TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016
QUYỂN 71
Hỏi: Tâm chẳng riêng khởi, gá cảnh mới sinh, vậy có chăng cậy cảnh chất khởi chẳng?
Đáp: Có, Bồ-tát Hộ pháp nói: Tâm sinh chẳng hẳn có chánh nghĩa bản chất, như sơ sở duyên duyên có không chẳng định, chẳng nhờ mượn bản chất tâm cũng được sinh cảnh của duy thức, hoặc thân tướng phần, hoặc đợi chất bên ngoài mà sinh. Đại sư Từ Ân – Khuy Cơ nói: Vì sợ lý trái duy thức, nếu thức thứ tám, thức thứ sáu có không chẳng định, tức như lúc tám thức duyên cảnh, năm thức trước và thức thứ bảy quyết định có bản chất, thức thứ tám nếu lúc duyên phù trần căn người khác và khí giới khác cùng sắc quả định, tức có bản chất, nếu duyên tự ba cảnh là, chỉ là thân biến thân duyên, tức không bản chất. Thức thứ sáu nếu lúc duyên mười tám giới hiện tại, có thể có bản chất, nếu duyên mười tám giới ở quá khứ, hoặc lúc duyên pháp không thể, lấy gì làm chất? Nên biết chỗ sáu nhập cậy bản chất có không chẳng định, nếu sắc quả định là có biến hóa, nói có biến là gá chất tức có bản chất, nói có hóa là lìa chất, hoặc có duyên khác mà khởi là, tức có nghĩa của biến, tức gá khác làm chất, tự biến ảnh tượng, như quấy nước sông làm tô lạc, biến đại địa làm vàng ròng, đây đều là có bản chất, hoặc có định lực sinh, tức có nghĩa của hóa, tức lìa chất hóa không mà chợt có, như hoa đốm hư không hóa ra lâu đài bảy báu v.v… mọi sự đây đều tự định tâm lìa chất mà hóa. Nên làm bốn câu để phân biệt bản chất tướng phần ba cảnh có không: Một là, có bản chất tướng phần là tánh cảnh thật, tức năm thức trước và ý thức minh liễu ở niệm đầu đều thiếu phần độc đầu ý thức; hai là, có bản chất tướng phần là giả, tức độc ảnh có chất và cảnh đới chất; ba là, không chất tướng phần là giả, tức độc ảnh không chất; bốn la, không chất tướng phần là tánh cảnh thật, tức tâm vương thức thứ tám duyên ba cảnh và bản trí duyên như vậy. Lại trong biệt hành sao nói: Sở duyên duyên, nghĩa là chỗ lự xứ của tâm, nên gọi là sở duyên, chỉ cảnh sở duyên đây lai có dẫn tâm khiến sinh, là chỗ gá của tâm vậy. Lại có thuyết nói là duyên, tức sở duyên là duyên gọi là sở duyên duyên. Duyên là thể, sở duyên là dụng, sở duyên của trong sáu thức, tức duyên trì nghiệp thích vậy, nay trước lập chánh nghĩa là: Sư Cúc-đa ông chẳng giải nghĩa sở duyên duyên của Đại thừa ta, chỉ như Đại thừa ta nói: Mang tướng mình là, mang và tướng mình mỗi mỗi có hai nghĩa, nói mang có hai nghĩa là: Một là, xốc mang tức tâm năng duyên xốc thể cảnh là duyên; hai là, biến mang, tức tâm năng duyên biến khởi tướng phần mà duyên. Tướng mình cũng có hai nghĩa: Một. thể tướng gọi là tướng; hai tướng trạng gọi là tướng. Lại như ở trước xốc mang thể tướng là trí căn bản duyên chân như, là xốc mang thể tướng mà duyên, là sở duyên duyên, cho đến hai phần bên trong cùng duyên và tự chứng phần duyên kiến phần, cũng là xốc mang thể tướng gọi là sở duyên duyên, nghĩa là tâm năng duyên thân xốc mang hai phần kiến tướng bên trong vậy. Tiếp theo sau, biến nang tướng trạng, tướng có hai giải chẳng đồng. Thứ nhất Long Hưng Sao Chủ nói: Tức tâm tâm sở hữu lậu và kiến phần trí hậu đắc lúc duyên cảnh, biến tướng mà duyên, chẳng chọn lựa có chất hay không chất, đều là biến mang gọi là mang, tướng trạng gọi là tướng, là sở duyên duyên vậy. Thứ hai, Hiển U Sao nói: Lúc kiến phần tám thức duyên tướng tự thân, đều là xốc mang, nhưng tuy nhiều nói lý đây sợ chưa như vậy. Nếu vậy tức có ba lỗi: Một là, lỗi xốc mang biến mang không riêng biệt, thân xốc thể cảnh duyên gọi là xốc mang, biến khởi tướng phần mà duyên gọi là biến mang. Nay đã gọi tướng phần là xốc mang, nên biết là không riêng biệt; hai là, lỗi trái nhau xưa nay, xưa nay xốc mang là ít trái lý, nếu ở biến mang tức mới không trái, nay nói tướng phần là xốc mang, xưa trước nói là biến mang, há chẳng trái nhau?; ba là, lỗi biến mang chỉ duyên bản chất. Há tướng phần không chất chẳng phải tâm biến ư? Nay lấy lý mà suy, chỉ là tướng phần, chẳng phải luận về có chất hay không chất, đều gọi là