THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 38

TẠP TỤNG (Tiếp Theo)

II. PHÁP TẠP (Tiếp Theo):

1. Hai Mươi Pháp Tạp Đầu (Tiếp Theo):

Lúc đó Phật du hành đến nước Bà-già, ở trong già lam Tỳ-sư-lammật thuộc trú xứ Thất-thủ-la. Trong trú xứ này có nhà của vương tử Bồđà vừa xây xong ngôi nhà mới đặt tên là Cưu-ma-la, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn nào vào ngồi trong đó. Vương tử nghe tin Phật du hành đến nước Bà-già, ở trong già lam Tỳ-sư-lam-mật thuộc trú xứ Thất-thủ-la, liền suy nghĩ: “Ta có ngôi nhà mới tên Cưu-ma-la, xây xong chưa lâu, trang hoàng xong cũng chưa lâu, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn nào vào ngồi trong đó. Nếu Phật và Tăng vào ngồi trước, ta sẽ được lợi ích lớn, vì sao, vì Phật vào nhà ta trước, ta vào sau”, nghĩ rồi liền kêu Tát-nhãcù-đố-lộ-ma lao đến bảo rằng: “Ta nghe tin Phật du hành đến nước Bàgià, ở trong già lam Tỳ-sư-lam-mật thuộc trú xứ Thất-thủ-la. Ta vừa xây xong ngôi nhà mới đặt tên là Cưu-ma-la, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn nào vào ngồi trong đó. Nếu Phật và Tăng vào nhà ta trước, ta sẽ được lợi ích lớn. Vậy ông hãy đến chỗ Phật đem lời của ta bạch Phật rằng: “Thế tôn, vương tử Bồ-đà xin đảnh lễ và vấn an Thế tôn, rồi bạch Phật: Vương tử Bồ-đà vừa xây xong ngôi nhà mới đặt tên là Cưu-ma-la, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn nào vào ngồi trong đó. Nay vương tử Bồ-đà xin thỉnh Phật và Tăng đến nhà thọ thực”. Tát-nhã-cù-đố-lộ-ma lao vâng theo lời của vương tử, đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi bạch Phật: “Vương tử Bồ-đà xin đảnh lễ và thăm hỏi Phật có được ít bịnh, ít não và được an lạc trụ không. Vương tử Bồ-đà vừa xây xong ngôi nhà mới đặt tên là Cưu-ma-la, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn nào vào ngồi trong đó. Xin thỉnh Phật và Tăng ngày mai đến nhà thọ thực”, Phật nói: “Sẽ khiến cho vương tử thường được an lạc. Trời người thường cầu phước lạc; các loài rồng, Dạ xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma- hầu-la-già và các chúng sanh khác cũng đều cầu phước lạc”, nói xong Phật im lặng. Thấy Phật im lặng, Tát-nhã-cù-đố-lộ-ma lao đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi đi, trở về trú xứ bạch vương tử: “Sa-môn Cù đàm đã thọ vương tử thỉnh, theo ý của vương tử”. Vương tử Bồ-đà ngay trong đêm đó cho sữa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa ngồi, lấy vải trắng trải trên đất, trang hoàng bên trong và ngoài bậc thềm của ngôi nhà rồi bảo Tát-nhã-cù-đố-lộ-ma lao đến bạch Phật biết thời. Lúc đó Phật đắp y mang bát cùng đại chúng đi đến nhà vương tử, vương tử bảo tất cả người lớn nhỏ trong nhà đều ra đứng ngoài cổng nghinh đón Phật và Tăng. Thấy Phật đến, vương tử từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch rằng: “Thiện lai Thế tôn”, xin thỉnh Thế tôn bước lên thềm nhà, đi trên vải trắng đã trải cho chúng con được an ổn lâu dài”. Tuy nghe nhưng Phật vẫn đứng trước thềm nhà chớ không bước lên và bảo A-nan rằng: “Thầy hãy tùy pháp bảo cho vương tử biết”, A-nan bảo vương tử: “Vương tử hãy cuộn lại tấm vải trắng đã trải trên đất”, vương tử không chịu cuộn lại, A-nan nói: “Phật vì thương xót chúng sanh đời sau nên bảo vương tử cuộn tấm vải lại”. Lúc đó vương tử mới bảo người cuộn tấm vải đem cất rồi bạch Phật: “Con đã cho cuộn lại tấm vải đã trải trên đất, xin thỉnh Phật và Tăng vào nhà cho chúng con được an ổn lâu dài”, Phật liền bước lên thềm vào trong nhà trải tọa cụ ngồi trước các Tỳ kheo . Lúc đó vương tử tự tay dâng thức ăn cúng dường cho Phật và Tăng đều được no đủ, sau đó ngồi một bên nghe Phật nói pháp, Thế tôn tùy thuận nói pháp chỉ dạy cho vương tử được lợi hỉ rồi ra về. Về đến trú xứ, do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay nếu trên đất có trải vải tốt thì không được đi trên đó, nếu đi trên đó thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, có một Bà-la-môn nhà rất giàu có, nhiều ruộng vườn nhà cửa…, chỉ thiếu một thứ là không con. Ông đã đi cầu xin tất cà thiên thần như thần cây, thần nước… nhưng rốt cuộc vẫn không có con. Có một Tỳ kheo ni thường ra vào nhà này, một hôm đến nhà thấy vợ của Bà-la-môn xuất bất tịnh, Tỳ kheo ni liền nói rằng: “Tôi từng nghe, nếu lấy vật ở chỗ có dấu chân đi của bậc A-la-hán đem giặt, rồi lấy nước đó tắm sẽ có con. Chỉ có dấu chân của Phật và đệ tử Phật, không thể là ai khác”. Vợ của Bà-la-môn nghe rồi suy nghĩ không biết nên làm cách nào để Phật vào nhà, bà nói với chồng: “Tôi từng nghe, nếu lấy vật ở chỗ có dấu chân đi của bậc A-la-hán đem giặt, rồi lấy nước đó tắm sẽ có con. Chỉ có dấu chân của Phật và đệ tử Phật, không thể là ai khác; nếu Phật vào nhà, chúng ta sẽ có con”, Bà-la-môn này tuy không tin nhưng vì muốn có con nên nói tùy ý, người vợ nói: “Nếu vậy, ông nên đến thỉnh Phật”. Bà-la-môn này liền đến chỗ Phật, đảnh lễ ngồi một bên nghe Phật nói pháp, Thế tôn tùy thuận nói pháp chỉ dạy cho Bà-la-môn được lợi hỉ rồi liền im lặng. Bà-la-môn bạch Phật: “Xin kính thỉnh Phật và Tăng ngày mai đến nhà con thọ thực”, Phật im lặng nhận lời, Bà-la-môn đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Ngay trong đêm đó ông lo sữa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa ngồi, dùng vải trải trên đất ra đến tận ngoài cổng rồi đến bạch Phật biết thời. Phật bảo thị giả nhận phần ăn mang về còn các Tỳ kheo đều đến nhà Bà-la-môn, nhưng khi vào nhà đều tránh không đi trên tấm vải trải đất, Bà-la-môn suy nghĩ: “Khi vào không bước lên tấm vải trải đất, nhưng khi ra ắt sẽ bước lên”. Các Tỳ kheo ngồi xong, Bà-la-môn tự tay dâng cúng các món ăn ngon cho tất cả đều được no đủ, các Tỳ kheo thâu bát, rửa tay rồi chú nguyện cho thí chủ, chú nguyện xong đứng dậy theo thứ lớp ra về, vẫn không bước lên tấm vải trải đất. Bà-la-môn trong lòng không vui nói rằng: “Các Sa-môn này là người đoạn giống, phá hạnh Bà-la-môn của ta, ta cúng dường là có mục đích mà lại không có kết quả gì”. Các Tỳ kheo về đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên. Thường pháp của Phật là khi các Tỳ kheo thọ thỉnh thực xong trở về, Phật đều hỏi thăm ăn có no đủ không; lúc đó các Tỳ kheo đều đáp là no đủ rồi đem việc trên bạch Phật, Phật đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay vì thương xót chúng sanh, cho các thầy được đi trên tấm trải đất”. Do có nhân duyên với vợ của Bà-la-môn nên Tỳ kheo ni đến nói với bà rằng: “Trước đây Phật kết giới không cho Tỳ kheo đi trên tấm vải trải đất, nay do nhân duyên này Phật đã cho, vậy bà hãy đến thỉnh Phật lần nữa, lần này Phật và Tăng sẽ đi lên tấm vải trải đất”, người vợ này liền nói với chồng: “Trước đây Phật kết giới không cho Tỳ kheo đi trên tấm vải trải đất, nay do nhân duyên này Phật đã cho, vậy ông hãy đến thỉnh Phật lần nữa, lần này Phật và Tăng sẽ đi lên tấm vải trải đất”, Bà-la-môn tuy không vui nhưng vì muốn có con nên nói tùy ý, người vợ nói: “Nếu vậy ông hãy đến thỉnh Phật”. Bà-lamôn này liền đến chỗ Phật, đảnh lễ ngồi một bên nghe Phật nói pháp, Thế tôn tùy thuận nói pháp chỉ dạy cho Bà-la-môn được lợi hỉ rồi liền im lặng. Bà-la-môn bạch Phật: “Xin kính thỉnh Phật và Tăng ngày mai đến nhà con thọ thực”, Phật im lặng nhận lời, Bà-la-môn đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Ngay trong đêm đó ông lo sữa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa ngồi, dùng vải trải trên đất ra đến tận ngoài cổng rồi đến bạch Phật biết thời. Lúc đó Phật đắp y mang bát cùng các Tỳ kheo đi đến nhà Bà-la-môn, ngồi xong, Bà-la-môn tự tay dâng cúng thức ăn cho tất cả đều được no đủ rồi nghe Phật thuyết pháp, nghe xong liền hỏi Phật: “Thế tôn, nhà con sẽ sanh con phải không?”, Phật nói: “Sẽ sanh, đứa con này sẽ xuất gia, đứa thứ hai cũng xuất gia, đứa thứ ba cũng xuất gia, đứa sau cùng là tại gia”.

