THẬP NHỊ MÔN LUẬN SỚ
Sa-môn Thích Cát Tạng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

(Phần Cuối)

IX. MÔN QUÁN NHÂN DUYÊN

Sở dĩ có môn này, bốn môn trên tìm tướng bất khả đắc, kế một môn nói tánh không có dấu vết. Cho nên kinh Vô Lượng Nghĩa nói:

Tất cả các pháp xưa nay tánh tướng vắng lặng, vì tướng bên ngoài tánh bên trong là không. Cho nên tất cả pháp không, người ngoài nói nếu tánh tướng của tất cả pháp không có thể nói là vô nhân quả chăng? Nhưng nhân quả thế gian và xuất thế gian chẳng thể nói là không, tại sao nói không có tánh tướng? Cho nên nay kế là nói chẳng những không có tánh tướng mà tìm nhân quả này cũng không thể được. Cho nên có môn này. Lại gần thì tự tánh môn, nửa trên bài kệ trước trên nói không có thật thể của muôn vật. Nửa bài kệ dưới nói rõ không có giả thể của muôn vật.

Người ngoài nói: Nếu hai thể giả thật là không nên tất cả pháp là không. Nhưng lý nhân quả chẳng thể không như thế hoàn toàn có nhân quả, vì có nhân quả cho nên không thật tức là giả. Tỳ-đàm cho rằng thật có tự thể của nhân quả Luận Thành Thật có cả hai nghĩa:

1) Nhân thành tương tục, đối đãi nhau để luận nhân quả thì nhân thật mà quả giả. Như bốn cái thật vi tế cột trụ là giả. Nếu pháp thọ danh ba giả thì nhân quả đều giả. Như sắc tế thành sắc thô, ấy là pháp giả. Bốn vi tế thành bốn đại là thọ giả. Bốn đại thành năm căn trở đi gọi là danh giả; Lại năm ấm là pháp giả, người là thọ giả, người và pháp đều có tên nên gọi là danh giả.

Hỏi: Nếu không có nhân quả thì có khác gì với tà kiến?

Đáp: Có năm người lập không có nhân quả:

1. Có người cho rằng thật có thể của quả mà không từ nhân sinh.

Cho nên thành vô nhân quả.

2. Ngoại đạo tà kiến nói không có nhân quả.

3. Lại hàng Nhị thừa nói không có nhân quả.

4. Người Đại thừa nói không có nhân quả. Ngoại đạo là tà kiến bác không có nhân quả. Cho nên nói không có nhân quả, đây là tà kiến không. Hàng Nhị thừa nói không có nhân quả, đối với Đại thừa cũng là tà kiến không. Cho nên kinh Niết-bàn nói: Nếu hàng Nhị thừa nói không bố thí là phá giới tà kiến.

Luận Trí Độ nói: Nhị thừa chẳng phải chỉ là không, người học Đại thừa Phương Quảng cho rằng không có nhân quả của thế đế.

5. Chư Phật và Bồ-tát nói không có nhân quả. Nhân quả rõ ràng nhưng rốt ráo không. Cho nên nói vô sở đắc cái không, nên có ba không khác nhau: 1/ Tà kiến không; 2/ Đãn không; 3/ Chân không. Nay phá hai không trước để nhập vào chân không cho nên nói nhân quả không.

Hỏi: Làm cho ngộ được nhân quả không thì có lợi ích gì?

Đáp: Ngộ nhân quả rõ ràng tức rốt ráo không nên sinh ra trí Như lai. Tuy rốt ráo không mà nhân quả vẫn rõ ràng. Sinh trí Phật nhân quả chẳng phải nhân quả thường như . Nhưng quán hành nhậm vận thuần thục là trí tự nhiên, không từ thầy mà được gọi là trí vô sư. Đã sinh bốn trí nhập tri kiến Phật, tức là nhân quả quán hành chuyển minh bèn được thành Phật là thừa Phật quả.

Nay Luận chủ nói nhân quả không, để giải thích thành nghĩa Đại thừa.

Hỏi: Ngộ được nhân quả là không chỉ sinh trí tuệ, tại sao nói có công đức, Đại thừa đều lấy phước tuệ làm thể, vì sao chỉ nói trí tuệ?

Đáp: Đã được ngộ như thật lại vì chúng sinh nói như thật tức là đại bi của Bát-nhã cho nên phước tuệ đầy đủ gọi là Đại thừa.

Hỏi: Ở trên đã nói nhân quả là không rồi, nay sao lại nói nửa?

Đáp: Nói từ tám môn ở trên phá rộng nghĩa từ nhân sinh quả, lại có người chấp không có nhân tự nhiên có quả. Ba điều này, một bệnh, còn chưa trừ được. Bởi thế phẩm nay kế phá đều đó.

Hỏi: Như thế đáng lẽ nói phá môn không nhân mà có quả, tại sao nói phá nhân quả ư?

Đáp: Luận chủ muốn đối phá vì để phá không có nhân mà có quả. Phẩm này phá cả từ nhân sinh quả và không nhân có quả. Cho nên nói quán nhân quả. Hễ nói về nhân quả thì không ngoài hai điều này. Hai điều này đã không thì nhân quả cũng không. Lại nhân quả khó rõ ở trên đã luận bàn rộng. Nay kế là bàn sơ lược cho nên có môn này. Lại có nhiều loại quán môn. Nay thực hành môn quán nhân quả để ngộ nhập thật tướng, cho nên có môn này. Lại môn ở trên đã phá nhân quả đầy đủ mà có môn này là pháp bảo Nê-hoàn nhập vào có nhiều môn.

Hỏi: Đây có khác gì với phẩm Nhân quả của Trung luận.

Đáp: Phẩm kia rộng chiều ngang hẹp chiều dài. Phá rộng mười nhà nhân quả đều là phá nghĩa từ nhân sinh quả, cho nên nói chiều ngang rộng. Không phá, vô nhân có quả cho nên nói chiều dọc hẹp. Phẩm này lược phá từ nhân sinh quả, lại phá không nhân có quả, cho nên chiều ngang hẹp chiều dọc rộng, bởi thế nên khác nhau.

Môn cũng có ba ý:

1) Văn xuôi phát khởi, lại chia làm hai:

Nói chung tất cả pháp không vì sao ở dưới giải thích hai nghĩa? Vì giải thích riêng tất cả pháp cho nên nêu lên hai nghĩa. Ở trên đã phá nhân quả nay lại nói về nhân quả, giống như phiền nặng cho nên nghịch lấy ý kệ mà sinh khởi, hai nghĩa là:

1. Nói các pháp không có tự tánh, đây là nói quả không do nhân sinh.

2. Nói cũng không từ nơi khác mà có. Đây chính là sinh khởi môn này nói không có nhân thì không sinh quả.

Kệ chia làm hai: Ba câu chánh là phá một câu tổng kết.

