QUYỂN 45
LUẬT NI (Tiếp Theo)
IV. MỘT TRĂM BẢY MƯƠI TÁM PHÁP BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo)
26. Pháp Chín Mươi Bảy: Trong Nước Du Hành Đến Chỗ Có Nghi Sợ
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó tại nước Kiều-tát-la vua Ba-tư-nặc có nước nhỏ phản loạn nên vua ra lịnh tập họp bốn binh là tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh rồi thân chinh đi đánh dẹp. Lúc đó các Tỳkheo-ni đang du hành từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ, giữa đường gặp đoàn quân, trưởng lão Tỳ-kheo-ni nói: “Chúng ta hãy tránh và đi theo đường nhỏ”, các ni trẻ tuổi liền nói: “Tại sao phải tránh, vua Batư-nặc tín kính Phật pháp, vương tử Kỳ-đà, cư sĩ Cấp-cô-độc… đều tin Phật. Ai ngăn được chúng ta, cứ đi thẳng”, nói rồi liền đi thẳng và bị đoàn quân đi trước lột hết y phục. Các ni liền tâu vua, vua nói: “Quân binh này ta đã phải cung cấp tụ lạc, vàng bạc, kho lẫm, lương bổng, họ mới đi chiến đấu; nếu họ đoạt hết y phục của các vị thì ta không thể trả lại được. Hôm nay trong nước động binh tại sao các cô lại du hành đến chỗ có nghi sợ. Nếu Phật nghe biết việc này sẽ kết giới không cho các cô du hành đến chỗ có nghi sợ trong nước”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳkheo-ni, ở trong nước ở chỗ có nghi sợ lại du hành”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni, ở trong nước nơi chỗ có nghi sợ mà du hành thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni ở trong nước, nơi chỗ có nghi sợ mà du hành thì phạm Ba-dật-đề; tùy du hành bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
27. Pháp Chín Mươi Tám: Ngoài Nước Du Hành Đến Chỗ Có Nghi Sợ
Phật tại thành Vương xá, lúc đó có một nước nhỏ ở ngoài biên cương nước Ma-kiệt-đà của vua A-xà-thế làm phản, vua liền ra lịnh tập họp bốn bịnh là tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh rồi thân chinh đi đánh dẹp. Lúc đó các Tỳ-kheo-ni đang du hành từ nước Bạt-kỳ đến thành Vương xá, giữa đường gặp đoàn quân, trưởng lão Tỳ-kheo-ni nói: “Chúng ta nên tránh đi đường khác”, các ni trẻ tuổi liền nói: “Tại sao phải tránh, vua A-xà-thế tín kính Phật pháp, đồng tử Kỳ-bà… cũng đều tin Phật, cứ đi thẳng”, nói rồi liền đi thẳng và bị đoàn quân đi trước lột hết y phục. Các ni liền tâu vua, vua nói: “Quân binh này ta đã phải cung cấp tụ lạc, vàng bạc, kho lẫm, lương bổng, họ mới đi chiến đấu; nếu họ đoạt hết y phục của các vị thì ta không thể trả lại được. Hôm nay ngoài biên nước động binh, tại sao các cô lại du hành đến chỗ có nghi sợ. Nếu Phật nghe biết việc này sẽ kết giới không cho các cô du hành đến chỗ có nghi sợ ở ngoài biên nước”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳkheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại ở ngoài biên nước nơi chỗ có nghi sợ lại du hành”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni, ở ngoài biên cương nước nơi chỗ có nghi sợ mà du hành thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni ở ngoài biên cương nước, nơi chỗ có nghi sợ mà du hành thì phạm Ba-dật-đề; tùy du hành bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
28. Pháp Chín Mươi Chín: Tham Quan Nhà Vẽ Tranh
Phật tại nước Xá-vệ, Tỳ-kheo-ni Ca-la vốn là ngoại đạo xuất gia thích đi tham quan, sáng sốm cô đi đến các miếu thờ trời, nhà ca nhạc, nhà luận pháp, nhà xuất gia và nhà vẽ tranh nên bị các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại đến tham quan nhà vẽ tranh, giống như nữ ngoại đạo”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đến tham quan nhà vẽ tranh”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni cố ý đến tham quan nhà vẽ tranh thì phạm Badật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni cố ý đến tham quan nhà vẽ tranh, nhìn thấy thì phạm Ba-dật-đề; không nhìn thấy thì phạm Đột-kiết-la. Từ dưới thấp nhìn lên cao thấy được thì phạm Ba-dật-đề, không thấy được thì phạm Đột-kiết-la; từ trên cao nhìn xuống dưới nếu thấy được thì phạm Ba-dật-đề, không thấy đuợc thì phạm Đột-kiết-la; nếu không cố ý đến hoặc trên đường đi ngang qua thì không phạm.
