TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ

Sa-môn Thích Khế Tung ở đông sơn – Đằng châu thời Bắc Tống biên tu.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

 

QUYỄN 9

– Lược truyện lưu xuất gần kề, có hai trăm lẻ năm vị – Lược truyện Tông chứng, có mười vị.

I. LƯỢC TRUYỆN LƯU XUẤT GẦN KỀ

LỜI TỰA

“Lưu xuất các Thiện tri thức gần kề đã ghi lục ở các sách khác. Đây lại nêu bày. Bởi vì những vị ấy đều lưu xuất từ Chánh tông. Đích hay thứ tuy có khác nhưng pháp chỉ có một. Niêm phong gồm cả đồng dòng họ nước nhà, vì quý cái Tông ấy, bởi nghĩa của thân gần, thì văn võ thành Khương an làm chánh. Mời đầu từ Tôn giả Đại Ca-diếp tương truyền tiếp thừa, điều đó cũng đã có thể rõ biết, và phát khởi lưu truyền đến Mạt-điền-để cuối cùng chấm dứt tại Thiền sư Thần Hội ở Ích châu.

Có cả thảy hai trăm lẻ năm vị”.

Từ Tổ sư thứ nhì:

Tôn giả A-nan lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là Tôn giả Mạt-điền-để-ca.

Từ Tổ sư thứ hai mươi bốn:

Tôn giả Sư Tử lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là Đạt-ma-đạt.

ĐỜI THỨ HAI SAU ĐỜI TÔN GIẢ SƯ TỬ

Tôn giả Đạt-ma-đạt, vốn người nước Kế Tân, không rõ thuộc dòng họ nào. Mới đầu, Đạt-ma-đạt nương theo Tôn giả Ba-lê-ca ở nước Kế Tân cầu xin xuất gia, mà Đạt-ma-đạt rất thông mẫn có trí tuệ biện tài, và đức hạnh lại tỏa trùm cả các bậc A-la-hán, đến lúc dòng pháp từ Tôn giả Ba-lê-ca phân chia thành năm nhà thì Đạt-ma-đạt lại là vị dẫn đầu tông Thiền định. Về sau, cùng Tôn giả Sư Tử biện luận, bèn phục theo đạo ấy, lại làm thầy của tông đó. Đến lúc Tôn giả Sư Tử gặp nạn hại, Đạt-ma-đạt mới cùng hai vị đệ tử ẩn dật trong núi Tượng bạch tại nước đó. Đạt-ma-đạt tuổi thọ rất cao, vượt ngoài số thường. Và Đạt-ma-đạt lợi ích hai vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

1. Tôn giả Nhân-đà-la 2. Tôn giả Cù-la-kỵ-lợi-bà.

Thử luận bàn: Mới đầu, ngu chưa được chứng nghiệm từ “Xuất Tam Tạng Ký”. Có người bảo: “Tôi nghi ngờ ngôi vị Tổ sư đến đời Tôn giả Sư Tử là tuyệt dứt, mà pháp ấy lưu truyền rộng khắp. Còn Thiền sư Đại Giám -Tuệ Năng Tổ thứ sáu ở Trung Hoa chẳng như vậy ư?” Nhân đó, Khế Tung tôi thường cùng người ấy luận bàn rằng: “Phàm, ngôi vị Tổ sư dứt tuyệt là việc chẳng tầm thường. Các bậc hiền Thánh trước sau cũng đang nói đó. Như số danh chư vị tổ sư ở đây dừng ở Thiền sư Đại Giám -Tuệ Năng, là do có Tôn giả Bát-nhã-đa-la; Tổ thứ hai mươi bảy dùng Đại sĩ Bồ-đề-đạt-ma; Tổ tứ hai mươi tám đã có ghi trước. Đến đời Tổ thứ sáu (ở Trung Hoa) Thiền sư Đại Giám -Tuệ Năng tuy mỗi tự truyền trao pháp ấy mà cũng có người vậy. Nếu ông cho rằng đời Tổ sư dứt tuyệt từ Tôn giả Sư Tử, Tổ thứ hai mươi bốn, hẳn lấy gì làm chứng đó? Các Tổ sư trước đó ai từng dự ghi ư? Và phân truyền pháp quả nhiên có người nào đem đến phương Đông ư? Nếu không có người nào thì pháp ấy sao truyền đến xứ Trung Hoa đây được? Tuy Tôn giả Sư Tử lưu xuất Tôn giả Đạt-ma-đạt nối dõi dòng pháp gần kề tự vì đó là chi phải. Và lưu xuất đó mỗi mỗi không quá bốn -năm vị mà thôi chẳng phải lưu truyền khắp cùng. Và cũng chưa từng nghe Đồ chúng đó đem giáo pháp đến phương Đông lưu truyền xiển hóa. Giả sử Tôn giả Đạt-ma-đạt là người lưu truyền khắp cùng, thì sao Tôn giả Đạt-ma-đạt lại riêng chỉ nêu Tổ sư đời thứ hai mươi lăm rằng: “Ta có bạn đồng học tên là Bà-xứ-tư-đa Tiên sư (Tôn giả Sư Tử) đã dự ghi trao truyền cho Đại pháp, lại trao pháp y để làm chứng tín. Và Bà-xá-tư-đa đã đến xứ Nam Thiên trúc hoằng hóa vậy”. Đồng học vời Đạt-ma-đạt kia đâu bỏ mà không nói ư? Đó chẳng ấy vậy. Ông nên theo Lý mà tìm cầu đó, không thể phóng ý mà tự ức đoán”. Người ấy lại hỏi: “Nếu vậy thì Tôn giả Đạt-ma-đạt đã thuộc tông từ Tôn giả Sư Tử, sao chẳng tiếp thừa làm Tổ sư chánh vị, mà lại suy tôn đến Bà-xá-tư-đa?” Đáp: “Đó bởi do các Thánh nhân tùy thích nghi cơ duyên mà trao truyền Tổ vị, lại thêm tùy sự ngộ đạt có cạn sâu mà truyền trao pháp ấn. Như Tổ thứ năm Tôn giả Hoằng Nhẫn truyền trao đại pháp cho Thiền sư Đại Giám -Tuệ Năng mà chẳng truyền trao cho Tỳ-kheo Thần Tú, chẳng rõ đó thay?” Hoặc có đồng vậy, vừa rồi có được sách của Sa-môn Tăng Hựu, mà Khế Trung tôi nói là rất chứng nghiệm, chẳng muốn vất bỏ đó. Nhân hệ thuộc được lưu truyền sau Tôn giả Đạt-ma-đạt.

ĐỜI THỨ BA SAU ĐỜI TÔN GIẢ SƯ TỬ.

* Tôn giả Nhân-đà-la, lưu xuất bốn vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Tôn giả Đạt-ma-thi-lợi-đế
  2. Tôn giả Na-già-nan-đề
  3. Tôn giả Phú-lâu-cầu-đa-la
  4. Tôn giả Bà-la-bà-đề

* Tôn giả Cù-la-kỵ-lợi-bà lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Tôn giả Bà-la-bạt-ma
  2. Tôn giả Tăng-già-la-xoa.

ĐỜI THỨ TƯ SAU ĐỜI TÔN GIẢ SƯ TỬ

* Tôn giả Đạt-ma-thi-lợi-đế lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Tôn giả Ma-đế-lệ-phi-la
  2. Tôn giả Ha-lợi-bạt-mậu

* Tôn giả Phá-lâu-cầu-đa-la lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Tôn giả Hòa-tu-bàn-đầu
  2. Tôn giả Đạt-ma-ha-đế
  3. Tôn giả Chiên-đà-la-đa

* Tôn giả Ba-la-bạt-ma lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Tôn giả Lặc-na-đa-la
  2. Tôn giả Bàn-đầu-đa-la
  3. Tôn giả Bà-la-bà-đa

* Tôn giả Tăng-già-la-xoa lưu xuất năm vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Tôn giả Tỳ-xá-dã-đa-la
  2. Tôn giả Tỳ-lâu-la-đa-ma
  3. Tôn giả Tỳ-lật-sô-đa-la
  4. Tôn giả Ưu-ba-thiên-đà
  5. Tôn giả Bà-nan-đề-la.

