TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016
QUYỂN 46
Hỏi: Phàm muốn hiển bày chánh tông, trước phải dứt trừ tà chấp, nói theo ngoại đạo Tiểu thừa các sư xưa trước v.v… sai lầm giải về chánh lý Duy thức thì gồm có mấy thứ?
Đáp: Chẳng thấu đạt chân tánh Duy thức, tà chấp che lấp nhiều. Điều Tông Kính nói rõ chánh vì ở đó, như trong luận Duy Thức nói: “Lại có người mê lầm lý Duy Thức, hoặc chấp cảnh ngoài như thức chẳng phải không, hoặc chấp trong thức như cảnh chẳng phải có, hoặc chấp các thức dụng riêng thể đồng, hoặc chấp lìa tâm không riêng tâm sở”. Các bậc Cổ đức nói: Hoặc chấp ngoài cảnh như thức chẳng phải không là đây tức hữu tông, y theo giáo mười hai xứ, chấp tâm cảnh đều có là Đệ nhất nghĩa. Trong luận nói: Hoặc chấp trong thức như cảnh chẳng phải có là, giải thích: Đây là phá chủ trương của Thanh Biện y theo mật ý Không giáo, bài bác thức cũng không. Luận nói: Chấp thức dụng riêng thể đồng. Giải thích: Tức có một loài Bồ-tát trong Đại thừa nói tám thức thể chỉ là một vậy, như một gương nước có nhiều ánh sáng sinh. Luận nói: Hoặc chấp lìa tâm không riêng tâm sở. Giải thích: Đây tức sở chấp của Giác Thiên trong Kinh Lượng Bộ, vì kinh nói sĩ phu cõi nhiễm tịnh do tâm không tâm sở vậy, tuy ở trong uẩn cũng có tâm sở, chỉ ở trên thức phân vị giả lập, không riêng thật có. Đại sư Từ Ân (Khuy Cơ) giải thích trong luận Duy Thức của Bồ-tát Hộ Pháp, lược có bốn thứ: Một là, Thanh Biện thuận thế có cảnh có tâm. Hai là, Trung đạo Đại thừa, có tâm không cảnh. Ba là, Tiểu thừa nhiều bộ, có cảnh có tâm. Bốn là, tà kiến một thuyết, đều không tâm cảnh. Lại bốn câu phân biệt: Một là, có kiến không tướng, nghĩa là các sư trong Chánh Lượng bộ chẳng làm tướng phần mà duyên cảnh vậy. Hai là, có tướng không kiến, nghĩa là sư Thanh Biện. Ba là, tướng kiến đều có, các bộ khác và Đại thừa v.v… Bốn là, Tướng kiến đều không, tức sư An Tuệ v.v… Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Đối trị tà chấp là tất cả tà chấp đều nương tựa ngã kiến, nếu lìa ngã thì không tà chấp, ngã kiến đó có hai thứ, những gì là hai? Một là, nhân ngã kiến. Hai là, pháp ngã kiến. Nhân ngã kiến là ý cứ các phàm phu nói có năm thứ, những gì là năm? Một là, nghe Tu-đa-la nói pháp thân Như Lai rốt ráo tịch mặc giống như hư không vì không biết là phá chấp trước vậy, tức cho rằng: hư không là tánh Như Lai. Làm sao đối trị? Nói rõ tướng hư không là vọng pháp đó, thể không gì chẳng thật, vì đối trị sắc vậy. Có là có thể thấy tướng, khiến tâm sinh diệt. Vì tất cả sắc pháp xưa nay là tâm thật không ngoài sắc. Nếu không sắc thì không tướng của hư không. Đều gọi là tất cả cảnh giới chỉ tâm vọng khởi nên có. Nếu tâm lìa vọng động thì tất cả cảnh giới diệt, chỉ một chân tâm không chỗ chẳng khắp. Đây gọi là nghĩa của Như Lai giải đại tánh trí cứu cánh vậy, chẳng phải như tướng hư không. Hai là, nghe Tu-đa-la nói các tướng thế gian, rốt ráo thể không, cho đến pháp của Niết-bàn chân như cũng rốt ráo không. Từ xưa đến nay tự không, lìa tất cả tướng, vì không biết là phá chấp trước vậy, tức cho rằng tánh của chân như Niết-bàn, chỉ là không đó. Làm sao đối trị? Nói rõ pháp thân chân như tự thể chẳng không, đầy đủ vô lượng tánh công đức vậy. Ba là, nghe tạng của Tu-đa-la không có tăng giảm, thể đầy đủ tất cả pháp công đức, vì không hiểu vậy, tức cho rằng tạng của Như Lai có sắc tâm pháp tự tướng sai biệt. Làm sao đối trị? Dùng chỉ y cứ nghĩa chân như mà nói vậy, nhân sinh diệt vậy, nhiễm nghĩa thị hiện nói sai biệt vậy. Bốn la, nghe Tu-đa-la nói tất cả thế gian sinh tử nhiễm pháp, đều nương Như Lai tạng mà có, tất cả các pháp chẳng lìa chân như. Vì chẳng hiểu vậy, nên cho rằng Như Lai tạng tự thể có đầy đủ tất cả các pháp thế gian sinh tử v.v… Làm sao đối trị? Vì Như Lai tạng từ xưa đến nay chỉ có các công đức tịnh nhiều hơn số cát sông Hằng, chẳng lìa chẳng đoạn chẳng khác nghĩa chân như vậy. Vì nhiễm pháp phiền não nhiều hơn số cát sông Hằng chỉ là vọng có, tự tánh vốn không. Từ vô thủy, Như Lai chưa từng cùng Như Lai tạng tương ưng vậy. Nếu Như Lai tạng thể có vọng pháp mà khiến chứng hợp vĩnh viễn dứt vọng thì điều đó không có. Năm là ,nghe Tu-đa-la nói nương cứ Như Lai tạng nên có sinh tử, nương cứ Như Lai tạng nên có Niết-bàn, vì chẳng hiểu vậy, cho rằng chúng sinh có thủy vì thấy thủy vậy. Lại cho rằng Như Lai chứng đắc Niết-bàn có chung đó, cuối cùng trở lại làm chúng sinh. Làm sao đối trị? Vì Như Lai tạng không khoảng trước sau, tướng của vô minh cũng không có thủy. Nếu nói ngoài ba cõi lại có chúng sinh mới khởi, tức là kinh của ngoại đạo nói. Lại Như Lai tạng không có khoảng sau, chư Phật chứng đắc Niết-bàn cùng đó tương ưng thì không khoảng sau vậy. Pháp ngã kiến là y cứ hàng Nhị thừa độn căn mà Đức Như Lai chỉ vì nói nhân vô ngã, vì nói chẳng rốt ráo, thấy có pháp của năm ấm sinh diệt, khiếp sợ sinh tử mà vọng chấp thủ Niết-bàn. Làm sao đối trị? Vì pháp năm ấm tự tánh chẳng sinh thì không có diệt, xưa nay là Niết-bàn vậy. Lại nữa, rốt ráo xa lìa vọng chấp là phải biết nhiễm pháp tịnh pháp đều đối đãi nhau, không có tự tướng có thể nói, cho nên tất cả pháp từ xưa đến nay chẳng phải sắc chẳng phải tâm chẳng phải trí chẳng phải thức, chẳng phải có chẳng phải không, rốt ráo chẳng thể nói tướng, mà có ngôn thuyết là phải biết Đức Như Lai khéo dùng phương tiện, giả dùng ngôn thuyết dẫn dắt chúng sinh. Đạt được chỉ thú ấy là đều vì lìa niệm về nói chân như, vì niệm tất cả pháp khiến tâm sinh diệt chẳng vào thật trí vậy. Chỉ là chẳng rõ nhân duyên chánh thì đều thành ngoại đạo. Sở chấp có bốn: Một là, không biết nghiệp duyên hữu tình, báo đó làm đạo, hoặc chấp tự nhiên. Hai là, không biết cộng nghiệp cảm nên không kiếp mà chấp là khí của hỗn độn. Ba là, không biết sau không là thành kiếp, mà chấp là trong đục phân hai. Bốn là, không biết hữu tình ở thượng giới sinh xuống mà chấp là trời đất biến hóa. Nên biết lưới kiến khó ra, tà giải dễ sinh, như chỉ quán tinh tế suy quán các cảnh kiến là chẳng phải, một là các tà giải xưng kiến. Lại hiểu biết là nghĩa kiến, suy lý chẳng chánh tông mà thiên kiến rành rẽ là quyết định giải, gọi đó là kiến. Phàm người nghe học tụng đọc được danh tướng, ngang văn làm hiểu, tâm mắt chẳng mở, toàn không lý quán, y cứ văn là sống, không chứng là chết. Phàm người tu thiền chỉ chuộng lý quán, chạm đến tâm