29. Pháp Một Trăm: Xúc Não Khách Tỳ-Kheo-Ni
Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt là cựu trụ, còn các thiện Tỳ-kheo-ni là khách. Khi khách Tỳ-kheo-ni đến cựu Tỳ-kheo-ni ra đón tiếp, cầm giúp y bát, thăm hỏi rồi đưa nước rửa chân, dầu bôi chân, giường tốt cho khách Tỳ-kheo-ni. Lúc đó khách ni yêu cầu đốt đèn, cựu ni hỏi đốt để làm gì, đáp là để đầu đêm tụng kinh, ngồi thiền và chú nguyện, cựu ni nói: “Các cô đi đường mệt mõi nên nằm ngủ”, nói rồi liền đi ngủ. Khách ni nghĩ: “Tại sao đầu đêm không tụng kinh, ngồi thiền mà lại đi ngủ”, nghĩ rồi liền đốt đèn để tụng kinh… rồi mới đi ngủ, cựu ni nghe tiếng liền thức dậy hỏi muốn làm gì, đáp là tụng kinh chú nguyện xong muốn ngủ, cựu ni nói: “Ngủ không có quả báo, Phật khen ngợi không ngủ, chê trách ngủ nghỉ. Chúng tôi thức không nằm ngủ”, nói rồi liền tréo chân ngồi, khách ni nghĩ: “Làm sao chúng ta ngủ được trong chỗ có đèn sáng”. Như vậy khách ni vào đầu đêm tụng kinh đến nữa đêm muốn ngủ lại không ngủ được, đến cuối đêm lại không thể ngủ, suốt đêm không ngủ và mệt mõi vì đi đường nên thân không an. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các cựu Tỳ-kheo-ni: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là cựu Tỳ-kheo-ni lại xúc não khách Tỳ-kheo-ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni cựu trụ xúc não khách Tỳ-kheo-ni đến ở thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni cựu trụ xúc não khách Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề, tùy xúc não bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
30. Pháp Một Trăm Lẻ Một: Xúc Não Cựu Tỳ-Kheo-Ni
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các thiện Tỳ-kheo-ni là cựu trụ, các Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt là khách. Khi khách Tỳ-kheo-ni đến các cựu ni ra đón tiếp, cầm giúp y bát rôi đưa nước rửa chân, dầu bôi chân và giường tốt cho các khách ni rồi nói: “Đốt đèn lên nhé”, khách ni nói: “Đừng đốt đèn, chúng tôi đi đường mõi mệt không thể tụng kinh, ngồi thiền chú nguyện, chúng tôi muốn nằm nghỉ”. Cựu ni vào đầu đêm đốt đèn tụng kinh… rồi đi ngủ thì khách ni thức dậy nói rằng: “Ngủ không có quả báo, Phật khen ngợi pháp không ngủ, chê trách ngủ, nay chúng tôi thức không ngủ”, nói rồi thức dậy đốt đèn ngồi thiền… khiến các cựu ni không ngủ được, khách ni tọa thiền đến cuối đêm lại đi ngủ, cựu ni vào cuối đêm không thể ngủ nên suốt đêm không ngủ, thân không được an. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các khách Tỳ-kheo-ni: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là khách Tỳ-kheo-ni lại xúc não cựu trụ Tỳ-kheo-ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu khách Tỳ-kheo-ni xúc não cựu trụ Tỳ-kheo-ni thì phạm Badật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu khách ni xúc não cựu ni thì phạm Ba-dật-đề, tùy xúc não bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
31. Pháp Một Trăm Lẻ Hai: Không Chăm Sóc Người Bịnh
