THẾ NÀO LÀ TƯỚNG VÀ VÔ TƯỚNG CỦA TẤT CẢ CÁC PHÁP?
(Thư Học Phật Số 75)
Btg Bảo Đăng

Nhắc sơ lại…..

Trong THP số 72, 73 trước đây đã có y theo Kinh, Luận mà nói sơ qua về “TỨ NIỆM XỨ đó là:

1/- THÂN NIỆM XỨ,
2/- THỌ NIỆM XỨ.
3/- TÂM NIỆM XỨ.
4/- PHÁP NIỆM XỨ.

Cũng trong THP 74 vừa qua, cũng đã có nói sơ-lược qua tới TÂM NIỆM XỨ rồi, trong THP 75 kỳ nầy, vì muốn cho được liên-tục, nên nói tiếp về PHÁP NIỆM XỨ thứ 4 mà đức Thế Tôn đã dạy.

Trước hết, người học PHẬT chúng ta phải nên hiểu thế nào mới được gọi là PHÁP và phải NIỆM về PHÁP như thế nào?

Kinh dạy, PHẬT cáo A NAN,

–  “Thế-gian hư không, thuỷ, lục, phi, hành…..chư sở vật tượng, danh-vi “Nhứt thiết Pháp.

–  “Phàm ở trong đời nầy, khắp cõi hư không, những loài dưới nước, loài trên đất, dưới đất, loài bay, loài chạy, loài hữu-tình, vô-tình…..bao nhiêu vật tượng hết thảy, đều gọi là TẤT CẢ PHÁP” (Nhứt thiết pháp).

“PHÁP” đây có 2 loại:

1/- NGOẠI PHÁP :Tức là những vật thể nào mà nó có hình tướng, lớn như Sơn-hà, đại-địa….nhỏ như ruồi, muỗi, hột cát, sợi lông v.v…

Tóm lại, những cái gì mà có hình tướng thấy được – thì gọi là NGOẠI PHÁP hay SẮC PHÁP.

2/- NỘI PHÁP:Tức là những thứ Vô-hình, vô tướng, không thể thấy được, nhưng trong Tâm của Ta vẫn cảm-nhận và biết là có.

Như: – Buồn, vui, sướng, khổ, tham, giận, si-mê, oán-thù, thương, ghét, phải, quấy, thấp, cao v.v…

Đây là những PHÁP thuộc về TÂM TƯỚNG (tướng dạng của TÂM).

Trong Ngũ Uẩn thì NÓ chính là các tướng-dạng của THỌ, TƯỞNG, HÀNH, và THỨC.

Lại còn có 2 loại PHÁP nữa là:

a/- PHÁP HỮU-VI: Hữu-vi là có hình tướng.

Đây là các PHÁP thuộc về Hữu tình chúng-sanh và còn hệ-thuộc vào trong 3 cõi sanh-tử.

b/- PHÁP VÔ-VI: Vô-vi là không có hình tướng – đây là các Pháp vô-tướng mà trong

Kinh Đại-thừa có dạy, căn-bản của các bậc hiền-thánh đã giải-thoát ra ngoài 3 cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) – Dứt được các sanh tử, hệ-phược (trói buộc).

Còn sao gọi là THƯỜNG TRÚ:

Thường-trú tức là còn hoài, là bất biến– Mà hễ còn hoài…..như vậy thì NÓ phải là vô-sanh, vô diệt, không có tướng-dạng. NÓ cũng không phải là Ngoại Pháp, hay Nội pháp, mà cũng chẳng phải là hữu-vi, hay vô-vi gì cả.

– ĐẾN thì Nó không có chỗ TỚI.

– ĐI thì Nó chẳng có chỗ để VỀ.

Trong Kinh gọi là VÔ SỞ TRỤ (tức là không có nơi, chỗ nào nhứt định cả).

Để cho dễ hiểu, xin đơn cử ra một thí dụ:

– Chẳng hạn như cái pháp SÂN (giận) thì: – Người học, hiểu đạo PHẬT phải quán-sát cái SÂN PHÁP nầy như thế nào?

Phải tuần-tự quán-sát Nó như thế nầy:

1/- Trước khi mình chưa nổi SÂN lên thì trong TÂM của mình hoàn-toàn thanh-tịnh, trống-trơn, không cảm-nhận có một chút tình-cảm gì khác lạ hết. Nghĩa là lúc đó Tâm của mình Nó trống vắng dường như hư không.

2/- Đến khi có nhân-duyên bên ngoài đưa đến(như là bị người nói xấu, uỷ-nhục, chọc giận v.v…) thì cái SÂN ấy tự-nhiên khởi lên liền – ngay chính tại trong TÂM mình.

3/- Đến khi mình nguôi giận rồi, thì cái SÂN ấy Nó tự động biến đi đâu mất biệt !

Như vậy thì kết-luận (về cái SÂN pháp) nầy theo thứ-tự như sau:

1- Cái SÂN (pháp) ấy NÓ không có tự thể 1 (tức là không có Ngã).

2NÓ chỉ do nhân-duyên đưa đến rồi “hoà-hiệp” nhau với TÂM mà sanh ra thôi.

3- NÓ không phải từ nơi phương (trời) nào mà đến (không có chỗ ĐẾN)

 4- Khi NÓ bị diệt rồi, thì NÓ cũng chẳng đi VỀ nơi phương(trời) nào cả (không có chỗ VỀ).

5- Và như vậy thì rõ-ràng là NÓ từ nơi TÂM của mình mà SANH ra, rồi DIỆT thì cũng ở ngay chính trong TÂM của mình mà DIỆT.

6- Khi NÓ đã DIỆT rồi thì là NÓ mất hẳn. Cho đến khi (TA) bị nhân-duyên nào khác đưa đến nữa, thì trong TÂM của TA lại có thêm một cái SÂN khác hiện ra – Điều nên nhớ là cái SÂN PHÁP trước không phải là cái SÂN PHÁP sau – Hai cái SÂN PHÁP trước và sau nầy hoàn-toàn không có liên-hệ, thấy biết gì với nhau hết, NÓ không có hẹn-hò nhau SANH khởi hay là tiêu DIỆT trước sau gì cả, chẳng hạn như là:

Nè, Ta sanh ra trước rồi, một chút xíu nữa hay là mai mốt gì đó, Ngươi sẽ sanh ra sau(nghe)!

Nè, Ta diệt trước rồi Ngươi sẽ diệt sau (nghe) !

– Nè, Sau khi bị DIỆT rồi, Ta và Ngươi hẹn sẽ gặp nhau tại vài ba nơi nào đó trong 10 phương hư không (nghe) v.v…

Mà chính thiệt là:

– Cái SÂN PHÁP trước không biết, không thấy cái SÂN PHÁP sau.

– Chúng nó cũng không có bao giờ hẹn hò nhau SANH hay DIỆT trước, sau gì hết cả.

– Chúng nó cũng không có bao giờ hẹn-hò gặp lại nhau cả (không tịch) v.v…

Như cái SÂN PHÁP ấy được QUÁN như vậy. Thì tất cả các pháp khác như là:

– Buồn, vui, sướng, khổ, thương, ghét, phải, quấy, thấp, cao…cũng phải nên Quán như vậy.

– Quán được như thế thì gọi là CHÁNH QUÁN.

– Trái lại thì gọi là TÀ QUÁN.

Ngay trong khi QUÁN biết được như thế, hiểu được như thế, ngộ được như thế, chứng được như thế, thì:  –  LẬP TỨC CHỨNG ĐƯỢC “VÔ SANH PHÁP NHẪN” của Bồ-Tát vị.

Cho nên kết lại (về tất cả các pháp) như sau:

1/- Tất cả các pháp từ nơi TÂM (của mình) SANH RA và khi DIỆT rồi thì cũng diệt ngay ở tại trong TÂM (mình) –

Hễ:    Sanh ra Ở nơi nào, thì diệt ngay Ở nơi đó.

Và như vậy thì:

NGOÀI TÂM KHÔNG CÓ PHÁP (tức là các PHÁP đều do ở trong TÂM mà sanh ra)

Và:

NGOÀI  PHÁP KHÔNG TÂM (tức là không có pháp nào vượt ra khỏi ngoài TÂM mà có cả).

2/- Khi NÓ (pháp) được sanh ra thì NÓ KHÔNG CÓ NƠI ĐẾN và khi DIỆT rồi thì NÓ cũng CHẲNG CÓ ĐI (về) ĐÂU. Vì NÓ không có phương-sở cố-định như thế.

NÊN NÓ LÀ VÔ SỞ TRỤ.

