THẬP NHỊ MÔN LUẬN SỚ
Sa-môn Thích Cát Tạng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN THƯỢNG

(Phần Cuối)

II. MÔN QUÁN HỮU QUẢ VÔ QUẢ

Nếu người ngộ được nhân duyên thì nhân duyên là Môn. Nếu người không ngộ nhân duyên thì nhân duyên đối với người đó chẳng phải môn. Luận Trí Độ giải thích nghĩa của môn ba Tam-muội, chính là như thế. Như người trị hết bệnh, còn thuốc không hết, vì đối với họ chẳng phải thuốc nên ngộ nhân duyên nhân duyên là môn không ngộ thì chẳng phải môn. Nên biết nhân duyên này không hề là môn, chẳng phải môn. Như Niết-bàn, ngài Ca-diếp tạo ra định tướng để vấn nạn. Bốn tâm vô lượng lẽ ra chỉ có một, hai, ba không nên có bốn. Đức Phật y theo tướng vô định để trả lời. Cho đến hoặc nói đạo hay phi đạo, phi đạo hay đạo, nay cũng . Hoặc nói môn hay phi môn, phi môn hay môn. Không như ngài Ca-diếp xác định có hai đế, lý có quyết định của giáo thông. Môn này người mê thì tự chẳng phải môn. Nay kế là nhân duyên, nói môn hữu quả vô quả. Môn trên có bốn: 1/ Không có bệnh gì không phá. 2/ Không có giáo nào không trình bày. 3/ Không lý nào không hiển bày. 4/ Không lợi ích nào không được. Nghĩa là sáu đường về tông, Ba thừa dời vết.

1. Tất cả đều quy về đạo tràng, cuối cùng đều hướng tâm đến đất Phật. Cho nên cần môn không khác. Vì vậy mỗi môn đều có bốn nghĩa nhưng bệnh hoặc của chúng sinh không đồng, căn tánh khác nhau. Nên có người từ môn nhân duyên mà vào, có người từ môn hữu quả vô quả mà vào, nên có môn này.

2. Theo thứ lớp của nghĩa, môn nhân duyên đều y theo nhân duyên tìm quả không thể được, vì ngộ nhập vô sinh, nên gọi là môn. Nay hai phẩm riêng y theo nhân duyên tìm quả vô sinh, lấy đó làm Môn. Từ chung đến riêng là thứ lớp của quán môn.

3. Trước theo nhân duyên tìm quả không thể được, nay môn này lại mở ba cánh cửa để phá dọc. Nếu nhất định nói nhân duyên có khả năng sinh quả thì không đưa ra ba điều này. Ba điều này đã không thì rốt ráo vô sinh. Vì có túng đoạt khác nhau nên có môn này.

4. Trên trình bày thẳng giả danh chính do nhân duyên sinh, tức là vô sinh, nên lấy đó làm môn.

Nay người phá hoặc, chấp trong nhân duyên nhất định có quả, không quả sinh không thể được, nên lấy đó làm môn. Vì vậy môn trước là trình bày nhân duyên chính, nên nghĩa tà tự hoại. Nay chính phá tà mê mà nhân duyên tự hiển bày. Hai môn đối nhau, trình bày, phá phụ chánh khác nhau nên có thứ lớp với nhau.

Hỏi: Hữu vô và nhân duyên giống nhau không?

Đáp: Có giống và không giống. Nói giống: nhân duyên của bệnh nhân duyên của giả bệnh, hữu vô giả hữu vô, nghĩa này giống nhau. Nói không giống: Phá nhân duyên bệnh, trình bày nhân duyên giả, phá bệnh hữu vô, không trình bày, giả hữu vô. Vì sao? Vì nhân duyên nhân quả chưa từng có – không. Nhưng người mê hoặc chấp trong nhân duyên nhất định là có – không. Đây chỉ phá không thu, cho nên nhân duyên đối với hữu vô có hai câu, nhân duyên vừa phá vừa thu, có – không chỉ phá không thu, nên kinh Niết-bàn chép: Nếu nói trong nhân nhất định có quả không quả, vừa có vừa không chẳng phải có chẳng phải không, gọi là hủy báng Phật, pháp, tăng. Lại chấp bốn câu có – không là người ái, lệ thuộc vào ma, nên biết nhất định có – không chỉ phá không thu. Nay nói quán vô môn hữu, quán có – không, vừa có, vừa không, ba bệnh này rốt ráo không thể được ngộ, nhập thật tướng, nên gọi là môn. Nếu thấy có không, vừa có, vừa không, tức là ba kiến, sẽ che lấp thật tướng nên chẳng phải môn.

Hỏi: Nếu vậy phá ba bệnh này lấy gì làm môn?

Đáp: Nhờ ngôn giáo của phá này có thể thông đạt thật tướng, nên gọi là Môn.

Hỏi: Nhân duyên cũng lấy giáo làm môn, nay cũng lấy giáo làm môn, có gì khác nhau?

Đáp: Môn nhân duyên có hai nghĩa: 1/ Nhờ giáo của nhân duyên ngộ nhập thật tướng. 2/ Nhờ giáo mà biết nhân duyên, biết nhân duyên có thể thông đạt thật tướng, nên nhân duyên là môn. Nay chỉ lấy giáo của phá có – không, thì dùng phá làm giáo môn, không dùng có – không làm môn.

Hỏi: Vì sao dùng phá làm môn?

Đáp: Người lập nghĩa nói thẳng có thể sinh quả không nói trong duyên có quả không có quả. Luận chủ mở ra ba điều này nghiên cứu về có thể sinh quả, nên gọi ngôn giáo của phá là Môn. Nhưng nhân quả rõ ràng mà rốt ráo thanh tịnh, không có nơi chốn dấu vết. Chúng sinh hiểu rõ như thế, không cần luận chủ phá. Vì chúng sinh không thể liễu ngộ như vậy, nên chấp có chấp không, chấp vừa có vừa không. Nay y theo thật tướng có – không như thế rốt ráo không dấu vết nên gọi là phá lúc nào có các kiến chấp hữu vô, v.v… này để phá? Lại nửa, nay phá chấp có chấp không, vừa có vừa không, các chấp đã dứt cho nên ái kiến dứt, vì ái kiến dứt nên nhân dứt. Nhân dứt nên quả sinh tử dứt. Quả sinh tử dứt nên Niết-bàn cũng dứt. Cuối cùng không có chỗ, dứt nên sinh tử đi, Niết-bàn mất. Sự mất này không có chỗ mất, hoát nhiên liễu ngộ. Vì vậy phá này gọi là môn. Chấp nhận quả có – không có nội đạo và ngoại đạo khác nhau. Nhưng đạo không hề có nội ngoài; chỉ tùy theo người hành đạo mà tự thành nội ngoại. Ngoại đạo chấp có – không nên có bốn câu tăng-khư cho trong nhân là có, Vệ thế sự cho trong nhân là không. Lặc-sa-bà cho rằng vừa có vừa không, Nhã-đề tử cho rằng chẳng phải có chẳng phải không. Tát-vệ nói hai đời là có, Tăng-Kỳ nói hai đời là không, luận Câu-Xá của Thiên Thân khác với cả hai nhà cho là vừa có vừa không. Hiện tại tạo nhân thì vị lai có quả, hiện tại không tạo nhân thì vị lai không có quả. Sư của luận Thành Thật lập nghĩa Trung đạo, nói lý hữu quả nên chẳng phải không vô quả, việc ấy không có. Nay phá đủ bốn câu nội ngoài này.

Hỏi: Trung luận, Bách luận cũng phá có-không, có khác gì với ở đây?

Đáp: Hai phẩm của Bách luận chính là phá có – không của hai ngoại đạo, các phẩm của Trung luận phá có-không của nội đạo. Nếu đối với môn này hai luận ấy đều là lược phá. Nay có hơn ba mươi môn phá có – không,, nên gọi là rộng phá. Lại nửa, hai luận kia rải rác phá có – không, nay gom lại phá. Lại, hai luận kia nhờ pháp khác phá có – không, như trong năm ấm ba tướng v.v… cũng phá có – không. Nay môn này chỉ theo nhân quả để phá. Đối với môn hữu vô chia làm ba: 1/ Văn xuôi phát khởi. 2/ Kệ phá. 3/ Văn xuôi giải thích.

