THẬP NHỊ MÔN LUẬN SỚ
Sa-môn Thích Cát Tạng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

 (Phần Đầu)

V. MÔN QUÁN HỮU TƯỚNG VÔ TƯỚNG

Hỏi: Môn trên nói hai pháp hữu vi và vô vi đều không có tướng. Điều này chính là phá thể tướng tất cả pháp, đều không còn. Lại trong phá tướng hữu vi ở trên có bốn môn, phá nghĩa triển chuyển trước sau cùng lúc. Phá nghĩa không triển chuyển, đến, không đến và môn đã sinh chưa sinh. Bốn môn năng phá này phá hết tướng hữu vi, phá tướng vô vi cũng có bốn môn:

  1. Môn dùng thể hữu vi để phá thể của vô vi.
  2. Môn phá tướng vô vi.
  3. Môn Vô tướng hữu vi vô vi.
  4. Không có nhân đối đãi cho nên không có môn vô vi.

Nếu như tất cả tướng năng phá và sở phá đều tột cùng thì do nhân duyên gì lại nói môn này?

Đáp: Tướng là nguồn gốc của các bệnh. Ở trên đả phá tuy cùng tột nhưng nay lại dùng môn hữu vi hỏi vặn lại tướng hữu vi, vô vi. Ông nhất quyết nói có hai thứ tướng hữu vi, vô vi. Hai pháp này là trước có tướng sau thì dùng tướng để làm tương, hay là trước vô tướng sau dùng tướng để làm tướng. Hai môn tìm không thể được.

Hỏi: Vì sao nói tướng của hai loại hữu vi và vô vi?

Đáp: Môn trước gọi là chánh phá, môn này tên dù có cho nên phải xem xét lại. Hai điều kiện là trên phá tướng chung của điều phá ở trên nghĩa là tướng chung của sinh trụ dị diệt, tất cả pháp hữu vi. Nay phá tướng riêng nghĩa là con người, cái bình, cột trụ, đất đai đều có tướng. Tướng chung riêng đầy đủ cùng tột thì nghĩa mới tận.

Lại trước phá tướng ẩn, trong một sát-na có sinh trụ dị diệt. Việc này ẩn kín lấy khó để ngộ. Nay phá tướng hiển như cái binh, cột trụ, tức bấy cái ngộ làm dễ, cho nên nói môn này. Lại trước phá tướng nêu, ba tướng có thể nêu pháp thể riêng.

Đó là đối với hữu vi nay phá thể tướng. Như nóng thì lấy lửa làm

thể tướng. xét tiêu thể hai tướng đều không thì các tướng mới cùng tận. Vì tất cả tướng tận thì tâm không chấp. Cho nên tướng thủ tâm dứt, lại tâm là tướng. Vì cầu tất cả tướng thì không thể được, cho nên không có tướng của tâm. Vì không có tướng của tâm cho nên không thể chấp. Điều này là ở bên ngoài thì vô số, đối với bên trong thì vô tâm. Tướng đã vắng lặng gọi là Niết-bàn. Nhưng tướng đã không thì vô tướng cũng không. Cũng tướng vô tướng, phi tướng vô tướng cũng không. Cho nên bốn cảnh dứt, bốn tâm đoạn, bốn ngôn vắng lặng thì đó là thật tướng pháp thân Phật tánh pháp giới.

Hỏi: Hữu vi là năng phá hay sở phá?

Đáp: Có đủ hai thứ. Nếu cứ chấp hữu tướng thì mở ra hai môn hữu vô để trách ấy là năng phá. Nếu chấp hữu vô thì hữu vô là sở phá.

Hỏi: Dùng các phá nào để phá hữu vô?

Đáp: Có hai loại:

1. Mượn hữu phá vô, mượn vô phá hữu. Nghĩa là đối duyên giả phá.

2. Y cứ hữu cầu hữu, không dấu vết gọi là nương duyên giả mượn phá môn này cũng có ba ý: 1/ Sinh khởi. 2/ Môn thể. 3/ Tổng kết pháp ngang nhau.

Nửa bài kệ trên là mở hai môn để phá tướng. Nửa kệ dưới là nhiếp pháp.

Hữu tướng vô tướng, bất tướng có hai nghĩa:

1. Như cột trụ: Trước đã có tướng tròn đầy không cần đem tướng tròn đầy để làm tướng nhiếp.

2. Trước đã có tướng, lại dùng tướng làm tướng, đó là vô cùng.Vô tướng cũng có hai nghĩa:

a/ Nếu không có tướng tròn đầy thì không có thể tướng của cột trụ, không sở tướng.

b/ Nếu vật vô tướng dùng tướng để làm tướng nhiếp thì cuối cùng tự không dính mắc. Cột trụ là pháp hữu vi. Đã làm hai môn hai môn trách. Vô vi cũng làm thành hai môn trách.

Nửa kệ dưới nhiếp pháp. Hai pháp này có cho nên tướng có. Hai môn không cho nên tướng không.

Văn xuôi giải thích nửa kệ trên dưới, có hai phần: Giải thích hữu vô môn của nửa trên tức có hai ý. Trong phá tướng hữu lại có hai: 1/ Chánh phá; 2/ Kết phá.

Chánh phá lại gồm hai phần:

1- Tác tướng không dùng phá.

Lại nữa trở xuống là thứ 2- Lại dùng tướng để phá, cho nên trở xuống là phần hai là tổng kết. Trong vô tướng, v.v… trở xuống là nghĩa tướng trong phá vô tướng, Văn có bốn ý.

1/ Nêu chung tướng bất tướng trong vô tướng.

2/ Pháp nào gọi là vô tướng, v.v… trở xuống là phần thứ hai là trách không thấy pháp vô tướng.

Như Trung luận nói không có pháp nào là vô tướng. Vì lấy có làm không, vì các tướng có thì có hữu vi và vô vi.

Nếu không có tướng thì không có hữu vi và vô vi, như voi có hai ngà, v.v… trở xuống là phần thứ ba nói không có pháp vô tướng, nếu lìa tướng này, trở xuống là phần thứ tư dưới kết luận không có pháp vô tướng.

Như vậy trong hữu tướng là phần thứ hai giải thích nửa kệ dưới, cho nên tướng không có tướng v.v… trở xuống là phần thứ ba tổng kết pháp ngang bằng nhau lại chia làm hai ý: 1/ Tổng kết riêng không có bốn pháp; 2/ Kết ba không.

1) Tổng kết không có bốn pháp:

  1. Nói về tướng là không cho nên tướng là không.
  2. Nói về tướng có thể làm tướng không cho nên muôn pháp không.
  3. Vì vật không nên chẳng có vật không.

Kế là nói vật vô vật không cho nên pháp hữu vi không. Văn dễ hiểu, vì hữu vi không cho nên v.v… trở xuống là kết lại quy về ba không.

VI. MÔN QUÁN MỘT KHÁC

Hỏi: Ở trên đã phá thể của riêng chung ẩn hiển, và nêu cáctướng rồi. Vì sao lại có môn này?

Đáp: Có hai nghĩa người ngoài không chấp nhận hai môn ở trên để phá nói tự có tướng để làm tướng một nghĩa, tự có tướng để làm tướng khác nghĩa.

Vì sao nói vô tướng có thể làm tướng? Nay phá nghĩa một khác kia cho nên nói môn này.

1. Hai môn trước Luận chủ đả phá tuy cùng tột, nay có khai mở lại một khác để phá người ngoài.

Hỏi: Vì sao lại khai mở một khác?

Đáp: Phá một khác là trong các thứ phá có hiển bày.

Vì muốn làm cho quán tâm dễ ngộ nên y cứ vào một khác để phá.

