TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 10

Hỏi: Phàm Thánh đồng là cảnh giới nhất tâm. Thế nào là sức tự tại xuất sanh vô ngại?

Đáp: Một là, pháp như thế; hai là, do hạnh nguyện của chư Phật Bồ-tát; ba là, tức chúng sanh tin hiểu tự nghiệp hoặc hiện. Lại, gồm đủ mười lực: Một là, lực pháp như vậy; hai là, lực không vô tánh; ba là, Thần lực chư Phật; bốn là, lực căn lành của Bồ-tát; năm là, lực hạnh nguyện của Phổ Hiền; sáu là, lực tịnh nghiệp của chúng sanh; bảy là, lực thắng giải thâm tín; tám là, lực pháp sanh như huyễn; chín là lực pháp sanh như mộng; mười là, lực sở hiện của chân tâm vô tác. Lại nữa, trong Hoa Nghiêm sớ giải thích rằng: “Một nhiều gìn giữ lẫn nhau cùng làm gốc ngọn, một tâm hiển hiện gồm có mười nghĩa: Một là, riêng nêu độc lập, do đó chỉ một nền độc lập làm chủ; hai là, song hiện đồng thời, vì mỗi mỗi tương tư vô ngại; ba là, hai tướng đều mất, vì cùng đoạt đều hết; bốn là, tự tại vô ngại, ẩn hiển đồng thời vì một khoảng hiện; năm là, đến đi chẳng động, vì mỗi trú bản pháp chẳng hoại tự ngôi vị; sáu là, không sức cùng gìn giữ, vì có sức gìn giữ không sức; bảy là, đây kia không biết, vì mỗi mỗi không tự tánh, pháp pháp chẳng cùng biết chẳng cùng đến; tám là, lực dụng giao triệt, vì khác thể cùng vào, có sức cùng gìn giữ; chín là, tự tánh chẳng phải có, vì không thể tánh mới hay tức nhập vô ngại; mười là, rốt ráo lìa ngôn ngữ, vì ngầm tánh đức chìm biển quả, giải thích rằng: Riêng nêu độc lập, tức trong kinh có kệ tụng:

“Trong nhiều không một tánh,
Một cũng không có nhiều,
Vì hai pháp cùng không,
Được độc lập cũng một”.

Tức nhiều mà chỉ nhiều, nhiều tức một mà chỉ một, phế bỏ mình cùng với người, nên nói độc lập. Hai, song hiện đồng thời là, tức trong kinh có kệ tụng:

“Biết dùng một nên nhiều,
Biết dùng nhiều nên một,
Không mười tức không nhiều,
Không nhiều tức không một”.

Nên hai, song hiện lại không trước sau, như trâu có hai sừng. Ba, hai tướng đều mất, tức hai trước đều xả bỏ vậy. Bốn, tự tại vô ngại là muốn một tức một, vì chẳng hoại tướng. Muốn nhiều tức nhiều, vì một tức nhiều. Một đã như đây, nhiều cũng chuẩn đó, thường một thường nhiều, thường tức chẳng hoại, nên nói là tự tại. Năm, đến đi chẳng động là một vào nhiều mà một còn, nhiều vào một mà nhiều chẳng mất, như hai gương cùng vào mà chẳng động bản tướng, tương tức cũng vậy. Sáu, không sức cùng gìn giữ là nhân một có nhiều. Nhiều không sức mà gìn giữ một. Nhân nhiều có một, một không sức mà gìn giữ nhiều. Bảy, đây kia không biết là cả hai qua lại y cứ đều không thể dụng, nên chẳng cùng biết, như trong kinh có kệ tụng:

“Các pháp không tác dụng,
Cũng không có thể tánh,
Cho nên hết thảy kia,
Mỗi mỗi chẳng cùng biết”.

Tám, lực dụng giao nhau triệt để, tức như trong kinh có kệ tụng:

“Trong một giải vô lượng nghĩa,
Trong vô lượng giải một nghĩa”.

Chín, tự tánh chẳng phải có là qua lại làm nhân khởi khắp thể tánh không. Mười, rốt ráo lìa ngôn ngữ, là chẳng thể nói một, chẳng thể nói chẳng phải một, chẳng thể nói cũng một cũng chẳng phải một. Chẳng thể nói cũng một cũng chẳng phải một, chẳng thể nói chẳng phải một chẳng phải chẳng phải một, không thể nói tương tức, do vì tương nhập không thể nói tương nhập. Do vì tương tức, không thể nói tức nhập, vì chẳng tưởng, không thể nói chẳng tức nhập, vì qua lại giao nhau triệt để, miệng muốn nói mà từ tiêu mất, tâm sắp duyên mà nghĩ ngợi dứt, chỉ chứng trí biết vì đồng biển quả. Một nhiều đã vậy, nhiễm tịnh v.v… các pháp không gì chẳng đều vậy.

Lại nữa, nói về Lý nhất tâm tròn riêng, lực vô ngại là lý tròn riêng biến khắp, nhỏ nhiệm khó phân biệt, thì cần có sai biệt mới năng biến, nếu chẳng sai biệt chẳng thể biến khắp tròn, thì không cần sai biệt mà hay biến khắp, pháp năng biến khắp mỗi mỗi viên dung nên không sai biệt, mà nói viên dung là một hội tức hết thảy kia hội cũng chẳng phải hội đây, nơi nơi đều đến vậy. Tức đây, tức kia, tức một tức nhiều, nên nói là viên dung. Lại nói về nơi sở biến để luận về tổng biệt. Tên

Đông chẳng phải tên Tây, sở biến là Riêng vậy. Hội đây tức Hội kia, nơi sở biến là chung vậy. Lại nói về năng biến để luận về tròn riêng, cần dùng pháp của sai biệt mới có thể biến khắp, đó gọi là riêng, nay là pháp viên dung không sai, tức năng biến nên gọi là tròn vậy. Biệt trước như xếp bày muôn sao khắp chín trời, Riêng đây như một vầng nguyệt rơi lạc trăm sông. Chung trước như một ánh mây tỏa khắp vũ tru, tròn đây như hòa hương ngát cả một phòng, nên nói chung tròn có khác vậy.

Trong luận Hoa Nghiêm nói: “Hoa tạng giới đây ẩn hiển tự tại, vì lợi chúng sanh hiển thắng phước đức, tức đủ tướng muôn sai, quang minh hiển chiếu, nếu khiến chúng sanh tình không chấp trước, như mây huyễn tan, một vật bèn không có chỗ được vì còn kế tính đó, vì như Đại nguyện trí lực đây, tự thể pháp tánh là không; không tánh lực, ẩn hiển tự tại, nếu tùy pháp tánh muôn tướng đều không, tùy trí lực các tướng theo hiện, ẩn hiển tùy duyên đều là vô tác. Phàm phu chấp trước dùng làm vô minh, chấp chướng đã không, trí dụng tự tại, chẳng lìa cảnh của nhất chân, hóa nghi trăm biến. Do đó, mùi tên xuyên thủng hổ đá, chẳng phải chỗ công lực có khả năng, sai bảo ba quân, đâu phải đồng men rượu tạo nên. Măng trồi mọc từ cốc lạnh, chẳng phải do ánh dương sanh ra, cá nhảy vọt sông băng, đâu phải do lưới chài khiến vậy, tất cả đều vì tâm cảm hiển linh thông đó. Nên biết muôn pháp hành xử đều là sức của tự tâm, nếu hoặc tin nhận đủ lực năng đây thì rộng mở cửa chướng, khô cạn biển nghiệp. Do đó kinh Nhân Vương nói: “Năng khởi một niệm tin thanh tịnh, người đó vượt quá trăm ngàn kiếp ức kiếp vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp hết thảy khổ nạn, chẳng sanh vào ác thú, không bao lâu sẽ chứng đắc Bồ-đề Vô thượng”.

