THẬP NHỊ MÔN LUẬN SỚ
Sa-môn Thích Cát Tạng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

 (Phần Đầu)

III. MÔN QUÁN DUYÊN

Sở dĩ có môn này, vì gồm có tám nghĩa:

1. Môn Nhân duyên, lược phá nghĩa sinh, môn thứ hai rộng phá nghĩa sinh. Nay môn thứ nhất gồm có hai nghĩa: Kết luận lược rộng về vô sinh và nêu chẳng phải duyên, quyết định phá nghĩa sinh. Đủ bốn nghĩa này phá sinh sẽ trọn vẹn. Cho nên phải có ba môn.

Hỏi: Hai môn trước vì sao có lược, rộng?

Đáp: Môn thứ nhất văn xuôi và kệ đều lược. Kệ lược: chỉ nói môn không tự tánh để phá sinh văn xuôi lược vì văn lược. Môn thứ hai kệ và văn xuôi đều rộng. Kệ đầy đủ khai ba môn, văn xuôi thì có ba mươi bốn môn, nên gọi là rộng, lược rộng tìm đã không dấu vết. Môn này, trước song kết hai nghĩa. Trên tìm đã không nếu nhất định nói có sinh nên nêu chẳng phải do duyên quyết định. Sở dĩ phải đủ bốn nghĩa, nên có ba môn.

2. Môn nhân duyên y cứ chung trong nhân duyên tìm quả không có dấu vết. Môn thứ hai, y cứ riêng trong nhân tìm quả không được. Nay môn riêng theo trong duyên tìm quả không sinh, vì vậy phải đủ ba môn mới quán đủ chung, riêng.

3. Kinh có hai thuyết: 1/ Chỉ gọi tác nhân không gọi tác duyên, như sáu nhân, mười nhân; 2/ chỉ gọi tác duyên không gọi tác nhân, như bốn duyên, mười duyên. 3/ Nhân duyên có hai thuyết như mười hai nhân duyên. Chúng sinh theo tên gọi, chấp vào tên gọi, theo tướng chấp tướng, nên phẩm thứ nhất phá đủ cả nhân và duyên. Phẩm tiếp theo phá nghĩa nhân. Nay môn tiếp theo phá duyên cần phải nghiên cứu ba bệnh này, nghĩa mới trọn vẹn, vì vậy có ba môn.

4. Nói chung nghĩa nhân duyên. Trước nói là Phật pháp chẳng thể không có nhân duyên. Từ môn thứ hai đến sinh môn, đây là nghĩa riêng trong nhân duyên. Vì nghĩa của nhân duyên đã thông suốt ở phần đầu luận. Nhưng trong nhân duyên đã thông suốt ở phần đầu của luận.

Nhưng trong nhân duyên đã nêu riêng nghĩa nhân quả nên hai có môn thứ hai và thứ ba. Sở dĩ theo tướng riêng mà nói nghĩa nhân quả, vì nhân quả là các lưới nghĩa chỉ lập tín làm căn bản, cho nên Chư Phật, Bồ-tát giảng kinh nói luận, chỉ để hiển bày nhân quả. Vì vậy y cứ nghĩa chung để nói riêng về nhân quả, nên có hai môn sau.

5. Môn có quả, không quả ở trên phá chung nội, ngoài, nay phá bốn duyên, chính là phá nội.

6. Hai môn trên xét không có quả được sinh, nay xét không có duyên năng sinh.

7. Vì giải thích nghi nên mở ra môn thứ nhất lược tìm sinh không được, môn thứ hai rộng tìm sinh không có dấu vết. Hoặc nói: Nếu hai môn tìm sinh không dấu vết, vì sao Phật nói bốn duyên sinh pháp. Nếu bốn duyên sinh các pháp vì sao nói rốt ráo không sinh. Cho nên nay nói, Phật sở dĩ nói bốn duyên sinh, vì nói không sinh nên nói bốn duyên sinh. Như vì khiến cho chúng sinh hiểu rõ Đệ nhất nghĩa (Chân đế) nên nói thế đế mà thôi.