dung, mờ tối danh tướng một câu chẳng biết, người tụng văn là giữ gốc, người tình thông là diệu ngộ, hai nhà qua lại đấu tranh bình luận đều sai lầm. Phàm nói về tà kiến, có ba hạng: Một là, ngoại đạo ngoài Phật pháp, vốn đã có ba: Thứ nhất là, ngoại đạo Ca-tỳ-la, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Hoàng Đầu, chấp trong nhân có quả. Thứ hai là, Âu-lữ-tăngnhư, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Hưu Hầu, chấp trong nhân không quả. Thứ ba là, Lặc-sa-bà, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Khổ Hạnh, chấp trong nhân cũng có quả cũng không quả. Lại nữa, trong luận Nhập Đại thừa, Ca-la nói rằng: có chấp một, tác giả và tác một, tướng và tướng giả một, phân và có phân một. Các danh như vậy v.v… là chấp một, Ưu-lâu-khư chấp khác, Ca-la-cưu-đà chấp một khác, Nhã-đề-tử chấp chẳng phải một chẳng phải khác, tất cả ngoại đạo và ma-ca-la v.v… chấp khác đều chẳng lìa bốn thứ đây, từ ba bốn phái ngoại đạo sinh ra chi dòng. Đến thời Đức Phật ra đời có sáu Đại sư, đó là: Phú-lanna-ca-diếp chấp chẳng sinh chẳng diệt, Mạt-già-lê-câu-dư-lê-tử chấp khổ vui của chúng sinh không có nhân duyên chỉ tự nhiên mà có. Sanxà-dạ-tỳ-la-để-tử chấp chúng sinh đến thời chín mùi thì đắc đạo, qua tám vạn kiếp khổ hết thì tự giải thoát, như cuộn chỉ lúc hết chỉ thì tự dừng. A-kỳ-đa-xí-xá-khâm-bà-la, khâm-bà-la nghĩa là lộc y (áo nai) chấp khổ của tội báo thì đến nơi vực núi bức tóc mà thay thế đó. Ca-lacưu-đà-la-chiên-diên chấp cũng có cũng không, Ni-kiền-đà-nhã-đề-tử chấp nghiệp tạo nên nhất định không thể cải đổi. Hai là, ngoại đạo phụ Phật pháp, phát khởi từ Độc Tử phương quảng, tự vì thông minh đọc kinh sách Phật mà sinh một kiến, kèm với Phật pháp mà khởi nên được tên này. Độc Tử đọc Xá-lợi-phất tỳ-đàm, tự chế nghĩa riêng, nói là ngã ở ngoài bốn câu, thứ năm không thể nói trong tạng. Thế nào là bốn câu ngoại đạo chấp? Đó là: sắc tức là ngã, lìa sắc có ngã, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc. Bốn âm cũng như vậy, hợp có hai mươi thân kiến. Trong luận Đại trí độ nói: “Phá hai mươi thân kiến thành Tu-đà-hoàn” tức nghĩa đây vậy. Nay Độc Tử chấp ngã khác với Lục Sư, lại chẳng phải Phật pháp, các luận đều chọn ra chẳng nhận thọ, bèn là phụ Phật pháp, pháp người tà vậy. Hoặc nói: ba đời và pháp vô vi làm bốn câu vậy. Lại nữa, Đạo nhân Phương quảng tự cho là thông minh, đọc mười thí dụ của Phật, tự làm nên nghĩa mới nói: chẳng sinh chẳng diệt như huyễn như hóa, không huyễn làm tông. Long Thọ bài xích nói: “Chẳng phải lý của Phật pháp, đều là của Phương quảng cũng là pháp của người tà vậy”. Ba là, học Phật pháp thành ngoại đạo, chấp một Phật giáo mà sinh phiền não, chẳng được vào lý. Trong luận Đại Trí độ nói: “Nếu chẳng được phương tiện Bát-nhã, vào A-tỳ-đàm tức đọa trong hữu, vào không tức trong không, vào Tỳ-lặc đọa trong cũng có cũng không”. Trong Trung luận nói: “Chấp chẳng phải có chẳng phải không gọi là luận ngu si, đảo chấp chánh pháp trở lại thành pháp của người tà vậy”. Nếu học bốn môn Ma-ha-diễn, đã mất ý Bát-nhã, bị lửa tà kiến thiêu đốt. Bốn là, chánh pháp của người tà, cho đến nếu ở quán chi, chợt hiểu vô minh chuyển tức biến làm minh. Minh là đầy đủ tất cả pháp. Hoặc cho rằng vô minh không thể được, biến làm minh, minh sao có thể được? Không thể được đây cũng đủ tất cả pháp. Hoặc cho rằng minh của pháp tánh cũng có thể được cũng chẳng thể được, chẳng phải có thể được chẳng phải chẳng thể được. Một môn tức ba môn, ba môn tức một môn. Đây giải rõ về lợi của minh, nếu phá thì không có gì chẳng hoại, còn lưu tồn thì không gì chẳng lập, không thể vượt hơn cũng là tự cho là Vô sinh nhẫn, như đây giải là bốn môn trong Viên giáo kiến phát vậy. Lại bốn môn của Đại thừa đều thành kiến là thật ngữ là hư vọng sinh ngữ kiến vậy, Niết-bàn là sinh tử khởi tham trước vậy, uống nhiều cam lồ tổn mạng chết yểu, mất môn phương tiện rơi lạc tà chấp, nên gọi là tà kiến bên trong vậy. Lại, cõi Chấn Đán (Trung Hoa) đây cũng có nghĩa đó. trong Chánh Thích Tam Huyền, Chu Hoằng nói: “Dịch phân bát quái, âm dương tốt xấu. Đây là nói về có Minh Huyền, Lão Tử hư dung, là căn cứ về không Minh Huyền, Trang tử tự nhiên là nói về có không Minh Huyền. Từ ngoài chi phái nguồn tổ ra đây”. Nay tạm căn cứ đây để rõ được mất. Như Trang Tử nói: “Sang hèn khổ vui là chẳng phải được mất, đều là tự nhiên đó”, nếu nói tự nhiên là chẳng phá quả, chẳng biện rõ nghiệp trước tức là phá nhân. Lễ chế nhân nghĩa là để giữ thân an nước, nếu chẳng hành dùng thì diệt tộc mất nhà. Chỉ đời này lập đức chẳng chuốc lấy quả báo đời sau tức là phá quả chẳng phá nhân. Nếu nói tốt lành lưu đến đời sau đều như trước thì là cũng có quả cũng không quả vậy. nói về một tính tức có ba hành: Một, tính có hành thiện. Hai là, tính có hành ác. Ba là, tính có hành vô ký. Như huyền lý phân nên vậy. Giàu sang không thể mong cầu, nghèo hèn không thể oán lánh. Sống không đủ mừng, chết nào nhọc sợ. Đem tâm rỗng này khiến ở sang chẳng kiêu, ở bần cùng chẳng muộn. Tâm tham nhuế dứt an một hoài bảo. Đem tự nhiên dạy vật làm vào lý lộng dân, đây là đức đó vậy. Đức có nhiều thứ. Nếu nói thường không muốn quán diệu đó, không sao bằng dục. Chợt ngọc bích bỏ công tướng rửa tay trở lại trâu tự giữ chí cao, đây là bỏ dục của Dục giới, vin lên diệu của thắng xuất, tức lấy Sơ thiền v.v… làm diệu. Làm sao biết được? Trang tử nói: “Hoàng đế hỏi thần khí đạo quán, thấy các vật trong thân, lấy đó làm đạo, tợ như thông minh trong quán phát được diệu của Sơ thiền. Nếu nói nhận của các khổ do tham dục làm gốc, nếu lìa tham dục tức được Niết-bàn. Đây là không dục của ba cả. Đắc diệt đây chỉ là diệu của diệu lý (khéo lìa). Lại, pháp gọi là không nhiễm, nếu nhiễm ở pháp là nhiễm Niết-bàn. Không nhiễm dục đây được một đạo vi diệu, diệu các tục đây, dục diệu đều không. Ông được nghĩa gì? Còn chẳng biết Dục giới ưa thích diệu của Sơ thiền, huống gì muốn diệu sau đó ư? Nếu cùng quyền luận, mới là đợi cơ tạm dẫn che phủ tướng luận bàn muốn diệu, chẳng được rõ lời rõ nghĩa mà nói, chỉ dứt muốn của khoe mong, quán diệu của tự nhiên. Hạnh dối trá đã trừ, gió nhân nhượng còn giữ, đây đều là chấp có tự nhiên mà hành thiện vậy. Lại chấp tự nhiên mặc tình buông thả khí, cũng chẳng vận ngự theo thiện, cũng chẳng động sai lảm ác Nếu tổn thương thần hòa, chẳng hiểu tự nhiên, tuy