Do đó, rõ tâm vô tác tức ngộ nghiệp không, lúc Quán nghiệp không, gọi là đắc đạo. Đạo đó hoặc hiện, trí vào chẳng sáng. Lúc tâm trí sáng ở trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, pháp ấy hay hiện sực tự lợi lợi tha, như kinh Hoa Nghiêm nói: “Tỳ-kheo Thiện Hiện kinh hành trong rừng, nói cùng Thiện Tài rằng: “Này thiện nam! Lúc tôi kinh hành, trong một niệm, hết thảy mười phương đều hiện tiền, vì trí tuệ thanh tịnh.

Trong một niệm, tất cả thế giới thảy đều hiện tiền, vì trải qua số thế giới không thể nói, không thể nói vậy. Trong một niệm, số cõi Phật không thể nói không thể nói thảy đều trang nghiêm thanh tịnh, vì sức thành tựu đại nguyện. Trong một niệm, các hạnh sai biệt không thể nói, không thể nói thảy đều hiện tiền, vì đầy đủ trí mười lực. Trong một niệm, thân chư Phật thanh tịnh không thể nói, không thể nói thảy đều hiện tiền, vì thành tựu sức hạnh nguyện Phổ Hiền. Trong một niệm, cung kính cúng dường chư Như Lai ở các cõi Phật như số vi trần không thể nói, không thể nói, vì thành tựu tâm nhu nhuyến nguyện lực cúng dường Như Lai vậy.

Trong một niệm, lãnh thọ pháp của chư Như Lai nhiều không thể nói không thể nói, đắc chứng pháp A tăng-kỳ sai biệt, vì sức trú trì pháp luân Đà-la-ni. Trong một niệm, biển hạnh của chư Bồ-tát không thể nói không thể nói thảy đều hiện tiền, vì nguyện lực đắc năng tịnh hết thảy hạnh như lưới Nhân Đà-la. Trong một niệm, biển các Tam-muội không thể nói không thể nói thảy đều hiện tiền, vì nguyện lực đắc ở một môn Tam-muội vào hết thảy môn Tam-muội đều khiến thanh tịnh.

Trong một niệm, biển các căn không thể nói không thể nói thảy đều hiện tiền, vì nguyện lực được rõ biết ngằn mé các căn ở trong một căn thấy hết thảy căn. Trong một niệm, số thời như vi trần các cõi Phật không thể nói không thể nói thảy đều hiện tiền, vì nguyện lực được tất cả thời chuyển pháp luân chúng sanh giới tận mà pháp luân không tận. Trong một niệm, biển hết thảy ba đời không thể nói không thể nói thảy đều hiện tiền, vì nguyện lực được rõ biết trong tất cả thế giới hết thảy ba đời phân vị trí Quang minh, kinh hành đã vậy, ngồi đứng cũng vậy”. Nên trong kinh Pháp Hoa có kệ tụng rằng:

“Phật tử trú địa này,
Thì là Phật thọ dụng,
Thường trú ở trong đó,
Kinh hành và ngồi nằm”.

Hỏi: Trong Tông Kính Lục đây, sở nhân đức dụng, có nhân duyên gì khiến các pháp đây chứa lẫn nhau vô ngại?

Đáp: Nói theo tông Hoa Nghiêm thì có mười nghĩa đó: Một là, Duy tâm hiện, nghĩa là hết thảy các pháp do chân tâm hiện thành, như nước biển lớn toàn thể thành sóng, vì hết thảy pháp không gì chẳng là nhất tâm. Các tướng lớn nhỏ v.v… đều tùy tâm lưu chuyển tức vào vô ngại. Hai là, không định tánh, nghĩa là đã duy tâm hiện theo duyên mà sanh, không có tánh cố định, tánh tướng đều lìa, nhỏ chẳng phải cố định nhỏ, nên hay dung chứa thái hư mà có thừa, do vì đồng không ngoài của lớn. Lớn chẳng phải cố định lớn, nên hay vào mảy trần nhỏ mà không gián đoạn, vì đồng không trong của nhỏ. Vậy thì ngang bằng vi trần của thái hư, ngậm chứa cõi nước rộng lớn như mảy trần, có gì khó ư? Do đó, một chẳng phải cố định một, nên có thể là tất cả, nhiều chẳng phải cố định nhiều nên có thể là một. Biên chẳng phải cố định biên, nên có thể tức trung. Trung chẳng phải cố định trung, nên có thể tức biên. Dài ngắn tĩnh loạn v.v… mỗi mỗi đều vậy. Ba là, duyên khởi tương do (bởi nhau), nghĩa là biển pháp duyên khởi trong pháp giới lớn, nghĩa môn vô lượng lược có mười môn, đủ như trong quyển sau nói ở nhân duyên pháp tánh. Bốn là, pháp tánh dung thông môn, nghĩa là nếu chỉ nói về sự thì qua lại chướng ngại không thể tức nhập, nếu chỉ nói về lý thì chỉ một vị, không thể tức nhập. Nay thì lý sự dung thông, đủ vô ngại đó, nghĩa là một sự chẳng khác lý, lúc nhiếp đủ lý tánh khiến nhiều sự kia chẳng khác lý, tùy chỗ y cứ lý đều hiện ở trong. Nếu trong một, nhiếp lý chẳng tận thì chân lý có phân hạng mất, nếu trong một nhiếp lý tận, nhiễu sự chẳng tùy hiện, thì sự ở ngoài lý mất. Nay đã trong của một sự toàn nhiếp lý tận, nhiều sự há chẳng y cứ hiện trong nên Hoa Nghiêm phẩm tụng nói:

“Thế giới Hoa tạng có các trần,
Trong mỗi trần thấy pháp giới”.

Pháp giới tức sự pháp giới vậy, đó tức là tổng ý. Biệt cũng có mười Huyền môn: Thứ nhất, tức chân lý cùng hết thảy pháp mà cùng tương ưng nhiếp lý không sót, tức là các môn các pháp đồng thời đủ môn. Thứ hai, sự đã như lý năng bao quát, cũng như lý rộng khắp chẳng hoại tướng hẹp, nên có rộng hẹp thuần tạp vô ngại môn. Lại, tánh thường bình đẳng nên thuần, nhiếp khắp các pháp nên tạp. Thứ ba, lý đã khắp tại tất cả nhiều sự, nên khiến một sự tùy lý khắp trong tất cả, nên có một nhiều tương dung môn. Lại như tự tướng trần là một do tự một chẳng động mới hay khắp nên thành nhiều, nếu động tự tức mất khắp nên nhiều, cũng chẳng thành một, hai ba đều như vậy. Lại nữa, một nhiều do nhau thành lập, như một toàn là nhiều mới gọi là một. Lại nhiều toàn là một mới gọi là nhiều, ngoài nhiều không riêng một, rõ biết là một trong nhiều, ngoài một không riêng nhiều, rõ biết là nhiều trong một. Bởi vì chẳng phải nhiều nhưng hay làm một nhiều. Chẳng phải một nhưng hay làm nhiều một, vì chẳng mất không tánh mới có trí của một nhiều. Trong kinh có kệ tụng:

“Thí như pháp toán số,
Thêm một đến vô lượng,
Thảy đều là số gốc,
Trí tuệ nên sai biệt”.