Kệ được chia làm hai: ba câu là bác bỏ chung, câu thứ tư quở trách. Lại nửa, câu thứ tư cũng gọi là nhiếp pháp. Dùng ba câu tìm sinh không có dấu vết, lìa ba câu này, cái gì có sinh? Lại nửa, Ngài Long Thọ soi sáng vô sinh, dám nói chín mươi sáu ngoại đạo hữu sinh, sư Ngũ Bách luận nói hữu sinh.

Hỏi: Kệ này và hai kệ của phẩm trước có gì khác nhau?

Đáp: Kệ thứ nhất của phẩm trước nói chung nội đạo, ngoại đạo

đều nói vô sinh. Kệ thứ hai nói riêng nội pháp vô sinh. Nhưng kệ trước nói thẳng quả từ duyên sinh, nên không có tự tánh vì không có tự tánh tức là không có quả. Này kệ lại y cứ trong nhân duyên tranh cãi về quả. Nên nói rằng: trong nhân duyên hoặc trước có quả, hoặc trước không có quả, vừa có vừa không, đều không sinh quả. Đó là hai môn đầu cuối đều phá quả. Nhưng môn trước nêu duyên phá quả, nay lại tranh cãi về quả cho nên là khác . Cho nên hai môn đều phá quả, vì đến môn thứ ba mới phá duyên. Lại nửa, hai môn đều phá quả, quả có cả hữu vi, hữu vi đã không thì vô vi cũng không, cho nên hữu vi, vô vi tất cả đều không. Lại hai môn tìm quả không có dấu vết thì biết không có duyên, nên nhờ duyên không phá quả có, nhờ quả không phá duyên có.

Hỏi: Vì sao phá vừa có vừa không chẳng phá chẳng phải có chẳng phải không?

Đáp: Câu thứ tư vẫn là câu thứ ba nên không phá câu thứ tư.

Hỏi: Nếu vậy câu thứ ba vẫn là hai câu trước, lẽ ra cũng không phá câu thứ ba. Đáp: Đã làm rõ câu thứ ba vẫn là hai câu trước tức là nói câu thứ tư vẫn là câu thứ ba, nên phải phá câu thứ ba.

Theo văn xuôi chia làm hai, trước giải thích ba câu của bài kệ, kế là giải thích câu thứ tư. Vì muôn pháp giống nhau, theo giải thích ba câu lại có hai: 1/ Trước nêu chung về bất sinh của ba câu; 2/ Giải thích riêng về bất sinh của ba câu. Phần một như văn. Cho nên ba câu đều bất sinh. Nếu khiến ba thứ sinh thành tựu thì không có Đệ nhất nghĩa đế nếu không có Đệ nhất nghĩa đế thì cũng không có thế đế. Vì sao trở xuống là phần thứ hai sau giải thích riêng ba câu bất sinh tức là ba khác nhau. Theo trong giải thích nhân, trước có quả bất sinh. Theo phá ngăn hỏi đáp của luận gồm có tám lần:

1/ Nhắc lại có; 2/ Phá có; 3/ Chống chế; 4/ lại phá; 5/ lại chống chế; 6/ lại phá; 7/ lại chống chế ; 8/ Lại phá. Tức Hành bốn lập bốn phá, nên có tám lần. Nếu theo môn năng phá mà luận, thì gồm có năm môn: 1/ Chương y cứ môn sinh, bất sinh (có bảy phá); 2/ Căn cứ môn biến, bất biến (có bốn phá); 3/ Theo môn quả thô tế (có bốn phá); 4/ Y cứ tranh môn cãi về quả không thành (có năm phá); 5/ môn tranh cãi về dị quả (có bốn phá). Tất cả đều có hai mươi bốn môn, nếu trong nhân trước có quả sinh đó là lập thứ nhất. Đó là phá thứ hai không tận cùng.

Y theo môn sinh bất sinh, gồm có bảy phá; 1/ Phá câu sanh, 2/ Phá câu bất sanh, 3/ Phá đồng quở khác, 4/ phá đem cái khác cho là đều đồng, 5/ phá không khác, 6/ phá vô dụng; 7/ phá trách dụng. Nay lược giải thích nhưng sau có phụ thêm văn có thể thấy. Phá câu sinh: sinh chưa là có, đã được sinh, sinh rồi cũng có, cũng phải sinh lại, khiến đã chưa câu sinh gọi là phá câu sinh. Phá Câu bất sinh: Nếu đã sinh là có, nếu đã bất sinh chưa sinh là có, lẽ ra cũng vô sinh, gọi là phá câu bất sinh phá. Lấy giống để nêu khác: Đã giống là có, vì sao có? Một sinh một bất sinh khác nhau nên gọi là phá lấy giống nêu khác phá. Đem cái khác cho là đều đồng. Chưa sinh đã có, sinh rồi lẽ ra là không; lấy đã chưa khác cho là đều có đồng, gọi là phá đem cái khác cho là đều đồng. Phá không khác: có nghĩa đã giống, đã chưa có thì không khác. Phá vô dụng: dù quả đã có, sao dụng lại sinh. Phá Trách dụng: khác đã có rồi lẽ ra có dụng có thể thấy. Bảy môn này theo thứ lớp mà có được. Theo câu sinh phá lại có bốn: 1/ Nêu vô cùng; 2/ Hiển bày vô cùng; 3/ Giải thích vô cùng; 4/ Kết luận vô cùng. Đó tức là vô cùng, thứ nhất nêu vô cùng. Như quả trước chưa sinh trở xuống là , phần thứ hai hiển bày vô cùng. Vô cùng có năm thứ, như Trung luận nói. Nay đúng theo đã sinh vật nói lại sinh nên gọi là vô cùng, nên gọi là hiển bày vô cùng.

Hỏi: Một vật sinh vô cùng hay sinh ra vật vô cùng?

Đáp: Đó là sinh vô cùng của một vật, vì sao trở xuống là thứ ba giải thích vô cùng. Nói trong nhân thường có nên quả đã sinh, không khác chưa sinh kia, cho nên thường có trong nhân này. Từ hữu biên này lẽ ra lại sinh, có người nói hai bên có không, nay ông chấp có nên nói từ hữu biên này. Nay cho là không đúng, quả đã sinh gọi là hữu biên.

Muốn nạn vấn, trước nhắc lại người ngoài có nghĩa về biên.

Hỏi: Ở đây y theo nghĩa gì mà nạn vấn?

Đáp: Đây theo nghĩa chưa sinh chứng minh nghĩa đã sinh. Chưa sinh có lẽ ra cũng, sinh rồi cũng có, chưa sinh là có đã được sinh, sinh rồi cũng có lẽ ra cũng phải được sinh. Cho nên nói từ hữu biên này lẽ ra lại sinh. Lại nửa, chưa sinh là có, ở trong nhân đã sinh là có, cũng tại trong nhân. Cho nên có nạn vấn này, vì sợ người ngoài nói quả ở trong nhân, cho nên được sinh, quả ở ngoài nhân không còn sinh nửa. Vì vậy nay nói cái có ngoài nhân không khác cái có trong nhân, vì thế trong nhân thường có. Trong có đã sinh thì ngoài cũng sinh. Lại chỉ nói cái có trong nhân sinh, ở đây thì cái có bên nói sinh rồi lại sinh, ông nói trong nhân đã có cuối cùng lại không nên sinh, liền nói sinh, nên biết tức là nói sinh rồi lại sinh. Nếu cái có trong nhân sinh rồi lại sinh, thì cái có ngoài nhân cũng sinh rồi lại sinh. Như vậy một vật có lỗi sinh vô cùng, cho nên vô cùng trở xuống là. Phần thứ tư tổng kết.

Nếu nói v.v… trở xuống là phần thứ hai là phá câu bất sinh, trước là môn túng sinh, khiến chưa sinh, đã sinh, tất cả đều sinh. Lại nửa, sinh rồi lại sinh có sinh vô cùng. Nay là đoạt sinh để phá, thì chưa sinh, đã sinh tất cả đều bất sinh. Văn chia làm ba: 1/ Lấy ý ngoài; 2/ Chính phá; 3/ Nhắc lại quở trách của Tông.