Chánh phá lại có hai ý: Nửa kệ trên nói trong nhân không có quả, câu kế nói ngoài nhân không có quả, văn rất dễ hiểu. Văn xuôi giải thích hai chương lại chia làm hai:

  1. Giải thích ba câu.
  2. Giải thích câu thứ tư.Ba câu lại có hai:
  3. Giải thích nửa kệ trên lại là quả.
  4. Giải thích câu thứ ba, nếu quả không có trong các duyên là ở dưới giải thích câu thứ tư. Quả không cho nên trong môn dưới thứ ba là tổng kết tất cả pháp đều không.

X. MÔN QUÁN TÁC GIẢ

Sở dĩ có môn này vì gồm có sáu nghĩa:

1/ Nếu nước về hai loại người và pháp không sinh trên đây đã nói pháp không sinh. Một phẩm này giải thích người không sinh. Nếu căn cứ vào thứ lớp quán môn đáng lẽ trước giải thích người không sinh, sau giải thích pháp không sinh. Nhưng nay theo thứ lớp gốc ngọn thì pháp là gốc nhân là ngọn, cho nên trước phá gốc, kế phá ngọn.

2/ Căn cứ theo thứ lớp trong ngoài, nếu phá ngoại đạo thì trước phải phá về thần sau mới phá pháp. Đệ tử Phật phần nhiều không chấp thần mà chấp có pháp. Luận Trí Độ nói: Sau khi Phật diệt độ chia làm hai phần:

a. Chỉ tin chúng sinh không mà không tin pháp không.

b. Tin chúng sinh không cũng tin pháp không. Cho nên biết đệ tử Phật không chấp vào thần. Nay luận này chính là phá nội học. Cho nên trước phá pháp sau phá thần. Cuối các phẩm trên kết rằng vì hữu vi không cho nên vô vi không. Hữu vi không là còn có không, huống gì là ngã (ta) ư?

Tuy là dùng pháp để lệ cho người mà chưa phá riêng người. Nay một chương này phá riêng người, thì giải thích trong các môn nói về nghĩa người không cho nên có môn này.

3/ Ba môn giải thoát nói về nghĩa, trên nói hai môn này, đến đây là thứ ba xong, luận giải thích môn vô tác. Ba môn có cạn có sâu mà không có nghĩa cạn sâu.

Không có cạn sâu là: Mỗi môn không bệnh thì không phá, không lý thì không hiển. Cho nên đầu môn, sau môn đều nói tất cả pháp đều không. Có cạn có sâu là: môn không phá hữu, môn vô tướng phá không. Hai môn này phi hữu phi không tức là đạo quán trong cảnh Trung đạo. Nay môn này nói quán hơi thở cho nên ba môn không hữu đều mất, quán duyên vắng lặng, cho nên luận nói ba môn.

1- Luận này chính là phá chấp bên trong, phụ là phá tà bên ngoài. Trên đây đã phá bên trong rồi. Nay một phẩm này kế phá tà bên ngoài.

Trời Tự Tại là gốc của tà kiến, cho là chủ tạo hóa thạnh hành ở Thiên-trúc. Nay trong phẩm này phá chủ tạo hóa gọi là phá tác giả. Cho nên có văn này sở dĩ là phá trong ngoài, vì trong ngoài đều chướng ngại Đại thừa, trong là chướng gần ngoài là chướng xa, trong là chướng tế ngoài là chướng thô.

Lại muốn làm cho bên trong bỏ tà về chánh, bên trong chuyển Tiểu về Đại, đây là ý sâu rộng của Bồ-tát. Lại phá bên trong làm cho người Ba thừa dời đổi dấu vết, phá ngoài làm cho sáu đường hướng về tông, đồng nhập Đại thừa đều thành Phật.

2- Tiếp nhận môn ở trên đến:

Người ngoài nói: Nếu nói nhân và vô nhân, đều không sinh quả, hay có người tạo nhân, có người thọ quả. Đã có người tạo nhân có người thọ quả, thì nhân quả chẳng phải không có cho nên trước phá nhân quả của pháp, nay phá nhân quả của người, trước nói vì pháp không nên người không. Nay nói vì người không cho nên pháp không.

3- Ý xuất thế của Bồ-tát và Chư Phật ba đời là vì muốn cứu khổ ban vui cho chúng sinh. Cứu khổ làm cho chứa nhóm các pháp vắng lặng. Ban vui làm cho các đức đều viên mãn cho nên thành pháp thân Trung đạo. Nhưng trong ngoài đồng muốn lìa khổ, vì không biết nhân quả của khổ nên sanh ra bốn sai lầm, chẳng những không lìa khổ mà còn thêm khổ. Nay phá bốn sai lầm làm cho biết được nhân duyên là khổ thì rốt ráo không.

  1. Bệnh được tiêu trừ.
  2. Biết được khổ.
  3. Lìa được khổ. Cho nên có môn này.

Hỏi: Biết khổ là không thì có lợi gì?

Đáp: Biết khổ là do nhân duyên nên không khởi yêu đắm điên đảo, biết khổ cũng là không nên chẳng khởi cái khổ điên đảo. Cho nên tám thứ điên đảo được tiêu trừ. Lại biết khổ là do nhân duyên cho nên yêu đắm phá cái lạc trong ba cõi của phàm phu, lạc dứt khổ cũng trừ cho nên phá bệnh của Nhị thừa, cho nên sáu đường hướng về tông, ba tông quy về Phật, vì có lợi ích to lớn này nên nói môn này.

Hỏi: Như thế có khác gì với phẩm Phá Tác giả của Trung luận?

Đáp: Phẩm này giống với phẩm Phá khổ của Trung luận, so với phẩm Tác giả thì nghĩa có khác, môn này cũng có ba ý:

1) Văn xuôi phát khởi, như văn. Bổn kệ có hai:

  1. Ba câu phá bốn thứ tác.
  2. Câu thứ tư tổng kết không có khổ.

Hỏi: Tác giả đáng lẽ phá tất cả, nay vì sao chỉ nghiêng về phá khổ?

Đáp: Như trên đã nói.