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà có Tỳ-kheo-ni ở chung bị bịnh, Thâu-la-nan-đà liền bỏ đi đến tụ lạc khác vì sợ phải cung cấp và chăm sóc người bịnh. Các ni khác đến thăm người bịnh liền hỏi: “Thâu-la-nan-đà có việc gì, cô đều trợ giúp, nay cô bị bịnh sao cô ấy không chăm sóc?”, đáp: “Cô ấy có thể chăm sóc cho tôi sao, vì sợ phải chăm sóc tôi nên cô ấy mới bỏ đi”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Thâu-la-nan-đa: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại không chăm sóc Tỳ-kheo-ni ở chung với mình”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni có Tỳ-kheo-ni ở chung bị bịnh mà không cung cấp chăm sóc thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni có Tỳ-kheo-ni ở chung bị bịnh mà không cung cấp chăm sóc thì phạm Ba-dật-đề, tùy không chăm sóc bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
32. Pháp Một Trăm Lẻ Ba: Thấy Trưởng Lão Tỳ-Kheo Đến Mà Không Đứng Dậy
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trưởng lão Đại Ca-diếp trước ngọ đắp y mang bát đến một nhà cư sĩ khất thực, vợ cư sĩ trông thấy trưởng lão liền đứng dậy bước ra nghinh đón, ni Thâu-la-nan-đà có mặt trong nhà này từ trước tuy thấy trưởng lão Đại Ca-diếp nhưng không đứng dậy ra nghinh đón. Vợ cư sĩ đảnh lễ trưởng lão Đại Ca-diếp rồi tiếp lấy bát đựng đầy cơm và thức ăn rồi dâng cho trưởng lão, sau đó nói với Thâula-nan-đà: “Cô biết trưởng lão Đại Ca-diếp là đại đệ tử của Phật, là ruộng phước tốt đáng được trời người cung kính, cô đứng dậy ra nghinh đón thì có việc gì là xấu”, Thâu-la-nan-đà nói: “Đại Ca-diếp vốn là ngoại đạo xuất gia, được cô cung kính chứ không được tôi cung kính”, vợ cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức tuy thấy trưởng lão Tỳ-kheo đến mà lại không đứng dậy ra nghinh đón, giống như nữ ngoại đạo”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Thâu-la-nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni tuy thấy trưởng lão Tỳ-kheo đến lại không đứng dậy ra nghinh đón”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni thấy trưởng lão Tỳ-kheo đến mà không đứng dậy thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni thấy trưởng lão Tỳkheo đến mà không đứng dậy thì phạm Ba-dật-đề, tùy không đứng dậy bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
33. Pháp Một Trăm Lẻ Bốn: Không Chào Hỏi Tỳ-Kheo Mà Liền Ngồi
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trưởng lão Ca-lưu-đà-di thường ra vào một nhà, vào trước ngọ đắp y mang bát đến nhà đó, trong nhà đã có ni tên Sấu Cù-Đàm-di đến trước, thấy Ca-lưu-đà-di đến liền đứng dậy ra nghinh đón, mời ngồi. Ni đứng nghe Ca-lưu-đà-di thuyết pháp quá lâu nên ngã xỉu xuống đất, vợ cư sĩ rưới nước cho tỉnh lại rồi hỏi: “Cô có bịnh gì, có lo buồn gì?”, đáp: “Tôi không bịnh, cũng không có lo buồn, chỉ là đứng quá lâu nên ngất xỉu”. Các ni đem việc này bạch Phật, Phật do việc này nhóm hai bộ Tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni không chào hỏi Tỳ-kheo mà liền ngồi thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni không chào hỏi Tỳkheo mà liền ngồi thì phạm Ba-dật-đề, tùy không chào hỏi và ngồi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
34. Pháp Một Trăm Lẻ Năm: Không Hỏi Chủ Nhà Liền Trải Ngọa Cụ Nằm Ngồi
