến nước đó vừa mới xiển dương Phật sự, Tôn giả bèn đến nơi pháp hội, ứng đối rất nhạy bén, ngôn từ đều chí lý, quả nhiên sau đó được Tôn giả Hiếp trao truyền Chánh pháp nhãn tạng. Tôn giả bèn gìn giữ đó mà du phương giáo hóa, tiếng tăm vang vọng khắp xa, chẳng những đồ chúng có đến ngàn muôn, nhưng chứng đắc Thánh quả chỉ có năm trăm vị.
Về sau, Tôn giả đến nước Ba-la-nại, có một vị trưởng giả đến trong pháp hội, Tôn giả mới chỉ vị ấy mà bảo cùng Đại chúng rằng: “Các ngươi có biết người mới đến đây chăng? Xưa kia Đức Phật có dự ghi là: “Sau khi ta diệt độ gần sáu trăm năm sẽ có một vị Thánh giả tên là Mã Minh xuất hiện nơi nước Ba-la-nại, giảng pháp ở thành Hoa thị, nhiếp phục các hàng dị đạo, độ người nhiều vô lượng”. Nay chánh người này đây, và ban đêm ta cũng mộng thấy biển lớn dâng tràn cả một góc, mới muốn quyết định đó. Dòng nước ấy bèn chảy sầm sập đượm nhuần các cõi. Nay người này lại đây là biển lớn ấy vậy, sắp theo ta xuất gia, đem giáo pháp cứu độ người, là dòng nước đượm nhuần vậy”. Khi ấy Ma Minh kính lễ Tôn giả trước mà hỏi rằng: “Tôi muốn biết Phật, thế nào tức là phải?” Tôn giả đáp: “Ông muốn biết Phật, chẳng biết tức là phải”. Mã Minh lại hỏi: “Đã không biết Phật, sao biết là phải?” Tôn giả đáp: “Ông đã không biết Phật, sao biết là không phải?” Mã Minh nói: “Đây thật là nghĩa cưa”. Tôn giả bảo: “Đó là nghĩa vậy”. Và liền hỏi: “Ông nói nghĩa cưa là thế nào?” Mã Minh đáp: “Tôi cùng thầy phân ra bằng nhau” và cũng liền hỏi: “Còn thầy nói nghĩa cây là thế nào?” Tôn giả bảo: “Ông bị ta cắt xẻ”. Mã Minh bèn tỏ ngộ thắng nghĩa của Tôn giả, tự nhiên vui mừng, liền cầu xin xuất gia. Tôn giả mới vì hóa độ, cho thọ giới Cụ túc. Và trong chúng hội nhân đó mà chứng đắc Đệ tứ quả A-la-hán có đến hai trăm vị.
Về sau, Tôn giả bảo Mã Minh rằng: “Ông sẽ Chuyển pháp luân, làm Tổ đời thứ mười hai. Đại pháp nhãn tạng của Đức Như Lai xưa kia, nay ta giao phó cho ông, ông nên gìn giữ lưu truyền. Hãy nghe ta nói bài kệ tụng:
“Mê ngộ như ẩn hiển
Tối sáng chẳng rời nhau
Nay trao pháp ẩn hiển
Chẳng một cũng chẳng hai”.
Trao truyền pháp nhãn rồi, Tôn giả liền hiện bày thần thông, làm thành mười tám thứ biến hóa, xong trở lại nơi pháp tòa, an nhiên mà thị tịch. Lúc đó tương đương với đời vua An Vương (??) thời nhà Chu ở Trung hoa. Đại chúng bèn tạo dựng bảo tháp che phủ toàn thể.
– Thử bàn luận:
Trong thời Tiền Đường, có cao Tăng Thần Thanh không vui thích thiền giả, tự đề cao tông của mình, mơi soạn viết sách để đè ép đó rằng: “Các Hiền Thánh trao truyền pháp tức lấy theo Thanh văn, như Đại Ca-diếp v.v… tuy là hồi tâm nhưng vẫn là tiểu trí, đâu có thể truyền được Phật tâm ấn ư?” Tức Thần Thanh trích dẫn trong truyện “Phó pháp tạng” nói: “Xưa kia Tôn giả Thương-na-hòa-tu bảo cùng Tôn giả Ưuba-cúc-đa rằng: “Tam-muội của chư Phật, hàng Bích chi không thể biết, Tam-muội Bích chi, Thanh văn không thể biết, Tam-muội của các vị Đại Thanh văn thì các Thanh văn khác không thể biết, Tam-muội của Tôn giả A-nan, ta nay không thể biết, Tam-muội của ta nay, ông cũng không thể biết. Các pháp Tam-muội như thế đều theo ta ẩn diệt. Lại có bảy vạn bảy ngàn kinh bản sinh, một vạn A-tỳ-đàm, tám vạn Tỳ-ni thanh tịnh, cũng tùy theo ta ẩn diệt mất”. Ôi thôi! Thần Thanh nhọc bày sự mến ghét của chính mình, mà lại rất không biết khuất nhục tiên Thánh. Mới đầu, tôi (Khế Tung) đọc sách của Thần Thanh thấy so sánh luận bàn về Tam giáo, tuy văn từ không tốt lành, bởi vì ông ta khéo ghi kinh sách cũng riêng việc khinh trọng, không hẳn chẳng vậy, đến khi khảo xét điều ông nói gièm pha về Thiền giả, hỏi nạn có vài mươi điều đều tham tâm lấy từ sự ưa chuộng của các hàng thế tục và viện dẫn các sách truyện, lại