TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ
Sa-môn Thích Khế Tung ở đông sơn – Đằng châu thời Bắc Tống biên tu.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỄN 1
THƯ DÂNG TẤU HOÀNG ĐẾ
Tháng 12, ngày……
Khế Tung tôi làm Sa-môn được truyền pháp, được ban tặng từ y ở Lam nhã, Vĩnh an tại Linh ẩn, Hàng châu. Kính cẩn mạo muội như dám phạm tội chết dám dâng tấu trình thư.
Hoàng đế bệ hạ!
Khế Tung tôi nghe: Người thờ phụng trời hẳn nhân ở núi, người phụng thờ đất hẳn nhân ở đầm. Nhưng chỗ nhân có cao và sâu thì điểm phụng thờ dễ đến vậy. Nếu nơi tôn sùng của bệ hạ có cao sâu rõ ràng thì cùng với núi và đầm cùng cách cả muôn vạn. Chỉ bởi người có điểm phụng thờ của mình, bỏ bệ hạ mà chẳng cầu ngay đó, tuy người ấy có vẻ tự đắc trọn đời cùng kiếp, sao có thể thành đạt ý chí ấy ư? Ước lại nghe trong kinh Phật nói là “Pháp của Ta hẳn đã giao phó cho các bậc Quốc vương đại thần”. Đó chánh có nghĩa là một mặt buông ra tổn ích của Phật giáo, tại nơi minh Thánh của bệ hạ vậy. Như vậy thì đồ chúng của Phật vì pháp ấy muốn có chỗ đáng thi hành đâu nên chẳng nhờ bệ hạ mà tự vất bỏ cỏ hoang dại ư? Khế Tung tôi một kẻ hèn mọn trong đồ chúng của Phật, thật muốn phù trì đạo pháp, nay từ chốn hang hốc nổi dậy cách xa ngàn dặm ân thư này đến dưới cửa quyết, nguyện mong bệ hạ dủ lòng ban ân để thành tựu chí nguyện!
Khế Tung tôi từng nghĩ rằng Đức Thích-ca nhủ lòng Từ bi thuyết giáo, hẳn lấy Thiền làm Tông, lấy Phật làm Tổ. Tổ là Đại phạm (khuôn phép lớn) của giáo ấy, Tông là Đại thống (bao gồm tất cả) của giáo ấy.
Đại thống bất minh thì tất cả học giả trong thiên hạ chẳng được đồng nhất nơi đến. Đại phạm bất chánh, thì sở chương không được chất thật, phàm, các hàng Tâm học xưa nay đua nhau lấy cái sở học ưu thắng, là do Tông bất minh Tổ bất chánh mà khiến có hoạn nạn ấy. Nhưng chẳng phải Tổ tông ấy vốn bất minh bất chánh vậy. Lại thêm, bởi sự sai nhầm của người làm sách đời sau lưu truyền nên vậy. Lại nữa, những người học Phật đời sau chẳng có khả năng khảo cứu kinh luận mà hiệu chánh đó, mới có người chuyên bó buộc nơi giáo chẳng tin yếu chỉ vi mầu của Phật ở tại ngôn ngoại, người nói Thiền lại không lường được điều năng thuyên của Phật còn lưu lại nơi nội giáo. (Mới đầu, trong bản thảo tức gọi là Sở thuyên của Phật đại khái có thể thấy ở nội giáo. Đến lúc biên chép tấu trình mới sửa đổi là “Năng thuyên của Phật còn lưu lại nơi nội giáo”. Có ý là sự phương tiện khéo léo của Phật qua ngôn ngữ thuyên phát pháp này ở tại trong giáo bộ. Vì đồ chúng tập học đem bản thảo mới đầu lưu truyền ra bèn có khác so với bản tấu trình như vậy. Hai thuyết ấy, ý nghĩa đều có thể sử dụng. Ngoài ra, còn có bản khác hoặc nói là “Sở thuyên khái quát thấy ở giáo nội”, là bởi từ hai bản lưu xuất nên vậy). Tuy đồng nhất đều thuộc đầu tròn áo vuông mà sư phân vân lẫn lộn tự cùng quấy lẫn nhau. Cứ như vậy xưa nay nào từng tạm dứt. Khế Tung tôi chẳng tự biết lượng mình, trọn đời bình sinh trộm muốn thôi thúc đồng nhất về Tông tổ ấy và tất cả người học Phật trong thiên hạ dứt sự tranh cãi, giải thích điều nghi. Khiến cho cả trăm đời biết được điểm mình học có sự nhất thống vậy.
