THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 48

TỤNG THỨ 8

PHÁP TĂNG NHẤT

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu có người nam giả hình dạng người nữ như tướng người nữ, mặc y phục người nữ lại theo pháp nam tử cầu thọ giới thì có đắc giới không?”, Phật nói: “Đắc giới nhưng chúng tăng mắc tội”, lại hỏi: “Nếu có người nữ giả hình dạng người nam như tướng người nam, mặc y phục người nAmlại theo pháp người nữ cầu thọ giới thì có đắc giới không?”, Phật nói: “Đắc giới nhưng chúng tăng mắc tội”, lại hỏi: “Nếu chưa cho xuất gia mà liền cho thọ giới cụ túc thì có đắc giới không?”, Phật nói: “Đắc giới nhưng chúng tăng mắc tội”.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo dụ đệ tử của người khác rồi cho pháp và y thực, các Thượng tòa quở trách: “Làm sao giáo hóa được đệ tử như pháp khi mà Lục quần Tỳ-kheo dụ dẫn đi rồi cho pháp và y thực”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay không được dụ đệ tử của người khác rồi cho pháp và y thực, nếu dụ thì phạm Đột-kiết-la ”

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu Tỳ-kheo không muốn phản giới hoàn tục liền nói với người: “Thầy hãy vì tôi làm Hòa thượng”, nếu kia vì làm Hòa thượng thì có phản giới không?”, Phật nói: “Không phản giới vì là lời nói đùa”.

Lúc đó Phật hỏi A-nan: “Những đứa trẻ này trên bữa ăn có thể đuổi được chim quạ hay không?”, đáp là được, Phật nói: “Từ nay cho những đứa trẻ cho đến bảy tuổi đuổi được chim qua, được làm Sa-di gọi là Khu ô Sa-di”.

Lúc đó vua Bình sa dùng pháp sáu năm nhuần một lần, các Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nên theo pháp của vua”. Vua Bình-Sa-lại dùng pháp một năm có sáu tháng thiếu, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Nên theo pháp của vua, tháng đầu của mùa Xuân đủ thì tháng thứ hai thiếu, tháng thứ ba đủ thì tháng thứ bốn thiếu; tháng đầu của mùa Hạ đủ thì tháng thứ hai thiếu, tháng thứ ba đủ thì tháng thứ bốn thiếu; tháng đầu của mùa Đông đủ thì tháng thứ hai thiếu, tháng thứ ba đủ thì tháng thứ bốn thiếu”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly lại hỏi: “Nơi không phải là trú xứ của tỳkheo mà thuyết giới thì có gọi là thuyết giới không?”, Phật nói: “Nếu Tỳ-kheo-ni thuyết giới thì gọi là thuyết giới”, lại hỏi: “Sa-di thuyết giới có gọi là thuyết giới không?”, Phật nói: “Không gọi là thuyết giới, chỉ được nghe thuyết giới và thọ tuế (tự tứ), không được xếp vào túc số để thuyết giới, thọ tuế và làm các yết ma khác”. Lại hỏi: “Tỳ-kheo trên mặt đất có được gởi thanh tịnh cho Tỳ-kheo ở trên không trung không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trên không trung có được gởi thanh tịnh cho Tỳ-kheo ở trên mặt đất không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Cả hai đều ở trên không trung có được gởi thanh tịnh không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trong giới có được gởi thanh tịnh cho Tỳ-kheo ở ngoài giới không?”, Phật bảo: “Không được, nếu hiệp giới hay cùng trong giới thì được”. Lại hỏi: “Tỳ-kheo trên mặt đất có được gởi dục thanh tịnh cho Tỳ-kheo ở trên không trung không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trên không trung có được gởi dục thanh tịnh cho Tỳ-kheo ở trên mặt đất không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Cả hai đều ở trên không trung có được gởi dục thanh tịnh không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trong giới có được gởi dục thanh tịnh cho Tỳ-kheo ở ngoài giới không?”, Phật bảo: “Không được, nếu hiệp giới hay cùng trong giới thì được”. Lại hỏi: “Tỳ-kheo trên mặt đất có được gởi dục cho Tỳ-kheo ở trên không trung không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trên không trung có được gởi dục cho Tỳ-kheo ở trên mặt đất không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Cả hai đều ở trên không trung có được gởi dục không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trong giới có được gởi dục cho Tỳ-kheo ở ngoài giới không?”, Phật bảo: “Không được, nếu hiệp giới hay cùng trong giới thì được”. Lại hỏi: “Tỳ-kheo trên mặt đất có được gởi dục yết ma cho Tỳ-kheo ở trên không trung không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trên không trung có được gởi dục yết ma cho Tỳ-kheo ở trên mặt đất không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Cả hai đều ở trên không trung có được gởi dục yết ma không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trong giới có được gởi dục yết ma cho Tỳ-kheo ở ngoài giới không?”, Phật bảo: “Không được, nếu hiệp giới hay cùng trong giới thì được”. Lại hỏi: “Tỳ-kheo trên mặt đất có được gởi dục kiết giới cho Tỳ-kheo ở trên không trung không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trên không trung có được gởi dục kiết giới cho Tỳ-kheo ở trên mặt đất không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Cả hai đều ở trên không trung có được gởi dục kiết giới không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trong giới có được gởi dục kiết giới cho Tỳ-kheo ở ngoài giới không?”, Phật bảo: “Không được, nếu hiệp giới hay cùng trong giới thì được”. Lại hỏi: “Nếu không xả giới trước thì có được kết giới mới rộng hay hẹp hơn hay không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được đều cùng kết giới hay không?”, Phật bảo: “Nếu nói chu vi tướng ngoài và tướng trong thì được”, lại hỏi: “Có khi nào kiết giới rồi không theo yết ma mà xả hay không?”, Phật bảo: “Có, nếu ở bên trong tường, hào”. Lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trên cây có được kết giới không?”, Phật bảo: “Nếu khi yết ma, số chúng đủ thì được”, lại hỏi: “Nếu Tăng bị phá có được kết giới không?”, Phật bảo: “Nếu như pháp kết giới thì được”.

Lại hỏi: “Phật pháp thời quá khứ trụ ở đời bao lâu?”, Phật bảo: “Tùy thuộc Tỳ-kheo thanh tịnh, không hoại pháp thuyết giới thì gọi là chánh pháp trụ ở đời”, lại hỏi: “Phật pháp đời vị lại trụ ở đời bao lâu”, Phật bảo: “Tùy thuộc Tỳ-kheo thanh tịnh, không hoại pháp thuyết giới thì gọi là chánh pháp trụ ở đời”, lại hỏi: “Chánh pháp hiện tại của Thế tôn trụ ở đời bao lâu?”, Phật bảo: “Cũng tùy thuộc Tỳ-kheo thanh tịnh, không hoại pháp thuyết giới thì gọi là chánh pháp trụ ở đời”.

Lại hỏi: “Tỳ-kheo ở trong tụ lạc ban đầu xây cất Tăng phường được kiết giới phạm vi là bao nhiêu?”, Phật bảo: “Tùy thuộc vào tụ lạc và giới tụ lạc, phạm vi bao nhiêu là chỗ quay lại của họ”, lại hỏi: “Tỳkheo ở A-lan-nhã ban đầu xây cất Tăng phường được kết giới phạm vi là bao nhiêu?”, Phật bảo: “Phạm vi các phía là một Câu-lô-xá, các Tỳkheo chỉ được trong phạm vi một Câu-lô-xá này cùncg ở một chỗ làm yết ma bố tát, không được biệt chúng làm yết ma thuyết giới, nếu biệt chúng làm thì mắc tội”. Lại hỏi: “Khi pháp diệt thì kết giới có gọi là kết giới không?”, Phật bảo: “Không gọi là kết giới, vì khi pháp diệt thì tất cả kết giới, tất cả thọ giới, tất cả giới pháp, tất cả yết ma đều diệt”. Lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo làm yết ma mạng chung, các Tỳ-kheo khác không biết giới tướng thì có được xả giới không?”, Phật bảo: “Được xả”, lại hỏi: “Tỳ-kheo cất Tăng phường trên núi, có được an cư dưới núi cách khoảng mười Câu-lô-xá hay không?”, Phật bảo được, lại hỏi: “Ở nơi

nào cho vật an cư?”, Phật bảo: “Nên cho ở chỗ an cư”; lại hỏi: “Tỳkheo cất Tăng phường dưới núi, có được an cư trên núi cách khoảng mười Câu-lô-xá hay không?”, Phật bảo được, lại hỏi: “Ở nơi nào cho vật an cư?”, Phật bảo: “Nên cho ở chỗ an cư”. Lại hỏi: “Nếu Tăng bị phá làm hai bộ, trong một bộ có Tỳ-kheo xuất giới cho đến trời sáng thì có gọi là phá an cư không, có mât y và có mắc tội trái lời không?”, Phật bảo: “Không phá an cư, không mất y, chỉ mắc tội trái lời”. Lại hỏi: “Nên ở đâu thọ pháp xuất giới bảy ngày?”, Phật bảo: “Nên ở trong giới thọ”, lại hỏi: “Theo ai thọ?”, Phật bảo: “Nên theo năm chúng là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni mà thọ”, lại hỏi: “Có được tâm niệm thọ pháp xuất giới bảy ngày không?”, Phật bảo: “Không được, trừ năm hạng người: Người ở A-lan-nhã, người ở một mình, người đi xa, người bịnh lâu dài, người ở bên bà con vào thời thế mất mùa đói kém”.

Lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo có bà con là ngoại đạo thỉnh mời đến dự lễ tế trời Ma hê thủ la, trời Kiền đà, trời ma ni Bạt-đa; Tỳ-kheo có được phá an cư để đi hay không?”, Phật bảo: “Được đi, vì việc làm kia thanh tịnh”, lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo tụng A-hàm không thông lợi muốn được thông lợi hoặc muốn hỏi nghi nên muốn theo người khác thọ học thì có được phá an cư để đi hay không?”, Phật bảo được, lại hỏi: “Nếu Tỳkheo chưa được muốn cầu cho được, chưa hiểu muốn cầu cho hiểu, chưa chứng miốn cầu cho chứng thì có được phá an cư để đi hay không?”, Phật bảo được.

Có Tỳ-kheo bạch Phật: “Nên dùng loại da nào để làm giày da?”, Phật đáp như trong pháp Tạp đã nói. Lại hỏi: “Sao gọi là ngồi trên da?”, Phật bảo: “Mặc trên thân gọi là ngồi trên da”, lại hỏi: “Sao gọi là nằm trên da?”, Phật bảo: “Hông chạm dính gọi là nằm”, lại hỏi: “Sao gọi là mặc?”, Phật bảo: “Từ dưới chân lên đến rốn thì gọi là mặc”. Lại hỏi: “Da, thịt, máu, gân của Sư tử có được ăn không?”, Phật bảo: “Tất cả không được ăn”, lại hỏi: “Da, thịt, máu, gân của Nai đen có được ăn không?”, Phật bảo: “Trừ da, tất cả thứ khác được ăn”, lại hỏi: “Trước đây Phật có dạy là không được ăn thịt sống, máu tươi; nhưng nếu bị bịnh mà không có thuốc khác chữa trị thì được dùng phải không?”, Phật bảo: “Nếu không có thuốc khác chữa trị thì được dùng, nếu có thuốc khác thì không được dùng, nếu dùng thì phạm Thâu-lan-giá”. Lại có Tỳ-kheo mắc bịnh trĩ, thầy thuốc Kỳ vực bảo nên dùng dao cắt, Tỳ-kheo nói: “Phật không cho dùng dao cắt”, liền bạch Phật, Phật bảo nên dùng móng tay bấm, bấm không đứt, Phật bảo nên dùng tre lau cắt, cũng 12 không đứt, Phật bảo: “Nên đến chỗ khuất dùng dao cắt”.

Khi vua Bình sa mạng chung, các Tỳ-kheo nói với nhau: “Vua Bình sa mất, chúng ta không phạm nội túc phải không?”, Phật bảo: “Không phạm nội túc vì vua A-xà-thế đã thay chỗ”. Có Tỳ-kheo cùng đi đường, gánh giùm thức ăn cho Sa-di, tịnh nhơn. Đến giờ ăn, tịnh nhơn trao thức ăn cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không thọ vì sợ phạm tàn túc thực, Phật bảo: “Nếu gánh giùm thức ăn cho người khác thì ăn không phạm”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Y không cắt rọc có được thọ trì không?”, Phật bảo được, lại hỏi: “Có được mặc vào tụ lạc không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Nên cắt rọc như thế nào?”, Phật bảo: “Nên dài năm khuỷu tay, rộng ba khuỷu tay. Nếu vải không đủ thì được cất chứa ba loại y cắt rọc là thượng, trung và hạ. Y bậc thượng chiều dài năm khuỷu tay, chiều rộng ba khuỷu tay; y bậc hạ chiều dài bốn khuỷu tay, chiều rộng hai khuỷu tay rưỡi; y bậc trung ở khoảng giữa hai loại y trên”. Có Tỳ-kheo dùng dây cột Nê-hoàn-tăng nên bị rách, Phật bảo: “Nên làm y Câu-tu-la để mặc”, lại hỏi: “Tỳ-kheo có được thọ y Câutu-la không?”, Phật bảo: “Không nên thọ, khi nào Nê-hoàn-tăng bị rách mới được làm y Câu-tu-la để mặc”.

Nước Kiều-tát-la có người cúng dường y cho Tăng, các Tỳ-kheo không biết chia y như thế nào, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nên chia làm bốn phần, ba phần cho Tỳ-kheo, một phần cho Sa-di”. Nước Kiều-tát-la có một Tỳ-kheo chết, các Tỳ-kheo không biết chia y bát như thế nào, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nên chia làm bốn phần, ba phần cho Tỳ-kheo, một phần cho Sa-di”.

Lúc đó tinh xá Kỳ-hoàn mới làm xong, một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo đều nhóm họp lại, các cư sĩ thấy đại chúng tụ họp nên cúng y cho Tỳ-kheo tăng, các Tỳ-kheo không thọ, nói là Phật chưa cho thọ y cúng cho Tăng, liền bạch Phật, Phật bảo cho thọ. Lại có người cúng y cho Tỳ-kheo-ni tăng, các Tỳ-kheo-ni không thọ, nói là Phật chưa cho thọ y cúng cho ni tăng, liền bạch Phật, Phật bảo cho thọ. Lại có người cúng y cho hai bộ Tăng, hai bộ Tăng không thọ, nói là Phật chưa cho thọ y cúng cho hai bộ Tăng, liền bạch Phật, Phật bảo cho thọ. Sau khi thọ y xong, hai bộ Tăng không biết chia y như thế nào, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nên chia làm bốn phần, ba phần cho Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, một phần cho Thức-xoa-ma-na, Sa-di và Sa-di-ni”. Lại có cư sĩ thấy đại chúng nhóm họp nên cúng y cho Tỳ-kheo tăng, tâm mong muốn một Tỳ-kheo nói là tốt lắm, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Cho nói tốt lắm, người nói phải ở trên mặt đất, không được ở chỗ xa nghe; cho ở trên gò đất nhưng cũng không được ở chỗ xa nghe”. Lại có cư sĩ thấy đại chúng nhóm họp nên cúng y cho Tỳ-kheo tăng, tâm mong muốn để y trên giá y rồi mang vào trong Tăng thì tốt, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo cho. Lại có cư sĩ thấy đại chúng nhóm họp nên cúng y cho Tỳ-kheo tăng, tâm mong muốn cho một người khen ngợi Tăng thì tốt, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Cho khen ngợi, người khen ngợi Tăng nên nói: “Tăng trì giới đầy đủ, niệm đầy đủ, tam muội đầy đủ, trí huệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, độ tri kiến đầy đủ, Học, Vô học, Câu giải thoát, hướng quả, đắc quả”. Trong Tăng có vị chưa đắc đạo, nghi không dám thọ phần y, nói rằng: “Tôi không phải là bậc Học, Vô học, Câu giải thoát, cũng không phải là bậc hướng quả, đắc quả nên không dám thọ phần”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Nên thọ, nếu bản thân trì giới cùng Tăng hòa hợp, cấu thoát ly sanh tử, hướng đến Niết-bàn, không cầu thọ thân sau, tu hành ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh, trợ giúp việc tăng. Hành giả như thế thì được thanh tịnh thọ phần”.

Lúc đó Phật cùng năm trăm A-la-hán vào thành Thủ ba, đến nhà trưởng giả Thư tỳ kiền noa thọ phần thức ăn rồi đến bên ao A-nậu-đạt thọ thực. Lộc tử mẫu nghe tin này rồi sanh tâm tín kính bền đến chỗ Phật đảnh lễ rồi bạch Phật rằng: “Thế tôn, con nay đến chỗ Phật xin biệt thỉnh năm trăm vị A-la-hán ngày mai đến nhà con thọ thực”, Phật im lặng nhận lời. Lộc tử mẫu biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ, hữu nhiều rồi đi. Về nhà, ngay trong đêm đó lo sửa soạn các món ăn ngon, sáng hôm sau trải tòa rồi đến bạch Phật biết thời, trưởng lão A-nan đến nhận lấy phần thức ăn của Phật mang về. Lúc đó năm trăm vị A-la-hán mỗi người tự dùng thần túc đi đến nhà của Lộc tử mẫu, có người vào từ cửa sổ, có người từ trên hư không hiện xuống, có người từ dưới mặt đất hiện lên, có người hiện ra ngay trên chỗ ngồi… Lộc tử mẫu thấy chúng tăng ngồi xong liền tự tay dâng thức ăn cúng dường. Lúc đó A-nan mang thức ăn về, rót nước rồi trao thức ăn cho Phật, Phật thọ thực xong, A-nan thu bát rồi bạch Phật: “Thế tôn, hôm nay Lộc tử mẫu biệt thỉnh năm trăm A-la-hán thọ thực”, Phật hỏi: “Trong Tăng có thỉnh một Tỳkheo nào không?”, đáp là không có, Phật nói: “Nếu Lộc tử mẫu ở trong Tăng có thỉnh một Tỳ-kheo nào thì thân sau sẽ được đại công đức, đại quả báo và được đại lợi ích”. Lúc đó tất cả khắp nơi xa gần đều nghe biết Phật nói là nếu ở trong Tăng có thỉnh một người nào thì sẽ được đại phước đức hơn là biệt thỉnh năm trăm vị A-la-hán.