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ-kheo-ni muốn du hành các nước nên tâu vua rằng: “Chúng tôi muốn du hành, xin vua ra lịnh cho dân chúng các nơi không được trên đường đi xúc não chúng tôi”, vua liền ra lịnh dân chúng các nơi không được xúc não và nên cung cấp nhưng vật cần dùng như thức ăn uống và đèn đuốc cho các ni. Các ni này du hành đến một nơi không có Tăng phường, đến nhà một cư sĩ muốn ngủ lại đêm nên bảo chủ nhà ra ngoài, chủ nhà nói: “Đây là nhà tôi, các cô bảo tôi đi đâu”, các ni nói: “Ông nên ra ngoài, ông muốn xúc não chúng tôi hay sao. Nếu ông không ra ngoài, chúng tôi có thế lực của quan sẽ khiến cho ông phiền não”, cư sĩ suy nghĩ: “Các Tỳ-kheo-ni được vua thủ hộ, thế lực của quan sẽ khiến cho ta phiền não”, nghĩ rồi nên sợ hãi bỏ ra ngoài. Cư sĩ này vì già bịnh không sức lực nên ra ngoài giữa đêm đông giá lạnh suýt bị chết, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại không hỏi chủ nhà, tự tiện trải ngọa cụ nằm ngồi, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại không hỏi chủ nhà mà liền trải ngọa cụ nằm ngồi”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni không hỏi chủ nhà liền tự tiện trải ngọa cụ hoặc bảo người trải thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni không hỏi chủ nhà lại tự trải ngọa cụ thì phạm Ba-dật-đề, bảo người trải cũng phạm Badật-đề; tùy không hỏi mà tự trải hay bảo người trải bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
36. Pháp Một Trăm Lẻ Sáu: Không Đủ Mười Hai Hạ Mà Nuôi Chúng
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ-kheo-ni muốn bằng Tỳ-kheo nên nói: “Các thầy năm tuổi hạ thì không cần y chỉ, chúng tôi cũng vậy; các thầy mười tuổi hạ được nuôi chúng, chúng tôi cũng vậy, không có khác biệt”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại khinh thường đại chúng”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay cho các Tỳ-kheo-ni thọ đại giới đủ sáu tuổi hạ thì không cần y chỉ, chưa đủ sáu tuổi hạ phải cầu y chỉ; mười hai tuổi hạ mới được nuôi chúng. Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni không đủ mười hai tuổi hạ mà nuôi chúng thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni không đủ mười hai tuổi hạ mà nuôi chúng thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
37. Pháp Một Trăm Lẻ Bảy: Chưa Được Tác Yết Ma Nuôi Chúng Mà Nuôi Chúng
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi chúng nên nói với các ni: “Tôi thọ đại giới đã đủ mười hai hạ, nay muốn nuôi chúng phải làm thế nào?”, các Tỳ-kheo-ni bạch Phật, Phật bảo: “Các cô nên tác yết ma nuôi chúng cho Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, nếu có Tỳ-kheo-ni nào giống như thế cũng nên tác yết ma cho”.
Tác pháp yết ma như sau: Ni tăng nhất tâm hòa hợp, ni Thâula-nan-đà nên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:
Đại đức Ni tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà thọ đại giới đã đủ mười hai tuổi hạ, nay muốn nuôi chúng. Con theo Tăng xin yết ma nuôi chúng, Tăng cho con Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà yết ma nuôi chúng, xin thương xót (3 lần). Một Tỳ-kheo-ni trong Tăng tác bạch yết ma như sau:
Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà này thọ đại giới đã đủ mười hai tuổi hạ nay muốn nuôi chúng nên theo Tăng xin yết ma nuôi chúng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đa yết ma nuôi chúng.
Bạch như vậy.
Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Tỳkheo-ni Thâu-la-nan-đà yết ma nuôi chúng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.