Ở trong núi, Khế Tung tôi thường dốc sức lực tham cứu Đại tạng, hoặc kinh hoặc truyện, kiểm hiệu điểm được gọi là Thiền tông, suy lường chánh chỗ gọi là Phật tổ, thì các sách đã thấy được quả thật có sự sai nhầm. Tuy sách xưa hẳn bài xích, nhưng các đã thấy được quả nhiên thật rõ ràng, như bộ “Truyện đăng lục” cùng đồng loại ấy, đều vì các nhà ghi chép lưu truyền, cũng bởi trải qua nhiều đời, nên kiểm hiệu đó, tu chỉnh đó, biên thành một bộ sách có hơn mười vạn lời, với tên gọi là “Truyền Pháp Chánh Tông Ký”, còn loại bày trí họa vẽ tôn tượng Phật tổ tương thừa thì gọi là “Truyền Pháp Chánh Tông Định Tổ Đồ”, còn loại sắp xếp hợp thành ngọn nguồn của Tổ tông thì gọi là “Truyền Pháp Chánh Tông Luận”. Cả thảy có mười hai quyển. Lại đem các bức họa vẽ trên lụa, cái gọi là “Định Tổ Đồ”, một mặt bởi sự ngu cạn của Khế Tung tôi tự cho là Đức Phật của chúng ta thuyết giáo chỉ mới hai ngàn năm, giáo pháp ấy lưu truyền đến Trung Hoa đã một ngàn năm, Thiền tông lưu truyền đến nước ta chỉ mới năm trăm năm, mà Tông và Tổ sự SỐ 2078 – TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ tích ngọn nguồn ở đây hơi rõ ràng, có thể lưu truyền để bù đắp giáo pháp tiên Thánh một trong muôn phần vậy. Vừa thích đáng với bệ hạ, đem đến đạo từ trị thiên hạ, đất trời muôn vật hòa bình an lạc, mà giáo pháp của Phật của Lão được tán dương đại hóa. Bệ hạ lại lưu thần vui thiền càng vào đạo diệu ấy, tuy các bậc đến vương xưa trước đã có cả trăm đời chưa có ai cùng lý tân tánh như bệ hạ vậy! Cũng là đồ chúng của Phật giáo khoảnh khắc gặp được bệ hạ là một thời của cả muôn đời. Do đó, Khế Tung tôi gấp gáp chẳng lánh né đáng tội, muốn mong bệ hạ đặc biệt ban sắc đưa vào Đại tạng cùng các kinh luật đồng được lưu truyền Khế Tung tôi cuộc đời như loài kiến hôi đã chậm trễ, đối với đời hẳn không chờ đợi, chỉ một lòng khư khư muốn giáo pháp chẳng rã hoại chẳng mờ dạt mà mãi lưu bố truyền bá không cùng, mọi người nhờ được đó mà chuyên việc đạo làm điều tốt lành. Nên ngày Khế Tung tôi chết cũng như năm sống vậy. Chẳng dám kiêu ngạo muốn làm nhục ân đượm nhuần mưa móc của bệ hạ. Với điểm chứng cứ minh văn đều rút ra từ đại kinh đại luận, rất rõ ở chỗ gọi là “Truyền Pháp Chánh Tông Luận”, cùng với bộ “Định Tổ Đồ”. Ví thản bệ hạ, đất trời rủ lòng quán xét khiến được cùng thỏa sướng, nguyện được sắp xếp như “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”, “Ngọc Anh Tập”, ban chiếu đến viện Truyền pháp, biên ghi đưa vào Đại tạng, tức là may mắn lớn sự sống chết nơi Khế Tung tôi vậy, ước cũng là may mắn lớn của giáo môn trong thiên hạ vậy. Nếu bệ hạ thấu hiểu xác thực hứa khả sự cầu mong của Khế Tung tôi thì xin đem sách này gồm mười hai quyển, đặc biệt ban bản Trung Thư thi hành “Truyền Pháp Chánh Tông Ký” và “Định Tổ Đồ”, và gồm tập “Phụ Giáo Biên Ấn Bản”, cả thảy là một bộ ba sách. Sách ấy cũng suy hợp nhị giáo, đạo của Thánh nhân, đồng với ích đời lợi người vậy. Cẩn tụng theo sách kính tấu dâng, cố kêu nài tua mũ miện. Khế Tung tôi chẳng mặc y tha thiết với chí tạo nên, thật rất lo rất sợ kính lời.
TẬP SỚ TẤU TRÌNH CỦA VƯƠNG THỊ ĐỘC TRI PHỦ KHAI PHONG
Ngày nay có Sa-môn Khế Tung ở chùa Linh Ẩn đến nơi phủ tôi tấu trình trạng văn, xưng là Tổ tông truyền pháp ở Thiền tông chưa lắm rõ ràng, giáo môn cạn cợt, mỗi người tự thấp riêng ở truyện ký, xưa nay có lắm sự đua tranh, nhưng khảo xét luận bàn về Đại tạng kinh luận, đầy đủ được ngọn nguồn của Tổ tông từ Thiền môn, nhân đó san lược rườm ra rút nhặt cốt yếu, chọn làm thành bộ “Truyền Pháp Chánh Tông Ký” gồm mười hai quyển, và một mặt họa vẽ chư Tổ để chỉnh sửa các sai nhầm ở truyện ký, gồm xưa trước có biên thuật tập “Phụ Giáo Biên Ấn Bản” một bộ ba sách, một phong thư dâng tâu trình bệ hạ, đều chẳng liên can mong cầu ân trạch, xin thần nộp dâng. Đối với Phật giáo, thần cũng từng lưu tâm, xem qua bút viết trước thuật, hẳn chẳng phải ước đoán tự nói, mà lại rất mực tinh vi. Bệ hạ nhân những lúc nhàn rỗi muôn duyên, rất đượm nhuần thấu đạt pháp lạc, cúi mong ban ân Thánh giám. Nếu có thể đáng tham khảo xin ban giao cho Trung Thư xem xét rõ, đặc biệt cho biên đưa vào mục lục Đại tạng, lấy làm tiến chỉ.
TẬP SỚ CỦA TRUNG THƯ HỨA THÂU VÀO ĐẠI TẠNG
Quyền Tri phủ Khai phong tấu trình có Sa-môn Khế Tung ở chùa Linh Ẩn soạn thành “Truyền Pháp Chánh Tông Ký” và họa đồ, xin biên ghi vào mục Đại tạng, lấy làm tiến chỉ.
“Phụ Giáo Biên” ba sách (đây là do Trung Thư phê lại, bởi sau vài ngày ban tập sớ, lại vâng phụng Thánh chỉ, lại cho “Phụ Giáo Biên” đều đưa vào Đại tạng nên phê ở đây vậy).
Kính vâng phụng Thánh chỉ, “Chánh Tông Ký” một bộ mười hai quyển, nên ban lệnh viện Truyền pháp gom đưa vào trong Đại tạng kinh. Phụ sớ giao cho viện Truyền pháp chuẩn cứ theo đây.
Ngày 17 tháng 03 năm Gia Hựu thứ bảy (1062) thời Bắc Tống. Tể tướng ký tên.
