TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016
QUYỂN 68
Hỏi: Phàm đã nói căn cứ tục giả lập, tâm cảnh đều bày, mở đó thì hai phần, hợp đó thì một vị. Nay căn cứ nghĩa mở thì qua lại sinh, chưa có cảnh không tâm, từng không tâm không cảnh, phàm Thánh thông luận đều có bao nhiêu cảnh?
Đáp: khoảng có ba cảnh có kệ tụng nói:
“Tánh cảnh chẳng tùy tâm,
Độc ảnh chỉ theo thấy,
Đới chất thông tình bản,
Tánh chủng thảy tùy ứng”.
Tánh cảnh chẳng tùy tâm là, tánh cảnh, tánh là nghĩa thật, tức thật căn trần bốn đại và thật định quả sắc v.v… tướng phần cảnh, nói chẳng tùy tâm là, vì tướng phần căn trần v.v… đây đều tự có chủng tánh thật, chẳng tùy chủng kiến phần năng duyên sinh vậy, Độc ảnh chỉ theo thấy là, ảnh là ảnh tượng, là dị danh của tướng phần, vì giả tướng phần đây không chủng làm bạn, chỉ riêng tự có, nên gọi là độc ảnh, tức hoa đốm hư không sừng thỏ, quá khứ vị lai các pháp ảnh tượng giả là đây chỉ theo, năng duyên kiến phần biến sinh cùng kiến phần đồng chủng, nên gọi là độc ảnh, chỉ theo thấy đới chất thông tình bản là tức một nửa tướng phần cùng bản chất đồng một cảnh sinh, một nữa cùng kiến phần đồng một chủng sinh, nên nói là thông tình bản. Tình tức là kiến phần năng duyên, bản tức là bản chất sở duyên, nói tánh tông chủng thảy tùy ứng là, tùy ứng là nghĩa chẳng định, nghĩa là ở trong ba cảnh danh tùy chỗ ứng, có tánh chủng giới ràng buộc ba khoa dị thục v.v… sai biệt chẳng định. Lại trong Quảng Thích nói: “Tánh cảnh là vì có thể thật tướng phần gọi là tánh cảnh, tức năm thức trước và tâm vương thứ tám, đều là hiện lượng, chỗ thức thứ sáu duyên các thật sắc được tự tướng của cảnh, chẳng kẹt danh ngôn, không tâm so lường cảnh đây mới gọi là tánh cảnh, và lúc trí căn bản duyên chân như cũng là tánh cảnh, vì không phân biệt mặc tình chuyển vậy. Nói chẳng tùy tâm là, đều có năm thứ chẳng tùy: Một, tánh chẳng tùy là, kiến phần năng duyên đó thông cả ba, tánh, cảnh tướng phần sở duyên chỉ là tánh vô ký, tức chẳng tùy kiến phần năng duyên thông ba tánh; hai, chủng chẳng tùy là, tức kiến phải từ chủng tự kiến phần sinh, tướng phần từ chủng tự tướng phần sinh, chẳng tùy chủng tâm kiến phần năng duyên sinh vậy, gọi là chủng chẳng tùy; ba, giới ràng buộc chẳng tùy là, như lúc ý thức minh liễu duyên cảnh hương vị, hai cảnh hương vị đó chỉ dục giới ràng buộc chẳng tùy ý thức minh liễu thông thượng giới ràng buộc. Lại như thức thứ tám ở dục giới lúc duyên cảnh chủng tử, thức thứ tám năng duyên đó chỉ dục giới ràng buộc, chủng tử sở duyên thông cả ba cõi, tức hai thức thứ sáu và thứ tám có giới ràng buộc chẳng tùy; bốn, ba khoa chẳng tùy là, thản như năm uẩn chẳng tùy là tức như kiến phần năm thức là thức chủng thâu, tướng phần năm trần tức sắc uẩn gồm, là uẩn khoa chẳng tùy, mười hai xứ chẳng tùy là, kiến phần năm thức đó là ý xứ thâu, tướng phần năm trần là năm cảnh xứ gồm, là xứ khoa chẳng tùy, mười tám giới chẳng tùy là, kiến phần năm thức đó là năm thức giới thâu, tướng phần năm trần là năm cảnh giới nhiếp. Đây là ba khoa chẳng tùy; năm dị thục chẳng tùy là tức như kiến phần thức thứ tám là tánh dị thục, tướng phần năm trần sở duyên chẳng phải tánh dị thục, gọi là dị thục chẳng tùy. Độc ảnh cảnh là, nghĩa là tướng phần cùng kiến phần đồng chủng sinh, gọi