TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016
QUYỂN 75
Hỏi: Phàm hai báo tổng biệt chướng ở trong tám thức quyết định thuộc thức nào?
Đáp: Xưa trước giải thích: Tổng báo chỉ thuộc thức thứ tám, vì thức thứ tám là đầu tiên sinh khởi, trước đó bảy thức sắc tâm v.v… đều y tha thức thứ tám mới sinh, tức thức thứ tám năng thông sắc tâm v.v… bảy thức trước, vì làm sở y nên được gọi là tổng báo, biệt báo chỉ tại sáu thức trước thọ báo mỗi mỗi riêng biệt chẳng đồng nên gọi là biệt báo. Nếu tổng báo quyết định chẳng thông đời nay thuận hiện, thọ chỉ là thuận sinh đời sau thọ, nếu biệt báo tức chẳng định, thông đời nay đời sau đều thọ chẳng ngăn ngại.
Hỏi: Thức thứ bảy sao chẳng làm báo chướng?
Đáp: Chẳng phải là nghiệp lấy bỏ không báo chướng. Lại nếu có báo chướng mà không nghiệp chướng, tức thức thứ tám, nếu đủ có hai chướng nghiệp báo, tức sáu thức trước. Nếu hai chướng nghiệp báo đều không, tức thức thứ bảy. Lại nếu chỉ có biệt báo chướng không tổng báo chướng là, tức sáu thức trước, nếu chỉ có tổng báo chướng không biệt báo chướng là tức thức thứ tám.
Hỏi: Chúng sinh tạo hai nghiệp sinh tử nhiễm tịnh, thọ hai báo khổ lạc, đều từ tâm khởi, thì lìa tâm không thể, ở trong tám thức quyết định là tâm nào?
Đáp: Xưa nay có hai giải thích: Một, các sư xưa trước giải là, tâm thức thứ sáu, do tâm thức phân biệt tạo nghiệp thọ báo, báo khởi do tâm, nên biết không có thật chúng sinh vậy, vì tâm tịnh nên chúng sinh tịnh, không có riêng biệt tịnh, tâm dơ nên chúng sinh dơ, không có riêng biệt dơ, vì dơ tịnh đều do tâm được, chúng sinh chỉ là danh vậy; hai, Hòa Thượng Thần khải giải là, tâm là thức thứ tám, do bên trong thức trì chủng tử nhiễm tịnh, chủng tử gặp duyên tức năng chiêu hai quả khổ lạc, quả khởi do tâm, nên biết không chúng sinh vậy. Nếu các sư kia trước lấy thức thứ sáu làm tâm dơ tịnh, là sáu thức đây cùng mười một thiện tương ưng năng thọ thiện nghiệp trời người, cùng căn tùy tương ưng, năng tạo ác nghiệp ba đường. Tổng biệt nghiệp đây thành năng chiêu hai báo khổ lạc ở tương lai, nên nói nhiễm tịnh do tâm vậy. Đây là căn cứ tạo nghiệp là tâm, Hòa thượng Thần Khải lấy thức thứ tám làm tâm là, đây là tổng báo là chủ, chân dị thục thức. Trong thức năng hàm tàng chủng tử thiện và bất thiện, nhưng trong nhân thức thể chỉ là tánh vô phú vô ký, là hàm tàng nghiệp chủng nhiễm tịnh vậy. Lại nói trì chủng tử nhiễm tịnh là, tức ba chủng tử tập nhiễm. Một, phiền não nhiễm tịnh, tức là thấy tu phiền não; hai, nghiệp tạp nhiễm, tức tất cả tổng báo nghiệp thiện và bất thiện; ba, quả tạp nhiễm tức tổng báo dị thục quả ở ba cõi, tịnh cũng có ba: Một, thế gian tịnh tức là phục hoặc đạo vậy; hai, xuất thế gian tịnh nghĩa là vô lậu; ba, sở đoạn quả thanh tịnh tức sở chứng từ trước đến đây đều là thức thứ tám hàm tàng nghiệp vậy. Các sư xưa trước về tâm năng huân tạo nghiệp gọi là tâm. Hòa thượng Thần Khải căn cứ sở huân năng trì chủng gọi là tâm. Lại các sư xưa trước căn cứ duyên lự để giải tâm. Hòa thượng Thần Khải căn cứ tập khởi để giải tâm, giải thích: Hai giải đây mỗi mỗi đưa ra một đường, trước lấy năng huân năng tạo làm tâm. Nếu không năng huân sở huân không dụng thì chỉ chân chẳng lập, đơn vọng chẳng thành, chân vọng hòa hợp mới có sự đó. Lại nếu không năng tạo sở tạo cũng chẳng thành, nhân năng lập sở vậy. Trong kinh nói: Tất cả duy tâm tạo, sau căn cứ sở huân năng trì làm tâm. Sở huân làm gốc, nếu không sở huân năng huân cũng không dụng. Lại nếu không năng huân chủng tử, tức chủng tử thiện ác tán mất, lấy gì thọ quả báo khổ lạc ở vị lai. Như có vật không thể thạnh vậy, tức phải tán mất, thì giải sau là ưu thắng, vì là căn bản trong các thức vậy, giải trước cũng chẳng mất, là cành ngọn cây, nay nếu lấy cả hai, chánh lý mới tròn, gốc ngọn giúp nhau, năng sở hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác, mới lập vị của thế gian nhiễm tịnh, nên biết sinh tử do thức tâm, không chúng sinh có thể được, thăng giáng thuộc nhân duyên, không thật ngã có thể được.
