TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 62

Hỏi: Phàm, chân tâm bình đẳng, trí Phật và quần sinh tùy là đều có, mà tin hiểu khó sinh, phần nhiều ôm lòng hồ nghi, ít thể viên chứng, dẫu như trí lợi của hàng Bích-chi Phật, bậc thượng căn như Xá-lợi-phất, cho đến chư Đại Bồ-tát trong địa vị Bất thối, dốc hết sức lực tư duy, không đo lường được nguồn đó, hàng khéo biện giải diệu thông suốt, chẳng thể biết ngằn mé đó, nên lại cầu mong nói rõ giáo lý, xác thực vạch bày, hiển nên đại chỉ ngay trước mắt, đoạn trừ mảy may nghi ngờ ở ý địa?

Đáp: Giáo của rộng lược, phân tích của già biểu (ngăn bày), tuy mở hợp chẳng đồng, chung riêng có khác, nhưng điều hiển bày yếu chỉ của duy tâm, trọn không có văn tự của ngoài thức, chứng đắc đông nhiều như số cát sông Hằng, đâu phải chỉ có một vài vị. Do đó, trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng nói:

“Biết tịch diệt đệ nhất,

Do sức phương tiện vậy.

Tuy nói các thứ đạo,

Kỳ thật là Phật thừa”.

Lại có kệ tụng khác nói:

“Nay ta cũng như vậy,

Vì an ổn chúng sinh,

Dùng các thứ pháp môn,

Tuyên bày nơi Phật đạo”.

Giải thích: Biết tịch diệt đệ nhất là, nhất tâm chân như vốn là tịch diệt, chẳng phải diệt quả luân hồi sinh diệt, cũng chẳng phải diệt của quán hạnh đối trị, nên xưng là đệ nhất ở trong của nhất tâm tịch diệt, tức không pháp có thể tuyên bày, không đạo có thể kiến lập, vì người chưa rõ, nên dùng sức phương tiện đại bi, tuy nói các thứ môn riêng đạo khác. Nếu khắc lễ mà luận bàn, chỉ là chỗ quy về nhất tâm Phật thừa, lại không sự gì khác. Nay ta cũng như vậy là, nay ta cùng chư Phật ở mười phương đồng chứng pháp đây, đều là như vậy, vì để làm an lạc tất cả hữu tình đây, nên mở bày ba thừa năm tánh các thứ pháp môn, tuyên bày ở duy tâm Phật đạo. Trong kinh Lăng-già nói: “Phật bảo: Đại Tuệ! Thân và chất sinh khí thế gian v.v… tất cả đều là ảnh tượng của tạng thức. Sở thủ năng thủ hai thức, hai thức tướng hiện, các hàng ngu phu kia rơi đạo sinh trong hai kiến trú diệt, trong đó vọng khởi có phân biệt. Đại Tuệ! Đối với nghĩa đây, ông nên tịnh cầu tu học”. Lại, trong kinh nhập Lăng-già có kệ tụng nói:

“Các thứ tùy tâm chuyển,

Chỉ tâm chẳng pháp khác,

Tâm sinh các thứ sinh,

Tâm diệt các thứ diệt,

Chúng sinh vọng phân biệt,

Không vật mà thấy vật,

Không nghĩa thể là tâm,

Không phân biệt được thoát”.

Lại, có kệ tụng khác nói:

“Không địa và các đế,

Không cõi nước Hóa Phật,

Bích-chi và Thanh văn,

Chỉ là tâm phân biệt.

Thể người và năm Ấm,

Các duyên và vi trần,

Thắng tánh tự tại làm,

Chỉ là tâm phân biệt.

Tâm khắp tất cả xứ,

Tất cả xứ đều tâm,

Vì tâm chẳng khéo quán,

Tâm tánh không các tướng”.

Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Tất cả phương hướng trong biển,

Nương nơi tâm tưởng chúng sinh mà trú”.

Lại nói: Biết tất cả chỗ an lập trong pháp giới đều trú nơi khoảng tâm niệm Tam-muội. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Thí như ngựa đều thuần, tự thấy bản chẳng sợ, tại sao? Vì biết bóng từ thân sinh ra. Như người tin vào nhất thừa điều thuận, thấy tất cả cảnh khủng bố mà chẳng khiếp sợ vì tự biết cảnh từ tâm sinh”. Trong luận Duy thức nói: “Như trong Khế kinh nói tam giới duy tâm. Lại nói sở duyên chỉ thức hiện nên. Lại nói các pháp đều chẳng lìa tâm”. Lại nói: Hữu tình tùy tâm dơ sạch. Lại nói Bồ-tát thành tựu bốn trí, năng tùy ngộ nhập Duy thức không cảnh. Lại có kệ tụng nói:

“Chỗ tâm ý thức duyên,

Đều chẳng lìa tự tánh,

Nên ta nói tất cả,

Chỉ có thức không thôi”.

