TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016
QUYỂN 76
Hỏi: Phàm, luận một kỳ chân vọng sinh tử, căn cứ sự mà nói lại có thủy chung chăng?
Đáp: Trong Đệ nhất nghĩa, còn không sinh tử, sao có thủy chung? Vì thuận trong môn thế đế, tùy chúng sinh thấy mà vọng nói sinh tử. Như các bậc Cổ đức nói: “Chân vọng theo nhau khó cùng trước sau”, là giải thích: Nếu nói trước vọng sau chân, chân thì có thủy. Còn nếu cho là trước chân sau vọng, vọng do đâu sinh? Nếu vọng nương chân khởi, thì chân cũng chẳng phải chân. Nếu vọng thể tức chân thì vọng cũng không thủy, vì phá thủy khởi nên lập vô thủy mà nói. Thủy đã chẳng còn, chung từ đâu lập? Không chung không thủy, đâu có trung gian. Nên trong luận Trung Quán nói: “Chỗ nói của Đại Thánh, Bản tế chẳng thể được, sinh tử không có thủy, cũng lại không có chung, nếu không có thủy chung, trung gian làm sao có.” Cho nên ở trong đây, trước sau vọng cũng không, chân vọng đều mất mới nói chân vọng, chân vọng giao triệt, sao định thủy chung.
Hỏi: Như nói ở trên, sinh tử ác nghiệp vô lượng vô biên, vừa mới rõ tâm đây được tất cả đồng thời giải thoát chăng?
Đáp: Thật có lý đó, toàn tại nơi người, nếu chướng mỏng ngăn nhẹ rõ ngay vào thẳng. Duyên sau cơ chín chóng ngộ chóng tu, như gương sạch sáng sinh, mây tan trăng tỏ, hoặc cấu dày tập nặng quán kém tâm nổi, tuy tin hiểu một tâm, hạnh môn khó lập, có tám lớp dơ của vọng tưởng như lưới dày rừng rậm, đủ sáu cửa trói buộc, như băng cứng keo sơn, nếu chẳng phải sức lực lớn mạnh, sao có thể giải phân. Như trong luận Địa Trì nói: “Vọng tưởng có tám thứ: Một, tự tánh vọng tưởng, tức chấp sắc v.v… các pháp mỗi có tự thể; Hai, sai biệt vọng tưởng, tức chấp sắc v.v… có thể thấy chẳng thể thấy. Đối và không đối sắc sai biệt; Ba, gồm nhân tích tụ vọng tưởng, tức ở trong ấm, chấp ngã chúng sinh, ở trong quân, rừng v.v… khởi định chấp thật. Một phân biệt đây tức trước chấp nhân, sau chấp ở pháp; Bốn, ngã kiến vọng tưởng, không ngã chấp là ngã vậy; Năm, ngã sở vọng tưởng, tức chấp ngã dụng; Sáu, có niệm vọng tưởng tức duyên cảnh tịnh khả ái phân biệt; Bảy, chẳng niệm vọng tưởng, tức duyên cảnh bất tịnh đáng ghét phân biệt; Tám, câu tương vi (cùng trái nghịch nhau) vọng tưởng, tức duyên cảnh trung dung phân biệt”. Căn cứ ở các kinh luận nói có sáu thứ ràng buộc (trói buộc). Trước luận về hai thứ phược ở tâm cảnh là: Một, ràng buộc tương ưng phược; Hai, ràng buộc sở duyên ràng buộc. Phiền não và tâm tâm sở khởi. Tâm gá ở tâm vương, tâm sở nhiễm tâm, gọi là ràng buộc tương ưng phược. Tâm tâm sở pháp đều năng duyên cảnh, cảnh chẳng lìa trói buộc, gọi là ràng buộc sở duyên phược. Tiếp nói về bốn thứ ràng buộc trong ba cõi: Một, tham; Hai, sân; Ba, kiến thủ; Bốn, giới thủ. Tham sân hai phược chẳng khiến chúng sinh ra khỏi cõi Dục, các Luận gia nêu thí dụ như lính giữ ngục. Kiến thủ giới thủ hai ràng buộc, chẳng khiến hữu tình ra khỏi cõi Sắc và cõi Vô sắc. Tại sao? Kiến thủ chấp liệt làm thắng, chấp phi tưởng, phi phi tưởng xứ và trời vô tưởng, chấp là giải thoát Niết-bàn, gọi là kiến thủ, giới thủ là chẳng phải nhân chấp là nhân. Chấp định phi tưởng, định không tưởng và giới là nhân sinh lên trời, là nhân giải thoát, gọi là giới cấm thủ. Do hai ràng buộc này khiến các hữu tình chẳng được cõi Sắc và cõi Vô sắc. Vọng tưởng ràng buộc như trên, trừ hàng thượng căn chóng tu ngoài ra tức phải ước ở lực của địa vị hiện quán. Như trong kinh nói rõ: Hiện quán có sáu hiện, đó là: Hiện tiền quán nghĩa là quán sát tức chân lý thường hiện tại trước, Diệu trí luân năng quán sát, chẳng khiến gián đoạn, mặc tình tương ưng. Trong luận Du-già nói: “Một, Tư hiện quán, nghĩa là thượng phẩm tư tuệ dẫn sinh noãn v.v… trong đạo bốn gia