2. Một khác là mười bốn nạn vấn vốn là sáu mươi hai căn bản kiến chấp. Nay muốn làm rõ cái căn bản ấy nên y cứ vào môn một khác để phá, dùng môn một khác phá là chung.

Hỏi: Hai tướng nêu thể của hai môn trên cùng với sở tương là một hay khác?

Đáp: Gọi là dùng môn một khác để phá. Nhưng một khác này không những chỉ phá tướng mà để làm tướng người chân tục có thể hiểu muôn nghĩa về người và pháp. Nhưng nương vào tướng để làm tướng một sự có thể so sánh với các pháp.

Hỏi: Môn này gọi là năng phá lập hay là sở phá lập?

Đáp: Đủ cả hai nghĩa. Ngoài lập thẳng tướng để làm tướng. Luận chủ mở ra hai môn một khác để đáp, thì gọi là năng phá lập. Nhìn về nghĩa cứu vớt thì lập ở một khác, nay phá một khác kia gọi theo sở phá lập thì nếu một khác là sở phá, lại dùng để đối đáp thì nương theo hai cái giả này như trên đã nói.

Hỏi: Vì sao không đưa ra quán tướng để làm tướng môn một khác gọi thẳng là quán một khác phải không?

Đáp: Một vì là lược hai là muốn quán khắp tất cả pháp một khác bất khả đắc, cho nên không nêu riêng tướng để làm tướng một khác. Lại môn hữu tướng vô tướng ở trên gọi theo biệt lập, nay từ chung mà được tên.

Phẩm cũng có ba, trước là văn xuôi phát khởi. Kệ chialàm hai, nửa bài kệ trên là nhắc lại tướng để làm tướng nhiếp dị và nhất tìm không dấu vết. Nửa bài kệ dưới kết để phá nhất dị vốn không nên không có tướng để làm tướng.

Văn xuôi có bốn ý: 1/ Giải thích kệ; 2/ chống chế, 3/ Phá chống chế; 4/ Tổng kết.

1) Giải thích kệ chia làm hai ý: chánh giải thích và liệt phá tất cả pháp.

Chánh giải pháp lại có hai ý: 1/ Giải thích nửa bài kệ trên; 2/ Giải thích nửa bài kệ dưới xem văn dễ rõ.

Hỏi rằng trở xuống là phần thứ hai lại khai mở ra ba khác nhau: 1/ Lập nghĩa chung để quở trách luận chủ; 2/ Lập nghĩa riêng để giải thích thành tông của mình; 3/ Kết thành tông nghĩa để quở trách Luận chủ.

Hai câu đầu trước lập chung và quở trách chung. Tướng để làm tướng nhiếp thường thành lập chung này. Vì sao không thành quở trách chung. Ông nói tướng để làm tướng v.v… trở xuống là nhắc lại riêng về nhất và dị của luận chủ, nay sẽ nói riêng về xin đáp một khác.

Hễ chúng sanh v.v… trở xuống là chương thứ hai lập nghĩa riêng để giải thích thành tông của mình lại có hai ý. Trước lập riêng ba chương, như thức tướng v.v… trở xuống là giải thích môn ba chương.

Chương 1: Nêu hai pháp thức thọ chứng tướng để làm tướng một. Hai loại này là tâm pháp, chỉ phân biệt là thức tướng, chỉ thức có khả năng phân biệt, cho nên tướng để làm tướng là một. Như Phật nói v.v… trở xuống kế là nêu hai việc chứng tướng có thể làm tướng là khác, trước nêu tướng Niết-bàn có thể làm tướng là khác, lấy ái làm năng tướng, Niết-bàn là sở tướng. Chính là nêu quả như người tin v.v… trở xuống là giải thích, kế là người tin tướng có thể làm tướng, đây là nêu nhân. Lấy ba việc làm tướng, lòng tin là khả tướng. Như chánh kiến v.v… trở xuống là thứ ba nêu hai sự để giải thích chương môn thứ ba. Đạo có tám việc, chánh kiến là một phần nhỏ của đạo, đây là nêu lên pháp riêng. Sinh trụ diệt là một phần nhỏ của hữu vi cho nên gọi phần nhỏ là năng tướng phần lớn là sở tướng, đây là nêu chung về pháp. Cho nên sáu việc này có ba cặp: 1/ Tâm t tổng kết nghĩa tông để quở trách Luận chủ.

Đáp rằng v.v… trở xuống là : Phần thứ ba phá cứu lại chia làm hai ý: 1/ Phá riêng ba việc; 2/ tổng kết phá.

Phá riêng ba việc có ba ý, phá tướng có thể làm tướng một lại có ba:

1/ Nói rõ tướng có thể làm tướn một không nên nói nhân nơi tướng mà biết khả tướng, đây chính là tướng tướng như tự xúc chạm ngón tay.

Lại v.v… trở xuống là thứ 2/ Nói rõ tướng để làm tướng là một không nên phân biệt là tướng có thể làm tướng. Xong thể của pháp đã không thể phân biệt, cũng có trí năng phân biệt.

3/ Nói về tướng nhờ khả tướng là quả lý không đúng là một ông nói tướng dị là khả tướng thứ hai. Kế là phá dị lại có ba: 1/ Phá; 2/ chống chế; 3/ Phá chống chế.

Phá lại có hai: 1/ Phá hai việc được dẫn; 2/ Làm vô cùng khó.

Phá hai việc có hai: trong phá sự đầu lại mở ra khác nhau, trước được dị đọa không phải tướng phá, kế được tướng đọa, không phải dị phá. Trước được dị đọa, không phải tướng phá.

Nếu ái khác với Niết-bàn thì ái không phải tướng Niết-bàn. Cho nên nói được dị đọa không phải tướng phá. Lại đây là lầm dẫn kinh Phật để phá. Vốn Phật chính nói là diệt ái là thể tướng của Niết-bàn. Nay cho ái của sở ái là tướng Niết-bàn, nên nói là lầm dẫn kinh Phật để phá.

Nếu nói ái là tướng Niết-bàn v.v… trở xuống là thứ hai, được tướng đọa, không phải dị phá.

Nếu nói diệt ái là thể tướng Niết-bàn đây là được nghĩa thể tướng, mà diệt ái tức là Niết-bàn không được nói dị cho nên nói đắc tướng đọa không phải dị phá.

Lại ông nói tin có ba tướng phá ấy là việc thứ hai.

Nhưng nước và lửa lý không quan hệ nhau thì có thể gọi là dị. Ba tướng. Này do tin mà có, là pháp do nhân duyên mà thành sao lại nói dị. Nếu không tin thì không có ba việc giải thích không có nghĩa dị. Do tin nên có ba ý, cho nên cả ba không được tin khác. Lại do tin mà có ba thì tin là năng tướng, ba là khả tướng nhiếp thì tướng, khả tướng không nhất định. Tại sao ông nói ba định là năng tướng tin là khả tướng. Lại tướng và khả tướng khác nhau. Thứ hai dù dị làm phá vô cùng, khả tướng khác với tướng mà khả tướng nghĩa là tướng thì tướng khác nhau.

Tướng, tướng lại nghĩa là tướng lại đồng với Bách luận.

Nếu lấy tướng khả tướng thành thì tại sao một mà không hai.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là phần thứ hai chống chế trên có ba phá nay chỉ chống chế thứ ba. Ý chống chế rằng: Vật dùng đèn chiếu soi, như khả tướng cần tướng. Đèn có thể tự chiếu nên tướng không cần tướng, thì không có lỗi vô cùng chăng?

