QUYỂN 37
TẠP TỤNG (Tiếp Theo)
I. VIỆC CỦA ĐIỀU ĐẠT (Tiếp Theo):
Phật tại thành Vương xá trong núi Phương hắc thạch thánh cùng bảy trăm vị Tỳ kheo, lúc đó vào trước giờ ngọ, Phật đắp y mang bát với A-nan theo sau cùng vào thành khất thực, thọ thực xong, Phật đến giảng đường trải tòa ngồi trước chúng tăng. Điều-đạt cũng vậy, trước giờ ngọ đắp y mang bát với Ca-lưu-la-đề-xá theo sau cùng vào thành khất thực, thọ thực xong cũng đến trong giảng đường theo thứ lớp ngồi xong, Điềuđạt liền xướng rằng: “Tỳ kheo nên trọn đời thọ mặc nạp y, trọn đời thọ pháp khất thực, trọn đời thọ pháp ăn một bữa, trọn đời thọ pháp ngồi nơi đất trống, trọn đời thọ pháp đoạn nhục. có năm pháp này tùy thuận hạnh thiểu dục tri túc, dễ nuôi dưỡng, dễ đầy đủ, biết thời, biết lượng. Tỳ kheo nào thọ trì có năm pháp này sẽ mau được Niết-bàn”. Lúc đó Điều-đạt phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là Hữu tàn, tội Hữu tàn nói là Vô tàn, pháp thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, không phải pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, phi thuyết nói là thuyết, thuyết nói là phi thuyết. Lúc đó Phật khuyên Điều-đạt: “Thầy chớ tìm cách phá hòa hợp Tăng, chớ thọ trì việc phá Tăng, phải cùng Tăng hòa hợp, Tăng hòa hợp thì an vui không tranh cải, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa được an lạc trụ. Thầy chớ có phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là Hữu tàn, tội Hữu tàn nói là Vô tàn, pháp thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, không phải pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, phi thuyết nói là thuyết, thuyết nói là phi thuyết”. Sau khi nghe Phật khuyên như vậy, Điều-đạt vẫn không chịu từ bỏ việc nhân duyên phá tăng này. Lúc đó Ca-lưu-la-đề-xá đứng quạt hầu cho Điều-đạt liền trịch bày vai hữu chắp tay bạch Phật: “Như Phật khen ngợi công đức của hạnh đầu đà, thượng nhân Điều-đạt cũng khen ngợi hạnh đầu đà, vì sao Phật lại sanh tâm tật đố”, Phật nói: “Này người ngu si, Như lai có tâm tật đố gì. Chư Phật quá khứ khen ngợi thọ mặc nạp y, cho thọ mặc nạp y; Ta cũng khen ngợi thọ mặc nạp y, cho thọ mặc nạp y, cũng cho thọ mặc y của cư sĩ cúng. Này người ngu si, Chư Phật quá khứ khen ngợi pháp khất thực, cho thọ pháp khất thực; Ta cũng khen ngợi pháp khất thực, cho thọ pháp khất thực, cũng cho thọ thỉnh thực. Này người ngu si, Chư Phật quá khứ khen ngợi pháp ăn một bữa, cho thọ pháp ăn một bữa; Ta cũng khen ngợi pháp ăn một bữa, cho thọ pháp ăn một bữa, cũng cho tho pháp ăn dư, được ăn thêm nữa. Này người ngu si, Chư Phật quá khứ khen ngợi pháp ngồi nơi đất trống, cho thọ pháp ngồi nơi đất trống; Ta cũng khen ngợi pháp ngồi nơi đất trống, cho thọ pháp ngồi nơi đất trống, cũng cho thọ phòng xá để ở. Này người ngu si, Ta không cho ăn ba loại thịt bất tịnh, đó là thấy hoặc nghe hoặc nghi. Sao gọi là thấy?: Tức là tự mình thấy con vật vì mình mà bị giết; sao gọi là nghe?: Tức là ở bên người đáng tin nghe nói rằng: Con vật này vì ông mà bị giết; sao gọi là nghi?: Tức là có nhân duyên nên sanh nghi, như ở nơi đó không có đồ tễ, không có con vật tự chết, chủ nhà này có tâm ác cố ý vì ta mà giết hại chúng. Ba loại thịt bất tịnh như thế đều không được ăn, nhưng Ta cho ăn ba loại thịt thanh tịnh, đó là không thấy, không nghe, không nghi. Sao gọi là không thấy?: Tức là mất mình không nhìn thấy con vật kia bị giết; sao gọi là không nghe?: Tức là ở bên người đáng tin không nghe nói con vật này vì mình mà bị giết; sao gọi là không nghi ?: Tức là biết rõ ở chỗ đó không có đồ tễ, trong nhà có con vật tự chết, chủ nhà này lương thiện không cố ý vì mình mà giết hại súc vật cho nên không sanh nghi. Ba loại thịt thanh tịnh này được ăn; lại nữa, thịt cúng trong miếu thờ trời, thịt của con voi chạy quá sức, thịt của con ngựa chạy quá sức, thịt của con chim bay quá sức, thịt cúng Thiểm-ma-bà-la-tát, thịt cúng Ni-la-già-la, thịt cúng phi nhơn… các loại thịt này đều là bất tịnh, Sa-môn Thích tử không được ăn”, Phật nói xong liền đứng dậy trở về trong thất tọa thiền.
Lúc đó Điều-đạt nói: “Ta là Điều-đạt ở trong Tăng xướng rằng: “Tỳ kheo nên trọn đời thọ mặc nạp y, trọn đời thọ pháp khất thực, trọn đời thọ pháp ăn một bữa, trọn đời thọ pháp ngồi nơi đất trống, trọn đời thọ pháp đoạn nhục”. Tỳ kheo nào ưa thích thọ trì có năm pháp này thì đứng dậy lấy thẻ”, xướng xong, Điều-đạt và bốn bạn đảng đứng dậy lấy thẻ. Điều-đạt lại xướng lần thứ hai: “Ta là Điều-đạt ở trong Tăng xướng rằng: Tỳ kheo nên trọn đời thọ mặc nạp y, trọn đời thọ pháp khất thực, trọn đời thọ pháp ăn một bữa, trọn đời thọ pháp ngồi nơi đất trống, trọn đời thọ pháp đoạn nhục”. Tỳ kheo nào ưa thích thọ trì có năm pháp này thì đứng dậy lấy thẻ”, xướng lần thứ hai xong, có hai trăm năm mươi Tỳ kheo từ chỗ ngồi đứng dậy lấy thẻ. Điều-đạt lại xướng lần thứ ba: “Ta là Điều-đạt ở trong Tăng xướng rằng: “Tỳ kheo nên trọn đời thọ mặc nạp y, trọn đời thọ pháp khất thực, trọn đời thọ pháp ăn một bữa, trọn đời thọ pháp ngồi nơi đất trống, trọn đời thọ pháp đoạn nhục”. Tỳ kheo nào ưa thích thọ trì có năm pháp này thì đứng dậy lấy thẻ”, xướng lần thứ ba xong, có thêm hai trăm năm mươi Tỳ kheo đứng dậy lấy thẻ. Lúc đó Điều-đạt dẫn năm trăm Tỳ kheo này trở về trú xứ của mình, lập lại pháp chế như sau: “Tỳ kheo nên trọn đời thọ mặc nạp y, trọn đời thọ pháp khất thực, trọn đời thọ pháp ăn một bữa, trọn đời thọ pháp ngồi nơi đất trống, trọn đời thọ pháp đoạn nhục. Tỳ kheo nào không ưa thích thọ trì có năm pháp này thì người ấy xa cách với chúng ta, khác biệt với chúng ta, chúng ta không cùng nói chuyện”.