Kinh dạy:

– “ TẤT CẢ CÁC PHÁP LẤY HƯ KHÔNG LÀM MÔN VÌ KHÔNG CÓ TRỤ XỨ (Vô sở trụ) VẬY…

Mà đã VÔ SỞ TRỤ như thế thì tức là vô hình-tướng, vô sanh diệt, chẳng (có chỗ) đến, chẳng (có chỗ) đi.

– Vậy NÓ tức là THƯỜNG TRÚ, mà thường trú ấy tức là GIẢI-THOÁT. Mà giải-thoát tức là Vô-sanh, vô diệt, vô cấu, vô tịnh, vô tăng, vô giảm:

– TỨC LÀ NIẾT BÀN.

Trong Bát-nhã Tâm Kinh có dạy:

– “THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH, BẤT DIỆT, BẤT CẤU, BẤT TỊNH, BẤT TĂNG, BẤT GIẢM….

Câu Kinh nầy ý dạy về : THIỆT TƯỚNG của các PHÁP.

Sao gọi là THIỆT TƯỚNG của PHÁP?

Vì các PHÁP đều là VÔ SỞ ĐẮC và đều có đầy-đủ ba môn giải-thoát là:

KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN.

Sao gọi các PHÁP là VÔ SỞ ĐẮC?

Bởi vì các PHÁP bất luận là Hữu-vi hay Vô-vi gì đi nữa (như đã có nói sơ qua THP số 74 kỳ trước và 75 ở trên đây rồi) vốn không có sẵn, chỉ do nhân duyên mà sanh-khởi ra thôi. Hễ nhân-duyên còn thì NÓ (pháp ấy) còn, như nhân-duyên hết thì NÓ (Pháp ấy) hết, vậy thôi.

(Phụ chú:

Cho đến khi nào có một “nhân-duyên” khác đến thì trong TÂM ta có một PHÁP mới tương-ưng với cái “nhân-duyên” đó mà sanh ra).

Vì thế nên gọi các PHÁP là VÔ SỞ ĐẮC (tức là không thật có sẵn) hay còn gọi là KHÔNG CÓ TƯỚNG.

Còn nói các PHÁP có đầy-đủ 3 môn giải-thoát là KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN là sao?

Là như vầy (xuất tạng Kinh)

Tất cả các PHÁP đều là KHÔNG TỊCH nên có đầy-đủ 3 môn giải-thoát đó là :

1/- KHÔNG:– Đây chính là KHÔNG GIẢI-THOÁT môn.

2/- KHÔNG ấy cũng không có một cái TƯỚNG gì nhứt định để mà gọi đó là cái:

Tướng KHÔNG cả.

Vì vậy nên:

– Đây cũng chính là VÔ TƯỚNG GIẢI-THOÁT môn.

3/-Mà nếu đã là VÔ TƯỚNG như thế thì (cũng) VÔ NGUYỆN CẦU, nên:

– Đây chính làVÔ NGUYỆN 2 GIẢI-THOÁT môn.

Lại nữa (xuất tạng Kinh)

a/- Các PHÁP gọi là THANH-TỊNH.

Bởi vì: – KHÔNG GIẢI-THOÁT môn vậy.

b/- Các PHÁP gọi là VÔ CẤU.

Bởi vì: – VÔ TƯỚNG GIẢI-THOÁT môn vậy.

c/- Các PHÁP gọi là VÔ TRƯỚC.

Bởi vì: –  VÔ NGUYỆN GIẢI-THOÁT môn vậy.

HỎI:

–  “NẾU CÁC PHÁP NHƯ VẬY, CHẲNG THỂ NÓI VÀ SUY LƯỜNG, TƯỞNG NGHĨ

– ĐẾN ĐƯỢC, THẾ THÌ SAO TRONG KINH, RÕ-RÀNG TA THẤY ĐỨC NHƯ-LAI CÓ THUYẾT PHÁP CÓ ĐỘ SANH”?

ĐÁP:

– Vì THIỆN-XẢO PHƯƠNG-TIỆN, vì thuận theo CĂN-TÁNH CỦA CHỦNG-LOẠI CHÚNG-SANH, cho nên PHẬT mới từ nơi: – VÔ PHÁP mà nói ra CÓ PHÁP.

Bởi vì THẦN THÔNG ĐẠO LỰC (tức là Thần-biến) của PHẬT có ba loại:

1/- THUYẾT PHÁP THẦN BIẾN.

2/- GIÁO GIỚI THẦN BIẾN.

3/- THẦN (túc thông) THẦN BIẾN.

(Phụ giảng:

Ngoài 3 thứ Thần-biến nầy ra, NHƯ-LAI còn có thù-thắng thần-biến nữa, tức là TỐI ĐẠI THẦN-BIẾN đại khái như là:

1/- Biết quá khứ đã diệt, hiện tại chẳng trụ, vị-lai chưa sanh, không có Tâm-sở mà nói Pháp TÂM và TÂM SỞ ba đời.

2/- Trong pháp NHỨT VỊ (tức là chỉ có 1 PHẬT thừa thôi) mà nói ra ba môn giải-thoát (Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát).

Cho đến:

Các PHÁP đều tịch-tỉnh mà nói ra BỒ-ĐỀ phần.

Các pháp VÔ SAI BIỆT mà nói thành BÁT CHÁNH ĐẠO.

Bổn lai TỊCH-DIỆT mà nói NIẾT-BÀN.

Như vậy,

 Nơi tất cả các PHÁP vô-sanh, vô tác mà: – KHAI THỊ DIỄN THUYẾT

Thì gọi là:

TUYÊN NÓI TỐI ĐẠI THẦN BIẾN vậy.

Nói tóm lại:

Để cho các Phật-tử dễ-dàng hiểu biết hơn về các PHÁP, xin tóm-tắt lại về các PHÁP như thế nầy:

(Phụ-giảng:

Vì đây là phần “khó hiểu biết” nhất về PHÁP (Đặc biệt là PHÁP VÔ-VI),  xin Quý chư Hiền học PHẬT, chậm rãi đọc và suy-nghĩ cho kỹ rồi sẽ hiểu, còn chư đọc lướt qua như chạy xe hơi mà xem đèn Noel, thì chẳng được hiểu rõ đâu).

Nói về PHÁP là như thế nầy:

– PHÁP vốn không thật có.

– PHÁP vốn từ DUYÊN mà được SANH-KHỞI ra.

– PHÁP vốn không có TỰ-TÁNH(tức là không có sẵn).

– PHÁP vốn chỉ là PHƯƠNG-TIỆN (Thiện-xảo) của chư PHẬT và chư Đại BỒ-TÁT (vì muốn tuỳ-thuận theo căn tánh của chúng chủng loại chúng sanh mà tuyên thuyết, khai thị, diễn nói ra (gọi là KHAI THỊ DIỄN-THUYẾT ra) để :  ĐƯA CHÚNG-SANH VÀO ĐẠO.

Và hơn hết, trên thực tế thì:

Tất cả các loại PHÁP được chư PHẬT và chư BỒ-TÁT thuyết-dạy ra, chỉ thuần có một “VỊ” (mùi-vị) duy-nhất mà thôi, đó là:

– Tướng-vị giải-thoát.

– Tướng-vị xa-lìa (vô-minh, phiền-não).

– Tướng-vị TỊCH-DIỆT.

(Phụ giảng:

Vì thế cho nên Ta phải hiểu cho RÕ điều quan-trọng rằng:

TẤT CẢ CÁC “PHÁP” ĐỀU KHÔNG CÓ HAI TƯỚNG

Tức là:

TẤT CẢ CÁC “PHÁP” ĐỀU GIỐNG HỆT NHƯ NHAU (tức là NHỨT TƯỚNG VÔ-TƯỚNG).

Vì vậy cho nên trong KINH PHẬT dạy:

PHÁP BỒ-ĐỀ tức là PHÁP NGŨ-NGHỊCH

Hay nói một cách khác hơn là:

PHÁP NGŨ-NGHỊCH tức là (PHÁP) BỒ-ĐỀ.

Tại sao?

Vì các PHÁP đều không có hai tướng.

Nên BỒ-ĐỀ và NGŨ-NGHỊCH cũng KHÔNG CÓ HAI TƯỚNG.

Do vậy cho nên:

1/- KHÔNG CÓ GIÁC, KHÔNG NGƯỜI GIÁC.

2/- KHÔNG CÓ THẤY, KHÔNG NGƯỜI THẤY.

3/- KHÔNG CÓ BIẾT, KHÔNG NGƯỜI BIẾT.

4/- KHÔNG CÓ PHÂN-BIỆT, KHÔNG NGƯỜI PHÂN-BIỆT.

(Các) TƯỚNG NHƯ VẬY (1, 2, 3, 4) GỌI LÀ BỒ-ĐỀ.