Đáp: rằng v.v… trở xuống là thứ ba phá chống chế có hai ý: 1/ Chỉ ở trước không có đèn để dẫn phá, lại tự trái với lời nói trước, v.v… trở xuống là phần thứ hai dù có đèn cũng trái với phá của dị tông. Ở trên ông nói tướng khả tướng khác nhau, lẽ ra cũng có năng chiếu sở chiếu khác nhau thì rơi vào hai đèn. Nay bèn nói đèn tự chiếu chỉ là một chiếu, tướng tự là năng tướng chỉ là một tướng thì trái với tông nghĩa khác, lại ông rơi vào vừa là một vừa là khác.

Đèn là năng chiếu, bình là sở chiếu, thì tướng khả tướng khác nhau, đèn có thể tự chiếu thì rơi vào tướng khả tướng là một. Lại ông nói khả tướng v.v… trở xuống là phá thứ ba

Phần nhỏ là tướng, còn lại là khả tướng, nghĩa này không nhất định, hoặc rơi vào một, hoặc rơi vào khác.

Nếu chánh kiến và đạo là một thì rơi vào một. Nếu chánh kiến khác với đạo thì rơi vào khác. Ba tướng cũng như vậy.

Nếu Tỳ-đàm và Tỳ-bà-xà-bà-đề có nghĩa tướng và thể khác nhau thì rơi vào khác. Nếu tức pháp Sa-môn Thành Thật thì rơi vào một. Một khác đã trừ, nghĩa này cũng phá. Như thế các thứ nhân duyên v.v… trở xuống là phần thứ tư tổng kết phá. Cho nên tướng khả tướng đều không v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ ba tổng kết tất cả pháp đều không.

VII. MÔN QUÁN HỮU VÔ

Hữu vô là gốc của các kiến chấp là cội rễ chướng đạo. Cho nên kinh luận Đại Tiểu thừa đều phá điều này. Những có hai thứ hữu vô:

  1. Nói chung về hữu vô.
  2. Nói về hữu vô y theo bốn tướng.

Nói chung hữu vô có nhiều thứ khác nhau. Nếu y theo nhân, thì có quả không quả để nói về có không.

Môn thứ hai đã phá nay không nói.

Nếu y cứ có thấy là có, không thấy là không, trong môn quán tánh ở sau tự phá.

Nếu y theo hữu vi vô vi để nói về hữu vô, thì trong môn quán tánh đã nói. Cho nên đều không y theo ba điều này để nói về hữu vô. Nay chỉ y cứ bốn tướng luận về hữu vô, lấy sinh trụ làm hữu, lấy dị diệt làm vô. Hai điều này ba tướng luận điều đó sanh trụ là hữu, tướng diệt là vô, nay muốn lại phá bốn tướng. Hợp bốn tướng làm hai nghĩa hữu vô mở ra cùng lìa hai môn để trách. Cho nên nói môn quán hữu vô.

Hỏi: Có khác gì với Trung luận phá phẩm hữu vô?

Đáp: Trung luận y cứ pháp thể nói về hữu vô, môn này chỉ y cứ bốn tướng để nói về hữu vô. Lại Trung luận nói chung về hữu vô. Nay nói riêng về hữu vô.

Hỏi: Ba môn trên đã phá tướng có khác gì với ở đây?

Đáp: Môn đầu nói về hai tướng đại tiểu không thể sinh nhau, lại phá tướng sinh, không thể tự sinh và sinh cái khác.

Môn thứ hai nói về pháp thể hữu tướng vô tướng không thể là pháp tướng. Môn thứ ba trách thẳng, năng tướng sở tướng một khác không có dấu vết. Nay môn này ước vào năng tướng mở ra hai môn cộng và lìa đầu là không thể được cho nên khác với ở trên. Lại môn đều phá tướng chung. Môn kế là phá tướng riêng.

Môn thứ ba lại phá tướng riêng. Nay lại phá tướng chung. Vì phá tướng chung tướng riêng thì tất cả tướng đều tận, chấp tướng thì tâm bất sinh nhập vào môn vô tướng.

Hỏi: Vì sao lại phá năng tướng?

Đáp: Nay chính là muốn nói tất cả pháp hữu vi vô vi là không. Bốn tướng là gốc hữu vi kế lại phá.

Lại pháp khác nói về sinh chướng vô sinh nghiêng nặng về phá.

Sở dĩ như vậy, tức là pháp nói về sinh chỉ cần phá pháp mà tướng tự không. Dị pháp nói về sinh có hai thứ chướng.

1/ Kế có sinh riêng, cho nên chướng ngại vô sinh.

2/ Chấp có pháp thể riêng. Lại vì chướng ngại vô sinh cho nên phải phá lại.

Hỏi: Vì sao chỉ ba môn phá pháp thể, còn bốn môn thì phá tướng?

Đáp: Chấp tướng là gốc của các phiền não: Như ngài Tịnh Danh nói: tham dục là gốc của thân, phiền não là gốc của tham, luống dối phân biệt là gốc của phiền não. Cho nên khó dứt trừ, vì vậy phải dùng bốn môn phá rộng. Lại bệnh không chấp không chẳng chấp có, bệnh có chấp có chẳng chấp không. Nhưng chấp tướng thì chấp ngang trái vạn pháp, chiều dọc là đắm vào bốn cú. Cho nên bệnh này khó trừ. Cho nên phá rộng bốn môn. Lại có môn này, ba môn trên phá hữu tướng lại nói có vô tướng.

Vô tướng lại chấp vào vô tướng làm tướng. Cho nên nay phá hữu này nói vốn không có, nay lúc nào thì không, chưa từng có hữu tướng há có tướng vô tướng.

Hỏi: Nay chính là phá bốn tướng làm sao phá hữu vô này?

Đáp: Nương vào bốn tướng để phá tất cả hữu vô.

Hỏi: Bốn tướng là sự, hữu vô có thể trái nhau. Nay hữu tướng là có, vô tướng là không, lý này có không? Tại sao trái nhau?

Đáp: Ai luận trái hay không trái, nhưng nay chỉ khởi kiến chấp có không cho nên phải phá.

Lại sự có không tức là sự trái, lý có không tức lý trái lý, không trái; thì lý chẳng có không. Môn hữu vô cũng có ba, văn xuôi như trước. Như kệ nói là dẫn kệ trong kinh, e rằng vì không tin Luận chủ phá cho nên dẫn kinh.

Kệ chia làm hai ý: Nửa kệ trên chánh là phá, nửa kệ dưới là giải thích phá. Chánh phá lại chia làm hai: 1/ Phá cùng lúc; 2/ Phá trước sau.

Người chủ trương hữu vô nhắc lại bốn tướng. Sinh trụ là hữu dị diệt là vô. Nhưng thể của bốn tướng đều là hữu nhưng sinh trụ có thể làm cho pháp hữu, dị diệt làm cho pháp không, cho nên có không. Có không một lúc đều không có không cùng lúc nhắc lại nghĩa của người ngoài. Vô là Luận chủ phá, cùng lúc đều hại nhau cho nên đều là không, lìa vô hữu cũng không là phá trước sau. Lìa vô hữu là nhắc lại. Trước có hữu của sinh trụ, chưa có cái không về dị diệt. Cho nên lìa cái có vô hữu, cũng không tức là phá. Đã lìa dị diệt tức là có sinh trụ, không được khởi nên cái có của sinh trụ cũng không. Hai câu này phá được nghĩa của một nhà, trước phá thể cùng lúc, kế phá dụng trước sau, cũng phá được nghĩa của hai nhà. Trước phá bốn tướng cùng lúc của Tỳ-đàm, sau đó phá bốn tướng trước sau của thí dụ. Vì tất cả hữu vô không ngoài trước sau, cùng lúc. Phá hai điều này tức là phá hết tất cả tận. Nửa kệ cuối giải thích nghiêng về nghĩa một lúc của câu đầu lại có hai. Câu đầu nhắc lại không lìa nhau; câu sau chính là phá có.

