TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ

Sa-môn Thích Khế Tung ở đông sơn – Đằng châu thời Bắc Tống biên tu.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

 

QUYỄN 4

  1. Truyện Đại sĩ Bà-tu-bàn-đầu, Tổ thứ hai mươi mốt ở Thiên Trúc
  2. Truyện Đại sĩ Ma-noa-la, Tổ thứ hai mươi hai ở Thiên Trúc
  3. Truyện Đại sĩ Hạc-lặc-na, Tổ thứ hai mươi ba ở Thiên Trúc
  4. Truyện Đại sĩ Sư-tử, Tổ thứ hai mươi bốn ở Thiên Trúc
  5. Truyện Đại sĩ Bà-xá-tư-đa, Tổ thứ hai mươi lăm ở Thiên Trúc

 

1. TRUYỆN ĐẠI SĨ BÀ-TU-BÀN-ĐẦU, TỔ THỨ HAI MƯƠI MỐT Ở THIÊN TRÚC.

Tôn giả Bà-tu-bàn-đầu vốn người thuộc dòng họ Tỳ-xá-khư ở nước La-duyệt. Thân phụ tên là Quang Cái, thân mẫu tên là Nghiêm Nhất. Tôn giả cùng một người em đồng sinh, đều có việc tốt lành, mà riêng Tôn giả rất ưu thắng. Mới đầu, Quang Cái vì gia đình rất giàu sang mà chưa có con nối dõi, bèn cùng vợ là Nghiêm Nhất bàn tính đồng đến cầu con nơi tháp Phật ở phía Bắc thành. Sau khi đã cầu đảo, đêm đó quả nhiên Nghiêm Nhất mộng thấy có hai hạt châu: một hạt lớn mà sống, còn một hạt vừa sáng vừa tối, mà đều nuốt cả hai, lúc tỉnh giấc thì đã mang thai. Sau đó bảy ngày có vị Tỳ-kheo La-hán tên là Hiền Chúng đến nơi nhà mà bảo: “Tôi từ nơi nước khác tìm theo hơi khí khác lạ mà đến đây. Nhà các ngươi là ai?” Quang Cái liền thỉnh mời vào, cùng vợ đồng ra kính bái. Hiền Chúng riêng lánh Nghiêm Nhất mà chẳng đáng nhận lễ. Quang Cái lấy làm quái lạ, tự bảo: “Xấu thay Tỳ-kheo này nhận lễ, chẳng kính nhượng trượng phu mà cung kính người nữ”, bèn giả vờ đem châu báu cúng thí nhưng trong ý muốn thử thức lượng. Hiền Chúng đều nhận mà chẳng từ nhượng. Quang Cái thấy Hiền Chúng chẳng động như trước, bèn đem sự thật mà hỏi: “Tôn giả chẳng nhường lễ của tôi là bậc trượng phu, cớ sao lại lánh mặt người nữ kính lễ?” Hiền Chúng đáp: “Ta cho rằng ông là phàm phu nên đáng nhận ông kính lễ, nhận sự cúng thí của ông là muốn ông thêm lớn phước đức. Còn vợ ông vừa mới mang thai Bồ-tát, là pháp thí thượng thừa, thai nhi ấy sắp xuất hiện nơi đời tên là Bà-tu-bàn-đầu. Hạng người như tôi được vị đó hóa độ đông nhiều vô lượng, nên tôi cố lánh đó, chẳng phải tôi kính trọng người nữ đâu”. Quang Cái liền cảm tạ đó mà nói: “Tôn giả là bậc Thánh nhân, có khả năng nhận biết sự việc chưa xảy ra”. Hiền Chúng lại bảo: “Lại còn có một người con cùng đồng bào thai đó, xưa trước tên là Sô-ni, từng làm chim thước ở đồng hoang bay đến núi Tuyết làm ổ trên đỉnh đầu Đức Như Lai. Sau đó bởi duyên gặp Phật nên sinh làm vua nước Na-đề. Khi Đức Như Lai đến nước đó vì giảng nói nhân xưa trước. Lại dự ghi rằng: “Sau khi ta diệt độ ngoài năm trăm năm, ông sẽ sinh vào trong gia đình thuộc dòng tộc Tỳ-xá-khư ở thành La-duyệt, cùng Thánh giả Bà-tu-bàn-đầu đồng một bào thai. Thánh giả kia là Tổ sư đời thứ hai mươi mốt trong thời Hiền kiếp. Thánh giả ấy lại xuất sinh một Thánh đệ tử, tên là Đại Lực Tôn giả”. vua Na-đề xưng tán may thay, bèn đem lọng báu mà dâng cúng. Đức Phật lại dự ghi rằng: “Về sau vì gặp được Bồ-tát ấy, ông sẽ sinh lên cõi trời Đao-lợi vậy”. vua mới dùng kệ tụng tán thán. Sau đó quả nhiên Nghiêm Nhất sinh một lúc hai người con mà Tôn giả sinh trước. Lúc còn trong tả lót mà đã hiền lành dễ nuôi, chẳng đồng như các trẻ nhỏ bình thường. Vừa hơi lớn, Tôn giả bèn có chí khí vượt cao ưu thắng. Năm 15 tuổi, Tôn giả cầu xin theo La-hán Quang Độ mà xuất gia, Bồ-tát Tỳ-bà-ha vì chứng minh cho thọ giới. Tôn giả mới kính mộ hạnh tu của Ẩm Quang, nên chuyên lấy hạnh Đầu-đà mà tự tu, người thời bấy giờ kính trọng cao quý, đều tôn xưng Tôn giả là “Biến Hạnh Đầu-đà”. Sau đó gặp được Tôn giả Xà-dạ-đa khơi phát đại tuệ, mới được trao truyền Đại pháp nhãn tạng.

Nhân đó, Tôn giả vân du giáo hóa các phương, đến nước Na-đề. Nguyên trước nước đó vốn có nhiều voi hung dữ làm hại, mọi vật không nơi nương sống. Mãi đến lúc vua nước đó tên là Thường-tự-tại sinh hai người con. Người lớn tên là Ma-ha-la tuổi đã bốn mươi, người em kế tên là Ma-noa-la tuổi vừa ba mươi. Ngay lúc Ma-noa-la đúng tuổi ba mươi, voi hung dữ làm hại ở nước đó bèn chấm dứt, dân chúng trong nước đó được an ổn, nhưng đều không biết nhờ đâu mf được vậy. Đến lúc Tôn giả vào nước đó, vua Thường-tự-tại thỉnh mời vào nội cung để cúng dường. Nhân đó thưa hỏi rằng: “Phong tục nước xấu tệ tôi đây chắc không bằng thuần phong mỹ tục ở thành La-duyệt vậy?” Tôn giả bảo: “Thành La-duyệt xưa trước nhờ được của ba Đức Phật che chở, mà nước này vừa có hai bậc Hiền giả hiện làm cội phước vậy”. vua hỏi: “Hai Hiền giả ấy là ai ư?” Tôn giả đáp: “Xưa kia Đức Phật từng dự ghi là: Sau khi Ta diệt độ sau năm trăm năm, vua nước Na-đề vốn chủng tộc Sát-đế-lợi tên là Đa-mãn có người con tên là Ma-noa-la có được sức thần hơn mười Na-la-diên. Đó là thứ nhất, còn thứ hai là ta đây cũng cùng vậy”. Sau đó không lâu, bỗng chốc có sứ vào tâu có muôn voi lớn sắp bức thành nước. vua lấy làm lo đó, đem hỏi Tôn giả: “Sự tình như thế làm sao cản ngăn?” Tôn giả bảo: “Chẳng cần phải dùng binh lính, chỉ cần bảo Vương tử Ma-noa-la đương đầu đó thì nạn ấy tự giải”. vua hỏi: “Có được chăng?” Tôn giả bảo: “Vương tử đây chẳng thẳng oai chống voi địch muôn tướng, mà càng nhiều càng có thể”. Bèn bảo Manoa-la ra phía Nam thành đó. Ma-noa-la mới dẫn dụ voi vỗ vào bụng nó, phát tiếng hét lớn, tuy thành lô cũng vì đó mà lay động, đàn voi ngã té nơi đất chẳng thể đứng dậy, chỉ thời gian ngắn đều cùng bỏ chạy đi. Đến đó dân chúng trong nước mới biết sự an ổn ba mươi năm qua là nhờ từ đó. vua cho rằng Vương tử có đạo hạnh ưu thắng bèn rất lấy làm kỳ lạ, mới thưa cùng Tôn giả rằng: “Người con nay xưa trước Đức Phật đã từng dự ghi. Và nó cũng có sức thần thông không nên lưu giữ lại nơi thế tục, xin Tôn giả nhân cho nó được xuất gia”. Tôn giả cũng bảo rằng:

“Đây chẳng phải ta làm thầy thì về sau không ai có khả năng độ được”. Bèn thỉnh mời Thánh chúng đến nơi vương cung chứng minh cho Manoa-la được xuống tóc thọ giới. Được độ, Ma-noa-la bèn rất mừng vui, mới dùng kệ tụng tán thán rằng:

“Vì đuổi trăm muôn voi
Vỗ bụng làm thần thông
Hết thảy các cung điện
Không đâu chẳng chấn động
Gặp thầy, sức phương tiện
Mà tôi được độ thoát
Xin lạy từ song thân
Mà ra khỏi lửa ái”.

Đến lúc Tôn giả sắp đi đến nước khác, mới bảo cùng vua Thườngtự-tại rằng: “Ta đến đây để tìm cầu pháp khí, nay đã độ được chí nhân, tức ta đi nơi khác, vua chẳng phải lưu giữ”. Bèn cùng Ma-noa-la đồng đi.