biến mang, nếu chẳng biến tướng phần, phụ ngay thể cảnh tức gọi là xốc mang. Do đó Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng ở thời tiền Đường đem, xốc mang để cứu nghĩa trước, nghĩa là các luận sư Đại thừa xưa trước chỉ rõ biến mang vậy. Tiếp theo y cứ luận phá nghĩa sở duyên duyên của Tiểu thừa phân làm hai. Thứ nhất, phá các luận sư Chánh lượng bộ, luận chủ nói: “Phàm chỗ năm thức duyên nghĩa là thức năng duyên mang tướng kia khởi, và có thật thể khiến thức năng duyên gá kia mà sinh. Luận sư Chánh lượng bộ các ông nếu nói: Nghĩa sở duyên duyên chỉ có một nghĩa năng sinh thức, chẳng chấp thuận nhãn thức năng duyên mang tướng kia khởi, tức nên chẳng phải là sở duyên duyên. Đại thừa lập lượng là: Nếu nhãn thức ông sở duyên duyên là hữu pháp, nên chẳng phải nhãn thức sở duyên duyên, tông nhân là: Chỉ có một nghĩa năng sinh thức vậy, đồng dụ như nhãn thức nhân duyên. Lại trở lại Lập lượng phá rằng: Nhãn thức nhân duyên ông là hữu pháp, nên là nhãn thức sở duyên duyên, tông nhân là: Chỉ có một nghĩa năng sinh vậy, như lúc nhãn duyên sắc. Trong đây ý nói là: Các luận sư Đại thừa xưa trước chẳng nói xốc mang, tức lúc bản trí duyên chân như là sở duyên duyên, nghĩa như có lỗi. Nếu Chánh lượng bộ chẳng chấp thuận biến mang, tức lúc nhãn thức duyên sắc nghĩa sở duyên duyên chẳng thành. Tiếp theo phá các luận sư Kinh lượng bộ là: Luận chủ nói: Các luận sư Kinh lượng bộ ông đem hòa hợp giả danh bên ngoài làm sở duyên duyên là chẳng như vậy, nếu chấp thuận nhãn thức ông mang tướng sắc thô kia, nên chấp thuận làm sở duyên, cũng chẳng được gọi là duyên, vì ông chấp giả sắc không thể vậy, giống như nhãn thức sai loạn thấy vầng trăng thứ hai, kia không thật thể chẳng sinh thức, chỉ gọi là sở duyên, chẳng được gọi là duyên, hòa hợp giả sắc cũng lại như thế. Lập lượng phá là: Ông hòa hợp sắc thô là hữu pháp, thiết làm nhãn thức sở duyên chẳng phải duyên. Tông nhân là: Ông chấp là giả, không thật vậy, đồng dụ như vầng trăng thứ hai vậy. Trong luận Quán Sở Duyên Duyên có kệ tụng nói:
“Hòa hợp ở năm thức,
Bày sở duyên chẳng duyên,
Thể kia thật không vậy,
Giống như trăng thứ hai”.
Kinh Lượng Bộ có chấp là: Hòa hợp sắc thô tuy tức là giả có. Năng thành mỗi mỗi cực vi là thật có đó, mỗi mỗi được làm duyên dẫn sinh năm thức, lại sao chẳng thể được? Luận chủ phá là: Hòa hợp sắc v.v… năng thành cực vi đó, giả sử chấp thuận làm duyên, lại chẳng phải sở duyên, vì nhãn thức v.v… sinh chẳng mang tướng cực vi kia vậy, như nhãn thức sinh chẳng mang tướng nhãn căn kia, nhãn v.v… năm căn đó chỉ năng sinh nhãn v.v… năm thức, nhưng nhãn v.v… năm thức tức chẳng năng duyên nhãn v.v… năm căn, đem căn làm thí dụ, lập lượng là: Sắc v.v… ông năng tạo thành cực vi và hữu pháp, giả sở làm năm thức duyên chẳng pháp sở duyên, tông nhân là: Năm thức sinh chẳng mang tướng kia vậy, đồng dụ như năm căn. Trong luận Quán Sở Duyên Duyên có kệ tụng nói:
“Cực vi ở năm thức,
Nếu thuận chẳng sở duyên,
Tướng phần kia không vậy,
Giống như nhãn căn thảy.”
Nếu các luận sư ở mười tám bộ, nghĩa đã chấp thuận mang tướng kia vậy, do đó chẳng phá. Nay chánh giả là, trong Sớ Giải nói: Nếu hữu pháp là mang tướng mình, nói hữu pháp là có hai giải: Thứ nhất, Hiển U Sao giải rằng: Hữu pháp tức pháp có thật thể, chọn lựa ở giải pháp và tướng biến kế, pháp không thể chỉ là sở duyên chẳng thành duyên. Phàm là duyên tức phải là pháp có thật thể có lực dụng năng dẫn sinh thức, tức viên thành và y tha khởi là pháp có thể. Thứ hai, Long Hưng nói: Nếu hữu pháp tức là hai tánh y tha và viên thành, vì có thể vậy, năng dẫn ở tâm gọi đó là duyên, chẳng thông với không thể. Nếu là biến kế vì không thể nên chỉ có sở duyên mà chẳng phải duyên thể, nếu là sở duyên tức thể thông có không.
Hỏi: Biến kế sở chấp đã là không thể chẳng năng sinh tâm, sao được gọi là sở duyên?
Đáp: Chỗ duyên không thể nương có thể duyên sinh, ở pháp có thể trên, vọng tăng thêm mà có, chẳng phải không duyên vậy ở trong hai giải, giải sau là chánh.
Hỏi: Giải trước có lỗi gì?