Các điều chánh giáo như vậy, thật chứng chẳng phải một. Giải thích: Lại nói sở duyên, chỉ thức hiện nên là, người cho rằng chỗ riêng ngoài thức, ta nói tức là trên trong thức hiện nên Bồ-tát Thế Thân nói: “Nói là chỗ thức duyên, chỉ là thức hiện nên”. Cho đến Đức Phật bảo Từ Thị Di-lặc: Không có chút ít pháp năng thủ chút ít pháp, vì không tác dụng vậy, chỉ lúc pháp sinh, sức duyên khởi lớn, tức trên một thể có hai ảnh sinh. Lại qua lại trong nhau chẳng tức chẳng lìa, các tâm tâm sở do sức duyên khởi, tánh đó pháp nhĩ như vậy mà sinh. Chỗ tâm ý thức duyên đều chẳng phải lìa tự tánh là, tự tức là pháp tự tâm, hoặc lý thể tức nghĩa chỗ nương tựa bản sự. Nghĩa là thứ tám tâm. Thứ bảy ý ngoài ra sáu thức, chỗ duyên đều là tự tâm làm cảnh, Phật bảo: do lý như vậy nên ta nói tất cả hữu vi vô vi đều chỉ có thức, không gì khác, thật không cảnh ngoài tâm vậy, mới biết phàm có thấy nghe, đều tự tâm sinh, thật không một pháp đáng tình mà có tự thể độc lập là đều từ duyên khởi, đều theo tưởng sinh, sinh tử Niết-bàn đều như huyễn mộng. Do đó, trong kinh Bất Thối Chuyển Pháp Luân nói: “Bấy giờ, A-nan đến nơi chỗ Phật bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Các Tỳ-kheo chẳng thể được lại. Tại sao? Vì thấy trong kỳ-hoàn nước lớn khắp đầy thanh tịnh không dơ, cũng chẳng thấy tinh xá cây lớn, do vì nghĩa đó nên đều chẳng được lại”. Phật bảo: A-nan! Các Tỳ-kheo kia ở trong không nước mà sinh tưởng nước, ở trong không sắc mà sinh tưởng sắc, ở trong không thọ tưởng hành thức mà sinh tưởng thọ tưởng hành thức, trong không Thanh văn, Bích-chi Phật mà tưởng Thanh văn, Bích-chi Phật”. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật tử! thế nào là bậc Đại Bồ-tát lần lượt đến khắp cõi nước chư Phật thần thông tam muội? Phật tử! Bậc Đại Bồ-tát đó qua nơi phương đông vô số thế giới, lại qua chỗ thế giới đó với số thế giới nhiều như vi trần, ở trong các thế giới đó, vào tam-muội đây, cho đến ở mỗi mỗi chỗ các Đức Như Lai kia cung kính tôn trọng đầu đảnh kính lễ, gieo thân trải đất, thỉnh hỏi Phật pháp, tán thán Phật bình đẳng, ngợi khen chư Phật công đức rộng lớn. Vào nơi chỗ vào đại bi của chư Phật, được sức bình đẳng vô ngại của chư Phật. Ở trong khoảng một niệm, ở nơi tất cả chư Phật tinh cần cầu diệu pháp, nhưng ở nơi chư Phật xuất hiện ở đời và nhập Niết-bàn, các tướng như vậy đều không chỗ được. Như tâm tán động liễu biệt chỗ duyên, tâm khởi chẳng biết chỗ nào duyên khởi, tâm diệt chẳng biết chỗ nào duyên diệt. Bậc Đại Bồ-tát đây cũng lại như vậy, trọn chẳng phân biệt tướng Như Lai xuất hiện ở đời và nhập Niết-bàn, Phật tử! Như dương diệm giữa ngày chẳng từ mây sinh, chẳng từ ao hồ sinh, chẳng ở nơi đất liền, chẳng ở nơi nước, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải thiện chẳng phải ác, chẳng phải trong chẳng phải đục, chẳng kham uống súc, chẳng thể dơ uế, chẳng phải có thể chẳng phải không thể, chẳng phải có mùi vị chẳng phải không mùi vị. Do vì nhân duyên mà hiện tưởng nước, vì chỗ thức liễu, mà xa trông tợ nước mà dấy tưởng nước, gần đó thì không nước, tưởng tự diệt. Bậc đại Bồ-tát đây cũng lại như vậy, chẳng được tướng Như Lai xuất hiện ở đời và nhập Niết-bàn, chư Phật có tướng và không tướng đều là chỗ phân biệt của tưởng tâm, Phật tử! Tam-muội đây gọi là thanh tịnh thâm tâm hạnh, bậc Đại Bồ-tát đối với Tam-muội đây vào rồi mà khởi, khởi rồi chẳng mất”. Vậy biết chẳng phải chỉ Phật, giáo lấy tâm làm tông, chỗ ba giáo quy hướng, đều nói xét lại mình là trên hết, như trong Gia ngữ của Khổng tử nói: “Vệ Linh Công hỏi Khổng tử: có người nói với quả nhân người vì nước nhà, kính cẩn đó ở trên miếu đường, thì chánh trị vậy, điều đó thế nào”. Khổng tử đáp: “Như thế được vậy, kẻ mến thương người thì người mến thương đó, kẻ ghét người thì người ghét đó. Chỗ gọi là chẳng vượt ngoài phòng nhà của tường thành mà biết thiên hạ, là nghĩa của biết xét mình vậy”. Vậy biết, nếu chánh mình để theo vật, thì không sự gì mà chẳng quy về, tự nhiên lấy bỏ quên ôm hoài, đẹp xấu đều yếu chỉ, vậy biết, chỉ rõ nhất tâm, không tướng tự hiển hiện, thì sáu thủ trần lao tự nhiên siêu vượt, ra hẳn do từ cửa nhà, không gì chẳng do đạo đây vậy. Như các bậc cổ đức nói: “Sáu đạo quần mê từ cửa đây ra, trải qua ngàn kiếp mà chẳng trở lại, có gì thống khổ bằng thay?” Do đó, chư Phật kinh hãi vào nhà lửa, tổ sư đặc biệt từ Tây vức lại, cho đến ngàn thánh buồn than, đều vì chẳng đạt Duy tâm, đạo của xuất yếu vậy, nên biết, nếu chẳng rõ muôn pháp tức nhất tâm chân như đều là thành biến kế. Vì chân như không tướng, mà thấy có tướng thì đều là tình chấp. Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tất cả cảnh giới chỉ nương vọng niệm mà có sai biệt, nếu lìa tâm niệm thì không tất cả tướng của cảnh giới”.

Hỏi: Tự tánh hành tướng tác dụng của tám thức là một, hay mỗi riêng khác?

Đáp: Chẳng phải một, chẳng phải khác, trong luận nói tự tánh tám thức chẳng thể nói quyết định là một. Hành tướng chỗ nương tựa tương ưng khác vậy. Lại, lúc một diệt thì các thứ khác chẳng diệt. Tướng năng huân sở huân v.v… mỗi mỗi khác nhau, cũng chẳng phải quyết định là khác. Trong kinh nói tám thức như nước và sóng v.v… không có sai biệt. Quyết định là khác nên chẳng phải tánh nhân quả, như việc huyễn v.v… không tánh cố định. Như chỗ nói ở trước, thức tướng sai biệt nương lý thế tục chẳng phải chân thắng nghĩa, trong chân thắng nghĩa, tuyệt dứt tâm lời vậy. Như kệ tụng nói:

“Tâm ý thức tám thứ,

Tục nên tướng riêng biệt,

Chân nên không tướng riêng,

Tướng sở tướng không vậy”.

Giải thích: Dùng ba nghĩa để giải thích chẳng thể quyết định:

một là hành tướng, nghĩa là kiến phần, hai là sở y, nghĩa là căn. Ba là duyên, nghĩa là sở duyên. Do ba nghĩa đây, tương ưng khác vậy. Như nhãn thức thấy sắc là hành tướng, cho đến thức thứ tám biến sắc v.v… là hành tướng, nếu một thức diệt, còn lại bảy thức khác chẳng hẳn diệt, là bảy thức trước là năng huân, thức thứ là sở huân. Lại, bảy thức trước là nhân, thức thứ tám là quả cũng chẳng phải quyết định khác là, như trong kinh Lăng-già nói: “Thức như biển lớn sóng không có tướng sai biệt. Lại, nếu quyết định là khác, nên chẳng phải nhân quả, lại hỗ tương làm nhân quả vậy. Pháp nhĩ nhân quả chẳng phải quyết định khác, như lúa chẳng sinh mầm đậu v.v… Lại, tất cả cá pháp như huyễn v.v… nên biết không quyết định khác tánh.