Hỏi: Nghiệp của hai báo tổng biệt làm sao phân biệt?
Đáp: Như trì ngũ giới chiêu được thân người là nghiệp tổng báo, do trong nhân có sân phẫn v.v… ở tổng báo người mà có đẹp xấu gọi là nghiệp biệt báo. Trong luận Duy thức cũng nói là dẫn mãn nghiệp. Năng chiêu thức thứ tám, dẫn thục dị quả, nên gọi là dẫn nghiệp, năng chiêu thức thứ sáu, chọn lựa dị thục quả gọi là mãn nghiệp. Trong luận Câu-xá cũng nói: “Một nghiệp dẫn một sinh, nhiều nghiệp năng viên mãn” giống như vẽ hình tượng, trước tiên đồ sơ hình trạng sau đó dùng các màu sắc tô vào, nhưng dẫn nghiệp đó là tư của năng tạo, cần phải thức thứ sáu là chỗ khởi. Nếu mãn nghiệp đó là tư của năng tạo, từ năm thức khởi nhưng năm thức không chấp chẳng năng phát nhuận, nên chẳng phải mê lý, không suy đạt nên chẳng năng tạo nghiệp, tuy tạo mãn nghiệp cũng chẳng phải tự năng, chỉ do ý dẫn mới năng tác vậy. Do đó trong kinh Hải long Vương nói: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Hải long vương: Kỳ thay thế gian, làm bao nhiêu duyên, tâm hành chẳng đồng, tội phước mỗi khác, Vì vậy cho nên chỗ sinh khác biệt. Long vương! Ông nên quán sát hội chúng và cả biển lớn, bao nhiêu chủng tử sắc nhan mạo chẳng đồng, các hình mạo đó đều do tâm họa. Lại tâm không sắc mà chẳng thể thấy, tất cả các pháp luống dối như vậy, nhân hoặc dấy tướng, đều không có chủ, tùy chỗ tạo tác mỗi mỗi tự nhận thọ đó. Thí như họa sư vốn không tạo tượng các pháp như vậy, mà chẳng thể nghĩ bàn, tự nhiên như tướng huyễn hóa, đều tâm tạo tác nên”. Trong kinh Ôn Thất nói: “Phật bảo: Quán ba cõi kia trời người phẩm loại cao thấp ngắn dài phước đức nhiều ít, đều do đời trước dụng tâm chẳng đồng, do đó chỗ thọ nhân mỗi mỗi khác nhau chẳng đồng”. Trong luận Bát-nhã Đăng nói: “Như trong A-tùy-đàm có kệ tụng nói:
“Tự hộ thân khẩu tư,
Và gồm tha kia là,
Từ pháp làm chủng tử,
Năng được quả nay mai”.
Nói tư nghĩa là năng tự điều phục xa lìa các phi pháp, cùng tâm đây tương ưng tư, nên gọi là tư, nghĩa tha nghĩa là bố thí ái ngữ cứu hộ khiếp sợ, dùng các pháp ấy mà năng gồm tha, nên gọi là gồm tha, từ nghĩa là tâm, tâm tức gọi là pháp, cũng là chủng tử, chủng tử cũng gọi là nhân, làm nhân ai ư? Đó là nhân của quả, đó là những quả gì? Nghĩa là quả của hiện tại và vị lai, cớ sao gọi tâm là chủng tử ư? Vì là năng khởi thân khẩu nghiệp vậy, nên gọi là chủng tử. Lại như trong luận có kệ tụng:
“Như mầm móng tương tục,
Mà từ chủng tử sinh,
Do đó mà sinh quả,
Lìa chủng không tương tục”.
Giải thích: Đây nghĩa là từ mầm sinh cành cho đến nhánh lá hoa quả v.v… mỗi mỗi có tướng của nó, chủng tử (hạt giống) tuy diệt mà do khởi tương tục dần chuyển đến quả, nếu lìa chủng tử thì mầm móng tương tục không lưu chuyển, vì vậy nên nghĩa đó nói: cớ sao luận có kệ tụng nói:
“Chủng tử có tương tục,
Từ tương tục có quả,
Trước chủng mà sau quả,
Chẳng đoạn cũng chẳng thường”.
Giải thích: Cớ sao chẳng đoạn? Nghĩa là có chủng tử tương tục trú vậy. Cớ sao chẳng thường? Nghĩa là mầm nẩy rồi chủng tử hoại vậy, pháp bên trong cũng vậy. Như trong luận có kệ tụng nói
“Như vậy từ sở tâm,
Tâm pháp tương tục khởi,
Từ đó mà khởi quả,
Lìa tâm không tương tục”.
Giải thích: Đây nghĩa là tâm từ, nếu chẳng tâm từ thì gọi là nghiệp, tâm đây tuy diệt mà tương tục khởi, tương tục qủa đây khởi, nghĩa là ái chẳng phải ái có thọ tướng vậy. Nếu lìa tâm là quả chẳng khởi, nay đang nói tương tục pháp nghĩa đó thế nào? Nên trong luận có kệ tụng nói:
“Từ tâm có tương tục,
Từ tương tục có quả,
Nên nghiệp tại trước quả,
Chẳng đoạn cũng chẳng thường”.