Đáp: Nếu giải trước hữu pháp là sở duyên, tuy các bậc tiên đức phần nhiều xác chứng nghĩa đó, nay được tìm nêu thì có ba lỗi: Một là, cố trái văn sớ, giả pháp nếu chẳng phải có thể, vì sao sớ chủ đem hai tánh y tha và viên thành ra làm thể trăm pháp? Vì trăm pháp thông cả giả thật vậy. Nay nói giả pháp không thể há chẳng trái nhau ư?; hai là, lỗi biến kế không riêng biệt, y tha viên thành giả pháp đã nói không thể, cùng biến kế sở chấp không thể đâu có gì riêng biệt? Trong luận nói: “Y tha và viên thành là có, biến kế là không”, há chẳng tương vi ư?; ba là, lỗi hữu pháp sánh ví chẳng thành, thể sở duyên duyên. Trong luận nói: “Hữu pháp bèn nói chỉ thật”. Thể tăng thượng duyên, trong luận nói là “Hữu pháp” sao là thông giả tức mạng căn v.v… há là thật ư? Nếu y cứ nay nói rõ hữu pháp, thông lấy ba cảnh là giả đó và thật, chỉ gọi là hữu pháp, đều là sở duyên duyên, ở trong tám thức, phân biệt tánh cảnh năm thức trước và thức thứ tám là sở duyên duyên, chọn các giả pháp và biến kế sở chấp, thức thứ bảy đới chất cảnh làm sở duyên duyên, chỉ giả chẳng phải thật, và chọn lựa biến kế sở chấp. Ý thức thứ sáu duyên ở ba cảnh làm sở duyên duyên, thông ở giả thật, chỉ chọn lựa biến kế sở chấp. Lại lập lượng là: Các tướng phần giả là hữu pháp, quyết định là tâm năng biến thân sở duyên duyên. Tông nhân là: Trong môn pháp xứ có không chữ ảnh gồm vậy, đồng dụ như thật sắc quả định. Biến kế sở chẳng là dị dụ hoặc làm lượng là: Đới chất độc ảnh là hữu pháp, là thân sở duyên duyên. Tông nhân là: Sai biệt của ảnh vậy, đồng dụ như tánh cảnh.
Hỏi: Thật pháp có thể gọi là sở duyên duyên, giả pháp không thể, chẳng phải sở duyên duyên ư?
Đáp: Giả pháp có hai: Một, có thể giả, tức các giả pháp trong tánh y tha và viên thành; hai, không thể giả, tức biến kế sở chấp vậy, hoặc ngã hoặc pháp, hoa đốm hư không, sừng thỏ v.v… chỉ chọn lựa không thể, chẳng phải sở duyên duyên, chẳng chọn lựa có thể vậy.
Hỏi: Nếu biến kế sở chấp, chẳng phải là sở duyên, tại sao thức thứ sáu lúc duyên hoa đốm hư không v.v… cũng có nghĩa sở duyên duyên, há tức có thể ư?
Đáp: Chỉ trong tướng phần tự thân làm thân sở duyên duyên, chẳng phải trong hoa đốm hư không vậy. Nếu là hoa đốm hư không v.v… chỉ ở trên tướng phần vọng chấp sinh hoa giải, thể nó là không. Nếu chỗ biến tướng phần thể nó là có, được thành sở duyên duyên.
Hỏi: Có giáo nào nói đới chất độc ảnh cảnh tướng phần giả được làm sở duyên duyên chẳng?
Đáp: Giáo đó rất nhiều, phần nói về thức phân biệt biện rõ sở duyên duyên, trong sớ nói: “Tám ở bảy có bảy ở tám không, ngoài bảy chẳng tám, chỗ cậy chất vậy”. Thản như thức thứ bảy duyên kiến phần thức thứ tám, há chẳng phải đới chất cảnh làm sở duyên duyên? Cho đến trong sớ nói: “Thức thứ sáu ở năm không, ngoài năm ở kia có” cũng là chất đới cảnh, cảnh làm sở duyên duyên. Lại trong luận Duy thức nói: “Thân sở duyên duyên tất cả tâm sinh quyết định đều có, lìa chỗ lự gá bên trong hẳn chẳng năng sinh” làm chứng cực nhiều, chẳng năng phiền dẫn.
Hỏi: Nên tất cả pháp có thể đều là sở duyên duyên, vì là có pháp ư?
Đáp: Trong Sớ nói: Mang tướng mình, phải là lúc tâm năng duyên duyên chỗ duyên mang chỗ duyên tướng mình, pháp có thể đây tức là sở duyên duyên. Ngoài ra chấp mang khởi tướng mình, tuy là hữu pháp mà chẳng làm sở duyên duyên, như lúc nhãn thức duyên cảnh chỗ mang khởi sắc, tướng mình đây là pháp có thể, tức là sở duyên duyên nhà nhãn thức. Ngoài ra chẳng mang khởi tướng mình, tuy là hữu pháp mà chẳng phải nhãn thức sở duyên duyên, nhãn thức đã vậy, các thức khác cũng vậy, mang là tướng mình mỗi mỗi có hai nghĩa, như hai nghĩa của mang là: Một, xốc mang, tức tâm năng duyên thân bám kèm thể cảnh mà duyên; hai, biến mang, tức tâm năng duyên biến khởi tướng phần mà duyên, nói tướng mình cũng có hai nghĩa: Một, tướng thể tướng; hai, tướng tướng trạng. Nếu trí không phân biệt duyên chân như là xốc mang thể tướng mà duyên là sở duyên duyên, và hai phần bên trong duyên nhau và tự chứng duyên kiến phần, là xốc mang. Nếu kiến phần tâm tâm sở hữu lậu, và trí hậu đắc vô lậu lúc khởi kiến phần duyên cảnh, tức là biến mang tướng, trạng mà duyên, là sở duyên duyên, nghĩa là nếu hữu pháp là duyên là mang tướng mình là sở duyên, đủ hai nghĩa đây gọi là nghĩa sở duyên duyên, lại chọn lựa pháp biện giải quả là, trước dẫn đại sư Từ Ân-Khuy cơ nêu là: “Duyên sinh ở ai? Ai mang tướng mình?” Trong sớ đáp là: Tâm hoặc tương ưng đây biện giải quả sở duyên duyên vậy, lấy sở duyên làm duyên, là nhân sinh được tâm tâm sở là quả, nói tâm thức là tám thức tâm vương, nói hoặc tương ưng tức là năm mươi mốt tâm sở, có khởi có chẳng khởi, chẳng định vậy, mà nói hoặc ấy tức chọn lựa chẳng lập sắc và chẳng tương ưng hành, vô vi v.v… là sở duyên duyên kia chẳng phải tâm pháp vì không duyên lự vậy.
