THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 46

LUẬT NI (Tiếp Theo)

IV. MỘT TRĂM BẢY MƯƠI TÁM PHÁP BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo)

53. Pháp Một Trăm Hai Mươi Ba: Trả Công Mới Độ Cho Xuất Gia

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt thường ra vào nhà người, vợ của một cư sĩ nói: “Cô hãy độ cho tôi xuất gia”, đáp: “Nếu bà cúng dường y bát, bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược thì tôi sẽ độ cho bà xuất gia”, vợ cư sĩ nói: “Phải trả công, cô mới độ cho xuất gia hay sao”, đáp là đúng vậy. Sau đó có một thiện Tỳ-kheo-ni đến nhà này, vợ cư sĩ hỏi: “Phải trả công, các cô mới độ cho xuất gia phải không?”, liền hỏi là ai nói lời này, đáp: “Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt nói với tôi rằng: “Nếu bà cúng dường y bát, bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược thì tôi sẽ độ cho bà xuất gia”. Có Tỳ-kheoni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nói với vợ cư sĩ rằng: “Bà cúng dường y bát, bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược thì tôi sẽ độ cho bà xuất gia”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni nói rằng: “Nếu bà cúng dường y bát, bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược thì tôi sẽ độ cho bà xuất gia” thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nói rằng: “Nếu bà cúng dường y bát… thì tôi sẽ đô bà” thì phạm Ba-dật-đề, tùy nói và được vật thực bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

54. Pháp Một Trăm Hai Mươi Bốn: Phu Chủ Không Cho Mà Độ

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có vợ của một cư sĩ vì không nghe lời chồng nên bị đánh đuổi ra khỏi nhà, bà liền đến chỗ Tỳ-kheo-ni quen biết thường lui tới nhà bà, người chồng cũng có việc phải đi đến tụ lạc khác, nghĩ là vợ mình sẽ không bỏ đi luôn, không ngờ về nhà tìm không thấy. Người biết vợ mình sẽ tìm đến chỗ Tỳ-kheo-ni quen biết, nghĩ là chỉ ở đó một thời gian rồi sẽ trở về nhà, nên không tìm kiếm nữa. Người vợ ở được năm, sáu ngày liền nói với Tỳ-kheo-ni: “Cô hãy độ cho tôi xuất gia”, ni đáp: “Chồng bà còn đó, làm sao độ được”, người vợ nói: “Chồng tôi không cần tôi nữa, nếu cần tôi, ông đã đến đây tìm hoặc sai người đến tìm”, Tỳ-kheo-ni nghe rồi liền độ cho xuất gia. Người chồng nghe tin vợ mình đã xuất gia liền nổi giận đến nói với Tỳ-kheo-ni: “Cô là người xấu, đã phá gia đình tôi”, ni hỏi: “Vì sao ông nói tôi đã phá gia đình ông”, đáp: “Vì cô đã độ vợ tôi làm Tỳ-kheo-ni”, ni nói: “Nếu đây là vợ ông thì ông hãy dẫn về đi”, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại độ vợ người, khi người chồng chưa cho, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheoni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại độ vợ người, khi người chồng chưa thuận cho”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ mà chủ không thuận cho, thì phạm Ba-dật-đề .

Chủ không thuận cho có ba: Một là nếu người nữ chưa gả thì chủ là cha mẹ không cho; hai là người nữ tuy được gả nhưng chưa về nhà chồng, thì chủ là hai bên không cho; ba là người nữ đã gả về nhà chồng, thì chủ là người chồng không cho. Trường hợp này phu chủ không cho mà độ cho xuất gia thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ mà phu chủ không cho thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

55. Pháp Một Trăm Hai Mươi Lăm: Hứa Thu Nhận Làm Chúng Mà Không Thu Nhận

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt có nuôi một Thức-xoa-ma-na đáng được thọ đại giới, ni Thi-việt-sa gặp Thức-xoa-ma-na này liền hỏi: “Vì sao cô không thọ đại giới?”, đáp: “Thầy con tánh ác, ưa thích tranh cải, con không muốn theo cầu thọ đại giới; nhưng nếu cô làm Hòa thượng ni thì con sẽ cầu thọ đại giới”, Thi-việt sa nói: “Nếu cô đủ hai năm học sáu pháp thì tôi sẽ thu nhận làm chúng”, liền đáp: “Như lời cô đã nói, nay con đã đủ hai năm học sáu pháp rồi, cô nên thu nhận con”, Thi-việt-sa nói: “Tôi không thể thu nhận cô, vì sao, vì thầy cô tánh ác, ưa thích tranh cải, có thể tự làm hại người khác hoặc bảo người khác làm hại”, Thức-xoa-ma-na nói: “Nếu cô không thể thu nhận con sao lại nói với con rằng: “Nếu cô đủ hai năm học sáu pháp thì tôi sẽ thu nhận làm chúng”. Nếu cô không hứa thì con đã không nói là con đã đủ hai năm học sáu pháp”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni hứa với ni khác: “Nếu cô đủ hai năm học sáu pháp thì tôi sẽ thu nhận làm chúng”, mà lại không thu nhận”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni đã hứa với ni khác: “Nếu cô đủ hai năm học sáu pháp thì tôi sẽ thu nhận làm chúng”, mà lại không thu nhận thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni hứa với ni khác: “Nếu cô đủ hai năm học sáu pháp thì tôi sẽ thu nhận làm chúng”, mà lại không thu nhận thì phạm Ba-dật-đề; tùy hứa mà không thu nhận làm chúng bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

56. Pháp Một Trăm Hai Mươi Sáu: Mỗi Năm Đều Độ Đệ Tử

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà mỗi năm đều độ đệ tử rồi nói với các đệ tử rằng: “Hễ ta vào nhà nào thì các cô đều cứ theo ta mà vào nhà đó; ta được gì thì các cô cũng được cái đó”. Sau đó Thâu-la-nan-đà đắp y mang bát vào một nhà khất thực, được đầy bát mang ra; các đệ tử liền lần lượt hết người này đến người khác mang bát vào nhà đó và được đầy bát mang ra. Chủ nhà đóng cửa không cho nữa và nói rằng: “Ai có thể cho các Tỳ-kheo-ni không tốt này thức ăn nữa chứ”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại mỗi năm đều độ đệ tử”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni mỗi năm đều độ đệ tử thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni mỗi năm đều độ đệ tử thì phạm Ba-dật-đề, tùy mỗi năm độ bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Không phạm là cách năm độ 1 hay hai người .