Tác giả vì cái khổ của nhân chính là quả, nhưng khổ là gốc của đại hoạn. Chúng sinh đua nhau tìm cầu lìa mà không biết khổ, chẳng những không thể được khổ mà trong cái khổ lại gây thêm khổ. Cho nên nghiêng về phá khổ. Bốn môn tìm khổ đã như vậy, nghĩa của bốn môn tìm vui không khổ không vui đều giống như thế.

Hỏi: Vì phá pháp bốn tác hay phá người bốn tác?

Đáp: Phá đủ cả hai loại. Nếu phái Ca-chiên-diên chấp có pháp tác, các phái như Độc tử v.v… đều chấp có nhân tác, pháp tác.

Lại nội đạo chấp có pháp bốn ngoại đạo chấp có người bốn, nay phá đủ người pháp bốn tác. Cái gọi là pháp bốn như người Số luận cho rằng: khổ có tự tánh chính là tự tác, giả duyên mà sinh nên gọi là tha tác. Tự tác và tha tác cùng hợp mới có khổ sinh, gọi là cộng tác, mới không lập vô nhân. Nhưng xưa nay có tánh khổ này tức là vô nhân. Y theo nghĩa Thành Thật thì niệm đầu tiên vô minh đã có hành khổ, gá vào không mà khởi, trước đó không có nhân gọi là vô nhân tác, còn bốn tác của ngoại đạo văn sau có nêu.

Văn xuôi có ba:

1. Chánh là giải thích bổn kệ nói khổ không phải bốn tác cho nên khổ là không.

2. Người ngoài tranh cãi về kinh với luận chủ, chấp khổ là có, chẳng phải nói không.

3. Luận chủ đáp, người ngoài trình bày kinh Phật nói là khổ không, văn có hai:

1- Chánh giải thích kệ khổ chẳng phải bốn tác, cho nên khổ không.

2- Dẫn kinh chứng minh khổ là không.

Trước phá bốn tác thì bốn là bốn riêng. Phá tự tác giống như văn, tha tác cũng không đúng v.v… trở xuống là thứ hai.

Kế phá tha tác lại có ba:

1. Chánh là phá.

Hỏi: rằng v.v… trở xuống là thứ hai là nghĩa chống chế, đây chính là Nhiếp luận cho rằng nhân duyên sinh là tánh y tha. Trước có tự tánh thì chính là tánh phân biệt.

Tánh y tha là quả nương vào nhân?

Đáp rằng v.v… trở xuống là thứ ba phá chống chế, y cứ trong phá chống chế lại chia ra hai khác nhau: 1/ Theo duyên đoạt tha. 2/ Duyên tha đều đoạt.

Nay trước đã nói các duyên tại sao nói là tha? Nếu là tha tại sao nói là từ các duyên?

Lại nữa v.v… trở xuống là thứ hai duyên tha đều đoạt, trước bài kệ kế của văn xuôi, văn xuôi thì nói các duyên này cũng không có tự tánh cho nên không có các duyên. Đã không có các duyên, tại sao nói có tha. Kệ là phẩm cuối nhân duyên của Trung luận có hai kệ kết phá. Nay là kệ thứ nhất mà nói không tự tại chỉ là không tự tánh cho nên không có các duyên. Tự tác tha tác cũng không như vậy, ở dưới phá phần cộng tác thứ ba. Kế phá vô nhân, lời văn dễ hiểu. Như trong kinh nói trở xuống là thứ hai dẫn kinh chứng minh, khổ không có bốn tác, nói khổ là không. Trước tuy suy ra nghĩa e rằng người ngoài không tin cho nên dẫn kinh chứng minh.

Hỏi: Đây là văn kinh Tiểu thừa hay Đại thừa?

Đáp: Dẫn kinh Tiểu thừa. Sở dĩ dẫn kinh Tiểu thừa là vì có năm nghĩa:

1/ Nếu dẫn kinh Đại thừa thì Tiểu thừa không tin nhận, cho nên lại dẫn kinh Tiểu thừa làm cho sinh tín tâm.

2/ Muốn nói lên rằng những người chấp có nếu không tin khổ không thì đều mê Tiểu thừa và Đại thừa, cho nên dẫn kinh Tiểu thừa để phá.

3/ Nêu Tiểu thừa để so sánh Đại thừa, trong giáo Tiểu thừa còn nói pháp không để so sánh với Đại thừa chăng?

4/ Dẫn kinh Tiểu thừa trong ngoài đều phá được, Luận chủ đã phá Tiểu thừa. Nhưng người Tiểu thừa lại phá ngoại đạo, thí như bắn con hổ, mà con hổ đang chụp lấy con nai, nay chỉ bắn con hổ mà được con nai; hổ, nai đều bại.

5/ Muốn hiển bày kinh Tiểu thừa mà thầm nói Đại thừa. Ca-diếp lõa hình hỏi Phật v.v…: “Người ấy tu khổ hạnh cho nên lõa hình, muốn cầu lìa khổ cho nên hỏi Phật”.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là thứ hai người ngoài tranh cãi kinh với người trong nói rằng Phật phá bốn tác của ngoại đạo không có cái khổ của ngoại đạo; nhưng thật có cái khổ bên trong cho nên chẳng phải không. Đây chỉ tranh cãi kinh Tiểu thừa, không tranh cãi kinh Đại thừa.

Lấy kinh Đại thừa nói khổ là không. Như nói năm thọ ấm không là nghĩa khổ. Lại nói biết khổ thì không khổ, cho nên không khổ mà có chân đế, vì kinh Tiểu thừa phần nhiều nói pháp hữu, ít nói pháp không, cho nên người ngoài tranh cãi.

Hỏi: Tiểu thừa cũng có văn nói về pháp không, vì sao không tin?

Đáp: Nay văn này nói ẩn nghĩa khổ không bị ẩn nhưng không có bốn tác không giống như nói khổ là không, cho nên ngoại đạo tranh cãi.

Lại có hai loại Tiểu thừa: 1/ Tin pháp không. 2/ Không tin pháp không.

Nay là người không tin pháp không mà tranh cãi. Căn cứ vào câu hỏi có ba ý:

  1. Bác bỏ chung Luận chủ không hiểu ý kinh.
  2. Luân chủ giải thích kinh.
  3. Tổng kết không phải Luận chủ, nay là phần đầu

Tùy theo sự hóa dộ chúng sinh cho nên tạo ra thuyết này thứ hai là Luận chủ giải thích.

Trước giải thích chung là Ca-diếp lõa hình trở xuống là thứ hai giải thích riêng.

