THÍCH THIỀN BA LA MẬT THỨ ĐỆ PHÁP MÔN

SỐ 1916

QUYỂN 10

Đời Tùy Đại sư Thiên Thai Trí Giả giảng
Đệ tử: Pháp Thận ghi chép, Chương An Quán Đảnh sửa lại.

CHƯƠNG VII: GIẢI THÍCH TU CHỨNG THIỀN BA LA MẬT (Tiếp Theo).

Giải thích về các pháp môn quán của pháp bất hoại

Từ bối xả trở đi có sáu pháp môn đều thuộc về pháp đạo bất hoại. Thanh văn lợi căn đủ sáu pháp này mà phát chân vô lậu, liền thành đại lực A-la-hán bất hoại pháp. Cho nên luận Đại thừa nói: A-la-hán Bất hoại pháp đầy đủ Tam-muội vô tránh, nguyện trí đảnh thiền. Nay chia ra sáu pháp môn này có bốn ý, đó là quán luyện huân tu: một là bối xả và thắng xư, nhất thiết xứ. Ba môn nầy đều thuộc quán thiền. Cho nên luận Đại Thừa nói: bối xả là hạnh đầu, thắng xứ là hạnh giữa, nhất thiết xứ là hạnh sau, đều là đối trị phá vô minh tham đắm và tịnh pháp ái trong vị thiền căn bản. Hai là chín định thứ đệ, tức là Luyện thiền. Ba là Tam-muội sư tử phấn tấn, tức là Huân thiền. Bốn là Tam-muội Siêu việt, tức là Tu thiền. Nay giải thích quán thiền bậc nhất, tức có hai ý: Một là trước giải thích hai phen tu phương pháp quán thiền. Hai là nói công năng quán thiền, trước giải thích bối xả, hai là kế giải thích thắng xứ, ba là giải thích nhất thiết xứ.

1) Giải thích tám bối xả: tám bối xả là: một là trong có sắc tướng ngoài quán sắc, hai là trong không sắc tướng ngoài quán sắc, ba là tịnh bối xả thân làm chứng, bốn là hư không xứ bối xả, năm là Thức xứ bối xả, sáu là bất dung xứ bối xả, bảy là Phi hữu tưởng phi vô tưởng bối xả, tám là Diệt thọ tưởng bối xả.

Nay giải thích bốn xả, có năm ý: một là giải thích tên gọi, hai là nói vị thứ, ba là nói về pháp quán khác nhau, bốn là nói tu chứng, năm là phân biệt tướng con đường hướng tới.

Giải thích tên: tám pháp này sở dĩ gọi chung là bối xả, vì bối là làm trong sạch năm dục, lìa tâm đắm trước, nên gọi là bối xả. Nói làm trong sạch, là các sắc thanh hương vị xúc thô tệ ở cõi dục. Tham đắm là pháp chết chìm trong ba đường gọi là năm dục bất tịnh, Vị đáo địa định cõi Dục là căn bản bốn thiền, bốn không. Trong đó tuy sinh vị mê đắm đều gọi là năm dục trong sạch. Nay dùng bối xả vô lậu mà đối trị phá trừ, chán lìa chẳng mê đắm hỷ lạc của thiền định căn bản cõi Dục. Cho nên nói năng bối là năm dục trong sạch, xả bỏ đắm trước tài ấy, gọi là bối xả, lại có nhiều người nói bối xả là tên khác của giải thoát. Nay dùng ý của luận Đại thừa xét qua nghĩa này thì chẳng phải thế. Vì sao? Vì như kinh Đại phẩm chép: Bồ-tát nương tám bối xả mà vào chín định thứ đệ, thân chứng A-na-hàm, tuy được chín định thứ đệ mà chẳng được gọi là đầy đủ tám giải, cho nên biết trong nhân nhàm chán xa lìa phiền não thì gọi là bối xả. Sau đầy đủ quán luyện huân tu phát chân vô lậu mà hết kiết ba cõi. Khi ấy, bối xả đổi tên là giải thoát, nghĩa như đây nói rất đáng tin.

2. Nói về thứ vị: Có giải thích khác nhau, nếu theo Đàm-vô-đức thì bối xả đầu vị ở cõi dục, ba tịnh bối xả vị ở cõi sắc, bốn thiền, bốn bối xả, bốn, năm, sáu, bảy là vị ở bốn Không. Bối xả thứ tám là vị diệt thọ tưởng hơn ba cõi. Nếu theo bộ Tát-bà-đa: thì hai bối xả đầu, là chung, cõi dục sơ thiền nhị thiền; tịnh bối xả thứ ba chỉ ở Tứ thiền. Bộ ấy nói: Tam thiền vui nhiều lại lìa bất tịnh gần nên chẳng lập bối xả. Năm bối xả sau nói vị chẳng khác trước. Lại có Sư nói: Tam thiền không có thắng xứ, Tứ thiền không có bối xả. Ở đây có khác với trước. Nay theo luận Đại thừa nói mà luận rằng: bối xả đầu thuộc Sơ thiền, bối xả thứ hai thuộc Nhị thiền, phải biết hai thứ bối xả vị ở Sơ thiền làm đối trị để phá cõi dục đều nói dùng tâm bất tịnh mà quán sắc ngoài. Tịnh bối xả ba vị ở Tam thiền. Nên luận chép: Tịnh bối xả vì duyên tinh nên tịnh, khắp thân thọ vui mà gọi là thân làm chứng, pháp của ba cõi nếu trừ Tam thiền thì không có vui khắp thân. Văn luận lại nói: trong Tứ thiền có một bối, một bối bốn thắng xứ. Như so tiến lùi ở trên thung dung phải biết, vị ở Tam thiền, Tứ thiền. Nếu là khắp thuộc thì trái với luận. Nay nếu lấy đủ nghĩa này mà phá trước và dung thông ý giáo thì rất rối rắm năm bối xả sau thì phối vị chẳng khác trước, nay y theo lời giải thích của các Sư sau nầy mà nói về vị thứ.

3. Giải thích quán pháp khác nhau: nếu theo bộ Đàm-Vô-Đức thì tám quán giải thoát này đều dùng quán không làm thể. Nếu theo bộ Tát-bà-đa: thì tám bối xả quán bất tịnh này đều lấy hữu quán nhàm chán làm thể. Nay tám bối xả nầy đều có hai quán sự lý. Ở nhân thì gọi là bối xả, ở quả mãn thì gọi là giải thoát, cũng gọi là tu giải thoát. Nếu chỉ y theo lời hai người trước nói thì sự lý đều có chẳng đủ, đâu được gọi là tu giải thoát ư? Quán hạnh trong đây khác với hai nhà ở trước, cạn sâu có khác, sau sẽ tự thấy.