Hỏi: Nếu vậy, thì từ trước đến đây nói tướng ba năng biến là thế nào?

Đáp: Đây nương đạo lý thế tục thứ hai trong bốn tục đế, nên nói có tám thức tùy sự sai biệt v.v… chẳng phải chân thắng nghĩa đế thứ tư trong bốn lớp chân đế, trong thắng nghĩa đế, nếu tám thức theo lý phân biệt thì tâm và ngôn đều tuyệt diệt, chẳng phải một chẳng phải khác. Tướng sở tướng không là tướng tức là năng, sở tướng là sở. Trên thức thế nào là tướng năng tướng sở? Nghĩa là dụng làm tướng năng, thể làm tướng sở. Hoặc dùng kiến phần làm tướng năng, tướng phần làm tướng sở. Lại dùng bảy thức trước làm tướng năng, thức thứ tám làm tướng sở. Tướng sở đã không tướng năng chẳng phải có. Nếu vào môn chân, theo lý đều không riêng biệt, môn chân chỉ là ngăn ngừa riêng biệt, ngôn không riêng biệt.

Giải thích: Chỉ từ nghiệp thức mới đầu khởi hai môn kiến tướng, nhân kiến lập năng, nhân tướng lập sở, năng sở vừa mới đủ, ngã pháp qua lại dấy khởi, từ đó, nhân hữu vi mà lập vô vi, đối lại hư giả mà nói chân thật, đều không thể cố định, tợ có chẳng phải chân, do đó, nhận danh của qua lại khởi, thấy sắc có biểu mà chấp không không biểu, đối chất của tương đãi, thấy sừng trâu mà chấp sừng thỏ không, chẳng biết lấy có ngăn ngừa không, có chẳng phải cố định có, dùng không ngăn ngừa có, không chẳng phải cố định không, nếu rõ tám thức chân tâm tự nhiên tuyệt đối đãi, nghi ngờ tiêu mất, năng sở dây rắn từ đó đều không, kiến dứt đối trị, hình danh do đó cả hai đều vắng lặng.

Hỏi: Ngoài tâm không pháp là chánh tông của Phật tổ, nay mắt thấy sum-la, hàng sơ học khó hiểu, chẳng tinh tế chỉ bày thì làm sao đoạn trừ nghi ngờ, phải nhờ duyên do của nên bày cật vấn để phá trừ chấp của tình trần ư?

Đáp: Trước đã rộng nói rõ, nay lại dẫn chứng. Trong luận Duy thức có kệ tụng nói:

“Pháp đó thức chuyển biến,

Phân biệt rõ phân biệt,

Do đây kia đều không,

Nên tất cả Duy thức”.

Nói chuyển biến là tám thứ, thức từ tự chứng phần chuyển biến tợ hai phần hiện, tức sở biến kiến phần có năng tác dụng, gọi tên là kiến, sở biến tướng phần là sở tác dụng, gọi tên là tướng bao gồm hết tất cả pháp, tức hai phần đây từ trên tâm thể biến khởi, nên biết tất cả các pháp đều chẳng lìa tâm. Phân biệt sở phân biệt là kiến phần là năng phân biệt, tướng phần là sở phân biệt, do đây kia đều không là, vọng chấp trên hai phần kiến phần kiến tướng đây chấp có, cảnh của ngã pháp ngoài tâm là không, nên nói do đây kia đều không. Nên tất cả Duy thức là chỉ ngăn ngừa cảnh có. Thức chọn lựa tâm không, trừ chấp hai bên, chánh ở trung đạo, tức đem chữ duy ngăn ngừa Tát-bà-đa bộ chấp ngoài tâm thật có cảnh đó. Đem chữ thức để chọn lựa luận sư Thanh Biện v.v… chấp ác thủ không, tức phá hai biên không và có mà chánh ở trung đạo, nên trong sớ nói: “Ngoài thì bao la muôn tượng trong thì năng sở đều thành”. Có thể gọi là bốn phần nhất tâm theo lý không vượt quá. Lại, Tiểu thừa có chín cật nạn, cật nạn ngoài tâm không pháp, yếu chỉ của duy tâm. Một là cật nạn sở nhân của Duy thức, các luận sư Tiểu thừa nói: “Lìa ngoài tâm ra, hiện thấy có sắc pháp, đó là cảnh thật sở duyên, cớ sao luận chủ bao la quy về tâm. Gồm gọi chung là Duy thức?

Một là sắc tâm khác, hai là năng sở chẳng đồng liên quan v.v… sắc cảnh chẳng dẫn kéo năng duyên tâm, vì sắc từ tâm có thể là Duy thức. Ngay ngoài tình sắc cảnh mà mê tâm, tâm bị cảnh mê, chẳng phải là nghĩa Duy thức”. Luận chủ nói: Chỉ cảnh sắc biên ngoài đây, một là tất cả hữu tình duyên biến, hai là tất cả Hữu tình chỗ duy trì căn bản ngoài tâm đều do ở tâm, cho nên gồm quy về Duy thức. Trong kinh thập địa và kinh Hoa nghiêm nói tam giới duy tâm là ý nói pháp của ba cõi chỉ là chỗ biến của tâm, lìa ngoài tâm không có một vật. Đây cũng là ngăn ngừa hai chấp ngã pháp, chỉ là vọng tình chấp có, khắp thể toàn không, chỉ có trong tâm nên nói là duy tâm.

Hỏi: Dục giới Sắc giới có khí sắc cảnh bên ngoài, gọi là tâm biến, chỗ gọi là duy tâm, thản như trời cõi Vô sắc chỉ có tâm bên trong, không có cảnh sắc bên ngoài, sao cần phải duy tâm, há chẳng thành lỗi nâng đỡ nhau cực thành ư?