Về sau, Tôn giả bảo Ma-noa-la rằng: “Đại pháp nhãn tạng của Đức Như Lai, nay ta giáo phó cho ông, ông nên lưu truyền đó. Hãy nghe ta nói kệ tụng đây:

“Bọt huyễn đồng không ngại
Cớ sao chẳng liễu ngộ
Đạt pháp tại trong đó
Chẳng nay cũng chẳng xưa”.

Trao truyền đại pháp xong, Tôn giả liền ngay pháp tòa vượt thân lên cao nửa do-tuần lắng yên mà dừng. Bốn chúng vọi cùng thưa: “Chúng tôi muốn phụng thờ xá-lợi, xin Tôn giả thần hóa vô vi”. Tôn giả mới trờ lại nơi tòa ngồi mà thị tịch. Sau khi trà-tỳ, Đại chúng gom thâu xá-lợi, tạo dựng bảo tháp mà cúng dường. Lúc đó tương đương đời vua Hiếu An Đế (Lưu Hổ 107-126) thời Đông Hán ở Trung Hoa.

2. TRUYỆN ĐẠI SĨ MA-NOA-LA, TỔ THỨ HAI MƯƠI HAI Ở THIÊN TRÚC.

Tôn giả Ma-noa-la vốn người thuộc chủng tộc Sát-đế-lợi ở nước Na-đề. Thân phụ tên là Thường-tự-tại là vua nước đó. Tôn giả là con thứ, lúc vừa mới sinh đã có điềm vết khác lạ, thân phụ không dám ràng buộc ở thế tục, nên bảo nương theo Tôn giả Bà-tu-bàn-đầu mà xuất gia thọ giới.

Sau khi được trao truyền Đại pháp nhãn tạng, Tôn giả bèn du phương giáo hóa. Mới đầu, đến nước xứ Tây Ấn Độ, vua nước đó tên là Cù-đàm-đắc-độ rất sùng kính Phật pháp, thường tự dâng hoa sen vàng ròng mà cúng dường. Cầu mong được gặp bậc Thánh giả để thưa hỏi cho biết mọi việc đời trước đời sau của chính mình. Tôn giả suốt bảy năm hành đạo tại trong cung vua. Một ngày nọ, bỗng có một tháp Phật cao một thước bốn tấc xuất hiện nơi chỗ thường hành đạo, sắc màu xanh bóng, bốn mặt đều có tôn tượng, tợ như phía trước nêu bày vua Thi-tỳ cắp bắp vẽ để cứu chim cáp, phía sau nêu bày vua Từ Lực khoét lỗ trên thân mình để đốt đèn, bên tả nêu bày Thái tử Tát-đỏa gieo mình xuống vực để cứu hổ đói, bên hữu nêu bày vua Nguyệt Quang xả thí đầu báu. vua Cù-đàm-đắc-độ rất lấy làm lạ đó, liền muốn nâng dất chuyển dời mf không lay động, mọi người chung quanh cùng phụ giúp, đến nỗi bảo các lực sĩ cùng nâng, đều không thể được. Sau đó mời các vị Trí giả trong nước đó cùng bàn tính muốn chuyển dời, khi ấy Tôn giả cũng có tham dự hội thảo, nhưng khước nhường cho một vị khéo giải chú thuật ở nước đó thực hiện công việc. Trước tiên vị chú thuật ấy tác pháp tức có khả năng chuyển nổi núi bạc trấn điện vua, tiếp theo muốn dùng pháp thuật để chuyển dời tháp. Vị ấy mới hét ba tiếng, tháp chưa hề lay động mà nội thể vị ấy đã tổn hại, phát cuồng chạy loạn, tuy các lực sĩ chung sức cản ngăn nhưng không thể dừng đứng. Tôn giả bèn ra giữa chúng tâu cùng vua rằng: “Việc này không có gì đáng phải kinh ngạc”. Rồi, Tôn giả dần bước đến nơi hành lan cung điện, gọi vị chú thuật đang chạy cuồng kia rằng: “Ngươi dừng lại”. Vị ấy liền bước đến nơi Tôn giả mà sám hối lỗi quá. vua thấy Tôn giả bảo vị kia dừng được, bèn hỏi: “Tôn giả có pháp thuật gì mà có khả năng như vậy?” Tôn giả đáp: “Phật pháp”. vua nói: “Xin nghe Phật pháp ấy có thể học được chăng?” Tôn giả bảo: “Với Phật pháp, phải đầy đủ bảy việc dứt bỏ ba vật mới có thể học”. vua hỏi: “Bảy việc và ba vật đó là gì?” Tôn giả bảo: “Ba vật bỏ đó là: một, bỏ tham; hai, bỏ ái; ba, bỏ si. Bảy việc là: một, có đủ Đại từ; hai, có đủ hoan hỷ; ba, có đủ Vô ngã; bốn, có đủ dõng mãnh; năm, có đủ nhiêu ích; sáu, có đủ hàng ma; bảy, có đủ vo chứng. Sở dĩ người có được sáng tỏ hay bị không sáng tỏ đều do có hay không về ba vật và bảy việc ấy vậy. Nếu nay vua có khả năng dứt bỏ ba vật ấy và đầy đủ bảy việc ấy tức đối với mọi sự trước sau chỉ như xem vật trong lòng bàn tay. Thành đạt Bồ-đề chứng đắc Phật quả, đâu có gì xa vời ư?” vua ngợi khen tốt lành thay và xin được nghe về nguyên do của tháp Phật. Tôn giả lại nhường cho Đại chúng nói. Đại chúng đồng thưa: “Chỉ Tôn giả nên nói đó, khỏi phải khiêm nhường”. Tôn giả mới bảo: “Tháp ấy vốn xưa kia vua A-dục tạo dựng tám vạn bốn ngàn tháp bằng bảy vật báu để tôn thờ xá-lợi của Đức Thích-ca Như Lai, mà đây là một trong số tháp đó”. Và Tôn giả nêu dẫn việc ngày xưa của vua A-dục tạo dựng bảo tháp v.v… đầy đủ như các kinh nêu tả. Xong, Tôn giả lại bảo cùng vua rằng: “Mới đầu, tôn trí mỗi một ngôi tháp thì địa điểm đó hẳn là nơi Hiền Thánh thành đạo nhập diệt v.v…. Nay nơi cung điện ngự uyển đây bởi xưa kia có Tỳ-kheo Bà-la-ca chứng quả tại đây, nên bảo tháp xuất hiện. Và cũng bởi do vua tu đức nên được cảm như thế”. vua Cùđàm-đắc-độ nghe việc ấy rồi bèn rất cảm ngộ tự xót thương mình nghe đạo muộn màng, bèn liền gọi Thái tử mà truyền trao ngôi vị và việc ban giao nước nhà. Xong, vua mới cầu xin Tôn giả cho phép xuất gia. Với tình thế không thể ngăn cản, Tôn giả bèn phải độ cho. Đốt hương cầu chúc rằng: “Nay có Thiên tử ở nước Tây Ấn Độ theo Phật xuất gia, nguyện xin các Thánh trầm lắng hỗ trợ khiến vua chóng đạt Thánh đạo”. Chỉ chốc lát giữa không trung có tiếng báo rằng: “Ông độ vua ấy, chẳng hẳn phải lo, bảy ngày sau sẽ chứng đắc Đệ tứ quả”. Đúng như kỳ hạn, mới đầu gió mưa bão bùng ập đến, cung điện vắng tiu, mọi người đều lo sợ dẫn nhau bỏ đi, vua an nhiên đến giữa trưa ngày thứ bảy, rỗng rang như mộng, chốc lát thấy có người đưa cánh tay rất dài, trao cho một quả khác lạ. vua bèn ăn, đến lúc tỉnh ra, tâm trí tỏ sáng, đã thành đạo quả A-la-hán. vua liền dùng Tam-muội sắp bỏ cung điện đó, mới nói cùng Tôn giả rằng: “Lúc tôi chưa chứng quả, tự lấy nước mình đây làm lớn, đâu tin có cõi nước Phật rộng lớn. Nay được quán sát rộng khắp tức thấy đất xưa đâu khác gì đống đất ổ kiến bé nhỏ. Nhưng ở Diêm-phù-đề đây cũng như khoảng đồ một bữa ăn, tuy có hơn ba ngàn đất nước mà phẩm lượng chẳng đồng, nước lớn bao nhiêu, nước vừa bao nhiêu, nước nhỏ bao nhiêu. Nhưng trong nước lớn ấy lại có ba phẩm lượng, nước vừa nước nhỏ cũng lại như vậy. Nếu người thật sự tu hành thì tất cả đều hay tùy tâm mà hiện sinh”. Khi ấy, Tôn giả cáo biệt, nói cùng vua Cù-đàmđắc-độ rằng: “Ta sắp đi đến xứ khác để phỏng tìm bậc Đại pháp khí”. Cù-đàm-đắc-độ thưa: “Tôn giả là bậc thần thông chẳng thể lường, ở lại nơi đây tự có thể tiếp độ, sao hẳn phải nhọc thân đi?” Tôn giả liền đốt hương báu mà nói lời huyền ngữ rằng: “Hạc-lặc-na ngươi sẽ chứng quả. Thời gian ấy vừa đến, ngươi có biết chăng?”