Có cư sĩ Bà-la-môn tín tâm cúng dường cho Tăng bữa tiểu thực, bữa ngọ thực và thức ăn Đát-bát-na, tâm mong muốn Phật cho một người khen ngợi Tăng thì tốt, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Cho khen ngợi, người khen ngợi Tăng nên nói: “Tăng trì giới đầy đủ, niệm đầy đủ, tam muội đầy đủ, trí huệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, độ tri kiến đầy đủ, Học, Vô học, Câu giải thoát, hướng quả, đắc quả”. Trong Tăng có vị chưa đắc đạo, nghi không dám thọ thực, nói rằng: “Tôi không phải là bậc Học, Vô học, Câu giải thoát, cũng không phải là bậc hướng quả, đắc quả nên không dám thọ thực”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Nên thọ, nếu bản thân trì giới cùng Tăng hòa hợp, cấu thoát ly sanh tử, hướng đến Niết bàn, không cầu thọ thân sau, tu hành ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh, trợ giúp việc tăng. Hành giả như thế thì được thanh tịnh thọ thực”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Khi Tăng thọ y Ca-hi-na, có Tỳ-kheo ở trong đó mà không gọi là thọ không?”, lại hỏi: “Khi Tăng thọ y Ca-hi-na, cmột Tỳ-kheo không có ở trong đó mà được gọi là thọ không?”, lại hỏi: “Khi Tăng xả y Ca-hi-na, có Tỳ-kheo ở trong đó mà không gọi là xả không?”, lại hỏi: “Lại có Tỳ-kheo không có ở trong đó mà được gọi là xả không?”, Phật đáp như trong pháp Tạp đã nói. Lại hỏi: “Sa-di đắc giới có được ngăn người khác không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được thọ lời người khác bảo mà ngăn không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được ngăn yết ma không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Bạch y có được ngăn không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương, những người như thế có được ngăn không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Người ở trên mặt đất có đuợc ngăn người ở trên hư không, người ở trên hư không có được ngăn người ở trên mặt đất, người ở trong giới có được ngăn người ở ngoài giới, người ở ngoài giới có được ngăn người ở trong giới, người không đến trong Tăng, người không bạch chúng tăng, người phá giới và tâm niệm muốn ngăn thì có được ngăn không?”, Phật bảo đều không được ngăn, lại hỏi: “Sa-di đắc giới có được làm yết ma không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Người mà trước kia đã phạm trọng tội, giặc giả làm Tỳ-kheo, người mà khi còn bạch y đã phá giới; hoặc người trước nói là tôi phá giới, sau đó mới làm yết ma thì có được gọi là yết ma không?”, Phật bảo đều không được, lại hỏi: “Nếu người làm yết ma trước rồi mới nói là tôi phá giới thì có được gọi là yết ma không?”, Phật bảo được, lại hỏi: “Nếu lúc thọ giới, kết giới để làm yết ma thọ giới, làm xong có xả yết ma không?”, Phật bảo có, lại hỏi: “Nên xả loại yết ma nào?”, Phật bảo: “Nên xả yết ma kết giới”, lại hỏi: “Nếu có người thọ giới, người làm yết ma chưa thọ đại giới thì có xả yết ma không?”, Phật bảo có, hỏi là vì sao, Phật bảo: “Vì người làm yết ma là bạch y thì xả tất cả các yết ma”, lại hỏi: “Nếu có người bị tẫn, tâm hối, hạ ý mà ở ngoài giới làm yết ma xả tẫn cho thì có gọi là được xả không?”, Phật bảo: “Được xả nhưng các Tỳ-kheo mắc tội”, lại hỏi: “Phạm tội gì nên cho yết ma Khổ thiết?”, Phật bảo là đấu tranh, lại hỏi: “Phạm tội gì nên cho yết ma y chỉ?”, Phật bảo là thường thường phạm giới, lại hỏi: “Phạm tội gì nên cho yết ma Khu xuất?”, Phật bảo là làm nhơ nhà người (Ô-tha-gia), lại hỏi: “Phạm tội gì nên cho yết ma Hạ ý?”, Phật bảo là mắng bạch y, lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo mắng Tỳ-kheo có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Tỳkheo mắng Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo-ni mắng Tỳ-kheo-ni có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo-ni mắng Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Thứcxoa-ma-na mắng Thức-xoa-ma-na có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Thức-xoa-ma-na mắng Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Sa-di mắng Sa-di cho đến Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Nếu Sa-di-ni mắng Sa-di-ni cho đến Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di có nên cho yết ma Hạ ý không?”, Phật bảo nên cho, lại hỏi: “Sa-di tự nói là đã làm việc dâm thì có nên diệt tẫn không?”, Phật bảo nên diệt tẫn, lại hỏi: “Tỳ-kheo dưới năm tuổi hạ, suốt đời không y chỉ người khác thì có mắc tội không?”, Phật bảo: “Có, nếu Tỳ-kheo dưới năm tuổi hạ chết hoặc suốt đời ở bên Hòa thượng thì không tội”, lại hỏi: “Nếu Tỳ-kheo phạm các tội Tăng-già-bà-thi-sa, không phạm tội tương tợ như tội cố y xuất tinh, che giấu một đêm; tội xúc chạm thân người nữ, che dấu hai đêm; tội nói lời thô tục với người nữ, che giấu ba đêm; tội khen ngợi bản thân để được người nữ cúng dường, che dấu bốn đêm; tội mai mối, che giấu năm đêm. Người này hành biệt trú năm đêm, kế hành sáu đêm Ma-na-đỏa thì có được cho yết ma Xuất tội không?”, Phật bảo được, lại hỏi: “Như Phật đã dạy có phạm tội tương tợ và tội không tương tợ. Sao gọi là tội tương tợ?”, Phật bảo: “Như phạm Ba-la-di thì tương tợ Ba-la-di, phạm Tăng-già-bà-thisa thì tương tợ Tăng-già-bà-thi-sa, phạm Ba-dật-đề thì tương tợ Ba-dậtđề, phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni thì tương tợ Ba-la-đề-đề-xá-ni, phạm Độtkiết-la thì tương tợ Đột-kiết-la. Đó gọi là phạm tội tương tợ”, lại hỏi: “Sao gọi là phạm tội không tương tợ?”, Phật bảo: “Như phạm Ba-la-di thì không tương tợ với Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xáni hay Đột-kiết-la; như Tăng-già-bà-thi-sa thì không tương tợ với Badật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la hay Ba-la-di; như Ba-dật-đề thì không tương tợ với Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la, Ba-la-di hay Tănggià-bà-thi-sa; như Ba-la-đề-đề-xá-ni thì không tương tợ với Đột-kiết-la, Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa hay Ba-dật-đề; như Đột-kiết-la thì không tương tợ với Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề hay Ba-la-đề-đềxá-ni. Đó gọi là phạm tội không tương tợ”, lại hỏi: “Như Phật đã dạy có hai loại phạm là hữu lượng và bất khả lượng. Sao gọi là phạm hữu lượng?”, Phật bảo: “Loại phạm này nói được số”, lại hỏi: “Sao gọi là phạm bất khả lượng?”, Phật bảo: “Loại phạm này không thể nói được số”, lại hỏi: “Như Phật đã dạy có hai loại phạm là che giấu và không che giấu. Sao gọi là phạm che giấu?”, Phật bảo: “Loại phạm này là không phát lồ dù chỉ trong chốc lát”, lại hỏi: “Sao gọi là phạm không che giấu?”, Phật bảo: “Loại phạm này là không che giấu dù chỉ trong chốc lát. Này Ưu-ba-ly, có một loại phạm, tánh của mỗi mỗi tội khác nhau. Như tánh Ba-la-di, mỗi mỗi tội khác nhau; tánh Tăng-già-bà-thisa, mỗi mỗi tội khác nhau; tánh Ba-dật-đề, mỗi mỗi tội khác nhau; tánh Ba-la-đề-đề-xá-ni, mỗi mỗi tội khác nhau; tánh Đột-kiết-la, mỗi mỗi tội khác nhau”.