là độc ảnh chỉ theo thấy, tức như thức thứ sáu duyên hoa đốm hư không sừng thỏ, quá khứ vị lai và biến ảnh duyên vô vi đều duyên địa giới pháp, hoặc duyên giả định quả cực xa cực lược v.v… đều là ảnh tượng giả, đây chỉ từ kiến phần biến sinh, tự không chủng đó, gọi là theo thấy. Độc ảnh có hai: Một, vô chất độc ảnh, tức thức thứ sáu duyên hoa đốm hư không, sừng thỏ và tướng phần sở biến ở quá khứ vị lai v.v… tướng phần đó cùng kiến phần thức thứ sáu đồng chủng sinh không chất hoa đốm hư không v.v…; hai, hữu chất độc ảnh, tức thức thứ sáu duyên chủng năm căn hiện, đó đều là gá chất mà khởi vậy. Tướng phần đó cũng cùng kiến phần đồng chủng mà sinh, cũng gọi là độc ảnh cảnh; ba, đới chất là, tức tâm duyên tâm, như lúc thức thứ bảy duyên cảnh tướng phần thức thứ tám, tướng phần đó không chủng riêng biệt sinh, một nửa cùng bản chất đồng chủng sinh, một nửa cùng kiến phần năng duyên đồng chủng sinh, từ bản chất sinh là, tức tánh vô phú, từ kiến phần năng duyên sinh là tức tánh hữu phú, vì hai đầu gồm chẳng định nên gọi là thông tình bản, chất tức là kiến phần năng duyên của thức thứ bảy, bản tức là tướng phần sở duyên của thức thứ tám. Lại bốn câu phân biệt: Một, chỉ chủng tử riêng chẳng phải chủng tử chung, tức là tánh của cảnh; hai, chỉ chủng tử chung chẳng phải là chủng tử riêng, tức độc ảnh cảnh; ba câu câu (câu chung) tức đới chất cảnh; bốn câu phi (đều chẳng phải) tức bản trí duyên như vì chân như chẳng từ chủng kiến phần sinh vậy, gọi là chẳng phải đồng chủng. Lại chân như đương thể là vô vi, chỉ nhân chứng hiển bày đắc, chẳng phải chỗ sinh nhân sinh pháp vậy, gọi là chẳng phải biệt chủng. Tánh chủng nói tùy ứng là, tánh tức tánh cảnh, chủng nghĩa là chủng loại, nghĩa là ở trong ba cảnh mỗi mỗi có chủng loại chẳng đồng, nay đều phải nên tùy ứng mà nói. Lại ước về tám thức phân biệt là, năm chuyển thức trước trong tất cả thời đều chỉ tánh cảnh, chẳng chọn lựa dùng qua lại hay chẳng dùng qua lại, trong hai, chủng biến chỉ nhân duyên biến, lại cùng năm căn đồng chủng vậy. Ý thức thứ sáu có bốn loại: Một ý thức minh liễu cũng thông ba cảnh, cùng năm thức trước đồng duyên năm trần thật, mới đầu dẫn kéo trong tâm ấy là tánh cảnh, nếu dùng niệm sau duyên năm trần trên vuông tròn ngắn dài v.v… các giả sắc, tức hữu chất độc ảnh, cũng gọi là tợ đới chất cảnh; hai thức tán vị độc đầu cũng thông ba cảnh, phần nhiều là độc ảnh, thông duyên ba đời các pháp có chất không chất v.v… Nếu lúc duyên tự thân hiện hành tâm tâm sở là đới chất cảnh, nếu duyên năm căn tự thân và duyên tâm tâm sở người khác là độc ảnh cảnh, cũng gọi là tợ đới chất cảnh. Lại ý thức độc đầu trong sát-na đầu tiên duyên năm trần, ít phần duyên thật sắc cũng gọi là tánh cảnh; ba, ý thức trong định cũng thông ba cảnh, thông duyên ba đời các pháp có chất không chất vậy, là độc ảnh cảnh lại năng duyên tự thân hiện hành tâm tâm sở vậy, là đới chất cảnh. Lại từ hàng thất địa trở về trước ở quả vị định hữu lậu cũng năng dẫn khởi năm thức duyên năm trần vậy, tức là tánh cảnh; bốn ,ý thức trong mộng, chỉ là độc ảnh cảnh, thức thứ bảy chỉ đới chất cảnh, thức thứ tám tâm vương đó chỉ là tánh cảnh, nhân duyên biến vậy, tương ưng năm tâm sở tác ý v.v… là tợ đới chất chân độc ảnh cảnh.
Hỏi: Ba cảnh lấy gì làm thể?