Ông nghe bốn duyên sinh, không biết vô sinh, lẽ nào biết sinh sao? Đã không biết ý Phật há biết được lời. Phật nói sao? Lại, bốn duyên sinh chỉ là vô sinh, ông chấp bốn duyên sinh thì bốn duyên vô sinh đối với ông thành sinh, chẳng phải nghĩa của bốn duyên. Nay nói phá bốn duyên. Không có bốn duyên mà ông chấp thì lúc nào không có bốn duyên vô sinh nhân duyên của Phật. Lại, đây là ngoại đạo mê mờ nghĩa quyền thật. Luận chủ vì họ mở môn phương tiện hiển bày tướng chân thật. Phật nói bốn duyên để biểu thị không phải bốn duyên; không phải bốn duyên là thật, bốn duyên là phương tiện. Ông chỉ biết quyền bốn duyên là thật không biết chẳng có bốn duyên, đã chẳng biết không có bốn duyên cũng không biết bốn duyên. Cho nên quyền – thật đều mê thì không hai trí. Nay hiển bày không phải bốn duyên, bốn duyên là phương tiện, bốn duyên không phải bốn duyên là thật làm cho người ngoài sinh hai trí. Đã có trí tự nhiên, trí vô sư nên nhập trí Phật, kiến được thành Phật.

Hỏi: Trong luận chỗ nào có ý này?

Đáp: Trong luận chép: Như pháp vị diệu chân thật do Chư Phật nói, đối với pháp không duyên này vì sao có duyên duyên. Kệ sau giải thích: Phật tùy theo sự phân biệt của phàm phu nên nói, thật pháp đáng tin, tùy theo lời nói nên không thể là thật. Lại, Luận chủ nay muốn nhiếp dụng quy thể, tức nói từ thể khởi dụng. Nhiếp dụng quy thể: Nói bốn duyên rốt ráo không, tức là nói về nghĩa bốn duyên thì tức rõ không phải bốn duyên là bốn duyên, vì vậy từ thể khởi dụng, Phật ba đời chỉ có thể dụng nên thâu nhập sinh ra. Vì thế Luận chủ trình bày hai điều này thì tất cả nghĩa cùng tận.

Hỏi: Vì sao theo y cứ bốn duyên nói thâu nhập sinh ra? Đáp: Bốn duyên nhiếp tất cả nghĩa cùng tận nên y cứ theo đây mà nói.

Hỏi: Văn của luận chỗ nào có ý thâu nhập sinh ra này?

Đáp: Trong môn quán tánh nói có hai đế, nhờ thế đế nên có Đệ nhất nghĩa đế, tức là nghĩa thâu nhập. Nhờ Đệ nhất nghĩa đế nên có thế đế, tức là nghĩa sinh ra. người ngoài nghe bốn duyên chỉ trụ vào bốn duyên không được thâu nhập. Như gã cùng tử đứng ở ngoài cửa không chịu vào nhà. Đã không biết thâu nhập lẽ nào ngộ sinh ra? Như Trưởng giả đến nói với gã cùng tử về nghĩa sinh ra. Lại, luận này chính là trình bày nhất thừa, như bài tựa của Tăng Duệ khiến sáu đường trở về tông, Ba thừa đổi vết. Nay nói bốn duyên sinh sáu đường, Ba thừa. Nếu có quả của sáu đường, quả của Ba thừa nhất định từ bốn duyên sinh bốn duyên là năng sinh. Nay tìm bốn duyên sinh không được thì không còn nhân sáu đường, Ba thừa, cuối cùng trở về tướng không thường vắng lặng, tức là quay xe về đạo tràng, rốt cuộc tâm hướng đến địa vị Phật.

8. Hai môn trên cuối cùng kết luận tất cả pháp đều không, nhưng bốn duyên bao gồm tất cả pháp. Người ngoài nghi rằng. Nếu tất cả pháp đều không, vì sao Phật nói tất cả pháp là do bốn duyên sinh ra? Nếu Luận phá đúng thì kinh nói lẽ ra sai. Nếu Kinh nói đúng thì luận phá phải sai. Nay xin Luận chủ hội thông đúng, sai của kinh luận. Cho nên nay nói, Phật nói không là nói tất cả pháp rốt ráo là không; không nói tất cả pháp tự nó là có, rốt ráo không tự nó là không. Ông khởi lên hai kiến chấp không – hữu, nên nói kinh luận trái nhau. Nay luận lại trình bày, Phật nói tất cả pháp, tức là ý rốt ráo không, cho nên kinh luận thành nhau, không trái nhau.