Nếu không lìa chẳng có cái không thì thường hại cái có, cho nên hữu tức là thường phải vô.

Ông nói hữu không thể tự khởi nhờ vào vô mà khởi được. Còn ta thì thấy điều này là không, lại phá cái hữu của ông, làm cho không bao giờ khởi được. Mà nói thường kia là nói bốn tướng ba đời đều thường còn. Nếu Sinh trụ là ở vị lai thì dị diệt cũng ở vị lai. Nếu sinh trụ ở hiện tại thì dị diệt cũng ở hiện tại, quá khứ cũng . Đã ba đời thường đi chung tức là sinh trụ thường bị dị diệt làm hại. Cho nên sinh trụ thường không, dị diệt cũng thường bị sinh trụ làm hại, tức là dị diệt cũng là thường không. Nay lược nêu hiển một bên, nêu văn chánh như . Nay kế là phân biệt nghĩa ấy, nghĩa ấy là: Thể đồng thời, dụng trước sau.

Hỏi: Nếu khi tướng sinh có cái tự thể diệt chưa có dụng diệt, cũng phải đợi dụng diệt mới có, thì phiền nào đâu có sẵn ư?

Đáp: Kia nói: pháp hữu vi không sinh khởi thì thôi khi sinh nó đều sinh, khi diệt nó đều diệt. Nếu đợi dụng mới có thì diệt tự sinh, không nhờ vào tướng sinh. Đã không tự sinh khởi chắc chắn phải nhờ vào sinh. Tuy chưa có dụng cũng không được có sẵn dụng tướng diệt, sự dụng của tướng diệt sanh dụng thì phế bỏ mà thể không còn phải đợi diệt mới không còn.

Dụng tuy trước sau nhưng sinh diệt thì đi chung.

Hỏi: Sự dụng của tướng diệt sự sinh ra dụng thì phế bỏ, phế bỏ dụng của sinh này, dụng là phế bỏ, tướng diệt cũng phế bỏ ư?

Đáp: Dụng của trụ đã hưng khởi, được nói dụng của trụ phế bỏ dụng của sinh.

Hỏi: Sinh phế bỏ gọi là diệt, cái diệt là do tướng trụ phải nói là tướng trụ là tướng diệt ư?

Đáp: Tướng diệt chính là diệt thể của pháp.

Nay luận nói về phế thì chung cho cả tướng diệt, chẳng diệt tướng diệt, nghĩa này tự thành rất khó hiểu. Dụng của sinh phế bỏ thì không có sinh về sau, tại sao nói khi còn có tự thể sinh đến khi tướng diệt khởi thì mới là không còn.

Nếu còn có tự thể của sinh, vì sao sinh ra dụng của phế bỏ. Như vẫn nói có thể của lửa thì có dụng của nóng.

Nếu không có dụng của nóng thì vẫn có tự thể của lửa. Kinh Niếtbàn quở rằng: Thí như người ngu tìm cầu lửa không nóng. Đến đây thì nghĩa rất khó đối với lý đủ để khuất phục.

Lại hỏi: Pháp hữu vi trong một sát-na không có trước sau; tuy có bốn tướng đồng một sát-na, sát-na không có trước sau. Dụng của bốn tướng há có trước sau. Nếu dụng có trước sau thì thành bốn sát-na. Kia đáp rằng: sát-na là cùng lúc, phải từ sinh đến mãn, khi mãn mới quy về diệt. Tuy không trải qua thời gian mà đều mãn nhưng mãn chưa mãn khác nhau. Cho nên trong một sát-na có bốn dụng này.

Lại hỏi: Niệm niệm thay diệt, nếu đầu tiên chưa đầy đủ sau mới đầy đủ há chẳng phải là kéo dài thời gian ư? Điều này thật khó hiểu. Lại một sát-na có bốn phần, khi có dụng sinh thì ba kệ sau chưa có. Nếu khi dụng của các sinh ấy hết thì ba phần trước không còn. Nếu như vậy thì không có thời gian một sát-na, sát-na không có bốn thời thì không có bốn dụng thứ lớp. Lại y vào Bách luận để phá. Nếu phần trước đã có ba kệ sau, cùng chung với lúc đầu thì không gọi là kệ sau trong phần đầu.

Nếu kệ sau trong phần đầu không được cùng thời thì trong một lúc không có ba phần. Cho nên tiến lùi đều không được.

Lại hỏi: Bốn tướng cùng có nhân, tướng sinh ra bốn dụng không đồng tại sao là cùng có nhân?

Đáp: Dụng tuy không đồng thời, giúp nhau mà có, há chẳng phải cùng có hay nhân sao?

Lại hỏi: Là diệt dụng, giúp cho sinh chẳng phải diệt dụng giúp cho cái sinh.

Kia đáp rằng: Sinh có dụng của sinh, kia, diệt có lực của giúp sinh, năng lực này không phải là năng lực diệt dụng, đây là năng lực giúp cho sinh. Điều này cũng khó hiểu. Nếu diệt thể mà chưa diệt dụng làm sao có năng lực giúp sinh. Nếu đã có năng lực giúp sinh thì lẽ ra phải có năng lực của diệt. Nếu đã có năng lực của diệt thì hại sinh làm cho không khởi được.

Văn xuôi chia làm bốn phần:

  1. Giải thích kệ dùng hợp ly để phá.
  2. Chống chế.
  3. Phá chống chế.
  4. Tổng kết.

Giải thích nửa kệ trên có hai phần, nửa bài kệ trên lại có hai phần:

1) Giải thích câu thứ nhất của kệ, chính là nói hữu vô không được cùng lúc. Chỉ Trung luận nói phẩm Ba tướng, phẩm bốn tế, phẩm thành hoại đều phá nghĩa hữu vô cùng lúc.

Nếu cho là v.v… trở xuống là giải thích câu thứ hai lìa vô hữu cũng không lại chia làm làm bốn phần.

1/ Chấp ý người ngoài. Việc này không đúng trở xuống là bác bỏ chung, vì sao v.v… trở xuống là giải thích chỗ không phải.

Gồm nêu hai việc để giải thích.

a/ Dẫn phẩm Ba tướng ở trước để nói về có pháp cùng sinh nhưng không lìa nhau.

b/ Dẫn A-tỳ-đàm nói bốn tướng cùng sinh khởi. Trong Bà-sa-đềđộ đều có văn này. Như tướng môn nói. Bởi vậy v.v… trở xuống là câu thứ tư tổng kết. Trước nói cùng lúc tức là luận Đại thừa phá, cho nên chỉ cho Trung luận. Kế nói trước sau tức là trái với tông của Tiểu thừa. Bởi vậy dẫn Tỳ-đàm để phá. Cho nên trước sau hay cùng lúc, Đại thừa và Tiểu thừa không chấp. Lại trước dẫn để phá người khác, kế là hại tông mình. Mình và người đều không chấp. Nếu không lìa vô thường v.v… trở xuống là giải thích nửa kệ dưới. Trong bài kệ chỉ có không lìa, nay văn xuôi vì muốn đối với lìa không lìa của nửa kệ trên. Nên nay cũng mở hai cửa lìa, không lìa. Môn trước căn cứ vào không lìa để phá điều này dễ thấy. Nếu lìa vô thường, v.v… trở xuống là căn cứ vào lìa nhau để phá, hữu đã lìa vô, thì dị diệt không giúp cho sinh trụ; tức là sinh trụ không được sinh đây cũng là hai lỗi tiến lùi, không lìa thì có lỗi thường không lìa nhau nhau thì có cái lỗi không khởi. Giải thích nửa kệ trên lấy hai đoạn văn. Giải thích nửa bài kệ dưới thì có hai nghĩa. Văn nghĩa không chấp, cũng được chia làm bốn: 1/ Phá một lúc; 2/ Phá trước sau; 3/ lại phá cùng lúc; 4/ lại phá trước sau.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là chống chế căn cứ vào phần lập chia làm hai: 1/ Lâp ngoài tông; 2/ Giải thích nạn bên trong.

a.Lập ngoài tông chia làm hai: 1/ Lập chung; 2/ Lập riêng.