Xế trưa, Phật xuất định ra khỏi thất đến trong chúng bảo các Tỳ kheo rằng: “Điều-đạt bị tám pháp tà che lấp tâm nên bất giác phá Tăng, đó là: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, tri thức ác, bạn đảng xấu”. Lúc đó Điều-đạt nghe Phật nói mình phá hòa hợp Tăng và hoại chuyển pháp luân, liền vui mừng nghĩ rằng: “Sa-môn Cù đàm có đại thần thông thế lực mà ta có thể phá hòa hợp Tăng. Tiếng tăm của ta sẽ lan truyền khắp bốn phương là Sa-môn Cù đàm có đại thần thông thế lực mà Điềuđạt có thể phá hòa hợp tăng”. Do nghĩ như vậy, Điều-đạt làm giống như Phật, khi Phật ngồi trong Tăng, bên phải có Xá-lợi-phất, bên trái có Đại Mục-kiền-liên; Điều-đạt cũng vậy, bên phải có Ca-lê, bên trái có Ca-lưu-la-đề-xá. Lúc đó Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên bạch Phật: “Thế tôn, chúng con đến trong chúng của Điều-đạt, nếu có người nào có thể giáo hóa thì sẽ khai đạo dẫn dắt họ trở về”, Phật nói tùy ý. Xálợi-phất và Đại Mục-kiền-liên liền đi đến chỗ của Điều-đạt, có một Tỳ kheo nhìn thấy liền khóc lớn tợ như khúc cây chuyển, nghĩ rằng: “Đời ác như thế, hai tôn giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên cũng bỏ Phật đến với Điều-đạt”. Phật thấy Tỳ kheo này khóc tuy biết nhưng vẫn nguyên do vì sao lại khóc, Tỳ kheo bạch rõ nguyên do, Phật nói: “Này Tỳ kheo, nếu hai tôn giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên rời bỏ ta để tìm người trí Tuệ khác thì không có lý đó”, Tỳ kheo nghe rồi tâm sanh hoan hỉ nói rằng: “Nếu hai tôn giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiềnliên rời bỏ Phật để tìm người trí Tuệ khác thì không có lý đó”. Lúc đó Điều-đạt từ xa thấy Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên đi đến, vui mừng nghĩ rằng: “Hai đại đệ tử của Sa-môn Cù đàm nay trở thành quyến thuộc của ta”, do nghĩ như vậy nên giống như Phật, khi thấy Xá-lợiphất và Đại Mục-kiền-liên đến, Phật đưa tay phải ra nói rằng: “Thiện lai Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên”, Điều-đạt cũng đưa tay phải ra và nói giống như Phật nói. Điều-đạt bảo Ca-lê nhường chỗ bên phải cho Xá-lợi-phất ngồi và bảo Ca-lưu-la-đề-xá nhường chỗ bên trái cho Đại Mục-kiền-liên ngồi, giống như Phật ở trong chúng bảo Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên: “Hai thầy hãy thuyết pháp cho các Tỳ kheo, ta đau lưng muốn nghỉ một lát”; Điều-đạt cũng ở trong chúng này nói với Xálợi-phất và Đại Mục-kiền-liên giống như Phật đã nói. Giống như Phật trải Uất-đa-la-tăng bốn lớp, lấy Tăng-già-lê làm gối rồi nằm nghiêng hông bên phải; Điều-đạt cũng làm giống như Phật đã làm. Lúc đó có thiên thần tín kính Phật dùng thần lực khiến cho Điều-đạt lúc ngủ nằm nghiêng về bên trái, nói sảng, duỗi chân tay, nghiến răng ra tiếng. Xálợi-phất nhân dịp này thuyết pháp cho các Tỳ kheo, dùng đủ lời khen ngợi Phật pháp tăng và giới, lại dùng đủ lời quở trách tội lỗi và phần ác đạo của Điều-đạt sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ trong một kiếp không cứu được. Còn Đại Mục-kiền-liên thì nhập định, ẩn thân ngay nơi chỗ ngồi hiện thân trong hư không ở phương Đông, thị hiện bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi rồi nhập định Hỏa quang, trước tiên từ phương Đông hiện các ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng; hoặc hiện biến thần thông như trên thân tuôn ra nước, dưới thân tuôn ra lửa, hoặc trên thân tuôn ra lửa, dưới thân tuôn ra nước. Phương Đông đã như vậy, các phương Nam, Tây, Bắc cũng hiện như vậy. Hiện thần biến xong mới trở về chỗ ngồi. Năm trăm Tỳ kheo trong chúng này nghe pháp và thấy thần thông lực này rồi liền suy nghĩ: “Chúng ta sai lầm, sa vào ác đạo rồi sao”. Lần thứ hai, Xá-lợi-phất lại thuyết pháp cho các Tỳ kheo, dùng đủ lời khen ngợi Phật pháp tăng và giới, lại dùng đủ lời quở trách tội lỗi và phần ác đạo của Điều-đạt sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ trong một kiếp không cứu được. Đại Mục-kiền-liên lần thứ hai cũng nhập định và hiện thần biến giống như trên. Năm trăm Tỳ kheo này nghe pháp và thấy thần thông lực này lần thứ hai liền suy nghĩ: “Chúng ta đang ở trong tà đạo hay sao”. Lần thứ ba, Xá-lợi-phất lại thuyết pháp giống như trên và Đại Mục-kiềnliên cũng hiện thần biến giống như trên. Năm trăm Tỳ kheo này nghe pháp và thấy thần thông lực này lần thứ ba liền suy nghĩ: “Chúng ta thật đã sai lầm, nhất định đã sa vào tà đạo”. Do suy nghĩ như vậy nên khi thấy Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên đứng dậy đi, năm trăm Tỳ kheo này cũng đứng dậy đi theo, cùng về đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên.
Lúc đó ở chỗ Điều-đạt, giảng đường trống không, chỉ còn bốn bạn đảng của Điều-đạt ở lại. Ca-lưu-la-đề-xá trước kia ngồi bên trái Điềuđạt, do Điều-đạt bảo nhường chỗ cho Đại Mục-kiền-liên nên nhân dịp này dùng chân đạp Điều-đạt khiến cho tỉnh giấc, nói rằng: “Này Điềuđạt ưa thích đồ chúng kia, Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên đã đoạt đồ chúng của thầy đi mất rồi”. Điều-đạt tỉnh giấc thấy giảng đường trống không liền bất tỉnh ngã xuống giường, bốn người bạn đảng này tưới nước cho tỉnh lại. Điều-đạt tỉnh lại suy nghĩ: “Ta thuộc dòng họ Thích, là đại nhân Cù đàm, không thể khuất phục theo Phật được nữa”, nghĩ rồi nói với bốn Tỳ kheo rằng: “Trước đây có pháp ngoại đạo đã mai một, nay ta sẽ phát huy làm cho rạng ngời trở lại và trụ trong pháp đó. Các thầy nên biết, từ nay ta không thuộc về quyến thuộc của Sa-môn Cù đàm nữa”, khi Điều-đạt nói lời này liền gọi là xả giới.