Hỏi: Phá bốn duyên và phá có quả, không có quả khác nhau thế nào?

Đáp: Có giống, có khác. Giống: là trên phá người ngoài chấp ngang trái có – không, nay phá bốn duyên chấp ngang trái. Hai điều này chỉ phá mà không lấy, cho nên nói giống. Khác: là có – không chỉ xuất phát từ tình kiến nên phá mà không lấy. Bốn duyên đã là giáo pháp Phật thì có nghĩa thâu nhận, nên khác với trước.

Hỏi: Môn này theo năng phá mà đặt tên hay theo sở phá đặt tên?

Đáp: Lấy sở phá đặt tên. Người ngoài lập có bốn duyên, nay vì hai môn lược, rộng tìm duyên không dấu vết, theo sở phá đặt tên, nên gọi là môn quán duyên.

Văn cũng có ba: 1/ Văn xuôi phát khởi. 2/ Kệ chính là nói về thể của môn. 3/ Văn xuôi cuối cùng tổng kết các pháp như nhau.

Pháp các duyên lược rộng, phần thứ hai nói về thể của môn, gồm ba kệ, chia làm hai chương. Hai kệ trước, y cứ vào bốn duyên tìm quả vô sinh. Kệ thứ hai nêu chẳng phải duyên quyết định phá. Lại hai kệ đầu phá trong bốn duyên tìm quả không dấu vết, kệ sau y cứ phi duyên tìm quả không được, nên tất cả pháp vô sinh.

Phần thứ nhất lại có hai, kệ thứ nhất chính là nêu chương môn, kế đến văn xuôi và kệ giải thích chương môn. Kệ thứ nhất lại có hai: nửa trên chánh là phá nửa dưới quở trách. Giải lược rộng đầy đủ như Trung luận. Có người nói: Đều là nhân duyên gọi là lược, lìa bốn duyên gọi là rộng, nên Trung luận đưa ra phẩm Quán Nhân Duyên, nhưng sau phá bốn duyên, tức là ý này.

1. Môn thứ nhất gọi là lược, môn thứ hai gọi là rộng. Nay nhắc lại cả lược rộng ở trên để chỉ bày cho người ngoài. Hai môn lược rộng trên, ngay trong các duyên tìm quả không dấu vết. Vì sao ông nói quả từ bốn duyên sinh, tức là dùng hai môn trước phá nghĩa nhân duyên sinh nay.

2. Môn thứ hai gọi là rộng, phẩm này xét nó là lược, nên gọi là lược rộng.

3. Trong phần khai có chép: Môn trước hội nhân, tìm nó là lược, phẩm này trình bày duyên, tìm nó gọi là rộng. Ý này nói từ sở phá lập mà đặt tên. Phẩm trước trực tiếp làm nhân gọi là nay trong nhân tìm quả nên gọi là lược. Phẩm nay lìa bốn duyên tìm quả không dấu vết, nên gọi là rộng.

4. Ngay trong phẩm này tự có rộng lược. Nhân duyên hợp tìm là lược, nhân duyên tìm riêng là rộng.

Nửa kệ dưới quở trách có thể hiểu.

Bình v.v… trở xuống là phần thứ hai, văn xuôi và kệ giải thích, giải thích chia làm hai, lược thích và rộng thích. Trong lược thích, thứ nhất giải thích nửa trên, như ở trong hai môn v.v… trở xuống kế là giải thích nửa dưới.

Hỏi: rằng trở xuống là Phần thứ hai rộng thích cũng có hai: Giải thích nửa trên kế giải thích nửa dưới. Giải thích nửa kệ trên chia làm hai: 1/ Trước giải thích ba chữ chúng – duyên – pháp trong câu thứ nhất; 2/ Giải thích lược rộng và câu thứ hai. Sở dĩ không giải thích theo thứ lớp của kệ, vì muốn nói thứ lớp phá lập nên trước nói về lập, tức là sở quán. Kế nói về phá tức là năng quán. Phần đầu chia làm hai: trước hỏi sau đáp, người ngoài sở dĩ đưa ra môn này, vì đã nghe lược rộng các duyên vô sinh ở trên chưa biết ý phá duyên của vật gì. Nghĩa là phá duyên của ngoại đạo không phá bốn duyên của Phật pháp. Vì người trong người ngoài chưa phân cho nên đưa hỏi, nhưng ý cho rằng bốn duyên sinh quả của Phật pháp chưa bị phá, nên hỏi như thế. Lại, thể của soạn luận nhờ hỏi phát khởi để đáp, cũng không nên tạo ý khác.