Đáp: Tánh cảnh lấy năm trần thật làm thể đủ tám pháp thành vậy, tám pháp: Tức là bốn đại địa thủy hỏa phong và bốn vi sắc hương vị xúc v.v… ước về hữu vi mà nói, nếu năng duyên trong quả vị hữu lậu, trì thức thứ bảy, ngoài ra bảy thức (sáu thức trước và thức thứ tám) đều dụng tự tâm tâm sở làm thể. Độc ảnh cảnh lấy kiến phần và tướng phần giả sở biến của thức thứ sáu làm thể. Năng duyên tức tự tâm tâm sở đều thể, đới chất tức biến khởi khoảng giữa tướng phần giả làm thể. Nếu năng duyên trong quả vị hữu lậu, chỉ tâm tâm sở hai thức thứ sáu thứ bảy làm thể. Lại trong Thành Duy Thức Luận Xu Yếu Chí nói: “Chân sắc chân tâm đều là chỗ duyên, tướng phần sở biến đều gọi là tánh cảnh, hoặc năng duyên tâm mà chẳng phải vọng chấp phân biệt gây nên, gọi là chân tâm, chân tâm duyên cảnh chân sắc v.v… kia tướng phần sở biến mới gọi là tánh cảnh, nếu tâm duyên chỗ tâm biến tướng phần, tướng phần không thật, chỉ là đới chất vậy, tánh là thể vậy. Thể tánh là thật, gọi là tánh cảnh, độc ảnh là, độc nghĩa là đơn, đơn có ảnh tượng mà không bản chất, nên tướng gọi là độc. Như duyên tướng lông rùa, thạch nữ v.v… hoặc chỉ tướng phần hữu chất, chẳng năng huân chủng chất kia, trông chất không năng chỉ có giả ảnh, cũng gọi là độc, như tâm phân biệt duyên tướng vô vi, và tướng tâm sở của thức thứ tám, và các thứ khác chuẩn cứ theo đây có thể biết, cảnh của đới chất là, chất theo Chu dịch nói là hình thể vậy, đới Thuyết văn gọi đó là thần, thần ấy nghĩa là thúc (bó buộc). Lại tiếng địa phương nói đới nghĩa là hành vậy, nay nói đới chất nghĩa thông cả hai vậy. Nếu theo Thuyết văn, nghĩa là tức nghĩa của xốc đai bức kèm như buộc đai áo vậy, nếu theo phương ngôn, ảnh gá chất sinh, như nhân nghĩa đường đi đó mới có, nhưng tướng phần đây tuy có năng huân tự và chủng chất nhưng không thật dụng, như duyên tướng tâm, tâm của tướng phần không dụng lự vậy. Thông tình bản là, tình nghĩa là kiến phần, bản nghĩa là chất vậy, bày tướng sở biến, tùy kiến tùy chất để phân hai nghĩa chủng tánh chẳng định. Lại cảnh có hai: Một là, tình cảnh biến kế sở chấp của chúng sinh, ngoài tâm thấy pháp gọi đó là cảnh; hai trí cảnh đức dụng tự tại của các thánh, vì từ tâm hiện, thành trí cảnh diệu dụng đó. Lại có hai: Một, cảnh phân chia rộng lớn vô biên vậy; hai, cảnh chỗ biết, chỉ Phật mới năng thấu tận vậy. Lại có hai thứ: Một, cảnh tâm chỉ tâm hiện vậy, trương bày tâm không cảnh của ngoài tâm, trương bày cảnh, không tâm của ngoài cảnh, thường hợp một vị vậy; hai, cảnh của cảnh giới nghĩa là tâm cảnh vô ngại, ẩn hiển đồng thời thể dụng tương thành, lý sự đều hiện.
Hỏi: Ngoài tâm không cảnh, ngoài cảnh không tâm cớ sao lại nói tâm nói cảnh?
Đáp: Trước đã nói rộng, sao phải lại chấp, một tâm bốn phần, lý giáo không sai, có cảnh có tâm mới thành duy thức, như lúc tâm duyên cảnh, hẳn có tướng phần vậy, như lúc gương chiếu mặt có mặt ảnh tượng vậy. Lượng là tâm duyên cảnh là hữu pháp, trên tâm hẳn là ảnh tượng của đới cảnh, tông nhân là tâm đối chát bên ngoài, đồng dụ như lúc gương chiếu mặt.
Hỏi: Trí cảnh mỗi một, sao phân nhiều thứ?
Đáp: Trí nhân cảnh phân, có khác của chân tục, cảnh từ trí lập, nên khác của thánh phàm, nói về dụng tợ nhiều, nghiên cứu thể vốn một. Như trong Khởi Tín Sao nói: “Hỏi: Cảnh trí là một hay khác? Đáp: Trí thể không hai, cảnh cũng không hai, trí không hai là chỉ một trí, nghĩa dụng có khác. nói về xứ biết chân gọi là chân trí, nói về xứ biết tục, gọi là tục trí, cảnh không hai, nghĩa là sắc tức là không là chân cảnh, không tức là sắc là tục cảnh. Do đó lúc chứng chân hẳn đạt tục, lúc đạt tục hẳn chứng chân, huống gì không cảnh của bên ngoài tâm, sao có tâm của bên ngoài cảnh, đó tức là tâm cảnh chứa lẩn nhau là một pháp giới.”
Hỏi: Một tâm hai đế, lý sự chẳng phải hư, chứng lý tánh mà thành chân, xét sự thật mà làm tục, đều đủ nghĩa của cực thành, chẳng hoại môn đế, Đại thừa Tiểu thừa đồng cộng kiến lập. Thế nào là nghĩa của cực thành?