57. Pháp Một Trăm Hai Mươi Bảy: Cách Đêm Tác Yết Ma Thuộc Hòa Thượng Ni

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có nữ Ca-tỳ-la tên là Bạt-đà xuất gia làm Tỳ-kheo-ni, nuôi một Thức-xoa-ma-na đáng được thọ đại giới. Trước nay trưởng lão A-nan thường giúp các Tỳ-kheo-ni thỉnh Thập sư truyền thọ đại giới, hôm đó A-nan trước ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, ni Bạt-đà vừa nhìn thấy liền đến trước đảnh lễ rồi bạch rằng: “Trưởng lão A-nan, con có nuôi một Thức-xoa-ma-na đáng được thọ đại giới, xin trưởng lão giúp con thỉnh Thập sư”, A-nan hỏi: “Ni tăng đã tác yết ma thuộc Hòa thượng ni chưa?”, đáp là đã tác yết ma rồi, liền hỏi là tác lúc nào, đáp là hôm qua. A-nan im lặng nhận lời, ni Bạt-đà biết A-Nan-đã nhận lời liền đảnh lễ rồi đi. A-nan khất thực xong trở về, ăn xong liền cầm khóa cửa đi đến các phòng để thỉnh Thập sư. Phật từ xa nhìn thấy liền hỏi A-nan: “Thầy cầm khóa cửa đi đến các phòng làm gì?”, đáp: “Ni Bạt-đa có nuôi một Thức-xoa-ma-na đáng được thọ đại giới nên đã nhờ con thỉnh giúp Thập sư, vì vậy con mới cầm khóa cửa đi đến các phòng”, Phật hỏi: “Ni tăng đã tác yết ma thuộc Hòa thượng ni chưa?”, đáp là đã tác hôm qua, Phật hỏi: “Ni tăng đã cách đêm tác yết ma thuộc Hòa thượng ni hay sao?”, đáp là phải. Phật vì việc này nhóm hai bộ Tăng rồi hỏi ni Bạt-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp; “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại cách đêm tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheoni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni cách đêm tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là tùy cách đêm tác pháp cho bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

Văn đăng đàn thọ đại giới

Lúc đó các Tỳ-kheo-ni không biết pháp đang đàn thọ đại giới như thế nào, Phật bảo: “Pháp đang đàn thọ đại giới như sau :

Tỳ-kheo-ni dẫn Thức-xoa-ma-na vào trong Tăng bảo theo thứ lớp đảnh lễ Tăng, kế dạy pháp thọ y, nên hỏi: “Y này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên nói: “Con hãy theo theo ta”:

Con tên là _____ y Tăng-già-lê này có chín điều là y cắt rọc (chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Kế hỏi: “Y này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên nói: “con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ y Uất-đa-la-tăng này có bảy điều là y cắt rọc

(chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì.(3 lần)

Kế hỏi giống như trên và bảo: “con hãy nói theo ta”:

Con tên là ______ y An-đà-hội này có năm điều là y cắt rọc (chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Nếu là mạn y Tăng-già-lê thì nên nói: “Mạn y Tăng-già-lê này, con xin thọ trì”; nếu là mạn y Uất-đa-la-tăng thì nên nói: “Mạn y Uấtđa-la-tăng này, con xin thọ trì”; nếu là mạn y An-đà-hội thì nên nói: “Mạn y An-đà-hội này, con xin thọ trì”. Kế hỏi: “Y phú kiên này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên bảo: “Hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ y phú kiên này dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay rưỡi, con xin thọ trì (3 lần).

Kế hỏi: “Y Quyết tu la này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên bảo: “Hãy nói theo ta”;

Con tên là _____ y Quyết tu la này dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay rưỡi, con xin thọ trì (3 lần)

Kế hỏi: “Bát-đa-la này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên bảo: “con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ Bát-đa-la ứng lượng khí này nay con xin thọ để dùng lâu dài. (3 lần).

Dạy thọ y bát xong, kế dạy thỉnh Hòa thượng ni:

Con Thức-xoa-ma-na tên _____ cầu đại đức ni làm Hòa thượng ni, xin đại đức ni làm Hòa thượng ni cho con, con nương theo Hòa thượng ni để theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni. Xin thương xót (3 lần).

Giới sư nên hỏi Hòa thượng ni: “Đại đức ni có thể làm Hòa thượng cho giới tử này không?”, đáp là có thể, giới sư nên dẫn người thọ giới đến chỗ chỉ thấy mà không nghe ở trong giới tràng, rồi trở lại trong Tăng xướng: “Chúng tăng hòa hợp nhóm, ai có thể là giáo thọ sư cho giới tử này?”, nếu trong Tăng có người đáp là có thể thì Tăng nên xét người này nếu có đủ năm pháp thì không nên cử làm giáo thọ sư, đó là vì yêu mà dạy, vì sân mà dạy, vì sợ mà dạy, vì si mà dạy và không biết dạy hay không dạy. Ngược lại nếu có năm pháp thành tựu thì nên cử làm giáo thọ sư, đó là không vì yêu mà dạy, không vì sân mà dạy, không vì sợ mà dạy, không vì si mà dạy và biết dạy hay không dạy. Kế xướng rằng:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na này tên _____ theo Hòa thượng ni ______ cầu thọ giới cụ túc, Tỳ-kheo-ni _____ làm giáo thọ sư. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cử Tỳ-kheo-ni____ làm giáo thọ sư để dạy giới tử tên _____. Bạch như thế.