Thứ tư, chân lý đã chẳng lìa các pháp thì một sự tức là chân lý, vì chân lý tức là tất cả sự. Cho nên, một đây tức là tất cả sự kia. Tất cả tức một trái với trên có thể biết, nên có tương tức tự tại môn. Thứ năm, do chân lý tại sự vì mỗi mỗi toàn chẳng phải phần, chánh tại đây lúc kia tức làm ẩn, nên có ẩn hiển môn. Thứ sáu, chân lý đã là gồm khắp các pháp, trệ ở sự của năng y kia, đốn tại trong một, nên có vi tế môn. Thứ bảy; đây toàn nhiếp lý nên hay hiện tất cả, kia toàn gồm lý, đồng đây chóng hiện. Đây hiện thời kia, kia năng hiển sở hiện đều hiện trong đây. Kia hiện thời đây, đây năng hiện sở hiện đều hiện trong kia, như vậy lớp lớp vô tận, nên có Đế võng môn. Sở dĩ chân như rốt ráo vì vô tận vậy. Thứ tám, tức sự đồng lý nên tùy nêu một sự tức chân như môn, nên có Thác sự môn. Thứ chín, chân như khắp tại ngày đêm vì ngày tháng năm kiếp đều toàn tại, thời của tại ngày chẳng khác tại kiếp nên có Thập thế dị thành môn. Huống hồ thời nhân pháp mà có, pháp dụng thời chẳng dung ư? Thứ mười, sự tức lý thời chẳng ngại, cùng tất cả các thứ khác luôn tương ưng, nên có chủ bạn môn. Lại có nghĩa là trần là pháp giới thể không phân tể, thông khắp tất cả, đó là chủ vậy, tức hết thảy kia mỗi mỗi riêng biệt, nên là bạn vậy. Bạn chẳng khác chủ, hẳn toàn chủ mà thành bạn, chủ chẳng khác bạn, cũng toàn bạn để thành chủ, chủ đó cùng bạn qua lại giúp đỡ thâu gồm, nếu gồm nhau kia đây cùng không, không thể riêng nói tất cả, nếu giúp nhau thì đây kia cùng có, không thể đồng nói tất cả, đều do tức chủ tức bạn, cho nên cũng đồng cũng khác, phải biết trong chủ cũng chủ cũng bạn, trong bạn cũng bạn cũng chủ vậy, nên một lý dung thông, mười môn đầy đủ vậy, nên biết, lý đây trần trần đều đủ niệm niệm viên dung, không có mười pháp mà chẳng phải chỗ kia, như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Thời kia, khắp cứu chúng sanh diệu đức dạ thần vì Thiện Tài đồng tử thị hiện thần lực Bồ-tát điều phục chúng sanh giải thoát, dùng các tướng tốt trang nghiêm thân đó, ở giữa chặng mày phóng Đại quang minh, gọi là Trí đăng phổ chiếu thanh tịnh phan, Vô lượng quang minh lấy làm quyến thuộc, ánh sáng đó chiếu khắp tất cả thế gian, chiếu thế giới rồi vào đảnh đầu Thiện Tài song khắp thân đó.

Khi ấy, Thiện Tài liền đắc rốt g giữa thanh chỗ ráo tịnh luân Tam-muội. Đắc Tam-muội ấy rồi đều thấy hai thần hai nơi và khoản có hết thảy địa trần thủy trần cho đến hỏa trần Kim cang ma-ni các báu vi trần hương hoa, anh lạc, các thứ trang nghiêm, hết thảy như vậy chỗ có vi trần, trong mỗi mỗi trần mỗi thấy cõi Phật, số thế giới như vi trần thành hoại và thấy tất cả địa thủy hỏa phong các đại chủng tụ, cũng thấy tất cả thế giới tiếp vận đều dùng địa luân nhậm trì mà trú. Các thứ núi biển, các thứ sông ngòi, các thứ cây rừng, các thứ cung điện, chỗ gọi là cung điện trời, cung điện rồng, cung điện Dạ-xoa, cho đến cung điện phòng nhà của Ma-hầu-la-già, nhân phi nhân v.v… Địa ngục, súc sanh, Diêm-la vương giới tất cả trú xứ, các thú luân chuyển sanh tử qua lại, tùy chuyển thọ báo mỗi mỗi sai biệt, không gì chẳng đều thấy, lại thấy tất cả thế giới sai biệt, chỗ gọi là hoặc có thế giới tạp uế, hoặc có thế giới thanh tịnh, hoặc có thế giới thú tạp uế, hoặc có thế giới thú thanh tịnh, hoặc có thế giới tạp uế thanh tịnh, hoặc có thế giới hình đó bình chánh, hoặc có lật úp trú, hoặc có nghiêng trú, hết thảy thế giới như vậy trong hết thảy thú, đều thấy nơi khắp cứu chúng sanh dạ thần đây trong tất cả thời tất cả xứ, tùy hình mạo ngôn từ giải hạnh của các chúng sanh sai biệt, dùng sức phương tiện hiện khắp trước đó, tùy nghi hóa độ”. Năm là, như huyễn mộng là giống như Huyễn sư hay huyễn hóa một vật lấy làm các thứ huyễn, các thứ vật lấy làm một vật v.v…

Trong kinh nói: “Hoặc hiện chỉ trong chốc lát làm trăm năm v.v…”. Hết thảy các pháp do nghiệp huyễn làm nên, nên một khác vô ngại, nói như mộng là như điều thấy rộng lớn trong mộng mà chưa rời trên gối, trải qua thời gian lâu xa mà chưa qua khoảnh khắc đó. Sáu là, như ảnh tượng như trong kinh nói: “Vật xa vật gần tuy đều ảnh hiện, ảnh chẳng tùy theo vật mà có xa gần v.v…”. Bảy là, nhân vô hạn, nghĩa là chư Phật Bồ-tát xưa trước tại trong nhân thường tu các Quán duyên khởi vô tánh v.v… Đại nguyện hồi hướng v.v… xứng với pháp giới, tu đến vô lượng nhân thù thắng khác, nên nay như quả được khởi, đủ đầy vô ngại đó. Tám là, Phật chứng cùng cố là do ngầm chân tánh được dụng như tánh, nên trong kinh nói: “Công đức không lường nên hay như vậy”. Chín là, Thâm định dụng cố, nghĩa là sức các môn Tam-muội như Hải ấn định v.v… nên trong phẩm Hiền Thủ có kệ tụng rằng:

“Vào các Tam-muội như vi trần,
Mỗi mỗi sanh ra vi trần định,
Mà vi trần ấy cũng chẳng thêm v.v…”

Mười là, thần thông giải thoát cố, nghĩa là do mười thông và các giải thoát chẳng thể nghĩ bàn v.v… nên trong phẩm pháp Bất tư nghì ở phần mười thứ giải thoát nói: “Ở trong một trần dựng lập ba đời hết thảy Phật pháp v.v…

Hỏi: Đặt để tâm làm tấm gương có chứng văn gì?

Đáp: Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Thể tướng giác có bốn thứ Đại nghĩa, cùng ngang bằng như hư không, giống như gương sạch: Một là, như gương thật không, xa lìa tất cả tướng tâm cảnh giới, không pháp có thể hiện, vì chẳng phải nghĩa giác chiếu. Hai là, gương nhân huân tập, nghĩa là như thật chẳng không, hết thảy cảnh giới thế gian đều hiện ở trong, chẳng ra chẳng vào chẳng mất chẳng loại, thường trú nhất tâm, vì tất cả pháp tức là tánh chân thật, lại tất cả nhiễm pháp chỗ chẳng thể nhiễm, trí thể chẳng động, vì đầy đủ vô lậu huân chúng sanh. Ba là, gương pháp xuất ly, nghĩa là chẳng không, vượt ngoài phiền não chướng ngại, lìa tướng hòa hợp vì thuần sáng sạch. Bốn là, gương duyên huân tập, nghĩa là y cứ pháp xuất ly, chiếu khắp tâm chúng sanh, khiến tu căn lành, tùy ý niệm mà thị hiện”. Nên luận Thích Ma-ha-diễn nói là “Tánh tịnh bản giác”. Trung Luận nói: “Thể tướng giác có bốn nghĩa lớn, cùng ngang bằng như hư không v.v… giống như gương sáng sạch”.