Đáp: Chẳng chỉ nói sắc giới chẳng lìa tâm mới gọi là duy tâm, đây cũng ngăn ngừa tham của trời Vô sắc giới thủ tâm của năng thủ vậy. Vì hữu tình ở vô sắc giới cũng tham ở cảnh không v.v… khởi vọng tâm đó vậy, Vô sắc giới cũng gọi là duy tâm. Nếu lúc được vô lậu, thì sắc vô lậu xuất thế v.v… đó là tâm tâm sở Duy thức vô lậu xuất thế gian, cũng là Duy thức, nên nói tam giới duy tâm. Trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Lại nói sở duyên, chỉ là chỗ thức hiện”, tức tất cả cảnh của sở duyên chỉ là chỗ biến hiện của thức, lại không pháp bên ngoài. Do đó, Đức Phật bảo Bồ-tát Từ Thị Di-lặc rằng: “Không có chút ít pháp năng thủ chút ít pháp không tác dụng”. Nên, kinh Lăng-già nói: “Các pháp đều chẳng lìa tâm”. Kinh Vô Cấu Xứng lại nói: “Hữu tình tùy tâm dơ sạch”. Lại, Sao thích Duy thức sở nhân, lập bốn thứ đạo lý, tức bốn tỷ lượng vậy. Thứ nhất, tỷ lượng thành lập tướng phần năm trần, sắc đều năm thức trước thân sở duyên duyên, thành nghĩa Duy thức đó. Thứ hai, thành lập thức thứ sáu, và mờ tối thành lập hai thức thứ bảy và tám, đều duyên thân tướng phần của tự, chẳng lìa nơi thức, thành nghĩa Duy thức, thứ ba, tổng thành lập tất cả thân tướng phần chẳng lìa tâm thể được thành Duy thức. Thứ tư, thành lập tất cả sơ sở duyên duyên cảnh đều chẳng lìa tâm, được thành lập Duy thức vả lại, thứ nhất thành lập tướng phần năm trần đều chẳng lìa năm thức trước là, nay chỉ thành lập tướng phần một thức chẳng lìa nơi tâm. Bốn thức còn lại chuẩn cứ mà làm. Lượng là: Cực thành nhãn thức là hữu pháp, quyết định chẳng thân duyên, lìa sắc tự thức là Tông, nhân là: Cực thành trong năm thức tùy một gồm vậy, ngoài ra cực thành bốn thức còn lại. Đem giải thích lượng đây, phân đó làm hai, thứ nhất là giải thích danh chọn lỗi, thứ hai là lược bày hỏi đáp. Trở lại thứ nhất: Tông trước nói cực thành, tức là chọn hai Tông chẳng cực thành nhãn thức. Thản như tông Đại thừa chấp thuận có nhãn thức của Phật và nhãn thức vô lậu của Phật ở phương khác, vì Tiểu thừa chẳng chấp thuận cũng chọn đó chẳng thủ. Nếu trong Tông Tiểu thừa chấp Phật là hữu lậu, nhãn thức và Bồ-tát thân sau cùng nhiễm ô nhãn thức, tức Đại thừa chẳng chấp thuận cũng phải lựa chọn đó, tức hai tông qua lại chẳng chấp thuận là pháp chẳng cực thành. Nay chỉ lấy hai tông cùng chấp thuận cực thành nhãn thức, mới lập làm tông, nên trước nêu bày lời nói cực thành nhãn thức vậy.

Hỏi: Nếu chẳng rốt ráo cực thành, hai tông chọn lựa tức có lỗi gì?

Đáp: Trước nêu bày bèn có lỗi tự tha một phần chỗ riêng biệt chẳng cực thành. Trong nhân cũng phạm lỗi tự tha một phần chỗ nương tựa chẳng thành, vì trước nêu bày không cực thành nhãn thức làm chỗ nương tựa vậy. Do đó, an đặt hai chữ cực thành, chọn lựa lời nêu bày sau quyết định chẳng thân duyên, lìa sắc tự thức. Tông là, chỉ lìa ngoài tướng phần nhãn thức, chỗ có bản chất sắc và bốn trần còn lại. Chỉ lìa nhãn thức là, đều chẳng thân duyên. Nếu lập địch cùng tranh cãi. Chỉ tranh cãi bản chất vậy. Nếu tự tông của Đại thừa là thành lập nhãn thức thân tướng phần sắc.

Hỏi: Cớ sao chẳng nói quyết định thân duyên chẳng lìa sắc của tự thức ư?

Đáp: Sợ phạm lỗi năng biệt chẳng cực thành vậy. Nghĩa là Tiểu thừa chẳng chấp thuận sắc chẳng lìa nơi nhãn thức vậy. Tiếp đến, nhân là: cực thành trong năm thức tùy một gồm là, nhân nói cực thành cũng chọn lựa chẳng cực thành năm thức. Nếu chẳng nói cực thành chọn lựa không, nói trong năm thức tùy một gồm là, tức nhân đây phạm lỗi tự tha một phần tùy một chẳng thành. Do đó, nhân an đặt cực thành nói bày đó, dụ là … Như ngoài ra cực thành bốn thức là, dụ nói cực thành cũng trình bày pháp chẳng cực thành, nêu chẳng an đặt cực thành, tức phạm lỗi một phần năng lập sở lập chẳng cực thành, do đó, an đặt cực thành nói chọn lựa. Đã lập thành tưởng phần phần sắc chẳng lìa nơi nhãn thức, ngoài ra, thanh hương vị xúc v.v… đều chuẩn cứ đây thành lập, đều chẳng lìa nơi bốn thức còn lại vậy. Do đó, trong luận Duy thức có kệ tụng nói:

“Cực thành nhãn thức thủy,

Năm tùy một gồm vậy,

Như còn chẳng thân duyên,

Lìa sắc của tự thức”.

Thứ hai, nêu bày về hỏi đáp: Một, hỏi: Tông y phải cả hai đều chấp thuận, nay sau chọn lập, nói chẳng thân duyên lìa sắc của tự thức. Định là chấp thuận thân duyên lìa bản chất sắc của tự thức, sao nói là cực thành? Đáp: Tiểu thừa cũng chấp thuận nhãn thức chẳng thân duyên bốn trần còn lại, cứ lìa nhãn thức vậy, chỉ khiến tông khác chấp thuận có chẳng thân duyên, lìa sắc của tự thức, tức là tông y cực thành vậy. Hai, hỏi: Tông khác đã chấp bốn trần còn lại, nhãn thức chẳng thân duyên sau hợp làm tông bèn là nương tựa nhau, đâu thành tông tranh cãi? Đáp: Nay, chỗ tranh cãi chỉ là lấy bản chất sắc trần, nhãn chẳng thân duyên, qua lại sai biệt, thuận mình nghịch kẻ khác, chánh thành tông thể, vì Tiểu thừa tuy chấp thuận bản chất sắc lìa nơi nhãn thức, vả lại là thân duyên, nay nói chẳng thân duyên, há chẳng phải tông tranh cãi? Ba, hỏi: Chỗ tranh cãi trong tông là nhãn thức chẳng thân duyên bản chất sắc, đồng dụ như bốn thức còn lại. Bốn thức còn lại chỉ chẳng thân duyên bốn trần còn lại, đâu được tương tự ư? Đáp: Bốn thức còn lại là dụ y, mỗi cơ pháp chẳng thân duyên lìa tự thức, là dụ thể. Nay lấy dụ thể, chẳng lấy dụ y, cũng như âm thanh vô thường. Tông đồng dụ như bình, chẳng nên phân biệt âm thanh và bình có khác, chỉ lấy âm thanh và bình mỗi mỗi có nghĩa vô thường tương tợ làm nhân v.v… vậy. Thứ hai, dùng lý thành lập thức thứ sáu, gồm mờ tối thành lập hai thức thứ bảy và thứ tám. Lượng là: cực thành, thức còn lại là hữu pháp, cũng chẳng thân duyên lìa pháp của tự thức. Tông nhân là: thức tánh đó vậy đồng dụ như cực thành năm thức.