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cử Tỳkheo-ni _____ làm giáo thọ sư để dạy cho giới tử _____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó Giáo thọ sư đến chỗ giới tử bảo quỳ gối chắp tay rồi nói: “Giới tử tên _____ lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, lát nữa ở trong Tăng cũng sẽ hỏi như thế, nếu thật thì con nên nói là thật, nếu không thật thì nên nói là không thật. Ta nay hỏi con:

1. Con có phải là người nữ không, có phải là người không, không phải là phi nhân phải không, không phải là súc sanh biến hình phải không?

2. Nếu là người nữ thì trên nữ căn có lông không, có khô hoại không, không có mắc bịnh lậu phải không, không có hai đường hợp một phải không, không phải là người nữ không thể sinh sản được phải không, không phải là không có vú phải không, thủy nguyệt có thường ra hay không, không phải là không có nguyệt kỵ phải không?

3. Con không phải là nô tỳ phải không?

4. Con không phải là người làm thuê cho người phải không?

5. Con không phải do mua mà được phải không?

6. Con không phải do quân binh đánh phá mà bắt được phải không?

7. Con không phải là vợ của quan nhân phải không?

8. Con không phạm tội quan phải không?

9. Con không có mắc nợ người phải không?

10. Người nữ có những bịnh như bịnh lại, bịnh lậu, ung thư, càn tiêu, điên cuồng…, gần đây con có mắc những bịnh như thế không?

11. Cha mẹ, phu chủ của con còn không, họ có cho phép con xuất gia không?

12. Năm y và bát có đủ không?

13. Tên của con là gì?

14. Hòa thượng ni của con hiệu là gì?

Giáo thọ sư hỏi xong nên trở vào trong Tăng bạch rằng: “Thứcxoa-ma-na tên ______. Tôi đã hỏi xong các giá nạn”, yết ma sư nói: “Nên thanh tịnh thì dẫn vào”, Giáo thọ sư dẫn vào rồi bảo đảnh lễ Ni tăng, kế dạy theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni như sau:

Con Thức-xoa-ma-na tên _____ theo Hòa thượng ni ______ muốn cầu thọ giới cụ túc, nay con theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni. Xin Tăng thương xót tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho con, con tên _____ nương Hòa thượng ni _____ cầu thọ giới cụ túc. Xin thương xót (3 lần). Yết ma sư ở trong Tăng tác bạch như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na tên _____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tôi nay ở trong Tăng hỏi Thức-xoa-ma-na tên ______ các pháp chướng đạo.Bạch như vậy. Tác bạch rồi hỏi: “Giới tử tên _____ lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, nay ta ở trong Tăng hỏi con các pháp chướng đạo, nếu thật thì con nên nói là thật, nếu không thật thì nên nói là không thật. Ta nay hỏi con:

1. Con có phải là người nữ không, có phải là người không, không phải là phi nhân phải không, không phải là súc sanh biến hình phải không?

2. Nếu là người nữ thì trên nữ căn có lông không, có khô hoại không, không có mắc bịnh lậu phải không, không có hai đường hợp một phải không, không phải là người nữ không thể sinh sản được phải không, không phải là không có vú phải không, thủy nguyệt có thường ra hay không, không phải là không có nguyệt kỵ phải không?

3. Con không phải là nô tỳ phải không?

4. Con không phải là người làm thuê cho người phải không?

5. Con không phải do mua mà được phải không?

6. Con không phải do quân binh đánh phá mà bắt được phải không?

7. Con không phải là vợ của quan nhân phải không?

8. Con không phạm tội quan phải không?

9. Con không có mắc nợ người phải không?

10. Người nữ có những bịnh như bịnh lại, bịnh lậu, ung thư, càn tiêu, điên cuồng…, gần đây con có mắc những bịnh như thế không?

11. Cha mẹ, phu chủ của con còn không, họ có cho phép con xuất gia không?

12. Năm y và bát có đủ không?

13. Tên của con là gì?

14. Hòa thượng ni của con hiệu là gì?”, đợi đáp đầy đủ rồi bảo giới tử im lặng, yết ma sư tác bạch yết ma:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na này tên _____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, đã theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni, Hòa thượng ni là _____. Thức-xoama-na này tự nói thanh tịnh, không có các pháp chướng đạo, năm y và bát đầy đủ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho Thức-xoa-ma-na tên ___ __, Hòa thượng ni là _____. Bạch như vậy.

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na này tên _____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, đã theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni, Hòa thượng ni là ______. Thức-xoama-na này tự nói thanh tịnh, không có các pháp chướng đạo, năm y và bát đầy đủ. Trưởng lão ni nào chấp thuận tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho Thức-xoa-ma-na tên _____, Hòa thượng ni là _____ thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Đây là yêt ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho Thức-xoa-ma-na tên ____, Hòa thượng ni là _____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Yết ma sư bảo giới tử:

Này giới tử, nếu có ai hỏi cô được mấy tuổi hạ, nên đáp là chưa có tuổi hạ; nếu hỏi thọ giới vào lúc nào, nên đáp là mùa đông hoặc mùa xuân, mùa hạ, có nhuần hay không nhuần. Đây là thời tiết, giới tử nên trọn đời ghi nhớ.