Trong bốn thứ nghĩa lớn đây, mỗi mỗi có hai nghĩa, cùng với nghĩa lớn ấy chẳng cùng xả ly. Một là, nghĩa đẳng không; Hai là, nghĩa đồng kính. Như trong luận nói: “Lại nữa, thể tướng của giác có bốn nghĩa lớn, cùng ngang bằng hư không, giống như gương sạch, nên nói sao gọi là như gương thật không? Và có hai nghĩa, nghĩa đó thế nào? Kệ tụng nói: Trong Tánh tịnh bản giác, xa lìa nghĩ biết biết, như xa lìa cảnh vọng, thật bày nghĩa xa lìa, gương Ma-xa-trật-sa, nêu một chuyển biến một. Nên luận nói: Trong thể tánh của Tánh tịnh bản giác, xa lìa tất cả phan duyên nghĩ biết, các thức hý luận, thành tựu nghĩa nhất vị bình đẳng, nên gọi là Như, xa lìa tất cả cảnh giới hư vọng, các thứ tướng phần, thành tựu tướng chân thật quyết định, nên gọi là thật, vì muốn hiện bày nghĩa xa lìa, nên gọi là không, gương nghĩa là dụ sáng, nhưng gương trong đây thì dụ cho gương châu Ma-xa-trật-sa, chẳng phải các thứ gương Du-ma v.v… khác dùng làm thí dụ. Tại sao? Đem gương Ma- xa-trật-sa đây an đặt một nơi, châu trong trước gương hoặc chứa các thứ đá, hoặc chứa các thức ăn uống, hoặc chứa các thứ trang nghiêm, hoặc chứa gương châu đồng loại, trong gương châu ấy, các ảnh tượng khác chẳng hiện, chỉ châu đồng loại phân minh hiện rõ, nên gương như thật không cũng lại như vậy. Ở trong gương đây, chỉ đồng loại đối đãi thanh tịnh an lập tập thành, các thứ loại khác, các pháp quá loạn thảy đều xa lìa.

Như trong luận nói: Một là, gương như thật không, xa lìa tất cả tướng tâm cảnh giới, vì không pháp nào có thể hiện, mỗi mỗi có hai thứ nghĩa, mà chỉ hiện bày nghĩa đồng như gương, nghĩa bằng hư không chẳng hiện bày ư? Do vì nêu một nghĩa gồm chỉ bày một nghĩa. Nếu là như vậy, sao gọi là nghĩa bằng hư không ư? Nghĩa là như hư không thanh tịnh không nhiễm, nơi bốn chướng không thể ngăn che, rộng lớn vô biên, chỗ ba đời chẳng thể gồm nhiếp. Gương như thật không cũng lại như vậy, nên chẳng phải nghĩa giác chiếu, nên đó tức là thị hiện xa lìa nhân duyên, vì như trong gương châu Ma-xa-trật-sa kia các ảnh tượng như đá v.v… chẳng hiển hiện trước, vì đá v.v… các pháp đều là thô dơ. Trong gương châu Bản giác đây, các thứ pháp vọng chẳng hiện bày trước, tất cả nhiễm pháp thảy đều là vô minh, tướng của bất giác, vì không nghĩa chiếu đạt. Thế nào gọi là gương nhân huân tập? Và có hai nghĩa, tướng đó như thế nào? Kệ tụng rằng:

“Trí bản giác tánh tịnh,
Ba thứ pháp thế gian,
Thảy đều chẳng xa lìa,
Vì một giác huân tập.
Quả trang nghiêm pháp thân,
Nên gọi nhân huân tập,
Gương luân nhiều hoa lê,
Không dung nhận khắp một”.

Luận nói: Bản giác tánh tịnh, ba thế gian thảy đều chẳng lìa, huân tập ba kia mà làm một giác huân tập, trang nghiêm quả của một đại pháp thân, cho nên gọi là gương nhân huân tập. Thế nào gọi là ba thứ thế gian? Một là, chúng sanh thế gian; Hai là, khí thế gian; Ba là, Trí chánh giác thế gian. Chúng sanh thế gian nghĩa là dị sanh tánh giới. Khí thế gian, nghĩa chốn – nơi ý chỉ, Trí chánh giác thế gian, nghĩa là Phật Bồ-tát. Đó gọi là Ba, gương trong đây là gương luân nhiều hoa lê, như dùng xe nhiều hoa lê an đặt một nơi, nhóm tập tất cả các vật, do vì hoa ấy xông ướp tất cả các vật thảy đều sáng sạch. Lại, vật sáng sạch hiện tiền trong Hoa thảy đều không thừa, trong hết thảy vật, hoa ấy hiện tiền cũng lại không thừa. Gương nhân huân tập cũng lại như vậy, huân tất cả pháp làm giác thanh tịnh, huân khiến bình đẳng. Lại nữa, nghĩa hư không thì có hai thứ: Một là nghĩa dung thọ; hai là nghĩa biến nhất. Nghĩa dung thọ là dung thọ các sắc vì không chướng ngại, nghĩa biến nhất là các thứ giống sắc chỉ có một chủng vì Đại hư không. Như trong luận nói: Hai là gương nhân huân tập, nghĩa là như thật chẳng không, vì hết thảy cảnh giới thế gian đều hiện trong đó. Bản giác như vậy, từ vô thủy đến nay, xa lìa bốn thứ lỗi lầm, tự tánh thanh tịnh thường trú nhất tâm. Một là, xa lìa lỗi lầm bất biến, vì ba thứ thế gian chẳng vượt ngoài gương bản giác thanh tịnh, như trong luận nói: Vì chẳng vượt ngoài. Hai là, xa lìa lỗi lầm tạp loạn, vì hết thảy các pháp chẳng vào gương bản giác thanh tịnh, như trông luận nói vì chẳng vào. Ba là xa lìa lỗi lầm Quá hoạn, trong gương bản giác hiện tiền các pháp, vì không gì chẳng là tịnh công đức của bản giác, như trong luận nói vì chẳng mất. Bốn là xa lìa lỗi lầm vô thường, trong gương bản giác hiện tiền các pháp, vì không gì chẳng là trí vô vi thường trú, như trong luận nói vì chẳng hoại. Xa lìa lỗi lầm biên, thật trong viên mãn, cho nên nói là Nhất tâm thường trú.

Từ đây trở xuống là hiển bày nhân duyên, bởi nhân duyên gì mà trong Trí bản giác, các thứ giống pháp như bản giác kia lìa các lỗi lầm ư? Vì tất cả các pháp thảy đều không gì thể chẳng chân thật, như trong luận nói: “Do vì tất cả các pháp đều là tánh chân thật”, nên từ đây trở xuống làm duyên dứt nghi. Nghĩa là có chúng sanh nghi ngờ rằng: Trong ba thứ thế gian, chúng sanh thế gian do vô minh nhiễm pháp đầy đủ viên mãn, lưu chuyển biến động không lúc ngưng nghỉ. Thế gian như vậy hiện là bản giác, không thể được nói. Bản giác thanh tịnh xa lìa các lỗi quá, do vì nghĩa đây nay thông mà nói. Lại, tất cả nhiễm pháp chỗ chẳng thể nhiễm là thật trí Bát-nhã, thể nó bất động, tự tánh thanh tịnh đầy đủ vô lậu, thường luôn huân tập chúng sanh thế gian vì khiến thanh tịnh, như trong luận nói. Lại, hết thảy nhiễm pháp chỗ chẳng thể nhiễm. Thể trí chẳng động, đầy đủ vô lậu vì huân chúng sanh. Thế nào gọi là gương pháp xuất ly? Và có hai nghĩa, tướng đó thế nào? Kệ tụng rằng:

“Pháp như thật chẳng không,
Xa lìa ba lỗi lầm,
Viên mãn ba thứ đức,
Gọi là pháp xuất ly,
Gương tiêu luyện pha lê,
Không – nghĩa xa lìa sắc”.