không lấy bỏ mà là hành vô ký. Hành nghiệp chưa hết, thọ báo sao nghi ngờ? Nếu chấp tự nhiên làm ác là muôn vật tự nhiên, buông ý làm ác, trọn kết quy về tự nhiên. Đó là trái với không ưa muốn mà buông thả ưa muốn, trái với diệu mà đến với thô. Như Trang Chu bài xích nhân nghĩa, tuy phòng ngăn trộm nhỏ mà chẳng để ý trộm lớn, giơ cao nhân nghĩa vì mưu toan nước đó. Vốn dùng tự nhiên dứt ham muốn mới giơ cao tự nhiên mà làm ác. Nghĩa này có thể biết vậy. Trên đây là ngoại đạo và nội đạo chấp kiến có hai, đều phân quyết rõ chân ngụy, tức: Một là, căn cứ nơi pháp khởi đều quyết rõ. Hai ,căn cứ nơi pháp nương đều quyết rõ. Thứ nhất, nay thông từ ngoài, bốn câu của ngoại đạo cho đến bốn kiến viên môn. Ngoại đạo thông Vi đã là cho đến ba niệm xứ ba giải thoát của viên môn, danh số là đồng, chỗ khởi thấy tội trói buộc không khác, thí như hai vòng vàng và sắt. Lại từ bốn câu của ngoại đạo cho đến bốn kiến của viên môn, danh tuy sạch đẹp mà chỗ khởi phiền não thể là dơ uế, thí như hai đá của ngọc và chuột. Lại từ bốn câu của ngoại đạo, cho đến bốn kiến của viên môn, tuy đồng nghiên luyện mà có thành và chẳng thành. Thí như sữa trâu và lừa. Lại từ bốn câu của ngoại đạo cho đến bốn kiến của viên môn thì có hại và chẳng hại, thí như hai quả ca- la trấn đầu. Chỗ chấp thần ngã là pháp trói buộc, chẳng phải ngã tự tại, mỗi mỗi chấp mình là phải, ngoài ra là vọng ngữ, qua lại phải quấy đâu liên quan đến như thật, tự cho là chân đạo chợt mở có đường, mong đến Niết-bàn mới chìm sinh tử, tự nói chắc thật chánh đáng, rốt cùng thành tà cong, mến chỗ sinh mến, sân chỗ sinh sân, tuy khởi từ bi mà ái kiến bi vậy, tuy an tổn hại mà là sinh diệt gượng nhẫn. Tuy Nhất thiết trí mà thế tình suy độ, tuy được thần thông mà căn bản biến hóa là hữu lậu biến hóa. Đọc học Vi-đà là sách do thế trí làm nên, chẳng phải sức Đà-la-ni, chẳng phải pháp giới lưu xuất, tuy đoạn độn sử mà như trùng chùn bước, thuốc thế gian chữa trị lành rồi phát lại, tám mươi tám sử nhóm tập biển mênh mông, sinh tử trong ba cõi khổ xoay không ngằn mé, đắm trước hữu lậu, trọn không kỳ hạn ra, đều là các kiến huyễn ngụy, đâu có thể làm đạo của chân thật vậy; Thứ hai là, nói về nơi pháp nương tựa khác là tất cả pháp mỗi mỗi nương nói pháp đó, ba ngoại đạo ngoài là người hữu lậu, phát pháp hữu lậu, vì tâm hữu lậu đắm trước ở trước pháp. Trước pháp trước tâm đều là tranh cạnh, chẳng phải chỉ nhân thời nắm đầu bứt tóc, phát các kiến rồi gọi là Niết-bàn, chấp thành kiến mạnh độc thêm đấu lớn, pháp nơi nương tựa chẳng phải chân, kiến nơi phát ra cũng ngụy vậy. Đây tuy là tà pháp, nếu kín ngầm được ý dùng tướng tà vào tướng chính như hoa bay lá động, nhờ ít nhân duyên còn chứng quả Bích-chi-phật huống gì là pháp cũ của thế gian. Nhưng quả Bích-chi-phật tuy chánh mà hoa lá trọn chẳng phải chánh giáo, ngoài ngoài mật ngộ, mà pháp môn đó chỉ thông các kiến, chẳng phải chánh pháp vậy, đều do đắm trước tâm ở đắm trước pháp vậy. Nhân quả đều đấu tranh dứt định yên, là tà tạng sinh tà kiến vậy. Nếu ba pháp bốn môn là pháp của Thánh nhân xuất thế được xuất thế thì thể nó là thanh tịnh, diệt chỗ phiền não, chẳng chỉ kinh Phật là chánh pháp, mà năm trăm chỗ bày cũng có thể đắc đạo. Trong Diệu Thắng Định nói: “Sau khi Phật diệt độ trăm năm, mười vạn người xuất gia thì chín vạn người đắc đạo, đến thời hai trăm năm, mười vạn người xuất gia thì chỉ một vạn người đắc đạo”. Phải biết vì không đắm trước tâm chẳng đắm trước không đắm trước pháp, phát tâm chân chánh giác ngộ vô thường, niệm niệm sinh diệt, sớm chẳng giữ tối, chí cầu xuất yếu, chẳng bít cửa sinh nhiễm mà khởi hý luận. Thí như có người muốn nhanh ra mắt vua, nhận ban bái thức theo bốn cửa mà vào, nào rãnh tạm dừng để tranh bàn tốt xấu, biết cửa là đường thông, chẳng phải tranh chấp, như thuốc là vì trị bệnh không nên phân biệt, mau ra nhà lửa, dứt hết các khổ, lúc chân minh phát chứng đạo rốt ráo, rốt ráo không ngăn cải, không ngăn cải thì không nghiệp, không nghiệp thì không sinh tử. Chỉ có đạo diệt tâm địa thản nhiên, nhân quả đều không, đá tranh cãi đều diệt, chỉ có chánh kiến, không Tỳ-kheo vậy. Lại nữa, bốn môn tuy là chánh pháp, nếu dùng đắm trước tâm đắm trước bốn môn này thì sinh tà kiến, thấy bốn môn khác, ở lúc tu nhân khởi nhiều đá tranh cãi, thí như có người ở lâu nơi cửa thành phân biệt ngói gỗ, bình bạc tinh thô, cho rằng Nam phải Bắc quấy, Đông khéo Tây vụng, tự làm xét dừng lại chẳng chịu tiến tới trước, chẳng phải lỗi của cửa. Người đắm trước cũng vậy, phân biệt danh tướng, rộng biết phiền não, phần nhiều cho là đạo phẩm, cần danh nhóm tụ chúng, mưu huyễn cầu đạt, đánh trống mình lớn dựng phướng khảy móng tay, khoe khoang kẻ khác, qua lại sinh đấu đá tranh cãi nắm đầu bứt tóc, tám mươi tám sử sân ái mênh mông, đều do đắm trước tâm, ở cửa chánh pháp mà sinh tà kiến, chỗ khởi phiền não so với ngoại đạo bên ngoài lại không có khác, luận về chỗ chấp pháp thì trời đất cách biệt. Trong Phương Đẳng nói: “Các thứ hỏi cầu, bậc trí chê trách”, người cũng như vậy, vì học đạo nên tu bốn môn này. Hơn ba mươi năm phân biệt một môn còn chưa rõ ràng, công phu mới hiển rõ, tuổi đã già lụn, không có ba thứ mùi vị không sinh không tử, vất bỏ một thời kỳ, như kẻ kia hỏi cầu đâu ích lợi gì. Đây là do đắm trước tâm đắm trước không đắm trước pháp mà khởi tà kiến. Tiếp theo, bốn môn của Thông giáo, thể là chánh pháp, gần thông hóa thành, trước cong đây thẳng khéo vụng tuy khác mà nơi thông chẳng riêng, như cửa trời hoa thẳng, ngoài ra đều cong xấu, chẳng trú hai môn, đều được thông tiến, nếu đếm ngói gỗ cả hai đều chậm kẹt, nếu chẳng xét dừng lại pháp môn, hoặc nhân hoặc quả đều không ngăn cải đắm trước thì gọi là không đắm trước tâm chẳng đắm trước không đắm trước pháp, chẳng sinh tà kiến vậy. Lại nữa, vì đắm trước tâm, đắm trước môn thẳng này cũng sinh tà kiến. Hoặc vì danh vì chúng vì thắng vì lợi, phân biệt tướng môn, sân ái mạn kết nhân đây được sinh. Thí như đem độc bỏ vào thuốc tốt, sao được khỏi chết. Đem độc kiến đắm trước vào trong chánh pháp, tăng trưởng khổ tập, chẳng phải lỗi bởi đức Như Lai, hàng ngoại đạo lợi căn đem tà tướng vào trong chánh tướng, khiến không đắm trước cò đắm trước thành đệ tử tà, há chẳng buồn thay? Bốn môn biệt viên khéo vụng lợi độn đều thông Niết-bàn rốt ráo. Nhân chẳng trú đắm trước, quả