Mới đầu, Tỳ-kheo Hạc-lặc-na ở nơi một khoảnh rừng có chín hạc trăng nương náu tại nước Nguyệt Chi, trì tụng kinh Đại Phẩm Bát Nhã, lấy đó làm hạnh nghiệp chính, cảm đàn chim hạc cùng đến nương tựa, vừa gặp lúc vua nước đó tên là Bảo Ấn thỉnh mời thiết trai cúng dường trong cung. Vừa mới ngồi bỗng nghe mùi khói hương phảng phất đến phía trước, Hạc-lặc-na hỏi vua: “Có biết chăng?” vua Bảo Ấn nói: “Đó là mùi hương trời ư?” Hạc-lặc-na bảo: “Không phải vậy. Đó là do Tôn giả Ma-noa-la hiện ở tại nước xứ Tây Ấn Độ chỉ bày tin vậy. Tôn giả ấy vốn là Vương tử nước Na-đề, là Đức Phật Ta-la-thọ-vương xưa trước, theo sự dự ghi của Đức Thích-ca Như Lai tức đang làm Tổ sư nối dõi dòng pháp đời thứ hai mươi hai, Tôn giả hóa độ mọi người đông nhiều vô lượng. vua nên cùng hướng về phía Tây mà kính lễ đó”. Khi ấy Tôn giả đưa tay gõ xuống đất ba cái, các vị A-la-hán hỏi: “Cớ sao như vậy?” Tôn giả bảo: “Vừa rồi Hạc-lặc-na ở nơi cung vua Nguyệt Chi kính lễ nên ta đây đáp lại vậy”. Và Tôn giả bèn bảo Đại chúng rằng: “Ta muốn đến xứ ấy, các ngươi ai đã chứng đắc thần thông nên cùng theo đến đó”. Rồi, Tôn giả dẫn đồ chúng bay lên hư không mà đến nước Nguyệt Chi. Khi đó, Hạc-lặc-na dẫn vua Bảo Ấn mỗi mỗi giá ngự voi báu xếp hàng nghi trượng ra ngoài xa để nghinh đón. Sau đó, Tôn giả cùng tất cả mọi người đồng vào nơi cung vua. Hạc-lặc-na đem việc đệ tử của mình trước đó là Long Tử màhỏi Tôn giả rằng: “Vị đệ tử này có tài biện hơn hẳn trong đời, tôi từng dùng Tam-muội để quán sát xưa trước đã từng hành tập gì, mà trọn không thể biết được. Vậy theo ý Tôn giả gọi đó như thế nào?” Tôn giả hỏi: “Ông dùng Tam-muội quán sát được mấy đời kiếp?” Hạc-lặc-na đáp: “Tôi chỉ biết được ba đời”. Tôn giả bảo: “Công đức của vị đệ tử ấy không chỉ trong ba đời, mà trong đời thứ năm ở kiếp giảm đã sinh trong gia đình Bà-la-môn ở nước Diệu Hỷ. Gặp lúc trong nước đó có một ngôi chùa vừa đúc xong một quả Đại Hồng chung, vị đệ tử ấy từng dùng gỗ chiên-đàn để làm dùi đóng chuông đó. Người kia tạo chuông đó đã chứng đắc Bồ-đề, mà vị đệ tử ấy ở đây được quả báo thông minh”. Hạc-lặc-na nghe thế liền muốn tôn thờ. Nhân đó lại hỏi: “Tôi tuy có cảm được đàn chim hạc cùng nương theo nhưng chưa biết đó là bởi duyên gì?” Tôn giả bảo” Xưa kia cách đây bốn đời kiếp ông từng làm vị Tỳ-kheo, đạo đức mang mãn, có năm trăm vị đệ tử. Mỗi lúc Long cung thỉnh mời để cúng dường, ông tự xét chúng đệ tử đó chưa đủ phước đức đáng để nhận sự cúng dường của Long cung, nên chẳng cho cùng theo dự. Chúng đệ tử ấy lấy làm quái lạ nói: “Mỗi lúc thầy giảng pháp thì bảo: “Đối với sự ăn dùng thì bình đẳng, đối với giáo pháp cũng như vậy. Nay sao lại riêng đi thọ trai một mình?” Về sau, ông đều bảo cúng đệ tử ấy đồng dự thọ trai. Bấy giờ vì ông có đạo đức đượm nhuần nên không hoạn nạn. Sau khi ông thị tịch chúng đệ tử ấy cũng lần lượt qua đời, bởi do lạm thực nên đều bị quả báo sinh làm loài chim, nhưng đã năm kiếp mới chuyển thọ sinh thân hạc đời nay. Bởi nhân duyên thầy trò xưa kia nên lại gặp như vậy”. Hạc-lặc-na rất cảm động, bèn hỏi: “Vậy nay nên tu pháp gì để giúp cho chúng nó trở lại làm người ư?” Nhân đó, Tôn giả bảo: “Ta có pháp bảo vô thượng đó là Như Lai Tạng, xưa kia Đức Thế Tôn trao truyền cho Tôn giả Đại Ca-diếp, lần lượt trao truyền đến ta, nay ta giao phó cho ông, ông hãy hoằng truyền đó chớ để dứt tuyệt, và đàn chim hạc kia cũng nhờ đó mà được giải thoát. Ông nhận sự chỉ dạy của ta, hãy nghe bài kệ tụng đây:

“Tâm theo muôn cảnh chuyển
Nơi chuyển thật sâu mầu,
Theo dòng nhận được tánh
Không ngừng cũng không lo”.

Hạc-lặc-na vui mừng kính vâng hoằng truyền pháp. Tôn giả bèn vụt thân bay lên giữa hư không hiện bày mười tám thứ biến hóa rồi trở lại nơi pháp tòa, đưa tay chỉ xuống đất phát ra dòng suối thần. Và lại nói bài kệ rằng:

“Đất tâm mối trong sạch
Hay đượm nhuần hết thảy
Từ đất tuôn vọt ra
Lợi ích khắp mười phương”.

Xong rồi, Tôn giả an nhiên thị tịch. Bốn chúng trà-tỳ, gom thâu xá-lợi, xây dựng tháp mà cúng dường. Lúc đó tương đương đời vua Hiếu Hoàng Đế (Lưu Chi 147-168) thời Đông Hán ở Trung Hoa.

3. TRUYỆN ĐẠI SĨ HẠC-LẶC-NA, TỔ THỨ HAI MƯƠ BA Ở THIÊN TRÚC.

Tôn giả Hạc-lặc-na vốn người thuộc chủng tộc Bà-la-môn ở nước Nguyệt Chi. Thân phụ tên là Thiên Thắng, thân mẫu tên là Kim Quang. Mới đầu, vì chưa có con nối dõi, Thiên Thắng đến nơi tràng phan tôn thờ bảy Đức Phật ở nước đó, rồi trở về báo cùng vợ rằng: “Ta đã cầu xin con nơi tràng phan tôn thờ bảy Đức Phật”. Đêm đó, Kim Quang bèn mộng thấy có một Đồng tử ở gần núi Tu-di, tay mang vàng ròng đến nói cùng Kim Quang rằng: “Ta lại đây vậy”. Đến lúc tỉnh giấc, Kim Quang bèn mang thai. Ngày khác có một vị Tăng khác lạ đến nơi nhà, bảo Kim Quang rằng: “Hãy giữ gìn bào thai trong người, cẩn thận chớ khiến ô uế”. Kim Quang thưa: “Tôi nghiêm khiết tự thân đã mười tháng vậy”. Và nhân đó hỏi: “Tôi đây nếu sinh con có phước đức chăng?” Vị Tăng ấy bảo: “Ngươi sẽ sinh con trai. Trước đây bốn đời đứa con đó đã từ vì Long cung mà giảng pháp. Nên xưa kia Đức Phật từng dự ghi là nó sẽ làm Tổ sư Đại pháp”. Đến lúc sinh Tôn giả, trời liền mưa hoa, đất hiện tiền vàng. Dân chúng trong nước cho đó là điềm tốt lành, tấu trình lên nhà vua. vua mới lấy đem về làm con, khiến dưỡng nuôi trong cung. Cung tần có cả trăm ngàn người đua nhau muốn nuôi dưỡng. Đứa con ấy (Tôn giả) liền vì phân thân, khiến mỗi người có được một con. Nhà vua cho đó là thần biến nhưng chẳng biện rành đâu là con chánh, bèn bảo rằng: “Ta vốn không có con nối dõi, nuôi dưỡng ngươi, muốn dùng làm Thái tử, vừa rồi ngươi biến hóa lắm thân, ta rất mờ hoặc đó. Nếu ngươi quả đắc thần thông nên lại thần hóa, không vậy thì trọn là có cả ngàn con”’. vua nói vừa xong, đứa con ấy liền tỏa phóng ánh sáng, rồi bỗng nhiên ẩn mất, sau đó tìm thấy ở nơi nhà cha mẹ ruột. Lên bảy tuổi, gặp thấy dân chúng trong nước đó cúng tế thần Câu-la nơi Dâm từ, vì vậy Tôn giả than rằng: “Ba cõi yếu kém, hiếm ít người đắc Chánh pháp, mà tà ngụy phóng túng đua nhau tạo tác”. Nhân đó, Tôn giả đến nơi Dâm từ, miếu mạo ấy bèn liền sụp đổ. Năm 20 tuổi, Tôn giả nương theo vị Tỳ-kheo La-hán, cầu xin xuất gia, thọ giới tại núi đó. Mới đầu, vị thầy ấy bảo Tôn giả chuyên trì tụng kinh Đại Phẩm Bát Nhã, cứ như thế suốt ba mươi năm. Về sau, Tôn giả đến ẩn náu nơi một khoảnh rừng tại nước Nguyệt Chi, cảm có đàn chim hạc đến nương tựa, vì thế mà có tên hiệu như hiện nay. Sau nữa, gặp Tôn giả Ma-noa-la đến nơi cung vua, nhân đó mà Tôn giả được trao truyền Đại pháp nhãn tạng.