Sau khi Tự tứ, Phật lại du hành giáo hóa, gặp một Tỳ kheo tay cầm bát, cỏ thuốc và giày mà đi liền hỏi nguyên do, Tỳ kheo đáp: “Con không biết đựng ở đâu”, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa ba loại đãy: Đãy đựng bát, đãy đựng cỏ thuốc và đãy đựng giày”.

Phật ở thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo đối với tọa cụ đã thọ trì để ở nơi này lại đến ngủ chỗ khác, Phật bảo: “Từ nay, tọa cụ đã thọ trì không được lìa mà ngủ, nếu lìa thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, ở nước Kiều-tát-la có một trú xứ hai Tỳ kheo, một người phạm giới, một người thanh tịnh trì giới. Cả hai đều chưa gặp Phật nên cùng nhau đi gặp Phật, giữa đường đến chỗ nước có trùng, Tỳ kheo phạm giới nói với Tỳ kheo trì giới: “Chúng ta cùng uống nước”, Tỳ kheo trì giới nói: “Trong nước có trùng, không uống được”, Tỳ kheo phạm giới nói: “Nếu không uống sẽ khát mà chết, làm sao được gặp Phật nghe pháp”, Tỳ kheo trì giới nói: “Dù bị khát mà chết, tôi cũng không uống”, Tỳ kheo phạm giới liền uống, Tỳ kheo trì giới không uống nên bị khát mà chết. Tỳ kheo trì giới thác sanh lên cõi trời Đao lợi, được thân trời hoàn hảo liền đến gặp Phật, đảnh lễ Phật rồi đứng một bên nghe Phật thuyết pháp và được pháp nhãn thanh tịnh, liền đảnh lễ bạch Phật rằng: “Con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng làm Ưu-bà-tắc”. Phật lại thuyết pháp cho nghe rồi im lặng, Thiên tử đảnh lễ rồi biến mất. Tỳ kheo phạm giới lúc đó mới đến chỗ Phật, Phật đang thuyết pháp cho đại chúng, từ xa thấy Tỳ kheo này đến liền vén y Uất-đa-la-tăng hiện bày thân kim sắc nói với Tỳ kheo này rằng: “Này người ngu si, thầy muốn thấy nhục thân của ta phải không, thầy tuy thấy được nhục thân nhưng không bằng Tỳ kheo trì giới đã đến trước và đã thấy được pháp thân của ta”, Phật liền nói kệ:

“Tâm bất thiện quán sát,
Dù thấy cũng không kỹ,
Ngu như con thiêu thân,
Tham muốn thấy thân ta,
Nhưng sắc thân bất tinh,
Muốn thấy để làm gì ?
Bên trong mỡ máu thịt,
Da mỏng bọc bên ngoài,
Người kia bị khát bức,
Vẫn hành cung kinh giới,
Hộ giới cho đến chết,
Thấy ta, không phải ngươi”.

Nói rồi bảo các Tỳ kheo : “Từ nay nếu Tỳ kheo không mang theo đãy lượt nước thì không được đi, nếu không mang theo mà đi thì phạm Đột-kiết-la. Không phạm là từ nơi này đến nơi kia trong khoảng hai mươi dặm, có nước sạch, hoặc có sông, suối”.

Lúc đó các Tỳ kheo có duyên sự phải vào tụ lạc, vì không có đãy lượt nước nên không đi, nếu không đi thì việc không thành, liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nếu một Tỳ kheo có đãy lượt nước thì được đi cùng”. Lục quần Tỳ kheo nghe rồi liền đến nói với Tỳ kheo quen biết: “Tôi có duyên sự vào tụ lạc, có thể đi cùng với tôi không ?”, Tỳ kheo này nói là không có đãy lượt nước, Lục quần nói là chúng tôi có, Tỳ kheo này bằng lòng đi chung, đến giữa đường cùng nhau tranh cải nên khi đến chỗ gặp nước có trùng, Lục quần Tỳ kheo lượt nước uống mà không đưa cho Tỳ kheo kia lượt nước uống, Tỳ kheo này bị khát bức bách nên chết. Do nhân duyên này, Phật bảo các Tỳ kheo : “Nếu Tỳ kheo trước không có tranh cải với nhau, không có tâm ganh ghét nhau thì được đi chung, nếu có tâm ganh ghét nhau thì không nên đi chung”.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo ngồi trên cây ăn, Phật bảo: “Từ nay không được ngồi trên cây ăn, nếu ngồi ăn thì phạm Đột-kiết-la”; Lục quần Tỳ kheo lại cất chứa ghế cây, giường cây, bàn cây để ngồi ăn, Phật bảo: “Không được cất chứa ghế cây, giường cây, bàn cây để ngồi ăn, nếu ngồi ăn thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo hai người ăn chung một bát, Phật bảo: “Tỳ kheo không được ăn chung một bát, nếu ăn chung thì phạm Đột-kiết-la. Không phạm là nếu ăn no rồi đưa cho ăn”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo không mặc ca sa mà ngồi ăn, Phật bảo: “Không được không mặc ca sa mà ngồi ăn, nếu không mặc mà ngồi ăn thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo ở trần lau chùi, Phật bảo: “Không được ở trần lau chùi, nếu ở trần thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo khi lau chùi để lộ bày thân, Phật bảo: “Không được khi lau chùi để lộ bày thân, nếu để lộ thân thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó có hai Tỳ kheo ở trần lau chùi cho nhau, Phật bảo: “Nếu ở trần lai chùi cho nhau thì cả hai đều phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, có Tỳ kheo tên Nghi ly việt thấy trong canh đậu nhỏ có một hạt đậu còn sống liền đem gieo xuống đất, hạt đậu này sau đó nẩy mầm ra lá hoa. Tỳ kheo này nói với các Tỳ kheo : “Canh đậu nhỏ bất tịnh, không nên ăn”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật hỏi Nghi ly việt: “Thầy thật có việc như thế phải không ?”, đáp: “Thật có như thế thưa Thế tôn”, Phật đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Nếu canh chưa chín nên nấu lại, nếu đậu trước còn sống, nên tác tịnh rồi nấu”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo tác yết ma kết tịnh địa, Phật bảo: “Từ nay không cho tác yết ma kết tịnh địa, nếu làm thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo tên Ngưu-ty, ăn rồi nhai lại, các Tỳ kheo cho là ăn phi thời nên nói Tỳ kheo này ăn quá ngọ, Tỳ kheo này nghe rồi trong lòng ưu sầu không vui, bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Này các Tỳ kheo, các thầy đừng cho là Tỳ kheo này ăn quá ngọ, vì sao, vì Tỳ kheo này đã năm trăm đời sanh trong loài trâu, do tập khí nhai lại nên nay tuy được sanh làm người vẫn còn nhai lại”, Phật lại bảo Tỳ kheo Ngưu-ty: “Những lúc nhai lại như vậy, thầy nên ở chỗ khuất, không nên ở trước mọi người”.