Luận nói: Tánh đức vô lậu xa lìa ba lỗi quá, viên mãn ba đức gọi là pháp xuất ly. Thế nào gọi là ba thứ quá thất? Một là, vô minh nhiễm phẩm gọi là phiền não chướng ngại; hai là, căn bản vô minh gọi là trí chướng ngại; ba là, câu hợp chuyển tướng gọi là hý luận thức. Đó gọi là ba. Ba lỗi lầm như vậy rốt ráo xa lìa nên gọi là xuất ly. Như trong luận nói: Ba là gương pháp xuất ly, nghĩa là pháp chẳng không vượt ngoài phiền não chướng ngại, trí chướng ngại, vì lìa tướng hòa hợp. Thế nào gọi là ba thứ công đức? Một là, công đức thuần thành tựu; hai là, công đức tịnh thành tựu; ba là, công đức minh thành tựu. Đó gọi là ba. Như trong luận nói: Vì thuần tịnh minh (thuần sáng sạch) nên xa lìa lỗi lầm nào, viên mãn đức nào? Nghĩa là xa lìa phiền não chướng ngại, viên mãn công đức tịnh thành tựu, xa lìa trí chướng ngại, vô minh công đức minh thành tựu, xa lìa hòa hợp chuyển tướng, viên mãn công đức thuần thành tựu. Tại sao? Vì tương đối pháp nhũ. Gương trong đây, nghĩa là châu pha lê. Thí như châu pha lê chìm sâu trong bùn sình, thì liền vọt lên xa lìa bùn sình đó, vọt cao với lượng một trượng. Nếu đặt để trong nước đục, khua lẫn thành trần lụy, chỉ trên nước thanh tịnh, an trú trong đó. Nếu đặt để trong rừng phước đa-già thì xuất hiện hương thơm ngăn ngại mùi uế kia, cách xa mà dừng. Gương pháp xuất ly, cũng lại như vậy, dụ trong đây là dụ nghĩa tự thể tịnh. Nghĩa Đẳng không là nghĩa xuất ly sắc, nghĩa là như hư không xa lìa đại chủng, một hướng thanh tịnh, gương pháp xuất ly cũng lại như vậy. Thế nào gọi là gương duyên huân tập? Và có hai nghĩa, tướng nó thế nào? Kệ tụng rằng:

“Ở vô lượng vô biên,
Các chúng sanh trong duyên,
Sanh vô lượng vô biên,
Ứng hóa thân thù thắng.
Huân tập tâm chúng sanh,
Xuất sanh các căn lành,
Tăng trưởng hai vòng hoa,
Trang nghiêm quả pháp thân.
Nên gọi duyên huân tập,
Trong gương pha lê không,
Tùy thuận nghĩa thành tựu,
Như pháp nên quán sát”.

Luận nói: Thí như đem châu pha lê an đặt một nơi, bao quanh chất chứa các thứ châu sắc màu. Châu pha lê kia tùy hướng châu sắc màu hiện tiền chuyển biến. Gương duyên huân tập cũng lại như vậy. Lại thí như hư không có sức tự tại, đối với trong tất cả sự tạo tác, tùy thuận mà thành lập, gương duyên huân tập cũng lại như vậy. Đối với trong sự tu hành của tất cả chúng sanh vì tùy nên dựng lập. Như trong luận nói: Bốn là gương duyên huân tập, nghĩa là y cứ pháp xa lìa nên chiếu khắp tâm của chúng sanh, khiến tu căn lành, vì tùy niệm thị hiện. Nêu bốn thứ đại nghĩa bản giác như vậy, biến khắp tất cả chúng sanh giới, tất cả Nhị thừa giới, hết thảy Bồ-tát giới, hết thảy Như Lai giới, trong đó, không nơi nào chẳng trú, không nơi nào chẳng chiếu, không nơi nào chẳng thông, không nơi nào chẳng đến. Đầy đủ viên mãn, Khởi Tín sớ giải thích rằng: Bản giác tánh tịnh là dùng không và gương để thí dụ giải riêng bốn nghĩa. Luận nói: Một là gương như thật không, xa lìa tất cả tướng tâm cảnh giới, không pháp nào có thể hiện, vì chẳng phải nghĩa của giác chiếu. Mới đầu, trong nội chân như, vọng pháp vốn không, chẳng phải trước có mà sau không, nên nói là Như thật không. Đến dưới giải thích nghĩa không. Tâm điên đảo và cảnh vọng, vốn chẳng tương ưng nên nói xa lìa, chẳng phải nghĩa là có mà chẳng hiện. Chỉ vị pháp vọng lý không, nên không thể hiện cảnh, chẳng phải chẳng thể hiện, chỉ vì sừng thỏ không, nên không thể hiện vậy. Chẳng phải giác chiếu là có hai nghĩa: Một là, dùng vọng niệm ngóng trông ở chân trí, không công của giác chiếu, do vì tình chấp trái nghịch lý, như gương chẳng phải tức vật bên ngoài, vì vật bên ngoài ấy không nghĩa chiếu dụng, nên hiển bày trong gương không thể của vật bên ngoài. Hai là, dùng bản giác trông ngóng ở vọng pháp, cũng không công năng của giác chiếu, do vì vọng vốn không, như mắt sáng sạch trông nhìn hoa đốm hư không, không công của chiếu trông. Cũng như gương trông soi sừng thỏ.

Hỏi: Nếu vậy, tại sao trong gương nhân huân tập ở dưới liền hiện các pháp thế gian?

Đáp: Nói về y tha tợ pháp, đây là chân tâm tùy huân sở tác, vì không có tự thể, chẳng khác chân như, nên trong luận nói: “Do vì tất cả pháp tức tánh chân thật”. Nên đây nói về Biến kế sở chấp thật tánh, nên không thể hiện vậy.

Hỏi: Sở hiện tợ pháp, há chẳng do chấp thật có kia ư?

Đáp: Tuy do chấp thật có, nhưng tợ luôn chẳng phải thật. Như ảnh do chất, ảnh luôn chẳng phải thật. Trong gương hiện ảnh chẳng hiện chất. Vì chẳng hiện chất nên nói là gương không. Vì năng hiện ảnh, là nhân huân vậy.

Luận nói: “Hai là gương nhân huân tập, nghĩa là như thật chẳng không, hết thảy cảnh giới thế gian đều hiện ở trong. Chẳng ra chẳng vào chẳng mất chẳng hoại, thường trú nhất tâm. Do vì tất cả pháp tức tánh chân thật. Lại tất cả nhiễm pháp, chỗ chẳng thể nhiễm, trí thể chẳng động đầy đủ vô lậu, vì huân chúng sanh nên vậy”. Giải thích: Nội có hai nghĩa nhân: Một là, nhân năng tác hiện pháp; hai là, nhân tác nội huân cũng có thể một là nghĩa nhân và hai là nghĩa huân tập. Nên nói nhân huân tập vậy. Nói như thật chẳng không, tức đây là gồm xuất thể nhân huân, nghĩa là có tự thể và công năng. Với hai nhân, trong một là hết thảy cảnh giới thế gian đều hiện, rõ ràng tất cả các pháp lìa ngoài tâm đây không có thể tánh riêng biệt, như trong gương năng hiện ảnh vậy. Chẳng ra là tâm đợi huân và hiện các pháp chẳng phải chẳng huân mà tự ra vậy. Chẳng vào là lìa tâm do vì không năng huân nên chẳng từ ngoài vào vậy. Chẳng mất là tuy chẳng theo trong ra ngoài vào, nhưng lúc duyên khởi hiển hiện không gì chẳng có nên nói là chẳng mất vậy. Chẳng hoại là các pháp duyên tập khởi không chỗ theo, chẳng khác chân như nên không thể hoại, như ảnh trong gương, vì nhân gương nên không thể hoại vậy. Thường trú nhất tâm là hội thể tương đồng. Nhiễm pháp chẳng thể nhiễm là do vì tánh tịnh. Trí thể chẳng động là vì vốn không nhiễm nên nay chẳng bắt đầu tịnh, cho nên trí của bản giác chưa từng dời động. Lại, tuy hiện nhiễm pháp chẳng là sở nhiễm, nên nói là chẳng động, như tượng trong gương tùy chất chuyển biến, nhưng thể gương đó chưa từng động vậy.