Mới đầu, Tôn giả du phương giáo hóa, đến lúc đến nước xứ Trung Thiên Trúc gặp vua nước đó tên là Vô-úy-hải, trước đó mộng thấy có vầng nguyệt soi chiếu đến thân. Các bề tôi đoán nguyên nhân tâu là: “Chẳng bao lâu nữa sẽ có bậc Hiền Thánh đến ứng mộng ấy”. vua bèn nêu báo khắp bốn cửa thành. Tới lúc Tôn giả đến, lính canh gác cửa vào tâu, vua liền vội đem pháp trượng v.v… ra nghinh đón vào nơi vương cung, kính lễ tại chánh điện. Vừa mới ngồi, bỗng có hai người mặc áo lụa trắng đến trước lễ bái Tôn giả. vua im lặng lấy làm kinh lạ: “Đó là người nào mà chẳng vái chào người chủ đây”. Nhận biết tâm ý đó, Tôn giả bảo vua rằng: “Đó là Thiên tử Nhật Nguyệt, chẳng phải là người phàm. Vì tôi đến đây nên lại cùng kính lễ”. vua hỏi: “cớ sao biết vậy?” Tôn giả bảo: ‘Đời kiếp trước tôi từng vì giảng nói pháp cho đó, nhân vậy mà được sinh đến nơi cung Nhật nguyệt”. Chỉ khoảnh khắc, người ấy bỗng ẩn mất, chỉ còn lại mùi hương thơm thoảng còn thời gian lâu. Nhân đó, vua hỏi: “Nhật nguyệt như vậy có bao nhiêu cõi nước rốt ráo”. Tôn giả bảo: “Ở cõi Ta-bà thì Nhật nguyệt sơn vương có đến trăm ức, mà dưới Tứ thiên, ước có bốn ngàn không trăm lẻ tam (4008) nước, nhưng lớn nhỏ chẳng đều nhau”. vua lại hỏi: “Các cõi nước ấy đồng một lúc mà có hay là có trước có sau?” Tôn giả đáp: “Tùy trước sau ba đời mà có hay không vậy”. vua hỏi: “Ba đời nương đâu mà có?” Tôn giả đáp: “Ba đời y cứ sáu tăm tối mà có”. vua hỏi: “Những gì là sáu tăm tối?” Tôn giả đáp: “Hai khí trên dưới và bốn góc cùng hợp, gọi đó là sáu tăm tối. Giữa khoảng sáu tăm tối, ba đời cùng cách nhau. Mới đầu là có chủ, người đó tên là Điền Chủ. Sau Điền Chủ, cõi nước đó lại cùng phân chia nhưng đồng sinh sống giữa khoảng sau tăm tối. Và tuổi thọ cũng có phẩm hạn khác nhau, có người sống muôn tuổi, có người sống ngàn tuổi, có người sống trăm tuổi, có người chết yểu, có người không chết yểu. Quả báo đã chẳng ngang bằng nhau mà hình loại cũng có khác biệt. tuy là hai vị Bồ-tát Nhu Đồng và Ca-diếp cũng không thể rõ biệt. vừa rồi tôi chỉ nói ước mà thôi, như hạt cải đày cả thành mà chỉ mới nhặt lượm một hạt”. vua nghe thế càng tự cảm nhận khả năng mình thấy biết bé nhỏ.

Sau đó, Tôn giả ra khỏi cung vua. Mới đầu, Tôn giả có vị đệ tử tên là Long Tử qua đời sớm, song thân và anh của Long Tử là Tỳ-kheo Sư Tử đều tìm đến, sắp chuyển dời tẩn táng di thể Long Tử, cá Đại chúng nâng lên không lay động. Tỳ-kheo Sư Tử lấy làm quái lạ hỏi Tôn giả rằng: “Cả Đại chúng đồng dốc sức nâng lên, cớ sao mà không lay động?” Tôn giả bảo: “Lỗi ấy là bởi do ông”. Sư Tử hỏi: “Tôi có lỗi quá gì? Xin được biết nguyên do”. Tôn giả bảo: “Mới đầu ông theo vị Tăng Bà-la-môn mà xuất gia. Em ông suốt hai năm trọn đêm ngày nghĩ nhớ, mới muốn tạp phước để giúp ông, bèn nhờ thầy ông đắp họa một tôn tượng Phật, qua thời gian lâu mang thợ làm chưa hoàn tất, ông chán ghét nên ném tượng ấy nơi đất. Mà lại vì vậy, nay ông chỉ nên đi gom nhặt tôn tượng ông ném vất đó lại thì việc an táng đây hẳn được vậy”. Sư Tử bèn y theo lời Tôn giả mà làm, quả nhiên việc an táng người em được hoàn tất. Mãi đến lúc vị thầy Bà-la-môn kia qua đời, Sư Tử cho rằng lời Tôn giả nói có ứng nghiệm, nên trở lại nói Tôn giả nương tựa tôn thờ làm thầy. Mới đầu, Sư Tử hỏi: “Tôi muốn cầu đạo, nên dùng tâm gì?” Tôn giả đáp: “Nếu ông cầu đạo, không cần có chỗ dụng tâm”. sư Tử lại hỏi: “Đã không dụng tâm, sao làm Phật sự”. Tôn giả bảo: “Nếu ông có dụng tâm tức chẳng có công đức. Nếu ông làm mà không dụng tâm tức là việc Phật. Nên trong kinh Phật dạy các công đức ta tạo tác mà không có cái ta tạo tác vậy”. Nghe giảng như thế, Sư Tử bèn giải ngộ mới chịu sắp xếp theo trong hàng đệ tử. khi ấy đồ chúng đệ tử hoặc các người nương theo mà hỏi rằng: “Sư dùng Vô ngã để tu hành mà biết được túc mạng đây, hẳn là biết được mỗi người trong Đại chúng có phước nghiệp hay không? Xin được nghe biết điều đó”. Tôn giả đưa tay chỉ về hướng Đông bắc mà bảo: “Các người có thấy đó chăng?” Đại chúng đáp: “Không thấy”. Tôn giả bảo: “Đó là tướng con nai còn không thể thấy, huống gì là công đức vi diệu ư?” Tôn giả bước tới phía trước thưa: “Vừa rồi tôi có thấy”. Tôn giả hỏi: “Ông thấy gì?” Sư Tử đáp: “Tôi thấy hơi khí khác lạ như cầu vồng sắc trắng bao quanh đất trời, lại có hơi khí sắc đen năm đường giăng xẹt ngang, phía trước tương tợ như cầu thang lên cung trời Đao-lợi”. Tôn giả bảo: “Ông thấy hơi khí ấy mà có biết điềm ứng gì chăng?” Sư Tử đáp: “Điềm ứng thì hẳn là chưa biết, chỉ thấy mới nói được đó”. Tôn giả bảo: “Sau khi ta qua đời khoảng cuối năm mươi năm, tai nạn sẽ phát khởi tại Bắc Ấn Độ. Ông phải nên biết đó”. Nhân đó, Sư Tử hỏi: “Tôi sắp muốn du phương, xin Tôn giả chỉ dạy”. Tôn giả bảo: “Nay ta đã già suy, giờ phút nhập Niết-bàn sắp đến. Đại pháp nhãn tạng của Đức Như Lai nay đây hẳn giao phó cho ông. Ông đi đến một khác để hóa độ, nhưng ở nước đó có tai nạn hẳn ương lụy đến ông. Ông phải cẩn trọng sớm nên trao truyền chớ khiến dứt tuyệt. Hãy nghe ta nói bài kệ tụng đây:

“Lúc nhận được tâm tánh
Mới nói chẳng nghĩ bàn
Rõ ràng không chỗ được
Lúc được không nói biết”.

Trao truyền Đại pháp xong, Tôn giả vụt thân bay lên giữa hư không, bày hiện mười tám thứ biến hóa, xong trở lại nơi pháp tòa an nhiên mà thị tịch. Bốn chúng trà-tỳ rồi, sắp phân chia xá-lợi tùy theo mỗi nơi mà dựng tháp cúng dường. Tôn giả lại ứng hiện mà nói kệ tụng rằng:

“Một pháp tất cả pháp
Một pháp nhiếp hết thảy
Thân ta chẳng có không
Sao chia hết thảy tháp”.

Đại chúng bèn gom lại tôn trí trong bảo tháp thanh tịnh mà cúng dường. Lúc đó tương đương đời vua Hiếu Hiến Đế (Lưu Hiệp 190-220) thời Đông Hán ở Trung Hoa vậy.

4. TRUYỆN ĐẠI SĨ SƯ-TỬ, TỔ THỨ HAI MƯƠI BỐN Ở THIÊN TRÚC.

Tôn giả Sư Tử vốn người thụoc chủng tộc Bà-la-môn ở nước xứ Trung Thiên Trúc, vốn rất thông minh dĩnh ngộ, có trí tuệ biện tài xuất thế. Thủa thiếu thời, nương tựa một vị Tăng Bà-la-môn xuất gia mà hành tập thiền định. Về sau lại đến nương tựa Tôn giả Hạc-lặc-na. Sau đó lại được trao truyền Đại pháp nhãn tạng, Tôn giả bèn du phương giáo hóa, đến nước Kế Tân.