Hỏi: Trong thân sơ sở duyên duyên, ở trong tướng phần thế nào là thật?
Đáp: Cả hai đều chẳng thật, trong duy thức cảnh (= kính) nói: “Trong tướng phần kiến phần, kiến phần chỉ thật, căn cứ trong tướng phần, chân như là thật, ngoài ra tướng thân sơ đều chẳng phải là thật”. Trong Sớ nói: “Vì sơ sở duyên duyên v.v… thủ thân tướng, chẳng tức thân được, chẳng làm hành tướng là, sơ sở duyên duyên, tâm của năng duyên chẳng thân được bản chất vậy, sơ sở duyên duyên chẳng gọi là hành tướng, như năm thức trước lúc duyên năm trần, chỉ được chỗ tự thức biến tướng phần, vì tướng phần đây hẳn mang bản chất, lúuc duyên tướng phần là sơ duyên bản chất vậy, sơ sở duyên chẳng tức thân được, chẳng gọi là hành tướng, tướng phần năm thức, mỗi mỗi trong tự thức, trong y tha là giả nhiếp giả theo chân, không cảnh ngoài tâm, nên gọi là duy thức. Bản chất cảnh đó trong ở thể thức thứ tám năng biến cảnh của bản chất cũng chẳng phải thật có vậy, hai cảnh thân sơ đều chẳng thật vậy. Phàm nghĩa sở duyên duyên là đại tiểu tuy thông mà sơ thân chẳng biện. Thân thì xốc mang bức kèm mà khởi, như kềm lấy vật, tợ mặt nhật tỏa ánh sáng, thân chiếu thân trì, thể chẳng lìa nhau. Sở thì biến mang cậy gá phụ ảnh mà khởi, duyên trạng của tợ chất, lìa thân của tướng phần, thể chẳng cùng thâu. Bên trong sinh lự gá, nếu rõ đạt như vậy, thân sơ chẳng lạm, mới biết ngoài tâm không cảnh, thấy pháp là tâm, hoặc ngu tối chẳng phân, thì tâm cảnh y nhiên vậy. Sâu cùng duyên tánh, mới mỏng tình trần, thấu đạt thấy nguồn mới rõ ý chỉ Phật; bốn tăng thượng duyên nghĩa là nếu hữu pháp có dụng thắng thế, năng ở nơi các pháp khác hoặc thuận hoặc nghịch thì thành nghĩa tăng thượng duyên, giải thích: Nếu hữu pháp cũng là có thể đây là chọn lựa sở chấp, có dụng thắng thế, nghĩa là thắng nghĩa, tức hữu vi vô vi có dụng thắng thế. Dụng đây chẳng phải là cùng như quả v.v… dụng, chỉ lực chẳng chướng, năng ở nơi các pháp khác, là chọn lựa tự thể đó, hiển bày chẳng đồng sở duyên duyên trước vậy. Hoặc thuận hoặc nghịch là, hiển bày cùng thuận nghịch đều năng làm duyên, cùng đời sau khác pháp làm duyên, chẳng phải pháp trước diệt, nghĩa là trong mười nhân trước là thuận, nhân thứ mười là nghịch, cũng là duyên đây vậy.
Hỏi: Tăng thượng duyên căn cứ thuận nghịch có lực không lực cả thảy đều mấy thứ?
Đáp: Xưa trước giải thích có bốn thứ. Phàm tăng thượng duyên là, tức chọn lựa biến kế sở chấp là pháp không thể, phải là pháp có thể, được làm tăng thượng duyên. Tức là tánh y tha và duyên thành đều là pháp có thể, làm nghĩa tăng thượng duyên. Nếu pháp không thể tức là ngã pháp v.v… toàn không thể vậy, từ vọng chấp mà sinh, chẳng phải tăng thượng duyên. Một ,thuận ,như nước đất cùng cỏ xanh v.v… thuận tăng thượng duyên, sáu ba-la-mật hạnh làm Phật quả là thuận tăng thượng duyên, hai chi thọ và thủ cùng chủng tử năm quả là thuận tăng thượng duyên; hai ,nghịch tức như sương bão cùng cỏ xanh, là nghịch tăng thượng duyên, lại như trí và hoặc là nghịch tăng thượng duyên, một niệm chánh và hoặc làm nghịch tăng thượng, bèn cùng lý hai không làm thuận tăng thượng; ba, có lực tăng thượng cũng gọi là thân tăng thượng, như năm căn pháp sinh năm thức v.v…; bốn, không lực tăng thượng, tức năm căn người này trong năm thức người kia là không lực tăng thượng, cũng gọi là sơ tăng thượng. Như lúc ngọn lửa đèn sinh thì tất cả đại địa v.v… các pháp chẳng ngại ngọn lửa sinh đây, gọi là sơ tăng thượng, chỉ lấy bên cạnh nghĩa chẳng chướng ngại gọi là tăng thượng duyên.
Hỏi: Nhân duyên và duyên khởi hai nghĩa đồng hay khác?
Đáp: Các bậc cổ đức giải thích: Nhân duyên là tùy tục sai biệt tức là tướng nhân duyên trong hiển bày, không nghĩa tự tánh, chánh là thể tục đế vậy. Duyên khởi là thuận, tánh không phân biệt tức là tương tức tương dung, hiển bày nghĩa chánh bình đẳng, thuận thế đệ nhất nghĩa đế vậy.
Hỏi: Các pháp nhiễm tịnh có nhân có duyên, nhân thân duyên sơ, thành hai nghĩa đó, nghĩa duyên đã hiển bày, lý như thế nào, rộng lược nêu bày đủ cả thảy có mấy thứ?