Đáp: Chỗ thành quyết định chẳng thể đổi dời, tùy chân tùy tục mỗi mỗi có đạo lý. Trong luận Du-già nói: “Một có thế gian cực thành chân thật; hai đạo lý cực thành chân thật”. Thế gian cực thành chân thật, nghĩa là tất cả thế gian ở sự kia kia tùy thuận giả lập thế tục thói quen, ngộ và giác tuệ, chỗ thấy đồng tánh, nghĩa là địa chỉ là địa, chẳng phải là hỏa v.v… cho đến khổ chỉ là khổ, chẳng phải là lạc v.v… lạc chỉ là lạc, chẳng phải là khổ v.v… nói tóm lại, đây tức như đây chẳng phải chẳng như đây, vậy tức như vậy chẳng phải chẳng như vậy, quyết định thắng giải, chỗ hành cảnh sự, tất cả thế gian từ bản tế đó, chuyển đổi truyền lại, tưởng tự phân biệt, chỗ cộng thành lập, chẳng do tư duy trù lượng quán sát sau đó mới thủ, đó gọi là thế gian cực thành chân thật. Đạo lý cực thành chân thật là, nương dừng hiện lượng tỷ lượng và cả giảo lượng, rất khéo nghĩ chọn quyết định sự chỗ biết chỗ hành của trí, cho chứng thành nghĩa chỗ thi thiết chỗ kiến lập của đạo lý, đó gọi là đạo lý cực thành chân thật.
Hỏi: Lìa thức có sắc, văn nghĩa đều rỗng ngoài tâm không trần, giáo lý đồng chứng, đó sao danh ngôn huân tập, ở đời thấy là giữ chặt? Nếu chẳng vi tế mở bày, khó viên chánh tín, chỉ như sắc bên ngoài hoặc thô hoặc tế, lầm sao tìm kiếm biết vốn không đó rành rẽ phân minh, thành tựu duy thức ư?
Đáp: Sắc của thô tế đều từ thức biến, đã tức thức có, sắc bên ngoài toàn không. Nên trong kinh nói: “Sắc tánh tự không, chẳng phải sắc diệt không”. Vì kẻ chưa rõ nên lại phải phá bẻ, đến chẳng cực vi mới tin không hiện. Trong luận Duy Thức nói: “Chỗ các thừa khác chấp là lìa thức thật có các pháp sắc v.v… thế nào chẳng phải có? Chỗ kia chấp sắc chẳng tương ưng hành, và các vô vi, lý chẳng phải có vậy. Vả lại chỗ chấp sắc, gồm có hai thứ: Một có đối cực vi tạo thành; hai không đối chẳng phải cực vi thành, có đối sắc kia, quyết định là chẳng phải thật có, năng thành cực vi chẳng phải thật có vậy, nghĩa là các cực vi
nếu có chất ngại, nên như bình v.v… là giả chẳng phải thật. Nếu không chất ngại nên như chẳng phải sắc, làm sao có thể tập thành bình y phục v.v… lại các cực vi nếu có phương phần, hẳn có thể phần chiết, bèn chẳng phần thật có, nếu không phương phần, thì như chẳng phải sắc, cho đến tuy chẳng phải không sắc, mà là thức biến, nghĩa là lúc thức sinh do lực nhân duyên bên trong biến tợ tướng nhãn v.v… sắc v.v… hiện, tức lấy tướng đây làm chỗ nương duyên, nhưng các căn nhãn v.v… chẳng phải hiện lượng được, vì năng phát thức tỷ biết là có, đây chỉ là công năng, chẳng phải chỗ tạo bên ngoài, có đối sắc bên ngoài, hiện đã chẳng thành, nên chỉ thức bên trong biến hiện vậy, phát nhãn thức v.v… gọi là nhãn căn v.v… đây là sở y sinh nhãn thức v.v… nhãn thức v.v… đây là sở duyên duyên bên ngoài, lý chẳng phải có vậy, quyết định nên chấp thuận chỗ tự thức biến là sở duyên duyên, nghĩa là năng dẫn sinh tợ thức, cho đến do quyết định biết đây, chỗ tự thức biến lấy tướng sắc v.v… làm sở duyên duyên, thấy gá kia sinh đới, tướng kia khởi vậy, nhưng lúc thức biến tùy lượng lớn chỏ chóng hiện một tướng, chẳng phải riêng biệt biến làm lắm nhiều cực vi, hợp thành một vật, là chấp sắc thô có thật thể, Phật nói cực vi khiến kia trừ bỏ, chẳng phải cho là các sắc thật có cực vi. Các sư Du-già dùng tuệ giả tưởng ở nơi sắc tướng thô dần dần trừ bỏ, đến chẳng thể bỏ, giả nói là cực vi, tuy cực vi đây còn có phương phần mà chẳng thể chiết, nếu lại chiết đó, bèn tợ không hiện, chẳng gọi là sắc, nên nói cực vi là sắc biên tế, do đây nên biết các sắc hữu đối đều là thức biến hiện, chẳng phải cực vi thành, ngoài ra sắc không đối là loại đây vậy, nên cũng chẳng phải thật có, hoặc không đối vậy, như tâm tâm sở quyết định chẳng phải là thật sắc, các sắc có đối hiện có sắc tướng, dùng lý suy cứu, lìa thức còn không, huống gì sắc không đối hiện tướng không sắc mà có thể nói là sắc pháp chân thật,
Hỏi: Biểu sắc và vô biểu sắc chẳng ở ngoài thân, chỗ động tác bên trong hiển hiện chẳng phải hư. Như trong luận Thành Nghiệp có kệ tụng nói:
“Do ngoài phát thân ngữ,
Biểu chỗ nghĩ trong tâm
Như cá vực sâu kia,
Quấy sóng mà tự bày”.