Lúc đó các Tỳ kheo bạch Phật: “Thật hy hữu thưa Thế tôn, tôn giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên cầu được dịp thuận tiện nơi chỗ Điều-đạt, liền được dịp thuận tiện”, Phật nói: “Không chỉ đời này họ được dịp thuận tiện nơi chỗ Điều-đạt, mà trong quá khứ cũng được dịp thuận tiện như vậy. Các thầy lắng nghe Như lai nói nhân duyên bổn sanh:
Quá khứ, có một thầy dạy bắn cung, do có nhiều đệ tử nên nghĩ rằng: “Ta sẽ gả con gái cho người đệ tử giỏi nhất trong các đệ tử, còn cho xe tứ mã, cương ngựa bằng vàng, ngàn mũi tên và ngàn tiền vàng”. Thời gian sau nhận biết được người đệ tử giỏi nhất trong các đệ tử, ông liền gả con gái cho người ấy, lại cho thêm xe tứ mã… ngàn tiền vàng. Người đệ tử này chở vợ trên xe tứ mã trở về trú xứ của mình, giữa đường gặp giặc. Những người đã gặp giặc liền nói với người đệ tử này rằng: “Đường này có ngàn tên giặc cướp, anh đừng đi theo đường này, sẽ bị giặc não hại”, nhưng người đệ tử này khởi tâm kiêu mạn, ỷ mình có kỹ năng nên vẫn đi theo đường này và bị ngàn tên giặc này chận đường cướp tài vật. Người chồng nói với vợ: “Nàng đến chỗ chúa giặc xin lại phần vật thực”, người vợ liền đến nói như lời chồng bảo, chúa giặc nghe rồi suy nghĩ: “Người này sai sứ đến nói như vậy chắc là không sợ, ta nên cho lại phần vật thực’. chúa giặc lại lo buồn suy nghĩ: “Chúng ta sống bằng nghề này, sao không giết chết người chồng, đoạt lấy vợ của hắn làm vợ, đoạt luôn cả xe tứ mã… ngàn tiền vàng của hắn”, nghĩ rồi liền nói: “Nàng hãy đi đi, ta không cho lại phần vật thực đâu”, người vợ liền trở lại nói cho chồng biết, người chồng nói: “Nàng hãy đến nói rằng: Nếu không cho lại vật thực thì hãy trang bị vũ khí đến đánh nhau”, người vợ theo lời chồng đến nói với chúa giặc, chúa giặc cho một trăm người đến đánh, người chồng bắn một trăm mũi tên giết chết hết một trăm tên cướp, như thế lần lượt giết chết chín trăm chín mươi chín tên cướp, chỉ còn lại một mũi tên để giết tên chúa giặc. Chúa giặc lúc đó suy nghĩ: “Ta sống bằng nghề này, một người giết ngàn người”, nghĩ rồi liền cầm giáo và cung tên đến để đánh nhau, cả hai đều là thiện xạ nên đều tìm dịp thuận tiện lẫn nhau. Người chồng này suy nghĩ: “Ta làm sao tìm được dịp thuận tiện từ nơi người kia”, nghĩ rồi liền bảo vợ: “Nàng hãy đứng ra xa một chút rồi ở chỗ đó ca múa uốn éo thân mình, làm cho đồ trang sức phát ra tiếng”, người vợ liền làm theo lời người chồng, chúa giặc do thấy nghe việc này nên động tâm, người chồng được dịp thuận tiện liền bắn mũi tên cuối cùng giết chết chúa giặc.”
Phật bảo các Tỳ kheo: “Vị thầy dạy bắn cung thuở xưa chính là thân ta ngày nay, người đệ tử giỏi nhất thuở xưa chính là Xá-lợi-phất ngày nay, người vợ chính là Đại Mục-kiền-liên ngày nay, chúa giặc chính là Điều-đạt ngày nay. Thuở xưa hai vợ chồng này cầu được dịp thuận tiện liền được dịp thuận tiện; ngày nay cũng cầu được dịp thuận tiện liền được dịp thuận tiện”.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ưu-ba-ly bạch Phật: “Thế tôn, nói về phá Tăng thì thế nào gọi là phá Tăng, có mấy loại gọi là phá tăng?”, Phật nói: “Này Ưu-ba-ly, có mười bốn việc phá Tăng, nếu dùng một trong mười bốn việc này liền gọi là phá Tăng, đó là: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là Hữu tàn, tội Hữu tàn nói là Vô tàn, pháp thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành, không phải pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, phi thuyết nói là thuyết, thuyết nói là phi thuyết.
Trong đây nếu phi pháp nói là pháp thì phạm Thâu-lan-giá, pháp nói là phi pháp cũng phạm Thâu-lan-giá, phi luật nói là luật cũng phạm Thâu-lan-giá, luật nói là phi luật cũng phạm Thâu-lan-giá, phạm nói là không phạm cũng phạm Thâu-lan-giá, không phạm nói là phạm cũng phạm Thâu-lan-giá, tội khinh nói là trọng cũng phạm Thâu-lan-giá, tội trọng nói là khinh cũng phạm Thâu-lan-giá, tội vô tàn nói là Hữu tàn cũng phạm Thâu-lan-giá, tội Hữu tàn nói là Vô tàn cũng phạm Thâulan-giá, pháp thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành cũng phạm Thâu-lan-giá, không phải pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành cũng phạm Thâu-lan-giá, phi thuyết nói là thuyết cũng phạm Thâu-lan-giá, thuyết nói là phi thuyết cũng phạm Thâu-lan-giá.
Nếu Tỳ kheo phi pháp nói là pháp rồi dùng phi pháp này giáo hóa đồ chúng, chiết phục đồ chúng để phá hòa hợp Tăng, phá hòa hợp Tăng rồi liền phạm đại tội, phạm đại tội rồi liền bị đọa vào địa ngục A-tỳ trong một kiếp. Như thế cho đến pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là Hữu tàn, tội Hữu tàn nói là Vô tàn, pháp thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, không phải pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, phi thuyết nói là thuyết, thuyết nói là phi thuyết. Tỳ kheo dùng mười bốn phi pháp này giáo hóa đồ chúng… đọa vào địa ngục A-tỳ trong một kiếp. Này Ưu-ba-ly, mười bốn việc này gọi là phá Tăng, tùy dùng một việc trong mười bốn việc này đều gọi là phá tăng.
Tỳ kheo ở trong phi pháp khởi tưởng là phi pháp, trong nhân duyên phá Tăng khởi phi pháp kiến biết việc phá Tăng là phi pháp, nếu dùng tâm này phá Tăng thì phạm tội nghịch. Tỳ kheo ở trong phi pháp khởi tưởng là phi pháp, trong nhân duyên phá Tăng sanh nghi, dùng tâm này phá Tăng cũng phạm tội nghịch.
Tỳ kheo ở trong phi pháp khởi tưởng là pháp, trong nhân duyên phá Tăng khởi cái thấy biết cho là pháp thì người này không phạm tội nghịch. Tỳ kheo ở trong phi pháp khởi tưởng là pháp, trong nhân duyên phá Tăng sanh nghi thì người này không phạm tội nghịch”.