Phật bảo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni tuy đủ mười hai tuổi hạ nhưng chưa tác pháp yết ma nuôi chúng cho nuôi, mà nuôi chúng thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni chưa đủ mười hai hạ, chưa tác yết ma cho nuôi chúng mà nuôi thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
38. Pháp Một Trăm Lẻ Tám: Nuôi Người Nữ Đã Gả Chưa Đủ Mười Hai Tuổi
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là người nữ đã gả chưa đủ mười hai tuổi. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳkheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là người nữ đã gả chưa đủ mười hai tuổi”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ đã gả chưa đủ mười hai tuổi thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ đã gả chưa đủ mười hai tuổi thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
39. Pháp Một Trăm Lẻ Chín: Tuy Đủ Mười Hai Tuổi Nhưng Chưa Làm Yết Ma Thuộc Hòa Thượng Ni
Phật tại nước Xá-vệ, ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là người nữ đã gả đủ mười hai tuổi nhưng chưa làm yết ma thuộc Hòa thượng ni. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ đã gả đủ mười hai tuổi mà không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ đã gả đủ mười hai tuổi nhưng chưa làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ đã gả đủ mười hai tuổi nhưng chưa xin yết ma nuôi chúng làm Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề; tù nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
40. Pháp Một Trăm Mười: Nuôi Chúng Mà Không Dạy Bảo
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng mà không giáo giới, không thuyết pháp cho nghe. Đệ tử hỏi: “Vì sao thầy không giáo giới, không thuyết pháp cho con nghe”, đáp: “Ta không giáo giới, không thuyết pháp cho nghe”, đệ tử đem việc này bạch các Tỳ-kheo-ni, các ni bạch Phật, Phật do việc này nhóm hai bộ Tăng rồi hỏi Thâu-la-nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng mà không giáo giới, không thuyết pháp cho nghe”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo-ni: “Các cô nên tác pháp yết ma dừng nuôi chúng cho Thâu-la-nan-đà”.
Tác yết ma dừng nuôi chúng như sau: Ni tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo-ni trong Tăng xướng rằng:
Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng mà không giáo giới, không thuyết pháp cho nghe. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma dừng nuôi chúng cho Thâu-la-nan-đa, từ nay không được nuôi chúng nữa. Bạch như vậy.
Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng nay đã chấp thuận tác yết ma dừng nuôi chúng cho Thâu-la-nan-đà, từ nay không được nuôi chúng nữa xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.
Phật bảo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni, Tăng đã cho yết ma dừng nuôi chúng mà còn nuôi chúng nữa thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni, Tăng đã cho yết ma dừng nuôi chúng mà còn nuôi chúng nữa thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
41. Pháp Một Trăm Mười Một: Không Cho Hai Năm Học Sáu
Pháp Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trong thành có vợ một cư sĩ tên là Hòa la ha, nhà giàu có với nhiều tài sản, ruộng vườn… đầy đủ các tướng giàu sang. Người này vì vô thường nên bị phá sản, người nhà đều phân tán,
chỉ còn một mình lại có thai, vì đau buồn trước sự mất mát này nên thân ốm gầy, thai nhi không lớn. Cô suy nghĩ: “Những người có phước đức không ai hơn Sa-môn Thích tử, ta nên đến cầu xuất gia làm Tỳ-kheoni”, nghĩ rồi liền đến trong tinh xá Vương viên cầu xuất gia, sau khi xuất gia được hoan lạc nên thân mập mạp, thai nhi cũng lớn nên bụng dần dần to ra. Các Tỳ-kheo-ni đuổi ra khỏi Tăng phường, nói rằng: “Cô là người phạm dâm dục, không được ở trong đây”, liền đáp: “Từ khi xuất gia đến nay tôi không làm việc dâm dục, trước khi xuất gia tôi đã mang thai”, các ni đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Các cô chớ nói cô này như vậy, Tỳ-kheo-ni này không phá phạm hạnh vì khi còn là bạch y đã mang thai rồi. Từ nay cho Sa-di-ni trong hai năm học sáu pháp để nghiệm biết là có thai hay không”.
Văn đăng đàn thọ sáu pháp
Sa-di-ni mới đến, giới sư nên bảo theo thứ lớp đảnh lễ Ni tăng, kế dạy cầu Hòa thượng ni như sau:
Con là Sa-di-ni tên ____ nay cầu đại đức ni làm Hòa thượng ni. Xin đại đức ni làm Hòa thượng ni để con theo Tăng xin hai năm học giới (3 lần).
Một Tỳ-kheo-ni trong Tăng nên hỏi vị này có thể làm Hòa thượng ni cho Sa-di-ni này không, nếu nói là được thì giới sư nên dẫn Sa-di-ni đến chỗ mắt thấy tai không nghe ở ngoài giới tràng, rồi trở vào trong Tăng hỏi: “Tăng hòa hợp không?”, đáp là hòa hợp, liền bạch:
Tăng nhất tâm hòa hợp nên làm Tăng sự, Sa-di-ni tên _____, Hòa thượng ni là _____, Tăng nên cho hai năm học giới (3 lần).