chẳng được rõ ràng đó. Mới đầu, tôi cho đó không phải là chí luận nên không đáng đủ chú ý quan tâm. từ từ nghĩ suy điều ông nói là: “Đại Ca-diếp v.v… đâu có thể truyền Phật tâm ấn”, rất là lời nói điên cuồng, sợ đó dối hoặc người đời vằtng thêm sự rỉa rói của hàng hậu sinh chưa học mà thôi, mới cùng cải chánh đó, chứ không phải ưa thích biện luận vậy. Đại khái, phàm là muôn sự, lý là cội gốc đó, mà vết tích là cành ngọn đó. Người thông đạt được gốc thì có lắm nhiều thành đạt, người bó buộc cành ngọn hẳn mất mát đó lắm nhiều. Như trong Truyền pháp chỉ có vài mươi vị Hiền Thánh, tuy thị hiện đồng là Thanh văn, mà đâu nên vì Thanh văn hết cả đó ư? Trong kinh nói: “Nay Ta có Chánh pháp Vô thượng đều đã giao phó cho Ma-ha Ca-diếp”. Trong truyện lại nói: “Nay Ta có các pháp Đại từ, Đại bi, Tứ thiền, Tam-muội, Vô lượng công đức mà tự trang nghiêm, mà Tỳ-kheo Ca-diếp cũng lại như vậy”. Và lại cho rằng: “Ưu-ba-cúc-Đa-la không có tướng tốt như Phật”. Lại bảo là “Tôn giả Phật-đà-nan-đề là đứa Bà-la-vương Như Lai ở thời quá khứ giáng hiện dấu vết làm Tổ”. Đồng loại như thế có lắm nhiều. Ấy há chẳng phải Thánh nhân muốn phù trì Chánh pháp cùng nhau tôn kính mà thị hiện làm lớn làm nhỏ ư? Theo trong kinh Lăng-già nói có ba thứ A-la-hán: Một là La-hán đắc quyết định Thanh văn; hai là Lahán từng tu hành hạnh Bồ-tát; ba là La-hán ứng hóa điều chư Phật ứng hóa”. Vậy, La-hán đây là dùng sức bản nguyện thiện căn, phương tiện, hiện sinh nơi cõi nước của chư Phật, trong các Đại chúng trang nghiêm Đại chúng hội của chư Phật, nên như Đại Ca-diếp truyền pháp vài mươi vị Hiền Thánh, há chẳng là La-hán ứng hóa điều Phật ứng hóa ư? Điều Phật ứng hóa, đáng ở điểm có các pháp Tứ thiền Tam-muội vô lượng công đức cùng các Đức Như Lai không khác vậy. Chẳng khác với Đức Như Lai mà truyền Phật tâm ấn, ai gọi đó chẳng phải vậy ư? Như Tôn giả Thương-na-hòa-tu bảo: “Tam-muội của Tôn giả A-nan mà ta không biết. Tam-muội của ta nay mà các ngươi không biết”. Tôi cho là: Đó là có sự đè ép và nâng bốc, chưa thể gọi ấy hẳn là như vậy. Trong kinh nói: “Người tu hành chứng đạt vào Viễn hành địa đã được vô lượng Tam-muội. Phàm người đã vào Viễn hành địa tức là che trùm Bồ-tát ở ngôi vị thất địa. Bồ-tát thất địa còn có thể được vô lượng Tam-muội, mà hóa Phật há lại không có được ư? Nhưng tâm ấn Phật truyền và các Tam-muội có nên để lại ngày khác sẽ nói thay? Phàm là tâm ấn tức là diệu bản chủng trí của Đại Thánh nhân, ngoài ra, các Tam-muội là trí tuệ phát sinh của diệu bản, đều lấy Tam-muội mà xưng đó vậy. Tâm ấn tức trong kinh gọi là Tam-muội của Tam-muội vương ấy vậy. Đức Như Lai lưu truyền Tam-muội đó vậy. Chỗ gọi là bảy vạn bảy ngàn kinh Bản Sinh, một vạn A-tỳ-đàm, tám vạn Tỳ-ni thanh tịnh cũng theo ta mà diệt mất. Điều nói ấy, tôi đây chưa từng thấy ở các sách khác. Riêng chỉ trong truyện “Phó pháp tạng” nói vậy. Nên còn nghi ngờ đó. Giả sử khiến sách ấy không sai nhầm, vẫn sợ chẳng phải là Hiền Thánh truyền pháp không thể mặc thời gìn giữ như ấy vậy. Đó hẳn vì quần sinh ở đời sau cơ duyên Phật Đà càng yếu kém không hơn nỗi giáo pháp đó vì thế nên diệt mất. Mới chính là sự còn mất của ba thời Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp, đều cũng theo sự đời mà ô nhiễm hay sáng sạch, đâu từng vì Hiền Thánh hoằng pháp mà thiết đặt ra Chánh pháp, Mạt pháp đó ư? Than ôi! Người học không nghiên cứu kinh, không thấu đạt lý, máy đồng lầm sai ý của Thánh nhân mà nói đó. Tuy có thể biên chép liền việc cả muôn đời cũng đâu có ích lợi gì ư? Trong sách nói: “Học của nhớ tụng chẳng đủ làm thầy của người”. Như Thần Thanh chính là ấy vậy!
TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ QUYỂN 2
– (HẾT) –