hạnh quán sát các pháp, gọi là hiện quán; Hai, Tín hiện quán, nghĩa là duyên Tam bảo, tịnh tín thế gian và xuất thế gian, đây trợ hiện quán khiến chẳng thối chuyển, lập tên hiện quán; Ba, Giới hiện quán, nghĩa là đạo cộng vô lậu giới năng trừ phá giới cấu khiến quán tăng rõ sáng, cũng gọi là hiện quán; Bốn, Trí đế hiện quán, nghĩa là hai trí chánh thể và hậu đắc duyên chân tục là hai đế chân tục vậy; Năm, Hiện quán, nghĩa là trí đế quán sau, quán các duyên an lập trí thế gian và xuất thế gian; Sáu, cứu cánh hiện quán, nghĩa là tận không sinh v.v… trí quả vị cứu cánh.” Xưa trước giải thích: Tư hiện quán ở trước là chỗ nghĩ lường gia hạnh có trí tuệ, chỉ năng phục chưa năng đoạn vậy. Từ hàng sơ địa trở lên, tín giới trí đế và ngay vị biên hiện quán, tức đoạn, địa sau tức phục, chỉ một quán cứu cánh chẳng phải phục chẳng phải đoạn. Đoạn đây có hai: Một, cộng tướng đoạn; Hai, tự tướng đoạn. Nếu lúc đoạn hoặc chứng lý, làm không hành tướng và không (vô) ngã hành tướng, tức gọi là cộng tướng. Vì không và không ngã gần thông bốn đế, nên gọi là cộng tướng đoạn. Nếu lúc đoạn hoặc chứng lý, làm hành tướng chân như tịch diệt chẳng thông các đế, chỉ tại Diệt đế, gọi là tự tướng đoạn. Lại có ba thứ đoạn: Một, tự tánh đoạn, như đèn phá tối, lúc trí tuệ khởi phiền não ám chướng tự tánh ứng đoạn; Hai, chẳng sinh đoạn, nghĩa là lúc đắc pháp không của sơ địa, năng khiến quả khổ ba đường ác đạo trọn chẳng có sinh. Chủng tử ở trong loài người, không căn. Hai hình, ở Bắc châu, trời vô tưởng v.v… chẳng sinh quả sau, gọi là chẳng sinh đoạn vậy, ở Bắc châu, trời Vô tưởng v.v… chẳng sinh quả sau, gọi là chẳng sinh đoạn vậy; Ba, duyên phược đoạn là, chỉ đoạn hoặc của trong tâm, ở cảnh trần bên ngoài chẳng khởi tham sân. Ở cảnh tuy duyên mà chẳng nhiễm trước, gọi là Duyên phược đoạn vậy. Ở trong ba đoạn thì hai đoạn tự tánh và chẳng sinh mặc tình năng đoạn, đều do một đoạn duyên phược năng khiến nhân quả ở ba cõi chẳng sinh. Lại, xưa trước giải thích: Trí chướng có ba môn đó: Một, trí chướng, chỗ gọi là tâm của phân biệt có không; Hai, thể chướng, nghĩa là giải của quán chẳng có chẳng phải không lập mình năng, nên gọi là thể chướng; Ba, trị tưởng, nghĩa là hợp tuệ như chánh trong vọng thức, nương địa đây có ba đó. Mới đầu, từ địa thứ nhất đến địa thứ tư, cho đến địa thứ bảy đoạn trừ, địa thứ tư thứ năm thứ sáu, đoạn trừ tâm phân biệt thủ hữu, nghĩa là giải pháp mạn thân tịnh mạn v.v… lúc vào địa thứ bảy, đoạn trừ tâm phân biệt thủ không, từ địa thứ tám trở lên, đoạn trừ thể chướng. Địa thứ bảy trước tuy trừ tâm phân biệt có không, còn thấy tâm mình lấy làm năng quán. Như làm sở quán. Sở quán như đó chẳng tức tâm năng, tâm quán chẳng tức tâm như. Như riêng biệt nên ngoài tâm cầu pháp, nên có công dụng, ngoài pháp lập tâm nên có thể chướng. Lúc từ địa thứ bảy vào địa thứ tám phá bỏ chướng đây, quán sát ngoài như xưa nay vốn không tâm, ngoài tâm không như, ngoài như không tâm, tâm chẳng khác như. Ngoài tâm không như, như chẳng khác tâm. Nên tâm năng như hết sạch đồng pháp giới rộng lớn chẳng động, vì chẳng khác vậy, ngoài tự tìm cầu nên bỏ công dụng, chẳng lại ngoài như kiến lập thần trí nên diệt thể chướng, thể chướng diệt nên gọi là không chướng tưởng. Thứ ba trị tưởng đến Phật mới diệt. Nên vào địa thứ tám tuy không chướng tưởng mà có trị tưởng, hành địa thứ tám không sinh nhẫn thể chuyển chuyển tịch diệt, khiến trị tưởng kia vận vận tự mất, đến Phật mới tận cùng. Nên biết môn cảnh tuy không phải được không tâm khế hợp chẳng thể miệng tuy nói không mà hành tại trong có, cảnh trí tương ưng năng sở ngầm hợp, mới năng cởi ràng buộc tùy thuận không sinh vậy. Vừa mới sinh thủ trước bèn thành ma