Trong phần lập chung có lúc sinh, đó là có vô thườg, đây là lập thể đồng thời, khi diệt là phát lập dụng trước sau. Lập hai nghĩa này chung cho bốn vấn nạn của nửa bài kệ trước. Vì thể đồng thời cho nên không có lỗi trái với tông của nửa bài kệ trên, và không có lỗi không sinh khởi của nửa bài kệ dưới. Vì dụng trước sau cho nên không có lỗi trái nhau của nửa bài kệ trên, lại không có lỗi vô thường của nửa bài kệ dưới. Như thế, sinh trụ diệt già được giải thích riêng nghĩa ấy. Chính là giải thích dụng trước sau được thường, làm cho thành tựu bốn việc: đắc (được) là sợi dây buộc bốn tướng này làm cho không mất.

Nương vào cựu nghĩa của Tỳ-đàm thì bốn tướng này là duyên theo pháp mà thành tựu, không được sợi dây riêng, mà nay văn này nói có được, có thể dùng hai nghĩa này để giải thích.

1/ Dùng đắc để được pháp; vì bốn tướng này thuận cho nên nói là đắc (được) bốn tướng.

2/ Hoặc có thể là nghĩa của bộ khác, nay chưa rõ, cho nên v.v… trở xuống là thứ hai tuy cùng khắp, đáp có bốn then chốt nhưng lược về việc vấn nạn vô thường là không.

Đáp rằng v.v… trở xuống là htứ ba phá chống chế, gồm có ba vòng phá thể đồng thời, dụng trước sau.

  1. Cho dụng đồng thể, thể đồng thời dụng cũng đồng thời.
  2. Cho thể đồng dụng, dụng trước sau thể cũng trước sau.
  3. Dù thể và dụng mà không làm nhân cho nhau tức không có năng lực giúp nhau.

Cho dụng đồng thời lại có hai: 1/ Bốn môn phá riêng. 2/ tổng kết phá.

1) Bốn môn phá chia làm ba ý:

a.Lấy sinh để đối với diệt có hai phá.

  1. Lấy diệt để đối với trụ.
  2. Lấy trụ đối với dị.

Môn đầu là hai phá: 1/ Đều phá hữu. 2/ Đều phá vô.

Đều phá hữu: ông nói vô thường là tướng diệt cùng sinh với hữu, nhắc lại nghĩa kia. Trong đó lấy tướng sinh làm hữu, tướng diệt làm vô thường. Khi sinh lẽ ra có hoại, v.v… trở xuống là luận chủ phá. Đã là sinh diệt, cùng lúc sinh khởi; tức là khi sinh dụng thì làm cho có dụng diệt. Khi dụng diệt thì có dụng sinh, làm cho tự thể cùng chung thì dụng cùng chung, làm cho dụng đồng với thể tức là nhờ dụng để phá thể. Lại nữa, v.v… trở xuống thứ hai là

Phá đều vô: Nói thể và dụng đều không nói ngay khi có thể sinh mà không cần phải có thể diệt. Khi thể diệt sinh khởi thì không cần có thể sanh. Lại nữa phá dụng chung ấy, đây là tiếp nối phá trước. Trước nói thể chung thì dụng cũng chung. Nay nói dụng nếu chung thì hại nhau đều không có hai tướng.

Lại nữa v.v… trở xuống là phần thứ hai nêu trụ để đối với diệt, cũng phải làm ra hai vấn nạn câu hữu câu vô đều không. Nay lược nêu vấn nạn câu vô, khi già thì không có trụ, v.v… trở xuống là Phần thứ ba nêu già (đối với trụ. Cũng làm ra hai vấn nạn. Nay lược nói câu vô

Nhưng trong luận Bà-sa có hai pháp lão: 1/ Lão trong bốn tướng là tướng dị; 2/ Có pháp lão của thời kỳ lớn.

Luận Thành Duy Thức phá rằng: Đã có hai thứ lão lẽ ra có hai pháp sinh: 1/ Sinh trong bốn tướng; 2/ Sinh trong thời kỳ lớn.

Mà sinh kia không sinh vào thời kỳ lớn cho nên vấn nạn này khó có thể đáp được. Cho nên điều ông nói v.v… trở xuống là thứ hai tổng kết nghĩa ấy rõ ràng có lỗi sai lầm.

Nói sai lầm vì khi sinh thì có diệt, diệt thì có sinh cho nên sai lầm.

Phàm sự vật khi sinh là không hư hoại ấy là đạo lý rõ ràng trong thiên hạ như thế. Nếu thế thì bốn tướng không đi chung. Nếu tránh sự sai lầm nói rằng khi sinh không hoại khi hoại thì vô sinh, thì rơi vào lỗi bốn tướng không đi chung trái tông. Cho nên nói: Bấy giờ chẳng phải là không có tướng vô thường. Nếu biết được thì gọi là biết v.v… trở xuống là thứ hai. Phần phá khắp: Nếu dụng không đồng thời thì thể cũng không đồng thời, cho nên có phá này, người ngoài không chấp nhận lối phá sai lầm ở trước. Nếu thể và dụng đều đồng thời thì bị sai lầm. Nay thể đồng thời mà dụng không đồng thời, cho nên không có sai lầm. Bởi thế nay lại phá. Lại mở ra hai khác nhau.

Nêu sự để gạn hỏi. Nếu có thể biết thì gọi là biết, vì có thể biết nên gọi là biết. Nếu không thể biết thì không gọi là biết. Nếu lúc ấy đang sinh khởi đã có diệt thì thể lẽ ra có diệt. Nếu không có diệt thì không thể gọi là diệt, trước nêu ba việc, kế nêu bốn tướng để hợp. Nếu khi sinh diệt v.v… trở xuống là , phần thứ ba phá khắp thể đồng thời dụng trước sau. Nếu nói ngay khi sinh dụng chưa có thì sau đó mới có cái dụng của diệt. Dụng đâu cần cùng sinh? Ở đây nói khi sinh dụng chưa có dụng của diệt thì cái diệt không có dụng. Đâu thể giúp sinh, cho nên không cần khởi chung. Nếu đã có dụng giúp sinh tức là đã có dụng sinh diệt. Lại đến đây để phá tiến lùi. Nếu có dụng giúp sinh thì diệt có dụng về diệt sinh, cái sinh không khởi được. Nếu chưa có dụng về cái sinh của diệt lẽ ra cũng chưa có cái dụng giúp sinh, thì sinh không thể khởi.

Lại ông nếu có thể giúp nhưng chưa có cái có thể diệt thì lẽ ra cũng có năng diệt mà chưa thể giúp. Có không như thế là đoạn lớn thứ tư tổng kết. Cho nên hữu vô là không v.v… trở xuống là thứ ba tổng kết pháp ngang nhau.