TẬP SỚ CỦA TRUNG THƯ CHẲNG HỨA TỪ NHƯỢNG SƯ HIỆU
Sa-môn Khế Tung được ban tặng tử y ở Lan nhã, Vĩnh an chùa Linh Ẩn tại Hàng châu tấu trạng văn, nay là ngày 22 tháng nay (??) cúi được ban tặng hiệu là “Minh Giáo Đại sư”; một bức sắc điệp. Cúi nghĩ: Khế nùng tôi so với Tổ tông bản giáo chưa rõ pháp đạo mi vi, chẳng tự lường sức mình, nên trước thuật “Truyền Pháp Chánh Tông Ký”, “Phụ Giáo Biên” v.v… kính dâng tấu trình, xin được gội đượm Thánh triều, đặc biệt được ban tặng biểu dương này, chẳng chỉ không phải điều vốn mong muốn mà cũng là đạo đức rộng tỏa, thật chẳng dằn nỗi sự mặc tình, chẳng dám đương đầu nhận một bức hoàng điệp ấy, tùy theo trạng văn nộp trình rõ việc.
Kính tráp sớ trao giao tả nhai Tăng lục ty cáo thị chẳng hứa lại từ nhượng, chuẩn cứ theo đây.
Ngày mồng năm tháng tư năm Gia Hựu thứ bảy (1062) thời Nam Tống Tể tướng ký tên.
“Ngày mông sáu tháng mười hai năm Tân sửu (1061) thuộc niên hiệu Gia Hựu (1056 -1064) thời Bắc Tống, Sa-môn Khế Tung đem bộ “Chánh Tông Ký”, “Phụ Giáo Biên” dân tấu trình. Đến ngày 17 tháng 03 năm sau (1062), Tiên hoàng đế (Nhân Tông – Triệu Trinh 1023-1064 thời Bắc Tống) ban sắc đưa vào Đại tạng khiến cùng các kinh luật đều lưu truyền, bởi lưu lại tại chánh phủ bảy mươi mốt ngày, thừa tướng Gia Cự Công tự đọc xem xét duyệt, Phật giáo rực rỡ chấn phát từ xưa mà chưa có như vậy. Nên lấy gì để báo đáp ân ban đặc như vậy? Trở lại đất Ngô ba năm, có Khể Trọng Di là em của Tào Trọng Ngôn – người xứ đất Ngô rất vui thích nghe việc ưu thắng ấy, mới tìm mời các tay thợ khéo giỏi đến thiền viện Vạn thọ thuộc trong châu đó, cúng thí tài vật để khắc bản in, kính ngưỡng tán thán tốt lành lớn của nước nhà, và do các Sa-môn được truyền pháp như Giác sơ, Thủ kiên, Tri nhất tường tăng, Thiện tuệ, Tông ngộ hiệu xét.
Kính đề, ngày 11 tháng 04 năm Giáp thìn (1064) tức năm Trị Bình thứ nhất thời Bắc Tống”.
Mở lớn như trên, Sa-môn Thích Khế Tung, tự là Trọng Linh ở Đằng châu, thủa thiếu thời tập học Nho giáo, vân du vào đất Ngô, biên viết sách vở ở Tây hồ – Tiền đường. Trong khoảng niên hiệu Gia Hựu (1056-1064) thời Bắc Tống, đem các bộ “Truyền Pháp Chánh Tông Ký”, “Định Tồ Đồ”, “Phụ Giáo Biên” do chính khả năng tập học mà trước thuật nên đến cửa khuyết, văn từ sáng rỡ thấy như Hàn Ngụy Vương Âu Dương Văn Trung Công Vương Ký Công, các bậc cự công đương thời rất cùng chấp thuận. Lại dâng biểu văn tấu trình cùng Nhân Tông hoàng đế (Triệu Trinh 1023-1064) đọc xem, đến câu “Vì đạo chẳng vì danh, vì pháp chẳng vì thân”, vua rất mừng vui khen ngợi, lưu lại trong cung cấm qua thời gian lâu, và có ban sắc chỉ đưa vào Đại tạng. Đến trong khoảng niên hiệu Kiến Viêm (1127-1131) thời Nam Tống, bởi binh lửa nên thất lạc tan mất. Đến mùa thu năm Canh thìn (1160) thuộc trong niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, có trưởng lão Chánh Ngôn ở chùa Thái Bình tại Phước châu, nhân vân du đến khe Long thủ tại Đông sơn, gặp được bộ “Chánh Tông Ký” mười hai quyển, bèn đem “Phụ Giáo Biên” ba sách them vào, và kiểm xét mới lại, cho rằng, Thiền sư Minh -Giải Không, ở chùa Khai Nguyên nói là: “Sa-môn Khế Tung phụ giáo trong Phật giáo chúng ta là bậc Định tuệ kiêm tu, Đông hạ quanh năm chỉ mặc một áo nạp, thường ngồi chẳng nằm, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ban đêm trên đỉnh đầu mang đội tôn tượng Quán Thế Âm Bồ-tát mà hành đạo, trì tụng danh hiệu Bồ-tát mười vạn biến – lấy làm lệ thường, các bậc cao Tăng trong thời nhà Tống từ Bắc đẩu đến Nam chỉ một người mà thôi, tuy đem hết tre lụa cũng không thể biên ghi hết đạo hạnh ấy vậy”. Từ đó đốc suất các Thiền giả đồn sức khắc bản đưa vào Đại tạng ở chùa Khai Nguyên tại Phước châu để lưu truyền làm lợi ích vô cùng. Đại sư Phật Đăng – người nối dõi dòng pháp Tổ sư ở chùa Quảng Ứng tạo Thọ sơn san định và ghi bạc, Tỳ-kheo Đạo Ấn – người nối dõi dòng pháp Tổ sư trú trì chùa Sùng Báo – Giáo Trung hiệu chánh.
Sa-môn Khế Tung – Minh Giáo ở trong dòng họ Thích phù trì Chánh tông, bài xích dị thuyết, chỉ trách mà mở mang đó đều có viện cứ, chỗ gọi là chướng ngăn trăm dòng mà chảy về Đông, xoay sóng cả nơi đã đổ ngã vậy. Các bậc lão túc dốc sức cùng mở rộng sách ấy, đều là hàng thấu suổ tận đáy sách vở dụng tâm vậy. Duyên tùy hỷ có lớn đến như vậy ư?”