TÔN GIẢ BỒ-ĐỀ-ĐẠT-MA, TỔ THỨ HAI MƯƠI TÁM

Tức Sơ tổ ở Trung Hoa lưu xuất chín vị nối dõi dòng pháp gần kề.

Đó là:

  1. Tôn giả Tát-bà-la đứng đầu tông Hữu tướng
  2. Tôn giả Ba-la-đề đứng đầu tông Vô tướng
  3. Tôn giả Bà-lan-đà đứng đầu tông Định tuệ
  4. Tôn giả (mất tên) đứng đầu tông Giới hạnh
  5. Tôn giả Bảo Tỉnh đứng đầu tông Vô đắc
  6. Tôn giả (mất tên) đứng đầu tông Tịch tỉnh
  7. Tôn giả Đạo Dục
  8. Tôn giả Đạo Phó
  9. Ni Sư Tổng Trì.

TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI MƯƠI CHÍN

Tức Tổ sư đời thứ nhì ở Trung Hoa lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Tăng Na
  2. Cư sĩ Lưu Hướng
  3. Thiền sư Tuệ Mãn ở Tương châu.

ĐỜI THỨ HAI SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI MƯƠI CHÍN

* Thiền sư Tuệ Mãn ở Tương châu lưu xuất sáu vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Thần Định ở núi Hiện
  2. Thiền sư Bảo Nguyệt
  3. Cư sĩ Hoa Nhàn
  4. Đại sĩ Hóa Công
  5. Hòa Công
  6. Cư sĩ Liệu

ĐỜI THỨ BA SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI MƯƠI CHÍN.

* Cư sĩ Hoa Nhàn lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp, đó là Đàm Thúy

ĐỜI THỨ TƯ SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI MƯƠI CHÍN

* Thiền sư Đàm Thúy lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Tuệ Giản ở Diên lăng
  2. Thiền sư Tuệ Sai ở Bành thành
  3. Thiền sư Tuệ Cương ở Định lâm

ĐỜI THỨ NĂM SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI  MƯƠI CHÍN

* Thiền sư Tuệ Cương lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Đại Giác ở Lục hợp.

ĐỜI THỨ SÁU SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI  MƯƠI CHÍN

* Thiền sư Đại Giác lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Đàm Ảnh ở Cao bưu.

ĐỜI THỨ BẢY SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI  MƯƠI CHÍN

* Thiền sư Đàm Ảnh lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Minh Luyện ở Thái sơn.

ĐỜI THỨ TÁM SAU ĐỜI TÔN GIẢ TUỆ KHẢ, TỔ THỨ HAI MƯƠI CHÍN

* Thiền sư Minh Luyện lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Tỉnh Thái ở Dương châu.

TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

Tức Tổ sư đời thứ tư ở Trung Hoa lưu xuất, vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư Pháp Dung ở Ngưu đầu.

ĐỜI THỨ HAI SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Pháp Dung ở Ngưu đầu tại Kim lăng, lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Trí Nham

ĐỜI THỨ BA SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Trí Nham lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Tuệ Phương.

ĐỜI THỨ TƯ SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Tuệ Phương lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Pháp Trì.

ĐỜI THỨ NĂM SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Pháp Trì lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Trí Oai.

ĐỜI THỨ SÁU SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Trí Oai lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Tuệ Trung.

ĐỜI THỨ HAI SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Pháp Dung lại lưu xuất mười vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là:

  1. Thiền sư Đàm Thôi ở Chung sơn tại Kim lăng
  2. Thiền sư Đại Tố ở Kinh châu
  3. Thiền sư Nguyệt Không ở U thê
  4. Thiền sư Đạo Diễn ở Bạch mã
  5. Thiền sư Định Trang ở Tân an
  6. Thiền sư Trí Sai ở Bành thành
  7. Thiền sư Đạo Thọ ở Quảng châu
  8. Thiền sư Trí Sảng ở Hồ châu
  9. Thiền sư Đổ Mặc ở Tân châu
  10. Thiền sư Trí Thành ở Thượng nguyên

ĐỜI THỨ BA SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Trí Nham lại lưu xuất tám vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là:

  1. Thiền sư Cảnh Đàm ở Đông đô
  2. Thiền sư Chí Trường ở Tương châu
  3. Thiền sư Đoan Phục ở Ích châu
  4. Thiền sư Quy Nhân ở Long quang
  5. Thiền sư Biện Tài ở Tương dương
  6. Thiền sư Pháp Tuấn ở Hán nam
  7. Thiền sư Mẫn Cổ ở Tây xuyên.
  8. xxxxxxxxxxxxxxx

* Thiền sư Trí Thành lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Định Châu.

ĐỜI THỨ TƯ SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Định Chân lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là:

  1. Thiền sư Như Độ.

ĐỜI THỨ NĂM SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Định Chân lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp gần kề.

Đó là:

  1. Thiền sư Huyền Tố ở Ngưu đầu
  2. Thiền sư Hoằng Nhẫn ở Thiên trụ.

ĐỜI THỨ SÁU SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Trí Oai lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là:

  1. Thiền sư Huyền Đĩnh ở An quốc tại Tuyên châu
  2. Thiền sư Huyền Tố ở Hạc lâm tại Nhuận châu
  3. Thiền sư Sùng Tuệ ở Thiên trụ tại Thư châu.

ĐỜI THỨ BẢY SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Tuệ Trung lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Duy Tắc ở Thiên thai.

* Thiền sư Huyền Tố lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Đạo Khâm ở Kính sơn
  2. Thiền sư Đàm Ích ở Kim hoa
  3. Thiền sư Viên Cảnh ở Ngô môn

ĐỜI THỨ TÁM SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Đạo Khâm -Quốc Nhất ở Kính sơn lưu xuất bốn vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Đạo Lâm ở Điểu khóa
  2. Thiền sư Ngộ ở núi Mộc chữ
  3. Thiền sư Quảng Phu ở Thanh dương
  4. Thiền sư Sùng Tuệ ở núi Cân tử tại Hàng châu.

* Thiền sư Duy Tắc ở hang Phật quật tại Thiên thai lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là Thiền sư Trí ở Vân cư tại Thiên thai.

ĐỜI THỨ CHÍN SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Đạo Lâm ở Điểu khóa tại Hàng châu, lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Hội Thông ở Chiêu hiền tại Hàng châu
  2. Thiền sư Bảo Quán ở Linh nham.