không đấu đá tranh cãi Nếu bít cửa khởi kiến là sinh phiền não, cùng đồng như Âu-lâu-khư, lấy đó mà quán xét. Như người mắt sáng đến nơi sông Knh sông Vị, há chấp nhận mê danh mà chẳng phân đục trong vậy. Trong Phụ Hành Ký giải thích rằng: “Vàng sắt hai vòng là như trong luận Đại Trí Độ nói: “Thí như ở trong tù ngục gông cùm xiềng xích, tuy mong được tha, lại buộc vòng vàng, người bị ái buộc như ở trong tù ngục, tuy được xuất gia lại đắm trước giới cấm như buộc vàng vàng. Nay mượn thí dụ đây, trong ngoài sinh đắm trước, ở ngục vòng sắt như ngoài chấp gặp ân xá, vòng vàng như trong chấp, vàng sắt tuy khác mà nghĩa trói buộc đồng nhau, Phật pháp tuy ưu thắng mà kiến trói buộc không sai. Hai đá ngọc chuột là, đá là ngọc vậy người, Trịnh trọng ngọc đá, nếu người có được, thì sẽ ban thưởng nồng hậu. Người Chu nghe thế bèn mưu toan lấy ban thưởng nồng hậu đó. Phong tục người Chu gọi chuột chết là ngọc đá (ngọc phác), mới đem đến Trịnh, người Trịnh bèn cười đó, người Chu ấy rõ ngộ rồi nói với người Trịnh rằng: “Người Sở cho là phụng hoàng mà kỳ thật là gà núi, vì vua Sở quý trọng phụng hoàng, có người không biết phụng hoàng, đi giữa đường gặp có người mang gánh gà núi, bèn hỏi “đó là chim gì?” người mang gánh đó biết người ấy không biết, mới đùa bảo là phụng hoàng, người ấy cho là thật, nên hỏi người mang gánh đó có bán chăng? Đáp: Bán. Người ấy hỏi: Bao nhiêu tiền? Người đó đáp: Vạn tiền, người ấy bèn mua, định muốn dâng lên vua, được rồi bèn chết. Vua Sở nghe vậy, thẹn mà gọi đến hỏi, vua cũng cho là thật, mới đem mười vạn tiền ban cho người ấy. Vậy biết thể của người Chu người Trịnh sạch dơ rất khác biệt, không đắm trước như Trịnh, không khởi kiến như Chu. Danh tuy đồng mà thể khác, nghĩa là đây vậy. Có ở ba tạng cho đến danh của bốn môn Viên giáo, nghĩa như đá, nhưng khởi kiến ái nó như chuột chết. Hai thứ sữa của trâu và đá, nhưng khởi kiến ái nó như chuột chết. Hai thứ sữa của trâu và lừa, lại như trong luận nói: “Các xứ khác hoặc có lời nói tốt đẹp, cũng từ trong kinh Phật ra, nếu chẳng phải Phật pháp, mới đầu nghe cho là tốt đẹp, lâu dần thì chẳng khéo diệu. Thí như sữa lừa sắc màu nó tuy đồng, kích động chỉ thành phẩn. Nên Phật pháp ngoại đạo nói đồng với lời chẳng giết hại từ bi, nhưng tìm xét đến cùng thì kết quy về hư vọng. Nay đây cũng vậy, ngoài chấp tuy có lời nói có không v.v… nhưng nghiệm xét thì chẳng thật, đều là hư vọng. Trong Phật pháp tuy có mười sáu môn cả đại lẫn tiểu, tuy nói có không là chỉ phá chấp tâm, tự kết quy về vết chánh, nên nói có thành và chẳng thành ở ngoài khởi chấp như sữa lừa, ẩn tàng khởi chấp v.v… như sữa trâu. Sữa, tên tuy đồng mà thể nó trọn khác biệt. Kiến, tên tuy đồng mà chấp mỗi riêng khác. Ngoài tuy trừ chấp, không lý có thể thành tạng v.v… lìa đắm trước, tự vào vết thánh. Lại như luận Đại Trí Độ nói: “Gọi là Phật giáo như sữa trâu, tu được giải thoát, như tác động khiến được sinh tô thục tô v.v… ngoại đạo giáo giống như sữa lừa kia, vốn chẳng phải vật từ lạc sinh ra, giáo của ngoại đạo không mùi vị giải thoát, nên tác động khiến sữa lừa chỉ thành phẩn dãi. Y cứ theo giáo của ngoại đạo mà hành, chỉ chuốc lấy quả khổ, không chỗ thành lợi ích. Hai quả ca- la trấn đầu đều là trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Này thiện nam! Như rừng ca-la, cây nó lắm nhiều, chỉ có một gốc trấn đầu ca la, hai quả tương tợ. Khi quả ấy chín, có một người nữ đều gom nhặt cả, quả trấn-đầu ca-la chỉ có một phần, quả ca-la-ca là có mười phần, người nữ không biết mang đem chợ bán. Người phàm ngu không biết mua ca-la-ca, ăn rồi bèn chết, những người có trí nghe điều đó rồi, hỏi người nữ ấy rằng: “Từ đâu mà người có được quả ấy đem lại bán?” người nữ chỉ nơi chốn rồi, mọi người liền nói: “Xứ đó có rất nhiều cây ca-la-ca, chỉ có một gốc cây trấn đầu ca”. Mọi người biết rồi cười mà bỏ đi. Trong kinh thí dụ ở chốn Tăng-già lam hai chúng sạch dơ, nay mượn dùng thí dụ nội kiến ngoại kiến. Hai kiến tên đồng có hại và chẳng hại, như ngoại kiến phát, nói không nhân quả, quy về tà không. Nếu nội kiến khởi, như chấp sở thuyên của kinh luận Đại Tiểu thừa. Hại nghĩa là tổn thiện căn đó. Nên biết, hoặc danh đồng thể khác chẳng thể đồng như sấm sét, hoặc danh khác thể đồng nên phải xét biệt. Tà chánh đã biện rành, ngọc đá chợt phân rõ, chẳng lạm mới tu, sâu bổ ích học sau. Lại như trong Hoa Nghiêm diễn nghĩa nói: “Nho đạo ở phương này huyền diệu chẳng vượt quá Tam huyền, Chu dịch là chân huyền, Lão tử là Hư huyền, Trang tử là Đàm huyền”. Trong Đạo Đức Kinh của Lão tử nói: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh muôn vật”. Ghi chú là: Một là khí của xung hòa, nói đạo động xuất ra diệu khí xung hòa, ở nơi lý của sinh vật chưa đủ, lại sinh dương khí, dương khí chẳng thể một mình sinh, lại sinh âm khí, tích một của xung khí nên nói một sinh hai, sinh tích hai của âm dương, nên nói hai sinh ba, âm dương mang chứa, xung khí điều hòa, sau đó muôn vật lớn thành, nên nói ba sinh muôn vật”. Tiếp theo sau lại nói: “Muôn vật phụ âm mà âm dương, xung khí lấy làm hòa, từ trước đến nay đều rõ muôn vật tự nhiên sinh vậy. Trong thiên Tông sư của Trang tử nói: “Tại trước của thái cực mà chẳng làm cao, tại dưới của lục hợp mà chẳng làm sâu, trước trời đất sinh mà chẳng làm lâu, lớn so với thượng cổ mà không làm già, không chỗ nào chẳng có, chỗ có đều không vậy”. Lại nói: “Biết điều làm của trời, biết điều làm của người”, ghi chú rằng: Biết điều làm của trời là tự nhiên vậy, ý nói chỉ có biết có làm (hữu vi), đều chẳng làm mà làm, nên tự nhiên vậy. Trong Kim Đoạn nói: “Nếu lấy tự nhiên mà làm nhân là nghĩa đoạn vậy, tức ý của Lão tử, do đạo sinh một. Đạo là tự nhiên nên dùng làm nhân, là tà nhân vậy. Lại, nếu cho rằng: Muôn vật tự nhiên mà sinh, tức là ý của Trang tử, thì muôn vật tự nhiên của không sai sử nên gọi là tự nhiên, tức là không nhân vậy, như đen của quạ, tức văn của Trang tử, ý của kinh Niết-bàn. Trong Chu Dịch nói: Một âm một dương gọi đó là đạo, âm dương chẳng thể lường, gọi đó là Thần”. Giải thích: Một, nghĩa là không vậy, không âm không dương mới gọi đó là đạo, một được làm không, không là hư vô, hư không chẳng thể phân biệt, chỉ một mà thôi, nên lấy một làm không vậy. Nếu có cảnh thì có hình tướng đây kia, có hai có ba, chẳng được làm một vậy. Lúc ở âm mà chẳng thấy công làm