TƯỚNG BỒ-ĐỀ đã như vậy rồi.

Thì:

TƯỚNG NGŨ-NGHỊCH cũng y như vậy.

Cho nên:

Nếu Ai nói rằng: – CÓ BỒ-ĐỀ để thủ chứng. 

Thì nên biết.

– Người ấy là Kẻ Tăng thượng-mạn.

– Người ấy nói sai lầm.

Vì người ấy không rõ biết được cái LÝ:

– TẤT CẢ CÁC “PHÁP” ĐỀU KHÔNG HAI TƯỚNG.

– TẤT CẢ CÁC “PHÁP” ĐỀU ĐỒNG MỘT TƯỚNG và MỘT VỊ giống nhau.

Cái Mùi-vị” nầy cũng giống như:

Nước trên Trời mưa xuống , chỉ có thuần một VỊ mà thôi, dù là “mưa lớn” hay là “mưa nhỏ”, nhưng các thứ “nước mưa” nầy, đối với cây cỏ thì :

ĐỒNG LÀM CHO CÂY (Lớn) hay cây (nhỏ)hoặc CỎ-DẠI  v.v…

CÙNG CHUNG ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG (xứng với chủng-loại và căn-tánh của )

Hay nói một cách khác hơn cho dể hiểu là:

Như nước biển, nước sông, nước hồ, nước giếng, nước suối, nước ao, nước mương rãnh v.v…

Tóm lại là Tất cả các loại NƯỚC.

Chỉ đồng có một tính-chất chung là: – RỬA SẠCH CÁC THỨ “DƠ-BẨN” mà thôi                 

Thì cũng vậy:

TẤT CẢ CÁC LOẠI “PHÁP” đều đồng có một TƯỚNG-VỊ chung là :

 – Làm cho chúng-sanh XA LÌA PHIỀN-NÃO.

Và:

Trở lại được với tánh NHỨT CHƠN (tức là Tự-Tánh Thanh-Tịnh sẵn có của mình) để:       

 ĐƯỢC THÀNH-ĐẠO, GIẢI-THOÁT MÀ THÔI.

Và cũng bởi vì như thế nên:

Muốn LUẬN-BÀN về PHÁP thì:

CHẲNG THỂ NÀO LUẬN-BÀN cho được cả.

Vì PHÁP chỉ do NHÂN-DUYÊN mà sanh-khởi ra thôi, chớ NÓ (pháp) đâu có sẵn (Tức là không có TỰ-TÁNH) mà luận-bàn.

Theo các LÝ-LẼ (hay còn gọi là THỂ TÁNH) chơn-thật như sau :

1/- PHÁP ấy không có:

– VĂN-TỰ,

– NGÔN THUYẾT.

– TỪ-NGỮ.

(Vì các PHÁP đều là KHÔNG)

2/- PHÁP ấy không có:

– SẮC,

– KHÔNG THẤY ĐƯỢC.

(Vì các PHÁP là VÔ-TƯỚNG (Thị chư PHÁP VÔ TƯỚNG (Bát-Nhã Tâm Kinh dạy.)

3/- PHÁP ấy không có:

– CHỖ HƯỚNG ĐẾN.

(Vì các PHÁP đồng là Vô nguyện cầu)

4/- PHÁP ấy không có:

– LỜI DẠY (PHÁP là vô ngôn)

– CŨNG KHÔNG CÓ NGƯỜI ĐƯỢC DẠY.

(Vì PHÁP là KHÔNG TỊCH)

5/- PHÁP ấy không có:

– TÂM,

– KHÔNG CÓ Ý,

– KHÔNG CÓ THỨC.

(Vì các PHÁP vốn là KHÔNG có tự-tánh)

6/- PHÁP ấy không có:

– KHÔNG CÓ TRẦN-CẤU (bụi dơ)

(Vì chư PHÁP là thanh-tịnh và vô-cấu).

7/- PHÁP ấy không có:

– SÁNG ,

– KHÔNG CÓ TỐI.

(Vì các PHÁP là VÔ-TƯỚNG)

8/- PHÁP ấy không có:

– CAO,

– KHÔNG CÓ THẤP.

(Vì các PHÁP là Vô sở-đắc).

9/- PHÁP ấy không có:

– KHỞI ĐẦU,

 – KHÓ BIẾT, KHÓ HAY.

(Vì PHÁP vốn không có sẵn, không thật có)

10/- PHÁP ấy không có:

– DƯ,

– ĐẦY,

– THIẾU,

– KÉM.

(Vì các PHÁP là KHÔNG TỊCH vả có đầy-đủ 3 môn giải-thoát KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN)     

11/- PHÁP ấy không có:

– TÁC (tác-giả),

– KHÔNG CÓ THỌ (thọ giả).

(Vì các PHÁP là THANH-TỊNH và Vô sở-đắc)

12/- PHÁP ấy không có:

– TĂNG, GIẢM.

(Vì các PHÁP là giải-thoát)

13/- PHÁP ấy không đã có:

– KHÔNG SẼ CÓ

 – KHÔNG HIỆN CÓ.

(Vì các PHÁP là VÔ TRƯỚC)

14/- PHÁP ấy chẳng:

– THUỘC MÌNH,

– CŨNG CHẲNG THUỘC NGƯỜI.

(Vì các PHÁP vốn là VÔ SỞ-ĐẮC)

15/- PHÁP ấy chắng có:

– XEN-TẠP (với các cảnh-giới),

– NHÂN-DUYÊN.

(Vì các PHÁP là THANH-TỊNH)

16/- PHÁP ấy chẳng thể:

– NGHĨ-BÀN,

– TƯ-DUY.

(Vì các PHÁP đều KHÔNG THẬT CÓ (không có tự-tánh)

17/- PHÁP ấy:

– DỨT HẲN CÁC  THỌ.

(Vì NÓ là VÔ-TƯỚNG giải-thoát)

18/- PHÁP ấy:

– BẤT SANH

– Cũng KHÔNG CÓ TƯỚNG SANH.

(Vì NÓ là VÔ TRƯỚC, VÔ NGUYỆN)

19/- PHÁP ấy:

– BẤT DIỆT,

 – Cũng KHÔNG CÓ TƯỚNG DIỆT.

(Vì NÓ là VÔ TƯỚNG)

20/- PHÁP ấy:

– VÔ SANH,

– VÔ DIỆT.

(Vì NÓ là VÔ-TƯỚNG thì lấy gì mà sanh mà diệt được)

21/- PHÁP ấy:

– SIÊU QUÁ TAM-THẾ,

Nên: – KHÔNG THUỘC VỀ QUÁ-KHỨ,

– KHÔNG THUỘC HIỆN-TẠI,

– KHÔNG THUỘC VỊ-LAI.

22/- PHÁP ấy:

– THANH-TỊNH,

– TỊCH-TỈNH.

Và do vì 22 THỂ-TÁNH vừa nêu trên cho nên:

23/- PHÁP ấy thiệt là:

– Chẳng phải TƯ (chẳng thể suy-nghĩ được),

– Chằng phải THẤY (chẳng thể nhìn ngắm được).

24/- PHÁP ấy chẳng phải:

– CÓ TƯỚNG,

– CHẲNG CÓ TƯỚNG (tức là Không có Tướng).           

25/- PHÁP ấy chẳng phải:

– MA THẤY,

– CHƠN THẬT THẤY.

26/- PHÁP ấy chẳng phải:

– NHỨT TƯỚNG, mà cũng là NHỨT TƯỚNG.

27/- PHÁP ấy chẳng phải:

– ỐC TRẠCH (nhà, đất)

– XA-LÌA ỐC-TRẠCH.

(Vì các PHÁP là Vô sở trụ)

28/- PHÁP ấy chẳng phải:

– GẦN XA,

 – RỜI, LÌA.

29/- PHÁP ấy chẳng phải:

– PHƯỢC (trói cột),

– GIẢI (cởi mở).

30/- PHÁP ấy chẳng phải:

– HỮU-LẬU,

– VÔ-LẬU.

31/- PHÁP ấy chẳng phải:

– TƯƠNG-TỢ (giống nhau).

32/- PHÁP ấy chẳng phải:

– KHỔ,

– LẠC (vui).

33/- PHÁP ấy chẳng phải:

– ĐẦY-ĐỦ,

– CHẲNG ĐẦY-ĐỦ.

(Vì các PHÁP bất tăng, bất giảm)

34/- PHÁP ấy chẳng phải:

– DANH,

– SẮC.

(Vì các PHÁP có đầy-đủ 3 môn giải-thoát, KHÔNG, VÔ-TƯỚNG, VÔ NGUYỆN)

35/- PHÁP ấy chẳng phải:

– DÍNH MẮC,

– THOÁT RỜI.