4. Nói tu chứng: Người muốn tu quán hạnh tám bối xả vô lậu, thì phải tinh trì năm thiên giới cho thật thanh tịnh. Lại phải tinh cầu mạnh mẽ đại thệ trang nghiêm tâm không hề lui sụt và làm xong được việc lớn. Nói sơ bối xả là chẳng hoại sắc trong ngoài, chẳng diệt sắc tướng trong ngoài. Đã là bất tịnh tâm quán sắc. Đó gọi là sơ bối xả (bối xả đầu). Vì sao? Vì chúng sinh có hai hạnh là ái hạnh và kiến hạnh. Người nặng về ái thì đắm mê vui nhiều, buộc ràng bởi ngoại kiết sử. Còn người nặng về kiến thì mê đắm thân kiến, v.v… các kiến bị nội kiết sử buộc ràng. Vì thế nên nặng về ái, thì quán ngoại thân bất tịnh, nặng về kiến chấp thì quán nội thân bất tịnh bại hoại. Nay nói bối xả quán hạnh thì thường từ bên trong mà khởi, nội quán đã thành thì sau mới dùng tâm bất tịnh mà quán ngoại. Quán nội là thế nào? Hành giả thân thẳng tâm chánh quán kỹ ngón cái, tưởng như hạt đầu đen phình to như cái kén tằm. Đối với tịnh tâm quán tưởng nầy thành, lại tưởng nó phình to lên như hạt đậu lê. Như thế cho đến thấy ngón chân cái to như quả trứng gà lớn. Kế quán hai ngón tay, ba, bốn, năm ngón cũng như thế. Kế quán ngón chân lại thấy phình to lên. Cho đến giữa (lòng bàn chân), gót chân, mắt cá, bắp chân, đùi, đầu gối, v.v… đều thấy phình to. Kế quán chân phải cũng như thế, lại phải tịnh tâm mà quán kỹ về đường đại tiểu, eo, lưng, bụng, ngực, hông đều thấy phình to. Lại phải tịnh tâm quán vai trái, cánh tay, cùi chỏ, cổ tay, bàn tay, năm ngón tay, v.v… đều thấy phình to. Cho đến vai phải cũng giống như thế. Lại phải tịnh tâm quán chắc đầu, cổ, hàm v.v… đều thấy phình to. Đứng dậy thẳng cổ như thế, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, nhìn khắp quán sát chỉ thấy phình to, tâm sinh nhàm chán. Lại phải quán hư rã máu mủ dơ bẩn bất tịnh, đường đại tiểu tiện giòi trùng máu mủ chảy ra. Lại mở phá các nội tạng và ba mươi sáu vật hôi thối bất tịnh mà sinh tâm nhàm chán. Tự quán thân mình như thây chó chết. Quán ngoài thân nam nữ mến yêu cũng giống như thế mà chẳng yêu thích. Nói rộng như chín tưởng, chỉ trừ hai tưởng thiêu đốt và phân tán là khác. Khi hành giả quán này, nếu phiền não cõi dục chưa dứt, thì phải ở lâu trong quán này khiến tâm chán ghét thuần thục. Nếu lìa ái thực thì phải tiến đến quán xương trắng, nhất tâm vắng lặng quán tưởng giữa hai đầu chân mày, da thịt rách ra mà thấy xương trắng như móng tay lớn rất rõ ràng. Kế phải dùng tâm hướng lên xé rách da thịt liền thấy xương trán và mí tóc mở ra mà thấy tướng xương. Lại quán xương đỉnh đầu, cũng thấy da thịt lột ra chỉ thấy sọ người. Lại phải định tâm từ đầu hướng lần xuống dưới đến chân, đều thấy da thịt rách ra mà chỉ thấy xương trắng rất rõ ràng. Bấy giờ, hành giả quán chắc các xương, nầy từ nhân duyên sinh, nương vào xương tay để chống xương chân, nương vào xương chân để chống xương mắt cá, rồi lần đến các xương ống chân, xương đầu gối, xương đùi, rồi chống đến xương chậu, xương lưng, xương cột sống, xương sườn, xương cổ, xương hàm, các răng trên có sọ người. Lại nhờ xương cổ mà chống xương vai rồi xương cánh tay, xương cổ tay, xương bàn tay và các ngón tay. Như thế lần lượt nương nhau mà có ba trăm sáu mươi xương. Mỗi xương quán kỹ biết rõ lớp nhỏ, cứng mềm nương tựa lẫn nhau. Trong ấy là vô chủ vô ngã, đâu còn thấy thân nầy, hơi thở ra vào chỉ là hơi gió, cũng lại chẳng phải thân, chẳng phải ta. Quán thọ, quán tâm cho đến quán pháp đều biết là giả dối vô chủ, vô ngã. Quán như thế rồi liền phá ngã kiến. Kiêu mạn, năm dục cũng đều dứt hết. Bấy giờ, lại phải định tâm từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, tuần tự quán kỹ xương trắng mà luyện sâu trăm ngàn lần. Các bộ xương người, gân đã hết, mâu xương như vỏ sò, vỏ ốc, quán kỹ chẳng thôi thì liền thấy trên xương có ánh sáng lấp lánh. Thấy tướng này rồi thì phải quán kỹ ở giữa hai đầu chân mày. Phải khi quán cũng phải thấy ánh sáng trắng lấp lánh đến tâm hành giả, chẳng chấp tướng ánh sáng, chỉ định tâm ở giữa hai đầu chân mày. Nếu tâm điềm nhiên nhậm vận tự trụ ở gốc lành khai phát, liền ở giữa hai đầu chân mày mà thấy ánh sáng tám mầu xoay vần phát ra chiếu khắp, mười phương đều thấy trong sáng. Tám mầu là đất nước lửa gió, xanh vàng đỏ trắng. Chiếu khắp đất đai thấy sắc đất như đất sạch vàng trắng, thấy sắc nước như nước trong ở vực sâu, thấy sắc lửa như lửa củi sạch cháy, thấy sắc gió như gió sạch không bụi, thấy sắc vàng như hoa sen, thấy sắc đỏ như ráng sáng xuân, thấy sắc trắng như ngọc kha tuyết, tùy theo sắc tướng đều có ánh sáng. Tuy thấy sắc rõ ràng mà không có hình chất. Sắc nầy cao quí trên đời không hề có. Khi tướng ấy phát thì hành giả tâm định an ổn vui mừng vô lượng, chẳng thể diễn tả bằng lời. Hành giả lại phải quán luyện xương người từ đầu đến chân, lại nhiếp tâm mà quán chắc trán mà duyên tâm ở đấy. Lại thấy ánh sáng tám mầu quay tròn tuôn ra. Như thế thứ lớp tâm định quán mái tóc, đỉnh đầu, hai tai, xương mày, xương mắt, xương mũi, răng miệng, xương hàm, xương cổ, v.v… từ trên đến dưới ba trăm sáu mươi các xương, các gân, đều thấy ánh sáng tám mầu xoay tròn tuôn ra. Hành giả nhiếp tâm chuyển tế từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, quán các xương người này đều thấy khắp thân phát ra ánh sáng chiếu khắp tất cả thảy đều sáng sạch. Nếu là Bồ-tát đại sĩ đều ở trong ánh sáng mà thấy các hình tượng Phật. Nếu hành giả gốc 1ành yếu kém, cho đến Tứ thiền mới thấy các hình tượng Phật. Hành giả ánh sáng đã chiếu sáng, định tâm được vui mừng gấp bội ở trên. Đó gọi là chứng sơ bối xả (bối xả đầu). Thấy tám thứ ánh sáng bên ngoài và cảnh cõi dục bất tịnh, nên nói dùng tâm bất tịnh mà quán sắc ngoài. Sắc ngoài có hai: như cõi dục bất tịnh, đây là sắc ngoài bất tịnh, sắc tám thứ thanh tịnh là cõi sắc xuất thế gian, nên gọi là sắc ngoài. Vì hành giả thấy sắc bất tịnh trong ngoài. Mà bối xả cõi dục tâm chẳng vui mừng. Thấy tám thứ tịnh sắc liền biết căn bản Sơ thiền là cảnh giới thô kém, bị vô minh ngăn che, giả dối không thật, liền buông bỏ được mà tâm chẳng mê đắm. Luận nói bối xả là làm trong sạch năm dục, lìa tâm mê đắm nên gọi là bối xả. Lại nữa, như trong luận Đại thừa nói Sơ thiền một bối xả, phải biết bối xả tức là sơ thiền vô lậu. Nếu là sơ thiền thì có đủ năm chi. Nay sẽ phân biệt như hành giả từ mới quán bất tịnh cho đến quán luyện ánh sáng. Xương người là tướng quán thiền định cõi dục. Kế nhiếp tâm giữa hai đầu chân mày tiêu mất mà trụ định, thì tức là tướng thiền định vị đáo địa. Tám thứ ánh sáng xoay tròn tuôn ra, biết ở sắc này từ xưa chưa thấy, tâm rất kinh ngộ, tức là tướng Giác chi của quán thiền. Phân biệt tám sắc tướng ấy đều khác, thế gian này không có được, tức là Quán chi. Tâm vui mừng hớn hở là Hỷ chi. Điềm đạm tâm vui nhẹ nhàng tức là lạc chi. Tuy thấy sắc này không có tưởng điên đảo mà Tam-muội bất động, tức là nhất tâm chi. Nay lược phân biệt tướng năm chi của quán thiền vô lậu nầy, phải biết một bề khác với năm chi trong căn bản đặc thắng thông minh ở trên. Bối xả thứ hai là họai nội sắc, diệt nội sắc, chẳng hoại ngoại sắc, chẳng diệt ngoại sắc. Dùng tâm bất tịnh mà quán ngoại sắc là bối xả thứ hai. Vì sao? Vì hành giả ở bối xả đầu, xương người phát ra ánh sáng đã khắp, nay muốn vào nội tịnh Nhị thiền hoại diệt xương bên trong, nhưng tận cõi dục kiến tư chưa dứt còn quán tướng xương trắng bất tịnh bên ngoài, cho nên nói dùng tâm bất tịnh mà quán ngoại sắc. Nay nói tu chứng là hành giả ở bối xả đầu trong hậu tâm chẳng chịu giác quán động loạn mà quán chắc xương người trong thân là giả dối chẳng thật, trong ngoài đều không sơ, chỉ chấp tướng tan hoại ma diệt, cứ như thế khi quán dần dần thấy xương người rã nát hư hoại cũng như bụi bặm, tan mất trở về không mà chẳng thấy nội sắc. Lúc đó chỉ nhiếp tâm vào định duyên với ánh sáng bên ngoài và bất tịnh, bên trong rỗng rang sáng sạch, Tam-muội chánh thọ cùng hỷ lớn đều phát. Liền thấy tám thứ ánh sáng, chiếu từ nội tịnh ra sáng cả mười phương, hơn trước gấp bội. Đã chứng nội pháp đại hỷ sáng rỡ rồi liền biết căn bản Nhị thiền giả dối thô kém đáng chán mà chẳng mê đắm, nên gọi là bối xả. Cũng gọi là đệ nhị thiền vô lậu. Trong ấy có đủ bốn chi, suy tìm sẽ thấy. Ba là tịnh bối xả thân tác chứng, như luận Đại thừa nói: vì duyên tịnh nên tịnh, khắp thân thọ vui nên nói thân tác chứng. Vì sao? Vì hành giả muốn vào bối xả thứ ba. Ở bối xả hai, hậu tâm chẳng chịu quán ngoại bất tịnh, mà đều hoại thân tán diệt không sót, cũng chẳng thọ nhận hỷ lớn động mạnh, chỉ nhiếp tâm quán chắc tướng ánh sáng tám mầu. Lại lấy tướng ấy mà vào sâu Tam-muội. Luyện tám mầu này khiến thật sáng sạch mà trụ tâm, duyên trong đó liền tiêu mất mà nhập định. khi định phát thì sinh chung với lạc (vui), thấy tám sắc ngoài thanh tịnh sáng sạch cũng như sắc sáng ngọc báu, đều tùy tưởng mà sáng rực rỡ chiếu khắp các phương ngoài, thấu suốt thanh tịnh. Ngoại sắc chiếu tâm, tâm liền sáng sạch, lạc dần thêm lớn đầy khắp trong thân, cả thân đều vui. Đã chướng pháp căn bản bối xả này tâm không mê đắm. Đó là nói lược tướng chứng tịnh bối xả, cũng gọi là tam thiền vô lậu. Trong ấy đầy đủ năm chi, suy nghĩ sẽ thấy. Cho đến Tứ thiền định sắc cũng giống như thế, đều thuộc về tịnh bối xả. Chỉ không khắp thân vui là khác mà thôi. Hỏi: nếu thế, thì từ bối xả đầu trở đi đều có tịnh sắc, vì sao nay mới gọi là Tịnh bối xả? Đáp: Trong đó phải dùng bốn nghĩa phân biệt: một là bất tịnh bất tịnh, hai là bất tịnh tịnh, ba là tịnh bất tịnh, bốn là tịnh tịnh bất tịnh. Bất tịnh là như tánh tướng của ba mươi sáu vật của thân cõi Dục đã là bất tịnh, nhờ sức quán bất tịnh mà thấy thân này sình chương máu mủ rã nát, xanh ứ hôi thối. Ở đây, trong bất tịnh lại thấy bất tịnh.