nghiệp, như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật tử! Vị Đại Bồtát có mười thứ ma, những gì là mười? Đó là: Uẩn ma, sinh các thủ vậy. Phiền não ma, luôn tạp nhiễm vậy. Nghiệp ma, năng chướng ngại vậy. Tâm ma, khởi cao mạn vậy. Tử ma, bỏ sinh xứ vậy. Thiên ma, tự kiêu ngạo phóng túng vậy. Thiện căn ma, luôn chấp thủ vậy. Tam-muội ma, đắm vị lâu vậy, Thiện tri thức ma, khởi đắm trước tâm vậy. Bồ-đề pháp trí ma, chẳng nguyện xa lìa vậy. Đó là mười, vị Đại Bồ-tát phải dùng phương tiện chóng cầu xa lìa”. Trong sớ giải thích: Một, uẩn ma, là thân làm đạo khí, thể cùng Phật đồng, đâu tức là ma? Tên của uẩn ma đặc biệt do thủ trước. Chín loại ma sau cũng như vậy đều lấy câu sau, giải thành nghĩa ma. Vậy biết, dùng tâm phân biệt muôn pháp đều là ma, đâu chỉ mười thứ đây, nên nêu Bồ-đề pháp trí dùng ưu thắng so sánh kém liệt, chẳng dùng tâm phân biệt, tất cả đều Phật, đâu xả bỏ ma giới mà cầu Phật giới ư? Nhưng bốn thứ ma là căn cứ ngay thể mà nói, còn mười ma phần nhiều ước về chấp thủ. Mười tiêu biểu vô tận vậy. Pháp Bồ-đề tức là sở chứng. Trí là năng chứng, năng sở ngầm hợp nên gọi là Bồ-đề. Nếu chẳng xả bỏ thấy của phân biệt Bồ-đề tức là ma vậy. Nếu vào Tông Kính, phân biệt tự mất. Đã không tâm của năng chứng cũng không lý của sở chứng. Lại, trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Không có ít pháp làm chỗ trí vào, cũng không có ít trí mà vào nơi pháp.” Vì vậy cưỡi mũi tên một trí bắn phá các quân ma, khua dao một tuệ chém chặt các lưới nghi ngờ. Đây mới là lực của Tông Kính, ngoài ra sao nói ư? Nếu chẳng ngộ tự tâm chưa đạt yếu chỉ đây, tuy tu trí tuệ chẳng vào viên thường, giả sử luyện hạnh môn chỉ tăng thêm ngã mạn, vì chưa đạt pháp môn nhất tế (một khoảng vậy), chỉ sinh phân biệt trưởng vô minh. Như trong kinh nói: “Nếu phân biệt là pháp Thanh văn là pháp Duyên giác là pháp Bồ-tát là pháp chư Phật, đây gọi là tịnh, đây gọi là bất tịnh, đây gọi là đạo, đây gọi là chẳng phải đạo. Đó gọi là Bồ-tát kiêu mạn.” Nếu vào Tông Kính, trí hành đều thành, núi ngã mạn đổ, sông tham si cạn, tình hơn kém hết, nghiệp sai biệt mất. Như trong Lộng châu ngâm nói: “Tiêu sáu giặc chừ, nát bốn ma, xô núi ngã chừ, cạn sông ái. Long nữ núi Linh gần dâng Phật, trẻ nghèo trong áo uổng sa-đà”.
Hỏi: Năm ấm một pháp tức vọng tức chân, đã làm môn của trần lao sinh tử, lại thành đạo của xuất thế Bồ-đề. Nay lại suy tìm vọng sinh tử không từ đâu, trong kinh nói, ấm đây vừa mới diệt, ấm kia bèn sinh. Đã Duy thức không nhân, ấm trước diệt, ấm sau thế nào được sinh?
Đáp: Năm ấm tánh không chẳng phải thường, tương tục chẳng đoạn, chẳng thường chẳng đoạn tức là chánh nhân. Như trong Hoa Nghiêm Sớ nói: Năm ấm tương tục tức là chánh nhân, cũng gọi là sinh nhân. Nói chánh nhân là nghĩa Trung đạo, Trung đạo tức là Phật tánh, nghĩa là hiện tại ấm diệt trung ấm, ấm sinh là hiện tại ấm, trọn chẳng biến làm trung ấm năm ấm, nên hiện ấm chẳng phải thường, như chủng sinh mầm chủng chẳng đến mầm, tuy chẳng đến mầm mà năng sinh mầm, hiện tại ấm đây tuy chẳng đến sau mà năng sinh sau, thì hiện ấm chẳng phải đoạn. Mà trung ấm năm ấm cũng chẳng phải tự sinh, chẳng từ nơi khác lại. Nhân hiện năm ấm sinh trung ấm ấm, đây thì hậu ấm chẳng phải không nhân, nên hậu ấm chẳng phải thường, đã năng tiếp tục trước nên hậu ấm chẳng phải đoạn. Chẳng phải đoạn chẳng phải thường là nghĩa trung đạo, tánh chánh nhân vậy. Lại y cứ Thai giáo, lược có chín thứ năm ấm, đều không tự thể chỉ theo tâm sinh.
Do đó trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:
“Tất cả chúng sinh giới
Đều tại trong ba đời
Ba đời các chúng sinh
Đều trú trong năm ấm
Các uẩn nghiệp là gốc
Các nghiệp tâm là gốc
Tâm pháp giống như huyễn
Thế gian cũng như vậy”.