Các Tỳ-kheo sau khi tác pháp Biệt trú cho người phạm rồi, liền sai họ quét dọn phòng xá nơi khác, khắp nơi ra vào nên nhiều người gặp. Phật bảo: “Cho người phạm pháp Biệt trú rồi, nên sai họ quét dọn phòng xá trong trú xứ, không được sai quét dọn phòng xá nơi khác”. Lúc đó người hành Biệt trú ở chỗ khuất nên Tỳ-kheo khách đến không thấy, Phật bảo: “Không nên cho người hành Biệt trú ở chỗ khuất, nên cho ở chỗ mà khách Tỳ-kheo đến gặp được”. Lúc đó người hành Biệt trú tự kêu khách Tỳ-kheo nên làm náo loạn, Phật bảo: “Không được kêu người khác, chỉ nói cho họ biết là mình đang hành Biệt trú”. Lúc đó khách Tỳ-kheo đi, người hành Biệt trú liền chạy theo, Phật bảo: “Không nên chạy theo, nên đi như thường”. Lúc đó người hành Biệt trú chạy theo ra khỏi giới, Phật bảo: “Không được ra khỏi giới. Từ nay hành pháp của người hành Biệt trú là nên tưới quét bụi đất nơi tháp Phật, nơi bố tát, nơi Tăng ăn, nên trải tòa ngồi theo thứ lớp, đổ đầy chậu nước rửa chân, bình nước sạch, bình nước thường dùng; khi có khác Tỳ-kheo đến nên nói cho họ biết mình là người hành Biệt trú; nên lau giày phú la, lau chân… nên hành tất cả hành pháp. Phải ở chỗ khuất, không nên xuất hiện ỡ chỗ đông người”. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Người hành Biệt trú có được làm yết ma Biệt trụ, Ma-na-đỏa, Bổn nhật trị và Xuất tội cho người khác không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Sa-di đắc giới có được làm yết ma Biệt trụ, Ma-na-đỏa, Bổn nhật trị và Xuất tội cho người khác không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được đến bên người hành Biệt trú để hành Biệt trú không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được đến bên Sa-di đắc giới để hành Biệt trụ và Mana-đỏa không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được gởi dục thanh tịnh, thọ tuế và xuất tội cho người hành Biệt trú không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được gởi dục thanh tịnh, thọ tuế và xuất tội cho Sa-di đắc giới không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được nhận dục thanh tịnh, thọ tuế và xuất tội của người hành Biệt trú không?”, Phật bảo không được, lại hỏi: “Có được nhận dục thanh tịnh, thọ tuế và xuất tội của Sa-di đắc giới không?”, Phật bảo: “Chỉ được thọ dục của vị đại Tỳ-kheo”. Lại hỏi: “Dùng vật gì để làm quai nắm của cửa?”, Phật bảo: “Nên dùng đồng, sắc, gỗ, hoặc dùng lông chiên, cỏ Sô ma, Kiếp bối, cỏ Văn xà, cỏ Bà sa để làm”, lại hỏi: “Nên dùng vật gì làm dây đan?”, Phật bảo: “Dùng lông chiên, cỏ Sô ma, Kiếp bối, cỏ Văn xà, cỏ Bà sa để làm”, lại hỏi: “Nên dùng vật gì làm dây thiền?”, Phật bảo: “Dùng lông chiên, cỏ Sô ma, Kiếp bối, cỏ Văn xà, cỏ Bà sa để làm”.

Lúc đó vua Bình sa thỉnh Phật và Tăng cúng dường để cầu sống lâu trăm tuổi, những người được cung cấp cho Tăng ít lòng tin nên làm thức ăn cho Tăng không như pháp, làm não loạn các Tỳ-kheo, nhiều người nhìn thấy. Vua vốn có lòng tin nên hỏi các Tỳ-kheo: “Các thầy bị não loạn phải không?”, đáp là phải, vua nói: “Tôi cũng biết các thầy bị não loạn, tôi sẽ cung cấp ruộng nhà đầy đủ”, các Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi thọ ruộng nhà”, liền bạch Phật, Phật bảo được thọ. Lại có cư sĩ làm phòng xá trong tinh xá Kỳ-hoàn xong liền cúng dường cho Tăng y thực, ngọc cụ và thuốc men. Tỳ-kheo chủ tăng phường sáng hôm sau đến nhà cư sĩ đòi hỏi những vật cần dùng, vợ cư sĩ mời ngồi rồi ngồi phía trước muốn nghe pháp, Tỳ-kheo này liền uyển chuyển nói pháp vi diệu, nhờ biện tài thuyết pháp khiến cho vợ cư sĩ được tín tâm thanh tịnh, bạch rằng: “Chúng tôi là vợ cư sĩ cùng con trai con gái vì đại đức nên cúng dường số y này cho Tăng trong Tăng phường”, Tỳ-kheo suy nghĩ: “Ta chỉ cần một y mà số vải này lại nhiều”, liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nếu cư sĩ làm Tăng phường vì một Tỳ-kheo mà cúng dường cho Tăng trong Tăng phường thì Tăng nên cùng chia”.

Lúc đó Tăng phường ở nước A-la-tỳ bị hư hoại, Phật hỏi A-nan nguyên do, A-nan bạch: “Do Lục quần Tỳ-kheo thủ hộ nên không ai chịu tu sửa”, Phật bảo: “Nếu Lục quần Tỳ-kheo không tu sửa thì nên giao lại cho người khác tu sửa”. Khi giao cho người khác tu sửa thì người này chỉ làm ít việc như trộn ít bùn với ít cỏ để tô trét một vài chỗ trên đất hoặc trên vách tường. Phật bảo: “Không nên giao cho người làm chút ít việc, nên giao cho người làm nhiều việc”. Tăng lại giao việc này làm trọn đời, Phật bảo: “Không nên giao việc này làm trọn đời, cũng không nên giao việc này làm trong một thời gian ngắn. Nếu phòng xá hư hoại thì nên giao việc trong vòng sáu năm; nếu phòng xá còn mới thì nên giao việc trong vòng mười hai năm”.

Có Tỳ-kheo nước A-la-tỳ vốn là thợ khéo, ngày nào cũng theo người khác mượn đồ nghề, các cư sĩ nói: “Vì sao thầy không tự cất chứa đồ nghề”, Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho cất chứa đồ nghề”, bạch Phật, Phật bảo cho cất chứa. Lúc đó ở nước A-la-tỳ làm Tăng phường mới, có thợ làm công nữa tháng, có thợ làm công một tháng, có thợ làm công một năm. Gặp lúc trời mưa, họ đòi thức ăn, củi đốt và đèn; Tỳ-kheo khi cho tâm nghi, sợ tội nên không muốn cho, nhưng nếu không cho thì họ không chịu làm, liền bạch Phật, Phật bảo: “Nếu biết được sớm tối, kêu họ đến làm thì nên cho”.

Có Tỳ-kheo mặc y mới nhuộm, lúc trời đang mưa đứng nơi đất trống rửa chân, y bị ướt mất màu, loang lỗ như bịnh bạch lại, Phật bảo nên làm phòng nhà, làm nhà xong chưa lợp lại gặp mưa liền bị dột, Phật bảo nên lợp, lợp rồi trên nóc vẫn bị dột, Phật bảo nên lợp dầy trên nóc.

Tăng phường ở thành Vương xá rộng lớn nên thường có khách tăng lui tới hoặc đầu đêm, hoặc giữa đêm, cuối đêm. Khi đến các thượng tòa liền đánh thức vị hạ tòa đuổi ra khiến sanh não loạn, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nếu khi đánh kiền chùy báo giờ rồi, đã thắp đèn, chia ngọa cụ, trải ngọa cụ xong, sao mọc, thiền trấn đã đặt trên đầu. Lúc đó Thượng tòa đến không được đánh thức hạ tòa đuổi ra, nếu đánh thức đuổi ra thì phạm Đột-kiết-la”.

Có Hạ tòa ngồi trên chỗ Thượng tòa, Thượng tòa quở trách: “Tại sao hạ tòa lại ngồi trên chỗ Thượng tòa”, bạch Phật, Phật bảo: “Hạ tòa không được ngồi trên chỗ Thượng tòa, nếu ngồi thì phạm Đột-kiết-la. Hạ tòa nên xem chỗ ngồi, xét tuổi hạ rồi ngồi vào chỗ ngồi của mình”. Lúc đó Thượng tòa nước A-la-tỳ đầu đêm ngồi thiền, giữa đêm trở về phòng, đệ tử tiễn Thượng tòa đi. Hạ tòa và Sa-di liền từ chỗ ngồi đứng dậy lên giường nằm, không ngờ Thượng tòa quay trở lại, theo thứ lớp đánh thức họ đuổi ra, họ không chịu đi nên sanh náo loạn, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nếu giữa đêm họ đã trải ngọa cụ rồi thì không được theo thứ lớp đánh thức họ dậy đuổi ra, nếu đánh thức đuổi ra thì phạm Đột-kiết-la”.