Phật tại nước Ba-gia, vương tử Bồ-đà thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Lúc đó Phật và Tăng cùng đến nhà vương tử theo thứ lớp ngồi xong rồi, do mọi người trong nhà vương tử, lớn nhỏ phần nhiều đều không tin Phật, hoặc là Bà-la-môn, hoặc là người chốn biên địa nên khi dâng cúng thức ăn đều không như pháp khiến cho một nửa vào trong bát, một nửa rớt xuống đất. Các Tỳ kheo không biết làm sao, bạch Phật, Phật nói: “Thức ăn rớt trên lá cỏ đã thọ thì được ăn; nếu rớt trên đất thì thổi đất mà ăn, nếu dính nhiều đất thì lấy nước rửa sạch rồi ăn”.

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo ăn trong bát đồng, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại ăn trong bát đồng, như Bà-la-môn”, Phật bảo: “Từ nay không được ăn trong bát đồng, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo ở chỗ rửa chân rửa chân, lại nói chuyện cùng người khác. Tỳ kheo khác thấy liền ói mữa, Phật bảo: “Từ nay không được khi đang rửa chân, nói chuyện cùng người khác, nếu nói thì phạm Đột-kiết-la”. Sau khi Tự tứ, Phật du hành giáo hóa, gặp một Tỳ kheo tay cầm giày da mà đi, Phật hỏi nguyên do, Tỳ kheo đáp: “Giày bị mòn, chỗ giày mòn đi rất ngứa chân, lại không có vật lau chân”, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa vật lau chân để hết ngứa chân”.

Phật tại thành Vương xá, có thí chủ cúng quạt cho Tăng, các Tỳ kheo không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ quạt”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa quạt, Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa”. Có người cúng phất trần cho Tăng, các Tỳ kheo không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ phất trần”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa phất trần, Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa”. Lại có người cúng phất trần bằng lông đuôi của con trâu Ly mao, các Tỳ kheo không thọ vì không biết dùng để làm gì, liền bạch Phật, Phật bảo: “Cho thọ, dùng để phủi quét tháp Phật, tháp A-la-hán”. Lại có thí chủ cúng lá cây Đa-la cho Tăng, các Tỳ kheo không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ lá cây Đa la”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa lá cây Đa la, Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa”.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo tự cầm dù đi vào nhà người, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại tự cầm dù đi vào nhà người, như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được cầm dù đi vào nhà người, nếu cầm phạm Đột-kiết-la. Không phạm là mở dù ra hoặc để ở ngoài cổng”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có hai Bà-la-môn tên là Cù-ba và Dạbà, do tín kính Phật nên xuất gia. Hai vị này vốn đọc tụng thông suốt bốn bộ Vệ đà của ngoại đạo, sau khi xuất gia vẫn dùng âm thanh ấy để đọc tụng kinh Phật. Thời gian sau, một người qua đời, người còn lại khi đọc tụng kinh Phật không thuộc rành, lại không có bạn khác nên trong lòng ưu sầu không vui, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay nếu dùng âm thanh đọc tụng ngoại thơ để đọc tụng kinh Phật thì phạm Độtkiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, có Tỳ kheo bỏ kinh luật luận để học ngoại thơ, văn chương và binh pháp, xa lìa kinh Phật, Phật bảo: “Từ nay nếu Tỳ kheo bỏ kinh luật luận để học ngoại thơ, văn chương và binh pháp thì phạm Đột-kiết-la”. Khi Phật chưa chế giới này, hai Trưởng lão Xá-lợiphất và Đại Mục-kiền-liên ngồi trên tòa cao thuyết pháp cho các tân Tỳ kheo và các Sa di, đồng thời dạy họ đọc tụng ngoại thơ để phá luận thuyết của ngoại đạo; sau khi Phật chế giới này, hai Trưởng lão không dạy nữa. Lúc đó các Bà-la-môn nghe Sa-môn Cù đàm chế giới không cho các đệ tử học ngoại thơ, liền đến nói với các Ưu-bà-tắc: “Hãy cùng đi với chúng tôi đến chỗ Tỳ kheo”, đến nơi, các ngoại đạo này cùng các tân Tỳ kheo và các Sa di bàn luận và khiến cho các vị này không trả lời được. Sở dĩ các vị này không trả lời được vì hai lẽ: Một là mới vào đạo không lâu, hai là Phật chế giới không cho học ngoại thơ. Các ngoại đạo tỏ vẻ khinh thường, nói với các cư sĩ: “Đại sư của các vị mà các vị đã cúng dường, đã tôn trọng, ngồi trên, ăn trước là như vậy hay sao”, các Ưu-bà-tắc nghe rồi trong lòng ưu sầu không vui đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Từ nay cho học ngoại thơ để phá luận thuyết của ngoại đạo”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di nổi lửa đốt cây cỏ, giết hại nhiều sinh vật, Phật bảo: “Từ nay không được nổi lửa đốt, nếu nổi lửa đốt, tùy giết bao nhiêu sinh vật thì phạm tội bấy nhiêu”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo khán bịnh chưa đủ năm tuổi hạ, vì người bịnh phải lìa y chỉ sư vào tụ lạc kiếm mua thuốc nhưng không được. Vị này suy nghĩ: “Phật chế giới chưa đủ năm hạ thì không được lìa y chỉ sư cho đến một đêm”, nghĩ rồi liền đến chỗ khác cầu y chỉ sư, vị thầy y chỉ này cũng bị bịnh, Tỳ kheo này suy nghĩ: “Thầy y chỉ kia bịnh, thầy y chỉ này cũng bịnh, ta phải làm sao”, liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho lìa y chỉ sư năm, sáu đêm không phạm”. Lục quần Tỳ kheo nghe điều này liền lìa y chỉ sư trong năm đêm, nói rằng: “Lìa y chỉ sư để khỏi phải hầu hạ”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Từ nay nếu có thầy y chỉ tốt, dù lìa y chỉ sư một đêm cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo không y chỉ thì ngay cả nước rửa chân của Tăng cũng không được lấy dùng”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di đắp ngược y Câu chấp, các Tỳ kheo thấy liền sợ hãi, bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không được đắp ngược y Câu chấp, nếu đắp ngược thì phạm Đột-kiếtla; nếu ở trong nhà che thân thì không phạm”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có người đem y Câu chấp bên trong lót nhung, cúng cho Trưởng lão Tu-bồ-đề. Trưởng lão không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ y Câu chấp bên trong lót nhung”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa y Câu chấp bên trong lót nhung, Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa”. Lại có người đem y Câu chấp một nửa đã nhuộm thành sắc, một nửa chưa nhuộm thành sắc, cúng cho Trưởng lão Tu-bồ-đề, Trưởng lão không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ y Câu chấp một nửa đã nhuộm thành sắc, một nửa chưa nhuộm thành sắc”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa y Câu chấp một nửa đã nhuộm thành sắc, một nửa chưa nhuộm thành sắc, Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có năm Tỳ kheo được cúng y, chiều dài năm khuỷu tay, chiều rộng ba khuỷu tay. Khi đắp y này vào tụ lạc, y dài kéo lê trên đất nên bị dơ, chân đạp lên làm một đầu y rớt xuống đất, đắp không còn ngay ngắn nữa, liền bạch Phật, Phật bảo: “Cho làm dây cột vào nút, tra nút ở gần thành viền của y”. Y vẫn kéo lê trân đất bị dơ…, Phật bảo: “Cho lật ngược y lên”. Lúc đó Phật đích thân làm dây và tra nút ở cách thành viền của y khoảng bốn ngón tay, làm dây cột dài khoảng tám ngón tay. Phật bảo các Tỳ kheo nên làm giống như vậy.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo mặc Nê-hoàn tăng không cột dây lưng mà vào tụ lạc, Nê-hoàn tăng rớt xuống đất, Tỳ kheo hổ thẹn, bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay mặc Nê-hoàn tăng không cột dây lưng mà vào tũ lạc thì phạm Đột-kiết-la”. Lại có Tỳ kheo mặc Nê-hoàn tăng cột dây lưng một vòng, khi vào tụ lạc nhảy mũi làm đứt dây, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không được mặc Nê-hoàn tăng cột dây lưng một vòng mà vào tụ lạc, nếu như thế thì phạm Đột-kiết-la”.