Trưởng lão Ưu-ba-ly lại hỏi:“Thế tôn, thế nào gọi là hòa hợp Tăng?”, Phật nói: “Đối với mười bốn việc phá Tăng trên, nếu đoạn trừ được thì gọi là hòa hợp Tăng, tức là phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp, phi luật nói là phi luật, luật nói là luật, phạm nói là phạm, không phạm nói là không phạm, tội khinh nói là tội khinh, tội trọng nói là tội trọng, tội Vô tàn nói là Vô tàn, tội Hữu tàn nói là Hữu tàn, pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, không phải pháp thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, phi thuyết nói là phi thuyết, thuyết nói là thuyết.
Nếu Tỳ kheo phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là phi pháp rồi dùng lời này để giáo hóa đồ chúng, chiết phục đồ chúng, làm cho Tăng bị phá được hòa hợp trở lại thì Tỳ kheo này vĩnh viễn được thọ phước lạc trên cõi trời. Như thế cho đến phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là Hữu tàn, tội Hữu tàn nói là Vô tàn, pháp thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, không phải pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, phi thuyết nói là thuyết, thuyết nói là phi thuyết. Nếu Tỳ kheo dùng mười bốn việc này để giáo hóa đồ chúng… thì Tỳ kheo này vĩnh viển được thọ thiên lạc. Tỳ kheo nào tùy dùng một trong mười bốn việc này để làm cho Tăng hòa hợp thì Tỳ kheo ấy vĩnh viễn được thọ thiên lạc.
Này Ưu-ba-ly, một Tỳ kheo không thể phá hòa hợp Tăng, cho đến hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám Tỳ kheo cũng không thể phá hòa hợp Tăng. Phải ít nhất chín Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới có thể phá hòa hợp Tăng. Này Ưu-ba-ly, một Tỳ kheo ni cho đến chín Tỳ kheo ni thanh tịnh đồng kiến cũng không thể phá hòa hợp Tăng. Như thế một Thức-xoa-ma-na, một Sa di, một Sa-di-ni, một người xuất gia, một xuất gia ni… cho đến chín người thanh tịnh đồng kiến cũng đều không thể phá hòa hợp Tăng . Này Ưu-ba-ly, có hai nhân duyên gọi là phá hòa hợp Tăng: Một là xướng nói, hai là lấy thẻ. Xướng nói là như Điều-đạt ở trong Tăng xướng nói Ba-lần câu: “Ta là Điều-đạt nay ở trong Tăng nói có năm pháp như sau…”; lấy thẻ là như Điều-đạt xướng lần thứ nhất xong, tự mình và bốn bạn đảng đứng lên lấy thẻ…”.
Trưởng lão Ưu-ba-ly lại hỏi: “Thế tôn, Tỳ kheo bị tẫn xuất có thể phá Tăng không, người tùy thuận Tỳ kheo bị tẫn, người trợ giúp người tùy thuận Tỳ kheo bị tẫn; hoặc Tỳ kheo làm pháp tẫn, người tùy thuận Tỳ kheo làm pháp tẫn, người trợ giúp người tùy thuận Tỳ kheo làm pháp tẫn; hoặc Tỳ kheo đại Trưởng lão, người tùy thuận Tỳ kheo đại Trưởng lão, người trợ giúp Tỳ kheo đại Trưởng lão… đều có thể phá Tăng không?”, Phật nói: “Tất cả các Tỳ kheo đều có thể phá Tăng, trừ Tỳ kheo bị tẫn”.
II. PHÁP TẠP:
1. Hai Mươi Pháp Tạp Đầu:
Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo dùng cây gỗ cọ xát thân, các cư sĩ thấy liền quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại dùng cây gỗ cọ xát thân, giống như vua, Đại-thần”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Từ nay không được dùng cây gỗ cọ xát thân, nếu dùng thì phạm Độtkiết-la”. Các Tỳ kheo lại dùng miếng gỗ tròn cọ xát thân, Phật bảo: “Từ nay không được dùng miếng gỗ tròn cọ xát thân, nếu dùng thì phạm Đột-kiết-la”.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Lục quần Tỳ kheo khi tắm dùng dao cạo cạo lông trên người, các cư sĩ thấy liền quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại dùng dao cạo cạo lông trên người, giống như vua, Đại-thần”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Từ nay khi tắm không được dùng dao cạo cạo lông trên người, nếu cố ý làm thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó có Tỳ kheo tên là Cương kỳ la, trên người có nhiều lông, khi tắm xong, nước dính trên lông làm cho y bị ẩm ướt nên mục rách, thân thể hôi hám, nên đến bạch Phật xin được cạo lông, Phật cho.
Lúc đó Lục quần Tỳ kheo dùng hương xoa thân, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại dùng hương xoa thân, giống như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không cho dùng hương xoa thân, nếu dùng thì phạm Đột-kiết-la”. Sau đó Lục quần Tỳ kheo lại dùng lòng bàn tay cọ xát thân, các cư sĩ thấy liền quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại dùng lòng bàn tay cọ xát thân như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được dùng lòng bàn tay cọ xát thân, nếu dùng thì phạm Đột-kiết-la”. Chưởng có hai là lòng bàn tay và lòng bàn chân, dùng lòng bàn tay cọ xát thân thì phạm Đột-kiết-la, dùng lòng bàn chân cọ xát thân cũng phạm Độtkiết-la.
Lúc đó Lục quần Tỳ kheo đến chỗ cây cột để cọ xát thân, Phật bảo: “Từ nay không được đến chỗ cây cột để cọ xát thân, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”. Sau đó Lục quần Tỳ kheo lại đến bên vách cọ xát thân, Phật bảo: “Từ nay không được đến bên vách cọ xát thân, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”.
Phật tại nước Ca-tỳ-la-vệ, lúc đó Thích Ma-nam thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời,cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Phật và Tăng đi đến nhà cư sĩ, do các Tỳ kheo trước đó dùng dầu xoa chân, nên khi đi do nước này nhiều bụi đất đã bám vào chân Tỳ kheo . Đến nơi cư sĩ và vợ cư sĩ đảnh lễ hai tay chạm vào chân Tỳ kheo, làm lễ rồi rửa tay lấy bát sớt thức ăn cho Tỳ kheo, có Tỳ kheo nói: “Hãy rửa tay trước rồi mới lấy bát”, vợ cư sĩ nói: “Đã rửa tay rồi, nếu các thầy không dùng dầu xoa chân trước khi đến đây thì có lỗi gì”. Do Phật nghe thấy việc này nên sau khi thọ thực xong trở về trú xứ, nhóm họp Tỳ kheo tăng bảo các Tỳ kheo rằng: “Từ nay không được dùng dầu xoa chân khi vào nhà bạch y, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la. Nếu chân có ghẻ nên xoa dầu thì không phạm ”.
Lúc đó Lục quần Tỳ kheo dùng dầu xoa trên đầu, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại dùng dầu xoa trên đầu giống như bạch y”, Phật bảo: “Từ nay không được dùng dầu xoa trên đầu, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la. Nếu mới cạo tóc, đau nhức đầu ở trong phòng xoa dầu thì không phạm”.
Lục quần Tỳ kheo lại trang điểm mặt mày, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại trang điểm mặt mày như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được trang điểm mặt mày, nếu làm thì phạm Đột-kiết-la”.