Bất tịnh tịnh, như xương trắng vốn là thể bất tịnh, dùng tâm quán kỷ thì mỡ nhầy đã hết, như ngọc kha, như vỏ sò, vỏ ốc sáng lấp lánh. Đây là tịnh trong bất tịnh.

Bất tịnh trong tịnh: Là từ bối xả đầu đến đây tuy có ánh sáng thanh tịnh, nhưng ánh sáng này có ba nhân duyên bất tịnh: một là người xuất xứ bất tịnh, nghĩa là người mà ra, hai là chỗ chiếu bất tịnh, tức là chiếu ngoại cảnh, ba là thể ánh sáng chưa được cho luyện nên bất tịnh. Thí như vàng chưa được luyện, chất cặn dơ chưa hết, nên sắc vàng bất tịnh, vì nhân duyên tịnh nên tịnh. Nhị thiền tuy không có xương trắng, ánh sáng từ nội tịnh mà ra cũng chiếu bất tịnh ngoài mà chưa được luyện, và vì hỷ lớn nên cũng được gọi là Duyên tịnh. Nay nói tịnh tịnh, ánh sáng tám sắc vốn là sắc tịnh, nay ở địa nầy lại lìa ba thứ bất tịnh nên tịnh mà nói Tịnh tịnh. Cũng gọi là duyên tịnh nên tịnh. Nghĩa tịnh đã đầy đủ do đó gọi là Tịnh bối xả. Bốn là hư không bối xả. Hành giả sau khi ở cõi dục rồi mà trừ sắc bất tịnh của da thịt thân mình bối xả đầu, sau đã diệt sắc xương trắng trong thân. Bối xả thứ hai sau tức là sắc bất tịnh ngoài của tất cả, chỉ có tám thứ sắc tịnh. Đến tứ thiền thì tám thứ sắc này đều nương vào tâm mà trụ. Nếu tâm bỏ sắc thì sắc liền lui mất. Nhất tâm duyên không, tương ưng với không, liền vào Vô biên Hư không xứ. Đây là nói diệt sắc phương tiện có khác trước. Chứng Hư không xứ định, nghĩa như trước nói. Hành giả muốn nhập vào hư không bối xả, trước phải nhập vào Không định. Không định tức là môn đầu bối xả. Bối xả sắc duyên với vô sắc, nên phàm phu nhập định này gọi là Vô sắc. Đệ tử Phật nhập định này thâm tâm một bề chẳng trở lại, nên gọi là Bối xả. Thế nào là thâm tâm? Là khéo tu Xa-ma-tha. Thế nào là một bề chẳng trở lại? Là ở trong định nầy khéo tu Tỳ-bà-xá-na không, vô tướng, vô tác, vô nguyện, bỏ tâm mê đắm, căn bản tức bất thối, không còn trôi lăn trong sinh tử nên gọi là một bề không trở lại. Lại nữa, khi đệ tử Phật vào định vô sắc, thì có tám thứ quán như ghẻ lở, ung nhọt, v.v… bốn thứ quán đối trị, liền phá Vô sắc hai đảo giả thật mà phát sinh vô lậu. Tám thứ Thánh chủng quán hạnh, phương pháp đều như khi lìa định hư không mà tu Thức định như trước đã nói, chỉ vì muốn lìa hư không nên mới tu tám Thánh chủng. Nay khi hành giả vào định hư không thì liền tu tám Thánh chủng. Tuy trụ trong định mà không mê đắm định hư không nên gọi là Bối xả. Năm là Thức xứ, sáu là Vô sở hữu xứ, bảy là phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ bối xả, cũng phải mỗi mỗi phân biệt như thế. Tám là diệt thọ tưởng bối xả, là bối diệt thọ tưởng các pháp tâm, tâm sở, đó gọi là diệt thọ tưởng bối xả. Vì sao? Vì đệ tử Chư Phật chán ghet tâm tán loạn vào định nghỉ ngơi, đường pháp Niết-bàn an trụ trong thân, nên gọi là thân chứng, hành giả diệt thọ tưởng bối xả phải diệt phi tưởing Ấm giới nhập các pháp tâm sở. Thế nào là diệt? Là trong phi tưởng tuy không có phiền não thô mà đầy đủ bốn Ấm, hai nhập, ba giới mười pháp tâm sở nhỏ nhiệm, đó là: một là thọ, hai là tưởng, ba là hành, bốn là xúc, năm là tư, sáu là dục, bảy là giải, tám là niệm, chín là định, mười là tuệ. Thế nào là thọ? Đó là Thức thọ. Thế nào là tưởng? Đó là thức tưởng. Thế nào là hành? Là pháp hành. Thế nào là xúc? Là ý xúc. Thế nào là tư? Là pháp tư? Thế nào là dục, tức là ra vào định. Thế nào là giải? Đó là pháp giải. Thế nào là niệm? Là niệm Tam-muội. Thế nào là định? Nghĩa là tâm đúng như pháp mà trụ. Thế nào là Tuệ? Tức là Tuệ căn, tuệ thân và Vô sắc ái vô minh trạo mạn, tâm chẳng tương ưng với các hạnh, v.v… pháp khổ tập hòa hợp nhân duyên thì có Phi tưởng. Trước ở phi tưởng bối xả tuy biết sự ấy chẳng mê đắm phi tưởng nên gọi là bối xả mà chưa diệt các pháp tâm sở. Nay hành giả muốn vào diệt thọ tưởng bối xả thì chẳng thọ phi tưởng, mà nhất tâm duyên chân, dứt hết Ấm giới nhập, Ấm giới nhập phi tưởng diệt hết thì tất cả các hạnh nhân duyên tiêu diệt. Thọ diệt cho đến tuệ diệt, các phiền não như ái vô minh v.v… diệt, tất cả pháp tâm sở diệt, tất cả chẳng phải pháp tâm sở cũng diệt. Đó gọi là chẳng chung với phàm phu, chẳng phải là thế pháp. Nếu quán được như thế thì gọi là diệt thọ tưởng. Vì quán được thọ tưởng của chân mà diệt thọ tưởng khổ tập của phi tưởng. Nay hành giả muốn nhập diệt thọ tưởng bối xả thì lại phải biết rõ quán thọ tưởng của chân cũng chẳng phải rốt ráo vắng lặng, liền bỏ định năng quán mà thọ tuệ tưởng, bỏ duyên hai tâm chân định huệ này nên gọi là bối diệt thọ tưởng các pháp tâm sở. Thí như dùng tiếng sau mà ngưng tiếng trước, tiếng trước đã dứt thì tiếng sau cũng dứt. Thọ tưởng đã dứt thì do đó mà tâm tương ưng với diệt. Diệt đã giữ tâm thì vắng lặng không còn biết gì. Cho nên nói thân chứng tưởng thọ diệt trong định này thì không có tâm thức, nếu muốn ra vào định thì chỉ cho pháp thời gian dài ngắn.

5. Phân biệt tướng hướng về một đường: Hành giả tám bối xả vào đạo có ba thứ khác nhau: một là trước dùng bối xả phá pháp ngăn đạo, sau đó tu tập đầy đủ thắng xứ cho đến Tam-muội siêu việt sự lý hai quán, đầy đủ mới phát chân vô lậu mà chứng đạo Ba thừa. Hai là nếu khi tu tám bối xả người ấy chán lìa sinh tử, muốn mau được giải thoát, lúc đó khắp tu duyên đế chân quán, v.v… thì liền đối với tám bối xả mà phát chân vô lậu, chứng đạo ba thừa, cũng gọi là đầy đủ tám giải thoát. Phải biết người này chưa hẳn đã đủ năm pháp môn dưới. Hỏi: nếu thế người này chưa được chín định thứ đệ, vì sao lại được gọi tên là tám giải thoát? Đáp: nghĩa ấy phải phân biệt bằng bốn câu: một là tự có chín định thứ đệ mà không phải giải thoát. Tự có giải thoát mà không phải định thứ đệ. Tự có vừa là định thứ đệ vừa là giải thoát. Tự có không phải định thứ đệ cũng không phải giải thoát mà là tám bối xả. Ba là nếu người chấp ngã nặng mà chán lìa sinh tử, chỉ khi chứng bối xả đầu thì liền quán sâu lý vô lậu của Tứ đế, nếu chân định phát, liền ở địa này mà vào Tam-muội kim cương chứng đạo ba thừa. Phải biết người ấy cũng chưa đủ bảy bối xả trên, Đại Bồ-tát tâm như hư không, không có chỗ xả, dùng năng lực phương tiện khéo tu bối xả mà thành tựu đầy đủ tất cả Phật pháp, độ thoát chúng sinh. Phải biết bối xả tức Bồ-tát Đại thừa.