Giải thích: Tông trước trình bày nói cực thành cũng chọn lựa chẳng cực thành, nếu chẳng nói cực thành, thì phạm lỗi tự tha một phần chỗ riêng biệt chẳng cực thành. Nếu nói thức thứ sáu thứ bảy và thứ tám là pháp hữu, kẻ khác chẳng chấp thuận hai thức thứ bảy thứ tám tức phạm lỗi tha một phần chỗ riêng biệt chẳng cực thành. Nếu chỉ lập ý thức làm hữu pháp, trong nhân bèn phạm lỗi bất định. Bị tha đem hai thức thứ bảy thứ tám làm dụ khác. Lượng phạm lỗi cộng trung tự bất định. Nay chỉ tổng nói, ngoài ra riêng biệt lấy ý thức thứ sáu gồm thứ bảy và thứ tám, tức mờ tối thành lập lấy thứ bảy thứ tám ở trong các thức khác, sau trình bày nói cũng chẳng thân duyên lìa các pháp của tự thức, cũng là đồng vậy, đồng trước cực thành năm thức chẳng thân duyên lìa các pháp của tự thức. Nhân là: thức tánh đó vậy là, tức đồng năm thức là thức tánh, nên dụ như cực thành năm thức là tức đồng năm thức là thức tánh, cũng chẳng thân duyên lìa tự thức vậy. Rõ ràng biết tức thân duyên chẳng lìa pháp tự thức đã thành lập xong, nên biết tất cả thân sở duyên cảnh điều chẳng lìa tâm là nghĩa Duy thức. Do đó, trong luận Duy thức nói: “Các thức khác biết nên như nhãn thức v.v… cũng chẳng thân duyên lìa các pháp tự”. Thứ ba, là dùng lý thành lập sáu thức trước thân tướng phần sở duyên duyên, đều quy về tâm thể, chỗ gọi là tâm thể tức là tự chứng phần vậy, nhưng tuy kiến phần cũng nương tự chứng mà chuyển. Nay chỉ lập tướng phần là, vì tướng phần cùng chấp thuận vậy. Lượng là: sáu thức thân sở duyên duyên là hữu pháp quyết định chẳng lìa thể sáu thức. Tông nhân là: trong hai phần kiến tướng tùy một gồm vậy. Như kia năng duyên kiến phần, Tiểu thừa chấp thuận kiến phần chẳng lìa tâm thể vậy, lấy làm đồng dụ. Do đó, trong luận Duy thức nói: “Thân sở duỵên duyên đây quyết định chẳng phải lìa đây, vì hai tùy một vậy, như năng duyên kia”. Thứ tư, đạo lý thành lập tất cả sơ sở duỵên duỵên cảnh chẳng lìa tâm, là Duy thức đó tức tưởng phần thức thứ tám trông mong ở sáu thức trước, gọi là sở duyên duyên xa. Vì Tiểu thừa chẳng chấp thuận thức thứ tám, chỉ nói sở duyên duyên xa vậy. Lượng là: tất cả tùy tự thức sở duyên là hữu pháp quyết định chẳng lìa tâm năng duyên và tâm sở của ngã. Tông nhân là: Vì là pháp sở duyên vậy, đồng dụ như pháp tương ưng.

Giải thích: Lượng đây sau trình bày nói quyết định chẳng lìa năng duyên của ngã, nghĩa là tất cả hữu vi vô vi chỉ là pháp của sở duyên, quyết định chẳng lìa thức năng duyên của ngã, nếu sau trình bày nói năng duyên của ngã là bèn phạm lỗi của một phần nâng đỡ nhau, nghĩa là Tiểu thừa cũng chấp thuận trí tha tâm, cảnh của sở duyên, chẳng lìa tâm năng duyên, vì chọn lựa chỗ tương phù đây, bèn nói năng duyên của ngã, tức chọn lựa năng duyên của tha vậy, đồng dụ như pháp tương ưng, tức là từ trước lại đã thành lập thân tướng phần ấy vậy, đều là pháp sở duyên. Do đó trong luận Duy thức nói: “Pháp sở duyên vậy, như pháp tương ưng, quyết định chẳng lìa tâm và tâm sở. Do đó ngã pháp chẳng phải có, không thức chẳng phải không, lìa có lìa không chánh khế hợp Trung đạo”. Do đây Đức Từ Tôn nói Trung đạo với hai bài tụng:

“Hư vọng phân biệt có,

Ở đây hai đều không,

Trong đây chỉ có không,

Ở kia cũng có đây,

Nên nói tất cả pháp,

Chẳng không chẳng chẳng không,

Có không và có vậy,

Là khế hợp trung đạo”.