* Thiền sư Trí ở Vân cư tại Thiên thai lưu xuất ba mươi ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Đạo Tánh ở núi Ngưu đầu
  2. Thiền sư Trí Đăng ở Giang ninh
  3. Thiền sư Hoài Tín ở Giải huyền
  4. Thiền sư Toàn ở Hạc lâm
  5. Thiền sư Hoài Cổ ở Bắc sơn
  6. Thiền sư Quán Tông ở Minh châu
  7. Thiền sư Đại Trí ở Ngưu đầu
  8. Thiền sư Thiện Đạo ở Bạch mã
  9. Thiền sư Trí Chân ở Ngưu đầu
  10. Thiền sư Đàm Ngung ở Ngưu đầu
  11. Thiền sư Vân Thao ở Ngưu đầu
  12. Thiền sư Ngưng ở Ngưu đầu
  13. Thiền sư Pháp Lương ở Ngưu đầu
  14. Thiền sư Hạnh Ứng ở Giang ninh
  15. Thiền sư Huệ Lương ở núi Ngưu đầu
  16. Thiền sư Đạo Dung ở Hưng thiện
  17. Thiền sư Chiếu Dung ở Tương sơn
  18. Thiền sư Pháp Đăng ở Ngưu đầu
  19. Thiền sư Định Không ở Ngưu đầu
  20. Thiền sư Tuệ Thiệp ở núi Ngưu đầu
  21. Thiền sư Đạo Ngộ ở U thê
  22. Thiền sư Ngưng Không núi ở Ngưu đầu
  23. Thiền sư Đạo Sơ ở Tương sơn
  24. Thiền sư Tạng ở U cơ (Thê?)
  25. Thiền sư Linh Huy ở Ngưu đầu
  26. Thiền sư Đạo Dĩnh ở U thê
  27. Thiền sư Cự Anh ở Ngưu đầu
  28. Thiền sư Pháp Thương ở Thích sơn
  29. Thiền sư Ngưng Tịch ở Long môn
  30. Thiền sư Viễn ở Trang nghiêm
  31. Thiền sư Đạo Kiên ở Tương châu
  32. Ni sư Minh Ngô
  33. Cư sĩ Ân Tịnh

ĐỜI THỨ MƯỜI SAU ĐỜI TÔN GIẢ ĐẠO TÍN, TỔ THỨ BA MƯƠI MỐT

* Thiền sư Tuệ Nghiệp, lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Thanh Nguyên ở Thê hà tại Nhuận châu Tôn giả Hoằng Nhẫn, Tổ thứ ba mươi hai.

Tức Tổ sư đời thứ năm ở Trung Hoa lưu xuất mười ba vị nối dõi dòng pháp gần kề. Đó là:

  1. Thiền sư Thần Tú Bắc Tông
  2. Thiền sư Tuệ An ở Tung nhạc
  3. Thiền sư Đạo Minh ở Mông sơn
  4. Thiền sư Đàm Quang ở Dương châu
  5. Thiền sư Thần Tháo ở Tùy châu
  6. Thiền sư Pháp Trì ở Kim châu
  7. Thiền sư Trí Tiên ở Tư châu
  8. Thiền sư Pháp Chiếu ở Thư châu
  9. Thiền sư Nghĩa Phương ở Việt châu
  10. Thiền sư Đạo Tuấn ở Chi giang
  11. Thiền sư Huyền Trách ở Thường châu
  12. Thiền sư Tăng Đạt ở Việt châu
  13. Chủ bộ dòng họ Lưu ở núi Bạch tùng.

ĐỜI THỨ HAI SAU ĐỜI TÔN GIẢ HOẰNG NHẪN, TỔ THỨ BA MƯƠI HAI.

* Thiền sư Thần Tú lưu xuất mười chín vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Cự Phương ở núi Ngũ đài
  2. Thiền sư Trí Phong ở Hà trung
  3. Thiền sư Tạng ở Hàng ma tại Duyên châu
  4. Thiền sư Đạo Thọ ở Thọ châu
  5. Thiền sư Toàn Thực ở Hoài nam
  6. Thiền sư Từ Lãng ở Kinh châu
  7. Thiền sư Phổ Tịch ở Tung sơn
  8. Thiền sư Hương Dục ở Đại Phật
  9. Thiền sư Nghĩa Phước ở Tây kinh
  10. Thiền sư Trừng ở Hốt lôi
  11. Thiền sư Nhật ở Đông kinh
  12. Thiền sư Biến Tịnh ở Thái nguyên
  13. Thiền sư Nguyên Quán ở Nam nhạc
  14. Thiền sư Đỗ ở Nhữ nam
  15. Thiền sư Kính ở Tung sơn
  16. Thiền sư Tiểu Phước ở Kinh triệu
  17. Thiền sư Quán ở Hoắc sơn tại Tấn châu
  18. Thiền sư Sùng Khê ở Nhuận châu
  19. Thiền sư Hoài Không ở An lục.

* Quốc sư Tuệ An ở Tung nhạc lưu xuất sáu vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư Nhân Niệm ở Phước tiên ở Lạc kinh
  2. Thiền sư Đọa ở Phá táo tại Tung nhạc
  3. Thiền sư Nguyên Khuê ở Tung nhạc
  4. Thiền sư Thản Nhiên ở Thường sơn
  5. Thiền sư Viên Tịch ở Nghiệp đô
  6. Thiền sư Đạo Lượng ở Tây kinh.

* Thiền sư Đạo Minh ở Mông sơn lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Sùng Tịch ở Hồng châu
  2. Thiền sư Hoàng ở Giang tây
  3. Thiền sư Thần Chánh ở Phủ châu

* Thiền sư Thần Tháo ở Tùy châu lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

1. Thiền sư Chánh thọ

* Thiền sư Trí Tiên ở Tư châu, lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư Xử Tịch ở Tư châu

* Thiền sư Huyền Trách, lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Thần Phỉ ở Nghĩa hưng
  2. Thiền sư Sướng ở Hồ châu.

ĐỜI THỨ BA SAU ĐỜI TÔN GIẢ HOẰNG NHẪN, TỔ THỨ BA MƯƠI HAI

* Thiền sư Tạng ở Hàng ma lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Tịch Mãn ở Tây kinh
  2. Thiền sư Định Trang ở Tây kinh
  3. Thiền sư Tuệ Ẩn ở Nam nhạc.

* Thiền sư Từ Lãng ở Kinh châu lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư Huyền Tông ở Tử kim
  2. Thiền sư Xa ở Đại mai
  3. Thiền sư Hoài Huy ở Đoàn giới

* Thiền sư Phổ Tịch ở Tung sơn lưu xuất hai mươi bốn vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Duy Chính ở núi Chung nam
  2. Thiền sư Tuệ Không ở Quảng phước
  3. Thiền sư Việt Châu
  4. Thiền sư Tư ở Giáp thạch tại Tương châu
  5. Thiền sư Minh Toàn
  6. Thiền sư Chân ở Kính ái
  7. Thiền sư Thủ Hiền ở Duyên châu
  8. Thiền sư Thạch Tạng ở Định châu
  9. Thiền sư Trừng Tâm ở Nam nhạc
  10. Thiền sư Nhật Chiếu ở Nam nhạc
  11. Thiền sư Cán ở Lạc kinh
  12. Thiền sư Chân Lượng ở Tô châu
  13. Thiền sư Tuyền ở Ngõa quan
  14. Thiền sư Pháp Dung ở Dặc dương
  15. Thiền sư Diễn ở Quảng lăng
  16. Thiền sư Tuệ Không ở Thiểm châu
  17. Thiền sư Chân Lượng ở Lạc kinh
  18. Thiền sư Tuyên Nguyệt ở Trạch châu
  19. Thiền sư Đàm Chân ở Hào châu
  20. Thiền sư Sùng Diễn ở núi Đô lương
  21. Thiền sư Trừng ở Kinh triệu
  22. Thiền sư Nhật Hạnh ở chùa Tung dương
  23. Thiền sư Dung ở Kinh triệu
  24. Cư sĩ Đinh ở Định đào ở Kinh triệu

* Thiền sư Nghĩa Phước ở Tây kinh lưu xuất tám vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Mãnh ở Đại hùng
  2. Thiền sư Động ở Đại chấn tại Tây kinh
  3. Thiền sư Thần Phỉ
  4. Thiền sư Quang ở Đại bi tại Tây kinh
  5. Thiền sư Đại Ẩn ở tại Tây kinh
  6. Thiền sư Định Cảnh
  7. Thiền sư Đạo Bá
  8. Thiền sư Huyền Chứng

* Thiền sư Nguyên Quán ở Nam nhạc lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Thần Chiếu.