Y cứ phá riêng bốn tác tức là bốn khác nhau. Nay phá khổ thứ nhất ở trước là tự tác lại có hai ý:

1. Trình bày nghĩa của ngoại đạo nói Phật không trả lời lý do.

2. Chánh là phá ngoại đạo, nay là môn đầu, khổ thật không phải do ta tạo thứ hai là phá nghĩa ngoại đạo giải thích ý Phật không trả lời lại chai ra hai khác nhau: 1/ Gạn hỏi vô thường; 2/ Gạn hỏi vô giải thoát, cho nên tạo ra hai vấn nạn. Tạo vấn nạn vô thường nói nghĩa sinh tử hoại, tạo ra gạn hỏi vô giải thoát là hoại nghĩa Niết-bàn. Hai điều này rất cần cho nên tạo ra hai sự gạn hỏi. Đây thật do Long Thọ tạo ra hai vấn nạn để nói cho người Tiểu thừa vô thường là: ta có thể tạo khổ tức là nhân sinh khổ tức là sinh nhân. Khổ sở sinh đã là vô thường thì cái ngã năng sinh cũng là vô thường, như đất sét tác tức từ nhân sinh. Khổ sở sinh đã bình và đất sét cả hai đều vô thường. Nếu ngã là nhân khổ v.v… trở xuống là thứ hai phá không có giải thoát, nói hai thứ ngã đều không giải thoát.

1. Nói tức là ấm thì ngã không có giải thoát.

2. Nói lìa ấm thì ngã không giải thoát, tức là ấm ngã không có giải thoát, tức khổ là ngã thì ai được giải thoát. Cho nên văn nói lìa khổ thì không có ngã để tạo khổ. Vì không có thân cho nên nói không thân, tức là cái khổ năm ấm lấy đó làm thân ta, lìa khổ năm ấm thì không có cái thân của ta. Đã thường có ngã tức là thường có năm ấm, bèn thường khổ, làm sao có giải thoát ư? Nếu không có thân mà có thể tạo khổ chính là thứ hai phá lìa ấm ngã không có giải thoát. Nếu không có thân gây khổ thì khi đắc Niết-bàn không có thân năm ấm. Đáng lẽ tạo khổ nếu như vậy thì rốt cuộc không có giải thoát. Tha tác khổ cũng không như , thứ hai kế phá tha tác lại chai hai khác nhau: 1/ Phá ngã tha; 2/ Phá Tự tại thiên tha.

Phàm luận có tha nhưng không ngoài trời người. Lại hai điều này là gốc của tạo tác. Ngã tự tạo tác thân trong sáu đường, trời Tự tại tạo tác thân sáu đường. Phá hai đường này thì nghĩa của tất cả tạo tác dứt. Lại làm cho chúng sinh nhập vào môn Vô tác vì hiển bày chánh là phá tạo hóa để dứt trừ tà. Phá ngã tha nói lìa khổ, không có khổ thì ai tạo khổ cho người ư? Đồng với phẩm phá khổ của Trung luận. Lại nữa v.v… trở xuống là thứ hai phá tự tại tha có hai:

1. Nhắc lại chung nghĩa bên ngoài để giải thích lý do Phật không đáp, nhưng thật ra không từ nơi trời Tự tại tạo tác.

2. Phá riêng trời Tự tại tác có hai ý: chánh phá và tổng kết.

Chánh phá có mười lăm câu, chia làm bốn chương, ba câu đầu phá trời Tự tại tạo tác tức là phá nghĩa dụng của Tự tại.

Năm câu kế phá Tự tại tức là phá nghĩa thể của tự tại. Câu thứ sáu nói chúng sinh tự tạo tác chiêu cảm lại phá dụng tự tại thứ tư có một câu, lại phá thể tự tại. Có khi tự tại không ngoài thể dụng. Nếu phá thể dụng thì không thành tự tại cho nên mười lăm môn rộng phá tự tại. Phật chưa xuất thế cho đến này thạnh hành ở đời, phần nhiều cũng có thần nghiệm để cho người đời tin theo, cho nên phá rộng.

Nhưng thật ra là phá người Đại thừa mà nương vào người Tiểu thừa một là nêu tà bên ngoài không đáng phá. Tiểu thừa còn phá được huống gì là Đại thừa.

1. Muốn phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa khác nhau, Tiểu thừa phá thô tà kiến phá tác giả nói thô về môn vô tác. Đại thừa phá tế tác nói tế môn vô tác. Hai môn lệ nhau như .

2. Nói lên người Đại thừa hiểu tinh tế hàng Tiểu thừa khéo phá ngoại đạo, Người Tiểu thừa không thể như .

3. Nói lên Tiểu thừa là pháp bán tự, nửa hiểu nửa không hiểu. Nửa hiểu là hiểu phá tà, nửa không hiểu là không hiểu nhân duyên khổ là không.

4. Nói lên nghĩa thủ xả của Tiểu thừa. Xả cái khổ tà của ngoại đạo mà thủ chấp cái đạo chánh của nội đạo.

5. Nói lên người Tiểu thừa chỉ trừ bốn đảo như vui, v.v… nhưng chưa trừ bốn đảo như khổ v.v…

6. Nói lên người Tiểu thừa chỉ hiểu hiển giáo của Phật mà không hiểu Mật giáo.

Mật giáo: Nói nhân duyên khổ tức rốt ráo không vì làm cho nhập vào rốt ráo không cũng thành Phật. Trong phần đầu có ba ý: 1/ Phá; 2/ Chống chế; 3/ Phá chống chế.

Trong phần phá có hai: Phá cha con không giống nhau; Kế phá làm tổn thương lòng từ.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là bào chữa vấn nạn tổn thương lòng từ hay không?

Đáp rằng v.v… trở xuống là thứ ba phá cứu có hai vấn nạn: 1/ Vẫn đưa ra vấn nạn không có lòng từ ở trước; 2/ Cha có lòng từ lớn lao mà con không biết ân. Cuối cùng tự cho vui, tự tại không phải như . Đáng lẽ cũng chỉ cúng dường dưới tạo báo ân nhưng không tránh khỏi khổ nạn. Nếu nói không biết ân cho nên cho khổ. Nay báo ân cúng dường thì đáng lẽ phải được niềm vui, không cần tu phước.

Lại nữa v.v… trở xuống là năm câu kệ dưới phá thể tự tại. Câu đầu nói có điều cần cho nên không phá tự tại, lại nữa dùng quả để hiển nhân để phá. Quả của chúng sinh đã do tự tại. Nhân của tự tại phải có việc kèm theo trở lại tổng kết.