Đáp: Kinh luận cộng lập có sáu nhân, mười nhân. Thản như sáu nhân là: Một, năng tác nhân, trừ tự ngoài ra là các năng tác, trừ tự thể ngoài ra tất cả các pháp chẳng chướng pháp hữu vi sinh, đều gọi là năng tác nhân. Nhân là tất cả pháp hữu vi vô vi là thể, trên thể có dụng của năng tác, năng tác tức là nhân. Trì nghiệp thích: Trì tức là nhậm trì, nghiệp tức là nghiệp dụng, nhân là thể năng tác dụng, gồm dụng về thể gọi là trì nghiệp thích; hai câu hữu nhân, câu hữu qua lại làm quả tâm ở đây tùy chuyển cùng thời, mà có quả cùng nhân câu gọi là câu hữu nhân. Qua lại làm quả, có ba: Một là, bốn đại chủng qua lại làm câu hữu nhân, qua lại làm sở dụng quả; hai là, như pháp năng tướng sở tướng, năng tướng là nhân, sở tướng là quả,sở tướng là nhân, năng tướng là quả; ba là, pháp tâm tâm sở, tâm vương là nhân tâm sở là quả, tâm sở là nhân tâm vương là quả; ba, đồng loại nhân, tức nhân tợ quả, quả tợ nhân. Như tánh nhiễm trong năm uẩn, sắc uẩn năng dẫn sắc uẩn, sắc uẩn dẫn bốn uẩn khác, bốn uẩn khác dẫn sắc uẩn. Tuy tâm sắc chẳng đồng, đồng là tánh nhiễm vậy; bốn, tương ưng nhân quyết định tâm tâm sở, đồng nương tựa tức tâm vương tâm sở có đủ năm nghĩa: Một là, đồng một chỗ nương tựa căn; hai là, đồng một chỗ duyên cảnh; ba là, đồng một thời; bốn là, đồng một sự; năm là, đồng một hành tướng, đầy đủ năm nghĩa gọi là tương ưng, nhân của tương ưng, như lúc tâm sở dẫn khởi tâm vương, tâm vương là tương ưng, pháp là quả tức thắng tâm sở là nhân tức kém, y chủ thích vậy; năm, biến hành nhân, là đồng địa nhiễm nhân, tức mười một biến sử biến hành tức nhân, biến hành tức mười một biến sử là trên thể có biến hành năm bộ làm dụng của nhân, trì nghiệp thích vậy; sáu, dị thục nhân, thiện nghiệp bất thiện nghiệp hữu lậu là dị thục nhân, nhân thông thiện ác, quả chỉ vô ký, dị thục tức nhân, nhân tức thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, là trên thể có dụng của dị thục, trì nghiệp thích vậy, Mười nhân là trong luận Du-già nói: “Trong ngũ minh, chư Phật nói phô gọi là nội minh. Thế nào là nội minh? Trong luận nói: Hiển bày chánh tướng nhân quả, đó là có mười tám thứ nhân, phải biết kiến lập nhân không điên đảo gồm tất cả nhân, hoặc là nhiễm tạp, hoặc là thanh tịnh, hoặc là thế gian cấy gặt v.v… kia pháp vô ký chuyển. Thế nào là mười nhân? Một tùy thuyết nhân, nghĩa là tất cả pháp tên làm trước nên tưởng, tưởng làm trước nên nói là tên các pháp kia là tùy thuyết nhân; hai quán đãi nhân, quán đãi đây nên đây làm nhân vậy, ở kia sự kia hoặc cầu hoặc lấy, đây gọi kia là quán đai nhân. Như quán đãi tay nên tay làm nhân vậy, có thân đãi nghiệp, quán đãi chân vậy, chân là nhân vậy có vãng lai nghiệp; ba, dắt nhân dẫn, tất cả chủng tử trong tự quả sau, gọi là nhân dắt dẫn; bốn. Nhận gồm nhận, trừ chủng tử ngoài ra các duyên gọi là nhân gồm nhân; năm, sinh khởi nhân, tức các chủng tử trong tự quả mới đầu gọi là sinh khởi nhân; sáu, dẫn phát nhân, tức chỗ chủng tử mới đầu sinh khởi quả trong chỗ chủng tử sau dắt dẫn quả, gọi là dẫn phát nhân; bảy, định dị nhân các thứ khác loại mỗi mỗi nhân duyên riêng biệt gọi là định dị nhân; tám, nhân đồng sự, từ tùy thuyết nhân đến định dị nhân, các nhân như vậy đều gồm làm một gọi là đồng sự nhân; chín, nhân trái nhau ở chỗ sinh pháp năng chướng ngại nhân gọi là nhân trái nhau; mười, bất nhân không trái nhau, nhân chướng ngại đây, hoặc khuyết hoặc lìa gọi là nhân chẳng trái nhau. Tất cả nhân đây gồm thuộc ở hai nhân: Một là, năng sinh nhân; hai là, phương tiện nhân, phải biết trong đây kéo dắt (khiêng dẫn) chủng tử sinh khởi chủng tử, gọi là năng sinh nhân, ngoài ra các nhân đều gọi là phương tiện nhân, phải biết trong đây nếu năng sinh nhân đó gọi là nhân duyên, nếu phương tiện nhân, là tăng thượng duyên, nếu đẳng vô gián duyên và sở duyên duyên, chỉ trong tất cả tâm tâm pháp mà nói. Do tất cả tâm và tâm pháp kia trước sinh chỗ mở dẫn gồm nhận vậy, chỗ duyên cảnh giới, chỗ gồm nhận vậy, mới sinh mới chuyển, cho nên phải biết, đẳng vô gián duyên và sở duyên duyên gồm nhận nhân gồm.