* Thiền sư Tiểu Phước lưu xuất ba vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Thâm Tịch ở Lam điền tại Kinh triệu
  2. Thiền sư Vân ở Thái bạch
  3. Thiền sư Pháp Siêu ở núi Đông bạch.

* Thiền sư Quán ở Hoắc sơn lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư U ở Hiện sơn.

* Thiền sư Đạo Lượng ở Tây kinh lưu xuất năm vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Đại Tổng Quản Lý Hiếu Dật ở Dương châu
  2. Công Bộ Thượng Thư Trương Tích
  3. Quốc Tử Tế Tửu Thôi Dung
  4. Bí Thư Giám Hạ Tri Chương
  5. Thứ Sử Khương Tiên ở Mục châu.

* Thiền sư Xử Tịch ở Tư châu lưu xuất bốn vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư Vô Tướng ở Ích châu
  2. Thiền sư Mã ở Ích châu
  3. Thiền sư Siêu
  4. Thiền sư Hiểu Liễu ở Tử châu

* Thiền sư Phỉ ở Nghĩa hưng lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp.

Đó là:

  1. Thiền sư Trí du ở Tây kinh
  2. Thiền sư Thâm Trí ở Đông đô

Đời thứ tư sau đời Tôn giả Hoằng Nhẫn, Tổ thứ ba mươi hai

* Thiền sư Duy Chính ở Hưng thiện lưu xuất hai vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Định Tâm ở Hành châu
  2. Thiền sư Chí Chân.

* Thiền sư Chí Chân ở chùa Kính ái lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là: Thiền sư Chiếu ở Tung sơn

* Thiền sư Thận Huy ở Đoàn giới lưu xuất một vị nối dõi dòng pháp. Đó là: Thiền sư Võ Giới

* Thiền sư Vô Tướng lưu xuất bốn vị nối dõi dòng pháp. Đó là:

  1. Thiền sư Vô Trú ở Ích châu
  2. Thiền sư Dung ở Kinh châu
  3. Vương Đầu Đà ở Hán châu
  4. Thiền sư Thần Hội ở Ích châu.

II. LƯỢC TRUYỆN TÔNG CHỨNG

LỜI TỰA

“Trong kinh Niết-bàn nói: “Lại đến phương khác, nơi có các thứ phiền não, tên độc, thị hiện làm Tổ mà vì trị liệu đó”. Lại nói: “Ta có Chánh pháp Vô thượng đều đã giao phó cho Ma-ha Ca-diếp. Đại Ca-diếp sẽ vì các người làm nơi nương tựa vững chắc”. Đó là đạo của chúng ta có Tổ Tông cao thượng vậy. Chỉ vì Trung Hoa và Thiên trúc các vị lưu truyền xa xăm không thật, đến nỗi kiến đức hạnh đạo phong của các bậc Thánh nhân rất không rõ ràng xác thực, lại thêm gặp phải các vị vua hung bạo ganh ghét Thánh thiện hủy phá đại giáo, mà người con Phật chẳng khéo thuộc sách, vọng cho là Tổ sư tuyệt dứt ngay đời thứ hai mươi bốn (Tôn giả Sư Tử). Mới sinh khởi điều nghi ở đời sau, khiến Thánh đức càng khuất mờ. Khế Tung tôi thường xót xa đó, nhân chỉnh sửa sử sách, mới gặp được điều nói về việc của Tổ Tông gồm có mười vị của Sa-môn chúng hiền. Nên cùng người ấy xếp đặt làm thành truyện Tông Chứng đây vậy”.

1. Sa-môn Trúc Đại Lực người nước Nguyệt Chi.

Sa-môn Trúc Pháp Lực người nước Nguyệt Chi, là đệ tử của Tôn giả Hạc-lặc-na, Tổ thứ hai mươi ba. Trúc Đại Lực bẩm tánh vốn thông mẫn rất rành hiểu các pháp Đại thừa Tiểu thừa, ở nước đó tôn xưng là Tam Tạng Pháp Sư, khoảng trong đời vua Hiến Đế (Lưu Hiệp 190-220) thời Đông Hán, Trúc Đại Lực đến Lạc ấp (Trung Hoa), thường cùng Sa-môn Khương Mạnh Tường phiên dịch “Chánh Nhị Bản Khởi Kinh”. Một ngày nọ tại Quán bỗng có một luồn ánh sáng sắc trắng tỏa phát phía trước, Trúc Pháp Lực nghiêm nét mặt bảo: “Ánh sáng này là tướng điềm Tôn giả Hạc-lặc-na thầy của Ta thị tịch”. Mọi người đếu lấy làm lạ đó bèn đem tấu trình cùng vua, vua liền bảo ghi ký lại. Lúc đó tức là năm Kỷ sửu (209). Sau đó, Trúc Đại Lực vân du đến Giang nam, vừa gặp lúc Tôn Quyền (Đại Đế 222-252 thời Đông Ngô) xưng Vương tại Kiến khương, mới quy hướng Phật pháp, tạo lập chùa. Kính lễ thỉnh mời Sa-môn Khương Tăng Hội ở nước đó. Mới đầu gặp gỡ Trúc Đại Lực, Khương Tăng Hội rất tỏ vẻ không kính đức, sau đó cùng hỏi đáp, bèn dần mến trọng. Nhân đó hỏi: “Nhân giả thọ học từ bậc thầy nào mà có được khả năng như vậy?” Trúc Đại Lực đáp: “Thầy của tôi là Tôn giả Hạc-lặc-na. Nên tôi thấu đạt diệu ngộ này, và mới thông hiểu tâm người khác”. Khương Tăng Hội hỏi: “Đệ tử của Tôn giả Hạc-lặc-na có lợi trí như Nhân giả được bao nhiêu vị? Lại có ai quá vậy chăng?” Trúc Đại Lực đáp: “Đồng bạn tợ như tôi có ba ngàn (3.000) người, còn thông đạt mẫn ngộ trội vượt khác thường chỉ có một Thượng nhân tức là Tỳ-kheo Sư Tử, đã được kính thọ nhận đại pháp nối tiếp đời thấy, mới đến xiển dương hoằng hóa ở nước xứ Bắc Thiên Trúc”. Khi ấy, Khương Tăng Hội bèn dẫn Trúc Đại Lực vào diện kiến Ngô chủ -Tôn Quyền, tán thán những điều kỳ đặc. Tôn Quyền mới hỏi: “Hẹp hòi ở đây có đất, vận nước ấy có gì chăng?” Trúc Đại Lực mới nói bài kệ tụng đáp rằng:

“Đêm lắng ăn cơm
Giữa mây đánh chạy
Sau mười bốn (14) năm
Hẳn gặp miệng heo”.

Khi ấy, Tôn Quyền không hiểu lời nói đó, mà cũng rất kính lễ. Trúc Đại Lực lưu ở tại đất Đông Ngô rất lâu. Đến lúc Tôn Quyền băng hà. Con là Tôn Lượng (Hầu Quan Hầu 252-258) lên nối ngôi, càng cùng thưa hỏi mà mọi lời giải đáp của Trúc Đại Lực đều có ứng nghiệm. Mãi đến năm Canh thìn (260) thuộc trong đời Tôn Hưu (Cảnh Đế 258-264 thời Đông Ngô) Trúc Đại Lực mới trở về lại Tây vức.