Ngày rằm (15) tháng 11 năm Giáp thân (1164) thuộc niên hiệu Long Hưng (1163-1165) thời Nam Tống, Tả phụng nghi lang đem đến Phước kiến bằng đường chợ thuyền buông, thành sách kỳ đặc ở An lâm tại Tấn châu.
TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ
– Sa-môn Thích Khế Tung ở đông sơn – Đằng châu thời Bắc Tống biên tu.
QUYỂN 1
DẤU HIỆU CỦA THỦY TỔ THÍCH-CA NHƯ LAI
Đất trời đổi mới, và châu Diêm-phù mới có vương giải xuất hiện, gọi là Đại nhân. Đại nhân ẩn một, thì vua sau nhân đó tiếp nối làm theo chẳng thôi, xưa nay hầu như chẳng thể tính kể, nhưng bậc Thánh thần mà có đức khác lạ thì xưng gọi đó là Chuyển luân vương, còn bậc đạo đức chẳng đạt cùng thì gọi đó là Lật tán vương. Đức đã có lớn nhỏ, mà chỗ trị vì cũng theo đó mà giáng sát, từ bốn thiên hạ giảm dần xuống ba, hai rồi đến một thiên hạ. Cho đến các nước, người được xưng gọi là vua tuy có cả muôn ức đời, mà chỉ một dòng họ Thích-ca tiếp nối nhau chẳng dứt. Mãi đến về sau có một vị vua tên là Đại Thiện Sinh. Đại Thiện Sinh, sinh ra Ý-sư-ma, Ý-sư-ma sinh ra Ưu-la-đà, Ưu-la-đa sinh ra Cù-la, Cù-la sinh ra Ni-phù-la, Ni-phù-la sinh ra Sư-tử-giáp, Sư-tửgiáp sinh ra Tịnh Phạn (cũng còn gọi là Phù Phạn), bảy đời này đều là vua nhưng chỉ có Ý-sư-ma và Tịnh Phạn là Thánh vương. Đức Thíchca Như Lai sinh ra từ vua Tịnh Phạn, sống tại nước Trung Thiên Trúc. Thích-ca là dòng họ Mâu-ni là danh xưng.
Mới đầu, Đức Như Lai trong đời kiếp xưa trước gặp Phật Nhiên Đăng ở Đại thành Liên hoa, nhân trải tóc phủ đất để Phật giẫm bước qua. Vì sự rất mực chí kích Đức Phật Nhiên Đăng như thế nên bèn được dự ghi là: “Đời sau ông sẽ thành Phật như Ta, hiệu là Thích-ca Mâu-ni”. Sau đó, kiếp khác đổi mới, có vô số Thánh nhân đều tích tu thắng đức, mãi đến đời Đức Phật Ca-diếp, mới làm Bồ-tát thành đạo sinh lên cung trời Đổ-sử-đà, ứng sự bổ xứ, hiệu là Hộ Minh Đại Sĩ, giảng pháp trên trời để độ chúng trời. Đến lúc ứng vận vừa tới, Đại Sĩ mới nhóm hội chúng người trời cùng bàn nghị nơi hạ sinh. Chúng trời chưa có chỗ định, Đại Sĩ mới lấy nước Ca-tỳ-la trong Diêm-phù-đề. Gia đình vua Bạch Tịnh Phạn nhiều đời làm bậc đến vương, Thánh đức chí chân, chủng tộc Chuyển luân, nên nhân đó mà đến sinh. Khi ấy Đại Sĩ hiện tướng trời suy hao, sắp muốn hạ hóa, nhưng chúng trời đều khóc mang lưu ở lại. Đại Sĩ mới nói ý vãng sinh thành Phật đó để giải mở phan duyên ấy. Xong, Đại Sĩ bèn dứt tuyệt thọ mạng cõi trời, hiện tướng cưỡi bạch tượng từ trong mặt nhật giáng thần đến bên hữu hông Thánh Mẫu, Hoàng hậu của vua Tịnh Phạn hiệu là Ma-da. Đêm ấy vội tâu cùng vua “Nay tôi nghiêm khiết thân tâm kính phụng pháp bát quan trai”. vua Tịnh Phạn chấp thuận đó. Sau đó, Hoàng hậu mộng thấy Đại Sĩ cưỡi bạch tượng vào bên hông phía hữu mà dừng, các trời kính mộ uyến thuộc đó đồng thời anh xuống nơi nhân gian nhiều vô số. Mới đầu Đại Sĩ ứng hiện trong thai, thân thể Thánh Mẫu rất khinh an, tự được Thiền lạc. Đến lúc sắp sinh hạ, hoàng hậu Ma-da mới có ý đến trong vườn uyển, như cung giám đều nghiêm trang kiệu báu. vua lại ban chiếu các thị vệ cùng theo hầu đông nhiều. Đến dưới cây vô ưu ở trong vườn, hoa vừa mới nở, Hoàng hậu muốn hái hoa, vừa đưa tay vin lấy thì Thánh tử hiền từ hông phía hữu đản sinh. Có rồng thần liền phun nước tắm gội thân thể, từ đất, sen vàng mọc nở tiếp đỡ. Thánh tử mới lần lượt xoay bốn phương, mỗi phương bước bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, miệng nói: “Tứ duy thiên hạ chỉ có Ta là tôn quý”. Đến lúc nội yết vui mừng vào tấu trình. Nghe thế, vua Tịnh Phạn đem theo vô số quý thuộc đều đến trông xem, mới chẳng dằn nỗi vui mừng lớn. Khi ấy thiên thần địa kỳ đều trông thây mà chúc tụng rằng: “Cầu mong Đại Sĩ chóng thành Chánh giác”. Sau đó, vua đưa Thánh tử đến bái yết Thiên miếu, tôn tượng trời tự nhiên đứng dậy kính lễ Thánh tử. Trở về cung, vua Tịnh Phạn mời các bậc Hiền giả vì đặt tến cho Thánh tử, mọi người mới tâu nên xưng Thánh tử với hiệu là “Tát-bà-tất-đạt”. Đến lúc vua Tịnh Phạn mới các thầy đoán tướng, tiên nhân A-tư-đà liền ứng chiếu, vừa đến trông thấy Thánh tử, A-tư-đà liền đảnh lễ sát chân Thánh tử mà khóc nói rằng: “Đây là bậc chí tôn của cả ba cõi, năm 19 tuổi sẽ làm Chuyển luân vương, nếu không như vậy thì sẽ xuất gia thành Phật, cứu độ người đông nhiều vô lượng. Chỉ hận tôi nay đã quá già yếu, chẳng thể gặp thấy đó!” vua Tịnh Phạn vì lời nói của tiên nhân A-tư-đà nên rất lo toan đó, càng cẩn mật nghiêm giữ quý báu. Lúc Thánh tử dần lớn, vua Tịnh Phạn mời thầy chỉ dạy cho Thánh tử tập học sách vở thế tục. Thánh tử mới đem pháp ấy thưa hỏi mà các thầy đều không thể trả lời. Ở đời có các sự việc kỹ nghệ, thiên văn, địa lý, bắn tên cưỡi ngựa trăm thứ nghề nghiệp, đều không đợi chỉ dạy mà Thánh tử đều có thể thực hành đó. Sau đó không lâu, lập làm Thái tử và ban giao cho Quốc bảo. Nhưng Thánh tử nhân đã rất khiết tịnh thanh bạch, tuy hiện tướng đồng lấy vợ như người đời mà chẳng có ý thức của phàm tục. Vì duyên nghiệp xưa trước, tức chỉ vào bụng của Hậu phi (cung của chúa Da-du-đà-la) và bảo: “Sáu năm sau ngươi sẽ sinh một năm tử”.