Kế gọi Sa-di-ni đến, giới sư bảo đảnh lễ Ni tăng rồi dạy theo Tăng xin hai năm học giới như sau:
Con Sa-di-ni tên _____, Hòa thượng ni là _____, nay theo Tăng xin hai năm học giới. Xin Tăng cho con Sa-di-ni _____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới. Xin thương xót (3 lần). Giới sư ở trong Tăng tác bạch yết ma như sau:
Đại đức Ni tăng lắng nghe, Sa-di-ni tên _____, Hòa thượng ni là ____ nay theo Tăng xin hai năm học giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Sa-di-ni _____, Hòa thượng ni là ____được hai năm học giới. Bạch như vậy.
Đại đức Ni tăng lắng nghe, Sa-di-ni tên _____, Hòa thượng ni là ____ theo Tăng xin hai năm học giới. Tăng nay cho Sa-di-ni _____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới, trưởng lão ni nào chấp thuận cho Sa-di-ni _____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.
Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Sadi-ni _____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới xong rồi.
Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.
Kế nên nói sáu pháp như sau:
Này Thức-xoa-ma-na, hãy lắng nghe, Phật Thế tôn Đa-đà-a-giàđo A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà là bậc Tri giả, bậc kiến giả đã nói sáu pháp của Thức-xoa-ma-na, suốt đời nên thọ trì.
Một là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Thức-xoa-ma-na đã vào trong pháp Thức-xoa-ma-na, không xả giới, giới suy kém, không nói ra, mà theo tâm tưởng thọ việc dâm dục cho đến cùng với súc sanh thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.
Hai là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách trộm cắp, khen ngợi không trộm cắp cho đến một sợi chỉ, một tấc vải, một giọt dầu, nếu không cho thì không được lấy. Trong giới này Phật chế ít nhất là cho đến năm tiền hoặc vật trị giá năm tiền, tùy theo vật mà Thức-xoama-na trộm cắp nếu bị vua bắt hoặc đánh, hoặc trói hoặc đuổi đi, mắng là kẻ giặc, kẻ ngu si… thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.
Ba là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách sát sanh, khen ngợi không sát sanh, không giất hại cho đến một con kiến huống chi là giết người. Nếu Thức-xoa-ma-na tự tay giết người hoặc cầm dao đưa cho người, chỉ bảo chết, khen ngợi chết, nói rằng: “Sống nếp sống xấu xa như thế làm gì, thà chết còn hơn”. Thuận theo tâm ý người này mà dùng đủ cách khuyên dạy chết, khen ngợi chết hoặc làm Ưu đa, Đầu đa hoặc giăng lưới bẫy… để giết; hoặc làm Tỳ-đà-la, tợ Tỳ-đà-la, hoặc làm cho đứt hơi, hoặc làm cho đọa thai, hoặc đè bụng cho chết; hoặc xô vào lửa, đẩy xuống nước, xô từ trên cao xuống, hoặc sai người đón đường giết chết, hoặc thai nhi mới thọ hai căn là thân căn và mạng căn, trong Ca-la la lại sanh tâm ác phương tiên giết chết… thì chẳng phải là Thức-xoama-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.
Bốn là Phật Thế tôn đủ nhân duyên chê trách vọng ngữ, khen ngợi không vọng ngữ, cho đến đùa giỡn còn không nói dối huống chi
là cố ý. Nếu Thức-xoa-ma-na không biết, không thấy pháp hơn người mà tự nói: “Tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy, tôi là A-la-hán, Ala-hán hướng; tôi là A-na-hàm, A-na-hàm hướng; Tư-đà-hàm, Tư-đàhàm hướng; Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn hướng; hoặc tôi được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; hoặc tôi được vô lương tâm từ bi, hỷ xả; hoặc tôi được Không vô sắc xứ định, thức xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định; hoặc tôi được pháp quán bất tịnh, A-nabát-na; các trời, rồng, Dạ-xoa… đến chỗ tôi, họ hỏi, tôi trả lời; tôi hỏi, họ trả lời… thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.
Năm là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Thức-xoa-ma-na có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm xúc chạm vuốt ve thuận hay nghịch từ đầu tóc trở xuống, từ đầu gối trở lên, từ cổ tay trở ra, bỏ y, hoặc kéo hoặc đẩy hoặc đè hoặc bóp, hoặc nâng lên hoặc để xuống… thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.