Lại nữa không thể phá vô chướng ngại. Lại nữa v.v… trở xuống là thứ tư trách phá trụ xứ, lại nữa v.v… trở xuống là thứ năm phá từ tha không tự tại, ý này nói tự tại trước hành khổ hạnh cúng dường kẻ khác theo cầu nguyện thì không tự tại.

Lại nữa, v.v… trở xuống là thứ ba đoạn sáu câu lại phá dụng tự tại, khác với các dụng phá ở trước. Trước phá thẳng các dụng tự tại. Nay nêu nghiệp hạnh của chúng sinh với lấy để phá tự tại. Cho nên có khác nhau. Thứ nhất lại y theo phá môn bất định, thứ hai lại nữa phá không có tội phước.

Thứ ba lại nữa y cứ môn tăng ái để phá.

Thứ tư lại nữa y cứ môn khổ lạc để phá.

Thứ năm lại nữa căn cứ môn Vô tác để phá.

Thứ sáu lại nữa y cứ môn Tự tại để phá.

Lại nữa, v.v… trở xuống là đoạn thứ tư lại phá thể tự tại y cứ môn nhân vô nhân để phá. Các thứ nhân duyên như thế là đoạn thứ hai kết phá. Cộng tác cũng không như v.v… trở xuống là phá câu thứ ba, các nhân duyên hòa hợp sinh quả, trở xuống là phá câu thứ tư không có nhân.

Bởi thế kinh này v.v.. trở xuống là đoạn lớn thứ ba kết thúc chẳng phải là luận chủ đáp rằng phẩm dưới thứ ba trình bày kinh để phá người ngoài. Trong đây nói rõ hai thứ không.

1. Vì không phải không có bốn loại tà kiến nên gọi là không, điều này người Đại thừa, Tiểu thừa cùng đắc các không này. Nói thể từ nhân duyên sinh trở xuống là , nói nhân duyên khổ tức rốt ráo không. Chỉ có hàng Đại thừa mới được Không này. Hàng Tiểu thừa không thể được, chính là trình bày ý kinh như ngài Tịnh Danh nói: Năm thọ ấm rỗng rang đạt không ấy là nghĩa khổ chính là văn này.

Như khổ không trở xuống, trong môn thứ ba tổng kết tất cả pháp là không.

Quán môn ba thời thứ mười một.

Hỏi: Chín môn phá pháp, thứ mười trừ người, người pháp đều trừ bỏ. Lại trong chín môn phá, môn thứ mười là phá bên ngoài, trong ngoài đều không còn, vì sao lại có môn này.

Đáp: Sở dĩ có môn này vì có ba nghĩa:

1) Nhân quả có ba ý: a/ Trước nhân sau quả; b/ Nhân quả cùng lúc; c/ Quả trước nhân sau.

Mười môn trên đã phá hai việc, nay kế là phá thứ ba quả trước nhân sau, cho nên có môn này.

Hỏi: Ai chấp quá trước nhân sau?

Đáp: Nghĩa này cũng có lý do. Như Tu-đạt vừa muốn tạo nhân thì Thiên cung đã hiện. Nan-đà còn chưa trì phạm mà quả báo khổ vui đã hiện rõ.

Người ngu hoặc đã nghe kinh Phật mới nói như vậy, bèn cho rằng có nhân trước có quả sau. Cho nên phải tu nhân. Lại như trước có nhà sau đó mới đầy đủ rường cột. Lại như vốn có quả Phật rồi sau đó mới tu nhân. Cho nên cho rằng quả trước nhân sau. Lại nghe Luận chủ ở trên phá nhân trước quả sau và nhân quả cùng thời bèn cho rằng Luận chủ chấp quả trước nhân sau cho nên như .

Hễ nói về nhân quả thì không ngoài ba điều này.

1. Đã phá được hai chắc chắn sẽ còn lại một, cho nên lập.

2. Mười môn trên tuy phá người phá pháp gọi chung là phá pháp. Nay phẩm này kế là phá thời, nói hoặc pháp hoặc thời đều rốt ráo không, cho nên nói phẩm này.

3. Mười môn trên đã phá sở phá, môn này lại phá năng phá. Phá sở phá rõ ràng duyên hết quán, phá năng phá rõ ràng quán hết ở duyên. Nay ngộ không quán không duyên trong ngoài đều mờ tối, duyên quán đều vắng lặng, thì đầy đủ Đại thừa bèn chứng Phật địa cho nên có môn này. Môn này cũng có ba:

Văn xuôi phát khởi chialàm hai ý: Trước nhắc lại chung tất cả pháp là không vì sao v.v… trở xuống là lược giải thích tất cả pháp không, nhân chính là nhân, quả gọi là có nhân vì quả nhất định từ nhân nên gọi là có nhân. Lại nữa, quả lại cùng với quả làm nhân cho nhau, nên gọi là có nhân.

Hỏi: Nếu như vậy thì nhân nhất định sinh ra quả, đáng ra có nhân thì nhất định có quả?

Đáp: Như vậy cũng được, chỉ vị hiện lẫn nhau nên nói. Lại không điên đảo là quả nhất định từ nhân. Cho nên quả gọi là có nhân, lúc còn là nhân vẫn chưa có quả. Lại hoặc có thể nhân sai mà không được quả, cho nên nhân không gọi là có quả.

Kệ chia làm hai: Nửa kệ trên là nhắc lại, đều nói là không thành; nửa kệ dưới tổng kết phá không có quả.

Văn xuôi chia làm năm:

  1. Phá nhân quả ba đời để giải thích kệ.
  2. Bên ngoài hơn bên trong.
  3. Bên trong tự khỏi lỗi.
  4. Bên ngoài lại lập pháp.
  5. Trong phá ngoài lập.

– Phần phá nhân quả ba đời để giải thích bổn kệ lại chia làm hai:

  1. Giải thích nửa kệ trên.
  2. Giải thích nửa kệ dưới.

Giải thích nửa kệ trên là phá nhân quả ba thời tức có ba ý:

1. Phá nhân trước quả sau, đây là phá Số luận và người Đại thừa khi chưa có quả thì trước đã có nhân, ý phá rằng: Vì vốn có quả nên gọi là nhân. Nếu quả chưa khởi thì làm nhân cho ai.

Người khác chống chế rằng: Nhân hiện tại làm quả cho nhân tương lại. Nay hỏi quả tương lai đã khác với không, đã ra khỏi có, tức là nhân hiện tại quả hiện tại không gọi là tương lai.