Một sáng nọ, Thái tử bảo chuẩn bị xa giá muốn dạo chơi, tuy đi ra bốn cửa thành mà đều có chỗ gặp, cuối cùng vì các cảnh người già, người bệnh, thây chết và vị Sa-môn gợi cảm, mà chí ý xuất gia của Thái tử càng phát mạnh khi đã trở về trong cung, Thái tử đem chí ý mình tâu cùng phụ vương. vua Tịnh Phạn vì quốc gia không có Thánh tử nối dõi, mới nắm tay Thái tửm khóc và bảo: muốn cản trở tâm chí Thái tử. Lại gặp người trời Tịnh Cư từ cung trời đến, đảnh lễ sát chân Thái tử mà thưa: “Đại Sĩ xưa trước chuyên tích tập thắng đức, nay xuất gia đúng phải thời vậy. Xin nên chóng đi!” Thái tử bảo: “Như lời các ông nói, nhưng ban đêm canh phòng rất nghiêm mật, muốn làm sao để đi?” Người trời mới dùng thân thông che mờ các người canh giữ, khiến đều say ngủ không ai cảnh tỉnh. Thái tử bèn kín bảo kẻ tớ Xa-nặc. Xa-nặc dẫn ngựa thần kiến trắc đến trước,nhưng ngựa tỏ vẻ u buồn, Xa-nặc than khóc, Thái tử phải an ủi đó. Khinh tướng chóng tỏ, đuốc sáng cùng cả Đại thiên. Thái tử bảo: “Chư Phật ở thời quá khứ lúc xuất gia cũng vậy”. Khi ấy các trời bưng đỡ chân ngựa và tiếp Xa-nặc từ cửa phía Bắc thành nhảy vọt giữa không trung mà đi. Thái tử lại bảo: “Nếu chẳng dứt tám thứ khổ thì chẳng Chuyển pháp luân, nếu không thành tựu Vô thượng Bồ-đề thì trọn chẳng trở về”. Chúng người, trời đều tán thán “Tốt lành thay! Vì đó xin ghi nhận lấy”. Kịp lúc đến núi tên là Đàn-đặc, mới đầu dừng nghỉ chốc lát nơi cạnh rừng. Xong, Thái tử cởi bỏ áo mão, tự lấy kiếm báu có mang theo cắt bỏ mái tóc, phát thề rằng: “Nguyện cùng tất cả đoạn dứt phiền não này”. Và liền trao tóc đó cho vua trời. Khi ấy trời Tịnh Cư hóa làm người mặc y Tăng-già-lê băng da nai đến xin hỏi áo bái của Thái tử. Nhân đó được pháp phục, mặc vào càng thêm tăng tấn. Nơi tốt lành của úi đó có tên gọi là núi báu Di lâu tiên nhân ẩn cư xưa trước tại Già-lam A-lam trong thấy Thái tử, đều cung kính nhường, đồng ngồi cùng luận bàn pháp. Đến lúc sai Xa-nặc trở về, phụ vương lo buồn nghĩ ngợi rất lắm, thảy đều muốn Thái tử trởvề. Tuy nhiều lời can ngăn, nhưng Thái tử trọn chẳng nghe theo. Cuối cùng vua Tịnh Phạn ban sắc chiếu sai phái người đến nghinh đón Thái tử. Các quan đến nghinh thỉnh có cả muôn kế, tuy dụ dỗ khẩn thiết khuyên mời, mà Thái tử vẫn tự nhiên chẳng xoay đổi ý chí, mới để Kiều Trần Như v.v… năm người ở lại để sung lo theo hầu Thái tử. Từ đó Thánh nhân mới tập thực hành “Định Bất dụng xứ” trải qua ba năm, mà pháp ấy không thấu đạt rốt ráo, Thánh nhân bèn xả bỏ. Lại đi đến nơi Uất-đầu-lam-phất tập hành định phi phi tưởng, cũng trải qua ba năm (tức là nơi của hai tiên nhân Điều-phục, A-la-la-ca-lan). Lại vì pháp ấy không thấu đạt rốt ráo, Thánh nhân lại đến nơi đồng bạn ngoại đạo xen tạp, tập hành khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một hạt gạo hạt mè. Ở đó sáu năm rồi vị ngoại đạo ấy cũng qua đời. Thánh nhân mới tự suy nghĩ rằng: “Nay pháp tu khổ hạnh này chẳng phải giải thoát chân chánh. Ta phải nên thọ thực lại, và sau mới thành Phật”. xong, Thánh nhân bèn đến tắm gội nơi sông Ni-liênthuyền, chư Thiên uốn nghiêng cành cây để Thánh nhân vin đó mà ra, và thọ nhận bát cháo sữa của nàng chăn bò dâng cúng. Sau đó, Thánh nhân đến dưới gốc cây tất-bát-la. vua trời hóa làm người ôm bó cỏ tốt lành (cát tường) đến dâng cúng để trải làm chiếu ngồi. Mây cảnh gió lành chen nhau đưa đến, thiên ma kinh sợ đốc suất binh chúng đến để náo loạn. Thánh nhân đưa ngón tay ấn xuống đất, quả đất rung động ma quân thảy đều té ngã, từ đó bèn chịu đầu hàng.