Đáp: Bốn duyên sinh các pháp, là trả lời phần thứ hai. Ý đáp rằng: Ở trên Ta trên nói các duyên lược rộng tìm sinh không được. Đây là bốn duyên của ông chấp mà thôi. Sở chấp của ngoại đạo không đáng phá. Theo trả lời chia làm hai: kệ bổn và văn xuôi. Kệ thứ nhất chia làm ba: câu một nói dụng của bốn duyên, câu tiếp theo nói về thể của bốn duyên. Nửa sau nêu tên của bốn duyên.

Hỏi: Kệ này và Trung luận vì sao điên đảo?

Đáp: Hai luận cùng nêu một nghĩa. Trung luận theo tên nói về dụng, sau nói về thể của nó, đây gọi là từ ngọn đến gốc. Nay trước nói dụng của nó, kế nói về thể của nó, sau mới nêu tên, đây là từ gốc đến ngọn. Văn xuôi chỉ giải thích nửa sau, thì giải thích cả nửa kệ trên. Trước nhắc lại tên bốn duyên của nửa kệ sau. Nhân duyên, v.v… trở xuống là giải thích tên bốn duyên, thì giải thích nghĩa bốn duyên của nửa trên; Trung luận đã đưa ra, còn các luận khác chưa tường tận, nay lược nói về nó. Thể của bốn duyên, sáu nhân, năng sinh sở sinh không có rộng hẹp. Nhưng có sáu nhân tạo vật khác nhau. Bốn duyên được gọi là ba duyên. Tăng thượng từ quả được tên, lấy quả tăng thượng này làm tác duyên tăng thượng, gọi là tăng thượng duyên. Nhân duyên ngay thể mà đặt tên, để gồm nhiếp năm nhân làm duyên nên gọi là nhân duyên. Hai nhân quả còn lại là gọi chung. Tâm, tâm pháp là pháp được giải thích ở kế thứ lớp, nên gọi là thứ lớp. Vì thứ lớp làm duyên, gọi là thứ lớp duyên. Vì vậy, theo quả đặt tên. Lại nói: Dùng pháp thứ lớp làm duyên theo nhân đặt tên. Văn luận dùng giải thích trước.

Duyên duyên: chữ duyên thứ nhất là tâm, gọi tâm thể là pháp năng duyên. Muôn pháp là duyên tác duyên gọi là duyên duyên. Theo quả đặt tên, nhiều sư trước đây đã dùng. Lại giải thích: Tất cả pháp đều là pháp sở duyên, nên gọi là duyên. Pháp này có thể sinh tâm duyên, nên gọi duyên duyên. Theo cảnh đặt tên, văn luận dùng giải thích trước, khác với số luận, Luận Thành Thật thứ lớp duyên quả. Chỉ là tâm pháp, số thông hai nhóm, cảnh muôn pháp là duyên, tâm lại nhờ đó lại làm một duyên. Theo duyên đặt tên gọi là duyên duyên. Luận Thành Thật nói về nghiệp quá khứ và tập nhân y nhân. Hai sức mạnh này, lại theo duyên đặt tên gọi là nhân duyên. Sáu căn sinh thức, vượt hơn tiền cảnh, cũng theo sự thù thắng đặt tên, gọi là duyên tăng thượng.

Hỏi: Bốn duyên chung cho ba nhóm sao?