Lúc đó có người đem dây thắt lưng bằng lụa cúng cho Trưởng lão Tu-bồ-đề, Trưởng lão không thọ, Phật bảo: “Từ nay cho thọ ba loại dây thắt lưng: Một là bằng lụa, hai là bằng dây tơ, ba là bằng dây đan”. Lúc đó khi cột dây lưng, Nê-hoàn tăng dễ bị rách, Phật bảo nên làm khoen.

Lúc đó Lục quần Tỳ kheo mặc Nê-hoàn tăng hoặc như một tai, hoặc xếp nhỏ, hoặc như đầu cái búa, hoặc mặc so le, hoặc bằng vải thưa mỏng… Phật đều bảo không được mặc như thế, nếu mặc thì phạm Đột-kiết-la.

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo dùng tay vuốt tóc giống như lưỡi trâu liếm, Phật bảo: “Không được dùng tay vuốt râu tóc, nếu vuốt thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo hai người nằm chung một giường, Phật bảo: “Từ nay không cho hai người nằm chung một giường, nếu nằm chung thì phạm Đột-kiết-la; nếu một người nằm, một người ngồi thì không phạm”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo hai người nằm chung một phu cụ, Phật bảo: “Từ nay không cho hai người nằm chung một phu cụ, nếu nằm chung thì phạm Đột-kiết-la; mỗi người nằm riêng phu cụ thì không phạm”. Lục quần Tỳ kheo hai người lại nằm đắp chung một y, Phật bảo: “Từ nay không cho hai người nằm đắp chung một y, nếu đắp chung thì phạm Đột-kiết-la; mỗi người đắp riêng một y thì không phạm”.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo mặc y của thế tục, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại mặc y của thế tục, không khác gì bạch y”, Phật bảo: “Từ nay không được mặc y của thế tục, nếu mặc thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo mặc Nê-hoàn tăng kéo xắn lên như người muốn đánh nhau hoặc như người đang làm việc, Phật bảo: “Từ nay không được mặc Nê-hoàn tăng kéo xăn lên, nếu mặc như thế thì phạm Đột-kiết-la; không phạm là khi leo lên thang hoặc lợp nhà”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo gánh hoặc vác mà đi giống như bò, lừa chở nặng. Phật bảo: “Từ nay không được gánh hoặc vác mà đi, nếu như thế thì phạm Đột-kiếtla”.

Phật tại nước Xá-vệ, ở nước Kiều-tát-la có một tụ lạc nơi biên địa, dân chúng ở nơi đây vì sợ giặc cướp nên hay bỏ đi trốn. Lúc đó có một Tỳ kheo từ nước Kiều-tát-la đi đến nước Xá-vệ ngang qua tụ lạc này, từ xa thấy Tỳ kheo tay cầm trượng và đãy đựng bát liền cho là giặc cướp đến nên bỏ chạy. Khi Tỳ kheo đến gần mới biết là không phải, liền hỏi là Sa-môn nào, đáp là Sa-môn Thích tử, họ liền nói: “Thầy làm mất pháp Sa-môn, hoại pháp Sa-môn vì khiến chúng tôi sợ hãi”. Tỳ kheo không biết làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay Tỳ kheo khi đi, không được cầm trượng và đãy, nếu cầm thì phạm Đột-kiết-la”.

Sau khi Tự tứ, Phật du hành giáo hóa gặp một Tỳ kheo già yếu tay cầm bát mà đi, Phật liền hỏi nguyên do, đáp là vì không có vật để đựng, Phật bảo: “Từ nay đối với Tỳ kheo già bịnh, Tăng nên tác yết ma cho họ được cầm trượng và đãy đựng bát khi đi”. Tác pháp yết ma như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo già bịnh từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, con là Tỳ kheo già bịnh tên ………. Tỳ kheo Tăng xin cầm trượng và đãy đựng bát khi đi. Xin Tăng thương xót cho con là Tỳ kheo già bịnh được cầm trượng và đãy đựng bát khi đi (3 lần).

Tăng nên xét nếu Tỳ kheo này nói là già bịnh mà thật không phải già bịnh thì không nên cho; nếu thật là già bịnh thì nên cho. một Tỳ kheo trong Tăng nên tác bạch yết ma cho như sau: Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo này tên ……….. già bịnh nay theo Tăng xin cầm trượng và đãy đựng bát khi đi. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ kheo già bịnh này được cầm trượng và đãy đựng bát khi đi. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Tỳ kheo già bịnh này cầm trượng và đãy đựng bát khi đi xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó đang thuyết pháp cho đại chúng, có vua Ba-tư-nặc nước Kiều-tát-la cũng ngồi trong hội. Lúc đó có một Tỳ kheo vì ăn tỏi nên đứng cách xa đại chúng vì nghĩ rằng: “Nếu vào trong hội Phật và vua sẽ nghe mùi hôi”. Phật thuyết pháp chỉ dạy cho vua được lợi hỉ rồi im lặng, vua đảnh lễ hữu nhiều rồi đi, vua đi không lâu sau, Phật hỏi A-nan vì sao Tỳ kheo đó đứng cách xa đại chúng, Anan bạch Phật nguyên do, Phật hỏi: “Các Tỳ kheo cũng ăn như thế hay sao?”, đáp là cũng có ăn, Phật nói: “Nếu ăn tỏi thì sẽ mất pháp lợi, Tỳ kheo đó nếu vào trong hội nghe pháp thì sẽ được chánh kiến”, Phật bảo các Tỳ kheo: “Từ nay không được ăn tỏi, nếu ăn thì phạm Đột-kiếtla”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất mắc bịnh phong, thầy thuốc bảo nên nấu tỏi trong sữa uống, bịnh sẽ lành, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Cho nấu tỏi trong sữa để uống, nhưng phải thuận theo hành pháp ăn tỏi. Hành pháp ăn tỏi là người ăn tỏi không nên gần Phật, cho đến Hòa thượng, A-xà-lê, tất cả Thượng tòa, tháp Phật, tháp Thanh văn, giảng đường nhà ăn của Tăng, không được vào trong Tăng phường phải đứng ngoài cửa… cho đến không được ngồi trong chỗ mọi người ngồi. Khi lành bịnh nên quét dọn sạch sẽ nơi ở, lau chùi giường ghế, đập giũ ngọa cụ mền chiếu, nếu thấy còn mùi hôi thì nên giặt rửa. Ra khỏi phòng đóng cửa rồi mới đi”.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo tự lấy trái Halê-lặc đưa cho tịnh nhân rồi thọ lại để ăn, Phật bảo: “Từ nay không được tự lấy trái Ha-lê-lặc, đưa cho tịnh nhân rồi thọ lại để ăn; nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la. Tất cả loại trái khác cũng như vậy”.