Lục quần Tỳ kheo lại dùng đồ trang điểm vẽ mắt, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại vẽ mắt như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được dùng đồ trang điểm vẽ mắt, nếu vẽ thì phạm Đột-kiết-la”. Vẽ mắt có năm cách: Một là vẽ màu đen, hai là vẽ màu xanh, ba là vẽ đủ màu, bốn là vẽ hoa, năm là vẽ bằng nhựa cây. Nếu vẽ mắt để trị bịnh thì không phạm.
Lục quần Tỳ kheo cột sợi tơ đủ màu nơi cổ tay, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại cột sợi tơ đủ màu nơi cổ tay như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được cột sợi tơ đủ màu nơi cổ tay, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo lại dùng dây tơ lụa quấn dưới nách, các cư sĩ quở trách: “Samôn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại dùng dây tơ lụa quấn dưới nách như Bà-la-môn”, Phật bảo: “Từ nay không được dùng dây tơ lụa quấn duới nách, nếu làm thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo lại cất chứa đồ trang sức, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại cất chứa đồ trang sức để trang sức trên người như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được cất chứa đồ trang sức để tự trang sức, nếu cất chứa thì phạm Đột-kiết-la”. Như thế cho đến các đồ trang sức như vòng đeo nơi cổ tay, cánh tay, nhẫn, chuỗi ngọc, vòng xuyến, khoen tai bằng vàng bạc… Phật đều không cho cất chứa để tự trang sức, nếu cất chứa đều phạm Đột-kiết-la.
Trưởng lão Bạt đề lúc còn là bạch y thường đeo khoen tai bằng lá Bồ-đào, do tập khí cũ nên sau khi xuất gia vẫn còn đeo, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại đeo khoen tai bằng là Bồ-đào như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được đeo khoen tai bằng lá Bồ-đào, nếu đeo thì phạm Đột-kiết-la”. Như thế cho đến đeo khoen tai bằng dây cỏ, trâm cỏ, lá cây, bông tai… đều phạm Đột-kiết-la.
Lục quần Tỳ kheo cất giữ vật báu để đính trên đầu tóc, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại cất giữ vật báu để đính trên đầu tóc như vua đại thần”, Phật bảo: “Từ nay không được cất giữ vật báu để đính trên đầu tóc, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo thoa chà móng tay móng chân cho trắng đẹp, Phật bảo: “Từ nay không được thoa chà móng tay móng chân cho trắng đẹp, nếu làm như thế thì phạm Đột-kiết-la”.
Phật tại thành Vương xá, lúc đó các Tỳ kheo vào thành khất thực được cúng trái Am-la và canh trái Am-la, Tỳ kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi thọ trái Am-la và canh trái Am-la”, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho thọ trái Am-la và canh trái Am-la”.
Phật tại thành Vương xá, vua Bình sa có cây Am-la thường ra trái, vua tín kính Phật pháp nên hỏi các Tỳ kheo có dùng được trái Am-la hay không, các Tỳ kheo đáp là dùng được, vua nói: “Các thầy hãy đến lấy trái Am-la từ cây này về ăn”. Do người giữ vườn cây không tín kính Phật pháp nên hái trái chín vàng ngon ngọt dâng cho vua, còn trái non hoặc bị dập hoặc bị chim sâu mổ ăn rụng xuống thì đem cho các Tỳ kheo . Lúc đó Lục quần Tỳ kheo đến chọn lấy trái chín vàng ngon rồi bảo người giữ vườn cây: “Hãy trao cho chúng tôi”, người giữ vườn cây nói: “Các thầy đã lấy rồi, cần gì trao nữa”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi các Lục quần Tỳ kheo : “Các thầy thật đã làm việc này phải không ?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại tự xúc chạm trước rồi mới bảo tịnh nhơn trao cho. Từ nay nếu Tỳ kheo tự tay chạm trái Am-la trước rồi mới bảo tịnh nhơn trao cho thì không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la. Tất cả loại trái cây khác cũng giống như trái Am-la”.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó vua Ba-tư-nặc ở nước Kiều-tát-la sai sứ đến chỗ vua Bình sa, khen ngởi vua Ba-tư-nặc như sau: “Vua chúng tôi có nhiều phước đức, trong bốn cái bình tự nhiên đầy sữa nay đem dâng biếu vua; trong cái lu đựng tám đấu mỗi ngày tự nhiên đầy ắp gạo ngon, nay đem dâng biếu vua”, vua Bình sa cũng tự khen ngợi nước mình: “Nước tôi có cây Am-la thường ra trái ngon ngọt, trái nơi cây của cư sĩ Thọ đề lại sanh ra vải kỳ diệu”, nói rồi liền sai sứ đến bảo người giữ vườn cây hái trái Am-la mang đến. Người giữ vườn cây này suy nghĩ: “Do nhân duyên Sa-môn lấy trái này để Thế tôn chế ngăn các Tỳ kheo ăn trái Am-la”, nghĩ rồi liền nói với sứ giả: “Trái Am-la đã có, các Sa-môn Thích tử đã lấy ăn trước hết rồi”, sứ giả trở về tâu lại, vua nghe rồi nói rằng: “Ta cũng biết không phải lúc có trái, nếu còn được bao nhiêu thì nên hái đưa cho sứ giả nước kia biết được hình dạng trái Am-la như thế nào”, người giữ vườn cây liền hái vài trái đem dâng vua. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi quở trách các Tỳ kheo : “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại thường ăn trái Am-la khiến cho vua quán đảnh khi cần sai sứ đến lấy thì không có”, quở trách rồi bảo rằng: “Từ nay không được thường đến lấy trái Am-la ăn, nếu đến lấy ăn thì phạm Đột-kiết-la”.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo vào thành khất thực được cúng canh trái Am-la, nghi không dám thọ, Phật bảo: “Nếu không xin mà thí chủ tự cho thì được thọ”.
Tại nước Kiều-tát-la có một trú xứ, Tăng được cúng nhiều trái cây, các Tỳ kheo không biết làm sao đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Nên dùng năm cách tác tịnh rồi mới ăn, năm cách tác tịnh là: Hỏa tịnh (tác tịnh bằng lửa), đao tịnh (tác tịnh bằng dao), trảo tịnh (tác tịnh bằng móng tay), Anh võ tịnh (tác tịnh từ chim mổ ăn), tử bất sanh tịnh (tác tịnh từ hạt không nẩy mầm).
Phật tại nước Sô-ma, lúc đó đệ tử cọng hành của Trưởng lão A-naluật bị bịnh khô miệng, thầy thuốc bảo ngậm trái A-ma-lặc thì miệng mới lành, liền bạch Phật, Phật bảo: “Cho Tỳ kheo bị bịnh khô miệng được ngậm trái A-ma-lặc”.
Tại nước Kiều-tát-la có một trú xứ chư Tăng được cúng trái cây, thọ từ tịnh nhơn nhưng chưa tác tịnh, các Tỳ kheo không biết làm sao đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Nên ăn phần thịt của trái, đừng ăn hạt”.