Chín thứ năm ấm là: Sắc tâm một thời kỳ gọi là quả báo năm ấm, bình đẳng tưởng thọ là vô ký năm ấm, khởi kiến khởi ái là hai thứ dơ uế năm ấm, động nghiệp thân miệng là hai thứ thiện ác năm ấm, biến hóa hiện bày là công xảo năm ấm. Người năm căn lành là phương tiện năm ấm, chứng đắc bốn quả là vô lậu năm ấm. Các thứ như vậy vốn từ tâm ra. Trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Như tay thợ vẽ họa ra năm sắc đen xanh đỏ vàng trắng trắng trắng. Tay họa vẽ thí như tâm. Sắc đen thí như địa ngục, sắc xanh thí như quỷ, sắc đỏ thí như súc sinh, sắc vàng thí như A-tu-la, sắc trắng thí như người, sắc trắng trắng thí như trời”. Sáu thứ ấm đây dừng ngang bên trong giới. Nếu y cứ theo kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ các thứ năm ấm. Bên trong giới bên ngoài giới tất cả trong thế gian không gì chẳng từ tâm tạo, sắc tâm thế gian còn chẳng phải cùng tận, huống gì xuất thế gian mà phàm tâm biết được. Phàm mắt màng còn chẳng thấy gần, sao được thấy xa càng sinh nhiều kiếp, chẳng thấy một góc bên trong giới huống gì ngằn mé bên ngoài giới ư? Giống như nai khát đuổi theo bóng nước (dương diệm) chó điên cắn sấm chớp, đâu có lý được. Do đó, Bồ-tát Long Thọ phá năm ấm một khác đồng thời trước sau đều như lửa huyễn vang hóa đều chẳng thể được, sao lại chấp ở vương sở đồng thời khác thời ư? Nhưng tất cả ấm nhập bên trong bên ngoài giới đều do tâm khởi. Phật dạy các Tỳ-kheo: Một pháp gồm tất cả pháp chỗ gọi là tâm là như trong luận có kệ tụng nói:
“Tất cả trong thế gian
Chỉ có danh và sắc
Nếu muốn như thật quán
Chỉ nên quán danh sắc.”
Tâm là gốc hoặc, nghĩa đó như vậy. Trong Phụ Hành Ký nói: “Nếu bày thể cảnh chẳng nghĩ bàn, quán tâm là đủ, vì tâm khắp cùng nên gồm các pháp khác. Lại chẳng phải chỉ tâm gồm tất cả mà cũng là tất cả nhiếp tâm. Nên trong Tứ niệm xứ quán nói: Chẳng phải chỉ Duy thức, cũng là duy sắc duy thanh v.v… nay từ hẹp của rộng chánh bày thể cảnh. Ấm giới nhập ba thứ đều có thể làm cảnh vì rộng thoát khó chỉ bày nên từ chỉ đích lược hai thứ giới nhập, căn cứ ấm như bỏ gậy mà cậy thước, lược bốn ấm từ thức như bỏ thước cậy tấc, vì do chỗ giới nhập gồm rộng nhiều, ấm chỉ hữu vi. Bên trong của hữu vi, nghĩa bao gồm tâm sắc, bỏ sắc còn tâm. Tên tâm lại hợp tâm và tâm sở. Nay tạm quán tâm vương vất bỏ tâm sở thì ba khoa một niệm tâm mười giới như vậy, một giới năm ấm như thước, chỉ tại thức tâm như tấc. Nếu đạt tâm đủ tất cả pháp rồi, mới năng độ vào tất cả sắc tâm, như mỗi mỗi thước không gì chẳng phải là tấc. Nên biết hoặc chân đế hoặc tục đế, hoặc hữu vi hoặc vô vi, một cõi một trần không gì chẳng phải là tâm vậy. Nay Tông Kính bao gồm then chốt cốt yếu đó, bởi vì đây vậy. Nay chỉ quán thức ấm, thức ấm là tâm ấy vậy. Đã từ tâm sinh, chẳng phải không chẳng phải có, chẳng sinh chẳng diệt, không trú không y, ở trong môn sinh tử nghiệp quả chẳng thể nghĩ bàn, vì tướng nhân duyên hòa hợp tợ tương tục, như có chủ tể các thú qua lại. Chí lý cùng đó rốt ráo không thể. Như nam châm hút sắt, gương sáng hiện hình, đây đều pháp nhĩ, đâu có tình ư? Trong luận Bát-nhã Giả Danh nói: “Các uẩn tuần hoàn thọ các thú khác gọi là thủ, trong đó không người năng thủ các thú, bỏ ở hiện uẩn mà thọ hậu uẩn, như bỏ áo cũ mà mặc áo mới. Nhưng y cứ theo Tục đế thí như nhân chất mà hiện ở tượng, chất chẳng đến tượng mà có tượng hiện, do uẩn trước nên uẩn sau tiếp tục sinh, trước chẳng đến sau mà sau tương tục. Cho nên Bồ-tát không thủ là tưởng.” Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Như ấn sáp đóng dấu ở bùn ấn và bùn hợp, ấn diệt đường vân thành, đường vân chẳng phải từ bùn ra, chẳng xứ khác lại vì ấn nhân duyên mà thành tựu đường vân đó, kinh hợp thí dụ là hiện tại ấm diệt trung ấm ấm sinh, là hiện tại ấm trọn chẳng biến làm trung ấm năm ấm, cũng chẳng phải tự sinh, chẳng từ nơi khác lại. Nhân hiện ấm nên sinh Trung ấm ấm. Thí dụ hợp là, như ấn in bùn, ấn diệt đường vân thành. Tên tuy không sai mà thời tiết nổi khác, cho nên ta nói Trung ấm năm ấm chẳng phải mắt thịt thấy, chỗ thiên nhãn thấy vậy.” Giải thích: Hiện ấm như ấn, xứ trung ấm sinh, nghĩa nó như bùn, hiện tại ấm diệt gọi là ấn hoại, trung ấm ấm khởi gọi là đường văn thành. Ở đây lại lấy trung ấm làm ấn, nghiệp bức thọ trai gọi là nhiễm bùn, trung ấm ấm diệt gọi là ấn hoại, vị lai (hậu) ấm ấm khởi gọi là đường văn thành. Nghiệp chủng chưa đoạn, đường văn lại làm ấn, ấn lại làm đường văn, tướng đường vân ấn thành chẳng thể cùng tận vậy. Sinh tử chẳng đoạn pháp thí dụ có thể biết. Lại như ngọn đèn, ngọn trước dẫn ngọn sau, ngọn sau tiếp tục ngọn trước, tương tục chẳng đoạn tợ thường tợ một. Phàm phu chẳng thấu đạt hoặc chấp sinh tử là thường, chẳng biết ngọn đèn trước không thể, nhân ngọn sau tiếp tục khởi, ngọn sau không thể, cậy ngọn trước dẫn sinh, ngọn ngọn đều hư tự tánh tịch diệt, một niệm tâm đây cũng lại như vậy, mới mới sinh diệt tục tục luân hồi cho đến một niệm chẳng trú giống như ngọn đèn, chẳng tinh tế quán sát, chấp sinh diệt đây là thường là một, lại chẳng rõ ngọn trước vừa mới diệt, ngọn sau tiếp tục sinh, niệm niệm tương tục chưa từng tam diệt. Hoặc chấp sinh tử là đoạn. Nếu thấu đạt sâu xa về lý nhân duyên, tự nhiên chẳng lạc vào đoạn thường. Tại sao? Vì nhân duyên không tánh, chẳng thể được nên chẳng phải thường, vì không tánh nhân duyên tương tục nên chẳng phải đoạn. Lại năm ấm đây chỉ là một pháp, nếu chấp thành đoạn thường là phàm phu kiến, nếu phá bẻ thành không, là người Tạng giáo. Nếu rõ ấm không tánh, thể đây thành không, là người Thông giáo. Nếu ngộ năm ấm đây chẳng không, đầy đủ Phật pháp, tu trí đoạn hoặc lần lượt sinh khởi, là Bồ-tát Biệt giáo. Nếu rõ đây tức chân, lại không pháp riêng biệt, niệm niệm vô minh đủ mười pháp giới, tức Bồ-tát Viên giáo. Như kẻ bạc vận thấy vàng thành rắn, người phước sâu dày vốc đá là vật báu. Pháp không cao thấp mà người tự thăng trầm vậy. Chỉ chẳng tạo nghiệp giàu nghèo trọn không quả báo hơn kém. Như trong luận Đại Trí Độ có kệ tụng nói:
“Nghiệp đời trước tự tạo
Chuyển làm các thứ hình
Hư không chẳng chịu hại
Không nghiệp cũng như vậy”.
Hỏi: Sinh tử tương tục do các tập khí, có bao nhiêu thứ tập khí năng thành luân chuyển?
Đáp: Xưa trước giải thích: Tự thể tập khí gồm có ba nghĩa: Tập khí ladị sinh với chủng tử mà thể đồng. Tập khí tức căn cứ lúc huân tập mà luận, chủng tử tức đối hiện hành mà gọi, đều có ba nghĩa: Một, chủng tử gọi là tập khí, khi nghĩa là khí phần, tập nghĩa là huân tập. Do hiện hành kia hướng thượng được khí phần đây vậy; Hai, hiện hành cũng gọi là tập khí, nghĩa là đều do chủng tử năng sinh hiện hành, là khí phần của nhà chủng tử; Ba, tập khí gọi là tập khí như giấy trong hương mà có khí phần. Trong luận Duy Thức nói: “Mà huân bản thức khởi tự công năng”, tức công năng đây gọi là tập khí, công năng là nghĩa tập khí, thể tức chủng tử, lược có ba thứ tập khí: Một, danh ngôn tập khí; Hai, ngã chấp tập khí; Ba, chi hữu tập khí. Thứ nhất, danh ngôn tập khí, nghĩa là pháp hữu vi mỗi riêng biệt thân chủng. Danh ngôn có hai: Một là, biểu nghĩa danh ngôn, tức nghĩa năng phân tích, âm thanh sai biệt; Hai là, hiển cảnh danh ngôn, tức năng rõ cảnh tâm tâm sở pháp, tùy chỗ hai danh ngôn huân thành chủng, làm pháp hữu vi mỗi mỗi riêng biệt nhân duyên. Thứ hai, ngã chấp tập khí, nghĩa là hư vọng chấp chủng ngã và ngã sở, chấp ngã có hai: Một là, câu sinh ngã chấp, tức chỗ tu đoạn chấp ngã ngã