VIII. MÔN QUÁN TÁNH

Từ bốn môn trên tìm tướng không có dấu vết. Nay phẩm Quán Tánh này chẳng phải hữu, cho nên có môn này. Căn cứ ý của người ngoài, trên y cứ vào tướng để lập tướng thì tướng đều không thành. Nay nêu tánh chứng minh chó tướng, lẽ ra có tướng. Đã là thể muôn vật hữu vi, vô vi há không có tướng ư? Cho nên nay kế là phá tánh. Vì tánh không cho nên tướng tức là không, tánh tướng khác nhau. Luận Trí Độ nói: tánh là tự thể bên trong không thay đổi là tánh tướng là sự bên ngoài, biểu thị rõ ràng cho nên gọi là tướng. Hai điều này là tổng yếu của muôn vật, cho nên phá. Hai điều này lại trong nhân có tánh quả nên gọi là Tánh. Đây là tánh của tánh khác. Vì tánh không phải là sự cho nên gọi là khác. Ba là chấp tánh như chấp đắm tất cả pháp đều là thật có, cho nên gọi là tánh.

Hỏi: Đây có khác gì với tính của thể trước.

Đáp: Chấp có tự thể chưa hẳn là tánh. Nếu người chấp có tự thể giả cũng gọi thể nhưng không phải tánh. Y cứ điều kia đã nói cho nên nghĩa thể tánh là khác.

Nếu chấp vào tánh của tánh để làm rõ các pháp quyết định làm cái hiểu của hữu vô, nên gọi là Tánh.

Lại chấp vào tánh của tánh, nghĩa này thì chẳng, cắt tiệt sự khởi có tâm nói dị không thì là tánh hữu. Cắt đứt vô tâm nói dị hữu tức là tánh vô. Hữu vô đã như vậy, cũng là cái lệ về vừa hữu vừa vô.

Người khác nói: ngoại đạo Tỳ-đàm cho là nghĩa tánh ta học Đại thừa chẳng phải tánh. Nay hỏi nếu là nghĩa phi tánh, thì tâm thần chúng sinh không thể hủy diệt, sắc pháp không thể là tâm. Tứ tuyệt của Chân Đế không thể là bất tuyệt. Ba giả của thế đế không được bốn tuyệt há chẳng phải định tánh. Người Địa luận cho là chân trong chân, xưa nay thường định không thể là bất. Chân, há chẳng phải tánh sao? Nay phá nghĩa tánh này, từ sở phá mà đặt tên cho nên lấy làm môn.

3/ Từ hai phẩm đầu về sau là pháp và tướng phần lớn về là vô sinh. Nhưng pháp tướng vi tế, kẻ thường tình chẳng thể ngộ. Nếu không lấy gần để so sánh xa thì yếu chỉ sâu kính khó rõ được. Cho nên phẩm này mượn tướng biến động hiện tại để phá tánh chấp, làm cho ngộ được dễ dàng, cho nên có môn này.

3/ Ở trên phá tất cả pháp là có. Nay một phẩm phá cả hữu vô. Chính là nói rõ hai đế luận biện đại tông, nên có môn này.

Môn này cũng có ba ý: trước sinh khởi như văn, như kinh là dẫn kinh chứng phá. E rằng vì không tin lời của Luận chủ phá.

Kệ chia làm ba ý: 1/ Nửa bài kệ trên là phá tánh; 2/ Phá vô tánh; 3/ Tổng kết. Bài kệ này hàm ý rất nhiều.

1/ Nửa bài trên là phá bên ngoài, kế là phá bên trong, nói lên đạo không hề có trong ngoài dùng môn để hiểu đạo. Như Tăng-khư, v.v… chấp có pháp thể trong ngoài riêng chung tức là tánh, nhưng một khác không đồng, cũng chấp thần thể tức là tánh, một khác không đồng.

2/ Trước nói tánh là Tỳ-đàm, Tỳ-đàm là muôn pháp, đều có tự thể nên gọi là Tánh. Vô tánh là nghĩa Luận Thành Thật. Luận Thành Thật nói trong năm ấm không thấy chúng sinh là hành không. Thấy năm ấm cũng không là hành vô ngã cho nên vô tánh. Nhưng vì không xa vô tánh mà nay luận để phá. Lại Luận Thành Thật phá nên gọi là tánh vô tánh. Không biết thể tánh của tất cả pháp là không cũng là điều nay luận phá.

3. Tánh là nghĩa của hàng Tiểu thừa. Vì hàng Tiểu thừa đã gọi là sở đắc. Như kinh Niết-bàn nói: Có sở đắc gọi là Nhị thừa, cho nên gọi là tánh, tánh là chấp trước vào nghĩa, còn là tên khác của sở đắc. Lại hàng Tiểu thừa không đắc pháp vô ngã mà chấp tự có thể của các pháp, thể tức là tánh. Lại hàng Tiểu thừa có vô ngã nhưng lý quyết định là không cũng gọi là Tánh, cho nên phá có tánh tức là phá người Tiểu thừa, phá vô tánh tức là phá người Đại thừa. Người đại thừa nhất định hiểu vô tánh, xả tánh nhưng còn vô tánh, nên phải quyết phá. Lại không biết tức tánh là vô tánh, nói tánh là vô tánh, hai điều này cũng lần lượt phá. Lại vì đại đối với tiểu nên có đại, đã không có tiểu làm sao có đại, muốn nói lên chánh đạo không hề có đại tiểu làm cho chúng sinh ngộ nhập. Lại phá tánh, phá ba tánh của nhiếp Luận sư, phá vô tánh là phá ba vô tánh ấy. Lý rõ ràng không hề có ba tánh, làm sao có ba vô tánh. Cho nên chánh đạo không có ba chẳng ba không có tánh bất tánh. Năm câu như thế.

Hỏi rằng: Bồ-tát Vô Trước y cứ vào kinh mà lập ba vô tánh thì làm sao phá?

Đáp: Đây là một bề đối với tánh cho nên nói vô tánh, tánh đã không thì vô tánh cũng không. Người giảng không thể hội được ý luận cho nên phải phá.

Lại Luận chủ nói vô tánh, là nói không có tánh, không cho là có vô tánh. Người giảng nói không có tánh, mà có vô tánh, không biết ý luận.

Hỏi: Trong nhiếp luận chỗ nào có văn này?

Đáp: Luận có một câu rằng. Tất cả các pháp lấy vô sở đắc làm

gốc, có thể tìm tường tận điều đó. Lại phá tánh là phá lý bên ngoài có sở đắc của tất cả Đại, Tiểu thừa. Phá vô tánh cũng phá trong ngoài không có nghĩa sở đắc đạo, há là có đắc, vô đắc trong ngoài ư?

Lại nửa bài kệ trên căn cứ vào môn vô thường để phá chấp tánh, tức là phá nghĩa thường.

Nửa bài kệ dưới là phá nghĩa vô thường, nói ở thường đã không thì cũng không có vô thường, cho nên như . Bậc Thánh nói vô thường: là nói không có thường, không phải nói có vô thường.

Nửa bài kệ trên là mượn vô thường để dứt trừ thường.