(Vì chư PHÁP tự-tánh NÓ là bất sanh, bất diệt)

36/- PHÁP ấy chẳng phải:

– PHÁ,

– HOÀN.

37/- PHÁP ấy chẳng phải:

 – Như KIM-CƯƠNG (bất hoại)mà chân-thật như

KIM-CƯƠNG chẳng hề HƯ-HOẠI.

38/- PHÁP ấy chẳng phải:

– CẬN (gần),

– VIỄN ( xa).

39/- PHÁP ấy chẳng có:

–  NHƠN,

– SẮC (màu sắc, tướng dạng).

40/- PHÁP ấy chẳng phải:

– NGOAN (rối loạn)

– HƯ.

41/- PHÁP ấy chẳng:

– ĐÂY (thử),

 – KIA (bỉ).

42/- PHÁP ấy chẳng phải:

– TRONG,

– NGOÀI.

43/- PHÁP ấy chẳng phải:

– TỰ (ta)

– THA (người).

44/- PHÁP ấy chẳng phải:

– KIẾN,

– VĂN.

45/- PHÁP ấy chẳng phải:

– TRÌ,

– GIÁC.

46/- PHÁP ấy chẳng phải:

– NHỚ

– QUÊN.

47/- PHÁP ấy chẳng phải:

– THỨC

– TRÍ.

48/- PHÁP ấy chẳng phải:

– Thuộc cảnh-giới của THỨC.

49/- PHÁP ấy chẳng phải:

– Thuộc cảnh-giới của TRÍ.

Bởi vì: – CácPHÁPlà Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Trên đây là “49 pháp-tánh mục” tổng lược về các thể-tánh KHÔNG CÓ và CHẲNG PHẢI của các PHÁP.

(Phụ-giảng:

Chính vì các “thể-tánh” nầy mà trong Kinh đức Bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI THẾ-TÔN đã có dạy rằng:

“Trong suốt 49 năm NHƯ-LAI không hề thuyết-dạy ra nhứt một chỮ, một pháp, và cũng không hề có độ nhứt một chúng-sanh nào cả”.

Tại sao? Bởi vì như vừa mới nói:    

“PHÁP không có lời thuyết-dạy, và cũng không có người được dạy” (pháp-tánh mục thứ 4). Và nếu như vậy thì Ai  là người có thể hiểu được PHÁP đây?

Duy chỉ người có trí-huệ (Bát nhã) và thanh-tịnh mới có thể hiểu, có thể biết được PHÁP mà thôi.

Kinh gọi người ấy là:

Bậc “Trí-giải thậm-thâm”.

Tức là bậc BỒ-TÁT đại thánh-nhơn đã đắc được từ đệ lục Ba-la-mật trở lên – Tức là “Trí-huệ Ba-la-mật” (Bồ-tát trong hàng Thập địa từ giai-vị đệ lục HIỆN TIỀN ĐỊA trở lên mới tu đắc được môn “Trí-huệ Ba-la-mật”nầy).

Trong các Kinh Đại-Thừa Phương-Quảng thì vị BỒ-TÁT tiêu-biểu cho ngôi-vị “Trí-giải thậm-thâm” nầy là đức VĂN-THÙ SƯ-LỢI PHÁP VƯƠNG-TỬ Đại BỒ-TÁT (chính là LONG CHỦNG THƯỢNG TÔN VƯƠNG PHẬT (trong Hồng-Danh Sám-hối).

(Nói như thế không phải là NGÀI VĂN-THÙ SƯ-LỢI BỒ-TÁT giỏi hoặc là hơn hẳn các vị Đại BỒ-TÁT khác đâu. Nhưng ở đây, sở-dĩ chỉ nêu lên một đức VĂN-THÙ là vì để tiêu-biểu cho cái “Trí-huệ” chung cho tất cả các vị Đại-trí BỒ-TÁT khác mà thôi.

Phải nên hiểu như vậy).

Xin dẫn chứng một đoạn KINH như sau để làm chứng-tín:

(Xuất tạng Kinh)

Thuở quá-khứ có VUA (chuyển luân Vương) hiệu là NI-DI, Vua ấy:

– Rõ thấu các PHÁP,

– Làm VUA ĐÚNG PHÁP.

– TRỌN CHẲNG PHÓNG-DẬT.

– KHI VUA có làm việc thì:  – RỜI LÌA PHÓNG-DẬT.

VUA NI-DI ấy quán:  – TAM-THẾ BÌNH-ĐẲNG.

(BÌNH-ĐẲNG tức là giống y như nhau – vì cùng là KHÔNG TỰ-TÁNH, là KHÔNG sẵn có)   

VUA lại quán thêm rằng:  – TẤT CẢ CÁC “PHÁP”

Cũng như:

TAM-THẾ(3 đời quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) BÌNH-ĐẲNG.

Vua NI-DIấy quán rằng:

Tất  cả PHÁP QUÁ-KHỨ xa-lìa tỰ-tánh.

Tất  cả PHÁP VỊ-LAI xa-lìa tỰ-tánh.

Tất cả PHÁP HIỆN-TẠI cũng XA-LÌA TỰ-TÁNH.

(Lập lại TỰ-TÁNH là TÁNH KHÔNG CÓ SẴN TRƯỚC – Mà chỉ CÓ là do NHÂN-DUYÊN mà sanh-khởi ra thôi.

Hễ: – DUYÊN ấy KHÔNG và HẾT, Thì: PHÁP ấy KHÔNG CÒN và HẾT.

Quán tất cả PHÁP bình-đẳng rồi, Vua ấy ở nơi tất cả PHÁP chẳng THỦ TRƯỚC (Vì có đâu mà THỦ TRƯỚC).

VUA ấy quán tất cả thế-gian bị 4 thứ điên-đảo.

NÓ làm điên-đảo:- Ở trong PHÁP BẤT-TỊNH mà tưởng là TỊNH, ở trong PHÁP KHỔ mà tưởng là vui, ở trong PHÁP VÔ-THƯỜNG mà tưởng là THƯỜNG, ở trong VÔ-NGÃ mà tưởng là NGÃ.

Vua quán thế-gian rồi tự nghĩ rằng:

Thế-gian bại-hoại, đại bại-hoại, chúng-sanh ở nơi tất cả PHÁP TỰ-TÁNH, không TỊCH mà HỌ chẳng hay biết. TA nên dùng 4 NHIẾP-PHÁP để NHIẾP các chúng-sanh, các chúng-sanh ấy tuỳ thuận Ta rồi tất sẽ lãnh thọ lời TA dạy.

Vua NI-DIdùng 4 NHIẾP PHÁP nhiếp các chúng-sanh rồi liền đem PHÁP BÌNH-ĐẲNG dạy các chúng-sanh.

– “Nầy đại-chúng ! Tất cả các PHÁP lìa TỰ-TÁNH. Nếu tất cả PHÁP lìa Tự-tánh thì NÓ cũng chẳng phải quá-khứ, chẳng phải vị-lai, chẳng phải hiện-tại.

Tại sao?

Vì các PHÁP ấy Tự-tánh chẳng phải thiệt vậy. Các PHÁP đã lìa Tự-tánh thì các PHÁP ấy chẳng thể gọi NÓ là “quá-khứ, vị-lai, hiện-tại”.

Vua NI-DIdạy các chúng-sanh về PHÁP TAM-THẾ BÌNH-ĐẲNG rồi, có tám mươi ngàn vạn Na-do-tha vô-lượng trăm ngàn chúng-sanh được VÔ-SANH PHÁP-NHẪN.

Bấy giờ tại cung Trời ĐAO-LỢI, chư Thiên-tử tụ hội nghị-luận rằng:

Lành thay tốt thay, Người nước Diêm-Phù-Đề được đại lợi-ích. Vua NI-DI hiểu rõ các Pháp, làm Vua đúng Pháp, có đủ phương-tiện. Ở nơi các chúng-sanh điên-đảo, Vua ấy dùng phương-tiện khéo dạy HỌ PHÁP chẳng ĐIÊN-ĐẢO.

Bấy giờ THÍCH ĐỀ HOÀN NHƠN ở cách xa Thiên-Pháp đưỜng, do thiên nhĩ vói nghe lời các Thiên-tử nghị-luận, liền đến ThiỆn-Pháp đưỜng lên ngự Pháp toạ bảo các Thiên-tử rằng:

“Vua NI-DI ấy thành-tựu đầy-đủ “Phương-tiện thiện-xảo” chẳng thể nghĩ bàn. Tại Trời ĐAO-LỢI nầy, các Ngài có muốn thấy Vua NI-DI ấy chăng ?