Sau đó, đến đêm mồng bảy tháng hai, Thánh nhân nhập Chánh Tam-muội, lúc sao mai sáng mồng tám sắp ló dạng, Thánh nhân hiện bày tự nhiên đại ngộ, mới thành Đẳng chánh giác. Bấy giờ, đại địa rống động lay chuyển, mọi sự tốt lành trong đất trời thảy đều xuất hiện mà ứng nhận đó. Hoặc là trời, là ma, là người, là thần đều nhóm tụ rất mực chí kính. Đến lúc Như Lai lên tòa Kim cang, vua trời cùng theo đó và cầu thỉnh Chuyển pháp luân. Mới đầu, Kiều Trần Như v.v… năm anh em hầu Thánh nhân ở trong rừng, đến nay trước tiên nên độ cho họ, nên Đức Như Lai vào vườn Lộc uyển đàm giảng pháp Tứ đế. Nhân dó mà chứng đắc đạo quả có đến muôn ức người. Thế rồi, Đức Như Lai bảo cùng các Tỳ-kheo rằng: “Các vị đều có thể làm ruộng phước cho người đời, mỗi vị hãy tùy duyên mà đến cảm hóa mọi vật”. Xong, Đức Như Lai bèn riêng một mình đến nước Ma-kiệt-đề nguyên nước ấy trước đó có người kỳ đặc tên là Ưu-lâu-ca-diếp, anh em cả thảy có ba bị đều chứng đắc tiên thuật, rất ỷ lại đạo ấy mà tự cao, họ có đồ chúng khoảng vài ngàn người. Khrằng Đức Như Lai đến, tự nhiên đều theo sự cảm hóa của Như Lai, cùng cả đồ chúng đó thảy đều chứng đắc đạo quả.
Mới đầu, vua Bình Sa có khu vườn Trúc lâm, được xưng gọi đó là một cảnh xinh đẹp, vua luôn tâm niệm nghĩ suy “Nếu Đức Như Lai trước đến nơi đây, ta sẽ cúng thí khu vườn này”. Đức Như Lai rõ biết tâm niệm đó, bèn đến dừng nghỉ trong vườn. Nghe thế vua vui mừng mở lớn dẫn theo, chẳng những vậy mà có đến ngàn muôn người đồng đến nơi Như Lai. Đã thấy gặp mà trong chúng hoặc có người nghi ngờ, Đức Như Lai liền bảo Tôn giả Ca-diếp vì họ giảng nói pháp để giải mở mọi nghi hoặc. vua cùng tất cả các chúng trời, người bèn chứng đắc pháp nhãn, vua mới cúng thí khu vườn ấy làm thành tinh xá, thỉnh mời Đức Như Lai chừng ở tại đó. Sau đó không bao lâu, trong chúng hội có vị Tỳ-kheo đến khất thực tại thành Vương xá, mà Xá-lợi-phất và Mụckiền-liên nghe pháp từ vị đó, nhân đó bèn được khai ngộ, bèn cùng vị Tỳ-kheo ấy trờ về nơi Đức Như Lai. Đức Như Lai bảo: “Hai người vừa lại đây, sẽ là đệ tử thượng túc của Ta”. Nên bèn vì hóa độ cho.
Đại Ca-diếp mới đầu tự cắt bỏ râu tóc, vào núi tập hành thiền định, một ngày nọ, giữa không trung có vị thần bảo: “Nay, Đức Phật đã xuất hiện nơi đời, đó là bậc thầy của ngươi”. Vì vậy, Đại Ca-diếp cũng đến nơi tinh xá Trúc lâm. Khi đã đến nơi, Đức Như Lai đứng dậy tiếp đón và ngoảy lại bảo cùng Đại chúng”. Sau khi Ta diệt độ, giáo pháp vẫn còn lưu truyền lan tỏa ngoài sáu vạn năm, chính là do sức lực của người này vậy”.
Từ khi chứng đắc đạo quả đến đây đã sáu năm mà đối với phụ vương, Đức Như Lai chưa từng trở về thấy gặp, nên vua Tịnh Phạn rất nhớ trông, thị thần Ưu-đà-di xin đến thưa Đức Như Lai về ý của vua trông nhớ bởi lâu ngày cách biệt, nhân đó thỉnh mời Đức Như Lai về nước. Ưu-đà-di đã đến nơi, Đức Như Lai vì an ủi chỉ dạy, sau đó Ưuđà-di cũng chứng đắc đạo quả A-la-hán. Và Đức Như Lai liền sai bảo trở về nước thưa cùng phụ vương là: “Bảy ngày sau Đức Như Lai sẽ về đến”. Đến kỳ hẹn, vua Tịnh Phạn ra khỏi nước cách bốn mươi dặm thiết bày nghi trượng để nghinh đón Đức Như Lai, nỗi mừng vui cảm động cả đất trời, vua cùng trông thấy rất mực vui mừng. Nhân đó ban chiếu cho năm trăm quý tử trong vương tộc đồng theo Đức Như Lai xuất gia tu đạo. Khi Đức Như Lai về lại trong cung, La-hầu-la ra kính lễ, mang áo của Thánh nhân ra mà bảo: “Đây chánh là của Như Lai vậy”. Với ý dụng vì mẹ mà giải thích mọi sự nghi ngờ, nhờ vậy mà phước trùm khắp chẳng cùng, tất cả sinh linh đều đội nhờ, đất nước bèn lớn mạnh, đượm hưởng cảm hóa của Đức Như Lai.