2. Sa-môn Đàm-ma-ca-la người xứ Trung Ấn Độ.

Sa-môn Đàm-ma-ca-la người xứ Trung Ấn Độ. Năm Nhâm dần (222) tức năm Hoàng sơ thứ ba Tiền Ngụy, đến Hứa Xương, thấy chư Tăng oai nghi không chỉnh tề, Đàm-ma-ca-la luôn than: “Đó là không biết Pháp luật!” Bấy giờ tại Hứa Xương có vị Tăng tên là Quang Xán nhọc nhằn xót thương chúng ấy, hay khéo được gặp, mới kính lễ hỏi Đàm-ma-ca-la rằng: “Sư ở nước Tây vức có thấy được người nào là bậc thầy ưu thắng chăng? Và dùng pháp gì để trú trì? Mong được nghe chỉ bày!” Đàm-ma-ca-la đáp: “Ở Tây vức có hai vị Tăng rất ưu thắng, đó là Tôn giả Ma-noa-la (Tổ thứ 22) và Tôn giả Hặc-lặc-na (Tổ thứ 23) mà tôi đã được gặp và lễ kính. Hai Đại sĩ ấy đều truyền trao chánh pháp. Dùng pháp để trú trì. Những người dự tham trong đại chúng ấy hiếm ít chẳng chỉnh trang. Hai Đại sĩ ấy đều chứng đắc Thánh đạo, và oai đức khác lạ đều không thể nghĩ lường. Tôn giả Ma-noa-la mới đầu ở tại nước Chi-đề dùng sức thần thông vỗ một cái vào bụng mình mà hay nhiếp phục được cả trăm muôn con voi hung dữ. Đến lúc xuất gia, giáo hóa ở nước xứ Tây Ấn Độ. Lúc ở nước đó biện giải về Tháp Phật, chỉ bày dòng suối đều có ứng nghiệm (các việc này nói rõ đủ trong bản truyện). Còn Tôn giả Hặc-lặc-na là đệ tử nối dõi dòng pháp từ Tôn giả Ma-noa-la đã làm hưng thạnh việc Phật ở nước xứ Trung Thiên Trúc. Đến lúc thị tịch, bốn chúng trà-tỳ nhục thân sắp phân chia xá-lợi, Tôn giả Hặc-lặc-na lại hay ứng hiện, nói kệ tụng dạy răn không cho phân chia (bài kệ ấy đã nói rõ trong bản truyện)”. Sa-môn Quang Xán hỏi: “Tôn giả Hặc-lặc-na thị tịch đến nay đã bao lâu rồi?” Đàm-ma-ca-la đáp: “Đã mười hai năm”. Sa-môn Quang Xán hỏi: “Niên lịch ở nước Tây Vức so với xứ đây có đồng chăng?” Đàm-ma-ca-la đáp: “Tên gọi mùa thì tuy khác nhưng khí hậu thì không sai khác”. Và bèn giả nói là lịch số của năm xứ Thiên trúc v.v… Về sau, Đàm-ma-ca-la cũng trở về lại Tây vức, Sa-môn Quang Xán lưu truyền việc ấy. Về sau người làm truyện chứ Tăng có được nên biên ghi đó.

3. Sa-môn Chi-vương-lương-lâu người nước xứ Trung Ấn Độ.

Sa-môn Chi-vương-lương-lâu người nước xứ Trung Ấn Độ, thật là

người đã chứng đắc quả vị không thể lường biết. Mới đầu, khoảng trong đời Tào Hoán (Nguyên Đế 260-265) thời Tiền Ngụy. Chi-vương-lươnglâu đến Lạc kinh, mới đầu dừng ở tại chùa Bạch mã. Lúc đó là năm Tân tỵ (261) tức năm Cảnh Nguyên thứ hai thời Tiền Ngụy. Khi ấy mà Ngụy sắp đến lúc nguy ngập, Tào Hoán cùng đồng bạn rất ngại lo, nghe Chivương-lương-lâu là vị Tăng đặc dị nên cùng theo hỏi về sự hưng suy của nước nhà, Chi-vương-lương-lâu bèn vì Tào Hoán nói bài kệ rằng:

“Hai ông mang vị rỗng
Khỉ vượn chánh ngay đường
Năm (05) người bắt một (01) gà
Gà kêu khỉ chẳng bày”.

Đến lúc Tào Hoán ra đi, Chi-vương-lương-lâu lại nói bài kệ tụng rằng:

“Hai người khéo khéo đi
Bốn (04) năm nữa bình an
Gái trai sống Hà nội
Xe son dâng lên đàn”.

Bấy giờ tuy không hiểu lời nói đó, nhưng về sau đều có ứng nghiệm.

Sau đó, gặp các Sa-môn Đàm Đế, Khương Tăng Khải, Đàm Tùng Bạch thỉnh mời các Sa-môn phiên dịch chúng kinh. Một ngày nọ, Chivương-lương-lâu bảo cùng các Sa-môn rằng: “Lúc ở Tây Vức, tôi từng đến nước Kế Tân, vào cao nguyên thông đồ, đến núi Tượng bạch đi rất xa, bỗng thấy một am tranh. Có vị Tăng ở đó rất già, có đệ tử theo hầu, tôi mới đến lễ kính, nhân đó hỏi: “Nhân giả ở đây đã bao lâu, tên họ là gì?” vị Tăng ấy đáp: “Tôn tên là Đạt-ma-đạt, vốn người ở nước xứ Bắc Thiên Trúc. Mới đầu, tôi theo Tỳ-kheo Ba-lê-ca theo học, về sau được gặp Tôn giả Sư Tử (Tổ thứ 24) vì tôi làm thầy chỉ dạy pháp xuất thế. Đến lúc vua Di-la-quật gây nạn giết hại Tôn giả Sư Tử, tôi bèn đến ẩn tại đây. Đã lâu từ tạ tuyệt dứt mọi việc người đời, đâu có ý lại cùng gặp ông đây”. Tôi nghe tên ấy lại càng kính trọng, bèn tiếp hỏi: “Tôn giả Sư Tử, theo tôi thật biết là bậc không tội mà bị hại, nhưng Đại pháp mà Tôn giả Sư Tử lưu truyền lấy gì làm Tông thừa, rất muốn phỏng hỏi đầu mối nguyên do đo mà chưa từng được, nay may gặp Tôn giả, tôi có thể được nghe nói chăng?” Đạt-ma-đạt đáp: “Xưa kia Đức Như Lai đem giáo thừa mà truyền trao cho các Thánh giả, riêng đem chánh pháp vi diệu tâm ấn tối thượng thừa phó chúc cho Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, lần lượt trao truyền đến Tôn giả Sư Tử; thầy Tôi, Tôn giả Sư Tử dự biết chính mình không khỏi mắc hoạn nạn, nên lúc còn tại thế, đem Đại pháp truyền trao cho bạn đồng học với Tôi là Tôn giả Bà-xá-tư-đa, lại trao cho pháp y để chứng tín. Bấy giờ Tôn giả Bà-xá-tư-đa tuân theo lời bảo của Thầy bèn đến hoằng hóa ở nước xứ Nam Ấn Độ”. Chi-vươnglương-lâu tiếp bảo: “Tôi cũng từng gặp Sư ấy (Tôn giả Bà-xá-tư-đa) tại nước xứ Nam Ấn Độ”. Nhân đó, đem việc của các Tổ sư mà phiên dịch cùng các Sa-môn. Phàm bảy Đức Phật từ thời quá khứ cho đến Tôn giả Bà-xá-tư-đa, Tổ thứ hai mươi lăm là do Sa-môn Chi-vương-lương-lâu phiên dịch thành.