Sáu là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Thức-xoa-ma-na có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đợi người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y, tự thân làm tám việc này thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.
Này Thức-xoa-ma-na hãy lắng nghe, Tăng đã trao cho cô sáu học pháp, người thọ trì sáu pháp này mới gọi là Thức-xoa-ma-na. Cô có đủ Hòa thượng ni, A-xà-lê ni, đầy đủ Ni tăng, đủ hành xứ, quốc độ, đủ nguyện của Chuyển luân thánh vương…, từ nay nên cung kính Tam bảo Phật pháp tăng; nên cung kính Hòa thượng, A-xà-lê và các bậc thượng trung hạ tòa. Nên siêng học ba môn học là thiện giới học, thiện định học và thiện huệ học. Nên tu ba môn giải thoát là không vô tướng, vô tác. Nên siêng tu ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh và khuyến hóa làm phước hạnh. Đây là pháp mở cửa Niết bàn để được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán; giống như hoa sen trong nước ngày càng tươi tốt được nở hoa, cô cũng sẽ tăng trưởng đạo pháp giống như vậy, sau sẽ được thọ giới cụ túc.
Trong pháp Thích sư tử,
Đã được giới khó được,
Thời không khó, khó được,
Được rồi chớ để mất.
Cúi đầu đảnh lễ Tăng,
Hữu nhiễu vui vẻ đi.
Phật bảo: Do mười lợi nên kết giới cho Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng mà không cho hai năm học sáu pháp thì phạm Ba-dật-đề.
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng không cho hai năm học sáu pháp thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
42. Pháp Một Trăm Mười Hai: Tuy Đủ Hai Năm Học Sáu Pháp
Nhưng Chưa Tác Yết Ma Thuộc Hòa Thượng Ni
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là đệ tử đủ hai năm học sáu pháp, nhưng chưa làm yết ma thuộc Hòa thượng ni. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là đệ tử đã đủ hai năm học sáu pháp mà không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đệ tử đủ hai năm học sáu pháp, nhưng chưa làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đệ tử đủ hai năm học sáu pháp, nhưng chưa làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề; tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
43. Pháp Một Trăm Mười Ba: Không Hai Năm Theo Hòa Thượng Ni
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ-kheo-ni vì nuôi chúng nên
chịu cực khổ giặt nhuộm cắt may y cho đệ tử, không ngờ đệ tử thọ đại giới xong liền bỏ Hòa thượng ni đi, liền quở trách rằng: “Người nữ xấu xa này, ta chịu cực khổ giặt nhuộm cắt may y cho, không ngờ thọ đại giới xong lại bỏ ta mà đi”, quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do việc này nhóm hai bộ Tăng bảo rằng: “Từ nay cho Tỳ-kheo-ni hai năm theo Hòa thượng ni. Do 1o lợi nên kết giới cho Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni thọ đại giới rồi mà không hai năm theo Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề.
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni thọ đại giới rồi mà không hai năm theo Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề, tùy không theo Hòa thượng ni bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
44. Pháp Một Trăm Mười Bốn: Nuôi Chúng Mà Không Cho Tài Pháp
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng mà không cho tài pháp, các đệ tử hỏi: “Vì sao thầy không cho tài pháp?”, đáp: “Ta không muốn cho tài pháp”, các đệ tử nói: “Nếu thầy không cho tài pháp thì chúng con sẽ đi chỗ khác”, Thâu-la-nan-đà nói: “Phật kết giới nếu các cô không theo ta hai năm mà đi chỗ khác thì phạm Ba-dật-đề”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni nuôi đệ tử mà không cho tài pháp”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi đệ tử mà không cho tài pháp thì phạm Badật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi đệ tử mà không cho tài pháp thì phạm Ba-dật-đề, tùy không cho bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
45. Pháp Một Trăm Mười Lăm: Nuôi Chúng Là Dâm Nữ
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là dâm nữ, ni dâm nữ này sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực, có cư sĩ gặp nói rằng: “Tôi đã từng cùng Tỳ-kheo-ni này làm việc như vậy như vậy”, ni này nghe rồi trong lòng không vui, bạch các ni, các ni bạch Phật, Phật do việc này nhóm hai bộ Tăng rồi hỏi Thâu-la-nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là dâm nữ. Từ nay không cho nuôi chúng là dâm nữ, nếu có nhân duyên nuôi thì nên đưa đi đến chỗ cách xa chỗ cũ năm, sáu do tuần”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là dâm nữ mà không dẫn đi đến chỗ cách xa chỗ cũ năm, sáu do tuần thì phạm Ba-dật-đề.