Lại, một gương không lìa tất cả thể của vật bên ngoài. Hai gương chẳng không, nghĩa là thể không gì chẳng thể hiện muôn tượng, ba gương tịnh, nghĩa là đã lau chùi các trần cấu, bốn gương thọ dụng, nghĩa là đặt để nơi nhà cao, người cầu thì thọ dụng. Hai gương trước tự tánh tịnh, hai gương sau lìa cấu tịnh. Lại hai gương đầu căn cứ lúc nhân ẩn mà nói, hai gương sau căn cứ lúc quả hiển mà nói. Lại hai gương trước là nói về không và chẳng không, hai gương sau là nói về thể và dụng. Như trong kinh Phật Địa nói: “Lại nữa, Diệu Sanh! Đại viên kính trí là như y tựa gương tròn các tượng ảnh hiện, cũng như vậy, nương tựa ở gương trí Như Lai, các xứ cảnh thức các tượng ảnh hiện, chỉ dùng gương tròn để làm thí dụ, phải biết gương tròn, gương trí Như Lai bình đẳng bình đẳng, cho nên gương trí gọi là viên kính trí, gương Như Lai tròn lớn, người có phước lạc, treo nơi cao thắng không chỗ dao động. Vô lượng chúng sanh có qua lại, ngay đó mà quán sát tự thân được mất, là muốn còn được xả bỏ các mất.

Như vậy, Như Lai treo viên kính trí nơi tịnh pháp giới, vì không gián đoạn, không chỗ dao động, muốn khiến vô lượng vô số chúng sanh quán nơi nhiễm tịnh, là muốn lấy tịnh xả bỏ các nhiễm. Lại như gương tròn rất khéo lau sáng soi sạch không dơ ánh sáng tỏa khắp. Như vậy, Như Lai Đại viên kính trí đối với trên Phật trí, tất cả phiền não dơ bẩn sở tri chướng trọn hẳn xa lìa, rất khéo lau sáng, làm nương tựa định chỗ nhiếp trì, soi sạch không dơ, làm sự lợi lạc cho các chúng sanh, ánh sáng chiếu khắp. Lại như gương tròn nương duyên bản chất, cácthứ ảnh tượng tướng mạo sanh khởi. Như vậy, Như Lai Đại viên kính trí ở trong tất cả thời, y cứ các duyên, các thứ trí ảnh tướng mạo sanh khởi, như trên gương tròn, chẳng phải một chúng nhiều các ảnh tượng khởi, mà trên gương tròn không các ảnh tượng, mà gương tròn đây không động không tác. Như vậy, trên Như Lai viên kính trí chẳng phải một chúng nhiều các trí ảnh khởi, trên viên kính trí không các trí ảnh, mà gương trí đây không động không tác. Lại như gương tròn cùng các ảnh tượng chẳng phải hợp chẳng phải lìa vì chẳng tụ tập, vì hiện duyên kia. Như vậy, Như Lai đại viên kính trí cùng các trí ảnh, chẳng phải hợp chẳng phải lìa, vì chẳng tụ tập, vì chẳng tan mất. Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Nếu hay nghe nhận kinh Đại Niết- bàn đây, đều hay biết đủ tất cả kinh điển Phương Đẳng Đại Thừa nghĩa vị sâu sắc.

Thí như kẻ nam người nữ đối nơi gương sáng sạch, thấy sắc tượng họ rành rẽ phân minh. Gương Đại Niết-bàn cũng lại như vậy, Bồ-tát gìn giữ đó đều được rõ thấy nghĩa lý sâu sắc trong kinh điển Đại Thừa”. Lại nói: “Những gì gọi là kinh Y-đế-mục-đa-già? Cho đến thời Phật Câu-na Mâu-ni gọi là Pháp Kính”. Vậy biết Phật xưa đều đặt để đây làm gương, vì giáo pháp muôn nghĩa, chân tục muôn duyên, không gì chẳng hiển hiện ở trong. Nên Tôn giả Thiên Thai Đảnh nói trong Niết-bàn sớ rằng: “Bát-nhã tức là Nhất thiết chủng trí của đấng Điều Ngự Vô Thượng, gọi là gương Đại Niết-bàn sáng sạch, gương này, một chiếu tất cả chiếu, chiếu trong nên là gương, chiếu chân nên là sạch, chiếu tục nên là sáng. Sáng nên tượng rõ ràng giả hiện, sạch nên tỳ vết hết chân hiện, gương nên hiển trong thể tròn, đắc trong Tam trí nhất tâm nên gọi là gương sáng sạch. Nhiếp hết thảy pháp nên gọi là Điều Ngự. Phật Trí Tạng nên gọi là Bát-nhã Đức. Do đó biết các Thánh đều đặt để tâm làm gương, diệu tận trong đó vậy”.

Kinh Đại Thừa Thiên Bát nói: “Quán sát chắc thật gương tâm chiếu thấy tâm tánh, chỉ chiếu chỉ trong, chỉ chiếu chỉ sạch, quán khắp mười phương, rỗng cùng pháp giới, sáng suốt vắng lặng không có chướng ngại”. Do đó, các bậc Tiên đức nói: “Tánh chân như đây giống như gương sáng, muôn tượng đều hiện ở trong”. Lại, tất cả muôn pháp có hai: Một là, đều như gương sáng gồm tánh sáng rõ vì nhất tâm tạo thành; hai là, phân biệt sở hiện vì như ảnh tượng. Do nghĩa trước nên làm năng hiện, do nghĩa sau nên làm sở hiện. Nên tất cả các pháp hỗ tương làm tượng gương, như gương hỗ chiếu mà chẳng hoại bản tướng. Trong kinh nói: “Vật xa vật gần tuy đều ảnh hiện, ảnh chẳng theo vật mà có xa gần”. Vả lại, như trong sông suối thấy có nhật nguyệt là vì năng hiện. Nếu sông suối lấy làm sở hiện, thì sông dài suối bay vào ở trong gương. Ra là tướng sở hiện, lên lầu gìn giữ gương thì Hoàng hà một dãy đều vào trong gương, thác đổ ngàn trượng thấy ở thước thẳng. Vương Hữu Thừa có lời thơ rằng:

“Cánh cửa sương mây sanh trên áo,
Cuộn rèm núi suối vào trong gương”.

Sáng là sở hiện vậy, như treo cao gương tâm, không pháp nào chẳng gần, tợ như tánh không rỗng suốt, cửa nào chẳng vào. Nên vua Thái Tông (Lý Thế Dân 62 -650) thời Tiền Đường nói: “Trẫm nghe dùng đồng làm gương, có thể để chỉnh áo mão, dùng xưa làm gương có thể để biết hưng suy, dùng người làm gương có thể để biết được mất”. Nay dùng tâm làm gương có thể để chiếu pháp giới. Lại gương sáng chỉ chiếu hình đó, chẳng chiếu tâm đó, chỉ chiếu sanh diệt, không chiếu vô sanh, chỉ chiếu thế gian không chiếu xuất thế. Có hình mới chiếu, không hình chẳng chiếu, vả lại như gương tâm suốt gồm tánh địa soi triệt tâm nguyên. Rõ khắp vô sanh rộng sáng chân tục. Có không đều xét, ẩn hiển đều thông. Hơn kém cách biệt, lược bằng ít dụ. Như phẩm

Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Bấy giờ, Bà-la- môn vì Thiện Tài đồng tử tán thán Đại vương cam lồ. Tụng rằng:

“Chúa ta thắng đoan nghiêm,
Tỏ giận răn các dục,
Tâm như gương sáng sạch,
Soi vật chưa từng riêng.
Gương sáng chỉ chiếu hình,
Không chiếu ở tâm tưởng,
Gương tâm vương ta sạch,
Suốt thấy nơi tâm nguyên”.