sở; Hai là, phân biệt ngã chấp, tức chỗ thấy đoạn chấp ngã ngã sở, tùy chỗ hai ngã chấp huân thành chủng. Nay các hữu tình v.v… tự tha sai biệt. Thứ ba, chi hữu tập khí, nghĩa là chiêu nghiệp chủng dị thục ở ba cõi, chi hữu có hai: Một là, hữu lậu thiện, nghĩa là năng chiêu nghiệp quả khả ái; Hai là, các bất thiện tức là năng chiêu nghiệp quả chẳng phải ái, tuy chỗ hai chi hữu huân thành chủng khiến dị thục quả thiện ác thú riêng biệt. Nên biết ngã chấp và chi hữu tập khí ở quả sai biệt là tăng thượng duyên. Trước nói sinh tử nhân nghiệp tập khí là, nên biết tức là chi hữu tập khí. Hai thủ tập khí, nên biết tức là hai thứ tập khí ngã chấp và danh ngôn. Thủ ngã ngã sở, và thủ danh ngôn mà huân thành nên đều gọi tên là thủ. Giải thích: Biểu nghĩa danh ngôn là, chỉ thức thứ sáu, năng duyên danh đó năng phát danh đó, ngoài ra đều chẳng duyên, cũng chẳng năng phát, tức chỉ nghĩa phân tích, sai biệt của âm thanh, chọn lựa chẳng phải âm thanh phân bày, kia chẳng phải danh ngôn vậy. Danh chỉ vô ký, nhưng danh là co duỗi sai biệt trên thanh (tiếng). Chỉ tánh vô ký chẳng năng huân thành các chủng sắc tâm v.v… nhưng nhân danh nên tâm tùy danh đó biến tợ pháp năm uẩn ba tánh v.v… mà huân thành các thứ chủng, nhân danh khởi chủng, gọi là danh ngôn chủng. Tất cả huân chủng đều do tâm tâm sở, tâm tâm sở chủng có nhân và duyên bên ngoài, có chẳng nương tựa bên ngoài, chẳng nương tựa bên ngoài gọi là hiển cảnh danh ngôn, nếu nương tựa bên ngoài, gọi là biểu nghĩa danh ngôn. Phân hai riêng biệt nhưng danh tự thể chẳng năng huân chủng, hiển cảnh danh ngôn, tức là năng rõ cảnh tâm tâm sở pháp, tức là tất cả tâm kiến phần v.v… Bảy thức, chẳng phải tướng phần, tâm chẳng năng hiển cảnh vậy. Vì thế, phần đoạn sinh tử từ chánh sử có, tức là phàm phu. Nếu biến dịch sinh tử từ tập khí sinh, tức là hàng Nhị thừa. Tuy đoạn chánh sử mà chẳng đoạn tập khí, ở trong đây có hai: Một, phiền não tập khí; Hai, nghiệp tập khí. Phiền não tập khí là như Nan-đà có dục tập, xưa trước vài đời thân làm quốc vương tập gần năm dục vậy. Xá-lợi-phất có sân tập vì xưa trước vài đời từng thọ thân bọ cạp, Tất-lăng-già-bà-sa có mạn tập vì xưa trước vài đời thân là Đại Bà-la-môn, học rộng nhiều tài ngã mạn khinh vật. Cho đến Tỳkheo Bàn Đặc có si v.v… các tập khác. Nghiệp tập khí là như Tỳ-kheo Ngưu hạ xưa trước làm thân trâu ở giữa khoảng rừng rong chạy chạm trúng di khí (sót bỏ) nên sách áo ca sa. Vì nhân duyên đó tuy đắc đạo quả nhưng do nghiệp tập khí nên khiến như vậy. Lại như Ca-diếp nghe tiếng đàn cầm tức đứng dậymúa, A-nan thường ham thích ca ngâm, đều vì xưa trước từng làm người chơi nhạc, vì còn thừa lại của nghiệp tập, nên hoặc phiền não dư tập là duyên biến dịch, có nghiệp dư tập là nhân biến dịch, cảm biến dịch sinh tử tức là quả báo. Hạng người Nhị thừa chưa được một tâm ba điểm Niết-bàn của Như Lai, ở quả vị hữu học, tuy kiến hoặc tư hoặc hết cả, chỗ có không biết đều là dư tập của vô minh, cũng gọi là vô minh trú địa, cũng gọi là chướng của sở tri, cũng gọi là Trần sa vô tri. Lại, Bồ-tát nói về hóa môn, có mười thứ tập khí. Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Lìa thế gian nói: “Phật tử, vị Đại Bồ-tát có mười thứ tập khí. Những gì là mười? Đó là Bồ-đề tâm tập khí, thiện căn tập khí, giáo hóa chúng sinh tập khí, thấy Phật tập khí, nói thế giới thanh tịnh thọ sinh tập khí. Hạnh tập khí, nguyện tập khí, Ba-la-mật tập khí, tư duy bình đẳng pháp tập khí, các thứ cảnh giới sai biệt tập khí. Đó là mười, nếu các Bồ-tát an trú pháp đây thì trọn xa lìa tất cả phiền não tập khí, đắc đại trí tập khí của Như Lai, chẳng phải tập khí trí”. Nên biết hai nghiệp nhiễm tịnh, hai môn thăng trầm đều từ huân tập