Giải thích pháp môn tám thắng xứ: tám thắng xứ là: trong có sắc tướng ngoài quán sắc ít hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là biết rõ thắng xứ một. Hai là trong có sắc tướng ngoài quán sắc nhiều hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là (biết rõ thắng xứ hai), ba là trong không sắc tướng ngoài quán sắc ít hoặc tốt hoặc xấu, đó là biết rõ thắng xứ ba. Bốn là trong không sắc tướng, ngoài quán sắc nhiều hoặc tốt hoặc xấu, đó gọi là biết rõ thắng xứ bốn. Năm là Thanh thắng xứ. Sáu là Hoàng thắng xứ. Bảy là Xích thắng xứ. Tám là Bạch thắng xứ. Nếu theo kinh Anh Lạc thì dùng bốn đại làm bốn thắng xứ. Nay nói thắng xứ thì có bốn ý: một là giải thích tên gọi, hai là nói vị thứ, ba là nói tướng tu chứng, bốn là nói con đường hướng đến.

1- Giải thích tên gọi: tám pháp Thông minh thắng xứ này có hai nghĩa: một là năm dục hoặc tịnh, hoặc bất tịnh khi được quán nầy thì tùy ý có thể phá, nên gọi là Thắng xứ. Hai là khéo điều quán tâm. Thí như cỡi ngựa đánh giặc không phải chỉ phá trận mà còn phải khéo điều khiển ngựa, nên gọi là Thắng xứ. Ở đây thì có khác bối xả. Kinh cũng nói là tám trừ nhập. Nếu nhân thắng xứ mà dứt hết phiền não thì biết Ấm nhập luống dối đều hết. Khi ấy, thắng xứ đổi tên là tám trừ nhập.

2- Nói thứ vị: nay chỉ y theo Đại thừa nói ba thắng xứ trước thì vị ở Sơ thiền, thắng xứ ba và bốn thị vị ở Nhị thiền, bốn thắng xứ sau thì ở vị Tứ thiền. Sở dĩ Tam thiền không lập thắng xứ vì lạc nhiều tâm độn, trước Nhị thiền đã lìa phần cõi Dục, phiền não cõi Dục rất khó phá. Tuy vị ở Nhị thiền cũng quán bất tịnh, mà phá kiết ở địa dưới. Tứ thiền là cùng tột ở trong Sắc cho nên thắng sắc vị tột ở đây. Bốn không đã Vô sắc, cũng vì phá địa phiền não mỏng nên không lập thắng xứ.

3- Nói tu chứng: Sở dĩ nói trong có sắc tướng ngoài quán sắc ít, vì duyên ít nên nói ít, quán đạo chưa tăng thêm nên quán ít nhân duyên, quán nhiều sợ khó nhiếp. Thí như nai hoang chưa điều thì chớ thả đi xa. Thế nào gọi là quán ít, hành giả trị quán thấy thân mình bất tịnh, cũng quán thân người mình yêu sình chương, rã nát xương trắng, tâm rất nhàm chán. Như đã nói trong bối xả đầu. Hoặc tốt hoặc xấu, là quán ngoài các sắc nghiệp lành quả báo nên gọi là Tốt, quả báo ác nghiệp thì gọi là xấu. Lại nữa, hành giả từ thầy nhận được quán pháp, duyên ngoài các thứ bất tịnh ấy gọi là sắc xấu. Nếu hành giả nhớ nghĩ vọng sinh tịnh tưởng, quán tịnh sắc thì là sắc tốt. Lại nữa, hành giả trong thân buộc tâm một chỗ mà quán sắc trong cõi dục, có hai thứ: một là sinh ra dâm dục, hai là sinh ra tức giận. Sinh ra dâm dục là tịnh sắc nên gọi là tốt, hai là sinh ra tức giận. Sinh ea dâm dục là tịnh sắc nên gọi là tốt, sinh ra tức giận là bất tịnh sắc nên gọi là xấu. Thắng tri thắng kiến, là quán tâm thuần thục đối với sắc tốt mà tâm không tham ái, đối với sắc xấu mà tâm chẳng tức giận. Chỉ quán sắc là nhân duyên bốn đại hòa hợp mà sinh, như bọt nước chẳng bền chắc. Có trí tuệ sâu xa thì biết rõ tướng giả thật. Hành giả trụ trong môn bất tịnh ấy, các kiết sử dâm dục, tức giận đến mà chẳng theo thì gọi là Thắng xứ. Thắng là trong bất tịnh mà tịnh được các phiền não điên đảo. Lại nữa, xấu tốt là quán bất tịnh có hai: một là thấy thân mình thân người gồm ba mươi sáu vật hôi thối bất tịnh thì gọi là xấu. Hai là trừ bỏ năm tạng da thịt trong ngoài, chỉ quán xương trắng như ngọc kha như tuyết cho đến lưu ly chiếu sáng, đó gọi là tốt. Khi hành giả thấy bất tịnh liền biết là giả dối, tâm chẳng sợ chết, khi thấy sắc tịnh thì biết là từ duyên sinh mà tâm chẳng ái nhiếm. Đó gọi là (thấy biết cao siêu). Lại nữa, hành giả đối với duyên ít tùy ý quán sắc thay đổi tự tại, cũng có thể khéo chế phục quán tâm nên gọi là Thắng xứ. Hai là trong có sắc tướng ngoài quán sắc nhiều hoặc tốt hoặc xấu đó gọi là thấy biết cao siêu, là hành giả quán tâm đã điều, bấy giờ chẳng diệt xương người bên trong lại ở trong định mà quán rộng sắc ngoài, đó gọi là quán kỹ thây chết cho đến mười trăm ngàn muôn cõi nước Diêmphù-đề, cho đến bốn thiên hạ dều thấy đều là thây chết. Nếu thấy một sình chương thì thấy tất cả đều sình chương, cho đến máu mủ dơ bẩn rã nát xanh ứ lột ra cũng giống như thế. Hành giả đã thấy nhiều bất tịnh mà tâm không chán ghét. Kế là phải quán kỷ một thây chết, da thịt tiêu hết chỉ còn thấy xương trắng như thế, cho đến tất cả thây chết đều sạch hết da thịt, chỉ thấy xương trắng đầy khắp thế giới. Quán nầy như thiền kinh có nói rộng, nên trong ấy phải nói đủ. Hành giả quán xương ngoài đã thành lại phải định tâm quán chắc xương trắng trong thân, luyện khiến sáng sạch như ngọc kha, như vỏ ốc. Phải tự quán xương mà thấy bên ngoài tất cả xương người đều trỗi dậy đi đứng, huơ tay múa chân mà đến. Hành giả ở trong Tam-muội (định) liền biết đây là các xương người đều theo tưởng mà đến, đều không thật có, nên tâm không sợ hãi. Lại trong tâm thầm nghĩ quở trách xương người này. Ôi! Các bộ xương người từ đâu đến đây. Khi quở trách như thế thì đều thấy xương người ngã lăn ra đất. Cứ quán như thế nhiều lần. Hành giả lại quán sâu xương bên trong, liền thấy ánh sáng chiếu khắp mười phương. Tất cả xương người bị ánh sáng chiếu cũng rất sáng sạch. Khi quán này thành thì đối với tất cả người thân, kẻ oán, hoặc người không thân không oán và các xấu tốt thì tâm đều bình đẳng, không có yêu ghét. Đó gọi là hoặc xấu hoặc tốt biết rất rõ ràng. Lại nữa, hành giả trụ trong quán này thấy một bộ xương người thì thấy khắp bốn thiên hạ đều là xương người, đó gọi là nhiều, lại nhiếp niệm quán một thân người nên gọi là thấy biết cao siêu, tùy ý trong tướng năm dục nam nữ sạch đẹp mà vượt cao hơn nên gọi là Thắng xứ. Lại hay khéo điều quán tâm, tuy biết tâm năng quán tánh nó vốn không, mà đối với duyên tự tại quay về quán các cảnh giới không có chướng ngại, nên gọi là Thắng xứ, có nghĩa như trong luận Đại thừa đã nói rộng.

Lại có Sư nói: nếu chỉ quán tất cả mọi người thấy xương trắng bất tịnh, đó là quán ít, nếu dùng đại bất tịnh mà quán là quán nhiều. Đại bất tịnh quán, là phá tất cả sự tham ái. Sao gọi là quán tất cả, tức là quán voi ngựa trâu dê, lục súc chim thú v.v… đều thấy là thây chết sình chương. Lại quán thức ăn uống đều như phân như giòi, y phục lụa là cũng như da rã thịt nát, hôi thối đáng ghét, tiền của vàng ngọc như rắn độc, chết rồi thì rã nát hôi thối bất tịnh, gạo nếp thì như trùng chết hôi thối, nhà cửa ruộng vườn, thành ấp cõi nước, đất đai núi sông, đều rã nát hôi thối bất tịnh, tuôn chảy dầm dề. Cho đến thấy xương trắng ngổn ngang tất cả bất tịnh, thế gian như thế rất đáng chán ghét. Người đối với trong Tam-muội hễ quán liền thấy tự tại, phá được tất cả tốt xấu thương ghét, lo lắng phiền não. Cho nên gọi là trong có sắc tướng ngoài quán sắc nhiều, hoặc tốt hoặc xấu, thấy biết cao siêu. Hỏi các chất nuôi sống ở thế gian đã bất tịnh, đều là da thịt gân xương, vì sao đều thấy bất tịnh hư rã. Đáp: Đây là đạo được giải, sức tâm chuyển biến, không phải thật quán. Vì sao tất cả không phải thật là tịnh? Do năng lực của tịnh đảo nên đều thấy tịnh mà sinh tham ái, tất cả không phải đều là bất tịnh. Nay trí tuệ lực của bất tịnh quán đều thấy bất tịnh mà phá các phiền não thì có lỗi gì? Ví như lửa kiếp thiêu, khởi lên tất cả đất đai, hữu tình, vô tình, v.v… bao nhiêu loại ấy đều thành lửa (cháy đỏ) là do sức lửa. Nay dùng tâm bất tịnh mà quán tất cả thế gian đều thấy là bất tịnh, cũng như người có thần thông biến ngói đá thành vàng ngọc. Phải biết pháp ấy có tánh định nào, Sư ấy như thế gọi là thắng xứ thứ hai, nghĩ sâu ý nầy thì nghĩa lý quán hạnh đều có thể nương tựa. Kế nói thắng xứ ba, bốn phương pháp quán hạnh chẳng khác trước, chỉ có trong không có sắc tướng là khác. Phương pháp diệt nội sắc (sắc bên trong) của hai bối xả trước ở môn đầu có nói. Nay hành giả vì phiền não cõi dục khó phá. Đối với Nhị thiền lại tu hai thắng xứ này mà đối trị dứt trừ kiết sử của địa dưới, khiến hết sạch không sót, cũng lại chuyển biến quán đạo khiến lợi ích thuần thục thêm sáng, bền chắc không mất, công sức càng mạnh hơn.

Kế giải thích bốn thắng xứ xanh vàng đỏ trắng. Hành giả chẳng thọ vui thân chứng Tam thiền. Khi vào Tứ thiền thì niệm tuệ thanh tịnh, bốn sắc lại càng sáng rực như ánh sáng báu mầu hơn cả sắc trước, nên gọi là Thắng xứ. Lại nữa, hành giả đối với Tứ thiền dùng trí tuệ bất động mà luyện bốn sắc nầy biến ít thành nhiều, nhiều thành ít một cách tự tại, muốn thấy liền thấy, muốn mất liền mất, nên gọi là Thắng xứ. Lại nữa, hành giả đối với Tam-muội thấy thắng sắc ấy kiết lậu chưa dứt, hoặc khi đó tâm sinh ái. Vì dứt ái mà quán chắc sắc này, biết là từ tâm khởi lên, ví như nhà ảo thuật thấy các sắc huyễn là biết từ tâm sinh nên chẳng sinh mê đắm. Lúc ấy bối xả đổi tên là Thắng xứ.

– Nói tướng hướng về một đường: cũng có ba ý: một là trước dùng thắng xứ mà điều tâm, sau mới tu tập đầy các pháp vượt hơn, phát chân vô lậu mà chứng đạo Ba thừa. Hai là tám thắng xứ thành tựu đầy đủ vào sâu bốn đế chân quán, ở trong Tứ thiền mà phát chân vô lậu, đầy đủ ba mươi bốn tâm, dứt kiết ba cõi chứng đạo Ba thừa. Ba là tự có hành giả được thắng xứ đầu khi nhập Sơ thiền tâm chán sợ, liền nghĩ rằng nay tôi đâu cần các thiền này, chỉ cần mau được Niết-bàn. Nghĩ đoạn, liền ở trong địa này mà quán sâu bốn đế, mười hai nhân duyên, trung đạo thật tướng. Nếu phát vô lậu liền chứng Thánh quả Ba thừa. Bảy thắng xứ dưới cũng phải mỗi mỗi phân biệt như thế. Đại Bồ-tát tuy biết các pháp rốt ráo vắng lặng, vì thương xót tất cả chúng sinh mà tu sâu thắng xứ. Đối với thắng xứ mà phát sinh đại thần thông, dẹp bỏ thiên ma, phá các ngoại đạo độ thoát chúng sinh, phải biết thắng xứ tức là Bồ-tát Đại thừa.

Kế là nói về pháp môn mười nhất thiết biến xứ, mười nhất thiết xứ là xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không, thức. Mười thứ này gọi chung là nhất thiết xứ, mỗi sắc đều chiếu khắp mười phương nên gọi là nhất thiết xứ. Cho đến không cũng như thế. Bối xả, thắng xứ ở trước tuy có tám sắc chỗ chiếu hạn hẹp chưa thể cùng khắp, nên chẳng được gọi là Nhất thiết xứ. Lại nữa, trong kinh có lúc nói là mười nhất thiết nhập, có người giải thích rằng: đây cũng là tên khác của Nhất thiết xứ, ở đây thì chẳng như thế. Trước vì một sắc chiếu khắp mười phương nên gọi là Nhất thiết xứ, sau là tâm chuyển khéo léo hay khắp chiếu tất cả chỗ, trong sắc mỗi sắc đều được nhập vào nhau không chướng ngại. Cho nên xứ được gọi là Nhất thiết nhập. Nay nói nhất thiết xứ có hai ý: một là nói vị thứ, hai là nói về tu chứng.

– Nói vị thứ mười nhất thiết xứ, tám sắc nhất thiết xứ đầu thì vị ở Tứ thiền, kế Không nhất thiết xứ thứ chín, thì vị ở Không xứ, còn Thức nhất thiết xứ thứ mười thì vị ở Thức xứ. Sở dĩ trong ba thiền trước không lập Nhất thiết xứ, hành giả sơ học đối với ba địa, bị giác quán hỷ lạc làm động, cho nên chẳng thể làm cho sắc cùng khắp. Dừng trụ ở Vô sở hữu xứ định, không có vật nào rộng hơn, cũng chẳng được vui sướng. Phật cũng chẳng nói vô sở hữu xứ vô lượng vô biên nên chẳng lập Nhất thiết xứ. Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, tâm độn khó giữ tưởng, rộng lớn nên chẳng lập Nhất thiết xứ.

– Nói tu chứng: Hành giả trụ ở tứ thiền để thành tựu tự tại thắng sắc. Bấy giờ, phải dùng niệm thanh tịnh tâm bỏ bảy thứ sắc, nghĩ ngay sắc xanh, lấy một ít tướng ánh sáng xanh như lá cỏ lớn một tâm duyên trong đó liền tương ưng với ít xanh. Quán tâm vận chút xanh chiếu khắp mười phương, liền thấy ánh sáng tùy tâm chiếu khắp. Tất cả thế gian đều thấy tướng xanh đầy khắp đứng yên bất động, như thế giới xanh. Đó gọi là xanh nhất thiết xứ. Tướng tu bảy nhất thiết xứ kia cũng phải phân biệt mỗi mỗi như thế. Có Sư nói: tu nhất thiết xứ duyên lấy lá cỏ do sắc bên ngoài khởi tướng chiếu khắp. Như ở đây nói thì không phải chỉ trái mất quán môn mà cũng không liên quan gì đến điều Đại thừa nói. Hành giả đã thành tựu rồi, muốn dùng nhất thiết xứ mà vào hư không nhất thiết xứ thì phải vào hư không bối xả. Chỉ vì bối xả duyên hẹp, chưa gọi là Nhất thiết xứ. Nay lại rộng duyên với hư không mười phương nên gọi là Hư không nhất thiết xứ. Muốn vào Thức nhất thiết xứ thì cũng phải trước vào thức xứ bối xả. Đối với thức định rộng quán thức này cùng khắp mười phương, đều thấy là Thức nên gọi là Hư không nhất thiết xứ. Muốn vào Thức nhất thiết xứ thì cũng phải trước vào Thức xứ bối xả. Ở trong thức định quán rộng thức này cùng khắp mười phương đều thấy là Thức nên gọi là Thức nhất thiết xứ. Nếu người muốn tu Nhất thiết nhập đã được Nhất thiết xứ thành thì phải dùng Nhất thiết xứ làm gốc, sau đó mới dùng quán tâm khéo léo đối với xanh nhất thiết mà khiến vàng, đỏ, trắng v.v… đều vào trong ấy, mà chẳng hoại tướng gốc xanh, lại đối với sắc xanh thấy đủ các sắc kia. Đó là nói lược Nhất thiết xứ, Nhất thiết nhập đã xong. Hỏi: Vì sao chẳng đối với Nhất thiết xứ mà phân biệt tướng hướng về một đường? Đáp: Tất cả kinh Thanh Văn phần nhiều nói nhất thiết xứ là duyên hữu lậu, chỉ là pháp tu chung, đối với nghĩa phát vô lậu kém nên chẳng phân biệt. Nếu muốn y vào nghĩa Đại thừa mà phân biệt thì giống như trong bối xả, thắng xứ ở trước nói. Nay vì Bồ-tát muốn thần thông thành tựu, hiện khắp sắc thân đầy đủ. Sự trong tất cả pháp giới mà tu nhất thiết xứ ấy, cho nên kinh Đại phẩm cũng nói nhất thiết xứ pháp Ba-la-mật.

– Nói công dụng quán thiền: Đệ tử Phật đã được ba phen quán hạnh. Nếu muốn vì hóa độ chúng sinh hiện sự ít có, khiến cho tâm thanh tịnh thì phải rộng tu tất cả đạo lực thần thông, đó là sáu thông, mười bốn biến hóa, bốn biện tài, Tam-muội vô tránh, nguyện trí đảnh thiền tự tại định luyện thiền, mười tám biến hóa, v.v… các công đức đều phải trụ trong bối xả, thắng xứ, nhất thiết xứ này mà học. Đã học được rồi lại khiến nhiều chúng sinh nhìn thấy vui mừng tin mà được độ thoát, cho nên tu thần biến.