Từ đó, Đức Như Lai tùy cơ duyên giảng nói pháp, trên các cõi trời cho đến trong nhân gian, nơi long cung cho đến các phương khác, phàm nơi nào Đức Như Lai đến, đều vì làm lợi ích lớn. Nhưng việc làm của Thánh nhân, không thể ghi đầy đủ lại tất cả. Về sau, thời gian giáo hóa sắp gần hết, Đức Như Lai mới bảo Ma-ha Ca-diếp rằng: “Ta đem pháp nhãn thanh tịnh Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, Chánh pháp vi diệu, nay đây giao phó cho ông, ông phải hộ trì. Và bảo A-nan kế tiếp thứ hai hoằng truyền giáo hóa chớ khiến dứt mất”. Và Đức Như Lai nói kệ tụng rằng:
“Pháp vốn pháp vô pháp
Pháp vô pháp cũng pháp
Nay lúc trao vô pháp
Pháp pháp nào từng pháp”
Nói kệ tụng rồi, Đức Như Lai lại bảo Đại Ca-diếp rằng: “Ta đem pháp y Tăng-già-lê rằng lụa vàng cũng giao phó cho ông, ông nên chuyển trao đến Phật Từ Thị (cũng gọi là Phật Di-lặc) bổ xứ, đợi vị ấy xuất hiện nơi đời, nên cẩn mật gìn giữ đó”. Đại Ca-diếp bèn vâng lời, đảnh lễ sát chân tán thán tốt lành kính phụng lời Phật chỉ dạy. Một sáng nọ, quả nhiên, Đức Như Lai đến thành Câu-thi-na giữa khoảng hai cây sa-la, bảo cùng Đại chúng: “Ta nay muốn nhập Niết-bàn!” Trong chúng hội, có trưởng giả Thuần-đà khẩn thiết xin được cúng dường xin được cúng dường, Đức Như Lai nhân đó lại giảng nói pháp, và sau cùng là hóa độ Tu-bạt-đà-la, rồi Đức Như Lai trải qua các định Tam-muội và đứng dậy nơi tòa, vén pháp y Tăng-già-lê để lộ bày thể tướng sáng ngời sắc màu vàng tía, chúc lụy cùng Đại chúng rồi, Đức Như Lai nghiêng phía hữu mà nằm, điềm nhiên thị tịch. Khi ấy bốn chúng đệ tử có đến muôn ức, trời, người buồn khóc, luyến mộ chuyển động cả Đại thiên thế giới, trời rải mưa hoa quả đất rung động. Và lúc tôn trí kim thân Như Lai vào trong kim quan đợi chờ Đại Ca-diếp, mà lửa thế gian không thể đốt cháy. Khi Đại Ca-diếp vừa đến, hai bàn chân Đức Như Lai từ trong kim quan đưa ra. Đại Ca-diếp nâng vuốt kính mộ buồn khóc. Thế rồi kim quan tự dất bổng lên bay quanh thành Câu-thi-na, xong rồi hạ xuống, dùng lửa Tam-muội tự đốt cháy đó. Đốt cháy rồi mà xá-lợi tỏa sáng cả đại đại. Trong chúng hội hoặc là trời là người là thần là rồng đều cùng phân chia nghinh thỉnh về tạo tháp tôn trí cúng dường!
– Thử xét:
Đức Như Lai xuất hiện nơi đời ngày mồng tám tháng tư năm Giáp dần tức năm thứ chín thời vua Chiêu Vương nhà Chu. Đức Như Lai xuất gia ngày mồng tám tháng hai năm Nhâm thân tức năm thứ hai mươi bảy thời vua Chiêu Vương nhà Chu. Đức Như Lai thành đạo năm Mậu dần, tức năm thứ ba mươi ba cũng thời vua Chiêu Vương nhà Chu. Đức Như Lai diệt độ ngày 15 tháng 02 năm Nhân thân tức năm thứ ba mươi sáu thời vua Mục Vương. Đức Như Lai thị tịch đã qua một ngàn không trăm mười bảy (1017) năm, đến năm đinh mão (67) tức năm Vĩnh Bình thứ mười, thời vua Hiếu Minh Đế (Lưu Trang 58-76 thời Đông Hán), giáo pháp mới lưu truyền đến Trung Hoa. Than ôi! Đức Như Lai hiện tướng tuổi thọ đồng như người đời, chỉ 79 tuổi, đêm Chánh pháp truyền hóa nơi đời chỉ bốn mươi chín năm (theo Cựu Phả (Phả ký xưa trước) nói là Đức Như Lai năm 19 tuổi xuất gia, sáu năm tu hành tại núi Tuyết, năm 30 tuổi thành đạo, giảng pháp nơi đời bốn mươi chín năm, năm 79 tuổi diệt độ. Nay nếu đem số năm mà so sánh, nếu chỉ có sáu năm tu hành, tức thành đạo lúc 25 tuổi. Nếu nói năm 30 tuổi, Đức Như Lai mới thành đạo, thì phải có thêm sáu năm ở nơi hai tiên nhân tập học giáo pháp, mới hợp với số nguyên), mà hóa độ các loài hữu tình số đó không thể tính kể. Pháp Đức Như Lai giảng nói gồm có Kinh, Luật và Luận mênh mông như trăm ngàn biển lớn. Người tham cầu tùy sức cạn sâu mà đều chứng đạt. Nhưng nếu suy xét đến lâu xa thì cùng đồng với thủy chung của đất trời, nếu chỉ ở sự thân gần thì tận cùng sự thành hoại của da và tóc, sâu mầu thì cùng tận quỷ thần, huyền diệu thì thông cả biến hóa, lớn hẳn khắp cả trời, người, nhỏ thì chẳng để sót lọt một côn trùng. Đó là đầu mối của họa phước trong thiên hạ, là cội gốc của tánh mạng, đều ở trong đó. Ấy là đạo của Đức Như Lai lớn như thế, giáo pháp của Như Lai trùm rộng như vậy. Tự xét thấy mình là phàm phu bỉ lậu chẳng đủ biết đó mà dám tán thán. Nghĩ rằng từ khi có nhân sinh đến nay, chưa có tôn quý nào lớn sánh cùng Thánh nhân, từ khi có Thánh nhân đến nay chưa có ai thấu đạt rốt ráo như Đức Như Lai vậy. Xưa kia, Liệt Ngự Khấu từng nói là: “Khổng Tử từng nói cùng Thương Thái Tể: “Người phương Tây có Thánh nhân, không trị vì mà chẳng loạn, không giảng nói mà tự tin, không cảm hóa mà tự thực hành, mênh mông thay, dân không thể xưng gọi vậy! Khâu tôi nghi đó là Thánh, chẳng biết thật là Thánh hay thật chẳng phải Thánh ư?” Thái Tể im lặng mà tâm ý tự nghĩ: “Khổng Khâu khinh thường ta thay!” Lấy đó mà xét nghiệm, thì lời nói của Liệt Ngự Khấu chẳng là hư dối vậy. Những sự kiện xuất hiện đến diệt độ nơi đời, và đến cả sự kiện xuất gia thành đạo của Đức Như Lai, hoặc nhằm trong niên đại thời vua Chiêu Vương và Mục Vương. Nhưng trong thời nhà Chu từ đời vua Võ Vương đến thời vua Lệ Vương đều không có niên số. Đến thời vua Tuyên Vương mới có niên số. Ở Cựu Phả mới nói là năm thứ chín, năm thứ hai mươi bảy, năm thứ ba mươi ba thời vua Chiêu Vương, và năm thứ ba mươi sáu thời vua Mục Vương. Hoặc giả rất chẳng lấy làm vậy. Tôi từng biện giải đó, nên xét khảo “Tam đại thế biểu” của Thái Sử Công, thấy lời tựa trong đó nói: “Tôi đọc Điệp ký Hoàng đế trở lại nay đều có niên số, xét về thủy chung của Lịch, Phả và Điệp, truyện của Ngữ Đức, văn xưa hoặc chẳng đồng, trái khác với Phu tử chẳng luận về thứ tự năm tháng ấy, đâu hư dối ư?” Lấy đó mà nghiệm thì từ Tam đại trở về trước chẳng phải thật không có niên số. Bởi vì Thái Sử Công dùng Khổng Tử làm chỉ của thượng thư nên chẳng ghi về niên số mới làm “thế biểu”. Nghi thì lưu truyền nghi, mãi đến các bậc Hiền – Học giả đời sau, như đồng bạn Hoàng Phụ mật lại suy lường mà cải chánh đó, nên làm thành Cựu Phả của dòng họ Thích, nhân đó lấy làm sách. Đó là có thể rõ ràng vậy, ai cho là không như thế!
– Thử bàn luận:
Đức Như Lai phó pháp cho Đại Ca-diếp, sự kiện ấy ở thời gian nào? Hẳn lấy gì để làm rõ ư? Xin đáp là: Xưa kia, mới đầu trong pháp hội Niết-bàn, Đức Như Lai bảo cùng Đại chúng Tỳ-kheo rằng: “Các người không nên nói như thế. Nay Ta có Chánh pháp Vô thượng hẳn đã phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp. Là Đại Ca-diếp sẽ vì các người làm nơi nương tựa lớn”. Đó là rõ ràng vậy (xem kinh Niết-bàn quyển hai). Nhưng về Chánh tông là, bởi vì mật tướng trao truyền và thọ nhận của Thánh nhân, hẳn không thể biết ở nơi nào và lúc nào vậy. Lấy theo kinh mà châm chước thì kinh Pháp Hoa giảng nói trước, kinh Niết-bàn giảng nói sau. Lúc Đức Như Lai mới giảng nói kinh Pháp Hoa thì Đại Ca-diếp đã dự lãnh vậy, đến lúc giảng nói kinh Niết-bàn, Đại Ca-diếp không ở trong chúng hội. Tôi cho rằng thời gian Đức Như Lai trao truyền Chánh pháp là tại trong hai kinh ấy.
Hoặc lại cho là: Tại trong pháp hội trên núi Linh thứu, Đức Như Lai nứm cành hoa chỉ bày, khi ấy Đại Ca-diếp mỉm cười, đó tức là lúc phó pháp. Hoặc lại cho là: Đức Như Lai phó pháp cho Đại Ca-diếp ở trước tháp Đa tử, mà ở đời cho là đó là sự thật của việc trao truyền và thọ nhận. Nhưng chưa thấy nơi lưu xuất điều ấy. Tôi tuy hơi chấp lấy cũng chẳng dám quả quyết nhất định hẳn vậy. Hoặc lại có người cho là ở đầu các sách khác, hẳn đều có nêu bày bảy Đức Phật, mà sách này thì không. Há kệ tụng của bảy được Phật, chẳng phải là cựu dịch ư? Xin đáp là: Không như vậy. Phàm là Chánh tông, hẳn lấy thân gần cùng thầy truyền thừa, vì hiệu nghiệm ấy, nên đây cắt từ Đức Thích-ca Như Lai đã xuất hiện nơi đời, do đó, tôi không nêu bày lại ấy vậy. Tôi xét thấy Bảo Lâm truyền đăng, truyện ký của các nhà đều tố thuật từ Chi-cương-lương-lâu ở thời Tiền Ngụy và từ Na-liên-da-xá ở thời Đông
Ngụy, trong các bản dịch của hai vị Phạm Tăng ấy. Hoặc các bản ấy ở đầu nêu bày kệ tụng của bảy Đức Phật, bởi cũng xuất phát từ bản dịch của hai vị Chi-cương-lương-lâu và Na-liên-da-xá vậy, đâu cho là không phải bản cựu dịch ư? Nhưng truyện Bảo Lâm ở phần đầu không nêu bày bảy Đức Phật, như là ý trong sách tôi (Khế Tung) đây vậy.
TRUYỀN PHÁP CHÁNH TÔNG KÝ QUYỂN 1
– (HẾT) –