Phật tại thành Vương xá, lúc đó cư sĩ Thọ đề được một thương nhân từ biển về tặng cho khúc gỗ chiên đàn. Cư sĩ này rất giàu có, các vật báu như vàng bạc… nhiều vô lượng nên khi được tặng khúc gỗ chiên đàn, không vừa ý lắm. Ông sai người làm thành cái bát chiên đàn, bỏ trong cái đãy cột treo trên cọc ngà voi và nói rằng: “Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào không dùng thang, khí trượng mà lấy được thì bát này thuộc về người đó”. Lúc đó tôn giả Phú-lâu-na Ca diếp nghe được tin này liền đến hỏi cư sĩ Thọ đề: “Ông làm cái bát chiên đàn cho ta phải không?”, đáp: “Tôi làm thành cái bát chiên đàn, bỏ trong cái đãy cột treo trên cọc ngà voi và nói rằng: “Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào không dùng thang, khí trượng mà lấy được thì bát này thuộc về người đó”, tôn giả nghe rồi liền suy nghĩ: “Cư sĩ này muốn thấy thần thông lực”, liền lắc đầu bỏ đi. Lục sư ngoại đạo là Ma-già-lê-câu-xa-tử, San xa-da-tỳ-la-đồ tử, Ni-kiền-đà-nhã-đề-tử, Ca-cầu-đà-Ca-chiên-diên, A -kỳ-đà-súy-xá Khâm-bà-la đều tưởng cư sĩ Thọ đề làm bát chiên đàn cho mình nên lần lượt đến hỏi và cư sĩ Thọ đề cũng đáp giống như trên. Tất cả nghe rồi đều suy nghĩ: “Cư sĩ này muốn thấy thần thông lực”, liền lắc đầu bỏ đi. Lúc đó Trưởng lão Tân-đầu-lô-phả-la-đọa nghe tin này liền đến chỗ Mục-liên nói: “Trưởng lão biết không, cư sĩ Thọ đề làm cái bát chiên đàn… thì bát này thuộc về người đó”, Mục-liên nói: “Thầy là bậc nhất trong các bậc Sư tử hống nên đến đó lấy bát”. Sáng hôm sau, Trưởng lão Tân-đầu-lô-phả-la-đọa đắp y mang bát với bốn oai nghi trang nghiêm đi đến nhà cư sĩ Thọ đề, cư sĩ này vừa nhìn thấy Trưởng lão liền suy nghĩ: “Tỳ kheo này oai nghi thanh tịnh chắc có thể lấy được bát”, nghĩ rồi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Trưởng lão: “Thiện lai Trưởng lão, đã lâu không thấy đến, xin mời thầy ngồi”, Trưởng lão ngồi xong liền hỏi: “Ông thật đã làm thành cái bát chiên đàn, bỏ trong cái đãy cột treo trên cọc ngà voi và nói rằng: “Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào không dùng thang, khí trượng mà lấy được thì bát này thuộc về người đó” phải không?”, đáp: “Thật vậy thưa Trưởng lão”, Trưởng lão liền nhập định, ngồi ngay tại tòa duỗi cánh tay ra lấy bát xuống cho cư sĩ xem, cư sĩ bạch rằng: “Như con đã nói, bát này thuộc về thầy. Xin hãy đưa bát cho con”, cư sĩ cầm lấy bát vào trong nhà đừng đầy cơm và thức ăn thơm ngon đem ra dâng cúng Trưởng lão. Thọ thực xong, Trưởng lão mang bát về trong tinh xá khoe với các Tỳ kheo, các Tỳ kheo hỏi từ đâu mà có, Trưởng lão liền đem việc trên kể lại. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Trưởng lão Tân-đầu-lô-phảla-đọa: “Thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại dùng bát gỗ của ngoại đạo lỏa thể và ở trước người chưa thọ đại giới hiển bày Thánh pháp hơn người”, quở trách rồi bảo rằng: “Thầy trọn đời không được ở cõi Diêm-phù-đề này”. Tân-đầu-lô-phả-la-đọa nghe Phật dạy rồi liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi trở về phòng mình, giao lại ngọa cụ của Tăng rồi nhập định, ẩn mất ở cõi Diêm-phù-đề và hiện thân ở cõi Cù-da-ni. Tại nơi đây Trưởng lão thuyết pháp giáo hóa cho Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, xây dựng Tăng phường độ rất nhiều đệ tử cọng hành (xuất gia) và đệ tử cận hành (tại gia). Sau khi Trưởng lão đi không lâu, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng bảo các Tỳ kheo rằng: “Từ nay không cho Tỳ kheo cất giữ tám loại bát, đó là bát vàng, bát bạc, bát lưu ly, bát ma ni, bát đồng, bát bạch lạp, bát gỗ và bát đá. Nếu cất giữ thì phạm Đột-kiết-la. Các thầy chỉ được thọ trì hai loại bát, đó là bát sắt và bát gốm sứ”. Bát gốm sứ dễ bể nên Phật bảo trám lại rồi dùng. Lúc đó Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì trám bát, Phật nói: “Nên dùng cỏ Sô-ma, Kiếp-bối… để trám”, do nước này khí trời nóng bức nên ở chỗ trám sanh trùng, Phật bảo: “Nên tháo ra đem phơi rồi trám lại”, các Tỳ kheo mỗi ngày tháo ra phơi rồi trám lại rất cực nhọc nên có một Tỳ kheo vốn là thọ đúc đồng thấy vậy liền đến bạch Phật: “Thế tôn cho chúng con được dùng sắt hoặc đồng để trám bát”, Phật liền cho dùng sắt hoặc đồng để trám bát.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một Tỳ kheo do tâm dục khởi nên tự đoạn nam căn, đau đớn suýt chết, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Các thầy hãy nhìn người ngu si này, cái nên đoạn lại không đoạn mà đoạn cái khác. Cái nên đoạn chính là tham dục, sân hận và ngu si”, quở trách rồi bảo rằng: “Từ nay không được đoạn nam căn, nếu đoạn thì phạm Thâu-lan-giá”.
Có Tỳ kheo do làm nhà tắm nên chăt cây làm củi, rắn độc từ cây mục bò ra cắn vào ngón tay của-Tỳ kheo, Tỳ kheo suy nghĩ: “Chất độc này sẽ vào thân”, nghĩ rồi liền tự chặt ngón tay. Cư sĩ thấy Tỳ kheo này liền nói: “Sa-môn Thích tử cũng có người thiếu ngón tay”, có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi quở trách Tỳ kheo này: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại tự chặt ngón tay, nếu tự chặt thì phạm Đột-kiết-la. Từ nay nếu gặp nhân duyên như vậy thì nên dùng dây buộc vào chỗ bị rắn cắn, rồi dùng dao chích cho máu độc chảy ra ngoài”.