Nói hư vọng phân biệt có, tức là có ba cõi, tâm phân biệt hư vọng. Nói ở đây hai đều không, nghĩa là không năng thủ và sở thủ, tướng của hai chấp ngã pháp, ở trên vọng tâm đây đều không. Nói trong đây chỉ có không, nghĩa là trong vọng tâm đây chỉ có chân như, đây là tánh không, nương không chỗ hiển bày vậy. Nói ở kia cũng có đây, kia tức là không tánh không kia, cũng có đây là cũng có thức vọng phân biệt đây vậy, tức hư vọng phân biệt là thế tục đế vậy, ở trong tực đế đây cũng có tánh không của chân đế vậy. Nói nên nói tất cả pháp tức là hai pháp hữu vi vô vi là tất cả pháp vậy. Nói chẳng không chẳng không, là chẳng không, nghĩa là tâm hư vọng phân biệt và tánh không, tức y tha và viên thành là có nên nói là chẳng không, vì hai đế vậy, chẳng chẳng không, nghĩa là năng thủ sở thủ, tướng của hai chấp ngã pháp là không tức tánh biến kế vậy. Nói có không và có vậy, có nghĩa là hư vọng phân biệt có, không nghĩa là hai thủ ngã pháp không, và có vậy, nghĩa là ở trong vọng phân biệt vậy. Nói là khế hợp trung đạo, nghĩa là chẳng phải một hướng không như luận sư Thanh Biện v.v… chẳng phải một hướng có như tiểu thừa v.v… nên gọi là trung đạo. Nghĩa là hai đế có chẳng đồng như luận sư Thanh Biện, hai thủ ngã pháp không chẳng đồng như tiểu thừa, nên gọi là trung đạo. Lại trong kinh A-tỳ-đạt-ma nói: “Bồ-tát thành tựu bốn trí, năng tùy ngộ nhập Duy thứ không cảnh, tức là hàng tiểu Bồ-tát ở Địa tiền, tuy chưa chứng lý của Duy thức, mà nương Phật nói và thấy hàng Bồ-tát Địa thượng thành tựu bốn loại trí của Duy thức, bèn vào hữu lậu quán quán chỗ Bồ-tát Thập Địa kia biến đại địa làm vàng ròng, quấy nước sông làm tô lạc, hóa núi thịt cá gạo v.v… mọi sự. Tiểu Bồ-tát đây vào quán quán rồi, bèn nói: Chỗ biến thật vàng bạc v.v… như vậy đều chẳng lìa tâm năng biến của hàng Bồ-tát Thập Địa, lại không cảnh bên ngoài” đã làm quán rồi cũng năng tùy thuận ngộ nhập lý chân Duy thức. Lại như Tổ sư Thắng Luận vì giữ nghĩa sáu câu, biến thân làm đá lớn, đây có dụng thật. Nếu quyết định cảnh thật là chẳng nên tùy tâm biến thân cảnh làm đá.

Hỏi: Thản như lúc biến đại địa, khiến chủng vàng riêng sinh, hay là chuyển địa đó bèn thành vàng ư?

Đáp: Trong Duy thức kinh nói: “Vì Phật Bồ-tát dùng trí diệu quán sát buộc trí đại viên cảnh và thức dị thục khiến chủng địa chẳng khởi chủng vàng sinh hiện, lấy đó làm tăng thượng, năng khiến chúng sinh địa diệt vàng sinh, gọi đó là biến, chẳng phải là bèn chuyển địa thành vàng vậy”. Trong luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Do quán hạnh làm tăng thượng, khiến thức người khác biến”. Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật bảo: Này thiện nam! Vị Đại Bồ-tát tu hành đại Niết-bàn như vậy là quán đất làm vàng, quán vàng làm đất. Đất làm tướng nước, nước làm tướng đất, tùy ý thành tựu không có hư vọng, quán thật chúng sinh làm chẳng phải chúng sinh, quán chẳng phải chúng sinh làm thật chúng sinh, đều tùy ý thành không có hư vọng”, trong Thai Giáo nói: “Trong các vật, tất cả đều có lý có thể chuyển, như Tăng Hộ thấy thân làm giường, bình v.v… phải biết sắc pháp đều tùy cảm hiện, sắc không thể cố định tùy tâm biến nên. Lý đây vốn là pháp chẳng thể nghĩ bàn trong Như Lai Tạng, tùy tâm chấp thủ đắm trước thành ngoài thành nhỏ, chỗ hành của các ông là đạo của Bồ-tát, pháp giới bình đẳng, tất vuông chẳng khuyết, bốn loại trí Duy thức là: Một là, trí trái nhau thức tướng, tức bốn loại hữu tình mỗi mỗi riêng biệt thức của năng duyên. Thức đã trái nhau, nên tức trời thấy là đất báu trang nghiêm, cá thấy hang nhà, người thấy là nước sạch lạnh, quỷ thấy là sông tanh nông lửa dữ, duyên bốn loại hữu tình đây thức năng biến mỗi mỗi trái nhau vậy, rốt cùng khiến cảnh sở biến cũng là trái nhau. Nói là tướng, chẳng phải là tướng biến kế, chỉ là tướng của tướng phần, do sức nghiệp trước của bốn loại hữu tình cộng ở một xứ, mỗi mỗi biến tướng phần chẳng đồng nên gọi là thức tướng trái nhau. Nói trí tức là trí năng duyên của hàng Bồ-tát Thập Địa. Thí năng thấu rõ tự nghiệp thức của bốn loại hữu tình chỗ biến tướng phần chẳng đồng, lại không ngoài tâm, riêng biệt có bốn cảnh.

Xưa trước nói: một cảnh ứng bốn tâm là chẳng chánh”.

Hỏi: Cớ sao chẳng chánh?

Đáp: Nếu nói một cảnh mà chưa thẩm định là cảnh nào. Nếu lìa ngoài tướng phần sở biến của bốn loại hữu tình lại không riêng có một cảnh, tức là ngoài tâm có pháp.

Hỏi: Bốn loại hữu tình đó là mỗi mỗi biến tướng phần hay bản chất cũng riêng biệt?

Đáp: Bốn loại hữu tình do lực nghiệp tăng thượng, sở biến tướng phần thức thứ tám đó cũng riêng biệt. Nếu đem tướng phần thức thứ tám đây trong đến sáu thức trước của bốn loại hữu tình mà nói thức là bản chất vậy, tướng chất đều riêng biệt. Biết lại không cảnh bên ngoài, chỉ có thức vậy. Do đó trong luận Duy thức nói: “Một tướng trái nhau trí tướng, nghĩa là ở một xứ quỷ người trời v.v… tùy nghiệp sai biệt nên chỗ mỗi riêng khác” cảnh nếu là chất, đây làm sao thành? Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng ở thời Tiền Đường nói: “Cảnh chẳng phải cố định một nên làm bốn loại hữu tình sở biến tướng phần, tùy tâm năng biến của bốn loại hữu tình, mà cảnh cũng thành bốn, một xứ giải thành sai, chứng biết chỉ có thức”, trong luận nói: “Như người thấy nơi có phẩn uế, loài bàng sinh thấy thức ăn uống ngon sạch. Đối với chỗ thấy thức ăn uống ngon sạch của người, thì các trời thấy là phẩn uế bất tịnh” nên biết tùy phước thấy khác, dơ sạch duy tâm, nghiệp tự sai khác, vật thực không thô tế. Trông luận Đại Trí Độ nói: “Như Đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật cùng chúng Tỳ-kheo tăng đồng vào thành Vương-xá, giữa đường thấy cây lớn, Đức Phật đến bên cây trải ni sư đàn, an tọa rồi bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo vào thiền, tâm được tự tại, có thể khiến cây lớn làm đất tức thành đất báu. Tại sao? Trong cây đó có phần đất vậy. Như vậy, các thứ nước gió lửa vàng bạc v.v… các thứ vật báu tức đều thành thật. Tại sao? Trong cây đó đều có các phần ấy. Lại nữa, như một sắc đẹp, người dâm thấy đó lấy làm sạch đẹp, tâm sinh nhiễm trước. Người quán bất tịnh quán đó các thứ xấu lộ bày, không một nơi sạch v.v… phụ nữ thấy đó ghét sân, mắt chẳng muốn nhìn, cho là bất tịnh, người dâm quán đó làm vui, người ghét quán đó làm khổ, người tịnh hạnh quán đó đều đắc đạo, người không tham dự quán đó thì không chỗ thích hợp chẳng bằng thấy đất gỗ. Nếu sắc đẹp đó thật sạch. Bốn hạng người quán đều nên thấy sạch, nếu thật bất tịnh thì bốn hạng người quán đó đều nên bất tịnh, vì vậy nên biết, tốt xấu tại tâm, ngoài không có định vậy.