1. Lấy ý ngoài là chống chế lỗi vô cùng. Ngoại đạo nói: quả trong nhân gọi là chưa sinh, quả ngoài nhân gọi là đã sinh. Chưa sinh có thể được sinh, sinh rồi tại sao lại sinh, cho nên không có lỗi vô cùng. Trong đây không có lý bất sinh.

2. Chính phá: Ở đây đem sinh rồi để nêu chưa sinh, chưa sinh là có, sinh rồi cũng có. Sinh rồi là có, tức là bất sinh. Chưa sinh là có lẽ ra cũng bất sinh. Hai môn đã sinh, chưa sinh rốt ráo bất sinh, nên nói lý không có sinh. Vì vậy trước có trở xuống là phần thứ ba nhắc lại quở trách.

Lại nửa, trở xuống là thứ ba là phá đồng quở khác. Lại có chia ra hai loại khác nhau: 1/ Nhắc lại nghĩa bên ngoài. Trước là thứ nhất đem cái chưa để nêu cái đã. Chưa sinh là có đã được sinh. Sinh rồi cũng có, lẽ ra cũng được sinh, thì cả hai lẽ ra đều sinh. Thứ hai là dùng cái đã để nêu cái chưa. Sinh rồi là có, chưa sinh cũng có, sinh rồi là có đã là bất sinh. Chưa sinh là có lẽ ra cũng bất sanh. Cho nên hai môn này đáng lý phải cùng sinh, đáng lý phải bất sinh. Nay ngoại đạo nói tuy đều là có nhưng chưa sinh thì sinh, sinh rồi bất sinh, không nên đưa ra nạn vấn đều sinh, đều không sinh. Hai điều này đều có, trở xuống là thứ hai phá, nghĩa của ngoại đạo tự trái ngược, vì có là đồng còn sinh, chưa sinh là khác. Luận chủ đưa vào có đồng nhau để nêu, không phải sinh, bất sinh khác nhau. Sở dĩ như thế? vì nghĩa có của ông đã đồng, thì lẽ ra đồng sinh. không như vậy thì lẽ ra đồng bất sinh. Nếu có là đồng mà một sinh, một bất sinh thì không có việc đó.

Lại nửa, trở xuống là thứ tư nêu khác và giống để phá, đưa ra sinh chưa sinh khác nhau của ngoại đạo để nêu thể của quả không phải đầu cuối có giống nhau. Ông đã chưa trái nhau cũng nên có không trái nhau. Chưa sinh đã có, sinh rồi thì không. Lại nửa, ông trái ngược với thường tình thế gian nói chưa sinh là có, cũng trái với đời nói đã sinh phải là không. Lại nửa, ở đây cũng được giống nhau, nếu nhất định nói sinh, chưa sinh khác nhau thì lẽ ra cũng phải có không khác nhau. Vì đã và chưa trái nhau, thì hai tác tướng này lẽ ra cũng phải trái nhau. Chính là nạn hữu, vô trái nhau. Tướng của hai quả thể sở tác, cũng phải trái nhau, thì quả chưa sinh đã là có, quả sinh rồi tức phải là không.

Hỏi: Vì sao gọi là tác tướng?

Đáp: Quả là khởi lên tác tướng, nên gọi là tác tướng. Lại nửa, trở xuống là hứ năm sau dùng không khác để phá. Trước chính là vấn nạn, kế là giải thích vấn nạn. Trong chính nạn trước nhắc lại. Chưa sinh của thế gian là vô sinh rồi là có, nên nói có và không trái nhau, không và có trái nhau. Nếu sinh rồi cũng có trở xuống chính là nạn ngọai đạo nạn. Nếu Ông tránh nạn vấn sinh rồi không của phần thứ tư trước thì phải thể của quả đầu cuối đều có. Vì vậy nay nói, nếu sinh, chưa sinh, cả hai đều có sinh. Sinh rồi chưa sinh có gì khác? Lại, đây cũng được giống nhau, nếu sinh, chưa sinh đồng là có, thì lẽ ra cũng sinh, chưa sinh đều đồng là đã. Sinh, chưa sinh, đều đã sinh. Nếu cho chưa sinh là chưa sinh, cho sinh rồi là sinh rồi, thì cũng phải sinh rồi là chưa sinh, chưa sinh là sinh rồi. Lại, nếu có chưa sinh, có sinh rồi thì có hữu, có vô đủ bốn nạn vấn. Trong giải thích vấn nạn có hai: 1/ Vì sao chính giải thích; 2/ Dẫn phá không khác.

Lại nửa, trở xuống là thứ sáu phá vô dụng. Trên đây nạn đều ngang dọc, nay đều dừng lại, nói thắng về nghĩa có. Ông đã có rồi đâu cần lại sinh, khiến cho những lời tranh cãi ấy, lý cùng tột, không có lời nào để đối đáp. Lại, nghĩa của luận mới có nạn vấn, có đồng ý, có tranh cãi. Trên đã nói đều nạn vấn, nay kế là nói tranh cãi. Đang tranh cãi về nghĩa có của những người hiểu biết sai lầm và hai đời. Nếu nói có lý quả thì cũng tranh cãi về việc này. Đã có lý, có lý rồi xuất không rồi, nhập vào có rồi. Cần gì lại xuất không lại nhập vào có? Nếu lại xuất không nhập có, tức rơi vào lại sinh. không cùng như thế lại rơi vào năm phá trước, nên một phá này và trước tiến lùi mà thành với nhau.

Lại nửa, trở xuống là thứ bảy phá trách dụng, lại phải đưa ra. Nếu không thay đổi hữu tông nhất định nói là có. Ông nói trong nhân có bình, thì có đủ sắc, hương, vị, xúc. Nếu vậy thì lẽ ra phải thấy, nếu không thể thấy thì lẽ ra chẳng phải có. Lại, trong bùn có bình thì phải thành sáu căn làm cảnh, có thể phát ra dụng của sáu thước lẽ ra. Cũng nên nói, nếu vậy có thể nghe v.v… Lại, nếu không thể làm cảnh mà nói có, thì con của gái bất dục v.v… cũng không thể làm cảnh lẽ ra cũng phải có. Lại nửa, không làm cảnh mà có, thì cũng phải làm cảnh mà không có.

Hỏi rằng trở xuống là thứ ba nghĩa chống chế của người ngoài, trên phá Tăng-khư và hai đời hữu có bộ và phải lý có quả, nay các nhà cùng sanh khởi một bào chữa này. Một câu hỏi này là nói riêng, chính là chung với thứ bảy phá trách dụng. Trong nhân tuy có quả, nhưng vì chưa thay đổi nên không thể thấy, lẽ ra không nghe có liền cho là có thể thấy, lẽ ra cũng không nên nói không thể thấy, cho nên nói không có. Chưa thay đổi, chỉ có tánh chất của quả và sức mạnh của lý v.v… chưa có hình dáng của quả gọi là chưa thay đổi, cũng được đầy đủ chung cho bảy nạn. Thứ nhất đều sinh nạn rằng: chưa sinh là có, sinh rồi cũng có, chưa sinh đã sinh, sinh rồi cũng sinh, vì thế không cùng, việc này không đúng. Trong nhân của ta thì trước có quả nhưng vì chưa thay đổi, nên thay đổi mà sinh. Quả đã sinh, đã thay đổi nên không cần sinh nửa, vì sao nói chưa sinh, đã sinh, sinh rồi cũng sinh? Chung với phần thứ hai nạn đều bất sinh. Nạn trước nói: đã sinh là có đã là bất sinh, chưa sinh là có, cũng phải bất sinh việc này không đúng. Theo ta, có của đã sinh, đây là đã thay đổi nên không cần sinh nửa. Quả chưa sinh, đây là chưa thay đổi, cho nên được sinh, không nên đưa ra nạn vấn đều không sinh, chung cho phần thứ ba là nạn dùng giống trách khác. Nạn trên nói: Chưa sinh là có, đã sinh cũng có. Đã cùng là có mà một sinh, một chưa sinh thì không có việc đó, là không đúng. Theo ta, chưa sinh chưa thay đổi nến phải thay đổi mà sinh. Đã sinh, đã thay đổi nên không cần sinh nửa. Tuy tầng là có nhưng được một sinh một bất sinh, chung cho thứ tư là nạn đem khác đều cho là đồng. trên vấn nạn rằng: Đã có sinh chưa sinh khác nhau thì có không cũng khác. Chưa sinh đã là có, sinh rồi thì lẽ ra phải không, là không đúng. Theo ta chưa sinh là có của chưa biến hóa, sinh rồi là có của đã thay đổi. Vì sao nạn vấn một cái có một không? Chung cho phần thứ năm nạn về không khác. Trên nạn vấn rằng: sinh rồi cũng có chưa sinh cũng có đã đồng là có, sinh hay chưa sinh thì phải không khác là không đúng . Theo ta, chưa sinh là có của chưa thay đổi, đã sinh là có của đã thay đổi. Đã có thay đổi, chưa thay đổi khác nhau thì sinh, chưa sinh cũng khác . Vì sao nói không khác nhau. Chung cho phần thứ sáu nạn về vô dụng. Trên nạn vấn rằng: Trong nhân đã có, đâu cần sao dùng sinh nửa là Không đúng, chưa sinh chưa thay đổi, vì vậy phải thay đổi. Đây là có dụng. Vì sao đưa ra nạn vấn vô dụng? Chung cho phần thứ bảy như trước. Đáp rằng: trở xuống là phần thứ tư phá chống chế. Có một chống chế này, người nội học thường sanh ra bốn phá: 1/ Nêu tướng để phá. 2/ Trách thay đổi ở trong nhân đế phá, cũng nói: An thay đổi ở trong nhân để phá. 3/ Cùng tận thay đổi ở ngoài nhân để phá, cũng nói: Lấy nhân thay đổi để phá. 4/ Dùng bất định để phá.