Biểu sắc và vô biểu sắc đây là thật có chăng?
Đáp: Trong luận Duy thức nói: “Vả lại thân biểu sắc, nếu là thật có, thì lấy gì làm tánh? Nếu nói là hình bèn chẳng phải thật có, có thể phân chiết vậy, cực vi lớn v.v… chẳng thể được vậy, nếu nói là động cũng chẳng phải thật có, mới sinh tức diệt, không nghĩa động vậy, pháp hữu vi diệt chẳng đối đãi nhân vậy. Diệt nếu đối đãi nhân, nên chẳng phải diệt vậy. Nếu nói có sắc chẳng phải hiển chẳng phần hình, chỗ tâm dẫn sinh năng động tay v.v… gọi là thân biểu nghiệp, lý cũng chẳng như vậy. Đây nếu là động nghĩa là phá như trước, nếu là nhân động nên tức phong giới, phong không biểu bày, chẳng nên gọi là biểu, nên thân biểu nghiệp quyết định chẳng phải thật có, nhưng tâm là nhân, khiến chỗ thức biến sắc tướng tay v.v… sinh diệt tương tục chuyển đến các phương khác, tợ có động tác bày thể nên giả gọi là thân bày. Ngữ biểu cũng chẳng phần thật có tánh âm thanh, trong một sát-na âm thanh không phân bài vậy, nhiều niệm tương tục bèn chẳng phải thật vậy. Sắc có đối bên ngoài trước đã phá vậy, nhưng nhân tâm nên thức biến tợ âm thanh. Sinh diệt tương tục tợ có bày, giả gọi là ngữ biểu, đối với lý không trái bày đã thật không, không bày sao thật? Nhưng y cứ tự nguyện thiện ác phân hạng, giả lập không bày, với lý cũng không trái.
Hỏi: Trong kinh nói có ba nghiệp, quả báo thiện ác chẳng lạm thăng trầm, cớ sao bác bỏ không, đâu chẳng trái giáo ư?
Đáp: Chẳng bác bỏ là không, là hiển thức vậy, suy tìm đó chẳng thật, ở môn thế tục khéo thuận thành lập. Trong luận Duy thức nói: “Chẳng bác bỏ là không, chỉ nói chẳng phải sắc, năng động thân tư duy nói năng gọi là thân nghiệp, năng phát ngữ tư duy nói năng, gọi là ngữ nghiệp, xét quyết hai ý tư tương ưng vậy, tác động ý nên nói năng, gọi là ý nghiệp, khởi thân ngữ tư có chỗ tạo tác nói năng, gọi là nghiệp, là xét quyết chỗ tư duy, xứ giẫm trải vậy, thông sinh khổ lạc quả vị thục vậy cũng gọi là đạo, hoặc thân ngữ bàydo khác phát nên giả nói là nghiệp, tư duy chỗ giẫm trải nên gọi là nghiệp đạo, do đây nên biết thật không sắc bên ngoài, chỉ có thức bên trong, biến tợ sắc sinh.
Hỏi: Chẳng tương ưng hành là thật có chăng?
Đáp: Chẳng tương ưng hành cũng chẳng phải thật có, tại sao? Đắc phi đắc v.v… chẳng phải như sắc tâm và các tâm sở tể tướng có thể được, chẳng phải khác sắc tâm và các tâm sở, tác dụng có thể được, do đây nên biết, quyết định chẳng phải thật có, chỉ y cứ sắc v.v… phân vị giả lập. Đây quyết định chẳng phải khác sắc tâm tâm sở thể dụng có thật.
Hỏi: Hai định không tâm, không tưởng dị thục, nên khác sắc tâm v.v… có tự tánh thật, nếu không tánh thật nên chẳng ngăn ngừa tâm tâm sở pháp khiến chẳng hiện khởi ư?
Đáp: Trong luận Duy Thức nói: “Nếu quả vị không tâm, có thật sắc riêng biệt khác với sắc tâm v.v… năng ngăn ngừa tâm, gọi là định không tâm. Nếu lúc không sắc, có thật pháp riêng biệt khác với tâm sắc v.v… năng ngại chướng sắc gọi là định không sắc”. Kia đã chẳng như vậy, đây sao như vậy. Lại ngăn ngại tâm sao phải là thật pháp? Như con đê v.v… giả cũng năng ngăn nghĩa là lúc tu định, gia hạnh ở định, nhàm chán tâm tâm sở thô động, phát mong nguyện ưu thắng ngăn tâm tâm sở, niệm tâm tâm sở dẫn tế dẫn vi, lúc tâm vi vi huân thức vi thục, thành chủng cực tăng thượng nhàm chán tâm v.v… do đó mà phục bỏ chủng tâm v.v… vậy thô động v.v… tạm chẳng hiện hành, thức cứ đó phân vị giả lập hai định. Đây là chủng thiện nên định cũng gọi là thiện, trước định không tưởng cầu quả không tưởng, chỗ huân thành chủng chiêu thức dị thục kia, nương đó mà tướng thô động v.v… chẳng hành, ở đó bèn phân vị giả lập không tưởng, nương vị thục lập được tên dị thục, nên ba pháp đây cũng chẳng phải thật có.