Lúc đó ở những chỗ như chỗ đại tiểu tiện, chỗ lấy nước, chỗ rửa chân… Lục quần Tỳ-kheo đều theo thứ lớp Thượng tòa mà bảo họ đứng dậy đuổi đi để giành chỗ khiến sanh náo loạn, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay ở những chỗ như chỗ đại tiểu tiện… không được theo thứ lớp bảo đứng dậy đuổi đi, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la”. Những vật của Tăng như giẻ lau chân, nồi, muỗng, chậu, bồn, bình cho đến dao cạo tóc, nhíp, dao cắt móng tay, vải trải giường, kim khâu, lư hương, ống kim… Lục quần Tỳ-kheo đều theo thứ lớp bậc Thượng tòa mà đoạt lấy để dùng trước khiến sanh tranh cải náo loạn, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Vật của Tăng nếu có người lấy dùng trước rồi thì người đến sau phải đợi họ dùng xong mới được lấy, không được đoạt lấy từ người khác, nếu đoạt lấy thì phạm Đột-kiết-la”.

Lúc đó trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta bịnh đau mũi, thầy thuốc bảo dùng thuốc nhỏ vào mũi, trưởng lão dùng ngón tay hoặc dùng cọng lông chấm thuốc để nhỏ, không vào trong được nên bịnh nặng thêm, bạch Phật, Phật bảo nên dùng ống tre, ống tre lớn nên làm nhỏ lại, khi nhỏ thuốc đều đổ ra ngoài, không vào trong mũi được, Phật bảo: “Không nên lớn quá, cũng không nên nhỏ quá, nên làm khoảng chừng một ba la hoặc nữa Ba-la”.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo vào nhà tắm nói với nhau: “Người này lau cho người kia…”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Vào trong nhà tắm không được nói người này lau cho người kia…, nếu nói như thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó có Tỳ-kheo cùng bạch y rửa trong nhà tắm, thấy Tỳ-kheo hạ tòa và Sa-di đang lau cho Thượng tòa, bạch y liền nói: “Chỉ lau chỗ đó thôi ư, nên lau thêm những chỗ như vậy, như vậy”, các Tỳ-kheo nghe rồi trong lòng không vui, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không được cùng bạch y rửa trong nhà tắm, ai như thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó có một Ưu-bà-tắc bịnh, muốn vào nhà tắm rửa, Phật bảo nên bạch Tỳ-kheo, đến bạch thì Tỳ-kheo không cho, Phật bảo: “Nếu Tỳ-kheo biết Ưu-bà-tắc này tốt, miệng không nói lỗi thì cho vào”. Lúc đó có Tỳ-kheo lau cho bạch y trong nhà tắm, Phật bảo: “Không được làm thế, nếu làm thì phạm Đột-kiết-la”.

Ở nước A-la-tỳ khi chia ngọa cụ, có nhiều khách Tỳ-kheo đến trễ, vì ngọa cụ ít nên không được chia, Phật bảo: “Nên theo thứ lớp từ bậc Thượng tòa mà cho, ai không được thì cho lá cỏ để tự trải, mỗi người nên mặc áo lót thân”. Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo dùng đá bọt kỳ cọ làm rụng lông, Phật bảo: “Không được dùng, nếu dùng thì phạm Đột-kiếtla”.

Lúc đó ở nước Tỳ-da-ly trong vườn cây trái Am-la, trái chín vàng rụng đầy trên đất, Phật hỏi A-nan: “Vì sao các Tỳ-kheo không ăn trái này”, A-nan bạch Phật: “Trước đây Phật có chế, bốn loại vật Tăng cho đến ba, hai, một người đều không được chia, đó là đất của Tăng, nhà của Tăng, vườn cây của Tăng và ngọa cụ của Tăng”, Phật bảo: “Nhưng trái cây thì được chia”. Khi chia trái cây, có người lấy phần của hai, ba người nên có người được nhiều, có người không được nên sanh tranh cãi, Phật bảo: “Từ nay trái cây không được chia, nên bảo tịnh nhơn làm năm loại tịnh rồi thọ lấy ăn”.

Có Tỳ-kheo tranh cãi với một Tỳ-kheo, sau đó lại tranh cãi với Tỳ-kheo khác rồi nắm lỗ tai của người này để đối chứng, người này la lên, các Tỳ-kheo đến hỏi nguyên do, đáp là Tỳ-kheo này đánh tôi, liền hỏi có đánh không, đáp: “Tôi không có đánh, chỉ là nắm lấy lỗ tai để đối chứng mà thôi, Tỳ-kheo này muốn vu báng nên mới la lên như vậy”, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không được nắm lỗ tai của người để đối chứng, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la. Nếu có việc gì thì nên nói với người bên cạnh là Tỳ-kheo này mắng tôi, đánh tôi”.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo dụ đệ tử của người khác, các Thượng tòa quở trách: “Làm sao giáo hóa được đệ tử như pháp khi mà Lục quần Tỳ-kheo dụ dẫn đi”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay không được dụ đệ tử của người khác, nếu dụ thì phạm Đột-kiết-la ”.

Lúc đó có Tỳ-kheo bỏ Tăng phường đi và nói là không trở lại nữa, trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Như vậy có gọi là xả cương giới không?”, Phật bảo có, lại hỏi: “Dùng vật gì làm dùi, dao?”, Phật bảo dùng đồng sắt làm, lại hỏi: “Dùng vật gì làm cái đấu, cái hũ, cái nồi?”, Phật bảo dùng đồng sắt bùn đất để làm, lại hỏi: “Dùng vật gì làm tháo đậu?”, Phật đáp như trong pháp Tạp đã nói.

Tại nước Kiều-tát-la có hai cha con cùng xuất gia, người cha đòi con cho y thực, người con nói: “Đầu cùng xuất gia nên không có y thực để cho”, Phật bảo: “Nếu có thì nên cho, không có thì không nên cưỡng đòi”.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo có nuôi một Sa-di ở chỗ kín mọc lông, vì hơi trái nghịch với thầy nên bị lột truồng sanh hổ thẹn, các Tỳ-kheo nghe rồi trong lòng không vui, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Không nên vì một việc nhỏ mà chiết phục Sa-di, nếu muốn chiết phục nên giữ lại y, không được lột truồng”. Lúc đó các Tỳ-kheo không có vật sàng thuốc, Phật bảo nên làm. Lúc đó cư sĩ Cấp-cô-độc cúng nệm cho Tăng, các Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi thọ”, bạch Phật, Phật bảo: “Nên thọ, Tăng được thọ, một người cũng được thọ”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Trước đây Phật có chế dưới chân giường cao tám ngón tay, sao gọi là dưới chân giường cao tám ngón tay?”, Phật bảo: “Nếu chân giường cao chưa tới tám ngón tay thì nên kê bục cây”. Lúc đó có Tỳ-kheo đòi giá rồi mới sắc thuốc cho người uống, người này uống xong ói mữa mà chết, các Tỳ-kheo nói: “Thầy đã phạm Ba-la-di, vì sao, vì thầy đòi giá rồi mới sắc thuốc cho người uống”, Tỳ-kheo này sanh nghi không biết mình có phạm Ba-la-di không, đem việc này bạch Phật, Phật hỏi: “Thầy dùng tâm gì sắc thuốc cho uống?”, đáp: “Vì thương xót mà sắc thuốc cho uống”, Phật bảo: “Không phạm, nhưng từ nay không được đòi giá trước rồi mới sắc thuốc cho người khác uống, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lại có Tỳ-kheo tháp tùng với đoàn thương nhân du hành từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ, giữa đường gặp giặc cướp đánh cướp nhưng không giết người, Tỳ-kheo lấy y phục của họ bỏ lại, sanh nghi không biết mình có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật bảo không phạm.

Tại nước Kiều-tát-la có cái gò mã cao, bên cạnh có miếu thờ trời mỗi khi cúng tế, người ta thường dùng máu rưới lên gò mã này. Lúc đó các Tỳ-kheo du hành từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ ngang qua đây liền hữu nhiễu gò mã và tả nhiễu miếu thờ trời, người chủ đền thờ liền hỏi nguyên do, đáp: “Tôi cho là tháp Phật hay tháp Thanh văn”, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Không cần hữu nhiễu và tả nhiễu, chỉ nên theo đường mà đi”. Lại có Tỳ-kheo vào lúc thời thế mất mùa đói kém đến nhà bà con ở lại bốn, năm ngày rồi muốn trở về … như trong pháp Tạp đã nói.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo cho người không bát thọ giới cụ túc, trước đó Lục quần Tỳ-kheo cùng Thập thất quần Tỳ-kheo đã tranh cải nhau, Lục quần Tỳ-kheo tới phiên giữ Tăng phường, còn Thập thất quần Tỳ-kheo tới phiên đưa thức ăn tới nên đến chỗ họ đòi lấy bát, Tỳ-kheo không bát này liền hỏi: “Lấy bát để làm gì?”, đáp là để lấy thức ăn của thí chủ cúng đưa đến, Tỳ-kheo này đáp là không có bát, liền hỏi: “Thầy không có bát mà được xuất gia sao?”, đáp là đúng vậy, Thập thất quần Tỳ-kheo nói: “Thầy quả là người đại trí đức, không có bát mà được xuất gia”, Tỳ-kheo này nghe rồi trong lòng không vui, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay người không có bát không được cho xuất gia thọ giới cụ túc, nếu cho thì phạm Đột-kiết-la”.