Nạn vấn thứ nhất có ba: 1/ Nhắc lại. 2/ Từ lấy tướng gì trở xuống là chính quở trách tướng. Đây là quở trách tướng mạo khi chưa thay đổi. Nói: Trong bùn quả của bình chưa thay đổi nên tự thể không thể thấy, nhất định phải nhờ tướng biết có. Tướng có hai: tự tướng và tha tướng. Tự tướng là chẳng phải tướng của chúng sinh, tha tướng là tướng của chúng sinh. Trong bùn đều không có hai tướng này, làm sao biết có bình? Lại nửa, hai tướng đều không thì không thể dùng hai tướng để chứng minh cho bình. Lại đều không, thì hai tướng lẽ ra đều nên sinh hai tướng. Lại bùn sinh ra trâu, ngựa, không phải sinh bình. Nếu có sinh, bất sinh thì có hữu, có vô cũng là bốn nạn. Vì thế ông nói phần thứ ba nhắc lại quở trách. Lại nửa, trở xuống là phần thứ hai lấy thay đổi trong nhân để phá. Ở trên trách tướng, nay nói về thể, cũng có ba: phá, giải thích và kết luận nói. Nếu cách thay đổi chính là quả thì nhắc lại nghĩa của ngoại đạo.

Hỏi: Ngoại đạo trước nói: trong nhân có quả nhưng chưa thay đổi. Vậy thay đổi và quả khác nhau, nay vì sao lại nói cách thay đổi tức là quả?

Đáp: Luận chủ muốn mở ra, hai quan hệ dẫn để xác định biến hóa đồng với quả, nên biết đây nói xa là tức. Vì sao? Vì Luận chủ biết họ nhất định không bị thay đổi tức là quả, liền rơi vào nạn không có quả, cho nên nay lại nói: là tức, lại muốn phá khắp tất cả nên mở ra hai quan hệ nên quyết định rằng: theo ông, thay đổi là quả hay chẳng phải quả? Nếu là quả thì trong nhân có quả, tức phải có thay đổi. Nếu có thay đổi thì có thể thấy. Nếu thay đổi chẳng phải quả thì trong nhân không thay đổi, vì thế lẽ ra không có quả. Nay tạm thời mở ra một quan hệ nên nghiêng về nói “tức” . Tại sao trở xuống là phần thứ hai giải thích phá? Giải thích phá có hai: 1/ Nói trước đã có quả tức là trước có thay đổi. 2/ Nói trước đã có thay đổi thì lẽ ra có thể thấy, ở trên làm sao được nói chưa thay đổi nên không thể thấy. Căn cứ sơ lược thì có thể thấy mà thôi. Lại y cứ đủ bảy nạn: quả trong nhân có thể thấy, quả đã sinh cũng có thể thấy, đều có thể thấy thì đều sinh, đó là vô cùng, trở thành nạn thứ hai, đã sinh có thể thấy thì lẽ ra đã bất sinh, chưa sinh có thể thấy cũng không sinh. Thành nạn thứ ba đồng có thể thấy. Một sinh một không sinh không có việc ấy. Thành nạn thứ tư, chưa sinh đã có thể thấy, sinh rồi lẽ ra không thể thấy. Thành nạn thứ năm đồng là có thể thấy, sinh và chưa sinh có gì khác nhau? Thành nạn thứ sáu, chưa sinh đã có thể thấy, cần gì lại sinh? Vì vậy trở xuống là phần thứ ba kết thúc quở trách. Nếu nói chưa thay đổi, trở xuống là phần thứ ba lấy thay đổi ngoài nhân để phá. Cũng là ba lần nói nạn để giải thích, kết luận. Trong nạn có hai: 1/ Lấy ý ngoài, nói vốn lập trong nhân có quả nhưng chưa thay đổi thì thay đổi và quả khác nhau. Vì sao đưa ra nạn vấn? Cho nên nói: Cách thay đổi không gọi là quả. Nói không gọi là quả. Nếu thay đổi này không phải quả thì quả rốt ráo không thể được, đây là phá thứ hai. Trong nhân không thay đổi, lúc sau lại không, tức là rốt ráo không có quả, thì tránh khỏi nói về có thể thấy, lại rơi vào lỗi không có quả. Vì sao trở xuống là phần thứ hai giải thích phá. Ông nói trong nhân không có quả thì quả không sinh. Nay trong nhân trước không thay đổi vì sao sinh thay đổi. Cho nên quả như bình v.v… trở xuống là phần thứ ba kết luận phá. Nếu nói thay đổi rồi là quả, thì phần thứ tư dùng phá bất định, cho nên có một phá này. Lại phá quả ngoài nhân tức là thay đổi này, quả trong nhân chưa thay đổi, nghĩa này bổn tông chung của các nhà nên lại phá, phá cũng có ba: 1/ Lấy ý ngoài; 2/ Đưa ra nạn trong nhân không có quả; 3/ Kết thành nạn bất định.

Nay là phần một: Dù thay đổi kia ở ngoài nhân. Lại, dù cách thay đổi là quả, đầy đủ hai điều ấy, thì trong nhân trước không có quả trở xuống là phần thứ hai là phá. Ông đã nói thay đổi là quả nhưng ở ngoài nhân, thì biết trong nhân không có quả thay đổi. Cho nên nói: trong nhân trước không có quả. Đây tức là bất định trở xuống là. Phần thứ ba kết thành lỗi bất định.

Hỏi: Vì sao bất định?

Đáp: Nếu nói trong nhân có tánh quả là nhân có quả, trong nhân không thay đổi là không có quả. Bất định này không gọi là lỗi. Vì Số luận và ngoại đạo lập nghĩa đúng như . Nay theo văn nói, thì bản tông của ông là lập trong nhân có quả, nay lại nói, thay đổi rồi là quả, nên biết lúc chưa thay đổi thì trong nhân không có quả, hai là nói trái nhau nên gọi là bất định.

Hỏi: Rằng trở xuống là phần thứ năm lại chống chết. Lập trong nhân trước có thay đổi để giải thích bốn nạn trên.

Hỏi: Ngoại đạo trước nói trong nhân quá chưa thay đổi, này vì sao trở về tông lập có thay đổi?

Đáp: Không trái với tông. Trước nói chưa thay đổi vì chỉ có tánh quả chưa thay đổi thành sự, nên không thể thấy. Nay nói, có thay đổi là đã có tánh thay đổi. Nếu không có tánh thay đổi thì rơi vào không có quả, cho nên không trái nhau.

Hỏi: Làm sao biết lập tánh thay đổi?