âm, lúc ở dương mà chẳng thấy sức làm dương tự nhiên mà có âm dương, tự nhiên không chỗ tạo tác, đó nghĩa là đạo vậy. Trong Kim Đoạn nói: Nếu do âm dương biến dịch năng sinh, tức là tà nhân. Lại, một là không vậy, tức là không nhân, nếu chấp một là hư vô tự nhiên thì đều không nhân vậy, thì người tự nhiên sinh nên thường sinh người, chẳng đợi các duyên cha mẹ v.v… Bồ-đề tự nhiên sinh, thì tất cả quả báo chẳng do tu mà được. Lại trong Dịch nói: “Tịch nhiên chẳng động, cảm mà bèn thông trên dưới ấy vậy”. Trong Lễ nói: “Nhân sinh mà tĩnh lắng, là tánh của trời vậy, cảm vật mà động là dục của tánh vậy. Các hàng hậu Nho đều dùng ngôn từ nhỏ đồng, chẳng quán xét trước sau, chỗ gốc dựng lập, đến nỗi muốn lẫn lộn hòa đồng Tam giáo, chỉ thấy ngô từ có đồng nhỏ, mà đâu biết nghĩa có khác lớn, vậy biết chẳng vào chánh tông, sao biết ngôn đồng ý biệt, chưa rõ mắt mình sao soi xét sinh khác thể đồng. Do đó, người theo ngôn ngữ là mê, kẻ y cứ văn từ là hoặc, sợ lạm vào đại chỉ nên ghi lục chỉ bày đó. Vả lại, như ngoại đạo nói tự nhiên lấy làm chí đạo chẳng thành phương tiện, bèn hoại chánh nhân. Pháp giới cũng nói tự nhiên, tuy thành chánh giáo mà còn là tất-đàn đối trị chưa là rốt ráo, lấy một thí dụ này thì các điều khác có thể rõ biết vậy. Lại ngay nhiều kiến khởi vượt bốn câu mới ra khỏi bốn câu đơn, như có bốn câu phức đầy đủ bốn câu, vả lại bốn câu đơn, tức: Một là, có, hai là, không, ba là, cũng có cũng không, bốn là, chẳng phải có chẳng phải không. Bốn câu phức, tức: Một là, có có có không, hai là, không có không không, ba là, cũng có cũng không có, cũng có cũng không không, bốn là, chẳng phải có cũng chẳng phải không có, chẳng phải có chẳng phải không không. Mà nói phức, là trong bốn câu đều nói có không. Đầy đủ bốn câu là trong bốn câu đầy đủ bốn vậy. Thứ nhất, câu có đầy đủ bốn, tức nghĩa là: Một, có có, hai, có không, ba, có cũng có cũng không, bốn có chẳng phải có chẳng phải không; Thứ hai, trong câu không đầy đủ bốn, tức: Một không có, hai, không không, ba, không cũng có cũng không, bốn, không chẳng phải có chẳng phải không; Thứ ba, cũng có cũng không đầy đủ bốn, tức: Một, cũng có cũng không có, hai, cũng có cũng không không, ba, cũng có cũng không cũng có cũng không, bốn, cũng có cũng không chẳng phải có chẳng phải không; Thứ tư, chẳng phải có chẳng phải không đầy đủ bốn, tức: Một chẳng phải có chẳng phải không có, hai, chẳng phải có chẳng phải không không, ba, chẳng phải có chẳng phải không cũng có cũng không, bốn, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải có chẳng phải không. Bốn ,lần mười sáu câu trên là đầy đủ bốn câu. Thứ tư ,tuyệt lời bốn câu là: Một, ngoài bốn câu đơn một tuyệt lời. Hai, ngoài bốn câu phức một tuyệt lời. Ba ngoài bốn câu đầy đủ một tuyệt lời, có ba tuyệt lời. Các bốn kiến trên, mỗi mỗi đều có tám mươi tám sử tương ưng, kiến đó tức là kiến của ngoại đạo vậy. Nếu nói về Phật pháp, trải qua bốn giáo bốn môn, mỗi một sinh bốn kiến. Lại, một thứ bốn môn mỗi mỗi một tuyệt lời, mỗi mỗi như vậy cũng mỗi mỗi có tám mươi tám sử, sáu mươi hai kiến, một trăm lẻ tám hoặc v.v… Trong Bách Pháp Sao nói: “Phá tà chấp tức tà chấp của Nhị biên, gồm có ba thứ, nhị biên: Một là, nhị biên đoạn kiến thường kiến ngoại đạo. Như có ngoại đạo chuyên một mực chấp thường, tức luận tứ biến thường v.v… ấy vậy. Đó tức là thường kiến biên, lại có ngoại đạo chuyên một hướng chấp đoạn, tức luận bảy doạn diệt ấy vậy, đó tức là đoạn kiến biên; Hai là, Nhị biên giả thật của Tiểu thừa. Hoặc có Tiểu thừa chuyên một hướng chấp giả, tức Nhất thuyết bộ v.v… chấp tất cả pháp chỉ có giả danh mà không thật thể tức là đắm trước giả biên. Lại có Tiểu thừa chuyên một hướng chấp thật, tức Tát-bà-đa là Độc-tử-bộ v.v… chấp các pháp đều thật, tức là đắm trước thật biên; Ba là, Nhị biên có không của Đại thừa Tiểu thừa. Về Đại thừa, như Bồ-tát Thanh Biện v.v… bác bỏ Bồ-đề Niết-bàn đều không, tức là đắm trước không biên, hiển bày Trung đạo, có hai: Thứ nhất khái niệm Trung đạo. Thứ hai chân thật Trung đạo lại có ba: Một là năng chứng tịnh phần y tha, là diệu hữu đó, trí khởi hoặc hết, gọi là chân không, diệu hữu chân không chánh ở Trung đạo; Hai là năng chứng hữu vi là sở chứng chân lý của diệu hữu đó, gọi là chân không, diệu hữu chân không chánh ở Trung đạo; Ba là chỉ ở trên pháp thân mà nói xưa nay là thật tánh, gọi là diệu hữu, tức thật tánh đây bèn là chân không, diệu hữu chân không chánh ở Trung đạo. Giả khái niệm Trung đạo tức là trong Trí hậu đắc của Phật mà giả khái niệm cũng có ba thứ: Một là, chẳng đoạn chẳng thường Trung đạo, nghĩa là trong kinh Phật nói có thức dị thục làm chủ tổng báo. Âm đây mới diệt âm kia liền sinh, tức chẳng phải đoạn, đây là phá nhị biên đoạn thường của ngoại đạo. Lại nói: Sinh diệt chẳng định, gọi là vô thường, tức là chẳng thường. Hai là, chẳng giả chẳng thật Trung đạo, nghĩa là trong kinh Phật nói: Tất cả sắc tâm từ chủng (hạt giống) mà sinh tức là chẳng giả, nương phân vị đây hoặc có hình tướng tức là chẳng thật, xưng thật mà đàm luận chánh ở Trung đạo, đây là phá nhị biên giả thật của Tiểu thừa. Ba là, chẳng có chẳng không Trung đạo, tức trong kinh nói Ngã pháp biến chấp tức là chẳng có, y cứ viên diệu hữu tức là chẳng không. Lìa có lìa không chánh ở Trung đạo. Đây là phá nhị biên hữu không của Đại thừa Tiểu thừa, là vì tình của muốn chấp nhị biên, tức trái với lý của Trung đạo, mới làm giải của bốn câu, bèn mất môn của Nhất thừa. Phải biết chẳng phải lìa biên có trung, cũng chẳng phải tức biên là trung. Nếu lìa biên cầu trung thì biên kiến chưa hết sạch, nếu tức biên là trung thì trung giải vẫn còn, do đó khó hiểu khó biết, chỉ vào sâu Bát-nhã, chấp đó như nhóm lửa lớn, bốn biên không thể xúc đó. Rõ đó như ao trong mát, các môn đều có thể vào vậy. Nên biết pháp không định tướng, xoay chuyển tùy tâm. Chấp tức thành quấy, đạt đó không lỗi. Như pháp bốn câu thông bít do người, ở pháp thì gọi là bốn câu, ngộ vào thì gọi là bốn môn. Vọng chấp thì gọi là bốn chấp, hủy pháp thì gọi là bốn báng. Vậy biết bốn câu chẳng động, được mất không sinh, một pháp không sai, lên xuống tự khác. Lại nữa, chỉ tâm quyết phá một trăm hai mươi thứ kiến giải v.v… hoặc hòa thần dưỡng khí mà gìn giữ tự nhiên, hoặc khổ chất ép hình mà chẳng đến đạo, hoặc chấp không đắm trước mà thung lập tiền cảnh hoặc cầu