4. Sa-môn Bà-la-phân-đa người xứ Trung Thiên trúc.

Sa-môn Bà-la-phân-đa người xứ Trung Thiên trúc, cũng là người thần dị chẳng thể lường biết. Hoặc có thuyết cho là Tiền thân của Bàla-phân-đa vốn là rồng nhân nghe giảng kinh mà được thác sinh đời nay vậy. Khoảng năm canh ngọ (250) tức năm Gia Bình thứ hai thời Tiền Ngụy, Bà-la-phân-đa đến Lạc kinh (Trung Hoa), chứ Tăng tại Lạc kinh phần nhiều đều nương theo Bà-la-phân-đa trở lại câu thọ Đại giới. Mãi đến năm Ất dậu (265) tức năm Thái Thủy thứ nhất, đời vua Võ Đế (Tư Mã Viêm 265-290) thời Tây Tấn, gặp có vị đệ tử tên là Ma-ca-đà đến, nhân đó Bà-la-phân-đa hỏi: “Lúc ông ở tại Tây vức từng đến nước xứ Bắc Thiên trúc chăng? Có người nói Tôn giả Sư Tử (Tổ thứ 24) không tội mà bị vua giết hại, việc ấy có thật chăng? Nay lại có người truyền pháp cũng kế thừa nối tiếp từ Tôn giả Sư Tử chăng?” Ma-ca-đà đáp: “Thật đúng vậy. Tôn giả Sư Tử bị giết chất đến nay đã hai mươi ba năm. Có Sa-môn tên là Bà-xá-tư-đa vốn người nước Kế Tân, trước khi gặp nạn đã được Tôn giả Sư Tử trao truyền Đại pháp và pháp y. Và trong ngày đó liền ra đi đến xứ Trung Thiên trúc hoằng truyền hưng thạnh việc Phật. vua nước đó tên là Ca Thắng rất mến trọng. Tuy các ngoại đạo rất hùng mạnh biện luận nhưng cũng đều bị khuất phục. Samôn Bà-xá-tư-đa cùng vua biện giải về mối nghiệp trong ngự uyển. Dân chúng trong nước ấy rất lấy làm lạ, lại xưng gọi là Bà-la-phân-đa (sự việc xem ở Bản truyện)”. Sa-môn Bà-la-phân-đa bảo cùng vị đệ tử ấy rằng: “Ta cũng biết đó, vừa xét nghiệm điều ông nói thật có chỗ hợp”. Bấy giờ có người khéo việc, liền biên ghi tại chùa Bạch mã. Về sau có vị Sa-môn tức Pháp sư Hiền Lãng gặp được tại chùa ấy mới đem lưu truyền nơi đời. (Vì Sa-môn Bà-la-phân-đa đến Trung Hoa trong đời Tề Vương (Thiếu Đế -Tào Phương 240-254 thời Tiền Ngụy) tức đáng nêu bày trước truyện Sa-môn Chi-cương-lương lâu. Nhưng vì mới hiển bày bắt đầu trong niên hiệu Thái Thủy (265-275) thời Tây Tấn nên xếp đặt lưu sau vậy).

5. Sa-môn Phật-đà-bạt-đà-la người xứ Thiên trúc.

Sa-môn Phật-đà-bạt-đà-la, tiếng Trung Hoa phiên dịch nghĩa là “Giác Hiền”, người xứ Thiên trúc, vốn thuộc dòng họ Thích-ca là hậu duệ của vua Ca-lồ-phạn xuất gia từ thuở thiếu thời được độ làm Sa-di ở nước ấy. Về sau Phật-đà-bạt-đà-la đến thọ học theo đại Thiền sư Phật Đại Tiên, bẩm tánh rất thông mẫn, chỉ tập học trong một ngày đã hơn hẳn mọi người tập học cả tháng và rất chuyên về Thiền pháp, từng cùng Sa-môn Tăng-già-đạt-đa chung đi đến nước Kế Tân, mới đầu Tăng-giàđạt-đa chưa lường biết được con người Phật-đà-bạt-đà-la. Một ngày nọ Tăng-già-đạt-đa đang tọa thiền nơi thất kín, bỗng thấy Phật-đà-bạt-đàla xuất hiện trước mắt nên kinh ngạc mà hỏi: “Từ đâu lại?” Phật-đàbạt-đà-la đáp: “Tạm đến cung trời Đâu-suất kính lễ Bồ-tát Di-lặc”, rồi liền ẩn, không còn thấy nữa, Tăng-già-đạt-đa rất lấy làm lạ đó. Ngày khác đem điều ấy mà hỏi, mới biết Phật-đà-bạt-đà-la đã chứng quả “Bất hoàn”. Gặp có Sa-môn Trí Nghiêm người đất Tần đang đồng ở tại nước Kế Tân. Nhân đó, Sa-môn Trí Nghiêm khẩn thiết cầu thỉnh Phậtđà-bạt-đà-la đến Trung Hoa hoằng truyền thiền pháp. Khi ấy Đại Thiền sư Phật Đại Tiên cũng đang ở tại nước Kế Tân, nhân đó, bảo Sa-môn Trí Nghiêm rằng: “Hoằng truyền thiền pháp thì Phật-đà-bạt-đà-la thật đúng người vậy”. Phật-đà-bạt-đà-la bèn cùng Sa-môn Trí Nghiêm đến phương Đông. Mới đầu đến Trường an, cùng gặp Tam Tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập rất lấy làm tốt lành. Phật-đà-bạt-đà-la từng bảo cùng La-thập rằng: “Ông phiên dịch chẳng vượt ngoài ý người, mà sao đặc biệt vang vọng tiếng tăm vậy?” La-thập đáp: “Tôi tuổi già nên vậy, nào hẳn ngợi xưng tốt lành đàm luận”. Phật-đà-bạt-đà-la nghị luận phần nhiều cao vợi giản đơn, rất bị Đồ chúng đệ tử của La-thập chống kỵ. Về sau, nhân Phật-đà-bạt-đà-la tự nói: “Tôi dự thấy có năm chiếc thuyền từ nước ấy lại”. Các đệ tử lại nói: “Tự đắc quả vị A-na-hàm.” Phật-đàbạt-đà-la chẳng hẳn nghiệm hỏi. Từ đó đưa đến sự phỉ báng, chư Tăng ở đất Tần cho rằng: “Phật-đà-bạt-đà-la dối hoặc quần chúng”. Bèn tẩn đuổi không dung đồng ở. Ngay ngày ấy, Phật-đà-bạt-đà-la cùng các đệ tử như Sa-môn Tuệ Quán v.v… ra ải theo hướng Nam đi đến Lô sơn. Pháp sư Tuệ Viễn vốn nghe tiếng tăm Phật-đà-bạt-đà-la nên lúc vừa thấy đến bàn tiếp đãi rất thân thiện, nhân đó gởi thư đến Tần Vương vì giải mở việc tẩn đuổi ấy, bèn xin Phật-đà-bạt-đà-la đưa các kinh thiền ra đồng phiên dịch. Phiên dịch xong, Pháp sư Tuệ Viện bèn vì ghi lời tựa. Nhân đó hỏi Phật-đà-bạt-đà-la rằng: “Chư Tổ ở Thiên trúc truyền pháp có được bao nhiêu vị?” Phật-đà-bạt-đà-la đáp: “Chư vị Tổ sư ở Tây vức hoằng truyền pháp, từ Tôn giả Đại Ca-diếp lần lượt tiếp thừa đến nay đã có hai mươi bảy vị, vị Tổ thứ hai mươi sáu mới thị tịch gần đây tên là Bất-như-mật-đa, lưu xuất vị đệ tử nối dõi dòng pháp tên là Bát-nhã-đa-la đang ở tại xứ Nam Thiên trúc thạnh hành giáo hóa, tôi đã từng gặp (Bát-nhã-đa-la hiện còn, khi ấy thì Đạt-ma-đa-la chưa nối dõi làm Tổ, nên chưa nêu xưng. Theo trong “Truyện Bảo Lâm” nêu cửu Phật-đà-bạt-đà-la nói về việc Tổ cùng đây tương đồng vậy). Khi Bátnhã-đa-la đến phương Tây thì tôi đến Giang lăng”. Pháp sư Tuệ Viễn chưa kịp biên ghi điều ấy. Về sau, gặp Lưu Thái Úy Dụ Thôi nghỉ trấn nhậm tại Kinh châu, Phật-đà-bạt-đà-la đồng cùng trở lại dưới thành đô, ở chùa Đạo tràng, và thị tịch tại chùa ấy. Lúc đó là năm Nguyên Gia thứ sáu (429) thời Tiền Tống. Phật-đà-bạt-đà-la hưởng thọ bảy mươi mốt tuổi.