mà sinh, chẳng phải không nhân mà được. Nên phải chuyên cần tu Bạch nghiệp tịnh pháp luôn luôn huân niệm niệm niệm công phu tự thành diệu quả. Do đó trong tám thức tạng ở mỗi mỗi chúng sinh mỗi mỗi đủ chủng tử mười pháp giới. Vốn tự đầy đủ, chẳng phải từ mới sinh, tuy thường huân bên trong mà phải nhờ mượn duyên bên ngoài huân phát. Nếu nghe mười ác huân phát chủng tử ba đường xấu ác. Nếu nghe giới thiện huân phát chủng tử trời người. Nếu nghe Tứ đế thập nhị nhân duyên huân phát chủng tử Nhị thừa. Nếu nghe Lục độ huân phát chủng tử Bồ-tát, nếu nghe Nhất thừa huân phát chủng tử chư Phật, mỗi mỗi tùy xứ tập khí nồng hậu phát trước, như nay nhiều tập chủng tử ba đường xấu ác, trời người còn ít, huống gì Phật thừa, nhưng lúc địa ngục giới hiện hành, chủng tử Phật cũng chẳng mất, chỉ là chuyển sang xa khác. Như nay đã ở tại trời người, cần phải nỗ lực, thường thân gần tri thức, vui thích nghe nhất thừa, trong ngoài cùng giúp huân, một đời thủ xong. Nên Đức Phật răn dạy La-hầu-la với kệ tụng rằng:
Mười phương vô lượng các chúng sinh
Niệm niệm đã chứng quả thiện thệ
Kia đã trượng phu ta cũng vậy
Sao được tự khinh mà thối khuất”.
Hỏi: Sinh tử Niết-bàn khổ lạc báo ứng, lấy gì làm nhân?
Đáp: Như Lai tạng làm nhân.
Hỏi: Như Lai tạng là vô lậu thường trú, chẳng phải pháp của sátna sinh diệt, cớ sao cùng sinh diệt làm nhân?
Đáp: Tất cả dị sinh nhân nên mê, mê không tự thể. Trong kinh Lăng-già nói: “Phật dạy: Đại Tuệ! Bảy thức chẳng lưu chuyển chẳng thọ khổ lạc, chẳng phải nhân Niết-bàn. Đại Tuệ! Như Lai tạng là thọ khổ lạc cùng nhân câu, hoặc sinh hoặc diệt”. Xưa trước giải thích: Bảy thức niệm niệm sinh diệt chẳng năng qua lại sáu đường, nên gọi là chẳng lưu chuyển, vì niệm niệm diệt nên chẳng biết khổ lạc, chẳng cùng Niết-bàn làm nhân. Lại, bảy thức theo duyên vốn không tự tánh. Còn chẳng năng làm gốc của sinh tử khổ lạc, đâu lại cùng Niết-bàn làm nhân. Rõ ràng Như Lai tạng thường khiến các thức biết khổ lạc, nếu bảy thức không Như Lai tạng, tự thể niệm niệm diệt chẳng biết khổ lạc, nương Như Lai tạng nên biết khổ lạc, gọi là Như Lai tạng thọ khổ lạc. Như Lai tạng thể chẳng thọ khổ lạc vậy. Nói cùng nhân câu là, Như Lai tạng cùng bảy thức sinh tử khổ lạc nhân câu niệm niệm sinh diệt vậy. Lại nói: Bảy thức niệm niệm sinh diệt không thường, đang khởi tức liền rụng mất, làm sao lưu chuyển. Tự thể không thành nên chẳng thọ khổ lạc. Đã chẳng phải nhiễm y cũng chẳng phải vô lậu Niết-bàn y vậy, Như Lai tạng đó chân thường khắp cùng mà tại sáu đường, mê đây năng khiến tùy duyên thành sự thọ khổ lạc, cùng bảy thức câu, gọi là cùng nhân câu, chẳng giữ tự tánh mà thành vậy. Bảy thức nương đây mà được sinh diệt, gọi là hoặc sinh hoặc diệt. Đây nói rõ Như Lai tạng tức là chân như tùy duyên nên thọ khổ lạc. Lại giải thích: vì gốc hại ngọn khiến ngọn không nên không thể lưu chuyển. Chỉ Như Lai tạng thọ khổ lạc là, ngọn hại gốc nên chẳng giữ tự tánh, thể của thanh tịnh tự nhiên thành có. Nếu thuận nhau thì như hòa của nước sữa thường luôn chung bình. Nếu trái nhau thì như thù của cha mẹ chẳng cùng chung trời. Lại, trên còn có nghĩa của chẳng còn, trên hết sạch có nghĩa chẳng hết sạch. Nếu chỉ hết sạch không chẳng hết sạch thì sắc không đều mất không thể tức là nhau là nhau vì chẳng hết sạch vậy. Tuy tức là nhau mà sắc không rõ ràng. Nếu chỉ còn không chẳng còn thì sắc không mỗi mỗi có định tánh chẳng được tương tức. Do có chẳng còn nên tuy rõ ràng mà được tương tức. Như trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói hai môn chân như sinh diệt vô ngại. Chỉ là một tâm là kết quy luận Đại Thừa Khởi Tín nương pháp một tâm mà lập hai môn, nên phải đầy đủ hai nghĩa mới gọi đủ phần Duy thức.