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là dâm nữ mà không dẫn đi đến chỗ cách xa chỗ cũ năm, sáu do tuần thì phạm Ba-dật-đề; tùy không đưa đi xa bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
46. Pháp Một Trăm Mười Sáu: Nuôi Chúng Là Đồng Nữ Chưa Đủ Hai Mươi Tuổi
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là đồng nữ chưa đủ hai mươi tuổi. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là đồng nữ chưa đủ hai mươi tuổi”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ chưa đủ hai mươi tuổi thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ chưa đủ hai mươi tuổi thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
47. Pháp Một Trăm Mười Bảy: Tuy Đủ Hai Mươi Tuổi Nhưng Chưa Làm Yết Ma Thuộc Hòa Thượng Ni
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là đồng nữ đủ hai mươi tuổi, nhưng chưa làm yết ma thuộc Hòa thượng ni. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ đủ hai mươi tuổi mà không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni”, quở trách rồi bảo các Tỳkheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ đủ hai mươi tuổi mà không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ đủ hai mươi tuổi mà không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
48. Pháp Một Trăm Mười Tám: Nuôi Chúng Là Hiếu Nữ
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là hiếu nữ; người này không tụng kinh, không hỏi đáp cũng không tọa thiền nên các ni hỏi: “Vì sao cô không tụng kinh, ngồi thiền?”, đáp: “Cha mẹ anh em… của tôi chết, tôi đau buồn làm sao có thể đọc kinh, hỏi đáp, ngồi thiền”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là hiếu nữ”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là hiếu nữ thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là hiếu nữ thì phạm Ba-dật-đề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
49. Pháp Một Trăm Mười Chín: Nuôi Chúng Là Người Có Con Cái Tự Theo
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là người nữ có con trai, con gái tự theo. Người nữ sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực thì có con trai con gái trước sau vây quanh, các cư sĩ nói với nhau: “Các vị biết không, Sa-môn Thích tử là người dâm dục cùng với Tỳ-kheo-ni nên ở trong Tăng phường sanh con đẻ cái”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là người nữ có con trai, con gái tự theo”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ có con trai, con gái tự theo thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ có con trai, con gái tự theo thì phạm Ba-dật-đề; tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
50. Pháp Một Trăm Hai Mươi: Nuôi Chúng Là Người Nữ Tánh Ác
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là người nữ tánh ác. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại nuôi chúng là người nữ tánh ác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ tánh ác thì phạm Ba-dậtđề.
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là người nữ tánh ác thì phạm Ba-dật-đề; tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.
51. Pháp Một Trăm Hai Mươi Mốt: Nuôi Đồng Nữ Hai Mươi Tuổi Không Cho Hai Năm Học Sáu Pháp
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi mà không cho hai năm học sáu pháp. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi mà không cho hai năm học sáu pháp”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi mà không cho hai năm học sáu pháp thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi mà không cho hai năm học sáu pháp thì phạm Ba-dậtđề, tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Lúc đó các Tỳkheo-ni không biết sáu pháp là gì, Phật nói: “Đó là bốn pháp Ba-la-di và hai pháp bất cọng Ba-la-di là lậu tâm xúc chạm và lậu tâm làm đủ tám việc”.
52. Pháp Một Trăm Hai Mươi Hai: Tuy Cho Hai Năm Học Sáu Pháp Nhưng Không Làm Yết Ma Thuộc Hòa Thượng Ni
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi tuy cho hai năm học sáu pháp, nhưng không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi tuy cho hai năm học sáu pháp, lại không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi tuy cho hai năm học sáu pháp, nhưng không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề .
Ba-dật-đề là thiêu đốt che ngăn, nếu không sám hối tội này có thể chướng ngại thấy đạo.
Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nuôi chúng là đồng nữ hai mươi tuổi tuy cho hai năm học sáu pháp, nhưng không làm yết ma thuộc Hòa thượng ni thì phạm Ba-dật-đề; tùy nuôi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.