tĩnh lự mà đè bẻ vọng tâm, hoặc khoét tình diệt pháp mà ngưng không, hoặc gá ảnh duyên trần mà giử chắctướng. Hoặc vùi mất chân chiếu của Linh nguyên, hoặc diệt chết chánh nhân của Phật chủng, hoặc thuần biết ngưng thần thọ báo ở đất của vô hình, hoặc lắng tâm hết sắc trú quả ở trời của tám nạn, hoặc đắm trước hữu mà giữ thành càn, hoặc bác bỏ không mà đồng sừng thỏ, hoặc tuyệt kiến mà ở phòng tối, hoặc lập chiếu mà còn chỗ biết, hoặc nhận có giác là hình của chân thật, hoặc bắt chước không biết đồng loại với gỗ đá, hoặc chấp vọng mà thủ lấy quả rốt ráo, như tức bùn là bình, hoặc vọng duyên hướng đến môn giải thoát tợ rất sóng cầu nước, hoặc ngoại rong ruổi mà vọng dấy việc mộng, hoặc trong giữ mà ngồi yên ôm ngu. Hoặc chủ một mà vật tượng đồng như, hoặc thấy khác mà mỗi mỗi lập pháp giới, hoặc giữ ngu si không phân biệt mà làm đạo lớn, hoặc chuộng không kiến bài bác thiện ác mà làm chân tu, hoặc giải tánh chẳng thể nghĩ bàn mà làm ngoan không, hoặc rõ chân thiện diệu sắc làm thật có, hoặc tu ngầm cơ tuyệt tưởng đồng với trời hữu lậu, hoặc học giác quán tư duy mà rơi lạc nơi tình lượng, hoặc chẳng cùng tột vọng tánh mà làm giải của mờ tối mới đầu, hoặc mê mờ ở huyễn thể mà lập tông của không không, hoặc nhận ảnh tượng mà làm chân, hoặc bỏ hư vọng mà cầu thật, hoặc ghi nhớ tánh thấy nghe mà làm vật sống, hoặc chỉ cảnh huyễn hóa làm vô tình, hoặc khởi ý mà trái với lắng biết, hoặc đoạn niệm mà khuyết Phật dụng, hoặc mê tánh công đức mà làm kiến của sắc thân, hoặc căn cứ rốt ráo không mà sinh tâm đoạn diệt, hoặc chấp đại lý mà chóng bỏ trang nghiêm, hoặc mê tạm nói mà một hướng tạo tác, hoặc căn cứ thể lìa duyên mà cứng chắc tánh chấp, hoặc quên hết tất cả mà giữ mình ngu, hoặc định nhân pháp tự vậy mà đọa vào không nhân, hoặc chấp cảnh trí hòa hợp mà sinh cộng kiến, hoặc chấp tâm cảnh hẳn đồng mà loạn pháp năng sở, hoặc đắm trước phân biệt chân tục mà bó buộc ngu của trí chướng, hoặc thủ giữ nhất như chẳng biến mà rơi lạc thường, hoặc định bốn tướng biến đổi mà chìm đắm đoạn, hoặc chấp không tu mà bỏ Thánh vị, hoặc nói có chứng mà trái với thiên chân, hoặc đam mê nương tựa chánh mà tùy thế gian luân hồi, hoặc nhàm chán sinh tử mà vùi mất chân giải thoát, hoặc mê chân không mà sùng nhân đắm quả, hoặc mờ tối thật tế mà vui thích Phật nhàm chán ma, hoặc đắm trước điều nói tùy nghi mà giữ lời làm chân, hoặc mất âm thanh thật tướng mà lìa nói năng cầu im lặng, hoặc tôn giáo thừa mà nhàm chán định của tự tánh, hoặc hoằng dương thiền quán mà bài xích thuyên giải của Liễu nghĩa, hoặc đấu tránh kỳ đặc mà chỉ đoái hoài xuất thân chợt chìm đắm biển thức, hoặc làm trong sạch mà chỉ cầu huyền mật trái lại rơi lạc thành âm, hoặc khởi hiểu biết thù thắng mà quay thịt thành nhọt, hoặc trú bản tánh thanh tịnh mà chấp thuốc thành bệnh, hoặc tìm văn bới nghĩa mà uống nước khách, hoặc thủ giữ tỉnh lắng sống nhàn mà ngồi pháp trần, hoặc khởi tâm có được mà đàm nói không tướng Đại thừa, hoặc vận đồ đạt tưởng mà tham xét huyền chỉ ngoài vật, hoặc phế bỏ giảng nói mà khởi kiến dứt tuyệt lời, hoặc còn giữ thuyên giải mà chuốc lấy có chấp ngón tay. Hoặc nhận động dụng mà khởi căn nguyên sinh diệt, hoặc chuyên ghi nhớ mà trú ngằn mé của thức tưởng, hoặc an bài bác mà mất tánh Viên giác, hoặc buông thả mac tình mà khuyết môn vào đạo, hoặc khởi thân tâm tinh tấn mà ngưng trệ ở hữu vi, hoặc giữ nhậm chân vô sự mà trói buộc trầm tuệ, hoặc chuyên chấp niệm tinh cần tư duy mà mất chánh thọ, hoặc học đòi tự tại vô ngại mà buông thả tu hành, hoặc tùy kết sử mà cậy bản tánh không, hoặc chấp che buộc mà vọng thêm trừ đoạn, hoặc bảo trọng mà sinh pháp ái, hoặc khinh mạn mà hủy Phật nhân, hoặc tiến cầu mà trái với bản tâm, hoặc lưu lạc mà thành buông lung, hoặc nói chứng tương vi mà khuyết thật địa. Hoặc thể dụng mỗi y cứ mà trái với Phật thừa, hoặc vui thích vắng lặng mà trú không bèn mất tánh của đại bi, hoặc hết sạch duyên mà nhàm chán giả trái với môn của pháp nhĩ, hoặc đắm trước ngã kiến mà mờ tối nhân không, hoặc mê hiện lượng mà bền chắc pháp chấp, hoặc hiểu chẳng gồm tin mà đượm tà kiến, hoặc tin chẳng đủ hiểu mà dưỡng vô minh, hoặc nói nhân phải mà pháp quấy, hoặc xưng cảnh sâu mà trí cạn, hoặc lấy mà mê tánh vật, hoặc bỏ mà trái tức chân, hoặc lìa mà trái nhân, hoặc tức mà mất quả, hoặc quấy mà báng Phật, hoặc phải mà hủy quyền, hoặc ghét vô minh mà trái môn trí chẳng động, hoặc ghét cảnh khác mà hoại pháp tánh Tam-muội, hoặc căn cứ đồng lý mà khởi tăng thượng mạn, hoặc chê biệt tướng mà phá môn phương tiện, hoặc là Bồ-đề mà báng chánh pháp luân, hoặc chẳng phải chúng sinh mà hủy thể Phật chân thật, hoặc đắm trước bản trí mà chẳng phải quyền tuệ, hoặc mê chánh tông mà chấp môn khác, hoặc trệ lý mà đắm hố vô vi, hoặc chấp sự mà gieo vào lưới hư huyễn, hoặc tuyệt biên sạch vết mà trái ngược môn song chiếu, hoặc giữ chánh còn trung mà mất ý của phương tiện, hoặc định tuệ thiên tu hành mà cháy thối mầm đạo, hoặc hạnh nguyện riêng lẻ dấy phát mà vùi chôn Phật đạo, hoặc hành tác và vô tác mà tu Bồ-đề hữu vi, hoặc tâm đắm trước và không đắm trước mà học Bát-nhã tương tợ, hoặc hướng đến tướng sạch mà mê dơ tánh thật, hoặc trú chánh vị mà mất tục vốn không, hoặc lập quán vô tướng mà chướng che chân như, hoặc khởi tâm rõ biết mà trái nghịch với pháp tánh, hoặc giữ chân thuyên mà sinh ngữ kiến, uống cam lồ mà chết sớm, hoặc thuần viên lý mà khởi đắm trước tâm, uống đề hồ mà thành độc, lược nêu như trên có một trăm hai mươi thứ hiểu biết, đều là mê tông mất chỉ, trái trạm nghịch chân, dụi mắt sinh hoa, mê đầu nhận ảnh, như đánh băng mà tìm lửa, tợ leo cây mà mò cá, sợ ảnh mà trốn không, sờ gió bắt điện chớp, đắng chẳng phải ngọt, cát đâu phải nhân thành cơm, đâu có thể dùng pháp tánh dung thông một yếu chỉ hòa hợp, đều mê mờ phương tiện đều vào kiến trói buộc, chẳng thấu đạt chánh tông đều gieo vào lưới kiến kín mít khó ra, như gỗ cong kéo nơi rừng rậm, thế mạnh sức nhiều, như sông sâu nổi ở hương tượng. Do đó, Thiên ma ngoại đạo vốn không giống ấy, tu hành thất niệm bèn phân nguồn đó. Nên biết chỉ có chỗ trọng chỗ nương, lập biết lập hiểu, mảy may chỗ thấy chẳng mất thì đầu thành ngoại đạo, như trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:
“Vì pháp không tánh vậy
Không thể nào rõ biết
Hiểu các pháp như vậy
Rốt ráo không hiểu gì?”