Đáp: Duyên thứ lớp chỉ là tâm, quả chung hai nhóm, đó là định diệt tận và định vô tưởng. Định bốn tướng trên nên có định, tuy cùng với định đều không phải là chỗ mong cầu của tâm, chẳng phải thứ lớp duyên quả. Bốn câu của tạp tâm giải thích: 1/ Vô gián (không gián đoạn) mà thứ lớp là niệm định thứ nhất. 2/ Vô gián không thứ lớp là niệm định thứ nhất bốn tướng trên. 3/ Thứ lớp không phải vô gián, là niệm định thứ hai. 4/ Không thứ lớp lại không vô gián, là bốn tướng trong niệm định thứ hai. Hai định đã chẳng phải tâm pháp, chính là thứ lớp, không thể khai mở tâm sau nên chẳng phải duyên quả tâm sau: cho nên định tâm trước làm duyên. Trời Vô tưởng chẳng phải chỗ quan trọng của tâm, chỉ nhậm vận mà có. Tâm trước tuy diệt, nhưng nói không phải thứ lớp. Tâm trước chẳng phải duyên thứ lớp. Trời Vô tưởng này là duyên tăng thượng. Tâm diệt tâm Niết-bàn vô dư cũng . Nhưng tâm trước chẳng phải là duyên tăng thượng của Niết-bàn. Vì sao? Vì Vô vi là duyên duyên, không từ bốn duyên sinh. Duyên thứ lớp khó giải thích nhất. Có hai mươi tâm không ngoài bốn câu: 1/ Chẳng phải duyên chẳng phải thứ đệ; 2/ Vừa duyên vừa thứ đệ; 3/ Duyên mà chẳng phải thứ đệ. 4/ Thứ lớp mà chẳng phải duyên.

Tâm phương tiện, sinh đắc, báo sinh, uy nghi, bốn tâm này đầy đủ bốn câu. Tâm phiền não và tâm cộng xảo, hai tâm này đầy đủ ba câu. Tâm biến hóa chỉ bao gồm hai câu, không có một câu tâm hiện thân và tâm rộng lớn thì rõ ràng.

Hỏi: Bốn duyên gần như có cả ba tánh phải không?

Đáp: Duyên thứ lớp, duyên duyên, duyên tăng thượng, quả của duyên đều có cả ba tánh. Trong nhân duyên có năm nhân, phải phân biệt nó. Bốn duyên đều có cả lâu, vô lậu, nhưng hai nhân Biến và báo chỉ là hữu lậu. Trong bốn duyên phàm thành đều có đủ, nhưng trong nhân duyên có đủ và không đủ. Như trong năm nhân nói, duyên thứ lớp trong bốn duyên, quả của duyên cách đời. Duyên duyên, duyên tăng thượng cũng có cách đời, không cách đời. Tâm pháp trong bốn duyên có thể làm bốn duyên. Sắc và bất tương ưng có thể làm ba duyên, vô vi có thể làm hai duyên.

Hỏi: Pháp đều theo bốn duyên, vì sao không theo sáu nhân sinh?

Đáp: Duyên môn là sơ (xa), lại dùng tướng chung nói nghĩa nên được gọi đều theo bốn duyên nhân sinh môn là gần, lại dùng tướng riêng nói nghĩa, vì thế có chia ra pháp nhiễm tịnh. Như phiền não là pháp nhiễm, nhất định không từ nhân báo sinh. Như vô ký v.v… là pháp tịnh, nhất định không từ nhân biến sinh. Cho nên không có một pháp đầy đủ từ năm nhân trong nhân duyên sinh ra.

Hỏi: Lấy năm nhân làm duyên gọi là nhân duyên, cũng lấy ba duyên làm nhân sở tác vì sao không gọi là Duyên nhân.

Đáp: Nếu nói duyên nhân là lạm dụng, sợ cho rằng bốn duyên đều là nhân, nên không nói duyên nhân.

Hỏi: Nếu nói nhân duyên, thì cũng nói sáu nhân đều là nhân duyên?

Đáp: Duyên môn là sơ, cơ thể được như . Nhân môn là thân, cho nên không giống.

Hỏi: Vì sao chia nhân sở tác làm ba duyên?

Đáp: Lấy nghĩa tất cả pháp riêng sinh tâm làm duyên duyên, riêng lấy nghĩa sinh nhau trước sau làm duyên thứ đệ, lấy nghĩa không ngăn ngại làm duyên tăng thượng. Hai quả của duyên tăng thướng và duyên duyên khác nhau. Quả của duyên duyên chỉ có tâm, quả duyên tăng thượng chung ba nhóm. Lại duyên tăng thượng loạn sinh quả, duyên duyên sinh quả không loạn. Như sắc là duyên duyên của nhãn thức, tất cả pháp là duyên duyên của ý thức.