Lúc đó có hai Tỳ-kheo tranh cãi nhau, người này viết tên của người kia trên bát rồi đem để trước cửa nhà dâm nữ, cư sĩ ra vào nhà này nhìn thấy bát này liền nói: “Tỳ-kheo cũng ra vào nhà này”, các Tỳkheo nghe rồi trong lòng không vui, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không được viết tên trên bát, nếu viết thì phạm Đột-kiết-la; tất cả các vật khác cũng vậy, làm dấu thì không phạm”.

Lúc đó có ngoại đạo tín tâm đến chỗ Tỳ-kheo cầu xuất gia, Tỳkheo hỏi có bát không, đáp là không có, Tỳ-kheo nói: “Phật không cho độ người không có bát xuất gia”, người này nghe rồi liền bỏ đi, do duyên này nên không xuất gia nữa, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Không nên hỏi bát trước, nên độ xuất gia rồi mới hỏi bát”. Lúc đó cư sĩ Cấp-cô-độc cúng mền cho Tăng, các Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi thọ”, bạch Phật, Phật bảo: “Nên thọ, Tăng được thọ, một người cũng được thọ”.

Lúc đó có con trai của một cư sĩ xuất gia, cư sĩ này bịnh trước khi mất có nói với bà con rằng: “Sau khi tôi mất, tài sản đã có sẽ cho con trai tôi”. Khi người con trai là Tỳ-kheo trở về thăm nhà, bà con tới nói rõ nguyên do, Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho tôi thọ vật bố thí của người sau khi chết”, liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nếu vì bạch y thì được tùy ý thọ”. Lúc đó các Tỳ-kheo du hành trong vòng hai tháng, một Tỳ-kheo quen biết với Lục quần Tỳ-kheo liền đem y gởi cho Lục quần Tỳ-kheo để đi du hành… như trong pháp Tạp đã nói.

Lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt nói với bạch y: Tôi cùng ông tác hợp hôn nhân, các cư sĩ trách: “Cô là người xuất gia sao lại nói cùng tôi tác hợp hôn nhân”, bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay Tỳ-kheo-ni không đuợc nói với bạch y là cùng tác hợp hôn nhân, nếu nói thế thì phạm Đột-kiết-la”.

Lúc đó có một Tỳ-kheo trước có hứa đưa cho cư sĩ tiền y, chưa kịp đưa thì qua đời, cư sĩ này đến đòi, Phật bảo: “Nếu đòi thì lấy của tăng đưa cho họ”. Lại có Tỳ-kheo lấy vải của người mà chưa đưa tiền thì qua đời, cư sĩ này đến đòi, các Tỳ-kheo nói: “Sao lúc còn sống không đến đòi”, Phật bảo: “Nếu vải còn thì đưa trả vải lại, nếu không còn thì bán y bát của người chết mà trả lại tiền vải”.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo cắt tóc, lấy hoa làm lễ kết bái với bạch y bị các cư sĩ chê trách, Phật bảo: “Từ nay không được cắt tóc, lấy hoa làm lễ kết bái với bạch y, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó có một Tỳ-kheo quen biết với Lục quần Tỳ-kheo, đem bát của một Tỳ-kheo khác gởi cho Lục quần Tỳ-kheo, giữa đường làm bể bát này. Tỳ-kheo chủ của bát đó gặp Lục quần Tỳ-kheo suy nghĩ: “Ta không nên tự nói hay là nên đòi đền tiền nhiều”, nghĩ rồi nó rằng: “Tỳ-kheo tên ____ đã gởi bát của tôi cho thầy, giữa đường thầy đã làm bể bát”, Lục quần Tỳ-kheo liền nói: “Bát của thầy không bể mà là bể bát của tôi, giờ thầy phải đền lại cho tôi”, Tỳ-kheo này không biết làm sao liền bạch Phật, Phật bảo: “Nếu vì lòng tốt mang giúp, lỡ bị bể thì không nên đòi bồi thường”. Lúc đó có Tỳ-kheo dùng bát chưa nung thọ thực, khi bát rớt xuống nhơ nhớp phát sanh, Phật bảo nên nung bát. Có Tỳ-kheo để bát trên đất, chung quanh để phân bò đốt để nung, bát liền bể, Phật bảo nên làm lò nung bát, làm lò xong, khi nung bát liền bể nát, Phật bảo nên để bát trong tro, bát bị phủ tro nên dơ, Phật bảo nên dùng đá chêm ở dưới, khi chêm đá không che ngăn chung quanh nên gió luồn vào, trên bát hiện những lằn nhăn, Phật bảo nên che kín chung quanh.

Lúc đó Cấp-cô-độc đến chỗ Phật đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, trong thời gian Phật du hành giáo hóa, con muốn thấy Phật hiện tiền nên xin Phật lưu lại ít vật để con được cúng dường”, Phật liền đưa cho ít tóc và móng tay, Cấp-cô-độc lại bạch: “Xin cho con xây tháp thờ tóc và móng tay”, Phật cho xây, lại bạch: “Xin cho con được họa vẽ lên tháp”, Phật bảo: “Trừ vẽ hình tượng nam nữ giao hợp, các hình tượng đều được vẽ”. Lúc đó có người làm lọng cúng dường tháp nhưng không có chỗ để, Phật bảo nên đóng cọc trụ. Lúc đó cửa tháp không có cánh cửa nên bò nai, khỉ… vào trong tháp, Phật bảo nên làm cánh cửa. Lại xin Phật cho làm lan can trước cửa tháp, Phật cho làm; lại xin Phật cho làm chỗ để hoa, Phật cho làm, lại cho làm dây treo hoa chung quanh tháp. Lại có cư sĩ xin Phật cho làm vòng châu ma ni hay tràng hoa cúng dường tháp, Phật cho làm; lại xin Phật cho làm hầm trong tháp, Phật cho làm; lại xin Phật cho làm cột trụ, cho đến dùng đất đỏ với vôi trắng và họa vẽ để trang nghiêm trên cột trụ, Phật đều cho làm.

Lúc đó Cấp-cô-độc bạch Phật: “Thế tôn, nếu hình tượng thân Phật không cho làm thì xin cho con làm hình tượng Bồ tát”, Phật cho làm; lại xin cho làm cờ phướn dẫn đi trước, Phật cho làm; lại xin Phật cho xây ụ đất để tượng sư tử trước tháp và làm lan can chung quanh tượng, Phật đều cho làm; lại xin Phật cho đúc tượng sư tử bằng đồng và cột cờ phướn trên tượng, Phật đều cho làm. Lại xin Phật cho dùng hương hoa kỹ nhác cúng dường, Phật cũng cho làm. Lại xin Phật cho dùng nước thơm dầu thơm rưới lên đất tháp, Phật cho dùng. Lại xin Phật cho làm chỗ để đèn, để hoa… Phật đều cho làm.

Lúc đó bà con của Cấp-cô-độc sai người mang mâm hương hoa, anh lạc đến, cư sĩ suy nghĩ: “Nếu Phật cho mang hương hoa anh lạc này dẫn đi trước thì tốt”, bạch Phật, Phật cho, như thế cho đến xin Phật cho bưng lư hương, tấu kỹ nhạc dẫn đi trước Phật đều cho làm. Lại xin Phật cho tập họp đại chúng để cúng dường y thực, như thế cho đến xin Phật cho mở hội Ban xà vu sắt, mở hội sáu năm, mở hội từ ngày 1sáu tháng giêng cho đến ngày mười lăm tháng hai và mở hội trong chùa để cúng dường, Phật đều cho làm.

Lúc đó các Tỳ-kheo không theo thứ lớp vào, ngồi, ăn, đứng dậy và đi ra, có vị vào trước, có vị đang lúc dọn đưa thức ăn mới vào, có vị vào lúc đang ăn, lại có vị vào lúc đã ăn xong, Phật bảo nên báo giờ. Khi báo giờ, ở xa không nghe được, Phật bảo nên đánh kiền chùy; ở xa cũng không nghe được, Phật bảo nên đánh trống; trống để dưới đất đánh, ở xa cũng không nghe được, Phật bảo nên để trống trên giá đánh; vẫn không nghe xa được, Phật bảo nên đễ trên chỗ cao. Khi để trên chỗ cao đánh, khắp nơi đều được nghe nên khi đại chúng nhóm họp, mọi người đều tụ đến cúng dường rất nhiều tài vật cho tháp, cho Tăng tứ phương, vật thực và y vật nên chia. Lúc đó các Tỳ-kheo không phân biệt được vật nào là của tháp, vật nào là của tăng bốn phương, vật nào để ăn, vật nào nên chia. Phật bảo nên sai một Tỳ-kheo đứng nơi đó xem xét để phân biệt được, không có lẫn lộn. Lúc đó trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, bốn loại vật của tháp, vật của Tăng bốn phương, vật để ăn, vật nên chia có được dùng lẫn lộn nhau hay không?”, Phật bảo: “Không được, vật của tháp không được dùng cho tăng bốn phương, dùng để ăn và chia; vật của Tăng bốn phương cũng không được dùng để ăn, chia và dùng cho tháp; vật để ăn cũng không được chia, dùng cho tháp và cho Tăng bốn phương; vật nên chia thì tùy Tăng thọ dụng”.