Giải thích: Thế nào là chẳng đoạn? Nghĩa là tương tục năng khởi quả vậy. Thế nào là chẳng thường? Chẳng trú đến sát-na thứ hai vậy, vì thế biết ba nghiệp khó phòng ngăn nên phải miên mật gìn giữ, ý là nhóm khổ , miệng là bào thai họa, chỉ đóng cửa và giữ bến mới đoạn tương tục, như trong kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “Địa ngục kia địa thấy người Diêm-la khổ thiết dùng kệ trách rằng:
Tâm chẳng thể điều ngự,
Quá hơn lửa dữ lớn,
Đi nhanh chẳng thể điều,
Dẫn người đến địa ngục,
Tâm thứ nhất khó điều,
Lửa đây quá hơn lửa,
Khó điều đi nhanh chóng,
Địa ngục trong địa ngục,
Nếu người tâm tự tại,
Thì đi nơi địa ngục,
Nếu người năng chế tâm,
Thì chẳng thọ khổ não,
Dục là lửa thứ nhất,
Si là tối thứ nhất,
Sân là oán thứ nhất,
Ba đây nắm thế gian,
Ông lúc trước tạo ác,
Tự tâm tư duy tạo,
Ông vốn si tâm tạo,
Nay thọ ác báo đây,
Tâm ham trộm vật người,
Trộm hành phụ nữ khác,
Thường giết hại chúng sinh,
Chỗ dối của tự tâm,
Nghiệp tự tại như vậy,
Đem ông đến xứ này,
Là ông vốn ác nghiệp,
Cớ sao ông gào khóc?”
Lại có kệ tụng nói:
“Tạo ác chẳng mất hoại,
Tất cả ác có báo,
Ác đều từ tạo được,
Nhân tâm nên có tạo,
Do tâm nên tạo ác.
Do có tâm quả báo,
Tất cả đều tâm tạo,
Tất cả đều nhân tâm,
Tâm năng dối chúng sinh,
Tương lai đến xứ ác,
Địa ngục đây xứ ác,
Rất là xứ ác khổ”.
Như văn kinh trên đây là ác tâm chiêu quả khổ. Nếu thiện tâm chiêu quả lạc là. Lại nói: “Lại nữa, Tỳ-kheo biết nghiệp quả báo, quán xứ chỗ ở của trời man trì cho đến địa điều nhu đó, giống như sinh tô, trời người lúc đi tùy chân lên xuống như Đâu-la-miên, mỗi mỗi trú xứ chân bước theo bằng, cũng thêm nói trước mỗi mỗi cây báu tỏa ra ánh sáng diệu sắc. Ánh sáng đó như ánh sáng mặt nhật vui thích. Cây vàng sắc diệu hoa lá thường tươi không có héo rụng, chỗ thiện nghiệp sinh không thể dụ nói, giới lực tự tại, chỗ thiện nghiệp được như ấn in vật, thiên tử như vậy đùa vui vườn rừng, men hồ hoa sen, tự nghiệp thọ báo có thượng trung hạ thọ vui đùa lớn, tự nghiệp thân tướng ánh sáng đáng ưa, sắc thanh hương vị xúc v.v… đều xứng tình vui thích, thân không bệnh não, không có đói khát, thường buông lung năm dục, chưa từng nhàm đủ, phần nhiều khởi ái dục, tâm chẳng sung mãn. Nếu trời nghĩ nhớ tùy chỗ nghĩ đều được, kẻ khác chẳng thể phá, tự tại vô ngại, tâm thường hoan hỷ, tùy nghĩ năng đến, hóa thân tùy tâm lớn nhỏ mặc ý, rộng lớn nhẹ mềm, trong khoảng nháy mắt năng đi đến trăm ngàn do tuần, không chút cực nhọc, như gió lướt giữa hư không, không chỗ chướng ngại, trời cũng như vậy, không có nhọc cực, thân trời Oai đức từ tâm mà sinh, nhẹ sạch không dơ, tất cả hành xứ như ý sắc sáng, thiên tử thiên nữ hoan hỷ dạo vui”. Giải thích: Nhưng tuy thiện ác do tâm, khổ lạc chẳng đồng, đó là trước nói rõ nhân quả. Biết một niệm không sai, nếu luận đến trong của chí đạo đều chẳng phải giải thoát. Như trong kinh nói: “Trời Calưu-túc cưỡi điện vàng Diêm-phù-đàn vào rừng thiên hý, rừng đó nhu nhuyến, âm thanh các giống chim hòa hợp hay đẹp, thiên tử vào rồi, chim hót tiếng trời. Trời đồng nghiệp sinh, vì trời là thiện nghiệp vậy, bèn nói kệ rằng:
“Nếu có người năng làm,
Thiện nghiệp của ái lạc,
Nghiệp quả báo người ấy,
Thành tựu rất đoan nghiêm,
Đã được thọ lạc trời.
Nếu chẳng hành buông lung,
Từ lạc được lạc xứ,
Kia hẳn đến Niết-bàn.
Tất cả lạc vô thường,
Ắt hẳn cuối cùng hết,
Chớ thọ lạc trời đây,
Lấy làm tự vui thú.
Lạc trời đây vô thường,
Thọ hết hẳn thối mất,
Đã biết pháp đây rồi,
Thường cầu đạo Niết-bàn,
Tất cả pháp đều cao,
Là cũng sẽ bị đọa,
Hòa hợp hẳn có lìa,
Có mạng đều sẽ chết”.