Lúc đó Lục quần Tỳ kheo đi xem ca múa hát xướng, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại đi xem ca múa hát xướng, như vua đại thần”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại đi xem ca múa hát xướng, nếu đi xem thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo lại tự ca múa, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại tự ca múa như bạch y”, Phật bảo: “Từ nay Tỳ kheo không được tự ca múa, nếu tự ca múa thì phạm Đột-kiết-la. Ca múa có năm lỗi: Một là tự tâm tham đắm, hai là khiến người khác tham đắm, ba, bốn là một mình khởi nhiều giác quán, năm là thường bị tham dục che lấp tâm”. Các Tỳ kheo trẻ nghe rồi học theo, học theo rồi thường khởi tâm tham dục liền phản giới hoàn tục. Lúc đó có Tỳ kheo Bạt đề là bậc nhất về tán tụng vì tiếng tốt nên đến bạch Phật: “Cúi xin Thế tôn cho con tán tụng lớn tiếng”, Phật nói: “Cho thầy được tán tụng lớn tiếng vì tán tụng có năm lợi ích: Một là thân thể không mệt mõi, hai là không quên điều đã ghi nhớ, ba là tâm không nhàm chán, bốn là âm thanh không hoại, năm là nói lời dễ hiểu. Lại có năm lợi ích: Một là thân không mệt mõi, hai là không quên điều đã ghi nhớ, ba là tâm không biếng nhác, bốn là âm thanh không hoại, năm là chư thiên nghe tán tụng tâm sanh hoan hỉ”.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo ăn cơm trong bát xong, để bát ở chỗ đất ẩm ướt nên bát bị hư hoại, Phật bảo: “Từ nay cho Tỳ kheo dùng vải cũ lót dưới bát”, do nước này khí trời nóng nên vải cũ sanh trùng, Phật bảo: “Nên làm vật để lót dưới bát”. Trưởng lão Ưu-baly hỏi Phật nên dùng vật gì làm, Phật nói: “Nên dùng bạch lạp, chì thiết để làm vật lót dưới bát”, làm xong vẫn sanh trùng, Phật nói: “Nên làm cái trạn để cất bát”, làm xong cất bát gốm sứ trên cái trạn, bát rơi xuống bể, Phật bảo cất bát vào trong rương tráp, bát trần để trong tráp xúc chạm ra tiếng, Phật bảo dùng vải cũ bọc lại rồi mới bỏ vào trong tráp.
Lúc đó Trưởng lão Nghi-ly-việt rửa bát gốm sứ để dưới ánh nắng, do nắng thiêu đốt nên có nước dơ chảy ra. Trưởng lão liền nói với các Tỳ kheo : “Bát gốm sứ không sạch, có chất dơ Tỳ kheo không nên dùng để ăn”, các Tỳ kheo không biết làm sao đem việc này bạch Phật, Phật hỏi rõ rồi bảo các Tỳ kheo : “Từ nay khi rửa bát gốm sứ xong, không được để dưới ánh nắng bị nắng nóng thiêu đốt, nếu để dưới ánh nắng thì phạm Đột-kiết-la”.
Lúc đó có Tỳ kheo đem tấm vải quý giá giặt sach xong rồi, muốn cắt rọc để may thành y, do không có dao kéo nên dùng răng cắn rồi cùng với một Tỳ kheo khác kéo vải để xé ra. Do nhân duyên này tấm vải bị xé rách ngang rách dọc không thể may thành y, Phật bảo: “Từ nay cho chứa dao kéo để cắt rọc vải”. Lúc đó Tỳ kheo dùng lông gà, lông chim để may y, may xong y bị rách và co rút lại, Phật bảo: “Cho dùng hai loại kim: Kim sắt và kim đồng có mũi nhọn để may”. Các Tỳ kheo đăt vải trên đầu gối để may nên y bị nhăn, Phật bảo nên trải dưới đất, khi trải dưới đất, vải dính đầy đất, Phật bảo nên tô trét đất cho bằng phẳng rồi trải trên đất may, trét đất rồi trải lên may cũng không thẳng, Phật bảo dùng dây căng vải ra, căng vải ra rồi may cũng không thẳng, Phật bảo khắc cây làm dùi cắm xuống để căng vải ra rồi may. Khi may đưa kim may tới rất khó, đầu ngón tay bị thương, Phật bảo quấn bọc đầu ngón tay lại; những vật dụng dùng để may, mỗi người để mỗi nơi rất khó kiếm, Phật bảo dùng vật đựng rồi để tại một chỗ. Khi may y, thành viền y dễ bị rách, Phật bảo nên may hai lớp viền. Các Tỳ kheo đem y căng ở bên ngoài bị mất, Phật bảo nên cuộn xếp lại, khi cuộn xếp y lại bung ra, Phật bảo nên dùng dây buộc lại. Lúc đó gặp trời mưa gió làm dơ y, Phật bảo nên đem cất ở chỗ có ngăn che, các Tỳ kheo đem để dưới đất ở chỗ có ngăn che thì bị trùng cắn làm hư rách y, Phật bảo nên đập giũ.
Phật ở thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo dùng gương soi mặt, Phật bảo: “Không được dùng gương soi mặt, nều dùng thì phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo lại soi mặt vào trong bát hay trong nước, Phật bảo: “Soi mặt vào trong bát hay trong nước đều phạm Độtkiết-la, nếu mặt có mụn nhọt, soi thì không phạm”.
Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo dùng lược chải đầu, Phật bảo: “Không được dùng lược chải đầu, nếu dùng thì phạm Độtkiết-la”, Lục quần Tỳ kheo lại dùng bàn chải chải đầu, Phật bảo: “Nếu dùng bàn chải chải đầu cũng phạm Đột-kiết-la”.
Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo chừa chút tóc trên đỉnh đầu, Phật bảo: “Không được chừa tóc, nếu chừa tóc thì phạm Độtkiết-la”. Lục quần Tỳ kheo chừa tóc rồi quấn lại, Phật bảo: “Không được chừa rồi quấn lại, nếu làm như vậy phạm Đột-kiết-la”. Lục quần Tỳ kheo chừa tóc để cho dài, Phật bảo: “Không được chừa tóc để dài, nếu làm như thế phạm Đột-kiết-la; nếu là Tỳ kheo A-lan-nhã thì được để dài chừng hai tấc, không phạm”.
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo bịnh ghẻ lác… yêu cầu thầy thuốc Kỳ-bà trị bịnh, Kỳ-bà nói: “Vào nhà tắm tắm rửa thì lành bịnh”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Cho vào nhà tắm tắm, Tắm có năm công đức: Một là trừ dơ, hai là thân sạch, Ba là trừ bịnh nóng lạnh nơi thân, bốn là trừ gió, năm là được an ổn”. Lúc đó trong nhà tắm không có vật lót ngồi, Phật bảo nên làm vật lót ngồi. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật lấy vật gì làm, Phật bảo nên dùng cây gỗ, gạch đá làm. Lúc đó đất bùn trong nhà tắm chảy ra, Phật bào nên làm ghế ngồi, Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật lấy vật gì làm, Phật bảo nên dùng cây gỗ, gạch đá làm. Lúc đó trong nhà tắm không có bếp lò, Phật bảo nên để bếp lò; do đút một lần củi vào trong bếp lò nên Tỳ kheo đến tắm sau thì lửa đã tàn, Phật bảo nên trù lượng mà đút củi vào. Lúc đó đút củi dài dễ rót ra ngoài, dùng tay cầm thì bị bỏng tay, Phật bảo nên dùng cái gắp để gắp củi rớt; lúc gắp củi rớt ra ngoài, Tỳ kheo do không có tóc nên đầu bị nóng rát, Phật bảo nên dùng vải ướt phủ lên đầu.
Lúc đó các Tỳ kheo cần dùng đất để chà rửa, Phật bảo nên dùng đồ đựng đất; cần dùng nước, Phật bảo nên dùng đồ đựng nước. Đồ đựng quá nhỏ, Phật bảo nên dùng lu, vại đựng đầy nước; các Tỳ kheo để lu nước gần bên bếp lò, củi rớt xuống làm bể lu, Phật bảo nên để gần vách, làm bục gỗ lót ở dưới. Lu nước quá cao có Tỳ kheo lấy nước không tới, Phật bảo không được để quá cao, nên để khoảng ngang vai là vừa. Lúc đó làm nhà tắm không có cửa nên gió vào, Phật bảo nên làm cửa; không có cửa sổ, Phật bảo nên làm cửa sổ, không có lỗ thông khói nên bếp lò để trong nhà tắm xông khói đen, Phật bảo nên làm lỗ thông khói.