Nếu chưa ra khỏi không chưa vào cái có tức là rốt ráo không có quả thì làm nhân cho ai. Nếu trước có nhân sau nhân đó mà phá thứ hai là trước quả sau nhân. Ý phá là: Trước đã có quả thì cần gì nhân. Nếu nhân có nhân đồng thời thì ở dưới phá nhân quả đồng thời.

Hễ nói về nhân quả thì năng sinh làm nhân, tùng sinh làm quả nghĩa tùng sinh tức là vô thể. Nghĩa năng sinh tức là hữu thể. Nếu pháp có cùng lúc thì là câu hữu, không có thì câu vô. Câu vô chỉ có có khả sinh mà không có năng sinh.

Câu hữu chỉ có năng sinh, không có khả. cho nên nghĩa cùng lúc không có nhân quả. Đây là phá người Số luận, tướng Đại Tiểu thừa nhân sinh quả cùng một lúc. Cũng phá Luận Thành Thật. Niệm đầu tiên Vô minh nhân quả đồng thời, năm ấm thành người bốn vi thành cột. Cũng là một lúc nhập phá môn này cho nên nhân quả ba thời. Tổng kết giải thích nửa kệ dưới.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là thứ hai bên ngoài hơn bên trong có điều phá này gồm có bốn nghĩa:

1. Xa từ mười môn trên sinh, người ngoài nói rằng: Luận chủ dùng một không quán để phá các pháp. Cho nên người ngoài muốn phá quán này.

2. Từ môn ba thời mà sinh khởi. Người ngoài đã thấy Luận chủ phá nhân quả ba thời bèn hướng đến cái phá này để phá bên trong.

3. Luận chủ giả làm người ngoài để hỏi muốn làm cho tâm sở phá được thanh tịnh, cho nên phá năng phá.

Nếu có năng phá thì sở phá không trừ, nay muốn trừ sở phá cho nên phá năng phá.

4. Ở trên phá lập tức là đơn không, nay kế phá cái phá, là nói bệnh không cũng không. Ba môn phá cái phá tức có ba khác nhau.

Trước có năng phá có hai lỗi:

  1. Lỗi không đối đãi.
  2. Lỗi tự phá.

Đã không có sở phá mà có phá, nên biết phá này tự phá năng phá.

Nếu trước có cái để phá cũng có hai lỗi:

  1. Lỗi không đối đãi.
  2. Lỗi không thể phá.

Trước đã có cái để phá tức có thể phá đã thành. Cho nên không thể phá. Nếu phá sở phá cùng lúc cũng có hai lỗi.

1. Đều không lỗi, năng phá đã cùng lúc phá cái để phá làm cho không có sở phá, sở phá phá năng phá cũng khiến cho năng phá không còn. Cả hai giả làm cho đều có năng sở mất lỗi đối đãi nhau.

Đáp rằng v.v… trở xuống là thứ ba bên trong tự khỏi lỗin lại chia làm hai khác nhau: 1/ Đẩy lỗi trở lại người ngoài. 2/ Chánh tự khỏi lỗi.

Đẩy lỗi trở lại bên ngoài là ở trên ông có lập, đây là cái lập của ông, tìm nó không có xuất xứ. Nay cho rằng có phá đây là cái phá của ông, ông tự tìm không thể được.

Hoặc phá hoặc lập đều có ra từ tâm ông không liên quan đến ta.

Lại nay còn hơn ở trước, trên chỉ lập nghĩa mà không phá lập. Nay lập phá lại tự phá cái phá. Lại đẩy lỗi cho ta, vì ba thứ nhân duyên còn hơn trước.

Lại ông lập ở lập thì bị người khác phá. Nay lập ở phá tức dính mắc vào cái phá của mình cũng dính mắc vào cái phá của người.

Hỏi: Luận chủ vì sao nói lên phá lập đều có lỗi?

Đáp: Lập và phá lập đều có chỗ y cứ có tâm sở đắc. Có tâm sở đắc thì không thành hỏi đáp. Tại sao nói muốn cầu đạo?

Hỏi: Tại sao không thành hỏi đáp?

Đáp: Giải thích nói rằng vì có sở lập cho nên không thành đáp vì lập nơi phá cho nên không thành hỏi.

Lại lập nơi phá lập là có sở đắc. Có sở đắc tuy thực hành muôn hạnh cũng không động, không ra ngoài, không thành nghĩa thừa. Nay chính là muốn giải thích Đại thừa thực hành vô sở đắc, muôn hạnh có thể động có thể xuất. Lấy không lập phá lập, tâm vô sở đắc. Thuận theo vô sở đắc này mà quán được nơi thuận nhẫn là động. Nếu các pháp không trở xuống là thứ hai bên trong tự tránh khỏi lỗi, nói ta đang luận về các pháp không, chẳng phải chỉ nói về lập không mà còn nói về pháp không. Nay ông phá cái phá là giúp cho cái không mà ta nói, cho nên không có lỗi. Lại ta không lập phá, ông cũng không lập phá mà ông bỗng phá nơi phá đây là luống phá, không hề liên quan đến nghĩa của ta.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là thứ tư, bên ngoài lại lập pháp. Sở dĩ lại lập pháp là những người có đắc tâm chẳng thể không dính mắc. Trước lập pháp lập đã không thành, lại lập ở phá. Phá đã không thành nay lại lập, cho nên kẻ phàm phu giống như vượn chuyền cành.

Hỏi: Người ngoài tại sao giải thích ba vấn nạn của Luận chủ?

Đáp: Người ngoài không hiểu, nhưng y cứ mắt hiện thấy ba việc để lập ba pháp. Văn chia làm hai:

1. Lập riêng nhân quả ba thời tức ba khác nhau: nhân trước, quả sau, giống như thợ gốm làm bình. Trước có thợ gốm sau mới làm bình. Cho nên thợ gốm là nhân, còn bình là quả. Cũng có nhân sau, như nhân đệ tử mới có thầy, thầy của người ấy là quả, đệ tử là nhân. Thầy học nghiệp thành tựu cho nên là quả, đệ tử chưa thành tựu cho nên gọi là nhân. Trước có cái quả của thầy, sau đó đệ tử đến học với thầy, cho nên quả ở trước, nhân ở sau.

Hỏi: Văn nói: Sau biết là đệ tử, điều này thế nào?

Đáp: Do các quả của thầy mới biết cái nhân đệ tử, như người khác hỏi: “Là đệ tử của ai?”.

Đáp rằng: Đệ tử của mỡ giáp. Bởi thế nhân thầy mới biết đệ tử, đệ tử ở sau mà quả của thầy ở trước. Cũng có nhân đồng thời như đèn và ánh sáng.