Mới đầu, tại nước đó có vị Sa-môn tên là Bà-lợi-ca chuyên tu tập pháp Thiền quán Tiểu thừa. Về sau đệ tử của Bà-lợi-ca nương theo pháp ấy bèn phân làm thành năm học gia, đó là: Một là Thiền định; hai là Tri kiến; ba là Chấp tướng; bốn là Xả tướng; năm là Hành trì tịnh khẩu, đua nhau tranh giành phần thắng. Tôn giả đều đến chỉnh định lại đó. Mới đầu đến bảo vị chuyên Hành trì tịnh khẩu rằng: “Phật giáo cần giảng diễn Bát Nhã, cớ sao không nói mà phản trái lời Phật chỉ dạy ư?” tiếp đến bảo vị Xả tướng rằng: “Phật dạy oai nghi đầy đủ, phạm hạnh thanh tịnh, đâu bảo xả tướng ư?” Tiếp lại bảo vị Chấp tướng rằng: “Cõi Phật thanh tịnh, tự tại vô trước, sao chấp tướng ư?” Tiếp lại bảo vị Tri kiến rằng: “Tri kiến của chư Phật không chỗ được, nên pháp vi diệu ấy, nghe biết không thể kịp, vô vi không hình tướng, vậy sao là tri kiến ư?” Và đồ chúng của cả bốn vị ấy đều đượm phục sự chỉ giáo của Tôn giả. Tiếp đến trong đồ chúng của học gia thiền định, vị dẫn đầu tên là Đạt-ma-đạt, là bậc được tôn xưng là có tri thức các chúng đều tôn kính, vì bốn chúng trước đều khuất phục Tôn giả, nghe thế, Đạt-ma-đạt tức giận không cam lòng, bèn đến nói Tôn giả muốn cùng cật nạn. Vừa đến, Tôn giả liền hỏi: “Nhân giả hành tập định, sao lại đến đây? Nếu đã đến đây thì nào thường hành tập định?” Đạt-ma-đạt đáp: “Tôi đến nơi đây nhưng tâm vẫn không tán loạn, định theo ngươi hành tập, đâu phải tại nơi chỗ”. Tôn giả lại hỏi: “Nhân giả đến đây thì hành tập kia cũng đến. Đã không nơi chỗ thì đâu ở người hành tập”. Đạt-ma-đạt đáp: “Định hành tập người, chẳng phải người hành tập định”. Tuy tôi có đi lại nhưng định ấy thường hành tập”. Tôn giả lại hỏi: “Người chẳng hành tập định, định hành tập người, đang tự đi lại thì định ấy tập ai?” Đạt-ma-đạt đáp: “Như minh châu sáng sạch trong ngoài không ngăn che. Định nếu được thông đạt cũng lại như thế”. Tôn giả bảo: “Định nếu thông đạt hẳn tợ như minh châu, nhưng nay thấy Nhân giả chẳng thể sánh như minh châu”. Đạt-ma-đạt đáp: “Minh châu kia sáng suốt, trong ngoài đều định, tâm tôi không loạn ví như minh châu ấy”. Tôn giả lại hỏi: “Minh châu không có trong ngoài, Nhân giả sao hay định uế? Vật chẳng lay động, định đây chẳng phải sạch”. Biết nghĩa lý mình bị bẻ gãy, Đạt-ma-đạt bèn kính lễ Tôn giả và thưa: “Tôi học đạo nhọc nhằn trống rỗng, nếu không được nghe sự chỉ dạy của Tôn giả, làm sao biết được thấu đáo. Xin Tôn giả nhủ lòng thâu nhận tôi làm học trò”. Tôn giả cố nhường từ, nhưng Đạt-ma-đạt vẫn cầu xin không thôi. Tôn giả mới bảo: “Thiền định của chư Phật, không có chõ được. Giáo đạo của chư Phật không có chỗ chứng, không chỗ được, không chỗ chứng là giải thoát chân thật. Đền nhân đáp quả, nghiệp báo ở đời, ở trong pháp đây hẳn không như thế. Nếu ông hành tập định, nên hành tập như thế”. Đạt-ma-đạt vui vẻ vâng theo.

Sau đó không bao lâu, trong nước đó có người con của trưởng giả tên là Tư-đa, tuổi đã hai mươi mà bàn tay trái thường như có nắm vật gì, chưa từng mở ra. Một đêm nọ, người cha mộng thấy có vị thần nhân bảo đưa đến Tôn giả chữa trị cho. Đến sáng ngày, ông bèn dẫn con tìm theo Tôn giả muốn để xét nghiệm giấc mộng ấy mà trong tâm trước đã nghĩ tính, nếu quả lành được bệnh ấy thì sẽ cho nó xuất gia. Tôn giả mắc hoạn nạn lâu ở nước đó mà giáo pháp chưa được hoằng truyền. Một sáng nọ, cha con ông trưởng giả dẫn nhau đến, đem sự việc giấc mộng và căn bệnh bàn tay ấy thưa cùng Tôn giả. Kính lễ xin Tôn giả nhận cho nó xuất gia. Tôn giả mới bảo mọi người rằng: “Vật trong tay người con này nắm, các người có biết là gì chăng?” Mọi người đều mờ mịt không biết là gì. Tôn giả lại bảo: “Vật người con này nắm là một hạt châu báu. Bởi đời trước ở nơi một nước nọ, ta là vị Tỳ-kheo, chuyên trì tụng một ngày nọ, gặp lúc Long cung thỉnh mời ta đến thọ trai, đem châu báu mà dâng cúng. Khi ấy người con này cùng theo hầu, nhân đó mà ta trao vào tay nó. Đến lúc ta qua đời lại sinh đến nước này, vì duyên nghiệp thầy trò chưa dứt, do đó, lại có sự gặp gỡ nay đây”. Và Tôn giả bèn bảo Tư-đa mở tây ra, quả nhiên có hạt châu báu ngời sáng trong bàn tay. Khi ấy Tôn giả bèn vì xuống tóc cho xuất gia, thỉnh mời chúng Thánh cho thọ giới Cụ túc, Tôn giả lại bảo: “Đời trước ông xuất gia đã có tôn là Bà-xá, mà nay lại như vậy, nên đem gộp chung lại tức tên là Bà-xá-tư-đa. Ta vừa quán sát tại nước này, sắp có hoạn nạn đưa đến nơi ta, nhưng ta già suy đâu lại thoát khỏi. Nên Đại pháp nhãn tạng của Đức Như Lai do ta hoằng truyền, nay đem giao phó cho ông, ông nên phụng hành theo đó tức từ nay trở đi tự chuyên hoằng truyền giáo hóa, nếu gặp người nào nghi ngờ nên đưa pháp y Tăng-già-lê của ta để làm ứng nghiệm. Hãy nghe ta nói bài kệ tụng đây:

“Ngay lúc nói Trị kiến
Tri kiến đều là tâm
Chánh tâm tức Tri kiến
Tri kiến tức hiện nay”.

Bà-xá-tư-đa vâng phụng sự chỉ dạy ngay ngày ấy liền ra đi, hoằng hóa tự nhiên không việc gì. Tại nước đó, tự nhiên có hai anh em, người anh tên là Ma-mục-đa, người em tên là Đô-lạc-già cùng nhau ẩn cư trong núi học pháp ngoại đạo. Một ngày nọ Đô-lạc-già học hành thành đạt trước, nói cùng anh rằng: “Tôi sắp lén vào vương cung làm phép giết vua để đoạt lấy đất nước”. Ma-mục-đa bảo: “Ông không nhầm việc, hẳn ương lụy đến dòng tộc của ta”. Đến lúc Đô-lạc-già vào trong cung bèn cải đổi đồ chúng của mình đều thành hình tướng Sa-môn, tính sự việc tập thành thì tự hiện bày, còn không như vậy thì quy tội thuộc do các Sa-môn. Đã làm phép ấy không hiệu nghiệm, bị nước đó bắt giam, quả nhiên binh lính đem Sa-môn mà tấu trình. vua rất tức giận bảo: “Ta vốn rất kính trọng Phật pháp, cớ sao người ấy lại làm nghịch như vậy?” Bèn phá diệt Phật pháp giết hại các hàng Sa-môn. Tôn giả bèn bảo đồ chúng rằng: “Ngày nay nhà vua đem điều chẳng lợi đến với chúng ta. Các người cần nên trốn lánh xa”. Đồ chúng ấy muốn đưa Tôn giả cùng đi ẩn lánh. Tôn giả bảo: “Ta thấy các uẩn là không, vậy có gì phải trốn lánh ư?” vua Di-la-quật quả nhiên mang theo kiếm gậy hung dữ đến nơi Tôn giả mà hỏi: “Sư được pháp Vô tướng chăng?” Tôn giả đáp: “Đã được”. vua lại bảo: “Đã được, vậy với sinh tử có còn sợ chăng?” Tôn giả đáp: “Đã lìa sinh tử, có gì phải sợ vậy”. vua lại hỏi: “Chẳng sợ, vậy có thể thí cho ta cái đầu chăng?” Tôn giả đáp: “Thân đã chẳng phải của ta có huống gì là cái đầu”. vua liền chém, đầu Tôn giả rơi xuống, có dòng sữa trắng tuôn vọt cao một trượng, nhưng cánh tay phải của cũng liền tự lìa đứt, sau đó mắc bệnh bảy ngày mà băng hà. Trong lúc vua mắc bệnh, có Thái tử tên là Quang Thủ rất lo buồn đó, thỉnh mời các bậc phương sĩ bàn tính vì vua cha mà sám tạ lỗi quá. Bỗng chốc có vị tiên ở núi Tượng bạch đến, báo cùng Quang Thủ rằng: “Đây là oán đối xưa trước, không có gì phải lấy làm lo buồn”. Thái tử Quang Thủ đến trước vị tiên ấy thưa hỏi muốn được nghe biết duyên việc xưa trước. Vị tiên ấy bảo: “Cách trước đây vài đời, phụ vương ông từng sinh ở nước này làm người cư sĩ, mà rất hiền thiện, khéo kính trọng Phật đạo. Một ngày nọ, kết chúng cùng thiết trai hội vô già. Bấy giờ thân trước của Tôn giả Sư Tử cũng làm người cư sĩ, lại cùng dự pháp hội ấy, mà Tôn giả Sư Tử lại là người thông mẫn, biện bác khéo giới, phàm cùng người đàm luận chưa bao giờ bị khuất nhục. Ngày đó mới đem Phật pháp cật vấn nhau, phụ vương ông tuy ứng đối trúng lý, mà tâm ý Tôn giả Sư Tử muốn dành phần thắng, liền tung hoành vặn hỏi. Thế đã lộn xộn, nghĩa bèn cứng gãy, do đó phụ vương ông tức giận, sau đó lén bảo lấy độc dược mà tự giết hại thân mạng phụ vương ông, tuy trước đã trải qua nhiều đời, mà minh số chưa đến nên việc cũ chưa làm được, nay duyên nghiệp cùng gặp gỡ, do đó, phụ vương ông giết hại Tôn giả Sư Tử! Thái tử Quang Thủ nghe thế, mới cởi mở chút lo buồn. Sau đó mới dựng tháp an táng di cốt của Tôn giả. Lúc Tôn giả bị hại tương đương với đời vua Phế Đế Tề Vương (Tào Phương 240-254) thời Tiền Ngụy ở Trung Hoa vậy.