Phật tại nước Xá-vệ, có Tỳ kheo tên Nan-đề làm Dữ học Sa di (Học hối Sa di) như trước đã nói.

Phật tại nước Xá-vệ, Trưởng lão Tất-lân-già-bà ta bịnh đau mắt, thầy thuốc bảo hòa thuốc làm thành viên, để trên lửa đốt rồi lấy khói thoa. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm thuốc, Phật bảo: “Trừ thanh mộc hương dược hòa hợp, tất cả loại hương dược khác được dùng, đốt lấy khói thoa”. Lúc đó dùng tay lấy khói không được, Phật bảo làm ống tre, ống tre quá dài không lấy được khói, Phật bảo đừng làm quá dài, làm ngắn thì bị cháy tay, Phật bảo đừng làm quá ngắn. Viên thuốc để ở chỗ này, ống tre để chỗ khác khó tìm, Phật bảo làm túi để đựng, khi đựng trong túi ống tre làm viên thuốc bị bể, Phật bảo nên để thuốc trong cái đỉnh, ống tre không cột đầu nên rớt xuống đất, Phật bảo nên cột.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo bịnh dùng tô dầu thoa thân, không tắm rửa nên ngứa ngáy khó chịu, Phật bảo nên dùng tháo đậu chà rửa. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo: “Dùng đậu lớn, đậu nhỏ, đâu Ma-sa, đậu oản, cỏ Ca-đề, Ba là, hạt Le-tần-đà để làm”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất bị bịnh máu nóng, thầy thuốc bảo nên dùng nước Ba-ma-ni để tắm. Trưởng lão Ưuba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì để làm, Phật bảo: “Trừ cây độc, tất cả loại cây, hoa lá khác đều được dùng làm”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Tất-lân-già-bà ta bịnh đau mũi, thầy thuốc bảo dùng thuốc cao nhỏ vào mũi, Trưởng lão dùng ngón tay hoặc dùng cọng lông chấm thuốc để nhỏ, không vào trong được nên bịnh nặng thêm, bạch Phật, Phật bảo nên dùng ống tre, ống tre lớn nên làm nhỏ lại, khi nhỏ thuốc đều đổ ra ngoài, không vào trong mũi được, Phật bảo: “Không nên lớn quá, cũng không nên nhỏ quá, nên làm khoảng chừng một Ba là hoặc nửa Ba là”. Khi nhỏ thuốc muốn ói liền dùng tay hứng lấy, khi dùng tay hứng lấy liền muốn ói, Phật bảo nên dùng vải cũ hứng lấy.

Phật tại nước Xá-vệ, Trưởng lão Tất-lân-già-bà ta đau mắt, bà con đưa xe đến chở Trưởng lão đi, đáp là Phật chưa cho đi xe, liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu bịnh thì cho đi”. Lúc đó Phật chưa cho đi kiệu, bạch Phật, Phật cho đi, khi đi kiệu, các Tỳ kheo thòng chân xuống, Phật bảo nên gát chân lên tấm ván, gát chân lên thì thân không an. Phật bảo nên cầm mộc cách (cán kiệu), cầm đau tay, Phật bảo nên dùng vải quán quanh cán kiệu. Khi ngồi kiệu, ánh mặt trời chiếu vào mặt, Phật bảo nên làm mái che, tất cà vật cần dùng trang hoàng trên xe kiệu đều cho làm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ở tinh xá Kỳ hoàn, các Tỳ kheo đại tiện khắp nơi, thần chấp kim cang Mật tích cùng các phi nhơn đều nổi sân quở trách: “Nơi đây được dùng làm chỗ bất tịnh hay sao?”, Phật bảo các Tỳ kheo: “Không được đại tiện khắp nơi, nên đi ở một chỗ”. Đi ở chỗ tụ thành một đống phân lớn, Phật bảo đem đổ bỏ, khi đem đổ bỏ liền ói mữa, Phật bảo nên đào hầm để đi, đào hầm xong, khi đi đại tiện dơ chân, Phật bảo nên làm chỗ để chân. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo nên dùng gỗ, đá, gạch làm. Khi đại tiện do trống trãi không có vách ngăn nên mọi người nhìn thấy, Phật bảo nên làm vách ngăn, làm vách ngăn xong, ra vào lại nhìn thấy nhau, Phật bảo nên làm cửa. Có Tỳ kheo già bịnh khi lên nhà xí bị ngã, muốn đứng dậy lại té sấp xuống, Phật bảo nên làm mộc cách (lan can) để vịn. Lúc đó cần nước để rửa chỗ đại tiện, Phật bảo nên dùng lu đựng nước; không có tro đất rửa, Phật bảo nên dùng cái chum đựng tro đất. Lúc đó để chum tro đất này trên đất bằng, bò ngựa khỉ nai… đến đạp bể, Phật bảo nên đào đất đặt xuống; do không có nắp đậy nên rắn rít bò trong đó căn ác Tỳ kheo, Phật bảo nên làm nắp đậy. Khi rửa dùng nhiều tro đất thành bùn làm dơ chân, Phật bảo nên làm chỗ để chân. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo nên dùng gỗ, đá, gạch làm. Các Tỳ kheo khi rửa lộ thân, Phật bảo nên làm vách ngăn; hai, ba người cùng rửa nhìn thấy nhau, nên làm vách ngăn riêng; ra vào lại nhìn thấy nhau, Phật bảo nên làm cửa.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ở tinh xá Kỳ-hoàn, các Tỳ kheo tiểu tiện khắp nơi, Thần chấp kim cang Mật tích cùng các phi nhơn đều nổi sân quở trách: “Nơi đây được dùng làm chỗ bất tịnh hay sao?”, Phật bảo các Tỳ kheo : “Không được tiểu tiện khắp nơi, nên đi ở một chỗ”. Đi một chỗ nước đọng thành dòng kênh, Phật bảo nên đi trong chậu, chậu đầy, Phật bảo đem đổ, khi đem đổ các Tỳ kheo ói mữa, Phật bảo nên làm lỗ dưới đáy chậu. Chậu để lâu bốc mùi hôi, Phật bảo nên đậy nắp, khi giở nắp tiểu tiện, mùi hôi càng nồng nặc, Phật bảo nên làm lỗ nhỏ trên nắp. Xung quanh chậu nước tiểu chảy làm dơ chân, Phật bảo nên làm chỗ để chân. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo nên dùng gỗ, đá, gạch làm. Các Tỳ kheo khi tiểu tiện lộ thân, Phật bảo nên làm vách ngăn; hai, ba người cùng tiểu tiện nhìn thấy nhau, nên làm vách ngăn riêng; ra vào lại nhìn thấy nhau, Phật bảo nên làm cửa. Lúc đó người cúng bình sành, ác Tỳ kheo không thọ vì không biết dùng làm gì, Phật bảo nên thọ, dùng để đựng nước hoặc dùng để lấy nước dùng trong nhà tắm.