Hỏi: Tất cả tâm kiến lập rồi đủ nhân duyên, chỗ nhân duyên cảm hẳn có quả đó. Do đó trong kinh Pháp hoa nói: “Nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy” quả đó có mấy thứ? Mỗi mỗi nương tựa xứ nào mà được?
Đáp: Phàm Thánh luận chung lược có năm thứ, trong luận Duy thức nói: “Một, quả dị thục, nghĩa là chỗ pháp thiện và bất thiện hữu lậu chiêu tự tướng tục dị thục sinh vô ký”. Giải thích: Thiện hữu lậu là chọn lựa thiện vô lậu, tự tướng tục tức là chọn lựa thân khác và chẳng phải hữu tình, nếu như chỉ nói dị thục, tức báo trong sáu thức chẳng phải chân dị thục gồm, nay là tổng gồm kia nên nói là dị thục sinh. Nhưng bản thức cũng gọi là dị thục sinh, là vô ký, nên quả vị đây hơi lớn, đến kim cang tâm, chóng thông ba thừa vô học. Một là, chân dị thục tức là thức thứ tám; hai là, dị thục sinh tức là sáu thức trước thành bản thức cũng gọi là dị thục sinh, từ tự chủng tử dị thục mà sinh khởi vậy, nếu sáu thức trước từ chân dị thục thức sinh khởi, cũng gọi là dị thục sinh, là một phần tâm tâm sở duyên cảnh, tối kém chẳng sáng lanh, chẳng luân chủng giải tâm vậy, là tánh vô ký. Dị thục có bốn: Dị thời nhi thục (khác thời mà chín). Dị nghĩa là riêng khác thuộc nhân, thục nghĩa là thành thục là quả. Nhân khác (dị) ở quá khứ, quả chín (thục) ở hiện tại, nên gọi là dị thục, dị tánh nhi thục, quá khứ tu nhân khác, nhân năm giới mười giới v.v… chỗ nghiệp chiêu báo tổng biệt trời người là quả dị thục, nếu nhân là mười nghiệp ác bất thiện, chỗ chiêu báo tổng biệt ba đường bất thiện là quả dị thục, đều là tánh vô ký. Dị loại nhi thục, tạo nghiệp loại khác thọ sinh loại khác, năm thú mỗi mỗi riêng biệt. Dị Thánh nhi thục nghĩa là dị thục quả y cứ phân biệt chủng hai chướng trên, có công dụng thú sinh sai biệt vậy, Thánh nhân đã không, trong tám thức chỉ thức thứ tá đủ ba nghĩa: Một là, chọn lựa khắp năm thức trước; hai là, tương tục chọn lựa thức thứ sáu; ba là, nghiệp chiêu chọn lựa thức thứ bảy; hai, quả đẳng lưu, đẳng nghĩa là bình đẳng lưu nghĩa là lưu loại, đẳng lưu chẳng đồng có hai: Một là, chân đẳng lưu là ba tánh thiện bất thiện và vô ký làm nhân, chỗ dẫn quả đồng loại, nên gọi là quả đẳng lưu. Như chủng tử ba tánh trong thức thứ tám, mỗi mỗi sinh quả ba tánh hịên hành, quả và nhân tánh đồng vậy, tức chủng tử tâm sinh hiện hành tâm, chủng tử sắc sinh hiện hành sắc, chủng tử hữu lậu sinh hiện hành hữu lậu, chủng tử vô lậu sinh hiện hành vô lậu, gọi là đẳng lưu, là nghĩa lưu loại vậy; hai là, giả đẳng lưu là đời trước khiến mạng kẻ khác ngắn, đời nay tự thân cũng mạng ngắn là nghiệp sát trước kia đồng loại quả vậy, nương tựa chỗ chiêu cảm tổng báo, thức thứ tám có ngắn dài, gọi là giả đẳng lưu, theo lý thật là quả tăng thượng, chỉ lấy giết hại kẻ khác khiến kẻ khác mạng ngắn, đời này tự mạng cũng ngắn, có nghĩa tương tợ nên giả gọi là đẳng lưu, thật thì thiện ác cảm quả vô ký; ba, quả tăng thượng là tăng thắng thù thượng, chỉ trừ bốn quả, ngoài ra tất cả các quả sở đắc đều là quả tăng thượng đây nên thâu gồm. Quả tăng thượng đây rất rộng, như tăng thượng duyên trong bốn duyên, tà kiến tròn năm kiến, chẳng chọn lựa là hữu lậu hay vô lậu, hữu vi hay vô vi, chỉ có quả sở đắc,chỗ trong bốn quả trước chẳng nhiếp thì đều là gom thâu trong quả tăng thượng đây, quả này có hai thứ: Một là, quả cùng lực tăng thượng, như nghĩa khí bên ngoài năng thọ dụng thuận ích; hai là, quả chẳng cùng lực tăng thượng, như vàng lụa vợ con của người khác v.v… lại có hai thứ: Một là, thuận duyên như nhãn thức được sáng rõ; hai là, trái nghịch như gặp tướng tối tăm v.v…; bốn, quả sĩ dụng, nghĩa là các tác giả, ngoài ra các khí (vật dụng) hoàn tất các thứ sự nghiệp, gọi là quả sĩ dụng.Trong luận Du-già nói: “Một loại nương ở trong hiện pháp tùy tất cả công xảo nghiệp xứ khởi dụng sĩ phu đó là các sự sĩ nông thương cổ thư toán chiêm bốc v.v… do dụng của sĩ phu đây mà hoàn tất các quả cấy gặt tài lợi v.v… gọi là quả sĩ dụng.
Hỏi: Ở trong tám thức mỗi mỗi thức làm sao mỗi mỗi đủ bốn quả?