Các vị Tiên đức nói: “Như gương báu Đại ma-ni, cao chiếu thái hư, các sắc tướng khắp mười phương thảy đều chóng hiện, mà gương đây tánh sáng sạch không có ảnh tượng. Pháp thân chư Phật cũng lại như vậy, lắng suốt trong sạch mà không ảnh tượng. Vì xưa kia đại bi chẳng nhọc mệt, tùy chúng sanh nghiệp duyên cảm ứng sai biệt, khắp hiện tất cả sắc thân Tam-muội. Chúng sanh nghe thấy, không ai chẳng được lợi ích. Chư Phật và tâm Kim cang vô lậu làm thân, hiện khắp tất cả cõi chúng sanh. Chỉ vì tập khí phiền não ngăn che, không thể nào chẳng hiện, như trong bình sạch, đèn sáng chẳng tắt, gọi là Như Lai Tạng, cũng gọi là công đức tạng, cũng gọi là vô tận tạng. Chư Tổ cùng truyền diệu tâm chân như thánh trí tự giác thanh tịnh của chư Phật, chẳng đồng chỗ được văn tự ở thế gian. Tại sao? Vì vô ngại giải thoát là Nhất chân pháp tánh, chẳng cùng chỗ chung có thế gian và xuất thế gian. Trong kinh nói: “Vô tỷ là Bồ-đề, vì không thể dụ, nếu có ngộ pháp tánh chân thật đó. Người ấy thì hay rõ biết chư Phật ba đời vì tất cả chúng sanh đồng một pháp giới, xưa nay bình đẳng thường hằng bất biến. Chư Phật trong tất cả thời xa lìa quán tướng”. Trong kinh có kệ tụng: “Tâm tịnh đã qua các thiền định”. Do vì tâm tịnh thì một ánh sáng riêng lẽ soi chiếu, muôn nghĩ ngợi đều tiêu, như trong phòng tối mà treo đèn, nhiều lớp mây thấy mặt nhật. Như các vị cổ đức có kệ tụng rằng:

“Sao biết một niệm nơi được sáng,
Ức kiếp hôn mê lúc này diệt”.

Nên nói pháp có khả năng ứng chiếu, nên lấy gương mà sánh đó, giáo có nghĩa có thể truyền, nên dụ đó như đèn. Có thể gọi là trăng tuệ vào lòng, châu linh ở nắm tay, pháp giới suốt rỗng không gì chẳng soi xét vậy. Luận Tài Mạng nói: “Tâm suốt triệt gương báu”, ghi chú rằng: “Phàm, tâm dùng soi chiếu vật, phẩm loại chẳng sót, suốt triệt tối sáng đồng như gương báu. Lại, Trang tử nói: “Tâm của bậc chí nhân như gương vậy”. Lại như gương ở thế gian, còn soi chiếu gan mật của người, huống gì gương tâm đài linh mà không soi suốt ư? Xưa kia, Tần cung dùng ngọc làm gương soi chiếu các quan liêu, gan mật phủ tạng thảy đều hiển hiện. Do đó, người xưa nói: “Chẳng đi biển lớn chưa thấy cái lạ của Ốc nhật, chưa thăm Thái sơn chưa thấy hình trạng của Can tiêu”. Như chưa đến Tông Kính, sao biết được tự tâm. Rỗng rang mà thể nạp của thái hư, lắng trong mà ánh ngậm cả muôn tượng, người không tin vào, chẳng lường cao sâu. Nên Đại sư Chân Giác có bài ca rằng:

“Gương tâm sáng soi vô ngại,
Rỗng rang ngời suốt khắp pháp giới,
Muôn tượng sum-la ảnh hiện trong,
Một tánh tròn sáng chẳng trong ngoài”.

Cho nên y cứ bốn thứ nghĩa gương không ở luận Khởi Tín đây, bèn là rộng ghi Tổ giáo, hiển hiện nhất tâm, chứng thành Tông Kính. Do đó, luận nói: “Có pháp năng khởi Ma-ha-diễn, tín căn là có pháp, nghĩa là pháp nhất tâm. Nếu người hay hiểu pháp đây, hẳn do khởi tín căn rộng lớn. Tín căn đã lập tức vào Phật đạo, vì thành Phật đạo nên lìa hai hiện hành. Thế nào là hiện hành? Một là, phàm phu hiện hành, sanh tử thành sự tạp nhiễm; hai là, Nhị thừa hiện hành, Niết-bàn mất sự lợi lạc. Buộc mở tuy khác, đều mê mờ tông kính. Nay thành Phật đạo không hai hiện hành, viên chứng nhất tâm, đủ Ma-ha-diễn. Do vì Đại trí chẳng trú sanh tử, do vì đại bi chẳng trú Niết-bàn, làm một thứ ánh sáng, làm bến bờ cứu tế muôn đường.

Hỏi: Tông Kính rộng chiếu muôn pháp đồng quy, có phải là nghĩa gương đây chăng?

Đáp: Hoặc phàm hoặc Thánh, nói khác nói đồng đều là ảnh tượng trong gương, đây chỉ là một gương tròn khắp mười phương, ngoài gương không pháp. Đây kia đều tuyệt, các bậc Cổ đức nói: “Nếu nói tâm tánh chúng sanh đồng tâm tánh chư Phật là Biệt giáo vậy. Tâm tánh của Viên giáo là một ánh sáng lặng lẽ không đây không kia, cùng khắp mười phương chư Phật ba đời và ngằn mé chúng sanh thành một gương tròn lớn, chỉ là một gương không có đồng khác. Phật và chúng sanh là ảnh tượng trên một gương vậy.

Hỏi: Nay Tông Kính Lục lấy gương làm nghĩa là nói theo tông Pháp tướng mà lập hay nói theo tông Pháp tánh mà lập?

Đáp: Nếu nói theo nhân duyên đối đãi môn dùng tông Pháp tướng, tức bản thức làm gương. Như kinh Lăng-già nói: “Thí như gương sáng hiện các sắc tượng. Nói hiện thức hiện cũng lại như vậy”. Hiện thức tức là thức thứ tám. Dùng tông Pháp tánh, tức Như Lai tạng làm gương. Như luận Khởi Tín nói: “Thể tướng của giác là có bốn thứ nghĩa lớn, cùng ngang bằng như hư không v.v… giống như gương sáng sạch”. Lại, trong kinh Chiêm Sát Thiện Ác lập hai thứ Quán môn: Vì người độn căn lập Duy tâm thức quán, vì người lợi căn lập chân như thật quán. Lại, luận Khởi Tín nói: “Tâm nếu rong ruổi tan mất tức phải gom lại khiến trú chánh niệm”. Chánh niệm đó là, phải biết duy tâm không cảnh giới bên ngoài, tức lại tâm đây cũng không tự tướng, vì niệm niệm chẳng thể được. Nếu Duy tâm thức quán kịp chánh niệm. Duy tâm đang là tông Pháp tướng. Nếu chân như thật quán cùng với tâm đó niệm niệm chẳng thể được, tức là tông Pháp tánh. Nếu nói theo pháp tánh dung thông môn, đồng kết quy một yếu chỉ không lại phân biệt. Nay luận Chánh Tông, lấy Thắng mà nói, ước theo tông Pháp tánh mà nói, nếu gồm bao hàm như biển nhận nạp các sông, dùng gốc nhiếp ngọn, đâu chỉ tánh tướng, không có một pháp mà sót sở chiếu.