6. Sa-môn Tăng Hựu.

Sa-môn Tăng Hựu vốn người xứ đất Tề đến ở đất Lương, trì luật rất nổi tiếng, từng trước thuật bộ: “Xuất Tam Tạng Ký”. Trong mục lục truyền thừa của “Tát-bà-đa-bộ”, Tăng Hựu nói: “Tôn giả Bà-la-đa-đa (Tổ thứ hai mươi lăm), Phất-nhã-mật-đa (Tổ thứ 26), Bất-như-đa-la (Tổ thứ 27) Đạt-ma-đa-la (Tổ thứ 28)”. Về sau, Tăng Hựu thị tịch tại đất Lương.

7. Sa-môn Na-liên-da-xá người nước Kế Tân.

Sa-môn Na-liên-da-xá người nước Kế Tân, khoảng trong đời vua Hiếu Tỉnh Đế (Nguyên Thiện Hiện 534-550) thời Đông Ngụy, Na-liênda-xá đến ở Nghiệp đô, chuyên việc phiên dịch. Đến lúc dòng họ Cao thay thế nhà Ngụy, xưng hiệu nhà Tề, Na-liên-da-xá càng phiên dịch ra các kinh. Mới đầu, cùng xử sĩ Vạn Thiên Ý chung phiên dịch bộ “Tôn Thắng Bồ-tát Vô Lượng Môn Đà-la-ni Kinh”. Vạn Thiên Ý từng hỏi Na-liên-da-xá.” Ở Tây vức có Đại sĩ nào phụng trì giáo pháp này chăng?” Na-liên-da-xá đáp: “Chư vị Tổ sư ở Tây vức cả thảy hai mươi bảy Đại sĩ. Nhưng Tổ thứ hai mươi bảy tên là Bát-nhã-đa-la lưu xuất vị đệ tử nối dõi dòng pháp tên là Đạt-ma-đa-la (Tổ thứ 28), trước kia trong năm Chánh Quang thứ nhất (520) dưới đời vua Hiếu Minh Đế (Nguyên Hủ 516-528 thời Bắc Ngụy) đã đến Lạc dương đây, vị ấy (Đạt-ma-đala) cũng khéo giỏi kinh này”. Vạn Thiên Ý hỏi: “Tôi nghe Đại sĩ ấy đáng là vị Tổ sư hoằng truyền chánh pháp của Phật, sau đó có người nào kế thừa nối dõi chăng?” Na-liên-da-xá bèn nói bài kệ tụng mà đáp cùng Vạn Thiên Ý rằng:

“Tôn Thắng nay Tạng xưa
Không tay lại có tay
Rồng lại mới nhận báu
Kính vật lại ghét tên”.

Vạn Thiên Ý lại hỏi như trước. Na-liên-da-xá lại nói bài kệ tụng:

“Mới đầu không xưng tên
Gió cuồng lại có tiếng
Người lại chẳng thích thấy
Báu trắng mới bằng bằng”.

Vạn Thiên Ý lại hỏi. Na-liên-da-xá lại nói bài kệ tụng:

“Tự dấy cầu không ngại
Thầy trao, Ta bày đây
Trên đường gặp Tăng lễ
Dưới chân sáu chi mọc”.

Vạn Thiên Ý lại hỏi. Na-liên-da-xá lại nói bài kệ tụng:

“Ba bốn vàng không Ta
Cách nước nhận đèn tâm
Tôn hiệu quá các lượng
Không sân chẳng nổi giận”.

Vạn Thiên Ý lại hỏi. Na-liên-da-xá lại nói bài kệ tụng:

“Kính vật nào từng kính
Nói siêng lại chẳng siêng
Chỉ viết bốn câu kệ
Cùng khuyên người thụy điền”.

Vạn Thiên Ý lại hỏi. Na-liên-da-xá lại nói bài kệ tụng:

“Trong tâm hay giấu việc
Nói đến bến sông Hán
Sóng Hồ tìm vầng nguyệt
Cùng soi hai ba người”.
 
Vạn Thiên Ý lại hỏi. Na-liên-da-xá lại nói bài kệ tụng:

“Lãnh được báu siêng nói
Xa quê mỗi ngày bày
Thóc kê dời gần đường
Tính thừa nhọc cẳng trời”.

Vạn Thiên Ý lại hỏi. Na-liên-da-xá bảo: “Theo dự ghi trước, sắp có bậc hữu đức trong nước nhà xuất hiện, Tôi không nói nữa, nhưng sự việc sau đó sẽ vì ông mà dự ghi bằng sáu bài kệ tụng mà dự ghi đó:

Bài 1:
“Đất cấn sinh Huyền chỉ
Thông Tôn đẹp cũng tôn
Sánh vai hai bảy (27) họ
Dưới chân một đống phân”.

Bài 2:
“Linh nhóm thích ân trời
Sinh ngà mười hai (12) người,
Trong pháp không mùi vị
Trên đá có công huân”.
 
Bài 3:

“Vốn là Trùng lớn mạnh
Xoay thành Sư tử đàm
Nhà quan bít phùng lãnh
Đồng rõ ba mươi ba”.

Bài 4:
“Chín (09) gái sinh nhân luân
Tám người chẳng hôn nhân
Giường mục thêm sáu chân
Tâm Tổ quý trong chúng”.

Bài 5:
“Chó chạy cùng gần sáng
Chim con nhẹ ra mình
Hai trời tuy có cảm
Ba hóa lắng không trần”

Bài 6:
“Nói thiếu nào từng thiếu
Nói lưu lại chẳng lưu
Cỏ như cắt bỏ đầu
Ba bốn tiếp môn tu”.

Na-liên-da-xá lại bảo cùng Vạn Thiên Ý rằng: “Sau khi Tôi thị tịch hai trăm tám mươi năm (280), nước này có bậc Đại vương khéo trị vì dân chúng, phong tục an lạc. Các bậc Hiền Thánh dự ghi xưa trước lần lượt đều xuất hiện nơi đời, làm điều lợi ích cho quần sinh. Nhưng do từ một vị Tăng ưu thắng mới bắt đầu mở môn cam lồ đó mà đến sau cùng như vậy”. Vạn Thiên Ý liền theo Na-liên-da-xá phiên dịch các kệ sấm đó. Na-liên-da-xá lại nêu ra việc của Tôn giả Đạt-ma-đa-la Tổ thứ hai mươi tám đệ tử nối dõi dòng pháp từ Tôn giả Bát-nhã-đa-la cùng Vạn Thiên Ý chỉnh tu đó (mất tên sách làm ở lúc bấy giờ)”. Về sau, Na-liên-da-xá bỗng nhiên riêng một mình vào Lô sơn, và bèn thị tịch trong núi. Sau đó vua Giản Văn Đến (Tiêu Cương 550-551) thời Nam Lương nghe được, nhân sai sứ thần Lưu Huyền vận sang đất Tề lấy sách đó đem về nước (Kim Lăng) và ban sắc chiếu mời Sa-môn Bảo Xướng biên ghi đưa vào “Tục Pháp Ký” (lúc vua Giản Văn Đế lên ngôi trị vì đang lúc nhà Tề có nước, mới hơn được một năm thì Giản Văn Đế băng hà, chết trong lúc giặc thần bạo loạn, đâu rãnh để mong cầu pháp sự ư? Há trước đó nhân Sứ thần nhà Bắc Tề hiến dâng lễ mà đã có sách đó ư? Lại không thấy Sa-môn Bảo Xướng trước thuật “Tục Pháp Ký”, về năm tháng đó hiện còn nghi ngờ. Chỉ lấy văn tự đó từ phương Bắc truyền đến phương Nam. Việc truyện lại đó có nguyên nhân, tạm theo cựu lục mà biên ghi như vậy). Nhưng về từ bảy Đức Phật thời quá khứ đến đời Tổ thứ hai mươi tám là Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma là do Sa-môn Na-liên-da-xá.