Giải thích sáu thần thông: sáu thông gồm: một là thiên nhãn thông, hai là thiên nhĩ thông, ba là tha tâm thông, bốn là túc mạng thông, năm là như ý thông, sáu là lậu tận thông. Đều nói thần thông, Thần là thiên tâm, Thông là tánh trí tuệ. Vì trí tuệ thiên nhiên chiếu suốt tất cả các pháp sắc tâm vô ngại, nên gọi là Thần thông. Nay y cứ các thiền này, sau giải thích sáu thông tức có ba ý: một là nói nhân duyên được thông khác nhau, hai là nói phương pháp tu thông, ba là nói công dụng biến hóa.

1- Nhân duyên được thông khác nhau: có ba thứ: một là do quả báo mà được, như các trời có phước đức lớn, người thọ sinh về Tịnh độ, liền cảm quả báo mà được năm thông, hai là do phát mà được, nếu người chí do sám hối, hoặc tu sâu các thiền định đã nói trên, tuy chẳng làm thủ thông phương tiện mà thần thông tự phát. Cho nên kinh chép: tu sâu thiền định thì được năm thần thông, ba là do tu mà được, hành giả tuy chứng được các thiền định sâu đã nói trên mà chưa dứt chướng thông vô tri thì thần thông chẳng bao giờ phát. Nếu ở trong thiền định lại làm thủ thông phương tiện, dứt chướng thông vô tri thì thần thông liền phát, nay là y cứ nghĩa này mà nói.

2- Phương pháp tu thông: kinh luận đều nói khác nhau. Nay chỉ lấy ý trong Đại thừa để nói lược phương pháp tu thông.

3- Tu thiên nhãn thông: hành giả thâm tâm thương xót tất cả phát nguyện muốn thấy chúng sinh sáu đường chết đây sinh kia. Bấy giờ phải trụ trong bối xả, thắng xứ, nhất thiết xứ của cõi sắc và trong bốn như ý túc, mà chánh niệm tu tập đầy đủ bốn duyên liền sinh thiên nhãn thông. Bốn duyên ấy là: một là ánh sáng thường soi chiếu ngày đêm không khác. Hai là quán các cách chướng thế gian đều như hư không không có sự che đậy. Ba là chuyên tâm trước lấy một cảnh dễ thấy nhất để duyên tâm, thường siêng năng tinh tấn, khéo léo tu tập, muốn thấy cảnh trước. Bốn là đối với thiền định, phát bốn đại tạo, nhãn căn thanh tịnh thành tựu. Đó gọi là đây đủ bốn duyên hòa hợp. Do đây mà sinh phương tiện, thức liền thấy chúng sinh mười phương sáu đường chết đây sinh kia, các tướng khổ vui như sắc sáng tối gần xa, chướng trong chướng ngoài thô tế, v.v… đều thấy suốt rõ ràng vô ngại. Đó gọi là thiên nhãn thông.

4. Tu thiên nhĩ thông: Hành giả đã thấy sắc rồi, nếu muốn nghe tiếng thì phải ở trong thiền định mà nắm chắc chướng ngoài có thể nghe tiếng tế (tiếng nhỏ nhặt), nhất tâm mà nghe, mong muốn được nghe. Nếu tâm trong sáng được bốn đại tạo sắc nhĩ căn thanh tịnh, liền nghe chướng ngoài chướng trong của tất cả sáu đường về các thứ tiếng lời nói khổ vui, lo buồn, v.v… khác nhau, đó gọi là Thiên nhĩ thông.

5. Tu tha tâm thông: Hành giả đã nghe tiếng rồi, nếu muốn biết tâm niệm của chúng sinh thì phải đối với thiền định mà quán người trước mặt, các tướng mừng, giận, sợ hãi v.v… đều biết nương tâm mà trụ, nhờ các tướng này mà quán chắc tâm niệm đã duyên, nhất tâm muốn biết. Nếu tâm trong sáng thì do đây phát thông, tùy chỗ thấy chúng sinh liền biết tâm niệm của họ. Đó gọi là Tha tâm thông.

– Tu túc mạng thông: Hành giả đã biết tha tâm rồi, nếu muốn tự biết túc mạng của mình và túc mạng của người, các sự nghiệp đã làm trong trăm ngàn muôn đời liền phải đối với thiền định tự nhớ nghĩ việc làm của mình trong số các ngày tháng năm các việc đã làm, cho đến việc đã làm trong lúc Ca-la-la. Nhớ nghĩ như thế nhất tâm muốn biết, nếu tâm trong sáng liền phát thần thông, liền tự biết vô số túc mạng rất rõ ràng, các sự nghiệp đã làm trong quá khứ từ một đời cho đến trăm ngàn muôn đời. Cho đến biết túc mạng của người cũng giống như thế. Đó gọi là Túc mạng thông.

– Tu thân như ý thông: Hành giả đã biết túc mạng thông nếu muốn được thân thông biến hóa thì phải mà buộc tâm trong Tam-muội hư không trong thân, diệt hết sắc tướng thô trọng. Thường lấy tướng khinh không mà phát tâm rất muốn tinh tấn. Sức tâm trí tuệ suy lường có thể cất mình lên. Chưa suy lường đã tự biết sức tâm của mình đã lớn có thể cất mình lên. Thí như người học nhảy thường tự cất mình lên. Nếu quán thành tựu thì liền phát thân như ý thông. Có ba: một là năng đến, hai là chuyển biến, ba là tự tại. 1) Năng đến lại có bốn thứ: một là thân hay bay đi như chim vô ngại, hai là dời xa khiến gần, chẳng đi mà đến, ba là biến mất ở đây mà hiện ra ở kia, bốn là nghĩ liền đến. 2) Chuyển biến (biến đối) tức lớn có thể làm nhỏ, một làm nhiều, nhiều làm một, các vật đều có thể biến đổi được. 3) Thánh như ý là đối sáu trần bên ngoài, những vật bất tịnh không dùng được thì quán khiến cho thanh tịnh, còn vật tịnh không dùng được thì làm cho bất tịnh, ấy là pháp tự tại. Như ý thần thông từ tu thắng xứ, nhất thiết xứ, bốn như ý túc mà sinh. Đó gọi là thân chứng như ý túc. Hành giả được thân như ý túc thì có khả năng tùy ý biến hiện. Nếu muốn tự được giải thoát và độ chúng sinh thì phải dứt trừ các tâm bệnh. Lúc đó phải tu vô lậu thông. Về tu vô lậu thông, ở sau trong phần đế quán sẽ phân biệt rộng. Hỏi: Phải tu sáu thông một về đúng thứ lớp như đã nói phải chăng? Đáp: đây là y cứ một đường mà nói về thứ lớp. Nếu hành giả tùy thông ưa thích mà học thì trước liền được, chưa hẳn đều như trước nói.

6- Nói biến hóa: mười bốn biến hóa năng sinh thần thông, cũng do thần mà có biến hóa, mười bốn biến hóa gồm: một là Sơ thiền cõi Dục thành tựu, hai là biến hóa; Một là sơ thiền hóa sơ thiền, hai là sơ thiền hóa cõi dục, hai là Nhị thiền thành tựu ba biến hóa; một là nhị thiền hóa Nhị thiền, hai là Nhị thiền hóa Sơ thiền, ba là Nhị thiền hóa Nhị thiền, hai là Nhị thiền hóa Sơ thiền, ba là Nhị thiền hóa cõi dục, ba là thiền thành tựu bốn biến hóa: một là Tam thiền hóa Tam thiền, hai là Tam thiền hóa Nhị thiền, ba là Tam thiền hóa Sơ thiền, bốn là Tam thiền hóa cõi dục. Bốn là Tứ thiền thành tựu năm biến hóa: một là Tứ thiền hóa Tứ thiền, hai là Tứ thiền hóa Tam thiền, ba là Tứ thiền hóa Nhị thiền, bốn là Tứ thiền hóa Sơ thiền, năm là Tứ thiền hóa cõi dục. Đó là mười bốn biến hóa. Nếu người nào thành tựu các biến hóa này tức là đủ mười tám biến hóa. Tất cả thần thông, sáu quán hạnh công đức vô lượng vô biên. Việc ấy sâu kín đâu thể dùng văn tự mà nói hết. Nay chỉ lược nêu danh mục vì muốn cho người học biết tất cả thần thông biến hóa đều từ trong quán thiền mà ra. Các thần thông nầy nếu ở trong tâm Bồ-tát thì gọi là thần thông Ba-la-mật.

Giải thích chín định thứ đệ: chín định thứ đệ là lìa các dục, lìa các pháp ác bất thiện có giác có quán, lìa sinh hỷ lạc vào Sơ thiền. như thế mà thứ lớp vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, định Không xứ, định Thức xứ, định Bất dụng xứ, định phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, định Diệt thọ tưởng. Đó gọi là chín định thứ đệ; giải thích chín định thứ đệ, có ba ý: một là giải thích tên gọi, hai là nói vị thứ, ba là nói tu chứng.