Nửa bài kệ dưới cũng dứt bỏ vô thường cho nên nói tất cả pháp là không, bởi vậy phá cái thường, vô thường. Tất cả chúng sinh chưa thấu được thật tướng nên sinh tâm động niệm, bất đoạn thì thường, đoạn thì vô thường, đây là cội gốc của các kiến chấp, là cội nguồn ngăn ngại chánh quán. Cho nên kệ này nói trước chặt đứt gốc cây thì cành nhánh tự khô chết, lại kệ này là nghĩa trừ tám đảo. Nửa bài kệ trên mượn vô thường để phá thường, trừ bỏ bốn đảo như thường v.v… trong sinh tử, Nửa kệ dưới là nói vô thường cũng không lại trừ bỏ, bốn điên đảo như vô thường trong sinh tử. Nên biết sinh tử không hề có thường, vô thường năm câu như thế, sinh tử chưa từng có thường, vô thường, liễu ngộ được như thế tức là Niết-bàn. Niết-bàn há là thường, vô thường ư? Cho nên sinh tử và Niết-bàn tất cả các điên đảo rốt ráo vắng lặng. Lại kệ này tức là giải thích kinh Tịnh Danh bất sinh bất diệt là nghĩa vô thường. Ca-chiên-diên chỉ lãnh hội ý nửa kệ trên, vì thấy các pháp biến đổi nên biết là nghĩa vô thường, bèn nói có vô thường của vô tánh. Chấp trước vô thường thì mất ý nghĩa của nửa bài kệ dưới. Nhưng nửa bài kệ trên chỉ bỏ gốc mà thành bỏ cả hai. Đã mất cái ý xả cả hai, cũng mê mờ ý nghĩa chỉ xả một cái. Cho nên nay nói mượn vô thường để phá thường. Đã xả bỏ thường thì cũng không chấp trước vô thường, đây chính là ý nghĩa của vô thường mà Chư Phật và Bồ-tát nói. Cho nên nói không sinh không diệt là nghĩa vô thường. Nhưng tánh, vô tánh đều là bệnh, mà mượn vô tánh để phá tánh, sinh tử Niết-bàn cả hai đều là bệnh, nhưng mượn Niết-bàn để phá sinh tử, vạn nghĩa chân vọng v.v… đều lệ theo đây.

Hỏi: Biến dị vì sao vô tánh?

Đáp: Thật có vật thể tức là thường, không thể biến dị, biến dị tức không có vật thể.

Văn xuôi chia làm ba ý: 1/ Giải thích kệ; 2/ Ngoài hơn trong; 3/ Trong tự khỏi lỗi, kết luận yếu chỉ quy về.

Giải thích kệ có hai ý:

1/ Mượn tướng biến dị để phá tánh, giải thích nửa bài kệ trên.

2/ Lại nữa v.v… trở xuống là giải thích các duyên để phá tánh, vẫn giải thích nửa dưới.

Hỏi rằng v.v… trở xuống là phần hai người ngoài hơn trong, lại mở ba khác nhau:

  1. Nhắc lại nghĩa trong.
  2. Chánh sinh ra lỗi.
  3. Tổng kết không phải trong.

Nếu tất cả pháp không tức là không sinh không diệt nêu nghĩa bên trong.

Văn này có gần có xa, xa là từ bảy môn trên sinh bảy môn trên đều kết luận nói tất cả pháp không cho nên nay nhắc lại. Gần là từ phẩm này sinh, vì phẩm này trong ngoài số luận, đại tiểu, ba tánh, ba vô tánh lý trong ngoài tất cả phá sạch không sót. Người ngoài nêu câu hỏi này. Nếu không sinh diệt thì không có khổ đế v.v… trở xuống là câu thứ hai nêu trong sinh lỗi, trong lỗi trước nói không có Tứ đế, Tam bảo, cũng không có pháp thế gian, lỗi bên trong là không có pháp thế tục, hoàn toàn đồng với phẩm Tứ đế của Trung luận. Nay nói không sinh diệt, không có khổ đế, điều này có hai nghĩa chung riêng. Nghĩa chung là không sinh thì không có khổ tập không diệt thì không có diệt đạo.

Hàng Tiểu thừa cho sinh diệt vô thường gọi là khổ đế, nay đã không sanh không diệt thì không có khổ đế, ngoài ra đều dễ hiểu.

Đáp rằng v.v… trở xuống là thứ ba bên trong tự tránh khỏi lỗi kết luận yếu chỉ quy về. Lại có hai ý:

  1. Bên trong tự khỏi lỗi.
  2. Đẩy lỗi ra ngoài.

Trong tự khỏi lỗi là nói không, chẳng có lỗi, đẩy lỗi trở ra bên ngoài nói chấp có là lỗi. Gồm có sáu câu:

  1. Nêu chung có hai đế.
  2. Nói hai đế nương nhau.
  3. Không biết hai đế mất ba điều lợi.
  4. Nói biết hai đế được ba điều lợi.
  5. Nêu lên người không biết.
  6. Nói người có thể biết thì được.

Trước nói có hai đế người ngoài chấp nhất định có cho nên dùng đoạn diệt để bắt lỗi Luận chủ. Bởi thế nay nói có hai đế, há là đoạn diệt ư? Nói có hai đế không những chỉ lìa đoạn diệt mà còn lìa cả đoạn, thường, tuy không mà có, cho nên không theo chấp đoạn, tuy có mà không nên không đắm thường lập ra hai đế để phá đoạn thường, tức là Trung đạo. Lại ở trên ta nói không có cái thấy của ông có thì lúc nào không có nhân duyên thế tục giả danh có ư? Ông nghe ta nói không có tức là không có tất cả các cái có. Cho nên không hiểu ý ta.

Lại có hai đế, ở trên phá tánh có không của người ngoài là nói phi hữu phi vô cho nên là Trung đạo. Từ Trung đạo mới được lập giả danh hữu vô, cho nên phi hữu mà hữu, phi vô mà vô, mà hữu mà vô từ trung đạo khởi giả, cho nên có hai đế. Lại vì người ngoài nghe nói tất cả không vô, lại có hai đế, nay đối phá bệnh không hai. Cho nên nói hai, nhưng các pháp chưa từng có hai và không hai, năm câu như thế, nếu chấp lấy hai đế làm kiến giải liền thành hai kiến chấp. Lại có hai đế là nói rõ kinh Phật nói tất cả pháp không. Ta trình bày Phật nói tất cả pháp không ông nói nghĩa gì?

Trong Phật pháp có hai đế, trên là nói tất cả pháp không đây là nói đệ nhất nghĩa không, không nói nghĩa thế đế, ông không hiểu ý này, cho nên sinh các vấn nạn trước một cách ngang trái. Lại có khi nói: Phá hai đế nói hai đế, Chư Phật ba đời đều nương theo hai đế mà nói pháp, đây là nhân duyên chẳng phải có cái có, chẳng phải không cái không, người học Phật giáo bèn hiểu có không là tánh nhất định. Nay phá định tánh hai đế này, nói tất cả pháp không. Nay mới trình bày nhân duyên Hai đế của Đức Phật.

Nhờ thế đế mà được nói Đệ nhất nghĩa đế.

Thứ hai là nói Hai đế giúp nhau.

Vì giải thích nghi mà có đã lấy không làm Đệ nhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa có hai sự thật: 1/ thật tướng; 2/ Chỗ làm của bậc Thánh. Cho nên lập Đệ nhất nghĩa. Thế đế không có hai sự thật này, cần gì nói tục đế ư? Bởi vậy nay nói nhờ không có để ngộ có không. Cho nên nói nhờ thế đế mà ngộ Đệ nhất nghĩa đế. Như Trung luận nói: không nói hai đế, vì không nói nên nói là thế đế. Nói không nói là Đệ nhất nghĩa đế. Nhân phải nhờ lời vô ngôn để ngộ nói không lời, cho nên nói nhờ thế đế mà được nói Đệ nhất nghĩa. Nhờ Đệ nhất nghĩa mà đắc Niết-bàn. Đệ nhất nghĩa tức là thật tướng, vì thấy thật tướng cho nên dứt được các phiền não, và đắc quả Niết-bàn.