Lại hỏi: Sức định biến hóa sự là thật hay là hư? Nếu thật sao đá làm vàng, đất làm nước? Nếu hư cớ sao thánh nhân mà hành chẳng thật?

Đáp: Đều thật, Thánh nhân không hư vậy, ba độc đã nhổ trừ vậy, vì tất cả pháp mỗi mỗi không tướng cố định, nên có thể chuyển đất hoặc làm tướng nước, như tô keo mật sáp là loại thuộc đất, gặp lửa thì tiêu làm nước thì thành tướng ẩm ướt, nước gặp lạnh thì đóng thành băng, mà làm tướng cứng chắc. Đá chân làm vàng, vàng hư bại làm đồng, hoặc trở lại làm đá, chúng sinh cũng như vậy. Ác có thể làm thiện, thiện có thể làm ác. Do đó nên biết tất cả pháp không biết cố định. Hai là trí không chỗ duyên thức, nói không chỗ duyên thức, tức là tất cả hàng dị sinh, đem từ độc sinh tán ý thức thứ sáu duyên bóng trăng đáy nước ảnh tượng trong gương v.v… ở quá khứ ở tương lai, biến khởi giả tướng phần là tướng phần đây v.v… chỉ là thức thứ sáu của chúng sinh vọng họa vẽ biến kế ngay tình biến khởi, đều không cảnh thật ngoài tâm gọi là không chỗ duyên thức. Nói trí tức là tâm năng duyên của hàng Bồ-tát Thập Địa, Bồ-tát nói: Chỗ biến giải tướng phần của các hàng dị sinh, là Duy thức đó, tức lấy đây sánh với tất cả cảnh thật cũng chẳng lìa tâm năng duyên của tất cả hữu tình. Lìa ngoài tâm không có một vật gì khác” xưa trước nói: Duyên không chẳng sinh, nghĩ ngợi tức chẳng chánh. Hỏi: Cớ sao chẳng chánh? Đáp: Nếu như lúc duyên hoa đốm giữa hư không v.v… tất cả các cảnh giả, tâm cũng khởi vậy, sao nói duyên không chẳng sinh lo nghĩ? Nên biết lúc duyên cảnh giả không thể, chẳng không tướng phần thật trong tâm năng dẫn kéo sinh tâm. Trong kiến phần cũng thành nghĩa sở duyên duyên. Chưa có cảnh không tâm từng không tâm không cảnh. Lại chẳng trái nhau bốn phần của Bồtát Hộ Pháp lập thành nghĩa Duy thức. Nếu lìa thức tướng phần thật trong tâm, ngoài ra gây tạo họa vẽ cảnh biến kế chấp tâm đó tức không. Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng ở thời Tiền Đường nói: “Nên nói cảnh chẳng phải chân, nghĩ ngợi khởi chứng biết chỉ có thức” do đó luận Duy thức nói: “Thứ hai trí không chỗ duyên thức, nghĩa là duyên mộng quá khứ và vị lai, ảnh tượng trong gương v.v… chẳng phải là cảnh thật có, thức hiện có thể được, cảnh kia tức không, ngoài ra cũng nên vậy” đã nếu Bồ-tát quán cảnh Biến kế sở chấp của các hàng dị sinh đều chẳng lìa tâm các hàng dị sinh là rõ biết ngoài tất cả cảnh thật thảy đều như vậy, ba là trí tự nên không đảo, tức hàng Bồ-tát Thập Địa khởi trí quán sát tất cả chúng sinh vọng chấp tự thân là thường lạc ngã tịnh. Bồ-tát nói: “Đây chỉ là phàm phu chấp tâm đảo kiến, lìa tức ngoài tâm vọng chấp, trên thân phàm phu đó thật là cảnh không thường lạc ngã tịnh. Hẳn nếu là có thì các hàng dị sinh chẳng phải nhờ tu hành mà được giải thoát” đã chẳng như vậy, thì rõ biết chỉ có vọng thức. Nên trong luận Duy thức nói: Thứ ba, trí tự nên không đảo, nghĩa là trí ngu phu, nếu được cảnh thật, thì kia tự nhiên thành không điên đảo, chẳng do công dụng nên được giải thoát. Bốn là, trí tùy ba trí chuyển: Một trí tùy tự tại là trí chuyển, tức là Bồ-tát khởi trí, quán cảnh tự sở biến đều chẳng lìa tâm của ngã năng biến, là Duy thức đó, vì hàng Bồ-tát từ Bát Địa trở đi năng mặc tình biến đại địa làm vàng ròng, quấy nước sông làm tô lạc. Đây là cảnh tùy chân trí chuyển, sự sở biến đều thành, chuyển nghĩa là cải đổi chất cũ, tức cải đổi núi sông đất liền chất cũ chuyển thành vàng bạc v.v… chúng sinh thật được thọ dụng, rèn luyện làm các khí cụ đều được. Nếu lìa tâm có cảnh thật bên ngoài thì, làm sao núi sông v.v… năng tùy tâm Bồ-tát bền biến thành vàng bạc v.v… các vật? Vì bản chất tướng phàn thảy đều chuyển vậy. Nên biết tất cả các cảnh đều chẳng lìa tâm năng biến của Bồ-tát, cho đến các hàng dị sinh cũng năng biến lửa thành nước, biến ngày làm đêm, chấm sắt thành vàng v.v… đây đều là cảnh tùy sự trí chuyển, sự sở biến đều thành, cũng là Duy thức. Nếu là chỗ Ca-đa-diễn-na biến cung điện vàng bạc v.v… đều chẳng thành tựu. Nên biết lìa tâm lại không có cảnh thật, trong luận nói: “Phàm biến vàng bạc cung điện v.v… là định quả sắc thật, từ hàng sơ địa trở đi mới có thể biến. Nếu nói về tự tại, thì hàng Bồ-tát từ Bát địa trở lên nơi tướng và cõi nước đều được tự tại, vì tâm định thượng phẩm có thế lực lớn, chỗ biến vàng bạc cung điện v.v… đều được thành tựu, như biến vàng bạc rèn luyện làm các khí cụ, thật được thọ dụng, sở biến vàng bạc