Đáp: ngoại đạo nói có thay đổi, nhưng (không thể thấy tám nhân duyên), nên biết có tánh. Nay trước đưa ra hai nghĩa của ngoại đạo: lập tông và phòng nạn.

Lập tông: Trong nhân có thay đổi tức là trong nhân có quả. Nếu trong nhân không thay đổi thì rơi vào lỗi trong nhân không có quả.

Phòng nạn: Dẫn tám duyên. Nạn rằng: Trong nhân đã có thay đổi lẽ ra có thể thấy, nếu không thể thấy thì không nên có. Người ngoài giải thích rằng: có hai thứ không thể biết: là hữu không thể biết và vô không thể biết. Hữu không thể biết như tám duyên, và vô không thể biết như sừng thỏ. Ông không thể nghe Hữu liền cho là có thể biết, không thể nghe không thể biết, liền cho là vô.

Thứ là giải thích sự riêng bốn nạn.

Thứ nhất nói về tướng, nạn rằng: Nếu trong nhân có quả thì lẽ ra có tướng. Nếu vô tướng thì chẳng phải có. Đáp rằng: Trong nhân tuy có quả, nhưng đồng với tám duyên không thể biết, không nên tranh cãi tìm tướng.

Thứ hai nạn rằng: Trong nhân đã có thay đổi nên có thể thấy. Nếu không thể thấy thì chẳng phải có quả.

Đáp rằng: Tuy có những đồng với tám duyên nên không thể thấy là đáp nạn thứ ba. Theo ta, thay đổi trong nhân vì sao nạn vấn thay đổi ở ngoài nhân? Giải thích nạn thứ tư. Trong nhân trước đã có thay đổi, ở đây tức nhất định là có. Lẽ nào rơi vào nạn bất định thứ tư? Văn có ba: 1/ Nêu chung hai nghĩa. 2/ Giải thích riêng hai nghĩa. 3/ Kết thành hai nghĩa. cho rằng chẳng phải Luận chủ. Văn phần một có hai nghĩa: 1/ Nói trước có thay đổi để lập tông nghĩa. 2/ Nói về bất khả đắc để phòng bàn luận có thể thấy của Luận chủ. Hợp hai điều này để giải thích bốn nạn trước. Như vừa giải thích, “hễ là vật”, trở xuống là văn của phần thứ hai . “Các pháp như thế” trở xuống là văn của phần thứ ba.

Đáp rằng: trở xuống là Phần thứ sáu lại phá. Văn chia làm hai: 1/ Đoạt phá: nói trong nhân quả thay đổi không giống tám duyên, thì mắc vào lỗi ở chưa thay đổi trên có thể thấy. 2/ Nếu giống phần thứ tám, thì đầu cuối thường vi tế, lại rơi vào lỗi sau khi sinh không thể được. Phần một lại có hai: trước nói chung về không giống tám duyên. Vì không giống với tám duyên nên còn kẹt vào bốn nạn trước. Chính là rơi vào lỗi có thể thấy. Kế là vì sao trở xuống là phần thứ hai giải thích riêng không giống với tám duyên, tướng văn có thể biết. Nếu bình nhỏ bé nên không thể được. Phần thứ hai dù giống phần thứ tám thì đầu cuối thường vi tế, cũng có hai phần: 1/ chánh nạn, 2/ vì sao trở xuống là giải thích nạn. Giải thích nạn rằng: chưa sinh thường vi tế không thể thấy, sinh rồi cũng vi tế nên cũng không thể thấy. Sinh rồi, chưa sinh đều nhất định có. Ở đây nêu nhất định có là giải thích thành nhất định vi tế. Nghĩa có của ông đã nhất định không thể thay đổi có thành không. Nghĩa vi tế cũng nhất định không thể chuyển tế thành thô. Nghĩa không thể thấy cũng nhất định, không nên nói có thể thấy.

Hỏi rằng: trở xuống là Phần thứ bảy đây là lại chống chế, trong chống chế có hai nạn . Lúc chưa sinh vi tế, thì giống với tám duyên không có lỗi không giống lúc đầu tế sau chuyển thành thô, nên do tế thành thô. Lẽ nào có thể khiến cho đầu cuối thường vi tế, vì vậy tránh khỏi lỗi thứ hai. Trước tế sau thô, số luận v.v… cùng có nghĩa này.

Hỏi: Ở đây lập lúc chưa sinh là tế và chưa thay đổi trong chống chế thứ không thể thấy có gì khác nhau?

Đáp: Trước nói chưa thay đổi đều chưa có hình dáng chiếc bình. Nay nói tế là đã có hình dáng, nhưng hình dáng vi tế khác với trước.

Đáp rằng: trở xuống là thứ tám phá. Trong một đáp này có mười một nạn.

1) Cửa chính là phá thô tế.

Thứ nhất có hai nạn, phá chung trong nhân có quả. Hai nạn thứ nhất: Nạn trong nhân không có quả và nạn trái nhau.

Nay là phần một: Trên nói ban đầu tế sau cũng tế. Nay nói, gốc không có quả thô ngọn lẽ ra cũng không. Ngọn sinh thô tức là xưa không nay có. Há chẳng phải trong nhân không có quả sao?

Vì vậy tiến lùi thành phá. Lại nửa, trái lại đồng thời. Nếu không có thô liền sinh thô, có tế lẽ ra không sinh tế. Lại nửa, trong nhân trước không có thô trở xuống là phần thứ hai sau đưa ra nạn trái nhau. Trong đây trước nhắc lại cả có – không. Trong nhân trước không có thô là nhắc lại không có thô, rõ ràng rơi vào lỗi trong nhân không có quả, lại muốn phát thành nạn có thô. Nếu trong nhân trước có thô là phần thứ hai nhắc lại trong nhân có thô thì tránh khỏi lỗi trong nhân không có quả. Không nên nói tế nên không thể được thì rơi vào lỗi không có quả, lại rơi vào lỗi nói trái ngược. Nay quả là thô, ở đây lại đưa ra quả của nạn chẳng phải quả là thô. Ông nói tế nên không thể được là thô tức chẳng phải quả. Nay quả rốt ráo không phải có thể được. Trong nhân không có thô, thô ngoài nhân chẳng phải quả, vậy cuối cùng chỗ nào có quả? Vì vậy không vì tế nên không thể được, là nhắc lại nghĩa ngoài để tổng kết quở trách.

Lại nửa, nếu trong nhân trước có quả sinh thì theo môn thô tế để phân chia. Trên đây bốn nạn y theo môn thô tế đã phá xong. Nay phần thứ tư nói về nhân quả không thành. Nếu y theo phá, để chống chế mười một nạn mà luận thì. Nay là phần thứ ba nói dụng phát của nhân.

Hỏi: Vì sao đưa ra hai nghĩa này để gọi?

Đáp: Trước đến nay đều là vấn đáp thứ lớp kế nhau. Nay một chương này y cứ thẳng trong nhân có quả riêng sinh các phá, không giống với ba chương trên đây. Vì vậy đưa ra đủ hai nghĩa để gọi tên. Nạn thứ nhất có hai nghĩa: Trước là nhắc lại nghĩa ngoài, đó là nhân, nhân hoại nhau; thứ hai. là phá: 1/ Chính phá; 2/ Giải thích phá. Chánh phá: Nếu lập trong nhân có quả thì nhân quả đều hoại. Nhưng gọi hai chữ nhân nhân vì là phát ngữ từ.

Lại một nhân là nhân do ngoại đạo lập ra, nay nhắc lại nhân do kia lập nên nói là nhân. Kế là nhân do ông lập, nhân này không thành, nên lại nói nhân. Quả cũng .

Hỏi: Phá này và phá trước đây có gì khác nhau?