Lại nói: “Tỳ-kheo như vậy dùng văn tuệ quán lạc trời rồi, mà nói kệ tụng rằng:
Năm căn thường ái lạc,
Cảnh dục chỗ dối hoặc,
Lửa dục chưa từng có,
Khoảnh khắc nghe nhàm chán,
Mỗi mỗi các cảnh giới,
Xứ xứ thấy thiên nữ,
Tất cả cảnh giới thắng,
Lửa dục cháy hừng hực,
Hoặc hợp hoặc lìa tan,
Hoặc nói hoặc nghĩ nhớ,
Vì nhân duyên thiên tử,
Lửa nổi đốt người trời,
Lửa pháp hòa hợp có,
Chẳng hợp thì chẳng sinh,
Hoặc hợp hoặc chẳng hợp,
Lửa dục thường cháy dữ,
Nhân duyên hòa hợp vậy,
Lửa xa thì chẳng vậy.
Lửa dục không xa gần,
Thường đốt ái chúng sinh,
Vì lực củi ý tưởng,
Chỗ nghĩ nhớ tà khiến,
Dầu ái trút lửa dục,
Đốt cháy người ngu si”.
Vì vậy đã biết khổ lạc do tâm, sự chẳng phần cứu cánh, nên phải đoạn tưởng củi khô dầu ái, dứt nghĩ gió ngưng lửa dục, phòng chế đất ý, luôn thuận chân như, viên mãn Bồ-đề, quả diệu thường lạc. Nên trong kinh có kệ tụng nói:
“Nếu người tâm chánh thiện,
Thường thuận pháp quán sát,
Chẳng làm chỗ lỗi khiến,
Như mặt nhật trừ tối”.
Lại trong kinh nói: “Thà làm tâm bắt chước, chẳng bắt chước ở tâm. Nếu bắt chước tâm, thì tùy sáu thú mà chẳng trở lại. Làm tâm bắt chước thì ngầm một đạo mà thường trở về, như Canh Tang Tử nói: “Tâm bình chánh chẳng bị chỗ bên ngoài dẫn dụ”, gọi là trong trẻo mà năng lâu thì sáng, sáng mà năng lâu thì hư, hư thì đạo toàn mà ở đó. Do vậy trong kinh A-sai-mạt nói: “Thường chánh tâm đó chẳng chuộng học khác, phàm tâm thường chánh trực vốn tự hư huyền, đạo toàn là tâm tâm toàn là đạo”. Vì chẳng đạt nên tùy tâm tư lự, bị duyên bên ngoài móc kéo, kết buộc bên trong khiến loạn, mới khiến chỉ phải về một, chẳng chuộng chẳng học khác, hư minh tự hiện xứng với trở lại gốc vậy. Mở bày như vậy có thể gọi là nắm tay hành nhân chẳng đến biển Tát-bà-nhã, bảo trọng chẳng cô lẽ vậy. Nếu người tin thọ có thể gọi là chẳng động trần lao chóng thành chánh giác.
Hỏi: Thức sinh ở thân, thân nương ở thức, các căn hoại gọi là thức chuyển đổi lìa, bỏ thân cũ đây, riêng thọ chất khác, thức của đi lại tướng trạng như thế nào? Ý chỉ ấy khó rõ, khắp thế gian đều lầm hoặc, như vật báu ở kho tàng chẳng có ai biết.
Đáp: Lý đây miên mật căn cứ giáo có thể biết. Trong kinh Hiển Thức nói: “Phật bảo: Hiền Hộ! Vận chuyển đổi diệt qua lại của thức, giống như gió lớn không sắc không hình, chẳng thể hiển hiện mà năng phát động muôn vật, bày các hình trạng, hoặc lay động cây rừng xô bẻ rách nát phát ra âm thanh lớn, hoặc làm lạnh làm nóng xúc chạm thân chúng sinh làm khổ làm lạc, gió không tay chân mặt mũi hình dung, cũng không các sắc đen trắng đỏ vàng. Hiền Hộ! Thức giới cũng vậy, không sắc không hình không ánh sáng hiển hiện, vì nhân duyên nên hiển bày các thứ công dụng khác biệt, phải biết thọ giác pháp giới cũng lại như vậy, không sắc không hình, vì nhân duyên nên hiển phát công dụng. Hiền Hộ! Chúng sinh chết đây thọ giác pháp giới thức đều bỏ lìa thân, thức vận thọ giác pháp giới thọ thân khác là, thí như gió lớn thổi các hoa đẹp, hoa trú tại đây mà hương thơm lan tỏa khắp xa. thể Gió chẳng lấy mùi hương của hoa đẹp, hương thể thể gió và cả thân căn đều không hình sắc, mà nếu chẳng phải lực gió thì mùi hương chẳng tỏa đến xa. Hiền Hộ! Chúng sinh thân chết thức trì thọ giác pháp giới đem đến nơi khác sinh, nhân cha mẹ duyên mà thức gá đó, thọ giác pháp giới năng tùy ở thức cũng lại như vậy. Như từ lực hoa ưu thắng mà mũi có ngửi, từ lực ngửi ưu thắng mà được cảnh hương. Lại như từ lực gió thân ưu thắng được gió sắc xúc, nhân lực gió ưu thắng mùi hương được đến xa, như vậy từ thức có thọ, từ thọ có giác, từ giác có pháp, bèn năng rõ biết thiện và bất thiện, cho đến chuyển đổi thân của thức, như ảnh tượng của mặt hiện ở nơi gương, như đường vân của ấn hiển hiện nơi bàn. Thí như mặt nhật ló dạng, nơi ánh sáng tỏa chiếu đến thí các thứ tối tăm đều trừ, mặt nhật lặng ẩn ánh sáng lu mờ, thì tối tăm bèn trở lại như cũ. Tối tăm không hình chất, chẳng phải thường hay không thường đều năng được xứ đó. Thức cũng như vậy, không chất không hình, nhân thọ tưởng hiển bày, thức nói thân, như tối tăm không thể, trông nhìn chẳng thấy, chẳng thể cầm nắm. Như mẹ mang thai con, chẳng năng tự biết là nam hay nữ, sắc đen vàng trắng, căn đủ hay chẳng đủ tay chân tai mắt loại cùng chẳng loại, uống ăn cay nóng vật thô, con đó bèn rộng rõ biết thống khổ, chúng sinh đi lại co duỗi, trông nhìn nói cười chuyển vận mang vác