ChưThiên-tử đồng thưa,

–   “Dạ, muốn được thấy,

Thiên-Đế liền truyền cho ngự Thần tên MA-ĐA-LÊ rằng:

“Nhà ngươi nên trang bị ngàn xe báu cõi Trời đến Diêm-Phù Đề nước Bệ Đề A, rồi thưa với Vua NI-DI rằng :

Đây là ngàn xe báu ở cõi TRỜI sai đến rước VUA, xin Vua chớ kinh-sợ. Tất cả chư Thiên tại cõi Trời ĐẠO-LỢI đều mong được thấy Vua. Xin Vua lên ngự trên xe báu nầy.

Chờ VUA NI-DI lên xe rồi, thì ngươi hỏi:

“Thưa Đại-Vương ! Nay Tôi đưa Vua theo đường nào để đi đến Trời ĐAO-LỢI ?

– Theo đường chúng-sanh an-trụ điên-đảo mà đi,

– Hay theo đường chúng-sanh chẳng an-trụ điên-đảo mà đi?

Thiên Thần MA-ĐA LÊ lãnh-lịnh Thiên-Đế THÍCH nghiêm bị ngàn xe báu, tự lên ngồi rồi, từ cõi ĐAO-LỢI Thiên xuống DIÊM-PHÙ ĐỀ đến nước BỆ-ĐỀ A, thưa với Vua NI-DI rằng:

“Chư Thiên từ cõi Trời ĐAO-LỢI đưa ngàn xe báu đến rước, xin Vua chớ nghi sợ. Chư Thiên trên ấy đồng muốn được thấy Vua”.

Bấy giờ Vua NI-DI lòng không kinh sợ bước lên xe báu. Vua đã lên rồi, Thiên Thần MA-ĐA LÊ mới thưa rằng:

– Nay TÔI phải đưa Vua đi đường nào?

– Đi đường chúng-sanh an-trụ điên-đảo,

– Hay đi đường chúng-sanh chẳng an-trỤ điên-đảo?

Vua NI-DI bảo Thiên-thần:

– “Ngài có thể đưa TÔI đi ở khoảng giữa hai đường ấy”! (tức là LÝ TRUNG-ĐẠO).

Ma-Đa Lêliền đưa Vua đi giữa hai đường.

Vua NI-DI bảo Thiên-Thần,

– “Ngài nên tạm dừng xe lại, TÔI muốn quan-sát các chúng-sanh điên-đảo”.

Thiên-Thần tuân lời dừng xe. Trong thời gian ngắn ấy, Vua NI-DI làm cho tám mươi ngàn vạn chúng-sanh an-trụ trong THIỆT KIẾN TAM-MUỘI.

Tại sao được như vậy?

Vì Vua từ lâu đã khéo tu-tập bất phóng-dật hạnh. Khiến chúng-sanh trước nhập ThiỆt KiẾn Tam-MuỘi rồi sau sẽ được VÔ-SANH PHÁP NHẪN.

MA-ĐA LÊ trọn chẳng hay biết việc làm của Vua NI-DI, tiếp-tục đưa Vua đi đến đảnh núi TU-DI. Từ xa Vua NI-DI thấy rừng rậm xanh tốt liền bảo Thiên Thần :

“Rừng ấy quyết-định là chỗ ở của các chúng-sanh “chẳng điên-đảo”.

Thiên Thần MA-ĐA LÊ thưa;

Nơi ấy chính là THIỆN-PHÁP Đường, chư Thiên ĐAO-LỢI đang tụ-hội chờ được thấy

NGÀI,  xin NGÀI bước lên chớ sợ.

Bấy giờ Vua NI-DI lòng chẳng e sợ bước lên THIỆN PHÁP Đường. Thiên-ĐẾ Thíchđón-tiếp Vua và chia nửa bửu-toạ cho Vua cùng ngồi.

Hai Vuangồi xong, Thiên-ĐẾ Thích ôn-nhu nói với Vua NI-DI rằng:

“Đại-Vương làm được lợi-ích lớn, có thể làm cho PHẬT-PHÁP thạnh-hưng tăng-trưởng”.

Thiên Đế Thíchlại bảo chư Thiên ĐAO-LỢI rằng:

“Vua NI-DI nầy có đầy-đủ thành-tựu phương-tiỆn thiỆn-xẢo chẳng thể nghĩ bàn. Trong thời-gian ngắn, Vua nầy có thể làm cho tám mươi ngàn vạn chúng-sanh an-trụ PHẬT-PHÁP mà MA-ĐA LÊ đều chẳng hay biết”.

Lúc ấy Vua NI-DI vì chư Thiên ĐAO-LỢI mà giảng rộng PHẬT-PHÁP vi-diệu. Làm cho chư Thiên được lợi-ích xong, Vua thưa với Thiên ĐẾ Thích rằng :

– “Tôi muốn trở lại Diêm-Phù-Đề.

Tại-sao?

– Vì TÔI  muốn hộ-trì chánh Pháp của PHẬT tại Diêm-Phù-Đề vậy”.

Thiên Đế Thíchliền truyền MA-ĐA LÊ nghiêm bị ngàn cỗ xe đưa Vua NI-DI về.

Về đến Diêm-Phù Đề Vua NI-DI thành-tựu PHƯƠNG-TIỆN ĐẠI TỪ THIỆN-XẢO, dìu-dắt vô-lượng chúng-sanh an-trụ PHẬT-PHÁP.

Nầy Đại-Vương ! (tức là Cha của Phật – Tịnh-Phạn Đại-Vương vậy)

Vua NI-DI thuỞ xưa Ấy chính là thân PHẬT đây vẬy.

Trong mục thứ 2 ở trên (tức là GIÁO-GIỚI THÔNG thần biến (nơi trang 4), Ta thấy:

– Ở nơi PHÁP VÔ NGÔN (không có lời), VÔ-TƯỚNG (không có hình tướng)

Mà vì: -“Phương tiện thiện-xảo”

Và: – Giáo-hoá cùng điều-phục chúng-sanh.

Cho nên: – Không (có) lời (vô ngôn), không có Tướng (vô tướng).

Mà: – Phân-biỆt nói ra có lỜi, có tướng

Chính là 12 bộ KINH (gom lại trong TAM TẠNG KINH) vậy, đó là : 12 bộ Kinh mà đức THẾ-TÔN đã để lại trong suốt 49 năm hoá-độ và hơn 300 hội đàm Kinh của Ngài.

1/- TU-ĐA-LA(Sutra): Tức là Khế Kinh (những bộ Kinh lớn, dài).

2/- KỲ DẠ(Geya): Tức là Kinh trùng tụng (những bài Kệ lập lại).

3/- THỌ KÝ(Vyakarana): Tức là Kinh thọ-ký cho các đệ-tử được thành Phật về sau…..

4/- PHÚNG TỤNG(Gàtha): Tức là các Kinh dùng để tụng niệm hàng ngày như Kinh PhỔ-Môn…..

5/-TỰ THUYẾT(Vdana): Tức là các Kinh mà PHẬT tự thuyết ra chớ không có người thưa hỏi. Thí dụ như Kinh A-DI-ĐÀ vv…..

6/- NHÂN-DUYÊN(Nidàna): Tức là các Kinh mà PHẬT dựa vào các nhân-duyên nào đó mới thuyết dạy ra được. Thí dụ như Kinh LĂNG-NGHIÊM vv…..

7/- THÍ-DỤ(Avadàna): Tức là các Kinh mà PHẬT dựa vào ý của một vài cái THÍ-DỤ nào đó mà thuyết dạy ra để phối-hiệp với PHÁP (gọi là lấy DỤ HIỆP PHÁP, lấy PHÁP HIỆP DỤ).

8/- BỔN SỰ(Iturtaka): Tức là các Kinh thuật lại việc làm hoặc tuyên nói lại các giáo-pháp của chư PHẬT đời quá-khứ.

9/- BỔN SANH(Jàkata): Tức là các Kinh ghi lại những việc làm của PHẬT khi Ngài còn hành đạo BỒ-TÁT trong quá-khứ.

10/- PHƯƠNG-QUẢNG(Vaipulya): Tức là các Kinh ĐẠI-THỪA PHƯƠNG-QUẢNG chứa đủ hết các PHÁP từ thấp đến cao. Như Kinh HOA-NGHIÊM, PHÁP HOA, NIẾT BÀN vv…..

11/- VỊ TẮNG HỮU(Adbhutahdharma): Tức là các Kinh dạy và nói về những sự, những phép huyền-diệu cực-kỳ phi-thường, vượt quá những sự tin hiểu của các hàng bạt-địa phàm-phu chúng-sanh.