Đáp: Trước chỉ nói trong nhân không được có quả, chưa nói nhân quả đều hoại. Vì vậy nay khác với trước. Tại sao trở xuống là phần thứ hai giải thích, giải thích nghiêng về nhân hoại nhau. Vì chỉ sợi chẳng phải là nhân của quả nệm nên hai việc này phải nêu thí dụ để phá. Nếu nhân hoại quả cũng hoại, ở đây nương thế không có nhân để nói không có quả. Vì sao trở xuống là giải thích nhân không nên quả cũng không.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ tư nói quả tướng hoại, lại mở ra ba phần khác nhau: 1/ chính là nạn, 2/ giải thích nạn, 3/ tổng kết. Nói nếu không tạo tác thì không gọi là quả. Trong nhân trước có quả thì quả chẳng phải do nhân tạo ra. Nhân không thể làm ra quả, nên nói không làm không gọi là quả. Vì sao trở xuống là phần thứ hai giải thích nạn? Nói nệm trụ ở trong chỉ sợi, nệm chẳng phải quả của chỉ sợi, sợi chẳng phải nhân của nệm. Nếu vì nhờ ở mà có thì liền là quả. Quả nhờ khí gá ở nên là quả khí; đây tức tất cả đều là quả; không như vậy thì tất cả chẳng phải quả. Nếu nói nệm là quả của sợi, quả chẳng phải là khí quả, thì lẽ ra quả cũng là khí quả. Nhưng nệm chẳng phải quả của sợi. Như thế là không nhân không quả trở xuống là phần thứ ba tổng kết.

Hỏi: Trong đây chỉ nên nói hữu, vì cũng nói về không?

Đáp: Trên đây phá có, lược trừ một chút rồi, muốn nhập vào không, nên ngược lại nói về không.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ năm nói về tướng nêu và nói về tướng khác nhau trong phá thứ tư ở trước. Trước nói về thể tướng nay nói về tướng nêu. Vì thế khác nhau.

Nay nói trong nhân có quả nhưng không thể được. Theo thứ lớp Luận chủ từ trước đến nay tìm thể của quả và tướng của quả thể không thể được, nên có tướng hiện, chính là nói về tướng nêu của quả. Như nghe mùi thơm biết có hoa, là nêu năm vật này đều có tướng nêu. Như thế trong nhân nếu trước có quả thì lẽ ra có tướng hiện, chính là nói về tướng nêu của quả, khiến giống với năm vật trên. Nay thể của quả cũng không thể được, là nói trên đây phá thể. Tướng cũng không thể được, là nói nay tìm tướng không thể được. Vì vậy nên biết trở xuống là tổng kết trong nhân không có quả.

Hỏi: Nghe tiếng thấy chim, tiếng là tướng nêu của chim. Nay thấy cuộn dây thì biết có bình, cuộn dây là tướng nêu của bình. Vì sao nói bình không có tướng nêu.

Đáp: Có hai nghĩa không thể: 1/ cuộn dây còn là nhân của bình, trên đã y theo trong nhân tìm quả không dấu vết; nay không nên lại nêu. 2/ Tiếng là tướng của chim, tìm tiếng mà thấy chim. Dây là tướng của bình, tìm dây không thấy tướng của bình. Đây là ví dụ sai.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ xét khắp về quả, xét khắp về quả là y cứ hoặc tự, hoặc tha, hoặc nhân, hoặc quả, tất cả mọi nơi tìm quả không dấu vết gọi là xét khắp về quả. Gồm có năm câu: Trong nhân có quả, hoặc nhân không tạo tác trở xuống là nói nhân khác nếu dây không tạo tác, v.v.. trở xuống là nói vô nhân thì không được có quả không có quả, nếu quả không thì nhân cũng không, nương thế không có quả để phá nhân. Cho nên dưới đây kết luận chẳng phải trong nhân có quả.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ bảy có lỗi thường, từ xét khắp quả ở trên mà sinh, trên nói nhân không tạo tác chẳng phải nhân không tạo tác. Lại nửa không được tự nhiên tạo tác, để nói có quả này, cho nên quả này gọi là thường. Văn cũng có năm câu: 1/ Nói quả thường; nếu quả là thường trở xuống là câu thứ hai nói tất cả đều thường; nếu tất cả đều thường trở xuống là câu thứ ba nói thường, vô thường đều là không; cho nên thường, vô thường trở xuống là câu thứ tư quở trách nói đều là không. Vì vậy không được nói trong nhân trước có quả trở xuống là câu thứ năm kết luận chẳng phải bổn tông.

Lại nửa, trở xuống là nếu theo năm thứ môn mà phá, trên đây bốn môn đã xong. Nay là môn thứ năm nói về quả khác nhau, cho nên đặc biệt mở ra môn này. Vì trước nay đều là thế nghĩa nối tiếp nhau, nay lại mở riêng một chương để phá. Vì vậy lại là một môn phá. Môn này cũng có bốn phá: 1/ Lỗi trùng quả; 2/ Tác là quả; 3/ Chánh là hai nhân; 4/ Hai tác hoại hợp với bảy điều trước thành mười một. Nay là phá đầu.

1- Nếu trong nhân trước có quả sinh là nhắc lại nghĩa của người ngoài. Sở dĩ nhắc lại gồm có hai nghĩa. 1/ Nghĩa thế không nối tiếp với trước, lại mở riêng môn phá cho nên nhắc lại, 2/ Nhắc lại trong nhân trước có quả thì rõ ràng có lỗi trùng quả, bởi vì trong nhân trước có quả nên thành trùng quả. Cho nên nhắc lại, tức quả và quả khác làm nhân, chính là phá trùng quả. Nói trong sợi đã có nệm, nệm là quả của sợi; đã có nệm nên lẽ ra có thể đắp; đắp lại là quả của nệm; cho nên trùng quả, mà nói quả khác, vì quả đắp khác với quả nệm, nên gọi là quả khác, nhưng nói quả lại làm nhân cho quả khác. Sợi này đã có nệm tức là nhân của nệm, nệm trong sợi này thì có thể đắp được. Cho nên nệm này lại làm nhân cho đắp. Nên nói quả lại làm nhân cho quả khác.

Hỏi: Đây và lỗi vô cùng ở chương thứ nhất có gì khác nhau?

Đáp: Trên nói đã sinh quả lại sinh nửa, đây là trước sau vô cùng. Ngay trong một lúc mà nói nhanh, khiến trong sợi có nệm, nệm thì có thể đắp. Nệm lại làm nhân cho đắp. Như trong bụng mẹ, đây lại phải có con, bảy đời như thế đều ở trong bụng mẹ có con, cùng lúc liền có, cho nên khác với trên. Phá vốn có nghĩa Phật tánh. Ông nói trong chúng sinh vốn có Phật tánh, có khác với chúng sinh hay không? Nếu không khác thì vẫn là chúng sinh; chúng sinh đã vô thường, Phật tánh cũng vây. Phật tánh đã thường chúng sinh cũng . Nếu chúng sinh vô thường Phật tánh thường, lẽ ra Phật tánh cũng vô thường chúng sinh là thường. Nếu có thường, vô thường thì không nên là một. Nếu chúng sinh và Phật tánh khác nhau thì đã có Phật. Phật này đã phát ra ánh sáng làm rung mặt đất, đã ứng hóa chúng sinh. Chúng sinh được giáo hóa lại vốn có Phật tánh, lẽ ra cũng phải phát ra ánh sáng làm rung chuyển mặt đất. Vô cùng như thế, nếu nói như đất trước có hương thì phần thứ hai làm quả. Làm quả, như nệm trong sợi chưa đắp được. Sợi nhờ duyên hợp mới đắp được, nệm này chẳng phải có trong sợi trước, mà nhờ duyên hợp mới có. Đó là nhờ duyên làm nên chẳng phải vốn có, trái với nghĩa của bổn tông, nên gọi là làm quả. Lại tiến lùi đều đuối lý, nếu vốn có tức là làm nhân cho quả khác, nếu chưa có đợi duyên làm mới có, thì rơi vào lỗi trong nhân vốn không có quả.