Vì pháp không có tự thể, y cứ đâu làm hiểu, như nói sự lớn nhỏ của sừng thỏ. Trình bày ngắn dài của lông rùa, lý sự đều hư, chỉ chuốc nhận thiên hạ cười chê. Tình trần ngăn cách, thật mất đạo ở trước mắt. Như trong luận Hoa Nghiêm nói: “Kiến còn tức phàm, tình mất tức Phật”. Chư vị Tổ sư nói: “Chẳng dùng cầu chân, chỉ nên dứt kiến”. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Pháp này chẳng thể nghĩ lường, chẳng phải chỗ phân biệt mà hiểu được”. Trong kinh Viên giác nói: “Nếu dùng tâm tư duy để so lường cảnh giới Viên giác của Như Lai thì như đem lửa đom đóm mà đốt núi Tu-di, trọn không thể nhằm gì”. Đó đều là có tâm làm của thế tục, đâu có thể tham dò yếu chỉ không làm xuất thế. Như các bậc Tiên đức nói: “Việc thế tục chẳng phải chỉ nắm cày chuyển cân, gọi là việc thế tục, ngồi trong năm trần sáu dục tức là thế tục. Lại chuyên niệm không vô tướng cũng là việc thế tục. Lại nghĩ nhớ muôn sinh đồ thán xót thương cứu giúp cũng là việc thế tục. Nếu năng mỗi niệm ở không niệm, chẳng phải niệm chẳng phải không niệm, giác ngộ trong nhất tâm mới chẳng phải việc thế tục. Do đó, nếu người thật ngộ tông còn chẳng được, không thấy không hiểu đâu có thể lại tùy lời chấp ý mà khởi có thấy có hiểu đâu có thể lại tùy lời chấp ý mà khởi có thấy có hiểu ư? Như trong kinh Đại Pháp Kính nói: “Nếu chư vị Bồ-tát tùy lời nói chấp lấy nghĩa, chẳng như chánh lý tư duy chọn pháp, bèn sinh hai mươi tám thứ thấy chẳng chánh”. Nghĩa là tướng thấy mới đầu là cho rằng nghe trong kinh Đại Thừa nói: Tất cả các pháp đều không tự tánh, không sinh không diệt, xưa nay vắng lặng, là tự tánh Niết-bàn v.v… chẳng khéo hiểu mật ý, chỉ tùy lời nói đó ý nghĩa như vậy, bèn sinh thắng giải, cho rằng Phật nói tất cả các pháp, quyết định không tự tánh quyết định vô sinh v.v… chấp trước tướng không tánh v.v… như vậy. Đó gọi là tướng thấy, kia chấp trước tướng không tánh v.v… như vậy thời bèn phỉ báng ba tự tánh tức tự tánh Biến kế sở chấp, tự tánh y tha khởi và tự tánh viên thành thật v.v… Vậy biết, nếu phỉ báng ba tánh đây thì bác bỏ hai đế chân tục, tất cả các pháp v.v… Bởi vì hai kiến có và không là gốc của các kiến. Nếu năng đoạn các kiến, tức tự nhiên tương ưng với Tông Kính. Trong kinh Hoa Thủ nói: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất rằng: “Nói chánh kiến, Ba-la-mật là thế nào? Xálợi-phất! Chánh kiến đó là quán các pháp không cao không thấp. Cho đến, chánh kiến là không tất cả kiến. Tại sao? Các nơi có kiến đều là tà kiến, không tất cả kiến tức là chánh kiến”. Trong kinh Phật Tạng nói: “Phật dạy: Tất cả các kiến đều từ hư vọng duyên khởi. Xá-lợi-phất! Nếu tư duy rằng: “Đây là chánh kiến, người như vậy tức là tà kiến. Xálợi-phất! Ở trong chánh pháp, đoạn trừ tất cả các kiến căn bản, đều đoạn tất cả các đường ngôn ngữ, như trong hư không tay không chạm ngại. Các pháp Sa-môn đều nên như vậy”. Lại nói: “Phật dạy: Xá-lợiphất! Chư Phật A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, chỉ là một nghĩa, đó là lìa vậy, những gì là lìa? Lìa các dục các kiến. Dục tức là vô minh, kiến tức là nhơ nghĩ”. Tại sao? Tất cả các pháp, nhớ nghĩ là gốc, nơi có nhớ nghĩ tức đó là kiến, kiến tức là tà. Vì vậy, nếu năng lìa kiến, tức thành chư Phật. Mười phương đều cúi đầu muôn loại thảy quy y. Như trong luận Trung Quán nói: “Đại Thánh chúa Cù-đàm, xót thương nói pháp đó, đều đoạn tất cả kiến. Nay tôi cúi đầu lễ”. Lại nữa, phàm xa lìa nhị biên trú ở Trung đạo là nói về kinh Hoa Nghiêm mà giải thích, lược nêu bốn thứ đều đồng tất cả: Một là nhiễm tịnh căn cứ hoặc, hai là ,buộc mở thông hoặc nghiệp, ba là, có không thông lý sự, bốn là, một khác căn cứ tâm cảnh. Tại sao có như vậy? Nghĩa là Thành Bồ-đề, đã lìa tế niệm, vọng hoặc hết rồi hiển hiện pháp thân, trí tuệ thuần tịnh. Nếu là kiến đây, chưa khỏi biên đó, nên trong kinh nói: “Nếu có thấy (kiến) Chánh giác giải thoát, lìa các lậu đắm trước tất cả thế gian, đây chẳng phải mắt chứng đạo. Nay thấu rõ hoặc, thể tánh vốn không, lại không chỗ tịnh nên lìa Nhị biên. Lại nhiễm tịnh giao triệt nên không trú trước, đó gọi là lìa biên. Nay gọi là Bồ-đề, tự nhiên giải thoát. Nếu là kiến đây tức là trú biên, trí Bồ-tát rõ vốn tự chẳng buộc, ở đâu có mở? Không buộc không mở, thì không khổ vui, nên được lìa vậy”. Có không thông sự lý, nghĩa là nếu xưa cho rằng hoặc có, nay rõ hoặc không, xưa cho là tâm không, nay biết là diệu hữu (có). Lại nữa vui thật (chân lạc) vốn có, mất mà chẳng biết. Khổ vọng vốn không, bị mà chẳng hay. Ngày nay mới biết không là vọng khổ. Có là Niết-bàn, nếu biết như vậy, đều chưa lìa biên. Lại nữa, phiền não nghiệp khổ vốn có nay không, Bồ-đề Phật thân vốn không nay có v.v… đều là pháp có trong ba đời. Tánh của Bồ-đề chẳng thuộc ba đời, ba đời có không đều gồm thuộc biên. Chân trí khế lý tuyệt ở ba đời, nên lìa hai biên có không v.v… Một và khác có hai: Một là, tâm cảnh chẳng rõ thì hai, khế hợp thì một, cũng thành ở biên. Hai là, chúng sinh và Phật có khác, nay rõ một tánh cũng gọi là biên. Nay Chánh giác thấu rõ trong đây không có hai, cũng chẳng có không hai. Nếu người khéo thấy, như lý an trú, nên lìa biên đây, một là khế hợp Bồ-đề, tất cả đều vắng lặng, nên nói là xa lìa. Pháp sư Nghĩa Tịnh nói: “Du-già thì chân có tục không, lấy ba tánh làm gốc. Trung quán thì chân không tục có, thật Nhị đế làm đầu. Bát-nhã Đại Tông bao gồm hai ý đó. Rốt cùng khiến ở Đông Hạ (Trung Hoa) thì đạo phân Nam Bắc, Tây vức thì nghĩa cách có không”. Nói như trên, hoặc các phàm phu, chấp có đắm không, tình kiến chẳng phải một, chấp của bốn đảo tám tà, ngu của năm báng hai kiến. Hoặc các Hiền thánh phán giáo phân tông, trí hiểu cũng riêng biệt. Đạo của ba thời tám giáo, khoa của năm tánh mười tông, chưa hiển bày viên văn, hoặc được hoặc mất, nếu vào Tông Kính, hiểu chánh rành rẽ. Thể dụng dung hòa, tâm cảnh xen lẫn, không đầy đủ mà thấu triệt phô bày của muôn hữu, sự vô ngại mà toàn trong của một lý. Lại, nếu rốt ráo muốn khỏi kiến của đoạn thường biên tà, phải rõ nghĩa