1. Một Pháp:

Khi nói một lời xong liền gọi là xả giới. Sao gọi là nói một lời xong liền gọi là xả giới?: Như nói xả Phật, hoặc nói xả Pháp, xả tăng cho đến nói xả Hòa thượng, A-xà-lê, đồng Hòa thượng, đồng A-xàlê, xả Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni cũng như vậy.

Khi nói tôi là bạch y, là Sa-di, không phải Tỳ-kheo…, khi nói một lời này liền gọi là xả giới.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu người này phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi luật nói là luật, luật nói là phi luật; không phạm nói là phạm, phạm nói là không phạm; khinh nói là trọng, trọng nói là khinh; hữu tàn nói là vô tàn, vô tàn nói là hữu tàn; pháp thường làm nói là không phải pháp thường làm; phi thuyết nói là thuyết, thuyết nói là phi thuyết thì người này mắc tội lớn.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Tỳ-kheo này phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp, phi luật nói là phi luật, luật nói là luật, phạm nói là phạm, không phạm nói là không phạm, tội khinh nói là khinh, tội trọng nói là trọng, tội vô tàn nói là vô tàn, tội hữu tàn nói là hữu tàn, pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành, thuyết nói là thuyết, phi thuyết nói là phi thuyết thì sẽ được công đức lớn.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu người này phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp… cho đến thuyết nói là phi thuyết, thì người này không thể tự lợi lợi tha, không thể làm lợi ích cho nhiều người, không thể thương xót chúng sanh, không thể làm lợi ích an lạc cho trời người.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu người này phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp… cho đến thuyết nói là thuyết, thì người này có thể tự lợi lợi tha, có thể làm lợi ích cho nhiều người, có thể thương xót chúng sanh, có thể làm lợi ích an lạc cho trời người.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu người này phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp… cho đến thuyết nói là phi thuyết, thì người này có tội, có phạm, có hối, những việc đã làm do tâm phiền não nên sanh tâm hối là không thanh tịnh, không giải thoát, làm tổn giảm không có tăng trưởng, tự hổ thẹn, thối thất, bị mọi người khinh chê vì người này tạo các tội nghiệp.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu người này phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp… cho đến thuyết nói là thuyết, thì người này không có tội, không có phạm, không có hối, những việc đã làm không do tâm phiền não nên không sanh tâm hối là thanh tịnh, giải thoát, không làm tổn giảm, được tăng trưởng, được mọi người khen ngợi vì người này tạo các thiện nghiệp.

Như lai ra đời, hiện pháp Tỳ-ni không phải nói giới một lần, mà là nói dần dần. Như lai ra đời, hiện pháp Tỳ-ni không phải phá một lần, mà là phá dần dần.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu ở trong hiện pháp Tỳ-ni của Như lai, khởi tưởng khác; ở trong văn tự lại làm câu văn tương tợ, ngăn che pháp, không tùy thuận pháp, lời họ nói ra không rõ ràng, thì đây là hạng người biên địa thấp hèn, không có ích cho đời, không có hạnh nam tử.

Nếu Tỳ-kheo quen biết nhiều, có thế lực lớn, nói ra lời gì mọi người đều tín thọ, được nhiều người biết đến, có thể cung cấp cho Tăng. Nếu ở trong hiện pháp Tỳ-ni của Như lai, không khởi tưởng khác; ở trong văn tự lại không làm câu văn tương tợ, không ngăn che pháp, tùy thuận pháp, lời họ nói ra rõ ràng, thì đây không phải là hạng người biên địa thấp hèn, có ích cho đời, có hạnh nam tử.

Phật tại nước Thích-ca, Bà-đại ái đạo đến chỗ Phật bạch rằng: “Thế tôn, xin trụ ở đời một kiếp”, Phật nói: “Bà không nên tán thán Như lai như vậy, lời tán thán này không phải là lời tốt lành. Bà không nên dùng lời này tán thán Như lai, vì đây không phải là pháp tán thán Như lai”.

Có một pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một; đó là phá Tăng. Có một pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một; đó là hòa hợp Tăng.

Có một pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một; đó là đấu tranh. Như thế tranh cải, mắng chửi nhau, nói xấu lẫn nhau đều khiến cho chánh pháp diệt vong, mai một. Có một pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một; đó là không đấu tranh. Như thế không tranh cải, không mắng chửi nhau, không nói xấu lẫn nhau đều khiến cho chánh pháp không bị diệt vong, mai một.

Có một pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một; đó là tham. Như thế đa dục, không biết đủ, ác dục, ác kiến đều khiến cho chánh pháp bị diệt vong, mai một. Có một pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một; đó là không tham. Như thế thiểu dục, tri túc, không ác dục, không ác kiến đều khiến cho chánh pháp không bị diệt vong, mai một.

Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo đấu tranh, tranh cãi, mắng chửi nhau, nói xấu lẫn nhau thì địa phương đó không nên nghe nói đến huống chi là nhớ nghĩ. Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo đấu tranh, tranh cãi, mắng chửi nhau, nói xấu lẫn nhau thì địa phương đó không nên nhớ nghĩ huống chi là đi đến. Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo không đấu tranh, không tranh cãi, không mắng chửi nhau, không nói xấu lẫn nhau thì địa phương đó nên nghe nói đến; không những nên nghe nói đến mà còn nhớ nghĩ đến; không những nhớ nghĩ đến mà còn đi đến đó.

Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo đấu tranh, tranh cãi, mắng chửi nhau, nói xấu lẫn nhau thì thật biết địa phương đó đã xả ba pháp và thọ ba pháp. Xả ba pháp là xả ngăn dục giác, xả ngăn sân giác, xả ngăn tật đố giác. Thọ ba pháp là thọ dục giác, thọ sân giác, thọ tật đố giác. Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo không đấu tranh, không tranh cãi, không mắng chửi nhau, không nói xấu lẫn nhau thì thật biết địa phương đó đã xả ba pháp và thọ ba pháp. Xả ba pháp là xả dục giác, xả sân giác, xả tật đố giác. Thọ ba pháp là thọ ngăn dục giác, thọ ngăn sân giác, thọ ngăn tật đố giác.

Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo đấu tranh, tranh cãi, mắng chửi nhau, nói xấu lẫn nhau thì thật biết địa phương đó đã xả ba pháp và thọ ba pháp. Xả ba pháp là xả ngăn dục tưởng, xả ngăn sân tưởng, xả ngăn tật đố tưởng. Thọ ba pháp là thọ dục tưởng, thọ sân tưởng, thọ tật đố tưởng. Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo không đấu tranh, không tranh cãi, không mắng chửi nhau, không nói xấu lẫn nhau thì thật biết địa phương đó đã xả ba pháp và thọ ba pháp. Xả ba pháp là xả dục tưởng, xả sân tưởng, xả tật đố tưởng. Thọ ba pháp là thọ ngăn dục tưởng, thọ ngăn sân tưởng, thọ ngăn tật đố tưởng.

Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo đấu tranh, tranh cãi, mắng chửi nhau, nói xấu lẫn nhau thì thật biết địa phương đó đã xả ba pháp và thọ ba pháp. Xả ba pháp là xả ngăn dục giới (cõi), xả ngăn sân giới, xả ngăn tật đố giới. Thọ ba pháp là thọ dục giới, thọ sân giới, thọ tật đố giới. Tùy địa phương nào có Tỳ-kheo không đấu tranh, không tranh cãi, không mắng chửi nhau, không nói xấu lẫn nhau thì thật biết địa phương đó đã xả ba pháp và thọ ba pháp. Xả ba pháp là xả dục giới, xả sân giới, xả tật đố giới. Thọ ba pháp là thọ ngăn dục giới, thọ ngăn sân giới, thọ ngăn tật đố giới.

2. Hai Pháp:

Có hai pháp mà kẻ vô trí phạm tội, đó là không tự thấy lỗi mình và không sám hối tội này. Có hai pháp mà người có trí phạm tội, đó là tự thấy tội và có thể như pháp sám hối tội này.

Có hai loại phạm là phạm khinh và phạm trọng.