Văn chia làm ba: 1/ Lấy y ngoài; 2/ Chánh là phá; 3/ Kết luận. Chẳng phải trước có lấy trong ý trước thí dụ sau pháp. Sở dĩ lấy ý, trên vì lỗi trùng quả, người ngoài không bị nạn này. Nói trong sợi tuy có nệm, nhưng nệm chưa thể đắp được, nên không được làm nhân cho mặc. Như đất tuy có hương, nếu không nhờ nước rưới thì hương này không thể phát ra dụng của tỷ thức. Trong sợi tuy có nệm, nhưng nếu duyên chưa hợp thì không thể làm nhân cho đắp nên không có lỗi trùng quả. Việc này không đúng, trở xuống là phần thứ hai Luận chủ phá. Trước bác bỏ chung, kế là vì sao trở xuống là giải thích cái sai, nay nói không đúng là không đúng pháp, chẳng phải không đúng thídụ. Cho nên không đúng với pháp là nếu nhờ duyên hợp mới có thì quả thành mới có, chẳng phải trong nhân vốn có, nên nói không đúng. Vì sao trở xuống là phần thứ hai giải thích không đúng. Trước chính là giải thích, kế đến là truyền giải thích. Chính giải thích: như lời ông nói có thể hiểu thì gọi là quả, đây là duyên hợp thời mới gọi là quả. Các vật như bình v.v… chẳng phải quả: là nói nếu duyên hợp thời mới gọi là quả thì bình v.v… vốn có lẽ ra chẳng phải quả. Đây là vốn ban đầu tương đối, duyên hợp mới bắt đầu gọi là quả. Bình vốn có lẽ ra chẳng phải quả. Vì sao trở xuống là phần thứ hai truyền giải. Nên hiểu là làm bình v.v… trước có thì không làm. Nên sơ duyên hợp mà có, được duyên tạo ra. Bình v.v… vốn có chẳng phải duyên tạo ra. Đó tức là lấy tạo ra làm quả. Theo nghĩa duyên hợp mới có, được duyên tạo ra, đây tức là quả, thì nên nói: Bình v.v… vốn có chẳng phải duyên tạo ra, nên chẳng phải quả. Đây là trái với tông vốn có của ông. Kế đến kết luận rằng: Trong nhân có quả, việc này không đúng.

Hỏi: Vì sao nói nên hiểu?

Đáp: Nên hiểu vẫn là có thể sinh, chỉ vì người ngoài nói trong đất có hương, nhơ nước nên phát ra thì nhân sinh rơi vào nhân liễu. Nên nói “hãy, liễu”. Lại muốn phát, v.v… trở xuống chính là phá hai nhân nên nói “hãy hiểu.

Lại nửa, nhân liễu trở xuống là phần thứ ba chính là hai nhân, cho nên có phá này. Lại vì giải thích thí dụ về hương ở trên, sợ người ngoài nói nếu hương vốn có, thì quả cũng vốn có, chẳng phải bắt đầu tạo tác mới có. Vì thế nay nói, nếu vậy nước là nhân liễu của hương chẳng phải là nhân sinh. Bùn phải là nhân liễu của bình chẳng phải là nhân sinh. Văn này và kệ trên tiến lùi thành nạn. Trên được nhân sinh thì mất vốn có, nay được vốn có thì mất nhân sinh, nên có văn này. Nói chính là hai nhân vì người ngoài tất cả đều nói hai nhân chính là nhân liễu và nhân sinh. Vì thế nghĩa kia tự hoại. Nhân liễu có hai nghĩa: 1/ chỉ có thể hiển bày vật không thể sinh vật; 2/ có thể hiển bày cả vật khác. Nhân sinh khác hai nghĩa này: 1/ Có thể sinh vật; 2/ Chỉ có thể sinh bình. Vì vậy không không giống nhau. Tại sao nói quả vốn có? Quả nếu vốn có thì nhân sinh thành nhân liễu. Nhân liễu đã có nhiều công dụng thì nhân sinh cũng làm nhiều công dụng.

Lại nửa, nếu trong nhân trước có quả, trở xuống là phần thứ tư nói về tác và hoại. Trong nhân đã có quả, thì đều thành đã làm, không có làm lại lần hai. Nếu nói trong nhân trước có quả, trở xuống là phần thứ hai kế là phá trong nhân không có quả, cho nên phá không. Trước phá các nhà chấp có, nay phá các nhà chấp không. Như đời Tăng-khư, Vệ thế và hai đời có, không. Lại còn một người này thay đổi hữu tông mà chấp nghĩa không. Lại nửa, ở trên luận chủ nhờ không phá có, họ cho rằng luận chủ phá có dùng không, cho nên chấp không. Lại phá vô vi thành phá hữu, vì không thấy chẳng ngừng nên chấp hữu lại sinh. Vì thế phá không khiến tâm chấp có đều thanh tịnh.

Văn chia làm ba phần khác nhau: phá, chống chế, phá chống chế.

Nay là phần thứ nhất, nên có đầu thứ hai sinh. Trong bốn đại không có một đầu cũng không có hai đầu, đã sinh một đầu thì lẽ ra cũng sinh hai. Lại không hai không sinh hai, lẽ ra cũng không sinh một. Lại không hai mà sinh hai, không một mà không sinh một, lẽ ra cũng sinh hai mà không sinh một. Lại có sinh, bất sinh thì có có, thì không có.

Hỏi rằng trở xuống là phần thứ hai chống chế, Ý chống chế là: Bốn đại là một đầu nhân duyên nên có thể sinh một đầu. Bốn đại chẳng phải hai đầu nhân duyên, nên không sinh hai đầu. Vì nhân duyên, không nhân duyên nên có sinh, vô sinh, không có bốn nạn.

Đáp: Rằng trở xuống là phần thứ ba phá chống chế gồm có bảy phá: 1/ Lỗi nhiều nhân; 2/ Lỗi nhiều quả; 3/ Đều không nói; 4/ Tướng sinh hoại; 5/ Nhân cùng nghi. 6. Tam tác phế; 7/ Nói chưa giải quyết.

Nay phần thứ nhất là lỗi nhiều nhân.

Hỏi: Phá này và phá thứ nhất có gì khác nhau?

Đáp: Trên lấy một nhân để đối với hai quả, nay lấy một quả để đối với hai nhân cho nên khác. Như trong đá không có bình, trong đất sét cũng không có bình. Nếu đã từ đất sét cũng nên từ đá, đất sét là nhân của bình, đá cũng là nhân, nên gọi là nhiều nhân. Song vẫn được phá lại nghĩa trên. Trong đất sét không có bình, đó là duyên của bình, cũng không có hai đầu nên đó là hai đầu duyên không có hai đầu, không có duyên hai đầu. Không bình cũng không có duyên của bình, ở đây đều duyên, đều chẳng phải duyên, đều sinh, bất sinh. Lại lỗi điên đảo. Đất sét là duyên của bình chẳng phải hai đầu duyên, hai đầu duyên này lẽ ra cũng chẳng phải là duyên của bình. Lại, nếu có duyên, phi duyên thì có có, có không có.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ hai sau lỗi nhiều quả. Trong đất sét không có một quả mà sinh một quả, không có tất cả quả lẽ ra sinh tất cả quả, cho nên gọi là lỗi nhiều quả.

Nếu trong nhân trước không có quả, trở xuống là phần thứ ba đều không nói hai thứ, cát và mè đều không có dầu, thì đều không sinh đều không thì đều sinh, không thế thì cát sinh mà mè không sinh. Đây là lỗi điên đảo. Nếu mè sinh, cát không sinh thì mè có mà cát thì không.

Nếu cho là từng thấy v.v… trở xuống là phần thứ tư tướng sinh hoại, trước lấy ý ngoài, người ngoài nói: ta thường thấy người lấy mè không lấy cát cho nên mè sinh dầu, cát không sinh dần. Vì vậy họ chọn mè không chọn cát. Dùng lờitừng thấy trả lời bốn nạn. Kệ trên phá không thể dùng lời nói để hiểu, chỉ dùng mắt từng thấy mà nghiêng cứu. Việc nay không đúng, phần v.v… trở xuống là bác bỏ chung, vì sao v.v… trở xuống là giải thích sai lầm.

Hỏi: Ở đây và phá đều không của phần thứ ba trước có gì khác nhau?