8. Sa-môn Kiện Na người xứ Tây vức.

Sa-môn Kiện Na người xứ Tây vức, không biết quả thật là vốn người nước nào, cũng không biết đến Trung Hoa từ thời gian nào, khoảng trong niên hiệu Thiên Bảo (742-756) thời Tiền Đường, gặp có Hà Nam Duẫn Lý Thường có được xá-lợi của Đại sư Tăng Xán tổ thứ ba ở Trung Hoa, bèn thỉnh mời các Sa-môn đến nhà, thiết trai cúng dường khánh lạc, mà Sa-môn Kiện Na có cùng đến dự tham. Nhân đó, Lý Thường hỏi: “Thiền tông ở Thiên trúc có bao nhiêu Tổ sư?” Sa-môn Kiện Na đáp: “Từ Tôn giả Đại Ca-diếp cho đến Tôn giả Bát-nhã-đa-la có cả thảy hai mươi bảy vị Tổ sư. Nếu bắt đầu từ Tôn giả Sư Tử (Tổ thứ 24) lưu xuất nối dõi dòng pháp gần kề thì đời thứ tư sau đời Tôn giả Đạtma-đạt có hai mươi hai vị. Như vậy, tổng cộng có cả thảy bốn mươi chín Tổ sư. Nếu từ bảy Đức Phật thời quá khứ đến đời Đâu-suất Tăng Xán đây chẳng bao quát các chi phái thì có ba mươi bảy đời. Lý Thường lại hỏi một vị Tăng Xán khác trong pháp hội rằng: “Tôi từng đọc xem Tổ đồ, hoặc nêu dẫn có hơn năm mươi tổ, cho đến chi phái thì sai sát, Tông tộc chẳng định, hoặc chỉ có tên không. Cớ sao như vậy?” Vừa lúc đó có vị đệ tử của Tổ thứ sáu tức Tôn giả Tuệ Năng là Thiền sư Trí Bản đáp rằng: “Đó bởi do trong thời Hậu Ngụy, Phật pháp bị phế hủy. Bấy giờ có Sa-môn Đàm Diệu trong lúc vội vàng riêng biên ghi danh mục chư Tổ, chẳng rảnh biên ghi toàn bộ, nghĩ nhớ mất nơi núi đầm, mãi đến đời vua Văn Thành Đế (Thác Bạt duệ (452-466) thời Bắc Ngụy phục hưng Phật giáo, trước sau trải mất ba mươi năm. Đến đời vua Hiếu Văn đế (Thác Bạt Hoành 471-450) thời Bắc Ngụy, Sa-môn Đàm Diệu mới lên làm Tăng Thống, sau đó nêu bày việc ấy trao cho các Sa-môn, tu sửa lại đó lấy làm đề mục là “Phú Pháp Tạng Truyện”. Nên sư sai nhầm quá mất ấy, phát xuất từ Sa-môn Đàm Diệu tạo nên vậy”. Về sau, cũng không biết Sa-môn Kiện Na như thế nào.

9. Cư sĩ Bùi Hưu.

Cư sĩ Bùi Hưu, tự là Công Mỹ. Từ trong khoảng niên hiệu Hội Xương (841-847) thời Tiền Đường làm Binh Bộ Thị Lang Ngự Sử Đại Phu Đồng Bình Chương Sự, hiệu là Danh Tướng, soạn thuật văn bia truyền pháp của Sa-môn Tông Mật ở Khuê phong. Viết rằng: “Đức Thích-ca Như Lai sau cùng đem Đại pháp nhãn tạng truyền trao Tôn giả Đại Ca-diếp, khiến Tổ Tổ tương truyền riêng lưu hành nơi đời, chẳng riêng nơi Tôn giả Đại Ca-diếp mà ngoài từ người, trời, Thanh văn, Bồtát. Từ Tôn giả Đại Ca-diếp đến Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma có cả thảy hai mươi tám đời. Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma trao truyền Tôn giả Tuệ Khả, Tôn giả Tuệ Khả truyền trao Tôn giả Tăng Xán, Tôn giả Tăng Xán truyền trao Tôn giả Đạo Tín, Tôn giả Đạo Tín truyền trao Tôn giả Hoằng Nhẫn, Tôn giả Hoằng Nhẫn truyền trao Tôn giả Tuệ Năng làm Tổ sư đời thứ sáu ở Trung Hoa”.

10. Cư sĩ Lưu Húc.

Cư sĩ Lưu Húc, tự là Diệu Viễn, vốn người xứ Quy nghĩa, Trác châu. Trong khoảng niên hiệu Thiên Hựu (904-907) thời Tiền Đường, mới vì Quân sự nha suy cử làm quan. Đến đầu niên hiệu Khai Vận (944947) thời Hậu Tấn (trong thời Ngũ đại) được trao làm Tư Không Bình Chương Sự, lại giám định chỉnh tu Quốc sư, nên soạn thuật bộ “Đường Thư Thần Tú Truyện”, viết rằng: “Xưa trước, cuối thời Hậu Ngụy, có Sa-môn Bồ-đề-đạt-ma vốn Vương tử nước Thiên Trúc, vì hộ trì nước nhà nên xuất gia vào Nam Hải mà chứng đắc Diệu pháp Thiền tông, từ Đức Thích-ca Như Lai tương truyền có pháp y bình bát làm chứng ký, đời đời truyền trao. Mới đầu, đến Nam Lương gặp vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550). vua đem các việc hữu vi mà hỏi, Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma chẳng vừa lòng, mới bỏ đến xứ Bắc ngụy ẩn tại chùa Thiếu lâm ở Tung sơn và thị tịch tại đó. Năm đó có Quan sứ của Bắc Ngụy là Tống Vân từ Tây vức trở về bèn gặp Tôn giả Bồ-đề-đạt-ma tại Thông lãnh. Về sau môn đồ khai quật tháp mộ thì chỉ thấy áo giày mà thôi. Tôn giả Bồ-đềđạt-ma trao truyền cho Tôn giả Tuệ Khả, Tôn giả Tuệ Khả trao truyền cho Tăng Xán, Tôn giả Tăng Xán trao truyền cho Tôn giả Đạo Tín, Tôn giả Đạo Tín trao truyền cho Hoằng Nhẫn, Tôn giả Hoằng Nhẫn trao truyền cho hai Tôn giả Tuệ Năng và Thần Tú”. Lưu Húc qua đời trong khoảng niên hiệu Thái Bảo (1) thời Bắc Tống.

TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ QUYỂN 9

– (HẾT) –

TRỌN BỘ

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9