* Thử luận bàn:

Dự phần phó pháp, lấy gù làm ứng nghiệm ư? Đáp: Lấy Thánh nhân làm ứng nghiệm. Chỉ có Thánh nhân mới hay dự biết huyền vi. Nay, Tôn giả Sư Tử đức hạnh đủ khả năng làm Tổ, tự có nghĩa là đã được các uẩn đều không. Đó là Thánh nhân cũng đã thấu đạt rốt ráo vậy, há chẳng phải là dự biết huyền vi ư? Lại nữa, Tôn giả Hạc-lặcna thường dùng cật nạn, khuyên Tôn giả gắng truyền đạo. Đó có thể chẳng phải dự phần phó pháp ư? Ở truyện khác (Phó pháp tạng truyện) hay biết lúc Tôn giả mắc phải hình nạn có sữa trắng tuôn trào mới bảo: “Người tương truyền pháp đến đây bèn dứt tuyệt”. Sao chẳng tư duy mà vọng viết vậy ư? (Đó do bởi vọng nghiệm nơi kinh thiền).

5. TRUYỆN ĐẠI SĨ BÀ-XÁ-TƯ-ĐA, TỔ THỨ HAI MƯƠI LĂM Ở THIÊN TRÚC

Tôn giả Bà-xá-tư-đa vốn người thuộc chủng tộc Bà-la-môn ở nước Kế Tân, cũng còn có tên gọi là Bà-la-đa-la, hay là Bà-la-đa-na. Thân phụ tên là Tịch Hạnh, thân mẫu tên là Thường An Lạc. Mới đầu, Thường An Lạc mộng thấy có người trao cho kiếm báu, nhân đố mà mang thai. Từ đó về sau trong phòng nhà thường có mùi thơm khác lạ, trời có vài lần mưa hoa nơi nhà. Đến lúc sinh Tôn giả, bàn tay trái thường như có nắm vật gì. Đến năm Tôn giả 11 tuổi, có vị dị Tăng đến nơi nhà, bảo cùng Tịch Hạnh rằng: “Đứa con này đến năm 20 tuổi sẽ thành đại Đại pháp bảo, vật trong tay nó hiện nắm cũng được phát sáng”. Nói xong, vị Tăng ấy bèn ẩn mất. Năm Tôn giả đủ 20 tuổi, thân phụ Tịch Hạnh bèn dẫn đến nơi Tôn giả Sư Tử, giải bày duyên xưa trước, bèn vui vẻ cho Tôn giả nương theo Tôn giả Sư Tử mà xuất gia. Và Tôn giả Sư Tử cũng đã đến lúc già suy, lại thêm vì ương lụy xưa trước ẩn kín sâu xa, mới đem Đại pháp nhãn tạng truyền trao cho Tôn giả, khổ thiết khuyên Tôn giả nên đi xa cách khỏi nước đó. Tôn giả liền vâng sự chỉ dạy, ngay trong ngày đó cất bước ra đi.

Mới đầu, Tôn giả đến nước xứ Trung Thiên Trúc. vua nước đó tên là Ca Thắng đi ngược lại mà tiếp đón Tôn giả, bởi vì trước đó tại nước ấy có bị vị ngoại đạo tên là Vô Ngã, ỷ cậy pháp thuật khinh miệt Phật pháp, vua thường luôn bất bình, đến đây mới bảo Tôn giả đè ép đó. Đến lúc nhóm hội, ngoại đạo yêu cầu mặc luận (luận tranh trong nín thinh), muốn không dùng lời nói. Tôn giả chống đối lại, bảo: “Nếu chẳng dùng lời nói, sao biện rành được hơn kém?” Ngoại đạo bảo: “Chẳng tranh hơn kém, chỉ lấy nghĩa lý”. Tôn giả hỏi: “Thế nào là nghĩa?” Ngoại đạo đáp: “Vô tâm là nghĩa”. Tôn giả hỏi: “Ông đã vô tâm, sao được nghĩa ư?” Ngoại đạo đáp: “Tôi nói vô tâm, chính danh chẳng phải nghĩa”. Tôn giả hỏi: “Ông nói vô tâm, chính danh chẳng phải nghĩa, ta nói chẳng phải tâm, nghĩa thường chẳng phải danh”. Ngoại đạo lại nói: “Nghĩa thường chẳng phải danh, ai hay biện rành nghĩa?” Tôn giả bảo: “Ông nói chánh danh chẳng phải nghĩa, vậy danh này là danh gì?” ngoại đạo đáp: “Vì biện rành chẳng phải nghĩa nên không danh mà đặt danh”. Tôn giả bảo: “Danh đã chẳng phải danh, nghĩa cũng chẳng phải nghĩa, vậy người biện rành là ai và đang biện rành vật gì?” Ai luận bàn như thế qua hơn năm mươi lần. Ngoại đạo đuối từ cứng lý bèn kính phục, khi ấy nơi cung điện nhà vua bỗng chốc có mùi hương thơm khác lạ nồng nhiệt. Tôn giả chỉnh túc bảo rằng: “Đây là điềm thầy ta vừa thị tịch vậy”. Và tin ấy cũng vừa đưa đến, Tôn giả bèn xoay mặt về phương Bắc mà kính lễ. Sau đó, Tôn giả bảo nhà vua rằng: “Mới đầu giã từ thầy ta, nghĩ tính muốn đến xứ Nam Ấn Độ, nay dừng ở lại đây đã qua thời gian lâu, đâu thể chối từ ý của thầy ư?” Bèn vội từ giã nhà vua mà đi. vua bảo: “Tôn giả lưu lại thời gian ngắn, hỷ thứ cho có điều muốn thưa hỏi. Nay trong vườn uyển của tôi có dòng suối nóng chẳng thể Đại sư, bên bờ có tảng đá, ban đêm thì phát sáng. Tuy rất lấy làm quái lạ đó nhưng trọn không thể biết. Nguyện xin Tôn giả vì xét quyết cho?” Tôn giả bảo: “Đó là dòng suối nóng, bởi ba duyên mà cảm nên vậy: Một là thần nghiệp; hai là quỷ nghiệp; ba là đá nóng. Đá nóng sắc màu như vàng ròng, tánh thường bốc cháy nên xuất sinh ra dòng suối như nước sôi nóng. Quỷ nghiệp nghĩa là nơi quỷ vừa ra khỏi tội đến nơi cõi người nhưng vì nghiệp lực dư thừa thiêu đốt nơi dòng suối ấy để đền thưởng oan trái xưa trước. Thần nghiệp tức là thần chẳng giữ đạo ấy, vọng làm điều họa phước để hưởng nhận lấy sự cúng tế, ác nghiệp xâu đầy, ngầm phạt sai sử, cũng khiến đốt cháy noi dòng suối ấy để đền thưởng lạm tế”. vua lại hỏi: “Mong Tôn giả nghiệm xét qua ba duyên ấy thì đây quả bởi duyên gì cảm nên?” Tôn giả bảo: “Đây là thần nghiệp cảm nên vậy”. Và liền bảo đốt hương đến nơi suối ấy vì thần mà sám hối. Bỗng chốc từ giữa dòng suối trong veo hiện ra một người lớn đến trước mặt Tôn giả mà thưa: “Tôi nhờ có chút phước mạng được gặp Tôn giả, tức sinh đến trong cõi người, nên lại cùng giã biệt Tôn giả”. Nói xong, liền ẩn mất. Qua sau bảy ngày dòng suối đó quả nhiên trong mát như suối thường. Bấy giờ, mọi người ở xứ Trung Ấn Độ cho rằng lời Tôn giả nói có hiệu nghiệm, mới tôn xưng Tôn giả là Bà-la-đa-na. Đến lúc ở nước xứ Bắc Thiên Trúc nghe việc ấy cũng tôn xưng Tôn giả tên là Bà-la-đa-la. Nhưng sự tôn xưng của hai nước ấy, như ở Trung Hoa gọi là “Biệt nghiệp truyền chúng”. Cuối cùng, Tôn giả cáo từ, đến nước xứ Nam Thiên Trúc, nhà vua đích thân thiết bày nghi trượng tiễn đưa Tôn giả. Và vua ở nước xứ Nam Thiên Trúc cũng đi ngược lại nghinh đón Tôn giả.