Có hai loại phạm là phạm tội Hữu tàn và phạm tội Vô tàn. Có hai loại phạm là phạm tội có thể đối trước người khác sám hối và phạm tội có thể tâm niệm sám hối.

Có hai loại chúng là chúng như pháp và chúng phi pháp. Lại có hai loại chúng là chúng trược (đục, dơ không thanh tịnh) và chúng thanh tịnh.

Có hai loại Tăng là Tăng khổ trụ, không phải lạc trụ, thường phạm tội, không tùy thuận giáo mà tùy thuận ác pháp; và Tăng lạc trụ, không phải khổ trụ, không thường phạm tội, tùy thuận giáo, không tùy thuận ác pháp.

Có hai hạng người vô trí là nên hối lỗi mà không hối lỗi và không nên hối lỗi lại hối lỗi. Có hai hạng người có trí là nên hối lỗi liền hối lỗi và không nên hối lỗi thì không hối.

Có hai hạng người vô trí là có phạm và có che giấu. Có hai hạng người có trí là không phạm và không che giấu. Người vô trí che giấu thì có hai quả báo là địa ngục và ngạ quỷ; người có trí không che giấu thì có hai quả báo là cõi trời, người. Phật bảo; “Lời ta nói ra vì không tín thọ nên che giấu; nếu che giấu thì không lìa sanh, già, bịnh, chết, ưu bi khổ não. Ngược lại, lời ta nói ra nếu tín thọ thì không che giấu; nếu không che giấu thì sẽ lìa sanh, già, bịnh, chết, ưu bi khổ não”.

Có hai loại thiện là biết phạm và biết sám hối.

Có hai loại thanh tịnh là giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.

Có hai loại thấy phi pháp: Phi pháp thấy là pháp và pháp thấy là phi pháp. Có hai loại thấy như pháp: Phi pháp thấy là phi pháp và pháp thấy là pháp.

Có hai loại Tỳ-ni là Tỳ-ni tham dục và Tỳ-ni sân nhuế; lại có hai loại Tỳ-ni là Tỳ-ni Tỳ-kheo và Tỳ-ni Tỳ-kheo-ni; lại có hai loại Tỳ-ni là Tỳ-ni phổ biến và Tỳ-ni không phổ biến.

Có hai pháp mà người quen biết nhiều có lỗi, đó là phi pháp cho là pháp và pháp cho là phi pháp. Có hai pháp mà người quen biết nhiều không có lỗi, đó là phi pháp cho là pháp và pháp cho là pháp.

Có hai pháp mà người đoán sự (xử đoán sự việc) có lỗi, đó là phi pháp xử đoán là pháp, pháp xử đoán là phi pháp. Có hai pháp mà người đoán sự không có lỗi, đó là phi pháp xử đoán là phi pháp và pháp xử đoán là pháp.

Có hai loại nói có lỗi, đó là phi pháp nói là pháp và pháp nói là phi pháp. Có hai loại nói không có lỗi, đó là phi pháp nói là phi pháp và pháp nói là pháp.

Có hai loại người giáo hóa có lỗi, đó là phi pháp dạy là pháp và pháp dạy là phi pháp. Có hai loại người giáo hóa không có lỗi, đó là phi pháp dạy là phi pháp và pháp dạy là pháp.

Có hai pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một; đó là Tỳ-kheo nghi pháp và nghi Tỳ-ni. Có hai pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một; đó là Tỳ-kheo không nghi pháp và không nghi Tỳ-ni. Lại có hai pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một; đó là Tỳ-kheo dạy phi pháp cho người khác và dạy phi Tỳ-ni cho người khác. Lại có hai pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một; đó là Tỳ-kheo dạy người khác như pháp và dạy người khác như Tỳ-ni.

Có hai việc mà Phật ngăn dứt việc ăn biệt chúng, đó là làm lợi ích cho đàn việt, không để cho các ác Tỳ-kheo được thế lực và chúng tăng được thanh tịnh an lạc.

Có hai việc mà Phật cho làm yết ma Khổ thiết, đó là khiến kẻ ác không được thế lực và người thanh tịnh được thế lực. Như thế cho làm các loại yết ma như yết ma Y chỉ, yết ma Khu xuất, yết ma Hạ ý, yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, yết ma Biệt trụ, Ma-na-đỏa, Bổn nhật trị, yết ma Xuất tội đều là khiến cho kẻ ác không được thế lực và người thanh tịnh được thế lực.

Có hai pháp đấu tranh: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Như thế tranh cãi, mắng chửi, nói xấu nhau; nếu không dùng pháp và Tỳ-ni để trừ diệt thì Tăng sẽ bị phá, Tăng phiền não, Tăng chia rẽ, Tăng khác biệt.

Có hai pháp không đấu tranh: Phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp. Như thế không tranh cãi, không mắng chửi, không nói xấu nhau; nếu dùng pháp và Tỳ-ni thì Tăng sẽ không bị phá, Tăng không phiền não, Tăng không chia rẽ, Tăng khác biệt.

Có hai việc nên Phật dạy làm Hòa thượng, đó là hiện tại được thanh tịnh giới và vị lai được phạm hạnh lâu dài. Cũng như vậy A-xà-lê giáo giới Tỳ-ni, nói hoặc ngăn Ba-la-đề-mộc-xoa, Tự tứ hoặc ngăn Tự tứ, làm chứng tội của người, khiến người nhớ tội… làm các loại yết ma cho đệ tử cọng hành, đệ tử cận hành và Sa-di, trong hiện tại được thanh tịnh giới và vị lai được phạm hạnh lâu dài.

Có hai việc nên Phật nói Hiện tiền Tỳ-ni, đó là hiện tại được thanh tịnh giới và vị lai được phạm hạnh lâu dài. Cũng như vậy nói Ức niệm Tỳ-ni, Bất si Tỳ-ni, Tự ngôn Tỳ-ni, Thật mích Tỳ-ni, Đa mích Tỳ-ni, Bố thảo Tỳ-ni, trong hiện tại được thanh tịnh giới và vị lai được phạm hạnh lâu dài.

Có hai loại hủy báng Phật, đó là phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Có hai loại không hủy báng Phật, đó là phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp.

Có hai loại nêu ra lỗi Phật, đó là phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Có hai loại không nêu ra lỗi Phật, đó là phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp.

Có hai loại không theo lời Phật dạy, đó là phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Có hai loại thuận theo lời Phật dạy, đó là phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp.

Có hai loại không theo Tỳ-ni, đó là phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Có hai loại thuận theo Tỳ-ni: Phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp.

Có hai loại tội: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Có hai loại không tội: Phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp.

Có hai loại vứt bỏ (khí): Tự mình bỏ những vật cần dùng và chúng Tăng như pháp hòa hợp tác pháp bảo vứt bỏ. Có hai loại không vứt bỏ: Tự mình không vứt bỏ và Tăng như pháp hòa hợp tác pháp bảo vứt bỏ mà không vứt bỏ.

Có hai loại không ở chung: Tự mình phạm tội Bất cọng trụ và Tăng như pháp hòa hợp tác pháp không cho ở chung. Có hai loại ở chung: Tự mình làm hạnh ở chung và Tăng như pháp hòa hợp tác pháp cho ở chung.

Có hai loại ở chung có lỗi: Tự mình phạm tội Bất cọng trụ mà ở chung và Tăng như pháp hòa hợp tác pháp không cho ở chung mà ở chung. Có hai loại ở chung không có lỗi: Tự mình làm hạnh ở chung và Tăng như pháp hòa hợp tác pháp cho ở chung.

Có hai loại tổn: Tự mình làm tổn và Tăng như pháp hòa hợp tác pháp làm cho tổn. Có hai loại không tổn: Tự không làm tổn mình và

Tăng như pháp hòa hợp tác pháp làm cho không tổn .

Có hai loại người cuồng nên cho yết ma si, đó là người có nhớ nghĩ và người lúc nhớ nghĩ, lúc không nhớ nghĩ. Có hai loại cuồng từ căn bản, có hai loại cuồng do chú thuật, có hai loại cuồng do uống thuốc, có hai loại cuồng do tâm, có hai loại cuồng do thống khổ.

Có hai loại bạch pháp hộ trì thế gian là có hổ và thẹn. Nếu hai bạch pháp này không hộ trì thế gian thì không phân biệt cha mẹ, anh em, chị em…, tức là phá pháp làm người giống như bò dê gà chó…. Nếu hai bạch pháp này hộ trì thế gian thì phân biệt được cha mẹ, anh em, chị em…, tức là không phá pháp làm người, không phải là bò dê gà chó…. Người không có hổ thẹn mà có bạch pháp nơi tâm thì không có lý đó; tâm không có bạch pháp thì chỉ có sanh tử, không có giải thoát. Người có hổ thẹn thì có bạch pháp nơi tâm; tâm có bạch pháp thì tâm thanh tịnh, không có sanh tử, được giải thoát, không thọ thân sau (hậu hữu).