Đáp: Câu trên cho rằng cát không có dầu giống như mè không có dầu. Nay dù có, nhưng tướng sinh không thành, cho nên khác nhau. Tướng sinh không thành như môn thứ nhất. Dầu không tự có, không nhờ cái khác, không chung với cái khác. Lại nửa, ông dẫn từng thấy để chống chế, ta cũng dẫn từng để phá. Tướng sinh của ông không thể được, ông lại dẫn từng thấy để chống chế, sao không dùng từng nghe để chống chế. Môn thứ nhất tìm tướng sinh không, thành, nay vì sao chống chế, cho nên trở xuống là kết luận phần quở trách người ngoài.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ năm là nhân đồng nghi. Nhân đồng nghi: nhân gọi là lý do sinh nghi. Nếu rõ một việc thì môn sự cũng rõ. Vì sao gần thì bỏ mê lúc này, xa thì dẫn từng thấy? Nghĩa nay đã sai, từng thấy cũng sai, cả hai đều sai cho nên gọi là nhân cùng nghi. Lại nửa, nay ta chẳng những phá mè hiện tại, mà còn phá tất cả ba đời sở hữu của mè. Dù ông xa dẫn từng thấy không đưa ra điều bị phá. Nhưng ông đã sinh nghi mè hiện tại; tuy dẫn từng thấy thì cũng hoài nghi mà thôi. Mè nay, mè xưa đều không thể sinh, cùng sinh nghi, nên gọi là cùng nghi. Ở đây tức chỉ ba đời mè là nhân, cùng nghi nhân này, gọi là nhân cùng sinh nghi. Lại y theo văn giải thích: Trong nhân có quả, không có quả, hoặc vừa có, vừa không. Ba loại này gọi là nhân. Nay ông không giải thích trong nhân không có quả và trên không giải thích trong nhân có quả và nửa có nửa không chẳng khác nhau, giống như không hiểu ba loại này, nên gọi là nhân đồng nghi. Văn có đủ ý nghĩa của ba loại này.

Hỏi: Tại sao phá được từng thấy?

Đáp: Lời người ngoài không thể giống nhau nên dẫn từng thấy để làm chứng. Nhưng nghĩa từng thấy phù hợp với tình người trong, ngoài, Đại thừa, Tiểu thừa. Việc này khó phá nên dùng ba môn để nói. Ở đây chỉ nói thấy mè sinh dầu. Ông cho rằng từng thấy trong mè có dầu, là thấy không có dầu của nó, vì thế thấy nửa có sinh dầu, nửa không sinh dầu chăng? Dùng ba môn này nói, mắt thấy thì cái thấy của mắt liền hoại. Vì sao? Vì không có người thấy trong mè có dầu nên sinh như trong sữa có lạc, đồng nhi sẽ có con, ăn rồi có phân, nên biết trong mè không có dầu, mắt không thể thấy, nửa có đồng là có, nửa không đồng là không, nên dùng ba môn để nói.

Lại nửa, trở xuống là phần thứ sáu tam tác phế, văn chia làm bốn: 1/ Nhắc lại nghĩa ngoài, các nhân tướng không thành v.v… trở xuống là thứ. 2/ Nên nhân không thành. 3/ Vì sao v.v… trở xuống là giải thích nhân không thành. Sở dĩ nhân không thành vì hễ vật gì đều được sinh ở nhân. Nếu nhân trước không tức tạo công vô dụng, nên nói không tạo tác thì không thành. Tác căn cứ ban đầu, thành căn cứ kết thúc. Đã không thành công phu làm ra, thì không có nhân. Tác như vậy không được có sở tác, v.v… trở xuống là. Phần thứ tư kết luận không có ba tác. Người làm gọi là người, khiến người làm gọi là người khác, việc làm là hiện tiền tác là quả. Trong nhân nếu không có quả thì không có việc này.

Nếu nói trong nhân trước có quả, v.v… trở xuống là phần thứ bảy trách xa. Vì sao gọi trách xa? Vì luận chủ xa lấy ý người ngoài để nạn, đối với người trong người ngoài cùng có lỗi, nên gọi trách xa. Văn chia làm hai: 1/ Nhờ ngoài nạn trong; 2/ Nạn nói trong thông ngoài. Trong ngoài nạn trong có hai nạn: 1/ Nạn luận chủ trong nhân có quả. 2/ Nạn trong đều không có ba tác. Nếu nói trong nhân trước có quả, phần thứ nhất nay trái với tính chất đó. Luận chủ chấp có quả, cho nên nói người trong chấp có quả. Vì thấy người trong nhờ có phá không, nên nói người trong phá vô chấp có. Vì thế nói: Nếu cho rằng trong nhân trước có quả. Kệ trên trong phá có cũng phải có nạn này. Chỉ lấy sau so sánh với trước, nêu một mà có thể biết. Lại, hai đời có, không và Tăngkhư, Vệ-thế chấp nhân quả chẳng ngoài có – không. Nếu phá có thì lập vô, phá vô thì lập có. Trước thấy Luận chủ phá có, cho rằng luận chủ chấp không, nay thấy Luận chủ phá không, thì nhất định phải lập có, nên đưa ra nạn này. Lại tất cả phá có hai môn: nội phá ngoài, và ngoài phá ngoài. Trên đây nói nội phá ngoài rồi, nay nói ngoài phá ngoài. Vì sao nội, ngoài đều phá ngoài? Vì muốn nói trong nhân có quả rốt ráo không thể được, cuối cùng là chướng đạo và hủy hoại nghĩa nhân quả. Phá trong nhân có quả đã có phá nội, phá ngoài. Phá trong nhân không có quả cũng có hai phá, tức không nên hữu tác, giác giả, tác pháp khác nhau, phần thứ hai đều qua nạn. Ta chấp trong nhân không có quả đã không có ba tác, ông chấp trong nhân có quả cũng không có ba tác.

Vì vậy ông nói v.v… trở xuống là phần thứ hai Luận chủ thông suốt hai nạn, Văn chia làm hai: bác bỏ chung và trả lời riêng, phần bác bỏ chung có ba: câu thứ nhất nhắc lại nạn vô tam tác của người ngoài, trong nhân không có quả v.v… trở xuống là phần thứ hai trình bày ý nạn của người ngoài. Ông đưa ra hai nạn này để nạn ta, muốn trở thành trong nhân của ông không có quả. Vì vậy nhắc lại ý của người ngoài.

Đây cũng không đúng, trở xuống là phần thứ ba sau Luận chủ chẳng phải phá có lập không.

Vì sao v.v… trở xuống là phần thứ hai trả lời riêng hai nạn, trước đáp gần thứ hai đó đều là nạn. Luận chủ nói, nếu ta chấp có nạn không thể chấp nhận nạn của ông. Ta không chấp có nạn không, làm sao chấp nhận nạn của ông? Lại có – không ta đều phá, nay ông phá có của ta thì giúp phá của ta chẳng phải phá ta. Lại có không đều xuất phát từ tâm ông. Nay lại nạn có của ông, ông tự hiểu lấy, chẳng cần ta giải thích. Lại, ông không lập có, ta cũng không lập có, nay ông phá có, đây là nói dối, cuối cùng không mở ra hai nhà. Cho nên trong nhân không có quả chê (trách) người ngoài lập không. Sở dĩ trách lập không, vì người ngoài trước chất có là muốn thành không, ngay nạn đã sai, thì nghĩa vô liền hoại, nên quở trách không. Lại nửa, v.v… trở xuống là trả lời nạn thứ nhất, ý giống với nạn trước, chỉ có căn cứ trước không có ba thứ tác. Nay nói trong nhân chẳng phải trước có quả, cũng không chấp nhận trong nhân trước không có quả. Người ngoài thấy luận chủ phá có liền cho là chấp không, lại nói chẳng chấp nhận không.

Nếu nói trong nhân trước có quả, v.v… trở xuống là đoạn phần thứ ba kế phá vừa có vừa không, gồm có hai nạn: phá trai nhau và phá trước nêu ra. Phá trai nhau: ngay trong nhân thể của một quả không được vừa là có vừa là không, vì có – không hại nhau nên không nói trong nhân có tánh, vì việc có – không là không, đây không gọi là thông, chỉ hỏi có – không của tánh là trái nhau mà thôi. Lại nửa, v.v… trở xuống là phần thứ hai dù là vừa có vừa không, giống với đều đã phá của hai môn trên. Vì vậy, v.v… trở xuống trước nói ba câu như trong nhân có quả, không có quả v.v… đã xong. Đây v.v… trở xuống là phần thứ hai giải thích câu thứ tư của bài kệ, cái gì sẽ có sinh. Muôn pháp như nhau tức là hai thứ khác nhau. Thứ nhất kết luận quả là không, hữu vi là không v.v… trở xuống là phần thứ hai kết luận quy về không.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6