Mới đầu, vua ấy có người con kính thờ Phật rất đúng như pháp, tu tạo mọi thứ công đức. Nhưng cảm mắc bệnh tật trải qua nhiều năm. Nhân đó vua hỏi Tôn giả: “Con tôi kính thờ Phật làm lành mà lại mắc bệnh lâu ngày. Thiện ác báo ứng ấy như thế nào?” Tôn giả bảo vua rằng: “Bệnh của Vương tử thật cảm phát do bởi công đức, nhưng nghĩa lý sâu xa, vua hãy khéo lắng nghe đó. Phật dạy người có nghiệp nặng nơi thân, như bệnh bên trong đã lâu, thuốc thang không thể chữa trị. Đến lúc sắp chết bệnh ấy càng nặng dữ.

Còn bệnh cạn nhẹ gặp thuốc thang liền chuyển động, chuyển động dần dần có hiệu ứng lành mạnh. Người có nghiệp nặng cũng như vậy. Tuy có công đức không sao bằng đó, kịp đến lúc chết, nghiệp báo càng hiện rõ. Với người nghiệp nhẹ, nhờ có công đức nghiệp báo liền hiện, sau mới thanh tịnh. Nay con của vua tu tạo việc lành mà cảm mắc bênh lâu dài, ấy hẳn do công đức tu tạo đó hiện phát nghiệp nhẹ ấy. Vừa rồi tuy có ít nhọc khổ nhưng sau sẽ mạnh khỏe vĩnh viễn. Há trong kinh chẳng nói điều ấy ư? Với trong ba đường xấu ác nếu đáng sẽ nhận chịu nghiệp báo, nguyện được đền thưởng ngay thân này, chẳng phải vào đường xấu ác nhận chịu. Sao vua nghi ngờ ư?” vua bèn kính tin theo lời Tôn giả bảo, lại vì tu tạo phước thiện, và Thái tử mắc bệnh quả nhiên lành mạnh. Nhưng trong nước đó từ trước có vị chú sư tên là Linh Thông rất được vua tin trọng đến lúc ấy mới ganh ghét Tôn giả, mưu tính dùng độc dược để thuốc Tôn giả, nhưng thuốc không thể hại. Lại dùng phép thuật để so sánh, phép thuật lại không thắng nổi. Do đó, ngậm hận càng sâu nặng. Khi ấy, Tôn giả rời khỏi cung vua đến hoằng hóa nơi bộ khác, qua mười sáu năm sau, vua Thiên Đức băng hà, vua sau tên là Đức Thắng lên nối ngôi vị, rất thích chuộng thuyết chú thuật. Các vị chú sư nhân đó mới sàm tấu với vua Đức Thắng rằng: “Bà-xátư-đa không phải đệ tử của Tôn giả Sư Tử, đâu có đạo gì ư? Xin vua nên thử nghiệm đó”. vua tin nghe theo lời đó. Khi ấy có Thái tử tên là Bấtnhư-mật-đa biết đó là dàn dựng gây tạo điều xấu ác đối với Tôn giả, mới cản ngăn vua Thắng Đức rằng: “Bà-xá-tư-đa rất được Tổ vương (ông nội – Thiện Đức) kính trọng. Vị chú sư xưa trước không thể làm hại nên sau đó cũng tự chết mất. Đạo hạnh của Bà-xá-tư-đa rất thấu đạt, nước nhà khỏi phải thử nghiệm đó”. vua Thắng Đức tức giận cho rằng Thái tử đồng đảng với Bà-xá-tư-đa nên bèn bắt giam tù. Một ngày nọ, quả nhiên mời Tôn giả đến nơi vua đang ở chánh điện mà hỏi: “Nước ta không chứa tà pháp. Điều học của sư vốn thuộc tông nào?” Tôn giả đáp: “Điều tôi học là chánh tông của Phật pháp”. vua hỏi: “Đức Phật diệt độ đã hơn ngàn năm, mà sao ông được đó?” Tôn giả đáp: “Từ khi Đức Thích-ca Như Lai truyền pháp, mãi đến đời thứ hai mươi bốn là thầy tôi tức Tôn giả Sư Tử. Pháp mà tôi vừa đạt được chánh là tiếp nối từ Tỳ-kheo Sư Tử vậy”. Vua lại hỏi: “Sư tử bị giết chết, sao được đem pháp tương truyền? Nếu quả thật có vậy thì lấy gì làm tin?” Tôn giả đáp: “Thầy tôi có trao truyền pháp y Tăng-già-lê cho tôi nay vẫn hiện còn”. Và Tôn giả đưa dâng trình vua. Mới đầu, vua không tin, bèn bảo thiêu đốt để làm chứng nghiệm, lửa vừa phực cháy, bèn có ánh sáng khác lạ phát ra từ y Tăng-già-lê ấy phủ bít lửa thế tục, mây lành tỏa phủ, hương trời phảng phất, mãi đến lúc lửa tàn mà y Tăng-già-lê vẫn như cũ. vua rất kính tin mới kính lễ Tôn giả và cầu xin y Tăng-giàlê ấy. Bèn ban sắc chiếu phóng thả Thái tử. Mới đầu, Thái tử Bất-nhưmật-đa bị giam tù, mọi người chung quanh bất đắc dĩ theo thời dâng đưa thức ăn nên đói khát rất lắm, mới nghĩ đến sự chết chỉ trong sớm tối, bỗng nhiên có một luồn sữa trắng từ giữa không trung đưa lại rót vào trong miệng, mùi vị như cam lồ, hình sắc thần tướng của Thái tử trở lại khỏe mạnh. Nhân có điều cảm ấy, Thái tử mới trộm tự nghĩ là “nếu được thoát khỏi nạn này, thì sẽ cầu xin xuất gia”. Chỉ thời gian ngắn sau, có sắc chiếu ban tha đưa đến. Thái tử đối trước vua cảm tạ xong, liền báo mắc bệnh xin khỏi nhậm giữ ngôi vị Thái tử, mà cầu xin được xuất gia. vua thấu rõ chí ý của Thái tử, không thể cản ngăn được. Thái tử bèn đến nơi Tôn giả, kính lễ xin làm đệ tử, Tôn giả bảo: “Phụ vương có chấp thuận chăng?” Thái tử đáp: “Đã bằng lòng”. Tôn giả hỏi: “Ông muốn xuất gia sẽ làm việc gì?” Thái tử đáp: “Tôi sẽ làm việc Phật”. Tôn giả vì sự khẩn thiết chí thành ấy bèn độ cho Thái từ xuất gia. Khi ấy quả đất chuyển động, mặt trăng xuất hiện giữa ban ngày. Cả nước đều lấy làm kinh ngạc, vua lo sợ đó là điềm không tốt lành. Tôn giả bảo: “Đó không phải điềm chẳng tốt lành, chớ nên lo sợ”. vua hỏi: “Tôi nghe mặt trăng xuất hiện giữa ban ngày, mặt trời xuất hiện ban đêm, ấy là âm dương tương phản, sao được tốt lành ư?” Tôn giả bảo: “Ban ngày thấy mặt trăng là biểu thị sự gặp được Thánh nhân. Ban đêm thấy mặt trời là biểu thị rất tối tăm đều được tỏ sáng”. Nỗi lo buồn của vua do nghe lời nói ấy mà liền cởi mở. Nhân đó, vua hỏi Tôn giả rằng: “Từ trước, tôi có năm điều nghi ngờ, nay gặp được Tôn giả là bậc Thánh trí, mạo muội xin đem hỏi đó: Một là trước kia thấy quả đất chuyển động, hoặc gần hoặc xa, là bởi nhân gì nên vậy. Nay đây cũng lại như thế, là đồng hay là khác? Hai là mặt trời mặt trăng muôn sao bởi nhân gì ẩn hiện chẳng đồng thời? Ba là từ đất sản sinh ra vật quái lạ là ứng với ai ư? Vầng mây khí tốt từ đất phát ra là bởi người nào chiêu vời? Bốn là các phía Đông tây xa tận cùng tầm mắt nhìn, ráng sắc chẳng định chợt phát sáng chợt ẩn mất. Năm là sắc trời xanh biếc là do bởi ai khiến nên vậy? Tôn giả không chuyên Phật pháp, chẳng nói theo Thế Đế, xin từ quyết định điều đó”. Tôn giả bảo: “Ba ngàn Đại thiên trăm ức nhật nguyệt đều là cảnh giới của Phật, mà ai có thể đàm nói ư? Đâu có Phật pháp hay Thế Đế nói và không nói ư? vua không vì lời ấy, nhưng điều nghi của vua đều có nguyên do. vua hãy nên nghe kỹ đó. Phàm, ở đời có Phật xuất hiện thì quả đất có bốn lần chuyển động, ban ngày mặt trăng xuất hiện, ban đêm mặt trời xuất hiện. Ở đời có Phật thành đạo thì quả đất có năm lần chuyển động, mặt trời mặt trăng phát sáng hơn. Ở đời có Phật nhập Niết-bàn thì quả đất có sáu lần chuyển động, mặt trời mặt trăng đều mờ tối. Ở đời có Bồ-tát xuất hiện thì quả đất có ba lần chuyển động, ban ngày mặt trăng xuất hiện. Ở đời có Bồ-tát thành đạo thì quả đất có bốn lần chuyển động, ban đêm có mặt trời xuất hiện. Ở đời có Bồ-tát diệt độ, thì quả đất có năm lần chuyển động, ánh sáng của mặt trời và muôn sao đều mờ tối. Ở đời có vị La-hán xuất hiện thì quả đất có một lần chuyển động, ban ngày có các ngôi sao xuất hiện. Ở đời có vị La-hán chứng quả thì quả đất có ba lần chuyển động, ban đêm muôn sao đều tỏa sáng. Ở đời có vị La-hán diệt độ thì quả đát có bốn lần chuyển động, ban đêm muôn sao đều mờ tối. Ở đời có vị Tỳ-kheo hai đời không thối lùi học đạo của Phật đến lúc xuất hiện nơi đời thì quả đất có một lần chuyển động, vị Tỳ-kheo ấy sắp chứng Thánh quả thì quả đất có hai lần chuyển động, lúc vị Tỳ-kheo ấy sắp diệt độ thì quả đất có ba lần chuyển động. Ở đời có vị Tỳ-kheo ba đời không thối lùi học đạo Bồ-tát đến lúc xuất hiện nơi đời thì quả đất chuyển động một nửa, vị Tỳ-kheo ấy sắp chứng quả Thánh thì qảu đất có một lần chuyển động, lúc vị Tỳ-kheo ấy muốn diệt độ thì quả đất có hai lần chuyển động. Ở đời có vị Tỳ-kheo bốn đời không thối lùi học đạo La-hán xuất hiện nơi đời thì muôn sao đều tỏa sáng, lúc vị Tỳ-kheo ấy sắp chứng Thánh quả thì quả đất chuyển động một nửa, lúc vị Tỳ-kheo ấy sắp diệt độ thì quả đất có một lần chuyển động. Ở đời có người làm việc chí hiếu thì quả đất chuyển động một nửa. Ở đời có người tạo tội ngũ nghịch, thì quả đất chuyển động một nửa. Tám sự kiện trên, công đức có lớn nhỏ, mà nghiệp có thiện ác, tùy điều cảm mà quả đất chuyển động có xa gần. Mặt trời, mặt trăng ẩn hiện, các phía Đông tây có rắng khí chẳng cố định. Về sắc màu bởi hai mặt Đông Tây của núi Tu-di tùy theo mặt trời ngăn che khuyết thiếu tạo nên vậy. Sắc màu của các vật báu tỏa sáng hay ẩn mất chẳng đồng nhất, sắc trời xanh biếc cũng do mặt phía Nam núi Tu-di thổi lưu ly mà tạo thành, đến lúc sáng ánh nên có sắc màu ấy. Phàm điềm lành của trời, đất và người mỗi tự có ba phẩm bậc thượng trung và hạ, ứng hiện chẳng đồng”. vua hỏi: “Ba phẩm bậc ấy lại như thế nào?” Tôn giả đáp: “Cảm điềm lành mặt trời thượng thượng, cảm điềm lành mặt trăng thượng trung, cảm điềm lành muôn sao thượng hạ, là chỉ có Phật – bậc Đại Thánh nhân mới hay có đó. Cảm điềm lành thượng trung ấy, là chỉ có bậc Bồ-tát – hàng thứ Thánh nhân mới hay có đó. Cảm điềm lành thượng hạ ấy, là chỉ có bậc A-la-hán – hàng thứ Thánh nhân mới hay có đó. Mây khí cầu vồng nổi hiện nơi đất, cũng có ba phẩm bậc thượng, trung, hạ. Điềm lành hơi khí cầu vồng thượng thượng, chỉ hàng quân vương có đạo mới hay cảm đó. Điềm lành cảnh mấy năm sắc thượng trung, chỉ hành quan thần có đức mới hay cảm đó. Điềm lành sắc mây như lọng thượng hạ, chỉ có người có việc hiền thiện mới hay cảm đó. Điềm hiện của các loài cầm thú cũng có chín bậc. Phàm vật hiếm thấy nơi đời mà bỗng nhiên có hình xuất hiện chẳng phải giống cái; mái, sắc màu như ngọc bích như loại long lân, đó là điềm lành thượng thượng. Vật có vốn chẳng trắng, bỗng nhiên sắc màu tợ tuyết, như loài rùa, sư tử, đó là điềm lành thượng trung. Vật có vốn không sừng, mà bỗng nhiên có sừng, sắc màu lại như vàng, đó là điềm lành thượng hạ. Vật có vốn không lông cánh, bỗng nhiên có lông cánh sắc màu lại như bạc, đó là điềm lành trung thượng (trong đây tiếp theo có một thuyết, nguyên bản cũ rơi lạc! Vật có vốn sắc màu chẳng phải tía, bỗng nhiên có sắc tía, đó là điềm lành hạ thượng. Vật có sắc màu chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, lại chẳng phải cái; mái, đó là điềm bậc hạ trung. Vật có vốn sắc màu chẳng phải đen mà bỗng nhiên có sắc đen, chẳng hẳn là giống cái; mái, đó là điềm bậc hạ hạ. Điềm lành của cây cỏ cũng có chín phẩm bậc. Phàm cây cỏ vốn có tánh cứng chắc ngay thẳng, mà càng đẹp lạ, vốn sắc mà chẳng trắng mà bỗng nhiên ánh ngời, đó là điềm bậc thượng thượng. Cây cỏ vốn có tánh hơi cứng chắc ngay thẳng, vốn sắc màu chẳng phải tía mà bỗng nhiên sắc tía, đó là điềm bậc thượng trung. Cây cỏ vốn chẳng nêu xinh đẹp mà bỗng nhiên phát sinh xinh đẹp, đó là điềm bậc thượng hạ. Cây cỏ vốn có hoa mà chẳng thật, bỗng nhiên sinh thật, đó là điềm bậc trung thượng. Cây cỏ do gốc khác trương tiếp mà sinh, đó là điềm bậc trung trung. Cây cỏ vốn có, bỗng nhiên đổi phát sinh hoa khác, đó là điềm bậc trung hạ. Cây cỏ có, bỗng nhiên phát sinh tượng tợ như người, đó là điềm bậc hạ thượng. Cây cỏ vốn có bỗng nhiên phát sáng, đó là điềm bậc hạ trung. Cây cỏ vốn có, bỗng sinh khí tượng chạy chuyển, đó là điềm bậc hạ hạ. Phàm hóa cảnh của Đức Phật Thích-ca, điềm lành như vậy nhiều không hạn lượng, sợ chẳng thể nhớ ghi hết, nhưng đều tùy theo phước lực ở đời có lớn nhỏ mà cảm vời phát hiện ra ấy vậy”. vua được nghe điều khác lạ, bèn càng kính lễ. Tôn giả bảo cùng vua rằng: “Vương tử xuất gia điềm cảm như vậy, thật đúng là bậc Đại sĩ, nên tiếp nối theo tôi làm lớn mạnh pháp bảo”.