đó là định quả sắc thật, đều chẳng lìa trong tâm các Bồ-tát. Đó là Duy thức, ngoài tâm không cảnh, nếu các Thanh văn và hàng tiểu Bồtát địa tiền v.v… nếu lúc biến vàng bạc cung điện v.v… tức gá chỗ biến cung điện vàng bạc của Bồ-tát lấy làm bản chất, chỗ thức thứ sáu biến vàng bạc v.v… đều chẳng thành tựu, không tác dụng thật, ngưng chỗ biến vàng bạc là định giả sắc quả chẳng lìa trong tâm các Thanh văn và hàng tiểu Bồ-tát. Đó là Duy thức ngoài tâm không cảnh, nay Ca-đadiễn-na duyên là Thanh văn, chưa được định thượng phẩm chỗ biến vàng bạc tuy không tác dụng thật nhưng chẳng lìa tâm thức. Ngoài tâm không cảnh, do đó trong luận Duy thức nói: “Một trí tùy tự tại là trí chuyển, nghĩa là đã chứng đắc tâm tự tại, tùy muốn chuyển biến đất v. v… đều thành cảnh. Nếu là thật thì làm sao có thể biến?” Lại các bậc cổ đức nói: “Sắc tự tại tâm sinh vậy, tâm năng biến sắc, do đó dời núi lấp biển đổ đất lấp trời, quấy nước sông làm tô lạc, biến đại địa làm vàng ròng, đều không việc gì khó; hai trí tùy quán sát là trí chuyển là không tánh. Bồ-tát nói: “Các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát v.v… nếu tu quán khổ không v.v… được tương ưng là, hoặc lúc làm quán tứ đế, tùy quán trên một pháp, chỉ có vô thường khổ không vô ngã v.v… các tướng hiển nhiên, chẳng phải là trên thể các pháp có nghĩa nhiều thứ khổ không v.v… chỉ là các tướng khổ không v.v… tức là thể của các pháp. Đã nếu là tướng vô thường ở trên tâm quán của Thánh nhân có là, nên biết tất cả các pháp đều chẳng lìa tâm quán mà có. Do đó, trong luận Duy thức nói: “Hai, trí tùy quán sát là trí chuyển, nghĩa là được thắng định tu pháp quán, tùy quán một cảnh, các tướng hiện tiền, cảnh nếu là thật, sao tùy tâm chuyển. Ba, trí tùy không phân biệt trí chuyển. Nghĩa là, Bồ-tát với trí căn bản lúc chứng chân như, cảnh chân như cùng trí ngầm hợp, năng sở một loại, lại không phân biệt, lìa ngoài bản trí là không cảnh riêng biệt, tức cảnh tùy chân trí chuyển, cho nên nói duy tâm. Tiểu thừa các ông nếu chấp ngoài tâm có cảnh thật, là lúc chứng chân như, tất cả cảnh tướng sao chẳng hiện tiền. Nên trong luận Duy thức nói: “Ba, trí tùy không phân biệt trí chuyển, nghĩa là hiện chứng trí thật không phân biệt, tất cả cảnh tướng đều chẳng hiện tiền, cảnh nếu là thật, sao dung chẳng hiện? Thứ hai, cật nạn thế sự trái nghịch tông: các sư kinh bộ cật nạn là: “Nếu luận nếu nói chỉ có thức bên trong, không có cảnh ngoài tâm. Vậy cớ sao hiện thấy thế gian, tình và chẳng phải tình v.v… các vật? Có xứ định, thời định, thân chẳng định, tác dụng chẳng định v.v… căn cứ trong đây tức có bốn cật nạn. Một, cật nạn xứ định. Hai, cật nạn thời định. Ba, cật nạn thân chẳng định. Bốn, cật nạn tác dụng chẳng định. Thứ nhất, cật nạn nói: “Nếu luận chư nói tất cả đều là Duy thức không cảnh ngoài tâm, thì như người thế gian đem thức hiện lượng chánh duyên nơi phía Nam núi. Thức đó cùng núi đều tại phía nam đó. Núi chẳng lìa thức, có thể nói là Duy thức. Nếu chợt đem thức hiện lượng lúc duyên ở phía Bắc, núi đó quyết định ở phía Nam, vả lại, chẳng tùy duyên là tâm chuyển lại hướng Bắc. Nếu lúc đã duyên phía Bắc, duyên núi phía Nam tâm chẳng sinh, là rõ biết lìa ngoài thức có cảnh thật núi phía Nam. Đây sao thành Duy thức? Thứ hai cật nạn thời định là: Nếu lúc chánh duyên núi phía Nam, thức hiện khởi núi cũng tùy tâm khởi. Tức có thể thành nghĩa Duy thức. Vả lại, như lúc chẳng duyên núi phía Nam, tâm duyên núi đó tức chẳng sinh, nhưng núi vẫn tồn tại chẳng tùy tâm diệt, tức là lìa tâm có cảnh, sao thành nghĩa Duy thức? Hai cật nạn trên đây đều là cật nạn về thức hiện lượng. Cũng cật nạn về tỷ lượng. Nếu nói về tâm tỷ lượng, tức là tướng phần núi cũng hiện trên tâm ở xứ khác vậy. Thứ ba, cật nạn thân hữu tình chẳng định là, nếu nói tất cả đều là Duy thức. Vả lại, như có nhiều hữu tình đồng ở một nơi, trong đó, một nửa số người mắt bị bệnh màng, hoặc năm hoặc mười, hoặc có người thấy hoa đốm giữa hư không, hoặc có người thấy có đầu tóc, hoặc có người thấy ruồi xanh, hoặc có người toàn chẳng thấy vật. Các loại như vậy đều là tự thức người mắt bệnh biến khởi, chỗ biến tướng phần tóc ruồi v.v… đều chẳng lìa tâm người bệnh mắt màng, có thể là Duy thức. Vả lại, như một nữa số người chẳng bị bệnh mắt màng, hoặc năm hoặc mười cùng ở một xứ, chỗ thấy một loại vật đều đồng cảnh. Đã là một thì rõ biết lìa tâm có cảnh, sao thành Duy thức?