Hỏi: Duy thức, thức thứ chín cũng nói sở duyên y đó có hai thứ đó là: Một, trì chủng tử, nghĩa là thức thứ tám; Hai, mê ngộ y, nghĩa là tức chân như. Cớ sao nói phô, nhưng y sinh diệt tám thức chỉ có tâm cảnh y trì ư?
Đáp: Kia tuy nói mê ngộ y, chẳng phải tức tâm cảnh trì chủng, vì chân như chẳng biến, chẳng tùy nơi tâm biến muôn cảnh vậy, chỉ là sở mê, lúc sau trở lại tịnh, chẳng phải là nhiếp tương tức chân như vậy, chỉ là sở ngộ. Nay là tâm cảnh y trì, tức là chân vọng chẳng phải có hai thể, nên nói là một tâm. Căn cứ nghĩa chẳng đồng phân thành hai nghĩa, nói hai môn riêng biệt. Nên trong luận nói: “Nhưng hai môn đây đều mỗi mỗi tổng gồm tất cả pháp. Vì hai môn đây chẳng lìa nhau vậy”. Do đó, trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Sinh diệt khứ lai vốn Như Lai tạng”. Như người đời nay chỉ tin có sinh diệt, chẳng tin có Như Lai tạng, chẳng biết sáng tác có tên không thể. Như Lai tạng có tên có thể, chỉ có thể từ thật chẳng thể cậy hư. Cậy hư thì là chỗ vọng chấp thích nghi, từ thật thì chỗ Phật ấn khả.
Hỏi: Phàm, luận tâm bao hàm giáo pháp, thế nào là pháp môn một tâm bốn đế?
Đáp: Pháp môn bốn đế, ngang cùng dọc suốt, pháp không gì chẳng đủ, giáo không gì chẳng cùng. Nay nói về Thai giáo một tâm đủ vô tác bốn đế là, trong một niệm tâm đủ khổ mười giới, gọi là Khổ đế. Đầy đủ hoặc mười giới, gọi là Tập đế, khổ tức Niết-bàn, gọi là Diệt đế. Hoặc tức Bồ-đề gọi là Đạo đế. Đây chỉ luận một tâm bốn đế. Lại bốn giáo bốn thứ bốn đế, tạng giáo sinh diệt bốn đế, Thông giáo không sinh bốn đế. Biệt giáo vô lượng bốn đế, Viên giáo vô tác bốn đế. Nay chỉ luận về Viên giáo vô tác bốn đế. Trong luận Chỉ Quán nói: “Pháp tánh cùng tất cả pháp không hai không riêng khác”. Phàm pháp còn vậy huống gì Nhị thừa ư? Lìa phàm pháp lại cầu thật tướng thì như trốn lánh không đây mà đến xứ kia cầu không, tức phàm pháp là thật pháp, chẳng phải xả bỏ phàm hướng đến Thánh. Trong kinh nói: “Sinh tử tức Niết-bàn, một sắc một hương đều là Trung đạo, tức vô tác bốn đế. Lại trong Huyền Nghĩa nói: “Vì mê lý nên Bồ-đề là phiền não gọi là Tập đế. Niết-bàn là sinh tử gọi là khổ đế. Vì năng giải thoát nên phiền não tức Bồ-đề gọi là Đạo đế, sinh tử tức Niết-bàn gọi là Diệt đế, tức sự mà trung, không nghĩ không niệm, không ai tạo tác, nên gọi là vô tác, cũng gọi là một thật đế.” Một thật đế là không hư vọng không điên đảo, thường lạc ngã tịnh v.v… cho nên gọi là vô tác bốn Thanh đế. Trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng nói:
“Lại dùng phương tiện khác Giúp bày Đệ nhất nghĩa”.
Lại nói: “Chỉ một sự thật đây”, tức là vô tác một thật đế vậy. Vì tánh của chân như là thật của tự tâm, gọi là một thật đế, niệm niệm viên thành, đâu là sở tác, gọi là vô tác bốn đế. Do đó tám ngàn vị Thanh văn ở trên hội Pháp Hoa thấy Như Lai tánh, như thu gom đông tàng, không có sở tác, vì đạt thấu gốc nên pháp nhĩ như đây, nếu chưa thấy tánh người chẳng thể an nhiên, khoanh tay bắt chước vô tác không tu, chỉ cần nước đến rảnh thành tự nhiên mặc tình. Nên lại chỉ rõ một tâm tự nhiên vô tác, chẳng phải là cưỡng làm. Nên nói ấm nhập đều như không khổ có thể bỏ, vô minh trần lao tức là Bồ-đề, không tập có thể đoạn. Biên tà đều trung chánh, không đạo có thể tu, sinh tử tức Niết-bàn, không diệt có thể chứng, không chỗ không tập nên không thế gian, không đạo không diệt nên không xuất thế gian, thuần một thật tướng. Ngoài thật tướng không pháp riêng biệt. Lại trong kinh Văn Thù Đạo Hạnh nói: “Phật bảo: Văn-thù Sư-lợi! Nếu thấy tất cả các pháp không khởi, tức giải khổ đế. Nếu thấy tất cả pháp không trú, tức năng đoạn tập. Nếu thấy tất cả các pháp rốt ráo Niết-bàn, tức năng chứng diệt, Văn-thù Sưlợi! Nếu thấy tất cả các pháp không tự thể, tức là tu đạo”.