Phật tại nước Sô-ma, lúc đó Phật đang thuyết cho các Tỳ kheo về năm ấm, đó là sắc thọ tưởng hành thức. Phật bỗng nhảy mũi, năm trăm Tỳ kheo đồng thanh nói lão thọ, Phật bảo: “Các thầy nói lão thọ thì được lão thọ hay sao, từ nay không được nói lão thọ, nếu nói lão thọ thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo vào thành khất thực được

thí chủ cúng nhiều món ăn ngon như sữa, tô, sanh tô, thục tô, dầu, mật, cá, thị, nem. Các Tỳ kheo không thọ vì sợ phạm tội xin thức ăn ngon, bạch Phật, Phật bảo: “Không xin mà được thì nên nhận”.

2. Hai Mươi Pháp Tạp Kế:

Phật tại thành Vương xá, lúc đó trưởng giả Bạt đề làm Tăng phường lớn, trang hoàng đẹp đẽ nhưng không lợp mái nên phòng xá bị dột, bạch Phật, Phật bảo nên lợp mái. Lợp xong trên nóc lại bị dột, Phật bảo nên lợp trên nóc cho dày, lợp dày lại bị gió thổi bay, Phật bảo nên đóng đinh, đóng đinh xong lại bị dột từ lỗ đinh, Phật bảo nên úp nồi trên chỗ đóng đinh, úp xong gió thổi khua ra tiếng, Phật bảo dùng lá, cỏ cột đầu lại rồi mới úp nồi xuống.

Phật tại nước Xá-vệ, các Tỳ kheo cất chứa y quý giá, đốt lửa giặt y, khi đập giũ, y bị co rút lại, Phật bảo nên dùng cây đập giũ hết bụi đất dính; khi đập bụi đất bám vào trong điều dài, Phật bảo nên dùng cây nhỏ đập, bụi đất lại bám vào trong điều ngắn, Phật bảo nên đập lại lần nữa. Lúc đó các Tỳ kheo nhuộm y xong liền dùng chỗi quét căn thuốc nhuộm dính trên y, y liền đổi màu, trên y có nhiều đường do chổi quét, Phật bảo nên dùng vải mới để lau.

Phật tại thành Vương xá, trưởng giả Bạt đề làm Tăng phường lớn đẹp đẽ nên có nhiều người đến tham quan, không có tấm trải đất nên trong Tăng phường có nhiều bụi đất. Các Tỳ kheo suy nghĩ: “Nếu Phật cho dùng tấm trải đất thì tốt”, bạch Phật, Phật bảo cho dùng tấm trải đất.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo không có vật dụng giã thuốc, bạch Phật, Phật bảo nên dùng đá để giã.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó vua Bình sa xây năm trăm tăng phòng trong Trúc viên, có cái xong có cái chưa xong thì băng hà. Thời gian sau, vua A-xà-thế đến trong Trúc viên thấy phòng xá này liền hỏi là ai làm, đáp là phụ vương của vua làm, vua hỏi vì sao không làm cho xong, đáp là không có tiền, vua nói: “Tôi sẽ cúng”. Sau khi làm xong phòng xá, lại không có cầu thang nên không lên trên được, vua đến hỏi: “Phòng trên đó có ai ở không?”, đáp là không có, vua hỏi vì sao, đáp là vì không có cầu thang, vua nói: “Ta sẽ làm “, liền bạch Phật, Phật bảo cho làm, Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo nên dùng cây gỗ, gạch đá.

Phật tại thành Vương xá, do Tăng phường rộng lớn nên có nhiều khách Tỳ kheo đến hoặc vào đầu đêm, hoặc vào giữa đêm, cuối đêm, hoặc mang giường lớn, hoặc mang giường nhỏ, hoặc cầm mền, hoặc tọa cụ… ngủ qua đêm rồi, sáng hôm sau bỏ đó mà đi. Trưởng lão Đà-phiêu là người trông coi việc phân chia phòng xá ngọa cụ cho Tăng, sáng hôm sau phải đi khắp nơi thu cất giường chiếu rất khổ cực. Lúc đó Trưởng lão suy nghĩ: “Nếu Phật cho dùng kim khâu lại giường chiếu thì tốt”, bạch Phật, Phật bảo cho dùng kim khâu, Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo dùng sắt đồng làm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất bị bịnh máu nóng, thầy thuốc bảo đốt đá bỏ trong sữa để uống, bạch Phật, Phật bảo cho đốt đá bỏ trong sữa để uống. Khi đốt đá, các Tỳ kheo dùng cỏ, lá cây đốt, khi bỏ vào trong sữa, tro đất làm dơ sữa, bạch Phật, Phật bảo: “Cho dùng đồng sắt làm vĩ, để đá trên vĩ đốt, đốt xong, giũ hết tro đất rồi mới để vào trong sữa”.

Phật tại nước Xá-vệ, có người đem lò lửa cúng cho Trưởng lão Tu-bồ-đề, bạch Phật, Phật bảo nên thọ. Lúc đó để củi vào đốt, củi cháy rớt xuống, các Tỳ kheo dùng tay cầm lên thì bĩ bỏng tay, Phật bảo nên dùng cái gắp lửa.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất bị bịnh phong hàn, thầy thuốc bảo nên tắm nước nóng, bạch Phật, Phật bảo cho tắm nước nóng. Khi tắm dùng bát, kiền tư đựng nước, nước ít không đủ dùng, Phật bảo nên dùng nồi đựng. Các Tỳ kheo đổ nước đầy nồi, đem ra ngoài đất trống, chất củi bốn bên nồi đốt nấu, nổi bị bể, bạch Phật, Phật bảo nên để nồi trên ba cục đá, ở dưới ba cục đá đốt củi khó cháy, Phật bảo nên chẻ củi rồi đốt.

Phật tại nước A-la-tỳ, lúc đó xá ngang của cửa chùa bị hư, Phật hỏi A-nan vì sao không kêu thợ sửa, A-nan nói là thợ mộc bận nên không làm được, Phật bảo A-nan đi mượn dụng cụ của thợ mộc đến, Anan mượn xong mang đến cho Phật, Phật tự tay sửa lại cái xà ngang của cửa chùa. Sửa xong Phật bảo các Tỳ kheo : “Từ nay cho cất chứa dụng cụ của thợ mộc, tùy sửa được cái gì thì sửa”.

Phật tại nước A-la-tỳ, lúc đó đang lợp Tăng phường, Tỳ kheo đứng dưới đất đưa cỏ lá lên không tới, Phật bảo nên làm thang, làm thang cũng đưa không tới, Phật bảo nên làm cầu thang, làm cầu thang rồi cũng không lợp khắp hết, Phật bảo nên làm trần nhà rồi lợp, làm trần nhà rồi không biết nên lợp như thế nào, Phật bảo nên đóng cọc rồi dùng dây cột, tùy ý di chuyển cọc này để lợp lên.

Phật tại nước Xá-vệ, có Tỳ kheo bị sưng nam căn, máu mủ chảy ra làm dơ y, bạch Phật, Phật bảo nên dùng vải quấn bọc lại.