Hỏi: Thế gian y cứ tưởng lập pháp hữu vi đều là rỗng, tục đế theo thức hàng xử môn của không thể đều ngụy, vả lại như Thánh giáo văn cú năng phân tích là sở thuyên của tướng lưỡi rộng dài, sở biến của trí diệu quán sát, cớ sao đều gọi là chẳng thật đều là hư ư?
Đáp: Các thánh diễn giáo bàn nói phân tích là nương văn tự thế tục. Do đó Đức Phật bảo các người học ba thừa, chỉ khiến nương nghĩa chẳng nương ngữ, quyền mượn pháp để rõ tâm, do vậy văn tự đều không tự tánh cũng từ thức biến. Trong luận Quảng Bách Môn nói: “Nhưng các thế gian tùy tự thể biến” nghĩa là có chữ chúng hòa hợp làm tên. Lại gọi là chúng sinh hòa hợp làm câu, nghĩa là danh cú đây năng có sở phân tích, năng phân tích sở phân tích đều tự tâm biến, các tâm sở biến tình có lý không bậc, thánh ở trong đó thấy biết như thật, thấy biết thế nào? Nghĩa là pháp kia đều là ngu phu thức tâm hư vọng, chỗ phân biệt làm, giả mà chẳng phải thật, tục có chân không tùy thuận thế gian quyền nói là có.
Hỏi: Âm thanh có thể nghe sắc trần có đối có thể nói là tâm biến, chỉ như thời pháp không tướng nên là thật có chăng?
Đáp: Có tướng còn không, không tướng sao có? Thời cũng không thể, dài ngắn do tâm, vì mới đầu từ một niệm, sau cùng thành ở kiếp, niệm nếu chẳng khởi, thời kiếp vốn không, chỉ có thời lượng đầu giữa sau v.v… đều là thời của duy thức. Trong Quảng Bách Luận phẩm Phá Thời nói: “Lại nữa đó thì tất cả hoặc giả hoặc thật, đều nương thế tục giả tướng định nghĩa, cớ sao các ông quyết định chấp các pháp đều là thật thể. Cật nạn: Nếu tất cả pháp đều chẳng phải thật có, cớ sao hiện tiền phân minh có thể thấy? Đáp: Ảnh tượng trong gương, trăng đáy nước, thành Càn-thác-bà, cảnh mộng sự huyễn, ánh trăng thứ hai v.v… phân minh có thể thấy, đâu thật có ư? Chỗ chấp thế gian thấy đều không có thật, cớ sao? Vì pháp hiện chứng là chân, chỗ lúc giác thấy, tất cả chẳng phải chân là chỗ thức duyên, như chỗ mộng thấy, chỗ mộng tâm thấy quyết định chẳng phải thật, chỗ loạn thức duyên như vầng trăng thứ hai, như chấp tuy không phải thể chân thật, mà năng làm cảnh sinh tâm hiện thấy, nhân đó chuyển đổi phát sinh nghĩ nhớ. Trước sau đều duyên chẳng phải chân có cảnh, cho nên chẳng thể vì sinh nghĩ nhớ chứng pháp là chân, pháp đã chẳng phải chân. Thời làm sao thật. Cật nạn: Nếu duyên vọng cảnh sinh ở đảo kiến, cảnh có thể là hư, nhưng kiến nên là thật? Đáp: Cảnh đã là dối, kiến làm sao thật? Như tại trong mộng, cho là nhãn thức v.v… duyên sắc cảnh v.v… lúc tỉnh biết hai sự kia đều không, cảnh vọng tâm đảo cũng lại như vậy. Hàng ngu phu cho là có, thánh giả biết là không. Cật nạn: Tâm cảnh có đảo hai thứ đều hư, tâm cảnh không đảo đều nên là thật ư? Đáp: Theo thế tục có thể vậy, còn thắng nghĩa chẳng như vậy. Vì trong thắng nghĩa tâm ngôn tuyệt vậy. Nếu ở thắng nghĩa tâm ngôn tuyệt bặt cớ sao luôn nói tâm cảnh là hư? Vì phá thật chấp nên tạm nói hư, thật chấp nếu trừ hư cũng chẳng có, hoặc thật hoặc hư đều là dứt trừ chấp, nương thế tục mà nòi chẳng phải căn cứ thắng nghĩa, thắng nghĩa đế nói cũng là giả lập, vì phiên thế tục chẳng phải có phân tích nhất định. Cật nạn: Hiện thất tâm cảnh có thể nói là không, nghĩ nhớ cảnh tâm cớ sao chẳng phải có? Đáp: Hiện thấy còn không nghĩ nhớ đâu có? Cật nạn: Nếu tất cả pháp đều chẳng phải thật có, cớ sao thế gian hiện tạo thiện ác, nếu không thiện