12/- LUẬN-NGHỊ(Upadêsa): Tức là các phần giảng luận về những lời của PHẬT dạy.

12 bộ KINH trên nầy được ghi lại trong TAM TẠNG KINH đều là của PHẬT thuyết dạy

Đó là:

1/- KINH TẠNG: Đây thuộc về CHƠN ĐẾ 3 xếp vào phần ĐỊNH HỌC.

2/- LUẬT TẠNG: Đây thuộc về TỤC ĐẾ 4 xếp vào phần LUẬT HỌC.

3/- LUẬN TẠNG: Đây thuộc về TRUNG ĐẾ 5 xếp vào phần HUỆ-HỌC.

SAO GỌI LÀ KINH?

Phải do PHẬT thuyết ra mới được gọi là KINH. Còn do nơi các đệ-tử của PHẬT (Bồ-Tát, Duyên-giác, Thanh-văn), hoặc là Trời, Tiên, Người….thuyết ra. Nếu như KHÔNG CÓ PHẬT ẤN-CHỨNG (cho các lời thuyết ấy) – thì KHÔNG được GỌI LÀ KINH (Phải nhớ kỹ điều nầy để khỏi bị tà-sư, ngoại-đạo gạt gẫm).

SAO GỌI LÀ LUẬT?

Đây thuộc về GIỚI HỌC – Như PHẠM VÕNG Bồ-Tát Giới kinh vv…..

Chỉ có một mình PHẬT là đấng duy nhất có quyền chế ra GIỚI LUẬT mà thôi. Ngoài PHẬT ra không còn có một ai (Từ Bồ-Tát trở xuống) được phép chế ra giới luật cả.

SAO GỌI LÀ LUẬN?

Tức là những bộ sách giảng rộng ra các phần GIÁO-LÝ và NGHĨA-LÝ vi-diệu, bí-mật trong Kinh PHẬT, do các vị BỒ-TÁT, TỔ-SƯ trong Tam-thừa (Bồ-tát, Duyên-giác, Thanh-văn) soạn ra sau khi PHẬT bát NIẾT-BÀN – cho chúng-sanh các đời sau nầy được hiểu rõ ý Kinh, rồi y theo đó mà tu-tập.

Ba bộ KINH, LUẬT, LUẬN nầy sở-dĩ được gọi là TẠNG vì 3 bộ ấy như một cái KHO chứa (Tạng là kho chứa) pháp-bảo quý-báu vô-cực. Nếu y theo các lời dạy trong đó mà tu-tập, ắt sẽ được:

– Trí-huệ rộng như biển,

– Thành-đạo giải-thoát…..

HỎI:

Chú ĐẠI BI trì tụng hằng ngày nó dài quá, con có thể trì 2 chú được không ạ ? 2 ngày cuối tuần có nhiều thì giờ hơn con trì chú Đại Bi từ 21 biến cho tới 49 biến, còn lại những ngày trong tuần phải đi làm, bận rộn gia đình thì con trì chú LỤC TỰ ĐẠI MINH thay cho chú Đại Bi và Niệm Phật có được không ạ ?

ĐÁP:

Phật tử là Cư Sĩ tại gia, bận rộn gia đình, công ăn việc làm, nhà cửa, con cháu.vv…..mà phát tâm trì chú niệm Phật được như vậy thật là quý hóa thay. Chư Phật, Bồ tát mà nghe bất kỳ một chúng sanh nào khởi lên một niệm lành thôi, quý Ngài thảy đều vui mừng, huống hồ chi lại biết Niệm Phật, biết trì chú nữa thì cảm ứng nhiều như thế nào !

Chú Đại Bi và chú LỤC TỰ ĐẠI MINH cũng đều từ TÂM Ý của đức QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT cả. 2 chú nầy thay phiên nhau “chí thành” mà Trì hằng ngày đều được BỒ TÁT chứng minh và gia hộ cho hành giã luôn được nghiệp chướng tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, xa lìa 3 ác đạo và mọi sở nguyện được viên thành.

Bởi trong Kinh ĐẠI-BI, đức quá khứ CHÁNH PHÁP-MINH, hiện-tiền QUÁN THẾ-ÂM Tự-tại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát có lời dạy chắc-chắn rằng :

1/- Nếu chúng-sanh nào Tụng, Trì thần-chú ĐẠI-BI mà còn bị ĐOẠ vào 3 đường ác….TA THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH-GIÁC”.

2/-  Nếu chúng-sanh nào Tụng, Trì thần-chú ĐẠI-BI nếu không được sanh về các cõi PHẬT….TA THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH-GIÁC”.

3/- Tụng, Trì thần-chú ĐẠI-BI, nếu không được vô-lượng Tam-muội biện tài….TA THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH-GIÁC”.

4/- Tụng, Trì thần chú ĐẠI-BI, tất cả sự mong-cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú nầy: KHÔNG ĐƯỢC GỌI LÀ “ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI”.

Duy trừ:

a/- CẦU NHỮNG VIỆC BẤT THIỆN,

b/- TRỪ KẺ TÂM KHÔNG CHÍ THÀNH.

5/- Nếu các người NỮ chán ghét thân NỮ, muốn được thân NAM, tụng, trì thần-chú ĐẠI-BI. Như không:

CHUYỂN NỮ THÀNH NAM
A THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH-GIÁC”.

Nếu:

Kẻ nào tụng-trì chú nầy, như còn sanh chút (xíu) lòng NGHI (!!!), tất: KHÔNG ĐƯỢC TOẠI NGUYỆN

Nếu:

Chúng-sanh nào xâm tổn tài-vật, thức-ăn uống của THƯỜNG-TRỤ (của Tam-Bảo, chùa chiền), sẽ mang tội rất nặng, do “NGHIỆP ÁC” ngăn che, giả-sử: NGÀN ĐỨC PHẬT RA ĐỜI

Cũng:

KHÔNG ĐƯỢC SÁM-HỐI,

Dù có:

SÁM-HỐI CŨNG KHÔNG TRỪ-DIỆT.

Nếu: Đã phạm tội ấy, cần phải:

– ĐỐI VỚI MƯỜI PHƯƠNG ĐẠO-SƯ (PHẬT), SÁM-HỐI MỚI CÓ THỂ TIÊU-TRỪ.

Nay do:

Tụng-trì thần chú ĐẠI-BI, LIỀN ĐƯỢC TRỪ DIỆT.

Tại sao thế?

Bởi khi tụng-chú ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI nầy.

Bởi:

10 phương “ĐẠO-SƯ” (chư PHẬT) đều đến VÌ LÀM CHỨNG-MINH.

Nên:

TẤT CẢ TỘI-CHƯỚNG THẢY ĐỀU TRỪ-DIỆT.

Duy trừ một việc:

KẺ TỤNG ĐỐI VỚI CHÚ NẦY CÒN SANH LÒNG “NGHI” (và không nhất tâm, thành ý mà Trì Chú).

Thì: – TỘI NHỎ, NGHIỆP NHẸ CŨNG KHÔNG ĐƯỢC TIÊU TRỪ.

Huống chi là TỘI NẶNG.

Nhưng tuy:

KHÔNG LIỀN DIỆT ĐƯỢC TỘI NẶNG,

Nhưng:

CŨNG CÓ THỂ LÀM NHÂN BỒ-ĐỀ VÀ KIẾP SAU.

Xin kể ra đây một trong những sự mầu nhiệm của Người trì-chú ĐẠI-BI trong hiện-đại:

– Ưu Bà di ĐNH, là một Phật-tử thuần-thành thường đi Chùa tu-niệm, lúc nào cũng kính thờ lên ngôi Tam-Bảo, giúp đỡ người và là một người Con Đại hiếu-thảo nhất trong gia-đình.

Vào năm 2010, Cô được một người Phật-tử ở tận ÚC CHÂU tặng cho Cô quyển THẬP NHỊ DANH NHƯ-LAI LỄ-SÁM DIỆT TỘI…Cô cầm quyển sách nhỏ trong tay mà lòng vui-mừng không thể tả, cũng ví như cây khô thiếu nước lâu năm nay gặp được đám mưa rào vậy.

Cô liền mở sách ra thực tập liền. Mỗi ngày TU y như trong Kinh dạy Cô Sám-hối, Trì-chú ĐẠI-BI và NIỆM PHẬT…..Cô gọi điện thoại qua Mỹ gặp Btg. BẢO-ĐĂNG thưa hỏi lên những điều thắc-mắc về phần Ấn, Chú….trong cuốn “Thập Nhị Danh Sám-Hối Diệt Tội”.