1. Giải thích tên gọi: Nay chín pháp này đều đổi tên là định thứ đệ. Các pháp môn trên đã quán hạnh chưa thuần thục, khi vào thiền thì tâm có gián cách nên chẳng gọi là định thứ đệ. Hành giả đã thành tựu định quán nay ở trong đây mà tu luyện thuần thục thì sẽ từ một thiền mà tâm khởi. Kế vào một thiền, tâm không xen hở khiến niệm khác chẳng vào được. Hoặc thiện hoặc cấu, như thế cho đến định diệt thọ tưởng, đó gọi là chín định thứ đệ, cũng gọi là Luyện thiền. Vì sao? Vì đệ tử Phật tâm ưa vô lậu, trước được các vị thiền. Nay muốn dứt trừ các cấu uế thì dùng thiền vô lậu mà luyện khiến đều thanh tịnh như luyện vàng. Hỏi: Luyện trong chín định thứ đệ và huân tu của Tỳ-đàm nói có gì khác nhau. Đáp: có đồng có khác, kia dùng vô lậu mà luyện hữu lậu, nay cũng lấy vô lậu mà luyện hữu lậu cho nên đồng. Kia thì chỉ nói luyện bốn thiền để đề phòng lui sụt, chuyển đôn thành lợi hiện pháp lạc và sinh tâm năm tầng trời tịnh cư, thì chỉ luyện Bốn thiền. Còn cõi vô sắc thì không có luyện. Nay từ Sơ thiền cho đến Phi tưởng đều phải luyện, khiến tất cả các thiền thanh tịnh điều nhu, thêm nhiều công đức, cho nên là khác. Tìm xem phần tu chứng ở dưới thì thấy rõ.

1- Nói vị thứ: vị thứ này tuy một bề y cứ bốn thiền, bốn không và định diệt tận nhưng vị nó thật chung hết các thiền. Vì sao? Như trên đã nói đặc thắng, thông minh, bối xả, thắng xứ đều có bốn thiền bốn không, chưa hẳn chỉ là căn bản. Nay tu pháp luyện thì đều phải vào khắp các thiền, khiến tâm không xen hở. Chẳng thể y cứ căn bản thế gian thiền xem là thứ vi. Cho nên kinh Đại phẩm nói Bồ-tát nương theo tám bối xả nghịch thuận ra vào chín định thứ đệ. Nếu y vào nghĩa Thành luận, Tỳ-đàm thì chỉ dùng tâm vô lậu mà vào chín thiền, duyên chân vào diệt để làm chín định thứ đệ. Nay dùng luận Đại thừa nói về chín định thứ đệ, ý đối với kia thì rất có thiếu sót. Người học tìm ý lời từ trên nói không thể giống, đồng khác rõ ràng rất dễ thấy.

2- Nói về tu chứng: Hành giả đã đầy đủ các thiền này muốn vào chín định thứ đệ thì trước phải từ cạn đến sâu mà tu luyện các thiền, pháp định quán khiến rất điều nhu thuần thục. Sau đó mới tổng hợp hai thứ định, quán, nhất tâm cùng vào, khéo dứt ái, tự biết tâm mình. Từ mới điều tâm mà vào một thiền, chẳng để niệm khác xen lẫn. Như thế cho đến định diệt thọ tưởng. Vì sao? Vì hành giả đối với thiền căn bản, định nhiều mà trí ít thì tâm chẳng điều nhu, nên vào thiền có gián cách bối xả thiền, v.v… quán nhiều mà định ít nên tâm chẳng điều nhu mà vào thiền có gián cách. Thí như xe có hai bánh, một cứng một yếu thì không được yên ổn, cũng như dao giáo mềm cứng không đều thì không bén nhọn. Ở đây cũng như thế, nay tu định nầy đã định quán bằng nhau, định sâu trí lợi. Định sâu cho nên đối với duyên chẳng tán loạn, trí tuệ lanh lợi thì tiến vào nhanh chóng vô ngại. Cho nên từ một thiền khởi vào một thiền nhanh chóng, tâm tâm nối nhau không xen lẫn, tùy niệm liền vào, cũng gọi là Tam-muội Vô gián. Nếu hành giả dùng tâm nầy vào khắp các thiền, không phải chỉ thứ lớp điều nhu, tâm không xen lẫn, cũng lại tăng ích công đức, các thiền càng sâu mầu nhiệm. Như luyện sắc sáng vàng thì càng tăng giá trị gấp bội. Cho nên nói định này là luyện thiền. Hỏi: trong ấy cũng có cõi dục, vị đáo, trung gian. Vì sao chỉ nói chín định? Đáp: tuy có pháp này nhưng chẳng bền chắc. Lại bậc Thánh được công đức lớn chẳng ở biên địa cho nên chẳng nói. Lại nữa, từ trên vào thiền tâm độn, đối với phương tiện trung gian trải dừng thì lâu, cho nên phân biệt có tướng Vị đáo trung gian. Nay chín định này, định tuệ tâm lợi, muốn vào chánh địa, tùy niệm liền vào, đã chẳng trụ lâu phương tiện trung gian cho nên chẳng nói. Nếu phân biệt tướng hướng về một đường thì đủ như trong bối xả thắng xứ ở trước nói, cho nên chẳng nói riêng.

Giải thích ba Tam-muội: Ba Tam-muội gồm: một là Tam-muội có giác có quán, hai là Tam-muội không giác có quán, ba là Tam-muội không giác không quán. Cho nên kế chín định thứ đệ, sau nói ba Tammuội. Tên hai thứ thiền này tuy có khác mà pháp tướng hơi giống nhau. Vì sao? Vì chín định đã luyện chung các thiền mà không có tự thể riêng. Ba Tam-muội cũng giống như thế, nghĩa này ở sau sẽ thấy. Giải thích ba Tam-muội có ba ý: một là giải thích tên gọi, hai là nói về tướng, ba là nói sinh ra Tam-muội.

1/ Giải thích tên: Ba pháp giác quán v.v… tên đồng thứ vị như trong thiền căn bản ở trước nói. Về Tam-muội, nay phải phân biệt. Tất cả thiền định nhiếp tâm đều gọi là Tam-ma-đề, đời Tần dịch là chánh tâm hành xứ (chỗ thực hành chánh tâm). Tâm ấy từ vô thỉ đến nay thường cong không thẳng, được chỗ chánh tâm hành ấy thì tâm ngay thẳng, nên gọi là Tam-muội. Vì như con rắn bò thường thì cong mà bò trong ống thì thẳng, ở đây cũng thế. Hỏi: Nếu nói thiền định nhiếp tâm gọi là Tam-muội thì thiền định căn bản có gì khác với ở đây? Đáp: có khác, kia thì chỉ nói căn bản nhiếp tâm, nay khắp y cứ tất cả các thiền mà nói nhiếp tâm, phải như đây thì định sâu mà rộng, đâu thể chẳng khác. Lại nữa thiền căn bản chỉ là duyên sự mà nhiếp tâm, chưa dứt tà đảo nên chẳng gọi là Ngay thẳng. Nay nói Tam-muội đều y cứ vào duyên lý mà nhiếp tâm, dứt trừ cong vạy tà đảo, cho nên dùng chỗ tâm ngay thẳng làm Tam-muội.

2/ Nói về tướng: Ba Tam-muội này nghĩa đồng với chín định, đã không có tự thể riêng, chỉ nói theo các thiền. Một là nói Tam-muội có giác. Như trên đã nói, sơ thiền căn bản cho đến sơ thiền đặc thắng thông minh bối xả thắng xứ, v.v… đều có giác có quán, tương ưng tâm số và các công đức. Khi hành giả vào các Sơ thiền này thì trụ chánh tâm hành xứ đều gọi là Tam-muội có giác có quán. Hai là như trên nói, các thiền trung gian cho đến đặc thắng, thông minh, bối xả, thắng xứ đều có trung gian tương ưng với quán, pháp tâm sở và các công đức. Hành giả dùng chánh tâm hành xứ mà vào các thiền trung gian này, đều gọi là Tammuội không giác có quán. Ba là như ở trên nói, Nhị thiền căn bản cho đến Hữu đảnh và đặc thắng thông minh, Bối xả, Thắng xứ, v.v… đều có Nhị thiền. Từ Nhị thiền trở lên cho đến Hữu đảnh và định diệt thọ tưởng có như không, tương ưng với giác không quán và các công đức. Hành giả chánh tâm hành xứ vào các thiền công đức này đều gọi là Tam-muội không giác không quán. Phải biết ba Tam-muội nầy không có tự thể riêng, chỉ gồm chung các thiền mà chia làm ba phần. Bậc Đại Thánh (Phật) muốn khiến cho chúng sinh tuy nghe nói rộng các thiền mà chẳng mất căn bản, nên chung làm ba pháp, gồm nhiếp các thiền, hết sạch không sót. Ví như số pháp hoặc đến trăm muôn chung làm một ức, ở đây cũng giống như thế.

 

3/ Nói tướng sinh ra Tam-muội, có hai thứ: một là sinh ra Tammuội Nhị thừa. Vì sao? Vì như trên đã nói, các Sơ thiền có giác có quán v.v… đều phát sinh Tam-muội niệm xứ cho đến tám Thánh đạo, không, vô tướng, vô tác, mười sáu hạnh, mười hai nhân duyên, Noãn, Đảnh, Nhẫn thế đệ nhất v.v… Tam-muội, Tam-muội Lôi quang, Tam-muội Kim cương, cho đến Tam-muội Phật trí vô tránh. Các pháp môn nầy trong kinh Niết-bàn đều gọi là Tam-muội. Nếu đối với các Sơ thiền khi phát các Tam-muội này tức chứng Nhị thừa hoặc đạo hoặc quả, nên gọi là Tam-muội có giác có quán. Cho đến không giác có quán, không giác không quán cũng phải như thế mà phân biệt mỗi mỗi. Hai là như trên nói các thiền có giác có quán đều phát ra các Tam-muội Đại thừa như Tam-muội quán Phật, hai mươi lăm Tam-muội, Tam-muội bát chu, các thiền Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, v.v… Bồ-tát có một trăm lẻ tám Tam-muội bất động của Chư Phật. Có một trăm hai mươi và tám muôn bốn ngàn các Tam-muội đều do Tam-muội có giác có quán mà phát sinh. Cho đến không giác có quán, không giác không quán cũng phải như thế phân biệt mỗi mỗi. Đại Bồ-tát được các Tam-muội này liền vào vị Bồ-tát, cũng có thể hiện thân như Phật mà độ tất cả chúng sinh. Nghĩa ba Tam-muội như trong Đại thừa có phân biệt rộng.