Kế nói về ba pháp y:

Giới tử tên _____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni Đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra ba pháp y cho người thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni nương theo ba pháp y này được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni:

Một là nương y phấn tảo, Tỳ-kheo-ni được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni. Nếu thọ thêm y bằng vải gai trắng, hoặc gai đỏ hoặc y Kiều-thi-na, Súy-di-la, Khâm-bạt-la, Kiếp-bối… các loại y thanh tịnh khác thì con có thể nương y phấn tảo thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Hai là nương pháp khất thực, Tỳ-kheo-ni được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni. Nếu thọ thêm thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn ngon vào những ngày trai như mồng tám, hai mươi ba, mười bốn, mười lăm, hai mươi chín, ba mươi, mồng một, hoặc thức ăn của tăng, hoặc ăn trong phòng riêng hoặc thọ người thỉnh thực… những thức ăn thanh tịnh như thế thì con có thể nương pháp khất thực thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Ba là nương loại dược cũ bỏ (Trần khí dược), Tỳ-kheo-ni được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni. Nếu thọ thêm bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật, thạch mật; bốn loại mỡ tịnh là mỡ gấu, mỡ lừa, mỡ heo, mỡ cá; năm loại dược từ củ như củ gừng, xích phu tử, ba-đề, bệ-sa, xương-bồ; năm loại dược từ quả như Ha-lê-lặc, Tỳ-diêmlặc, A-ma-lặc, hồ-tiêu, Tất-bạt-la; năm loại muối là muối đen, muối trắng, muối tía, muối đỏ, muối đất; năm loại thuốc thang nấu từ củ, cọng, lá, hoa, quả; năm loại thuốc từ nhựa cây là hưng cừ, tát-xà-la-tátđế, dịch-đế, dịch-đề-đế, dịch-bà-na… các loại dược thanh tịnh như thế thì con có thể nương loại dược cũ bỏ thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Giới tử tên _____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni Đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra tám pháp Đọa cho Tỳ-kheo-ni thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni đối với tám pháp Đọa này nếu phạm một pháp nào thì không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là Sa-môn ni, không phải là Thích nữ mất pháp Tỳ-kheo-ni. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thể sanh trưởng, không tươi tốt, không cao lớn, không rộng mát. Tỳ-kheo-ni cũng như thế, đối với tám pháp Đọa này nếu phạm một pháp nào thì không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. tám pháp đọa là:

1. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheo-ni đã thọ giới pháp rồi, không xả giới, giới suy kém, không phát lồ mà làm pháp dâm dục cho đến cùng với súc sanh thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ nhất này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

2. Phật dùng đủ cách quở trách không cho mà lấy, khen ngợi không trộm cắp từ một sợi chỉ, một cây kim… cho đến năm tiền hoặc vật trị giá năm tiền. Tỳ-kheo-ni nếu không cho mà lấy, vì việc này hoặc bị bắt, bị trói hoặc bị đuổi ra khỏi nước và bị mắng là kẻ giặc thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ hai này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

3. Phật dùng đủ cách quở trách đoạn mạng người, khen ngợi không đoạn mạng cho đến một con kiến cũng không cố ý đoạn mạng huống chi là người. Nếu Tỳ-kheo-ni tự tay cố ý đoạn mạng người, hoặc sai người cầm dao giết, hoặc khuyên chết, khen chết nói rằng: “chao ôi trượng phu, sống tồi tệ như thế thì sống làm gì, thá chết còn hơn”, tùy tâm suy nghĩ mà dùng đủ cách khuyến khích xúi giục hoặc khen ngợi cái chết hoặc đào hầm, đặt bẩy… làm cho chết; hoặc dùng cách Tỳ-đàla, bán Tỳ-đà-la để giết; hoặc làm đọa thai, hoặc đẩy vào lửa, hoặc xô xuống nước hoặc đẩy từ trên cao xuống cho chết… cho đến thai trong bụng mẹ mới được hai căn là thân căn và mạng căn cũng muốn làm cho chết thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ ba này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

4. Phật đủ cách quở trách vọng ngữ, khen ngợi không vọng ngữ, cho đến đùa giỡn cũng không được vọng ngữ huống chi là cố ý vọng ngữ. Nếu Tỳ-kheo-ni tự biết mình không có pháp hơn người mà tự khen mình là được quả A-la-hán, A-la-hán hướng… Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn hướng; hoặc tự khen mình chứng được Sơ thiền… tứ thiền; hoặc tự khen mình đã được pháp Từ bi hỷ xả, được định Không vô biên xứ…; được pháp quán bất tịnh, A-na-ban-na niệm; chư thiên đến chỗ tôi, trời rồng… đến chỗ tôi, tôi nói chuyện với họ… những việc như thế vốn không có mà cố ý vọng ngữ thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ tư này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không? Nếu được thì đáp là được.

5. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm xúc chạm vuốt ve thuận hay nghịch từ đầu tóc trở xuống, từ đầu gối trở lên, từ cổ tay trở ra, bỏ y, hoặc kéo hoặc đẩy hoặc đè hoặc bóp, hoặc nâng lên hoặc để xuống thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳkheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp đọa thứ năm này reọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

6. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đời người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y, đủ tám việc này biểu hiện tướng tham ái thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ sáu này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

7. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách tri thức ác, bạn đảng ác; khen ngợi thiện tri thức, thiện hữu. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo khác phạm tội Thô mà che giấu cho đến một đêm. Tỳ-kheo-ni này biết Tỳkheo-ni kia hoặc đã thối thất, hoặc đang trụ, hoặc bị tẫn, hoặc bỏ đi; sau đó mới nói rằng: “Trước đây tôi cũng biết Tỳ-kheo-ni này phạm hạnh bất tịnh như thế như thế, nhưng tôi không muốn nêu ra, cũng không muốn bạch cho Tăng biết. Vì sợ có người nói rằng em bêu xấu chị”thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ bảy này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì nói là được.

8. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách ác tri thức, bạn đảng ác; khen ngợi thiện hữu tri thức. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt mà còn làm hạnh tùy thuận. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Cô không được làm hạnh tùy thuận”. Khi các Tỳ-kheo-ni can ngăn như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không chịu bỏ việc làm này thì các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn đến lần thứ ba, nếu chịu bỏ thì tốt; nếu không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ tám này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì nói là được.

Giới tử lắng nghe, từ nay trở đi con nên dùng tâm nhu hòa dễ dạy, tùy thuận lợi dạy bảo của Giáo thọ sư. Nay con đã thọ giới xong, Con đã có đủ Hòa thượng ni, A-xà-lê ni, đầy đủ Ni tăng, đủ hành xứ, quốc độ, đủ nguyện của Chuyển luân thánh vương…, từ nay con nên cung kính Tam bảo Phật pháp tăng; nên cung kính Hòa thượng, A-xà-lê và các bậc thượng trung hạ tòa. Nên siêng học ba môn học là thiện giới học, thiện định học và thiện huệ học. Nên tu ba môn giải thoát là không vô tướng, vô tác. Nên siêng tu ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh và khuyến hóa làm phước hạnh. Đây là pháp mở cửa Niết bàn để được quả Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán; giống như hoa sen trong nước ngày càng tươi tốt được nở hoa, con cũng sẽ tăng trưởng đạo pháp giống như vậy. Những giới pháp còn lại Hòa thượng ni, A-xà-lê ni sẽ từ từ giảng rộng cho con. Yết ma sư nói kệ:

“Thọ dắc giới cụ túc,
Hiểu sâu pháp Phật dạy,
Đống châu báu to lớn,
Đều thiện, chân, vi diệu.
Như nguyện của Thiên vương,
Như nguyện của Luân vương,
Như nguyện của Diêm vương,
Con nay đều đầy đủ,
Hãy luôn luôn tinh tấn,
Tu tập các pháp lành,
Siêng tu hành ba nghiệp,
Sẽ mở cửa Cam lồ,
Ở trong tất cả pháp,
Được trí huệ vô ngại,
Như sen ngày tăng trưởng,
Thiện căn con cũng vậy.
Còn các giới pháp khác,
Phật Thế tôn đã chế,
Hòa thượng, A-xà-lê,
Sẽ rông nói cho con.
Đầu mặt đảnh lễ Tăng,
Hữu nhiễu vui vẻ đi”.

58. Pháp Một Trăm Hai Mươi Tám: May Áo Tắm Quá Lượng

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó vợ của các cư sĩ trong thành Xá-vệ đến trong sông A-kỳ-la để tắm, thấy có một Tỳ-kheo-ni lỏa thân đã tắm trong đó từ trước liền quở trách: “Người nữ không tốt này thân thô xấu, bụng lớn, vú xệ, cần gì làm Tỳ-kheo-ni, sao không phản giới hoàn tục để làm vợ người”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại lỏa hình tắm trong sông, chỗ đông người tắm. Từ nay cho Tỳ-kheo-ni mặc áo tắm để tắm trong sông”. Lúc đó các Tỳ-kheo-ni liền may sắm áo tắm rộng dài, Phật bảo: “Do mười lợi nên kết giới cho Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni muốn may áo tắm thì nên may đúng kích lượng: Chiều dài năm gang tay của Phật, chiều rộng hai gang ruỡi của Phật. Nếu may quá kích lượng này thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni may áo tắm chiều dài quá kích lượng thì phạm Ba-dật-đề; chiều rộng quá kích lượng cũng phạm Ba-dật-đề; tùy chiều dài hay chiều rộng qua kích lượng bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

59. Pháp Một Trăm Hai Mươi Chín: Thường Trao Đổi Y Phục

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt thường trao đổi y phục. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại thường trao đổi y phục”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni thường trao đổi y phục thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy trao đổi bao nhiêu thì phạm Badật-đề bấy nhiêu.

60. Pháp Một Trăm Ba Mươi: May Y Quá Năm Đêm

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà có đệ tử tên Thi-việt Sa-lành tốt, ưa thích trì giới nhưng hay quên. Cô chọn được một tấm vải cắt rồi không tự may cũng không nhờ người may, lại bỏ rải rác ở chỗ khác. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni chọn được vải cắt rồi lại không may cũng không nhờ người may mà bỏ rải rác ỏ chỗ khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni may y lâu nhất cho đến năm đêm, quá năm đêm mới may xong thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy quá năm đêm bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

61. Pháp Một Trăm Ba Mươi Mốt: Không Xem Lại Năm Y

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt cất chứa nhiều y nên không phân biệt được y nào là y Tăng-già-lê đã thọ trì, y Uất-đa-la-tăng nào đã thọ trì, y An-đà-hội nào đã thọ trì, y phú kiên nào đã thọ trì, y Quyết tu la nào đã thọ trì. Khi có ni hỏi: “Y Tănggià-lê, Uất-đa-la-tăng… nào của cô đã thọ trì?”, liền đáp: “Chờ một chút để tôi hỏi Hòa thượng ni, A-xà-lê ni và các ni cùng ở chung”, nói rồi liền đến hỏi thì các vị ấy đáp: “Chúng tôi không biết, không nhớ, nghi y nào là của cô đã thọ trì, y nào không phải của cô đã thọ trì”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại chứa nhiều y, không phân biệt được y Tănggià-lê… nào đã thọ trì”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni chừng năm đêm không xem lại năm y thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không xem lại bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