Cô được BĐăng giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình, từ MỸ BĐăng đã gởi về VIỆT NAM cho Cô đầy-đủ PHẬT CHÚ để giúp Cô tu và Hộ thân tâm….Cô ấy lại gọi điện qua MỸ kể rằng :

-“CÔ ơi ! trước hết Con xin chân-thành cám-ơn CÔ đã hết lòng chỉ-dạy cho Con tu-tập…

Từ trước Con chỉ biết Tụng kinh, Niệm Phật… chứ chưa hề biết Trì-Chú là gì cả. Nay nghe người

Phật-tử(ở Úc) bảo phải Trì-chú ĐẠI-BI bằng tiếng Phạn, khó quá Con học hoài mà không thuộc gì cả ! có lẽ vì lúc còn nhỏ nhà nghèo nên Con không được cặp sách đến trường học tới nơi, tới chốn như người ta, nên Con không có được một người “bạn” nữa đó.

Nay gặp được Cô BĐăng thương mà chỉ dạy, Con phải hết lòng không hề nản-chí, quyết-định phải cố học cho bằng được.

Vài hôm sau, Con nằm mơ thấy Đức QUÁN THẾ-ÂM Bồ-Tát dạy cho Con Trì-chú ĐẠI-BI bằng tiếng Phạn….sáng thức dậy Con chạy lại bàn thờ thử Trì-chú ĐẠI-BI…Con thuộc lòng hết, đọc suông-sẽ không dấp một chữ nào cả….Con mừng quá lạy BỒ-TÁT và nguyện là sẽ tinh-tấn Trì-chú ĐẠI-BI không dám biếng-trễ….hằng ngày Con trì-chú từ 21 lần, cho đến 49 lần, rồi NIỆM PHẬT và lạy THẬP NHỊ DANH SÁM-HỐI y chang như trong sách của Chùa Cô BĐăng in Ấn-tống.

Một hôm Con nằm mộng thấy có 7 người ngồi trên một chiếc ghe nhỏ rất mong-manh, HỌ kêu Con “cứu giúp” cho HỌ. Con liền lội ra sông, nhưng vì sông lớn, nước lại sâu quá…nên Con lội vào, leo lên bờ đi kiếm cái xào móc cái thuyền vào….nhưng vì thuyền chở nặng quá, nên cái xào bị gảy….không cứu HỌ được, tiếng khóc kêu gào thảm-thiết làm con cũng khóc theo…Con giật mình tỉnh giấc mà nước mắt còn chảy ướt gối.

Hai ngày sau, Con được gia-đình thông-báo về quê  để dự lễ “Đính-Hôn” của đứa em trai. Khi về đến nhà Con hỏi gia-đình là :

Làm những món ăn gì để đãi khách ? Người Chị cả nói làm “7 con Gà” đó!

Con giật mình nhớ lại điềm chiêm-bao….nhận biết là 7 con Gà nầy chắc-chắn là 7 người trên ghe rồi.

Nên vội ngăn-cản liền, khuyên gia-đình không nên “sát sanh”….vì nhà mình cũng biết tu-hành chút ít mà, làm những món khác đãi cũng được.

Người Chị cả la lên bảo rằng:

Đời Em tao chỉ có một lần, mà mầy ngăn-cản chứ !

Con mới đem chuyện 7 người trên ghe kêu cứu cho gia-đình nghe….nhưng không một ai chịu Tin hết. Còn bị chỉ trích, la rày, đứa em trai thì nói :

Chị Tu-hành gì mà lúc nào cũng nói những chuyện “mộng-du” không hà.

Cha thì nói:

Việc đó Ta sẽ lo không liên-quan đến ngươi. Nếu còn nói lám-dáp nữa Ta sẽ đuổi ra khỏi nhà !

Con buồn quá, không biết làm sao hơn đành nít thinh thôi.

Vài tháng sau, “Đám cưới” của em con cũng lại “giết” nữa, lần nầy tới 60 con “Gà”. Con chỉ biết đứng nhìn, trong tâm thầm Niệm-Phật chẳng dám nói một lời.

….Xong đám cưới, Tiền, Vàng khách tặng được rất nhiều….Đứa em trai cười…nói rằng :

Chị tưởng chị là ai ? chứ Tôi chẳng thua gì chị !

Con không hề khởi chút tâm gì là buồn giận cả, mà dùng lời nhu-hoà khuyên rằng :

Chị biết em là người tài ba, còn chị là người quê mùa, dốt nát….cho nên chị không dám cải lời của em.

Sau ngày đám cưới, con không còn tha thiết muốn về quê nhà nữa. Con vốn cô đơn nay lại càng thấy cô đơn hơn nữa, vì vậy mà hằng ngày con thích trì-chú ĐẠI-BI…đem hết công đức đó hồi hướng cho gia đình mình thế thôi.

Sau đó, con được biết chị gái con mang thai, Bác-sĩ cho biết là chị con đang mang “quái thai” tướng

dạng ghê lắm !về nghỉ-ngơi…tháng sau trở lại “hút thai” ra. còn gia-đình thì cải-cọ, lục-đục hoài…Cha với Nộikhông thèm nhìn nhau nữa, tình cảnh trong gia-đình giống như địa-ngục trần-gian vậy.

Mẹ con kêu con về “sử” giùm. Con bảo rằng: – Tháng sau con mới về “sử” được.

Con lúc đó bàng-hoàng lo-lắng tự nghĩ:

 – Chẳng lẽ mấy con Gà đó đến đòi NỢ nhanh như vậy sao?

Đêm đó con nằm mộng thấy ngồi nói chuyện với chị con, thì tự-nhiên có một cái bóng hình màu trắng giống y như người…nhưng trên người của NÓ “thiếu mất” rất nhiều bộ-phận của con người…. NÓ liền “nhập” vào người chị con, con sợ quá la lên…giật mình tỉnh-dậy, mồ-hôi ướt đẩm áo.

Con biết ngay là những con Gà mà Chị đã giết đầu thai lại trả thù.

Con phát-tâm tịnh-tu, tịnh khẩu 21 ngày, mỗi ngày 2 thời… chuyên lạy “SÁM-HỐI THẬP NHI DANH, TRÌ CHÚ ĐẠI-BI (108 biến),NIỆM PHẬT (vài chục ngàn câu),mỗi ngàycòn“Phóng-sanh” suốt 21 ngày…..Mỗi khoá tu đến phần  phục nguyện: – Con đều hồi-hướng cho từng TÊN trong gia-đình với những oan kết, và nhất là cho mấy con Gà được siêu-thoát. Con sợ con không đủ đạo-lực, nên con cầu-khẩn đến đức PHẬT A-DI-ĐÀ và thưa với Ngài rằng:

Chỉ có Ngài mới cứu được gia-đình con mà thôi. Xin Ngài từ-bi cứu-độ…và cho con xin nước “cam-lộ” để con phóng-sanh, cho con xin “HOA” của Ngài để con cứu-độ cho loài súc-sanh.

Mỗi buổi Tu con vừa than khóc, vừa cầu khẩn, vừa lạy sám-hối giùm cho cả gia-đình của con. và lạy sám-hối giùm cho mấy con  nữa….liên-tục suốt 21 ngày con không dám nói một lời nào, chỉ nhứt tâm TRÌ-CHÚ ĐẠI-BI, NIỆM PHẬT…. cũng giống như con đi “chạy” xin xả bỏ “án tử-hình” cho gia-đình của con vậy.

Đến ngày thứ 16, con cũng vẫn chí tâm, chí thành Tu-niệm không hề lui-sụt và nản lòng.

Trong ngày đó, con nhận được điện thoại kêu về để dự “đám-giỗ” thì con vâng lời liền. Khi về tới nhà thấy cảnh đầu tiên là Cha và Nội đang cười, nói vui-vẻ lắm. Con mới hỏi Mẹ :

Ủa ! Cha với Nội hoà lại với nhau hồi nào vậy?

Mẹ trả lời là:

Mới từ tối hôm qua nè.

Trong tâm và ngoài miệng con không rời chú ĐẠI-BI, con vẫn giữ im-lặng tiếp-tục trì-chú tiếp….

Chị con đến hỏi:

Ủa ! sao Em về sớm vậy?

Con không trả lời, hỏi sức khoẻ của chị hiện giờ ra sao ?

Chị khóc hết nước mắt….và nói rằng :

Em chỉ chị niệm Ngài QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát cứu-khổ, cứu-nạn….chắc tại vì Chị không biết chữ cho nên Chị Niệm hoài mà cũng không thuộc nữa.

Con an-ủi chị rằng:

Chị không biết chữ cũng không sao cả, miễn sao Chị thành-tâm cầu-nguyện, không nghi-ngờ, không phân-biệt chi hết….thì từ-từ Chị sẽ thuộc thôi. Rồi Bồ-Tát cũng gia-hộ cho chị mà.