Đáp: Xưa trước giải thích: Như nhãn thức từ chủng sinh hiện, là quả đẳng lưu, nhãn căn là sở y nên gọi là quả tăng thượng, nhãn thức tác ý răn tâm là quả sĩ dụng, nhãn thức năng duyên thật sắc v.v… cũng gọi là quả sĩ dụng, nhãn căn là thân tướng phần của thức thứ tám nên cũng gọi là quả dị thục, nhĩ v.v… bốn thức kia cũng đều như đây. Nếu thức thứ sáu chủng sinh hiện là quả đẳng lưu, ý căn niệm trước là năng dẫn, hoặc năng dẫn năm thức trước nên gọi là quả tăng thựợng. Lại năng duyên trong ngoài ba đời dụng của các cảnh v.v… gọi là quả sĩ dụng, năng tạo báo tổng biệt ở tương lai, gọi là quả dị thục căn cứ cùng dị thục làm nhân nên gọi là quả dị thục. Nếu thức thứ bảy chủng sinh hiện là quả đẳng lưu, thức thứ bảy ở niệm trước cùng làm sở y ở niệm sau, tức quả tăng thượng, năng cùng chân dị thục thức làm sở y nên gọi là quả dị thục. Nếu thức thứ tám chủng sinh hiện gọi là quả đẳng lưu, cùng thức thứ bảy làm sở y, là quả tăng thượng, năng duyên ba cảnh và trì chủng thọ huân gọi là quả sĩ dụng, đương thể là chân dị thục; năm quả ly hệ (lìa troi buộc) chỉ Thánh nhân có, chẳng phải phàm phu được. Trong các luận Du-già, Hiển Dương v.v… đều nói: “Hàng dị sinh dùng trí thế tục để diệt các phiền não, chẳng rốt ráo vậy, chẳng phải quả đây nhiếp”. Trong luận Duy thức nói: “Quả ly hệ nghĩa là vô lậu đạo đoạn chướng chứng đắc pháp vô lậu vậy. Nếu lúc trí bản cùng chân như hợp, là quả ly hệ gồm, nếu lúc hậu đắc duyên chân như, là quả sĩ dụng gồm.” Hỏi: Sáu nhân năng cảm bao nhiêu quả?
Đáp: Sáu nhân gồm nương thế lực năm quả, năng tác nhân cảm quả tăng thượng, tương ưng nhân và câu hữu nhân được quả sĩ dụng. Đồng loại và biến hành hai nhân được quả đẳng lưu, dị thục nhân cảm quả dị thục, thứ năm quả ly hệ dùng trạch diệt vô vi làm thể. Thể là vô lậu năng đoạn sở chứng của đạo được gọi là quả ly hệ.
Hỏi: Hai nhân tương ưng và câu hữu có nghĩa gì khác biệt?
Đáp: Tương ưng chỉ tâm và tâm sở pháp, câu hữu tức thông sắc thông tâm, được quả sĩ dụng là duyên hai thứ nhân, mỗi mỗi ở quả sở đắc, có lực dụng của sĩ phu, danh đồng thể biệt vậy.
Hỏi: Hai nhân đồng loại biến hành có gì khác biệt?
Đáp: Đồng loại khắp ba tánh, thông cả hữu lậu và vô lậu, biến hành chỉ riêng nhiễm ô vậy. Hai thứ nhân, quả của sở đắc đều tợ ở nhân, nên gọi là quả đẳng lưu vậy. Phàm bốn duyên sáu nhân mười nhân năm quả là gồm thâu tất cả đạo của phàm Thánh, năng thành môn của giáo pháp, khuyết đó thì một pháp chẳng tìm, mê mờ đó thì trọn làm ngoại đạo. Vả lại bốn duyên là: Nhân duyên là ở môn hữu vi thân biện tự quả, vô gián duyên thì làm nghĩa của khai đạo, muôn hữu đều sinh, sở duyên thì đã lo nghĩ gá mới thành, căn cứ thân sơ mà đều lập, tăng thượng duyên thì có lực thắng thế chẳng chướng duyên khác. Sáu nhân là: Năng tác nhân thì nghiệp dụng thành kiện, câu hữu nhân thì lại qua lại đồng thời, đồng loại nhân trước sau tương tợ, tương ưng nhân thì quyết định một duyên, biến hành nhân thì đồng nhiễm loại đó. Dị thục nhân thì thành thục quả sau. Mười nhân là: tùy thuyết nhân làm môn của các pháp dẫn trước, quán đãi nhân rõ sự của hiện được tác dụng, dắt dẫn nhân thì khiến thành tự quả, gồm thọ nhân thì năng nhiếp muôn duyên, sinh khởi nhân khiến muôn loại năng sinh, dẫn phát nhân khiến các quả thành biện. Định dị nhân thì chủng loại mỗi riêng biệt. Đồng sự nhân thì thể gồm một như, nhân trái nhau năng khởi môn của chướng ngại, nhân không trái nhau là tùy thuận lý của duyên sinh. Năm quả là: Nhân sinh quả thục khác thời mà thành, đẳng lưu thì nhân quả tánh đồng lưu loại không lạm, tăng thượng thì lực dụng thù thắng năng hỗ trợ duyên khác, sĩ dụng thì chỗ công nghiệp thành năng được tài lợi. Ly hệ thì đoạn chướng chứng chân vượt các lậu buộc, tổng gồm như trên, nhân duyên báo thành năm quả, đều quy về chân dị thục trong thức thứ tám. Môn quả dị thục đây ở thời khác mà thành thục, nếu khởi một niệm thiện như đem hạt giống ngọt gieo trong ruộng béo tốt hoặc sinh một niệm ác, tợ gieo hạt giống đắng vào đất ruộng cằn cỗi, do các khoảng nhân duyên thời tiết nước đất hợp thì nảy mầm mọc lá lần lượtmà