Nếu người không biết v.v… trở xuống là thứ ba nói không biết hai đế cho nên mất ba điều lợi, nên có văn này để chê bai người Tiểu thừa. Như thế nếu biết thế đế, v.v… trở xuống là thứ tư biết Hai đế thì được ba điều lợi là khen ngợi người Đại thừa, cũng làm cho bỏ Tiểu thừa học Đại thừa, ngộ Đệ nhất nghĩa thế đế sinh phương tiện Bát-nhã làm tự lợi, ngộ thế Đế đệ nhất nghĩa sinh Bát-nhã phương tiện làm lợi tha. Sanh cả hai tuệ là cộng lợi. Lại tự ngộ hai đế sinh hai tuệ là tự lợi, y theo hai đế nói pháp cho người nghe khiến được hai tuệ là lợi tha. Mình và người (tự tha) đều ngộ là cùng lợi. Lại nương vào đệ nhất nghĩa sinh Bát-nhã là tự lợi, ngộ thế đế sinh phương tiện là lợi tha. Nay ông nghe thế đế cho là đệ nhất nghĩa đế.

Thứ năm, là nói lỗi của người không biết, Thánh kinh nói sinh diệt vô thường, đây là thế đế mà Tôn giả Ca-chiên-diên nghe kinh nói lời này cho vô thường sinh diệt là Đệ nhất nghĩa đế cho nên như . Người lấy sinh diệt vô thường làm cái lý của sáu mươi đế, cho nên đệ nhất nghĩa vì thấy lý này cho nên dứt nghi họăc đắc đạo quả Đại thừa đối với điều đó vẫn cho là thế đế.

Hỏi: Người ngoài nghe ở chỗ nào?

Đáp: Các sư Mười hai môn phần nhiều nói: nghe Luận chủ nói thế đế cho là Đệ nhất nghĩa, cho nên giả lập chữ ngã, nay nói không đúng, văn không có chữ ngã. Lại chỗ nào mà Luận chủ nói thế đế cho là Đệ nhất nghĩa? Cho nên giải thích nhầm văn.

Lại có người nói: người ngoài nghe nói bất sinh bất diệt v.v… là thế đế mà cho là Đệ nhất nghĩa đế, đây là cứ xoay vẫn sai lầm. Người ngoài bất cứ lúc nào cứ chấp bất sinh bất diệt là Đệ nhất nghĩa. Nếu họ chấp bất sinh bất diệt là Đệ nhất nghĩa bèn cho là sinh diệt phải là thế đế. Như thế tại sao bắt lỗi luận chủ nói không, không sinh, không diệt, không có tam bảo, Tứ đế ư?

Hỏi: Thật có nghĩa này không?

Đáp: Nghĩa chính là phi của hữu, này chỗ dụng nói nghĩa có, thế đế phá tánh nói không, không có tánh sinh diệt cho nên nói không sinh diệt. Cái không sinh diệt thuộc về thế đế, nhưng người có sở đắc cho điều này là Đệ nhất nghĩa. Cho nên nói nghe nói thế đế cho là Đệ nhất nghĩa.

Lại ba tánh ba vô tánh đều là thế đế; Đệ nhất nghĩa phi tánh vô tánh. Cho nên trước nói: pháp vô tánh cũng không. Vì tất cả pháp không mà người có sở đắc chấp ba vô tánh là Đệ nhất nghĩa thì rơi vào chỗ lỗi lầm. Nếu làm ba lớp Hai đế để rõ nghĩa, hoặc hữu hoặc vô đều là thế đế, phi không phi hữu mới là Đệ nhất nghĩa, ông nghe nói hữu là thế đế không là Đệ nhất nghĩa, nghe ta nói thế đế cho là Đệ nhất, phi nhị không hai mới là Đệ nhất nghĩa. Ông nghe thế đế cho là Đệ nhất nghĩa. Người phương Nam nghe lớp đầu là thế đế cho là Đệ nhất nghĩa. Người phương Bắc phần nhiều sau khi nghe lớp thế đế cho là Đệ nhất nghĩa. Pháp nhân duyên của Chư Phật gọi là Đệ nhất nghĩa sâu xa.

Thứ sáu: Là người ra khỏi năng tri tức là luận chủ. Cho nên Luận chủ chỉ dạy tướng của hai đế có hai câu:

1. Nhắc lại pháp nhân duyên là Đệ nhất nghĩa, vì pháp nhân duyên này không có tự tánh.

2. Giải thích nhân duyên là Đệ nhất nghĩa. Nói nhân duyên rõ ràng tức rốt ráo không, gọi là Đệ nhất nghĩa. Cho nên nói nhân duyên không là Đệ nhất nghĩa gồm có ba nghĩa:

a. Sợ người ngoài cho rằng Luận chủ dùng đoạn diệt không gọi là Đệ nhất nghĩa.

b. Luận chủ cho rằng không đối với thật tánh gọi là Đệ nhất nghĩa tức là phân biệt với nghĩa giả bất không, cho là đản không đối với tánh, bất không đối với giả gọi là Đệ nhất nghĩa.

c. Người ngoài nghe hai đế bèn cho là thế đế thật có Tam bảo Đệ nhất nghĩa là không, người ngoài bèn được nghĩa thế đế. Cho nên nay nói, ta nói thế đế là nhân duyên không bằng tánh hữu của ông.

Ông chẳng những không biết Đệ nhất nghĩa, mà có không biết thế đế. Lại phân biệt nghĩa không giả danh nói không đối với giả mới là đệ nhất nghĩa. Cho nên nay nói nhân duyên giả danh rõ ràng mà tức là rốt ráo không nên gọi là Đệ nhất nghĩa, bởi thế nên soạn luận này. Sư Tăng Duệ tìm phẩm này tựa soạn luận rằng: Chính là lấy mười hai nhân duyên để diễn bày hữu vô, sự vô bất tận chính là văn này. Nếu các pháp không từ các duyên sinh v.v… trở xuống là thứ hai đẩy lỗi trở lại người ngoài y theo văn này chia làm ba ý:

1. Phá tự tánh của người ngoài; 2/ phá tha tánh; 3/ Tổng kết không có tự tánh của mình, người v.v… Y cứ tự tánh, lại có hai ý:

1) Nhắc lại nghĩa của tánh kia.

Năm ấm không sinh không diệt, ở dưới hiển bày tánh là lỗi, đẩy lỗi trở lại cho người ngoài lại mở ra hai khác nhau:

1/ Xoay lỗi không có Tứ đế tam bảo trở lại người ngoài.

2/ Xoay lỗi không có pháp thế gian trở lại người ngoài.

Lỗi của tánh này vi tế khó biết, nếu cho rằng có một mảy may thể của các pháp điều này không từ duyên sinh, bèn là tự tánh, tự tánh thì phá tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.

Nếu cho rằng các pháp không có tự tánh v.v… trở xuống là thứ hai phá tha tánh bên ngoài.

Trước y cứ môn đối đãi để phá. Lại tha tánh nương vào tướng để phá, phá tự tánh phá giả hữu thể, người có giả, thể của cột trụ cùng giả. Phá tha tánh phá dụng thật là giả thể. Như năm uẩn là thể của con người, có bốn vi tế làm thể của cột. Nếu tự tánh không thành trở xuống là thứ ba tổng kết lại chia làm hai: 1/ Kết riêng bốn pháp; 2/ Kết chung bốn pháp.

Kết riêng bốn pháp gồm: 1/ Kết vô tự tánh; 2/ Kết vô tha tánh; 3/ Kết không có hữu tánh; 4/ Kết không có vô tánh. Đồng với Trung luận phá bốn kệ của phẩm Hữu Vô. Bởi thế ở dưới tổng kết không có bốn tánh. Cho nên tất cả không.

Phần thứ ba phẩm này tổng kết pháp không.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6