Tấc lửa làm ngọn đèn, khắp nhà là ánh sáng. Thật cùng lúc có sự cốt yếu mà nhân ngọn đèn mới có ánh sáng, nên gọi là nhân cùng lúc. Nếu nói nhân trước v.v… trở xuống là thứ hai kết luận chẳng phải Luận chủ.

Đáp rằng: v.v… trở xuống là thứ năm phá lập phá, ba câu chính là ba hai câu còn lại dễ hiểu. Nếu nói cùng lúc như đèn, ánh sáng cũng đồng là nghi về nhân.

Có người nói: Người ngoài không hiểu nhân cùng lúc, tức không hiểu nhân trước sau không khác. Đối với ba thứ nhân này đều sinh nghi. Cho nên nói nhân đồng nghi. Có người nói: Người ngoài trước thật nghi ánh sáng ở ngọn đèn không thể làm nhân, mà gượng lập đèn và ánh sáng làm nhân.

Luận chủ trách điều đó lại đồng với nghi ở trước gọi là nhân đồng

nghi. Lại ở đầu phẩm đã phá cùng lúc mà người ngoài lại dẫn đèn và ánh sáng làm chứng cùng lúc, lại đồng với nghi đầu.

Y văn giải thích đèn và ánh sáng cùng lúc mà có. Người ngoài cho rằng chứng tỏ là nhân là ánh sáng mà sáng chẳng phải là nhân đèn. Nay trách đã có cùng lúc, ánh sáng nếu không phải là nhân của đèn, thì đèn cũng không phải là nhân của ánh sáng. Hai thứ nhân đều đồng sinh cho nên gọi là nhân đồng nghi.

Hỏi: Đại thừa Tiểu thừa trong ngoài, tất cả nhân quả không ngoài ba thời. Luận chủ đồng thời phá tức lẽ ra không có nhân quả ư?

Đáp: Ba thứ nhân quả đều xuất xứ từ kinh Phật, đều là lời Như lai giảng dạy. Tất cả các pháp vốn không có tánh quyết định, Phật có vô lượng phương tiện vì lợi ích cho chúng sinh mới nói.

Nhưng người học cứ chấp có tánh nhất định cho nên Luận chủ đều phá. Sau đó thích hợp cơ mà dùng. Nay nói nghĩa thứ nhất có ba thứ vô.

Thế đế giả danh ba thứ đều dùng, lại tất cả nghĩa có ba môn:

1. Tất cả đều phá, vì chấp chặt.

2. Tất cả đều dùng vì lợi ích cho người. Như kinh Tư Ích chép: tất cả pháp chính là tất cả pháp ư?

3. Cùng lúc, trước sau giữa tùy thời thủ xả theo nghĩa mà phế lập. Hiểu rõ ý của ba luận không phải hạn cục ở môn này. Nhân duyên như thế v.v… trở xuống là phần thứ ba tổng kết pháp ngang nhau.

XI. QUÁN SINH MÔN

Sở dĩ có môn này là gồm có sáu nghĩa:

1. Mười một môn trên là phá sinh của pháp khác. Nay môn này phá phá sinh của tức pháp. Như Luận Tỳ-bà-sa chép: Bộ tức pháp Samôn nói sinh pháp tức là năm ấm tức là ba nhóm cho nên có môn này.

2. Ở trên đã phá tướng sinh, nay môn này kế là phá thể của các pháp, làm sao biết được như . Văn nói: sinh quả thì bất sinh nên biết đó là phá thể của pháp.

3. Mười một môn trên nói năng phá, sở phá đều bất khả đắc chính là vô sinh. Người ngoài bèn cho rằng: Bệnh sinh đã diệt thì quán vô sinh sẽ sinh. Vì các pháp bất sinh cho nên Bát-nhã sinh. Nay lại phá trừ sinh này. Cho nên có môn này.

4. Tóm thâu hết các pháp kết nhập vào môn rốt ráo vô sinh, cho nên sau cùng quán sinh.

5. Vô sinh có nhiều môn ở trên chỉ bày mười một môn. Nay lại nói môn Ba thời, cho nên có môn này.

6. Môn vô sinh có cạn có sâu không đồng. Luận Trí Độ ghi: thế nào là Vô sinh nhẫn? Nghĩa là tất cả pháp không sanh không diệt, chẳng phải bất sanh chẳng phải bất diệt bất cộng phi bất cộng ấy gọi là Vô sinh nhẫn. Đã tuyệt tứ cú mới là vô sinh thì bốn cú mới là vô sinh cho nên bốn câu đều là sinh. Trên chỉ đối với sinh để nói về vô sinh, nay phá tất cả sinh cho nên có môn này.

Môn cũng có ba ý:

Văn xuôi chia làm hai:

1) Tổng kết nói tất cả pháp không. Vì sao ở dưới giải thích tất cả pháp không?

Lại chia làm hai phần:

a. Nói chung ba thời bất khả đắc. b. Nay sinh trở xuống là nói riêng ba thời bất khả đắc.

Kệ chia làm hai phần: Nửa bài kệ trên căn cứ vào môn chưa sinh, đã sinh để nói vô sinh. Nửa kệ dưới căn cứ vào môn lúc sinh để nói về vô sinh.

Văn xuôi chia làm ba:

  1. Nói chung ba thời sinh.
  2. Phá riêng ba thời sinh.
  3. Tổng kết ba thời vô sinh.

Sinh gọi là quả khởi xuất đây có thể quyết định hai nghĩa: a. Nhân nơi thể của các pháp mà sinh cho nên nêu quả. b. Phá tức là pháp nói về sinh khác.

Trên lìa pháp mà có sinh nên gọi là quả.

Hỏi: Khởi và xuất có gì khác nhau?

Đáp: Khởi là nói về thể của quả khởi. Xuất là nói theo nhân xuất. Lại nhập có là khởi ra không là xuất.

Trong đó sinh quả bất sinh đây là thứ hai phá riêng ba thời sinh, có ba.

Phá riêng đã sinh, trong sinh lại có ba, là nêu giải thích, về kết luận.

Y cứ giải thích riêng lại có ba:

  1. Phá vô cùng.
  2. Phá bất định.
  3. Phá lý đoạt.

Trong phá vô cùng lại phân có bốn:

1. Nêu lỗi vô cùng. Nếu sinh đã sinh v.v… trở xuống là thứ hai chính là nghĩa vô cùng để nói lỗi một vật vô cùng sinh , nên gọi là vô cùng. Cho đến bốn sinh sắp thành lỗi vô cùng. Như mới sinh đã có sinh thứ hai, đây là thứ ba giải thích thành vô cùng. Đây là từ gốc suy ra ngọn.