Sau đó, Bất-như-mật-đa cũng chứng quả, Tôn giả bèn cho Bấtnhư-mật-đa trở về nơi chỗ trước kia mà giáo hóa. Về sau, Tôn giả mới gọi đến và bảo: “Nay tôi đã già lắm, không bao lâu sẽ từ tạ cõi đời, Chánh pháp nhãn tạng của Đức Như Lai xưa trước, nay tôi giao phó cho ông. Hãy nghe tôi nói bài kệ tụng đây:

“Thánh nhân nói Tri kiến
Ngay cảnh không phải quấy
Nay tôi ngộ tánh ấy
Không đạo cũng không lý”.

Bất-như-mật-đa đã thọ nhận phó pháp, lại thưa Tôn giả rằng: “Tôn giả đem pháp y Tăng-già-lê của Tổ sư cất kín nơi cung vua, không được truyền trao đó, cớ sao như vậy?” Tôn giả bảo: “Ngày xưa ta được trao truyền pháp y, bởi vì tiên sư mắc phải hoạn nạn, phó pháp không hiện bày, nên lấy đó làm niềm tin ứng nghiệm cho đời nay. Ông vừa tiếp theo nối dõi từ ta, cả năm xứ Thiên Trúc đều biết, đâu cần dùng pháp y làm gì, chỉ chuyên cần hoằng hóa dẫn dắt. Sau này ông sẽ độ người nhiều vô lượng”. Bất-như-mật-đa im lặng vâng nhận sự chỉ dạy. Thế rồi Tôn giả vượt thân bay lên giữa hư không, làm thành mười tám thứ biến hóa, tỏa phóng ánh sáng soi chiếu khắp đất trời, rồi bèn ở giữa hư không hóa lửa tự thiêu đốt, tuy mưa xá-lợi nhưng không rơi rớt đến đất. Đại chúng mỗi người tự căng vạt áo hứng lấy, sau đó tạo dựng bảo tháp, gom lại mà tôn thờ. Lúc đó tương đương đời vua Minh Đế (Tư Mã Thiệu 323-326) thời Đông Tấn ở Trung Hoa.

* Thử luận bàn:

Chỗ gọi là pháp y thiêu đốt không cháy, ấy chẳng là rất thần ư? Đáp: Kiếm báu rút ra từ Lương Dã, còn có thể biến hóa chẳng lường, mà tỏa sáng trùm cả muôn sao. Phương sĩ vốn chỉ phép thuật của thế gian cũng có thể vào nước không thâm ướt, vào lửa không bị thiêu cháy, huống gì thượng y của Thánh nhân, là thắng khí của Đạp pháp đây có thể vậy ư? Hay không ngời sáng ư? Còn nói quả đất chuyển động, cho đến mây, mặt trời, cây cỏ v.v… các thứ điềm lành. Xa lấy nghiệp lý mà tìm cầu đó. Lớn thay rất khác với thuyết ngũ hành ở thế tục vậy.

TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ QUYỂN 4

– (HẾT) –

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9