làm các sự nghiệp, thức tướng hiển bày đủ, mà chẳng thể biết ở đâu, dừng ở trong thân, chẳng biết tướng trạng đó. Hiền Hộ! Tự tánh của thức vào khắp các xứ chẳng bị chỗ các xứ làm nhiễm ô, sáu căn sáu cảnh năm phiền não ấm, thức khắp ở đó mà chẳng bị đó nhiễm. Do đó mà hiển bày sự dụng của thức. Hiền Hộ! Thí như cơ quan cây gỗ buộc nắm một chỗ làm các thứ nghiệp hoặc đi chạy nhảy nhót, hoặc nhảy ném múa vui, ý ông nghĩ sao? Chỗ cơ quan làm là lực của ai? Hiến Hộ bạch Phật: Trí tuệ thiển cạn, chẳng phải chỗ có thể rõ? Phật bảo: Hiền Hộ! Phải biết đều là lực của tác nghiệp, tác nghiệp không hình, chỉ trí vận vậy, như vậy cơ quan của thân dùng lực của thức làm các sự nghiệp. Tiên thông, Càn-thác-bà, rồng, thần, người, trời, A-tu-la v.v… các thứ thú nghiệp thảy đều nương đó, thức năng sinh thân như thợ làm cơ quan, thức không hình chất, trì khắp pháp giới, trí lực đầy đủ, cho đến năng biết sự của túc mạng. Nên biết thức tánh là một, không trú không hình chỉ tùy trí mà rõ bày, theo niệm mà chuyển, ấm đây vừa mới diệt, ấm kia bèn sinh, như đường vân ấn hiện ở nơi bùn, tợ ảnh tượng mặt đưa đến nơi gương. Đến nơi vào thai ở trứng gá chất hiện sinh, đi lại không dấu vết ẩn hiện chẳng phải ngại ngăn, như châu nhả chiếu, tợ mặt nhật truyền ánh sáng, lửa ra từ trong cây gỗ, chủng sinh trên đất, thể nó là một dụng ra ngàn sai. Môn một thức đây cũng lại như vậy, nhân niệm lực phân mười hai loại khác biệt của chủng, tùy nghiệp quả biến vô lượng hình chất của sinh tử”. Lại trong kinh Đại Thừa Đồng Tánh nói: “Vua Tỳ-tỳ-sa-na Lăng-già thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Thần thức chúng sinh,là tương đương mấy đại? Là làm sắc gì? Phật bảo: Lăng-già vương! Thần đức chúng sinh vô biên đại không sắc không tướng chẳng thể thấy, không ngại không hình không định xứ, chẳng thể nói. Tỳ-tỳsa-na thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Thức tướng như vậy, không có biên đai, không sắc không tướng chẳng thể thấy, không ngại không hình không định xứ, chẳng thể nói là, đâu chẳng phải đoạn tuyệt ư? Phật bảo: Lănggià vương! Nay ta hỏi, tùy ý ông đáp, ta sẽ vì ông nói. Lăng-già vương! Thí như đại vương tại trong cung điện hoặc trên lầu cao, lúc tâm nữ vây quanh an lạc ngồi, vận mặc các thứ y phục và các anh lạc. Lúc ấy nơi vườn rừng lớn cây a-thâu-ca, các thứ hoa tạp trang nghiêm xinh đẹp, vườn tại nơi có gió dịu nhẹ, hoặc gió lớn mạng, thổi rừng vườn kia, cây a-thâu-ca mùi hương các hoa bay tỏa đến nơi chỗ vua, vua nghe đó chăng? Tỳ-tỳ-sa-na thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Con nghe mùi hương đó, Phật bảo: Lăng-già vương! Ông nghe hương đó, phân biệt biết được chăng? Vua thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Con có thể biết được, Phật bảo: Lăng-già Vương! Mùi hương hoa ấy, ông nói là biết được, vậy thấy nó lớn hay nhỏ ư? Quyết định làm sắc gì ư? Lăng-già Vương nói: Chẳng thể được. Bạch Đức Thế Tôn! Tại sao? Tướng mùi hương đó không sắc không hiện không ngại không tướng không định xứ, chẳng thể nói. Cho nên chẳng thấy hình sắc lớn nhỏ. Phật bảo: Lăng-già Vương! Ý ông thế nào? Nếu chẳng thấy mùi hương kia lớn nhỏ, chẳng phải đoạn tuyệt tướng ư? Tỳ -sa-na thưa: Không vậy, Thế Tôn! Tại sao? Nếu các tướng đây là đoạn tướng là không người được nghe. Phật bảo: Đúng vậy! Đúng vậy! Lăng-già Vương, thức tướng cũng vậy, nên thấy như vậy. Lăng-già Vương! Nếu thức đoạn tướng thì không sinh tử mà có thể biết. Như vậy, Lăng-già Vương! Thức tướng thanh tịnh, chỉ là bởi vô minh tham ái, các khách trần phiền não, tập khí nghiệp v.v… che ngại. Lăng-già Vương! Thí như cõi hư không thanh tịnh, chỉ có bốn thứ khách trần làm nhiễm ô. Những gì là bốn? Đó là khói mây bụi sương, Lăng-già Vương! Thức tướng như vậy, vốn thanh tịnh, nên không ngằn mé, không thể nắm bắt không có sắc nhiễm, chỉ là chỗ che nhiễm bởi các khách trần phiền não. Tại sao như vậy? Lăng-già Vương! Nếu lúc chánh quán, chẳng được chúng sinh, không ngã không chúng sinh, không thọ mạng, không chứa nuôi, không nhân, không số chúng, không người biết, không người hay, không người biết, không người thọ, không người nghe cho đến không sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v…
Hỏi: Cảnh sắc của bên ngoài nhân thức phân biệt nên gọi là Duy thức, chỉ như trong mộng không cảnh Duy thức, cớ sao trong mộng thức thấy các thứ?