Sơ sinh đã là sinh mà sinh thì sinh thứ hai là đã sinh mà sinh cho nên gọi là vô cùng. Việc này không đúng v.v… trở xuống là thứ tư tổng kết, chỉ có một vật thì chỉ nên một sinh tại sao một vật có sinh vô cùng. Nếu sinh vô cùng thì đáng lẽ có vật vô cùng. Lại nếu một vật có sinh vô cùng thì cái vật vô cùng lẽ ra là một sinh. Lại nửa, nếu cho là v.v… trở xuống là thứ hai chấp lấy ý bất định để phá, lại có bốn: 1/ Chấp ý của người ngoài, 2/ bác bỏ chung, 3/ giải thích sự sai lầm, 4/ kết luận bất định. Chấp lấy ý bên ngoài để chống chế lỗi vô cùng ở trên. Ta mới sinh chưa từng trải qua sinh, nay mới sinh cho nên gọi là sinh đã sinh. Chỉ căn cứ vào chưa sinh thì mới sinh gọi là sinh đã sinh, chẳng phải sinh rồi lại sinh nửa. Cho nên không có lỗi vô cũng. Nhưng nói sinh sở dụng sinh để sinh, sinh ấy bất sinh mà sinh. Sinh sau do cái sinh trước mà khởi cho nên cái sinh đầu là sở dụng cái sinh sau, nên gọi là sinh sở dụng sinh. Sinh này bất sinh mà sinh, là nhắc lại sinh sở dụng ở đầu xưa nay chưa sinh mà nay sinh nên gọi là bất sinh mà sinh. Việc này không đúng v.v… trở xuống là bác bỏ chung. Vì sao v.v… trở xuống là giải thích sai? Cái sinh đầu bất sinh mà sinh thì sinh thứ hai sinh là sinhrồi mà sinh. Trong một lời nói của ông bao gồm lỗi bất định. Lại nói rõ hai lần lại nữa là ý sinh rồi lại sinh. Cho nên như vậy người ngoài sinh rồi lại sinh gồm hai việc: 1/ Sinh rồi; 2/ Lại sinh.

Nếu nói lại sinh thì với lỗi vô cùng. Nếu nói sinh rồi thì rơi vào lỗi chưa sinh. Cho nên có hai phá. Như làm rồi v.v… trở xuống là thứ ba lý đoạt. Nếu tránh bất định mà chấp nhất định sinh đã sinh thì rơi vào lỗi vô cùng. Cho nên sinh pháp bất sinh là tổng kết thứ ba.

Pháp bất sinh cũng bất sinh v.v… trở xuống là thứ hai phá bất sinh sinh, chia làm ba: 1/ Phá; 2/ chống chế; 3/ Phá chống chế.

Phá có ba ý:

1. Phá không hợp với sinh: tức là dùng nhân nêu phá quả. Đã chưa cho sinh duyên hợp quả làm sao nói sinh.

2. Theo danh loạn đều phá: Nếu không sinh tức là sinh, không ăn tức là ăn, tất cả loạn như thế.

3. Có lỗi tất cả bất sinh sinh, lại có ba:

a. Phá Đại thừa: Nghĩa là phàm phu chưa sinh Bồ-đề, tức nay phải hiện sinh Bồ-đề.

b. Phá Tiểu thừa: Đã nói bất sinh sinh thì đáng lẽ không hoại tức là hoại.

c. Phá thế gian: Nếu bất sinh được sinh, thì không sừng đáng lẽ mọc sừng.

Trong ba phá, phá đầu làm cho đương sinh hiện sinh, hai phá sau không nên sinh liền sinh.

Trong chống chế có hai: 1/ Chánh nghĩa tông. 2/ Đáp lời gạn của Luận chủ.

Chánh nghĩa tông nói ta nói bất sinh mà sinh, vốn chưa sinh giả duyên hợp nên sinh gọi là bất sinh mà sinh, không nói chưa sinh tức là sinh. Tức dùng cái này để hiểu hai gạn hỏi ở trước.

Có thể được có cái chưa sinh làm cho sinh. Lại vì sao nói giống như có trường hợp không ăn tức là ăn? Chẳng phải tất cả bất sinh mà sinh đây chính là đáp lời gạn thứ ba của Luận chủ.

Trong phần gạn hỏi thứ ba có ba vấn nạn:

1. Vấn nạn đã vào trong chánh tông mà đáp. Phàm phu Bồ-đề duyên hợp liền sinh, chưa hiểu thì không sinh. La hán không hoại pháp và sừng ngựa không sinh duyên hội cho nên không được sinh. Đáp rằng v.v… trở xuống là thứ ba nói dù chưa sinh mà sinh lại dùng ba môn để trách rất dễ hiểu.

Trong Phá khi sinh sinh có bốn phá:

1. Phá lý đoạt; 2/ Phá vô thể; 3/ Phá hai thể; 4/ Phá vô y.

1) Phá lý đoạt: Khi không có sinh thì sinh đã rơi vào cái đã sinh, chưa chưa. Đã sinh, chưa sinh thì đã nói lỗi ở trước.

2) Vô thể là ba phá ở dưới đồng có quan hệ, dù có khi sinh liền có ba lỗi. Vô thể: do sinh có thời, thời chính là vô thể, vô thể thì không có thời, vậy sinh nương vào đâu.

3) Phá hai thể: Nếu khi có thể thì rơi vào hai sinh: 1/ Lấy sinh làm thể của thời; 2/ Nương vào thời để sinh. Lại có hai sinh, nên gọi là hai thể.

4) Phá vô y: Nếu tránh hai sinh, nghĩa là không lấy sinh làm thể của thời, chỉ nương vào thời mà sinh khởi, thì rơi vào vô y. Vô y: Đã không lấy sinh làm thể của thời, thời không có sở y, không có sở y thì không có thời sinh, thì nương vào đâu, hoàn toàn đồng với phẩm ba tướng của Trung luận. Lại đồng với phẩm Khứ lai, văn rất dễ hiểu. Như thế sinh mà bất sinh v.v… trở xuống là thứ ba tổng kết lệ với vạn pháp.

Bởi thế nên biết v.v… trở xuống là đoạn lớn tổng kết thứ ba ý luận nói vô sinh rốt ráo không tức là chỗ thật hành của Chư Phật, vì muốn cho chúng sanh đạt đến chỗ tột cùng của Phật.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6