Có Tỳ kheo dùng tháo đậu, đất để chà rửa do nóng ẩm nên trong nhà tắm trùng sanh, Phật bảo nên quét rửa cho sạch. Trong nhà tắm đọng nhiều nước Phật bảo nên thoát nước ra, các Tỳ kheo khi làm thoát nước ra liền ói mữa hoặc bị bịnh, Phật bảo nên làm lỗ thoát nước. Làm lỗ thoát nước xong, có rắn rít bò cạp trong lỗ này bò ra cắn Tỳ kheo, Phật bảo nên dùng vật đậy miệng lỗ thoát nước. Các Tỳ kheo tắm xong bỏ đi không dọn dẹp hết vật dụng nên bị sảy lửa thiêu rụi nhà tắm, Phật bảo: “Tỳ kheo tắm sau cùng nên thu dọn hết vật dụng, dập tắt bếp lò, đóng cửa lại rồi mới đi”.
Phật tại nước Duy da ly, có một trưởng giả tên là Đại danh Lê xương rất giàu có, nhiều ruộng vườn nhà cửa và có thế lực. Tỳ kheo Calưu-la-đề-xá là bạn thâm giao của trưởng giả thường qua lại với nhau, lúc đó vào giờ ngọ, Ca-lưu-la-đề-xá đắp y mang bát, cầm tọa cụ đến nhà trưởng giả, trưởng giả từ xa thấy Tỳ kheo liền nói thiện lai rồi mời ngồi. Tỳ kheo nói với trưởng giả: “Hôm nay ông nên đến chỗ Thế tôn bạch rằng: “Tỳ kheo làm việc phi phạm hạnh thì như thế nào, Tỳ kheo Đà-phiêu đã làm việc phi phạm hạnh với vợ con”, Đại danh Lê xương nói: “Nói như thế tức là đem tội không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo thanh tịnh”, Ca-lưu-la-đề-xá nói: “Nếu ông không đến bạch Phật như vậy thì tôi sẽ không qua lại nói chuyện với ông, cũng không vòa nhà ông nữa”. Đại danh Lê xương vì thương mến người bạn thâm giao này nên suy nghĩ: “Nếu ta không làm theo lời thì Tỳ kheo sẽ không qua lai nói chuyện với ta, cũng không vào nhà ta nữa”, nghĩ rồi liền nhận lời và đi đến chỗ Phật bạch Phật rằng: “Thế tôn, Tỳ kheo làm việc phi phạm hạnh thì như thế nào, Tỳ kheo Đà-phiêu đã làm việc phi phạm hạnh với vợ con”, Phật bảo các Tỳ kheo : “Các thầy hãy tác pháp yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương, tất cả Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni đều không được đến nhà Đại danh Lê xương thọ thực. Nếu có người nào giống như thế tăng cũng nên cho yết ma phú bát”. Tác pháp yết ma phú bát như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:
Đại-đức tăng lắng nghe, Đại danh Lê xương này đem tội Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo Đà-phiêu phạm hạnh thanh tịnh. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác pháp yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương, tất cả Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni đều không được đến nhà Đại danh Lê xương thọ thực. Bạch như vậy.
Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã tác yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.
Lúc đó các Tỳ kheo suy nghĩ: “Tăng đã tác pháp yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương, tất cả Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni đều không được đến nhà Đại danh Lê xương thọ thực. Ai có thể đến nói cho Đại danh Lê xương biết việc này. Trưởng lão A-nan là thị giả của Phật, ở trong chúng được Phật khen là bậc phạm hạnh thanh tịnh, Trưởng lão có thể đến nói cho Đại danh Lê xương biết Tăng đã tác pháp yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương, tất cả Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni đều không được đến nhà Đại danh Lê xương thọ thực”, nghĩ rồi các Tỳ kheo liền đến chỗ A-nan, đảnh lễ rồi bạch rằng: “Trưởng lão, Tăng đã tác yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương xong rồi, chúng tôi nghĩ chỉ có Trưởng lão ở trong chúng được Phật khen ngợi là bậc phạm hạnh thanh tịnh mới có thể đến nói cho Đại danh Lê xương biết Tăng đã tác pháp yết ma phú bát cho ông ta rồi”, A-nan im lặng nhận lời, các Tỳ kheo biết Trưởng lão đã nhận lời liền đảnh lễ hữu nhiễu rồi đi. Sáng hôm sau vào giờ ngọ, A-nan đắp y mang bát đến nhà của Đại danh Lê xương, trưởng giả từ xa trông thấy A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch rằng: “Thiện lai Trưởng lão A-nan, xin mời ngồi”, A-nan nói:
“Tôi không được phép ngồi”, trưởng giả hỏi vì sao, A-nan nói: “Tăng đã tác pháp yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương, tất cả Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni đều không được đến nhà ông thọ thực nữa”, Đại danh Lê xương nói: “Con đã tự làm tổn mình, công đức không sanh”, A-nan nói: “Ông đã tự làm tổn mình, công đức không sanh”, Đại danh Lê xương nói: “Con nay có thể đến chỗ Phật xin tác pháp ngưỡng bát được không”, A-nan nói không được, Đại danh Lê xương nghe rồi liền ngã xuống ngất xỉu. Vợ của ông rưới nước cho tỉnh lại rồi nói với chồng: “Nếu thật có lỗi mới đau khổ, ông có lỗi gì mà đau khổ như thế”, Đại danh Lê xương suy nghĩ: “Ta không có lỗi nếu ta đến gặp Phật tự nói tội của ta là ta đã vu báng Tỳ kheo phạm hạnh thanh tịnh làm việc phi phạm hạnh”, nghĩ rồi liền đến chỗ Phật thú tội sám hối rồi bạch Phật: “Cúi xin Thế tôn cho con yết ma ngưỡng bát”, Phật bảo các Tỳ kheo : “Các thầy hãy tác pháp yết ma ngưỡng bát cho Đại danh Lê xương”. Tác pháp yết ma như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Đại danh Lê xương từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng: Đại-đức tăng nhớ nghĩ, con tên Đại danh Lê xương đã đem tội không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo Đà-phiêu phạm hạnh thanh tịnh đã làm việc phi phạm hạnh. Tăng đã tác pháp yết ma phú bát cho con, tất cả Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni đều không được đến nhà con thọ thực nữa. Nay con theo Tăng xin yết ma ngưỡng bát, tất cả năm chúng đến nhà con thọ thực như trước kia. Xin Tăng thương xót cho con yết ma ngưỡng bát. (3 lần).
Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:
Đại-đức tăng lắng nghe, Đại danh Lê xương này đã đem tôi Ba-ladi không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo Đà-phiêu phạm hạnh thanh tịnh đã làm việc phi phạm hạnh. Tăng đã tác yết ma phú bát cho Đại danh Lê xương, tất cả năm chúng không đến nhà ông thọ thực nữa. Đại danh Lê xương nay theo Tăng xin yết ma ngưỡng bát, tất cả năm chúng đến nhà ông thọ thực như trước kia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Đại danh Lê xương yết ma ngưỡng bát, tất cả năm chúng đến nhà ông thọ thực như trước kia. Bạch như vậy.
Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Đại danh Lê xương pháp yết ma ngưỡng bát xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.