ác, khổ lạc cũng không, vậy thì bác bỏ không tất cả nhân quả. Nếu bác bỏ không nhân quả thì không tà kiến, há chẳng sợ tội tà kiến đó ư? Đáp: Lạ thay thế gian! Ngu si khó ngộ chỉ biết sợ tội chẳng biết nhân tội, tất cả thiện ác nhân quả khổ lạc đều thế tục có, trong Thắng nghĩa không, ta nương thắng nghĩa nói chẳng thể được, chẳng bác bỏ thế tục sao thành tà kiến? Ở trong thế tục chấp thắng nghĩa có, chẳng xứng chánh lý đó là tà kiến. Nay ở trong đây vì phá thời chấp, lược nói các pháp tục có chân không”. Lại xưa trước giải thích: Phàm Đức Như Lai ba thời nói pháp, hoặc nói một thời ba đời, mười đời đồng thời đều từ tâm năng biến sinh, ngoài ra không cảnh của ba đời, lìa ngoài tự tâm, các pháp không thể, như Đức Thế Tôn nói Di-lặc làm Phật, tức người nghe ở trên tự tâm biến làm tướng phần quá khứ sinh khởi. Đức Thế Tôn đáp rằng: Từ nay trở về sau mười hai năm hẳn được vãng sinh. Trên tâm người nghe lại biến làm tướng phần vị lai mà khởi. Tâm năng biến tức hiện tại vậy. Thời quá khứ đây không thật cảnh đó, đều từ tâm biến, chỉ tùy tâm phân hạng biến khởi thời dài thời ngắn, do đó thời nhân tâm lập không tánh cố định. Nhân hiện tại thì có quá khứ vị lai, nhân dài có ngắn, nhân một niệm có đại kiếp, nếu không tâm hiện tại, xứ nào lập quá khứ vị lai? Trong Tây Vực Ký quyển bảy nói: Xưa kia có ẩn sĩ dựng am ẩn tích, tập thông các thứ kỹ nghệ, nghiên cứu cùng cực thần lý, năng khiến ngói sỏi thành vật báu, người vật biến hình, chỉ chưa thể cưỡi mây gió, như tiên, lại đọc sách xét cổ tìm cầu tiên pháp, bèn được phương pháp cầu tiên là: “Nếu muốn cầu tiên, phải dựng đàn tràng, bảo một kẻ cứng cỏi không chiu khuất nắm kiến dài đứng ở gốc đàn, im lặng lắng hơi thở từ tối đến rạng sáng, người cầu tiên vào trong đàn ngồi, nắm kiếm dài tụng thần chú, thâu nhìn nghe trở lại, tới rạng sáng thì lên tiên”. Đã được phương pháp đó rồi, trong khoảng thời gian dài năm tìm kiếm kẻ buất khuất mà chẳng được, sau đó gặp một người, trước vì người làm công mướn dốc lực suốt năm năm gian khổ, một sáng sớm nọ mắc lỗi bèn bị đánh nhục. Lại không được một đồng buồn khóc đi đường, ẩn sĩ thấy mạng số bèn tặng nhiều kẻ đó muốn cầu báo đáp ông. Ẩn sĩ bảo: “Ta đã trải qua nhiều năm may mắn được gặp dáng mạo kỳ lạ theo sách chẳng phải có kẻ khác, mong một ngày trọn chẳng mở miệng nói vậy”. Kẻ bất khuất đó nói: “Chết còn chẳng từ, huống gì chẳng nói”. Khi đó ẩn sĩ lập đàn cầu tiên, y cứ theo sự mà thực hành. Từ chiều tối mỗi người tự lo việc mình. Ẩn sĩ tụng chú, kẻ đó nắm kiêm đợi đến sắp sáng, bỗng nhiên kẻ đó Sĩ kêu to một tiếng, khi ấy trong không trung lửa tỏa xuống khói đốt mây cháy, ẩn sĩ nhanh chóng dẫn người đó vào nơi hồ lánh nạn, bảo rằng: “Đã răn ông không mở tiếng, cớ sao kinh hoảng kêu vậy? Kẻ đó nói: “Sau khi vâng lệnh, đến tối tự nhiên như mộng, thấy mọi sự xưa trước, người chủ đến bên cạnh tôi, cảm ơn sâu mà chẳng nói, bị đánh hung dữ mà thấy bị hại, rồi bèn thấy thác sinh ở trong nhà Bà-la-môn tại Nam Ấn Độ, đến lúc ra đời, chịu đủ mọi thứ khổ ách, nhưng vẫn mang ân mà chẳng nói, đến tuổi hai mươi sinh con, luôn nhớ ân trước, nghĩ mà chẳng nói. Thân thích trong nhà đều thấy quái lạ vậy. Đến sáu mươi tuổi mà chỉ có một đứa con, người vợ bảo: Nếu ông không nói thì tôi giết con ông, tôi tự nghĩ nhớ, nay đã bức sinh, chỉ có một đứa con, sao