Đáp: Trong kinh Hiển Thức nói: “Phật bảo: Hiền Hộ! Sắc có hai thứ: Một, bên trong; Hai, bên ngoài. Bên trong, đó là nhãn thức. Nhãn thì là bên ngoài, cho đến thân thức là bên trong, thân thì bên ngoài. Hiền Hộ! Như người vừa mới sinh đã mù, mộng thấy sắc đẹp tay chân mặt mắt hình dung xinh đẹp, bèn ở trong mộng, sinh rất vui thích, đến lúc ngủ tỉnh giấc rồi, mờ tối không chỗ thấy. Cho đến, người vừa mới sinh đã nhìn đó chưa từng thấy vật, cớ sao trong mộng mà năng thấy sắc? Hiền Hộ thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Cúi xin chỉ bày đó. Phật bảo:
Hiền Hộ! Mộng thấy, thấy là chỗ nhãn bên trong, là tuệ phân biệt, chẳng phải mắt thịt thấy, chỗ mắt thịt đó, vì niệm lực nên người mù trong mộng khoảnh khắc mà hiện. Lại vì niệm lực tỉnh thức mà nhớ đó. Sắc bên trong của thức cũng lại như vậy, nên ở chỗ thấy chỉ thức, nghe ngửi nếm xúc cũng vậy. Thấy có cảnh giới chỉ là niệm tuệ phân biệt. Nếu lìa niệm tuệ phân biệt, quyết định không có tướng mảy may cảnh trần trước.
Hỏi: Thức tánh không hình đến cực vi tế, cớ sao năng nắm giữ thân lớn, lại giữ chất nhỏ?
Đáp: Thức tánh vi diệu chẳng thể nghĩ bàn. Vì tùy nghiệp vậy, thì đẹp xấu tự phân, vì không hình vậy, thì lớn nhỏ đều đồng. Trong kinh Hiển Thức nói: “Phật bảo: Đại Dược! Như gió lớn không chất không hình, ở nơi hang sâu, hoặc trong các hốc hẻm, nó trông ra mạnh bạo, hoặc xô ngã núi Tu-di vỡ vụn làm bụi trần, gió lớn vi diệu không chất không hình. Thức cũng như vậy, diệu không hình sắc, thân lớn thân nhỏ thảy đều năng trì, hoặc thọ thân muỗi, hoặc thọ thân voi, cho đến như hạt Ni-cù-đà chủng tử rất vi tế sinh cây bà sà to lớn cành nhánh trăm ngàn. Ý ông nghĩ sao? Hạt (tử) và cây đó lớn nhỏ đồng loại chăng? Đại Dược thưa! Bạch Thế Tôn! Hạt và cây đó lớn nhỏ khác biệt nhau, như lỗ rỗng trong cọng sen sánh với hư không giới. Phật bảo: Như vậy, Đại Tuệ! Cây ở trong hạt tìm không thể được, nếu chẳng nhân hạt, thì cây chẳng sinh. Hạt Ni-cù-đà vi tế năng sinh cây lớn. Thúc vi tế năng sinh thân lớn, ở trong thức tìm cầu thân, thân chẳng thể được, nếu trừ ở thức thì thân không có”. Lại trong kinh Tỳ-da-sà Vấn nói: “Phật bảo: Lại nữa, Đại Tiên! Thức đây vi tế không sắc không chất, chẳng phải là có thể thấy thức, chẳng phải có sắc, chẳng phải sắc xanh v.v… trong sắc không căn thức. Nếu lìa căn thì không cảnh giới. Hoặc trong tâm người kinh động khiếp sợ, hoặc nghi nghĩ, tất cả như vậy đều là lực thức”.
Hỏi: Sáu thú thăng trầm đều chỉ là thức, mới sinh vào thú của thiện ác, tướng đó như thế nào?