sinh hoa đơm quả kết chứa dần mà chín, chủng tử nhiễm tịnh đây, dị thục cũng vậy nếu làm nhân thiện gieo giống lạc của trời người hoặc dấy ác hạnh sinh đất xấu của bốn thú, chẳng khởi nhân thiện ác trọn không báo khổ lạc. Nếu chẳng gieo giống xấu tốt thì đâu có hoa quả sinh? Nên biết nhân quả đáp nhau thì thức biến định, như gương hiện tượng, tợ ảnh theo hình, không có ảnh nào mà chẳng theo hình, không có gương nào mà chẳng hiện tượng. Đó thì không có làm mà chẳng thọ báo, không có quả mà chẳng đáp nhân, pháp nhĩ như vậy, chỗ đời cùng đều chỉ có chẳng làm thì nghiệp quả quyết định khó buộc, chỉ rủ tông một tâm là duyên đều chóng dứt, do đó rõ lý duy thức không chỗ dụng tâm, trọn chẳng vọng dấy nghiệp quả ba cõi, vì duy thức biến định vậy, người sợ nghiệp mới năng trú thọ, như trong Tiền định lục nói: “Xưa kia Hàn Công Hoãn đang làm trung thư, từng gọi một quan lại, quan lại đó chẳng đúng lúc mà đến, Hoãn tức giận dùng roi đánh đó, người lại nói: “Tôi riêng có sở thuộc chẳng được kịp đến”. Tấn Công bảo: “Đã là kẻ lại của tể tướng mà lại thuộc người nào?” Người lại nói: “Tôi không may nên gồm thuộc âm quan”. Tấn công cho là không thành thật tức giận bảo: “Đã thuộc âm ty thì ngươi có làm chủ gì?” Người lại nói: “Tôi làm chủ liều lượng thức ăn cho hàng Tam phẩm trở lên”. Tấn Công nói: “Nếu vậy ngày mai ta sẽ ăn gì?” Quan lại nói: “Đây là việc kín nhiệm chẳng thể nói bày, xin ghi ở giấy qua sau đó có thể nghiệm xét”. Bèn như vậy mà giữ vị lại đó, sáng sớm hôm sau Tấn công có chiếu gọi đối vừa ra mắt lại gặp dịp thái quan dâng một bát cháo bánh ngọt, vua đem một nửa ban cho Tấn công. Tấn Công ăn đó rất ngon, vua lại ban cho hết cả, xong rồi lui ra mà bụng sình, về tới tư dinh kế gọi thầy thuốc khám xem, thầy thuốc bảo: “Do thức ăn khiến ung, nên uống ít vỏ quít ngâm nước nóng, đến tối có thể uống nước ngọt, sáng mai bệnh hẳn lành”. Nghĩ nhớ vị lại nói trước, Tấn công bèn gọi lại và bảo mở xem thư đó trong đó nói rõ: “Sáng mai tướng công chỉ ăn một nửa cháo bánh ngọt uống một ly nước vỏ quít nóng và một bát nước ngọt” thì đều giống như lời nói đó, Tấn công lại hỏi: “Thức ăn trong nhân gian đều có sổ sách ư?” vị lại đáp: “Hàng tam phẩm trở lên tính từng ngày, hàng ngũ phẩm trở lên kẽ có quyền thì tính từng tuần không thì tính từng tháng, hàng lục phẩm cho đến một mạng tính từng quý, còn hạng không ăn bổng lộc là tính từng năm vậy”. Nên biết ăn mỗi có phần, giàu có không sai, chỗ gọi là ăn ngọc vận mặc bào gấm áo thuần, cửa trải chiếu lê hoắc, phòng vàng. Ngàn ngựa một bầu, đều nhân một niệm đầu tiên mà tạo, vết tâm vừa mới hiện quả báo khó trốn lánh, vì thiện ác ở quá khứ là nhân khổ vui ở hiện tại là quả, mảy may chẳng lạm, ai có thể khỏi đó? Như vang ứng theo tiếng, tợ bóng tùy hình, lý đây hẳn như vậy, chỉ trừ chỗ ngộ đạo và định lực bày, nếu ở trong đời huyễn ảo, sao có thể thoát đó được. Do vậy trong kinh có kệ tụng nói:
“Giả sử trăm ngàn kiếp
Chỗ nghiệp tạo chẳng mất,
Lúc nhân duyên hội ngộ
Quả báo lại tự chịu”.
Vì thế trong luận Tài Mạng nói: “Kẻ nghèo không đất để cấm dùi, Dao Di thì ruộng hơn muôn khoảnh, kẻ đói không có trữ để vác đá, lý hành thì cây gọi ngàn nô”. Nên trong Sử Ký nói: Tôn Thúc Ngao tướng nước Sở tận trung với nước đến lúc thân chết người con nghèo không có mảnh đất cặm dùi”. Trong Hán Thư nói: “Dao Di làm quan đến chức thượng thư khanh, chẳng theo đức hạnh, chuyên việc trồng tỉa, ruộng có cả muôn khoảnh, tôi tớ ngàn người”. Trong Ngụy Chí nói: “Hoa Hâm trồng ngàn gốc quít gọi là ngàn cây nô (tôi tớ)”. Lại chẳng chỉ nghèo giàu chỉ thức biến định, thọ mạng cũng vậy, do chỗ tâm trước tạo nhân từ bi hay sát hại, mà nay quyết định chịu thọ quả mạng ngắn dài, chẳng phải liên câu đến hành của thiện ác đời nay. Nên nói: “Không lễ hẳn chết, Chích do sự gì mà riêng thọ? Hành thiện thì tốt, Thác bởi sự gì mà chết non?” Như Trang tử nói: “Đạo Chích theo lính chín ngàn hoành hành thiên hạ, xâm chiếm hung bạo các nước chư hầu mà được thọ khảo” trong Luận ngữ sớ nói: “Hạng Thác mới bảy tuổi đã là thầy của Khổng tử mà lại bị chết non”.