nở khiến giết! Nhân ngăn cản người vợ mà bèn phát lời đó”. Ẩn sĩ bảo: “Lỗi của ta vậy! bị ma quấy nhiễu Ẩn sĩ cảm kích sự đó tức giận mà chết” nên biết chỗ thấy lúc ngủ mộng hay tỉnh chỉ là tâm, thời ngắn dài chẳng lìa một niệm, nên dẫn tưởng gian lúc mộng để rõ quá khứ vị giác. Lại trong kinh Pháp Hoa phẩm A-lạc-hạnh nói mộng vào Đồng Luân vương thành đạo độ sinh trải qua vô lượng thời gian, mà chỉ là tâm mộng trong một đêm. Do đó trong luận Vô Tánh Nhiếp nói: “Ở mộng cho nhiều năm, tỉnh chỉ mới khoảnh khắc. Nên thời tuy không lượng, nhiếp tại một sát-na”. Có thể chỦng nghe là trên tâm tự biến hai thời ngắn dài, thật chỉ tâm tâm sở ở hiện tại vậy. Nên Nghĩa Hải nói: “Như lúc thấy trần, là chỗ một niệm tâm hiện, thời của một niệm tâm đây, toàn là trăm ngàn đại kiếp thành, tại sao? Trăm ngàn đại kiếp vốn do một niệm mới thành. Đại kiếp đã cùng do thành lập đều không thể tánh, cho đến thế giới xa gần Pháp và chúng sinh, tất cả sự vật trong ba đời, không gì chẳng trong một niệm hiện, tại sao? Tất cả sự pháp nương tâm mà hiện, niệm đã vô ngại, pháp cũng tùy dung, cho nên một niệm tức thấy ba đời sự vật hiển nhiên, do đó trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:
“Một niệm quán khắp vô lượng kiếp,
Không khứ không lai cũng chẳng trú,
Như vậy rõ biết việc ba đời,
Vượt các phương tiện thành mười lực”.
Lại có kệ tụng khác nói:
“Đầu từ một niệm cuối thành kiếp,
Đều từ tâm tưởng chúng sinh sinh.
Tất cả cõi biển kiếp vô biên,
Dùng một phương tiện đều thanh tịnh”.
Lại có kệ tụng khác nói:
“Hoặc từ biển tâm sinh,
Tùy chỗ tâm giải trú,
Như huyễn không xứ sở,
Tất cả là phân biệt”.
Nên biết ngang gồm cõi biển, dọc suốt tăng- kỳ, đều một niệm tâm, khoảng trước sau đoạn đã không cõi lớn nhỏ, cũng không thời ngắn dài, dùng một phương tiện, môn của duy tâm khiến chúng sinh giới thảy đều thanh tịnh, tại sao? Vì biết cảnh chỉ là vọng thức phân biệt thì chẳng khởi tâm, vì tâm chẳng khởi thì vọng cảnh chẳng hiện, vọng cảnh chẳng hiện, pháp của dơ sạch không nương, thô tưởng chẳng sinh. Nếu chấp 2 là thật, chỉ là điên đảo. Do đó trong kinh Quảng Bác Nghiêm Tịnh nói: “Bồ-tát Văn- thù Sư -lợi bảo A-nan rằng: “Hạng người ngu tiểu lấy ban ngày làm tưởng ngày, không trí tuệ vậy tại sao? Nếu khiến ngày đây là chân thật, thì đó là thường trú là tù ngục, nên có tích tụ, chẳng nên quá khứ, chỉ nên có ngày, không nên có đêm.”
Hỏi: Thời ba đời đây đã từ tâm biến, ở trong tám thức, chỗ thức nào duyên?
Đáp: Xưa trước giải thích: Chỉ chỗ ý duyên, nghĩa là một pháp của thời là giả, năm thức trước và thức thứ tám đều chẳng năng duyên. Thức thứ bảy lại thường duyên kiến phần thức thứ tám bên trong làm ngã, và gồm không phân biệt vậy, chỉ thức thứ sáu năng duyên. Lại trong bốn thức ý thức, chỉ ý thức minh liễu chẳng năng duyên thời là giả vậy, tức trong định trong mộng, độc tán ba ý thức ấy đều năng duyên, nếu nói về trong ba cảnh là độc ảnh cảnh vậy.
Hỏi: Các pháp hữu vi trong chẳng tương ưng hành, tợ có tác dụng, nên chẳng lìa thức, như sáu thứ vô vi không có tác dụng nên lìa sắc tâm v.v… có thật tánh đó ư?
Đáp: Pháp của hữu vi đều nương thức biến hư không v.v… năm pháp vô vi đều nương chỗ vọng thức biến, chân như vô vi là tánh của định thức cũng chẳng lìa thức, cho đến có không chân giả tất cả tánh tướng, lìa chân tánh duy thức đều không chỗ có.