Phật tại nước Xá-vệ, có Tỳ kheo bịnh, người nuôi bịnh còn nhỏ tuổi, đứng ôm Tỳ kheo bịnh quá lâu nên ngã xỉu xuống suýt chết, bạch Phật, Phật bảo: “Người nhỏ tuổi nuôi bịnh Tỳ kheo thì được ngồi chung với người bịnh, người bịnh phải thương mến và quan tâm tới”.

Phật tại nước Xá-vệ, các Tỳ kheo mặc y mới nhuộm vào thành khất thực bỗng gặp mưa lớn, các Tỳ kheo liền cởi y để một chỗ. Do ẩm ướt nên y đổi màu, bạch Phật, Phật bảo nên phơi, khi phơi do trải trên đất nên dính đất, Phật bảo nên tô trét đất rồi hãy phơi; làm rồi phơi vẫn không khô, Phật bảo nên treo lên dây phơi; y vẫn không được khô, Phật bảo nên dùng cọc cong để phơi; y vẫn không được khô, Phật bảo nên phơi trên giường; y vẫn không được khô, Phật bào nên phơi trên giá, làm giá phơi y lại chướng ngại chỗ đi lại, Phật bảo nên để một chỗ; để một chỗ thì lại gần vách làm dơ y, Phật bảo nên để cách xa vách; y vẫn không được khô, Phật bảo nên phơi trên cao.

Phật tại nước A-la-tỳ, lúc đó các Tỳ kheo lo liệu vật dụng để tắm, có Tỳ kheo khi đi tắm cởi y để chỗ đất trống, rắn rít, bò cạp bò vào trong y, khi Tỳ kheo lấy y mặc liền bị cắn, Phật bảo nên làm giá y, treo y lên giá rồi mới đi tắm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó phu nhân Mạt-lợi vào Kỳ hoàn nghe pháp, các Tỳ kheo thuyết pháp trong bóng tối, phu nhân hỏi vì sao không đốt đèn, đáp là không có đèn, phu nhân nói: “Con sẽ cúng đèn”, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho đốt đèn”. Sau đó phu nhân lại cúng tòa cao cho chúng Tăng, đem viêc này bạch Phật, Phật bảo nên thọ, phu nhân suy nghĩ: “Nếu Phật cho ta vẽ lên tòa cao này thì tốt”, Phật bảo: “Trừ vẽ hình nam nữ giao hợp, tất cả hình tượng khác đều được vẽ”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Lục quần Tỳ kheo nhăn nhành dương dài, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại nhăn nhành dương dài”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại nhăn nhành dương dài. Từ nay không được nhăn nhành dương dài, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”. Các Tỳ kheo liền nhăn nhành dương ngắn, thấy Phật kinh hành đến, các Tỳ kheo vì cung kính Phật nên nuốt nhành dương, mặc kẹt nơi cổ họng suýt chết. Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng bảo các Tỳ kheo : “Từ nay cho dùng ba loại nhành dương là thương trung và hạ, thượng là dài khoảng mười hai ngón tay, hạ là dài khoảng sáu ngón tay, trung là dài ở khoảng giữa của hai loại trên”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo độ con làm đệ tử cọng hành, đệ tử không như pháp; các Tỳ kheo nói: “Đệ tử này không như pháp, sao không đuổi đi?”, đáp: “Đệ tử đó lại là con của tôi, làm sao đuổi đi được”. Các Tỳ kheo không biết làm sao, liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Dù là con hay đệ tử nếu không như pháp thì nên đuổi đi”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Sa di La-hầu-la đùa nghịch với thầy là Ca-lưu-đà-di, bị thầy đuổi ra ngoài cửa tinh xá liền đứng đó khóc. Phật từ ngoài đi vào tinh xá, thấy La-hầu-la đứng khóc liền hỏi nguyên do rồi bảo các Tỳ kheo : “Từ nay không được đuổi Sa di ra khỏi già lam, chỉ đuổi ra khỏi phòng thôi”. Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo khạc nhổ trên đất sạch làm cho đất dơ, Phật bảo: “Từ nay không được khạc nhổ trên đất sạch, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la”. Các Tỳ kheo không biết khạc nhổ ở đâu, Phật bảo nên dùng tay hứng; khi dùng tay hứng, các Tỳ kheo liền ói mữa, Phật bảo nên dùng cái bô để khạc nhổ, khạc nhổ đầy bô, Phật bảo nên đem đổ; các Tỳ kheo khi đem đổ lại ói mữa, phật bảo nên bỏ tro đất, cát vào trong bô để tiêu chất đàm dãi.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Trưởng lão Đại Ca-diếp khi lên xuống núi Kỳ-xà-quật bị nắng thiêu đốt, mồ hôi chảy vào mắt nên mắt bị đau, bạch Phật, Phật bảo nên dùng khăn tay sạch để lau.

Phật tại nước Xá-vệ, Trưởng lão Bạt-đề tu hạnh đầu đà, khi vào nhà tắm, tắm không cho ai vào kỳ cọ, Trưởng lão suy nghĩ: “Nếu Phật cho ta dùng dây đan để tự kỳ cọ thì tốt”, bạch Phật, Phật bảo cho dùng dây đan. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo: “Dùng lông chiên, cỏ Sô-ma, Kiếp-bối, cỏ Văn xà, cỏ Bà sa để làm”. Lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất bị đau xuơng sống, suy nghĩ: “Nếu Phật cho ta mang dây thiền để ngồi thì tốt”, bạch Phật, Phật bảo: “Cho mang dây thiền để ngồi”. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo: “Dùng lông chiên, cỏ Sô-ma, Kiếp-bối, cỏ Văn xà, cỏ Bà sa và da để làm”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Phật bịnh phong nên đau xương sống, thầy thuốc bảo dùng tô, dầu thoa thân rồi ngâm mình trong nước nóng. Phật bảo A-nan mang bồn nước nóng đến, Phật dùng tô dầu thoa thân rồi ngâm mình trong bồn nước nóng nên bịnh được lành. Phật do việc này nhóm Tỳ kheo tăng bảo các Tỳ kheo: “Từ nay nếu ai mắc bịnh phong, cho dùng tô dầu thoa thân rồi ngâm mình trong nước nóng để trị bịnh”.

Phật tại nước A-la-tỳ, lúc đó trời sắp tối, có nhiều Tỳ kheo khách đến, phu cụ của Tăng ít, các Tỳ kheo không biết phải chia như thế nào nên bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay nên theo thứ lớp từ bậc Thượng tòa mà phân chia, nếu ai chưa có phu cụ thì nên đưa cỏ lá để mỗi người tự trải làm ngọa cụ nằm”. Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo ở nơi A-lan-nhã thuộc nước Kiều-tát-la, Tỳ kheo này dùng ngọc pha lê để lấy lửa. Có tên giặc cướp thấy Tỳ kheo này có ngọc phát lửa liền cho đó là ngọc lưu ly nên đến bảo Tỳ kheo đưa ngọc, Tỳ kheo đáp: “Tôi không có ngọc lưu ly”, tên cướp cho là Tỳ kheo không chịu đưa ngọc nên giết Tỳ kheo, giết rồi tìm lấy ngọc mới biết đó chỉ là ngọc pha lê, liền suy nghĩ: “Vì ngọc pha lê này mà ta đã giết Tỳ kheo”. Tên cướp liền để xác Tỳ kheo nằm ngửa, bỏ ngọc pha lê vào bụng Tỳ kheo rồi đi. Sau giờ ăn, các Tỳ kheo kinh hành thấy Tỳ kheo này bị giết chết liền nói với nhau: “Vì ngọc pha lê này mà bị người khác hại”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Từ nay không được cất chứa nguyệt châu, nhật châu; nếu cất chứa thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó các Tỳ kheo cất chứa y quý giá, đốt lửa để giặt y rồi để trên đá đập, giặt xong thì y bị rách. Phật bảo nên để y trên tấm ván bằng rồi dùng tay vò giặt. Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó phu nhân Mạt-lợi làm một giảng đường trang hoàng đẹp đẽ rồi cúng cho Tăng, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Giảng đường nay thanh tịnh, nên thọ để ở”. Lúc đó có các chim như uyên ương, chim sẽ, quạ… bay đến kêu vang làm trở ngại các Tỳ kheo tụng kinh ngồi thiền, bạch Phật, Phật bảo nên làm chấn song, chim vẫn bay đến, Phật bảo nên làm lưới. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm lưới, Phật bảo: “Dùng lông chiên, cỏ Sô-ma, Kiếp-bối, cỏ Văn-xà, cỏ Bà-sa để làm; mắt lưới nhỏ như mắt chim sẽ”. Chim vẫn bay đến, Phật bảo nên treo rèm, treo rèm trong phòng tối tăm, Phật bảo nên làm dây để kéo rèm lên.