62. Pháp Một Trăm Ba Mươi Hai: Đem Y Cho Bạch Y

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt thường lui tới nhà các cư sĩ, vợ của họ nói với ni rằng: “Hãy cho tôi một đoạn y để thủ hộ cho con tôi”, ni này nghe rồi liền cởi y đưa cho. Thời gian sau có thiện Tỳ-kheo-ni đến nhà, họ cũng xin một đoạn y như lần trước, ni này nói: “Bạch y đáng lẽ phải cho chúng tôi, sao lại bảo chúng tôi cho. Chúng tôi thọ y từ người khác, nếu đem cho lại bạch y là hoại sự cúng dường”, vợ các cư sĩ nói: “Cô thật xẻn tiếc, Tỳ-kheo-ni trước, tôi chỉ xin một đoạn y mà cởi y đưa cho”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đem y của mình đưa cho bạch y”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni đem y cho bạch y thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy cho bao nhiêu thì phạm Ba-dậtđề bấy nhiêu.

63. Pháp Một Trăm Ba Mươi Ba: Nguyệt Bịnh Dứt Mà Không Bỏ Bịnh Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Thâu-la-nan-đà nguyệt bịnh đã dứt, giặt bịnh y sạch rồi lại không muốn bỏ cho người khác. Tỳ-kheo-ni khác có nguyệt bịnh, không có bịnh y nên khổ não. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni nguyệt bịnh đã dứt, giặt bịnh y sạch rồi lại không muốn bỏ cho người khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni nguyệt bịnh đã dứt, giặt bịnh y sạch rồi lại không muốn bỏ cho người khác thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không bỏ cho người khác bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

64. Pháp Một Trăm Ba Mươi Bốn: Ngăn Cúng Dường Y Cho Tăng

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một cư sĩ muốn cúng dường y cho Ni tăng, ni Thâu-la-nan-đà thường lui tới nhà này nghe biết được, liền đến hỏi cư sĩ: “Ông thật muốn cúng dường y cho Ni tăng phải không?”, đáp là thật vậy, liền nói: “Ni tăng đã có nhiều y, cất để mục nát mà không thọ dụng”. Cư sĩ này có việc tạm ra ngoài thành, khi trở về tự nghĩ lại rồi không cúng dường y cho Ni tăng nữa. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳkheo-ni lại ngăn cư sĩ cúng dường y cho Ni tăng”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni ngăn cư sĩ cúng dường y cho Ni tăng thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy ngăn bao nhiêu thì phạm Badật-đề bấy nhiêu.

65. Pháp Một Trăm Ba Mươi Lăm: Hy Vọng Được Y Mong Manh Mà Thọ Y Ca-Hi-Na

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà hy vọng được y mong manh mà lại thọ y Ca-hi-na. Thời gian sau, chúng đánh kiền chùy tập họp để xả y Ca-hi-na thì Thâu-la-nan-đà không đến, Ni tăng sai người đến kêu, liền đáp là không đi, hỏi vì sao không đi, liền đáp: “Y mà tôi mong được lại chưa được”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheoni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni, hy vọng được y mong manh mà lại thọ y Ca-hi-na”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni hy vọng được y mong manh mà lại thọ y Ca-hi-na thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy hy vọng mong manh bao nhiêu mà thọ y Ca-hi-na thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

66. Pháp Một Trăm Ba Mươi Sáu: Tăng Xả Y Ca-Hi-Na Mà

Không Tùy Thuận

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Ni tăng đánh kiền chùy để xả y Cahi-na, ni Ưu-bà-hòa là người đoán sự của tăng lại không đến. Ni tăng sai người đến kêu, bà nói: “Tôi là người đoán sự của Tăng, tại sao không hỏi tôi trước mà liền đánh kiền chùy, vì vậy tôi không đi”, do nhân duyên này nên việc xả y không thành. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni khi Tăng muốn xả y Ca-hi-na lại không tùy thuận”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni khi Tăng muốn xả y Ca-hi-na mà không tùy thuận thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không tùy thuận bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

67. Pháp Một Trăm Ba Mươi Bảy: Tăng Chia Y Mà Không Tùy Thuận

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Ni tăng đánh kiền chùy để chia y, ni Ưu-bà-hòa là người đoán sự của tăng lại không đến, Ni tăng sai người đến kêu, bà liền nói: “Tôi không đến, cô hãy đi mau, việc làm này là phi pháp, bất chánh, là là, là tùy dục, tùy sân, tùy sợ, tùy si. Tôi là người đoán sự của Tăng, tại sao không có tôi mà lại chia y, vì vậy tôi không đi”, do nhân duyên này việc chia y không thành. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni khi Tăng chia y lại không tùy thuận”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni khi Tăng chia y mà không tùy thuận thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không tùy thuận bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

68. Pháp Một Trăm Ba Mươi Tám: Tăng Đoán Sự Mà Không Tùy Thuận

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Ni tăng đánh kiền chùy để đoán sự, ni Ưu-bà-hòa là người đoán sự của tăng lại không đến, Ni tăng sai nguời đến kêu, bà liền nói: “Tôi không đến, cô hãy đi mau, việc làm này là phi pháp, bất chánh, là là, là tùy dục, tùy sân, tùy sợ, tùy si. Tôi là người đoán sự của Tăng, tại sao không có tôi mà lại xử đoán, vì vậy tôi không đi”, do nhân duyên này việc xử đoán không thành. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni khi Tăng đoán sự lại không tùy thuận”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni khi Tăng đoán sự mà không tùy thuận thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không tùy thuận bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