môn sáu tướng của Hoa Nghiêm, thì năng mặc pháp hành xử, năng sở tự mất, tùy duyên động lắng, chẳng hoại có không, đầy đủ đại tổng trì, rốt ráo không lầm lỗi. Nghĩa sáu tướng đây là biện pháp thế gian, tự tại vô ngại, chánh chân hiển bày duyên khởi không lý phân biệt. Nếu là thiện kiến là được môn trí tổng trì chẳng rơi lạc các kiến, chẳng phải bỏ một lấy một mà đều lập đều mất, tuy gồm đồng thời, mà dấy nhiều chẳng có, giả sử mỗi mỗi đầy đủ riêng biệt, ngầm lắng chẳng phải không, chẳng thể dùng có tâm biết, chẳng thể dùng không tâm hợp, rõ ràng trong pháp giới, không văn của tổng biệt, đến trong biển quả, tuyệt yếu chỉ của thành hoại. Nay y cứ nhân môn trí chiếu, các bậc Cổ đức lược dùng thí dụ nói rõ nghĩa sáu tướng, đó tức: Một là tổng tướng, hai là, biệt tướng, ba là, đồng tướng, bốn là, dị (khác) tướng, năm là, thành tướng, sáu là, hoại tướng. Tổng tướng (tướng chung) là thí như một ngôi nhà là tướng chung, rui v.v… là biệt tướng (tướng riêng). Rui v.v… cùng các duyên hòa hợp đồng làm nhà, mỗi mỗi chẳng trái nghịch nhau, chẳng phải làm các vật khác, nên gọi là đồng tướng. Rui v.v… các duyên đắp đổi qua lại lẫn nhau, mỗi mỗi chẳng đồng gọi là dị tướng. Rui v.v… các duyên một nhiều cùng thành gọi là thành tướng. Rui v.v… các duyên mỗi trú ở tự pháp, vốn chẳng làm nên gọi là hoại tướng. Lại, rui tức là nhà, vì rui riêng có thể làm nhà. Nếu lìa rui, tức nhà toàn chẳng thành, nếu lúc được rui tức được nhà vậy. Do đó, rui chẳng phải là thiếu lực, chung thành đều là toàn lực vậy. Nhà đã tức là rui, thì các vật gỗ ngói v.v… khác thảy đều là rui. Nếu bỏ rui tức nhà là không, nhà hoại nên chẳng gọi ngói gỗ v.v… cho nên, ngói gỗ v.v… tức rui đây vậy. Nếu chẳng tức rui là nhà tức chẳng thành, rui ngói gỗ v.v… đều chẳng thành. Nay đã đều thành nên biết tương tức vậy. Rui tức ngoái gỗ v.v… một rui đã vậy, tất cả các duyên khác cũng vậy. Cho nên tất cả pháp duyên khởi chẳng thành tức đã thành vậy. Biệt tướng là rui v.v… các duyên ràng buộc ở tổng. Nếu chẳng diệt là nghĩa tổng chẳng thành, do không lúc biệt tức không tổng vậy, vì nhân biệt nên được tổng vậy. Cho nên, biệt là lấy tổng làm biệt vậy. Như rui tức nhà nên gọi là tổng tướng, tức là rui nên gọi là biệt tướng, nếu chẳng tức nhà chẳng là rui, nếu chẳng tức biệt chẳng gọi tổng.
Hỏi: Nếu là tương tức, cớ sao nói biệt?
Đáp: Chỉ do tương tức vậy nên thành biệt, nếu chẳng tương tức thì tổng ở ngoài biệt, nên chẳng phải tổng vậy. Biệt tại ngoài tổng nên chẳng phải biệt vậy. Đồng tướng là rui v.v… các duyên hòa hợp làm nhà, chẳng trái nghịch nhau nên đều gọi là duyên nhà, chẳng phải làm các vật khác nên gọi là đồng tướng. Tổng tướng là chỉ trông ở một nhà mà nói. Nay, đồng tướng đây nóivề rui gỗ v.v… các duyên mà nói. Tuy thể mỗi ràng buộc, nhưng thành nghĩa lực bằng nhau nên gọi là đồng tướng. Nếu chẳng đồng, thì rui v.v… các duyên qua lại trái nghịch nhau, đều chẳng đồng làm nhà, nhà chẳng được có, nên tức là đoạn vậy. Nếu trái nghịch nhau chẳng làm nhà, mà chấp có nhà là không nhân có nhà nên tức là thường vậy. Tướng khác là rui v.v… các duyên tùy hình tướng tự loại sai biệt vậy.
Hỏi: Nếu dị (khác) là nên chẳng đồng ư?
Đáp: Chỉ do bị vậy do đo mà đồng vậy. Nay đã nhà thành, đồng gọi là duyên, phải biết là dị vậy. Lại, nhân đồng chẳng dị nên mới nói ở các pháp dị vậy. Vì vậy trong kinh nói: “Kỳ lạ thay! Thế Tôn năng ở trong pháp không khác (vô dị) mà nói các pháp dị (khác)”. Biệt tướng nói ở trước, đều là rui v.v… các duyên ràng buộc ở một ngôi nhà, nay dị thường là rui v.v… các duyên đắp đổi hỗ tương lẫn nhau, mỗi mỗi khác vậy. Nếu chẳng phải là hoại pháp vốn duyên chẳng thành nhà vậy, tức là đoạn, nếu hoại duyên chẳng thành nhà mà chấp có nhà, không nhân có nhà, tức là thường vậy. Thành tướng là vì các duyên mỗi trú ở tự pháp vốn chẳng làm vậy. Nghĩa nhà được thành, nếu rui làm nhà tức mất pháp vốn rui vậy, nghĩa nhà chẳng được. Hoại tướng là rui v.v… các duyên mỗi trú ở tự pháp, vốn chẳng làm nhà cho nên nghĩa hoại. Nếu rui làm nhà tức mất pháp rui mất pháp rui nên nhà tức không rui, chẳng được có nhà là đoạn vậy. Nếu mất pháp rui mà có nhà là không rui tức không nhân, không nhân mà có nhà tức là thường vậy. Cho nên nhất tâm chân như là tổng tướng năng gồm tất cả pháp thế gian và xuất thế gian vậy. nói về gồm tất cả pháp là được tên tổng, năng sinh các duyên thành tên khác. Pháp pháp ngang bằng làm đồng tướng, tùy tướng chẳng ngang bằng mà gọi là môn khác, dựng lập cảnh giới nên gọi là, thành, chẳng động tự vị mà làm hoại. Lại nói: Một là, tổng tướng chung tức một hợp nhiều đức. Hai là, tướng riêng tức nhiều đức chẳng phải một. Ba là, tướng đồng tức nhiều nghĩa chẳng trái nghịch nhau. Bốn là, tướng khác tức nhiều nghĩa chẳng tương tợ. Năm là, tướng thành tướng tức do các nghĩa duyên khởi mà thành. Sáu là hoại tướng, tức các duyên mỗi trú ở tự tánh chẳng dời động vậy. Nghĩa môn sáu tướng trên đây là quán trong hàng Bồ-tát sơ địa, thông tất cả pháp môn ở thế gian, năng vào tông của pháp giới, chẳng rơi lạc kiến của đoạn thường. Nếu một mực riêng đuổi theo hạnh vị mà trái với tông. Nếu một hướng đồng mất tấn tu mà rơi lạc lặng lẹ. Do vì vị vị tức Phật, thềm bậc rành rẽ, lớp lớp luyện mài, bản vị chẳng động. Đó thì đồng khác đều cứu tế, lý sự chẳng khuyết, nhân quả không sai, mê ngộ toàn khác biệt. Muốn luận bàn về đại chỉ của sáu tướng tức trở lại đồng với qua sông trong mộng. Nếu nói về chánh tông, mười địa còn giống như dấu vết chim giữa hư không. Nếu nói về viên tu đoạn hoặc, đối trị tập khí chẳng phải không, lý hành qua lại lẫn nhau, khuyết một chẳng thể được. Do đó, Văn thù dùng lý ấn hành, đạo của sai biệt không khuyết, Phổ Hiền dùng hành hiểu lý, môn căn bản chẳng phế bỏ, vi tế chọn kiến như trên, chân thật thức tâm, có thể gọi là giáo quán tương ưng, cảnh trí ngầm hợp, chánh trợ đều xoay vần, mắt chân giúp nhau, thì nhất định có thể để tiếp nối mảy trần sau cùng của các bậc Tiên đức, làm con cháu đời sau của Đấng Giác Vương vậy.