Hỏi: Trong Tông Kính đây, làm sao tin vào?

Đáp: Chỉ chẳng động Nhất tâm, chẳng trú các pháp, không chứng của năng sở, mất tâm của trí giải, thì là tin của không tin, vào của không vào. Nhân không pháp không, tâm cảnh đều vắng lặng. Như kinh Đại Niết-bàn nói: “Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói: “Buộc duyên pháp giới, một niệm pháp giới, chẳng động pháp giới. Biết chân pháp giới không nên dao động, nếu nói ta vào pháp giới, đã động pháp giới, năng sở cả hai đều mất, tướng vào đó vắng lặng nên chẳng động pháp giới là vào pháp giới”. Kinh Đại Thừa Thiên Bát Đại Giáo nói: “Phương tiện thế nào mà được chứng vào Vô tánh quán? Bồ-tát trước phải ngay tâm quán chiếu bản tánh vắng lặng, ngộ nhập diệt tận định, được tâm thức tánh, chứng thấy thanh tịnh, chỉ thanh chỉ tịnh, chứng thấy Thánh tánh, tự tánh như như, một đạo vắng lặng, ngộ đạt bản nguyên, xoay chiếu thấy sạch, chỉ chiếu chỉ sáng, chỉ sáng chỉ sạch, chỉ lắng chỉ Thánh, thì gọi là Bồ-tát được vào chẳng động Niết-bàn vô tánh quán”. Nên biết nếu có năng chứng thì là có người, nếu có sở chứng thì là có pháp. Vì chỉ một chân pháp giới nên ngoài tâm không pháp. Không thể dùng pháp giới lại chứng pháp giới. Như Vô Sanh Nghĩa nói: “Như trong kinh nói: Xá-lợi- phất tán thán các Tỳ-kheo rằng: “Nay đây chư vị trú ở phước điền!” Các vị Tỳ-kheo nói: “Đại sư Thế Tôn còn chẳng tiêu cúng dường, huống gì chúng tôi. Đại sư giải thích rằng: Đây là Phật chẳng trú Phật thì không có Phật cũng không có phước điền. Năng tiêu cúng dường, đây chánh là người chân thật phước điền. Phật nếu trú Phật tức là có Phật cũng là có phước đức năng tiêu cúng dường, đây tức chẳng phải là chân thật phước điền vậy. Loại đây trú thần thông trí tuệ thì có trí tuệ, đây thì chẳng phải chân thật trí tuệ, nếu không có sở trú mới là có trí tuệ”. Lại, trong kinh Tư Ích Luận Thích rằng: “Lìa nơi pháp giới lại không có người nhận thọ cúng dường, vì pháp giới kia xưa nay thanh tịnh”. Do đó, lục đây gạt bỏ tất cả phù hoa chỉ đàm nói chân thật, chẳng y cứ danh tự, thẳng hiển bày tâm tông. Như kinh Phổ Hiền Quán nói: “Xưa kia tại Linh sơn diễn nói đạo nhất chân”. Lại, luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh có kệ tụng:

“Tuy không lời khéo léo,
Chỉ có nghĩa chân thật,
Pháp ấy nên thọ trì,
Như lấy vàng bỏ đá.
Diệu nghĩa như vàng thật,
Lời khéo như ngói đá,
Y danh chẳng y nghĩa,
Người ấy mù vô minh”.

Nếu xác thực thấy tánh vào trong Tông Kính, mới là tự tin pháp môn, quyết định không lầm hoặc, thì mặt nhật có thể khiến lạnh, mặt nguyệt có thể khiến nóng, giả sử ngàn đường khác thuyết trọn chẳng thể đổi thay. Như kinh Đại Pháp Cự Đà-la-ni nói: “Phật bảo: “Kiều-thi- ca! Đệ tử của Như Lai thấy các thế gian giống như huyễn hóa, không có nghi ngờ. Tại sao? Nếu người thế gian đã tự thấy rồi, người ấy trọn không chấp lấy lời người khác nói. Kiều-thi-ca! Như người lõa lồ thân thể giữa đường mà đi, giả sử có người nói với mọi người rằng: “Người này hiếm có áo gấm che thân”. Kiều-thi-ca! Ý ông thế nào? Người kia tuy có nói mọi người tin lời đó chăng?” “Không vậy, Bạch Đức Thế Tôn! Tại sao? Vì mắt xác thực thấy”. Phật bảo: “Đúng vậy! Đúng vậy! Kiều-thi-ca! Chư Phật Như Lai có các đệ tử, tự thấy pháp nên chẳng tin lấy lời người khác nói. Nghĩa đó cũng vậy”. Giải thích rằng: Nếu thấy tự pháp, pháp nào chẳng phải tự? Hoặc phàm hoặc thánh, hoặc phải hoặc quấy, phàm có chuyển biến đều chẳng vượt ngoài ngằn mé của tự tâm. Người tin như vậy, mới đến nguồn pháp. Như kinh Nhập Pháp Giới Thể Tánh nói: “Phật lại bảo: “Văn-thù-sư-lợi! Ông biết thật tế chăng?” Văn-thù-sư-lợi thưa: “Như vậy, Bạch Đức Thế Tôn! Con biết thật tế”. Phật bảo: “Văn-thù-sư-lợi! Sao gọi là thật tế?” Văn-thù-sư-lợi thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Có ngã sở tế, kia tức là thật tế. Sở hữu phàm phu tế, kia tức là thật tế. Hoặc nghiệp hoặc quả báo, hết thảy các pháp đều là thật tế. Hoặc nghiệp hoặc quả báo, hết thảy các pháp đều là thật tế.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu người tin như vậy, tức là thật tin. Bạch Đức Thế Tôn! Nếu người điên đảo tin, tức là chánh tín. Nếu hành chẳng phải hạnh, kia tức là chánh hạnh. Tại sao như vậy? Chánh chẳng chánh là chỉ có ngôn thuyết, không thể được vậy. Vậy biết nếu người tin thật nghĩa duy tâm thì chẳng bị ngôn ngữ lay chuyển, nghe sâu mà chẳng sợ, nghe cạn mà chẳng nghi, nghe chẳng phải sâu chẳng phải cạn mà chẳng si. Như Thanh Lương Diễn Nghĩa nói: “Người nghe sâu chẳng sợ tức phần lớn nghĩa sâu. Điều gọi là không vậy, nghe nói ở không, nghĩa là đồng với đoạn diệt, nên khiến người khiếp sợ”. Nên Đại Phẩm nói: “Đã chẳng phải trước có, sau cũng chẳng phải không, tự tánh tự tướng không, chớ sanh kinh sợ. Nghe cạn chẳng nghi ngờ là, cạn nghĩa là liên can sự”. Phương tiện có nhiều môn, khiến nghi hoặc. Nay biết tùy nghi, nghi ngờ ở đâu ư? Nghe chẳng phải sâu chẳng phải cạn, nghĩa là không chỗ y cứ, khiến thân tâm trong lặng, biết chẳng phải sâu là diệu hữu, chẳng phải cạn là chân không. Lìa tướng thân tâm, mới là dõng mãnh, có thể tạo cảnh đó. Lại ba câu ấy cũng tức là Tam quán, thứ nhất là không, kế tiếp là giả và sau là trung đạo. Ba câu đều nghe, một niệm đều hội, thì Tam quán nhất tâm, nghi ngờ nào chẳng khiển trừ?