Chị kể lại là:

Tối hôm qua Chị nằm mộng thấy Ngài QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-tát đến nói với Chị rằng:

“Ngày mai sẽ có người đem nước “Cam-lộ” đến cho ngươi uống, trong chai nước đó có nhiều “cánh hoa”…

Khi chị uống vào thì thấy đứa bé trong bụng bước ra rồi NÓ theo Ngài QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát bay lên Trời luôn. Điềm chiêm bao nầy là thế nào vậy em?

Nghe Chị kể xong, Con hiểu liền và biết phải làm gì rồi. Vì mỗi sáng Con đều ra chợ mua chim, Cá để phóng-sanh. Con luôn làm y theo lời CÔ BĐăng đã chỉ dạy là:

– “Mỗi ngày Tu, phải luôn lấy một bình nước sạch lớn (4 lít),trì-chú ĐẠI-BI (108 biến)vào bình nước, tay bắt ấn “Kiết-tường” Tâm quán-tưởng và vẽ chữ “RÃM” màu xanh (lá cây thật sáng)in vào trong nước…..vv…(lần nào Tu cũng đều làm y như vậy hết) rồi để dành “uống” (trị-bịnh)và “phóng-sanh”, hết bình nước nầy, thì Trì-chú cho bình nước khác…. tất cả Người hoặc Súc-vật mà được phải nước “cam-lộ” nầy thảy đều được siêu thoát ra khỏi kiếp súc-sanh, và khổ nạn hết”.

Cho nên lúc nào con cũng có sẵn nước “Cam-lộ” bên mình cả. Vì sáng nay đi sớm quá cửa Chợ chưa mở, cho nên bình nước “cam-lộ” vẫn còn nguyên, vì chưa phóng-sanh.

Con lấy bình nước đỗ ra ly thì bao nhiêu “cánh hoa” trong chai cũng đỗ ra luôn…Con chỉ Chị Niệm danh hiệu Đức QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT trước khi uống nước “Chú”….(mỗi ngày uống một lần) và niệm QUÁN THẾ-ÂM Bồ-Tát cứu-khổ, và giải nạn cho..

……Sau khi Con trở về nhà, vẫn tiếp-tục phóng-sanh, và giữ 2 thời-khoá tu của mình không lui-sụt….

1 tuần sau, Chị con đi Bác-sĩ để phá-thai, Bác-sĩ cho đi “siêu-âm” trước khi lấy ra….thì Ông cho biết là :

“Đứa bé chẳng có gì cả, hôm nay thấy bình-thường và khoẻ mạnh…không cần phải lấy ra nữa”. Bác-sĩrất lấy làm ngạc-nhiên mới hỏi Chị con:

Cô có “uống thuốc gì đặc-biệt” không?

Chị trả lời:

Chỉ có uống nước “Chú” của QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT và của PHẬT mà thôi.

Qua 21 ngày tu-niệm, cổ của con đã khô rát rồi, nuốt cơm cũng không được luôn. Nhưng con vui lắm vì con cứu được gia-đình con thoát-nạn, giờ con mới hiểu Cô Bđăng thường dạy là “Nhứt nhơn hành-đạo cửu-huyền thăng” rồi.

Con kể ra đây và gởi đến Cô BĐăng tỏ-tường….là “Con đã làm được y như CÔ đã chỉ dạy”.

Trước hết con xin đại-diện cho gia-đình của con và chính bản-thân con xin đa-tạ và thành-kính cám-ơn Cô Bđăng đã hết lòng chỉ dạy cho con Tu-TẬP đúng theo chánh-pháp của PHẬT.

Và Cô đã trao cho con một chìa khoá để con tự mở đường “trước là để giải nạn cho chính bản-thân, sau nữa là “giải nạn” cho thân-quyến, cửu-huyền và cứu-dộ cho những súc-sanh có đại duyên được siêu-thoát và đại lợi-ích trong 21 ngày qua”.

Trong số “súc-sanh” con mua để phóng-sanh, có một số thú về báo mộng và cám ơn con là chúng nhờ được nước CHÚ ĐẠI-BI của PHẬT, của BỒ-TÁT QUÁN THẾ-ÂM mà được thoát kiếp cầm-thú, có một con “Lươn” đến cám-ơn con vì lúc Con rải số nước còn lại trong bình vô-tình trúng con Lươn đang nằm ngay đó, NÓ cũng được siêu-thoát luôn, lành thay.

Kể đến đây, tự nhiên con khóc….khóc thật nhiều, vì vui-sướng là con giờ đây sẽ không còn cô-đơn nữa, con đã có Cô và được Cô BĐăng thương….con lại có PHẬT và BỒ-TÁT QUÁN THẾ-ÂM cũng thương con nữa…rồi con lại cảm thấy “buồn” vô cùng tận, xin Cô cho phép con nói thêm vài lời sau cuối nha Cô.

Con “vui” giùm cho những Ai được may-mắn ở gần bên CÔ, được nghe những lời khuyên dạy chân-tình với những bài PHÁP hay….trong những buổi tu-học dưới mái chùa PHÁP-HOA với nhiều lòng từ-bi của CÔ, của THẦY thắp sáng cho những ai có đại duyên.

Còn con “buồn” cho những Ai không được đủ duyên lành để được ở gần CÔ, được CÔ dạy bảo, chở-che, và giải-nạn cho… mỗi khi gặp những sự khó-khăn và đau-khổ trong cuộc sống.

Con thấy cuốn THẬP NHỊ DANH LỄ SÁM DIỆT TỘI của Chùa PHÁP-HOA “rửa tội” rất là nhiệm-mầu, NÓ “vô giá” không có gì để tả xiết, xin CÔ cho con tái-bản in lại tại quê nhà (VN) để con Bố-thí PHÁP cho những người hữu-duyên tu-tập. Để báo-đền ân-đức lên ngôi TAM-BẢO.

Con mơ-ước Cô sẽ về thăm lại VN, chính tay con sẽ nấu những món Chay tuyệt ngon Cô dùng để tỏ lòng qúy-kính lên Cô của một người đệ-tử “thiếu-duyên” ở tận quê nhà xa-xôi. Mỗi lần con nhớ đến Cô là con khóc, con trì-chú ĐẠI-BI liền hà.

Con cũng xin cám-ơn Cô TN, Cô ĐN và chú ĐH (ở bên ÚC) đã gởi Kinh sách và giới-thiệu Cô BĐĂNG đến với Con.

Con xin kể cho Cô nghe một chuyện nữa là:

Con không biết dùng máy Vi-tính (Computer) để viết thư gởi đến Cô. Con lại cầu xin Đức PHẬT và BỒ-TÁT QUÁN-THẾ-ÂM cho con biết xử-dụng máy Vi-tính, để con (Email) qua Mỹ học hỏi giáo pháp từ nơi Cô BĐăng. Ngày hôm sau vô sở làm thì có một nhân viên trẻ tuổi lại hỏi con:

Chị có muốn học cách xử dụng máy Vi-tính không, em dạy cho chị?

Nói xong chú ấy viết xuống một tờ giấy dài thòn đầy cả chữ gì cũng không biết nữa, rồi đưa cho con nói rằng:

Đó, tất cả những gì chị muốn học NÓ nằm ở trong tờ nầy…chị tự học lấy !!

Con ngồi cầm tờ giấy đầy cả chữ, mà lòng buồn không biết phải bắt đầu từ đâu nữa. Con để qua một bên ngồi nhiếp tâm Trì 21 biến chú ĐẠI-BI…cầu xin BỒ-TÁT thương cho con học được, học nhanh để con còn có thời-gian TU nữa.15 phút sau…con đã xử-dụng được máy Vi-tính rồi.

Con đang đánh máy kể chuyện….gởi qua cho  nè. Lần sau Con sẽ kể tiếp về chuyện Em gái con cũng có cảm-ứng với Bồ-Tát nữa….Thật là “nhiệm-mầu”, thật là “vô-giá” cho Thần-chú ĐẠI-BI cứu-khổ, cứu nạn cho chúng-sanh và đạt được sở cầu như ý nguyện.

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, NAM-MÔ QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT

Tầm-thanh cứu nạn cho chúng-sanh xa lìa tất cả KHỔ, đầy-dẫy ngủ trược, ác thế, thoát khỏi vòng luân hồi, sanh tử mà được siêu sanh Tịnh-độ của Đức PHẬT A-DI-ĐÀ ở CỰC-LẠC quốc.

Thành-kính cảm-ơn Cô BẢO-ĐĂNG

Người Đệ-tử thiếu duyên ở phương xa

Con, Đ.N.H.