Đáp: Tùy chỗ phước giúp quả báo chẳng đồng, thắng phước giúp thức thì cảnh lớn, kém phước giúp thức thì căn nhỏ. Trong kinh Hiển Thức nói: “Đại Dược lại thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Chúng sinh xả bỏ thân, làm sao sinh trong các trời, cho đến làm sao sinh trong địa ngục v.v…? Phật bảo: Đại Dược! Chúng sinh lúc lâm chung. Do phước nghiệp tư (giúp), bỏ nhìn của gốc được nhìn thiên diệu, dùng nhìn thiên diệu, thấy trời lục dục, và vườn Hoan hỷ, vườn Tạp hoa v.v… cho đến như ngủ mà chẳng ngủ, an ổn xả bỏ thọ mạng, lúc sắp xả bỏ thọ mạng, trời cha trời mẹ đồng ở một chỗ, trong tay trời mẹ tự nhiên có hoa trổ ra, trời mẹ thấy hoa ngoảnh lại nói cùng trời cha: “Rất là phước tốt! Thắng quả hiếm có, trời nay phải biết vui của con lành, thời gian sắp đến chẳng lâu”. Trời mẹ bèn dùng hai tay giỡn múa hoa đó. Lúc giỡn múa hoa, mạng bèn chung tận. Thức không tướng xả bỏ các căn, trì các cảnh nghiệp, vất bỏ các cõi, giữ các việc cõi, biến đổi quả báo, giống như cưỡi ngựa, bỏ một cưỡi một, như mặt nhật thích dẫn ánh sáng, như cây gỗ sinh lửa, lại như bóng trăng hiện ở nước lắng trong. Thức giúp thiện nghiệp biến đổi báo trời như mạch gió chuyển dời nhanh chóng gá bên trong hoa, trời cha trời mẹ đồng ngồi nhìn đó, cam lồ gió dục thổi hoa bảy ngày, ngọc báu trang nghiêm thân sáng động rực rỡ, Thiên đồng sáng sạch hiện ở tay trời mẹ. Đại Dược thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Thức không hình vì sao nhờ mượn lực nhân duyên mà sinh có hình, vì sao có hình dừng bên trong nhân duyên? Phật bảo: Đại Dược! Như cây gỗ hòa hợp xúc chạm nhau sinh lửa, lửa đây, trong cây gỗ chẳng thể được, nếu trừ bỏ cây gỗ cũng chẳng được lửa. Nhân duyên hòa hợp mà sinh, nhân duyên chẳng đủ tức lửa chẳng sinh. Ở trong cây gỗ v.v… tìm sắc tướng lửa, biết không thể thấy, nhưng đều thấy lửa từ cây gỗ ra. Như vậy, Đại Dược! Thức gá nhờ cha mẹ nhân duyên hòa hợp sinh có thân hình, trong có thân hình tìm câu thức chẳng được, lìa thân có hình cũng không có thức. Đại Dược! Như lửa chưa phát ra, tướng lửa chẳng hiện, cũng không noãn xúc, các tướng đều không. Như vậy, Đại Dược! Nếu thân chưa có, thức thọ tưởng hành thảy đều chẳng hiện. Đại Dược! Như thấy ánh sáng mặt nhật chiếu diệu, mà các phàm phu chẳng thấy thể mặt nhật là đen gay trắng, vàng trắng hay vàng đỏ, đều chẳng thể biết, chỉ vì chiếu sáng ánh sáng hiện ẩn xoay vần các sự tác dụng mà biết có mặt nhật. Thức cũng như vậy, do các tác dụng mà biết có thức. Đại Dược thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là thức tác? Phật bảo: Đại Dược! Thọ biết tưởng hành, tư lo khổ não, đó là tác dụng của thức. Lại có thiện nghiệp và bất thiện nghiệp huân làm chủng tác dụng hiển hiện thức.
Đại Dược thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Cớ sao thức lìa nơi thân bèn chóng thọ thân? Thức xả bỏ thân cũ, thân mới mới chưa thọ, ngay thời gian đó, thức làm tướng gì? Phật bảo: Đại Dược! Như có trượng phu vai rộng khỏe mạnh mặc áo giáp đội mũ trụ bền chắc, cưỡi ngựa đi nhanh như gió để vào trong trận, dáo mác giao nhau, tâm loạn rơi khỏi ngựa, do thế võ cứng mạnh nên trở lại liền nhảy lên. Thức xả bỏ nơi thân nhanh chóng liền thọ thân cũng lại như vậy. Lại như người khiếp nhược thấy địch kinh sợ cưỡi ngựa chạy lui. Thức giúp thiện nghiệp thấy trời cha trời mẹ đồng ngồi một tòa, chóng gá sinh kia cũng lại như vậy.