Phật tại nước A-la-tỳ, Tăng già lam mới xây không có chổi để quét, bạch Phật, Phật bảo nên làm chổi để quét.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Tất-lân-già-bà ta bị đau mắt, suy nghĩ: “Nếu Phật cho ta ngồi tòa cao thì tốt”, bạch Phật, Phật bảo cho ngồi tòa cao. Khi ngồi tòa cao, Trưởng lão lại sợ rơi xuống đất, Phật bảo nên làm lan can.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó tăng phường không có cửa nên trâu bò, ngựa, khỉ… vào trong Tăng phường, Phật bảo nên làm cửa. Lúc đó các Tỳ kheo không biết nên để kim may ở đâu, bạch Phật, Phật bảo nên làm ống kim. Các Tỳ kheo lại không biết để thuốc ở đâu, bạch Phật, Phật bảo: “Nên cất chứa vật đựng thuốc”; lại không có vật dụng để phơi thuốc, Phật bảo nên làm vật dụng để phơi thuốc.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó cư sĩ Cấp-cô-độc cúng nệm cho Tăng, các Tỳ kheo không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ nệm”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho cất chứa nệm, Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa”. Lúc đó các Tỳ kheo không cất chứa nệm riêng để trải lên ngọa cụ của tăng, khi ngồi làm hư, khi đứng lên lông dồn nệm dính lên người; các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Nên tự cất chứa nệm dùng để trải lên ngọa cụ của tăng, nếu không làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước A-la-tỳ, các Tỳ kheo ở nơi đất trống co một chân để rửa chân, bị té ngã suýt chết, bạch Phật, Phật bảo nên làm chỗ để rửa chân. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo nên dùng gỗ, đá, gạch làm.

Phật tại nước A-la-tỳ, có Tăng già lam mới làm, do trời hạn hán lâu ngày nên đất đai khô cằn, sau đó trời mưa lớn làm cho mặt đất lầy lội, các Tỳ kheo ra vào đều phải đi trên mắt đất lầy lội này, Phật bảo nên làm chỗ để chân dẫm lên. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật bảo nên dùng gỗ, đá, gạch làm. Tăng già lam này có nhiều phòng, các Tỳ kheo ở trước mỗi phòng đều để vật dẫm chân, Phật bảo: “Nên ở chung quanh, từng hàng làm chỗ để chân dẫm lên thì tốt”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có các Tỳ kheo từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ, giữa đường gặp một ngòi nước chảy liền ở bên bờ cởi giày da, cầm hai chiếc giày đập vào nhau để giũ bụi đất bay ra. Các thiên thần nổi giận chê trách: “Ở đây các Tỳ kheo không nên làm như vậy”, các Tỳ kheo không biết làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Từ nay ở giữa đường không nên đập giày da, nếu đập thì phạm Đột-kiết-la, nếu trong giày da có bụi đất, nên dùng da dê mềm để lau”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có rồng con (long tử) tín kính Phật pháp nên vào trong Kỳ hoàn để nghe pháp, có Tỳ kheo dùng dây cột vào cổ rồng rồi đem bỏ ở chỗ không người. Rồng con này chạy về bên rồng mẹ kêu khóc, rồng mẹ hỏi rõ nguyên do rồi nổi giận liền đi đến chỗ Phật. Lúc đó Phật đang thuyết pháp cho đại chúng, từ xa thấy rồng mẹ đến, Phật liền dùng sức từ tâm tam muội để diệt trừ tâm ác của rồng, rồng mẹ đem việc trên bạch Phật, Phật thuyết pháp chỉ dạy cho rồng mẹ được lợi hỉ rồi im lặng, rồng mẹ đảnh lễ Phật, hữu nhiễu rồi đi. Rồng mẹ đi không lâu sau, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo Tăng rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay không được dùng dây cột rắn rồi đem bỏ ở chỗ không người, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la. Nên dùng đồ đựng nó hoặc trùm đầu nó lại đưa đến chỗ xa không có người, không được cất chứa dây cột rắn, nếu cất chứa thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có người chăn ngựa đến nước Xá-vệ, đem rất nhiều loại bánh cúng cho Tăng, các Tỳ kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi thọ bánh”, bạch Phật, Phật nói: “Thức ăn này thanh tịnh nên thọ”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo không có vật dụng để ngâm y, bạch Phật, Phật bảo: “Nên cất chứa bồn chậu để ngâm y”. Lại không có vật dụng để giặt y, Phật bảo nên cất chứa bồn chậu để giặt y.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trưởng giả Bạt-đề xây Tăng phường lớn, trang hoàng đẹp đẽ cúng cho Tăng và nghĩ: “Nếu Phật cho ta dùng các màu xanh, đỏ, trắng đen để trang nghiêm phòng xá thì tốt”, bạch Phật, Phật bảo cho dùng.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trưởng giả Ưu-già đem một vật dụng làm bằng gỗ Ngưu đầu chiên đàn trị giá mười lượng vàng và phu cụ Diêm phù đến chỗ Phật bạch rằng: “Thế tôn, vật dụng này làm bằng gỗ Ngưu đầu chiên đàn trị giá mười lượng vàng và phu cụ Diêm phù này xin dâng cúng Thế tôn, khi nào Thế tôn bị bịnh phong thì dùng vật dụng này đựng dầu thoa lên người”, Phật im lặng thọ nhận, trưởng giả dâng cúng Phật rồi đảnh lễ hữu nhiễu xong ra về. Trưởng giả ra về không lâu, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi bảo các Tỳ kheo : “Hôm nay trưởng giả Ưu-già đem một vật dụng làm bằng gỗ Ngưu đầu chiên đàn trị giá mười lượng vàng và phu cụ Diêm phù cúng cho ta. Từ nay Tỳ kheo nào có bịnh như vậy, không xin mà họ tự cúng thì nên thọ để dùng”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có người cúng cho Tăng các loại hương thơm đã hòa chế, các Tỳ kheo không thọ vì không biết dùng để làm gì, bạch Phật, Phật bảo nên thọ, dùng để thoa phòng xá. Các Tỳ kheo đem thoa bên ngoài phòng xá, những người đến tham quan nghe mùi hương này cho là tháp Phật, tháp Thanh văn; dân chúng kéo đến xem đông nên có đủ các âm thanh như voi ngựa xe, tiếng cười nói của nam nữ… làm trở ngại các Tỳ kheo tụng kinh ngồi thiền, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Từ nay nếu thọ các loại hương đã hòa chế nên thoa bên trong phòng xá hoặc thoa trên thành giường, chân giường, tấm trải giường, giá y cho trong phòng được thơm, người cúng cũng được phước”.