69. Pháp Một Trăm Ba Mươi Chín: Không Dặn Gởi Mà Vào Tụ Lạc

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà không dặn gời người ở phòng khác mà đi vào tụ lạc, sau đó Tăng phường bỗng phát hỏa, các ni ai nấy đều mang y bát của mình ra, có người nói: “Hay mang y bát của Thâu-la-nan-đà ra”, lại có người nói: “Cô ấy tánh xấu, ưa nổi sân, mất thì nói là không mất, cháy thì nói là không cháy”, vì vậy không ai mang ra giúp khiến y bát đều bị cháy hết. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni khi đi vào tụ lạc lại không nhắn gởi người khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni khi đi vào tụ lạc mà không nhắn gởi người khác thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không nhắn gởi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

70. Pháp Một Trăm Bốn Mươi: Tụng Đọc Chú Thuật

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Ca-la vốn là ngoại đạo xuất gia nên bỏ việc đọc tụng kinh, luật, luận mà đọc tụng các chú thuật. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại bỏ việc đọc tụng kinh, luật, luận mà đọc tụng các chú thuật”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni bỏ việc đọc tụng kinh, luật, luận mà đọc tụng các chú thuật thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni đọc tụng chú thuật cho đến một câu kệ thì phạm Ba-dật-đề, một chương cũng phạm Badật-đề, một câu cũng phạm Ba-dật-đề. Không phạm là đọc chú để chữa răng, chú trị đau bụng, chú trị độc hoặc chú để thủ hộ cho được an ổn.

71. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Mốt: Dạy Bạch Y Đọc Tụng Chú Thuật

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Ca-la vốn là ngoại đạo xuất gia bỏ việc đọc tụng kinh, luật, luận mà dạy cho trẻ con bạch y đọc tụng các chú thuật. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại bỏ việc đọc tụng kinh, luật, luận mà dạy cho trẻ con bạch y đọc tụng các chú thuật”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni bỏ việc đọc tụng kinh, luật, luận mà dạy cho trẻ con bạch y đọc tụng các chú thuật thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni đọc tụng chú thuật cho đến một câu kệ thì phạm Ba-dật-đề, một chương cũng phạm Badật-đề, một câu cũng phạm Ba-dật-đề. Không phạm là đọc chú để chữa răng, chú trị đau bụng, chú trị độc hoặc chú để thủ hộ cho được an ổn.

72. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Hai: Làm Việc Nhà Cho Bạch Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt thường lui tới nhà người, khi đến, vợ của cư sĩ nhờ cô quét nhà, tưới nước, trải giường tòa, nấu ăn… các việc, ni này đều làm theo lời. Thời gian sau có một thiện Tỳ-kheo-ni đến, vợ cư sĩ cũng nhờ làm giúp các việc như thế, ni này nói: “Tôi đâu phải là nô tỳ mà phục dịch cho cô”, vợ cư sĩ nói: “Cô là người xấu, kiêu mạn, vị ni đến trước đây đều làm giúp cho tôi”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại làm việc nhà cho bạch y”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheoni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni làm các việc nhà cho bạch y thì phạm Ba-dậtđề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni quét nhà cho bạch y thì phạm Ba-dật-đề, tưới rưới… nấu ăn đều phạm Ba-dật-đề, tùy làm bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu; nếu nghe theo lời đóng cửa thì phạm Đột-kiết-la.

73. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Ba: Không Nhắn Gởi Chủ Nhà Mà Bỏ Đi

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trong nước nhằm ngày lễ hội, các cư sĩ làm đủ các món ăn ngon thức uống mang đến trong vườn ở ngoài thành để vui chơi ăn uống, chỉ có những người vợ mới cuới ở lại nhà. Những người vợ mới cưới này sợ chồng về hoặc cha mẹ chồng đến nên ở trong ngoài nhà ngoài cửa đều trải giường tòa đẹp chờ đợi họ. Lúc đó ni Thâu-la-nan-đà sáng sớm đắp y mang bát đến trong nhà này, những người vợ mới cưới này thấy ni đến liền đảnh lễ mời ngồi rồi ngồi phía trước nghe thuyết pháp, Thâu-la-nan-đà nói pháp xong rồi nhắm mắt chú nguyện thật lâu, những người này đều đứng dậy bỏ đi, khi ni mở mắt ra thì thấy không còn ai nên hổ thẹn đứng dậy bỏ đi. Gần nhà này có một ngõ hẽm, kẻ xấu rình rập thấy cửa mở liền vào nhà lấy cắp giường tòa đã trải mang đi nên khi những người vợ mới cưới này trở ra thì không thấy giường tòa, cho là Tỳ-kheo-ni đã mang về tinh xá nên sai người đến đòi lại, Tỳ-kheo-ni giận dữ và xấu hổ nên không lui tới nhà này nữa. Sau đó cư sĩ đi chợ thấy người bán giường tòa kia liền đoạt lấy lại rồi sai người đến nói với Tỳ-kheo-ni: “Chúng tôi đã tìm được giường tòa đã mất trước đó, mong cô hãy lui tới nhà”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni vào nhà bạch y ngồi trên giường, không nhắn gởi chủ nhà mà liền bỏ đi”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni váo nhà bạch y ngồi trên giường, không nói chủ nhà mà liền bỏ đi thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không nói chủ nhà bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

74. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Bốn: Không Hỏi Chủ Nhà Liền Ngồi Trên Giường

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một đại thần tánh ưa sạch sẽ, thích chỉ trích lỗi của người, khi đi ông dặn vợ: “Các Tỳ-kheo-ni không sạch, mặc y cũ rách nếu vào nhà, chớ cho họ ngồi trên giường của tôi”. Vì thế khi thấy ni Thâu-la-nan-đà đến, người vợ liền nói y lại lời của người chồng cho Thâu-la-nan-đà nghe, ni này nghe rồi liền nổi giận nói: “Dòng họ các ngươi có hơn ta không, nhà các ngươi có hơn ta không, nếu ta không làm Tỳ-kheo-ni thì các ngươi sẽ phải cung cấp hầu hạ ta”, nói rồi liền vén y ngồi lên giường, các cư sĩ quở trách: “Samôn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức, khi vào nhà không hỏi chủ mà liền ngồi lên giường, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni, khi vào nhà bạch y không hỏi chủ nhà mà liền ngồi lên giường”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni, khi vào nhà bạch y không hỏi chủ nhà mà liền ngồi lên giường thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy ngồi bao nhiêu thì phạm Badật-đề bấy nhiêu.

75. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Lăm: Không Bịnh Mà Đi Xe

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trong nước nhằm ngày lễ hội, các cư sĩ làm đủ các món ăn ngon thức uống mang đến trong vườn ở ngoài thành để vui chơi ăn uống. Vợ của các cư sĩ này tắm rửa sạch sẽ, hương thơm thoa thân, trang điểm đẹp đẽ, mặc y phục mới đẹp, trong ngoài đều trang nghiêm. Khi Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt đến nhà này thấy vậy liền là muốn đi đâu, đáp: “Chúng tôi muốn đến trong vường thưởng ngoạn, cô muốn đi theo không?”, đáp là muốn đi, lại hỏi: “Cô muốn đi xe hay đi bộ ?”, đáp: “Tôi là nô tỳ của các bà hay sao mà đi bộ”, vợ cư sĩ nói: “Cô có thể đi xe không?”, đáp: “Các bà đi được, sao tôi lại không đi được”, nói rồi liền cùng đi xe. Trong số các người nữ này, người có chồng vì sợ chồng và cha mẹ chồng nên khi lên xe đều đóng cửa trước cửa sau, còn người chưa có chồng thì để cửa mở; Tỳ-kheo-ni này không có sợ gì nên cũng để cửa mở và nói cười lớn tiếng. Các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại đi xe, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đi xe”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni không bịnh mà đi xe thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không bịnh mà đi xe bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

76. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Sáu: Se Kéo Tơ Sợi

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ-kheo-ni trong tinh xá Vương viên hoặc ở giữa sân, trong giảng đường, trên gò đất đều có người làm việc, hoặc se kéo tơ, hoặc tháo tơ ra để cuộn lại, hoặc đập giũ, hoặc đang quấn cuốn lại thành cuộn tơ. Lúc đó nhiều tướng quân đến trong tinh xá Vương viên thấy rồi liền nói: “Nếu nhà vua nghe thấy việc này thì những y Khâm-bà-la bằng lông thô, lông mịn, lông tạp sắc… cùng một lúc làm đượcc nhiều”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại se kéo tơ”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni se kéo tơ sợi thì phạm Ba-dật-đề

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni se kéo tơ hay quấn cuộn lại đều phạm Ba-dật-đề, tùy se kéo tơ bao nhiêu thì phạm Ba-dậtđề bấy nhiêu; phương tiện muốn làm thì phạm Đột-kiết-la.

77. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Bảy: Cột Dây Thắt Lưng

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà được chất tiền của người khác, nhét vào trong thắt lưng rồi đi vào trong chợ, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại nhét tiền vào trong thắ lưng, đi vào trong chợ như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại cột dây thắt lưng”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni cột dây thắt lưng thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni cột dây thắt lưng thì phạm Ba-dật-đề, nếu làm dây thắt lưng thì phạm Đột-kiết-la, làm cho người khác cột cũng Đột-kiết-la.

11

78. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Tám: Cầm Dù Vào Nhà Bạch Y

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt cầm dù đi vào nhà người, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại cầm dù đi vào nhà người, như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại cầm dù vào nhà bạch y”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni cầm dù vào nhà bạch y thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy cầm dù vào nhà ạch y bao nhiêu thi phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

79. Pháp Một Trăm Bốn Mươi Chín: Rời Trú Xứ Tỳ-Kheo Đi An

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Tu-xà-đa trẻ tuổi đoan chánh, ai cũng muốn nhìn, quen biết lâu với con trai của một trưởng giả tên là Uất đa la, cả hai thường cùng nói chuyện và cùng làm việc. Uất đa la đang ở tụ lạc Bát-đa-la thuộc nước Kiều-tát-la nên Tu-xà-đa rời khỏi trú xứ có Tỳ-kheo để đến nước đó an cư. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheoni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại rời khỏi trú xứ có Tỳ-kheo mà an cư”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni rời khỏi trú xứ có Tỳ-kheo mà an cư thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy rời khỏi bao nhiêu thì phạm Badật-đề bấy nhiêu.

80. Pháp Một Trăm Năm Mươi: Không Cầu Ba Việc Tự Tứ

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt an cư xong, không đến trong hai bộ đại tăng cầu ba việc tự tứ nói thấy nghe

120

nghi. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni an cư xong, không đến trong hai bộ đại tăng cầu ba việc tự tứ nói thấy nghe nghi”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni an cư xong, không đến trong hai bộ đại tăng cầu ba việc tự tứ nói thấy nghe nghi thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không đến cầu tự tứ bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

81. Pháp Một Trăm Năm Mươi Mốt: Không Cầu Giáo Giới

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt mỗi nữa tháng không đến trong Tăng cầu giáo giới. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại mỗi nữa tháng không đến trong Tăng cầu giáo giới”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni mỗi nữa tháng không đến trong Tăng cầu giáo giới thì phạm Ba-dật-đề .

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không cầu bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

82. Pháp Một Trăm Năm Mươi Hai: Không Đến Thọ Giáo Giới

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt không bịnh mà không đến thọ giáo giới. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳkheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni không bịnh mà không đến thọ giáo giới”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni không bịnh mà không đến thọ giáo giới thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.

Tướng phạm trong giới này là tùy không đến bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Nếu bịnh thì không phạm.