Hỏi: Có mấy nghĩa chẳng phải duyên thứ lớp?

Đáp: Có ba thứ pháp: 1/ Tâm cuối cùng của bậc vô học; 2/ Tâm cách niệm; 3/ Tâm vị lại. Ba tâm này chẳng phải duyên thứ lớp, như luận Tạp Tâm nói. Văn giải thích bốn duyên tức bốn khác nhau, rất dễ biết .

Bốn duyên như thế đều là trong nhân không có quả trở xuống là trên đây trên đây giải thích ba chữ “chúng duyên pháp” của kệ bổn đã xong. Nay giải thích lược rộng tìm quả không thể được trước giải thích tìm rộng mà không thể được, kế giải thích tìm lược mà không thể được. Trong đây theo nhân duyên tìm riêng gọi đó là rộng, theo nhân duyên tìm chung là lược. Sở dĩ làm lược rộng, vì: 1/ Căn cơ có lợi độn, người độn căn phải đầy đủ lược rộng mới ngộ. Người lợi căn vừa khai mở liền liễu ngộ. Lại, muốn nghiên cứu đến tận cùng bờ đáy của pháp nên đưa ra đủ hai môn. Có người nói: Gộp năm nhân làm một duyên, đem nhân duyên hướng về ba duyên khác. Nếu nhân duyên có quả nên lìa ba duyên khác, ba duyên có quả nên lìa một nhân duyên. Nay nói ngũ cốc là nhân chính của mầm, công của đất, nước người, là duyên bên ngoài. Nếu trong ngũ cốc trước có mầm, nên lìa các các duyên như công của người, đất, nước v.v… mà có. Nếu trong các duyên như đất, nước, v.v… có mầm, nên lìa nhân ngũ cốc mà có. Lại như nhãn thức lấy hành nghiệp quá khứ làm nhân, ánh sáng hư không hiện tại làm duyên, cũng nêu ra phá này. Nếu đối với duyên và nhân v.v… trở xuống là phần thứ hai kế giải thích nghĩa lược, tức là lấy chung làm lược. Nghĩa là chung theo nhân ngũ cốc, duyên đất, nước tìm quả không thể được. Như vậy trong mỗi phần, trở xuống là giải thích rộng, nửa dưới bài kệ trước là môn quở trách.

Nếu trong duyên quả không có, trở xuống là trên đây y theo trong bốn duyên tìm quả vô sinh. Nay kệ thứ hai nêu chẳng phải duyên quyết định. Nửa trên là nhắc lại quyết định của nửa dưới. Quyết định có bốn ý: 1/ Duyên, phi duyên đều không thì lẽ ra phải là câu sinh. 2/ Câu lẽ ra không sinh. 3/ Phi duyên lẽ ra sinh, duyên bất sinh. 4/ Phi duyên bất sinh mà duyên sinh; phi duyên có thể không, duyên lẽ ra có.

Hỏi: Trong đây vì sao là chẳng phải duyên (phi duyên)?

Đáp: Có ba nghĩa: 1/ Như bùn là duyên của bình, sữa chẳng phải duyên. 2/ Bốn duyên là duyên, tánh thế giới như vi trần gọi là phi duyên. 3/ Chê trách bốn duyên của ngoại đạo thành phi duyên. Ba nghĩa này đầy đủ được đưa ra bốn nạn trước. Ý hướng Ba thừa, sáu đường ở trước, nhân sáu đường không có quả sáu đường mà sinh sáu đường. Cũng vậy, không có quả Ba thừa nên sinh ba thừa. Trong nhân ba thừa không có quả ba thừa mà sinh ba thừa. Cũng vậy không có sáu đường lẽ ra sinh sáu đường. Nhưng sự thật không như vậy, nên cuối cùng không có nhân quả ba thừa, sáu đường, nên cuối cùng là rốt ráo, không đều thành Phật.

Văn xuôi nói duyên quả là không v.v… trở xuống là phẩm thứ ba nêu tam không để pháp ngang nhau.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6