Đại Dược! Như ông hỏi thức bỏ thân cũ, thân mới chưa thọ, ngay lúc ấy, thức làm tướng gì? Đại Dược! Thí như ảnh người hiện ở trong nước, không chất có thể thủ, tay chân mặt mắt và các hình trạng cùng người không khác. Mà thể chất sự nghiệp trong ảnh đều không, không lạnh không nóng, không cùng các xúc, cũng không nhọc kém nhục đoàn các đại, không tiếng nói phô không lời khổ lạc. Thức bỏ thân cũ, thân mới chưa thọ, tướng cũng như vậy, là giúp quả thiện sinh các trời đó. Đại Dược thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là thức sinh địa ngục? Phật bảo: Đại Dược! Người tạo ác nghiệp vào nơi địa ngục, ông phải lóng nghe. Đại Dược! Trong đây, chúng sinh tích chứa bất thiện căn, đến lúc mạng chung, khởi ý nghĩ rằng: “Nay thân ta đây chết bỏ cha mẹ ân ái thân thích rất là đau khổ”, thấy các địa ngục và thấy thân mình ứng hợp vào đó, thấy chân phía trên, đầu lộn xuống dưới. Lại thấy một xứ đất thuần toàn huyết, thấy huyết đó rồi, tâm có mến đắm vị, duyên tâm đắm vị bèn sinh vào địa ngục, nước ác rả thối, dơ uế nhân lực thức gá trong đó. Thí như phẩn uế, xứ dơ, sữa dơ, rượu dơ, các dơ nhân có trùng sinh trong đó, kẻ vào địa ngục gá vật dơ mà sinh cũng lại như vậy”. Trong luận Bát-nhã Đăng nói: “Nói từ tử hữu tương tục đến lúc sinh hữu, như trao kinh, như truyền đăng, như đi in dấu, như gương ảnh tượng hiện, như tiếng vang giữa hư không, như ảnh vầng trăng mặt nhật trong nước, như hạt giống sinh mầm, như người thấy vật chua trong miệng sinh nước dãi. Như vậy, hậu ấm lúc tương tục khởi, không có trung ấm qua lại, truyền đây đến kia, cho nên người trí phải hiểu như vậy”. Nên biết thức gá nghiệp hiện, cảnh theo tâm sinh, núi dao bén nhọn ai người rèn luyện? Hoa ngậm nước đức chẳng phải kia mở bày. Biện quả biết nhân, thấy ngọn biết gốc. Nên nói! Tâm năng làm Phật, tâm làm chúng sinh, tâm làm thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm khác thì ngàn sai tranh khởi. Tâm bình thì pháp giới thản nhiên, tâm phàm thì ba độc trói buộc, tâm Thánh thì sáu thông tự tại, tâm không thì một đạo thanh tịnh, tâm có thì muôn cảnh tung hoành. Như hang cốc ứng tiếng nói hùng mà vang mạnh, tợ gương soi tượng hình cong mà ảnh lõm, để biết muôn hạnh do tâm, tất cả tại ngã, bên trong hư bên ngoài trọn chẳng thật, bên ngoài tế bên trong trọn chẳng thô. Nhân thiện trọn gặp duyên thiện, hành ác khó tránh khỏi cảnh ác, giẫm đạp ráng mây mà uống cam lồ chẳng phải chỗ kẻ khác trao, nằm ngồi trên khói lửa mà ăn huyết nồng đều tự mình năng làm, chẳng phải chỗ của trời sinh, chẳng phải chỗ của đất ra, chỉ tại một niệm đầu tiên, khiến đây thăng trầm, muốn bên ngoài an hòa, chỉ nên bên trong yên tĩnh. Tâm rỗng cảnh lặng, niệm khởi pháp sinh, nước đục sông mờ, đầm trong trăng sáng, cốt yếu của tu hành chẳng phải vượt ngoài nơi đây. Có thể gọi là môn của các diệu. Phủ của các linh, gốc của thăng giáng, nguồn của họa phước, chỉ chánh tự tâm, sao nghi cảnh riêng biệt. Vì vậy, lìa hành tội hành phước hành chẳng động của chúng sinh, trọn không có quả báo khổ lạc ba cõi. Nếu lìa chúng sinh thấy nghe hay biết, đâu có cảnh giới ấm xứ giới v.v… Như trong kinh Đại Bát-nhã nói: “Phật dạy: Hoặc mộng hoặc tỉnh, cần phải ở trong pháp thấy nghe hay biết có giác tuệ chuyển, do đó mà khởi nhiễm, hoặc lại khởi tịnh, nếu không pháp thấy nghe hay biết thì không giác tuệ chuyển cũng không nhiễm tịnh”. Nên biết mộng tỉnh chỉ thức, nhiễm tịnh do tâm, là chỗ chính của tiền hiền hậu học, là đồng chỉ của ngàn kinh vạn luận. Như trong kinh Lăng-già có kệ tụng nói:
“Chúng sinh và bình thảy
Các thứ các hình tướng
Trong ngoài tuy chẳng đồng
Tất cả từ tâm khởi.”
Chỉ một niệm chẳng sinh, là các duyên tự đoạn. Nên nói: Một niệm tâm chẳng sinh, sáu căn đều không lỗi. Lại nói: Một tâm chẳng sinh, muôn pháp không lỗi. Như nay nhàm sinh chán già tùy nghĩ tùy tạo, bỏ vọng bỏ thân, nghiệp quả luôn mới. Nếu năng rõ sinh không sinh, biết vọng không vọng, một niệm tâm lắng muôn lo nghĩ đều tiêu. Như nói: Sợ ảnh sợ sệt càng chạy càng cực, ngồi yên bóng râm vết diệt ảnh mất. Vậy biết ngộ tâm tức dừng lại không thuật khác. Như Tổ Sư nói: “Tất cả do tâm, tà chánh tại mình, chẳng nghĩ một vật, tức là bản tâm, người trí năng biết lại không hành khác”. Do đó, Đức Bản Sư nói: Việc đây chỉ ta năng biết!”