Giải thích Tam-muội sư tử phấn tấn: Nay nói Tam-muội sư tử phấn tấn, như kinh Bát-nhã chép: Hành giảy nương chín định thứ đệ mà vào sư tử Tam-muội phấn tấn, là lìa dục, lìa pháp bất thiện, có giác có quán, lìa sinh hỷ lạc mà vào Sơ thiền. Thứ lớp như thế mà vào Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ vào định Diệt thọ tưởng, từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào định phi hữu tưởng Phi vô tưởng, từ phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ ra lại vào Bất dụng xứ. Thứ lớp như thế lại vào Thức xứ, vào Không 132 xứ, vào Tứ thiền, vào Tam thiền, vào Nhị thiền, vào Sơ thiền, đó gọi là Tam-muội sư tử phấn tấn, ví như khi sư tử hăng hái, không phải chỉ tiến về trước hăng hái mà đi, cũng có thể hăng hái mà về. Tất cả các thứ đều chẳng thể như thế. Hành giả vào pháp môn nầy cũng phải như thế. Chẳng phải chỉ tâm tâm thứ lớp từ Sơ thiền mà thẳng đến Diệt thọ, cũng có thể từ định diệt thọ tưởng liền vào Phi tưởng, vào đến Sơ thiền. Đây thì nghĩa đồng với sư tử phấn tấn. Các thiền ở trên chẳng thể như thế. Nên nói định này là Tam-muội sư tử phấn tấn. Hành giả trụ vào pháp môn nầy liền có thể đi ngược lại vào các thiền. Huân các quán định đều khiến thông lợi, chuyển biến tự tại, sinh ra các Tam-muội sâu, các thứ công đức. Thần trí chuyển thắng cũng gọi là huân thiền. Thí như da trâu đã thuộc kỹ thì tùy ý mà làm các vật dụng. Ở đây cũng giống như thế, phân biệt thứ vị ở đây đồng với chín định, chỉ có xuất ra vô gián là khác. Trong đó mà dùng tâm khéo léo, tướng tu tập lược biết đại ý, chẳng phân biệt rộng.

Giải thích Tam-muội Siêu việt: nay nói Tam-muội siêu việt, như kinh Bát Nhã nói hành giả nhân Tam-muội sư tử phấn tấn mà nghịch thuận ra vào Tam-muội siêu việt. Thế nào là Tam-muội siêu việt? Là lìa các dục ác bất thiện, có giác có quán, lìa sinh hỷ lạc vào Sơ thiền. Từ Sơ thiền ra, lại vào Phi hữu tưởng. Từ phi hữu tưởng ra, lại vào Phi vô tưởng xứ. Phi vô tưởng xứ ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Định Diệt thọ tưởng ra, lại vào Sơ thiền. Từ sơ thiền ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào Nhị thiền. Từ Nhị thiền ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào Tam thiền, từ Tam thiền ra, lại vào định diệt thọ tưởng, từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào tứ thiền, từ Tứ thiền ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Trừ định diệt thọ tưởng ra, lại vào Hư không xứ, từ Hư không xứ ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Từ định Diệt thọ tưởng ra, lại vào Thức xứ, từ Thức xứ ra lại vào định diệt thọ tưởng. Từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào Vô sở hữu xứ, từ Vô sở hữu xứ ra, lại vào định diệt thọ tưởng. Từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào Phi hữu tưởng, từ Phi hữu tưởng ra, lại vào Phi vô tưởng xứ, từ Phi vô tưởng xứ ra, lại vào Phi vô tưởng xứ, từ Phi vô tưởng xứ ra, lại vào định Diệt thọ tưởng. Từ định diệt thọ tưởng ra, lại vào trong tán tâm. Từ tán tâm ra lại vào định diệt thọ tưởng, từ định Diệt thọ tưởng ra, lại vào trong tán tâm, từ tán tâm ra, lại vào Phi hữu tưởng, từ Phi hữu tưởng ra, lại vào Phi vô tưởng. Từ Phi vô tưởng ra, lại trụ vào tán tâm, từ tán tâm ra, lại vào Tứ thiền, từ Tứ thiền ra, lại vào tán tâm, từ tán tâm ra lại vào Tam thiền, từ Tam thiền ra lại trụ Tán tâm. Từ Tán tâm ra lại vào Tam thiền, từ Tam thiền ra lại trụ Tán tâm. Từ Tán tâm ra lại hại vào Nhị thiền. Từ Nhị thiền ra lại trụ Tán tâm, từ Tán tâm ra lại vào Sơ thiền, từ Sơ thiền ra lại trụ Tán tâm, đó là Tam-muội siêu việt.

Nay nói tướng siêu việt, thì có tướng siêu nhập và siêu xuất. Trong siêu nhập siêu xuất đều có bốn thứ: một là thuận nhập siêu, hai là nghịch nhập siêu, ba là thuận nghịch nhập siêu, bốn là nghịch thuận nhập siêu. Siêu xuất cũng giống như thế. Lại trong Tam-muội siêu việt nầy lại có bàng siêu. Bàng siêu cũng có bốn thứ, giống như trước nói: thí như sư tử có bốn thứ: một là nhảy về trước xa bốn mươi dặm, tức dụ cho tướng thuận siêu, hai là nhảy lui bốn mươi dặm, tức dụ cho tướng nghịch siêu, ba là nhảy xa bên phải bốn mươi dặm, tức dụ cho tướng bàng siêu, nhập thiền định căn bản, bốn là nhảy xa bên trái bốn mươi dặm, tức dụ cho tướng bàng siêu nhập quán thiền. Lại có hai thứ siêu việt: một là đầy đủ siêu, hai là chẳng đầy đủ siêu, đầy đủ sự siêu việt của Bồ-tát như trên nói, chẳng đầy đủ siêu việt tức là siêu việt Tam-muội của Thanh văn. Chẳng thể tự tại siêu nhập xa. Nên luận Đại thừa thí như sư tử vàng, sư tử trắng cả hai đều nhảy xa, nếu sư tử vàng thì nhảy chẳng xa bằng sư tử trắng. Người Thanh văn vào Tam-muội siêu việt chỉ có thế từ Sơ thiền mà siêu nhập Tam thiền, còn chẳng thể vượt Nhị huống chi có thể siêu Tam. Ở đây thì như sư tử vàng vượt. Còn Bồ-tát thì chẳng như thế, từ Sơ thiền mà có thể vượt vào định diệt thọ tưởng thì tùy ý tự tại. Ở đây thì như sư tử trắng vượt. Nếu người hạnh ba thừa mà vào Tam-muội này mà tu đầy đủ tất cả pháp môn. Lúc đó, quán định các pháp càng bén nhạy lại sinh ra trăm ngàn Tam-muội, công đức sâu dầy, thần thông mạnh mẽ, nên gọi là quán thiền cũng có luyện thiền tự tại định, luyện thiền như trên nói. Tự tại định, là đối với các pháp môn mà tự tại ra vào và trụ, chuyển biến thấy tám tự tại. Cũng gọi là Đảnh thiền, là đối với các thiền là cao tột nhất, thì có thể chuyển thọ thành phước, chuyển phước thành thọ, nên còn gọi là Tam-muội Phật trí. Muốn biết tùy nguyện liền biết việc ba đời, hai xứ nhiếp, tức là cõi dục và Tứ thiền. Lại có Tammuội vô đế, khiến Tha tâm thông chẳng khởi đế thuộc về năm xứ là cõi dục và Tứ thiền. Lại có bốn biện, tức là các lời biện luận thuộc về hai xứ tức là cõi dục và Sơ thiền. Nghĩa biện lạc thuyết nói thuộc về chín địa, tức là cõi dục tứ thiền định vô sắc. Lại có năm thần thông, mười bốn biến hóa tâm, mười tám biến hóa, đều như trước nói. Nếu trong thiền khi muốn nghe thấy xúc thì đều dùng thức phạm thế, thức diệt thì ngưng. Lại nữa, trong thiền ấy đều có ba mươi bảy phẩm, ba môn giải thoát, bốn đế, mười sáu hạnh quán, mười một trí, ba căn vô lậu, các trí hạnh như thế v.v… ở dưới sẽ phân biệt. Nếu người Nhị thừa đủ các thiền này thì tức là câu giải thoát, sự lý đầy đủ thành tựu không lụy, cho nên cũng gọi là bất hoại giải thoát. Vì đầy đủ các pháp thiền định xuất thế gian nên đầy đủ ba minh sáu thông và tám giải thoát, v.v… tất cả các công đức lớn, nên gọi là đại lục A-la-hán. Nếu là Bồ-tát ở trong tâm chánh quán mà vào Tam-muội này, được các pháp đẳng tướng tức được hai mươi lăm Tam-muội, phá được hai mươi lăm hữu, trụ vào Tam-muội vương, vì tất cả Tam-muội đều vào trong ấy. Lúc đó, cũng gọi là Thiền Ba-la-mật mãn vô lượng, khiến lại muốn nói yếu hạnh nhập đạo, há nói được đầy đủ ư?